Trên công trình hữu nghị đầu nguồn sông Cửu Long
Trên công trường xây dựng cầu Long Bình - Chrey Thom. Ảnh: baoangiang
Nắng hè biên giới như thiêu, như đốt. Đã quá 12 giờ trưa nhưng các tốp công nhân vẫn cố hoàn thành nốt những phần việc dang dở. Công trình cầu Long Bình - Chrey Thom đang vượt tiến độ nhiều tháng so dự kiến ban đầu để nhanh chóng hợp long, nối hai bờ biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia.
Giám đốc dự án, Chỉ huy trưởng công trường thi công Bùi Xuân Chính cho biết: "Công trình khởi công từ tháng 1-2014, nhưng đến tháng 8-2014 chúng tôi mới chính thức bắt tay vào thi công đồng loạt cho nên có chậm chút ít. Nhưng bây giờ thì chắc chắn là xong sớm hơn dự kiến ít nhất cũng hai tháng. Đẩy nhanh tiến độ nhưng chất lượng và khối lượng phải đặt lên hàng đầu vì đây được xem là công trình đặc biệt quan trọng trên tuyến biên giới hai nước".
Hiện, tất cả các đơn vị thi công cầu luôn túc trực lực lượng kỹ sư, công nhân, chia ba ca làm liên tục suốt 24 giờ, mỗi ca 40 công nhân cùng rất nhiều xe ủi, xe cẩu, xe xúc... Tuyến đường dẫn nối quốc lộ 91C cũng đang dần lộ diện. Những hố móng, trụ móng đã sừng sững mọc lên bên dòng sông Bình Di, tuyến biên giới Việt Nam - Cam-puchia thuộc địa bàn thị trấn Long Bình (huyện An Phú, An Giang)."Nếu đúng tiến độ cả hai phía, chắc chắn công trình cầu Long Bình -Chrey Thom sẽ hợp long vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 đúng dịp lễ Quốc khánh 2-9 là đẹp nhất. Chính vì vậy, anh em không ai bảo ai cố gắng làm hết sức mình", Giám đốc dự án Bùi Xuân Chính nói thêm.
Dự án cầu Long Bình - Chrey Thom là một trong những công trình hạ tầng giao thông chiến lược quốc gia nối liền hai bờ sông Bình Di trên tuyến biên giới tây nam Việt Nam từ tỉnh An Giang tiếp giáp tỉnh Kal Dan (Cam-pu-chia). Công trình do Chính phủ Việt Nam huy động gói tín dụng trị giá gần 19 triệu USD giúp Chính phủ Cam-pu-chia xây dựng phần cầu phía Cam-pu-chia. Cầu dài hơn 400 m, sẽ là đường ngắn nhất nối Thủ đô Phnôm Pênh, Cam-pu-chia tới biên giới Việt Nam.
Được xem là công trình mang tầm vóc quốc gia cho nên cầu Long Bình - Chrey Thom luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của bà con lẫn chính quyền nơi đây. Đồng chí Phùng Minh Tân, Bí thư Đảng ủy thị trấn Long Bình chia sẻ: "Khi biết công trình đã được Chính phủ hai nước thống nhất triển khai trên địa bàn thị trấn, lãnh đạo địa phương nỗ lực hỗ trợ giải phóng mặt bằng, nhằm giúp công trình nhanh hoàn thành. 17 hộ bị ảnh hưởng với tổng diện tích giải phóng mặt bằng lên đến 36,5 ha nên khâu đền bù, giải tỏa gặp không ít khó khăn. Ban đầu, nhiều hộ thắc mắc về giá cả đền bù, về việc tái định cư. Thế nhưng mình vận động, hỗ trợ và nhất là giúp dân hiểu được ý nghĩa của công trình, cho nên chỉ sau thời gian ngắn, mặt bằng sạch hoàn toàn được bàn giao cho đơn vị thi công. Giờ đây, công nhân công trình còn được người dân địa phương xem như anh em chòm xóm, hỗ trợ hết mình những khi cần thiết". Ông Trần Văn Việt, một cựu chiến binh gắn bó hơn 30 năm với đất Long Bình nói: "Mỗi ngày, chúng tôi đều ra thăm cầu Long Bình, thấy anh em công nhân tăng ca cả sáng lẫn tối, liên tục ngày đêm, bà con rất thương. Mong sao cầu hoàn thành sớm để tuyến biên giới được giao thương thuận tiện hơn, nâng cao đời sống và đường biên giữa hai nước có được một công trình thế kỷ, mang tầm hữu nghị bền chặt giữa hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia". Khi ca nước chanh giải khát, lúc nải chuối, trái dừa, miếng bánh... những món quà nhỏ liên tục được bà con gửi cho công nhân trên công trường.
Tuyến biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia thuộc địa bàn huyện An Phú (An Giang) được phân định bởi dòng sông Bình Di uốn lượn, nơi dòng sông Cửu Long bắt đầu chảy vào đất Việt chia thành hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Dòng sông Bình Di những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ghi nhận những chiến công oanh liệt, sự hy sinh anh dũng của biết bao chiến sĩ, Bộ đội Cụ Hồ. Ngày nay, dòng Bình Di trở thành tuyến đường sông biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia đặc biệt quan trọng với hàng loạt cửa khẩu như Long Bình, Bắc Đai, Vĩnh Hội Đông... có lưu lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu tổng trị giá hàng triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, chưa có cây cầu nối liền hai bờ cho nên việc kiểm soát qua lại biên giới bị ngăn cách bằng những chuyến đò, phà hết sức khó khăn. Cùng tôi thăm công trình, đồng chí Nguyễn Văn Thạnh, Bí thư Huyện ủy An Phú nói: Khi có cầu sẽ rút ngắn tuyến đường giao thương biên giới từ An Phú lên thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) ít nhất nửa tiếng đồng hồ. An Phú đã có quốc lộ 91C, nay không còn đò, phà khi qua lại biên giới, hàng hóa hai bên chắc chắn sẽ qua lại nhiều hơn. Điều đó sẽ giúp huyện phát triển kinh tế biên mậu, thoát khỏi "thân phận" huyện nghèo mà từ ngày giải phóng miền nam đến nay An Phú cứ bị bêu tên!
Tôi nhớ lại ngày khởi công dự án, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặt niềm tin vững chắc về tầm vóc công trình khi nhắc nhở: "Công trình cầu Long Bình - Chrey Thom là biểu tượng, minh chứng sống động của mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam - Cam-pu-chia. Yêu cầu Bộ Giao thông vận tải Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Công chính Cam-pu-chia và các đơn vị liên quan của hai nước tổ chức, quản lý và thi công để công trình hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, sớm đưa cầu Long Bình - Chrey Thom vào khai thác sử dụng hiệu quả, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cam-pu-chia ngày càng phát triển thịnh vượng, góp phần tích cực vào hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển trong khu vực...".
Công trình cầu Long Bình - Chrey Thom chỉ còn vài tháng nữa sẽ chính thức hợp long. Chắc chắn, đó sẽ là ngày hội lớn không chỉ của bà con hai bờ mà của cả hai dân tộc, hai đất nước Việt Nam - Cam-pu-chia. Chia tay công trình, trên đường về, tiếng máy, tiếng hàn cắt vẫn cứ đều đều vang vọng. Những giọt mồ hôi vẫn lăn dài trên trán, thấm ướt bờ vai công nhân, những chiếc máy xúc, máy ủi ngày đêm không ngơi nghỉ. Công trình hữu nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tuyến biên giới tây nam Tổ quốc đang dần hiện hữu sẽ mở ra trang sử mới cho huyện biên giới An Phú anh hùng, cũng như mang lại niềm tin vào tình hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia mãi mãi bền lâu.
BẢO TRỊ
Báo Nhân Dân
## Trên công trình hữu nghị đầu nguồn sông Cửu Long
![ Trên công trường xây dựng cầu Long Bình - Chrey Thom
](https://i.imgur.com/mAkVExJ.jpg)
Trên công trường xây dựng cầu Long Bình - Chrey Thom. Ảnh: baoangiang
Nắng hè biên giới như thiêu, như đốt. Đã quá 12 giờ trưa nhưng các tốp công nhân vẫn cố hoàn thành nốt những phần việc dang dở. Công trình cầu Long Bình - Chrey Thom đang vượt tiến độ nhiều tháng so dự kiến ban đầu để nhanh chóng hợp long, nối hai bờ biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia.
Giám đốc dự án, Chỉ huy trưởng công trường thi công Bùi Xuân Chính cho biết: "Công trình khởi công từ tháng 1-2014, nhưng đến tháng 8-2014 chúng tôi mới chính thức bắt tay vào thi công đồng loạt cho nên có chậm chút ít. Nhưng bây giờ thì chắc chắn là xong sớm hơn dự kiến ít nhất cũng hai tháng. Đẩy nhanh tiến độ nhưng chất lượng và khối lượng phải đặt lên hàng đầu vì đây được xem là công trình đặc biệt quan trọng trên tuyến biên giới hai nước".
Hiện, tất cả các đơn vị thi công cầu luôn túc trực lực lượng kỹ sư, công nhân, chia ba ca làm liên tục suốt 24 giờ, mỗi ca 40 công nhân cùng rất nhiều xe ủi, xe cẩu, xe xúc... Tuyến đường dẫn nối quốc lộ 91C cũng đang dần lộ diện. Những hố móng, trụ móng đã sừng sững mọc lên bên dòng sông Bình Di, tuyến biên giới Việt Nam - Cam-puchia thuộc địa bàn thị trấn Long Bình (huyện An Phú, An Giang)."Nếu đúng tiến độ cả hai phía, chắc chắn công trình cầu Long Bình -Chrey Thom sẽ hợp long vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 đúng dịp lễ Quốc khánh 2-9 là đẹp nhất. Chính vì vậy, anh em không ai bảo ai cố gắng làm hết sức mình", Giám đốc dự án Bùi Xuân Chính nói thêm.
>
Dự án cầu Long Bình - Chrey Thom là một trong những công trình hạ tầng giao thông chiến lược quốc gia nối liền hai bờ sông Bình Di trên tuyến biên giới tây nam Việt Nam từ tỉnh An Giang tiếp giáp tỉnh Kal Dan (Cam-pu-chia). Công trình do Chính phủ Việt Nam huy động gói tín dụng trị giá gần 19 triệu USD giúp Chính phủ Cam-pu-chia xây dựng phần cầu phía Cam-pu-chia. Cầu dài hơn 400 m, sẽ là đường ngắn nhất nối Thủ đô Phnôm Pênh, Cam-pu-chia tới biên giới Việt Nam.
Được xem là công trình mang tầm vóc quốc gia cho nên cầu Long Bình - Chrey Thom luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của bà con lẫn chính quyền nơi đây. Đồng chí Phùng Minh Tân, Bí thư Đảng ủy thị trấn Long Bình chia sẻ: "Khi biết công trình đã được Chính phủ hai nước thống nhất triển khai trên địa bàn thị trấn, lãnh đạo địa phương nỗ lực hỗ trợ giải phóng mặt bằng, nhằm giúp công trình nhanh hoàn thành. 17 hộ bị ảnh hưởng với tổng diện tích giải phóng mặt bằng lên đến 36,5 ha nên khâu đền bù, giải tỏa gặp không ít khó khăn. Ban đầu, nhiều hộ thắc mắc về giá cả đền bù, về việc tái định cư. Thế nhưng mình vận động, hỗ trợ và nhất là giúp dân hiểu được ý nghĩa của công trình, cho nên chỉ sau thời gian ngắn, mặt bằng sạch hoàn toàn được bàn giao cho đơn vị thi công. Giờ đây, công nhân công trình còn được người dân địa phương xem như anh em chòm xóm, hỗ trợ hết mình những khi cần thiết". Ông Trần Văn Việt, một cựu chiến binh gắn bó hơn 30 năm với đất Long Bình nói: "Mỗi ngày, chúng tôi đều ra thăm cầu Long Bình, thấy anh em công nhân tăng ca cả sáng lẫn tối, liên tục ngày đêm, bà con rất thương. Mong sao cầu hoàn thành sớm để tuyến biên giới được giao thương thuận tiện hơn, nâng cao đời sống và đường biên giữa hai nước có được một công trình thế kỷ, mang tầm hữu nghị bền chặt giữa hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia". Khi ca nước chanh giải khát, lúc nải chuối, trái dừa, miếng bánh... những món quà nhỏ liên tục được bà con gửi cho công nhân trên công trường.
Tuyến biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia thuộc địa bàn huyện An Phú (An Giang) được phân định bởi dòng sông Bình Di uốn lượn, nơi dòng sông Cửu Long bắt đầu chảy vào đất Việt chia thành hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Dòng sông Bình Di những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ghi nhận những chiến công oanh liệt, sự hy sinh anh dũng của biết bao chiến sĩ, Bộ đội Cụ Hồ. Ngày nay, dòng Bình Di trở thành tuyến đường sông biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia đặc biệt quan trọng với hàng loạt cửa khẩu như Long Bình, Bắc Đai, Vĩnh Hội Đông... có lưu lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu tổng trị giá hàng triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, chưa có cây cầu nối liền hai bờ cho nên việc kiểm soát qua lại biên giới bị ngăn cách bằng những chuyến đò, phà hết sức khó khăn. Cùng tôi thăm công trình, đồng chí Nguyễn Văn Thạnh, Bí thư Huyện ủy An Phú nói: Khi có cầu sẽ rút ngắn tuyến đường giao thương biên giới từ An Phú lên thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) ít nhất nửa tiếng đồng hồ. An Phú đã có quốc lộ 91C, nay không còn đò, phà khi qua lại biên giới, hàng hóa hai bên chắc chắn sẽ qua lại nhiều hơn. Điều đó sẽ giúp huyện phát triển kinh tế biên mậu, thoát khỏi "thân phận" huyện nghèo mà từ ngày giải phóng miền nam đến nay An Phú cứ bị bêu tên!
Tôi nhớ lại ngày khởi công dự án, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặt niềm tin vững chắc về tầm vóc công trình khi nhắc nhở: "Công trình cầu Long Bình - Chrey Thom là biểu tượng, minh chứng sống động của mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam - Cam-pu-chia. Yêu cầu Bộ Giao thông vận tải Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Công chính Cam-pu-chia và các đơn vị liên quan của hai nước tổ chức, quản lý và thi công để công trình hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, sớm đưa cầu Long Bình - Chrey Thom vào khai thác sử dụng hiệu quả, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cam-pu-chia ngày càng phát triển thịnh vượng, góp phần tích cực vào hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển trong khu vực...".
Công trình cầu Long Bình - Chrey Thom chỉ còn vài tháng nữa sẽ chính thức hợp long. Chắc chắn, đó sẽ là ngày hội lớn không chỉ của bà con hai bờ mà của cả hai dân tộc, hai đất nước Việt Nam - Cam-pu-chia. Chia tay công trình, trên đường về, tiếng máy, tiếng hàn cắt vẫn cứ đều đều vang vọng. Những giọt mồ hôi vẫn lăn dài trên trán, thấm ướt bờ vai công nhân, những chiếc máy xúc, máy ủi ngày đêm không ngơi nghỉ. Công trình hữu nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tuyến biên giới tây nam Tổ quốc đang dần hiện hữu sẽ mở ra trang sử mới cho huyện biên giới An Phú anh hùng, cũng như mang lại niềm tin vào tình hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia mãi mãi bền lâu.
BẢO TRỊ
Báo Nhân Dân
edited Mar 11 '18 lúc 3:27 pm