Trạng thái
Chỉ riêng An Phú

Giới thiệu dự án Phát Triển Cộng Đồng Khmer

Loạt bài này sẽ lược dịch các bài viết tiếng Anh trên website của tổ chức KDC. Đây là một tổ chức do các bạn sinh viên và cá nhân phương Tây thành lập để hỗ trợ cho người dân xã Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ, huyện Koh Thom កោះធំ, tỉnh Kandal កណ្ដាល, vương quốc Campuchia. Đặc biệt, đối tượng được quan tâm chính trong tổ chức KDC là đồng bào Việt kiều đang sống tại xã Prek Chrey.

Phát triển Cộng đồng Khmer - Khmer Community Development ព្រែកជ្រៃ

Link gốc dự án:
http://www.kcd-ngo.org/index.html


Phát triển Cộng đồng Khmer - Khmer Community Development

KCD là tên viết tắt của Khmer Community Development (Phát triển Cộng đồng Khmer). Như tên gọi, chúng tôi muốn nâng cao cuộc sống của người dân thông qua nông nghiệp ổn định và có lợi nhuận, kèm theo nâng cao giáo dục và hòa bình. Phát triển từ một câu lạc bộ tại trường Đại học năm 2002, chúng tôi tham gia NGO (non-governmental organization - tổ chức phi chính phủ) năm 2005. Vào thời điểm đó, mục tiêu chính của chúng tôi là giúp đỡ các bạn trẻ ở ngoại ô Phnom Penh tránh xa các tệ nạn như ma túy, bạo lực và các tệ nạn khác. Ngoài ra, chúng tôi còn giúp các bạn ấy nâng cao tính tự tin và hiểu được giá trị của hòa bình.

Làm thế nào mà chúng tôi đến với xã Prek Chrey?

Năm 2006, chúng tôi quyết định tập trung hoạt động tại xã Prek Chrey ở tỉnh Kandal. Tại sao? Có rất nhiều vùng nghèo khó ở nông thôn Campuchia, nhưng ít có nơi nào cần hỗ trợ về giáo dục hơn địa phương này. Prek Chrey giáp biên giới Việt Nam và tiềm tàng một nguy cơ xung đột sắc tộc giữa người Khmer và người Kinh (Việt) cùng sống chung trong địa bàn.

The heart of Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ village: pagoda and sala-chan, the villagers’ meeting place Trung tâm xã Prek Chrey: chùa và sala-chan - chỗ họp họi của dân làng
Trung tâm xã Prek Chrey: chùa và sala-chan - chỗ họp họi của dân làng

Công việc của chúng tôi

Là một tổ chức hòa bình, chúng tôi hiểu rằng không thể khuyến khích hòa bình nếu như không dành sự quan tâm cho bối cảnh mà hòa bình có thể phát triển. Đó là lý do chúng tôi sử dụng các lĩnh vực như Phát triển Cộng đồng, Giáo dục, Thể thao để gầy dựng hòa bình. Cách làm này cần thời gian để thay đổi nhận thức về sự cần thiết của hòa bình. Trong tất cả công việc, chúng tôi chú trọng tới sự phát triển bền vững. Thành công sớm là điều tốt. Nhưng sẽ tốt hơn nếu nó giữ được qua một hai vụ mùa hoặc năm học. Đặc biệt, xây dựng hòa bình cần có thời gian. Nguồn gốc xâu xa của xung đột, khó khăn lớn nhất chính là thay đổi.

Chúng tôi khuyến khích quan chức và người dân mọi lứa tuổi cùng nhau quan tâm và giải quyết các vấn đề bị cấm đoán lâu nay.

Chiến lược của chúng tôi:

  • Hợp tác với chính quyền địa phương dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau
  • Nâng cao kiến thức về quyền con người, nhất là các vấn đề về phân biệt giới tính theo suy nghĩ truyền thống
  • Bồi dưỡng lòng tự tin trong cộng đồng Khmer về khả năng tự đóng góp cho sự phát triển của họ, đó cũng là điều kiện tiên quyết cho một mối quan hệ có lợi với cộng đồng người Kinh
  • Làm việc với các em thiếu nhi người Khmer lẫn người Kinh, các em sẽ là người giữ vai trò chính trong xã hội sau này
  • Tạo điều kiện để người Kinh hòa hợp với xã hội Campuchia.

Cảm ơn các cộng tác viên tại Prek Chrey và Phnom Penh đã hàng tuần đến địa phương để chúng tôi có thể thiết lập sự hợp tác gần gũi và tin cậy giữa dân làng và tổ chức KDC. Hôm nay, bạn sẽ thấy những gì mà chúng tôi đã cùng nhau xây dựng khi tham khảo dự án của chúng tôi.

Phát triển Cộng đồng Khmer - Khmer Community Development

Loạt bài này sẽ lược dịch các bài viết tiếng Anh trên website của tổ chức KDC. Đây là một tổ chức do các bạn sinh viên và cá nhân phương Tây thành lập để hỗ trợ cho người dân xã Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ, huyện Koh Thom កោះធំ, tỉnh Kandal កណ្ដាល, vương quốc Campuchia. Đặc biệt, đối tượng được quan tâm chính trong tổ chức KDC là đồng bào Việt kiều đang sống tại xã Prek Chrey. ![Phát triển Cộng đồng Khmer - Khmer Community Development ព្រែកជ្រៃ](http://i.imgur.com/yvHMfsS.jpg) Link gốc dự án: http://www.kcd-ngo.org/index.html --- ### Phát triển Cộng đồng Khmer - Khmer Community Development KCD là tên viết tắt của Khmer Community Development (Phát triển Cộng đồng Khmer). Như tên gọi, chúng tôi muốn nâng cao cuộc sống của người dân thông qua nông nghiệp ổn định và có lợi nhuận, kèm theo nâng cao giáo dục và hòa bình. Phát triển từ một câu lạc bộ tại trường Đại học năm 2002, chúng tôi tham gia NGO (non-governmental organization - tổ chức phi chính phủ) năm 2005. Vào thời điểm đó, mục tiêu chính của chúng tôi là giúp đỡ các bạn trẻ ở ngoại ô Phnom Penh tránh xa các tệ nạn như ma túy, bạo lực và các tệ nạn khác. Ngoài ra, chúng tôi còn giúp các bạn ấy nâng cao tính tự tin và hiểu được giá trị của hòa bình. ### Làm thế nào mà chúng tôi đến với xã Prek Chrey? Năm 2006, chúng tôi quyết định tập trung hoạt động tại xã Prek Chrey ở tỉnh Kandal. Tại sao? Có rất nhiều vùng nghèo khó ở nông thôn Campuchia, nhưng ít có nơi nào cần hỗ trợ về giáo dục hơn địa phương này. Prek Chrey giáp biên giới Việt Nam và tiềm tàng một nguy cơ xung đột sắc tộc giữa người Khmer và người Kinh (Việt) cùng sống chung trong địa bàn. ![The heart of Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ village: pagoda and sala-chan, the villagers’ meeting place Trung tâm xã Prek Chrey: chùa và sala-chan - chỗ họp họi của dân làng](http://i.imgur.com/UMjNGcl.jpg) Trung tâm xã Prek Chrey: chùa và sala-chan - chỗ họp họi của dân làng ### Công việc của chúng tôi Là một tổ chức hòa bình, chúng tôi hiểu rằng không thể khuyến khích hòa bình nếu như không dành sự quan tâm cho bối cảnh mà hòa bình có thể phát triển. Đó là lý do chúng tôi sử dụng các lĩnh vực như Phát triển Cộng đồng, Giáo dục, Thể thao để gầy dựng hòa bình. Cách làm này cần thời gian để thay đổi nhận thức về sự cần thiết của hòa bình. Trong tất cả công việc, chúng tôi chú trọng tới sự phát triển bền vững. Thành công sớm là điều tốt. Nhưng sẽ tốt hơn nếu nó giữ được qua một hai vụ mùa hoặc năm học. Đặc biệt, xây dựng hòa bình cần có thời gian. Nguồn gốc xâu xa của xung đột, khó khăn lớn nhất chính là thay đổi. Chúng tôi khuyến khích quan chức và người dân mọi lứa tuổi cùng nhau quan tâm và giải quyết các vấn đề bị cấm đoán lâu nay. Chiến lược của chúng tôi: - Hợp tác với chính quyền địa phương dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau - Nâng cao kiến thức về quyền con người, nhất là các vấn đề về phân biệt giới tính theo suy nghĩ truyền thống - Bồi dưỡng lòng tự tin trong cộng đồng Khmer về khả năng tự đóng góp cho sự phát triển của họ, đó cũng là điều kiện tiên quyết cho một mối quan hệ có lợi với cộng đồng người Kinh - Làm việc với các em thiếu nhi người Khmer lẫn người Kinh, các em sẽ là người giữ vai trò chính trong xã hội sau này - Tạo điều kiện để người Kinh hòa hợp với xã hội Campuchia. --- Cảm ơn các cộng tác viên tại Prek Chrey và Phnom Penh đã hàng tuần đến địa phương để chúng tôi có thể thiết lập sự hợp tác gần gũi và tin cậy giữa dân làng và tổ chức KDC. Hôm nay, bạn sẽ thấy những gì mà chúng tôi đã cùng nhau xây dựng khi tham khảo dự án của chúng tôi. [Phát triển Cộng đồng Khmer - Khmer Community Development](https://i.imgur.com/5bjqHvV.jpg)
edited Mar 31 '19 lúc 10:09 am

http://www.kcd-ngo.org/Place_and_People.html

Địa phương và Con người

Nơi thực hiện dự án

Prek Chrey[1] hoặc Preak Chreay (tiếng Khmer: ព្រែកជ្រៃ) là một xã (ឃុំ - khum) thuộc huyện Koh Thum, tỉnh Kandal, Campuchia.
Các làng (ភូមិ - phum) (hoặc ấp) trong xã: Chrouy Snao ជ្រោយស្នោ, Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ, Pak Nam ប៉ាកណាម, Khnar Tangyu ខ្នារតាំងយូ.

xã Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ (xã Rạch Cây Sung), huyện Koh Thom កោះធំ (huyện Cù Lao Lớn), tỉnh Kandal កណ្ដាល (tỉnh Trung Tâm)
13 nghìn người dân đang sôngs tại xã Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ (xã Rạch Cây Sung), huyện Koh Thom កោះធំ (huyện Cù Lao Lớn), tỉnh Kandal កណ្ដាល (tỉnh Trung Tâm), dọc theo sông Hậu (Bassac) và giáp biên giới Việt Nam. Người dân tộc Khmer, người Khmer lai Việt, người Campuchia gốc Việt và người Việt Nam cùng sống chung tại đây. Khu vực màu xanh lá cây mô tả khu vực xã Prek Chrey, nơi thực hiện dự án KDC.

ấp Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ  và ấp Khnar Tang Yu ខ្នារតាំងយូ (ấp Mương Vú)
Ấp Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ và ấp Khnar Tang Yu ខ្នារតាំងយូ (ấp Mương Vú).

Khu vực này bị "nước ngập" suốt 3-5 tháng vào giữa tháng 7 tới giữa tháng 11, lúc đó sẽ chỉ có vài con đường cao hơn mực nước. Người Khmer sống chủ yếu ở "Nội Prek Chrey" (xóm Prek Chrey phía trong): khoảng 300 hộ gia đình. Phần đông các hộ gia đình sống dọc theo sông Hậu là người dân tộc Kinh (Việt), chỉ khoảng 5% là người Khmer hoặc Khmer lai Việt.

Người Khmer và người Kinh tại ấp Prek Chrey và ấp Khnar Tang Yu

Người Khmer

Người Khmer cảm thấy bị tổn thương khi cho rằng người Kinh làm ruộng và buôn bán thành công hơn họ. Để giải quyết vấn đề này, KDC đã bắt đầu làm việc với một nhóm nhỏ dân làng người Khmer để họ có thể nâng cao cuộc sống thông qua nỗ lực của chính họ.

Đa số người Khmer sống tại khu vực gọi là Nội Prek Chrey (xóm Prek Chrey phía trong), chỗ không có người Kinh sinh sống (xem bản đồ phía trên). Đa phần họ làm ruộng (và đánh bắt cá vào mùa nước nổi) và ít có người buôn bán hoặc làm nghề may mặc quần áo bên bờ sông Hậu.

Nội Prek Chrey, nơi đa số người Khmer sinh sống
Nội Prek Chrey, nơi đa số người Khmer sinh sống

Tại khu vực Ngoại Prek Chrey (xóm Prek Chrey phía ngoài), khá ít gia đình người Khmer hoặc Khmer lai Việt sống chung với người Kinh.
Tại ấp Khnar Tang Yu cũng vậy, ít có gia đình người Khmer sống chung với người Kinh.

  • Khnar (ខ្នារ): bàu nước, Tangyu (តាំងយូ): cây dù. Người Việt thường gọi làng này là ấp Mương Vú.
  • Pak Nam ប៉ាកណាម nghĩa là "cửa sông lớn và cạn". Người Việt hay gọi địa danh nay là Bắc Nam, dẫn đến một số địa danh khác như cù lao Bắc Nam, chùa Bắc Nam, xứ Bắc Nam.
  • Prek (ព្រែក): rạch, lạch nhỏ. Chrey (ជ្រៃ): cây sung.

Liên quan tới giáo dục, hầu hết trẻ em Khmer trong độ tuổi đến trường đều đăng kí đi học, nhưng chỉ có một nửa trong đó thực sự tới trường và rất nhiều em không học xong hết tiểu học. Lý do gia đình các em cần các em làm việc nhà khi cha mẹ đi làm ruộng. Sự thay đổi gần đây là do tình hình kinh tế xấu: thanh niên mất việc trong nghề may mặc và bị thay thế bởi trẻ em trong nhà do giá thuê thấp hơn.

Đó là lý do tại sao KDC làm việc với vấn đề Quyền Trẻ em với các nhóm thiếu nhi. Bên cạnh đó, KDC nhận được sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Nhật Bản để sửa chữa trường học ở xã Prek Chrey, nâng cao cơ sở dạy học để tăng thêm trẻ em đi học.

Người Kinh

Dân tộc Kinh ở xã Prek Chrey đa phần làm nghề đánh bắt cá và làm ruộng. Họ có thể chia làm ba nhóm. Khoảng 1/3 là người Kinh có quốc tịch Campuchia (có quyền bầu cử và sở hữu đất).

Nhóm thứ 2 là người Kinh đến từ Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) và họ không có quyền mua đất: đa số họ thuê đất để làm ruộng hoặc buôn bán nhỏ lẻ. Kinh tế của họ hoàn toàn dựa vào buôn bán với Việt Nam.

Nhóm thứ 3 là người Kinh không có quốc tịch. Những biến cố trước, trong và sau thời kì Khmer Đổ khiến họ trở thành người tị nạn không chính thức và con cái họ không được hưởng quyền lợi như người Campuchia.

Nhà của người Kinh ở xóm Prek Chrey ngoài trong mùa lũ
Nhà của người Kinh ở Ngoại Prek Chrey trong mùa lũ

Nhóm thứ 2 và 3 được phép sống trên lãnh thổ Campuchia là nhờ có sự cấp phép nhà ở do chính quyền địa phương Campuchia cấp.

Người Kinh ở Prek Chrey được cho là giàu hơn người Khmer, mặc dù KDC không thể tìm ra sự khác nhau trong tiêu chuẩn sinh sống của 2 cộng đồng này. Sự khác biệt lớn nhất chính là giữa dân cư Prek Chrey và sự thịnh vượng của người Kinh láng giềng sống bên phía Việt Nam.

Về giáo dục, trường lớp ở nước láng giềng Việt Nam tốt hơn phía Prek Chrey. Đó là lý do vì sao kể cả có rất ít người Kinh ở Prek Chrey biết tiếng Khmer nhưng những người này vẫn cho con em đi học ở Việt Nam.

Liên quan tới cơ hội học tập, trẻ em trong nhóm thứ 2 (có quốc tịch Việt Nam) được miễn học phí ở Việt Nam.

Do không có giấy khai sinh Việt Nam, trẻ em nhóm 1 và 3 phải trả học phí nếu học ở Việt Nam. Do đó những em thuộc hộ nghèo không thể đi học, các em còn không biết cả tiếng Khmer, nên cũng không thể đi học ở trường của Campuchia. Chính sách của KDC do đó phải khuyến khích các em người Kinh ở Prek Chrey học tiếng Khmer.

Sông Hậu: bên trái là ấp Khnar Tang Yu (ấp Mương Vú), bên phải là xã Khánh An của Việt Nam.
Sông Hậu: bên trái là ấp Khnar Tang Yu (ấp Mương Vú), bên phải là xã Khánh An của Việt Nam.

xã Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ (xã Rạch Cây Sung), huyện Koh Thom កោះធំ (huyện Cù Lao Lớn), tỉnh Kandal កណ្ដាល (tỉnh Trung Tâm)

xã Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ (xã Rạch Cây Sung), huyện Koh Thom កោះធំ (huyện Cù Lao Lớn), tỉnh Kandal កណ្ដាល (tỉnh Trung Tâm)

xã Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ (xã Rạch Cây Sung), huyện Koh Thom កោះធំ (huyện Cù Lao Lớn), tỉnh Kandal កណ្ដាល (tỉnh Trung Tâm)

http://www.kcd-ngo.org/Place_and_People.html ## Địa phương và Con người ### Nơi thực hiện dự án > Prek Chrey[1] hoặc Preak Chreay (tiếng Khmer: ព្រែកជ្រៃ) là một xã (ឃុំ - khum) thuộc huyện Koh Thum, tỉnh Kandal, Campuchia. Các làng (ភូមិ - phum) (hoặc ấp) trong xã: Chrouy Snao ជ្រោយស្នោ, Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ, Pak Nam ប៉ាកណាម, Khnar Tangyu ខ្នារតាំងយូ. ![xã Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ (xã Rạch Cây Sung), huyện Koh Thom កោះធំ (huyện Cù Lao Lớn), tỉnh Kandal កណ្ដាល (tỉnh Trung Tâm)](http://i.imgur.com/TxaqhuD.jpg) 13 nghìn người dân đang sôngs tại xã Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ (xã Rạch Cây Sung), huyện Koh Thom កោះធំ (huyện Cù Lao Lớn), tỉnh Kandal កណ្ដាល (tỉnh Trung Tâm), dọc theo sông Hậu (Bassac) và giáp biên giới Việt Nam. Người dân tộc Khmer, người Khmer lai Việt, người Campuchia gốc Việt và người Việt Nam cùng sống chung tại đây. Khu vực màu xanh lá cây mô tả khu vực xã Prek Chrey, nơi thực hiện dự án KDC. ![ấp Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ và ấp Khnar Tang Yu ខ្នារតាំងយូ (ấp Mương Vú) ](http://i.imgur.com/B11zBur.jpg) Ấp Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ và ấp Khnar Tang Yu ខ្នារតាំងយូ (ấp Mương Vú). Khu vực này bị "nước ngập" suốt 3-5 tháng vào giữa tháng 7 tới giữa tháng 11, lúc đó sẽ chỉ có vài con đường cao hơn mực nước. Người Khmer sống chủ yếu ở "Nội Prek Chrey" (xóm Prek Chrey phía trong): khoảng 300 hộ gia đình. Phần đông các hộ gia đình sống dọc theo sông Hậu là người dân tộc Kinh (Việt), chỉ khoảng 5% là người Khmer hoặc Khmer lai Việt. ### Người Khmer và người Kinh tại ấp Prek Chrey và ấp Khnar Tang Yu #### Người Khmer Người Khmer cảm thấy bị tổn thương khi cho rằng người Kinh làm ruộng và buôn bán thành công hơn họ. Để giải quyết vấn đề này, KDC đã bắt đầu làm việc với một nhóm nhỏ dân làng người Khmer để họ có thể nâng cao cuộc sống thông qua nỗ lực của chính họ. Đa số người Khmer sống tại khu vực gọi là Nội Prek Chrey (xóm Prek Chrey phía trong), chỗ không có người Kinh sinh sống (xem bản đồ phía trên). Đa phần họ làm ruộng (và đánh bắt cá vào mùa nước nổi) và ít có người buôn bán hoặc làm nghề may mặc quần áo bên bờ sông Hậu. ![Nội Prek Chrey, nơi đa số người Khmer sinh sống](http://i.imgur.com/xCHjK29.jpg) Nội Prek Chrey, nơi đa số người Khmer sinh sống Tại khu vực Ngoại Prek Chrey (xóm Prek Chrey phía ngoài), khá ít gia đình người Khmer hoặc Khmer lai Việt sống chung với người Kinh. Tại ấp Khnar Tang Yu cũng vậy, ít có gia đình người Khmer sống chung với người Kinh. > - Khnar (ខ្នារ): bàu nước, Tangyu (តាំងយូ): cây dù. Người Việt thường gọi làng này là ấp Mương Vú. - Pak Nam ប៉ាកណាម nghĩa là "cửa sông lớn và cạn". Người Việt hay gọi địa danh nay là Bắc Nam, dẫn đến một số địa danh khác như cù lao Bắc Nam, chùa Bắc Nam, xứ Bắc Nam. - Prek (ព្រែក): rạch, lạch nhỏ. Chrey (ជ្រៃ): cây sung. Liên quan tới **giáo dục**, hầu hết trẻ em Khmer trong độ tuổi đến trường đều đăng kí đi học, nhưng chỉ có một nửa trong đó thực sự tới trường và rất nhiều em không học xong hết tiểu học. Lý do gia đình các em cần các em làm việc nhà khi cha mẹ đi làm ruộng. Sự thay đổi gần đây là do tình hình kinh tế xấu: thanh niên mất việc trong nghề may mặc và bị thay thế bởi trẻ em trong nhà do giá thuê thấp hơn. Đó là lý do tại sao KDC làm việc với vấn đề Quyền Trẻ em với các nhóm thiếu nhi. Bên cạnh đó, KDC nhận được sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Nhật Bản để sửa chữa trường học ở xã Prek Chrey, nâng cao cơ sở dạy học để tăng thêm trẻ em đi học. #### Người Kinh Dân tộc Kinh ở xã Prek Chrey đa phần làm nghề đánh bắt cá và làm ruộng. Họ có thể chia làm ba nhóm. Khoảng 1/3 là người Kinh có quốc tịch Campuchia (có quyền bầu cử và sở hữu đất). Nhóm thứ 2 là người Kinh đến từ Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) và họ không có quyền mua đất: đa số họ thuê đất để làm ruộng hoặc buôn bán nhỏ lẻ. Kinh tế của họ hoàn toàn dựa vào buôn bán với Việt Nam. Nhóm thứ 3 là người Kinh không có quốc tịch. Những biến cố trước, trong và sau thời kì Khmer Đổ khiến họ trở thành người tị nạn không chính thức và con cái họ không được hưởng quyền lợi như người Campuchia. ![Nhà của người Kinh ở xóm Prek Chrey ngoài trong mùa lũ](http://i.imgur.com/PC8lTyU.jpg) Nhà của người Kinh ở Ngoại Prek Chrey trong mùa lũ Nhóm thứ 2 và 3 được phép sống trên lãnh thổ Campuchia là nhờ có sự cấp phép nhà ở do chính quyền địa phương Campuchia cấp. Người Kinh ở Prek Chrey được cho là giàu hơn người Khmer, mặc dù KDC không thể tìm ra sự khác nhau trong tiêu chuẩn sinh sống của 2 cộng đồng này. Sự khác biệt lớn nhất chính là giữa dân cư Prek Chrey và sự thịnh vượng của người Kinh láng giềng sống bên phía Việt Nam. Về **giáo dục**, trường lớp ở nước láng giềng Việt Nam tốt hơn phía Prek Chrey. Đó là lý do vì sao kể cả có rất ít người Kinh ở Prek Chrey biết tiếng Khmer nhưng những người này vẫn cho con em đi học ở Việt Nam. Liên quan tới cơ hội học tập, trẻ em trong nhóm thứ 2 (có quốc tịch Việt Nam) được miễn học phí ở Việt Nam. Do không có giấy khai sinh Việt Nam, trẻ em nhóm 1 và 3 phải trả học phí nếu học ở Việt Nam. Do đó những em thuộc hộ nghèo không thể đi học, các em còn không biết cả tiếng Khmer, nên cũng không thể đi học ở trường của Campuchia. Chính sách của KDC do đó phải **khuyến khích các em người Kinh ở Prek Chrey học tiếng Khmer.** ![Sông Hậu: bên trái là ấp Khnar Tang Yu (ấp Mương Vú), bên phải là xã Khánh An của Việt Nam.](http://i.imgur.com/S1udcZn.jpg) Sông Hậu: bên trái là ấp Khnar Tang Yu (ấp Mương Vú), bên phải là xã Khánh An của Việt Nam. [xã Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ (xã Rạch Cây Sung), huyện Koh Thom កោះធំ (huyện Cù Lao Lớn), tỉnh Kandal កណ្ដាល (tỉnh Trung Tâm)](https://i.imgur.com/4xrkXGn.jpg) [xã Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ (xã Rạch Cây Sung), huyện Koh Thom កោះធំ (huyện Cù Lao Lớn), tỉnh Kandal កណ្ដាល (tỉnh Trung Tâm)](https://i.imgur.com/exyNKG2.jpg) [xã Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ (xã Rạch Cây Sung), huyện Koh Thom កោះធំ (huyện Cù Lao Lớn), tỉnh Kandal កណ្ដាល (tỉnh Trung Tâm)](https://i.imgur.com/tLtMEsJ.jpg)
edited Mar 31 '19 lúc 10:11 am

Link gốc http://www.kcd-ngo.org/Publications.html

Ấn phẩm đã xuất bản

Năm 2008, KDC đã xuất bản một truyện ngắn nói về hòa bình, bằng 3 ngôn ngữ, kể về Sopha và Mai.

Sopha là người Khmer và bạn của cậu là Mai, một người Kinh. Cả 2 sống chung tại xã Prek Chrey. Một ngày nọ, họ và đám bạn người Khmer, người Kinh gặp nhau khi đi tắm sông. Và rắc rối bắt đầu...
Nội dung tạo bởi KCD-team - Thiết kế bởi TRY Sampos

Ảnh bìa truyện “Sopha và Mai”
Ảnh bìa truyện “Sopha và Mai”

Hai trang trong truyện “Sopha và Mai”
Hai trang trong truyện “Sopha và Mai”

Sopha đến nhà Mai chơi, đây là người bạn thân nhất của cậu. Gia đình Mai là người Việt Nam đã sang sinh sống ở Campuchia lâu rồi. Khi Sopha tới nhà Mai thì nghe trong nhà rất ồn ào. Cậu rủ Mai ra ngoài và ra bờ sông chơi.

Truyện đang có tại văn phòng ở Phnom Penh. Liên hệ youth_kcd@yahoo.com hoặc call 012 478 381


Ngoài ra, xin cảm ơn German GTZ đã cho phép KDC xuất bản được 2 quyển sách bằng 4 ngôn ngữ khác nhau: đầu tiên bằng tiếng Khmer, Anh, Pháp và Đức; và sau đó các du khách Việt Nam và Hàn Quốc đã tạo nên 2 nhóm khách lớn nhất với "Vương quốc Kì diệu" để ra đời quyển sách thứ 2 bằng tiếng Khmer, Việt, Hàn. Hơn 200 câu tục ngữ để khám phá tâm hồn người Khmer và giao lưu với bạn bè người Campuchia.

Cả 2 quyển sách đều được biên soạn vởi Alain Fressanges, người đã dịch lại nội dung sang tiếng Anh, Pháp và Đức.

Bên cạnh đó, việc dịch sang tiếng Việt do Nguyễn Hải Anh và tiếng Hàn do Kim Yenny.

Toàn bộ việc bán sách và lợi nhuận đều dành để hỗ trợ hoạt động của KDC tại Prek Chrey.

Bìa sáchTục ngữ Khmer
Bìa sách Tục ngữ Khmer

Bản mẫu sách Tục ngữ Khmer
Bản mẫu sách Tục ngữ Khmer

Sách in cỡ giấy A6, có bán tại Monuments Books (#111, Norodom Bld), Carnets d'Asie (#218, St 184), Mekong Quilts (#49, St 240), sân bay Phnom Penh và tại văn phòng KDC.
Giá: 5 USD.

Bìa sáchTục ngữ Khmer
Bìa sách Tục ngữ Khmer - tiếng Khmer, Việt, Hàn, Anh

Bản mẫu sách tục ngữ Khmer
Bản mẫu sách Tục ngữ Khmer - tiếng Khmer, Anh

  • Buôn gần hơn bán xa. Buôn bán gần còn chăm sóc người yêu.
  • Thà bể đầu chứ để bể nồi. Thà sứt cằm chứ để con gái khinh.
  • Chết như rắn, sống như ếch.
  • Bắt không được nói cá lóc, bắt được nói cá nhỏ.
    • Cá lóc đồng, Channa striata, Chevron snakehead, Trey ros, Trey ras, ​ត្រី​រ៉ស់, ត្រី​ឆ្ដោ, ត្រី​ផ្ទក់
  • Lên tới bờ kính sông. Qua được bên kia bờ sông thì nhớ tỏ lòng biết ơn dòng sông?
Link gốc http://www.kcd-ngo.org/Publications.html ## Ấn phẩm đã xuất bản Năm 2008, KDC đã xuất bản một truyện ngắn nói về hòa bình, bằng 3 ngôn ngữ, kể về Sopha và Mai. *Sopha là người Khmer và bạn của cậu là Mai, một người Kinh. Cả 2 sống chung tại xã Prek Chrey. Một ngày nọ, họ và đám bạn người Khmer, người Kinh gặp nhau khi đi tắm sông. Và rắc rối bắt đầu...* Nội dung tạo bởi KCD-team - Thiết kế bởi TRY Sampos ![Ảnh bìa truyện “Sopha và Mai”](https://i.imgur.com/GbuTkYZ.jpg) Ảnh bìa truyện “Sopha và Mai” ![Hai trang trong truyện “Sopha và Mai”](https://i.imgur.com/HNvriIr.jpg) Hai trang trong truyện “Sopha và Mai” > Sopha đến nhà Mai chơi, đây là người bạn thân nhất của cậu. Gia đình Mai là người Việt Nam đã sang sinh sống ở Campuchia lâu rồi. Khi Sopha tới nhà Mai thì nghe trong nhà rất ồn ào. Cậu rủ Mai ra ngoài và ra bờ sông chơi. Truyện đang có tại văn phòng ở Phnom Penh. Liên hệ youth_kcd@yahoo.com hoặc call 012 478 381 --- Ngoài ra, xin cảm ơn German GTZ đã cho phép KDC xuất bản được 2 quyển sách bằng 4 ngôn ngữ khác nhau: đầu tiên bằng tiếng Khmer, Anh, Pháp và Đức; và sau đó các du khách Việt Nam và Hàn Quốc đã tạo nên 2 nhóm khách lớn nhất với "Vương quốc Kì diệu" để ra đời quyển sách thứ 2 bằng tiếng Khmer, Việt, Hàn. Hơn 200 câu tục ngữ để khám phá tâm hồn người Khmer và giao lưu với bạn bè người Campuchia. Cả 2 quyển sách đều được biên soạn vởi Alain Fressanges, người đã dịch lại nội dung sang tiếng Anh, Pháp và Đức. Bên cạnh đó, việc dịch sang tiếng Việt do Nguyễn Hải Anh và tiếng Hàn do Kim Yenny. Toàn bộ việc bán sách và lợi nhuận đều dành để hỗ trợ hoạt động của KDC tại Prek Chrey. ![Bìa sáchTục ngữ Khmer](https://i.imgur.com/YtGPdZb.jpg) Bìa sách Tục ngữ Khmer ![Bản mẫu sách Tục ngữ Khmer](https://i.imgur.com/Zw1Cdp9.jpg) Bản mẫu sách Tục ngữ Khmer Sách in cỡ giấy A6, có bán tại Monuments Books (#111, Norodom Bld), Carnets d'Asie (#218, St 184), Mekong Quilts (#49, St 240), sân bay Phnom Penh và tại văn phòng KDC. Giá: 5 USD. ![Bìa sáchTục ngữ Khmer](https://i.imgur.com/VxHxdBN.jpg) Bìa sách Tục ngữ Khmer - tiếng Khmer, Việt, Hàn, Anh ![Bản mẫu sách tục ngữ Khmer](https://i.imgur.com/m28F0Wg.jpg) Bản mẫu sách Tục ngữ Khmer - tiếng Khmer, Anh > - Buôn gần hơn bán xa. Buôn bán gần còn chăm sóc người yêu. - Thà bể đầu chứ để bể nồi. Thà sứt cằm chứ để con gái khinh. - Chết như rắn, sống như ếch. - Bắt không được nói cá lóc, bắt được nói cá nhỏ. - Cá lóc đồng, Channa striata, Chevron snakehead, Trey ros, Trey ras, ​ត្រី​រ៉ស់, ត្រី​ឆ្ដោ, ត្រី​ផ្ទក់ - Lên tới bờ kính sông. Qua được bên kia bờ sông thì nhớ tỏ lòng biết ơn dòng sông?
edited Mar 31 '19 lúc 10:08 am

Cá Vàng
https://www.facebook.com/photo/?fbid=8747808438577112&set=p.8747808438577112&__tn__=%2CO*F

CÙ LAO TẢN DÙ (TẢN DÙ CHÂU 傘????州)

Theo địa bạ thôn Long Khánh, tổng An Thành, huyện Đông Xuyên, tỉnh An Giang lập năm 1836, thôn này gồm 2 xứ: xứ Cù Lao Chà Và và xứ Cù Lao Tản Dù. Trong đó:
Xứ Cù Lao Tản Dù (Tàn Dù Châu xứ 傘????州處):

  • Đông giáp sông, lại giáp xứ Cù Lao Chà Và (Chà Và Châu xứ 闍[門巴]州處)
  • Tây giáp sông, lại giáp xứ địa phận thôn Long Sơn
  • Nam giáp sông
  • Bắc giáp sông

dù: https://www.unicode.org/cgi-bin/GetUnihanData.pl?codepoint=2208E


  • Chà Và 闍[門巴]: có nhà phiên âm là Đồ Bà, lại có nhà phiên âm là Xà Bà.
  • Sông (giang 江): ở đây là sông Tiền)
  • Thôn Long Sơn 龍山: Rất có thể do Quyết định ngày 18/10/1875, thôn Long Sơn bị cắt đất để thành lập 3 thôn: thôn Long Thuận, Phú Thuận (2 thôn này nằm trên cù Cái Vừng) và thôn Long Phú. [Long Sơn > Long Sơn + Long Thuận + Phú Thuận + Long Phú]. Do Quyết định ngày 5/1/1876, thôn đổi gọi thành làng. Vì 2 quyết định trên mà phía tây cù lao Tản Dù, theo bản đồ 1890, giáp 3 làng: Long Thuận, Long Sơn, Long Phú.
Cá Vàng https://www.facebook.com/photo/?fbid=8747808438577112&set=p.8747808438577112&__tn__=%2CO*F ## CÙ LAO TẢN DÙ (TẢN DÙ CHÂU 傘????州) Theo địa bạ thôn Long Khánh, tổng An Thành, huyện Đông Xuyên, tỉnh An Giang lập năm 1836, thôn này gồm 2 xứ: xứ Cù Lao Chà Và và xứ Cù Lao Tản Dù. Trong đó: Xứ Cù Lao Tản Dù (Tàn Dù Châu xứ 傘????州處): - Đông giáp sông, lại giáp xứ Cù Lao Chà Và (Chà Và Châu xứ 闍[門巴]州處) - Tây giáp sông, lại giáp xứ địa phận thôn Long Sơn - Nam giáp sông - Bắc giáp sông dù: https://www.unicode.org/cgi-bin/GetUnihanData.pl?codepoint=2208E ------ - Chà Và 闍[門巴]: có nhà phiên âm là Đồ Bà, lại có nhà phiên âm là Xà Bà. - Sông (giang 江): ở đây là sông Tiền) - Thôn Long Sơn 龍山: Rất có thể do Quyết định ngày 18/10/1875, thôn Long Sơn bị cắt đất để thành lập 3 thôn: thôn Long Thuận, Phú Thuận (2 thôn này nằm trên cù Cái Vừng) và thôn Long Phú. [Long Sơn > Long Sơn + Long Thuận + Phú Thuận + Long Phú]. Do Quyết định ngày 5/1/1876, thôn đổi gọi thành làng. Vì 2 quyết định trên mà phía tây cù lao Tản Dù, theo bản đồ 1890, giáp 3 làng: Long Thuận, Long Sơn, Long Phú.
edited Oct 1 '24 lúc 1:40 pm
989
3
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp