Trạng thái
Lịch Sử

Huyện An Phú trong thời kì chiến tranh Việt Nam

An Phú 40 năm xây dựng và phát triển

(Cổng TTĐT AG)- Huyện đầu nguồn biên giới An Phú đã từng ngày vươn mình đi lên, trở thành địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh An Giang, là địa phương có vị trí chiến lược quan trọng an ninh, quốc phòng của cửa ngỏ Tây Nam Tổ Quốc.
Trong không khí tưng bừng hướng đến kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước, những người dân nơi đây lại càng thêm tự hào khi nhìn lại lịch sử hào hùng của một chặng đường trưởng thành và phát triển của một địa phương vùng biên giới Tây Nam của tổ quốc.

Là huyện đầu nguồn, biên giới của tỉnh An Giang có diện tích tự nhiên hơn 226 Km2, dân số hơn 180.000 người, có 12 xã và 02 thị trấn. Phía Nam giáp thành phố Châu Đốc, phía Tây và Bắc giáp Campuchia với đường biên giới 42 km. Huyện An Phú là địa phương nghèo của tỉnh An Giang nhưng giờ đây đã thay đổi ngày một cách khởi sắc. Ông Lê Minh Chánh, nguyên Chủ tịch UBND huyện Phú Châu trước đây bao gồm huyện An Phú và thị xã Tân Châu ngày nay. Ông Chánh là người gắn bó với quá trình hình thành và phát triển của địa phương An Phú. Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông đã chứng kiến gần như trọn vẹn sự vươn mình đi lên của vùng đất anh hùng quê hương An Phú.

Nhớ lại trước đây, vùng đất Vạt Lài thuộc xã Khánh Bình của huyện là một trong những cái nôi cách mạng của vùng biên giới An Phú trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Vạt Lài là căn cứ chiến lược quan trọng của tỉnh, là cửa ngõ nối liền với căn cứ B1 của tỉnh, huyện và là nơi trú đóng để cán bộ tỉnh, huyện, xã để tiến công mở rộng ra nhiều nơi khác. Chính vì thế, địch tăng cường càn quét, đánh phá ngày đêm. An Phú còn là huyện có vị trí quan trọng về địa chính trị và kinh tế, án ngữ nơi đầu nguồn sông Mê Kông từ Campuchia chảy vào Việt Nam.

Trong kháng chiến, người dân An Phú gan dạ, quật cường; trong thời bình Đảng bộ và nhân dân An Phú tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc. Cuối năm 1991, huyện An Phú được thành lập, tách ra từ huyện Phú Châu cũ theo Quyết định số 737/HĐBT, ngày 13-11-1991 của Hội Đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Do nằm ở vị trí đầu nguồn - nơi dòng sông Hậu bắt đầu chảy vào đất Việt nên hàng năm An Phú luôn phải đương đầu với lũ lụt ngập sâu và kéo dài.

Những ngày đầu thành lập, huyện An Phú đối mặt với vô vàn khó khăn. Huyện có 12 xã, 1 thị trấn, trong đó có 8 xã biên giới, với đường biên dài hơn 42km. Toàn huyện có hơn 11 ngàn héc-ta sản xuất nông nghiệp trong tổng diện tích đất tự nhiên gần 21 ngàn héc-ta. Hầu như toàn bộ diện tích trồng lúa của huyện chỉ sản xuất được 1 vụ/năm, hạ tầng giao thông yếu kém, đường sá đi lại rất khó khăn… Bằng sự vượt khó, đoàn kết vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, đến nay qua hơn 20 năm thành lập huyện, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 11%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1,3 triệu đồng năm 1992 lên 28,120 triệu đồng và năm 2014 - tăng gấp 21,6 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, khu vực I giảm từ 77% năm 1992 xuống còn 35% năm 2014, khu vực II tăng từ 3,78% lên 8,5%, khu vực III tăng từ 19% lên 56,5%. Từ những thành tựu về kinh tế - xã hội đã nâng cao một bước đời sống vật chất và tinh thần nhân dân trong huyện.

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, An Phú đã chế ngự lũ một cách có hiệu quả, do sớm có quy hoạch 3 vùng sản xuất với 2 phương án chống lũ triệt để và né lũ tháng 8. Diện tích gieo trồng của huyện từ hơn 20.000 ha năm 1992 lên gần 43.000 ha năm 2014 tăng 2,15 lần, sản lượng lương thực từ 98.000 tấn năm 1992 lên gần 230.000 tấn năm 2014. Cơ giới hóa và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất được nâng lên đáng kể, nhất là việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, bước đầu trên địa bàn huyện đã hình thành được một số mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao mang hiệu quả kinh tế nâng cao thu nhập người nông dân.

Cầu Côn Tiên nối liền đôi bờ Sông Hậu hiền hòa là điểm nhấn khá quan trọng trong suốt thời gian huyện đầu nguồn An Phú vươn tới tiềm năng mới trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cầu Cồn Tiên khánh thành đưa vào sử dụng năm 2007 nối liền thành phố Châu Đốc với huyện An Phú đã tạo một dòng lưu thông huyết mạch từ quốc lộ 91 qua địa bàn huyện An Phú đến biên giới nước bạn Campuchia.

Ông Nguyễn Cao Nhiên năm nay đã ngoài 60 tuổi ở thị trấn An Phú làm nghề kinh doanh mua bán. Ông nhớ lại trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước tuyến đường chính này đi qua địa bàn huyện, bây giờ được là quốc lộ 91C có 6 tháng nước ngập lụt còn lại là 6 tháng mùa mùa khô. Việc đi lại vô cùng khó khăn kinh doanh mua bán rất vất vả. Sau ngày miền năm hoàn toàn giải phóng Đảng bộ và chính quyền bắt tay vào xây dựng, đặc biệt là từ năm 1991 khi thành lập huyện thì đường xá được đầu tư khang trang, lưu thông đi lại thuận lợi đã góp phần cho gia đình ông và bà con kinh doanh mua bán ngày một phát triển. Giờ đây huyện An Phú đã hình thành nhiều trung tâm thương mại trên địa bàn, việc mua bán kinh doanh ngày càng nhộn nhịp, đời sống vật chất tinh thần người dân được nâng cao.

Một số công trình trọng điểm được xác định phát triển kinh tế biên giới đối với huyện An Phú, như Dự án nâng cấp mở rộng Tỉnh lộ 957 thi công đạt 60% kế hoạch, cầu Long Bình- Chrey Thom hoàn thành giải phóng mặt bằng và thi công đạt 20% kế hoạch; cầu Phú Hội tiếp tục điều chỉnh thiết kế từ cầu thép cơ khí sang cầu bê tông vĩnh cửu; Quốc lộ 91C được mở rộng tạo thuận lợi cho giao thông đi lại phát huy thế mạnh kinh tế vùng biên của huyện. Nếu tính giá trị hàng hóa qua cửa khẩu trên địa bàn huyện những ngày đấu thành lập là con số không thì đến năm 2010 đạt 250 triệu USD và đến năm 2014 là 450 triệu USD. Hiện nay hệ thống chợ biên giới được đầu tư nâng cấp khá hoàn chỉnh. Lĩnh vực văn hóa- xã hội được quan tâm đúng mức, các chính sách an sinh xã hội, công tác chăm sóc sức khỏe người dân được thực hiện tốt.

Công tác quốc phòng- an ninh được tăng cường, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững mối quan hệ hữu nghị với chính quyền và các lực lượng Campuchia. Huyện An Phú là địa phương có đông đồng bào dân tộc kinh, chăm, hoa, khomer. Kế thừa và phát huy truyền thống khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền, bốn dân tộc anh em cùng chung sức chung lòng, ra sức thi đua lao động sản xuất phát tiển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, độc lập chủ quyền quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Thạnh, Bí thư Huyện ủy cho biết thêm: Đạt được những thành tích nổi bật nêu trên là nhờ Đảng bộ đã triển khai thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và nâng cao chất lượng công tác dân vận; thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế- xã hội gắn với thực tiễn địa phương. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị lồng ghép với Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng gắn với trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. 40 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã bảo vệ được thành quả cách mạng, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Bài học thành công được rút ra từ 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và bảo vệ biên giới Tây nam của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân nơi đây đã biết phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo; biết dựa vào dân, kết hợp sức mạnh của toàn dân tộc với sức mạnh của thời đại. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đầu nguồn biên giới An Phú đã và đang ra sức vượt khó, đoàn kết phát huy nội lực xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp./.

Phan Tuấn

http://angiang.gov.vn/wps/wcm/connect/web+content/agportal/sa-tin-tuc/821bbe80482a8d9481d6afc652f9eeed?presentationtemplate=PT-Print

## An Phú 40 năm xây dựng và phát triển (Cổng TTĐT AG)- Huyện đầu nguồn biên giới An Phú đã từng ngày vươn mình đi lên, trở thành địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh An Giang, là địa phương có vị trí chiến lược quan trọng an ninh, quốc phòng của cửa ngỏ Tây Nam Tổ Quốc. Trong không khí tưng bừng hướng đến kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước, những người dân nơi đây lại càng thêm tự hào khi nhìn lại lịch sử hào hùng của một chặng đường trưởng thành và phát triển của một địa phương vùng biên giới Tây Nam của tổ quốc. Là huyện đầu nguồn, biên giới của tỉnh An Giang có diện tích tự nhiên hơn 226 Km2, dân số hơn 180.000 người, có 12 xã và 02 thị trấn. Phía Nam giáp thành phố Châu Đốc, phía Tây và Bắc giáp Campuchia với đường biên giới 42 km. Huyện An Phú là địa phương nghèo của tỉnh An Giang nhưng giờ đây đã thay đổi ngày một cách khởi sắc. Ông Lê Minh Chánh, nguyên Chủ tịch UBND huyện Phú Châu trước đây bao gồm huyện An Phú và thị xã Tân Châu ngày nay. Ông Chánh là người gắn bó với quá trình hình thành và phát triển của địa phương An Phú. Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông đã chứng kiến gần như trọn vẹn sự vươn mình đi lên của vùng đất anh hùng quê hương An Phú. Nhớ lại trước đây, vùng đất Vạt Lài thuộc xã Khánh Bình của huyện là một trong những cái nôi cách mạng của vùng biên giới An Phú trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Vạt Lài là căn cứ chiến lược quan trọng của tỉnh, là cửa ngõ nối liền với căn cứ B1 của tỉnh, huyện và là nơi trú đóng để cán bộ tỉnh, huyện, xã để tiến công mở rộng ra nhiều nơi khác. Chính vì thế, địch tăng cường càn quét, đánh phá ngày đêm. An Phú còn là huyện có vị trí quan trọng về địa chính trị và kinh tế, án ngữ nơi đầu nguồn sông Mê Kông từ Campuchia chảy vào Việt Nam. Trong kháng chiến, người dân An Phú gan dạ, quật cường; trong thời bình Đảng bộ và nhân dân An Phú tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc. Cuối năm 1991, huyện An Phú được thành lập, tách ra từ huyện Phú Châu cũ theo Quyết định số 737/HĐBT, ngày 13-11-1991 của Hội Đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Do nằm ở vị trí đầu nguồn - nơi dòng sông Hậu bắt đầu chảy vào đất Việt nên hàng năm An Phú luôn phải đương đầu với lũ lụt ngập sâu và kéo dài. Những ngày đầu thành lập, huyện An Phú đối mặt với vô vàn khó khăn. Huyện có 12 xã, 1 thị trấn, trong đó có 8 xã biên giới, với đường biên dài hơn 42km. Toàn huyện có hơn 11 ngàn héc-ta sản xuất nông nghiệp trong tổng diện tích đất tự nhiên gần 21 ngàn héc-ta. Hầu như toàn bộ diện tích trồng lúa của huyện chỉ sản xuất được 1 vụ/năm, hạ tầng giao thông yếu kém, đường sá đi lại rất khó khăn… Bằng sự vượt khó, đoàn kết vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, đến nay qua hơn 20 năm thành lập huyện, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 11%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1,3 triệu đồng năm 1992 lên 28,120 triệu đồng và năm 2014 - tăng gấp 21,6 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, khu vực I giảm từ 77% năm 1992 xuống còn 35% năm 2014, khu vực II tăng từ 3,78% lên 8,5%, khu vực III tăng từ 19% lên 56,5%. Từ những thành tựu về kinh tế - xã hội đã nâng cao một bước đời sống vật chất và tinh thần nhân dân trong huyện. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, An Phú đã chế ngự lũ một cách có hiệu quả, do sớm có quy hoạch 3 vùng sản xuất với 2 phương án chống lũ triệt để và né lũ tháng 8. Diện tích gieo trồng của huyện từ hơn 20.000 ha năm 1992 lên gần 43.000 ha năm 2014 tăng 2,15 lần, sản lượng lương thực từ 98.000 tấn năm 1992 lên gần 230.000 tấn năm 2014. Cơ giới hóa và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất được nâng lên đáng kể, nhất là việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, bước đầu trên địa bàn huyện đã hình thành được một số mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao mang hiệu quả kinh tế nâng cao thu nhập người nông dân. Cầu Côn Tiên nối liền đôi bờ Sông Hậu hiền hòa là điểm nhấn khá quan trọng trong suốt thời gian huyện đầu nguồn An Phú vươn tới tiềm năng mới trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cầu Cồn Tiên khánh thành đưa vào sử dụng năm 2007 nối liền thành phố Châu Đốc với huyện An Phú đã tạo một dòng lưu thông huyết mạch từ quốc lộ 91 qua địa bàn huyện An Phú đến biên giới nước bạn Campuchia. Ông Nguyễn Cao Nhiên năm nay đã ngoài 60 tuổi ở thị trấn An Phú làm nghề kinh doanh mua bán. Ông nhớ lại trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước tuyến đường chính này đi qua địa bàn huyện, bây giờ được là quốc lộ 91C có 6 tháng nước ngập lụt còn lại là 6 tháng mùa mùa khô. Việc đi lại vô cùng khó khăn kinh doanh mua bán rất vất vả. Sau ngày miền năm hoàn toàn giải phóng Đảng bộ và chính quyền bắt tay vào xây dựng, đặc biệt là từ năm 1991 khi thành lập huyện thì đường xá được đầu tư khang trang, lưu thông đi lại thuận lợi đã góp phần cho gia đình ông và bà con kinh doanh mua bán ngày một phát triển. Giờ đây huyện An Phú đã hình thành nhiều trung tâm thương mại trên địa bàn, việc mua bán kinh doanh ngày càng nhộn nhịp, đời sống vật chất tinh thần người dân được nâng cao. Một số công trình trọng điểm được xác định phát triển kinh tế biên giới đối với huyện An Phú, như Dự án nâng cấp mở rộng Tỉnh lộ 957 thi công đạt 60% kế hoạch, cầu Long Bình- Chrey Thom hoàn thành giải phóng mặt bằng và thi công đạt 20% kế hoạch; cầu Phú Hội tiếp tục điều chỉnh thiết kế từ cầu thép cơ khí sang cầu bê tông vĩnh cửu; Quốc lộ 91C được mở rộng tạo thuận lợi cho giao thông đi lại phát huy thế mạnh kinh tế vùng biên của huyện. Nếu tính giá trị hàng hóa qua cửa khẩu trên địa bàn huyện những ngày đấu thành lập là con số không thì đến năm 2010 đạt 250 triệu USD và đến năm 2014 là 450 triệu USD. Hiện nay hệ thống chợ biên giới được đầu tư nâng cấp khá hoàn chỉnh. Lĩnh vực văn hóa- xã hội được quan tâm đúng mức, các chính sách an sinh xã hội, công tác chăm sóc sức khỏe người dân được thực hiện tốt. Công tác quốc phòng- an ninh được tăng cường, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững mối quan hệ hữu nghị với chính quyền và các lực lượng Campuchia. Huyện An Phú là địa phương có đông đồng bào dân tộc kinh, chăm, hoa, khomer. Kế thừa và phát huy truyền thống khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền, bốn dân tộc anh em cùng chung sức chung lòng, ra sức thi đua lao động sản xuất phát tiển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, độc lập chủ quyền quốc gia. Ông Nguyễn Văn Thạnh, Bí thư Huyện ủy cho biết thêm: Đạt được những thành tích nổi bật nêu trên là nhờ Đảng bộ đã triển khai thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và nâng cao chất lượng công tác dân vận; thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế- xã hội gắn với thực tiễn địa phương. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị lồng ghép với Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng gắn với trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. 40 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã bảo vệ được thành quả cách mạng, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Bài học thành công được rút ra từ 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và bảo vệ biên giới Tây nam của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân nơi đây đã biết phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo; biết dựa vào dân, kết hợp sức mạnh của toàn dân tộc với sức mạnh của thời đại. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đầu nguồn biên giới An Phú đã và đang ra sức vượt khó, đoàn kết phát huy nội lực xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp./. Phan Tuấn http://angiang.gov.vn/wps/wcm/connect/web+content/agportal/sa-tin-tuc/821bbe80482a8d9481d6afc652f9eeed?presentationtemplate=PT-Print

Chương II

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1954 – 1975)

I. TỪ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ TIẾN LÊN “ĐỒNG KHỞI” GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LỰƠC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1954 – 1965)

1- Tình hình chung

a) Chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại hiệp định Genève

Sau Hiệp định Genève, Mỹ thay chân Pháp xâm lược nước ta hòng biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mỹ, đồng thời để ngăn chặn “làn sóng Cộng sản tràn xuống Đông Nam Á”.

Tân Châu là trọng điểm đánh phá của địch. Mỹ ngụy gấp rút tổ chức ở các xã bộ máy tề xã như: hội đồng hương chính, ban đại diện các ấp, dân vệ, xã đoàn, cảnh sát, xây dựng lực lượng bảo an mới để thay thế lực lượng bảo an đội lốt tôn giáo thân Pháp.

Đầu năm 1955, Ngô Đình Diệm thực hiện thống nhất quân đội, tìm mọi cách tiêu diệt các lực lượng chống đối. Tháng 3/1955 lực lượng Cao Đài, Bình Xuyên, Hòa Hảo thành lập Mặt trận thống nhất quốc gia để chống Diệm. Tháng 6/1955, Diệm mở chiến dịch Đinh Tiên Hoàng tấn công các lực lượng giáo phái Hòa Hảo ở miền Tây. Ngày 5/6/1955, 20 tiểu đoàn đánh chiếm Tổng hành dinh của Năm Lửa ở Cái Dồn, Trung đoàn 42 đánh vào Tổng hành dinh của Ngoán ở Cái Dầu và một số nơi khác. Ngày 16/6/1955 Hai Ngoán đem 11 đại đội ra đầu hàng Diệm.

Một số đại đội khác của Hai Ngoán ly khai chống Diệm và tự nâng cấp thành các tiểu đoàn như: Tiểu đoàn Lê Văn Duyệt của Lê Hồng Tươi, Tiểu đoàn Phan Thanh Giản của Lê Chơn Tình.
Ngày 25/6/1955, quân ngụy chiếm đóng Văn phòng chỉ huy khu vực Hòa Hảo và đồn Bang Tống - Tân Châu. Đến ngày 30/6/1955, quân ngụy đánh đuổi Ba Cụt ra khỏi vùng Bảy Núi, đánh quân của Năm Lửa ra khỏi vùng Long Xuyên hậu, đám tàn quân Hòa Hảo chạy về vùng biên giới Tân Châu - Đồng Tháp Mười.

Dẹp xong lực lượng Hòa Hảo, Ngô Đình Diệm rãnh tay đối phó với cách mạng. Chúng mở “chiến dịch tố cộng”, lập Hội đồng Hương chính ở các xã, thành lập mỗi xã ít nhất một tiểu đội dân vệ do ủy viên cảnh sát chỉ huy. Các tổ chức đoàn thể chính trị như “Phong trào cách mạng quốc gia”, ”Đảng cần lao nhân vị”, ”Nghiệp đoàn dân cày” được hình thành. Các đoàn “Công dân vụ” khoác áo “dạy bình dân học vụ”, “xóa nạn mù chữ”, nhưng thực chất là để dò la, thám thính trong dân.

Chúng hoạt động ráo riết để phân loại, phân biệt đối xử với các gia đình theo xu hướng chính trị: loại A là gia đình theo quốc gia, loại B là gia đình lừng chừng và loại C là gia đình kháng chiến có thân nhân đi tập kết. Đối với lực lượng giáo phái Hòa Hảo ly khai, Diệm - Nhu mở chiến dịch Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng vừa thanh trừng vừa chiêu hàng; chúng ra sức đàn áp tín đồ Hòa Hảo, giải tán Ban trị sự, bắt giam lãnh tụ đảng dân xã, gây bất bình trong đồng bào tín đồ Hòa Hảo.

b) Tình hình, nhiệm vụ cách mạng

Sau Hiệp định Genève, địa bàn huyện Tân Châu được thành lập lại, bao gồm các xã Phú Vĩnh, Long Phú, Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hoà Hảo, Long Thuận, Phú Thuận, Tân An, Vĩnh Hoà, Vĩnh Xương, Thường Phước, Thường Thới, Thường Lạc. Đồng chí Lý Chí Nam (Hai Lý) được cử làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc (Chín Tạc) Phó bí thư. Đảng bộ đã lãnh đạo cuộc đấu tranh của quần chúng, ban đầu thuần túy là đấu tranh chính trị, dần dần về sau chuyển thành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang và đồng khởi.

Thực hiện chủ trương chung, Huyện ủy Tân Châu tiến hành sắp xếp, tổ chức lực lượng chuyển quân tập kết, chọn cán bộ cốt cán ở lại xây dựng cơ sở.

Đối với lực lượng vũ trang, Huyện ủy phân công chịu trách nhiệm tìm địa điểm mang toàn bộ vũ khí cất giấu cẩn thận, chọn ở lại những đồng chí gan dạ, có kinh nghiệm chiến đấu, am hiểu chiến trường, làm lại hoặc làm giả giấy tờ hợp pháp để điều lắng trong dân. Phối hợp với cán bộ huyện tổ chức cho đảng viên và quần chúng học tập nắm vững nội dung của hiệp định Genève, tình hình và nhiệm vụ mới, đồng thời đấu tranh và làm nòng cốt trong đấu tranh bảo vệ thành quả kháng chiến, đòi thi hành Hiệp định Genève, đòi dân sinh dân chủ, đẩy mạnh công tác Hòa Hảo vận, binh vận, tề vận, tranh thủ đưa người vào hàng ngũ địch, xây dựng cơ sở gắn với phong trào đấu tranh chính trị, chuẩn bị thực lực đối phó với địch. Các đồng chí hoạt động vũ trang như Huỳnh Văn Dũng (Dũng Khoe), Trương Ngọc Diệp, Võ Văn Nô, Tư Hương, Lê Văn Khoái, Bá Tùng, Sơn Sóc, Lương Văn Sớm, Đỗ Văn Chẳn, Nguyễn Văn Chỉ, Võ Văn Lư, Võ Văn Đáo, Nguyễn Văn Ưng, Nguyễn Văn Chữ, Nguyễn Văn Chương… là những cán bộ, chiến sĩ thường xuyên có mặt hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh chính trị, làm đầu mối liên lạc và tham mưu cho Huyện ủy về những hoạt động chính trị và hành động quân sự phá hoại hiệp định của giặc.

2 - Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Đế quốc Mỹ (1954 – 1965)

a) Sự tác động của Hiệp định Genève ảnh hưởng đến tình hình, nhiệm vụ của Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu

Thực hiện Hiệp định Genève, Huyện ủy Tân Châu chủ trương đấu tranh chính trị đòi thực hiện Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đòi dân sinh, dân chủ; chống các chương trình xã hội của chính quyền Ngô Đình Diệm như "Cải cách điền địa", "Cải tiến nông thôn"; bảo vệ thành quả cách mạng nhưng vẫn sẵn sàng hoạt động vũ trang bất cứ lúc nào với số vũ khí được chôn giấu.

Huyện ủy phân công cán bộ, đảng viên bám địa bàn hoạt động, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới, đặc biệt là trong đồng bào Hòa Hảo. Đây là dịp thuận lợi để tuyên truyền cho tín đồ Hòa Hảo hiểu đúng về cách mạng, xóa bỏ những mặc cảm, chia rẽ trước đây. Đồng bào nhiệt tình ủng hộ cách mạng, nuôi chứa cán bộ, trực tiếp tham gia đấu tranh chính trị.
Các xã tranh thủ lúc địch đang tập trung đối phó các phe phái đối lập để tổ chức đưa cán bộ, đảng viên và những người có cảm tình cách mạng vào hội đồng hương chính, trưởng, phó ấp, dân vệ.

Tại Long Sơn, đồng chí Trương Ngọc Diệp, Bí thư chi bộ xã, đưa cán bộ, du kích nắm phần lớn các chức vụ quan trọng; hầu hết dân vệ là người của cách mạng. Lực lượng cách mạng chi phối tất cả các hoạt động của địch. Lực lượng du kích phân công thay nhau bảo vệ Huyện ủy hoạt động an toàn. Xã Long Sơn là địa bàn đứng chân của Huyện ủy, Tỉnh ủy trong suốt thời kỳ đấu tranh chính trị. (Văn phòng Huyện ủy Tân Châu đóng ở cây số 7 Long Sơn, sát với đồn dân vệ. Văn phòng Tỉnh ủy Châu Đốc, Trạm giao liên của Xứ ủy đóng ở cây số 3 Long Sơn. Cuối năm 1956 đầu năm 1957 các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Lê Toàn Thư, ... trên đường từ Sài Gòn đi về cơ quan Xứ ủy ở Nam Vang đã dừng chân ở trạm này).

Huyện tổ chức ra bộ phận giao liên có 6 đồng chí, do đồng chí Khải làm đội trưởng. Đội đã xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng và tổ chức mạng lưới liên lạc ở khắp nơi; đồng chí Võ Văn Nô (Ba Thu), Tư Hương len lỏi hòa nhập trong dân, tuyên truyền chủ trương, đường lối cách mạng, truyền đạt các chỉ thị của Huyện ủy đến các đảng viên và nhân dân.

Tổ Ủy hội Quốc tế đặt trụ sở làm việc tại nhà Bang Tống - Tân Châu. Ngụy quyền bố trí 1 tiểu đội lính gác ngày đêm, mạng lưới công an, chỉ điểm rải khắp các ngã đường dẫn về trụ sở, khám xét người đi chợ tìm đơn từ, lục thùng bưu chính thu giữ các kiến nghị của dân.

Huyện ủy Tân Châu phân công cán bộ hướng dẫn nhân dân tìm mọi cách đưa đơn kiến nghị đến tổ Ủy hội Quốc tế, đưa cơ sở vào làm nhân viên trong trụ sở tổ Ủy hội Quốc tế để nắm hoạt động của địch, nhận đơn của nhân dân kịp thời chuyển đến đại diện Ủy hội Quốc tế. Lực lượng nội tuyến trong hàng ngũ địch đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào đấu tranh chính trị của huyện và bảo vệ cán bộ cách mạng hoạt động an toàn hơn.

Tháng 7/1955, ở Tân Châu nổ ra nhiều cuộc đấu tranh đòi thi hành hiệp định, đòi dân sinh, dân chủ, chống hành động giết người kháng chiến cũ. Mỗi đợt biểu tình có từ hai trăm đến ba trăm đồng bào tham gia. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, ngụy quyền ở Tân Châu, bọn bảo an phải nhiều lần nhượng bộ những yêu sách của cách mạng…

Nhằm đấu tranh buộc địch phải tổ chức hiệp thương, quan hệ bình thường Nam - Bắc theo qui định của Hiệp định Genève, Huyện ủy Tân Châu do đồng chí Lý Chí Nam và đồng chí Nguyễn Ngọc Tạch chỉ huy, tổ chức nhiều cuộc biểu tình kéo đến tổ Ủy hội quốc tế.

Sáng ngày 20/7/1955, chợ Tân Châu tấp nập hơn những ngày thường, nhân dân các xã Thường Phước, Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, Long Sơn, Long Thuận nghi trang đi chợ rất đông. Đúng giờ hành động, đoàn Long Phú giương cao băng cờ, khẩu hiệu kéo đến trụ sở Ủy hội Quốc tế. Nội dung các khẩu hiệu là đòi chính quyền Diệm phải lập lại quan hệ bình thường Nam - Bắc, phải hiệp thương với miền Bắc, tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước, thả những người bị bắt vô cớ, thực hiện quyền dân sinh, dân chủ.... Đồng bào các xã và nhân dân đi chợ nhập vào đoàn biểu tình lên đến trên 2.000 người. Đại diện tổ Ủy hội quốc tế ra đón đoàn ngay trên đường đi đến trụ sở. Đồng bào trao kiến nghị rồi nhanh chóng tản ra như những người đi chợ bình thường, trở về nhà an toàn. Địch bất ngờ không kịp đối phó. Cuộc biểu tình thắng lợi trọn vẹn, gây tiếng vang lớn trên toàn miền Nam. Phát huy thắng lợi, từ ngày 23 đến ngày 26/7/1955 ta vận động tất cả các cửa hiệu, tiệm buôn ở chợ Tân Châu đồng loạt đóng cửa đấu tranh chống lại ngụy quyền không cho dân xài bạc xé hai.

Sau cuộc biểu tình, Xứ ủy Nam kỳ cử cán bộ đến họp với Huyện ủy Tân Châu để rút kinh nghiệm, đánh giá tình hình và tổ chức cuộc đấu tranh lần hai. Huyện ủy nhận định: cảnh sát huyện Tân Châu đang tăng cường canh gác, mạng lưới công an chìm có mặt đầy chợ và xung quanh Ủy hội quốc tế, yếu tố bất ngờ trong cuộc đấu tranh không còn nữa, do vậy đấu tranh khó thành công như lần đầu. Tuy vậy, theo chỉ đạo của Xứ ủy, Tỉnh ủy quyết định tổ chức cuộc biểu tình tại Tân Châu lần thứ hai vào ngày Quốc khánh 2/9/1955, vừa chào mừng ngày lễ lớn, vừa đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Genève.

Đêm trước ngày biểu tình, lực lượng thanh niên xã Long Phú rải truyền đơn, dán băng khẩu hiệu ở nhiều nơi trong quận lỵ Tân Châu. Sáng ngày 2/9/1955 quần chúng biểu tình nghi trang đi chợ như những ngày thường, với số lượng đông gấp đôi lần trước, có đông đảo đồng bào đạo Hòa Hảo tham gia. Nhân dân Thường Phước, Thường Thới kết hợp với An Hòa Xương và Long Phú, Phú Vĩnh khoảng 3.000 người, 6 giờ sáng đã có mặt tại trụ sở Ủy hội Quốc tế, hàng ngũ chỉnh tề. Đồng chí Phan Văn Khởi (Sáu Tân), đại diện đồng bào trao kiến nghị, đơn từ rồi đoàn biểu tình nhanh chóng tản ra. Nhân dân Long Sơn, Long Thuận, Phú Lâm, Phú Thuận tập trung khoảng 1.000 người kéo lên, giương băng cờ màu xanh tượng trưng cho hòa bình, hô vang khẩu hiệu đòi hiệp thương tổng tuyển cử. Khi đoàn đến bót Toumi (cơ quan Huyện ủy Tân Châu ngày nay), bị cảnh sát chặn lại, xô xát diễn ra. Cảnh sát bắn bị thương 2 người cầm băng dẫn đầu. Đại diện Ủy hội Quốc tế dự định đến hiện trường can thiệp, nhưng bị cảnh sát cản ngăn với lý do không đảm bảo an toàn. Đoàn biểu tình phải giải tán tại bót Toumi sau khi buộc địch đưa 2 người bị thương đi chữa trị.

Sau cuộc biểu tình này, địch tăng cường mạng lưới công an chìm phong tỏa trụ sở tổ Ủy hội quốc tế, bắt giữ những người mang đơn từ, kiến nghị, kiểm soát gắt gao các ngã đường.
Chuẩn bị cho ngày “trưng cầu dân ý” để truất phế Bảo Đại và “bầu cử Quốc hội” riêng lẻ, ngụy quyền tại Tân Châu tổ chức nhiều cuộc biểu tình "ly khai cộng sản", với những biểu ngữ "Đả đảo Ủy hội quốc tế", "Đả đảo Hiệp định Genève". Đồng thời chúng tổ chức các lớp học tố cộng để gieo vào tâm trí người dân hình ảnh "Người cộng sản xấu xa", "phải xa lánh". Tuy nhiên, đồng bào vẫn tin cách mạng, tiếp tục đấu tranh bằng nhiều hình thức phong phú hơn trước.
Cùng với phong trào đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định, phong trào đòi dân sinh dân chủ cũng phát triển. Có cuộc đấu tranh lên đến 300 người kéo đến quận Tân Châu đòi kéo dài thời hạn đổi “bạc xé hai”, không hủy “bạc xé hai”. Công tác binh vận được đẩy mạnh, dù địch thay đổi tề xã, tề ấp, nhưng ta vẫn đưa được người vào bộ máy của chúng. Hoạt động của các chiến sĩ cách mạng trong lực lượng vũ trang giáo phái Hòa Hảo mang lại nhiều kết quả, các đồng chí tác động làm cho binh sĩ Hòa Hảo sống lương thiện hơn, không cướp bóc, sách nhiễu nhân dân, nhờ đó quần chúng hưởng ứng, nuôi chứa cán bộ, cung cấp tình hình.

Tháng 11/1955 Diệm - Nhu mở chiến dịch Nguyễn Huệ, do Dương Văn Minh làm tư lệnh, truy quét lực lượng vũ trang Hòa Hảo ly khai ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày 25/2/1956, Năm Lửa ra đầu hàng chính quyền Diệm ở Láng Tượng. Lê Quang Vinh (Ba Cụt) cùng vợ là Cao Thị Nguyệt về ở Giồng Trà Dên. Đồng chí Lê Văn Khoái vận động cơ sở xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương thăm viếng để tranh thủ Ba Cụt. Diệm - Nhu cũng tích cực cho người đến gặp Ba Cụt chiêu dụ.

Tháng 3/1956, Ba Cụt trở mặt cho bọn đàn em ở đại đội cảnh sát giết chết cán bộ cách mạng và những gia đình cơ sở kháng chiến ở Tân Châu hết sức dã man. Đồng chí Phùng Quang Khành, Bí thư chi bộ xã Vĩnh Hòa bị chúng bắt giết. Chỉ trong 10 ngày cuối tháng 3/1956 có gần 60 cán bộ, đồng bào bị giết chôn tập thể hoặc thả trôi sông. Tuy vậy, trên đường ra đầu hàng, Ba Cụt bị chính quyền ngụy bắt ngày 13/4/1956 và sau đó bị xử tử tại Cần Thơ.
Sau khi Ba Cụt bị giết, lực lượng Hòa Hảo ly khai của Ba Cụt tiếp tục chống Diệm ở vùng Đồng Tháp Mười. Tiểu đoàn Lê Văn Duyệt của Lê Hồng Tươi và Tiểu đoàn Phan Thanh Giản của Lê Chơn Tình vẫn hoạt động lưu động ở Thường Phước, Thường Thới.

Trong lúc đấu tranh chống Ngô Đình Diệm, lực lượng giáo phái Hòa Hảo ly khai và cách mạng có chung mục tiêu là đánh đổ chế độ ngụy quyền Sài Gòn, nên có thể liên kết với nhau. Tỉnh ủy chủ trương đưa cán bộ vào lực lượng vũ trang Hòa Hảo để chống Diệm mà không vi phạm Hiệp định Genève.

Đồng chí Lê Văn Khoái - Huyện ủy viên, Bí thư xã Vĩnh Xương được phân công làm cố vấn cho Lê Hồng Tươi. Tiểu đoàn Lê Văn Duyệt gồm 3 đại đội hoạt động ở huyện Tân Châu, huyện đưa 25 cán bộ, chiến sĩ gia nhập tiểu đoàn này, Lê Hồng Tươi cho tách riêng thành lập 1 đại đội mang tên Đại đội 4, đồng chí Huỳnh Văn Dũng (Dũng Khoe) làm đại đội trưởng. Đại đội 4 cùng Tiểu đoàn Lê Văn Duyệt tích cực hỗ trợ các cuộc đấu tranh chính trị, các cuộc biểu tình, chống phá cuộc trưng cầu dân ý ngày bầu cử Quốc hội, phục kích chống càn nhiều lần, gây tổn thất lớn cho địch.

Tháng 6/1956, Diệm - Nhu tiếp tục mở chiến dịch Thoại Ngọc Hầu do tướng Dương Văn Minh làm tư lệnh.

Đại đội 4 về hoạt động trên địa bàn thị trấn Tân Châu, xã Phú Hữu, căn cứ Bưng Ven. Địch tăng cường Liên đội 7, lính Nùng, mở nhiều trận càn vào An Hòa Xương truy quét. Chiến sĩ đại đội 4 chiến đấu dũng cảm đẩy lùi nhiều trận càn của địch, ngăn cản địch thiết lập đồn bót ở An Hòa Xương. Trận chống càn tại rạch Bà Cả Bầu, Giồng Trà Dên ngày 29/8/1956 đại đội 4 diệt 4 tên; trận chống càn tại mương Cây Dơi, diệt 4 tên, bắt sống 1 tên, thu 4 súng.

Trong cuộc chống càn ở biên giới Vĩnh Xương, Tiểu đoàn Lê Văn Duyệt phối hợp lực lượng Lê Chơn Tình mở mặt trận tại chùa Thầy Bảy. Trận chiến đấu kéo dài từ 3 giờ khuya đến 6 giờ sáng, địch buộc phải rút quân, lực lượng giáo phái Hòa Hảo cũng rút qua Thường Phước.
Đại đội 4 ở lại tiếp tục chiến đấu.

Ngày 19/10/1956, bảo an tỉnh hành quân lên Tân An mở đồn Bến Nước. Đại đội 4 phục kích tại Mương Sâu diệt 2 tên, thu 1 súng FM, 3 thomson, 2 garant, 1 carbin. Đại đội 4 còn diệt nhiều tên liên lạc, ác ôn, tình báo đánh phá cơ sở cách mạng, trong đó có tên trưởng phòng biệt động đội dân vệ Tân Châu.

Ngày 26/10/1956, Diệm công bố Hiến pháp không thi hành Hiệp định Genève. Quần chúng Tân Châu vẫn lẻ tẻ đến trụ sở Ủy hội quốc tế để đấu tranh nhưng hầu hết đều bị địch bắt. Ngày 18/12/1956, có 16 người bị bắt. Tổ Ủy hội quốc tế dần dần bị vô hiệu hóa.

Đầu năm 1957, lực lượng Lê Hồng Tươi dời sang Thường Phước.

Ngày 8/2/1957, tại biên giới Vĩnh Xương, trong lúc chờ ghe đưa sang sông, đồng chí Lê Văn Khoái (Huyện ủy viên) bị địch phục kích bắn chết, Lê Hồng Tươi bị thương. Sau khi trở lại An Hòa Xương, Lê Hồng Tươi nghe lời khuyến dụ muốn ra hàng, các chiến sĩ ta vận động y ở lại tiếp tục chiến đấu nhưng tâm trạng Lê Hồng Tươi tỏ ra bị dao động.

Ngô Đình Diệm thấy việc đàn áp lực lượng Hòa Hảo không hiệu quả mà còn gây thêm căm phẫn trong dân chúng tín đồ nên thay đổi chiến thuật, nới lỏng kềm kẹp, mua chuộc tín đồ Hòa Hảo, mở chiến dịch chiêu an lực lượng giáo phái ly khai, vừa bao vây, vừa dụ hàng. Thực hiện ý đồ đó, từ cuối năm 1957 đến tháng 3/1958, bọn chúng tập trung 5 đại đội bảo an, 3 tiểu đoàn, 17 đại đội biệt kích, dân vệ, kết hợp với tỉnh đoàn công dân vụ, thông tin, công an... mở nhiều cuộc hành quân vào các xã biên giới Tân Châu, An Phú. Lê Hồng Tươi chống trả yếu ớt, tránh chạm trán với lực lượng ngụy.

Ngày 14/7/1958 Lê Hồng Tươi đầu hàng.

Đại đội 4 xin ý kiến Tỉnh ủy cho tách ra tiếp tục chiến đấu. Tỉnh ủy chưa thống nhất quan điểm về đấu tranh vũ trang nên ra lệnh cho đại đội 4 rã ngũ tay không. Các chiến sĩ phân tán, người lên biên giới sinh sống cùng Việt kiều, người sang Đồng Tháp gia nhập vào Tiểu đoàn 502 của Kiến Phong.

Đến lúc này (giữa tháng 7 nqa8m 1958) lực lượng vũ trang Tân Châu, về mặt hình thức, hầu như tan rã hoàn toàn.

Giữa năm 1958, đồng chí Lý Chí Nam được Tỉnh ủy phân công về huyện Chợ Mới, đồng chí Đỗ Văn An thay, cuối năm 1958, đồng chí Đỗ Văn An về tỉnh, đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc trở lại làm Bí thư Huyện ủy Tân Châu.

Ngô Đình Diệm đẩy mạnh chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, tăng cường khủng bố, bắt giết cán bộ, đánh phá cách mạng quyết liệt hơn. Chúng tổ chức nhiều cuộc "tố cộng" ở xã Long Sơn, Phú Lâm, Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, bắt giam cán bộ, đảng viên và những người kháng chiến cũ; đe dọa, buộc họ phải xé cờ Đảng, ly khai Việt cộng. Chúng bắt vợ cán bộ cách mạng thoát ly, có người đang mang thai, đánh đập, điều tra, buộc phải khai báo tin tức.

Ngụy quyền liên tục bố ráp, đánh điểm, sục sạo, lùng bắt cán bộ. Huyện ủy Tân Châu đưa cán bộ, đảng viên chuyển vùng hoạt động để bảo toàn lực lượng. Huyện ủy Tân Châu rút khỏi Long Sơn, lên nhà đồng chí Trần Thế Lộc (Bảy Phong) xã Long Phú, sau đó dời lên nhà đồng chí Tư Tuấn xã Vĩnh Hòa. Căn cứ của Huyện ủy đóng tại đây đến năm 1961.

Ngày 13/1/1959, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp Hội nghị lần thứ 15 ra Nghị quyết 15 "Về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà".

Nghị quyết 15 xác định "Vì chế độ miền Nam là một chế độ thực dân và nửa phong kiến cực kỳ phản động và tàn bạo, vì chính quyền miền Nam là chính quyền đế quốc và phong kiến độc tài, hiếu chiến, cho nên ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ... Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Đó là mục tiêu phấn đấu của nhân dân miền Nam hiện nay”.

Thực hiện tinh thần Nghị Quyết 15 TW, Tỉnh ủy An Giang phân công đồng chí Võ Thái Bảo - Phó Bí thư Tỉnh ủy, trưởng ban quân sự, trực tiếp xây dựng lực lượng lại vũ trang, tập hợp lại một số chiến sĩ đại đội 4 và vệ quốc đoàn đưa qua Giồng Bàng - Thường Phước học tập quân sự 45 ngày, do Tiểu đoàn 502 Kiến Phong (của Khu) huấn luyện. Trong lúc còn đang học tập, ngày 26/9/1959 Tiểu đoàn 502 đánh thắng trận Gò Quảng Cung.

Khu ủy chi viện cho An Giang một tiểu đội cả người lẫn súng (1 trung liên, 19 súng trường và carbin). Sau đó Đội vũ trang công tác của tỉnh An Giang (mang bí số 8) được thành lập tại Giồng Bàng có 27 chiến sĩ, biên chế thành 2 tiểu đội mang tên Hai Dũng, Ba Tiến.

Tháng 10/1959 Đội vũ trang số 8 vượt sông Tiền về biên giới Tân Châu - An Phú hoạt động. Đơn vị bí mật đóng căn cứ ở Bưng Ven. Vào mùa nước nổi sinh hoạt của các chiến sĩ rất khó khăn, hai chiến sĩ 1 xuồng, bị đồn bót địch bao vây tứ phía, ban ngày phải ẩn mình trong đưng sậy, ban đêm mới ra ngoài, không dám gây tiếng động. Chiến sĩ ăn ở vô cùng cực khổ, phải bí mật và luôn di chuyển, các đồng chí ở Kiến Phong chi viện lần lượt xin về, đơn vị bổ sung thêm quân số người địa phương. Đơn vị phải ém quân, chịu đựng gian khổ suốt một thời gian dài trong khi địch tăng cường đàn áp, khủng bố. Tình thế đó đặt ra vấn đề đánh lực lượng Trương Kim Cù để chiếm địa bàn xây dựng căn cứ.

Hàng ngày, bọn lính của Trương Kim Cù thường ra Mương Lớn, Mương Nhỏ (Phú Hữu), bắt dân làm cá nộp thuế cho chúng. Các chiến sĩ Đội vũ trang số 8 phục kích bắn chết 4 tên, thu 1 súng carbin. Trận đánh tuy nhỏ, nhưng là trận thắng mở màn quan trọng, cổ vũ tinh thần của các chiến sĩ, nhân dân Phú Hữu phấn khởi tuyên truyền, tác động mạnh đến tâm lý địch. Trương Kim Cù hoang mang, rút toàn bộ lực lượng về Vạt Lài.

Đội vũ trang số 8 chiếm căn cứ Bưng Ven, Tân Châu có thêm một vùng đất “tự do”, không có dân cư nhưng vô cùng quý báu vào thời điểm này, cán bộ hợp pháp có nơi tạm trú, thanh niên yêu nước có chỗ tòng quân, đội võ trang được bổ sung quân số. Huyện ủy Tân Châu chuyển về căn cứ đóng chung với bộ đội, xây dựng Bưng Ven thành căn cứ cách mạng vững chắc của huyện suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Đầu tháng 12/1959, Khu ủy khu 8 cho An Giang phiên hiệu Tiểu đoàn 510 thay thế Đội vũ trang số 8. Tiểu đoàn 510 do Võ Tấn Phục (Tư Nam) làm Tiểu đoàn trưởng, Trần Thiện Toàn làm Chính trị viên, Ba Trương (nguyên Bí thư chi bộ xã Vĩnh Xương) và Lê Hà làm Tiểu đoàn phó.

Ngày 4/1/1960 đồng chí Ba Trương và chiến sĩ Xuân nhận nhiệm vụ về Vĩnh Xương diệt tên Lễ, đại diện xã ác ôn. Khi hành động, súng của đồng chí Trương bị kẹt đạn, tên Lễ chạy thoát. Theo kế hoạch, tên Dẽo, đồn phó dân vệ xã Vĩnh Xương là nội tuyến, sẽ án binh bất động cho đồng chí Ba Trương và Xuân về căn cứ, nhưng tên Dẽo phản bội, cho dân vệ truy đuổi bắn chết 2 đồng chí. Hắn trở thành tên ác ôn gây nhiều tội ác cho đồng bào Tân Châu - An Phú.
Đầu năm 1960, địch bắt dân làm con đường dài hơn 10 km chạy dọc biên giới, nối liền đầu xóm chùa Phú Hữu với Đồn bảo an xã Vĩnh Xương để ngăn chặn lực lượng cách mạng từ biên giới sang. Huyện ủy tổ chức quần chúng đấu tranh không cho địch thực hiện. Tên thiếu úy Biết, đồn trưởng bảo an Vĩnh Xương, tức tối ra lệnh cho lính đánh đập đồng bào. Ngày 16/3/1960, một bộ phận của Tiểu đoàn 510 tổ chức phục kích bọn bảo an tuần tra, diệt 2 tên. Thắng lợi tuy nhỏ nhưng có tác động lớn, nhân dân lấy lý do mất an ninh không đi đắp lộ, việc làm đường bị bỏ dở.

Tháng 3/1960, Huyện ủy họp tại nhà đồng chí Tư Tuấn, xã Vĩnh Hòa để học tập, quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng về đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. Huyện ủy chủ trương, khi không còn cơ hội tổng tuyển cử nữa, chúng ta phải tiến hành chiến tranh du kích từ đánh nhỏ quấy rối tiến lên đánh tập trung, đánh lớn, lấy vũ khí địch đánh địch. Huyện ủy đề ra nhiệm vụ xây dựng lực lượng du kích mật, kết hợp với Tiểu đoàn 510 đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị, diệt ác, phá kềm, mở lõm, mở vùng giải phóng.

Du kích mật các xã được nhanh chóng thành lập, mỗi xã có từ vài chục đến hàng trăm thanh niên tham gia, đông nhất là du kích xã Tân An lấy căn cứ Giồng Trà Dên làm địa bàn hoạt động.

Tin về đồng khởi thắng lợi ở các nơi cổ vũ tinh thần đồng bào, chiến sĩ trong huyện. Các xã gấp rút trang bị vũ khí, mìn tự tạo cho du kích mật, xây dựng lỏm căn cứ, cấm “bản tử địa”, củng cố nội tuyến trong các đồn bót địch, kết hợp Tiểu đoàn 510 tấn công những nơi đã có cơ sở nội tuyến vững chắc.

Ngày 24/3/1960, đồng chí Bá Tùng và 2 chiến sĩ Tiểu đoàn 510 kết hợp nội tuyến tấn công đồn Long Sơn thu 11 súng. Ngày 26/3/1960, đồng chí Bảy Phát chỉ huy một số chiến sĩ Tiểu đoàn 510 kết hợp nội tuyến đột kích đồn Đa Phước lấy 5 súng trường. Qua 2 trận đánh đồn Long Sơn và Đa Phước Tiểu đoàn 510 phát triển quân số thêm 3 tiểu đội, mở rộng hoạt động võ trang tuyên truyền.

Chiều ngày 2/7/1960, du kích Tân An, Vĩnh Hòa kết hợp với các chiến sĩ Tiểu đoàn 510 tổ chức đánh đồn Tam Giác. Đồn Tam Giác thuộc ấp Tân Thạnh, xã Tân An, quân số có một trung đội bảo an lưu động kiểm soát lộ Vĩnh Xương - Tân An và ven bờ sông Tiền đồng thời yểm trợ cho các đồn phụ cận, ngăn chặn cách mạng tiếp xúc với nhân dân, khủng bố các gia đình có thân nhân tham gia kháng chiến, đánh đồn Tam Giác là mục tiêu quan trọng trong chiến dịch đồng khởi của huyện, chi bộ Vĩnh Hòa xây dựng được nội tuyến Nguyễn Văn Hạnh, trung sĩ đồn phó. Huyện ủy chỉ đạo phải quyết tâm đánh cho được đồn này. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc - Bí thư Huyện ủy, đóng trụ sở chỉ huy cách đồn vài trăm mét chỉ đạo trận đánh. Hai đồng chí Bá Tùng và Sơn Sóc, chiến sĩ Tiểu đoàn 510 giả làm công an Cần Thơ, lấy cớ đến thăm Trung sĩ Hạnh để vào đồn. Cơ sở của ta lừa được tên Tề, đồn trưởng ra khỏi đồn, tổ chức tiệc nhậu để cầm chân hắn. Trung sĩ Hạnh sai hai tên lính gác cổng ra xóm mua gà về đãi khách. Đúng lúc đó, đồng chí Bá Tùng và Sơn Sóc cùng du kích mật tràn vào chiếm các tháp canh, địch bất ngờ nhưng liền sau đó đánh trả quyết liệt, đồng chí Út Dũng kịp thời có mặt chiếm khẩu trung liên ở tua gác cổng chính bắn diệt ổ kháng cự. Sau gần nửa giờ nổ súng, ta diệt gọn đồn, thu 3 trung liên, 7 tiểu liên, 3 carbin, 3 garant, 3 súng trường và nhiều đạn dược.

Đầu tháng 9/1960, Tỉnh ủy triển khai kế hoạch đồng khởi, vùng Bảy Núi là trọng điểm. Tân Châu - An Phú là điểm phụ cố gắng giành quyền làm chủ ở một số xã, ấp, tạo địa bàn đứng chân, phá hỏng thế kềm kẹp của địch.

Tối ngày 9/9/1960, đồng chí Võ Tấn Phục chỉ huy 4 tiểu đội của Tiểu đoàn 510 từ căn cứ Bưng Ven về kết hợp với du kích các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương lập trận địa tại Xép Cỏ Găng. Quân ta giả bắt ông Chạp (là cơ sở cách mạng) trưởng ấp Tân Vĩnh (ấp Vĩnh Bường ngày nay) rồi cho mẹ và vợ ông lên đồn Bến Nước báo tin. Trưa ngày 10/9/1960, 2 trung đội ở đồn xuất quân chia làm 2 mũi tấn công, 1 mũi rơi vào trận địa mai phục bị quân ta tiêu diệt, trung đội còn lại rút chạy về đồn Bến Nước cầu cứu. Trung đội bảo an ở Tân An cùng 2 tiểu đội bảo an và dân vệ của Tiểu đoàn Đinh Bộ Lĩnh, do Quận trưởng Tân Châu chỉ huy đến tiếp viện, bị quân ta phục kích, tên Quận trưởng mở đường máu chạy về quận lỵ. Ta đánh rã 1 trung đội bảo an địch, thu được 1 trung liên, 2 tiểu liên, 8 súng trường, diệt tên trung sĩ Đạo đồn phó đồn Bến Nước và 10 tên lính, bắt 10 tên giáo dục, tha tại chỗ. Phía ta, 2 cán bộ tiểu đội hy sinh, đồng chí Võ Tấn Phục bị thương quá nặng, ngày hôm sau hy sinh. Đồng chí Tám Tồn, nội tuyến, đồn phó đồn Vĩnh Xương, giả vờ đem cối 6 chi viện cho trận đánh để tạo điều kiện cho lực lượng ta cướp súng, nhưng vì hợp đồng không chặt chẽ, kế hoạch cướp súng không thực hiện được. Sau đó đồng chí Tám Tồn bi lộ và bị địch bắt.

Đồn Tam Giác bị tiêu diệt giữa ban ngày, cùng với trận đánh rã trung đội bảo an tại Xép Cỏ Găng khiến bọn địch lo sợ, rút bỏ các đồn nhỏ ở An Hòa Xương, chỉ còn đóng giữ 3 đồn lớn là Vĩnh Xương, Bến Nước, Tân An. Qua các trận đánh, Tiểu đoàn 510 phát triển được 10 tiểu đội, hoạt động khắp các xã trong huyện Tân Châu, An Phú, cùng du kích các xã võ trang tuyên truyền trừ gian, diệt ác, mở rộng vùng giải phóng.

Bị thua đau, quân địch tổ chức lực lượng bảo an thành nhiều đội cơ động ứng chiến và biệt kích đi lùng bắt những người bị tình nghi. Đồng chí Nguyễn văn Tuấn, Bí thư chi bộ B Vĩnh Hòa bị tên Dẽo cho quân vây bắt tại hầm bí mật, tra tấn chết đi sống lại, bỏ tù ở khám Chí Hòa cùng với đồng chí Út Tùng, lãnh đạo du kích Vĩnh Hoà. Một số quần chúng cách mạng bị bắt, ông Lúa một gia đình cơ sở bị chúng giết. Chi bộ xã vận động nhân dân chở xác nạn nhân đến quận Tân Châu đấu tranh. Đoàn biểu tình có 150 người, được quần chúng lao động ở chợ Tân Châu ủng hộ nên địch không dám đàn áp.

Giữa tháng 9/1960 "Công trường", cơ sở sản xuất vũ khí của huyện Tân Châu được thành lập, do đồng chí Đỏ làm tổ trưởng, đồng chí Tốt chính trị viên. “Công trường” chế tạo được nhiều loại vũ khí thô sơ như súng K.60, súng Ngựa trời, súng kiếp, lựu đạn cá mòi, sạt đạn, chông... chuẩn bị cho chiến dịch đồng khởi.

Ngày 20/9/1960, địch tập kích vào ấp Tân Phú xã Tân An bắt một số cán bộ huyện ủy Tân Châu đang chuẩn bị họp chỉ đạo phong trào Đồng khởi, nhiều truyền đơn, một máy phóng thanh bị mất. Tiếp đó chúng tổ chức nhiều cuộc truy lùng ở hầu hết các xã. Tại xã Long Sơn chúng bắt đồng chí Bùi Chí Công, Huyện ủy viên, và 10 cán bộ xã. Huyện ủy chỉ còn 3 đồng chí, tinh thần quần chúng mất ổn định. Phong trào cách mạng ở Tân Châu bước vào giai đoạn có nhiều khó khăn, thử thách.

Từ sau ngày ký Hiệp định Genève năm 1954, Đảng bộ Tân Châu bị phân tán và rút vào hoạt động bí mật. Tuy vậy, Huyện ủy vẫn cố gắng duy trì thực lực và lãnh đạo các cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng, tiến tới đồng khởi 1960 giành quyền làm chủ của nhân dân, làm thất bại ý đồ giành dân của địch. Phong trào đấu tranh chính trị của huyện là cuộc tổng diễn tập qui mô lớn của quần chúng, tạo tiền đề cho lực lượng cách mạng nổi dậy đồng loạt sau này.

Chương II ## LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1954 – 1975) ### I. TỪ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ TIẾN LÊN “ĐỒNG KHỞI” GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LỰƠC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1954 – 1965) #### 1- Tình hình chung **a) Chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại hiệp định Genève** Sau Hiệp định Genève, Mỹ thay chân Pháp xâm lược nước ta hòng biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mỹ, đồng thời để ngăn chặn “làn sóng Cộng sản tràn xuống Đông Nam Á”. Tân Châu là trọng điểm đánh phá của địch. Mỹ ngụy gấp rút tổ chức ở các xã bộ máy tề xã như: hội đồng hương chính, ban đại diện các ấp, dân vệ, xã đoàn, cảnh sát, xây dựng lực lượng bảo an mới để thay thế lực lượng bảo an đội lốt tôn giáo thân Pháp. Đầu năm 1955, Ngô Đình Diệm thực hiện thống nhất quân đội, tìm mọi cách tiêu diệt các lực lượng chống đối. Tháng 3/1955 lực lượng Cao Đài, Bình Xuyên, Hòa Hảo thành lập Mặt trận thống nhất quốc gia để chống Diệm. Tháng 6/1955, Diệm mở chiến dịch Đinh Tiên Hoàng tấn công các lực lượng giáo phái Hòa Hảo ở miền Tây. Ngày 5/6/1955, 20 tiểu đoàn đánh chiếm Tổng hành dinh của Năm Lửa ở Cái Dồn, Trung đoàn 42 đánh vào Tổng hành dinh của Ngoán ở Cái Dầu và một số nơi khác. Ngày 16/6/1955 Hai Ngoán đem 11 đại đội ra đầu hàng Diệm. Một số đại đội khác của Hai Ngoán ly khai chống Diệm và tự nâng cấp thành các tiểu đoàn như: Tiểu đoàn Lê Văn Duyệt của Lê Hồng Tươi, Tiểu đoàn Phan Thanh Giản của Lê Chơn Tình. Ngày 25/6/1955, quân ngụy chiếm đóng Văn phòng chỉ huy khu vực Hòa Hảo và đồn Bang Tống - Tân Châu. Đến ngày 30/6/1955, quân ngụy đánh đuổi Ba Cụt ra khỏi vùng Bảy Núi, đánh quân của Năm Lửa ra khỏi vùng Long Xuyên hậu, đám tàn quân Hòa Hảo chạy về vùng biên giới Tân Châu - Đồng Tháp Mười. Dẹp xong lực lượng Hòa Hảo, Ngô Đình Diệm rãnh tay đối phó với cách mạng. Chúng mở “chiến dịch tố cộng”, lập Hội đồng Hương chính ở các xã, thành lập mỗi xã ít nhất một tiểu đội dân vệ do ủy viên cảnh sát chỉ huy. Các tổ chức đoàn thể chính trị như “Phong trào cách mạng quốc gia”, ”Đảng cần lao nhân vị”, ”Nghiệp đoàn dân cày” được hình thành. Các đoàn “Công dân vụ” khoác áo “dạy bình dân học vụ”, “xóa nạn mù chữ”, nhưng thực chất là để dò la, thám thính trong dân. Chúng hoạt động ráo riết để phân loại, phân biệt đối xử với các gia đình theo xu hướng chính trị: loại A là gia đình theo quốc gia, loại B là gia đình lừng chừng và loại C là gia đình kháng chiến có thân nhân đi tập kết. Đối với lực lượng giáo phái Hòa Hảo ly khai, Diệm - Nhu mở chiến dịch Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng vừa thanh trừng vừa chiêu hàng; chúng ra sức đàn áp tín đồ Hòa Hảo, giải tán Ban trị sự, bắt giam lãnh tụ đảng dân xã, gây bất bình trong đồng bào tín đồ Hòa Hảo. **b) Tình hình, nhiệm vụ cách mạng** Sau Hiệp định Genève, địa bàn huyện Tân Châu được thành lập lại, bao gồm các xã Phú Vĩnh, Long Phú, Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hoà Hảo, Long Thuận, Phú Thuận, Tân An, Vĩnh Hoà, Vĩnh Xương, Thường Phước, Thường Thới, Thường Lạc. Đồng chí Lý Chí Nam (Hai Lý) được cử làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc (Chín Tạc) Phó bí thư. Đảng bộ đã lãnh đạo cuộc đấu tranh của quần chúng, ban đầu thuần túy là đấu tranh chính trị, dần dần về sau chuyển thành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang và đồng khởi. Thực hiện chủ trương chung, Huyện ủy Tân Châu tiến hành sắp xếp, tổ chức lực lượng chuyển quân tập kết, chọn cán bộ cốt cán ở lại xây dựng cơ sở. Đối với lực lượng vũ trang, Huyện ủy phân công chịu trách nhiệm tìm địa điểm mang toàn bộ vũ khí cất giấu cẩn thận, chọn ở lại những đồng chí gan dạ, có kinh nghiệm chiến đấu, am hiểu chiến trường, làm lại hoặc làm giả giấy tờ hợp pháp để điều lắng trong dân. Phối hợp với cán bộ huyện tổ chức cho đảng viên và quần chúng học tập nắm vững nội dung của hiệp định Genève, tình hình và nhiệm vụ mới, đồng thời đấu tranh và làm nòng cốt trong đấu tranh bảo vệ thành quả kháng chiến, đòi thi hành Hiệp định Genève, đòi dân sinh dân chủ, đẩy mạnh công tác Hòa Hảo vận, binh vận, tề vận, tranh thủ đưa người vào hàng ngũ địch, xây dựng cơ sở gắn với phong trào đấu tranh chính trị, chuẩn bị thực lực đối phó với địch. Các đồng chí hoạt động vũ trang như Huỳnh Văn Dũng (Dũng Khoe), Trương Ngọc Diệp, Võ Văn Nô, Tư Hương, Lê Văn Khoái, Bá Tùng, Sơn Sóc, Lương Văn Sớm, Đỗ Văn Chẳn, Nguyễn Văn Chỉ, Võ Văn Lư, Võ Văn Đáo, Nguyễn Văn Ưng, Nguyễn Văn Chữ, Nguyễn Văn Chương… là những cán bộ, chiến sĩ thường xuyên có mặt hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh chính trị, làm đầu mối liên lạc và tham mưu cho Huyện ủy về những hoạt động chính trị và hành động quân sự phá hoại hiệp định của giặc. **2 - Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Đế quốc Mỹ (1954 – 1965)** **a) Sự tác động của Hiệp định Genève ảnh hưởng đến tình hình, nhiệm vụ của Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu** Thực hiện Hiệp định Genève, Huyện ủy Tân Châu chủ trương đấu tranh chính trị đòi thực hiện Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đòi dân sinh, dân chủ; chống các chương trình xã hội của chính quyền Ngô Đình Diệm như "Cải cách điền địa", "Cải tiến nông thôn"; bảo vệ thành quả cách mạng nhưng vẫn sẵn sàng hoạt động vũ trang bất cứ lúc nào với số vũ khí được chôn giấu. Huyện ủy phân công cán bộ, đảng viên bám địa bàn hoạt động, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới, đặc biệt là trong đồng bào Hòa Hảo. Đây là dịp thuận lợi để tuyên truyền cho tín đồ Hòa Hảo hiểu đúng về cách mạng, xóa bỏ những mặc cảm, chia rẽ trước đây. Đồng bào nhiệt tình ủng hộ cách mạng, nuôi chứa cán bộ, trực tiếp tham gia đấu tranh chính trị. Các xã tranh thủ lúc địch đang tập trung đối phó các phe phái đối lập để tổ chức đưa cán bộ, đảng viên và những người có cảm tình cách mạng vào hội đồng hương chính, trưởng, phó ấp, dân vệ. Tại Long Sơn, đồng chí Trương Ngọc Diệp, Bí thư chi bộ xã, đưa cán bộ, du kích nắm phần lớn các chức vụ quan trọng; hầu hết dân vệ là người của cách mạng. Lực lượng cách mạng chi phối tất cả các hoạt động của địch. Lực lượng du kích phân công thay nhau bảo vệ Huyện ủy hoạt động an toàn. Xã Long Sơn là địa bàn đứng chân của Huyện ủy, Tỉnh ủy trong suốt thời kỳ đấu tranh chính trị. (Văn phòng Huyện ủy Tân Châu đóng ở cây số 7 Long Sơn, sát với đồn dân vệ. Văn phòng Tỉnh ủy Châu Đốc, Trạm giao liên của Xứ ủy đóng ở cây số 3 Long Sơn. Cuối năm 1956 đầu năm 1957 các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Lê Toàn Thư, ... trên đường từ Sài Gòn đi về cơ quan Xứ ủy ở Nam Vang đã dừng chân ở trạm này). Huyện tổ chức ra bộ phận giao liên có 6 đồng chí, do đồng chí Khải làm đội trưởng. Đội đã xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng và tổ chức mạng lưới liên lạc ở khắp nơi; đồng chí Võ Văn Nô (Ba Thu), Tư Hương len lỏi hòa nhập trong dân, tuyên truyền chủ trương, đường lối cách mạng, truyền đạt các chỉ thị của Huyện ủy đến các đảng viên và nhân dân. Tổ Ủy hội Quốc tế đặt trụ sở làm việc tại nhà Bang Tống - Tân Châu. Ngụy quyền bố trí 1 tiểu đội lính gác ngày đêm, mạng lưới công an, chỉ điểm rải khắp các ngã đường dẫn về trụ sở, khám xét người đi chợ tìm đơn từ, lục thùng bưu chính thu giữ các kiến nghị của dân. Huyện ủy Tân Châu phân công cán bộ hướng dẫn nhân dân tìm mọi cách đưa đơn kiến nghị đến tổ Ủy hội Quốc tế, đưa cơ sở vào làm nhân viên trong trụ sở tổ Ủy hội Quốc tế để nắm hoạt động của địch, nhận đơn của nhân dân kịp thời chuyển đến đại diện Ủy hội Quốc tế. Lực lượng nội tuyến trong hàng ngũ địch đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào đấu tranh chính trị của huyện và bảo vệ cán bộ cách mạng hoạt động an toàn hơn. Tháng 7/1955, ở Tân Châu nổ ra nhiều cuộc đấu tranh đòi thi hành hiệp định, đòi dân sinh, dân chủ, chống hành động giết người kháng chiến cũ. Mỗi đợt biểu tình có từ hai trăm đến ba trăm đồng bào tham gia. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, ngụy quyền ở Tân Châu, bọn bảo an phải nhiều lần nhượng bộ những yêu sách của cách mạng… Nhằm đấu tranh buộc địch phải tổ chức hiệp thương, quan hệ bình thường Nam - Bắc theo qui định của Hiệp định Genève, Huyện ủy Tân Châu do đồng chí Lý Chí Nam và đồng chí Nguyễn Ngọc Tạch chỉ huy, tổ chức nhiều cuộc biểu tình kéo đến tổ Ủy hội quốc tế. Sáng ngày 20/7/1955, chợ Tân Châu tấp nập hơn những ngày thường, nhân dân các xã Thường Phước, Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, Long Sơn, Long Thuận nghi trang đi chợ rất đông. Đúng giờ hành động, đoàn Long Phú giương cao băng cờ, khẩu hiệu kéo đến trụ sở Ủy hội Quốc tế. Nội dung các khẩu hiệu là đòi chính quyền Diệm phải lập lại quan hệ bình thường Nam - Bắc, phải hiệp thương với miền Bắc, tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước, thả những người bị bắt vô cớ, thực hiện quyền dân sinh, dân chủ.... Đồng bào các xã và nhân dân đi chợ nhập vào đoàn biểu tình lên đến trên 2.000 người. Đại diện tổ Ủy hội quốc tế ra đón đoàn ngay trên đường đi đến trụ sở. Đồng bào trao kiến nghị rồi nhanh chóng tản ra như những người đi chợ bình thường, trở về nhà an toàn. Địch bất ngờ không kịp đối phó. Cuộc biểu tình thắng lợi trọn vẹn, gây tiếng vang lớn trên toàn miền Nam. Phát huy thắng lợi, từ ngày 23 đến ngày 26/7/1955 ta vận động tất cả các cửa hiệu, tiệm buôn ở chợ Tân Châu đồng loạt đóng cửa đấu tranh chống lại ngụy quyền không cho dân xài bạc xé hai. Sau cuộc biểu tình, Xứ ủy Nam kỳ cử cán bộ đến họp với Huyện ủy Tân Châu để rút kinh nghiệm, đánh giá tình hình và tổ chức cuộc đấu tranh lần hai. Huyện ủy nhận định: cảnh sát huyện Tân Châu đang tăng cường canh gác, mạng lưới công an chìm có mặt đầy chợ và xung quanh Ủy hội quốc tế, yếu tố bất ngờ trong cuộc đấu tranh không còn nữa, do vậy đấu tranh khó thành công như lần đầu. Tuy vậy, theo chỉ đạo của Xứ ủy, Tỉnh ủy quyết định tổ chức cuộc biểu tình tại Tân Châu lần thứ hai vào ngày Quốc khánh 2/9/1955, vừa chào mừng ngày lễ lớn, vừa đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Genève. Đêm trước ngày biểu tình, lực lượng thanh niên xã Long Phú rải truyền đơn, dán băng khẩu hiệu ở nhiều nơi trong quận lỵ Tân Châu. Sáng ngày 2/9/1955 quần chúng biểu tình nghi trang đi chợ như những ngày thường, với số lượng đông gấp đôi lần trước, có đông đảo đồng bào đạo Hòa Hảo tham gia. Nhân dân Thường Phước, Thường Thới kết hợp với An Hòa Xương và Long Phú, Phú Vĩnh khoảng 3.000 người, 6 giờ sáng đã có mặt tại trụ sở Ủy hội Quốc tế, hàng ngũ chỉnh tề. Đồng chí Phan Văn Khởi (Sáu Tân), đại diện đồng bào trao kiến nghị, đơn từ rồi đoàn biểu tình nhanh chóng tản ra. Nhân dân Long Sơn, Long Thuận, Phú Lâm, Phú Thuận tập trung khoảng 1.000 người kéo lên, giương băng cờ màu xanh tượng trưng cho hòa bình, hô vang khẩu hiệu đòi hiệp thương tổng tuyển cử. Khi đoàn đến bót Toumi (cơ quan Huyện ủy Tân Châu ngày nay), bị cảnh sát chặn lại, xô xát diễn ra. Cảnh sát bắn bị thương 2 người cầm băng dẫn đầu. Đại diện Ủy hội Quốc tế dự định đến hiện trường can thiệp, nhưng bị cảnh sát cản ngăn với lý do không đảm bảo an toàn. Đoàn biểu tình phải giải tán tại bót Toumi sau khi buộc địch đưa 2 người bị thương đi chữa trị. Sau cuộc biểu tình này, địch tăng cường mạng lưới công an chìm phong tỏa trụ sở tổ Ủy hội quốc tế, bắt giữ những người mang đơn từ, kiến nghị, kiểm soát gắt gao các ngã đường. Chuẩn bị cho ngày “trưng cầu dân ý” để truất phế Bảo Đại và “bầu cử Quốc hội” riêng lẻ, ngụy quyền tại Tân Châu tổ chức nhiều cuộc biểu tình "ly khai cộng sản", với những biểu ngữ "Đả đảo Ủy hội quốc tế", "Đả đảo Hiệp định Genève". Đồng thời chúng tổ chức các lớp học tố cộng để gieo vào tâm trí người dân hình ảnh "Người cộng sản xấu xa", "phải xa lánh". Tuy nhiên, đồng bào vẫn tin cách mạng, tiếp tục đấu tranh bằng nhiều hình thức phong phú hơn trước. Cùng với phong trào đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định, phong trào đòi dân sinh dân chủ cũng phát triển. Có cuộc đấu tranh lên đến 300 người kéo đến quận Tân Châu đòi kéo dài thời hạn đổi “bạc xé hai”, không hủy “bạc xé hai”. Công tác binh vận được đẩy mạnh, dù địch thay đổi tề xã, tề ấp, nhưng ta vẫn đưa được người vào bộ máy của chúng. Hoạt động của các chiến sĩ cách mạng trong lực lượng vũ trang giáo phái Hòa Hảo mang lại nhiều kết quả, các đồng chí tác động làm cho binh sĩ Hòa Hảo sống lương thiện hơn, không cướp bóc, sách nhiễu nhân dân, nhờ đó quần chúng hưởng ứng, nuôi chứa cán bộ, cung cấp tình hình. Tháng 11/1955 Diệm - Nhu mở chiến dịch Nguyễn Huệ, do Dương Văn Minh làm tư lệnh, truy quét lực lượng vũ trang Hòa Hảo ly khai ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 25/2/1956, Năm Lửa ra đầu hàng chính quyền Diệm ở Láng Tượng. Lê Quang Vinh (Ba Cụt) cùng vợ là Cao Thị Nguyệt về ở Giồng Trà Dên. Đồng chí Lê Văn Khoái vận động cơ sở xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương thăm viếng để tranh thủ Ba Cụt. Diệm - Nhu cũng tích cực cho người đến gặp Ba Cụt chiêu dụ. Tháng 3/1956, Ba Cụt trở mặt cho bọn đàn em ở đại đội cảnh sát giết chết cán bộ cách mạng và những gia đình cơ sở kháng chiến ở Tân Châu hết sức dã man. Đồng chí Phùng Quang Khành, Bí thư chi bộ xã Vĩnh Hòa bị chúng bắt giết. Chỉ trong 10 ngày cuối tháng 3/1956 có gần 60 cán bộ, đồng bào bị giết chôn tập thể hoặc thả trôi sông. Tuy vậy, trên đường ra đầu hàng, Ba Cụt bị chính quyền ngụy bắt ngày 13/4/1956 và sau đó bị xử tử tại Cần Thơ. Sau khi Ba Cụt bị giết, lực lượng Hòa Hảo ly khai của Ba Cụt tiếp tục chống Diệm ở vùng Đồng Tháp Mười. Tiểu đoàn Lê Văn Duyệt của Lê Hồng Tươi và Tiểu đoàn Phan Thanh Giản của Lê Chơn Tình vẫn hoạt động lưu động ở Thường Phước, Thường Thới. Trong lúc đấu tranh chống Ngô Đình Diệm, lực lượng giáo phái Hòa Hảo ly khai và cách mạng có chung mục tiêu là đánh đổ chế độ ngụy quyền Sài Gòn, nên có thể liên kết với nhau. Tỉnh ủy chủ trương đưa cán bộ vào lực lượng vũ trang Hòa Hảo để chống Diệm mà không vi phạm Hiệp định Genève. Đồng chí Lê Văn Khoái - Huyện ủy viên, Bí thư xã Vĩnh Xương được phân công làm cố vấn cho Lê Hồng Tươi. Tiểu đoàn Lê Văn Duyệt gồm 3 đại đội hoạt động ở huyện Tân Châu, huyện đưa 25 cán bộ, chiến sĩ gia nhập tiểu đoàn này, Lê Hồng Tươi cho tách riêng thành lập 1 đại đội mang tên Đại đội 4, đồng chí Huỳnh Văn Dũng (Dũng Khoe) làm đại đội trưởng. Đại đội 4 cùng Tiểu đoàn Lê Văn Duyệt tích cực hỗ trợ các cuộc đấu tranh chính trị, các cuộc biểu tình, chống phá cuộc trưng cầu dân ý ngày bầu cử Quốc hội, phục kích chống càn nhiều lần, gây tổn thất lớn cho địch. Tháng 6/1956, Diệm - Nhu tiếp tục mở chiến dịch Thoại Ngọc Hầu do tướng Dương Văn Minh làm tư lệnh. Đại đội 4 về hoạt động trên địa bàn thị trấn Tân Châu, xã Phú Hữu, căn cứ Bưng Ven. Địch tăng cường Liên đội 7, lính Nùng, mở nhiều trận càn vào An Hòa Xương truy quét. Chiến sĩ đại đội 4 chiến đấu dũng cảm đẩy lùi nhiều trận càn của địch, ngăn cản địch thiết lập đồn bót ở An Hòa Xương. Trận chống càn tại rạch Bà Cả Bầu, Giồng Trà Dên ngày 29/8/1956 đại đội 4 diệt 4 tên; trận chống càn tại mương Cây Dơi, diệt 4 tên, bắt sống 1 tên, thu 4 súng. Trong cuộc chống càn ở biên giới Vĩnh Xương, Tiểu đoàn Lê Văn Duyệt phối hợp lực lượng Lê Chơn Tình mở mặt trận tại chùa Thầy Bảy. Trận chiến đấu kéo dài từ 3 giờ khuya đến 6 giờ sáng, địch buộc phải rút quân, lực lượng giáo phái Hòa Hảo cũng rút qua Thường Phước. Đại đội 4 ở lại tiếp tục chiến đấu. Ngày 19/10/1956, bảo an tỉnh hành quân lên Tân An mở đồn Bến Nước. Đại đội 4 phục kích tại Mương Sâu diệt 2 tên, thu 1 súng FM, 3 thomson, 2 garant, 1 carbin. Đại đội 4 còn diệt nhiều tên liên lạc, ác ôn, tình báo đánh phá cơ sở cách mạng, trong đó có tên trưởng phòng biệt động đội dân vệ Tân Châu. Ngày 26/10/1956, Diệm công bố Hiến pháp không thi hành Hiệp định Genève. Quần chúng Tân Châu vẫn lẻ tẻ đến trụ sở Ủy hội quốc tế để đấu tranh nhưng hầu hết đều bị địch bắt. Ngày 18/12/1956, có 16 người bị bắt. Tổ Ủy hội quốc tế dần dần bị vô hiệu hóa. Đầu năm 1957, lực lượng Lê Hồng Tươi dời sang Thường Phước. Ngày 8/2/1957, tại biên giới Vĩnh Xương, trong lúc chờ ghe đưa sang sông, đồng chí Lê Văn Khoái (Huyện ủy viên) bị địch phục kích bắn chết, Lê Hồng Tươi bị thương. Sau khi trở lại An Hòa Xương, Lê Hồng Tươi nghe lời khuyến dụ muốn ra hàng, các chiến sĩ ta vận động y ở lại tiếp tục chiến đấu nhưng tâm trạng Lê Hồng Tươi tỏ ra bị dao động. Ngô Đình Diệm thấy việc đàn áp lực lượng Hòa Hảo không hiệu quả mà còn gây thêm căm phẫn trong dân chúng tín đồ nên thay đổi chiến thuật, nới lỏng kềm kẹp, mua chuộc tín đồ Hòa Hảo, mở chiến dịch chiêu an lực lượng giáo phái ly khai, vừa bao vây, vừa dụ hàng. Thực hiện ý đồ đó, từ cuối năm 1957 đến tháng 3/1958, bọn chúng tập trung 5 đại đội bảo an, 3 tiểu đoàn, 17 đại đội biệt kích, dân vệ, kết hợp với tỉnh đoàn công dân vụ, thông tin, công an... mở nhiều cuộc hành quân vào các xã biên giới Tân Châu, An Phú. Lê Hồng Tươi chống trả yếu ớt, tránh chạm trán với lực lượng ngụy. Ngày 14/7/1958 Lê Hồng Tươi đầu hàng. Đại đội 4 xin ý kiến Tỉnh ủy cho tách ra tiếp tục chiến đấu. Tỉnh ủy chưa thống nhất quan điểm về đấu tranh vũ trang nên ra lệnh cho đại đội 4 rã ngũ tay không. Các chiến sĩ phân tán, người lên biên giới sinh sống cùng Việt kiều, người sang Đồng Tháp gia nhập vào Tiểu đoàn 502 của Kiến Phong. Đến lúc này (giữa tháng 7 nqa8m 1958) lực lượng vũ trang Tân Châu, về mặt hình thức, hầu như tan rã hoàn toàn. Giữa năm 1958, đồng chí Lý Chí Nam được Tỉnh ủy phân công về huyện Chợ Mới, đồng chí Đỗ Văn An thay, cuối năm 1958, đồng chí Đỗ Văn An về tỉnh, đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc trở lại làm Bí thư Huyện ủy Tân Châu. Ngô Đình Diệm đẩy mạnh chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, tăng cường khủng bố, bắt giết cán bộ, đánh phá cách mạng quyết liệt hơn. Chúng tổ chức nhiều cuộc "tố cộng" ở xã Long Sơn, Phú Lâm, Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, bắt giam cán bộ, đảng viên và những người kháng chiến cũ; đe dọa, buộc họ phải xé cờ Đảng, ly khai Việt cộng. Chúng bắt vợ cán bộ cách mạng thoát ly, có người đang mang thai, đánh đập, điều tra, buộc phải khai báo tin tức. Ngụy quyền liên tục bố ráp, đánh điểm, sục sạo, lùng bắt cán bộ. Huyện ủy Tân Châu đưa cán bộ, đảng viên chuyển vùng hoạt động để bảo toàn lực lượng. Huyện ủy Tân Châu rút khỏi Long Sơn, lên nhà đồng chí Trần Thế Lộc (Bảy Phong) xã Long Phú, sau đó dời lên nhà đồng chí Tư Tuấn xã Vĩnh Hòa. Căn cứ của Huyện ủy đóng tại đây đến năm 1961. Ngày 13/1/1959, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp Hội nghị lần thứ 15 ra Nghị quyết 15 "Về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà". Nghị quyết 15 xác định "Vì chế độ miền Nam là một chế độ thực dân và nửa phong kiến cực kỳ phản động và tàn bạo, vì chính quyền miền Nam là chính quyền đế quốc và phong kiến độc tài, hiếu chiến, cho nên ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ... Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Đó là mục tiêu phấn đấu của nhân dân miền Nam hiện nay”. Thực hiện tinh thần Nghị Quyết 15 TW, Tỉnh ủy An Giang phân công đồng chí Võ Thái Bảo - Phó Bí thư Tỉnh ủy, trưởng ban quân sự, trực tiếp xây dựng lực lượng lại vũ trang, tập hợp lại một số chiến sĩ đại đội 4 và vệ quốc đoàn đưa qua Giồng Bàng - Thường Phước học tập quân sự 45 ngày, do Tiểu đoàn 502 Kiến Phong (của Khu) huấn luyện. Trong lúc còn đang học tập, ngày 26/9/1959 Tiểu đoàn 502 đánh thắng trận Gò Quảng Cung. Khu ủy chi viện cho An Giang một tiểu đội cả người lẫn súng (1 trung liên, 19 súng trường và carbin). Sau đó Đội vũ trang công tác của tỉnh An Giang (mang bí số 8) được thành lập tại Giồng Bàng có 27 chiến sĩ, biên chế thành 2 tiểu đội mang tên Hai Dũng, Ba Tiến. Tháng 10/1959 Đội vũ trang số 8 vượt sông Tiền về biên giới Tân Châu - An Phú hoạt động. Đơn vị bí mật đóng căn cứ ở Bưng Ven. Vào mùa nước nổi sinh hoạt của các chiến sĩ rất khó khăn, hai chiến sĩ 1 xuồng, bị đồn bót địch bao vây tứ phía, ban ngày phải ẩn mình trong đưng sậy, ban đêm mới ra ngoài, không dám gây tiếng động. Chiến sĩ ăn ở vô cùng cực khổ, phải bí mật và luôn di chuyển, các đồng chí ở Kiến Phong chi viện lần lượt xin về, đơn vị bổ sung thêm quân số người địa phương. Đơn vị phải ém quân, chịu đựng gian khổ suốt một thời gian dài trong khi địch tăng cường đàn áp, khủng bố. Tình thế đó đặt ra vấn đề đánh lực lượng Trương Kim Cù để chiếm địa bàn xây dựng căn cứ. Hàng ngày, bọn lính của Trương Kim Cù thường ra Mương Lớn, Mương Nhỏ (Phú Hữu), bắt dân làm cá nộp thuế cho chúng. Các chiến sĩ Đội vũ trang số 8 phục kích bắn chết 4 tên, thu 1 súng carbin. Trận đánh tuy nhỏ, nhưng là trận thắng mở màn quan trọng, cổ vũ tinh thần của các chiến sĩ, nhân dân Phú Hữu phấn khởi tuyên truyền, tác động mạnh đến tâm lý địch. Trương Kim Cù hoang mang, rút toàn bộ lực lượng về Vạt Lài. Đội vũ trang số 8 chiếm căn cứ Bưng Ven, Tân Châu có thêm một vùng đất “tự do”, không có dân cư nhưng vô cùng quý báu vào thời điểm này, cán bộ hợp pháp có nơi tạm trú, thanh niên yêu nước có chỗ tòng quân, đội võ trang được bổ sung quân số. Huyện ủy Tân Châu chuyển về căn cứ đóng chung với bộ đội, xây dựng Bưng Ven thành căn cứ cách mạng vững chắc của huyện suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đầu tháng 12/1959, Khu ủy khu 8 cho An Giang phiên hiệu Tiểu đoàn 510 thay thế Đội vũ trang số 8. Tiểu đoàn 510 do Võ Tấn Phục (Tư Nam) làm Tiểu đoàn trưởng, Trần Thiện Toàn làm Chính trị viên, Ba Trương (nguyên Bí thư chi bộ xã Vĩnh Xương) và Lê Hà làm Tiểu đoàn phó. Ngày 4/1/1960 đồng chí Ba Trương và chiến sĩ Xuân nhận nhiệm vụ về Vĩnh Xương diệt tên Lễ, đại diện xã ác ôn. Khi hành động, súng của đồng chí Trương bị kẹt đạn, tên Lễ chạy thoát. Theo kế hoạch, tên Dẽo, đồn phó dân vệ xã Vĩnh Xương là nội tuyến, sẽ án binh bất động cho đồng chí Ba Trương và Xuân về căn cứ, nhưng tên Dẽo phản bội, cho dân vệ truy đuổi bắn chết 2 đồng chí. Hắn trở thành tên ác ôn gây nhiều tội ác cho đồng bào Tân Châu - An Phú. Đầu năm 1960, địch bắt dân làm con đường dài hơn 10 km chạy dọc biên giới, nối liền đầu xóm chùa Phú Hữu với Đồn bảo an xã Vĩnh Xương để ngăn chặn lực lượng cách mạng từ biên giới sang. Huyện ủy tổ chức quần chúng đấu tranh không cho địch thực hiện. Tên thiếu úy Biết, đồn trưởng bảo an Vĩnh Xương, tức tối ra lệnh cho lính đánh đập đồng bào. Ngày 16/3/1960, một bộ phận của Tiểu đoàn 510 tổ chức phục kích bọn bảo an tuần tra, diệt 2 tên. Thắng lợi tuy nhỏ nhưng có tác động lớn, nhân dân lấy lý do mất an ninh không đi đắp lộ, việc làm đường bị bỏ dở. Tháng 3/1960, Huyện ủy họp tại nhà đồng chí Tư Tuấn, xã Vĩnh Hòa để học tập, quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng về đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. Huyện ủy chủ trương, khi không còn cơ hội tổng tuyển cử nữa, chúng ta phải tiến hành chiến tranh du kích từ đánh nhỏ quấy rối tiến lên đánh tập trung, đánh lớn, lấy vũ khí địch đánh địch. Huyện ủy đề ra nhiệm vụ xây dựng lực lượng du kích mật, kết hợp với Tiểu đoàn 510 đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị, diệt ác, phá kềm, mở lõm, mở vùng giải phóng. Du kích mật các xã được nhanh chóng thành lập, mỗi xã có từ vài chục đến hàng trăm thanh niên tham gia, đông nhất là du kích xã Tân An lấy căn cứ Giồng Trà Dên làm địa bàn hoạt động. Tin về đồng khởi thắng lợi ở các nơi cổ vũ tinh thần đồng bào, chiến sĩ trong huyện. Các xã gấp rút trang bị vũ khí, mìn tự tạo cho du kích mật, xây dựng lỏm căn cứ, cấm “bản tử địa”, củng cố nội tuyến trong các đồn bót địch, kết hợp Tiểu đoàn 510 tấn công những nơi đã có cơ sở nội tuyến vững chắc. Ngày 24/3/1960, đồng chí Bá Tùng và 2 chiến sĩ Tiểu đoàn 510 kết hợp nội tuyến tấn công đồn Long Sơn thu 11 súng. Ngày 26/3/1960, đồng chí Bảy Phát chỉ huy một số chiến sĩ Tiểu đoàn 510 kết hợp nội tuyến đột kích đồn Đa Phước lấy 5 súng trường. Qua 2 trận đánh đồn Long Sơn và Đa Phước Tiểu đoàn 510 phát triển quân số thêm 3 tiểu đội, mở rộng hoạt động võ trang tuyên truyền. Chiều ngày 2/7/1960, du kích Tân An, Vĩnh Hòa kết hợp với các chiến sĩ Tiểu đoàn 510 tổ chức đánh đồn Tam Giác. Đồn Tam Giác thuộc ấp Tân Thạnh, xã Tân An, quân số có một trung đội bảo an lưu động kiểm soát lộ Vĩnh Xương - Tân An và ven bờ sông Tiền đồng thời yểm trợ cho các đồn phụ cận, ngăn chặn cách mạng tiếp xúc với nhân dân, khủng bố các gia đình có thân nhân tham gia kháng chiến, đánh đồn Tam Giác là mục tiêu quan trọng trong chiến dịch đồng khởi của huyện, chi bộ Vĩnh Hòa xây dựng được nội tuyến Nguyễn Văn Hạnh, trung sĩ đồn phó. Huyện ủy chỉ đạo phải quyết tâm đánh cho được đồn này. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc - Bí thư Huyện ủy, đóng trụ sở chỉ huy cách đồn vài trăm mét chỉ đạo trận đánh. Hai đồng chí Bá Tùng và Sơn Sóc, chiến sĩ Tiểu đoàn 510 giả làm công an Cần Thơ, lấy cớ đến thăm Trung sĩ Hạnh để vào đồn. Cơ sở của ta lừa được tên Tề, đồn trưởng ra khỏi đồn, tổ chức tiệc nhậu để cầm chân hắn. Trung sĩ Hạnh sai hai tên lính gác cổng ra xóm mua gà về đãi khách. Đúng lúc đó, đồng chí Bá Tùng và Sơn Sóc cùng du kích mật tràn vào chiếm các tháp canh, địch bất ngờ nhưng liền sau đó đánh trả quyết liệt, đồng chí Út Dũng kịp thời có mặt chiếm khẩu trung liên ở tua gác cổng chính bắn diệt ổ kháng cự. Sau gần nửa giờ nổ súng, ta diệt gọn đồn, thu 3 trung liên, 7 tiểu liên, 3 carbin, 3 garant, 3 súng trường và nhiều đạn dược. Đầu tháng 9/1960, Tỉnh ủy triển khai kế hoạch đồng khởi, vùng Bảy Núi là trọng điểm. Tân Châu - An Phú là điểm phụ cố gắng giành quyền làm chủ ở một số xã, ấp, tạo địa bàn đứng chân, phá hỏng thế kềm kẹp của địch. Tối ngày 9/9/1960, đồng chí Võ Tấn Phục chỉ huy 4 tiểu đội của Tiểu đoàn 510 từ căn cứ Bưng Ven về kết hợp với du kích các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương lập trận địa tại Xép Cỏ Găng. Quân ta giả bắt ông Chạp (là cơ sở cách mạng) trưởng ấp Tân Vĩnh (ấp Vĩnh Bường ngày nay) rồi cho mẹ và vợ ông lên đồn Bến Nước báo tin. Trưa ngày 10/9/1960, 2 trung đội ở đồn xuất quân chia làm 2 mũi tấn công, 1 mũi rơi vào trận địa mai phục bị quân ta tiêu diệt, trung đội còn lại rút chạy về đồn Bến Nước cầu cứu. Trung đội bảo an ở Tân An cùng 2 tiểu đội bảo an và dân vệ của Tiểu đoàn Đinh Bộ Lĩnh, do Quận trưởng Tân Châu chỉ huy đến tiếp viện, bị quân ta phục kích, tên Quận trưởng mở đường máu chạy về quận lỵ. Ta đánh rã 1 trung đội bảo an địch, thu được 1 trung liên, 2 tiểu liên, 8 súng trường, diệt tên trung sĩ Đạo đồn phó đồn Bến Nước và 10 tên lính, bắt 10 tên giáo dục, tha tại chỗ. Phía ta, 2 cán bộ tiểu đội hy sinh, đồng chí Võ Tấn Phục bị thương quá nặng, ngày hôm sau hy sinh. Đồng chí Tám Tồn, nội tuyến, đồn phó đồn Vĩnh Xương, giả vờ đem cối 6 chi viện cho trận đánh để tạo điều kiện cho lực lượng ta cướp súng, nhưng vì hợp đồng không chặt chẽ, kế hoạch cướp súng không thực hiện được. Sau đó đồng chí Tám Tồn bi lộ và bị địch bắt. Đồn Tam Giác bị tiêu diệt giữa ban ngày, cùng với trận đánh rã trung đội bảo an tại Xép Cỏ Găng khiến bọn địch lo sợ, rút bỏ các đồn nhỏ ở An Hòa Xương, chỉ còn đóng giữ 3 đồn lớn là Vĩnh Xương, Bến Nước, Tân An. Qua các trận đánh, Tiểu đoàn 510 phát triển được 10 tiểu đội, hoạt động khắp các xã trong huyện Tân Châu, An Phú, cùng du kích các xã võ trang tuyên truyền trừ gian, diệt ác, mở rộng vùng giải phóng. Bị thua đau, quân địch tổ chức lực lượng bảo an thành nhiều đội cơ động ứng chiến và biệt kích đi lùng bắt những người bị tình nghi. Đồng chí Nguyễn văn Tuấn, Bí thư chi bộ B Vĩnh Hòa bị tên Dẽo cho quân vây bắt tại hầm bí mật, tra tấn chết đi sống lại, bỏ tù ở khám Chí Hòa cùng với đồng chí Út Tùng, lãnh đạo du kích Vĩnh Hoà. Một số quần chúng cách mạng bị bắt, ông Lúa một gia đình cơ sở bị chúng giết. Chi bộ xã vận động nhân dân chở xác nạn nhân đến quận Tân Châu đấu tranh. Đoàn biểu tình có 150 người, được quần chúng lao động ở chợ Tân Châu ủng hộ nên địch không dám đàn áp. Giữa tháng 9/1960 "Công trường", cơ sở sản xuất vũ khí của huyện Tân Châu được thành lập, do đồng chí Đỏ làm tổ trưởng, đồng chí Tốt chính trị viên. “Công trường” chế tạo được nhiều loại vũ khí thô sơ như súng K.60, súng Ngựa trời, súng kiếp, lựu đạn cá mòi, sạt đạn, chông... chuẩn bị cho chiến dịch đồng khởi. Ngày 20/9/1960, địch tập kích vào ấp Tân Phú xã Tân An bắt một số cán bộ huyện ủy Tân Châu đang chuẩn bị họp chỉ đạo phong trào Đồng khởi, nhiều truyền đơn, một máy phóng thanh bị mất. Tiếp đó chúng tổ chức nhiều cuộc truy lùng ở hầu hết các xã. Tại xã Long Sơn chúng bắt đồng chí Bùi Chí Công, Huyện ủy viên, và 10 cán bộ xã. Huyện ủy chỉ còn 3 đồng chí, tinh thần quần chúng mất ổn định. Phong trào cách mạng ở Tân Châu bước vào giai đoạn có nhiều khó khăn, thử thách. Từ sau ngày ký Hiệp định Genève năm 1954, Đảng bộ Tân Châu bị phân tán và rút vào hoạt động bí mật. Tuy vậy, Huyện ủy vẫn cố gắng duy trì thực lực và lãnh đạo các cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng, tiến tới đồng khởi 1960 giành quyền làm chủ của nhân dân, làm thất bại ý đồ giành dân của địch. Phong trào đấu tranh chính trị của huyện là cuộc tổng diễn tập qui mô lớn của quần chúng, tạo tiền đề cho lực lượng cách mạng nổi dậy đồng loạt sau này.
edited Mar 2 '18 lúc 3:44 pm

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1954 – 1975)

(Phần 2)

I. TỪ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ TIẾN LÊN “ĐỒNG KHỞI” GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LỰƠC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1954 – 1965)

2 - Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Đế quốc Mỹ (1954 – 1965)

b) Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Đế quốc Mỹ trên địa bàn (1961 – 1965).

Ở Tân Châu, từ năm 1960 trở về sau nhằm cắt đứt tuyến hành lang biên giới, ngăn chặn lực lượng cách mạng từ căn cứ B1 xuống và từ Thường Phước qua; đồng thời yểm trợ cho các binh chủng chủ lực tấn công lực lượng ta; địch xây dựng một hệ thống đồn bót dày đặc, trên phạm vi mỗi xã, địch xây dựng 5 đồn nghĩa quân, địa phương quân, quân số từ 1 trung đội đến một đại đội; 1 cuộc cảnh sát; 1 tiểu đoàn bảo an; 5 đến 7 đồn dân quân tự vệ với quân số trên 300 tên cùng với bọn mật thám, bọn bình định. Đặc biệt đồn nghĩa quân biên giới Vĩnh Xương (đồn quốc gia cũ) chúng cho xây dựng rất kiên cố và bố trí hoả lực mạnh, ở đây chúng đưa những tên đầu sỏ, khét tiếng ác ôn, chống cộng một cách mù quáng, khủng bố cơ sở cách mạng một cách ác liệt như các tên thiếu úy Biết, Tám Đền, Châu Dên, riêng tên Huỳnh Lương Nhân (Hữu Ý) chỉ huy lực lượng bảo an đánh phá lực lượng cách mạng dữ dội và thường xuyên.

Cuối năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh An Giang được thành lập. Lực lượng võ trang cách mạng trở thành giải phóng quân, sống và chiến đấu trong sự đùm bọc, quý mến của nhân dân.

Tháng 2/1961, Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh An Giang ra lời hiệu triệu: "Toàn thể đồng bào trong tỉnh không phân biệt giai cấp, đảng phái, tôn giáo, kháng chiến, lương, giáo, thành thị hay nông thôn, cá nhân yêu nước, đồng bào miền Bắc di cư, các bạn Campuchia, Chăm hãy bình tĩnh sáng suốt nhận định, nhất quyết không lầm mưu gian của bọn cướp nước và bọn đầu cơ chính trị, hãy nhất tề hăng hái dũng cảm đứng lên đoàn kết dưới ngọn cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng đánh tan ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm".

Mặt trận Dân tộc giải phóng huyện Tân Châu được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Tây làm chủ tịch. Dưới ngọn cờ của Mặt trận, các tầng lớp nhân dân, đồng bào các tôn giáo... tham gia thực hiện chủ trương của Huyện ủy diệt ác, phá kềm, đấu tranh chống bầu cử Tổng thống...
Lực lượng vũ trang tập trung đầu tiên của huyện Tân Châu được thành lập lại, quân số gồm 36 đồng chí được biên chế thành Trung đội địa phương quân, do đồng chí Kỳ Nam làm Trung đội trưởng. Trung đội địa phương phối hợp và hỗ trợ du kích các xã đẩy mạnh hoạt động trừ gian, diệt ác, bám giữ địa bàn, gầy dựng cơ sở. Đến tháng 9 năm 1961 lực lượng này hoạt động trên địa bàn hai huyện Tân Châu - An Phú.

(* Trung đội ban đầu gồm các đồng chí: Kỳ Nam, Phạm Văn Thơ, Nguyễn Văn Tờ (A trưởng), Trương Văn Tám (A trưởng), Nguyễn Văn Tre, Phùng Văn Nết, Đỗ Văn Tiếp (Long), Trần Văn Tuốc (Tề), Đào Văn Liêm (Hải), Trần Văn Nhỏ, Nguyễn Văn Kháng (Chiến), Lâm Văn Banh (Mã), Nguyễn Văn Minh (Quang), Nguyễn Văn Then, Lê Văn Màng (Minh Chánh) và các đồng chí khác…)

Đầu năm 1961 đồng chí Đệ - du kích xã Vĩnh Xương, dùng 20 ký thuốc nổ đánh chìm tàu Quan Thuế của địch đóng ở Vĩnh Xương giữa ban ngày, khiến chúng lo sợ, phải giảm bớt hành quân càn quét, khủng bố.

Ngày 2/3/1961 du kích xã Long Phú diệt tên cảnh sát Nhơn ác ôn khét tiếng, thu 1 súng lục. Hướng dẫn cơ sở cách mạng treo cờ Mặt trận và rải truyền đơn, du kích xã bắt tên Châu, tình báo viên của Mỹ - ngụy, buộc hắn cam kết không tiếp tục làm tay sai cho địch.

Giữa tháng 3 năm 1961, Đội võ trang tuyên truyền xã Tân An mang súng giả thu góp tờ khai gia đình, bảng liên gia, giấy căn cước ở ấp Tân Hậu, diệt một số tên chỉ điểm, gián điệp và tề ấp ác ôn. Tên trưởng ấp Tân Thạnh sợ quá xin từ chức. Địch co lại ở khu vực chợ Tân An và trong các đồn. Giồng Trà Dên được giải phóng trở thành căn cứ cách mạng của xã và huyện.
Đêm 7/4/1961, du kích xã Long Sơn rải truyền đơn, phá lộ, phá thùng phiếu. Địa phương quân huyện hỗ trợ du kích xã Phú Hữu đốt cầu, diệt hàng chục tên ác ôn và võ trang tuyên truyền kêu gọi dân chúng đấu tranh chống bầu cử, chống chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm.
Ngày 21/9/1961 du kích Long Phú bắn tên trưởng ấp Long Hưng bị thương. Du kích xã Phú An diệt tên trưởng ấp 4 Hòa Hảo.

Ngày 25/9/1961 du kích xã Long Sơn chặn xe bắn chết tên hội viên tài chính xã Phú Lâm, bắn bị thương hai dân vệ ở cây số 8 Long Sơn, du kích xã Phú Lâm diệt 3 tên tề ác ôn.

Đi đôi với diệt ác phá kềm, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng diễn ra nhiều nơi. Mùa nước năm 1961, viện lý do bị dồn vào khu trù mật làm cho dân chúng đói khổ, Chi bộ Tân An tổ chức 300 quần chúng kéo đến Hội đồng xã biểu tình đòi giảm thuế. Ban tề xã Tân An bắt nhốt một số người cầm đầu. Sau vài ngày, chi bộ xã tiếp tục hướng dẫn 300 người do bà Mười Phê dẫn đầu, đến dinh quận Tân Châu đòi cấp gạo, quận trưởng Nhàn cho lính bắt giam bà Mười Phê. Một tuần sau, hơn 100 người dân Tân An - Vĩnh Hòa kéo xuống đấu tranh đòi thả bà Mười Phê. Nhờ áp lực của nhân dân, chúng buộc phải thả bà.

Tháng 8/1961, Chi bộ xã Tân An tổ chức cuộc biểu tình, có 500 người tham dự, 8 giờ sáng tập trung tại chợ Tân Châu rồi kéo đến dinh quận. Khi gặp quận trưởng, người kêu đói rách xin cứu tế, người nói mất mùa đòi giảm thuế, người đề nghị không được bắn pháo vào làng, không quy khu để dân yên ổn làm ăn... Trước đông đảo đồng bào ăn mặc rách rưới tố cáo chính quyền không lo cho dân, quận trưởng Nhàn lúng túng, tức tối ra lệnh bắt giam nhiều người vào lò tương Chương Hưng, qui tội nghe lời xúi giục của Cộng sản. Quần chúng các xã Long Phú, Long Sơn tổ chức cơm nước tiếp tế cho những người bị giam. Lực lượng binh vận thuyết phục quận Nhàn thả những người bị bắt, song hắn ngoan cố, cho xe chở tất cả qua bỏ tại núi Sam. Đoàn biểu tình chấn chỉnh hàng ngũ, tiếp tục đấu tranh, đi bộ từ xã Vĩnh Tế (núi Sam) về chợ Châu Đốc hô vang những khẩu hiệu chống áp bức. Đông đảo đồng bào thị xã Châu Đốc thăm hỏi, ủng hộ, nhân đó đoàn biểu tình tuyên truyền, tố cáo tội ác của địch. Ngụy quyền không đủ lý do ngăn cản. Cơ sở cách mạng ở Châu Đốc tiếp tế cơm nước và lo phương tiện cho đoàn biểu tình trở về nhà. Tên quận trưởng Nhàn bị tỉnh trưởng quở trách.

Thắng lợi của các cuộc đấu tranh chính trị, binh vận và các trận đánh ban đầu là những cơn lốc nhỏ của khởi nghĩa từng phần, tập hợp thành cơn bão lớn mang tên Đồng khởi năm 1960.
Trong khí thế cách mạng đang lên, Ban Tuyên huấn huyện Tân Châu kết hợp với lực lượng địa phương quân huyện và Chi bộ xã Tân An, Vĩnh Hòa tổ chức cuộc biểu tình chào mừng Quốc khánh 2/9/1961. Đúng 10 giờ sáng 2/9, trên kinh Xáng - Tân An xuất hiện 11 chiếc tàu giương lên cao cờ Mặt trận, chở hơn 500 quần chúng chạy diễu hành. đồng bào hô khẩu hiệu: "Đả đảo Ngô Đình Diệm", "Hồ Chí Minh muôn năm" vang cả khúc sông. Nhiều thanh niên hăng hái bơi xuồng theo hưởng ứng. Đồng chí Lương Văn Khách (Bảy Hà) Trưởng ban Tuyên huấn huyện phát loa kêu gọi bà con đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà. Bọn địch ở Tân An hoảng hốt bỏ chạy đến quận lỵ. Đoàn biểu tình kéo đến xã Vĩnh Hậu, xem đoàn văn công biểu diễn đến tối mới giải tán.

Cuộc biểu tình diễn ra giữa ban ngày trong vùng địch kiểm soát, ngụy quyền địa phương hoảng sợ, không dám đàn áp. Qua đó đồng bào xã Tân An - Vĩnh Hòa càng tin tưởng, ủng hộ cách mạng, đưa con em tham gia lực lượng vũ trang, tích cực xây dựng xã, ấp chiến đấu.

Cuối tháng 9 năm 1961, để thuận tiên việc chỉ đạo, Tỉnh ủy sáp nhập 2 huyện Tân Châu và An Phú thành huyện Tân Châu - An Phú, giúp cho Tân Châu có căn cứ đứng chân, có địa hình liên hoàn trong hoạt động quân sự. Ban chấp hành Huyện Đảng bộ Tân Châu - An Phú do đồng chí Lê Phú Nhâm làm Bí thư. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc chuyển về tỉnh nhận công tác khác.

Đồng chí Dương Quang Quới (Huyện ủy viên) được phân công hướng dẫn phong trào đấu tranh chính trị cánh An Phú. Trong mùa nước, đồng bào xã Phú Hữu đấu tranh chống việc quy khu ở ấp Phú Hiệp. Chi bộ xã tổ chức nhân dân đấu tranh chống địch bắn pháo vào đồng, đòi trợ cấp trong mùa lũ. Đồng bào xã Vĩnh Hậu - Châu Phong kéo đến quận An Phú đấu tranh đòi bồi thường cho chị Thai, một phụ nữ nghèo gánh nước mướn bị lính tổng đoàn bắn chết.

Đêm 13/10/1961, Trung đội địa phương quân huyện, do đồng chí Kỳ Nam chỉ huy, kết hợp với du kích xã, lần đầu tiên xuất quân đánh đồn dân vệ Vĩnh Xương, tìm cách diệt tên Dẽo, nhưng do nội tuyến (Nguyễn Văn Mách) phản bội báo cho tên Dẽo trốn thoát.

Ngày 8/11/1961 Đại đội Dũng Tiến của Tiểu đoàn 512, do đồng chí Út Dũng chỉ huy, từ Bảy Núi vượt kinh Vĩnh Tế, vòng qua đất Campuchia về Khánh An - Khánh Bình. Đơn vị kết hợp với địa phương quân huyện tấn công, đánh đuổi bọn Cù - Đởm chiếm lại căn cứ Vạt Lài, giao lại cho huyện xây dựng căn cứ B3.

Sáng ngày 11/11/1961, một trung đội bảo an của địch đi 9 xuồng vào xã Vĩnh Lộc bố ráp. Trung đội địa phương quân huyện và du kích xã Vĩnh Lộc ém quân phục kích ở chòm găng. Đợt tiến công đầu, ta bắn chìm 6 xuồng, diệt một số tên. Địch tập trung lính biệt kích của Hữu Ý từ Tân An tiến vào ngọn ống Bình Linh, lính bảo an ở đồn Phú Hữu, dân vệ ở Vĩnh Trường, Vĩnh Lộc cùng tiến quân bao vây quân ta. Một tổ chiến sĩ ở lại chiến đấu đánh lạc hướng địch để cho quân ta rút về căn cứ an toàn. Các chiến sĩ ở lại chỉ còn đồng chí Ba Phong sống sót, 9 đồng chí hy sinh, 1 đồng chí bị bắt đày đi Côn Đảo, trong số này có 3 đảng viên.

Du kích xã Vĩnh Xương, được Công trường huyện cấp súng kíp và súng ngựa trời (ngựa trời là vũ khí tự tạo của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, súng gồm có một ống sắt dài khoảng 80cm, đường kính khoảng 3cm, có hai thanh sắt nhỏ làm chân giá súng, thuốc súng có trộn mảnh chai tẫm độc nên sát thương rất lớn) tổ chức phục kích lính bảo an tại mương ông Vọng. Du kích rải truyền đơn để lừa giặc đến. Một trung đội bảo an chia làm 3 toán đi lượm truyền đơn. Một toán lọt vào ổ mai phục, du kích bắn một trái đạn ngựa trời, diệt ngay 3 tên, 8 tên bị thương.

Trong thời gian này, thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, lực lượng du kích các xã Long Sơn, Long Phú tổ chức đánh bọn cướp "Cánh bườm đen" (1) diệt một số tên, đuổi bọn chúng ra khỏi cánh đồng chữ O. Quân ta mở rộng vùng giải phóng, giúp nhân dân trong vùng thoát khỏi hiểm họa do bọn cướp gây ra.

Cuộc nổi dậy đấu tranh võ trang kết hợp với đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam làm thất bại âm mưu của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải đổi chiến lược "Chiến tranh một phía" chuyển sang "Chiến tranh đặc biệt", nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng với các biện pháp: Tăng cường quân sự, lính ngụy được trang bị vũ khí hiện đại, do cố vấn Mỹ chỉ huy; Thực hiện chiến thuật trực thăng vận và chiến xa vận; Lấy việc dồn dân vào ấp chiến lược làm quốc sách.

Ngụy quyền Sài Gòn tích cực thực hiện kế hoạch dồn dân miền Nam vào 18.000 ấp chiến lược để tách lực lượng cách mạng ra khỏi quần chúng. Thực hiện kế hoạch này, tháng 12/1961, ngụy quyền Tân Châu tiến hành thành lập 52 ấp chiến lược, 5 ấp chiến đấu và 4 khu trù mật.
Khu trù mật Tân Hậu A1 (Tân An) có vị trí quan trọng, nằm án ngữ đường xâm nhập của cách mạng vào xã Tân An. Ngụy quyền muốn xây dựng khu trù mật Tân Hậu A1 thành tiền đồn "nhân dân chống cộng" để kiểm soát đường thủy, bộ từ biên giới đến nội địa. Chúng di dời 250 gia đình (hầu hết là gia đình cơ sở cách mạng) ở Giồng Trà Dên vào khu trù mật, phong tỏa lương thực, thực phẩm, cắt đứt đường tiếp vận của nhân dân cho cách mạng.

Trong khu trù mật, ngụy quyền cho hưởng mọi quyền lợi ưu tiên, giúp những người này có cuộc sống sung túc, làm cho họ "gắn bó với chính quyền quốc gia"; dùng quyền lợi kinh tế lôi kéo một số người cả tin xa dần khỏi cách mạng. Cứ năm nóc gia, chúng xen vào một hoặc hai gia đình "nòng cốt trung kiên" để theo dõi, kiểm soát các gia đình khác. Chúng tổ chức "Thanh niên nòng cốt" để chống lại du kích cách mạng.

Trong năm 1962, ngụy quyền An Giang mở 15 chiến dịch lập ấp chiến lược trong toàn tỉnh, cùng với những biện pháp quân sự, chúng tiến hành các hoạt động chính trị, tâm lý chiến. Địch lập kế hoạch "phòng chống nội tuyến" để phá công tác binh vận của ta; tìm cách gài người vào hàng ngũ cách mạng để thu thập tin tức và đánh phá. Chúng dùng lực lượng chiêu hồi để rún ép, mua chuộc gia đình kháng chiến làm tình báo, tuyên truyền chống cách mạng; khoét sâu mâu thuẫn, lôi kéo đồng bào theo đạo Phật giáo Hòa Hảo chống lại ta. Ngụy quyền thực hiện kế hoạch diệt chi bộ "Việt cộng", sử dụng các phương tiện phát thanh thông tin tuyên truyền về “cuộc sống đầy hứa hẹn” trong ấp chiến lược, một đời sống ấm no trong “xã hội dân chủ, văn minh...”.

Chuẩn bị cho kế hoạch lập ấp chiến lược, ngụy quyền Tân Châu kiện toàn bộ máy quân sự gồm 780 thanh niên chiến đấu, 733 dân vệ, 1 đại đội bảo an, cùng với hệ thống đồn bót dày đặc, 1 tiểu đội thám báo, nhân viên hiến binh võ trang và cảnh sát, lực lượng quan thuế sử dụng tàu TK4 có trang bị đại liên bảo vệ đường sông.

Xã Tân An có căn cứ Giồng Trà Dên, được xem là đầu mối giao thông của cách mạng từ Thường Phước sang nên chúng bố trí lực lượng quân sự mạnh hơn các xã khác: đồn Bến Nước và đồn Tam Giác đều được trang bị máy truyền tin PRC10, có 20 dân vệ ngày đêm canh gác, chặn đường giao liên của ta; đồn xã Tân An, ngoài 1 tiểu đội của xã còn được tiếp ứng 1 trung đội dân vệ của tổng An Thành, (Lê Hồng Tươi nguyên tiểu đoàn trưởng lực lượng Hòa Hảo ly khai, làm Cai tổng An Thành và Tổng đoàn dân vệ) lực lượng này bảo vệ vùng Kinh Xáng và tiếp viện các đồn kế cận; một tiểu đội thanh niên võ trang hoạt động tại ấp chiến lược Tân Hậu B.

Đầu năm 1962, ngụy quyền Tân Châu xây dựng ấp chiến lược Phú Bình A (Phú Vĩnh) và ấp Long An A (Long Phú), ly gián lực lượng cách mạng với quần chúng ở địa bàn thị trấn Tân Châu và hai xã Hòa Hảo, Phú An. Nơi có phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang mạnh như Long Sơn, Tân An địch tăng cường lực lượng quân sự, tình báo đánh phá cơ sở cách mạng. Ở xã Long Phú, nơi đặt quận lỵ Tân Châu, địch bố trí hệ thống đồn bót phòng thủ nghiêm ngặt, chúng dùng lực lượng dã ngoại xuất kích liên miên để tạo sự “an ninh tuyệt đối” cho các cơ quan đầu não của quận. Cán bộ và quần chúng xã Long Phú gặp rất nhiều khó khăn trong việc phá ấp chiến lược.

Huyện ủy phân công cán bộ và địa phương quân huyện, giúp các xã tiến hành nhiều đợt võ trang tuyên truyền, tổ chức mít tinh, hướng dẫn quần chúng đấu tranh làm cản trở kế hoạch lập ấp chiến lược của địch.

Để ngăn cản địch xây dựng ấp chiến lược, Huyện ủy chỉ đạo phát triển lực lượng, mở rộng địa bàn hoạt động, diệt ác, phá kềm... Căn cứ B1, B3 Vạt Lài ở vùng biên giới được mở rộng. Căn cứ Giồng Trà Dên được củng cố làm địa bàn đứng chân, bám trụ dài ngày. Ban đêm lực lượng cách mạng huyện Tân Châu - An Phú làm chủ nhiều xã ấp.

Lúc này địa phương quân huyện tăng cường quân số hơn 40 chiến sĩ, được trang bị đầy đủ vũ khí. Đồng chí Kỳ Nam tiếp tục làm Trung đội trưởng. Công trường huyện sản xuất thêm nhiều súng ngựa trời, đạn sạt, lựu đạn cung cấp cho bộ đội.

Giữa năm 1962, Huyện ủy Tân Châu - An Phú có sự thay đổi, đồng chí Lê Phú Nhâm chuyển về làm Bí thư Huyện ủy Châu Phú, đồng chí Trần Văn Nghiệp (Sáu Văn), Tỉnh ủy viên, Phó ban Tuyên huấn tỉnh ủy, được cử làm Bí thư. Huyện ủy đề ra nhiệm vụ tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng, tiếp tục đấu tranh ngăn chặn, làm trì hoãn việc lập ấp chiến lược của địch.

Ngày 6/1/1962, tại ấp Tân Thạnh du kích xã Tân An tổ chức phục kích đoàn xe của lực lượng bảo an tỉnh đi phát lương diệt 4 tên trong đó có tên thiếu úy Biết ác ôn, 3 tên khác bị thương; thu 6 carbin và 2 súng ngắn.

Địch sử dụng lực lượng bảo an quận Tân Châu, kết hợp tổng đoàn dân vệ mở nhiều cuộc hành quân, quyết tâm san bằng căn cứ Giồng Trà Dên. Trận càn ngày 3/2/1962, hai chiến sĩ địa phương quân huyện và Trương Văn Tám, tiểu đội trưởng và là Phùng Văn Nết hy sinh. Trận càn ngày 29/2/1962, địch bắn chết 1 du kích xã và đồng chí Tư Dương, cán bộ Tuyên huấn huyện, tại rạch Bà Cả, chúng chặt đầu đồng chí Tư Dương để uy hiếp tinh thần quần chúng.

Rút kinh nghiệm việc xây dựng khu chiến đấu Giồng Trà Dên quá sơ sài, nên khi địch tấn công, lực lượng ta bị thiệt hại, Chi bộ xã Tân An huy động du kích đào công sự luồn sâu vào rừng tre, xây dựng các ô chiến đấu, làm hàng trăm bảng cấm có gài trái nổ, làm hầm chông xung quanh căn cứ. Sau vài lần càn quét vấp phải ô chiến đấu, bọn địch rất sợ, chúng chỉ dám hành quân vào ban ngày, trời chưa tối đã vội vã rút lui.

Âm mưu phá hủy căn cứ cách mạng bị thất bại. Ngụy quyền đặt vùng Giồng Trà Dên vào khu vực tự do oanh kích nhằm làm cho nhân dân hoảng sợ mà vào khu trù mật; đồng thời tiếp tục xây dựng chợ, trạm xá, trường học, lập tín dụng cho vay vốn, cấp giống mới, xây chuồng trại chăn nuôi... để thu hút dân vùng "mất an ninh" ở căn cứ vào khu trù mật.

Xã Long Phú, địa bàn có cơ sở cách mạng vững mạnh, bị địch ruồng bố ngày đêm, nhưng ở đây chi bộ vẫn phân công đảng viên bám sát cơ sở. Đồng chí Lê Hưng (Tám Bê), Bí thư chi bộ xã, bị địch lùng bắt ráo riết, nhiều lần bị truy đuổi, nhưng nhờ cơ sở trung kiên che chở an toàn.

Được sự giúp đỡ tận tình của quần chúng cách mạng, nhiều cán bộ, đảng viên vẫn bám địa bàn, bám dân hoạt động. Tháng 3/1962, trong đợt phá kềm, du kích xã Long Phú bắn chết 2 tên ác ôn, diệt 1 tên mật báo viên của Chi cảnh sát Tân Châu.

Căn cứ B1, B3 Vạt Lài được địa phương quân huyện, cán bộ huyện ủy, quần chúng nhân dân xã Phú Hữu, Khánh Bình, Nhơn Hội ra sức củng cố và bảo vệ. Lực lượng địa phương quân huyện có căn cứ vững chắc để tập kết quân.

Dù nhân dân đấu tranh cản trở, nhưng tiến độ lập ấp chiến lược của địch cũng tiến hành khá nhanh. Tỉnh ủy An Giang phát động phong trào toàn Đảng, toàn dân chống Mỹ - Diệm, bằng mọi cách phải phá cho được kế hoạch lập ấp chiến lược của địch. Huyện ủy Tân Châu - An Phú quyết tâm xây dựng xã chiến đấu, phá thế kềm kẹp, phá rã ấp chiến lược.

Ngày 5/5/1962, địa phương quân huyện kết hợp với du kích xã tấn công trụ sở xã Vĩnh Hậu, 1 hội viên cảnh sát, 3 dân vệ (trong đó có 1 đoàn phó) bị thương. Tiếp đó, địa phương quân huyện rút về căn cứ B1, kết hợp với du kích, Chi bộ xã Phú Hữu tuyên truyền tại ấp Phú Hiệp. Địch phát hiện, mở trận càn, chúng rơi vào ổ phục kích của ta, các chiến sĩ dùng súng ngựa trời diệt 6 tên địch. Nhân dân phấn khởi nổi dậy phá ấp chiến lược.

Ngày 1/6/1962, trung đội địa phương quân huyện, do đồng chí Kỳ Nam chỉ huy, tiến hành võ trang tuyên truyền ở xã Châu Phong, bắt tên đại diện xã và một số tên dân vệ ác ôn đem về căn cứ, thu 6 súng. Trên đường về, đơn vị dừng lại ở Láng Bông Súng xã Vĩnh Hậu tổ chức mừng công. Địch huy động 100 tên lính bảo an, tổng đoàn dân vệ của 3 quận Châu Phú, Tân Châu và An Phú bao vây đánh chặn đường bộ đội rút về căn cứ. Trận chiến diễn ra ác liệt, các chiến sĩ chiến đấu anh dũng, nhưng vì tương quan lực lượng và vũ khí quá chênh lệch nên 12 chiến sĩ hy sinh, 15 bị thương. Địch chết 4 tên và 8 tên bị thương. Sau trận này, đồng chí Sáu Văn, Bí thư Huyện ủy Tân Châu - An Phú mất, đồng chí Phan Văn Khởi thay làm Bí thư.

Ngày 25/7/1962, du kích xã Long Sơn diệt 1 đoàn phó, 1 thanh niên chiến đấu. Ngày 15/9/1962, du kích Phú Vĩnh phục kích tại cây số 6 chặn đánh đoàn xe quận trưởng Tân Châu, bắn chết 3 tên lính, một số tên bị thương. Ngày 25/9/1962 du kích xã Vĩnh Xương phục kích tại ấp 3 diệt 4 tên dân vệ, thu 4 súng. Ngày 30/11/1962 quân ta tấn công đồn dân vệ xã Nhơn Hội, diệt 1 dân vệ, 1 hội viên cảnh sát, du kích xã Nhơn Hội phục kích bắn chết tên Sậm, trung đội trưởng bảo an quân. Cuối năm 1962, trong trận chống càn ở Chòm Găng, du kích xã Vĩnh Lộc kết hợp địa phương quân huyện chặn đánh Tiểu đoàn Chèo, tên tiểu đoàn trưởng bị thương, tiểu đoàn phó cùng 4 tên lính bị diệt; ngụy quyền quận An Phú giải thể tiểu đoàn này.
Hoạt động binh vận, đấu tranh vũ trang đã tác động mạnh đến phong trào đấu tranh chính trị. Các đoàn thể nông dân, thanh niên, phụ nữ xã Long Sơn, Tân An và các xã biên giới An Phú vận động hàng trăm đồng bào phá hàng rào ấp chiến lược.

Mùa lũ năm 1962 mực nước sông lên rất cao (4,74 mét), nhân dân mất mùa, đời sống cơ cực, lại bị bắt làm sâu, bắt phải nộp nhiều tre cho địch làm hàng rào ấp chiến lược. Muốn lập công với cấp trên, ngụy quân, ngụy quyền ở xã, ấp đốc thúc thô bạo, đánh đập nhân dân, mọi người căm phẫn. Được cán bộ hướng dẫn, đồng bào nộp tre non, mau hư mục. Huyện ủy bố trí cho con em gia đình cơ sở cách mạng vào lực lượng thanh niên chiến đấu, vào dân vệ canh gác ở các ấp chiến lược để cung cấp tin tức, đưa đón cán bộ đi hoạt động. Công tác binh vận đã tranh thủ được một số trưởng ấp, phụ tá an ninh ấp ủng hộ cách mạng, hạn chế hành động gây tội ác của họ. Ngoài số nội tuyến có sẵn, các xã đều xây dựng thêm được nội tuyến mới. Chi bộ xã Phú Lâm, họp ngay trong nhà trưởng ấp Đậm. Cán bộ xã Long Phú được bố trí vào hội đồng xã. Hội phụ nữ hai xã Long Sơn và Tân An tổ chức nhiều cuộc đấu tranh, kéo đến quận tố cáo vì dồn dân mà phải nghèo khổ nên đòi được trợ cấp. Hội phụ nữ các xã khác cũng đấu tranh đòi cứu đói khiến cho ngụy quyền thêm lúng túng.

Kết thúc năm 1962, địch thừa nhận việc xây dựng ấp chiến lược trong tỉnh chỉ mới hoàn thành 50% kế hoạch. Riêng ở Tân Châu - An Phú do bị dân phá, lại bị nước ngập nên chông và hàng rào các ấp chiến lược đều hư hỏng.

Sang năm 1963 ngụy quyền xây dựng ấp chiến lược với quy mô lớn hơn, chúng phân ấp chiến lược ra làm 3 loại. Tân Châu có 52 ấp được chia ra 39 ấp thuộc loại A, 11 ấp thuộc loại B và 2 ấp thuộc loại C (ở hai xã Tân An và Long Sơn.). Ở An Phú có 40 ấp chia ra 18 ấp loại A, 9 ấp loại B, 13 ấp loại C.

Lần này địch xây dựng ấp chiến lược bằng cọc sắt và dây kẽm gai, chúng củng cố các ấp chiến đấu vành đai biên giới, tăng cường lực lượng, huấn luyện quân sự cho thanh niên chiến đấu, dân vệ. Chúng còn tỏ ra quan tâm đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội... của nhân dân, như sửa chữa, xây dựng mới nhà thương, chợ, trường học, đường xá, cấp phát hoặc bán rẻ radio cho dân(1), chú trọng phát triển nông nghiệp.

Đầu năm 1963, địch mở hàng loạt cuộc hành quân cấp đại đội mang tên "Đức Thắng" và cấp tiểu đoàn mang tên "Quyết Thắng" tìm diệt lực lượng cách mạng.

Trong khi địch ra sức củng cố ấp chiến lược thì Huyện ủy Tân Châu - An Phú quyết tâm chỉ đạo phá ấp chiến lược bằng 3 mũi giáp công. Sau chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho), phong trào thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công sôi nổi. Các xã trong huyện đều đẩy mạnh phong trào thi đua phá ấp chiến lược đạt được nhiều thành tích lớn.

Huyện ủy cử 2 đồng chí Nguyễn Thị Thanh (Ba Thanh), Võ Văn Nô (Ba Thu) cùng cán bộ xã Khánh Bình vận động đồng bào phá ấp chiến lược, giải phóng 2 ấp 3 và 4. Du kích xã phá hủy tàu tuần tra của đồn Khánh Bình, diệt tên đại diện xã, phụ tá an ninh. Tộc trưởng người Chăm Chau Li, Chau Sanh tích cực tham gia phá ấp chiến lược, đóng góp tiền của, làm giao liên..., qua phong trào hai ông được kết nạp vào Đảng.

Ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, nằm án ngữ căn cứ B1, địch phòng bị rất chặt chẽ. Được trung đội địa phương quân huyện hỗ trợ, chi bộ xã vận động nhân dân phá hàng rào, ban bờ chướng. Lực lượng tham gia từ vài chục người lên đến 200 người, mỗi lần phá từ vài chục mét đến 300 mét. Vật liệu ấp chiến lược được mang về căn cứ làm công sự, cất trại. Sau nhiều lần phá, ấp Phú Hiệp được giải phóng hoàn toàn.

Chi bộ xã Nhơn Hội đưa một số đoàn viên vào dân vệ của địch. Trưởng ấp Bắc Đai cũng là nội tuyến. Công tác binh vận tác động mạnh vào tinh thần địch, ban đêm chúng không dám ra khỏi đồn quá 300 mét. Hàng trăm quần chúng thường xuyên phá rào, ban bờ chướng ở ấp Tắc Trúc, Bắc Đai, ngụy quyền phải sửa đi, sửa lại nhiều lần. Sau mùa nước, hai ấp chiến lược Bắc Đai và Tắc Trúc bị phá gần hết. Huyện đội hỗ trợ 1 tổ trinh sát, du kích Phú Hội và Nhơn Hội phối hợp diệt ác, phục kích dân vệ đi tuần thu 15 súng. Sau trận này nội tuyến đồn dân vệ Nhơn Hội bị lộ, các chiến sĩ nội tuyến diệt một số tên ác ôn và rút ra mang theo 7 súng về căn cứ an toàn.

Cùng với nhân dân các xã biên giới, đồng bào ở các xã vùng yếu Phước Hưng, Đa Phước, Vĩnh Trường cũng nổi lên phá lỏng kềm kẹp, phá hàng rào chiến lược.

Xã Vĩnh Lộc giáp ranh xã Phú Hữu được xem như vành đai ngăn chặn lực lượng cách mạng từ căn cứ B1 thâm nhập về Vĩnh Hậu, Châu Phong. Địch xây dựng ấp chiến lược Vĩnh Thạnh rất kiên cố, hàng rào làm bằng cọc sắt và dây kẽm gai, hàng rào mặt sông chúng bố trí 5 nhà mới có được một lối đi chung, hàng rào phía sau đồng có 11 cổng gác, cả ấp chỉ có 2 cổng ra vào, sáng mở tối đóng. Một trung đội dân vệ canh gác, bảo an quân tuần tra. Tên đại diện xã tự đắc, vênh váo thách thức.

Tối ngày 30/6/1963, Trung đội địa phương quân huyện phối hợp du kích 2 xã Vĩnh Lộc, Phú Hữu tập kích vào ấp 2, diệt tên đại diện xã, bắt sống 1 tiểu đội dân vệ giáo dục thả tại chỗ, quần chúng dân nổi dậy phá hàng rào ấp chiến lược chở cọc sắt về căn cứ B1. Sau đó quần chúng 2 xã Phú Hữu và Vĩnh Lộc kết hợp nhau tiếp tục phá ấp chiến lược, mỗi lần vài chục mét. Đến mùa nước năm 1963 toàn bộ ấp chiến lược của 2 xã bị phá hủy hoàn toàn.

Tại ấp Phú Hòa và Long Hòa (thuộc 2 xã Long Sơn và Phú Lâm, là địa bàn đứng chân của Chi bộ xã Phú Lâm), địch tăng cường truy bắt cán bộ cách mạng, nhưng phong trào phá ấp chiến lược vẫn liên tục nổ ra. Ngày 2/8/1963, qua bọn chỉ điểm, chúng bắt được đồng chí Nguyễn Văn Tuồng, đảng viên và đồng chí Nguyễn Văn Phán, Bí thư chi bộ xã Phú Lâm. Dù bị đánh đập dã man, nhưng 2 đồng chí một mực không khai báo. Chúng mổ bụng lấy mật, chặt đầu đồng chí Phán treo trên cây để huy hiếp tinh thần của nhân dân. Hành động của địch chỉ làm quần chúng thêm căm thù.

Phong trào phá ấp chiến lược của nhân dân miền Nam làm chính quyền Ngô Đình Diệm suy yếu. Ngày 1/11/1963, Mỹ làm cuộc đảo chánh lật đổ Ngô Đình Diệm. Ngày 4/11/1963 tại quận lỵ Tân Châu, ngụy quyền tổ chức cuộc mít tinh có 3.000 người tham dự để ủng hộ phe đảo chánh, nhưng đồng bào tại quận lỵ đã biến cuộc mít tinh của địch thành cuộc đấu tranh đòi tự do, bãi bỏ ấp chiến lược. Đoàn biểu tình kéo qua nhiều đường phố không hô khẩu hiệu "Hoan hô đảo chánh"smile mà hô các khẩu hiệu "Chấm dứt càn quét, khủng bố"; "Bãi bỏ quốc sách ấp chiến lược"; "Tự do đi lại, tự do hội họp"; "Tự do tín ngưỡng"; "Trả tự do cho những người bị giam cầm".

Sau khi Diệm bị đảo chánh, phong trào phá ấp chiến lược phát triển lên đỉnh cao, nhiều cuộc đấu tranh chính trị, võ trang diễn ra liên tục khắp trên địa bàn huyện. Ở xã Long Sơn, tổ chức được 26 cuộc đấu tranh, mỗi lần từ 50 đến 300 người, đa số là phụ nữ, từ cây số 7 kéo lên quận lỵ, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. Đồng bào các xã Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Khánh Bình rải hàng ngàn truyền đơn, treo khẩu hiệu.

Địch liên tiếp mở các cuộc hành quân “Đức Thắng”, tăng cường đánh phá vào các khu căn cứ Giồng Trà Dên, ấp Vĩnh Bường xã Vĩnh Hòa... chúng gặp phải sức chống cự mạnh mẽ của quân dân ta và bị thiệt hại nặng. Căn cứ được giữ vững, 2 ấp Tân Phú và Tân Thạnh được giải phóng.

Có căn cứ làm địa bàn đứng chân, Trung đội địa phương quân Tân Châu - An Phú tiến hành võ trang tuyên truyền để hỗ trợ cho nhân dân các xã Phú Vĩnh, Long Phú đấu tranh phá ấp chiến lược. Ở nhiều trạm gác, hàng rào ấp chiến lược bằng tre bị đốt: ấp Phú Hòa, Phú Thành (Phú Lâm), Long Hòa (Long Sơn)... Nhân dân ấp Long Hưng (Long Phú) nằm sát quận lỵ, vẫn phá được ấp chiến lược. Chi bộ xã Long Phú tổ chức gài trái ở ấp Long Thạnh, diệt tên trưởng ấp. Du kích xã phục kích lực lượng thanh niên chiến đấu ở ấp Long Quới thu được 1 súng, diệt trưởng ấp Long Châu (tuy được vận động nhiều lần nhưng tên này vẫn hà hiếp dân, hai lần đánh phá cơ sở). Lực lượng biệt động còn ném lựu đạn vào trụ sở xã Long Phú tại chợ Tân Châu, làm 3 cảnh sát bị thương.

Cùng cả nước, nhân dân Tân Châu - An Phú đã góp phần làm thất bại quốc sách ấp chiến lược của Mỹ - Diệm. Sức tiến công và nổi dậy của nhân dân miền Nam đã làm hệ thống ấp chiến lược bị phá vỡ, kế hoạch Staley-Taylor bị phá sản. Dương Văn Minh đại diện cho "Hội đồng quân nhân cách mạng" lên cầm quyền. Chế độ Sài Gòn trong cơn khủng hoảng. Ngày 30/1/1964, Nguyễn Khánh lật đổ Dương Văn Minh.

Tháng 3/1964, Mỹ đưa kế hoạch Jonsons-McNamara nhằm bình định miền Nam trong vòng 2 năm. Thực chất của kế hoạch này là kế hoạch ấp chiến lược được cải biên. Lần này Mỹ chú ý nhiều hơn đến việc thực hiện chính sách mị dân, chúng không bắt dân đóng góp công sức, tiền của, mà còn bỏ tiền ra chi phí cho các hoạt động văn hóa, xã hội, đặc biệt chú ý đến phát triển kinh tế. Các đoàn công dân vụ đi xuống các xã chữa bệnh không lấy tiền, sửa chữa đường xá, xây cất trường học, phát phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân. Mọi cố gắng của chúng nhằm làm cho nhân dân tin rằng đời sống của họ sẽ khá hơn, an ninh hơn nếu họ rời bỏ cách mạng. Song nhân dân không tin chúng. Việc gom dân cơ bản bị thất bại. Chúng chỉ di dời được một số ít hộ dân mà chúng thấy ảnh hưởng đến việc bố trí an ninh quốc phòng.

Kế hoạch bình định của ngụy quyền ở tỉnh An Giang nhằm vãn hồi an ninh, xây dựng "Ấp tân sinh" tiến hành qua 3 giai đoạn. Tân Châu thực hiện ngay ở giai đoạn đầu. Chúng chú trọng đến người dân có đạo Hòa Hảo, tìm mọi cách thuyết phục lực lượng này đi với chúng để chống lại cách mạng. Chúng thả tù chính trị Hòa Hảo do Ngô Đình Diệm bắt giam, tuyên truyền chính quyền mới do Mỹ dựng lên sẽ không đàn áp đạo. Các ngày lễ của đạo được tổ chức trọng thể, các ban trị sự Hòa Hảo từ Trung ương đến địa phương được thành lập lại. Hàng chức sắc giáo hội Phật giáo Hòa Hảo được hưởng nhiều đặc ân của chính quyền, chức sắc trong Trung ương giáo hội được tham gia chính phủ. Ngụy quyền sử dụng lực lượng này để o ép tín đồ. Một số tên sĩ quan Hòa Hảo tin cậy được cử làm quận trưởng. Hàng tháng Tỉnh trưởng An Giang, Quận trưởng Tân Châu đến tổ đình thăm viếng. Từ Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh đến Thiệu, Kỳ, đại sứ Mỹ tại Việt Nam đều có đến đây. Hai tên Mỹ, tình báo CIA, đội lốt kỹ sư nông nghiệp và gia súc thọ giáo tu hành ăn, ở như những tín đồ Hòa Hảo. Chúng hướng dẫn quần chúng Hòa Hảo làm nông nghiệp, gần gũi tìm hiểu người dân để đệ trình biện pháp cai trị hiệu nghiệm hơn. Chúng xây dựng lại Ban chấp hành các cấp của dân xã đảng Những giáo lý có nội dung tiêu cực được truyền bá nhằm ru ngủ tín đồ như các thuyết về "An phận tu hiền", "Bất bạo động", "Không đấu tranh"...

Trước âm mưu mới của địch, Tỉnh ủy An Giang chỉ đạo củng cố lại tổ chức, đề ra kế hoạch chống phá bình định. Đồng chí Lê Phú Nhâm được bổ sung vào Tỉnh ủy và được cử làm Bí thư Huyện ủy Tân Châu - An Phú, huyện bổ sung thêm một số Huyện ủy viên mới. Huyện ủy đề ra kế hoạch đẩy mạnh hoạt động quân sự, binh vận tiêu hao lực lượng địch, phát triển lực lượng du kích, bám đồng bào Hòa Hảo tuyên truyền vận động, xây dựng nòng cốt trong đồng bào Hòa Hảo ở vùng yếu, vận động tề địch làm nội tuyến hoặc hạn chế ác ôn, bảo vệ căn cứ làm địa bàn đứng chân.

Trong chiến dịch Xuân Hè (từ ngày 13/4/1964 đến ngày 4/5/1964), ở Tân Châu - An Phú, Trung đội địa phương quân huyện và du kích các xã kết hợp với bộ đội tỉnh đánh diệt đồn Cô Ki, đánh thiệt hại nặng đồn Quan Thuế, trạm kiểm soát kinh tế, diệt trên 200 tên địch, thu 42 súng (3 trung liên), 5 máy vô tuyến điện.

Đêm 3 rạng ngày 4/5/1964, địa phương quân huyện kết hợp với du kích xã Tân An, Vĩnh Xương tấn công đồn Tân An, đồn Vĩnh Xương, đồn quan thuế, hỗ trợ cho du kích xã Vĩnh Xương diệt 6 tên gián điệp, tề xã ác ôn.

Ở xã Vĩnh Trường, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Bí thư chi bộ xã vận động Mohamet và Amin (dân tộc Chăm, là trưởng ấp và phụ tá an ninh ấp La Ma) giao toàn bộ súng, đạn của lực lượng dân vệ ấp cho cách mạng.

Ở Tân Châu, ngày 15/4/1964 Đội biệt động thị trấn ném lựu đạn vào công sở xã Long Phú làm 2 dân vệ và 3 thanh niên chiến đấu bị thương. Truyền đơn được rải ở nhiều đường phố trong thị trấn.

Kết thúc chiến dịch Xuân Hè 1964, bộ đội tỉnh và quân dân Tân Châu - An Phú hợp đồng tác chiến giành được thắng lợi to lớn trên toàn tuyến biên giới, phá rã hết các ấp chiến lược còn sót lại, mở đường hành lang biên giới thông suốt từ Khu 8 qua Vĩnh Xương, Phú Hữu về Bảy Núi. Cán bộ cách mạng gây được niềm tin trong nhân dân. Vùng căn cứ được củng cố, xã Phú Hội được giải phóng, quân dân xã Phú Hội được tặng thưởng cờ luân lưu và 1 súng trường có dòng chữ “ Thi đua Ấp Bắc”. Xã Nhơn Hội, Khánh Bình được mở rộng vùng giải phóng. Nhân dân xã Khánh Bình xây dựng xã chiến đấu đến sát ngã ba Đình làm vành đai bảo vệ căn cứ B3 -Vạt Lài. Chi bộ xã cấp đất cho dân, phát động phong trào thi đua sản xuất đảm bảo đời sống, tiếp tục chiến đấu.

Ngày 1/10/1964, ngụy quyền tách tỉnh An Giang ra làm hai tỉnh An Giang và Châu Đốc. Tỉnh Châu Đốc do Lý Bá Phẩm, một sĩ quan Hòa Hảo, làm tỉnh trưởng. Quận trưởng Tân Châu là Thiếu tá Huỳnh Trung Kiên.

Lực lượng quân sự ngụy quyền tại An Phú được tăng cường. Số địa phương quân đóng tại quận lỵ lên hơn 130 tên. Số nghĩa quân gần 400 tên, chia ra đóng 18 đồn trong quận, thanh niên chiến đấu có hơn 1.000 tên. Ngoài ra còn có lực lượng biên phòng gồm 6 đại đội, quân số 750 tên, cảnh sát có 20 tên, 2 đoàn bình định, 2 trung đội nghĩa quân, 4 toán xây dựng ấp tân sinh gồm 20 tên.

Ở Tân Châu, lực lượng nghĩa quân hơn 750 tên, chia làm 8 trung đội và 4 tiểu đội. Riêng 2 xã Tân An và Vĩnh Xương có 5 đồn, chiếm gần nửa số nghĩa quân trong toàn quận. Thanh niên chiến đấu trong 30 ấp được chuyển sang làm nghĩa quân ấp, mỗi ấp có 1 tiểu đội 11 tên. Cảnh sát có 20 tên và 2 đoàn bình định.

Địch dùng 6 đại đội thay phiên nhau đánh phá xã chiến đấu Khánh Bình, càn quét liên miên, ít nhất 3 ngày có 1 trận càn vào vùng giải phóng. Chi bộ xã phát động quần chúng đấu tranh chính trị, binh vận, mỗi lần địch kéo vào thì gặp ngay lực lượng đấu tranh chính trị của hội phụ nữ xã, do đồng chí Sáu Khiêu, chi ủy viên, hướng dẫn. Các chị em vừa hù dọa vừa thuyết phục, tác động tâm lý làm binh lính ngụy hoang mang. Nhiều lần chúng chỉ bắn bâng quơ rồi rút về. Lực lượng du kích và địa phương quân huyện tổ chức nhiều trận chống càn diệt địch, tăng thêm hiệu quả của đấu tranh chính trị, binh vận.

Địch quyết tâm hủy diệt căn cứ Giồng Trà Dên, chúng chặt những đám tre lớn, đốt cháy, phát hoang một vùng rộng lớn xung quanh căn cứ, làm cho lực lượng cách mạng không còn địa hình trú quân. Chúng xây dựng căn cứ quân sự cách Giồng Trà Dên hơn 1 km, do lực lượng biệt kích đóng, có cố vấn Mỹ chỉ huy. Các đồn bót bị đánh phá được xây dựng lại kiên cố hơn. Chúng liên tiếp bắn pháo, hành quân càn vào căn cứ Giồng Trà Dên đốn tre, phát hoang địa hình. Chi bộ, du kích xã Tân An chiến đấu kiên cường, tổ chức cho quần chúng trồng lại những loại cây lớn nhanh như: chuối, me nước. Chi bộ xã vận động dân bỏ nhiều hécta đất hoang xung quanh căn cứ cho cỏ mọc um tùm, làm vành đai bảo vệ. Hơn 10.000 mét chiến hào trong rừng tre được đào dưới tầm pháo địch. Trung bình mỗi đêm chúng bắn từ 20 đến 40 quả đạn pháo; tuy vậy, đêm nào cũng có hàng trăm quần chúng tham gia làm ô chiến đấu. Hầm chông được gài trái, làm bảng chữ "Binh sĩ dừng bước để Mỹ đi trước". Qua các đợt chống càn các đồng chí Lương Văn Ben, Nguyễn Văn Minh (Điệp), Lư Văn Chỉ (xã đội trưởng), Nguyễn Văn Cáo (Cò Lũy), các chi ủy viên Triết, Ái, Vinh, Châu và 5 du kích khác của xã Tân An lần lượt hy sinh.
Các xã biên giới tiếp tục chống càn, diệt ác, giữ vững lõm giải phóng, vận động đồng bào ủng hộ lương thực, thực phẩm, thuốc men cho căn cứ. Chi bộ xã Tân An tổ chức lễ tiễn thanh niên nhập ngũ đi bộ đội và kết nạp thêm nhiều đảng viên trong lực lượng du kích. Số lượng du kích xã tăng từ 1 tiểu đội lên 1 trung đội. Các ấp đều có du kích mật.

Nhân dân xã Phú Hữu đấu tranh chống địch bắn pháo bừa bãi chết dân, cản trở bà con ra đồng lao động. Trong thời gian này cán bộ huyện vẫn bám xã Phú Hữu hoạt động ngay cả ban ngày. Ngày 18/6/1964, trong lúc binh sĩ đồn Phú Hiệp đang tập hợp điểm danh, trung đội địa phương quân huyện tập kích đánh trái vào đồn, diệt tên đồn trưởng và 12 tên lính.

Ngày 30/11/1964, đồng chí Lê Phát chỉ huy hai tiểu đội địa phương quân, kết hợp du kích xã đánh lực lượng biên phòng của Huỳnh Lương Nhân (Hữu Ý) từ Vĩnh Xương kéo lên biên giới, diệt 30 tên địch, ta hy sinh 6 cán bộ, chiến sĩ. Chánh tổng An Thành Lê Hồng Tươi và tên cố vấn Mỹ từ Tân An lên quan sát trận địa bị đạn cối ta bắn chết tại bờ ấp chiến lược cách đồn 100 mét.

Phong trào du kích chiến tranh phát triển mạnh. Quân ta phục kích, bắn tỉa lực lượng tuần tra của địch làm chúng hoảng sợ, chỉ dám đi ruồng bố ban ngày. Du kích còn dùng giàn thun bắn lựu đạn vào đồn, gây cho địch nhiều thiệt hại mà không phát hiện được ta. Ở nhiều nơi du kích rải truyền đơn, đắp mô, đắp đường, diệt ác ôn. Ngụy quyền ở Châu Đốc phải thừa nhận chúng mất quyền kiểm soát ở các xã biên giới.

Năm 1965, địch tiến hành “công tác Mặc Lan" để tiêu diệt lực lượng cách mạng. Huyện ủy lãnh đạo địa phương quân huyện bảo vệ và mở rộng dần căn cứ B1 đến Mương Lớn - Mương Nhỏ. Ngụy quân chỉ bắn pháo, không dám tiến quân sát căn cứ.

Ngày 25/11/1965, một tiểu đoàn của Sư đoàn 9 kết hợp cùng lực lượng địch ở Tân Châu và xã Tân An, quân số lên đến 400 tên, có pháo binh, máy bay, mở trận càn vào căn cứ Giồng Trà Dên. Máy bay đánh 5 lượt bom, pháo bắn hơn 200 quả. Vừa dứt đợt bom pháo, bộ binh địch chia làm 3 mũi tấn công: một vào chòm tre ông Bảy Lưỡng, một vào chòm tre ông Tước và một vào đường cộ ông Ba Vinh. Quân ta chỉ có 1 trung đội địa phương quân huyện và du kích, cán bộ xã Tân An, quân số ít hơn địch hàng chục lần. Nhưng với quyết tâm bảo vệ căn cứ, các chiến sĩ ém quân ở chân hào chờ cho quân địch lọt vào vòng mai phục mới đồng loạt nổ súng diệt 30 tên (trong đó có tên Uông, đội trưởng đội thám báo quận Tân Châu). Quân địch buộc phải rút lui, phía ta có 3 chiến sĩ hy sinh.

Phong trào đấu tranh chính trị chuyển mạnh. Tháng 3/1965, Tỉnh ủy tổ chức Đại hội Tôn giáo vận tại căn cứ B1, thuộc xã Phú Hữu, có 30 đại biểu các tôn giáo đến dự. Tỉnh ủy giải thích rõ âm mưu, thủ đoạn của địch trong việc chia rẽ đồng bào với cách mạng, kêu gọi đồng bào tham gia đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cán bộ các xã được hướng dẫn làm công tác binh vận, đặc biệt làm công tác Hòa Hảo vận, vì đồng bào Hòa Hảo đông nhất trong huyện, sống tập trung ở các xã Vĩnh Hậu, Long Phú, Phước Hưng, Vĩnh Lộc,... nơi có căn cứ cách mạng. Cán bộ được nhiều gia đình đồng bào Hòa Hảo nuôi chứa chu đáo. Các đoàn bình định về xã Long Sơn lấy cớ xịt thuốc trị mối, mọt để vào tận trong buồng, trong góc nhà tìm kiếm hầm bí mật. Quần chúng cơ sở làm hầm bí mật trong đồng, sau vườn để tránh bọn bình định phát hiện.

Ngày 17/7/1965, địch bắt anh Bảo làm nghề thợ mộc, tra tấn đến chết rồi quăng xác xuống sông phi tang. Được cơ sở cách mạng vận động, hướng dẫn, trên 3.000 đồng bào, có cả binh lính, công chức ngụy kéo đến quận lỵ Tân Châu đấu tranh. Địch chối quanh không giải quyết, bà con vớt được xác anh Bảo, khiêng xác đến dinh quận, bao vây chi cảnh sát đòi thường mạng. Hòa thượng Chơn Như tuyên bố tự thiêu nếu ngụy quyền không làm rõ. Ngụy quyền phải đứng ra tổ chức tang lễ. Lễ đưa đám tang biến thành cuộc biểu tình tuần hành vòng quanh quận lỵ Tân Châu 2 lần, có tới 5.000 người tham dự, với các khẩu hiệu : "Đả đảo chi cảnh sát", "Đả đảo bọn cướp của giết người", "Chính quyền (ngụy) phải đem thủ phạm giết Phan Văn Bảo ra xét xử trước nhân dân".

Ngụy quyền ra sức mua chuộc bọn chiêu hồi, phản bội, chỉ đường bắt cán bộ, giết chết nhiều đảng viên. Tên Sinh, tiểu đội trưởng địa phương quân huyện, chiêu hồi dẫn lính đến bao vây hầm bí mật của đồng chí Nguyễn Văn Bình, Bí thư chi bộ Vĩnh Trường, và 2 du kích, kêu gọi đầu hàng. Các đồng chí dũng cảm chiến đấu, đồng chí Bình và 1 du kích hy sinh, 1 du kích bị địch bắt.

Trong những năm 1961-1965, thực hiện "Chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ và tay sai muốn nhanh chóng tiêu diệt cách mạng miền Nam. Huyện Tân Châu là một trong những trọng điểm đánh phá của Mỹ ngụy. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, nhân dân Tân Châu đoàn kết, phá ấp chiến lược, chống di dân, dồn khu, bảo vệ căn cứ, bảo vệ cơ sở cách mạng. Nhân dân Tân Châu đã góp phần cùng nhân dân An Giang và đồng bào cả nước đánh bại mọi mưu đồ của địch.

### LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1954 – 1975) (Phần 2) I. TỪ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ TIẾN LÊN “ĐỒNG KHỞI” GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LỰƠC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1954 – 1965) 2 - Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Đế quốc Mỹ (1954 – 1965) **b) Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Đế quốc Mỹ trên địa bàn (1961 – 1965).** Ở Tân Châu, từ năm 1960 trở về sau nhằm cắt đứt tuyến hành lang biên giới, ngăn chặn lực lượng cách mạng từ căn cứ B1 xuống và từ Thường Phước qua; đồng thời yểm trợ cho các binh chủng chủ lực tấn công lực lượng ta; địch xây dựng một hệ thống đồn bót dày đặc, trên phạm vi mỗi xã, địch xây dựng 5 đồn nghĩa quân, địa phương quân, quân số từ 1 trung đội đến một đại đội; 1 cuộc cảnh sát; 1 tiểu đoàn bảo an; 5 đến 7 đồn dân quân tự vệ với quân số trên 300 tên cùng với bọn mật thám, bọn bình định. Đặc biệt đồn nghĩa quân biên giới Vĩnh Xương (đồn quốc gia cũ) chúng cho xây dựng rất kiên cố và bố trí hoả lực mạnh, ở đây chúng đưa những tên đầu sỏ, khét tiếng ác ôn, chống cộng một cách mù quáng, khủng bố cơ sở cách mạng một cách ác liệt như các tên thiếu úy Biết, Tám Đền, Châu Dên, riêng tên Huỳnh Lương Nhân (Hữu Ý) chỉ huy lực lượng bảo an đánh phá lực lượng cách mạng dữ dội và thường xuyên. Cuối năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh An Giang được thành lập. Lực lượng võ trang cách mạng trở thành giải phóng quân, sống và chiến đấu trong sự đùm bọc, quý mến của nhân dân. Tháng 2/1961, Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh An Giang ra lời hiệu triệu: "Toàn thể đồng bào trong tỉnh không phân biệt giai cấp, đảng phái, tôn giáo, kháng chiến, lương, giáo, thành thị hay nông thôn, cá nhân yêu nước, đồng bào miền Bắc di cư, các bạn Campuchia, Chăm hãy bình tĩnh sáng suốt nhận định, nhất quyết không lầm mưu gian của bọn cướp nước và bọn đầu cơ chính trị, hãy nhất tề hăng hái dũng cảm đứng lên đoàn kết dưới ngọn cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng đánh tan ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm". Mặt trận Dân tộc giải phóng huyện Tân Châu được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Tây làm chủ tịch. Dưới ngọn cờ của Mặt trận, các tầng lớp nhân dân, đồng bào các tôn giáo... tham gia thực hiện chủ trương của Huyện ủy diệt ác, phá kềm, đấu tranh chống bầu cử Tổng thống... Lực lượng vũ trang tập trung đầu tiên của huyện Tân Châu được thành lập lại, quân số gồm 36 đồng chí được biên chế thành Trung đội địa phương quân, do đồng chí Kỳ Nam làm Trung đội trưởng. Trung đội địa phương phối hợp và hỗ trợ du kích các xã đẩy mạnh hoạt động trừ gian, diệt ác, bám giữ địa bàn, gầy dựng cơ sở. Đến tháng 9 năm 1961 lực lượng này hoạt động trên địa bàn hai huyện Tân Châu - An Phú. (* Trung đội ban đầu gồm các đồng chí: Kỳ Nam, Phạm Văn Thơ, Nguyễn Văn Tờ (A trưởng), Trương Văn Tám (A trưởng), Nguyễn Văn Tre, Phùng Văn Nết, Đỗ Văn Tiếp (Long), Trần Văn Tuốc (Tề), Đào Văn Liêm (Hải), Trần Văn Nhỏ, Nguyễn Văn Kháng (Chiến), Lâm Văn Banh (Mã), Nguyễn Văn Minh (Quang), Nguyễn Văn Then, Lê Văn Màng (Minh Chánh) và các đồng chí khác…) Đầu năm 1961 đồng chí Đệ - du kích xã Vĩnh Xương, dùng 20 ký thuốc nổ đánh chìm tàu Quan Thuế của địch đóng ở Vĩnh Xương giữa ban ngày, khiến chúng lo sợ, phải giảm bớt hành quân càn quét, khủng bố. Ngày 2/3/1961 du kích xã Long Phú diệt tên cảnh sát Nhơn ác ôn khét tiếng, thu 1 súng lục. Hướng dẫn cơ sở cách mạng treo cờ Mặt trận và rải truyền đơn, du kích xã bắt tên Châu, tình báo viên của Mỹ - ngụy, buộc hắn cam kết không tiếp tục làm tay sai cho địch. Giữa tháng 3 năm 1961, Đội võ trang tuyên truyền xã Tân An mang súng giả thu góp tờ khai gia đình, bảng liên gia, giấy căn cước ở ấp Tân Hậu, diệt một số tên chỉ điểm, gián điệp và tề ấp ác ôn. Tên trưởng ấp Tân Thạnh sợ quá xin từ chức. Địch co lại ở khu vực chợ Tân An và trong các đồn. Giồng Trà Dên được giải phóng trở thành căn cứ cách mạng của xã và huyện. Đêm 7/4/1961, du kích xã Long Sơn rải truyền đơn, phá lộ, phá thùng phiếu. Địa phương quân huyện hỗ trợ du kích xã Phú Hữu đốt cầu, diệt hàng chục tên ác ôn và võ trang tuyên truyền kêu gọi dân chúng đấu tranh chống bầu cử, chống chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm. Ngày 21/9/1961 du kích Long Phú bắn tên trưởng ấp Long Hưng bị thương. Du kích xã Phú An diệt tên trưởng ấp 4 Hòa Hảo. Ngày 25/9/1961 du kích xã Long Sơn chặn xe bắn chết tên hội viên tài chính xã Phú Lâm, bắn bị thương hai dân vệ ở cây số 8 Long Sơn, du kích xã Phú Lâm diệt 3 tên tề ác ôn. Đi đôi với diệt ác phá kềm, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng diễn ra nhiều nơi. Mùa nước năm 1961, viện lý do bị dồn vào khu trù mật làm cho dân chúng đói khổ, Chi bộ Tân An tổ chức 300 quần chúng kéo đến Hội đồng xã biểu tình đòi giảm thuế. Ban tề xã Tân An bắt nhốt một số người cầm đầu. Sau vài ngày, chi bộ xã tiếp tục hướng dẫn 300 người do bà Mười Phê dẫn đầu, đến dinh quận Tân Châu đòi cấp gạo, quận trưởng Nhàn cho lính bắt giam bà Mười Phê. Một tuần sau, hơn 100 người dân Tân An - Vĩnh Hòa kéo xuống đấu tranh đòi thả bà Mười Phê. Nhờ áp lực của nhân dân, chúng buộc phải thả bà. Tháng 8/1961, Chi bộ xã Tân An tổ chức cuộc biểu tình, có 500 người tham dự, 8 giờ sáng tập trung tại chợ Tân Châu rồi kéo đến dinh quận. Khi gặp quận trưởng, người kêu đói rách xin cứu tế, người nói mất mùa đòi giảm thuế, người đề nghị không được bắn pháo vào làng, không quy khu để dân yên ổn làm ăn... Trước đông đảo đồng bào ăn mặc rách rưới tố cáo chính quyền không lo cho dân, quận trưởng Nhàn lúng túng, tức tối ra lệnh bắt giam nhiều người vào lò tương Chương Hưng, qui tội nghe lời xúi giục của Cộng sản. Quần chúng các xã Long Phú, Long Sơn tổ chức cơm nước tiếp tế cho những người bị giam. Lực lượng binh vận thuyết phục quận Nhàn thả những người bị bắt, song hắn ngoan cố, cho xe chở tất cả qua bỏ tại núi Sam. Đoàn biểu tình chấn chỉnh hàng ngũ, tiếp tục đấu tranh, đi bộ từ xã Vĩnh Tế (núi Sam) về chợ Châu Đốc hô vang những khẩu hiệu chống áp bức. Đông đảo đồng bào thị xã Châu Đốc thăm hỏi, ủng hộ, nhân đó đoàn biểu tình tuyên truyền, tố cáo tội ác của địch. Ngụy quyền không đủ lý do ngăn cản. Cơ sở cách mạng ở Châu Đốc tiếp tế cơm nước và lo phương tiện cho đoàn biểu tình trở về nhà. Tên quận trưởng Nhàn bị tỉnh trưởng quở trách. Thắng lợi của các cuộc đấu tranh chính trị, binh vận và các trận đánh ban đầu là những cơn lốc nhỏ của khởi nghĩa từng phần, tập hợp thành cơn bão lớn mang tên Đồng khởi năm 1960. Trong khí thế cách mạng đang lên, Ban Tuyên huấn huyện Tân Châu kết hợp với lực lượng địa phương quân huyện và Chi bộ xã Tân An, Vĩnh Hòa tổ chức cuộc biểu tình chào mừng Quốc khánh 2/9/1961. Đúng 10 giờ sáng 2/9, trên kinh Xáng - Tân An xuất hiện 11 chiếc tàu giương lên cao cờ Mặt trận, chở hơn 500 quần chúng chạy diễu hành. đồng bào hô khẩu hiệu: "Đả đảo Ngô Đình Diệm", "Hồ Chí Minh muôn năm" vang cả khúc sông. Nhiều thanh niên hăng hái bơi xuồng theo hưởng ứng. Đồng chí Lương Văn Khách (Bảy Hà) Trưởng ban Tuyên huấn huyện phát loa kêu gọi bà con đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà. Bọn địch ở Tân An hoảng hốt bỏ chạy đến quận lỵ. Đoàn biểu tình kéo đến xã Vĩnh Hậu, xem đoàn văn công biểu diễn đến tối mới giải tán. Cuộc biểu tình diễn ra giữa ban ngày trong vùng địch kiểm soát, ngụy quyền địa phương hoảng sợ, không dám đàn áp. Qua đó đồng bào xã Tân An - Vĩnh Hòa càng tin tưởng, ủng hộ cách mạng, đưa con em tham gia lực lượng vũ trang, tích cực xây dựng xã, ấp chiến đấu. Cuối tháng 9 năm 1961, để thuận tiên việc chỉ đạo, Tỉnh ủy sáp nhập 2 huyện Tân Châu và An Phú thành huyện Tân Châu - An Phú, giúp cho Tân Châu có căn cứ đứng chân, có địa hình liên hoàn trong hoạt động quân sự. Ban chấp hành Huyện Đảng bộ Tân Châu - An Phú do đồng chí Lê Phú Nhâm làm Bí thư. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc chuyển về tỉnh nhận công tác khác. Đồng chí Dương Quang Quới (Huyện ủy viên) được phân công hướng dẫn phong trào đấu tranh chính trị cánh An Phú. Trong mùa nước, đồng bào xã Phú Hữu đấu tranh chống việc quy khu ở ấp Phú Hiệp. Chi bộ xã tổ chức nhân dân đấu tranh chống địch bắn pháo vào đồng, đòi trợ cấp trong mùa lũ. Đồng bào xã Vĩnh Hậu - Châu Phong kéo đến quận An Phú đấu tranh đòi bồi thường cho chị Thai, một phụ nữ nghèo gánh nước mướn bị lính tổng đoàn bắn chết. Đêm 13/10/1961, Trung đội địa phương quân huyện, do đồng chí Kỳ Nam chỉ huy, kết hợp với du kích xã, lần đầu tiên xuất quân đánh đồn dân vệ Vĩnh Xương, tìm cách diệt tên Dẽo, nhưng do nội tuyến (Nguyễn Văn Mách) phản bội báo cho tên Dẽo trốn thoát. Ngày 8/11/1961 Đại đội Dũng Tiến của Tiểu đoàn 512, do đồng chí Út Dũng chỉ huy, từ Bảy Núi vượt kinh Vĩnh Tế, vòng qua đất Campuchia về Khánh An - Khánh Bình. Đơn vị kết hợp với địa phương quân huyện tấn công, đánh đuổi bọn Cù - Đởm chiếm lại căn cứ Vạt Lài, giao lại cho huyện xây dựng căn cứ B3. Sáng ngày 11/11/1961, một trung đội bảo an của địch đi 9 xuồng vào xã Vĩnh Lộc bố ráp. Trung đội địa phương quân huyện và du kích xã Vĩnh Lộc ém quân phục kích ở chòm găng. Đợt tiến công đầu, ta bắn chìm 6 xuồng, diệt một số tên. Địch tập trung lính biệt kích của Hữu Ý từ Tân An tiến vào ngọn ống Bình Linh, lính bảo an ở đồn Phú Hữu, dân vệ ở Vĩnh Trường, Vĩnh Lộc cùng tiến quân bao vây quân ta. Một tổ chiến sĩ ở lại chiến đấu đánh lạc hướng địch để cho quân ta rút về căn cứ an toàn. Các chiến sĩ ở lại chỉ còn đồng chí Ba Phong sống sót, 9 đồng chí hy sinh, 1 đồng chí bị bắt đày đi Côn Đảo, trong số này có 3 đảng viên. Du kích xã Vĩnh Xương, được Công trường huyện cấp súng kíp và súng ngựa trời (ngựa trời là vũ khí tự tạo của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, súng gồm có một ống sắt dài khoảng 80cm, đường kính khoảng 3cm, có hai thanh sắt nhỏ làm chân giá súng, thuốc súng có trộn mảnh chai tẫm độc nên sát thương rất lớn) tổ chức phục kích lính bảo an tại mương ông Vọng. Du kích rải truyền đơn để lừa giặc đến. Một trung đội bảo an chia làm 3 toán đi lượm truyền đơn. Một toán lọt vào ổ mai phục, du kích bắn một trái đạn ngựa trời, diệt ngay 3 tên, 8 tên bị thương. Trong thời gian này, thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, lực lượng du kích các xã Long Sơn, Long Phú tổ chức đánh bọn cướp "Cánh bườm đen" (1) diệt một số tên, đuổi bọn chúng ra khỏi cánh đồng chữ O. Quân ta mở rộng vùng giải phóng, giúp nhân dân trong vùng thoát khỏi hiểm họa do bọn cướp gây ra. Cuộc nổi dậy đấu tranh võ trang kết hợp với đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam làm thất bại âm mưu của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải đổi chiến lược "Chiến tranh một phía" chuyển sang "Chiến tranh đặc biệt", nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng với các biện pháp: Tăng cường quân sự, lính ngụy được trang bị vũ khí hiện đại, do cố vấn Mỹ chỉ huy; Thực hiện chiến thuật trực thăng vận và chiến xa vận; Lấy việc dồn dân vào ấp chiến lược làm quốc sách. Ngụy quyền Sài Gòn tích cực thực hiện kế hoạch dồn dân miền Nam vào 18.000 ấp chiến lược để tách lực lượng cách mạng ra khỏi quần chúng. Thực hiện kế hoạch này, tháng 12/1961, ngụy quyền Tân Châu tiến hành thành lập 52 ấp chiến lược, 5 ấp chiến đấu và 4 khu trù mật. Khu trù mật Tân Hậu A1 (Tân An) có vị trí quan trọng, nằm án ngữ đường xâm nhập của cách mạng vào xã Tân An. Ngụy quyền muốn xây dựng khu trù mật Tân Hậu A1 thành tiền đồn "nhân dân chống cộng" để kiểm soát đường thủy, bộ từ biên giới đến nội địa. Chúng di dời 250 gia đình (hầu hết là gia đình cơ sở cách mạng) ở Giồng Trà Dên vào khu trù mật, phong tỏa lương thực, thực phẩm, cắt đứt đường tiếp vận của nhân dân cho cách mạng. Trong khu trù mật, ngụy quyền cho hưởng mọi quyền lợi ưu tiên, giúp những người này có cuộc sống sung túc, làm cho họ "gắn bó với chính quyền quốc gia"; dùng quyền lợi kinh tế lôi kéo một số người cả tin xa dần khỏi cách mạng. Cứ năm nóc gia, chúng xen vào một hoặc hai gia đình "nòng cốt trung kiên" để theo dõi, kiểm soát các gia đình khác. Chúng tổ chức "Thanh niên nòng cốt" để chống lại du kích cách mạng. Trong năm 1962, ngụy quyền An Giang mở 15 chiến dịch lập ấp chiến lược trong toàn tỉnh, cùng với những biện pháp quân sự, chúng tiến hành các hoạt động chính trị, tâm lý chiến. Địch lập kế hoạch "phòng chống nội tuyến" để phá công tác binh vận của ta; tìm cách gài người vào hàng ngũ cách mạng để thu thập tin tức và đánh phá. Chúng dùng lực lượng chiêu hồi để rún ép, mua chuộc gia đình kháng chiến làm tình báo, tuyên truyền chống cách mạng; khoét sâu mâu thuẫn, lôi kéo đồng bào theo đạo Phật giáo Hòa Hảo chống lại ta. Ngụy quyền thực hiện kế hoạch diệt chi bộ "Việt cộng", sử dụng các phương tiện phát thanh thông tin tuyên truyền về “cuộc sống đầy hứa hẹn” trong ấp chiến lược, một đời sống ấm no trong “xã hội dân chủ, văn minh...”. Chuẩn bị cho kế hoạch lập ấp chiến lược, ngụy quyền Tân Châu kiện toàn bộ máy quân sự gồm 780 thanh niên chiến đấu, 733 dân vệ, 1 đại đội bảo an, cùng với hệ thống đồn bót dày đặc, 1 tiểu đội thám báo, nhân viên hiến binh võ trang và cảnh sát, lực lượng quan thuế sử dụng tàu TK4 có trang bị đại liên bảo vệ đường sông. Xã Tân An có căn cứ Giồng Trà Dên, được xem là đầu mối giao thông của cách mạng từ Thường Phước sang nên chúng bố trí lực lượng quân sự mạnh hơn các xã khác: đồn Bến Nước và đồn Tam Giác đều được trang bị máy truyền tin PRC10, có 20 dân vệ ngày đêm canh gác, chặn đường giao liên của ta; đồn xã Tân An, ngoài 1 tiểu đội của xã còn được tiếp ứng 1 trung đội dân vệ của tổng An Thành, (Lê Hồng Tươi nguyên tiểu đoàn trưởng lực lượng Hòa Hảo ly khai, làm Cai tổng An Thành và Tổng đoàn dân vệ) lực lượng này bảo vệ vùng Kinh Xáng và tiếp viện các đồn kế cận; một tiểu đội thanh niên võ trang hoạt động tại ấp chiến lược Tân Hậu B. Đầu năm 1962, ngụy quyền Tân Châu xây dựng ấp chiến lược Phú Bình A (Phú Vĩnh) và ấp Long An A (Long Phú), ly gián lực lượng cách mạng với quần chúng ở địa bàn thị trấn Tân Châu và hai xã Hòa Hảo, Phú An. Nơi có phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang mạnh như Long Sơn, Tân An địch tăng cường lực lượng quân sự, tình báo đánh phá cơ sở cách mạng. Ở xã Long Phú, nơi đặt quận lỵ Tân Châu, địch bố trí hệ thống đồn bót phòng thủ nghiêm ngặt, chúng dùng lực lượng dã ngoại xuất kích liên miên để tạo sự “an ninh tuyệt đối” cho các cơ quan đầu não của quận. Cán bộ và quần chúng xã Long Phú gặp rất nhiều khó khăn trong việc phá ấp chiến lược. Huyện ủy phân công cán bộ và địa phương quân huyện, giúp các xã tiến hành nhiều đợt võ trang tuyên truyền, tổ chức mít tinh, hướng dẫn quần chúng đấu tranh làm cản trở kế hoạch lập ấp chiến lược của địch. Để ngăn cản địch xây dựng ấp chiến lược, Huyện ủy chỉ đạo phát triển lực lượng, mở rộng địa bàn hoạt động, diệt ác, phá kềm... Căn cứ B1, B3 Vạt Lài ở vùng biên giới được mở rộng. Căn cứ Giồng Trà Dên được củng cố làm địa bàn đứng chân, bám trụ dài ngày. Ban đêm lực lượng cách mạng huyện Tân Châu - An Phú làm chủ nhiều xã ấp. Lúc này địa phương quân huyện tăng cường quân số hơn 40 chiến sĩ, được trang bị đầy đủ vũ khí. Đồng chí Kỳ Nam tiếp tục làm Trung đội trưởng. Công trường huyện sản xuất thêm nhiều súng ngựa trời, đạn sạt, lựu đạn cung cấp cho bộ đội. Giữa năm 1962, Huyện ủy Tân Châu - An Phú có sự thay đổi, đồng chí Lê Phú Nhâm chuyển về làm Bí thư Huyện ủy Châu Phú, đồng chí Trần Văn Nghiệp (Sáu Văn), Tỉnh ủy viên, Phó ban Tuyên huấn tỉnh ủy, được cử làm Bí thư. Huyện ủy đề ra nhiệm vụ tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng, tiếp tục đấu tranh ngăn chặn, làm trì hoãn việc lập ấp chiến lược của địch. Ngày 6/1/1962, tại ấp Tân Thạnh du kích xã Tân An tổ chức phục kích đoàn xe của lực lượng bảo an tỉnh đi phát lương diệt 4 tên trong đó có tên thiếu úy Biết ác ôn, 3 tên khác bị thương; thu 6 carbin và 2 súng ngắn. Địch sử dụng lực lượng bảo an quận Tân Châu, kết hợp tổng đoàn dân vệ mở nhiều cuộc hành quân, quyết tâm san bằng căn cứ Giồng Trà Dên. Trận càn ngày 3/2/1962, hai chiến sĩ địa phương quân huyện và Trương Văn Tám, tiểu đội trưởng và là Phùng Văn Nết hy sinh. Trận càn ngày 29/2/1962, địch bắn chết 1 du kích xã và đồng chí Tư Dương, cán bộ Tuyên huấn huyện, tại rạch Bà Cả, chúng chặt đầu đồng chí Tư Dương để uy hiếp tinh thần quần chúng. Rút kinh nghiệm việc xây dựng khu chiến đấu Giồng Trà Dên quá sơ sài, nên khi địch tấn công, lực lượng ta bị thiệt hại, Chi bộ xã Tân An huy động du kích đào công sự luồn sâu vào rừng tre, xây dựng các ô chiến đấu, làm hàng trăm bảng cấm có gài trái nổ, làm hầm chông xung quanh căn cứ. Sau vài lần càn quét vấp phải ô chiến đấu, bọn địch rất sợ, chúng chỉ dám hành quân vào ban ngày, trời chưa tối đã vội vã rút lui. Âm mưu phá hủy căn cứ cách mạng bị thất bại. Ngụy quyền đặt vùng Giồng Trà Dên vào khu vực tự do oanh kích nhằm làm cho nhân dân hoảng sợ mà vào khu trù mật; đồng thời tiếp tục xây dựng chợ, trạm xá, trường học, lập tín dụng cho vay vốn, cấp giống mới, xây chuồng trại chăn nuôi... để thu hút dân vùng "mất an ninh" ở căn cứ vào khu trù mật. Xã Long Phú, địa bàn có cơ sở cách mạng vững mạnh, bị địch ruồng bố ngày đêm, nhưng ở đây chi bộ vẫn phân công đảng viên bám sát cơ sở. Đồng chí Lê Hưng (Tám Bê), Bí thư chi bộ xã, bị địch lùng bắt ráo riết, nhiều lần bị truy đuổi, nhưng nhờ cơ sở trung kiên che chở an toàn. Được sự giúp đỡ tận tình của quần chúng cách mạng, nhiều cán bộ, đảng viên vẫn bám địa bàn, bám dân hoạt động. Tháng 3/1962, trong đợt phá kềm, du kích xã Long Phú bắn chết 2 tên ác ôn, diệt 1 tên mật báo viên của Chi cảnh sát Tân Châu. Căn cứ B1, B3 Vạt Lài được địa phương quân huyện, cán bộ huyện ủy, quần chúng nhân dân xã Phú Hữu, Khánh Bình, Nhơn Hội ra sức củng cố và bảo vệ. Lực lượng địa phương quân huyện có căn cứ vững chắc để tập kết quân. Dù nhân dân đấu tranh cản trở, nhưng tiến độ lập ấp chiến lược của địch cũng tiến hành khá nhanh. Tỉnh ủy An Giang phát động phong trào toàn Đảng, toàn dân chống Mỹ - Diệm, bằng mọi cách phải phá cho được kế hoạch lập ấp chiến lược của địch. Huyện ủy Tân Châu - An Phú quyết tâm xây dựng xã chiến đấu, phá thế kềm kẹp, phá rã ấp chiến lược. Ngày 5/5/1962, địa phương quân huyện kết hợp với du kích xã tấn công trụ sở xã Vĩnh Hậu, 1 hội viên cảnh sát, 3 dân vệ (trong đó có 1 đoàn phó) bị thương. Tiếp đó, địa phương quân huyện rút về căn cứ B1, kết hợp với du kích, Chi bộ xã Phú Hữu tuyên truyền tại ấp Phú Hiệp. Địch phát hiện, mở trận càn, chúng rơi vào ổ phục kích của ta, các chiến sĩ dùng súng ngựa trời diệt 6 tên địch. Nhân dân phấn khởi nổi dậy phá ấp chiến lược. Ngày 1/6/1962, trung đội địa phương quân huyện, do đồng chí Kỳ Nam chỉ huy, tiến hành võ trang tuyên truyền ở xã Châu Phong, bắt tên đại diện xã và một số tên dân vệ ác ôn đem về căn cứ, thu 6 súng. Trên đường về, đơn vị dừng lại ở Láng Bông Súng xã Vĩnh Hậu tổ chức mừng công. Địch huy động 100 tên lính bảo an, tổng đoàn dân vệ của 3 quận Châu Phú, Tân Châu và An Phú bao vây đánh chặn đường bộ đội rút về căn cứ. Trận chiến diễn ra ác liệt, các chiến sĩ chiến đấu anh dũng, nhưng vì tương quan lực lượng và vũ khí quá chênh lệch nên 12 chiến sĩ hy sinh, 15 bị thương. Địch chết 4 tên và 8 tên bị thương. Sau trận này, đồng chí Sáu Văn, Bí thư Huyện ủy Tân Châu - An Phú mất, đồng chí Phan Văn Khởi thay làm Bí thư. Ngày 25/7/1962, du kích xã Long Sơn diệt 1 đoàn phó, 1 thanh niên chiến đấu. Ngày 15/9/1962, du kích Phú Vĩnh phục kích tại cây số 6 chặn đánh đoàn xe quận trưởng Tân Châu, bắn chết 3 tên lính, một số tên bị thương. Ngày 25/9/1962 du kích xã Vĩnh Xương phục kích tại ấp 3 diệt 4 tên dân vệ, thu 4 súng. Ngày 30/11/1962 quân ta tấn công đồn dân vệ xã Nhơn Hội, diệt 1 dân vệ, 1 hội viên cảnh sát, du kích xã Nhơn Hội phục kích bắn chết tên Sậm, trung đội trưởng bảo an quân. Cuối năm 1962, trong trận chống càn ở Chòm Găng, du kích xã Vĩnh Lộc kết hợp địa phương quân huyện chặn đánh Tiểu đoàn Chèo, tên tiểu đoàn trưởng bị thương, tiểu đoàn phó cùng 4 tên lính bị diệt; ngụy quyền quận An Phú giải thể tiểu đoàn này. Hoạt động binh vận, đấu tranh vũ trang đã tác động mạnh đến phong trào đấu tranh chính trị. Các đoàn thể nông dân, thanh niên, phụ nữ xã Long Sơn, Tân An và các xã biên giới An Phú vận động hàng trăm đồng bào phá hàng rào ấp chiến lược. Mùa lũ năm 1962 mực nước sông lên rất cao (4,74 mét), nhân dân mất mùa, đời sống cơ cực, lại bị bắt làm sâu, bắt phải nộp nhiều tre cho địch làm hàng rào ấp chiến lược. Muốn lập công với cấp trên, ngụy quân, ngụy quyền ở xã, ấp đốc thúc thô bạo, đánh đập nhân dân, mọi người căm phẫn. Được cán bộ hướng dẫn, đồng bào nộp tre non, mau hư mục. Huyện ủy bố trí cho con em gia đình cơ sở cách mạng vào lực lượng thanh niên chiến đấu, vào dân vệ canh gác ở các ấp chiến lược để cung cấp tin tức, đưa đón cán bộ đi hoạt động. Công tác binh vận đã tranh thủ được một số trưởng ấp, phụ tá an ninh ấp ủng hộ cách mạng, hạn chế hành động gây tội ác của họ. Ngoài số nội tuyến có sẵn, các xã đều xây dựng thêm được nội tuyến mới. Chi bộ xã Phú Lâm, họp ngay trong nhà trưởng ấp Đậm. Cán bộ xã Long Phú được bố trí vào hội đồng xã. Hội phụ nữ hai xã Long Sơn và Tân An tổ chức nhiều cuộc đấu tranh, kéo đến quận tố cáo vì dồn dân mà phải nghèo khổ nên đòi được trợ cấp. Hội phụ nữ các xã khác cũng đấu tranh đòi cứu đói khiến cho ngụy quyền thêm lúng túng. Kết thúc năm 1962, địch thừa nhận việc xây dựng ấp chiến lược trong tỉnh chỉ mới hoàn thành 50% kế hoạch. Riêng ở Tân Châu - An Phú do bị dân phá, lại bị nước ngập nên chông và hàng rào các ấp chiến lược đều hư hỏng. Sang năm 1963 ngụy quyền xây dựng ấp chiến lược với quy mô lớn hơn, chúng phân ấp chiến lược ra làm 3 loại. Tân Châu có 52 ấp được chia ra 39 ấp thuộc loại A, 11 ấp thuộc loại B và 2 ấp thuộc loại C (ở hai xã Tân An và Long Sơn.). Ở An Phú có 40 ấp chia ra 18 ấp loại A, 9 ấp loại B, 13 ấp loại C. Lần này địch xây dựng ấp chiến lược bằng cọc sắt và dây kẽm gai, chúng củng cố các ấp chiến đấu vành đai biên giới, tăng cường lực lượng, huấn luyện quân sự cho thanh niên chiến đấu, dân vệ. Chúng còn tỏ ra quan tâm đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội... của nhân dân, như sửa chữa, xây dựng mới nhà thương, chợ, trường học, đường xá, cấp phát hoặc bán rẻ radio cho dân(1), chú trọng phát triển nông nghiệp. Đầu năm 1963, địch mở hàng loạt cuộc hành quân cấp đại đội mang tên "Đức Thắng" và cấp tiểu đoàn mang tên "Quyết Thắng" tìm diệt lực lượng cách mạng. Trong khi địch ra sức củng cố ấp chiến lược thì Huyện ủy Tân Châu - An Phú quyết tâm chỉ đạo phá ấp chiến lược bằng 3 mũi giáp công. Sau chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho), phong trào thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công sôi nổi. Các xã trong huyện đều đẩy mạnh phong trào thi đua phá ấp chiến lược đạt được nhiều thành tích lớn. Huyện ủy cử 2 đồng chí Nguyễn Thị Thanh (Ba Thanh), Võ Văn Nô (Ba Thu) cùng cán bộ xã Khánh Bình vận động đồng bào phá ấp chiến lược, giải phóng 2 ấp 3 và 4. Du kích xã phá hủy tàu tuần tra của đồn Khánh Bình, diệt tên đại diện xã, phụ tá an ninh. Tộc trưởng người Chăm Chau Li, Chau Sanh tích cực tham gia phá ấp chiến lược, đóng góp tiền của, làm giao liên..., qua phong trào hai ông được kết nạp vào Đảng. Ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, nằm án ngữ căn cứ B1, địch phòng bị rất chặt chẽ. Được trung đội địa phương quân huyện hỗ trợ, chi bộ xã vận động nhân dân phá hàng rào, ban bờ chướng. Lực lượng tham gia từ vài chục người lên đến 200 người, mỗi lần phá từ vài chục mét đến 300 mét. Vật liệu ấp chiến lược được mang về căn cứ làm công sự, cất trại. Sau nhiều lần phá, ấp Phú Hiệp được giải phóng hoàn toàn. Chi bộ xã Nhơn Hội đưa một số đoàn viên vào dân vệ của địch. Trưởng ấp Bắc Đai cũng là nội tuyến. Công tác binh vận tác động mạnh vào tinh thần địch, ban đêm chúng không dám ra khỏi đồn quá 300 mét. Hàng trăm quần chúng thường xuyên phá rào, ban bờ chướng ở ấp Tắc Trúc, Bắc Đai, ngụy quyền phải sửa đi, sửa lại nhiều lần. Sau mùa nước, hai ấp chiến lược Bắc Đai và Tắc Trúc bị phá gần hết. Huyện đội hỗ trợ 1 tổ trinh sát, du kích Phú Hội và Nhơn Hội phối hợp diệt ác, phục kích dân vệ đi tuần thu 15 súng. Sau trận này nội tuyến đồn dân vệ Nhơn Hội bị lộ, các chiến sĩ nội tuyến diệt một số tên ác ôn và rút ra mang theo 7 súng về căn cứ an toàn. Cùng với nhân dân các xã biên giới, đồng bào ở các xã vùng yếu Phước Hưng, Đa Phước, Vĩnh Trường cũng nổi lên phá lỏng kềm kẹp, phá hàng rào chiến lược. Xã Vĩnh Lộc giáp ranh xã Phú Hữu được xem như vành đai ngăn chặn lực lượng cách mạng từ căn cứ B1 thâm nhập về Vĩnh Hậu, Châu Phong. Địch xây dựng ấp chiến lược Vĩnh Thạnh rất kiên cố, hàng rào làm bằng cọc sắt và dây kẽm gai, hàng rào mặt sông chúng bố trí 5 nhà mới có được một lối đi chung, hàng rào phía sau đồng có 11 cổng gác, cả ấp chỉ có 2 cổng ra vào, sáng mở tối đóng. Một trung đội dân vệ canh gác, bảo an quân tuần tra. Tên đại diện xã tự đắc, vênh váo thách thức. Tối ngày 30/6/1963, Trung đội địa phương quân huyện phối hợp du kích 2 xã Vĩnh Lộc, Phú Hữu tập kích vào ấp 2, diệt tên đại diện xã, bắt sống 1 tiểu đội dân vệ giáo dục thả tại chỗ, quần chúng dân nổi dậy phá hàng rào ấp chiến lược chở cọc sắt về căn cứ B1. Sau đó quần chúng 2 xã Phú Hữu và Vĩnh Lộc kết hợp nhau tiếp tục phá ấp chiến lược, mỗi lần vài chục mét. Đến mùa nước năm 1963 toàn bộ ấp chiến lược của 2 xã bị phá hủy hoàn toàn. Tại ấp Phú Hòa và Long Hòa (thuộc 2 xã Long Sơn và Phú Lâm, là địa bàn đứng chân của Chi bộ xã Phú Lâm), địch tăng cường truy bắt cán bộ cách mạng, nhưng phong trào phá ấp chiến lược vẫn liên tục nổ ra. Ngày 2/8/1963, qua bọn chỉ điểm, chúng bắt được đồng chí Nguyễn Văn Tuồng, đảng viên và đồng chí Nguyễn Văn Phán, Bí thư chi bộ xã Phú Lâm. Dù bị đánh đập dã man, nhưng 2 đồng chí một mực không khai báo. Chúng mổ bụng lấy mật, chặt đầu đồng chí Phán treo trên cây để huy hiếp tinh thần của nhân dân. Hành động của địch chỉ làm quần chúng thêm căm thù. Phong trào phá ấp chiến lược của nhân dân miền Nam làm chính quyền Ngô Đình Diệm suy yếu. Ngày 1/11/1963, Mỹ làm cuộc đảo chánh lật đổ Ngô Đình Diệm. Ngày 4/11/1963 tại quận lỵ Tân Châu, ngụy quyền tổ chức cuộc mít tinh có 3.000 người tham dự để ủng hộ phe đảo chánh, nhưng đồng bào tại quận lỵ đã biến cuộc mít tinh của địch thành cuộc đấu tranh đòi tự do, bãi bỏ ấp chiến lược. Đoàn biểu tình kéo qua nhiều đường phố không hô khẩu hiệu "Hoan hô đảo chánh") mà hô các khẩu hiệu "Chấm dứt càn quét, khủng bố"; "Bãi bỏ quốc sách ấp chiến lược"; "Tự do đi lại, tự do hội họp"; "Tự do tín ngưỡng"; "Trả tự do cho những người bị giam cầm". Sau khi Diệm bị đảo chánh, phong trào phá ấp chiến lược phát triển lên đỉnh cao, nhiều cuộc đấu tranh chính trị, võ trang diễn ra liên tục khắp trên địa bàn huyện. Ở xã Long Sơn, tổ chức được 26 cuộc đấu tranh, mỗi lần từ 50 đến 300 người, đa số là phụ nữ, từ cây số 7 kéo lên quận lỵ, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. Đồng bào các xã Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Khánh Bình rải hàng ngàn truyền đơn, treo khẩu hiệu. Địch liên tiếp mở các cuộc hành quân “Đức Thắng”, tăng cường đánh phá vào các khu căn cứ Giồng Trà Dên, ấp Vĩnh Bường xã Vĩnh Hòa... chúng gặp phải sức chống cự mạnh mẽ của quân dân ta và bị thiệt hại nặng. Căn cứ được giữ vững, 2 ấp Tân Phú và Tân Thạnh được giải phóng. Có căn cứ làm địa bàn đứng chân, Trung đội địa phương quân Tân Châu - An Phú tiến hành võ trang tuyên truyền để hỗ trợ cho nhân dân các xã Phú Vĩnh, Long Phú đấu tranh phá ấp chiến lược. Ở nhiều trạm gác, hàng rào ấp chiến lược bằng tre bị đốt: ấp Phú Hòa, Phú Thành (Phú Lâm), Long Hòa (Long Sơn)... Nhân dân ấp Long Hưng (Long Phú) nằm sát quận lỵ, vẫn phá được ấp chiến lược. Chi bộ xã Long Phú tổ chức gài trái ở ấp Long Thạnh, diệt tên trưởng ấp. Du kích xã phục kích lực lượng thanh niên chiến đấu ở ấp Long Quới thu được 1 súng, diệt trưởng ấp Long Châu (tuy được vận động nhiều lần nhưng tên này vẫn hà hiếp dân, hai lần đánh phá cơ sở). Lực lượng biệt động còn ném lựu đạn vào trụ sở xã Long Phú tại chợ Tân Châu, làm 3 cảnh sát bị thương. Cùng cả nước, nhân dân Tân Châu - An Phú đã góp phần làm thất bại quốc sách ấp chiến lược của Mỹ - Diệm. Sức tiến công và nổi dậy của nhân dân miền Nam đã làm hệ thống ấp chiến lược bị phá vỡ, kế hoạch Staley-Taylor bị phá sản. Dương Văn Minh đại diện cho "Hội đồng quân nhân cách mạng" lên cầm quyền. Chế độ Sài Gòn trong cơn khủng hoảng. Ngày 30/1/1964, Nguyễn Khánh lật đổ Dương Văn Minh. Tháng 3/1964, Mỹ đưa kế hoạch Jonsons-McNamara nhằm bình định miền Nam trong vòng 2 năm. Thực chất của kế hoạch này là kế hoạch ấp chiến lược được cải biên. Lần này Mỹ chú ý nhiều hơn đến việc thực hiện chính sách mị dân, chúng không bắt dân đóng góp công sức, tiền của, mà còn bỏ tiền ra chi phí cho các hoạt động văn hóa, xã hội, đặc biệt chú ý đến phát triển kinh tế. Các đoàn công dân vụ đi xuống các xã chữa bệnh không lấy tiền, sửa chữa đường xá, xây cất trường học, phát phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân. Mọi cố gắng của chúng nhằm làm cho nhân dân tin rằng đời sống của họ sẽ khá hơn, an ninh hơn nếu họ rời bỏ cách mạng. Song nhân dân không tin chúng. Việc gom dân cơ bản bị thất bại. Chúng chỉ di dời được một số ít hộ dân mà chúng thấy ảnh hưởng đến việc bố trí an ninh quốc phòng. Kế hoạch bình định của ngụy quyền ở tỉnh An Giang nhằm vãn hồi an ninh, xây dựng "Ấp tân sinh" tiến hành qua 3 giai đoạn. Tân Châu thực hiện ngay ở giai đoạn đầu. Chúng chú trọng đến người dân có đạo Hòa Hảo, tìm mọi cách thuyết phục lực lượng này đi với chúng để chống lại cách mạng. Chúng thả tù chính trị Hòa Hảo do Ngô Đình Diệm bắt giam, tuyên truyền chính quyền mới do Mỹ dựng lên sẽ không đàn áp đạo. Các ngày lễ của đạo được tổ chức trọng thể, các ban trị sự Hòa Hảo từ Trung ương đến địa phương được thành lập lại. Hàng chức sắc giáo hội Phật giáo Hòa Hảo được hưởng nhiều đặc ân của chính quyền, chức sắc trong Trung ương giáo hội được tham gia chính phủ. Ngụy quyền sử dụng lực lượng này để o ép tín đồ. Một số tên sĩ quan Hòa Hảo tin cậy được cử làm quận trưởng. Hàng tháng Tỉnh trưởng An Giang, Quận trưởng Tân Châu đến tổ đình thăm viếng. Từ Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh đến Thiệu, Kỳ, đại sứ Mỹ tại Việt Nam đều có đến đây. Hai tên Mỹ, tình báo CIA, đội lốt kỹ sư nông nghiệp và gia súc thọ giáo tu hành ăn, ở như những tín đồ Hòa Hảo. Chúng hướng dẫn quần chúng Hòa Hảo làm nông nghiệp, gần gũi tìm hiểu người dân để đệ trình biện pháp cai trị hiệu nghiệm hơn. Chúng xây dựng lại Ban chấp hành các cấp của dân xã đảng Những giáo lý có nội dung tiêu cực được truyền bá nhằm ru ngủ tín đồ như các thuyết về "An phận tu hiền", "Bất bạo động", "Không đấu tranh"... Trước âm mưu mới của địch, Tỉnh ủy An Giang chỉ đạo củng cố lại tổ chức, đề ra kế hoạch chống phá bình định. Đồng chí Lê Phú Nhâm được bổ sung vào Tỉnh ủy và được cử làm Bí thư Huyện ủy Tân Châu - An Phú, huyện bổ sung thêm một số Huyện ủy viên mới. Huyện ủy đề ra kế hoạch đẩy mạnh hoạt động quân sự, binh vận tiêu hao lực lượng địch, phát triển lực lượng du kích, bám đồng bào Hòa Hảo tuyên truyền vận động, xây dựng nòng cốt trong đồng bào Hòa Hảo ở vùng yếu, vận động tề địch làm nội tuyến hoặc hạn chế ác ôn, bảo vệ căn cứ làm địa bàn đứng chân. Trong chiến dịch Xuân Hè (từ ngày 13/4/1964 đến ngày 4/5/1964), ở Tân Châu - An Phú, Trung đội địa phương quân huyện và du kích các xã kết hợp với bộ đội tỉnh đánh diệt đồn Cô Ki, đánh thiệt hại nặng đồn Quan Thuế, trạm kiểm soát kinh tế, diệt trên 200 tên địch, thu 42 súng (3 trung liên), 5 máy vô tuyến điện. Đêm 3 rạng ngày 4/5/1964, địa phương quân huyện kết hợp với du kích xã Tân An, Vĩnh Xương tấn công đồn Tân An, đồn Vĩnh Xương, đồn quan thuế, hỗ trợ cho du kích xã Vĩnh Xương diệt 6 tên gián điệp, tề xã ác ôn. Ở xã Vĩnh Trường, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Bí thư chi bộ xã vận động Mohamet và Amin (dân tộc Chăm, là trưởng ấp và phụ tá an ninh ấp La Ma) giao toàn bộ súng, đạn của lực lượng dân vệ ấp cho cách mạng. Ở Tân Châu, ngày 15/4/1964 Đội biệt động thị trấn ném lựu đạn vào công sở xã Long Phú làm 2 dân vệ và 3 thanh niên chiến đấu bị thương. Truyền đơn được rải ở nhiều đường phố trong thị trấn. Kết thúc chiến dịch Xuân Hè 1964, bộ đội tỉnh và quân dân Tân Châu - An Phú hợp đồng tác chiến giành được thắng lợi to lớn trên toàn tuyến biên giới, phá rã hết các ấp chiến lược còn sót lại, mở đường hành lang biên giới thông suốt từ Khu 8 qua Vĩnh Xương, Phú Hữu về Bảy Núi. Cán bộ cách mạng gây được niềm tin trong nhân dân. Vùng căn cứ được củng cố, xã Phú Hội được giải phóng, quân dân xã Phú Hội được tặng thưởng cờ luân lưu và 1 súng trường có dòng chữ “ Thi đua Ấp Bắc”. Xã Nhơn Hội, Khánh Bình được mở rộng vùng giải phóng. Nhân dân xã Khánh Bình xây dựng xã chiến đấu đến sát ngã ba Đình làm vành đai bảo vệ căn cứ B3 -Vạt Lài. Chi bộ xã cấp đất cho dân, phát động phong trào thi đua sản xuất đảm bảo đời sống, tiếp tục chiến đấu. Ngày 1/10/1964, ngụy quyền tách tỉnh An Giang ra làm hai tỉnh An Giang và Châu Đốc. Tỉnh Châu Đốc do Lý Bá Phẩm, một sĩ quan Hòa Hảo, làm tỉnh trưởng. Quận trưởng Tân Châu là Thiếu tá Huỳnh Trung Kiên. Lực lượng quân sự ngụy quyền tại An Phú được tăng cường. Số địa phương quân đóng tại quận lỵ lên hơn 130 tên. Số nghĩa quân gần 400 tên, chia ra đóng 18 đồn trong quận, thanh niên chiến đấu có hơn 1.000 tên. Ngoài ra còn có lực lượng biên phòng gồm 6 đại đội, quân số 750 tên, cảnh sát có 20 tên, 2 đoàn bình định, 2 trung đội nghĩa quân, 4 toán xây dựng ấp tân sinh gồm 20 tên. Ở Tân Châu, lực lượng nghĩa quân hơn 750 tên, chia làm 8 trung đội và 4 tiểu đội. Riêng 2 xã Tân An và Vĩnh Xương có 5 đồn, chiếm gần nửa số nghĩa quân trong toàn quận. Thanh niên chiến đấu trong 30 ấp được chuyển sang làm nghĩa quân ấp, mỗi ấp có 1 tiểu đội 11 tên. Cảnh sát có 20 tên và 2 đoàn bình định. Địch dùng 6 đại đội thay phiên nhau đánh phá xã chiến đấu Khánh Bình, càn quét liên miên, ít nhất 3 ngày có 1 trận càn vào vùng giải phóng. Chi bộ xã phát động quần chúng đấu tranh chính trị, binh vận, mỗi lần địch kéo vào thì gặp ngay lực lượng đấu tranh chính trị của hội phụ nữ xã, do đồng chí Sáu Khiêu, chi ủy viên, hướng dẫn. Các chị em vừa hù dọa vừa thuyết phục, tác động tâm lý làm binh lính ngụy hoang mang. Nhiều lần chúng chỉ bắn bâng quơ rồi rút về. Lực lượng du kích và địa phương quân huyện tổ chức nhiều trận chống càn diệt địch, tăng thêm hiệu quả của đấu tranh chính trị, binh vận. Địch quyết tâm hủy diệt căn cứ Giồng Trà Dên, chúng chặt những đám tre lớn, đốt cháy, phát hoang một vùng rộng lớn xung quanh căn cứ, làm cho lực lượng cách mạng không còn địa hình trú quân. Chúng xây dựng căn cứ quân sự cách Giồng Trà Dên hơn 1 km, do lực lượng biệt kích đóng, có cố vấn Mỹ chỉ huy. Các đồn bót bị đánh phá được xây dựng lại kiên cố hơn. Chúng liên tiếp bắn pháo, hành quân càn vào căn cứ Giồng Trà Dên đốn tre, phát hoang địa hình. Chi bộ, du kích xã Tân An chiến đấu kiên cường, tổ chức cho quần chúng trồng lại những loại cây lớn nhanh như: chuối, me nước. Chi bộ xã vận động dân bỏ nhiều hécta đất hoang xung quanh căn cứ cho cỏ mọc um tùm, làm vành đai bảo vệ. Hơn 10.000 mét chiến hào trong rừng tre được đào dưới tầm pháo địch. Trung bình mỗi đêm chúng bắn từ 20 đến 40 quả đạn pháo; tuy vậy, đêm nào cũng có hàng trăm quần chúng tham gia làm ô chiến đấu. Hầm chông được gài trái, làm bảng chữ "Binh sĩ dừng bước để Mỹ đi trước". Qua các đợt chống càn các đồng chí Lương Văn Ben, Nguyễn Văn Minh (Điệp), Lư Văn Chỉ (xã đội trưởng), Nguyễn Văn Cáo (Cò Lũy), các chi ủy viên Triết, Ái, Vinh, Châu và 5 du kích khác của xã Tân An lần lượt hy sinh. Các xã biên giới tiếp tục chống càn, diệt ác, giữ vững lõm giải phóng, vận động đồng bào ủng hộ lương thực, thực phẩm, thuốc men cho căn cứ. Chi bộ xã Tân An tổ chức lễ tiễn thanh niên nhập ngũ đi bộ đội và kết nạp thêm nhiều đảng viên trong lực lượng du kích. Số lượng du kích xã tăng từ 1 tiểu đội lên 1 trung đội. Các ấp đều có du kích mật. Nhân dân xã Phú Hữu đấu tranh chống địch bắn pháo bừa bãi chết dân, cản trở bà con ra đồng lao động. Trong thời gian này cán bộ huyện vẫn bám xã Phú Hữu hoạt động ngay cả ban ngày. Ngày 18/6/1964, trong lúc binh sĩ đồn Phú Hiệp đang tập hợp điểm danh, trung đội địa phương quân huyện tập kích đánh trái vào đồn, diệt tên đồn trưởng và 12 tên lính. Ngày 30/11/1964, đồng chí Lê Phát chỉ huy hai tiểu đội địa phương quân, kết hợp du kích xã đánh lực lượng biên phòng của Huỳnh Lương Nhân (Hữu Ý) từ Vĩnh Xương kéo lên biên giới, diệt 30 tên địch, ta hy sinh 6 cán bộ, chiến sĩ. Chánh tổng An Thành Lê Hồng Tươi và tên cố vấn Mỹ từ Tân An lên quan sát trận địa bị đạn cối ta bắn chết tại bờ ấp chiến lược cách đồn 100 mét. Phong trào du kích chiến tranh phát triển mạnh. Quân ta phục kích, bắn tỉa lực lượng tuần tra của địch làm chúng hoảng sợ, chỉ dám đi ruồng bố ban ngày. Du kích còn dùng giàn thun bắn lựu đạn vào đồn, gây cho địch nhiều thiệt hại mà không phát hiện được ta. Ở nhiều nơi du kích rải truyền đơn, đắp mô, đắp đường, diệt ác ôn. Ngụy quyền ở Châu Đốc phải thừa nhận chúng mất quyền kiểm soát ở các xã biên giới. Năm 1965, địch tiến hành “công tác Mặc Lan" để tiêu diệt lực lượng cách mạng. Huyện ủy lãnh đạo địa phương quân huyện bảo vệ và mở rộng dần căn cứ B1 đến Mương Lớn - Mương Nhỏ. Ngụy quân chỉ bắn pháo, không dám tiến quân sát căn cứ. Ngày 25/11/1965, một tiểu đoàn của Sư đoàn 9 kết hợp cùng lực lượng địch ở Tân Châu và xã Tân An, quân số lên đến 400 tên, có pháo binh, máy bay, mở trận càn vào căn cứ Giồng Trà Dên. Máy bay đánh 5 lượt bom, pháo bắn hơn 200 quả. Vừa dứt đợt bom pháo, bộ binh địch chia làm 3 mũi tấn công: một vào chòm tre ông Bảy Lưỡng, một vào chòm tre ông Tước và một vào đường cộ ông Ba Vinh. Quân ta chỉ có 1 trung đội địa phương quân huyện và du kích, cán bộ xã Tân An, quân số ít hơn địch hàng chục lần. Nhưng với quyết tâm bảo vệ căn cứ, các chiến sĩ ém quân ở chân hào chờ cho quân địch lọt vào vòng mai phục mới đồng loạt nổ súng diệt 30 tên (trong đó có tên Uông, đội trưởng đội thám báo quận Tân Châu). Quân địch buộc phải rút lui, phía ta có 3 chiến sĩ hy sinh. Phong trào đấu tranh chính trị chuyển mạnh. Tháng 3/1965, Tỉnh ủy tổ chức Đại hội Tôn giáo vận tại căn cứ B1, thuộc xã Phú Hữu, có 30 đại biểu các tôn giáo đến dự. Tỉnh ủy giải thích rõ âm mưu, thủ đoạn của địch trong việc chia rẽ đồng bào với cách mạng, kêu gọi đồng bào tham gia đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cán bộ các xã được hướng dẫn làm công tác binh vận, đặc biệt làm công tác Hòa Hảo vận, vì đồng bào Hòa Hảo đông nhất trong huyện, sống tập trung ở các xã Vĩnh Hậu, Long Phú, Phước Hưng, Vĩnh Lộc,... nơi có căn cứ cách mạng. Cán bộ được nhiều gia đình đồng bào Hòa Hảo nuôi chứa chu đáo. Các đoàn bình định về xã Long Sơn lấy cớ xịt thuốc trị mối, mọt để vào tận trong buồng, trong góc nhà tìm kiếm hầm bí mật. Quần chúng cơ sở làm hầm bí mật trong đồng, sau vườn để tránh bọn bình định phát hiện. Ngày 17/7/1965, địch bắt anh Bảo làm nghề thợ mộc, tra tấn đến chết rồi quăng xác xuống sông phi tang. Được cơ sở cách mạng vận động, hướng dẫn, trên 3.000 đồng bào, có cả binh lính, công chức ngụy kéo đến quận lỵ Tân Châu đấu tranh. Địch chối quanh không giải quyết, bà con vớt được xác anh Bảo, khiêng xác đến dinh quận, bao vây chi cảnh sát đòi thường mạng. Hòa thượng Chơn Như tuyên bố tự thiêu nếu ngụy quyền không làm rõ. Ngụy quyền phải đứng ra tổ chức tang lễ. Lễ đưa đám tang biến thành cuộc biểu tình tuần hành vòng quanh quận lỵ Tân Châu 2 lần, có tới 5.000 người tham dự, với các khẩu hiệu : "Đả đảo chi cảnh sát", "Đả đảo bọn cướp của giết người", "Chính quyền (ngụy) phải đem thủ phạm giết Phan Văn Bảo ra xét xử trước nhân dân". Ngụy quyền ra sức mua chuộc bọn chiêu hồi, phản bội, chỉ đường bắt cán bộ, giết chết nhiều đảng viên. Tên Sinh, tiểu đội trưởng địa phương quân huyện, chiêu hồi dẫn lính đến bao vây hầm bí mật của đồng chí Nguyễn Văn Bình, Bí thư chi bộ Vĩnh Trường, và 2 du kích, kêu gọi đầu hàng. Các đồng chí dũng cảm chiến đấu, đồng chí Bình và 1 du kích hy sinh, 1 du kích bị địch bắt. Trong những năm 1961-1965, thực hiện "Chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ và tay sai muốn nhanh chóng tiêu diệt cách mạng miền Nam. Huyện Tân Châu là một trong những trọng điểm đánh phá của Mỹ ngụy. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, nhân dân Tân Châu đoàn kết, phá ấp chiến lược, chống di dân, dồn khu, bảo vệ căn cứ, bảo vệ cơ sở cách mạng. Nhân dân Tân Châu đã góp phần cùng nhân dân An Giang và đồng bào cả nước đánh bại mọi mưu đồ của địch.
edited Mar 1 '18 lúc 5:04 pm

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1954 – 1975)

(Phần 3)

II. LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU ĐẨY MẠNH BA MŨI GIÁP CÔNG TIẾN TỚI TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN NĂM 1968 (1965 – 1968)

1 - Tình hình chung

a) Tình hình và âm mưu của địch

Thất bại trong chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ xua quân vào trực tiếp xâm lược Việt Nam, mở rộng chiến tranh ra cả nước, tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Tân Châu vẫn là địa bàn trọng điểm đánh phá của địch.
Ngụy quyền Châu Đốc xây dựng kế hoạch bình định chia làm 3 phần: xây dựng miền đồng bằng, vãn hồi an ninh miền rừng núi, lập phòng tuyến án ngữ miền cận biên giới Tân Châu- An Phú. Chúng chia Tân Châu làm 3 vùng: Vùng 1: Các xã Long Phú, Phú Vĩnh; Vùng 2: Tân An, Vĩnh Xương; Vùng 3: Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hòa Hảo. Chúng tổ chức các đoàn “cán bộ xây dựng nông thôn” tiến hành nhiều vụ “biệt kích”, “thám báo”, luồn sâu vào dân đánh phá cách mạng.
Đầu năm 1966, địch xây dựng căn cứ hải quân ở Long Châu xã Long Phú (nay thuộc xã Long An), có nhiều tàu chiến cơ động kết hợp với 1 chiến hạm đậu giữa sông Tiền (đoạn Vĩnh Hòa- Thường Phước) để ngăn chặn lực lượng cách mạng từ căn cứ Đồng Tháp vượt sông Tiền vào Tân Châu. Chúng xây dựng đồn “trung tâm” ở xã Tân An cách căn cứ Giồng Trà Dên 2 km. Chúng tăng cường cho mỗi xã một trung đội nghĩa quân và lực lượng bình định để khống chế nhân dân, tiêu diệt hạ tầng cơ sở cách mạng.
Song song với biện pháp dùng quân sự để đàn áp, ngụy quyền Sài Gòn còn sử dụng nhiều thủ đoạn vừa lôi kéo vừa kềm kẹp nhân dân, trọng tâm là tín đồ Hòa Hảo. Tháng 2/1966, địch bắt dân đi làm sâu, làm khu trù mật và ấp Tân Sinh tại chu vi Cao Đài thị trấn Tân Châu và các ấp trong xã Tân An. Ngày 2/10/1966 địch mở cuộc hành quân khám xét sổ gia đình, lùng bắt cán bộ cách mạng và cơ sở, bắt thanh niên trốn quân dịch.

b) Tình hình và nhiệm vụ cách mạng

Huyện ủy Tân Châu - An Phú chủ trương củng cố lực lượng vũ trang, cử ban chỉ huy Huyện đội có năng lực lãnh đạo phong trào đấu tranh ở các xã. Về quân sự, tiếp tục thực hiện: “Đẩy mạnh 3 mũi giáp công trên cả 3 vùng”. Về chính trị, vận động nhân dân đấu tranh chống bắt lính, đôn quân, bắn giết người vô tội, chống Mỹ ném bom miền Bắc, đòi các quyền dân sinh, dân chủ.
Ban lãnh đạo và chỉ huy huyện đội gồm các đồng chí Lê Hưng (Tám Bê) , Ủy vên Ban Thường vụ Huyện ủy, trực tiếp chỉ huy, đồng chí Lê Phát, đồng chí Võ Văn Nô làm Huyện đội phó. Lực lượng quân sự của huyện được tăng cường, quân số lên đến hơn 1 đại đội, trong số đó có 58 đảng viên. Các xã đều có từ 1 tiểu đội du kích mật trở lên, một số xã có 1 tiểu đội du kích thoát ly, riêng xã Tân An và Phú Hữu mỗi xã có 1 trung đội du kích thoát ly. Thực hiện chủ trương của Huyện ủy, Đội biệt động thị trấn Tân Châu được thành lập.

2 - Lực lượng vũ trang địa phương thị xã Tân Châu đánh bại âm mưu bình định, gom dân của địch

Bước vào năm 1966, Khu ủy khu 8 cử Tiểu đoàn 267 tăng cường cho An Giang, kết hợp với Địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú, nhận thêm nhiệm vụ bảo vệ đường vận chuyển vũ khí từ Campuchia về Khu 8 qua ngã căn cứ B1, B3 Vạt Lài. Tiểu đoàn 267 kết hợp với địa phương quân huyện và cán bộ, du kích các xã tấn công đại đội biên phòng ở ngã ba Khánh Bình, đồn nghĩa quân xã Khánh An. Trong đợt tấn công này, quân ta đã vận động hơn 2.500 lượt quần chúng đấu tranh trực diện với địch, đòi chúng chấm dứt ném bom, bắn pháo, đòi bồi thường thiệt hại. Ta còn vận động, giáo dục được 103 người trong các gia đình binh sĩ ngụy tham gia đấu tranh.
Ngày 15/1/1966, Chi khu An Phú mở trận càn vào Búng Nhỏ xã Khánh Bình. Địa phương quân huyện phối hợp với du kích xã tổ chức chiến đấu buộc chúng phải rút lui, chiến sĩ ta tổ chức phục kích trên đường địch rút, giết tên phụ tá an ninh ấp 3 và tên thiếu úy đại đội biệt kích.
Ngày 23/1/1966, địa phương quân huyện phối hợp đánh địch ở xã Tân An, đặt mìn tấn công ấp tân sinh Long Qưới, xã Long Phú.
Tháng 9/1966, lợi dụng nước lũ, Trung đoàn 14 của Sư đoàn 9 và lực lượng nghĩa quân đóng tại xã Tân An bao vây căn cứ Giồng Trà Dên. Từ sáng sớm, chúng dùng hỏa lực pháo đánh cấp tập dọn đường, rồi từ rạch Lôi Thôi tiến công vào. Dù lực lượng ít hơn địch nhiều lần, các chiến sĩ địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú và du kích xã Tân An vẫn bám công sự chiến đấu, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch, đánh thương vong gần 1 đại đội, trong đó có 3 sĩ quan.
Mùa nước năm 1966, địa phương quân huyện và du kích xã Nhơn Hội phục kích địch ở ấp 2, tấn công ấp Tân Sinh (ấp 4), diệt gọn 9 tên địch, thu 6 súng. Đại đội 5 biên phòng của địch, có máy bay yểm trợ, mở trận càn ở cầu số 12 Phú Hội, quân ta đánh trả suốt 1 ngày, địch phải rút lui. Địa phương quân huyện được tỉnh chi viện súng ĐK tấn công địch ở đồn Cỏ Túc xã Vĩnh Hậu.
Về chính trị, phụ nữ xã Phú Lâm thường xuyên tổ chức giải thoát thanh niên bị bắt lính; thả bong bóng bay mang cờ Mặt trận, treo cờ Mặt trận vào các ngày lễ. Đồng bào Tân An, Vĩnh Hòa động viên con em tham gia quân giải phóng, ủng hộ lương thực, tiền bạc cho bộ đội đóng tại căn cứ Giồng Trà Dên. Chi bộ xã Vĩnh Hậu tập hợp vận động 50 đồng bào ủng hộ cách mạng, rải truyền đơn chống Mỹ. Địa phương quân huyện còn kết hợp với Chi bộ xã Khánh An tập hợp 50 đồng bào tuyên truyền, hướng dẫn bà con tịch thu vật liệu xây dựng của bọn bình định. Du kích các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương tiến hành võ trang tuyên truyền, kêu gọi nhân dân góp lúa, gạo ủng hộ quân giải phóng. Chi bộ xã Tân An giáo dục trưởng ấp Tân Hậu B1 không làm tay sai cho địch.
Thành tích chiến đấu trong năm 1966 của nhân dân Tân Châu được Chính phủ Cộng hòa Miền nam Việt Nam thưởng 2 Huân chương Giải phóng hạng II.
Bước sang năm 1967, ngụy quyền tăng cường bình định, huyện Tân Châu - An Phú nằm trong trọng điểm.
Đầu năm 1967, du kích xã Long Phú ném lựu đạn giết 2 tên cố vấn Mỹ tại sân vận động Tân Châu. Du kích xã Nhơn Hội diệt một số tên ác ôn giải phóng ấp Tắc Trúc, xã Khánh An lực lượng cách mạng đứng chân dài ngày, xã Khánh Bình giải phóng 2/3 xã, nên địch tập trung bình định vùng này.
Ngày 7/4/1967, Tiểu đoàn 267 kết hợp với địa phương quận huyện Tân Châu - An Phú, tấn công tiêu diệt hoàn toàn Đại đội 5 do Lương Khánh Hồng chỉ huy đóng tại Phú Hội. Trận nầy ta cũng bị thiệt hại nặng, Tiểu đoàn 267 hy sinh 40 đồng chí, bị thương 75 đồng chí, đồng chí Lê Phát huyện đội phó cùng 10 cán bộ chủ chốt huyện đội Tân Châu - An Phú hy sinh.
Ngày 5/7/1967, Tiểu khu Châu Đốc phối hợp với Chi khu Tân Châu mở cuộc hành quân Thất Sơn, tấn công vào căn cứ Giồng Trà Dên. Lực lượng địch gồm có 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 9, 2 đại đội địa phương quân quận, 5 trung đội nghĩa quân và Hải đoàn 26 xung phong, có pháo binh yểm trợ. Lực lượng của huyện đội chỉ có 1 trung đội, do đồng chí Lê Hưng chỉ huy và du kích xã Tân An, do đồng chí Đỗ Sơn Hà chỉ huy. Địch mở đầu trận đánh bằng 6 đợt pháo bắn cấp tập hàng trăm quả vào căn cứ, dùng quân số áp đảo ào ạt tiến công, các chiến sĩ ta chiến đấu rất ngoan cường tiêu diệt 13 tên (có 1 đại úy), vài chục tên bị thương. Chúng lùi ra cho quân bao vây bên ngoài, dùng máy bay, pháo liên tục bắn phá căn cứ suốt 1 ngày. Quân ta vẫn giữ vững trận địa, địch không dám xông vào, chúng buộc phải ngưng chiến, đến chạng vạng tối chúng nhờ dân (ông Bảy Nhơn) vào căn cứ điều đình xin ta cho lấy xác. Trận càn Thất Sơn của địch hoàn toàn thất bại.
Ngày 26/10/1967, địa phương huyện do đồng chí Lê Hưng và đồng chí Võ Văn Nô chỉ huy, trang bị 2 khẩu cối 60 ly, tiến đánh vào Chi khu Tân Châu. Lực lượng hành quân bằng xuồng. Vì trời mưa đơn vị đi lạc đến cây số 15 xã Phú Lâm. Trời sáng anh em chiến sĩ ẩn mình vào đám mía chỉ cách đồn Tân Phú vài trăm mét. Chủ đám mía, một nông dân tín đồ Hòa Hảo, phát hiện bộ đội đang trú quân, ông được động viên, giáo dục trở thành người bảo vệ, tiếp tế cơm nước cho bộ đội suốt ngày. Tối, bộ đội đưa quân trở lại đến sân banh phía sau Chi khu Tân Châu, quân địch phát hiện, cuộc chiến đấu diễn ra trên xuồng. Quân ta bị chìm xuồng mất 2 khẩu cối, địch chết 2 tên. Kế hoạch tấn công Chi khu Tân Châu bị thất bại, nhưng cán bộ chiến sĩ về căn cứ an toàn.
Ngày 30/10/1967, 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 9 kết hợp cùng nghĩa quân xã Tân An, lính đồn biệt kích và Chi khu Tân Châu càn vào căn cứ Giồng Trà Dên. Lực lượng ta ở căn cứ chỉ có 1 tiểu đội đặc công thuộc huyện đội và 1 tiểu đội du kích Tân An. Trận càn kéo dài 2 ngày. Ngày thứ nhất, ta gày bãi chết, không nổ súng. Ngày thứ hai, địch trở vô, gió mùa đông bắc thổi, xuồng chúng trôi dạt vào bìa căn cứ, bị mắc kẹt lục bình. Đúng thời cơ đó, bộ đội ta nổ súng gây thương vong trên 30 tên, trung đội biệt kích của tên Phát lọt vào bãi chết, mìn nổ, chỉ còn vài tên sống sót, 2 cố vấn Mỹ thiệt mạng. Phía ta, 2 du kích xã hy sinh.
Ngày 24/12/1967, 1 trung đội địa phương quân của ta ra đứng chân từ cầu số 13 đến 16 xã Phú Hội. Máy bay địch yểm trợ cho lực lượng bộ binh tấn công. Qua 1 ngày chiến đấu, 10 tên địch chết và bị thương, ta hy sinh 2 chiến sĩ. Máy bay địch bắn cháy gần hết nhà dân trên đoạn đường này.
Các xã Phú Hữu, Phú Hội, Nhơn Hội, Phước Hưng, Vĩnh Trường... du kích treo cờ, biểu ngữ, rải truyền đơn chống bầu cử Tổng thống, Quốc hội ngụy, kêu gọi dân chúng tránh xa các đồn bót... Địa phương quân huyện và du kích các xã này nhiều lần tấn công đồn địch, diệt nhiều tên ác ôn, chặn đánh nhiều cuộc hành quân của địch, triệt phá phần lớn trụ sở tề ngụy.
Nhằm hỗ trợ cho các cuộc võ trang tuyên truyền vận động đồng bào Hòa Hảo, cuối năm 1967, Tiểu đoàn 3 mang tên sư thúc Huỳnh Văn Trí được thành lập. Nhân dân xã Tân An ủng hộ 500 giạ gạo. Chi bộ xã Tân An cử các đồng chí Năm Trung (Bí thư), Ba Hài, Tư Nhị cùng với hơn 200 thanh niên và du kích mật các xã gia nhập tiểu đoàn này.
Cuộc đấu tranh chống địch đánh phá cách mạng trong năm 1967 tuy thu được nhiều thành tích, nhưng ta cũng bị nhiều thiệt hại. Hàng trăm người trong các gia đình cơ sở Tân Châu - An Phú bị địch bắt. Ngày 24/9/1967, đồng chí Trần Văn Sơn (Bảo), Bí thư chi bộ Vĩnh Hậu đi vận động nhân dân ủng hộ tiền cho cách mạng làm căn cứ, bị địch phát hiện bắn chết. Ngày 13/11/1967, đồng chí Hồ Thị Chỉnh (Bảy Chỉnh), Huyện ủy viên, Bí thư xã Đa Phước bị địch bắt tại Châu Phong, bị đánh đập tàn nhẫn. Ngày 5/11/1967, Chi khu Tân Châu mở cuộc hành quân bao vây các gia đình cơ sở từ cây số 5 đến cây số 6 xã Long Sơn, bắt đồng chí Bí thư chi bộ Trang Ngọc Anh (Năm Thành), đồng chí Trần Thị Thu, đồng chí Hạnh... Chi bộ xã Long Sơn tan rã phải thành lập chi bộ khác.
Tháng 12/1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết tổng công kích, tổng khởi nghĩa, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, lấy đô thị làm mục tiêu chính, nhằm đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Tỉnh ủy An Giang lập kế hoạch tấn công vào 2 thị xã Long Xuyên và Châu Đốc. Huyện Tân Châu - An Phú là điểm diện.
Huyện ủy triển khai lực lượng quân sự tiến công ở nhiều nơi, các xã đẩy mạnh hoạt động vũ trang tại chỗ để căng kéo địch, chia lửa với bộ đội, tạo điều kiện cho địa phương quân tỉnh tấn công vào thị xã Châu Đốc. Hầu hết du kích tham gia dân công.
Đầu tháng 1/1968, Chi bộ xã Long Phú tổ chức lực lượng thanh niên nòng cốt đến căn cứ Giồng Trà Dên tiếp nhận hơn 1 tấn vũ khí, đạn dược về cất giấu an toàn, chuẩn bị cho chiến dịch Tổng tấn công Tết Mậu Thân.
Kết hợp với chiến trường chính tại thị xã Châu Đốc, đêm 31/1/1968, toàn bộ lực lượng địa phương quân huyện xuất phát từ điểm tập kết ở căn cứ B1, Vạt Lài hành quân đến đứng chân tại Cồn Tiên, Đa Phước. Một trung đội trang bị 2 khẩu ĐKZ và 3 khẩu B40 chặn đánh tàu địch từ An Phú chi viện cho Châu Đốc. Cuộc chiến đấu kéo dài đến 1 giờ sáng ngày hôm sau, vì mất liên lạc nên lực lượng vũ trang huyện Tân Châu - An Phú rút về căn cứ.
Tại các xã, hầu hết lực lượng du kích bao vây đồn, đốn cây đắp đường, rải truyền đơn, phát loa. Ở xã Phú Vĩnh, lực lượng tại xã phá lộ, cắt đường giao thông Tân Châu - Châu Đốc. Ở xã Long Phú, đồng chí Võ Văn Nô, Dương Tấn Thi tổ chức du kích xã võ trang tuyên truyền đánh vào 2 ấp Long Quới B và ấp Long An A tịch thu 5 khẩu súng.
Giữa tháng 2/1968, lực lượng huyện gồm 1 đại đội địa phương quân, cùng với đặc công và đội an ninh võ trang huyện phối hợp với du kích 2 xã Tân An, Vĩnh Hòa mở đợt võ trang tuyên truyền dài ngày ở khu vực Tân Thạnh - Xép Cỏ Găng. Ngày 20/2/1968, đại đội biệt kích Mỹ (bịt khăn trắng) dùng tàu sắt đổ quân vào Vĩnh Hòa, lực lượng ta tổ chức mai phục, chớp thời cơ tàu đang đổ quân, các chiến sĩ ta đồng loạt nổ súng ngay miệng tàu. Địch rút lui. Không thực hiện được ý đồ càn quét bằng tàu chiến, địch dùng máy bay thả nhiều lượt bom, pháo 105 - 155 An Phú bắn chi viện hàng trăm lượt; chúng tiếp tục đổ quân bằng máy bay hòng cô lập và cắt đứt đường rút quân của ta. Địch tập trung lực lượng đánh dữ dội vào mặt trận chính từ Đình Tân An đến đường cộ Ba Vinh. Trung đội đặc công phối hợp với trung đội địa phương quân bám trận địa đánh trả. Trung đội an ninh võ trang án ngữ phía bờ sông chặn tàu địch chi viện. Trận chiến giằng co quyết liệt. Quân ta diệt tại chỗ nhiều tên, có tên trung úy đại đội trưởng, thu nhiều súng, đạn và 1 máy PRC25. Đến chiều địch dùng trực thăng đến lấy xác.
Ngày 12/3/1968, địa phương quân huyện và du kích Vĩnh Hòa tấn công đồn Hồ Văn Khá và đồn nghĩa quân xã Vĩnh Hòa, diệt 3 tên, 8 tên bị thương.
Để chuẩn bị cho cuộc võ trang tuyên truyền ở vùng O đợt 1, tỉnh chuyển hơn 10 tấn súng đạn về căn cứ Giồng Trà Dên. Địch phát hiện, ngày 18/3/1968, Biệt khu 44 mở cuộc hành quân, 2 tiểu đoàn của Sư đoàn 9, địa phương quân Chi khu Tân Châu và nghĩa quân Tân An, có pháo binh yểm trơ đánh vào căn cứ. Lực lượng ta chỉ có ban chỉ huy đại đội địa phương quân huyện, 2 tổ trinh sát cùng dân công và du kích xã Tân An tổ chức cuộc chống càn. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, giằn co, có lúc giữa ta và địch cách nhau vài chục mét. Pháo địch bắn dữ dội, cháy căn cứ, quân ta chấp gian nguy xông ra chữa cháy. Đến 3 giờ chiều, địch không lấn chiếm nổi đành phải rút quân, ta diệt 8 tên, bắn bị thương 5 tên. Phía ta, tuy bom đạn dữ dội nhưng các chiến sĩ có chiến hào che chở, chiến đấu dũng cảm, mưu trí nên toàn bộ lực lượng được an toàn.
Chiều tối ngày 23/3/1968, lực lượng vũ trang tỉnh An Giang và địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú từ căn cứ B1 hành quân qua đất cày hơn 30 km, qua Kinh Xáng Tân An, Kinh Cũ (Long Phú) đến Long Sơn. Tại đây, lực lượng chia làm 2 cánh, triển khai xuống xã Phú Lâm, Hiệp Xương và Bình Thạnh Đông để tuyên truyền, phát động quần chúng tín đồ Hòa Hảo nổi dậy giành quyền làm chủ nông thôn, đưa cán bộ trở về bám địa bàn xây dựng lại cơ sở.
Rạng sáng ngày 24/3/1968, địa phương quân huyện pháo kích vào Chi khu Tân Châu. Quân ta triển khai lực lượng tại cây số 5 xã Long Sơn và chiếm giữ đoạn đường ở cây số 3 thuộc lộ đá Tân Châu - Châu Đốc. Tiểu đoàn 1 lập trận địa dài từ cây số 14 đến 16 xã Phú Lâm, bao vây đồn Tân Phú (số 15), dùng DKZ 75 và súng phun lửa diệt đồn.
Trong vùng đóng quân, lực lượng chính trị cùng phối hợp phát động quần chúng tín đồ Hòa Hảo trừ gian, phá tề, họp mít tinh, treo biểu ngữ, rải truyền đơn. Lần đầu tiên kể từ lúc kháng chiến chống Pháp, bộ đội cách mạng có mặt tại vùng này, tạo bước chuyển biến nhận thức, niềm tin và khí thế cách mạng ở vùng O.
Ngày 26/3/1968, lực lượng vũ trang tuyên truyền ở vùng O rút quân. Du kích xã Tân An tổ chức án ngữ ở ấp Tân Hậu A1, mở đường cho lực lượng tỉnh rút về căn cứ. Khi đến căn cứ Giồng Trà Dên, các Tiểu đoàn 1, 2 rút về căn cứ B1, Tiểu đoàn 3 ở lại.
Ngày 29/3/1968, Tiểu khu Châu Đốc phối hợp với Chi khu Tân Châu có phi cơ yểm trợ càn vào căn cứ Giồng Trà Dên. Chúng bắt dân các xã khác đến đây phá tre, phá địa hình, song dân không thực hiện. Du kích xã xây dựng thêm 2 lõm căn cứ ở vườn tre ông Bia và ông Tuấn, vách gần đồn Tam Giác, thuộc ấp Vĩnh Bường (xã Vĩnh Hòa). Cán bộ lãnh đạo được bố trí ở đây, vì địa hình tiếp cận với địch, chúng không ném bom, bắn pháo.
Ngày 20/4/1968 quân địch gồm 1 tiểu đoàn địa phương quân tiểu khu Châu Đốc và 1 đại đội chi khu Tân Châu mở trận càn vào Cồn Tàu, Vĩnh Hoà. Địa phương quân huyện và du kích xã chặn đánh diệt 65 tên, có một cố vấn Mỹ, thu 24 súng, 8 chiến sĩ ta hy sinh.
Ngày 5/5/1968, địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú phối hợp với lực lượng của tỉnh tiến hành đợt võ trang tuyên truyền vùng O lần 2. Đơn vị đến xã Hòa Lạc qua kinh Hòa Bình, đứng chân ở đây và hoạt động võ trang tuyên truyền. Quân ta pháo kích dinh tỉnh trưởng Châu Đốc nhưng không trúng mục tiêu; một trung đội của ta tấn công lực lượng dã chiến của địch đóng ở chùa Chàm, chúng bỏ chạy. Sau đó, quân ta bị địch vây đánh tứ phía: trên trực thăng bắn xuống, tàu từ sông bắn lên, pháo binh yểm trợ cho bộ binh từ Châu Phong, An Phú và 1 trung đội địch từ Miếu Bà tấn công vào. Quân ta chống trả mãnh liệt đến 3 giờ chiều, máy bay bắn cháy 26 nhà dân, cán bộ chiến sĩ phải rút ra chòm mả sau chùa, trực thăng bắn 11 đồng chí hy sinh, một số đồng chí bị địch bắt. Đến 8 giờ tối, lực lượng bị tiêu hao, bộ đội rút về căn cứ, chấm dứt đợt tuyên truyền lần thứ 2 vào vùng O, kết thúc cuộc tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ở An Giang.
Tháng 5/1968, Huyện ủy Tân Châu - An Phú có sự thay đổi, đồng chí Phan Văn Khởi được cử làm Bí thư thay cho đồng chí Lê Phú Nhâm chuyển về làm Bí thư thị xã Châu Đốc. Tháng 12/1968, huyện Phú Tân được thành lập, gồm 4 xã của Tân Châu - An Phú và 4 xã của Châu Phú(1), Đồng chí Phan Văn Khởi chuyển đi làm Bí thư Huyện ủy Phú Tân. Đồng chí Lê Phú Nhâm trở về làm Bí thư Huyện ủy Tân Châu - An Phú(2). Từ tháng 5 đến cuối năm 1968, quân dân Tân Châu - An Phú liên tiếp tấn công các đồn, ấp địch, pháo kích vào quận lỵ An Phú (2- 6), đánh bại cuộc hành quân địch vào căn cứ Giồng Trà Dên (30-9), diệt ác, phá lực lượng tình báo của địch (xã Khánh Bình), vận động nhân dân tham gia đấu tranh chính trị, cản xe tăng địch không cho vào căn cứ... Trong chiến đấu nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, đánh bại ý chí xâm lược, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, chịu ngồi đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Song âm mưu xâm lược của Mỹ vẫn không đổi.

### LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1954 – 1975) (Phần 3) #### II. LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU ĐẨY MẠNH BA MŨI GIÁP CÔNG TIẾN TỚI TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN NĂM 1968 (1965 – 1968) **1 - Tình hình chung** **a) Tình hình và âm mưu của địch** Thất bại trong chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ xua quân vào trực tiếp xâm lược Việt Nam, mở rộng chiến tranh ra cả nước, tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Tân Châu vẫn là địa bàn trọng điểm đánh phá của địch. Ngụy quyền Châu Đốc xây dựng kế hoạch bình định chia làm 3 phần: xây dựng miền đồng bằng, vãn hồi an ninh miền rừng núi, lập phòng tuyến án ngữ miền cận biên giới Tân Châu- An Phú. Chúng chia Tân Châu làm 3 vùng: Vùng 1: Các xã Long Phú, Phú Vĩnh; Vùng 2: Tân An, Vĩnh Xương; Vùng 3: Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hòa Hảo. Chúng tổ chức các đoàn “cán bộ xây dựng nông thôn” tiến hành nhiều vụ “biệt kích”, “thám báo”, luồn sâu vào dân đánh phá cách mạng. Đầu năm 1966, địch xây dựng căn cứ hải quân ở Long Châu xã Long Phú (nay thuộc xã Long An), có nhiều tàu chiến cơ động kết hợp với 1 chiến hạm đậu giữa sông Tiền (đoạn Vĩnh Hòa- Thường Phước) để ngăn chặn lực lượng cách mạng từ căn cứ Đồng Tháp vượt sông Tiền vào Tân Châu. Chúng xây dựng đồn “trung tâm” ở xã Tân An cách căn cứ Giồng Trà Dên 2 km. Chúng tăng cường cho mỗi xã một trung đội nghĩa quân và lực lượng bình định để khống chế nhân dân, tiêu diệt hạ tầng cơ sở cách mạng. Song song với biện pháp dùng quân sự để đàn áp, ngụy quyền Sài Gòn còn sử dụng nhiều thủ đoạn vừa lôi kéo vừa kềm kẹp nhân dân, trọng tâm là tín đồ Hòa Hảo. Tháng 2/1966, địch bắt dân đi làm sâu, làm khu trù mật và ấp Tân Sinh tại chu vi Cao Đài thị trấn Tân Châu và các ấp trong xã Tân An. Ngày 2/10/1966 địch mở cuộc hành quân khám xét sổ gia đình, lùng bắt cán bộ cách mạng và cơ sở, bắt thanh niên trốn quân dịch. **b) Tình hình và nhiệm vụ cách mạng** Huyện ủy Tân Châu - An Phú chủ trương củng cố lực lượng vũ trang, cử ban chỉ huy Huyện đội có năng lực lãnh đạo phong trào đấu tranh ở các xã. Về quân sự, tiếp tục thực hiện: “Đẩy mạnh 3 mũi giáp công trên cả 3 vùng”. Về chính trị, vận động nhân dân đấu tranh chống bắt lính, đôn quân, bắn giết người vô tội, chống Mỹ ném bom miền Bắc, đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Ban lãnh đạo và chỉ huy huyện đội gồm các đồng chí Lê Hưng (Tám Bê) , Ủy vên Ban Thường vụ Huyện ủy, trực tiếp chỉ huy, đồng chí Lê Phát, đồng chí Võ Văn Nô làm Huyện đội phó. Lực lượng quân sự của huyện được tăng cường, quân số lên đến hơn 1 đại đội, trong số đó có 58 đảng viên. Các xã đều có từ 1 tiểu đội du kích mật trở lên, một số xã có 1 tiểu đội du kích thoát ly, riêng xã Tân An và Phú Hữu mỗi xã có 1 trung đội du kích thoát ly. Thực hiện chủ trương của Huyện ủy, Đội biệt động thị trấn Tân Châu được thành lập. **2 - Lực lượng vũ trang địa phương thị xã Tân Châu đánh bại âm mưu bình định, gom dân của địch** Bước vào năm 1966, Khu ủy khu 8 cử Tiểu đoàn 267 tăng cường cho An Giang, kết hợp với Địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú, nhận thêm nhiệm vụ bảo vệ đường vận chuyển vũ khí từ Campuchia về Khu 8 qua ngã căn cứ B1, B3 Vạt Lài. Tiểu đoàn 267 kết hợp với địa phương quân huyện và cán bộ, du kích các xã tấn công đại đội biên phòng ở ngã ba Khánh Bình, đồn nghĩa quân xã Khánh An. Trong đợt tấn công này, quân ta đã vận động hơn 2.500 lượt quần chúng đấu tranh trực diện với địch, đòi chúng chấm dứt ném bom, bắn pháo, đòi bồi thường thiệt hại. Ta còn vận động, giáo dục được 103 người trong các gia đình binh sĩ ngụy tham gia đấu tranh. Ngày 15/1/1966, Chi khu An Phú mở trận càn vào Búng Nhỏ xã Khánh Bình. Địa phương quân huyện phối hợp với du kích xã tổ chức chiến đấu buộc chúng phải rút lui, chiến sĩ ta tổ chức phục kích trên đường địch rút, giết tên phụ tá an ninh ấp 3 và tên thiếu úy đại đội biệt kích. Ngày 23/1/1966, địa phương quân huyện phối hợp đánh địch ở xã Tân An, đặt mìn tấn công ấp tân sinh Long Qưới, xã Long Phú. Tháng 9/1966, lợi dụng nước lũ, Trung đoàn 14 của Sư đoàn 9 và lực lượng nghĩa quân đóng tại xã Tân An bao vây căn cứ Giồng Trà Dên. Từ sáng sớm, chúng dùng hỏa lực pháo đánh cấp tập dọn đường, rồi từ rạch Lôi Thôi tiến công vào. Dù lực lượng ít hơn địch nhiều lần, các chiến sĩ địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú và du kích xã Tân An vẫn bám công sự chiến đấu, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch, đánh thương vong gần 1 đại đội, trong đó có 3 sĩ quan. Mùa nước năm 1966, địa phương quân huyện và du kích xã Nhơn Hội phục kích địch ở ấp 2, tấn công ấp Tân Sinh (ấp 4), diệt gọn 9 tên địch, thu 6 súng. Đại đội 5 biên phòng của địch, có máy bay yểm trợ, mở trận càn ở cầu số 12 Phú Hội, quân ta đánh trả suốt 1 ngày, địch phải rút lui. Địa phương quân huyện được tỉnh chi viện súng ĐK tấn công địch ở đồn Cỏ Túc xã Vĩnh Hậu. Về chính trị, phụ nữ xã Phú Lâm thường xuyên tổ chức giải thoát thanh niên bị bắt lính; thả bong bóng bay mang cờ Mặt trận, treo cờ Mặt trận vào các ngày lễ. Đồng bào Tân An, Vĩnh Hòa động viên con em tham gia quân giải phóng, ủng hộ lương thực, tiền bạc cho bộ đội đóng tại căn cứ Giồng Trà Dên. Chi bộ xã Vĩnh Hậu tập hợp vận động 50 đồng bào ủng hộ cách mạng, rải truyền đơn chống Mỹ. Địa phương quân huyện còn kết hợp với Chi bộ xã Khánh An tập hợp 50 đồng bào tuyên truyền, hướng dẫn bà con tịch thu vật liệu xây dựng của bọn bình định. Du kích các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương tiến hành võ trang tuyên truyền, kêu gọi nhân dân góp lúa, gạo ủng hộ quân giải phóng. Chi bộ xã Tân An giáo dục trưởng ấp Tân Hậu B1 không làm tay sai cho địch. Thành tích chiến đấu trong năm 1966 của nhân dân Tân Châu được Chính phủ Cộng hòa Miền nam Việt Nam thưởng 2 Huân chương Giải phóng hạng II. Bước sang năm 1967, ngụy quyền tăng cường bình định, huyện Tân Châu - An Phú nằm trong trọng điểm. Đầu năm 1967, du kích xã Long Phú ném lựu đạn giết 2 tên cố vấn Mỹ tại sân vận động Tân Châu. Du kích xã Nhơn Hội diệt một số tên ác ôn giải phóng ấp Tắc Trúc, xã Khánh An lực lượng cách mạng đứng chân dài ngày, xã Khánh Bình giải phóng 2/3 xã, nên địch tập trung bình định vùng này. Ngày 7/4/1967, Tiểu đoàn 267 kết hợp với địa phương quận huyện Tân Châu - An Phú, tấn công tiêu diệt hoàn toàn Đại đội 5 do Lương Khánh Hồng chỉ huy đóng tại Phú Hội. Trận nầy ta cũng bị thiệt hại nặng, Tiểu đoàn 267 hy sinh 40 đồng chí, bị thương 75 đồng chí, đồng chí Lê Phát huyện đội phó cùng 10 cán bộ chủ chốt huyện đội Tân Châu - An Phú hy sinh. Ngày 5/7/1967, Tiểu khu Châu Đốc phối hợp với Chi khu Tân Châu mở cuộc hành quân Thất Sơn, tấn công vào căn cứ Giồng Trà Dên. Lực lượng địch gồm có 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 9, 2 đại đội địa phương quân quận, 5 trung đội nghĩa quân và Hải đoàn 26 xung phong, có pháo binh yểm trợ. Lực lượng của huyện đội chỉ có 1 trung đội, do đồng chí Lê Hưng chỉ huy và du kích xã Tân An, do đồng chí Đỗ Sơn Hà chỉ huy. Địch mở đầu trận đánh bằng 6 đợt pháo bắn cấp tập hàng trăm quả vào căn cứ, dùng quân số áp đảo ào ạt tiến công, các chiến sĩ ta chiến đấu rất ngoan cường tiêu diệt 13 tên (có 1 đại úy), vài chục tên bị thương. Chúng lùi ra cho quân bao vây bên ngoài, dùng máy bay, pháo liên tục bắn phá căn cứ suốt 1 ngày. Quân ta vẫn giữ vững trận địa, địch không dám xông vào, chúng buộc phải ngưng chiến, đến chạng vạng tối chúng nhờ dân (ông Bảy Nhơn) vào căn cứ điều đình xin ta cho lấy xác. Trận càn Thất Sơn của địch hoàn toàn thất bại. Ngày 26/10/1967, địa phương huyện do đồng chí Lê Hưng và đồng chí Võ Văn Nô chỉ huy, trang bị 2 khẩu cối 60 ly, tiến đánh vào Chi khu Tân Châu. Lực lượng hành quân bằng xuồng. Vì trời mưa đơn vị đi lạc đến cây số 15 xã Phú Lâm. Trời sáng anh em chiến sĩ ẩn mình vào đám mía chỉ cách đồn Tân Phú vài trăm mét. Chủ đám mía, một nông dân tín đồ Hòa Hảo, phát hiện bộ đội đang trú quân, ông được động viên, giáo dục trở thành người bảo vệ, tiếp tế cơm nước cho bộ đội suốt ngày. Tối, bộ đội đưa quân trở lại đến sân banh phía sau Chi khu Tân Châu, quân địch phát hiện, cuộc chiến đấu diễn ra trên xuồng. Quân ta bị chìm xuồng mất 2 khẩu cối, địch chết 2 tên. Kế hoạch tấn công Chi khu Tân Châu bị thất bại, nhưng cán bộ chiến sĩ về căn cứ an toàn. Ngày 30/10/1967, 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 9 kết hợp cùng nghĩa quân xã Tân An, lính đồn biệt kích và Chi khu Tân Châu càn vào căn cứ Giồng Trà Dên. Lực lượng ta ở căn cứ chỉ có 1 tiểu đội đặc công thuộc huyện đội và 1 tiểu đội du kích Tân An. Trận càn kéo dài 2 ngày. Ngày thứ nhất, ta gày bãi chết, không nổ súng. Ngày thứ hai, địch trở vô, gió mùa đông bắc thổi, xuồng chúng trôi dạt vào bìa căn cứ, bị mắc kẹt lục bình. Đúng thời cơ đó, bộ đội ta nổ súng gây thương vong trên 30 tên, trung đội biệt kích của tên Phát lọt vào bãi chết, mìn nổ, chỉ còn vài tên sống sót, 2 cố vấn Mỹ thiệt mạng. Phía ta, 2 du kích xã hy sinh. Ngày 24/12/1967, 1 trung đội địa phương quân của ta ra đứng chân từ cầu số 13 đến 16 xã Phú Hội. Máy bay địch yểm trợ cho lực lượng bộ binh tấn công. Qua 1 ngày chiến đấu, 10 tên địch chết và bị thương, ta hy sinh 2 chiến sĩ. Máy bay địch bắn cháy gần hết nhà dân trên đoạn đường này. Các xã Phú Hữu, Phú Hội, Nhơn Hội, Phước Hưng, Vĩnh Trường... du kích treo cờ, biểu ngữ, rải truyền đơn chống bầu cử Tổng thống, Quốc hội ngụy, kêu gọi dân chúng tránh xa các đồn bót... Địa phương quân huyện và du kích các xã này nhiều lần tấn công đồn địch, diệt nhiều tên ác ôn, chặn đánh nhiều cuộc hành quân của địch, triệt phá phần lớn trụ sở tề ngụy. Nhằm hỗ trợ cho các cuộc võ trang tuyên truyền vận động đồng bào Hòa Hảo, cuối năm 1967, Tiểu đoàn 3 mang tên sư thúc Huỳnh Văn Trí được thành lập. Nhân dân xã Tân An ủng hộ 500 giạ gạo. Chi bộ xã Tân An cử các đồng chí Năm Trung (Bí thư), Ba Hài, Tư Nhị cùng với hơn 200 thanh niên và du kích mật các xã gia nhập tiểu đoàn này. Cuộc đấu tranh chống địch đánh phá cách mạng trong năm 1967 tuy thu được nhiều thành tích, nhưng ta cũng bị nhiều thiệt hại. Hàng trăm người trong các gia đình cơ sở Tân Châu - An Phú bị địch bắt. Ngày 24/9/1967, đồng chí Trần Văn Sơn (Bảo), Bí thư chi bộ Vĩnh Hậu đi vận động nhân dân ủng hộ tiền cho cách mạng làm căn cứ, bị địch phát hiện bắn chết. Ngày 13/11/1967, đồng chí Hồ Thị Chỉnh (Bảy Chỉnh), Huyện ủy viên, Bí thư xã Đa Phước bị địch bắt tại Châu Phong, bị đánh đập tàn nhẫn. Ngày 5/11/1967, Chi khu Tân Châu mở cuộc hành quân bao vây các gia đình cơ sở từ cây số 5 đến cây số 6 xã Long Sơn, bắt đồng chí Bí thư chi bộ Trang Ngọc Anh (Năm Thành), đồng chí Trần Thị Thu, đồng chí Hạnh... Chi bộ xã Long Sơn tan rã phải thành lập chi bộ khác. Tháng 12/1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết tổng công kích, tổng khởi nghĩa, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, lấy đô thị làm mục tiêu chính, nhằm đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Tỉnh ủy An Giang lập kế hoạch tấn công vào 2 thị xã Long Xuyên và Châu Đốc. Huyện Tân Châu - An Phú là điểm diện. Huyện ủy triển khai lực lượng quân sự tiến công ở nhiều nơi, các xã đẩy mạnh hoạt động vũ trang tại chỗ để căng kéo địch, chia lửa với bộ đội, tạo điều kiện cho địa phương quân tỉnh tấn công vào thị xã Châu Đốc. Hầu hết du kích tham gia dân công. Đầu tháng 1/1968, Chi bộ xã Long Phú tổ chức lực lượng thanh niên nòng cốt đến căn cứ Giồng Trà Dên tiếp nhận hơn 1 tấn vũ khí, đạn dược về cất giấu an toàn, chuẩn bị cho chiến dịch Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Kết hợp với chiến trường chính tại thị xã Châu Đốc, đêm 31/1/1968, toàn bộ lực lượng địa phương quân huyện xuất phát từ điểm tập kết ở căn cứ B1, Vạt Lài hành quân đến đứng chân tại Cồn Tiên, Đa Phước. Một trung đội trang bị 2 khẩu ĐKZ và 3 khẩu B40 chặn đánh tàu địch từ An Phú chi viện cho Châu Đốc. Cuộc chiến đấu kéo dài đến 1 giờ sáng ngày hôm sau, vì mất liên lạc nên lực lượng vũ trang huyện Tân Châu - An Phú rút về căn cứ. Tại các xã, hầu hết lực lượng du kích bao vây đồn, đốn cây đắp đường, rải truyền đơn, phát loa. Ở xã Phú Vĩnh, lực lượng tại xã phá lộ, cắt đường giao thông Tân Châu - Châu Đốc. Ở xã Long Phú, đồng chí Võ Văn Nô, Dương Tấn Thi tổ chức du kích xã võ trang tuyên truyền đánh vào 2 ấp Long Quới B và ấp Long An A tịch thu 5 khẩu súng. Giữa tháng 2/1968, lực lượng huyện gồm 1 đại đội địa phương quân, cùng với đặc công và đội an ninh võ trang huyện phối hợp với du kích 2 xã Tân An, Vĩnh Hòa mở đợt võ trang tuyên truyền dài ngày ở khu vực Tân Thạnh - Xép Cỏ Găng. Ngày 20/2/1968, đại đội biệt kích Mỹ (bịt khăn trắng) dùng tàu sắt đổ quân vào Vĩnh Hòa, lực lượng ta tổ chức mai phục, chớp thời cơ tàu đang đổ quân, các chiến sĩ ta đồng loạt nổ súng ngay miệng tàu. Địch rút lui. Không thực hiện được ý đồ càn quét bằng tàu chiến, địch dùng máy bay thả nhiều lượt bom, pháo 105 - 155 An Phú bắn chi viện hàng trăm lượt; chúng tiếp tục đổ quân bằng máy bay hòng cô lập và cắt đứt đường rút quân của ta. Địch tập trung lực lượng đánh dữ dội vào mặt trận chính từ Đình Tân An đến đường cộ Ba Vinh. Trung đội đặc công phối hợp với trung đội địa phương quân bám trận địa đánh trả. Trung đội an ninh võ trang án ngữ phía bờ sông chặn tàu địch chi viện. Trận chiến giằng co quyết liệt. Quân ta diệt tại chỗ nhiều tên, có tên trung úy đại đội trưởng, thu nhiều súng, đạn và 1 máy PRC25. Đến chiều địch dùng trực thăng đến lấy xác. Ngày 12/3/1968, địa phương quân huyện và du kích Vĩnh Hòa tấn công đồn Hồ Văn Khá và đồn nghĩa quân xã Vĩnh Hòa, diệt 3 tên, 8 tên bị thương. Để chuẩn bị cho cuộc võ trang tuyên truyền ở vùng O đợt 1, tỉnh chuyển hơn 10 tấn súng đạn về căn cứ Giồng Trà Dên. Địch phát hiện, ngày 18/3/1968, Biệt khu 44 mở cuộc hành quân, 2 tiểu đoàn của Sư đoàn 9, địa phương quân Chi khu Tân Châu và nghĩa quân Tân An, có pháo binh yểm trơ đánh vào căn cứ. Lực lượng ta chỉ có ban chỉ huy đại đội địa phương quân huyện, 2 tổ trinh sát cùng dân công và du kích xã Tân An tổ chức cuộc chống càn. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, giằn co, có lúc giữa ta và địch cách nhau vài chục mét. Pháo địch bắn dữ dội, cháy căn cứ, quân ta chấp gian nguy xông ra chữa cháy. Đến 3 giờ chiều, địch không lấn chiếm nổi đành phải rút quân, ta diệt 8 tên, bắn bị thương 5 tên. Phía ta, tuy bom đạn dữ dội nhưng các chiến sĩ có chiến hào che chở, chiến đấu dũng cảm, mưu trí nên toàn bộ lực lượng được an toàn. Chiều tối ngày 23/3/1968, lực lượng vũ trang tỉnh An Giang và địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú từ căn cứ B1 hành quân qua đất cày hơn 30 km, qua Kinh Xáng Tân An, Kinh Cũ (Long Phú) đến Long Sơn. Tại đây, lực lượng chia làm 2 cánh, triển khai xuống xã Phú Lâm, Hiệp Xương và Bình Thạnh Đông để tuyên truyền, phát động quần chúng tín đồ Hòa Hảo nổi dậy giành quyền làm chủ nông thôn, đưa cán bộ trở về bám địa bàn xây dựng lại cơ sở. Rạng sáng ngày 24/3/1968, địa phương quân huyện pháo kích vào Chi khu Tân Châu. Quân ta triển khai lực lượng tại cây số 5 xã Long Sơn và chiếm giữ đoạn đường ở cây số 3 thuộc lộ đá Tân Châu - Châu Đốc. Tiểu đoàn 1 lập trận địa dài từ cây số 14 đến 16 xã Phú Lâm, bao vây đồn Tân Phú (số 15), dùng DKZ 75 và súng phun lửa diệt đồn. Trong vùng đóng quân, lực lượng chính trị cùng phối hợp phát động quần chúng tín đồ Hòa Hảo trừ gian, phá tề, họp mít tinh, treo biểu ngữ, rải truyền đơn. Lần đầu tiên kể từ lúc kháng chiến chống Pháp, bộ đội cách mạng có mặt tại vùng này, tạo bước chuyển biến nhận thức, niềm tin và khí thế cách mạng ở vùng O. Ngày 26/3/1968, lực lượng vũ trang tuyên truyền ở vùng O rút quân. Du kích xã Tân An tổ chức án ngữ ở ấp Tân Hậu A1, mở đường cho lực lượng tỉnh rút về căn cứ. Khi đến căn cứ Giồng Trà Dên, các Tiểu đoàn 1, 2 rút về căn cứ B1, Tiểu đoàn 3 ở lại. Ngày 29/3/1968, Tiểu khu Châu Đốc phối hợp với Chi khu Tân Châu có phi cơ yểm trợ càn vào căn cứ Giồng Trà Dên. Chúng bắt dân các xã khác đến đây phá tre, phá địa hình, song dân không thực hiện. Du kích xã xây dựng thêm 2 lõm căn cứ ở vườn tre ông Bia và ông Tuấn, vách gần đồn Tam Giác, thuộc ấp Vĩnh Bường (xã Vĩnh Hòa). Cán bộ lãnh đạo được bố trí ở đây, vì địa hình tiếp cận với địch, chúng không ném bom, bắn pháo. Ngày 20/4/1968 quân địch gồm 1 tiểu đoàn địa phương quân tiểu khu Châu Đốc và 1 đại đội chi khu Tân Châu mở trận càn vào Cồn Tàu, Vĩnh Hoà. Địa phương quân huyện và du kích xã chặn đánh diệt 65 tên, có một cố vấn Mỹ, thu 24 súng, 8 chiến sĩ ta hy sinh. Ngày 5/5/1968, địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú phối hợp với lực lượng của tỉnh tiến hành đợt võ trang tuyên truyền vùng O lần 2. Đơn vị đến xã Hòa Lạc qua kinh Hòa Bình, đứng chân ở đây và hoạt động võ trang tuyên truyền. Quân ta pháo kích dinh tỉnh trưởng Châu Đốc nhưng không trúng mục tiêu; một trung đội của ta tấn công lực lượng dã chiến của địch đóng ở chùa Chàm, chúng bỏ chạy. Sau đó, quân ta bị địch vây đánh tứ phía: trên trực thăng bắn xuống, tàu từ sông bắn lên, pháo binh yểm trợ cho bộ binh từ Châu Phong, An Phú và 1 trung đội địch từ Miếu Bà tấn công vào. Quân ta chống trả mãnh liệt đến 3 giờ chiều, máy bay bắn cháy 26 nhà dân, cán bộ chiến sĩ phải rút ra chòm mả sau chùa, trực thăng bắn 11 đồng chí hy sinh, một số đồng chí bị địch bắt. Đến 8 giờ tối, lực lượng bị tiêu hao, bộ đội rút về căn cứ, chấm dứt đợt tuyên truyền lần thứ 2 vào vùng O, kết thúc cuộc tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ở An Giang. Tháng 5/1968, Huyện ủy Tân Châu - An Phú có sự thay đổi, đồng chí Phan Văn Khởi được cử làm Bí thư thay cho đồng chí Lê Phú Nhâm chuyển về làm Bí thư thị xã Châu Đốc. Tháng 12/1968, huyện Phú Tân được thành lập, gồm 4 xã của Tân Châu - An Phú và 4 xã của Châu Phú(1), Đồng chí Phan Văn Khởi chuyển đi làm Bí thư Huyện ủy Phú Tân. Đồng chí Lê Phú Nhâm trở về làm Bí thư Huyện ủy Tân Châu - An Phú(2). Từ tháng 5 đến cuối năm 1968, quân dân Tân Châu - An Phú liên tiếp tấn công các đồn, ấp địch, pháo kích vào quận lỵ An Phú (2- 6), đánh bại cuộc hành quân địch vào căn cứ Giồng Trà Dên (30-9), diệt ác, phá lực lượng tình báo của địch (xã Khánh Bình), vận động nhân dân tham gia đấu tranh chính trị, cản xe tăng địch không cho vào căn cứ... Trong chiến đấu nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, đánh bại ý chí xâm lược, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, chịu ngồi đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Song âm mưu xâm lược của Mỹ vẫn không đổi.
edited Mar 1 '18 lúc 3:55 pm

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1954 – 1975)

(Phần 4)

III. LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU THAM GIA ĐÁNH BẠI ÂM MƯU BÌNH ĐỊNH, LẤN CHIẾM CỦA ĐỊCH TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG (1969 – 1975)

1- Tình hình và âm mưu của địch trên địa bàn Tân Châu

Ngụy quyền tỉnh Châu Đốc thực hiện kế hoạch “bình định cấp tốc” từ cuối năm 1968 đến năm 1969, rồi kế hoạch “bình định và xây dựng” từ giữa năm 1969 đến giữa năm 1970. Mục tiêu của chúng là đánh bật lực lượng cách mạng ra khỏi căn cứ rừng núi, phá hủy địa hình trú quân, bao vây phong tỏa kinh tế căn cứ vùng đồng bằng, ngăn chặn hành lang biên giới, cắt đứt vận chuyển, liên lạc giữa Trung ương và miền Tây.

Địch tăng cường kềm kẹp, đánh phá cơ sở cách mạng một cách gay gắt. Chúng củng cố “Ủy ban Nhân dân chống cộng”, “Ủy ban Phụng Hoàng”. Các quận tăng cường nhiều đoàn bình định hoạt động tận xã, ấp (An Phú 16 đoàn, Tân Châu hơn 10 đoàn), tăng cường bắt lính đôn quân. Đối với vùng tôn giáo Hòa Hảo, địch ra sức củng cố bộ máy ngụy quân, ngụy quyền, lập nhiều đoàn bình định. Chúng giành nhiều đặc ân cho các tên tay sai cầm đầu giáo phái, kích động tín đồ chống cách mạng. Để mị dân, chúng lập ấp tân sinh, phát triển nông nghiệp, cấp giống lúa mới, chuyển từ gieo lúa sạ sang trồng lúa Thần Nông, đưa máy móc, vật tư nông nghiệp vào sản xuất, cho vay tín dụng với lãi suất rất thấp để tranh thủ nông dân. Song chúng không che giấu được bộ mặt phản động, hiếu chiến trong việc đẩy mạnh bắt lính, vơ vét sức người, sức của cho chiến trường, mua chuộc, kềm kẹp, khống chế, khủng bố gia đình cách mạng.

Ở Campuchia, Chính phủ Lonnol đã theo Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn, câu kết với nhau về quân sự, kinh tế, tình báo, tìm mọi cách phá hoại cách mạng Việt Nam. Chúng thỏa thuận với nhau mở nhiều cuộc hành quân đi sâu vào đất Campuchia, phục kích đón bắt cán bộ ta. Chúng hợp đồng tác chiến, đánh hất ta ra khỏi các cửa khẩu Vĩnh Xương, Long Bình. Ở nội địa, chủ lực quân ngụy kết hợp với địa phương quân đánh phá các căn cứ biên giới, hình thành 2 gọng kềm hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng.

Cùng với hoạt động quân sự, ngụy quyền ở Tân Châu - An Phú còn phong tỏa lúa gạo, hàng nhu yếu phẩm vùng căn cứ, tăng cường hoạt động tình báo, thành lập Phân chi khu cảnh sát quốc gia ở xã, tổ chức mỗi ấp một mật báo viên và hai cảm tình viên, mỗi quận có từ 2- 4 mạng lưới tình báo, gài nội tuyến vào hàng ngũ cách mạng, trọng tâm là vào ban kinh tế tài chính và ban đặc công của huyện.

2 - Tình hình và nhiệm vụ cách mạng

Tháng 11/1968, Đại hội Huyện Đảng bộ Tân Châu - An Phú nhiệm kỳ I bầu Ban chấp hành Huyện ủy mới gồm 15 đồng chí, đồng chí Lê Phú Nhâm được bầu làm Bí thư.

Huyện ủy tổ chức học tập Chỉ thị của TW cục về “Phương hướng và nhiệm vụ cách mạng miền Nam năm 1969”, mở chiến dịch xuân 1969 và võ trang tuyên truyền vào vùng tôn giáo Hòa Hảo; đẩy mạnh hoạt động ở các xã biên giới để kết hợp với lực lượng của tỉnh bảo vệ căn cứ, bảo vệ hậu cần tuyến hành lang biên giới từ sông Tiền về kinh Vĩnh Tế; giúp cho việc vận chuyển vũ khí, hàng hóa của Trung ương từ Nam Vang về Bảy Núi.

Lực lượng địa phương quân huyện được các đơn vị chủ lực hỗ trợ, hoạt động mạnh mẽ dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia, đối diện với địa bàn quận An Phú. Số lượng các “vùng kém an ninh” trong huyện phát sinh nhiều hơn. Do địch phong tỏa kinh tế, tình hình lương thực gặp rất nhiều khó khăn, Huyện ủy chỉ đạo mỗi cơ quan đơn vị phải tự túc 3 tháng ăn, cán bộ chiến sĩ ăn độn 50% bắp, đời sống vô cùng gian khổ.

3 - Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu tham gia đánh bại âm mưu bình định, lấn chiếm (1969 – 1974)

a) Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu đấu tranh chống địch bình định, lấn chiếm. Những trận đánh ác liệt và những chiến công oanh liệt của lực lượng vũ trang Tân Châu

Đêm 22 rạng 23/2/1969, bắt đầu chiến dịch xuân 1969 và cuộc võ trang tuyên truyền lần thứ 3 vào vùng đồng bào Hòa Hảo. Lực lượng tham gia chiến đấu gồm 3 tiểu đoàn địa phương quân tỉnh, địa phương quân huyện Châu Phú, Tân Châu - An Phú, đội biệt động thị xã Châu Đốc, du kích các xã. Hàng trăm quần chúng Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương tham gia dân công tải đạn, tải thương. Các đơn vị tham gia cuộc võ trang tuyên truyền xuất phát từ căn cứ B1, B2 vượt đoạn đường dài qua nhiều chặng địch phục kích. Tại Kinh Xáng - Tân An, địch bố trí quân dày đặc, trên bờ có địa phương quân, nghĩa quân, dưới sông tàu Hải quân Việt - Mỹ tuần tra. Bọn địch bắt dân chuyển hết xuồng, ghe sang đậu bờ kinh bên kia. Chi bộ xã Tân An được sự chỉ đạo của Huyện ủy bố trí lực lượng du kích bao vây cầm chân địch, không cho chúng ra khỏi đồn, đồng thời tổ chức cho quần chúng cơ sở đem xuồng về bí mật đưa bộ đội qua sông an toàn. Sáng ngày 23/2/1969, các cánh quân đã có mặt tại địa điểm đúng kế hoạch, chiếm giữ các xã Long Sơn, Phú Lâm (Phú Tân), Khánh Hòa, Vĩnh Ngươn (Châu Phú), Long Phú, Tân An, Đa Phước, Phú Hữu (Tân Châu - An Phú). Nơi nào các chiến sĩ và lực lượng Hòa Hảo vận cũng đều rải truyền đơn, tổ chức tuyên truyền kêu gọi đồng bào chiến đấu chống Mỹ ngụy để giành độc lập thống nhất đất nước.

Tại xã Long Phú, lực lượng địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú và 1 trung đội an ninh võ trang tỉnh đứng chân từ cây số 2 đến số 4 làm nhiệm vụ án ngữ địch từ Châu Đốc qua. Trong ngày 23/2/l969, địch sử dụng bộ binh, pháo binh, máy bay, 20 xe M.113, phản kích dữ dội, chiến sĩ ta lần lượt rời bỏ công sự số 2 rồi số 3, cuối cùng đội hình co lại còn khoảng 500 mét. Ban chỉ huy chỉ đạo tiếp tục chiến đấu, giữ vững trận địa. Đến tối, địch rút quân. Đêm đó, lực lượng ta chuyển qua ấp Long Châu. Máy bay trinh sát đuổi bắn, các chiến sĩ an toàn đến ấp Long Châu bố trí trận địa mới. Trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt như vậy vẫn có thêm được 21 thanh niên tòng quân.

Sáng ngày 24/2/1969, quân ta mở mặt trận tại Miểu Hội Long Châu. Địch tập trung lực lượng nghĩa quân, địa phương quân Tân Châu, tiểu đoàn biệt động quân, 2 giang thuyền, 15 trực thăng, 1 chiến đoàn thiết giáp gồm 18 xe M.113, do 1 xe M.118 chỉ huy, mở nhiều đợt phản kích quân ta. Chúng bắn pháo dữ dội, ào ạt tấn công. Trận chiến thật sự không cân sức, quân ta bị vây hãm từ nhiều phía, đồng chí Lê Hưng chỉ huy chiến đấu với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, bẻ gãy từng đợt, rồi từng đợt tấn công của địch… Lúc này từ sau đồng, đoàn xe thiết giáp M.113 18 chiếc do xe M.118 chỉ huy càn đánh thẳng vào chỉ huy sở của ta. Quân ta đồng loạt nổ súng vào đội hình địch, tuy nhiên xe thiết giáp địch vẫn lù lù tiến vào như vào chỗ trống, ta tiếp tục nổ súng nhưng xe địch vẫn tiếp tục tiến vào, trong tình thế vô cùng bức bách đó, tính mạng hàng mấy chục cán bộ, chiến sĩ như ngàn cân treo sợi tóc nếu như xe địch đánh bứt được sở chỉ huy của ta, đồng chí Trần Văn Nghĩa (Tư Nghĩa) thủ khẩu B40 không thể chờ cho dứt tiếng súng, lập tức bắn trực diện 1 quả. Tiếng nổ xé đanh gọn. Đạn trúng đích. Chiếc xe M.118 của chỉ huy địch bốc cháy, khói lửa mịt trời, các chiếc khác hốt hoảng chuyển hướng rồi rút lui, nhờ đó quân ta bẻ gãy hoàn toàn đợt tấn công của địch. Đồng chí Tư Nghĩa được thăng quân hàm ngay tại mặt trận.

Cùng hỗ trợ cho cánh quân ở ấp Long Châu, du kích xã Tân An và Thường Phước tổ chức nhiều đợt bắn tàu địch. Qua một ngày chiến đấu ở ấp Long Châu, quân ta đẩy lùi 4 trận càn, bắn rơi 1 chiếc trực thăng võ trang, bắn hư 1 tàu địch. Bảy chiến sĩ ta hy sinh.

Tối ngày 24/2/1969, bộ đội ở Long Sơn, Phú Lâm, Long Phú rút về Giồng Trà Dên. Riêng lực lượng Hòa Hảo vận còn bám lại xã Long Sơn, Phú Lâm tuyên truyền đến ngày 28/2/1969 mới rút về căn cứ.

Ngày 8/3/1969, địch tấn công vào căn cứ Giồng Trà Dên và hành quân đến xã Vĩnh Xương, quân ta chặn đánh, diệt 1 nghĩa quân và 4 tên bị thương.

Ngày 9/3/1969, lực lượng Tiểu khu Châu Đốc có cố vấn Mỹ chỉ huy, hành quân bằng tàu đến Phú Hữu để tìm diệt lực lượng vũ trang ta ở căn cứ B1. Du kích xã Phú Hữu kết hợp cùng địa phương quân huyện, tỉnh chặn đánh tàu địch tại ấp I Vĩnh Lộc diệt 2 tên Mỹ và làm 2 tên khác bị thương. Địch bắn chết 1 thường dân, cháy 46 nhà, hư 28 nhà.

Ngày 15/3/1969, quân ta tiến hành võ trang tuyên truyền vào vùng O lần thứ tư. Lực lượng huyện hỗ trợ cho tỉnh võ trang tuyên truyền ở Long Sơn, Phú Lâm, Tổ Đình Hòa Hảo.

Theo chỉ đạo của Khu 8, ngày 12/5/1969, lực lượng An Giang xuống võ trang tuyên truyền vùng O lần thứ năm. Rút kinh nghiệm các đợt trước, địch tăng cường phòng thủ nghiêm ngặt vùng Kinh Xáng - Tân An và lộ đá Tân Châu - Châu Đốc. Đại bộ phận địa phương quân tỉnh không qua được khu vực nầy. Chỉ có lực lượng của huyện đến được Long Phú gồm 2 đại đội (1 đại đội địa phương quân và 1 đại đội cơ ngành huyện mới thành lập). Đồng chí Lê Hưng, Huyện đội trưởng chỉ huy lực lượng đứng chân tại Miễu Hội ấp Long Châu (cách căn cứ hải quân ngụy chừng 300 mét). Chi khu Tân Châu, các đại đội 157, 278, 825, 821, 460/ĐPQ , thám sát tỉnh, có máy bay trực thăng và phản lực, tấn công ta. Địch đông hơn ta nhiều lần, máy bay phản lực dội bom ác liệt, các chiến sĩ ta bám trụ phía sau bờ chướng ấp chiến lược chiến đấu, dũng cảm đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch từ sau đồng đánh ra lộ. Có đợt 20 trực thăng đồng loạt đổ quân cách ấp chiến lược chỉ vài trăm mét. Quân ta nằm trong tầm bom ẩn mình bám trận địa đánh tiêu diệt gần như toàn bộ số quân trực thăng đổ. Trực thăng phải quay lại lấy xác và rút quân. Nhiều nhà dân và Miễu Hội bị cháy. Bảy chiến sĩ ta hy sinh. Huyện đội Tân Châu - An Phú được Tỉnh ủy cấp bằng khen.

Thừa thắng, lực lượng vũ trang huyện liên tục tấn công địch, không để cho chúng ngơi nghỉ.
Ngày 10/4/1969, 1 tiểu đội địa phương quân huyện và du kích xã Vĩnh Xương đứng chân ở xã Vĩnh Xương chiến đấu chống lực lượng chi khu Tân Châu có cố vấn Mỹ chỉ huy, quân ta diệt 1 tên địch, làm bị thương 5 tên, trong đó có tên cố vấn Mỹ.

Tháng 5/1969 lực lượng phản động Lonnol cấu kết với ngụy quyền Sài Gòn cắt tuyến hành lang biên giới, gây cho ta điều khó khăn. Thực hiện chủ trương của cấp trên, địa phương quân huyện phối hợp du kích xã chịu trách nhiệm mở đường đưa công trường 9 về miền Tây hoạt động. Địch đổ quân vào Vĩnh Xương tấn công quân ta. Địa phương quân huyện dùng ĐKZ bắn chìm 1 tàu chiến, diệt nhiều tên địch. Du kích xã phối hợp với Tiểu đoàn 3 đánh lui nhiều đợt tấn công của địch từ phía sau đồng, bắn rơi một chiếc trực thăng “cá lẹp”, hai tên giặc lái chết.
Ngày 9/7/1969 một bộ phận của Tiểu đoàn 3 phối hợp với du kích xã Tân An tấn công vào Hội đồng xã và Cuộc cảnh sát Tân An diệt tên trưởng ấp ác ôn và 5 tên lính thu 7 súng.

Trong lúc nhân dân ta hăng hái chiến đấu tiêu diệt quân thù thì tháng 9/1969 được tin Bác mất... toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vô cùng đau lòng, thương tiếc Bác. Những ngày thọ tang Hồ Chủ tịch, cán bộ, chiến sĩ và hầu hết đồng bào trong huyện kể cả đồng bào tôn giáo, các dân tộc đều thề quyết tâm theo con đường Bác vạch ra, biến đau thương thành sức mạnh trong cuộc chiến đấu sống còn với quân thù.

Ngày 1/11/1969, lực lượng xã, huyện phối hợp với C1/D512 và C 381 đánh thiệt hại nặng trung đội bảo an địch, chiếm đồn Núi Nổi. Được tin đồn Núi Nổi mất Tỉnh trưởng Châu Đốc cho trực thăng bắn nhiều lượt vào đồng làm chết và bị thương một số dân đang giăng câu lưới. Nhân dân căm phẫn, một số chức sắc Hoà Hảo cũng phản đối. Địch tạm thời bỏ đồn Núi Nổi, lõm du kích Núi Nổi được thành lập lại. Ngày 28/9/1969, đội du kích xã Phú Hữu gồm 15 đồng chí (có 10 nữ) phục kích trận càn của Tiểu đoàn 538 gồm 200 tên, do cố vấn Mỹ chỉ huy, có pháo binh, trực thăng vũ trang yểm trợ, phản lực ném bom. Ta diệt 35 tên địch, bảo vệ được căn cứ Giồng Duối.

Đầu tháng 12/1969, khi nước rút hẳn, địa phương quân tỉnh nhận được lệnh về hoạt động tại các xã ven biên giới, bảo vệ căn cứ, mở rộng hành lang biên giới. Tiểu đoàn 512 đưa quân vào Phú Hữu vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân ngụy. Trong suốt 3 ngày liền 2 - 3 và 4/12/1969, các chiến sĩ Tiểu đoàn 512 có ngày đánh lui hàng chục đợt phản kích của địch. Địch tiếp tục cho trực thăng đổ quân chi viện. Do chênh lệch quá lớn về quân số và hỏa lực, Tiểu đoàn 512 phải lùi về căn cứ B1 sau khi tiêu diệt 13 xe thiết giáp và hàng trăm tên địch.

Ở xã Khánh Bình, địa phương quân huyện và du kích xã đứng chân ở mương Sa Tô suốt 21 ngày, đẩy lùi nhiều trận càn của địch, diệt nhiều tên. Du kích xã còn vận động binh sĩ địch đem nộp 2.000 viên đạn.

Cùng với hoạt động vũ trang, công tác diệt ác được đẩy mạnh để phá thế kềm kẹp của địch. Ta diệt 5 tên chỉ điểm ở xã Vĩnh Hậu, 1 tên ở Vĩnh Hội Đông, 1 tên mật báo viên ở Vĩnh Xương. Phong trào đấu tranh chính trị và binh vận của quần chúng lên cao, tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh chống địch bắn pháo.

Bước vào năm 1970, chiến trường An Giang diễn ra ác liệt nhất. Địch tập trung cao độ lực lượng và phương tiện chiến tranh hiện đại đánh lấn ra nhiều vùng, tái chiếm Bảy Núi, đánh phá các địa bàn ven biên giới, đóng thêm nhiều đồn bót ở vùng ta mới mở như Đồng Đức, Sa Tô, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Xương, Tân An...

Ở Tân Châu, chúng tăng cường ngăn chặn tuyến kinh xáng Tân An, tổ chức đánh quy mô cấp trung đoàn vào căn cứ B1, B2, B3 Vạt Lài, khôi phục lại các tổ chức phòng vệ dân sự bị ta đánh rã, đánh phá cơ sở ta ở vùng yếu. Địch cũng tăng cường “Bình định đặc biệt”, “Cải cách điền địa” mua chuộc nông dân, tung tin chiến thắng giả tạo, củng cố hệ thống kềm kẹp.

Huyện ủy kịp thời chủ trương cho cán bộ có điều kiện thì trở về nội địa hoạt động hợp pháp. Ban Chấp hành Huyện ủy Tân Châu - An Phú có sự thay đổi, đồng chí Lê Hưng (Tám Bê) được cử làm Bí thư thay cho đồng chí Lê Phú Nhâm chuyển công tác về tỉnh. Huyện ủy chỉ đạo đẩy mạnh phong trào quần chúng đòi dân sinh, dân chủ, đòi hòa bình, Mỹ rút quân, thay Thiệu, đồng thời đẩy mạnh hoạt động quân sự. Đồng chí Nguyễn Văn Hưởng (Bảy Đỉnh) làm Huyện đội trưởng.

Đầu năm 1970, du kích và địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú đánh đồn dân vệ ấp Phú Hưng (Phú Hữu) bắt sống 12 tên địch, thu toàn bộ vũ khí trong đồn. Ta hy sinh 2 cơ sở cách mạng. Ngày 11/2/1970, du kích và địa phương quân huyện về hoạt động tại ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lộc vận động dân xé 35 lá cờ 3 sọc. Ngày 19/2/1970, quân ta tấn công đồn nghĩa quân tại ấp Vĩnh Trinh I xã Vĩnh Hậu. Địch gọi pháo và máy bay yểm trợ. Ta rút về căn cứ. Ngày 17/2/1970, du kích tấn công đồn nhân dân tự vệ ấp 4 xã Vĩnh Hội Đông bắt sống 5 tên. Du kích xã Vĩnh Xương vây hãm đồn địch ở biên giới trong 45 ngày đêm, tạo điều kiện cho Công trường 9 hoạt động ở Tân Châu - An Phú.

Ngày 18/3/1970, Lonnol đảo chính Xihanuc, quân Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia, chúng bao vây, tìm diệt, làm mất chân đứng và cắt đứt tuyến hậu cần của Trung ương cục và miền Tây Nam bộ. Địch tăng cường đánh phá căn cứ B1, B3 Vạt Lài. Ta phải tạm thời đóng quân ở đất bạn. Tình hình ăn ơ, đi lại và hoạt động của cán bộ rất khó khăn.

Từ ngày 23/3/1970, quân đội của Lonnol tấn công vào vùng Bắc Nam, Mương Vú (căn cứ B1). Ở nội địa, 1 trung đoàn quân ngụy có máy bay, pháo binh, 120 xe thiết giáp với hỏa lực cực mạnh, quân số áp đảo, mở trận càn lớn quyết tâm san bằng căn cứ B1 Phú Hữu. Tiểu đoàn 1 địa phương quân tỉnh kết hợp với địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú, toàn bộ cán bộ các ban ngành và đội du kích xã Phú Hữu tổ chức chống càn. Trận chiến diễn ra ác liệt, máy bay ném bom, pháo bắn liên tục vào căn cứ, xe thiết giáp bắn đại liên 12 ly 7 vãi đạn như mưa, làn đạn dày đặc đan kín cả chiến hào không cho chiến sĩ ta ló lên khỏi công sự. Cả căn cứ B1 chìm trong khói đạn. Đại đội 3 địa phương quân của tỉnh bị địch đánh thiệt hại nặng phải chuyển đổi địa hình, địch vẫn bám theo truy diệt, một số chiến sĩ phải bỏ công sự lội qua sông Bắc Nam. Tuy bom đạn dữ dội, bị thiệt hại, nhưng quân ta phòng ngự rất kiên cường, liên tục bẻ gãy nhiều đợt tấn công ồ ạt của địch. Có đợt trực thăng địch đồ quân ngay bãi gài lưu đạn của ta, bị quân ta đánh diệt. Đội du kích xã Phú Hữu với 20 tay súng, đa số là phụ nữ, chiến đấu kiên cường, trong một ngày đẩy lùi cả tiểu đoàn địch có 18 xe M.113 cùng máy bay, pháo binh yểm trợ, diệt nhiều tên.

Trong lúc địch còn đang liên tục tấn công cương quyết chiếm cho được căn cứ B1 thì ở Bảy Núi, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, lực lượng vũ trang ta mở đợt tấn công vào căn cứ Vĩnh Trung. Quân ngụy vội vã rút quân tăng viện cho Bảy Núi. Huyện ủy Tân Châu - An Phú sau hơn 10 ngày dời sâu qua biên giới Campuchia đã trở lại căn cứ B1.

Cuối tháng 3 đầu tháng 4/1970, ở vùng biên giới Châu Đốc, Tân Châu, An Phú, địa phương quân tỉnh và các huyện, thị tổ chức đánh địch hàng chục trận, diệt trên 300 tên, phá hủy nhiều phương tiện cơ giới.

Nhiều cán bộ huyện Tân Châu - An Phú và một số cán bộ xã được tăng cường cho chiến trường B giúp cách mạng Campuchia. Từ đêm 10/4/1970 đến ngày 18/4/1970 lực lượng vũ trang tỉnh, huyện bao vây đánh chiếm các đồn Bình Di, Mương Vú, Bắc Nam, Tân Long, Lương Phú, Gò Tà Lập, Mương Chùa, PrekChrey, ngã ba Vĩnh Khánh, Long Tiên, An Hòa. Từ đây quân ta chia làm 2 cánh giải phóng tỉnh Tàkeo và tỉnh Kandal.

Để cứu nguy cho Lonnol, từ ngày 9/5/1970 đến ngày 7/7/1970, vùng 4 chiến thuật địch mở các chiến dịch Cửu Long 1, 2, 3, 4, có máy bay, xe tăng, hàng trăm tàu chiến, có cả chiến hạm chở trực thăng ào ạt tấn công lên Campuchia tìm diệt lực lượng cách mạng. Quân ta tránh các mũi lớn của quân chủ lực địch, phối hợp với bạn tập kích các đơn vị nhỏ, lẻ. Tuy nhiên cuộc hành quân dai dẳng và chốt giữ dài ngày đã gây nhiều khó khăn cho ta. Cán bộ chiến sĩ phải di chuyển liên miên, không kịp nấu chín cơm để ăn. Có những đơn vị ém quân giữa đồng trời nắng không đủ nước uống. Quân ta chịu đựng khó khăn, giữ vững vùng giải phóng; tuy nhiên hàng chục tấn đạn chôn giấu ở Lò Gò, Cái Dơn bị đich phát hiện chiếm lại. Một số cán bộ chiến sĩ, sợ hỏa lực cực mạnh của địch, hoang mang, không tin tưởng cuộc kháng chiến sẽ giành thắng lợi nên bỏ ngũ, chiêu hồi.

Song song với chiến dịch Cửu Long, ngày 19/5/1970, lực lượng của Tiểu khu Châu Đốc kết hợp Chi khu An Phú, với sự yểm trợ của 20 máy bay, 80 xe tăng, tàu chiến, 9 khẩu pháo do tên tỉnh trưởng trực tiếp chỉ huy đánh phá căn cứ Vạt Lài. Tỉnh ủy đã rút khỏi Vạt Lài hơn 1 tháng nhưng còn để lại nhiều tài sản, kho gạo, vũ khí, văn phòng công an và hơn 300 quần chúng cơ sở cách mạng. Du kích các xã Khánh Bình, Nhơn Hội, Phước Hưng cùng với 4 đồng chí huyện ủy viên và bộ phận công an tỉnh có 40 tay súng làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ. Dù lực lượng ít hơn địch nhiều lần nhưng các chiến sĩ đã dũng cảm chiến đấu ác liệt suốt 13 ngày đêm, bảo vệ được 300 người dân Vạt Lài an toàn trở về Sơ-Khơ-Mao, sau đó rút quân khỏi căn cứ. Địch chiếm được Vạt Lài nhưng không thu được tài sản của ta bao nhiêu. Trận này 1 du kích hy sinh và 1 bị bắt đày Côn Đảo.

Các cuộc hành quân của địch làm cho cơ sở ta suy yếu, chúng cấm đồng, khám xét gắt gao, tuyên truyền chiến thắng ầm ĩ làm nhân dân hoang mang. Địch bắn pháo vu vơ vào các vùng xung quanh Vạt Lài, trực thăng từng tốp rà soát tìm diệt lực lượng cách mạng. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, một số gia đình cơ sở xã Nhơn Hội vẫn lén lút mang gạo, thực phẩm nuôi cán bộ du kích trở về hoạt động.

Ở các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương lợi dụng lúc địch tập trung lực lượng càn quét biên giới, cán bộ và du kích xã tăng cường hoạt động. Căn cứ Giồng Trà Dên được củng cố: đào được 10.000 mét chiến hào, lập 15 ô chiến đấu (mỗi ô có thể chống lại 1 đại đội địch). Lực lượng dân quân bố trí bãi chông, mìn dầy đặc tạo thành “bãi chết” lừa địch. Tháng 4/1970, địch đưa quân chủ lực kết hợp với đại đội địa phương quân càn vào căn cứ, vướng mìn, hàng chục tên địch chết và bị thương. Vừa bị tổn thất vừa không phát hiện được lực lượng của ta, chúng phải rút quân về. Dân quân xã Tân An, Vĩnh Hòa tiếp tục bám dân, tuyên truyền vận động quần chúng ủng hộ cách mạng, đưa con em đi tòng quân. Một số thanh niên ban ngày đi giăng câu lưới dò tin tức địch, ban đêm tham gia hoạt động đắp mô, rải truyền đơn.

Trong tháng 5/1970, 2 tổ du kích xã Vĩnh Xương (6 người) phục kích gần căn cứ Bưng Ven diệt 1 tên thủy quân lục chiến. Khi trở về bị máy bay địch phát hiện, đổ quân bao vây. Du kích tổ chức chiến đấu, diệt một số tên bắn cháy rơi tại chỗ 1 chiếc trực thăng. Phía ta 3 du kích bị bắt, 1 hy sinh.

Từ 31/3 đến 15/7/1970 quân dân Tân Châu- An Phú đã lập nhiều chiến công vẻ vang: Đánh 12 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 202 tên, có 1 cố vấn Mỹ, bắn rơi 1 máy bay, bắn bị thương 2 chiếc, bắn chìm 1 tàu, phá hủy 3 xe vận tải. Củng cố và xây dựng địa bàn căn cứ, củng cố các ấp chiến đấu cũ, phát triển 150 ô chiến đấu ở các xã Tân An, Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, rào 20.000 mét rào chướng trong toàn tỉnh, cắm 2.000 bản tử địa, gài 1.285 lựu đạn và đạp lôi. Đấu tranh chính trị có 24.029 lượt người tán phát 12.000 truyền đơn. Thành lập 11 nhóm “quét sạch gian”, thu hút 378 gia đình tham gia. Thành lập 25 nhóm thanh niên chống bắt lính, 2 nhóm Thập Nhị gia Liên bảo. Ấp Phú Hiệp tổ chức 8 “nhóm tự quản”, loại trừ các phần tử xấu. Tân Châu, tranh thủ được cảm tình của tề ấp, mở lỏng thế kềm kẹp cho quần chúng. Ở Khánh An, ta bắt giam bọn tề ngụy giữa ban ngày làm địch lo sợ. Phú Hữu, tranh thủ được phòng vệ dân sự đồng tình chống bắt lính, làm tín hiệu báo cho cán bộ cách mạng nắm tình hình địch.

Năm 1971, địch tiếp tục đẩy mạnh bình định đặc biệt, đánh chiếm vùng rừng núi, hành lang biên giới để xây dựng căn cứ quân sự lâu dài, phong tỏa và ngăn chặn quân ta về miền Tây. Chúng tăng cường kềm kẹp nhân dân, mua chuộc đồng bào Hòa Hảo, người Chăm, Khơme. Mở chiến dịch “Vì dân”, “Phượng Hoàng”, “Đồng Khởi” hoạt động mạnh mẽ để bắt thêm lính, tăng cường đánh phá cơ sở cách mạng.

Ở Tân Châu chúng thành lập thêm 3 tiểu đoàn (301, 302, 303), đóng thêm 11 đồn biên giới, đặt 2 khẩu pháo ở Khánh Hòa (Khánh An), 2 khẩu 155 ly ở Bến Nước.

Tuy vậy, 1 tiểu đội địa phương quân huyện cùng du kích Tân An đánh diệt gọn 2 chốt Tân Hòa và mộ Sư Ông. Ở 3 xã biên giới Khánh Bình, Khánh An, Nhơn Hội, trong 3 tháng du kích diệt 20 tên ác ôn, gián điệp.

Trước tình hình mới, Huyện ủy chủ trương xây dựng, phát triển lực lượng tại chỗ, phối hợp với các mũi võ trang bên ngoài, giành quyền làm chủ từng phần ở xã, ấp, tạo thế chuyển loại, chuyển vùng làm thay đổi một bước căn bản tương quan lực lượng ta - địch. Huyện ủy chia địa bàn chiến đấu ra thành nhiều mảng, mỗi mảng gồm một số xã, cử cán bộ phụ trách. Huyện ủy đề ra nhiệm vụ: Tập trung sức tiếp tục chống bình định, chuyển phong trào quần chúng nông thôn, thị trấn lên mạnh mẽ hơn. Trước mắt, chống mọi âm mưu, thủ đoạn kềm kẹp, từng bước tách quần chúng tín đồ Hòa Hảo và dân tộc Khơme ra khỏi ảnh hưởng của địch. Hạn chế không cho địch sử dụng sức người, tiền của trên địa bàn phục vụ chiến tranh. Tích cực củng cố, phát triển thêm lực lượng mới ở một số xã, ấp đã có lực lượng vững mạnh.

Trong năm 1971, lực lượng địa phương quân huyện tăng cường cho chiến trường Campuchia, phong trào cách mạng ở huyện gặp nhiều khó khăn, song cán bộ, chiến sĩ vẫn bám trụ, giữ vững địa bàn, tiếp tục tuyên truyền quần chúng ủng hộ cách mạng, vận động thanh niên tòng quân chiến đấu.

Công tác binh vận tranh thủ được 3 tề ấp, 1 tề xã, 2 tình báo ở cửa khẩu; 3 trung đội nghĩa quân Nhơn Hội, Phú Hội đồng tình đấu tranh chống bầu cử gian lận, vận động quần chúng không đi bỏ thăm cho Thiệu. Chi bộ xã Vĩnh Xương nắm 1 tề xã, 1 phó ấp, 1 liên toán phòng vệ dân sự. Vĩnh Hòa tranh thủ được 3 cảnh sát, 11 phòng vệ, 1 toán trưởng, 1 hội đồng xã. Thị trấn Tân Châu giáo dục 1 trưởng ấp xin nghỉ việc, tranh thủ 128 ngụy binh, tề, 10 trưởng đồn, 2 phó đồn, 1 trưởng toán phòng vệ dân sự, 243 lính ngụy đào, rã ngũ.

Cuối năm 1971, đồng chí Lê Hưng đi học, đồng chí Bùi Chí Công thay làm Bí thư Huyện ủy Tân Châu - An Phú. Đồng chí Nguyễn Văn Hưởng được phân công làm Huyện đội trưởng.

Bước vào năm 1972, ngụy quyền Sài Gòn tiếp tục bình định, thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ. Chúng cho đóng thêm đồn bót dọc biên giới, kết hợp với lực lượng của Lonnol tăng cường đánh phá hành lang biên giới, tiêu hủy kho tàng, cơ quan của ta, ngăn chặn cách mạng xâm nhập vào nội địa. Chúng liên tiếp mở cuộc hành quân Phụng Hoàng đánh phá cơ sở cách mạng; đồng thời tăng cường bắt lính đôn quân, lôi kéo các tín đồ Hòa Hảo, tách đồng bào tín đồ ra khỏi ảnh hưởng của ta và dựa vào họ để dùng sức người, sức của phục vụ chiến tranh.

Tháng 2/1972, Tỉnh ủy chỉ đạo tách huyện Tân Châu - An Phú ra thành 2 huyện, nhằm kiện toàn địa bàn hoạt động phục vụ cho kế hoạch tác chiến mùa khô. Địa bàn huyện Tân Châu gồm các xã: Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Long Phú, Phú Vĩnh, Châu Phong và thị trấn Tân Châu. Đồng chí Lê Hưng, được cử làm Bí thư Huyện ủy Tân Châu, đồng chí Bùi Chí Công làm Bí thư Huyện ủy An Phú.

Huyện ủy chỉ đạo cán bộ, đảng viên trong toàn huyện tận dụng thời cơ, phát huy thuận lợi quyết tâm bám địa bàn, phát động quần chúng nổi dậy phá kế hoạch “Bình định nông thôn” của địch; chú trọng công tác Hòa Hảo vận, phát động tín đồ Hòa Hảo tham gia Mặt trận đoàn kết đấu tranh đuổi Mỹ, lật Thiệu, cướp chính quyền xã ấp, chấn hưng đạo; vận động nhân dân tham gia thực hiện tốt 3 phong trào lớn ở nông thôn là chống khủng bố, vơ vét bắt lính đôn quân; bám ruộng vườn sản xuất và chiến đấu; đồng thời nổi dậy diệt ác ôn, bao vây, triệt hạ đồn bót tiến đến giải phóng xã, ấp.

Ngày 22/4/1972, đồng bào Hòa Hảo và du kích xã Tân An đã nổi dậy dùng súng và vũ khí tự tạo giết 4 tên ác ôn, thu 1 khẩu súng ngắn, 2 carbin và 2 xe honda, các đồn bót lân cận biết tin, nhưng không dám tiếp ứng.

Từ ngày 20/5/1972 đến 27/5/1972, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy An Giang, lực lượng vũ trang Tân Châu phối hợp với lực lượng quân sự của tỉnh mở chiến dịch tổng hợp xuân hè năm 1972, tấn công đánh sụp đổ hệ thống phòng thủ của địch nằm trên đất Campuchia mở ra thời kỳ thuận lợi mới cho cuộc đấu tranh cách mạng ở địa phương.

Đêm 20/5/1972, Tiểu đoàn 512 cùng với cán bộ các cơ quan tỉnh, huyện, du kích xã bao vây đánh chiếm xã Khánh An, Phước Hưng; lập trận địa bám trụ các xã Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hữu.

Cũng trong ngày 20/5/1972, trên địa bàn xã Phú Hữu, lực lượng vũ trang huyện Tân Châu tiến vào ấp Phú Hiệp bố trí trận địa. Ngày 21/5/1972, quân địch tổ chức phản kích lẻ tẻ bị chiến sĩ ta đánh co lại. Sáng ngày 22/5/1972 địch chi viện cho xã Phú Hữu 1 tiểu đoàn bảo an, kết hợp với dân vệ tại chỗ nhiều lần phản kích quân ta tại ấp Phú Hòa nhưng ta vẫn giữ trận địa, diệt và làm bị thương 15 tên. Ngày 23/5, địch đổ thêm 1 tiểu đoàn bảo an kết hợp 1 tiểu đoàn đến ngày trước cùng dân vệ phản kích liên tục vào trận địa của ta ở 2 ấp Phú Hòa, Phú Hiệp nhưng đều bị đánh bật ra, trên 25 tên địch chết và bị thương. Sau đó, do lực lượng mỏng hơn địch nên ta rút bỏ trận địa ấp Phú Hòa, tập trung lại bao vây trụ sở tề xã và đồn ấp Phú Hiệp bọn chúng rút chạy. Trận này lực lượng vũ trang huyện có 8 chiến sĩ hi sinh và bị thương.

Hợp đồng chiến đấu với vùng trọng điểm của chiến dịch, du kích và cán bộ xã Vĩnh Hậu đột nhập vào ấp 2, 3 tiến hành võ trang tuyên truyền, phát động quần chúng trên tuyến dài 1 km, phân phối tận tay nhân dân 120 truyền đơn. Ở Tân An, Vĩnh Xương quân ta vận động 55 quần chúng tham gia 2 cuộc đấu tranh giữ được 6 thanh niên khỏi bị bắt lính. Chi bộ xã Tân An tiến hành củng cố cơ sở cũ, phát triển cơ sở mới, đưa được phong trào quần chúng đấu tranh chống bắt lính giành thắng lợi. Quần chúng ở thị trấn Tân Châu và một số xã vùng sâu tố cáo địch dùng máy bay ném bom, pháo bắn phá hủy diệt vườn tược, nhà cửa, đồng thời loan tin rộng rải về tình hình thất bại của địch làm cho chúng hoang mang hơn.

Kết thúc chiến dịch, phát huy thắng lợi đã giành được, Tỉnh ủy chỉ đạo cho xã Phú Hữu kết hợp bộ đội địa phương tỉnh, huyện, hình thành lõm du kích trong nội địa ấp Phú Hòa. Tỉnh ủy, Huyện ủy đưa cán bộ xuống xã phối hợp thành lập Đội võ trang công tác cho từng xã. Các đồng chí huyện ủy viên được phân công trực tiếp lãnh đạo các đội. Nhiệm vụ của đội là bám trụ dài ngày, mở lõm, xây dựng thế đứng chân, tiếp cận bung ra phản kích địch, chuyển lên thế tranh chấp ở Phú Hữu, phát động phong trào quần chúng tham gia trừ gian, phá thế kềm kẹp.

Ngày 22/6/1972, địa phương quân huyện Tân Châu và du kích xã Phú Hữu võ trang tuyên truyền tại ấp Phú Thạnh xã Phú Hữu, vận động đồng bào diệt ác phá kềm. Lực lượng vũ trang bắn 2 tên nghĩa quân bị thương. Ngày hôm sau, địch huy động nghĩa quân và địa phương quân tiến vào 2 ấp Phú Hiệp và Phú Thạnh để truy tìm lực lượng ta, quân ta vẫn bám được địa bàn và diệt thêm 1 tên, bắn bị thương 2 tên.

Ngày 4/8/1972 địa phương quân và du kích xã Vĩnh Xương tấn công chốt nhân dân tự vệ ấp Vĩnh Thạnh diệt 6 tên, bắt sống 5 tên; thu được 3 súng garant, 6 carbin. Ta hy sinh 1 chiến sĩ. Cùng lúc, du kích xã Vĩnh Hòa tấn công đồn tự vệ ấp Vĩnh Lạc diệt 2 tên, 2 tên khác bị thương. Ngày 19/8/1972, địa phương quân huyện kết hợp cùng lực lượng du kích xã Vĩnh Lộc hoạt động võ trang tuyên truyền tại mương số 1, tập hợp quần chúng nói rõ âm mưu của địch, khuyên anh em binh sĩ bỏ hàng ngũ trở về gia đình và kêu gọi đồng bào đấu tranh chống bắt lính, chống vơ vét tài sản của nhân dân. Các xã Vĩnh Xương, Phú Hữu tổ chức cho nhân dân học tập chính sách 10 điểm của cách mạng, tố cáo tội ác của địch, chống bắt lính, đôn quân. Số lính bỏ ngũ và thanh niên trốn bắt lính ngày càng đông.

Tình hình cách mạng trong nước chuyển biến nhanh, phát triển mạnh. Đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngưng bắn phá miền Bắc và chuẩn bị ký Hiệp định Paris.

Kết hợp với bộ đội miền và tỉnh, địa phương quân huyện Tân Châu mở cuộc võ trang tuyên truyền vào vùng O (Phú Tân) để vận động đồng bào Hòa Hảo. Lực lượng của khu hoạt động ở 2 xã Long Khánh, Long Thuận (Hồng Ngự). Lực lượng tỉnh An Giang bị địch chốt chặn không thể vượt qua Kinh Xáng - Tân An để xuống Phú Tân. Tỉnh đội chuyển kế hoạch, đưa lực lượng đến đứng chân ở 2 xã Tân An và Vĩnh Hòa để chia lửa cho bộ đội miền, đồng thời tiến hành võ trang tuyên truyền ở 2 xã này.

Ở xã Tân An những gia đình cơ sở cách mạng như Hai Xăng, Tám Bưng, anh Xê, Hai Dẹp đã nuôi giấu cán bộ hết năm này đến năm khác ngay cả những lúc khó khăn nhất. Bà Mười Phê có trại ruộng ở Sình Cá Rô, hằng ngày đi đồng đã mang gạo, thực phẩm tiếp tế cho bộ đội. Ông Sáu Phép ở xã Vĩnh Hậu tuy nhà rất nghèo vẫn nuôi chứa hơn 20 cán bộ huyện, xã...

Bị đánh đau, thua nặng trên khắp chiến trường, bọn địch ở An Giang hốt hoảng, bày trò bắt ép nhân dân biểu tình chống cộng, lấy cớ bắt lính đôn quân. Quần chúng biến các cuộc biểu tình chống cộng thành cuộc đấu tranh tố cáo tội ác, phản đối bắt lính đôn quân của ngụy quyền tay sai, tuyên truyền chiến thắng của ta, phổ biến chính sách 10 điểm của Chính phủ cách mạng lâm thời. Trước áp lực đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, tín đồ tôn giáo và một bộ phận phòng vệ dân sự, nghĩa quân đồng tình ủng hộ, bọn địch trong các đồn bót co thủ, không dám đi bắt lính đôn quân và hung hăng gây tội ác như trước.

Năm 1972, quân dân Tân Châu góp phần phá vỡ tuyến phòng thủ biên giới của địch từ Bắc Châu Phú đến Tân Châu, tiêu hao sinh lực tuyến đồn bót nội địa, tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên bám dân, xây dựng và phục hồi cơ sở.

Trong những năm 1969- 1972, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” muốn “thay màu da xác chết”. Âm mưu xâm lược của chúng bị quân dân ta đánh bại, phải ngồi đàm phán, phải xuống thang chiến tranh. Quân dân Tân Châu, An Phú đã tích cực góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.

### LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1954 – 1975) (Phần 4) #### III. LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU THAM GIA ĐÁNH BẠI ÂM MƯU BÌNH ĐỊNH, LẤN CHIẾM CỦA ĐỊCH TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG (1969 – 1975) **1- Tình hình và âm mưu của địch trên địa bàn Tân Châu** Ngụy quyền tỉnh Châu Đốc thực hiện kế hoạch “bình định cấp tốc” từ cuối năm 1968 đến năm 1969, rồi kế hoạch “bình định và xây dựng” từ giữa năm 1969 đến giữa năm 1970. Mục tiêu của chúng là đánh bật lực lượng cách mạng ra khỏi căn cứ rừng núi, phá hủy địa hình trú quân, bao vây phong tỏa kinh tế căn cứ vùng đồng bằng, ngăn chặn hành lang biên giới, cắt đứt vận chuyển, liên lạc giữa Trung ương và miền Tây. Địch tăng cường kềm kẹp, đánh phá cơ sở cách mạng một cách gay gắt. Chúng củng cố “Ủy ban Nhân dân chống cộng”, “Ủy ban Phụng Hoàng”. Các quận tăng cường nhiều đoàn bình định hoạt động tận xã, ấp (An Phú 16 đoàn, Tân Châu hơn 10 đoàn), tăng cường bắt lính đôn quân. Đối với vùng tôn giáo Hòa Hảo, địch ra sức củng cố bộ máy ngụy quân, ngụy quyền, lập nhiều đoàn bình định. Chúng giành nhiều đặc ân cho các tên tay sai cầm đầu giáo phái, kích động tín đồ chống cách mạng. Để mị dân, chúng lập ấp tân sinh, phát triển nông nghiệp, cấp giống lúa mới, chuyển từ gieo lúa sạ sang trồng lúa Thần Nông, đưa máy móc, vật tư nông nghiệp vào sản xuất, cho vay tín dụng với lãi suất rất thấp để tranh thủ nông dân. Song chúng không che giấu được bộ mặt phản động, hiếu chiến trong việc đẩy mạnh bắt lính, vơ vét sức người, sức của cho chiến trường, mua chuộc, kềm kẹp, khống chế, khủng bố gia đình cách mạng. Ở Campuchia, Chính phủ Lonnol đã theo Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn, câu kết với nhau về quân sự, kinh tế, tình báo, tìm mọi cách phá hoại cách mạng Việt Nam. Chúng thỏa thuận với nhau mở nhiều cuộc hành quân đi sâu vào đất Campuchia, phục kích đón bắt cán bộ ta. Chúng hợp đồng tác chiến, đánh hất ta ra khỏi các cửa khẩu Vĩnh Xương, Long Bình. Ở nội địa, chủ lực quân ngụy kết hợp với địa phương quân đánh phá các căn cứ biên giới, hình thành 2 gọng kềm hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng. Cùng với hoạt động quân sự, ngụy quyền ở Tân Châu - An Phú còn phong tỏa lúa gạo, hàng nhu yếu phẩm vùng căn cứ, tăng cường hoạt động tình báo, thành lập Phân chi khu cảnh sát quốc gia ở xã, tổ chức mỗi ấp một mật báo viên và hai cảm tình viên, mỗi quận có từ 2- 4 mạng lưới tình báo, gài nội tuyến vào hàng ngũ cách mạng, trọng tâm là vào ban kinh tế tài chính và ban đặc công của huyện. ** 2 - Tình hình và nhiệm vụ cách mạng** Tháng 11/1968, Đại hội Huyện Đảng bộ Tân Châu - An Phú nhiệm kỳ I bầu Ban chấp hành Huyện ủy mới gồm 15 đồng chí, đồng chí Lê Phú Nhâm được bầu làm Bí thư. Huyện ủy tổ chức học tập Chỉ thị của TW cục về “Phương hướng và nhiệm vụ cách mạng miền Nam năm 1969”, mở chiến dịch xuân 1969 và võ trang tuyên truyền vào vùng tôn giáo Hòa Hảo; đẩy mạnh hoạt động ở các xã biên giới để kết hợp với lực lượng của tỉnh bảo vệ căn cứ, bảo vệ hậu cần tuyến hành lang biên giới từ sông Tiền về kinh Vĩnh Tế; giúp cho việc vận chuyển vũ khí, hàng hóa của Trung ương từ Nam Vang về Bảy Núi. Lực lượng địa phương quân huyện được các đơn vị chủ lực hỗ trợ, hoạt động mạnh mẽ dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia, đối diện với địa bàn quận An Phú. Số lượng các “vùng kém an ninh” trong huyện phát sinh nhiều hơn. Do địch phong tỏa kinh tế, tình hình lương thực gặp rất nhiều khó khăn, Huyện ủy chỉ đạo mỗi cơ quan đơn vị phải tự túc 3 tháng ăn, cán bộ chiến sĩ ăn độn 50% bắp, đời sống vô cùng gian khổ. **3 - Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu tham gia đánh bại âm mưu bình định, lấn chiếm (1969 – 1974)** **a) Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu đấu tranh chống địch bình định, lấn chiếm. Những trận đánh ác liệt và những chiến công oanh liệt của lực lượng vũ trang Tân Châu** Đêm 22 rạng 23/2/1969, bắt đầu chiến dịch xuân 1969 và cuộc võ trang tuyên truyền lần thứ 3 vào vùng đồng bào Hòa Hảo. Lực lượng tham gia chiến đấu gồm 3 tiểu đoàn địa phương quân tỉnh, địa phương quân huyện Châu Phú, Tân Châu - An Phú, đội biệt động thị xã Châu Đốc, du kích các xã. Hàng trăm quần chúng Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương tham gia dân công tải đạn, tải thương. Các đơn vị tham gia cuộc võ trang tuyên truyền xuất phát từ căn cứ B1, B2 vượt đoạn đường dài qua nhiều chặng địch phục kích. Tại Kinh Xáng - Tân An, địch bố trí quân dày đặc, trên bờ có địa phương quân, nghĩa quân, dưới sông tàu Hải quân Việt - Mỹ tuần tra. Bọn địch bắt dân chuyển hết xuồng, ghe sang đậu bờ kinh bên kia. Chi bộ xã Tân An được sự chỉ đạo của Huyện ủy bố trí lực lượng du kích bao vây cầm chân địch, không cho chúng ra khỏi đồn, đồng thời tổ chức cho quần chúng cơ sở đem xuồng về bí mật đưa bộ đội qua sông an toàn. Sáng ngày 23/2/1969, các cánh quân đã có mặt tại địa điểm đúng kế hoạch, chiếm giữ các xã Long Sơn, Phú Lâm (Phú Tân), Khánh Hòa, Vĩnh Ngươn (Châu Phú), Long Phú, Tân An, Đa Phước, Phú Hữu (Tân Châu - An Phú). Nơi nào các chiến sĩ và lực lượng Hòa Hảo vận cũng đều rải truyền đơn, tổ chức tuyên truyền kêu gọi đồng bào chiến đấu chống Mỹ ngụy để giành độc lập thống nhất đất nước. Tại xã Long Phú, lực lượng địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú và 1 trung đội an ninh võ trang tỉnh đứng chân từ cây số 2 đến số 4 làm nhiệm vụ án ngữ địch từ Châu Đốc qua. Trong ngày 23/2/l969, địch sử dụng bộ binh, pháo binh, máy bay, 20 xe M.113, phản kích dữ dội, chiến sĩ ta lần lượt rời bỏ công sự số 2 rồi số 3, cuối cùng đội hình co lại còn khoảng 500 mét. Ban chỉ huy chỉ đạo tiếp tục chiến đấu, giữ vững trận địa. Đến tối, địch rút quân. Đêm đó, lực lượng ta chuyển qua ấp Long Châu. Máy bay trinh sát đuổi bắn, các chiến sĩ an toàn đến ấp Long Châu bố trí trận địa mới. Trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt như vậy vẫn có thêm được 21 thanh niên tòng quân. Sáng ngày 24/2/1969, quân ta mở mặt trận tại Miểu Hội Long Châu. Địch tập trung lực lượng nghĩa quân, địa phương quân Tân Châu, tiểu đoàn biệt động quân, 2 giang thuyền, 15 trực thăng, 1 chiến đoàn thiết giáp gồm 18 xe M.113, do 1 xe M.118 chỉ huy, mở nhiều đợt phản kích quân ta. Chúng bắn pháo dữ dội, ào ạt tấn công. Trận chiến thật sự không cân sức, quân ta bị vây hãm từ nhiều phía, đồng chí Lê Hưng chỉ huy chiến đấu với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, bẻ gãy từng đợt, rồi từng đợt tấn công của địch… Lúc này từ sau đồng, đoàn xe thiết giáp M.113 18 chiếc do xe M.118 chỉ huy càn đánh thẳng vào chỉ huy sở của ta. Quân ta đồng loạt nổ súng vào đội hình địch, tuy nhiên xe thiết giáp địch vẫn lù lù tiến vào như vào chỗ trống, ta tiếp tục nổ súng nhưng xe địch vẫn tiếp tục tiến vào, trong tình thế vô cùng bức bách đó, tính mạng hàng mấy chục cán bộ, chiến sĩ như ngàn cân treo sợi tóc nếu như xe địch đánh bứt được sở chỉ huy của ta, đồng chí Trần Văn Nghĩa (Tư Nghĩa) thủ khẩu B40 không thể chờ cho dứt tiếng súng, lập tức bắn trực diện 1 quả. Tiếng nổ xé đanh gọn. Đạn trúng đích. Chiếc xe M.118 của chỉ huy địch bốc cháy, khói lửa mịt trời, các chiếc khác hốt hoảng chuyển hướng rồi rút lui, nhờ đó quân ta bẻ gãy hoàn toàn đợt tấn công của địch. Đồng chí Tư Nghĩa được thăng quân hàm ngay tại mặt trận. Cùng hỗ trợ cho cánh quân ở ấp Long Châu, du kích xã Tân An và Thường Phước tổ chức nhiều đợt bắn tàu địch. Qua một ngày chiến đấu ở ấp Long Châu, quân ta đẩy lùi 4 trận càn, bắn rơi 1 chiếc trực thăng võ trang, bắn hư 1 tàu địch. Bảy chiến sĩ ta hy sinh. Tối ngày 24/2/1969, bộ đội ở Long Sơn, Phú Lâm, Long Phú rút về Giồng Trà Dên. Riêng lực lượng Hòa Hảo vận còn bám lại xã Long Sơn, Phú Lâm tuyên truyền đến ngày 28/2/1969 mới rút về căn cứ. Ngày 8/3/1969, địch tấn công vào căn cứ Giồng Trà Dên và hành quân đến xã Vĩnh Xương, quân ta chặn đánh, diệt 1 nghĩa quân và 4 tên bị thương. Ngày 9/3/1969, lực lượng Tiểu khu Châu Đốc có cố vấn Mỹ chỉ huy, hành quân bằng tàu đến Phú Hữu để tìm diệt lực lượng vũ trang ta ở căn cứ B1. Du kích xã Phú Hữu kết hợp cùng địa phương quân huyện, tỉnh chặn đánh tàu địch tại ấp I Vĩnh Lộc diệt 2 tên Mỹ và làm 2 tên khác bị thương. Địch bắn chết 1 thường dân, cháy 46 nhà, hư 28 nhà. Ngày 15/3/1969, quân ta tiến hành võ trang tuyên truyền vào vùng O lần thứ tư. Lực lượng huyện hỗ trợ cho tỉnh võ trang tuyên truyền ở Long Sơn, Phú Lâm, Tổ Đình Hòa Hảo. Theo chỉ đạo của Khu 8, ngày 12/5/1969, lực lượng An Giang xuống võ trang tuyên truyền vùng O lần thứ năm. Rút kinh nghiệm các đợt trước, địch tăng cường phòng thủ nghiêm ngặt vùng Kinh Xáng - Tân An và lộ đá Tân Châu - Châu Đốc. Đại bộ phận địa phương quân tỉnh không qua được khu vực nầy. Chỉ có lực lượng của huyện đến được Long Phú gồm 2 đại đội (1 đại đội địa phương quân và 1 đại đội cơ ngành huyện mới thành lập). Đồng chí Lê Hưng, Huyện đội trưởng chỉ huy lực lượng đứng chân tại Miễu Hội ấp Long Châu (cách căn cứ hải quân ngụy chừng 300 mét). Chi khu Tân Châu, các đại đội 157, 278, 825, 821, 460/ĐPQ , thám sát tỉnh, có máy bay trực thăng và phản lực, tấn công ta. Địch đông hơn ta nhiều lần, máy bay phản lực dội bom ác liệt, các chiến sĩ ta bám trụ phía sau bờ chướng ấp chiến lược chiến đấu, dũng cảm đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch từ sau đồng đánh ra lộ. Có đợt 20 trực thăng đồng loạt đổ quân cách ấp chiến lược chỉ vài trăm mét. Quân ta nằm trong tầm bom ẩn mình bám trận địa đánh tiêu diệt gần như toàn bộ số quân trực thăng đổ. Trực thăng phải quay lại lấy xác và rút quân. Nhiều nhà dân và Miễu Hội bị cháy. Bảy chiến sĩ ta hy sinh. Huyện đội Tân Châu - An Phú được Tỉnh ủy cấp bằng khen. Thừa thắng, lực lượng vũ trang huyện liên tục tấn công địch, không để cho chúng ngơi nghỉ. Ngày 10/4/1969, 1 tiểu đội địa phương quân huyện và du kích xã Vĩnh Xương đứng chân ở xã Vĩnh Xương chiến đấu chống lực lượng chi khu Tân Châu có cố vấn Mỹ chỉ huy, quân ta diệt 1 tên địch, làm bị thương 5 tên, trong đó có tên cố vấn Mỹ. Tháng 5/1969 lực lượng phản động Lonnol cấu kết với ngụy quyền Sài Gòn cắt tuyến hành lang biên giới, gây cho ta điều khó khăn. Thực hiện chủ trương của cấp trên, địa phương quân huyện phối hợp du kích xã chịu trách nhiệm mở đường đưa công trường 9 về miền Tây hoạt động. Địch đổ quân vào Vĩnh Xương tấn công quân ta. Địa phương quân huyện dùng ĐKZ bắn chìm 1 tàu chiến, diệt nhiều tên địch. Du kích xã phối hợp với Tiểu đoàn 3 đánh lui nhiều đợt tấn công của địch từ phía sau đồng, bắn rơi một chiếc trực thăng “cá lẹp”, hai tên giặc lái chết. Ngày 9/7/1969 một bộ phận của Tiểu đoàn 3 phối hợp với du kích xã Tân An tấn công vào Hội đồng xã và Cuộc cảnh sát Tân An diệt tên trưởng ấp ác ôn và 5 tên lính thu 7 súng. Trong lúc nhân dân ta hăng hái chiến đấu tiêu diệt quân thù thì tháng 9/1969 được tin Bác mất... toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vô cùng đau lòng, thương tiếc Bác. Những ngày thọ tang Hồ Chủ tịch, cán bộ, chiến sĩ và hầu hết đồng bào trong huyện kể cả đồng bào tôn giáo, các dân tộc đều thề quyết tâm theo con đường Bác vạch ra, biến đau thương thành sức mạnh trong cuộc chiến đấu sống còn với quân thù. Ngày 1/11/1969, lực lượng xã, huyện phối hợp với C1/D512 và C 381 đánh thiệt hại nặng trung đội bảo an địch, chiếm đồn Núi Nổi. Được tin đồn Núi Nổi mất Tỉnh trưởng Châu Đốc cho trực thăng bắn nhiều lượt vào đồng làm chết và bị thương một số dân đang giăng câu lưới. Nhân dân căm phẫn, một số chức sắc Hoà Hảo cũng phản đối. Địch tạm thời bỏ đồn Núi Nổi, lõm du kích Núi Nổi được thành lập lại. Ngày 28/9/1969, đội du kích xã Phú Hữu gồm 15 đồng chí (có 10 nữ) phục kích trận càn của Tiểu đoàn 538 gồm 200 tên, do cố vấn Mỹ chỉ huy, có pháo binh, trực thăng vũ trang yểm trợ, phản lực ném bom. Ta diệt 35 tên địch, bảo vệ được căn cứ Giồng Duối. Đầu tháng 12/1969, khi nước rút hẳn, địa phương quân tỉnh nhận được lệnh về hoạt động tại các xã ven biên giới, bảo vệ căn cứ, mở rộng hành lang biên giới. Tiểu đoàn 512 đưa quân vào Phú Hữu vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân ngụy. Trong suốt 3 ngày liền 2 - 3 và 4/12/1969, các chiến sĩ Tiểu đoàn 512 có ngày đánh lui hàng chục đợt phản kích của địch. Địch tiếp tục cho trực thăng đổ quân chi viện. Do chênh lệch quá lớn về quân số và hỏa lực, Tiểu đoàn 512 phải lùi về căn cứ B1 sau khi tiêu diệt 13 xe thiết giáp và hàng trăm tên địch. Ở xã Khánh Bình, địa phương quân huyện và du kích xã đứng chân ở mương Sa Tô suốt 21 ngày, đẩy lùi nhiều trận càn của địch, diệt nhiều tên. Du kích xã còn vận động binh sĩ địch đem nộp 2.000 viên đạn. Cùng với hoạt động vũ trang, công tác diệt ác được đẩy mạnh để phá thế kềm kẹp của địch. Ta diệt 5 tên chỉ điểm ở xã Vĩnh Hậu, 1 tên ở Vĩnh Hội Đông, 1 tên mật báo viên ở Vĩnh Xương. Phong trào đấu tranh chính trị và binh vận của quần chúng lên cao, tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh chống địch bắn pháo. Bước vào năm 1970, chiến trường An Giang diễn ra ác liệt nhất. Địch tập trung cao độ lực lượng và phương tiện chiến tranh hiện đại đánh lấn ra nhiều vùng, tái chiếm Bảy Núi, đánh phá các địa bàn ven biên giới, đóng thêm nhiều đồn bót ở vùng ta mới mở như Đồng Đức, Sa Tô, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Xương, Tân An... Ở Tân Châu, chúng tăng cường ngăn chặn tuyến kinh xáng Tân An, tổ chức đánh quy mô cấp trung đoàn vào căn cứ B1, B2, B3 Vạt Lài, khôi phục lại các tổ chức phòng vệ dân sự bị ta đánh rã, đánh phá cơ sở ta ở vùng yếu. Địch cũng tăng cường “Bình định đặc biệt”, “Cải cách điền địa” mua chuộc nông dân, tung tin chiến thắng giả tạo, củng cố hệ thống kềm kẹp. Huyện ủy kịp thời chủ trương cho cán bộ có điều kiện thì trở về nội địa hoạt động hợp pháp. Ban Chấp hành Huyện ủy Tân Châu - An Phú có sự thay đổi, đồng chí Lê Hưng (Tám Bê) được cử làm Bí thư thay cho đồng chí Lê Phú Nhâm chuyển công tác về tỉnh. Huyện ủy chỉ đạo đẩy mạnh phong trào quần chúng đòi dân sinh, dân chủ, đòi hòa bình, Mỹ rút quân, thay Thiệu, đồng thời đẩy mạnh hoạt động quân sự. Đồng chí Nguyễn Văn Hưởng (Bảy Đỉnh) làm Huyện đội trưởng. Đầu năm 1970, du kích và địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú đánh đồn dân vệ ấp Phú Hưng (Phú Hữu) bắt sống 12 tên địch, thu toàn bộ vũ khí trong đồn. Ta hy sinh 2 cơ sở cách mạng. Ngày 11/2/1970, du kích và địa phương quân huyện về hoạt động tại ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lộc vận động dân xé 35 lá cờ 3 sọc. Ngày 19/2/1970, quân ta tấn công đồn nghĩa quân tại ấp Vĩnh Trinh I xã Vĩnh Hậu. Địch gọi pháo và máy bay yểm trợ. Ta rút về căn cứ. Ngày 17/2/1970, du kích tấn công đồn nhân dân tự vệ ấp 4 xã Vĩnh Hội Đông bắt sống 5 tên. Du kích xã Vĩnh Xương vây hãm đồn địch ở biên giới trong 45 ngày đêm, tạo điều kiện cho Công trường 9 hoạt động ở Tân Châu - An Phú. Ngày 18/3/1970, Lonnol đảo chính Xihanuc, quân Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia, chúng bao vây, tìm diệt, làm mất chân đứng và cắt đứt tuyến hậu cần của Trung ương cục và miền Tây Nam bộ. Địch tăng cường đánh phá căn cứ B1, B3 Vạt Lài. Ta phải tạm thời đóng quân ở đất bạn. Tình hình ăn ơ, đi lại và hoạt động của cán bộ rất khó khăn. Từ ngày 23/3/1970, quân đội của Lonnol tấn công vào vùng Bắc Nam, Mương Vú (căn cứ B1). Ở nội địa, 1 trung đoàn quân ngụy có máy bay, pháo binh, 120 xe thiết giáp với hỏa lực cực mạnh, quân số áp đảo, mở trận càn lớn quyết tâm san bằng căn cứ B1 Phú Hữu. Tiểu đoàn 1 địa phương quân tỉnh kết hợp với địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú, toàn bộ cán bộ các ban ngành và đội du kích xã Phú Hữu tổ chức chống càn. Trận chiến diễn ra ác liệt, máy bay ném bom, pháo bắn liên tục vào căn cứ, xe thiết giáp bắn đại liên 12 ly 7 vãi đạn như mưa, làn đạn dày đặc đan kín cả chiến hào không cho chiến sĩ ta ló lên khỏi công sự. Cả căn cứ B1 chìm trong khói đạn. Đại đội 3 địa phương quân của tỉnh bị địch đánh thiệt hại nặng phải chuyển đổi địa hình, địch vẫn bám theo truy diệt, một số chiến sĩ phải bỏ công sự lội qua sông Bắc Nam. Tuy bom đạn dữ dội, bị thiệt hại, nhưng quân ta phòng ngự rất kiên cường, liên tục bẻ gãy nhiều đợt tấn công ồ ạt của địch. Có đợt trực thăng địch đồ quân ngay bãi gài lưu đạn của ta, bị quân ta đánh diệt. Đội du kích xã Phú Hữu với 20 tay súng, đa số là phụ nữ, chiến đấu kiên cường, trong một ngày đẩy lùi cả tiểu đoàn địch có 18 xe M.113 cùng máy bay, pháo binh yểm trợ, diệt nhiều tên. Trong lúc địch còn đang liên tục tấn công cương quyết chiếm cho được căn cứ B1 thì ở Bảy Núi, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, lực lượng vũ trang ta mở đợt tấn công vào căn cứ Vĩnh Trung. Quân ngụy vội vã rút quân tăng viện cho Bảy Núi. Huyện ủy Tân Châu - An Phú sau hơn 10 ngày dời sâu qua biên giới Campuchia đã trở lại căn cứ B1. Cuối tháng 3 đầu tháng 4/1970, ở vùng biên giới Châu Đốc, Tân Châu, An Phú, địa phương quân tỉnh và các huyện, thị tổ chức đánh địch hàng chục trận, diệt trên 300 tên, phá hủy nhiều phương tiện cơ giới. Nhiều cán bộ huyện Tân Châu - An Phú và một số cán bộ xã được tăng cường cho chiến trường B giúp cách mạng Campuchia. Từ đêm 10/4/1970 đến ngày 18/4/1970 lực lượng vũ trang tỉnh, huyện bao vây đánh chiếm các đồn Bình Di, Mương Vú, Bắc Nam, Tân Long, Lương Phú, Gò Tà Lập, Mương Chùa, PrekChrey, ngã ba Vĩnh Khánh, Long Tiên, An Hòa. Từ đây quân ta chia làm 2 cánh giải phóng tỉnh Tàkeo và tỉnh Kandal. Để cứu nguy cho Lonnol, từ ngày 9/5/1970 đến ngày 7/7/1970, vùng 4 chiến thuật địch mở các chiến dịch Cửu Long 1, 2, 3, 4, có máy bay, xe tăng, hàng trăm tàu chiến, có cả chiến hạm chở trực thăng ào ạt tấn công lên Campuchia tìm diệt lực lượng cách mạng. Quân ta tránh các mũi lớn của quân chủ lực địch, phối hợp với bạn tập kích các đơn vị nhỏ, lẻ. Tuy nhiên cuộc hành quân dai dẳng và chốt giữ dài ngày đã gây nhiều khó khăn cho ta. Cán bộ chiến sĩ phải di chuyển liên miên, không kịp nấu chín cơm để ăn. Có những đơn vị ém quân giữa đồng trời nắng không đủ nước uống. Quân ta chịu đựng khó khăn, giữ vững vùng giải phóng; tuy nhiên hàng chục tấn đạn chôn giấu ở Lò Gò, Cái Dơn bị đich phát hiện chiếm lại. Một số cán bộ chiến sĩ, sợ hỏa lực cực mạnh của địch, hoang mang, không tin tưởng cuộc kháng chiến sẽ giành thắng lợi nên bỏ ngũ, chiêu hồi. Song song với chiến dịch Cửu Long, ngày 19/5/1970, lực lượng của Tiểu khu Châu Đốc kết hợp Chi khu An Phú, với sự yểm trợ của 20 máy bay, 80 xe tăng, tàu chiến, 9 khẩu pháo do tên tỉnh trưởng trực tiếp chỉ huy đánh phá căn cứ Vạt Lài. Tỉnh ủy đã rút khỏi Vạt Lài hơn 1 tháng nhưng còn để lại nhiều tài sản, kho gạo, vũ khí, văn phòng công an và hơn 300 quần chúng cơ sở cách mạng. Du kích các xã Khánh Bình, Nhơn Hội, Phước Hưng cùng với 4 đồng chí huyện ủy viên và bộ phận công an tỉnh có 40 tay súng làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ. Dù lực lượng ít hơn địch nhiều lần nhưng các chiến sĩ đã dũng cảm chiến đấu ác liệt suốt 13 ngày đêm, bảo vệ được 300 người dân Vạt Lài an toàn trở về Sơ-Khơ-Mao, sau đó rút quân khỏi căn cứ. Địch chiếm được Vạt Lài nhưng không thu được tài sản của ta bao nhiêu. Trận này 1 du kích hy sinh và 1 bị bắt đày Côn Đảo. Các cuộc hành quân của địch làm cho cơ sở ta suy yếu, chúng cấm đồng, khám xét gắt gao, tuyên truyền chiến thắng ầm ĩ làm nhân dân hoang mang. Địch bắn pháo vu vơ vào các vùng xung quanh Vạt Lài, trực thăng từng tốp rà soát tìm diệt lực lượng cách mạng. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, một số gia đình cơ sở xã Nhơn Hội vẫn lén lút mang gạo, thực phẩm nuôi cán bộ du kích trở về hoạt động. Ở các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương lợi dụng lúc địch tập trung lực lượng càn quét biên giới, cán bộ và du kích xã tăng cường hoạt động. Căn cứ Giồng Trà Dên được củng cố: đào được 10.000 mét chiến hào, lập 15 ô chiến đấu (mỗi ô có thể chống lại 1 đại đội địch). Lực lượng dân quân bố trí bãi chông, mìn dầy đặc tạo thành “bãi chết” lừa địch. Tháng 4/1970, địch đưa quân chủ lực kết hợp với đại đội địa phương quân càn vào căn cứ, vướng mìn, hàng chục tên địch chết và bị thương. Vừa bị tổn thất vừa không phát hiện được lực lượng của ta, chúng phải rút quân về. Dân quân xã Tân An, Vĩnh Hòa tiếp tục bám dân, tuyên truyền vận động quần chúng ủng hộ cách mạng, đưa con em đi tòng quân. Một số thanh niên ban ngày đi giăng câu lưới dò tin tức địch, ban đêm tham gia hoạt động đắp mô, rải truyền đơn. Trong tháng 5/1970, 2 tổ du kích xã Vĩnh Xương (6 người) phục kích gần căn cứ Bưng Ven diệt 1 tên thủy quân lục chiến. Khi trở về bị máy bay địch phát hiện, đổ quân bao vây. Du kích tổ chức chiến đấu, diệt một số tên bắn cháy rơi tại chỗ 1 chiếc trực thăng. Phía ta 3 du kích bị bắt, 1 hy sinh. Từ 31/3 đến 15/7/1970 quân dân Tân Châu- An Phú đã lập nhiều chiến công vẻ vang: Đánh 12 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 202 tên, có 1 cố vấn Mỹ, bắn rơi 1 máy bay, bắn bị thương 2 chiếc, bắn chìm 1 tàu, phá hủy 3 xe vận tải. Củng cố và xây dựng địa bàn căn cứ, củng cố các ấp chiến đấu cũ, phát triển 150 ô chiến đấu ở các xã Tân An, Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, rào 20.000 mét rào chướng trong toàn tỉnh, cắm 2.000 bản tử địa, gài 1.285 lựu đạn và đạp lôi. Đấu tranh chính trị có 24.029 lượt người tán phát 12.000 truyền đơn. Thành lập 11 nhóm “quét sạch gian”, thu hút 378 gia đình tham gia. Thành lập 25 nhóm thanh niên chống bắt lính, 2 nhóm Thập Nhị gia Liên bảo. Ấp Phú Hiệp tổ chức 8 “nhóm tự quản”, loại trừ các phần tử xấu. Tân Châu, tranh thủ được cảm tình của tề ấp, mở lỏng thế kềm kẹp cho quần chúng. Ở Khánh An, ta bắt giam bọn tề ngụy giữa ban ngày làm địch lo sợ. Phú Hữu, tranh thủ được phòng vệ dân sự đồng tình chống bắt lính, làm tín hiệu báo cho cán bộ cách mạng nắm tình hình địch. Năm 1971, địch tiếp tục đẩy mạnh bình định đặc biệt, đánh chiếm vùng rừng núi, hành lang biên giới để xây dựng căn cứ quân sự lâu dài, phong tỏa và ngăn chặn quân ta về miền Tây. Chúng tăng cường kềm kẹp nhân dân, mua chuộc đồng bào Hòa Hảo, người Chăm, Khơme. Mở chiến dịch “Vì dân”, “Phượng Hoàng”, “Đồng Khởi” hoạt động mạnh mẽ để bắt thêm lính, tăng cường đánh phá cơ sở cách mạng. Ở Tân Châu chúng thành lập thêm 3 tiểu đoàn (301, 302, 303), đóng thêm 11 đồn biên giới, đặt 2 khẩu pháo ở Khánh Hòa (Khánh An), 2 khẩu 155 ly ở Bến Nước. Tuy vậy, 1 tiểu đội địa phương quân huyện cùng du kích Tân An đánh diệt gọn 2 chốt Tân Hòa và mộ Sư Ông. Ở 3 xã biên giới Khánh Bình, Khánh An, Nhơn Hội, trong 3 tháng du kích diệt 20 tên ác ôn, gián điệp. Trước tình hình mới, Huyện ủy chủ trương xây dựng, phát triển lực lượng tại chỗ, phối hợp với các mũi võ trang bên ngoài, giành quyền làm chủ từng phần ở xã, ấp, tạo thế chuyển loại, chuyển vùng làm thay đổi một bước căn bản tương quan lực lượng ta - địch. Huyện ủy chia địa bàn chiến đấu ra thành nhiều mảng, mỗi mảng gồm một số xã, cử cán bộ phụ trách. Huyện ủy đề ra nhiệm vụ: Tập trung sức tiếp tục chống bình định, chuyển phong trào quần chúng nông thôn, thị trấn lên mạnh mẽ hơn. Trước mắt, chống mọi âm mưu, thủ đoạn kềm kẹp, từng bước tách quần chúng tín đồ Hòa Hảo và dân tộc Khơme ra khỏi ảnh hưởng của địch. Hạn chế không cho địch sử dụng sức người, tiền của trên địa bàn phục vụ chiến tranh. Tích cực củng cố, phát triển thêm lực lượng mới ở một số xã, ấp đã có lực lượng vững mạnh. Trong năm 1971, lực lượng địa phương quân huyện tăng cường cho chiến trường Campuchia, phong trào cách mạng ở huyện gặp nhiều khó khăn, song cán bộ, chiến sĩ vẫn bám trụ, giữ vững địa bàn, tiếp tục tuyên truyền quần chúng ủng hộ cách mạng, vận động thanh niên tòng quân chiến đấu. Công tác binh vận tranh thủ được 3 tề ấp, 1 tề xã, 2 tình báo ở cửa khẩu; 3 trung đội nghĩa quân Nhơn Hội, Phú Hội đồng tình đấu tranh chống bầu cử gian lận, vận động quần chúng không đi bỏ thăm cho Thiệu. Chi bộ xã Vĩnh Xương nắm 1 tề xã, 1 phó ấp, 1 liên toán phòng vệ dân sự. Vĩnh Hòa tranh thủ được 3 cảnh sát, 11 phòng vệ, 1 toán trưởng, 1 hội đồng xã. Thị trấn Tân Châu giáo dục 1 trưởng ấp xin nghỉ việc, tranh thủ 128 ngụy binh, tề, 10 trưởng đồn, 2 phó đồn, 1 trưởng toán phòng vệ dân sự, 243 lính ngụy đào, rã ngũ. Cuối năm 1971, đồng chí Lê Hưng đi học, đồng chí Bùi Chí Công thay làm Bí thư Huyện ủy Tân Châu - An Phú. Đồng chí Nguyễn Văn Hưởng được phân công làm Huyện đội trưởng. Bước vào năm 1972, ngụy quyền Sài Gòn tiếp tục bình định, thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ. Chúng cho đóng thêm đồn bót dọc biên giới, kết hợp với lực lượng của Lonnol tăng cường đánh phá hành lang biên giới, tiêu hủy kho tàng, cơ quan của ta, ngăn chặn cách mạng xâm nhập vào nội địa. Chúng liên tiếp mở cuộc hành quân Phụng Hoàng đánh phá cơ sở cách mạng; đồng thời tăng cường bắt lính đôn quân, lôi kéo các tín đồ Hòa Hảo, tách đồng bào tín đồ ra khỏi ảnh hưởng của ta và dựa vào họ để dùng sức người, sức của phục vụ chiến tranh. Tháng 2/1972, Tỉnh ủy chỉ đạo tách huyện Tân Châu - An Phú ra thành 2 huyện, nhằm kiện toàn địa bàn hoạt động phục vụ cho kế hoạch tác chiến mùa khô. Địa bàn huyện Tân Châu gồm các xã: Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Long Phú, Phú Vĩnh, Châu Phong và thị trấn Tân Châu. Đồng chí Lê Hưng, được cử làm Bí thư Huyện ủy Tân Châu, đồng chí Bùi Chí Công làm Bí thư Huyện ủy An Phú. Huyện ủy chỉ đạo cán bộ, đảng viên trong toàn huyện tận dụng thời cơ, phát huy thuận lợi quyết tâm bám địa bàn, phát động quần chúng nổi dậy phá kế hoạch “Bình định nông thôn” của địch; chú trọng công tác Hòa Hảo vận, phát động tín đồ Hòa Hảo tham gia Mặt trận đoàn kết đấu tranh đuổi Mỹ, lật Thiệu, cướp chính quyền xã ấp, chấn hưng đạo; vận động nhân dân tham gia thực hiện tốt 3 phong trào lớn ở nông thôn là chống khủng bố, vơ vét bắt lính đôn quân; bám ruộng vườn sản xuất và chiến đấu; đồng thời nổi dậy diệt ác ôn, bao vây, triệt hạ đồn bót tiến đến giải phóng xã, ấp. Ngày 22/4/1972, đồng bào Hòa Hảo và du kích xã Tân An đã nổi dậy dùng súng và vũ khí tự tạo giết 4 tên ác ôn, thu 1 khẩu súng ngắn, 2 carbin và 2 xe honda, các đồn bót lân cận biết tin, nhưng không dám tiếp ứng. Từ ngày 20/5/1972 đến 27/5/1972, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy An Giang, lực lượng vũ trang Tân Châu phối hợp với lực lượng quân sự của tỉnh mở chiến dịch tổng hợp xuân hè năm 1972, tấn công đánh sụp đổ hệ thống phòng thủ của địch nằm trên đất Campuchia mở ra thời kỳ thuận lợi mới cho cuộc đấu tranh cách mạng ở địa phương. Đêm 20/5/1972, Tiểu đoàn 512 cùng với cán bộ các cơ quan tỉnh, huyện, du kích xã bao vây đánh chiếm xã Khánh An, Phước Hưng; lập trận địa bám trụ các xã Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hữu. Cũng trong ngày 20/5/1972, trên địa bàn xã Phú Hữu, lực lượng vũ trang huyện Tân Châu tiến vào ấp Phú Hiệp bố trí trận địa. Ngày 21/5/1972, quân địch tổ chức phản kích lẻ tẻ bị chiến sĩ ta đánh co lại. Sáng ngày 22/5/1972 địch chi viện cho xã Phú Hữu 1 tiểu đoàn bảo an, kết hợp với dân vệ tại chỗ nhiều lần phản kích quân ta tại ấp Phú Hòa nhưng ta vẫn giữ trận địa, diệt và làm bị thương 15 tên. Ngày 23/5, địch đổ thêm 1 tiểu đoàn bảo an kết hợp 1 tiểu đoàn đến ngày trước cùng dân vệ phản kích liên tục vào trận địa của ta ở 2 ấp Phú Hòa, Phú Hiệp nhưng đều bị đánh bật ra, trên 25 tên địch chết và bị thương. Sau đó, do lực lượng mỏng hơn địch nên ta rút bỏ trận địa ấp Phú Hòa, tập trung lại bao vây trụ sở tề xã và đồn ấp Phú Hiệp bọn chúng rút chạy. Trận này lực lượng vũ trang huyện có 8 chiến sĩ hi sinh và bị thương. Hợp đồng chiến đấu với vùng trọng điểm của chiến dịch, du kích và cán bộ xã Vĩnh Hậu đột nhập vào ấp 2, 3 tiến hành võ trang tuyên truyền, phát động quần chúng trên tuyến dài 1 km, phân phối tận tay nhân dân 120 truyền đơn. Ở Tân An, Vĩnh Xương quân ta vận động 55 quần chúng tham gia 2 cuộc đấu tranh giữ được 6 thanh niên khỏi bị bắt lính. Chi bộ xã Tân An tiến hành củng cố cơ sở cũ, phát triển cơ sở mới, đưa được phong trào quần chúng đấu tranh chống bắt lính giành thắng lợi. Quần chúng ở thị trấn Tân Châu và một số xã vùng sâu tố cáo địch dùng máy bay ném bom, pháo bắn phá hủy diệt vườn tược, nhà cửa, đồng thời loan tin rộng rải về tình hình thất bại của địch làm cho chúng hoang mang hơn. Kết thúc chiến dịch, phát huy thắng lợi đã giành được, Tỉnh ủy chỉ đạo cho xã Phú Hữu kết hợp bộ đội địa phương tỉnh, huyện, hình thành lõm du kích trong nội địa ấp Phú Hòa. Tỉnh ủy, Huyện ủy đưa cán bộ xuống xã phối hợp thành lập Đội võ trang công tác cho từng xã. Các đồng chí huyện ủy viên được phân công trực tiếp lãnh đạo các đội. Nhiệm vụ của đội là bám trụ dài ngày, mở lõm, xây dựng thế đứng chân, tiếp cận bung ra phản kích địch, chuyển lên thế tranh chấp ở Phú Hữu, phát động phong trào quần chúng tham gia trừ gian, phá thế kềm kẹp. Ngày 22/6/1972, địa phương quân huyện Tân Châu và du kích xã Phú Hữu võ trang tuyên truyền tại ấp Phú Thạnh xã Phú Hữu, vận động đồng bào diệt ác phá kềm. Lực lượng vũ trang bắn 2 tên nghĩa quân bị thương. Ngày hôm sau, địch huy động nghĩa quân và địa phương quân tiến vào 2 ấp Phú Hiệp và Phú Thạnh để truy tìm lực lượng ta, quân ta vẫn bám được địa bàn và diệt thêm 1 tên, bắn bị thương 2 tên. Ngày 4/8/1972 địa phương quân và du kích xã Vĩnh Xương tấn công chốt nhân dân tự vệ ấp Vĩnh Thạnh diệt 6 tên, bắt sống 5 tên; thu được 3 súng garant, 6 carbin. Ta hy sinh 1 chiến sĩ. Cùng lúc, du kích xã Vĩnh Hòa tấn công đồn tự vệ ấp Vĩnh Lạc diệt 2 tên, 2 tên khác bị thương. Ngày 19/8/1972, địa phương quân huyện kết hợp cùng lực lượng du kích xã Vĩnh Lộc hoạt động võ trang tuyên truyền tại mương số 1, tập hợp quần chúng nói rõ âm mưu của địch, khuyên anh em binh sĩ bỏ hàng ngũ trở về gia đình và kêu gọi đồng bào đấu tranh chống bắt lính, chống vơ vét tài sản của nhân dân. Các xã Vĩnh Xương, Phú Hữu tổ chức cho nhân dân học tập chính sách 10 điểm của cách mạng, tố cáo tội ác của địch, chống bắt lính, đôn quân. Số lính bỏ ngũ và thanh niên trốn bắt lính ngày càng đông. Tình hình cách mạng trong nước chuyển biến nhanh, phát triển mạnh. Đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngưng bắn phá miền Bắc và chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Kết hợp với bộ đội miền và tỉnh, địa phương quân huyện Tân Châu mở cuộc võ trang tuyên truyền vào vùng O (Phú Tân) để vận động đồng bào Hòa Hảo. Lực lượng của khu hoạt động ở 2 xã Long Khánh, Long Thuận (Hồng Ngự). Lực lượng tỉnh An Giang bị địch chốt chặn không thể vượt qua Kinh Xáng - Tân An để xuống Phú Tân. Tỉnh đội chuyển kế hoạch, đưa lực lượng đến đứng chân ở 2 xã Tân An và Vĩnh Hòa để chia lửa cho bộ đội miền, đồng thời tiến hành võ trang tuyên truyền ở 2 xã này. Ở xã Tân An những gia đình cơ sở cách mạng như Hai Xăng, Tám Bưng, anh Xê, Hai Dẹp đã nuôi giấu cán bộ hết năm này đến năm khác ngay cả những lúc khó khăn nhất. Bà Mười Phê có trại ruộng ở Sình Cá Rô, hằng ngày đi đồng đã mang gạo, thực phẩm tiếp tế cho bộ đội. Ông Sáu Phép ở xã Vĩnh Hậu tuy nhà rất nghèo vẫn nuôi chứa hơn 20 cán bộ huyện, xã... Bị đánh đau, thua nặng trên khắp chiến trường, bọn địch ở An Giang hốt hoảng, bày trò bắt ép nhân dân biểu tình chống cộng, lấy cớ bắt lính đôn quân. Quần chúng biến các cuộc biểu tình chống cộng thành cuộc đấu tranh tố cáo tội ác, phản đối bắt lính đôn quân của ngụy quyền tay sai, tuyên truyền chiến thắng của ta, phổ biến chính sách 10 điểm của Chính phủ cách mạng lâm thời. Trước áp lực đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, tín đồ tôn giáo và một bộ phận phòng vệ dân sự, nghĩa quân đồng tình ủng hộ, bọn địch trong các đồn bót co thủ, không dám đi bắt lính đôn quân và hung hăng gây tội ác như trước. Năm 1972, quân dân Tân Châu góp phần phá vỡ tuyến phòng thủ biên giới của địch từ Bắc Châu Phú đến Tân Châu, tiêu hao sinh lực tuyến đồn bót nội địa, tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên bám dân, xây dựng và phục hồi cơ sở. Trong những năm 1969- 1972, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” muốn “thay màu da xác chết”. Âm mưu xâm lược của chúng bị quân dân ta đánh bại, phải ngồi đàm phán, phải xuống thang chiến tranh. Quân dân Tân Châu, An Phú đã tích cực góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.
edited Mar 8 '18 lúc 4:35 pm
886
23
2
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp