Búng Bình Thiên (huyện An Phú, tỉnh An Giang) vốn không chỉ là một hồ nước đẹp mê hoặc khách du lịch vào mỗi mùa nước nổi, mà đây còn là một “bãi cá đẻ” lớn của vùng. Thế nhưng, lần đầu tiên “hồ nước trời” chưa bao giờ cạn nước này đã bị có nơi cạn đáy; “bãi đẻ của cá” đã thành nơi hàng năm phải thả cá giống vào...
Búng Bình Thiên là một hồ nước ngọt rộng lớn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang thuộc địa phận 3 xã Khánh Bình, Nhơn Hội, và Quốc Thái.
Nằm ven Búng là những cộng đồng người Chăm, mà cộng đồng ở đây có thể được xem là lớn nhất ở ĐBSCL. Nhiều khía cạnh của lối sống của người dân địa phương, đặc biệt là của người Chăm, vẫn còn giữ được nét lối sống truyền thống của ĐBSCL, hòa hợp với thiên nhiên như làm nhà sàn, đánh bắt cá, làm đồ thủ công mỹ nghệ, và các món ăn bằng cá...
Búng Bình Thiên chưa bao giờ cạn nước, nên còn được người dân ở đây gọi là “Hồ nước trời”. Thế nhưng năm nay, có những nơi búng đã bị cạn đáy.
Búng được xem là “túi cá” của tỉnh An Giang vì búng này rất giàu thủy sản. Đặc biệt là các loài cá trắng di cư như cá linh, trứng và cá con được mang xuống theo dòng nước lũ hàng năm của của sông Mekong vào mùa nước nổi. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều có tham gia bắt cá để tiêu thụ trong gia đình hằng ngày hoặc làm nguồn thu nhập phụ.
Thế nhưng, việc đánh bắt quá mức và sử dụng các phương tiện, cách đánh cá mang tính hủy diệt rất phổ biến trước đây như dùng xung điện, lưới mắt nhỏ, dẫn đến sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thủy sản. Nhiều người đã mất nguồn sinh kế trong búng và phải đi xa ra ngoài để bắt các hoặc đi các tỉnh xa tìm việc làm.
Từ một "bãi đẻ" của rất nhiều loài cá vào mỗi tháng 6 khi nước lũ về, nơi trước đây thường có cả loài cá hô (loài sống trên dòng Mekong, hiện nằm trong danh mục nguy cơ tuyệt chủng, bị cấm đánh bắt) từ 70-80kg về, thì ngày nay, người ta phải thả các loài cá giống vào Búng, cá nuôi trên bè... Tuy nhiên, hiện quả không được bao nhiêu.
Một lồng bè nuôi cá bằng plastic rất hiện đại do Đan Mạch chế tạo, trị giá khoảng 700 triệu đồng, do dự án FSBS2 (dự án của Bộ NN&PTNT hoạt động ở Huế, Qui Nhơn, An Giang, Bến Tre, kết thúc năm 2012) hỗ trợ các thành viên Hội nghề cá ở Búng, nhằm tạo nguồn thu nhập cộng đồng. Tuy nhiên, sau khi hạ thủy năm 2012 đến nay, lồng bè đang bị bỏ hoang giữa hồ trong tình trạng xuống cấp trầm trọng do không được bảo quản.
Hội nghề cá Búng Bình Thiên được thành lập từ năm 2008 để hoạt động hỗ trợ nghề cá người dân hoạt động bền vững cũng từ lâu không còn hoạt động nữa. Ông cả Ba Lế, một thành viên của Hội và là người dạy học, coi chùa của làng người Chăm bên Búng, buồn bã cho biết: từ hơn 10 năm nay, khi rừng bụi và vùng lầy bị chặt phá và xâm lấn làm ruộng, thì búng không còn nhiều cá nữa. "Chỉ cần nhà nước cấm tuyệt đối bắt cá ở Búng 1 năm thì khỏi cần đổ cá vào, cá đẻ từ đây sẽ đi ra nhiều trở lại", ông Ba Lế nói.
"Một bữa cá" bắt được trong Búng từ tối hôm trước đến sáng hôm sau cho người dân trong vùng, 50.000 đồng/kg cá rô, 40.000 đồng/kg cá dình dinh...
Năm nay, lần đầu tiên, Búng Bình Thiên rơi vào tình trạng có những nơi bị cạn đáy. Từ một nơi mà trứng và cá con được mang xuống theo dòng nước lũ hàng năm của sông Mekong vào mùa nước nổi, như là một “bãi đẻ của cá”, nay cá trong Búng đã cạn dần. Chính quyền ở đây đã ý thức bảo tồn cá cho Búng, hàng năm đều thả giống cá vào Búng. Nhưng với người dân ở đây, những thủy điện trên thượng nguồn Trung Quốc cũng là nỗi lo khác, trong mỗi câu chuyện "trà dư tửu hậu” bên Búng, mỗi sáng lên, mỗi chiều xuống...
http://www.nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/phong-su/3002/tham-ho-nuoc-troi-mua-can-day.ndt
Búng Bình Thiên (huyện An Phú, tỉnh An Giang) vốn không chỉ là một hồ nước đẹp mê hoặc khách du lịch vào mỗi mùa nước nổi, mà đây còn là một “bãi cá đẻ” lớn của vùng. Thế nhưng, lần đầu tiên “hồ nước trời” chưa bao giờ cạn nước này đã bị có nơi cạn đáy; “bãi đẻ của cá” đã thành nơi hàng năm phải thả cá giống vào...
[Búng Bình Thiên là một hồ nước ngọt rộng lớn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang thuộc địa phận 3 xã Khánh Bình, Nhơn Hội, và Quốc Thái.](http://archive.li/gZa1O/9d74a02cd8758d1324e77b721c857b40af110968.jpg)
Búng Bình Thiên là một hồ nước ngọt rộng lớn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang thuộc địa phận 3 xã Khánh Bình, Nhơn Hội, và Quốc Thái.
http://archive.li/gZa1O/5cc77d961cfe3179caa73cbf62f790140fda7fc6.jpg
http://archive.li/gZa1O/34ce5fcd7dc666eddb9406d8d29462556279bace.jpg
http://archive.li/gZa1O/fd2a56dc4d3f9a2b8bf3704e0c90d9859e1c8387.jpg
http://archive.li/gZa1O/5f68c924b01345def54a4f8e6a37b4c72cb13c7b.jpg
Nằm ven Búng là những cộng đồng người Chăm, mà cộng đồng ở đây có thể được xem là lớn nhất ở ĐBSCL. Nhiều khía cạnh của lối sống của người dân địa phương, đặc biệt là của người Chăm, vẫn còn giữ được nét lối sống truyền thống của ĐBSCL, hòa hợp với thiên nhiên như làm nhà sàn, đánh bắt cá, làm đồ thủ công mỹ nghệ, và các món ăn bằng cá...
http://archive.li/gZa1O/1fad6eee7eaaba2238f805b13ae9b6e821ecba47.jpg
Búng Bình Thiên chưa bao giờ cạn nước, nên còn được người dân ở đây gọi là “Hồ nước trời”. Thế nhưng năm nay, có những nơi búng đã bị cạn đáy.
http://archive.li/gZa1O/fba619c15aa4fa76b65822fdaa7ec85174040905.jpg
Búng được xem là “túi cá” của tỉnh An Giang vì búng này rất giàu thủy sản. Đặc biệt là các loài cá trắng di cư như cá linh, trứng và cá con được mang xuống theo dòng nước lũ hàng năm của của sông Mekong vào mùa nước nổi. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều có tham gia bắt cá để tiêu thụ trong gia đình hằng ngày hoặc làm nguồn thu nhập phụ.
http://archive.li/gZa1O/212f2d2589af45a0344d7186c765764541009e12.jpg
Thế nhưng, việc đánh bắt quá mức và sử dụng các phương tiện, cách đánh cá mang tính hủy diệt rất phổ biến trước đây như dùng xung điện, lưới mắt nhỏ, dẫn đến sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thủy sản. Nhiều người đã mất nguồn sinh kế trong búng và phải đi xa ra ngoài để bắt các hoặc đi các tỉnh xa tìm việc làm.
http://archive.li/gZa1O/e94cd44e151976d7a6dc35d716083d3981cd1f17.jpg
Từ một "bãi đẻ" của rất nhiều loài cá vào mỗi tháng 6 khi nước lũ về, nơi trước đây thường có cả loài cá hô (loài sống trên dòng Mekong, hiện nằm trong danh mục nguy cơ tuyệt chủng, bị cấm đánh bắt) từ 70-80kg về, thì ngày nay, người ta phải thả các loài cá giống vào Búng, cá nuôi trên bè... Tuy nhiên, hiện quả không được bao nhiêu.
http://archive.li/gZa1O/5094615664781fcb01a04bc9d31ae42d76828b7e.jpg
Một lồng bè nuôi cá bằng plastic rất hiện đại do Đan Mạch chế tạo, trị giá khoảng 700 triệu đồng, do dự án FSBS2 (dự án của Bộ NN&PTNT hoạt động ở Huế, Qui Nhơn, An Giang, Bến Tre, kết thúc năm 2012) hỗ trợ các thành viên Hội nghề cá ở Búng, nhằm tạo nguồn thu nhập cộng đồng. Tuy nhiên, sau khi hạ thủy năm 2012 đến nay, lồng bè đang bị bỏ hoang giữa hồ trong tình trạng xuống cấp trầm trọng do không được bảo quản.
http://archive.li/gZa1O/a7009fff67d01a91bb5abecb029cf5d9dcd66e28.jpg
Hội nghề cá Búng Bình Thiên được thành lập từ năm 2008 để hoạt động hỗ trợ nghề cá người dân hoạt động bền vững cũng từ lâu không còn hoạt động nữa. Ông cả Ba Lế, một thành viên của Hội và là người dạy học, coi chùa của làng người Chăm bên Búng, buồn bã cho biết: từ hơn 10 năm nay, khi rừng bụi và vùng lầy bị chặt phá và xâm lấn làm ruộng, thì búng không còn nhiều cá nữa. "Chỉ cần nhà nước cấm tuyệt đối bắt cá ở Búng 1 năm thì khỏi cần đổ cá vào, cá đẻ từ đây sẽ đi ra nhiều trở lại", ông Ba Lế nói.
http://archive.li/gZa1O/8b7bcb261c9cba1df86568800fb3025d072e8bd1.jpg
"Một bữa cá" bắt được trong Búng từ tối hôm trước đến sáng hôm sau cho người dân trong vùng, 50.000 đồng/kg cá rô, 40.000 đồng/kg cá dình dinh...
http://archive.li/gZa1O/a489d2648f783359729fb2a0521087154b3adf6e.jpg
Năm nay, lần đầu tiên, Búng Bình Thiên rơi vào tình trạng có những nơi bị cạn đáy. Từ một nơi mà trứng và cá con được mang xuống theo dòng nước lũ hàng năm của sông Mekong vào mùa nước nổi, như là một “bãi đẻ của cá”, nay cá trong Búng đã cạn dần. Chính quyền ở đây đã ý thức bảo tồn cá cho Búng, hàng năm đều thả giống cá vào Búng. Nhưng với người dân ở đây, những thủy điện trên thượng nguồn Trung Quốc cũng là nỗi lo khác, trong mỗi câu chuyện "trà dư tửu hậu” bên Búng, mỗi sáng lên, mỗi chiều xuống...
http://www.nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/phong-su/3002/tham-ho-nuoc-troi-mua-can-day.ndt