Trạng thái
Lịch Sử

Huyện An Phú trong thời kì chiến tranh Việt Nam

Huyện An Phú trong thời kì chiến tranh Việt Nam

Đang cập nhật...

Bản đồ quận An Phú tỉnh Châu Đốc trước 1975

## Huyện An Phú trong thời kì chiến tranh Việt Nam Đang cập nhật... [Bản đồ quận An Phú tỉnh Châu Đốc trước 1975](https://i.imgur.com/EB8mRHN.jpg)
edited Mar 24 '18 lúc 1:37 pm

Địa chỉ đỏ căn cứ cách mạng B1 xã Phú Hữu, huyện An Phú

Phát hành : 29/04/2015 | 12:20

Chúng ta đang sống trong những ngày tháng tư lịch sử. Đất nước thống nhất, non sông thu về một cỏi. Cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no hạnh phúc.

Có được ngày hôm nay, chúng ta luôn trân trọng những người đã hy sinh xương máu của mình để giành độc lập tự do cho dân tộc. Về thăm lại căn cứ cách mạng B1 xã Phú Hữu, nơi mà trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ được Tỉnh ủy, Huyện ủy chọn làm căn cứ địa cách mạng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

Xã Phú Hữu là xã vùng sâu của huyện An Phú. Xã có đường biên giới tiếp giáp với xã Perchay, huyện Cỏ Thum, tỉnh Kandan, vương quốc Campuchia dài 4,5km. Đây là địa phương có địa hình phức tạp, nhiều giồng hố, bưng, rạch chằng chịt thuận lợi cho việc đóng quân và điểm xuất phát của quân lực vũ trang ta mở rộng các đợt tuyền truyền và đấu tranh trực diện với các thế lực thù địch.

Ông Nguyễn Hồng Đực, thương binh hạng ¼, nguyên là xã đội trưởng xã Phú Hữu, Chủ tịch UBND xã là người đã trực tiếp tham gia kháng chiến căn cứ B1 trong những năm tháng khốc liệt nhất. Căn cứ B1 xã Phú Hữu là căn cứ cách mạng quan trọng là vùng tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch, nhất là thời kỳ chống Mỹ, đặc biệt là vào năm 1969 - 1970. Vào thời điểm này, lực lượng địch tiến hành bình định cấp tốc, mở rộng chiến tranh Đông Dương càn quyét liên tục và bắn phá rất khốc liệt bằng các phương tiện chiến tranh hiện đại như B52 vào căn cứ và các vùng lân cận.

Trong chiến tranh căn cứ cách mạng B1 xã Phú Hữu là địa chỉ đỏ của cách mạng, bằng ý chí và lòng yêu nước cán bộ, chiến sĩ ta đã anh dũng đấu tranh kiên cường bất khuất, bám trụ, giữ vững địa bàn, mưu trí đánh tan các mũi giáp công, bẽ gãy đập tan nhiều trận càng quét của kẻ thù, bảo vệ căn cứ , bảo vệ cán bộ lãnh đạo, tạo điều kiện tốt cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt và bộ đội địa phương dừng chân và xuất quân tiêu diệt kẻ thù góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử 30/04/1975 thống nhất tổ quốc. Quân và dân xã Phú Hữu đã tiêu diệt hơn 300 tên địch, trong đó có 2 cố vấn và 20 tên ác ôn. Được Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vụ trang nhân dân vào ngày 29/01/1996.

Sau ngày đất nước thống nhất, dưới sự lảnh đạo của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ chính quyền và nhân dân xã Phú Hữu bắt tay vào xây dựng quê hương. Với ý chí cách mạng và lòng yêu nước, quê hương Phú Hữu căn cứ cách mạng B1 một thời gian khó đã từng ngày từng giờ thay da đổi thịt vươn lên trong cuộc sống. Ông Huỳnh Văn Dõng ở ấp Phú lợi, xã Phú Hữu, năm nay đã ngoài 60 tuổi là người gắn bó từ thời thơ ấu với vùng cách mạng B1 cho biết, trước đây cuộc sống của người dân rất khó khăn từ ngày miền nam hoàn toàn giải phóng cuộc sống của người dân địa phương đã thay đổi rất nhiều, cuộc sống của người dân được nâng lên rỏ rệt.

Vùng căn cứ cách mạng B1 xã Phú Hữu ngày nay đã hoàn toàn thay đổi. Bộ mặt nông thôn ngày nào nghèo khó, sản xuất một vụ giờ đây vào đó những cánh đồng cây lúa phì nhiêu. Nếu trước đây một nữa dân của xã là đói ăn phải ăn độn thì giờ đây cuộc sống ấm no đầy đủ. Diện tích gieo trồng và sản lượng lượng thực tăng hàng năm, đến năm 2010 diện tích là 7.010ha, sản lượng hơn 50.190 tấn. Các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội ngày một nâng cao đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất tinh thần người dân. Bài học quí báo của Đảng bộ và chính quyền địa phương là biết dựa vào dân và phát huy sức mạnh của dân để đấu tranh tiệu diệt kẻ thù và xây dựng quê hương vươn lên ngày một giàu đẹp. Đó cũng là lời khẳng định của đồng chí Lê Văn Cương Bí thư đảng uỷ xã Phú Hữu./.

Phan Tuấn
http://anphu.angiang.gov.vn/wps/portal/NewsDetail?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/anphu/site/SA-tin-tuc/SA-hoat-dong-30-4/96f6eb0048305f9d8fd18fe096654530

## Địa chỉ đỏ căn cứ cách mạng B1 xã Phú Hữu, huyện An Phú Phát hành : 29/04/2015 | 12:20 Chúng ta đang sống trong những ngày tháng tư lịch sử. Đất nước thống nhất, non sông thu về một cỏi. Cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no hạnh phúc. Có được ngày hôm nay, chúng ta luôn trân trọng những người đã hy sinh xương máu của mình để giành độc lập tự do cho dân tộc. Về thăm lại căn cứ cách mạng B1 xã Phú Hữu, nơi mà trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ được Tỉnh ủy, Huyện ủy chọn làm căn cứ địa cách mạng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc. Xã Phú Hữu là xã vùng sâu của huyện An Phú. Xã có đường biên giới tiếp giáp với xã Perchay, huyện Cỏ Thum, tỉnh Kandan, vương quốc Campuchia dài 4,5km. Đây là địa phương có địa hình phức tạp, nhiều giồng hố, bưng, rạch chằng chịt thuận lợi cho việc đóng quân và điểm xuất phát của quân lực vũ trang ta mở rộng các đợt tuyền truyền và đấu tranh trực diện với các thế lực thù địch. Ông Nguyễn Hồng Đực, thương binh hạng ¼, nguyên là xã đội trưởng xã Phú Hữu, Chủ tịch UBND xã là người đã trực tiếp tham gia kháng chiến căn cứ B1 trong những năm tháng khốc liệt nhất. Căn cứ B1 xã Phú Hữu là căn cứ cách mạng quan trọng là vùng tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch, nhất là thời kỳ chống Mỹ, đặc biệt là vào năm 1969 - 1970. Vào thời điểm này, lực lượng địch tiến hành bình định cấp tốc, mở rộng chiến tranh Đông Dương càn quyét liên tục và bắn phá rất khốc liệt bằng các phương tiện chiến tranh hiện đại như B52 vào căn cứ và các vùng lân cận. Trong chiến tranh căn cứ cách mạng B1 xã Phú Hữu là địa chỉ đỏ của cách mạng, bằng ý chí và lòng yêu nước cán bộ, chiến sĩ ta đã anh dũng đấu tranh kiên cường bất khuất, bám trụ, giữ vững địa bàn, mưu trí đánh tan các mũi giáp công, bẽ gãy đập tan nhiều trận càng quét của kẻ thù, bảo vệ căn cứ , bảo vệ cán bộ lãnh đạo, tạo điều kiện tốt cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt và bộ đội địa phương dừng chân và xuất quân tiêu diệt kẻ thù góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử 30/04/1975 thống nhất tổ quốc. Quân và dân xã Phú Hữu đã tiêu diệt hơn 300 tên địch, trong đó có 2 cố vấn và 20 tên ác ôn. Được Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vụ trang nhân dân vào ngày 29/01/1996. Sau ngày đất nước thống nhất, dưới sự lảnh đạo của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ chính quyền và nhân dân xã Phú Hữu bắt tay vào xây dựng quê hương. Với ý chí cách mạng và lòng yêu nước, quê hương Phú Hữu căn cứ cách mạng B1 một thời gian khó đã từng ngày từng giờ thay da đổi thịt vươn lên trong cuộc sống. Ông Huỳnh Văn Dõng ở ấp Phú lợi, xã Phú Hữu, năm nay đã ngoài 60 tuổi là người gắn bó từ thời thơ ấu với vùng cách mạng B1 cho biết, trước đây cuộc sống của người dân rất khó khăn từ ngày miền nam hoàn toàn giải phóng cuộc sống của người dân địa phương đã thay đổi rất nhiều, cuộc sống của người dân được nâng lên rỏ rệt. Vùng căn cứ cách mạng B1 xã Phú Hữu ngày nay đã hoàn toàn thay đổi. Bộ mặt nông thôn ngày nào nghèo khó, sản xuất một vụ giờ đây vào đó những cánh đồng cây lúa phì nhiêu. Nếu trước đây một nữa dân của xã là đói ăn phải ăn độn thì giờ đây cuộc sống ấm no đầy đủ. Diện tích gieo trồng và sản lượng lượng thực tăng hàng năm, đến năm 2010 diện tích là 7.010ha, sản lượng hơn 50.190 tấn. Các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội ngày một nâng cao đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất tinh thần người dân. Bài học quí báo của Đảng bộ và chính quyền địa phương là biết dựa vào dân và phát huy sức mạnh của dân để đấu tranh tiệu diệt kẻ thù và xây dựng quê hương vươn lên ngày một giàu đẹp. Đó cũng là lời khẳng định của đồng chí Lê Văn Cương Bí thư đảng uỷ xã Phú Hữu./. Phan Tuấn http://anphu.angiang.gov.vn/wps/portal/NewsDetail?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/anphu/site/SA-tin-tuc/SA-hoat-dong-30-4/96f6eb0048305f9d8fd18fe096654530

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN (1968 – 2018)

02:20 01/02/2018

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một chủ trương chiến lược đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra cục diện mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.

I. TÌNH THẾ MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC VÀ CHỦ TRƯƠNG CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG TA

  1. Tình thế mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

  2. Sau 10 năm (1954 – 1964), Mỹ thế chân Pháp nhảy vào miền Nam Việt Nam và sau bốn năm (1961 – 1964) tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, mặc dù đã bỏ ra nhiều tiền của và công sức, thi hành nhiều thủ đoạn và biện pháp, nhưng phía Mỹ vẫn không thể dập tắt được phong trào cách mạng miền Nam. Từ năm 1964 đến đầu năm 1965, cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào, chiến sĩ ở miền Nam phát triển nhanh chóng, thu được những thắng lợi ngày càng to lớn, khiến cho chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ bị thất bại nghiêm trọng. Trước tình hình ấy, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam Việt Nam; đồng thời mở rộng hoạt động không quân và hải quân ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam để gây áp lực hòng làm giảm sự chi viện về sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam.

  3. Trên miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ từng bước được mở rộng về quy mô, gia tăng về cường độ và gắn bó chặt chẽ với nhịp độ chiến tranh trên bộ ở miền Nam.

  4. Đối với hai nước láng giềng của Việt Nam, Mỹ đẩy mạnh “Chiến tranh đặc biệt” ở Lào; sử dụng sức ép quân sự và ngoại giao hòng buộc chính phủ Vương quốc Campuchia từ bỏ thái độ trung lập.

  5. Trên trường quốc tế, Mỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn của phe XHCN và sự bất đồng trong phong trào Cộng sản quốc tế để cô lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Ở trong nước Mỹ, chính quyền Mỹ thi hành các biện pháp nhằm bưng bít tin tức, che giấu các hoạt động chiến tranh của Mỹ trên chiến trường.

  6. Từ thực tiễn chống Mỹ, cứu nước trên khắp hai miền Nam, Bắc; trên cơ sở phân tích toàn bộ tình hình trong nước và thế giới có liên quan, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12, khoá III (tháng 12 năm 1965) hạ quyết tâm chiến lược “Động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào”; xác định phương châm chiến lược chung “Trên cơ sở đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, cần tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam”.

  7. Bằng sức mạnh của chính nghĩa, quân và dân miền Nam đã làm thất bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 của Mỹ – ngụy. Hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” bị bẻ gãy. Mục tiêu mà Mỹ đề ra không thực hiện được mà còn chịu tổn thất nặng cả về sinh lực và phương tiện chiến tranh, làm cho thế trận của địch nao núng, tinh thần quân địch sút kém, hàng ngũ địch thêm mâu thuẫn. Trong lúc đó ta vẫn giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường miền Nam, vùng giải phóng được củng cố.

    Chiến công của quân và dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc, cùng với khí thế phong trào đấu tranh của quần chúng dâng cao đã làm xuất hiện tình thế mới trên chiến trường có lợi cho ta.

  8. Chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Tháng 5 và tháng 6-1967, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá tình hình mọi mặt và xem xét dự thảo kế hoạch chiến lược Đông Xuân 1967 - 1968, đưa ra chủ trương: trên cơ sở phương châm đánh lâu dài, đẩy mạnh nỗ lực chủ quan đến mức cao nhất để giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn.

  • Tháng 10-1967, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương họp mở rộng và quyết định chuyển hướng tiến công chiến lược vào các đô thị trên toàn miền Nam.

  • Tháng 12-1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, chính thức thông qua Kế hoạch chiến lược năm 1968 và nhiệm vụ của quân và dân ta, chủ trương chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới.

  • Tháng 1-1968, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (khoá III) sau khi phân tích tình hình đã nhận định: Địch thất bại một bước rất cơ bản trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đang lúng túng, bị động về chiến lược, chiến thuật, do đó, ta phải tranh thủ thời cơ “chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi quyết định”, tạo ra bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh. Để thực hiện quyết tâm chiến lược đó, nhiệm vụ cấp bách của ta trong thời kỳ mới là động viên, tạo sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định.

II. TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

  1. Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

  2. Sau thất bại nặng nề trong chiến dịch mùa khô 1966 – 1967, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn liều lĩnh quyết định đưa thêm 10 vạn quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Đầu năm 1968, số quân chiến đấu của Mỹ ở miền Nam đã vượt quá nửa triệu tên, chưa kể sự yểm trợ của trên 20 vạn quân Mỹ có mặt ở Thái Lan, Phi-líp-pin, Nhật Bản, Guam, Hạm đội 7, cùng với gần 60 vạn quân ngụy Sài Gòn, gần 7 vạn quân đồng minh của Mỹ.

  3. Về phía ta, để thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, các chiến trường ở miền Nam gấp rút bắt tay chuẩn bị cho cuộc Tổng công kích - tổng khởi nghĩa; chuẩn bị chiến trường, lực lượng, xây dựng phương án tác chiến và phương án phát động quần chúng nổi dậy, bảo đảm hậu cần tiếp tế, thông tin liên lạc; chuẩn bị cơ sở giấu ém lực lượng và bàn đạp xuất phát tiến công ở vùng ven và trong các đô thị trên toàn miền Nam.

  4. Trước sức tiến công và công tác nghi binh, tất cả các lực lượng chủ lực của địch từ chuẩn bị phản công để giành quyền chủ động chiến trường phải quay về phòng ngự bị động chống đỡ. Lực lượng địch bị căng kéo, kế hoạch quân sự và thế bố trí lực lượng trên chiến trường bị đảo lộn, tạo ra sơ hở trong thế phòng ngự bị động của địch để ta triệt để khoét sâu.

  5. Để tiếp tục nghi binh, căng kéo lực lượng của địch, đẩy chúng tiếp tục bị động về chiến lược, ta và Lào mở chiến dịch Nậm Bạc ở Thượng Lào, chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh nhằm đánh lạc hướng, thu hút quân cơ động của Mỹ, vây hãm, giam chân, tiêu hao lực lượng và sinh lực địch tạo thế cho các chiến trường khác tiến công và nổi dậy.

  6. Các hoạt động nghi binh, đặc biệt chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh đã làm cho Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam và giới lãnh đạo Oa-sinh-tơn bị lạc hướng. Trong khi họ dồn toàn trí và lực lượng ra hướng Đường 9 - Khe Sanh và nhận định Khe Sanh là chiến trường chính, thì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy bất ngờ diễn ra ở một loạt đô thị trên toàn miền Nam.

  7. Đúng 0 giờ ngày 29-1-1968 (giao thừa theo lịch miền Bắc) quân ta tiến công địch tại sân bay Nha Trang (Khánh Hòa).

  8. Từ 0 giờ 30 phút đến 1 giờ 15 phút ngày 30-1-1968 (đêm giao thừa Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam) ta đồng loạt tiến công vào thị trấn Tân Cảnh, thị xã Kon Tum (Kon Tum), thị xã Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), thị xã Plây Cu (Gia Lai), thành phố Qui Nhơn (Bình Định), thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An... Như vậy, cả dải đất miền Trung đã nổ súng tiến công.

  9. Đêm 29 rạng ngày 30-1-1968 (tức đêm giao thừa tết Mậu Thân theo lịch miền Nam, ngày mùng một Tết theo lịch miền Bắc), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tiếp tục diễn ra ở khắp các tỉnh và thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn miền Nam. Bộ binh, đặc công, pháo binh, biệt động ta đánh mạnh, đánh trúng các mục tiêu trọng yếu của địch ở Sài Gòn - Gia định, Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Tây Ninh, Bến Tre, Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Biên Hoà, Mỹ Tho, Cần Thơ, Trà Vinh, Châu Đốc, Vĩnh Long, Cà Mau, Sóc Trăng, Rạch Giá, Kiên Giang, Tuyên Đức...

  10. Tại Sài Gòn - Gia Định là trọng điểm lớn nhất của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, bởi vì đây là trung tâm đầu não chỉ đạo toàn bộ bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ - ngụy tại miền Nam Việt Nam.

Để bảo vệ Sài Gòn - Gia Định, Mỹ - ngụy đã tổ chức một hệ thống phòng thủ vững chắc nhiều tầng, nhiều lớp với nhiều loại lực lượng tham gia.

Ngay từ phút đầu nổ súng, biệt động ta đã đồng loạt đánh vào các mục tiêu quy định: Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Bộ tư lệnh hải quân, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh, toà Đại sứ Mỹ. Trận đánh tòa Đại sứ Mỹ hơn 6 tiếng đồng hồ với 17 chiến sĩ biệt động của ta đương đầu với lực lượng quân cảnh, lính dù của Mỹ đã gây một tiếng vang lớn làm chấn động nước Mỹ.

Đồng thời với lực lượng biệt động, các tiểu đoàn mũi nhọn trang bị gọn nhẹ, từ các bàn đạp vùng ven, nhanh chóng tiến vào nội đô trên các hướng. Xung quanh Sài Gòn - Gia Định, các căn cứ quân sự, trụ sở quân đội và chính quyền Sài Gòn ở Biên Hòa, Bình Dương, Hậu Nghĩa, Long An... cũng bị tiến công.

  • Tại mặt trận Trị Thiên, lực lượng ta tiến công Nhà đèn, Ty Cảnh sát, Tòa tỉnh trưởng, trụ sở cơ quan bình định và trụ sở Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV), Tri Bưu, Thành Cổ, La Vang, điểm cao 49. Nhân dân Triệu Phong, Hải Lăng, Bến Đá rầm rộ nổi dậy cùng bộ đội địa phương bao vây địch ở trong các quận lỵ cầu Nhùng, Bến Đá làm chủ đoạn quốc lộ 1 từ Diên Sanh đến Mỹ Chánh, đánh chiếm quận lỵ Phú Lộc, cắt đứt quốc lộ 1 đoạn từ Đà Nẵng ra Huế, phá sập Cầu Hai, cầu Nước Ngọt, giải phóng khu vực xung yếu ven biển và phía nam Cầu Hai, khu vực Truồi.

  • Tại mặt trận Huế, lúc 22 giờ 33 phút, ngày 31-1-1968, tiếng súng tấn công bắt đầu vang lên khắp thành phố; sau 4 ngày chiến đấu liên tục quân và dân ta đánh chiếm hầu hết các mục tiêu quan trọng như: Dinh tỉnh trưởng, đồn cảnh sát, đài Phát thanh, khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang (hang ổ của Mỹ), sân bay Phú Bài...

Tích cực hỗ trợ cho lực lượng vũ trang, đông đảo nhân dân Huế đã nổi dậy, dẫn đường cho bộ đội, đào hầm, dựng chiến lũy, tiếp tế, chăm sóc thương binh... và thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều khu vực. Hàng ngàn thanh niên đã gia nhập các đội du kích, tự vệ, các đội công tác. Sau 25 ngày đêm chiến đấu và làm chủ thành phố Huế (từ 31/1/1968 đến 24/2/1968), quân và dân ta đã diệt, bắt sống, bức hàng và làm tan rã hàng chục ngàn tên địch, bắn rơi và phá hỏng nhiều máy bay, tàu chiến, xe quân sự, giải phóng 210.000 dân, 20 xã, 271 thôn, thành lập chính quyền ở 200 thôn.

  • Bị tiến công đồng loạt, bất ngờ, địch lúc đầu choáng váng. Chúng dồn về mặt trận đô thị, bỏ ngỏ vùng nông thôn. Nắm thời cơ, lực lượng vũ trang tại chỗ hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy, giải phóng nhiều vùng rộng lớn.

  • Tiếp theo đợt I, chúng ta còn mở đợt tiến công vào mùa hè (đợt II) từ tháng 5-1968 đánh vào 30 thành phố, thị xã, quận lỵ, chi khu; 27 bộ tư lệnh từ quân đoàn đến trung đoàn; 40 sân bay; nhiều kho tàng và các trục đường giao thông thủy bộ của địch.

  • Phát huy khí thế tấn công, từ ngày 17-8-1968, ta mở đợt tấn công lần thứ III. Đợt này ta không đánh mục tiêu chiến lược trọng điểm như các đợt trước mà chủ yếu tấn công bằng pháo và đánh vào các căn cứ quân sự, chống phản kích. Quân ta đã đánh vào 27 thành phố, thị xã, 100 thị trấn, quận lỵ, chi khu, 107 sân bay, 30 kho hậu cần lớn, 6 bộ tư lệnh sư đoàn Mỹ - ngụy.

Hai đợt tiến công lần thứ II và III bồi tiếp đòn nặng vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, gây cho chúng những tổn thất lớn về sinh lực và phương tiện chiến tranh.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã đánh vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong tổng số 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, 4 bộ tư lệnh quân đoàn, 8 trong 11 bộ tư lệnh sư đoàn quân đội Sài Gòn, 2 bộ tư lệnh biệt khu, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ cùng nhiều bộ tư lệnh lữ đoàn, trung đoàn, chi khu và hàng trăm căn cứ quân sự địch bị tiến công đồng loạt. Chúng ta tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn quân địch trong đó có 4 vạn quân Mỹ, 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm100 xã với hơn 1,6 triệu dân.

  1. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại An Giang

Mùa nước năm 1967, Tỉnh ủy nhận được chỉ đạo của Khu chuẩn bị mọi mặt để chuyển sang tổng công kích vào ngay hậu phương địch, kết hợp quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Quân dân An Giang tích cực chuẩn bị lực lượng cho chiến dịch với tinh thần quyết tâm, khẩn trương, bí mật.

Tỉnh rút Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 512, 01 trung đội an ninh võ trang tỉnh làm nòng cốt, bổ sung bộ đội địa phương quân các huyện thành lập Tiểu đoàn 2, đồng chí Hai Quang làm Tiểu đoàn Trưởng, Tám Chương làm Chính trị viên.

Tỉnh chủ trương tăng cường lực lượng cho các huyện, thị trọng điểm:

  • Châu Đốc: Đồng chí Phạm Công Hưng (Tám Hưng) – Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy được điều động về làm Bí thư Thị xã ủy Châu Đốc.

  • Long Xuyên: Đồng chí Nguyễn Văn Nguyên (Hai Nguyên) – Tham mưu phó tỉnh đội được điều về tăng cường cho thị xã Long Xuyên, làm Thị đội trưởng và chỉ huy đơn vị hỗn hợp gồm địa phương quân Châu Thành – Huệ Đức, biệt động Long Xuyên và 1 đại đội đặc công an ninh vũ trang tỉnh.

  • Tân Châu – An Phú: Đồng chí Huỳnh Văn Khoe (Út Dũng) – Tiểu đoàn phó 512 (Tiểu đoàn 1) chỉ huy một bộ phận bộ đội tỉnh được tăng cường cho Tân Châu – An Phú.

  • Tăng cường một tiểu đội an ninh vũ trang cho Tri Tôn...

Việc nghiên cứu nắm địch tình hai thị xã Châu Đốc, Long Xuyên được tiến hành khá chu đáo, toàn diện. Các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú, Tân Châu huy động trên 2.000 dân công phân thành từng đơn vị phối hợp với bộ đội. Đường vận chuyển vũ khí, quân dụng tổ chức thông suốt từ Khu về tỉnh, trang bị cho bộ đội các loại vũ khí mạnh như AK, B40, B41, DKZ75, cối 61, cối 82 ly... Đồng bào Bảy Núi và Việt kiều biên giới Tân Châu - An Phú cung cấp nhiều người, là hậu phương của cách mạng An Giang. Phong trào tòng quân sôi nổi, ngay cả các sãi trẻ ở chùa Khmer cũng tình nguyện vào du kích, bộ đội huyện, đi dân công...

Năm 1967, phương án tác chiến của tỉnh cơ bản xây dựng xong:

  • Thị xã Châu Đốc được chọn làm mục tiêu chính, tập trung Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 và lực lượng vũ trang Châu Phú, Châu Đốc đánh chiếm cơ quan đầu não của địch kết hợp quần chúng nổi dậy trừ gian, phá tề, làm chủ.

  • Châu Thành - Long Xuyên được làm mục tiêu phụ. Hướng Long Xuyên, du kích mật đánh một số mục tiêu trong nội ô, còn tiểu đoàn hỗn hợp sẽ cắt đứt lộ Long Xuyên - Châu Đốc, tấn công chi khu Châu Thành và đợi dứt điểm Châu Đốc sẽ hội quân đánh vào thị xã Long Xuyên.

  • Thị trấn Tri Tôn, Tân Châu là diện căn kéo địch. Ở Tri Tôn, lực lượng vũ trang tấn công vào thị trấn, cắt đường Lộ Tẻ, cùng lúc phát động nhân dân các xã núi Tô bức rút đồn bót, kéo về quận lỵ.

    Bộ chỉ huy chiến dịch tỉnh được thành lập, gồm có:

  • Đồng chí Bùi Văn Mỳ – UVTV Tỉnh ủy, Tỉnh đội trưởng làm Chỉ huy trưởng.

  • Đồng chí Võ Thái Bảo – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chính trị viên Tỉnh đội làm Chính ủy Mặt trận.

  • Đồng chí Vũ Hồng Đức – UVTV Tỉnh ủy làm Phó Chính ủy.

  • Đồng chí Võ Khắc Sương – Tỉnh đội phó làm Tham mưu trưởng.

  • Đồng chí Lại Hữu Khai – Tỉnh đội phó làm Tham mưu phó.

  • Đồng chí Võ Văn Tôn (Hiếu Liêm) làm Chủ nhiệm hậu cần.

Ban Chỉ huy Mặt trận Châu Đốc gồm các đồng chí: Bùi Văn Mỳ, Võ Thái Bảo, Vũ Hồng Đức, Võ Khắc Sương, Lại Hữu Khai, Phạm Công Hưng – Bí thư Thị xã ủy Châu Đốc, Trần Văn Võ – Ủy viên Thường vụ Thị xã ủy Châu Đốc. Ban Chỉ huy Mặt trận Châu thành – Long Xuyên gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Hơn – Phó Chính trị viên Tỉnh đội, Lý Chí Nam – Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Cán sự Thị xã Long xuyên, Nguyễn Ngọc Tạc – Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Hồ Chí Sơn – Tỉnh ủy viên, Bí thư Châu Thành – Huệ Đức, Nguyễn Văn Nguyên – Tham mưu phó tỉnh đội.

Đến giữa tháng 1-1968, công việc chuyển quân về vị trí đứng chân, chọn mục tiêu, chuẩn bị cơ sở hậu cần, nơi ém quân, cứu thương, hậu cần, hầm bí mật… trong nội ô, đã hoàn thành. Ngày 28-1-1968, Tỉnh ủy nhận được điện của Khu 8 cho biết ngày, giờ tấn công đồng loạt là vào giữa đêm 30-1-1968 (tức tối mùng 1 Tết âm lịch năm Mậu Thân). Cán bộ nội thành và biệt động thị xã Châu Đốc nhận lệnh vào trước nắm lại cơ sở cách mạng và địch tình ở những mục tiêu đã định.

Đến lúc này, dựa vào lực lượng quân sự hùng hậu (tỉnh Châu Đốc khoảng 20.000 quân các loại, tỉnh An Giang gần 10.000 quân) và mạng lưới công an, chỉ điểm rộng khắp, hệ thống cứ điểm quân sự dày đặc, địch chủ quan đánh giá là vào tháng 2-1968 ta mới hoàn tất giai đoạn chuẩn bị cho “chiến dịch Xuân Đồng khởi”.

Tại tỉnh lỵ Châu Đốc, địch có trên 2.000 quân, nhiều xe bọc thép, giang thuyền và các cụm hỏa lực ngoại vi như Núi Sam, An Phú, Đồng Ky, sân bay Châu Đốc... Đánh giá thấp lực lượng cách mạng An Giang, ỷ lại vào hệ thống bố phòng chặt chẽ nên dù biết tin Tây Nguyên bị đánh vào tối ngày 29-1-1968 (đêm 30 Tết), một số tên chỉ huy cấp cao của Châu Đốc vẫn nghỉ ngơi, vui chơi ngày mùng một Tết, trong lúc quân giải phóng An Giang đã vào vị trí xuất phát.

Chiều 30 Tết, lễ xuất quân được tổ chức trọng thể tại núi Dài lớn. Khí thế tiến công và quyết tâm giải phóng quê hương sôi sục trong lòng bao cán bộ, chiến sĩ, đồng bào. Trong đêm 30 Tết, Ban chỉ huy chiến dịch cùng cơ ngành tỉnh, lực lượng vũ trang, dân công hành quân về Thới Sơn (Tịnh Biên) trong tiếng pháo đón giao thừa rộn rã. Trinh sát tỉnh phối hợp với địa phương quân huyện, du kích Thới Sơn bung ra khống chế đồn bót địch chung quanh. Tối mùng 1 Tết, toàn bộ lực lượng hơn 2.000 người hành quân thần tốc đến điểm tập kết “chòm gáo cò kêu” cách thị xã Châu Đốc khoảng 2 cây số.

Ở căn cứ B2, khi biết thời điểm tấn công, quyết tâm giải phóng Châu Đốc, ai ai cũng muốn “xuống đường” trong khí thế “chồm lên xốc tới” quyết chiến thắng. Cánh quân tiền phương vượt kinh Vĩnh Tế đến hội quân với cánh chính ở khu vực qui định. Cuộc hành quân của hai cánh quân giữ được bí mật hoàn toàn dù ngọn đèn pha cực mạnh trên đỉnh núi Sam không ngừng quét sáng.

Hai giờ sáng ngày 31-1-1968 (mùng 2 Tết), quân giải phóng nổ súng tấn công vào thị xã Châu Đốc. Đồng chí Ba Bên bắn quả DKZ 75 thủng lô cốt địch trên đường Thủ Khoa Huân, dập tắt hỏa lực nơi này. Quân ta tràn lên tấn công các hướng từ đồn Quân cảnh đến trại Thượng Đăng Lễ (tiểu khu Châu Đốc). Chỉ qua vài giờ chiến đấu, ta gần như làm chủ cả tỉnh lỵ. Đến sáng ngày 31-1-1968, địch chỉ còn giữ được dinh Tỉnh trưởng, thành PC và nhà Phủ Vị (nơi đóng quân của đại đội bảo an 686) chờ viện binh tiếp cứu.

Bị đánh bất ngờ, Tỉnh trưởng không có mặt ở Sở chỉ huy phải dùng bộ đàm động viên sĩ quan, binh lính cấp dưới cố thủ. Tiểu khu phó từ nhà chạy vào dinh Tỉnh trưởng chỉ huy binh lính.

Ngày mùng 2 Tết, quân giải phóng tiếp tục củng cố các vị trí chiếm được trong đêm, đánh tan 3 đợt phản kích của địch ở khu vực Ty cảnh sát. Với quyết tâm giải phóng Châu Đốc, Ban chỉ huy mặt trận từ chùa Pháp Võ chuyển vào nhà một cơ sở cách mạng để trực tiếp chỉ đạo các cánh quân. Lực lượng ta chiếm được trại Thượng Đăng Lễ nhưng không thể đánh qua dinh Tỉnh trưởng vì sát tường là trại giam sợ thiệt hại anh chị em tù chính trị... Các mũi phối hợp quanh Châu Đốc không triển khai được như kế hoạch. Cánh Châu Phong không vượt qua được bến phà Châu Giang. Cánh Vĩnh Hậu không qua được Đa Phước để cắt đường tiếp viện của địch từ An Phú kéo về.

Cánh Tri Tôn đánh chiếm quận lỵ nhưng các nơi phối hợp bị địch chặn lại không thể hoàn thành theo kế hoạch đề ra.

Mặt trận Châu Thành - Long Xuyên bị địch chặn lại ở Ngã ba Lộ tẻ, bịt kín các ngã vào nội ô...

Chiều 31-1-1968, chủ lực ngụy từ Cần Thơ lên Châu Đốc tiếp viện, bị quân giải phóng đánh, địch chựng lại, kêu máy bay bắn cháy nhà dân cặp đường núi Sam, đường Cử Trị, Bảo Hộ Thoại, Thủ Khoa Huân dài xuống kinh Lò Heo - khu vực đóng quân của dân công, hậu cần. Một tiểu đoàn địch từ căn cứ núi Đất (Tịnh Biên) kéo ra tiếp viện. Bên trong, địch ở nhà Phủ Vị đánh nống ra khu vực khách sạn An Biên, nơi biệt động thị xã Châu Đốc chiếm giữ. Địch ở thành PC cũng bung ra bến đò Cồn Tiên để đón tiểu đoàn lực lượng đặc biệt từ An Phú qua tiếp viện. Pháo địch ở Núi Sam, sân bay Châu Đốc, An Phú bắn dồn dập vào trận địa của ta... Lực lượng ta đánh lùi các mũi phản kích của địch, tiếp tục giữ thế bao vây. Một xe đốt- cát (dodge) chở 4 tên (có 1 Mỹ) từ hướng núi Sam chạy ra, cách cầu số 2 khoảng 100 mét, bị biệt động Châu Đốc dùng B40 bắn diệt.

Chiều tối, Ban chỉ huy mặt trận nhận định: Lực lượng ta thấm mệt vì không có các đơn vị dự trữ. Địch đang triển khai quân khắp ba mặt: từ núi Sam đánh ra, từ sân bay đánh lên và từ Cồn Tiên đánh qua... Để bảo toàn lực lượng, Ban chỉ huy quyết định chia làm 2 cánh rút ra: cánh chủ yếu gồm Tiểu đoàn 1, Đại đội 385 và dân công trở về căn cứ Thới Sơn, Bảy Núi; cánh thứ yếu gồm Tiểu đoàn 2, trinh sát, đặc công, thị đội Châu Đốc và cơ ngành tỉnh rút về căn cứ B2. Trong đêm 31-1-1968, lực lượng ta rút về căn cứ an toàn. Riêng một bộ phận an ninh tỉnh không nhận lệnh kịp nên mãi sáng hôm sau còn kẹt lại nội ô, đã bị địch vây bắt.

Tổng kết mặt trận Châu Đốc và Tri Tôn, quân giải phóng đã phá hủy, đánh chiếm 21 địa điểm, căn cứ địch, loại hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự, xóa sổ cả đại đội 810 bảo an Châu Đốc. Theo báo cáo của địch thì có 70 chết, 116 bị thương, mất 99 súng, cháy 10 xe.

Sau đợt I Xuân Mậu Thân, theo chỉ đạo của Khu, toàn bộ lực lượng vũ trang của tỉnh An Giang chuẩn bị các mặt, lấy danh nghĩa Sư thúc Huỳnh Văn Trí tiến hành công tác vũ trang tuyên truyền trong quần chúng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.

Lấy từ lực lượng nòng cốt là địa phương quân Tân Châu – An Phú, trong đó có 1 trung đội “Hòa Hảo yêu nước”, tỉnh lập Tiểu đoàn 3 (gọi là “Bộ đội ông Mười Trí), quân số khoảng 300 người do đồng chí Lê Văn Lạc làm Tiểu đoàn trưởng, cùng các đơn vị bạn thọc sâu vào “vùng O” (Hòa Hảo – Tân Châu nay thuộc huyện Phú Tân). Tối ngày 23-3-1968, quân ta từ căn cứ B1 kéo xuống bao vây, tiêu diệt đồn Tân Phú; đánh tiểu đoàn địa phương của tên Huỳnh Trung Hiếu ở Hưng Nhơn; đánh bọn chi khu Châu Phú kéo qua tiếp viện tại Hiệp Xương diệt hàng chục tên. Địch cho máy bay lên bắn cháy 30 nhà dân. Đến tối, lực lượng ta rút về Long Sơn. Sáng ngày 25-3-1968, địch tập trung phản kích vào Phú Lâm có phi cơ phản lực, trực thăng, tàu chiến, thiết giáp, pháo binh yểm trợ. Lực lượng ta đẩy lui các đợt tấn công của địch, bắn cháy 1 xe M.113, 1 tàu chiến. Tình hình chiến trường không cho phép kéo dài chiến dịch, tối ngày 25-3-1968 ta rút quân về căn cứ. Đây là lần đầu tiên kể từ thời kháng chiến chống Pháp, bộ đội cách mạng mới vào được vùng này.

Ngày 5-5-1968, quân dân An Giang mở đợt II cuộc Tổng tiến công và nổi dậy với mục tiêu chính là vùng ven Châu Đốc nhằm kềm chân địch cho 1 đơn vị chủ lực của Miền từ Hồng Ngự qua Long Sơn, Phú Lâm. Nhưng lực lượng chủ lực bị địch chặn lại ở Long Thuận, 3 ngày sau phải rút quân. Bên phía Khánh Hòa, Mỹ Đức, bộ đội tỉnh quần nhau suốt năm ngày đêm với ba tiểu đoàn chủ lực ngụy, có hỏa lực hùng hậu yểm trợ. Địch bị thiệt hại nặng nhưng thương vong của ta cũng lớn (gần 70 cán bộ, chiến sĩ), đạn dược sắp hết nên Ban chỉ huy cho rút quân về căn cứ B2.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân An Giang đã giáng một đòn bất ngờ vào quân ngụy An Giang, Châu Đốc với phạm vi của chiến dịch trải rộng trên 1 thị xã, 5 thị trấn, 50 xã khiến địch phải bị động đối phó. Đây là lần tấn công thứ ba của quân giải phóng vào Châu Đốc với một lực lượng lớn chưa từng có, địch bị động để Châu Đốc trở thành một trong hai nơi bị thiệt hại nặng nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Về phía cách mạng An Giang, đợt I đánh vào Châu Đốc giành được thắng lợi lớn mà thương vong rất thấp. Nhưng khi tiến hành đợt II không còn yếu tố bất ngờ, mục tiêu không quan trọng mà thương vong rất lớn. Đó cũng là một bài học quý báu của Đảng bộ về chỉ đạo chiến lược.

III. Ý NGHĨA CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một sự kiện có ý nghĩa chiến lược, đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, tạo bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đi tới thắng lợi.

  • Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra khi nỗ lực xâm lược của Mỹ ở Việt Nam lên tới đỉnh cao, khi lực lượng so sánh giữa ta và địch trên chiến trường nghiêng mạnh về phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Bằng cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt, táo bạo, dũng mãnh, nhằm vào đô thị trên toàn miền Nam, quân và dân ta đã đánh đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải đơn phương “xuống thang chiến tranh”, khởi đầu cho một quá trình đi xuống về mặt chiến lược. Quá trình đó là không thể đảo ngược cho dù phải 5 năm sau Mỹ mới rút hết quân ra khỏi miền Nam và phải 7 năm sau chế độ Sài Gòn mới sụp đổ, nhưng về mặt chiến lược, Mỹ đã thua cuộc từ mùa xuân 1968.

Sau một tháng tướng Oétmolen, Tổng chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam bị cách chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc-na-ma-ra từ chức. Ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Giôn - xơn phải tuyên bố ba điểm: Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pari; không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai... Đây là sự thừa nhận đầu tiên nhưng đầy đủ nhất về sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ - chiến lược chiến tranh quan trọng nhất được Mỹ công phu chuẩn bị và đánh giá cao trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của Mỹ trong thập niên 60 của thế kỷ XX. Đến tháng 5-1968, Mỹ phải bắt đầu khởi động quá trình đàm phán với ta về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

  • Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 dù chưa đạt được yêu cầu của khả năng thứ nhất như dự kiến; và phải hy sinh to lớn, nhưng quân và dân ta đã xoay chuyển được cục diện chiến tranh, tiếp tục đưa sự nghiệp kháng chiến tiến lên theo phương hướng chiến lược mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong Thư chúc Tết năm 1969 “Vì độc lập, vì tự do; đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.

  • Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ta tiêu diệt, tiêu hao một lực lượng quan trọng quân địch, phá huỷ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh, phá vỡ hệ thống phòng thủ đô thị của chúng trên quy mô toàn miền Nam, tạo một bước phát triển đột biến trong cục diện chiến tranh, thể hiện tập trung ở một số mặt sau đây:

Về mặt thế chiến lược: Thế chiến lược của địch đã bị đảo lộn và càng lún sâu vào phòng ngự bị động. Kế hoạch chiến lược “tìm diệt và bình định” năm 1968 chưa kịp triển khai đã phải vứt bỏ; địch đã phải bị động chuyển một cách đột ngột sang chiến lược “quét và giữ”. Chiến lược này, ngay khi mới đưa ra đã bị đánh bại bước đầu, thế chiến lược của ta càng vững mạnh. Ta đã đưa chiến lược tiến công của chiến tranh cách mạng lên một bước mới tạo ra thế tiến công, bao vây địch trên tất cả các chiến trường, nhất là trên mặt trận thành thị.

Về mặt lực lượng: Sự so sánh lực lượng giữa ta và địch đã biến đổi một bước quan trọng có lợi cho ta. Lực lượng quân sự Mỹ - ngụy kể cả sinh lực và phương tiện chiến tranh đã bị tổn thất nặng nề, tinh thần chiến đấu của địch càng sa sút. Đặc biệt, hiệu lực chiến lược của quân Mỹ và quân ngụy trong thế chiến lược phòng ngự bị động càng giảm sút rõ rệt. Những mâu thuẫn, khó khăn và bế tắc của chúng về số quân, chất lượng, cách đánh, càng gay gắt và trầm trọng.

Về mặt chính trị: Giới cầm quyền Mỹ đã mất tin tưởng ở chiến lược quân sự của chúng. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ, giữa Mỹ và ngụy, trong nội bộ bọn tay sai Mỹ ở miền Nam trở nên rất gay gắt, hàng ngũ của chúng phân hóa sâu sắc và rối loạn hơn bao giờ hết. Phong trào nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam càng lên cao. Ngày 31-3-1968, Giôn-xơn đã phải thú nhận thất bại, thực hiện ném bom hạn chế miền Bắc và rút lui việc ra ứng cử Tổng thống, đồng thời chúng phải cách chức tướng Oétmolen.

  • Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một biểu hiện sáng ngời về ý chí và sức mạnh quật cường của quân và dân Việt Nam, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tài mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta: Nghệ thuật nắm bắt thời cơ để chủ động giáng đòn quyết định làm chuyển biến cục diện chiến tranh; nghệ thuật tiến công bằng cách đánh chiến lược mới, giành thế bất ngờ, đưa chiến tranh vào thành thị; là nghệ thuật tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy chất lượng cao thắng số lượng đông”, lấy trí tuệ của con người Việt Nam để chiến thắng vũ khí và trí tuệ của bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ.

50 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn vẹn nguyên giá trị: Đó là khát vọng về độc lập, tự do và hòa bình cho Tổ quốc, là niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược, là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả.

Trường Chính trị Tôn Đức Thắng An Giang

http://truongchinhtri.angiang.gov.vn/wps/portal/Home/trang-chu/trang-tin-chi-tiet/!ut/p/z0/fYy9DoIwFEZfhcWxaSsItyMJi3-JEk2gi7lFhCopoq2Rt7cxOri4fMk5OfmopAWVBh-6Qat7g53nUsYHIbI5W0Z8BXnGWZov9slus53CmtMFlf8D_6DPwyBTKqve2PppadFpFdib600TVK02rQc9YXckH_uWX9eNnUPzo6wba-NTv6TR2B9dNWHJCUQCKiRczYBEJ2AEOBNEgUAVzjDEGOj1IssXcOfd4Q!!/

## ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN (1968 – 2018) 02:20 01/02/2018 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một chủ trương chiến lược đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra cục diện mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. I. TÌNH THẾ MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC VÀ CHỦ TRƯƠNG CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG TA 1. Tình thế mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Sau 10 năm (1954 – 1964), Mỹ thế chân Pháp nhảy vào miền Nam Việt Nam và sau bốn năm (1961 – 1964) tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, mặc dù đã bỏ ra nhiều tiền của và công sức, thi hành nhiều thủ đoạn và biện pháp, nhưng phía Mỹ vẫn không thể dập tắt được phong trào cách mạng miền Nam. Từ năm 1964 đến đầu năm 1965, cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào, chiến sĩ ở miền Nam phát triển nhanh chóng, thu được những thắng lợi ngày càng to lớn, khiến cho chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ bị thất bại nghiêm trọng. Trước tình hình ấy, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam Việt Nam; đồng thời mở rộng hoạt động không quân và hải quân ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam để gây áp lực hòng làm giảm sự chi viện về sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. - Trên miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ từng bước được mở rộng về quy mô, gia tăng về cường độ và gắn bó chặt chẽ với nhịp độ chiến tranh trên bộ ở miền Nam. - Đối với hai nước láng giềng của Việt Nam, Mỹ đẩy mạnh “Chiến tranh đặc biệt” ở Lào; sử dụng sức ép quân sự và ngoại giao hòng buộc chính phủ Vương quốc Campuchia từ bỏ thái độ trung lập. - Trên trường quốc tế, Mỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn của phe XHCN và sự bất đồng trong phong trào Cộng sản quốc tế để cô lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Ở trong nước Mỹ, chính quyền Mỹ thi hành các biện pháp nhằm bưng bít tin tức, che giấu các hoạt động chiến tranh của Mỹ trên chiến trường. - Từ thực tiễn chống Mỹ, cứu nước trên khắp hai miền Nam, Bắc; trên cơ sở phân tích toàn bộ tình hình trong nước và thế giới có liên quan, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12, khoá III (tháng 12 năm 1965) hạ quyết tâm chiến lược “Động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào”; xác định phương châm chiến lược chung “Trên cơ sở đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, cần tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam”. - Bằng sức mạnh của chính nghĩa, quân và dân miền Nam đã làm thất bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 của Mỹ – ngụy. Hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” bị bẻ gãy. Mục tiêu mà Mỹ đề ra không thực hiện được mà còn chịu tổn thất nặng cả về sinh lực và phương tiện chiến tranh, làm cho thế trận của địch nao núng, tinh thần quân địch sút kém, hàng ngũ địch thêm mâu thuẫn. Trong lúc đó ta vẫn giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường miền Nam, vùng giải phóng được củng cố. Chiến công của quân và dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc, cùng với khí thế phong trào đấu tranh của quần chúng dâng cao đã làm xuất hiện tình thế mới trên chiến trường có lợi cho ta. 2. Chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 Tháng 5 và tháng 6-1967, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá tình hình mọi mặt và xem xét dự thảo kế hoạch chiến lược Đông Xuân 1967 - 1968, đưa ra chủ trương: trên cơ sở phương châm đánh lâu dài, đẩy mạnh nỗ lực chủ quan đến mức cao nhất để giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn. - Tháng 10-1967, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương họp mở rộng và quyết định chuyển hướng tiến công chiến lược vào các đô thị trên toàn miền Nam. - Tháng 12-1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, chính thức thông qua Kế hoạch chiến lược năm 1968 và nhiệm vụ của quân và dân ta, chủ trương chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới. - Tháng 1-1968, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (khoá III) sau khi phân tích tình hình đã nhận định: Địch thất bại một bước rất cơ bản trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đang lúng túng, bị động về chiến lược, chiến thuật, do đó, ta phải tranh thủ thời cơ “chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi quyết định”, tạo ra bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh. Để thực hiện quyết tâm chiến lược đó, nhiệm vụ cấp bách của ta trong thời kỳ mới là động viên, tạo sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định. II. TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968 1. Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Sau thất bại nặng nề trong chiến dịch mùa khô 1966 – 1967, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn liều lĩnh quyết định đưa thêm 10 vạn quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Đầu năm 1968, số quân chiến đấu của Mỹ ở miền Nam đã vượt quá nửa triệu tên, chưa kể sự yểm trợ của trên 20 vạn quân Mỹ có mặt ở Thái Lan, Phi-líp-pin, Nhật Bản, Guam, Hạm đội 7, cùng với gần 60 vạn quân ngụy Sài Gòn, gần 7 vạn quân đồng minh của Mỹ. - Về phía ta, để thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, các chiến trường ở miền Nam gấp rút bắt tay chuẩn bị cho cuộc Tổng công kích - tổng khởi nghĩa; chuẩn bị chiến trường, lực lượng, xây dựng phương án tác chiến và phương án phát động quần chúng nổi dậy, bảo đảm hậu cần tiếp tế, thông tin liên lạc; chuẩn bị cơ sở giấu ém lực lượng và bàn đạp xuất phát tiến công ở vùng ven và trong các đô thị trên toàn miền Nam. - Trước sức tiến công và công tác nghi binh, tất cả các lực lượng chủ lực của địch từ chuẩn bị phản công để giành quyền chủ động chiến trường phải quay về phòng ngự bị động chống đỡ. Lực lượng địch bị căng kéo, kế hoạch quân sự và thế bố trí lực lượng trên chiến trường bị đảo lộn, tạo ra sơ hở trong thế phòng ngự bị động của địch để ta triệt để khoét sâu. - Để tiếp tục nghi binh, căng kéo lực lượng của địch, đẩy chúng tiếp tục bị động về chiến lược, ta và Lào mở chiến dịch Nậm Bạc ở Thượng Lào, chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh nhằm đánh lạc hướng, thu hút quân cơ động của Mỹ, vây hãm, giam chân, tiêu hao lực lượng và sinh lực địch tạo thế cho các chiến trường khác tiến công và nổi dậy. - Các hoạt động nghi binh, đặc biệt chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh đã làm cho Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam và giới lãnh đạo Oa-sinh-tơn bị lạc hướng. Trong khi họ dồn toàn trí và lực lượng ra hướng Đường 9 - Khe Sanh và nhận định Khe Sanh là chiến trường chính, thì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy bất ngờ diễn ra ở một loạt đô thị trên toàn miền Nam. + Đúng 0 giờ ngày 29-1-1968 (giao thừa theo lịch miền Bắc) quân ta tiến công địch tại sân bay Nha Trang (Khánh Hòa). + Từ 0 giờ 30 phút đến 1 giờ 15 phút ngày 30-1-1968 (đêm giao thừa Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam) ta đồng loạt tiến công vào thị trấn Tân Cảnh, thị xã Kon Tum (Kon Tum), thị xã Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), thị xã Plây Cu (Gia Lai), thành phố Qui Nhơn (Bình Định), thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An... Như vậy, cả dải đất miền Trung đã nổ súng tiến công. + Đêm 29 rạng ngày 30-1-1968 (tức đêm giao thừa tết Mậu Thân theo lịch miền Nam, ngày mùng một Tết theo lịch miền Bắc), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tiếp tục diễn ra ở khắp các tỉnh và thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn miền Nam. Bộ binh, đặc công, pháo binh, biệt động ta đánh mạnh, đánh trúng các mục tiêu trọng yếu của địch ở Sài Gòn - Gia định, Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Tây Ninh, Bến Tre, Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Biên Hoà, Mỹ Tho, Cần Thơ, Trà Vinh, Châu Đốc, Vĩnh Long, Cà Mau, Sóc Trăng, Rạch Giá, Kiên Giang, Tuyên Đức... + Tại Sài Gòn - Gia Định là trọng điểm lớn nhất của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, bởi vì đây là trung tâm đầu não chỉ đạo toàn bộ bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ - ngụy tại miền Nam Việt Nam. Để bảo vệ Sài Gòn - Gia Định, Mỹ - ngụy đã tổ chức một hệ thống phòng thủ vững chắc nhiều tầng, nhiều lớp với nhiều loại lực lượng tham gia. Ngay từ phút đầu nổ súng, biệt động ta đã đồng loạt đánh vào các mục tiêu quy định: Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Bộ tư lệnh hải quân, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh, toà Đại sứ Mỹ. Trận đánh tòa Đại sứ Mỹ hơn 6 tiếng đồng hồ với 17 chiến sĩ biệt động của ta đương đầu với lực lượng quân cảnh, lính dù của Mỹ đã gây một tiếng vang lớn làm chấn động nước Mỹ. Đồng thời với lực lượng biệt động, các tiểu đoàn mũi nhọn trang bị gọn nhẹ, từ các bàn đạp vùng ven, nhanh chóng tiến vào nội đô trên các hướng. Xung quanh Sài Gòn - Gia Định, các căn cứ quân sự, trụ sở quân đội và chính quyền Sài Gòn ở Biên Hòa, Bình Dương, Hậu Nghĩa, Long An... cũng bị tiến công. + Tại mặt trận Trị Thiên, lực lượng ta tiến công Nhà đèn, Ty Cảnh sát, Tòa tỉnh trưởng, trụ sở cơ quan bình định và trụ sở Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV), Tri Bưu, Thành Cổ, La Vang, điểm cao 49. Nhân dân Triệu Phong, Hải Lăng, Bến Đá rầm rộ nổi dậy cùng bộ đội địa phương bao vây địch ở trong các quận lỵ cầu Nhùng, Bến Đá làm chủ đoạn quốc lộ 1 từ Diên Sanh đến Mỹ Chánh, đánh chiếm quận lỵ Phú Lộc, cắt đứt quốc lộ 1 đoạn từ Đà Nẵng ra Huế, phá sập Cầu Hai, cầu Nước Ngọt, giải phóng khu vực xung yếu ven biển và phía nam Cầu Hai, khu vực Truồi. + Tại mặt trận Huế, lúc 22 giờ 33 phút, ngày 31-1-1968, tiếng súng tấn công bắt đầu vang lên khắp thành phố; sau 4 ngày chiến đấu liên tục quân và dân ta đánh chiếm hầu hết các mục tiêu quan trọng như: Dinh tỉnh trưởng, đồn cảnh sát, đài Phát thanh, khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang (hang ổ của Mỹ), sân bay Phú Bài... Tích cực hỗ trợ cho lực lượng vũ trang, đông đảo nhân dân Huế đã nổi dậy, dẫn đường cho bộ đội, đào hầm, dựng chiến lũy, tiếp tế, chăm sóc thương binh... và thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều khu vực. Hàng ngàn thanh niên đã gia nhập các đội du kích, tự vệ, các đội công tác. Sau 25 ngày đêm chiến đấu và làm chủ thành phố Huế (từ 31/1/1968 đến 24/2/1968), quân và dân ta đã diệt, bắt sống, bức hàng và làm tan rã hàng chục ngàn tên địch, bắn rơi và phá hỏng nhiều máy bay, tàu chiến, xe quân sự, giải phóng 210.000 dân, 20 xã, 271 thôn, thành lập chính quyền ở 200 thôn. + Bị tiến công đồng loạt, bất ngờ, địch lúc đầu choáng váng. Chúng dồn về mặt trận đô thị, bỏ ngỏ vùng nông thôn. Nắm thời cơ, lực lượng vũ trang tại chỗ hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy, giải phóng nhiều vùng rộng lớn. + Tiếp theo đợt I, chúng ta còn mở đợt tiến công vào mùa hè (đợt II) từ tháng 5-1968 đánh vào 30 thành phố, thị xã, quận lỵ, chi khu; 27 bộ tư lệnh từ quân đoàn đến trung đoàn; 40 sân bay; nhiều kho tàng và các trục đường giao thông thủy bộ của địch. + Phát huy khí thế tấn công, từ ngày 17-8-1968, ta mở đợt tấn công lần thứ III. Đợt này ta không đánh mục tiêu chiến lược trọng điểm như các đợt trước mà chủ yếu tấn công bằng pháo và đánh vào các căn cứ quân sự, chống phản kích. Quân ta đã đánh vào 27 thành phố, thị xã, 100 thị trấn, quận lỵ, chi khu, 107 sân bay, 30 kho hậu cần lớn, 6 bộ tư lệnh sư đoàn Mỹ - ngụy. Hai đợt tiến công lần thứ II và III bồi tiếp đòn nặng vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, gây cho chúng những tổn thất lớn về sinh lực và phương tiện chiến tranh. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã đánh vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong tổng số 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, 4 bộ tư lệnh quân đoàn, 8 trong 11 bộ tư lệnh sư đoàn quân đội Sài Gòn, 2 bộ tư lệnh biệt khu, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ cùng nhiều bộ tư lệnh lữ đoàn, trung đoàn, chi khu và hàng trăm căn cứ quân sự địch bị tiến công đồng loạt. Chúng ta tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn quân địch trong đó có 4 vạn quân Mỹ, 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm100 xã với hơn 1,6 triệu dân. 2. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại An Giang Mùa nước năm 1967, Tỉnh ủy nhận được chỉ đạo của Khu chuẩn bị mọi mặt để chuyển sang tổng công kích vào ngay hậu phương địch, kết hợp quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Quân dân An Giang tích cực chuẩn bị lực lượng cho chiến dịch với tinh thần quyết tâm, khẩn trương, bí mật. Tỉnh rút Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 512, 01 trung đội an ninh võ trang tỉnh làm nòng cốt, bổ sung bộ đội địa phương quân các huyện thành lập Tiểu đoàn 2, đồng chí Hai Quang làm Tiểu đoàn Trưởng, Tám Chương làm Chính trị viên. Tỉnh chủ trương tăng cường lực lượng cho các huyện, thị trọng điểm: - Châu Đốc: Đồng chí Phạm Công Hưng (Tám Hưng) – Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy được điều động về làm Bí thư Thị xã ủy Châu Đốc. - Long Xuyên: Đồng chí Nguyễn Văn Nguyên (Hai Nguyên) – Tham mưu phó tỉnh đội được điều về tăng cường cho thị xã Long Xuyên, làm Thị đội trưởng và chỉ huy đơn vị hỗn hợp gồm địa phương quân Châu Thành – Huệ Đức, biệt động Long Xuyên và 1 đại đội đặc công an ninh vũ trang tỉnh. - Tân Châu – An Phú: Đồng chí Huỳnh Văn Khoe (Út Dũng) – Tiểu đoàn phó 512 (Tiểu đoàn 1) chỉ huy một bộ phận bộ đội tỉnh được tăng cường cho Tân Châu – An Phú. - Tăng cường một tiểu đội an ninh vũ trang cho Tri Tôn... Việc nghiên cứu nắm địch tình hai thị xã Châu Đốc, Long Xuyên được tiến hành khá chu đáo, toàn diện. Các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú, Tân Châu huy động trên 2.000 dân công phân thành từng đơn vị phối hợp với bộ đội. Đường vận chuyển vũ khí, quân dụng tổ chức thông suốt từ Khu về tỉnh, trang bị cho bộ đội các loại vũ khí mạnh như AK, B40, B41, DKZ75, cối 61, cối 82 ly... Đồng bào Bảy Núi và Việt kiều biên giới Tân Châu - An Phú cung cấp nhiều người, là hậu phương của cách mạng An Giang. Phong trào tòng quân sôi nổi, ngay cả các sãi trẻ ở chùa Khmer cũng tình nguyện vào du kích, bộ đội huyện, đi dân công... Năm 1967, phương án tác chiến của tỉnh cơ bản xây dựng xong: - Thị xã Châu Đốc được chọn làm mục tiêu chính, tập trung Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 và lực lượng vũ trang Châu Phú, Châu Đốc đánh chiếm cơ quan đầu não của địch kết hợp quần chúng nổi dậy trừ gian, phá tề, làm chủ. - Châu Thành - Long Xuyên được làm mục tiêu phụ. Hướng Long Xuyên, du kích mật đánh một số mục tiêu trong nội ô, còn tiểu đoàn hỗn hợp sẽ cắt đứt lộ Long Xuyên - Châu Đốc, tấn công chi khu Châu Thành và đợi dứt điểm Châu Đốc sẽ hội quân đánh vào thị xã Long Xuyên. - Thị trấn Tri Tôn, Tân Châu là diện căn kéo địch. Ở Tri Tôn, lực lượng vũ trang tấn công vào thị trấn, cắt đường Lộ Tẻ, cùng lúc phát động nhân dân các xã núi Tô bức rút đồn bót, kéo về quận lỵ. Bộ chỉ huy chiến dịch tỉnh được thành lập, gồm có: - Đồng chí Bùi Văn Mỳ – UVTV Tỉnh ủy, Tỉnh đội trưởng làm Chỉ huy trưởng. - Đồng chí Võ Thái Bảo – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chính trị viên Tỉnh đội làm Chính ủy Mặt trận. - Đồng chí Vũ Hồng Đức – UVTV Tỉnh ủy làm Phó Chính ủy. - Đồng chí Võ Khắc Sương – Tỉnh đội phó làm Tham mưu trưởng. - Đồng chí Lại Hữu Khai – Tỉnh đội phó làm Tham mưu phó. - Đồng chí Võ Văn Tôn (Hiếu Liêm) làm Chủ nhiệm hậu cần. Ban Chỉ huy Mặt trận Châu Đốc gồm các đồng chí: Bùi Văn Mỳ, Võ Thái Bảo, Vũ Hồng Đức, Võ Khắc Sương, Lại Hữu Khai, Phạm Công Hưng – Bí thư Thị xã ủy Châu Đốc, Trần Văn Võ – Ủy viên Thường vụ Thị xã ủy Châu Đốc. Ban Chỉ huy Mặt trận Châu thành – Long Xuyên gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Hơn – Phó Chính trị viên Tỉnh đội, Lý Chí Nam – Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Cán sự Thị xã Long xuyên, Nguyễn Ngọc Tạc – Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Hồ Chí Sơn – Tỉnh ủy viên, Bí thư Châu Thành – Huệ Đức, Nguyễn Văn Nguyên – Tham mưu phó tỉnh đội. Đến giữa tháng 1-1968, công việc chuyển quân về vị trí đứng chân, chọn mục tiêu, chuẩn bị cơ sở hậu cần, nơi ém quân, cứu thương, hậu cần, hầm bí mật… trong nội ô, đã hoàn thành. Ngày 28-1-1968, Tỉnh ủy nhận được điện của Khu 8 cho biết ngày, giờ tấn công đồng loạt là vào giữa đêm 30-1-1968 (tức tối mùng 1 Tết âm lịch năm Mậu Thân). Cán bộ nội thành và biệt động thị xã Châu Đốc nhận lệnh vào trước nắm lại cơ sở cách mạng và địch tình ở những mục tiêu đã định. Đến lúc này, dựa vào lực lượng quân sự hùng hậu (tỉnh Châu Đốc khoảng 20.000 quân các loại, tỉnh An Giang gần 10.000 quân) và mạng lưới công an, chỉ điểm rộng khắp, hệ thống cứ điểm quân sự dày đặc, địch chủ quan đánh giá là vào tháng 2-1968 ta mới hoàn tất giai đoạn chuẩn bị cho “chiến dịch Xuân Đồng khởi”. Tại tỉnh lỵ Châu Đốc, địch có trên 2.000 quân, nhiều xe bọc thép, giang thuyền và các cụm hỏa lực ngoại vi như Núi Sam, An Phú, Đồng Ky, sân bay Châu Đốc... Đánh giá thấp lực lượng cách mạng An Giang, ỷ lại vào hệ thống bố phòng chặt chẽ nên dù biết tin Tây Nguyên bị đánh vào tối ngày 29-1-1968 (đêm 30 Tết), một số tên chỉ huy cấp cao của Châu Đốc vẫn nghỉ ngơi, vui chơi ngày mùng một Tết, trong lúc quân giải phóng An Giang đã vào vị trí xuất phát. Chiều 30 Tết, lễ xuất quân được tổ chức trọng thể tại núi Dài lớn. Khí thế tiến công và quyết tâm giải phóng quê hương sôi sục trong lòng bao cán bộ, chiến sĩ, đồng bào. Trong đêm 30 Tết, Ban chỉ huy chiến dịch cùng cơ ngành tỉnh, lực lượng vũ trang, dân công hành quân về Thới Sơn (Tịnh Biên) trong tiếng pháo đón giao thừa rộn rã. Trinh sát tỉnh phối hợp với địa phương quân huyện, du kích Thới Sơn bung ra khống chế đồn bót địch chung quanh. Tối mùng 1 Tết, toàn bộ lực lượng hơn 2.000 người hành quân thần tốc đến điểm tập kết “chòm gáo cò kêu” cách thị xã Châu Đốc khoảng 2 cây số. Ở căn cứ B2, khi biết thời điểm tấn công, quyết tâm giải phóng Châu Đốc, ai ai cũng muốn “xuống đường” trong khí thế “chồm lên xốc tới” quyết chiến thắng. Cánh quân tiền phương vượt kinh Vĩnh Tế đến hội quân với cánh chính ở khu vực qui định. Cuộc hành quân của hai cánh quân giữ được bí mật hoàn toàn dù ngọn đèn pha cực mạnh trên đỉnh núi Sam không ngừng quét sáng. Hai giờ sáng ngày 31-1-1968 (mùng 2 Tết), quân giải phóng nổ súng tấn công vào thị xã Châu Đốc. Đồng chí Ba Bên bắn quả DKZ 75 thủng lô cốt địch trên đường Thủ Khoa Huân, dập tắt hỏa lực nơi này. Quân ta tràn lên tấn công các hướng từ đồn Quân cảnh đến trại Thượng Đăng Lễ (tiểu khu Châu Đốc). Chỉ qua vài giờ chiến đấu, ta gần như làm chủ cả tỉnh lỵ. Đến sáng ngày 31-1-1968, địch chỉ còn giữ được dinh Tỉnh trưởng, thành PC và nhà Phủ Vị (nơi đóng quân của đại đội bảo an 686) chờ viện binh tiếp cứu. Bị đánh bất ngờ, Tỉnh trưởng không có mặt ở Sở chỉ huy phải dùng bộ đàm động viên sĩ quan, binh lính cấp dưới cố thủ. Tiểu khu phó từ nhà chạy vào dinh Tỉnh trưởng chỉ huy binh lính. Ngày mùng 2 Tết, quân giải phóng tiếp tục củng cố các vị trí chiếm được trong đêm, đánh tan 3 đợt phản kích của địch ở khu vực Ty cảnh sát. Với quyết tâm giải phóng Châu Đốc, Ban chỉ huy mặt trận từ chùa Pháp Võ chuyển vào nhà một cơ sở cách mạng để trực tiếp chỉ đạo các cánh quân. Lực lượng ta chiếm được trại Thượng Đăng Lễ nhưng không thể đánh qua dinh Tỉnh trưởng vì sát tường là trại giam sợ thiệt hại anh chị em tù chính trị... Các mũi phối hợp quanh Châu Đốc không triển khai được như kế hoạch. Cánh Châu Phong không vượt qua được bến phà Châu Giang. Cánh Vĩnh Hậu không qua được Đa Phước để cắt đường tiếp viện của địch từ An Phú kéo về. Cánh Tri Tôn đánh chiếm quận lỵ nhưng các nơi phối hợp bị địch chặn lại không thể hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Mặt trận Châu Thành - Long Xuyên bị địch chặn lại ở Ngã ba Lộ tẻ, bịt kín các ngã vào nội ô... Chiều 31-1-1968, chủ lực ngụy từ Cần Thơ lên Châu Đốc tiếp viện, bị quân giải phóng đánh, địch chựng lại, kêu máy bay bắn cháy nhà dân cặp đường núi Sam, đường Cử Trị, Bảo Hộ Thoại, Thủ Khoa Huân dài xuống kinh Lò Heo - khu vực đóng quân của dân công, hậu cần. Một tiểu đoàn địch từ căn cứ núi Đất (Tịnh Biên) kéo ra tiếp viện. Bên trong, địch ở nhà Phủ Vị đánh nống ra khu vực khách sạn An Biên, nơi biệt động thị xã Châu Đốc chiếm giữ. Địch ở thành PC cũng bung ra bến đò Cồn Tiên để đón tiểu đoàn lực lượng đặc biệt từ An Phú qua tiếp viện. Pháo địch ở Núi Sam, sân bay Châu Đốc, An Phú bắn dồn dập vào trận địa của ta... Lực lượng ta đánh lùi các mũi phản kích của địch, tiếp tục giữ thế bao vây. Một xe đốt- cát (dodge) chở 4 tên (có 1 Mỹ) từ hướng núi Sam chạy ra, cách cầu số 2 khoảng 100 mét, bị biệt động Châu Đốc dùng B40 bắn diệt. Chiều tối, Ban chỉ huy mặt trận nhận định: Lực lượng ta thấm mệt vì không có các đơn vị dự trữ. Địch đang triển khai quân khắp ba mặt: từ núi Sam đánh ra, từ sân bay đánh lên và từ Cồn Tiên đánh qua... Để bảo toàn lực lượng, Ban chỉ huy quyết định chia làm 2 cánh rút ra: cánh chủ yếu gồm Tiểu đoàn 1, Đại đội 385 và dân công trở về căn cứ Thới Sơn, Bảy Núi; cánh thứ yếu gồm Tiểu đoàn 2, trinh sát, đặc công, thị đội Châu Đốc và cơ ngành tỉnh rút về căn cứ B2. Trong đêm 31-1-1968, lực lượng ta rút về căn cứ an toàn. Riêng một bộ phận an ninh tỉnh không nhận lệnh kịp nên mãi sáng hôm sau còn kẹt lại nội ô, đã bị địch vây bắt. Tổng kết mặt trận Châu Đốc và Tri Tôn, quân giải phóng đã phá hủy, đánh chiếm 21 địa điểm, căn cứ địch, loại hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự, xóa sổ cả đại đội 810 bảo an Châu Đốc. Theo báo cáo của địch thì có 70 chết, 116 bị thương, mất 99 súng, cháy 10 xe. Sau đợt I Xuân Mậu Thân, theo chỉ đạo của Khu, toàn bộ lực lượng vũ trang của tỉnh An Giang chuẩn bị các mặt, lấy danh nghĩa Sư thúc Huỳnh Văn Trí tiến hành công tác vũ trang tuyên truyền trong quần chúng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Lấy từ lực lượng nòng cốt là địa phương quân Tân Châu – An Phú, trong đó có 1 trung đội “Hòa Hảo yêu nước”, tỉnh lập Tiểu đoàn 3 (gọi là “Bộ đội ông Mười Trí), quân số khoảng 300 người do đồng chí Lê Văn Lạc làm Tiểu đoàn trưởng, cùng các đơn vị bạn thọc sâu vào “vùng O” (Hòa Hảo – Tân Châu nay thuộc huyện Phú Tân). Tối ngày 23-3-1968, quân ta từ căn cứ B1 kéo xuống bao vây, tiêu diệt đồn Tân Phú; đánh tiểu đoàn địa phương của tên Huỳnh Trung Hiếu ở Hưng Nhơn; đánh bọn chi khu Châu Phú kéo qua tiếp viện tại Hiệp Xương diệt hàng chục tên. Địch cho máy bay lên bắn cháy 30 nhà dân. Đến tối, lực lượng ta rút về Long Sơn. Sáng ngày 25-3-1968, địch tập trung phản kích vào Phú Lâm có phi cơ phản lực, trực thăng, tàu chiến, thiết giáp, pháo binh yểm trợ. Lực lượng ta đẩy lui các đợt tấn công của địch, bắn cháy 1 xe M.113, 1 tàu chiến. Tình hình chiến trường không cho phép kéo dài chiến dịch, tối ngày 25-3-1968 ta rút quân về căn cứ. Đây là lần đầu tiên kể từ thời kháng chiến chống Pháp, bộ đội cách mạng mới vào được vùng này. Ngày 5-5-1968, quân dân An Giang mở đợt II cuộc Tổng tiến công và nổi dậy với mục tiêu chính là vùng ven Châu Đốc nhằm kềm chân địch cho 1 đơn vị chủ lực của Miền từ Hồng Ngự qua Long Sơn, Phú Lâm. Nhưng lực lượng chủ lực bị địch chặn lại ở Long Thuận, 3 ngày sau phải rút quân. Bên phía Khánh Hòa, Mỹ Đức, bộ đội tỉnh quần nhau suốt năm ngày đêm với ba tiểu đoàn chủ lực ngụy, có hỏa lực hùng hậu yểm trợ. Địch bị thiệt hại nặng nhưng thương vong của ta cũng lớn (gần 70 cán bộ, chiến sĩ), đạn dược sắp hết nên Ban chỉ huy cho rút quân về căn cứ B2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân An Giang đã giáng một đòn bất ngờ vào quân ngụy An Giang, Châu Đốc với phạm vi của chiến dịch trải rộng trên 1 thị xã, 5 thị trấn, 50 xã khiến địch phải bị động đối phó. Đây là lần tấn công thứ ba của quân giải phóng vào Châu Đốc với một lực lượng lớn chưa từng có, địch bị động để Châu Đốc trở thành một trong hai nơi bị thiệt hại nặng nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Về phía cách mạng An Giang, đợt I đánh vào Châu Đốc giành được thắng lợi lớn mà thương vong rất thấp. Nhưng khi tiến hành đợt II không còn yếu tố bất ngờ, mục tiêu không quan trọng mà thương vong rất lớn. Đó cũng là một bài học quý báu của Đảng bộ về chỉ đạo chiến lược. III. Ý NGHĨA CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một sự kiện có ý nghĩa chiến lược, đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, tạo bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đi tới thắng lợi. - Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra khi nỗ lực xâm lược của Mỹ ở Việt Nam lên tới đỉnh cao, khi lực lượng so sánh giữa ta và địch trên chiến trường nghiêng mạnh về phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Bằng cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt, táo bạo, dũng mãnh, nhằm vào đô thị trên toàn miền Nam, quân và dân ta đã đánh đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải đơn phương “xuống thang chiến tranh”, khởi đầu cho một quá trình đi xuống về mặt chiến lược. Quá trình đó là không thể đảo ngược cho dù phải 5 năm sau Mỹ mới rút hết quân ra khỏi miền Nam và phải 7 năm sau chế độ Sài Gòn mới sụp đổ, nhưng về mặt chiến lược, Mỹ đã thua cuộc từ mùa xuân 1968. Sau một tháng tướng Oétmolen, Tổng chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam bị cách chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc-na-ma-ra từ chức. Ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Giôn - xơn phải tuyên bố ba điểm: Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pari; không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai... Đây là sự thừa nhận đầu tiên nhưng đầy đủ nhất về sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ - chiến lược chiến tranh quan trọng nhất được Mỹ công phu chuẩn bị và đánh giá cao trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của Mỹ trong thập niên 60 của thế kỷ XX. Đến tháng 5-1968, Mỹ phải bắt đầu khởi động quá trình đàm phán với ta về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 dù chưa đạt được yêu cầu của khả năng thứ nhất như dự kiến; và phải hy sinh to lớn, nhưng quân và dân ta đã xoay chuyển được cục diện chiến tranh, tiếp tục đưa sự nghiệp kháng chiến tiến lên theo phương hướng chiến lược mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong Thư chúc Tết năm 1969 “Vì độc lập, vì tự do; đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ta tiêu diệt, tiêu hao một lực lượng quan trọng quân địch, phá huỷ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh, phá vỡ hệ thống phòng thủ đô thị của chúng trên quy mô toàn miền Nam, tạo một bước phát triển đột biến trong cục diện chiến tranh, thể hiện tập trung ở một số mặt sau đây: Về mặt thế chiến lược: Thế chiến lược của địch đã bị đảo lộn và càng lún sâu vào phòng ngự bị động. Kế hoạch chiến lược “tìm diệt và bình định” năm 1968 chưa kịp triển khai đã phải vứt bỏ; địch đã phải bị động chuyển một cách đột ngột sang chiến lược “quét và giữ”. Chiến lược này, ngay khi mới đưa ra đã bị đánh bại bước đầu, thế chiến lược của ta càng vững mạnh. Ta đã đưa chiến lược tiến công của chiến tranh cách mạng lên một bước mới tạo ra thế tiến công, bao vây địch trên tất cả các chiến trường, nhất là trên mặt trận thành thị. Về mặt lực lượng: Sự so sánh lực lượng giữa ta và địch đã biến đổi một bước quan trọng có lợi cho ta. Lực lượng quân sự Mỹ - ngụy kể cả sinh lực và phương tiện chiến tranh đã bị tổn thất nặng nề, tinh thần chiến đấu của địch càng sa sút. Đặc biệt, hiệu lực chiến lược của quân Mỹ và quân ngụy trong thế chiến lược phòng ngự bị động càng giảm sút rõ rệt. Những mâu thuẫn, khó khăn và bế tắc của chúng về số quân, chất lượng, cách đánh, càng gay gắt và trầm trọng. Về mặt chính trị: Giới cầm quyền Mỹ đã mất tin tưởng ở chiến lược quân sự của chúng. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ, giữa Mỹ và ngụy, trong nội bộ bọn tay sai Mỹ ở miền Nam trở nên rất gay gắt, hàng ngũ của chúng phân hóa sâu sắc và rối loạn hơn bao giờ hết. Phong trào nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam càng lên cao. Ngày 31-3-1968, Giôn-xơn đã phải thú nhận thất bại, thực hiện ném bom hạn chế miền Bắc và rút lui việc ra ứng cử Tổng thống, đồng thời chúng phải cách chức tướng Oétmolen. - Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một biểu hiện sáng ngời về ý chí và sức mạnh quật cường của quân và dân Việt Nam, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tài mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta: Nghệ thuật nắm bắt thời cơ để chủ động giáng đòn quyết định làm chuyển biến cục diện chiến tranh; nghệ thuật tiến công bằng cách đánh chiến lược mới, giành thế bất ngờ, đưa chiến tranh vào thành thị; là nghệ thuật tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy chất lượng cao thắng số lượng đông”, lấy trí tuệ của con người Việt Nam để chiến thắng vũ khí và trí tuệ của bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ. 50 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn vẹn nguyên giá trị: Đó là khát vọng về độc lập, tự do và hòa bình cho Tổ quốc, là niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược, là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả. Trường Chính trị Tôn Đức Thắng An Giang http://truongchinhtri.angiang.gov.vn/wps/portal/Home/trang-chu/trang-tin-chi-tiet/!ut/p/z0/fYy9DoIwFEZfhcWxaSsItyMJi3-JEk2gi7lFhCopoq2Rt7cxOri4fMk5OfmopAWVBh-6Qat7g53nUsYHIbI5W0Z8BXnGWZov9slus53CmtMFlf8D_6DPwyBTKqve2PppadFpFdib600TVK02rQc9YXckH_uWX9eNnUPzo6wba-NTv6TR2B9dNWHJCUQCKiRczYBEJ2AEOBNEgUAVzjDEGOj1IssXcOfd4Q!!/

Khát vọng độc lập, tự do từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Kỳ 2: Khí thế đấu tranh ở An Giang

30/01/2018 - 08:59

Cùng với các địa phương khác trong cả nước, An Giang tự hào góp một phần công sức vào kết quả chung của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Mùa nước năm 1967, Tỉnh ủy nhận được chỉ đạo của Khu chuẩn bị mọi mặt để chuyển sang tổng công kích vào ngay hậu phương địch, kết hợp quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Quân dân An Giang tích cực chuẩn bị lực lượng cho chiến dịch với tinh thần quyết tâm, khẩn trương, bí mật. Các huyện, thị trọng điểm đều được tăng cường lực lượng, như: đồng chí Phạm Công Hưng (Tám Hưng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy) được điều động về làm Bí thư Thị ủy Châu Đốc; đồng chí Hai Nguyên (Tham mưu phó Tỉnh đội) được điều về tăng cường cho TX. Long Xuyên, làm Thị đội trưởng; đồng chí Huỳnh Văn Khoe (Út Dũng, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 512) được tăng cường cho Tân Châu - An Phú...

Trong năm, phương án tác chiến của tỉnh cơ bản xây dựng xong. TX. Châu Đốc được chọn làm mục tiêu chính, tập trung Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 và lực lượng vũ trang Châu Phú, Châu Đốc đánh chiếm cơ quan đầu não của địch, kết hợp quần chúng nổi dậy trừ gian, phá tề, làm chủ. Châu Thành - Long Xuyên được chọn làm mục tiêu phụ. Hướng Long Xuyên, du kích mật đánh một số mục tiêu trong nội ô, còn tiểu đoàn hỗn hợp sẽ cắt đứt lộ Long Xuyên - Châu Đốc, tấn công chi khu Châu Thành và đợi dứt điểm Châu Đốc sẽ hội quân đánh vào TX. Long Xuyên. Thị trấn Tri Tôn là diện căn kéo địch. Lực lượng vũ trang tấn công vào thị trấn, cắt đường Lộ Tẻ, cùng lúc phát động Nhân dân các xã Núi Tô bứt rút đồn bót, kéo về quận lỵ. Bộ Chỉ huy chiến dịch tỉnh được thành lập, đồng chí Bùi Văn Mỳ (Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh đội trưởng) làm Chỉ huy trưởng.

Giữa tháng 1-1968, công việc chuyển quân về vị trí đứng chân, chuẩn bị cơ sở hậu cần, chọn mục tiêu cụ thể, chuẩn bị nơi ém quân, cứu thương, hậu cần... đã hoàn thành. Ngày 28-1, Tỉnh ủy nhận được điện của Khu 8 cho biết giờ tấn công đồng loạt. Chiều 30 Tết, lễ xuất quân được tổ chức trọng thể tại núi Dài lớn. Ban Chỉ huy chiến dịch cùng cơ ngành tỉnh, lực lượng vũ trang, dân công hành quân về Thới Sơn (Tịnh Biên) trong tiếng pháo đón giao thừa rộn rã. Tối mùng 1 Tết, hơn 2.000 người hành quân thần tốc đến điểm tập kết “chòm gáo cò kêu” cách TX. Châu Đốc khoảng 2km. 2 giờ sáng ngày 31-1 (mùng 2 Tết), quân giải phóng nổ súng tấn công TX. Châu Đốc. Đồng chí Ba Bên bắn quả DKZ 75 thủng lô cốt địch trên đường Thủ Khoa Huân, dập tắt hỏa lực nơi này. Chỉ qua vài giờ chiến đấu, ta gần như làm chủ thị xã. Quân ta tiếp tục củng cố các vị trí chiếm được trong đêm, đánh tan 3 đợt phản kích của địch ở khu vực Ty Cảnh sát. Tuy nhiên, đến chiều tối, lực lượng ta thấm mệt vì không có đơn vị dự trữ, địch triển khai quân khắp 3 mặt. Trong đêm 31-1, lực lượng rút về căn cứ an toàn. Tổng kết mặt trận Châu Đốc và Tri Tôn, quân giải phóng đã phá hủy, đánh chiếm 21 địa điểm, căn cứ địch, loại hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự, xóa sổ cả đại đội 810 bảo an Châu Đốc.

Sau đợt 1, theo chỉ đạo, toàn bộ lực lượng vũ trang của tỉnh chuẩn bị các mặt, lấy danh nghĩa sư thúc Huỳnh Văn Trí tiến hành công tác vũ trang tuyên truyền trong quần chúng tín đồ PGHH. Tỉnh thành lập Tiểu đoàn 3 gọi là: “Bộ đội ông Mười Trí”, quân số khoảng 300 người do đồng chí Lê Văn Lạc (Năm Tômxơn) làm Tiểu đoàn trưởng. Tối 23-3, quân ta từ căn cứ B1 kéo xuống bao vây, tiêu diệt đồn Tân Phú, đánh tiểu đoàn địa phương của Huỳnh Trung Hiếu ở Hưng Nhơn, đánh chi khu Châu Phú kéo qua tiếp viện tại Hiệp Xương, diệt hàng chục tên.

Ngày 5-5, quân dân An Giang mở đợt II cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, với mục tiêu chính là vùng ven Châu Đốc, nhằm kềm chân địch cho 1 đơn vị chủ lực của Miền từ Hồng Ngự qua Long Sơn, Phú Lâm. Nhưng lực lượng chủ lực bị địch chặn lại ở Long Thuận, 3 ngày sau phải rút quân. Bên phía Khánh Hòa, Mỹ Đức, bộ đội tỉnh quần nhau suốt 5 ngày đêm với 3 tiểu đoàn chủ lực ngụy, có hỏa lực hùng hậu yểm trợ. Địch bị thiệt hại nặng nhưng thương vong của ta cũng lớn (gần 70 cán bộ, chiến sĩ), đạn dược sắp hết nên Ban Chỉ huy cho rút quân về căn cứ B2.

Theo ông Đặng Hoài Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân An Giang đã giáng một đòn bất ngờ vào quân ngụy An Giang, Châu Đốc, với phạm vi của chiến dịch trải rộng trên 1 thị xã, 5 thị trấn, 50 xã, khiến địch phải bị động đối phó. Đây là lần tấn công thứ 3 của quân giải phóng vào Châu Đốc với lực lượng lớn chưa từng có, địch bị động để Châu Đốc trở thành 1 trong 2 nơi bị thiệt hại nặng nhất ở ĐBSCL. Về phía cách mạng An Giang, đợt I đánh vào Châu Đốc giành được thắng lợi lớn, thương vong rất thấp. Nhưng khi tiến hành đợt II, không còn yếu tố bất ngờ, mục tiêu không quan trọng mà thương vong rất lớn. Đó là bài học quý báu của Đảng bộ tỉnh”.

(Còn tiếp)

GIA KHÁNH

http://baoangiang.com.vn/ky-2-khi-the-dau-tranh-o-an-giang-a217223.html

###Khát vọng độc lập, tự do từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ## Kỳ 2: Khí thế đấu tranh ở An Giang 30/01/2018 - 08:59 Cùng với các địa phương khác trong cả nước, An Giang tự hào góp một phần công sức vào kết quả chung của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Mùa nước năm 1967, Tỉnh ủy nhận được chỉ đạo của Khu chuẩn bị mọi mặt để chuyển sang tổng công kích vào ngay hậu phương địch, kết hợp quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Quân dân An Giang tích cực chuẩn bị lực lượng cho chiến dịch với tinh thần quyết tâm, khẩn trương, bí mật. Các huyện, thị trọng điểm đều được tăng cường lực lượng, như: đồng chí Phạm Công Hưng (Tám Hưng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy) được điều động về làm Bí thư Thị ủy Châu Đốc; đồng chí Hai Nguyên (Tham mưu phó Tỉnh đội) được điều về tăng cường cho TX. Long Xuyên, làm Thị đội trưởng; đồng chí Huỳnh Văn Khoe (Út Dũng, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 512) được tăng cường cho Tân Châu - An Phú... Trong năm, phương án tác chiến của tỉnh cơ bản xây dựng xong. TX. Châu Đốc được chọn làm mục tiêu chính, tập trung Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 và lực lượng vũ trang Châu Phú, Châu Đốc đánh chiếm cơ quan đầu não của địch, kết hợp quần chúng nổi dậy trừ gian, phá tề, làm chủ. Châu Thành - Long Xuyên được chọn làm mục tiêu phụ. Hướng Long Xuyên, du kích mật đánh một số mục tiêu trong nội ô, còn tiểu đoàn hỗn hợp sẽ cắt đứt lộ Long Xuyên - Châu Đốc, tấn công chi khu Châu Thành và đợi dứt điểm Châu Đốc sẽ hội quân đánh vào TX. Long Xuyên. Thị trấn Tri Tôn là diện căn kéo địch. Lực lượng vũ trang tấn công vào thị trấn, cắt đường Lộ Tẻ, cùng lúc phát động Nhân dân các xã Núi Tô bứt rút đồn bót, kéo về quận lỵ. Bộ Chỉ huy chiến dịch tỉnh được thành lập, đồng chí Bùi Văn Mỳ (Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh đội trưởng) làm Chỉ huy trưởng. Giữa tháng 1-1968, công việc chuyển quân về vị trí đứng chân, chuẩn bị cơ sở hậu cần, chọn mục tiêu cụ thể, chuẩn bị nơi ém quân, cứu thương, hậu cần... đã hoàn thành. Ngày 28-1, Tỉnh ủy nhận được điện của Khu 8 cho biết giờ tấn công đồng loạt. Chiều 30 Tết, lễ xuất quân được tổ chức trọng thể tại núi Dài lớn. Ban Chỉ huy chiến dịch cùng cơ ngành tỉnh, lực lượng vũ trang, dân công hành quân về Thới Sơn (Tịnh Biên) trong tiếng pháo đón giao thừa rộn rã. Tối mùng 1 Tết, hơn 2.000 người hành quân thần tốc đến điểm tập kết “chòm gáo cò kêu” cách TX. Châu Đốc khoảng 2km. 2 giờ sáng ngày 31-1 (mùng 2 Tết), quân giải phóng nổ súng tấn công TX. Châu Đốc. Đồng chí Ba Bên bắn quả DKZ 75 thủng lô cốt địch trên đường Thủ Khoa Huân, dập tắt hỏa lực nơi này. Chỉ qua vài giờ chiến đấu, ta gần như làm chủ thị xã. Quân ta tiếp tục củng cố các vị trí chiếm được trong đêm, đánh tan 3 đợt phản kích của địch ở khu vực Ty Cảnh sát. Tuy nhiên, đến chiều tối, lực lượng ta thấm mệt vì không có đơn vị dự trữ, địch triển khai quân khắp 3 mặt. Trong đêm 31-1, lực lượng rút về căn cứ an toàn. Tổng kết mặt trận Châu Đốc và Tri Tôn, quân giải phóng đã phá hủy, đánh chiếm 21 địa điểm, căn cứ địch, loại hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự, xóa sổ cả đại đội 810 bảo an Châu Đốc. Sau đợt 1, theo chỉ đạo, toàn bộ lực lượng vũ trang của tỉnh chuẩn bị các mặt, lấy danh nghĩa sư thúc Huỳnh Văn Trí tiến hành công tác vũ trang tuyên truyền trong quần chúng tín đồ PGHH. Tỉnh thành lập Tiểu đoàn 3 gọi là: “Bộ đội ông Mười Trí”, quân số khoảng 300 người do đồng chí Lê Văn Lạc (Năm Tômxơn) làm Tiểu đoàn trưởng. Tối 23-3, quân ta từ căn cứ B1 kéo xuống bao vây, tiêu diệt đồn Tân Phú, đánh tiểu đoàn địa phương của Huỳnh Trung Hiếu ở Hưng Nhơn, đánh chi khu Châu Phú kéo qua tiếp viện tại Hiệp Xương, diệt hàng chục tên. Ngày 5-5, quân dân An Giang mở đợt II cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, với mục tiêu chính là vùng ven Châu Đốc, nhằm kềm chân địch cho 1 đơn vị chủ lực của Miền từ Hồng Ngự qua Long Sơn, Phú Lâm. Nhưng lực lượng chủ lực bị địch chặn lại ở Long Thuận, 3 ngày sau phải rút quân. Bên phía Khánh Hòa, Mỹ Đức, bộ đội tỉnh quần nhau suốt 5 ngày đêm với 3 tiểu đoàn chủ lực ngụy, có hỏa lực hùng hậu yểm trợ. Địch bị thiệt hại nặng nhưng thương vong của ta cũng lớn (gần 70 cán bộ, chiến sĩ), đạn dược sắp hết nên Ban Chỉ huy cho rút quân về căn cứ B2. Theo ông Đặng Hoài Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân An Giang đã giáng một đòn bất ngờ vào quân ngụy An Giang, Châu Đốc, với phạm vi của chiến dịch trải rộng trên 1 thị xã, 5 thị trấn, 50 xã, khiến địch phải bị động đối phó. Đây là lần tấn công thứ 3 của quân giải phóng vào Châu Đốc với lực lượng lớn chưa từng có, địch bị động để Châu Đốc trở thành 1 trong 2 nơi bị thiệt hại nặng nhất ở ĐBSCL. Về phía cách mạng An Giang, đợt I đánh vào Châu Đốc giành được thắng lợi lớn, thương vong rất thấp. Nhưng khi tiến hành đợt II, không còn yếu tố bất ngờ, mục tiêu không quan trọng mà thương vong rất lớn. Đó là bài học quý báu của Đảng bộ tỉnh”. (Còn tiếp) GIA KHÁNH http://baoangiang.com.vn/ky-2-khi-the-dau-tranh-o-an-giang-a217223.html

Công tác Lịch sử Đảng

Huyện, thị, thành tỉnh An Giang trong những ngày tháng tư lịch sử

Được đăng: Thứ bảy, 29 Tháng 4 2017 21:15

(TGAG)- Tháng 4-1975, cùng cả nước quân và dân An Giang đứng lên đập tan ngụy quân, ngụy quyền, đánh đuổi xâm lược Mỹ, giải phóng quê hương, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Đó là những ngày tháng lịch sử không thể nào quên của quân dân 11 huyện, thị, thành tỉnh An Giang, những ngày tháng gay go, ác liệt nhất của cuộc chiến, đánh dấu thắng lợi tuyệt đối của cách mạng miền Nam. Những ngày 30-4-1975 lịch sử, với sự khẩn trương nắm bắt thời cơ cách mạng, Đảng bộ và quân dân các huyện thị thành tỉnh An Giang đã kịp thời xây dựng kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, tấn công địch giải phóng quê hương theo chỉ đạo của các Tỉnh ủy và tinh thần của Nghị quyết 15 - tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã.

Giải phóng huyện Tri Tôn:

Trưa ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Huyện ủy Tri Tôn phát động lực lượng ba mũi đồng loạt tấn công địch. Ở các xã, quân ta bao vây gọi hàng, vận động nhân dân nổi dậy, chiếm trụ sở chính quyền địch, truy quét bọn phản động lẫn trốn.

Bảy giờ chiều ngày 30/4/1975, lực lượng quân sự, chính trị của ta vào thị trấn, vây ép Chi khu Tri Tôn, gọi hàng. Địch chống cự, đốt giấy tờ, bỏ chạy. Đến 20 giờ ta gọi hàng kết hợp với quần chúng nổi dậy, buộc địch chấp nhận hàng và bàn giao chính quyền. Sáu giờ sáng ngày 1/5/1975 ta làm chủ hoàn toàn thị trấn Tri Tôn

Tại Trung tâm huấn luyện Chi Lăng, lực lượng địch rất đông nhưng đã hoang mang, lo sợ, tự tan rã. Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, địch bàn giao chi khu cho lực lượng cách mạng. 9 giờ sáng ngày 1/5/1975, 35 tên cấp tá, hàng trăm tên chỉ huy cấp dưới và toàn bộ 3.826 lính ra trình diện. Ta tiếp thu toàn khu căn cứ với nhiều khí tài và quân dụng.

Đến 9 giờ sáng ngày 01/5/1975, huyện Tri Tôn được giải phóng.

Giải phóng huyện Tịnh Biên:

Ngày 28/4/1975, Ban thường vụ Huyện ủy Tịnh Biên họp, đánh giá tình hình và chủ trương tiến hành tổng công kích: Ba Chúc là xã điểm công kích, tạo thế bao vây căn cứ, đồn bót địch. Các xã Thới Sơn, Nhơn Hưng, Xuân tô chuẩn bị lực lượng đón thời cơ phát động tổng khởi nghĩa, phá tề, giành quyền làm chủ.

Chiều ngày 29/4, sau khi địch ở căn cứ Vĩnh Gia, cao điểm núi Tượng, núi Dài Lớn tháo chạy hỗn loạn, ta phát động tấn công, giải phóng Ba Chúc. Lần lượt đồn Phổ Đà, Vĩnh Thông, căn cứ núi Đất được quân ta làm chủ. 20 giờ ngày 30/4/75, ta chiếm chi khu Tịnh Biên. Trong đêm 30/4 đến rạng ngày 1/5 tất cả các xã còn lại đều nổi dậy giành quyền làm chủ.

Sáng ngày 1/5/1975, quân ta giải phóng huyện Tịnh Biên.

Giải phóng huyện Tân Châu:

Tháng 4 năm 1975, Huyện ủy Tân Châu đóng tại căn cứ B1. Sau khi nhận lệnh của Tỉnh ủy, Huyện ủy chia quân làm 3 cánh, chuẩn bị đồng loạt tấn công địch giải phóng huyện nhà: 1 cánh đánh đồn Đồng Đức (Phú Hữu), 1 cánh hành quân sâu vào cánh đồng năm xã, ém quân ở Giồng Găng (Vĩnh Hậu), 1 cánh đánh chiếm khu trù mật Giồng Trà Dên (Tân An).

Chiều ngày 30/4/1975, quân ta đánh chiếm Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An. Sáng hôm sau, Long Phú, Phú Vĩnh và các xã còn lại trong huyện huy động lực lượng tại chỗ giành chính quyền.

Tối 30/4/1975, Bộ đội tỉnh Long Châu Tiền chia làm 3 cánh từ Thường Thới (Hồng Ngự) vượt sông Tiền qua thị trấn Tân Châu, cùng lực lượng tại chỗ uy hiếp, gọi hàng. Khí thế của lực lượng cách mạng đang lên, trung ương ngụy Sài Gòn đã đầu hàng, nên tên quận trưởng Tân Châu phải chấp nhận buông súng đầu hàng.

Sáng ngày 1/5/1975, huyện Tân Châu được giải phóng.

Giải phóng huyện Thoại Sơn:

Trưa ngày 30/4/1975, được tin Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Huyện ủy Huệ Đức (Thoại Sơn ngày nay) tổ chức lực lượng về giải phóng Ba Thê. Đến tối lực lượng ta áp sát chung quanh yếu khu. Sáng 1/5/1975, bộ đội tỉnh hành quân đến nơi, cùng lực lượng tại chỗ đánh chiếm các vị trí quân sự của địch, một số tháo chạy về Núi Sập, còn đa số đầu hàng.

Đến 9 giờ 30 ngày 1/5/1975, ta thiết lập chính quyền quân quản tại thị trấn Núi Sập. Các xã trong huyện đều được giải phóng. Phòng tuyến tử thủ của địch ở Phú Hòa bị ta đập tan vào chiều ngày 1/5/1975, đánh thông đường tiến quân về Long Xuyên.

Trong ngày 1/5/1975, huyện Huệ Đức (Thoại Sơn) được giải phóng.

Giải phóng huyện An Phú:

Ngày 30/4/1975, sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, các đồng chí lãnh đạo huyện họp tại ranh giới Phú Hội – Nhơn Hội, đề ra chủ trương lực lượng ở xã nào sẽ giải phóng xã đó.

Khoảng 5 giờ chiều ngày 30/4/1975, lực lượng huyện hành quân từ Cái Dơn-Thạnh Hòa xuống hướng Nhơn Hội. Địch chống trả quyết liệt, pháo 105 ly ở quận lỵ An Phú bắn lên tới tấp. Tối 30/4/1975, du kích Nhơn Hội bao vây tấn công đồn Bắc Đai, địch chống cự đến sáng ngày 1/5/1975 rút chạy. Xã Nhơn Hội được giải phóng trước tiên. Quân ta lần lượt tiếp quản Phú Hội, Vĩnh Hội Đông, đánh chiếm Đa Phước, Vĩnh Trường.

Quân ta chia thành hai mũi: một mũi từ Nhơn Hội qua Phước Hưng tiến về quận lỵ, mũi thứ hai từ Phú Hội tạo thành 2 gọng kìm bao vây quận lỵ An Phú. Bọn địch rút chạy qua xã Vĩnh Hậu cùng tàn quân nơi đây rút về “Tổ đình” Đức Huỳnh giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo. Khoảng 2 giờ 30 phút chiều ngày 1/5/1975, ta làm chủ quận lỵ, Huyện An Phú được giải phóng.

Giải phóng thị xã Châu Đốc:

Sau cuộc họp Tỉnh ủy Long Châu Hà (tháng 4/1975), Ban cán Đảng Châu Đốc họp chuẩn bị kế hoạch giải phóng thị xã Châu Đốc.

Ngày 30/4, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ngay tối hôm đó, Ban cán sự cấp tốc mở cuộc họp, quyết định phương châm chính là tấn công binh vận kết hợp với phát động phong trào quần chúng nổi dậy. Lúc đó, chính quyền ngụy lọt vào tay bọn đội lốt Phật giáo Hòa Hảo. Bọn này tuyên bố tử thủ, ra lệnh giới nghiêm.

Sáng ngày 1/5/1975, ngụy quyền suy sụp hoàn toàn. Bọn quân ô hợp đội lốt tôn giáo tự tan rã. Lực lượng biệt động mật nội ô làm chủ Ty thông tin, lập trụ sở của lực lượng giải phóng, phát loa kêu gọi binh lính địch đầu hàng. Đến bảy giờ sáng ngày 1/5/1975, lá cờ Mặt trận giải phóng đầu tiên được treo ở dinh Tỉnh trưởng ngụy quyền. 8 giờ lá cờ thứ hai được treo ở Ty Thông tin. Sau đó nhiều lá cờ được giương lên khắp phố phường...

Mười hai giờ trưa lực lượng cách mạng tổ chức cuộc mittinh ở trước Ty thông tin với hơn 6.000 đồng bào tham dự. Ta kêu gọi binh lính, sĩ quan buông súng đầu hàng. Quần chúng cùng lực lượng cách mạng tiếp quản các nơi còn lại.

Đến 15 giờ ngày 1/5/1975, ta hoàn toàn chiếm lĩnh những vị trí quan trọng trong thị xã. Tên Phó tỉnh trưởng hành chánh trực tiếp giao lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu... Châu Đốc được giải phóng.

Giải phóng huyện Châu Thành:

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, lực lượng cách mạng Châu Thành lên kế hoạch giải phóng huyện nhà. Bước vào chiến dịch, lực lượng huyện cùng du kích các xã được củng cố, sẵn sàng phối hợp giải phóng… Đêm 29/4/1975, lực lượng cách mạng đã đến các vị trí tập kết. Sáng 30/4/1975, khoảng 8 giờ ta nổ súng tấn công địch ở xã Vĩnh Hanh, Cần Đăng (gồm cả Vĩnh Bình, Vĩnh An ngày nay), địch hoảng loạn tinh thần, quân ta giành thắng lợi tuyệt đối...

6 giờ 30 ngày 1/5/1975, ta làm chủ hoàn toàn xã Hòa Bình Thạnh. Trưa ngày 1/5/1975, bộ đội huyện đến Bình Hòa (gồm cả An Hòa ngày nay) thì xã đã giải phóng nên huyện kéo lực lượng xuống giải phóng quận. Bốn giờ chiều ta lần lượt làm chủ chi khu Châu Thành, trại công binh Mê Linh...

16 giờ ngày 01/5/1975 Châu Thành được giải phóng.

Giải phóng thị xã Long Xuyên:

Giữa tháng 4/1975, tại rừng tràm Huệ Đức, Thị xã ủy họp xây dựng kế hoạch tấn công giải phóng Long Xuyên, chỉ đạo bộ phận nội ô bám sát các mục tiêu quan trọng, chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa.

Ngày 1/5, bộ đội chủ lực lãnh nhiệm vụ giải phóng Long Xuyên hành quân đến Ba Thê. Trong lúc đó tình hình nội ô Long Xuyên diễn biến phức tạp: lực lượng Bảo an quân Hòa Hảo chiếm tòa hành chánh và một số cơ quan đầu não, tuyên bố tử thủ, ra lệnh giới nghiêm 24/24. Bộ phận nội ô chỉ đạo cho nội tuyến ở Đài viễn thông, Ty Ngân khố, Ty điền địa... bảo vệ tài sản, vũ khí không cho địch cướp phá. Đồng thời liên lạc Quân khu 9, báo tình hình cấp bách của Long Xuyên.

16 giờ ngày 1/5, một bộ phận chủ lực E.101 (Trung đoàn Sông Lam) đến Long Xuyên đánh dẹp các tuyến phòng thủ của địch trên đường liên tỉnh. Đoàn xe M.113 của Quân khu tiến vào trung tâm tỉnh lỵ. Bảo an quân rút chạy về Chợ Mới. Sau khi dẹp tan tuyến phòng ngự của 1 đại đội địch ở Phú Hòa, bộ đội chủ lực tỉnh tiến vào trung tâm thị xã.

Đến 18 giờ 30 ngày 1/5/1975, lực lượng ta chiếm toàn bộ các cứ điểm, cơ quan nội ô, thị xã Long Xuyên được giải phóng.

Giải phóng huyện Châu Phú:

Từ ngày 22 đến 25/4/1975, Huyện ủy Châu Phú triệu tập cuộc họp bàn kế hoạch, phân công lực lượng chuẩn bị tổng tấn công giải phóng huyện.

Đúng 3 giờ 30 phút ngày 1/5/1975, lực lượng ta bao vây, gọi hàng đồn Mỹ Thiện. 5 giờ ta chiếm chi khu Mỹ Đức, treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng, toàn bộ địch thất thần, tháo chạy tán loạn.

15 giờ ngày 1/5/1975, bọn ngụy tập trung tàn quân với trên 300 bảo an quân có 3 thiết giáp và 4 xe GMC kéo lên Mỹ Đức hòng phản công chiếm lại chi khu. Quân ta bố trí lực lượng đánh phục kích tại cầu rạch Cần Thảo, bị bất ngờ, hoang mang, chúng tháo chạy, kéo quân về Cái Dầu. Quân ta lần lượt giải phóng Khánh Hòa, Mỹ Đức. Lực lượng Huyện ủy sau khi giải phóng Thạnh Mỹ Tây đã hành quân về chi khu Mỹ Đức để phối hợp với lực lượng địa phương quân huyện.

Sáng ngày 2/5/1975, lực lượng ta từ Châu Đốc đánh xuống, Châu Thành đánh lên, địch ở Cái Dầu rút chạy. Đến trưa ngày 2/5/1975 ta tiến đánh địch co cụm ở ấp Mỹ Thuận 2, đánh chiếm Bến Cát, chiếm dinh Hai Ngoán, giải phóng hoàn toàn 3 xã Bình Long, Bình Mỹ, Vĩnh Thạnh Trung.

Ngày 3/5/1975, địa phương quân huyện cùng tiểu đoàn chủ lực quân tỉnh tiến công bao vây, giải phóng Thạnh Mỹ Tây, Ô Long Vĩ.

Huyện Châu Phú được giải phóng trong ngày 3/5/1975.

Giải phóng huyện Phú Tân:

Tại Phú Tân- vùng thánh địa Phật giáo Hoà Hảo, sau khi ngụy quyền tuyên bố đầu hàng, bọn tề xã và bọn chỉ huy ác ôn khống chế phòng vệ dân sự, tước vũ khí của các phân chi khu trang bị Bảo an quân để tử thủ trong các xã Phú Hòa, Hòa Lạc, Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Bình Thạnh Đông, Cù Lao Tây... Chúng lấy Tổ đình và trung ương giáo hội làm điểm chỉ huy, tập trung bảo an quân và ngụy quân từ các nơi chạy về.

Chiều 30/4/1975, Trung ương giáo hội Phật giáo Hòa Hảo ra thông cáo tự ấn định tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên (An Giang) thuộc quyền cai trị của Hòa Hảo. Đêm 30/4/1975, lực lượng vũ trang Phú Tân tiến về cù lao Tây bị địch đánh trả rất mạnh nên phải lùi lại, đến ngày 2/5/1975 mới bám được cù lao Tân Huề.

Một mặt ta liên hệ với “Tổ đình” Đức giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo buộc phải giải tán bảo an quân, nộp vũ khí, mặt khác ta dùng lực lượng quân sự để trấn áp bọn đầu sỏ ngoan cố. Chiều ngày 1/5/1075, ta đưa Tiểu đoàn 512B (mới thành lập chuẩn bị cho tổng công kích) qua cù lao Long Thuận, qua Phú An phối hợp với Tiểu đoàn 512 tiến về “Thánh địa”.

Tiểu đoàn 512 từ Tân Châu tiến xuống Long Sơn, Phú lâm, Phú An. Chiều ngày 1/5/1975, quân ta đối đầu bọn bảo an quân tại tuyến phòng thủ đầu tiên ở Phú Lâm, đánh chúng lùi về hướng Phú An. Đêm 1/5/1075, lực lượng ta và địch lại nổ súng tại cây số 12 (Phú Lâm) cho đến sáng ngày 2/5/1975 phòng tuyến “tử thủ” này tan rã.

Sáng ngày 2/5/1975, khi ta tiến quân đến cây số 17 (Phú Lâm) thì gặp tuyến phòng thủ chính của Bảo an quân. Tại đây chúng tập trung hàng mấy trăm quân, có “xe nồi đồng” yểm trợ. Quân ta nhanh chóng dàn lực lượng trên hướng chính diện và cho một bộ phận đánh thọc sườn. Bị đánh bất ngờ từ 2 phía, địch hoảng loạn bỏ chạy. Đến cây số 20, ta lại đụng phải bọn bảo an quân thua trận từ An Phú chạy về co cụm tại đây, với khí thế lớn mạnh của ta bọn chúng xin đầu hàng. Lúc này Tiểu đoàn 512B đã qua sông cùng d.512 hành quân về chợ Mỹ Lương.

1 giờ sáng ngày 3/5/1975, ta tập kết tại chợ Mỹ Lương. Tại đây, Ban Chỉ huy Tỉnh đội liên hệ với lãnh đạo huyện Phú Tân, họp bàn kế hoạch tiếp thu “Tổ đình” Đức giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo và cho người đón lực lượng của Phú Tân từ Tân Huề qua.

Ngày 3/5/1975, Bảo an quân tử thủ ra thông cáo số 6 đồng ý cho ta tiếp quản Tổ đình. Ta đồng ý tiếp xúc với điều kiện bảo an quân phải bỏ súng đầu hàng ở các xã, số còn lại cùng với chức sắc, chỉ huy Bảo an quân các cấp phải tập trung về “Tổ đình” Đức giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo trình diện.

Sáng ngày 3/5/1975, phái đoàn cách mạng vào “Tổ đình” Đức giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo, trực tiếp gặp đại diện của Phật giáo Hòa Hảo vừa giải thích, vừa đấu tranh buộc họ phải giải giáp Bảo an quân vô điều kiện. Cuối cùng Bảo an quân phải hạ vũ khí đầu hàng, tập hợp trình diện…

Đến chiều ngày 3/5/1975, sau khi trung tâm chỉ huy “thánh địa” bị giải giáp, tàn quân và bảo an quân các xã còn lại cũng đầu hàng, huyện Phú Tân được hoàn toàn giải phóng.

Giải phóng huyện Chợ Mới:

Ngày 30/4/1975, ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Thời cơ thuận lợi giải phóng huyện đã đến, địa phương quân huyện cùng lực lượng Lấp Vò giải phóng Mỹ An Hưng, hành quân về Chợ Mới, triển khai lực lượng giải phóng xã Hội An. Đêm 30/4/1975 quân ta tiếp thu xã Hội An cùng 3 xã cù lao giêng.

Lúc bấy giờ, tàn quân địch với nhiều sắc lính và Bảo an quân ở nhiều nơi (trên 5.000 Bảo an quân) tập trung về Tây An Cổ Tự ngoan cố tử thủ. Huyện ủy Chợ Mới kịp thời liên lạc xin chi viện của tỉnh…

Sáng ngày 2/5/1975, lực lượng chi viện về đến xã Mỹ Luông, giao tranh ác liệt với lực lượng bảo an. Ta tăng cường tấn công, địch rút về ngã ba Bà vệ, xã Mỹ Luông được giải phóng.

Trưa ngày 2/5/1975, Tỉnh ủy Sa Đéc kịp thời điều 3 tiểu đoàn mới thành lập (502A, 502B, 502C) cùng 1 chi đoàn xe M.113 phối hợp cùng lực lượng địa phương giải phóng huyện Chợ Mới. Lực lượng ta chia làm 2 bộ phận, 1 bộ phận bao vậy Tây An Cổ Tự, một bộ phận tiếp thu quận lỵ Chợ Mới… Sáng ngày 3/5/1975, địch đầu hàng, ta tiếp thu huyện lỵ Chợ Mới và xã Long Điền.

Tại Tây An Cổ Tự, lực lượng ta bao vây tứ phía, phát loa gọi hàng, vận động gia đình binh sĩ kêu gọi con em về với cách mạng, buông súng đầu hàng. Sáng ngày 3/5, khoảng 1.500 tên ra đầu hàng, số còn lại phần đông rút chạy về Nhơn Mỹ. Quân ta tích cực truy kích, vây ép địch, đến ngày 5/5/1975, số tàn quân co cụm ở Nhơn Mỹ, Mỹ Hội Đông tan rã. Sáng ngày 6/5/1975, quân ta đồng loạt xiết chặt vòng vây Tây An Cổ Tự từ nhiều hướng buộc địch phải buông súng đầu hàng...

Vào lúc 8 giờ sáng ngày 6/5/1975, huyện Chợ Mới được hoàn toàn giải phóng.

Như vậy, đến ngày 6/5/1975, tất cả 11 huyện, thị, thành tỉnh An Giang được giải phóng, cùng cả nước kết thúc chặng đường 30 năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cứu nước, hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, bước vào thời kỳ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội./.

Nguyễn Thành Nhân

http://tuyengiaoangiang.vn/index.php/lich-su-dang/4155-huyen-thi-thanh-tinh-an-giang-trong-nhung-ngay-thang-tu-lich-su

Công tác Lịch sử Đảng ## Huyện, thị, thành tỉnh An Giang trong những ngày tháng tư lịch sử Được đăng: Thứ bảy, 29 Tháng 4 2017 21:15 (TGAG)- Tháng 4-1975, cùng cả nước quân và dân An Giang đứng lên đập tan ngụy quân, ngụy quyền, đánh đuổi xâm lược Mỹ, giải phóng quê hương, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Đó là những ngày tháng lịch sử không thể nào quên của quân dân 11 huyện, thị, thành tỉnh An Giang, những ngày tháng gay go, ác liệt nhất của cuộc chiến, đánh dấu thắng lợi tuyệt đối của cách mạng miền Nam. Những ngày 30-4-1975 lịch sử, với sự khẩn trương nắm bắt thời cơ cách mạng, Đảng bộ và quân dân các huyện thị thành tỉnh An Giang đã kịp thời xây dựng kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, tấn công địch giải phóng quê hương theo chỉ đạo của các Tỉnh ủy và tinh thần của Nghị quyết 15 - tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã. ### Giải phóng huyện Tri Tôn: Trưa ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Huyện ủy Tri Tôn phát động lực lượng ba mũi đồng loạt tấn công địch. Ở các xã, quân ta bao vây gọi hàng, vận động nhân dân nổi dậy, chiếm trụ sở chính quyền địch, truy quét bọn phản động lẫn trốn. Bảy giờ chiều ngày 30/4/1975, lực lượng quân sự, chính trị của ta vào thị trấn, vây ép Chi khu Tri Tôn, gọi hàng. Địch chống cự, đốt giấy tờ, bỏ chạy. Đến 20 giờ ta gọi hàng kết hợp với quần chúng nổi dậy, buộc địch chấp nhận hàng và bàn giao chính quyền. Sáu giờ sáng ngày 1/5/1975 ta làm chủ hoàn toàn thị trấn Tri Tôn Tại Trung tâm huấn luyện Chi Lăng, lực lượng địch rất đông nhưng đã hoang mang, lo sợ, tự tan rã. Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, địch bàn giao chi khu cho lực lượng cách mạng. 9 giờ sáng ngày 1/5/1975, 35 tên cấp tá, hàng trăm tên chỉ huy cấp dưới và toàn bộ 3.826 lính ra trình diện. Ta tiếp thu toàn khu căn cứ với nhiều khí tài và quân dụng. Đến 9 giờ sáng ngày 01/5/1975, huyện Tri Tôn được giải phóng. ### Giải phóng huyện Tịnh Biên: Ngày 28/4/1975, Ban thường vụ Huyện ủy Tịnh Biên họp, đánh giá tình hình và chủ trương tiến hành tổng công kích: Ba Chúc là xã điểm công kích, tạo thế bao vây căn cứ, đồn bót địch. Các xã Thới Sơn, Nhơn Hưng, Xuân tô chuẩn bị lực lượng đón thời cơ phát động tổng khởi nghĩa, phá tề, giành quyền làm chủ. Chiều ngày 29/4, sau khi địch ở căn cứ Vĩnh Gia, cao điểm núi Tượng, núi Dài Lớn tháo chạy hỗn loạn, ta phát động tấn công, giải phóng Ba Chúc. Lần lượt đồn Phổ Đà, Vĩnh Thông, căn cứ núi Đất được quân ta làm chủ. 20 giờ ngày 30/4/75, ta chiếm chi khu Tịnh Biên. Trong đêm 30/4 đến rạng ngày 1/5 tất cả các xã còn lại đều nổi dậy giành quyền làm chủ. Sáng ngày 1/5/1975, quân ta giải phóng huyện Tịnh Biên. ### Giải phóng huyện Tân Châu: Tháng 4 năm 1975, Huyện ủy Tân Châu đóng tại căn cứ B1. Sau khi nhận lệnh của Tỉnh ủy, Huyện ủy chia quân làm 3 cánh, chuẩn bị đồng loạt tấn công địch giải phóng huyện nhà: 1 cánh đánh đồn Đồng Đức (Phú Hữu), 1 cánh hành quân sâu vào cánh đồng năm xã, ém quân ở Giồng Găng (Vĩnh Hậu), 1 cánh đánh chiếm khu trù mật Giồng Trà Dên (Tân An). Chiều ngày 30/4/1975, quân ta đánh chiếm Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An. Sáng hôm sau, Long Phú, Phú Vĩnh và các xã còn lại trong huyện huy động lực lượng tại chỗ giành chính quyền. Tối 30/4/1975, Bộ đội tỉnh Long Châu Tiền chia làm 3 cánh từ Thường Thới (Hồng Ngự) vượt sông Tiền qua thị trấn Tân Châu, cùng lực lượng tại chỗ uy hiếp, gọi hàng. Khí thế của lực lượng cách mạng đang lên, trung ương ngụy Sài Gòn đã đầu hàng, nên tên quận trưởng Tân Châu phải chấp nhận buông súng đầu hàng. Sáng ngày 1/5/1975, huyện Tân Châu được giải phóng. ### Giải phóng huyện Thoại Sơn: Trưa ngày 30/4/1975, được tin Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Huyện ủy Huệ Đức (Thoại Sơn ngày nay) tổ chức lực lượng về giải phóng Ba Thê. Đến tối lực lượng ta áp sát chung quanh yếu khu. Sáng 1/5/1975, bộ đội tỉnh hành quân đến nơi, cùng lực lượng tại chỗ đánh chiếm các vị trí quân sự của địch, một số tháo chạy về Núi Sập, còn đa số đầu hàng. Đến 9 giờ 30 ngày 1/5/1975, ta thiết lập chính quyền quân quản tại thị trấn Núi Sập. Các xã trong huyện đều được giải phóng. Phòng tuyến tử thủ của địch ở Phú Hòa bị ta đập tan vào chiều ngày 1/5/1975, đánh thông đường tiến quân về Long Xuyên. Trong ngày 1/5/1975, huyện Huệ Đức (Thoại Sơn) được giải phóng. ## Giải phóng huyện An Phú: Ngày 30/4/1975, sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, các đồng chí lãnh đạo huyện họp tại ranh giới Phú Hội – Nhơn Hội, đề ra chủ trương lực lượng ở xã nào sẽ giải phóng xã đó. Khoảng 5 giờ chiều ngày 30/4/1975, lực lượng huyện hành quân từ Cái Dơn-Thạnh Hòa xuống hướng Nhơn Hội. Địch chống trả quyết liệt, pháo 105 ly ở quận lỵ An Phú bắn lên tới tấp. Tối 30/4/1975, du kích Nhơn Hội bao vây tấn công đồn Bắc Đai, địch chống cự đến sáng ngày 1/5/1975 rút chạy. Xã Nhơn Hội được giải phóng trước tiên. Quân ta lần lượt tiếp quản Phú Hội, Vĩnh Hội Đông, đánh chiếm Đa Phước, Vĩnh Trường. Quân ta chia thành hai mũi: một mũi từ Nhơn Hội qua Phước Hưng tiến về quận lỵ, mũi thứ hai từ Phú Hội tạo thành 2 gọng kìm bao vây quận lỵ An Phú. Bọn địch rút chạy qua xã Vĩnh Hậu cùng tàn quân nơi đây rút về “Tổ đình” Đức Huỳnh giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo. Khoảng 2 giờ 30 phút chiều ngày 1/5/1975, ta làm chủ quận lỵ, Huyện An Phú được giải phóng. ### Giải phóng thị xã Châu Đốc: Sau cuộc họp Tỉnh ủy Long Châu Hà (tháng 4/1975), Ban cán Đảng Châu Đốc họp chuẩn bị kế hoạch giải phóng thị xã Châu Đốc. Ngày 30/4, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ngay tối hôm đó, Ban cán sự cấp tốc mở cuộc họp, quyết định phương châm chính là tấn công binh vận kết hợp với phát động phong trào quần chúng nổi dậy. Lúc đó, chính quyền ngụy lọt vào tay bọn đội lốt Phật giáo Hòa Hảo. Bọn này tuyên bố tử thủ, ra lệnh giới nghiêm. Sáng ngày 1/5/1975, ngụy quyền suy sụp hoàn toàn. Bọn quân ô hợp đội lốt tôn giáo tự tan rã. Lực lượng biệt động mật nội ô làm chủ Ty thông tin, lập trụ sở của lực lượng giải phóng, phát loa kêu gọi binh lính địch đầu hàng. Đến bảy giờ sáng ngày 1/5/1975, lá cờ Mặt trận giải phóng đầu tiên được treo ở dinh Tỉnh trưởng ngụy quyền. 8 giờ lá cờ thứ hai được treo ở Ty Thông tin. Sau đó nhiều lá cờ được giương lên khắp phố phường... Mười hai giờ trưa lực lượng cách mạng tổ chức cuộc mittinh ở trước Ty thông tin với hơn 6.000 đồng bào tham dự. Ta kêu gọi binh lính, sĩ quan buông súng đầu hàng. Quần chúng cùng lực lượng cách mạng tiếp quản các nơi còn lại. Đến 15 giờ ngày 1/5/1975, ta hoàn toàn chiếm lĩnh những vị trí quan trọng trong thị xã. Tên Phó tỉnh trưởng hành chánh trực tiếp giao lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu... Châu Đốc được giải phóng. ### Giải phóng huyện Châu Thành: Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, lực lượng cách mạng Châu Thành lên kế hoạch giải phóng huyện nhà. Bước vào chiến dịch, lực lượng huyện cùng du kích các xã được củng cố, sẵn sàng phối hợp giải phóng… Đêm 29/4/1975, lực lượng cách mạng đã đến các vị trí tập kết. Sáng 30/4/1975, khoảng 8 giờ ta nổ súng tấn công địch ở xã Vĩnh Hanh, Cần Đăng (gồm cả Vĩnh Bình, Vĩnh An ngày nay), địch hoảng loạn tinh thần, quân ta giành thắng lợi tuyệt đối... 6 giờ 30 ngày 1/5/1975, ta làm chủ hoàn toàn xã Hòa Bình Thạnh. Trưa ngày 1/5/1975, bộ đội huyện đến Bình Hòa (gồm cả An Hòa ngày nay) thì xã đã giải phóng nên huyện kéo lực lượng xuống giải phóng quận. Bốn giờ chiều ta lần lượt làm chủ chi khu Châu Thành, trại công binh Mê Linh... 16 giờ ngày 01/5/1975 Châu Thành được giải phóng. ### Giải phóng thị xã Long Xuyên: Giữa tháng 4/1975, tại rừng tràm Huệ Đức, Thị xã ủy họp xây dựng kế hoạch tấn công giải phóng Long Xuyên, chỉ đạo bộ phận nội ô bám sát các mục tiêu quan trọng, chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa. Ngày 1/5, bộ đội chủ lực lãnh nhiệm vụ giải phóng Long Xuyên hành quân đến Ba Thê. Trong lúc đó tình hình nội ô Long Xuyên diễn biến phức tạp: lực lượng Bảo an quân Hòa Hảo chiếm tòa hành chánh và một số cơ quan đầu não, tuyên bố tử thủ, ra lệnh giới nghiêm 24/24. Bộ phận nội ô chỉ đạo cho nội tuyến ở Đài viễn thông, Ty Ngân khố, Ty điền địa... bảo vệ tài sản, vũ khí không cho địch cướp phá. Đồng thời liên lạc Quân khu 9, báo tình hình cấp bách của Long Xuyên. 16 giờ ngày 1/5, một bộ phận chủ lực E.101 (Trung đoàn Sông Lam) đến Long Xuyên đánh dẹp các tuyến phòng thủ của địch trên đường liên tỉnh. Đoàn xe M.113 của Quân khu tiến vào trung tâm tỉnh lỵ. Bảo an quân rút chạy về Chợ Mới. Sau khi dẹp tan tuyến phòng ngự của 1 đại đội địch ở Phú Hòa, bộ đội chủ lực tỉnh tiến vào trung tâm thị xã. Đến 18 giờ 30 ngày 1/5/1975, lực lượng ta chiếm toàn bộ các cứ điểm, cơ quan nội ô, thị xã Long Xuyên được giải phóng. ### Giải phóng huyện Châu Phú: Từ ngày 22 đến 25/4/1975, Huyện ủy Châu Phú triệu tập cuộc họp bàn kế hoạch, phân công lực lượng chuẩn bị tổng tấn công giải phóng huyện. Đúng 3 giờ 30 phút ngày 1/5/1975, lực lượng ta bao vây, gọi hàng đồn Mỹ Thiện. 5 giờ ta chiếm chi khu Mỹ Đức, treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng, toàn bộ địch thất thần, tháo chạy tán loạn. 15 giờ ngày 1/5/1975, bọn ngụy tập trung tàn quân với trên 300 bảo an quân có 3 thiết giáp và 4 xe GMC kéo lên Mỹ Đức hòng phản công chiếm lại chi khu. Quân ta bố trí lực lượng đánh phục kích tại cầu rạch Cần Thảo, bị bất ngờ, hoang mang, chúng tháo chạy, kéo quân về Cái Dầu. Quân ta lần lượt giải phóng Khánh Hòa, Mỹ Đức. Lực lượng Huyện ủy sau khi giải phóng Thạnh Mỹ Tây đã hành quân về chi khu Mỹ Đức để phối hợp với lực lượng địa phương quân huyện. Sáng ngày 2/5/1975, lực lượng ta từ Châu Đốc đánh xuống, Châu Thành đánh lên, địch ở Cái Dầu rút chạy. Đến trưa ngày 2/5/1975 ta tiến đánh địch co cụm ở ấp Mỹ Thuận 2, đánh chiếm Bến Cát, chiếm dinh Hai Ngoán, giải phóng hoàn toàn 3 xã Bình Long, Bình Mỹ, Vĩnh Thạnh Trung. Ngày 3/5/1975, địa phương quân huyện cùng tiểu đoàn chủ lực quân tỉnh tiến công bao vây, giải phóng Thạnh Mỹ Tây, Ô Long Vĩ. Huyện Châu Phú được giải phóng trong ngày 3/5/1975. ### Giải phóng huyện Phú Tân: Tại Phú Tân- vùng thánh địa Phật giáo Hoà Hảo, sau khi ngụy quyền tuyên bố đầu hàng, bọn tề xã và bọn chỉ huy ác ôn khống chế phòng vệ dân sự, tước vũ khí của các phân chi khu trang bị Bảo an quân để tử thủ trong các xã Phú Hòa, Hòa Lạc, Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Bình Thạnh Đông, Cù Lao Tây... Chúng lấy Tổ đình và trung ương giáo hội làm điểm chỉ huy, tập trung bảo an quân và ngụy quân từ các nơi chạy về. Chiều 30/4/1975, Trung ương giáo hội Phật giáo Hòa Hảo ra thông cáo tự ấn định tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên (An Giang) thuộc quyền cai trị của Hòa Hảo. Đêm 30/4/1975, lực lượng vũ trang Phú Tân tiến về cù lao Tây bị địch đánh trả rất mạnh nên phải lùi lại, đến ngày 2/5/1975 mới bám được cù lao Tân Huề. Một mặt ta liên hệ với “Tổ đình” Đức giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo buộc phải giải tán bảo an quân, nộp vũ khí, mặt khác ta dùng lực lượng quân sự để trấn áp bọn đầu sỏ ngoan cố. Chiều ngày 1/5/1075, ta đưa Tiểu đoàn 512B (mới thành lập chuẩn bị cho tổng công kích) qua cù lao Long Thuận, qua Phú An phối hợp với Tiểu đoàn 512 tiến về “Thánh địa”. Tiểu đoàn 512 từ Tân Châu tiến xuống Long Sơn, Phú lâm, Phú An. Chiều ngày 1/5/1975, quân ta đối đầu bọn bảo an quân tại tuyến phòng thủ đầu tiên ở Phú Lâm, đánh chúng lùi về hướng Phú An. Đêm 1/5/1075, lực lượng ta và địch lại nổ súng tại cây số 12 (Phú Lâm) cho đến sáng ngày 2/5/1975 phòng tuyến “tử thủ” này tan rã. Sáng ngày 2/5/1975, khi ta tiến quân đến cây số 17 (Phú Lâm) thì gặp tuyến phòng thủ chính của Bảo an quân. Tại đây chúng tập trung hàng mấy trăm quân, có “xe nồi đồng” yểm trợ. Quân ta nhanh chóng dàn lực lượng trên hướng chính diện và cho một bộ phận đánh thọc sườn. Bị đánh bất ngờ từ 2 phía, địch hoảng loạn bỏ chạy. Đến cây số 20, ta lại đụng phải bọn bảo an quân thua trận từ An Phú chạy về co cụm tại đây, với khí thế lớn mạnh của ta bọn chúng xin đầu hàng. Lúc này Tiểu đoàn 512B đã qua sông cùng d.512 hành quân về chợ Mỹ Lương. 1 giờ sáng ngày 3/5/1975, ta tập kết tại chợ Mỹ Lương. Tại đây, Ban Chỉ huy Tỉnh đội liên hệ với lãnh đạo huyện Phú Tân, họp bàn kế hoạch tiếp thu “Tổ đình” Đức giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo và cho người đón lực lượng của Phú Tân từ Tân Huề qua. Ngày 3/5/1975, Bảo an quân tử thủ ra thông cáo số 6 đồng ý cho ta tiếp quản Tổ đình. Ta đồng ý tiếp xúc với điều kiện bảo an quân phải bỏ súng đầu hàng ở các xã, số còn lại cùng với chức sắc, chỉ huy Bảo an quân các cấp phải tập trung về “Tổ đình” Đức giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo trình diện. Sáng ngày 3/5/1975, phái đoàn cách mạng vào “Tổ đình” Đức giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo, trực tiếp gặp đại diện của Phật giáo Hòa Hảo vừa giải thích, vừa đấu tranh buộc họ phải giải giáp Bảo an quân vô điều kiện. Cuối cùng Bảo an quân phải hạ vũ khí đầu hàng, tập hợp trình diện… Đến chiều ngày 3/5/1975, sau khi trung tâm chỉ huy “thánh địa” bị giải giáp, tàn quân và bảo an quân các xã còn lại cũng đầu hàng, huyện Phú Tân được hoàn toàn giải phóng. ### Giải phóng huyện Chợ Mới: Ngày 30/4/1975, ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Thời cơ thuận lợi giải phóng huyện đã đến, địa phương quân huyện cùng lực lượng Lấp Vò giải phóng Mỹ An Hưng, hành quân về Chợ Mới, triển khai lực lượng giải phóng xã Hội An. Đêm 30/4/1975 quân ta tiếp thu xã Hội An cùng 3 xã cù lao giêng. Lúc bấy giờ, tàn quân địch với nhiều sắc lính và Bảo an quân ở nhiều nơi (trên 5.000 Bảo an quân) tập trung về Tây An Cổ Tự ngoan cố tử thủ. Huyện ủy Chợ Mới kịp thời liên lạc xin chi viện của tỉnh… Sáng ngày 2/5/1975, lực lượng chi viện về đến xã Mỹ Luông, giao tranh ác liệt với lực lượng bảo an. Ta tăng cường tấn công, địch rút về ngã ba Bà vệ, xã Mỹ Luông được giải phóng. Trưa ngày 2/5/1975, Tỉnh ủy Sa Đéc kịp thời điều 3 tiểu đoàn mới thành lập (502A, 502B, 502C) cùng 1 chi đoàn xe M.113 phối hợp cùng lực lượng địa phương giải phóng huyện Chợ Mới. Lực lượng ta chia làm 2 bộ phận, 1 bộ phận bao vậy Tây An Cổ Tự, một bộ phận tiếp thu quận lỵ Chợ Mới… Sáng ngày 3/5/1975, địch đầu hàng, ta tiếp thu huyện lỵ Chợ Mới và xã Long Điền. Tại Tây An Cổ Tự, lực lượng ta bao vây tứ phía, phát loa gọi hàng, vận động gia đình binh sĩ kêu gọi con em về với cách mạng, buông súng đầu hàng. Sáng ngày 3/5, khoảng 1.500 tên ra đầu hàng, số còn lại phần đông rút chạy về Nhơn Mỹ. Quân ta tích cực truy kích, vây ép địch, đến ngày 5/5/1975, số tàn quân co cụm ở Nhơn Mỹ, Mỹ Hội Đông tan rã. Sáng ngày 6/5/1975, quân ta đồng loạt xiết chặt vòng vây Tây An Cổ Tự từ nhiều hướng buộc địch phải buông súng đầu hàng... Vào lúc 8 giờ sáng ngày 6/5/1975, huyện Chợ Mới được hoàn toàn giải phóng. Như vậy, đến ngày 6/5/1975, tất cả 11 huyện, thị, thành tỉnh An Giang được giải phóng, cùng cả nước kết thúc chặng đường 30 năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cứu nước, hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, bước vào thời kỳ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội./. Nguyễn Thành Nhân http://tuyengiaoangiang.vn/index.php/lich-su-dang/4155-huyen-thi-thanh-tinh-an-giang-trong-nhung-ngay-thang-tu-lich-su
edited Mar 8 '18 lúc 4:36 pm
1234 ... 5
886
23
2
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp