Trạng thái
Chỉ riêng An Phú

Đình Thần Cồn Bắc Nam

Đình Thần Cồn Bắc Nam

Ấp Quốc Phú, xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang

https://goo.gl/maps/DCkTisDCzsvRCiv98

https://fb.watch/iZeiM1GIcf/

Imgur

Imgur

Imgur

Imgur

Imgur

Imgur

Imgur

Imgur

Imgur

Imgur

Imgur

## Đình Thần Cồn Bắc Nam Ấp Quốc Phú, xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang https://goo.gl/maps/DCkTisDCzsvRCiv98 https://fb.watch/iZeiM1GIcf/ [Imgur](https://i.imgur.com/mFjXst6.png) [Imgur](https://i.imgur.com/A0rRDcq.png) [Imgur](https://i.imgur.com/Ggy7rPA.png) [Imgur](https://i.imgur.com/WStQMCe.png) [Imgur](https://i.imgur.com/rPZA0BZ.png) [Imgur](https://i.imgur.com/uYsFwdK.jpg) [Imgur](https://i.imgur.com/Pq4FnvW.jpg) [Imgur](https://i.imgur.com/kWZrSOB.png) [Imgur](https://i.imgur.com/JM78cDy.jpg) [Imgur](https://i.imgur.com/pPVRdJh.jpg) [Imgur](https://i.imgur.com/oOXGTlB.jpg)
edited Feb 28 '23 lúc 11:56 am

THĂM ĐÌNH LÀNG

Dương Văn Chung

Về thăm quê hương chuyến này tôi đi thăm được đình làng “Bắc Nam”. Làng này thuộc tỉnh Kandal, lãnh thổ Miên, giáp giới với tỉnh Châu Đốc cũ. Tôi sanh ra tại đó. Nay đất “Bắc Nam” chỉ còn người Miên ở, đình làng và mồ mả ông bà tôi phải dời về Cồn “Bắc Nam”.

Tôi theo chú Út tôi đi xe hơi về hướng Long Bình, biên giới Việt-Miên, có cô em họ của tôi chỉ đường. Từ chợ An Phú xe chạy khoảng 15 km tới chợ Đồng Cô Ki, gọi là chợ Quốc Thái.

Lúc tôi còn nhỏ, nơi này không có chợ, nay chợ Quốc Thái to quá, nền nhà dùng để cất tiệm quán rất nhiều, hứa hẹn một khu chợ sầm uất.

Nói đến Đồng Cô Ki, tôi chạnh nhớ đến cha tôi, lúc người còn trẻ, mặc dầu biết lo làm ăn, buôn bán, nhưng cũng mê chơi đánh me, một lối cờ bạc, trong đó nhà cái bày ra một đống tiền xu bằng đồng, lấy cái chén úp lại, rồi cào ra, xong đếm số tiền cào được trong chén, cứ mỗi lần 4 đồng xu, số lẻ còn lại:

• Nếu là 1 gọi là “yêu”

• Nếu là 2 gọi là “lượng”

• Nếu là 3 gọi là “tam”

• Nếu là 4 gọi là “túc”

Nếu tay con đặt trúng cửa nào thì 1 trúng 2,3 gì đó, tôi không nhớ rõ.

Tay con có quyền đặt một lần liên kết 2 cửa gọi là “liễm”, ví dụ : lượng liễm tam. Nếu me xổ ra lượng, tay con đặt 1 đồng trúng 1 đồng. Nếu xổ ra tam thì huề (hòa), không trúng cũng không thua.

Cha tôi bắt chị Hai (chị cả) tôi bơi xuồng đưa ông qua Đồng Cô Ki đánh me, chị tôi phải buộc xuồng nơi bến đò, đợi ông đi chơi cả buổi, có khi cả ngày. Khi nào cha tôi trở về vui vẻ, chị tôi biết cha tôi ăn, cha tôi buồn là thua. Cha tôi buồn nhiều hơn vui. Chị tôi cũng buồn theo. Cha con lặng lẽ bơi xuồng ngang qua sông cái trở về nhà ở “Bắc Nam”.

Lần nọ, sau bao lần buồn liên tiếp, giữa sông cái, chị Hai tôi than:

  • Ba ơi! Em đông quá, Ba chơi thua hoài, tiền đâu nuôi mấy em?

Cha tôi tỉnh ngộ, ông thề:

  • Giữa con sông cái này, có Bà Cậu chứng minh, tôi thề từ nay không chơi bài bạc nữa.

Quả thật từ đó về sau, ông không hề lai vãng đến sòng bài, chí thú làm ăn nuôi gia đình. Chị Hai tôi đã cứu gia đình ra khỏi tai hoạ do cờ bạc mang đến.

Qua khỏi chợ Quốc Thái một đổi, xe chạy ngang qua một chiếc cầu ván tới cồn “Bắc Nam”, quẹo trái, chạy theo một con đường mòn hẹp, gồ ghề, tài xế phải cẩn thận lắm mới khỏi lọt xuống ruộng, thỉnh thoảng anh phải xuống xe, kéo chiếc xe đạp hay hon-đa vào dựng sát lề, xe hơi mới chạy qua được.

Xe tới trước đình. Đình vừa xây xong, nền cao hơn một mét, tưỡng gạch, lợp ngói, khá khang trang. Đối diện là ngôi đình cũ đã hư dột.

Vừa bước xuống xe, chúng tôi gặp một người có dáng vẻ nông dân, mặc bộ đồ bà ba đen, cổ quấn chiếc khăn choàng tắm sọc.

Chú tôi hỏi:

  • Anh Tư có nhận ra tôi hay không?

  • Hình như anh Tám móm chớ ai. Người kia đáp.

Chú Út tôi năm nay 81 tuổi, còn khỏe mạnh, răng còn chắc, nhưng bẩm sinh hơi móm duyên.

Cô em họ của tôi giới thiệu người mặc bà ba đen là chú Tư Đinh, con ông Hai Phát. Tôi nhớ rồi! Có một thời ông Hai làm Hương văn trong Ban Hương chức Hội tề và cũng là thầy đồ dạy tôi học chữ nho hồi tôi còn nhỏ, ông dạy chúng tôi thiên trời, địa đất, nhơn người, phụ cha, mẫu mẹ, sư thầy, quân vua…, đọc âm một chữ, kèm theo là nghĩa. Đoc thì thuộc vanh vách mà viết chữ thì không nhớ nét. Ông Hai lấy roi cá đuối ra, cưa nghe rột rột trên cạnh bộ ván ngựa, học trò sợ điếng hồn. Ông dọa như thê chớ không bao giờ đánh ai.

Lúc bấy giờ ông Hai râu tóc đã bạc phơ, đêm đêm những ngày lễ vía, thường đặt bàn phía trước nhà, bày lễ vật, hoa quả, thắp nhang cúng kiếng. Một lần nọ ông vừa khấn vái xong, quay vào trong nhà, ở ngoài nay một toán thiếu niên đã núp sẵn, nhảy đến chộp bánh trái cúng trên bàn rồi dông mất. Không phải bọn trẻ này đói khát gì, nhưng rắn mắt, phá phách vậy thôi.

Chúng tôi lễ bàn thờ thần ở chính giữa, bàn thờ Quan Thánh Đế Quân bên phải và bàn thờ Ông Oanh ở bên trái.

Nghe nói ông Oanh là một quan đàng cựu, chỉ huy đội súng đại bác, lập được nhiều chiến công hiển hách. Không có hình tượng của ông Oanh để thờ. Quan Thánh Đế Quân là ông Quan Công, oai nghi lẫm liệt, mặt đỏ, râu đen và dài, hai bên có hai cận tướng là Châu Xương và Quan Bình đứng hầu.

Hai bên bàn thờ thần có hai hàng lễ bộ gươm dáo, có lộng che, trên có treo những bức hoành trướng màu đỏ, thêu bông nhiều màu và có gắn kim tuyến. Trước bàn thờ thần có một cái bàn thấp hơn bằng xi-măng, trên đó có để 2 con hạc trắng đặt đối nhau và cách nhau chừng 6 tấc. Cặp hạc ở đình làng “Bắc Nam” xưa kia đã mất, cặp hạc này mới đúc. Mặt trước của bàn xi-măng có vẽ một con cọp lông vàng, sọc đen, giống y như hình vẽ con cọp nơi ngôi đình cũ.

Chú Tư Đinh nói có sắc chỉ của vua Tự Đức phong thần. Chú Út tôi hỏi:

  • Trên sắc chỉ có ghi tên của vị thần thờ tại đình hay không?

Chú Tư Đinh đáp:

  • Không. Chỉ ghi là Thần hoàng bổn cảnh, tức là vị thần của địa phương. Sắc thần hiện còn giữ thờ tại nhà tôi.

Lúc ông cố tôi còn sống, ông là Hương cả trong làng, giữ sắc thần đó.

Mỗi khi cúng thần, sắc thần được dân làng cung nghinh bằng kiệu, có chiêng trống rầm rộ. Khi rước đến đình, sắc thần được đặt chính giữa 2 con hạc. Cúng xong thì thỉnh sắc trở về nhà của hương chức có trách nhiệm giữ gìn và thờ phượng.

Tôi cũng thắc mắc tại sao sắc phong thần mà không ghi tên vị thần, cho nên trong đám giỗ người chú thứ Tư ở Vĩnh Long, tôi có hỏi một nhà nho là chú Hai Viên, chú Hai nói:

  • Đúng vậy. Tôi đã có dịp đọc trên 30 sắc thần, không có sắc nào ghi tên vị thần, mà chỉ ghi Thần hoàng Bổn cảnh.

Lễ đình xong, tôi xin Chú Tư Đinh đưa tôi ra mé cồn “Bắc Nam”. Chú Tư chỉ tay về phía cây cổ thụ ở xa tít và nói:

  • Làng “Bắc Nam” ở đó.

Tôi nhìn theo tay chú Tư Đinh, qua con sông nhỏ, đến một thảm cây cỏ xanh tươi ngút ngàn mới tới cây cổ thụ chú Tư chỉ. Nỗi nhớ quê xưa bừng dậy. Đình làng và mồ mả tổ tiên tôi đã dời, nhưng nhũng kỷ niệm của tôi thuở thiếu thời vẫn còn trong tâm trí, có lẽ nơi đó cây cỏ vẫn xanh tươi, mây trắng vẫn bay trong bầu trời trong, lòng tôi se lại và thấm thía đồng cảm với Thôi Hiệu, một thi sĩ Trung Quốc đời Nhà Đường qua bài thơ

                                                        Hoàng Hạc Lâu

                                            Tích thiên dĩ thừa hoàng hạc khứ

                                            Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu

                                            Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản          

                                            Bạch vân thiên tải không du du

                                            Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ

                                            Phương thảo thê thê Anh Vũ châu

                                            Nhất mộ hương quan hà xứ thị?

                                            Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Ý nói:

Người xưa đã cỡi hạc bay đi rồi.Nơi này chỉ còn trơ lại Lầu Hoàng Hạc. Hoàng hạc đã một đi không trở lại. Mây trắng ngàn năm vẫn bay. Khi trời lạnh bên dòng sông, hàng cây đất Hán Dương trông rất rõ. Trên bãi Anh Vũ cỏ thơm mơn mởn xanh tươi. Ngắm cảnh trời chiều, tự hỏi quê nhà mình ở đâu? Trên sông sóng gợn, gợi buồn trong lòng.

Tản Đà dịch:

                                                  Lầu Hoàng Hạc

                                            Hạc vàng ai cỡi đi đâu?

                                            Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ!

                                            Hạc vàng đi mất từ xưa,

                                            Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.

                                            Hán Dương sông tạnh câyy

                                            Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.

                                            Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

                                            Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?   

Tôi chào tạm biệt chú Tư Đinh và hẹn thu xếp năm sau sẽ về cúng đình.

Tháng 04/2008

Nguồn: http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung/HoiKy/ThamDinhLang.htm

# THĂM ĐÌNH LÀNG ## Dương Văn Chung Về thăm quê hương chuyến này tôi đi thăm được đình làng “Bắc Nam”. Làng này thuộc tỉnh Kandal, lãnh thổ Miên, giáp giới với tỉnh Châu Đốc cũ. Tôi sanh ra tại đó. Nay đất “Bắc Nam” chỉ còn người Miên ở, đình làng và mồ mả ông bà tôi phải dời về Cồn “Bắc Nam”. Tôi theo chú Út tôi đi xe hơi về hướng Long Bình, biên giới Việt-Miên, có cô em họ của tôi chỉ đường. Từ chợ An Phú xe chạy khoảng 15 km tới chợ Đồng Cô Ki, gọi là chợ Quốc Thái. Lúc tôi còn nhỏ, nơi này không có chợ, nay chợ Quốc Thái to quá, nền nhà dùng để cất tiệm quán rất nhiều, hứa hẹn một khu chợ sầm uất. Nói đến Đồng Cô Ki, tôi chạnh nhớ đến cha tôi, lúc người còn trẻ, mặc dầu biết lo làm ăn, buôn bán, nhưng cũng mê chơi đánh me, một lối cờ bạc, trong đó nhà cái bày ra một đống tiền xu bằng đồng, lấy cái chén úp lại, rồi cào ra, xong đếm số tiền cào được trong chén, cứ mỗi lần 4 đồng xu, số lẻ còn lại: • Nếu là 1 gọi là “yêu” • Nếu là 2 gọi là “lượng” • Nếu là 3 gọi là “tam” • Nếu là 4 gọi là “túc” Nếu tay con đặt trúng cửa nào thì 1 trúng 2,3 gì đó, tôi không nhớ rõ. Tay con có quyền đặt một lần liên kết 2 cửa gọi là “liễm”, ví dụ : lượng liễm tam. Nếu me xổ ra lượng, tay con đặt 1 đồng trúng 1 đồng. Nếu xổ ra tam thì huề (hòa), không trúng cũng không thua. Cha tôi bắt chị Hai (chị cả) tôi bơi xuồng đưa ông qua Đồng Cô Ki đánh me, chị tôi phải buộc xuồng nơi bến đò, đợi ông đi chơi cả buổi, có khi cả ngày. Khi nào cha tôi trở về vui vẻ, chị tôi biết cha tôi ăn, cha tôi buồn là thua. Cha tôi buồn nhiều hơn vui. Chị tôi cũng buồn theo. Cha con lặng lẽ bơi xuồng ngang qua sông cái trở về nhà ở “Bắc Nam”. Lần nọ, sau bao lần buồn liên tiếp, giữa sông cái, chị Hai tôi than: - Ba ơi! Em đông quá, Ba chơi thua hoài, tiền đâu nuôi mấy em? Cha tôi tỉnh ngộ, ông thề: - Giữa con sông cái này, có Bà Cậu chứng minh, tôi thề từ nay không chơi bài bạc nữa. Quả thật từ đó về sau, ông không hề lai vãng đến sòng bài, chí thú làm ăn nuôi gia đình. Chị Hai tôi đã cứu gia đình ra khỏi tai hoạ do cờ bạc mang đến. Qua khỏi chợ Quốc Thái một đổi, xe chạy ngang qua một chiếc cầu ván tới cồn “Bắc Nam”, quẹo trái, chạy theo một con đường mòn hẹp, gồ ghề, tài xế phải cẩn thận lắm mới khỏi lọt xuống ruộng, thỉnh thoảng anh phải xuống xe, kéo chiếc xe đạp hay hon-đa vào dựng sát lề, xe hơi mới chạy qua được. Xe tới trước đình. Đình vừa xây xong, nền cao hơn một mét, tưỡng gạch, lợp ngói, khá khang trang. Đối diện là ngôi đình cũ đã hư dột. Vừa bước xuống xe, chúng tôi gặp một người có dáng vẻ nông dân, mặc bộ đồ bà ba đen, cổ quấn chiếc khăn choàng tắm sọc. Chú tôi hỏi: - Anh Tư có nhận ra tôi hay không? - Hình như anh Tám móm chớ ai. Người kia đáp. Chú Út tôi năm nay 81 tuổi, còn khỏe mạnh, răng còn chắc, nhưng bẩm sinh hơi móm duyên. Cô em họ của tôi giới thiệu người mặc bà ba đen là chú Tư Đinh, con ông Hai Phát. Tôi nhớ rồi! Có một thời ông Hai làm Hương văn trong Ban Hương chức Hội tề và cũng là thầy đồ dạy tôi học chữ nho hồi tôi còn nhỏ, ông dạy chúng tôi thiên trời, địa đất, nhơn người, phụ cha, mẫu mẹ, sư thầy, quân vua…, đọc âm một chữ, kèm theo là nghĩa. Đoc thì thuộc vanh vách mà viết chữ thì không nhớ nét. Ông Hai lấy roi cá đuối ra, cưa nghe rột rột trên cạnh bộ ván ngựa, học trò sợ điếng hồn. Ông dọa như thê chớ không bao giờ đánh ai. Lúc bấy giờ ông Hai râu tóc đã bạc phơ, đêm đêm những ngày lễ vía, thường đặt bàn phía trước nhà, bày lễ vật, hoa quả, thắp nhang cúng kiếng. Một lần nọ ông vừa khấn vái xong, quay vào trong nhà, ở ngoài nay một toán thiếu niên đã núp sẵn, nhảy đến chộp bánh trái cúng trên bàn rồi dông mất. Không phải bọn trẻ này đói khát gì, nhưng rắn mắt, phá phách vậy thôi. Chúng tôi lễ bàn thờ thần ở chính giữa, bàn thờ Quan Thánh Đế Quân bên phải và bàn thờ Ông Oanh ở bên trái. Nghe nói ông Oanh là một quan đàng cựu, chỉ huy đội súng đại bác, lập được nhiều chiến công hiển hách. Không có hình tượng của ông Oanh để thờ. Quan Thánh Đế Quân là ông Quan Công, oai nghi lẫm liệt, mặt đỏ, râu đen và dài, hai bên có hai cận tướng là Châu Xương và Quan Bình đứng hầu. Hai bên bàn thờ thần có hai hàng lễ bộ gươm dáo, có lộng che, trên có treo những bức hoành trướng màu đỏ, thêu bông nhiều màu và có gắn kim tuyến. Trước bàn thờ thần có một cái bàn thấp hơn bằng xi-măng, trên đó có để 2 con hạc trắng đặt đối nhau và cách nhau chừng 6 tấc. Cặp hạc ở đình làng “Bắc Nam” xưa kia đã mất, cặp hạc này mới đúc. Mặt trước của bàn xi-măng có vẽ một con cọp lông vàng, sọc đen, giống y như hình vẽ con cọp nơi ngôi đình cũ. Chú Tư Đinh nói có sắc chỉ của vua Tự Đức phong thần. Chú Út tôi hỏi: - Trên sắc chỉ có ghi tên của vị thần thờ tại đình hay không? Chú Tư Đinh đáp: - Không. Chỉ ghi là Thần hoàng bổn cảnh, tức là vị thần của địa phương. Sắc thần hiện còn giữ thờ tại nhà tôi. Lúc ông cố tôi còn sống, ông là Hương cả trong làng, giữ sắc thần đó. Mỗi khi cúng thần, sắc thần được dân làng cung nghinh bằng kiệu, có chiêng trống rầm rộ. Khi rước đến đình, sắc thần được đặt chính giữa 2 con hạc. Cúng xong thì thỉnh sắc trở về nhà của hương chức có trách nhiệm giữ gìn và thờ phượng. Tôi cũng thắc mắc tại sao sắc phong thần mà không ghi tên vị thần, cho nên trong đám giỗ người chú thứ Tư ở Vĩnh Long, tôi có hỏi một nhà nho là chú Hai Viên, chú Hai nói: - Đúng vậy. Tôi đã có dịp đọc trên 30 sắc thần, không có sắc nào ghi tên vị thần, mà chỉ ghi Thần hoàng Bổn cảnh. Lễ đình xong, tôi xin Chú Tư Đinh đưa tôi ra mé cồn “Bắc Nam”. Chú Tư chỉ tay về phía cây cổ thụ ở xa tít và nói: - Làng “Bắc Nam” ở đó. Tôi nhìn theo tay chú Tư Đinh, qua con sông nhỏ, đến một thảm cây cỏ xanh tươi ngút ngàn mới tới cây cổ thụ chú Tư chỉ. Nỗi nhớ quê xưa bừng dậy. Đình làng và mồ mả tổ tiên tôi đã dời, nhưng nhũng kỷ niệm của tôi thuở thiếu thời vẫn còn trong tâm trí, có lẽ nơi đó cây cỏ vẫn xanh tươi, mây trắng vẫn bay trong bầu trời trong, lòng tôi se lại và thấm thía đồng cảm với Thôi Hiệu, một thi sĩ Trung Quốc đời Nhà Đường qua bài thơ Hoàng Hạc Lâu Tích thiên dĩ thừa hoàng hạc khứ Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Phương thảo thê thê Anh Vũ châu Nhất mộ hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu. Ý nói: Người xưa đã cỡi hạc bay đi rồi.Nơi này chỉ còn trơ lại Lầu Hoàng Hạc. Hoàng hạc đã một đi không trở lại. Mây trắng ngàn năm vẫn bay. Khi trời lạnh bên dòng sông, hàng cây đất Hán Dương trông rất rõ. Trên bãi Anh Vũ cỏ thơm mơn mởn xanh tươi. Ngắm cảnh trời chiều, tự hỏi quê nhà mình ở đâu? Trên sông sóng gợn, gợi buồn trong lòng. Tản Đà dịch: Lầu Hoàng Hạc Hạc vàng ai cỡi đi đâu? Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ! Hạc vàng đi mất từ xưa, Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay. Hán Dương sông tạnh cây bày Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non. Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai? Tôi chào tạm biệt chú Tư Đinh và hẹn thu xếp năm sau sẽ về cúng đình. Tháng 04/2008 Nguồn: http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung/HoiKy/ThamDinhLang.htm
41
1
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp