Trạng thái
Tin tức về An Phú

Máy lột vỏ tách hạt bắp tự chế của ông Trần Công Nẽo

Một thợ sửa chữa cơ khí có nhiều sáng tạo kỹ thuật

Đó là anh Trần Công Nẽo, ngụ tại thị trấn An Phú, huyện An Phú, có quá trình làm nghề cơ khí chế tạo hơn 30 năm.

Vốn xuất thân làm nghề thợ máy, chuyển qua làm nghề cơ khí từ năm 26 tuổi, cho đến nay anh Nẽo đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Thành công lớn nhất của anh Nẽo là năm 2014, anh đã chế tạo hoàn thiện máy lột vỏ, tách hạt bắp (ảnh) được rất nhiều bà con nông dân và các nhà máy chế biến nông sản trong và ngoài nước quan tâm.

máy lột vỏ tách hạt bắp tự chế của ông Trần Công Nẽo

máy lột vỏ tách hạt bắp tự chế của ông Trần Công Nẽo

Anh Trần Công Nẽo cho biết: Tính độc đáo của máy là tách được hạt bắp nguyên vẹn với mỗi giờ từ 3 đến 4 tấn bắp nguyên liệu, nhanh gấp 10 lần nhân công tách hạt.

Theo nhận xét của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú, máy lột vỏ tách hạt bắp tự chế của anh Trần Công Nẽo có nhiều ưu điểm vượt trội và mang lại lợi ích thiết thực cho đời sống xã hội. Máy có công năng tuốt sạch từng phần của trái bắp như cùi, vỏ, hạt, đặc biệt hạt bắp được tách ra còn nguyên vẹn, có thể sử dụng để làm hạt giống.

An Phú là một trong những huyện có diện tích sản xuất bắp khá lớn, do đó việc đưa máy vào hoạt động sẽ giảm chi phí sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài công trình này, anh Trần Công Nẽo còn nổi tiếng với các sản phẩm chế tạo khác như: máy dập rèn tự động; máy hút tạp chất bùn dưới ao hồ; máy đánh rãnh sâu (dùng để móc rãnh đất áp dụng trong lắp đặt hệ thống điện, nước, cáp ngầm); máy xay nhuyễn và sấy, ép cùi bắp xuất khẩu.
Năm 2014 vừa qua, anh Trần Công Nẽo được Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật và tạp chí Thương hiệu Việt bình chọn danh hiệu người có thành tích xuất sắc về đổi mới sáng tạo đóng góp đáng kể cho sự phát triển nông nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, máy lột vỏ, tách hạt bắp đã được bán ra với giá trên 200 triệu đồng/máy, đã có khách hàng ở Phú Quốc (Kiên Giang), Long An và miền Trung. Với máy đánh rãnh sâu, không chỉ được khách hàng trong nước ưa chuộng mà còn được khách hàng ở Campuchia tìm mua.

BẢO PHÚC
Báo điện tử Cần Thơ

##Một thợ sửa chữa cơ khí có nhiều sáng tạo kỹ thuật Đó là anh Trần Công Nẽo, ngụ tại thị trấn An Phú, huyện An Phú, có quá trình làm nghề cơ khí chế tạo hơn 30 năm. Vốn xuất thân làm nghề thợ máy, chuyển qua làm nghề cơ khí từ năm 26 tuổi, cho đến nay anh Nẽo đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Thành công lớn nhất của anh Nẽo là năm 2014, anh đã chế tạo hoàn thiện máy lột vỏ, tách hạt bắp (ảnh) được rất nhiều bà con nông dân và các nhà máy chế biến nông sản trong và ngoài nước quan tâm. ![máy lột vỏ tách hạt bắp tự chế của ông Trần Công Nẽo](http://socongthuong.angiang.gov.vn/wps/wcm/connect/7000240047a96e969907ffc317b4ddae/1/sau+neo.Still003.jpg+hinh+3.jpg?MOD=AJPERES&CACHEID=7000240047a96e969907ffc317b4ddae/1) ![máy lột vỏ tách hạt bắp tự chế của ông Trần Công Nẽo](http://www.baocantho.com.vn/img_post/4028/123.jpg) Anh Trần Công Nẽo cho biết: Tính độc đáo của máy là tách được hạt bắp nguyên vẹn với mỗi giờ từ 3 đến 4 tấn bắp nguyên liệu, nhanh gấp 10 lần nhân công tách hạt. Theo nhận xét của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú, máy lột vỏ tách hạt bắp tự chế của anh Trần Công Nẽo có nhiều ưu điểm vượt trội và mang lại lợi ích thiết thực cho đời sống xã hội. Máy có công năng tuốt sạch từng phần của trái bắp như cùi, vỏ, hạt, đặc biệt hạt bắp được tách ra còn nguyên vẹn, có thể sử dụng để làm hạt giống. An Phú là một trong những huyện có diện tích sản xuất bắp khá lớn, do đó việc đưa máy vào hoạt động sẽ giảm chi phí sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài công trình này, anh Trần Công Nẽo còn nổi tiếng với các sản phẩm chế tạo khác như: máy dập rèn tự động; máy hút tạp chất bùn dưới ao hồ; máy đánh rãnh sâu (dùng để móc rãnh đất áp dụng trong lắp đặt hệ thống điện, nước, cáp ngầm); máy xay nhuyễn và sấy, ép cùi bắp xuất khẩu. Năm 2014 vừa qua, anh Trần Công Nẽo được Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật và tạp chí Thương hiệu Việt bình chọn danh hiệu người có thành tích xuất sắc về đổi mới sáng tạo đóng góp đáng kể cho sự phát triển nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, máy lột vỏ, tách hạt bắp đã được bán ra với giá trên 200 triệu đồng/máy, đã có khách hàng ở Phú Quốc (Kiên Giang), Long An và miền Trung. Với máy đánh rãnh sâu, không chỉ được khách hàng trong nước ưa chuộng mà còn được khách hàng ở Campuchia tìm mua. **BẢO PHÚC** Báo điện tử Cần Thơ
edited Mar 7 '16 lúc 9:48 pm

Độc đáo máy tách bắp của “kỹ sư nông dân”

Thứ năm, 22/10/2015 05:39

(AGO) - Mặc dù chỉ học đến lớp 5 trường làng nhưng anh Trần Công Nẻo (55 tuổi, ngụ thị trấn An Phú, huyện An Phú) đã làm được điều mà nhiều người phải ngưỡng mộ qua việc chế tạo chiếc máy lột vỏ và tách bắp, giúp nông dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí trong quá trình sản xuất.

Tự mày mò nghiên cứu

Vốn xuất thân làm nghề thợ, chuyển qua làm nghề cơ khí từ năm 26 tuổi, đến nay đã 29 năm tuổi nghề, anh Nẻo đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Là người siêng năng, thích tìm tòi, sáng tạo, anh đã sáng chế ra nhiều loại máy phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp. Năm 2015, anh đã chế tạo hoàn thiện máy lột vỏ và tách hạt bắp được rất nhiều bà con nông dân quan tâm. “Nhận thấy nông dân huyện An Phú trồng bắp rất nhiều, nhưng sau khi thu hoạch thì cùi bắp bỏ đi. Thời điểm này, ở một số nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… cùi bắp xay nhuyễn được sử dụng thịnh hành để trồng nấm linh chi. Thấy vậy, tôi nghiên cứu ra chiếc máy giúp nông dân thu gom cùi bắp dễ hơn, tăng thu nhập cho bà con từ việc bán cùi bắp”.

Máy lột vỏ tách hạt bắp tự chế của ông Trần Công Nẽo
Máy lột vỏ và tách hạt bắp của anh Trần Công Nẻo

“Thuốc dạy thầy, cây dạy thợ”, qua 1 năm nghiên cứu, thiết kế và cải tiến, chiếc máy lột vỏ và tách hạt bắp được chế tạo thành công. Chiếc máy ra đời rút ngắn thời gian thu hoạch hạt bắp, giảm chi phí sản xuất và nhân công lao động, cho hiệu quả kinh tế cao. Anh Nẻo chia sẻ: “Trước đây, muốn tách hạt bắp phải thuê nhân công lột vỏ rồi mới đưa vào máy tách hạt. Trung bình 1 giờ, 10 người mới lột xong 1 tấn trái, chi phí thuê 100.000 đồng/tấn. Trong khi đó, với chiếc máy của tôi, chưa đến 10 người, trong thời gian 1 giờ có thể thu được 5 tấn hạt bắp, chi phí chỉ 200.000 đồng/tấn hạt (1 tấn bắp cho 650kg hạt), năng suất tăng hơn 8 lần, thời gian và chi phí cũng giảm rất nhiều”.

Sáng tạo không ngừng

Anh Nẻo cho biết, tính năng nổi bật của máy là tuốt sạch từng phần của trái bắp như cùi, vỏ, hạt, rồi chuyển ra ngoài bởi từng bộ phận riêng biệt. Hạt bắp được tách ra sạch, còn nguyên vẹn, không bị dập hay bể hạt, có thể sử dụng để làm hạt giống. Chi phí của chiếc máy thấp hơn nhiều so với những loại máy nhập nước ngoài. Ngoài ra, máy còn hoạt động khá nhanh, ít hao nhiên liệu, tiết kiệm được thời gian sản xuất và nhân công lao động. Việc sử dụng cùi bắp còn giúp bảo vệ sức khỏe, không tổn hại đến môi trường vì đã tận dụng được số lượng lớn cùi bắp bỏ đi.

Ngoài chiếc máy lột vỏ và tách hạt bắp thì anh còn có trong tay bộ sưu tập đáng nể của mình, như: Máy đập lò rèn với tính năng ưu việt như thay đổi tốc độ đập, lực đập... được khách hàng, đặt biệt là khách hàng Campuchia rất ưa chuộng; máy hút tạp chất trong hầm cá; dây chuyền xây nhuyễn cùi bắp, ép tự động; máy đánh rãnh sâu dùng để móc rãnh đất, áp dụng trong lắp đặt hệ thống điện, nước, cáp ngầm… Năm 2014, anh Trần Công Nẻo được Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật và Tạp chí Thương hiệu Việt bình chọn danh hiệu người có thành tích xuất sắc về đổi mới sáng tạo, đóng góp đáng kể cho sự phát triển nông nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, máy lột vỏ và tách hạt của anh Nẻo được bán với giá 200 triệu đồng và đang rất được ưa chuộng hiện nay. Những tính năng trên máy của anh tỏ ra nổi trội hơn nhiều loại máy khác và có thể sử dụng được tất cả các loại bắp. Chỉ tính riêng địa bàn huyện An Phú đã có 2 máy. Một số khách hàng ở Long An, kể cả miền Bắc đang liên lạc để tham khảo, đặt hàng.

Máy lột vỏ và tách hạt bắp của anh Trần Công Nẻo được Hội đồng Khoa học tỉnh đánh giá cao và đã đạt giải nhì trong Hội thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật tỉnh An Giang lần IX-2015.

Bài, ảnh: ĐỨC TOÀN
Báo An Giang Online

## Độc đáo máy tách bắp của “kỹ sư nông dân” Thứ năm, 22/10/2015 05:39 (AGO) - Mặc dù chỉ học đến lớp 5 trường làng nhưng anh Trần Công Nẻo (55 tuổi, ngụ thị trấn An Phú, huyện An Phú) đã làm được điều mà nhiều người phải ngưỡng mộ qua việc chế tạo chiếc máy lột vỏ và tách bắp, giúp nông dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí trong quá trình sản xuất. ### Tự mày mò nghiên cứu Vốn xuất thân làm nghề thợ, chuyển qua làm nghề cơ khí từ năm 26 tuổi, đến nay đã 29 năm tuổi nghề, anh Nẻo đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Là người siêng năng, thích tìm tòi, sáng tạo, anh đã sáng chế ra nhiều loại máy phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp. Năm 2015, anh đã chế tạo hoàn thiện máy lột vỏ và tách hạt bắp được rất nhiều bà con nông dân quan tâm. “Nhận thấy nông dân huyện An Phú trồng bắp rất nhiều, nhưng sau khi thu hoạch thì cùi bắp bỏ đi. Thời điểm này, ở một số nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… cùi bắp xay nhuyễn được sử dụng thịnh hành để trồng nấm linh chi. Thấy vậy, tôi nghiên cứu ra chiếc máy giúp nông dân thu gom cùi bắp dễ hơn, tăng thu nhập cho bà con từ việc bán cùi bắp”. http://www.baoangiang.com.vn/getattachment/012e9375-4ea1-4888-a642-6d77574bc191/t4.jpg Máy lột vỏ và tách hạt bắp của anh Trần Công Nẻo “Thuốc dạy thầy, cây dạy thợ”, qua 1 năm nghiên cứu, thiết kế và cải tiến, chiếc máy lột vỏ và tách hạt bắp được chế tạo thành công. Chiếc máy ra đời rút ngắn thời gian thu hoạch hạt bắp, giảm chi phí sản xuất và nhân công lao động, cho hiệu quả kinh tế cao. Anh Nẻo chia sẻ: “Trước đây, muốn tách hạt bắp phải thuê nhân công lột vỏ rồi mới đưa vào máy tách hạt. Trung bình 1 giờ, 10 người mới lột xong 1 tấn trái, chi phí thuê 100.000 đồng/tấn. Trong khi đó, với chiếc máy của tôi, chưa đến 10 người, trong thời gian 1 giờ có thể thu được 5 tấn hạt bắp, chi phí chỉ 200.000 đồng/tấn hạt (1 tấn bắp cho 650kg hạt), năng suất tăng hơn 8 lần, thời gian và chi phí cũng giảm rất nhiều”. ### Sáng tạo không ngừng Anh Nẻo cho biết, tính năng nổi bật của máy là tuốt sạch từng phần của trái bắp như cùi, vỏ, hạt, rồi chuyển ra ngoài bởi từng bộ phận riêng biệt. Hạt bắp được tách ra sạch, còn nguyên vẹn, không bị dập hay bể hạt, có thể sử dụng để làm hạt giống. Chi phí của chiếc máy thấp hơn nhiều so với những loại máy nhập nước ngoài. Ngoài ra, máy còn hoạt động khá nhanh, ít hao nhiên liệu, tiết kiệm được thời gian sản xuất và nhân công lao động. Việc sử dụng cùi bắp còn giúp bảo vệ sức khỏe, không tổn hại đến môi trường vì đã tận dụng được số lượng lớn cùi bắp bỏ đi. Ngoài chiếc máy lột vỏ và tách hạt bắp thì anh còn có trong tay bộ sưu tập đáng nể của mình, như: Máy đập lò rèn với tính năng ưu việt như thay đổi tốc độ đập, lực đập... được khách hàng, đặt biệt là khách hàng Campuchia rất ưa chuộng; máy hút tạp chất trong hầm cá; dây chuyền xây nhuyễn cùi bắp, ép tự động; máy đánh rãnh sâu dùng để móc rãnh đất, áp dụng trong lắp đặt hệ thống điện, nước, cáp ngầm… Năm 2014, anh Trần Công Nẻo được Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật và Tạp chí Thương hiệu Việt bình chọn danh hiệu người có thành tích xuất sắc về đổi mới sáng tạo, đóng góp đáng kể cho sự phát triển nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, máy lột vỏ và tách hạt của anh Nẻo được bán với giá 200 triệu đồng và đang rất được ưa chuộng hiện nay. Những tính năng trên máy của anh tỏ ra nổi trội hơn nhiều loại máy khác và có thể sử dụng được tất cả các loại bắp. Chỉ tính riêng địa bàn huyện An Phú đã có 2 máy. Một số khách hàng ở Long An, kể cả miền Bắc đang liên lạc để tham khảo, đặt hàng. Máy lột vỏ và tách hạt bắp của anh Trần Công Nẻo được Hội đồng Khoa học tỉnh đánh giá cao và đã đạt giải nhì trong Hội thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật tỉnh An Giang lần IX-2015. Bài, ảnh: ĐỨC TOÀN Báo An Giang Online
edited Mar 9 '16 lúc 9:36 am

Xuất khẩu… cùi bắp

(AGO) - Những năm gần đây, cùi bắp được một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc thu mua khá mạnh để sản xuất nấm và phục vụ chăn nuôi. Nếu như trước đây, nông dân huyện đầu nguồn An Phú coi cùi bắp là phế phẩm bỏ đi thì hiện nay, nó lại là nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân sau khi thu hoạch bắp.

Máy lột vỏ tách hạt bắp tự chế của ông Trần Công Nẽo

Bắp sau khi lấy hạt, cùi bắp cũng rất có giá trị

Bắp lai là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện An Phú. Diện tích trồng bắp lai hàng năm khoảng 3.000 héc-ta, năng suất bình quân 9,5 tấn/ héc-ta. Bắp lai được trồng ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu tại các xã: Khánh An, Khánh Bình, Phú Hữu, Quốc Thái, Nhơn Hội, thị trấn Long Bình... Trước đây, sau khi thu hoạch, bắp được tách lấy hạt phơi khô rồi bán, một phần cùi bắp được sử dụng làm củi nấu, nhưng đa số là bỏ đi, gây ô nhiễm mỗi trường. Ước tính mỗi công, phần cùi bắp bỏ đi khoảng 200kg.

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc có nhu cầu thu mua cùi bắp làm thức ăn chăn nuôi và trồng nấm với số lượng rất lớn. Ngoài ra, một phần do thị trường các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc tăng giá, các doanh nghiệp nước ngoài chuyển sang thị trường Việt Nam nên cùi bắp từ phế phẩm đã trở thành sản phẩm hút hàng. Đây cũng là cơ hội để nông dân tìm hướng đi mới cho mình.

Nhận thấy được tiềm năng to lớn từ cùi bắp, ông Trần Công Nẻo (thị trấn An Phú, huyện An Phú) đã nắm bắt cơ hội này và là người tiên phong đưa phế phẩm từ cây bắp ra nước ngoài. Hiện tại, Công ty TNHH MTV Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Xuất nhập khẩu Tấn Lộc Phát (Công ty Tấn Lộc Phát) của ông Nẻo là địa điểm thu mua cùi bắp chính của nông dân huyện An Phú. Ông Nẻo cho biết: “Hiện nay, mỗi héc-ta bắp sau khi thu hoạch, tách hạt sẽ thu được 2 tấn cùi bắp. Với giá mua tại ruộng 800 đồng/kg, nông dân lãi thêm từ 1,5 - 2 triệu đồng/héc-ta.”

Máy lột vỏ tách hạt bắp tự chế của ông Trần Công Nẽo

Bắp sau khi lấy hạt, cùi bắp cũng rất có giá trị

“Thông thường, sau khi thu hoạch bắp, nông dân thường tách hạt rồi bỏ cùi tại ruộng. Phần cùi này được đốt đi hay tập trung lại một chỗ nhưng không được xử lý nên lâu ngày dẫn đến ô nhiễm môi trường. Sau khi tìm hiểu thị trường, với kinh nghiệm trong việc chế tạo, sửa chữa máy, tôi đã chế ra dây chuyền xay nhuyễn và ép thành khối cùi bắp” – ông Nẻo cho biết thêm. Tại công ty của ông Nẻo, cùi bắp sau khi mua về được sấy khô, sau đó được xay nhuyễn, rồi ép thành khối có kích thước 70x40x20cm theo một dây chuyền tự động khép kín, với khối lượng ước khoảng 30 kg/khối. Ước tính mỗi năm, Công ty Tấn Lộc Phát sản xuất 400 – 500 tấn cùi bắp thành phẩm, sản phẩn được tiêu thụ ở thị trường Cần Thơ và xuất khẩu sang thị trường Nhật, Hàn Quốc với giá từ 2 - 2,5 triệu đồng/tấn.

Hiện nay, phần lớn nông dân An Phú chỉ canh tác một vụ bắp, thời điểm xuống giống từ tháng 7 - 10 âm lịch nên vào thời gian này, Công ty Tấn Lộc Phát đẩy mạnh sản xuất. Thời gian còn lại, công ty chỉ hoạt động cầm chừng vì nguồn nguyên liệu không đủ. Ông Nẻo cho biết: “Để có đủ nguyên liệu, chúng tôi phải đi mua cùi bắp từ những nông dân ở một số địa phương khác như Tân Châu, Trà Vinh… có khi sang Campuchia để mua hàng về. Nhìn chung, đầu ra của loại sản phẩm này ổn định và rất hút hàng. Làm ra bao nhiêu, khách hàng thu gom hết bấy nhiêu, không có tình trạng ế hàng”.

Với việc thành lập công ty thu mua cùi bắp cho nông dân, ông Nẻo không những góp phần tăng thêm thu nhập của nông dân trồng bắp, mà còn giảm ô nhiễm môi trường từ việc vứt bỏ cùi bắp và tạo việc làm cho khoảng 13 lao động, với thu nhập bình quân mỗi người từ 3,5 - 4 triệu đồng/ người/tháng.

Bài, ảnh: ĐỨC TOÀN
http://www.baoangiang.com.vn/Chuyen-muc-khac/Trong-tinh/Xuat-khau-cui-bap.html#

## Xuất khẩu… cùi bắp (AGO) - Những năm gần đây, cùi bắp được một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc thu mua khá mạnh để sản xuất nấm và phục vụ chăn nuôi. Nếu như trước đây, nông dân huyện đầu nguồn An Phú coi cùi bắp là phế phẩm bỏ đi thì hiện nay, nó lại là nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân sau khi thu hoạch bắp. http://www.baoangiang.com.vn/getattachment/f659f4ae-af2b-4e0e-9fba-edaeccd7dc23/T7-1.jpg Bắp sau khi lấy hạt, cùi bắp cũng rất có giá trị Bắp lai là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện An Phú. Diện tích trồng bắp lai hàng năm khoảng 3.000 héc-ta, năng suất bình quân 9,5 tấn/ héc-ta. Bắp lai được trồng ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu tại các xã: Khánh An, Khánh Bình, Phú Hữu, Quốc Thái, Nhơn Hội, thị trấn Long Bình... Trước đây, sau khi thu hoạch, bắp được tách lấy hạt phơi khô rồi bán, một phần cùi bắp được sử dụng làm củi nấu, nhưng đa số là bỏ đi, gây ô nhiễm mỗi trường. Ước tính mỗi công, phần cùi bắp bỏ đi khoảng 200kg. Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc có nhu cầu thu mua cùi bắp làm thức ăn chăn nuôi và trồng nấm với số lượng rất lớn. Ngoài ra, một phần do thị trường các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc tăng giá, các doanh nghiệp nước ngoài chuyển sang thị trường Việt Nam nên cùi bắp từ phế phẩm đã trở thành sản phẩm hút hàng. Đây cũng là cơ hội để nông dân tìm hướng đi mới cho mình. Nhận thấy được tiềm năng to lớn từ cùi bắp, ông Trần Công Nẻo (thị trấn An Phú, huyện An Phú) đã nắm bắt cơ hội này và là người tiên phong đưa phế phẩm từ cây bắp ra nước ngoài. Hiện tại, Công ty TNHH MTV Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Xuất nhập khẩu Tấn Lộc Phát (Công ty Tấn Lộc Phát) của ông Nẻo là địa điểm thu mua cùi bắp chính của nông dân huyện An Phú. Ông Nẻo cho biết: “Hiện nay, mỗi héc-ta bắp sau khi thu hoạch, tách hạt sẽ thu được 2 tấn cùi bắp. Với giá mua tại ruộng 800 đồng/kg, nông dân lãi thêm từ 1,5 - 2 triệu đồng/héc-ta.” http://www.baoangiang.com.vn/getattachment/549ba19d-5987-46bf-9a10-995392c25ad5/T7.jpg Bắp sau khi lấy hạt, cùi bắp cũng rất có giá trị “Thông thường, sau khi thu hoạch bắp, nông dân thường tách hạt rồi bỏ cùi tại ruộng. Phần cùi này được đốt đi hay tập trung lại một chỗ nhưng không được xử lý nên lâu ngày dẫn đến ô nhiễm môi trường. Sau khi tìm hiểu thị trường, với kinh nghiệm trong việc chế tạo, sửa chữa máy, tôi đã chế ra dây chuyền xay nhuyễn và ép thành khối cùi bắp” – ông Nẻo cho biết thêm. Tại công ty của ông Nẻo, cùi bắp sau khi mua về được sấy khô, sau đó được xay nhuyễn, rồi ép thành khối có kích thước 70x40x20cm theo một dây chuyền tự động khép kín, với khối lượng ước khoảng 30 kg/khối. Ước tính mỗi năm, Công ty Tấn Lộc Phát sản xuất 400 – 500 tấn cùi bắp thành phẩm, sản phẩn được tiêu thụ ở thị trường Cần Thơ và xuất khẩu sang thị trường Nhật, Hàn Quốc với giá từ 2 - 2,5 triệu đồng/tấn. Hiện nay, phần lớn nông dân An Phú chỉ canh tác một vụ bắp, thời điểm xuống giống từ tháng 7 - 10 âm lịch nên vào thời gian này, Công ty Tấn Lộc Phát đẩy mạnh sản xuất. Thời gian còn lại, công ty chỉ hoạt động cầm chừng vì nguồn nguyên liệu không đủ. Ông Nẻo cho biết: “Để có đủ nguyên liệu, chúng tôi phải đi mua cùi bắp từ những nông dân ở một số địa phương khác như Tân Châu, Trà Vinh… có khi sang Campuchia để mua hàng về. Nhìn chung, đầu ra của loại sản phẩm này ổn định và rất hút hàng. Làm ra bao nhiêu, khách hàng thu gom hết bấy nhiêu, không có tình trạng ế hàng”. Với việc thành lập công ty thu mua cùi bắp cho nông dân, ông Nẻo không những góp phần tăng thêm thu nhập của nông dân trồng bắp, mà còn giảm ô nhiễm môi trường từ việc vứt bỏ cùi bắp và tạo việc làm cho khoảng 13 lao động, với thu nhập bình quân mỗi người từ 3,5 - 4 triệu đồng/ người/tháng. Bài, ảnh: ĐỨC TOÀN http://www.baoangiang.com.vn/Chuyen-muc-khac/Trong-tinh/Xuat-khau-cui-bap.html#
edited Mar 9 '16 lúc 9:36 am

Người đưa tin 24G: Độc đáo chiếc máy “3 trong 1″ của một nông dân miền Tây

Đài PT-TH Vĩnh Long
15-05-2018

Sau thành công với sáng chế máy lột vỏ, tách hạt bắp; máy hút bùn đa năng; máy Dập rèn, máy xay cùi bắp nén thành khối xuất khẩu, gần đây, ông Trần Công Nẻo (ở huyện An Phú, tỉnh An Giang) lại cho ra đời một sáng chế mới nữa, đó là chiếc máy Chặt, băm và phun xác cây bắp.

http://thvl.vn/?p=980133

https://www.youtube.com/watch?v=R9K_xWYlQwE

# Người đưa tin 24G: Độc đáo chiếc máy “3 trong 1″ của một nông dân miền Tây Đài PT-TH Vĩnh Long 15-05-2018 Sau thành công với sáng chế máy lột vỏ, tách hạt bắp; máy hút bùn đa năng; máy Dập rèn, máy xay cùi bắp nén thành khối xuất khẩu, gần đây, ông Trần Công Nẻo (ở huyện An Phú, tỉnh An Giang) lại cho ra đời một sáng chế mới nữa, đó là chiếc máy Chặt, băm và phun xác cây bắp. http://thvl.vn/?p=980133 https://www.youtube.com/watch?v=R9K_xWYlQwE

27/05/2018

Sáng chế độc đáo, 1 lít xăng xử lý được 10 tấn cây bắp

Trước đây, tại miền Tây, nông dân thu hoạch bắp xong phải dùng sức người chặt cây, đốt đồng dẫn đến mất vệ sinh và tốn nhiều công sức. Từ thực tế đó, ông Trần Công Nẻo ở xã Phước Hưng huyện An Phú tỉnh An Giang đã chế tạo ra chiếc máy đa năng, chỉ cần 1 lít xăng có thể chặt và làm nhuyễn 10 tấn nguyên liệu thân bắp chỉ trong 1 giờ.

https://tv.tuoitre.vn/tin-moi/20180527/sang-che-doc-dao-1-lit-xang-xu-ly-duoc-10-tan-cay-bap/41165.html

https://www.youtube.com/watch?v=fJS_crgUeoM

27/05/2018 # Sáng chế độc đáo, 1 lít xăng xử lý được 10 tấn cây bắp Trước đây, tại miền Tây, nông dân thu hoạch bắp xong phải dùng sức người chặt cây, đốt đồng dẫn đến mất vệ sinh và tốn nhiều công sức. Từ thực tế đó, ông Trần Công Nẻo ở xã Phước Hưng huyện An Phú tỉnh An Giang đã chế tạo ra chiếc máy đa năng, chỉ cần 1 lít xăng có thể chặt và làm nhuyễn 10 tấn nguyên liệu thân bắp chỉ trong 1 giờ. https://tv.tuoitre.vn/tin-moi/20180527/sang-che-doc-dao-1-lit-xang-xu-ly-duoc-10-tan-cay-bap/41165.html https://www.youtube.com/watch?v=fJS_crgUeoM
12
2.15k
7
2
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp