NDO - Tượng Phật đá Khánh Bình được phát hiện ở xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang và đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 15/1/2020...
Du khách nghe nhân viên Bảo tàng tỉnh An Giang thuyết minh các bảo vật quốc gia tại An Giang.
Bảo tàng tỉnh An Giang thông tin, hiện đang lưu giữ 5 bảo vật quốc gia Việt Nam, gồm: Tượng Brahma Giồng Xoài; bộ Linga-Yoni Đá Nổi; tượng Phật đá Khánh Bình; tượng Phật gỗ Giồng Xoài và bộ Linga – Yoni Linh Sơn.
Mỗi bảo vật quốc gia có nét độc đáo riêng. Tượng Phật đá Khánh Bình được chế tác bằng chất liệu chính là sa thạch hạt mịn màu xám nhạt. Tượng có kích thước 71,2cm, dày nhất ở bụng 12,1cm, trọng lượng tượng 33.000 gram; niên đại thuộc văn hóa Óc Eo, thế kỷ VI - VII.
Bảo tàng tỉnh An Giang cho biết, tượng tròn đã được chế tác rất hoàn thiện, tạc từ một khối sa thạch lớn thể hiện toàn bộ các chi tiết từ đỉnh đầu xuống đến phần bệ và chốt tượng, liền khối.
Tượng Phật đá Khánh Bình trưng bày tại Bảo tàng tỉnh An Giang.
Tượng thể hiện đức Phật trong tư thế đứng thẳng cân đối (abhanga) trên một khối bệ bẹt với viền bệ tròn đơn giản. Dưới bệ có một chốt lớn hình trụ ngắn - tiết diện hình chữ nhật thu nhỏ xuống dưới, hình chóp cụt.
Phần đầu tròn, có tỷ lệ cân đối so với toàn bộ chiều cao, trên đỉnh đầu thể hiện nổi rõ khối urna lớn hình cầu, tóc xoăn trôn ốc phủ kín.
Khuôn mặt tượng tròn đầy đặn, cằm lớn, mũi thanh và khá cao - sống mũi thẳng không được cân xứng lắm so với khuôn mặt.
Hai mắt tượng khép hờ nhìn xuống, cung mày cong và nổi rõ không giao nhau, miệng rộng với môi dầy; đôi tai to - dài gần chạm xuống đến hai bên vai.
Thân hình nở nang, đầy đặn với eo thon, vừa thanh thoát vừa giàu sức sống. Trên người khoác cà sa có vạt áo phủ kín xuống đến cổ chân, được thể hiện mỏng ôm sát người.
Thân dưới mặc quần mỏng ôm sát hông dài đến cổ chân. Lưng quần thể hiện giật cấp nổi rõ quanh hông ống quần thuôn thẳng đến trên mắt cá chân.
Hai tay đưa lên, co lại phía trước ngang tầm ngực, tay phải kết ấn giáo hóa (hay ấn thuyết pháp - Vitarka mudra), bàn tay trái nắm nhẹ đầu vạt áo và lòng bàn tay đưa ra ngoài (tư thế rất hiếm gặp trong số các tượng Phật đã phát hiện ở đồng bằng sông Cửu Long và khu vực); chân đứng thẳng trên bệ tròn, hai bàn chân mở đều, đối xứng nhau...
Tượng Phật đá Khánh Bình là một trong số rất hiếm thuộc thời kỳ văn hóa Óc Eo còn nguyên vẹn và có thể được xếp vào nhóm những điêu khắc Phật giáo bằng đá còn nguyên vẹn, có độ hoàn thiện rất cao và rất tiêu biểu thuộc nền văn hóa này đã được phát hiện và biết đến hiện nay.
Tượng Phật hiếm tạc trong tư thế đứng. (Bảo tàng tỉnh cung cấp)
Tượng Phật đá của An Giang có thể xếp chung nhóm với các hiện vật bằng đá cùng loại như tượng Phật Sơn Thọ (bảo vật quốc gia năm 2018), tượng Phật Nền Chùa (tỉnh Kiên Giang)… là những hiện vật đẹp nhất và tiêu biểu nhất thuộc phạm trù văn hóa Óc Eo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, nếu như tính độc đáo ở tượng Sơn Thọ là ở sự hoàn thiện và tư thế ngồi trên bệ Tudi được định niên đại khoảng thế kỷ VII, tượng Phật Nền Chùa là một tác phẩm điêu khắc đá thể hiện đường nét mềm mại với dáng đứng lệch hông trên bệ hoa sen đặc trưng của thế kỷ V-VI…, thì tượng Phật đá Khánh Bình là hiện vật duy nhất tạc trong tư thế đứng.
Mặc dù có phần bản địa hóa mạnh, song các đường nét vẫn rất cân đối, hài hòa và vẫn còn lưu giữ rõ rệt các yếu tố văn hóa du nhập (trang phục, kiểu tóc, nét mũi – mắt…).
Tượng mang đặc trưng của phong cách nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ với những đường nét tiêu biểu từ nền nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ, thông qua giao lưu, trao đổi thương mại du nhập đến khu vực Đông Nam Á.
Đây là một tác phẩm điêu khắc hoàn thiện, rất cân đối với đường nét mềm mại, hài hòa…cho thấy trình độ thẩm mỹ, kỹ thuật tạo hình rất cao, trình độ tay nghề rất điêu luyện, tinh tế.
Các đường nét, hình khối thể hiện trên nền chất liệu đá chuyển tải được tính trang trọng, sự sống động cho tác phẩm điêu khắc này.
Trên hình mẫu du nhập qua quá trình trao đổi, giao lưu văn hóa từ nền văn hóa Ấn Độ, tượng Phật đá được chế tác trên nền chất liệu sa thạch mịn vốn là một loại nguyên liệu chính được ưu tiên sử dụng cho các điêu khắc tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long từ các thiên niên kỷ trước.
Bên cạnh đó, mặc dù đặc điểm hình mẫu và các chi tiết trên tượng tuân thủ đầy đủ các đặc điểm tôn giáo du nhập, song những đường nét thể hiện trên khuôn mặt đã mang những dấu ấn rõ nét của cư dân bản địa, có thể xem như là một biểu hiện của sự bản địa hóa.
Tượng Phật đá là một trong những sản phẩm vật chất rất tiêu biểu, rất nổi bật của văn hóa Óc Eo. Nó có giá trị lớn trong việc nghiên cứu các mối quan hệ văn hóa, lịch sử tôn giáo...
Ngoài ra, các vấn đề về nghệ thuật biểu tượng, truyền thống- kỹ thuật điêu khắc đá nguồn nguyên liệu…là những nguồn thông tin rất đa dạng chứa đựng trong hiện vật này, có giá trị đối với những nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau...
THANH DŨNG
https://nhandan.vn/tuong-phat-da-khanh-binh-mot-bao-vat-quoc-gia-doc-dao-o-an-giang-post775403.html
NDO - Tượng Phật đá Khánh Bình được phát hiện ở xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang và đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 15/1/2020...
https://image.nhandan.vn/w800/Uploaded/2023/genagunauqhat/2023_10_01/z4742433556055-11446236c7bff9fe9fa3afddebcb5c43-1-4808.jpg
Du khách nghe nhân viên Bảo tàng tỉnh An Giang thuyết minh các bảo vật quốc gia tại An Giang.
Bảo tàng tỉnh An Giang thông tin, hiện đang lưu giữ 5 bảo vật quốc gia Việt Nam, gồm: Tượng Brahma Giồng Xoài; bộ Linga-Yoni Đá Nổi; tượng Phật đá Khánh Bình; tượng Phật gỗ Giồng Xoài và bộ Linga – Yoni Linh Sơn.
Mỗi bảo vật quốc gia có nét độc đáo riêng. Tượng Phật đá Khánh Bình được chế tác bằng chất liệu chính là sa thạch hạt mịn màu xám nhạt. Tượng có kích thước 71,2cm, dày nhất ở bụng 12,1cm, trọng lượng tượng 33.000 gram; niên đại thuộc văn hóa Óc Eo, thế kỷ VI - VII.
Bảo tàng tỉnh An Giang cho biết, tượng tròn đã được chế tác rất hoàn thiện, tạc từ một khối sa thạch lớn thể hiện toàn bộ các chi tiết từ đỉnh đầu xuống đến phần bệ và chốt tượng, liền khối.
https://image.nhandan.vn/Uploaded/2023/huounvj/2023_10_01/tuong-5599.jpg
Tượng Phật đá Khánh Bình trưng bày tại Bảo tàng tỉnh An Giang.
Tượng thể hiện đức Phật trong tư thế đứng thẳng cân đối (abhanga) trên một khối bệ bẹt với viền bệ tròn đơn giản. Dưới bệ có một chốt lớn hình trụ ngắn - tiết diện hình chữ nhật thu nhỏ xuống dưới, hình chóp cụt.
Phần đầu tròn, có tỷ lệ cân đối so với toàn bộ chiều cao, trên đỉnh đầu thể hiện nổi rõ khối urna lớn hình cầu, tóc xoăn trôn ốc phủ kín.
Khuôn mặt tượng tròn đầy đặn, cằm lớn, mũi thanh và khá cao - sống mũi thẳng không được cân xứng lắm so với khuôn mặt.
Hai mắt tượng khép hờ nhìn xuống, cung mày cong và nổi rõ không giao nhau, miệng rộng với môi dầy; đôi tai to - dài gần chạm xuống đến hai bên vai.
Thân hình nở nang, đầy đặn với eo thon, vừa thanh thoát vừa giàu sức sống. Trên người khoác cà sa có vạt áo phủ kín xuống đến cổ chân, được thể hiện mỏng ôm sát người.
Thân dưới mặc quần mỏng ôm sát hông dài đến cổ chân. Lưng quần thể hiện giật cấp nổi rõ quanh hông ống quần thuôn thẳng đến trên mắt cá chân.
Hai tay đưa lên, co lại phía trước ngang tầm ngực, tay phải kết ấn giáo hóa (hay ấn thuyết pháp - Vitarka mudra), bàn tay trái nắm nhẹ đầu vạt áo và lòng bàn tay đưa ra ngoài (tư thế rất hiếm gặp trong số các tượng Phật đã phát hiện ở đồng bằng sông Cửu Long và khu vực); chân đứng thẳng trên bệ tròn, hai bàn chân mở đều, đối xứng nhau...
Tượng Phật đá Khánh Bình là một trong số rất hiếm thuộc thời kỳ văn hóa Óc Eo còn nguyên vẹn và có thể được xếp vào nhóm những điêu khắc Phật giáo bằng đá còn nguyên vẹn, có độ hoàn thiện rất cao và rất tiêu biểu thuộc nền văn hóa này đã được phát hiện và biết đến hiện nay.
https://image.nhandan.vn/Uploaded/2023/huounvj/2023_10_01/tuong1-6017.jpg
Tượng Phật hiếm tạc trong tư thế đứng. (Bảo tàng tỉnh cung cấp)
Tượng Phật đá của An Giang có thể xếp chung nhóm với các hiện vật bằng đá cùng loại như tượng Phật Sơn Thọ (bảo vật quốc gia năm 2018), tượng Phật Nền Chùa (tỉnh Kiên Giang)… là những hiện vật đẹp nhất và tiêu biểu nhất thuộc phạm trù văn hóa Óc Eo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, nếu như tính độc đáo ở tượng Sơn Thọ là ở sự hoàn thiện và tư thế ngồi trên bệ Tudi được định niên đại khoảng thế kỷ VII, tượng Phật Nền Chùa là một tác phẩm điêu khắc đá thể hiện đường nét mềm mại với dáng đứng lệch hông trên bệ hoa sen đặc trưng của thế kỷ V-VI…, thì tượng Phật đá Khánh Bình là hiện vật duy nhất tạc trong tư thế đứng.
Mặc dù có phần bản địa hóa mạnh, song các đường nét vẫn rất cân đối, hài hòa và vẫn còn lưu giữ rõ rệt các yếu tố văn hóa du nhập (trang phục, kiểu tóc, nét mũi – mắt…).
Tượng mang đặc trưng của phong cách nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ với những đường nét tiêu biểu từ nền nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ, thông qua giao lưu, trao đổi thương mại du nhập đến khu vực Đông Nam Á.
Đây là một tác phẩm điêu khắc hoàn thiện, rất cân đối với đường nét mềm mại, hài hòa…cho thấy trình độ thẩm mỹ, kỹ thuật tạo hình rất cao, trình độ tay nghề rất điêu luyện, tinh tế.
Các đường nét, hình khối thể hiện trên nền chất liệu đá chuyển tải được tính trang trọng, sự sống động cho tác phẩm điêu khắc này.
Trên hình mẫu du nhập qua quá trình trao đổi, giao lưu văn hóa từ nền văn hóa Ấn Độ, tượng Phật đá được chế tác trên nền chất liệu sa thạch mịn vốn là một loại nguyên liệu chính được ưu tiên sử dụng cho các điêu khắc tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long từ các thiên niên kỷ trước.
Bên cạnh đó, mặc dù đặc điểm hình mẫu và các chi tiết trên tượng tuân thủ đầy đủ các đặc điểm tôn giáo du nhập, song những đường nét thể hiện trên khuôn mặt đã mang những dấu ấn rõ nét của cư dân bản địa, có thể xem như là một biểu hiện của sự bản địa hóa.
Tượng Phật đá là một trong những sản phẩm vật chất rất tiêu biểu, rất nổi bật của văn hóa Óc Eo. Nó có giá trị lớn trong việc nghiên cứu các mối quan hệ văn hóa, lịch sử tôn giáo...
Ngoài ra, các vấn đề về nghệ thuật biểu tượng, truyền thống- kỹ thuật điêu khắc đá nguồn nguyên liệu…là những nguồn thông tin rất đa dạng chứa đựng trong hiện vật này, có giá trị đối với những nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau...
THANH DŨNG
https://nhandan.vn/tuong-phat-da-khanh-binh-mot-bao-vat-quoc-gia-doc-dao-o-an-giang-post775403.html