24/08/2017 - 10:43
(AGO) - Sau nhiều năm “xài ké” nguồn điện từ TX. Tân Châu, hơn 10.000 hộ dân ở 3 xã bờ Đông sông Hậu (gồm Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Phú Hữu) của huyện biên giới An Phú chuẩn bị được sử dụng nguồn điện độc lập, không còn lo sợ cảnh mất điện thường xuyên như trước.
Vui hơn Tết
Ngồi đấu nối mấy bóng đèn thắp sáng cho gia đình, anh Tiền (ngụ xã Phú Hữu) phấn khởi cho biết: “Được tin chuẩn bị đóng điện, thiệt tình vui còn hơn ăn Tết. Ở vùng quê nghèo biên giới, sợ nhất là cúp điện. Xài điện “ké” thì cứ cúp hoài, làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của bà con!”. Gia đình anh Tiền là một trong hơn 10.000 hộ dân của 3 xã bờ Đông sông Hậu ở huyện An Phú cùng niềm vui có điện “độc lập” để sử dụng. Bởi trước đây, toàn khu vực 3 xã bờ Đông đều sử dụng nguồn điện từ TX. Tân Châu kéo sang. Do bán kính cấp điện xa trên 38km nên điện áp không ổn định, gây mất điện thường xuyên và dễ phát sinh sự cố.
Nguồn điện ổn định sẽ phục vụ đắc lực cho việc bơm tiêu, chống úng diện tích sản xuất nông nghiệp
Nhớ lại trước đây, ông Dũng (ngụ xã Phú Hữu) ngán ngẫm: “Cứ tầm 3-4 giờ chiều là điện bắt đầu cúp, tới sau 8 giờ rưỡi tối mới có trở lại. Nhà nào cũng chuẩn bị sẵn đèn sạc, bình điện hoặc đèn dầu để đối phó. Mọi sinh hoạt trong nhà như: Ăn cơm, tắm giặt hay con cháu học bài… đều phải tranh thủ trước khi mặt trời lặn!”. Không chỉ có thế, do không có điện nên dễ phát sinh trộm cắp, mất an ninh trật tự, đó là chưa nói đến việc người dân không được theo dõi thông tin thời sự, cũng như được tiếp cận các thông tin tuyên truyền của Đảng, Nhà nước… Ngoài ra, điện chập chờn hay bị cúp cũng làm hư hỏng nhiều đồ dùng sử dụng điện như bóng đèn, tivi… khiến người dân vốn nghèo khó lại khó khăn.
Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc Phùng Minh Tân, cho biết: “Bây giờ sắp có nguồn điện, bà con Nhân dân rất phấn khởi, không chỉ ổn định đời sống, sinh hoạt mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo quốc phòng - an ninh, vì đây là 3 xã giáp biên giới Campuchia”.
Sẵn sàng cho ngày đóng điện
Chính quyền và Nhân dân 3 xã bờ Đông ở huyện biên giới An Phú đã sẵn sàng cho việc đóng điện vào ngày 26-8. Ông Ngô Quốc Việt, Ban Quản lý dự án (Công ty Điện lực An Giang) cho biết: Trước khi đóng điện, 3 xã thuộc huyện An Phú (Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Phú Hữu) và các xã Tân An, Tân Thạnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, Phú Lộc (TX. Tân Châu) đã có hạ tầng và được cấp điện từ nguồn TBA 110/22kV Phú Châu với chiều dài đường dây tải điện lớn, bán kính cấp điện xa (xa nhất là 38,7km) dễ gây sụt áp (điện yếu), thường xuyên bị sự cố lưới điện (bị cúp điện ngoài ý muốn), nguồn điện không ổn định, cấp điện không liên tục, tổn thất điện năng… gây ảnh hưởng đến việc sử dụng điện cho sinh hoạt, sản suất, bơm tưới, rút úng, bảo đảm quốc phòng - an ninh của khu vực…Ngành điện đầu tư lộ ra trạm 110kV An Phú, từ nguồn vốn của Tổng Công ty Điện lực miền Nam giao Công ty Điện lực An Giang quản lý dự án, khởi công từ ngày 14-11-2011 với tổng vốn 7,94 tỷ đồng. Khối lượng toàn công trình thi công 6 phát tuyến trung thế. Năm 2013 được nghiệm thu đóng điện đợt 1 là 4 phát tuyến trung thế, cấp điện cho toàn huyện An Phú.
Đối với hạng mục cấp điện cho 3 xã bờ Đông sông Hậu, ngành điện triển khai kéo vượt sông với 2 phát tuyến trung thế, thi công 2 trụ vượt sông bằng tháp sắt cao 52m, chiều dài khoảng vượt 628m. Do vướng mặt bằng nên mấy năm nay chưa kéo được, đến nay dự án sắp hoàn thành và sẽ đóng điện vào ngày 26-8.
“Sau khi đóng điện, khu vực 3 xã bờ Đông thuộc huyện An Phú và 5 xã thuộc TX. Tân Châu được sử dụng điện từ TBA 110/22kV An Phú sẽ rút ngắn bán kính cấp điện (còn khoảng 12,4 km). Khi đóng điện đường dây vượt sông, nguồn điện nhận từ TBA 110/22kV An Phú cấp điện sẽ an toàn, liên tục, ổn định, giảm tổn thất điện năng… góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới”- ông Ngô Quốc Việt cho biết.
3 xã bờ Đông sông Hậu của huyện An Phú (Phú Hữu, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc) sử dụng điện từ trạm Phú Châu (TX. Tân Châu). Do lượng điện tiêu thụ ngày càng tăng, từ năm 2011, Công ty Điện lực An Giang đã kiến nghị Tổng Công ty Điện lực miền Nam đầu tư Trạm 110kV An Phú và đường điện vượt sông Hậu để cung cấp điện cho huyện An Phú và 3 xã bờ Đông sông Hậu. Năm 2013, Trạm 110kV An Phú đã đóng điện. Tuy nhiên, đường điện vượt sông Hậu nối từ xã Phước Hưng qua Vĩnh Lộc vướng mặt bằng của 4 hộ dân nên chưa kéo điện được. Trong khi đó, việc cung cấp điện từ TX. Tân Châu kéo sang ngày càng quá tải. Để đảm bảo vận hành an toàn buộc phải cắt điện để giảm tải vào giờ cao điểm (khoảng 16 giờ đến 21 giờ), chờ đường điện vượt sông Hậu nối Phước Hưng với Vĩnh Lộc thi công xong mới khắc phục tình trạng cúp điện cục bộ. Đến nay, việc đấu nối khoảng vượt sông Hậu hoàn thành, dự kiến sẽ đóng điện phục vụ 3 xã bờ Đông vào ngày 26-8.
Bài, ảnh: HỮU HUYNH
http://baoangiang.com.vn/thap-sang-niem-vui-a135569.html
24/08/2017 - 10:43
(AGO) - Sau nhiều năm “xài ké” nguồn điện từ TX. Tân Châu, hơn 10.000 hộ dân ở 3 xã bờ Đông sông Hậu (gồm Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Phú Hữu) của huyện biên giới An Phú chuẩn bị được sử dụng nguồn điện độc lập, không còn lo sợ cảnh mất điện thường xuyên như trước.
## Vui hơn Tết
Ngồi đấu nối mấy bóng đèn thắp sáng cho gia đình, anh Tiền (ngụ xã Phú Hữu) phấn khởi cho biết: “Được tin chuẩn bị đóng điện, thiệt tình vui còn hơn ăn Tết. Ở vùng quê nghèo biên giới, sợ nhất là cúp điện. Xài điện “ké” thì cứ cúp hoài, làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của bà con!”. Gia đình anh Tiền là một trong hơn 10.000 hộ dân của 3 xã bờ Đông sông Hậu ở huyện An Phú cùng niềm vui có điện “độc lập” để sử dụng. Bởi trước đây, toàn khu vực 3 xã bờ Đông đều sử dụng nguồn điện từ TX. Tân Châu kéo sang. Do bán kính cấp điện xa trên 38km nên điện áp không ổn định, gây mất điện thường xuyên và dễ phát sinh sự cố.
http://image.baoangiang.com.vn/news/2017/20170824/fckimage/66798236_t7.jpg
Nguồn điện ổn định sẽ phục vụ đắc lực cho việc bơm tiêu, chống úng diện tích sản xuất nông nghiệp
Nhớ lại trước đây, ông Dũng (ngụ xã Phú Hữu) ngán ngẫm: “Cứ tầm 3-4 giờ chiều là điện bắt đầu cúp, tới sau 8 giờ rưỡi tối mới có trở lại. Nhà nào cũng chuẩn bị sẵn đèn sạc, bình điện hoặc đèn dầu để đối phó. Mọi sinh hoạt trong nhà như: Ăn cơm, tắm giặt hay con cháu học bài… đều phải tranh thủ trước khi mặt trời lặn!”. Không chỉ có thế, do không có điện nên dễ phát sinh trộm cắp, mất an ninh trật tự, đó là chưa nói đến việc người dân không được theo dõi thông tin thời sự, cũng như được tiếp cận các thông tin tuyên truyền của Đảng, Nhà nước… Ngoài ra, điện chập chờn hay bị cúp cũng làm hư hỏng nhiều đồ dùng sử dụng điện như bóng đèn, tivi… khiến người dân vốn nghèo khó lại khó khăn.
Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc Phùng Minh Tân, cho biết: “Bây giờ sắp có nguồn điện, bà con Nhân dân rất phấn khởi, không chỉ ổn định đời sống, sinh hoạt mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo quốc phòng - an ninh, vì đây là 3 xã giáp biên giới Campuchia”.
Sẵn sàng cho ngày đóng điện
Chính quyền và Nhân dân 3 xã bờ Đông ở huyện biên giới An Phú đã sẵn sàng cho việc đóng điện vào ngày 26-8. Ông Ngô Quốc Việt, Ban Quản lý dự án (Công ty Điện lực An Giang) cho biết: Trước khi đóng điện, 3 xã thuộc huyện An Phú (Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Phú Hữu) và các xã Tân An, Tân Thạnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, Phú Lộc (TX. Tân Châu) đã có hạ tầng và được cấp điện từ nguồn TBA 110/22kV Phú Châu với chiều dài đường dây tải điện lớn, bán kính cấp điện xa (xa nhất là 38,7km) dễ gây sụt áp (điện yếu), thường xuyên bị sự cố lưới điện (bị cúp điện ngoài ý muốn), nguồn điện không ổn định, cấp điện không liên tục, tổn thất điện năng… gây ảnh hưởng đến việc sử dụng điện cho sinh hoạt, sản suất, bơm tưới, rút úng, bảo đảm quốc phòng - an ninh của khu vực…Ngành điện đầu tư lộ ra trạm 110kV An Phú, từ nguồn vốn của Tổng Công ty Điện lực miền Nam giao Công ty Điện lực An Giang quản lý dự án, khởi công từ ngày 14-11-2011 với tổng vốn 7,94 tỷ đồng. Khối lượng toàn công trình thi công 6 phát tuyến trung thế. Năm 2013 được nghiệm thu đóng điện đợt 1 là 4 phát tuyến trung thế, cấp điện cho toàn huyện An Phú.
Đối với hạng mục cấp điện cho 3 xã bờ Đông sông Hậu, ngành điện triển khai kéo vượt sông với 2 phát tuyến trung thế, thi công 2 trụ vượt sông bằng tháp sắt cao 52m, chiều dài khoảng vượt 628m. Do vướng mặt bằng nên mấy năm nay chưa kéo được, đến nay dự án sắp hoàn thành và sẽ đóng điện vào ngày 26-8.
“Sau khi đóng điện, khu vực 3 xã bờ Đông thuộc huyện An Phú và 5 xã thuộc TX. Tân Châu được sử dụng điện từ TBA 110/22kV An Phú sẽ rút ngắn bán kính cấp điện (còn khoảng 12,4 km). Khi đóng điện đường dây vượt sông, nguồn điện nhận từ TBA 110/22kV An Phú cấp điện sẽ an toàn, liên tục, ổn định, giảm tổn thất điện năng… góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới”- ông Ngô Quốc Việt cho biết.
3 xã bờ Đông sông Hậu của huyện An Phú (Phú Hữu, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc) sử dụng điện từ trạm Phú Châu (TX. Tân Châu). Do lượng điện tiêu thụ ngày càng tăng, từ năm 2011, Công ty Điện lực An Giang đã kiến nghị Tổng Công ty Điện lực miền Nam đầu tư Trạm 110kV An Phú và đường điện vượt sông Hậu để cung cấp điện cho huyện An Phú và 3 xã bờ Đông sông Hậu. Năm 2013, Trạm 110kV An Phú đã đóng điện. Tuy nhiên, đường điện vượt sông Hậu nối từ xã Phước Hưng qua Vĩnh Lộc vướng mặt bằng của 4 hộ dân nên chưa kéo điện được. Trong khi đó, việc cung cấp điện từ TX. Tân Châu kéo sang ngày càng quá tải. Để đảm bảo vận hành an toàn buộc phải cắt điện để giảm tải vào giờ cao điểm (khoảng 16 giờ đến 21 giờ), chờ đường điện vượt sông Hậu nối Phước Hưng với Vĩnh Lộc thi công xong mới khắc phục tình trạng cúp điện cục bộ. Đến nay, việc đấu nối khoảng vượt sông Hậu hoàn thành, dự kiến sẽ đóng điện phục vụ 3 xã bờ Đông vào ngày 26-8.
Bài, ảnh: HỮU HUYNH
http://baoangiang.com.vn/thap-sang-niem-vui-a135569.html