TRONG GIÁO PHÁI BỮU SƠN KỲ HƯƠNG VÀ TỨ ÂN HIẾU NGHĨA (ĐƯỢC TÍN ĐỒ GỌI LÀ ĐẠO ÔNG BÀ), HUYỀN THOẠI VỀ NGƯỜI NỮ TÍN ĐỒ ĐƯỢC LỰA CHỌN TRAO TRUYỀN ẤN PHÁP VÀ MỘC ẤN LÒNG PHÁI TRONG HÀNG VẠN TÍN ĐỒ TÔN GIÁO; VÀ VÀO CUỐI ĐỜI BÀ ĐÃ LIỄU ĐẠO. NỮ TÍN ĐỒ ĐƯỢC TRAO TRUYỀN ẤN PHÁP VÀ MỘC ẤN LÒNG PHÁI ĐÓ ĐƯỢC LƯỢC SỬ CÁC TÔN GIÁO NÀY GHI LẠI CHỈ VỎN VẸN VỚI TÊN GỌI LÀ BÀ NĂM CHÒM DẦU, BÀ NĂM MŨI DỘI. SỰ THẬT VỀ NGƯỜI NỮ TÍN HỮU NÀY NHƯ THẾ NÀO... CHÚNG TÔI ĐÃ CÓ DỊP TÌM GẶP MIÊU DUỆ CỦA NGƯỜI NỮ TÍN HỮU NÀY VÀ NGHE NHỮNG THẦN TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN BÀ.
Đôi nét về gia thế và bước đường theo đạo
Bà Năm chòm dầu, Bà Năm mũi dội quý danh là Hà Thị Nở, sinh năm Giáp Thìn (1843), năm Thiệu Trị thứ III, không rõ ngày tháng, tại làng Kiến Thạnh, Cù lao Ông Chưởng (nay là xã Long Điền – Kiến An) huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Thân phụ bà Năm là ông Hà Văn Hương, em ruột sư Hà Minh Nhựt, gốc người cố đô Huế di cư vào Nam, định cư tại Cù lao Ông Chưởng.
Sư ông Hà Minh Nhựt có lập một ngôi chùa, hiệu là An Long tự, người đời quen gọi là chùa Sư Nhựt. Hiện nền chùa vẫn còn và hậu duệ của sư Nhựt vẫn phụng tự tại đấy.
Năm Kỷ Dậu (1849), Đức Phật Thầy Tây An ra đời trị bệnh cứu dân, khai sáng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Đức Phật Thầy có lưu lại chùa sư Nhựt trong một thời gian.
Thuở nhỏ, Bà Năm thường theo thân phụ đến chùa sư Nhựt nghe Đức Phật Thầy Tây An thuyết pháp và quy y theo Thầy Đoàn Minh Huyên cho đến khi ông về núi Sam (Châu Đốc).
Bà Năm từ ngày quy y theo phái Bửu Sơn Kỳ Hương thường đi theo thân phụ đến kỉnh thầy Đoàn Minh Huyên. Khi Đức Thầy Đoàn Minh Huyên viên tịch, Bà Năm lúc ấy được 13 tuổi.
Sau khi Phật Thầy Đoàn Minh Huyên qua đời, thân phụ Bà Năm là ông Hà Văn Hương và nhiều vị tín đồ khác cùng với đại đệ tử Trần Văn Thành lập chiến khu Láng Linh – Bảy Thưa để chống Pháp. Trong quá trình thân phụ Bà Năm kháng chiến chống Pháp thì Bà có đến chiến khu Láng Linh – Bảy Thưa để thăm cha, đồng thời cũng làm việc từ chiến khu Láng Linh liên lạc về gia đình. Đến ngày 21 tháng 2 năm Qúy Tỵ (1873) khi trận chiến thất bại, Đức Cố Quản Trần Văn Thành mất tích, ông Hà Văn Hưởng không trở về Cù lao Ông Chưởng nữa, mà mang hết gia đình lên vùng ngọn Cỏ Lao (nay thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, huyện An Phú) ẩn tránh, sinh sống.
Nơi Cỏ Lao ở cạnh sát biên giới Campuchia với mục đích dễ bề lẩn tránh bọn mật thám Pháp theo dõi. Và đây cũng là nơi xa xôi, sầm uất nên nhóm nghĩa binh dễ dàng hoạt động.
Khi gia đình ẩn trú về ngọn Cỏ Lao, Bà Năm quyết chí tu hành và sống độc thân suốt đời.
Năm 1872, Đức Bổn sư Ngô Lợi dẫn dắt tín đồ đến Cù lao Ba (xã Vĩnh Trường) để truyền đạo, thu nhận đệ tử và trị bệnh cứu đời, tin đồn đến ngọn Cỏ Lao, thân phụ Hà Văn Hương và Bà Năm có đến xem việc cấp Lòng phái và dạy đạo của Đức Bổn sư Ngô Lợi. Khi chứng kiến cách dạy đạo và cấp Lòng phái quy y cho bá tánh của Đức Bổn sư Ngô Lợi không khác Đức Thầy Đoàn Minh Huyên ngày trước nên thân phụ và Bà Năm quy y theo.
Năm 1876, Đức Bổn sư hướng dẫn tín đồ từ Cù lao Ba theo đường kinh Vĩnh Tế vào khai hoang lập thôn ấp ở núi Tượng và thiết lập chùa, miếu để truyền khai, phát dương mối đạo, gia đình Bà Năm đã theo đoàn Đức Bổn sư đến núi Tượng sinh sống. Theo như nhiều trưởng lão truyền lại, ngôi nhà của gia đình Bà Năm trong thời gian đến núi Tượng sinh sống nằm gần cây Dầu rất lớn ở chùa Thanh Lương. Cây Dầu và ngôi chùa này hiện nay vẫn còn.
Qua nhiều lần pháp nạn, thực dân Pháp guồng bắt, triệt hạ làng đạo núi Tượng, cảnh sống khó khăn, nên ông Hà Văn Hương, thân phụ Bà Năm mới xin Đức Bổn sư về lại Cỏ Lao sinh sống. Riêng Bà Năm xin phép thân phụ cho Bà ở lại núi Tượng theo Đức Bổn sư học đạo vì gia đình có người anh cả của bà là Hà Văn Hải đã lo dưỡng dục song thần rồi. Thân phụ đồng ý cho Bà Năm ở lại núi Tượng học đạo.
Khai màn vô minh thông đạo pháp
Căn cứ vào giáo sử của phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa và các vị trưởng lão kể lại một việc kỳ bí.
Vào ngày Rằm tháng Giêng năm Kỷ Sửu 1889, Đức Bổn sư Ngô Lợi truyền trong tín đồ gồm các đệ tử nam và nữ phải cố gắng học thuộc lòng mặt chữ 24 bộ kinh để một ngày nào đó sẽ thi.
Tín đồ cố lo học tập ngày đêm. Bà Năm cũng cố gắng lo học, vì Bà ít biết chữ Hán nên đã nhờ các tín hữu chỉ dạy thêm. Nhưng với sự “tối dạ”, học đàng trước quên đàng sau. Thế rồi những người chỉ dạy bà không còn dạy nữa, bởi vì họ phải lo học cho mình, đâu có thời giờ chỉ dạy cho bà. Có người lại trách sao bà tối dạ quá.
Một hôm, lúc tan giờ học, tín đồ ai cũng về hết, riêng Bà Năm ở lại tại chùa. Bà cầm chổi ra trước sân để quét lá cây rơi rụng. Bà nghĩ ngợi thân mình u tối, học hoài không thuộc mặt chữ, lại bị chê là tối dạ. Cho nên bà vừa quét sân ừa khóc và tuổi thân vì không bằng các tín hữu khác.
Trong lúc Bà đang khóc, Đức Bổn sư từ trong chùa đi ra thấy vậy hỏi Bà Năm rằng: Chị Năm à, sao chị không về nhà? Và tại sao chị khóc? Có ai hiếp đáp chị không?
Nghe lời hỏi của Đức Bổn sư, Bà Năm buông chổi thưa rằng: “Tại con tủi phận mình u tối, học hoài mà không thuộc nên tức mình mà khóc vậy. Chứ không có ai nói điều chi hết”?. Đức Bổn sư nghe nói vậy, Ngài khuyên Bà Năm rằng: “Thôi chị đừng khóc nữa, vô chùa lạy Phật đi rồi tôi sẽ dạy đạo cho chị”. Từ đó về sau, Đức Bổn sư dạy cho Bà Năm hiểu rõ 24 bộ kinh sám của đạo. Bà Năm học thuộc làu.
Đến ngày 19 tháng 5 năm Kỷ Sửu 1889 là ngày đổi phiên vọng u minh có đủ mặt tất cả các tín đồ và hàng cư sĩ. Đức Bổn sư truyền rằng: “Hôm nay đổi lại cho phái nữ tụng kinh trực, hướng dẫn cho anh chị em dò lại từ câu, từ chữ trong 24 bộ kinh”. Rồi Ngài bảo Bà Năm đến bàn kinh, tụng kinh trực phải đúng theo chuông mõ đặng cho các cư sĩ học theo.
Bà Năm đến bàn kinh đọc đủ 24 bộ kinh từ đầu đến cuối, không quên sót chữ nào. Hết đọc xuôi rồi lại đọc ngược từng bộ kinh. Sự thông đạt của Bà Năm khiến cho các vị đại đệ tử của môn phái và hàng cư sĩ có mặt tại chùa vô cùng ngạc nhiên và khiếp phục. Đức Bổn sư thấy vậy bèn nói rằng: “Hôm nay đã đến kỳ thi đó, và bên phái nữ, chị Năm đã đậu trường nhứt. Vậy từ đây anh chị ráng lo học tập nếu không thì sau này sẽ bị rớt nhiều”.
Lãnh Mộc ấn truyền đạo pháp và tịch diệt
Theo tư liệu, năm Canh Dần (1890) Đức Bổn sư và các vị đại đệ tử biết là Ngài sẽ nhập tịch ra đi, rồi Ngài phân công cho các ông Trò, ông Gánh ai phải lo bổn phận của mình. Về phần Bà Năm, Đức Bổn sư nói rằng: “Phần của chị thì góa bụa một mình làm đại bản không nổi đâu. Vậy chị lãnh cái Mộc ấn Bửu Sơn Kỳ Hương về nơi Mũi Dội – Chòm Dầu đặng phát cho đồng đạo mỗi người một lá “bùa đời”, rồi chị rút ra một đoạn trong kinh Ngũ giáo giải thích bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương”; đồng thời, Đức Bổn sư phát họa một sơ đồ chỉ chỗ cho Bà Năm về cất ngôi Tam Bảo để phát phái quy y cho đồng đạo tại làng Hưng Lợi (nay thuộc Campuchia).
Khi Đức Bổn sư viên tịch, Bà Năm về lại Cỏ Lao tại xóm chùa, trình qua thân phụ Hà Văn Hương và gia đình, rồi xem theo bản đồ chỉ dẫn của Đức Bổn sư dời hết gia đình đến làng Hưng Lợi, là nơi mũi nước “dội” của đầu nguồn sông Cửu Long tạo lập nhà cửa, lo sanh kế và tu học. Riêng Bà Năm có cất ngôi Tam Bảo để thờ phụng và công phu bái sám cũng là nơi Bà Năm phát phái quy y cho đồng đạo và tu hành đến khi Bà qua đời ở ngôi Tam Bảo này.
Với 46 năm hành đạo và dạy đạo, từ năm Canh Dần 1890 đến năm Bính Tý 1936, Bà Năm không sinh sống bằng tiền phúng điếu, cúng dường của tín đồ, mà Bà trực tiếp canh tác, làm ăn tu học. Ngày mùng 05 tháng 10 năm Bính Tý, Bà viên tịch, thọ 93 tuổi. Hiện giờ ngôi mộ của Bà Năm còn nằm ở đất Campuchia cách biên giới khoảng 5km theo hữu ngạn sông Cửu Long.
Đến tháng 11 năm 1949, tình hình biên giới bất ổn nên con cháu của Bà Năm phải thỉnh lư hương của Bà ở trong chùa nơi bà tịch xuống ghe tản qua Hà Sanh, rồi đến Đồng Ky, kế đó xuống Vĩnh Xương tá túc 3 năm.
Các người con cháu Bà lần lượt qua đời nên sau đó không ai quản lý ngôi Tam Bảo nơi bà hành đạo nữa. Do vậy, hai người cháu Bà là Hà Thị Phiên và Thái Thị Canh lại một lần nữa thỉnh lư hương thờ cúng bà xuống ghe về xã Tân An gần kinh Xáng tạm trú. Được tin ấy, môn đồ của Bà Năm các nơi gần xa đến thăm kính rất đông. Trong số môn đồ đó có bà Phạm Thị Nhuận thấy sự thờ phụng Bà Năm ở dưới ghe quá chật hẹp mà đau buồn nên bà Nhuận đã hiến nền đất riêng của bà để cất chùa cho tiện việc thờ cúng Bà Năm và cũng để tín đồ đến cúng lạy hàng ngày.
Ngôi chùa đầu tiên được xây cất bằng tre lá đơn sơ vào năm 1953 tại xã Tân An. Sau đó chùa được trùng tu, sửa chữa nhiều lần nên đẹp kính như hôm nay.
Chuyện về Bà Năm Chòm Dầu, Bà Năm Dội trở thành một nữ tín đồ thuần hành liễu đạo của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa càng tô điểm lên những nét huyền thoại về các tôn giáo bản địa ra đời ở Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX.
LIÊU NGỌC ÂN
Nguồn: Tạp chí văn hóa lịch sử 152
http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=596&cm=76&ncm=25
[Bà Năm chòm dầu, Bà Năm mũi dội ](https://i.imgur.com/wbn6WjG.jpg)
TRONG GIÁO PHÁI BỮU SƠN KỲ HƯƠNG VÀ TỨ ÂN HIẾU NGHĨA (ĐƯỢC TÍN ĐỒ GỌI LÀ ĐẠO ÔNG BÀ), HUYỀN THOẠI VỀ NGƯỜI NỮ TÍN ĐỒ ĐƯỢC LỰA CHỌN TRAO TRUYỀN ẤN PHÁP VÀ MỘC ẤN LÒNG PHÁI TRONG HÀNG VẠN TÍN ĐỒ TÔN GIÁO; VÀ VÀO CUỐI ĐỜI BÀ ĐÃ LIỄU ĐẠO. NỮ TÍN ĐỒ ĐƯỢC TRAO TRUYỀN ẤN PHÁP VÀ MỘC ẤN LÒNG PHÁI ĐÓ ĐƯỢC LƯỢC SỬ CÁC TÔN GIÁO NÀY GHI LẠI CHỈ VỎN VẸN VỚI TÊN GỌI LÀ BÀ NĂM CHÒM DẦU, BÀ NĂM MŨI DỘI. SỰ THẬT VỀ NGƯỜI NỮ TÍN HỮU NÀY NHƯ THẾ NÀO... CHÚNG TÔI ĐÃ CÓ DỊP TÌM GẶP MIÊU DUỆ CỦA NGƯỜI NỮ TÍN HỮU NÀY VÀ NGHE NHỮNG THẦN TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN BÀ.
## Đôi nét về gia thế và bước đường theo đạo
Bà Năm chòm dầu, Bà Năm mũi dội quý danh là Hà Thị Nở, sinh năm Giáp Thìn (1843), năm Thiệu Trị thứ III, không rõ ngày tháng, tại làng Kiến Thạnh, Cù lao Ông Chưởng (nay là xã Long Điền – Kiến An) huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Thân phụ bà Năm là ông Hà Văn Hương, em ruột sư Hà Minh Nhựt, gốc người cố đô Huế di cư vào Nam, định cư tại Cù lao Ông Chưởng.
Sư ông Hà Minh Nhựt có lập một ngôi chùa, hiệu là An Long tự, người đời quen gọi là chùa Sư Nhựt. Hiện nền chùa vẫn còn và hậu duệ của sư Nhựt vẫn phụng tự tại đấy.
Năm Kỷ Dậu (1849), Đức Phật Thầy Tây An ra đời trị bệnh cứu dân, khai sáng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Đức Phật Thầy có lưu lại chùa sư Nhựt trong một thời gian.
Thuở nhỏ, Bà Năm thường theo thân phụ đến chùa sư Nhựt nghe Đức Phật Thầy Tây An thuyết pháp và quy y theo Thầy Đoàn Minh Huyên cho đến khi ông về núi Sam (Châu Đốc).
Bà Năm từ ngày quy y theo phái Bửu Sơn Kỳ Hương thường đi theo thân phụ đến kỉnh thầy Đoàn Minh Huyên. Khi Đức Thầy Đoàn Minh Huyên viên tịch, Bà Năm lúc ấy được 13 tuổi.
Sau khi Phật Thầy Đoàn Minh Huyên qua đời, thân phụ Bà Năm là ông Hà Văn Hương và nhiều vị tín đồ khác cùng với đại đệ tử Trần Văn Thành lập chiến khu Láng Linh – Bảy Thưa để chống Pháp. Trong quá trình thân phụ Bà Năm kháng chiến chống Pháp thì Bà có đến chiến khu Láng Linh – Bảy Thưa để thăm cha, đồng thời cũng làm việc từ chiến khu Láng Linh liên lạc về gia đình. Đến ngày 21 tháng 2 năm Qúy Tỵ (1873) khi trận chiến thất bại, Đức Cố Quản Trần Văn Thành mất tích, ông Hà Văn Hưởng không trở về Cù lao Ông Chưởng nữa, mà mang hết gia đình lên vùng ngọn Cỏ Lao (nay thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, huyện An Phú) ẩn tránh, sinh sống.
Nơi Cỏ Lao ở cạnh sát biên giới Campuchia với mục đích dễ bề lẩn tránh bọn mật thám Pháp theo dõi. Và đây cũng là nơi xa xôi, sầm uất nên nhóm nghĩa binh dễ dàng hoạt động.
Khi gia đình ẩn trú về ngọn Cỏ Lao, Bà Năm quyết chí tu hành và sống độc thân suốt đời.
Năm 1872, Đức Bổn sư Ngô Lợi dẫn dắt tín đồ đến Cù lao Ba (xã Vĩnh Trường) để truyền đạo, thu nhận đệ tử và trị bệnh cứu đời, tin đồn đến ngọn Cỏ Lao, thân phụ Hà Văn Hương và Bà Năm có đến xem việc cấp Lòng phái và dạy đạo của Đức Bổn sư Ngô Lợi. Khi chứng kiến cách dạy đạo và cấp Lòng phái quy y cho bá tánh của Đức Bổn sư Ngô Lợi không khác Đức Thầy Đoàn Minh Huyên ngày trước nên thân phụ và Bà Năm quy y theo.
Năm 1876, Đức Bổn sư hướng dẫn tín đồ từ Cù lao Ba theo đường kinh Vĩnh Tế vào khai hoang lập thôn ấp ở núi Tượng và thiết lập chùa, miếu để truyền khai, phát dương mối đạo, gia đình Bà Năm đã theo đoàn Đức Bổn sư đến núi Tượng sinh sống. Theo như nhiều trưởng lão truyền lại, ngôi nhà của gia đình Bà Năm trong thời gian đến núi Tượng sinh sống nằm gần cây Dầu rất lớn ở chùa Thanh Lương. Cây Dầu và ngôi chùa này hiện nay vẫn còn.
Qua nhiều lần pháp nạn, thực dân Pháp guồng bắt, triệt hạ làng đạo núi Tượng, cảnh sống khó khăn, nên ông Hà Văn Hương, thân phụ Bà Năm mới xin Đức Bổn sư về lại Cỏ Lao sinh sống. Riêng Bà Năm xin phép thân phụ cho Bà ở lại núi Tượng theo Đức Bổn sư học đạo vì gia đình có người anh cả của bà là Hà Văn Hải đã lo dưỡng dục song thần rồi. Thân phụ đồng ý cho Bà Năm ở lại núi Tượng học đạo.
[Bà Năm chòm dầu, Bà Năm mũi dội ](https://i.imgur.com/IS076BP.jpg)
## Khai màn vô minh thông đạo pháp
Căn cứ vào giáo sử của phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa và các vị trưởng lão kể lại một việc kỳ bí.
Vào ngày Rằm tháng Giêng năm Kỷ Sửu 1889, Đức Bổn sư Ngô Lợi truyền trong tín đồ gồm các đệ tử nam và nữ phải cố gắng học thuộc lòng mặt chữ 24 bộ kinh để một ngày nào đó sẽ thi.
Tín đồ cố lo học tập ngày đêm. Bà Năm cũng cố gắng lo học, vì Bà ít biết chữ Hán nên đã nhờ các tín hữu chỉ dạy thêm. Nhưng với sự “tối dạ”, học đàng trước quên đàng sau. Thế rồi những người chỉ dạy bà không còn dạy nữa, bởi vì họ phải lo học cho mình, đâu có thời giờ chỉ dạy cho bà. Có người lại trách sao bà tối dạ quá.
Một hôm, lúc tan giờ học, tín đồ ai cũng về hết, riêng Bà Năm ở lại tại chùa. Bà cầm chổi ra trước sân để quét lá cây rơi rụng. Bà nghĩ ngợi thân mình u tối, học hoài không thuộc mặt chữ, lại bị chê là tối dạ. Cho nên bà vừa quét sân ừa khóc và tuổi thân vì không bằng các tín hữu khác.
Trong lúc Bà đang khóc, Đức Bổn sư từ trong chùa đi ra thấy vậy hỏi Bà Năm rằng: Chị Năm à, sao chị không về nhà? Và tại sao chị khóc? Có ai hiếp đáp chị không?
Nghe lời hỏi của Đức Bổn sư, Bà Năm buông chổi thưa rằng: “Tại con tủi phận mình u tối, học hoài mà không thuộc nên tức mình mà khóc vậy. Chứ không có ai nói điều chi hết”?. Đức Bổn sư nghe nói vậy, Ngài khuyên Bà Năm rằng: “Thôi chị đừng khóc nữa, vô chùa lạy Phật đi rồi tôi sẽ dạy đạo cho chị”. Từ đó về sau, Đức Bổn sư dạy cho Bà Năm hiểu rõ 24 bộ kinh sám của đạo. Bà Năm học thuộc làu.
Đến ngày 19 tháng 5 năm Kỷ Sửu 1889 là ngày đổi phiên vọng u minh có đủ mặt tất cả các tín đồ và hàng cư sĩ. Đức Bổn sư truyền rằng: “Hôm nay đổi lại cho phái nữ tụng kinh trực, hướng dẫn cho anh chị em dò lại từ câu, từ chữ trong 24 bộ kinh”. Rồi Ngài bảo Bà Năm đến bàn kinh, tụng kinh trực phải đúng theo chuông mõ đặng cho các cư sĩ học theo.
Bà Năm đến bàn kinh đọc đủ 24 bộ kinh từ đầu đến cuối, không quên sót chữ nào. Hết đọc xuôi rồi lại đọc ngược từng bộ kinh. Sự thông đạt của Bà Năm khiến cho các vị đại đệ tử của môn phái và hàng cư sĩ có mặt tại chùa vô cùng ngạc nhiên và khiếp phục. Đức Bổn sư thấy vậy bèn nói rằng: “Hôm nay đã đến kỳ thi đó, và bên phái nữ, chị Năm đã đậu trường nhứt. Vậy từ đây anh chị ráng lo học tập nếu không thì sau này sẽ bị rớt nhiều”.
## Lãnh Mộc ấn truyền đạo pháp và tịch diệt
Theo tư liệu, năm Canh Dần (1890) Đức Bổn sư và các vị đại đệ tử biết là Ngài sẽ nhập tịch ra đi, rồi Ngài phân công cho các ông Trò, ông Gánh ai phải lo bổn phận của mình. Về phần Bà Năm, Đức Bổn sư nói rằng: “Phần của chị thì góa bụa một mình làm đại bản không nổi đâu. Vậy chị lãnh cái Mộc ấn Bửu Sơn Kỳ Hương về nơi Mũi Dội – Chòm Dầu đặng phát cho đồng đạo mỗi người một lá “bùa đời”, rồi chị rút ra một đoạn trong kinh Ngũ giáo giải thích bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương”; đồng thời, Đức Bổn sư phát họa một sơ đồ chỉ chỗ cho Bà Năm về cất ngôi Tam Bảo để phát phái quy y cho đồng đạo tại làng Hưng Lợi (nay thuộc Campuchia).
Khi Đức Bổn sư viên tịch, Bà Năm về lại Cỏ Lao tại xóm chùa, trình qua thân phụ Hà Văn Hương và gia đình, rồi xem theo bản đồ chỉ dẫn của Đức Bổn sư dời hết gia đình đến làng Hưng Lợi, là nơi mũi nước “dội” của đầu nguồn sông Cửu Long tạo lập nhà cửa, lo sanh kế và tu học. Riêng Bà Năm có cất ngôi Tam Bảo để thờ phụng và công phu bái sám cũng là nơi Bà Năm phát phái quy y cho đồng đạo và tu hành đến khi Bà qua đời ở ngôi Tam Bảo này.
Với 46 năm hành đạo và dạy đạo, từ năm Canh Dần 1890 đến năm Bính Tý 1936, Bà Năm không sinh sống bằng tiền phúng điếu, cúng dường của tín đồ, mà Bà trực tiếp canh tác, làm ăn tu học. Ngày mùng 05 tháng 10 năm Bính Tý, Bà viên tịch, thọ 93 tuổi. Hiện giờ ngôi mộ của Bà Năm còn nằm ở đất Campuchia cách biên giới khoảng 5km theo hữu ngạn sông Cửu Long.
Đến tháng 11 năm 1949, tình hình biên giới bất ổn nên con cháu của Bà Năm phải thỉnh lư hương của Bà ở trong chùa nơi bà tịch xuống ghe tản qua Hà Sanh, rồi đến Đồng Ky, kế đó xuống Vĩnh Xương tá túc 3 năm.
Các người con cháu Bà lần lượt qua đời nên sau đó không ai quản lý ngôi Tam Bảo nơi bà hành đạo nữa. Do vậy, hai người cháu Bà là Hà Thị Phiên và Thái Thị Canh lại một lần nữa thỉnh lư hương thờ cúng bà xuống ghe về xã Tân An gần kinh Xáng tạm trú. Được tin ấy, môn đồ của Bà Năm các nơi gần xa đến thăm kính rất đông. Trong số môn đồ đó có bà Phạm Thị Nhuận thấy sự thờ phụng Bà Năm ở dưới ghe quá chật hẹp mà đau buồn nên bà Nhuận đã hiến nền đất riêng của bà để cất chùa cho tiện việc thờ cúng Bà Năm và cũng để tín đồ đến cúng lạy hàng ngày.
Ngôi chùa đầu tiên được xây cất bằng tre lá đơn sơ vào năm 1953 tại xã Tân An. Sau đó chùa được trùng tu, sửa chữa nhiều lần nên đẹp kính như hôm nay.
Chuyện về Bà Năm Chòm Dầu, Bà Năm Dội trở thành một nữ tín đồ thuần hành liễu đạo của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa càng tô điểm lên những nét huyền thoại về các tôn giáo bản địa ra đời ở Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX.
LIÊU NGỌC ÂN
Nguồn: Tạp chí văn hóa lịch sử 152
http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=596&cm=76&ncm=25