Trạng thái
Chỉ riêng An Phú

Huyện An Phú trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam trước Khmer Đỏ

Bản đồ hành chính huyện An Phú tỉnh An Giang
Bản đồ hành chính huyện An Phú tỉnh An Giang

Trích dẫn

Địa chí An Giang:

Ở An Giang, từ 02/05/1975 lính Polpot ngày nào cũng dùng súng cối, pháo bắn vào nội địa ở Tịnh Biên. Ngày 07/05/1975 và 19/05/1975 địch tiến công vào các xã Vĩnh Gia (Tịnh Biên) và Vĩnh Xương (huyện Phú Châu - do 2 huyện An Phú và Tân Châu hợp thành).

Polpot cũng đuổi hàng vạn Việt kiều, Hoa kiều từ Campuchia về An Giang. Càng về cuối năm, tình hình ở An Giang càng mất ổn định.

Đêm 23/03/1977, địch nhổ hàng rào trên toàn tuyến biên giới An Giang...

Cấp trên chỉ thị: "... không được dùng bộ binh và bắn pháo lên đất Campuchia".

Đêm 30/04/1977, địch đồng loạt tấn công vào 14 xã biên giới An Giang, tàn sát dân thường.

Sư đoàn 330 kết hợp lực lượng tỉnh trong 10 ngày đã đánh lui địch ra khỏi biên giới. Tuy nhiên, địch tăng cường tổ chức tập kích biên giới và bắn pháo vào thị xã Châu Đốc.

13/07/1977, Quân khu tập trung lực lượng lớn đánh địch ở Vĩnh Điều, Đầm Chích (tuyến kinh Vĩnh Tế).

30/08/1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đoàn của bộ chính trị và bộ quốc thông về thăm An Giang.

Đến cuối năm 1977, toàn tỉnh chuyển trạng thái sang thời chiến tranh. Mọi hoạt động từ Châu Đốc trở lên (Phú Châu, Bảy Núi,...) đều trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Các huyện phía dưới (Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới,...) sẵn sàng chi viện.

Địch tăng cường đánh phá các nơi trọng yếu như huyện Tịnh Biên, các xã Vĩnh Hội Đông, Phú Hội, tuyến dọc sông Bình Di, Vĩnh Xương của huyện Phú Châu.

15/12/1977, lực lượng vũ trang tỉnh tấn công địch, có nơi vào sâu đất địch 2km. Ngày 28/12/1977 trở đi, lực lượng vũ trang phòng ngự. Ngày 04/01/1978 toàn lực lượng rút về nước củng cố biên giới.

Tháng 01/1978, địch tấn công địa phận huyện Phú Châu và Bảy Núi (huyện Bảy Núi do 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn hợp thành).

19/01/1978, quân khu cho sư đoàn 330 đánh lớn ở Bảy Núi.

Ngày 05/02/1978, bộ đội thắng lớn ở Khánh An, Khánh Bình (Phú Châu) bằng một trận hiệp đồng binh chủng cấp sư đoàn (bộ binh, không quân, hải quân, tăng thiết giáp, pháo binh).

Sư đoàn 341 sông Lam

Nhật kí Nguyễn Văn Thắng

Tinh thần quân và dân vô cùng phấn khởi. Từ thị trấn An Phú tới mặt trận tấp nập người gồm dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong cùng với bộ đội thu dọn chiến trường, đào công sự, chiến hào.

Huyện Bảy Núi thành lập thêm 1 đại đội bộ binh, huyện Phú Châu lập thêm 1 đại đội du kích liên xã An Hòa Xương (Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương).

Giữa tháng 03/1978, địch huy động lực lượng lớn đánh vào Tây Bắc huyện Phú Châu, Tịnh Biên Biên, bao vây cô lập huyện Bảy Núi.

Trong vòng 2 tuần từ ngày 18 đến ngày 30 tháng 4 năm 1978, 3.157 dân thường Ba Chúc vùng quanh Núi Tượng và Núi Dài đã bị quân Khmer Đỏ thảm sát (trong tổng số 16 ngàn dân xã Ba Chúc).

03/05/1978, sư đoàn 330 đánh lui địch khỏi Bảy Núi.

Chuẩn bị cho chiến dịch mùa khô, quân khu cho 2 tỉnh Bến Tre và Hậu Giang kết nghĩa với 2 huyện Bảy Núi và Phú Châu.

CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG

22/12/1978, lực lượng vũ trang tỉnh nổ súng mở màn chiến dịch theo trục sông Long Tiên và Cả Hàng.

01/01/1979, quân khu tiến công từ Lạc Quới tới lộ 2. Cùng lúc, lực lượng Hậu Giang cùng bộ độ Phú Châu, Phú Tân, Chợ Mới tiến công ở Phú Châu và sông Tiền.

Quân Polpot bị đẩy khỏi biên giới.

![Bản đồ hành chính huyện An Phú tỉnh An Giang](https://i.imgur.com/0YT4KMj.jpg) Bản đồ hành chính huyện An Phú tỉnh An Giang Trích dẫn ### Địa chí An Giang: Ở An Giang, từ 02/05/1975 lính Polpot ngày nào cũng dùng súng cối, pháo bắn vào nội địa ở Tịnh Biên. Ngày 07/05/1975 và 19/05/1975 địch tiến công vào các xã Vĩnh Gia (Tịnh Biên) và Vĩnh Xương (huyện Phú Châu - do 2 huyện An Phú và Tân Châu hợp thành). Polpot cũng đuổi hàng vạn Việt kiều, Hoa kiều từ Campuchia về An Giang. Càng về cuối năm, tình hình ở An Giang càng mất ổn định. Đêm 23/03/1977, địch nhổ hàng rào trên toàn tuyến biên giới An Giang... Cấp trên chỉ thị: "... không được dùng bộ binh và bắn pháo lên đất Campuchia". Đêm 30/04/1977, địch đồng loạt tấn công vào 14 xã biên giới An Giang, tàn sát dân thường. Sư đoàn 330 kết hợp lực lượng tỉnh trong 10 ngày đã đánh lui địch ra khỏi biên giới. Tuy nhiên, địch tăng cường tổ chức tập kích biên giới và bắn pháo vào thị xã Châu Đốc. 13/07/1977, Quân khu tập trung lực lượng lớn đánh địch ở Vĩnh Điều, Đầm Chích (tuyến kinh Vĩnh Tế). 30/08/1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đoàn của bộ chính trị và bộ quốc thông về thăm An Giang. Đến cuối năm 1977, toàn tỉnh chuyển trạng thái sang thời chiến tranh. Mọi hoạt động từ Châu Đốc trở lên (Phú Châu, Bảy Núi,...) đều trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Các huyện phía dưới (Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới,...) sẵn sàng chi viện. Địch tăng cường đánh phá các nơi trọng yếu như huyện Tịnh Biên, các xã Vĩnh Hội Đông, Phú Hội, tuyến dọc sông Bình Di, Vĩnh Xương của huyện Phú Châu. 15/12/1977, lực lượng vũ trang tỉnh tấn công địch, có nơi vào sâu đất địch 2km. Ngày 28/12/1977 trở đi, lực lượng vũ trang phòng ngự. Ngày 04/01/1978 toàn lực lượng rút về nước củng cố biên giới. Tháng 01/1978, địch tấn công địa phận huyện Phú Châu và Bảy Núi (huyện Bảy Núi do 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn hợp thành). 19/01/1978, quân khu cho sư đoàn 330 đánh lớn ở Bảy Núi. Ngày 05/02/1978, bộ đội thắng lớn ở Khánh An, Khánh Bình (Phú Châu) bằng một trận hiệp đồng binh chủng cấp sư đoàn (bộ binh, không quân, hải quân, tăng thiết giáp, pháo binh). [Sư đoàn 341 sông Lam](http://www.nguoianphu.com/topic/12/huyen-an-phu-trong-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam-truoc-khmer-do/post-20#post-20) [Nhật kí Nguyễn Văn Thắng](http://www.nguoianphu.com/topic/12/huyen-an-phu-trong-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam-truoc-khmer-do/post-21#post-21) Tinh thần quân và dân vô cùng phấn khởi. Từ thị trấn An Phú tới mặt trận tấp nập người gồm dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong cùng với bộ đội thu dọn chiến trường, đào công sự, chiến hào. Huyện Bảy Núi thành lập thêm 1 đại đội bộ binh, huyện Phú Châu lập thêm 1 đại đội du kích liên xã An Hòa Xương (Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương). Giữa tháng 03/1978, địch huy động lực lượng lớn đánh vào Tây Bắc huyện Phú Châu, Tịnh Biên Biên, bao vây cô lập huyện Bảy Núi. Trong vòng 2 tuần từ ngày 18 đến ngày 30 tháng 4 năm 1978, 3.157 dân thường Ba Chúc vùng quanh Núi Tượng và Núi Dài đã bị quân Khmer Đỏ thảm sát (trong tổng số 16 ngàn dân xã Ba Chúc). 03/05/1978, sư đoàn 330 đánh lui địch khỏi Bảy Núi. Chuẩn bị cho chiến dịch mùa khô, quân khu cho 2 tỉnh Bến Tre và Hậu Giang kết nghĩa với 2 huyện Bảy Núi và Phú Châu. [CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG](http://www.nguoianphu.com/topic/12/huyen-an-phu-trong-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam-truoc-khmer-do/post-22#post-22) 22/12/1978, lực lượng vũ trang tỉnh nổ súng mở màn chiến dịch theo trục sông Long Tiên và Cả Hàng. 01/01/1979, quân khu tiến công từ Lạc Quới tới lộ 2. Cùng lúc, lực lượng Hậu Giang cùng bộ độ Phú Châu, Phú Tân, Chợ Mới tiến công ở Phú Châu và sông Tiền. Quân Polpot bị đẩy khỏi biên giới.
edited Sep 4 '17 lúc 3:39 pm

Trích dẫn sách

Sư đoàn 341 sông Lam

Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot

Cơ động

Trung tuần tháng 1 năm 1978, khi ở miền Bắc còn đắm mình trong mưa phùn và gió bấc thì ở biên giới Tây Nam, nắng như đổ lửa. Hoa mai đang nhuộm sắc vàng trên khắp vùng biên giới. Mùa xuân đã đến.

Những ngày này tình hình biên giới lại trở nên nghiêm trọng như trước ngày 6 tháng 12 năm 1977. Đáp lại thiện chí của ta, bọn Pol Pot-Ieng Sary ráo riết đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược.

Ở Tây Ninh, chúng dùng các tiểu đoàn đánh phá vào Lò Gò, Lộc Hà, An Thạch, Đây Xoài. Còn trên địa bàn Quân khu 9, địch đã tăng cường tính chất và quy mô xâm lược. Ngoài một số khu vực địch đã chiếm từ năm 1977, chúng tiếp tục đánh chiếm Hà Tiên (Kiên Giang), Bảy Núi, Châu Phú (An Giang), Hồng Ngự (Đồng Tháp), Long Khốt (Long An).

Để giáng trả sự xâm lược hèn hạ của bọn Pol Pot, chúng ta phải tính đến việc sử dụng lực lượng cơ động như những quả đấm thép mạnh để tiêu diệt chúng trên từng hướng chiến dịch và chiến lược.
Chính trong tình hình đó, ngày 16 tháng 1 năm 1978, sư đoàn được lệnh cơ động tới Quân khu 9.

Đêm 16 tháng 1, sư đoàn chuyển giao vị trí cho sư đoàn 7 và làm công tác chuẩn bị. Mờ sáng hôm sau (17-1), đoàn xe chở quân, xe kéo pháo xếp hàng dài nối đuôi nhau từ thị trấn Gò Dầu đến giáp thị trấn Trảng Bàng. Các chiến sĩ Bộ đội đường 1 đã được nhân dân Bến Cầu-những ba nuôi, má nuôi-tổ chức một cái tết Quang Trung trước giờ xuất trận. Hàng ngàn bà con, cô bác Bến Cầu, Trảng Bàng lưu luyến tiễn đưa Bộ đội đường 1 đến các nẻo đường biên giới.

"Hãy đánh cho bọn quỷ áo đen giập đầu đi con ạ! Để chúng nó biết thế nào là lẽ phải chứ!? Xong việc là về ngay với má nhé!?". Má Sáu Chánh cố vươn ra khỏi đám đông, gọi với khi nhìn thấy xe của Nguyễn Văn Dền bắt đầu lăn bánh. Các chiến sĩ giơ mũ vẫy và đáp:
Má yên tâm! Chiến thắng! Nhất định là phải như thế!

Vượt gần 300 kilômét, đêm hôm ấy sư đoàn đổ bộ vào Châu Đốc, Nhà Bàng, Tịnh Biên, Núi Sam.

Và ngày 18 tháng 1 năm 1978, trung đoàn 273 (thiếu) cơ động về Phú Cường (Bảy Núi), trung đoàn 266 chốt giữ Nhà Bàng, Tịnh Biên, tiểu đoàn 1 trung đoàn 273 chốt giữ Núi Sam.

Ngày 19 tháng 1, tham gia cùng sư đoàn 330 giải phóng Phú Cường, trung đoàn 273 đã táo bạo đưa lực lượng (tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3) luồn từ phía sau quân địch, vượt lên đánh chiếm điểm cao 192 rồi từ điểm cao đánh xuống, buộc lực lượng cố thủ của chúng ở chân điểm trong này phải rời công sự, tạo thời cơ lớn cho các đơn vị bạn giành thắng lợi trận đánh.

Tiếng súng ở Phú Cường vừa dứt thì ngày 20 tháng 1 sư đoàn 341 được Bộ và Quân khu 9 giao nhiệm vụ giải phóng hai xã Khánh An, Khánh Bình thuộc huyện Phú Châu (An Giang).

Thế là, vừa tiếp tục đánh địch bảo vệ các khu vực Tịnh Biên, Nhà Bàng, Bảy Núi, kênh Vĩnh Tế, Núi Sam, Châu Đốc, các đơn vị trong sư đoàn vừa gấp rút chuẩn bị.

Lúc này nhiệm vụ giải phóng Khánh An, Khánh Bình vô cùng cấp thiết. Địch đã đưa vào đây chín tiểu đoàn để xây dựng thành bàn đạp tiến công xuống thị trấn Châu Phú và thị xã Châu Đốc, hai điểm này cách Khánh An, Khánh Bình 25 kilômét.

Một ngày đầu tháng 2 năm 1978, phương án tác chiến được Tiền phương Bộ và Bộ tư lệnh Quân khu 9 thông qua. Bấy giờ các trung đoàn mới hành quân về thị xã Châu Đốc và từ đấy tiến vào phía nam Khánh An, Khánh Bình bằng tàu đổ bộ của hải quân và ô tô.

Chưa bao giờ lực lượng của sư đoàn vào trận hùng hậu như lần này. Quân đi nườm nượp. Ngoài lực lượng hiện tại của sư đoàn là hai trung đoàn bộ binh (vì lúc này trung đoàn 270 bộ binh còn đang ở Kiên Giang), một trung đoàn pháo binh và các đơn vị trực thuộc, sư đoàn còn được tăng cường hai trung đoàn bộ binh (trung đoàn 2 sư đoàn 330 và trung đoàn 2 tỉnh An Giang), một tiểu đoàn xe tăng thuộc lữ đoàn 26 gồm 12 xe M.113, bốn xe PT.85, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn pháo hỗn hợp chín khẩu (3 khẩu 85, sáu khẩ 105), một hải đội bốn tàu đổ bộ.

Đấy là chưa tính đến lực lượng không quân gồm các máy bay trinh sát L.19, OV.10 và các biên đội A.37 sẽ dùng vào nhiệm vụ trinh sát và chi viện đánh phá các mục tiêu trong quá trình tiến công.

Khi nghiên cứu địch và địa hình ở Khánh An, Khánh Bình, bộ tư lệnh sư đoàn rút ra kết luận là không thể đơn thuần dùng sức mạnh tiến công trực diện mà phải trên cơ sở địa hình và thế trận của địch mà tìm cách đánh phù hợp, phải đánh chúng cả bằng mưu lược và sức mạnh.

Địa hình ở Khánh An, Khánh Bình quả là phức tạp. Đây là một doi đất (gọi là cù lao Khánh An, Khánh Bình) nằm giữa sự bao bọc của sông Hậu Giang (phía đông và bắc), sông Châu Đốc (phía Tây), bưng Biền Thiên Lớn (phía nam) và một dải đất nằm dọc bờ tây sông Châu Đố từ ngã ba tiếp giáp sông Hậu Giang đến phía nam đồn Vạt Lài. Đây là vùng đất màu mỡ, bằng phẳng. Ngoài bình độ 5 trong cù lao có dáng đất cao, còn lại là vùng đầm lầy, kênh rạch, những bãi lau, sậy xen kẽ các xóm ấp và vườn cây ăn trái.

Bàn về địa hình ở đây, Trung tướng Lê Đức Anh, Tư lệnh Quân khu 9 đã nói:
Tôi đã đi nhiều, đánh nhiều. Nhưng chưa đâu có địa hình phức tạp như ở đây. Một địa hình bằng phẳng mà ưu thế lại vô cùng thuận lợi cho bên phòng ngự và bất lợi cho bên tiến công?.

Địch ở Khánh An, Khánh Bình ngoài các đơn vị địa phương, lực lượng chủ yếu ở đây là sư đoàn 2 và do sư đoàn 2 chỉ huy. Đây là đơn vị sừng sỏ của Pol Pot thời chống Mỹ-Lon Non, nay vẫn được tôn là Anh cả đỏ trong đội quân của chúng.

Trong thế bố trí, địch lập thế vừa phòng ngự vừa tiến công. Hướng phòng ngự chủ yếu cũng như hướng tiến công chủ yếu, chúng đều xác định là hướng nam.
Trận địa phòng ngự của chúng xây dựng theo tuyến dọc bờ bắc bưng Bình Thiên Lớn và dọc phía tây sông Châu Đốc. Tuỳ theo lợi thế của địa hình mà địch bố trí công sự hay chông, mìn, cạm bẫy.

Với lực lượng mạnh bố trí tập trung ở cù lao và bờ tây sông Châu Đốc, lại có đầu cầu Bắc Đại nằm trên đất liền Châu Phú, án ngữ ngã ba sông Châu Đốc, địch hí hửng đã xây được bức tường thép bất khả xâm phạm. Từ đây chúng có thể vươn bàn tay đến bất kỳ mảnh đất nào ở vùng này.

Về phía ta, bộ tư lệnh sư đoàn 341 đã sớm nhận thấy sông Châu Đốc và bưng Bình Thiên, tự nó đã cắt địch thành ba khu vực độc lập. Điều đó không cho phép địch dễ dàng chi viện lẫn nhau. Hơn nữa, địch quá tập trung phòng phía trước mà xao nhãng phía sau, do đó ta có thể ?odùng độc trị độc? để diệt chúng.

Bộ tư lệnh sư đoàn cho rằng, vẫn phải dùng đến sở trường luồn sâu bằng cách đưa một lực lượng lớn bí mật luông vào sườn, phía sau hướng chú ý của chúng, tạo thế bao vây, chia cắt, kết hợp diệt địch ở phía tây cù lao, cô lập cù lao, tiến tới dùng sức mạnh diệt toàn bộ quân địch ở đây.

Lực lượng tham gia trận đánh được sư đoàn như sau:

  • Hướng chủ yếu do hai trung đoàn (266 và 273) luồn từ phía tây ấp Kô-ki, ngược lên hướng bắc, sâu vào phía sau quân địch ở bờ tây sông Châu Đốc, kết hợp với đại đội xe tăng M.113 diệt địch từ đồn Bắc Đại đến đồn Vạt Lài và toàn bộ khu vực tây Khánh An, Khánh Bình.
  • Hướng quan trọng do trung đoàn 2 (sư đoàn 330) và đại đội xe tăng PT.85 đột phá từ đông nam ấp An Thạnh đến ấp Khánh Hoà.
  • Hướng vu hồi do trung đoàn 2 (An Giang) đảm nhiệm, vây đánh trong cù lao từ phía đông-đông bắc xã Khánh Bình.

Đêm 3 tháng 2, ở Khánh An, Khánh Bình, bóng tố đen kịt bao phủ cả vùng. Cù lao chìm trong yên lặng, thỉnh thoảng lại giãn nở theo nhịp súng. Những tên lính sư đoàn 2 địch vẫn chưa hề hay biết xung quanh chún, đất trời đang chuyển động dữ dội.

Trong khi đó, từ Phước Khánh đến Kô-ki, từ bến Cây Me đến Bến Vượt, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 341 và dân công, người vác súng, khênh thuyền, người vác đạn, kéo pháo? tất cả đang lặng lẽ nhích theo hàng cây lộ tiêu trắng do trinh sát cắm dẫn đường.

Đêm đã sâu. Trời vắng, lạnh. Cầu phao trên hướng chủ yếu đã bắc xong. Trung đoàn 273 và trung đoàn 266 được lệnh vượt sông, bắt đầu luồn sâu chiếm lĩnh. Trên hướng đột phá, đại đội 1 công binh cũng hoàn thành chiếc ngầm cho xe tăng PT.85.

Mờ sáng hôm sau (4-2), trên các hướng, bộ đội ta vào vị trí chiếm lĩnh. Dưới các công sự bên cây vú sữa, thốt nốt, bờ lúa, mô đất hay lùm lau sậy, ai nấy ôm súng nóng lòng chờ lệnh xung phong.

Ở sở chỉ huy, các cán bộ đứng ngồi không yên, hết nhìn ra bầu trời dày đặc sương mù lại nhìn xuống đồng hồ: 5 giờ? 5 giờ 15? 5 giờ 40? chiếc kim giây cứu đều đặn nhích từng khắc. Thời gian nổ súng cứ lùi dân. Có cán bộ sốt ruột đề nghị sư đoàn trưởng:
Hay là ta cứ nổ súng theo quy định!, liền bị sư đoàn trưởng gạt phắt:
Chấp hành thời gian là kỷ luật của trận đánh! Song tại đây, bộ binh, xe tăng, máy bay cần phải nhìn rõ mục tiêu mới hiệp đồng chiến đấu tốt, mới bảo đảm đánh thắng?.

Mãi đến 6 giờ 15 phút, sươn mù loãng dần, các mục tiêu mới hiện ra trước mắt các chiến sĩ bộ binh và máy bay trinh sát OV.10 và L.19 của ta.
Sư đoàn trưởng ra lệnh: Nổ súng!

Bốn máy bay A.37 ném bom xuống Chay Thom, ấp Ba Đình, ấp Khánh Hoà. Bốn máy bay HU1A công kích các mục tiêu lộ ở bờ bắc bưng Bình Thiên. Pháo 85, ĐKZ.75, cao xạ 37 hạ nòng đặt ở bờ nam bưng Bình Thiên bắn trực tiếp vào các mục tiêu lộ ở bờ bắc chi viện cho hướng đột pgát và hướng vu hồi (bên sườn).

Hai tiểu đoàn pháo 105 và 85 của trung đoàn 55 được máy bay trinh sát chỉ điểm mục tiêu, bắn phá độ hình địch và kiềm chế pháo binh của chúng? Khắp vùng Khánh An, Khánh Bình ầm ầm như sấm rền. Mặt đất rung chuyển tưởng như đáng nứt rạn trước trận động đất. Sương mù chưa kịp tan đã chìm trong biển khói đang cuồn cuộn dâng lên.

Trong tiếng gầm của bom pháo, tiểu đoàn 3 đã tràn lên chiếm gọn đồn Bắc Đai chưa đầy 25 phút, mở thông ngã ba sông Châu Đốc cho bốn tàu đổ bộ chở 12 xe M.113 vào bến Vượt cùng với tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 9 mở hướng tiến công lên phum Chây Thom.

Trên hướng chủ yếu, do thực hiện luồn sâu tốt, tạo được thế bất ngờ, đánh hiểm vào bên sườn, phía sau địch nên ta đã buộc địch lúng túng, bị động ngay từ đầu và tan vỡ nhanh chóng. Tiểu đoàn 2 chiếm đồn Vạt Lài. Tiểu đoà 1 chiếm phía tây đồn Bắc Đai. Còn trung đoàn 266 cùng xe M.113 thì tiến công địch suốt từ bắc Bắc Đai ba kilômét đến tận phum Chây Thom, ngã ba sông Châu Đốc và sông Hậu Giang (đoan phía bắc Khánh An, Khánh Bình).
Trước tình hình này, có ý kiến nêu lên: cho bộ đội dừng lại, chuân rbị chu đáo, mai đánh tiếp! Bộ tư lệnh sư đoàn 341 tổ chức hội ý, có dc Hai Nghiêm, Phó Tư lệnh Quân khu 9 tham gia.

Phó Tư lệnh Quân khu 9 đồng ý với ý kiến của bộ tư lệnh sư đoàn 341 rằng: Thực chất thế trận của ta đã được xác lập theo dự kiến. Khó khăn trên hướng quan trọng không phải là thế chung của trận đánh. Ta đã làm chủ hướng chủ yếu, lại kế hợp với không quân để hoàn chỉnh thế vây, cô lập địch trong cù lao, thì việc tiêu diệt và thời gian đó không cho phép chậm trễ. Nếu để qua đêm-mà đêm thì máy bay ta không thể ngăn chặn và khống chế-địch sẽ vượt sống Hậu Giang ở phía bắc và đông về đất chúng, hoặc cũng có thể đưa quân từ đất chúng sang để giữ bằng được cù lao. Âm mưu của địch đã bị ta phát hiện: chúng đang cố nuôi hy vọng, chờ đêm xuống.

13 giờ, toàn sư đoàn chuyển quân lập thế cho đợt tiến công dứt điểm.

15 giờ, máy bay và pháo binh ta dồn dập đánh vào các trận địa địch ở Khánh An, Khánh Bình.

Trên hướng đột phá, trung đoàn 2 sư đoàn 330 liên tiếp đột kích qua cửa mở, nhưng không thành.

Trước tình huống ấy, sư đoàn dùng lực lượng trên hướng chủ yếu đánh vào sườn tây cù lao Khánh An, Khánh Bình. Toàn bộ lực lượng của trung đoàn 266 cùng hoả lực trên xe M.113 được tập trung ở bờ phía tây sông Châu Đốc để bắn vào ấp Một và ấp Ba Đình. Pháo 85, cao xạ 37 của trung đoàn 55 từ bờ am bưng Bình Thiên cũng chế áp mãnh liệt vào Làng Xanh. Dưới hoả lực chi viện của trung đoàn 266, tiểu đoàn 2 trung đoàn 273 ào ạt vượt sông Châu Đốc đánh chiếm bình độ 5, Ngã ba ấp Ba Đình, đánh trúng sở chỉ huy và kho hậu cần, quân y của trung đoàn 11 địch, sau đó tràn xuống bắc Làng Xanh đánh thẳng vào sau đội hình cố thủ của địch ở An Thạnh.

Bấy giờ, từ trên chiếc máy bay trinh sát L.19, sĩ quan tham mưu trung đoàn 55 liên tiếp báo về sở chỉ huy sư đoàn: ?oĐịch ở ấp Một bỏ chạy!?. ?oỞ bắc Ngã ba ấp Ba Đình địch cũng bỏ chạy!?? Bộ tư lệnh sư đoàn lập tức lệnh cho trung đoàn 2 sư đoàn 330 nhanh chóng vượt cửa mở, chia làm hai mũi đánh vào đông bắc Làng Xanh, và từ An Thạch đánh thẳng lên phía bắc. Trung đoàn 2 An Giang được lệnh cơ động tạo mũi vu hồi về phía bắc ấp Khánh Hoà. Tiểu đoàn 1 trung đoàn 273 được lệnh vượt bưng Bình Thiên vào phía tây nam Làng Xanh.

17 giờ, quân ta đã tràn ngập cù lao Khánh An, Khánh Bình. Mảnh đất bị bọn quỷ dữ áo đen chà đạp đã quật chúng xuống bùn sâu. Cái thế đất ở đây bỗng chốc trở thành thế vây. Những tên lính sư đoàn 2 Pol Pot bị bọc gọn trong thế đất, thế sông cách trở, cứ chạy quanh quẩn trong cù lao cho đến lúc làm bạn với tử thần.

Tạm đặt chân lên được mảnh đất Khánh An, Khánh Bình, bọn Pol Pot tưởng như đã được choàng lên mình tấm áo giáp sắt để tung hoành thoả sức trên miền quê sông Hậu Giang này. Nhưng quân và dân Việt Nam đâu có tha thứ tội ác của bọn xâm lược! Sư đoàn 341 đã cho bọn xâm lược ở đây một đòn đau: 1.000 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu.

Khánh An, Khánh Bình sạch bóng quân xâm lược đúng ngày 30 Tết Nguyên đán. Cùng ngày hôm đó, sư đoàn 341 được lệnh gấp rút cơ động về Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp, nơi đó bọn chỉ huy quân khu Tây Nam của Pol Pot đang huênh hoang một cách man rợ sẽ cho dân Việt Nam ăn một cái tết bánh tét chấm máu!

Giao trận địa cho đơn vị bạn, cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 341 lại ba lô, súng đạn lên đường. Họ đi ngược dòng người tản cư đang gồng hánh, dắt díu nhau trở về. Gặp các chiến sĩ mặt mũi hốc hác và đen sạm vì sương gió, ai nấy đều mừng vui. Mọi người đều nói:
Bộ đội giỏi lắm! Ơn bộ đội lắm! Không có bộ đội thì Tết này dân Cù Lao không được thờ cúng ông bà và vui tết trên quê hương đâu!.

Còn các má thì nhất định ép các chiến sĩ phải nhận:
Chút quà mọn ngày Tết!? ấy là vì mai mốt là Tết rồi, mà các con phải vào sinh ra tử!.

Trích dẫn sách ### Sư đoàn 341 sông Lam [Trên biên giới Tây Nam và tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot](http://ttvnol.com/threads/tren-bien-gioi-tay-nam-va-tieu-diet-bon-diet-chung-pol-pot.188361/page-4) #### Cơ động Trung tuần tháng 1 năm 1978, khi ở miền Bắc còn đắm mình trong mưa phùn và gió bấc thì ở biên giới Tây Nam, nắng như đổ lửa. Hoa mai đang nhuộm sắc vàng trên khắp vùng biên giới. Mùa xuân đã đến. Những ngày này tình hình biên giới lại trở nên nghiêm trọng như trước ngày 6 tháng 12 năm 1977. Đáp lại thiện chí của ta, bọn Pol Pot-Ieng Sary ráo riết đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược. Ở Tây Ninh, chúng dùng các tiểu đoàn đánh phá vào Lò Gò, Lộc Hà, An Thạch, Đây Xoài. Còn trên địa bàn Quân khu 9, địch đã tăng cường tính chất và quy mô xâm lược. Ngoài một số khu vực địch đã chiếm từ năm 1977, chúng tiếp tục đánh chiếm Hà Tiên (Kiên Giang), Bảy Núi, Châu Phú (An Giang), Hồng Ngự (Đồng Tháp), Long Khốt (Long An). Để giáng trả sự xâm lược hèn hạ của bọn Pol Pot, chúng ta phải tính đến việc sử dụng lực lượng cơ động như những quả đấm thép mạnh để tiêu diệt chúng trên từng hướng chiến dịch và chiến lược. Chính trong tình hình đó, ngày 16 tháng 1 năm 1978, sư đoàn được lệnh cơ động tới Quân khu 9. Đêm 16 tháng 1, sư đoàn chuyển giao vị trí cho sư đoàn 7 và làm công tác chuẩn bị. Mờ sáng hôm sau (17-1), đoàn xe chở quân, xe kéo pháo xếp hàng dài nối đuôi nhau từ thị trấn Gò Dầu đến giáp thị trấn Trảng Bàng. Các chiến sĩ Bộ đội đường 1 đã được nhân dân Bến Cầu-những ba nuôi, má nuôi-tổ chức một cái tết Quang Trung trước giờ xuất trận. Hàng ngàn bà con, cô bác Bến Cầu, Trảng Bàng lưu luyến tiễn đưa Bộ đội đường 1 đến các nẻo đường biên giới. *"Hãy đánh cho bọn quỷ áo đen giập đầu đi con ạ! Để chúng nó biết thế nào là lẽ phải chứ!? Xong việc là về ngay với má nhé!?"*. Má Sáu Chánh cố vươn ra khỏi đám đông, gọi với khi nhìn thấy xe của Nguyễn Văn Dền bắt đầu lăn bánh. Các chiến sĩ giơ mũ vẫy và đáp: *Má yên tâm! Chiến thắng! Nhất định là phải như thế!* Vượt gần 300 kilômét, đêm hôm ấy sư đoàn đổ bộ vào Châu Đốc, Nhà Bàng, Tịnh Biên, Núi Sam. Và ngày 18 tháng 1 năm 1978, trung đoàn 273 (thiếu) cơ động về Phú Cường (Bảy Núi), trung đoàn 266 chốt giữ Nhà Bàng, Tịnh Biên, tiểu đoàn 1 trung đoàn 273 chốt giữ Núi Sam. Ngày 19 tháng 1, tham gia cùng sư đoàn 330 giải phóng Phú Cường, trung đoàn 273 đã táo bạo đưa lực lượng (tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3) luồn từ phía sau quân địch, vượt lên đánh chiếm điểm cao 192 rồi từ điểm cao đánh xuống, buộc lực lượng cố thủ của chúng ở chân điểm trong này phải rời công sự, tạo thời cơ lớn cho các đơn vị bạn giành thắng lợi trận đánh. Tiếng súng ở Phú Cường vừa dứt thì ngày 20 tháng 1 sư đoàn 341 được Bộ và Quân khu 9 giao nhiệm vụ giải phóng hai xã Khánh An, Khánh Bình thuộc huyện Phú Châu (An Giang). Thế là, vừa tiếp tục đánh địch bảo vệ các khu vực Tịnh Biên, Nhà Bàng, Bảy Núi, kênh Vĩnh Tế, Núi Sam, Châu Đốc, các đơn vị trong sư đoàn vừa gấp rút chuẩn bị. Lúc này nhiệm vụ giải phóng Khánh An, Khánh Bình vô cùng cấp thiết. Địch đã đưa vào đây chín tiểu đoàn để xây dựng thành bàn đạp tiến công xuống thị trấn Châu Phú và thị xã Châu Đốc, hai điểm này cách Khánh An, Khánh Bình 25 kilômét. Một ngày đầu tháng 2 năm 1978, phương án tác chiến được Tiền phương Bộ và Bộ tư lệnh Quân khu 9 thông qua. Bấy giờ các trung đoàn mới hành quân về thị xã Châu Đốc và từ đấy tiến vào phía nam Khánh An, Khánh Bình bằng tàu đổ bộ của hải quân và ô tô. Chưa bao giờ lực lượng của sư đoàn vào trận hùng hậu như lần này. Quân đi nườm nượp. Ngoài lực lượng hiện tại của sư đoàn là hai trung đoàn bộ binh (vì lúc này trung đoàn 270 bộ binh còn đang ở Kiên Giang), một trung đoàn pháo binh và các đơn vị trực thuộc, sư đoàn còn được tăng cường hai trung đoàn bộ binh (trung đoàn 2 sư đoàn 330 và trung đoàn 2 tỉnh An Giang), một tiểu đoàn xe tăng thuộc lữ đoàn 26 gồm 12 xe M.113, bốn xe PT.85, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn pháo hỗn hợp chín khẩu (3 khẩu 85, sáu khẩ 105), một hải đội bốn tàu đổ bộ. Đấy là chưa tính đến lực lượng không quân gồm các máy bay trinh sát L.19, OV.10 và các biên đội A.37 sẽ dùng vào nhiệm vụ trinh sát và chi viện đánh phá các mục tiêu trong quá trình tiến công. Khi nghiên cứu địch và địa hình ở Khánh An, Khánh Bình, bộ tư lệnh sư đoàn rút ra kết luận là không thể đơn thuần dùng sức mạnh tiến công trực diện mà phải trên cơ sở địa hình và thế trận của địch mà tìm cách đánh phù hợp, phải đánh chúng cả bằng mưu lược và sức mạnh. Địa hình ở Khánh An, Khánh Bình quả là phức tạp. Đây là một doi đất (gọi là cù lao Khánh An, Khánh Bình) nằm giữa sự bao bọc của sông Hậu Giang (phía đông và bắc), sông Châu Đốc (phía Tây), bưng Biền Thiên Lớn (phía nam) và một dải đất nằm dọc bờ tây sông Châu Đố từ ngã ba tiếp giáp sông Hậu Giang đến phía nam đồn Vạt Lài. Đây là vùng đất màu mỡ, bằng phẳng. Ngoài bình độ 5 trong cù lao có dáng đất cao, còn lại là vùng đầm lầy, kênh rạch, những bãi lau, sậy xen kẽ các xóm ấp và vườn cây ăn trái. Bàn về địa hình ở đây, Trung tướng Lê Đức Anh, Tư lệnh Quân khu 9 đã nói: *Tôi đã đi nhiều, đánh nhiều. Nhưng chưa đâu có địa hình phức tạp như ở đây. Một địa hình bằng phẳng mà ưu thế lại vô cùng thuận lợi cho bên phòng ngự và bất lợi cho bên tiến công?.* Địch ở Khánh An, Khánh Bình ngoài các đơn vị địa phương, lực lượng chủ yếu ở đây là sư đoàn 2 và do sư đoàn 2 chỉ huy. Đây là đơn vị sừng sỏ của Pol Pot thời chống Mỹ-Lon Non, nay vẫn được tôn là *Anh cả đỏ* trong đội quân của chúng. Trong thế bố trí, địch lập thế vừa phòng ngự vừa tiến công. Hướng phòng ngự chủ yếu cũng như hướng tiến công chủ yếu, chúng đều xác định là hướng nam. Trận địa phòng ngự của chúng xây dựng theo tuyến dọc bờ bắc bưng Bình Thiên Lớn và dọc phía tây sông Châu Đốc. Tuỳ theo lợi thế của địa hình mà địch bố trí công sự hay chông, mìn, cạm bẫy. Với lực lượng mạnh bố trí tập trung ở cù lao và bờ tây sông Châu Đốc, lại có đầu cầu Bắc Đại nằm trên đất liền Châu Phú, án ngữ ngã ba sông Châu Đốc, địch hí hửng đã xây được bức tường thép bất khả xâm phạm. Từ đây chúng có thể vươn bàn tay đến bất kỳ mảnh đất nào ở vùng này. Về phía ta, bộ tư lệnh sư đoàn 341 đã sớm nhận thấy sông Châu Đốc và bưng Bình Thiên, tự nó đã cắt địch thành ba khu vực độc lập. Điều đó không cho phép địch dễ dàng chi viện lẫn nhau. Hơn nữa, địch quá tập trung phòng phía trước mà xao nhãng phía sau, do đó ta có thể ?odùng độc trị độc? để diệt chúng. Bộ tư lệnh sư đoàn cho rằng, vẫn phải dùng đến sở trường luồn sâu bằng cách đưa một lực lượng lớn bí mật luông vào sườn, phía sau hướng chú ý của chúng, tạo thế bao vây, chia cắt, kết hợp diệt địch ở phía tây cù lao, cô lập cù lao, tiến tới dùng sức mạnh diệt toàn bộ quân địch ở đây. Lực lượng tham gia trận đánh được sư đoàn như sau: - Hướng chủ yếu do hai trung đoàn (266 và 273) luồn từ phía tây ấp Kô-ki, ngược lên hướng bắc, sâu vào phía sau quân địch ở bờ tây sông Châu Đốc, kết hợp với đại đội xe tăng M.113 diệt địch từ đồn Bắc Đại đến đồn Vạt Lài và toàn bộ khu vực tây Khánh An, Khánh Bình. - Hướng quan trọng do trung đoàn 2 (sư đoàn 330) và đại đội xe tăng PT.85 đột phá từ đông nam ấp An Thạnh đến ấp Khánh Hoà. - Hướng vu hồi do trung đoàn 2 (An Giang) đảm nhiệm, vây đánh trong cù lao từ phía đông-đông bắc xã Khánh Bình. Đêm 3 tháng 2, ở Khánh An, Khánh Bình, bóng tố đen kịt bao phủ cả vùng. Cù lao chìm trong yên lặng, thỉnh thoảng lại giãn nở theo nhịp súng. Những tên lính sư đoàn 2 địch vẫn chưa hề hay biết xung quanh chún, đất trời đang chuyển động dữ dội. Trong khi đó, từ Phước Khánh đến Kô-ki, từ bến Cây Me đến Bến Vượt, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 341 và dân công, người vác súng, khênh thuyền, người vác đạn, kéo pháo? tất cả đang lặng lẽ nhích theo hàng cây lộ tiêu trắng do trinh sát cắm dẫn đường. Đêm đã sâu. Trời vắng, lạnh. Cầu phao trên hướng chủ yếu đã bắc xong. Trung đoàn 273 và trung đoàn 266 được lệnh vượt sông, bắt đầu luồn sâu chiếm lĩnh. Trên hướng đột phá, đại đội 1 công binh cũng hoàn thành chiếc ngầm cho xe tăng PT.85. Mờ sáng hôm sau (4-2), trên các hướng, bộ đội ta vào vị trí chiếm lĩnh. Dưới các công sự bên cây vú sữa, thốt nốt, bờ lúa, mô đất hay lùm lau sậy, ai nấy ôm súng nóng lòng chờ lệnh xung phong. Ở sở chỉ huy, các cán bộ đứng ngồi không yên, hết nhìn ra bầu trời dày đặc sương mù lại nhìn xuống đồng hồ: 5 giờ? 5 giờ 15? 5 giờ 40? chiếc kim giây cứu đều đặn nhích từng khắc. Thời gian nổ súng cứ lùi dân. Có cán bộ sốt ruột đề nghị sư đoàn trưởng: *Hay là ta cứ nổ súng theo quy định!*, liền bị sư đoàn trưởng gạt phắt: *Chấp hành thời gian là kỷ luật của trận đánh! Song tại đây, bộ binh, xe tăng, máy bay cần phải nhìn rõ mục tiêu mới hiệp đồng chiến đấu tốt, mới bảo đảm đánh thắng?.* Mãi đến 6 giờ 15 phút, sươn mù loãng dần, các mục tiêu mới hiện ra trước mắt các chiến sĩ bộ binh và máy bay trinh sát OV.10 và L.19 của ta. Sư đoàn trưởng ra lệnh: *Nổ súng!* Bốn máy bay A.37 ném bom xuống Chay Thom, ấp Ba Đình, ấp Khánh Hoà. Bốn máy bay HU1A công kích các mục tiêu lộ ở bờ bắc bưng Bình Thiên. Pháo 85, ĐKZ.75, cao xạ 37 hạ nòng đặt ở bờ nam bưng Bình Thiên bắn trực tiếp vào các mục tiêu lộ ở bờ bắc chi viện cho hướng đột pgát và hướng vu hồi (bên sườn). Hai tiểu đoàn pháo 105 và 85 của trung đoàn 55 được máy bay trinh sát chỉ điểm mục tiêu, bắn phá độ hình địch và kiềm chế pháo binh của chúng? Khắp vùng Khánh An, Khánh Bình ầm ầm như sấm rền. Mặt đất rung chuyển tưởng như đáng nứt rạn trước trận động đất. Sương mù chưa kịp tan đã chìm trong biển khói đang cuồn cuộn dâng lên. Trong tiếng gầm của bom pháo, tiểu đoàn 3 đã tràn lên chiếm gọn đồn Bắc Đai chưa đầy 25 phút, mở thông ngã ba sông Châu Đốc cho bốn tàu đổ bộ chở 12 xe M.113 vào bến Vượt cùng với tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 9 mở hướng tiến công lên phum Chây Thom. Trên hướng chủ yếu, do thực hiện luồn sâu tốt, tạo được thế bất ngờ, đánh hiểm vào bên sườn, phía sau địch nên ta đã buộc địch lúng túng, bị động ngay từ đầu và tan vỡ nhanh chóng. Tiểu đoàn 2 chiếm đồn Vạt Lài. Tiểu đoà 1 chiếm phía tây đồn Bắc Đai. Còn trung đoàn 266 cùng xe M.113 thì tiến công địch suốt từ bắc Bắc Đai ba kilômét đến tận phum Chây Thom, ngã ba sông Châu Đốc và sông Hậu Giang (đoan phía bắc Khánh An, Khánh Bình). Trước tình hình này, có ý kiến nêu lên: cho bộ đội dừng lại, chuân rbị chu đáo, mai đánh tiếp! Bộ tư lệnh sư đoàn 341 tổ chức hội ý, có dc Hai Nghiêm, Phó Tư lệnh Quân khu 9 tham gia. Phó Tư lệnh Quân khu 9 đồng ý với ý kiến của bộ tư lệnh sư đoàn 341 rằng: Thực chất thế trận của ta đã được xác lập theo dự kiến. Khó khăn trên hướng quan trọng không phải là thế chung của trận đánh. Ta đã làm chủ hướng chủ yếu, lại kế hợp với không quân để hoàn chỉnh thế vây, cô lập địch trong cù lao, thì việc tiêu diệt và thời gian đó không cho phép chậm trễ. Nếu để qua đêm-mà đêm thì máy bay ta không thể ngăn chặn và khống chế-địch sẽ vượt sống Hậu Giang ở phía bắc và đông về đất chúng, hoặc cũng có thể đưa quân từ đất chúng sang để giữ bằng được cù lao. Âm mưu của địch đã bị ta phát hiện: chúng đang cố nuôi hy vọng, chờ đêm xuống. 13 giờ, toàn sư đoàn chuyển quân lập thế cho đợt tiến công dứt điểm. 15 giờ, máy bay và pháo binh ta dồn dập đánh vào các trận địa địch ở Khánh An, Khánh Bình. Trên hướng đột phá, trung đoàn 2 sư đoàn 330 liên tiếp đột kích qua cửa mở, nhưng không thành. Trước tình huống ấy, sư đoàn dùng lực lượng trên hướng chủ yếu đánh vào sườn tây cù lao Khánh An, Khánh Bình. Toàn bộ lực lượng của trung đoàn 266 cùng hoả lực trên xe M.113 được tập trung ở bờ phía tây sông Châu Đốc để bắn vào ấp Một và ấp Ba Đình. Pháo 85, cao xạ 37 của trung đoàn 55 từ bờ am bưng Bình Thiên cũng chế áp mãnh liệt vào Làng Xanh. Dưới hoả lực chi viện của trung đoàn 266, tiểu đoàn 2 trung đoàn 273 ào ạt vượt sông Châu Đốc đánh chiếm bình độ 5, Ngã ba ấp Ba Đình, đánh trúng sở chỉ huy và kho hậu cần, quân y của trung đoàn 11 địch, sau đó tràn xuống bắc Làng Xanh đánh thẳng vào sau đội hình cố thủ của địch ở An Thạnh. Bấy giờ, từ trên chiếc máy bay trinh sát L.19, sĩ quan tham mưu trung đoàn 55 liên tiếp báo về sở chỉ huy sư đoàn: ?oĐịch ở ấp Một bỏ chạy!?. ?oỞ bắc Ngã ba ấp Ba Đình địch cũng bỏ chạy!?? Bộ tư lệnh sư đoàn lập tức lệnh cho trung đoàn 2 sư đoàn 330 nhanh chóng vượt cửa mở, chia làm hai mũi đánh vào đông bắc Làng Xanh, và từ An Thạch đánh thẳng lên phía bắc. Trung đoàn 2 An Giang được lệnh cơ động tạo mũi vu hồi về phía bắc ấp Khánh Hoà. Tiểu đoàn 1 trung đoàn 273 được lệnh vượt bưng Bình Thiên vào phía tây nam Làng Xanh. 17 giờ, quân ta đã tràn ngập cù lao Khánh An, Khánh Bình. Mảnh đất bị bọn quỷ dữ áo đen chà đạp đã quật chúng xuống bùn sâu. Cái thế đất ở đây bỗng chốc trở thành thế vây. Những tên lính sư đoàn 2 Pol Pot bị bọc gọn trong thế đất, thế sông cách trở, cứ chạy quanh quẩn trong cù lao cho đến lúc làm bạn với tử thần. Tạm đặt chân lên được mảnh đất Khánh An, Khánh Bình, bọn Pol Pot tưởng như đã được choàng lên mình tấm áo giáp sắt để tung hoành thoả sức trên miền quê sông Hậu Giang này. Nhưng quân và dân Việt Nam đâu có tha thứ tội ác của bọn xâm lược! Sư đoàn 341 đã cho bọn xâm lược ở đây một đòn đau: 1.000 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu. Khánh An, Khánh Bình sạch bóng quân xâm lược đúng ngày 30 Tết Nguyên đán. Cùng ngày hôm đó, sư đoàn 341 được lệnh gấp rút cơ động về Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp, nơi đó bọn chỉ huy quân khu Tây Nam của Pol Pot đang huênh hoang một cách man rợ sẽ cho dân Việt Nam ăn một cái tết bánh tét chấm máu! Giao trận địa cho đơn vị bạn, cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 341 lại ba lô, súng đạn lên đường. Họ đi ngược dòng người tản cư đang gồng hánh, dắt díu nhau trở về. Gặp các chiến sĩ mặt mũi hốc hác và đen sạm vì sương gió, ai nấy đều mừng vui. Mọi người đều nói: *Bộ đội giỏi lắm! Ơn bộ đội lắm! Không có bộ đội thì Tết này dân Cù Lao không được thờ cúng ông bà và vui tết trên quê hương đâu!*. Còn các má thì nhất định ép các chiến sĩ phải nhận: *Chút quà mọn ngày Tết!? ấy là vì mai mốt là Tết rồi, mà các con phải vào sinh ra tử!*.

Trích dẫn

Nhật kí Nguyễn Văn Thắng

Nhật kí Nguyễn Văn Thắng

Tướng Trần Văn Trà . Tư lệnh trưởng ,Tư lệnh phó là Trần Nghiêm QK sau thay Tướng Lê Đức Anh Tư lệnh phó Trần Nghiêm làm Tư lệnh trưởng. Lực lượng QK gồm có F4-F8-F330 và các E của Tỉnh Hậu giang và Đồng Tháp
Ngày 12-1-78 F341 chính quy do Tướng Vũ Cao làm Tư lệnh tăng cường cho QK9 và các ll Không quân , trực thăng vũ trang , pháo binh ,thiết giáp. Sau 2 tháng ta chiếm lại những vùng đã mất.

Đây là thời kỳ sư đoàn 341 được chiến đấu trên địa bàn QK9 trong đó có trận chiến đấu hợp đồng quân, binh chủng lớn nhất trên chiến trương Tây Nam thời điểm ấy, trận Khánh An-Khánh Bình.

Tại đây ngày 27, 28 tháng chạp năm Đinh Tỵ , nhằm ngày 4, ngày 5 tháng 2 năm 1978,( tháng chạp năm Đinh Tỵ thiếu nên là ngày 29 và 30 Tết Mậu Ngọ), Sư đoàn 341 thiếu trung đoàn 270 nhưng được tăng cường trung đoàn 2 sư đoàn 330, trung đoàn 2 An Giang và các lực lượng Không Quân, Hải Quân dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng Lê Đức Anh ( tư lệnh QK9), tướng Hai Nghiêm (phó tư lệnh QK9), Tướng Vũ Cao (tư lệnh sư đoàn 341) đánh chiếm lại hai xã Khánh An-Khánh Bình (tỉnh An Giang) do một sư đoàn Pôt lấn chiếm đã mấy tháng nay.

Khánh An-Khánh Bình một dõi đất có hàng chục cù lao được bao bọc bởi sông Hậu Giang, sông Châu Đốc và bưng Bình Thiên lớn. Trong các cù lao đó có các vùng đầm lầy, kênh rạch, bãi lau sậy xen kẻ các xóm ấp và vườn cây ăn trái. Về mặt quân sự thì nó rất có lợi cho phòng ngự nhưng lại rất bất lợi cho tiến công.

Được giao nhiệm vụ chỉ huy trực tiếp các lực lượng tác chiến tại đây, sư đoàn sử dụng lực lượng như sau:

Hướng chủ yếu do trung đoàn 266 và trung đoàn 273 được tăng cường 12 xe thiết giáp M113 từ ấp Kô Ki theo bờ sông Châu Đốc ngược lên hướng Bắc đánh vòng qua đồn Bắc Đai, đồn Vạt Lài và phát triển xuống Khánh An-Khánh Bình.

Hướng chính do trung đoàn 2 (sư đoàn 330) được tăng cường một đại đội PT85 vượt sông đột phá từ ấp An Thạnh đến ấp Khánh Hòa.

Hướng vu hồi do trung đoàn 2 (An Giang) bao vây, đón lỏng từ Đông- Đông Bắc Khánh Bình.

Trong khi các hướng, mũi vào vị trí chiếm lĩnh thì xe tăng xe bọc thép được đưa lên tàu há mồm và phà có máy đẩy chờ sẵn, sẵn sàng khi có lệnh phát hỏa thì nhanh chóng nâng tốc độ đổ bộ vào vị trí đã định.

Máy bay ném bom A37, máy bay trực thăng vũ trang UH1, máy bay trinh sát OV10, L19.v.v… trong tư thế chờ lệnh xuất kích.

Giờ G là 5h ngày 4 tháng 2 năm 1978.

5h đang bị sương mù che phủ, 5h30 vẫn chưa nhìn rõ mục tiêu, 6h sương mù còn lởn vởn. 6h15 từ trên máy bay L19 và OV10 báo cáo đã nhìn rõ mục tiêu.

Lệnh nổ súng tấn công phát ra từ sở chỉ huy sư đoàn 341.

Trong chốc lát 4 máy bay A37 ném bom xuống ấp Chây Thom, ấp Ba Đình, Khánh Hòa. Pháo 85 li, pháo cao xạ 37 li hạ nòng cùng DKZ75 từ bờ Nam bưng Bình Thiên bắn trực tiếp vào các mục tiêu lộ phía trước. Pháo 85li, 105li của trung đoàn 55 được máy bay trinh sát chỉ mục tiêu bắn phá đội hình địch và các trận địa pháo của chúng.

Hỏa lực bộ binh cùng với tiếng nổ của bom, tiếng gầm rú của máy bay, tiếng rít của đạn pháo các loại như vũ bão, bổng chốc làm rung chuyển một vùng bưng biền rộng lớn

Trong tiếng gầm của bom, pháo… tiểu đoàn 3 nhanh chóng chiếm gọn đồn Bắc Đai mở thông ngả ba sông Châu Đốc cho bốn tàu há mồm chở 12 xe M113 đổ bộ lên bến vượt cùng với tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 9 mở hướng tấn công lên phum Chây Thom.

Tiểu đoàn 2 đánh chiếm đồn Vạt Lài. Tiểu đoàn 1 chiếm phía Tây đồn Bắc Đai.

Trung đoàn 266 và trung đoàn 273 phát triển thuận lợi nhưng hướng trung đoàn 2 (sư 330) và trung đoàn 2 (An Giang) gặp khó khăn ở cầu sắt Kô ki và phía Nam ấp An Thạnh. 2 xe PT85 bị chúng bắn cháy trước ngầm Kô ki. Đến 12 h trưa chưa tiểu đoàn nào vượt qua được cửa mở để vào trong cù lao Khánh An-Khánh Bình.

Cuộc chiến đấu suốt ngày 4 ta chưa làm chủ được tình hình. Đêm đó các đơn vị chốt laị những vị trí đã chiếm. Sư đoàn điều chỉnh lại lực lượng và cách đánh.

Ngày 5 máy bay và pháo binh ta dồn dập đánh vào các trận địa địch ở Khánh An Khánh Bình. Lực lượng trên hướng chủ yếu tấn công mạnh vào sườn phía Tây.

Toàn bộ hỏa lực của trung đoàn 266 và hỏa lực trên xe M113 từ bờ Tây sông Châu Đốc bắn mạnh vào ấp Một và ấp Ba Đình. Pháo 85li và 37li bắn trực tiếp vào Làng Xanh.

Các tiểu đoàn của trung đoàn 266 và trung đoàn 273 ào ạt vượt sông Châu Đốc đánh chiếm bình độ 5, ấp Ba Đình, đánh trúng sở chỉ huy và kho hậu cần, quân y của trung đoàn 11 địch, tràn xuống Bắc làng Xanh và An Thạnh. Địch không chống đỡ nổi phải tháo chạy.

Trung đoàn 2 (sư đoàn 330) và trung đoàn 2 (An Giang) nhanh chóng vượt sông bằng mọi phương tiện có sẵn. 17h ngày 5 tháng 2 quân ta tràn ngập cù lao Khánh An-Khánh Bình.

Cái thế đất , thế sông cách trở ở Khánh An-Khánh Bình bổng chốt trở thành bãi vùi thây của gần 1000 tên Pôt

Hơn 100 liệt sỹ của ta được bà con hai xã Khánh An- Khánh Bình và hàng trăm dân công tỉnh An Giang tắm rửa, thay quần áo, khâm lượm chu đáo trong ngày 30 tết. Nhìn những cụ già râu tóc bạc phơ, từng nắm tóc búi sau đầu xỏa xuống ôm lấy gương mặt nhăn nheo, bơ phờ suốt đêm không ngủ, chăm sóc thương binh liệt sỹ mà cán bộ chiến sỹ sư đoàn 341 thấy như vợi đi nỗi xót xa với những đồng đội đã hy sinh và cảm động tự hào với tình quân dân máu thịt.

Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên nhân chiến thắng!

Trích dẫn ### Nhật kí Nguyễn Văn Thắng [ Nhật kí Nguyễn Văn Thắng](http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22604.275/wap2.html) Tướng Trần Văn Trà . Tư lệnh trưởng ,Tư lệnh phó là Trần Nghiêm QK sau thay Tướng Lê Đức Anh Tư lệnh phó Trần Nghiêm làm Tư lệnh trưởng. Lực lượng QK gồm có F4-F8-F330 và các E của Tỉnh Hậu giang và Đồng Tháp Ngày 12-1-78 F341 chính quy do Tướng Vũ Cao làm Tư lệnh tăng cường cho QK9 và các ll Không quân , trực thăng vũ trang , pháo binh ,thiết giáp. Sau 2 tháng ta chiếm lại những vùng đã mất. Đây là thời kỳ sư đoàn 341 được chiến đấu trên địa bàn QK9 trong đó có trận chiến đấu hợp đồng quân, binh chủng lớn nhất trên chiến trương Tây Nam thời điểm ấy, trận Khánh An-Khánh Bình. Tại đây ngày 27, 28 tháng chạp năm Đinh Tỵ , nhằm ngày 4, ngày 5 tháng 2 năm 1978,( tháng chạp năm Đinh Tỵ thiếu nên là ngày 29 và 30 Tết Mậu Ngọ), Sư đoàn 341 thiếu trung đoàn 270 nhưng được tăng cường trung đoàn 2 sư đoàn 330, trung đoàn 2 An Giang và các lực lượng Không Quân, Hải Quân dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng Lê Đức Anh ( tư lệnh QK9), tướng Hai Nghiêm (phó tư lệnh QK9), Tướng Vũ Cao (tư lệnh sư đoàn 341) đánh chiếm lại hai xã Khánh An-Khánh Bình (tỉnh An Giang) do một sư đoàn Pôt lấn chiếm đã mấy tháng nay. Khánh An-Khánh Bình một dõi đất có hàng chục cù lao được bao bọc bởi sông Hậu Giang, sông Châu Đốc và bưng Bình Thiên lớn. Trong các cù lao đó có các vùng đầm lầy, kênh rạch, bãi lau sậy xen kẻ các xóm ấp và vườn cây ăn trái. Về mặt quân sự thì nó rất có lợi cho phòng ngự nhưng lại rất bất lợi cho tiến công. Được giao nhiệm vụ chỉ huy trực tiếp các lực lượng tác chiến tại đây, sư đoàn sử dụng lực lượng như sau: Hướng chủ yếu do trung đoàn 266 và trung đoàn 273 được tăng cường 12 xe thiết giáp M113 từ ấp Kô Ki theo bờ sông Châu Đốc ngược lên hướng Bắc đánh vòng qua đồn Bắc Đai, đồn Vạt Lài và phát triển xuống Khánh An-Khánh Bình. Hướng chính do trung đoàn 2 (sư đoàn 330) được tăng cường một đại đội PT85 vượt sông đột phá từ ấp An Thạnh đến ấp Khánh Hòa. Hướng vu hồi do trung đoàn 2 (An Giang) bao vây, đón lỏng từ Đông- Đông Bắc Khánh Bình. Trong khi các hướng, mũi vào vị trí chiếm lĩnh thì xe tăng xe bọc thép được đưa lên tàu há mồm và phà có máy đẩy chờ sẵn, sẵn sàng khi có lệnh phát hỏa thì nhanh chóng nâng tốc độ đổ bộ vào vị trí đã định. Máy bay ném bom A37, máy bay trực thăng vũ trang UH1, máy bay trinh sát OV10, L19.v.v… trong tư thế chờ lệnh xuất kích. Giờ G là 5h ngày 4 tháng 2 năm 1978. 5h đang bị sương mù che phủ, 5h30 vẫn chưa nhìn rõ mục tiêu, 6h sương mù còn lởn vởn. 6h15 từ trên máy bay L19 và OV10 báo cáo đã nhìn rõ mục tiêu. Lệnh nổ súng tấn công phát ra từ sở chỉ huy sư đoàn 341. Trong chốc lát 4 máy bay A37 ném bom xuống ấp Chây Thom, ấp Ba Đình, Khánh Hòa. Pháo 85 li, pháo cao xạ 37 li hạ nòng cùng DKZ75 từ bờ Nam bưng Bình Thiên bắn trực tiếp vào các mục tiêu lộ phía trước. Pháo 85li, 105li của trung đoàn 55 được máy bay trinh sát chỉ mục tiêu bắn phá đội hình địch và các trận địa pháo của chúng. Hỏa lực bộ binh cùng với tiếng nổ của bom, tiếng gầm rú của máy bay, tiếng rít của đạn pháo các loại như vũ bão, bổng chốc làm rung chuyển một vùng bưng biền rộng lớn Trong tiếng gầm của bom, pháo… tiểu đoàn 3 nhanh chóng chiếm gọn đồn Bắc Đai mở thông ngả ba sông Châu Đốc cho bốn tàu há mồm chở 12 xe M113 đổ bộ lên bến vượt cùng với tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 9 mở hướng tấn công lên phum Chây Thom. Tiểu đoàn 2 đánh chiếm đồn Vạt Lài. Tiểu đoàn 1 chiếm phía Tây đồn Bắc Đai. Trung đoàn 266 và trung đoàn 273 phát triển thuận lợi nhưng hướng trung đoàn 2 (sư 330) và trung đoàn 2 (An Giang) gặp khó khăn ở cầu sắt Kô ki và phía Nam ấp An Thạnh. 2 xe PT85 bị chúng bắn cháy trước ngầm Kô ki. Đến 12 h trưa chưa tiểu đoàn nào vượt qua được cửa mở để vào trong cù lao Khánh An-Khánh Bình. Cuộc chiến đấu suốt ngày 4 ta chưa làm chủ được tình hình. Đêm đó các đơn vị chốt laị những vị trí đã chiếm. Sư đoàn điều chỉnh lại lực lượng và cách đánh. Ngày 5 máy bay và pháo binh ta dồn dập đánh vào các trận địa địch ở Khánh An Khánh Bình. Lực lượng trên hướng chủ yếu tấn công mạnh vào sườn phía Tây. Toàn bộ hỏa lực của trung đoàn 266 và hỏa lực trên xe M113 từ bờ Tây sông Châu Đốc bắn mạnh vào ấp Một và ấp Ba Đình. Pháo 85li và 37li bắn trực tiếp vào Làng Xanh. Các tiểu đoàn của trung đoàn 266 và trung đoàn 273 ào ạt vượt sông Châu Đốc đánh chiếm bình độ 5, ấp Ba Đình, đánh trúng sở chỉ huy và kho hậu cần, quân y của trung đoàn 11 địch, tràn xuống Bắc làng Xanh và An Thạnh. Địch không chống đỡ nổi phải tháo chạy. Trung đoàn 2 (sư đoàn 330) và trung đoàn 2 (An Giang) nhanh chóng vượt sông bằng mọi phương tiện có sẵn. 17h ngày 5 tháng 2 quân ta tràn ngập cù lao Khánh An-Khánh Bình. Cái thế đất , thế sông cách trở ở Khánh An-Khánh Bình bổng chốt trở thành bãi vùi thây của gần 1000 tên Pôt Hơn 100 liệt sỹ của ta được bà con hai xã Khánh An- Khánh Bình và hàng trăm dân công tỉnh An Giang tắm rửa, thay quần áo, khâm lượm chu đáo trong ngày 30 tết. Nhìn những cụ già râu tóc bạc phơ, từng nắm tóc búi sau đầu xỏa xuống ôm lấy gương mặt nhăn nheo, bơ phờ suốt đêm không ngủ, chăm sóc thương binh liệt sỹ mà cán bộ chiến sỹ sư đoàn 341 thấy như vợi đi nỗi xót xa với những đồng đội đã hy sinh và cảm động tự hào với tình quân dân máu thịt. Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên nhân chiến thắng!

CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG

CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG

DIỄN BIẾN

ĐỢT 1 : GIAI ĐOẠN TẠO THẾ MỞ CỬA BIÊN GIỚI ĐÁNH CHIẾM MỤC TIÊU CHỦ YẾU: KHU VỰC LỢI DÂN - CẢ HÀNG. (từ 22/ 12/ 1978- 2/ 1/ 1979).

Theo dự kiến sử dụng một tiểu đoàn (d) và một đại đội (c) của trung đoàn (e)162 tiến công tiêu diệt và đánh chiếm Lợi Dân trong đêm, dùng lc/ d11/ e 163 đánh vào khu vực vàm Cả Hàng, hoàn thành nhiệm vụ trong ngày N. Nhưng quá trình tiền nhập, bộ phận trinh sát (TS) chạm phải mìn của địch nổ bị thương 5 đồng chí, địch dùng hỏa lực bắn vào đội hình d1 bị rối loạn phải dừng lại củng cố trên 4 giờ, sau đó chuyển phương án 2 đánh chiếm Chắc Rùm. Từ dự kiến giờ G (23 giờ 45) ngày 21/ 12/ 1978 phải dời lại đến 2 giờ 30 ngày 22/12/1978 (N) mới nổ sung bằng lực lượng (LL) d2 cùng c2 d11/ e 163.

Ngày 22/ 12/ 1978:

E 162: 2g30 c2/ d1 và c7/ d2 nổ súng đánh chiếm khu vực Chắc Rùm đến 10 giờ phát triển đến Bắc Chắc Rùm 500m và đánh chiếm ụ đuôi Chắc Rùm

E 163: Cùng lúc c2/ d11 đánh chiếm chốt đầu vàm Cả Hàng, sau đó địch phản kích. C2/d11 đánh phát triển lên 400m nữa và đứng chân tại đó. Kết quả trong ngày ta đánh thiệt hại nặng 2 C địch, địch chết 11 tên, ta thu 1 khẩu 12,8 ly; 2 khẩu đại liên; 4 khẩu súng AK; 5 xuồng, bắt 2 tù binh.

Ngày 23/ 12/ 1978:

E 162: cl+c3/d1 vòng phía sau, c7/ d2 vòng phía Bắc sông, c2/ d1 đánh chính diện. Đến 5 giờ ta nổ súng, địch tháo chạy, c7/ d2 khóa không chặt nên chúng chạy thoát. Trong ngày ta lục soát thu thêm 1 khẩu cối 60 ly.

E 163: 8 giờ địch tổ chức phản kích, c2/ d11 tổ chức đánh trả, địch tháo chạy, c2/ d11 truy kích khoảng 2km cách ngọn Cả Hàng l000m thì dừng lại. Đến 22 giờ d11 + c1/ d 9 hình thành thế bao vây chuẩn bị tiến công mục tiêu cả Hàng ngày hôm sau.

Ngày 24/ 12/ 1978:

E 162: Địch xuất hiện phản kích bằng xung lực chủ yếu là dùng hỏa lực cách ta khoảng 500m bắn vào đội hình, ta kiềm chế buộc chúng phải dừng lại.

E 163: d11+ c1/ d 9 tổ chức bao vây tiến công đến 8 giờ ngày 24/12 thì chiếm xong khu vực Cả Hàng.

Sau đó triển khai đội hình chiếm giữ từ khu vực Cả Hàng đến Lợi Dân. Trong đêm đơn vị d10/ E 3 tiếp cận từ hướng Nam lên hướng Bắc cách Đồn Lá 500m vướng mìn bị thương 14 đ/c, đơn vị buộc phải lùi ra để củng cố LL.

Từ ngày 25/ 12- 2/ 1/ 1979:

Ta củng cố LL giữ vững khu vực chiếm giữ, chuẩn bị mọi mặt cho đợt 2, đồng thời sẵn sàng đánh trả các đợt phản kích của địch vào các khu vực Cả Hàng, Lợi Dân, Vĩnh Xương, Phú Hữu, Phú Hội, Ngã 3 kinh mới Lạc Quới...Ta hy sinh 15 đ/c, bị thương 42 đ/c .

ĐỢT 2: (từ 3/1/1979-15/1/1979)

Ngày N (Đêm ngày 2 rạng ngày 3/ 1/ 1979), trên hướng chủ yếu trung đoàn 162 đảm nhiệm, sử dụng LL d2+d3 phát triển đánh vào khu vực mục tiêu Dung Sách, chia thành 2 mũi Đông và Tây Dung Sách: Mũi chủ yếu là từ Tây Dung Sách đánh lên, 10/d3 đánh ở Đông Dung Sách. Đến 5 giờ 05 ngày 3/1/1979 mũi chủ yếu đụng địch nổ súng, sau 15 phút chiến đấu ta làm chủ Dung Sách và tiếp tục phát triển. Đến 16 giờ cùng ngày ta chiếm từ Dung Sách đến Quạ Kêu 5km và đứng chân ở (974025).

Kết quả: Diệt 6 tên bỏ xác, thu 27 súng, ta hy sinh 4, bị thương 21đ/c.

E163: Hướng thứ yếu của tình chia thành hai mũi đánh vào ngã 3 Tam Pác, ngọn Cả Hàng (893030), mũi chủ yếu từ Bắc đánh xuống do d11 đảm nhiệm, mũi thứ yếu từ Nam đánh lên do d9 đảm nhiệm, do d10 dự bị.

Đến 1 giờ 30 mũi chủ yếu d11 đụng địch nổ súng. Sau 10 phút chiến đấu ta chiếm ngã 3 Tam Pác, phá hủy 6 công sự, diệt 2 tên bỏ xác, thu 3 súng. Ta hy sinh 2, bị thương 1 đ/c.

E 24: Tăng cường cho Sư đoàn (f) 4, ngày N ( đêm 2 rạng ngày 3/ 1/ 1979) phối hợp LL đánh mục tiêu Giồng Trôm.

Ngày 4/1/1979, lúc 20 giờ 30 ngày 3/1, LL d2 +d3/ e 163 phối hợp nổ súng đến 21 giờ cùng ngày chiếm xong khu vực Quạ Kêu. Từ đây tiến đánh mục tiêu Nông Trường Ruồi, đến 10 giờ 30 ngày 4/1 bắt tay với E 163. Trận này ta thu 13 khẩu AK, 1 đại liên, 1 B40, 1 DKZ 82. Ta đạp mìn hy sinh 1, bị thương 4 đ/c.

LL d10 + d11/ e 163 cùng thời gian trên từ hướng Nam đánh lên Nông Trường Ruồi và bắt tay với E 162 lúc 10 giờ 30 ngày 4/1 theo kế hoạch, ta hoàn toàn làm chủ Nông Trường Ruồi.

LL Hậu Giang tăng cường: Từ 3 giờ 30 đến 5g 45 d Tây Đô + d Phú Lợi tổ chức LL đánh chiếm Vàm Cỏ Lau (Phú Hữu), ủy ban xã Phú Hữu và phía Đông ủy ban cách 400 m. Đến 10 g địch từ hướng Đồng Đức đánh xuống, ta đánh bật ra. Kết quả ta tiêu diệt 1 tên, thu 1AK, 1 M79, 10 thùng đạn. Ta hy sinh 2, bị thương 5.

Tiểu đoàn huyện Châu Phú: 5 giờ ngày 4/1 đánh chiếm Đồn Lá, diệt 3 tên, địch bỏ chạy, ta thu 2 khẩu súng.

E 24: LL d6 truy lùng khu vực Giồng Bà Ca diệt 1 tên thu 1 khẩu AK. D7 truy lùng khu vực Bầu Cò thu 1 cối 60, 1 B41, 2 AK.

Ngày 5/ 1/ 1979: D1 + D3/ E 162 đánh chiếm mục tiêu Long Tiên thu 1 cối 60, 3 B40, 4 AK và một số đạn. D10 + D11/ E 163 truy lùng khu vực Nông Trường Ruồi thu 1 khẩu B40. LL Hậu Giang đêm 4 rạng ngày 5 đánh chiếm Đồn Phủ thờ Phú Hữu. LL huyện Châu Thành lúc 16 giờ ngày 5/1 phát hiện địch chạy về hướng Bắc Đai, ta truy kích bị vướng mìn hy sinh 2 đ/c, bị thương 3, phải dừng lại để củng cố.

Ngày 6/1/1979: Lúc 6 giờ D2/E 162+ D10/ E 163 nổ súng đánh chiếm nhà lồng chợ Rề Minh đến 7 giờ ta hoàn toàn làm chủ.

Hướng Phước Hưng: 0 giờ ngày 5/1 bộ phận luân phiên chốt đụng mìn hy sinh 4, bị thương 6 đ/c.

Tiểu đoàn huyện Phú Châu: 3 giờ ngày 5/1 từ hướng sông Hậu đánh lên chiếm Mương Tám Xóm và khu vực bến đò Cây Me, sau đó tiếp tục phát triển lên hướng Bắc cặp theo bờ sông đến 11 giờ ngày 6/1 chiếm hết khu vực bến đò. Đến 15 giờ đánh chiếm đến cách Đồng Ky l00m, đến 17 giờ một mũi đánh nông lên khỏi cầu sắt và một mũi hướng Nam Búng Lớn. Trong ngày d Phú Châu thu 10 khẩu súng các loại ( 2B40, 1B41, 1 RBD, 1 cối 60, 1 đại liên, 4 AK). Ngày 6/1 1d/e 163 chốt ở Rề Minh, còn lại trung đoàn thiếu e (-) đánh dọc theo đường Rề Minh đến giáp lộ 2.

LL Hậu giang: 13 giờ ngày 6/1, 1 mũi đánh từ hướng Phú Hữu phát triển lên Đồng Đức. 17 giờ một mũi đánh lên cánh đồng 5 xã qua khỏi kênh mới biên giới.

Ngày 7/1/1979:

D Hậu giang: cánh sông tiền phát triển đến Vĩnh xương, cánh sông Hậu đánh đến đồn Đồng Đức.

D Châu Thành: Lúc 18 giờ tổ chức đánh chiếm Bắc Đai.

D Long xuyên đêm 6 rạng ngày 7 lên chốt tại khu vực Quạ Kêu.

Ngày 8/1/1979:

E 24: LL được bố trí từ đầu lộ 2 đến Nam ngã 3 Rề Minh 4 km.

Ban chỉ huy E 3 +d5/e 24+C trinh sát bố trí từ ngã 3 Rề Minh đến giáp lộ 2.

E 162: 00 giờ ngày 8/1 nổ súng đánh từ khu vực sông Long Tiên về hướng Mương Lở sông Thạnh Hòa, đồng thời chia thành 2 mũi: 1 mũi đánh xuống Bắc Đai, một mũi đánh xuống ngã 3 Sa Tô. Đến 16 giờ 2 mũi đến nơi quy định. Kết quả ta diệt 50 tên, bắt 1 tù binh, thu 53 súng. Ta hy sinh 1 đ/c, bị thương 1 đ/c.

D Châu Thành: Từ 2 bên bờ sông Bắc Đai đánh lên hướng Thạnh Hòa. 16 giờ ngày 8/1 d Tây Đô + d Phú Lợi tổ chức đánh chiếm Mương Vú sông Hậu. Cánh sông Tiền phát triển đến Bắc biên giới 2 km.

Hậu Giang: 0 giờ ngày 8/1 nổ súng đánh địch từ Vĩnh Xương lên Bắc Vĩnh Xương 2 km diệt một số tên thu 10 súng các loại.

D Long Xuyên: Phát triển lên hướng sông Long Tiên 4 km, thu 2 tấn đạn, phát hiện 70 tên bỏ chạy.

D Châu Phú: Tổ chức kiểm kê tài sản ở Rề Minh.

D Chợ mới + d Phú Tân chuyển quân về Vạt Lài, Khánh Bình, Mương Vú, Khánh An.

D Phú Châu: Lúc 4 giờ ngày 8/1 bắt 1 tù binh ở Vĩnh Xương. 13 giờ d Phú Châu + c trinh sát đánh chiếm ngã 3 Đình và phát triển lên chợ Long Bình, vòng xuống Khánh An không phát hiện địch.

Ngày 9/1/1979:

Đêm ngày 8 rạng ngày 9/1 e 162 từ Mương Lở theo sông Thạnh Hòa phát triển đánh lên Lò Gò đến 15 giờ ngày 9/1 chiếm 1/3 Lò Gò. Đến 20 giờ ta hoàn toàn làm chủ Lò Gò. Thu trên 1000 súng các loại và nhiều đạn . Lúc này theo chỉ thị của Quân Khu, e 163 đứng chân ở tọa độ (077- 763) để bảo vệ trục lộ 2.

Ngày 10/1/1979:

E 163 đứng chân từ (077-763) kéo dài đến Bưng Chầy, e 24 đứng chân đầu lộ 2 đến Vĩnh Tế giáp với e 163.

Ngày 11/1/1979:

Đêm 10 rạng 11 e 162 phát triển từ Lò Gò cơ động về Mương Lở sông Hậu thẳng hướng Bắc đánh chiếm mục tiêu Cỏ Thum. Đến 11 giờ ta hoàn toàn làm chủ cỏ Thum, thu 3 khẩu 105 ly trong đó 2 khẩu sử dụng tốt.

E 24 ngày 11/1 bung ra truy quét khu vực Núi Som bắt 4 tên giao Quân Khu, thu 8 khẩu cối 60 ly. D Long Xuyên đứng chân ở Ba vồ. D Châu Đốc ở Nông Trường Ruồi, lc Châu Đốc ở ngã 3 Tam Pác. D Châu Phú ở Rề Minh, d Chợ mới ở Đồng Ky, Long Bình; d Phú Tân ở Mương Vú; Ban chỉ huy ở khu vực Quạ Kêu.

Ngày 12/1/1979:

E 162: Mũi d3 phát triển đánh chiếm từ Lò Gò đến So Chẹ thu 4 súng. Mũi d1+ d4 đánh lên Bắc Cỏ Thum 1.500m thu 1 AK, 1CKC, 1 M79, 2 khẩu pháo 105 ly, 1 khẩu 12,8 ly, 2 đại liên, 1 cối 60, 1 cối 82 ly và 2 tàu.

C trinh sát: Phát triển đánh chiếm từ cầu số 31 đến Long Sang thu 1 tàu, 4 khẩu 12,8 ly và 2 tấn đạn.

E 24 theo lệnh Quân Khu được điều động đến Bắc Tà Keo 16 km để đón đánh f 805, f270 của địch. 12 giờ ngày 12/1 một xe chở quân của c7/d5 bị địch phục kích ở ngã 3 Phum Xêha bắn hư xe và bị thương 2 đ/c, mất 2 B41, 4 AK. Sau đó d5 đánh phản kích, chúng bỏ chạy. Kết quả diệt 3 tên thu 6 đại liên 30, 2 cối 81, 4 xe bò súng bộ binh.

E 163 16 giờ 30 ngày 12/1, địch xuất hiện 30 tên ở tọa độ (016-743), 19 giờ d11 được 2 người dân chỉ đường, tổ chức phục kích phát hiện 5 tên ta nổ súng diệt 2, thu 2AK, 3 mìn chống tăng.

Ngày 13/1/1979

Dân phát hiện địch ở núi Chi Sô, e 24 tổ chức 3d ( d5, d6, d7) hình thành 3 mũi tập kích vào núi Chi Sô, bắt sống 4 tên, thu 2 xe gát Hồng Hà, 1 cối 60, 1 đại liên 30, 1 máy PRC 25.

D Long Xuyên truy quét khu vực Ba Vồ thu 3 khẩu cối 82, 2 DKZ 75,1 cối 60, 1 đại liên, 40 đạn B40 và đạn cối 82, 2 máy PRC 25. E 163 trong ngày phục kích không gặp địch.

Ngày 14/1/1979

D Châu phú đứng chân tại Rề Minh, hoạt động ở 3 khu vực phía Tây Nam Rề Minh (Giồng Bả Ca, Bắc Rây, Bờ Lưu); LL Hậu Giang; d Tây Đô ở Mương Vú, Khánh An; d liên huyện ở (235- 210); d Phú Tân từ Mương Lở phát triển đến Đồn Long Bình. E 162: d1 ở bắc Sa An 5km (sông Hậu), d2 ở Long Sang, d3 ở Bong Cong, d4 ở Tầm Bê; sở chi huy (SCH) e ở và các đơn vị trực thuộc ở Cỏ Thum. D Phú châu từ Lò Gò lên 4 km; d Châu Thành ở Tây sông Thạnh Hòa từ Bắc Đai lên 10 km; lc Châu Đốc + lc Long Xuyên từ Ba vồ đến Bưng Dồn.

Ngày 15/1/1979

E 163 từ Bưng Chầy tới Tà Keo; e 162 tại vị trí ngày 14; d1/e 162 tổ chức truy quét khu vực ngọn Tầm Bê diệt 5 tên; d3/e 162 truy lùng khu vực Bông Công phát hiện 1 khẩu pháo địch tự phá hủy. Trong khu vực d Long Xuyên đảm nhiệm dân báo cho ta có khoảng 100 tàn quân ở phía Tây Bắc Lung. Trung đoàn sử dụng 1 c của Long Xuyên truy kích địch và dân chi cho ta kho vũ khí của dịch, ta thu 1 cối 120 ly, 7 cối 60, 1 khẩu DKZ, 2 cối 82, 2 khẩu 12,8 ly, 3 đại liên 30, 1 trung liên, 9 AK, 1 CKC. LL Hậu Giang truy lùng ở Bưng Ven thu 2 súng. D Phú Tân được dân chỉ thu 1 B 40. D Phú Châu đêm 15 rạng 16 truy lùng trên khu vực Tô Săng thu 3 súng. Địa bàn khu vực e 24 khi địch rút lui đụng vào trung đoàn bộ. Ta và địch nổ súng kéo dài 30 phút, buộc địch bỏ chạy. Trận này chúng bỏ xác 6 tên, ta bắt 19 tên, thu trên 60 súng các loại.

Ngày 15/1 ta tổ chức một bộ phận gồm trinh sát của tỉnh + vệ binh đi 2 xe GMC từ Tà Keo đến trung đoàn 24 chở chiến lợi phẩm, giữa đường gặp một tốp địch bỏ chạy, ta gọi chúng không đầu hàng mà bắn trả làm bị thương 1 đ/c. Ta nổ súng đánh địch diệt 4 tên bắt 6 tên, thu 6 súng các loại.

Kết quả chiến dịch từ ngày 22/12/1978- 15/1/1979, các LLVT địa phương tỉnh An Giang đã mở rộng địa bàn, giải phóng nhiều đất đai, diệt 94 tên, làm bị thương nhiều tên khác, bắt sống 38 tên, thu trên 1312 khẩu súng các loại. 16 tấn đạn, 14.845 viên đạn, 2 xe gác Hồng Hà, 3 tàu, 10 xuồng, 4 máy PRC 25. Thương vong ta hy sinh 35 đ/c, bị thương 223 đ/c.

Như vậy chiến dịch phản công mở cửa biên giới, tiêu diệt các mục tiêu Lợi Dân - Cả Hàng trên hướng chủ yếu. Tạo thế tiến công thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu được Quân Khu giao: Kew Phlong- Rề Minh sau đó phát triển lên Lò Gò- Cỏ Thum- Omsono. Được hỗ trợ của LL cấp trên tăng cường. LL vũ trang địa phương An Giang đã hoàn thành suất xắc nhiệm vụ, cơ sở quyết định truy đánh địch góp phần giải phóng tỉnh Tà Keo. Giúp bạn truy quét tàn quân, xây dựng LL, ổn định cuộc sống.

MINH TÂN

Nguồn: Lịch sử Lực lượng Vũ trang tỉnh An Giang


Bản đồ hành chính huyện An Phú tỉnh An Giang
Bản đồ hành chính huyện An Phú tỉnh An Giang

### CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG [CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG](http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=251&cm=82&ncm=25) DIỄN BIẾN ĐỢT 1 : GIAI ĐOẠN TẠO THẾ MỞ CỬA BIÊN GIỚI ĐÁNH CHIẾM MỤC TIÊU CHỦ YẾU: KHU VỰC LỢI DÂN - CẢ HÀNG. (từ 22/ 12/ 1978- 2/ 1/ 1979). Theo dự kiến sử dụng một tiểu đoàn (d) và một đại đội (c) của trung đoàn (e)162 tiến công tiêu diệt và đánh chiếm Lợi Dân trong đêm, dùng lc/ d11/ e 163 đánh vào khu vực vàm Cả Hàng, hoàn thành nhiệm vụ trong ngày N. Nhưng quá trình tiền nhập, bộ phận trinh sát (TS) chạm phải mìn của địch nổ bị thương 5 đồng chí, địch dùng hỏa lực bắn vào đội hình d1 bị rối loạn phải dừng lại củng cố trên 4 giờ, sau đó chuyển phương án 2 đánh chiếm Chắc Rùm. Từ dự kiến giờ G (23 giờ 45) ngày 21/ 12/ 1978 phải dời lại đến 2 giờ 30 ngày 22/12/1978 (N) mới nổ sung bằng lực lượng (LL) d2 cùng c2 d11/ e 163. Ngày 22/ 12/ 1978: E 162: 2g30 c2/ d1 và c7/ d2 nổ súng đánh chiếm khu vực Chắc Rùm đến 10 giờ phát triển đến Bắc Chắc Rùm 500m và đánh chiếm ụ đuôi Chắc Rùm E 163: Cùng lúc c2/ d11 đánh chiếm chốt đầu vàm Cả Hàng, sau đó địch phản kích. C2/d11 đánh phát triển lên 400m nữa và đứng chân tại đó. Kết quả trong ngày ta đánh thiệt hại nặng 2 C địch, địch chết 11 tên, ta thu 1 khẩu 12,8 ly; 2 khẩu đại liên; 4 khẩu súng AK; 5 xuồng, bắt 2 tù binh. Ngày 23/ 12/ 1978: E 162: cl+c3/d1 vòng phía sau, c7/ d2 vòng phía Bắc sông, c2/ d1 đánh chính diện. Đến 5 giờ ta nổ súng, địch tháo chạy, c7/ d2 khóa không chặt nên chúng chạy thoát. Trong ngày ta lục soát thu thêm 1 khẩu cối 60 ly. E 163: 8 giờ địch tổ chức phản kích, c2/ d11 tổ chức đánh trả, địch tháo chạy, c2/ d11 truy kích khoảng 2km cách ngọn Cả Hàng l000m thì dừng lại. Đến 22 giờ d11 + c1/ d 9 hình thành thế bao vây chuẩn bị tiến công mục tiêu cả Hàng ngày hôm sau. Ngày 24/ 12/ 1978: E 162: Địch xuất hiện phản kích bằng xung lực chủ yếu là dùng hỏa lực cách ta khoảng 500m bắn vào đội hình, ta kiềm chế buộc chúng phải dừng lại. E 163: d11+ c1/ d 9 tổ chức bao vây tiến công đến 8 giờ ngày 24/12 thì chiếm xong khu vực Cả Hàng. Sau đó triển khai đội hình chiếm giữ từ khu vực Cả Hàng đến Lợi Dân. Trong đêm đơn vị d10/ E 3 tiếp cận từ hướng Nam lên hướng Bắc cách Đồn Lá 500m vướng mìn bị thương 14 đ/c, đơn vị buộc phải lùi ra để củng cố LL. Từ ngày 25/ 12- 2/ 1/ 1979: Ta củng cố LL giữ vững khu vực chiếm giữ, chuẩn bị mọi mặt cho đợt 2, đồng thời sẵn sàng đánh trả các đợt phản kích của địch vào các khu vực Cả Hàng, Lợi Dân, Vĩnh Xương, Phú Hữu, Phú Hội, Ngã 3 kinh mới Lạc Quới...Ta hy sinh 15 đ/c, bị thương 42 đ/c . ĐỢT 2: (từ 3/1/1979-15/1/1979) Ngày N (Đêm ngày 2 rạng ngày 3/ 1/ 1979), trên hướng chủ yếu trung đoàn 162 đảm nhiệm, sử dụng LL d2+d3 phát triển đánh vào khu vực mục tiêu Dung Sách, chia thành 2 mũi Đông và Tây Dung Sách: Mũi chủ yếu là từ Tây Dung Sách đánh lên, 10/d3 đánh ở Đông Dung Sách. Đến 5 giờ 05 ngày 3/1/1979 mũi chủ yếu đụng địch nổ súng, sau 15 phút chiến đấu ta làm chủ Dung Sách và tiếp tục phát triển. Đến 16 giờ cùng ngày ta chiếm từ Dung Sách đến Quạ Kêu 5km và đứng chân ở (974025). Kết quả: Diệt 6 tên bỏ xác, thu 27 súng, ta hy sinh 4, bị thương 21đ/c. E163: Hướng thứ yếu của tình chia thành hai mũi đánh vào ngã 3 Tam Pác, ngọn Cả Hàng (893030), mũi chủ yếu từ Bắc đánh xuống do d11 đảm nhiệm, mũi thứ yếu từ Nam đánh lên do d9 đảm nhiệm, do d10 dự bị. Đến 1 giờ 30 mũi chủ yếu d11 đụng địch nổ súng. Sau 10 phút chiến đấu ta chiếm ngã 3 Tam Pác, phá hủy 6 công sự, diệt 2 tên bỏ xác, thu 3 súng. Ta hy sinh 2, bị thương 1 đ/c. E 24: Tăng cường cho Sư đoàn (f) 4, ngày N ( đêm 2 rạng ngày 3/ 1/ 1979) phối hợp LL đánh mục tiêu Giồng Trôm. Ngày 4/1/1979, lúc 20 giờ 30 ngày 3/1, LL d2 +d3/ e 163 phối hợp nổ súng đến 21 giờ cùng ngày chiếm xong khu vực Quạ Kêu. Từ đây tiến đánh mục tiêu Nông Trường Ruồi, đến 10 giờ 30 ngày 4/1 bắt tay với E 163. Trận này ta thu 13 khẩu AK, 1 đại liên, 1 B40, 1 DKZ 82. Ta đạp mìn hy sinh 1, bị thương 4 đ/c. LL d10 + d11/ e 163 cùng thời gian trên từ hướng Nam đánh lên Nông Trường Ruồi và bắt tay với E 162 lúc 10 giờ 30 ngày 4/1 theo kế hoạch, ta hoàn toàn làm chủ Nông Trường Ruồi. LL Hậu Giang tăng cường: Từ 3 giờ 30 đến 5g 45 d Tây Đô + d Phú Lợi tổ chức LL đánh chiếm Vàm Cỏ Lau (Phú Hữu), ủy ban xã Phú Hữu và phía Đông ủy ban cách 400 m. Đến 10 g địch từ hướng Đồng Đức đánh xuống, ta đánh bật ra. Kết quả ta tiêu diệt 1 tên, thu 1AK, 1 M79, 10 thùng đạn. Ta hy sinh 2, bị thương 5. Tiểu đoàn huyện Châu Phú: 5 giờ ngày 4/1 đánh chiếm Đồn Lá, diệt 3 tên, địch bỏ chạy, ta thu 2 khẩu súng. E 24: LL d6 truy lùng khu vực Giồng Bà Ca diệt 1 tên thu 1 khẩu AK. D7 truy lùng khu vực Bầu Cò thu 1 cối 60, 1 B41, 2 AK. Ngày 5/ 1/ 1979: D1 + D3/ E 162 đánh chiếm mục tiêu Long Tiên thu 1 cối 60, 3 B40, 4 AK và một số đạn. D10 + D11/ E 163 truy lùng khu vực Nông Trường Ruồi thu 1 khẩu B40. LL Hậu Giang đêm 4 rạng ngày 5 đánh chiếm Đồn Phủ thờ Phú Hữu. LL huyện Châu Thành lúc 16 giờ ngày 5/1 phát hiện địch chạy về hướng Bắc Đai, ta truy kích bị vướng mìn hy sinh 2 đ/c, bị thương 3, phải dừng lại để củng cố. Ngày 6/1/1979: Lúc 6 giờ D2/E 162+ D10/ E 163 nổ súng đánh chiếm nhà lồng chợ Rề Minh đến 7 giờ ta hoàn toàn làm chủ. Hướng Phước Hưng: 0 giờ ngày 5/1 bộ phận luân phiên chốt đụng mìn hy sinh 4, bị thương 6 đ/c. Tiểu đoàn huyện Phú Châu: 3 giờ ngày 5/1 từ hướng sông Hậu đánh lên chiếm Mương Tám Xóm và khu vực bến đò Cây Me, sau đó tiếp tục phát triển lên hướng Bắc cặp theo bờ sông đến 11 giờ ngày 6/1 chiếm hết khu vực bến đò. Đến 15 giờ đánh chiếm đến cách Đồng Ky l00m, đến 17 giờ một mũi đánh nông lên khỏi cầu sắt và một mũi hướng Nam Búng Lớn. Trong ngày d Phú Châu thu 10 khẩu súng các loại ( 2B40, 1B41, 1 RBD, 1 cối 60, 1 đại liên, 4 AK). Ngày 6/1 1d/e 163 chốt ở Rề Minh, còn lại trung đoàn thiếu e (-) đánh dọc theo đường Rề Minh đến giáp lộ 2. LL Hậu giang: 13 giờ ngày 6/1, 1 mũi đánh từ hướng Phú Hữu phát triển lên Đồng Đức. 17 giờ một mũi đánh lên cánh đồng 5 xã qua khỏi kênh mới biên giới. Ngày 7/1/1979: D Hậu giang: cánh sông tiền phát triển đến Vĩnh xương, cánh sông Hậu đánh đến đồn Đồng Đức. D Châu Thành: Lúc 18 giờ tổ chức đánh chiếm Bắc Đai. D Long xuyên đêm 6 rạng ngày 7 lên chốt tại khu vực Quạ Kêu. Ngày 8/1/1979: E 24: LL được bố trí từ đầu lộ 2 đến Nam ngã 3 Rề Minh 4 km. Ban chỉ huy E 3 +d5/e 24+C trinh sát bố trí từ ngã 3 Rề Minh đến giáp lộ 2. E 162: 00 giờ ngày 8/1 nổ súng đánh từ khu vực sông Long Tiên về hướng Mương Lở sông Thạnh Hòa, đồng thời chia thành 2 mũi: 1 mũi đánh xuống Bắc Đai, một mũi đánh xuống ngã 3 Sa Tô. Đến 16 giờ 2 mũi đến nơi quy định. Kết quả ta diệt 50 tên, bắt 1 tù binh, thu 53 súng. Ta hy sinh 1 đ/c, bị thương 1 đ/c. D Châu Thành: Từ 2 bên bờ sông Bắc Đai đánh lên hướng Thạnh Hòa. 16 giờ ngày 8/1 d Tây Đô + d Phú Lợi tổ chức đánh chiếm Mương Vú sông Hậu. Cánh sông Tiền phát triển đến Bắc biên giới 2 km. Hậu Giang: 0 giờ ngày 8/1 nổ súng đánh địch từ Vĩnh Xương lên Bắc Vĩnh Xương 2 km diệt một số tên thu 10 súng các loại. D Long Xuyên: Phát triển lên hướng sông Long Tiên 4 km, thu 2 tấn đạn, phát hiện 70 tên bỏ chạy. D Châu Phú: Tổ chức kiểm kê tài sản ở Rề Minh. D Chợ mới + d Phú Tân chuyển quân về Vạt Lài, Khánh Bình, Mương Vú, Khánh An. D Phú Châu: Lúc 4 giờ ngày 8/1 bắt 1 tù binh ở Vĩnh Xương. 13 giờ d Phú Châu + c trinh sát đánh chiếm ngã 3 Đình và phát triển lên chợ Long Bình, vòng xuống Khánh An không phát hiện địch. Ngày 9/1/1979: Đêm ngày 8 rạng ngày 9/1 e 162 từ Mương Lở theo sông Thạnh Hòa phát triển đánh lên Lò Gò đến 15 giờ ngày 9/1 chiếm 1/3 Lò Gò. Đến 20 giờ ta hoàn toàn làm chủ Lò Gò. Thu trên 1000 súng các loại và nhiều đạn . Lúc này theo chỉ thị của Quân Khu, e 163 đứng chân ở tọa độ (077- 763) để bảo vệ trục lộ 2. Ngày 10/1/1979: E 163 đứng chân từ (077-763) kéo dài đến Bưng Chầy, e 24 đứng chân đầu lộ 2 đến Vĩnh Tế giáp với e 163. Ngày 11/1/1979: Đêm 10 rạng 11 e 162 phát triển từ Lò Gò cơ động về Mương Lở sông Hậu thẳng hướng Bắc đánh chiếm mục tiêu Cỏ Thum. Đến 11 giờ ta hoàn toàn làm chủ cỏ Thum, thu 3 khẩu 105 ly trong đó 2 khẩu sử dụng tốt. E 24 ngày 11/1 bung ra truy quét khu vực Núi Som bắt 4 tên giao Quân Khu, thu 8 khẩu cối 60 ly. D Long Xuyên đứng chân ở Ba vồ. D Châu Đốc ở Nông Trường Ruồi, lc Châu Đốc ở ngã 3 Tam Pác. D Châu Phú ở Rề Minh, d Chợ mới ở Đồng Ky, Long Bình; d Phú Tân ở Mương Vú; Ban chỉ huy ở khu vực Quạ Kêu. Ngày 12/1/1979: E 162: Mũi d3 phát triển đánh chiếm từ Lò Gò đến So Chẹ thu 4 súng. Mũi d1+ d4 đánh lên Bắc Cỏ Thum 1.500m thu 1 AK, 1CKC, 1 M79, 2 khẩu pháo 105 ly, 1 khẩu 12,8 ly, 2 đại liên, 1 cối 60, 1 cối 82 ly và 2 tàu. C trinh sát: Phát triển đánh chiếm từ cầu số 31 đến Long Sang thu 1 tàu, 4 khẩu 12,8 ly và 2 tấn đạn. E 24 theo lệnh Quân Khu được điều động đến Bắc Tà Keo 16 km để đón đánh f 805, f270 của địch. 12 giờ ngày 12/1 một xe chở quân của c7/d5 bị địch phục kích ở ngã 3 Phum Xêha bắn hư xe và bị thương 2 đ/c, mất 2 B41, 4 AK. Sau đó d5 đánh phản kích, chúng bỏ chạy. Kết quả diệt 3 tên thu 6 đại liên 30, 2 cối 81, 4 xe bò súng bộ binh. E 163 16 giờ 30 ngày 12/1, địch xuất hiện 30 tên ở tọa độ (016-743), 19 giờ d11 được 2 người dân chỉ đường, tổ chức phục kích phát hiện 5 tên ta nổ súng diệt 2, thu 2AK, 3 mìn chống tăng. Ngày 13/1/1979 Dân phát hiện địch ở núi Chi Sô, e 24 tổ chức 3d ( d5, d6, d7) hình thành 3 mũi tập kích vào núi Chi Sô, bắt sống 4 tên, thu 2 xe gát Hồng Hà, 1 cối 60, 1 đại liên 30, 1 máy PRC 25. D Long Xuyên truy quét khu vực Ba Vồ thu 3 khẩu cối 82, 2 DKZ 75,1 cối 60, 1 đại liên, 40 đạn B40 và đạn cối 82, 2 máy PRC 25. E 163 trong ngày phục kích không gặp địch. Ngày 14/1/1979 D Châu phú đứng chân tại Rề Minh, hoạt động ở 3 khu vực phía Tây Nam Rề Minh (Giồng Bả Ca, Bắc Rây, Bờ Lưu); LL Hậu Giang; d Tây Đô ở Mương Vú, Khánh An; d liên huyện ở (235- 210); d Phú Tân từ Mương Lở phát triển đến Đồn Long Bình. E 162: d1 ở bắc Sa An 5km (sông Hậu), d2 ở Long Sang, d3 ở Bong Cong, d4 ở Tầm Bê; sở chi huy (SCH) e ở và các đơn vị trực thuộc ở Cỏ Thum. D Phú châu từ Lò Gò lên 4 km; d Châu Thành ở Tây sông Thạnh Hòa từ Bắc Đai lên 10 km; lc Châu Đốc + lc Long Xuyên từ Ba vồ đến Bưng Dồn. Ngày 15/1/1979 E 163 từ Bưng Chầy tới Tà Keo; e 162 tại vị trí ngày 14; d1/e 162 tổ chức truy quét khu vực ngọn Tầm Bê diệt 5 tên; d3/e 162 truy lùng khu vực Bông Công phát hiện 1 khẩu pháo địch tự phá hủy. Trong khu vực d Long Xuyên đảm nhiệm dân báo cho ta có khoảng 100 tàn quân ở phía Tây Bắc Lung. Trung đoàn sử dụng 1 c của Long Xuyên truy kích địch và dân chi cho ta kho vũ khí của dịch, ta thu 1 cối 120 ly, 7 cối 60, 1 khẩu DKZ, 2 cối 82, 2 khẩu 12,8 ly, 3 đại liên 30, 1 trung liên, 9 AK, 1 CKC. LL Hậu Giang truy lùng ở Bưng Ven thu 2 súng. D Phú Tân được dân chỉ thu 1 B 40. D Phú Châu đêm 15 rạng 16 truy lùng trên khu vực Tô Săng thu 3 súng. Địa bàn khu vực e 24 khi địch rút lui đụng vào trung đoàn bộ. Ta và địch nổ súng kéo dài 30 phút, buộc địch bỏ chạy. Trận này chúng bỏ xác 6 tên, ta bắt 19 tên, thu trên 60 súng các loại. Ngày 15/1 ta tổ chức một bộ phận gồm trinh sát của tỉnh + vệ binh đi 2 xe GMC từ Tà Keo đến trung đoàn 24 chở chiến lợi phẩm, giữa đường gặp một tốp địch bỏ chạy, ta gọi chúng không đầu hàng mà bắn trả làm bị thương 1 đ/c. Ta nổ súng đánh địch diệt 4 tên bắt 6 tên, thu 6 súng các loại. Kết quả chiến dịch từ ngày 22/12/1978- 15/1/1979, các LLVT địa phương tỉnh An Giang đã mở rộng địa bàn, giải phóng nhiều đất đai, diệt 94 tên, làm bị thương nhiều tên khác, bắt sống 38 tên, thu trên 1312 khẩu súng các loại. 16 tấn đạn, 14.845 viên đạn, 2 xe gác Hồng Hà, 3 tàu, 10 xuồng, 4 máy PRC 25. Thương vong ta hy sinh 35 đ/c, bị thương 223 đ/c. Như vậy chiến dịch phản công mở cửa biên giới, tiêu diệt các mục tiêu Lợi Dân - Cả Hàng trên hướng chủ yếu. Tạo thế tiến công thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu được Quân Khu giao: Kew Phlong- Rề Minh sau đó phát triển lên Lò Gò- Cỏ Thum- Omsono. Được hỗ trợ của LL cấp trên tăng cường. LL vũ trang địa phương An Giang đã hoàn thành suất xắc nhiệm vụ, cơ sở quyết định truy đánh địch góp phần giải phóng tỉnh Tà Keo. Giúp bạn truy quét tàn quân, xây dựng LL, ổn định cuộc sống. MINH TÂN Nguồn: Lịch sử Lực lượng Vũ trang tỉnh An Giang --- ![Bản đồ hành chính huyện An Phú tỉnh An Giang](https://sites.google.com/site/nguoianphu/get-started/ban-do-huyen-an-phu-an-giang.jpg) Bản đồ hành chính huyện An Phú tỉnh An Giang
edited Mar 7 '16 lúc 8:47 pm

NGUYỄN NGỌC CHIẾN

Biên giới An Giang - một thời để nhớ và một thời để thương

Bút ký

Tạp chí Cửa Việt

Tạp chí Thất Sơn

Đã bao nhiêu năm trôi qua rồi mà tôi vẫn không sao quên được những năm tháng quân ngũ của đời mình. Tất cả như vẫn còn đây hiển hiện tươi rói những kỷ niệm ngọt ngào, thương đau và như đang hành trình cùng tôi giữa biết bao lo toan, bộn bề cuộc sống. Biên giới An Giang ơi! Một thời để nhớ và một thời để thương. Nỗi nhớ thương mênh mang, cuồn cuộn chảy trong lòng tôi, như dòng sông trào dâng tha thiết.

Nỗi nhớ thương đầu tiên cho tôi xin được cúi đầu, hướng về phương nam, tưởng nhớ và đau lại nỗi đau trước cái chết thương tâm, vô tội của gần hai nghìn đồng bào xã Ba Chúc, huyện Bảy Núi, tỉnh An Giang. Tại đây trong những ngày tháng tư năm 1978, bọn đao phủ Pônpốt đã sát hại một cách dã man gần một phần ba dân số của xã(1). Trong lịch sử nước ta, chưa từng có một cuộc thảm sát dân thường nào do kẻ thù gây ra, lớn như vậy và tàn bào đến như vậy. Khi đơn vị chúng tôi theo những chuyến xe GMC đến được tận nơi thì bọn đồ tể coi như đã “hoàn thành” cái công việc trời không dung đất không tha ấy đối với đồng bào ta, cũng như mấy năm qua chúng từng thi hành đối với chính dân tộc của chúng: Diệt chủng. Và sau cơn say máu tàn sát người vô tội cả một trung đoàn “thiện chiến” Pônpốt đã bỏ chạy tháo thân lên núi Phú Cường hòng lẫn trốn.Một chiếc trực thăng của ta vè vè lượn trên đầu, giảm dần độ cao, tìm bãi đáp rồi từ từ hạ xuống. Cánh quạt quay tít tạo nên một cơn lốc hãi hùng. Gió xô ngả những ngọn lau và tạo ra muôn lớp sóng lăn tăn trên cánh đồng lúa ở xa xa. Đâu đó một đàn quạ hoảng hốt vỗ cánh loạn xạ bay lên. Tiếng “quà quạ” trong chiều lặng nghe thật rùng rợn, bi ai. Một đoàn nhà báo quốc tế gồm người Liên Xô (cũ), người Pháp, người Nhật, người Ba Lan, người Hunggari...từ trong máy bay bước ra. Họ lặng lẽ bỏ mũ cúi đầu đi chầm chậm đến sân vận động xã là nơi bọn sát nhân dồn gần 600 người tập trung lại để dễ bề giết hại. Họ đứng từ xa hướng máy quay phim, máy ảnh về phía đó. Không hiếm người vừa thao tác công việc, vừa rút khăn đưa lên dụi mắt. Họ thực sự bàng hoàng xúc động như đang tận mắt chứng kiến tội ác của bọn Hít le ở Ghét - to -Vác -gia -va (Ba Lan) 35 năm trước nay lại được Pônpốt tái diễn ở một làng nhỏ Việt Nam? Cũng như ở sân vận động, ở bờ kênh Vĩnh Tế xác người còn đông hơn, gần 700 người.Ở chùa Phi Lai trên 300 người. Trong các đường làng, ngõ xóm, sàn nhà, bờ ao, trường học...nơi nào cũng có người chết. Xác người ngổn ngang, chồng chất, chết đủ các tư thế, các kiểu nằm. Một trăm phần trăm nhà cửa bị chúng đốt cháy, hàng trăm con trâu bò bị chúng bắn chết. Cây cối, vườn tược, hoa màu, cái chum đựng nước cũng bị chúng phá phách, đập vỡ. Ở các bãi xác tập thể, đồng bào ta chủ yếu chết do bị dồn lại, bị bắt xếp hàng và bọn lính đứng từ xa dùng đại liên, súng chống tăng B40, B41, M71, M72, súng phóng lựu M79... bắn xả vào. Hàng trăm người trong đó có những em bé chưa đầy tuổi bị chúng đập đầu bằng báng súng. Hàng chục thanh niên có lẽ do kháng cự bị chúng cắt cổ, moi mắt, phanh thây, xé xác. Nhiều phụ nữ có thai, nhiều em bé khi chết miệng còn ngậm vú mẹ. Thảm thương nhất là phụ nữ, đa số các cô gái, sau khi bị hãm hiếp, bị bắn chết còn bị chúng lột hết quần áo dùng cọc tre vót nhọn cắm vào cửa mình găm xuống đất. Một nhà báo nữ bỗng kêu rú lên, ôm mặt bỏ chạy về phía máy bay khi chị nhìn thấy một bé gái chừng mười hai, mười ba tuổi không một mảnh vải che thân, nằm ngửa, với chiếc cọc tre đâm thẳng xuống người.

Anh Hoàng Đình Mác đại đội trưởng, anh Phạm Thanh Đuyền đại đội phó mặt sắt lại, hai vành môi mím chặt, rướm máu. Chính trị viên phó Bùi Ngọc Giáp chỉ trong vài tiếng đồng hồ mà râu dài ra như trong thấy. Mấy thằng bạn tôi dụi mắt vào vai áo nhau. Tôi quỳ xuống, tay cào trên đất, bàn tay tuổi mười chín của tôi xé nát cả vầng cỏ. Trời bỗng như đen đặc lại. Gió ngừng thổi. Một không khí tang thương úp chụp lên cánh đồng. Tôi nhìn những chiếc cọc tre dựng chéo đều đều, cách quãng, những xác chết chồng chất lên nhau, bất chấp mùi tử thi xông lên nồng nặc và tự hỏi: Má Sáu Nhơn, bác Hai Ngàn, chị Năm Vui, anh Ba Hoà, bé Ni, bé Nghĩa... nằm chỗ nào? Tại sao phải thế này? Bọn đồ tể Pônpốt chúng nó quyền gì động đến đất nước ta, động đến mái nhà, ngọn dừa, con trâu và trước hết là sinh mạng của con người? Tàn sát đồng bào Campuchia chưa đủ hay sao mà còn xâm lược sát hại đồng bào Việt Nam? Tôi nhớ vô cùng má Sáu Nhơn có chồng hy sinh hồi chống Pháp, có con hy sinh hồi chống Mỹ đã thương chúng tôi như con đẻ, ngày chúng tôi mới vào, đóng quân trong nhà má. Và cả bác Hai Ngàn theo đạo Hiếu Nghĩa, tóc để dài, búi thành búi sau gáy, vác rựa chặt gần hết quả chục cây dừa của nhà mình để lấy nước cho chúng tôi uống sau mỗi đêm chúng tôi bám chốt trở về. “Tụi bây ngoài miền Trung vô đây, tuổi còn nhỏ quá ! Đã có đứa nào lấy vợ hay lỡ hứa với người thương chưa ? Chưa có thì ráng bám lại đây, mai kia hết mấy thằng giặc tụi tao gả con gái cho, hay làm mai con gái nhà khác cho rồi cắm nhà, ở rể đây luôn, được hôn?”. Má Sáu nói vậy. Còn bác Hai Ngàn thì: “Tụi bay cứ cầm cả đi mà hút. Thuốc rê tao trồng được chớ có mua bán gì mà lo. Mà dẫu có mua, tao cũng đủ sức cho tụi bay xài xả láng”. Cả các em nữa. Con gái Bảy Núi xinh đẹp, dịu hiền, dễ thương; làm rẫy suốt ngày, tối về giả bàng đan đệm thâu đêm. Bây giờ thì thế này đây. Chúng tôi xếp hàng, ngả mũ, cúi đầu. Hỡi Pônpốt ... hãy nhớ lấy! Cô bác Ba Chúc ơi, chúng con nguyện trả mối thù này!

Liên tục những tháng sau, các đơn vị vũ trang có mặt trên đất An Giang đã dấy lên phong trào: “ Thi đua giết giặc, bảo vệ biên giới, trả thù cho đồng bào Ba Chúc ”. Nhiều trận đánh đã diễn ra. Sinh lực địch bị đánh đuổi, tiêu hao, buộc phải tháo chạy về bên kia biên giới. Có lẽ tiêu biểu nhất là trận núi Phú Cường, chỉ sau vụ thảm sát không lâu. Trận này bộ đội ta đã phối hợp bao vây, đánh một trận tuyệt đẹp, diệt gọn trên 1000 tên xâm lược, lại đánh trúng những kẻ đã trực tiếp gây ra vụ Ba Chúc. Đài tiếng nói Việt Nam đưa tin ngay sau đó.Đại đội 2 ( sau đổi là đại đội 5) của tôi ra đi từ đất lửa Bình -Trị – Thiên trở thành “ quả đấm thép ” của Công an vũ trang An Giang, có nhiệm vụ cơ động, chi viện chiến đấu cho tất cả các điểm chốt biên phòng trên tuyến biên giới An Giang, từ Vĩnh Gia giáp tỉnh Kiên Giang, đến Vĩnh Xương giáp tỉnh Đồng Tháp. Thời điểm này bọn Pônpốt cũng phát động “tổng động viên” với quy mô toàn diện hơn. Con bạch tuộc mỗi khi chưa được đập nát đầu thì cái vòi của nó còn ngọ nguậy, chui rúc, nó trở nên tàn bạo, hung hãn hơn lúc nào hết. Và đó đây, máu đồng bào, đồng chí của chúng ta vẫn ngày đêm thấm đỏ đất biên cương.

Nỗi nhớ trong tôi tuần tự trôi theo năm tháng. Tôi nhớ mãi trận chiến đấu phối hợp giữa đơn vị tôi với các đơn vị bạn để lấy lại hai xã Khánh An và Khánh Bình thuộc huyện Phú Châu, vừa rơi vào tay sáu tiểu đoàn chủ lực Khơ me đỏ, mà trong đó có bốn tiểu đoàn vừa được Pônpốt phong tặng danh hiệu “anh hùng”, vì đã có công “chiến đấu dũng cảm”..... Tôi không sao quên được hình ảnh Hoàng Kim Long, người chiến sĩ 19 tuổi, quê Thái Bình đã dùng dao khắc vào khẩu ĐKZ hai chữ “căm thù” để rồi ngày hôm sau, trong một trận chiến đấu không cân sức, cả anh và khẩu súng mãi mãi đi vào huyền thoại, tô thắm trang sử vàng truyền thống của lực lượng Bộ đội Biên phòng Việt Nam và tiếng thơm ngàn năm cho tỉnh lúa Thái Bình. Tôi cũng không sao quên được một đồng hương, đồng đội của tôi: Lê Văn Hoà. Lê Văn Hoà trước khi bị đạn xăm nát mình vẫn còn kịp thời gian dùng hai tay bóp chết tên lính giữ súng máy chỉ vì nó ngoan cố, không chịu đầu hàng. Rồi Phan Trung Trẻ, quê ở Vĩnh Quang, Vĩnh Linh, có biệt hiệu là “anh hề” trong đại đội, trước khi bị đạn M79 cắt gọn một bàn tay, đã kịp dùng bàn tay còn lại ấn nút điện cho quả mìn định hướng ĐH10 nổ tung, làm gần chục tên lính “áo đen” tung lên trời. Rồi Võ Ngọc Kế “răng vàng” quê Quảng Bình, thằng bạn thân nhất của tôi, được mệnh danh là “con hổ” của đại đội, chiến đấu cực kỳ dũng cảm, nhanh như sóc. Trong trận ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu một mình nó với khẩu súng AK đã án ngữ tại một chân cầu, không cho địch tràn lên, diệt tại chỗ trên mười tên. Rồi thằng Hồ Trọng Bá cũng quê ở Quảng Bình, thường gọi là “Bá béo” vì nó có thân hình cao to nhất đại đội, giữ hoả lực B41, chỉ một phát đạn làm rụi cả một tiểu đội địch. Rồi thằng Phúc “rom” chỉ vì quá gầy; thằng Phúc “híp” chỉ vì hay ngủ; thằng Phúc “bãi tha ma” chỉ vì mặt nhiều mụn trứng cá; thằng Ca “khỉ đôộc” chỉ vì lửa đạn B40 thiêu sém cả mặt mũi, tóc tai; thằng Đờn “Chéc - nơ - mo” chỉ vì nhỏ con nhất đại đội. Và tôi cũng có biệt hiệu là “trọc”, do “thủ” tôi có thời gian không còn lấy một sợi tóc “làm duyên”...Thế đấy, một thằng mỗi biệt hiệu khác nhau, nghe có vẻ chướng lỗ tai, nhưng giống nhau là đều chiến đấu dũng cảm, lập công xuất sắc, huân chương đỏ chói ngực áo quân phục.

Kể lại chuyện này làm tôi nhớ đến một chuyện khác và đây chính là kỷ niệm sâu lắng nhất trong đời tôi. Khi lành vết thương ở lần bị thương thứ nhất trở về đơn vị tôi được bổ sung vào tiểu đội “mũi nhọn” do Hồ Văn Ưu quê ở tỉnh Thừa Thiên (tôi không nhớ huyện, xã nào) làm tiểu đội trưởng. Trước đây tôi và Ưu không thân nhau lắm và nói chung chỉ biết nhau một cách hờ hững, mờ nhạt do cùng sống trong một đại đội. Nhưng từ khi được ở gần anh, chiến đấu bên anh, tinh thần hết sức mưu trí, dũng cảm toát lên từ con người anh đã làm tôi rất đỗi quý mến, cảm phục. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ rất rõ dáng người anh: thấp, nhỏ, nước da đen cháy, nên cũng có biệt hiệu là “Ưu đen” và nhanh nhẹn, tháo vát đến lạ kỳ. Có lẽ do đặc điểm này mà ban chỉ huy đại đội chọn anh đảm nhận cái tiểu đội chủ công. Ưu có đôi mắt to, đen và cái nhìn sắc lạnh, hơi có vẻ tàn nhẫn. Đôi mắt ấy thật khó xiêu lòng người đẹp nhưng lại rất cần thiết cho một người lính lúc giáp trận. Nhìn vào mắt Ưu – dù trong hoàn cảnh nào: gian khổ, ác liệt, có lúc sự sống như treo đầu sợi tóc – tôi vẫn thấy rất vững tâm. Có một lần trước khi vào trận đánh, tôi và Ưu ngả lưng bên nhau, cạnh một cây xoài lớn. Chân Ưu gác nhẹ lên chân tôi và Ưu thổ lộ: “Tao có người yêu ở Huế chuyên bán bún giò. Cô ấy không đẹp nhưng hiền và hay khóc. Hôm chia tay ra đi, cô ấy khóc ướt cả áo tao, khiến tao không nhịn được cũng khóc theo. Mai mốt yên giặc, trở lại Huế, tao sẽ cưới cô ấy và chúng tao sẽ mở quán bán bún giò. Bún giò người yêu tao làm ngon lắm! Sau này trở lại Bình – Trị – Thiên, mày vô Huế, chúng tao sẽ đãi mày...”.

Trận đánh xảy ra ngay sau đó, cắt ngang câu chuyện của chúng tôi. Gần một ngày quần nhau với địch, đến khoảng gần bốn giờ chiều thì Ưu trúng đạn địch hy sinh. Ưu chết trong tư thế quỳ hai chân bên bờ kênh, cạnh cây xoài lớn. Dáng lưng Ưu vẫn thẳng, chỉ có cái mũ cối trên đầu là hơi cụp về một bên. Khẩu AK báng gập trong tay Ưu vẫn gác trên bờ công sự, nòng chĩa về phía trước. Trung đội trưởng Phạm Văn Tiến và tôi chạy đến, luống cuống ôm lấy Ưu lay gọi một cách tuyệt vọng. Cả vạt áo sau lưng và hai bờ vai Ưu thấm đỏ máu. Lật chiếc mũ cối trên đầu Ưu ra, cả hai chúng tôi giật thót người, đưa mắt nhìn nhau. Anh Phạm Văn Tiến miệng méo xệnh lại như mếu, còn tôi hai tay đưa vội lên bưng lấy mặt. Trời ơi! Hai con mắt của Ưu, do bị sức ép cực mạnh của một quả ĐKZ nổ trên cây, đẩy hẳn ra ngoài dài khoảng hai đốt ngón tay đeo lủng lẳng hai bên gò má. Thêm hai mảnh nhỏ xuyên qua mũ cối vào đầu. Chúng tôi nhẹ nhàng đỡ Ưu nằm xuống, thận trọng ấn hai con mắt vào vị trí cũ. Xung quanh tiếng bọn lính Pônpốt vẫn la hét om sòm. Tiếng đạn nổ chát chúa không một giây ngừng nghỉ. Không thể để xác đồng đội mình rơi vào tay lũ sát nhân, nếu chẳng may mất chốt. Anh Phạm Văn Tiến ra lệnh cho tôi phải đưa ngay Ưu ra khỏi trận địa. Tôi chấp hành ngay. Nhưng đưa Ưu ra bằng cách nào đây là việc chúng tôi phải lúng túng mất một hồi. Bế ư? Cõng ư? Bế thì không thể mà cõng thì không dễ. Cõng một người còn sống cho dù nặng cỡ nào cũng là việc dễ dàng. Đằng này một người đã chết thì quả là điều nan giải. Và rồi cuối cùng chúng tôi cũng tìm được cách khắc phục. Tôi cúi xuống, dạng hai chân, gập hẳn người xuống. Anh trung đội trưởng và một người nữa nâng bổng Ưu, đặt lên lưng tôi, cho hai tay quàng qua vai tôi, thõng xuống ngực. Mặt Ưu áp lên đầu tôi. Tay phải tôi bắt chéo lên, túm chặt cổ áo Ưu. Tay trái quàng ra phía sau nắm lấy thắt lưng Ưu. Rồi cứ trong tư thế lom khom như vậy, tôi vừa đi vừa chạy một mạch gần năm trăm mét ra đến chỗ quy định. Tưởng đã hoàn thành nhiệm vụ, nào ngờ khi đặt Ưu xuống, nhìn vào đôi mắt bị sức ép thì con mắt bên trái không còn nữa, nó đã rơi ở đâu đó dọc đường. Trên đường quay lại, tôi tìm kiếm một hồi nhưng không thấy. Trung đội trưởng nghe tôi báo cáo, mặt anh nghiêm lại và tiếng anh dõng dạc, tôi có cảm tưởng như át cả tiếng đạn gầm: “Đồng chí phải quay ngay lại, bằng mọi giá tìm cho được con mắt của đồng chí Hồ Văn Ưu”. “Rõ!”. Lần đầu tiên trong đời bộ đội, tôi đáp lệnh chỉ huy sao mà mạnh mẽ, trang nghiêm. Tiếng “rõ” hôm ấy như có sức mạnh gấp đôi, rung lên, dồn nén trong ngực tôi. Và thế là sau nửa giờ quay lui quay tới tìm kiếm, tôi đã tìm lại được con mắt của Hồ Văn Ưu. Tôi ghé miệng thổi đi những con kiến, hạt bụi, rồi đặt con mắt của đồng đội lên lòng bàn tay mình và đứng lặng một hồi lâu ngắm nhìn. Thật kỳ lạ, chẳng khác khi còn sống là bao, con mắt của Ưu vẫn to, đen, sắc lạnh. Chỉ có khác là bây giờ nó không nằm trên một khuôn mặt, cho dẫu chỉ là khuôn mặt của một người đã chết. Mà rời hẳn ra, to vài dài bằng hai ngón tay cái gộp lại và bầm đen những máu. “...Bún giò người yêu tao làm ngon lắm! Sau này trở lại Bình – Trị – Thiên, mày vô Huế, chúng tao sẽ đãi mày...”

Hồ Văn Ưu ơi! Khát vọng của anh thế là mãi hoài dang dở. Tôi vẫn nhớ anh. Nhớ lời hẹn của anh chỉ một ngày trước khi anh chết. Tôi đã trở lại quê hương, đã một đôi lần lang thang trên các vỉa hè phố Huế. Gặp ai bán bún giò là tôi nhào vô ăn, rồi lân la hỏi chuyện. Tôi không biết người yêu của anh tên gì và ở nơi nào giữa Huế mộng mơ. Nhưng tôi vẫn hằng tin trong số những người tôi ăn bún giò có một người con gái hay khóc là người yêu của anh...

Sau trận ấy, đơn vị tôi còn tham gia nhiều trận khác nữa. Và ở trận chốt Bắc Đai, tôi bị thương lần thứ hai. Được nửa năm sau, chiến tranh biên giới Tây – Nam kết thúc. Đại đội 5 tiếp tục hành quân qua biên giới Camphuchia – Thái Lan làm nghĩa vụ quốc tế. Tôi do không đủ sức khoẻ, phải ở lại công tác ở một đồn Biên phòng rồi sau đó vài năm, ra quân.

Thời gian như ngọn gió, chẳng thể đợi chờ ai. Thấm thoắt thế mà đã mười mấy mùa xuân đi qua, kể từ ngày giã biệt đời quân ngũ. Tháng ngày tôi lặng lẽ với vườn chè, vườn tiêu. Tuổi xuân cũng qua đi để chấp chới tuổi tứ tuần,do vất vả nên soi gương thấy mình đã già, trán đầy nếp nhăn. Tôi đã ứa nước mắt khi ngồi ghi lại những dòng này. Tôi thả hồn tôi ngược dòng thời gian, trôi về với dĩ vãng, nhớ lại một thời đã qua, nhớ về một miền biên cương, nơi ấy có những đồng bào, đồng chí đã một thời cùng tôi gắn bó thân thương, gần gũi. Gần một trăm cán bộ, chiến sĩ chủ yếu là con em ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên ra đi từ thị trấn Hồ Xá (Vĩnh Linh) ngày 17 tháng 5 năm 1977, đến hôm nay ai còn ai mất? Các anh Trương Quang Hiệt, Phạm Thanh Đuyền, Nguyễn Thanh Khâm, Bùi Đức Xinh, Võ Ngọc Kế, Phạm Anh Hùng, Hoàng Trọng Thanh, Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Văn Lường, Hồ Trọng Bá, Nguyễn Trường Nguyên... bây giờ ở đâu và làm gì? Các anh ơi! Tôi vẫn hằng nhớ đến các anh. Có những đêm không ngủ, tôi thầm gọi tên các anh. Các anh hãy cùng tôi sống lại những năm tháng ấy. Những năm tháng đã tôi luyện trong ta không phải chỉ bằng lòng quả cảm trong chiến đấu mà còn cả thắt ruột vì thương yêu đồng chí, đồng bào. Các anh hãy cùng tôi nhớ về miền biên cương ấy. Một thời để nhớ và một thời để thương.
NNC

(1) Hiện nay, tại xã Ba Chúc, huyện Bảy Núi, tỉnh An Giang, chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng một khu nhà tưởng niệm gọi là “Nhà mồ Ba Chúc” tập trung gần 3000 bộ hài cốt cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ thảm sát do binh lính Pônpốt gây ra đối với nhân dân trong xã vào năm 1978.

Nguyễn Ngọc Chiến và đồng đội năm 1978
Nguyễn Ngọc Chiến và đồng đội năm 1978
(Ảnh Phóng viên Báo QĐND)

Nguyễn Ngọc Chiến tại mặt trận biên giới An Giang năm 1978 <br />(Ảnh Phóng viên Báo QĐND))
Nguyễn Ngọc Chiến tại mặt trận biên giới An Giang năm 1978
(Ảnh Phóng viên Báo QĐND)

NNC trong trận đánh đêm 27.3.1978 tại kênh Năm Xã, thuộc xã Phũ Hữu, huyện Phú Châu, tỉnh An Giang. (Ảnh  Phóng viên Báo QĐND)<br />
NNC trong trận đánh đêm 27.3.1978 tại kênh Năm Xã, thuộc xã Phũ Hữu, huyện Phú Châu, tỉnh An Giang.
(Ảnh Phóng viên Báo QĐND)

Nguyễn Ngọc Chiến tranh thủ viết tin bài gửi về Tòa soạn báo
Nguyễn Ngọc Chiến tranh thủ viết tin bài gửi về Tòa soạn báo
(Ảnh Phóng viên Báo QĐND)

Ban chỉ huy Đại đội 5 - Công An Nhân dân Vũ trang An Giang<br />(Ảnh Phóng viên Báo QĐND)
Ban chỉ huy Đại đội 5 - Công An Nhân dân Vũ trang An Giang
(Ảnh Phóng viên Báo QĐND)

Đại đội 5 đón nhận cờ TUỔI TRẺ ANH HÙNG BẢO VỆ TỔ QUỐC<br />(Ảnh Phóng viên Báo QĐND)
Đại đội 5 đón nhận cờ TUỔI TRẺ ANH HÙNG BẢO VỆ TỔ QUỐC
(Ảnh Phóng viên Báo QĐND)

Nguyễn Ngọc Chiến, Hạ sỹ (A8 - B3 - Đại đội 5) tham gia chiến đấu nhiều trận trên kênh Năm Xã, đã nêu cao tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, vận dụng chiến thuật đánh gần bẻ gãy nhiều đợt tấn công tội ác của lực lượng vũ trang Cam - pu - chia. Đồng chí được đề nghị tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.<br />(Phóng sự ảnh Báo Công an Vũ trang năm 1978)
Nguyễn Ngọc Chiến, Hạ sỹ (A8 - B3 - Đại đội 5) tham gia chiến đấu nhiều trận trên kênh Năm Xã, đã nêu cao tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, vận dụng chiến thuật đánh gần bẻ gãy nhiều đợt tấn công tội ác của lực lượng vũ trang Cam - pu - chia. Đồng chí được đề nghị tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.
(Phóng sự ảnh Báo Công an Vũ trang năm 1978)

Nguyễn Ngọc Chiến năm 20 tuổi (1979)
Nguyễn Ngọc Chiến năm 20 tuổi (1979)

## NGUYỄN NGỌC CHIẾN ### Bi&ecirc;n giới An Giang - một thời để nhớ v&agrave; một thời để thương [_**B&uacute;t k&yacute;**_](http://nguyenngocchien.blogtiengviet.net/2011/09/28/p5214309#more5214309) ####Tạp ch&iacute; Cửa Việt ####Tạp ch&iacute; Thất Sơn Đ&atilde; bao nhi&ecirc;u năm tr&ocirc;i qua rồi m&agrave; t&ocirc;i vẫn kh&ocirc;ng sao qu&ecirc;n được những năm th&aacute;ng qu&acirc;n ngũ của đời m&igrave;nh. Tất cả như vẫn c&ograve;n đ&acirc;y hiển hiện tươi r&oacute;i những kỷ niệm ngọt ng&agrave;o, thương đau v&agrave; như đang h&agrave;nh tr&igrave;nh c&ugrave;ng t&ocirc;i giữa biết bao lo toan, bộn bề cuộc sống. Bi&ecirc;n giới An Giang ơi! Một thời để nhớ v&agrave; một thời để thương. Nỗi nhớ thương m&ecirc;nh mang, cuồn cuộn chảy trong l&ograve;ng t&ocirc;i, như d&ograve;ng s&ocirc;ng tr&agrave;o d&acirc;ng tha thiết. Nỗi nhớ thương đầu ti&ecirc;n cho t&ocirc;i xin được c&uacute;i đầu, hướng về phương nam, tưởng nhớ v&agrave; đau lại nỗi đau trước c&aacute;i chết thương t&acirc;m, v&ocirc; tội của gần hai ngh&igrave;n đồng b&agrave;o x&atilde; Ba Ch&uacute;c, huyện Bảy N&uacute;i, tỉnh An Giang. Tại đ&acirc;y trong những ng&agrave;y th&aacute;ng tư năm 1978, bọn đao phủ P&ocirc;npốt đ&atilde; s&aacute;t hại một c&aacute;ch d&atilde; man gần một phần ba d&acirc;n số của x&atilde;(1). Trong lịch sử nước ta, chưa từng c&oacute; một cuộc thảm s&aacute;t d&acirc;n thường n&agrave;o do kẻ th&ugrave; g&acirc;y ra, lớn như vậy v&agrave; t&agrave;n b&agrave;o đến như vậy. Khi đơn vị ch&uacute;ng t&ocirc;i theo những chuyến xe GMC đến được tận nơi th&igrave; bọn đồ tể coi như đ&atilde; &ldquo;ho&agrave;n th&agrave;nh&rdquo; c&aacute;i c&ocirc;ng việc trời kh&ocirc;ng dung đất kh&ocirc;ng tha ấy đối với đồng b&agrave;o ta, cũng như mấy năm qua ch&uacute;ng từng thi h&agrave;nh đối với ch&iacute;nh d&acirc;n tộc của ch&uacute;ng: Diệt chủng. V&agrave; sau cơn say m&aacute;u t&agrave;n s&aacute;t người v&ocirc; tội cả một trung đo&agrave;n &ldquo;thiện chiến&rdquo; P&ocirc;npốt đ&atilde; bỏ chạy th&aacute;o th&acirc;n l&ecirc;n n&uacute;i Ph&uacute; Cường h&ograve;ng lẫn trốn.Một chiếc trực thăng của ta v&egrave; v&egrave; lượn tr&ecirc;n đầu, giảm dần độ cao, t&igrave;m b&atilde;i đ&aacute;p rồi từ từ hạ xuống. C&aacute;nh quạt quay t&iacute;t tạo n&ecirc;n một cơn lốc h&atilde;i h&ugrave;ng. Gi&oacute; x&ocirc; ngả những ngọn lau v&agrave; tạo ra mu&ocirc;n lớp s&oacute;ng lăn tăn tr&ecirc;n c&aacute;nh đồng l&uacute;a ở xa xa. Đ&acirc;u đ&oacute; một đ&agrave;n quạ hoảng hốt vỗ c&aacute;nh loạn xạ bay l&ecirc;n. Tiếng &ldquo;qu&agrave; quạ&rdquo; trong chiều lặng nghe thật r&ugrave;ng rợn, bi ai. Một đo&agrave;n nh&agrave; b&aacute;o quốc tế gồm người Li&ecirc;n X&ocirc; (cũ), người Ph&aacute;p, người Nhật, người Ba Lan, người Hunggari...từ trong m&aacute;y bay bước ra. Họ lặng lẽ bỏ mũ c&uacute;i đầu đi chầm chậm đến s&acirc;n vận động x&atilde; l&agrave; nơi bọn s&aacute;t nh&acirc;n dồn gần 600 người tập trung lại để dễ bề giết hại. Họ đứng từ xa hướng m&aacute;y quay phim, m&aacute;y ảnh về ph&iacute;a đ&oacute;. Kh&ocirc;ng hiếm người vừa thao t&aacute;c c&ocirc;ng việc, vừa r&uacute;t khăn đưa l&ecirc;n dụi mắt. Họ thực sự b&agrave;ng ho&agrave;ng x&uacute;c động như đang tận mắt chứng kiến tội &aacute;c của bọn H&iacute;t le ở Gh&eacute;t - to -V&aacute;c -gia -va (Ba Lan) 35 năm trước nay lại được P&ocirc;npốt t&aacute;i diễn ở một l&agrave;ng nhỏ Việt Nam? Cũng như ở s&acirc;n vận động, ở bờ k&ecirc;nh Vĩnh Tế x&aacute;c người c&ograve;n đ&ocirc;ng hơn, gần 700 người.Ở ch&ugrave;a Phi Lai tr&ecirc;n 300 người. Trong c&aacute;c đường l&agrave;ng, ng&otilde; x&oacute;m, s&agrave;n nh&agrave;, bờ ao, trường học...nơi n&agrave;o cũng c&oacute; người chết. X&aacute;c người ngổn ngang, chồng chất, chết đủ c&aacute;c tư thế, c&aacute;c kiểu nằm. Một trăm phần trăm nh&agrave; cửa bị ch&uacute;ng đốt ch&aacute;y, h&agrave;ng trăm con tr&acirc;u b&ograve; bị ch&uacute;ng bắn chết. C&acirc;y cối, vườn tược, hoa m&agrave;u, c&aacute;i chum đựng nước cũng bị ch&uacute;ng ph&aacute; ph&aacute;ch, đập vỡ. Ở c&aacute;c b&atilde;i x&aacute;c tập thể, đồng b&agrave;o ta chủ yếu chết do bị dồn lại, bị bắt xếp h&agrave;ng v&agrave; bọn l&iacute;nh đứng từ xa d&ugrave;ng đại li&ecirc;n, s&uacute;ng chống tăng B40, B41, M71, M72, s&uacute;ng ph&oacute;ng lựu M79... bắn xả v&agrave;o. H&agrave;ng trăm người trong đ&oacute; c&oacute; những em b&eacute; chưa đầy tuổi bị ch&uacute;ng đập đầu bằng b&aacute;ng s&uacute;ng. H&agrave;ng chục thanh ni&ecirc;n c&oacute; lẽ do kh&aacute;ng cự bị ch&uacute;ng cắt cổ, moi mắt, phanh th&acirc;y, x&eacute; x&aacute;c. Nhiều phụ nữ c&oacute; thai, nhiều em b&eacute; khi chết miệng c&ograve;n ngậm v&uacute; mẹ. Thảm thương nhất l&agrave; phụ nữ, đa số c&aacute;c c&ocirc; g&aacute;i, sau khi bị h&atilde;m hiếp, bị bắn chết c&ograve;n bị ch&uacute;ng lột hết quần &aacute;o d&ugrave;ng cọc tre v&oacute;t nhọn cắm v&agrave;o cửa m&igrave;nh găm xuống đất. Một nh&agrave; b&aacute;o nữ bỗng k&ecirc;u r&uacute; l&ecirc;n, &ocirc;m mặt bỏ chạy về ph&iacute;a m&aacute;y bay khi chị nh&igrave;n thấy một b&eacute; g&aacute;i chừng mười hai, mười ba tuổi kh&ocirc;ng một mảnh vải che th&acirc;n, nằm ngửa, với chiếc cọc tre đ&acirc;m thẳng xuống người. Anh Ho&agrave;ng Đ&igrave;nh M&aacute;c đại đội trưởng, anh Phạm Thanh Đuyền đại đội ph&oacute; mặt sắt lại, hai v&agrave;nh m&ocirc;i m&iacute;m chặt, rướm m&aacute;u. Ch&iacute;nh trị vi&ecirc;n ph&oacute; B&ugrave;i Ngọc Gi&aacute;p chỉ trong v&agrave;i tiếng đồng hồ m&agrave; r&acirc;u d&agrave;i ra như trong thấy. Mấy thằng bạn t&ocirc;i dụi mắt v&agrave;o vai &aacute;o nhau. T&ocirc;i quỳ xuống, tay c&agrave;o tr&ecirc;n đất, b&agrave;n tay tuổi mười ch&iacute;n của t&ocirc;i x&eacute; n&aacute;t cả vầng cỏ. Trời bỗng như đen đặc lại. Gi&oacute; ngừng thổi. Một kh&ocirc;ng kh&iacute; tang thương &uacute;p chụp l&ecirc;n c&aacute;nh đồng. T&ocirc;i nh&igrave;n những chiếc cọc tre dựng ch&eacute;o đều đều, c&aacute;ch qu&atilde;ng, những x&aacute;c chết chồng chất l&ecirc;n nhau, bất chấp m&ugrave;i tử thi x&ocirc;ng l&ecirc;n nồng nặc v&agrave; tự hỏi: M&aacute; S&aacute;u Nhơn, b&aacute;c Hai Ng&agrave;n, chị Năm Vui, anh Ba Ho&agrave;, b&eacute; Ni, b&eacute; Nghĩa... nằm chỗ n&agrave;o? Tại sao phải thế n&agrave;y? Bọn đồ tể P&ocirc;npốt ch&uacute;ng n&oacute; quyền g&igrave; động đến đất nước ta, động đến m&aacute;i nh&agrave;, ngọn dừa, con tr&acirc;u v&agrave; trước hết l&agrave; sinh mạng của con người? T&agrave;n s&aacute;t đồng b&agrave;o Campuchia chưa đủ hay sao m&agrave; c&ograve;n x&acirc;m lược s&aacute;t hại đồng b&agrave;o Việt Nam? T&ocirc;i nhớ v&ocirc; c&ugrave;ng m&aacute; S&aacute;u Nhơn c&oacute; chồng hy sinh hồi chống Ph&aacute;p, c&oacute; con hy sinh hồi chống Mỹ đ&atilde; thương ch&uacute;ng t&ocirc;i như con đẻ, ng&agrave;y ch&uacute;ng t&ocirc;i mới v&agrave;o, đ&oacute;ng qu&acirc;n trong nh&agrave; m&aacute;. V&agrave; cả b&aacute;c Hai Ng&agrave;n theo đạo Hiếu Nghĩa, t&oacute;c để d&agrave;i, b&uacute;i th&agrave;nh b&uacute;i sau g&aacute;y, v&aacute;c rựa chặt gần hết quả chục c&acirc;y dừa của nh&agrave; m&igrave;nh để lấy nước cho ch&uacute;ng t&ocirc;i uống sau mỗi đ&ecirc;m ch&uacute;ng t&ocirc;i b&aacute;m chốt trở về. &ldquo;Tụi b&acirc;y ngo&agrave;i miền Trung v&ocirc; đ&acirc;y, tuổi c&ograve;n nhỏ qu&aacute; ! Đ&atilde; c&oacute; đứa n&agrave;o lấy vợ hay lỡ hứa với người thương chưa ? Chưa c&oacute; th&igrave; r&aacute;ng b&aacute;m lại đ&acirc;y, mai kia hết mấy thằng giặc tụi tao gả con g&aacute;i cho, hay l&agrave;m mai con g&aacute;i nh&agrave; kh&aacute;c cho rồi cắm nh&agrave;, ở rể đ&acirc;y lu&ocirc;n, được h&ocirc;n?&rdquo;. M&aacute; S&aacute;u n&oacute;i vậy. C&ograve;n b&aacute;c Hai Ng&agrave;n th&igrave;: &ldquo;Tụi bay cứ cầm cả đi m&agrave; h&uacute;t. Thuốc r&ecirc; tao trồng được chớ c&oacute; mua b&aacute;n g&igrave; m&agrave; lo. M&agrave; dẫu c&oacute; mua, tao cũng đủ sức cho tụi bay x&agrave;i xả l&aacute;ng&rdquo;. Cả c&aacute;c em nữa. Con g&aacute;i Bảy N&uacute;i xinh đẹp, dịu hiền, dễ thương; l&agrave;m rẫy suốt ng&agrave;y, tối về giả b&agrave;ng đan đệm th&acirc;u đ&ecirc;m. B&acirc;y giờ th&igrave; thế n&agrave;y đ&acirc;y. Ch&uacute;ng t&ocirc;i xếp h&agrave;ng, ngả mũ, c&uacute;i đầu. Hỡi P&ocirc;npốt ... h&atilde;y nhớ lấy! C&ocirc; b&aacute;c Ba Ch&uacute;c ơi, ch&uacute;ng con nguyện trả mối th&ugrave; n&agrave;y! Li&ecirc;n tục những th&aacute;ng sau, c&aacute;c đơn vị vũ trang c&oacute; mặt tr&ecirc;n đất An Giang đ&atilde; dấy l&ecirc;n phong tr&agrave;o: &ldquo; Thi đua giết giặc, bảo vệ bi&ecirc;n giới, trả th&ugrave; cho đồng b&agrave;o Ba Ch&uacute;c &rdquo;. Nhiều trận đ&aacute;nh đ&atilde; diễn ra. Sinh lực địch bị đ&aacute;nh đuổi, ti&ecirc;u hao, buộc phải th&aacute;o chạy về b&ecirc;n kia bi&ecirc;n giới. C&oacute; lẽ ti&ecirc;u biểu nhất l&agrave; trận n&uacute;i Ph&uacute; Cường, chỉ sau vụ thảm s&aacute;t kh&ocirc;ng l&acirc;u. Trận n&agrave;y bộ đội ta đ&atilde; phối hợp bao v&acirc;y, đ&aacute;nh một trận tuyệt đẹp, diệt gọn tr&ecirc;n 1000 t&ecirc;n x&acirc;m lược, lại đ&aacute;nh tr&uacute;ng những kẻ đ&atilde; trực tiếp g&acirc;y ra vụ Ba Ch&uacute;c. Đ&agrave;i tiếng n&oacute;i Việt Nam đưa tin ngay sau đ&oacute;.Đại đội 2 ( sau đổi l&agrave; đại đội 5) của t&ocirc;i ra đi từ đất lửa B&igrave;nh -Trị &ndash; Thi&ecirc;n trở th&agrave;nh &ldquo; quả đấm th&eacute;p &rdquo; của C&ocirc;ng an vũ trang An Giang, c&oacute; nhiệm vụ cơ động, chi viện chiến đấu cho tất cả c&aacute;c điểm chốt bi&ecirc;n ph&ograve;ng tr&ecirc;n tuyến bi&ecirc;n giới An Giang, từ Vĩnh Gia gi&aacute;p tỉnh Ki&ecirc;n Giang, đến Vĩnh Xương gi&aacute;p tỉnh Đồng Th&aacute;p. Thời điểm n&agrave;y bọn P&ocirc;npốt cũng ph&aacute;t động &ldquo;tổng động vi&ecirc;n&rdquo; với quy m&ocirc; to&agrave;n diện hơn. Con bạch tuộc mỗi khi chưa được đập n&aacute;t đầu th&igrave; c&aacute;i v&ograve;i của n&oacute; c&ograve;n ngọ nguậy, chui r&uacute;c, n&oacute; trở n&ecirc;n t&agrave;n bạo, hung h&atilde;n hơn l&uacute;c n&agrave;o hết. V&agrave; đ&oacute; đ&acirc;y, m&aacute;u đồng b&agrave;o, đồng ch&iacute; của ch&uacute;ng ta vẫn ng&agrave;y đ&ecirc;m thấm đỏ đất bi&ecirc;n cương. Nỗi nhớ trong t&ocirc;i tuần tự tr&ocirc;i theo năm th&aacute;ng. T&ocirc;i nhớ m&atilde;i trận chiến đấu phối hợp giữa đơn vị t&ocirc;i với c&aacute;c đơn vị bạn để lấy lại hai x&atilde; Kh&aacute;nh An v&agrave; Kh&aacute;nh B&igrave;nh thuộc huyện Ph&uacute; Ch&acirc;u, vừa rơi v&agrave;o tay s&aacute;u tiểu đo&agrave;n chủ lực Khơ me đỏ, m&agrave; trong đ&oacute; c&oacute; bốn tiểu đo&agrave;n vừa được P&ocirc;npốt phong tặng danh hiệu &ldquo;anh h&ugrave;ng&rdquo;, v&igrave; đ&atilde; c&oacute; c&ocirc;ng &ldquo;chiến đấu dũng cảm&rdquo;..... T&ocirc;i kh&ocirc;ng sao qu&ecirc;n được h&igrave;nh ảnh Ho&agrave;ng Kim Long, người chiến sĩ 19 tuổi, qu&ecirc; Th&aacute;i B&igrave;nh đ&atilde; d&ugrave;ng dao khắc v&agrave;o khẩu ĐKZ hai chữ &ldquo;căm th&ugrave;&rdquo; để rồi ng&agrave;y h&ocirc;m sau, trong một trận chiến đấu kh&ocirc;ng c&acirc;n sức, cả anh v&agrave; khẩu s&uacute;ng m&atilde;i m&atilde;i đi v&agrave;o huyền thoại, t&ocirc; thắm trang sử v&agrave;ng truyền thống của lực lượng Bộ đội Bi&ecirc;n ph&ograve;ng Việt Nam v&agrave; tiếng thơm ng&agrave;n năm cho tỉnh l&uacute;a Th&aacute;i B&igrave;nh. T&ocirc;i cũng kh&ocirc;ng sao qu&ecirc;n được một đồng hương, đồng đội của t&ocirc;i: L&ecirc; Văn Ho&agrave;. L&ecirc; Văn Ho&agrave; trước khi bị đạn xăm n&aacute;t m&igrave;nh vẫn c&ograve;n kịp thời gian d&ugrave;ng hai tay b&oacute;p chết t&ecirc;n l&iacute;nh giữ s&uacute;ng m&aacute;y chỉ v&igrave; n&oacute; ngoan cố, kh&ocirc;ng chịu đầu h&agrave;ng. Rồi Phan Trung Trẻ, qu&ecirc; ở Vĩnh Quang, Vĩnh Linh, c&oacute; biệt hiệu l&agrave; &ldquo;anh hề&rdquo; trong đại đội, trước khi bị đạn M79 cắt gọn một b&agrave;n tay, đ&atilde; kịp d&ugrave;ng b&agrave;n tay c&ograve;n lại ấn n&uacute;t điện cho quả m&igrave;n định hướng ĐH10 nổ tung, l&agrave;m gần chục t&ecirc;n l&iacute;nh &ldquo;&aacute;o đen&rdquo; tung l&ecirc;n trời. Rồi V&otilde; Ngọc Kế &ldquo;răng v&agrave;ng&rdquo; qu&ecirc; Quảng B&igrave;nh, thằng bạn th&acirc;n nhất của t&ocirc;i, được mệnh danh l&agrave; &ldquo;con hổ&rdquo; của đại đội, chiến đấu cực kỳ dũng cảm, nhanh như s&oacute;c. Trong trận ấp Ph&uacute; Lợi, x&atilde; Ph&uacute; Hữu một m&igrave;nh n&oacute; với khẩu s&uacute;ng AK đ&atilde; &aacute;n ngữ tại một ch&acirc;n cầu, kh&ocirc;ng cho địch tr&agrave;n l&ecirc;n, diệt tại chỗ tr&ecirc;n mười t&ecirc;n. Rồi thằng Hồ Trọng B&aacute; cũng qu&ecirc; ở Quảng B&igrave;nh, thường gọi l&agrave; &ldquo;B&aacute; b&eacute;o&rdquo; v&igrave; n&oacute; c&oacute; th&acirc;n h&igrave;nh cao to nhất đại đội, giữ hoả lực B41, chỉ một ph&aacute;t đạn l&agrave;m rụi cả một tiểu đội địch. Rồi thằng Ph&uacute;c &ldquo;rom&rdquo; chỉ v&igrave; qu&aacute; gầy; thằng Ph&uacute;c &ldquo;h&iacute;p&rdquo; chỉ v&igrave; hay ngủ; thằng Ph&uacute;c &ldquo;b&atilde;i tha ma&rdquo; chỉ v&igrave; mặt nhiều mụn trứng c&aacute;; thằng Ca &ldquo;khỉ đ&ocirc;ộc&rdquo; chỉ v&igrave; lửa đạn B40 thi&ecirc;u s&eacute;m cả mặt mũi, t&oacute;c tai; thằng Đờn &ldquo;Ch&eacute;c - nơ - mo&rdquo; chỉ v&igrave; nhỏ con nhất đại đội. V&agrave; t&ocirc;i cũng c&oacute; biệt hiệu l&agrave; &ldquo;trọc&rdquo;, do &ldquo;thủ&rdquo; t&ocirc;i c&oacute; thời gian kh&ocirc;ng c&ograve;n lấy một sợi t&oacute;c &ldquo;l&agrave;m duy&ecirc;n&rdquo;...Thế đấy, một thằng mỗi biệt hiệu kh&aacute;c nhau, nghe c&oacute; vẻ chướng lỗ tai, nhưng giống nhau l&agrave; đều chiến đấu dũng cảm, lập c&ocirc;ng xuất sắc, hu&acirc;n chương đỏ ch&oacute;i ngực &aacute;o qu&acirc;n phục. Kể lại chuyện n&agrave;y l&agrave;m t&ocirc;i nhớ đến một chuyện kh&aacute;c v&agrave; đ&acirc;y ch&iacute;nh l&agrave; kỷ niệm s&acirc;u lắng nhất trong đời t&ocirc;i. Khi l&agrave;nh vết thương ở lần bị thương thứ nhất trở về đơn vị t&ocirc;i được bổ sung v&agrave;o tiểu đội &ldquo;mũi nhọn&rdquo; do Hồ Văn Ưu qu&ecirc; ở tỉnh Thừa Thi&ecirc;n (t&ocirc;i kh&ocirc;ng nhớ huyện, x&atilde; n&agrave;o) l&agrave;m tiểu đội trưởng. Trước đ&acirc;y t&ocirc;i v&agrave; Ưu kh&ocirc;ng th&acirc;n nhau lắm v&agrave; n&oacute;i chung chỉ biết nhau một c&aacute;ch hờ hững, mờ nhạt do c&ugrave;ng sống trong một đại đội. Nhưng từ khi được ở gần anh, chiến đấu b&ecirc;n anh, tinh thần hết sức mưu tr&iacute;, dũng cảm to&aacute;t l&ecirc;n từ con người anh đ&atilde; l&agrave;m t&ocirc;i rất đỗi qu&yacute; mến, cảm phục. Đến b&acirc;y giờ t&ocirc;i vẫn nhớ rất r&otilde; d&aacute;ng người anh: thấp, nhỏ, nước da đen ch&aacute;y, n&ecirc;n cũng c&oacute; biệt hiệu l&agrave; &ldquo;Ưu đen&rdquo; v&agrave; nhanh nhẹn, th&aacute;o v&aacute;t đến lạ kỳ. C&oacute; lẽ do đặc điểm n&agrave;y m&agrave; ban chỉ huy đại đội chọn anh đảm nhận c&aacute;i tiểu đội chủ c&ocirc;ng. Ưu c&oacute; đ&ocirc;i mắt to, đen v&agrave; c&aacute;i nh&igrave;n sắc lạnh, hơi c&oacute; vẻ t&agrave;n nhẫn. Đ&ocirc;i mắt ấy thật kh&oacute; xi&ecirc;u l&ograve;ng người đẹp nhưng lại rất cần thiết cho một người l&iacute;nh l&uacute;c gi&aacute;p trận. Nh&igrave;n v&agrave;o mắt Ưu &ndash; d&ugrave; trong ho&agrave;n cảnh n&agrave;o: gian khổ, &aacute;c liệt, c&oacute; l&uacute;c sự sống như treo đầu sợi t&oacute;c &ndash; t&ocirc;i vẫn thấy rất vững t&acirc;m. C&oacute; một lần trước khi v&agrave;o trận đ&aacute;nh, t&ocirc;i v&agrave; Ưu ngả lưng b&ecirc;n nhau, cạnh một c&acirc;y xo&agrave;i lớn. Ch&acirc;n Ưu g&aacute;c nhẹ l&ecirc;n ch&acirc;n t&ocirc;i v&agrave; Ưu thổ lộ: &ldquo;Tao c&oacute; người y&ecirc;u ở Huế chuy&ecirc;n b&aacute;n b&uacute;n gi&ograve;. C&ocirc; ấy kh&ocirc;ng đẹp nhưng hiền v&agrave; hay kh&oacute;c. H&ocirc;m chia tay ra đi, c&ocirc; ấy kh&oacute;c ướt cả &aacute;o tao, khiến tao kh&ocirc;ng nhịn được cũng kh&oacute;c theo. Mai mốt y&ecirc;n giặc, trở lại Huế, tao sẽ cưới c&ocirc; ấy v&agrave; ch&uacute;ng tao sẽ mở qu&aacute;n b&aacute;n b&uacute;n gi&ograve;. B&uacute;n gi&ograve; người y&ecirc;u tao l&agrave;m ngon lắm! Sau n&agrave;y trở lại B&igrave;nh &ndash; Trị &ndash; Thi&ecirc;n, m&agrave;y v&ocirc; Huế, ch&uacute;ng tao sẽ đ&atilde;i m&agrave;y...&rdquo;. Trận đ&aacute;nh xảy ra ngay sau đ&oacute;, cắt ngang c&acirc;u chuyện của ch&uacute;ng t&ocirc;i. Gần một ng&agrave;y quần nhau với địch, đến khoảng gần bốn giờ chiều th&igrave; Ưu tr&uacute;ng đạn địch hy sinh. Ưu chết trong tư thế quỳ hai ch&acirc;n b&ecirc;n bờ k&ecirc;nh, cạnh c&acirc;y xo&agrave;i lớn. D&aacute;ng lưng Ưu vẫn thẳng, chỉ c&oacute; c&aacute;i mũ cối tr&ecirc;n đầu l&agrave; hơi cụp về một b&ecirc;n. Khẩu AK b&aacute;ng gập trong tay Ưu vẫn g&aacute;c tr&ecirc;n bờ c&ocirc;ng sự, n&ograve;ng chĩa về ph&iacute;a trước. Trung đội trưởng Phạm Văn Tiến v&agrave; t&ocirc;i chạy đến, luống cuống &ocirc;m lấy Ưu lay gọi một c&aacute;ch tuyệt vọng. Cả vạt &aacute;o sau lưng v&agrave; hai bờ vai Ưu thấm đỏ m&aacute;u. Lật chiếc mũ cối tr&ecirc;n đầu Ưu ra, cả hai ch&uacute;ng t&ocirc;i giật th&oacute;t người, đưa mắt nh&igrave;n nhau. Anh Phạm Văn Tiến miệng m&eacute;o xệnh lại như mếu, c&ograve;n t&ocirc;i hai tay đưa vội l&ecirc;n bưng lấy mặt. Trời ơi! Hai con mắt của Ưu, do bị sức &eacute;p cực mạnh của một quả ĐKZ nổ tr&ecirc;n c&acirc;y, đẩy hẳn ra ngo&agrave;i d&agrave;i khoảng hai đốt ng&oacute;n tay đeo lủng lẳng hai b&ecirc;n g&ograve; m&aacute;. Th&ecirc;m hai mảnh nhỏ xuy&ecirc;n qua mũ cối v&agrave;o đầu. Ch&uacute;ng t&ocirc;i nhẹ nh&agrave;ng đỡ Ưu nằm xuống, thận trọng ấn hai con mắt v&agrave;o vị tr&iacute; cũ. Xung quanh tiếng bọn l&iacute;nh P&ocirc;npốt vẫn la h&eacute;t om s&ograve;m. Tiếng đạn nổ ch&aacute;t ch&uacute;a kh&ocirc;ng một gi&acirc;y ngừng nghỉ. Kh&ocirc;ng thể để x&aacute;c đồng đội m&igrave;nh rơi v&agrave;o tay lũ s&aacute;t nh&acirc;n, nếu chẳng may mất chốt. Anh Phạm Văn Tiến ra lệnh cho t&ocirc;i phải đưa ngay Ưu ra khỏi trận địa. T&ocirc;i chấp h&agrave;nh ngay. Nhưng đưa Ưu ra bằng c&aacute;ch n&agrave;o đ&acirc;y l&agrave; việc ch&uacute;ng t&ocirc;i phải l&uacute;ng t&uacute;ng mất một hồi. Bế ư? C&otilde;ng ư? Bế th&igrave; kh&ocirc;ng thể m&agrave; c&otilde;ng th&igrave; kh&ocirc;ng dễ. C&otilde;ng một người c&ograve;n sống cho d&ugrave; nặng cỡ n&agrave;o cũng l&agrave; việc dễ d&agrave;ng. Đằng n&agrave;y một người đ&atilde; chết th&igrave; quả l&agrave; điều nan giải. V&agrave; rồi cuối c&ugrave;ng ch&uacute;ng t&ocirc;i cũng t&igrave;m được c&aacute;ch khắc phục. T&ocirc;i c&uacute;i xuống, dạng hai ch&acirc;n, gập hẳn người xuống. Anh trung đội trưởng v&agrave; một người nữa n&acirc;ng bổng Ưu, đặt l&ecirc;n lưng t&ocirc;i, cho hai tay qu&agrave;ng qua vai t&ocirc;i, th&otilde;ng xuống ngực. Mặt Ưu &aacute;p l&ecirc;n đầu t&ocirc;i. Tay phải t&ocirc;i bắt ch&eacute;o l&ecirc;n, t&uacute;m chặt cổ &aacute;o Ưu. Tay tr&aacute;i qu&agrave;ng ra ph&iacute;a sau nắm lấy thắt lưng Ưu. Rồi cứ trong tư thế lom khom như vậy, t&ocirc;i vừa đi vừa chạy một mạch gần năm trăm m&eacute;t ra đến chỗ quy định. Tưởng đ&atilde; ho&agrave;n th&agrave;nh nhiệm vụ, n&agrave;o ngờ khi đặt Ưu xuống, nh&igrave;n v&agrave;o đ&ocirc;i mắt bị sức &eacute;p th&igrave; con mắt b&ecirc;n tr&aacute;i kh&ocirc;ng c&ograve;n nữa, n&oacute; đ&atilde; rơi ở đ&acirc;u đ&oacute; dọc đường. Tr&ecirc;n đường quay lại, t&ocirc;i t&igrave;m kiếm một hồi nhưng kh&ocirc;ng thấy. Trung đội trưởng nghe t&ocirc;i b&aacute;o c&aacute;o, mặt anh nghi&ecirc;m lại v&agrave; tiếng anh d&otilde;ng dạc, t&ocirc;i c&oacute; cảm tưởng như &aacute;t cả tiếng đạn gầm: &ldquo;Đồng ch&iacute; phải quay ngay lại, bằng mọi gi&aacute; t&igrave;m cho được con mắt của đồng ch&iacute; Hồ Văn Ưu&rdquo;. &ldquo;R&otilde;!&rdquo;. Lần đầu ti&ecirc;n trong đời bộ đội, t&ocirc;i đ&aacute;p lệnh chỉ huy sao m&agrave; mạnh mẽ, trang nghi&ecirc;m. Tiếng &ldquo;r&otilde;&rdquo; h&ocirc;m ấy như c&oacute; sức mạnh gấp đ&ocirc;i, rung l&ecirc;n, dồn n&eacute;n trong ngực t&ocirc;i. V&agrave; thế l&agrave; sau nửa giờ quay lui quay tới t&igrave;m kiếm, t&ocirc;i đ&atilde; t&igrave;m lại được con mắt của Hồ Văn Ưu. T&ocirc;i gh&eacute; miệng thổi đi những con kiến, hạt bụi, rồi đặt con mắt của đồng đội l&ecirc;n l&ograve;ng b&agrave;n tay m&igrave;nh v&agrave; đứng lặng một hồi l&acirc;u ngắm nh&igrave;n. Thật kỳ lạ, chẳng kh&aacute;c khi c&ograve;n sống l&agrave; bao, con mắt của Ưu vẫn to, đen, sắc lạnh. Chỉ c&oacute; kh&aacute;c l&agrave; b&acirc;y giờ n&oacute; kh&ocirc;ng nằm tr&ecirc;n một khu&ocirc;n mặt, cho dẫu chỉ l&agrave; khu&ocirc;n mặt của một người đ&atilde; chết. M&agrave; rời hẳn ra, to v&agrave;i d&agrave;i bằng hai ng&oacute;n tay c&aacute;i gộp lại v&agrave; bầm đen những m&aacute;u. &ldquo;...B&uacute;n gi&ograve; người y&ecirc;u tao l&agrave;m ngon lắm! Sau n&agrave;y trở lại B&igrave;nh &ndash; Trị &ndash; Thi&ecirc;n, m&agrave;y v&ocirc; Huế, ch&uacute;ng tao sẽ đ&atilde;i m&agrave;y...&rdquo; Hồ Văn Ưu ơi! Kh&aacute;t vọng của anh thế l&agrave; m&atilde;i ho&agrave;i dang dở. T&ocirc;i vẫn nhớ anh. Nhớ lời hẹn của anh chỉ một ng&agrave;y trước khi anh chết. T&ocirc;i đ&atilde; trở lại qu&ecirc; hương, đ&atilde; một đ&ocirc;i lần lang thang tr&ecirc;n c&aacute;c vỉa h&egrave; phố Huế. Gặp ai b&aacute;n b&uacute;n gi&ograve; l&agrave; t&ocirc;i nh&agrave;o v&ocirc; ăn, rồi l&acirc;n la hỏi chuyện. T&ocirc;i kh&ocirc;ng biết người y&ecirc;u của anh t&ecirc;n g&igrave; v&agrave; ở nơi n&agrave;o giữa Huế mộng mơ. Nhưng t&ocirc;i vẫn hằng tin trong số những người t&ocirc;i ăn b&uacute;n gi&ograve; c&oacute; một người con g&aacute;i hay kh&oacute;c l&agrave; người y&ecirc;u của anh... Sau trận ấy, đơn vị t&ocirc;i c&ograve;n tham gia nhiều trận kh&aacute;c nữa. V&agrave; ở trận chốt Bắc Đai, t&ocirc;i bị thương lần thứ hai. Được nửa năm sau, chiến tranh bi&ecirc;n giới T&acirc;y &ndash; Nam kết th&uacute;c. Đại đội 5 tiếp tục h&agrave;nh qu&acirc;n qua bi&ecirc;n giới Camphuchia &ndash; Th&aacute;i Lan l&agrave;m nghĩa vụ quốc tế. T&ocirc;i do kh&ocirc;ng đủ sức khoẻ, phải ở lại c&ocirc;ng t&aacute;c ở một đồn Bi&ecirc;n ph&ograve;ng rồi sau đ&oacute; v&agrave;i năm, ra qu&acirc;n. Thời gian như ngọn gi&oacute;, chẳng thể đợi chờ ai. Thấm thoắt thế m&agrave; đ&atilde; mười mấy m&ugrave;a xu&acirc;n đi qua, kể từ ng&agrave;y gi&atilde; biệt đời qu&acirc;n ngũ. Th&aacute;ng ng&agrave;y t&ocirc;i lặng lẽ với vườn ch&egrave;, vườn ti&ecirc;u. Tuổi xu&acirc;n cũng qua đi để chấp chới tuổi tứ tuần,do vất vả n&ecirc;n soi gương thấy m&igrave;nh đ&atilde; gi&agrave;, tr&aacute;n đầy nếp nhăn. T&ocirc;i đ&atilde; ứa nước mắt khi ngồi ghi lại những d&ograve;ng n&agrave;y. T&ocirc;i thả hồn t&ocirc;i ngược d&ograve;ng thời gian, tr&ocirc;i về với dĩ v&atilde;ng, nhớ lại một thời đ&atilde; qua, nhớ về một miền bi&ecirc;n cương, nơi ấy c&oacute; những đồng b&agrave;o, đồng ch&iacute; đ&atilde; một thời c&ugrave;ng t&ocirc;i gắn b&oacute; th&acirc;n thương, gần gũi. Gần một trăm c&aacute;n bộ, chiến sĩ chủ yếu l&agrave; con em ba tỉnh Quảng B&igrave;nh, Quảng Trị, Thừa Thi&ecirc;n ra đi từ thị trấn Hồ X&aacute; (Vĩnh Linh) ng&agrave;y 17 th&aacute;ng 5 năm 1977, đến h&ocirc;m nay ai c&ograve;n ai mất? C&aacute;c anh Trương Quang Hiệt, Phạm Thanh Đuyền, Nguyễn Thanh Kh&acirc;m, B&ugrave;i Đức Xinh, V&otilde; Ngọc Kế, Phạm Anh H&ugrave;ng, Ho&agrave;ng Trọng Thanh, Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Văn Lường, Hồ Trọng B&aacute;, Nguyễn Trường Nguy&ecirc;n... b&acirc;y giờ ở đ&acirc;u v&agrave; l&agrave;m g&igrave;? C&aacute;c anh ơi! T&ocirc;i vẫn hằng nhớ đến c&aacute;c anh. C&oacute; những đ&ecirc;m kh&ocirc;ng ngủ, t&ocirc;i thầm gọi t&ecirc;n c&aacute;c anh. C&aacute;c anh h&atilde;y c&ugrave;ng t&ocirc;i sống lại những năm th&aacute;ng ấy. Những năm th&aacute;ng đ&atilde; t&ocirc;i luyện trong ta kh&ocirc;ng phải chỉ bằng l&ograve;ng quả cảm trong chiến đấu m&agrave; c&ograve;n cả thắt ruột v&igrave; thương y&ecirc;u đồng ch&iacute;, đồng b&agrave;o. C&aacute;c anh h&atilde;y c&ugrave;ng t&ocirc;i nhớ về miền bi&ecirc;n cương ấy. Một thời để nhớ v&agrave; một thời để thương. NNC (1) Hiện nay, tại x&atilde; Ba Ch&uacute;c, huyện Bảy N&uacute;i, tỉnh An Giang, ch&iacute;nh quyền v&agrave; nh&acirc;n d&acirc;n địa phương đ&atilde; x&acirc;y dựng một khu nh&agrave; tưởng niệm gọi l&agrave; &ldquo;Nh&agrave; mồ Ba Ch&uacute;c&rdquo; tập trung gần 3000 bộ h&agrave;i cốt c&ugrave;ng nhiều tang vật li&ecirc;n quan đến vụ thảm s&aacute;t do binh l&iacute;nh P&ocirc;npốt g&acirc;y ra đối với nh&acirc;n d&acirc;n trong x&atilde; v&agrave;o năm 1978. [Nguyễn Ngọc Chiến v&agrave; đồng đội năm 1978](https://i.imgur.com/k5oNUlO.jpg) Nguyễn Ngọc Chiến v&agrave; đồng đội năm 1978 (Ảnh Ph&oacute;ng vi&ecirc;n B&aacute;o QĐND) ![Nguyễn Ngọc Chiến tại mặt trận bi&ecirc;n giới An Giang năm 1978 (Ảnh Ph&oacute;ng vi&ecirc;n B&aacute;o QĐND))](https://i.imgur.com/K1uRyju.jpg) Nguyễn Ngọc Chiến tại mặt trận bi&ecirc;n giới An Giang năm 1978 (Ảnh Ph&oacute;ng vi&ecirc;n B&aacute;o QĐND) ![NNC trong trận đ&aacute;nh đ&ecirc;m 27.3.1978 tại k&ecirc;nh Năm X&atilde;, thuộc x&atilde; Phũ Hữu, huyện Ph&uacute; Ch&acirc;u, tỉnh An Giang. (Ảnh Ph&oacute;ng vi&ecirc;n B&aacute;o QĐND) ](https://i.imgur.com/5X4pPEZ.jpg) NNC trong trận đ&aacute;nh đ&ecirc;m 27.3.1978 tại k&ecirc;nh Năm X&atilde;, thuộc x&atilde; Phũ Hữu, huyện Ph&uacute; Ch&acirc;u, tỉnh An Giang. (Ảnh Ph&oacute;ng vi&ecirc;n B&aacute;o QĐND) [Nguyễn Ngọc Chiến tranh thủ viết tin b&agrave;i gửi về T&ograve;a soạn b&aacute;o ](https://i.imgur.com/m95Ilcw.jpg) Nguyễn Ngọc Chiến tranh thủ viết tin b&agrave;i gửi về T&ograve;a soạn b&aacute;o (Ảnh Ph&oacute;ng vi&ecirc;n B&aacute;o QĐND) ![Ban chỉ huy Đại đội 5 - C&ocirc;ng An Nh&acirc;n d&acirc;n Vũ trang An Giang (Ảnh Ph&oacute;ng vi&ecirc;n B&aacute;o QĐND)](https://i.imgur.com/z7VCHhg.jpg) Ban chỉ huy Đại đội 5 - C&ocirc;ng An Nh&acirc;n d&acirc;n Vũ trang An Giang (Ảnh Ph&oacute;ng vi&ecirc;n B&aacute;o QĐND) ![Đại đội 5 đ&oacute;n nhận cờ TUỔI TRẺ ANH H&Ugrave;NG BẢO VỆ TỔ QUỐC (Ảnh Ph&oacute;ng vi&ecirc;n B&aacute;o QĐND)](https://i.imgur.com/LeWexwT.jpg) Đại đội 5 đ&oacute;n nhận cờ TUỔI TRẺ ANH H&Ugrave;NG BẢO VỆ TỔ QUỐC (Ảnh Ph&oacute;ng vi&ecirc;n B&aacute;o QĐND) ![Nguyễn Ngọc Chiến, Hạ sỹ (A8 - B3 - Đại đội 5) tham gia chiến đấu nhiều trận tr&ecirc;n k&ecirc;nh Năm X&atilde;, đ&atilde; n&ecirc;u cao tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, vận dụng chiến thuật đ&aacute;nh gần bẻ g&atilde;y nhiều đợt tấn c&ocirc;ng tội &aacute;c của lực lượng vũ trang Cam - pu - chia. Đồng ch&iacute; được đề nghị tặng thưởng Hu&acirc;n chương Chiến c&ocirc;ng hạng Ba. (Ph&oacute;ng sự ảnh B&aacute;o C&ocirc;ng an Vũ trang năm 1978)](https://i.imgur.com/jxi2VWY.jpg) Nguyễn Ngọc Chiến, Hạ sỹ (A8 - B3 - Đại đội 5) tham gia chiến đấu nhiều trận tr&ecirc;n k&ecirc;nh Năm X&atilde;, đ&atilde; n&ecirc;u cao tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, vận dụng chiến thuật đ&aacute;nh gần bẻ g&atilde;y nhiều đợt tấn c&ocirc;ng tội &aacute;c của lực lượng vũ trang Cam - pu - chia. Đồng ch&iacute; được đề nghị tặng thưởng Hu&acirc;n chương Chiến c&ocirc;ng hạng Ba. (Ph&oacute;ng sự ảnh B&aacute;o C&ocirc;ng an Vũ trang năm 1978) [Nguyễn Ngọc Chiến năm 20 tuổi (1979)](https://i.imgur.com/g31Tmkl.jpg) Nguyễn Ngọc Chiến năm 20 tuổi (1979)
edited Jan 12 '19 lúc 11:51 am
123
11.26k
13
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp