Những năm gần đây, nông dân ở huyện đầu nguồn An Phú đã tập trung phát triển sản xuất (SX), đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào SX… đã mang lại nhiều kết quả phấn khởi. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình SX và chăn nuôi mang lại thu nhập cao cho nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trở lại cánh đồng Vĩnh Lộc trong những ngày thu hoạch vụ hè thu, một màu vàng no ấm trải đều khắp nơi mới cảm nhận được sự thành công của mô hình SX lúa sạch “không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy”. Ông Nguyễn Tự Lực (ngụ ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Lộc, An Phú) là một trong những người “tiên phong” áp dụng SX lúa “nói không với thuốc trừ sâu, rầy” hơn 25 năm qua, chia sẻ: hạt lúa làm ra không chỉ để bán mà còn phục vụ bữa ăn hàng ngày của chính mình. Cho nên, tôi học hỏi cách SX không sử dụng hóa chất độc hại để bảo vệ sức khỏe gia đình, cộng đồng, qua đó góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú Mai Văn Bộ cho biết: mô hình SX lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy giúp nông dân hạ giá thành, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Huyện đang nhân rộng mô hình này với tổng diện tích trên 548ha tại 4 xã: Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Phú Hữu và Quốc Thái; phát động phong trào SX lúa sạch trong toàn huyện, mỗi năm trên 700 ha. Hướng tới, sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy và mở rộng diện tích lên 2.000 ha vào năm 2020…
Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao ở huyện An Phú
Trên địa bàn huyện An Phú còn thực hiện thành công nhiều vùng chuyên canh SX nông nghiệp hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân, như: vùng chuyên canh bắp lai ở các xã: Khánh An, Khánh Bình, Quốc Thái, Phú Hữu; vùng chuyên canh đậu phộng hơn 230ha ở Phú Hữu, Phước Hưng, Đa Phước; vùng chuyên canh cây xoài (trên 800ha) ở Khánh Bình, Long Bình, Khánh An, Phú Hữu… Toàn huyện còn thực hiện 7 mô hình công nghệ sinh thái kết hợp “1 phải, 5 giảm” tại 4 xã: Vĩnh Lộc, Quốc Thái, Vĩnh Hậu và Phú Hội, với diện tích 58,5ha. Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn huyện cũng được duy trì thường xuyên, như: mô hình chuỗi liên kết SX và tiêu thụ với Tập đoàn Lộc Trời thực hiện được 735ha trồng lúa chất lượng cao; xây dựng 4 nhà màng và 5 nhà lưới, với tổng diện tích 8.706m2 trồng dưa lưới, rau ăn lá, ươm cây giống; trồng nấm rơm an toàn sinh học, nuôi lươn trong bể bạt… mang lại giá trị kinh tế cao.
Các chương trình khuyến nông được triển khai tốt, nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi đã được chuyển giao, áp dụng cho nông dân, các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học được áp dụng rộng rãi. Ở lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đã hình thành vùng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP tập trung ở các xã: Đa Phước, Phú Hội, thị trấn An Phú; thực hiện thành công dự án GIZ nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao đất ở xã Vĩnh Hậu đang có chiều hướng phát triển tốt với tỷ suất lợi nhuận trên 105%... Đặc biệt, thử nghiệm mô hình nuôi tôm - lúa luân canh trong mùa lũ đã mang lại hiệu quả khá cao. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú: lợi nhuận mang lại trên 120 triệu/ha/năm, cộng thêm lợi nhuận từ thu nhập tăng thêm vào mùa lũ đã giúp nông dân có thêm nguồn lợi khá. Qua chiết tính, lợi nhuận từ mô hình tôm - lúa cao hơn gấp nhiều lần so với mô hình chỉ trồng độc canh cây lúa (không kết hợp nuôi tôm), lợi nhuận chỉ khoảng 30 - 40 triệu đồng/ha).
Đặc biệt, trên địa bàn huyện An Phú đang triển khai rất hiệu quả dự án VnSat về chuyển đổi nông nghiệp bền vững. Theo đó, nông dân 6 xã trong vùng dự án được tập huấn kỹ thuật về áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” trong canh tác lúa, với diện tích 3.100ha, giúp nông dân chuyển đổi phương thức SX nông nghiệp bền vững, nên mang lại hiệu quả rất cao. Dự án kiểm soát lũ vùng thượng nguồn sông MeKong (WB9) cho 3 xã bờ đông sông Hậu (Phú Hữu, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc) trị giá gần 652 tỷ đồng nhằm kiểm soát lũ tháng 8 và bảo vệ cơ sở hạ tầng, giúp nông dân phát triển các mô hình sinh kế mới…
An Phú đã và đang định hướng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu nhằm làm gia tăng giá trị hàng hóa nông sản, cung ứng sản phẩm sạch cho thị trường. Đặc biệt, tăng cường kêu gọi doanh nghiệp đầu tư SX gắn với nhu cầu thị trường và tìm đầu ra cho sản phẩm… đảm bảo phát triển bền vững. Với hiệu quả từ những mô hình mang lại đã góp phần chuyển dịch mạnh mẽ nông nghiệp từ SX truyền thống sang SX hàng hóa với năng suất, chất lượng, giá trị cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích.
Bài, ảnh: HỮU HUYNH
http://baoangiang.com.vn/nhieu-mo-hinh-san-xuat-hieu-qua-o-an-phu-a227412.html
Những năm gần đây, nông dân ở huyện đầu nguồn An Phú đã tập trung phát triển sản xuất (SX), đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào SX… đã mang lại nhiều kết quả phấn khởi. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình SX và chăn nuôi mang lại thu nhập cao cho nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trở lại cánh đồng Vĩnh Lộc trong những ngày thu hoạch vụ hè thu, một màu vàng no ấm trải đều khắp nơi mới cảm nhận được sự thành công của mô hình SX lúa sạch “không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy”. Ông Nguyễn Tự Lực (ngụ ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Lộc, An Phú) là một trong những người “tiên phong” áp dụng SX lúa “nói không với thuốc trừ sâu, rầy” hơn 25 năm qua, chia sẻ: hạt lúa làm ra không chỉ để bán mà còn phục vụ bữa ăn hàng ngày của chính mình. Cho nên, tôi học hỏi cách SX không sử dụng hóa chất độc hại để bảo vệ sức khỏe gia đình, cộng đồng, qua đó góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú Mai Văn Bộ cho biết: mô hình SX lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy giúp nông dân hạ giá thành, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Huyện đang nhân rộng mô hình này với tổng diện tích trên 548ha tại 4 xã: Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Phú Hữu và Quốc Thái; phát động phong trào SX lúa sạch trong toàn huyện, mỗi năm trên 700 ha. Hướng tới, sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy và mở rộng diện tích lên 2.000 ha vào năm 2020…
http://image.baoangiang.com.vn/fckeditor/upload/2018/20180713/images/29T4-(3).jpg
Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao ở huyện An Phú
Trên địa bàn huyện An Phú còn thực hiện thành công nhiều vùng chuyên canh SX nông nghiệp hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân, như: vùng chuyên canh bắp lai ở các xã: Khánh An, Khánh Bình, Quốc Thái, Phú Hữu; vùng chuyên canh đậu phộng hơn 230ha ở Phú Hữu, Phước Hưng, Đa Phước; vùng chuyên canh cây xoài (trên 800ha) ở Khánh Bình, Long Bình, Khánh An, Phú Hữu… Toàn huyện còn thực hiện 7 mô hình công nghệ sinh thái kết hợp “1 phải, 5 giảm” tại 4 xã: Vĩnh Lộc, Quốc Thái, Vĩnh Hậu và Phú Hội, với diện tích 58,5ha. Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn huyện cũng được duy trì thường xuyên, như: mô hình chuỗi liên kết SX và tiêu thụ với Tập đoàn Lộc Trời thực hiện được 735ha trồng lúa chất lượng cao; xây dựng 4 nhà màng và 5 nhà lưới, với tổng diện tích 8.706m2 trồng dưa lưới, rau ăn lá, ươm cây giống; trồng nấm rơm an toàn sinh học, nuôi lươn trong bể bạt… mang lại giá trị kinh tế cao.
Các chương trình khuyến nông được triển khai tốt, nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi đã được chuyển giao, áp dụng cho nông dân, các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học được áp dụng rộng rãi. Ở lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đã hình thành vùng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP tập trung ở các xã: Đa Phước, Phú Hội, thị trấn An Phú; thực hiện thành công dự án GIZ nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao đất ở xã Vĩnh Hậu đang có chiều hướng phát triển tốt với tỷ suất lợi nhuận trên 105%... Đặc biệt, thử nghiệm mô hình nuôi tôm - lúa luân canh trong mùa lũ đã mang lại hiệu quả khá cao. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú: lợi nhuận mang lại trên 120 triệu/ha/năm, cộng thêm lợi nhuận từ thu nhập tăng thêm vào mùa lũ đã giúp nông dân có thêm nguồn lợi khá. Qua chiết tính, lợi nhuận từ mô hình tôm - lúa cao hơn gấp nhiều lần so với mô hình chỉ trồng độc canh cây lúa (không kết hợp nuôi tôm), lợi nhuận chỉ khoảng 30 - 40 triệu đồng/ha).
Đặc biệt, trên địa bàn huyện An Phú đang triển khai rất hiệu quả dự án VnSat về chuyển đổi nông nghiệp bền vững. Theo đó, nông dân 6 xã trong vùng dự án được tập huấn kỹ thuật về áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” trong canh tác lúa, với diện tích 3.100ha, giúp nông dân chuyển đổi phương thức SX nông nghiệp bền vững, nên mang lại hiệu quả rất cao. Dự án kiểm soát lũ vùng thượng nguồn sông MeKong (WB9) cho 3 xã bờ đông sông Hậu (Phú Hữu, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc) trị giá gần 652 tỷ đồng nhằm kiểm soát lũ tháng 8 và bảo vệ cơ sở hạ tầng, giúp nông dân phát triển các mô hình sinh kế mới…
An Phú đã và đang định hướng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu nhằm làm gia tăng giá trị hàng hóa nông sản, cung ứng sản phẩm sạch cho thị trường. Đặc biệt, tăng cường kêu gọi doanh nghiệp đầu tư SX gắn với nhu cầu thị trường và tìm đầu ra cho sản phẩm… đảm bảo phát triển bền vững. Với hiệu quả từ những mô hình mang lại đã góp phần chuyển dịch mạnh mẽ nông nghiệp từ SX truyền thống sang SX hàng hóa với năng suất, chất lượng, giá trị cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích.
Bài, ảnh: HỮU HUYNH
http://baoangiang.com.vn/nhieu-mo-hinh-san-xuat-hieu-qua-o-an-phu-a227412.html