Tóm tắt các sự kiện liên quan tới An Phú theo thời gian. Sẽ bổ sung, chỉnh sửa lâu dài.
Cập nhật: 02/03/2018
Thời gian | Sự kiện | Thông tin | Nguồn |
---|---|---|---|
Năm 1699 | Vua Chân Lạp là Chey Chettha IV (Nak Ang Sor, Nặc Thu) chống lại chúa Nguyễn. | Theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh tiến quân lên Chân Lạp. | Đại Nam Thực Lục Tiền Biên |
Năm 1700 | Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đại thắng, theo sông Tiền trở về. | Nguyễn Hữu Cảnh cho thuyền ghé lại thăm nom, khích lệ dân chúng. Ông mắc bệnh và qua đời ở cồn Cây Sao (Chợ Mới, An Giang). | Đại Nam Thực Lục Tiền Biên |
Năm 1757 | Vua Chân Lạp là Nặc Tôn (Nak Ang Ton, Outey II) dâng đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn. | Chúa Nguyễn cho thành lập 3 đạo: Tân Châu (nay thuộc Chợ Mới), Đông Khẩu (Sa Đéc), Châu Đốc; và cho tất cả trực thuộc dinh Long Hồ. An Phú xưa thuộc đạo Châu Đốc. | Đại Nam nhất thống chí - Quốc sử quán nhà Nguyễn, Đại Nam Thực Lục Tiền Biên |
Năm 1771 | Quân Xiêm La do vua Taksin chỉ huy tiến đánh Hà Tiên, Châu Đốc. | Tướng trấn thủ dinh Long Hồ là Tống Phước Hợp mang quân tiếp ứng họ Mạc (Thiên Tứ), kéo thẳng tới sông Châu Đốc để chống cự với quân Xiêm. | Đại Nam Thực Lục Tiền Biên |
Năm 1772 | Quân chúa Nguyễn tiến công từ sông Tiền, sông Hậu lên Nam Vang. | Chúa Nguyễn thu lại thành Nam Vang, La Bích. | Đại Nam Thực Lục Tiền Biên |
Năm 1783 | Quân Tây Sơn đánh đuổi chúa Nguyễn Phúc Ánh, chiếm trọn đất Gia Định (bao gồm An Giang). | ||
Năm 1783 | Ông Dương Văn Hóa (sinh năm Quý Mão 1723) cùng đoàn người tộc họ Dương vào Nam lập nghiệp vào năm 1768. Sau khi đến cù lao Giêng, ông tách ra thành một nhánh riêng và tiếp tục tiến về phía Bắc rồi dừng chân ở cù lao Năng Gù năm 1783 và khai khẩn thôn Bình Lâm (thời thuộc Pháp đổi thành Bình Thủy đến nay). | Ông Dương Văn Thới (sinh năm 1748, con trai út, thứ ba của ông Dương Văn Hóa), sau khi cùng cha đến cù lao Năng Gù, ông Dương Văn Thới lại tiếp tục lên đường tiến về phía Tây Bắc để tìm vùng đất mới, cuối cùng ông chọn lập nghiệp ở một vùng đất hoang hóa ven sông Hậu, gần biên giới Đại Việt - Chân Lạp, nay là xã Vĩnh Lộc. Ông Dương Văn Thới mất ngày 25 tháng Giêng năm Quý Tỵ 1833. Sau nầy con cháu họ Dương xã Vĩnh Lộc lập Dương tông từ phủ để thờ cúng. | Tộc họ Dương với quá trình khẩn hoang ở An Giang |
Năm 1784 | Nguyễn Phúc Ánh dẫn quân Xiêm La chiếm Hà Tiên, An Giang, đóng đại bản danh ở Đông Khẩu (Sa Đéc). | ||
Năm 1785 | Tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ đánh thắng quân Xiêm La ở Rạch Gầm-Xoài Mút (Mỹ Tho), chiếm lại An Giang, Hà Tiên. | ||
Năm 1787 | Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại toàn bộ đất Gia Định, trong đó có An Giang. | ||
Năm 1808 | Vua Gia Long cho lập thành Gia Định, thống quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. | An Phú xưa thuộc trấn Vĩnh Thanh | Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu |
Năm 1813 | Thoại Ngọc Hầu đóng quân ở Nam Vang, bảo hộ Chân Lạp. | Đại Nam Thực Lục | |
Năm 1816 | Vua Gia Long sai trấn thủ Vĩnh Thanh là Lưu Phước Tường dời thủ đạo Châu Đốc từ Châu Giang sang phía bờ Tây sông Hậu (vị trí thành phố Châu Đốc ngày nay) | Huy động 3.000 người từ 4 trấn ở Gia Định, 2.000 người Khmer từ Chân Lạp, 1.000 người từ miền Trà Ôn. | Đại Nam Thực Lục |
Năm 1817 | Làm xong bảo (thành) Châu Đốc. | Đại Nam Thực Lục | |
Năm 1818 | Vua Gia Long sai trấn thủ Vĩnh Thanh gọi họp người Hoa, người Khmer, người Chăm đến ở, lập phố chợ và khai khẩn chỗ hoang ở xung quanh bảo Châu Đốc. | Những cư dân này là một trong những nhóm tổ tiên của người Hoa, Chăm định cư ở An Phú ngày nay. | Đại Nam Thực Lục |
Năm 1819 | Khởi công đào kênh Vĩnh Tế. | Đại Nam Thực Lục | |
Năm 1824 | Ông Nguyễn Văn Luật đứng đầu nhóm thợ săn khai phá làng Vĩnh Hội kế bên làng Vĩnh Ngươn. | Sử thường nhắc tới việc cho phép tù nhân đi khẩn hoang. Chúng tôi gặp tài liệu về một hộ thợ săn, tập trung thợ săn thú rừng, gọi là “Thuộc Tỉnh Biệt Nạp Lạp Hộ” được hưởng quy chế của một làng, nhưng không có đất đai. Cầm đầu là Hộ trưởng tên Nguyễn Văn Luật, người ở kinh Vĩnh Tế, 55 tuổi. Hộ trưởng phải chịu trách nhiệm về thuế vụ cho 7 người do ông ta bảo lãnh, thuế đóng bằng ngà voi, 150 mỗi năm. Gia nhập hộ thợ săn, có mọt người quê ở Cái Thia (Định Tường), 1 người ở vùng Chợ Gạo (Định Tường), đặc biệt là 1 người quê ở Vĩnh Tế can tội đồng lõa ăn cướp, đang bị phát vãng (lưu đày) lên Trấn Tây (Cao Miên) để làm đồn điền binh. (Lịch sử khẩn hoang miền Nam - Sơn Nam) | Huỳnh Long Phát - Bảo tàng An Giang |
Năm 1825 | Thoại Ngọc Hầu cho đắp con đường từ Châu Đốc lên Lò Gò - Sóc Vinh nối các làng với nhau rất tiện lợi trong việc đi lại cho nhân dân. | Thị trấn Angkor Borei អង្គរបុរី ngày nay theo cách gọi của người Việt chính là Lò Gò, núi Angkor Borei cũng được gọi là núi Lò Gò. | Thống chế Thoại Ngọc Hầu |
Năm 1832 | Minh Mạng đổi "Ngũ trấn" thành "Lục tỉnh" (Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên). An Phú thuộc vào phần đất của của phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Phủ Tuy Biên có 2 huyện là Đông Xuyên và Tây Xuyên. | Huyện Tây Xuyên có 3 tổng Châu Phú, Định Phước, Định Thành. Phần lớn các xã hiện nay của An Phú thuộc tổng Châu Phú (các thôn: Khánh An, Nhơn Hội, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hội, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phước, Vĩnh Thành, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trường,...). Một số xã lại thuộc tổng An Lương huyện Đông Xuyên (các thôn: Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc,...) | Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu, An Giang trên wikipedia, Huyện An Phú trong Địa bạ triều Nguyễn |
Năm 1832 | Xây đình thần Đa Phước bằng vật liệu đơn sơ | Năm 1908 đình được xây cất lại như ngày nay. Ngày 12 tháng 2 năm 1999, di tích kiến trúc nghệ thuật: Đình Đa Phước - xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang được công nhận di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. | Địa chí An Giang, Quyết định Số: 05/1999/QĐ-BVHTT |
Năm 1832 | Năm sinh của ông Đạo Lập Phạm Thái Chung hiệu là La Hồng (1832 – 1891), quê tại Cồn Tiên làng Đa Phước, nay thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, là một trong 12 đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An. | Ông Đạo Lập xây chùa Bồng Lai có tên thường gọi là chùa Bà Bài, nằm bên kia bờ kênh Vĩnh Tế, thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang | |
Năm 1833 | Nhận lời cầu viện của Lê Văn Khôi, cuối năm này thủy quân Xiêm La kéo sang, bị Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Nguyễn Xuân, Trần Văn Năng, Phạm Văn Điển chặn đánh tan trên sông Vàm Nao. | ||
Năm 1834 | Đầu năm này, thủy quân Xiêm La theo ngã sông Tiền tiến xuống 2 lần, nhưng lần nào cũng bị chận đánh ở Cù Hu (tức vùng Chợ Thủ thuộc Chợ Mới, An Giang), cuối cùng phải tháo chạy về nước. | ||
Năm 1836 | Tỉnh An Giang lập xong địa bạ giao cho triều đình nhà Nguyễn. | Các thôn xưa của An Phú thuộc 2 tổng An Lương (huyện Đông Xuyên) và Châu Phú (huyện Tây Xuyên) của phủ Tuy Biên. | Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu |
Năm 1840 | Người dân ở Vĩnh Hậu xin lãnh thu và nộp thuế đoạn sông tránh ở sông Hậu. | Cái đà [sông tránh] đó gọi là Vĩnh Hậu đà | Đại Nam Thực Lục |
Năm 1841 | Lập bảo (đồn) Bình Di ở huyện Tây Xuyên | Có 2 sở: đồn bên trái rộng 36 trượng, bên phải rộng 24 trượng. Có thể thuộc khu vực Long Bình ngày nay. | Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221 |
Tháng 9 năm 1841 | Vì thấy việc binh bị tốn kém, vua Thiệu Trị sai bỏ Trấn Tây thành, rút binh từ Campuchia về An Giang. | Nhiều người Chăm ở Chân Lạp đã đi theo quân Đại Nam, rút về Châu Đốc. Họ cư trú dọc đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh An Giang . | Tìm hiểu nguồn gốc người Chăm An Giang |
Năm 1842 | Quân Xiêm La lại sang tấn công Hà Tiên và vùng biên giới An Giang. Trong đó quân Xiêm có tấn công các đồn Đa Phước, Cần Thăng ở sông Hậu. | Các tướng nhà Nguyễn là: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Lương Nhàn, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ được cử đến chống ngăn. | Đại Nam Thực Lục |
Năm 1844 | Lập bảo (đồn) Cần Thăng ở huyện Tây Xuyên rộng 66 trượng. | Ngày nay có thể thuộc khu vực Dung Thăng xã Vĩnh Hội Đông | Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221 |
Năm 1845 | Lập bảo (đồn) Bắc Nam ở huyện Tây Xuyên rộng 24 trượng. | Ngày nay có thể thuộc khu vực Paknam của Campuchia | Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221 |
Năm 1846 | Lập bảo (đồn) Nhân Hội ở huyện Tây Xuyên rộng 38 trượng. | Ngày nay có thể thuộc khu vực xã Nhơn Hội | Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221 |
Năm 1851 | Lập đồn kiểm soát dân qua lại biên giới tại 4 bảo Tàm Châu, Khánh An, Tiến An, Bình Di ở tỉnh An Giang. | Vua Cao Miên là Nặc Đôn (Ang Duong) đòi dời 2 bảo Bình Di và Khánh An xuống phía dưới biên giới. Vua Tự Đức không cho. | Đại Nam Thực Lục |
Năm 1859 | Nước Cao Miên có loạn. Hàng nghìn người Chăm từ Cao Miên sang An Giang tị nạn. | Đại Nam Thực Lục | |
Năm 1861 | Người Hoa từ Cao Miên sang đồn Bình Di tị nạn | Đại Nam Thực Lục |
Tóm tắt các sự kiện liên quan tới An Phú theo thời gian. Sẽ bổ sung, chỉnh sửa lâu dài.
Cập nhật: **02/03/2018**
Thời gian | Sự kiện | Thông tin | Nguồn
--- |
Năm 1699 | Vua Chân Lạp là Chey Chettha IV (Nak Ang Sor, Nặc Thu) chống lại chúa Nguyễn.| Theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh tiến quân lên Chân Lạp. | Đại Nam Thực Lục Tiền Biên
Năm 1700 | Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đại thắng, theo sông Tiền trở về. | Nguyễn Hữu Cảnh cho thuyền ghé lại thăm nom, khích lệ dân chúng. Ông mắc bệnh và qua đời ở cồn Cây Sao (Chợ Mới, An Giang). | Đại Nam Thực Lục Tiền Biên
**Năm 1757** | Vua Chân Lạp là [Nặc Tôn](https://vi.wikipedia.org/wiki/Outey_II) (Nak Ang Ton, Outey II) dâng đất [Tầm Phong Long](http://nguoianphu.com/topic/22/dia-danh-tam-phong-long/) cho chúa Nguyễn.| Chúa Nguyễn cho thành lập 3 đạo: Tân Châu (nay thuộc Chợ Mới), Đông Khẩu (Sa Đéc), Châu Đốc; và cho tất cả trực thuộc dinh Long Hồ. An Phú xưa thuộc đạo Châu Đốc. | Đại Nam nhất thống chí - Quốc sử quán nhà Nguyễn, Đại Nam Thực Lục Tiền Biên
Năm 1771 | Quân Xiêm La do vua Taksin chỉ huy tiến đánh Hà Tiên, Châu Đốc. | Tướng trấn thủ dinh Long Hồ là Tống Phước Hợp mang quân tiếp ứng họ Mạc (Thiên Tứ), kéo thẳng tới sông Châu Đốc để chống cự với quân Xiêm. | Đại Nam Thực Lục Tiền Biên
Năm 1772 | Quân chúa Nguyễn tiến công từ sông Tiền, sông Hậu lên Nam Vang.| Chúa Nguyễn thu lại thành Nam Vang, La Bích.| Đại Nam Thực Lục Tiền Biên
Năm 1783 | Quân Tây Sơn đánh đuổi chúa Nguyễn Phúc Ánh, chiếm trọn đất Gia Định (bao gồm An Giang). | |
Năm 1783 | Ông Dương Văn Hóa (sinh năm Quý Mão 1723) cùng đoàn người tộc họ Dương vào Nam lập nghiệp vào năm 1768. Sau khi đến cù lao Giêng, ông tách ra thành một nhánh riêng và tiếp tục tiến về phía Bắc rồi dừng chân ở cù lao Năng Gù năm 1783 và khai khẩn thôn Bình Lâm (thời thuộc Pháp đổi thành Bình Thủy đến nay). | Ông Dương Văn Thới (sinh năm 1748, con trai út, thứ ba của ông Dương Văn Hóa), sau khi cùng cha đến cù lao Năng Gù, ông Dương Văn Thới lại tiếp tục lên đường tiến về phía Tây Bắc để tìm vùng đất mới, cuối cùng ông chọn lập nghiệp ở một vùng đất hoang hóa ven sông Hậu, gần biên giới Đại Việt - Chân Lạp, nay là xã Vĩnh Lộc. Ông Dương Văn Thới mất ngày 25 tháng Giêng năm Quý Tỵ 1833. Sau nầy con cháu họ Dương xã Vĩnh Lộc lập Dương tông từ phủ để thờ cúng.| [Tộc họ Dương với quá trình khẩn hoang ở An Giang](https://nguoianphu.com/topic/111/phu-tho-ho-duong-o-xa-vinh-loc-huyen-an-phu-tinh-an-giang)
Năm 1784 | Nguyễn Phúc Ánh dẫn quân Xiêm La chiếm Hà Tiên, An Giang, đóng đại bản danh ở Đông Khẩu (Sa Đéc). | |
Năm 1785 | Tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ đánh thắng quân Xiêm La ở Rạch Gầm-Xoài Mút (Mỹ Tho), chiếm lại An Giang, Hà Tiên. | |
Năm 1787 | Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại toàn bộ đất Gia Định, trong đó có An Giang. | |
Năm 1808 | Vua Gia Long cho lập thành Gia Định, thống quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên.| An Phú xưa thuộc trấn Vĩnh Thanh| Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu
Năm 1813 | Thoại Ngọc Hầu đóng quân ở Nam Vang, bảo hộ Chân Lạp. | | Đại Nam Thực Lục
Năm 1816 | Vua Gia Long sai trấn thủ Vĩnh Thanh là Lưu Phước Tường dời thủ đạo Châu Đốc từ Châu Giang sang phía bờ Tây sông Hậu (vị trí thành phố Châu Đốc ngày nay) | Huy động 3.000 người từ 4 trấn ở Gia Định, 2.000 người Khmer từ Chân Lạp, 1.000 người từ miền Trà Ôn. | Đại Nam Thực Lục
Năm 1817 | Làm xong bảo (thành) Châu Đốc. | | Đại Nam Thực Lục
Năm 1818 | Vua Gia Long sai trấn thủ Vĩnh Thanh gọi họp người Hoa, người Khmer, người Chăm đến ở, lập phố chợ và khai khẩn chỗ hoang ở xung quanh bảo Châu Đốc. | Những cư dân này là một trong những nhóm tổ tiên của người Hoa, Chăm định cư ở An Phú ngày nay. | Đại Nam Thực Lục
Năm 1819 | Khởi công đào kênh Vĩnh Tế. | | Đại Nam Thực Lục
Năm 1824 | Ông Nguyễn Văn Luật đứng đầu nhóm thợ săn khai phá làng Vĩnh Hội kế bên làng Vĩnh Ngươn. | Sử thường nhắc tới việc cho phép tù nhân đi khẩn hoang. Chúng tôi gặp tài liệu về một hộ thợ săn, tập trung thợ săn thú rừng, gọi là “Thuộc Tỉnh Biệt Nạp Lạp Hộ” được hưởng quy chế của một làng, nhưng không có đất đai. Cầm đầu là Hộ trưởng tên Nguyễn Văn Luật, người ở kinh Vĩnh Tế, 55 tuổi. Hộ trưởng phải chịu trách nhiệm về thuế vụ cho 7 người do ông ta bảo lãnh, thuế đóng bằng ngà voi, 150 mỗi năm. Gia nhập hộ thợ săn, có mọt người quê ở Cái Thia (Định Tường), 1 người ở vùng Chợ Gạo (Định Tường), đặc biệt là 1 người quê ở Vĩnh Tế can tội đồng lõa ăn cướp, đang bị phát vãng (lưu đày) lên Trấn Tây (Cao Miên) để làm đồn điền binh. (*Lịch sử khẩn hoang miền Nam - Sơn Nam*)| Huỳnh Long Phát - Bảo tàng An Giang
Năm 1825 | Thoại Ngọc Hầu cho đắp con đường từ Châu Đốc lên Lò Gò - Sóc Vinh nối các làng với nhau rất tiện lợi trong việc đi lại cho nhân dân. | Thị trấn Angkor Borei អង្គរបុរី ngày nay theo cách gọi của người Việt chính là Lò Gò, núi Angkor Borei cũng được gọi là núi Lò Gò.| [Thống chế Thoại Ngọc Hầu](http://sontra.danang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc?articleId=52511)
Năm 1832| Minh Mạng đổi "Ngũ trấn" thành "Lục tỉnh" (Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên). An Phú thuộc vào phần đất của của phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Phủ Tuy Biên có 2 huyện là Đông Xuyên và Tây Xuyên.|Huyện Tây Xuyên có 3 tổng Châu Phú, Định Phước, Định Thành. Phần lớn các xã hiện nay của An Phú thuộc tổng Châu Phú (các thôn: Khánh An, Nhơn Hội, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hội, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phước, Vĩnh Thành, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trường,...). Một số xã lại thuộc tổng An Lương huyện Đông Xuyên (các thôn: Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc,...) | Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu, [An Giang trên wikipedia](http://vi.wikipedia.org/wiki/An_Giang), [Huyện An Phú trong Địa bạ triều Nguyễn](http://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen)
Năm 1832 | Xây đình thần Đa Phước bằng vật liệu đơn sơ | Năm 1908 đình được xây cất lại như ngày nay. Ngày 12 tháng 2 năm 1999, di tích kiến trúc nghệ thuật: Đình Đa Phước - xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang được công nhận di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.| Địa chí An Giang, [Quyết định Số: 05/1999/QĐ-BVHTT](http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-05-1999-QD-BVHTT-cong-nhan-di-tich-178325.aspx)
Năm 1832 | Năm sinh của ông Đạo Lập Phạm Thái Chung hiệu là La Hồng (1832 – 1891), quê tại Cồn Tiên làng Đa Phước, nay thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, là một trong 12 đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An. | Ông Đạo Lập xây chùa Bồng Lai có tên thường gọi là chùa Bà Bài, nằm bên kia bờ kênh Vĩnh Tế, thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang|
Năm 1833 | Nhận lời cầu viện của Lê Văn Khôi, cuối năm này thủy quân Xiêm La kéo sang, bị Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Nguyễn Xuân, Trần Văn Năng, Phạm Văn Điển chặn đánh tan trên sông Vàm Nao. | |
Năm 1834 | Đầu năm này, thủy quân Xiêm La theo ngã sông Tiền tiến xuống 2 lần, nhưng lần nào cũng bị chận đánh ở Cù Hu (tức vùng Chợ Thủ thuộc Chợ Mới, An Giang), cuối cùng phải tháo chạy về nước. | |
Năm 1836 | Tỉnh An Giang lập xong địa bạ giao cho triều đình nhà Nguyễn.| Các thôn xưa của An Phú thuộc 2 tổng An Lương (huyện Đông Xuyên) và Châu Phú (huyện Tây Xuyên) của phủ Tuy Biên.| Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu
Năm 1840 | Người dân ở Vĩnh Hậu xin lãnh thu và nộp thuế đoạn sông tránh ở sông Hậu. | Cái đà [sông tránh] đó gọi là Vĩnh Hậu đà| [Đại Nam Thực Lục](http://nguoianphu.com/topic/57/huyen-an-phu-trong-sach-lich-su-dai-nam-thuc-luc/1#post-281)
Năm 1841 | Lập bảo (đồn) Bình Di ở huyện Tây Xuyên | Có 2 sở: đồn bên trái rộng 36 trượng, bên phải rộng 24 trượng. Có thể thuộc khu vực Long Bình ngày nay. | Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221
Tháng 9 năm 1841 | Vì thấy việc binh bị tốn kém, vua Thiệu Trị sai bỏ Trấn Tây thành, rút binh từ Campuchia về An Giang.| Nhiều người Chăm ở Chân Lạp đã đi theo quân Đại Nam, rút về Châu Đốc. Họ cư trú dọc đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh An Giang . | [Tìm hiểu nguồn gốc người Chăm An Giang](http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=302&id=158764)
Năm 1842 | Quân Xiêm La lại sang tấn công Hà Tiên và vùng biên giới An Giang. Trong đó quân Xiêm có tấn công các đồn Đa Phước, Cần Thăng ở sông Hậu. | Các tướng nhà Nguyễn là: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Lương Nhàn, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ được cử đến chống ngăn. | [Đại Nam Thực Lục](http://nguoianphu.com/topic/57/huyen-an-phu-trong-sach-lich-su-dai-nam-thuc-luc/1#post-282)
Năm 1844 | Lập bảo (đồn) Cần Thăng ở huyện Tây Xuyên rộng 66 trượng. | Ngày nay có thể thuộc khu vực Dung Thăng xã Vĩnh Hội Đông | Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221
Năm 1845 | Lập bảo (đồn) Bắc Nam ở huyện Tây Xuyên rộng 24 trượng. | Ngày nay có thể thuộc khu vực Paknam của Campuchia | Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221
Năm 1846 | Lập bảo (đồn) Nhân Hội ở huyện Tây Xuyên rộng 38 trượng. | Ngày nay có thể thuộc khu vực xã Nhơn Hội | Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221
Năm 1851 | Lập đồn kiểm soát dân qua lại biên giới tại 4 bảo Tàm Châu, Khánh An, Tiến An, Bình Di ở tỉnh An Giang. | Vua Cao Miên là Nặc Đôn (Ang Duong) đòi dời 2 bảo Bình Di và Khánh An xuống phía dưới biên giới. Vua Tự Đức không cho. | [Đại Nam Thực Lục](http://nguoianphu.com/topic/57/huyen-an-phu-trong-sach-lich-su-dai-nam-thuc-luc/1#post-283)
Năm 1859 | Nước Cao Miên có loạn. Hàng nghìn người Chăm từ Cao Miên sang An Giang tị nạn. | | [Đại Nam Thực Lục](http://nguoianphu.com/topic/57/huyen-an-phu-trong-sach-lich-su-dai-nam-thuc-luc/1#post-283)
Năm 1861 | Người Hoa từ Cao Miên sang đồn Bình Di tị nạn | | Đại Nam Thực Lục
My blog: tuan.nguoianphu.com
My games: play.nguoianphu.com
edited Oct 30 '19 lúc 10:46 am