Trạng thái
Lịch Sử

Huyện An Phú trong thời kì chiến tranh Việt Nam

Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

https://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=25941.140

IV - TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

1 - Tình hình trước tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968

2 - Tổng tiến công và nổi dậy đợt 1

3 - Tổng tiến công và nổi dậy đợt 2

Ở An Giang, vào đợt 2, bộ đội bám trụ đánh địch và phát động quần chúng ở các khu vực Mỹ Đức, Khánh Hòa, Vĩnh Tế, Đa Phước. Theo sự chỉ đạo của Khu ủy, An Giang tiếp tục đưa quân xuống hoạt động ở vùng Hòa Hảo (Chữ O). Theo hợp đồng, bộ đội tỉnh An Giang từ Mỹ Đức qua vùng Chữ O, cùng lực lượng của Khu từ Hồng Ngự vượt sông Tiền qua Long Sơn, Phú Lâm, nhưng lực lượng của Khu chỉ đến được Long Thuận, đứng chân 3 ngày hoạt động vũ trang tuyên truyền rồi rút. Địch dùng 3 tiểu đoàn và xe bọc thép chặn bộ đội An Giang ở Mỹ Đức, Khánh Hòa. Trong suốt 5 ngày đêm ta đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn địch. Ta bị thương vong nhiều, nên rút về căn cứ.

Phía Tri Tôn, ngày 5 tháng 5 năm 1968, quân địa phương huyện bao vây đồn Cây Cầy - An Tức, do 1 trung đội dân vệ đóng giữ. Hai đại đội bảo an 816, 819 từ Tri Tôn vào tiếp viện bị ta chặn đánh. Địch chết và bị thương 85 tên. Ta hi sinh 2, bị thương 19.

Ngày 20 tháng 5 năm 1968, ta tiến công khu chợ Ba Thê thuộc huyện Huệ Đức nhưng không giành được thắng lợi.

Trong đợt 2 tổng công kích - tổng khởi nghĩa ở Khu VIII, địch tăng cường phòng thủ, lực lượng ta bị tiêu hao trong đợt 1 và trong khi bám trụ ở vùng ven chưa được bổ sung, củng cố, nhiệm vụ khó khăn hơn, nhưng các cấp lãnh đạo, chỉ huy, quân và dân toàn Khu VIII đã nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, đưa quân sang tiến công ở thị xã Tân An, tiếp tục tiến công vào thị xã, thị trấn bằng lực lượng pháo, biệt động, đặc công, vây ép thị xã và tiêu hao, tiêu diệt địch ở vùng ven giành thêm được một số thắng lợi, góp phần cùng toàn Miền tiếp tục giành thêm thắng lợi, giáng thêm một đòn vào kẻ thù, buộc Tổng thống Mỹ Giônxơn, ngày 13 tháng 5 năm 1968, phải cử một đoàn đại biểu Mỹ đến Pari trong thế suy yếu hơn để đàm phán với ta.

## Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) https://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=25941.140 IV - TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968 1 - Tình hình trước tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 2 - Tổng tiến công và nổi dậy đợt 1 **3 - Tổng tiến công và nổi dậy đợt 2** Ở An Giang, vào đợt 2, bộ đội bám trụ đánh địch và phát động quần chúng ở các khu vực Mỹ Đức, Khánh Hòa, Vĩnh Tế, Đa Phước. Theo sự chỉ đạo của Khu ủy, An Giang tiếp tục đưa quân xuống hoạt động ở vùng Hòa Hảo (Chữ O). Theo hợp đồng, bộ đội tỉnh An Giang từ Mỹ Đức qua vùng Chữ O, cùng lực lượng của Khu từ Hồng Ngự vượt sông Tiền qua Long Sơn, Phú Lâm, nhưng lực lượng của Khu chỉ đến được Long Thuận, đứng chân 3 ngày hoạt động vũ trang tuyên truyền rồi rút. Địch dùng 3 tiểu đoàn và xe bọc thép chặn bộ đội An Giang ở Mỹ Đức, Khánh Hòa. Trong suốt 5 ngày đêm ta đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn địch. Ta bị thương vong nhiều, nên rút về căn cứ. Phía Tri Tôn, ngày 5 tháng 5 năm 1968, quân địa phương huyện bao vây đồn Cây Cầy - An Tức, do 1 trung đội dân vệ đóng giữ. Hai đại đội bảo an 816, 819 từ Tri Tôn vào tiếp viện bị ta chặn đánh. Địch chết và bị thương 85 tên. Ta hi sinh 2, bị thương 19. Ngày 20 tháng 5 năm 1968, ta tiến công khu chợ Ba Thê thuộc huyện Huệ Đức nhưng không giành được thắng lợi. Trong đợt 2 tổng công kích - tổng khởi nghĩa ở Khu VIII, địch tăng cường phòng thủ, lực lượng ta bị tiêu hao trong đợt 1 và trong khi bám trụ ở vùng ven chưa được bổ sung, củng cố, nhiệm vụ khó khăn hơn, nhưng các cấp lãnh đạo, chỉ huy, quân và dân toàn Khu VIII đã nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, đưa quân sang tiến công ở thị xã Tân An, tiếp tục tiến công vào thị xã, thị trấn bằng lực lượng pháo, biệt động, đặc công, vây ép thị xã và tiêu hao, tiêu diệt địch ở vùng ven giành thêm được một số thắng lợi, góp phần cùng toàn Miền tiếp tục giành thêm thắng lợi, giáng thêm một đòn vào kẻ thù, buộc Tổng thống Mỹ Giônxơn, ngày 13 tháng 5 năm 1968, phải cử một đoàn đại biểu Mỹ đến Pari trong thế suy yếu hơn để đàm phán với ta.

Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=25941.160

II - ĐẨY MẠNH THẾ TIẾN CÔNG, ĐÁNH THẮNG TỪNG BƯỚC CHIẾN LƯỢC
“VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ

1 - Đánh tiêu diệt, làm tan rã lực lượng biệt kích Mỹ, bảo đảm hành lang tiếp vận thông suốt

2 - Trận đánh dài ngày tại đồi Tức Dụp, An Giang

Vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả ta và địch. Đây là vùng núi duy nhất của miền Trung Nam Bộ, nằm giáp vùng biên giới Campuchia (đoạn Tàkeo - Cambốt), là vùng có đông đảo đồng bào Khơme. Từ xưa những sĩ phu yêu nước đã về đây tập hợp lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa đánh Pháp. Và nơi đây là căn cứ của Tỉnh ủy Long Xuyên, Châu Đốc, An Giang trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đây còn là mắt xích quan trọng của hành lang chiến lược nối miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Do đó, trong quá trình kháng chiến ta và địch đều tranh chấp quyết liệt vùng Bảy Núi.

...

...

Cuộc chiến đấu kéo dài hơn 4 tháng. Tỉnh theo dõi thấy đã đến lúc phải cho lực lượng rút ra, phân tán sang các hang nhỏ đánh du kích, hỗ trợ phá bình định, phát động quần chúng đấu tranh. Đến đêm hôm đó, trời tối đen như mực. Toàn bộ lực lượng ta, gồm cả thương binh và em bé sơ sinh được sinh ra trong những ngày ở hang, bí mật luồn qua vòng vây của địch ra ngoài.

Sáng hôm sau, sau những đợt bom, pháo dữ dội, địch lò dò lên núi. Không gặp sức chống trả, chúng vào được hang. Tên Tư lệnh cuộc hành quân cho bắn quả pháo tượng trưng thứ 400.000, chấm dứt cuộc hành quân.

Đây là cuộc chiến đấu dài ngày nhất trong lịch sử hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của Khu VIII. Mọi bài bản, vũ khí hiện đại, tướng A. Bram đều cho đem ra dùng với một vùng đồi núi nhỏ hẹp và một đội quân cách mạng nhỏ bé, quân số ít hơn chúng đến 600 lần. Chúng còn đưa cả bọn thành viên hạ nghị viên của ngụy quyền Sài Gòn đến nhiều lần để động viên binh sĩ. Chúng sử dụng vào trận đánh hơn 100 thiết giáp, hơn 100 khẩu pháo, hàng trăm phi vụ, hàng trăm tấn bom nổ, xăng đặc, vũ khí hóa học, 400.000 quả đạn pháo. Trận đánh dài ngày này đã gây cho chúng thương vong nặng nề, hơn 2.000 tên bị diệt, hàng chục tên bị bắt sống, hơn trăm tên bỏ ngũ. Ta bắn rơi 3 máy bay phản lực, nhiều trực thăng, bắn cháy 11 xe M113, phá hủy một trận địa pháo 105, thu hàng trăm khẩu súng các loại, rất nhiều đạn và lựu đạn. Ở nhiều ấp trong khu vực, đồng bào đấu tranh thắng lợi, bám được ruộng vườn.

Trong thời gian diễn ra cuộc chiến đấu ở đồi Tức Dụp, đường hành lang chiến lược từ Miền về khu IX đã kịp thời chuyển xuống ngả Hà Tiên.

Đến giữa năm 1969, Sư đoàn 1 bộ binh của Miền trên đường hành quân về Khu IX đã được một phần lực lượng cùng với bộ đội huyện tri Tôn đánh chiếm lại một số khu vực ở núi Cô Tô và đồi Tức Dụp, cùng với lực lượng ở Tri Tôn, Tịnh Biên tập kích căn cứ Chi Lăng; phục kích ở khu vực núi Bà Đội Om, diệt 17 xe quân sự, phá hủy 4 pháo, hạ 1 máy bay, diệt gần hết 1 tiểu đoàn địch. Cũng tại khu vực núi Bà Đội Om, ta đánh trận giao thông thứ 2, diệt 4 xe, diệt tên trung tá Đỏm, Tiểu đoàn trưởng bảo an, ác ôn. Sau đó, diệt căn cứ biệt kích Ba Xoài. Sau đó, địch lại dùng lực lượng lớn tiến công ác liệt, can quét dài ngày, chiếm lại vùng Bảy Núi. Tỉnh ủy và Tỉnh đội An Giang rút về căn cứ ở Vạt Lài biên giới Campuchia. (căn cứ B3 Vạt Lài, B2 Cả Hàng).

Hơn 4 tháng chiến đấu, tranh chấp ác liệt với địch ở đồi Tức Dụp, được sự hỗ trợ của nhân dân, bộ phận nhỏ lực lượng vũ trang huyện Tri Tôn đã thu hút, kìm chân gần hai vạn lượt quân địch, tiêu hao, tiêu diệt nhiều địch, tạo điều kiện cho vùng nông thôn đánh phá bình định, giữ được cầu hành lang, căn cứ, tạo điều kiện chuyển hành lang xuống Hà Tiên để đưa hàng cho Khu IX.

3 - Cuộc hành quân vũ trang tuyên truyền vào vùng tôn giáo Hòa Hảo ở Phú Tân và Chợ Mới

Vùng Phú Tân và Chợ Mới là vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Đây là vùng đông dân, nhiều của, phần lớn đồng bào theo đạo Hòa Hảo. Phú Tân là trung tâm chính trị của đạo Hòa Hảo, có Tổ Đình và gia đình giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, có cả trụ sở của Trung ương giáo hội. Đây là vùng địch chiếm đóng lâu đời, cơ sở Đảng, chính trị, binh vận còn yếu. Muốn tiến xuống vùng Phú Tân (Chữ O), bộ đội An Giang phải vượt qua vành đai phong tỏa của kênh xáng Tân An, vùng kiểm soát dày dặc của hệ thống đồn bốt trên lộ đá Châu Đốc - Tân Châu. Xuống vùng Chữ O là lọt vào vòng vây của địch, tiến hoặc rút lui chỉ có một đường. Tuy hết sức khó khăn, nhưng bộ đội An Giang đã có mấy lần xuống được vùng Chữ O, có lần tiến sát Tổ Đình. Còn từ Kiến Phong sang Chợ Mới rồi trở về cũng chỉ có một hướng từ Thanh Bình vượt sông Tiền, khi trở về cũng phải theo hướng ấy.

An Giang và Kiến Phong thực hiện nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền tiến vào vùng Chữ O và Chợ Mới trong tình thế năm 1969 thật hết sức khó khăn, phức tạp. Các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy và lực lượng vũ trang của An Giang, đang từ các căn cứ B1, B2, B3 hoạt động về. Còn Kiến Phong thì cơ quan Tỉnh ủy, Tỉnh đội còn bám trụ trên địa bàn Xẻo Quít, kênh 1, bờ bao Ông Kiệu, cơ động qua các lõm căn cứ vùng Kiến Văn. Bộ đội tỉnh, du kích, cấp ủy xã, huyện còn bám trụ được trên đại bàn Kiến Văn, bắc Cao Lãnh, bắc Thanh Bình, bắc Hồng Ngự nhưng phải hoạt động trong tình thế hết sức khó khăn.

Vào đầu tháng 5 năm 1969, hai tỉnh An Giang và Kiến Phong nhận được chỉ thị của Khu đưa bộ đội cùng với Ban Hòa Hảo vận và các cán bộ dân vận tiến xuống vùng Chữ O và qua Chợ Mới. Hai tỉnh được lệnh hợp đồng tiến công cùng lúc vào vùng xung yếu, vũ trang tuyên truyền phát động đồng bào tín đồ Hòa Hảo hướng về cách mạng. Cuộc hành quân mang danh nghĩa “bộ đội Huỳnh Sư Thúc” về thăm tín đồ, tuyên truyền đồng bào đoàn kết chống Mỹ - ngụy, bộ đội không đánh đồn bốt, chỉ đánh trả những lực lượng tiến công để bảo tồn lực lượng, giữ trung lập với ban quan quân của Lương Trọng Tường và vận động ban trị sự và nhân dân tự vệ giao súng cho cách mạng.

Huỳnh Sư Thúc, tức sư thúc Huỳnh Văn Trí, thường gọi là ông Mười Trí là anh em kết nghĩa với giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ. Trong kháng chiến chống Pháp. Ông là Chỉ huy trưởng chi đội 4 liên quân Bình Xuyên. Ông tập kết ra Bắc, là Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Trở về Nam, ông được đưa về khu VIII tham gia trong Ban Hòa Hảo vận cùng với các đồng chí Tư An - Khu ủy viên, Ba Giảng, Tám Vị, Tư Râu, Mười Tôn, Bảy Tỉnh. Trong số này có những người vốn là tín đồ, cán bộ quân sự Hòa Hảo theo cách mạng. Các đồng chí tổ chức tại căn cứ B1 Phú Hữu của An Giang, một địa điểm thật trang trọng để Sư Thúc gặp đại diện Tổ Đình, các ban trị sự đạo, các tín đồ cao nhiên của đạo dặn dò việc đạo, việc nước. Thư của Huỳnh Sư Thúc được chuyển tới cô Năm Biên, em gái giáo chủ Huỳnh Phú Sổ ở Tổ Đình và đến nhiều vị cao niên, chức sắc của đạo. Lần lượt, các vị này đến thăm viếng Huỳnh Sư Thúc ở căn cứ B1. Tại đây, Sư Thúc nhắc nhở các tín đồ nhớ lời thầy tu tại gia, đoàn kết lương giáo, không nghe những lời sai trái, không cầm súng đi lính cho giặc, không làm việc xấu, hại đến con đường chân tu của đạo. Các vị chức sắc, tín đồ cao niên tiếp thu ý kiến của Sư Thúc một cách thành kính. Ai cũng hứa sẽ vận động bà con tín đồ làm theo. Từ những cuộc gặp gỡ ấy lan ra, trong lòng nhiều tín đồ Hòa Hảo đã có sự chuyển hóa gần gũi, hiểu biết cách mạng hơn. Huỳnh Sư Thúc đi theo cách mạng, kháng chiến chống Pháp và đi tập kết, ai cũng biết. Như vậy thì cách mạng và người kháng chiến không đối lập với đạo, cách mạng đâu phải là kẻ thù như lời tuyên truyền xuyên tạc của bọn địch và bọn cầm đầu phản động trong đạo. Những cuộc gặp có ý nghĩa ấy đã giúp cán bộ cách mạng dần dần trở lại bám được trong dân, xây dựng được nhiều cơ sở chính trị, binh vận trong đồng bào tín đồ nhiều xã ở tỉnh An Giang và huyện Chợ Mới, tỉnh Kiến Phong.

Tổng kết những đợt đưa bộ đội công tác vũ trang tuyên truyền ở vùng có đông đảo tín đồ Hòa Hảo. Đồng chí Nguyễn Minh Đường - Bí thư Khu ủy đã phát biểu, trình bày rõ nội dung chỉ đạo trong Nghị quyết của Thường vụ Khu ủy về công tác vận động cách mạng trong đồng bào tín đồ Hòa Hảo với các Tỉnh ủy An Giang và Kiến Phong như sau:

Ở khu ta, ngoài Đồng Tháp Mười đất rộng người thưa và những nơi dân cư đông đúc, quần chúng đã qua nhiều lần nổi dậy làm chủ xã, ấp còn có một số khu vực có hàng triệu đồng bào tôn giáo và dân tộc mà đa số là nông dân cũng bị áp bức, đau khổ như nông dân nơi khác. Họ có khả năng nổi dậy đánh đổ đế quốc và tay sai để giải phóng đất nước và tự cứu lấy mình.

Ở nhiều vùng trong ba tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc đại đa số đồng bào là tín đồ đạo Hòa Hảo, quần chúng ở những nơi đây bị hai hệ thống áp bức và kìm kẹp là đế quốc Pháp, Mỹ và bọn đứng đầu tôn giảo, phản động, làm tay sai cho địch. Mỹ - ngụy xem đây là vùng bình định quốc gia tương đối an toàn, chiến tranh không về tới. Sự áp bức bóc lột, kìm kẹp khắc nghiệt là của bọn côn đồ lưu manh thuộc lực lượng võ trang và ban trị sự các loại của các phe phái thuộc hai đảng Dân xã Ba Sao và Dân xã Chữ Vạn. Lực lượng vũ trang của Năm Lửa, Ba Cụt, Hai Ngoán, Nguyễn Giác Ngộ được bọn xâm lược Pháp dựng lên cát cứ từng vùng, thực hiện chia rẽ lương, giáo quyết liệt chống Việt Mai. Đồng bào bị khủng bố, cướp bóc, vơ vét, đôn quân bắt lính phục vụ chiến tranh xâm lược.

Lâu nay, tín đồ Hòa Hảo đa số là nông dân, bị đầu độc tư tưởng chống cộng, thù hận Việt Minh bằng sự kiện “Đức Thầy thọ nạn”. Họ cũng căm thù đế quốc, phong kiến, địa chủ ác bá, cường hào như nông dân ở các nơi khác. Họ cũng có tinh thần yêu nước, chống ách thống trị, áp bức của đế quốc, phong kiến đã gây đau khổ cho họ và cũng muốn nổi dậy đánh đổ bọn chúng để đổi đời.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, những nơi này là vùng trắng, không có cơ sở Đảng và nòng cốt cách mạng. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, một số đảng viên hồi cư đã về vùng này lãnh đạo quần chúng nổi dậy đấu tranh.

Từ năm 1955-1959, do Mỹ - Diệm thực hiện chính sách khủng bố, tàn sát, bắt bớ, tù đày tín đồ và chức sắc Hòa Hảo, gây căm thù sâu sắc trong đạo Hòa Hảo, nên khi có cao trào Đồng khởi, tấn công và nổi dậy toàn Khu (1960), đồng bào tín đồ Hòa Hảo đã cùng với các tầng lớp nhân dân nổi dậy tấn công địch để làm chủ, diệt, làm tan rã địch ở nhiều xã, ấp. Nhưng do lãnh đạo Đảng bộ địa phương lúc ấy chưa chú trọng đúng mức đến việc đi sâu tổ chức vận động quần chúng tín đồ nổi dậy cầm súng và tiến công địch, giữ vững quyết tâm ở cơ sở mà ỷ lại vào lực lượng vũ trang bên ngoài, cho nên khi địch đưa lực lượng đến càn quét, khủng bố, đàn áp, lực lượng vũ trang rút đi thì đồng bào lại bị kìm kẹp trở lại.

Cuộc đấu tranh cách mạng để giải phóng miền Nam phải có sự đóng góp của đồng bào tín đồ Hòa Hảo, làm cho đồng bào hiểu rõ và tự giác đi theo Đảng, tự mình đứng lên làm cuộc cách mạng để giành thắng lợi từng bước, đánh đổ địch từng phần, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Mục tiêu trước mắt cần giành được phải là chính đồng bào tín đồ Hỏa Hảo tự đứng lên diệt ác ôn và làm tan rã địch ở cơ sở xã, ấp để giành quyền làm chủ, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, tấn công ba mặt quân sự, chính trị, binh vận, diệt và làm tan rã địch ở các nơi khác đã làm.

Nhiệm vụ hiện nay là phải tổ chức được càng nhiều cán bộ bí mật cùng ăn ở, làm việc với đồng bào tại chỗ để xây dựng cơ sở, bắt rễ trong quần chúng. Đồng thời có kế hoạch đưa lực lượng vũ trang tuyên truyền vào để tạo cơ hội cho quần chúng tiếp cận được với cách mạng, hỗ trợ cho công tác xây dựng cơ sở Đảng tại chỗ. Vì thế, lực lượng vũ trang tiến vào vùng Hòa Hỏa lần này dứt khoát không phải là một hành động quân sự tác chiến diệt địch đơn thuần mà phải có mục đích chính trị rõ rệt. Từ hoạt động của bộ đội cho đến hành động của cán bộ, đảng viên đều phải nắm vững mục đích đó và xuất phát từ tình hình thực tế ta, địch tại chỗ mà triển khai kế hoạch cho thích hợp.

## Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=25941.160 **II - ĐẨY MẠNH THẾ TIẾN CÔNG, ĐÁNH THẮNG TỪNG BƯỚC CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ** 1 - Đánh tiêu diệt, làm tan rã lực lượng biệt kích Mỹ, bảo đảm hành lang tiếp vận thông suốt **2 - Trận đánh dài ngày tại đồi Tức Dụp, An Giang** Vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả ta và địch. Đây là vùng núi duy nhất của miền Trung Nam Bộ, nằm giáp vùng biên giới Campuchia (đoạn Tàkeo - Cambốt), là vùng có đông đảo đồng bào Khơme. Từ xưa những sĩ phu yêu nước đã về đây tập hợp lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa đánh Pháp. Và nơi đây là căn cứ của Tỉnh ủy Long Xuyên, Châu Đốc, An Giang trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đây còn là mắt xích quan trọng của hành lang chiến lược nối miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Do đó, trong quá trình kháng chiến ta và địch đều tranh chấp quyết liệt vùng Bảy Núi. ... ... Cuộc chiến đấu kéo dài hơn 4 tháng. Tỉnh theo dõi thấy đã đến lúc phải cho lực lượng rút ra, phân tán sang các hang nhỏ đánh du kích, hỗ trợ phá bình định, phát động quần chúng đấu tranh. Đến đêm hôm đó, trời tối đen như mực. Toàn bộ lực lượng ta, gồm cả thương binh và em bé sơ sinh được sinh ra trong những ngày ở hang, bí mật luồn qua vòng vây của địch ra ngoài. Sáng hôm sau, sau những đợt bom, pháo dữ dội, địch lò dò lên núi. Không gặp sức chống trả, chúng vào được hang. Tên Tư lệnh cuộc hành quân cho bắn quả pháo tượng trưng thứ 400.000, chấm dứt cuộc hành quân. Đây là cuộc chiến đấu dài ngày nhất trong lịch sử hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của Khu VIII. Mọi bài bản, vũ khí hiện đại, tướng A. Bram đều cho đem ra dùng với một vùng đồi núi nhỏ hẹp và một đội quân cách mạng nhỏ bé, quân số ít hơn chúng đến 600 lần. Chúng còn đưa cả bọn thành viên hạ nghị viên của ngụy quyền Sài Gòn đến nhiều lần để động viên binh sĩ. Chúng sử dụng vào trận đánh hơn 100 thiết giáp, hơn 100 khẩu pháo, hàng trăm phi vụ, hàng trăm tấn bom nổ, xăng đặc, vũ khí hóa học, 400.000 quả đạn pháo. Trận đánh dài ngày này đã gây cho chúng thương vong nặng nề, hơn 2.000 tên bị diệt, hàng chục tên bị bắt sống, hơn trăm tên bỏ ngũ. Ta bắn rơi 3 máy bay phản lực, nhiều trực thăng, bắn cháy 11 xe M113, phá hủy một trận địa pháo 105, thu hàng trăm khẩu súng các loại, rất nhiều đạn và lựu đạn. Ở nhiều ấp trong khu vực, đồng bào đấu tranh thắng lợi, bám được ruộng vườn. Trong thời gian diễn ra cuộc chiến đấu ở đồi Tức Dụp, đường hành lang chiến lược từ Miền về khu IX đã kịp thời chuyển xuống ngả Hà Tiên. Đến giữa năm 1969, Sư đoàn 1 bộ binh của Miền trên đường hành quân về Khu IX đã được một phần lực lượng cùng với bộ đội huyện tri Tôn đánh chiếm lại một số khu vực ở núi Cô Tô và đồi Tức Dụp, cùng với lực lượng ở Tri Tôn, Tịnh Biên tập kích căn cứ Chi Lăng; phục kích ở khu vực núi Bà Đội Om, diệt 17 xe quân sự, phá hủy 4 pháo, hạ 1 máy bay, diệt gần hết 1 tiểu đoàn địch. Cũng tại khu vực núi Bà Đội Om, ta đánh trận giao thông thứ 2, diệt 4 xe, diệt tên trung tá Đỏm, Tiểu đoàn trưởng bảo an, ác ôn. Sau đó, diệt căn cứ biệt kích Ba Xoài. Sau đó, địch lại dùng lực lượng lớn tiến công ác liệt, can quét dài ngày, chiếm lại vùng Bảy Núi. Tỉnh ủy và Tỉnh đội An Giang rút về căn cứ ở Vạt Lài biên giới Campuchia. (căn cứ B3 Vạt Lài, B2 Cả Hàng). Hơn 4 tháng chiến đấu, tranh chấp ác liệt với địch ở đồi Tức Dụp, được sự hỗ trợ của nhân dân, bộ phận nhỏ lực lượng vũ trang huyện Tri Tôn đã thu hút, kìm chân gần hai vạn lượt quân địch, tiêu hao, tiêu diệt nhiều địch, tạo điều kiện cho vùng nông thôn đánh phá bình định, giữ được cầu hành lang, căn cứ, tạo điều kiện chuyển hành lang xuống Hà Tiên để đưa hàng cho Khu IX. **3 - Cuộc hành quân vũ trang tuyên truyền vào vùng tôn giáo Hòa Hảo ở Phú Tân và Chợ Mới** Vùng Phú Tân và Chợ Mới là vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Đây là vùng đông dân, nhiều của, phần lớn đồng bào theo đạo Hòa Hảo. Phú Tân là trung tâm chính trị của đạo Hòa Hảo, có Tổ Đình và gia đình giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, có cả trụ sở của Trung ương giáo hội. Đây là vùng địch chiếm đóng lâu đời, cơ sở Đảng, chính trị, binh vận còn yếu. Muốn tiến xuống vùng Phú Tân (Chữ O), bộ đội An Giang phải vượt qua vành đai phong tỏa của kênh xáng Tân An, vùng kiểm soát dày dặc của hệ thống đồn bốt trên lộ đá Châu Đốc - Tân Châu. Xuống vùng Chữ O là lọt vào vòng vây của địch, tiến hoặc rút lui chỉ có một đường. Tuy hết sức khó khăn, nhưng bộ đội An Giang đã có mấy lần xuống được vùng Chữ O, có lần tiến sát Tổ Đình. Còn từ Kiến Phong sang Chợ Mới rồi trở về cũng chỉ có một hướng từ Thanh Bình vượt sông Tiền, khi trở về cũng phải theo hướng ấy. An Giang và Kiến Phong thực hiện nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền tiến vào vùng Chữ O và Chợ Mới trong tình thế năm 1969 thật hết sức khó khăn, phức tạp. Các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy và lực lượng vũ trang của An Giang, đang từ các căn cứ B1, B2, B3 hoạt động về. Còn Kiến Phong thì cơ quan Tỉnh ủy, Tỉnh đội còn bám trụ trên địa bàn Xẻo Quít, kênh 1, bờ bao Ông Kiệu, cơ động qua các lõm căn cứ vùng Kiến Văn. Bộ đội tỉnh, du kích, cấp ủy xã, huyện còn bám trụ được trên đại bàn Kiến Văn, bắc Cao Lãnh, bắc Thanh Bình, bắc Hồng Ngự nhưng phải hoạt động trong tình thế hết sức khó khăn. Vào đầu tháng 5 năm 1969, hai tỉnh An Giang và Kiến Phong nhận được chỉ thị của Khu đưa bộ đội cùng với Ban Hòa Hảo vận và các cán bộ dân vận tiến xuống vùng Chữ O và qua Chợ Mới. Hai tỉnh được lệnh hợp đồng tiến công cùng lúc vào vùng xung yếu, vũ trang tuyên truyền phát động đồng bào tín đồ Hòa Hảo hướng về cách mạng. Cuộc hành quân mang danh nghĩa “bộ đội Huỳnh Sư Thúc” về thăm tín đồ, tuyên truyền đồng bào đoàn kết chống Mỹ - ngụy, bộ đội không đánh đồn bốt, chỉ đánh trả những lực lượng tiến công để bảo tồn lực lượng, giữ trung lập với ban quan quân của Lương Trọng Tường và vận động ban trị sự và nhân dân tự vệ giao súng cho cách mạng. Huỳnh Sư Thúc, tức sư thúc Huỳnh Văn Trí, thường gọi là ông Mười Trí là anh em kết nghĩa với giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ. Trong kháng chiến chống Pháp. Ông là Chỉ huy trưởng chi đội 4 liên quân Bình Xuyên. Ông tập kết ra Bắc, là Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Trở về Nam, ông được đưa về khu VIII tham gia trong Ban Hòa Hảo vận cùng với các đồng chí Tư An - Khu ủy viên, Ba Giảng, Tám Vị, Tư Râu, Mười Tôn, Bảy Tỉnh. Trong số này có những người vốn là tín đồ, cán bộ quân sự Hòa Hảo theo cách mạng. Các đồng chí tổ chức tại căn cứ B1 Phú Hữu của An Giang, một địa điểm thật trang trọng để Sư Thúc gặp đại diện Tổ Đình, các ban trị sự đạo, các tín đồ cao nhiên của đạo dặn dò việc đạo, việc nước. Thư của Huỳnh Sư Thúc được chuyển tới cô Năm Biên, em gái giáo chủ Huỳnh Phú Sổ ở Tổ Đình và đến nhiều vị cao niên, chức sắc của đạo. Lần lượt, các vị này đến thăm viếng Huỳnh Sư Thúc ở căn cứ B1. Tại đây, Sư Thúc nhắc nhở các tín đồ nhớ lời thầy tu tại gia, đoàn kết lương giáo, không nghe những lời sai trái, không cầm súng đi lính cho giặc, không làm việc xấu, hại đến con đường chân tu của đạo. Các vị chức sắc, tín đồ cao niên tiếp thu ý kiến của Sư Thúc một cách thành kính. Ai cũng hứa sẽ vận động bà con tín đồ làm theo. Từ những cuộc gặp gỡ ấy lan ra, trong lòng nhiều tín đồ Hòa Hảo đã có sự chuyển hóa gần gũi, hiểu biết cách mạng hơn. Huỳnh Sư Thúc đi theo cách mạng, kháng chiến chống Pháp và đi tập kết, ai cũng biết. Như vậy thì cách mạng và người kháng chiến không đối lập với đạo, cách mạng đâu phải là kẻ thù như lời tuyên truyền xuyên tạc của bọn địch và bọn cầm đầu phản động trong đạo. Những cuộc gặp có ý nghĩa ấy đã giúp cán bộ cách mạng dần dần trở lại bám được trong dân, xây dựng được nhiều cơ sở chính trị, binh vận trong đồng bào tín đồ nhiều xã ở tỉnh An Giang và huyện Chợ Mới, tỉnh Kiến Phong. Tổng kết những đợt đưa bộ đội công tác vũ trang tuyên truyền ở vùng có đông đảo tín đồ Hòa Hảo. Đồng chí Nguyễn Minh Đường - Bí thư Khu ủy đã phát biểu, trình bày rõ nội dung chỉ đạo trong Nghị quyết của Thường vụ Khu ủy về công tác vận động cách mạng trong đồng bào tín đồ Hòa Hảo với các Tỉnh ủy An Giang và Kiến Phong như sau: Ở khu ta, ngoài Đồng Tháp Mười đất rộng người thưa và những nơi dân cư đông đúc, quần chúng đã qua nhiều lần nổi dậy làm chủ xã, ấp còn có một số khu vực có hàng triệu đồng bào tôn giáo và dân tộc mà đa số là nông dân cũng bị áp bức, đau khổ như nông dân nơi khác. Họ có khả năng nổi dậy đánh đổ đế quốc và tay sai để giải phóng đất nước và tự cứu lấy mình. Ở nhiều vùng trong ba tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc đại đa số đồng bào là tín đồ đạo Hòa Hảo, quần chúng ở những nơi đây bị hai hệ thống áp bức và kìm kẹp là đế quốc Pháp, Mỹ và bọn đứng đầu tôn giảo, phản động, làm tay sai cho địch. Mỹ - ngụy xem đây là vùng bình định quốc gia tương đối an toàn, chiến tranh không về tới. Sự áp bức bóc lột, kìm kẹp khắc nghiệt là của bọn côn đồ lưu manh thuộc lực lượng võ trang và ban trị sự các loại của các phe phái thuộc hai đảng Dân xã Ba Sao và Dân xã Chữ Vạn. Lực lượng vũ trang của Năm Lửa, Ba Cụt, Hai Ngoán, Nguyễn Giác Ngộ được bọn xâm lược Pháp dựng lên cát cứ từng vùng, thực hiện chia rẽ lương, giáo quyết liệt chống Việt Mai. Đồng bào bị khủng bố, cướp bóc, vơ vét, đôn quân bắt lính phục vụ chiến tranh xâm lược. Lâu nay, tín đồ Hòa Hảo đa số là nông dân, bị đầu độc tư tưởng chống cộng, thù hận Việt Minh bằng sự kiện “Đức Thầy thọ nạn”. Họ cũng căm thù đế quốc, phong kiến, địa chủ ác bá, cường hào như nông dân ở các nơi khác. Họ cũng có tinh thần yêu nước, chống ách thống trị, áp bức của đế quốc, phong kiến đã gây đau khổ cho họ và cũng muốn nổi dậy đánh đổ bọn chúng để đổi đời. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, những nơi này là vùng trắng, không có cơ sở Đảng và nòng cốt cách mạng. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, một số đảng viên hồi cư đã về vùng này lãnh đạo quần chúng nổi dậy đấu tranh. Từ năm 1955-1959, do Mỹ - Diệm thực hiện chính sách khủng bố, tàn sát, bắt bớ, tù đày tín đồ và chức sắc Hòa Hảo, gây căm thù sâu sắc trong đạo Hòa Hảo, nên khi có cao trào Đồng khởi, tấn công và nổi dậy toàn Khu (1960), đồng bào tín đồ Hòa Hảo đã cùng với các tầng lớp nhân dân nổi dậy tấn công địch để làm chủ, diệt, làm tan rã địch ở nhiều xã, ấp. Nhưng do lãnh đạo Đảng bộ địa phương lúc ấy chưa chú trọng đúng mức đến việc đi sâu tổ chức vận động quần chúng tín đồ nổi dậy cầm súng và tiến công địch, giữ vững quyết tâm ở cơ sở mà ỷ lại vào lực lượng vũ trang bên ngoài, cho nên khi địch đưa lực lượng đến càn quét, khủng bố, đàn áp, lực lượng vũ trang rút đi thì đồng bào lại bị kìm kẹp trở lại. Cuộc đấu tranh cách mạng để giải phóng miền Nam phải có sự đóng góp của đồng bào tín đồ Hòa Hảo, làm cho đồng bào hiểu rõ và tự giác đi theo Đảng, tự mình đứng lên làm cuộc cách mạng để giành thắng lợi từng bước, đánh đổ địch từng phần, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Mục tiêu trước mắt cần giành được phải là chính đồng bào tín đồ Hỏa Hảo tự đứng lên diệt ác ôn và làm tan rã địch ở cơ sở xã, ấp để giành quyền làm chủ, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, tấn công ba mặt quân sự, chính trị, binh vận, diệt và làm tan rã địch ở các nơi khác đã làm. Nhiệm vụ hiện nay là phải tổ chức được càng nhiều cán bộ bí mật cùng ăn ở, làm việc với đồng bào tại chỗ để xây dựng cơ sở, bắt rễ trong quần chúng. Đồng thời có kế hoạch đưa lực lượng vũ trang tuyên truyền vào để tạo cơ hội cho quần chúng tiếp cận được với cách mạng, hỗ trợ cho công tác xây dựng cơ sở Đảng tại chỗ. Vì thế, lực lượng vũ trang tiến vào vùng Hòa Hỏa lần này dứt khoát không phải là một hành động quân sự tác chiến diệt địch đơn thuần mà phải có mục đích chính trị rõ rệt. Từ hoạt động của bộ đội cho đến hành động của cán bộ, đảng viên đều phải nắm vững mục đích đó và xuất phát từ tình hình thực tế ta, địch tại chỗ mà triển khai kế hoạch cho thích hợp.

Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=25941.180

Ở An Giang, tình hình tranh chấp giữa ta và địch ở vùng căn cứ Bảy Núi rất ác liệt, kéo dài từ sau các trận địch đánh vào Tức Dụp năm 1969 - 1970. Tiếp đến chúng đánh vào căn cứ Núi Dài Lớn và Thới Sơn. Địch tập trung lực lượng cấp sư đoàn đánh dài ngày, quyết triệt hạ cho được căn cứ. Chúng chiếm được Tức Dụp, Thới Sơn, ở Núi Dài Lớn còn giằng co. Ở vùng biên giới, mặc dù ngụy Sài Gòn kết hợp ngụy Lonnol đóng thêm đồn bốt, tăng cường đánh phá kho tàng của ta dọc đường hành lang nhưng sau khi ta rút lực lượng từ Bảy Núi về hỗ trợ cho phong trào tại chỗ, ta đã mở ra, giành quyền làm chủ xã, ấp, đã có mặt ở 41 xã, 1 thị xã, 2 thị trấn, 3 khu phố và 2 xã ven. Ở thị xã Long Xuyên và các huyện vùng sâu thuộc khu vực Long Xuyên, bước sang năm 1971, ta đã xây dựng được nhiều cơ sở trong các tổ chức công khai của địch, tranh thủ được các ban tề, ban trị sự Hòa Hảo, đẩy lên thành phong trào đấu tranh chính trị rộng khắp, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống tham nhũng, chống quân sự hóa học đường. Cuộc đấu tranh chống bọn Phường Hoàng thảm sát một tín đồ Hòa Hảo ở thị xã Long Xuyên đã tập hợp được đến 10.000 người tham gia, kéo dài nhiều đợt, rất liên quyết. Cuối cùng địch phải nhượng bộ.

Tháng 8 năm 1971, Thường vụ Khu ủy chỉ đạo An Giang thực hiện chỉ thị của Trung ương Cục bàn giao cho Khu IX các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Huệ Đức, Hà Tiên. Tỉnh chỉ còn các huyện Tân Châu, An Phú, Phú Tân, Châu Thành, Long Xuyên và hai thị xã.

...
...

Đêm mồng 6 rạng ngày 7 tháng 4 năm 1972, toàn Khu đồng loạt nổ súng tiến công và nổi dậy phá bình định (đây là đợt hoạt động của Khu để phối hợp với toàn Miền).

...
...

Ở An Giang, ta chưa hoạt động và đang chuẩn bị chiến trường để mở mảng vùng An Phú.

Như vậy, cho đến trước ngày tiến hành chiến dịch tiến công tổng hợp của Miền, trên chiến trường Khu VIII đã có bước chuyển quan trọng giành thắng lợi có ý nghĩa tạo thế chiến dịch cho các bước tiếp theo. Phần lớn vùng 4 Kiến Tường đã được giải phóng, dân bung về bám ruộng vườn khá đông; Trung đoàn 320 đang đứng chân giữ hành lang chiến lược tại xã Hậu Thạnh, vùng Bắc Cái Bè, Cái Lậy, Châu Thành và vùng 20-7 Mỹ Tho đã mở rộng ra thành thế liên hoàn.

Cho đến lúc này, Khu VIII đã được Miền bổ sung 7.808 tân binh “ba sẵn sàng”, trong đó có Trung đoàn 88, Trung đoàn 320 và các đơn vị đánh bình định. Khu đã phân bổ cho Gò Công 2 đại đội, Mỹ Tho 1 tiểu đoàn, 5 đại đội, Kiến Phong 7 đại đội. Kiến Phong đã bổ sung đủ cho Tiểu đoàn 502, lập lại Tiểu đoàn 502B, tăng cường cho Mỹ An, Kiến Văn, Cao Lãnh mỗi nơi 1 đại đội đánh phá bình định. Còn Bến Tre, An Giang, Kiến Tường thì tự lực rút du kích, thanh niên bổ sung. Nhờ phong trào chuyển lên mạnh, được sự chấp thuận của Thường vụ Khu ủy, Bến Tre thành lập Trung đoàn Đồng Khởi và 1 tiểu đoàn độc lập để sẵn sàng bước vào đợt tiến công mới.

...

2 - Đợt một của chiến dịch

...

Ở các chiến trường phối hợp:

Ở An Giang, tỉnh quyết định diệt các đồn ngụy miền Nam và các đồn ngụy Lonnol nằm sát các khu căn cứ B1, B2, B3 biên giới để tạo thế phối hợp tiến công.

Đêm mồng 6 rạng ngày 7 tháng 4 năm 1972, Tiểu đoàn 511 tập kích diệt gọn đại đội biệt kích ngụy ở Lợi Dân, tiếp theo diệt luôn đồn Sơn Tạ. Đêm 29 rạng ngày 21 tháng 4 năm 1972, Tiểu đoàn 512 diệt chi khu Prey Thum của ngụy Lonnol, diệt 289 tên, thu 70 khẩu súng.

Đến cuối tháng 4 năm 1972, An Giang đã chuẩn bị kế hoạch tiến công và phát động quần chúng nổi dậy ở hướng trọng điểm của tỉnh là tuyến Đồng Ky, Khánh An, Khánh Bình, Phước Hưng thuộc huyện An Phú. Hai tiểu đoàn của tỉnh và lực lượng chính trị, binh vận tập trung vào trọng điểm.

Đêm 22 tháng 5 năm 1972, ta diệt và bức rút các đồn ở khu vực Đồng Ky, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội bảo an đến phản kích, diệt và phá rã toàn bộ phòng vệ dân sự tuyến Đồng Ky, An Khánh, Khánh Bình, Phước Hưng. Đồng bào phấn khởi, từng gia đình ra đón, lo tiếp tế, tải thương, đưa qua sông, ủng hộ cây làm làm công sự chiến đấu. Cán bộ móc nối với cơ sở nòng cốt, giao nhiệm vụ phát động quần chúng, đấu tranh chính trị, binh vận với địch.

Từ ngày 22 tháng 6 năm 1972, ta trụ lại đánh địch phản kích, giữ vững vùng mới mở. địch đưa các tiểu đoàn bảo an tiểu khu đến phản kích ác liệt. Cán bộ cơ sở vận động nhân dân tản cư ngược ra thị trấn An Phú đấu tranh chống bắn pháo, thả bom vào làng.

Đến ngày 26 tháng 6 năm 1972, địch phản kích ác liệt, lực lượng vũ trang rút về căn cứ B2. Qua đợt này, ta đã phá lỏng, phá rã thế bình định, kìm kẹp của địch, cán bộ chính trị, binh vận bám trụ lại được cơ sở, lực lượng du kích ở các xã dọc biên giới đã được củng cố, phong trào quần chúng chuyển lên một bước mới.

## Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=25941.180 Ở An Giang, tình hình tranh chấp giữa ta và địch ở vùng căn cứ Bảy Núi rất ác liệt, kéo dài từ sau các trận địch đánh vào Tức Dụp năm 1969 - 1970. Tiếp đến chúng đánh vào căn cứ Núi Dài Lớn và Thới Sơn. Địch tập trung lực lượng cấp sư đoàn đánh dài ngày, quyết triệt hạ cho được căn cứ. Chúng chiếm được Tức Dụp, Thới Sơn, ở Núi Dài Lớn còn giằng co. Ở vùng biên giới, mặc dù ngụy Sài Gòn kết hợp ngụy Lonnol đóng thêm đồn bốt, tăng cường đánh phá kho tàng của ta dọc đường hành lang nhưng sau khi ta rút lực lượng từ Bảy Núi về hỗ trợ cho phong trào tại chỗ, ta đã mở ra, giành quyền làm chủ xã, ấp, đã có mặt ở 41 xã, 1 thị xã, 2 thị trấn, 3 khu phố và 2 xã ven. Ở thị xã Long Xuyên và các huyện vùng sâu thuộc khu vực Long Xuyên, bước sang năm 1971, ta đã xây dựng được nhiều cơ sở trong các tổ chức công khai của địch, tranh thủ được các ban tề, ban trị sự Hòa Hảo, đẩy lên thành phong trào đấu tranh chính trị rộng khắp, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống tham nhũng, chống quân sự hóa học đường. Cuộc đấu tranh chống bọn Phường Hoàng thảm sát một tín đồ Hòa Hảo ở thị xã Long Xuyên đã tập hợp được đến 10.000 người tham gia, kéo dài nhiều đợt, rất liên quyết. Cuối cùng địch phải nhượng bộ. Tháng 8 năm 1971, Thường vụ Khu ủy chỉ đạo An Giang thực hiện chỉ thị của Trung ương Cục bàn giao cho Khu IX các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Huệ Đức, Hà Tiên. Tỉnh chỉ còn các huyện Tân Châu, An Phú, Phú Tân, Châu Thành, Long Xuyên và hai thị xã. ... ... Đêm mồng 6 rạng ngày 7 tháng 4 năm 1972, toàn Khu đồng loạt nổ súng tiến công và nổi dậy phá bình định (đây là đợt hoạt động của Khu để phối hợp với toàn Miền). ... ... Ở An Giang, ta chưa hoạt động và đang chuẩn bị chiến trường để mở mảng vùng An Phú. Như vậy, cho đến trước ngày tiến hành chiến dịch tiến công tổng hợp của Miền, trên chiến trường Khu VIII đã có bước chuyển quan trọng giành thắng lợi có ý nghĩa tạo thế chiến dịch cho các bước tiếp theo. Phần lớn vùng 4 Kiến Tường đã được giải phóng, dân bung về bám ruộng vườn khá đông; Trung đoàn 320 đang đứng chân giữ hành lang chiến lược tại xã Hậu Thạnh, vùng Bắc Cái Bè, Cái Lậy, Châu Thành và vùng 20-7 Mỹ Tho đã mở rộng ra thành thế liên hoàn. Cho đến lúc này, Khu VIII đã được Miền bổ sung 7.808 tân binh “ba sẵn sàng”, trong đó có Trung đoàn 88, Trung đoàn 320 và các đơn vị đánh bình định. Khu đã phân bổ cho Gò Công 2 đại đội, Mỹ Tho 1 tiểu đoàn, 5 đại đội, Kiến Phong 7 đại đội. Kiến Phong đã bổ sung đủ cho Tiểu đoàn 502, lập lại Tiểu đoàn 502B, tăng cường cho Mỹ An, Kiến Văn, Cao Lãnh mỗi nơi 1 đại đội đánh phá bình định. Còn Bến Tre, An Giang, Kiến Tường thì tự lực rút du kích, thanh niên bổ sung. Nhờ phong trào chuyển lên mạnh, được sự chấp thuận của Thường vụ Khu ủy, Bến Tre thành lập Trung đoàn Đồng Khởi và 1 tiểu đoàn độc lập để sẵn sàng bước vào đợt tiến công mới. ... **2 - Đợt một của chiến dịch** ... Ở các chiến trường phối hợp: Ở An Giang, tỉnh quyết định diệt các đồn ngụy miền Nam và các đồn ngụy Lonnol nằm sát các khu căn cứ B1, B2, B3 biên giới để tạo thế phối hợp tiến công. Đêm mồng 6 rạng ngày 7 tháng 4 năm 1972, Tiểu đoàn 511 tập kích diệt gọn đại đội biệt kích ngụy ở Lợi Dân, tiếp theo diệt luôn đồn Sơn Tạ. Đêm 29 rạng ngày 21 tháng 4 năm 1972, Tiểu đoàn 512 diệt chi khu Prey Thum của ngụy Lonnol, diệt 289 tên, thu 70 khẩu súng. Đến cuối tháng 4 năm 1972, An Giang đã chuẩn bị kế hoạch tiến công và phát động quần chúng nổi dậy ở hướng trọng điểm của tỉnh là tuyến Đồng Ky, Khánh An, Khánh Bình, Phước Hưng thuộc huyện An Phú. Hai tiểu đoàn của tỉnh và lực lượng chính trị, binh vận tập trung vào trọng điểm. Đêm 22 tháng 5 năm 1972, ta diệt và bức rút các đồn ở khu vực Đồng Ky, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội bảo an đến phản kích, diệt và phá rã toàn bộ phòng vệ dân sự tuyến Đồng Ky, An Khánh, Khánh Bình, Phước Hưng. Đồng bào phấn khởi, từng gia đình ra đón, lo tiếp tế, tải thương, đưa qua sông, ủng hộ cây làm làm công sự chiến đấu. Cán bộ móc nối với cơ sở nòng cốt, giao nhiệm vụ phát động quần chúng, đấu tranh chính trị, binh vận với địch. Từ ngày 22 tháng 6 năm 1972, ta trụ lại đánh địch phản kích, giữ vững vùng mới mở. địch đưa các tiểu đoàn bảo an tiểu khu đến phản kích ác liệt. Cán bộ cơ sở vận động nhân dân tản cư ngược ra thị trấn An Phú đấu tranh chống bắn pháo, thả bom vào làng. Đến ngày 26 tháng 6 năm 1972, địch phản kích ác liệt, lực lượng vũ trang rút về căn cứ B2. Qua đợt này, ta đã phá lỏng, phá rã thế bình định, kìm kẹp của địch, cán bộ chính trị, binh vận bám trụ lại được cơ sở, lực lượng du kích ở các xã dọc biên giới đã được củng cố, phong trào quần chúng chuyển lên một bước mới.

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP (1927 - 1975)

http://cpv.org.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-su-dang/books-392820152041156/index-39282015202425625.html

Chương V

CHỐNG ĐỊCH VI PHẠM HIỆP ĐỊNH PARIS VÀ CUỘC

TIẾN CÔNG, NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975 GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG

(28-1-1973 – 30-4-1975)

I- KỊP THỜI CHUYỂN HƯỚNG THEO ĐƯỜNG LỐI PHƯƠNG CHÂM MỚI, CHUYỂN MẠNH PHONG TRÀO KHẮP 3 VÙNG

...

II- THÀNH LẬP TỈNH SA ĐÉC VÀ TỈNH LONG CHÂU TIỀN, ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG Ở CÁC HUYỆN PHÍA NAM SÔNG TIỀN

Tháng 8-1974, để tạo điều kiện chuyển mạnh vùng yếu Hòa Hảo, và tạo sự gắn bó chiến trường giữa Đông và Tây sông Tiền, theo chủ trương của Trung ương Cục, giải thể tỉnh Kiến Phong, thành lập tỉnh Sa Đéc và tỉnh Long Châu Tiền63.

Tỉnh Sa Đéc gồm 7 huyện, 2 thị xã: Chợ Mới, Cao Lãnh, Kiến Văn, Mỹ An và thị xã Cao Lãnh (Kiến Phong), Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và thị xã Sa Đéc (Vĩnh Long).

Tỉnh Long Châu Tiền gồm 7 huyện: Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông (Kiến Phong), An Phú, Tân Châu, Phú Tân A và Phú Tân B (An Giang) với 53 xã, 256 ấp, 650.000 dân.

Tân Châu 7 xã, 39 ấp, 53.620 dân; An Phú 9 xã, 42 ấp; 81 ngàn dân; Phú Tân A+B: 13 xã, 75 ấp: 190.000 dân; Hồng Ngự 11 xã, 56 ấp, 110.000 dân; Thanh Bình 6 xã, 24 ấp, 51.150 dân; Tam Nông 7 xã, 22 ấp, 54.000 dân (tháng 3-1976 sát nhập Phú Tân A và Phú Tân B thành huyện Phú Tân (sau này thành lập huyện Phú Châu thay huyện Phú Tân).

Trước đó, Trung ương Cục và Khu ủy Khu 8 đã chỉ định thành lập 2 Tỉnh ủy mới:

  • Tỉnh Sa Đéc, đồng chí Nguyễn Văn Năm (Tám Hai) được chỉ định làm bí thư; đồng chí Nguyễn Thế Hữu (Tư Hữu) Phó bí thư.

  • Tỉnh Long Châu Tiền, đồng chí Nguyễn Xuân Trường (Mười Nhẹ) được chỉ định làm bí thư, đồng chí Đoàn Văn Thượng, Phó bí thư.

...
...

Ở 3 huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông thuộc tỉnh Long Châu Tiền, theo Nghị quyết và kế hoạch của Tỉnh ủy, trong cao điểm cuối tháng 11-1974, từ ngày 14 đến 16-11 bộ đội tỉnh (D512) đồng loạt nổ súng đánh địch ở 3 khu gom dân 10, 11, 12 kinh Xáng Cụt huyện Tam Nông. Diệt 1 đồn khu 10, tiêu hao và bức hàng đồn khu 11, tiêu hao nặng đồn khu 12, diệt gọn 1 phân chi khu, 1 ban tề ấp, 1 ban tề xã, 1 cuộc cảnh sát, 1 đoàn bình định, 1 liên toán phòng vệ dân sự, 2 trung đội dân vệ, đánh hỏng nặng 1 xe M 113 buộc chi đoàn M 113 giải tỏa đồn khu 12 phải co cụm. Trong các đêm 16, 17, 18-11 quân ta pháo kích liên tục đồn Cả Môn, đến ngày 19-11 đồn Cả Môn rút chạy. Hơn 5.500 dân ở 3 khu gom dân nói trên (diện dài 6 cây số) kéo về vùng giải phóng.

Vùng diệt gồm các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Tân Châu, bộ đội địa phương và du kích xã ấp pháo kích đồn Cồn Cỏ, Lang Nghệ (Hồng Ngự), phân chi khu và cuộc cảnh sát Bình Thành (Thanh Bình), đánh mìn làm sập đồn Mương Kinh (Tân Châu), phá hỏng 2 đoạn lộ 30, vũ trang tuyên truyền các xã An Bình (thị trấn Hồng Ngự), Vĩnh Xương, Tân An, Phú Hữu, Vĩnh Lộc (Tân Châu), giải tán 1 toán phòng vệ dân sự và làm rã 25 tên dân vệ.

Tháng 12-1974 (từ 20-11 đến 20-12-74), phối hợp với chiến trường chung, ta tích cực tấn công địch giải phóng vùng, chuyển thế phong trào quần chúng, làm cơ sở cho việc hoàn thành nhiệm vụ mùa khô 1975.

...
...

Ở Long Châu Tiền, cao điểm 2 từ ngày 6 đến 16 tháng 2-1975, tỉnh tập trung lực lượng vùng trọng điểm 1, chuyển mở xã Tân Phú, Bình Thành huyện Thanh Bình đồng thời sử dụng lực lượng huyện, xã mở xã Bình Thạnh, Tân Hội và phát triển tấn công vùng Tứ Thường huyện Hồng Ngự. Kết quả loại khỏi vòng chiến đấu hơn 100 tên địch, làm rã 195 tên, diệt 2 đồn, đánh thiệt hại nặng 1 phân chi cảnh sát và 7 đồn.

  • Diệt đồn Cả Gốc xã Tân Hội (đêm 5-2) và đồn Ba Đàn (Cả Chánh, sông Sở Hạ, ngày 16-2).
  • Đánh thiệt hại phân chi cảnh sát xã Bình Thành (Thanh Bình), dùng thế 3 mặt tấn công, bao vây, gây thiệt hại các đồn Sâm Sai, Láng Biển, Vàm Xép, Trung tâm Bản Đô, Trà Dư (Hồng Ngự), Cả Sơ, Cây Me (Tam Nông), Đồng Dức, Xóm Chùa (Tân Châu).
## LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP (1927 - 1975) http://cpv.org.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-su-dang/books-392820152041156/index-39282015202425625.html Chương V CHỐNG ĐỊCH VI PHẠM HIỆP ĐỊNH PARIS VÀ CUỘC TIẾN CÔNG, NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975 GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG (28-1-1973 – 30-4-1975) I- KỊP THỜI CHUYỂN HƯỚNG THEO ĐƯỜNG LỐI PHƯƠNG CHÂM MỚI, CHUYỂN MẠNH PHONG TRÀO KHẮP 3 VÙNG ... II- THÀNH LẬP TỈNH SA ĐÉC VÀ TỈNH LONG CHÂU TIỀN, ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG Ở CÁC HUYỆN PHÍA NAM SÔNG TIỀN Tháng 8-1974, để tạo điều kiện chuyển mạnh vùng yếu Hòa Hảo, và tạo sự gắn bó chiến trường giữa Đông và Tây sông Tiền, theo chủ trương của Trung ương Cục, giải thể tỉnh Kiến Phong, thành lập tỉnh Sa Đéc và tỉnh Long Châu Tiền63. Tỉnh Sa Đéc gồm 7 huyện, 2 thị xã: Chợ Mới, Cao Lãnh, Kiến Văn, Mỹ An và thị xã Cao Lãnh (Kiến Phong), Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và thị xã Sa Đéc (Vĩnh Long). Tỉnh Long Châu Tiền gồm 7 huyện: Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông (Kiến Phong), An Phú, Tân Châu, Phú Tân A và Phú Tân B (An Giang) với 53 xã, 256 ấp, 650.000 dân. >Tân Châu 7 xã, 39 ấp, 53.620 dân; An Phú 9 xã, 42 ấp; 81 ngàn dân; Phú Tân A+B: 13 xã, 75 ấp: 190.000 dân; Hồng Ngự 11 xã, 56 ấp, 110.000 dân; Thanh Bình 6 xã, 24 ấp, 51.150 dân; Tam Nông 7 xã, 22 ấp, 54.000 dân (tháng 3-1976 sát nhập Phú Tân A và Phú Tân B thành huyện Phú Tân (sau này thành lập huyện Phú Châu thay huyện Phú Tân). Trước đó, Trung ương Cục và Khu ủy Khu 8 đã chỉ định thành lập 2 Tỉnh ủy mới: - Tỉnh Sa Đéc, đồng chí Nguyễn Văn Năm (Tám Hai) được chỉ định làm bí thư; đồng chí Nguyễn Thế Hữu (Tư Hữu) Phó bí thư. - Tỉnh Long Châu Tiền, đồng chí Nguyễn Xuân Trường (Mười Nhẹ) được chỉ định làm bí thư, đồng chí Đoàn Văn Thượng, Phó bí thư. ... ... Ở 3 huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông thuộc tỉnh Long Châu Tiền, theo Nghị quyết và kế hoạch của Tỉnh ủy, trong cao điểm cuối tháng 11-1974, từ ngày 14 đến 16-11 bộ đội tỉnh (D512) đồng loạt nổ súng đánh địch ở 3 khu gom dân 10, 11, 12 kinh Xáng Cụt huyện Tam Nông. Diệt 1 đồn khu 10, tiêu hao và bức hàng đồn khu 11, tiêu hao nặng đồn khu 12, diệt gọn 1 phân chi khu, 1 ban tề ấp, 1 ban tề xã, 1 cuộc cảnh sát, 1 đoàn bình định, 1 liên toán phòng vệ dân sự, 2 trung đội dân vệ, đánh hỏng nặng 1 xe M 113 buộc chi đoàn M 113 giải tỏa đồn khu 12 phải co cụm. Trong các đêm 16, 17, 18-11 quân ta pháo kích liên tục đồn Cả Môn, đến ngày 19-11 đồn Cả Môn rút chạy. Hơn 5.500 dân ở 3 khu gom dân nói trên (diện dài 6 cây số) kéo về vùng giải phóng. Vùng diệt gồm các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Tân Châu, bộ đội địa phương và du kích xã ấp pháo kích đồn Cồn Cỏ, Lang Nghệ (Hồng Ngự), phân chi khu và cuộc cảnh sát Bình Thành (Thanh Bình), đánh mìn làm sập đồn Mương Kinh (Tân Châu), phá hỏng 2 đoạn lộ 30, vũ trang tuyên truyền các xã An Bình (thị trấn Hồng Ngự), Vĩnh Xương, Tân An, Phú Hữu, Vĩnh Lộc (Tân Châu), giải tán 1 toán phòng vệ dân sự và làm rã 25 tên dân vệ. Tháng 12-1974 (từ 20-11 đến 20-12-74), phối hợp với chiến trường chung, ta tích cực tấn công địch giải phóng vùng, chuyển thế phong trào quần chúng, làm cơ sở cho việc hoàn thành nhiệm vụ mùa khô 1975. ... ... Ở Long Châu Tiền, cao điểm 2 từ ngày 6 đến 16 tháng 2-1975, tỉnh tập trung lực lượng vùng trọng điểm 1, chuyển mở xã Tân Phú, Bình Thành huyện Thanh Bình đồng thời sử dụng lực lượng huyện, xã mở xã Bình Thạnh, Tân Hội và phát triển tấn công vùng Tứ Thường huyện Hồng Ngự. Kết quả loại khỏi vòng chiến đấu hơn 100 tên địch, làm rã 195 tên, diệt 2 đồn, đánh thiệt hại nặng 1 phân chi cảnh sát và 7 đồn. > - Diệt đồn Cả Gốc xã Tân Hội (đêm 5-2) và đồn Ba Đàn (Cả Chánh, sông Sở Hạ, ngày 16-2). - Đánh thiệt hại phân chi cảnh sát xã Bình Thành (Thanh Bình), dùng thế 3 mặt tấn công, bao vây, gây thiệt hại các đồn Sâm Sai, Láng Biển, Vàm Xép, Trung tâm Bản Đô, Trà Dư (Hồng Ngự), Cả Sơ, Cây Me (Tam Nông), Đồng Dức, Xóm Chùa (Tân Châu).

Chiến lệ Mậu Thân

Được đăng: Thứ sáu, 05 Tháng 1 2018 07:35
Lượt xem: 537

(TGAG)- Tuyên giáo An Giang xin đăng "Lược ghi ý kiến của đồng chí Vũ Khắc Sương, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đại tá Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang trong cuộc Họp mặt kỷ niệm 20 năm Mậu Thân do Tỉnh ủy tổ chức tại Thị xã Châu Đốc ngày 14-2-1988".

Sau khi triển khai Nghị quyết của Trung ương cục, bấy giờ Hội nghị cán bộ của Tỉnh ủy tổ chức có Tỉnh ủy, mặt trận, dân vận, binh vận, công an, quân sự để quán triệt Nghị quyết. Chúng tôi bên bộ phận quân sự chỉ báo cáo phần quân sự, còn binh vận, tổ chức, dân vận, toàn bộ tình hình các đồng chí khác bổ sung thêm.

Khái quát toàn bộ tình hình đồn bót địch ở An Giang có tất cả trên 200 điểm địch đóng quân. Về tình hình địch lúc bấy giờ có mấy nhận định:

  • Trước đó An Giang có đánh Kiên Lương, Trúc Giang, là hai chi khu đầu tiên ở phía Nam bị đánh ở hai mặt và bị tiêu diệt hoàn toàn mở đầu cho chiến dịch nầy. Châu Đốc đã đánh được Kiên Lương. Sau đó đánh chi khu của Châu Phú ở trong thị xã, đây là ba trận đánh cấp huyện, mở đầu chiến dịch Mậu Thân…

  • Về phần tổ chức hội nghị chung rồi, đến phần hội nghị các cơ quan, ban ngành, bên quân sự có tôi và anh Tám, anh Hiếu Liêm, anh Tư Khai, anh Ba Liêm, các đồng chí phụ trách quân sự về triển khai lại tình hình Nghị quyết và bàn cụ thể việc sử dụng lực lượng và tổ chức lực lượng, lúc bấy giờ kết hợp rất chặt giữa quân sự, binh vận và các cơ quan ban ngành khác để cùng tiến hành... Như vậy, đầu tiên lúc bấy giờ Tỉnh ủy hội nghị ở Tức Dụp. Sau đó, lại về hội nghị cơ quan ở Tà Sóc triển khai toàn bộ Nghị quyết của Tỉnh ủy. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức hội nghị ở đồi Tay lo (núi Dài) để đánh giá lại toàn bộ tình hình và phân công phụ trách chuẩn bị chiến trường và tổ chức lực lượng. Hội nghị đi đến kết luận tổ chức chiến trường làm hai bộ phận: Một bộ phận ở núi Dài, tập trung lực lượng để tổ chức huấn luyện hai tiểu đoàn gồm tiểu đoàn một và tiểu đoàn hai. Bộ phận thứ hai là bộ phận chuẩn bị chiến trường (tôi và anh Hiếu Liêm phụ trách), bộ phận chuẩn bị làm mọi mặt công tác khác thì anh Tám Sử, anh Tư Khai và anh Ba Mì cùng với các đồng chí khu vực cơ quan.

Về thời gian lúc bấy giờ chưa quyết định được, chưa có đồng chí nào trong Thường vụ hoặc anh Tư rõ thời gian. Tôi đi chuẩn bị chiến trường với anh Hiếu Liêm cũng không rõ, chưa biết thời gian nhưng rất gấp rút chuẩn bị tiến công địch. Các anh có đề ra khẩu hiệu “vừa chạy, vừa mặc áo, vừa xếp hàng” trên tinh thần đó cứ làm. Chúng tôi ra ngoài và đoán ít nhất là sau Mùng bảy Tết mới bắt đầu đánh, bắt đầu chiến dịch thì cũng đoán trước sau thời Nguyễn Huệ khoảng Mùng năm, Mùng sáu Tết... ta chắc cũng khoảng đó, tất cả công việc chủ động rồi nhưng thời gian không chủ động. Cắm trại khoảng hai mươi lăm tết là trăm phần trăm, tất cả đều ở doanh trại. Như vậy là ở trong hai tiểu đoàn chuẩn bị và trang bị lại, tổ chức lực lượng, tôi và hai đại đội (một trinh sát, một đặc công) và một số cán bộ ra ở khu vực B2 cũ, tức ở gần Vĩnh Ngươn bây giờ, lúc này ở gần anh Tám Hưng và một số đồng chí ở Thị đội.

Chúng tôi đã chuẩn bị xong hết toàn bộ, cán bộ tiểu đoàn, một số đồng chí trở về đơn vị để bổ sung toàn bộ kế hoạch ở chiến trường. Bấy giờ phân công những nét lớn như thế, nhưng tổ chức lực lượng và bố trí chiến trường như thế nào, toàn bộ lực lượng của tỉnh sẽ tập trung ở Châu Đốc khoảng tám chục phần trăm, các huyện khác thì triển khai theo kế hoạch chung. Thị xã Long Xuyên tổ chức bộ phận khoảng chừng trên dưới một trăm quân ở ngã ba lộ tẻ huyện Châu Thành xuống vùng năm xã hoạt động.

Tập trung biệt động thị xã Châu Đốc, Châu Thành, Châu Phú. Chúng tôi ra đây chuẩn bị khoảng hai tháng, sau khi nghiên cứu toàn bộ tình hình trở về báo cáo tổng hợp sẽ trở ra để điều hành theo dõi toàn bộ tình hình. Như vậy, chúng tôi đã nắm toàn bộ tình hình dựa vào trên cung cấp, quân báo địa phương, cơ sở tại thị xã và các nơi khác báo cáo.

Địch không có thay đổi gì, lúc bấy giờ tháng mười hai, địch đi càn có mức độ chứ không tập trung lớn. Biết khu vực của Châu Đốc này trên dưới khoảng 3.000 quân, khoảng chín đại đội bảo an, chưa tính dân vệ xung quanh. Lực lượng chiến đấu và lực lượng cơ động tập trung ở thị xã Châu Đốc nhiều nhất. Các đại đội bảo an đóng ở trên kinh Vĩnh Tế và núi Sam dọc theo các con lộ trong thị xã trên dưới một ngàn quân. Sau khi nghiên cứu toàn bộ tình hình xong, các đồng chí cán bộ tiểu đoàn về trong núi để chuẩn bị lực lượng. Về đến căn cứ, nghe các anh nói lại là được mệnh lệnh cuối cùng là khoảng 6 giờ đến 6 giờ 30 ngày 29 Tết. Tất cả công việc chuẩn bị giữa bên trong và bên ngoài được thống nhất. Tỉnh ủy và tất cả cán bộ thông qua sa bàn chúng tôi đắp gần bằng căn nhà, bề ngang khoảng 10 mét, dài 15 – 20 mét dọn đất đắp xây dựng toàn bộ hệ thống tổ chức hỏa lực và bố trí lực lượng của địch ở Châu Đốc, Vĩnh Ngươn để thông qua nhưng không kịp vì bên chỗ tôi nhận được mệnh lệnh báo động vào đúng thời gian khoảng 1 – 2 giờ đêm Mùng một rạng Mùng hai bắt đầu nổ súng. Chúng tôi mời các đồng chí Thị xã ủy, các đồng chí của Châu Phú lên để làm việc, khoảng 9 – 10 giờ là xong, bắt đầu triển khai công tác chuẩn bị hành quân tác chiến. Ngoài công việc này, trinh sát, quân báo, lực lượng công khai và binh vận, bộ phận của ông Hai Thái và anh Tư Phúc cung cấp tin tức hàng ngày. Chúng tôi hẹn đêm Mùng một rạng sáng Mùng hai gặp nhau ở đám gáo Cò kêu, cách nội ô thị xã chừng hai cây số. Ở trong này khoảng 5 giờ chiều thì các anh bắt đầu hành quân từ núi Dài họp lại qua Phú Cường, rồi qua núi Dài nhỏ đến Thới Sơn. Toàn bộ đến Thới Sơn khoảng 6 giờ sáng ngày Mùng một Tết, toàn bộ dân công và lực lượng từ Ba Chúc kéo ra khoảng gần bốn ngàn người. Chúng tôi hẹn nhau khoảng 10 giờ đêm thì có mặt tại đám gáo Cò kêu. Khoảng 6 giờ chiều chúng tôi vượt qua sông Bà Bài, đi vòng lại Núi Sam, bộ phận đi đầu là bộ phận trinh sát, đặc công, cán bộ nghiên cứu, khoảng 6 giờ 30 vượt sông Trà Sư. Tất cả hành quân từng khối, mỗi khối hàng ngang hàng dọc xếp dài gặp nhau đầy đủ khoảng 10 giờ 30 tại đám gáo Cò kêu. Bộ phận đi đầu của chúng tôi bắt đầu khảo sát lại các mục tiêu và liên lạc được bên trong. Khoảng 11 giờ bắt đầu triển khai vượt kinh Bao Ngạn ở ngoài vô. Chúng tôi cũng liên lạc được Tri Tôn, Tịnh Biên, Long Xuyên, các bộ phận này cũng vô tới. Bộ phận của Châu Phú, Tân Châu cũng vượt qua con sông Châu Đốc đến Hà Bao của Đa Phước. Bộ phận trinh sát biệt động thị xã cũng vượt qua đi vòng lên khu vực đường núi. Bộ phận của Châu Phú chịu trách nhiệm đánh từ Tiệm rượu xuống đã vào thế sẵn sàng.

Huyện An Phú trong thời kì chiến tranh Việt Nam

Chòm gáo Cò kêu – nơi hội tụ các cánh quân đêm
Mùng một Tết Mậu Thân 1968 để tấn công vào thị xã Châu Đốc

Tình hình rất yên tĩnh như không có gì xảy ra. Liên lạc giữa bên trong và bên ngoài, cơ sở móc được một số anh chị làm việc trước đây. Có một số anh vô trước là anh Năm Bình, vợ Chín Thu, chị Chín Oanh... tất cả liên lạc được với nhau. Đại bộ phận vô được hết phía sau đường xe lửa, tiếp cận sát nách, nhưng bộ phận chỉ huy còn ở ngoài. Bộ phận của anh Ba Tuấn bấy giờ ở bến xe cũng đã đến đây rồi. Tiểu đoàn 1 tác chiến ở khu vực ở phía dưới cầu Lò heo đánh lên. Tiểu đoàn 2 đánh từ cặp lộ vô chỗ quân cảnh đánh thẳng ra. Bộ phận của Châu Phú đánh từ hướng Tiệm rượu (thánh thất Cao Đài bấy giờ) đánh vô, một bộ phận Châu Phú nữa đánh cặp bờ sông thẳng tới, bộ phận Châu Phú khác đánh ở khu vực Cồn Tiên và vượt qua sông.

Sáng lại chúng tôi liên lạc được toàn bộ. Như vậy, có thể nói trận đánh này đúng là trận ta tập kích, địch không cảnh giác cho nên ta vô rất êm. Tiểu đoàn 2 vô chiếm Thị đội ở lúc bấy giờ là nhà của tên phó tỉnh trưởng Phương. Tất cả nổ súng cho đến 6 giờ sáng chúng tôi làm chủ được con đường từ rạp hát Tân Việt ra bờ sông. Bộ phận Tiểu đoàn 2 vô tới bờ sông bị phản kích thì lùi lại một chút. Tiểu đoàn 1 đánh chiếm lên tới khu vực phía dưới tòa án thì tàu dưới này bắn và xe nồi đồng (bọc sắt) ở tại chỗ bắn. Khu vực đường núi trở vô trong chúng ta hoàn toàn làm chủ. Khu vực sân banh ta đi lại bình thường, không có sự phản kích lớn ở trong khu vực nầy. Qua nhiều tài liệu cho biết là địch không có chuẩn bị trước nên pháo ở núi Sam, pháo ở Sân bay không dám hoạt động.

Bốn giờ sáng Mùng 2 Tết, tên Phương phó tỉnh trưởng nhảy xuống canô chạy sang Châu Giang trốn. Riêng tên quyền tham mưu trưởng tiểu khu bị kẹt ở thành PC và chém vè luôn.

Đến 6 giờ sáng ngày Mùng 2 Tết, ta làm chủ thị xã Châu Đốc, địch chỉ còn dinh Tỉnh trưởng, khu vực sân bay, khu vực Phủ vị.

Ta đắn đo không dùng đặc công đánh 2 lô cốt còn lại trong Thượng Đăng Lễ để giải phóng tù luôn vì sợ đánh mìn một số anh em sẽ bị hy sinh.

Huyện An Phú trong thời kì chiến tranh Việt Nam
Lô cốt thành Garde (Thượng Đăng Lễ) - nơi phát tiếng pháo lệnh đầu tiên
Tổng tiến công vào thị xã Châu Đốc Xuân Mậu Thân 1968.

Quá trình chiến đấu, địch chống trả rất yếu ớt, có thể nói là toàn bộ bất thần bỏ chạy. Một Dacota đến bỏ pháo sáng và bắn mấy loạt phía sau sân bay rồi bay đi.

Khoảng 7 giờ 40, có một xe Jeep chở 4 tên ở trần, quần đùi (có một tên Mỹ) từ núi Sam chạy ra Châu Đốc. Tiểu đoàn 2 phát hiện, đồng chí Tỉnh dùng B40 bắn 1 quả cháy xe, bọn trên xe đều chết cháy khi chúng vừa qua khỏi cầu số 2 khoảng 100 mét.

Khoảng 15 giờ, trực thăng bắn Rocket cháy nhà dân khu vực lò heo – đường xe lửa...

Huyện An Phú trong thời kì chiến tranh Việt Nam
Ty Điền địa Châu Đốc – nơi quân ta chiếm đóng
trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Khoảng 16 giờ ngày 31-1-1968, địch độ khoảng 1 tiểu đoàn xuống khu vực Sân bay và khoảng 1 đại đội ở ngoài đồng (hướng đuôi kinh Lò heo), phối hợp với đại đội tên Bảo.

17 giờ 00 tin kỹ thuật nắm được, địch cho một tiểu đoàn từ núi Đất ra tới núi Sam chuẩn bị phản kích vào Châu Đốc.

17 giờ 30 phút, tại Châu Đốc, Bộ chỉ huy chiến dịch được triệu tập để đánh giá tình hình, xác định quyết tâm. Qua hệ thống đài phát thanh ta biết toàn miền Nam đều nổ súng tiến công và địch đang chống cự quyết liệt. Đặc biệt quân khu IV vùng 4 chiến thuật (Cần Thơ) chúng vẫn còn rãnh tay, như vậy địch còn khả năng phản kích chiếm lại Châu Đốc. Về phía ta, anh em đã thấm mệt, ta không còn lực lượng dự bị. Vì thế để bảo toàn lực lượng, Bộ chỉ huy chiến dịch nhất trí sẽ lùi ra, từng bộ phận sẽ trở về theo đường đã hành quân.

19 giờ các đơn vị nhận được lệnh và bắt đầu lùi ra theo kế hoạch. Trong đêm 31-1-1968, lực lượng ta rút về căn cứ an toàn./.


“Chiến lệ” là danh từ quân sự có ý chỉ toàn bộ kế hoạch chỉ đạo, bố trí lực lương cho trận chiến đấu.

Phòng LLCT & LSĐ

http://tuyengiaoangiang.vn/index.php/thong-tin-tuyen-giao/50-nam-xuan-mau-than-1968/5420-chien-le-mau-than

# Chiến lệ Mậu Thân Được đăng: Thứ sáu, 05 Tháng 1 2018 07:35 Lượt xem: 537 (TGAG)- Tuyên giáo An Giang xin đăng "Lược ghi ý kiến của đồng chí Vũ Khắc Sương, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đại tá Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang trong cuộc Họp mặt kỷ niệm 20 năm Mậu Thân do Tỉnh ủy tổ chức tại Thị xã Châu Đốc ngày 14-2-1988". Sau khi triển khai Nghị quyết của Trung ương cục, bấy giờ Hội nghị cán bộ của Tỉnh ủy tổ chức có Tỉnh ủy, mặt trận, dân vận, binh vận, công an, quân sự để quán triệt Nghị quyết. Chúng tôi bên bộ phận quân sự chỉ báo cáo phần quân sự, còn binh vận, tổ chức, dân vận, toàn bộ tình hình các đồng chí khác bổ sung thêm. Khái quát toàn bộ tình hình đồn bót địch ở An Giang có tất cả trên 200 điểm địch đóng quân. Về tình hình địch lúc bấy giờ có mấy nhận định: - Trước đó An Giang có đánh Kiên Lương, Trúc Giang, là hai chi khu đầu tiên ở phía Nam bị đánh ở hai mặt và bị tiêu diệt hoàn toàn mở đầu cho chiến dịch nầy. Châu Đốc đã đánh được Kiên Lương. Sau đó đánh chi khu của Châu Phú ở trong thị xã, đây là ba trận đánh cấp huyện, mở đầu chiến dịch Mậu Thân… - Về phần tổ chức hội nghị chung rồi, đến phần hội nghị các cơ quan, ban ngành, bên quân sự có tôi và anh Tám, anh Hiếu Liêm, anh Tư Khai, anh Ba Liêm, các đồng chí phụ trách quân sự về triển khai lại tình hình Nghị quyết và bàn cụ thể việc sử dụng lực lượng và tổ chức lực lượng, lúc bấy giờ kết hợp rất chặt giữa quân sự, binh vận và các cơ quan ban ngành khác để cùng tiến hành... Như vậy, đầu tiên lúc bấy giờ Tỉnh ủy hội nghị ở Tức Dụp. Sau đó, lại về hội nghị cơ quan ở Tà Sóc triển khai toàn bộ Nghị quyết của Tỉnh ủy. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức hội nghị ở đồi Tay lo (núi Dài) để đánh giá lại toàn bộ tình hình và phân công phụ trách chuẩn bị chiến trường và tổ chức lực lượng. Hội nghị đi đến kết luận tổ chức chiến trường làm hai bộ phận: Một bộ phận ở núi Dài, tập trung lực lượng để tổ chức huấn luyện hai tiểu đoàn gồm tiểu đoàn một và tiểu đoàn hai. Bộ phận thứ hai là bộ phận chuẩn bị chiến trường (tôi và anh Hiếu Liêm phụ trách), bộ phận chuẩn bị làm mọi mặt công tác khác thì anh Tám Sử, anh Tư Khai và anh Ba Mì cùng với các đồng chí khu vực cơ quan. Về thời gian lúc bấy giờ chưa quyết định được, chưa có đồng chí nào trong Thường vụ hoặc anh Tư rõ thời gian. Tôi đi chuẩn bị chiến trường với anh Hiếu Liêm cũng không rõ, chưa biết thời gian nhưng rất gấp rút chuẩn bị tiến công địch. Các anh có đề ra khẩu hiệu “vừa chạy, vừa mặc áo, vừa xếp hàng” trên tinh thần đó cứ làm. Chúng tôi ra ngoài và đoán ít nhất là sau Mùng bảy Tết mới bắt đầu đánh, bắt đầu chiến dịch thì cũng đoán trước sau thời Nguyễn Huệ khoảng Mùng năm, Mùng sáu Tết... ta chắc cũng khoảng đó, tất cả công việc chủ động rồi nhưng thời gian không chủ động. Cắm trại khoảng hai mươi lăm tết là trăm phần trăm, tất cả đều ở doanh trại. Như vậy là ở trong hai tiểu đoàn chuẩn bị và trang bị lại, tổ chức lực lượng, tôi và hai đại đội (một trinh sát, một đặc công) và một số cán bộ ra ở khu vực B2 cũ, tức ở gần Vĩnh Ngươn bây giờ, lúc này ở gần anh Tám Hưng và một số đồng chí ở Thị đội. Chúng tôi đã chuẩn bị xong hết toàn bộ, cán bộ tiểu đoàn, một số đồng chí trở về đơn vị để bổ sung toàn bộ kế hoạch ở chiến trường. Bấy giờ phân công những nét lớn như thế, nhưng tổ chức lực lượng và bố trí chiến trường như thế nào, toàn bộ lực lượng của tỉnh sẽ tập trung ở Châu Đốc khoảng tám chục phần trăm, các huyện khác thì triển khai theo kế hoạch chung. Thị xã Long Xuyên tổ chức bộ phận khoảng chừng trên dưới một trăm quân ở ngã ba lộ tẻ huyện Châu Thành xuống vùng năm xã hoạt động. Tập trung biệt động thị xã Châu Đốc, Châu Thành, Châu Phú. Chúng tôi ra đây chuẩn bị khoảng hai tháng, sau khi nghiên cứu toàn bộ tình hình trở về báo cáo tổng hợp sẽ trở ra để điều hành theo dõi toàn bộ tình hình. Như vậy, chúng tôi đã nắm toàn bộ tình hình dựa vào trên cung cấp, quân báo địa phương, cơ sở tại thị xã và các nơi khác báo cáo. Địch không có thay đổi gì, lúc bấy giờ tháng mười hai, địch đi càn có mức độ chứ không tập trung lớn. Biết khu vực của Châu Đốc này trên dưới khoảng 3.000 quân, khoảng chín đại đội bảo an, chưa tính dân vệ xung quanh. Lực lượng chiến đấu và lực lượng cơ động tập trung ở thị xã Châu Đốc nhiều nhất. Các đại đội bảo an đóng ở trên kinh Vĩnh Tế và núi Sam dọc theo các con lộ trong thị xã trên dưới một ngàn quân. Sau khi nghiên cứu toàn bộ tình hình xong, các đồng chí cán bộ tiểu đoàn về trong núi để chuẩn bị lực lượng. Về đến căn cứ, nghe các anh nói lại là được mệnh lệnh cuối cùng là khoảng 6 giờ đến 6 giờ 30 ngày 29 Tết. Tất cả công việc chuẩn bị giữa bên trong và bên ngoài được thống nhất. Tỉnh ủy và tất cả cán bộ thông qua sa bàn chúng tôi đắp gần bằng căn nhà, bề ngang khoảng 10 mét, dài 15 – 20 mét dọn đất đắp xây dựng toàn bộ hệ thống tổ chức hỏa lực và bố trí lực lượng của địch ở Châu Đốc, Vĩnh Ngươn để thông qua nhưng không kịp vì bên chỗ tôi nhận được mệnh lệnh báo động vào đúng thời gian khoảng 1 – 2 giờ đêm Mùng một rạng Mùng hai bắt đầu nổ súng. Chúng tôi mời các đồng chí Thị xã ủy, các đồng chí của Châu Phú lên để làm việc, khoảng 9 – 10 giờ là xong, bắt đầu triển khai công tác chuẩn bị hành quân tác chiến. Ngoài công việc này, trinh sát, quân báo, lực lượng công khai và binh vận, bộ phận của ông Hai Thái và anh Tư Phúc cung cấp tin tức hàng ngày. Chúng tôi hẹn đêm Mùng một rạng sáng Mùng hai gặp nhau ở đám gáo Cò kêu, cách nội ô thị xã chừng hai cây số. Ở trong này khoảng 5 giờ chiều thì các anh bắt đầu hành quân từ núi Dài họp lại qua Phú Cường, rồi qua núi Dài nhỏ đến Thới Sơn. Toàn bộ đến Thới Sơn khoảng 6 giờ sáng ngày Mùng một Tết, toàn bộ dân công và lực lượng từ Ba Chúc kéo ra khoảng gần bốn ngàn người. Chúng tôi hẹn nhau khoảng 10 giờ đêm thì có mặt tại đám gáo Cò kêu. Khoảng 6 giờ chiều chúng tôi vượt qua sông Bà Bài, đi vòng lại Núi Sam, bộ phận đi đầu là bộ phận trinh sát, đặc công, cán bộ nghiên cứu, khoảng 6 giờ 30 vượt sông Trà Sư. Tất cả hành quân từng khối, mỗi khối hàng ngang hàng dọc xếp dài gặp nhau đầy đủ khoảng 10 giờ 30 tại đám gáo Cò kêu. Bộ phận đi đầu của chúng tôi bắt đầu khảo sát lại các mục tiêu và liên lạc được bên trong. Khoảng 11 giờ bắt đầu triển khai vượt kinh Bao Ngạn ở ngoài vô. Chúng tôi cũng liên lạc được Tri Tôn, Tịnh Biên, Long Xuyên, các bộ phận này cũng vô tới. Bộ phận của Châu Phú, Tân Châu cũng vượt qua con sông Châu Đốc đến Hà Bao của Đa Phước. Bộ phận trinh sát biệt động thị xã cũng vượt qua đi vòng lên khu vực đường núi. Bộ phận của Châu Phú chịu trách nhiệm đánh từ Tiệm rượu xuống đã vào thế sẵn sàng. https://nguoianphu.files.wordpress.com/2018/05/chieu-le-1.jpg Chòm gáo Cò kêu – nơi hội tụ các cánh quân đêm Mùng một Tết Mậu Thân 1968 để tấn công vào thị xã Châu Đốc Tình hình rất yên tĩnh như không có gì xảy ra. Liên lạc giữa bên trong và bên ngoài, cơ sở móc được một số anh chị làm việc trước đây. Có một số anh vô trước là anh Năm Bình, vợ Chín Thu, chị Chín Oanh... tất cả liên lạc được với nhau. Đại bộ phận vô được hết phía sau đường xe lửa, tiếp cận sát nách, nhưng bộ phận chỉ huy còn ở ngoài. Bộ phận của anh Ba Tuấn bấy giờ ở bến xe cũng đã đến đây rồi. Tiểu đoàn 1 tác chiến ở khu vực ở phía dưới cầu Lò heo đánh lên. Tiểu đoàn 2 đánh từ cặp lộ vô chỗ quân cảnh đánh thẳng ra. Bộ phận của Châu Phú đánh từ hướng Tiệm rượu (thánh thất Cao Đài bấy giờ) đánh vô, một bộ phận Châu Phú nữa đánh cặp bờ sông thẳng tới, bộ phận Châu Phú khác đánh ở khu vực Cồn Tiên và vượt qua sông. Sáng lại chúng tôi liên lạc được toàn bộ. Như vậy, có thể nói trận đánh này đúng là trận ta tập kích, địch không cảnh giác cho nên ta vô rất êm. Tiểu đoàn 2 vô chiếm Thị đội ở lúc bấy giờ là nhà của tên phó tỉnh trưởng Phương. Tất cả nổ súng cho đến 6 giờ sáng chúng tôi làm chủ được con đường từ rạp hát Tân Việt ra bờ sông. Bộ phận Tiểu đoàn 2 vô tới bờ sông bị phản kích thì lùi lại một chút. Tiểu đoàn 1 đánh chiếm lên tới khu vực phía dưới tòa án thì tàu dưới này bắn và xe nồi đồng (bọc sắt) ở tại chỗ bắn. Khu vực đường núi trở vô trong chúng ta hoàn toàn làm chủ. Khu vực sân banh ta đi lại bình thường, không có sự phản kích lớn ở trong khu vực nầy. Qua nhiều tài liệu cho biết là địch không có chuẩn bị trước nên pháo ở núi Sam, pháo ở Sân bay không dám hoạt động. Bốn giờ sáng Mùng 2 Tết, tên Phương phó tỉnh trưởng nhảy xuống canô chạy sang Châu Giang trốn. Riêng tên quyền tham mưu trưởng tiểu khu bị kẹt ở thành PC và chém vè luôn. Đến 6 giờ sáng ngày Mùng 2 Tết, ta làm chủ thị xã Châu Đốc, địch chỉ còn dinh Tỉnh trưởng, khu vực sân bay, khu vực Phủ vị. Ta đắn đo không dùng đặc công đánh 2 lô cốt còn lại trong Thượng Đăng Lễ để giải phóng tù luôn vì sợ đánh mìn một số anh em sẽ bị hy sinh. https://nguoianphu.files.wordpress.com/2018/05/chieu-le-2.jpg Lô cốt thành Garde (Thượng Đăng Lễ) - nơi phát tiếng pháo lệnh đầu tiên Tổng tiến công vào thị xã Châu Đốc Xuân Mậu Thân 1968. Quá trình chiến đấu, địch chống trả rất yếu ớt, có thể nói là toàn bộ bất thần bỏ chạy. Một Dacota đến bỏ pháo sáng và bắn mấy loạt phía sau sân bay rồi bay đi. Khoảng 7 giờ 40, có một xe Jeep chở 4 tên ở trần, quần đùi (có một tên Mỹ) từ núi Sam chạy ra Châu Đốc. Tiểu đoàn 2 phát hiện, đồng chí Tỉnh dùng B40 bắn 1 quả cháy xe, bọn trên xe đều chết cháy khi chúng vừa qua khỏi cầu số 2 khoảng 100 mét. Khoảng 15 giờ, trực thăng bắn Rocket cháy nhà dân khu vực lò heo – đường xe lửa... https://nguoianphu.files.wordpress.com/2018/05/chieu-le-3.jpg Ty Điền địa Châu Đốc – nơi quân ta chiếm đóng trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Khoảng 16 giờ ngày 31-1-1968, địch độ khoảng 1 tiểu đoàn xuống khu vực Sân bay và khoảng 1 đại đội ở ngoài đồng (hướng đuôi kinh Lò heo), phối hợp với đại đội tên Bảo. 17 giờ 00 tin kỹ thuật nắm được, địch cho một tiểu đoàn từ núi Đất ra tới núi Sam chuẩn bị phản kích vào Châu Đốc. 17 giờ 30 phút, tại Châu Đốc, Bộ chỉ huy chiến dịch được triệu tập để đánh giá tình hình, xác định quyết tâm. Qua hệ thống đài phát thanh ta biết toàn miền Nam đều nổ súng tiến công và địch đang chống cự quyết liệt. Đặc biệt quân khu IV vùng 4 chiến thuật (Cần Thơ) chúng vẫn còn rãnh tay, như vậy địch còn khả năng phản kích chiếm lại Châu Đốc. Về phía ta, anh em đã thấm mệt, ta không còn lực lượng dự bị. Vì thế để bảo toàn lực lượng, Bộ chỉ huy chiến dịch nhất trí sẽ lùi ra, từng bộ phận sẽ trở về theo đường đã hành quân. 19 giờ các đơn vị nhận được lệnh và bắt đầu lùi ra theo kế hoạch. Trong đêm 31-1-1968, lực lượng ta rút về căn cứ an toàn./. ______________ “Chiến lệ” là danh từ quân sự có ý chỉ toàn bộ kế hoạch chỉ đạo, bố trí lực lương cho trận chiến đấu. Phòng LLCT & LSĐ http://tuyengiaoangiang.vn/index.php/thong-tin-tuyen-giao/50-nam-xuan-mau-than-1968/5420-chien-le-mau-than
886
23
2
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp