Trạng thái
Tin tức về An Phú

Chuyện học ở vùng rốn lũ An Giang

Gian nan đường đến trường vùng rốn lũ

Nước lũ dâng cao, nhiều tuyến đường đến trường ở vùng đầu nguồn thuộc 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp bị chia cắt. Học sinh phải đến lớp bằng xuồng, ghe, giáo viên dạy 2 buổi thì mang cơm theo...

https://image.thanhnien.vn/665/uploaded/hoangnam/2018_09_16/a1_qqey.jpg

Con chữ “chông chênh” theo nước lũ

https://www.youtube.com/watch?v=WERIwHyurEs

[VIDEO] Gian nan đường đến trường của trẻ em vùng rốn lũ An Giang

Mỗi ngày tôi lên lớp 2 buổi nên sáng thức sớm chuẩn bị cơm mang theo rồi đi xuồng đến trường. Phần lớn các em học sinh đều thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên thấy thương lắm
NGUYỄN VĂN HỢP (giáo viên tiểu học ấp Giồng Bàng, tỉnh Đồng Tháp)Người phát biểu

Tuyến lộ dọc theo kênh Châu Đốc dẫn đến Trường tiểu học B Vĩnh Hội Đông (H.An Phú, An Giang) bị nước ngập cao gần 2 m. Hơn 150 học sinh (HS) của điểm trường này phải đến trường bằng xuồng, ghe. Chính quyền địa phương phân công cán bộ, lực lượng dân quân đưa rước. Từ 5 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, HS tại các khu vực bị nước cô lập đã chuẩn bị sẵn sàng tập sách để được rước đến trường bằng chiếc vỏ lãi băng qua cánh đồng nước mênh mông. Đến 11 giờ trưa, các em được đưa về nhà. Theo danh sách đã được nhà trường phân theo từng tuyến kênh, HS cẩn thận bước xuống 3 chiếc vỏ lãi, mặc áo phao, cài dây an toàn. Sau khi ổn định và kiểm tra lại số lượng đúng như danh sách, cán bộ đưa rước cho nổ máy, rẽ sóng đưa các em về nhà sau một buổi học.
Phan Thị Trúc Phương, lớp 4B Trường tiểu học B Vĩnh Hội Đông, cho biết: “Đường từ nhà cháu đến trường nước ngập cao hơn đầu. Cha mẹ bận đi làm đồng nên cháu được các cô chú đưa rước đi học hằng ngày”.
Bà Nguyễn Thị Hai, một phụ huynh có 2 con học tại trường này, chia sẻ: “Các chú tổ chức đưa đón các cháu nhỏ an toàn lắm. Tất cả các cháu khi lên tàu là phải mặc áo phao. Hôm nào các cháu học hai buổi, các chú ấy tổ chức đưa đón 4 lượt, nhưng tụi nhỏ chẳng phải tốn tiền phí gì hết”.
Ông Lê Minh Thuận, Phó chủ tịch UBND H.An Phú, cho biết do là địa bàn đầu nguồn vùng lũ nên nhiều năm qua, UBND huyện cũng như các ngành liên quan luôn có “kịch bản” cho những năm lũ nhỏ, lũ lớn. Riêng năm nay, lũ về sớm, mực nước không ngừng dâng cao. Thống kê trên toàn huyện có khoảng 1.000 HS phải đi đò đến trường. Hiện địa phương đã tổ chức đưa đón 380 HS, số còn lại khi nào đường bị ngập, địa phương tiếp tục thực hiện việc đưa đón, đảm bảo HS an toàn đến trường trong mùa lũ. “Ngoài việc tổ chức đưa đón HS đến trường khi các tuyến đường bị ngập, H.An Phú đã có kế hoạch bố trí 35 điểm giữ trẻ của 14 xã, thị trấn với hơn 1.000 trẻ em trên địa bàn. Hiện đã tổ chức 4 điểm giữ trẻ ở xã Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông với 150 trẻ. Mặt khác, chính quyền địa phương còn tổ chức 30 điểm cứu hộ trên địa bàn huyện để khi người dân gặp nạn kịp thời ứng cứu”, ông Thuận thông tin.

https://www.youtube.com/watch?v=F-VFHNXMta4

[VIDEO] Hiểm nguy cảnh trẻ em vùng lũ tự bơi thuyền chở nhau đến trường

Tại Đồng Tháp, hơn 2 tuần nay, nước lũ dâng cao đã nhấn chìm tuyến đường đê từ ấp Giồng Bàng đến trung tâm xã Thường Phước 1 và các vùng lân cận H.Hồng Ngự. Để đến trường, 20 HS phải di chuyển bằng xuồng với chặng đường khoảng 5 km. Khu dân cư Giồng Bàng được xây dựng theo đỉnh lũ năm 2001 (năm lũ lớn) nên nằm trơ trọi giữa 4 bề nước nổi. Giồng Bàng có 45 HS tiểu học, 20 HS bậc THCS. Giáo viên cũng phải di chuyển bằng đò để đến trường dạy cho trẻ mầm non và cấp tiểu học ở đây. Thầy Nguyễn Văn Hợp, giáo viên tiểu học gắn bó với ấp Giồng Bàng 15 năm nay, bộc bạch: “Mỗi ngày tôi lên lớp 2 buổi nên sáng thức sớm chuẩn bị cơm mang theo rồi đi xuồng đến trường. Buổi trưa giăng võng ngủ lại để chiều tiếp tục lên lớp. Nước ở đây ngập sâu và chảy xiết rất nguy hiểm. Phần lớn HS đều thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên thấy thương lắm”.

https://image.thanhnien.vn/665/uploaded/hoangnam/2018_09_16/a11_toki.jpg

Học sinh tại H.An Phú (An Giang) đến lớp mùa lũ
ẢNH: LINH GIANG

Cù lao hiếu học

Cù lao Bảy Trúc (thuộc tổ 1, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, H.An Phú, An Giang) cứ đến tháng 7 âm lịch là bị nước lũ bao vây như một “ốc đảo”. Do vậy, để mỗi ngày được đến trường, hàng chục HS phải đi xuồng, chạy ghe hoặc đi trẹt (phương tiện di chuyển trên sông - PV).

Khó khăn là vậy, nhưng sự quan tâm của ông bà, cha mẹ dành cho việc học của con cái rất đáng biểu dương. Ông Nguyễn Văn Thận (53 tuổi) cho biết công việc chính của ông là ngày 2 buổi đưa các cháu đến trường. “Khó mấy cũng không cho sắp nhỏ dốt. Ở đây mùa khô thì làm thuê làm mướn, mùa lũ thì đặt dớn, bắt ốc. Cái khó từ đời này sang đời khác. Chỉ có học thì tụi nhỏ mới phát triển được. Cả cái xóm này nhà nào cũng cho con đi học dù khó khăn đến mấy”, ông Thận chia sẻ.
Ông Võ Tấn Hương, Trưởng ấp Phú Hiệp, cho biết: “Cù lao Bảy Trúc hiện có 44 hộ, với 185 nhân khẩu. HS nơi đây rất hiếu học và nhiều gia đình được công nhận danh hiệu gia đình hiếu học như hộ ông Năm Trưng, Sáu Khang, Bảy Đăng, Tám Tề… Tính đến thời điểm này, cù lao Bảy Trúc có hơn 55 em đỗ đại học”. Như gia đình ông Huỳnh Minh Trưng (71 tuổi) có 3 con học đại học. Để “đánh đổi”, ông Trưng đã bán 14 công đất và vay gần 100 triệu đồng để cho các con ăn học thành tài. Dòng họ ông Trưng có 18 người con và cháu đỗ đại học và nhiều người trong số đó đã có công ăn việc làm ổn định, giúp kinh tế gia đình, địa phương phát triển.

Linh Giang
https://thanhnien.vn/giao-duc/gian-nan-duong-den-truong-vung-ron-lu-1003712.html

## Gian nan đường đến trường vùng rốn lũ Nước lũ dâng cao, nhiều tuyến đường đến trường ở vùng đầu nguồn thuộc 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp bị chia cắt. Học sinh phải đến lớp bằng xuồng, ghe, giáo viên dạy 2 buổi thì mang cơm theo... https://image.thanhnien.vn/665/uploaded/hoangnam/2018_09_16/a1_qqey.jpg ### Con chữ “chông chênh” theo nước lũ https://www.youtube.com/watch?v=WERIwHyurEs [VIDEO] Gian nan đường đến trường của trẻ em vùng rốn lũ An Giang >Mỗi ngày tôi lên lớp 2 buổi nên sáng thức sớm chuẩn bị cơm mang theo rồi đi xuồng đến trường. Phần lớn các em học sinh đều thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên thấy thương lắm NGUYỄN VĂN HỢP (giáo viên tiểu học ấp Giồng Bàng, tỉnh Đồng Tháp)Người phát biểu Tuyến lộ dọc theo kênh Châu Đốc dẫn đến Trường tiểu học B Vĩnh Hội Đông (H.An Phú, An Giang) bị nước ngập cao gần 2 m. Hơn 150 học sinh (HS) của điểm trường này phải đến trường bằng xuồng, ghe. Chính quyền địa phương phân công cán bộ, lực lượng dân quân đưa rước. Từ 5 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, HS tại các khu vực bị nước cô lập đã chuẩn bị sẵn sàng tập sách để được rước đến trường bằng chiếc vỏ lãi băng qua cánh đồng nước mênh mông. Đến 11 giờ trưa, các em được đưa về nhà. Theo danh sách đã được nhà trường phân theo từng tuyến kênh, HS cẩn thận bước xuống 3 chiếc vỏ lãi, mặc áo phao, cài dây an toàn. Sau khi ổn định và kiểm tra lại số lượng đúng như danh sách, cán bộ đưa rước cho nổ máy, rẽ sóng đưa các em về nhà sau một buổi học. Phan Thị Trúc Phương, lớp 4B Trường tiểu học B Vĩnh Hội Đông, cho biết: “Đường từ nhà cháu đến trường nước ngập cao hơn đầu. Cha mẹ bận đi làm đồng nên cháu được các cô chú đưa rước đi học hằng ngày”. Bà Nguyễn Thị Hai, một phụ huynh có 2 con học tại trường này, chia sẻ: “Các chú tổ chức đưa đón các cháu nhỏ an toàn lắm. Tất cả các cháu khi lên tàu là phải mặc áo phao. Hôm nào các cháu học hai buổi, các chú ấy tổ chức đưa đón 4 lượt, nhưng tụi nhỏ chẳng phải tốn tiền phí gì hết”. Ông Lê Minh Thuận, Phó chủ tịch UBND H.An Phú, cho biết do là địa bàn đầu nguồn vùng lũ nên nhiều năm qua, UBND huyện cũng như các ngành liên quan luôn có “kịch bản” cho những năm lũ nhỏ, lũ lớn. Riêng năm nay, lũ về sớm, mực nước không ngừng dâng cao. Thống kê trên toàn huyện có khoảng 1.000 HS phải đi đò đến trường. Hiện địa phương đã tổ chức đưa đón 380 HS, số còn lại khi nào đường bị ngập, địa phương tiếp tục thực hiện việc đưa đón, đảm bảo HS an toàn đến trường trong mùa lũ. “Ngoài việc tổ chức đưa đón HS đến trường khi các tuyến đường bị ngập, H.An Phú đã có kế hoạch bố trí 35 điểm giữ trẻ của 14 xã, thị trấn với hơn 1.000 trẻ em trên địa bàn. Hiện đã tổ chức 4 điểm giữ trẻ ở xã Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông với 150 trẻ. Mặt khác, chính quyền địa phương còn tổ chức 30 điểm cứu hộ trên địa bàn huyện để khi người dân gặp nạn kịp thời ứng cứu”, ông Thuận thông tin. https://www.youtube.com/watch?v=F-VFHNXMta4 [VIDEO] Hiểm nguy cảnh trẻ em vùng lũ tự bơi thuyền chở nhau đến trường Tại Đồng Tháp, hơn 2 tuần nay, nước lũ dâng cao đã nhấn chìm tuyến đường đê từ ấp Giồng Bàng đến trung tâm xã Thường Phước 1 và các vùng lân cận H.Hồng Ngự. Để đến trường, 20 HS phải di chuyển bằng xuồng với chặng đường khoảng 5 km. Khu dân cư Giồng Bàng được xây dựng theo đỉnh lũ năm 2001 (năm lũ lớn) nên nằm trơ trọi giữa 4 bề nước nổi. Giồng Bàng có 45 HS tiểu học, 20 HS bậc THCS. Giáo viên cũng phải di chuyển bằng đò để đến trường dạy cho trẻ mầm non và cấp tiểu học ở đây. Thầy Nguyễn Văn Hợp, giáo viên tiểu học gắn bó với ấp Giồng Bàng 15 năm nay, bộc bạch: “Mỗi ngày tôi lên lớp 2 buổi nên sáng thức sớm chuẩn bị cơm mang theo rồi đi xuồng đến trường. Buổi trưa giăng võng ngủ lại để chiều tiếp tục lên lớp. Nước ở đây ngập sâu và chảy xiết rất nguy hiểm. Phần lớn HS đều thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên thấy thương lắm”. https://image.thanhnien.vn/665/uploaded/hoangnam/2018_09_16/a11_toki.jpg Học sinh tại H.An Phú (An Giang) đến lớp mùa lũ ẢNH: LINH GIANG ### Cù lao hiếu học Cù lao Bảy Trúc (thuộc tổ 1, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, H.An Phú, An Giang) cứ đến tháng 7 âm lịch là bị nước lũ bao vây như một “ốc đảo”. Do vậy, để mỗi ngày được đến trường, hàng chục HS phải đi xuồng, chạy ghe hoặc đi trẹt (phương tiện di chuyển trên sông - PV). Khó khăn là vậy, nhưng sự quan tâm của ông bà, cha mẹ dành cho việc học của con cái rất đáng biểu dương. Ông Nguyễn Văn Thận (53 tuổi) cho biết công việc chính của ông là ngày 2 buổi đưa các cháu đến trường. “Khó mấy cũng không cho sắp nhỏ dốt. Ở đây mùa khô thì làm thuê làm mướn, mùa lũ thì đặt dớn, bắt ốc. Cái khó từ đời này sang đời khác. Chỉ có học thì tụi nhỏ mới phát triển được. Cả cái xóm này nhà nào cũng cho con đi học dù khó khăn đến mấy”, ông Thận chia sẻ. Ông Võ Tấn Hương, Trưởng ấp Phú Hiệp, cho biết: “Cù lao Bảy Trúc hiện có 44 hộ, với 185 nhân khẩu. HS nơi đây rất hiếu học và nhiều gia đình được công nhận danh hiệu gia đình hiếu học như hộ ông Năm Trưng, Sáu Khang, Bảy Đăng, Tám Tề… Tính đến thời điểm này, cù lao Bảy Trúc có hơn 55 em đỗ đại học”. Như gia đình ông Huỳnh Minh Trưng (71 tuổi) có 3 con học đại học. Để “đánh đổi”, ông Trưng đã bán 14 công đất và vay gần 100 triệu đồng để cho các con ăn học thành tài. Dòng họ ông Trưng có 18 người con và cháu đỗ đại học và nhiều người trong số đó đã có công ăn việc làm ổn định, giúp kinh tế gia đình, địa phương phát triển. **Linh Giang** https://thanhnien.vn/giao-duc/gian-nan-duong-den-truong-vung-ron-lu-1003712.html

Chòng chành con chữ vùng rốn lũ

https://image.giaoducthoidai.vn/Uploaded/giangnth/2018-10-02/1-CZTM.JPG

Nước lũ chia cắt, các em HS ở huyện An Phú, An Giang phải đi cầu tạm đến trường

GD&TĐ - Năm nay mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long đến sớm và nhanh hơn mọi năm khiến nhiều nơi, đặc biệt là khu vực biên giới, bị ngập sâu nên học sinh không thể đi bộ, đi xe đến trường. Để đến được trường học, các em phải nhọc nhằn băng đồng, chòng chành trên chiếc xuồng, vỏ lãi do chính quyền và phụ huynh đưa đón.

“Cưỡi sóng” tìm chữ

Bà Nguyễn Thị Kim Ba ở ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, An Giang) chở 3 đứa gồm cháu nội, cháu ngoại đến Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông dự khai giảng. Trong lúc ngồi chờ cháu, bà cho biết, nhà cách trường gần 4km nhưng nưi nào cũng ngập lênh láng, nhìn xung quanh toàn nước trắng xóa. Con đường đến trường hằng ngày cũng đã ngập chìm trong nước khiến cho con em không thể đến trường như bình thường. “Cha mẹ các cháu đi làm thuê ở Bình Dương để lại 3 đứa cho vợ chồng tôi chăm sóc, ăn học. Bây giờ nước ngập sâu, đi lại khó khăn nên lúc nào cũng đi theo, đưa đi học và giữ cháu”, bà Kim Ba nói.

Cùng hoàn cảnh bà Ba, bà Nguyễn Thị Như cũng chở cháu ngoại đến trường và chờ đón về nhà. Bà Như cho biết, khoảng 4 giờ sáng, bà đã thức dậy chuẩn bị cơm nước cho chồng và cháu ăn, sau đó chồng đi làm thuê và bà bơi xuồng đưa cháu đến lớp rồi chờ đến tan trường đưa về. “Mùa khô cháu tự đi đến trường nhưng bây giờ xung quanh toàn nước mênh mông nên tôi lúc nào cũng đi theo đưa đón con đến trường cho yên tâm”, bà Như nói.

Theo ông Huỳnh Công Phương, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông, đây là xã biên giới đầu nguồn của huyện An Phú, tỉnh An Giang. Hiện tại, nhiều tuyến giao thông trên địa bàn xã đã bị nước lũ cô lập khiến học sinh không thể đến trường. Năm nay, địa phương vận động xã hội hóa và một phần sử dụng ngân sách thuê chủ phương tiện đưa đón học sinh để phụ huynh yên tâm cho con đi học.

https://image.giaoducthoidai.vn/uploaded/giangnth/2018-10-02/2-erit.jpg

HS ở Cù lao Bảy Trúc, thuộc xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang đến trường bằng đò

Ở cù lao Bảy Trúc, thuộc xã Phú Hữu (huyện An Phú, An Giang) xung quanh bao bọc bởi nước lũ mà người dân hay gọi “ốc đảo” nên việc đi lại, học hành không còn con đường nào khác phải tự bơi xuồng, đối mặt với những hiểm nguy khi gặp nước chảy xiết, giông gió…. Tuy nhiên, những khó khăn ấy vẫn không làm cho trẻ em ở đây nản lòng. Tan giờ học buổi chiều, hàng chục em học sinh tập trung tại bến đò trong cơn mưa tầm tã, tay xách cặp, cầm áo phao ướt sũng lần lượt bước xuống đò về nhà. Sau khi kiểm tra đủ học sinh, chủ đò cho rời bến chạy khoảng 2 cây số mất chưa đầy nửa tiếng là đến cù lao. Em Lê Thị Thu Ngân, học lớp 7, Trường THCS Phú Hữu, nói: “Đò này mỗi ngày đưa 4 lần, em đi không tốn tiền, lại an toàn và ba mẹ cũng không phải lo đưa đón. Bản thân em mong muốn được đến trường để sau này có việc làm ổn định phụ giúp gia đình”.

Dù sống ở khu vực khó khăn nhưng nhiều gia đình ở xứ cù lao này vẫn quyết chí nuôi con ăn học, điển hình như gia đình ông Huỳnh Minh Trưng có 3 người con đỗ đại học. Ông Trưng cho biết, lúc mới giải phóng, dân ở đây nghèo khó lắm nhưng vẫn quyết tâm lo cho con ăn học đàng hoàng. Gia đình ông có 3 người con tốt nghiệp đại học. Cụ thể, một người làm hướng dẫn viên du lịch ở tỉnh Đồng Tháp, người làm việc ở TPHCM và con gái út dạy học ở địa phương.

Anh Huỳnh Phước Hưng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế nông nghiệp ở Cần Thơ và hiện làm việc cho một công ty cũng tại Cần Thơ có dịp về thăm nhà. Anh kể, những năm học phổ thông, lũ lớn bơi xuồng đi học, gặp giông gió phải kiếm bụi cây trốn đợi yên ắng mới bơi về. “Nhiều hôm nước chảy xiết, xuồng bơi chẳng đi, gia đình phải chạy ghe máy ra kè về. Chuyện đi học bơi xuồng hay bị chìm cũng là chuyện thường. Cũng từ đó mà tôi quyết tâm học giỏi để sau này có việc làm ổn định, thoát nghèo”, anh Hưng chia sẻ.

Cùng chung tay hỗ trợ

Đang ngồi trên chiếc chẹt đợi các bạn khác nên tranh thủ xem bài tập về nhà, em Huỳnh Tấn Đạt (học lớp 9) nói: “Ở cù lao Bảy Trúc, đò này mỗi ngày chạy 6 lần, chúng em đi không tốn tiền lại an toàn và ba mẹ đi chợ cũng được ké luôn”. Sau khi kiểm tra đủ sĩ số, ông Năm Tâm điều khiển chiếc chẹt chở đầy học sinh chạy dọc kênh Bảy Trúc - nơi mà hàng chục ngôi nhà bị nước lũ bao vây. Sau 20 phút rẽ dòng nước chảy xiết, đò cập bến và các em HS lội bộ về nhà trong tiếng cười giòn giã. Ông Nguyễn Văn Thận (53 tuổi), cho biết: “Giờ công việc chính của tôi là đưa 2 đứa cháu đi học, bởi người dân trong này dù khó khăn cỡ nào cũng không để tụi nhỏ dốt. Ở đây mùa lũ vất vả lắm do phải đi đò, xuồng ghe nhưng ai cũng quan niệm chỉ cho con em học mới có cơ hội thoát nghèo. Từ đó mà nơi đây được mọi người đặt là… “đảo hiếu học”, ông Thận chia sẻ.

Tại xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, An Giang), ngồi trên vỏ lãi đường về nhà, em Nguyễn Lưu Nhi, học sinh lớp 3A Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông nói: “Nếu không có vỏ lãi của nhà trường chở miễn phí thì con không đi học được vì cha suốt ngày làm thợ mộc, còn mẹ đi làm thuê để nuôi gia đình”. Còn em Lê Thị Kim Yến cho biết, từ nhà em đến trường 3 cây số và phải đi cầu khỉ hay bị té. “Từ ngày được các chú đưa rước nên đỡ vất vả hơn”, em Yến nói.

https://image.giaoducthoidai.vn/uploaded/giangnth/2018-10-02/3-wvjx.jpg

Nhiều em HS phải lội nước đến trường học

Bà Dương Thị Kim Chi ở ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông cho biết, xóm của bà có khoảng 50 cháu đến lớp nhưng cha mẹ đi làm thuê nên các em tự đi học rất nguy hiểm. “Nhờ có mấy anh đưa rước mà cháu tôi và nhiều đứa trẻ được đến trường. Hơn nữa, gia đình yên tâm lo việc đánh bắt để ổn định cuộc sống. Nếu không tổ chức đưa rước có lẽ các cháu ở đây nghỉ học nhiều lắm!”, bà Chi bộc bạch. Ông Nguyễn Tấn Phú, chủ phương tiện vỏ lãi đưa rước học sinh, cho biết thêm: “Sáng sớm, vợ chồng tôi thức dậy chạy vô kênh, chỗ xa nhất khoảng 6 km bắt đầu rước học sinh đến trường. Ngày nào cũng thế, chở các em học sinh vất vả vì phải coi chừng, đếm từng em, nếu thiếu một em cũng không dám về. Chưa kể, các em hay đùa giỡn nên tôi lo lắm”, ông Phú chia sẻ.

Thầy Hà Minh Phương, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông cho biết, khu vực này thấp, giáp biên giới Campuchia nên hằng năm đến mùa lũ đều ngập. Vì thế, khi nước dâng cao, địa phương đã tổ chức 5 tuyến đón rước 151/552 em học sinh đến trường an toàn. “Ngoài dự khai giảng, tất cả các em này đều tham gia học 2 buổi vào 3 ngày trong tuần, vì thế các em khá vất vả khi đi lại đến 4 lượt, không có thời gian nghỉ ngơi”, thầy Phương nói. Còn thầy Thi Xuân Nhân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông cho biết thêm, cũng chính từ việc đưa rước này mà tình trạng học sinh bỏ học giảm đáng kể.

Theo ông Võ Hoàng Lâm, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện An Phú, nhiều năm qua ngành giáo dục huyện luôn có “kịch bản” cho những năm lũ nhỏ, lũ lớn. Năm nay, lũ về sớm, mực nước không ngừng dâng cao, huyện đã tổ chức đưa đón 286 em học sinh ở xã Vĩnh Hội Đông và Phú Hữu bị ngập sâu đến trường. Hiện nay, số học sinh vùng lũ được đưa rước toàn huyện An Phú là 476; trong đó địa phương tổ chức 286 em, còn gia đình tự rước 193 em. Năm học 2018 - 2019, toàn huyện có trên 73.000 học sinh từ mầm non đến THCS.

Thúy An
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/chong-chanh-con-chu-vung-ron-lu-3955025-b.html

## Chòng chành con chữ vùng rốn lũ https://image.giaoducthoidai.vn/Uploaded/giangnth/2018-10-02/1-CZTM.JPG Nước lũ chia cắt, các em HS ở huyện An Phú, An Giang phải đi cầu tạm đến trường GD&TĐ - Năm nay mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long đến sớm và nhanh hơn mọi năm khiến nhiều nơi, đặc biệt là khu vực biên giới, bị ngập sâu nên học sinh không thể đi bộ, đi xe đến trường. Để đến được trường học, các em phải nhọc nhằn băng đồng, chòng chành trên chiếc xuồng, vỏ lãi do chính quyền và phụ huynh đưa đón. ### “Cưỡi sóng” tìm chữ Bà Nguyễn Thị Kim Ba ở ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, An Giang) chở 3 đứa gồm cháu nội, cháu ngoại đến Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông dự khai giảng. Trong lúc ngồi chờ cháu, bà cho biết, nhà cách trường gần 4km nhưng nưi nào cũng ngập lênh láng, nhìn xung quanh toàn nước trắng xóa. Con đường đến trường hằng ngày cũng đã ngập chìm trong nước khiến cho con em không thể đến trường như bình thường. “Cha mẹ các cháu đi làm thuê ở Bình Dương để lại 3 đứa cho vợ chồng tôi chăm sóc, ăn học. Bây giờ nước ngập sâu, đi lại khó khăn nên lúc nào cũng đi theo, đưa đi học và giữ cháu”, bà Kim Ba nói. Cùng hoàn cảnh bà Ba, bà Nguyễn Thị Như cũng chở cháu ngoại đến trường và chờ đón về nhà. Bà Như cho biết, khoảng 4 giờ sáng, bà đã thức dậy chuẩn bị cơm nước cho chồng và cháu ăn, sau đó chồng đi làm thuê và bà bơi xuồng đưa cháu đến lớp rồi chờ đến tan trường đưa về. “Mùa khô cháu tự đi đến trường nhưng bây giờ xung quanh toàn nước mênh mông nên tôi lúc nào cũng đi theo đưa đón con đến trường cho yên tâm”, bà Như nói. Theo ông Huỳnh Công Phương, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông, đây là xã biên giới đầu nguồn của huyện An Phú, tỉnh An Giang. Hiện tại, nhiều tuyến giao thông trên địa bàn xã đã bị nước lũ cô lập khiến học sinh không thể đến trường. Năm nay, địa phương vận động xã hội hóa và một phần sử dụng ngân sách thuê chủ phương tiện đưa đón học sinh để phụ huynh yên tâm cho con đi học. https://image.giaoducthoidai.vn/uploaded/giangnth/2018-10-02/2-erit.jpg HS ở Cù lao Bảy Trúc, thuộc xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang đến trường bằng đò Ở cù lao Bảy Trúc, thuộc xã Phú Hữu (huyện An Phú, An Giang) xung quanh bao bọc bởi nước lũ mà người dân hay gọi “ốc đảo” nên việc đi lại, học hành không còn con đường nào khác phải tự bơi xuồng, đối mặt với những hiểm nguy khi gặp nước chảy xiết, giông gió…. Tuy nhiên, những khó khăn ấy vẫn không làm cho trẻ em ở đây nản lòng. Tan giờ học buổi chiều, hàng chục em học sinh tập trung tại bến đò trong cơn mưa tầm tã, tay xách cặp, cầm áo phao ướt sũng lần lượt bước xuống đò về nhà. Sau khi kiểm tra đủ học sinh, chủ đò cho rời bến chạy khoảng 2 cây số mất chưa đầy nửa tiếng là đến cù lao. Em Lê Thị Thu Ngân, học lớp 7, Trường THCS Phú Hữu, nói: “Đò này mỗi ngày đưa 4 lần, em đi không tốn tiền, lại an toàn và ba mẹ cũng không phải lo đưa đón. Bản thân em mong muốn được đến trường để sau này có việc làm ổn định phụ giúp gia đình”. Dù sống ở khu vực khó khăn nhưng nhiều gia đình ở xứ cù lao này vẫn quyết chí nuôi con ăn học, điển hình như gia đình ông Huỳnh Minh Trưng có 3 người con đỗ đại học. Ông Trưng cho biết, lúc mới giải phóng, dân ở đây nghèo khó lắm nhưng vẫn quyết tâm lo cho con ăn học đàng hoàng. Gia đình ông có 3 người con tốt nghiệp đại học. Cụ thể, một người làm hướng dẫn viên du lịch ở tỉnh Đồng Tháp, người làm việc ở TPHCM và con gái út dạy học ở địa phương. Anh Huỳnh Phước Hưng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế nông nghiệp ở Cần Thơ và hiện làm việc cho một công ty cũng tại Cần Thơ có dịp về thăm nhà. Anh kể, những năm học phổ thông, lũ lớn bơi xuồng đi học, gặp giông gió phải kiếm bụi cây trốn đợi yên ắng mới bơi về. “Nhiều hôm nước chảy xiết, xuồng bơi chẳng đi, gia đình phải chạy ghe máy ra kè về. Chuyện đi học bơi xuồng hay bị chìm cũng là chuyện thường. Cũng từ đó mà tôi quyết tâm học giỏi để sau này có việc làm ổn định, thoát nghèo”, anh Hưng chia sẻ. ### Cùng chung tay hỗ trợ Đang ngồi trên chiếc chẹt đợi các bạn khác nên tranh thủ xem bài tập về nhà, em Huỳnh Tấn Đạt (học lớp 9) nói: “Ở cù lao Bảy Trúc, đò này mỗi ngày chạy 6 lần, chúng em đi không tốn tiền lại an toàn và ba mẹ đi chợ cũng được ké luôn”. Sau khi kiểm tra đủ sĩ số, ông Năm Tâm điều khiển chiếc chẹt chở đầy học sinh chạy dọc kênh Bảy Trúc - nơi mà hàng chục ngôi nhà bị nước lũ bao vây. Sau 20 phút rẽ dòng nước chảy xiết, đò cập bến và các em HS lội bộ về nhà trong tiếng cười giòn giã. Ông Nguyễn Văn Thận (53 tuổi), cho biết: “Giờ công việc chính của tôi là đưa 2 đứa cháu đi học, bởi người dân trong này dù khó khăn cỡ nào cũng không để tụi nhỏ dốt. Ở đây mùa lũ vất vả lắm do phải đi đò, xuồng ghe nhưng ai cũng quan niệm chỉ cho con em học mới có cơ hội thoát nghèo. Từ đó mà nơi đây được mọi người đặt là… “đảo hiếu học”, ông Thận chia sẻ. Tại xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, An Giang), ngồi trên vỏ lãi đường về nhà, em Nguyễn Lưu Nhi, học sinh lớp 3A Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông nói: “Nếu không có vỏ lãi của nhà trường chở miễn phí thì con không đi học được vì cha suốt ngày làm thợ mộc, còn mẹ đi làm thuê để nuôi gia đình”. Còn em Lê Thị Kim Yến cho biết, từ nhà em đến trường 3 cây số và phải đi cầu khỉ hay bị té. “Từ ngày được các chú đưa rước nên đỡ vất vả hơn”, em Yến nói. https://image.giaoducthoidai.vn/uploaded/giangnth/2018-10-02/3-wvjx.jpg Nhiều em HS phải lội nước đến trường học Bà Dương Thị Kim Chi ở ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông cho biết, xóm của bà có khoảng 50 cháu đến lớp nhưng cha mẹ đi làm thuê nên các em tự đi học rất nguy hiểm. “Nhờ có mấy anh đưa rước mà cháu tôi và nhiều đứa trẻ được đến trường. Hơn nữa, gia đình yên tâm lo việc đánh bắt để ổn định cuộc sống. Nếu không tổ chức đưa rước có lẽ các cháu ở đây nghỉ học nhiều lắm!”, bà Chi bộc bạch. Ông Nguyễn Tấn Phú, chủ phương tiện vỏ lãi đưa rước học sinh, cho biết thêm: “Sáng sớm, vợ chồng tôi thức dậy chạy vô kênh, chỗ xa nhất khoảng 6 km bắt đầu rước học sinh đến trường. Ngày nào cũng thế, chở các em học sinh vất vả vì phải coi chừng, đếm từng em, nếu thiếu một em cũng không dám về. Chưa kể, các em hay đùa giỡn nên tôi lo lắm”, ông Phú chia sẻ. Thầy Hà Minh Phương, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông cho biết, khu vực này thấp, giáp biên giới Campuchia nên hằng năm đến mùa lũ đều ngập. Vì thế, khi nước dâng cao, địa phương đã tổ chức 5 tuyến đón rước 151/552 em học sinh đến trường an toàn. “Ngoài dự khai giảng, tất cả các em này đều tham gia học 2 buổi vào 3 ngày trong tuần, vì thế các em khá vất vả khi đi lại đến 4 lượt, không có thời gian nghỉ ngơi”, thầy Phương nói. Còn thầy Thi Xuân Nhân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông cho biết thêm, cũng chính từ việc đưa rước này mà tình trạng học sinh bỏ học giảm đáng kể. Theo ông Võ Hoàng Lâm, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện An Phú, nhiều năm qua ngành giáo dục huyện luôn có “kịch bản” cho những năm lũ nhỏ, lũ lớn. Năm nay, lũ về sớm, mực nước không ngừng dâng cao, huyện đã tổ chức đưa đón 286 em học sinh ở xã Vĩnh Hội Đông và Phú Hữu bị ngập sâu đến trường. Hiện nay, số học sinh vùng lũ được đưa rước toàn huyện An Phú là 476; trong đó địa phương tổ chức 286 em, còn gia đình tự rước 193 em. Năm học 2018 - 2019, toàn huyện có trên 73.000 học sinh từ mầm non đến THCS. Thúy An https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/chong-chanh-con-chu-vung-ron-lu-3955025-b.html
edited Nov 8 '18 lúc 3:04 pm
12
113
6
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp