Trạng thái
Tin tức về An Phú

Chuyện học ở vùng rốn lũ An Giang

Chuyện học ở vùng rốn lũ An Giang
Học sinh cù lao Bảy Trúc xã Phú Hữu hằng ngày đi đò vượt cánh đồng nước lũ để tới trường.

NDĐT - Không phải trèo đèo lội suối như học sinh vùng cao, nhưng chuyện đi học của học sinh các huyện đầu nguồn biên giới tỉnh An Giang cũng lắm gian nan. Để đến được trường, không những các em phải vượt hàng cây số đường đất mà còn chông chênh trên chiếc xuồng, vỏ lãi, “làm xiếc” trên chiếc cầu khỉ dài ngoằn giữa dòng nước chảy xiết. Nhưng nghị lực vượt khó đã giúp những đứa con của xóm nghèo nối tiếp nhau vào đại học.

Vượt sông tới lớp

Đến ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang những ngày này, ai nấy thật sự ngỡ ngàng, tưởng chừng nơi đây là ốc đảo. Những dãy nhà nằm hai bên bờ kênh Ngọn Cả Hàng đều mấp mé nước, còn đường xá thì ngập sâu hơn 1m, học sinh trong ấp không thể tới trường. Con đường nhựa nối liền tuyến dân cư Vĩnh An bỗng bị… đứt khúc vì còn một đoạn dài chưa hoàn thiện. Vì thế khi nước lũ dâng cao, con đường này bỗng trở thành “sông”, ngập sâu cả mét khiến việc đi lại của người dân trong ấp bị ngăn cách. Còn các em học sinh trong xóm cũng gặp khó, có hôm bì bõm lội nước vượt đoạn đường ngập này để tới trường. Xót lòng, nhiều người dân trong xóm đã góp mỗi người một ít tiền để mua tre, cây cối về bắc chiếc cầu tre, hay còn gọi là cầu khỉ, dài ngay trên đường để tiện cho chòm xóm tới lui, đi đứng và các em có thể cắp sách tới trường.

Chiếc cầu khỉ dài gần 200m, nối từ đầu con đường nhựa đến một chiếc cầu gỗ bắc qua con kênh nhỏ này trở thành lối đi độc đạo của hàng chục hộ dân trong mùa nước ngập. Từ những căn nhà, người dân “đấu nối” những cây cầu khỉ khác vào cầu chính trên đường để làm lối đi cho nhà mình. Các em học sinh cấp hai thì ngày bốn lượt đi về trên chiếc cầu khỉ đong đưa. Mỗi khi có ghe máy chạy ngang qua tạo nên sóng lớn áp vào bờ là chiếc cầu khỉ lại lắc lư, khiến đôi chân các em học sinh rung lên bần bật. Còn chuyện bị trượt chân té ngã, ướt hết quần áo, tập sách diễn ra thường ngày, như ăn cơm bữa.

Chuyện học ở vùng rốn lũ An Giang

Chiếc cầu khỉ trở thành lối đi độc đạo của học sinh và người dân ấp Vĩnh An.

“Lúc mới đi con hổng quen, trượt chân té nhào xuống nước mấy lần. Nhà con ở gần cuối tuyến dân cư của con đường này, con đi bộ một đoạn rồi đi qua cây cầu khỉ dài, qua phà mới lấy xe gửi sẵn để tới trường. Năm nào tới mùa nước lũ là con đều phải đi cầu khỉ như vậy”, em Hoàng Hữu Khánh, học sinh trường THCS Vĩnh Hội Đông bộc bạch.

Còn bà Lê Thị Nhung, nhà nằm ngay đầu cây cầu khỉ này, cho biết: “Nhà tui có hai đứa cháu nhỏ học lớp một đâu dám cho nó đi cầu khỉ, mỗi ngày tui phải lấy xuồng đưa rước nó tới trường. Nhờ bà con trong xóm góp mỗi người một ít tiền mua cây cối cất cầu tụi nhỏ mới có thể tới trường, chứ nước ngập sâu vậy, sao đi học”, bà Nhung nói.

Từ sáng sớm, lực lượng dân quân tự vệ của xã Vĩnh Hội Đông đã tỏa ra các hướng, dùng vỏ lãi di chuyển dọc hai bên bờ kênh Ngọn Cả Hàng để rước các em học sinh thuộc hai ấp Vĩnh An và Vĩnh Hòa. Mỗi năm tới mùa lũ là nước dâng cao tràn qua tuyến đường nông thôn gây ngập sâu, khiến các em nhỏ không thể nào tới lớp. Thời điểm đỉnh lũ dâng cao, tuyến đường này bị ngập sâu đến 1,5 m khiến cuộc sống sinh hoạt và con đường tới trường của các em gặp rất nhiều trở ngại.

Dọc hai bên bờ kênh này, hình ảnh những đứa trẻ trong đồng phục học sinh, đeo sẵn ba lô đứng dưới bến cầu, dưới ghe để chờ… đi học khiến những người lạ không khỏi ngạc nhiên. Anh Trần Văn Hiền, khi UBND có kế hoạch tổ chức đưa rước học sinh trong mùa lũ, nhiều anh em trong lực lượng dân quân tự vệ đã xung phong làm nhiệm vụ này. Bởi con đường tới trường dẫu chỉ cách xa vài cây số nhưng bị ngập sâu, nước lũ thì chảy xiết. Mà đâu phải nhà nào cũng có đủ điều kiện và thời gian để có thể tự đưa rước con mình vì còn phải nặng gánh mưu sinh. Cho nên, việc tự nguyện đưa rước học sinh trong mùa lũ của lực lượng này mang ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần giảm tỷ lệ bỏ học ở vùng khó khăn như Vĩnh Hội Đông.

Ông Lâm Ngọc Hồ, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông cho biết, do ở vùng rốn lũ đầu nguồn nên Vĩnh Hội Đông là một trong những địa phương đầu tiên đón dòng nước lũ từ thượng nguồn Campuchia đổ về. Nhiều tuyến đường, nhà cửa của người dân bị ngập sâu. Chuyện đưa rước học sinh đi học mùa lũ thì năm nào địa phương cũng sẵn sàng kế hoạch. “Tùy vào tình hình nước lũ về sớm hay muộn mà địa phương bố trí lực lượng và phương tiện bảo đảm an toàn cho các em tới lớp. Năm nay, lũ về sớm nên đầu tháng tám đã triển khai công tác này” - ông Hồ nói.

Vượt khó, nối tiếp nhau vào đại học

Nằm sâu trong nội đồng, cù lao Bảy Trúc có 44 hộ và 185 nhân khẩu thuộc tổ 1, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang giờ đây bị nước lũ cô lập, trông không khác gì một ốc đảo giữa mênh mông sóng nước. Con đường chính nối tuyến dân cư này với trung tâm xã chỉ là một bờ đê bằng đất. Nước lũ lên nhanh, dâng cao đã phá hỏng nhiều đoạn đường đê. Mỗi ngày nước càng chảy xiết, nhấn chìm con đường dài gần hai cây số. Giờ đây, người dân trong xóm muốn đi lại phải di chuyển bằng xuồng, ghe máy. Còn các em học sinh mỗi ngày tới lớp phải đi đò. Vì số lượng học sinh rất đông nên phải dùng đến một chiếc phà gỗ khá lớn để bảo đảm an toàn.

Hơn 11 giờ trưa, hàng chục em học sinh tập trung tại bến đò gần trường tiểu học để đợi ông Năm Tâm, chủ đò đưa về nhà. Tiết học kết thúc không cùng lúc nên một số em ngồi đợi, số được người nhà rước sớm hơn. Sau khi kiểm tra đủ “sĩ số” ông Năm Tâm cố lấy sức của đôi tay, quay chiếc máy dầu già nua phụt khói. Chiếc máy đuôi tôm rân mình lên đạp nước, đẩy chiếc phà gỗ chở đầy học sinh chạy dọc kênh Bảy Trúc để về nhà. Sau 20 phút rẽ dòng nước chảy xiết, đò cập bến và các em lội bộ về nhà trong tiếng cười giòn giã. 12 giờ. Nắng như đổ lửa, nhưng lũ trẻ lại lũ lượt cặp sách ra bến để xuống đò vượt cánh đồng nước lũ tới trường.

Chuyện học ở vùng rốn lũ An Giang

Một lớp học còn khó khăn của Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông.

Bà Lê Thị Ngót, người dân cù lao Bảy Trúc, chỉ tay về phía hai đứa cháu nội vừa vô mẫu giáo rồi phân bua: “Giờ già rồi cũng phải ngày hai buổi… tới trường với cháu nội. Chứ tụi nó nhỏ quá, mình đâu dám để tự đi đò, sông nước hiểm nguy rình rập”. Người dân ở đây tâm niệm rằng dù khó khăn cỡ nào cũng không để tụi nhỏ dốt. Mùa lũ vất vả lắm do phải đi đò, xuồng ghe, chỉ cho con em học mới có cơ hội thoát nghèo”, bà Ngót trải lòng.

Còn em Nguyễn Thị Như Ý, học sinh lớp 7 Trường THCS Phú Hữu chia sẻ, bảy năm tới trường là một quãng thời gian gian khổ của chính bản thân em và gia đình. Bởi cha mẹ làm nghề nông, đất ruộng cũng không nhiều, mà con đường tới trường của con mùa khô thì nắng bụi mịt mù, còn cứ mưa xuống thì lầy lội. Tới mùa lũ thì phải ngồi đò đi học, nhưng con sẽ cố gắng học thật giỏi, quyết tâm đỗ đại học như những anh chị ở xóm này.

Dẫu rằng việc học ở cù lao Bảy Trúc vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm, nghị lực vượt khó của các em và sự hỗ trợ tận tình của các cấp chính quyền địa phương, những năm qua, nhiều học sinh nơi đây nối tiếp nhau vào đại học.

Chỉ tính riêng gia đình ông Huỳnh Minh Trưng đã có ba con thi đỗ đại học, còn tính cả dòng họ nhà ông thì đến 18 người con và cháu đỗ đại học. Mỗi nhà đều có ba con đỗ đại học, có đứa đã ra trường có việc làm. Nhưng để cho ba con học đại học tôi phải bán 14 công đất và vay gần 100 triệu đồng của ngân hàng. "Tụi nhỏ ở đây thấy vậy nên phấn đấu học tập tốt lắm”, ông nói.

Ông Võ Tấn Hương, Trưởng ấp Phú Hiệp khẳng định, tính tới thời điểm này, cù lao Bảy Trúc có tổng số 55 em thi đỗ vào đại học. Tụi nhỏ ở đây rất hiếu học và nhiều gia đình được công nhận danh hiệu gia đình hiếu học được vinh danh.

Bài và ảnh: BÙI QUỐC DŨNG

Báo Nhân Dân

http://www.nhandan.com.vn/phongsu/item/38147502-chuyen-hoc-o-vung-ron-lu-an-giang.html

http://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/media/k2/items/src/3814/70c972c362bfdf102d257c4d23e884b9.jpg Học sinh cù lao Bảy Trúc xã Phú Hữu hằng ngày đi đò vượt cánh đồng nước lũ để tới trường. **NDĐT - Không phải trèo đèo lội suối như học sinh vùng cao, nhưng chuyện đi học của học sinh các huyện đầu nguồn biên giới tỉnh An Giang cũng lắm gian nan. Để đến được trường, không những các em phải vượt hàng cây số đường đất mà còn chông chênh trên chiếc xuồng, vỏ lãi, “làm xiếc” trên chiếc cầu khỉ dài ngoằn giữa dòng nước chảy xiết. Nhưng nghị lực vượt khó đã giúp những đứa con của xóm nghèo nối tiếp nhau vào đại học. ** ## Vượt sông tới lớp Đến ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang những ngày này, ai nấy thật sự ngỡ ngàng, tưởng chừng nơi đây là ốc đảo. Những dãy nhà nằm hai bên bờ kênh Ngọn Cả Hàng đều mấp mé nước, còn đường xá thì ngập sâu hơn 1m, học sinh trong ấp không thể tới trường. Con đường nhựa nối liền tuyến dân cư Vĩnh An bỗng bị… đứt khúc vì còn một đoạn dài chưa hoàn thiện. Vì thế khi nước lũ dâng cao, con đường này bỗng trở thành “sông”, ngập sâu cả mét khiến việc đi lại của người dân trong ấp bị ngăn cách. Còn các em học sinh trong xóm cũng gặp khó, có hôm bì bõm lội nước vượt đoạn đường ngập này để tới trường. Xót lòng, nhiều người dân trong xóm đã góp mỗi người một ít tiền để mua tre, cây cối về bắc chiếc cầu tre, hay còn gọi là cầu khỉ, dài ngay trên đường để tiện cho chòm xóm tới lui, đi đứng và các em có thể cắp sách tới trường. Chiếc cầu khỉ dài gần 200m, nối từ đầu con đường nhựa đến một chiếc cầu gỗ bắc qua con kênh nhỏ này trở thành lối đi độc đạo của hàng chục hộ dân trong mùa nước ngập. Từ những căn nhà, người dân “đấu nối” những cây cầu khỉ khác vào cầu chính trên đường để làm lối đi cho nhà mình. Các em học sinh cấp hai thì ngày bốn lượt đi về trên chiếc cầu khỉ đong đưa. Mỗi khi có ghe máy chạy ngang qua tạo nên sóng lớn áp vào bờ là chiếc cầu khỉ lại lắc lư, khiến đôi chân các em học sinh rung lên bần bật. Còn chuyện bị trượt chân té ngã, ướt hết quần áo, tập sách diễn ra thường ngày, như ăn cơm bữa. http://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/images/2018/anhngoc/11/caukhi1.jpg Chiếc cầu khỉ trở thành lối đi độc đạo của học sinh và người dân ấp Vĩnh An. “Lúc mới đi con hổng quen, trượt chân té nhào xuống nước mấy lần. Nhà con ở gần cuối tuyến dân cư của con đường này, con đi bộ một đoạn rồi đi qua cây cầu khỉ dài, qua phà mới lấy xe gửi sẵn để tới trường. Năm nào tới mùa nước lũ là con đều phải đi cầu khỉ như vậy”, em Hoàng Hữu Khánh, học sinh trường THCS Vĩnh Hội Đông bộc bạch. Còn bà Lê Thị Nhung, nhà nằm ngay đầu cây cầu khỉ này, cho biết: “Nhà tui có hai đứa cháu nhỏ học lớp một đâu dám cho nó đi cầu khỉ, mỗi ngày tui phải lấy xuồng đưa rước nó tới trường. Nhờ bà con trong xóm góp mỗi người một ít tiền mua cây cối cất cầu tụi nhỏ mới có thể tới trường, chứ nước ngập sâu vậy, sao đi học”, bà Nhung nói. Từ sáng sớm, lực lượng dân quân tự vệ của xã Vĩnh Hội Đông đã tỏa ra các hướng, dùng vỏ lãi di chuyển dọc hai bên bờ kênh Ngọn Cả Hàng để rước các em học sinh thuộc hai ấp Vĩnh An và Vĩnh Hòa. Mỗi năm tới mùa lũ là nước dâng cao tràn qua tuyến đường nông thôn gây ngập sâu, khiến các em nhỏ không thể nào tới lớp. Thời điểm đỉnh lũ dâng cao, tuyến đường này bị ngập sâu đến 1,5 m khiến cuộc sống sinh hoạt và con đường tới trường của các em gặp rất nhiều trở ngại. Dọc hai bên bờ kênh này, hình ảnh những đứa trẻ trong đồng phục học sinh, đeo sẵn ba lô đứng dưới bến cầu, dưới ghe để chờ… đi học khiến những người lạ không khỏi ngạc nhiên. Anh Trần Văn Hiền, khi UBND có kế hoạch tổ chức đưa rước học sinh trong mùa lũ, nhiều anh em trong lực lượng dân quân tự vệ đã xung phong làm nhiệm vụ này. Bởi con đường tới trường dẫu chỉ cách xa vài cây số nhưng bị ngập sâu, nước lũ thì chảy xiết. Mà đâu phải nhà nào cũng có đủ điều kiện và thời gian để có thể tự đưa rước con mình vì còn phải nặng gánh mưu sinh. Cho nên, việc tự nguyện đưa rước học sinh trong mùa lũ của lực lượng này mang ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần giảm tỷ lệ bỏ học ở vùng khó khăn như Vĩnh Hội Đông. Ông Lâm Ngọc Hồ, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông cho biết, do ở vùng rốn lũ đầu nguồn nên Vĩnh Hội Đông là một trong những địa phương đầu tiên đón dòng nước lũ từ thượng nguồn Campuchia đổ về. Nhiều tuyến đường, nhà cửa của người dân bị ngập sâu. Chuyện đưa rước học sinh đi học mùa lũ thì năm nào địa phương cũng sẵn sàng kế hoạch. “Tùy vào tình hình nước lũ về sớm hay muộn mà địa phương bố trí lực lượng và phương tiện bảo đảm an toàn cho các em tới lớp. Năm nay, lũ về sớm nên đầu tháng tám đã triển khai công tác này” - ông Hồ nói. ## Vượt khó, nối tiếp nhau vào đại học Nằm sâu trong nội đồng, cù lao Bảy Trúc có 44 hộ và 185 nhân khẩu thuộc tổ 1, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang giờ đây bị nước lũ cô lập, trông không khác gì một ốc đảo giữa mênh mông sóng nước. Con đường chính nối tuyến dân cư này với trung tâm xã chỉ là một bờ đê bằng đất. Nước lũ lên nhanh, dâng cao đã phá hỏng nhiều đoạn đường đê. Mỗi ngày nước càng chảy xiết, nhấn chìm con đường dài gần hai cây số. Giờ đây, người dân trong xóm muốn đi lại phải di chuyển bằng xuồng, ghe máy. Còn các em học sinh mỗi ngày tới lớp phải đi đò. Vì số lượng học sinh rất đông nên phải dùng đến một chiếc phà gỗ khá lớn để bảo đảm an toàn. Hơn 11 giờ trưa, hàng chục em học sinh tập trung tại bến đò gần trường tiểu học để đợi ông Năm Tâm, chủ đò đưa về nhà. Tiết học kết thúc không cùng lúc nên một số em ngồi đợi, số được người nhà rước sớm hơn. Sau khi kiểm tra đủ “sĩ số” ông Năm Tâm cố lấy sức của đôi tay, quay chiếc máy dầu già nua phụt khói. Chiếc máy đuôi tôm rân mình lên đạp nước, đẩy chiếc phà gỗ chở đầy học sinh chạy dọc kênh Bảy Trúc để về nhà. Sau 20 phút rẽ dòng nước chảy xiết, đò cập bến và các em lội bộ về nhà trong tiếng cười giòn giã. 12 giờ. Nắng như đổ lửa, nhưng lũ trẻ lại lũ lượt cặp sách ra bến để xuống đò vượt cánh đồng nước lũ tới trường. http://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/images/2018/anhngoc/11/caukhi3.jpg Một lớp học còn khó khăn của Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông. Bà Lê Thị Ngót, người dân cù lao Bảy Trúc, chỉ tay về phía hai đứa cháu nội vừa vô mẫu giáo rồi phân bua: “Giờ già rồi cũng phải ngày hai buổi… tới trường với cháu nội. Chứ tụi nó nhỏ quá, mình đâu dám để tự đi đò, sông nước hiểm nguy rình rập”. Người dân ở đây tâm niệm rằng dù khó khăn cỡ nào cũng không để tụi nhỏ dốt. Mùa lũ vất vả lắm do phải đi đò, xuồng ghe, chỉ cho con em học mới có cơ hội thoát nghèo”, bà Ngót trải lòng. Còn em Nguyễn Thị Như Ý, học sinh lớp 7 Trường THCS Phú Hữu chia sẻ, bảy năm tới trường là một quãng thời gian gian khổ của chính bản thân em và gia đình. Bởi cha mẹ làm nghề nông, đất ruộng cũng không nhiều, mà con đường tới trường của con mùa khô thì nắng bụi mịt mù, còn cứ mưa xuống thì lầy lội. Tới mùa lũ thì phải ngồi đò đi học, nhưng con sẽ cố gắng học thật giỏi, quyết tâm đỗ đại học như những anh chị ở xóm này. Dẫu rằng việc học ở cù lao Bảy Trúc vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm, nghị lực vượt khó của các em và sự hỗ trợ tận tình của các cấp chính quyền địa phương, những năm qua, nhiều học sinh nơi đây nối tiếp nhau vào đại học. Chỉ tính riêng gia đình ông Huỳnh Minh Trưng đã có ba con thi đỗ đại học, còn tính cả dòng họ nhà ông thì đến 18 người con và cháu đỗ đại học. Mỗi nhà đều có ba con đỗ đại học, có đứa đã ra trường có việc làm. Nhưng để cho ba con học đại học tôi phải bán 14 công đất và vay gần 100 triệu đồng của ngân hàng. "Tụi nhỏ ở đây thấy vậy nên phấn đấu học tập tốt lắm”, ông nói. Ông Võ Tấn Hương, Trưởng ấp Phú Hiệp khẳng định, tính tới thời điểm này, cù lao Bảy Trúc có tổng số 55 em thi đỗ vào đại học. Tụi nhỏ ở đây rất hiếu học và nhiều gia đình được công nhận danh hiệu gia đình hiếu học được vinh danh. Bài và ảnh: BÙI QUỐC DŨNG Báo Nhân Dân http://www.nhandan.com.vn/phongsu/item/38147502-chuyen-hoc-o-vung-ron-lu-an-giang.html

Sống ở cù lao Bảy Trúc

11:40:00 - Thứ hai, 24/10/2016

Khi nước sông Mê Kông đổ về Cù lao Bảy Trúc, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, huyện An Phú, là nơi đón đầu ngọn lũ của tỉnh An Giang. Nơi đây được xem là nơi ngập sâu nhất tỉnh, có 50 hộ dân sinh sống với khoảng 300 nhân khẩu. Cứ đến mùa nước nổi là khu vực này chìm trong biển nước.

http://img.daidoanket.vn/images/site-1/20161023/web/song-o-cu-lao-bay-truc-3-221504.jpg

Học sinh ở Bảy Trúc đi học mùa nước lũ.

Gập ghềnh đường đến trường

Khi nước sông Mêkông đổ về ào ạt, các tỉnh đầu nguồn sông Hậu như: An Giang, Đồng Tháp chính thức thông báo nước đã vượt báo động 3, trễ hơn so với mọi năm gần 2 tháng.

Chúng tôi tìm về kênh Bảy Trúc - nơi đầu sóng, ngọn gió của huyện vùng rốn lũ An Phú, nghe bà con kể về chuyện gian nan đường đến trường của những em học sinh ở xứ cù lao. Mỗi ngày, 4 lượt, sáng sớm, trưa, chiều, hàng chục em học sinh xứ cù lao Bảy Trúc tập trung tại bến đò xách cặp, mặc áo phao, lần lượt bước xuống đò đi học và quay về nhà.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hữu cho biết, Cù lao Bảy Trúc có khoảng 50 em học sinh đi học mỗi ngày. Để đảm bảo cho các em được đi học, UBND xã đã thuê người và phương tiện đưa rước các em miễn phí... Kinh phí của chương trình này do UBND huyện hỗ trợ, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường cũng như để phụ huynh yên tâm.

Anh Nguyễn Trúc Giang, 30 tuổi, ngụ ấp Phú Hiệp - người chạy đò đưa khách sang sông chia sẻ, mùa nước kiệt, chạy đò đưa khách ít nguy hiểm hơn mùa nước nổi. Từ trên đò, nhìn vào bờ, do mực nước lên cao nên anh có cảm giác như những ngôi nhà chìm trong biển nước, không còn phân biệt được con đường mòn dọc theo đọan sông.

Sau khoảng 20 phút rẽ sóng, con đò đã cập bến và các em học sinh lội bộ về nhà trong cơn mưa lất phất. Chúng tôi ghé vào một căn nhà lá ven con đường mòn trên cù lao Bảy Trúc. Ông Huỳnh Minh Trưng, 69 tuổi, người dân cố cựu ở “ốc đảo” này kể: 3 năm trở về trước, cứ đến mùa lũ, nước lên cao, nhà cửa bị ngập hết. Chính quyền buộc dân phải di dời đến khu dân cư vượt lũ, không cho ở như bây giờ.

Những năm gần đây, nước thấp hơn nền nhà nên bà con trụ lại. Người dân ở đây, mùa lũ vất vả lắm, không còn làm thuê, làm mướn gì được. Muốn đi đâu, phải chống xuồng, đi đến bến đò mới đi được. Đời sống người dân thiếu thốn do mỗi năm chỉ làm 2 vụ lúa. Đánh bắt cá thì mỗi ngày mỗi ít nên đã có khoảng 40% hộ bỏ làng đi tha phương, không biết đi đâu, giờ sống ra sao. Nhưng tội nhất là các em nhỏ vì đường đến trường vô cùng vất vả.

Em Huỳnh Phúc Linh, học lớp 12A1 Trường THCS - THPT Vĩnh Lộc cho biết, mỗi năm ở đây chỉ có vài người học phổ thông. Vì trường cách xa nên học sinh phải đi từ 5 giờ sáng, chạy xuồng máy rồi lấy xe đạp thêm 8 km nữa mới tới trường..

Dẫu vẫn còn rất nhiều khó khăn trong những tháng nước lũ. Thế nhưng với sự quyết tâm của các em và sự hỗ trợ tận tình của các cấp chính quyền địa phương, học sinh nơi vùng lũ vẫn kiên trì trên con đường tìm tri thức với mong muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó.

Gia đình ông Huỳnh Minh Trưng (Năm Trưng), 69 tuổi cho biết: “Lúc mới giải phóng dân ở cù lao này nghèo khó lắm nên nuôi con ăn học rất cực khổ. Gia đình tôi có đến 7 đứa con chỉ lo được 3 đứa ăn học. Những gia đình khác có con bỏ học giữa chừng do thiếu phương tiện đi lại và thuộc diện khó khăn không đủ điều kiện cho con đến trường.

Khó khăn là vậy nhưng theo ông Võ Tấn Hương, Trưởng ấp Phú Hiệp, toàn ấp có 1.025 hộ, với 4.760 nhân khẩu. Riêng Cù lao Bảy Trúc có 50 hộ, với 300 nhân khẩu. Vào năm 2014 và 2015 gia đình của ông Năm Trưng, Sáu Khang, Bảy Đăng, Tám Tề được công nhận là gia đình khuyến học. Tính đến thời điểm này, khu vực Cù lao Bảy Trúc có khoảng 45 em đỗ đại học.

Kiếm sống mùa nước nổi

Cứ bước chân ra là…đụng nước nên việc đi lại, học hành của người dân rất vất vả. Để có tiền cho con cái ăn học mỗi ngày, chi tiêu gia đình, hàng chục hộ dân phải làm đủ nghề từ chuyện hái bông điên điển, rau nhút, giăng lưới, bắt cá, đặt lợp....

Để hái được vài kí bông điên điển, phải đứng trên xuồng liên tục hàng giờ đồng hồ giữa đồng vắng nhưng chỉ thu được vài chục ngàn mỗi ngày.

Người dân ở Bảy Trúc đa phần là ít ruộng đất, mùa lũ thường dựa vào việc đánh bắt thủy sản trang trải cuộc sống gia đình. Tuy nhiên năm nay, bà con lại đau đáu khi việc đánh bắt cá trên đồng mùa nước nổi bị đánh thuế!

Ông Thanh bức xúc: “Mùa lũ bắt cá mà bị đóng thuế cho những người đấu thầu dù rất nhiều hộ dân có đất canh tác trên cánh đồng đó. Việc thu tiền thực sự là áp lực với người dân nghèo, bởi giăng 1, 2 tay lưới kiếm cá ăn cũng phải đóng thuế, còn giăng “chui” thì sẽ bị cuốn lấy hết”.

Nỗi bức xúc của ông Thanh cũng là nỗi niềm của người dân ở xóm cù lao này. Theo một người chuyên làm nghề đặt dớn thì, để đặt được 20 cái dớn trên đồng phải bỏ ra 1,5 triệu đồng đóng thuế và sẽ trả 50% vào tháng 10 âm lịch. Việc đặt dớn diễn ra trên đất ruộng nên mỗi ngày kiếm được 150 – 200 ngàn đồng nhưng phải là sức của 2 – 3 người trong gia đình. Giờ còn phải đóng thuế nữa thì người nghèo sống bằng gì?

Đi học và kiếm sống mùa nước lũ ở xứ cù lao Bảy Trúc này qủa thực quả gian nan.

Quốc Khánh - Toha Kim

http://daidoanket.vn/cong-tac-mat-tran/song-o-cu-lao-bay-truc/129694

## Sống ở cù lao Bảy Trúc #### 11:40:00 - Thứ hai, 24/10/2016 Khi nước sông Mê Kông đổ về Cù lao Bảy Trúc, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, huyện An Phú, là nơi đón đầu ngọn lũ của tỉnh An Giang. Nơi đây được xem là nơi ngập sâu nhất tỉnh, có 50 hộ dân sinh sống với khoảng 300 nhân khẩu. Cứ đến mùa nước nổi là khu vực này chìm trong biển nước. http://img.daidoanket.vn/images/site-1/20161023/web/song-o-cu-lao-bay-truc-3-221504.jpg Học sinh ở Bảy Trúc đi học mùa nước lũ. ### Gập ghềnh đường đến trường Khi nước sông Mêkông đổ về ào ạt, các tỉnh đầu nguồn sông Hậu như: An Giang, Đồng Tháp chính thức thông báo nước đã vượt báo động 3, trễ hơn so với mọi năm gần 2 tháng. Chúng tôi tìm về kênh Bảy Trúc - nơi đầu sóng, ngọn gió của huyện vùng rốn lũ An Phú, nghe bà con kể về chuyện gian nan đường đến trường của những em học sinh ở xứ cù lao. Mỗi ngày, 4 lượt, sáng sớm, trưa, chiều, hàng chục em học sinh xứ cù lao Bảy Trúc tập trung tại bến đò xách cặp, mặc áo phao, lần lượt bước xuống đò đi học và quay về nhà. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hữu cho biết, Cù lao Bảy Trúc có khoảng 50 em học sinh đi học mỗi ngày. Để đảm bảo cho các em được đi học, UBND xã đã thuê người và phương tiện đưa rước các em miễn phí... Kinh phí của chương trình này do UBND huyện hỗ trợ, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường cũng như để phụ huynh yên tâm. Anh Nguyễn Trúc Giang, 30 tuổi, ngụ ấp Phú Hiệp - người chạy đò đưa khách sang sông chia sẻ, mùa nước kiệt, chạy đò đưa khách ít nguy hiểm hơn mùa nước nổi. Từ trên đò, nhìn vào bờ, do mực nước lên cao nên anh có cảm giác như những ngôi nhà chìm trong biển nước, không còn phân biệt được con đường mòn dọc theo đọan sông. Sau khoảng 20 phút rẽ sóng, con đò đã cập bến và các em học sinh lội bộ về nhà trong cơn mưa lất phất. Chúng tôi ghé vào một căn nhà lá ven con đường mòn trên cù lao Bảy Trúc. Ông Huỳnh Minh Trưng, 69 tuổi, người dân cố cựu ở “ốc đảo” này kể: 3 năm trở về trước, cứ đến mùa lũ, nước lên cao, nhà cửa bị ngập hết. Chính quyền buộc dân phải di dời đến khu dân cư vượt lũ, không cho ở như bây giờ. Những năm gần đây, nước thấp hơn nền nhà nên bà con trụ lại. Người dân ở đây, mùa lũ vất vả lắm, không còn làm thuê, làm mướn gì được. Muốn đi đâu, phải chống xuồng, đi đến bến đò mới đi được. Đời sống người dân thiếu thốn do mỗi năm chỉ làm 2 vụ lúa. Đánh bắt cá thì mỗi ngày mỗi ít nên đã có khoảng 40% hộ bỏ làng đi tha phương, không biết đi đâu, giờ sống ra sao. Nhưng tội nhất là các em nhỏ vì đường đến trường vô cùng vất vả. Em Huỳnh Phúc Linh, học lớp 12A1 Trường THCS - THPT Vĩnh Lộc cho biết, mỗi năm ở đây chỉ có vài người học phổ thông. Vì trường cách xa nên học sinh phải đi từ 5 giờ sáng, chạy xuồng máy rồi lấy xe đạp thêm 8 km nữa mới tới trường.. Dẫu vẫn còn rất nhiều khó khăn trong những tháng nước lũ. Thế nhưng với sự quyết tâm của các em và sự hỗ trợ tận tình của các cấp chính quyền địa phương, học sinh nơi vùng lũ vẫn kiên trì trên con đường tìm tri thức với mong muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó. Gia đình ông Huỳnh Minh Trưng (Năm Trưng), 69 tuổi cho biết: “Lúc mới giải phóng dân ở cù lao này nghèo khó lắm nên nuôi con ăn học rất cực khổ. Gia đình tôi có đến 7 đứa con chỉ lo được 3 đứa ăn học. Những gia đình khác có con bỏ học giữa chừng do thiếu phương tiện đi lại và thuộc diện khó khăn không đủ điều kiện cho con đến trường. Khó khăn là vậy nhưng theo ông Võ Tấn Hương, Trưởng ấp Phú Hiệp, toàn ấp có 1.025 hộ, với 4.760 nhân khẩu. Riêng Cù lao Bảy Trúc có 50 hộ, với 300 nhân khẩu. Vào năm 2014 và 2015 gia đình của ông Năm Trưng, Sáu Khang, Bảy Đăng, Tám Tề được công nhận là gia đình khuyến học. Tính đến thời điểm này, khu vực Cù lao Bảy Trúc có khoảng 45 em đỗ đại học. ### Kiếm sống mùa nước nổi Cứ bước chân ra là…đụng nước nên việc đi lại, học hành của người dân rất vất vả. Để có tiền cho con cái ăn học mỗi ngày, chi tiêu gia đình, hàng chục hộ dân phải làm đủ nghề từ chuyện hái bông điên điển, rau nhút, giăng lưới, bắt cá, đặt lợp.... Để hái được vài kí bông điên điển, phải đứng trên xuồng liên tục hàng giờ đồng hồ giữa đồng vắng nhưng chỉ thu được vài chục ngàn mỗi ngày. Người dân ở Bảy Trúc đa phần là ít ruộng đất, mùa lũ thường dựa vào việc đánh bắt thủy sản trang trải cuộc sống gia đình. Tuy nhiên năm nay, bà con lại đau đáu khi việc đánh bắt cá trên đồng mùa nước nổi bị đánh thuế! Ông Thanh bức xúc: “Mùa lũ bắt cá mà bị đóng thuế cho những người đấu thầu dù rất nhiều hộ dân có đất canh tác trên cánh đồng đó. Việc thu tiền thực sự là áp lực với người dân nghèo, bởi giăng 1, 2 tay lưới kiếm cá ăn cũng phải đóng thuế, còn giăng “chui” thì sẽ bị cuốn lấy hết”. Nỗi bức xúc của ông Thanh cũng là nỗi niềm của người dân ở xóm cù lao này. Theo một người chuyên làm nghề đặt dớn thì, để đặt được 20 cái dớn trên đồng phải bỏ ra 1,5 triệu đồng đóng thuế và sẽ trả 50% vào tháng 10 âm lịch. Việc đặt dớn diễn ra trên đất ruộng nên mỗi ngày kiếm được 150 – 200 ngàn đồng nhưng phải là sức của 2 – 3 người trong gia đình. Giờ còn phải đóng thuế nữa thì người nghèo sống bằng gì? Đi học và kiếm sống mùa nước lũ ở xứ cù lao Bảy Trúc này qủa thực quả gian nan. Quốc Khánh - Toha Kim http://daidoanket.vn/cong-tac-mat-tran/song-o-cu-lao-bay-truc/129694

Mưu sinh đầu nguồn lũ

23/09/2017 18:54

TP - Năm nay nước lũ về sớm hơn mọi năm nhưng nguồn lợi thủy sản lại khan hiếm khiến cuộc sống người dân trở nên chật vật.

https://image3.tienphong.vn/665x449/Uploaded/2018/lkyqski001/2017_09_23/9b_rumi.jpg

Ông Út (bìa phải) dở dớn bắt cá.

Đồng xa khan hiếm

Cánh đồng đầu nguồn lũ giáp biên giới Campuchia nước ngập mênh mông, đây là cơ hội để người dân đánh bắt cá mưu sinh. Đầu tháng 9, phóng viên Tiền Phong theo chân ông Nguyễn Văn Út ở thị trấn Tịnh Biên (Tịnh Biên, An Giang) nơi đầu nguồn lũ sang Campuchia bắt cá. Vào sáng sớm, từ kênh Vĩnh Tế trên chiếc ghe gỗ cũ kỹ gắn máy Honda 5 ngựa băng qua cánh đồng mênh mông nước. Chạy hơn 1 km là đến địa phận nước bạn Campuchia, thuộc huyện Kiri Vong, tỉnh Tà Keo. Tiếp qua 2 trạm kiểm soát biên phòng của Campuchia rồi chạy dăm cây số là đến dớn của ông Út.

Đến nơi, ông Út nói: “Cá từ bên này đổ về Việt Nam, nếu ở đây không có cá nữa thì làm gì đồng nhà có cá”. Nói xong, ông nhìn bốn bề sông nước bảo: “Tôi thức từ 2 giờ sáng sang đây dở dớn một đợt rồi, dàn dớn dài hơn 2 cây số bắt chưa được chục ký cá linh và cá tạp”. Ông tiếp: “Bây giờ cá khan hiếm, ngày được vài chục ký là mừng. Nghề này khô áo ráo tiền, nên chẳng dư giả gì”, ông Út than thở. Để được sang đây đặt dớn, vào tháng Tám ông đã đóng tiền cho lực lượng chức năng bên Campuchia 150 triệu đồng, ông Út cho biết.

Bắt đầu dở dớn đầu tiên. Ông Út ở phía sau lái ghe thò tay xuống nước mò lấy sợi dây buộc đáy dớn vào cây để mở ra rồi kéo lên đưa cho người trước mũi là anh Trung (làm thuê cho ông Út) rũ ráo nước. Sau đó, ông Trung dở đáy dớn cao khỏi mặt nước, bên trong dính được chừng nửa ký cá linh và cá tạp (lòng tong, tép, cua…). “Sống bằng nghề này ráng mà đeo chứ mỗi ngày mỗi khó”, ông Út than thở. Sau dớn thứ nhất, đến dớn thứ hai và nhiều dớn khác, cách nhau vài chục mét, lượng cá dính dớn không nhiều hơn.

Dở gần hết dớn của ông Út, gặp ông Trần Hữu Hoàng cùng con trai cũng loay hoay dở dớn. Ông Hoàng cũng than, thức từ nửa đêm đến giờ mà được vài ký cá tạp. Ông Hoàng năm nay 38 tuổi, gắn bó với nghề câu lưới hơn 25 năm ở xứ này. Ông kể, khoảng 7 năm trước, con cá linh đổ khô trong ghe bán cho cá mồi, bữa 1 - 2 tấn nhưng giờ kiếm đỏ mắt.

Theo lời ông Hoàng, năm nay làm tối ngày chưa khi nào được 100 kg. Hôm nào vô con nước nhiều lắm cũng tầm 60 kg là cùng. Ngày thường khoảng 10kg đến 30kg. “Muốn bắt con cá không phải chuyện dễ, có khi lặn 2 - 3 thướt nước, bất kể ngày đêm nhức lỗ tai dữ lắm. Nhiều lúc đêm hôm sóng gió không giăng câu lưới, ở nhà chịu đói chứ không dám ra đồng vì chìm ghe dễ chết. Ở đây tụi tôi là dân trong nghề, lội giỏi nhưng cũng cố lắm là bơi khoảng 1 km sẽ đuối vì sóng đánh vào mũi không thở được”, ông Hoàng tâm sự.

Bên hiên nhà cặp mé sông vót cây chằng đáy dớn, ông Lê Văn Xíu, 70 tuổi ở thị trấn Tịnh Biên người gầy nhom, đầu tóc bạc trắng đã gắn bó với nghề này hơn 30 năm. Năm nay gia đình ông đóng 40 triệu đồng để sang đây mua đồng đặt dớn. Ông Xíu chia sẻ: “Năm nay làm ăn khó lắm. Làm được tháng nhưng chưa lấy lại vốn. Đêm hôm bán được 500.000 đồng đủ trả tiền góp và tiền ăn”.

Nói về những ngày đầu qua Campuchia đặt dớn, ông kể, sang đó không đóng tiền sẽ bị bắt, nếu mình bị bắt phải đóng tiền phạt, làm bị phạt riết chịu không nổi. “Hễ mình làm ăn uy tín, đóng tiền đàng hoàng thì không ai bắt bớ gì cả chứ còn không thì… thua”.

Đồng nhà cạn kiệt

Chạy dọc theo các cánh đồng mênh mông nước giáp biên giới Tây Nam bắt gặp cảnh người dân nhộn nhịp đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là mặc dù lũ về sớm nhưng năm nay cá và các sản vật khác cũng lèo tèo, lác đác. Đang chài lưới, ông Trần Văn Lộc, 45 tuổi ở xã Phú Hữu (An Phú, An Giang) cho biết, hơn tháng nay, hằng ngày ông chài cá, đặt lợp ở đồng nhà kiếm sống đủ đắp đổi qua ngày.

Dọc theo bờ sông Sở Thượng, ranh giới giữa Việt Nam với Campuchia, thuộc xã Thường Thới Hậu A (Hồng Ngự, Đồng Tháp) không còn bắt gặp cảnh xe chở cá linh chạy nhộn nhịp như nhiều năm trước. Ông Lê Văn Huy, Trưởng ấp Bình Hòa Thượng (xã Thường Thới Hậu A) nói rằng, năm nay cá ít nên nhiều người còn cất đáy trong nhà để xem tháng sau có cá về hay không mới đặt. Còn ông Ba Kiệt ở ấp Bình Hòa Thượng đấu thầu đặt hai miệng đáy và thuê 4 công nhân làm nhưng cả tháng nay cá ít, lỗ nên ông cho nghỉ 2 người, còn lại 2 người làm cầm chừng. Ông Ba Kiệt cho biết, trước đây mỗi lần lưới thu vài trăm kg là chuyện nhỏ nhưng giờ đó là giấc mơ. Ông Trần Hồng Phúc, Chủ tịch UBND xã Thường Thới Tiền (Hồng Ngự) thông tin, trước đây, người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Xã có 12.000 dân ở độ tuổi lao động, trong đó, có hơn 8.000 người đi nơi khác làm thuê. Số lao động trong các ngành nghề nông nghiệp chiếm 40%.

https://image3.tienphong.vn/w665/Uploaded/2018/lkyqski001/2017_09_23/9c_nywb.jpg

Người dân ở cù lao Bảy Trúc hái bông điên điển.

Trắng đêm hái điên điển

Cù lao Bảy Trúc thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, huyện An Phú, nơi ngập sâu nhất ở An Giang. Phóng viên Tiền Phong có mặt ở cù lao này chứng kiến cảnh người dân vùng rốn lũ mưu sinh giữa bốn bề nước bao quanh bằng nghề hái bông điên điển giữa đêm khuya.

Sau 22 giờ, là lúc người dân cù lao Bảy Trúc bắt đầu ra đồng. Mỗi người với chiếc đèn đội đầu, bơi xuồng lần theo những gốc điên điển trong ánh sáng chập chờn. Bà Lê Thị Phòng, năm nay 54 tuổi đứng trước mũi xuồng nhấp nhô bơi xuồng ra cánh đồng cách nhà vài trăm mét rồi nhè nhẹ hái từng bông điên điển. Bà cho biết, điên điển hái ban đêm để đến mờ sáng thương lái tới nhà mua. Hái mỗi đêm khoảng 3 - 4 kg, bán với giá 12.000 đồng/kg, ngày kiếm vài chục ngàn dành dụm lo cho con cháu ăn học. “Nhà nào cũng hái nên ai cũng phải trồng chứ không còn mọc hoang như xưa nữa”, bà Phòng nói. Còn bà Đinh Thị Bích Phường bày tỏ: “Nghề này cực lắm vì phải làm suốt đêm, nếu hôm nào nghỉ thì hôm sau bông tàn”.

Ông Nguyễn Văn Thặng tiết lộ, điên điển hái vào ban đêm còn giữ được hương thơm và vị ngọt nên bán được giá cao hơn bông nở. “Nghề này thức đêm cực lắm. Nhiều lúc tay vít cây xuống cứ nghĩ ngắt bông nhưng thực tế ngắt đọt do buồn ngủ”, ông Thặng kể.

https://image3.tienphong.vn/w665/Uploaded/2018/lkyqski001/2017_09_23/9a_hfsn.jpg

Trẻ em ở cù lao Bảy Trúc đi học về. Ảnh: Hòa Hội.

“Ốc đảo” hiếu học

Ở cù lao Bảy Trúc xung quanh bao bọc bởi nước lũ, nơi người dân hay gọi “ốc đảo” thì việc đi lại, học hành không còn con đường nào khác phải tự bơi xuồng, đối mặt với những hiểm nguy khi gặp nước xiết, giông gió… Tuy nhiên, những khó khăn ấy không làm cho trẻ em ở đây nản lòng. Tan giờ học buổi chiều, hàng chục em học sinh tập trung tại bến đò trong cơn mưa tầm tã, tay xách cặp, cầm áo phao ướt sũng rồi lần lượt bước xuống đò về nhà. Sau khi kiểm tra đủ học sinh, chủ đò cho rời bến chạy khoảng 2 cây số là đến cù lao. Em Lê Thị Thu Ngân, học lớp 6, trường THCS Phú Hữu nói: “Đò này mỗi ngày đưa 4 lần, em đi không tốn tiền lại an toàn và ba mẹ cũng không phải lo đưa đón. Bản thân em mong muốn được đến trường để sau này có việc làm ổn định phụ giúp gia đình”.

Dù sống ở khu vực khó khăn nhưng nhiều gia đình ở xứ cù lao này vẫn quyết chí nuôi con đến trường. Điển hình như gia đình ông Huỳnh Minh Trưng có 3 người con đỗ đại học. Ông Trưng cho biết, dân ở đây nghèo khó lắm nên nuôi con ăn học rất cực khổ nhưng vẫn quyết tâm lo cho con ăn học đàng hoàng.

Anh Huỳnh Phước Hưng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế nông nghiệp ở Cần Thơ và hiện làm việc cho một công ty cũng tại Cần Thơ có dịp về thăm nhà, kể: Những năm học phổ thông, lũ lớn đi học bơi xuồng gặp giông gió phải kiếm bụi cây trốn đợi yên ắng mới bơi về. “Nhiều hôm nước chảy xiết, xuồng bơi chẳng được. Bỏ một buổi học khóc đỏ mắt. Chuyện đi học bơi xuồng bị chìm là chuyện thường. Khổ thế mình lại càng quyết tâm học giỏi để sau này có việc làm ổn định, thoát nghèo”, anh Hưng chia sẻ.

“Tuy cuộc sống khó khăn, tứ bề bị nước bao quanh cô lập nhưng không vì thế mà trẻ em ở đây chán nản. Thay vào đó các em có tinh thần ham học, thể hiện qua số lượng học sinh đỗ đại học khá cao so với nhiều địa phương vùng sâu có hoàn cảnh như thế này”.
Ông Cao Xuân Điệu Chủ tịch UBND xã Phú Hữu chia sẻ

HÒA HỘI

https://www.tienphong.vn/xa-hoi/muu-sinh-dau-nguon-lu-1190540.tpo

## Mưu sinh đầu nguồn lũ ### 23/09/2017 18:54 TP - Năm nay nước lũ về sớm hơn mọi năm nhưng nguồn lợi thủy sản lại khan hiếm khiến cuộc sống người dân trở nên chật vật. https://image3.tienphong.vn/665x449/Uploaded/2018/lkyqski001/2017_09_23/9b_rumi.jpg Ông Út (bìa phải) dở dớn bắt cá. ### Đồng xa khan hiếm Cánh đồng đầu nguồn lũ giáp biên giới Campuchia nước ngập mênh mông, đây là cơ hội để người dân đánh bắt cá mưu sinh. Đầu tháng 9, phóng viên Tiền Phong theo chân ông Nguyễn Văn Út ở thị trấn Tịnh Biên (Tịnh Biên, An Giang) nơi đầu nguồn lũ sang Campuchia bắt cá. Vào sáng sớm, từ kênh Vĩnh Tế trên chiếc ghe gỗ cũ kỹ gắn máy Honda 5 ngựa băng qua cánh đồng mênh mông nước. Chạy hơn 1 km là đến địa phận nước bạn Campuchia, thuộc huyện Kiri Vong, tỉnh Tà Keo. Tiếp qua 2 trạm kiểm soát biên phòng của Campuchia rồi chạy dăm cây số là đến dớn của ông Út. Đến nơi, ông Út nói: “Cá từ bên này đổ về Việt Nam, nếu ở đây không có cá nữa thì làm gì đồng nhà có cá”. Nói xong, ông nhìn bốn bề sông nước bảo: “Tôi thức từ 2 giờ sáng sang đây dở dớn một đợt rồi, dàn dớn dài hơn 2 cây số bắt chưa được chục ký cá linh và cá tạp”. Ông tiếp: “Bây giờ cá khan hiếm, ngày được vài chục ký là mừng. Nghề này khô áo ráo tiền, nên chẳng dư giả gì”, ông Út than thở. Để được sang đây đặt dớn, vào tháng Tám ông đã đóng tiền cho lực lượng chức năng bên Campuchia 150 triệu đồng, ông Út cho biết. Bắt đầu dở dớn đầu tiên. Ông Út ở phía sau lái ghe thò tay xuống nước mò lấy sợi dây buộc đáy dớn vào cây để mở ra rồi kéo lên đưa cho người trước mũi là anh Trung (làm thuê cho ông Út) rũ ráo nước. Sau đó, ông Trung dở đáy dớn cao khỏi mặt nước, bên trong dính được chừng nửa ký cá linh và cá tạp (lòng tong, tép, cua…). “Sống bằng nghề này ráng mà đeo chứ mỗi ngày mỗi khó”, ông Út than thở. Sau dớn thứ nhất, đến dớn thứ hai và nhiều dớn khác, cách nhau vài chục mét, lượng cá dính dớn không nhiều hơn. Dở gần hết dớn của ông Út, gặp ông Trần Hữu Hoàng cùng con trai cũng loay hoay dở dớn. Ông Hoàng cũng than, thức từ nửa đêm đến giờ mà được vài ký cá tạp. Ông Hoàng năm nay 38 tuổi, gắn bó với nghề câu lưới hơn 25 năm ở xứ này. Ông kể, khoảng 7 năm trước, con cá linh đổ khô trong ghe bán cho cá mồi, bữa 1 - 2 tấn nhưng giờ kiếm đỏ mắt. Theo lời ông Hoàng, năm nay làm tối ngày chưa khi nào được 100 kg. Hôm nào vô con nước nhiều lắm cũng tầm 60 kg là cùng. Ngày thường khoảng 10kg đến 30kg. “Muốn bắt con cá không phải chuyện dễ, có khi lặn 2 - 3 thướt nước, bất kể ngày đêm nhức lỗ tai dữ lắm. Nhiều lúc đêm hôm sóng gió không giăng câu lưới, ở nhà chịu đói chứ không dám ra đồng vì chìm ghe dễ chết. Ở đây tụi tôi là dân trong nghề, lội giỏi nhưng cũng cố lắm là bơi khoảng 1 km sẽ đuối vì sóng đánh vào mũi không thở được”, ông Hoàng tâm sự. Bên hiên nhà cặp mé sông vót cây chằng đáy dớn, ông Lê Văn Xíu, 70 tuổi ở thị trấn Tịnh Biên người gầy nhom, đầu tóc bạc trắng đã gắn bó với nghề này hơn 30 năm. Năm nay gia đình ông đóng 40 triệu đồng để sang đây mua đồng đặt dớn. Ông Xíu chia sẻ: “Năm nay làm ăn khó lắm. Làm được tháng nhưng chưa lấy lại vốn. Đêm hôm bán được 500.000 đồng đủ trả tiền góp và tiền ăn”. Nói về những ngày đầu qua Campuchia đặt dớn, ông kể, sang đó không đóng tiền sẽ bị bắt, nếu mình bị bắt phải đóng tiền phạt, làm bị phạt riết chịu không nổi. “Hễ mình làm ăn uy tín, đóng tiền đàng hoàng thì không ai bắt bớ gì cả chứ còn không thì… thua”. ### Đồng nhà cạn kiệt Chạy dọc theo các cánh đồng mênh mông nước giáp biên giới Tây Nam bắt gặp cảnh người dân nhộn nhịp đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là mặc dù lũ về sớm nhưng năm nay cá và các sản vật khác cũng lèo tèo, lác đác. Đang chài lưới, ông Trần Văn Lộc, 45 tuổi ở xã Phú Hữu (An Phú, An Giang) cho biết, hơn tháng nay, hằng ngày ông chài cá, đặt lợp ở đồng nhà kiếm sống đủ đắp đổi qua ngày. Dọc theo bờ sông Sở Thượng, ranh giới giữa Việt Nam với Campuchia, thuộc xã Thường Thới Hậu A (Hồng Ngự, Đồng Tháp) không còn bắt gặp cảnh xe chở cá linh chạy nhộn nhịp như nhiều năm trước. Ông Lê Văn Huy, Trưởng ấp Bình Hòa Thượng (xã Thường Thới Hậu A) nói rằng, năm nay cá ít nên nhiều người còn cất đáy trong nhà để xem tháng sau có cá về hay không mới đặt. Còn ông Ba Kiệt ở ấp Bình Hòa Thượng đấu thầu đặt hai miệng đáy và thuê 4 công nhân làm nhưng cả tháng nay cá ít, lỗ nên ông cho nghỉ 2 người, còn lại 2 người làm cầm chừng. Ông Ba Kiệt cho biết, trước đây mỗi lần lưới thu vài trăm kg là chuyện nhỏ nhưng giờ đó là giấc mơ. Ông Trần Hồng Phúc, Chủ tịch UBND xã Thường Thới Tiền (Hồng Ngự) thông tin, trước đây, người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Xã có 12.000 dân ở độ tuổi lao động, trong đó, có hơn 8.000 người đi nơi khác làm thuê. Số lao động trong các ngành nghề nông nghiệp chiếm 40%. https://image3.tienphong.vn/w665/Uploaded/2018/lkyqski001/2017_09_23/9c_nywb.jpg Người dân ở cù lao Bảy Trúc hái bông điên điển. ### Trắng đêm hái điên điển Cù lao Bảy Trúc thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, huyện An Phú, nơi ngập sâu nhất ở An Giang. Phóng viên Tiền Phong có mặt ở cù lao này chứng kiến cảnh người dân vùng rốn lũ mưu sinh giữa bốn bề nước bao quanh bằng nghề hái bông điên điển giữa đêm khuya. Sau 22 giờ, là lúc người dân cù lao Bảy Trúc bắt đầu ra đồng. Mỗi người với chiếc đèn đội đầu, bơi xuồng lần theo những gốc điên điển trong ánh sáng chập chờn. Bà Lê Thị Phòng, năm nay 54 tuổi đứng trước mũi xuồng nhấp nhô bơi xuồng ra cánh đồng cách nhà vài trăm mét rồi nhè nhẹ hái từng bông điên điển. Bà cho biết, điên điển hái ban đêm để đến mờ sáng thương lái tới nhà mua. Hái mỗi đêm khoảng 3 - 4 kg, bán với giá 12.000 đồng/kg, ngày kiếm vài chục ngàn dành dụm lo cho con cháu ăn học. “Nhà nào cũng hái nên ai cũng phải trồng chứ không còn mọc hoang như xưa nữa”, bà Phòng nói. Còn bà Đinh Thị Bích Phường bày tỏ: “Nghề này cực lắm vì phải làm suốt đêm, nếu hôm nào nghỉ thì hôm sau bông tàn”. Ông Nguyễn Văn Thặng tiết lộ, điên điển hái vào ban đêm còn giữ được hương thơm và vị ngọt nên bán được giá cao hơn bông nở. “Nghề này thức đêm cực lắm. Nhiều lúc tay vít cây xuống cứ nghĩ ngắt bông nhưng thực tế ngắt đọt do buồn ngủ”, ông Thặng kể. https://image3.tienphong.vn/w665/Uploaded/2018/lkyqski001/2017_09_23/9a_hfsn.jpg Trẻ em ở cù lao Bảy Trúc đi học về. Ảnh: Hòa Hội. ### “Ốc đảo” hiếu học Ở cù lao Bảy Trúc xung quanh bao bọc bởi nước lũ, nơi người dân hay gọi “ốc đảo” thì việc đi lại, học hành không còn con đường nào khác phải tự bơi xuồng, đối mặt với những hiểm nguy khi gặp nước xiết, giông gió… Tuy nhiên, những khó khăn ấy không làm cho trẻ em ở đây nản lòng. Tan giờ học buổi chiều, hàng chục em học sinh tập trung tại bến đò trong cơn mưa tầm tã, tay xách cặp, cầm áo phao ướt sũng rồi lần lượt bước xuống đò về nhà. Sau khi kiểm tra đủ học sinh, chủ đò cho rời bến chạy khoảng 2 cây số là đến cù lao. Em Lê Thị Thu Ngân, học lớp 6, trường THCS Phú Hữu nói: “Đò này mỗi ngày đưa 4 lần, em đi không tốn tiền lại an toàn và ba mẹ cũng không phải lo đưa đón. Bản thân em mong muốn được đến trường để sau này có việc làm ổn định phụ giúp gia đình”. Dù sống ở khu vực khó khăn nhưng nhiều gia đình ở xứ cù lao này vẫn quyết chí nuôi con đến trường. Điển hình như gia đình ông Huỳnh Minh Trưng có 3 người con đỗ đại học. Ông Trưng cho biết, dân ở đây nghèo khó lắm nên nuôi con ăn học rất cực khổ nhưng vẫn quyết tâm lo cho con ăn học đàng hoàng. Anh Huỳnh Phước Hưng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế nông nghiệp ở Cần Thơ và hiện làm việc cho một công ty cũng tại Cần Thơ có dịp về thăm nhà, kể: Những năm học phổ thông, lũ lớn đi học bơi xuồng gặp giông gió phải kiếm bụi cây trốn đợi yên ắng mới bơi về. “Nhiều hôm nước chảy xiết, xuồng bơi chẳng được. Bỏ một buổi học khóc đỏ mắt. Chuyện đi học bơi xuồng bị chìm là chuyện thường. Khổ thế mình lại càng quyết tâm học giỏi để sau này có việc làm ổn định, thoát nghèo”, anh Hưng chia sẻ. >“Tuy cuộc sống khó khăn, tứ bề bị nước bao quanh cô lập nhưng không vì thế mà trẻ em ở đây chán nản. Thay vào đó các em có tinh thần ham học, thể hiện qua số lượng học sinh đỗ đại học khá cao so với nhiều địa phương vùng sâu có hoàn cảnh như thế này”. Ông Cao Xuân Điệu Chủ tịch UBND xã Phú Hữu chia sẻ HÒA HỘI https://www.tienphong.vn/xa-hoi/muu-sinh-dau-nguon-lu-1190540.tpo

Đường đến trường của học sinh vùng rốn lũ miền Tây

Thứ Tư, 05/09/2018 11:50 | Nguyễn Nhân

(CAO) Để đến được trường không những các em phải vượt hàng cây số đường đất mà còn chông chênh trên chiếc xuồng, vỏ lãi, “cáp treo” giữa dòng nước chảy xiết. Chính từ sự vượt khó ấy mà nhiều em huyện đầu nguồn nối tiếp nhau vào đại học.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/1_2_3336_2304_286.jpg

Vĩnh Hội Đông là xã biên giới đầu nguồn của huyện An Phú, An Giang. Mỗi năm mùa lũ về nơi đây lại chồng chất nỗi lo vì nước ngập khiến nhiều căn nhà bị cô lập.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/2_2_3216_2248_664.jpg
Hiện tại, nhiều tuyến giao thông ở ấp Vĩnh Hoà, Vĩnh An đến Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông đã bị nước lũ cô lập khiến học sinh (HS) không thể đến trường bằng đường bộ.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/3_2_3224_2240_367.jpg

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/4_1_3168_2248_603.jpg
Đối với những em học sinh ở gần trường thường chọn cách di chuyển trên cầu khỉ.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/5_1_3288_2264_914.jpg
HS đến trường khó khăn trong khi gia đình bận làm nghề câu, lưới mưu sinh nên việc tự tổ chức đưa rước con em đi họ không được quan tâm thường xuyên, phương tiện không đảm bảo an toàn. Từ những khó khăn trên, UBND xã Vĩnh Hội Đông đã xây dựng kế hoạch đưa rước nhằm đem lại sự an tâm cho phụ huynh và đảm bảo an toàn cho HS đến trường.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/6_1_3296_2304_724.jpg
Ông Lâm Ngọc Hồ, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông, cho biết: “Mỗi năm, tùy vào tình hình nước lũ về sớm hay muộn mà địa phương tiến hành đưa rước HS. Năm nay, lũ về sớm nên đầu tháng 8 đã triển khai công tác này. Chúng tôi đang tổ chức đưa rước 291 em, tập trung trên 5 tuyến, chủ yếu HS ở 2 ấp ngập sâu là Vĩnh Hòa và Vĩnh An”.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/7_3240_2208_571.jpg
Ông Hồ kể, những ngày đầu khi mới triển khai, lực lượng đưa rước gặp rất nhiều khó khăn, nào là PH không tin tưởng đến chuyện kinh phí hoạt động, phương tiện. Tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện đã tạo được niềm tin của người dân mỗi khi nước tràn đồng.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/8_3192_2256_92.jpg
Lực lượng đưa rước HS là những anh em tình nguyện của xã đội và người dân nhiệt tâm. Tất cả mọi người đều không tính công và chỉ mong sao quá trình học tập các em không bị gián đoạn.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/9_3168_2184_777.jpg
5 giờ 30 sáng, chúng tôi có mặt tại UBND xã Vĩnh Hội Đông để tháp tùng các anh xã đội đi rước HS vùng lũ đến trường.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/10_3016_2120_481.jpg
Vượt sóng hơn 20 phút, chúng tôi đã đến điểm rước HS xa nhất chính là ngọn kênh Cả Hàng. Tại đây, những gương mặt ngây thơ đứng trên bến chờ đò rước đi học

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/11_3200_2184_341.jpg

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/12_3048_2064_50.jpg
Bà Dương Thị Kim Chi (ngụ ấp Vĩnh An) cho hay: “Xóm này có khoảng 50 cháu đến lớp nhưng cha mẹ đi mưu sinh các em tự đi học rất nguy hiểm. Nhờ có mấy anh xã đội đưa trước mà cháu tôi và nhiều đứa trẻ được đến trường, gia đình yên tâm lo việc đánh bắt để ổn định cuộc sống. Nếu không tổ chức đưa rước có lẽ HS ở đây nghỉ học nhiều lắm!”.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/13_1_3056_2032_809.jpg
Do các em HS nhà gần nhau nên anh Hiền và anh Trí bơi chiếc vỏ lãi rước từng em một. Sau khi rước hết các em HS họ bắt đầu khởi động máy đưa các em đến trường học. Thời điểm vỏ cập bến cũng là lúc những người đồng nghiệp rước các em ở tuyến khác về.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/14_3080_2160_465.jpg
Anh Hiền tâm sự: “Mình phải cho các cháu mặc áo phao để đảm bảo an toàn. Sông nước mà các cháu nhỏ còn hiếu động nên mình phải trông chừng thật kỹ mới được”.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/15_1_2928_2112_547.jpg
Thầy Thi Xuân Nhân, Hiệu trưởng Trường TH B Vĩnh Hội Đông, cho biết: “Trường có 18 lớp với 552 HS, trong đó có 203 em thuộc diện nghèo và cận nghèo. Đoạn đường đưa rước xa nhất là 6km, còn gần khoảng 2km. Nhờ công việc đưa rước này mà tình trạng HS chán nản bỏ học giảm đáng kể”.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/17.jpg

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/18_2880_1976_810.jpg

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/16_1_3264_2184_350.jpg
Cù lao Bảy Trúc thuộc tổ 1 (ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, H.An Phú) cứ đến tháng 7 âm lịch là bị nước lũ bao vây. Do vậy để mỗi ngày được đến trường, hàng chục em HS nơi được gọi “ốc đảo” chỉ còn cách tự bơi xuồng, chạy ghe, đi trẹt, cáp treo.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/19_3224_2256_415.jpg
Sau khi kiểm tra đủ sĩ số ông Năm Tâm điều khiển chiếc trẹt chở đầy HS chạy dọc kênh Bảy Trúc - nơi mà hàng chục ngôi nhà bị nước lũ bao vây.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/20_3008_2168_320.jpg
Sau 20 phút rẽ dòng nước chảy xiết, đò cập bến và các em HS lội bộ về nhà trong tiếng cười giòn giã.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/21_3208_2248_761.jpg
Đúng 12 giờ, cái nắng gắt khiến nhiều em HS và PH thấm mệt cùng là lúc đò ngược dòng đến trường. Thấy vậy chúng tôi đưa báo cho các em che nhưng tất cả lại đọc chăm chú.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/23_3024_2096_551.jpg
Ông Võ Tấn Hương, Trưởng ấp Phú Hiệp cho biết: “Vào tháng 8 âm lịch tuyến đường dẫn vào tổ 1 bị nước lũ chia cắt. Để phục vụ việc học của 50 HS và đi lại của người dân UBND xã có vận động kinh phí thuê phương tiện đưa rước. Nơi này có 44 hộ, với 185 nhân khẩu. Tính đến thời điểm này, cù lao Bảy Trúc có hơn 55 em đỗ đại học”.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/24_3160_2126_9.jpg
Ông Thái Kim Khải, Trưởng phóng Giáo dục và đào tạo huyện An Phú, cho biết: “Hiện tổng số HS đưa rước của toàn huyện là 476, trong đó địa phương tổ chức là 283, còn gia đình tự rước 193. Đối với vùng biên giới nên tỉ lệ HS bỏ học vẫn còn cao do theo cha mẹ đi làm ăn xa, đánh bắt thủy sản”.

Nguyễn Nhân

http://congan.com.vn/phong-su-anh/duong-den-truong-cua-hoc-sinh-vung-ron-lu_61415.html

## Đường đến trường của học sinh vùng rốn lũ miền Tây Thứ Tư, 05/09/2018 11:50 | Nguyễn Nhân (CAO) Để đến được trường không những các em phải vượt hàng cây số đường đất mà còn chông chênh trên chiếc xuồng, vỏ lãi, “cáp treo” giữa dòng nước chảy xiết. Chính từ sự vượt khó ấy mà nhiều em huyện đầu nguồn nối tiếp nhau vào đại học. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/1_2_3336_2304_286.jpg Vĩnh Hội Đông là xã biên giới đầu nguồn của huyện An Phú, An Giang. Mỗi năm mùa lũ về nơi đây lại chồng chất nỗi lo vì nước ngập khiến nhiều căn nhà bị cô lập. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/2_2_3216_2248_664.jpg Hiện tại, nhiều tuyến giao thông ở ấp Vĩnh Hoà, Vĩnh An đến Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông đã bị nước lũ cô lập khiến học sinh (HS) không thể đến trường bằng đường bộ. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/3_2_3224_2240_367.jpg http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/4_1_3168_2248_603.jpg Đối với những em học sinh ở gần trường thường chọn cách di chuyển trên cầu khỉ. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/5_1_3288_2264_914.jpg HS đến trường khó khăn trong khi gia đình bận làm nghề câu, lưới mưu sinh nên việc tự tổ chức đưa rước con em đi họ không được quan tâm thường xuyên, phương tiện không đảm bảo an toàn. Từ những khó khăn trên, UBND xã Vĩnh Hội Đông đã xây dựng kế hoạch đưa rước nhằm đem lại sự an tâm cho phụ huynh và đảm bảo an toàn cho HS đến trường. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/6_1_3296_2304_724.jpg Ông Lâm Ngọc Hồ, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông, cho biết: “Mỗi năm, tùy vào tình hình nước lũ về sớm hay muộn mà địa phương tiến hành đưa rước HS. Năm nay, lũ về sớm nên đầu tháng 8 đã triển khai công tác này. Chúng tôi đang tổ chức đưa rước 291 em, tập trung trên 5 tuyến, chủ yếu HS ở 2 ấp ngập sâu là Vĩnh Hòa và Vĩnh An”. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/7_3240_2208_571.jpg Ông Hồ kể, những ngày đầu khi mới triển khai, lực lượng đưa rước gặp rất nhiều khó khăn, nào là PH không tin tưởng đến chuyện kinh phí hoạt động, phương tiện. Tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện đã tạo được niềm tin của người dân mỗi khi nước tràn đồng. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/8_3192_2256_92.jpg Lực lượng đưa rước HS là những anh em tình nguyện của xã đội và người dân nhiệt tâm. Tất cả mọi người đều không tính công và chỉ mong sao quá trình học tập các em không bị gián đoạn. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/9_3168_2184_777.jpg 5 giờ 30 sáng, chúng tôi có mặt tại UBND xã Vĩnh Hội Đông để tháp tùng các anh xã đội đi rước HS vùng lũ đến trường. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/10_3016_2120_481.jpg Vượt sóng hơn 20 phút, chúng tôi đã đến điểm rước HS xa nhất chính là ngọn kênh Cả Hàng. Tại đây, những gương mặt ngây thơ đứng trên bến chờ đò rước đi học http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/11_3200_2184_341.jpg http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/12_3048_2064_50.jpg Bà Dương Thị Kim Chi (ngụ ấp Vĩnh An) cho hay: “Xóm này có khoảng 50 cháu đến lớp nhưng cha mẹ đi mưu sinh các em tự đi học rất nguy hiểm. Nhờ có mấy anh xã đội đưa trước mà cháu tôi và nhiều đứa trẻ được đến trường, gia đình yên tâm lo việc đánh bắt để ổn định cuộc sống. Nếu không tổ chức đưa rước có lẽ HS ở đây nghỉ học nhiều lắm!”. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/13_1_3056_2032_809.jpg Do các em HS nhà gần nhau nên anh Hiền và anh Trí bơi chiếc vỏ lãi rước từng em một. Sau khi rước hết các em HS họ bắt đầu khởi động máy đưa các em đến trường học. Thời điểm vỏ cập bến cũng là lúc những người đồng nghiệp rước các em ở tuyến khác về. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/14_3080_2160_465.jpg Anh Hiền tâm sự: “Mình phải cho các cháu mặc áo phao để đảm bảo an toàn. Sông nước mà các cháu nhỏ còn hiếu động nên mình phải trông chừng thật kỹ mới được”. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/15_1_2928_2112_547.jpg Thầy Thi Xuân Nhân, Hiệu trưởng Trường TH B Vĩnh Hội Đông, cho biết: “Trường có 18 lớp với 552 HS, trong đó có 203 em thuộc diện nghèo và cận nghèo. Đoạn đường đưa rước xa nhất là 6km, còn gần khoảng 2km. Nhờ công việc đưa rước này mà tình trạng HS chán nản bỏ học giảm đáng kể”. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/17.jpg http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/18_2880_1976_810.jpg http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/16_1_3264_2184_350.jpg Cù lao Bảy Trúc thuộc tổ 1 (ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, H.An Phú) cứ đến tháng 7 âm lịch là bị nước lũ bao vây. Do vậy để mỗi ngày được đến trường, hàng chục em HS nơi được gọi “ốc đảo” chỉ còn cách tự bơi xuồng, chạy ghe, đi trẹt, cáp treo. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/19_3224_2256_415.jpg Sau khi kiểm tra đủ sĩ số ông Năm Tâm điều khiển chiếc trẹt chở đầy HS chạy dọc kênh Bảy Trúc - nơi mà hàng chục ngôi nhà bị nước lũ bao vây. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/20_3008_2168_320.jpg Sau 20 phút rẽ dòng nước chảy xiết, đò cập bến và các em HS lội bộ về nhà trong tiếng cười giòn giã. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/21_3208_2248_761.jpg Đúng 12 giờ, cái nắng gắt khiến nhiều em HS và PH thấm mệt cùng là lúc đò ngược dòng đến trường. Thấy vậy chúng tôi đưa báo cho các em che nhưng tất cả lại đọc chăm chú. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/23_3024_2096_551.jpg Ông Võ Tấn Hương, Trưởng ấp Phú Hiệp cho biết: “Vào tháng 8 âm lịch tuyến đường dẫn vào tổ 1 bị nước lũ chia cắt. Để phục vụ việc học của 50 HS và đi lại của người dân UBND xã có vận động kinh phí thuê phương tiện đưa rước. Nơi này có 44 hộ, với 185 nhân khẩu. Tính đến thời điểm này, cù lao Bảy Trúc có hơn 55 em đỗ đại học”. http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-9-5/24_3160_2126_9.jpg Ông Thái Kim Khải, Trưởng phóng Giáo dục và đào tạo huyện An Phú, cho biết: “Hiện tổng số HS đưa rước của toàn huyện là 476, trong đó địa phương tổ chức là 283, còn gia đình tự rước 193. Đối với vùng biên giới nên tỉ lệ HS bỏ học vẫn còn cao do theo cha mẹ đi làm ăn xa, đánh bắt thủy sản”. Nguyễn Nhân http://congan.com.vn/phong-su-anh/duong-den-truong-cua-hoc-sinh-vung-ron-lu_61415.html

Vượt sóng đến trường

https://image.giaoducthoidai.vn/Uploaded/thuyvt/2018-09-08/216/a2-tr1-LKKT.jpg

Hình ảnh quen thuộc mỗi ngày tới lớp của HS ở “đảo hiếu học” cù lao Bảy Trúc

GD&TĐ - Không phải trèo đèo lội suối như học sinh (HS) vùng cao, nhưng chuyện đi học của HS huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) cũng lắm gian nan. Để đến được trường không những các em phải vượt hàng cây số đường đất mà còn chông chênh trên chiếc xuồng, vỏ lãi, giữa dòng nước chảy xiết. Chính từ sự vượt khó ấy mà nhiều em HS nối tiếp nhau vào đại học.

Đưa rước học sinh an toàn

Vĩnh Hội Đông là xã biên giới đầu nguồn của huyện An Phú (An Giang). Mỗi năm mùa lũ về, nơi đây lại chồng chất lo toan bởi các em HS bậc tiểu học (TH), mẫu giáo (MG) đến trường hết sức gian nan. Hiện tại, nhiều tuyến giao thông ở ấp Vĩnh Hoà, Vĩnh An xuống Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông đã bị nước lũ cô lập khiến HS không thể đến trường.

Mặt khác, đa số gia đình HS làm nghề câu lưới mưu sinh nên việc tự tổ chức đưa rước con em đi học gặp nhiều khó khăn, phương tiện không đảm bảo an toàn. Từ những khó khăn trên, UBND xã Vĩnh Hội Đông đã xây dựng kế hoạch đưa rước nhằm đem lại sự an tâm cho phụ huynh (PH) và đảm bảo an toàn cho HS đến trường.

Ông Lâm Ngọc Hồ, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông, cho biết: “Mỗi năm, tùy vào tình hình nước lũ về sớm hay muộn mà địa phương tiến hành đưa rước HS. Năm nay, lũ về sớm nên đầu tháng 8 đã triển khai công tác này. Chúng tôi đang tổ chức đưa rước 291 em, tập trung trên 5 tuyến, chủ yếu HS ở 2 ấp ngập sâu là Vĩnh Hòa và Vĩnh An”.

Ông Hồ kể, những ngày đầu khi mới triển khai, lực lượng đưa rước gặp rất nhiều khó khăn, nào là phụ huynh không tin tưởng an toàn, đến chuyện kinh phí hoạt động, phương tiện. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, công tác này đã tạo được niềm tin trong nhân dân. Lực lượng đưa rước HS là những anh em tình nguyện của xã đội và người dân nhiệt tâm. Tất cả mọi người đều không tính công và chỉ mong sao quá trình học tập các em không bị gián đoạn.

Đúng hẹn, 5 giờ 30 phút sáng, chúng tôi có mặt tại UBND xã Vĩnh Hội Đông để tháp tùng các anh xã đội đi rước HS vùng lũ đến trường. Mọi việc đã sẵn sàng, anh Trần Văn Hiền cùng Nguyễn Trí Hải mang áo phao, phao cầm tay xuống chiếc vỏ lãi chạy máy xe. Vượt sóng hơn 20 phút, chúng tôi đã đến điểm rước HS xa nhất chính là ngọn kênh Cả Hàng. Tại đây, những gương mặt ngây thơ đứng trên bến chờ đò rước đi học.

https://image.giaoducthoidai.vn/uploaded/thuyvt/2018-09-08/216/a1-tr8-jmry.jpg

Các em HS ở xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) đi qua cầu khỉ để đến trường.

Bà Dương Thị Kim Chi (ngụ ấp Vĩnh An) cho hay: “Xóm này có khoảng 50 cháu đến lớp nhưng cha mẹ đi mưu sinh các em tự đi học rất nguy hiểm. Nhờ có mấy anh xã đội đưa rước mà cháu tôi và nhiều đứa trẻ được đến trường, gia đình yên tâm lo việc đánh bắt để ổn định cuộc sống. Nếu không tổ chức đưa rước có lẽ HS ở đây nghỉ học nhiều lắm!”.

Trao đổi về tình hình giáo dục tại địa phương, thầy Thi Xuân Nhân, Hiệu trưởng Trường TH B Vĩnh Hội Đông, cho biết: “Trường có 18 lớp với 552 HS, trong đó có 203 em thuộc diện nghèo và cận nghèo. Đoạn đường đưa rước xa nhất là 6km, còn gần khoảng 2km. Nhờ công việc đưa rước này mà tình trạng HS chán nản bỏ học giảm đáng kể. Năm nay, lũ lớn và lên nhanh khiến các em HS của 7 lớp điểm lẻ không đến trường dự khai giảng được”.

Vượt khó xây “đảo hiếu học”

Cù lao Bảy Trúc thuộc tổ 1 (ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang), cứ đến tháng 7 âm lịch là bị nước lũ bao vây. Do vậy để mỗi ngày được đến trường, hàng chục em HS nơi được gọi “ốc đảo” chỉ còn cách tự bơi xuồng, chạy ghe...

Ông Nguyễn Văn Thận (53 tuổi) cho biết: “Giờ công việc chính của tôi là đưa 2 đứa cháu đi học bởi người dân trong này dù khó khăn cỡ nào cũng không để tụi nhỏ dốt. Ở đây mùa lũ vất vả lắm do phải đi đò, xuồng ghe nhưng ai cũng quan niệm chỉ cho con em học mới có cơ hội thoát nghèo. Từ đó mà nơi đây được mọi người đặt là… “đảo hiếu học”, ông Thận chia sẻ.

https://image.giaoducthoidai.vn/uploaded/thuyvt/2018-09-08/216/a2-tr8-mfjz.jpg

Những em ở khu vực xa trường được lực lượng xã đội tổ chức đưa rước đi học khi nước lũ dâng cao

Dẫu rằng việc học ở “đảo hiếu học” vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của các em và sự hỗ trợ tận tình của các cấp chính quyền địa phương, HS nơi vùng lũ vững tin trên con đường tìm tri thức, trong đó xuất hiện nhiều gia đình điển hình.

Ông Võ Tấn Hương, Trưởng ấp Phú Hiệp, cho biết: “Vào tháng 8 âm lịch, tuyến đường dẫn vào tổ 1 bị nước lũ chia cắt. Để phục vụ việc học của 50 HS và đi lại của người dân UBND xã có vận động kinh phí thuê phương tiện đưa rước. Cù lao Bảy Trúc hiện có 44 hộ, với 185 nhân khẩu. HS ở Bảy Trúc rất hiếu học và nhiều gia đình được công nhận danh hiệu gia đình hiếu học như hộ ông Năm Trưng, Sáu Khang, Bảy Đăng, Tám Tề… Tính đến thời điểm này, cù lao Bảy Trúc có hơn 55 em đỗ đại học”.

Ông Thái Kim Khải - Trưởng phòng GD&ĐT huyện An Phú - chia sẻ thêm: “Hiện tổng số HS đưa rước của toàn huyện là 476 em, trong đó địa phương tổ chức là 283 em, còn gia đình tự rước 193 em. Theo kế hoạch huy động HS ra lớp, năm học này huyện sẽ vận động 200 em mầm non, 3.070 em MG, 18.000 em TH và 10.385 em THCS. Vì đặc thù là vùng biên giới còn nhiều khó khăn nên tỉ lệ HS bỏ học vẫn còn cao nên ngành Giáo dục và chính quyền địa phương tập trung hỗ trợ và tìm nhiều giải pháp để giữ vững sĩ số”.

Kim Thoa

https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/vuot-song-den-truong-3949086.html

## Vượt sóng đến trường https://image.giaoducthoidai.vn/Uploaded/thuyvt/2018-09-08/216/a2-tr1-LKKT.jpg Hình ảnh quen thuộc mỗi ngày tới lớp của HS ở “đảo hiếu học” cù lao Bảy Trúc GD&TĐ - Không phải trèo đèo lội suối như học sinh (HS) vùng cao, nhưng chuyện đi học của HS huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) cũng lắm gian nan. Để đến được trường không những các em phải vượt hàng cây số đường đất mà còn chông chênh trên chiếc xuồng, vỏ lãi, giữa dòng nước chảy xiết. Chính từ sự vượt khó ấy mà nhiều em HS nối tiếp nhau vào đại học. ### Đưa rước học sinh an toàn Vĩnh Hội Đông là xã biên giới đầu nguồn của huyện An Phú (An Giang). Mỗi năm mùa lũ về, nơi đây lại chồng chất lo toan bởi các em HS bậc tiểu học (TH), mẫu giáo (MG) đến trường hết sức gian nan. Hiện tại, nhiều tuyến giao thông ở ấp Vĩnh Hoà, Vĩnh An xuống Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông đã bị nước lũ cô lập khiến HS không thể đến trường. Mặt khác, đa số gia đình HS làm nghề câu lưới mưu sinh nên việc tự tổ chức đưa rước con em đi học gặp nhiều khó khăn, phương tiện không đảm bảo an toàn. Từ những khó khăn trên, UBND xã Vĩnh Hội Đông đã xây dựng kế hoạch đưa rước nhằm đem lại sự an tâm cho phụ huynh (PH) và đảm bảo an toàn cho HS đến trường. Ông Lâm Ngọc Hồ, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông, cho biết: “Mỗi năm, tùy vào tình hình nước lũ về sớm hay muộn mà địa phương tiến hành đưa rước HS. Năm nay, lũ về sớm nên đầu tháng 8 đã triển khai công tác này. Chúng tôi đang tổ chức đưa rước 291 em, tập trung trên 5 tuyến, chủ yếu HS ở 2 ấp ngập sâu là Vĩnh Hòa và Vĩnh An”. Ông Hồ kể, những ngày đầu khi mới triển khai, lực lượng đưa rước gặp rất nhiều khó khăn, nào là phụ huynh không tin tưởng an toàn, đến chuyện kinh phí hoạt động, phương tiện. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, công tác này đã tạo được niềm tin trong nhân dân. Lực lượng đưa rước HS là những anh em tình nguyện của xã đội và người dân nhiệt tâm. Tất cả mọi người đều không tính công và chỉ mong sao quá trình học tập các em không bị gián đoạn. Đúng hẹn, 5 giờ 30 phút sáng, chúng tôi có mặt tại UBND xã Vĩnh Hội Đông để tháp tùng các anh xã đội đi rước HS vùng lũ đến trường. Mọi việc đã sẵn sàng, anh Trần Văn Hiền cùng Nguyễn Trí Hải mang áo phao, phao cầm tay xuống chiếc vỏ lãi chạy máy xe. Vượt sóng hơn 20 phút, chúng tôi đã đến điểm rước HS xa nhất chính là ngọn kênh Cả Hàng. Tại đây, những gương mặt ngây thơ đứng trên bến chờ đò rước đi học. https://image.giaoducthoidai.vn/uploaded/thuyvt/2018-09-08/216/a1-tr8-jmry.jpg Các em HS ở xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) đi qua cầu khỉ để đến trường. Bà Dương Thị Kim Chi (ngụ ấp Vĩnh An) cho hay: “Xóm này có khoảng 50 cháu đến lớp nhưng cha mẹ đi mưu sinh các em tự đi học rất nguy hiểm. Nhờ có mấy anh xã đội đưa rước mà cháu tôi và nhiều đứa trẻ được đến trường, gia đình yên tâm lo việc đánh bắt để ổn định cuộc sống. Nếu không tổ chức đưa rước có lẽ HS ở đây nghỉ học nhiều lắm!”. Trao đổi về tình hình giáo dục tại địa phương, thầy Thi Xuân Nhân, Hiệu trưởng Trường TH B Vĩnh Hội Đông, cho biết: “Trường có 18 lớp với 552 HS, trong đó có 203 em thuộc diện nghèo và cận nghèo. Đoạn đường đưa rước xa nhất là 6km, còn gần khoảng 2km. Nhờ công việc đưa rước này mà tình trạng HS chán nản bỏ học giảm đáng kể. Năm nay, lũ lớn và lên nhanh khiến các em HS của 7 lớp điểm lẻ không đến trường dự khai giảng được”. ### Vượt khó xây “đảo hiếu học” Cù lao Bảy Trúc thuộc tổ 1 (ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang), cứ đến tháng 7 âm lịch là bị nước lũ bao vây. Do vậy để mỗi ngày được đến trường, hàng chục em HS nơi được gọi “ốc đảo” chỉ còn cách tự bơi xuồng, chạy ghe... Ông Nguyễn Văn Thận (53 tuổi) cho biết: “Giờ công việc chính của tôi là đưa 2 đứa cháu đi học bởi người dân trong này dù khó khăn cỡ nào cũng không để tụi nhỏ dốt. Ở đây mùa lũ vất vả lắm do phải đi đò, xuồng ghe nhưng ai cũng quan niệm chỉ cho con em học mới có cơ hội thoát nghèo. Từ đó mà nơi đây được mọi người đặt là… “đảo hiếu học”, ông Thận chia sẻ. https://image.giaoducthoidai.vn/uploaded/thuyvt/2018-09-08/216/a2-tr8-mfjz.jpg Những em ở khu vực xa trường được lực lượng xã đội tổ chức đưa rước đi học khi nước lũ dâng cao Dẫu rằng việc học ở “đảo hiếu học” vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của các em và sự hỗ trợ tận tình của các cấp chính quyền địa phương, HS nơi vùng lũ vững tin trên con đường tìm tri thức, trong đó xuất hiện nhiều gia đình điển hình. Ông Võ Tấn Hương, Trưởng ấp Phú Hiệp, cho biết: “Vào tháng 8 âm lịch, tuyến đường dẫn vào tổ 1 bị nước lũ chia cắt. Để phục vụ việc học của 50 HS và đi lại của người dân UBND xã có vận động kinh phí thuê phương tiện đưa rước. Cù lao Bảy Trúc hiện có 44 hộ, với 185 nhân khẩu. HS ở Bảy Trúc rất hiếu học và nhiều gia đình được công nhận danh hiệu gia đình hiếu học như hộ ông Năm Trưng, Sáu Khang, Bảy Đăng, Tám Tề… Tính đến thời điểm này, cù lao Bảy Trúc có hơn 55 em đỗ đại học”. Ông Thái Kim Khải - Trưởng phòng GD&ĐT huyện An Phú - chia sẻ thêm: “Hiện tổng số HS đưa rước của toàn huyện là 476 em, trong đó địa phương tổ chức là 283 em, còn gia đình tự rước 193 em. Theo kế hoạch huy động HS ra lớp, năm học này huyện sẽ vận động 200 em mầm non, 3.070 em MG, 18.000 em TH và 10.385 em THCS. Vì đặc thù là vùng biên giới còn nhiều khó khăn nên tỉ lệ HS bỏ học vẫn còn cao nên ngành Giáo dục và chính quyền địa phương tập trung hỗ trợ và tìm nhiều giải pháp để giữ vững sĩ số”. Kim Thoa https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/vuot-song-den-truong-3949086.html
edited Nov 8 '18 lúc 2:53 pm
12
113
6
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp