Trạng thái
Tin tức về An Phú

Bộ đội biên phòng An Giang giúp dân thu hoạch lúa “chạy lũ”

QĐND Online- Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, hàng trăm héc ta lúa ngoài đê bao đến kỳ thu hoạch tại xã An Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang bị ngập nghiêm trọng. Nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nhân dân, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang đã điều động khoảng 80 cán bộ, chiến sĩ tham gia gặt lúa bị ngập úng giúp bà con nông dân.
Ông Phạm Thành Tâm, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNN) huyện An Phú, tỉnh An Giang cho biết, hiện nay nước lũ đang về sớm hơn nửa tháng so với cùng kỳ năm ngoái đã làm thiệt hại hơn 16ha lúa hè thu muộn của bà con nông dân, khoảng 50-60%. “Thực tế lúa của nông dân còn khoảng 1-2 tuần nữa mới thu hoạch, nhưng đã bị ngập sâu trong nước, khiến thu hoạch lúa gặp nhiều khó khăn, giá thuê công cắt lúa bằng tay tăng lên 500.000 đồng/công, giá bán chỉ có 3.000 -3.500 đồng/kg, trong khi đó giá lúa ngoài thị trường hơn 5.000 đồng/kg. Ướt tính thiệt hại mỗi công lúa từ 2-2,5 triệu đồng”, ông Tâm cho biết.

Bộ đội biên phòng An Giang giúp dân thu hoạch lúa “chạy lũ”

Nhiều diện tích lúa của bà con bị ngập do lũ về sớm kèm theo mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.

Những cánh đồng ngập trắng nước do ảnh hưởng của nước lũ và mưa lớn kéo dài khiến những người nông dân đứng ngồi không yên. Ông Nguyễn Văn Trí, ngụ ấp Bắc Đai, xã Nhơn Hội, có 7 công lúa bị lũ và mưa lớn nhấn chìm, ước thiệt hại khoảng 30%, buồn bã chia sẻ: “Mưa lớn kéo dài, nước lên nhanh gây ngập lúa, gia đình tôi không kịp trở tay. Muốn thuê nhân công cũng chịu vì nhà ai cũng cùng cảnh ngộ. Ruộng bị ngập nên máy móc không thể vào được”.

Bằng tinh thần và trách nhiệm của người lính, khoảng 80 cán bộ, chiến sĩ khối cơ quan Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang và các đồn Biên phòng trên địa bàn đã không quản ngại, ngâm mình dưới nước giúp dân thu hoạch lúa bị ngập úng. Nhiều chỗ nước ngập sâu nên cán bộ, chiến sĩ phải mò gặt từng cụm lúa. Các bộ phận gặt lúa, vớt lúa chất lên xuồng, chuyển lúa về khu vực cao, tuốt lúa… phải làm việc hối hả, không nghỉ giải lao vì sợ con nước ngày càng lên nhanh. Ở vùng đất biên giới này khi mưa là mưa rất lớn mà lúc nắng cũng rất rát, vậy nên, mới hơn 9 giờ mà nước ở ruộng đã nóng ran. Nhiều chiến sĩ do ngâm mình trong nước quá lâu, đầu ngón tay và chân bị tái nhợt...

Gạt vội mồ hôi chảy ròng trên khuôn mặt, Đại úy Nguyễn Đình Phương, Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Bắc Đai cho biết: “Anh em rất đồng cảm trước khó khăn của bà con, chỉ muốn làm cho nhanh giúp bà con thu hoạch hết lúa. Những lúc mưa hay nắng gắt, chúng tôi vẫn động viên nhau làm việc. Cấp ủy, chính quyền, Ban phòng chống lụt bão, dân quân xã Nhơn Hội và Đồn Biên phòng Bắc Đai tiếp tục được huy động gặt lúa "chạy lũ" giúp nông dân xã Nhơn Hội".

Bộ đội biên phòng An Giang giúp dân thu hoạch lúa “chạy lũ”

BĐBP An Giang thu hoạch lúa giúp dân.

Còn ông Lê Văn Hồng ở ấp Bắc Đai, xã Nhơn Hội, huyện An Phú cho biết: Nhà ông có khoảng 32 công (3,2ha) lúa bị ngập, sản lượng lúa mất trắng ước tính khoảng 50%, trong lúc khó khăn vì không thuê được công nhân gặt lúa thì được lực lượng BĐBP đến thu hoạch hộ. “May mắn nhờ có bộ đội kịp thời đến gặt lúa nên phần lớn diện tích lúa đã kịp thu hoạch, thiệt hại không nhiều. Anh em bộ đội làm việc nhiệt tình, không đòi hỏi gì hết, giúp gia đình tôi và bà con ở đây như giúp người thân. Chúng tôi cảm ơn bộ đội nhiều lắm”, ông Hồng xúc động nói.

Bộ đội biên phòng An Giang giúp dân thu hoạch lúa “chạy lũ”

hiều chiến sĩ BĐBP không ngại khó khăn giúp dân thu hoạch lúa “chạy lũ”

Đây là việc làm ý nghĩa và thiết thực thể hiện vai trò xung kích của BĐBP trong phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, đồng thời, góp phần thắt chặt thêm tình đoàn kết gắn bó quân dân.

Bài, ảnh: THÚY AN-CHIẾN KHU

Báo điện tử Quân đội nhân dân

http://www.qdnd.vn/hau-phuong-chien-si/que-huong/bo-doi-bien-phong-an-giang-giup-dan-thu-hoach-lua-chay-lu-544585

QĐND Online- Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, hàng trăm héc ta lúa ngoài đê bao đến kỳ thu hoạch tại xã An Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang bị ngập nghiêm trọng. Nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nhân dân, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang đã điều động khoảng 80 cán bộ, chiến sĩ tham gia gặt lúa bị ngập úng giúp bà con nông dân. Ông Phạm Thành Tâm, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNN) huyện An Phú, tỉnh An Giang cho biết, hiện nay nước lũ đang về sớm hơn nửa tháng so với cùng kỳ năm ngoái đã làm thiệt hại hơn 16ha lúa hè thu muộn của bà con nông dân, khoảng 50-60%. “Thực tế lúa của nông dân còn khoảng 1-2 tuần nữa mới thu hoạch, nhưng đã bị ngập sâu trong nước, khiến thu hoạch lúa gặp nhiều khó khăn, giá thuê công cắt lúa bằng tay tăng lên 500.000 đồng/công, giá bán chỉ có 3.000 -3.500 đồng/kg, trong khi đó giá lúa ngoài thị trường hơn 5.000 đồng/kg. Ướt tính thiệt hại mỗi công lúa từ 2-2,5 triệu đồng”, ông Tâm cho biết. http://file.qdnd.vn/data/images/0/2018/07/20/thuha/200718ha20%201.jpg Nhiều diện tích lúa của bà con bị ngập do lũ về sớm kèm theo mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày. Những cánh đồng ngập trắng nước do ảnh hưởng của nước lũ và mưa lớn kéo dài khiến những người nông dân đứng ngồi không yên. Ông Nguyễn Văn Trí, ngụ ấp Bắc Đai, xã Nhơn Hội, có 7 công lúa bị lũ và mưa lớn nhấn chìm, ước thiệt hại khoảng 30%, buồn bã chia sẻ: “Mưa lớn kéo dài, nước lên nhanh gây ngập lúa, gia đình tôi không kịp trở tay. Muốn thuê nhân công cũng chịu vì nhà ai cũng cùng cảnh ngộ. Ruộng bị ngập nên máy móc không thể vào được”. Bằng tinh thần và trách nhiệm của người lính, khoảng 80 cán bộ, chiến sĩ khối cơ quan Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang và các đồn Biên phòng trên địa bàn đã không quản ngại, ngâm mình dưới nước giúp dân thu hoạch lúa bị ngập úng. Nhiều chỗ nước ngập sâu nên cán bộ, chiến sĩ phải mò gặt từng cụm lúa. Các bộ phận gặt lúa, vớt lúa chất lên xuồng, chuyển lúa về khu vực cao, tuốt lúa… phải làm việc hối hả, không nghỉ giải lao vì sợ con nước ngày càng lên nhanh. Ở vùng đất biên giới này khi mưa là mưa rất lớn mà lúc nắng cũng rất rát, vậy nên, mới hơn 9 giờ mà nước ở ruộng đã nóng ran. Nhiều chiến sĩ do ngâm mình trong nước quá lâu, đầu ngón tay và chân bị tái nhợt... Gạt vội mồ hôi chảy ròng trên khuôn mặt, Đại úy Nguyễn Đình Phương, Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Bắc Đai cho biết: “Anh em rất đồng cảm trước khó khăn của bà con, chỉ muốn làm cho nhanh giúp bà con thu hoạch hết lúa. Những lúc mưa hay nắng gắt, chúng tôi vẫn động viên nhau làm việc. Cấp ủy, chính quyền, Ban phòng chống lụt bão, dân quân xã Nhơn Hội và Đồn Biên phòng Bắc Đai tiếp tục được huy động gặt lúa "chạy lũ" giúp nông dân xã Nhơn Hội". http://file.qdnd.vn/data/images/0/2018/07/20/thuha/200718ha23%201.jpg BĐBP An Giang thu hoạch lúa giúp dân. Còn ông Lê Văn Hồng ở ấp Bắc Đai, xã Nhơn Hội, huyện An Phú cho biết: Nhà ông có khoảng 32 công (3,2ha) lúa bị ngập, sản lượng lúa mất trắng ước tính khoảng 50%, trong lúc khó khăn vì không thuê được công nhân gặt lúa thì được lực lượng BĐBP đến thu hoạch hộ. “May mắn nhờ có bộ đội kịp thời đến gặt lúa nên phần lớn diện tích lúa đã kịp thu hoạch, thiệt hại không nhiều. Anh em bộ đội làm việc nhiệt tình, không đòi hỏi gì hết, giúp gia đình tôi và bà con ở đây như giúp người thân. Chúng tôi cảm ơn bộ đội nhiều lắm”, ông Hồng xúc động nói. http://file.qdnd.vn/data/images/0/2018/07/20/thuha/200718ha22%201.jpg hiều chiến sĩ BĐBP không ngại khó khăn giúp dân thu hoạch lúa “chạy lũ” Đây là việc làm ý nghĩa và thiết thực thể hiện vai trò xung kích của BĐBP trong phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, đồng thời, góp phần thắt chặt thêm tình đoàn kết gắn bó quân dân. Bài, ảnh: THÚY AN-CHIẾN KHU Báo điện tử Quân đội nhân dân http://www.qdnd.vn/hau-phuong-chien-si/que-huong/bo-doi-bien-phong-an-giang-giup-dan-thu-hoach-lua-chay-lu-544585

Lũ ở ĐBSCL về sớm hơn nửa tháng, lúa hè thu muộn bị ảnh hưởng

8/07/2018, 15:37 (GMT+7)

Chiều ngày 18/7 ông Phạm Thành Tâm, Phó trưởng phòng NN-PTNN huyện An Phú – An Giang cho biết: Hiện nay nước lũ đang về sớm hơn nữa tháng so với cùng kỳ năm rồi đã làm thiệt hại hơn 16ha lúa HT muộn của bà con nông dân khoảng 50-60%.

Đây là những diện tích lúa nằm ngoài đê bao chủ yếu tập trung ở 2 xã Nhơn Hội và Phú Hội.

https://image.nongnghiep.vn/upload/Article/thanhnb/2018/7/18/anh-1-2.jpg

Hơn 16ha lúa HT muộn của bà con nông huyện An Phú bị thiệt hại từ 50-60% do lũ về sớm
Thực tế lúa của nông dân còn khoảng 1-2 tuần nữa mới thu hoạch nhưng đã bị ngập xâu trong nước, khiến thu hoạch lúa gặp nhiều khó khăn, giá thuê công tắt lúa bằng tay tăng lên 500.000 đồng/công, giá bán chỉ có 3.000 -3.500 đồng/kg, trong khi đó giá lúa ngoài thị trường trên 5.000 đồng/kg. Ướt tính thiệt hại mỗi công lúa từ 2-2,5 triệu đồng.

Theo ông Tâm, hiện nay ngành nông nghiệp huyện đang phối hợp với ngành chức năng, công an và bộ đội biên phòng để giúp nông dân khâu thu hoạch lúa nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.

https://image.nongnghiep.vn/upload/Article/thanhnb/2018/7/18/anh-2-1.jpg

Lúa đã lên mọng

https://image.nongnghiep.vn/upload/Article/thanhnb/2018/7/18/anh-4-2.jpg

https://image.nongnghiep.vn/upload/Article/thanhnb/2018/7/18/anh-3-2.jpg

Nông dân tranh thủ cắt lúa chạy lũ

LÊ HOÀNG VŨ

Báo Nông nghiệp Việt Nam

https://nongnghiep.vn/lu-o-dbscl-ve-som-hon-nua-thang-lua-he-thu-muon-bi-anh-huong-post222911.html

# Lũ ở ĐBSCL về sớm hơn nửa tháng, lúa hè thu muộn bị ảnh hưởng 8/07/2018, 15:37 (GMT+7) Chiều ngày 18/7 ông Phạm Thành Tâm, Phó trưởng phòng NN-PTNN huyện An Phú – An Giang cho biết: Hiện nay nước lũ đang về sớm hơn nữa tháng so với cùng kỳ năm rồi đã làm thiệt hại hơn 16ha lúa HT muộn của bà con nông dân khoảng 50-60%. Đây là những diện tích lúa nằm ngoài đê bao chủ yếu tập trung ở 2 xã Nhơn Hội và Phú Hội. https://image.nongnghiep.vn/upload/Article/thanhnb/2018/7/18/anh-1-2.jpg Hơn 16ha lúa HT muộn của bà con nông huyện An Phú bị thiệt hại từ 50-60% do lũ về sớm Thực tế lúa của nông dân còn khoảng 1-2 tuần nữa mới thu hoạch nhưng đã bị ngập xâu trong nước, khiến thu hoạch lúa gặp nhiều khó khăn, giá thuê công tắt lúa bằng tay tăng lên 500.000 đồng/công, giá bán chỉ có 3.000 -3.500 đồng/kg, trong khi đó giá lúa ngoài thị trường trên 5.000 đồng/kg. Ướt tính thiệt hại mỗi công lúa từ 2-2,5 triệu đồng. Theo ông Tâm, hiện nay ngành nông nghiệp huyện đang phối hợp với ngành chức năng, công an và bộ đội biên phòng để giúp nông dân khâu thu hoạch lúa nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. https://image.nongnghiep.vn/upload/Article/thanhnb/2018/7/18/anh-2-1.jpg Lúa đã lên mọng https://image.nongnghiep.vn/upload/Article/thanhnb/2018/7/18/anh-4-2.jpg https://image.nongnghiep.vn/upload/Article/thanhnb/2018/7/18/anh-3-2.jpg Nông dân tranh thủ cắt lúa chạy lũ LÊ HOÀNG VŨ Báo Nông nghiệp Việt Nam https://nongnghiep.vn/lu-o-dbscl-ve-som-hon-nua-thang-lua-he-thu-muon-bi-anh-huong-post222911.html

Miền Tây lo lũ lớn bất thường

3/07/2018 22:48

Các chuyên gia nhận định đỉnh lũ năm nay ở miền Tây Nam Bộ có khả năng xấp xỉ năm 2017 nhưng đề phòng diễn biến bất thường
Ông Nguyễn Văn Tòng (ngụ xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết đã lâu lắm mới thấy nước sông Hậu ngầu đục sau ngày 5-5 âm lịch. Điều này khiến ông vui vì hy vọng bội thu với nghề đặt lọp cá linh.

Còn theo lão ngư Lê Văn Xíu (ngụ xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), sau những ngày mưa dầm, nhiều cánh đồng ở các địa phương giáp Campuchia đã ngập sâu hơn 1 m nước nên dân nghèo không kịp chuẩn bị ngư cụ. "Vợ tôi phải mướn người may vá lưới và sắm thêm mớ dụng cụ làm đú để đặt hứng cá linh đầu mùa. Mình chỉ có cái nghề đặt đú vỏn vẹn 3 tháng để tích lũy ăn cho cả năm nên phải cố gắng làm cho dù nước lũ có diễn biến bất thường. Tuy cực nhưng mỗi năm cũng kiếm được cả trăm triệu đồng" - ông Xíu nói.

https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/540/2018/7/23/phu-3-1532355806778769882059.jpg

Gia đình ông Lê Văn Xíu chuẩn bị ngư cụ để đặt đú

Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, cho biết một số khu vực ở tỉnh này có mưa kết hợp triều cường làm hơn 7.500 ha lúa, rau màu bị ảnh hưởng. Trong số này có gần 5.500 ha lúa trong giai đoạn chín đến thu hoạch nhưng bị thiệt hại từ 30%-70%. Cũng theo ông Thư, ngành chức năng dự báo lũ đầu mùa sẽ cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 30-50 cm và về sớm hơn từ 7-10 ngày. Đỉnh lũ sẽ đạt trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến 24-10. Trước diễn biến này, ngành nông nghiệp An Giang yêu cầu các địa phương thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, triều cường nhằm kịp thời thông báo cho dân biết để chủ động phòng tránh, có kế hoạch thu hoạch dứt điểm lúa và hoa màu tại các vùng trũng, vùng ngoài đê bao. Tăng cường kiểm tra đê bao, cống, các điểm xung yếu, vùng trũng thường xuyên bị ảnh hưởng của ngập úng để kịp thời xử lý. Huy động lực lượng dân quân, đoàn thể hỗ trợ dân thu hoạch lúa.

Ông Lê Xuân Hiền, Phó Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kiên Giang, cho biết cuối tháng này, mực nước cao nhất tại Tân Châu, Châu Đốc sẽ lên mức 2,8-3,2 m. Đỉnh lũ ở đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc ở mức tương đương trung bình nhiều năm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lũ lớn trên lưu vực.

Ông Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, cho biết để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra, ngành nông nghiệp đã yêu cầu Chi cục Thủy lợi Kiên Giang đẩy nhanh tiến độ sửa chữa các công trình thủy lợi trong Tứ giác Long Xuyên để bảo đảm vận hành tốt hệ thống thoát lũ ra biển Tây. Giao Chi cục Chăn nuôi Kiên Giang và cơ quan thú y chuẩn bị thuốc, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trước, trong và sau mùa lũ; yêu cầu các địa phương vận động người dân chằng chống nhà cửa, kê kích vật tư, hàng hóa bảo đảm không bị ảnh hưởng do lũ.

39 người chết và mất tích do mưa lũ

Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, tính đến 17 giờ ngày 23-7, mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 đã làm chết 28 người (Yên Bái: 13, Thanh Hóa: 5, Sơn La: 5, Phú Thọ: 3, Hòa Bình: 1, Lào Cai: 1); mất tích 11 người (Yên Bái: 4, Sơn La: 4, Thanh Hóa: 2, Phú Thọ: 1).

V.Duẩn

Bài và ảnh: THỐT NỐT

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).
https://nld.com.vn/thoi-su/mien-tay-lo-lu-lon-bat-thuong-20180723214804703.htm

# Miền Tây lo lũ lớn bất thường 3/07/2018 22:48 Các chuyên gia nhận định đỉnh lũ năm nay ở miền Tây Nam Bộ có khả năng xấp xỉ năm 2017 nhưng đề phòng diễn biến bất thường Ông Nguyễn Văn Tòng (ngụ xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết đã lâu lắm mới thấy nước sông Hậu ngầu đục sau ngày 5-5 âm lịch. Điều này khiến ông vui vì hy vọng bội thu với nghề đặt lọp cá linh. Còn theo lão ngư Lê Văn Xíu (ngụ xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), sau những ngày mưa dầm, nhiều cánh đồng ở các địa phương giáp Campuchia đã ngập sâu hơn 1 m nước nên dân nghèo không kịp chuẩn bị ngư cụ. "Vợ tôi phải mướn người may vá lưới và sắm thêm mớ dụng cụ làm đú để đặt hứng cá linh đầu mùa. Mình chỉ có cái nghề đặt đú vỏn vẹn 3 tháng để tích lũy ăn cho cả năm nên phải cố gắng làm cho dù nước lũ có diễn biến bất thường. Tuy cực nhưng mỗi năm cũng kiếm được cả trăm triệu đồng" - ông Xíu nói. https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/540/2018/7/23/phu-3-1532355806778769882059.jpg Gia đình ông Lê Văn Xíu chuẩn bị ngư cụ để đặt đú Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, cho biết một số khu vực ở tỉnh này có mưa kết hợp triều cường làm hơn 7.500 ha lúa, rau màu bị ảnh hưởng. Trong số này có gần 5.500 ha lúa trong giai đoạn chín đến thu hoạch nhưng bị thiệt hại từ 30%-70%. Cũng theo ông Thư, ngành chức năng dự báo lũ đầu mùa sẽ cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 30-50 cm và về sớm hơn từ 7-10 ngày. Đỉnh lũ sẽ đạt trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến 24-10. Trước diễn biến này, ngành nông nghiệp An Giang yêu cầu các địa phương thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, triều cường nhằm kịp thời thông báo cho dân biết để chủ động phòng tránh, có kế hoạch thu hoạch dứt điểm lúa và hoa màu tại các vùng trũng, vùng ngoài đê bao. Tăng cường kiểm tra đê bao, cống, các điểm xung yếu, vùng trũng thường xuyên bị ảnh hưởng của ngập úng để kịp thời xử lý. Huy động lực lượng dân quân, đoàn thể hỗ trợ dân thu hoạch lúa. Ông Lê Xuân Hiền, Phó Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kiên Giang, cho biết cuối tháng này, mực nước cao nhất tại Tân Châu, Châu Đốc sẽ lên mức 2,8-3,2 m. Đỉnh lũ ở đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc ở mức tương đương trung bình nhiều năm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lũ lớn trên lưu vực. Ông Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, cho biết để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra, ngành nông nghiệp đã yêu cầu Chi cục Thủy lợi Kiên Giang đẩy nhanh tiến độ sửa chữa các công trình thủy lợi trong Tứ giác Long Xuyên để bảo đảm vận hành tốt hệ thống thoát lũ ra biển Tây. Giao Chi cục Chăn nuôi Kiên Giang và cơ quan thú y chuẩn bị thuốc, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trước, trong và sau mùa lũ; yêu cầu các địa phương vận động người dân chằng chống nhà cửa, kê kích vật tư, hàng hóa bảo đảm không bị ảnh hưởng do lũ. > ### 39 người chết và mất tích do mưa lũ Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, tính đến 17 giờ ngày 23-7, mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 đã làm chết 28 người (Yên Bái: 13, Thanh Hóa: 5, Sơn La: 5, Phú Thọ: 3, Hòa Bình: 1, Lào Cai: 1); mất tích 11 người (Yên Bái: 4, Sơn La: 4, Thanh Hóa: 2, Phú Thọ: 1). V.Duẩn Bài và ảnh: THỐT NỐT Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn). https://nld.com.vn/thoi-su/mien-tay-lo-lu-lon-bat-thuong-20180723214804703.htm

Hàng trăm héc-ta lúa bị ngập sâu do lũ về sớm

SGGPO Thứ Ba, 24/7/2018 19:23

Chiều 24-7, Phòng NN-PTNT huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) cho biết, nước lũ về sớm trong những ngày qua đã gây ngập hàng trăm ha lúa hè thu nằm ngoài đê bao của huyện, khiến người dân bị thiệt hại nặng.

Ông Trần Minh Phú, ở xã Phú Hội than thở: “Gia đình tôi canh tác 1,9ha lúa hè thu, đây là nguồn thu nhập chính của cả nhà. Tuy nhiên, khi lúa sắp tới ngày thu hoạch thì lũ ập vào làm ngập sâu, chỉ kịp cắt hơn 0,3 ha, còn lại gần 1,6ha bị thiệt hại, lỗ vốn hàng chục triệu đồng…”.

Đồng cảnh ngộ trên, ông Huỳnh Văn Xuân (xã Phú Hội), đầu tư vốn để gieo sạ 1,5ha lúa hè thu với hy vọng trúng mùa - trúng giá. Thế nhưng nước lũ mấy ngày qua về sớm làm ngập toàn bộ diện tích lúa, không thể thu hoạch được…

Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hội – Nguyễn Huy Tuấn cho biết: “Vụ này nông dân trong xã sản xuất tự phát khoảng 300ha lúa hè thu ngoài đê bao. Khi nước lũ về sớm gây ngập và người dân cùng lực lượng chức năng nhanh chóng thu hoạch kịp gần 270ha; hơn 30 ha lúa còn lại bị ngập sâu đến cổ bông, trong đó mất trắng 24,5ha…”.

Tại xã Nhơn Hội (huyện An Phú, tỉnh An Giang) có tới 154 ha lúa hè thụ bị ngập trong lũ. Huyện An Phú phải huy động khoảng 70 chiến sĩ, lực lượng dân quân, biên phòng… hỗ trợ người dân thu hoạch được 122,5 ha; còn lại 16,5 ha lúa ở giai đoạn 80 ngày tuổi bị thiệt hại 100% do ngập quá sâu, 15 ha bị thiệt hại khoảng 50%...

http://image.sggp.org.vn/w560/Uploaded/2018/xpcwktwq/2018_07_24/anh2-nongdanhuyenanphuthuhoachluachaylusom_jojb.jpeg

Nông dân vùng đầu nguồn tỉnh An Giang nhanh chóng thu hoạch lúa chạy lũ sớm, nhằm giảm bớt thiệt hại
Ông Phạm Thành Tâm, Phó phòng NN-PTNT huyện An Phú nhìn nhận: “Khi nước lũ về sớm gây ngập lúa nằm ngoài đê bao của người dân, ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp cùng chính quyền địa phương và lực lượng chức năng thu hoạch nhanh để giảm thiệt hại. Bên cạnh đó, tiến hành kiểm tra hệ thống đê bao, cống đập trong huyện; những nơi nào yếu, thấp, có nguy cơ ngập thì gia cố ngay nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp”.

Ở Long An, do ảnh hưởng mưa nhiều cộng với triều cường và nước lũ từ thượng nguồn kéo về đã làm ngập lúa hè thu của người dân. Ông Võ Kim Thuần, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Long An, cho biết: “Có khoảng 480ha lúa hè thu ở huyện đầu nguồn Tân Hưng bị ngập. Các ngành chức năng hỗ trợ người dân gia cố đê bao bảo vệ, tổ chức bơm rút nước và thu hoạch nhanh những diện tích lúa đã chín… nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất”.

Theo HTX Nông nghiệp dịch vụ 1-5 (xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng), thời điểm này năm ngoái nước lũ cũng về sớm làm ngập lúa tràn lan. Vì vậy, năm nay HTX và các xã viên chủ động ứng phó, khi thấy nước lũ về là gia cố ngay đê bao; phân công người canh giữ, bơm rút nước liên tục để bảo vệ ruộng lúa đang chín…

Theo ghi nhận của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 24-7, mực nước trên sông Tiền ở Tân Châu khoảng 2,45m, trên sông Hậu ở Châu Đốc khoảng 2m; dự báo đến ngày 28-7, mực nước ở Tân Châu lên mức 2,8m, ở Châu Đốc lên 2,35m… Lũ đang lên và dự báo diễn biến phức tạp, vì vậy các ngành chức năng đang tập trung phòng chống lũ, bảo vệ sản xuất và an toàn tính mạng người dân…

http://image.sggp.org.vn/w560/Uploaded/2018/xpcwktwq/2018_07_24/anh3-luabigiamnangsuatvachatluongdobingaplu_erzz.jpeg

Lúa bị hư, lên mộng do bị ngập do lũ sớm

HUỲNH LỢI- VĂN DUY

Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG.

http://www.sggp.org.vn/hang-tram-hecta-lua-bi-ngap-sau-do-lu-ve-som-534816.html

#Hàng trăm héc-ta lúa bị ngập sâu do lũ về sớm SGGPO Thứ Ba, 24/7/2018 19:23 Chiều 24-7, Phòng NN-PTNT huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) cho biết, nước lũ về sớm trong những ngày qua đã gây ngập hàng trăm ha lúa hè thu nằm ngoài đê bao của huyện, khiến người dân bị thiệt hại nặng. Ông Trần Minh Phú, ở xã Phú Hội than thở: “Gia đình tôi canh tác 1,9ha lúa hè thu, đây là nguồn thu nhập chính của cả nhà. Tuy nhiên, khi lúa sắp tới ngày thu hoạch thì lũ ập vào làm ngập sâu, chỉ kịp cắt hơn 0,3 ha, còn lại gần 1,6ha bị thiệt hại, lỗ vốn hàng chục triệu đồng…”. Đồng cảnh ngộ trên, ông Huỳnh Văn Xuân (xã Phú Hội), đầu tư vốn để gieo sạ 1,5ha lúa hè thu với hy vọng trúng mùa - trúng giá. Thế nhưng nước lũ mấy ngày qua về sớm làm ngập toàn bộ diện tích lúa, không thể thu hoạch được… Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hội – Nguyễn Huy Tuấn cho biết: “Vụ này nông dân trong xã sản xuất tự phát khoảng 300ha lúa hè thu ngoài đê bao. Khi nước lũ về sớm gây ngập và người dân cùng lực lượng chức năng nhanh chóng thu hoạch kịp gần 270ha; hơn 30 ha lúa còn lại bị ngập sâu đến cổ bông, trong đó mất trắng 24,5ha…”. Tại xã Nhơn Hội (huyện An Phú, tỉnh An Giang) có tới 154 ha lúa hè thụ bị ngập trong lũ. Huyện An Phú phải huy động khoảng 70 chiến sĩ, lực lượng dân quân, biên phòng… hỗ trợ người dân thu hoạch được 122,5 ha; còn lại 16,5 ha lúa ở giai đoạn 80 ngày tuổi bị thiệt hại 100% do ngập quá sâu, 15 ha bị thiệt hại khoảng 50%... http://image.sggp.org.vn/w560/Uploaded/2018/xpcwktwq/2018_07_24/anh2-nongdanhuyenanphuthuhoachluachaylusom_jojb.jpeg Nông dân vùng đầu nguồn tỉnh An Giang nhanh chóng thu hoạch lúa chạy lũ sớm, nhằm giảm bớt thiệt hại Ông Phạm Thành Tâm, Phó phòng NN-PTNT huyện An Phú nhìn nhận: “Khi nước lũ về sớm gây ngập lúa nằm ngoài đê bao của người dân, ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp cùng chính quyền địa phương và lực lượng chức năng thu hoạch nhanh để giảm thiệt hại. Bên cạnh đó, tiến hành kiểm tra hệ thống đê bao, cống đập trong huyện; những nơi nào yếu, thấp, có nguy cơ ngập thì gia cố ngay nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp”. Ở Long An, do ảnh hưởng mưa nhiều cộng với triều cường và nước lũ từ thượng nguồn kéo về đã làm ngập lúa hè thu của người dân. Ông Võ Kim Thuần, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Long An, cho biết: “Có khoảng 480ha lúa hè thu ở huyện đầu nguồn Tân Hưng bị ngập. Các ngành chức năng hỗ trợ người dân gia cố đê bao bảo vệ, tổ chức bơm rút nước và thu hoạch nhanh những diện tích lúa đã chín… nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất”. Theo HTX Nông nghiệp dịch vụ 1-5 (xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng), thời điểm này năm ngoái nước lũ cũng về sớm làm ngập lúa tràn lan. Vì vậy, năm nay HTX và các xã viên chủ động ứng phó, khi thấy nước lũ về là gia cố ngay đê bao; phân công người canh giữ, bơm rút nước liên tục để bảo vệ ruộng lúa đang chín… Theo ghi nhận của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 24-7, mực nước trên sông Tiền ở Tân Châu khoảng 2,45m, trên sông Hậu ở Châu Đốc khoảng 2m; dự báo đến ngày 28-7, mực nước ở Tân Châu lên mức 2,8m, ở Châu Đốc lên 2,35m… Lũ đang lên và dự báo diễn biến phức tạp, vì vậy các ngành chức năng đang tập trung phòng chống lũ, bảo vệ sản xuất và an toàn tính mạng người dân… http://image.sggp.org.vn/w560/Uploaded/2018/xpcwktwq/2018_07_24/anh3-luabigiamnangsuatvachatluongdobingaplu_erzz.jpeg Lúa bị hư, lên mộng do bị ngập do lũ sớm HUỲNH LỢI- VĂN DUY Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. http://www.sggp.org.vn/hang-tram-hecta-lua-bi-ngap-sau-do-lu-ve-som-534816.html

Mưa xuống, lũ lên, hàng trăm hecta lúa bị nhấn chìm trong biển nước

Mưa lớn ở miền Tây kéo dài suốt 10 ngày qua cộng với nước lũ từ thượng nguồn đổ về đã làm hàng trăm hecta lúa hè thu đang trong giai đoạn chín rộ bị nhấn chìm trong biển nước. Theo bà con, ước tính thiệt hại từ 20-30%, nhiều hộ mất trắng vì không thu hoạch được lúa.
Địa phương có diện tích lúa bị thiệt hại nặng do nước lũ dâng cao là huyện đầu nguồn An Phú (tỉnh An Giang). Theo Phòng NN&PTNT An Phú, trong vụ lúa hè thu năm nay có trên 400ha lúa sản xuất ngoài đê bao bị ảnh hưởng nước lũ. Trong đó, xã Phú Hội có khoảng 300ha, xã Nhơn Hội trên 154ha.

Nông dân Trần Minh Phú ở xã Phú Hội cho biết, vụ hè thu năm nay gia đình ông gieo trồng 1,9ha lúa. Tuy nhiên, khi lúa sắp tới ngày thu hoạch thì liên tục mưa lớn, cộng với nước lũ từ Campuchia đổ về nên toàn bộ diện tích nhà ông và nhiều hộ dân khác bị ngập sâu. Riêng gia đình ông chỉ thu hoạch được khoảng 0,3ha, số còn lại bị mất trắng hoặc chỉ vớt vát được vài bao lúa.

https://dantricdn.com/thumb_w/640/2018/7/25/1-15324762605101113994905.jpeg

Những cánh đồng lúa ngập chìm trong nước.

Ông Bùi Thanh Sơn - Chủ tịch UBND xã Phú Hội - cho biết: “Trong vụ lúa hè thu, toàn xã có khoảng 300ha lúa, đây là phần diện tích người dân sản xuất ngoài đê bao nên bị ảnh hưởng khi nước lũ về sớm. Khi lúa bị ngập nước, chúng tôi kiến nghị lên huyện để nhờ bộ đội đến gặt lúa giúp dân chạy lũ. Nhờ đó, toàn xã chỉ bị thiệt hại nặng khoảng 24,5ha".

https://dantricdn.com/thumb_w/640/2018/7/25/2-1532476260513113819831.jpeg

Mặt nước cao hơn ngọn lúa.

Riêng tại xã Nhơn Hội có khoảng 154 ha lúa hè thu bị ngập. Huyện An Phú đã huy động khoảng 70 chiến sĩ, gồm: lực lượng dân quân, biên phòng… hỗ trợ người dân thu hoạch được 122,5 ha; còn lại 16,5 ha lúa ở giai đoạn 80 ngày tuổi bị thiệt hại 100% do ngập quá sâu, 15 ha bị thiệt hại khoảng 50%...

Còn tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, do mưa lớn kèo dài 10 ngày qua đã làm khoảng 600ha lúa bị ngập sâu trong nước. Theo những người dân có lúa bị ngập cho biết, ước thiệt hại (nếu thu hoạch được) từ 20 -30%.

https://dantricdn.com/thumb_w/640/2018/7/25/5-1532476260517967730277.jpeg

Mấy ngày vừa qua, An Giang huy động cán bộ, bộ đội... đến giúp dân gặt lúa chạy lũ
Ông Lưu Văn Tỏi –xã Thường Thới Tiền, cho biết, một trong những lí do lúa bà con bị ngập sâu là do mưa lớn và nước trong ruộng từ các HTX lân cận được bơm ra cứu lúa. Do đó, càng làm ruộng của nhiều hộ dân ở xã Thường Thới Tiền bị ngập sâu hơn.

Trước thực trạng này, nhiều người dân kiến nghị với ngành chức năng sớm có giải pháp để người dân trong một cánh đồng gieo giống cùng loại, cùng thời điểm; xây dựng hệ thống đê bao, hệ thống thủy lợi thông thoáng để phòng khi nước lũ, triều cường, người dân tháo nước thuận lợi, tránh lúa bị ngập úng như hiện nay.

https://dantricdn.com/thumb_w/640/2018/7/25/4-15324762605151483170849.jpeg

Mặc dù được sự hỗ trợ của chính quyền nhưng do nước ngập quá sâu nên có nhiều diện tích lúa bị mất trắng
Hiện ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ người dân tiến hành thu hoạch các diện tích lúa đã chín. Với những diện tích lúa còn xanh, tập trung tăng cường gia cố đê bao, tổ chức bơm nước, nhanh chóng cứu lúa cho người dân.

https://dantricdn.com/thumb_w/640/2018/7/25/7-1532476260522878312539.jpeg

Toàn bộ diện tích lúa bị ngập ở An Giang là những cánh đồng lúa sản xuất ngoài đê bao. Ngành chức năng chỉ khuyến cáo người dân chỉ nên làm 2 vụ...

Theo ghi nhận của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 24/7, mực nước trên sông Tiền ở Tân Châu khoảng 2,45m, trên sông Hậu ở Châu Đốc khoảng 2m. Dự báo đến ngày 28/7, mực nước ở Tân Châu lên mức 2,8m, ở Châu Đốc lên 2,35m…

Lũ đang lên và dự báo diễn biến phức tạp, vì vậy các ngành chức năng đang tập trung phòng chống lũ, bảo vệ sản xuất và an toàn tính mạng người dân…

Nguyễn Hành

Báo điện tử Dân trí

http://dantri.com.vn/xa-hoi/mua-xuong-lu-len-hang-tram-hecta-lua-bi-nhan-chim-trong-bien-nuoc-20180725065759712.htm

# Mưa xuống, lũ lên, hàng trăm hecta lúa bị nhấn chìm trong biển nước Mưa lớn ở miền Tây kéo dài suốt 10 ngày qua cộng với nước lũ từ thượng nguồn đổ về đã làm hàng trăm hecta lúa hè thu đang trong giai đoạn chín rộ bị nhấn chìm trong biển nước. Theo bà con, ước tính thiệt hại từ 20-30%, nhiều hộ mất trắng vì không thu hoạch được lúa. Địa phương có diện tích lúa bị thiệt hại nặng do nước lũ dâng cao là huyện đầu nguồn An Phú (tỉnh An Giang). Theo Phòng NN&PTNT An Phú, trong vụ lúa hè thu năm nay có trên 400ha lúa sản xuất ngoài đê bao bị ảnh hưởng nước lũ. Trong đó, xã Phú Hội có khoảng 300ha, xã Nhơn Hội trên 154ha. Nông dân Trần Minh Phú ở xã Phú Hội cho biết, vụ hè thu năm nay gia đình ông gieo trồng 1,9ha lúa. Tuy nhiên, khi lúa sắp tới ngày thu hoạch thì liên tục mưa lớn, cộng với nước lũ từ Campuchia đổ về nên toàn bộ diện tích nhà ông và nhiều hộ dân khác bị ngập sâu. Riêng gia đình ông chỉ thu hoạch được khoảng 0,3ha, số còn lại bị mất trắng hoặc chỉ vớt vát được vài bao lúa. https://dantricdn.com/thumb_w/640/2018/7/25/1-15324762605101113994905.jpeg Những cánh đồng lúa ngập chìm trong nước. Ông Bùi Thanh Sơn - Chủ tịch UBND xã Phú Hội - cho biết: “Trong vụ lúa hè thu, toàn xã có khoảng 300ha lúa, đây là phần diện tích người dân sản xuất ngoài đê bao nên bị ảnh hưởng khi nước lũ về sớm. Khi lúa bị ngập nước, chúng tôi kiến nghị lên huyện để nhờ bộ đội đến gặt lúa giúp dân chạy lũ. Nhờ đó, toàn xã chỉ bị thiệt hại nặng khoảng 24,5ha". https://dantricdn.com/thumb_w/640/2018/7/25/2-1532476260513113819831.jpeg Mặt nước cao hơn ngọn lúa. Riêng tại xã Nhơn Hội có khoảng 154 ha lúa hè thu bị ngập. Huyện An Phú đã huy động khoảng 70 chiến sĩ, gồm: lực lượng dân quân, biên phòng… hỗ trợ người dân thu hoạch được 122,5 ha; còn lại 16,5 ha lúa ở giai đoạn 80 ngày tuổi bị thiệt hại 100% do ngập quá sâu, 15 ha bị thiệt hại khoảng 50%... Còn tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, do mưa lớn kèo dài 10 ngày qua đã làm khoảng 600ha lúa bị ngập sâu trong nước. Theo những người dân có lúa bị ngập cho biết, ước thiệt hại (nếu thu hoạch được) từ 20 -30%. https://dantricdn.com/thumb_w/640/2018/7/25/5-1532476260517967730277.jpeg Mấy ngày vừa qua, An Giang huy động cán bộ, bộ đội... đến giúp dân gặt lúa chạy lũ Ông Lưu Văn Tỏi –xã Thường Thới Tiền, cho biết, một trong những lí do lúa bà con bị ngập sâu là do mưa lớn và nước trong ruộng từ các HTX lân cận được bơm ra cứu lúa. Do đó, càng làm ruộng của nhiều hộ dân ở xã Thường Thới Tiền bị ngập sâu hơn. Trước thực trạng này, nhiều người dân kiến nghị với ngành chức năng sớm có giải pháp để người dân trong một cánh đồng gieo giống cùng loại, cùng thời điểm; xây dựng hệ thống đê bao, hệ thống thủy lợi thông thoáng để phòng khi nước lũ, triều cường, người dân tháo nước thuận lợi, tránh lúa bị ngập úng như hiện nay. https://dantricdn.com/thumb_w/640/2018/7/25/4-15324762605151483170849.jpeg Mặc dù được sự hỗ trợ của chính quyền nhưng do nước ngập quá sâu nên có nhiều diện tích lúa bị mất trắng Hiện ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ người dân tiến hành thu hoạch các diện tích lúa đã chín. Với những diện tích lúa còn xanh, tập trung tăng cường gia cố đê bao, tổ chức bơm nước, nhanh chóng cứu lúa cho người dân. https://dantricdn.com/thumb_w/640/2018/7/25/7-1532476260522878312539.jpeg Toàn bộ diện tích lúa bị ngập ở An Giang là những cánh đồng lúa sản xuất ngoài đê bao. Ngành chức năng chỉ khuyến cáo người dân chỉ nên làm 2 vụ... Theo ghi nhận của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 24/7, mực nước trên sông Tiền ở Tân Châu khoảng 2,45m, trên sông Hậu ở Châu Đốc khoảng 2m. Dự báo đến ngày 28/7, mực nước ở Tân Châu lên mức 2,8m, ở Châu Đốc lên 2,35m… Lũ đang lên và dự báo diễn biến phức tạp, vì vậy các ngành chức năng đang tập trung phòng chống lũ, bảo vệ sản xuất và an toàn tính mạng người dân… Nguyễn Hành Báo điện tử Dân trí http://dantri.com.vn/xa-hoi/mua-xuong-lu-len-hang-tram-hecta-lua-bi-nhan-chim-trong-bien-nuoc-20180725065759712.htm
12
302
7
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp