SƠ LƯỢC KIẾN TRÚC CỦA CHÙA PHƯỚC HÒA
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0cgVncCirY8avvQ9qpYF7DtubobGgSmigSeySgPwpYpg3UJyyNNEhc5nTaAT1GHrdl&id=100089349678207&__cft__[0]=AZUJnjPomdsw1dmY4ALBjgmnN31aLhDziIyFBz5xkdonLhb95KJgF-gKdkn_efgnjsCqwZ0zuQU6jxkhqnVG39AIz54g5Fz-guHmPNd_YPyrvSiSuuerusOtI1Onbl8xOYdF4Xb9a_vay6k5D0ND6QQvJWiiJ-1woZhkCTMxOQs3_hdSSNtyE3EMitb8XvXAxfeX_yszeWTj4Kp62HFndehY&__tn__=%2CO%2CP-R
Về lịch sử hình thành và phát triển của chùa thì trang đã có đăng bài viết trước đó. Nhưng cũng xin được nhắc sơ lược lại phần lịch sử hình thành.
- Vào khoảng năm 1920 -1925, thì ở làng có ông giáo Thọ tham gia khởi nghĩa kháng Pháp nhưng thất bại nên ông bị truy sát và trốn sang Cao Miên, lúc đó vì tránh sự truy sát của Pháp nên ông đã xuất gia, sau 1 thời gian thực dân Pháp ngừng càn quét thì ông trở lại Việt Nam, dựng 1 am nhỏ bằng vách lá ở thôn Phước Hưng để tu tập và chờ thời cơ để trở lại hưởng ứng các phong trào kháng Pháp. Đến năm 1945 cách mạng tháng 8 và 2/9 diễn ra các hương chức quản lý địa phương bị bãi bỏ cách chức, thay vào đó là trưởng thôn, ấp sẽ quản lý địa phương. Thời điểm đó khi nhận thức được rằng đời sống dân cư đã ổn định thì ông chính thức tu tập. Vào mùa xuân năm 1953 đức ông Huỳnh Công Bộ (thân phụ của đức Huỳnh giáo chủ PGHH) đi thăm An Hòa tự ở Khánh An và Vĩnh Phước Tự ở Vĩnh Lộc thì có ghé qua thăm am, đức ông vì thấy am đã cũ mục nên xuất 2000 đồng bạc để xây thành chùa. Đến giữa năm 1954 thì chùa được xây hoàn thành và khang trang, sư trong chùa và người dân cũng nhờ đức ông tặng tên và đức ông đặt là Phước Hòa tự.
Về kiến trúc thì Phước Hòa tự được xây kiểu 3 gian 2 chái, gồm có cổ lầu, mái nhị cấp, đại điện, đông lan tây lan, tích hương trù, mái hậu, sân chùa.
- Phần cổ lầu: là phần cao nhất của chùa, cất kiểu 4 mái, mái ngói vảy cá hình đao cong lên rất tỉ mỉ, ở phần chân tượng chính giữa của mái có đề năm 1953 Quý Tỵ, trên mái là vân mây, hoa sen màu sắc đầm thắm, tự nhiên và hài hòa với chùa, ở cổ lầu có đắp nổi 3 chữ 寺和福 Phước Hòa Tự chữ đỏ nền vàng.
- Phần mái nhị cấp: nằm dưới phần cổ lầu có 2 phần mái chồng lên nhau gọi là mái nhị cấp, phần mái này cũng được lợp 4 mái, bằng ngói vảy cá, phần mái đao có gắn vân mây, dưới mái là phần diềm mái được cắt khéo léo bằng gỗ.
- Phần đại điện gồm 3 gian và 2 chái, 3 gian ở giữa được xây kín, bên trong dựng tứ trụ, cột gỗ chắc nguyên khối lên nước bóng ngời, cột to bằng 1 người dang tay ôm, ở giữa thờ tấm trần già và tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhỏ, xung quanh là đại hồng chung và các ngôi thờ khác và vách lưng thì thờ tấm trần điều và phật thầy Tây An... 2 bên đại điện là 2 chái được xây hành lang dài ra sau bếp.
- Đông lan, Tây lan: với đông lang được xây theo kiểu 2 mái xuôi kiểu mái Thái, lợp ngói vuông, lam rào, cửa sổ, mặt thại hết sức sắc sảo và hài hòa, đông lan được dùng để đón khách và dẫn ra bếp, tây lan cũng vậy nhưng tây lan được dùng để đỗ xe và đãi khách hành hương ăn uống.
- tích hương trù là phần bếp của chùa, khá rộng rãi và sạch sẽ.
- mái hậu: mái hậu của chùa hay được gọi là nhà sau được dùng để thờ các vị như Quan công, thiện nam tín nữ, cô hồn, tiền hiền hậu hiền và ông Giáo Thọ.
- Sân chùa: là phần đất trông rộng trước đại điện, sân chùa được lót bằng gạch tàu, có nhiều cây cảnh xanh tươi, ở trước là đông môn, tây môn nối nhau bằng lan can lục bình, ở giữa sân có phần am được xây dựng cực kỳ tinh xảo để thờ đức Hộ pháp, trước chùa có 2 cây da lớn bao phủ, xanh mướt quanh năm
Trên đây là phần sơ lược kiến trúc của chùa Phước Hưng, do khi xưa đây là am thờ của sư theo phật giáo, nhưng được đức ông xây và tặng tên vì vậy đến nay người ta chỉ biết đến chùa Phước Hòa là 1 ngôi cổ tự chùa làng chứ không thuộc giáo hội nào hết.
# SƠ LƯỢC KIẾN TRÚC CỦA CHÙA PHƯỚC HÒA
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0cgVncCirY8avvQ9qpYF7DtubobGgSmigSeySgPwpYpg3UJyyNNEhc5nTaAT1GHrdl&id=100089349678207&__cft__[0]=AZUJnjPomdsw1dmY4ALBjgmnN31aLhDziIyFBz5xkdonLhb95KJgF-gKdkn_efgnjsCqwZ0zuQU6jxkhqnVG39AIz54g5Fz-guHmPNd_YPyrvSiSuuerusOtI1Onbl8xOYdF4Xb9a_vay6k5D0ND6QQvJWiiJ-1woZhkCTMxOQs3_hdSSNtyE3EMitb8XvXAxfeX_yszeWTj4Kp62HFndehY&__tn__=%2CO%2CP-R
- Về lịch sử hình thành và phát triển của chùa thì trang đã có đăng bài viết trước đó. Nhưng cũng xin được nhắc sơ lược lại phần lịch sử hình thành.
- Vào khoảng năm 1920 -1925, thì ở làng có ông giáo Thọ tham gia khởi nghĩa kháng Pháp nhưng thất bại nên ông bị truy sát và trốn sang Cao Miên, lúc đó vì tránh sự truy sát của Pháp nên ông đã xuất gia, sau 1 thời gian thực dân Pháp ngừng càn quét thì ông trở lại Việt Nam, dựng 1 am nhỏ bằng vách lá ở thôn Phước Hưng để tu tập và chờ thời cơ để trở lại hưởng ứng các phong trào kháng Pháp. Đến năm 1945 cách mạng tháng 8 và 2/9 diễn ra các hương chức quản lý địa phương bị bãi bỏ cách chức, thay vào đó là trưởng thôn, ấp sẽ quản lý địa phương. Thời điểm đó khi nhận thức được rằng đời sống dân cư đã ổn định thì ông chính thức tu tập. Vào mùa xuân năm 1953 đức ông Huỳnh Công Bộ (thân phụ của đức Huỳnh giáo chủ PGHH) đi thăm An Hòa tự ở Khánh An và Vĩnh Phước Tự ở Vĩnh Lộc thì có ghé qua thăm am, đức ông vì thấy am đã cũ mục nên xuất 2000 đồng bạc để xây thành chùa. Đến giữa năm 1954 thì chùa được xây hoàn thành và khang trang, sư trong chùa và người dân cũng nhờ đức ông tặng tên và đức ông đặt là Phước Hòa tự.
- Về kiến trúc thì Phước Hòa tự được xây kiểu 3 gian 2 chái, gồm có cổ lầu, mái nhị cấp, đại điện, đông lan tây lan, tích hương trù, mái hậu, sân chùa.
- Phần cổ lầu: là phần cao nhất của chùa, cất kiểu 4 mái, mái ngói vảy cá hình đao cong lên rất tỉ mỉ, ở phần chân tượng chính giữa của mái có đề năm 1953 Quý Tỵ, trên mái là vân mây, hoa sen màu sắc đầm thắm, tự nhiên và hài hòa với chùa, ở cổ lầu có đắp nổi 3 chữ 寺和福 Phước Hòa Tự chữ đỏ nền vàng.
- Phần mái nhị cấp: nằm dưới phần cổ lầu có 2 phần mái chồng lên nhau gọi là mái nhị cấp, phần mái này cũng được lợp 4 mái, bằng ngói vảy cá, phần mái đao có gắn vân mây, dưới mái là phần diềm mái được cắt khéo léo bằng gỗ.
- Phần đại điện gồm 3 gian và 2 chái, 3 gian ở giữa được xây kín, bên trong dựng tứ trụ, cột gỗ chắc nguyên khối lên nước bóng ngời, cột to bằng 1 người dang tay ôm, ở giữa thờ tấm trần già và tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhỏ, xung quanh là đại hồng chung và các ngôi thờ khác và vách lưng thì thờ tấm trần điều và phật thầy Tây An... 2 bên đại điện là 2 chái được xây hành lang dài ra sau bếp.
- Đông lan, Tây lan: với đông lang được xây theo kiểu 2 mái xuôi kiểu mái Thái, lợp ngói vuông, lam rào, cửa sổ, mặt thại hết sức sắc sảo và hài hòa, đông lan được dùng để đón khách và dẫn ra bếp, tây lan cũng vậy nhưng tây lan được dùng để đỗ xe và đãi khách hành hương ăn uống.
- tích hương trù là phần bếp của chùa, khá rộng rãi và sạch sẽ.
- mái hậu: mái hậu của chùa hay được gọi là nhà sau được dùng để thờ các vị như Quan công, thiện nam tín nữ, cô hồn, tiền hiền hậu hiền và ông Giáo Thọ.
- Sân chùa: là phần đất trông rộng trước đại điện, sân chùa được lót bằng gạch tàu, có nhiều cây cảnh xanh tươi, ở trước là đông môn, tây môn nối nhau bằng lan can lục bình, ở giữa sân có phần am được xây dựng cực kỳ tinh xảo để thờ đức Hộ pháp, trước chùa có 2 cây da lớn bao phủ, xanh mướt quanh năm
- Trên đây là phần sơ lược kiến trúc của chùa Phước Hưng, do khi xưa đây là am thờ của sư theo phật giáo, nhưng được đức ông xây và tặng tên vì vậy đến nay người ta chỉ biết đến chùa Phước Hòa là 1 ngôi cổ tự chùa làng chứ không thuộc giáo hội nào hết.
![Chùa Phước Hòa xã Phước Hưng](https://scontent.fsgn19-1.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/435266761_389480200706966_7226367085351894458_n.jpg?stp=cp6_dst-jpg&_nc_cat=103&ccb=1-7&_nc_sid=833d8c&_nc_ohc=RQfgxeCuDmkQ7kNvgG9eHg8&_nc_ht=scontent.fsgn19-1.fna&oh=00_AYCyW4OvNjfG__2EOe4sJgr9oVK1KALHiWvS7SodkYbUcg&oe=66B389C1)
![Chùa Phước Hòa xã Phước Hưng](https://scontent.fsgn19-1.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/435383449_389480264040293_5237172606728415451_n.jpg?_nc_cat=106&ccb=1-7&_nc_sid=833d8c&_nc_ohc=iTWc3VIRZHoQ7kNvgGlUqBo&_nc_ht=scontent.fsgn19-1.fna&oh=00_AYB-8oAMzPbJ4J218ZahkpPoCYPTfIxFH-zWSbsFcQPP9Q&oe=66B37397)
![Chùa Phước Hòa xã Phước Hưng](https://scontent.fsgn19-1.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/435317142_389480327373620_7196364571307907664_n.jpg?_nc_cat=108&ccb=1-7&_nc_sid=833d8c&_nc_ohc=GuDDdRuEoAsQ7kNvgE457I6&_nc_ht=scontent.fsgn19-1.fna&oh=00_AYB7cHQ5dEe9SRg-OqKT8wQtE9kvJIhsZUU7IaWbo-xM2A&oe=66B36856)
![Chùa Phước Hòa xã Phước Hưng](https://scontent.fsgn19-1.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/435256068_389480357373617_4496694958191145218_n.jpg?_nc_cat=104&ccb=1-7&_nc_sid=833d8c&_nc_ohc=nKNDPXsNVl4Q7kNvgGevBVP&_nc_ht=scontent.fsgn19-1.fna&oh=00_AYD2551iXCFt4g9y0Z0yRvJFRJ7q8DdZNti4ZlfSaw1oHw&oe=66B3689A)
![Chùa Phước Hòa xã Phước Hưng](https://scontent.fsgn19-1.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/434662488_389480027373650_1862214389395070238_n.jpg?_nc_cat=111&ccb=1-7&_nc_sid=833d8c&_nc_ohc=JU9HNwPvJSUQ7kNvgFQdN5X&_nc_ht=scontent.fsgn19-1.fna&oh=00_AYAtPqBxfw0o29HoZr4Fy4c4t-_MGTPI8HOnaz6wP6ZbcA&oe=66B386D7)
![Chùa Phước Hòa xã Phước Hưng](https://scontent.fsgn19-1.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/434703085_389480087373644_8570724686537000640_n.jpg?stp=cp6_dst-jpg&_nc_cat=104&ccb=1-7&_nc_sid=833d8c&_nc_ohc=MrNQUCumwewQ7kNvgHDcDgL&_nc_ht=scontent.fsgn19-1.fna&oh=00_AYCktSw4vPUmsjwvoQkpO15O8UsFVsZVHUNH2cps_2Q7kg&oe=66B36438)