Camphuchia : Mùa hoa phượng
Cuối tháng 6 dù trãi qua vài cơn bão, phượng vẫn còn trổ hoa đỏ ối trên cao.
Khởi hành từ Thốt Nốt bằng xe gắn máy lúc 5g sáng ngày 23 / 6 / 2012, theo đường quốc lộ băng qua Long Xuyên rồi Châu Phú, Cái Dầu, Châu Đốc…chúng tôi đến huyện An Phú, tỉnh An Giang vào lúc 10g sáng để chuẩn bị cho chuyến giúp người dân nghèo phía bên Camphuchia, vùng biên giới giáp ranh với VN
Hàng hóa được đặt mua tại địa phương. Gạo, đường, mì gói, nước tương, bánh kẹo được chúng tôi đóng gói ngay trong ngày hôm ấy.
Buổi chiều chúng tôi đến thăm Búng Bình Thiên, lúc này trời kéo mây rồi đổ mưa…Đến An Phú không thể không ghé thăm Búng Bình Thiên, một hồ nước ngọt lớn nhất An Giang. Nước trong hồ quanh năm trong xanh, mặc dù bây giờ nước từ thượng nguồn đổ về đỏ đục phù sa, nhưng khi vào trong hồ nước lại trở nên trong…rồi khi chảy ra khỏi hồ lại trở thành đỏ đục. Một hiện tượng lạ chưa có lời giải thích.
Sống quanh hồ là cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi. Đa số sinh nhai bằng nghề đánh bắt cá.
6g sáng ngày 24 / 6 / 2012 chúng tôi chuyển hàng xuống ghe. Lúc này là mùa khô nên chúng tôi di chuyển chủ yếu bằng xe gắn máy, chiếc ghe 20 tấn chỉ để vận chuyển hàng hóa
Trên sông hôm nay lục bình dày đặc… có lúc lục bình che phủ hoàn toàn mặt nước khiến ghe xuồng di chuyển thật khó khăn
Nước từ thượng nguồn bắt đầu đổ về… trên dòng sông đỏ đục phù sa…người dân bắt đầu thu hoạch hoa Điên Điển.
( Hoa Điên Điển ngày nay được trồng, giá bán tại chổ là 15.000$ / 1kg )
8g sáng chúng tôi đặt chân lên đất Camphuchia. Hàng hóa được chuyển xuống từng phần… đi đến đâu sẽ chuyển hàng xuống đến đó vì chúng tôi sẽ ghé nhiều điểm
Đất nước Camphuchia còn rất nghèo. Tất cả những con đường chúng tôi đi qua nơi vùng biên giới này đều là đường đất. Nhà cửa sơ xác, tiêu điều…
Hảy nhìn tấm hình dưới đây, đó là một phòng mạch tư nhân. Nhìn và bạn sẽ hiểu được cuộc sống của người dân.
Vùng biên giới này người Việt và Khmer sống chung với nhau, thật khó phân biệt đâu là người Việt và đâu là người Khmer
Chúng tôi đi qua nhiều ruộng bắp ( ngô ) bạt ngàn. Những ruộng bắp này chỉ trong hai tháng nữa thôi sẽ biến thành biển nước!
Chúng tôi tiếp tục đi và trao quà cho cả người Việt lẫn người Khmer. Tổng cộng có 140 phần quà được phát ra. Mỗi phần quà gồm có : 10kg gạo, 1kg đường, 2 chai nước tương, 10 gói mì .
Kinh phí cho chuyến đi hôm nay là 23.400.000$, ( bao gồm 140 phần quà, 80 phần kẹo bánh dành cho trẻ em, tiền xăng dầu và 5. 500.000$ dùng để mua tole , tre dùng lợp lại mái và chống đở cho những căn nhà của người dân nơi đây trong mùa mưa lủ sắp tới )
Công việc hoàn tất lúc 13g trưa cùng ngày. Trên đường trở về chúng tôi đến thăm một cây da rất lớn nằm trên phần đất VN, thuộc xã Khánh An
An Phú là một huyện nghèo của tỉnh An Giang, nhưng bên kia đường biên giới, Camphuchia lại là một xứ sở nghèo khó hơn nữa – nơi ấy có người Việt sống chung với người Khmer. Nhưng khái niệm về chủng tộc có lẽ trở nên vô nghĩa nếu ta nhìn dưới góc độ “ sự đau khổ của con người”. Đau khổ không phân chia chủng tộc, ngôn ngữ, giới tính, màu da…Đó là lý do chúng tôi sẽ trở lại nơi này khi dòng sông Cửu Long tràn bờ trong vài tháng sắp tới ( lúc ấy sự đau khổ tràn bờ bên này lẫn bờ bên kia )
Nguồn:
https://gopmotbantay.wordpress.com/2012/06/27/canphuchia-mua-hoa-phuong/
# Camphuchia : Mùa hoa phượng
Cuối tháng 6 dù trãi qua vài cơn bão, phượng vẫn còn trổ hoa đỏ ối trên cao.
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-01.jpg
Khởi hành từ Thốt Nốt bằng xe gắn máy lúc 5g sáng ngày 23 / 6 / 2012, theo đường quốc lộ băng qua Long Xuyên rồi Châu Phú, Cái Dầu, Châu Đốc…chúng tôi đến huyện An Phú, tỉnh An Giang vào lúc 10g sáng để chuẩn bị cho chuyến giúp người dân nghèo phía bên Camphuchia, vùng biên giới giáp ranh với VN
Hàng hóa được đặt mua tại địa phương. Gạo, đường, mì gói, nước tương, bánh kẹo được chúng tôi đóng gói ngay trong ngày hôm ấy.
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-02.jpg
Buổi chiều chúng tôi đến thăm Búng Bình Thiên, lúc này trời kéo mây rồi đổ mưa…Đến An Phú không thể không ghé thăm Búng Bình Thiên, một hồ nước ngọt lớn nhất An Giang. Nước trong hồ quanh năm trong xanh, mặc dù bây giờ nước từ thượng nguồn đổ về đỏ đục phù sa, nhưng khi vào trong hồ nước lại trở nên trong…rồi khi chảy ra khỏi hồ lại trở thành đỏ đục. Một hiện tượng lạ chưa có lời giải thích.
Sống quanh hồ là cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi. Đa số sinh nhai bằng nghề đánh bắt cá.
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-03.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-04.jpg
6g sáng ngày 24 / 6 / 2012 chúng tôi chuyển hàng xuống ghe. Lúc này là mùa khô nên chúng tôi di chuyển chủ yếu bằng xe gắn máy, chiếc ghe 20 tấn chỉ để vận chuyển hàng hóa
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-05.jpg
Trên sông hôm nay lục bình dày đặc… có lúc lục bình che phủ hoàn toàn mặt nước khiến ghe xuồng di chuyển thật khó khăn
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-06.jpg
Nước từ thượng nguồn bắt đầu đổ về… trên dòng sông đỏ đục phù sa…người dân bắt đầu thu hoạch hoa Điên Điển.
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-07.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-08.jpg
( Hoa Điên Điển ngày nay được trồng, giá bán tại chổ là 15.000$ / 1kg )
8g sáng chúng tôi đặt chân lên đất Camphuchia. Hàng hóa được chuyển xuống từng phần… đi đến đâu sẽ chuyển hàng xuống đến đó vì chúng tôi sẽ ghé nhiều điểm
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-09.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-10.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-11.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-12.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-13.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-14.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-15.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-16.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-17.jpg
Đất nước Camphuchia còn rất nghèo. Tất cả những con đường chúng tôi đi qua nơi vùng biên giới này đều là đường đất. Nhà cửa sơ xác, tiêu điều…
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-19.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-20.jpg
Hảy nhìn tấm hình dưới đây, đó là một phòng mạch tư nhân. Nhìn và bạn sẽ hiểu được cuộc sống của người dân.
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-18.jpg
Vùng biên giới này người Việt và Khmer sống chung với nhau, thật khó phân biệt đâu là người Việt và đâu là người Khmer
Chúng tôi đi qua nhiều ruộng bắp ( ngô ) bạt ngàn. Những ruộng bắp này chỉ trong hai tháng nữa thôi sẽ biến thành biển nước!
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-21.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-22.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-23.jpg
Chúng tôi tiếp tục đi và trao quà cho cả người Việt lẫn người Khmer. Tổng cộng có 140 phần quà được phát ra. Mỗi phần quà gồm có : 10kg gạo, 1kg đường, 2 chai nước tương, 10 gói mì .
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-24.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-25.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-26.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-27.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-28.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-29.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-30.jpg
Kinh phí cho chuyến đi hôm nay là 23.400.000$, ( bao gồm 140 phần quà, 80 phần kẹo bánh dành cho trẻ em, tiền xăng dầu và 5. 500.000$ dùng để mua tole , tre dùng lợp lại mái và chống đở cho những căn nhà của người dân nơi đây trong mùa mưa lủ sắp tới )
Công việc hoàn tất lúc 13g trưa cùng ngày. Trên đường trở về chúng tôi đến thăm một cây da rất lớn nằm trên phần đất VN, thuộc xã Khánh An
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-31.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-32.jpg
https://gopmotbantay.files.wordpress.com/2012/06/ap-33.jpg
An Phú là một huyện nghèo của tỉnh An Giang, nhưng bên kia đường biên giới, Camphuchia lại là một xứ sở nghèo khó hơn nữa – nơi ấy có người Việt sống chung với người Khmer. Nhưng khái niệm về chủng tộc có lẽ trở nên vô nghĩa nếu ta nhìn dưới góc độ “ sự đau khổ của con người”. Đau khổ không phân chia chủng tộc, ngôn ngữ, giới tính, màu da…Đó là lý do chúng tôi sẽ trở lại nơi này khi dòng sông Cửu Long tràn bờ trong vài tháng sắp tới ( lúc ấy sự đau khổ tràn bờ bên này lẫn bờ bên kia )
Nguồn:
https://gopmotbantay.wordpress.com/2012/06/27/canphuchia-mua-hoa-phuong/