Trạng thái
Lịch Sử

Duy Minh Thị

Duy Minh Thị (tiếng Trung: 惟明氏) hoặc Minh Chương Thị (tiếng Trung: 明章氏) là một tác giả nổi bật đầu thời kỳ Pháp thuộc ở Nam Kỳ, Việt Nam.

Thân thế

Theo một số thông tin, Duy Minh Thị là hậu duệ của người Minh Hương[1], tên thật là "Trần Quang Quang 陳光光"[2], nguyên quán huyện Duy Minh (phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc tỉnh Bến Tre). Ông có thể là hậu duệ của danh thần triều Nguyễn gốc Minh Hương từng nhiều lần đi sứ Trung Quốc Trịnh Hoài Đức (1765-1825). Theo khảo cứu của Lưu Ngọc Quân, Duy Minh Thị trong lời tựa quyển Nam Kỳ lục tỉnh địa dư chí có gọi Trịnh Hoài Đức là “Tiên công”, chứng tỏ Duy Minh Thị là hậu duệ của Trịnh Hoài Đức.[3]

Duy Minh Thị thời trẻ học ở Gia Định, trùng hợp với thời điểm Pháp xâm lược Việt Nam, nhà Nguyễn buộc phải nhượng sáu tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. Đối mặt với những kẻ thống trị mới, Duy Minh Thị chọn cách hợp tác với chính quyền thuộc địa. Sau khi học tiếng Pháp, ông được bổ nhiệm làm quan chức của trường thông ngôn Nam Kỳ, chức Kinh lịch (lettré).[4]

Duy Minh Thị sống ở Xóm Dầu tức An Bình, Chợ Lớn. Duy Minh Thị thường thêm vào biệt hiệu ba chữ “Phụng Du Lý” (Xóm Dầu Phộng) và "Gia Định Thành Duy Minh Thị đính chánh".[4]

Nhóm Duy Minh Thị

Theo tác giả Lại Quảng Nam, do Duy Minh Thị không được sử sách thời Nguyễn nhắc tới tên cho nên hiếm người biết hành tung và tầm vóc của ông. Mãi đến cuối thể kỷ thứ 20, tại Pháp có Lê Sơn Thanh (tức Alexandre Lê), một học trò cũ của cụ Hoàng Xuân Hãn, là người đang làm việc tại Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Paris và cũng là người Việt duy nhất chuyên sâu về nghiên cứu công trình của nhóm Duy Minh Thị.

Nhóm Duy Minh Thị gồm có 10 người. Đa số đều tự xưng bằng biệt hiệu rất có ý nghĩa: Duy Minh là “riêng sáng suốt”, Minh Đức là làm cho “tỏ cái đức”, Minh Chương là làm cho “sáng tỏ khuôn phép lễ chế”.

Thói quen của họ là ghi thêm chữ “thị” hay chữ “hiệu“ vào sau cùng . Hăng hái nhất là ba người này: Duy Minh Thị, Minh Chương Thị và Phước Trai tiên sinh.

Họ đã thuê ở Quảng Đông 10 cơ sở khắc ván in sách (tức khoảng 10 nhà xuất bản) đó là: Kim Ngọc Lâu, Cận Vân Đường, Bửu Hoa Các, Thiên Bửu Lâu, Văn Nguơn Đường (Nguơn là Nguyên).

Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ thứ 19 (1870-1899) họ đã công bố được hơn 50 bộ sách. Nhóm này chúng tôi (Nguyễn Tài Cẩn) đặt tên là nhóm DUY MINH THỊ.

Trong nhóm, Duy Minh Thị là người tiêu biểu nhất. Từ năm 1872 đến 1883 ông đều in sách hàng năm. Riêng năm 1874 ông in đến 6 cuốn. Ông thuê đến 6 nhà xuất bản và sơ bộ đã in tính ra được 19 cuốn sách đã được công bố.[5]

Tác phẩm

Trong thời gian làm việc cho chính quyền thuộc địa, Duy Minh Thị đã biên tập và in ấn nhiều tác phẩm lịch sử, địa lý Việt Nam và văn học Trung Quốc. Bản tiếng Trung của cuốn "Kim Vân Kiều tân truyện" do ông biên tập đã được lưu hành rộng rãi và khen ngợi.

《 Kim Vân Kiều tân truyện 》(Nguyễn Du viết, Duy Minh Thị đính chính )
《 Sãi Vải thư tập 》(Nguyễn Cư Trinh viết, Duy Minh Thị đính chính )
《 Chiêu Quân cống Hồ thư 》(Duy Minh Thị soạn )
《 Trần Trá Hôn diễn ca 》(Minh Chương Thị đính chính )
《 Nhị Độ Mai diễn ca 》(Duy Minh Thị đính chính )
《 Lục Vân Tiên truyện 》(Nguyễn Đình Chiểu viết, Duy Minh Thị đính chính )
《 Đại Nam Thực Lục chính biên 》(Duy Minh Thị đính chính )
Trung Quốc, Việt Đông, Phật trấn, Kim Ngọc Lâu, in năm Quý Dậu (1873)
Duy Minh Thị là người biên tập lại bản Đại Nam Thực Lục Chính Biên dưới thời vua Tự Đức sau đó đem thuê khắc tại Phật Sơn Trấn, tỉnh Quảng Đông năm 1873. Ông là người đã in nguyên dạng các chữ húy chính của vua Gia Long mà không hề né tránh, không sợ kỵ húy. Năm 1872, xem như Pháp đã chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh, và từ đó Nam kỳ luc tỉnh được xem như là vùng đất hải ngoại của người Pháp. Dân Nam kỳ chịu một thể chế riêng từ chính quốc. Do không phải làm quan dưới triều vua Tự Đức, và cũng có thể vua Tự Đức thật sự cầu cạnh; Duy Minh Thị xem mình là một người Tàu vốn được nhiều ưu đãi, nên chả việc gì phải sợ vua quan “An nam". Với công vụ mà vua Tự Đức nhờ cậy, biên tập lại tập sách lịch sử của triều đại nhà Nguyễn, nên Duy Minh Thị có toàn quyền xem tất cả sách vở của các nhân vật trong triều đương đại, từ nhân thân đến sách vở do họ sáng tác khi Duy Minh Thị có nhu cầu làm sách công vụ . Chính vì điều kiện thuận lợi này ông đã có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn sách mà không một người Việt Nam nào khác có thể.[5]
Biên niên sử thời Cảnh Hưng đến Gia Long, do người Gia Định Thành là Duy Minh Thị khảo chính, lời tựa viết bởi Lư Gia Lăng 蘆嘉陵 Legrand de la Liraye quan tham biện nước Pháp. Sách viết về chuyện phục quốc từ năm Mậu Tuất 1778 đến Nhâm Tuất 1802 của triều Nguyễn đời Gia Long. Gồm 378 trang, chia làm làm 3 quyển.
《 Nam Kỳ Lục Tỉnh địa dư chí 》(Duy Minh Thị viết )
《 Đại Nam quốc sử diễn ca 》(Duy Minh Thị phó tử )
《 Nữ tú tài diễn ca 》(Duy Minh Thị soạn )
《 Văn duyên diễn ca 》(Minh chương thị đính chính )
《 Phạm Công Cúc Hoa 》(Minh chương thị đính chính )
Tác phẩm của Duy Minh Thị có hai đặc điểm nổi bật. Đầu tiên, tác phẩm của ông chủ yếu được in ở thị trấn Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, chủ yếu ở ba hiệu sách: Kim Ngọc Lâu, Thiên Bảo Lâu, Bảo Hoa Các. Nguyên nhân chính là do ngành xuất bản ở Nam Kỳ kém phát triển, mà Nam Kỳ thường xuyên trao đổi kinh tế với các vùng ven biển Quảng Đông, Trung Quốc, nên việc khắc ở Quảng Đông rồi vận chuyển về Nam Kỳ để bán sẽ thuận tiện hơn. Thứ hai, đa phần các sách không đứng tên triều Nguyễn, cũng không tránh các chữ húy kỵ. Nó phản ánh sự thật lịch sử rằng Nam Kỳ đã thoát khỏi ách thống trị của nhà Nguyễn và trở thành thuộc địa của Pháp.

Chú thích

^ “Nghĩ Về Một Bản Thơ Tuồng Nôm Thế Kỷ 18”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2017.
^ “《大南寔錄正編》詳細介紹”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2017.
^ Nguyễn Thanh Phong. (4/2020). “Vai trò của giới nho thương người Hoa Chợ Lớn trong việc truyền bá Truyện Kiều ở Nam Bộ”. AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 1-7.
^ a b Nguyễn Đình Chiểu. Lục Vân Tiên. Bản hiệu đính của Ủy ban san định các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. Sài Gòn 1973.
^ a b Nguyên Lạc. Trận chiến chưa ngưng IV, Đoạn Trường Tân Thanh và Kim Vân Kiều truyện. Dẫn từ trang Facebook "Tình Tự Dân Tộc", tác giả Lai Quang Nam.

Tham khảo

大南實錄正編 (Đại Nam Thực Lục Chính Biên). Trung Quốc, Việt Đông, Phật trấn, Kim Ngọc Lâu, in năm Quý Dậu (1873), nay còn một ấn bản in, hai bản sao chép.
Nguyễn Thanh Phong. (4/2020). “Vai trò của giới nho thương người Hoa Chợ Lớn trong việc truyền bá Truyện Kiều ở Nam Bộ”. AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 1-7.
Nguyễn Quảng Tuân. (2012). Mấy nhận xét về các bản nôm Lục Vân Tiên truyện.
Nguyễn Đình Chiểu. Lục Vân Tiên. Bản hiệu đính của Ủy ban san định các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. Sài Gòn 1973.
Nguyên Lạc. Trận chiến chưa ngưng IV, Đoạn Trường Tân Thanh và Kim Vân Kiều truyện. Dẫn từ trang Facebook "Tình Tự Dân Tộc", tác giả Lai Quang Nam.
Masako HAYASHI. On the formation of Dai Nam Thuc Luc (大南寔録)(VI-A): Fo-shan(仏山)and Gia-dinh(嘉定)

Duy Minh Thị (tiếng Trung: 惟明氏) hoặc Minh Chương Thị (tiếng Trung: 明章氏) là một tác giả nổi bật đầu thời kỳ Pháp thuộc ở Nam Kỳ, Việt Nam. # Thân thế Theo một số thông tin, Duy Minh Thị là hậu duệ của người Minh Hương[1], tên thật là "Trần Quang Quang 陳光光"[2], nguyên quán huyện Duy Minh (phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc tỉnh Bến Tre). Ông có thể là hậu duệ của danh thần triều Nguyễn gốc Minh Hương từng nhiều lần đi sứ Trung Quốc Trịnh Hoài Đức (1765-1825). Theo khảo cứu của Lưu Ngọc Quân, Duy Minh Thị trong lời tựa quyển Nam Kỳ lục tỉnh địa dư chí có gọi Trịnh Hoài Đức là “Tiên công”, chứng tỏ Duy Minh Thị là hậu duệ của Trịnh Hoài Đức.[3] Duy Minh Thị thời trẻ học ở Gia Định, trùng hợp với thời điểm Pháp xâm lược Việt Nam, nhà Nguyễn buộc phải nhượng sáu tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. Đối mặt với những kẻ thống trị mới, Duy Minh Thị chọn cách hợp tác với chính quyền thuộc địa. Sau khi học tiếng Pháp, ông được bổ nhiệm làm quan chức của trường thông ngôn Nam Kỳ, chức Kinh lịch (lettré).[4] Duy Minh Thị sống ở Xóm Dầu tức An Bình, Chợ Lớn. Duy Minh Thị thường thêm vào biệt hiệu ba chữ “Phụng Du Lý” (Xóm Dầu Phộng) và "Gia Định Thành Duy Minh Thị đính chánh".[4] ## Nhóm Duy Minh Thị Theo tác giả Lại Quảng Nam, do Duy Minh Thị không được sử sách thời Nguyễn nhắc tới tên cho nên hiếm người biết hành tung và tầm vóc của ông. Mãi đến cuối thể kỷ thứ 20, tại Pháp có Lê Sơn Thanh (tức Alexandre Lê), một học trò cũ của cụ Hoàng Xuân Hãn, là người đang làm việc tại Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Paris và cũng là người Việt duy nhất chuyên sâu về nghiên cứu công trình của nhóm Duy Minh Thị. Nhóm Duy Minh Thị gồm có 10 người. Đa số đều tự xưng bằng biệt hiệu rất có ý nghĩa: Duy Minh là “riêng sáng suốt”, Minh Đức là làm cho “tỏ cái đức”, Minh Chương là làm cho “sáng tỏ khuôn phép lễ chế”. Thói quen của họ là ghi thêm chữ “thị” hay chữ “hiệu“ vào sau cùng . Hăng hái nhất là ba người này: Duy Minh Thị, Minh Chương Thị và Phước Trai tiên sinh. Họ đã thuê ở Quảng Đông 10 cơ sở khắc ván in sách (tức khoảng 10 nhà xuất bản) đó là: Kim Ngọc Lâu, Cận Vân Đường, Bửu Hoa Các, Thiên Bửu Lâu, Văn Nguơn Đường (Nguơn là Nguyên). Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ thứ 19 (1870-1899) họ đã công bố được hơn 50 bộ sách. Nhóm này chúng tôi (Nguyễn Tài Cẩn) đặt tên là nhóm DUY MINH THỊ. Trong nhóm, Duy Minh Thị là người tiêu biểu nhất. Từ năm 1872 đến 1883 ông đều in sách hàng năm. Riêng năm 1874 ông in đến 6 cuốn. Ông thuê đến 6 nhà xuất bản và sơ bộ đã in tính ra được 19 cuốn sách đã được công bố.[5] #Tác phẩm Trong thời gian làm việc cho chính quyền thuộc địa, Duy Minh Thị đã biên tập và in ấn nhiều tác phẩm lịch sử, địa lý Việt Nam và văn học Trung Quốc. Bản tiếng Trung của cuốn "Kim Vân Kiều tân truyện" do ông biên tập đã được lưu hành rộng rãi và khen ngợi. 《 Kim Vân Kiều tân truyện 》(Nguyễn Du viết, Duy Minh Thị đính chính ) 《 Sãi Vải thư tập 》(Nguyễn Cư Trinh viết, Duy Minh Thị đính chính ) 《 Chiêu Quân cống Hồ thư 》(Duy Minh Thị soạn ) 《 Trần Trá Hôn diễn ca 》(Minh Chương Thị đính chính ) 《 Nhị Độ Mai diễn ca 》(Duy Minh Thị đính chính ) 《 Lục Vân Tiên truyện 》(Nguyễn Đình Chiểu viết, Duy Minh Thị đính chính ) 《 Đại Nam Thực Lục chính biên 》(Duy Minh Thị đính chính ) Trung Quốc, Việt Đông, Phật trấn, Kim Ngọc Lâu, in năm Quý Dậu (1873) Duy Minh Thị là người biên tập lại bản Đại Nam Thực Lục Chính Biên dưới thời vua Tự Đức sau đó đem thuê khắc tại Phật Sơn Trấn, tỉnh Quảng Đông năm 1873. Ông là người đã in nguyên dạng các chữ húy chính của vua Gia Long mà không hề né tránh, không sợ kỵ húy. Năm 1872, xem như Pháp đã chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh, và từ đó Nam kỳ luc tỉnh được xem như là vùng đất hải ngoại của người Pháp. Dân Nam kỳ chịu một thể chế riêng từ chính quốc. Do không phải làm quan dưới triều vua Tự Đức, và cũng có thể vua Tự Đức thật sự cầu cạnh; Duy Minh Thị xem mình là một người Tàu vốn được nhiều ưu đãi, nên chả việc gì phải sợ vua quan “An nam". Với công vụ mà vua Tự Đức nhờ cậy, biên tập lại tập sách lịch sử của triều đại nhà Nguyễn, nên Duy Minh Thị có toàn quyền xem tất cả sách vở của các nhân vật trong triều đương đại, từ nhân thân đến sách vở do họ sáng tác khi Duy Minh Thị có nhu cầu làm sách công vụ . Chính vì điều kiện thuận lợi này ông đã có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn sách mà không một người Việt Nam nào khác có thể.[5] Biên niên sử thời Cảnh Hưng đến Gia Long, do người Gia Định Thành là Duy Minh Thị khảo chính, lời tựa viết bởi Lư Gia Lăng 蘆嘉陵 Legrand de la Liraye quan tham biện nước Pháp. Sách viết về chuyện phục quốc từ năm Mậu Tuất 1778 đến Nhâm Tuất 1802 của triều Nguyễn đời Gia Long. Gồm 378 trang, chia làm làm 3 quyển. 《 Nam Kỳ Lục Tỉnh địa dư chí 》(Duy Minh Thị viết ) 《 Đại Nam quốc sử diễn ca 》(Duy Minh Thị phó tử ) 《 Nữ tú tài diễn ca 》(Duy Minh Thị soạn ) 《 Văn duyên diễn ca 》(Minh chương thị đính chính ) 《 Phạm Công Cúc Hoa 》(Minh chương thị đính chính ) Tác phẩm của Duy Minh Thị có hai đặc điểm nổi bật. Đầu tiên, tác phẩm của ông chủ yếu được in ở thị trấn Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, chủ yếu ở ba hiệu sách: Kim Ngọc Lâu, Thiên Bảo Lâu, Bảo Hoa Các. Nguyên nhân chính là do ngành xuất bản ở Nam Kỳ kém phát triển, mà Nam Kỳ thường xuyên trao đổi kinh tế với các vùng ven biển Quảng Đông, Trung Quốc, nên việc khắc ở Quảng Đông rồi vận chuyển về Nam Kỳ để bán sẽ thuận tiện hơn. Thứ hai, đa phần các sách không đứng tên triều Nguyễn, cũng không tránh các chữ húy kỵ. Nó phản ánh sự thật lịch sử rằng Nam Kỳ đã thoát khỏi ách thống trị của nhà Nguyễn và trở thành thuộc địa của Pháp. # Chú thích ^ “Nghĩ Về Một Bản Thơ Tuồng Nôm Thế Kỷ 18”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2017. ^ “《大南寔錄正編》詳細介紹”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2017. ^ Nguyễn Thanh Phong. (4/2020). “Vai trò của giới nho thương người Hoa Chợ Lớn trong việc truyền bá Truyện Kiều ở Nam Bộ”. AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 1-7. ^ a b Nguyễn Đình Chiểu. Lục Vân Tiên. Bản hiệu đính của Ủy ban san định các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. Sài Gòn 1973. ^ a b Nguyên Lạc. Trận chiến chưa ngưng IV, Đoạn Trường Tân Thanh và Kim Vân Kiều truyện. Dẫn từ trang Facebook "Tình Tự Dân Tộc", tác giả Lai Quang Nam. #Tham khảo 大南實錄正編 (Đại Nam Thực Lục Chính Biên). Trung Quốc, Việt Đông, Phật trấn, Kim Ngọc Lâu, in năm Quý Dậu (1873), nay còn một ấn bản in, hai bản sao chép. Nguyễn Thanh Phong. (4/2020). “Vai trò của giới nho thương người Hoa Chợ Lớn trong việc truyền bá Truyện Kiều ở Nam Bộ”. AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 1-7. Nguyễn Quảng Tuân. (2012). Mấy nhận xét về các bản nôm Lục Vân Tiên truyện. Nguyễn Đình Chiểu. Lục Vân Tiên. Bản hiệu đính của Ủy ban san định các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. Sài Gòn 1973. Nguyên Lạc. Trận chiến chưa ngưng IV, Đoạn Trường Tân Thanh và Kim Vân Kiều truyện. Dẫn từ trang Facebook "Tình Tự Dân Tộc", tác giả Lai Quang Nam. Masako HAYASHI. On the formation of Dai Nam Thuc Luc (大南寔録)(VI-A): Fo-shan(仏山)and Gia-dinh(嘉定)
edited Sep 30 lúc 10:55 am

Duy Minh Thị (?-?), hay Minh Chương Thị, là bút hiệu của một văn sĩ, viên chức hành chính gốc Hoa sống tại Gia Định nửa cuối thế kỷ 19. Ông tên thật là Trần Quang Quang, nguyên quán huyện Duy Minh (phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc tỉnh Bến Tre), có thể là hậu duệ của danh thần triều Nguyễn gốc Minh Hương từng nhiều lần đi sứ Trung Quốc Trịnh Hoài Đức (1765-1825). Theo khảo cứu của Lưu Ngọc Quân, Duy Minh Thị trong lời tựa quyển Nam Kỳ lục tỉnh địa dư chí có gọi Trịnh Hoài Đức là “Tiên công”, chứng tỏ Duy Minh Thị là hậu duệ của Trịnh Hoài Đức.

Duy Minh Thị (?-?), hay Minh Chương Thị, là bút hiệu của một văn sĩ, viên chức hành chính gốc Hoa sống tại Gia Định nửa cuối thế kỷ 19. Ông tên thật là Trần Quang Quang, nguyên quán huyện Duy Minh (phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc tỉnh Bến Tre), có thể là hậu duệ của danh thần triều Nguyễn gốc Minh Hương từng nhiều lần đi sứ Trung Quốc Trịnh Hoài Đức (1765-1825). Theo khảo cứu của Lưu Ngọc Quân, Duy Minh Thị trong lời tựa quyển Nam Kỳ lục tỉnh địa dư chí có gọi Trịnh Hoài Đức là “Tiên công”, chứng tỏ Duy Minh Thị là hậu duệ của Trịnh Hoài Đức.

Mấy nhận xét về các bản nôm Lục Vân Tiên truyện.

NGUYỄN QUẢNG TUÂN

Post date: Dec 3, 2012 1:30:17 PM

NGUYỄN QUẢNG TUÂN

Chuyên gia Hán Nôm, TP. Hồ Chí Minh

Cho đến nay có tất cả 9 bản Nôm Truyện Lục Vân Tiên đã sưu tầm được:

  1. Lục Vân Tiên truyện. Gia Định thành, Duy Minh Thị đính chính, Quảng Đông nhai, Quảng Thanh Nam phát thụ Việt tỉnh, Phật trấn, Phước Lộc đại nhai, Bảo Hoa các tàng bản, (không ghi năm in).

  2. Lục Vân Tiên truyện. Thiền Phước Lộc đại nhai. Bảo Hoa các phát hành, (không ghi năm in).

  3. Lục Vân Tiên truyện. Gia Định thành, Duy Minh Thị đính chính, Việt Đông, Phật trấn, Phước Lộc đại nhai, Kim Ngọc lâu tàng bản, Giáp Tuất niên san khắc.

  4. Lục Vân Tiên truyện. Gia Định thành, Duy Minh Thị đính chính, Phật Sơn, Bảo Hoa các tàng bản, (không ghi năm in).

  5. Lục Vân Tiên truyện. Gia Định thành, Duy Minh Thị đính chính, Việt Đông, Phật trấn, Phước Lộc đại nhai, Thiên Bảo lâu tàng bản, (không ghi năm in)

  6. Lục Vân Tiên ca diễn. Texte en caractères figuratifs, A bel des Michels, Professeur à l’ Ecole des langues orientales vivantes Paris, Ernest Leroux, Editeur. 1883.

  7. Lục Vân Tiên cổ tích tân truyện. Tụ Văn đường, Hà Nội ấn hành năm Thành Thái thứ 9 (1897).

  8. Vân Tiên cổ tích tân truyện. Liễu Văn đường, Hà Nội ấn hành năm Khải Định thứ 6 (1921).

  9. Vân Tiên cổ tích tân truyện. Tụ Văn đường tái bản năm Khải Định thứ 9 (1924).

Trong 9 bản Nôm kể trên, PGS. Trần Nghĩa còn chưa sưu tầm được các bản số 1, 4 và 5.

Bản Lục Vân Tiên truyện do Duy Minh Thị đính chính

Riêng về bản số 1, ông đã giới thiệu như sau:

  1. Lục Vân Tiên: do Duy Minh Thị sao lục, Tôn Thọ Tường trông nom in, hiệu sách Quảng Thạnh Nam, Chợ Lớn phát hành năm 1865. Công việc ấn loát có thể tiến hành tại Quảng Đông rồi mang ấn phẩm về bán ở Đề Ngạn (Chợ Lớn)… Đáng tiếc là bản này hiện chưa tìm được.

Chúng tôi may mắn, ngày 25-3-1993, nhân dịp đi thăm chùa Kim Cang ở tỉnh Long An đã tìm thấy bản này và do đó mới biết rằng:

  • Duy Minh Thị đã đính chính chứ không phải sao lục truyện Lục Vân Tiên.

  • Sách đã được in ở Quảng Đông (Trung Quốc) chứ không phải ở Sài Gòn nên không có việc Tôn Thọ Tường trông nom in.

Sách chỉ ghi Quảng Thạnh Nam phát thụ và không ghi năm khắc in.

PGS. Trần Nghĩa sau phần nhận định đã sắp xếp các bản Nôm Lục Vân Tiên theo thứ tự thời gian như sau:

TT Tên sách Số tờ Khổ sách Số câu 6/8 Nơi in Năm in Đặc điểm
1 Lục Vân Tiên ? ? ? Quảng<br><br>Đông 1865 Duy Minh Thị sao lục. Sách chưa tìm thấy
2 Lục Vân Tiên truyện 46 20x13,5 2180 Quảng Đông ? Duy Minh Thị đính chính. Có một bài thơ thất ngôn bát cú chữ Hán
3 Lục Vân Tiên truyện 55 20x13,5 2174 Quảng Đông 1874 Duy Minh Thị đính chính. Có một bài thơ thất ngôn bát cú chữ Hán
4 Vân Tiên cổ tích truyện 53 18x12 2034 Hà Nội 1897 Tụ Văn đường ấn hành
5 Vân Tiên cổ tích truyện 53 18x12 2034 Hà Nội 1921 Liễu Văn đường ấn hành
6 Vân Tiên cổ tích truyện 53 18x12 2034 Hà Nội 1924 Tụ Văn đường ấn hành
7 Lục Vân Tiên ? ? ? Hà Nội ? Phúc Văn đường ấn hành. Sách chưa tìm thấy.

Ông đã chia các bản Nôm trên làm hai nhóm:

Nhón I gồm các bản 1-2-3 là nhóm Lục Vân Tiên sơ kỳ (có bài thơ chữ Hán và có đoạn vua Sở nhường ngôi cho Vân Tiên) in ở Quảng Đông.

Nhóm II gồm các bản 4-5-6-7 là nhóm Lục Vân Tiên hậu kỳ (không có bài thơ chữ Hán và không có đoạn vua Sở nhường ngôi cho Vân Tiên) in ở Hà Nội.

Ông cũng nhắc lại chuyện Nguyễn Đình Chiểu sửa chữa Lục Vân Tiên vào lúc cuối đời:

"Như ta biết, vào năm 1883, Lục Vân Tiên được chính tác giả của nó sửa sang lại một lần. Sự kiện này được Mai Huỳnh Hoa là cháu ngoại của Nguyễn Đình Chiểu nói tới trong bài Tiểu sử cụ Đồ Chiểu đăng trên báo Tân Văn số 27, năm 1935: Vào quãng năm 1884 nhà nước Pháp có sai quan chủ tỉnh Bến Tre bây giờ là ông Ponchon đến thăm Tiên sinh (Nguyễn Đình Chiểu) để tưởng lệ văn sĩ. Tiên sinh thác bệnh ngồi trong buồng không chịu ra tiếp khách. Túng thế, ông Ponchon phải xin phép vào thăm tận giường bệnh. Khi ông Ponchon nói chuyện, nhờ ông Đốc phủ sứ Lê Q. Hiền làm thông ngôn, ngỏ ý yêu cầu Tiên sinh nhuận chính cho bản Lục Vân Tiên. Bấy giờ Tiên sinh có sai người kêu là Biện Đống chép truyện ấy lại, giao cho ông Ponchon đem về.

PGS. Trần Nghĩa cho biết thêm là:

“Bản dùng để hiệu đính theo Ponchon cho biết, là bản in của người Trung Quốc, tức là loại mà trên kia ta gọi là Lục Vân Tiên sơ kỳ. Còn bản đã được hiệu đính, do Biện Đống chép giao cho Ponchon mang về năm 1883, hẳn là loại Lục Vân Tiên hậu kỳ (trong đó có cả một số bản in bằng chữ quốc ngữ, mà cuốn Lục Vân Tiên truyện của Trương Vĩnh Ký phát hành năm 1889 có thể xem là tiêu biểu nhất.

Chúng tôi nhận thấy những lời thuật lại của bà Mai Huỳnh Hoa, cháu ngoại của Nguyễn Đình Chiểu, đã có mấy điểm sai:

  1. Michel Ponchon tới thăm Nguyễn Đình Chiểu không phải vào năm 1884 mà vào ngày 17 tháng 11 năm 1883.

  2. Không phải là cụ Nguyễn Đình Chiểu đã thác bệnh ngồi trong buồng không chịu ra tiếp khác mà cụ đã nhờ hai người nhà dìu đỡ ra phòng khách để tiếp ông Michel Ponchon.

Không có việc cụ Nguyễn Đình Chiểu đã sai Biện Đống chép Truyện Lục Vân Tiên giao cho ông Ponchon đem về. Làm sao Biện Đống có thể chép lại cả Truyện Lục Vân Tiên trong một thời gian ngắn - thời gian tiếp khách chỉ độ một tiếng đồng hồ - để giao sách cho ông Ponchon đem về được. Giấy đâu có sẵn để mà viết ?

Ngược lại, chính ông Ponchon đã tặng cho cụ Nguyễn Đình Chiểu một bản Truyện Lục Vân Tiên khắc in ở Trung Quốc, có thể là bản của Bảo Hoa các hoặc là bản của Kim Ngọc lâu cho khắc in.

Như vậy thì không làm gì có bản Truyện Lục Vân Tiên do Biện Đống chép để trao tặng cho Michel Ponchon và cũng không làm gì có việc Nguyễn Đình Chiểu đã chữa lại Truyện Lục Vân Tiên vào lúc cuối đời như PGS. Trần Nghĩa đã nhận định.

Bản Lục Vân Tiên truyện do Duy Minh Thị đính chính

Chính Michel Ponchon đã cho biết trên báo L’Indépendant de Saigon(1): “Sau vài câu chuyện về sức khỏe của cụ, tôi đề cập tới việc quan trọng của tôi nhưng không hy vọng thành công. Cụ Đồ Chiểu tỏ thật với tôi rằng sức khỏe và trí nhớ của cụ đã giảm nên thêm phần khó cho cụ trong công việc nhuận chính bản thơ Lục Vân Tiên”.

Tôi bèn bàn cùng cụ để cho những người đã quen với cái thính quan của cụ ngâm thơ Lục Vân Tiên theo một bản in của người Trung Quốc, rồi cụ chỉ cho những câu thừa nên bỏ, những câu sai nên sửa và những câu bị thiếu nên thêm vào. Cụ nhận làm cái công việc có phần nhọc nhằn ấy.

Rồi tôi tặng cụ một quyển Lục Vân Tiên chữ Nôm rất đẹp”. Bản Nôm khắc in ở Trung Quốc này (có thể là của Bảo Hoa các, của Kim Ngọc lâu hoặc của Thiên Bảo lâu) nếu đem đối chiếu với các bản Nôm khắc in ở Hà Nội hoặc bản quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký in ở Sài Gòn năm 1889 thì có nhiều chữ, nhiều đoạn khác nhau, đáng kể nhất là hai chỗ sau đây:

1/ Các bản Nôm khắc in ở Hà Nội và bản Trương Vĩnh Ký đều không có bài thơ thất ngôn bát cú bằng chữ Hán sau câu 222.

Bản Bảo Hoa các Quảng Thạnh Nam phát thụ đã chép rằng:

遂 車 千 里 急 奔 行

撞 遇 风 來 奪 路 呈

淑 女 臨 危 無 脱 免

君 子 幸 逢 展 平 生

兩 字 恩 情 難 分 解

半 途 苦 料 量 何 成

請 來 回 慣 由 嚴 母

照 有 文 書 显 聲 名

Phiên âm:

Toại xa thiên lý cấp bôn hành,

Tràng ngộ Phong Lai đoạt lộ trình.

Thục nữ lâm nguy vô thoát miễn,

Quân tử hạnh phùng triển bình sinh.

Lưỡng tự ân tình nan phân giải,

Bán đồ khổ liệu lượng hà thành.

Thỉnh lai hồi quán do nghiêm mẫu,

Chiếu hữu văn thư hiển thanh danh.

Chúng tôi xin tạm dịch là:

Một chiếc xe đi gấp dặm ngàn,

Phong Lai đâu gặp cướp trên đàng.

Lâm nguy thục nữ không ngờ thoát,

Hạnh ngộ anh hùng cứu đặng an.

Hai chữ ân tình khôn giãi tỏ,

Nửa đường tâm sự tính sao đang.

Xin mời về phủ trình cha mẹ,

Hẳn có thư truyền tiếng vẻ vang.

(N.Q.T. dịch)

Bài thơ chữ Hán ấy vừa thất niêm, vừa thất luật nên chắc chắn không phải do Nguyễn Đình Chiểu đã làm ra mà có thể do Duy Minh Thị khi hiệu đính đã thêm vào.

Về sau đến năm 1874, thấy bài thơ bị thất niêm thất luật như vậy, Duy Minh Thị đã sửa lại là:

駢 車 千 里 一 身 輕

撞 遇 风 來 半 路 程

已 料 危 難 無 自 脱

幸 逢 賑 救 得 餘 生

恩 情 兩 字 心 何 解

報 答 千 般 意 未 平

欲 請 恩 人 歸 故 里

回 詳 父 母 得 詳 明

Phiên âm:

Biền xa thiên lý nhất thân khinh,

Tràng ngộ Phong Lai bán lộ trình.

Dĩ liệu nguy nan vô tự thoát,

Hạnh phùng chẩn cứu đắc dư sinh.

Ân tình lưỡng tự tâm hà giải,

Báo đáp thiên ban ý vị bình.

Dục thỉnh ân nhân qui cố lý,

Hồi tường phụ mẫu đắc tường minh.

Chúng tôi tạm dịch là:

Một xe song mã nhẹ băng ngàn,

Bỗng gặp Phong Lai ở giữa đàng.

Đã tưởng nguy nan không cách thoát,

Nào ngờ giải cứu được thân toàn.

Ân tình hai chữ lòng sao gỡ,

Báo đáp nghìn phương ý chửa đang.

Muốn thỉnh ân nhân về cố lý,

Thưa cùng cha mẹ được am tường.

(N.Q.T. dịch)

Chúng tôi cho rằng các bản Nôm ở Hà Nội và các bản quốc ngữ sau này, kể cả bản Trương Vĩnh Ký, đã bỏ không chép bài thơ là đúng.

2/ Các bản Nôm khắc in ở Hà Nội và bản quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký đều không có đoạn nhà vua nhường ngôi cho Vân Tiên.

Có thể khi đính chính, Duy Minh Thị đã thêm vào 78 câu nói về việc Vân Tiên đi đền đáp các ân nhân và việc vua Sở nhường ngôi cho chàng. Việc nhường ngôi này cũng khó xảy ra vì trong Hoàng tộc còn có nhiều hoàng đệ để nối ngôi, dễ gì mà truyền lại cho người ngoài, dù có công đánh giặc như Vân Tiên. Kết cục để cho Vân Tiên được cưới nàng Nguyệt Nga:

Sui gia đã xứng sui gia,

Rày mừng hai họ một nhà thành thân.

Trăm năm biết mấy tinh thần,

Sinh con sau nối gót lân đời đời.

Là cũng có hậu đúng với quan niệm xưa rồi.

Về việc này, phê bình bản Lục Vân Tiên bằng quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký, bà Sương Nguyệt Anh và Cử nhân Phan Văn Trị đã cho rằng:

"Trương Vĩnh Ký đọc chữ Nôm của cụ Đồ Chiểu không đúng hoặc những chỗ Trương Vĩnh Ký không thấu triệt đạo Nho mà cắt xén lắm câu thâm trầm của Lục Vân Tiên. Nhưng đáng kể nhất là việc Trương Vĩnh Ký cắt bỏ đoạn vua Sở nhường ngôi lại cho Vân Tiên".

Quan điểm sĩ phu đương thời cho rằng nhân vật Vân Tiên của Đồ Chiểu chính là hình ảnh một anh hùng dân tộc từ trong dân chúng bước ra như trường hợp một Trương Định, Nguyễn Trung Trực chẳng hạn. Cho nên sự cắt bỏ đoạn này của Trương Vĩnh Ký rõ là một hành động có hậu ý(2).

Chúng tôi nghĩ rằng quan điểm ấy có phần hẹp hòi vì văn bản Nôm đã được Duy Minh Thị đính chính. Để thấy rõ sự đính chính của Duy Minh Thị chúng ta có thể xem lại những chỗ khác nhau giữa hai bản Duy Minh Thị và Trương Vĩnh Ký. Có điều đáng nói là sự khác biệt ấy quá lớn không như trong Truyện Kiều thường chỉ là một chữ mà ta có thể coi là "thôi xao".

Lại nữa, nếu đem hai bản Nôm Lục Vân Tiên - một bản khắc in ở Quảng Đông, một bản khắc in ở Hà Nội mà đối chiếu thì sự khác biệt còn nhiều hơn nữa. Chúng tôi chỉ xin đưa ra một thí dụ như sau:

DUY MINH THỊ KIM KHUÊ
Chài rằng: “Người ở cùng ta Ngư ông nghe nói động lòng,
Hôm mai hấm hút trong nhà cho vui” “Dám xin hiền sĩ ở cùng với tôi”.
Tiên rằng: “Ông lấy chi nuôi, Chàng rằng: “Ơn nặng bể trời,
Thân này khác thể trái mùi trên cây. Lẽ ra tôi phải nghe nhời ông nay.
May mà trôi nổi tới đây, Hiềm gì muốn báo ơn dày,
Không chi báo đáp, mình này trơ trơ” Cho nên muốn gửi ông ngay một nhời”
Chài rằng: “Lòng lão chẳng mơ, Ông rằng: “Chí lão thảnh thơi,
Dốc lòng làm phúc chẳng chờ trả ơn. Muốn lòng làm phúc, chẳng thời tưởng ơn
Trong không nhơ bợn sạch trơn, Ơn nhờ lộc nước lộc non,
Một câu danh lợi chỉ sờn lòng đây. Đến như danh lợi, dám còn nghĩ nay.
Áo tơi, nón sắn che thây, Sớm ca, tối vịnh vui thay!
Ngày thời hứng gió, tối thời chơi trăng Ngày dài hứng gió, đêm chầy nhởn trăng
Tháng ngày thong thả làm ăn, Bến Tầm Dương, bãi Giang Lăng,
Khỏe thì chài kéo, mỏi quăng câu dầm. Khi quăng chài lưới, khi giăng câu dầm.
Nghêu ngao một chiếc mái dầm, Nghênh ngang nay vũng mai đầm,
Một bầu trời đất vui thầm ai hay. Một bầu trời đất, vui thầm ai hay.

Cố Giáo sư Dương Quảng Hàm khi làm khảo dị giữa bản Abel des Michels và bản Kim Khuê cũng đã có nhận xét rằng:

“Đem hai bản ấy mà đối chiếu, tôi (DQH) nhận thấy rằng hai bản không chỉ khác nhau ở những chỗ lặt vặt về một hai chữ… mà thực là khác nhau rất nhiều, thường có cả câu hoặc cả đoạn dài không giống nhau.

Những điều ấy chứng tỏ rằng trong hai bản ấy: một bản là nguyên văn do Nguyễn Đình Chiểu viết ra mà bản kia là do một văn sĩ nào đó - có lẽ quê ở ngoài Bắc - đã nhân bản trên mà sửa lại, có thể nói là làm lại cũng đúng”.(3)

Qua nhận xét của GS. Dương Quảng Hàm, chúng tôi thấy rõ rằng là các bản Nôm và quốc ngữ in ở Hà Nội đã được sửa chữa nhiều mà lời văn cũng khác, không có các chữ của miền Nam như Nguyễn Đình Chiểu thường dùng như: xuê tinh thần, phô việc, chưa hản, đặng rạng, dung nhan lạnh lùng, mồ hồ hại dân, bỉ tràng trà rượu, vùa hương, dùi thẳng…

Riêng các bản Nôm khắc in ở Quảng Đông thì rõ ràng là đã được Duy Minh Thị sửa chữa, có thể là sửa chữa khá nhiều và có thể do chính Duy Minh Thị đã viết thêm đoạn cuối nói về việc vua Sở nhường ngôi cho Lục Vân Tiên.

Chúng tôi không đồng ý với PGS. Trần Nghĩa khi cho rằng:

“… Những khác biệt về mặt nội dung giữa Lục Vân Tiên sơ kỳ và Lục Vân Tiên hậu kỳ như vừa thấy, chủ yếu là do Nguyễn Đình Chiểu tạo ra”(4).

Sự thực Nguyễn Đình Chiểu vì tuổi già, sức yếu, tai điếc, mắt loà không thể sửa lại quyển Truyện Lục Vân Tiên như Michel Ponchon đã yêu cầu được mà người sửa chữa, đính chính, chính là Duy Minh Thị.

Duy Minh Thị khi cho khắc in Truyện Lục Vân Tiên chỉ ghi tên người “đính chính” mà không ghi tên người sáng tác là Nguyễn Đình Chiểu. Đó phải kể là một thiếu sót rất đáng chê trách.

Trương Vĩnh Ký ở ngay đầu sách đã viết rằng: “Ai nấy đều biết thơ Lục Vân Tiên là của ông Đồ Chiểu đặt” và đã kể rõ tiểu sử của tác giả.

Căn cứ vào các nhận xét kể trên, chúng tôi cho rằng các bản Nôm chỉ là những tư liệu quí để nghiên cứu về lịch sử văn bản thôi vì các bản Nôm ấy đã được đính chính và sửa chữa, không còn đúng với nguyên tác do Nguyễn Đình Chiểu đọc cho học trò hoặc người nhà chép nữa, kể cả bản do Quảng Thạnh Nam phát thụ mà các nhà nghiên cứu cho là xưa nhất.

Chú thích:

(1) Bài dịch đăng ở Tuần báo Nam Kỳ. Số đặc biệt kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu ra ngày 26-6-1943.

(2) Theo Hồ Hữu Tường: Năm mươi năm (1923-1973) theo dõi đường lối dân tộc, đăng trên báo Điện tín, tháng 10-1973.

(3) Tạp chí Tri Tân số 105 (20-7-1943): Ai sửa lại quyển Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu?.

(4) Xem Nguyễn Đình Chiểu: Lục Vân Tiên truyện, Trần Nghĩa - Vũ Thanh Hằng, Nxb. KHXH, H. 1994, tr.22./.

(Tạp chí Hán Nôm, Số 1 (74) 2006; Tr.14-20)

Chú thích của người đăng:

Theo lời của nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh thì nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường ở Cai Lậy có cho ông biết: "nhà sách Quảng Thạnh Nam không phải ở Trung Quốc mà do Trần Quang chủ trương, đặt trụ sở trên đường Quảng Đông - Quảng Đông nhai tức Quảng Tống cái đọc theo âm Hoa Hán giọng Quảng Đông, nay là đường Triệu Quang Phục quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh". Xem Cao Tự Thanh. Nho giáo ở Gia Định. NXB Văn hóa Sài Gòn, 2010, trang 291. Giải quyết được vấn đề địa điểm nhà sách Quảng Thạnh Nam sẽ giúp ta hiểu được nhiều điều về văn bản thơ Nguyễn Đình Chiểu.

https://sites.google.com/site/vhlsangiang/home/gioi-thieu/binh-luan-tu-li/maynhanxetvecacbannomlucvantientruyen?pli=1&utm_source=pocket_saves

# Mấy nhận x&eacute;t về c&aacute;c bản n&ocirc;m Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n truyện. ## NGUYỄN QUẢNG TU&Acirc;N Post date: Dec 3, 2012 1:30:17 PM NGUYỄN QUẢNG TU&Acirc;N Chuy&ecirc;n gia H&aacute;n N&ocirc;m, TP. Hồ Ch&iacute; Minh Cho đến nay c&oacute; tất cả 9 bản N&ocirc;m Truyện Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n đ&atilde; sưu tầm được: 1. Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n truyện. Gia Định th&agrave;nh, Duy Minh Thị đ&iacute;nh ch&iacute;nh, Quảng Đ&ocirc;ng nhai, Quảng Thanh Nam ph&aacute;t thụ Việt tỉnh, Phật trấn, Phước Lộc đại nhai, Bảo Hoa c&aacute;c t&agrave;ng bản, (kh&ocirc;ng ghi năm in). 2. Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n truyện. Thiền Phước Lộc đại nhai. Bảo Hoa c&aacute;c ph&aacute;t h&agrave;nh, (kh&ocirc;ng ghi năm in). 3. Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n truyện. Gia Định th&agrave;nh, Duy Minh Thị đ&iacute;nh ch&iacute;nh, Việt Đ&ocirc;ng, Phật trấn, Phước Lộc đại nhai, Kim Ngọc l&acirc;u t&agrave;ng bản, Gi&aacute;p Tuất ni&ecirc;n san khắc. 4. Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n truyện. Gia Định th&agrave;nh, Duy Minh Thị đ&iacute;nh ch&iacute;nh, Phật Sơn, Bảo Hoa c&aacute;c t&agrave;ng bản, (kh&ocirc;ng ghi năm in). 5. Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n truyện. Gia Định th&agrave;nh, Duy Minh Thị đ&iacute;nh ch&iacute;nh, Việt Đ&ocirc;ng, Phật trấn, Phước Lộc đại nhai, Thi&ecirc;n Bảo l&acirc;u t&agrave;ng bản, (kh&ocirc;ng ghi năm in) 6. Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n ca diễn. Texte en caract&egrave;res figuratifs, A bel des Michels, Professeur &agrave; l&rsquo; Ecole des langues orientales vivantes Paris, Ernest Leroux, Editeur. 1883. 7. Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n cổ t&iacute;ch t&acirc;n truyện. Tụ Văn đường, H&agrave; Nội ấn h&agrave;nh năm Th&agrave;nh Th&aacute;i thứ 9 (1897). 8. V&acirc;n Ti&ecirc;n cổ t&iacute;ch t&acirc;n truyện. Liễu Văn đường, H&agrave; Nội ấn h&agrave;nh năm Khải Định thứ 6 (1921). 9. V&acirc;n Ti&ecirc;n cổ t&iacute;ch t&acirc;n truyện. Tụ Văn đường t&aacute;i bản năm Khải Định thứ 9 (1924). Trong 9 bản N&ocirc;m kể tr&ecirc;n, PGS. Trần Nghĩa c&ograve;n chưa sưu tầm được c&aacute;c bản số 1, 4 v&agrave; 5. [Bản Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n truyện do Duy Minh Thị đ&iacute;nh ch&iacute;nh](https://i.imgur.com/jZsLHro.jpg) Ri&ecirc;ng về bản số 1, &ocirc;ng đ&atilde; giới thiệu như sau: 1. Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n: do Duy Minh Thị sao lục, T&ocirc;n Thọ Tường tr&ocirc;ng nom in, hiệu s&aacute;ch Quảng Thạnh Nam, Chợ Lớn ph&aacute;t h&agrave;nh năm 1865. C&ocirc;ng việc ấn lo&aacute;t c&oacute; thể tiến h&agrave;nh tại Quảng Đ&ocirc;ng rồi mang ấn phẩm về b&aacute;n ở Đề Ngạn (Chợ Lớn)&hellip; Đ&aacute;ng tiếc l&agrave; bản n&agrave;y hiện chưa t&igrave;m được. Ch&uacute;ng t&ocirc;i may mắn, ng&agrave;y 25-3-1993, nh&acirc;n dịp đi thăm ch&ugrave;a Kim Cang ở tỉnh Long An đ&atilde; t&igrave;m thấy bản n&agrave;y v&agrave; do đ&oacute; mới biết rằng: - Duy Minh Thị đ&atilde; đ&iacute;nh ch&iacute;nh chứ kh&ocirc;ng phải sao lục truyện Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n. - S&aacute;ch đ&atilde; được in ở Quảng Đ&ocirc;ng (Trung Quốc) chứ kh&ocirc;ng phải ở S&agrave;i G&ograve;n n&ecirc;n kh&ocirc;ng c&oacute; việc T&ocirc;n Thọ Tường tr&ocirc;ng nom in. S&aacute;ch chỉ ghi Quảng Thạnh Nam ph&aacute;t thụ v&agrave; kh&ocirc;ng ghi năm khắc in. PGS. Trần Nghĩa sau phần nhận định đ&atilde; sắp xếp c&aacute;c bản N&ocirc;m Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n theo thứ tự thời gian như sau: | | | | | | | | | | --- | --- | --- | --- | --- | --- | --- | --- | | **TT** | **T&ecirc;n s&aacute;ch** | **Số tờ** | **Khổ s&aacute;ch** | **Số c&acirc;u 6/8** | **Nơi in** | **Năm in** | **Đặc điểm** | | 1 | _Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n_ | ? | ? | ? | Quảng&amp;lt;br&amp;gt;&amp;lt;br&amp;gt;Đ&ocirc;ng | 1865 | Duy Minh Thị sao lục. S&aacute;ch chưa t&igrave;m thấy | | 2 | _Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n truyện_ | 46 | 20x13,5 | 2180 | Quảng Đ&ocirc;ng | ? | Duy Minh Thị đ&iacute;nh ch&iacute;nh. C&oacute; một b&agrave;i thơ thất ng&ocirc;n b&aacute;t c&uacute; chữ H&aacute;n | | 3 | _Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n truyện_ | 55 | 20x13,5 | 2174 | Quảng Đ&ocirc;ng | 1874 | Duy Minh Thị đ&iacute;nh ch&iacute;nh. C&oacute; một b&agrave;i thơ thất ng&ocirc;n b&aacute;t c&uacute; chữ H&aacute;n | | 4 | _V&acirc;n Ti&ecirc;n cổ t&iacute;ch truyện_ | 53 | 18x12 | 2034 | H&agrave; Nội | 1897 | Tụ Văn đường ấn h&agrave;nh | | 5 | _V&acirc;n Ti&ecirc;n cổ t&iacute;ch truyện_ | 53 | 18x12 | 2034 | H&agrave; Nội | 1921 | Liễu Văn đường ấn h&agrave;nh | | 6 | _V&acirc;n Ti&ecirc;n cổ t&iacute;ch truyện_ | 53 | 18x12 | 2034 | H&agrave; Nội | 1924 | Tụ Văn đường ấn h&agrave;nh | | 7 | _Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n_ | ? | ? | ? | H&agrave; Nội | ? | Ph&uacute;c Văn đường ấn h&agrave;nh. S&aacute;ch chưa t&igrave;m thấy. | &Ocirc;ng đ&atilde; chia c&aacute;c bản N&ocirc;m tr&ecirc;n l&agrave;m hai nh&oacute;m: Nh&oacute;n I gồm c&aacute;c bản 1-2-3 l&agrave; nh&oacute;m Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n sơ kỳ (c&oacute; b&agrave;i thơ chữ H&aacute;n v&agrave; c&oacute; đoạn vua Sở nhường ng&ocirc;i cho V&acirc;n Ti&ecirc;n) in ở Quảng Đ&ocirc;ng. Nh&oacute;m II gồm c&aacute;c bản 4-5-6-7 l&agrave; nh&oacute;m Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n hậu kỳ (kh&ocirc;ng c&oacute; b&agrave;i thơ chữ H&aacute;n v&agrave; kh&ocirc;ng c&oacute; đoạn vua Sở nhường ng&ocirc;i cho V&acirc;n Ti&ecirc;n) in ở H&agrave; Nội. &Ocirc;ng cũng nhắc lại chuyện Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu sửa chữa Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n v&agrave;o l&uacute;c cuối đời: &amp;quot;Như ta biết, v&agrave;o năm 1883, Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n được ch&iacute;nh t&aacute;c giả của n&oacute; sửa sang lại một lần. Sự kiện n&agrave;y được Mai Huỳnh Hoa l&agrave; ch&aacute;u ngoại của Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu n&oacute;i tới trong b&agrave;i Tiểu sử cụ Đồ Chiểu đăng tr&ecirc;n b&aacute;o T&acirc;n Văn số 27, năm 1935: V&agrave;o qu&atilde;ng năm 1884 nh&agrave; nước Ph&aacute;p c&oacute; sai quan chủ tỉnh Bến Tre b&acirc;y giờ l&agrave; &ocirc;ng Ponchon đến thăm Ti&ecirc;n sinh (Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu) để tưởng lệ văn sĩ. Ti&ecirc;n sinh th&aacute;c bệnh ngồi trong buồng kh&ocirc;ng chịu ra tiếp kh&aacute;ch. T&uacute;ng thế, &ocirc;ng Ponchon phải xin ph&eacute;p v&agrave;o thăm tận giường bệnh. Khi &ocirc;ng Ponchon n&oacute;i chuyện, nhờ &ocirc;ng Đốc phủ sứ L&ecirc; Q. Hiền l&agrave;m th&ocirc;ng ng&ocirc;n, ngỏ &yacute; y&ecirc;u cầu Ti&ecirc;n sinh nhuận ch&iacute;nh cho bản Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n. Bấy giờ Ti&ecirc;n sinh c&oacute; sai người k&ecirc;u l&agrave; Biện Đống ch&eacute;p truyện ấy lại, giao cho &ocirc;ng Ponchon đem về. PGS. Trần Nghĩa cho biết th&ecirc;m l&agrave;: &ldquo;Bản d&ugrave;ng để hiệu đ&iacute;nh theo Ponchon cho biết, l&agrave; bản in của người Trung Quốc, tức l&agrave; loại m&agrave; tr&ecirc;n kia ta gọi l&agrave; Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n sơ kỳ. C&ograve;n bản đ&atilde; được hiệu đ&iacute;nh, do Biện Đống ch&eacute;p giao cho Ponchon mang về năm 1883, hẳn l&agrave; loại Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n hậu kỳ (trong đ&oacute; c&oacute; cả một số bản in bằng chữ quốc ngữ, m&agrave; cuốn Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n truyện của Trương Vĩnh K&yacute; ph&aacute;t h&agrave;nh năm 1889 c&oacute; thể xem l&agrave; ti&ecirc;u biểu nhất. Ch&uacute;ng t&ocirc;i nhận thấy những lời thuật lại của b&agrave; Mai Huỳnh Hoa, ch&aacute;u ngoại của Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu, đ&atilde; c&oacute; mấy điểm sai: 1. Michel Ponchon tới thăm Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu kh&ocirc;ng phải v&agrave;o năm 1884 m&agrave; v&agrave;o ng&agrave;y 17 th&aacute;ng 11 năm 1883. 2. Kh&ocirc;ng phải l&agrave; cụ Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu đ&atilde; th&aacute;c bệnh ngồi trong buồng kh&ocirc;ng chịu ra tiếp kh&aacute;c m&agrave; cụ đ&atilde; nhờ hai người nh&agrave; d&igrave;u đỡ ra ph&ograve;ng kh&aacute;ch để tiếp &ocirc;ng Michel Ponchon. Kh&ocirc;ng c&oacute; việc cụ Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu đ&atilde; sai Biện Đống ch&eacute;p Truyện Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n giao cho &ocirc;ng Ponchon đem về. L&agrave;m sao Biện Đống c&oacute; thể ch&eacute;p lại cả Truyện Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n trong một thời gian ngắn - thời gian tiếp kh&aacute;ch chỉ độ một tiếng đồng hồ - để giao s&aacute;ch cho &ocirc;ng Ponchon đem về được. Giấy đ&acirc;u c&oacute; sẵn để m&agrave; viết ? Ngược lại, ch&iacute;nh &ocirc;ng Ponchon đ&atilde; tặng cho cụ Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu một bản Truyện Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n khắc in ở Trung Quốc, c&oacute; thể l&agrave; bản của Bảo Hoa c&aacute;c hoặc l&agrave; bản của Kim Ngọc l&acirc;u cho khắc in. Như vậy th&igrave; kh&ocirc;ng l&agrave;m g&igrave; c&oacute; bản Truyện Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n do Biện Đống ch&eacute;p để trao tặng cho Michel Ponchon v&agrave; cũng kh&ocirc;ng l&agrave;m g&igrave; c&oacute; việc Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu đ&atilde; chữa lại Truyện Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n v&agrave;o l&uacute;c cuối đời như PGS. Trần Nghĩa đ&atilde; nhận định. [Bản Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n truyện do Duy Minh Thị đ&iacute;nh ch&iacute;nh](https://i.imgur.com/hKEwYmp.jpg) Ch&iacute;nh Michel Ponchon đ&atilde; cho biết tr&ecirc;n b&aacute;o L&rsquo;Ind&eacute;pendant de Saigon(1): &ldquo;Sau v&agrave;i c&acirc;u chuyện về sức khỏe của cụ, t&ocirc;i đề cập tới việc quan trọng của t&ocirc;i nhưng kh&ocirc;ng hy vọng th&agrave;nh c&ocirc;ng. Cụ Đồ Chiểu tỏ thật với t&ocirc;i rằng sức khỏe v&agrave; tr&iacute; nhớ của cụ đ&atilde; giảm n&ecirc;n th&ecirc;m phần kh&oacute; cho cụ trong c&ocirc;ng việc nhuận ch&iacute;nh bản thơ Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n&rdquo;. T&ocirc;i b&egrave;n b&agrave;n c&ugrave;ng cụ để cho những người đ&atilde; quen với c&aacute;i th&iacute;nh quan của cụ ng&acirc;m thơ Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n theo một bản in của người Trung Quốc, rồi cụ chỉ cho những c&acirc;u thừa n&ecirc;n bỏ, những c&acirc;u sai n&ecirc;n sửa v&agrave; những c&acirc;u bị thiếu n&ecirc;n th&ecirc;m v&agrave;o. Cụ nhận l&agrave;m c&aacute;i c&ocirc;ng việc c&oacute; phần nhọc nhằn ấy. Rồi t&ocirc;i tặng cụ một quyển Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n chữ N&ocirc;m rất đẹp&rdquo;. Bản N&ocirc;m khắc in ở Trung Quốc n&agrave;y (c&oacute; thể l&agrave; của Bảo Hoa c&aacute;c, của Kim Ngọc l&acirc;u hoặc của Thi&ecirc;n Bảo l&acirc;u) nếu đem đối chiếu với c&aacute;c bản N&ocirc;m khắc in ở H&agrave; Nội hoặc bản quốc ngữ của Trương Vĩnh K&yacute; in ở S&agrave;i G&ograve;n năm 1889 th&igrave; c&oacute; nhiều chữ, nhiều đoạn kh&aacute;c nhau, đ&aacute;ng kể nhất l&agrave; hai chỗ sau đ&acirc;y: 1/ C&aacute;c bản N&ocirc;m khắc in ở H&agrave; Nội v&agrave; bản Trương Vĩnh K&yacute; đều kh&ocirc;ng c&oacute; b&agrave;i thơ thất ng&ocirc;n b&aacute;t c&uacute; bằng chữ H&aacute;n sau c&acirc;u 222. Bản Bảo Hoa c&aacute;c Quảng Thạnh Nam ph&aacute;t thụ đ&atilde; ch&eacute;p rằng: 遂 車 千 里 急 奔 行 撞 遇 风 來 奪 路 呈 淑 女 臨 危 無 脱 免 君 子 幸 逢 展 平 生 兩 字 恩 情 難 分 解 半 途 苦 料 量 何 成 請 來 回 慣 由 嚴 母 照 有 文 書 显 聲 名 Phi&ecirc;n &acirc;m: Toại xa thi&ecirc;n l&yacute; cấp b&ocirc;n h&agrave;nh, Tr&agrave;ng ngộ Phong Lai đoạt lộ tr&igrave;nh. Thục nữ l&acirc;m nguy v&ocirc; tho&aacute;t miễn, Qu&acirc;n tử hạnh ph&ugrave;ng triển b&igrave;nh sinh. Lưỡng tự &acirc;n t&igrave;nh nan ph&acirc;n giải, B&aacute;n đồ khổ liệu lượng h&agrave; th&agrave;nh. Thỉnh lai hồi qu&aacute;n do nghi&ecirc;m mẫu, Chiếu hữu văn thư hiển thanh danh. Ch&uacute;ng t&ocirc;i xin tạm dịch l&agrave;: Một chiếc xe đi gấp dặm ng&agrave;n, Phong Lai đ&acirc;u gặp cướp tr&ecirc;n đ&agrave;ng. L&acirc;m nguy thục nữ kh&ocirc;ng ngờ tho&aacute;t, Hạnh ngộ anh h&ugrave;ng cứu đặng an. Hai chữ &acirc;n t&igrave;nh kh&ocirc;n gi&atilde;i tỏ, Nửa đường t&acirc;m sự t&iacute;nh sao đang. Xin mời về phủ tr&igrave;nh cha mẹ, Hẳn c&oacute; thư truyền tiếng vẻ vang. (N.Q.T. dịch) B&agrave;i thơ chữ H&aacute;n ấy vừa thất ni&ecirc;m, vừa thất luật n&ecirc;n chắc chắn kh&ocirc;ng phải do Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu đ&atilde; l&agrave;m ra m&agrave; c&oacute; thể do Duy Minh Thị khi hiệu đ&iacute;nh đ&atilde; th&ecirc;m v&agrave;o. Về sau đến năm 1874, thấy b&agrave;i thơ bị thất ni&ecirc;m thất luật như vậy, Duy Minh Thị đ&atilde; sửa lại l&agrave;: 駢 車 千 里 一 身 輕 撞 遇 风 來 半 路 程 已 料 危 難 無 自 脱 幸 逢 賑 救 得 餘 生 恩 情 兩 字 心 何 解 報 答 千 般 意 未 平 欲 請 恩 人 歸 故 里 回 詳 父 母 得 詳 明 Phi&ecirc;n &acirc;m: Biền xa thi&ecirc;n l&yacute; nhất th&acirc;n khinh, Tr&agrave;ng ngộ Phong Lai b&aacute;n lộ tr&igrave;nh. Dĩ liệu nguy nan v&ocirc; tự tho&aacute;t, Hạnh ph&ugrave;ng chẩn cứu đắc dư sinh. &Acirc;n t&igrave;nh lưỡng tự t&acirc;m h&agrave; giải, B&aacute;o đ&aacute;p thi&ecirc;n ban &yacute; vị b&igrave;nh. Dục thỉnh &acirc;n nh&acirc;n qui cố l&yacute;, Hồi tường phụ mẫu đắc tường minh. Ch&uacute;ng t&ocirc;i tạm dịch l&agrave;: Một xe song m&atilde; nhẹ băng ng&agrave;n, Bỗng gặp Phong Lai ở giữa đ&agrave;ng. Đ&atilde; tưởng nguy nan kh&ocirc;ng c&aacute;ch tho&aacute;t, N&agrave;o ngờ giải cứu được th&acirc;n to&agrave;n. &Acirc;n t&igrave;nh hai chữ l&ograve;ng sao gỡ, B&aacute;o đ&aacute;p ngh&igrave;n phương &yacute; chửa đang. Muốn thỉnh &acirc;n nh&acirc;n về cố l&yacute;, Thưa c&ugrave;ng cha mẹ được am tường. (N.Q.T. dịch) Ch&uacute;ng t&ocirc;i cho rằng c&aacute;c bản N&ocirc;m ở H&agrave; Nội v&agrave; c&aacute;c bản quốc ngữ sau n&agrave;y, kể cả bản Trương Vĩnh K&yacute;, đ&atilde; bỏ kh&ocirc;ng ch&eacute;p b&agrave;i thơ l&agrave; đ&uacute;ng. 2/ C&aacute;c bản N&ocirc;m khắc in ở H&agrave; Nội v&agrave; bản quốc ngữ của Trương Vĩnh K&yacute; đều kh&ocirc;ng c&oacute; đoạn nh&agrave; vua nhường ng&ocirc;i cho V&acirc;n Ti&ecirc;n. C&oacute; thể khi đ&iacute;nh ch&iacute;nh, Duy Minh Thị đ&atilde; th&ecirc;m v&agrave;o 78 c&acirc;u n&oacute;i về việc V&acirc;n Ti&ecirc;n đi đền đ&aacute;p c&aacute;c &acirc;n nh&acirc;n v&agrave; việc vua Sở nhường ng&ocirc;i cho ch&agrave;ng. Việc nhường ng&ocirc;i n&agrave;y cũng kh&oacute; xảy ra v&igrave; trong Ho&agrave;ng tộc c&ograve;n c&oacute; nhiều ho&agrave;ng đệ để nối ng&ocirc;i, dễ g&igrave; m&agrave; truyền lại cho người ngo&agrave;i, d&ugrave; c&oacute; c&ocirc;ng đ&aacute;nh giặc như V&acirc;n Ti&ecirc;n. Kết cục để cho V&acirc;n Ti&ecirc;n được cưới n&agrave;ng Nguyệt Nga: Sui gia đ&atilde; xứng sui gia, R&agrave;y mừng hai họ một nh&agrave; th&agrave;nh th&acirc;n. Trăm năm biết mấy tinh thần, Sinh con sau nối g&oacute;t l&acirc;n đời đời. L&agrave; cũng c&oacute; hậu đ&uacute;ng với quan niệm xưa rồi. Về việc n&agrave;y, ph&ecirc; b&igrave;nh bản Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n bằng quốc ngữ của Trương Vĩnh K&yacute;, b&agrave; Sương Nguyệt Anh v&agrave; Cử nh&acirc;n Phan Văn Trị đ&atilde; cho rằng: &amp;quot;Trương Vĩnh K&yacute; đọc chữ N&ocirc;m của cụ Đồ Chiểu kh&ocirc;ng đ&uacute;ng hoặc những chỗ Trương Vĩnh K&yacute; kh&ocirc;ng thấu triệt đạo Nho m&agrave; cắt x&eacute;n lắm c&acirc;u th&acirc;m trầm của Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n. Nhưng đ&aacute;ng kể nhất l&agrave; việc Trương Vĩnh K&yacute; cắt bỏ đoạn vua Sở nhường ng&ocirc;i lại cho V&acirc;n Ti&ecirc;n&amp;quot;. Quan điểm sĩ phu đương thời cho rằng nh&acirc;n vật V&acirc;n Ti&ecirc;n của Đồ Chiểu ch&iacute;nh l&agrave; h&igrave;nh ảnh một anh h&ugrave;ng d&acirc;n tộc từ trong d&acirc;n ch&uacute;ng bước ra như trường hợp một Trương Định, Nguyễn Trung Trực chẳng hạn. Cho n&ecirc;n sự cắt bỏ đoạn n&agrave;y của Trương Vĩnh K&yacute; r&otilde; l&agrave; một h&agrave;nh động c&oacute; hậu &yacute;(2). Ch&uacute;ng t&ocirc;i nghĩ rằng quan điểm ấy c&oacute; phần hẹp h&ograve;i v&igrave; văn bản N&ocirc;m đ&atilde; được Duy Minh Thị đ&iacute;nh ch&iacute;nh. Để thấy r&otilde; sự đ&iacute;nh ch&iacute;nh của Duy Minh Thị ch&uacute;ng ta c&oacute; thể xem lại những chỗ kh&aacute;c nhau giữa hai bản Duy Minh Thị v&agrave; Trương Vĩnh K&yacute;. C&oacute; điều đ&aacute;ng n&oacute;i l&agrave; sự kh&aacute;c biệt ấy qu&aacute; lớn kh&ocirc;ng như trong Truyện Kiều thường chỉ l&agrave; một chữ m&agrave; ta c&oacute; thể coi l&agrave; &amp;quot;th&ocirc;i xao&amp;quot;. Lại nữa, nếu đem hai bản N&ocirc;m Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n - một bản khắc in ở Quảng Đ&ocirc;ng, một bản khắc in ở H&agrave; Nội m&agrave; đối chiếu th&igrave; sự kh&aacute;c biệt c&ograve;n nhiều hơn nữa. Ch&uacute;ng t&ocirc;i chỉ xin đưa ra một th&iacute; dụ như sau: | | | | --- | --- | | DUY MINH THỊ | KIM KHU&Ecirc; | | Ch&agrave;i rằng: &ldquo;Người ở c&ugrave;ng ta | Ngư &ocirc;ng nghe n&oacute;i động l&ograve;ng, | | H&ocirc;m mai hấm h&uacute;t trong nh&agrave; cho vui&rdquo; | &ldquo;D&aacute;m xin hiền sĩ ở c&ugrave;ng với t&ocirc;i&rdquo;. | | Ti&ecirc;n rằng: &ldquo;&Ocirc;ng lấy chi nu&ocirc;i, | Ch&agrave;ng rằng: &ldquo;Ơn nặng bể trời, | | Th&acirc;n n&agrave;y kh&aacute;c thể tr&aacute;i m&ugrave;i tr&ecirc;n c&acirc;y. | Lẽ ra t&ocirc;i phải nghe nhời &ocirc;ng nay. | | May m&agrave; tr&ocirc;i nổi tới đ&acirc;y, | Hiềm g&igrave; muốn b&aacute;o ơn d&agrave;y, | | Kh&ocirc;ng chi b&aacute;o đ&aacute;p, m&igrave;nh n&agrave;y trơ trơ&rdquo; | Cho n&ecirc;n muốn gửi &ocirc;ng ngay một nhời&rdquo; | | Ch&agrave;i rằng: &ldquo;L&ograve;ng l&atilde;o chẳng mơ, | &Ocirc;ng rằng: &ldquo;Ch&iacute; l&atilde;o thảnh thơi, | | Dốc l&ograve;ng l&agrave;m ph&uacute;c chẳng chờ trả ơn. | Muốn l&ograve;ng l&agrave;m ph&uacute;c, chẳng thời tưởng ơn | | Trong kh&ocirc;ng nhơ bợn sạch trơn, | Ơn nhờ lộc nước lộc non, | | Một c&acirc;u danh lợi chỉ sờn l&ograve;ng đ&acirc;y. | Đến như danh lợi, d&aacute;m c&ograve;n nghĩ nay. | | &Aacute;o tơi, n&oacute;n sắn che th&acirc;y, | Sớm ca, tối vịnh vui thay! | | Ng&agrave;y thời hứng gi&oacute;, tối thời chơi trăng | Ng&agrave;y d&agrave;i hứng gi&oacute;, đ&ecirc;m chầy nhởn trăng | | Th&aacute;ng ng&agrave;y thong thả l&agrave;m ăn, | Bến Tầm Dương, b&atilde;i Giang Lăng, | | Khỏe th&igrave; ch&agrave;i k&eacute;o, mỏi quăng c&acirc;u dầm. | Khi quăng ch&agrave;i lưới, khi giăng c&acirc;u dầm. | | Ngh&ecirc;u ngao một chiếc m&aacute;i dầm, | Ngh&ecirc;nh ngang nay vũng mai đầm, | | Một bầu trời đất vui thầm ai hay. | Một bầu trời đất, vui thầm ai hay. | Cố Gi&aacute;o sư Dương Quảng H&agrave;m khi l&agrave;m khảo dị giữa bản Abel des Michels v&agrave; bản Kim Khu&ecirc; cũng đ&atilde; c&oacute; nhận x&eacute;t rằng: &ldquo;Đem hai bản ấy m&agrave; đối chiếu, t&ocirc;i (DQH) nhận thấy rằng hai bản kh&ocirc;ng chỉ kh&aacute;c nhau ở những chỗ lặt vặt về một hai chữ&hellip; m&agrave; thực l&agrave; kh&aacute;c nhau rất nhiều, thường c&oacute; cả c&acirc;u hoặc cả đoạn d&agrave;i kh&ocirc;ng giống nhau. Những điều ấy chứng tỏ rằng trong hai bản ấy: một bản l&agrave; nguy&ecirc;n văn do Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu viết ra m&agrave; bản kia l&agrave; do một văn sĩ n&agrave;o đ&oacute; - c&oacute; lẽ qu&ecirc; ở ngo&agrave;i Bắc - đ&atilde; nh&acirc;n bản tr&ecirc;n m&agrave; sửa lại, c&oacute; thể n&oacute;i l&agrave; l&agrave;m lại cũng đ&uacute;ng&rdquo;.(3) Qua nhận x&eacute;t của GS. Dương Quảng H&agrave;m, ch&uacute;ng t&ocirc;i thấy r&otilde; rằng l&agrave; c&aacute;c bản N&ocirc;m v&agrave; quốc ngữ in ở H&agrave; Nội đ&atilde; được sửa chữa nhiều m&agrave; lời văn cũng kh&aacute;c, kh&ocirc;ng c&oacute; c&aacute;c chữ của miền Nam như Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu thường d&ugrave;ng như: xu&ecirc; tinh thần, ph&ocirc; việc, chưa hản, đặng rạng, dung nhan lạnh l&ugrave;ng, mồ hồ hại d&acirc;n, bỉ tr&agrave;ng tr&agrave; rượu, v&ugrave;a hương, d&ugrave;i thẳng&hellip; Ri&ecirc;ng c&aacute;c bản N&ocirc;m khắc in ở Quảng Đ&ocirc;ng th&igrave; r&otilde; r&agrave;ng l&agrave; đ&atilde; được Duy Minh Thị sửa chữa, c&oacute; thể l&agrave; sửa chữa kh&aacute; nhiều v&agrave; c&oacute; thể do ch&iacute;nh Duy Minh Thị đ&atilde; viết th&ecirc;m đoạn cuối n&oacute;i về việc vua Sở nhường ng&ocirc;i cho Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n. Ch&uacute;ng t&ocirc;i kh&ocirc;ng đồng &yacute; với PGS. Trần Nghĩa khi cho rằng: &ldquo;&hellip; Những kh&aacute;c biệt về mặt nội dung giữa Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n sơ kỳ v&agrave; Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n hậu kỳ như vừa thấy, chủ yếu l&agrave; do Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu tạo ra&rdquo;(4). Sự thực Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu v&igrave; tuổi gi&agrave;, sức yếu, tai điếc, mắt lo&agrave; kh&ocirc;ng thể sửa lại quyển Truyện Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n như Michel Ponchon đ&atilde; y&ecirc;u cầu được m&agrave; người sửa chữa, đ&iacute;nh ch&iacute;nh, ch&iacute;nh l&agrave; Duy Minh Thị. Duy Minh Thị khi cho khắc in Truyện Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n chỉ ghi t&ecirc;n người &ldquo;đ&iacute;nh ch&iacute;nh&rdquo; m&agrave; kh&ocirc;ng ghi t&ecirc;n người s&aacute;ng t&aacute;c l&agrave; Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu. Đ&oacute; phải kể l&agrave; một thiếu s&oacute;t rất đ&aacute;ng ch&ecirc; tr&aacute;ch. Trương Vĩnh K&yacute; ở ngay đầu s&aacute;ch đ&atilde; viết rằng: &ldquo;Ai nấy đều biết thơ Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n l&agrave; của &ocirc;ng Đồ Chiểu đặt&rdquo; v&agrave; đ&atilde; kể r&otilde; tiểu sử của t&aacute;c giả. Căn cứ v&agrave;o c&aacute;c nhận x&eacute;t kể tr&ecirc;n, ch&uacute;ng t&ocirc;i cho rằng c&aacute;c bản N&ocirc;m chỉ l&agrave; những tư liệu qu&iacute; để nghi&ecirc;n cứu về lịch sử văn bản th&ocirc;i v&igrave; c&aacute;c bản N&ocirc;m ấy đ&atilde; được đ&iacute;nh ch&iacute;nh v&agrave; sửa chữa, kh&ocirc;ng c&ograve;n đ&uacute;ng với nguy&ecirc;n t&aacute;c do Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu đọc cho học tr&ograve; hoặc người nh&agrave; ch&eacute;p nữa, kể cả bản do Quảng Thạnh Nam ph&aacute;t thụ m&agrave; c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu cho l&agrave; xưa nhất. Ch&uacute; th&iacute;ch: (1) B&agrave;i dịch đăng ở Tuần b&aacute;o Nam Kỳ. Số đặc biệt kỷ niệm Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu ra ng&agrave;y 26-6-1943. (2) Theo Hồ Hữu Tường: Năm mươi năm (1923-1973) theo d&otilde;i đường lối d&acirc;n tộc, đăng tr&ecirc;n b&aacute;o Điện t&iacute;n, th&aacute;ng 10-1973. (3) Tạp ch&iacute; Tri T&acirc;n số 105 (20-7-1943): Ai sửa lại quyển Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n của Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu?. (4) Xem Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu: Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n truyện, Trần Nghĩa - Vũ Thanh Hằng, Nxb. KHXH, H. 1994, tr.22./. (Tạp ch&iacute; H&aacute;n N&ocirc;m, Số 1 (74) 2006; Tr.14-20) ## Ch&uacute; th&iacute;ch của người đăng: Theo lời của nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu Cao Tự Thanh th&igrave; nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu Trương Ngọc Tường ở Cai Lậy c&oacute; cho &ocirc;ng biết: &amp;quot;nh&agrave; s&aacute;ch Quảng Thạnh Nam kh&ocirc;ng phải ở Trung Quốc m&agrave; do Trần Quang chủ trương, đặt trụ sở tr&ecirc;n đường Quảng Đ&ocirc;ng - Quảng Đ&ocirc;ng nhai tức Quảng Tống c&aacute;i đọc theo &acirc;m Hoa H&aacute;n giọng Quảng Đ&ocirc;ng, nay l&agrave; đường Triệu Quang Phục quận 5 Th&agrave;nh phố Hồ Ch&iacute; Minh&amp;quot;. Xem Cao Tự Thanh. Nho gi&aacute;o ở Gia Định. NXB Văn h&oacute;a S&agrave;i G&ograve;n, 2010, trang 291. Giải quyết được vấn đề địa điểm nh&agrave; s&aacute;ch Quảng Thạnh Nam sẽ gi&uacute;p ta hiểu được nhiều điều về văn bản thơ Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu. https://sites.google.com/site/vhlsangiang/home/gioi-thieu/binh-luan-tu-li/maynhanxetvecacbannomlucvantientruyen?pli=1&amp;amp;utm_source=pocket_saves

Nguyên Lạc

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG IV

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN

Nguyễn Du

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH THEO THỜI GIAN

Sau đây là phần tổng hợp các điều chúng tôi đã bàn trong các bài viết trước về nguồn gốc của tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện để chuẩn bị cho các bài sau bàn rõ về Kim Vân Kiều Lục, áng văn chương hàn lâm giải thích thơ truyện Kiều và so sánh nó với Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân, quyển tiểu thuyết thương mại tầm thường phá hỏng giá trị Truyện Kiều.

Nguyễn Du dựa vào tích sử triều Minh, Vương Thúy Kiều của Dư Hoài (dài khoảng 3, 4 trang giấy), Tình sử Phùng Mộng Long, và các hý kịch/ hát bộ nhà Thanh- như Thu Hổ Khâu, ông thêm vào các nhân vật đệm sáng tác ra truyện thơ Đoạn Trường Tân Thanh/ Truyện Kiều. Xuất hiện sau Đoạn Trường Tân Thanh/Truyện Kiều => Kim Vân Kiều Lục => Các phóng tác Truyện Kiều (văn, thi, phú … tuồng Kim Vân Kiều, Đào Hoa Mộng Ký) => Thanh Tâm Tài Nhân Truyện => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Tử => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân(. Duy Minh Thị) => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân (.Tàu) - (Xem phần ghi chú ở cuối bài)

Quá trình diễn tiến từ Truyện Kiều đến Kim Vân Kiều truyện và các tác phẩm kế thừa trải qua khoảng hơn 100 năm, kể từ năm 1820, năm cụ Nguyễn Du qua đời, đến năm 1925.

Theo đó Kim Vân Kiều Lục kế thừa Đoạn Trường Tân Thanh; Thanh Tâm Tài Nhân Truyện kế thừa Kim Vân Kiều Lục; Kim Vân Kiều Truyện (. Duy Minh Thị) VN kế thừa Thanh Tâm Tài Nhân Truyện và rồi Kim Vân Kiều Truyện (.Tàu) kế thừa Kim Vân Kiều Truyện (.Duy Minh Thị) VN .

Sơ đồ biểu diễn sau đây cho dễ nhớ:
ĐTTT => KVKL=> TTTNT=> KVKT(.DMT)=> KVKT (.TÀU)

Bản văn Kim Vân Kiều Lục là đứa con song sinh của Nguyễn Du. Đây là một bản văn của một người rất thân cận với Nguyễn Du, ông đã được chính Nguyễn Du chia sẻ từng ý trong từng câu thơ lục bát truyện Kiều của mình, cho nên mới viết được lời văn như thế. Hạo Như và Phạm Quý Thích là hai ứng viên sáng giá. Theo nhà nghiên cứu Laiquangnam: Người đó không ai khác hơn là Hạo Như Nguyễn Tứ, người con trai trưởng nam hay chữ mà ông đã quyết tâm đào tạo thành người nối nghiệp dòng họ Tiên Điền. Hạo Như đã theo ông như hình với bóng trong suốt 14 tháng trên đường đi sứ. Còn theo nhà nghiên cứu Lê Nghị thì cũng có thể Lãng Đường Phạm Quý Thích viết ra, để giải nghĩa thêm Truyện Kiều rồi dạy cho các học sinh của mình: Kim Vân Kiều Lục là tập hợp những bài văn xuôi giảng thơ Kiều.

Nhưng dù là ai chăng nữa thì Kim Vân Kiều Lục là của Việt Nam, vẫn phải có thời Minh Mạng, trước năm 1825. (Hạo Như Nguyễn Tứ mất trước 1820, vì khi cụ Nguyễn Du chết thì Nguyễn Ngũ - người con trai khác - lo tang ma. Phạm Quý Thích mất 1825)

Kim Vân Kiều Lục

Vai trò của Kim Vân Kiều Lục là giảng Truyện Kiều: Nội dung giảng tập trung vào mục đích chính là làm rõ tình tiết và tâm lý nhân vật diễn đạt trong các câu thơ Kiều; vì khi đọc câu thơ độc giả có thể thắc mắc một số việc; đồng thời có lúc với một từ đa nghĩa, độc giả biết nên chọn nghĩa nào.

"Nhiều người chưa đọc Kim Vân Kiều Lục cứ ngỡ rằng nó là cách gọi khác của Kim Vân Kiều Truyện. Hai cuốn này khác nhau. Kim Vân Kiều Lục xuất hiện chính xác năm nào chưa rõ, (Theo nhà nghiên cứu Laiquangnam thì khoảng năm 1815) nhưng chắc chắn nó được viết trước khi Mộng Liên Đường Nguyễn Đăng Tuyển (1795-1880) viết Đào Hoa Mộng Ký, vì trong tác phẩm này Mộng Liên Đường nói nhân vật Lan Nương và Huệ Nương mê truyện Đoạn Trường Tân Thanh và Kim Vân Kiều Lục.

Còn Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Tử do Duy Minh Thị viết khoảng 1872, nhưng không công bố. Lý do là ông copy thơ của Kim Vân Kiều Lục, lời thoại từ vở tuồng Kim Vân Kiều của Ngụy Khắc Đản, cả tên Vương Tùng (tên kiếp sau của Vương ông trong Đào Hoa Mộng ký của Mộng Liên Đường Nguyễn Đăng Tuyển) nâng lên kiếp trước thành tên Vương Lưỡng Tùng trong Kim Vân Kiều Truyện. Mà Mộng Liên Đường thì sống quá dai. Mãi đến năm 1876 Duy Minh Thị mới cho xuất hiện quyển Thanh Tâm Tài Tử này." - (Theo nhà nghiên cứu Lê Nghị)

Nước ta thời Pháp thuộc, người Hoa kiều Chợ Lớn vào nửa cuối thế kỷ thứ 19 đầy uy lực, họ ăn nên làm ra cho nên họ có nhu cầu đọc sách giải trí lớn hơn so với người Việt nhiều lần. Đọc quyển Kim Vân Kiều Lục bằng văn ngôn mỏng quá không đã, thế nên do đòi hỏi của thị trường chữ nghĩa, nhóm Duy Minh Thị, dưới con mắt con buôn, họ đã hình thành sự thai nghén cho bản văn Kim Vân Kiều Truyện (Chúng tôi gọi là Kim Vân Kiều Truyện .DMT) dày hơn. Nó phải được viết ở dạng bạch thoại, loại diễn nghĩa chương hồi mô phỏng văn phong Tam Quốc Chí, chắc chắn sẽ ăn khách hơn.

Duy Minh Thị lấy người này một câu thơ, tỉ như lấy câu thơ của Phong Tuyết Thập Thanh Thị ở chỗ này, ở chổ kia lấy trọn một bài thơ, cũng như lấy trọn một bài tứ tuyệt trong Kim Vân Kiều Lục- bài thơ tuyệt mệnh của Kiều trước khi nàng nhảy xuống sông Tiền Đường vì ân hận; hay "copy" lấy thứ tự tình tiết, hành vi của vở tuồng Kim Vân Kiều của Tiến sĩ Đình Nguyên Ngụy Khắc Đản (1817–1873)(Sẽ nói rõ thêm ở các bài sau). Duy Minh Thị đã "copy trọn gói" mô thức viết của Kim Vân Kiều Lục, khi quyển sách này triển khai từ thi phẩm Đoạn Trường Tân Thanh/ Truyện Kiều sang văn ngôn. Duy Minh Thị từ lam bản này (bản văn nguồn) viết dài thêm ra, bằng một thứ văn phong của người kinh doanh chữ nghĩa, dạng bạch thoại chương hồi, ngôn ngữ luận viết theo kiểu Tam Quốc Chí diễn nghĩa sao cho phù hợp với thị hiếu của đồng bào ông đang có nhu cầu đọc sách giải trí và đang ăn nên làm ra so với đại đa số người Việt bản địa tại vùng Saigon- Chợ Lớn. Duy Minh Thị đã biến Kim Vân Kiều Lục, quyển sách văn chương hàn lâm giải thích truyện Kiều thành quyển tiểu thuyết thương mại tầm thường, theo nhà nghiên cứu Laiquangnam: "Đã làm nhiểm bẩn Truyện Kiều, phá hỏng giá trị Truyện Kiều".

Ta thử xem vài đoạn Duy Minh Thị "chỉnh sửa" Kim Vân Kiều Lục, để thỏa mãn người đọc, biến nó thành Kim Vân Kiều Truyện (.DMT) A 953:

-- Trong bài học mà Tú bà dạy cho nàng Kiều Nguyễn Du đã viết

1209 Này con thuộc lấy nằm lòng
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề
Chơi cho liễu chán hoa chê
Cho lăn lóc đá cho mê mẫn đời

Kim Vân Kiều Lục chỉ giải thích:

[...Kiều nói:
Thiếp là chút phận bèo tàn, nghìn tầng sóng đánh, vạn trận gió xuôi. Chiếc thân như thế còn tiếc gì nữa?

  • Cố nhiên là như thế rồi, nhưng uốn theo được mọi tình trạng thì mới gọi là tay cừ. Mụ bèn dạy cho nàng trăm ban kỹ nghệ. Kiều cười, nói:
  • Trời sinh thông minh một đời mà bài học vỡ lòng thật khéo, làm gương cho đời há chẳng lớn sao?]- (Kim Vân Kiều Lục - Phạm Tú Châu dịch)

Trong Kim Vân Kiều Truyện (.DMT) A 953, vì tính thương mại, để thỏa mãn độc giả ông ta "tán" thêm (Do đó cũng có trong Kim Vân Kiều Truyện, Thanh Tâm Tài Nhân (.Tàu), vì Hoàng Nhật Cầu dịch sang Trung văn)

  • VÀNH TRONG TÁM NGHỀ: Tám nghề gồm:
  • Nếu khách làng chơi người nhỏ thấp thì dùng phép: Kích cổ thôi hoa (đánh trống giục hoa)
  • Khách to lớn thì dùng: Kim liên song tỏa (sen vàng khóa chặt hai vế)
  • Khách có tính vội vàng hấp tấp thì dùng: Đại triển kỳ cô (mở cờ tung trống)
  • Khách có tính nhẫn nha chậm chạp dùng: Màn đã khinh xao (chậm đánh khẽ rung)
  • Nếu khách không nại chiến dùng: Khẩn soan tam trật (ôm chặt ba chân)
  • Nếu khách ham chiến dùng: Tả chị hữu trì (tạy mặt ôm, tay trái giữ)
  • Khách say tình dùng: Tả tâm truy hồn (khóa lấy tâm, theo dõi thần hồn)
  • Khách tham sắc thì dùng: Nhiếp thần siểm tỏa (thu hết tinh thần làm ra vẻ rún rẩy)

  • VÀNH NGOÀI BẢY CHỮ bao gồm các kỷ năng lôi kéo khách làng chơi. Bảy phương pháp đặc biệt để áp dụng hàng ngày là 7 chữ: Khóc, Tiễn, Thích, Thiêu, Giá, Tẩu, Tử.

Rồi Kim Vân Kiều Truyện giải thích rõ từng chi tiết bảy chữ này

...

Độc giả thấy rõ ràng trong A 953, Duy Minh Thị đã kéo dài Kim Vân Kiều Lục ra, thêm nhiều chi tiết tình dục theo phong cách Kim Bình Mai- truyện “dâm thư” Trung Quốc- vào. Vì thế nên Truyện Kiều đã bị hiểu lầm, do đó mới có câu::

Đàn ông chớ kể Phan Trần,
Đàn bà chớ kể Thuý Vân, Thuý Kiều

-- Về Kiều báo ân báo oán

  • Trong Đoạn Trường Tân Thanh, Thúy Kiều tha tội hoàn toàn cho Hoạn Thư, còn trong Kim Vân Kiều Truyện, Kiều tha tội chết nhưng ra lệnh đánh Hoạn Thư một cách dã man.
  • Trong Đoạn Trường Tân Thanh Nguyễn Du chỉ tả cảnh xử tội Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hãnh, Bạc Bà, và Ưng, Khuyển một cách vắn tắt, chứ không chi tiết và tàn nhẫn như trong Kim Vân Kiều Truyện

Hãy đọc đoạn báo ân báo oán gớm ghê mà Duy Minh Thị đã thêm vào Kim Vân Kiều Truyện (.DMT) A 953, nó không có trong nguyên tác Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều Lục mà chúng tôi đã nói trong các bài trước:

[… Phu nhân nói: Bạc bà đẩy người xuống giếng, Bạc Hạnh bán người lương thiện vào nhà xướng ca. Nay theo đúng lời thề trước của Bạc Hạnh, lấy dao vằm nát thân thể, rồi cho ngựa ăn, còn Bạc bà thì đem chặt đầu bêu lên cây. Đao phủ nghe lệnh dạ ran một tiếng, tức thì lôi Bạc bà ra chặt đầu, còn Bạc Hạnh thì dùng chiếu cỏ bó như bó củi, ngoài quấn dây thừng thật chặt, rồi hai người giữ, một người cầm dao, chặt từ chân lên đầu thành hơn trăm đoạn. Ghê thay một con người mới đó mà trong giây lát biến thành một đống thịt như bùn, người coi ai cũng hoảng hồn chết ngất. Bọn đao phủ vào bẩm đã thi hành xong, phu nhân truyền đem đống thịt trộn lẫn với cỏ để cho ngựa ăn....

Bèn lệnh cho quân sĩ, lôi mụ Tú ra, lấy dầu bách tưới đẫm vào người, rồi dựng ngược cho đầu xuống đất, chân chổng lên trời, như ngọn đèn trời để làm tròn lời thề ngày trước. Còn tên Mã Bất Tiến thì kẹp chân tay vào mảnh gỗ cho thẳng căng ra, rồi rạch da và moi gân khiến cho tứ chi rời rạc, để ứng lời thề của nó. Lại nấu một nồi tùng hương trộn lẫn với vỏ cây gai, đun thật sôi và lấy chum nước lớn để bên, đem Sở Khanh ra, lột hết áo xiêm, một người thì múc dầu tùng hương đun sôi tưới vào mình hắn, một người thì lấy nước lạnh dội theo.Quân sĩ được lệnh lôi ba phạm nhân ra ngoài. Trong chốc lát, mụ Tú đã cuốn thành một cây sáp lớn, phía dưới chỉ lộ cái đầu. Mã Bất Tiến thì bị căng xác. Sở Khanh hóa thành một thỏi sắt nguội.

Đoạn rồi phu nhân hô to: “Đốt sáp”, quân sĩ đứng lên cao châm lửa vào chân mụ Tú. Mụ mới bị châm một mồi lửa đã kêu đau ầm ĩ. Phu nhân mắng rằng: Mi cũng biết đau ư? Cớ sao ngày trước mi nỡ lòng hủy hoại da thịt người khác? Mụ Tú chết ngất, không trả lời được nữa.

Kế đến Phu nhân hạ lệnh rút gân, xẻ thịt Mã Bất Tiến, lại lệnh cho quân sĩ lột da Sở Khanh.

Nghe lệnh, quân sĩ tìm chỗ chùm gân, lấy mũi dao nhọn khoét da, rồi dùng lưỡi câu móc vào đầu gân, dùng sức lôi mạnh một cái. Mã Bất Tiến lập tức chết tươi. Quân sĩ rút thêm ba bốn cái gân nữa làm cho thi thể Bất Tiến rời ra từng mảnh. Phu nhân bèn sai quẳng xác ra biển cho cá ăn để đền tội bạc tình…]

[Trích từ Kim Vân Kiều Truyện, Thanh Tâm Tài Nhân hồi thứ 18: “Gươm Thúy Kiều giết quân vô nghĩa: Vàng Từ Hải tặng người có ơn” ]

Khiếp chưa cái ác. Sao giống như cảnh tàn ác vô nhân của Võ Tòng khi xử tội Phan Kim Liên; chém giết gia nhân, gia quyến Trương Ðô giám trong Thủy Hử?

Đọc Truyện Kìều rồi Kim Vân Kiều Lục, chúng ta đồng tình với Thúy Kiều khi nàng tha bổng Hoạn Thư, nên không phê phán nàng nặng nề khi nàng trả thù những nhân vật khác. Trái lại, khi đọc Kim Vân Kiều Truyện (.DMT) A 953, người đọc phải chau mày và chán ghét Thúy Kiều trước cách trừng trị dã man, tàn bạo, thiếu nhân tính khi nàng áp dụng đối với kẻ thù.

Chính những điều nêu trên, nhà nghiên cứu Laiquangnam mới kết tội Kim Vân Kiều Truyện (.DMT) A 953 "đã làm nhiểm bẩn Truyện Kiều, phá hỏng giá trị Truyện Kiều".
...
(Truyện Kiều có độ dài: 22.778 chữ. Kim Vân Kiều Lục khoảng: 15.000 chữ. Kim Vân Kiều Truyện khoảng 100.000 chữ. Kim Vân Kiều Truyện là một tiểu thuyết văn xuôi, chứ không phải một cuốn giảng thơ)

Duy Minh Thị là ai? Mời các bạn đọc những lời dưới đây của nhà nghiên cứu Laiquangnam đăng trên Facebook, nhóm Tình Tự Dân Tộc [1]

NHÓM DUY MINH THỊ

Nhân thân và hành tung của Duy Minh Thị

Do Duy Minh Thị không được sử sách thời Nguyễn nhắc tới tên cho nên hiếm người biết hành tung và tầm vóc của ông. Mãi đến cuối thể kỷ thứ 20, tại Pháp có Lê Sơn Thanh (tức Alexandre Lê), một học trò cũ của cụ Hoàng Xuân Hãn, là người đang làm việc tại Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Paris và cũng là người Việt duy nhất chuyên sâu về nghiên cứu công trình của nhóm Duy Minh Thị. Chính Lê Sơn Thanh đã gởi cho chúng tôi (lời gs Nguyễn Tài Cẩn) bản văn phocopy chụp từ bản gốc Kiều Nôm 1872 tại thư viện của cụ Hoàng Xuân Hãn.
Phải thông qua giáo sư Nguyễn Tài Cẩn vào sau năm 2010 , chúng tôi (Laiquangnam) lần ra manh mối Duy Minh Thi;̣ cho dù trước đó gần 10 năm chúng tôi đã rất quan tâm về hiện tương Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân kỳ lạ ở đất nước VN chúng ta.

Tầm kích nhóm Duy Minh Thị

Nhóm Duy Minh Thị gồm có 10 người. Đa số đều tự xưng bằng biệt hiệu rất có ý nghĩa: Duy Minh là “riêng sáng suốt”, Minh Đức là làm cho “tỏ cái đức”, Minh Chương là làm cho “sáng tỏ khuôn phép lễ chế”.

Thói quen của họ là ghi thêm chữ “thị” hay chữ “hiệu“ vào sau cùng . Hăng hái nhất là ba người này: Duy Minh Thị, Minh Chương Thị và Phước Trai tiên sinh.

Họ đã thuê ở Quảng Đông 10 cơ sở khắc ván in sách (tức khoảng 10 nhà xuất bản) đó là: Kim Ngọc Lâu, Cận Vân Đường, Bửu Hoa Các, Thiên Bửu Lâu, Văn Ngươn Đường (Ngươn là Nguyên).

Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ thứ 19 (1870-1899) họ đã công bố được hơn 50 bộ sách. Nhóm này chúng tôi (Nguyễn Tài Cẩn) đặt tên là nhóm DUY MINH THỊ.
Trong nhóm, Duy Minh Thị là người tiêu biểu nhất. Từ năm 1872 đến 1883 ông đều in sách hàng năm. Riêng năm 1874 ông in đến 6 cuốn. Ông thuê đến 6 nhà xuất bản và sơ bộ đã in tính ra được 19 cuốn sách đã được công bố.

Duy Minh Thị

Duy Minh Thị tên thật là Trần Quang Quang( ?-?) sống thời vua Tự Đức (1848-1883), , nhưng tên nổi tiếng của ông là “ Nam Việt Gia Định thành cư sĩ Duy Minh Thị“ - cụm từ này ông thường ghi cuối sách. Bản Kiều Nôm 1872 cũng có cụm từ này. Duy Minh Thị là người Tàu Minh Hương, sinh quán Vĩnh Long, miền Nam VN; trú quán tại xóm An Bình Chợ Lớn thời Pháp thuộc.

Duy Minh Thị là người biên tập lại bản Đại Nam Thực Lục Chính Biên dưới thời vua Tự Đức sau đó đem thuê khắc tại Phật Sơn Trấn, tỉnh Quảng Đông năm 1873. Ông là người đã in nguyên dạng các chữ húy chính của vua Gia Long mà không hề né tránh, không sợ kỵ húy.

Năm 1872, xem như Pháp đã chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh, và từ đó Nam kỳ luc tỉnh được xem như là vùng đất hải ngoại của người Pháp. Dân Nam kỳ chịu một thể chế riêng từ chính quốc. Do không phải làm quan dưới triều vua Tự Đức, và cũng có thể vua Tự Đức thật sự cầu cạnh; Duy Minh Thị xem mình là một người Tàu vốn được nhiều ưu đãi, nên chả việc gì phải sợ vua quan “An nam". Với công vụ mà vua Tự Đức nhờ cậy, biên tập lại tập sách lịch sử của triều đại nhà Nguyễn, nên Duy Minh Thị có toàn quyền xem tất cả sách vở của các nhân vật trong triều đương đại, từ nhân thân đến sách vở do họ sáng tác khi Duy Minh Thị có nhu cầu làm sách công vụ . Chính vì điều kiện thuận lợi này ông đã có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn sách mà không một người Việt Nam nào khác có thể.

Duy Minh Thị trong quá trình viết bản văn Kim Vân Kiều Truyện, ông đã tiếp cận Đoạn Trường Tân Thanh/Truyện Kiều của Nguyễn Du, đã tiếp cận bản văn Kim Vân Kiều Lục. Ông ta cũng đã tiếp cận các bản văn từ hai người có liên quan đến sự ra đời Đoạn Trường Tân Thanh và rồi từ truyện thơ này các ông viết ra các truyện Hậu Đoạn Trường Tân Thanh, Hậu Kim Vân Kiều Lục: Đó là các ông Mộng Liên Đường Nguyễn Đăng Tuyển và Phong Tuyết Thập Thanh Thị.

(Cả hai ông Petrus Trương Vĩnh Ký và Abel des Michels đều đã được Duy Minh Thị đưa cho bản Kim Vân Kiều tân truyện thơ, bản Nôm do chính ông ta sửa lại thơ của Nguyễn Du và cho lưu hành).

Duy Minh Thị đã biên tập, bổ sung, sửa chữa- mà ông tự gọi là "trùng san" thơ Nôm Truyên Kiều của Nguyễn Du năm 1872.

Hãy xem 2 câu đầu tiên của truyện Kiều trong bản "trùng san":

1 Trăm năm trong cõi người ta,
2 Chữ tài chữ sắc khéo là cợt nhau

????????????????????些
????才????色窖????????僥
(Truyện Kiều -bản Duy Minh Thị 1872)

Trong khi các bản khác xưa hơn
1 Trăm năm trong cõi người ta,
2 Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

????????????揆????些
????才????命窖????恄饒
(Truyện Kiều - bản Tự Đức 1870, Liễu Văn Ðường 1871)
Độc giả nghĩ sao?

Ông Trương Minh Ký (không phải Petrus Trương Vĩnh Ký) là người hổ trợ và phát tán văn bản Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Tử của Duy Minh Thị nói trên. Abel des Michels, một người Pháp chuyên gia về Đông Phương Ngữ qua Nam kỳ theo lời mời của Phủ Thống soái Nam kỳ, để theo dõi việc Petrus Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898) chuyển Kim Vân Kiều từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ. Ông Trương Minh Ký {Trương Minh Ký (1855-1900); là nhà báo, nhà văn, nhà soạn tuồng Việt Nam; nguyên tên là Trương Minh Ngôn, học với thầy Trương Vĩnh Ký, vì kính phục và muốn noi gương thầy nên đã lấy chữ Ký thay chữ Ngôn, đổi tên thành Trương Minh Ký} đã trao cho Abel des Michels bản Thanh Tâm Tài Tử Duy Minh Thị này, từ tay nho sĩ Phước Bình Lê năm 1884. Ông Abel des Michels luôn nghĩ rằng “chắc Nguyễn Du cũng dùng một truyện Tàu“ để viết ngược thành truyện thơ Kiều như kiểu Hoa Tiên, khi nhận ông chắc đây là quyển sách mình luôn nghĩ đến.

Thật ra sách Kim Vân Kiều Lục Thanh Tâm Tài Tử này đã được in năm 1876 .

Bản 1884 ông Abel nhận này được lưu trữ ở Thư Viện quốc gia Hà Nội (chụp microfilm, ghi Thanh Tâm Tài Tử. Viện Viễn Đông Bác cổ chụp từ Paris Pháp, thời Pháp thuộc) như đã nói trong các bài trước.

Ta cũng nên chú ý là nho sĩ tên Phước Bình Lê sao tương tự với tên Phước Trai tiên sinh trong nhóm Duy Minh Thị quá (?)
.........
Chính bản văn Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Tử -(Sau được dịch sửa tên lại là KVKT Thanh Tâm Tài Nhân A 953) của Duy Minh Thị mà giáo sư Dương Quảng Hàm đã phát biểu tiêu cực trong giáo trình Việt Nam Văn Học Sử Yếu (ghi ở phần dưới) và "ai đó" lợi dụng - hoặc tiếp tay hạ bệ đại thi hào VN, kết án Nguyễn Du "đạo văn", dịch truyện KVKT Thanh Tâm Tài Nhân Tàu ra truyện thơ Nôm: Đoạn Trường Tân Thanh/ Truyện Kiều.

VỤ ÁN TRUYỆN KIỀU

Các bài trên chúng tôi đã bàn rõ về vụ án nầy rồi, nay lập lại sơ lược để đẫn đến các bài sau: Bàn về Kim Vân Kiều Lục, so sánh với Kim Vân Kiều Truyện.

Hầu như 99, 99% người Việt từ các học sinh cho đến các tiến sĩ văn chương đều tin vào tín điều tiêu cực mà giáo sư Dương Quảng Hàm phát biểu trong giáo trình Việt Nam Văn Học Sử Yếu. Chính câu tiêu cực, mà Dương Quảng Hàm đúc kết, hiện nay cũng vẫn còn đang là “câu bùa chú" khởi đầu cho phần nhập đề bất cứ bài luận văn nào của học sinh, sinh viên, giáo viên và kể cả giáo sư tiến sĩ. Đó là đoạn văn này- trong quyển Việt Nam Văn Học Sử Yếu:

"Lâu nay, ở nước ta, vẫn có một bản truyện Kiều chữ Hán chép tay (4) nhan đề là Kim Vân Kiều truyện mà các học giả vẫn cho là một cuốn tiểu thuyết Tàu do đấy Nguyễn Du đã soạn ra cuốn truyện nôm.

Khi ta so sánh nguyên văn quyển Kim Vân Kiều truyện này với nguyên văn truyện Kiều của Nguyễn Du thì ta thấy rằng đại cương tình tiết hai quyển giống nhau: các việc chính, các vai nói đến trong truyện Kiều đều có cả trong cuốn tiểu thuyết Tàu.
Sự so sánh ấy lại tỏ rõ rằng Nguyễn Du không phải chỉ dịch văn xuôi của Tàu ra văn vần của ta mà thôi. Tác phẩm của ông thật có phần sáng tạo đặc sắc: ông sắp đặt nhiều việc một cách khác để cho hợp lý hơn hoặc để tránh sự trùng điệp; ông thay đổi nhiều điều tiểu tiết để tả cảnh ngộ hoặc tình hình các vai trong truyện một cách rõ rệt hơn; ông lại bỏ đi nhiều chỗ thô tục (như đoạn kể rõ "vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề" ) và nhiều đoạn rườm, thừa, không bổ ích cho sự kết cấu câu chuyện.

Vậy nguồn gốc truyện Kiều của Nguyễn Du là quyển tiểu thuyết Tàu nhan là Kim Vân Kiều truyện (....) do một tác giả hiệu là Thanh tâm tài nhân (....) soạn ra về cuối thế kỷ XVI hoặc đầu thế kỷ thứ XVII và do một nhà phê bình có tiếng là Kim Thánh Thán bình luận. “- (Việt Nam Văn Học Sử Yếu- Dương Quảng Hàm)
………

Chú giải của Dương Quảng Hàm:
(4) Ở PQVĐHV. Thv., hiện có một bản truyện Kiều chữ Hán chép tay ấy (A 953) , Sách gồm có 4 quyển và chia làm 20 hồi. Đầu quyển thứ nhất (tờ 5a). Đầu quyển sau, cũng đề y như thế, chỉ khác số quyển đổi đi - Bản Kiều chữ Hán này ông Hùng sơn Nguyễn Duy Ngung đã dịch ra quốc văn nhan đề là Kim Vân Kiều tiểu thuyết Tân dân thư quán x. b. Hà nội, 1928 .

Độc giả có chú ý sách "chép tay" A 953 trong chú giải của GS Dương Quảng Hàm không? Có giống với sách chép tay Abel des Michels nhận không? Ông Dương đã "vội vàng" cho là sách Tàu. Than ôi! (NL)

Câu dài dòng trên đã được vi-wikipedia đúc kết gọn là:

“Kim Vân Kiều (tiếng Trung: 金雲翹;bính âm: Jin Yún Qiăo) là một tác phẩm tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân, tác giả đời nhà Minh, Trung Quốc biên soạn vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17. Nguyễn Du nhân đọc quyển tiểu thuyết này đã cảm hứng viết Truyện Kiều – một tác phẩm được xem là áng văn chương bất hủ của Văn học Việt Nam.”

Các sự kiện cần chú ý:

  • Nhà nghiên cứu Lâm Thanh Sơn cho biết, ngay cả một số học giả Trung Quốc cũng xác nhận: từ trước những năm 1980, tất cả các bộ sách, giáo trình về lịch sử Trung Quốc, bao gồm cả Trung Quốc tiểu thuyết sử lược của Lỗ Tấn đều không đề cập đến Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Lỗ Tấn trong vòng 5 năm lục tung cả Trung Hoa mà không tìm thấy Kim Vân Kiều Truyện, hay Tứ Khố Toàn Thư của ba vua Thanh danh giá là Khang Hy- Ung Chính- Càng Long đều không hề ghi lấy một chữ; nhân thân của Thanh Tâm Tài Nhân thì không xác định được: Khi thì Từ Vị, khi thì Kim Thánh Thán... Năm 1981, một học giả người Mỹ tên Charles Benoit, tên Việt: Lê Vân Nam, với tinh thần nghiêm túc, tính tự trọng, liêm sĩ của người cầm bút khi viết luận văn tiến sĩ, đã phủ nhận.

Lâm Thanh Sơn khẳng định là Trung Quốc không có tác giả Thanh Tâm Tài Nhân nào cả.

  • Năm 1923 truyện Kiều nổi tiếng nhiều nơi trên thế giới. Năm này Nguyễn Văn Vĩnh và Famechon soạn kịch bản điện ảnh Việt- Pháp từ thơ Nguyễn Du, làm phim Kim Vân Kiều công chiếu tại Hà Nội và Pháp 1924.

  • Năm 1925, Nguyễn Duy Ngung, không rõ lý lịch biên dịch cuốn Kim Vân Kiều Truyện, bản A 953 nói trên, tự động đổi tên Thanh Tâm Tài Tử thành Thanh Tâm Tài Nhân. Đồng thời ông ghi thêm lời bình của Kim Thánh Thán và đưa 20 bài thơ vịnh Kiều của Chu Mạnh Trình lên đầu 20 hồi như đã nói ở phần 1. Khi sách truyện tái bản, có Nguyễn Đỗ Mục người dịch lời bình gọi là của Kim Thánh Thán ngoại thư .

  • Năm 1958, Giáo sư Hoàng Dật Cầu ở Học viện Sư phạm Hoa Nam tại Quảng Châu, trong vai một giáo sư Trung văn sang trợ giúp cho Hà Nội, đã bỏ nhiều công sức để dịch truyện Kim Vân Kiều - Thanh Tâm Tài Nhân Việt Nam -A 953 sang Trung văn hiện đại. Sách được đưa vào Tùng thư Văn học Á – Phi và do Nhà xuất bản Nhân dân văn học xuất bản tháng 8 năm 1959. [GS Nguyễn Huệ Chi]

  • Năm 1981 ông Lý Chí Trung - China- công bố cuốn Kim Vân Kiều ghi tên Thanh Tâm Tài Nhân, dài khoảng 208 trang, 20 hồi, cho là viết từ đời Khang Hi (Khang Hi năm thứ nhất là 1667), văn phong hiện đại, kiểu chữ "giản thể" đã được phát hiện tại thư viện đại học Đại Liên.

Tuy nhiên, khi so sánh bản Đại Liên với cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử ở Việt Nam (bản A953), nhà nghiên cứu Lâm Thanh Sơn cho rằng nó giống nhau khoảng 99%.

Khi bản Đại Liên được công bố, Đổng Văn Thành bắt đầu tấn công hạ bệ Nguyễn Du như chúng tôi đã viết ở các bài trên.

Xin được nhắc lại vài lời của ông Đổng Văn Thành đã nói trong các bài trước:

“Nguyễn Du chẳng những chỉ mượn đề tài của tiểu thuyết Trung Quốc mà dường như bê nguyên xi […] Nguyễn Du không có bất kỳ một sáng tạo mới nào, chỉ chuyển thuật khá trung thực nội dung tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân…” [ Theo Phạm Tú Châu “So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam”)[2]

“Nguyễn Du còn thêm chân cho rắn khiến chúng mâu thuẫn với hoàn cảnh và tình tiết trong toàn bộ nguyên tác.” [Nguyễn Huệ Chi -Trở lại câu chuyện so sánh Kim Vân Kiều truyện với Truyện Kiều của ông Đổng Văn Thành]

  • Theo Laiquangnam: Bản văn lam bản (bản nguồn) viết tay của ông Duy Minh Thị chúng tôi gọi là Kim Vân Kiều Truyện (.DMT) A 953, đó là bản văn mà Tố Nam Nguyễn Đình Diệm mang dịch và in ra tại Nam Việt Nam vào năm 1971. Từ bản văn này, Lý Trí Trung và Đổng Văn Thành " tút" lại và tung ra bản văn gọi là bản văn đại học Đại Liên. Nay Đổng Văn Thành gọi bản văn này là bản phồn, tức là bản văn đầy đủ. Bản phồn là bản văn Đại Liên họ tự bịa. Bản văn Việt nam mang mã số A 953 xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới với thứ văn phong bạch thoại Nam bộ , vùng ngã tư quốc tế vào thời Pháp thuôc (1850-1900) họ gọi là bản trung. (Laiquangnam)

Những thắc mắc của tôi:

-- Vì lý do gì mà từ lâu Văn học sử Trung Hoa không hề nhắc đến Kim Vân Kiều Truyện? Nó đã bị thất truyền? Tại sao nó bị thất truyền?

Trước năm 1925, trong Văn học sử Trung quốc không có tên Thanh Tâm Tài Nhân và Kim Vân Kiều Truyện. Năm 1925 Nguyễn Duy Ngung ở Việt Nam in cuốn Kim Vân Kiều Truyện bằng chữ quốc ngữ, ông dịch từ A 953 thì đúng một năm sau, 1926 China ghi Thanh Tâm Tài Nhân và Kim Vân Kiều Truyện vào sách Văn học sử, không chú thích nguồn gốc tác giả.

-- Khi năm 1958, Hoàng Dật Cầu sang Hà Nội dịch truyện Kim Vân Kiều - Thanh Tâm Tài Nhân Việt Nam - A 953 sang Trung văn đem về China, đến năm 1981 Lý Chí Trung nói là phát hiện truyện Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân ở thư viện Đại Liên rồi in nó ra, lập tức nó ồn ào nổi tiếng còn hơn tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng (ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, đời nhà Thanh, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết). Nếu thật sự China có viết cuốn tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện này, và nổi tiếng như thế thì sao không người China nào giữ, để Lỗ Tấn trong vòng 5 năm lục tung cả Trung Hoa mà không tìm thấy? Cả Tứ Khố Toàn Thư của ba vua Thanh danh giá là Khang Hy- Ung Chính- Càng Long đều không hề ghi lấy một chữ?

Đây chính là lời của Đổng Văn Thành nói:

“Ngoảnh đầu nhìn tiểu thuyết Truyện Kim Vân Kiều của Trung Quốc, số phận của nó cũng như số phận Vương Thúy Kiều - nhân vật chính trong truyện, bấy lâu nay đã bị đối xử rất không công bằng. Trước hết, cuốn sách của tác già Thanh Tâm Tài Nhân bị vùi lấp hàng mấy thế kỷ trong văn học sử Trung Quốc; từ cuối đời Thanh cho tới những năm 50 của thế kỷ XX, cuốn tiểu thuyết ấy hầu như được ít người biết đến. Trong tất cả các sách về lịch sử tiểu thuyết, lịch sừ văn học, kể từ cuốn Sơ lược lịch sử tiếu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn đến nay, đều không có đến nửa chữ giới thiệu về nó (...) -(So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam -Đổng Văn Thành, Phạm Tú Châu dịch)[3]

-- Cuốn tiểu thuyết văn xuôi Kim Vân Kiều Truyện, nếu có thật, đã thất truyền, đã "mất tăm" như Đổng Văn Thành đã nói vậy sao mà vài ông tiến sĩ, Gs Việt xác quyết rằng Nguyễn Du đã mua nó khi đi sứ Thanh, rồi đem về Việt Nam "dịch" ra văn vần, thơ Nôm Truyện Kiều? Tôi nghi là các ông này ngồi uống rượu "bồ đào" trong Salong rồi tán gẫu hay mơ mộng chơi.

-- Lại nữa, nếu Thanh Tâm Tài Nhân có thật sao không người China nào xác minh được nhân thân của ông như đã nói trên? Hay tại vì hồn ma của ông ta bay qua sống ở xóm An Bình Chợ Lớn, Việt Nam thời Pháp thuộc?

.......
Qua trên là những điều tóm lược các bài viết trước, giờ mời độc giả lần lượt đọc các bài viết về Kim Vân Kiều Lục của nhà nghiên cứu Lê Nghị.

Nhà nghiên cứu Lê Nghị đã có phát biểu bài tham luận "Nguồn gốc Truyện Kiều" tại Hội thảo Minh họa Kiều dưới góc nhìn minh triết Việt, do Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội vào tháng 9 năm 2020. [3] và đã công bố bản văn, dạng pdf: Từ Đoạn Trường Tân Thanh Đến Phát Sinh Kim Vân Kiều Truyện trên trang Chim Việt Cành Nam . [4]

Nguyên Lạc
.
(Bài tiếp: Phụ lục 1, Tầm Ảnh Hưởng Của Kim Vân Kiều Lục)
.

.................
Ghi chú

  • Bài viết Vương Thúy Kiều - Trong tuyển tập Ngu Sơ Tân Chí của Trương Trào (1650-1707), của Dư Hoài (1616-1696)
  • Phong Tình Lục (Tình Sử) của Phùng Mộng Long: Bộ tập hợp gồm 804 câu chuyện tình trong cổ thư Trung Hoa; từ Tây Thi đến Chiêu Quân, đến Tiểu Thanh, đến Vương Thủy Kiều, Trác văn Quân Thôi Oanh Oanh ... đều có đủ. Sách rất phố thông như Liêu Trai Chi Dị .
  • Kịch hài = hý kịch (tuồng hát bộ Tàu) như Thu Hổ Khâu của Vương Long trước tác 1676, và Hổ phách trủy (Thi) 1707. Nguyễn Du được xem khi đi sứ sang Thanh. Nguyễn Du đã xử dụng những văn bản nguồn trên, thêm thắt chi tiết, các nhân vật phụ như Kim Trọng, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Thúy Vân, Vương Quan ... để hư cấu, sáng tạo ra Đoạn Trường Tân Thanh/ Truyện Kiều

Nguồn:
[1] Trang Facebook "Tình Tự Dân Tộc", tác giả Lai Quang Nam.
https://www.facebook.com/groups/1141641829504367

[2] So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam -Đổng Văn Thành, Phạm Tú Châu dịch)
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5966&rb=0102

[3] 200 năm, hậu thế nhớ Tố Như - Kỳ cuối: Thử 'giải mã' lại Truyện Kiều- Lê Nghị
https://tuoitre.vn/200-nam-hau-the-nho-to-nhu-ky-cuoi-thu-giai-ma-lai-truyen-kieu-20200916201701822.htm?fbclid=IwAR0UvQrKM5yPbCeL8XovA-jp-nkho4KmpA5r6A_jaAfFTRjJn6gi3gYVyQY

[4] Từ Đoạn Trường Tân Thanh Đến Phát Sinh Kim Vân Kiều Truyện
http://chimvie3.free.fr/baivo/lenghi/lenghi_KimVanKieu.pdf

Xem thêm:

  • Giản Chi nói theo Lý Văn Hùng, bịa bạn của ông ấy thấy cuốn Kim Vân Kiều Truyện của Từ Vị bên Tàu bị C. Benoit vạch trần.

Xin tham khảo nguyên văn tóm tắt Vương Thúy Kiều của Giản Chi trong bài “Giản Chi ác quá” trang Facebook "Tình Tự Dân Tộc", tác giả Lai Quang Nam.
https://www.facebook.com/groups/1141641829504367

https://art2all.net/tho/nguyenlac/tranchienchuangung4/nguyenlac_tranchienchuangung_4.htm

# Nguy&ecirc;n Lạc ## TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG IV ## ĐOẠN TRƯỜNG T&Acirc;N THANH V&Agrave; KIM V&Acirc;N KIỀU TRUYỆN [Nguy&ecirc;̃n Du](https://i.imgur.com/bxJlUdT.jpg) ## ĐOẠN TRƯỜNG T&Acirc;N THANH THEO THỜI GIAN Sau đ&acirc;y là ph&acirc;̀n t&ocirc;̉ng hợp các đi&ecirc;̀u chúng t&ocirc;i đã bàn trong các bài vi&ecirc;́t trước v&ecirc;̀ ngu&ocirc;̀n g&ocirc;́c của ti&ecirc;̉u thuy&ecirc;́t Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Truy&ecirc;̣n đ&ecirc;̉ chu&acirc;̉n bị cho các bài sau bàn rõ v&ecirc;̀ Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Lục, áng văn chương hàn l&acirc;m giải thích thơ truy&ecirc;̣n Ki&ecirc;̀u và so sánh nó với Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Truy&ecirc;̣n Thanh T&acirc;m Tài Nh&acirc;n, quy&ecirc;̉n ti&ecirc;̉u thuy&ecirc;́t thương mại t&acirc;̀m thường ph&aacute; hỏng gi&aacute; trị Truyện Kiều. Nguy&ecirc;̃n Du dựa vào tích sử tri&ecirc;̀u Minh, Vương Thúy Ki&ecirc;̀u của Dư Hoài (dài khoảng 3, 4 trang gi&acirc;́y), Tình sử Phùng M&ocirc;̣ng Long, và các hý kịch/ hát b&ocirc;̣ nhà Thanh- như Thu Hổ Kh&acirc;u, &ocirc;ng th&ecirc;m vào các nh&acirc;n v&acirc;̣t đ&ecirc;̣m sáng tác ra truy&ecirc;̣n thơ Đoạn Trường T&acirc;n Thanh/ Truy&ecirc;̣n Ki&ecirc;̀u. Xuất hiện sau Đoạn Trường T&acirc;n Thanh/Truyện Kiều =&amp;gt; Kim V&acirc;n Kiều Lục =&amp;gt; C&aacute;c ph&oacute;ng t&aacute;c Truyện Kiều (văn, thi, ph&uacute; &hellip; tuồng Kim V&acirc;n Kiều, Đ&agrave;o Hoa Mộng K&yacute;) =&amp;gt; Thanh T&acirc;m T&agrave;i Nh&acirc;n Truyện =&amp;gt; Kim V&acirc;n Kiều Truyện Thanh T&acirc;m T&agrave;i Tử =&amp;gt; Kim V&acirc;n Kiều Truyện Thanh T&acirc;m T&agrave;i Nh&acirc;n(. Duy Minh Thị) =&amp;gt; Kim V&acirc;n Kiều Truyện Thanh T&acirc;m T&agrave;i Nh&acirc;n (.Tàu) - (Xem ph&acirc;̀n ghi chú ở cu&ocirc;́i bài) Qu&aacute; tr&igrave;nh diễn tiến từ Truyện Kiều đến Kim V&acirc;n Kiều truyện và c&aacute;c t&aacute;c phẩm kế thừa trải qua khoảng hơn 100 năm, kể từ năm 1820, năm cụ Nguyễn Du qua đời, đến năm 1925. Theo đ&oacute; Kim V&acirc;n Kiều Lục kế thừa Đoạn Trường T&acirc;n Thanh; Thanh T&acirc;m Tài Nh&acirc;n Truy&ecirc;̣n kế thừa Kim V&acirc;n Kiều Lục; Kim V&acirc;n Kiều Truy&ecirc;̣n (. Duy Minh Thị) VN kế thừa Thanh T&acirc;m Tài Nh&acirc;n Truy&ecirc;̣n và r&ocirc;̀i Kim V&acirc;n Kiều Truy&ecirc;̣n (.Tàu) k&ecirc;́ thừa Kim V&acirc;n Kiều Truy&ecirc;̣n (.Duy Minh Thị) VN . Sơ đồ biểu diễn sau đ&acirc;y cho dễ nhớ: ĐTTT =&amp;gt; KVKL=&amp;gt; TTTNT=&amp;gt; KVKT(.DMT)=&amp;gt; KVKT (.T&Agrave;U) Bản văn Kim V&acirc;n Kiều Lục l&agrave; đứa con song sinh của Nguyễn Du. Đ&acirc;y l&agrave; một bản văn của một người rất th&acirc;n cận với Nguyễn Du, &ocirc;ng đ&atilde; được ch&iacute;nh Nguyễn Du chia sẻ từng &yacute; trong từng c&acirc;u thơ lục b&aacute;t truy&ecirc;̣n Ki&ecirc;̀u của m&igrave;nh, cho n&ecirc;n mới viết được lời văn như thế. Hạo Như v&agrave; Phạm Qu&yacute; Th&iacute;ch l&agrave; hai ứng vi&ecirc;n s&aacute;ng gi&aacute;. Theo nhà nghi&ecirc;n cứu Laiquangnam: Người đ&oacute; kh&ocirc;ng ai kh&aacute;c hơn l&agrave; Hạo Như Nguy&ecirc;̃n Tứ, người con trai trưởng nam hay chữ m&agrave; &ocirc;ng đ&atilde; quyết t&acirc;m đ&agrave;o tạo th&agrave;nh người nối nghiệp d&ograve;ng họ Ti&ecirc;n Điền. Hạo Như đ&atilde; theo &ocirc;ng như h&igrave;nh với b&oacute;ng trong suốt 14 th&aacute;ng tr&ecirc;n đường đi sứ. Còn theo nhà nghi&ecirc;n cứu L&ecirc; Nghị thì cũng có th&ecirc;̉ L&atilde;ng Đường Phạm Quý Thích vi&ecirc;́t ra, đ&ecirc;̉ giải nghĩa th&ecirc;m Truy&ecirc;̣n Ki&ecirc;̀u r&ocirc;̀i dạy cho các học sinh của mình: Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Lục là t&acirc;̣p hợp những bài văn xu&ocirc;i giảng thơ Ki&ecirc;̀u. Nhưng d&ugrave; l&agrave; ai chăng nữa th&igrave; Kim V&acirc;n Kiều Lục là của Vi&ecirc;̣t Nam, vẫn phải c&oacute; thời Minh Mạng, trước năm 1825. (Hạo Như Nguy&ecirc;̃n Tứ mất trước 1820, v&igrave; khi cụ Nguy&ecirc;̃n Du chết th&igrave; Nguyễn Ngũ - người con trai khác - lo tang ma. Phạm Qu&yacute; Th&iacute;ch mất 1825) [Kim V&acirc;n Kiều Lục ](https://i.imgur.com/RQ8fRpi.jpg) Vai tr&ograve; của Kim V&acirc;n Kiều Lục l&agrave; giảng Truyện Kiều: Nội dung giảng tập trung v&agrave;o mục đ&iacute;ch ch&iacute;nh là l&agrave;m r&otilde; t&igrave;nh tiết v&agrave; t&acirc;m l&yacute; nh&acirc;n vật diễn đạt trong các c&acirc;u thơ Kiều; v&igrave; khi đọc c&acirc;u thơ đ&ocirc;̣c giả c&oacute; thể thắc mắc một số việc; đồng thời c&oacute; l&uacute;c với một từ đa nghĩa, đ&ocirc;̣c giả bi&ecirc;́t n&ecirc;n chọn nghĩa n&agrave;o. &amp;quot;Nhiều người chưa đọc Kim V&acirc;n Kiều Lục cứ ngỡ rằng n&oacute; l&agrave; c&aacute;ch gọi kh&aacute;c của Kim V&acirc;n Kiều Truyện. Hai cuốn n&agrave;y kh&aacute;c nhau. Kim V&acirc;n Kiều Lục xuất hiện chính xác năm n&agrave;o chưa r&otilde;, (Theo nhà nghi&ecirc;n cứu Laiquangnam thì khoảng năm 1815) nhưng chắc chắn n&oacute; được viết trước khi Mộng Li&ecirc;n Đường Nguy&ecirc;̃n Đăng Tuy&ecirc;̉n (1795-1880) viết Đ&agrave;o Hoa Mộng K&yacute;, v&igrave; trong t&aacute;c phẩm n&agrave;y Mộng Li&ecirc;n Đường n&oacute;i nh&acirc;n vật Lan Nương v&agrave; Huệ Nương m&ecirc; truyện Đoạn Trường T&acirc;n Thanh v&agrave; Kim V&acirc;n Kiều Lục. C&ograve;n Kim V&acirc;n Kiều Truyện Thanh T&acirc;m Tài Tử do Duy Minh Thị viết khoảng 1872, nhưng kh&ocirc;ng c&ocirc;ng bố. L&yacute; do l&agrave; &ocirc;ng copy thơ của Kim V&acirc;n Kiều Lục, lời thoại từ vở tuồng Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u của Ngụy Khắc Đản, cả t&ecirc;n Vương T&ugrave;ng (t&ecirc;n kiếp sau của Vương &ocirc;ng trong Đ&agrave;o Hoa Mộng k&yacute; của Mộng Li&ecirc;n Đường Nguyễn Đăng Tuyển) n&acirc;ng l&ecirc;n kiếp trước th&agrave;nh t&ecirc;n Vương Lưỡng T&ugrave;ng trong Kim V&acirc;n Kiều Truyện. M&agrave; Mộng Li&ecirc;n Đường thì sống qu&aacute; dai. Mãi đ&ecirc;́n năm 1876 Duy Minh Thị mới cho xu&acirc;́t hi&ecirc;̣n quy&ecirc;̉n Thanh T&acirc;m Tài Tử này.&amp;quot; - (Theo nhà nghi&ecirc;n cứu L&ecirc; Nghị) Nước ta thời Pháp thu&ocirc;̣c, người Hoa kiều Chợ Lớn v&agrave;o nửa cuối thế kỷ thứ 19 đầy uy lực, họ ăn n&ecirc;n l&agrave;m ra cho n&ecirc;n họ c&oacute; nhu cầu đọc s&aacute;ch giải tr&iacute; lớn hơn so với người Việt nhi&ecirc;̀u lần. Đọc quyển Kim V&acirc;n Kiều Lục bằng văn ng&ocirc;n mỏng quá kh&ocirc;ng đ&atilde;, thế n&ecirc;n do đ&ograve;i hỏi của thị trường chữ nghĩa, nh&oacute;m Duy Minh Thị, dưới con mắt con bu&ocirc;n, họ đ&atilde; h&igrave;nh th&agrave;nh sự thai ngh&eacute;n cho bản văn Kim V&acirc;n Kiều Truyện (Chúng t&ocirc;i gọi là Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Truy&ecirc;̣n .DMT) d&agrave;y hơn. N&oacute; phải được viết ở dạng bạch thoại, loại diễn nghĩa chương hồi m&ocirc; phỏng văn phong Tam Quốc Ch&iacute;, chắc chắn sẽ ăn kh&aacute;ch hơn. Duy Minh Thị lấy người n&agrave;y một c&acirc;u thơ, tỉ như lấy c&acirc;u thơ của Phong Tuyết Thập Thanh Thị ở chỗ n&agrave;y, ở chổ kia l&acirc;́y trọn một b&agrave;i thơ, cũng như lấy trọn một b&agrave;i tứ tuyệt trong Kim V&acirc;n Kiều Lục- b&agrave;i thơ tuyệt mệnh của Kiều trước khi n&agrave;ng nhảy xuống s&ocirc;ng Tiền Đường v&igrave; &acirc;n hận; hay &amp;quot;copy&amp;quot; lấy thứ tự t&igrave;nh tiết, h&agrave;nh vi của vở tuồng Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u của Tiến sĩ Đ&igrave;nh Nguy&ecirc;n Ngụy Khắc Đản (1817&ndash;1873)(Sẽ nói rõ th&ecirc;m ở các bài sau). Duy Minh Thị đ&atilde; &amp;quot;copy trọn g&oacute;i&amp;quot; m&ocirc; thức viết của Kim V&acirc;n Kiều Lục, khi quyển s&aacute;ch n&agrave;y triển khai từ thi phẩm Đoạn Trường T&acirc;n Thanh/ Truy&ecirc;̣n Ki&ecirc;̀u sang văn ng&ocirc;n. Duy Minh Thị từ lam bản này (bản văn ngu&ocirc;̀n) viết d&agrave;i th&ecirc;m ra, bằng một thứ văn phong của người kinh doanh chữ nghĩa, dạng bạch thoại chương hồi, ng&ocirc;n ngữ luận viết theo kiểu Tam Quốc Ch&iacute; diễn nghĩa sao cho ph&ugrave; hợp với thị hiếu của đồng b&agrave;o &ocirc;ng đang c&oacute; nhu cầu đọc s&aacute;ch giải tr&iacute; v&agrave; đang ăn n&ecirc;n l&agrave;m ra so với đại đa số người Việt bản địa tại v&ugrave;ng Saigon- Chợ Lớn. Duy Minh Thị đ&atilde; bi&ecirc;́n Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Lục, quy&ecirc;̉n sách văn chương hàn l&acirc;m giải thích truy&ecirc;̣n Ki&ecirc;̀u thành quy&ecirc;̉n ti&ecirc;̉u thuy&ecirc;́t thương mại t&acirc;̀m thường, theo nhà nghi&ecirc;n cứu Laiquangnam: &amp;quot;Đã làm nhi&ecirc;̉m b&acirc;̉n Truy&ecirc;̣n Ki&ecirc;̀u, ph&aacute; hỏng gi&aacute; trị Truyện Kiều&amp;quot;. Ta thử xem vài đoạn Duy Minh Thị &amp;quot;chỉnh sửa&amp;quot; Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Lục, đ&ecirc;̉ thỏa mãn người đọc, bi&ecirc;́n nó thành Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Truy&ecirc;̣n (.DMT) A 953: -- Trong b&agrave;i học m&agrave; T&uacute; b&agrave; dạy cho n&agrave;ng Kiều Nguyễn Du đ&atilde; viết 1209 N&agrave;y con thuộc lấy nằm l&ograve;ng V&agrave;nh ngo&agrave;i bảy chữ, v&agrave;nh trong t&aacute;m nghề Chơi cho liễu ch&aacute;n hoa ch&ecirc; Cho lăn l&oacute;c đ&aacute; cho m&ecirc; mẫn đời Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Lục chỉ giải thích: [...Ki&ecirc;̀u nói: Thi&ecirc;́p là chút ph&acirc;̣n bèo tàn, nghìn t&acirc;̀ng sóng đánh, vạn tr&acirc;̣n gió xu&ocirc;i. Chi&ecirc;́c th&acirc;n như th&ecirc;́ còn ti&ecirc;́c gì nữa? - C&ocirc;́ nhi&ecirc;n là như thế r&ocirc;̀i, nhưng u&ocirc;́n theo được mọi tình trạng thì mới gọi là tay cừ. Mụ bèn dạy cho nàng trăm ban kỹ ngh&ecirc;̣. Ki&ecirc;̀u cười, nói: - Trời sinh th&ocirc;ng minh m&ocirc;̣t đời mà bài học vỡ lòng th&acirc;̣t khéo, làm gương cho đời há chẳng lớn sao?]- (Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Lục - Phạm Tú Ch&acirc;u dịch) Trong Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Truy&ecirc;̣n (.DMT) A 953, vì tính thương mại, đ&ecirc;̉ thỏa mãn đ&ocirc;̣c giả &ocirc;ng ta &amp;quot;tán&amp;quot; th&ecirc;m (Do đó cũng có trong Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Truy&ecirc;̣n, Thanh T&acirc;m Tài Nh&acirc;n (.Tàu), vì Hoàng Nh&acirc;̣t C&acirc;̀u dịch sang Trung văn) - VÀNH TRONG TÁM NGH&Ecirc;̀: Tám ngh&ecirc;̀ g&ocirc;̀m: 1. N&ecirc;́u khách làng chơi người nhỏ th&acirc;́p thì dùng phép: K&iacute;ch cổ th&ocirc;i hoa (đ&aacute;nh trống giục hoa) 2. Khách to lớn thì dùng: Kim li&ecirc;n song tỏa (sen v&agrave;ng kh&oacute;a chặt hai vế) 3. Khách có tính v&ocirc;̣i vàng h&acirc;́p t&acirc;́p thì dùng: Đại triển kỳ c&ocirc; (mở cờ tung trống) 4. Khách có tính nh&acirc;̃n nha ch&acirc;̣m chạp dùng: M&agrave;n đ&atilde; khinh xao (chậm đ&aacute;nh khẽ rung) 5. N&ecirc;́u khách kh&ocirc;ng nại chi&ecirc;́n dùng: Khẩn soan tam trật (&ocirc;m chặt ba ch&acirc;n) 6. N&ecirc;́u khách ham chi&ecirc;́n dùng: Tả chị hữu tr&igrave; (tạy mặt &ocirc;m, tay tr&aacute;i giữ) 7. Khách say tình dùng: Tả t&acirc;m truy hồn (kh&oacute;a lấy t&acirc;m, theo d&otilde;i thần hồn) 8. Khách tham sắc thì dùng: Nhiếp thần siểm tỏa (thu hết tinh thần l&agrave;m ra vẻ r&uacute;n rẩy) - V&Agrave;NH NGO&Agrave;I BẢY CHỮ bao gồm c&aacute;c kỷ năng l&ocirc;i k&eacute;o kh&aacute;ch l&agrave;ng chơi. Bảy phương pháp đặc bi&ecirc;̣t đ&ecirc;̉ áp dụng hàng ngày là 7 chữ: Kh&oacute;c, Tiễn, Th&iacute;ch, Thi&ecirc;u, Gi&aacute;, Tẩu, Tử. R&ocirc;̀i Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Truy&ecirc;̣n giải thích rõ từng chi ti&ecirc;́t bảy chữ này ... Đ&ocirc;̣c giả th&acirc;́y rõ ràng trong A 953, Duy Minh Thị đã k&eacute;o d&agrave;i Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Lục ra, th&ecirc;m nhiều chi tiết tình dục theo phong cách Kim Bình Mai- truy&ecirc;̣n &ldquo;d&acirc;m thư&rdquo; Trung Qu&ocirc;́c- vào. Vì th&ecirc;́ n&ecirc;n Truy&ecirc;̣n Ki&ecirc;̀u đã bị hi&ecirc;̉u l&acirc;̀m, do đó mới có c&acirc;u:: Đ&agrave;n &ocirc;ng chớ kể Phan Trần, Đ&agrave;n b&agrave; chớ kể Thu&yacute; V&acirc;n, Thu&yacute; Kiều -- V&ecirc;̀ Ki&ecirc;̀u b&aacute;o &acirc;n b&aacute;o o&aacute;n - Trong Đoạn Trường T&acirc;n Thanh, Th&uacute;y Kiều tha tội ho&agrave;n to&agrave;n cho Hoạn Thư, còn trong Kim V&acirc;n Kiều Truyện, Kiều tha tội chết nhưng ra lệnh đ&aacute;nh Hoạn Thư một c&aacute;ch d&atilde; man. - Trong Đoạn Trường T&acirc;n Thanh Nguyễn Du chỉ tả cảnh xử tội T&uacute; B&agrave;, M&atilde; Gi&aacute;m Sinh, Sở Khanh, Bạc H&atilde;nh, Bạc B&agrave;, v&agrave; Ưng, Khuyển một c&aacute;ch vắn tắt, chứ kh&ocirc;ng chi tiết v&agrave; t&agrave;n nhẫn như trong Kim V&acirc;n Kiều Truyện Hãy đọc đoạn b&aacute;o &acirc;n b&aacute;o o&aacute;n gớm gh&ecirc; mà Duy Minh Thị đã th&ecirc;m vào Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Truy&ecirc;̣n (.DMT) A 953, nó kh&ocirc;ng có trong nguy&ecirc;n tác Truy&ecirc;̣n Ki&ecirc;̀u của Nguy&ecirc;̃n Du và Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Lục mà chúng t&ocirc;i đã nói trong các bài trước: [&hellip; Phu nh&acirc;n n&oacute;i: Bạc b&agrave; đẩy người xuống giếng, Bạc Hạnh b&aacute;n người lương thiện v&agrave;o nh&agrave; xướng ca. Nay theo đ&uacute;ng lời thề trước của Bạc Hạnh, lấy dao vằm n&aacute;t th&acirc;n thể, rồi cho ngựa ăn, c&ograve;n Bạc b&agrave; th&igrave; đem chặt đầu b&ecirc;u l&ecirc;n c&acirc;y. Đao phủ nghe lệnh dạ ran một tiếng, tức th&igrave; l&ocirc;i Bạc b&agrave; ra chặt đầu, c&ograve;n Bạc Hạnh th&igrave; d&ugrave;ng chiếu cỏ b&oacute; như b&oacute; củi, ngo&agrave;i quấn d&acirc;y thừng thật chặt, rồi hai người giữ, một người cầm dao, chặt từ ch&acirc;n l&ecirc;n đầu th&agrave;nh hơn trăm đoạn. Gh&ecirc; thay một con người mới đ&oacute; m&agrave; trong gi&acirc;y l&aacute;t biến th&agrave;nh một đống thịt như b&ugrave;n, người coi ai cũng hoảng hồn chết ngất. Bọn đao phủ v&agrave;o bẩm đ&atilde; thi h&agrave;nh xong, phu nh&acirc;n truyền đem đống thịt trộn lẫn với cỏ để cho ngựa ăn.... &hellip; B&egrave;n lệnh cho qu&acirc;n sĩ, l&ocirc;i mụ T&uacute; ra, lấy dầu b&aacute;ch tưới đẫm v&agrave;o người, rồi dựng ngược cho đầu xuống đất, ch&acirc;n chổng l&ecirc;n trời, như ngọn đ&egrave;n trời để l&agrave;m tr&ograve;n lời thề ng&agrave;y trước. C&ograve;n t&ecirc;n M&atilde; Bất Tiến th&igrave; kẹp ch&acirc;n tay v&agrave;o mảnh gỗ cho thẳng căng ra, rồi rạch da v&agrave; moi g&acirc;n khiến cho tứ chi rời rạc, để ứng lời thề của n&oacute;. Lại nấu một nồi t&ugrave;ng hương trộn lẫn với vỏ c&acirc;y gai, đun thật s&ocirc;i v&agrave; lấy chum nước lớn để b&ecirc;n, đem Sở Khanh ra, lột hết &aacute;o xi&ecirc;m, một người th&igrave; m&uacute;c dầu t&ugrave;ng hương đun s&ocirc;i tưới v&agrave;o m&igrave;nh hắn, một người th&igrave; lấy nước lạnh dội theo.Qu&acirc;n sĩ được lệnh l&ocirc;i ba phạm nh&acirc;n ra ngo&agrave;i. Trong chốc l&aacute;t, mụ T&uacute; đ&atilde; cuốn th&agrave;nh một c&acirc;y s&aacute;p lớn, ph&iacute;a dưới chỉ lộ c&aacute;i đầu. M&atilde; Bất Tiến th&igrave; bị căng x&aacute;c. Sở Khanh h&oacute;a th&agrave;nh một thỏi sắt nguội. Đoạn rồi phu nh&acirc;n h&ocirc; to: &ldquo;Đốt s&aacute;p&rdquo;, qu&acirc;n sĩ đứng l&ecirc;n cao ch&acirc;m lửa v&agrave;o ch&acirc;n mụ T&uacute;. Mụ mới bị ch&acirc;m một mồi lửa đ&atilde; k&ecirc;u đau ầm ĩ. Phu nh&acirc;n mắng rằng: Mi cũng biết đau ư? Cớ sao ng&agrave;y trước mi nỡ l&ograve;ng hủy hoại da thịt người kh&aacute;c? Mụ T&uacute; chết ngất, kh&ocirc;ng trả lời được nữa. Kế đến Phu nh&acirc;n hạ lệnh r&uacute;t g&acirc;n, xẻ thịt M&atilde; Bất Tiến, lại lệnh cho qu&acirc;n sĩ lột da Sở Khanh. Nghe lệnh, qu&acirc;n sĩ t&igrave;m chỗ ch&ugrave;m g&acirc;n, lấy mũi dao nhọn kho&eacute;t da, rồi d&ugrave;ng lưỡi c&acirc;u m&oacute;c v&agrave;o đầu g&acirc;n, d&ugrave;ng sức l&ocirc;i mạnh một c&aacute;i. M&atilde; Bất Tiến lập tức chết tươi. Qu&acirc;n sĩ r&uacute;t th&ecirc;m ba bốn c&aacute;i g&acirc;n nữa l&agrave;m cho thi thể Bất Tiến rời ra từng mảnh. Phu nh&acirc;n b&egrave;n sai quẳng x&aacute;c ra biển cho c&aacute; ăn để đền tội bạc t&igrave;nh&hellip;] [Tr&iacute;ch từ Kim V&acirc;n Kiều Truyện, Thanh T&acirc;m Tài Nh&acirc;n hồi thứ 18: &ldquo;Gươm Th&uacute;y Kiều gi&ecirc;́t qu&acirc;n v&ocirc; nghĩa: Vàng Từ Hải tặng người có ơn&rdquo; ] Khi&ecirc;́p chưa cái ác. Sao gi&ocirc;́ng như cảnh tàn ác v&ocirc; nh&acirc;n của Võ Tòng khi xử t&ocirc;̣i Phan Kim Li&ecirc;n; ch&eacute;m giết gia nh&acirc;n, gia quyến Trương &ETH;&ocirc; gi&aacute;m trong Thủy Hử? Đọc Truy&ecirc;̣n Kì&ecirc;̀u r&ocirc;̀i Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Lục, ch&uacute;ng ta đồng t&igrave;nh với Thúy Kiều khi n&agrave;ng tha bổng Hoạn Thư, n&ecirc;n kh&ocirc;ng ph&ecirc; ph&aacute;n n&agrave;ng nặng nề khi n&agrave;ng trả th&ugrave; những nh&acirc;n vật kh&aacute;c. Tr&aacute;i lại, khi đọc Kim V&acirc;n Kiều Truyện (.DMT) A 953, người đọc phải chau m&agrave;y v&agrave; ch&aacute;n gh&eacute;t Thúy Kiều trước c&aacute;ch trừng trị d&atilde; man, t&agrave;n bạo, thiếu nh&acirc;n t&iacute;nh khi n&agrave;ng &aacute;p dụng đối với kẻ th&ugrave;. Chính những đi&ecirc;̀u n&ecirc;u tr&ecirc;n, nhà nghi&ecirc;n cứu Laiquangnam mới k&ecirc;́t t&ocirc;̣i Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Truy&ecirc;̣n (.DMT) A 953 &amp;quot;đã làm nhi&ecirc;̉m b&acirc;̉n Truy&ecirc;̣n Ki&ecirc;̀u, ph&aacute; hỏng gi&aacute; trị Truyện Kiều&amp;quot;. ... (Truyện Kiều c&oacute; độ d&agrave;i: 22.778 chữ. Kim V&acirc;n Kiều Lục khoảng: 15.000 chữ. Kim V&acirc;n Kiều Truyện khoảng 100.000 chữ. Kim V&acirc;n Kiều Truyện l&agrave; một tiểu thuyết văn xu&ocirc;i, chứ kh&ocirc;ng phải một cuốn giảng thơ) __ Duy Minh Thị là ai? Mời các bạn đọc những lời dưới đ&acirc;y của nhà nghi&ecirc;n cứu Laiquangnam đăng tr&ecirc;n Facebook, nhóm Tình Tự D&acirc;n T&ocirc;̣c [1] __ ## NHÓM DUY MINH THỊ Nh&acirc;n th&acirc;n v&agrave; h&agrave;nh tung của Duy Minh Thị Do Duy Minh Thị kh&ocirc;ng được sử s&aacute;ch thời Nguyễn nhắc tới t&ecirc;n cho n&ecirc;n hiếm người biết h&agrave;nh tung v&agrave; tầm v&oacute;c của &ocirc;ng. M&atilde;i đến cuối thể kỷ thứ 20, tại Ph&aacute;p c&oacute; L&ecirc; Sơn Thanh (tức Alexandre L&ecirc;), một học tr&ograve; cũ của cụ Ho&agrave;ng Xu&acirc;n H&atilde;n, l&agrave; người đang l&agrave;m việc tại Trường Viễn Đ&ocirc;ng B&aacute;c Cổ Ph&aacute;p tại Paris và cũng l&agrave; người Việt duy nhất chuy&ecirc;n s&acirc;u về nghi&ecirc;n cứu c&ocirc;ng tr&igrave;nh của nh&oacute;m Duy Minh Thị. Ch&iacute;nh L&ecirc; Sơn Thanh đ&atilde; gởi cho ch&uacute;ng t&ocirc;i (lời gs Nguyễn T&agrave;i Cẩn) bản văn phocopy chụp từ bản gốc Kiều N&ocirc;m 1872 tại thư viện của cụ Ho&agrave;ng Xu&acirc;n H&atilde;n. Phải th&ocirc;ng qua gi&aacute;o sư Nguyễn T&agrave;i Cẩn v&agrave;o sau năm 2010 , ch&uacute;ng t&ocirc;i (Laiquangnam) lần ra manh m&ocirc;́i Duy Minh Thi;̣ cho d&ugrave; trước đ&oacute; gần 10 năm ch&uacute;ng t&ocirc;i đ&atilde; rất quan t&acirc;m về hiện tương Kim V&acirc;n Kiều Truyện Thanh T&acirc;m T&agrave;i Nh&acirc;n kỳ lạ ở đất nước VN chúng ta. ### Tầm k&iacute;ch nh&oacute;m Duy Minh Thị Nh&oacute;m Duy Minh Thị gồm c&oacute; 10 người. Đa số đều tự xưng bằng biệt hiệu rất c&oacute; &yacute; nghĩa: Duy Minh l&agrave; &ldquo;ri&ecirc;ng s&aacute;ng suốt&rdquo;, Minh Đức l&agrave; l&agrave;m cho &ldquo;tỏ c&aacute;i đức&rdquo;, Minh Chương l&agrave; l&agrave;m cho &ldquo;s&aacute;ng tỏ khu&ocirc;n ph&eacute;p lễ chế&rdquo;. Th&oacute;i quen của họ l&agrave; ghi th&ecirc;m chữ &ldquo;thị&rdquo; hay chữ &ldquo;hiệu&ldquo; v&agrave;o sau c&ugrave;ng . Hăng h&aacute;i nhất l&agrave; ba người n&agrave;y: Duy Minh Thị, Minh Chương Thị v&agrave; Phước Trai ti&ecirc;n sinh. Họ đ&atilde; thu&ecirc; ở Quảng Đ&ocirc;ng 10 cơ sở khắc v&aacute;n in s&aacute;ch (tức khoảng 10 nh&agrave; xuất bản) đ&oacute; l&agrave;: Kim Ngọc L&acirc;u, Cận V&acirc;n Đường, Bửu Hoa C&aacute;c, Thi&ecirc;n Bửu L&acirc;u, Văn Ngươn Đường (Ngươn l&agrave; Nguy&ecirc;n). Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ thứ 19 (1870-1899) họ đ&atilde; c&ocirc;ng bố được hơn 50 bộ s&aacute;ch. Nh&oacute;m n&agrave;y ch&uacute;ng t&ocirc;i (Nguyễn T&agrave;i Cẩn) đặt t&ecirc;n l&agrave; nh&oacute;m DUY MINH THỊ. Trong nh&oacute;m, Duy Minh Thị l&agrave; người ti&ecirc;u biểu nhất. Từ năm 1872 đến 1883 &ocirc;ng đều in s&aacute;ch h&agrave;ng năm. Ri&ecirc;ng năm 1874 &ocirc;ng in đến 6 cuốn. &Ocirc;ng thu&ecirc; đến 6 nh&agrave; xuất bản v&agrave; sơ bộ đ&atilde; in t&iacute;nh ra được 19 cuốn s&aacute;ch đ&atilde; được c&ocirc;ng bố. ### Duy Minh Thị Duy Minh Thị t&ecirc;n thật l&agrave; Trần Quang Quang( ?-?) s&ocirc;́ng thời vua Tự Đức (1848-1883), , nhưng t&ecirc;n nổi tiếng của &ocirc;ng l&agrave; &ldquo; Nam Việt Gia Định th&agrave;nh cư sĩ Duy Minh Thị&ldquo; - cụm từ n&agrave;y &ocirc;ng thường ghi cuối s&aacute;ch. Bản Kiều N&ocirc;m 1872 cũng c&oacute; cụm từ n&agrave;y. Duy Minh Thị là người T&agrave;u Minh Hương, sinh quán Vĩnh Long, mi&ecirc;̀n Nam VN; tr&uacute; quán tại x&oacute;m An B&igrave;nh Chợ Lớn thời Pháp thu&ocirc;̣c. Duy Minh Thị l&agrave; người bi&ecirc;n tập lại bản Đại Nam Thực Lục Chính Bi&ecirc;n dưới thời vua Tự Đức sau đ&oacute; đem thu&ecirc; khắc tại Phật Sơn Trấn, tỉnh Quảng Đ&ocirc;ng năm 1873. &Ocirc;ng l&agrave; người đ&atilde; in nguy&ecirc;n dạng c&aacute;c chữ h&uacute;y ch&iacute;nh của vua Gia Long mà kh&ocirc;ng hề n&eacute; tr&aacute;nh, kh&ocirc;ng sợ kỵ húy. Năm 1872, xem như Ph&aacute;p đ&atilde; chi&ecirc;́m xong Nam kỳ lục tỉnh, và từ đ&oacute; Nam kỳ luc tỉnh được xem như l&agrave; v&ugrave;ng đất hải ngoại của người Ph&aacute;p. D&acirc;n Nam kỳ chịu một thể chế ri&ecirc;ng từ ch&iacute;nh quốc. Do kh&ocirc;ng phải l&agrave;m quan dưới triều vua Tự Đức, và cũng c&oacute; thể vua Tự Đức thật sự cầu cạnh; Duy Minh Thị xem m&igrave;nh l&agrave; một người T&agrave;u vốn được nhiều ưu đ&atilde;i, n&ecirc;n chả việc g&igrave; phải sợ vua quan &ldquo;An nam&amp;quot;. Với c&ocirc;ng vụ m&agrave; vua Tự Đức nhờ cậy, bi&ecirc;n tập lại tập s&aacute;ch lịch sử của triều đại nhà Nguy&ecirc;̃n, n&ecirc;n Duy Minh Thị c&oacute; to&agrave;n quyền xem tất cả s&aacute;ch vở của c&aacute;c nh&acirc;n vật trong triều đương đại, từ nh&acirc;n th&acirc;n đến s&aacute;ch vở do họ s&aacute;ng t&aacute;c khi Duy Minh Thị c&oacute; nhu cầu l&agrave;m s&aacute;ch c&ocirc;ng vụ . Ch&iacute;nh v&igrave; điều kiện thuận lợi n&agrave;y &ocirc;ng đ&atilde; c&oacute; cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn s&aacute;ch m&agrave; kh&ocirc;ng m&ocirc;̣t người Việt Nam n&agrave;o kh&aacute;c c&oacute; thể. Duy Minh Thị trong qu&aacute; tr&igrave;nh viết bản văn Kim V&acirc;n Kiều Truyện, &ocirc;ng đ&atilde; tiếp cận Đoạn Trường T&acirc;n Thanh/Truyện Kiều của Nguyễn Du, đ&atilde; tiếp cận bản văn Kim V&acirc;n Kiều Lục. &Ocirc;ng ta cũng đ&atilde; tiếp cận c&aacute;c bản văn từ hai người c&oacute; li&ecirc;n quan đến sự ra đời Đoạn Trường T&acirc;n Thanh v&agrave; r&ocirc;̀i từ truy&ecirc;̣n thơ này các &ocirc;ng viết ra c&aacute;c truyện Hậu Đoạn Trường T&acirc;n Thanh, Hậu Kim V&acirc;n Kiều Lục: Đ&oacute; l&agrave; c&aacute;c &ocirc;ng Mộng Li&ecirc;n Đường Nguy&ecirc;̃n Đăng Tuy&ecirc;̉n v&agrave; Phong Tuyết Thập Thanh Thị. (Cả hai &ocirc;ng Petrus Trương Vĩnh K&yacute; v&agrave; Abel des Michels đều đã được Duy Minh Thị đưa cho bản Kim V&acirc;n Kiều t&acirc;n truyện thơ, bản N&ocirc;m do ch&iacute;nh &ocirc;ng ta sửa lại thơ của Nguyễn Du v&agrave; cho lưu h&agrave;nh). Duy Minh Thị đã bi&ecirc;n tập, bổ sung, sửa chữa- mà &ocirc;ng tự gọi là &amp;quot;trùng san&amp;quot; thơ N&ocirc;m Truy&ecirc;n Ki&ecirc;̀u của Nguy&ecirc;̃n Du năm 1872. Hãy xem 2 c&acirc;u đ&acirc;̀u ti&ecirc;n của truy&ecirc;̣n Ki&ecirc;̀u trong bản &amp;quot;trùng san&amp;quot;: 1 Trăm năm trong c&otilde;i người ta, 2 Chữ t&agrave;i chữ sắc kh&eacute;o l&agrave; cợt nhau ????????????????????些 ????才????色窖????????僥 (Truyện Kiều -bản Duy Minh Thị 1872) Trong khi các bản khác xưa hơn 1 Trăm năm trong c&otilde;i người ta, 2 Chữ t&agrave;i chữ mệnh kh&eacute;o l&agrave; gh&eacute;t nhau ????????????揆????些 ????才????命窖????恄饒 (Truyện Kiều - bản Tự Đức 1870, Liễu Văn &ETH;ường 1871) Đ&ocirc;̣c giả nghĩ sao? &Ocirc;ng Trương Minh K&yacute; (kh&ocirc;ng phải Petrus Trương Vĩnh K&yacute;) l&agrave; người hổ trợ v&agrave; ph&aacute;t t&aacute;n văn bản Kim V&acirc;n Kiều Truy&ecirc;̣n Thanh T&acirc;m Tài Tử của Duy Minh Thị nói tr&ecirc;n. Abel des Michels, một người Ph&aacute;p chuy&ecirc;n gia về Đ&ocirc;ng Phương Ngữ qua Nam kỳ theo lời mời của Phủ Thống so&aacute;i Nam kỳ, đ&ecirc;̉ theo d&otilde;i việc Petrus Trương Vĩnh K&yacute; (1837 &ndash; 1898) chuyển Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u từ chữ N&ocirc;m sang chữ Quốc ngữ. &Ocirc;ng Trương Minh K&yacute; {Trương Minh K&yacute; (1855-1900); l&agrave; nh&agrave; b&aacute;o, nh&agrave; văn, nh&agrave; soạn tuồng Việt Nam; nguy&ecirc;n t&ecirc;n l&agrave; Trương Minh Ng&ocirc;n, học với thầy Trương Vĩnh K&yacute;, v&igrave; k&iacute;nh phục v&agrave; muốn noi gương thầy n&ecirc;n đ&atilde; l&acirc;́y chữ Ký thay chữ Ng&ocirc;n, đổi t&ecirc;n th&agrave;nh Trương Minh K&yacute;} đã trao cho Abel des Michels bản Thanh T&acirc;m Tài Tử Duy Minh Thị này, từ tay nho sĩ Phước Bình L&ecirc; năm 1884. &Ocirc;ng Abel des Michels lu&ocirc;n nghĩ rằng &ldquo;chắc Nguyễn Du cũng d&ugrave;ng một truyện T&agrave;u&ldquo; để viết ngược th&agrave;nh truy&ecirc;̣n thơ Ki&ecirc;̀u như kiểu Hoa Ti&ecirc;n, khi nh&acirc;̣n &ocirc;ng chắc đ&acirc;y là quy&ecirc;̉n sách mình lu&ocirc;n nghĩ đ&ecirc;́n. Th&acirc;̣t ra sách Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Lục Thanh T&acirc;m Tài Tử này đã được in năm 1876 . Bản 1884 &ocirc;ng Abel nh&acirc;̣n này được lưu trữ ở Thư Vi&ecirc;̣n qu&ocirc;́c gia Hà N&ocirc;̣i (chụp microfilm, ghi Thanh T&acirc;m T&agrave;i Tử. Viện Viễn Đ&ocirc;ng B&aacute;c cổ chụp từ Paris Ph&aacute;p, thời Ph&aacute;p thuộc) như đã nói trong các bài trước. Ta cũng n&ecirc;n chú ý là nho sĩ t&ecirc;n Phước Bình L&ecirc; sao tương tự với t&ecirc;n Phước Trai ti&ecirc;n sinh trong nhóm Duy Minh Thị quá (?) ......... Chính bản văn Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Truy&ecirc;̣n Thanh T&acirc;m Tài Tử -(Sau được dịch sửa t&ecirc;n lại là KVKT Thanh T&acirc;m Tài Nh&acirc;n A 953) của Duy Minh Thị mà gi&aacute;o sư Dương Quảng H&agrave;m đã ph&aacute;t biểu ti&ecirc;u cực trong gi&aacute;o tr&igrave;nh Việt Nam Văn Học Sử Yếu (ghi ở ph&acirc;̀n dưới) và &amp;quot;ai đó&amp;quot; lợi dụng - hoặc ti&ecirc;́p tay hạ b&ecirc;̣ đại thi hào VN, k&ecirc;́t án Nguy&ecirc;̃n Du &amp;quot;đạo văn&amp;quot;, dịch truy&ecirc;̣n KVKT Thanh T&acirc;m Tài Nh&acirc;n Tàu ra truy&ecirc;̣n thơ N&ocirc;m: Đoạn Trường T&acirc;n Thanh/ Truy&ecirc;̣n Ki&ecirc;̀u. ## VỤ ÁN TRUY&Ecirc;̣N KI&Ecirc;̀U Các bài tr&ecirc;n chúng t&ocirc;i đã bàn rõ v&ecirc;̀ vụ án n&acirc;̀y r&ocirc;̀i, nay l&acirc;̣p lại sơ lược đ&ecirc;̉ đ&acirc;̃n đ&ecirc;́n các bài sau: Bàn v&ecirc;̀ Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Lục, so sánh với Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Truy&ecirc;̣n. Hầu như 99, 99% người Việt từ các học sinh cho đến các tiến sĩ văn chương đều tin v&agrave;o t&iacute;n điều ti&ecirc;u cực m&agrave; gi&aacute;o sư Dương Quảng H&agrave;m ph&aacute;t biểu trong gi&aacute;o tr&igrave;nh Việt Nam Văn Học Sử Yếu. Ch&iacute;nh c&acirc;u ti&ecirc;u cực, m&agrave; Dương Quảng H&agrave;m đúc kết, hiện nay cũng vẫn c&ograve;n đang l&agrave; &ldquo;c&acirc;u b&ugrave;a ch&uacute;&amp;quot; khởi đầu cho phần nhập đề bất cứ b&agrave;i luận văn n&agrave;o của học sinh, sinh vi&ecirc;n, gi&aacute;o vi&ecirc;n v&agrave; kể cả gi&aacute;o sư tiến sĩ. Đ&oacute; l&agrave; đoạn văn n&agrave;y- trong quyển Việt Nam Văn Học Sử Yếu: &amp;quot;L&acirc;u nay, ở nước ta, vẫn c&oacute; một bản truyện Kiều chữ H&aacute;n ch&eacute;p tay (4) nhan đ&ecirc;̀ l&agrave; Kim V&acirc;n Kiều truyện m&agrave; c&aacute;c học giả vẫn cho l&agrave; một cuốn tiểu thuyết T&agrave;u do đấy Nguyễn Du đ&atilde; soạn ra cuốn truyện n&ocirc;m. Khi ta so s&aacute;nh nguy&ecirc;n văn quyển Kim V&acirc;n Kiều truyện n&agrave;y với nguy&ecirc;n văn truyện Kiều của Nguyễn Du th&igrave; ta thấy rằng đại cương t&igrave;nh tiết hai quyển giống nhau: c&aacute;c việc ch&iacute;nh, c&aacute;c vai n&oacute;i đến trong truyện Kiều đều c&oacute; cả trong cuốn tiểu thuyết T&agrave;u. Sự so s&aacute;nh ấy lại tỏ r&otilde; rằng Nguyễn Du kh&ocirc;ng phải chỉ dịch văn xu&ocirc;i của T&agrave;u ra văn vần của ta m&agrave; th&ocirc;i. T&aacute;c phẩm của &ocirc;ng thật c&oacute; phần s&aacute;ng tạo đặc sắc: &ocirc;ng sắp đặt nhiều việc một c&aacute;ch kh&aacute;c để cho hợp l&yacute; hơn hoặc để tr&aacute;nh sự tr&ugrave;ng điệp; &ocirc;ng thay đổi nhiều điều tiểu tiết để tả cảnh ngộ hoặc t&igrave;nh h&igrave;nh c&aacute;c vai trong truyện một c&aacute;ch r&otilde; rệt hơn; &ocirc;ng lại bỏ đi nhiều chỗ th&ocirc; tục (như đoạn kể r&otilde; &amp;quot;v&agrave;nh ngo&agrave;i bảy chữ, v&agrave;nh trong t&aacute;m nghề&amp;quot; ) v&agrave; nhiều đoạn rườm, thừa, kh&ocirc;ng bổ &iacute;ch cho sự kết cấu c&acirc;u chuyện. Vậy nguồn gốc truyện Kiều của Nguyễn Du l&agrave; quyển tiểu thuyết T&agrave;u nhan l&agrave; Kim V&acirc;n Kiều truyện (....) do một t&aacute;c giả hiệu l&agrave; Thanh t&acirc;m t&agrave;i nh&acirc;n (....) soạn ra về cuối thế kỷ XVI hoặc đầu thế kỷ thứ XVII v&agrave; do một nh&agrave; ph&ecirc; b&igrave;nh c&oacute; tiếng l&agrave; Kim Th&aacute;nh Th&aacute;n b&igrave;nh luận. &ldquo;- (Việt Nam Văn Học Sử Yếu- Dương Quảng H&agrave;m) &hellip;&hellip;&hellip; Chú giải của Dương Quảng H&agrave;m: (4) Ở PQVĐHV. Thv., hiện c&oacute; một bản truyện Kiều chữ H&aacute;n ch&eacute;p tay ấy (A 953) , S&aacute;ch gồm c&oacute; 4 quyển v&agrave; chia l&agrave;m 20 hồi. Đầu quyển thứ nhất (tờ 5a). Đầu quyển sau, cũng đề y như thế, chỉ kh&aacute;c số quyển đổi đi - Bản Kiều chữ H&aacute;n n&agrave;y &ocirc;ng H&ugrave;ng sơn Nguy&ecirc;̃n Duy Ngung đ&atilde; dịch ra quốc văn nhan đ&ecirc;̀ l&agrave; Kim V&acirc;n Kiều tiểu thuyết T&acirc;n d&acirc;n thư qu&aacute;n x. b. H&agrave; nội, 1928 . Đ&ocirc;̣c giả có chú ý sách &amp;quot;chép tay&amp;quot; A 953 trong chú giải của GS Dương Quảng Hàm kh&ocirc;ng? Có gi&ocirc;́ng với sách chép tay Abel des Michels nh&acirc;̣n kh&ocirc;ng? &Ocirc;ng Dương đã &amp;quot;v&ocirc;̣i vàng&amp;quot; cho là sách Tàu. Than &ocirc;i! (NL) C&acirc;u d&agrave;i d&ograve;ng tr&ecirc;n đ&atilde; được vi-wikipedia đ&uacute;c kết gọn l&agrave;: &ldquo;Kim V&acirc;n Kiều (tiếng Trung: 金雲翹;bính &acirc;m: Jin Yún Qiăo) là m&ocirc;̣t t&aacute;c phẩm tiểu thuyết chương hồi của Thanh T&acirc;m T&agrave;i Nh&acirc;n, t&aacute;c giả đời nh&agrave; Minh, Trung Quốc bi&ecirc;n soạn v&agrave;o cuối thế kỷ 16 v&agrave; đầu thế kỷ 17. Nguyễn Du nh&acirc;n đọc quyển tiểu thuyết n&agrave;y đ&atilde; cảm hứng viết Truyện Kiều &ndash; một t&aacute;c phẩm được xem l&agrave; &aacute;ng văn chương bất hủ của Văn học Việt Nam.&rdquo; C&aacute;c sự ki&ecirc;̣n c&acirc;̀n chú ý: - Nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu L&acirc;m Thanh Sơn cho biết, ngay cả một số học giả Trung Quốc cũng x&aacute;c nhận: từ trước những năm 1980, tất cả c&aacute;c bộ s&aacute;ch, gi&aacute;o tr&igrave;nh về lịch sử Trung Quốc, bao gồm cả Trung Quốc tiểu thuyết sử lược của Lỗ Tấn đều kh&ocirc;ng đề cập đến Kim V&acirc;n Kiều truyện của Thanh T&acirc;m T&agrave;i Nh&acirc;n. Lỗ Tấn trong vòng 5 năm lục tung cả Trung Hoa mà kh&ocirc;ng t&igrave;m thấy Kim V&acirc;n Kiều Truyện, hay Tứ Khố To&agrave;n Thư của ba vua Thanh danh gi&aacute; l&agrave; Khang Hy- Ung Ch&iacute;nh- C&agrave;ng Long đều kh&ocirc;ng hề ghi lấy một chữ; nh&acirc;n th&acirc;n của Thanh T&acirc;m Tài Nh&acirc;n thì kh&ocirc;ng xác định được: Khi thì Từ Vị, khi thì Kim Thánh Thán... Năm 1981, một học giả người Mỹ t&ecirc;n Charles Benoit, t&ecirc;n Vi&ecirc;̣t: L&ecirc; V&acirc;n Nam, với tinh thần nghi&ecirc;m t&uacute;c, t&iacute;nh tự trọng, li&ecirc;m sĩ của người cầm b&uacute;t khi viết luận văn tiến sĩ, đã phủ nh&acirc;̣n. L&acirc;m Thanh Sơn khẳng định l&agrave; Trung Quốc kh&ocirc;ng c&oacute; t&aacute;c giả Thanh T&acirc;m T&agrave;i Nh&acirc;n n&agrave;o cả. - Năm 1923 truyện Kiều nổi tiếng nhiều nơi tr&ecirc;n thế giới. Năm n&agrave;y Nguyễn Văn Vĩnh v&agrave; Famechon soạn kịch bản điện ảnh Việt- Ph&aacute;p từ thơ Nguyễn Du, l&agrave;m phim Kim V&acirc;n Kiều c&ocirc;ng chiếu tại H&agrave; Nội v&agrave; Ph&aacute;p 1924. - Năm 1925, Nguyễn Duy Ngung, kh&ocirc;ng rõ lý lịch bi&ecirc;n dịch cuốn Kim V&acirc;n Kiều Truyện, bản A 953 nói tr&ecirc;n, tự động đổi t&ecirc;n Thanh T&acirc;m T&agrave;i Tử th&agrave;nh Thanh T&acirc;m T&agrave;i Nh&acirc;n. Đồng thời &ocirc;ng ghi th&ecirc;m lời bình của Kim Thánh Thán và đưa 20 b&agrave;i thơ vịnh Kiều của Chu Mạnh Tr&igrave;nh l&ecirc;n đầu 20 hồi như đã nói ở ph&acirc;̀n 1. Khi sách truy&ecirc;̣n tái bản, có Nguyễn Đỗ Mục người dịch lời b&igrave;nh gọi l&agrave; của Kim Th&aacute;nh Th&aacute;n ngoại thư . - Năm 1958, Gi&aacute;o sư Ho&agrave;ng Dật Cầu ở Học viện Sư phạm Hoa Nam tại Quảng Ch&acirc;u, trong vai một giáo sư Trung văn sang trợ gi&uacute;p cho Hà N&ocirc;̣i, đ&atilde; bỏ nhiều c&ocirc;ng sức để dịch truyện Kim V&acirc;n Kiều - Thanh T&acirc;m Tài Nh&acirc;n Việt Nam -A 953 sang Trung văn hiện đại. S&aacute;ch được đưa v&agrave;o T&ugrave;ng thư Văn học &Aacute; &ndash; Phi v&agrave; do Nh&agrave; xuất bản Nh&acirc;n d&acirc;n văn học xuất bản th&aacute;ng 8 năm 1959. [GS Nguy&ecirc;̃n Hu&ecirc;̣ Chi] - Năm 1981 &ocirc;ng L&yacute; Ch&iacute; Trung - China- c&ocirc;ng bố cuốn Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u ghi t&ecirc;n Thanh T&acirc;m Tài Nh&acirc;n, dài khoảng 208 trang, 20 h&ocirc;̀i, cho l&agrave; viết từ đời Khang Hi (Khang Hi năm thứ nhất l&agrave; 1667), văn phong hi&ecirc;̣n đại, kiểu chữ &amp;quot;giản thể&amp;quot; đ&atilde; được ph&aacute;t hiện tại thư viện đại học Đại Li&ecirc;n. Tuy nhi&ecirc;n, khi so s&aacute;nh bản Đại Li&ecirc;n với cuốn Kim V&acirc;n Kiều truyện của Thanh T&acirc;m T&agrave;i Tử ở Việt Nam (bản A953), nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu L&acirc;m Thanh Sơn cho rằng n&oacute; giống nhau khoảng 99%. Khi bản Đại Li&ecirc;n được c&ocirc;ng b&ocirc;́, Đ&ocirc;̉ng Văn Thành bắt đ&acirc;̀u t&acirc;́n c&ocirc;ng hạ b&ecirc;̣ Nguy&ecirc;̃n Du như chúng t&ocirc;i đã vi&ecirc;́t ở các bài tr&ecirc;n. Xin được nhắc lại vài lời của &ocirc;ng Đổng Văn Th&agrave;nh đã nói trong các bài trước: &ldquo;Nguyễn Du chẳng những chỉ mượn đề t&agrave;i của tiểu thuyết Trung Quốc m&agrave; dường như b&ecirc; nguy&ecirc;n xi [&hellip;] Nguyễn Du kh&ocirc;ng c&oacute; bất kỳ một s&aacute;ng tạo mới n&agrave;o, chỉ chuyển thuật kh&aacute; trung thực nội dung tiểu thuyết của Thanh T&acirc;m T&agrave;i Nh&acirc;n&hellip;&rdquo; [ Theo Phạm T&uacute; Ch&acirc;u &ldquo;So s&aacute;nh Truyện Kim V&acirc;n Kiều Trung Quốc v&agrave; Việt Nam&rdquo;)[2] &ldquo;Nguyễn Du c&ograve;n th&ecirc;m ch&acirc;n cho rắn khiến ch&uacute;ng m&acirc;u thuẫn với ho&agrave;n cảnh v&agrave; t&igrave;nh tiết trong to&agrave;n bộ nguy&ecirc;n t&aacute;c.&rdquo; [Nguyễn Huệ Chi -Trở lại c&acirc;u chuyện so s&aacute;nh Kim V&acirc;n Kiều truyện với Truyện Kiều của &ocirc;ng Đổng Văn Th&agrave;nh] - Theo Laiquangnam: Bản văn lam bản (bản ngu&ocirc;̀n) viết tay của &ocirc;ng Duy Minh Thị ch&uacute;ng t&ocirc;i gọi l&agrave; Kim V&acirc;n Kiều Truyện (.DMT) A 953, đ&oacute; l&agrave; bản văn m&agrave; Tố Nam Nguyễn Đ&igrave;nh Diệm mang dịch v&agrave; in ra tại Nam Việt Nam v&agrave;o năm 1971. Từ bản văn n&agrave;y, L&yacute; Tr&iacute; Trung v&agrave; Đổng Văn Th&agrave;nh &amp;quot; t&uacute;t&amp;quot; lại v&agrave; tung ra bản văn gọi l&agrave; bản văn đại học Đại Li&ecirc;n. Nay Đổng Văn Th&agrave;nh gọi bản văn n&agrave;y l&agrave; bản phồn, tức l&agrave; bản văn đầy đủ. Bản phồn l&agrave; bản văn Đại Li&ecirc;n họ tự bịa. Bản văn Việt nam mang m&atilde; số A 953 xuất hiện lần đầu ti&ecirc;n tr&ecirc;n thế giới với thứ văn phong bạch thoại Nam bộ , v&ugrave;ng ng&atilde; tư quốc tế v&agrave;o thời Ph&aacute;p thu&ocirc;c (1850-1900) họ gọi là bản trung. (Laiquangnam) Những thắc mắc của t&ocirc;i: -- V&igrave; l&yacute; do g&igrave; m&agrave; từ l&acirc;u Văn học sử Trung Hoa kh&ocirc;ng hề nhắc đến Kim V&acirc;n Kiều Truyện? N&oacute; đ&atilde; bị thất truyền? Tại sao n&oacute; bị thất truyền? Trước năm 1925, trong Văn học sử Trung qu&ocirc;́c kh&ocirc;ng c&oacute; t&ecirc;n Thanh T&acirc;m Tài Nh&acirc;n v&agrave; Kim V&acirc;n Kiều Truy&ecirc;̣n. Năm 1925 Nguyễn Duy Ngung ở Vi&ecirc;̣t Nam in cuốn Kim V&acirc;n Kiều Truyện bằng chữ quốc ngữ, &ocirc;ng dịch từ A 953 thì đúng m&ocirc;̣t năm sau, 1926 China ghi Thanh T&acirc;m T&agrave;i Nh&acirc;n v&agrave; Kim V&acirc;n Kiều Truy&ecirc;̣n v&agrave;o s&aacute;ch Văn học sử, kh&ocirc;ng ch&uacute; th&iacute;ch nguồn gốc t&aacute;c giả. -- Khi năm 1958, Ho&agrave;ng Dật Cầu sang Hà N&ocirc;̣i dịch truyện Kim V&acirc;n Kiều - Thanh T&acirc;m Tài Nh&acirc;n Việt Nam - A 953 sang Trung văn đem v&ecirc;̀ China, đ&ecirc;́n năm 1981 L&yacute; Ch&iacute; Trung nói là ph&aacute;t hiện truyện Kim V&acirc;n Kiều Truyện Thanh T&acirc;m Tài Nh&acirc;n ở thư vi&ecirc;̣n Đại Li&ecirc;n r&ocirc;̀i in nó ra, l&acirc;̣p tức nó &ocirc;̀n ào n&ocirc;̉i ti&ecirc;́ng còn hơn ti&ecirc;̉u thuy&ecirc;́t H&ocirc;̀ng L&acirc;u M&ocirc;̣ng (ra đời v&agrave;o khoảng giữa thế kỉ XVIII, đời nh&agrave; Thanh, 80 hồi đầu do T&agrave;o Tuyết Cần viết). N&ecirc;́u th&acirc;̣t sự China có vi&ecirc;́t cu&ocirc;́n ti&ecirc;̉u thuy&ecirc;́t Kim V&acirc;n Kiều Truyện này, và n&ocirc;̉i ti&ecirc;́ng như th&ecirc;́ thì sao kh&ocirc;ng người China nào giữ, đ&ecirc;̉ Lỗ Tấn trong vòng 5 năm lục tung cả Trung Hoa mà kh&ocirc;ng t&igrave;m thấy? Cả Tứ Khố To&agrave;n Thư của ba vua Thanh danh gi&aacute; l&agrave; Khang Hy- Ung Ch&iacute;nh- C&agrave;ng Long đều kh&ocirc;ng hề ghi lấy một chữ? Đ&acirc;y chính là lời của Đ&ocirc;̉ng Văn Thành nói: &ldquo;Ngoảnh đầu nh&igrave;n tiểu thuyết Truyện Kim V&acirc;n Kiều của Trung Quốc, số phận của n&oacute; cũng như số phận Vương Th&uacute;y Kiều - nh&acirc;n vật ch&iacute;nh trong truyện, bấy l&acirc;u nay đ&atilde; bị đối xử rất kh&ocirc;ng c&ocirc;ng bằng. Trước hết, cuốn s&aacute;ch của t&aacute;c gi&agrave; Thanh T&acirc;m T&agrave;i Nh&acirc;n bị v&ugrave;i lấp h&agrave;ng mấy thế kỷ trong văn học sử Trung Quốc; từ cuối đời Thanh cho tới những năm 50 của thế kỷ XX, cuốn tiểu thuyết ấy hầu như được &iacute;t người biết đến. Trong tất cả c&aacute;c s&aacute;ch về lịch sử tiểu thuyết, lịch sừ văn học, kể từ cuốn Sơ lược lịch sử tiếu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn đến nay, đều kh&ocirc;ng c&oacute; đến nửa chữ giới thiệu về n&oacute; (...) -(So s&aacute;nh Truyện Kim V&acirc;n Kiều Trung Quốc v&agrave; Việt Nam -Đổng Văn Th&agrave;nh, Phạm T&uacute; Ch&acirc;u dịch)[3] -- Cu&ocirc;́n ti&ecirc;̉u thuy&ecirc;́t văn xu&ocirc;i Kim V&acirc;n Kiều Truyện, n&ecirc;́u có th&acirc;̣t, đã thất truyền, đã &amp;quot;m&acirc;́t tăm&amp;quot; như Đ&ocirc;̉ng Văn Thành đã nói v&acirc;̣y sao mà vài &ocirc;ng ti&ecirc;́n sĩ, Gs Vi&ecirc;̣t xác quy&ecirc;́t rằng Nguy&ecirc;̃n Du đã mua nó khi đi sứ Thanh, r&ocirc;̀i đem v&ecirc;̀ Vi&ecirc;̣t Nam &amp;quot;dịch&amp;quot; ra văn v&acirc;̀n, thơ N&ocirc;m Truy&ecirc;̣n Ki&ecirc;̀u? T&ocirc;i nghi là các &ocirc;ng này ng&ocirc;̀i u&ocirc;́ng rượu &amp;quot;b&ocirc;̀ đào&amp;quot; trong Salong r&ocirc;̀i tán g&acirc;̃u hay mơ m&ocirc;̣ng chơi. -- Lại nữa, n&ecirc;́u Thanh T&acirc;m Tài Nh&acirc;n có th&acirc;̣t sao kh&ocirc;ng người China nào xác minh được nh&acirc;n th&acirc;n của &ocirc;ng như đã nói tr&ecirc;n? Hay tại vì h&ocirc;̀n ma của &ocirc;ng ta bay qua s&ocirc;́ng ở x&oacute;m An B&igrave;nh Chợ Lớn, Vi&ecirc;̣t Nam thời Pháp thu&ocirc;̣c? ....... Qua tr&ecirc;n là những đi&ecirc;̀u tóm lược các bài vi&ecirc;́t trước, giờ mời đ&ocirc;̣c giả l&acirc;̀n lượt đọc các bài vi&ecirc;́t v&ecirc;̀ Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Lục của nhà nghi&ecirc;n cứu L&ecirc; Nghị. Nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu L&ecirc; Nghị đã có phát bi&ecirc;̉u bài tham luận &amp;quot;Nguồn gốc Truyện Kiều&amp;quot; tại Hội thảo Minh họa Kiều dưới g&oacute;c nh&igrave;n minh triết Việt, do Trung t&acirc;m Văn h&oacute;a Ph&aacute;p tại H&agrave; Nội vào tháng 9 năm 2020. [3] và đã c&ocirc;ng b&ocirc;́ bản văn, dạng pdf: Từ Đoạn Trường T&acirc;n Thanh Đ&ecirc;́n Phát Sinh Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Truy&ecirc;̣n tr&ecirc;n trang Chim Vi&ecirc;̣t Cành Nam . [4] Nguy&ecirc;n Lạc . (Bài ti&ecirc;́p: Phụ lục 1, T&acirc;̀m Ảnh Hưởng Của Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Lục) . ................. Ghi chú - Bài vi&ecirc;́t Vương Thúy Ki&ecirc;̀u - Trong tuyển tập Ngu Sơ T&acirc;n Ch&iacute; của Trương Tr&agrave;o (1650-1707), của Dư Ho&agrave;i (1616-1696) - Phong Tình Lục (Tình Sử) của Ph&ugrave;ng Mộng Long: Bộ tập hợp gồm 804 c&acirc;u chuyện t&igrave;nh trong cổ thư Trung Hoa; từ T&acirc;y Thi đến Chi&ecirc;u Qu&acirc;n, đến Tiểu Thanh, đến Vương Thủy Kiều, Tr&aacute;c văn Qu&acirc;n Th&ocirc;i Oanh Oanh ... đều có đủ. S&aacute;ch rất phố th&ocirc;ng như Li&ecirc;u Trai Chi Dị . - Kịch hài = h&yacute; kịch (tuồng h&aacute;t bộ T&agrave;u) như Thu Hổ Kh&acirc;u của Vương Long trước t&aacute;c 1676, v&agrave; Hổ ph&aacute;ch trủy (Thi) 1707. Nguy&ecirc;̃n Du được xem khi đi sứ sang Thanh. Nguy&ecirc;̃n Du đ&atilde; xử dụng những văn bản nguồn tr&ecirc;n, th&ecirc;m thắt chi ti&ecirc;́t, các nh&acirc;n v&acirc;̣t phụ như Kim Trọng, Th&uacute;c Sinh, Hoạn Thư, Th&uacute;y V&acirc;n, Vương Quan ... đ&ecirc;̉ hư cấu, sáng tạo ra Đoạn Trường T&acirc;n Thanh/ Truy&ecirc;̣n Ki&ecirc;̀u Ngu&ocirc;̀n: [1] Trang Facebook &amp;quot;T&igrave;nh Tự D&acirc;n Tộc&amp;quot;, t&aacute;c giả Lai Quang Nam. https://www.facebook.com/groups/1141641829504367 [2] So s&aacute;nh Truyện Kim V&acirc;n Kiều Trung Quốc v&agrave; Việt Nam -Đổng Văn Th&agrave;nh, Phạm T&uacute; Ch&acirc;u dịch) http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5966&amp;amp;rb=0102 [3] 200 năm, hậu thế nhớ Tố Như - Kỳ cuối: Thử &amp;#039;giải m&atilde;&amp;#039; lại Truyện Kiều- L&ecirc; Nghị https://tuoitre.vn/200-nam-hau-the-nho-to-nhu-ky-cuoi-thu-giai-ma-lai-truyen-kieu-20200916201701822.htm?fbclid=IwAR0UvQrKM5yPbCeL8XovA-jp-nkho4KmpA5r6A_jaAfFTRjJn6gi3gYVyQY [4] Từ Đoạn Trường T&acirc;n Thanh Đ&ecirc;́n Phát Sinh Kim V&acirc;n Ki&ecirc;̀u Truy&ecirc;̣n http://chimvie3.free.fr/baivo/lenghi/lenghi_KimVanKieu.pdf Xem th&ecirc;m: - Giản Chi n&oacute;i theo L&yacute; Văn H&ugrave;ng, bịa bạn của &ocirc;ng ấy thấy cuốn Kim V&acirc;n Kiều Truyện của Từ Vị b&ecirc;n T&agrave;u bị C. Benoit vạch trần. Xin tham khảo nguy&ecirc;n văn t&oacute;m tắt Vương Th&uacute;y Kiều của Giản Chi trong b&agrave;i &ldquo;Giản Chi &aacute;c qu&aacute;&rdquo; trang Facebook &amp;quot;T&igrave;nh Tự D&acirc;n Tộc&amp;quot;, t&aacute;c giả Lai Quang Nam. https://www.facebook.com/groups/1141641829504367 https://art2all.net/tho/nguyenlac/tranchienchuangung4/nguyenlac_tranchienchuangung_4.htm

Vai trò của giới nho thương người hoa chợ lớn trong việc truyền bá truyện kiều ở Nam Bộ

Nguyễn Thanh Phong

Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM

Tóm tắt

Truyện Kiều là kiệt tác văn học của thi hào Nguyễn Du ra đời đầu thế kỷ 19. Tác phẩm này không chỉ lưu hành rộng rãi từ kinh đô Huế trở ra bắc, mà vài chục năm sau đó cũng được truyền bá sâu rộng đến Nam Bộ dưới nhiều hình thức, văn bản hay truyền khẩu, bản truyện Nôm đầy đủ hay bản lược thuật, bản dịch chữ Hán hay bản dịch chữ Quốc ngữ, khác nhau. Trong bối cảnh kỹ thuật in ấn chưa phát triển mạnh mẽ ở Nam Bộ, giá cả giấy mực trên thị trường khá đắt đỏ, việc sao chép mất nhiều thời gian công sức, mà nhu cầu thưởng thức của giới Nho sĩ trí thức Nam Bộ là rất lớn, nên các hiệu sách người Hoa Chợ Lớn (Gia Định) đã đưa Truyện Kiều sang khắc in ở Phật Sơn (Quảng Đông) rồi mang về phát hành ở Nam Bộ, góp phần truyền bá kiệt tác dân tộc này trong lòng xã hội miền Nam.

Từ khóa: Truyện Kiều, Nam Bộ, Nho thương người Hoa, in ấn sách vở, Phật Sơn, Quảng Đông

https://sj.agu.edu.vn/article/292-Vai-tro-cua-gioi-nho-thuong-nguoi-hoa-cho-lon-trong-viec-truyen-ba-truyen-kieu-o-Nam-Bo.html?utm_source=pocket_shared

https://apps.agu.edu.vn/qlkh//storage/app/agu/1587980935.pdf


1. DẪN NHẬP

Đầu thế kỷ 20, Truyện Kiều bắt đầu xuất hiện trên diễn đàn học thuật với các cuộc tranh luận gần như chưa có điểm dừng giữa các trí thức nổi danh miền Bắc, cuộc tranh luận đó còn lan sang miền Nam trên nhiều tờ báo quốc ngữ ở Sài Gòn. Trước đó, giới nho sĩ trí thức miền Nam đã không còn xa lạ gì với Truyện Kiều qua các tác phẩm chữ Nôm Túy Kiều phú (Khuyết danh), Kim Vân Kiều ca (Khuyết danh), Án Túy Kiều (Nguyễn Liên Phong), Túy Kiều án (Trần Phong Sắc) như những bản rút gọn của Truyện Kiều, hoặc các bản phiên chú sang chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Văn Vĩnh, các tác phẩm sân khấu hóa như Tuồng Kiều, cải lương Kiều... Những tác phẩm đó đều được sáng tác dựa trên bản truyện thơ Nôm Kim Vân Kiều tân truyện của Nguyễn Du được hiệu đính, khắc in và phát hành rộng rãi từ các hiệu sách người Hoa Chợ Lớn. Đó là kết quả của một quá trình dài hàng mấy chục năm từ nửa sau thế kỷ 19 khi Truyện Kiều bắt đầu “Nam tiến”.

Truyện Kiều truyền đến Nam Bộ, được giới nho sĩ trí thức đặc biệt yêu thích. Thế nhưng, được sở hữu một bản Truyện Kiều trong tay để ngâm nga tiêu khiển hằng ngày, dù đó là bản Phường in ở phố Hàng Gai (Hà Nội) hay bản Kinh in ở Huế, hoặc thậm chí chỉ là bản chuyền tay nhau sao chép, là niềm mong ước của không ít nho sĩ trí thức Nam Bộ nửa cuối thế kỷ 19. Nhận thấy nhu cầu sách vở để tham học ở Nam Bộ đang ngày một lên cao, trong điều kiện sách vở chữ quốc ngữ vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, giới nho sĩ và thương nhân người Hoa Chợ Lớn (Gia Định) vốn có con mắt nhạy bén trong lĩnh vực kinh doanh, đã nảy ra ý định đem bản Nôm Truyện Kiều sang Phật Sơn (Quảng Đông) để in ấn với số lượng lớn và giá thành rẻ, rồi gửi thuyền buôn mang về phát hành rộng rãi ở Nam Bộ.
Rất nhiều vấn đề thú vị cần làm rõ là: Phật Sơn là trung tâm in ấn như thế nào, giới Hoa thương Chợ Lớn có mối liên hệ ra sao với Phật Sơn, tại sao họ không chọn in ấn ở một nơi nào khác của Việt Nam, ai là người đã cung cấp bản gốc Truyện Kiều sang Quảng Đông, ai đã hỗ trợ công tác in ấn tác phẩm chữ Nôm này khi đây là một thứ chữ xa lạ với người Trung Quốc, sách được chuyển sang Sài Gòn – Chợ Lớn như thế nào, việc phát hành và buôn bán đã diễn ra làm sao... Trả lời được những câu hỏi này, chúng ta sẽ khám phá thêm những góc khuất thú vị trong lịch sử giao lưu sách vở học thuật giữa hai nước, lịch sử truyền bá văn học Hán Nôm đến Nam Bộ, mà cụ thể ở đây là lịch sử truyền bá Truyện Kiều trên vùng đất Nam Bộ.
Vấn đề này đã được nhiều học giả Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam chú ý từ lâu. Ở Trung Quốc và Đài Loan, các học giả Trương Tú Dân, Nhan Bảo, Trần Ích Nguyên, Lý Khánh Tân, Lưu Ngọc Quân, Hạ Lộ, Vương Gia, Nghiêm Diễm... đã có nhiều công trình đề cập đến hoặc đi sâu khảo sát thảo luận. Ở Việt Nam, vấn đề này trước nay cũng được nhiều học giả như Sơn Nam, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Tài Cẩn, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Đông Triều, Phan Mạnh Hùng... quan tâm nghiên cứu. Bài viết này kế thừa kết quả nghiên cứu của người đi trước, kết hợp dữ liệu điều tra điền dã, tiến hành phân tích, tổng thuật để làm rõ hơn một vấn đề thú vị của ngành Kiều học và Nam Bộ học.

2. GIỚI NHO THƯƠNG NGƯỜI HOA CHỢ LỚN VÀ TRUNG TÂM KHẮC IN PHẬT SƠN (QUẢNG ĐÔNG)

Di dân Trung Hoa đã có mặt ở Nam Bộ từ rất lâu. Không kể trường hợp Chu Đạt Quan đi sứ Chân Lạp vào cuối thế kỷ 13, các nhóm di dân người Minh Hương vào cuối thế kỷ 17 được ghi chép xác thực trong Đại Nam thực lục và Gia Định thành thông chí, trong đó Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu là những thủ lĩnh di dân quan trọng. Sau chuyến kinh lược đến xứ Đồng Nai của Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh năm 1698, người Minh Hương được tổ chức thành các đơn vị hành chính chặt chẽ, thành lập các bang hội tương trợ, tích cực phát triển kinh tế, cùng người Việt và các sắc dân khác cộng cư tương đối hòa hiếu. Trong các cuộc xung đột giữa thế lực Tây Sơn và nhà Nguyễn ở Nam Bộ, người Minh Hương và các lớp di dân người Hoa về sau dần chuyển cư đến Đề Ngạn (Sài Gòn). Với sở trường hoạt động kinh doanh, giao dịch thương mại với cư dân vùng Hoa Nam (Trung Quốc) và nhiều nước Đông Nam Á khác, người Hoa đã mở rộng chợ búa làm ăn buôn bán, xây dựng phố xá ngày một náo nhiệt, trở thành trung tâm đô thị Chợ Lớn của vùng đất Gia Định.
Phật Sơn (còn gọi Phật Trấn, tỉnh Quảng Đông) là một trong sáu trung tâm in ấn sách vở quan trọng ở Trung Quốc thời nhà Thanh. Từ đầu thế kỷ 18 đến hết thế kỷ 19, Phật Sơn cùng với Quảng Châu là hai “kho sách” lớn của tỉnh Quảng Đông, vừa là trung tâm in ấn sách vở với kỹ thuật tiên tiến và giá thành rẻ, vừa có nhiều nhà sách, nhà xuất bản đồ sộ với một thị trường buôn bán sách vở vào loại nhộn nhịp nhất thời bấy giờ. Sách vở xuất bản nơi đây, không chỉ được mua bán rộng rãi khắp vùng Hoa Nam, Hồng Công, Ma Cau, mà còn theo chân giới Hoa thương truyền rộng khắp các nước Đông Á và Đông Nam Á. Hiện nay, phòng lưu trữ sách cổ Phật Sơn trực thuộc Thư viện thành phố Phật Sơn còn lưu giữ rất nhiều tư liệu quý giá cho thấy diện mạo nghề in ấn và phát hành sách hưng thịnh ở nơi đây một thời.
Từ thời Minh, Phật Sơn đã được chia làm 24 con phố, đến đời nhà Thanh mở rộng ra 28 phố, trong đó các phố Đại Địa, Phúc Đức, Phúc Lộc, Tẩu Mã nổi tiếng là những con phố có nhiều hiệu sách nhất. Theo thống kê của Lưu Thục Bình, người đã dành nhiều năm nghiên cứu nghề in ấn ở Phật Sơn, vào lúc thịnh vượng nhất ở đây có đến 76 hiệu sách, mỗi hiệu sách thường có cơ sở in ấn và phát hành riêng. Chẳng hạn phố Đại Địa có các hiệu sách Anh Văn Đường, Hữu Văn Đường, Hàn Văn Đường, Văn Hoa Các; phố Phúc Lộc có Tàng Kinh Các, Xương Hoa Đường, Hàn Văn Đường, Hoa Văn Cục, Thụy Văn Đường, Tu Trúc Trai, Văn Quang Lâu, Thiên Bảo Lâu, Anh Văn Đường, Bảo Hoa Các, Chính Đồng Văn Thư Cục, Văn Hoa Thư Cục, Đồng Văn Đường, Tự Lâm Thư Cục; hay phố Xá Nhân Hậu có Cận Văn Đường; phố Tẩu Mã có Cần Hương Các... Trong đó, Hàn Văn Đường có 2 cơ sở in ấn sách ở phố Đại Địa và phố Phúc Lộc, hoặc Đồng Văn Đường là chi nhánh của hiệu sách cùng tên ở Quảng Châu (Quảng Đông) (Lưu Thục Bình, 2012, tr.70-73).
Về mặt nội dung, sách được in ấn ở đây thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sách thường thức, sách bói toán, kinh Phật giáo, kinh Đạo giáo, sách y dược học, sách giáo dục khoa cử, sách học chữ Hán vỡ lòng, sách tiểu thuyết văn nghệ...; ngoài ra còn có tác phẩm văn học của văn nhân địa phương, sách gia phả và sử liệu dòng họ ở địa phương. Có thể thấy, đây là các loại sách lưu hành phổ biến ở Hoa Nam đương thời, có lượng phát hành lớn trên thị trường, phù hợp nhu cầu tiếp thu của đông đảo độc giả. Mãi đến thập niên 40 của thế kỷ 20, khi công nghệ in ấn hiện đại phát triển, kỹ thuật in mộc bản truyền thống dần lụi tàn, Phật Sơn hoàn thành vai trò lịch sử của nó trong suốt hơn hai thế kỷ.
Đương nhiên, một trung tâm in ấn và một thị trường sách vở nhộn nhịp như vậy khó thể nào lọt khỏi tầm mắt của giới Hoa thương nhạy bén Việt Nam, những người mà từ lâu đã có mối quan hệ làm ăn buôn bán vô cùng khăng khít với giới Hoa thương đại lục. Trong khi đó, nhu cầu tham cứu sách vở trong nước khá lớn, ban đầu việc nhập khẩu sách vở Trung Quốc từ Phật Sơn là nhắm đến cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ, dần dà mở rộng sang đối tượng trí thức nho sĩ trên khắp miền Nam. Điều đó cũng có nghĩa, nếu ban đầu sách vở nhập về bằng chữ Hán thuộc các lĩnh vực y học, văn chương, lịch sử, triết học, tự điển, học chữ Hán vỡ lòng... của Trung Quốc; thì dần dà về sau, nhiều sách vở lưu hành ở Nam Bộ được đưa sang để khắc in rồi mang về phát hành tại các hiệu sách lớn ở Gia Định, chủ yếu là các truyện Nôm và các vở tuồng hát bội.
Kết quả điều tra điền dã mấy năm gần đây của chúng tôi cho thấy, rất nhiều sách vở Trung Quốc in ấn ở Phật Sơn thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 được lưu truyền rộng rãi trong giới trí thức Nam Bộ, đến cả các nhà nho xa xôi ở đồng bằng sông Cửu Long. Đơn cử trường hợp sách cổ được lưu giữ tại gia đình ông Cao Văn Hân (1924-1999), lúc sinh tiền sống tại phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Trong số 260 quyển sách Hán Nôm mà chúng tôi có dịp khảo sát, chiếm 2/3 trong số đó là các loại tự điển Trung Hoa (Tự điển toàn tập, Khang Hy tự điển, Huyền Kim tự vựng, Ngọc Đường tự vựng…), sách học chữ Hán (Ấu học quỳnh lâm, Tam thiên tự, Minh tâm bửu giám…), sách chiêm tinh phong thủy bói toán (Tân đính vạn sự bất cầu nhân thư, Tiết khí niên vận, Bốc phệ đại toàn bị yếu, Ngọc hạp kí thông thư, Bát trạch minh cảnh, Địa lý ngũ quyết, Tiên thiên dịch số…), sách y học (Kiến chứng lập phương, Phụ nữ chư chứng, Thọ thế bảo nguyên…), sách giới thiệu phong tục lễ nghi Trung Hoa (Ngọc thu lễ bộ, Ấu học cố sự tầm nguyên…), sách tác phẩm hoặc chú giải tác phẩm văn học Trung Hoa (Thi kinh, Thi kinh thể chú diễn nghĩa hợp tham, Tứ thư thể chú, Đông Chu liệt quốc, Sử kí Tư Mã Thiên, Kinh Xuân thu…). Tất cả các sách đó đều được khắc in và phát hành tại Phật Sơn, theo con cháu kể lại thì do bản thân ông và thầy dạy y nho của ông là Phạm Tôn Long (?-?) mua từ các hiệu sách ở Sài Gòn trước đây. Có thể nói, giới Hoa thương Chợ Lớn đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu văn hóa, học thuật giữa Hoa Nam và Nam Bộ suốt thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

3. HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH TRUYỆN KIỀU CỦA NHO THƯƠNG NGƯỜI HOA CHỢ LỚN

Trong lịch sử, nhiều sứ đoàn Việt Nam đi sứ nhà Thanh, thường xuyên ghé qua Quảng Châu, Phật Sơn và nhiều nơi khác trên hành trình để mua sách mang về nước. Dưới triều Nguyễn, do nhu cầu tham cứu sách vở Trung Quốc trong triều đình là rất lớn, đặc biệt vua Minh Mạng rất thích đọc sách Trung Hoa, nên các đoàn sứ thần sang nhà Thanh ngoài thực hiện nhiệm vụ ngoại giao, còn phải tìm kiếm mua sách vở Trung Quốc mang về Việt Nam (Trần Ích Nguyên, 2016). Hoặc nhiều nho sĩ Việt Nam yêu thích đọc sách Trung Quốc, trong khi sách vở trong nước rất khan hiếm, đã nhờ các thuyền buôn mua sách từ Quảng Đông mang về. Trong Thương Sơn thi tập (倉山詩集) của Nguyễn Miên Thẩm (阮綿審) có bài thơ Cấu thư (購書) kể về việc Miên Thẩm nhờ thuyền buôn sang Quảng Đông mua sách vở mang về Huế cho mình. Có thể nói, đối với giới nho sĩ trí thức Việt Nam thời Lê Mạt – Nguyễn, các trung tâm in ấn và phát hành sách như Phật Sơn, Quảng Châu, Tô Châu của Trung Quốc đã không còn xa lạ gì. Ngoài việc nhập khẩu sách vở Trung Quốc về phát hành ở trong nước, nhiều loại sách của Việt Nam đã được mang sang Phật Sơn khắc in rồi đưa về phát hành, việc này không phải đến giới Hoa thương Chợ Lớn mới được bắt đầu, mà có lẽ trước đó ở Bắc Bộ và Trung Bộ, một số sách lịch sử, địa lý và văn học cũng đã được đưa sang khắc in và xuất bản tại các hiệu sách ở Phật Sơn.
Giáo sư Nhan Bảo, chuyên gia nghiên cứu văn học Hán Nôm Việt Nam của Đại học Bắc Kinh, trong công trình Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đến văn học Việt Nam đã chỉ ra, suốt khoảng 80 năm từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, rất nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm của Việt Nam được in ấn tại Quảng Đông, trong đó đa phần in tại Phật Sơn. Ông viết: “Trong 40 năm cuối thế kỷ 19, thậm chí có một số tác phẩm chữ Nôm được in ở Quảng Đông, đặc biệt là ở huyện Phật Sơn. Trên bìa của rất nhiều sách, còn có ghi tên người xuất bản và địa điểm xuất bản ở Trung Quốc, đồng thời cũng in tên người phát hành ở Sài Gòn” (Nhan Bảo, 1989, tr. 195). Có chung sự quan tâm, Lưu Ngọc Quân khi nghiên cứu về tư liệu Hán Nôm cổ Việt Nam cũng có phát hiện tương tự. Tác giả đúc kết rằng hầu hết sách vở Việt Nam có ấn bản tại Trung Quốc đều được khắc in tại Phật Sơn, trong số đó đa phần là tác phẩm văn học thông tục chữ Nôm đến từ Nam Bộ. Đáng chú ý là hầu hết đều do Duy Minh Thị hiệu đính trước khi đưa sang Quảng Đông khắc in, sau khi in xong đều được các hiệu sách ở Phật Sơn (Quảng Đông) và Đề Ngạn (Gia Định) phát hành (Lưu Ngọc Quân, 2007, tr. 127-128).
Trong bài viết Giao lưu sách vở giữa Quảng Đông và Việt Nam dưới nhà Thanh, Lý Khánh Tân đã liệt kê các hiệu sách ở Phật Sơn chuyên khắc in tác phẩm văn học của Việt Nam như Kim Ngọc Đường, Cận Văn Đường, Anh Văn Đường, Văn Nguyên Đường, Thiên Bảo Lâu, Bảo Hoa Các, Tự Lâm Thư Cục, Vinh Hòa Viên, Thịnh Nam Sạn, Thập Giới Viên, Ngũ Vân Lâu, Trần Thôn Vĩnh Hòa Nguyên. Ông đã dựa trên kết quả nghiên cứu của Lưu Ngọc Quân lập ra danh mục sách Việt Nam được khắc in ở Phật Sơn với 32 đầu sách, trong đó nhiều quyển in đi in lại nhiều lần ở nhiều nhà in khác nhau. Liên quan đến Truyện Kiều, tác giả có liệt kê hai bản in: (1) Kim Vân Kiều tân truyện, bản in Kim Ngọc Lâu (Phật Sơn) năm Nhâm Thân (1872); (2) Kim Vân Kiều tân truyện, bản in Văn Nguyên Đường (Việt Đông) (Lý Khánh Tân, 2015, tr. 93-104).
Gần đây nhất là Nghiêm Diễm trong bài viết Khảo thuật về tiểu thuyết và tuồng chữ Nôm của Việt Nam được khắc in ở Phật Sơn cuối triều Thanh, tác giả đã dựa trên ba công trình Việt Nam Hán Nôm văn hiến mục lục đề yếu (越南漢喃文獻目錄提要) của Lưu Xuân Ngân (劉春銀) và Vương Tiểu Thuẫn (王小盾), Việt Nam Hán Nôm cổ tịch đích văn hiến học nghiên cứu (越南漢喃古籍的文獻學研究) của Lưu Ngọc Quân (劉玉珺) và Tự điển chữ Nôm (????喃字典) của tác giả Nhật Bản Takeuchi Yonosuke (竹內與之助) để liệt kê 39 mục sách, là những tác phẩm văn học thông tục của Việt Nam, đã được đưa sang khắc in trong các hiệu sách ở Phật Sơn cuối nhà Thanh. Trong đó có 35 bản in là truyện thơ và tuồng chữ Nôm, 4 bản in Lý Công tân truyện là tiểu thuyết chữ Hán. Liên quan đến Truyện Kiều, tác giả liệt kê 2 bản in tại Phật Sơn: (1) Kim Vân Kiều tân truyện, bản in tại Văn Nguyên Đường (Việt Đông), hiện Thư viện ngôn ngữ phương Đông (Pháp) có lưu giữ một bản; (2) Kim Vân Kiều tân truyện, bản in Kim Ngọc Lâu năm Nhâm Thân (1872) (Nghiêm Diễm, 2016, tr. 94-101). Kết quả khảo sát này tương đồng với kết quả khảo sát của Lý Khánh Tân.
Trên thực tế, Truyện Kiều không chỉ được tái bản 1 lần mà được tái bản đến 3 lần, nghĩa là trước nay có 4 bản Kiều được in ở Phật Sơn. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân, bản Kiều Duy Minh Thị in ở Kim Ngọc Lâu (1872) còn được tái bản 3 lần tại các nhà in Bảo Hoa Các (1879), Văn Nguyên Đường (1879) và Thiên Bảo Lâu (1891) ở Phật Sơn. Hơn nữa, các bản in sau đều khắc in giống như bản in đầu tiên (Nguyễn Quảng Tuân, 2010). Dù các bản in này còn nhiều sai sót về chữ nghĩa, có thể do Duy Minh Thị hiệu đính chưa kĩ, hoặc quá trình in ấn ở Quảng Đông không có người thông thạo chữ Nôm theo dõi, thế nhưng trong suốt 20 năm từ bản đầu tiên đến bản cuối cùng, bản in này vẫn được độc giả dễ tính miền Nam chấp nhận. Đáng chú ý là, theo học giả Hoàng Xuân Hãn, bản in này chỉ kị húy thời Gia Long chứ không kị húy thời Minh Mạng, theo đó suy luận thì Duy Minh Thị đã hiệu đính Truyện Kiều dựa trên một bản chép tay có nguồn gốc sao chép từ thời Gia Long (1802-1820). Sẽ là võ đoán nếu cho rằng trong khoảng thời gian này Truyện Kiều cũng đã được truyền đến Nam Bộ, thế nhưng không phải không có khả năng đó nếu chúng ta chưa tìm ra được những chứng cứ xác đáng.
Cùng thời gian đó, nhiều tác phẩm truyện thơ và tuồng hát bội Nôm khác cũng được khắc in ở Phật Sơn như Vân Tiên cổ tích tân truyện, Lục Vân Tiên, Phạm Công Cúc Hoa, Chiêu Quân cống Hồ, Thoại Khanh Châu Tuấn thư tập, Bạch viên tân truyện, Đinh Lưu Tú diễn nghĩa, Tiểu San Hậu diễn ca, Triệu Ngũ Nương tân thư, Tây du diễn ca, Tam Quốc chí quốc ngữ bản... Có thể thấy, các chủng loại sách chữ Nôm lưu hành ở Nam Bộ đương thời khá phong phú, đa phần đều là tác phẩm diễn ca từ những tiểu thuyết hay tuồng tích Trung Quốc. Việc gửi in ấn với số lượng lớn cho thấy nhu cầu thưởng thức sách Nôm của độc giả Nam Bộ là rất lớn.
Câu hỏi đặt ra là tại sao giới Hoa thương miền Nam không chọn các nhà in Liễu Văn Đường, Quan Văn Đường, Thịnh Văn Đường, Cẩm Văn Đường ở miền Bắc hay các hiệu in Huế, thậm chí những nơi đã từng tổ chức in ấn sách vở, kinh kệ ngay tại Gia Định như Hà Tiên, chùa Giác Lâm (Sài Gòn) làm nơi in sách, mà phải sang tận Quảng Đông? Trong bài viết của mình, Nghiêm Diễm đã đưa ra 4 lý do chính: (1) Phật Sơn là trung tâm in ấn phát hành sách lớn: Chất lượng khắc in cao, bản in gọn đẹp tinh xảo, trong khi giá thành lại rẻ; hơn nữa, Phật Sơn có hệ thống thương hội phồn thịnh với nhiều hiệu sách, hiệu giấy, hiệu mực; từ khâu khắc in đến xuất bản, phát hành đều phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng; tạo nên sự tiện lợi trong giao thương mua bán trong nước và quốc tế; (2) Sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa Nam Bộ và Quảng Đông vốn đã diễn ra thường xuyên và mật thiết; các Hoa thương Chợ Lớn luôn giữ mối quan hệ giao thương mật thiết với nhà buôn ở Quảng Đông. Các tác phẩm chữ Nôm đang lưu hành ở Nam Bộ phần nhiều lấy đề tài, văn liệu, bối cảnh, cốt truyện, tình tiết, nhân vật... của các tác phẩm cũng đang lưu hành ở Trung Quốc như Kim Vân Kiều truyện, Tam Quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Phong thần diễn nghĩa, Bạch Viên Tôn Các... nên đã có sẵn các bản khắc mộc hoạt tự chữ Hán ở đó, chỉ cần khắc thêm bộ phận chữ Nôm; (3) Phật Sơn có vị trí địa lý thuận lợi cho việc truyền bá sách vở ra hải ngoại, bởi nó không chỉ là nơi sứ thần Việt Nam thường lui tới mua sách mang về nước theo đường bộ, mà còn thông qua Quảng Châu, Hoàng Phố tiến hành giao thương đường biển với Việt Nam; (4) Nghề in ấn ở Phật Sơn đáp ứng được nhu cầu khắc in tiểu thuyết thông tục ở Nam Bộ. Đương thời, nhu cầu thưởng thức tiểu thuyết thông tục ở Hoa Nam cũng rất lớn, nhiều nhà sách chuyên môn hoặc kiêm thêm khắc in tiểu thuyết thông tục, việc có thêm đơn đặt hàng từ Việt Nam không phải là thách thức gì quá lớn với họ.
Trong lúc các hiệu sách của Phật Sơn khắc in và phát hành rộng rãi Kim Vân Kiều tân truyện của Nguyễn Du, thì nhiều tác giả Việt Nam cũng đã chuyển dịch tác phẩm này ngược lại chữ Hán, như Nguyễn Kiên (阮堅) đã biên dịch, chú thích thành Vương Kim truyện quốc âm (王金傳國音) và Vương Kim truyện diễn tự (王金傳演字), Từ Nguyên Mạc (徐元漠) dịch ra Việt Nam âm Kim Vân Kiều ca khúc dịch thành Hán tự cổ thi thất ngôn luật (越南音金雲翹歌曲譯成漢字古詩七言律), Lê Dụ (黎裕) dịch thành Kim Vân Kiều Hán tự diễn âm ca (金雲翹漢字演音歌) và Kim Vân Kiều lục (金雲翹錄) (Nghiêm Diễm, 2016, tr.101). Điều này cho thấy sự lưu truyền của Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam nói chung, ở Nam Bộ nói riêng, rất sâu rộng, tạo được cảm hứng sáng tạo và lan truyền tác phẩm trong giới trí thức học sĩ.
Riêng ở miền Nam, bản Kim Vân Kiều tân truyện do Duy Minh Thị hiệu đính đã góp phần tạo nên trào lưu phóng tác, lược thuật, cải biên Truyện Kiều thành nhiều “phó phẩm” (Nguyễn Văn Sâm) khác nhau, khiến cho tác phẩm này lan truyền sâu rộng hơn trong lòng công chúng. Kết quả điều tra điền dã của chúng tôi tại Cần Thơ, An Giang cho thấy, nhiều hộ dân hiện nay vẫn còn lưu giữ bản Kiều Duy Minh Thị 1879 và 1891, ngoài ra còn có Phú Kiều Nôm (tên gọi khác của Túy Kiều phú), tuồng Kiều và nhiều bài thơ vịnh Kiều, thậm chí còn có cả bản chép tay Kim Vân Kiều lục (khuyết danh) bằng chữ Hán. Đem các bản sao lục này so sánh với bản đã công bố của Nguyễn Văn Sâm hay Trần Ích Nguyên, dễ dàng phát hiện chúng có chung nguồn gốc văn bản, đương nhiên về mặt câu chữ có nhiều chỗ khác nhau.
Quá trình giao dịch sách vở này, ngoài giới thương nhân người Hoa ra, giới văn sĩ gốc Hoa tinh thông tiếng Việt và văn chương Việt ở Chợ Lớn cũng đóng vai trò then chốt. Họ là những người đảm bảo chất lượng bản in chữ Nôm thông qua công việc hiệu đính văn bản trước khi in, trong khi người Trung Quốc vốn không am tường loại chữ đầy sáng tạo đặc trưng của người Việt này. Nổi bật nhất là hai tác giả Duy Minh Thị, chủ nhân hoặc cộng tác viên của hiệu sách Minh Chương Hiệu, và Dương Minh Đức, chủ nhân của hiệu sách Dương Đức Hiệu.
Duy Minh Thị (?-?), hay Minh Chương Thị, là bút hiệu của một văn sĩ, viên chức hành chính gốc Hoa sống tại Gia Định nửa cuối thế kỷ 19. Ông tên thật là Trần Quang Quang, nguyên quán huyện Duy Minh (phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc tỉnh Bến Tre), có thể là hậu duệ của danh thần triều Nguyễn gốc Minh Hương từng nhiều lần đi sứ Trung Quốc Trịnh Hoài Đức (1765-1825). Theo khảo cứu của Lưu Ngọc Quân, Duy Minh Thị trong lời tựa quyển Nam Kỳ lục tỉnh địa dư chí có gọi Trịnh Hoài Đức là “Tiên công”, chứng tỏ Duy Minh Thị là hậu duệ của Trịnh Hoài Đức. Tổ tiên nhiều đời của Trịnh Hoài Đức từ Trường Lạc (Phúc Kiến, Trung Quốc), vì không thần phục người Mãn Châu, nên gia tộc xuống thuyền vượt biển sang Việt Nam. Năm 1803, họ Trịnh ra làm quan dưới triều Nguyễn, nhờ tinh thông tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông, Phúc Kiến nên được giao làm sứ thần nhiều lần đi sứ nhà Thanh.

Ngoài Truyện Kiều, trên trang bìa nhiều tác phẩm khắc in khác ở Phật Sơn cũng thấy xuất hiện tên Duy Minh Thị hiệu đính, hoặc tên các hiệu sách ở Chợ Lớn như Minh Chương Hiệu, Dương Đức Hiệu, Kim Thanh Hiệu. Rất có thể, các ông cũng là những người trực tiếp sang Quảng Đông thương thảo và theo dõi việc khắc in tại Phật Sơn. Còn các tên gọi Đề Ngạn, Đại Thị (Chợ Lớn) thường xuất hiện trên bìa các quyển sách nay thuộc Quận 5, Quận 6 và Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh. Nơi có nhiều hiệu sách người Hoa đương thời là phố Đường Nhân và phố Quảng Đông của Chợ Lớn, nay lần lượt là đường Nguyễn Trãi và Triệu Quang Phục. Đặc biệt, Hòa Nguyên Thịnh là một hiệu sách ở Phật Sơn (Quảng Đông), một chi nhánh cùng tên đã được mở ra ở Chợ Lớn để phát hành sách của nhà sách đó ở Việt Nam.

4. KẾT LUẬN

Nhìn lại toàn bộ quá trình truyền bá của Truyện Kiều, chúng ta thấy tác phẩm này có một sinh mệnh rất kỳ lạ, từ lúc là một tiểu thuyết chương hồi bạch thoại bình thường ở Trung Quốc được Nguyễn Du tham khảo rồi cải biên, sáng tác thành một truyện thơ Nôm tuyệt tác dài 3254 câu, bắt đầu lưu hành rộng rãi trong nước, rồi lại được các nhà sách ở Chợ Lớn đưa đến Phật Sơn để khắc in, số sách in xong lại vượt trùng dương trở về phát hành tại các hiệu sách trong nước. Trong quá trình truyền bá tác phẩm này, những người làm công tác hiệu đính như Duy Minh Thị, một dạng trí thức gốc Hoa tinh thông Hán Nôm, hoặc các hiệu buôn người Hoa Chợ Lớn giữ một vai trò kết nối quan trọng. Quá trình giao dịch sách vở tiêu tốn nhiều tâm huyết đó kéo dài suốt gần 100 năm, góp phần to lớn vào việc truyền rộng nhiều tác phẩm văn học ở Nam Bộ, trong đó có Truyện Kiều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Nhan Bảo (顏保). (1989). Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đến văn học Việt Nam (中國小說對越南文學的影響). Trong Claudine Salmon (chủ biên). (1989). Tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc tại Châu Á (中國傳統小說在亞洲). Bắc Kinh: Công ty xuất bản Văn hóa Quốc tế. Lưu Thục Bình (劉淑萍). (2012). Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của các phường in và xuất bản sách ở Phật Sơn (佛山坊刻出版商的商業活動探析). Phật Sơn Khoa học Kỹ thuật Học viện học báo, 30, tr. 70-73.
  • Nghiêm Diễm (嚴艷). (2016). Khảo thuật về tiểu thuyết và tuồng chữ Nôm của Việt Nam được khắc in ở Phật Sơn cuối triều Thanh (清末佛山坊刻越南喃字小說戲曲考述). Nghiên cứu Đông Nam Á (Southeast Asian Studies), 1, tr. 94-101.
  • Lưu Ngọc Quân (劉玉珺). (2007). Nghiên cứu văn bản sách vở Hán Nôm cổ Việt Nam (越南漢喃古籍的文獻學研究). Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục.
  • Trần Ích Nguyên (陳益源). (2001). Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều (王翠翹故事研究). Đài Bắc: Lí Nhân thư cục.
  • Trần Ích Nguyên (陳益源). (2016). Thuật bàn về sách vở chữ Hán Việt Nam (越南漢籍文獻述論). Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục.
  • Lý Khánh Tân (李慶新). (2015). Giao lưu sách vở giữa Quảng Đông và Việt Nam dưới nhà Thanh (清代廣東與越南的書籍交流). Nghiên cứu Học Thuật, 12, tr. 93-104.
  • Nguyễn Quảng Tuân (phiên âm và khảo đính). (2010). Truyện Kiều bản Nôm Duy Minh Thị. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
# Vai tr&ograve; của giới nho thương người hoa chợ lớn trong việc truyền b&aacute; truyện kiều ở Nam Bộ ## Nguyễn Thanh Phong Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM T&oacute;m tắt Truyện Kiều l&agrave; kiệt t&aacute;c văn học của thi h&agrave;o Nguyễn Du ra đời đầu thế kỷ 19. T&aacute;c phẩm n&agrave;y kh&ocirc;ng chỉ lưu h&agrave;nh rộng r&atilde;i từ kinh đ&ocirc; Huế trở ra bắc, m&agrave; v&agrave;i chục năm sau đ&oacute; cũng được truyền b&aacute; s&acirc;u rộng đến Nam Bộ dưới nhiều h&igrave;nh thức, văn bản hay truyền khẩu, bản truyện N&ocirc;m đầy đủ hay bản lược thuật, bản dịch chữ H&aacute;n hay bản dịch chữ Quốc ngữ, kh&aacute;c nhau. Trong bối cảnh kỹ thuật in ấn chưa ph&aacute;t triển mạnh mẽ ở Nam Bộ, gi&aacute; cả giấy mực tr&ecirc;n thị trường kh&aacute; đắt đỏ, việc sao ch&eacute;p mất nhiều thời gian c&ocirc;ng sức, m&agrave; nhu cầu thưởng thức của giới Nho sĩ tr&iacute; thức Nam Bộ l&agrave; rất lớn, n&ecirc;n c&aacute;c hiệu s&aacute;ch người Hoa Chợ Lớn (Gia Định) đ&atilde; đưa Truyện Kiều sang khắc in ở Phật Sơn (Quảng Đ&ocirc;ng) rồi mang về ph&aacute;t h&agrave;nh ở Nam Bộ, g&oacute;p phần truyền b&aacute; kiệt t&aacute;c d&acirc;n tộc n&agrave;y trong l&ograve;ng x&atilde; hội miền Nam. Từ kh&oacute;a: Truyện Kiều, Nam Bộ, Nho thương người Hoa, in ấn s&aacute;ch vở, Phật Sơn, Quảng Đ&ocirc;ng https://sj.agu.edu.vn/article/292-Vai-tro-cua-gioi-nho-thuong-nguoi-hoa-cho-lon-trong-viec-truyen-ba-truyen-kieu-o-Nam-Bo.html?utm_source=pocket_shared https://apps.agu.edu.vn/qlkh//storage/app/agu/1587980935.pdf --- ## 1. DẪN NHẬP Đầu thế kỷ 20, Truyện Kiều bắt đầu xuất hiện tr&ecirc;n diễn đ&agrave;n học thuật với c&aacute;c cuộc tranh luận gần như chưa c&oacute; điểm dừng giữa c&aacute;c tr&iacute; thức nổi danh miền Bắc, cuộc tranh luận đ&oacute; c&ograve;n lan sang miền Nam tr&ecirc;n nhiều tờ b&aacute;o quốc ngữ ở S&agrave;i G&ograve;n. Trước đ&oacute;, giới nho sĩ tr&iacute; thức miền Nam đ&atilde; kh&ocirc;ng c&ograve;n xa lạ g&igrave; với Truyện Kiều qua c&aacute;c t&aacute;c phẩm chữ N&ocirc;m T&uacute;y Kiều ph&uacute; (Khuyết danh), Kim V&acirc;n Kiều ca (Khuyết danh), &Aacute;n T&uacute;y Kiều (Nguyễn Li&ecirc;n Phong), T&uacute;y Kiều &aacute;n (Trần Phong Sắc) như những bản r&uacute;t gọn của Truyện Kiều, hoặc c&aacute;c bản phi&ecirc;n ch&uacute; sang chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh K&yacute; v&agrave; Nguyễn Văn Vĩnh, c&aacute;c t&aacute;c phẩm s&acirc;n khấu h&oacute;a như Tuồng Kiều, cải lương Kiều... Những t&aacute;c phẩm đ&oacute; đều được s&aacute;ng t&aacute;c dựa tr&ecirc;n bản truyện thơ N&ocirc;m Kim V&acirc;n Kiều t&acirc;n truyện của Nguyễn Du được hiệu đ&iacute;nh, khắc in v&agrave; ph&aacute;t h&agrave;nh rộng r&atilde;i từ c&aacute;c hiệu s&aacute;ch người Hoa Chợ Lớn. Đ&oacute; l&agrave; kết quả của một qu&aacute; tr&igrave;nh d&agrave;i h&agrave;ng mấy chục năm từ nửa sau thế kỷ 19 khi Truyện Kiều bắt đầu &ldquo;Nam tiến&rdquo;. Truyện Kiều truyền đến Nam Bộ, được giới nho sĩ tr&iacute; thức đặc biệt y&ecirc;u th&iacute;ch. Thế nhưng, được sở hữu một bản Truyện Kiều trong tay để ng&acirc;m nga ti&ecirc;u khiển hằng ng&agrave;y, d&ugrave; đ&oacute; l&agrave; bản Phường in ở phố H&agrave;ng Gai (H&agrave; Nội) hay bản Kinh in ở Huế, hoặc thậm ch&iacute; chỉ l&agrave; bản chuyền tay nhau sao ch&eacute;p, l&agrave; niềm mong ước của kh&ocirc;ng &iacute;t nho sĩ tr&iacute; thức Nam Bộ nửa cuối thế kỷ 19. Nhận thấy nhu cầu s&aacute;ch vở để tham học ở Nam Bộ đang ng&agrave;y một l&ecirc;n cao, trong điều kiện s&aacute;ch vở chữ quốc ngữ vẫn chưa được phổ biến rộng r&atilde;i, giới nho sĩ v&agrave; thương nh&acirc;n người Hoa Chợ Lớn (Gia Định) vốn c&oacute; con mắt nhạy b&eacute;n trong lĩnh vực kinh doanh, đ&atilde; nảy ra &yacute; định đem bản N&ocirc;m Truyện Kiều sang Phật Sơn (Quảng Đ&ocirc;ng) để in ấn với số lượng lớn v&agrave; gi&aacute; th&agrave;nh rẻ, rồi gửi thuyền bu&ocirc;n mang về ph&aacute;t h&agrave;nh rộng r&atilde;i ở Nam Bộ. Rất nhiều vấn đề th&uacute; vị cần l&agrave;m r&otilde; l&agrave;: Phật Sơn l&agrave; trung t&acirc;m in ấn như thế n&agrave;o, giới Hoa thương Chợ Lớn c&oacute; mối li&ecirc;n hệ ra sao với Phật Sơn, tại sao họ kh&ocirc;ng chọn in ấn ở một nơi n&agrave;o kh&aacute;c của Việt Nam, ai l&agrave; người đ&atilde; cung cấp bản gốc Truyện Kiều sang Quảng Đ&ocirc;ng, ai đ&atilde; hỗ trợ c&ocirc;ng t&aacute;c in ấn t&aacute;c phẩm chữ N&ocirc;m n&agrave;y khi đ&acirc;y l&agrave; một thứ chữ xa lạ với người Trung Quốc, s&aacute;ch được chuyển sang S&agrave;i G&ograve;n &ndash; Chợ Lớn như thế n&agrave;o, việc ph&aacute;t h&agrave;nh v&agrave; bu&ocirc;n b&aacute;n đ&atilde; diễn ra l&agrave;m sao... Trả lời được những c&acirc;u hỏi n&agrave;y, ch&uacute;ng ta sẽ kh&aacute;m ph&aacute; th&ecirc;m những g&oacute;c khuất th&uacute; vị trong lịch sử giao lưu s&aacute;ch vở học thuật giữa hai nước, lịch sử truyền b&aacute; văn học H&aacute;n N&ocirc;m đến Nam Bộ, m&agrave; cụ thể ở đ&acirc;y l&agrave; lịch sử truyền b&aacute; Truyện Kiều tr&ecirc;n v&ugrave;ng đất Nam Bộ. Vấn đề n&agrave;y đ&atilde; được nhiều học giả Trung Quốc, Đ&agrave;i Loan v&agrave; Việt Nam ch&uacute; &yacute; từ l&acirc;u. Ở Trung Quốc v&agrave; Đ&agrave;i Loan, c&aacute;c học giả Trương T&uacute; D&acirc;n, Nhan Bảo, Trần &Iacute;ch Nguy&ecirc;n, L&yacute; Kh&aacute;nh T&acirc;n, Lưu Ngọc Qu&acirc;n, Hạ Lộ, Vương Gia, Nghi&ecirc;m Diễm... đ&atilde; c&oacute; nhiều c&ocirc;ng tr&igrave;nh đề cập đến hoặc đi s&acirc;u khảo s&aacute;t thảo luận. Ở Việt Nam, vấn đề n&agrave;y trước nay cũng được nhiều học giả như Sơn Nam, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn S&acirc;m, Nguyễn Quảng Tu&acirc;n, Nguyễn T&agrave;i Cẩn, Đo&agrave;n L&ecirc; Giang, Nguyễn Đ&ocirc;ng Triều, Phan Mạnh H&ugrave;ng... quan t&acirc;m nghi&ecirc;n cứu. B&agrave;i viết n&agrave;y kế thừa kết quả nghi&ecirc;n cứu của người đi trước, kết hợp dữ liệu điều tra điền d&atilde;, tiến h&agrave;nh ph&acirc;n t&iacute;ch, tổng thuật để l&agrave;m r&otilde; hơn một vấn đề th&uacute; vị của ng&agrave;nh Kiều học v&agrave; Nam Bộ học. ## 2. GIỚI NHO THƯƠNG NGƯỜI HOA CHỢ LỚN V&Agrave; TRUNG T&Acirc;M KHẮC IN PHẬT SƠN (QUẢNG Đ&Ocirc;NG) Di d&acirc;n Trung Hoa đ&atilde; c&oacute; mặt ở Nam Bộ từ rất l&acirc;u. Kh&ocirc;ng kể trường hợp Chu Đạt Quan đi sứ Ch&acirc;n Lạp v&agrave;o cuối thế kỷ 13, c&aacute;c nh&oacute;m di d&acirc;n người Minh Hương v&agrave;o cuối thế kỷ 17 được ghi ch&eacute;p x&aacute;c thực trong Đại Nam thực lục v&agrave; Gia Định th&agrave;nh th&ocirc;ng ch&iacute;, trong đ&oacute; Trần Thượng Xuy&ecirc;n, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu l&agrave; những thủ lĩnh di d&acirc;n quan trọng. Sau chuyến kinh lược đến xứ Đồng Nai của Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh năm 1698, người Minh Hương được tổ chức th&agrave;nh c&aacute;c đơn vị h&agrave;nh ch&iacute;nh chặt chẽ, th&agrave;nh lập c&aacute;c bang hội tương trợ, t&iacute;ch cực ph&aacute;t triển kinh tế, c&ugrave;ng người Việt v&agrave; c&aacute;c sắc d&acirc;n kh&aacute;c cộng cư tương đối h&ograve;a hiếu. Trong c&aacute;c cuộc xung đột giữa thế lực T&acirc;y Sơn v&agrave; nh&agrave; Nguyễn ở Nam Bộ, người Minh Hương v&agrave; c&aacute;c lớp di d&acirc;n người Hoa về sau dần chuyển cư đến Đề Ngạn (S&agrave;i G&ograve;n). Với sở trường hoạt động kinh doanh, giao dịch thương mại với cư d&acirc;n v&ugrave;ng Hoa Nam (Trung Quốc) v&agrave; nhiều nước Đ&ocirc;ng Nam &Aacute; kh&aacute;c, người Hoa đ&atilde; mở rộng chợ b&uacute;a l&agrave;m ăn bu&ocirc;n b&aacute;n, x&acirc;y dựng phố x&aacute; ng&agrave;y một n&aacute;o nhiệt, trở th&agrave;nh trung t&acirc;m đ&ocirc; thị Chợ Lớn của v&ugrave;ng đất Gia Định. Phật Sơn (c&ograve;n gọi Phật Trấn, tỉnh Quảng Đ&ocirc;ng) l&agrave; một trong s&aacute;u trung t&acirc;m in ấn s&aacute;ch vở quan trọng ở Trung Quốc thời nh&agrave; Thanh. Từ đầu thế kỷ 18 đến hết thế kỷ 19, Phật Sơn c&ugrave;ng với Quảng Ch&acirc;u l&agrave; hai &ldquo;kho s&aacute;ch&rdquo; lớn của tỉnh Quảng Đ&ocirc;ng, vừa l&agrave; trung t&acirc;m in ấn s&aacute;ch vở với kỹ thuật ti&ecirc;n tiến v&agrave; gi&aacute; th&agrave;nh rẻ, vừa c&oacute; nhiều nh&agrave; s&aacute;ch, nh&agrave; xuất bản đồ sộ với một thị trường bu&ocirc;n b&aacute;n s&aacute;ch vở v&agrave;o loại nhộn nhịp nhất thời bấy giờ. S&aacute;ch vở xuất bản nơi đ&acirc;y, kh&ocirc;ng chỉ được mua b&aacute;n rộng r&atilde;i khắp v&ugrave;ng Hoa Nam, Hồng C&ocirc;ng, Ma Cau, m&agrave; c&ograve;n theo ch&acirc;n giới Hoa thương truyền rộng khắp c&aacute;c nước Đ&ocirc;ng &Aacute; v&agrave; Đ&ocirc;ng Nam &Aacute;. Hiện nay, ph&ograve;ng lưu trữ s&aacute;ch cổ Phật Sơn trực thuộc Thư viện th&agrave;nh phố Phật Sơn c&ograve;n lưu giữ rất nhiều tư liệu qu&yacute; gi&aacute; cho thấy diện mạo nghề in ấn v&agrave; ph&aacute;t h&agrave;nh s&aacute;ch hưng thịnh ở nơi đ&acirc;y một thời. Từ thời Minh, Phật Sơn đ&atilde; được chia l&agrave;m 24 con phố, đến đời nh&agrave; Thanh mở rộng ra 28 phố, trong đ&oacute; c&aacute;c phố Đại Địa, Ph&uacute;c Đức, Ph&uacute;c Lộc, Tẩu M&atilde; nổi tiếng l&agrave; những con phố c&oacute; nhiều hiệu s&aacute;ch nhất. Theo thống k&ecirc; của Lưu Thục B&igrave;nh, người đ&atilde; d&agrave;nh nhiều năm nghi&ecirc;n cứu nghề in ấn ở Phật Sơn, v&agrave;o l&uacute;c thịnh vượng nhất ở đ&acirc;y c&oacute; đến 76 hiệu s&aacute;ch, mỗi hiệu s&aacute;ch thường c&oacute; cơ sở in ấn v&agrave; ph&aacute;t h&agrave;nh ri&ecirc;ng. Chẳng hạn phố Đại Địa c&oacute; c&aacute;c hiệu s&aacute;ch Anh Văn Đường, Hữu Văn Đường, H&agrave;n Văn Đường, Văn Hoa C&aacute;c; phố Ph&uacute;c Lộc c&oacute; T&agrave;ng Kinh C&aacute;c, Xương Hoa Đường, H&agrave;n Văn Đường, Hoa Văn Cục, Thụy Văn Đường, Tu Tr&uacute;c Trai, Văn Quang L&acirc;u, Thi&ecirc;n Bảo L&acirc;u, Anh Văn Đường, Bảo Hoa C&aacute;c, Ch&iacute;nh Đồng Văn Thư Cục, Văn Hoa Thư Cục, Đồng Văn Đường, Tự L&acirc;m Thư Cục; hay phố X&aacute; Nh&acirc;n Hậu c&oacute; Cận Văn Đường; phố Tẩu M&atilde; c&oacute; Cần Hương C&aacute;c... Trong đ&oacute;, H&agrave;n Văn Đường c&oacute; 2 cơ sở in ấn s&aacute;ch ở phố Đại Địa v&agrave; phố Ph&uacute;c Lộc, hoặc Đồng Văn Đường l&agrave; chi nh&aacute;nh của hiệu s&aacute;ch c&ugrave;ng t&ecirc;n ở Quảng Ch&acirc;u (Quảng Đ&ocirc;ng) (Lưu Thục B&igrave;nh, 2012, tr.70-73). Về mặt nội dung, s&aacute;ch được in ấn ở đ&acirc;y thuộc nhiều lĩnh vực kh&aacute;c nhau như s&aacute;ch thường thức, s&aacute;ch b&oacute;i to&aacute;n, kinh Phật gi&aacute;o, kinh Đạo gi&aacute;o, s&aacute;ch y dược học, s&aacute;ch gi&aacute;o dục khoa cử, s&aacute;ch học chữ H&aacute;n vỡ l&ograve;ng, s&aacute;ch tiểu thuyết văn nghệ...; ngo&agrave;i ra c&ograve;n c&oacute; t&aacute;c phẩm văn học của văn nh&acirc;n địa phương, s&aacute;ch gia phả v&agrave; sử liệu d&ograve;ng họ ở địa phương. C&oacute; thể thấy, đ&acirc;y l&agrave; c&aacute;c loại s&aacute;ch lưu h&agrave;nh phổ biến ở Hoa Nam đương thời, c&oacute; lượng ph&aacute;t h&agrave;nh lớn tr&ecirc;n thị trường, ph&ugrave; hợp nhu cầu tiếp thu của đ&ocirc;ng đảo độc giả. M&atilde;i đến thập ni&ecirc;n 40 của thế kỷ 20, khi c&ocirc;ng nghệ in ấn hiện đại ph&aacute;t triển, kỹ thuật in mộc bản truyền thống dần lụi t&agrave;n, Phật Sơn ho&agrave;n th&agrave;nh vai tr&ograve; lịch sử của n&oacute; trong suốt hơn hai thế kỷ. Đương nhi&ecirc;n, một trung t&acirc;m in ấn v&agrave; một thị trường s&aacute;ch vở nhộn nhịp như vậy kh&oacute; thể n&agrave;o lọt khỏi tầm mắt của giới Hoa thương nhạy b&eacute;n Việt Nam, những người m&agrave; từ l&acirc;u đ&atilde; c&oacute; mối quan hệ l&agrave;m ăn bu&ocirc;n b&aacute;n v&ocirc; c&ugrave;ng khăng kh&iacute;t với giới Hoa thương đại lục. Trong khi đ&oacute;, nhu cầu tham cứu s&aacute;ch vở trong nước kh&aacute; lớn, ban đầu việc nhập khẩu s&aacute;ch vở Trung Quốc từ Phật Sơn l&agrave; nhắm đến cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ, dần d&agrave; mở rộng sang đối tượng tr&iacute; thức nho sĩ tr&ecirc;n khắp miền Nam. Điều đ&oacute; cũng c&oacute; nghĩa, nếu ban đầu s&aacute;ch vở nhập về bằng chữ H&aacute;n thuộc c&aacute;c lĩnh vực y học, văn chương, lịch sử, triết học, tự điển, học chữ H&aacute;n vỡ l&ograve;ng... của Trung Quốc; th&igrave; dần d&agrave; về sau, nhiều s&aacute;ch vở lưu h&agrave;nh ở Nam Bộ được đưa sang để khắc in rồi mang về ph&aacute;t h&agrave;nh tại c&aacute;c hiệu s&aacute;ch lớn ở Gia Định, chủ yếu l&agrave; c&aacute;c truyện N&ocirc;m v&agrave; c&aacute;c vở tuồng h&aacute;t bội. Kết quả điều tra điền d&atilde; mấy năm gần đ&acirc;y của ch&uacute;ng t&ocirc;i cho thấy, rất nhiều s&aacute;ch vở Trung Quốc in ấn ở Phật Sơn thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 được lưu truyền rộng r&atilde;i trong giới tr&iacute; thức Nam Bộ, đến cả c&aacute;c nh&agrave; nho xa x&ocirc;i ở đồng bằng s&ocirc;ng Cửu Long. Đơn cử trường hợp s&aacute;ch cổ được lưu giữ tại gia đ&igrave;nh &ocirc;ng Cao Văn H&acirc;n (1924-1999), l&uacute;c sinh tiền sống tại phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, th&agrave;nh phố Cần Thơ. Trong số 260 quyển s&aacute;ch H&aacute;n N&ocirc;m m&agrave; ch&uacute;ng t&ocirc;i c&oacute; dịp khảo s&aacute;t, chiếm 2/3 trong số đ&oacute; l&agrave; c&aacute;c loại tự điển Trung Hoa (Tự điển to&agrave;n tập, Khang Hy tự điển, Huyền Kim tự vựng, Ngọc Đường tự vựng&hellip;), s&aacute;ch học chữ H&aacute;n (Ấu học quỳnh l&acirc;m, Tam thi&ecirc;n tự, Minh t&acirc;m bửu gi&aacute;m&hellip;), s&aacute;ch chi&ecirc;m tinh phong thủy b&oacute;i to&aacute;n (T&acirc;n đ&iacute;nh vạn sự bất cầu nh&acirc;n thư, Tiết kh&iacute; ni&ecirc;n vận, Bốc phệ đại to&agrave;n bị yếu, Ngọc hạp k&iacute; th&ocirc;ng thư, B&aacute;t trạch minh cảnh, Địa l&yacute; ngũ quyết, Ti&ecirc;n thi&ecirc;n dịch số&hellip;), s&aacute;ch y học (Kiến chứng lập phương, Phụ nữ chư chứng, Thọ thế bảo nguy&ecirc;n&hellip;), s&aacute;ch giới thiệu phong tục lễ nghi Trung Hoa (Ngọc thu lễ bộ, Ấu học cố sự tầm nguy&ecirc;n&hellip;), s&aacute;ch t&aacute;c phẩm hoặc ch&uacute; giải t&aacute;c phẩm văn học Trung Hoa (Thi kinh, Thi kinh thể ch&uacute; diễn nghĩa hợp tham, Tứ thư thể ch&uacute;, Đ&ocirc;ng Chu liệt quốc, Sử k&iacute; Tư M&atilde; Thi&ecirc;n, Kinh Xu&acirc;n thu&hellip;). Tất cả c&aacute;c s&aacute;ch đ&oacute; đều được khắc in v&agrave; ph&aacute;t h&agrave;nh tại Phật Sơn, theo con ch&aacute;u kể lại th&igrave; do bản th&acirc;n &ocirc;ng v&agrave; thầy dạy y nho của &ocirc;ng l&agrave; Phạm T&ocirc;n Long (?-?) mua từ c&aacute;c hiệu s&aacute;ch ở S&agrave;i G&ograve;n trước đ&acirc;y. C&oacute; thể n&oacute;i, giới Hoa thương Chợ Lớn đ&oacute;ng vai tr&ograve; quan trọng trong việc giao lưu văn h&oacute;a, học thuật giữa Hoa Nam v&agrave; Nam Bộ suốt thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. ## 3. HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN V&Agrave; PH&Aacute;T H&Agrave;NH TRUYỆN KIỀU CỦA NHO THƯƠNG NGƯỜI HOA CHỢ LỚN Trong lịch sử, nhiều sứ đo&agrave;n Việt Nam đi sứ nh&agrave; Thanh, thường xuy&ecirc;n gh&eacute; qua Quảng Ch&acirc;u, Phật Sơn v&agrave; nhiều nơi kh&aacute;c tr&ecirc;n h&agrave;nh tr&igrave;nh để mua s&aacute;ch mang về nước. Dưới triều Nguyễn, do nhu cầu tham cứu s&aacute;ch vở Trung Quốc trong triều đ&igrave;nh l&agrave; rất lớn, đặc biệt vua Minh Mạng rất th&iacute;ch đọc s&aacute;ch Trung Hoa, n&ecirc;n c&aacute;c đo&agrave;n sứ thần sang nh&agrave; Thanh ngo&agrave;i thực hiện nhiệm vụ ngoại giao, c&ograve;n phải t&igrave;m kiếm mua s&aacute;ch vở Trung Quốc mang về Việt Nam (Trần &Iacute;ch Nguy&ecirc;n, 2016). Hoặc nhiều nho sĩ Việt Nam y&ecirc;u th&iacute;ch đọc s&aacute;ch Trung Quốc, trong khi s&aacute;ch vở trong nước rất khan hiếm, đ&atilde; nhờ c&aacute;c thuyền bu&ocirc;n mua s&aacute;ch từ Quảng Đ&ocirc;ng mang về. Trong Thương Sơn thi tập (倉山詩集) của Nguyễn Mi&ecirc;n Thẩm (阮綿審) c&oacute; b&agrave;i thơ Cấu thư (購書) kể về việc Mi&ecirc;n Thẩm nhờ thuyền bu&ocirc;n sang Quảng Đ&ocirc;ng mua s&aacute;ch vở mang về Huế cho m&igrave;nh. C&oacute; thể n&oacute;i, đối với giới nho sĩ tr&iacute; thức Việt Nam thời L&ecirc; Mạt &ndash; Nguyễn, c&aacute;c trung t&acirc;m in ấn v&agrave; ph&aacute;t h&agrave;nh s&aacute;ch như Phật Sơn, Quảng Ch&acirc;u, T&ocirc; Ch&acirc;u của Trung Quốc đ&atilde; kh&ocirc;ng c&ograve;n xa lạ g&igrave;. Ngo&agrave;i việc nhập khẩu s&aacute;ch vở Trung Quốc về ph&aacute;t h&agrave;nh ở trong nước, nhiều loại s&aacute;ch của Việt Nam đ&atilde; được mang sang Phật Sơn khắc in rồi đưa về ph&aacute;t h&agrave;nh, việc n&agrave;y kh&ocirc;ng phải đến giới Hoa thương Chợ Lớn mới được bắt đầu, m&agrave; c&oacute; lẽ trước đ&oacute; ở Bắc Bộ v&agrave; Trung Bộ, một số s&aacute;ch lịch sử, địa l&yacute; v&agrave; văn học cũng đ&atilde; được đưa sang khắc in v&agrave; xuất bản tại c&aacute;c hiệu s&aacute;ch ở Phật Sơn. Gi&aacute;o sư Nhan Bảo, chuy&ecirc;n gia nghi&ecirc;n cứu văn học H&aacute;n N&ocirc;m Việt Nam của Đại học Bắc Kinh, trong c&ocirc;ng tr&igrave;nh Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đến văn học Việt Nam đ&atilde; chỉ ra, suốt khoảng 80 năm từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, rất nhiều t&aacute;c phẩm văn học chữ N&ocirc;m của Việt Nam được in ấn tại Quảng Đ&ocirc;ng, trong đ&oacute; đa phần in tại Phật Sơn. &Ocirc;ng viết: &ldquo;Trong 40 năm cuối thế kỷ 19, thậm ch&iacute; c&oacute; một số t&aacute;c phẩm chữ N&ocirc;m được in ở Quảng Đ&ocirc;ng, đặc biệt l&agrave; ở huyện Phật Sơn. Tr&ecirc;n b&igrave;a của rất nhiều s&aacute;ch, c&ograve;n c&oacute; ghi t&ecirc;n người xuất bản v&agrave; địa điểm xuất bản ở Trung Quốc, đồng thời cũng in t&ecirc;n người ph&aacute;t h&agrave;nh ở S&agrave;i G&ograve;n&rdquo; (Nhan Bảo, 1989, tr. 195). C&oacute; chung sự quan t&acirc;m, Lưu Ngọc Qu&acirc;n khi nghi&ecirc;n cứu về tư liệu H&aacute;n N&ocirc;m cổ Việt Nam cũng c&oacute; ph&aacute;t hiện tương tự. T&aacute;c giả đ&uacute;c kết rằng hầu hết s&aacute;ch vở Việt Nam c&oacute; ấn bản tại Trung Quốc đều được khắc in tại Phật Sơn, trong số đ&oacute; đa phần l&agrave; t&aacute;c phẩm văn học th&ocirc;ng tục chữ N&ocirc;m đến từ Nam Bộ. Đ&aacute;ng ch&uacute; &yacute; l&agrave; hầu hết đều do Duy Minh Thị hiệu đ&iacute;nh trước khi đưa sang Quảng Đ&ocirc;ng khắc in, sau khi in xong đều được c&aacute;c hiệu s&aacute;ch ở Phật Sơn (Quảng Đ&ocirc;ng) v&agrave; Đề Ngạn (Gia Định) ph&aacute;t h&agrave;nh (Lưu Ngọc Qu&acirc;n, 2007, tr. 127-128). Trong b&agrave;i viết Giao lưu s&aacute;ch vở giữa Quảng Đ&ocirc;ng v&agrave; Việt Nam dưới nh&agrave; Thanh, L&yacute; Kh&aacute;nh T&acirc;n đ&atilde; liệt k&ecirc; c&aacute;c hiệu s&aacute;ch ở Phật Sơn chuy&ecirc;n khắc in t&aacute;c phẩm văn học của Việt Nam như Kim Ngọc Đường, Cận Văn Đường, Anh Văn Đường, Văn Nguy&ecirc;n Đường, Thi&ecirc;n Bảo L&acirc;u, Bảo Hoa C&aacute;c, Tự L&acirc;m Thư Cục, Vinh H&ograve;a Vi&ecirc;n, Thịnh Nam Sạn, Thập Giới Vi&ecirc;n, Ngũ V&acirc;n L&acirc;u, Trần Th&ocirc;n Vĩnh H&ograve;a Nguy&ecirc;n. &Ocirc;ng đ&atilde; dựa tr&ecirc;n kết quả nghi&ecirc;n cứu của Lưu Ngọc Qu&acirc;n lập ra danh mục s&aacute;ch Việt Nam được khắc in ở Phật Sơn với 32 đầu s&aacute;ch, trong đ&oacute; nhiều quyển in đi in lại nhiều lần ở nhiều nh&agrave; in kh&aacute;c nhau. Li&ecirc;n quan đến Truyện Kiều, t&aacute;c giả c&oacute; liệt k&ecirc; hai bản in: (1) Kim V&acirc;n Kiều t&acirc;n truyện, bản in Kim Ngọc L&acirc;u (Phật Sơn) năm Nh&acirc;m Th&acirc;n (1872); (2) Kim V&acirc;n Kiều t&acirc;n truyện, bản in Văn Nguy&ecirc;n Đường (Việt Đ&ocirc;ng) (L&yacute; Kh&aacute;nh T&acirc;n, 2015, tr. 93-104). Gần đ&acirc;y nhất l&agrave; Nghi&ecirc;m Diễm trong b&agrave;i viết Khảo thuật về tiểu thuyết v&agrave; tuồng chữ N&ocirc;m của Việt Nam được khắc in ở Phật Sơn cuối triều Thanh, t&aacute;c giả đ&atilde; dựa tr&ecirc;n ba c&ocirc;ng tr&igrave;nh Việt Nam H&aacute;n N&ocirc;m văn hiến mục lục đề yếu (越南漢喃文獻目錄提要) của Lưu Xu&acirc;n Ng&acirc;n (劉春銀) v&agrave; Vương Tiểu Thuẫn (王小盾), Việt Nam H&aacute;n N&ocirc;m cổ tịch đ&iacute;ch văn hiến học nghi&ecirc;n cứu (越南漢喃古籍的文獻學研究) của Lưu Ngọc Qu&acirc;n (劉玉珺) v&agrave; Tự điển chữ N&ocirc;m (????喃字典) của t&aacute;c giả Nhật Bản Takeuchi Yonosuke (竹內與之助) để liệt k&ecirc; 39 mục s&aacute;ch, l&agrave; những t&aacute;c phẩm văn học th&ocirc;ng tục của Việt Nam, đ&atilde; được đưa sang khắc in trong c&aacute;c hiệu s&aacute;ch ở Phật Sơn cuối nh&agrave; Thanh. Trong đ&oacute; c&oacute; 35 bản in l&agrave; truyện thơ v&agrave; tuồng chữ N&ocirc;m, 4 bản in L&yacute; C&ocirc;ng t&acirc;n truyện l&agrave; tiểu thuyết chữ H&aacute;n. Li&ecirc;n quan đến Truyện Kiều, t&aacute;c giả liệt k&ecirc; 2 bản in tại Phật Sơn: (1) Kim V&acirc;n Kiều t&acirc;n truyện, bản in tại Văn Nguy&ecirc;n Đường (Việt Đ&ocirc;ng), hiện Thư viện ng&ocirc;n ngữ phương Đ&ocirc;ng (Ph&aacute;p) c&oacute; lưu giữ một bản; (2) Kim V&acirc;n Kiều t&acirc;n truyện, bản in Kim Ngọc L&acirc;u năm Nh&acirc;m Th&acirc;n (1872) (Nghi&ecirc;m Diễm, 2016, tr. 94-101). Kết quả khảo s&aacute;t n&agrave;y tương đồng với kết quả khảo s&aacute;t của L&yacute; Kh&aacute;nh T&acirc;n. Tr&ecirc;n thực tế, Truyện Kiều kh&ocirc;ng chỉ được t&aacute;i bản 1 lần m&agrave; được t&aacute;i bản đến 3 lần, nghĩa l&agrave; trước nay c&oacute; 4 bản Kiều được in ở Phật Sơn. Theo nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu Nguyễn Quảng Tu&acirc;n, bản Kiều Duy Minh Thị in ở Kim Ngọc L&acirc;u (1872) c&ograve;n được t&aacute;i bản 3 lần tại c&aacute;c nh&agrave; in Bảo Hoa C&aacute;c (1879), Văn Nguy&ecirc;n Đường (1879) v&agrave; Thi&ecirc;n Bảo L&acirc;u (1891) ở Phật Sơn. Hơn nữa, c&aacute;c bản in sau đều khắc in giống như bản in đầu ti&ecirc;n (Nguyễn Quảng Tu&acirc;n, 2010). D&ugrave; c&aacute;c bản in n&agrave;y c&ograve;n nhiều sai s&oacute;t về chữ nghĩa, c&oacute; thể do Duy Minh Thị hiệu đ&iacute;nh chưa kĩ, hoặc qu&aacute; tr&igrave;nh in ấn ở Quảng Đ&ocirc;ng kh&ocirc;ng c&oacute; người th&ocirc;ng thạo chữ N&ocirc;m theo d&otilde;i, thế nhưng trong suốt 20 năm từ bản đầu ti&ecirc;n đến bản cuối c&ugrave;ng, bản in n&agrave;y vẫn được độc giả dễ t&iacute;nh miền Nam chấp nhận. Đ&aacute;ng ch&uacute; &yacute; l&agrave;, theo học giả Ho&agrave;ng Xu&acirc;n H&atilde;n, bản in n&agrave;y chỉ kị h&uacute;y thời Gia Long chứ kh&ocirc;ng kị h&uacute;y thời Minh Mạng, theo đ&oacute; suy luận th&igrave; Duy Minh Thị đ&atilde; hiệu đ&iacute;nh Truyện Kiều dựa tr&ecirc;n một bản ch&eacute;p tay c&oacute; nguồn gốc sao ch&eacute;p từ thời Gia Long (1802-1820). Sẽ l&agrave; v&otilde; đo&aacute;n nếu cho rằng trong khoảng thời gian n&agrave;y Truyện Kiều cũng đ&atilde; được truyền đến Nam Bộ, thế nhưng kh&ocirc;ng phải kh&ocirc;ng c&oacute; khả năng đ&oacute; nếu ch&uacute;ng ta chưa t&igrave;m ra được những chứng cứ x&aacute;c đ&aacute;ng. C&ugrave;ng thời gian đ&oacute;, nhiều t&aacute;c phẩm truyện thơ v&agrave; tuồng h&aacute;t bội N&ocirc;m kh&aacute;c cũng được khắc in ở Phật Sơn như V&acirc;n Ti&ecirc;n cổ t&iacute;ch t&acirc;n truyện, Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n, Phạm C&ocirc;ng C&uacute;c Hoa, Chi&ecirc;u Qu&acirc;n cống Hồ, Thoại Khanh Ch&acirc;u Tuấn thư tập, Bạch vi&ecirc;n t&acirc;n truyện, Đinh Lưu T&uacute; diễn nghĩa, Tiểu San Hậu diễn ca, Triệu Ngũ Nương t&acirc;n thư, T&acirc;y du diễn ca, Tam Quốc ch&iacute; quốc ngữ bản... C&oacute; thể thấy, c&aacute;c chủng loại s&aacute;ch chữ N&ocirc;m lưu h&agrave;nh ở Nam Bộ đương thời kh&aacute; phong ph&uacute;, đa phần đều l&agrave; t&aacute;c phẩm diễn ca từ những tiểu thuyết hay tuồng t&iacute;ch Trung Quốc. Việc gửi in ấn với số lượng lớn cho thấy nhu cầu thưởng thức s&aacute;ch N&ocirc;m của độc giả Nam Bộ l&agrave; rất lớn. C&acirc;u hỏi đặt ra l&agrave; tại sao giới Hoa thương miền Nam kh&ocirc;ng chọn c&aacute;c nh&agrave; in Liễu Văn Đường, Quan Văn Đường, Thịnh Văn Đường, Cẩm Văn Đường ở miền Bắc hay c&aacute;c hiệu in Huế, thậm ch&iacute; những nơi đ&atilde; từng tổ chức in ấn s&aacute;ch vở, kinh kệ ngay tại Gia Định như H&agrave; Ti&ecirc;n, ch&ugrave;a Gi&aacute;c L&acirc;m (S&agrave;i G&ograve;n) l&agrave;m nơi in s&aacute;ch, m&agrave; phải sang tận Quảng Đ&ocirc;ng? Trong b&agrave;i viết của m&igrave;nh, Nghi&ecirc;m Diễm đ&atilde; đưa ra 4 l&yacute; do ch&iacute;nh: (1) Phật Sơn l&agrave; trung t&acirc;m in ấn ph&aacute;t h&agrave;nh s&aacute;ch lớn: Chất lượng khắc in cao, bản in gọn đẹp tinh xảo, trong khi gi&aacute; th&agrave;nh lại rẻ; hơn nữa, Phật Sơn c&oacute; hệ thống thương hội phồn thịnh với nhiều hiệu s&aacute;ch, hiệu giấy, hiệu mực; từ kh&acirc;u khắc in đến xuất bản, ph&aacute;t h&agrave;nh đều phối hợp chặt chẽ, nhịp nh&agrave;ng; tạo n&ecirc;n sự tiện lợi trong giao thương mua b&aacute;n trong nước v&agrave; quốc tế; (2) Sự giao lưu kinh tế v&agrave; văn h&oacute;a giữa Nam Bộ v&agrave; Quảng Đ&ocirc;ng vốn đ&atilde; diễn ra thường xuy&ecirc;n v&agrave; mật thiết; c&aacute;c Hoa thương Chợ Lớn lu&ocirc;n giữ mối quan hệ giao thương mật thiết với nh&agrave; bu&ocirc;n ở Quảng Đ&ocirc;ng. C&aacute;c t&aacute;c phẩm chữ N&ocirc;m đang lưu h&agrave;nh ở Nam Bộ phần nhiều lấy đề t&agrave;i, văn liệu, bối cảnh, cốt truyện, t&igrave;nh tiết, nh&acirc;n vật... của c&aacute;c t&aacute;c phẩm cũng đang lưu h&agrave;nh ở Trung Quốc như Kim V&acirc;n Kiều truyện, Tam Quốc diễn nghĩa, T&acirc;y du k&yacute;, Phong thần diễn nghĩa, Bạch Vi&ecirc;n T&ocirc;n C&aacute;c... n&ecirc;n đ&atilde; c&oacute; sẵn c&aacute;c bản khắc mộc hoạt tự chữ H&aacute;n ở đ&oacute;, chỉ cần khắc th&ecirc;m bộ phận chữ N&ocirc;m; (3) Phật Sơn c&oacute; vị tr&iacute; địa l&yacute; thuận lợi cho việc truyền b&aacute; s&aacute;ch vở ra hải ngoại, bởi n&oacute; kh&ocirc;ng chỉ l&agrave; nơi sứ thần Việt Nam thường lui tới mua s&aacute;ch mang về nước theo đường bộ, m&agrave; c&ograve;n th&ocirc;ng qua Quảng Ch&acirc;u, Ho&agrave;ng Phố tiến h&agrave;nh giao thương đường biển với Việt Nam; (4) Nghề in ấn ở Phật Sơn đ&aacute;p ứng được nhu cầu khắc in tiểu thuyết th&ocirc;ng tục ở Nam Bộ. Đương thời, nhu cầu thưởng thức tiểu thuyết th&ocirc;ng tục ở Hoa Nam cũng rất lớn, nhiều nh&agrave; s&aacute;ch chuy&ecirc;n m&ocirc;n hoặc ki&ecirc;m th&ecirc;m khắc in tiểu thuyết th&ocirc;ng tục, việc c&oacute; th&ecirc;m đơn đặt h&agrave;ng từ Việt Nam kh&ocirc;ng phải l&agrave; th&aacute;ch thức g&igrave; qu&aacute; lớn với họ. Trong l&uacute;c c&aacute;c hiệu s&aacute;ch của Phật Sơn khắc in v&agrave; ph&aacute;t h&agrave;nh rộng r&atilde;i Kim V&acirc;n Kiều t&acirc;n truyện của Nguyễn Du, th&igrave; nhiều t&aacute;c giả Việt Nam cũng đ&atilde; chuyển dịch t&aacute;c phẩm n&agrave;y ngược lại chữ H&aacute;n, như Nguyễn Ki&ecirc;n (阮堅) đ&atilde; bi&ecirc;n dịch, ch&uacute; th&iacute;ch th&agrave;nh Vương Kim truyện quốc &acirc;m (王金傳國音) v&agrave; Vương Kim truyện diễn tự (王金傳演字), Từ Nguy&ecirc;n Mạc (徐元漠) dịch ra Việt Nam &acirc;m Kim V&acirc;n Kiều ca kh&uacute;c dịch th&agrave;nh H&aacute;n tự cổ thi thất ng&ocirc;n luật (越南音金雲翹歌曲譯成漢字古詩七言律), L&ecirc; Dụ (黎裕) dịch th&agrave;nh Kim V&acirc;n Kiều H&aacute;n tự diễn &acirc;m ca (金雲翹漢字演音歌) v&agrave; Kim V&acirc;n Kiều lục (金雲翹錄) (Nghi&ecirc;m Diễm, 2016, tr.101). Điều n&agrave;y cho thấy sự lưu truyền của Kim V&acirc;n Kiều truyện ở Việt Nam n&oacute;i chung, ở Nam Bộ n&oacute;i ri&ecirc;ng, rất s&acirc;u rộng, tạo được cảm hứng s&aacute;ng tạo v&agrave; lan truyền t&aacute;c phẩm trong giới tr&iacute; thức học sĩ. Ri&ecirc;ng ở miền Nam, bản Kim V&acirc;n Kiều t&acirc;n truyện do Duy Minh Thị hiệu đ&iacute;nh đ&atilde; g&oacute;p phần tạo n&ecirc;n tr&agrave;o lưu ph&oacute;ng t&aacute;c, lược thuật, cải bi&ecirc;n Truyện Kiều th&agrave;nh nhiều &ldquo;ph&oacute; phẩm&rdquo; (Nguyễn Văn S&acirc;m) kh&aacute;c nhau, khiến cho t&aacute;c phẩm n&agrave;y lan truyền s&acirc;u rộng hơn trong l&ograve;ng c&ocirc;ng ch&uacute;ng. Kết quả điều tra điền d&atilde; của ch&uacute;ng t&ocirc;i tại Cần Thơ, An Giang cho thấy, nhiều hộ d&acirc;n hiện nay vẫn c&ograve;n lưu giữ bản Kiều Duy Minh Thị 1879 v&agrave; 1891, ngo&agrave;i ra c&ograve;n c&oacute; Ph&uacute; Kiều N&ocirc;m (t&ecirc;n gọi kh&aacute;c của T&uacute;y Kiều ph&uacute;), tuồng Kiều v&agrave; nhiều b&agrave;i thơ vịnh Kiều, thậm ch&iacute; c&ograve;n c&oacute; cả bản ch&eacute;p tay Kim V&acirc;n Kiều lục (khuyết danh) bằng chữ H&aacute;n. Đem c&aacute;c bản sao lục n&agrave;y so s&aacute;nh với bản đ&atilde; c&ocirc;ng bố của Nguyễn Văn S&acirc;m hay Trần &Iacute;ch Nguy&ecirc;n, dễ d&agrave;ng ph&aacute;t hiện ch&uacute;ng c&oacute; chung nguồn gốc văn bản, đương nhi&ecirc;n về mặt c&acirc;u chữ c&oacute; nhiều chỗ kh&aacute;c nhau. Qu&aacute; tr&igrave;nh giao dịch s&aacute;ch vở n&agrave;y, ngo&agrave;i giới thương nh&acirc;n người Hoa ra, giới văn sĩ gốc Hoa tinh th&ocirc;ng tiếng Việt v&agrave; văn chương Việt ở Chợ Lớn cũng đ&oacute;ng vai tr&ograve; then chốt. Họ l&agrave; những người đảm bảo chất lượng bản in chữ N&ocirc;m th&ocirc;ng qua c&ocirc;ng việc hiệu đ&iacute;nh văn bản trước khi in, trong khi người Trung Quốc vốn kh&ocirc;ng am tường loại chữ đầy s&aacute;ng tạo đặc trưng của người Việt n&agrave;y. Nổi bật nhất l&agrave; hai t&aacute;c giả Duy Minh Thị, chủ nh&acirc;n hoặc cộng t&aacute;c vi&ecirc;n của hiệu s&aacute;ch Minh Chương Hiệu, v&agrave; Dương Minh Đức, chủ nh&acirc;n của hiệu s&aacute;ch Dương Đức Hiệu. Duy Minh Thị (?-?), hay Minh Chương Thị, l&agrave; b&uacute;t hiệu của một văn sĩ, vi&ecirc;n chức h&agrave;nh ch&iacute;nh gốc Hoa sống tại Gia Định nửa cuối thế kỷ 19. &Ocirc;ng t&ecirc;n thật l&agrave; Trần Quang Quang, nguy&ecirc;n qu&aacute;n huyện Duy Minh (phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc tỉnh Bến Tre), c&oacute; thể l&agrave; hậu duệ của danh thần triều Nguyễn gốc Minh Hương từng nhiều lần đi sứ Trung Quốc Trịnh Ho&agrave;i Đức (1765-1825). Theo khảo cứu của Lưu Ngọc Qu&acirc;n, Duy Minh Thị trong lời tựa quyển Nam Kỳ lục tỉnh địa dư ch&iacute; c&oacute; gọi Trịnh Ho&agrave;i Đức l&agrave; &ldquo;Ti&ecirc;n c&ocirc;ng&rdquo;, chứng tỏ Duy Minh Thị l&agrave; hậu duệ của Trịnh Ho&agrave;i Đức. Tổ ti&ecirc;n nhiều đời của Trịnh Ho&agrave;i Đức từ Trường Lạc (Ph&uacute;c Kiến, Trung Quốc), v&igrave; kh&ocirc;ng thần phục người M&atilde;n Ch&acirc;u, n&ecirc;n gia tộc xuống thuyền vượt biển sang Việt Nam. Năm 1803, họ Trịnh ra l&agrave;m quan dưới triều Nguyễn, nhờ tinh th&ocirc;ng tiếng Quan Thoại v&agrave; tiếng Quảng Đ&ocirc;ng, Ph&uacute;c Kiến n&ecirc;n được giao l&agrave;m sứ thần nhiều lần đi sứ nh&agrave; Thanh. Ngo&agrave;i Truyện Kiều, tr&ecirc;n trang b&igrave;a nhiều t&aacute;c phẩm khắc in kh&aacute;c ở Phật Sơn cũng thấy xuất hiện t&ecirc;n Duy Minh Thị hiệu đ&iacute;nh, hoặc t&ecirc;n c&aacute;c hiệu s&aacute;ch ở Chợ Lớn như Minh Chương Hiệu, Dương Đức Hiệu, Kim Thanh Hiệu. Rất c&oacute; thể, c&aacute;c &ocirc;ng cũng l&agrave; những người trực tiếp sang Quảng Đ&ocirc;ng thương thảo v&agrave; theo d&otilde;i việc khắc in tại Phật Sơn. C&ograve;n c&aacute;c t&ecirc;n gọi Đề Ngạn, Đại Thị (Chợ Lớn) thường xuất hiện tr&ecirc;n b&igrave;a c&aacute;c quyển s&aacute;ch nay thuộc Quận 5, Quận 6 v&agrave; Quận 11 th&agrave;nh phố Hồ Ch&iacute; Minh. Nơi c&oacute; nhiều hiệu s&aacute;ch người Hoa đương thời l&agrave; phố Đường Nh&acirc;n v&agrave; phố Quảng Đ&ocirc;ng của Chợ Lớn, nay lần lượt l&agrave; đường Nguyễn Tr&atilde;i v&agrave; Triệu Quang Phục. Đặc biệt, H&ograve;a Nguy&ecirc;n Thịnh l&agrave; một hiệu s&aacute;ch ở Phật Sơn (Quảng Đ&ocirc;ng), một chi nh&aacute;nh c&ugrave;ng t&ecirc;n đ&atilde; được mở ra ở Chợ Lớn để ph&aacute;t h&agrave;nh s&aacute;ch của nh&agrave; s&aacute;ch đ&oacute; ở Việt Nam. ## 4. KẾT LUẬN Nh&igrave;n lại to&agrave;n bộ qu&aacute; tr&igrave;nh truyền b&aacute; của Truyện Kiều, ch&uacute;ng ta thấy t&aacute;c phẩm n&agrave;y c&oacute; một sinh mệnh rất kỳ lạ, từ l&uacute;c l&agrave; một tiểu thuyết chương hồi bạch thoại b&igrave;nh thường ở Trung Quốc được Nguyễn Du tham khảo rồi cải bi&ecirc;n, s&aacute;ng t&aacute;c th&agrave;nh một truyện thơ N&ocirc;m tuyệt t&aacute;c d&agrave;i 3254 c&acirc;u, bắt đầu lưu h&agrave;nh rộng r&atilde;i trong nước, rồi lại được c&aacute;c nh&agrave; s&aacute;ch ở Chợ Lớn đưa đến Phật Sơn để khắc in, số s&aacute;ch in xong lại vượt tr&ugrave;ng dương trở về ph&aacute;t h&agrave;nh tại c&aacute;c hiệu s&aacute;ch trong nước. Trong qu&aacute; tr&igrave;nh truyền b&aacute; t&aacute;c phẩm n&agrave;y, những người l&agrave;m c&ocirc;ng t&aacute;c hiệu đ&iacute;nh như Duy Minh Thị, một dạng tr&iacute; thức gốc Hoa tinh th&ocirc;ng H&aacute;n N&ocirc;m, hoặc c&aacute;c hiệu bu&ocirc;n người Hoa Chợ Lớn giữ một vai tr&ograve; kết nối quan trọng. Qu&aacute; tr&igrave;nh giao dịch s&aacute;ch vở ti&ecirc;u tốn nhiều t&acirc;m huyết đ&oacute; k&eacute;o d&agrave;i suốt gần 100 năm, g&oacute;p phần to lớn v&agrave;o việc truyền rộng nhiều t&aacute;c phẩm văn học ở Nam Bộ, trong đ&oacute; c&oacute; Truyện Kiều. ## T&Agrave;I LIỆU THAM KHẢO - Nhan Bảo (顏保). (1989). Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đến văn học Việt Nam (中國小說對越南文學的影響). Trong Claudine Salmon (chủ bi&ecirc;n). (1989). Tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc tại Ch&acirc;u &Aacute; (中國傳統小說在亞洲). Bắc Kinh: C&ocirc;ng ty xuất bản Văn h&oacute;a Quốc tế. Lưu Thục B&igrave;nh (劉淑萍). (2012). T&igrave;m hiểu hoạt động kinh doanh của c&aacute;c phường in v&agrave; xuất bản s&aacute;ch ở Phật Sơn (佛山坊刻出版商的商業活動探析). Phật Sơn Khoa học Kỹ thuật Học viện học b&aacute;o, 30, tr. 70-73. - Nghi&ecirc;m Diễm (嚴艷). (2016). Khảo thuật về tiểu thuyết v&agrave; tuồng chữ N&ocirc;m của Việt Nam được khắc in ở Phật Sơn cuối triều Thanh (清末佛山坊刻越南喃字小說戲曲考述). Nghi&ecirc;n cứu Đ&ocirc;ng Nam &Aacute; (Southeast Asian Studies), 1, tr. 94-101. - Lưu Ngọc Qu&acirc;n (劉玉珺). (2007). Nghi&ecirc;n cứu văn bản s&aacute;ch vở H&aacute;n N&ocirc;m cổ Việt Nam (越南漢喃古籍的文獻學研究). Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục. - Trần &Iacute;ch Nguy&ecirc;n (陳益源). (2001). Nghi&ecirc;n cứu c&acirc;u chuyện Vương Th&uacute;y Kiều (王翠翹故事研究). Đ&agrave;i Bắc: L&iacute; Nh&acirc;n thư cục. - Trần &Iacute;ch Nguy&ecirc;n (陳益源). (2016). Thuật b&agrave;n về s&aacute;ch vở chữ H&aacute;n Việt Nam (越南漢籍文獻述論). Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục. - L&yacute; Kh&aacute;nh T&acirc;n (李慶新). (2015). Giao lưu s&aacute;ch vở giữa Quảng Đ&ocirc;ng v&agrave; Việt Nam dưới nh&agrave; Thanh (清代廣東與越南的書籍交流). Nghi&ecirc;n cứu Học Thuật, 12, tr. 93-104. - Nguyễn Quảng Tu&acirc;n (phi&ecirc;n &acirc;m v&agrave; khảo đ&iacute;nh). (2010). Truyện Kiều bản N&ocirc;m Duy Minh Thị. H&agrave; Nội: Khoa học X&atilde; hội.
12
15
6
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp