Trạng thái
Tin tức về An Phú

Phát hiện 29 hài cốt liệt sĩ tại căn cứ Vạt Lài - B3, An Giang

Từ ngày 22 đến 31-3, tại ấp Vạt Lài, xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang), với sự hỗ trợ của chính quyền, nhân dân địa phương, Đội K93 - Bộ CHQS tỉnh An Giang đã cất bốc, quy tập thêm được 29 hài cốt liệt sĩ hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Theo Đại tá Huỳnh Trí - Anh hùng LLVTND, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh An Giang, nơi đây từng là nghĩa trang của khu căn cứ cách mạng B3 - Vạt Lài. Căn cứ cách mạng này được hình thành từ năm 1960 đến 1969.

Đây là thời điểm ác liệt của cuộc chiến tranh giải phóng trên vùng biên giới An Giang. Về phía ta, tranh thủ xây dựng căn cứ, lập vùng giải phóng; về phía địch, điên cuồng bắn phá, càn quét, xóa căn cứ. Đã có những cán bộ, chiến sĩ gồm người địa phương và bộ đội chủ lực hy sinh được đưa về đây chôn cất.

Phát hiện 29 hài cốt liệt sĩ tại căn cứ Vạt Lài - B3, An Giang

Cán bộ, chiến sỹ Đội K93 - Bộ CHQS tỉnh An Giang đang gói hài cốt liệt sĩ và di vật theo đúng qui định.

Sau giải phóng, nhiều hài cốt trong nghĩa trang này được đơn vị đưa về an táng tại các Nghĩa trang liệt sĩ phía sau hoặc trong phần đất gia đình của các liệt sĩ. Còn lại một số hài cốt do nằm khuất sâu trong vườn cây ăn trái, ruộng rẫy của người dân nên việc quy tập gặp khó khăn.

Qua nhiều lần phối hợp cùng với chính quyền, đoàn thể địa phương tiến hành công tác tuyên truyền, vận động, đến giữa tháng 3 vừa qua, Đội K93 cử một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trở lại đây khảo sát, tìm kiếm, cất bốc thêm được 29 hài cốt liệt sĩ; trong số này có 3 bộ hài cốt được xác định là nữ. Hiện, Đội K93 đang bước vào cao điểm tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đợt 2, giai đoạn 2015-2016.

Địa bàn hoạt động của Đội thuộc các tỉnh Tà Keo, Kompongspeu Vương quốc Campuchia và trong nước. Chỉ huy đơn vị rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của nhân dân trong cả nước bằng việc chỉ dẫn mộ liệt sĩ hoặc cung cấp thông tin về những liệt sĩ đã được quy tập, nhằm giúp cho Đội thêm phần thuận lợi trong quá trình làm nhiệm vụ.

Mọi thông tin xin liên hệ số điện thoại Ban Chỉ huy Đội K93 - Bộ CHQS tỉnh An Giang: 0763.876120; Đội trưởng, Đại tá Phạm Quang Trung: 0917.877600; Đội phó, Thượng tá Lê Văn Thắng: 0918.027422.

Văn Đức
http://cand.com.vn/Xa-hoi/Phat-hien-29-hai-cot-liet-si-tai-can-cu-Vat-Lai-B3-an-Giang-387609/

Từ ngày 22 đến 31-3, tại ấp Vạt Lài, xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang), với sự hỗ trợ của chính quyền, nhân dân địa phương, Đội K93 - Bộ CHQS tỉnh An Giang đã cất bốc, quy tập thêm được 29 hài cốt liệt sĩ hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Theo Đại tá Huỳnh Trí - Anh hùng LLVTND, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh An Giang, nơi đây từng là nghĩa trang của khu căn cứ cách mạng B3 - Vạt Lài. Căn cứ cách mạng này được hình thành từ năm 1960 đến 1969. Đây là thời điểm ác liệt của cuộc chiến tranh giải phóng trên vùng biên giới An Giang. Về phía ta, tranh thủ xây dựng căn cứ, lập vùng giải phóng; về phía địch, điên cuồng bắn phá, càn quét, xóa căn cứ. Đã có những cán bộ, chiến sĩ gồm người địa phương và bộ đội chủ lực hy sinh được đưa về đây chôn cất. http://static.cand.com.vn/Files/Image/2016/03/31/thumb_660_32eb87cd-f80e-4251-bffc-b6b67c8cf835.JPG Cán bộ, chiến sỹ Đội K93 - Bộ CHQS tỉnh An Giang đang gói hài cốt liệt sĩ và di vật theo đúng qui định. Sau giải phóng, nhiều hài cốt trong nghĩa trang này được đơn vị đưa về an táng tại các Nghĩa trang liệt sĩ phía sau hoặc trong phần đất gia đình của các liệt sĩ. Còn lại một số hài cốt do nằm khuất sâu trong vườn cây ăn trái, ruộng rẫy của người dân nên việc quy tập gặp khó khăn. Qua nhiều lần phối hợp cùng với chính quyền, đoàn thể địa phương tiến hành công tác tuyên truyền, vận động, đến giữa tháng 3 vừa qua, Đội K93 cử một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trở lại đây khảo sát, tìm kiếm, cất bốc thêm được 29 hài cốt liệt sĩ; trong số này có 3 bộ hài cốt được xác định là nữ. Hiện, Đội K93 đang bước vào cao điểm tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đợt 2, giai đoạn 2015-2016. Địa bàn hoạt động của Đội thuộc các tỉnh Tà Keo, Kompongspeu Vương quốc Campuchia và trong nước. Chỉ huy đơn vị rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của nhân dân trong cả nước bằng việc chỉ dẫn mộ liệt sĩ hoặc cung cấp thông tin về những liệt sĩ đã được quy tập, nhằm giúp cho Đội thêm phần thuận lợi trong quá trình làm nhiệm vụ. Mọi thông tin xin liên hệ số điện thoại Ban Chỉ huy Đội K93 - Bộ CHQS tỉnh An Giang: 0763.876120; Đội trưởng, Đại tá Phạm Quang Trung: 0917.877600; Đội phó, Thượng tá Lê Văn Thắng: 0918.027422. Văn Đức http://cand.com.vn/Xa-hoi/Phat-hien-29-hai-cot-liet-si-tai-can-cu-Vat-Lai-B3-an-Giang-387609/

An Giang phát hiện 29 hài cốt liệt sỹ thời Kháng chiến chống Mỹ

Đội K93 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Gian đã cất bốc, quy tập 29 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, trong đó có 3 bộ hài cốt được xác định là nữ chiến sỹ.

Phát hiện 29 hài cốt liệt sĩ tại căn cứ Vạt Lài - B3, An Giang

(Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)

Đại tá Phạm Quang Trung, Đội trưởng Đội K93, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang, cho biết được sự hỗ trợ của chính quyền và nhân dân địa phương, từ ngày 22-30/3, tại ấp Vạt Lài, xã Khánh Bình, huyện An Phú (tỉnh An Giang), Đội K93 đã cất bốc, quy tập thêm được 29 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, trong đó có 3 bộ hài cốt được xác định là nữ chiến sỹ.

Theo Đại tá Huỳnh Trí, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang, địa điểm mà cơ quan chức năng vừa phát hiện 29 bộ hài cốt liệt sỹ từng là nghĩa trang của khu căn cứ cách mạng B3-Vạt Lài.

Căn cứ cách mạng này được hình thành từ năm 1960 đến 1969 (thời điểm ác liệt của cuộc kháng chiến giải phóng vùng biên giới An Giang). Đơn vị vũ trang cách mạng đã xây dựng căn cứ, lập vùng giải phóng, trong khi địch điên cuồng bắn phá, càn quét, xóa căn cứ. Sau khi hy sinh, nhiều liệt sỹ đã được đưa về đây chôn cất.

Sau ngày giải phóng, nhiều hài cốt trong nghĩa trang này đã được đưa về an táng tại các nghĩa trang liệt sỹ ở gần đó hoặc trong phần đất của gia đình các liệt sỹ; còn lại một số hài cốt do nằm khuất sâu trong vườn cây ăn trái và ruộng, rẫy của người dân nên việc quy tập gặp khó khăn.

Tháng Ba vừa qua, Đội K93 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang đã tiếp tục khảo sát, tìm kiếm và cất bốc thêm được 29 hài cốt liệt sỹ./.

Vương Thoại Trung (TTXVN/Vietnam+) lúc : 31/03/16 11:27
http://www.vietnamplus.vn/an-giang-phat-hien-29-hai-cot-liet-sy-thoi-khang-chien-chong-my/378964.vnp

# An Giang phát hiện 29 hài cốt liệt sỹ thời Kháng chiến chống Mỹ Đội K93 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Gian đã cất bốc, quy tập 29 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, trong đó có 3 bộ hài cốt được xác định là nữ chiến sỹ. http://1.i.baomoi.xdn.vn/w460x/16/03/31/100/19014141/1_158158.jpg (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN) Đại tá Phạm Quang Trung, Đội trưởng Đội K93, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang, cho biết được sự hỗ trợ của chính quyền và nhân dân địa phương, từ ngày 22-30/3, tại ấp Vạt Lài, xã Khánh Bình, huyện An Phú (tỉnh An Giang), Đội K93 đã cất bốc, quy tập thêm được 29 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, trong đó có 3 bộ hài cốt được xác định là nữ chiến sỹ. Theo Đại tá Huỳnh Trí, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang, địa điểm mà cơ quan chức năng vừa phát hiện 29 bộ hài cốt liệt sỹ từng là nghĩa trang của khu căn cứ cách mạng B3-Vạt Lài. Căn cứ cách mạng này được hình thành từ năm 1960 đến 1969 (thời điểm ác liệt của cuộc kháng chiến giải phóng vùng biên giới An Giang). Đơn vị vũ trang cách mạng đã xây dựng căn cứ, lập vùng giải phóng, trong khi địch điên cuồng bắn phá, càn quét, xóa căn cứ. Sau khi hy sinh, nhiều liệt sỹ đã được đưa về đây chôn cất. Sau ngày giải phóng, nhiều hài cốt trong nghĩa trang này đã được đưa về an táng tại các nghĩa trang liệt sỹ ở gần đó hoặc trong phần đất của gia đình các liệt sỹ; còn lại một số hài cốt do nằm khuất sâu trong vườn cây ăn trái và ruộng, rẫy của người dân nên việc quy tập gặp khó khăn. Tháng Ba vừa qua, Đội K93 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang đã tiếp tục khảo sát, tìm kiếm và cất bốc thêm được 29 hài cốt liệt sỹ./. Vương Thoại Trung (TTXVN/Vietnam+) lúc : 31/03/16 11:27 http://www.vietnamplus.vn/an-giang-phat-hien-29-hai-cot-liet-sy-thoi-khang-chien-chong-my/378964.vnp

Anh hùng Huỳnh Trí

Đồng chí Huỳnh Trí sinh ngày 30-11-1949, quê quán xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng, cha mẹ đều tham gia trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Năm 20 tuổi, Huỳnh Trí bắt đầu tham gia cách mạng với nhiệm vụ đầu tiên là chiến sĩ trinh sát Tiểu đoàn 512 An Giang.

Từ năm 1970 đến 1974, anh trải qua nhiều chức vụ: Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng - Tiểu đội trinh sát; Trung đội phó, Trung đội trưởng - Đại đội 1, Tiểu đoàn 512. Dù ở bất kỳ cương vị nào trong mỗi trận đánh, Huỳnh Trí luôn dũng cảm đi đầu. Trận đầu tiên, ngày 17-7-1969, tạo nên một ký ức khó quên là đánh vào khu trù mật Tân An (Bến Nước - Tân Châu). Đây là trận đánh mà tương quan lực lượng giữa ta và địch không cân sức. Trận này có bảy đồng chí tham gia: Thương làm mũi trưởng, Út Tiếng, Thành mũi phó, Trí, Muôn, Giảo, Xuân. Đạn bên trong đồn bắn ra dữ dội, đồng chí Thương, Út Tiếng trúng đạn hy sinh ngay. Cầm cự khá lâu cuối cùng đành phải rút lui. Các đồng chí Muôn, Giảo hy sinh. Xuân bị thương và cũng ra đi. Còn lại Trí và Thành, nhưng tinh thần chiến đấu lại càng cao hơn vì quyết trả thù cho những đồng đội mình đã ngã xuống. Chính nhờ kinh nghiệm trận này mà liên tiếp các trận sau Huỳnh Trí tham gia đánh đều thắng như: trận tập kích đồng Chạy Thum, trận tập kích 2 đại đội địch ở Thị xã Takeo (1970), trận chống càn với sư đoàn 9 ở núi Phú Cường, chốt giữ đồi Tức Dụp (1971), trận tập kích diệt 01 đại đội địch ở Lợi Dân (1972), trận tập kích tiêu diệt trung đội nghĩa quân ở khu 11, trận tập kích một tiểu đoàn ở khóa đầu Thường Thới Hậu, Trung đội dân vệ đồn Ba Chánh (1974); trận đánh vu hồi lính Pôn Pốt ở Long Tiên (1979)… Huỳnh Trí đã cùng đồng đội trực tiếp tham gia đánh 132 trận lớn nhỏ, trong đó có nhiều trận mà đồng chí trực tiếp chỉ huy, diệt, bắt sống hàng trăm tên địch. Riêng đồng chí đã tiêu diệt 43 tên địch, bắt sống 27 tên, thu 58 súng và 3 máy PRC 25.

Nhớ lại trận tiêu diệt đồn Giồng Găng ở xã Phú Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp vào đêm 12 rạng 13-10-1974. Lúc đó với cương vị là Đại đội phó (Đại đội 1, Tiểu đoàn 512), Huỳnh Trí chỉ huy một mũi tiến công. Khi mũi phá mìn của đồng chí áp sát trận địa thì phát hiện tình huống đã thay đổi không đúng như kế hoạch ban đầu. Sợ không kịp giờ hợp đồng tác chiến, tình huống lúc này rối ren vì chiến sĩ phụ trách cắt rào lạc mất, nên buộc đồng chí phải quyết tâm cắt rào bằng mọi giá để vào trong phá mìn. Trong giờ phút sinh tử, đồng chí đã cương quyết bằng mọi giá phải cắt cho được dây mìn “lay-mo”. Không còn tính toán nguy hiểm tới tính mạng, đồng chí chấp nhận hy sinh để mở cửa đưa đội hình vào. Huỳnh Trí nhảy lên kéo đại trái mìn, dây mìn dài “dùn xuống” dùng răng cắn “ngọt sớt” làm đứt dây mìn, giúp đồng đội tiến thẳng vào bên trong, đúng là một chuyện hiếm!. Kết quả trận đó ta tiêu diệt gọn một trung đội dân vệ, diệt tại chỗ 25 tên, bắt sống 02 tên, thu 18 súng các loại, 01 máy PRC 25. Quan trọng nhất, là nhổ được “cái gai cứng” án ngữ đường vận chuyển quân và hậu cần. Sau trận đó, đơn vị được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì, đồng chí được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.

Từ tháng 4-1974 đến 7-1984, đồng chí giữ các chức vụ: Đại đội phó, Đại đội trưởng kiêm Chính trị viên Đại đội 1, Tiểu đoàn 512. Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng - Tiểu đoàn 1, Đoàn 9905 (An Giang). Phó Tham mưu trưởng Đoàn 9905, Mặt trận 979 (Quân khu 9). Phó Chủ nhiệm Chính trị Đoàn 9905, Mặt trận 979, Quân khu 9. Nhận nhiệm vụ, nhưng Huỳnh Trí cùng anh em trong đơn vị đi sâu nghiên cứu tình hình, dù vất vả, vẫn nêu cao tinh thần tích cực, tận tụy, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tháng 3-1987 đồng chí được cử đi học ở trường Chuyên gia Quân sự 481 - Bộ Quốc phòng, với nhiệm vụ là Chủ nhiệm Chính trị - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang. Tháng 9-1999, đồng chí nghỉ hưu và tình nguyện gia nhập đội K93, đội K90 đi tìm mộ đồng đội quy tập về nghĩa trang liệt sỹ tỉnh. Đồng chí cùng anh em đội K93 dầm mưa, dãi nắng ở núi rừng hàng tháng trời tại Campuchia, quyết tâm tìm cho được hài cốt đồng đội để đưa an nghỉ trên đất mẹ. Dù tuổi tác ngày một cao và các vết thương đau nhức vẫn hoành hành mỗi khi trời trở gió, nhưng đồng chí vẫn lặn lội khắp chiến trường xưa, góp phần cùng Đội quy tập được trên 1.270 hài cốt ở Campuchia và trong nước.

Hơn 40 năm hoạt động cách mạng, đồng chí luôn gương mẫu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sống khiêm tốn, giản dị, đoàn kết với anh em đồng đội, được mọi người tin yêu, mến phục, góp phần viết lên trang sử hào hùng của lực lượng vũ trang tỉnh nhà. Với những đóng góp trong kháng chiến, ngày 05-12-2007, Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho Đại tá Huỳnh Trí.

PHÒNG LỊCH SỬ ĐẢNG

Theo Thông tin công tác tư tưởng số tháng 11/2014- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang
http://truongchinhtri.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN_A3cLA0_PUMMwj4BAwyB3U_2CbEdFAAkRpWk!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/truongchinhtri/truongchinhtrisite/lyluanchinhtri/tuyentruyengiaoduc/anhhunghuynhtri2014


Người lính già tìm đồng đội

Hơn mười năm qua, tất cả các cánh rừng sâu hay vùng khô cằn sỏi đá trên đất nước Chùa Tháp đều in dấu chân Đại tá về hưu. Huỳnh Trí - người lính già nhất của Đội K93 An Giang làm nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Cam-pu-chia. Cực khổ là vậy nhưng ông không nản lòng, quyết tâm tìm kiếm hài cốt đồng đội đưa trở về đất mẹ.

(Phát hiện 29 hài cốt liệt sĩ tại căn cứ Vạt Lài - B3, An Giang)

Về hưu vẫn xin đi tìm đồng đội

Chiếc xe u-oát của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang đưa chúng tôi sang Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (An Giang) - Phnôm Din (Tà Keo) rồi ngược quốc lộ 2 vào thị xã Tà Keo trên con đường láng nhựa rộng thênh thang. Tuyến quốc lộ mới ấy nối liền các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với Phnôm Pênh, mở lối giao thương cho hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia. Từ thị xã Tà Keo rẽ qua quốc lộ 3 đi thẳng tới xã Pong và xã Tua Sa La, huyện Poset, tỉnh Kompong Speau. Với đoạn đường khoảng 250 km, phải mất hơn ba tiếng rưỡi đồng hồ mới tới nơi đóng quân của Đội chuyên trách K93 An Giang. Hơn mười năm qua, địa bàn các tỉnh Ta Keo, Kampot, Kompong Speau, Koh Kong... đều in dấu chân cán bộ, chiến sĩ Đội K93 An Giang. Đó là những địa điểm đóng quân của Trung đoàn 40, 41, 26, 101 và Sư đoàn 1 miền bắc giai đoạn 1970 - 1973, là nơi quân tình nguyện Việt Nam hy sinh nhiều nhất.

Ánh nắng chiều nhạt dần rồi khuất sau đỉnh núi Kirirom. Đoàn xe đưa anh em Đội K93 An Giang đi công tác đã về tới doanh trại dã chiến trong khu vườn cây ăn trái của vị tướng Lữ đoàn 21 Cam-pu-chia. Không khí sinh hoạt cuối ngày nhộn nhịp lên hẳn. Trong đoàn cán bộ, chiến sĩ Đội K93 An Giang, chúng tôi đặc biệt chú ý người lính già đã ngoài 60 tuổi nhưng trông khỏe mạnh, dẻo dai. Đó là Đại tá Huỳnh Trí (Hai Trí) đã về hưu từ năm 2000, nhưng hơn mười năm qua vẫn gắn bó công tác cùng Đội K93 An Giang đi tìm đồng đội.

Đại tá Phan Văn Lê (Ba Lê), Phó đội trưởng K93 cho biết, mặc dù có quyết định về hưu nhưng Đại tá Huỳnh Trí vẫn nhất quyết xin đi tìm đồng đội. Biết không thể ngăn quyết tâm của ông, nhưng phải xin ý kiến tổ chức đàng hoàng, được chấp thuận mới dám cho Hai Trí đi. Ba Lê nói vui: Tiếng là cán bộ Đội K93, nhưng anh em đâu cho ông đào cuốc, vận chuyển hành trang hay xách đồ đạc nặng nhọc. Cả ngày, Hai Trí đi thu thập tin tức, xử lý nguồn thông tin do người dân Cam-pu-chia cung cấp về địa chỉ mộ, tiến hành phân tích địa hình, địa vật và khảo sát, sau đó đề xuất chỉ huy anh em đi đào bới, đỡ vất vả. Do công việc căng thẳng, cho nên lúc nào ông cũng trầm tư, suy nghĩ. Sự có mặt của Hai Trí động viên tinh thần anh em, quên đi mệt nhọc, nỗi vất vả chốn núi rừng. Có ông là cả tập thể Đội cảm thấy rất yên tâm, vững bụng trên đường làm nhiệm vụ. Trong suốt hơn mười năm qua, người ta thấy Hai Trí trên đất Cam-pu-chia nhiều hơn ở nhà.

Sâu nặng nghĩa tình

Ở độ tuổi 65, sinh hoạt trong Đội K93 An Giang có người gọi ông bằng anh, đứa nhỏ nhất kêu là chú. Còn các bạn Đội công tác chuyên trách Cam-pu-chia thường gọi Hai Trí là "Tà Hai" vì cảm mến và tôn trọng, đề cao ông như người có uy tín ở trong phum, sóc. Tuy được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các lực lượng chuyên trách cũng như chính quyền sở tại, nhưng công việc tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ luôn đối mặt với nhiều khó khăn, gian khổ. Hai Trí kể, trong một lần sang Kor Thum (tỉnh Kan Dal) để thu thập tin tức, phát hiện, xác định vị trí đào mộ. Nhưng rủi thay, vị trí mộ lại ngay trong nhà máy xay lúa của một người Hoa. Ông phải kiên trì năn nỉ gần cả tháng trời họ mới cho đào. Kết quả tìm được hai hài cốt của bộ đội ta. Xong đâu đó phải tổ chức xây dựng lại y như hiện trạng ban đầu cho gia chủ. Cực khổ, vất vả là vậy, nhưng anh em không hề nản lòng.

Đại tá Phạm Quang Trung, Đội trưởng K93 cho biết, lợi thế của Hai Trí là từng trực tiếp tham gia chiến đấu tại các chiến trường ở Cam-pu-chia và hiểu biết nhiều. Chuyện địa hình và địa vật đều trông cậy vào ông, chứ thực ra anh em trong Đội K93 đâu có ai rành đường. Sau chiến tranh, hàng chục năm tất cả cảnh vật, núi rừng đều hoàn toàn thay đổi. Vậy mà hơn 10 năm qua, tại các tỉnh Ta Keo, Kan Dal, Kampot, Kompong Speau, Koh Kong... đều có dấu chân của Hai Trí đi tìm mộ liệt sĩ, với tư cách là "cố vấn" cho Đội K90 Quân khu 9 và Đội K93 An Giang. Hồi còn ở bên quê nhà, lãnh đạo Phòng Chính sách Ban chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang thường nói với chúng tôi: Những năm qua, đồng chí Huỳnh Trí đã đích thân chỉ dẫn, tìm kiếm hơn 1.000 hài cốt liệt sĩ, trong số này có nhiều anh, chị hy sinh ven tuyến biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. Sau ngày 30-4-1975, ông đã thực hiện công việc này rồi, chứ không phải mới đây. Đi công tác tới đâu, nghe ngóng tình hình, dò la tin tức được là rủ anh em cùng làm. Đây là một hành động rất đáng trân trọng, sâu nặng nghĩa tình đồng đội và là cốt cách cao đẹp của người lính Cụ Hồ.

Buổi sáng, núi rừng Kompong Speau có nhiều sương giăng, vẫn trong bộ đồng phục mầu xanh, cán bộ, chiến sĩ Đội K93 An Giang lại tiếp tục lên đường. Điểm đến sáng nay là một khu rừng khô cằn sỏi đá, nghe đâu có đến năm bộ hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam được một gia đình ở Cam-pu-chia trông giữ suốt 35 năm qua. Sau cái vẫy tay chào tạm biệt, người lính già đã nhảy thoắt lên xe rồi khuất dần trong gió bụi mịt mù. Chia tay ông, chúng tôi vẫn nhớ như in những lời tâm huyết: "Còn sức là tôi còn tiếp tục đi tìm đồng đội. Chỉ khi tôi nằm xuống hoặc đã đưa tất cả các anh về đất mẹ thì mới nhẹ lòng và công việc này.

Theo Báo QĐND

## Anh hùng Huỳnh Trí Đồng chí Huỳnh Trí sinh ngày 30-11-1949, quê quán xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng, cha mẹ đều tham gia trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Năm 20 tuổi, Huỳnh Trí bắt đầu tham gia cách mạng với nhiệm vụ đầu tiên là chiến sĩ trinh sát Tiểu đoàn 512 An Giang. Từ năm 1970 đến 1974, anh trải qua nhiều chức vụ: Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng - Tiểu đội trinh sát; Trung đội phó, Trung đội trưởng - Đại đội 1, Tiểu đoàn 512. Dù ở bất kỳ cương vị nào trong mỗi trận đánh, Huỳnh Trí luôn dũng cảm đi đầu. Trận đầu tiên, ngày 17-7-1969, tạo nên một ký ức khó quên là đánh vào khu trù mật Tân An (Bến Nước - Tân Châu). Đây là trận đánh mà tương quan lực lượng giữa ta và địch không cân sức. Trận này có bảy đồng chí tham gia: Thương làm mũi trưởng, Út Tiếng, Thành mũi phó, Trí, Muôn, Giảo, Xuân. Đạn bên trong đồn bắn ra dữ dội, đồng chí Thương, Út Tiếng trúng đạn hy sinh ngay. Cầm cự khá lâu cuối cùng đành phải rút lui. Các đồng chí Muôn, Giảo hy sinh. Xuân bị thương và cũng ra đi. Còn lại Trí và Thành, nhưng tinh thần chiến đấu lại càng cao hơn vì quyết trả thù cho những đồng đội mình đã ngã xuống. Chính nhờ kinh nghiệm trận này mà liên tiếp các trận sau Huỳnh Trí tham gia đánh đều thắng như: trận tập kích đồng Chạy Thum, trận tập kích 2 đại đội địch ở Thị xã Takeo (1970), trận chống càn với sư đoàn 9 ở núi Phú Cường, chốt giữ đồi Tức Dụp (1971), trận tập kích diệt 01 đại đội địch ở Lợi Dân (1972), trận tập kích tiêu diệt trung đội nghĩa quân ở khu 11, trận tập kích một tiểu đoàn ở khóa đầu Thường Thới Hậu, Trung đội dân vệ đồn Ba Chánh (1974); trận đánh vu hồi lính Pôn Pốt ở Long Tiên (1979)… Huỳnh Trí đã cùng đồng đội trực tiếp tham gia đánh 132 trận lớn nhỏ, trong đó có nhiều trận mà đồng chí trực tiếp chỉ huy, diệt, bắt sống hàng trăm tên địch. Riêng đồng chí đã tiêu diệt 43 tên địch, bắt sống 27 tên, thu 58 súng và 3 máy PRC 25. Nhớ lại trận tiêu diệt đồn Giồng Găng ở xã Phú Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp vào đêm 12 rạng 13-10-1974. Lúc đó với cương vị là Đại đội phó (Đại đội 1, Tiểu đoàn 512), Huỳnh Trí chỉ huy một mũi tiến công. Khi mũi phá mìn của đồng chí áp sát trận địa thì phát hiện tình huống đã thay đổi không đúng như kế hoạch ban đầu. Sợ không kịp giờ hợp đồng tác chiến, tình huống lúc này rối ren vì chiến sĩ phụ trách cắt rào lạc mất, nên buộc đồng chí phải quyết tâm cắt rào bằng mọi giá để vào trong phá mìn. Trong giờ phút sinh tử, đồng chí đã cương quyết bằng mọi giá phải cắt cho được dây mìn “lay-mo”. Không còn tính toán nguy hiểm tới tính mạng, đồng chí chấp nhận hy sinh để mở cửa đưa đội hình vào. Huỳnh Trí nhảy lên kéo đại trái mìn, dây mìn dài “dùn xuống” dùng răng cắn “ngọt sớt” làm đứt dây mìn, giúp đồng đội tiến thẳng vào bên trong, đúng là một chuyện hiếm!. Kết quả trận đó ta tiêu diệt gọn một trung đội dân vệ, diệt tại chỗ 25 tên, bắt sống 02 tên, thu 18 súng các loại, 01 máy PRC 25. Quan trọng nhất, là nhổ được “cái gai cứng” án ngữ đường vận chuyển quân và hậu cần. Sau trận đó, đơn vị được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì, đồng chí được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Từ tháng 4-1974 đến 7-1984, đồng chí giữ các chức vụ: Đại đội phó, Đại đội trưởng kiêm Chính trị viên Đại đội 1, Tiểu đoàn 512. Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng - Tiểu đoàn 1, Đoàn 9905 (An Giang). Phó Tham mưu trưởng Đoàn 9905, Mặt trận 979 (Quân khu 9). Phó Chủ nhiệm Chính trị Đoàn 9905, Mặt trận 979, Quân khu 9. Nhận nhiệm vụ, nhưng Huỳnh Trí cùng anh em trong đơn vị đi sâu nghiên cứu tình hình, dù vất vả, vẫn nêu cao tinh thần tích cực, tận tụy, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tháng 3-1987 đồng chí được cử đi học ở trường Chuyên gia Quân sự 481 - Bộ Quốc phòng, với nhiệm vụ là Chủ nhiệm Chính trị - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang. Tháng 9-1999, đồng chí nghỉ hưu và tình nguyện gia nhập đội K93, đội K90 đi tìm mộ đồng đội quy tập về nghĩa trang liệt sỹ tỉnh. Đồng chí cùng anh em đội K93 dầm mưa, dãi nắng ở núi rừng hàng tháng trời tại Campuchia, quyết tâm tìm cho được hài cốt đồng đội để đưa an nghỉ trên đất mẹ. Dù tuổi tác ngày một cao và các vết thương đau nhức vẫn hoành hành mỗi khi trời trở gió, nhưng đồng chí vẫn lặn lội khắp chiến trường xưa, góp phần cùng Đội quy tập được trên 1.270 hài cốt ở Campuchia và trong nước. Hơn 40 năm hoạt động cách mạng, đồng chí luôn gương mẫu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sống khiêm tốn, giản dị, đoàn kết với anh em đồng đội, được mọi người tin yêu, mến phục, góp phần viết lên trang sử hào hùng của lực lượng vũ trang tỉnh nhà. Với những đóng góp trong kháng chiến, ngày 05-12-2007, Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho Đại tá Huỳnh Trí. PHÒNG LỊCH SỬ ĐẢNG Theo Thông tin công tác tư tưởng số tháng 11/2014- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang http://truongchinhtri.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN_A3cLA0_PUMMwj4BAwyB3U_2CbEdFAAkRpWk!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/truongchinhtri/truongchinhtrisite/lyluanchinhtri/tuyentruyengiaoduc/anhhunghuynhtri2014 --- ## Người lính già tìm đồng đội Hơn mười năm qua, tất cả các cánh rừng sâu hay vùng khô cằn sỏi đá trên đất nước Chùa Tháp đều in dấu chân Đại tá về hưu. Huỳnh Trí - người lính già nhất của Đội K93 An Giang làm nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Cam-pu-chia. Cực khổ là vậy nhưng ông không nản lòng, quyết tâm tìm kiếm hài cốt đồng đội đưa trở về đất mẹ. (http://www.nhantimdongdoi.org/upload/images/News/1332371014_nguoi%20linh%20gia.jpg) ### Về hưu vẫn xin đi tìm đồng đội Chiếc xe u-oát của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang đưa chúng tôi sang Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (An Giang) - Phnôm Din (Tà Keo) rồi ngược quốc lộ 2 vào thị xã Tà Keo trên con đường láng nhựa rộng thênh thang. Tuyến quốc lộ mới ấy nối liền các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với Phnôm Pênh, mở lối giao thương cho hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia. Từ thị xã Tà Keo rẽ qua quốc lộ 3 đi thẳng tới xã Pong và xã Tua Sa La, huyện Poset, tỉnh Kompong Speau. Với đoạn đường khoảng 250 km, phải mất hơn ba tiếng rưỡi đồng hồ mới tới nơi đóng quân của Đội chuyên trách K93 An Giang. Hơn mười năm qua, địa bàn các tỉnh Ta Keo, Kampot, Kompong Speau, Koh Kong... đều in dấu chân cán bộ, chiến sĩ Đội K93 An Giang. Đó là những địa điểm đóng quân của Trung đoàn 40, 41, 26, 101 và Sư đoàn 1 miền bắc giai đoạn 1970 - 1973, là nơi quân tình nguyện Việt Nam hy sinh nhiều nhất. Ánh nắng chiều nhạt dần rồi khuất sau đỉnh núi Kirirom. Đoàn xe đưa anh em Đội K93 An Giang đi công tác đã về tới doanh trại dã chiến trong khu vườn cây ăn trái của vị tướng Lữ đoàn 21 Cam-pu-chia. Không khí sinh hoạt cuối ngày nhộn nhịp lên hẳn. Trong đoàn cán bộ, chiến sĩ Đội K93 An Giang, chúng tôi đặc biệt chú ý người lính già đã ngoài 60 tuổi nhưng trông khỏe mạnh, dẻo dai. Đó là Đại tá Huỳnh Trí (Hai Trí) đã về hưu từ năm 2000, nhưng hơn mười năm qua vẫn gắn bó công tác cùng Đội K93 An Giang đi tìm đồng đội. Đại tá Phan Văn Lê (Ba Lê), Phó đội trưởng K93 cho biết, mặc dù có quyết định về hưu nhưng Đại tá Huỳnh Trí vẫn nhất quyết xin đi tìm đồng đội. Biết không thể ngăn quyết tâm của ông, nhưng phải xin ý kiến tổ chức đàng hoàng, được chấp thuận mới dám cho Hai Trí đi. Ba Lê nói vui: Tiếng là cán bộ Đội K93, nhưng anh em đâu cho ông đào cuốc, vận chuyển hành trang hay xách đồ đạc nặng nhọc. Cả ngày, Hai Trí đi thu thập tin tức, xử lý nguồn thông tin do người dân Cam-pu-chia cung cấp về địa chỉ mộ, tiến hành phân tích địa hình, địa vật và khảo sát, sau đó đề xuất chỉ huy anh em đi đào bới, đỡ vất vả. Do công việc căng thẳng, cho nên lúc nào ông cũng trầm tư, suy nghĩ. Sự có mặt của Hai Trí động viên tinh thần anh em, quên đi mệt nhọc, nỗi vất vả chốn núi rừng. Có ông là cả tập thể Đội cảm thấy rất yên tâm, vững bụng trên đường làm nhiệm vụ. Trong suốt hơn mười năm qua, người ta thấy Hai Trí trên đất Cam-pu-chia nhiều hơn ở nhà. ### Sâu nặng nghĩa tình Ở độ tuổi 65, sinh hoạt trong Đội K93 An Giang có người gọi ông bằng anh, đứa nhỏ nhất kêu là chú. Còn các bạn Đội công tác chuyên trách Cam-pu-chia thường gọi Hai Trí là "Tà Hai" vì cảm mến và tôn trọng, đề cao ông như người có uy tín ở trong phum, sóc. Tuy được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các lực lượng chuyên trách cũng như chính quyền sở tại, nhưng công việc tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ luôn đối mặt với nhiều khó khăn, gian khổ. Hai Trí kể, trong một lần sang Kor Thum (tỉnh Kan Dal) để thu thập tin tức, phát hiện, xác định vị trí đào mộ. Nhưng rủi thay, vị trí mộ lại ngay trong nhà máy xay lúa của một người Hoa. Ông phải kiên trì năn nỉ gần cả tháng trời họ mới cho đào. Kết quả tìm được hai hài cốt của bộ đội ta. Xong đâu đó phải tổ chức xây dựng lại y như hiện trạng ban đầu cho gia chủ. Cực khổ, vất vả là vậy, nhưng anh em không hề nản lòng. Đại tá Phạm Quang Trung, Đội trưởng K93 cho biết, lợi thế của Hai Trí là từng trực tiếp tham gia chiến đấu tại các chiến trường ở Cam-pu-chia và hiểu biết nhiều. Chuyện địa hình và địa vật đều trông cậy vào ông, chứ thực ra anh em trong Đội K93 đâu có ai rành đường. Sau chiến tranh, hàng chục năm tất cả cảnh vật, núi rừng đều hoàn toàn thay đổi. Vậy mà hơn 10 năm qua, tại các tỉnh Ta Keo, Kan Dal, Kampot, Kompong Speau, Koh Kong... đều có dấu chân của Hai Trí đi tìm mộ liệt sĩ, với tư cách là "cố vấn" cho Đội K90 Quân khu 9 và Đội K93 An Giang. Hồi còn ở bên quê nhà, lãnh đạo Phòng Chính sách Ban chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang thường nói với chúng tôi: Những năm qua, đồng chí Huỳnh Trí đã đích thân chỉ dẫn, tìm kiếm hơn 1.000 hài cốt liệt sĩ, trong số này có nhiều anh, chị hy sinh ven tuyến biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. Sau ngày 30-4-1975, ông đã thực hiện công việc này rồi, chứ không phải mới đây. Đi công tác tới đâu, nghe ngóng tình hình, dò la tin tức được là rủ anh em cùng làm. Đây là một hành động rất đáng trân trọng, sâu nặng nghĩa tình đồng đội và là cốt cách cao đẹp của người lính Cụ Hồ. Buổi sáng, núi rừng Kompong Speau có nhiều sương giăng, vẫn trong bộ đồng phục mầu xanh, cán bộ, chiến sĩ Đội K93 An Giang lại tiếp tục lên đường. Điểm đến sáng nay là một khu rừng khô cằn sỏi đá, nghe đâu có đến năm bộ hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam được một gia đình ở Cam-pu-chia trông giữ suốt 35 năm qua. Sau cái vẫy tay chào tạm biệt, người lính già đã nhảy thoắt lên xe rồi khuất dần trong gió bụi mịt mù. Chia tay ông, chúng tôi vẫn nhớ như in những lời tâm huyết: "Còn sức là tôi còn tiếp tục đi tìm đồng đội. Chỉ khi tôi nằm xuống hoặc đã đưa tất cả các anh về đất mẹ thì mới nhẹ lòng và công việc này. Theo Báo QĐND

Bản đồ các căn cứ cách mạng ở An Giang năm 1957-1975
Bản đồ các căn cứ cách mạng ở An Giang năm 1957-1975

An Phú có có 2 căn cứ cách mạng là B1 - Đồng Đức (nay thuộc xã Phú Hữu), B3 - Vạt Lài (nay thuộc xã Khánh Bình); căn cứ B2 có thể là Giồng Trà Dên thuộc xã Tân Thạnh, Tân Châu hoặc khu vực Cả Hàng thuộc Campuchia.

Hồi kí của lính Mỹ tham chiến tại An Phú giai đoạn 1966-1968:

![Bản đồ các căn cứ cách mạng ở An Giang năm 1957-1975](http://i.imgur.com/FltkssC.jpg) Bản đồ các căn cứ cách mạng ở An Giang năm 1957-1975 An Phú có có 2 căn cứ cách mạng là **B1 - Đồng Đứ**c (nay thuộc xã Phú Hữu), **B3 - Vạt Lài** (nay thuộc xã Khánh Bình); căn cứ B2 có thể là Giồng Trà Dên thuộc xã Tân Thạnh, Tân Châu hoặc khu vực Cả Hàng thuộc Campuchia. Hồi kí của lính Mỹ tham chiến tại An Phú giai đoạn 1966-1968: - Daniel Marvin, [Expendable Elite – One Soldier’s Journey Into Covert Warfare](http://www.nguoianphu.com/topic/10/expendable-elite-biet-doi-tinh-nhue) - Ronald C. Wood, Vietnam: Remembrances of a Native American Soldier
edited Mar 1 '18 lúc 3:18 pm
1.24k
3
2
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp