Trạng thái
Lịch Sử

Huyện An Phú trong thời kì chiến tranh Việt Nam

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1954 – 1975)

(Phần 5)

III. LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU THAM GIA ĐÁNH BẠI ÂM MƯU BÌNH ĐỊNH, LẤN CHIẾM CỦA ĐỊCH TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG (1969 – 1975)

3 - Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu tham gia đánh bại âm mưu bình định, lấn chiếm (1969 – 1974)

a) Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu đấu tranh chống địch bình định, lấn chiếm. Những trận đánh ác liệt và những chiến công oanh liệt của lực lượng vũ trang Tân Châu

b) Cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972

  • Tình hình địch

Đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 ngừng bắn, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Song chúng vẫn ngoan cố phá hoại hiệp định. Nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hiệp định Paris tạo chuyển biến rất lớn, rất mới về chính trị trong các tầng lớp nhân dân, binh lính, sĩ quan và nhân viên ngụy quyền các cấp. Binh tề ngụy ở ấp, xã tỏ thái độ ôn hòa hơn, có tên trước đây ngoan cố nay cũng tìm cách liên lạc với ta, gởi tiền ủng hộ kháng chiến. Nhưng bọn đầu sỏ hiếu chiến bất chấp hiệp định, tiến hành phản kích quyết liệt. Chúng huy động trên 3 tiểu đoàn bảo an, phòng vệ dân sự có phi pháo và tàu chiến yểm trợ; mở những cuộc hành quân quy mô, dài ngày đánh vào địa bàn của ta ở Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Tân An, phá hoại địa hình Phú Hữu, căn cứ B1. Chúng bao vây, phá hoại kinh tế vùng giải phóng, bắn pháo ngăn cản đồng bào ra đồng làm ruộng... Mật độ bom, pháo ác liệt hơn trước, hủy diệt hàng ngàn nhà cửa của nhân dân trong hàng chục ấp, chúng muốn đánh bật ta ra khỏi địa bàn nội địa, đánh phá cơ sở cách mạng, tăng cường hành quân, bung ra ngăn chặn các vùng quân ta có thể đột nhập. Chúng đưa bảo an quân xuống các huyện ven biên giới Tân Châu, An Phú để sẵn sàng phản kích lực lượng cách mạng; đưa sĩ quan, cán bộ bình định, “Phượng Hoàng” xuống tận xã, ấp để củng cố bộ máy kềm kẹp; ban bố thêm hàng chục luật phát xít mới để đàn áp phong trào quần chúng đòi hòa bình. Chúng mở chiến dịch “cắm cờ, lấn đất, giành dân” thực hiện âm mưu “tràn ngập lãnh thổ”; tổ chức học tập kế hoạch “4 không” của Thiệu, kế hoạch chống phá cách mạng; bắt nhân dân học “10 điều nên làm”, “10 điều không nên làm” v.v...

Địch đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, bố trí thám báo, chiêu hồi ở các cửa khẩu, đưa bọn đầu hàng theo các cuộc càn quét để nhận mặt bắt cán bộ và những người bị tình nghi. Ở nhiều nơi, chúng xuyên tạc, vu cáo ta vi phạm hiệp định và nói rằng chiến tranh sẽ tái phát để gây hoài nghi, bi quan trong quần chúng...

  • Tình hình cách mạng

Trong thời gian này, đồng chí Lê Hưng, Bí thư Huyện ủy đi học, đồng chí Nguyễn Thanh Hồng được cử làm quyền Bí thư, đồng chí Nguyễn Thị Thanh được bổ sung Tỉnh ủy viên dự khuyết chuyển về Châu Đốc làm Bí thư Thị xã ủy.

Thực hiện chỉ đạo của Quân khu 8, lực lượng vũ trang tỉnh An Giang mở đợt tấn công cao điểm tháng 1/1973 nhằm mở rộng vùng giải phóng. Từ đêm 22/1/1973 bộ đội tỉnh đồng loạt pháo kích các mục tiêu ở Tân Châu, An Phú hỗ trợ cho lực lượng của huyện võ trang tuyên truyền phát động quần chúng tấn công địch.

Đêm 26 rạng 27/1/1973, cán bộ, chiến sĩ, các ngành, đơn vị vũ trang của huyện đồng loạt đột nhập vào các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Trường, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc bám trụ. Khi bắt đầu ngừng bắn, các đơn vị bung ra tổ chức tuyên truyền phát động quần chúng tấn công về chính trị, binh vận trên một diện rộng thuộc 8 xã và 1 thị trấn. Hơn 2.000 tờ truyền đơn các loại được đưa tận tay nhân dân, trong đó nêu rõ nội dung của Hiệp định Paris và hướng dẫn các hoạt động chống âm mưu của địch phá hoại hiệp định, hàng ngàn quần chúng tham gia đợt vận động này.

Ngụy quyền quyết tâm không thi hành hiệp định, tổ chức nhiều đợt lấn chiếm. Đến ngày 31/1/1973, qua 5 ngày đêm đứng chân, lực lượng ta giảm sức chiến đấu, được lệnh rút về căn cứ B1, địch chiếm lại các vùng ta kiểm soát. Giữa tháng 3/1973, địch tiếp tục tổ chức hành quân lấn chiếm vùng U, chúng xây thêm một số đồn bót ở những nơi lực lượng cách mạng thường ra vào, đốn phá địa hình, cho trực thăng bắn sâu lên đất Campuchia. Cùng với việc tăng cường bắt lính, đôn quân, đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng, địch buộc nhân dân gia nhập các đảng phái chính trị phản động. Chúng bố phòng nghiêm ngặt, ngăn chặn cán bộ không cho đột nhập vào xã, ấp.

Tình hình trở nên căng thẳng, phức tạp tác động đến tâm lý cán bộ, chiến sĩ. Trong nhân dân và cán bộ xuất hiện tư tưởng “hòa bình chủ nghĩa”, chập chờn giữa chiến tranh và hòa bình. Có nơi cán bộ mất cảnh giác, buông lỏng chiến đấu, không bám địa bàn, thậm chí có số cán bộ giảm sút niềm tin.

Huyện ủy tổ chức học tập lại chỉ thị 02, điện văn 773 của Trung ương, làm cho mọi người nhận thức đúng về thắng lợi của Hiệp định Paris. Huyện ủy vạch rõ âm mưu thâm độc của địch, chỉ rõ chỗ suy yếu cơ bản của chúng, động viên cán bộ chiến sĩ và nhân dân tập trung hết năng lực vào đấu tranh chống địch lấn chiếm, tăng cường tấn công chính trị, binh vận, vận động, tập hợp đông đảo quần chúng tham gia đấu tranh chống địch vi phạm hiệp định.

Tháng 4/1973, nghĩa quân, cảnh sát liên tiếp mở các chiến dịch “Bình Tây”, “Đồng Khởi” để đánh phá cơ sở cách mạng và bắt lính. Bọn tình báo và thám báo chui vào các lõm địa hình cánh đồng U để nắm tình hình. Quân dân huyện kết hợp với địa phương quân tỉnh đánh bại bọn lấn chiếm ở Mương Vú (Campuchia), tấn công đồn Ống Bình Linh và cùng đội võ trang công tác đột nhập vào xã Phú Hữu. Địa phương quân huyện Tân Châu liên tục bắn tỉa đồn Ống Bình Linh, bọn lính không dám ra khỏi đồn.

Trong 2 tháng 4 và 5/1973, quân ta bắn pháo vào quận lỵ Tân Châu và các đồn bót ở Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương gây cho địch nhiều tổn thất và làm cho chúng không sao bung ra hoạt động nhiều như trước. Quân ta còn bắn chìm tàu chở dầu tiếp viện cho Lonnol.

Ngày 10/6/1973, UBND cách mạng huyện Tân Châu ra tuyên bố tố cáo quân đội Sài Gòn chiếm đóng trái phép vùng giải phóng thuộc quyền kiểm soát của ta như các đồn Ống Bình Linh, mương Sâu, mương Ông Bồi Thôi, chùa Bửu Sơn Kỳ Hương, xã Vĩnh Xương... UBND cách mạng huyện Tân Châu gởi thư khuyến cáo ngụy quyền: “UBND cách mạng và lực lượng võ trang giải phóng huyện Tân Châu đã hết sức tự kềm chế, nhưng quyết không buông lơi trách nhiệm và giành cho mình quyền hành động hợp pháp bất kỳ dưới hình thức nào để quét sạch bọn đóng chiếm ra khỏi vùng kiểm soát của mình.”.

Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đòi quân đội Sài Gòn phải hủy bỏ các đồn, chốt quân sự và rút quân ra khỏi các vị trí nói trên, trở lại nguyên vị trí đóng quân trước ngày 28/1/1973, để tránh xung đột, giữ vững việc ngừng bắn tại chỗ, củng cố hòa bình, ổn định từng vùng cho đồng bào tự do đi lại làm ăn.

Tháng 7/1973, ở các xã Phú Hữu, Vĩnh Xương, Tân An, Vĩnh Lộc quân ta 21 lần phát loa, gởi hàng trăm thư tay cho các đồn bót, phát trên 1.450 truyền đơn các loại, tranh thủ được 7 đồn, 2 trưởng phó và 15 phòng vệ dân sự, 2 nghĩa quân, 1 trung úy hải quân, 2 trưởng ấp và 2 cảnh sát. Ngày 20/10/1973, du kích xã Vĩnh Hoà cùng đặc công tỉnh và địa phương quân huyện tập kích đại đội 226 của địch đóng tại đình Vĩnh Hoà, diệt và làm bị thương 30 tên, thu 20 súng.
Trong hai tháng 10 và 11/1973, phong trào tập trung vào cuộc đấu tranh chống vơ vét lúa gạo, chống phong tỏa kinh tế. Nhân dân xã Phú Vĩnh làm 300 đơn thưa và trực tiếp đấu tranh buộc tề ngụy phải trả lại 800 giạ lúa đã lấy cướp của dân. Nhân dân các xã biên giới chống học tập phòng vệ dân sự, chống địch phá địa hình. Nhân dân xã Tân An đấu tranh buộc ngụy quyền phải bồi thường 30 căn nhà bị địch phá sập, đấu tranh không cho lấp hố bom, pháo để giữ bằng chứng tố cáo địch vi phạm Hiệp định Paris.

Trong quý I-1974, địch mở 3 cuộc càn cấp tiểu đoàn đánh vào vùng ven căn cứ Tân Châu, liên tiếp hành quân trên cánh đồng U, T. Chúng đóng thêm một số đồn bót ở những nơi có phong trào đấu tranh của nhân dân, những nơi cách mạng có khả năng về hoạt động (ở Tân An - 5 đồn, Vĩnh Hòa - 2 đồn, Vĩnh Xương - 1 đồn). Chúng lập lại đồn Ống Bình Linh, lập 1 phân khu cảnh sát quản lý 3 xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương.

Thời điểm này địch không chủ trương bắt lính đôn quân thô bạo, quy mô như trước mà chủ yếu đưa 1/3 nghĩa quân đi luyện tập quân sự và đôn lên làm lính bảo an. Dù bị thúc ép phải đạt chỉ tiêu bắt thanh niên đi quân dịch, bọn tay sai cấp dưới chỉ làm chiếu lệ, thanh niên bị bắt lính nếu dùng tiền lo lót thì chúng thả ra.

Địch vơ vét lúa gạo của nhân dân, phong tỏa kinh tế vùng giải phóng. Chúng tung ra các luận điệu là quân giải phóng sẽ tấn công như vào dịp xuân Mậu Thân, chiến tranh sẽ gây thiệt hại ruộng vườn, “Việt cộng” sẽ cướp lúa, thu thuế nông nghiệp... để dự trữ cho đợt tấn công mùa khô. Chúng trưng mua hết lúa của nông dân, chỉ trừ lúa ăn và lúa giống. Chúng tăng cường chiến tranh tâm lý, tung tin vu khống “Việt cộng vi phạm Hiệp định Paris” và chiến tranh sẽ tái phát. Địch còn phát triển mạng lưới gián điệp tình báo, kết hợp với bọn bình định, cảnh sát, chiêu hồi, chiêu hàng… đánh phá các gia đình cơ sở cách mạng. Chúng thanh trừng nội bộ, loại ra những tên không ăn cánh với Thiệu, thay vào bọn tay sai ác ôn để củng cố bộ máy ngụy quân, ngụy quyền các cấp. Song điều quan tâm bậc nhất đối với ngụy quyền là củng cố lực lượng quân sự, xây dựng một số đồn bót quan trọng.

Nhân dịp này, Lương Trọng Tường được Nguyễn Văn Thiệu cho thành lập “bảo an đoàn” đến xã, ấp, thay thế lực lượng phòng vệ dân sự và được cấp 1.500 súng. Lương Trọng Tường dùng những luận điệu lừa bịp để tuyên truyền, mê hoặc tín đồ. Chúng dùng thuyết “đạo pháp khai tâm”, đòi đạo Hòa Hảo là “quốc đạo”, đòi “đạo có chủ quyền độc lập”, thực chất các hoạt động này là để chia rẽ đạo với cách mạng. Lương Trọng Tường còn tổ chức huấn luyện một số nhân viên làm tình báo để theo dõi hoạt động của cách mạng trong vùng Hòa Hảo.

Huyện ủy Tân Châu chủ trương: “Khẩn trương xây dựng, phát triển lực lượng chính trị vũ trang, xác lập quyền lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, giành dân, giành quyền làm chủ của dân ở nhiều mức độ, tiến tới nâng thế tranh chấp ở một số vùng, khi có thời cơ thì chồm lên mở mảng, mở vùng, giải phóng xã ấp, cùng với nhân dân toàn miền đánh bại một bước quan trọng kế hoạch bình định mới của địch, đồng thời đối phó và giành thắng lợi trong trường hợp địch liều lĩnh gây chiến tranh lớn trở lại”.

Tháng 10 năm 1974, đồng chí Lê Hưng sau khi đi học về được bầu vào Ban Chấp hành Tỉnh ủy và được cử làm Bí thư huyện ủy. Nhiều đồng chí huyện ủy viên được phân công xuống các xã phụ trách các đội công tác để phát động phong trào đấu tranh, chuyển dần lên thế áp đảo địch, gây dựng, phát triển cơ sở mới, nhất là những xã trọng điểm của huyện.

Bước vào tháng 12/1974, các lực lượng cách mạng đã tiến sát về phía biên giới, bám nội địa, giữ vững các địa bàn, tạo được khả năng mở rộng vùng căn cứ. Ở cánh đồng Phú Hữu quân dân ta đã lấn đến sát đồn Đồng Đức, chỉ cách 200 mét, xây dựng 3 lớp rào, đào thêm 1.000 mét chiến hào, vận động quần chúng nhường ruộng vườn cho cách mạng để tạo địa hình hoang hóa, cây cối rậm rạp. Quân ta vây ép làm mất hiệu lực đồn Đồng Đức, lấn dần đồn Đình, đồn Phủ Thờ, mở rộng địa bàn ở 2 ấp Phú Lợi, Phú Thành tiến đến xây dựng lõm du kích ở chòm tre Chủ Kỳ.

Ở cánh đồng chữ U, bộ đội địa phương tỉnh, lực lượng vũ trang huyện kết hợp với các đội công tác xã Tân An, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc mở lõm du kích, xây dựng cơ sở, bám trụ vững chắc. Lực lượng cách mạng phát triển và bung ra ở nhiều lõm liên hoàn với nhau, trọng tâm là lõm du kích chòm Găng trên cánh đồng 2 xã Tân An, Vĩnh Lộc.

Hoạt động vũ trang được tăng cường, lực lượng cách mạng được giữ vững và phát triển. Huyện xây dựng được 6 ấp chiến đấu ở vùng ven căn cứ biên giới. Bọn địch đi càn trong vùng này chết và bị thương trên 10 tên. Quân ta đánh thiệt hại nặng 1 trung đội bảo an đóng trái phép ở đồn Ống Bình Linh. Bọn địch rất sợ, không dám đánh phá địa hình, không dám đánh lấn vùng căn cứ cách mạng.

Lực lượng vũ trang huyện cùng với Tỉnh đội đề ra mục tiêu tác chiến và phân công như sau: Bộ đội địa phương tỉnh ra sức đánh địch gây thiệt hại nặng cho chúng ở đồn Đồng Đức, đồn Ống Bình Linh để phục vụ cho yêu cầu bám trụ và mở địa bàn của huyện. Đơn vị đặc công huyện kết hợp lực lượng trợ chiến đánh vào các trận địa pháo ở Bến Nước, giữ vững khu trù mật Tân An. Phối hợp đánh diệt 1 trung đội của C.266 quân bảo an - đơn vị thường bung ra phục kích ta ở cánh đồng xã Vĩnh Xương. Phá thế kềm kẹp, giành quyền làm chủ 2 ấp Phú Thành, Phú Lợi (Phú Hữu).

Tháng 5/1974 Trung ương cục điều chỉnh địa giới hành chánh các tỉnh An Giang, Châu Hà, Kiến Phong, Vĩnh Long thành lập các tỉnh Long Châu Tiền, Long Châu Hà và Sa Đéc. Tân Châu thuộc Long Châu Tiền(1).

Tháng 9/1974, hội nghị Ban Chấp hành Tỉnh ủy mở rộng đánh giá lực lượng của địch hiện nay còn mạnh hơn ta, nhưng địch đang ở thế co lại, tiếp tục bị động do tác động của cục diện chiến trường chung. Tỉnh ủy đề ra nhiệm vụ: “Phát huy thế tiến công, hợp đồng trên các khu vực nhằm ngăn chặn và đẩy lùi kế hoạch bình định giành dân, giành quyền làm chủ ở các khu vực, nhất là khu vực hữu ngạn sông Tiền”.

Tỉnh ủy chia lại địa bàn các chiến trường. Huyện Tân Châu gồm 6 xã thuộc khu vực A2 là Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu; 3 xã thuộc khu vực D là Châu Phong, Phú Vĩnh, Long Phú; và khu vực E là thị trấn Tân Châu.

A2 là vùng kềm kẹp của địch, quần chúng có truyền thống, kinh nghiệm đấu tranh, nên lực lượng vũ trang áp sát được biên giới và đứng chân được ở nội địa, có điều kiện đánh địch làm cho phong trào quần chúng được chuyển mở, tạo thế đứng cho du kích, địa phương quân hình thành được thế vây ép địch để bám sát và tiến công bằng 3 mũi.

E là khu vực tập trung cơ quan đầu não ngụy quyền, nhiệm vụ của thị trấn Tân Châu là bám sát quần chúng, phát động nhân dân, giáo dục binh sĩ, vận động các tín đồ tôn giáo tham gia phong trào đấu tranh chống địch bắt lính, vơ vét, đôn quân... kết hợp với việc gỡ bót, tước súng của phòng vệ dân sự, tiến tới phá rã tuyến đồn bót phòng vệ dân sự, hình thành thế bao vây các đồn bót khác.

D là khu vực địch tập trung bình định để vơ vét sức người sức của, là trung tâm chính trị, tôn giáo của đạo Hòa Hảo, nơi tập trung bọn đầu não tay sai... Vì vậy mục tiêu đấu tranh là: “Củng cố vững chắc Mặt trận đoàn kết đấu tranh, bao gồm tín đồ, ban trị sự, tề vệ do cơ sở Đảng lãnh đạo. Qua phong trào đấu tranh, tích cực xây dựng lực lượng tiến hành 3 mũi tấn công, tranh thủ lực lượng trung gian chức sắc, cơ sở cách mạng trong lòng địch, giữ mối quan hệ mật thiết với quần chúng”.

Tỉnh lấy xã Phú Hữu, và huyện Tân Châu chọn xã Tân An làm trọng điểm chỉ đạo việc chuyển mở phong trào. Huyện ủy chỉ đạo các đội võ trang công tác xã kết hợp địa phương quân huyện tiếp tục bám cánh đồng chữ U, tiến hành võ trang tuyên truyền, phát triển cơ sở, hướng dẫn phát động quần chúng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống bắt lính.

Trong mùa nước, bộ đội huyện đánh đồn Ống Bình Linh. Ngày 8/10/1974 địch sử dụng D226 hành quân bằng xuồng càn vào căn cứ B1. Địa phương quân cùng du kích xã Vĩnh Xương, Phú Hữu chặn đánh địch, chiến đấu dũng cảm trên địa bàn nước ngập mênh mông không có công sự. Quân ta diệt nhiều tên địch, thu 20 chiếc xuồng, 8 súng R15 và 1 đại liên.

Huyện ủy tổ chức học tập quán triệt cho nội bộ và nhân dân thấy rõ âm mưu của Mỹ ngụy trong việc lợi dụng tôn giáo Hòa Hảo với nhiều thủ đoạn thâm độc, đòi “đạo tự trị có chủ quyền độc lập” thực chất là bọn chức sắc phản động muốn nắm khối Hòa Hảo để lường gạt, vơ vét gây tang tóc đói nghèo cho tín đồ và nhân dân. Vì vậy, chống âm mưu xây dựng lực lượng bảo an quân của Lương Trọng Tường, phá rã tổ chức bảo an quân là trọng tâm của việc phá kềm, giành quyền làm chủ cho dân.

Lực lượng Hòa Hảo vận tập trung tuyên truyền trong đồng bào, hàng ngũ chức sắc, trị sự Hòa Hảo, tranh thủ lôi kéo những người trung gian, khéo léo khai thác mâu thuẫn của những người đối lập chống lại Tường. Nơi nào có cơ sở cách mạng trong ban trị sự thì tìm mọi cách vận động tín đồ phá rã tổ chức bảo an quân. Qua tuyên truyền vận động của ta và qua thực tế hành động cướp bóc, phản đạo, phản thầy của bọn bảo an quân, đa số đồng bào Hòa Hảo đã vùng dậy đấu tranh vạch mặt bọn “mượn danh đạo, tạo danh đời” của Lương Trọng Tường và tề ngụy.

Nhân dịp lễ khánh thành chùa Phật Mẫu - Vĩnh Xương, cơ sở cách mạng hướng dẫn 1.500 đồng bào cầu nguyện hòa bình, hoạt động ủng hộ cách mạng. Trên 300 lượt đồng bào tín đồ Hòa Hảo, Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương và nhân dân các xã Vĩnh Xương, Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Phú Hữu tổ chức họp nhóm cùng cán bộ mặt trận, cán bộ Ông Mười học tập nội dung Hiệp định Paris, bàn bạc phân công nhau kêu gọi con em còn trong hàng ngũ ngụy quân trở về nhà làm ăn... Các ban trị sự Hòa Hảo trước đây chống phá cách mạng gay gắt nay cũng đã có quan hệ tiến bộ hơn với ta. Ban trị sự Hòa Hảo xã Phú Hữu tự nguyện góp 30 giạ lúa cho mặt trận, hứa không cho con em vào bảo an quân. Ban trị sự Hòa Hảo, Cao Đài ở Long Phú, Long Sơn không cho địch đặt pháo bắn qua Thường Phước. Đại đội thám báo ngụy gài mìn, lựu đạn ở các lối ra vào đồn làm nổ chết 2 người dân. Quần chúng nòng cốt vận động Ban trị sự tập hợp tín đồ đấu tranh, buộc địch nhận tội, gỡ hết bãi mìn và phải rút đại đội thám báo đi nơi khác.
Lực lượng dân vệ không dám bung ra khỏi đồn, chúng hòa hoãn với ta, xã trưởng và trưởng cuộc cảnh sát, trưởng ấp quan hệ tốt hơn với quần chúng, đồng tình bao che thanh niên trốn lính. Binh tề ngụy ở Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc ủng hộ nhân dân đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris, đòi dân sinh dân chủ, chống bắt lính. Binh, tề ngụy thực hiện lệnh càn quét một cách chiếu lệ, không đi ra khỏi đồn quá 300 mét.

Gần 2 năm sau khi ký Hiệp định Paris về đình chiến ở Việt Nam, bọn ngụy quyền phản động ở Sài Gòn, được đế quốc Mỹ che chở, đã ra sức phá hoại hiệp định, tìm cách lấn chiếm vùng giải phóng. Trong năm 1974, Huyện ủy Tân Châu hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao, lãnh đạo quân dân vượt qua nhiều khó khăn, đoàn kết dân tộc, tôn giáo chống âm mưu chia rẽ lực lượng giáo phái với cách mạng, đánh lui các cuộc hành quân chiếm đóng của địch. Thành tích của năm 1974 tạo đà phát triển cho cuộc đấu tranh giải phóng quê hương.

c) Củng cố, phát triển Lực lượng vũ trang đánh địch vi phạm hiệp định Paris, hưởng ứng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng quê hương

Cuối năm 1974, chiến trường miền Nam chuyển biến thuận lợi cho cách mạng. Trung ương quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975- 1976. Trên các chiến trường, quân dân miền Nam đồng loạt mở chiến dịch mùa khô 1974 - 1975.

Tỉnh ủy Long Châu Tiền vạch kế hoạch mở 5 cao điểm tiến công (từ tháng 12/1974 đến tháng 4/1975). Chiến dịch mùa khô của tỉnh bắt đầu từ ngày 7/12/1974 .

Trong cao điểm 1 tháng 12/1974, quân ta mở khu vực ruột Tam Nông, hậu Thanh Bình và tuyến Sở Thượng, Sở Hạ để tạo thế áp sát tuyến lộ 30, chuyển nhanh phong trào quần chúng các xã bìa Tân Châu, An Phú, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, đánh mạnh, gây thiệt hại lực lượng bảo an ở khu vực điểm, làm sụt giảm lực lượng dân vệ, phòng vệ dân sự ở khu vực diện, buộc địch phải thay đổi lại thế bố trí, co cụm về phòng thủ các thị trấn và các chốt chủ yếu. Đẩy mạnh phong trào chống bắt lính đôn quân, phá tổ chức bảo an quân của địch, mở rộng diện diệt ác, phá kềm, phá rã phòng vệ dân sự ở vùng yếu Hòa Hảo, nhanh chóng xây dựng phát triển lực lượng cách mạng, củng cố xây dựng mọi mặt vùng giải phóng.
Huyện ủy Tân Châu triển khai Nghị quyết cấp trên và tích cực chuẩn bị lực lượng. Cuối năm 1974, thế bố trí của địch ngày càng co và mỏng dần, chúng rút 22 đồn bót ở Tân Châu, An Phú, Phú Tân. Tháng 2/1975 chúng giảm trận địa pháo Bến Nước nhưng tăng thêm 1 tiểu đoàn địa phương quân để đối phó lại tình hình biên giới. Riêng dân vệ và phòng vệ dân sự vẫn như trước, bộ máy kềm kẹp vẫn giữ nguyên. Lực lượng địa phương quân và nghĩa quân ngụy ở huyện Tân Châu vào tháng 4/1975 có 2 đại đội biệt lập: Đại đội 539 đóng ở quận lỵ Tân Châu, Đại đội 817 ở Tân An, nghĩa quân ở Tân Châu có 25 trung đội, địa phương quân 723 tên. Mâu thuẫn trong nội bộ địch ở Trung ương và địa phương ngày càng sâu sắc. Quận trưởng Tân Châu tìm mọi cách giữ bộ máy ngụy quyền đã rệu rã để đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân gần đến ngày hoàn toàn giải phóng.

Trong cao điểm 1 trọng tâm của tỉnh là huyện Hồng Ngự. Tân Châu là điểm diện. Tuy vậy kết quả thực hiện của huyện Tân Châu đạt rất cao: đội võ trang chính trị và võ trang huyện, xã đã đột nhập hầu hết các xã, loại nhiều tên dân vệ, phòng vệ dân sự, tạo thế đứng chân ở Đồng Đức (Phú Hữu), Vĩnh Lộc, Tân An, Vĩnh Hòa (tháng 12/1974). Tháng 1/1975, các đội tiếp tục đột nhập võ trang tuyên truyền ở các xã biên giới, lấn địch, bám cửa khẩu Bắc Nam (Phú Hữu) tạo lõm du kích ở Vĩnh Lộc, phát động quần chúng tán phát truyền đơn ở Vĩnh Xương, Tân An. Lực lượng vũ trang huyện và du kích tổ chức tấn công địch nhiều trận thắng lợi. Bảo an quân có chiều hướng tan rã. Tuy vậy, Ban binh vận của huyện chưa tập trung đúng mức vào khâu phá rã phòng vệ dân sự đóng ở các đồn bót, công tác xây dựng lực lượng, cơ sở và nội tuyến còn ít và yếu.

4 - Lực lượng vũ trang Tân Châu trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Đầu năm 1975, cuộc tiến công chiến lược mùa khô bước vào cao điểm 2. Tuy quân địch đề phòng đưa thêm Tiểu đoàn 539/BA cùng với Tiểu đoàn 541/BA chốt chặt tuyến biên giới, nhưng quân ta vẫn đẩy mạnh tiến công. Địch giảm bớt càn quét nhưng vẫn còn tìm cách tăng cường lực lượng ở vùng tôn giáo nơi phong trào quần chúng yếu, tập trung xây dựng lực lượng cảnh sát phân chi khu để vừa khủng bố vừa xoa dịu, bắt hàng loạt bảo an quân đưa đi lính.
Ngụy quyền cho đào 2.000 mét kinh từ Vĩnh Xương đến Phú Hữu để di dân lấn chiếm, cô lập vùng căn cứ. Huyện ủy lãnh đạo quân dân phá kế hoạch đào kinh của địch, đấu tranh chống địch bắt bảo an quân vào lính, tranh thủ ban trị sự hình thành mặt trận liên hiệp đấu tranh rộng rãi. Cơ sở cách mạng chi phối được một phần quần chúng tín đồ, chức sắc Hòa Hảo chống lại Thiệu. Chính quyền Thiệu giải tán bảo an quân. Phong trào biểu tình, võ trang quần chúng chống Thiệu nổi lên quyết liệt ở Tân Châu, An Phú, Hồng Ngự, Thanh Bình.

Quân ta bám các lõm du kích Tân An, Vĩnh Xương, Vĩnh Lộc; bao vây đồn Đồng Đức từ ngày 6 - 16/2/1975. Công tác võ trang tuyên truyền phát động quần chúng ở Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Xương, Tân An, Vĩnh Hòa thu được thắng lợi. Ở Châu Phong, Long Phú và thị trấn Tân Châu củng cố được cơ sở, xây dựng được lực lượng, đưa phong trào đấu tranh quần chúng lên cao.

Trong cao điểm 3, từ 8- 13/2/1975, đội võ trang công tác và bộ đội huyện liên tiếp đột nhập các xã Phú Hữu, Tân An, Vĩnh Hòa... tiến hành võ trang tuyên truyền phát động quần chúng tín đồ đòi lật đổ Thiệu, chống bắt lính, kêu gọi chồng con em bỏ súng về nhà. Lực lượng vũ trang và nhân dân mở rộng diện diệt ác phá kềm, phát triển thế bám trụ ở cánh đồng U, T hình thành lực lượng chính trị - quân sự - binh vận bao vây địch.

Bước sang tháng 3/1975, thực hiện cao điểm 4, Huyện ủy chỉ đạo đẩy mạnh công tác diệt ác, trừ gian làm lỏng kềm, rã phòng vệ dân sự; xây dựng cơ sở ở các xã Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Xương, Tân An, Vĩnh Hòa. Du kích ở Phú Hữu và cánh đồng chữ U tăng thêm thế vây ép các đồn Đồng Đức, xóm Chùa. Quân ta áp sát hữu ngạn sông Tiền, tạo điều kiện mở đường hành lang sang Thường Phước.

5 - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ở Tân Châu toàn thắng

Trong lúc quân dân tỉnh Long Châu Tiền tiếp tục mở cao điểm tấn công địch, chuẩn bị thực hiện giai đoạn 2 của kế hoạch mùa khô, thì ở miền Trung và Tây Nguyên giành thắng lợi lớn, làm thay đổi cơ bản cục diện chiến trường, tạo ra khả năng giải phóng miền Nam trong mùa khô 1975. Trước đây, địch ở thế phòng ngự chiến lược, nhưng vẫn còn tìm cách bình định lấn chiếm để giành dân, giành đất vơi ta, đến thời điểm này chúng phải chuyển hẳn vào thế phòng ngự hoàn toàn, rút lui bỏ Tây Nguyên - vùng chiến lược quan trọng, rút bỏ nhiều thị xã, quận lỵ, để tập trung lực lượng phòng giữ những vị trí xung yếu vùng ven đồng bằng Khu 5, Sài Gòn, vùng ven đô và đồng bằng sông Cửu Long.

Thường vụ Trung ương cục gởi toàn thể cán bộ đảng viên chỉ thị 02/CT75, thư và các bức điện 201/TV, 288/TV và 295/TV thông báo tình hình mới và hướng dẫn bổ sung những việc làm cấp bách đẩy mạnh phong trào địa phương, phối hợp với chiến trường giành thắng lợi lớn hơn nữa.
Trung ương cục chỉ đạo tiến hành giai đoạn tổng công kích, tổng khởi nghĩa: “Chúng ta không được đẩy mạnh tấn công và nổi dậy một cách tuần tự theo tốc độ bình thường, không được chần chờ do dự, thỏa mãn với kết quả đã đạt được mà phải thật táo bạo, thật linh hoạt, thật nhạy bén, không cố định trong kế hoạch... tập trung sức đánh bồi, đánh nhồi địch trong khi chúng đang hoang mang rệu rã, đánh phủ đầu địch trước khi co cụm và triển khai phòng ngự, làm cho chúng sụp đổ nhanh không gượng lại được”.

Vào hạ tuần tháng 3/1975, Tỉnh ủy Long Châu Tiền họp mở rộng trong 7 ngày, có đại diện các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, Vĩnh Lộc và Phú Hữu tham dự. Hội nghị xây dựng kế hoạch củng cố và phát triển lực lượng quân sự, an ninh võ trang, phát động phong trào quần chúng tấn công chính trị, binh vận chuẩn bị cơ sở bên trong để nổi dậy khởi nghĩa, hoàn toàn giải phóng quê hương.

Huyện ủy Tân Châu tập trung tấn công chính trị, binh vận, lấy việc quân ngụy thất thủ rút lui bỏ Tây Nguyên và miền Trung để tuyên truyền tác động tinh thần binh sĩ ngụy, kêu gọi họ bỏ súng về nhà. Cùng với các mũi binh vận, chính trị, địa phương quân huyện và du kích các xã tăng cường bao vây các đồn bót địch ở biên giới, mở rộng căn cứ lấn ra các ấp Phú Thành, Phú Hiệp xã Phú Hữu, gỡ đồn vàm Bắc Nam. Đào chiến hào vào sát đồn Đồng Đức, du kích xã Tân An cùng một bộ phận địa phương quân huyện điều nghiên đánh đồn Lôi Thôi.
Cách mạng miền Nam chuyển biến mau lẹ. Tây Nguyên, Bình Trị Thiên rồi suốt vùng duyên hải miền Trung lần lượt được giải phóng. Thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã điểm. Ngày 14/4/1975 Bộ Chính trị đặt tên chiến dịch tấn công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Đây là “một chiến dịch tiến công hợp đồng binh chủng quy mô lớn, kết hợp với nổi dậy của quần chúng để kết thúc chiến tranh. Đó là chiến dịch quyết chiến, chiến lược lịch sử”.

Ngày 26/4/1975, Tỉnh ủy Long Châu Tiền nhận được điện của Khu ủy ra lệnh điều bộ đội đánh chiếm Thanh Bình để mở đường qua trung tâm vùng O. Mỗi xã phải xây dựng được 1 trung đội du kích, xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Huyện ủy Tân Châu đóng quân tại căn cứ B1, lực lượng cách mạng của huyện bao gồm các cơ quan dân chính, huyện đội, ccng an, du kích... Lúc này thanh niên tòng quân rất đông (phần lớn là thanh niên Việt kiều), Huyện ủy giao nhiệm vụ cho đồng chí Võ Phước Lâm và đồng chí Sáu Bằng nhận quân, phân bổ lực lượng cho các cánh quân trong toàn huyện.
Huyện ủy chỉ để lại đội bảo vệ căn cứ, còn toàn bộ lực lượng huyện tập trung chia làm 3 cánh quân: một, áp sát đồn Đồng Đức xã Phú Hữu; cánh hai, thọc sâu xuống cánh đồng năm xã ém quân ở Giồng Găng (Vĩnh Hậu) và ba, chiếm giữ khu trù mật Giồng Trà Dên (Tân An). Dự kiến nếu thời cơ thuận lợi sẽ đánh đồn Đồng Đức làm bàn đạp tấn công giải phóng các xã Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc. Huyện ủy phân công đồng chí Dương Tấn Thi đưa lực lượng giải phóng xã Vĩnh Xương để rút kinh nghiệm chung cho toàn huyện.
Trong lúc huyện đang triển khai lực lượng đánh đồn Đồng Đức, tin Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện làm phấn chấn tinh thần cán bộ, chiến sĩ có mặt tại căn cứ. Huyện ủy chỉ đạo cướp chính quyền trên địa bàn huyện.

Lúc này phong trao cách mạng cơ sở tại chỗ của ta rất mạnh, các xã đều có chi bộ hợp pháp (trừ xã Phú Vĩnh), hoạt động mạnh nhất là 2 xã Long Phú và Tân An. Hay tin ngụy quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện và nhận được lệnh cướp chính quyền tại chỗ, cơ sở và quần chúng cách mạng vô cùng phấn khởi, lập tức tổ chức ngay lực lượng chiếm hầu hết trụ sở ngụy quyền ở các xã.

Chiều ngày 30/4/1975, địa phương quân huyện, du kích xã và lực lượng tại chỗ chiếm Vĩnh Xương, đánh tan đám bảo an quân do tên Hữu Ý cầm đầu, buộc chúng phải chạy về Phú Lâm, 1 tiểu đoàn địch sau khi nổ súng bắn trả lực lượng cách mạng ở xã Thường Phước, chúng dùng 1 tàu cùng với 3 ghe tải chở quân qua sông hướng về ranh giới 2 xã Vĩnh Hòa - Vĩnh Xương, tổ du kích xã Vĩnh Xương phát hiện, tàu đến gần bờ, du kích nổ súng uy hiếp, bọn chúng hoảng sợ kéo cờ trắng đầu hàng, du kích bắt 83 tên giải về căn cứ, thu hơn 100 súng các loại, Vĩnh Xương là xã giải phóng đầu tiên của huyện, góp phần quan trọng cho chiến dịch giải phóng huyện nhà.

Lực lượng cách mạng phối hợp với cơ sở tại chỗ chiếm Vĩnh Hòa. Du kích xã Tân An và cơ sở cách mạng phối hợp với các cánh quân của huyện chiếm Tân An, kéo cờ giải phóng lên trụ sở hành chánh xã và các căn cứ quân sự địch đóng trên địa bàn.

Sáng hôm sau, hay tin Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An giải phóng; Long Phú, Phú Vĩnh rồi lần lượt các xã khác đã huy động lực lượng tại chỗ giành chính quyền.

Trong lúc đang mở chiến trường Thanh Bình, được tin Dương Văn Minh đầu hàng, lực lượng tỉnh Long Châu Tiền quay lại giải phóng quận lỵ Tân Châu. Tối 30/4/1975, bộ đội tỉnh chia làm 3 mũi từ Thường Thới vượt sông Tiền qua thị trấn Tân Châu phối hợp với lực lượng tại chỗ kêu gọi tên quận trưởng đầu hàng. Đồng chí Nguyễn Văn Sương, cán bộ hợp pháp cùng với đội võ trang công tác của tỉnh, huyện do đồng chí Đoàn Trường An chỉ huy, khống chế trung tá quận trưởng Trần Thanh Hùng, buộc hắn kêu gọi binh sĩ đầu hàng, tránh đổ máu. Trước khí thế cách mạng, áp lực của lực lượng vũ trang và sự vận động tại chỗ của cán bộ đảng viên, tên quận trưởng chấp nhận đầu hàng, giao nộp vũ khí.

Sau khi ngụy quyền tuyên bố đầu hàng, bọn tề xã cùng một số chỉ huy ngoan cố cưỡng ép một số phòng vệ dân sự, bảo an rút chạy về thánh địa Hòa Hảo. Trên đường rút chạy từ Vĩnh Lộc qua Vĩnh Hậu, bị du kích xã Vĩnh Hậu đánh chặn, chúng quay lại rã ngũ tại xã Vĩnh Lộc. Du kích xã thu hơn 100 súng.

Huyện Tân Châu được hoàn toàn giải phóng vào sáng ngày 1/5/1975. Cờ giải phóng tung bay trước dinh quận trưởng ngụy quyền. Ngay sau đó ảnh Bác Hồ được treo khắp nơi từ dinh quận, chi thanh niên, chi cảnh sát... và được treo cao trước cửa trụ sở xã Long Phú, ngay trung tâm chợ huyện Tân Châu. Sáng hôm sau hàng ngàn lượt nhân dân tự động diễu hành chào mừng giải phóng, chiêm ngưỡng ảnh Bác Hồ mà mọi người hằng mong đợi.
Các trụ sở ở quận lỵ Tân Châu do lực lượng của tỉnh Long Châu Tiền quản lý, Huyện ủy Tân Châu tạm đóng tại Đình thần xã Tân An.

Ngày 15/5/1975, Tỉnh ủy Long Châu Tiền chỉ đạo sáp nhập hai huyện An Phú và Tân Châu lại thành huyện Phú Châu. Cơ quan hành chánh đặt tại thị trấn An Phú. Huyện Phú Châu gồm 17 xã và 1 thị trấn đều có chi bộ và chính quyền cách mạng lâm thời ở cơ sở.
Chính quyền về tay nhân dân, hầu hết những người yêu nước đều tham gia cách mạng, phần đông thanh niên vào du kích xã, được trang bị vũ khí lấy của địch, ngày đêm giữ vững an ninh trật tự địa phương, đập tan mọi mưu đồ chống phá cách mạng.

Chính quyền cách mạng kêu gọi binh lính ngụy, bọn tề xã, ấp ra trình diện, giải thích chính sách khoan hồng của Chính phủ cách mạng lâm thời, tổ chức cho họ học tập và đưa họ trở lại cuộc sống bình thường. Đối với bọn ác ôn có tội với nước, với dân được đưa đi cải tạo.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã “Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào”. Với lực lượng tại chỗ phối hợp với lực lượng của tỉnh, quân dân Tân Châu hoàn thành nhiệm vụ giải phóng quê hương, tích cục góp phần cùng quân dân cả nước thống nhất tổ quốc.

Sau những năm dài chiến đấu gian khổ, hy sinh quân và dân Tân Châu cùng cả nước vui mừng chiến thắng, vui mừng đất nước được hoàn toàn tự do độc lập. Đó là hoài bảo lớn nhất của bao thế hệ cha ông, là sự hy sinh gian khổ của lớp lớp người nối tiếp. Lực lượng vũ trang Tân Châu dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng cùng với nhân dân trong huyện đưa công cuộc kháng chiến ở địa phương đạt thắng lợi hoàn toàn.


Chú thích

(1) Từ tháng 7/1961, Huỳnh Công Cứng cùng với con là Huỳnh Trung Hiếu lập đảng cướp “Cánh buồm đen”, “Cua vàng”, lấy cánh đồng Phú Lâm, Phú An, Hòa Hảo (Tân Châu), Hòa Lạc, Hưng Nhơn, Hiệp Xương (Châu Phú) làm sào huyệt. Chúng có cơ sở ở hầu hết các xã huyện Tân Châu và tả ngạn sông Hậu thuộc huyện Châu Phú. Chúng gởi thơ tống tiền hoặc bắt cóc người trong gia đình ra giá buộc phải nộp chuộc. Đối với gia đình cơ sở cách mạng, khi phát hiện, chúng chỉ cho chính quyền ngụy để lãnh thưởng. Ngụy quyền dung dưỡng chúng, mặc cho nhân dân thán oán!

(1) Nông dân gọi là “radio ấp chiến lược”.

(1) Xem phụ lục 1 trang 316.
(2) Xem phụ lục 1 trang 316.
(1) Từ khi Hiệp định Paris 27/1/1973 có hiệu lực, ngoài vùng U (Tân Châu), T (An Phú) các phần còn lại của tỉnh An Giang dần bị chia cắt, tách với lực lượng của tỉnh. Các cơ quan lãnh đạo huyện, thị phải phân tán thành nhiều bộ phận, làm cho sự lãnh đạo thiếu tập trung, phong trào cách mạng không chuyển kịp tình hình mới nên TW cục quyết định điều chỉnh, chia nhỏ một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Cắt 2 huyện (Châu Phú-Châu Thành) và 2 thị xã (Long Xuyên-Châu Đốc) của tỉnh An Giang nhập vào tỉnh Châu Hà, đổi tên thành tỉnh Long Châu Hà. 3 huyện Tân Châu, An Phú, Phú Tân của tỉnh An Giang nhập với Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông của tỉnh Kiến Phong thành tỉnh Long Châu Tiền. 4 huyện và 1 thị xã của tỉnh Kiến Phong còn lại cùng 4 huyện, 1 thị xã của tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh Sa Đéc.


Nguồn: http://ongngoai-gia.blogspot.de/2017/12/ii-llvttc.html

### LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1954 – 1975) (Phần 5) III. LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TÂN CHÂU THAM GIA ĐÁNH BẠI ÂM MƯU BÌNH ĐỊNH, LẤN CHIẾM CỦA ĐỊCH TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG (1969 – 1975) 3 - Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu tham gia đánh bại âm mưu bình định, lấn chiếm (1969 – 1974) a) Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu đấu tranh chống địch bình định, lấn chiếm. Những trận đánh ác liệt và những chiến công oanh liệt của lực lượng vũ trang Tân Châu **b) Cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972** - Tình hình địch Đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 ngừng bắn, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Song chúng vẫn ngoan cố phá hoại hiệp định. Nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hiệp định Paris tạo chuyển biến rất lớn, rất mới về chính trị trong các tầng lớp nhân dân, binh lính, sĩ quan và nhân viên ngụy quyền các cấp. Binh tề ngụy ở ấp, xã tỏ thái độ ôn hòa hơn, có tên trước đây ngoan cố nay cũng tìm cách liên lạc với ta, gởi tiền ủng hộ kháng chiến. Nhưng bọn đầu sỏ hiếu chiến bất chấp hiệp định, tiến hành phản kích quyết liệt. Chúng huy động trên 3 tiểu đoàn bảo an, phòng vệ dân sự có phi pháo và tàu chiến yểm trợ; mở những cuộc hành quân quy mô, dài ngày đánh vào địa bàn của ta ở Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Tân An, phá hoại địa hình Phú Hữu, căn cứ B1. Chúng bao vây, phá hoại kinh tế vùng giải phóng, bắn pháo ngăn cản đồng bào ra đồng làm ruộng... Mật độ bom, pháo ác liệt hơn trước, hủy diệt hàng ngàn nhà cửa của nhân dân trong hàng chục ấp, chúng muốn đánh bật ta ra khỏi địa bàn nội địa, đánh phá cơ sở cách mạng, tăng cường hành quân, bung ra ngăn chặn các vùng quân ta có thể đột nhập. Chúng đưa bảo an quân xuống các huyện ven biên giới Tân Châu, An Phú để sẵn sàng phản kích lực lượng cách mạng; đưa sĩ quan, cán bộ bình định, “Phượng Hoàng” xuống tận xã, ấp để củng cố bộ máy kềm kẹp; ban bố thêm hàng chục luật phát xít mới để đàn áp phong trào quần chúng đòi hòa bình. Chúng mở chiến dịch “cắm cờ, lấn đất, giành dân” thực hiện âm mưu “tràn ngập lãnh thổ”; tổ chức học tập kế hoạch “4 không” của Thiệu, kế hoạch chống phá cách mạng; bắt nhân dân học “10 điều nên làm”, “10 điều không nên làm” v.v... Địch đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, bố trí thám báo, chiêu hồi ở các cửa khẩu, đưa bọn đầu hàng theo các cuộc càn quét để nhận mặt bắt cán bộ và những người bị tình nghi. Ở nhiều nơi, chúng xuyên tạc, vu cáo ta vi phạm hiệp định và nói rằng chiến tranh sẽ tái phát để gây hoài nghi, bi quan trong quần chúng... - Tình hình cách mạng Trong thời gian này, đồng chí Lê Hưng, Bí thư Huyện ủy đi học, đồng chí Nguyễn Thanh Hồng được cử làm quyền Bí thư, đồng chí Nguyễn Thị Thanh được bổ sung Tỉnh ủy viên dự khuyết chuyển về Châu Đốc làm Bí thư Thị xã ủy. Thực hiện chỉ đạo của Quân khu 8, lực lượng vũ trang tỉnh An Giang mở đợt tấn công cao điểm tháng 1/1973 nhằm mở rộng vùng giải phóng. Từ đêm 22/1/1973 bộ đội tỉnh đồng loạt pháo kích các mục tiêu ở Tân Châu, An Phú hỗ trợ cho lực lượng của huyện võ trang tuyên truyền phát động quần chúng tấn công địch. Đêm 26 rạng 27/1/1973, cán bộ, chiến sĩ, các ngành, đơn vị vũ trang của huyện đồng loạt đột nhập vào các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Trường, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc bám trụ. Khi bắt đầu ngừng bắn, các đơn vị bung ra tổ chức tuyên truyền phát động quần chúng tấn công về chính trị, binh vận trên một diện rộng thuộc 8 xã và 1 thị trấn. Hơn 2.000 tờ truyền đơn các loại được đưa tận tay nhân dân, trong đó nêu rõ nội dung của Hiệp định Paris và hướng dẫn các hoạt động chống âm mưu của địch phá hoại hiệp định, hàng ngàn quần chúng tham gia đợt vận động này. Ngụy quyền quyết tâm không thi hành hiệp định, tổ chức nhiều đợt lấn chiếm. Đến ngày 31/1/1973, qua 5 ngày đêm đứng chân, lực lượng ta giảm sức chiến đấu, được lệnh rút về căn cứ B1, địch chiếm lại các vùng ta kiểm soát. Giữa tháng 3/1973, địch tiếp tục tổ chức hành quân lấn chiếm vùng U, chúng xây thêm một số đồn bót ở những nơi lực lượng cách mạng thường ra vào, đốn phá địa hình, cho trực thăng bắn sâu lên đất Campuchia. Cùng với việc tăng cường bắt lính, đôn quân, đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng, địch buộc nhân dân gia nhập các đảng phái chính trị phản động. Chúng bố phòng nghiêm ngặt, ngăn chặn cán bộ không cho đột nhập vào xã, ấp. Tình hình trở nên căng thẳng, phức tạp tác động đến tâm lý cán bộ, chiến sĩ. Trong nhân dân và cán bộ xuất hiện tư tưởng “hòa bình chủ nghĩa”, chập chờn giữa chiến tranh và hòa bình. Có nơi cán bộ mất cảnh giác, buông lỏng chiến đấu, không bám địa bàn, thậm chí có số cán bộ giảm sút niềm tin. Huyện ủy tổ chức học tập lại chỉ thị 02, điện văn 773 của Trung ương, làm cho mọi người nhận thức đúng về thắng lợi của Hiệp định Paris. Huyện ủy vạch rõ âm mưu thâm độc của địch, chỉ rõ chỗ suy yếu cơ bản của chúng, động viên cán bộ chiến sĩ và nhân dân tập trung hết năng lực vào đấu tranh chống địch lấn chiếm, tăng cường tấn công chính trị, binh vận, vận động, tập hợp đông đảo quần chúng tham gia đấu tranh chống địch vi phạm hiệp định. Tháng 4/1973, nghĩa quân, cảnh sát liên tiếp mở các chiến dịch “Bình Tây”, “Đồng Khởi” để đánh phá cơ sở cách mạng và bắt lính. Bọn tình báo và thám báo chui vào các lõm địa hình cánh đồng U để nắm tình hình. Quân dân huyện kết hợp với địa phương quân tỉnh đánh bại bọn lấn chiếm ở Mương Vú (Campuchia), tấn công đồn Ống Bình Linh và cùng đội võ trang công tác đột nhập vào xã Phú Hữu. Địa phương quân huyện Tân Châu liên tục bắn tỉa đồn Ống Bình Linh, bọn lính không dám ra khỏi đồn. Trong 2 tháng 4 và 5/1973, quân ta bắn pháo vào quận lỵ Tân Châu và các đồn bót ở Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương gây cho địch nhiều tổn thất và làm cho chúng không sao bung ra hoạt động nhiều như trước. Quân ta còn bắn chìm tàu chở dầu tiếp viện cho Lonnol. Ngày 10/6/1973, UBND cách mạng huyện Tân Châu ra tuyên bố tố cáo quân đội Sài Gòn chiếm đóng trái phép vùng giải phóng thuộc quyền kiểm soát của ta như các đồn Ống Bình Linh, mương Sâu, mương Ông Bồi Thôi, chùa Bửu Sơn Kỳ Hương, xã Vĩnh Xương... UBND cách mạng huyện Tân Châu gởi thư khuyến cáo ngụy quyền: “UBND cách mạng và lực lượng võ trang giải phóng huyện Tân Châu đã hết sức tự kềm chế, nhưng quyết không buông lơi trách nhiệm và giành cho mình quyền hành động hợp pháp bất kỳ dưới hình thức nào để quét sạch bọn đóng chiếm ra khỏi vùng kiểm soát của mình.”. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đòi quân đội Sài Gòn phải hủy bỏ các đồn, chốt quân sự và rút quân ra khỏi các vị trí nói trên, trở lại nguyên vị trí đóng quân trước ngày 28/1/1973, để tránh xung đột, giữ vững việc ngừng bắn tại chỗ, củng cố hòa bình, ổn định từng vùng cho đồng bào tự do đi lại làm ăn. Tháng 7/1973, ở các xã Phú Hữu, Vĩnh Xương, Tân An, Vĩnh Lộc quân ta 21 lần phát loa, gởi hàng trăm thư tay cho các đồn bót, phát trên 1.450 truyền đơn các loại, tranh thủ được 7 đồn, 2 trưởng phó và 15 phòng vệ dân sự, 2 nghĩa quân, 1 trung úy hải quân, 2 trưởng ấp và 2 cảnh sát. Ngày 20/10/1973, du kích xã Vĩnh Hoà cùng đặc công tỉnh và địa phương quân huyện tập kích đại đội 226 của địch đóng tại đình Vĩnh Hoà, diệt và làm bị thương 30 tên, thu 20 súng. Trong hai tháng 10 và 11/1973, phong trào tập trung vào cuộc đấu tranh chống vơ vét lúa gạo, chống phong tỏa kinh tế. Nhân dân xã Phú Vĩnh làm 300 đơn thưa và trực tiếp đấu tranh buộc tề ngụy phải trả lại 800 giạ lúa đã lấy cướp của dân. Nhân dân các xã biên giới chống học tập phòng vệ dân sự, chống địch phá địa hình. Nhân dân xã Tân An đấu tranh buộc ngụy quyền phải bồi thường 30 căn nhà bị địch phá sập, đấu tranh không cho lấp hố bom, pháo để giữ bằng chứng tố cáo địch vi phạm Hiệp định Paris. Trong quý I-1974, địch mở 3 cuộc càn cấp tiểu đoàn đánh vào vùng ven căn cứ Tân Châu, liên tiếp hành quân trên cánh đồng U, T. Chúng đóng thêm một số đồn bót ở những nơi có phong trào đấu tranh của nhân dân, những nơi cách mạng có khả năng về hoạt động (ở Tân An - 5 đồn, Vĩnh Hòa - 2 đồn, Vĩnh Xương - 1 đồn). Chúng lập lại đồn Ống Bình Linh, lập 1 phân khu cảnh sát quản lý 3 xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương. Thời điểm này địch không chủ trương bắt lính đôn quân thô bạo, quy mô như trước mà chủ yếu đưa 1/3 nghĩa quân đi luyện tập quân sự và đôn lên làm lính bảo an. Dù bị thúc ép phải đạt chỉ tiêu bắt thanh niên đi quân dịch, bọn tay sai cấp dưới chỉ làm chiếu lệ, thanh niên bị bắt lính nếu dùng tiền lo lót thì chúng thả ra. Địch vơ vét lúa gạo của nhân dân, phong tỏa kinh tế vùng giải phóng. Chúng tung ra các luận điệu là quân giải phóng sẽ tấn công như vào dịp xuân Mậu Thân, chiến tranh sẽ gây thiệt hại ruộng vườn, “Việt cộng” sẽ cướp lúa, thu thuế nông nghiệp... để dự trữ cho đợt tấn công mùa khô. Chúng trưng mua hết lúa của nông dân, chỉ trừ lúa ăn và lúa giống. Chúng tăng cường chiến tranh tâm lý, tung tin vu khống “Việt cộng vi phạm Hiệp định Paris” và chiến tranh sẽ tái phát. Địch còn phát triển mạng lưới gián điệp tình báo, kết hợp với bọn bình định, cảnh sát, chiêu hồi, chiêu hàng… đánh phá các gia đình cơ sở cách mạng. Chúng thanh trừng nội bộ, loại ra những tên không ăn cánh với Thiệu, thay vào bọn tay sai ác ôn để củng cố bộ máy ngụy quân, ngụy quyền các cấp. Song điều quan tâm bậc nhất đối với ngụy quyền là củng cố lực lượng quân sự, xây dựng một số đồn bót quan trọng. Nhân dịp này, Lương Trọng Tường được Nguyễn Văn Thiệu cho thành lập “bảo an đoàn” đến xã, ấp, thay thế lực lượng phòng vệ dân sự và được cấp 1.500 súng. Lương Trọng Tường dùng những luận điệu lừa bịp để tuyên truyền, mê hoặc tín đồ. Chúng dùng thuyết “đạo pháp khai tâm”, đòi đạo Hòa Hảo là “quốc đạo”, đòi “đạo có chủ quyền độc lập”, thực chất các hoạt động này là để chia rẽ đạo với cách mạng. Lương Trọng Tường còn tổ chức huấn luyện một số nhân viên làm tình báo để theo dõi hoạt động của cách mạng trong vùng Hòa Hảo. Huyện ủy Tân Châu chủ trương: “Khẩn trương xây dựng, phát triển lực lượng chính trị vũ trang, xác lập quyền lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, giành dân, giành quyền làm chủ của dân ở nhiều mức độ, tiến tới nâng thế tranh chấp ở một số vùng, khi có thời cơ thì chồm lên mở mảng, mở vùng, giải phóng xã ấp, cùng với nhân dân toàn miền đánh bại một bước quan trọng kế hoạch bình định mới của địch, đồng thời đối phó và giành thắng lợi trong trường hợp địch liều lĩnh gây chiến tranh lớn trở lại”. Tháng 10 năm 1974, đồng chí Lê Hưng sau khi đi học về được bầu vào Ban Chấp hành Tỉnh ủy và được cử làm Bí thư huyện ủy. Nhiều đồng chí huyện ủy viên được phân công xuống các xã phụ trách các đội công tác để phát động phong trào đấu tranh, chuyển dần lên thế áp đảo địch, gây dựng, phát triển cơ sở mới, nhất là những xã trọng điểm của huyện. Bước vào tháng 12/1974, các lực lượng cách mạng đã tiến sát về phía biên giới, bám nội địa, giữ vững các địa bàn, tạo được khả năng mở rộng vùng căn cứ. Ở cánh đồng Phú Hữu quân dân ta đã lấn đến sát đồn Đồng Đức, chỉ cách 200 mét, xây dựng 3 lớp rào, đào thêm 1.000 mét chiến hào, vận động quần chúng nhường ruộng vườn cho cách mạng để tạo địa hình hoang hóa, cây cối rậm rạp. Quân ta vây ép làm mất hiệu lực đồn Đồng Đức, lấn dần đồn Đình, đồn Phủ Thờ, mở rộng địa bàn ở 2 ấp Phú Lợi, Phú Thành tiến đến xây dựng lõm du kích ở chòm tre Chủ Kỳ. Ở cánh đồng chữ U, bộ đội địa phương tỉnh, lực lượng vũ trang huyện kết hợp với các đội công tác xã Tân An, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc mở lõm du kích, xây dựng cơ sở, bám trụ vững chắc. Lực lượng cách mạng phát triển và bung ra ở nhiều lõm liên hoàn với nhau, trọng tâm là lõm du kích chòm Găng trên cánh đồng 2 xã Tân An, Vĩnh Lộc. Hoạt động vũ trang được tăng cường, lực lượng cách mạng được giữ vững và phát triển. Huyện xây dựng được 6 ấp chiến đấu ở vùng ven căn cứ biên giới. Bọn địch đi càn trong vùng này chết và bị thương trên 10 tên. Quân ta đánh thiệt hại nặng 1 trung đội bảo an đóng trái phép ở đồn Ống Bình Linh. Bọn địch rất sợ, không dám đánh phá địa hình, không dám đánh lấn vùng căn cứ cách mạng. Lực lượng vũ trang huyện cùng với Tỉnh đội đề ra mục tiêu tác chiến và phân công như sau: Bộ đội địa phương tỉnh ra sức đánh địch gây thiệt hại nặng cho chúng ở đồn Đồng Đức, đồn Ống Bình Linh để phục vụ cho yêu cầu bám trụ và mở địa bàn của huyện. Đơn vị đặc công huyện kết hợp lực lượng trợ chiến đánh vào các trận địa pháo ở Bến Nước, giữ vững khu trù mật Tân An. Phối hợp đánh diệt 1 trung đội của C.266 quân bảo an - đơn vị thường bung ra phục kích ta ở cánh đồng xã Vĩnh Xương. Phá thế kềm kẹp, giành quyền làm chủ 2 ấp Phú Thành, Phú Lợi (Phú Hữu). Tháng 5/1974 Trung ương cục điều chỉnh địa giới hành chánh các tỉnh An Giang, Châu Hà, Kiến Phong, Vĩnh Long thành lập các tỉnh Long Châu Tiền, Long Châu Hà và Sa Đéc. Tân Châu thuộc Long Châu Tiền(1). Tháng 9/1974, hội nghị Ban Chấp hành Tỉnh ủy mở rộng đánh giá lực lượng của địch hiện nay còn mạnh hơn ta, nhưng địch đang ở thế co lại, tiếp tục bị động do tác động của cục diện chiến trường chung. Tỉnh ủy đề ra nhiệm vụ: “Phát huy thế tiến công, hợp đồng trên các khu vực nhằm ngăn chặn và đẩy lùi kế hoạch bình định giành dân, giành quyền làm chủ ở các khu vực, nhất là khu vực hữu ngạn sông Tiền”. Tỉnh ủy chia lại địa bàn các chiến trường. Huyện Tân Châu gồm 6 xã thuộc khu vực A2 là Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu; 3 xã thuộc khu vực D là Châu Phong, Phú Vĩnh, Long Phú; và khu vực E là thị trấn Tân Châu. A2 là vùng kềm kẹp của địch, quần chúng có truyền thống, kinh nghiệm đấu tranh, nên lực lượng vũ trang áp sát được biên giới và đứng chân được ở nội địa, có điều kiện đánh địch làm cho phong trào quần chúng được chuyển mở, tạo thế đứng cho du kích, địa phương quân hình thành được thế vây ép địch để bám sát và tiến công bằng 3 mũi. E là khu vực tập trung cơ quan đầu não ngụy quyền, nhiệm vụ của thị trấn Tân Châu là bám sát quần chúng, phát động nhân dân, giáo dục binh sĩ, vận động các tín đồ tôn giáo tham gia phong trào đấu tranh chống địch bắt lính, vơ vét, đôn quân... kết hợp với việc gỡ bót, tước súng của phòng vệ dân sự, tiến tới phá rã tuyến đồn bót phòng vệ dân sự, hình thành thế bao vây các đồn bót khác. D là khu vực địch tập trung bình định để vơ vét sức người sức của, là trung tâm chính trị, tôn giáo của đạo Hòa Hảo, nơi tập trung bọn đầu não tay sai... Vì vậy mục tiêu đấu tranh là: “Củng cố vững chắc Mặt trận đoàn kết đấu tranh, bao gồm tín đồ, ban trị sự, tề vệ do cơ sở Đảng lãnh đạo. Qua phong trào đấu tranh, tích cực xây dựng lực lượng tiến hành 3 mũi tấn công, tranh thủ lực lượng trung gian chức sắc, cơ sở cách mạng trong lòng địch, giữ mối quan hệ mật thiết với quần chúng”. Tỉnh lấy xã Phú Hữu, và huyện Tân Châu chọn xã Tân An làm trọng điểm chỉ đạo việc chuyển mở phong trào. Huyện ủy chỉ đạo các đội võ trang công tác xã kết hợp địa phương quân huyện tiếp tục bám cánh đồng chữ U, tiến hành võ trang tuyên truyền, phát triển cơ sở, hướng dẫn phát động quần chúng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống bắt lính. Trong mùa nước, bộ đội huyện đánh đồn Ống Bình Linh. Ngày 8/10/1974 địch sử dụng D226 hành quân bằng xuồng càn vào căn cứ B1. Địa phương quân cùng du kích xã Vĩnh Xương, Phú Hữu chặn đánh địch, chiến đấu dũng cảm trên địa bàn nước ngập mênh mông không có công sự. Quân ta diệt nhiều tên địch, thu 20 chiếc xuồng, 8 súng R15 và 1 đại liên. Huyện ủy tổ chức học tập quán triệt cho nội bộ và nhân dân thấy rõ âm mưu của Mỹ ngụy trong việc lợi dụng tôn giáo Hòa Hảo với nhiều thủ đoạn thâm độc, đòi “đạo tự trị có chủ quyền độc lập” thực chất là bọn chức sắc phản động muốn nắm khối Hòa Hảo để lường gạt, vơ vét gây tang tóc đói nghèo cho tín đồ và nhân dân. Vì vậy, chống âm mưu xây dựng lực lượng bảo an quân của Lương Trọng Tường, phá rã tổ chức bảo an quân là trọng tâm của việc phá kềm, giành quyền làm chủ cho dân. Lực lượng Hòa Hảo vận tập trung tuyên truyền trong đồng bào, hàng ngũ chức sắc, trị sự Hòa Hảo, tranh thủ lôi kéo những người trung gian, khéo léo khai thác mâu thuẫn của những người đối lập chống lại Tường. Nơi nào có cơ sở cách mạng trong ban trị sự thì tìm mọi cách vận động tín đồ phá rã tổ chức bảo an quân. Qua tuyên truyền vận động của ta và qua thực tế hành động cướp bóc, phản đạo, phản thầy của bọn bảo an quân, đa số đồng bào Hòa Hảo đã vùng dậy đấu tranh vạch mặt bọn “mượn danh đạo, tạo danh đời” của Lương Trọng Tường và tề ngụy. Nhân dịp lễ khánh thành chùa Phật Mẫu - Vĩnh Xương, cơ sở cách mạng hướng dẫn 1.500 đồng bào cầu nguyện hòa bình, hoạt động ủng hộ cách mạng. Trên 300 lượt đồng bào tín đồ Hòa Hảo, Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương và nhân dân các xã Vĩnh Xương, Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Phú Hữu tổ chức họp nhóm cùng cán bộ mặt trận, cán bộ Ông Mười học tập nội dung Hiệp định Paris, bàn bạc phân công nhau kêu gọi con em còn trong hàng ngũ ngụy quân trở về nhà làm ăn... Các ban trị sự Hòa Hảo trước đây chống phá cách mạng gay gắt nay cũng đã có quan hệ tiến bộ hơn với ta. Ban trị sự Hòa Hảo xã Phú Hữu tự nguyện góp 30 giạ lúa cho mặt trận, hứa không cho con em vào bảo an quân. Ban trị sự Hòa Hảo, Cao Đài ở Long Phú, Long Sơn không cho địch đặt pháo bắn qua Thường Phước. Đại đội thám báo ngụy gài mìn, lựu đạn ở các lối ra vào đồn làm nổ chết 2 người dân. Quần chúng nòng cốt vận động Ban trị sự tập hợp tín đồ đấu tranh, buộc địch nhận tội, gỡ hết bãi mìn và phải rút đại đội thám báo đi nơi khác. Lực lượng dân vệ không dám bung ra khỏi đồn, chúng hòa hoãn với ta, xã trưởng và trưởng cuộc cảnh sát, trưởng ấp quan hệ tốt hơn với quần chúng, đồng tình bao che thanh niên trốn lính. Binh tề ngụy ở Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc ủng hộ nhân dân đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris, đòi dân sinh dân chủ, chống bắt lính. Binh, tề ngụy thực hiện lệnh càn quét một cách chiếu lệ, không đi ra khỏi đồn quá 300 mét. Gần 2 năm sau khi ký Hiệp định Paris về đình chiến ở Việt Nam, bọn ngụy quyền phản động ở Sài Gòn, được đế quốc Mỹ che chở, đã ra sức phá hoại hiệp định, tìm cách lấn chiếm vùng giải phóng. Trong năm 1974, Huyện ủy Tân Châu hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao, lãnh đạo quân dân vượt qua nhiều khó khăn, đoàn kết dân tộc, tôn giáo chống âm mưu chia rẽ lực lượng giáo phái với cách mạng, đánh lui các cuộc hành quân chiếm đóng của địch. Thành tích của năm 1974 tạo đà phát triển cho cuộc đấu tranh giải phóng quê hương. **c) Củng cố, phát triển Lực lượng vũ trang đánh địch vi phạm hiệp định Paris, hưởng ứng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng quê hương** Cuối năm 1974, chiến trường miền Nam chuyển biến thuận lợi cho cách mạng. Trung ương quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975- 1976. Trên các chiến trường, quân dân miền Nam đồng loạt mở chiến dịch mùa khô 1974 - 1975. Tỉnh ủy Long Châu Tiền vạch kế hoạch mở 5 cao điểm tiến công (từ tháng 12/1974 đến tháng 4/1975). Chiến dịch mùa khô của tỉnh bắt đầu từ ngày 7/12/1974 . Trong cao điểm 1 tháng 12/1974, quân ta mở khu vực ruột Tam Nông, hậu Thanh Bình và tuyến Sở Thượng, Sở Hạ để tạo thế áp sát tuyến lộ 30, chuyển nhanh phong trào quần chúng các xã bìa Tân Châu, An Phú, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, đánh mạnh, gây thiệt hại lực lượng bảo an ở khu vực điểm, làm sụt giảm lực lượng dân vệ, phòng vệ dân sự ở khu vực diện, buộc địch phải thay đổi lại thế bố trí, co cụm về phòng thủ các thị trấn và các chốt chủ yếu. Đẩy mạnh phong trào chống bắt lính đôn quân, phá tổ chức bảo an quân của địch, mở rộng diện diệt ác, phá kềm, phá rã phòng vệ dân sự ở vùng yếu Hòa Hảo, nhanh chóng xây dựng phát triển lực lượng cách mạng, củng cố xây dựng mọi mặt vùng giải phóng. Huyện ủy Tân Châu triển khai Nghị quyết cấp trên và tích cực chuẩn bị lực lượng. Cuối năm 1974, thế bố trí của địch ngày càng co và mỏng dần, chúng rút 22 đồn bót ở Tân Châu, An Phú, Phú Tân. Tháng 2/1975 chúng giảm trận địa pháo Bến Nước nhưng tăng thêm 1 tiểu đoàn địa phương quân để đối phó lại tình hình biên giới. Riêng dân vệ và phòng vệ dân sự vẫn như trước, bộ máy kềm kẹp vẫn giữ nguyên. Lực lượng địa phương quân và nghĩa quân ngụy ở huyện Tân Châu vào tháng 4/1975 có 2 đại đội biệt lập: Đại đội 539 đóng ở quận lỵ Tân Châu, Đại đội 817 ở Tân An, nghĩa quân ở Tân Châu có 25 trung đội, địa phương quân 723 tên. Mâu thuẫn trong nội bộ địch ở Trung ương và địa phương ngày càng sâu sắc. Quận trưởng Tân Châu tìm mọi cách giữ bộ máy ngụy quyền đã rệu rã để đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân gần đến ngày hoàn toàn giải phóng. Trong cao điểm 1 trọng tâm của tỉnh là huyện Hồng Ngự. Tân Châu là điểm diện. Tuy vậy kết quả thực hiện của huyện Tân Châu đạt rất cao: đội võ trang chính trị và võ trang huyện, xã đã đột nhập hầu hết các xã, loại nhiều tên dân vệ, phòng vệ dân sự, tạo thế đứng chân ở Đồng Đức (Phú Hữu), Vĩnh Lộc, Tân An, Vĩnh Hòa (tháng 12/1974). Tháng 1/1975, các đội tiếp tục đột nhập võ trang tuyên truyền ở các xã biên giới, lấn địch, bám cửa khẩu Bắc Nam (Phú Hữu) tạo lõm du kích ở Vĩnh Lộc, phát động quần chúng tán phát truyền đơn ở Vĩnh Xương, Tân An. Lực lượng vũ trang huyện và du kích tổ chức tấn công địch nhiều trận thắng lợi. Bảo an quân có chiều hướng tan rã. Tuy vậy, Ban binh vận của huyện chưa tập trung đúng mức vào khâu phá rã phòng vệ dân sự đóng ở các đồn bót, công tác xây dựng lực lượng, cơ sở và nội tuyến còn ít và yếu. **4 - Lực lượng vũ trang Tân Châu trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử** Đầu năm 1975, cuộc tiến công chiến lược mùa khô bước vào cao điểm 2. Tuy quân địch đề phòng đưa thêm Tiểu đoàn 539/BA cùng với Tiểu đoàn 541/BA chốt chặt tuyến biên giới, nhưng quân ta vẫn đẩy mạnh tiến công. Địch giảm bớt càn quét nhưng vẫn còn tìm cách tăng cường lực lượng ở vùng tôn giáo nơi phong trào quần chúng yếu, tập trung xây dựng lực lượng cảnh sát phân chi khu để vừa khủng bố vừa xoa dịu, bắt hàng loạt bảo an quân đưa đi lính. Ngụy quyền cho đào 2.000 mét kinh từ Vĩnh Xương đến Phú Hữu để di dân lấn chiếm, cô lập vùng căn cứ. Huyện ủy lãnh đạo quân dân phá kế hoạch đào kinh của địch, đấu tranh chống địch bắt bảo an quân vào lính, tranh thủ ban trị sự hình thành mặt trận liên hiệp đấu tranh rộng rãi. Cơ sở cách mạng chi phối được một phần quần chúng tín đồ, chức sắc Hòa Hảo chống lại Thiệu. Chính quyền Thiệu giải tán bảo an quân. Phong trào biểu tình, võ trang quần chúng chống Thiệu nổi lên quyết liệt ở Tân Châu, An Phú, Hồng Ngự, Thanh Bình. Quân ta bám các lõm du kích Tân An, Vĩnh Xương, Vĩnh Lộc; bao vây đồn Đồng Đức từ ngày 6 - 16/2/1975. Công tác võ trang tuyên truyền phát động quần chúng ở Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Xương, Tân An, Vĩnh Hòa thu được thắng lợi. Ở Châu Phong, Long Phú và thị trấn Tân Châu củng cố được cơ sở, xây dựng được lực lượng, đưa phong trào đấu tranh quần chúng lên cao. Trong cao điểm 3, từ 8- 13/2/1975, đội võ trang công tác và bộ đội huyện liên tiếp đột nhập các xã Phú Hữu, Tân An, Vĩnh Hòa... tiến hành võ trang tuyên truyền phát động quần chúng tín đồ đòi lật đổ Thiệu, chống bắt lính, kêu gọi chồng con em bỏ súng về nhà. Lực lượng vũ trang và nhân dân mở rộng diện diệt ác phá kềm, phát triển thế bám trụ ở cánh đồng U, T hình thành lực lượng chính trị - quân sự - binh vận bao vây địch. Bước sang tháng 3/1975, thực hiện cao điểm 4, Huyện ủy chỉ đạo đẩy mạnh công tác diệt ác, trừ gian làm lỏng kềm, rã phòng vệ dân sự; xây dựng cơ sở ở các xã Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Xương, Tân An, Vĩnh Hòa. Du kích ở Phú Hữu và cánh đồng chữ U tăng thêm thế vây ép các đồn Đồng Đức, xóm Chùa. Quân ta áp sát hữu ngạn sông Tiền, tạo điều kiện mở đường hành lang sang Thường Phước. **5 - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ở Tân Châu toàn thắng** Trong lúc quân dân tỉnh Long Châu Tiền tiếp tục mở cao điểm tấn công địch, chuẩn bị thực hiện giai đoạn 2 của kế hoạch mùa khô, thì ở miền Trung và Tây Nguyên giành thắng lợi lớn, làm thay đổi cơ bản cục diện chiến trường, tạo ra khả năng giải phóng miền Nam trong mùa khô 1975. Trước đây, địch ở thế phòng ngự chiến lược, nhưng vẫn còn tìm cách bình định lấn chiếm để giành dân, giành đất vơi ta, đến thời điểm này chúng phải chuyển hẳn vào thế phòng ngự hoàn toàn, rút lui bỏ Tây Nguyên - vùng chiến lược quan trọng, rút bỏ nhiều thị xã, quận lỵ, để tập trung lực lượng phòng giữ những vị trí xung yếu vùng ven đồng bằng Khu 5, Sài Gòn, vùng ven đô và đồng bằng sông Cửu Long. Thường vụ Trung ương cục gởi toàn thể cán bộ đảng viên chỉ thị 02/CT75, thư và các bức điện 201/TV, 288/TV và 295/TV thông báo tình hình mới và hướng dẫn bổ sung những việc làm cấp bách đẩy mạnh phong trào địa phương, phối hợp với chiến trường giành thắng lợi lớn hơn nữa. Trung ương cục chỉ đạo tiến hành giai đoạn tổng công kích, tổng khởi nghĩa: “Chúng ta không được đẩy mạnh tấn công và nổi dậy một cách tuần tự theo tốc độ bình thường, không được chần chờ do dự, thỏa mãn với kết quả đã đạt được mà phải thật táo bạo, thật linh hoạt, thật nhạy bén, không cố định trong kế hoạch... tập trung sức đánh bồi, đánh nhồi địch trong khi chúng đang hoang mang rệu rã, đánh phủ đầu địch trước khi co cụm và triển khai phòng ngự, làm cho chúng sụp đổ nhanh không gượng lại được”. Vào hạ tuần tháng 3/1975, Tỉnh ủy Long Châu Tiền họp mở rộng trong 7 ngày, có đại diện các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, Vĩnh Lộc và Phú Hữu tham dự. Hội nghị xây dựng kế hoạch củng cố và phát triển lực lượng quân sự, an ninh võ trang, phát động phong trào quần chúng tấn công chính trị, binh vận chuẩn bị cơ sở bên trong để nổi dậy khởi nghĩa, hoàn toàn giải phóng quê hương. Huyện ủy Tân Châu tập trung tấn công chính trị, binh vận, lấy việc quân ngụy thất thủ rút lui bỏ Tây Nguyên và miền Trung để tuyên truyền tác động tinh thần binh sĩ ngụy, kêu gọi họ bỏ súng về nhà. Cùng với các mũi binh vận, chính trị, địa phương quân huyện và du kích các xã tăng cường bao vây các đồn bót địch ở biên giới, mở rộng căn cứ lấn ra các ấp Phú Thành, Phú Hiệp xã Phú Hữu, gỡ đồn vàm Bắc Nam. Đào chiến hào vào sát đồn Đồng Đức, du kích xã Tân An cùng một bộ phận địa phương quân huyện điều nghiên đánh đồn Lôi Thôi. Cách mạng miền Nam chuyển biến mau lẹ. Tây Nguyên, Bình Trị Thiên rồi suốt vùng duyên hải miền Trung lần lượt được giải phóng. Thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã điểm. Ngày 14/4/1975 Bộ Chính trị đặt tên chiến dịch tấn công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Đây là “một chiến dịch tiến công hợp đồng binh chủng quy mô lớn, kết hợp với nổi dậy của quần chúng để kết thúc chiến tranh. Đó là chiến dịch quyết chiến, chiến lược lịch sử”. Ngày 26/4/1975, Tỉnh ủy Long Châu Tiền nhận được điện của Khu ủy ra lệnh điều bộ đội đánh chiếm Thanh Bình để mở đường qua trung tâm vùng O. Mỗi xã phải xây dựng được 1 trung đội du kích, xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Huyện ủy Tân Châu đóng quân tại căn cứ B1, lực lượng cách mạng của huyện bao gồm các cơ quan dân chính, huyện đội, ccng an, du kích... Lúc này thanh niên tòng quân rất đông (phần lớn là thanh niên Việt kiều), Huyện ủy giao nhiệm vụ cho đồng chí Võ Phước Lâm và đồng chí Sáu Bằng nhận quân, phân bổ lực lượng cho các cánh quân trong toàn huyện. Huyện ủy chỉ để lại đội bảo vệ căn cứ, còn toàn bộ lực lượng huyện tập trung chia làm 3 cánh quân: một, áp sát đồn Đồng Đức xã Phú Hữu; cánh hai, thọc sâu xuống cánh đồng năm xã ém quân ở Giồng Găng (Vĩnh Hậu) và ba, chiếm giữ khu trù mật Giồng Trà Dên (Tân An). Dự kiến nếu thời cơ thuận lợi sẽ đánh đồn Đồng Đức làm bàn đạp tấn công giải phóng các xã Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc. Huyện ủy phân công đồng chí Dương Tấn Thi đưa lực lượng giải phóng xã Vĩnh Xương để rút kinh nghiệm chung cho toàn huyện. Trong lúc huyện đang triển khai lực lượng đánh đồn Đồng Đức, tin Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện làm phấn chấn tinh thần cán bộ, chiến sĩ có mặt tại căn cứ. Huyện ủy chỉ đạo cướp chính quyền trên địa bàn huyện. Lúc này phong trao cách mạng cơ sở tại chỗ của ta rất mạnh, các xã đều có chi bộ hợp pháp (trừ xã Phú Vĩnh), hoạt động mạnh nhất là 2 xã Long Phú và Tân An. Hay tin ngụy quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện và nhận được lệnh cướp chính quyền tại chỗ, cơ sở và quần chúng cách mạng vô cùng phấn khởi, lập tức tổ chức ngay lực lượng chiếm hầu hết trụ sở ngụy quyền ở các xã. Chiều ngày 30/4/1975, địa phương quân huyện, du kích xã và lực lượng tại chỗ chiếm Vĩnh Xương, đánh tan đám bảo an quân do tên Hữu Ý cầm đầu, buộc chúng phải chạy về Phú Lâm, 1 tiểu đoàn địch sau khi nổ súng bắn trả lực lượng cách mạng ở xã Thường Phước, chúng dùng 1 tàu cùng với 3 ghe tải chở quân qua sông hướng về ranh giới 2 xã Vĩnh Hòa - Vĩnh Xương, tổ du kích xã Vĩnh Xương phát hiện, tàu đến gần bờ, du kích nổ súng uy hiếp, bọn chúng hoảng sợ kéo cờ trắng đầu hàng, du kích bắt 83 tên giải về căn cứ, thu hơn 100 súng các loại, Vĩnh Xương là xã giải phóng đầu tiên của huyện, góp phần quan trọng cho chiến dịch giải phóng huyện nhà. Lực lượng cách mạng phối hợp với cơ sở tại chỗ chiếm Vĩnh Hòa. Du kích xã Tân An và cơ sở cách mạng phối hợp với các cánh quân của huyện chiếm Tân An, kéo cờ giải phóng lên trụ sở hành chánh xã và các căn cứ quân sự địch đóng trên địa bàn. Sáng hôm sau, hay tin Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An giải phóng; Long Phú, Phú Vĩnh rồi lần lượt các xã khác đã huy động lực lượng tại chỗ giành chính quyền. Trong lúc đang mở chiến trường Thanh Bình, được tin Dương Văn Minh đầu hàng, lực lượng tỉnh Long Châu Tiền quay lại giải phóng quận lỵ Tân Châu. Tối 30/4/1975, bộ đội tỉnh chia làm 3 mũi từ Thường Thới vượt sông Tiền qua thị trấn Tân Châu phối hợp với lực lượng tại chỗ kêu gọi tên quận trưởng đầu hàng. Đồng chí Nguyễn Văn Sương, cán bộ hợp pháp cùng với đội võ trang công tác của tỉnh, huyện do đồng chí Đoàn Trường An chỉ huy, khống chế trung tá quận trưởng Trần Thanh Hùng, buộc hắn kêu gọi binh sĩ đầu hàng, tránh đổ máu. Trước khí thế cách mạng, áp lực của lực lượng vũ trang và sự vận động tại chỗ của cán bộ đảng viên, tên quận trưởng chấp nhận đầu hàng, giao nộp vũ khí. Sau khi ngụy quyền tuyên bố đầu hàng, bọn tề xã cùng một số chỉ huy ngoan cố cưỡng ép một số phòng vệ dân sự, bảo an rút chạy về thánh địa Hòa Hảo. Trên đường rút chạy từ Vĩnh Lộc qua Vĩnh Hậu, bị du kích xã Vĩnh Hậu đánh chặn, chúng quay lại rã ngũ tại xã Vĩnh Lộc. Du kích xã thu hơn 100 súng. Huyện Tân Châu được hoàn toàn giải phóng vào sáng ngày 1/5/1975. Cờ giải phóng tung bay trước dinh quận trưởng ngụy quyền. Ngay sau đó ảnh Bác Hồ được treo khắp nơi từ dinh quận, chi thanh niên, chi cảnh sát... và được treo cao trước cửa trụ sở xã Long Phú, ngay trung tâm chợ huyện Tân Châu. Sáng hôm sau hàng ngàn lượt nhân dân tự động diễu hành chào mừng giải phóng, chiêm ngưỡng ảnh Bác Hồ mà mọi người hằng mong đợi. Các trụ sở ở quận lỵ Tân Châu do lực lượng của tỉnh Long Châu Tiền quản lý, Huyện ủy Tân Châu tạm đóng tại Đình thần xã Tân An. Ngày 15/5/1975, Tỉnh ủy Long Châu Tiền chỉ đạo sáp nhập hai huyện An Phú và Tân Châu lại thành huyện Phú Châu. Cơ quan hành chánh đặt tại thị trấn An Phú. Huyện Phú Châu gồm 17 xã và 1 thị trấn đều có chi bộ và chính quyền cách mạng lâm thời ở cơ sở. Chính quyền về tay nhân dân, hầu hết những người yêu nước đều tham gia cách mạng, phần đông thanh niên vào du kích xã, được trang bị vũ khí lấy của địch, ngày đêm giữ vững an ninh trật tự địa phương, đập tan mọi mưu đồ chống phá cách mạng. Chính quyền cách mạng kêu gọi binh lính ngụy, bọn tề xã, ấp ra trình diện, giải thích chính sách khoan hồng của Chính phủ cách mạng lâm thời, tổ chức cho họ học tập và đưa họ trở lại cuộc sống bình thường. Đối với bọn ác ôn có tội với nước, với dân được đưa đi cải tạo. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã “Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào”. Với lực lượng tại chỗ phối hợp với lực lượng của tỉnh, quân dân Tân Châu hoàn thành nhiệm vụ giải phóng quê hương, tích cục góp phần cùng quân dân cả nước thống nhất tổ quốc. Sau những năm dài chiến đấu gian khổ, hy sinh quân và dân Tân Châu cùng cả nước vui mừng chiến thắng, vui mừng đất nước được hoàn toàn tự do độc lập. Đó là hoài bảo lớn nhất của bao thế hệ cha ông, là sự hy sinh gian khổ của lớp lớp người nối tiếp. Lực lượng vũ trang Tân Châu dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng cùng với nhân dân trong huyện đưa công cuộc kháng chiến ở địa phương đạt thắng lợi hoàn toàn. --- **Chú thích** (1) Từ tháng 7/1961, Huỳnh Công Cứng cùng với con là Huỳnh Trung Hiếu lập đảng cướp “Cánh buồm đen”, “Cua vàng”, lấy cánh đồng Phú Lâm, Phú An, Hòa Hảo (Tân Châu), Hòa Lạc, Hưng Nhơn, Hiệp Xương (Châu Phú) làm sào huyệt. Chúng có cơ sở ở hầu hết các xã huyện Tân Châu và tả ngạn sông Hậu thuộc huyện Châu Phú. Chúng gởi thơ tống tiền hoặc bắt cóc người trong gia đình ra giá buộc phải nộp chuộc. Đối với gia đình cơ sở cách mạng, khi phát hiện, chúng chỉ cho chính quyền ngụy để lãnh thưởng. Ngụy quyền dung dưỡng chúng, mặc cho nhân dân thán oán! (1) Nông dân gọi là “radio ấp chiến lược”. (1) Xem phụ lục 1 trang 316. (2) Xem phụ lục 1 trang 316. (1) Từ khi Hiệp định Paris 27/1/1973 có hiệu lực, ngoài vùng U (Tân Châu), T (An Phú) các phần còn lại của tỉnh An Giang dần bị chia cắt, tách với lực lượng của tỉnh. Các cơ quan lãnh đạo huyện, thị phải phân tán thành nhiều bộ phận, làm cho sự lãnh đạo thiếu tập trung, phong trào cách mạng không chuyển kịp tình hình mới nên TW cục quyết định điều chỉnh, chia nhỏ một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Cắt 2 huyện (Châu Phú-Châu Thành) và 2 thị xã (Long Xuyên-Châu Đốc) của tỉnh An Giang nhập vào tỉnh Châu Hà, đổi tên thành tỉnh Long Châu Hà. 3 huyện Tân Châu, An Phú, Phú Tân của tỉnh An Giang nhập với Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông của tỉnh Kiến Phong thành tỉnh Long Châu Tiền. 4 huyện và 1 thị xã của tỉnh Kiến Phong còn lại cùng 4 huyện, 1 thị xã của tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh Sa Đéc. --- Nguồn: http://ongngoai-gia.blogspot.de/2017/12/ii-llvttc.html

CĂN CỨ GIỒNG TRÀ DÊN TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC

I. Địa hình căn cứ

Căn cứ Giồng Trà Dên xưa gần như nằm trọn vẹn trên phần đất xã Tân An. Nay Giồng Trà Dên nằm trên vùng đất thuộc các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương và Phú Lộc. Xung quanh là đồng bằng, cách quận lỵ Tân Châu khoảng 5 km về phía Bắc, cách quận lỵ An Phú khoảng 10 km về phía Tây Bắc, cách Vàm Xáng Tân An khoảng 2 km, cách bờ sông Tiền và cách Kinh Xáng khoảng 2 km, vùng đất thấp 6 tháng khô, 6 tháng ngập nước.

Giồng Trà Dên xưa là nơi thiên nhiên hoang dã, có nhiều lớp tre rừng gai chằng chịt xen lẫn cây gòn gai cổ thụ và nhiều loại cây tạp hoang dại lâu đời, tạo thành khu rừng cây cao sầm uất. Từ khi có phong trào cách mạng nơi đây được dùng làm căn cứ hoạt động.

Căn cứ Giồng Trà Dên có chiều dài hơn 4 km, chiều ngang nơi rộng nhất 2 km, chỗ hẹp nhất chừng 800 mét. Rừng tre có 4 chòm tre chính: chòm tre Bà Cả, chòm tre ông Năm Mắm, chòm tre ông Quảng, chòm tre Am Lôi Thôi và nhiều cụm, nhiều lớp tre gai mọc hoang lấn dài đến biên giới Campuchia. Ngoài khu rừng tre phủ kín rậm rạp, xung quanh còn có những hầm rộng, hố sâu tự nhiên xen lẫn những con rạch như rạch Mà Ca (còn gọi rạch ông Tà), rạch Thâm Rôn (rạch bà Cả Bầu), rạch Thâm Rui, rạch Trà Dên, rạch Sẻo Mác, Láng Cá Tra, Láng Tượng, Láng Dộp, Láng Trà, Bàu Ốc, Sình Cá Rô… với các loại cây bói, lau, sậy, đưng đan xen chằng chịt. Dưới các lung, rạch... lục bình, nghể và các loại cây cỏ nước sống lâu năm hình thành một lớp dày trên mặt nước và phủ kín những khoảng rộng, hẹp, tạo thành những chòm đóm mê địa, sơ khai. Cách rừng tre không xa về phía Tây, có một quả núi thấp, người dân xa gần quen gọi là Núi Nổi, chiếm diện tích khoảng 1.000m2, Núi Nổi ở xa trông chỉ cao hơn mặt ruộng, nhưng có điều lạ là cho dù những năm lũ rất cao nước cũng chỉ ngập đến chân núi (vì thế dân gian gọi là Núi Nổi).

Theo sách Tân Châu của Nguyễn Văn Kiềm, ngày xưa nơi đây là vùng hoang vu, có nhiều thú dữ, nhiều nhất là voi, chúng thường nhập bầy ra bờ sông cái (sông Tiền) uống nước, những con đường voi đi lâu ngày tạo thành những con rạch như trên.

Rừng tre thiên nhiên này là nơi họp bí mật của các lực lượng cách mạng Tân Châu qua các thời kỳ, là nơi che chở cán bộ hoạt động tránh được sự theo dõi của địch, là căn cứ địa quan trọng của các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn, nhất là đối với lực lượng vũ trang Tân Châu trong suốt hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

II. Giồng Trà Dên trước cách mạng tháng 8/1945

Trước cách mạng tháng Tám 1945, Giồng Trà Dên còn là vùng hoang vắng, nhà cửa thưa thớt. Các sĩ phu yêu nước khởi nghĩa thất bại ở nơi khác dựa vào rừng tre này ẩn náo như thầy chùa Thiện, chánh lãnh binh Trần Văn Thọ, phó lãnh binh Trần Hữu Hạnh của nghĩa quân Bờ Đồn (Vĩnh Hòa).

Các phần tử bất lương, trộm cướp từ các xã xung quanh cũng lợi dụng địa hình này trốn tránh sự truy nã của chính quyền. Đồng bào nghèo không tiền đóng thuế thân cũng vào đây trú ẩn.
Vào giữa năm 1930, chi bộ Đảng xã Tân An, Vĩnh Hòa được thành lập gồm các đồng chí Tô Thành Khải, Dương Văn Quảng, 5 Khuyên do Tô Thành Khải làm bí thư. Rừng tre thiên nhiên này là nơi họp bí mật của chi bộ xã tránh được sự theo dõi của địch. Lợi dụng địa hình này, năm 1938, đồng chí Trịnh Đình Thước, bấy giờ là ủy viên Ban cán sự Tỉnh ủy Châu Đốc, mở cuộc mít tinh có hàng trăm quần chúng từ các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, các xã ven biên giới Campuchia (Chòm Dầu, Phú Mỹ, Vĩnh Lợi Trinh...) đến dự. Đồng chí Trịnh Đình Thước tuyên truyền về sự ra đời của Đảng, kêu gọi dân chúng đứng lên đánh đuổi thực dân, phong kiến, tháo ách gông xiềng nô lệ, giành độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho dân cày. Sau phong trào Mặt trận Bình dân Pháp tan rã, Trịnh Đình Thước bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh.
(* Mặt trận Bình dân Pháp là một liên minh chính trị của các lực lượng cánh tả ở Pháp, bao gồm Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản, Chi hội Pháp của Công nhân Lao động Quốc tế (SFIO) và các chính đảng, tổ chức chính trị khác trong thời kì 1935 – 1938).

Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, Giồng Trà Dên là nơi một số đồng chí bị Pháp truy kích về trú ẩn và bắt liên lạc hoạt động lại. Nhờ có rừng tre tự nhiên này, chi bộ xã Tân An - Vĩnh Hòa vẫn tồn tại.

Năm 1942, đồng chí Tám Dưa (Bí thư Liên tỉnh ủy miền Tây đã mở nhiều cuộc họp bí mật, duy trì tổ chức Đảng và phát triển Mặt trận Việt Minh, Thanh niên Cứu quốc... Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chánh Pháp, Thanh niên Tiền phong, một tổ chức hợp pháp được thành lập. Thanh niên tiền phong Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, (thường gọi tắt là An Hòa Xương) ngày đêm luyện tập võ nghệ. Tín đồ các tôn giáo Hòa Hảo, Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương cũng có phong trào học võ khá sôi nổi. Trong cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền Tháng Tám 1945, hàng trăm thanh niên Tiền phong An Hòa Xương, tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của chùa Thầy Bảy Vĩnh Xương… tham gia cướp chính quyền ở Tân Châu và Châu Đốc.

III. Giồng Trà Dên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)

Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân thoát khỏi ách thực dân phong kiến, bắt đầu xây dựng cuộc sống mới. Ủy ban Nhân dân xã được thành lập gồm đại diện nhiều thành phần: đảng viên, người theo đạo Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, những cá nhân hoạt động trong Hội tề cũ trước đây không làm khó dễ dân cũng được tham gia chính quyền. Thanh niên hăng hái gìn giữ xóm ấp. Chị em phụ nữ thành lập hội và thường xuyện họp mặt để sinh hoạt chính trị, xã hội. Các lớp bình dân học vụ xóa mù chữ được mở ra.

Niềm vui chẳng được bao lâu, ngày 23/9/1945, Pháp trở lại xâm chiếm nước ta lần nữa. Nhân dân ta lại đương đầu với trận chiến đấu kéo dài suốt 9 năm. Dưới sự chỉ đạo của Quận ủy Tân Châu, 3 xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương xây dựng Giồng Trà Dên thành căn cứ cách mạng.
Trong thời kỳ này Tỉnh ủy Châu Đốc lập 5 phòng tuyến ở các nơi xung yếu hình thành mặt trận đánh quân xâm lược Pháp, trong đó có phòng tuyến Vàm Kinh Xáng - Tân An. Ở đây, Tự vệ chiến đấu quân và Cộng hòa Vệ binh quận Tân Châu vận động nhân dân kéo hàng chục ghe chài có trọng tải lớn do Nhật bỏ lại chặn tàu địch từ Tân Châu qua Châu Đốc.

Ngày 23/1/1946, Pháp trở lại chiếm đóng Tân Châu, chiếm đóng nhiều đồn bót và lập lại bộ máy tề xã.
Pháp chiếm, bộ máy chính quyền nhiều thành phần của cách mạng bị phân hóa, chỉ còn lại lực lượng yêu nước theo Đảng Cộng sản Đông Dương và Thanh niên Tiền phong.
Dân quân du kích xã Tân An, Vĩnh Hòa được thành lập do đồng chí Phạm Hùng Việt (Mãng) phụ trách. Đội nữ dân quân do đồng chí Năm Lẹ chỉ huy gồm có các đồng chí Bảy Chuối, Huỳnh Thị Lào, Sáu Thất, Năm Ngôi, Ven, Sáu Bồng, Ba Mửng... cũng được thành lập góp phần bảo vệ làng xóm, bảo vệ căn cứ.

Có căn cứ, ngoài lực lượng cách mạng 3 xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương bám trụ, còn nhiều lực lượng khác như Chi đội 22 Công binh xưởng chế tạo vũ khí của Chi đội Hoài U. Chủ trì chùa Núi Nổi góp chuông đồng của chùa cho công binh xưởng, nhiều đồng bào đã góp mâm thau, nồi đồng để chế tạo vũ khí. Bộ đội Lê Bá, Trần Thắng, Bùi Văn Danh, Cộng hòa Vệ binh của Hùng Cẩm Hòa, lực lượng bộ đội hải ngoại Quang Trung thành lập tại Thái Lan cũng dựa vào căn cứ này xuất kích đánh địch ở các xã lân cận, đồng thời hoạt động sâu xuống các xã ở lộ đá Tân Châu - Châu Đốc.

Tháng 4/1946, Ban trừ gian của tỉnh kết hợp địa phương quân và lực lượng các xã giải tán hàng loạt bộ máy tề xã ở An Hoà Xương.
Tháng 5/1947, lực lượng Pháp cùng tay sai là bảo an quân của Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán) vượt kinh xáng tiến chiếm An Hòa Xương, Phú Hữu, ống Bình Linh, tất cả hơn 1.800 quân. Phía ta chỉ có dân quân du kích các xã và một tiểu đội địa phương quân. Sau hai ngày cầm cự, lực lượng cách mạng An Hòa Xương được lệnh của Quận ủy rút qua tả ngạn sông Tiền (xã Thường Phước).
Chiếm được An Hòa Xương, chúng bố trí cho Chi đội Hắc Long trang bị đầy đủ vũ khí trú đóng tại Vĩnh Xương, còn Lâm Thành Nguyên đóng tại nhà Cả Võ ở Giồng Trà Dên. Đồng bào di tản không kịp bị chúng giết hại lên đến hàng ngàn người. Bộ đội Trần Thắng từ vùng bảy núi hay tin kéo binh về cứu số đồng bào còn lại vượt sông Tiền sang Thường Thước.
Âm mưu của Pháp là chiếm đóng cho được An Hòa Xương để cắt đường liên lạc giữa khu 8 và khu 9, chủ động kiểm soát đường biên giới và hai bờ sông Tiền từ Hưng Lợi đến Tân Châu, tiến sang tả ngạn sông Tiền chiếm đóng các xã Thường Phước và Đồng Tháp Mười. Giữ được căn cứ Giồng Trà Dên, An Hòa Xương có tầm quan trọng đặc biệt, là xương sống nối liền khu 8 và khu 9.
Lực lượng cách mạng An Hòa Xương cũng như của quận Tân Châu gặp vô cùng khó khăn vì khi tránh địch sát hại, hầu hết ra đi không kịp mang theo đồ đạc, cả quần áo. Cán bộ, quần chúng lâm vào cảnh đói khổ, thiếu thuốc men, không có nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Trong khi đó địch thường xuyên tràn qua đây bố ráp, cướp phá. Tàu Pháp đánh liên miên, chỉ thấy dạng người thấp thoáng là chúng bắn. Dù vậy, chỉ sau hơn hai tháng ổn định lại tổ chức, Quận ủy Tân Châu cử tổ quân báo gồm các đồng chí Mười Tương, Bảy Phát (Bảy Chía), Yểm, Tâm trở về địa phương nắm tình hình địch, móc nối lại cơ sở, xây dựng lại địa bàn hoạt động.
Trở về vùng địch tạm chiếm lúc bấy giờ cực kỳ nguy hiểm. Đồn bót bảo an quân đóng dày đặc. Dân chúng tránh chiến tranh di tản phần lớn, tàu địch tuần tiễu trên sông 6 chiếc lên, 4 chiếc xuống. Tổ quân báo chỉ được trang bị chiếc xuồng 3 lá làm phương tiện vượt sông trên đoạn có chiều rộng gần 2 cây số. Vũ khí chỉ có gươm, giáo... Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Vì sự nghiệp cách mạng các đồng chí quyết làm tròn sứ mệnh để đưa lực lượng ta trở về bám trụ xây dựng lại căn cứ.
Vượt sông đã khó, khi về đến địa bàn xã lại càng khó hơn. Dù vậy, tổ quân báo hoàn thành nhiệm vụ, ngoài việc nắm địch tình, anh em còn rải truyền đơn gây niềm tin trong đồng bào rằng Việt Minh vẫn tồn tại không như địch phao tin. Dần dần cán bộ An Hòa Xương trở về bám địa bàn An Hòa Xương, bám Giồng Trà Dên hoạt động.
Tháng 4/1948, tỉnh Long Châu Tiền được thành lập. Các xã ghép lại như Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương thành An Hòa Xương; Long Sơn, Long Phú, Phú Vĩnh thành Vĩnh Sơn Long vì thiếu cán bộ.
Giữa năm 1948, Xứ ủy chủ trì hội nghị với đại diện Tỉnh ủy Long Châu Tiền và một số ngành liên quan như đại diện Bộ chỉ huy quân sự địa phương do Nguyễn Quang Việt và Nguyễn Phước Trẫm tham dự, quyết định giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 115 chiếm lại huyện Châu Phú B và An Hòa Xương với lực lượng: đại đội 1027, đại đội 1029, đại đội 1035, đại đội 1030 cùng các lực lượng địa phương. Chỉ huy: Nguyễn Phước Trẫm, Nguyễn Trường Can (cán bộ trực chiến đấu), Nguyễn Quang Hạn (quân báo).
Với quyết tâm chiến đấu bảo vệ đồng bào, bảo vệ căn cứ, cán bộ và nhân dân xã đã điều động trên 100 xuồng, ghe từ Mương Kinh (Thường Phước) đến điểm hành quân 16 km đường sông. Có lúc phải vác ghe xuồng trên vai vì nước mới tràn đồng, có nơi gò cao còn cạn, vất vả suốt ngày quyết có đủ phương tiện cho trận quyết chiến.
Ngày 24/8/1948, sau khi nắm chắc tình hình địch, bộ đội ta đã rầm rộ vượt sông. Khi vượt sông, một tiểu đội đại liên vì ghe chở nặng đã trôi đến gần một chốt tiền tiêu của giặc, chúng nổ súng. Ta liền bắn tỉa và sáp vào bờ chiến đấu tiêu diệt 4 tên, bắt sống 2 tên, thu 1 tiểu liên và 4 súng trường. Toàn bộ lực lượng ta lên bờ an toàn.
Sau nắm cơm vắt đỡ lòng buổi sáng, lực lượng ta được lệnh tiến công. Trời vừa tờ mờ sáng, đại đội 1027 và 1030 nã đạn cầu vòng vào phòng tuyến giặc, mục tiêu là những ổ súng máy của chi đội Hắc Long. Đại đội 1035 và 1029 ở phía sau. Mục tiêu của 1035 là chiếm địa bàn xã Vĩnh Hòa, một cù lao ở ngoài sông cách xã Tân An một lạch nước không sâu. Đại đội 1029 án ngữ chặn giặc từ Hưng Lợi. Theo kế hoạch khi mặt chính diện 1027, 1030 dồn địch đến xã Tân An thì đại đội 1029 băng đồng đánh chiến Núi Nổi và đánh thẳng vào tổng hành dinh của Hai Ngoán, nhà Cả Võ Giồng Trà Dên .
Để đối phó lại ta, giặc đã đào sẵn 8 chiến hào từ bờ sông Tiền vào trong đồng dài khoảng 800 mét. Lợi dụng chiến hào giặc, qua đợt xung phong đầu, ta đã diệt 70 tên và làm bị thương một số tên khác. Càng tiến sâu vào phía Tân An, giặc yếu dần sức chiến đấu. Đến 9 giờ, lực lượng ta đã lần lượt vượt qua 5 phòng tuyến của giặc và hình thành một thế bao vây. Tại đây chi đội “Hắc Long” tan rã. Tên chi đội trưởng bị tiêu diệt.
Đến 13 giờ, đại đội 1029 được điều động thay thế đại đội 1027 ở chính diện. Một trung đội của đại đội 1029 đụng phải một đơn vị địch từ xã Vĩnh Hòa rút chạy về tổng hành dinh. Trung đội này đã chiến đấu và đánh tan đơn vị của giặc. Một trung đội khác của 1029 trên đường băng sang chiếm Núi Nổi đã bắt gặp bộ phận tiếp tế đạn do tàu Pháp chuyển lên từ sông Hậu. Bọn này bị ta diệt gọn và ta đã thu được gần 1 tấn đạn đủ loại.
Cũng vào lúc này, đại đội 1030 đã đến đầu Giồng Trà Dên. Một khẩu trung liên 7 ly 7 của ta bố trí ngang đường cách nhà Cả Võ 3 km. Ta phát hiện toán quân của địch từ phía Tân An tiến lên liền nổ súng, 4 tên chết tại chỗ, 2 tên bị bắt sống. Sau mới biết Lâm Thành Nguyên chưa hay tin chi đôi Hắc Long bị tiêu diệt đến bắt liên lạc bị ta nổ súng. Lâm Thành Nguyên bị thương. Ta tiếp tục truy địch đến bờ Kinh Xáng thuộc xã Tân An, đến 9 giờ đêm im tiếng súng. Ta chiếm lại An Hòa Xương và Châu Phú B. Căn cứ An Hòa Xương được khẩn trương xây dựng lại.
Từ căn cứ này, lực lượng cách mạng đi hoạt động đến Tân Châu, xây dựng cơ sở ở Vịnh Đồn. Địch luôn tìm cách đánh phá để hủy diệt căn cứ, tiêu diệt cán bộ cách mạng bám trụ nơi đây. Tàu Pháp từ sông Tiền vòng vô Xép Cỏ Găng bắn đại bác vào căn cứ liên tục. Các đại đội 8 của Cò Dốt, Cò Ngượt, đại đội 33 ở Châu Đốc vượt đồng đánh vào, có ngày đánh 3 trận, nhưng căn cứ thiệt hại không đáng kể.
Năm 1949, địch đóng đồn Xép Cỏ Găng, đồn Tuần Mẹo, Núi Nổi, Rạch Bà Cả. Vùng đất này bị chia tuyến: từ Mương Sâu lên Vĩnh Xương do lực lượng cách mạng đóng, từ Mương Sâu trở xuống Vàm Xáng (khoảng 3km) địch chiếm đóng. Bấy giờ An Hòa Xương đứt liên lạc với huyện ủy (đang đóng ở Thường Phước) có khi cả tháng cũng không nhận được sự chỉ đạo cấp trên nhưng lực lượng vẫn quyết tâm bám trụ. Thiếu lương thực, được Khu ủy chi viện, nhưng gạo để lâu ngày khi nấu cơm rất khó ăn, bấy giờ anh em chiến sĩ đặt cho cái tên “gạo căm xe”. Có chén cơm “gạo căm xe” đỡ dạ, dân quân, du kích xã vừa bám đất vừa thọc sâu hoạt động đến Vịnh Đồn, đến Kinh Xáng đánh địch.
Đội nữ dân quân du kích góp phần cùng cánh nam, hợp đồng đánh tiêu diệt đồn Tuần Mẹo, chị em dùng hom dâu thiêu hủy đồn. Các chị em nữ như chị Năm Lẹ, Năm Sen, vợ chồng chín Hoàng Hải... rất can đảm cùng du kích đánh tàu Công Go của Pháp lấy được cây trung liên. Nhưng để chuẩn bị đánh lô cốt ở đuôi cồn, chị Sáu Bồng giả câu cá gần đồn để quan sát bị chúng phát hiện bắt đánh chị đến chết.
Năm 1950, để đẩy mạnh hoạt động phối hợp chiến trường, lực lượng vũ trang Tân Châu nâng lên thành Đại đội địa phương quân huyện có 150 đội viên do Trương Bình Khiêm làm Huyện đội truởng.
Nhiệm vụ của huyện đội là bảo vệ đường giao thông giữa khu 8 và khu 9. Ngoài ra còn tổ chức phối hợp với các đơn vị du kích liên xã được trang bị vũ khí để hoạt động, trong đó du kích An Hòa Xương là đội quân chiến đấu dũng cảm, đánh thắng nhiều trận.
Tháng 12/1950 huyện Phú Châu được thành lập, An Hòa Xương thuộc huyện này.
Đại đội 1035 của huyện kết hợp với du kích tấn công đại đội 14 của địch ở ống Bình Linh mở rộng căn cứ liên hoàn Giồng Trà Dên - ống Bình Linh từ An Hòa Xương đến biên giới Bắc Nam, Phú Hữu.
Lợi dụng mùa nước lũ năm 1952, địch tăng cường hoạt động ở An Hòa Xương. Pháp sử dụng lực lượng dân xã của Hai Ngoán mở cuộc càng lớn. Đại đội 1035 cùng tiểu đoàn 311 chặn đánh quyết liệt buộc chúng lui quân, ta tiến đánh lô cốt Núi Nổi, Xép Cỏ Găng, đồn Tuần Mẹo. Địch tập trung lực lượng lớn phản kích. Ta rút lui để bảo tồn binh lực. Đến hết mùa nước lực lượng Phú Châu lại trở về. Bây giờ căn cứ ống Bình Linh, Giồng Trà Dên hân hạnh đón tiếp đồng chí Lê Đức Thọ (ủy viên Trung ương Đảng) trên đường đi Nam Vang ghé thăm cán bộ, chiến sĩ Phú Châu. Chứng kiến trận chống càn vào căn cứ đồng chí đã khen ngợi anh em cán bộ, chiến sĩ, tỏ lời cảm thông sự vất của bộ đội, du kích.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, xuất phát từ căn cứ Giồng Trà Dên, bộ đội Phú Châu đánh địch nhiều trận, phá ủy nhiều lô cốt từ Vịnh Đồn đến lộ đá Tân Châu. Căn cứ vẫn giữ được cho đến ngày ký kết Hiệp định Genève.
Căn cứ Giồng Trà Dên - An Hòa Xương tồn tại trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, trong khi địch cũng quyết tâm chiếm vùng đất này đứng chân để khống chế tuyến biên giới, nhưng chúng đã thất bại. Đạt được kết quả đó trước hết Huyện ủy đã nhận thấy vi trí quan trọng của căn cứ và chỉ đạo đúng đắn, đưa cán bộ, lực lượng vũ trang huyện về bám vùng. Vai trò quyết định phải nói đến sự kiên cường bám trụ, dám hy sinh của quân và dân An Hòa Xương. Cán bộ, chiến sĩ chịu đựng gian khổ, dũng cảm, mưu trí kết hợp cùng lực lượng vũ trang địa phương, đại đội 1035 đẩy lùi từng trận càn, đánh địch từ xa hạn chế chúng ruồng bố.
Để giữ vững căn cứ, hơn 30 chiến sĩ du kích hy sinh. Có người chết vì bị tù đày tra tấn dã man... Sự chiến đấu dũng cảm của quân và dân Giồng Trà Dên - An Hòa Xương là truyền thống tốt đẹp được đồng bào phát huy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau này.

IV. Căn cứ Giồng Trà Dên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

1 - Giai đoạn 1954 - 1960

Hiệp định Genève được ký kết. Miền Nam chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị.
Trong quá trình tiếp nhận chính quyền từ tay thực dân Pháp, Ngô Đình Diệm tiến hành thống nhất các lực lượng giáo phái, Nguyễn Giác Ngộ, Hai Ngoán, Năm Lửa lần lượt đầu hàng (riêng Ba Cụt trong lúc điều đình với Diệm bị bắt và bị tử hình ở Cần Thơ). Một số đại đội của Hai Ngoán ly khai chống Diệm... Lê Hồng Tươi thành lập tiểu đoàn Lê Văn Duyệt chiếm đóng khu vực Tân Châu, chiếm Giồng Trà Dên làm căn cứ. Trong tiểu đoàn Lê Văn Duyệt, lực lượng cách mạng được đưa vào trong ban tham mưu và được cho thành lập riêng 1 đơn vị mang tên Đại đội 4, đa số là người xã Tân An, Vĩnh Hòa, như các đồng chí Ba Tài trong ban tham mưu, Út Dũng (Huỳnh Văn Dũng, tên thường dùng là Dũng Khoe) Đại đội trưởng Đại đội 4, Bá Tùng, Sơn Sóc...

Trong hai năm 1956, 1957 Đại đội 4 làm nòng cốt cùng tiểu đoàn Lê Văn Duyệt đã chiến đấu nhiều trận chống càn của lực lượng bảo an liên đội 7 - người Nùng, tỉnh đoàn bảo an và địa phương quân Tân Châu vào căn cứ. Trong các trận chiến đấu 2 đồng chí Nhâm và Tiểu đã hy sinh. Ngày 14/7/1958 Lê Hồng Tươi đầu hàng Diệm, các đồng chí đại đội 4 bám vùng biên giới chờ đợi thời cơ trở về hoạt động. Giồng Trà Dên thuộc quyền kiểm soát của địch.

  • Xây dựng căn cứ 1960

Căn cứ là địa bàn đứng chân để bung ra hoạt động, không có căn cứ không thể có phong trào cách mạng. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Tân Châu, quân dân Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương nhận rõ được tầm quan trọng đặc biệt đó. Khi được phép hoạt động vũ trang, lực lượng cách mạng Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương tiến hành xây dựng căn cứ. Cuối năm 1959 đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc, Bí thư huyện ủy cùng các cán bộ văn phòng về ở nhà đồng chí Tuấn và các gia đình xung quanh ở ấp Vĩnh Bường xã Vĩnh Hòa, chỉ cách đồn Tam Giác khoảng 300 mét để xây dựng cơ sở, lực lượng chính trị. Du kích mật xã Tân An, Vĩnh Hòa… được thành lập.
Ngày 2/7/1960, Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc, đồng chí Út Dũng, tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 510 chỉ huy, phối hợp cùng kích Tân An, Vĩnh Hòa tiến đánh hạ đồn Tam Giác (Chi bộ xã Tân An vận động được đồn phó đồn Tam Giác là Nguyễn Văn Hạnh làm nội tuyến) diệt 4 tên lính bảo an thu 3 trung liên, 7 tiểu liên, 3 carbine, 3 garant, 3 trường mas và nhiều loại đạn dược, số súng vô cùng quý hiếm trong thời điểm bấy giờ. Tên Tề bỏ chạy về quận bị gián chức. Địch phải bỏ đồn Tam Giác 6 tháng sau mới mới lập lại.
Được tin đồn Tam Giác thất thủ, địch lồng lộn, chúng cho bảo an lùng sục bắt bớ những người chúng tình nghi có liên quan móc nối nội tuyến. Các đồng chí tham gia trận đánh thoát ly kịp thời. Một số dân thường bị bắt, trong đó có anh Lúa chạy xe phôlích, chúng đem anh về quận Tân Châu đánh đập đến chết rồi lén chở đến nhà mát mộ Sư Ông phao tin anh Lúa bỏ chạy, bị bắn chết. Nhân dân vô cùng phẫn nộ, đồng chí Bảy Lưỡng, Bí thư chi bộ Tân An nhanh chóng vận động nhân dân chở xác nạn nhân đấu tranh đến quận Tân Châu. Cuộc đấu tranh có trên 150 người tham dự. Đoàn đấu tranh được bà con lao động nghèo Tân Châu hưởng ứng thành cuộc biểu tình lớn làm náo động chợ Tân Châu. Bọn lính quận không dám đàn áp.
Chuẩn bị đợt tổng khởi nghĩa chung toàn tỉnh, Huyện ủy tổ chức cuộc họp tại nhà đồng chí Hai Nga để bàn kế hoạch, địch phát hiện đến bao vây. Chúng đến sớm hơn giờ họp nên các đồng chí huyện ủy viên ở các nhà xung quanh hay tin tránh thoát. Đồng chí Mười Trí, Chánh văn phòng Huyện ủy, vợ chồng đồng chí Hai Nga bị bắt. Đồng chí Trê chạy không thoát cắn lưỡi tự tử chết.
Tiếp tục trấn áp địch, đưa thế chính trị của quần chúng lên, tiểu đoàn 510 cùng lực lượng xã do đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc phối hợp chỉ huy bố trí trận địa tại Xép Cỏ Găng đánh lực lượng bảo an đồn Bến Nước.
Để quân địch lọt vào ổ phục kích, chi bộ xã có các đồng chí Út Ba, Mười Trạc giả vờ bắt trưởng ấp Chạp (trưởng ấp Tân Vĩnh) là gia đình cơ sở, rồi đưa mẹ và vợ ấp Chạp lên đồn báo tin. Trưa ngày 10/9/1960 hai trung đội bảo an đồn Bến Nước chia làm hai cánh tiến về ấp Tân Vĩnh (ấp Vĩnh Bường ngày nay). Một cánh quân do tên trung sĩ Đạo chỉ huy theo ven sông Tiền xuống; một cánh quân khác do tên thượng sĩ Nguyên theo lộ Vĩnh Xương - Tân An đánh bọc hậu quân cách mạng. Trận đánh kéo dài trên hai giờ. Quân ngụy rút chạy về đồn Bến Nước. Tiểu đoàn 510 đã diệt được tên Đạo và 10 lính bảo an, tên Nguyên cùng bốn tên lính bị thương, ta thu thếm 10 súng (có 1 cây trung liên). Đơn vị hy sinh 2 cán bộ tiểu đội (đồng chí Độ và đồng chí Dời), Tiểu đoàn trưởng Võ Tấn Phục (Tư Nam) bị thương nặng qua đến Thương Phước thì hy sinh.
Say trận này địch co cụm lại ở đồn bót, lực lượng các xã còn tổ chức vận động các trưởng ấp về gia đình làm ăn hoặc ủng hộ cách mạng, những tên ngoan cố bị diệt như trưởng ấp Nhật (Tân Phú), trưởng ấp Tây (Tân Vĩnh) và các tên chỉ điểm khác. Giồng Trà Dên được giải phóng, trở thành căn cứ cách mạng của xã An Hòa Xương và huyện Tân Châu. Quận Nhàn thừa nhận vùng này chỉ 10% dân số theo quốc gia.

  • Bám trụ - chiến đấu - xây dựng căn cứ (1961-1964)

Lực lượng cách mạng chiếm Giồng Trà Dên, địch tiến hành nhiều thủ đoạn, cả đàn áp bằng vũ lực lẫn mị dân, mua chuộc, tách quần chúng khỏi lực lượng cách mạng, đánh phá căn cứ. Qua năm 1962, địch phản công quyết liệt, thực hiện kế hoạch lập ấp chiến lược, có 2 cố vấn Mỹ được đưa vế quận Tân Châu chỉ đạo thi hành kế hoạch.
Chúng thành lập khu trù mật Tân An bắt dân ấp Tân Phú vào khu trù mật, dân chúng không đi, chúng cho lính dỡ nhà, một mặt chúng cho bắn pháo liên miên vào ấp Tân Phú (trong kế hoạch bình định chúng khoanh vùng nơi đây là vùng tự do bắn pháo), Lê Hồng Tươi được cử làm Tổng đoàn dân vệ sau là Chánh tổng Tổng An Thành (vì am hiểu gia đình cách mạng nơi đây khi hoạt động hợp tác với đại đội 4 trước đây) để đánh phá cách mạng triệt để hơn.
Trung tá tỉnh trưởng Châu Đốc chỉ định cho quận trưởng Tân Châu “Cho hoạt động mạnh từ Kinh Xáng trở lên biên giới Vĩnh Xương để diệt trừ dân quân Việt cộng địa phương”.
Đầu tháng 5 năm 1961, tên Dẽo là du kích xã Tân An thời kỳ kháng chiến chống Pháp, sau được tổ chức cách mạng đưa vào làm nội tuyến đồn Vĩnh Xương, tên này làm phản giết chết đồng chí Trương, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 510 và đồng chí Xuân khi đi làm nhiệm vụ diệt tên đại diện Ngô Như Lễ ở Vĩnh Xương; càng lúc tên Dẽo càng hung hăng càn bố bắt bớ gia đình cách mạng, tên này được địch điều về Bến Nước đánh phá cách mạng Vĩnh Hòa.
Vừa chống càn, lực lượng địa phương quân huyện và du kích các xã vừa chủ động tấn công địch, ngày 12/5/1961, quân ta tấn công đồn Tam Giác, bọn địch huy động cả lực lượng của đồn Bến Nước, Vĩnh Xương kết hợp cùng tổng đoàn dân vệ do quận trưởng chỉ huy đến giải vây cho đồn. Trận này quân ta diệt 1 tên bảo an và bắn bị thương 2 dân vệ khác, lực lượng ta rút về căn cứ an toàn.

Đêm 31/10/1961, lực lượng địa phương quân huyện kết hợp du kích xã đánh đồn Bến Nước, ý định diệt cho được tên Dẽo qua nội tuyến Nguyễn Văn Mánh và Lê Văn Trình. Nhưng tên Mánh làm phản cho Dẽo biết tin; theo kế hoạch bàn trước, Bảy Bá, Vinh đặc công huyện làm theo mật hiệu của Mánh vào đồn liền bị Dẽo bắn chết. Lực lượng bên ngoài kịp thời rút đi, Trình bị bắt đày Côn Đảo mất tích, mẹ và vợ anh cũng bị bắt bỏ tù.

Ngày 6/1/1962, Trung đội địa phương quân huyện do đồng chí Hai Hạp chỉ huy kết hợp cùng đồng chí Út Dũng, tiểu đoàn phó 512, phục kích diệt tên Dẽo. Qua nhiều ngày theo dõi, thường ngày Dẽo đi về đồn Tam Giác nên các đồng chí chỉ huy phục kích tại Voi Tre - Hố Chuồng. Khoảng 9 giờ, thiếu úy Biết quận đoàn trưởng cùng đám lính bảo an Tân Châu đi lên phát lương, trong khi đó tên Dẽo lòn đường đồng về, anh em chiến sĩ không phát hiện được. Quân ta chuyển sang phục kích diệt tên Biết vì tên này còn ác ôn hơn cả tên Dẽo. Khoảng 11 giờ trưa, Biết cùng lực lượng tùy tùng trên 3 chiếc xe phulích đến địa điểm cây Me Chua, lực lượng ta bất ngờ bung ra chặn xe, chúng không kịp đối phó, tên thiếu úy Biết, thiếu úy Hòa và một số tên khác bị bắn chết. Lực lượng ta hy sinh đồng chí Minh, phó chỉ huy địa phương quân huyện. Sau trận đánh này, các đồn bót xung quanh co lại, Dẽo cũng không dám đi càn bố và tìm cách chuyển đổi về huyện Tịnh Biên.
Du kích và địa phương quân huyện còn phục kích đánh lực lượng địch canh gác, tuần tra, diệt những tên ác ôn, chỉ điểm như tên Ráy, tên Lê Văn Thành (chín Xứa), bắt trung đội trưởng Bán đem về căn cứ giáo dục. Trong 2 năm 1962, 1963 quân dân xã tham gia nhiều đợt phá ấp chiến lược ở các ấp Tân Hậu A, Tân Hậu B, nhổ trụ sắt, dây kẻm gai về làm xã chiến đấu ở căn cứ.

Rầm rộ và sôi động trong thời kỳ này không thể quên các cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng đấu tranh chống quy khu của nhân dân Tân An - Vĩnh Hòa từ xã đến quận Tân Châu.
Được tin địch quy khu ấp Tân Phú vào trù mật chợ Tân An, Huyện ủy cử đồng chí Sáu Tân, Ủy viên Ban Thường vụ lãnh đạo đồng bào đấu tranh.
Mùa nước 1961, viện cớ do quy khu dồn dân, dân chúng lâm vào cảnh đói khổ, chi bộ xã Tân An tổ chức kéo đến Hội đồng xã đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. Lực lượng gần 300 người dân ở 2 ấp Tân Hòa và Tân Phú đấu tranh đòi giảm thuế, chống bắn pháo vào làng. Đoàn biểu tình bị đám tề xã bắt nhốt một số, ta nhờ người thân của chúng tranh thủ, lo lót tiền bạc nên chúng thả ra. Cuộc đấu tranh ở xã không đạt được kết quả, đồng bào đi đấu tranh đến quận, nhân dân ấp Tân Hòa hỗ trợ lo tàu bè, các phương tiện chở dân đi đấu tranh.

Tiếp sau cuộc biểu tình trước, Chi bộ Tân An tổ chức cho bà Phước Thiện hướng dẫn 300 người đến quận đòi cấp gạo vì nước ngập mùa màng thất bát, quận Nhàn chấp nhận theo yêu cầu của dân. Giành thắng lợi, chi bộ xã lại tổ chức cuộc đấu tranh khác được chuẩn bị chu đáo, phân chia thành từng tổ, có sự liên lạc từ trên xuống, có đảng viên theo đoàn lãnh đạo và các đồng chí có uy tín trong nhân dân như Lê Văn Bàng, Phạm Hữu Vi, Phan Thị Như, Lương Thị Huệ, Sáu Mới cùng nhiều bô lão khác với hơn 500 dân chúng tham dự. Đoàn đi trên 11 chiếc tàu kéo đến dinh quận. Quận Nhàn ra tiếp đoàn nhưng với lời lẽ xấc xược cho rằng đồng bào nghe theo lời xúi giục của cộng sản kéo biểu tình, rồi bắt nhốt vào lò tương hết nửa ngày. Riêng bà Mười Phê chúng nghi lãnh đạo cuộc biểu tình nên chúng nhốt ở quận. Một tuần sau nhân dân Tân An, Vĩnh Hòa cùng lực lượng các xã khác kéo xuống đáu tranh đòi thả bà Mười Phê, được tin dân kéo biểu tình nữa, bọn địch thả bà Mười Phê về.

Sau đó, lực lượng biểu tình còn nhiều lần tập trung ở thị trấn Tân Châu, bà con ăn mặc rách rưới như người ăn xin kéo đến dinh quận. Khi gặp tên quận trưởng, người thì tố khổ vì nạn đói rách phải đi ăn xin nhờ quận cứu tế, người kêu mất mùa đòi giảm thuế, chống quy khu dồn dân vì dân nghèo đói không tiền đi, chống bắn pháo vào làng… nếu tiếp tục bắn pháo thì người dân không sao yên ổn làm ăn phải chịu cảnh đói khổ, nhưng tên quận Nhàn ác ôn lại ra lệnh bắt giam số người đó tại lò tương Chương Hưng. Với tình thế đó, đồng bào ta kéo tới rất đông để tiếp tục tố khổ. Dù bị bắt hết lớp này đến lớp khác, đồng bào vẫn kiên quyết đấu tranh. Đồng bào và cơ sở thị trấn tổ chức cơm nước để ủng hộ cho đoàn biểu tình đang bị nhốt. Mặt khác binh chánh vận của ta cố gắng đến tranh thủ với tên Nhàn để chúng thả đồng bào ra. Tên Nhàn vẫn ngoan cố cho xe chở đồng bào bỏ bên núi Sam. Ban lãnh đạo cuộc biểu tình kịp thời tổ chức lại hàng ngũ chỉnh tề và sinh hoạt với nhau là vừa qua mình biểu tình bất hợp pháp với chúng, bây giờ chúng đã tạo cho ta có cơ hội biểu tình với thế hợp pháp hơn. Đoàn biểu tình kéo bộ về Châu Đốc vừa đi vừa hô vang những khẩu hiệu đấu tranh khiến đồng bào hai bên đường ra thăm hỏi rất đông, làm ta có dịp tuyên truyền hơn nữa. Ngụy quyền bấy giờ không có lý do gì cản được. Đồng bào cơ sở Châu Đốc tiếp tế cơm nước và lo tàu đưa đoàn biểu tình về. Qua sự việc này, quận Nhàn bị tỉnh trưởng quở trách vì để dân kéo biểu tình đến Châu Đốc. Biểu tình trực tiếp bị địch đàn áp, chi bộ xã Tân An tổ chức biểu tình gián tiếp bằng hình thức đi chợ nhồi. Đi chợ nhồi là hình thức cùng nhau đi chợ thật đông, có ngày vắng lặng không đi. Đến chợ chị em than nghèo kể khổ rồi làm công tác binh vận. Gặp lính địch bà con tác động tinh thần cho chúng rã ngũ…
Khí thế cách mạng đang lên, Ban Tuyên huấn huyện kết hợp cùng lực lượng địa phương quân huyện, chi bộ các xã tổ chức cuộc biểu tình chào mừng ngày Quốc Khánh 2/9/1961 trên sông Kinh Xáng, Ban tổ chức vận động tàu khách Tân An - Châu Đốc tham gia diễu hành, cùng số tàu cơ sở xã Tân An, số lượng tàu đến 11 chiếc với 500 quần chúng tham dự. Lá cờ Mặt trận được giương lên, bà con hô vang khẩu hiệu “Đả đảo Ngô Đình Diệm”, “Hồ Chí Minh muôn năm” vang cả khúc sông. Đồng chí Lương Văn Khách (Bảy Hà) Trưởng Ban Tuyên huấn huyện phát loa kêu gọi bà con đứng lên đấu tranh đánh đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà. Bọn địch ở Tân An hoảng hốt, bỏ chạy đến quận lỵ Tân Châu. Bà con hai bên bờ sông ra xem cuộc diễu hành. Nhiều thanh niên hăng hái bơi xuồng theo.

Cuộc biểu tình diễn ra giữa ban ngày trong vùng địch kiển soát chứng tỏ lực lượng cách mạng đã phát triển khá mạnh. Đồng bào càng tin tưởng, ủng hộ cách mạng, xây dựng căn cứ.
Mùa nước năm 1961, căn cứ Giồng Trà Dên đón tiếp đồng chí Nguyễn Thị Định bấy giờ bà là Khu ủy viên Khu 8 đi khảo sát Bảy Núi ghé qua. Bà được bảo vệ an toàn trong thời gian dừng chân nơi đây.

Năm 1962, địch tiếp tục mở hàng trăm cuộc càn lớn nhỏ vào căn cứ, đánh phá ấp chiến đấu Tân Phú, Tân Thạnh. Nhiều cuộc đụng độ giữa lực lượng du kích xã, địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú xảy ra. Anh em chiến sĩ chiến đấu dũng cảm bảo vệ từng cụm tre, từng hào chiến đấu. Nhiều anh em chiến sĩ hy sinh, trong trận càn ngày 29/12/1961 âm lịch (3/2/1962) đồng chí Minh Mẫn du kích xã và đồng chí Tư Dương cán bộ tuyên truyền huyện bị bắn chết, đồng chí Tư Dương còn bị chúng chặt đầu. Đồng chí Nguyễn Văn Rỡ du kích mật hướng dẫn tiểu đoàn về đánh khu trù mật, vì lộ đội hình, đồng chí Rỡ bị bắt tại sau ấp Vĩnh Thạnh. Tên Hữu Ý, đại đội trưởng biệt kích, đánh đập đồng chí rất dã man nhưng đồng chí Rỡ không khai báo điều gì, tên Hữu Ý mổ bụng đồng chí Rỡ lấy mật ăn. Các đồng chí Trắng, Đào Văn Năm, Đức, Lờ bị phát hiện hầm bí mật, địch bắt giải về Tân Châu tra khảo, nhưng cả bốn đều giữ vững khí tiết, không khai báo cơ sở, chúng giải về Bến Nước và bắn chết các anh ở Gò Chuối để đe dọa nhân dân trong vùng. Ngoài ra còn các đồng chí khác hy sinh như Lương Văn Ben, Nguyễn Văn Mỉnh (Điệp), Lư Văn Chỉ (xã đội trưởng), Nguyễn Văn Cáo (Cò Lũy) Chi ủy viên xã Tân An. Các đồng chí du kích như Triết, Ái, Vinh, Châu, Năm lần lượt hy sinh. Một số đồng chí khác bị bắt và số thoát ly khỏi xã.

Thời gian từ 1961 – 1964 là thời kỳ gay go, đấu tranh quyết liệt để giữ vững căn cứ Giồng Trà Dên, ta và địch giành giật nhau nhiều lần, đồng bào, lực lượng vũ trang huyện, du kích các xã hy sinh nhiều.

  • Chiến đấu bảo vệ căn cứ 1965 - 1969

Qua những năm chiến đấu quân dân An Hòa Xương đã có những kinh nghiệm quý báu trong cách thức xây dựng căn cứ. Chi bộ xã Tân An vận động dân bỏ đất trống xung quanh căn cứ cho cây dại mọc lên um tùm, trồng thêm nhiều cây rừng làm vành đai để gài trái. Những gia đình có đất xung quanh căn cứ vui vẻ hiến đất. Anh em du kích và quần chúng tham gia làm ô chiến đấu, hầm chông, làm chiến hào.

Từ năm 1965 - 1967, hơn 10.000 mét chiến hào trong rừng tre được đào dưới tầm pháo địch, trung bình mỗi đêm chúng bắn vài ba chục đạn pháo vào căn cứ nhưng quần chúng vẫn có mặt vài trăm người tham gia đào công sự, ô chiến đấu, làm chòi canh giữa bụi tre, đào hầm gài chông xung quanh căn cứ gắn bảng “cấm các em bé lại gần” hay “binh sĩ dừng bước, để Mỹ đi trước”…
Có ô chiến đấu lực lượng du kích Tân An, Vĩnh Hòa được củng cố và phát triển. Đồng chí Năm Trung bí thư xã Tân An, đồng chí Đỗ Sơn Hà xã đội trưởng phát triển du kích xã lên 18 tay súng gan dạ, các ấp đều có du kích mật được trang bị vũ khí đầy đủ có thể đủ sức chống các cuộc càn quét của giặc.

Ngày 30/11/1964, 1 tên cố vấn Mỹ chết và 5 tên lính bị thương vì nhổ hầm chông ở am Lôi Thôi. Tên Lê Hồng Tươi đi khảo sát trận đánh ở Vĩnh Xương cùng 1 tên cố vấn Mỹ bị lực lượng địa phương quân huyện bắn pháo gần đồn diệt chết cả hai. Đồng bào An Hòa Xương nhẹ bớt được một tên địch nguy hiểm.
Năm 1965, địch tiến hành công tác “Mặc Lan” tiêu diệt lực lượng địa phương quân huyện và du kích ở Giồng Trà Dên.

Tháng 3/1965, 1 trung đội địch ở đồn Tam Giác kết hợp 1 trung đội khác tấn công vào ô chiến đấu rạch Ông Tước, du kích diệt 3 tên lính đồn Tam Giác. Địch rút lui.

Ngày 25/11/1965, 1 tiểu đoàn Sư đoàn 9 kết hợp cùng lực lượng địa phương càn vào căn cứ. Để chuẩn bị cho bộ binh tràn vào, máy bay phản lực đánh 4 lượt bom hơn 120 quả lớn nhỏ. Pháo từ tàu trên sông Tiền, từ cụm pháo An Phú bắn tới tấp trên 200 quả. Cây cối, rừng tre bị bật gốc ngã nghiêng, nhà dân xung quanh bốc cháy. Dứt đợt bom địch tràn vào. Với quân số ít hơn địch cả trăm lần, chỉ có 1 trung đội địa phương quân huyện và du kích xã, các đồng chí thực hiện chiến thuật nằm im chờ địch vào sâu. Sau khi đánh 4 đợt bom, chúng chia đội hình ra làm hai phía tiến sâu vào chòm tre ông Bảy Lưỡng và rạch ông Tước. Với tinh thần dũng cảm, các chiến sĩ bám công sự, dõi theo đội hình của địch đợi lệnh chỉ huy nổ súng. 4 giờ chiều các chiến sĩ ta nổ súng đồng loạt. Chiếc trực thăng đầm già đảo vòng bắn bom khói chỉ điểm đánh đợt bom thứ 5. Đồng chí Tư Phong ra lệnh cho anh em chiến sĩ mở đường cho địch rút. Trong trận này ta hy sinh 3 đồng chí và bị thương 2 chiến sĩ khác. Về phía địch, Sư đoàn 9 chết và bị thương hơn 30 tên, đặt biệt diệt được tên Uông đại đội trưởng biệt động. Sau trận chống càn lớn này, nhân dân chiến sĩ có niềm tin sẽ giữ được căn cứ.
Năm 1966, địch tăng cường đồn bót xung quanh căn cứ, đồn trung tâm cách chợ Tân An 1 km do 1 đại đội biệt kích đóng giữ, 1 cụm pháo 2 khẩu 105 ly. Chúng lập lại xã Vĩnh Hòa, tách ra khỏi xã Tân An. Mỗi xã có một cuộc cảnh sát do 1 sĩ quan cảnh sát chỉ huy. Căn cư Giồng Trà Dên vẫn là mục tiêu chúng tiêu diệt. Chúng bắn pháo hàng đêm vào căn cứ. Chỉ có khi nào lực lượng của tỉnh, của khu về chúng mới dám tấn công vào.

Từ năm này, lực lượng địa phương quân huyện thường xuyên có mặt tại căn cứ để đi hoạt động sang các xã Vĩnh Xương, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Long Phú. Bộ đội tỉnh do các đồng chí Tám Sử, Năm Sương, Tư Khai, Sáu Sên chỉ huy thỉnh thoảng đưa cả tiểu đoàn về đứng chân. Khi bộ đội về đây, đồng bào Giồng Trà Dên đón tiếp, cung cấp lương thực, đóng góp tài chánh, tham gia dân công, tải đạn, tải thương và đưa con em vào lực lượng vũ trang.
Quân dân ta đánh địch không chỉ chiến đấu vũ trang mà cả cả về chính tri, binh vận. Đồng chí Huỳnh Thị Lào vận động Mạnh, lính đồn biệt kích, đổ axít vào khẩu pháo để phá hủy. Nhưng vì axít quá loảng nên 2 khẩu pháo chỉ hư chút ít. Mạnh, Chen giả vờ nhậu say đánh nhau với 3 tên Mỹ (cố vấn đồn) và nhốt chúng vào thùng phuy. Đầu năm 1967, đại đội biệt kích của Hữu Ý vừa thành lập đóng tại đồn trung tâm. Ngày ra mắt, gió thổi cột cờ bị gãy, nhân sự kiện này ban binh vận huyện chỉ đạo cho bộ phận đấu tranh chính trị của xã do bà Tư Trầm dẫn đầu, tác động tinh thần mê tín của địch; bà Tư Trầm cho rằng ngày đầu tiên xui như vậy sẽ bị chết hết. Sau đó cả đại đội sợ quá tự tan rã. Bà Tư Trầm được tỉnh tặng bằng khen.

Vào 9/1966, lợi dụng mùa nước nổi Trung đoàn 14 của Sư đoàn 9 địch kết hợp cùng nghĩa quân, có pháo binh yểm trợ bao vây căn cứ Giồng Trà Dên. Chúng dọa sẽ nhanh chóng tiêu diệt “Việt cộng” ở căn cứ trong trận tấn công này. Sáng sớm, chúng tập trung hỏa lực cho pháo bắn cấp tập để dọn đường, bộ binh tấn công từ rạch Lôi Thôi. Dù lực lượng ít hơn địch nhiều lần, hỏa lực địch mạnh, chiến sĩ địa phương quân huyện và du kích các xã bám địa hình, nhờ vùng đất quen thuộc, nhờ rừng tre che chở, quân ta nhanh chóng phản công địch. Hết đợt xung phong này, đến đợt xung phong khác của địch đều bị đẩy lùi. Đến chiều, bọn chúng không chiếm được mục tiêu và cho rút quân. Gần đại đội địch vừa chết vừa bị thương trong đó có 3 sĩ quan. Bọn địch hết dám nghênh ngang. Có một chuyện khá thú vị, số là khi tạm nghỉ, một tên đại úy bạt tay tên lính cần vụ vì tên này mời anh ta ăn cơm theo thói quen gọi cấp bậc, anh ta chửi thề nói đừng gọi như vậy sợ du kích nghe bắn tỉa.
Trong năm 1967, địch liên tiếp mở cuộc càn vào căn cứ với lực lượng của tiểu khu Châu Đốc, biệt khu 44 nhằm làm tiêu diệt lực lượng cách mạng. Tổ chức nhiều cuộc hành quân mang tên Thất Sơn đánh vào căn cứ dài ngày. Mỗi trận chỉ cách nhau hai hay ba ngày, có đợt kéo dài một tuần lễ.
Sau đợt đánh kéo dài tuần lễ, hai ngày sau, tức là ngày 5/7/1967, tiểu khu Châu Đốc phối hợp với chi khu Tân Châu mở cuộc hành quân Thất Sơn 1967 với lực lượng tham dự gồm có sư đoàn 9, 2 đại đội địa phương quân, 5 trung đội nghĩa quân và giang đoàn 26 xung phong, có trọng pháo yểm trợ, trong khi đó lực lượng cách mạng chỉ có 1 trung đội địa phương quân huyện do đồng chí Tám Bê chỉ huy và du kích xã hỗ trợ bên ngoài. Dù lực lượng đông đảo với 6 đợt bom hàng trăm quả bắn vào căn cứ, bộ đội huyện, du kích các xã chưa hết mệt mỏi sau đợt chống càn dài ngày, nhưng đã chiến đấu ngoan cường làm địch thiệt hại nặng: 13 tên chết, có 1 đại úy (tên Tệt) và hàng chục tên khác bị thương. Địch kéo ra ngoài 300 mét gọi máy bay đến bắn, ta hy sinh đồng chí Quang. Sau đó địch bắn pháo đến chạng vạng. Tên chỉ huy cử ông Bảy Nhơn vào căn cứ điều đình ngưng bắn cho chúng lấy xác, không tiếp tục đánh nữa.

Vì lòng nhân đạo ta cho chúng vào lấy xác. Xong, chúng kéo ra bờ sông Vĩnh Hòa rút binh. Chấm dứt cuộc càn Thất Sơn vào Giồng Trà Dên. Vào cuối tháng 10/1967, lực lượng địa phương quân huyện cùng du kích xã Phú Vĩnh phá lộ Tân Châu - Châu Đốc, địa phương quân huyện dự định đánh pháo vào dinh quận Tân Châu và khu gia binh nhưng không thành.
Ngày 30/10/1967 Sư đoàn 9 lại tổ chức trận càn vào căn cứ Giồng Trà Dên, lực lượng ta ở căn cứ chỉ có 1 tiểu đội đặc công địa phương quân và 1 tiểu đội du kích. Đồng chi Năm Trung bí thư, đồng chi Sơn Hà xã đội trưởng thay nhau chỉ huy. Trận càn kéo dài 3 ngày. Ngày thứ nhất ta không nổ súng chỉ gài bãi chết. Ngày thứ hai, địch trở lại, vì gió mùa đông bắc, lục bình trôi dạt vào bìa căn cứ, chúng mắc kẹt đám lục bình chìm xuồng chết một số tên. Thừa cơ hội đó, lực lượng cách mạng nổ súng làm chúng chết và bị thương trên 30 tên. Trung đội biệt kích của tên Phát lọt vào bãi chết, mìn nổ, chỉ còn vài tên sống sót, có 2 cố vấn Mỹ thiệt mạng. Du kích hy sinh 2 đồng chí.

Địch bắn pháo liên miên, quân ta không thể co cụm lại căn cứ vì dễ bị trúng pháo, Huyện ủy chỉ đạo các xã Tân An, Vĩnh Hòa ,Vĩnh Xương huy động lược lượng mở rộng căn cứ, tu bổ lại các ô chiến đấu, đào đắp lại chiến hào bị pháo bắn phá, tăng cường thêm tuyến đường cộ Cây Khế và rạch Ông Tà. Hỗ trợ cho Vĩnh Lộc xây dựng đám găng Ô Trích, đám găng Tư Nhen, đám găng Ba Lùn thành những lõm căn cứ giữa cánh đồng 5 xã tạo thế hỗ trợ cho Giồng Trà Dên và làm chủ cánh đồng 5 xã. Làm ô chiến đấu gần đồn bót địch, ở những đám tre thưa là những nơi mà địch ít nghi ngờ đến.
Căn cứ được mở rộng, tạo thế liên hoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tấn công Xuân Mậu Thân.

Cuối năm 1967, tiểu đoàn 3 mang danh nghĩa đạo Hòa Hảo (tiểu đoàn của sư thúc Huỳnh Văn Trí) được thành lập để mở rộng vận động đồng bào Hòa Hảo. Chi bộ xã Tân An đưa đồng chí Năm Trung (bí thư xã), Ba Hài, Tư Nhị cùng nhiều du kích khác gia nhập. Đồng chí Đỗ Sơn Hà thay đồng chí Trung làm bí thư xã, lãnh đạo.

Được tin tiểu đoàn của ông Mười thành lập ra mắt, một số chức sắc tôn giáo, đồng bào vùng căn cứ vô cùng phấn khởi, tin tưởng cách mạng sẽ đoàn kết dân tộc, lương giáo đánh đuổi kẻ thù chung. Nhân dân đã góp 500 giạ gạo cho tiểu đoàn 3 và sẵn sàng tham gia dân công hỏa tuyến, phục vụ chiến trường tải đạn, tải thương… mỗi chuyến có hàng trăm người.
Chuẩn bị cho cuộc võ trang tuyên truyền vùng O, hơn 10 tấn súng ống, đạn dược được chuyển về căn cứ, tình báo địch theo dõi, phát hiện. Ngày 18/3/1968, đặc khu 44 mở cuộc hành quân đánh vào căn cứ với quân số 2 tiểu đoàn của sư đoàn 9 và lực lượng địa phương quân, nghĩa quân đóng tại Tân An có pháo binh yểm trợ. Trong khi đó lực lượng cách mạng có 2 tổ trinh sát, cùng dân công và du kích Tân An ở bên ngoài. Đồng chí Chín Công (UVTV Huyện ủy) chịu trách nhiệm hậu cần cho chiến dịch đi vùng O cùng ban chỉ huy đại đội tổ chức cuộc chống càn. Sau đợt pháo, địch chia nhiều mũi tiến công. Lực lượng của sư đoàn 9 chiếm được một chiến hào. Ban chỉ huy ổn định lại quân số tổ chức phản công. Tổ trinh sát của đồng chí Tùng đánh quân tên Tám Đền, hai bên quần nhau, có lúc giữa ta và địch cách nhau chừng 100 mét. Pháo địch bắn dữ dội, lửa cháy, đồng chí Sáu Thạch, Năm Thơ, Tám Hồng bất chấp gian nguy ra dập lửa. Đến 3 giờ chiền địch rút quân. Theo báo cáo của địch, trong trận này chúng chết 8, bị thương 5 người. Về phía cách mạng, dù bom đạn tơi bời, nhưng nhờ có chiến hào, rừng tre che chở, không ai hy sinh hoặc bị thương. 5 tấn vũ khí đạn dược được bảo toàn.

Rạng sáng ngày 24/3/1968, địa phương quân huyện pháo kích vào Chi khu Tân Châu. Quân ta triển khai lực lượng tại cây số 5 xã Long Sơn và chiếm giữ đoạn đường ở cây số 3 thuộc lộ đá Tân Châu - Châu Đốc. Tiểu đoàn 1 lập trận địa dài từ cây số 14 đến 16 xã Phú Lâm, bao vây đồn Tân Phú (số 15), dùng DKZ 75 và súng phun lửa diệt đồn. Trong vùng đóng quân, lực lượng chính trị cùng phối hợp cùng bộ đội phát động quần chúng tín đồ Hòa Hảo trừ gian, phá tề, họp mít tinh, treo biểu ngữ, rải truyền đơn. Lần đầu tiên kể từ lúc kháng chiến chống Pháp, bộ đội cách mạng có mặt tại vùng này, tạo chuyển biến nhận thức, niềm tin và khí thế cách mạng ở vùng O.

Ngày 26/3/1968, lực lượng vũ trang tuyên truyền ở vùng O rút quân. Du kích xã Tân An tổ chức án ngữ ở ấp Tân Hậu A1, mở đường cho lực lượng tỉnh rút về căn cứ. Khi đến căn cứ Giồng Trà Dên, các Tiểu đoàn 1, 2 rút về căn cứ B1, Tiểu đoàn 3 tiếp tục ở lại.
Ngày 29/3/1968 tiểu khu Châu Đốc phối hợp cùng chi khu Tân Châu càn vào căn cứ có phi cơ yểm trợ. Chúng bắt dân các xã khác đến đốn tre, phá địa hình nhằn thực hiện kế hoạch chiếm giữ dài ngày. Quân dân ta đoàn kết một lòng bám trụ chiến đấu với địch. Cuộc hành quân kéo dài chỉ một tuần lễ buộc phải chấm dứt. Kế hoạch thất bại, chúng quay sang khủng bố gia đình cơ sở, ngày 10/4/1968, lực lượng cảnh sát chi khu Tân Châu đến xã Vĩnh Hòa bắt 13 người chúng tình nghi “tuyên truyền cho Việt Cộng”.

Cuối tháng 9/1968, địch lại tiếp tục kế hoạch phá địa hình căn cứ. Chúng vừa bắt dân đi phá, vừa cho 4 xe ủi đất đến ủi rừng tre. Một binh sĩ đại đội 157 địch đạp mìn chết và 1 tên bị thương ngay trong ngày đầu. Lực lượng du kích xã bố trí đánh xe ủi, 1 chiếc bị hư. Địch rút quân. Rừng tre vẫn chưa thiệt hại bao nhiêu. Địch rút đi, quân dân Tân An, Vĩnh Hòa ra sức sửa chữa lại ô chiến đấu cũ, làm thêm ô chiến đấu mới, bảo vệ căn cứ an toàn, làm bàn đạp cho tỉnh chuẩn bị mở các cuộc võ trang tuyên truyền vận động đồng bào Hòa Hảo ở huyện Phú Tân (huyện Phú Tân được thành lập vào tháng 8/1948). Đồng bào náo nức cung cấp lương thực, tham gia dân công, tổ chức xuồng ghe cho bộ đội vượt sông Kinh Xáng.
Ngày 23/2/1969, lực lượng võ trang tỉnh và địa phương quân huyện tiếp tực tổ chức đợt trang tuyên truyền, lực lượng xã chịu trách nhiệm án ngữ tại Kinh Xáng suốt chiến dịch tư ngày 23 đến 28/2/1969, du kích xã đã hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững trận địa cho đoàn đi về căn cứ Giồng Trà Dên an toàn. Trong ngày 24/2 máy bay địch đến bắn phá Giồng Trà Dên làm 52 nhà dân bị cháy rụi, 1 người dân chết và 3 người bị thương.

Ngày 16/3/1969, lực lượng ta tổ chức đợt võ trang tuyên truyền lần thứ ba trong năm, hàng trăm đồng bào tham gia dân công, dù bị địch đe dọa tù đài, lòng dân không nao núng.
Ngày 12/5/1969, Ban chỉ huy lực lượng vũ trang huyện đưa quân về Giồng Trà Dên và xã Vĩnh Hòa đứng chân. Bấy giờ, bọn tề xã hoang mang đến cực độ, nhiều tên không dám ngủ nhà, hàng đêm chúng phải vào các cứ điểm phòng vệ dân sự hoặc ngủ tại hội đồng xã. Hoạt động của chúng co lại.

Đến tháng 6/1969, khi lực lượng vũ trang tỉnh hoạt động mở vùng biên giới, địch tập trung lực lượng chủ lực, biệt kích đánh phá ác liệt vào căn cứ Giồng Trà Dên, Giồng Găng, Ô Trích… đánh bật lực lượng cách mạng ra khỏi căn cứ, cho xe ủi đất ủi ngã hết rừng tre, sau đó dùng máy bay bắn bom dầu đốt phá địa hình. Chúng đóng thêm đồn Núi Nổi. Bọn lính nghĩa quân thường cải trang thành nông dân trà trộn vào các trại ruộng của quần chúng để phát hiện cán bộ ta. Mất căn cứ, tình hình căng thẳng, phong trào quần chúng xuống, nhất là thời điểm địch thiết lập xong các tổ chức Phụng Hoàng, Thiên Nga quyết tiêu diệt hạ tầng cơ sở cách mạng. Chúng lập bảng trận liệt (dân chúng quen gọi bảng bìa đen) ghi tất cả ai trong địa bàn từng xã thoát ly hoặc “nằm vùng” để tìm cách truy tìm bắt bớ.

## CĂN CỨ GIỒNG TRÀ DÊN TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC ### I. Địa hình căn cứ Căn cứ Giồng Trà Dên xưa gần như nằm trọn vẹn trên phần đất xã Tân An. Nay Giồng Trà Dên nằm trên vùng đất thuộc các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương và Phú Lộc. Xung quanh là đồng bằng, cách quận lỵ Tân Châu khoảng 5 km về phía Bắc, cách quận lỵ An Phú khoảng 10 km về phía Tây Bắc, cách Vàm Xáng Tân An khoảng 2 km, cách bờ sông Tiền và cách Kinh Xáng khoảng 2 km, vùng đất thấp 6 tháng khô, 6 tháng ngập nước. Giồng Trà Dên xưa là nơi thiên nhiên hoang dã, có nhiều lớp tre rừng gai chằng chịt xen lẫn cây gòn gai cổ thụ và nhiều loại cây tạp hoang dại lâu đời, tạo thành khu rừng cây cao sầm uất. Từ khi có phong trào cách mạng nơi đây được dùng làm căn cứ hoạt động. Căn cứ Giồng Trà Dên có chiều dài hơn 4 km, chiều ngang nơi rộng nhất 2 km, chỗ hẹp nhất chừng 800 mét. Rừng tre có 4 chòm tre chính: chòm tre Bà Cả, chòm tre ông Năm Mắm, chòm tre ông Quảng, chòm tre Am Lôi Thôi và nhiều cụm, nhiều lớp tre gai mọc hoang lấn dài đến biên giới Campuchia. Ngoài khu rừng tre phủ kín rậm rạp, xung quanh còn có những hầm rộng, hố sâu tự nhiên xen lẫn những con rạch như rạch Mà Ca (còn gọi rạch ông Tà), rạch Thâm Rôn (rạch bà Cả Bầu), rạch Thâm Rui, rạch Trà Dên, rạch Sẻo Mác, Láng Cá Tra, Láng Tượng, Láng Dộp, Láng Trà, Bàu Ốc, Sình Cá Rô… với các loại cây bói, lau, sậy, đưng đan xen chằng chịt. Dưới các lung, rạch... lục bình, nghể và các loại cây cỏ nước sống lâu năm hình thành một lớp dày trên mặt nước và phủ kín những khoảng rộng, hẹp, tạo thành những chòm đóm mê địa, sơ khai. Cách rừng tre không xa về phía Tây, có một quả núi thấp, người dân xa gần quen gọi là Núi Nổi, chiếm diện tích khoảng 1.000m2, Núi Nổi ở xa trông chỉ cao hơn mặt ruộng, nhưng có điều lạ là cho dù những năm lũ rất cao nước cũng chỉ ngập đến chân núi (vì thế dân gian gọi là Núi Nổi). Theo sách Tân Châu của Nguyễn Văn Kiềm, ngày xưa nơi đây là vùng hoang vu, có nhiều thú dữ, nhiều nhất là voi, chúng thường nhập bầy ra bờ sông cái (sông Tiền) uống nước, những con đường voi đi lâu ngày tạo thành những con rạch như trên. Rừng tre thiên nhiên này là nơi họp bí mật của các lực lượng cách mạng Tân Châu qua các thời kỳ, là nơi che chở cán bộ hoạt động tránh được sự theo dõi của địch, là căn cứ địa quan trọng của các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn, nhất là đối với lực lượng vũ trang Tân Châu trong suốt hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. ###II. Giồng Trà Dên trước cách mạng tháng 8/1945 Trước cách mạng tháng Tám 1945, Giồng Trà Dên còn là vùng hoang vắng, nhà cửa thưa thớt. Các sĩ phu yêu nước khởi nghĩa thất bại ở nơi khác dựa vào rừng tre này ẩn náo như thầy chùa Thiện, chánh lãnh binh Trần Văn Thọ, phó lãnh binh Trần Hữu Hạnh của nghĩa quân Bờ Đồn (Vĩnh Hòa). Các phần tử bất lương, trộm cướp từ các xã xung quanh cũng lợi dụng địa hình này trốn tránh sự truy nã của chính quyền. Đồng bào nghèo không tiền đóng thuế thân cũng vào đây trú ẩn. Vào giữa năm 1930, chi bộ Đảng xã Tân An, Vĩnh Hòa được thành lập gồm các đồng chí Tô Thành Khải, Dương Văn Quảng, 5 Khuyên do Tô Thành Khải làm bí thư. Rừng tre thiên nhiên này là nơi họp bí mật của chi bộ xã tránh được sự theo dõi của địch. Lợi dụng địa hình này, năm 1938, đồng chí Trịnh Đình Thước, bấy giờ là ủy viên Ban cán sự Tỉnh ủy Châu Đốc, mở cuộc mít tinh có hàng trăm quần chúng từ các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, các xã ven biên giới Campuchia (Chòm Dầu, Phú Mỹ, Vĩnh Lợi Trinh...) đến dự. Đồng chí Trịnh Đình Thước tuyên truyền về sự ra đời của Đảng, kêu gọi dân chúng đứng lên đánh đuổi thực dân, phong kiến, tháo ách gông xiềng nô lệ, giành độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho dân cày. Sau phong trào Mặt trận Bình dân Pháp tan rã, Trịnh Đình Thước bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh. (* Mặt trận Bình dân Pháp là một liên minh chính trị của các lực lượng cánh tả ở Pháp, bao gồm Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản, Chi hội Pháp của Công nhân Lao động Quốc tế (SFIO) và các chính đảng, tổ chức chính trị khác trong thời kì 1935 – 1938). Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, Giồng Trà Dên là nơi một số đồng chí bị Pháp truy kích về trú ẩn và bắt liên lạc hoạt động lại. Nhờ có rừng tre tự nhiên này, chi bộ xã Tân An - Vĩnh Hòa vẫn tồn tại. Năm 1942, đồng chí Tám Dưa (Bí thư Liên tỉnh ủy miền Tây đã mở nhiều cuộc họp bí mật, duy trì tổ chức Đảng và phát triển Mặt trận Việt Minh, Thanh niên Cứu quốc... Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chánh Pháp, Thanh niên Tiền phong, một tổ chức hợp pháp được thành lập. Thanh niên tiền phong Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, (thường gọi tắt là An Hòa Xương) ngày đêm luyện tập võ nghệ. Tín đồ các tôn giáo Hòa Hảo, Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương cũng có phong trào học võ khá sôi nổi. Trong cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền Tháng Tám 1945, hàng trăm thanh niên Tiền phong An Hòa Xương, tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của chùa Thầy Bảy Vĩnh Xương… tham gia cướp chính quyền ở Tân Châu và Châu Đốc. ###III. Giồng Trà Dên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân thoát khỏi ách thực dân phong kiến, bắt đầu xây dựng cuộc sống mới. Ủy ban Nhân dân xã được thành lập gồm đại diện nhiều thành phần: đảng viên, người theo đạo Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, những cá nhân hoạt động trong Hội tề cũ trước đây không làm khó dễ dân cũng được tham gia chính quyền. Thanh niên hăng hái gìn giữ xóm ấp. Chị em phụ nữ thành lập hội và thường xuyện họp mặt để sinh hoạt chính trị, xã hội. Các lớp bình dân học vụ xóa mù chữ được mở ra. Niềm vui chẳng được bao lâu, ngày 23/9/1945, Pháp trở lại xâm chiếm nước ta lần nữa. Nhân dân ta lại đương đầu với trận chiến đấu kéo dài suốt 9 năm. Dưới sự chỉ đạo của Quận ủy Tân Châu, 3 xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương xây dựng Giồng Trà Dên thành căn cứ cách mạng. Trong thời kỳ này Tỉnh ủy Châu Đốc lập 5 phòng tuyến ở các nơi xung yếu hình thành mặt trận đánh quân xâm lược Pháp, trong đó có phòng tuyến Vàm Kinh Xáng - Tân An. Ở đây, Tự vệ chiến đấu quân và Cộng hòa Vệ binh quận Tân Châu vận động nhân dân kéo hàng chục ghe chài có trọng tải lớn do Nhật bỏ lại chặn tàu địch từ Tân Châu qua Châu Đốc. Ngày 23/1/1946, Pháp trở lại chiếm đóng Tân Châu, chiếm đóng nhiều đồn bót và lập lại bộ máy tề xã. Pháp chiếm, bộ máy chính quyền nhiều thành phần của cách mạng bị phân hóa, chỉ còn lại lực lượng yêu nước theo Đảng Cộng sản Đông Dương và Thanh niên Tiền phong. Dân quân du kích xã Tân An, Vĩnh Hòa được thành lập do đồng chí Phạm Hùng Việt (Mãng) phụ trách. Đội nữ dân quân do đồng chí Năm Lẹ chỉ huy gồm có các đồng chí Bảy Chuối, Huỳnh Thị Lào, Sáu Thất, Năm Ngôi, Ven, Sáu Bồng, Ba Mửng... cũng được thành lập góp phần bảo vệ làng xóm, bảo vệ căn cứ. Có căn cứ, ngoài lực lượng cách mạng 3 xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương bám trụ, còn nhiều lực lượng khác như Chi đội 22 Công binh xưởng chế tạo vũ khí của Chi đội Hoài U. Chủ trì chùa Núi Nổi góp chuông đồng của chùa cho công binh xưởng, nhiều đồng bào đã góp mâm thau, nồi đồng để chế tạo vũ khí. Bộ đội Lê Bá, Trần Thắng, Bùi Văn Danh, Cộng hòa Vệ binh của Hùng Cẩm Hòa, lực lượng bộ đội hải ngoại Quang Trung thành lập tại Thái Lan cũng dựa vào căn cứ này xuất kích đánh địch ở các xã lân cận, đồng thời hoạt động sâu xuống các xã ở lộ đá Tân Châu - Châu Đốc. Tháng 4/1946, Ban trừ gian của tỉnh kết hợp địa phương quân và lực lượng các xã giải tán hàng loạt bộ máy tề xã ở An Hoà Xương. Tháng 5/1947, lực lượng Pháp cùng tay sai là bảo an quân của Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán) vượt kinh xáng tiến chiếm An Hòa Xương, Phú Hữu, ống Bình Linh, tất cả hơn 1.800 quân. Phía ta chỉ có dân quân du kích các xã và một tiểu đội địa phương quân. Sau hai ngày cầm cự, lực lượng cách mạng An Hòa Xương được lệnh của Quận ủy rút qua tả ngạn sông Tiền (xã Thường Phước). Chiếm được An Hòa Xương, chúng bố trí cho Chi đội Hắc Long trang bị đầy đủ vũ khí trú đóng tại Vĩnh Xương, còn Lâm Thành Nguyên đóng tại nhà Cả Võ ở Giồng Trà Dên. Đồng bào di tản không kịp bị chúng giết hại lên đến hàng ngàn người. Bộ đội Trần Thắng từ vùng bảy núi hay tin kéo binh về cứu số đồng bào còn lại vượt sông Tiền sang Thường Thước. Âm mưu của Pháp là chiếm đóng cho được An Hòa Xương để cắt đường liên lạc giữa khu 8 và khu 9, chủ động kiểm soát đường biên giới và hai bờ sông Tiền từ Hưng Lợi đến Tân Châu, tiến sang tả ngạn sông Tiền chiếm đóng các xã Thường Phước và Đồng Tháp Mười. Giữ được căn cứ Giồng Trà Dên, An Hòa Xương có tầm quan trọng đặc biệt, là xương sống nối liền khu 8 và khu 9. Lực lượng cách mạng An Hòa Xương cũng như của quận Tân Châu gặp vô cùng khó khăn vì khi tránh địch sát hại, hầu hết ra đi không kịp mang theo đồ đạc, cả quần áo. Cán bộ, quần chúng lâm vào cảnh đói khổ, thiếu thuốc men, không có nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Trong khi đó địch thường xuyên tràn qua đây bố ráp, cướp phá. Tàu Pháp đánh liên miên, chỉ thấy dạng người thấp thoáng là chúng bắn. Dù vậy, chỉ sau hơn hai tháng ổn định lại tổ chức, Quận ủy Tân Châu cử tổ quân báo gồm các đồng chí Mười Tương, Bảy Phát (Bảy Chía), Yểm, Tâm trở về địa phương nắm tình hình địch, móc nối lại cơ sở, xây dựng lại địa bàn hoạt động. Trở về vùng địch tạm chiếm lúc bấy giờ cực kỳ nguy hiểm. Đồn bót bảo an quân đóng dày đặc. Dân chúng tránh chiến tranh di tản phần lớn, tàu địch tuần tiễu trên sông 6 chiếc lên, 4 chiếc xuống. Tổ quân báo chỉ được trang bị chiếc xuồng 3 lá làm phương tiện vượt sông trên đoạn có chiều rộng gần 2 cây số. Vũ khí chỉ có gươm, giáo... Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Vì sự nghiệp cách mạng các đồng chí quyết làm tròn sứ mệnh để đưa lực lượng ta trở về bám trụ xây dựng lại căn cứ. Vượt sông đã khó, khi về đến địa bàn xã lại càng khó hơn. Dù vậy, tổ quân báo hoàn thành nhiệm vụ, ngoài việc nắm địch tình, anh em còn rải truyền đơn gây niềm tin trong đồng bào rằng Việt Minh vẫn tồn tại không như địch phao tin. Dần dần cán bộ An Hòa Xương trở về bám địa bàn An Hòa Xương, bám Giồng Trà Dên hoạt động. Tháng 4/1948, tỉnh Long Châu Tiền được thành lập. Các xã ghép lại như Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương thành An Hòa Xương; Long Sơn, Long Phú, Phú Vĩnh thành Vĩnh Sơn Long vì thiếu cán bộ. Giữa năm 1948, Xứ ủy chủ trì hội nghị với đại diện Tỉnh ủy Long Châu Tiền và một số ngành liên quan như đại diện Bộ chỉ huy quân sự địa phương do Nguyễn Quang Việt và Nguyễn Phước Trẫm tham dự, quyết định giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 115 chiếm lại huyện Châu Phú B và An Hòa Xương với lực lượng: đại đội 1027, đại đội 1029, đại đội 1035, đại đội 1030 cùng các lực lượng địa phương. Chỉ huy: Nguyễn Phước Trẫm, Nguyễn Trường Can (cán bộ trực chiến đấu), Nguyễn Quang Hạn (quân báo). Với quyết tâm chiến đấu bảo vệ đồng bào, bảo vệ căn cứ, cán bộ và nhân dân xã đã điều động trên 100 xuồng, ghe từ Mương Kinh (Thường Phước) đến điểm hành quân 16 km đường sông. Có lúc phải vác ghe xuồng trên vai vì nước mới tràn đồng, có nơi gò cao còn cạn, vất vả suốt ngày quyết có đủ phương tiện cho trận quyết chiến. Ngày 24/8/1948, sau khi nắm chắc tình hình địch, bộ đội ta đã rầm rộ vượt sông. Khi vượt sông, một tiểu đội đại liên vì ghe chở nặng đã trôi đến gần một chốt tiền tiêu của giặc, chúng nổ súng. Ta liền bắn tỉa và sáp vào bờ chiến đấu tiêu diệt 4 tên, bắt sống 2 tên, thu 1 tiểu liên và 4 súng trường. Toàn bộ lực lượng ta lên bờ an toàn. Sau nắm cơm vắt đỡ lòng buổi sáng, lực lượng ta được lệnh tiến công. Trời vừa tờ mờ sáng, đại đội 1027 và 1030 nã đạn cầu vòng vào phòng tuyến giặc, mục tiêu là những ổ súng máy của chi đội Hắc Long. Đại đội 1035 và 1029 ở phía sau. Mục tiêu của 1035 là chiếm địa bàn xã Vĩnh Hòa, một cù lao ở ngoài sông cách xã Tân An một lạch nước không sâu. Đại đội 1029 án ngữ chặn giặc từ Hưng Lợi. Theo kế hoạch khi mặt chính diện 1027, 1030 dồn địch đến xã Tân An thì đại đội 1029 băng đồng đánh chiến Núi Nổi và đánh thẳng vào tổng hành dinh của Hai Ngoán, nhà Cả Võ Giồng Trà Dên . Để đối phó lại ta, giặc đã đào sẵn 8 chiến hào từ bờ sông Tiền vào trong đồng dài khoảng 800 mét. Lợi dụng chiến hào giặc, qua đợt xung phong đầu, ta đã diệt 70 tên và làm bị thương một số tên khác. Càng tiến sâu vào phía Tân An, giặc yếu dần sức chiến đấu. Đến 9 giờ, lực lượng ta đã lần lượt vượt qua 5 phòng tuyến của giặc và hình thành một thế bao vây. Tại đây chi đội “Hắc Long” tan rã. Tên chi đội trưởng bị tiêu diệt. Đến 13 giờ, đại đội 1029 được điều động thay thế đại đội 1027 ở chính diện. Một trung đội của đại đội 1029 đụng phải một đơn vị địch từ xã Vĩnh Hòa rút chạy về tổng hành dinh. Trung đội này đã chiến đấu và đánh tan đơn vị của giặc. Một trung đội khác của 1029 trên đường băng sang chiếm Núi Nổi đã bắt gặp bộ phận tiếp tế đạn do tàu Pháp chuyển lên từ sông Hậu. Bọn này bị ta diệt gọn và ta đã thu được gần 1 tấn đạn đủ loại. Cũng vào lúc này, đại đội 1030 đã đến đầu Giồng Trà Dên. Một khẩu trung liên 7 ly 7 của ta bố trí ngang đường cách nhà Cả Võ 3 km. Ta phát hiện toán quân của địch từ phía Tân An tiến lên liền nổ súng, 4 tên chết tại chỗ, 2 tên bị bắt sống. Sau mới biết Lâm Thành Nguyên chưa hay tin chi đôi Hắc Long bị tiêu diệt đến bắt liên lạc bị ta nổ súng. Lâm Thành Nguyên bị thương. Ta tiếp tục truy địch đến bờ Kinh Xáng thuộc xã Tân An, đến 9 giờ đêm im tiếng súng. Ta chiếm lại An Hòa Xương và Châu Phú B. Căn cứ An Hòa Xương được khẩn trương xây dựng lại. Từ căn cứ này, lực lượng cách mạng đi hoạt động đến Tân Châu, xây dựng cơ sở ở Vịnh Đồn. Địch luôn tìm cách đánh phá để hủy diệt căn cứ, tiêu diệt cán bộ cách mạng bám trụ nơi đây. Tàu Pháp từ sông Tiền vòng vô Xép Cỏ Găng bắn đại bác vào căn cứ liên tục. Các đại đội 8 của Cò Dốt, Cò Ngượt, đại đội 33 ở Châu Đốc vượt đồng đánh vào, có ngày đánh 3 trận, nhưng căn cứ thiệt hại không đáng kể. Năm 1949, địch đóng đồn Xép Cỏ Găng, đồn Tuần Mẹo, Núi Nổi, Rạch Bà Cả. Vùng đất này bị chia tuyến: từ Mương Sâu lên Vĩnh Xương do lực lượng cách mạng đóng, từ Mương Sâu trở xuống Vàm Xáng (khoảng 3km) địch chiếm đóng. Bấy giờ An Hòa Xương đứt liên lạc với huyện ủy (đang đóng ở Thường Phước) có khi cả tháng cũng không nhận được sự chỉ đạo cấp trên nhưng lực lượng vẫn quyết tâm bám trụ. Thiếu lương thực, được Khu ủy chi viện, nhưng gạo để lâu ngày khi nấu cơm rất khó ăn, bấy giờ anh em chiến sĩ đặt cho cái tên “gạo căm xe”. Có chén cơm “gạo căm xe” đỡ dạ, dân quân, du kích xã vừa bám đất vừa thọc sâu hoạt động đến Vịnh Đồn, đến Kinh Xáng đánh địch. Đội nữ dân quân du kích góp phần cùng cánh nam, hợp đồng đánh tiêu diệt đồn Tuần Mẹo, chị em dùng hom dâu thiêu hủy đồn. Các chị em nữ như chị Năm Lẹ, Năm Sen, vợ chồng chín Hoàng Hải... rất can đảm cùng du kích đánh tàu Công Go của Pháp lấy được cây trung liên. Nhưng để chuẩn bị đánh lô cốt ở đuôi cồn, chị Sáu Bồng giả câu cá gần đồn để quan sát bị chúng phát hiện bắt đánh chị đến chết. Năm 1950, để đẩy mạnh hoạt động phối hợp chiến trường, lực lượng vũ trang Tân Châu nâng lên thành Đại đội địa phương quân huyện có 150 đội viên do Trương Bình Khiêm làm Huyện đội truởng. Nhiệm vụ của huyện đội là bảo vệ đường giao thông giữa khu 8 và khu 9. Ngoài ra còn tổ chức phối hợp với các đơn vị du kích liên xã được trang bị vũ khí để hoạt động, trong đó du kích An Hòa Xương là đội quân chiến đấu dũng cảm, đánh thắng nhiều trận. Tháng 12/1950 huyện Phú Châu được thành lập, An Hòa Xương thuộc huyện này. Đại đội 1035 của huyện kết hợp với du kích tấn công đại đội 14 của địch ở ống Bình Linh mở rộng căn cứ liên hoàn Giồng Trà Dên - ống Bình Linh từ An Hòa Xương đến biên giới Bắc Nam, Phú Hữu. Lợi dụng mùa nước lũ năm 1952, địch tăng cường hoạt động ở An Hòa Xương. Pháp sử dụng lực lượng dân xã của Hai Ngoán mở cuộc càng lớn. Đại đội 1035 cùng tiểu đoàn 311 chặn đánh quyết liệt buộc chúng lui quân, ta tiến đánh lô cốt Núi Nổi, Xép Cỏ Găng, đồn Tuần Mẹo. Địch tập trung lực lượng lớn phản kích. Ta rút lui để bảo tồn binh lực. Đến hết mùa nước lực lượng Phú Châu lại trở về. Bây giờ căn cứ ống Bình Linh, Giồng Trà Dên hân hạnh đón tiếp đồng chí Lê Đức Thọ (ủy viên Trung ương Đảng) trên đường đi Nam Vang ghé thăm cán bộ, chiến sĩ Phú Châu. Chứng kiến trận chống càn vào căn cứ đồng chí đã khen ngợi anh em cán bộ, chiến sĩ, tỏ lời cảm thông sự vất của bộ đội, du kích. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, xuất phát từ căn cứ Giồng Trà Dên, bộ đội Phú Châu đánh địch nhiều trận, phá ủy nhiều lô cốt từ Vịnh Đồn đến lộ đá Tân Châu. Căn cứ vẫn giữ được cho đến ngày ký kết Hiệp định Genève. Căn cứ Giồng Trà Dên - An Hòa Xương tồn tại trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, trong khi địch cũng quyết tâm chiếm vùng đất này đứng chân để khống chế tuyến biên giới, nhưng chúng đã thất bại. Đạt được kết quả đó trước hết Huyện ủy đã nhận thấy vi trí quan trọng của căn cứ và chỉ đạo đúng đắn, đưa cán bộ, lực lượng vũ trang huyện về bám vùng. Vai trò quyết định phải nói đến sự kiên cường bám trụ, dám hy sinh của quân và dân An Hòa Xương. Cán bộ, chiến sĩ chịu đựng gian khổ, dũng cảm, mưu trí kết hợp cùng lực lượng vũ trang địa phương, đại đội 1035 đẩy lùi từng trận càn, đánh địch từ xa hạn chế chúng ruồng bố. Để giữ vững căn cứ, hơn 30 chiến sĩ du kích hy sinh. Có người chết vì bị tù đày tra tấn dã man... Sự chiến đấu dũng cảm của quân và dân Giồng Trà Dên - An Hòa Xương là truyền thống tốt đẹp được đồng bào phát huy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau này. ###IV. Căn cứ Giồng Trà Dên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) **1 - Giai đoạn 1954 - 1960** Hiệp định Genève được ký kết. Miền Nam chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Trong quá trình tiếp nhận chính quyền từ tay thực dân Pháp, Ngô Đình Diệm tiến hành thống nhất các lực lượng giáo phái, Nguyễn Giác Ngộ, Hai Ngoán, Năm Lửa lần lượt đầu hàng (riêng Ba Cụt trong lúc điều đình với Diệm bị bắt và bị tử hình ở Cần Thơ). Một số đại đội của Hai Ngoán ly khai chống Diệm... Lê Hồng Tươi thành lập tiểu đoàn Lê Văn Duyệt chiếm đóng khu vực Tân Châu, chiếm Giồng Trà Dên làm căn cứ. Trong tiểu đoàn Lê Văn Duyệt, lực lượng cách mạng được đưa vào trong ban tham mưu và được cho thành lập riêng 1 đơn vị mang tên Đại đội 4, đa số là người xã Tân An, Vĩnh Hòa, như các đồng chí Ba Tài trong ban tham mưu, Út Dũng (Huỳnh Văn Dũng, tên thường dùng là Dũng Khoe) Đại đội trưởng Đại đội 4, Bá Tùng, Sơn Sóc... Trong hai năm 1956, 1957 Đại đội 4 làm nòng cốt cùng tiểu đoàn Lê Văn Duyệt đã chiến đấu nhiều trận chống càn của lực lượng bảo an liên đội 7 - người Nùng, tỉnh đoàn bảo an và địa phương quân Tân Châu vào căn cứ. Trong các trận chiến đấu 2 đồng chí Nhâm và Tiểu đã hy sinh. Ngày 14/7/1958 Lê Hồng Tươi đầu hàng Diệm, các đồng chí đại đội 4 bám vùng biên giới chờ đợi thời cơ trở về hoạt động. Giồng Trà Dên thuộc quyền kiểm soát của địch. - Xây dựng căn cứ 1960 Căn cứ là địa bàn đứng chân để bung ra hoạt động, không có căn cứ không thể có phong trào cách mạng. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Tân Châu, quân dân Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương nhận rõ được tầm quan trọng đặc biệt đó. Khi được phép hoạt động vũ trang, lực lượng cách mạng Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương tiến hành xây dựng căn cứ. Cuối năm 1959 đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc, Bí thư huyện ủy cùng các cán bộ văn phòng về ở nhà đồng chí Tuấn và các gia đình xung quanh ở ấp Vĩnh Bường xã Vĩnh Hòa, chỉ cách đồn Tam Giác khoảng 300 mét để xây dựng cơ sở, lực lượng chính trị. Du kích mật xã Tân An, Vĩnh Hòa… được thành lập. Ngày 2/7/1960, Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc, đồng chí Út Dũng, tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 510 chỉ huy, phối hợp cùng kích Tân An, Vĩnh Hòa tiến đánh hạ đồn Tam Giác (Chi bộ xã Tân An vận động được đồn phó đồn Tam Giác là Nguyễn Văn Hạnh làm nội tuyến) diệt 4 tên lính bảo an thu 3 trung liên, 7 tiểu liên, 3 carbine, 3 garant, 3 trường mas và nhiều loại đạn dược, số súng vô cùng quý hiếm trong thời điểm bấy giờ. Tên Tề bỏ chạy về quận bị gián chức. Địch phải bỏ đồn Tam Giác 6 tháng sau mới mới lập lại. Được tin đồn Tam Giác thất thủ, địch lồng lộn, chúng cho bảo an lùng sục bắt bớ những người chúng tình nghi có liên quan móc nối nội tuyến. Các đồng chí tham gia trận đánh thoát ly kịp thời. Một số dân thường bị bắt, trong đó có anh Lúa chạy xe phôlích, chúng đem anh về quận Tân Châu đánh đập đến chết rồi lén chở đến nhà mát mộ Sư Ông phao tin anh Lúa bỏ chạy, bị bắn chết. Nhân dân vô cùng phẫn nộ, đồng chí Bảy Lưỡng, Bí thư chi bộ Tân An nhanh chóng vận động nhân dân chở xác nạn nhân đấu tranh đến quận Tân Châu. Cuộc đấu tranh có trên 150 người tham dự. Đoàn đấu tranh được bà con lao động nghèo Tân Châu hưởng ứng thành cuộc biểu tình lớn làm náo động chợ Tân Châu. Bọn lính quận không dám đàn áp. Chuẩn bị đợt tổng khởi nghĩa chung toàn tỉnh, Huyện ủy tổ chức cuộc họp tại nhà đồng chí Hai Nga để bàn kế hoạch, địch phát hiện đến bao vây. Chúng đến sớm hơn giờ họp nên các đồng chí huyện ủy viên ở các nhà xung quanh hay tin tránh thoát. Đồng chí Mười Trí, Chánh văn phòng Huyện ủy, vợ chồng đồng chí Hai Nga bị bắt. Đồng chí Trê chạy không thoát cắn lưỡi tự tử chết. Tiếp tục trấn áp địch, đưa thế chính trị của quần chúng lên, tiểu đoàn 510 cùng lực lượng xã do đồng chí Nguyễn Ngọc Tạc phối hợp chỉ huy bố trí trận địa tại Xép Cỏ Găng đánh lực lượng bảo an đồn Bến Nước. Để quân địch lọt vào ổ phục kích, chi bộ xã có các đồng chí Út Ba, Mười Trạc giả vờ bắt trưởng ấp Chạp (trưởng ấp Tân Vĩnh) là gia đình cơ sở, rồi đưa mẹ và vợ ấp Chạp lên đồn báo tin. Trưa ngày 10/9/1960 hai trung đội bảo an đồn Bến Nước chia làm hai cánh tiến về ấp Tân Vĩnh (ấp Vĩnh Bường ngày nay). Một cánh quân do tên trung sĩ Đạo chỉ huy theo ven sông Tiền xuống; một cánh quân khác do tên thượng sĩ Nguyên theo lộ Vĩnh Xương - Tân An đánh bọc hậu quân cách mạng. Trận đánh kéo dài trên hai giờ. Quân ngụy rút chạy về đồn Bến Nước. Tiểu đoàn 510 đã diệt được tên Đạo và 10 lính bảo an, tên Nguyên cùng bốn tên lính bị thương, ta thu thếm 10 súng (có 1 cây trung liên). Đơn vị hy sinh 2 cán bộ tiểu đội (đồng chí Độ và đồng chí Dời), Tiểu đoàn trưởng Võ Tấn Phục (Tư Nam) bị thương nặng qua đến Thương Phước thì hy sinh. Say trận này địch co cụm lại ở đồn bót, lực lượng các xã còn tổ chức vận động các trưởng ấp về gia đình làm ăn hoặc ủng hộ cách mạng, những tên ngoan cố bị diệt như trưởng ấp Nhật (Tân Phú), trưởng ấp Tây (Tân Vĩnh) và các tên chỉ điểm khác. Giồng Trà Dên được giải phóng, trở thành căn cứ cách mạng của xã An Hòa Xương và huyện Tân Châu. Quận Nhàn thừa nhận vùng này chỉ 10% dân số theo quốc gia. - Bám trụ - chiến đấu - xây dựng căn cứ (1961-1964) Lực lượng cách mạng chiếm Giồng Trà Dên, địch tiến hành nhiều thủ đoạn, cả đàn áp bằng vũ lực lẫn mị dân, mua chuộc, tách quần chúng khỏi lực lượng cách mạng, đánh phá căn cứ. Qua năm 1962, địch phản công quyết liệt, thực hiện kế hoạch lập ấp chiến lược, có 2 cố vấn Mỹ được đưa vế quận Tân Châu chỉ đạo thi hành kế hoạch. Chúng thành lập khu trù mật Tân An bắt dân ấp Tân Phú vào khu trù mật, dân chúng không đi, chúng cho lính dỡ nhà, một mặt chúng cho bắn pháo liên miên vào ấp Tân Phú (trong kế hoạch bình định chúng khoanh vùng nơi đây là vùng tự do bắn pháo), Lê Hồng Tươi được cử làm Tổng đoàn dân vệ sau là Chánh tổng Tổng An Thành (vì am hiểu gia đình cách mạng nơi đây khi hoạt động hợp tác với đại đội 4 trước đây) để đánh phá cách mạng triệt để hơn. Trung tá tỉnh trưởng Châu Đốc chỉ định cho quận trưởng Tân Châu “Cho hoạt động mạnh từ Kinh Xáng trở lên biên giới Vĩnh Xương để diệt trừ dân quân Việt cộng địa phương”. Đầu tháng 5 năm 1961, tên Dẽo là du kích xã Tân An thời kỳ kháng chiến chống Pháp, sau được tổ chức cách mạng đưa vào làm nội tuyến đồn Vĩnh Xương, tên này làm phản giết chết đồng chí Trương, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 510 và đồng chí Xuân khi đi làm nhiệm vụ diệt tên đại diện Ngô Như Lễ ở Vĩnh Xương; càng lúc tên Dẽo càng hung hăng càn bố bắt bớ gia đình cách mạng, tên này được địch điều về Bến Nước đánh phá cách mạng Vĩnh Hòa. Vừa chống càn, lực lượng địa phương quân huyện và du kích các xã vừa chủ động tấn công địch, ngày 12/5/1961, quân ta tấn công đồn Tam Giác, bọn địch huy động cả lực lượng của đồn Bến Nước, Vĩnh Xương kết hợp cùng tổng đoàn dân vệ do quận trưởng chỉ huy đến giải vây cho đồn. Trận này quân ta diệt 1 tên bảo an và bắn bị thương 2 dân vệ khác, lực lượng ta rút về căn cứ an toàn. Đêm 31/10/1961, lực lượng địa phương quân huyện kết hợp du kích xã đánh đồn Bến Nước, ý định diệt cho được tên Dẽo qua nội tuyến Nguyễn Văn Mánh và Lê Văn Trình. Nhưng tên Mánh làm phản cho Dẽo biết tin; theo kế hoạch bàn trước, Bảy Bá, Vinh đặc công huyện làm theo mật hiệu của Mánh vào đồn liền bị Dẽo bắn chết. Lực lượng bên ngoài kịp thời rút đi, Trình bị bắt đày Côn Đảo mất tích, mẹ và vợ anh cũng bị bắt bỏ tù. Ngày 6/1/1962, Trung đội địa phương quân huyện do đồng chí Hai Hạp chỉ huy kết hợp cùng đồng chí Út Dũng, tiểu đoàn phó 512, phục kích diệt tên Dẽo. Qua nhiều ngày theo dõi, thường ngày Dẽo đi về đồn Tam Giác nên các đồng chí chỉ huy phục kích tại Voi Tre - Hố Chuồng. Khoảng 9 giờ, thiếu úy Biết quận đoàn trưởng cùng đám lính bảo an Tân Châu đi lên phát lương, trong khi đó tên Dẽo lòn đường đồng về, anh em chiến sĩ không phát hiện được. Quân ta chuyển sang phục kích diệt tên Biết vì tên này còn ác ôn hơn cả tên Dẽo. Khoảng 11 giờ trưa, Biết cùng lực lượng tùy tùng trên 3 chiếc xe phulích đến địa điểm cây Me Chua, lực lượng ta bất ngờ bung ra chặn xe, chúng không kịp đối phó, tên thiếu úy Biết, thiếu úy Hòa và một số tên khác bị bắn chết. Lực lượng ta hy sinh đồng chí Minh, phó chỉ huy địa phương quân huyện. Sau trận đánh này, các đồn bót xung quanh co lại, Dẽo cũng không dám đi càn bố và tìm cách chuyển đổi về huyện Tịnh Biên. Du kích và địa phương quân huyện còn phục kích đánh lực lượng địch canh gác, tuần tra, diệt những tên ác ôn, chỉ điểm như tên Ráy, tên Lê Văn Thành (chín Xứa), bắt trung đội trưởng Bán đem về căn cứ giáo dục. Trong 2 năm 1962, 1963 quân dân xã tham gia nhiều đợt phá ấp chiến lược ở các ấp Tân Hậu A, Tân Hậu B, nhổ trụ sắt, dây kẻm gai về làm xã chiến đấu ở căn cứ. Rầm rộ và sôi động trong thời kỳ này không thể quên các cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng đấu tranh chống quy khu của nhân dân Tân An - Vĩnh Hòa từ xã đến quận Tân Châu. Được tin địch quy khu ấp Tân Phú vào trù mật chợ Tân An, Huyện ủy cử đồng chí Sáu Tân, Ủy viên Ban Thường vụ lãnh đạo đồng bào đấu tranh. Mùa nước 1961, viện cớ do quy khu dồn dân, dân chúng lâm vào cảnh đói khổ, chi bộ xã Tân An tổ chức kéo đến Hội đồng xã đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. Lực lượng gần 300 người dân ở 2 ấp Tân Hòa và Tân Phú đấu tranh đòi giảm thuế, chống bắn pháo vào làng. Đoàn biểu tình bị đám tề xã bắt nhốt một số, ta nhờ người thân của chúng tranh thủ, lo lót tiền bạc nên chúng thả ra. Cuộc đấu tranh ở xã không đạt được kết quả, đồng bào đi đấu tranh đến quận, nhân dân ấp Tân Hòa hỗ trợ lo tàu bè, các phương tiện chở dân đi đấu tranh. Tiếp sau cuộc biểu tình trước, Chi bộ Tân An tổ chức cho bà Phước Thiện hướng dẫn 300 người đến quận đòi cấp gạo vì nước ngập mùa màng thất bát, quận Nhàn chấp nhận theo yêu cầu của dân. Giành thắng lợi, chi bộ xã lại tổ chức cuộc đấu tranh khác được chuẩn bị chu đáo, phân chia thành từng tổ, có sự liên lạc từ trên xuống, có đảng viên theo đoàn lãnh đạo và các đồng chí có uy tín trong nhân dân như Lê Văn Bàng, Phạm Hữu Vi, Phan Thị Như, Lương Thị Huệ, Sáu Mới cùng nhiều bô lão khác với hơn 500 dân chúng tham dự. Đoàn đi trên 11 chiếc tàu kéo đến dinh quận. Quận Nhàn ra tiếp đoàn nhưng với lời lẽ xấc xược cho rằng đồng bào nghe theo lời xúi giục của cộng sản kéo biểu tình, rồi bắt nhốt vào lò tương hết nửa ngày. Riêng bà Mười Phê chúng nghi lãnh đạo cuộc biểu tình nên chúng nhốt ở quận. Một tuần sau nhân dân Tân An, Vĩnh Hòa cùng lực lượng các xã khác kéo xuống đáu tranh đòi thả bà Mười Phê, được tin dân kéo biểu tình nữa, bọn địch thả bà Mười Phê về. Sau đó, lực lượng biểu tình còn nhiều lần tập trung ở thị trấn Tân Châu, bà con ăn mặc rách rưới như người ăn xin kéo đến dinh quận. Khi gặp tên quận trưởng, người thì tố khổ vì nạn đói rách phải đi ăn xin nhờ quận cứu tế, người kêu mất mùa đòi giảm thuế, chống quy khu dồn dân vì dân nghèo đói không tiền đi, chống bắn pháo vào làng… nếu tiếp tục bắn pháo thì người dân không sao yên ổn làm ăn phải chịu cảnh đói khổ, nhưng tên quận Nhàn ác ôn lại ra lệnh bắt giam số người đó tại lò tương Chương Hưng. Với tình thế đó, đồng bào ta kéo tới rất đông để tiếp tục tố khổ. Dù bị bắt hết lớp này đến lớp khác, đồng bào vẫn kiên quyết đấu tranh. Đồng bào và cơ sở thị trấn tổ chức cơm nước để ủng hộ cho đoàn biểu tình đang bị nhốt. Mặt khác binh chánh vận của ta cố gắng đến tranh thủ với tên Nhàn để chúng thả đồng bào ra. Tên Nhàn vẫn ngoan cố cho xe chở đồng bào bỏ bên núi Sam. Ban lãnh đạo cuộc biểu tình kịp thời tổ chức lại hàng ngũ chỉnh tề và sinh hoạt với nhau là vừa qua mình biểu tình bất hợp pháp với chúng, bây giờ chúng đã tạo cho ta có cơ hội biểu tình với thế hợp pháp hơn. Đoàn biểu tình kéo bộ về Châu Đốc vừa đi vừa hô vang những khẩu hiệu đấu tranh khiến đồng bào hai bên đường ra thăm hỏi rất đông, làm ta có dịp tuyên truyền hơn nữa. Ngụy quyền bấy giờ không có lý do gì cản được. Đồng bào cơ sở Châu Đốc tiếp tế cơm nước và lo tàu đưa đoàn biểu tình về. Qua sự việc này, quận Nhàn bị tỉnh trưởng quở trách vì để dân kéo biểu tình đến Châu Đốc. Biểu tình trực tiếp bị địch đàn áp, chi bộ xã Tân An tổ chức biểu tình gián tiếp bằng hình thức đi chợ nhồi. Đi chợ nhồi là hình thức cùng nhau đi chợ thật đông, có ngày vắng lặng không đi. Đến chợ chị em than nghèo kể khổ rồi làm công tác binh vận. Gặp lính địch bà con tác động tinh thần cho chúng rã ngũ… Khí thế cách mạng đang lên, Ban Tuyên huấn huyện kết hợp cùng lực lượng địa phương quân huyện, chi bộ các xã tổ chức cuộc biểu tình chào mừng ngày Quốc Khánh 2/9/1961 trên sông Kinh Xáng, Ban tổ chức vận động tàu khách Tân An - Châu Đốc tham gia diễu hành, cùng số tàu cơ sở xã Tân An, số lượng tàu đến 11 chiếc với 500 quần chúng tham dự. Lá cờ Mặt trận được giương lên, bà con hô vang khẩu hiệu “Đả đảo Ngô Đình Diệm”, “Hồ Chí Minh muôn năm” vang cả khúc sông. Đồng chí Lương Văn Khách (Bảy Hà) Trưởng Ban Tuyên huấn huyện phát loa kêu gọi bà con đứng lên đấu tranh đánh đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà. Bọn địch ở Tân An hoảng hốt, bỏ chạy đến quận lỵ Tân Châu. Bà con hai bên bờ sông ra xem cuộc diễu hành. Nhiều thanh niên hăng hái bơi xuồng theo. Cuộc biểu tình diễn ra giữa ban ngày trong vùng địch kiển soát chứng tỏ lực lượng cách mạng đã phát triển khá mạnh. Đồng bào càng tin tưởng, ủng hộ cách mạng, xây dựng căn cứ. Mùa nước năm 1961, căn cứ Giồng Trà Dên đón tiếp đồng chí Nguyễn Thị Định bấy giờ bà là Khu ủy viên Khu 8 đi khảo sát Bảy Núi ghé qua. Bà được bảo vệ an toàn trong thời gian dừng chân nơi đây. Năm 1962, địch tiếp tục mở hàng trăm cuộc càn lớn nhỏ vào căn cứ, đánh phá ấp chiến đấu Tân Phú, Tân Thạnh. Nhiều cuộc đụng độ giữa lực lượng du kích xã, địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú xảy ra. Anh em chiến sĩ chiến đấu dũng cảm bảo vệ từng cụm tre, từng hào chiến đấu. Nhiều anh em chiến sĩ hy sinh, trong trận càn ngày 29/12/1961 âm lịch (3/2/1962) đồng chí Minh Mẫn du kích xã và đồng chí Tư Dương cán bộ tuyên truyền huyện bị bắn chết, đồng chí Tư Dương còn bị chúng chặt đầu. Đồng chí Nguyễn Văn Rỡ du kích mật hướng dẫn tiểu đoàn về đánh khu trù mật, vì lộ đội hình, đồng chí Rỡ bị bắt tại sau ấp Vĩnh Thạnh. Tên Hữu Ý, đại đội trưởng biệt kích, đánh đập đồng chí rất dã man nhưng đồng chí Rỡ không khai báo điều gì, tên Hữu Ý mổ bụng đồng chí Rỡ lấy mật ăn. Các đồng chí Trắng, Đào Văn Năm, Đức, Lờ bị phát hiện hầm bí mật, địch bắt giải về Tân Châu tra khảo, nhưng cả bốn đều giữ vững khí tiết, không khai báo cơ sở, chúng giải về Bến Nước và bắn chết các anh ở Gò Chuối để đe dọa nhân dân trong vùng. Ngoài ra còn các đồng chí khác hy sinh như Lương Văn Ben, Nguyễn Văn Mỉnh (Điệp), Lư Văn Chỉ (xã đội trưởng), Nguyễn Văn Cáo (Cò Lũy) Chi ủy viên xã Tân An. Các đồng chí du kích như Triết, Ái, Vinh, Châu, Năm lần lượt hy sinh. Một số đồng chí khác bị bắt và số thoát ly khỏi xã. Thời gian từ 1961 – 1964 là thời kỳ gay go, đấu tranh quyết liệt để giữ vững căn cứ Giồng Trà Dên, ta và địch giành giật nhau nhiều lần, đồng bào, lực lượng vũ trang huyện, du kích các xã hy sinh nhiều. - Chiến đấu bảo vệ căn cứ 1965 - 1969 Qua những năm chiến đấu quân dân An Hòa Xương đã có những kinh nghiệm quý báu trong cách thức xây dựng căn cứ. Chi bộ xã Tân An vận động dân bỏ đất trống xung quanh căn cứ cho cây dại mọc lên um tùm, trồng thêm nhiều cây rừng làm vành đai để gài trái. Những gia đình có đất xung quanh căn cứ vui vẻ hiến đất. Anh em du kích và quần chúng tham gia làm ô chiến đấu, hầm chông, làm chiến hào. Từ năm 1965 - 1967, hơn 10.000 mét chiến hào trong rừng tre được đào dưới tầm pháo địch, trung bình mỗi đêm chúng bắn vài ba chục đạn pháo vào căn cứ nhưng quần chúng vẫn có mặt vài trăm người tham gia đào công sự, ô chiến đấu, làm chòi canh giữa bụi tre, đào hầm gài chông xung quanh căn cứ gắn bảng “cấm các em bé lại gần” hay “binh sĩ dừng bước, để Mỹ đi trước”… Có ô chiến đấu lực lượng du kích Tân An, Vĩnh Hòa được củng cố và phát triển. Đồng chí Năm Trung bí thư xã Tân An, đồng chí Đỗ Sơn Hà xã đội trưởng phát triển du kích xã lên 18 tay súng gan dạ, các ấp đều có du kích mật được trang bị vũ khí đầy đủ có thể đủ sức chống các cuộc càn quét của giặc. Ngày 30/11/1964, 1 tên cố vấn Mỹ chết và 5 tên lính bị thương vì nhổ hầm chông ở am Lôi Thôi. Tên Lê Hồng Tươi đi khảo sát trận đánh ở Vĩnh Xương cùng 1 tên cố vấn Mỹ bị lực lượng địa phương quân huyện bắn pháo gần đồn diệt chết cả hai. Đồng bào An Hòa Xương nhẹ bớt được một tên địch nguy hiểm. Năm 1965, địch tiến hành công tác “Mặc Lan” tiêu diệt lực lượng địa phương quân huyện và du kích ở Giồng Trà Dên. Tháng 3/1965, 1 trung đội địch ở đồn Tam Giác kết hợp 1 trung đội khác tấn công vào ô chiến đấu rạch Ông Tước, du kích diệt 3 tên lính đồn Tam Giác. Địch rút lui. Ngày 25/11/1965, 1 tiểu đoàn Sư đoàn 9 kết hợp cùng lực lượng địa phương càn vào căn cứ. Để chuẩn bị cho bộ binh tràn vào, máy bay phản lực đánh 4 lượt bom hơn 120 quả lớn nhỏ. Pháo từ tàu trên sông Tiền, từ cụm pháo An Phú bắn tới tấp trên 200 quả. Cây cối, rừng tre bị bật gốc ngã nghiêng, nhà dân xung quanh bốc cháy. Dứt đợt bom địch tràn vào. Với quân số ít hơn địch cả trăm lần, chỉ có 1 trung đội địa phương quân huyện và du kích xã, các đồng chí thực hiện chiến thuật nằm im chờ địch vào sâu. Sau khi đánh 4 đợt bom, chúng chia đội hình ra làm hai phía tiến sâu vào chòm tre ông Bảy Lưỡng và rạch ông Tước. Với tinh thần dũng cảm, các chiến sĩ bám công sự, dõi theo đội hình của địch đợi lệnh chỉ huy nổ súng. 4 giờ chiều các chiến sĩ ta nổ súng đồng loạt. Chiếc trực thăng đầm già đảo vòng bắn bom khói chỉ điểm đánh đợt bom thứ 5. Đồng chí Tư Phong ra lệnh cho anh em chiến sĩ mở đường cho địch rút. Trong trận này ta hy sinh 3 đồng chí và bị thương 2 chiến sĩ khác. Về phía địch, Sư đoàn 9 chết và bị thương hơn 30 tên, đặt biệt diệt được tên Uông đại đội trưởng biệt động. Sau trận chống càn lớn này, nhân dân chiến sĩ có niềm tin sẽ giữ được căn cứ. Năm 1966, địch tăng cường đồn bót xung quanh căn cứ, đồn trung tâm cách chợ Tân An 1 km do 1 đại đội biệt kích đóng giữ, 1 cụm pháo 2 khẩu 105 ly. Chúng lập lại xã Vĩnh Hòa, tách ra khỏi xã Tân An. Mỗi xã có một cuộc cảnh sát do 1 sĩ quan cảnh sát chỉ huy. Căn cư Giồng Trà Dên vẫn là mục tiêu chúng tiêu diệt. Chúng bắn pháo hàng đêm vào căn cứ. Chỉ có khi nào lực lượng của tỉnh, của khu về chúng mới dám tấn công vào. Từ năm này, lực lượng địa phương quân huyện thường xuyên có mặt tại căn cứ để đi hoạt động sang các xã Vĩnh Xương, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Long Phú. Bộ đội tỉnh do các đồng chí Tám Sử, Năm Sương, Tư Khai, Sáu Sên chỉ huy thỉnh thoảng đưa cả tiểu đoàn về đứng chân. Khi bộ đội về đây, đồng bào Giồng Trà Dên đón tiếp, cung cấp lương thực, đóng góp tài chánh, tham gia dân công, tải đạn, tải thương và đưa con em vào lực lượng vũ trang. Quân dân ta đánh địch không chỉ chiến đấu vũ trang mà cả cả về chính tri, binh vận. Đồng chí Huỳnh Thị Lào vận động Mạnh, lính đồn biệt kích, đổ axít vào khẩu pháo để phá hủy. Nhưng vì axít quá loảng nên 2 khẩu pháo chỉ hư chút ít. Mạnh, Chen giả vờ nhậu say đánh nhau với 3 tên Mỹ (cố vấn đồn) và nhốt chúng vào thùng phuy. Đầu năm 1967, đại đội biệt kích của Hữu Ý vừa thành lập đóng tại đồn trung tâm. Ngày ra mắt, gió thổi cột cờ bị gãy, nhân sự kiện này ban binh vận huyện chỉ đạo cho bộ phận đấu tranh chính trị của xã do bà Tư Trầm dẫn đầu, tác động tinh thần mê tín của địch; bà Tư Trầm cho rằng ngày đầu tiên xui như vậy sẽ bị chết hết. Sau đó cả đại đội sợ quá tự tan rã. Bà Tư Trầm được tỉnh tặng bằng khen. Vào 9/1966, lợi dụng mùa nước nổi Trung đoàn 14 của Sư đoàn 9 địch kết hợp cùng nghĩa quân, có pháo binh yểm trợ bao vây căn cứ Giồng Trà Dên. Chúng dọa sẽ nhanh chóng tiêu diệt “Việt cộng” ở căn cứ trong trận tấn công này. Sáng sớm, chúng tập trung hỏa lực cho pháo bắn cấp tập để dọn đường, bộ binh tấn công từ rạch Lôi Thôi. Dù lực lượng ít hơn địch nhiều lần, hỏa lực địch mạnh, chiến sĩ địa phương quân huyện và du kích các xã bám địa hình, nhờ vùng đất quen thuộc, nhờ rừng tre che chở, quân ta nhanh chóng phản công địch. Hết đợt xung phong này, đến đợt xung phong khác của địch đều bị đẩy lùi. Đến chiều, bọn chúng không chiếm được mục tiêu và cho rút quân. Gần đại đội địch vừa chết vừa bị thương trong đó có 3 sĩ quan. Bọn địch hết dám nghênh ngang. Có một chuyện khá thú vị, số là khi tạm nghỉ, một tên đại úy bạt tay tên lính cần vụ vì tên này mời anh ta ăn cơm theo thói quen gọi cấp bậc, anh ta chửi thề nói đừng gọi như vậy sợ du kích nghe bắn tỉa. Trong năm 1967, địch liên tiếp mở cuộc càn vào căn cứ với lực lượng của tiểu khu Châu Đốc, biệt khu 44 nhằm làm tiêu diệt lực lượng cách mạng. Tổ chức nhiều cuộc hành quân mang tên Thất Sơn đánh vào căn cứ dài ngày. Mỗi trận chỉ cách nhau hai hay ba ngày, có đợt kéo dài một tuần lễ. Sau đợt đánh kéo dài tuần lễ, hai ngày sau, tức là ngày 5/7/1967, tiểu khu Châu Đốc phối hợp với chi khu Tân Châu mở cuộc hành quân Thất Sơn 1967 với lực lượng tham dự gồm có sư đoàn 9, 2 đại đội địa phương quân, 5 trung đội nghĩa quân và giang đoàn 26 xung phong, có trọng pháo yểm trợ, trong khi đó lực lượng cách mạng chỉ có 1 trung đội địa phương quân huyện do đồng chí Tám Bê chỉ huy và du kích xã hỗ trợ bên ngoài. Dù lực lượng đông đảo với 6 đợt bom hàng trăm quả bắn vào căn cứ, bộ đội huyện, du kích các xã chưa hết mệt mỏi sau đợt chống càn dài ngày, nhưng đã chiến đấu ngoan cường làm địch thiệt hại nặng: 13 tên chết, có 1 đại úy (tên Tệt) và hàng chục tên khác bị thương. Địch kéo ra ngoài 300 mét gọi máy bay đến bắn, ta hy sinh đồng chí Quang. Sau đó địch bắn pháo đến chạng vạng. Tên chỉ huy cử ông Bảy Nhơn vào căn cứ điều đình ngưng bắn cho chúng lấy xác, không tiếp tục đánh nữa. Vì lòng nhân đạo ta cho chúng vào lấy xác. Xong, chúng kéo ra bờ sông Vĩnh Hòa rút binh. Chấm dứt cuộc càn Thất Sơn vào Giồng Trà Dên. Vào cuối tháng 10/1967, lực lượng địa phương quân huyện cùng du kích xã Phú Vĩnh phá lộ Tân Châu - Châu Đốc, địa phương quân huyện dự định đánh pháo vào dinh quận Tân Châu và khu gia binh nhưng không thành. Ngày 30/10/1967 Sư đoàn 9 lại tổ chức trận càn vào căn cứ Giồng Trà Dên, lực lượng ta ở căn cứ chỉ có 1 tiểu đội đặc công địa phương quân và 1 tiểu đội du kích. Đồng chi Năm Trung bí thư, đồng chi Sơn Hà xã đội trưởng thay nhau chỉ huy. Trận càn kéo dài 3 ngày. Ngày thứ nhất ta không nổ súng chỉ gài bãi chết. Ngày thứ hai, địch trở lại, vì gió mùa đông bắc, lục bình trôi dạt vào bìa căn cứ, chúng mắc kẹt đám lục bình chìm xuồng chết một số tên. Thừa cơ hội đó, lực lượng cách mạng nổ súng làm chúng chết và bị thương trên 30 tên. Trung đội biệt kích của tên Phát lọt vào bãi chết, mìn nổ, chỉ còn vài tên sống sót, có 2 cố vấn Mỹ thiệt mạng. Du kích hy sinh 2 đồng chí. Địch bắn pháo liên miên, quân ta không thể co cụm lại căn cứ vì dễ bị trúng pháo, Huyện ủy chỉ đạo các xã Tân An, Vĩnh Hòa ,Vĩnh Xương huy động lược lượng mở rộng căn cứ, tu bổ lại các ô chiến đấu, đào đắp lại chiến hào bị pháo bắn phá, tăng cường thêm tuyến đường cộ Cây Khế và rạch Ông Tà. Hỗ trợ cho Vĩnh Lộc xây dựng đám găng Ô Trích, đám găng Tư Nhen, đám găng Ba Lùn thành những lõm căn cứ giữa cánh đồng 5 xã tạo thế hỗ trợ cho Giồng Trà Dên và làm chủ cánh đồng 5 xã. Làm ô chiến đấu gần đồn bót địch, ở những đám tre thưa là những nơi mà địch ít nghi ngờ đến. Căn cứ được mở rộng, tạo thế liên hoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tấn công Xuân Mậu Thân. Cuối năm 1967, tiểu đoàn 3 mang danh nghĩa đạo Hòa Hảo (tiểu đoàn của sư thúc Huỳnh Văn Trí) được thành lập để mở rộng vận động đồng bào Hòa Hảo. Chi bộ xã Tân An đưa đồng chí Năm Trung (bí thư xã), Ba Hài, Tư Nhị cùng nhiều du kích khác gia nhập. Đồng chí Đỗ Sơn Hà thay đồng chí Trung làm bí thư xã, lãnh đạo. Được tin tiểu đoàn của ông Mười thành lập ra mắt, một số chức sắc tôn giáo, đồng bào vùng căn cứ vô cùng phấn khởi, tin tưởng cách mạng sẽ đoàn kết dân tộc, lương giáo đánh đuổi kẻ thù chung. Nhân dân đã góp 500 giạ gạo cho tiểu đoàn 3 và sẵn sàng tham gia dân công hỏa tuyến, phục vụ chiến trường tải đạn, tải thương… mỗi chuyến có hàng trăm người. Chuẩn bị cho cuộc võ trang tuyên truyền vùng O, hơn 10 tấn súng ống, đạn dược được chuyển về căn cứ, tình báo địch theo dõi, phát hiện. Ngày 18/3/1968, đặc khu 44 mở cuộc hành quân đánh vào căn cứ với quân số 2 tiểu đoàn của sư đoàn 9 và lực lượng địa phương quân, nghĩa quân đóng tại Tân An có pháo binh yểm trợ. Trong khi đó lực lượng cách mạng có 2 tổ trinh sát, cùng dân công và du kích Tân An ở bên ngoài. Đồng chí Chín Công (UVTV Huyện ủy) chịu trách nhiệm hậu cần cho chiến dịch đi vùng O cùng ban chỉ huy đại đội tổ chức cuộc chống càn. Sau đợt pháo, địch chia nhiều mũi tiến công. Lực lượng của sư đoàn 9 chiếm được một chiến hào. Ban chỉ huy ổn định lại quân số tổ chức phản công. Tổ trinh sát của đồng chí Tùng đánh quân tên Tám Đền, hai bên quần nhau, có lúc giữa ta và địch cách nhau chừng 100 mét. Pháo địch bắn dữ dội, lửa cháy, đồng chí Sáu Thạch, Năm Thơ, Tám Hồng bất chấp gian nguy ra dập lửa. Đến 3 giờ chiền địch rút quân. Theo báo cáo của địch, trong trận này chúng chết 8, bị thương 5 người. Về phía cách mạng, dù bom đạn tơi bời, nhưng nhờ có chiến hào, rừng tre che chở, không ai hy sinh hoặc bị thương. 5 tấn vũ khí đạn dược được bảo toàn. Rạng sáng ngày 24/3/1968, địa phương quân huyện pháo kích vào Chi khu Tân Châu. Quân ta triển khai lực lượng tại cây số 5 xã Long Sơn và chiếm giữ đoạn đường ở cây số 3 thuộc lộ đá Tân Châu - Châu Đốc. Tiểu đoàn 1 lập trận địa dài từ cây số 14 đến 16 xã Phú Lâm, bao vây đồn Tân Phú (số 15), dùng DKZ 75 và súng phun lửa diệt đồn. Trong vùng đóng quân, lực lượng chính trị cùng phối hợp cùng bộ đội phát động quần chúng tín đồ Hòa Hảo trừ gian, phá tề, họp mít tinh, treo biểu ngữ, rải truyền đơn. Lần đầu tiên kể từ lúc kháng chiến chống Pháp, bộ đội cách mạng có mặt tại vùng này, tạo chuyển biến nhận thức, niềm tin và khí thế cách mạng ở vùng O. Ngày 26/3/1968, lực lượng vũ trang tuyên truyền ở vùng O rút quân. Du kích xã Tân An tổ chức án ngữ ở ấp Tân Hậu A1, mở đường cho lực lượng tỉnh rút về căn cứ. Khi đến căn cứ Giồng Trà Dên, các Tiểu đoàn 1, 2 rút về căn cứ B1, Tiểu đoàn 3 tiếp tục ở lại. Ngày 29/3/1968 tiểu khu Châu Đốc phối hợp cùng chi khu Tân Châu càn vào căn cứ có phi cơ yểm trợ. Chúng bắt dân các xã khác đến đốn tre, phá địa hình nhằn thực hiện kế hoạch chiếm giữ dài ngày. Quân dân ta đoàn kết một lòng bám trụ chiến đấu với địch. Cuộc hành quân kéo dài chỉ một tuần lễ buộc phải chấm dứt. Kế hoạch thất bại, chúng quay sang khủng bố gia đình cơ sở, ngày 10/4/1968, lực lượng cảnh sát chi khu Tân Châu đến xã Vĩnh Hòa bắt 13 người chúng tình nghi “tuyên truyền cho Việt Cộng”. Cuối tháng 9/1968, địch lại tiếp tục kế hoạch phá địa hình căn cứ. Chúng vừa bắt dân đi phá, vừa cho 4 xe ủi đất đến ủi rừng tre. Một binh sĩ đại đội 157 địch đạp mìn chết và 1 tên bị thương ngay trong ngày đầu. Lực lượng du kích xã bố trí đánh xe ủi, 1 chiếc bị hư. Địch rút quân. Rừng tre vẫn chưa thiệt hại bao nhiêu. Địch rút đi, quân dân Tân An, Vĩnh Hòa ra sức sửa chữa lại ô chiến đấu cũ, làm thêm ô chiến đấu mới, bảo vệ căn cứ an toàn, làm bàn đạp cho tỉnh chuẩn bị mở các cuộc võ trang tuyên truyền vận động đồng bào Hòa Hảo ở huyện Phú Tân (huyện Phú Tân được thành lập vào tháng 8/1948). Đồng bào náo nức cung cấp lương thực, tham gia dân công, tổ chức xuồng ghe cho bộ đội vượt sông Kinh Xáng. Ngày 23/2/1969, lực lượng võ trang tỉnh và địa phương quân huyện tiếp tực tổ chức đợt trang tuyên truyền, lực lượng xã chịu trách nhiệm án ngữ tại Kinh Xáng suốt chiến dịch tư ngày 23 đến 28/2/1969, du kích xã đã hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững trận địa cho đoàn đi về căn cứ Giồng Trà Dên an toàn. Trong ngày 24/2 máy bay địch đến bắn phá Giồng Trà Dên làm 52 nhà dân bị cháy rụi, 1 người dân chết và 3 người bị thương. Ngày 16/3/1969, lực lượng ta tổ chức đợt võ trang tuyên truyền lần thứ ba trong năm, hàng trăm đồng bào tham gia dân công, dù bị địch đe dọa tù đài, lòng dân không nao núng. Ngày 12/5/1969, Ban chỉ huy lực lượng vũ trang huyện đưa quân về Giồng Trà Dên và xã Vĩnh Hòa đứng chân. Bấy giờ, bọn tề xã hoang mang đến cực độ, nhiều tên không dám ngủ nhà, hàng đêm chúng phải vào các cứ điểm phòng vệ dân sự hoặc ngủ tại hội đồng xã. Hoạt động của chúng co lại. Đến tháng 6/1969, khi lực lượng vũ trang tỉnh hoạt động mở vùng biên giới, địch tập trung lực lượng chủ lực, biệt kích đánh phá ác liệt vào căn cứ Giồng Trà Dên, Giồng Găng, Ô Trích… đánh bật lực lượng cách mạng ra khỏi căn cứ, cho xe ủi đất ủi ngã hết rừng tre, sau đó dùng máy bay bắn bom dầu đốt phá địa hình. Chúng đóng thêm đồn Núi Nổi. Bọn lính nghĩa quân thường cải trang thành nông dân trà trộn vào các trại ruộng của quần chúng để phát hiện cán bộ ta. Mất căn cứ, tình hình căng thẳng, phong trào quần chúng xuống, nhất là thời điểm địch thiết lập xong các tổ chức Phụng Hoàng, Thiên Nga quyết tiêu diệt hạ tầng cơ sở cách mạng. Chúng lập bảng trận liệt (dân chúng quen gọi bảng bìa đen) ghi tất cả ai trong địa bàn từng xã thoát ly hoặc “nằm vùng” để tìm cách truy tìm bắt bớ.
edited Mar 1 '18 lúc 4:25 pm

CĂN CỨ GIỒNG TRÀ DÊN TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC

(phần 2)

  • Xây dựng lại căn cứ 1969 - 1975

Dù gặp muôn vàn khó khăn, nhưng Huyện ủy Tân Châu - An Phú, chi bộ xã Tân An, Vĩnh Hòa quyết tâm huy động lực lượng xây dựng lại căn cứ, đánh địch bằng 3 mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận. Du kích các xã cố bám chòm tre ở Vĩnh Bường (Vĩnh Hòa) len lỏi hoạt động, thực hiện chiến thuật đánh nhỏ, dàn mỏng, né quân, khi địch càn quét lớn thì rút vào cố thủ, xung quanh đặt mìn.

Để đưa phong trào quần chúng lên, ngày 28/6/1969, địa phương quân huyện pháo kích đồn Tân An 20 quả DKZ 82 ly, đồn này do đại đội 349/ĐBQ đóng giữ. Tuy thiệt hại không nhiều, quần chúng vui mừng, tin tưởng lực lượng cách mạng vẫn tồn tại không như địch tuyên truyền: “Lực lượng cách mạng xã Tân An, Vĩnh Hòa bị tiêu diệt”. Tiếp đến ngày 9/7/1969, một bộ phận của tiểu đoàn 3 kết hợp cùng du kích xã tấn công vào Hội đồng xã Tân An, cuộc cảnh sát, phân chi khu. Bọn địch tại chỗ hốt hoảng, chống trả yếu ớt. Tề xã lủi trốn, ta bắn chết trưởng ấp Bỉ tại đầu cầu mương Thầy Cai. Làm chủ tình hình suốt 3 giờ. Lực lượng địch ở chi khu Tân Châu, hải quân ở đầu vàm tiếp ứng, cho tàu đổ quân, lực lượng biệt kích ở trung tâm đổ xuống, dùng hỏa lực mạnh phản công. Trận chiến diễn ra quyết liệt, một số đồng chí ta hy sinh khi nhận nhiệm vụ thu hút hỏa lực địch về mình để đồng đội rút đi. Trận này ta tiêu diệt 1 trưởng ấp và 5 nhân dân tự vệ, nhiều tên khác bị thương. Ta thu được 6 súng carbin, 1 súng lục.

Tiếp tục mở rộng địa bàn, du kích tấn công điểm tựa Vịnh Nhỏ do lính nghĩa quân và tự vệ xung kích chốt. Sau 30 phút nổ súng địch bỏ chạy, ta thu được một số vũ khí. Tàu hải quân ở đầu vàm tiếp ứng, ta bắn hư 1 chiếc.

Với quyết tâm xây dựng lại căn cứ, ngày 01/11/1969 (14/9 âm lịch), C.381 (đặc công tỉnh) phối hợp lực lượng vũ trang huyện, du kích Tân An dẫn đường đánh đồn Núi Nổi. Thời điểm này đánh đồn Núi Nổi rất khó khăn do nước trong đồng gần cạn, việc chuyển quân đến điểm tập kết vô cùng khó khăn, nhưng với quyết tâm cao, các chiến sĩ đến vị trí đúng giờ quy định, bảo đảm bí mật. Lực lượng ta nổ súng, địch bất ngờ, hốt hoảng, chống trả yếu ớt. Kết quả ta tiêu diệt gần như hoàn toàn một trung đội nghĩa quân, chỉ còn tên đồn trưởng và 2 tên lính trốn thoát (sau trận này tên đồn trưởng đào ngũ về nhà).

Được tin đồn Núi Nổi mất, tiểu khu Châu Đốc cho trực thăng chi viện, bắn bừa bãi vào đồng làm số bà con nghèo giăng câu, đặt lờ trúng đạn, số chết, số bị thương. Vụ thảm sát man rợ này gây sự căm phẩn trong nhân dân, đồng bào lên án. Một số chức sắc Hòa Hảo cũng phản đối. Địch tạm thời bỏ đồn Núi Nổi, lõm du kích khu Núi Nổi được thành lập.

Để mở rộng địa bàn hoạt động, Huyện ủy thành lập mảng chiến đấu, cử các đồng chí Thường vụ huyện ủy phụ trách. Mảng An Hòa Xương (Mảng 11), do đồng chí Tám Hồng phụ trách làm Mảng chánh, Mảng trưởng do đồng chí Tám Hùng, Mảng phó do đồng chí Lợi - Mảng có 40 cán bộ chiến sĩ. Đêm 30 Tết các đồng chí trở vế Giồng Trà Dên. Rừng tre giờ đã có những nhánh non mọc lên tua tủa cao quá đầu người, các đồng chí đào 3 công sự Triều Tiên. Đồng chí Bùi Tấn Lợi đã gài 60 trái lựu đạn trong đêm tối để lập bãi chết.

Sau khi trở về căn cứ B1 ăn tết, lực lượng vũ trang huyện phân công 8 đồng chí về lại căn cứ Giồng Trà Dên bám vùng, mở rộng địa bàn, xây dựng thêm cơ sở. Vừa đặt chân đến địa bàn, địch đánh hơi ngay và mở đợt càn ngày hôm sau. Các đồng chí ta vì lực lượng ít, không thể đối mặt với địch nên rút vào bí mật nhờ quần chúng nhân dân che chở. Cuộc lùng sục của địch vô hiệu quả. Cán bộ ta đêm đêm ra dân gây dựng thêm cơ sở mới, vận động đồng bào ủng hộ cách mạng. Bọn Phượng Hoàng tung chỉ điểm, mật thám truy lùng cán bộ cách mạng, du kích xã nhưng không phát hiện lực lượng ta.

Ngày 18/3/1970, Mỹ đảo chánh Sihanuc đưa tập đoàn Lonnol lên nắm quyền Campuchia. Lực lượng cách mạng không còn đất trú quân để hoạt động. Ở nội địa chúng đánh lên các căn cứ ở biên giới, đẩy lùi lực lượng cách mạng, tạo thành 2 gọng kềm xiết chặt quân cách mạng. Lúc bấy giờ lực lượng tỉnh tiến lên Campuchia giúp lực lượng cách mạng Campuchia giải phóng 2 tỉnh Kandal va Takeo.

Tháng 4/1970, địch đưa quân chủ lực về kết hợp cùng đại đội địa phương quân càn vào căn cứ Giồng Trà Dên. Du kích xã Tân An dùng chiến thuật gài trái thành bãi chết để tiêu diệt địch, tránh được những cuộc chạm súng. Địch tiến sâu vào bãi trái, đạp mìn, hàng chục tên chết và bị thương. Không phát hiện được lực lượng cách mạng, chúng rút về. Huyện cử thêm một trung đội địa phương quân huyện cùng lực lượng của các xã bám lại Giồng Trà Dên.

Ngày 9/5/1970, địch mở chiến dịch các Cửu Long kéo dài 2 tháng lên Campuchia và suốt năm 1971, lực lượng cách mạng huyện, tỉnh gặp nhiều khó khăn, còn lực lượng bám Giồng Trà Dên vẫn yên ổn, vẫn tiếp xúc với dân chúng tuyên truyền ủng hộ cách mạng, vận động thanh niên tòng quân. Du kích xã còn kết hợp với địa phương quân huyện đánh chốt Tân Hòa, điểm chốt này bị nhổ gọn, ta bắn chết tên ấp Nhớ và 2 lính nghĩa quân, 1 tên khác bị thương. Bọn tề xã mất tinh thần. Lõm du kích Tân Phú, Tân Thạnh, Tân Hòa được lập lại.

Tháng 2/1972, hai huyện Tân Châu - An Phú được tách ra. Tân Châu gồm các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Phú Hữu, Long Phú, Phú Vĩnh, Châu Phong, thị trấn Tân Châu. Lực lượng vũ trang tỉnh hoạt động mở vùng ở biên giới, tiến sâu làm chủ cánh đồng chữ U và Tân Châu. Sự có mặt của lực lượng vũ trang tỉnh hỗ trợ đắc lực cho lực lượng huyện, xã làm chủ căn cứ Giồng Trà Dên.

Nhận thấy sự có mặt của lực lượng cách mạng đều khắp; sau gần 2 năm hoạt động yếu ớt, bọn Phụng Hoàng tỉnh tức tối quay sang khủng bố gia đình cơ sở. Vì chúng cho rằng còn hạ tầng cơ sở là còn chỗ dựa vững chắc về kinh tế giúp cho cách mạng tồn tại. Trong phiên họp hàng tuần ngày 31/3/1972, đại tá tỉnh trưởng Châu Đốc nói: “Tại sao từ trước đến nay cộng sản có đủ tài nguyên chi viện cho tiền phương, cung ứng cho chiến trường để nuôi quân là nhờ hạ tầng cộng sản yểm trợ. Do đó tôi kêu gọi anh em hãy đẩy mạnh hoạt động nỗ lực sưu tầm tin tức, phát hiện hạ tầng cộng sản để thanh toán, cắt đường dây tiếp vận của cộng sản, có thế ta mới mong tiêu diệt được chúng”. Đêm nào có đắp mô chúng bắt dân phá, bắt ép gia đình cách mạng học chiêu hồi, ngủ đồn, thậm chí bắt đi Côn Đảo.

Chúng ra lệnh cấm đồng, không cho dân chúng ở lại đồng trước mặt trời mọc và sau mặt trời lặn, để hạn chế sự gặp gỡ giữa cán bộ cách mạng và dân chúng. Dù địch có đàn áp như thế nào, quần chúng nhân dân có đủ cách để liên lạc với cách mạng, vẫn tiếp tục đóng góp tài chánh, lương thực, thông báo tin tức địch và đưa con em nhập ngũ.

Đón đầu sự kiện Hiệp định Paris sẽ ký kết; ngày 31/10/1972 lực lượng vũ trang tỉnh kết hợp với lực lượng quân khu 8 tiến vào vùng O. Vào ngày 30/10/1972, căn cứ Giồng Trà Dên một lần nữa đón nhận số vũ khí chuẩn bị cho cuộc hành quân vào vùng Hòa Hảo, dân lại được tham gia dân công. Kế hoạch đi vùng O không đạt được vì địch bố trí dày đặc trên sông Kinh Xáng, lực lượng vũ trang tỉnh chuyển sang mở vùng tại các ấp Tân Phú, Tân Hậu, Tân Hậu B1 (Tân An), Vĩnh Bường (Vĩnh Hòa).

Mỹ lật lọng không ký Hiệp định, tiếp tục kéo dài chiến tranh.

Ở Tân An, Vĩnh Hòa chúng đưa lực lượng từ Châu Đốc cùng lực lượng chi khu Tân Châu có pháo binh, phi cơ yểm trợ bắn phá vào nơi lực lượng cách mạng chiếm đóng, vào khu dân cư, 40 nhà và 1 đình thần bị cháy. Lực lượng vũ trang tỉnh rút về căn cứ Giồng Trà Dên rồi về căn cứ B1.
Ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris được ký kết, lực lượng vũ trang tỉnh có mặt sẵn ở Tân An, Vĩnh Hòa.Tinh thần bọn tề xã xuống dốc. Bọn chi khu gắng gượng cho đóng lại đồn Núi Nổi và ống Bình Linh, nhưng lực lượng vũ trang tỉnh cũng có mặt thường xuyên ở cánh đồng chữ U làm công tác võ trang tuyên truyền. Đại đội bảo an ở đồn ống Bình Linh thừa nhận chúng vi phạm Hiệp định đóng đồn vào khu vực giải phóng sau khi đã ký Hiệp định và chúng hòa hoãn với cách mạng không bung ra đánh phá. Mỹ rút đi, địch yếu dần. Căn cứ Giồng Trà Dên tồn tại cho đến ngày giải phóng.

  • Tầm quan trọng của căn cứ Giồng Trà Dên trong kháng chiến chống Mỹ

Do vị trí căn cứ Giồng Trà Dên nằm trung tâm các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Phú Hữu nối liền căn cứ biên giới B1 (Phú Hữu). Từ biên giới lực lượng cách mạng về hoạt động các xã vùng sâu của Tân Châu rất xa, có căn cứ này là địa bàn đứng chân lý tưởng cho cả lực lượng chính trị, vũ trang bung ra hoạt động các xã xung quanh, đặc biệt xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương. Ngoài ra căn cứ còn là bàn đạp để lực lượng vũ trang thọc sâu xuống vùng O hoạt động, chiến đấu. Trước đây từ căn cứ B1 quân ta có thể thọc sâu xuống vùng O nhưng khi rút quân trở về Giồng Trà Dên sẽ phải đối mặt với đồn bót địch dầy đặc, cho nên việc làm chủ căn cứ Giồng Trà Dên là điều kiện tiên quyết để quân ta làm chủ trận địa, làm chủ tình hình, chủ động đánh dịch theo kế hoạch. Mặt khác vũ khí, đạn dược cũng như lương thực, thực phẩm khi được vận chuyển cất giấu ở Giồng Trá Dên sẽ được tiếp ứng dễ dàng hơn nhiều, trong khi trước đây phải vận chuyển từ rất xa, thường không kịp thời đến chiến trường phục vụ chiến đấu.

2 - Lòng dân căn cứ Giồng Trà Dên

Địa hình rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là tấm lòng nhân dân ở xung quanh căn cứ luôn hương về cách mạng.

Căn cứ Giồng Trà Dên tồn tại, trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược, nói sao cho hết công lao đóng góp của đồng bào Tân An, Vĩnh Hòa suốt 30 năm róng rã, nhất là thời kỳ chống Mỹ.

Lúc cao điểm các đồn xung quanh căn cứ như Tam Giác, Bến Nước, Trung tâm biệt kích, đồn Núi Nổi, đồn am Lôi Thôi, đồn bót nhân dân tự vệ xung quanh… các cụm pháo Bến Nước 2 khẩu, cụm pháo khu trù mật 4 khẩu, 2 cụm pháo ở quận lỵ Tân Châu, An Phú và với phương tiện chiến tranh hiện đại khác quyết san bằng căn cứ, nhưng cán bộ, chiến sĩ ta vẫn bám trụ chiến đấu và chiến thắng. Đó là do có dân nuôi giấu, che chở, hết lòng nuôi chứa, bảo vệ cán bộ, cung cấp lương thực, tài chánh, tham gia đi dân công tải đạn, tải thương. Nhà cửa tan hoang vì nhiều lần bị cháy, đồng bào bị bắt, bi tra tấn tù đày, hàng trăm đồng bào chết vì bom pháo nhưng vẫn cùng các lực lượng cách mạng tỉnh huyện và quân du kích bám trụ, tạo thành địa bàn căn cứ vững chắc để đánh địch gây cho địch nhiều tổn thất lớn, khiến cho chúng phải bao phen khiếp đảm, bao lần thất bại.

Vào những năm 1960 - 1961, khi chưa xây dựng căn cứ vững chắc, chưa làm xã chiến đấu, chưa làm hàng rào, huyện ủy Tân Châu ở hầm bí mật cách đồn Tam Giác chỉ vài trăm mét. Chúng tới lui hàng ngày nhưng không thể phát hiện. Mỹ, ngụy gom dân vào khu trù mật, dân đấu tranh đến xã, đến quận kiên quyết không đi. Lúc cao điểm căn cứ chứa 3 tiểu đoàn cùng dân công, quân số lên cả ngàn người. Nhiều lần như vậy mà địch không phát hiện. Lòng dân Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương… bảo vệ cán bộ là như thế. Nghe tiếng súng nổ biết chiến sĩ đụng độ với địch, ở trại bà Mười Phê, bà con tổ chức nấu cơm với các món ngon như gà, vịt phục vụ... Địch càn rút đi chưa đầy cây số bà con tràn vào hỏi thăm xem ai còn ai mất. Bà con vận động đường, sữa, trứng… phục vụ cho thương binh một cách công khai từ trận này đến trận khác không bỏ trận nào.

Lúc Tỉnh ủy, Huyện ủy gặp khó khăn trên biên giới, lực lượng vũ trang Tân An, Vĩnh Hòa vẫn bám căn cứ tạo thế vững chắc cho các lực lượng vũ trang tỉnh huyện về chiến đấu, nhiều gia đình tự nguyện bám trụ trong suốt cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ, hy sinh, điển hình như gia đình anh Xê, Tư Trầm, Tám Xăng, Hai Dẹp, Mười Phê…

Phong trào phụ nữ hoạt động mạnh mẽ. Hội mẹ, hội chị động viên giáo dục đưa con em đi tòng quân. Tân An, Vĩnh Hòa là nơi cung cấp cán bộ, chiến sĩ cho lực lượng vũ trang huyện, tỉnh rất lớn. Hơn 100 người con xã Tân An đã hy sinh trến khắp chiến trường. Có những đồng chí từng là bí thư xã như đồng chí Năm Trung lúc hy sinh là tiểu đoàn phó D.512, đồng chí Trương - tiểu đoàn phó D.510. Có những chiến sĩ chiến đấu ngoan cường như đồng chí Tề (cán bộ trung đội địa phương quân huyện) trong trận chiến đấu ở láng Bông Súng bi địch bao vây, đồng chí mở một mũi cho địch bắn về phía mình để anh em rút về căn cứ. Đồng chí đã anh dũng hy sinh. Địch tức tối vì lầm mưu không tiêu diệt được lực lượng địa phương quân huyện trong tầm tay, chúng chặt đầu anh dù lúc đó anh đã chết.

Căn cứ tồn tại, công lớn nhất phải kể đến là cán bộ, du kích và nhân dân xã Tân An, Vĩnh Hòa. Các đồng chí bí thư Đoàn Văn Lưỡng, Lâm Du, Năm Trung, Đỗ Sơn Hà, Bùi Tấn Lợi... các đồng chí Chi ủy viên Nhất Lang, xã đội trưởng Sơn... Anh em du kích, địa phương quân huyện, các đồng chí Huyện ủy Phan Văn Khởi, Năm Chánh, Lê Hưng (Tám Bê), Bùi Chí Công, Tám Hồng... Hơn 300 chiến sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất này, giữ cho căn cứ bền vững, góp phần cùng cả nước chiến thắng quân xâm lược Pháp, Mỹ.

Với những công lao và thành tích trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, căn cứ Giồng Trà Dên toả sáng và đi vào lịch sử của Tân Châu, An Giang như một bản anh hùng ca bất diệt.

http://ongngoai-gia.blogspot.de/2017/12/iii-lsllvttc.html

## CĂN CỨ GIỒNG TRÀ DÊN TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC (phần 2) - Xây dựng lại căn cứ 1969 - 1975 Dù gặp muôn vàn khó khăn, nhưng Huyện ủy Tân Châu - An Phú, chi bộ xã Tân An, Vĩnh Hòa quyết tâm huy động lực lượng xây dựng lại căn cứ, đánh địch bằng 3 mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận. Du kích các xã cố bám chòm tre ở Vĩnh Bường (Vĩnh Hòa) len lỏi hoạt động, thực hiện chiến thuật đánh nhỏ, dàn mỏng, né quân, khi địch càn quét lớn thì rút vào cố thủ, xung quanh đặt mìn. Để đưa phong trào quần chúng lên, ngày 28/6/1969, địa phương quân huyện pháo kích đồn Tân An 20 quả DKZ 82 ly, đồn này do đại đội 349/ĐBQ đóng giữ. Tuy thiệt hại không nhiều, quần chúng vui mừng, tin tưởng lực lượng cách mạng vẫn tồn tại không như địch tuyên truyền: “Lực lượng cách mạng xã Tân An, Vĩnh Hòa bị tiêu diệt”. Tiếp đến ngày 9/7/1969, một bộ phận của tiểu đoàn 3 kết hợp cùng du kích xã tấn công vào Hội đồng xã Tân An, cuộc cảnh sát, phân chi khu. Bọn địch tại chỗ hốt hoảng, chống trả yếu ớt. Tề xã lủi trốn, ta bắn chết trưởng ấp Bỉ tại đầu cầu mương Thầy Cai. Làm chủ tình hình suốt 3 giờ. Lực lượng địch ở chi khu Tân Châu, hải quân ở đầu vàm tiếp ứng, cho tàu đổ quân, lực lượng biệt kích ở trung tâm đổ xuống, dùng hỏa lực mạnh phản công. Trận chiến diễn ra quyết liệt, một số đồng chí ta hy sinh khi nhận nhiệm vụ thu hút hỏa lực địch về mình để đồng đội rút đi. Trận này ta tiêu diệt 1 trưởng ấp và 5 nhân dân tự vệ, nhiều tên khác bị thương. Ta thu được 6 súng carbin, 1 súng lục. Tiếp tục mở rộng địa bàn, du kích tấn công điểm tựa Vịnh Nhỏ do lính nghĩa quân và tự vệ xung kích chốt. Sau 30 phút nổ súng địch bỏ chạy, ta thu được một số vũ khí. Tàu hải quân ở đầu vàm tiếp ứng, ta bắn hư 1 chiếc. Với quyết tâm xây dựng lại căn cứ, ngày 01/11/1969 (14/9 âm lịch), C.381 (đặc công tỉnh) phối hợp lực lượng vũ trang huyện, du kích Tân An dẫn đường đánh đồn Núi Nổi. Thời điểm này đánh đồn Núi Nổi rất khó khăn do nước trong đồng gần cạn, việc chuyển quân đến điểm tập kết vô cùng khó khăn, nhưng với quyết tâm cao, các chiến sĩ đến vị trí đúng giờ quy định, bảo đảm bí mật. Lực lượng ta nổ súng, địch bất ngờ, hốt hoảng, chống trả yếu ớt. Kết quả ta tiêu diệt gần như hoàn toàn một trung đội nghĩa quân, chỉ còn tên đồn trưởng và 2 tên lính trốn thoát (sau trận này tên đồn trưởng đào ngũ về nhà). Được tin đồn Núi Nổi mất, tiểu khu Châu Đốc cho trực thăng chi viện, bắn bừa bãi vào đồng làm số bà con nghèo giăng câu, đặt lờ trúng đạn, số chết, số bị thương. Vụ thảm sát man rợ này gây sự căm phẩn trong nhân dân, đồng bào lên án. Một số chức sắc Hòa Hảo cũng phản đối. Địch tạm thời bỏ đồn Núi Nổi, lõm du kích khu Núi Nổi được thành lập. Để mở rộng địa bàn hoạt động, Huyện ủy thành lập mảng chiến đấu, cử các đồng chí Thường vụ huyện ủy phụ trách. Mảng An Hòa Xương (Mảng 11), do đồng chí Tám Hồng phụ trách làm Mảng chánh, Mảng trưởng do đồng chí Tám Hùng, Mảng phó do đồng chí Lợi - Mảng có 40 cán bộ chiến sĩ. Đêm 30 Tết các đồng chí trở vế Giồng Trà Dên. Rừng tre giờ đã có những nhánh non mọc lên tua tủa cao quá đầu người, các đồng chí đào 3 công sự Triều Tiên. Đồng chí Bùi Tấn Lợi đã gài 60 trái lựu đạn trong đêm tối để lập bãi chết. Sau khi trở về căn cứ B1 ăn tết, lực lượng vũ trang huyện phân công 8 đồng chí về lại căn cứ Giồng Trà Dên bám vùng, mở rộng địa bàn, xây dựng thêm cơ sở. Vừa đặt chân đến địa bàn, địch đánh hơi ngay và mở đợt càn ngày hôm sau. Các đồng chí ta vì lực lượng ít, không thể đối mặt với địch nên rút vào bí mật nhờ quần chúng nhân dân che chở. Cuộc lùng sục của địch vô hiệu quả. Cán bộ ta đêm đêm ra dân gây dựng thêm cơ sở mới, vận động đồng bào ủng hộ cách mạng. Bọn Phượng Hoàng tung chỉ điểm, mật thám truy lùng cán bộ cách mạng, du kích xã nhưng không phát hiện lực lượng ta. Ngày 18/3/1970, Mỹ đảo chánh Sihanuc đưa tập đoàn Lonnol lên nắm quyền Campuchia. Lực lượng cách mạng không còn đất trú quân để hoạt động. Ở nội địa chúng đánh lên các căn cứ ở biên giới, đẩy lùi lực lượng cách mạng, tạo thành 2 gọng kềm xiết chặt quân cách mạng. Lúc bấy giờ lực lượng tỉnh tiến lên Campuchia giúp lực lượng cách mạng Campuchia giải phóng 2 tỉnh Kandal va Takeo. Tháng 4/1970, địch đưa quân chủ lực về kết hợp cùng đại đội địa phương quân càn vào căn cứ Giồng Trà Dên. Du kích xã Tân An dùng chiến thuật gài trái thành bãi chết để tiêu diệt địch, tránh được những cuộc chạm súng. Địch tiến sâu vào bãi trái, đạp mìn, hàng chục tên chết và bị thương. Không phát hiện được lực lượng cách mạng, chúng rút về. Huyện cử thêm một trung đội địa phương quân huyện cùng lực lượng của các xã bám lại Giồng Trà Dên. Ngày 9/5/1970, địch mở chiến dịch các Cửu Long kéo dài 2 tháng lên Campuchia và suốt năm 1971, lực lượng cách mạng huyện, tỉnh gặp nhiều khó khăn, còn lực lượng bám Giồng Trà Dên vẫn yên ổn, vẫn tiếp xúc với dân chúng tuyên truyền ủng hộ cách mạng, vận động thanh niên tòng quân. Du kích xã còn kết hợp với địa phương quân huyện đánh chốt Tân Hòa, điểm chốt này bị nhổ gọn, ta bắn chết tên ấp Nhớ và 2 lính nghĩa quân, 1 tên khác bị thương. Bọn tề xã mất tinh thần. Lõm du kích Tân Phú, Tân Thạnh, Tân Hòa được lập lại. Tháng 2/1972, hai huyện Tân Châu - An Phú được tách ra. Tân Châu gồm các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Phú Hữu, Long Phú, Phú Vĩnh, Châu Phong, thị trấn Tân Châu. Lực lượng vũ trang tỉnh hoạt động mở vùng ở biên giới, tiến sâu làm chủ cánh đồng chữ U và Tân Châu. Sự có mặt của lực lượng vũ trang tỉnh hỗ trợ đắc lực cho lực lượng huyện, xã làm chủ căn cứ Giồng Trà Dên. Nhận thấy sự có mặt của lực lượng cách mạng đều khắp; sau gần 2 năm hoạt động yếu ớt, bọn Phụng Hoàng tỉnh tức tối quay sang khủng bố gia đình cơ sở. Vì chúng cho rằng còn hạ tầng cơ sở là còn chỗ dựa vững chắc về kinh tế giúp cho cách mạng tồn tại. Trong phiên họp hàng tuần ngày 31/3/1972, đại tá tỉnh trưởng Châu Đốc nói: “Tại sao từ trước đến nay cộng sản có đủ tài nguyên chi viện cho tiền phương, cung ứng cho chiến trường để nuôi quân là nhờ hạ tầng cộng sản yểm trợ. Do đó tôi kêu gọi anh em hãy đẩy mạnh hoạt động nỗ lực sưu tầm tin tức, phát hiện hạ tầng cộng sản để thanh toán, cắt đường dây tiếp vận của cộng sản, có thế ta mới mong tiêu diệt được chúng”. Đêm nào có đắp mô chúng bắt dân phá, bắt ép gia đình cách mạng học chiêu hồi, ngủ đồn, thậm chí bắt đi Côn Đảo. Chúng ra lệnh cấm đồng, không cho dân chúng ở lại đồng trước mặt trời mọc và sau mặt trời lặn, để hạn chế sự gặp gỡ giữa cán bộ cách mạng và dân chúng. Dù địch có đàn áp như thế nào, quần chúng nhân dân có đủ cách để liên lạc với cách mạng, vẫn tiếp tục đóng góp tài chánh, lương thực, thông báo tin tức địch và đưa con em nhập ngũ. Đón đầu sự kiện Hiệp định Paris sẽ ký kết; ngày 31/10/1972 lực lượng vũ trang tỉnh kết hợp với lực lượng quân khu 8 tiến vào vùng O. Vào ngày 30/10/1972, căn cứ Giồng Trà Dên một lần nữa đón nhận số vũ khí chuẩn bị cho cuộc hành quân vào vùng Hòa Hảo, dân lại được tham gia dân công. Kế hoạch đi vùng O không đạt được vì địch bố trí dày đặc trên sông Kinh Xáng, lực lượng vũ trang tỉnh chuyển sang mở vùng tại các ấp Tân Phú, Tân Hậu, Tân Hậu B1 (Tân An), Vĩnh Bường (Vĩnh Hòa). Mỹ lật lọng không ký Hiệp định, tiếp tục kéo dài chiến tranh. Ở Tân An, Vĩnh Hòa chúng đưa lực lượng từ Châu Đốc cùng lực lượng chi khu Tân Châu có pháo binh, phi cơ yểm trợ bắn phá vào nơi lực lượng cách mạng chiếm đóng, vào khu dân cư, 40 nhà và 1 đình thần bị cháy. Lực lượng vũ trang tỉnh rút về căn cứ Giồng Trà Dên rồi về căn cứ B1. Ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris được ký kết, lực lượng vũ trang tỉnh có mặt sẵn ở Tân An, Vĩnh Hòa.Tinh thần bọn tề xã xuống dốc. Bọn chi khu gắng gượng cho đóng lại đồn Núi Nổi và ống Bình Linh, nhưng lực lượng vũ trang tỉnh cũng có mặt thường xuyên ở cánh đồng chữ U làm công tác võ trang tuyên truyền. Đại đội bảo an ở đồn ống Bình Linh thừa nhận chúng vi phạm Hiệp định đóng đồn vào khu vực giải phóng sau khi đã ký Hiệp định và chúng hòa hoãn với cách mạng không bung ra đánh phá. Mỹ rút đi, địch yếu dần. Căn cứ Giồng Trà Dên tồn tại cho đến ngày giải phóng. - Tầm quan trọng của căn cứ Giồng Trà Dên trong kháng chiến chống Mỹ Do vị trí căn cứ Giồng Trà Dên nằm trung tâm các xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Phú Hữu nối liền căn cứ biên giới B1 (Phú Hữu). Từ biên giới lực lượng cách mạng về hoạt động các xã vùng sâu của Tân Châu rất xa, có căn cứ này là địa bàn đứng chân lý tưởng cho cả lực lượng chính trị, vũ trang bung ra hoạt động các xã xung quanh, đặc biệt xã Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương. Ngoài ra căn cứ còn là bàn đạp để lực lượng vũ trang thọc sâu xuống vùng O hoạt động, chiến đấu. Trước đây từ căn cứ B1 quân ta có thể thọc sâu xuống vùng O nhưng khi rút quân trở về Giồng Trà Dên sẽ phải đối mặt với đồn bót địch dầy đặc, cho nên việc làm chủ căn cứ Giồng Trà Dên là điều kiện tiên quyết để quân ta làm chủ trận địa, làm chủ tình hình, chủ động đánh dịch theo kế hoạch. Mặt khác vũ khí, đạn dược cũng như lương thực, thực phẩm khi được vận chuyển cất giấu ở Giồng Trá Dên sẽ được tiếp ứng dễ dàng hơn nhiều, trong khi trước đây phải vận chuyển từ rất xa, thường không kịp thời đến chiến trường phục vụ chiến đấu. **2 - Lòng dân căn cứ Giồng Trà Dên** Địa hình rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là tấm lòng nhân dân ở xung quanh căn cứ luôn hương về cách mạng. Căn cứ Giồng Trà Dên tồn tại, trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược, nói sao cho hết công lao đóng góp của đồng bào Tân An, Vĩnh Hòa suốt 30 năm róng rã, nhất là thời kỳ chống Mỹ. Lúc cao điểm các đồn xung quanh căn cứ như Tam Giác, Bến Nước, Trung tâm biệt kích, đồn Núi Nổi, đồn am Lôi Thôi, đồn bót nhân dân tự vệ xung quanh… các cụm pháo Bến Nước 2 khẩu, cụm pháo khu trù mật 4 khẩu, 2 cụm pháo ở quận lỵ Tân Châu, An Phú và với phương tiện chiến tranh hiện đại khác quyết san bằng căn cứ, nhưng cán bộ, chiến sĩ ta vẫn bám trụ chiến đấu và chiến thắng. Đó là do có dân nuôi giấu, che chở, hết lòng nuôi chứa, bảo vệ cán bộ, cung cấp lương thực, tài chánh, tham gia đi dân công tải đạn, tải thương. Nhà cửa tan hoang vì nhiều lần bị cháy, đồng bào bị bắt, bi tra tấn tù đày, hàng trăm đồng bào chết vì bom pháo nhưng vẫn cùng các lực lượng cách mạng tỉnh huyện và quân du kích bám trụ, tạo thành địa bàn căn cứ vững chắc để đánh địch gây cho địch nhiều tổn thất lớn, khiến cho chúng phải bao phen khiếp đảm, bao lần thất bại. Vào những năm 1960 - 1961, khi chưa xây dựng căn cứ vững chắc, chưa làm xã chiến đấu, chưa làm hàng rào, huyện ủy Tân Châu ở hầm bí mật cách đồn Tam Giác chỉ vài trăm mét. Chúng tới lui hàng ngày nhưng không thể phát hiện. Mỹ, ngụy gom dân vào khu trù mật, dân đấu tranh đến xã, đến quận kiên quyết không đi. Lúc cao điểm căn cứ chứa 3 tiểu đoàn cùng dân công, quân số lên cả ngàn người. Nhiều lần như vậy mà địch không phát hiện. Lòng dân Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương… bảo vệ cán bộ là như thế. Nghe tiếng súng nổ biết chiến sĩ đụng độ với địch, ở trại bà Mười Phê, bà con tổ chức nấu cơm với các món ngon như gà, vịt phục vụ... Địch càn rút đi chưa đầy cây số bà con tràn vào hỏi thăm xem ai còn ai mất. Bà con vận động đường, sữa, trứng… phục vụ cho thương binh một cách công khai từ trận này đến trận khác không bỏ trận nào. Lúc Tỉnh ủy, Huyện ủy gặp khó khăn trên biên giới, lực lượng vũ trang Tân An, Vĩnh Hòa vẫn bám căn cứ tạo thế vững chắc cho các lực lượng vũ trang tỉnh huyện về chiến đấu, nhiều gia đình tự nguyện bám trụ trong suốt cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ, hy sinh, điển hình như gia đình anh Xê, Tư Trầm, Tám Xăng, Hai Dẹp, Mười Phê… Phong trào phụ nữ hoạt động mạnh mẽ. Hội mẹ, hội chị động viên giáo dục đưa con em đi tòng quân. Tân An, Vĩnh Hòa là nơi cung cấp cán bộ, chiến sĩ cho lực lượng vũ trang huyện, tỉnh rất lớn. Hơn 100 người con xã Tân An đã hy sinh trến khắp chiến trường. Có những đồng chí từng là bí thư xã như đồng chí Năm Trung lúc hy sinh là tiểu đoàn phó D.512, đồng chí Trương - tiểu đoàn phó D.510. Có những chiến sĩ chiến đấu ngoan cường như đồng chí Tề (cán bộ trung đội địa phương quân huyện) trong trận chiến đấu ở láng Bông Súng bi địch bao vây, đồng chí mở một mũi cho địch bắn về phía mình để anh em rút về căn cứ. Đồng chí đã anh dũng hy sinh. Địch tức tối vì lầm mưu không tiêu diệt được lực lượng địa phương quân huyện trong tầm tay, chúng chặt đầu anh dù lúc đó anh đã chết. Căn cứ tồn tại, công lớn nhất phải kể đến là cán bộ, du kích và nhân dân xã Tân An, Vĩnh Hòa. Các đồng chí bí thư Đoàn Văn Lưỡng, Lâm Du, Năm Trung, Đỗ Sơn Hà, Bùi Tấn Lợi... các đồng chí Chi ủy viên Nhất Lang, xã đội trưởng Sơn... Anh em du kích, địa phương quân huyện, các đồng chí Huyện ủy Phan Văn Khởi, Năm Chánh, Lê Hưng (Tám Bê), Bùi Chí Công, Tám Hồng... Hơn 300 chiến sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất này, giữ cho căn cứ bền vững, góp phần cùng cả nước chiến thắng quân xâm lược Pháp, Mỹ. Với những công lao và thành tích trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, căn cứ Giồng Trà Dên toả sáng và đi vào lịch sử của Tân Châu, An Giang như một bản anh hùng ca bất diệt. http://ongngoai-gia.blogspot.de/2017/12/iii-lsllvttc.html

Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 - Tập 2

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=12572.100

An Giang vốn là một tỉnh thuộc cùng yếu. Vì vậy, đầu 1960, khi Liên tỉnh ủy Trung Nam Bộ phát động khởi nghĩa, tỉnh không thực hiện được chủ trương này. Trong lúc các tỉnh khác thuộc Trung Nam Bộ thực hiện đồng khởi đợt hai thì An Giang mới làm đợt một. Ngày 23-9-1960, lệnh Đồng khởi được phát ra trong toàn tỉnh. Vùng Bảy Núi bao gồm các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên được chọn làm điểm chỉ đạo của tỉnh. Chỉ trong hai ngày đầu, với sự hỗ trợ của tiểu đoàn 512 (lực lượng vũ trang tỉnh), nhân dân đã gỡ 10 đồn. Tỉnh huy động 18.000 quần chúng kéo vào thị trấn Tri Tôn (đa số là người Khơme) đấu tranh chống địch khủng bố, chống gom dân, chống bắt xâu đi làm đường, xây dựng căn cứ Chi Lăng. Cuộc đấu tranh kéo dài hai ngày. Cuối cùng địch phải nhượng bộ, chấp nhận yêu sách của nhân dân. Không đầy một tháng sau, tất cả các đồn, bốt nhỏ thuộc huyện Tịnh Biên, Tri Tôn đều bị ta đánh chiếm hoặc địch bỏ chạy. Các vùng nông thôn được giải phóng gần hết. Trong khi đó, Tiểu đoàn 510 mở vùng Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Chợ Mới. Phía Tân Châu ta diệt đồn tam giác Tân An, kết hợp nội ứng, lấy đồn Long Sơn. Quần chúng nổi dậy phá khu trù mật Tân An. Ở Chợ Mới ta diệt ác phá kìm, mở lõm, giải phóng Hội An và một số ấp khác. Huyện Châu Thành và Thốt Nốt là hai huyện cơ sở ta còn yếu. Tỉnh ủy đưa một bộ phận tiểu đoàn 512 và cán bộ đi sâu xuống xã, ấp vận động quần chúng.

Đến cuối 1960, An Giang đã mở rộng thế làm chủ ở các xã dọc biên giới và vùng Bảy Núi. Các căn cứ lõm Tân Châu, An Phú được xây dựng. Chiến tranh nhân dân phát triển ở khắp nơi trong tỉnh. Riêng vùng có đồng bào theo đạo Hòa Hảo vẫn còn là khâu yếu nhất trong phong trào khởi nghĩa của tỉnh.

## Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 - Tập 2 http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=12572.100 An Giang vốn là một tỉnh thuộc cùng yếu. Vì vậy, đầu 1960, khi Liên tỉnh ủy Trung Nam Bộ phát động khởi nghĩa, tỉnh không thực hiện được chủ trương này. Trong lúc các tỉnh khác thuộc Trung Nam Bộ thực hiện đồng khởi đợt hai thì An Giang mới làm đợt một. Ngày 23-9-1960, lệnh Đồng khởi được phát ra trong toàn tỉnh. Vùng Bảy Núi bao gồm các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên được chọn làm điểm chỉ đạo của tỉnh. Chỉ trong hai ngày đầu, với sự hỗ trợ của tiểu đoàn 512 (lực lượng vũ trang tỉnh), nhân dân đã gỡ 10 đồn. Tỉnh huy động 18.000 quần chúng kéo vào thị trấn Tri Tôn (đa số là người Khơme) đấu tranh chống địch khủng bố, chống gom dân, chống bắt xâu đi làm đường, xây dựng căn cứ Chi Lăng. Cuộc đấu tranh kéo dài hai ngày. Cuối cùng địch phải nhượng bộ, chấp nhận yêu sách của nhân dân. Không đầy một tháng sau, tất cả các đồn, bốt nhỏ thuộc huyện Tịnh Biên, Tri Tôn đều bị ta đánh chiếm hoặc địch bỏ chạy. Các vùng nông thôn được giải phóng gần hết. Trong khi đó, Tiểu đoàn 510 mở vùng Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Chợ Mới. Phía Tân Châu ta diệt đồn tam giác Tân An, kết hợp nội ứng, lấy đồn Long Sơn. Quần chúng nổi dậy phá khu trù mật Tân An. Ở Chợ Mới ta diệt ác phá kìm, mở lõm, giải phóng Hội An và một số ấp khác. Huyện Châu Thành và Thốt Nốt là hai huyện cơ sở ta còn yếu. Tỉnh ủy đưa một bộ phận tiểu đoàn 512 và cán bộ đi sâu xuống xã, ấp vận động quần chúng. Đến cuối 1960, An Giang đã mở rộng thế làm chủ ở các xã dọc biên giới và vùng Bảy Núi. Các căn cứ lõm Tân Châu, An Phú được xây dựng. Chiến tranh nhân dân phát triển ở khắp nơi trong tỉnh. Riêng vùng có đồng bào theo đạo Hòa Hảo vẫn còn là khâu yếu nhất trong phong trào khởi nghĩa của tỉnh.

Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

https://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=25941.140

IV - TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

1 - Tình hình trước tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968

2 - Tổng tiến công và nổi dậy đợt 1

Ở An Giang, tỉnh An Giang của ta theo cách phân chia địa lý hành chính của chính quyền ngụy là 2 tỉnh Châu Đốc và An Giang.

Ở Châu Đốc, địch có 20.000 quân; ở An Giang chúng có 10.000 quân, với hệ thống đồn bốt, cứ điểm dày đặc. Riêng trong thị xã Châu Đốc địch có trên 2.000 quân, nhiều xe bọc thép, giang thuyền và cụm pháo bố trí ở núi Sam, Đồng Ky, sân bay,…

Trong tổng công kích - tổng khởi nghĩa ở tỉnh An Giang ta xác định mục tiêu chính là thị xã Châu Đốc, mục tiêu phụ là thị xã Long Xuyên; Tri Tôn, Tân Châu là diện căng kéo địch.

Lực lượng tiến công vào thị xã Châu Đốc của ta từ Núi Dài Lớn (Tịnh Biên) và căn cứ Ban An (Tân Phú) hành quân về thị xã Châu Đốc. Tối ngày 31 tháng 1 năm 1968, 2 cánh quân gặp nhau.

https://lh3.googleusercontent.com/qN4uMoocohP641hlWel9X1JKax3QSixuP0hVjnCyJMoq5XqG5QoFYFUmiT2UUI8PnZRnKul2cKCJCuBGkjRvgOGHA3WsSFZE9RybDWjp3Lyl0T-_rWNKyExhkdfOOjRMlQ-dlVw9h8AoCfzcITQ-kmeEPevnuXiFWbo9WE88ZddQ7Tly5Cg7WWKfMULHL22DE4aON5lVfJu-iHuNt17lGJa2kz3iYQ2Il6W9qw4gLvi6W1l9JyKYXYw1c6NZTffUf1LjSux66AzQmuJnqvs6k0cZpLt4HA9oK-eZ5ak3mfA8WLiwIr_VfoN7wjzo2eIjCBy67cLhWLjcfFfnS87Ne3PukwHUTUX9k9I6P2knHYajw8Y_jpkfoQaMnot8DGT-oKcDP3l_0_ZKcM2I-OvBA-G2yCT34_xXGdkfSTIip9l1ael9y5pA1osDoauEIwH1g2F2ZyqigcfhTY7FRtwdr_P_POwTsBxVOv2byn2bZKZYjFxljtOv9q16VfVpQ5wqIq_nx6wjugoVNAn2MYXAQfqbf-rQGPBwgYy6y85hFY_2Gd2_aKfqf-YaQhfHQlnAFpVGR_KXwuD0pWPRF_VTStmRPjOQ1NEpUlDFI7YnyFTQamL5gNCy=w800-h510-no

Lực lượng vũ trang An Giang trên đường tiến công vào thị xã Châu Đốc Xuân 1968

Hai giờ sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968, ta nổ súng tiến công vào thị xã Châu Đốc. Sau vài giờ chiến đấu, ta gần như làm chủ hoàn toàn thị xã, chiếm tiểu khu, loại Đại đội 810 hành chính tiếp vận khỏi vòng chiến đấu, tiếp tục tấn công trại giam và dinh tỉnh trưởng. Bệnh viện tỉnh cũng lọt vào tay quân giải phóng. Địch trong dinh tỉnh trưởng được tàu và xe bọc thép yểm trợ, kháng cự mãnh liệt, ta phải dừng lại củng cố. Cánh quân thứ ha của ta làm chủ hoàn toàn đường núi, diệt đồn quân cảnh, rạp Tân Việt, trụ sở cảnh sát dã chiến, tấn công trụ sở USOM. Một bộ phận đánh vào khu vực nhà tên phó tỉnh trưởng. Một bộ phận định đánh ra bến đò nhưng bị địch chặn lại. Cánh quân thứ ba chiếm khu vực cầu sắt An Biên - Thủ Khoa Nghĩa, bao vây địch trong nhà Phủ Vị, vũ trang tuyên truyền lên đến khu vực Đất Thánh Tây. Một bộ phận làm chủ tiệm rượu Vĩnh Phong Long, bao vây thành PC, tổ chức trận đánh tàu ven sông Cồn Tiên, Đa phước.

Đến 6 giờ sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968, địch chỉ còn lại dinh tỉnh trưởng, nhà Phủ Vị, thành PC. Địch hoàn toàn bị động trước cuộc tấn công. Tên tỉnh trưởng, tiểu khu trưởng đi ra ngoài không về được dinh. Tên tiểu khu phó liều chết chạy vào dinh tỉnh trưởng cố thủ. Tên đại úy, quyền tham mưu trưởng tiểu khu bị kẹt trong thánh thất Cao Đài. Các cụm pháo Núi Sam, An Phú im tiếng vì không chuẩn bị sẵn tọa độ trong nội ô. Suốt đêm mồng 1 rạng ngày mồng 2 Tết, địch không tổ chức phản kích được, chỉ có 1 chiếc Dakota thả pháo sáng.

Qua ngày 31 tháng 1 năm 1968, ta củng cố các vị trí đã chiếm được. Trại Thượng Đăng Lễ (tiểu khu) cùng 2 lô cốt cuối cùng ở giáp dinh tỉnh trưởng và liền bờ tường trại giam chống cự. Nếu dùng bộc phá đánh hủy diệt, thì gây thương vong cho tù nhân nên ta đắn đo. Phía bờ sông bọn giang thuyền ngụy dùng hỏa lực tối đa kiềm chế không cho ta vòng qua toàn nhà tòa án để tiến công dinh tỉnh trưởng.

Đến trưa ngày 31 tháng 1 năm 1968, Ban chỉ huy chiến dịch nhận được tin tức các nơi trên toàn miền Nam. Tình hình chung diễn biến phức tạp. Quân giải phóng chưa chiếm được các thành phố Mỹ Tho và Cần Thơ. Các trọng điểm Sài Gòn, Huế vẫn đang giằng co. Ở những nơi đó, địch đang ráo riết phản kích. Ở Châu Đốc cũng có khả năng chúng sẽ đưa lực lượng đến cứu viện. Ở mặt trận Châu Thành - Long Xuyên, địch chặn ta ở cánh đồng Năm Xã, bịt kín các ngả đường vào nội ô thị xã Long Xuyên. Mũi vũ trang trong nội ô chỉ phá được phà Vàm Cống, ném lựu đạn vào ấp Đông Thịnh B. Cánh quân ta ở Châu Phú chiếm khu vực phía dưới chùa Chà Châu Giang, định vượt sông sang Châu Đốc nhưng bị địch chặn lại. Tại Hòa Lạc, cán bộ ta phát động quần chúng nổi dậy nhưng bị địch đàn áp dữ dội. Cánh quân ta chiếm vùng Cây Dương xã Vĩnh Hậu bị địch chặn, không triển khai được qua Cồn Tiên - Đa Phước dù đã bắn cháy 2 tàu, đánh lui 3 chiếc khác. Ở Tri Tôn, đại đội địa phương đánh vào thị trấn và cầu kênh 14-15 cắt lộ tả Tri Tôn - Long Xuyên, chiếm trụ sở cảnh sát, diệt 1 trung đội bảo an. Địch còn giữ được chi khu và dinh quận. Ta làm chủ quận lỵ suốt ngày 31 tháng 1 năm 1968. Du kích các xã Núi Tô hỗ trợ 3.000 quần chúng tiến ra quận lỵ nhưng địch đàn áp mạnh nên phải rút.

Chiều ngày 31 tháng 1 năm 1968, tại thị xã Châu Đốc, địch đưa lực lượng của Sư đoàn 21 ngụy đến tiếp viện. Máy bay địch bắn phá vào khu vực ta đặt sở chỉ huy chiến dịch. Trực thăng đổ 1 tiểu đoàn xuống sân bay, 1 đại đội xuống ngoài đồng hướng cuối kênh Lò Heo. Một tiểu đội từ núi Đất Tịnh Biên đã ra tới Núi Sam. Trong nội ô, địch trong sở chỉ huy tiểu khu Châu Đốc (thành PC) và nhà Phủ Vị đang nống ra. Pháo địch ở An Phú, khu vực sân bay và Núi Sam bắn dồn dập.

Đêm 31 tháng 1 năm 1968, thấy tình thế diễn biến bất lợi, Ban chỉ huy chiến dịch lệnh cho rút lui. Phía Tri Tôn, ta cũng rút. Trên đường về, ta diệt đồn Sóc Suối và đánh thiệt hại nặng đồn Sóc Thiết. Riêng tiểu đội chốt giữ cầu kênh 13 do không nhận được lệnh rút nên vẫn bám trụ. Sáng ngày 1 tháng 2 năm 1968, địch phản kích, tiểu đội chiến đấu dũng cảm, chỉ còn 1 chiến sĩ sống sót.

Ở Châu Thành, Huệ Đức, ta và địch tiếp tục kịch chiến trên cánh đồng Năm Xã trong 45 ngày đêm. Nhiều lần, ta đánh thọc ra Vĩnh Hanh, cắt giao thông trên lộ tẻ, đánh vào Cái Chiên xã Bình Đức, vũ trang tuyên truyền ở Phú Hòa, bao vây chi khu Huệ Đức, cắt lộ Ba Thê - Núi Sập. Địch bị diệt trên 400 tên, bị bắn cháy 2 tàu. Nhiều đồn bốt bị gỡ. Cuối cùng, chúng tập trung lực lượng, máy bay, pháo, xe bọc thép chà xát cánh đồng Năm Xã. Ta phải rút về Đồng Tràm - Huệ Đức để củng cố.

Tháng 3 năm 1968, tiếp tục đợt 1, theo chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy chỉ thị cho An Giang phải mở cuộc hành quân vũ trang tuyên truyền lớn vào vùng Chữ O (thuộc huyện Tân Châu), nơi có nhiều đồng bào theo đạo Hòa Hảo, và có trụ sở của Trung ương Hòa Hảo (phái Lương Trọng Tường). Đây là vùng mà địch và những tên cầm đầu phản động làm tay sai cho địch lợi dụng lòng yêu nước và lòng trọng đạo của đồng bào để kích động, gây chia rẽ, kìm kẹp, khống chế, lôi kéo một bộ phận tín đồ chống lại cách mạng, hòng biến vùng này thành nơi dự trữ sức người, sức của cho chúng để đánh phá cách mạng. Từ sau khi bộ đội ta đi tập kết (năm 1954), lực lượng cách mạng chưa thâm nhập được vào vùng này. Vì vậy, lần này ta chủ trương đưa 3 tiểu đoàn tỉnh An Giang, tron đó có Tiểu đoàn 3 mang danh nghĩa bộ đội ông Mười Trí là cán bộ quân sự Bình Xuyên theo cách mạng, được giáo chủ đạo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ đặt cho là Sư Thúc. Ông tập kết ra Bắc năm 1954 đến năm 1968 được Trung ương đưa về Khu VIII vận động đồng bào Hòa Hảo. Yêu cầu của đợt hoạt động này là phát huy thế cách mạng vào nơi địch coi là an toàn nhất; tuyên truyền chính sách đoàn kết dân tộc, chính sách tôn giáo của Mặt trận dân tộc giải phóng, cổ vũ lòng yêu nước, vận động đồng bào theo đạo Hòa Hảo từng bước tách khỏi sự kìm kẹp của Mỹ - ngụy, trở về với cách mạng, với dân tộc. Cùng đi với bộ đội, có cán bộ vận động Hòa Hảo của tỉnh và huyện. Để thực hiện nhiệm vụ này, Khu ủy và Quân khu ủy chỉ đạo Tỉnh ủy, Tỉnh đội An Giang chuẩn bị cho bộ đội ngoài phương thức tác chiến, phải chú ý công tác vũ trang tuyên truyền, học tập nắm vững chính sách tôn giáo, phong tục tập quán, các nghi lễ của đồng bào theo đạo Hòa Hảo, giữ nghiêm kỷ luật dân vận.

Theo kế hoạch đã chuẩn bị, đêm 23 rạng ngày 24 tháng 3 năm 1968, các đồng chí Mười Đức - Phó bí thư Tỉnh ủy, Võ Ngọc Cẩn (Năm Sương) - Tỉnh đội trưởng, Nguyễn Văn Hơn (Sáu Sên) - Chính trị viên tỉnh đội, lãnh đạo và chỉ huy 3 tiểu đoàn mở cuộc hành quân tiến vào vùng Chữ O. Bộ đội tỉnh từ căn cứ B1, băng qua đồng trồng, vượt qua kênh xáng Tân An, kênh Cũ về tập kết tại xã Long Sơn. Từ đây bộ đội tỉnh chia làm 2 cánh: Cánh thứ nhất có Tiểu đoàn 1 và một bộ phận của Tiểu đoàn 3, tiến xuống xã Phú Lâm và xã Hòa Hảo (là trung tâm thánh địa). Cánh thứ hai có Tiểu đoàn 2 và bộ phận còn lại của Tiểu đoàn 3, tiến vào các xã Hiệp Xương và Bình Thạnh Đông. Phía sông Hậu, 1 đại đội của tỉnh và bộ đội huyện Châu Phú bố trí trên địa bàn xã Hòa Khánh để ngăn chặn địch từ Long Xuyên lên phản kích.

Hoạt động của các cánh quân như sau:

  • Tiểu đoàn 1 của tỉnh bố trí một trận địa dài 2 kilômét (từ kilômét 14 đến kilômét 16) thuộc hai xã Long Sơn và Phú Lâm, tiến hành vũ trang tuyên truyền, bao vây, bức hàng đồn Tân Phú nhưng do địch chống trả nên ta phải dùng hỏa lực diệt đồn này. Một bộ phận khác của Tiểu đoàn 1 đã áp sát hai xã Hòa Hảo và Hưng Nhơn, tiến hành vũ trang tuyên truyền. Một đại đội của Tiểu đoàn 3 chặn đánh một lực lượng địch từ Hiệp Xương. Ta đã chiến đấu quyết liệt, bắn chết tên thiếu úy ngụy và nhiều tên khác, đẩy lùi mũi phản kích của địch.

Trên địa bàn xã Khánh Hòa, bộ đội tỉnh bố trí chặn và cắt đứt đường từ Long Xuyên đi Châu Đốc. Địch sử dụng Liên đoàn biệt động quân từ Bảy Nùi, lực lượng Sư đoàn 9 ngụy có 1 chi đoàn xe M113 và số tàu chiến ở căn cứ Vịnh Tre - Cái Dầu… đến phản kích ta tại xã Khánh Hòa. Bộ đội chặn đánh các mũi phản kích của chúng, diệt 9 xe quân sự, bắn cháy 3 xe M113 và tiêu hao, tiêu diệt một số địch, thu 30 khẩu súng.

Bị đánh thiệt hại nặng địch sử dụng một tiểu đoàn bộ binh của Sư đoàn 9 ngụy, có tàu chiến, pháo binh và 45 xe M113 yểm trợ, tiến quân đánh vào lực lượng ta ở hai xã Long Sơn và Phú Lâm. Bộ đội ta chặn đánh địch suốt ngày, bắn cháy một tàu chiến, 1 xe M113, tiêu diệt và làm bị thương một số tên địch. Tại các xã: Phú Lâm, Hòa Hảo, Hiệp Xương, Bình Thạnh Đông, Long Sơn,… bộ đội ta ngoài việc chặn đánh lực lượng phản kích của địch, còn tiến hành vũ trang tuyên truyền, rải truyền đơn, vận động đồng bào theo đạo Hòa Hảo nổi dậy diệt tề, trừ gian, giúp đỡ bộ đội.

Về phần đồng bào theo đạo Hòa Hảo, do sự tuyên truyền xuyên tạc của địch, khi bộ đội ta tiến vào đồng bào bỏ nhà, lần tránh, nhưng thấy sự tàn ác của địch và thấy sự chiến đấu dũng cảm và ý thức chấp hành nghiêm kỷ luật dân vận của cán bộ, chiến sĩ ta, đồng bào đã lần lượt trở về tiếp tế lương thực, thực phẩm cho bộ đội, cứu chữa và vận chuyển thương binh, nhiều đồng bào đã trực diện đấu tranh với địch, ngăn chặn pháo địch không cho bắn vào xóm làng - nơi có bộ đội ta bố trí chiến đấu, nhiều người tay không vẫn dũng cảm xông ra chặn đầu xe M113 không cho chúng càn, phá ruộng vườn.

Cuộc hành quân vũ trang tuyên truyền vào vùng Hòa Hảo (Chữ O) đã giành được thắng lợi, có ý nghĩa lớn về chính trị, bước đầu tạo được sự chuyển biến lớn và tích cực, đồng bào theo đạo Hòa Hảo đã thấy rõ thanh thế của cách mạng, hình ảnh anh bộ đội giải phóng, bước đầu tin tưởng cách mạng và đã có hành động dũng cảm đấu tranh với địch, giúp đỡ, bảo vệ bộ đội và cán bộ ta. Cuộc hành quân vũ trang tuyên truyền này đã tạo thuận lợi cho việc vận động cách mạng và xây dựng cơ sở Đảng trong vùng Hòa Hảo và từng bước làm chuyển biến tình hình ở vùng này có lợi cho cách mạng.

Phía Tri Tôn, ngày 5 tháng 5 năm 1968, bộ đội huyện bao vây đồn Cây Cầy - An Tức, đồn này do một trung đội dân vệ đóng giữ để kiểm soát toàn bộ khu vực đông, tây lộ An Tức. Phía tây chi khu Tri Tôn, có đồn Băng Trạo bảo vệ. Bị ta bao vây, địch cho 2 đại đội bảo an 816, 819 vào tiếp viện. Chúng lọt vào trận địa phục kích của ta. Bộ đội ta chặn đánh tiêu diệt và làm bị thương 82 tên địch.

Ngày 20 tháng 5 năm 1968, ta tiến công khu chợ Ba Thế thuộc huyện Huệ Đức nhưng không kết quả.

## Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) https://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=25941.140 IV - TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968 1 - Tình hình trước tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 **2 - Tổng tiến công và nổi dậy đợt 1** Ở An Giang, tỉnh An Giang của ta theo cách phân chia địa lý hành chính của chính quyền ngụy là 2 tỉnh Châu Đốc và An Giang. Ở Châu Đốc, địch có 20.000 quân; ở An Giang chúng có 10.000 quân, với hệ thống đồn bốt, cứ điểm dày đặc. Riêng trong thị xã Châu Đốc địch có trên 2.000 quân, nhiều xe bọc thép, giang thuyền và cụm pháo bố trí ở núi Sam, Đồng Ky, sân bay,… Trong tổng công kích - tổng khởi nghĩa ở tỉnh An Giang ta xác định mục tiêu chính là thị xã Châu Đốc, mục tiêu phụ là thị xã Long Xuyên; Tri Tôn, Tân Châu là diện căng kéo địch. Lực lượng tiến công vào thị xã Châu Đốc của ta từ Núi Dài Lớn (Tịnh Biên) và căn cứ Ban An (Tân Phú) hành quân về thị xã Châu Đốc. Tối ngày 31 tháng 1 năm 1968, 2 cánh quân gặp nhau. https://lh3.googleusercontent.com/qN4uMoocohP641hlWel9X1JKax3QSixuP0hVjnCyJMoq5XqG5QoFYFUmiT2UUI8PnZRnKul2cKCJCuBGkjRvgOGHA3WsSFZE9RybDWjp3Lyl0T-_rWNKyExhkdfOOjRMlQ-dlVw9h8AoCfzcITQ-kmeEPevnuXiFWbo9WE88ZddQ7Tly5Cg7WWKfMULHL22DE4aON5lVfJu-iHuNt17lGJa2kz3iYQ2Il6W9qw4gLvi6W1l9JyKYXYw1c6NZTffUf1LjSux66AzQmuJnqvs6k0cZpLt4HA9oK-eZ5ak3mfA8WLiwIr_VfoN7wjzo2eIjCBy67cLhWLjcfFfnS87Ne3PukwHUTUX9k9I6P2knHYajw8Y_jpkfoQaMnot8DGT-oKcDP3l_0_ZKcM2I-OvBA-G2yCT34_xXGdkfSTIip9l1ael9y5pA1osDoauEIwH1g2F2ZyqigcfhTY7FRtwdr_P_POwTsBxVOv2byn2bZKZYjFxljtOv9q16VfVpQ5wqIq_nx6wjugoVNAn2MYXAQfqbf-rQGPBwgYy6y85hFY_2Gd2_aKfqf-YaQhfHQlnAFpVGR_KXwuD0pWPRF_VTStmRPjOQ1NEpUlDFI7YnyFTQamL5gNCy=w800-h510-no Lực lượng vũ trang An Giang trên đường tiến công vào thị xã Châu Đốc Xuân 1968 Hai giờ sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968, ta nổ súng tiến công vào thị xã Châu Đốc. Sau vài giờ chiến đấu, ta gần như làm chủ hoàn toàn thị xã, chiếm tiểu khu, loại Đại đội 810 hành chính tiếp vận khỏi vòng chiến đấu, tiếp tục tấn công trại giam và dinh tỉnh trưởng. Bệnh viện tỉnh cũng lọt vào tay quân giải phóng. Địch trong dinh tỉnh trưởng được tàu và xe bọc thép yểm trợ, kháng cự mãnh liệt, ta phải dừng lại củng cố. Cánh quân thứ ha của ta làm chủ hoàn toàn đường núi, diệt đồn quân cảnh, rạp Tân Việt, trụ sở cảnh sát dã chiến, tấn công trụ sở USOM. Một bộ phận đánh vào khu vực nhà tên phó tỉnh trưởng. Một bộ phận định đánh ra bến đò nhưng bị địch chặn lại. Cánh quân thứ ba chiếm khu vực cầu sắt An Biên - Thủ Khoa Nghĩa, bao vây địch trong nhà Phủ Vị, vũ trang tuyên truyền lên đến khu vực Đất Thánh Tây. Một bộ phận làm chủ tiệm rượu Vĩnh Phong Long, bao vây thành PC, tổ chức trận đánh tàu ven sông Cồn Tiên, Đa phước. Đến 6 giờ sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968, địch chỉ còn lại dinh tỉnh trưởng, nhà Phủ Vị, thành PC. Địch hoàn toàn bị động trước cuộc tấn công. Tên tỉnh trưởng, tiểu khu trưởng đi ra ngoài không về được dinh. Tên tiểu khu phó liều chết chạy vào dinh tỉnh trưởng cố thủ. Tên đại úy, quyền tham mưu trưởng tiểu khu bị kẹt trong thánh thất Cao Đài. Các cụm pháo Núi Sam, An Phú im tiếng vì không chuẩn bị sẵn tọa độ trong nội ô. Suốt đêm mồng 1 rạng ngày mồng 2 Tết, địch không tổ chức phản kích được, chỉ có 1 chiếc Dakota thả pháo sáng. Qua ngày 31 tháng 1 năm 1968, ta củng cố các vị trí đã chiếm được. Trại Thượng Đăng Lễ (tiểu khu) cùng 2 lô cốt cuối cùng ở giáp dinh tỉnh trưởng và liền bờ tường trại giam chống cự. Nếu dùng bộc phá đánh hủy diệt, thì gây thương vong cho tù nhân nên ta đắn đo. Phía bờ sông bọn giang thuyền ngụy dùng hỏa lực tối đa kiềm chế không cho ta vòng qua toàn nhà tòa án để tiến công dinh tỉnh trưởng. Đến trưa ngày 31 tháng 1 năm 1968, Ban chỉ huy chiến dịch nhận được tin tức các nơi trên toàn miền Nam. Tình hình chung diễn biến phức tạp. Quân giải phóng chưa chiếm được các thành phố Mỹ Tho và Cần Thơ. Các trọng điểm Sài Gòn, Huế vẫn đang giằng co. Ở những nơi đó, địch đang ráo riết phản kích. Ở Châu Đốc cũng có khả năng chúng sẽ đưa lực lượng đến cứu viện. Ở mặt trận Châu Thành - Long Xuyên, địch chặn ta ở cánh đồng Năm Xã, bịt kín các ngả đường vào nội ô thị xã Long Xuyên. Mũi vũ trang trong nội ô chỉ phá được phà Vàm Cống, ném lựu đạn vào ấp Đông Thịnh B. Cánh quân ta ở Châu Phú chiếm khu vực phía dưới chùa Chà Châu Giang, định vượt sông sang Châu Đốc nhưng bị địch chặn lại. Tại Hòa Lạc, cán bộ ta phát động quần chúng nổi dậy nhưng bị địch đàn áp dữ dội. Cánh quân ta chiếm vùng Cây Dương xã Vĩnh Hậu bị địch chặn, không triển khai được qua Cồn Tiên - Đa Phước dù đã bắn cháy 2 tàu, đánh lui 3 chiếc khác. Ở Tri Tôn, đại đội địa phương đánh vào thị trấn và cầu kênh 14-15 cắt lộ tả Tri Tôn - Long Xuyên, chiếm trụ sở cảnh sát, diệt 1 trung đội bảo an. Địch còn giữ được chi khu và dinh quận. Ta làm chủ quận lỵ suốt ngày 31 tháng 1 năm 1968. Du kích các xã Núi Tô hỗ trợ 3.000 quần chúng tiến ra quận lỵ nhưng địch đàn áp mạnh nên phải rút. Chiều ngày 31 tháng 1 năm 1968, tại thị xã Châu Đốc, địch đưa lực lượng của Sư đoàn 21 ngụy đến tiếp viện. Máy bay địch bắn phá vào khu vực ta đặt sở chỉ huy chiến dịch. Trực thăng đổ 1 tiểu đoàn xuống sân bay, 1 đại đội xuống ngoài đồng hướng cuối kênh Lò Heo. Một tiểu đội từ núi Đất Tịnh Biên đã ra tới Núi Sam. Trong nội ô, địch trong sở chỉ huy tiểu khu Châu Đốc (thành PC) và nhà Phủ Vị đang nống ra. Pháo địch ở An Phú, khu vực sân bay và Núi Sam bắn dồn dập. Đêm 31 tháng 1 năm 1968, thấy tình thế diễn biến bất lợi, Ban chỉ huy chiến dịch lệnh cho rút lui. Phía Tri Tôn, ta cũng rút. Trên đường về, ta diệt đồn Sóc Suối và đánh thiệt hại nặng đồn Sóc Thiết. Riêng tiểu đội chốt giữ cầu kênh 13 do không nhận được lệnh rút nên vẫn bám trụ. Sáng ngày 1 tháng 2 năm 1968, địch phản kích, tiểu đội chiến đấu dũng cảm, chỉ còn 1 chiến sĩ sống sót. Ở Châu Thành, Huệ Đức, ta và địch tiếp tục kịch chiến trên cánh đồng Năm Xã trong 45 ngày đêm. Nhiều lần, ta đánh thọc ra Vĩnh Hanh, cắt giao thông trên lộ tẻ, đánh vào Cái Chiên xã Bình Đức, vũ trang tuyên truyền ở Phú Hòa, bao vây chi khu Huệ Đức, cắt lộ Ba Thê - Núi Sập. Địch bị diệt trên 400 tên, bị bắn cháy 2 tàu. Nhiều đồn bốt bị gỡ. Cuối cùng, chúng tập trung lực lượng, máy bay, pháo, xe bọc thép chà xát cánh đồng Năm Xã. Ta phải rút về Đồng Tràm - Huệ Đức để củng cố. Tháng 3 năm 1968, tiếp tục đợt 1, theo chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy chỉ thị cho An Giang phải mở cuộc hành quân vũ trang tuyên truyền lớn vào vùng Chữ O (thuộc huyện Tân Châu), nơi có nhiều đồng bào theo đạo Hòa Hảo, và có trụ sở của Trung ương Hòa Hảo (phái Lương Trọng Tường). Đây là vùng mà địch và những tên cầm đầu phản động làm tay sai cho địch lợi dụng lòng yêu nước và lòng trọng đạo của đồng bào để kích động, gây chia rẽ, kìm kẹp, khống chế, lôi kéo một bộ phận tín đồ chống lại cách mạng, hòng biến vùng này thành nơi dự trữ sức người, sức của cho chúng để đánh phá cách mạng. Từ sau khi bộ đội ta đi tập kết (năm 1954), lực lượng cách mạng chưa thâm nhập được vào vùng này. Vì vậy, lần này ta chủ trương đưa 3 tiểu đoàn tỉnh An Giang, tron đó có Tiểu đoàn 3 mang danh nghĩa bộ đội ông Mười Trí là cán bộ quân sự Bình Xuyên theo cách mạng, được giáo chủ đạo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ đặt cho là Sư Thúc. Ông tập kết ra Bắc năm 1954 đến năm 1968 được Trung ương đưa về Khu VIII vận động đồng bào Hòa Hảo. Yêu cầu của đợt hoạt động này là phát huy thế cách mạng vào nơi địch coi là an toàn nhất; tuyên truyền chính sách đoàn kết dân tộc, chính sách tôn giáo của Mặt trận dân tộc giải phóng, cổ vũ lòng yêu nước, vận động đồng bào theo đạo Hòa Hảo từng bước tách khỏi sự kìm kẹp của Mỹ - ngụy, trở về với cách mạng, với dân tộc. Cùng đi với bộ đội, có cán bộ vận động Hòa Hảo của tỉnh và huyện. Để thực hiện nhiệm vụ này, Khu ủy và Quân khu ủy chỉ đạo Tỉnh ủy, Tỉnh đội An Giang chuẩn bị cho bộ đội ngoài phương thức tác chiến, phải chú ý công tác vũ trang tuyên truyền, học tập nắm vững chính sách tôn giáo, phong tục tập quán, các nghi lễ của đồng bào theo đạo Hòa Hảo, giữ nghiêm kỷ luật dân vận. Theo kế hoạch đã chuẩn bị, đêm 23 rạng ngày 24 tháng 3 năm 1968, các đồng chí Mười Đức - Phó bí thư Tỉnh ủy, Võ Ngọc Cẩn (Năm Sương) - Tỉnh đội trưởng, Nguyễn Văn Hơn (Sáu Sên) - Chính trị viên tỉnh đội, lãnh đạo và chỉ huy 3 tiểu đoàn mở cuộc hành quân tiến vào vùng Chữ O. Bộ đội tỉnh từ căn cứ B1, băng qua đồng trồng, vượt qua kênh xáng Tân An, kênh Cũ về tập kết tại xã Long Sơn. Từ đây bộ đội tỉnh chia làm 2 cánh: Cánh thứ nhất có Tiểu đoàn 1 và một bộ phận của Tiểu đoàn 3, tiến xuống xã Phú Lâm và xã Hòa Hảo (là trung tâm thánh địa). Cánh thứ hai có Tiểu đoàn 2 và bộ phận còn lại của Tiểu đoàn 3, tiến vào các xã Hiệp Xương và Bình Thạnh Đông. Phía sông Hậu, 1 đại đội của tỉnh và bộ đội huyện Châu Phú bố trí trên địa bàn xã Hòa Khánh để ngăn chặn địch từ Long Xuyên lên phản kích. Hoạt động của các cánh quân như sau: - Tiểu đoàn 1 của tỉnh bố trí một trận địa dài 2 kilômét (từ kilômét 14 đến kilômét 16) thuộc hai xã Long Sơn và Phú Lâm, tiến hành vũ trang tuyên truyền, bao vây, bức hàng đồn Tân Phú nhưng do địch chống trả nên ta phải dùng hỏa lực diệt đồn này. Một bộ phận khác của Tiểu đoàn 1 đã áp sát hai xã Hòa Hảo và Hưng Nhơn, tiến hành vũ trang tuyên truyền. Một đại đội của Tiểu đoàn 3 chặn đánh một lực lượng địch từ Hiệp Xương. Ta đã chiến đấu quyết liệt, bắn chết tên thiếu úy ngụy và nhiều tên khác, đẩy lùi mũi phản kích của địch. Trên địa bàn xã Khánh Hòa, bộ đội tỉnh bố trí chặn và cắt đứt đường từ Long Xuyên đi Châu Đốc. Địch sử dụng Liên đoàn biệt động quân từ Bảy Nùi, lực lượng Sư đoàn 9 ngụy có 1 chi đoàn xe M113 và số tàu chiến ở căn cứ Vịnh Tre - Cái Dầu… đến phản kích ta tại xã Khánh Hòa. Bộ đội chặn đánh các mũi phản kích của chúng, diệt 9 xe quân sự, bắn cháy 3 xe M113 và tiêu hao, tiêu diệt một số địch, thu 30 khẩu súng. Bị đánh thiệt hại nặng địch sử dụng một tiểu đoàn bộ binh của Sư đoàn 9 ngụy, có tàu chiến, pháo binh và 45 xe M113 yểm trợ, tiến quân đánh vào lực lượng ta ở hai xã Long Sơn và Phú Lâm. Bộ đội ta chặn đánh địch suốt ngày, bắn cháy một tàu chiến, 1 xe M113, tiêu diệt và làm bị thương một số tên địch. Tại các xã: Phú Lâm, Hòa Hảo, Hiệp Xương, Bình Thạnh Đông, Long Sơn,… bộ đội ta ngoài việc chặn đánh lực lượng phản kích của địch, còn tiến hành vũ trang tuyên truyền, rải truyền đơn, vận động đồng bào theo đạo Hòa Hảo nổi dậy diệt tề, trừ gian, giúp đỡ bộ đội. Về phần đồng bào theo đạo Hòa Hảo, do sự tuyên truyền xuyên tạc của địch, khi bộ đội ta tiến vào đồng bào bỏ nhà, lần tránh, nhưng thấy sự tàn ác của địch và thấy sự chiến đấu dũng cảm và ý thức chấp hành nghiêm kỷ luật dân vận của cán bộ, chiến sĩ ta, đồng bào đã lần lượt trở về tiếp tế lương thực, thực phẩm cho bộ đội, cứu chữa và vận chuyển thương binh, nhiều đồng bào đã trực diện đấu tranh với địch, ngăn chặn pháo địch không cho bắn vào xóm làng - nơi có bộ đội ta bố trí chiến đấu, nhiều người tay không vẫn dũng cảm xông ra chặn đầu xe M113 không cho chúng càn, phá ruộng vườn. Cuộc hành quân vũ trang tuyên truyền vào vùng Hòa Hảo (Chữ O) đã giành được thắng lợi, có ý nghĩa lớn về chính trị, bước đầu tạo được sự chuyển biến lớn và tích cực, đồng bào theo đạo Hòa Hảo đã thấy rõ thanh thế của cách mạng, hình ảnh anh bộ đội giải phóng, bước đầu tin tưởng cách mạng và đã có hành động dũng cảm đấu tranh với địch, giúp đỡ, bảo vệ bộ đội và cán bộ ta. Cuộc hành quân vũ trang tuyên truyền này đã tạo thuận lợi cho việc vận động cách mạng và xây dựng cơ sở Đảng trong vùng Hòa Hảo và từng bước làm chuyển biến tình hình ở vùng này có lợi cho cách mạng. Phía Tri Tôn, ngày 5 tháng 5 năm 1968, bộ đội huyện bao vây đồn Cây Cầy - An Tức, đồn này do một trung đội dân vệ đóng giữ để kiểm soát toàn bộ khu vực đông, tây lộ An Tức. Phía tây chi khu Tri Tôn, có đồn Băng Trạo bảo vệ. Bị ta bao vây, địch cho 2 đại đội bảo an 816, 819 vào tiếp viện. Chúng lọt vào trận địa phục kích của ta. Bộ đội ta chặn đánh tiêu diệt và làm bị thương 82 tên địch. Ngày 20 tháng 5 năm 1968, ta tiến công khu chợ Ba Thế thuộc huyện Huệ Đức nhưng không kết quả.
886
23
2
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp