Nguồn: https://media.angiang.gov.vn/anphu-Portal/VinhHoiDong/TinBai/FileTinBai/2020/GI%E1%BB%9AI%20THI%E1%BB%86U%20V%C4%A8NH%20H%E1%BB%98I%20%C4%90%C3%94NG.docx
GIỚI THIỆU VĨNH HỘI ĐÔNG
Vĩnh Hội Đông là một địa bàn có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vì nằm trên vành đai biên giới; trục giao lưu “Châu Đốc - An Phú - Tà Keo (Campuchia)”. Từ khi khai hoang lập ấp, một nhóm thợ săn đến dọc theo bờ sông Châu Đốc - Tà Keo; cùng với những binh lính của “Bảo cần thăng” định cư khai hoang tại “ngã ba tứ sở” để lập làng Vĩnh Hội; Năm 1823 sau khi Thoại Ngọc Hầu đào xong kinh Vĩnh Tế và khai phá sản xuất bờ Đông sông Châu Đốc, xác nhập vào thôn Vĩnh Hội lập nên xã Vĩnh Hội Đông ngày nay .
Với điều kiện sông nước “giang - hồ” và dòng dõi người lính nên cư dân Vĩnh Hội Đông có tinh thần đoàn kết, sự gan góc dũng cảm, cần cù, sẵn sàng đấu tranh với nghịch cảnh, kẻ thù để bảo vệ quê hương, tổ quốc.
Vĩnh Hội Đông là một trong những xã của Huyện An Phú thể hiện ý chí quật cường luôn nêu cao truyền thống yêu nước với tinh thần cách mạng sẵn sàng chấp nhận hy sinh, gian khổ, cương quyết đấu tranh bảo vệ quê hương. Nhân dân vùng đất Vĩnh Hội Đông đã góp phần cùng nhân dân Phú Hội, Nhơn Hội và cả huyện An Phú lập nhiều chiến tích vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam tổ quốc.
Hòa bình được lập lại, thống nhất đất nước, nhân dân Vĩnh Hội Đông tiếp tục giữ vững, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng năm xưa, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xứng đáng là một tiền đồn “Bảo Cần Thăng” và sự phồn vinh của “ngã ba tứ sở” năm xưa.
- Vị trí địa lý của xã: Phía đông giáp thị trấn An Phú; phía tây giáp Campuchia; phía nam giáp xã Vĩnh Ngươn; phía Bắc giáp xã Phú Hội
- Diện tích đất tự nhiên: 778,76 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 595,90 ha. Xã có 04 ấp là Vĩnh Phú, Vĩnh Hội, Vĩnh Hòa, Vĩnh
1/. Quá trình khẩn hoang lập làng
Trước khi người Việt đến khai phá, vùng đất Vĩnh Hội Đông vẫn còn là nơi “mênh mông lầy rậm, hoang dã” . Năm 1757, chúa Nguyễn lập đạo Châu Đốc, đồn binh đóng tại Châu Giang (sau dời sang Châu Đốc), có nhiệm vụ đóng giữ, để ngăn chặn sự nhiễu loạn và xâm lăng của Chân Lạp hoặc Xiêm La. Khi ấy xung quanh đồn còn rất hoang vắng, “đó đây một vài sóc của người Khmer, một ít xóm Chàm, năm bảy thương thuyền của người Bồ Đà lui tới trên sông và một số lều trại của các nhóm gia đình người Việt”. Để tự túc lương thực, những người Việt tiến hành khai phá đất đai chung quanh đồn, rồi dần dần về sau dân chúng đã tự động vào sinh cơ lập nghiệp trong đất mới chưa thấy tổ chức doanh điền nào của nhà cầm quyền.
Do địa bàn Vĩnh Hội Đông nằm hai bên bờ sông Châu Đốc về mùa mưa ngập lụt quá sâu, nhiều đầm lầy, rừng rậm hoang vu, khí hậu khắc nghiệt, giặc Xiêm La, Chân Lạp thường xuyên cướp phá vùng biên giới nên đã làm chậm bước chân của người Việt đến đây khai khẩn.
Đến đầu thế kỷ XIX, vùng đất Vĩnh Hội Đông vẫn còn rừng rậm, hoang vu. Để đẩy mạnh việc khai hoang vùng biên giới Việt - Chân Lạp, triều Nguyễn ban hành nhiều chỉ dụ khuyến khích mọi người khai hoang với các thủ tục dễ dãi, người dân tự lựa chọn nơi khai phá, cho vay thóc giống, cho miễn thuế người đi khai phá đất hoang với thời hạn là 3 năm,… . Thực tế, việc tổ chức chiêu mộ dân chúng đến khai hoang, lập làng ở vùng biên giới Việt - Chân Lạp nói chung, vùng đất Vĩnh Hội Đông nói riêng không thành công vì nơi đây đất trũng thấp, ngập lụt sâu, thường bị quân Xiêm - Chân Lạp cướp phá, dân cư bị nhiều dịch bệnh.
Trước tình hình khó khăn đó, triều Nguyễn tổ chức chiêu mộ dân chúng đến khẩn hoang với hai biện pháp chính: chiêu mộ dân cường tráng lập thành cơ đội và xúc tiến đào kênh. Năm 1819, Nguyễn Văn Thoại nhận lệnh triều đình cho đốc suất đào kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc - Hà Tiên. Sau khi đào kênh xong, Nguyễn Văn Thoại cho chiêu mô dân chúng đến khai hoang, lập thôn làng. Từ những điểm định cư có từ trước (vàm kênh Vĩnh Tế), lưu dân khai phá đất đai mở rộng diện tích vùng cư trú ven bờ sông Châu Đốc hướng lên Vĩnh Hội Đông; ngã ba Tứ Sở là điểm cư dân người Việt định cư sớm nhất ở Vĩnh Hội Đông. Theo lời tâu của Nguyễn Văn Thoại vào năm 1827, ông đã thành lập được 20 xã thôn vùng biên giới , trong đó có thôn Vĩnh Hội (xã Vĩnh Hội Đông ngày nay). Công cuộc khai hoang lập thôn làng ở vùng đất Vĩnh Hội Đông ngày nay trước tiên phải kể đến công lao của ông Trần Văn Quý. Ông Quý gốc người Gò Công, Tiền Giang (trước đó cũng thuộc lớp người từ miềnTrung di dân vào), vì cuộc sống, ông xuống thuyền ra sức chèo chống ngược dòng sông Cửu Long, đến tận vùng đất hoang hóa này mới chịu cắm sào, khai phá, dần dần ổn định cuộc sống.“Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ”, thôn làng từ ấy được hình thành, dân cư ngày càng đông.
Công việc khai phá ở vùng đất Vĩnh Hội Đông ngày nay bước đầu đạt được một số thành quả thì một biến cố xảy ra gần như quét sạch tất cả. Năm 1833, mượn tiếng giúp Lê Văn Khôi, quân Xiêm tràn sang xâm lược nước ta. Cả xung quanh vùng kênh Vĩnh Tế, trong đó có Vĩnh Hội Đông nằm trong tay quân Xiêm, người dân trong vùng phải bỏ cả ruộng vườn, nhà cửa mới tạo dựng được để đi lánh nạn. Sau khi quân Xiêm bị quét ra khỏi bờ cõi, một phần dân cư trở về chốn cũ nhưng công cuộc khẩn hoang phải trở lại bước đầu. Theo kết quả đo đạc của triều Nguyễn vào năm 1836, ghi về thôn Vĩnh Hội như sau: “Nguyên hoang nhàn thổ thủy khẩn câu tác gia cư ” tức nguyên đất bỏ hoang, mới bắt đầu xây dựng nhà cửa.
Trước tình hình đó, để đẩy mạnh việc khai hoang, triều Nguyễn đưa ra nhiều biện pháp khác nhau để khuyến khích người dân đến vùng đất Vĩnh Hội Đông ngày nay khai hoang. Năm 1841, vua Tự Đức “quyết định lại ai lập ấp mộ đủ 30 người khai hoang ở vùng biên giới Việt - Miên thì được tha thuế và miễn dịch suốt đời, ai mộ được 50 người trở lên thì được chánh cửu phẩm bá hộ” . Ngoài khuyến khích, mộ dân lập ấp, đồn điền, triều đình Nguyễn còn rất quan tâm đến vấn đề củng cố an ninh biên cương nên sử dụng cả tù phạm vào việc khai hoang vùng đất Vĩnh Hội Đông. Năm 1852, trong lời tâu của kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương, “tỉnh An Giang tiếp giáp với cõi nước Miên, đất bỏ hoang còn nhiều, xin từ nay trở đi - phàm những tên can phạm trộm cắp, cướp vặt và các tên du côn không rõ lai lịch ở 6 tỉnh Nam kỳ mà tội chỉ man đồ (đồ 3 năm) trở xuống đều phát giao cho các đồn bảo An Giang sai phái… Đối với ruộng khai khẩn được bao nhiêu cho giữ lại làm sản nghiệp đời đời” . Với cách làm này, triều Nguyễn muốn giữ những người tù ở lại sinh sống nơi họ khai phá khi hết hạn tù, góp phần bảo vệ quốc phòng các vùng biên thùy của tỉnh An Giang. Đặc biệt, từ năm 1840 đến 1844, quân Xiêm ngầm mưu khiến Chân Lạp nổi dậy chống triều Nguyễn. Trước tình hình căng thẳng đó, triều Nguyễn cho thành lập thêm các bảo (đồn) cặp biên giới, trong đó có bảo Cần Thăng ở huyện Tây Xuyên ( ngày nay có thể thuộc khu vực Dung Thăng xã Vĩnh Hội Đông). Sau khi tình hình biên giới tạm yên, những binh sĩ triều Nguyễn khi giải ngũ cũng xin ở lại khẩn hoang và nhiều lưu dân người Việt đến thôn Vĩnh Hội sinh sống. Từ đó, dân cư trở nên đông đúc hơn, phần đất phía đông thôn Vĩnh Hội tách ra lập thành thôn mới Vĩnh Hội Đông.
Tóm lại, những cư dân đến Vĩnh Hội Đông sinh sống từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Họ là những binh sĩ triều Nguyễn thấy vùng đất tốt nên ở lại khai khẩn; dân nghèo khổ không chịu nổi áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến ở miền Trung vào định cư; số tù tội bị đi đày đến lao động, khi mãn hạn tù ở lại làm ăn sinh sống....
2/. Địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử
Vĩnh Hội Đông xưa kia là thuộc đất Tầm Phong Long. Vùng đất này hầu như còn rừng rậm, hoang hoá. Dưới thời vua Gia Long (1802-1820), vùng đất Vĩnh Hội Đông thuộc phủ Mật Luật, trấn Tây Thành (xứ Cao Miên do nhà Nguyễn bảo hộ). Sách Gia Định thành thông chí ghi “Thủ phủ Mật luật nước Cao Miên ở bờ Đông sông Châu Đốc, đó là đất giáp giữa nước Cao Miên với trấn Vĩnh Thanh”. Đến năm 1824, vua Chân Lạp Nặc Chân xin dâng đất ba phủ Lợi Ỷ Bát, Chân Sâm, Mật Luật cho triều Nguyễn. Sử cũ ghi việc này như sau: Mùa hạ, năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), Quốc vương Chân Lạp Nặc Chân đưa thư đến quan bảo hộ Chân Lạp Nguyễn Văn Thụy (Nguyễn Văn Thoại) nói rằng: “Nước ấy ông cha cháu con đời đời làm phiên thuộc, trên nhờ triều đình bồi đắp giữ được nhân dân, dưới có Thụy trước sau bảo hộ, trừ nạn nước Xiêm, dẹp yên giặc Kế, kể công gấp mười Mạc Thiên Tứ, xin cắt đất ba phủ Lợi Ỷ Bát, Chân Sâm, Mật Luật để báo đức của Thụy cũng như việc cũ báo Mạc Thiên Tứ” ; vua Minh Mệnh hạ lệnh cho Nguyễn Văn Thụy nhận hai phủ Chân Sâm và Mật Luật. Vùng đất Vĩnh Hội Đông lúc này thuộc thôn Vĩnh Hội, tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An, trấn Vĩnh Thanh.
Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, vùng đất Vĩnh Hội Đông thuộc thôn Vĩnh Hội, tổng Châu Phú, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Theo địa bạ An Giang lập vào năm 1836 ghi, Vĩnh Hội thôn ở xứ Vàm Đinh, Đông giáp sông lớn và địa phận thôn Vĩnh Ngươn, Tây giáp rừng, Nam giáp rạch Vàm Đinh và địa phận thôn Vĩnh Ngươn, Bắc giáp rạch Cần Thăng .
Năm 1868, sau khi chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp tiến hành thiết lập các đơn vị hành chính mới. Theo Nghị định ngày 5-1-1876, Pháp bỏ Nam Kỳ lục tỉnh thời nhà Nguyễn, đổi tên thôn thành làng. Nam Kỳ chia ra thành 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bassac, gồm 19 hạt. Khu vực Bassac có 6 hạt Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Trà Ôn, Sóc Trăng; làng Vĩnh Hội Đông thuộc tổng Châu Phú, hạt Châu Đốc. Ngày 20-12-1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi hạt thành tỉnh (province). Nghị định được áp dụng vào ngày 01-01-1900, tỉnh An Giang xưa chia thành 6 tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu; làng Vĩnh Hội Đông thuộc tổng Châu Phú, tỉnh Châu Đốc
Năm 1903, tỉnh Châu Đốc có 3 quận Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên. Năm 1917 lập thêm quận Châu Thành; làng Vĩnh Hội Đông thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Thành, tỉnh Châu Đốc. Năm 1919, quận Châu Thành đổi tên thành quận Châu Phú; làng Vĩnh Hội Đông thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Phú (năm 1939 đổi tên lại quận Châu Thành như cũ).
Dưới chính quyền Sài Gòn, ngày 22-10-1956, tỉnh An Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên cũ và đổi tên làng thành xã; xã Vĩnh Hội Đông thuộc tổng An Phú, quận Châu Phú, tỉnh An Giang. Ngày 06-8-1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách 13 xã của quận Châu Phú để thành lập một quận mới có tên là quận An Phú thuộc tỉnh An Giang; xã Vĩnh Hội Đông thuộc tổng An Phú, quận An Phú, tỉnh An Giang. Ngày 08-9-1964, theo Sắc lệnh 246/NV của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, tỉnh An Giang tách thành 2 tỉnh Châu Đốc và An Giang; xã Vĩnh Hội Đông thuộc tổng An Phú, quận An Phú, tỉnh Châu Đốc.
Về phía chính quyền Cách mạng, sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, bỏ danh xưng quận và gọi thay thế bằng huyện; xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện Châu Phú, tỉnh Châu Đốc. Ngày 06-3-1948, Long Xuyên, Châu Đốc được chia thành hai tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hậu, xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện Châu Phú B, tỉnh Long Châu Tiền. Giữa năm 1949, một số xã của huyện Châu Phú B nhập về huyện Tân Châu; chia huyện Tân Châu làm hai huyện Phú Châu và Tân Châu; xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện Phú Châu . Ngày 27-6-1951, theo Nghị định số 173/NB51 của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, tỉnh Long Châu Sa được thành lập trên cơ sở nhập tỉnh Sa Đéc nhập vào Long Châu Tiền, xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện Phú Châu, tỉnh Long Châu Sa. Tháng 10-1954, Xứ ủy Nam Bộ lập lại hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc, xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện Châu Phú, tỉnh Châu Đốc. Đến năm 1957, xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Tháng 8-1971, thực hiện yêu cầu của Trung ương Cục, tỉnh An Giang chia thành 2 tỉnh An Giang và Châu Hà; xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang và đến tháng 5-1974 thuộc huyện An Phú, tỉnh Long Châu Tiền.
Những tháng đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng là thời kỳ quân quản. Theo Nghị quyết 19/NQ của Bộ Chính trị, hai huyện Tân Châu và An Phú nhập lại thành huyện Phú Châu; xã Vĩnh Vĩnh Hội Đông thuộc huyện Phú Châu, tỉnh An Giang.
Ngày 13-11-1991, huyện Phú Châu chia thành 2 huyện Tân Châu và An Phú theo Quyết định số 273/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang cho đến ngày nay.
Hiện nay, xã Vĩnh Hội Đông có 04 ấp gồm Vĩnh Hội, Vĩnh Hòa, Vĩnh An, Vĩnh Phú. Trụ sở Ủy ban nhân dân xã đặt tại ấp Vĩnh Hội.
Xã có dân số trung bình là 13.524 với 3481 hộ dân, trong đó có 77,72% dân số lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
3/. Điều kiện tự nhiên, xã hội
Xã Vĩnh Hội Đông là một trong 14 xã, thị trấn của huyện An Phú, là một xã ven biên giới có cửa khẩu Quốc gia Vĩnh Hội Đông. Phía Đông giáp thị trấn An Phú và xã Đa Phước; phía Tây giáp Vương quốc Campuchia; phía Bắc giáp xã Phú Hội; phía Nam giáp phường Vĩnh Nguơn (thành phố Châu Đốc). Tổng diện tích đất tự nhiên là 698 ha, trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp.
Vĩnh Hội Đông có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tạo ra hai mùa nắng và mưa rõ rệt. Vào mùa nắng đường sá khô ráo thuận tiện cho việc đi lại, còn mùa mưa cũng là mùa lũ (nước nổi) về đã cung cấp lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đất. Xã ít chịu ảnh hưởng của gió bão nhưng lại chịu tác động mạnh của quá trình thủy văn. Hằng năm, cứ đến mùng 5 tháng 5 âm lịch là nước sông Bình Di và sông Châu Đốc ở Vĩnh Hội Đông bắt đầu “Quay”, tức là bắt đầu mùa nước nổi. Khoảng từ tháng 7 âm lịch, mực nước trên sông dâng cao, kết hợp với mưa nhiều làm cho gần như toàn bộ khu vực xã chìm trong biển nước, độ ngập trung bình khoảng 2-3 mét. Thời gian ngập lụt kéo dài khá lâu, thường là khoảng 4, 5 tháng. Năm nào nước nổi lên cao thì gây thiệt hại lớn về nhà cửa, tài sản và tính mạng người dân. Tuy nhiên, mùa nước nổi cũng có mặt tích cực, đã mang lại nguồn phù sa và vệ sinh đồng ruộng, cải thiện chất lượng đất, mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân trong mùa nước nổi.
Vĩnh Hội Đông có hệ thống sông, kênh, rạch khá chằng chịt. Sông Bình Di và sông Châu Đốc đoạn chảy qua xã Vĩnh Hội Đông dài khoảng 8 km. Tại thị trấn Long Bình, sông Hậu chia dòng, nhánh hữu ngạn hẹp có độ rộng bằng ¼ sông chính gọi là sông Bình Di. Sau một đoạn khoảng 10 km, sông Bình Di chảy đến Vĩnh Hội Đông thì gặp sông Tà Keo và sông Châu Đốc. Bắt đầu từ ngã ba này, sông Châu Đốc chảy dài xuống thành phố Châu Đốc thì nhập trở lại sông Hậu. Sông Bình Di và sông Châu Đốc có độ rộng bình quân là 150 mét, độ sâu trung bình 7 mét. Ngày nay, sông Bình Di và sông Châu Đốc là nguồn cung cấp nước tưới, phù sa bồi đắp đất đai sản xuất nông nghiệp, phục vụ sinh hoạt đời sống người dân, nguồn cung cấp nguồn thuỷ sản dồi dào, mà còn là đường giao thông thủy rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.
Do địa hình đồng bằng nên cơ cấu kinh tế chủ yếu của Vĩnh Hội Đông là sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, họ trồng cây lúa và một ít cây hoa màu. Vào đầu thế kỷ XX, do vùng đất Vĩnh Hội Đông phần lớn là trũng thấp và hằng năm phải đối phó với lũ lụt, nên người dân trồng cây lúa nổi, mỗi năm 1 vụ với giống Nàng Tây, Tàu Binh và năng suất đạt khoảng 1 tấn/ha. Các giống lúa này có khả năng tăng trưởng nhanh, phát triển theo mực nước, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, chịu được tình trạng ngập sâu, chiều cao từ 3 mét đến 5 mét, gieo trồng vào tháng 5, 6 và thu hoạch vào tháng 1, 2 năm sau; tuy nhiên, do kỹ thuật canh tác cây lúa nổi phụ thuộc vào thiên nhiên nên “năm nào bất ngờ xảy ra lũ lụt hoặc hạn hán, thì năm đó dễ mất mùa, nông dân rơi vào cảnh nghèo đói” . Sau năm 1975, do yêu cầu gia tăng sản xuất nông nghiệp, hệ thống thủy lợi ở Vĩnh Hội Đông phát triển mạnh mẽ, nhiều tuyến kênh được đào, nạo vét để rửa phèn. Người dân Vĩnh Hội Đông không còn trồng lúa nổi mà chuyển sang trồng cây lúa Thần Nông mỗi năm 2 vụ, rồi 3 vụ tăng năng suất và sản lượng lương thực, năng suất bình quân 7 tấn/ha. Ngoài ra, một bộ phận người dân còn sinh sống bằng nghề buôn bán, chăn nuôi bò, heo và gia cầm góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống.
Với vị trí nằm ven sông Bình Di, sông Châu Đốc và hệ thống kênh rạch chằng chịt, Vĩnh Hội Đông cũng là nơi rất giàu về tôm cá, nên một bộ phận người dân còn sinh sống bằng nghề đánh bắt. Dưới triều Nguyễn, Vĩnh Hội Đông là một trong những địa phương khai thác thủy sản nổi tiếng ở tỉnh An Giang xưa. Ngã ba Tứ Sở (4 bến cá) là chỗ người dân tập trung nghề khai thác cá. Hằng năm, vào mùa nước nổi, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh người dân tất bật chuẩn bị tay lưới, xuồng ghe để khai thác thủy sản. Việc đánh bắt ở đây rất đa dạng, chài lưới, đặt dớn, đăng, lờ, lợp, giăng lưới, giăng câu, đặt trúm hoặc xúc ủ,… đặc biệt ở ấp Vĩnh Hòa, Vĩnh An có hơn một trăm hộ dân làm nghề đặt lọp cua đồng quanh năm. Khi nước chuẩn bị rút xuống, mọi ngõ ngách, mọi con sông, kênh nào là cá linh, cá thác lát, cá chốt, cá leo... dân chúng đánh bắt bằng đóng đáy, chày lưới, gió cất, gió gạc,... cá đầy ghe xuồng, ăn không hết phải phơi khô, làm mắm, nước mắm. Bên cạnh đánh bắt, nhiều người dân Vĩnh Hội Đông còn nuôi trồng thủy sản như đào ao nuôi cá bông, cá heo nước ngọt và nuôi cá lồng bè sống dọc theo con sông.
Cùng với sản xuất nông nghiệp, nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống cũng phát triển như đan lưới, đan lọp cua, làm mắm, làm khô… Dọc theo con đường từ ngã ba, một đường qua Phú Hội, một đường thẳng về Vĩnh Hội Đông, từ làng trên đến xóm dưới, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh phơi cá khô ngay trước sân nhà hay trên mé lộ. Cá khô ở Vĩnh Hội Đông rất phong phú, nhất là vào mùa nước nổi do lượng cá được đánh bắt nhiều nhất trong năm, với đủ các loại khô như: Khô cá lóc, cá chạch, cá kết, sặc rằn… đặc biệt nhất là khô rắn. Sản phẩm khô nổi tiếng khắp cả vùng, không chỉ phục vụ ở địa phương mà còn cung ứng cho các chợ đầu mối ở Châu Đốc, Long Xuyên, Thành phố Hồ Chí Minh và bán sang Campuchia.
Giao thông đường bộ, đường thủy ở Vĩnh Hội Đông rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Sông, kênh, rạch ở Vĩnh Hội Đông là một hệ thống hoàn chỉnh vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa là tuyến giao thông thuỷ bộ nối nối liền Vĩnh Hội Đông với sông Hậu. Về giao thông đường bộ, trước năm 1975, hầu hết các con đường trong xã đều là đường đất, thấp, nhỏ hẹp, vào mùa khô thì bụi, mùa mưa thì lầy lội và trơn trượt, mùa nước nổi thì ngập hết và việc đi lại và vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng phương tiện ghe, xuồng. Do đó, việc đi lại mua bán và học hành của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, xã có Tỉnh lộ 957 đi qua nối từ Phước Quản (Đa Phước) đến Nhơn Hội và hầu hết các con đường liên xã đều được tráng nhựa hoặc bê tông xi măng. Sự giao thông, vận chuyển trên địa bàn xã được thông suốt là cầu nối giao thương với thị trấn An Phú, thị trấn Long Bình, thành phố Châu Đốc và nước bạn Campuchia. Tuy nhiên, một số đoạn đường liên ấp vẫn còn đường đất, việc đi lại của người dân có gặp khó khăn vào mùa mưa.
Giao thông thuận lợi thúc đẩy mạnh hoạt động thương mại phát triển. Chợ Vĩnh Hội Đông được hình thành rất sớm so với các nơi khác trong huyện. Đặc biệt, ngày 06-3-2009, Chính phủ ban hành Quyết định số 321/QĐ-TTg nâng cửa khẩu Vĩnh Hội Đông thành cửa khẩu Quốc gia. Cửa khẩu Quốc gia Vĩnh Hội Đông cũng là nơi trao đổi hàng hóa chính qua tỉnh Tà Keo (Vương quốc Campuchia), chủ yếu bằng đường thủy với các loại vật liệu xây dựng, hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp,…; kinh ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu không ngừng tăng lên hàng năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho xã trong việc phát triển thương mại và dịch vụ.
Tình hình dân số trên địa bàn xã có những biến động theo thời gian và tách nhập địa bàn. Năm 1901, dân số trên địa bàn Vĩnh Hội Đông là 322 người . Đến năm 1970, dân số xã Vĩnh Hội Đông tăng lên 12.187 người. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng không lâu, năm 1977, cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra quyết liệt. Xã biên giới Vĩnh Hội Đông, nhiều người dân bị bọn diệt chủng Pol Pot sát hại, nhà cửa gần như bị đốt và phá sạch. Chính quyền địa phương vận động người dân sơ tán ra khỏi vùng biên giới. Ven biên chỉ còn chính quyền cùng lực lượng vũ trang và dân quân du kích nên dân số giảm đáng kể. Đến năm 1979, diệt chủng Pôn-pốt bị đẩy ra khỏi biên giới Việt Nam, chiến tranh kết thúc, nhiều gia đình trở lại Vĩnh Hội Đông làm ăn sinh sống, dân số bắt đầu tăng trở lại. Theo tổng điều tra ngày 01-4-1999, dân số của xã là 12.675 người , mật độ dân số rất đông 1.633 người/ km2 đứng thứ hai trong huyện sau xã Khánh An. Đến ngày 1-4-2009, toàn xã có 3.371 hộ với 13.502 nhân khẩu người, trong đó có 6.878 nam và 6.624 nữ . Theo thống kê năm 2015, dân số toàn xã Vĩnh Hội Đông có 18364 người, trong đó người Kinh 18339 người (chiếm 99%), người Hoa 25 người (chiếm 1%). Hầu hết người dân sinh sống tập trung ven sông, kênh, rạch và các con lộ giao thông.
Về tôn giáo, xã Vĩnh Hội Đông có thành phần tôn giáo khá đa dạng, đa số người dân đều có đạo. Cùng với công cuộc khai hoang lập làng, nhiều tôn giáo cũng được qui tụ về đây. Đạo Phật được truyền bá sớm nhất do các đoàn người đi khai phá đất hoang mang vào. Khi công cuộc định cư ổn định cùng với việc lập thôn làng thì đình, chùa cũng bắt đầu được dựng lên. Đạo Phật giáo Hòa Hảo ra đời năm 1939 tại làng Hòa Hảo (Phú Tân) do ông Huỳnh Phú Sổ sáng lập. Trong một thời gian ngắn đã lan rộng khắp tỉnh và nhanh chóng phát triển ở Vĩnh Hội Đông, thu hút lượng tín đồ khá đông. Theo thống kê năm 2015, xã có 14868 người dân theo đạo, chiếm 64% dân số của xã, trong đó có 6124 người theo đạo Phật giáo Hòa Hảo (chiếm tỉ lệ 26%);5565 người theo đạo Phật (chiếm tỉ lệ 24%); 3163 người theo đạo Cao Đài (chiếm tỉ lệ 13%). Xã có nhiều cơ sở thờ tự, tín ngưỡng như đình thần Vĩnh Hội Đông (ấp Vĩnh Hội), đình Long Phú (ấp Vĩnh Hòa), đình Vĩnh Hội Chơn (còn gọi là đình Dung Thăng ở ấp Vĩnh Hòa), đình An Hòa (ấp Vĩnh An), thánh thất Cao Đài Vĩnh Hội Đông,...
Nguồn: https://media.angiang.gov.vn/anphu-Portal/VinhHoiDong/TinBai/FileTinBai/2020/GI%E1%BB%9AI%20THI%E1%BB%86U%20V%C4%A8NH%20H%E1%BB%98I%20%C4%90%C3%94NG.docx
# GIỚI THIỆU VĨNH HỘI ĐÔNG
Vĩnh Hội Đông là một địa bàn có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vì nằm trên vành đai biên giới; trục giao lưu “Châu Đốc - An Phú - Tà Keo (Campuchia)”. Từ khi khai hoang lập ấp, một nhóm thợ săn đến dọc theo bờ sông Châu Đốc - Tà Keo; cùng với những binh lính của “Bảo cần thăng” định cư khai hoang tại “ngã ba tứ sở” để lập làng Vĩnh Hội; Năm 1823 sau khi Thoại Ngọc Hầu đào xong kinh Vĩnh Tế và khai phá sản xuất bờ Đông sông Châu Đốc, xác nhập vào thôn Vĩnh Hội lập nên xã Vĩnh Hội Đông ngày nay .
Với điều kiện sông nước “giang - hồ” và dòng dõi người lính nên cư dân Vĩnh Hội Đông có tinh thần đoàn kết, sự gan góc dũng cảm, cần cù, sẵn sàng đấu tranh với nghịch cảnh, kẻ thù để bảo vệ quê hương, tổ quốc.
Vĩnh Hội Đông là một trong những xã của Huyện An Phú thể hiện ý chí quật cường luôn nêu cao truyền thống yêu nước với tinh thần cách mạng sẵn sàng chấp nhận hy sinh, gian khổ, cương quyết đấu tranh bảo vệ quê hương. Nhân dân vùng đất Vĩnh Hội Đông đã góp phần cùng nhân dân Phú Hội, Nhơn Hội và cả huyện An Phú lập nhiều chiến tích vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam tổ quốc.
Hòa bình được lập lại, thống nhất đất nước, nhân dân Vĩnh Hội Đông tiếp tục giữ vững, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng năm xưa, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xứng đáng là một tiền đồn “Bảo Cần Thăng” và sự phồn vinh của “ngã ba tứ sở” năm xưa.
- Vị trí địa lý của xã: Phía đông giáp thị trấn An Phú; phía tây giáp Campuchia; phía nam giáp xã Vĩnh Ngươn; phía Bắc giáp xã Phú Hội
- Diện tích đất tự nhiên: 778,76 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 595,90 ha. Xã có 04 ấp là Vĩnh Phú, Vĩnh Hội, Vĩnh Hòa, Vĩnh
## 1/. Quá trình khẩn hoang lập làng
Trước khi người Việt đến khai phá, vùng đất Vĩnh Hội Đông vẫn còn là nơi “mênh mông lầy rậm, hoang dã” . Năm 1757, chúa Nguyễn lập đạo Châu Đốc, đồn binh đóng tại Châu Giang (sau dời sang Châu Đốc), có nhiệm vụ đóng giữ, để ngăn chặn sự nhiễu loạn và xâm lăng của Chân Lạp hoặc Xiêm La. Khi ấy xung quanh đồn còn rất hoang vắng, “đó đây một vài sóc của người Khmer, một ít xóm Chàm, năm bảy thương thuyền của người Bồ Đà lui tới trên sông và một số lều trại của các nhóm gia đình người Việt”. Để tự túc lương thực, những người Việt tiến hành khai phá đất đai chung quanh đồn, rồi dần dần về sau dân chúng đã tự động vào sinh cơ lập nghiệp trong đất mới chưa thấy tổ chức doanh điền nào của nhà cầm quyền.
Do địa bàn Vĩnh Hội Đông nằm hai bên bờ sông Châu Đốc về mùa mưa ngập lụt quá sâu, nhiều đầm lầy, rừng rậm hoang vu, khí hậu khắc nghiệt, giặc Xiêm La, Chân Lạp thường xuyên cướp phá vùng biên giới nên đã làm chậm bước chân của người Việt đến đây khai khẩn.
Đến đầu thế kỷ XIX, vùng đất Vĩnh Hội Đông vẫn còn rừng rậm, hoang vu. Để đẩy mạnh việc khai hoang vùng biên giới Việt - Chân Lạp, triều Nguyễn ban hành nhiều chỉ dụ khuyến khích mọi người khai hoang với các thủ tục dễ dãi, người dân tự lựa chọn nơi khai phá, cho vay thóc giống, cho miễn thuế người đi khai phá đất hoang với thời hạn là 3 năm,… . Thực tế, việc tổ chức chiêu mộ dân chúng đến khai hoang, lập làng ở vùng biên giới Việt - Chân Lạp nói chung, vùng đất Vĩnh Hội Đông nói riêng không thành công vì nơi đây đất trũng thấp, ngập lụt sâu, thường bị quân Xiêm - Chân Lạp cướp phá, dân cư bị nhiều dịch bệnh.
Trước tình hình khó khăn đó, triều Nguyễn tổ chức chiêu mộ dân chúng đến khẩn hoang với hai biện pháp chính: chiêu mộ dân cường tráng lập thành cơ đội và xúc tiến đào kênh. Năm 1819, Nguyễn Văn Thoại nhận lệnh triều đình cho đốc suất đào kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc - Hà Tiên. Sau khi đào kênh xong, Nguyễn Văn Thoại cho chiêu mô dân chúng đến khai hoang, lập thôn làng. Từ những điểm định cư có từ trước (vàm kênh Vĩnh Tế), lưu dân khai phá đất đai mở rộng diện tích vùng cư trú ven bờ sông Châu Đốc hướng lên Vĩnh Hội Đông; ngã ba Tứ Sở là điểm cư dân người Việt định cư sớm nhất ở Vĩnh Hội Đông. Theo lời tâu của Nguyễn Văn Thoại vào năm 1827, ông đã thành lập được 20 xã thôn vùng biên giới , trong đó có thôn Vĩnh Hội (xã Vĩnh Hội Đông ngày nay). Công cuộc khai hoang lập thôn làng ở vùng đất Vĩnh Hội Đông ngày nay trước tiên phải kể đến công lao của ông Trần Văn Quý. Ông Quý gốc người Gò Công, Tiền Giang (trước đó cũng thuộc lớp người từ miềnTrung di dân vào), vì cuộc sống, ông xuống thuyền ra sức chèo chống ngược dòng sông Cửu Long, đến tận vùng đất hoang hóa này mới chịu cắm sào, khai phá, dần dần ổn định cuộc sống.“Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ”, thôn làng từ ấy được hình thành, dân cư ngày càng đông.
Công việc khai phá ở vùng đất Vĩnh Hội Đông ngày nay bước đầu đạt được một số thành quả thì một biến cố xảy ra gần như quét sạch tất cả. Năm 1833, mượn tiếng giúp Lê Văn Khôi, quân Xiêm tràn sang xâm lược nước ta. Cả xung quanh vùng kênh Vĩnh Tế, trong đó có Vĩnh Hội Đông nằm trong tay quân Xiêm, người dân trong vùng phải bỏ cả ruộng vườn, nhà cửa mới tạo dựng được để đi lánh nạn. Sau khi quân Xiêm bị quét ra khỏi bờ cõi, một phần dân cư trở về chốn cũ nhưng công cuộc khẩn hoang phải trở lại bước đầu. Theo kết quả đo đạc của triều Nguyễn vào năm 1836, ghi về thôn Vĩnh Hội như sau: “Nguyên hoang nhàn thổ thủy khẩn câu tác gia cư ” tức nguyên đất bỏ hoang, mới bắt đầu xây dựng nhà cửa.
Trước tình hình đó, để đẩy mạnh việc khai hoang, triều Nguyễn đưa ra nhiều biện pháp khác nhau để khuyến khích người dân đến vùng đất Vĩnh Hội Đông ngày nay khai hoang. Năm 1841, vua Tự Đức “quyết định lại ai lập ấp mộ đủ 30 người khai hoang ở vùng biên giới Việt - Miên thì được tha thuế và miễn dịch suốt đời, ai mộ được 50 người trở lên thì được chánh cửu phẩm bá hộ” . Ngoài khuyến khích, mộ dân lập ấp, đồn điền, triều đình Nguyễn còn rất quan tâm đến vấn đề củng cố an ninh biên cương nên sử dụng cả tù phạm vào việc khai hoang vùng đất Vĩnh Hội Đông. Năm 1852, trong lời tâu của kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương, “tỉnh An Giang tiếp giáp với cõi nước Miên, đất bỏ hoang còn nhiều, xin từ nay trở đi - phàm những tên can phạm trộm cắp, cướp vặt và các tên du côn không rõ lai lịch ở 6 tỉnh Nam kỳ mà tội chỉ man đồ (đồ 3 năm) trở xuống đều phát giao cho các đồn bảo An Giang sai phái… Đối với ruộng khai khẩn được bao nhiêu cho giữ lại làm sản nghiệp đời đời” . Với cách làm này, triều Nguyễn muốn giữ những người tù ở lại sinh sống nơi họ khai phá khi hết hạn tù, góp phần bảo vệ quốc phòng các vùng biên thùy của tỉnh An Giang. Đặc biệt, từ năm 1840 đến 1844, quân Xiêm ngầm mưu khiến Chân Lạp nổi dậy chống triều Nguyễn. Trước tình hình căng thẳng đó, triều Nguyễn cho thành lập thêm các bảo (đồn) cặp biên giới, trong đó có bảo Cần Thăng ở huyện Tây Xuyên ( ngày nay có thể thuộc khu vực Dung Thăng xã Vĩnh Hội Đông). Sau khi tình hình biên giới tạm yên, những binh sĩ triều Nguyễn khi giải ngũ cũng xin ở lại khẩn hoang và nhiều lưu dân người Việt đến thôn Vĩnh Hội sinh sống. Từ đó, dân cư trở nên đông đúc hơn, phần đất phía đông thôn Vĩnh Hội tách ra lập thành thôn mới Vĩnh Hội Đông.
Tóm lại, những cư dân đến Vĩnh Hội Đông sinh sống từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Họ là những binh sĩ triều Nguyễn thấy vùng đất tốt nên ở lại khai khẩn; dân nghèo khổ không chịu nổi áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến ở miền Trung vào định cư; số tù tội bị đi đày đến lao động, khi mãn hạn tù ở lại làm ăn sinh sống....
## 2/. Địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử
Vĩnh Hội Đông xưa kia là thuộc đất Tầm Phong Long. Vùng đất này hầu như còn rừng rậm, hoang hoá. Dưới thời vua Gia Long (1802-1820), vùng đất Vĩnh Hội Đông thuộc phủ Mật Luật, trấn Tây Thành (xứ Cao Miên do nhà Nguyễn bảo hộ). Sách Gia Định thành thông chí ghi “Thủ phủ Mật luật nước Cao Miên ở bờ Đông sông Châu Đốc, đó là đất giáp giữa nước Cao Miên với trấn Vĩnh Thanh”. Đến năm 1824, vua Chân Lạp Nặc Chân xin dâng đất ba phủ Lợi Ỷ Bát, Chân Sâm, Mật Luật cho triều Nguyễn. Sử cũ ghi việc này như sau: Mùa hạ, năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), Quốc vương Chân Lạp Nặc Chân đưa thư đến quan bảo hộ Chân Lạp Nguyễn Văn Thụy (Nguyễn Văn Thoại) nói rằng: “Nước ấy ông cha cháu con đời đời làm phiên thuộc, trên nhờ triều đình bồi đắp giữ được nhân dân, dưới có Thụy trước sau bảo hộ, trừ nạn nước Xiêm, dẹp yên giặc Kế, kể công gấp mười Mạc Thiên Tứ, xin cắt đất ba phủ Lợi Ỷ Bát, Chân Sâm, Mật Luật để báo đức của Thụy cũng như việc cũ báo Mạc Thiên Tứ” ; vua Minh Mệnh hạ lệnh cho Nguyễn Văn Thụy nhận hai phủ Chân Sâm và Mật Luật. Vùng đất Vĩnh Hội Đông lúc này thuộc thôn Vĩnh Hội, tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An, trấn Vĩnh Thanh.
Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, vùng đất Vĩnh Hội Đông thuộc thôn Vĩnh Hội, tổng Châu Phú, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Theo địa bạ An Giang lập vào năm 1836 ghi, Vĩnh Hội thôn ở xứ Vàm Đinh, Đông giáp sông lớn và địa phận thôn Vĩnh Ngươn, Tây giáp rừng, Nam giáp rạch Vàm Đinh và địa phận thôn Vĩnh Ngươn, Bắc giáp rạch Cần Thăng .
Năm 1868, sau khi chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp tiến hành thiết lập các đơn vị hành chính mới. Theo Nghị định ngày 5-1-1876, Pháp bỏ Nam Kỳ lục tỉnh thời nhà Nguyễn, đổi tên thôn thành làng. Nam Kỳ chia ra thành 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bassac, gồm 19 hạt. Khu vực Bassac có 6 hạt Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Trà Ôn, Sóc Trăng; làng Vĩnh Hội Đông thuộc tổng Châu Phú, hạt Châu Đốc. Ngày 20-12-1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi hạt thành tỉnh (province). Nghị định được áp dụng vào ngày 01-01-1900, tỉnh An Giang xưa chia thành 6 tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu; làng Vĩnh Hội Đông thuộc tổng Châu Phú, tỉnh Châu Đốc
Năm 1903, tỉnh Châu Đốc có 3 quận Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên. Năm 1917 lập thêm quận Châu Thành; làng Vĩnh Hội Đông thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Thành, tỉnh Châu Đốc. Năm 1919, quận Châu Thành đổi tên thành quận Châu Phú; làng Vĩnh Hội Đông thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Phú (năm 1939 đổi tên lại quận Châu Thành như cũ).
Dưới chính quyền Sài Gòn, ngày 22-10-1956, tỉnh An Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên cũ và đổi tên làng thành xã; xã Vĩnh Hội Đông thuộc tổng An Phú, quận Châu Phú, tỉnh An Giang. Ngày 06-8-1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách 13 xã của quận Châu Phú để thành lập một quận mới có tên là quận An Phú thuộc tỉnh An Giang; xã Vĩnh Hội Đông thuộc tổng An Phú, quận An Phú, tỉnh An Giang. Ngày 08-9-1964, theo Sắc lệnh 246/NV của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, tỉnh An Giang tách thành 2 tỉnh Châu Đốc và An Giang; xã Vĩnh Hội Đông thuộc tổng An Phú, quận An Phú, tỉnh Châu Đốc.
Về phía chính quyền Cách mạng, sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, bỏ danh xưng quận và gọi thay thế bằng huyện; xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện Châu Phú, tỉnh Châu Đốc. Ngày 06-3-1948, Long Xuyên, Châu Đốc được chia thành hai tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hậu, xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện Châu Phú B, tỉnh Long Châu Tiền. Giữa năm 1949, một số xã của huyện Châu Phú B nhập về huyện Tân Châu; chia huyện Tân Châu làm hai huyện Phú Châu và Tân Châu; xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện Phú Châu . Ngày 27-6-1951, theo Nghị định số 173/NB51 của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, tỉnh Long Châu Sa được thành lập trên cơ sở nhập tỉnh Sa Đéc nhập vào Long Châu Tiền, xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện Phú Châu, tỉnh Long Châu Sa. Tháng 10-1954, Xứ ủy Nam Bộ lập lại hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc, xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện Châu Phú, tỉnh Châu Đốc. Đến năm 1957, xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Tháng 8-1971, thực hiện yêu cầu của Trung ương Cục, tỉnh An Giang chia thành 2 tỉnh An Giang và Châu Hà; xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang và đến tháng 5-1974 thuộc huyện An Phú, tỉnh Long Châu Tiền.
Những tháng đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng là thời kỳ quân quản. Theo Nghị quyết 19/NQ của Bộ Chính trị, hai huyện Tân Châu và An Phú nhập lại thành huyện Phú Châu; xã Vĩnh Vĩnh Hội Đông thuộc huyện Phú Châu, tỉnh An Giang.
Ngày 13-11-1991, huyện Phú Châu chia thành 2 huyện Tân Châu và An Phú theo Quyết định số 273/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, xã Vĩnh Hội Đông thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang cho đến ngày nay.
Hiện nay, xã Vĩnh Hội Đông có 04 ấp gồm Vĩnh Hội, Vĩnh Hòa, Vĩnh An, Vĩnh Phú. Trụ sở Ủy ban nhân dân xã đặt tại ấp Vĩnh Hội.
Xã có dân số trung bình là 13.524 với 3481 hộ dân, trong đó có 77,72% dân số lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
## 3/. Điều kiện tự nhiên, xã hội
Xã Vĩnh Hội Đông là một trong 14 xã, thị trấn của huyện An Phú, là một xã ven biên giới có cửa khẩu Quốc gia Vĩnh Hội Đông. Phía Đông giáp thị trấn An Phú và xã Đa Phước; phía Tây giáp Vương quốc Campuchia; phía Bắc giáp xã Phú Hội; phía Nam giáp phường Vĩnh Nguơn (thành phố Châu Đốc). Tổng diện tích đất tự nhiên là 698 ha, trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp.
Vĩnh Hội Đông có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tạo ra hai mùa nắng và mưa rõ rệt. Vào mùa nắng đường sá khô ráo thuận tiện cho việc đi lại, còn mùa mưa cũng là mùa lũ (nước nổi) về đã cung cấp lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đất. Xã ít chịu ảnh hưởng của gió bão nhưng lại chịu tác động mạnh của quá trình thủy văn. Hằng năm, cứ đến mùng 5 tháng 5 âm lịch là nước sông Bình Di và sông Châu Đốc ở Vĩnh Hội Đông bắt đầu “Quay”, tức là bắt đầu mùa nước nổi. Khoảng từ tháng 7 âm lịch, mực nước trên sông dâng cao, kết hợp với mưa nhiều làm cho gần như toàn bộ khu vực xã chìm trong biển nước, độ ngập trung bình khoảng 2-3 mét. Thời gian ngập lụt kéo dài khá lâu, thường là khoảng 4, 5 tháng. Năm nào nước nổi lên cao thì gây thiệt hại lớn về nhà cửa, tài sản và tính mạng người dân. Tuy nhiên, mùa nước nổi cũng có mặt tích cực, đã mang lại nguồn phù sa và vệ sinh đồng ruộng, cải thiện chất lượng đất, mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân trong mùa nước nổi.
Vĩnh Hội Đông có hệ thống sông, kênh, rạch khá chằng chịt. Sông Bình Di và sông Châu Đốc đoạn chảy qua xã Vĩnh Hội Đông dài khoảng 8 km. Tại thị trấn Long Bình, sông Hậu chia dòng, nhánh hữu ngạn hẹp có độ rộng bằng ¼ sông chính gọi là sông Bình Di. Sau một đoạn khoảng 10 km, sông Bình Di chảy đến Vĩnh Hội Đông thì gặp sông Tà Keo và sông Châu Đốc. Bắt đầu từ ngã ba này, sông Châu Đốc chảy dài xuống thành phố Châu Đốc thì nhập trở lại sông Hậu. Sông Bình Di và sông Châu Đốc có độ rộng bình quân là 150 mét, độ sâu trung bình 7 mét. Ngày nay, sông Bình Di và sông Châu Đốc là nguồn cung cấp nước tưới, phù sa bồi đắp đất đai sản xuất nông nghiệp, phục vụ sinh hoạt đời sống người dân, nguồn cung cấp nguồn thuỷ sản dồi dào, mà còn là đường giao thông thủy rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.
Do địa hình đồng bằng nên cơ cấu kinh tế chủ yếu của Vĩnh Hội Đông là sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, họ trồng cây lúa và một ít cây hoa màu. Vào đầu thế kỷ XX, do vùng đất Vĩnh Hội Đông phần lớn là trũng thấp và hằng năm phải đối phó với lũ lụt, nên người dân trồng cây lúa nổi, mỗi năm 1 vụ với giống Nàng Tây, Tàu Binh và năng suất đạt khoảng 1 tấn/ha. Các giống lúa này có khả năng tăng trưởng nhanh, phát triển theo mực nước, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, chịu được tình trạng ngập sâu, chiều cao từ 3 mét đến 5 mét, gieo trồng vào tháng 5, 6 và thu hoạch vào tháng 1, 2 năm sau; tuy nhiên, do kỹ thuật canh tác cây lúa nổi phụ thuộc vào thiên nhiên nên “năm nào bất ngờ xảy ra lũ lụt hoặc hạn hán, thì năm đó dễ mất mùa, nông dân rơi vào cảnh nghèo đói” . Sau năm 1975, do yêu cầu gia tăng sản xuất nông nghiệp, hệ thống thủy lợi ở Vĩnh Hội Đông phát triển mạnh mẽ, nhiều tuyến kênh được đào, nạo vét để rửa phèn. Người dân Vĩnh Hội Đông không còn trồng lúa nổi mà chuyển sang trồng cây lúa Thần Nông mỗi năm 2 vụ, rồi 3 vụ tăng năng suất và sản lượng lương thực, năng suất bình quân 7 tấn/ha. Ngoài ra, một bộ phận người dân còn sinh sống bằng nghề buôn bán, chăn nuôi bò, heo và gia cầm góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống.
Với vị trí nằm ven sông Bình Di, sông Châu Đốc và hệ thống kênh rạch chằng chịt, Vĩnh Hội Đông cũng là nơi rất giàu về tôm cá, nên một bộ phận người dân còn sinh sống bằng nghề đánh bắt. Dưới triều Nguyễn, Vĩnh Hội Đông là một trong những địa phương khai thác thủy sản nổi tiếng ở tỉnh An Giang xưa. Ngã ba Tứ Sở (4 bến cá) là chỗ người dân tập trung nghề khai thác cá. Hằng năm, vào mùa nước nổi, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh người dân tất bật chuẩn bị tay lưới, xuồng ghe để khai thác thủy sản. Việc đánh bắt ở đây rất đa dạng, chài lưới, đặt dớn, đăng, lờ, lợp, giăng lưới, giăng câu, đặt trúm hoặc xúc ủ,… đặc biệt ở ấp Vĩnh Hòa, Vĩnh An có hơn một trăm hộ dân làm nghề đặt lọp cua đồng quanh năm. Khi nước chuẩn bị rút xuống, mọi ngõ ngách, mọi con sông, kênh nào là cá linh, cá thác lát, cá chốt, cá leo... dân chúng đánh bắt bằng đóng đáy, chày lưới, gió cất, gió gạc,... cá đầy ghe xuồng, ăn không hết phải phơi khô, làm mắm, nước mắm. Bên cạnh đánh bắt, nhiều người dân Vĩnh Hội Đông còn nuôi trồng thủy sản như đào ao nuôi cá bông, cá heo nước ngọt và nuôi cá lồng bè sống dọc theo con sông.
Cùng với sản xuất nông nghiệp, nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống cũng phát triển như đan lưới, đan lọp cua, làm mắm, làm khô… Dọc theo con đường từ ngã ba, một đường qua Phú Hội, một đường thẳng về Vĩnh Hội Đông, từ làng trên đến xóm dưới, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh phơi cá khô ngay trước sân nhà hay trên mé lộ. Cá khô ở Vĩnh Hội Đông rất phong phú, nhất là vào mùa nước nổi do lượng cá được đánh bắt nhiều nhất trong năm, với đủ các loại khô như: Khô cá lóc, cá chạch, cá kết, sặc rằn… đặc biệt nhất là khô rắn. Sản phẩm khô nổi tiếng khắp cả vùng, không chỉ phục vụ ở địa phương mà còn cung ứng cho các chợ đầu mối ở Châu Đốc, Long Xuyên, Thành phố Hồ Chí Minh và bán sang Campuchia.
Giao thông đường bộ, đường thủy ở Vĩnh Hội Đông rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Sông, kênh, rạch ở Vĩnh Hội Đông là một hệ thống hoàn chỉnh vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa là tuyến giao thông thuỷ bộ nối nối liền Vĩnh Hội Đông với sông Hậu. Về giao thông đường bộ, trước năm 1975, hầu hết các con đường trong xã đều là đường đất, thấp, nhỏ hẹp, vào mùa khô thì bụi, mùa mưa thì lầy lội và trơn trượt, mùa nước nổi thì ngập hết và việc đi lại và vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng phương tiện ghe, xuồng. Do đó, việc đi lại mua bán và học hành của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, xã có Tỉnh lộ 957 đi qua nối từ Phước Quản (Đa Phước) đến Nhơn Hội và hầu hết các con đường liên xã đều được tráng nhựa hoặc bê tông xi măng. Sự giao thông, vận chuyển trên địa bàn xã được thông suốt là cầu nối giao thương với thị trấn An Phú, thị trấn Long Bình, thành phố Châu Đốc và nước bạn Campuchia. Tuy nhiên, một số đoạn đường liên ấp vẫn còn đường đất, việc đi lại của người dân có gặp khó khăn vào mùa mưa.
Giao thông thuận lợi thúc đẩy mạnh hoạt động thương mại phát triển. Chợ Vĩnh Hội Đông được hình thành rất sớm so với các nơi khác trong huyện. Đặc biệt, ngày 06-3-2009, Chính phủ ban hành Quyết định số 321/QĐ-TTg nâng cửa khẩu Vĩnh Hội Đông thành cửa khẩu Quốc gia. Cửa khẩu Quốc gia Vĩnh Hội Đông cũng là nơi trao đổi hàng hóa chính qua tỉnh Tà Keo (Vương quốc Campuchia), chủ yếu bằng đường thủy với các loại vật liệu xây dựng, hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp,…; kinh ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu không ngừng tăng lên hàng năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho xã trong việc phát triển thương mại và dịch vụ.
Tình hình dân số trên địa bàn xã có những biến động theo thời gian và tách nhập địa bàn. Năm 1901, dân số trên địa bàn Vĩnh Hội Đông là 322 người . Đến năm 1970, dân số xã Vĩnh Hội Đông tăng lên 12.187 người. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng không lâu, năm 1977, cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra quyết liệt. Xã biên giới Vĩnh Hội Đông, nhiều người dân bị bọn diệt chủng Pol Pot sát hại, nhà cửa gần như bị đốt và phá sạch. Chính quyền địa phương vận động người dân sơ tán ra khỏi vùng biên giới. Ven biên chỉ còn chính quyền cùng lực lượng vũ trang và dân quân du kích nên dân số giảm đáng kể. Đến năm 1979, diệt chủng Pôn-pốt bị đẩy ra khỏi biên giới Việt Nam, chiến tranh kết thúc, nhiều gia đình trở lại Vĩnh Hội Đông làm ăn sinh sống, dân số bắt đầu tăng trở lại. Theo tổng điều tra ngày 01-4-1999, dân số của xã là 12.675 người , mật độ dân số rất đông 1.633 người/ km2 đứng thứ hai trong huyện sau xã Khánh An. Đến ngày 1-4-2009, toàn xã có 3.371 hộ với 13.502 nhân khẩu người, trong đó có 6.878 nam và 6.624 nữ . Theo thống kê năm 2015, dân số toàn xã Vĩnh Hội Đông có 18364 người, trong đó người Kinh 18339 người (chiếm 99%), người Hoa 25 người (chiếm 1%). Hầu hết người dân sinh sống tập trung ven sông, kênh, rạch và các con lộ giao thông.
Về tôn giáo, xã Vĩnh Hội Đông có thành phần tôn giáo khá đa dạng, đa số người dân đều có đạo. Cùng với công cuộc khai hoang lập làng, nhiều tôn giáo cũng được qui tụ về đây. Đạo Phật được truyền bá sớm nhất do các đoàn người đi khai phá đất hoang mang vào. Khi công cuộc định cư ổn định cùng với việc lập thôn làng thì đình, chùa cũng bắt đầu được dựng lên. Đạo Phật giáo Hòa Hảo ra đời năm 1939 tại làng Hòa Hảo (Phú Tân) do ông Huỳnh Phú Sổ sáng lập. Trong một thời gian ngắn đã lan rộng khắp tỉnh và nhanh chóng phát triển ở Vĩnh Hội Đông, thu hút lượng tín đồ khá đông. Theo thống kê năm 2015, xã có 14868 người dân theo đạo, chiếm 64% dân số của xã, trong đó có 6124 người theo đạo Phật giáo Hòa Hảo (chiếm tỉ lệ 26%);5565 người theo đạo Phật (chiếm tỉ lệ 24%); 3163 người theo đạo Cao Đài (chiếm tỉ lệ 13%). Xã có nhiều cơ sở thờ tự, tín ngưỡng như đình thần Vĩnh Hội Đông (ấp Vĩnh Hội), đình Long Phú (ấp Vĩnh Hòa), đình Vĩnh Hội Chơn (còn gọi là đình Dung Thăng ở ấp Vĩnh Hòa), đình An Hòa (ấp Vĩnh An), thánh thất Cao Đài Vĩnh Hội Đông,...