Trạng thái
Chỉ riêng An Phú

Các làng Chăm và Thánh đường ở huyện An Phú

Tỉnh An Giang hiện có 9 làng Chăm. Mỗi làng Chăm thường có Masjid (Thánh đường) hoặc surao (tiểu thánh đường) để người dân đến cầu nguyện.

Các làng Chăm và Thánh đường ở huyện An Phú Tân Châu Châu Phú Châu Thành tỉnh An Giang
Các làng Chăm và Thánh đường ở tỉnh An Giang (huyện An Phú, thị xã Tân Châu, huyện Châu Phú, huyện Châu Thành). Cụ thể có 9 xã có người Chăm sinh sống. Mỗi làng Chăm trong các xã có thể sẽ chia thành các xóm nhỏ.

Các làng Chăm và Thánh đường ở huyện An Phú

  • Xã Quốc Thái.
    • Masjid Jamiul Muslimin thuộc ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái. Thánh đường Jamiul Muslimin đầu tiên được xây dựng vào năm 1933, đến năm 1977 thì bị Khmer đỏ tràn xuống tàn phá vùng đất này trong đó có thánh đường Jamiul Muslimin trở thành đóng gạch vụn đổ nát… Đến năm 1984 cộng đồng Chăm tại đây xây dựng lại thánh đường. Ngôi thánh đường mới này được khởi công vào ngày 07/04/2008 với tổng kinh phí thực hiện 5,8 tỉ đồng. Thánh đường này là một trong các thánh đường Hồi giáo lớn nhất tại Việt Nam.
    • Đồng Ky vốn có tên tiếng Chăm là “Kaoh khi-a”, Koh Kagia, hoặc Ka-cô-ki, có nghĩa là "Cồn cây sao", do nơi này trước kia có rất nhiều cây sao. Thời Pháp, hợp nhất làng Đồng Đức và làng Ka-cô-ki thành xã Đồng Cô Ki. Thời Việt Nam cộng hòa, khi lập quận An Phú (1957) thì xã Đồng Cô Ki tách thành ấp, khu vực Đồng Đức cắt về xã Phú Hữu. Sau 1975 ấp Đồng Ky thuộc xã Quốc Thái.
  • Xã Khánh Bình.
    • Masjid Al Mukar Ramah có thể thuộc ấp Vạt Lài, xã Khánh Bình.
    • Trước đây khu vực này có tên là ấp Sa Bâu, thuộc xã Khánh Bình, huyện Phú Châu. Sa Bâu do tiếng Chăm gọi là "Prek Sabau" có nghĩa là "rạch cỏ tranh" (cỏ tranh lợp nhà).
    • Đối diện xã Khánh Bình là ấp ភូមិព្រែកស្បូវ Preaek Sbov hoặc Prek Sbov của xã Sampeou Poun សំពៅពូន huyện Koh Thum, Campuchia. ភូមិព្រែកស្បូវ Preaek Sbov hoặc Prek Sbov cũng mang nghĩa là rạch cỏ tranh. Prek (ព្រែក): rạch, Sbov (ស្បូវ): cỏ tre, cỏ tranh.
  • Xã Nhơn Hội.
    • Masjid Khay Ri Yahx thuộc ấp Búng Lớn, xã Nhơn Hội. Thánh đường Khay Ri Yahx được xây dựng từ năm 1992, được nới rộng thêm 256m2 vào tháng 3/2011 và hoàn tất vào 9/11/2011. Phần mở rộng này dành cho phụ nữ có nơi tiến hành lễ nguyện Solah của Hồi giáo. Kinh phí mở rộng là 2,6 tỷ, Tòa Đại sứ UAE tại Hà Nội tài trợ 1,7 tỷ.
    • Trước đây khu này gọi là ấp Ka Kôi. Tiếng Chăm gọi là " koh Kôi", có nghĩa là "cồn quan thuế" (cồn có trạm thu thuế).
  • Xã Vĩnh Trường
    • Masjid Ar-Rohmah thuộc ấp La Ma, xã Vĩnh Trường.
    • La Ma hoặc Cù lao Ba là do tiếng Chăm "Kaoh Palau Ba", 3 cù lao, mà ra. Có thể khi xưa cồn Vĩnh Thành chưa dính liền với cồn Vĩnh Trường như ngày nay?
  • Xã Đa Phước
    • Masjid Al-Ehsan thuộc ấp Hà Bao 2, xã Đa Phước.
    • Hà Bao có thể do tiếng Chăm gọi là " koh Kaboak" , có nghĩa là "cồn tơ tằm".

Các làng Chăm và Thánh đường khác trong tỉnh An Giang

  • Xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú.
    • Masjid Al Aman thuộc ấp Khánh Mỹ, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú.
    • Cồn Khánh Hòa tiếng Chăm gọi là Katambong. Trong tiếng Chăm "koh Tầm Boong" có nghĩa là " cồn cây gậy".
    • Tiếng Khmer của Koh Tambong là កោះដំបង, nghĩa là cù lao Dùi cui, cù lao Lớn, cù lao Xương rồng
      • កោះ ( n ) [kɑh]: đảo, cù lao
      • ដំបង [dɑmbɑɑŋ]: cây dùi cui, cây gậy (vũ khí); to lớn, rộng; cây xương rồng Nopal (barbary fig, Opuntia ficus-indica)
  • Xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành.
    • Masjid Jamiul Mukminin thuộc ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành.
    • Một số người Chăm ở xã Khánh Bình và Nhơn Hội, huyện An Phú đã di cư đến xã Vĩnh Hanh, Châu Thành (An Giang) từ năm 1979, có lẽ lánh nạn Khmer đỏ, đa số sống bằng nghề ruộng rẫy.

Khu vực xã Châu Phong, thị xã Tân Châu có đông đảo người Chăm sinh sống và khá nhiều Thánh đường, chưa xác định rõ vị trí cụ thể, có thể như sau:

  • Xã Châu Phong, thị xã Tân Châu.
    • Masjid Al Mubarak thuộc ấp Châu Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu.
    • Masjid Jamiul Azhar thuộc ấp Châu Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu.
    • Masjid Al Nia Mah thuộc ấp Phũm Soài hoặc Vĩnh Tường 1
    • Masjid Nekmah (Niemah) thuộc ấp Phũm Soài hoặc Vĩnh Tường 1
    • Còn 1 số Masjid khác chưa xác định được.
    • Phũm Soài, tiếng Chăm gọi là "puk Paok" có nghĩa là" ấp chòm xoài". Chòm xoài trên, chòm xoài dưới là "puk Paok ngok , puk Paok mala".
    • Châu Giang hay Châu Đốc: tiếng Khmer gọi là " Motjrut" nghĩa là " mõm con heo" người Chăm cũng gọi theo là " Motjrut".

Tham khảo:

http://www.angelfire.com/vt/vietnamesemuslims/masjidList.html
http://putrachampa.blogspot.com/2011/02/cac-lang-cham-o-giang.html

Tỉnh An Giang hiện có 9 làng Chăm. Mỗi làng Chăm thường có Masjid (Thánh đường) hoặc surao (tiểu thánh đường) để người dân đến cầu nguyện. [Các làng Chăm và Thánh đường ở huyện An Phú Tân Châu Châu Phú Châu Thành tỉnh An Giang](http://i.imgur.com/fxVSQtM.png) Các làng Chăm và Thánh đường ở tỉnh An Giang (huyện An Phú, thị xã Tân Châu, huyện Châu Phú, huyện Châu Thành). Cụ thể có 9 xã có người Chăm sinh sống. Mỗi làng Chăm trong các xã có thể sẽ chia thành các xóm nhỏ. ## Các làng Chăm và Thánh đường ở huyện An Phú - Xã Quốc Thái. - Masjid Jamiul Muslimin thuộc ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái. Thánh đường Jamiul Muslimin đầu tiên được xây dựng vào năm 1933, đến năm 1977 thì bị Khmer đỏ tràn xuống tàn phá vùng đất này trong đó có thánh đường Jamiul Muslimin trở thành đóng gạch vụn đổ nát… Đến năm 1984 cộng đồng Chăm tại đây xây dựng lại thánh đường. Ngôi thánh đường mới này được khởi công vào ngày 07/04/2008 với tổng kinh phí thực hiện 5,8 tỉ đồng. Thánh đường này là một trong các thánh đường Hồi giáo lớn nhất tại Việt Nam. - Đồng Ky vốn có tên tiếng Chăm là “Kaoh khi-a”, Koh Kagia, hoặc Ka-cô-ki, có nghĩa là "Cồn cây sao", do nơi này trước kia có rất nhiều cây sao. Thời Pháp, hợp nhất làng Đồng Đức và làng Ka-cô-ki thành xã Đồng Cô Ki. Thời Việt Nam cộng hòa, khi lập quận An Phú (1957) thì xã Đồng Cô Ki tách thành ấp, khu vực Đồng Đức cắt về xã Phú Hữu. Sau 1975 ấp Đồng Ky thuộc xã Quốc Thái. - Xã Khánh Bình. - Masjid Al Mukar Ramah có thể thuộc ấp Vạt Lài, xã Khánh Bình. - Trước đây khu vực này có tên là ấp Sa Bâu, thuộc xã Khánh Bình, huyện Phú Châu. Sa Bâu do tiếng Chăm gọi là "Prek Sabau" có nghĩa là "rạch cỏ tranh" (cỏ tranh lợp nhà). - Đối diện xã Khánh Bình là ấp ភូមិព្រែកស្បូវ Preaek Sbov hoặc Prek Sbov của xã Sampeou Poun សំពៅពូន huyện Koh Thum, Campuchia. ភូមិព្រែកស្បូវ Preaek Sbov hoặc Prek Sbov cũng mang nghĩa là rạch cỏ tranh. Prek (ព្រែក): rạch, Sbov (ស្បូវ): cỏ tre, cỏ tranh. - Xã Nhơn Hội. - Masjid Khay Ri Yahx thuộc ấp Búng Lớn, xã Nhơn Hội. Thánh đường Khay Ri Yahx được xây dựng từ năm 1992, được nới rộng thêm 256m2 vào tháng 3/2011 và hoàn tất vào 9/11/2011. Phần mở rộng này dành cho phụ nữ có nơi tiến hành lễ nguyện Solah của Hồi giáo. Kinh phí mở rộng là 2,6 tỷ, Tòa Đại sứ UAE tại Hà Nội tài trợ 1,7 tỷ. - Trước đây khu này gọi là ấp Ka Kôi. Tiếng Chăm gọi là " koh Kôi", có nghĩa là "cồn quan thuế" (cồn có trạm thu thuế). - Xã Vĩnh Trường - Masjid Ar-Rohmah thuộc ấp La Ma, xã Vĩnh Trường. - La Ma hoặc Cù lao Ba là do tiếng Chăm "Kaoh Palau Ba", 3 cù lao, mà ra. Có thể khi xưa cồn Vĩnh Thành chưa dính liền với cồn Vĩnh Trường như ngày nay? - Xã Đa Phước - Masjid Al-Ehsan thuộc ấp Hà Bao 2, xã Đa Phước. - Hà Bao có thể do tiếng Chăm gọi là " koh Kaboak" , có nghĩa là "cồn tơ tằm". ## Các làng Chăm và Thánh đường khác trong tỉnh An Giang - Xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú. - Masjid Al Aman thuộc ấp Khánh Mỹ, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú. - Cồn Khánh Hòa tiếng Chăm gọi là Katambong. Trong tiếng Chăm "koh Tầm Boong" có nghĩa là " cồn cây gậy". - Tiếng Khmer của Koh Tambong là កោះដំបង, nghĩa là cù lao Dùi cui, cù lao Lớn, cù lao Xương rồng - កោះ ( n ) [kɑh]: đảo, cù lao - ដំបង [dɑmbɑɑŋ]: cây dùi cui, cây gậy (vũ khí); to lớn, rộng; cây xương rồng Nopal (barbary fig, Opuntia ficus-indica) - Xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành. - Masjid Jamiul Mukminin thuộc ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành. - Một số người Chăm ở xã Khánh Bình và Nhơn Hội, huyện An Phú đã di cư đến xã Vĩnh Hanh, Châu Thành (An Giang) từ năm 1979, có lẽ lánh nạn Khmer đỏ, đa số sống bằng nghề ruộng rẫy. Khu vực xã Châu Phong, thị xã Tân Châu có đông đảo người Chăm sinh sống và khá nhiều Thánh đường, chưa xác định rõ vị trí cụ thể, có thể như sau: - Xã Châu Phong, thị xã Tân Châu. - Masjid Al Mubarak thuộc ấp Châu Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu. - Masjid Jamiul Azhar thuộc ấp Châu Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu. - Masjid Al Nia Mah thuộc ấp Phũm Soài hoặc Vĩnh Tường 1 - Masjid Nekmah (Niemah) thuộc ấp Phũm Soài hoặc Vĩnh Tường 1 - Còn 1 số Masjid khác chưa xác định được. - Phũm Soài, tiếng Chăm gọi là "puk Paok" có nghĩa là" ấp chòm xoài". Chòm xoài trên, chòm xoài dưới là "puk Paok ngok , puk Paok mala". - Châu Giang hay Châu Đốc: tiếng Khmer gọi là " Motjrut" nghĩa là " mõm con heo" người Chăm cũng gọi theo là " Motjrut". --- Tham khảo: http://www.angelfire.com/vt/vietnamesemuslims/masjidList.html http://putrachampa.blogspot.com/2011/02/cac-lang-cham-o-giang.html
edited May 6 '16 lúc 9:51 am

Masjid Jamiul Muslimin

ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái

Thánh đường Chăm An Giang Masjid Jamiul Muslimin ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái

Thánh đường Chăm An Giang Masjid Jamiul Muslimin ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái

Thánh đường Chăm An Giang Masjid Jamiul Muslimin ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái

## Masjid Jamiul Muslimin ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái [Thánh đường Chăm An Giang Masjid Jamiul Muslimin ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái](http://i.imgur.com/a8ZBexg.jpg) [Thánh đường Chăm An Giang Masjid Jamiul Muslimin ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái](http://i.imgur.com/7alSTpI.jpg) [Thánh đường Chăm An Giang Masjid Jamiul Muslimin ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái](http://i.imgur.com/1Gt6xcp.jpg)
3.11k
1
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp