Trạng thái
Tin tức về An Phú

Những “hạt giống” nông sản sạch

Nhiều năm liền chỉ trồng Basmati để ăn, ông Năm Gấu (Nguyễn Văn Gấu), ở ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú (An Giang), so sánh: gạo Basmati trồng theo IPM ngon hẳn so Khao Dawk mali trồng bên Campuchia.

Mãn khoá học IPM từ năm 1996, trở về nhà ông trồng thử nghiệm 0,3ha vụ đông xuân, không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy mà chỉ phun thuốc dưỡng và bón phân cân đối, năng suất đạt 5 tấn/ha, tương đương với những người xung quanh nhưng chi phí thấp hơn khoảng 40%. Theo ông Năm, một vụ lúa có ít nhất ba loại sâu là bọ trĩ, sâu cuốn lá và rầy nâu. Cách phòng tránh rầy nâu là tháo nước trên ruộng ra để rầy con bám vào gốc lúa gần mặt đất, khi rầy sinh sản bám vào cây lúa đến khi thân cây lúa chuyển sang màu xám hồng là trứng sắp nở. Lúc này cho nước vào ngập khoảng nửa thân lúa khoảng năm ngày thì trứng bị thối, giảm thiệt hại khoảng 70%.

Gần 20 năm, ông Năm trồng lúa theo hướng “nương theo” thiên địch để có gạo ngon. “Thiên địch là bạn, vậy phải biết bạn là con nào để bảo vệ chứ phun xịt ào ào thì địch cũng chết mà ta cũng chết”, ông nói.

Bước sang tuổi 50, ông thú thiệt trồng Basmati để ăn thôi chứ trồng nhiều không biết bán cho ai!

ông Năm Gấu (Nguyễn Văn Gấu), ở ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú (An Giang), so sánh: gạo Basmati trồng theo IPM ngon hẳn so Khao Dawk mali trồng bên Campuchia.

“Mình không dám ăn thì bán ra là thất đức”

Phó trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Phú, ông Phạm Văn Tâm, công nhận trồng lúa kiểu nương theo thiên địch, hạn chế tối đa sử dụng nông dược như ông Năm, phải “cao tay ấn” mới làm được, vì người bình thường hễ thấy sâu là phun xịt vì sợ thất bại. “Càng sợ thất bại, phun xịt cho dữ thì càng thua vì chi phí cao, chất lượng không thể tốt hơn được, còn thiên địch chết hết ráo”, ông Năm khuyên những láng giềng của mình.

Giá xuống quá thấp (4.700 – 4.750 đồng/kg), ông Năm không sợ lỗ vì chi phí thấp. Hiện nay đã có trên 100 hộ trồng 400ha lúa theo kiểu ông Năm và có thể sẽ tăng gấp đôi trong năm tới. Dù giá bán chỉ chênh lệch từ 50 – 100 đồng/kg so lúa thường, nhưng nhiều người nhận ra rằng nếu xài thuốc tới mức bản thân mình không dám ăn thì bán ra là thất đức.

Ông Năm tránh được cảnh bấp bênh nhờ chia 6,5ha đất thành nơi trồng lúa, bắp, đậu phộng, đậu xanh… để bù đắp những khoản thu từ trồng lúa quá bấp bênh. Năm ngoái, ông thu lãi từ trồng lúa trên 400 triệu đồng sau khi ông tham gia chương trình cánh đồng lớn của AGPPS, chưa kể nguồn thu từ trồng màu hơn 50 triệu đồng. Khéo để dành, ông Năm sắm máy gặt đập liên hợp, máy xới, trục để chủ động gieo trồng, thu nhập ổn định hơn. Riêng việc trồng Basmati, ông vẫn là người tự sản tự tiêu loại gạo có giá bán trên 1.000 USD/tấn.

Cách tách khỏi… “giá bèo”

An Phú còn có mô hình trồng dưa lưới theo công nghệ Israel, áp dụng cách trồng trong nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt của công ty CP nông nghiệp công nghệ cao An Phú (huyện An Phú) có sức thuyết phục nông dân chuyển hướng. Trồng thử 1.000m2, sau 75 ngày thu hoạch trên 3,6 tấn, công ty Vuông Tròn ở TP.HCM bao tiêu hết với giá 30.000 đồng/kg (loại trên 2kg/trái) và 25.000 đồng (loại dưới 2kg/trái). Một công dưa đạt giá trị gần 100 triệu đồng, lãi gần 60 triệu đồng, còn gì thuyết phục bằng.

Ông Nguyễn Minh Bửu, phụ trách kỹ thuật công ty CP nông nghiệp công nghệ cao An Phú, cho biết chi phí đầu tư 550 triệu đồng/1.000m2. Nhưng ngay vụ đầu có lãi, đã có nhà đầu tư từ nơi khác đến học cách trồng, chấp nhận học phí chuyển giao công nghệ từ 20 – 30 triệu đồng.

An Phú là nơi có diện tích nhà lưới trồng rau, trái khác biệt nhiều nhất so các nơi khác trong tỉnh An Giang, nhưng cũng chỉ khoảng 1,9ha, chính quyền kỳ vọng đến năm 2020 có trên 10% diện tích ứng dụng công nghệ cao, và đến năm 2030 đạt 30% diện tích triển khai thực hiện trên 5/8 nhóm sản phẩm nông nghiệp: lúa – gạo; rau màu; nấm ăn, nấm dược liệu và thuỷ sản, năng suất, chất lượng tăng giá trị trên đơn vị diện tích ứng dụng công nghệ cao từ 30 – 35% so với thời điểm năm 2012 (thời điểm UBND tỉnh An Giang quyết chịnh chi 300 tỉ đồng thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tới năm 2015).

Hiện nay, công ty Vuông Tròn bao tiêu sản phẩm dưa lưới; công ty Ecofam tiêu thụ sản phẩm bắp lai, với diện tích từ 1.500 – 2.000ha; cùng với tám công ty khác nhắm tới sản phẩm sạch ở An Giang. Sự khác biệt đã tách nhóm sản phảm này ra khỏi danh sách hàng hoá bị mặc cả với giá bèo. Nhưng nhịp độ đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao chưa ào ạt, vì chi phí lớn và nhà đầu tư đo lường dung lượng thị trường để mở rộng. Sự công bằng giữa hàng sạch và sản phẩm không thể xác định an toàn trên thị trường cũng ảnh hưởng nhịp độ đầu tư.

Theo Thế giới Tiếp thị
http://danviet.vn/cau-noi-doanh-nghiep/nhung-hat-giong-nong-san-sach-615805.html

Nhiều năm liền chỉ trồng Basmati để ăn, ông Năm Gấu (Nguyễn Văn Gấu), ở ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú (An Giang), so sánh: gạo Basmati trồng theo IPM ngon hẳn so Khao Dawk mali trồng bên Campuchia. Mãn khoá học IPM từ năm 1996, trở về nhà ông trồng thử nghiệm 0,3ha vụ đông xuân, không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy mà chỉ phun thuốc dưỡng và bón phân cân đối, năng suất đạt 5 tấn/ha, tương đương với những người xung quanh nhưng chi phí thấp hơn khoảng 40%. Theo ông Năm, một vụ lúa có ít nhất ba loại sâu là bọ trĩ, sâu cuốn lá và rầy nâu. Cách phòng tránh rầy nâu là tháo nước trên ruộng ra để rầy con bám vào gốc lúa gần mặt đất, khi rầy sinh sản bám vào cây lúa đến khi thân cây lúa chuyển sang màu xám hồng là trứng sắp nở. Lúc này cho nước vào ngập khoảng nửa thân lúa khoảng năm ngày thì trứng bị thối, giảm thiệt hại khoảng 70%. Gần 20 năm, ông Năm trồng lúa theo hướng “nương theo” thiên địch để có gạo ngon. “Thiên địch là bạn, vậy phải biết bạn là con nào để bảo vệ chứ phun xịt ào ào thì địch cũng chết mà ta cũng chết”, ông nói. Bước sang tuổi 50, ông thú thiệt trồng Basmati để ăn thôi chứ trồng nhiều không biết bán cho ai! ![ông Năm Gấu (Nguyễn Văn Gấu), ở ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú (An Giang), so sánh: gạo Basmati trồng theo IPM ngon hẳn so Khao Dawk mali trồng bên Campuchia.](http://streaming1.danviet.vn/upload/3-2015/images/2015-07-27/1437981985-142773dsc_0192.jpg) **“Mình không dám ăn thì bán ra là thất đức”** Phó trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Phú, ông Phạm Văn Tâm, công nhận trồng lúa kiểu nương theo thiên địch, hạn chế tối đa sử dụng nông dược như ông Năm, phải “cao tay ấn” mới làm được, vì người bình thường hễ thấy sâu là phun xịt vì sợ thất bại. “Càng sợ thất bại, phun xịt cho dữ thì càng thua vì chi phí cao, chất lượng không thể tốt hơn được, còn thiên địch chết hết ráo”, ông Năm khuyên những láng giềng của mình. Giá xuống quá thấp (4.700 – 4.750 đồng/kg), ông Năm không sợ lỗ vì chi phí thấp. Hiện nay đã có trên 100 hộ trồng 400ha lúa theo kiểu ông Năm và có thể sẽ tăng gấp đôi trong năm tới. Dù giá bán chỉ chênh lệch từ 50 – 100 đồng/kg so lúa thường, nhưng nhiều người nhận ra rằng nếu xài thuốc tới mức bản thân mình không dám ăn thì bán ra là thất đức. Ông Năm tránh được cảnh bấp bênh nhờ chia 6,5ha đất thành nơi trồng lúa, bắp, đậu phộng, đậu xanh… để bù đắp những khoản thu từ trồng lúa quá bấp bênh. Năm ngoái, ông thu lãi từ trồng lúa trên 400 triệu đồng sau khi ông tham gia chương trình cánh đồng lớn của AGPPS, chưa kể nguồn thu từ trồng màu hơn 50 triệu đồng. Khéo để dành, ông Năm sắm máy gặt đập liên hợp, máy xới, trục để chủ động gieo trồng, thu nhập ổn định hơn. Riêng việc trồng Basmati, ông vẫn là người tự sản tự tiêu loại gạo có giá bán trên 1.000 USD/tấn. **Cách tách khỏi… “giá bèo”** An Phú còn có mô hình trồng dưa lưới theo công nghệ Israel, áp dụng cách trồng trong nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt của công ty CP nông nghiệp công nghệ cao An Phú (huyện An Phú) có sức thuyết phục nông dân chuyển hướng. Trồng thử 1.000m2, sau 75 ngày thu hoạch trên 3,6 tấn, công ty Vuông Tròn ở TP.HCM bao tiêu hết với giá 30.000 đồng/kg (loại trên 2kg/trái) và 25.000 đồng (loại dưới 2kg/trái). Một công dưa đạt giá trị gần 100 triệu đồng, lãi gần 60 triệu đồng, còn gì thuyết phục bằng. Ông Nguyễn Minh Bửu, phụ trách kỹ thuật công ty CP nông nghiệp công nghệ cao An Phú, cho biết chi phí đầu tư 550 triệu đồng/1.000m2. Nhưng ngay vụ đầu có lãi, đã có nhà đầu tư từ nơi khác đến học cách trồng, chấp nhận học phí chuyển giao công nghệ từ 20 – 30 triệu đồng. An Phú là nơi có diện tích nhà lưới trồng rau, trái khác biệt nhiều nhất so các nơi khác trong tỉnh An Giang, nhưng cũng chỉ khoảng 1,9ha, chính quyền kỳ vọng đến năm 2020 có trên 10% diện tích ứng dụng công nghệ cao, và đến năm 2030 đạt 30% diện tích triển khai thực hiện trên 5/8 nhóm sản phẩm nông nghiệp: lúa – gạo; rau màu; nấm ăn, nấm dược liệu và thuỷ sản, năng suất, chất lượng tăng giá trị trên đơn vị diện tích ứng dụng công nghệ cao từ 30 – 35% so với thời điểm năm 2012 (thời điểm UBND tỉnh An Giang quyết chịnh chi 300 tỉ đồng thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tới năm 2015). Hiện nay, công ty Vuông Tròn bao tiêu sản phẩm dưa lưới; công ty Ecofam tiêu thụ sản phẩm bắp lai, với diện tích từ 1.500 – 2.000ha; cùng với tám công ty khác nhắm tới sản phẩm sạch ở An Giang. Sự khác biệt đã tách nhóm sản phảm này ra khỏi danh sách hàng hoá bị mặc cả với giá bèo. Nhưng nhịp độ đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao chưa ào ạt, vì chi phí lớn và nhà đầu tư đo lường dung lượng thị trường để mở rộng. Sự công bằng giữa hàng sạch và sản phẩm không thể xác định an toàn trên thị trường cũng ảnh hưởng nhịp độ đầu tư. Theo Thế giới Tiếp thị http://danviet.vn/cau-noi-doanh-nghiep/nhung-hat-giong-nong-san-sach-615805.html

Siêu lãi nhờ làm lúa siêu sạch

Mô hình làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy ở xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, An Giang mà người dân gọi là lúa siêu sạch, đang giúp nhiều nhà nông hạ giá thành sản xuất, ổn định đầu ra, nâng cao thu nhập.

Không tốn tiền mua thuốc trừ sâu

Ông Lực (bìa trái) đang hướng dẫn nhà nông tham quan, học hỏi mô hình sản xuất lúa không sử dụng thuốc trừ sâu của tại xã Vĩnh Lộc. Ảnh: TRỌNG BÌNH
Ông Lực (bìa trái) đang hướng dẫn nhà nông tham quan, học hỏi mô hình sản xuất lúa không sử dụng thuốc trừ sâu của tại xã Vĩnh Lộc. Ảnh: TRỌNG BÌNH

Lão nông Nguyễn Văn Lực (xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú) được xem là nông dân đầu tiên dám “cả gan” làm lúa không phun thuốc trừ sâu. “Hồi đó, cách đây 10 năm, khi nghe nói về chuyện làm lúa không phun thuốc trừ sâu, các lão nông đều phán một câu xanh rờn: Xịt đủ thứ thuốc còn không có ăn, không thuốc trừ sâu có mà húp… cháo” – ông Lực kể. Chỉ sau vài vụ đầu phá huề (vì chưa có kinh nghiệm), những vụ kế tiếp ông Lực bắt đầu có lãi. Đặc biệt, khi giá lúa rớt sâu thì cách làm của ông càng phát huy hiệu quả vì không phải tốn tiền mua thuốc nên hạ được giá thành. “Ngay cả khi lúa rớt 4.300 đồng/kg tôi vẫn có lãi cao. Vụ đông xuân vừa rồi, vì không sử dụng thuốc trừ sâu nên tính ra 1ha chỉ tốn chi phí hơn 14 triệu đồng; 8 tấn lúa thu hoạch bán được gần 35 triệu đồng, lời trên 20 triệu” – ông Lực hạch toán.Ông Mai Văn Bộ - Trưởng Phòng NNPTNT huyện An Phú cho biết: “Bước đầu những nông dân này thực hiện mô hình trên cơ sở áp dụng Chương trình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), “1 phải 5 giảm” mà họ được ngành nông nghiệp hướng dẫn. Cách làm của ông Lực thực chất là trừ sâu, rầy bằng phương pháp sử dụng thiên địch”. Từ vài công thử nghiệm ban đầu, rồi tăng lên vài ha, cho đến hiện nay ông Lực đã thực hiện cách làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu trên toàn bộ diện tích hơn 7,5ha đất lúa của mình.

Giá bán cao

"Không phun thuốc trừ sâu, rầy là để bảo vệ thiên địch có ích. Thiên địch khống chế được dịch hại như: Sâu cuốn lá, rầy nâu, nhện gié... rất hiệu quả”.
Nông dân Nguyễn Văn Lực

Từ khi giá lúa rớt thấp và luôn bấp bênh trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà nông làm theo mô hình của ông Lực. “Thấy phương thức sản xuất không thuốc trừ sâu mang lại hiệu quả cao, từ đó tôi mạnh dạn chuyển toàn bộ hơn 11ha lúa làm theo mô hình này, chuyển đổi sang mô hình mới 1ha tiết kiệm gần 10 triệu đồng tiền phun thuốc, đầu ra lại ổn định” – ông La Văn Tùng ngụ cùng địa phương phấn khởi cho hay.Với cách làm hiệu quả trên, không chỉ nông dân lân cận, nhiều người ở ngoài xã và cả ngoài huyện An Phú đã tìm đến tham quan, học hỏi mô hình của ông Lực.

Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Mai Văn Bộ thông tin: “Huyện đã và đang nhân rộng mô hình làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy. Đến nay đã có trên dưới 50 nông dân trong huyện tham gia với tổng diện tích trên 400ha. Điều quan trọng là nhiều công ty đã đến đặc hàng những nông dân làm lúa không thuốc trừ sâu. Lúa sản xuất theo cách này cũng đang có giá nhỉnh hơn lúa khác từ 50 - 100 đồng/kg”.

“Dự kiến, sang năm 2016 chúng tôi sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu của bà con nhà nông tham gia mô hình. Lập thành vùng và có quy hoạch cụ thể, ký kết đầu tư để nâng cao thêm chuỗi giá trị sản phẩm, ổn định đầu ra, tăng thêm lợi nhuận cho bà con” – ông Bộ cho biết thêm.

TRỌNG BÌNH
http://danviet.vn/nha-nong/sieu-lai-nho-lam-lua-sieu-sach-613215.html

# Siêu lãi nhờ làm lúa siêu sạch Mô hình làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy ở xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, An Giang mà người dân gọi là lúa siêu sạch, đang giúp nhiều nhà nông hạ giá thành sản xuất, ổn định đầu ra, nâng cao thu nhập. ### Không tốn tiền mua thuốc trừ sâu ![Ông Lực (bìa trái) đang hướng dẫn nhà nông tham quan, học hỏi mô hình sản xuất lúa không sử dụng thuốc trừ sâu của tại xã Vĩnh Lộc. Ảnh: TRỌNG BÌNH](http://streaming1.danviet.vn/upload/3-2015/images/2015-07-16/1437003407-13.jpg) Ông Lực (bìa trái) đang hướng dẫn nhà nông tham quan, học hỏi mô hình sản xuất lúa không sử dụng thuốc trừ sâu của tại xã Vĩnh Lộc. Ảnh: TRỌNG BÌNH Lão nông Nguyễn Văn Lực (xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú) được xem là nông dân đầu tiên dám “cả gan” làm lúa không phun thuốc trừ sâu. “Hồi đó, cách đây 10 năm, khi nghe nói về chuyện làm lúa không phun thuốc trừ sâu, các lão nông đều phán một câu xanh rờn: Xịt đủ thứ thuốc còn không có ăn, không thuốc trừ sâu có mà húp… cháo” – ông Lực kể. Chỉ sau vài vụ đầu phá huề (vì chưa có kinh nghiệm), những vụ kế tiếp ông Lực bắt đầu có lãi. Đặc biệt, khi giá lúa rớt sâu thì cách làm của ông càng phát huy hiệu quả vì không phải tốn tiền mua thuốc nên hạ được giá thành. “Ngay cả khi lúa rớt 4.300 đồng/kg tôi vẫn có lãi cao. Vụ đông xuân vừa rồi, vì không sử dụng thuốc trừ sâu nên tính ra 1ha chỉ tốn chi phí hơn 14 triệu đồng; 8 tấn lúa thu hoạch bán được gần 35 triệu đồng, lời trên 20 triệu” – ông Lực hạch toán.Ông Mai Văn Bộ - Trưởng Phòng NNPTNT huyện An Phú cho biết: “Bước đầu những nông dân này thực hiện mô hình trên cơ sở áp dụng Chương trình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), “1 phải 5 giảm” mà họ được ngành nông nghiệp hướng dẫn. Cách làm của ông Lực thực chất là trừ sâu, rầy bằng phương pháp sử dụng thiên địch”. Từ vài công thử nghiệm ban đầu, rồi tăng lên vài ha, cho đến hiện nay ông Lực đã thực hiện cách làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu trên toàn bộ diện tích hơn 7,5ha đất lúa của mình. ### Giá bán cao > "Không phun thuốc trừ sâu, rầy là để bảo vệ thiên địch có ích. Thiên địch khống chế được dịch hại như: Sâu cuốn lá, rầy nâu, nhện gié... rất hiệu quả”. Nông dân Nguyễn Văn Lực Từ khi giá lúa rớt thấp và luôn bấp bênh trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà nông làm theo mô hình của ông Lực. “Thấy phương thức sản xuất không thuốc trừ sâu mang lại hiệu quả cao, từ đó tôi mạnh dạn chuyển toàn bộ hơn 11ha lúa làm theo mô hình này, chuyển đổi sang mô hình mới 1ha tiết kiệm gần 10 triệu đồng tiền phun thuốc, đầu ra lại ổn định” – ông La Văn Tùng ngụ cùng địa phương phấn khởi cho hay.Với cách làm hiệu quả trên, không chỉ nông dân lân cận, nhiều người ở ngoài xã và cả ngoài huyện An Phú đã tìm đến tham quan, học hỏi mô hình của ông Lực. Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Mai Văn Bộ thông tin: “Huyện đã và đang nhân rộng mô hình làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy. Đến nay đã có trên dưới 50 nông dân trong huyện tham gia với tổng diện tích trên 400ha. Điều quan trọng là nhiều công ty đã đến đặc hàng những nông dân làm lúa không thuốc trừ sâu. Lúa sản xuất theo cách này cũng đang có giá nhỉnh hơn lúa khác từ 50 - 100 đồng/kg”. “Dự kiến, sang năm 2016 chúng tôi sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu của bà con nhà nông tham gia mô hình. Lập thành vùng và có quy hoạch cụ thể, ký kết đầu tư để nâng cao thêm chuỗi giá trị sản phẩm, ổn định đầu ra, tăng thêm lợi nhuận cho bà con” – ông Bộ cho biết thêm. TRỌNG BÌNH http://danviet.vn/nha-nong/sieu-lai-nho-lam-lua-sieu-sach-613215.html
455
1
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp