Trạng thái
Tin tức về An Phú

NGƯỜI LÍNH TRÚNG 6 PHÁT ĐẠN, 46 NĂM TÌM ĐỒNG ĐỘI VÀ CUỘC HỘI NGỘ ĐẦY XÚC ĐỘNG

Thương binh Nguyễn Đình Đạt (SN 1958, huyện Thanh Oai, Hà Nội) thương tật 81%, trúng 6 phát đạn trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam đã có cuộc hội ngộ với đồng đội, ân nhân cứu mạng mình sau 46 năm đầy xúc động.

Ông Nguyễn Đình Đạt (SN 1958 tại xã Kim An, Thanh Oai, Hà Nội (Hà Tây cũ) là thương binh hạng 1/4, tỷ lệ thương tật 81%. Năm 1977, ông bị thương trong một trận quân Pol Pot đánh phá, tấn công chốt công an vũ trang Vạt Lài, ấp Phước Hưng (?), xã Long Bình (?) (nay là thị trấn Long Bình), huyện An Phú (Phú Châu), tỉnh An Giang. Ông được xác định bị bắn 4 viên đạn bằng súng colt và 2 mảnh lựu đạn găm vào người làm đứt 11 đoạn ruột, vỡ bàng quang trên dưới, đạn xuyên thận phải, gãy 1/3 cánh tay phải, gãy 1/3 xương đùi trái, vỡ xương chậu (đã trải qua 19 lần đại phẫu, hiện vẫn còn 1 viên đạn trong người). Nhờ được đồng đội cõng vượt mưa bom, bão đạn để đưa đến trạm quân y tiền phương nên ông mới được cứu sống. 46 năm đã trôi qua, ông ròng rã đi tìm lại những đồng đội, ân nhân cứu mạng mình năm xưa.

NGƯỜI LÍNH TRÚNG 6 PHÁT ĐẠN, 46 NĂM TÌM ĐỒNG ĐỘI VÀ CUỘC HỘI NGỘ ĐẦY XÚC ĐỘNG

Ông Đạt bị giặc bắn 4 phát đạn, trúng 2 mảnh lựu đạn, trên người chi chít vết mổ, sẹo chiến tranh.

Biên giới Tây Nam căng như dây đàn, quân Pol Pot gây nhiều tội ác

Từ giữa những năm 1975 Pol Pot bắt đầu tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng ngàn thường dân nước ta. Việt Nam tổ chức phòng ngự và cố đàm phán tìm giải pháp hòa bình, nhưng Khmer Đỏ bác bỏ, thậm chí còn tăng cường quân sự, gây nhiều tội ác với dân ta.
Năm 1976, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, ông Đạt khi đó vừa tròn 18 tuổi cùng bao bạn bè lên đường nhập ngũ. Ông được biên chế trong lực lượng công an nhân dân vũ trang và đưa lên trường Sĩ quan Biên phòng Sơn Tây (nay là Học viện Biên phòng) để huấn luyện.
Tháng 5/1977, khi mới đang huấn luyện được vài tháng ông cùng đồng đội nhận lệnh đột xuất bí mật lên đường vào Nam tăng cường cho biên giới Tây Nam.
“Lúc ấy đang độ thanh niên, khi nhận lệnh chúng tôi hồ hởi, phấn khởi lắm! không chút lo sợ” – ông Đạt nói.
Cùng đi chuyến đó có ông Tăng Văn Thanh (SN 1958, xã Giang Sơn, Đô Lương, Nghệ An) và hơn 100 đồng đội khác. Tất cả đều sàn sàn tuổi 18 đôi mươi.

NGƯỜI LÍNH TRÚNG 6 PHÁT ĐẠN, 46 NĂM TÌM ĐỒNG ĐỘI VÀ CUỘC HỘI NGỘ ĐẦY XÚC ĐỘNG

Ông Thanh (người cầm hoa) cùng các đồng đội gặp mặt sau 46 năm.

Sau 7 ngày di chuyển bằng tàu hỏa, xe đò, ông Đạt cùng đồng đội đến Bộ tư lệnh công an nhân dân vũ trang TP Hồ Chí Minh. Sau đó, ông và ông Thanh cùng 10 tân binh được phân công về đồn biên phòng 811, xã Vĩnh Hội Đông, huyện Phú Châu, tỉnh An Giang.
Ngay thời điểm nhập ngũ ông Đạt, Thanh đã được nghe thông tin về tình hình căng thẳng tại biên giới Tây Nam, quân Pol Pot thường xuyên tổ chức các đợt tấn công quân sự vào khu dân cư trong đất liền nước ta. Chúng giết hại dân thường, tấn công đơn vị vũ trang và gây ra bao tội ác. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cố gắng tìm kiếm giải pháp hòa bình, tránh đối đầu, đổ máu bởi nước ta vừa trải qua 2 cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người Việt khao khát hòa bình và trân quý những giá trị hòa bình mà đất nước ta đã đánh đổi bao xương máu. Tuy nhiên, Pol Pot được thể chúng lại càng lấn tới, những đợt quấy phá, tấn công vào đất liền ngày một tăng về số lượng, cường độ và cả sự tàn bạo, độc ác. Dù đã chuẩn bị sẵn tâm thế, nhưng những người lính đôi mươi khi đó vẫn không thể tưởng tượng hết được mức độ khốc liệt thực sự tại biên giới Tây Nam khi đó.
Ông Đạt, ông Thanh nhớ lại: “Đồn chúng tôi ở xã Vĩnh Hội Đông, nằm ở ngã 3 sông, chúng tôi được giao nhiệm vụ vượt sông sang bờ bên kia để giữ chốt. Từ chốt đến biên giới Khemer Đỏ khoảng 200m. Đây là khu vực đồng bằng, xung quanh là ruộng lúa, sình lầy, bên phía Pol Pot đặt 1 khẩu đại liên lúc nào cũng hướng nòng về phía chốt, đồn ta. Chốt là những đường hào chạy zích-zắc, có 12 lính thay phiên nhau chia ca canh gác, mỗi ca 12 tiếng. Tình hình căng như dây đàn, lính tráng đi lại phải cúi người, khom lưng, không dám đứng thẳng vì sợ bị quân địch bắn tỉa.”

NGƯỜI LÍNH TRÚNG 6 PHÁT ĐẠN, 46 NĂM TÌM ĐỒNG ĐỘI VÀ CUỘC HỘI NGỘ ĐẦY XÚC ĐỘNG

Ảnh chụp bản đồ vệ tinh vị trí đồn biên phòng Vĩnh Hội Đông, đơn vị khi xưa ông Đạt, Thanh đóng quân.

Thực tế tại chiến trường căng thẳng, cam go hơn so với những người lính trẻ tưởng tượng. Ông Đạt chia sẻ: “Lúc ấy bắt đầu cũng thấy sợ, không thể nói là không sợ được. Việc đầu tiên nghĩ đến khi ấy là bố mẹ.”

Bị bắn 4 phát đạn, trúng 2 mảnh lựu đạn

Sau khoảng 3-4 tháng, các tân binh có cuộc đụng độ thực sự với quân Pol Pot khi chúng tổ chức đợt tấn công lớn vào chốt. Song, với sự kiên cường và phòng bị, quân ta nhanh chóng đẩy lui được cuộc tấn công, tiêu diệt 3 tên địch.
Bước sang năm 1977, những cuộc tập kích của Pol Pot diễn ra dồn dập hơn. Tháng 12 cùng năm, đơn vị ông Đạt được lệnh di chuyển lên chốt Vạt Lài, ấp Phước Hưng (?), xã Long Bình (nay là thị trấn Long Bình), huyện An Phú,(cách xã Vĩnh Hội Đông 25 km), bàn giao đồn 811 cho đơn vị quân đội tiếp quản.
Khoảng 00 giờ ngày 16/12/1977, tiếng súng từ bên kia biên giới vang lên, đạn bắn như mưa về phía chốt nơi ông Đạt và các đồng đội đang canh giữ. Tiếng quân Pol Pot hô rất lớn (cả tiếng Miên lẫn tiếng Việt): “Giết sạch, giết sạch”, tiếng vỗ vào báng súng hòa vang cùng tiếng đạn B40, tiếng pháo kích, tiếng súng nổ rền vang cả 1 vùng. Ông Đạt chạy vào hầm báo động đồng đội, một số anh em còn đang mặc quần đùi, áo may ô ngủ vội vùng dậy cầm súng chiến đấu.
Ông chạy đến báo cáo chỉ huy để xin tăng viện, chỉ huy nói “làm gì còn người mà chi viện, chiến đấu thôi”. Ông Đạt chạy ra ngoài, đang bò về vị trí chiến đấu thì phát hiện 2 bóng đen bò từ hướng bờ sông lên áp sát chiến hào. “Chứng tỏ địch đã luồn vòng phía sau để tấn công” – ông Đạt nhận định.
Khi chúng tiến đến gần, ông Đạt nhìn thấy 1 tên cầm khẩu carbine, tay kia cầm 1 quả đạn B40, phía sau đeo thêm 3 quả đạn B40 nữa. Tên đi sau cầm khẩu colt và 1 khẩu B40. Do không cầm theo súng, ông Đạt nằm rạp xuống hào.

NGƯỜI LÍNH TRÚNG 6 PHÁT ĐẠN, 46 NĂM TÌM ĐỒNG ĐỘI VÀ CUỘC HỘI NGỘ ĐẦY XÚC ĐỘNG
Trang bị của binh lính Pol Pot. Ảnh DPA

Khi tên đầu tiên tiến đến, ông chồm dậy quật ngã, đè hắn ra thành hào, một tay bóp cổ, tay kia giật quả đạn B40 đập 3 nhát vào đầu địch. Trong lúc vật nhau với địch, ông túm được chiếc mũ mềm đặc trưng của Pol Pot đội trên đầu. Vừa đánh ông vừa hô to “Miên đánh đằng sau anh em ơi!”. Thấy vậy, tên đi phía sau nổ súng, ông Đạt bị bắn phát đầu tiên vào tay, ông lao người về phía địch thì bị hắn nổ phát súng thứ 2 vào đùi làm ông ngã xuống. Chưa dừng lại, tên địch nổ tiếp 2 phát súng bắn vào bụng, vào người. Ông dùng chút sức lực còn lại lăn mình xuống dòng sông, chúng ném tiếp 2 quả lựu đạn theo. Ông Đạt lấy tay sờ xuống bụng, bịt lại lỗ thủng bị đạn bắn, chân vùng vẫy để người trôi theo dòng nước.
Khi ấy ông nghĩ: “Chắc mình sẽ chết mất xác!”. May mắn, ông vướng vào dây thừng căng ngang sông (dây để kéo thuyền từ đồn sang chốt của quân ta), còn 1 chút sức lực ông lấy chân đạp nước để đầu mình ghé vào chiếc xuồng ở cạnh bờ, vừa dập dềnh dưới nước ông vừa cố gọi đồng đội: “Cứu tao với!”. Ông được người đồng đội tên Mến phát hiện và kéo lên thuyền đưa sang bờ bên kia sông. Lúc này đạn quân thù vẫn bắn như mưa.
Cõng đồng đội vượt mưa bom, bão đạn… máu ướt đẫm quân phục
Do trước đó bị thương nhẹ nên ông Tăng Văn Thanh không vượt sông trực chốt tiền tiêu mà phải ở lại đồn. Khi ông Đạt được anh Mến đưa sang sông, ông Thanh cùng đồng đội chạy ùa ra. Mặc dù bị thương rất nặng, vùng bụng nát bét nhưng ông Đạt vẫn tỉnh táo: “Hưởng ơi, nếu có gì mày nhớ mang ba lô này về và nói với bố mẹ tao rằng tao bị chết ngày đấy ngày đấy…” – ông dặn đồng đội.
Ông Thanh được giao nhiệm vụ cõng đồng đội ra trạm quân y tiền phương, cùng đi có một đồng chí khác tên Lý dẫn đường.
“Để đến trạm quân y phải băng qua 1 cánh đồng rộng, lầy lội. Vì khu vực biên giới là đồng bằng nên đạn quân thù 'quạt' sang cứ chiu chíu. Tôi vừa cõng Đạt vừa phải khom người vì sợ đi thẳng là dính đạn, anh Lý thì đi trước dò đường, làm trinh sát sợ quân Pol Pot đánh thọc sâu, móc hậu quân ta. Cõng Đạt được 1 đoạn tôi thấy lưng mình ướt đẫm, không phải bởi mồ hôi mà từ máu của đồng đội chảy xuống. Lúc ấy tôi nghĩ Đạt chắc chết, không thể sống nổi! Anh em tôi càng cố đi nhanh, vừa để đưa kịp đồng đội đến trạm xá, vừa để kịp quay lại đồn cùng anh em chiến đấu. Nhưng cánh đồng đầy sình lầy cứ làm chậm bước chân, phải mất cả giờ đồng hồ chúng tôi mới đưa Đạt băng qua được cánh đồng, đến bờ sông Hậu, khi ấy đã hơn 1h sáng” – ông Thanh Kể.
Nhìn sang bên sông, ông Thanh thấy có ánh đèn dầu còn sáng, ông biết đó là ngư dân đi đánh cá đêm. Ông gọi với sang: “Có bộ đội bị thương, sang đón chúng tôi với”. Có lẽ do đang lúc súng nổ đì đùng, lại thêm việc quân Pol Pot thường xuyên đánh phá vào đất liền nước ta nên người dân cảnh giác, họ sợ không phải bộ đội mình nên không sang đón. Thuyết phục không được ông Thanh lấy AK bắn chỉ thiên 3 phát, quát như ra lệnh thì ngư dân mới tin là bộ đội thật và sang đón.
Ông nói: “Sang đến bờ sông là vào sâu đất liền, tôi báo cáo cấp trên và sau đó có người tiếp nhận chở anh Đạt bằng bobo (cano gắn máy) thì chúng tôi quay lại, tiếp tục cùng đồng đội chiến đấu.

46 năm gặp lại, “đồng đội ơi, tôi nghĩ bạn chết rồi”!

Sau 19 lần đại phẫu, chuyển nhiều các bệnh viện lớn, hàng đầu để điều trị, năm 1980 ông Đạt theo chế độ thương binh được đưa về nuôi dưỡng tại gia đình. Một năm sau ông lập gia đình rồi lần lượt sinh 3 người con. Cuộc sống mưu sinh vất vả, mỗi năm phải đi viện vài lần do sức khỏe yếu nhưng ông Đạt vẫn đau đáu nghĩ về những người đồng đội đã cứu mạng mình năm xưa. Thấm thoát 46 năm đã trôi qua, những người lính 18 đôi mươi ngày nào giờ đã thành ông nội, ngoại. Có người còn nhưng cũng không ít người đã mất. Mỗi dịp Hội đồng ngũ gặp mặt, ông Đạt lại trăn trở với câu chuyện đi tìm đồng đội của mình.
Ông nhờ anh em đồng ngũ tìm kiếm, lên mạng xã hội đăng thông tin nhưng suốt nhiều năm vẫn bặt vô âm tín cho đến dịp tháng 9/2023, ông Nguyễn Bá Thắng – Ban liên lạc Hội đồng ngũ Cựu Chiến binh đồn Bắc Đai, An Giang báo tin đã tìm được ông Thanh. Anh Nguyễn Đình Tráng (con trai ông Đạt) chia sẻ: “Kể từ khi biết được tin mừng, bố như trẻ lại, mong từng giờ, từng phút để được gặp lại đồng đội, gặp lại ân nhân.”
Giữa tháng 10/2023, ông Đạt, ông Thanh được hội ngộ tại Hà Nội. Sau 46 năm không có 1 thông tin liên lạc, ngay phút gặp mặt 2 người lính như thỏi nam châm lao vào ôm chặt lấy nhau trong niềm vỡ òa xúc động của đồng đội và gia đình.

NGƯỜI LÍNH TRÚNG 6 PHÁT ĐẠN, 46 NĂM TÌM ĐỒNG ĐỘI VÀ CUỘC HỘI NGỘ ĐẦY XÚC ĐỘNG
2 người đồng đội gặp lại nhau sau 46 năm.

NGƯỜI LÍNH TRÚNG 6 PHÁT ĐẠN, 46 NĂM TÌM ĐỒNG ĐỘI VÀ CUỘC HỘI NGỘ ĐẦY XÚC ĐỘNG

Gia đình ông Đạt xúc động chụp ảnh lưu niệm cùng đồng đội chiến đấu của bố.

Ông Hà Sỹ An (đồng đội ông Đạt) nói: “Tình cảm trong chiến đấu là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất. Chúng tôi sống, chiến đấu chân tình tới mức sẵn sàng hy sinh cho nhau.”
Ông Thanh chia sẻ: “Lúc cõng đồng đội, trên đầu thì pháo kích, đạn bắn như mưa tôi cũng không nghĩ gì nhiều, trước mắt đưa đồng đội ra phía sau đã. Chiến tranh thì có hy sinh cũng bình thường, có hy sinh cũng vinh dự vì mình hy sinh để bảo vệ tổ quốc.”

Trong gần 4 năm cầm quyền tại Campuchia, từ tháng 4/1975 tới tháng 1/1979, chính quyền Khmer Đỏ gây ra cuộc thảm sát hơn 3 triệu người Campuchia.
Từ giữa năm 1975 đến cuối năm 1978, Khmer Đỏ tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng ngàn thường dân Việt Nam. Ngày 13/12/1978, Khmer Đỏ đã huy động 19 sư đoàn tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây Nam.
Ngày 2/12/1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập. Đáp lại lời cầu cứu của nhân dân Campucchia và lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã sang giúp nước bạn chống lại chế độ Pol Pot.
Ngày 7/1/1979, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia đã tiến về Phnom Penh, cùng với Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia và các lực lượng cách mạng tại chỗ lật đổ chính phủ phản động, giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng, xây dựng một đất nước Campuchia hòa bình, thịnh vượng, phát triển.

Đức Thuận (ghi)

https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/nguoi-linh-trung-6-phat-dan-46-nam-tim-dong-doi-va-cuoc-hoi-ngo-day-xuc-dong-1911780.html

Thương binh Nguyễn Đình Đạt (SN 1958, huyện Thanh Oai, Hà Nội) thương tật 81%, trúng 6 phát đạn trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam đã có cuộc hội ngộ với đồng đội, ân nhân cứu mạng mình sau 46 năm đầy xúc động. Ông Nguyễn Đình Đạt (SN 1958 tại xã Kim An, Thanh Oai, Hà Nội (Hà Tây cũ) là thương binh hạng 1/4, tỷ lệ thương tật 81%. Năm 1977, ông bị thương trong một trận quân Pol Pot đánh phá, tấn công chốt công an vũ trang Vạt Lài, ấp Phước Hưng (?), xã Long Bình (?) (nay là thị trấn Long Bình), huyện An Phú (Phú Châu), tỉnh An Giang. Ông được xác định bị bắn 4 viên đạn bằng súng colt và 2 mảnh lựu đạn găm vào người làm đứt 11 đoạn ruột, vỡ bàng quang trên dưới, đạn xuyên thận phải, gãy 1/3 cánh tay phải, gãy 1/3 xương đùi trái, vỡ xương chậu (đã trải qua 19 lần đại phẫu, hiện vẫn còn 1 viên đạn trong người). Nhờ được đồng đội cõng vượt mưa bom, bão đạn để đưa đến trạm quân y tiền phương nên ông mới được cứu sống. 46 năm đã trôi qua, ông ròng rã đi tìm lại những đồng đội, ân nhân cứu mạng mình năm xưa. https://images.kienthuc.net.vn/zoom/2560/uploaded/ducthuan/2023_10_17/nguoi-linh-trung-6-phat-dan-46-nam-tim-dong-doi-va-cuoc-hoi-ngo-day-xuc-dong.png Ông Đạt bị giặc bắn 4 phát đạn, trúng 2 mảnh lựu đạn, trên người chi chít vết mổ, sẹo chiến tranh. ## Biên giới Tây Nam căng như dây đàn, quân Pol Pot gây nhiều tội ác Từ giữa những năm 1975 Pol Pot bắt đầu tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng ngàn thường dân nước ta. Việt Nam tổ chức phòng ngự và cố đàm phán tìm giải pháp hòa bình, nhưng Khmer Đỏ bác bỏ, thậm chí còn tăng cường quân sự, gây nhiều tội ác với dân ta. Năm 1976, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, ông Đạt khi đó vừa tròn 18 tuổi cùng bao bạn bè lên đường nhập ngũ. Ông được biên chế trong lực lượng công an nhân dân vũ trang và đưa lên trường Sĩ quan Biên phòng Sơn Tây (nay là Học viện Biên phòng) để huấn luyện. Tháng 5/1977, khi mới đang huấn luyện được vài tháng ông cùng đồng đội nhận lệnh đột xuất bí mật lên đường vào Nam tăng cường cho biên giới Tây Nam. “Lúc ấy đang độ thanh niên, khi nhận lệnh chúng tôi hồ hởi, phấn khởi lắm! không chút lo sợ” – ông Đạt nói. Cùng đi chuyến đó có ông Tăng Văn Thanh (SN 1958, xã Giang Sơn, Đô Lương, Nghệ An) và hơn 100 đồng đội khác. Tất cả đều sàn sàn tuổi 18 đôi mươi. https://images.kienthuc.net.vn/zoom/2560/uploaded/ducthuan/2023_10_17/nguoi-linh-trung-6-phat-dan-46-nam-tim-dong-doi-va-cuoc-hoi-ngo-day-xuc-dong-hinh-2.jpg Ông Thanh (người cầm hoa) cùng các đồng đội gặp mặt sau 46 năm. Sau 7 ngày di chuyển bằng tàu hỏa, xe đò, ông Đạt cùng đồng đội đến Bộ tư lệnh công an nhân dân vũ trang TP Hồ Chí Minh. Sau đó, ông và ông Thanh cùng 10 tân binh được phân công về đồn biên phòng 811, xã Vĩnh Hội Đông, huyện Phú Châu, tỉnh An Giang. Ngay thời điểm nhập ngũ ông Đạt, Thanh đã được nghe thông tin về tình hình căng thẳng tại biên giới Tây Nam, quân Pol Pot thường xuyên tổ chức các đợt tấn công quân sự vào khu dân cư trong đất liền nước ta. Chúng giết hại dân thường, tấn công đơn vị vũ trang và gây ra bao tội ác. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cố gắng tìm kiếm giải pháp hòa bình, tránh đối đầu, đổ máu bởi nước ta vừa trải qua 2 cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người Việt khao khát hòa bình và trân quý những giá trị hòa bình mà đất nước ta đã đánh đổi bao xương máu. Tuy nhiên, Pol Pot được thể chúng lại càng lấn tới, những đợt quấy phá, tấn công vào đất liền ngày một tăng về số lượng, cường độ và cả sự tàn bạo, độc ác. Dù đã chuẩn bị sẵn tâm thế, nhưng những người lính đôi mươi khi đó vẫn không thể tưởng tượng hết được mức độ khốc liệt thực sự tại biên giới Tây Nam khi đó. Ông Đạt, ông Thanh nhớ lại: “Đồn chúng tôi ở xã Vĩnh Hội Đông, nằm ở ngã 3 sông, chúng tôi được giao nhiệm vụ vượt sông sang bờ bên kia để giữ chốt. Từ chốt đến biên giới Khemer Đỏ khoảng 200m. Đây là khu vực đồng bằng, xung quanh là ruộng lúa, sình lầy, bên phía Pol Pot đặt 1 khẩu đại liên lúc nào cũng hướng nòng về phía chốt, đồn ta. Chốt là những đường hào chạy zích-zắc, có 12 lính thay phiên nhau chia ca canh gác, mỗi ca 12 tiếng. Tình hình căng như dây đàn, lính tráng đi lại phải cúi người, khom lưng, không dám đứng thẳng vì sợ bị quân địch bắn tỉa.” https://images.kienthuc.net.vn/zoom/2560/uploaded/ducthuan/2023_10_17/nguoi-linh-trung-6-phat-dan-46-nam-tim-dong-doi-va-cuoc-hoi-ngo-day-xuc-dong-hinh-4.png Ảnh chụp bản đồ vệ tinh vị trí đồn biên phòng Vĩnh Hội Đông, đơn vị khi xưa ông Đạt, Thanh đóng quân. Thực tế tại chiến trường căng thẳng, cam go hơn so với những người lính trẻ tưởng tượng. Ông Đạt chia sẻ: “Lúc ấy bắt đầu cũng thấy sợ, không thể nói là không sợ được. Việc đầu tiên nghĩ đến khi ấy là bố mẹ.” ## Bị bắn 4 phát đạn, trúng 2 mảnh lựu đạn Sau khoảng 3-4 tháng, các tân binh có cuộc đụng độ thực sự với quân Pol Pot khi chúng tổ chức đợt tấn công lớn vào chốt. Song, với sự kiên cường và phòng bị, quân ta nhanh chóng đẩy lui được cuộc tấn công, tiêu diệt 3 tên địch. Bước sang năm 1977, những cuộc tập kích của Pol Pot diễn ra dồn dập hơn. Tháng 12 cùng năm, đơn vị ông Đạt được lệnh di chuyển lên chốt Vạt Lài, ấp Phước Hưng (?), xã Long Bình (nay là thị trấn Long Bình), huyện An Phú,(cách xã Vĩnh Hội Đông 25 km), bàn giao đồn 811 cho đơn vị quân đội tiếp quản. Khoảng 00 giờ ngày 16/12/1977, tiếng súng từ bên kia biên giới vang lên, đạn bắn như mưa về phía chốt nơi ông Đạt và các đồng đội đang canh giữ. Tiếng quân Pol Pot hô rất lớn (cả tiếng Miên lẫn tiếng Việt): “Giết sạch, giết sạch”, tiếng vỗ vào báng súng hòa vang cùng tiếng đạn B40, tiếng pháo kích, tiếng súng nổ rền vang cả 1 vùng. Ông Đạt chạy vào hầm báo động đồng đội, một số anh em còn đang mặc quần đùi, áo may ô ngủ vội vùng dậy cầm súng chiến đấu. Ông chạy đến báo cáo chỉ huy để xin tăng viện, chỉ huy nói “làm gì còn người mà chi viện, chiến đấu thôi”. Ông Đạt chạy ra ngoài, đang bò về vị trí chiến đấu thì phát hiện 2 bóng đen bò từ hướng bờ sông lên áp sát chiến hào. “Chứng tỏ địch đã luồn vòng phía sau để tấn công” – ông Đạt nhận định. Khi chúng tiến đến gần, ông Đạt nhìn thấy 1 tên cầm khẩu carbine, tay kia cầm 1 quả đạn B40, phía sau đeo thêm 3 quả đạn B40 nữa. Tên đi sau cầm khẩu colt và 1 khẩu B40. Do không cầm theo súng, ông Đạt nằm rạp xuống hào. https://images.kienthuc.net.vn/zoom/2560/uploaded/ducthuan/2023_10_17/nguoi-linh-trung-6-phat-dan-46-nam-tim-dong-doi-va-cuoc-hoi-ngo-day-xuc-dong-hinh-5.jpeg Trang bị của binh lính Pol Pot. Ảnh DPA Khi tên đầu tiên tiến đến, ông chồm dậy quật ngã, đè hắn ra thành hào, một tay bóp cổ, tay kia giật quả đạn B40 đập 3 nhát vào đầu địch. Trong lúc vật nhau với địch, ông túm được chiếc mũ mềm đặc trưng của Pol Pot đội trên đầu. Vừa đánh ông vừa hô to “Miên đánh đằng sau anh em ơi!”. Thấy vậy, tên đi phía sau nổ súng, ông Đạt bị bắn phát đầu tiên vào tay, ông lao người về phía địch thì bị hắn nổ phát súng thứ 2 vào đùi làm ông ngã xuống. Chưa dừng lại, tên địch nổ tiếp 2 phát súng bắn vào bụng, vào người. Ông dùng chút sức lực còn lại lăn mình xuống dòng sông, chúng ném tiếp 2 quả lựu đạn theo. Ông Đạt lấy tay sờ xuống bụng, bịt lại lỗ thủng bị đạn bắn, chân vùng vẫy để người trôi theo dòng nước. Khi ấy ông nghĩ: “Chắc mình sẽ chết mất xác!”. May mắn, ông vướng vào dây thừng căng ngang sông (dây để kéo thuyền từ đồn sang chốt của quân ta), còn 1 chút sức lực ông lấy chân đạp nước để đầu mình ghé vào chiếc xuồng ở cạnh bờ, vừa dập dềnh dưới nước ông vừa cố gọi đồng đội: “Cứu tao với!”. Ông được người đồng đội tên Mến phát hiện và kéo lên thuyền đưa sang bờ bên kia sông. Lúc này đạn quân thù vẫn bắn như mưa. Cõng đồng đội vượt mưa bom, bão đạn… máu ướt đẫm quân phục Do trước đó bị thương nhẹ nên ông Tăng Văn Thanh không vượt sông trực chốt tiền tiêu mà phải ở lại đồn. Khi ông Đạt được anh Mến đưa sang sông, ông Thanh cùng đồng đội chạy ùa ra. Mặc dù bị thương rất nặng, vùng bụng nát bét nhưng ông Đạt vẫn tỉnh táo: “Hưởng ơi, nếu có gì mày nhớ mang ba lô này về và nói với bố mẹ tao rằng tao bị chết ngày đấy ngày đấy…” – ông dặn đồng đội. Ông Thanh được giao nhiệm vụ cõng đồng đội ra trạm quân y tiền phương, cùng đi có một đồng chí khác tên Lý dẫn đường. “Để đến trạm quân y phải băng qua 1 cánh đồng rộng, lầy lội. Vì khu vực biên giới là đồng bằng nên đạn quân thù 'quạt' sang cứ chiu chíu. Tôi vừa cõng Đạt vừa phải khom người vì sợ đi thẳng là dính đạn, anh Lý thì đi trước dò đường, làm trinh sát sợ quân Pol Pot đánh thọc sâu, móc hậu quân ta. Cõng Đạt được 1 đoạn tôi thấy lưng mình ướt đẫm, không phải bởi mồ hôi mà từ máu của đồng đội chảy xuống. Lúc ấy tôi nghĩ Đạt chắc chết, không thể sống nổi! Anh em tôi càng cố đi nhanh, vừa để đưa kịp đồng đội đến trạm xá, vừa để kịp quay lại đồn cùng anh em chiến đấu. Nhưng cánh đồng đầy sình lầy cứ làm chậm bước chân, phải mất cả giờ đồng hồ chúng tôi mới đưa Đạt băng qua được cánh đồng, đến bờ sông Hậu, khi ấy đã hơn 1h sáng” – ông Thanh Kể. Nhìn sang bên sông, ông Thanh thấy có ánh đèn dầu còn sáng, ông biết đó là ngư dân đi đánh cá đêm. Ông gọi với sang: “Có bộ đội bị thương, sang đón chúng tôi với”. Có lẽ do đang lúc súng nổ đì đùng, lại thêm việc quân Pol Pot thường xuyên đánh phá vào đất liền nước ta nên người dân cảnh giác, họ sợ không phải bộ đội mình nên không sang đón. Thuyết phục không được ông Thanh lấy AK bắn chỉ thiên 3 phát, quát như ra lệnh thì ngư dân mới tin là bộ đội thật và sang đón. Ông nói: “Sang đến bờ sông là vào sâu đất liền, tôi báo cáo cấp trên và sau đó có người tiếp nhận chở anh Đạt bằng bobo (cano gắn máy) thì chúng tôi quay lại, tiếp tục cùng đồng đội chiến đấu. ## 46 năm gặp lại, “đồng đội ơi, tôi nghĩ bạn chết rồi”! Sau 19 lần đại phẫu, chuyển nhiều các bệnh viện lớn, hàng đầu để điều trị, năm 1980 ông Đạt theo chế độ thương binh được đưa về nuôi dưỡng tại gia đình. Một năm sau ông lập gia đình rồi lần lượt sinh 3 người con. Cuộc sống mưu sinh vất vả, mỗi năm phải đi viện vài lần do sức khỏe yếu nhưng ông Đạt vẫn đau đáu nghĩ về những người đồng đội đã cứu mạng mình năm xưa. Thấm thoát 46 năm đã trôi qua, những người lính 18 đôi mươi ngày nào giờ đã thành ông nội, ngoại. Có người còn nhưng cũng không ít người đã mất. Mỗi dịp Hội đồng ngũ gặp mặt, ông Đạt lại trăn trở với câu chuyện đi tìm đồng đội của mình. Ông nhờ anh em đồng ngũ tìm kiếm, lên mạng xã hội đăng thông tin nhưng suốt nhiều năm vẫn bặt vô âm tín cho đến dịp tháng 9/2023, ông Nguyễn Bá Thắng – Ban liên lạc Hội đồng ngũ Cựu Chiến binh đồn Bắc Đai, An Giang báo tin đã tìm được ông Thanh. Anh Nguyễn Đình Tráng (con trai ông Đạt) chia sẻ: “Kể từ khi biết được tin mừng, bố như trẻ lại, mong từng giờ, từng phút để được gặp lại đồng đội, gặp lại ân nhân.” Giữa tháng 10/2023, ông Đạt, ông Thanh được hội ngộ tại Hà Nội. Sau 46 năm không có 1 thông tin liên lạc, ngay phút gặp mặt 2 người lính như thỏi nam châm lao vào ôm chặt lấy nhau trong niềm vỡ òa xúc động của đồng đội và gia đình. https://images.kienthuc.net.vn/zoom/2560/uploaded/ducthuan/2023_10_17/nguoi-linh-trung-6-phat-dan-46-nam-tim-dong-doi-va-cuoc-hoi-ngo-day-xuc-dong-hinh-5.jpg 2 người đồng đội gặp lại nhau sau 46 năm. https://images.kienthuc.net.vn/zoom/2560/uploaded/ducthuan/2023_10_17/nguoi-linh-trung-6-phat-dan-46-nam-tim-dong-doi-va-cuoc-hoi-ngo-day-xuc-dong-hinh-6.jpg Gia đình ông Đạt xúc động chụp ảnh lưu niệm cùng đồng đội chiến đấu của bố. Ông Hà Sỹ An (đồng đội ông Đạt) nói: “Tình cảm trong chiến đấu là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất. Chúng tôi sống, chiến đấu chân tình tới mức sẵn sàng hy sinh cho nhau.” Ông Thanh chia sẻ: “Lúc cõng đồng đội, trên đầu thì pháo kích, đạn bắn như mưa tôi cũng không nghĩ gì nhiều, trước mắt đưa đồng đội ra phía sau đã. Chiến tranh thì có hy sinh cũng bình thường, có hy sinh cũng vinh dự vì mình hy sinh để bảo vệ tổ quốc.” Trong gần 4 năm cầm quyền tại Campuchia, từ tháng 4/1975 tới tháng 1/1979, chính quyền Khmer Đỏ gây ra cuộc thảm sát hơn 3 triệu người Campuchia. Từ giữa năm 1975 đến cuối năm 1978, Khmer Đỏ tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng ngàn thường dân Việt Nam. Ngày 13/12/1978, Khmer Đỏ đã huy động 19 sư đoàn tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. Ngày 2/12/1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập. Đáp lại lời cầu cứu của nhân dân Campucchia và lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã sang giúp nước bạn chống lại chế độ Pol Pot. Ngày 7/1/1979, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia đã tiến về Phnom Penh, cùng với Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia và các lực lượng cách mạng tại chỗ lật đổ chính phủ phản động, giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng, xây dựng một đất nước Campuchia hòa bình, thịnh vượng, phát triển. Đức Thuận (ghi) https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/nguoi-linh-trung-6-phat-dan-46-nam-tim-dong-doi-va-cuoc-hoi-ngo-day-xuc-dong-1911780.html
6
0
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp