Trạng thái
Lịch Sử

Tác giả Lê Hương

Lê Hương - Đôi nét cuộc đời

Tác giả Lê Hương

Ông Lê Quang Hương tên thường dùng là Lê Hương, sinh ngày 22/9/1922, tại làng Mỹ Trà, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Bằng con đường tự học, ông thông thạo nhiều ngoại ngữ: Anh, Pháp Hoa, Campuchia.

Năm 13 tuổi, sau khi đậu bằng tiểu học, do hoàn cảnh gia đình ông rời quê hương Cao Lãnh lên Sài Gòn tìm kế sinh nhai: ông đi nhiều nơi ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Cao Miên và làm nhiều nghề: tùy phái, thư ký, thu ngân, quản lý, giáo viên v.v.. Mãi đến năm 1948, ông trở về Sài Gòn và bắt đầu viết văn.

Quả đấm thôi sơn là tác phẩm đầu tay xuất bản năm 1952, khi ông làm biên tập cho nhà xuất bản dân tộc. Năm 1953, ông lên Phnom Pênh (Cao Miên) làm Tổng Thư ký cho tuần báo Dân Việt của Phan Văn Thông, sau đó làm chủ bút nhật báo Việt kiều của Phạm Vĩnh Tòng, đồng thời cộng tác với một số báo ở Sài Gòn. Đây là thời gian ông có dịp tiếp cận, nghiên cứu văn hóa, phong tục, ngôn ngữ của xứ chùa Tháp, tích lũy tài liệu, kiến thức để viết các tác phẩm về văn hóa Khmer sau này.

Tác giả Lê Hương
Quả đấm thôi sơn - Sách lưu tại thư viện Huệ Quang. Ảnh: Min

Đến tháng 10/1957, ông bị Chính phủ hoàng gia Cao Miên trục xuất vì viết bài tố cáo chính quyền địa phương Cao Miên ở biên giới Gò Dầu Hạ (Tây Ninh) bắt buộc người Việt phải ăn mặc như người Khmer khi qua biên giới buôn bán.

Về nước, ông cộng tác với nhiều nhựt báo, tuần báo, tạp chí uy tín ở Sài Gòn như: Sài Gòn mới, Ngày mới, Bông lúa, Phổ thông, Văn Hóa ngày nay, Nhân loại, Văn Hữu, Phụ nữ diễn đàn, Sử, Địa, Tiểu thuyết thứ bảy v.v. và thành lập nhà xuất bản Thanh Quang chuyên ấn hành các tác phẩm nghiên cứu về văn hóa lịch sử Cao Miên.

Tác giả Lê Hương

Tác phẩm Lê Hương - Sách lưu tại Thư viện Huệ Quang. Ảnh: Min

Ông là một trong những tác giả người Việt có nhiều công trình nghiên cứu văn hóa lịch sử dân tộc học Khmer. Ông được Chính phủ hoàng gia Cao Miên tặng thưởng Huy chương và Bằng danh dự về loạt bài viết về Hội chợ quốc tế tai Phnom Pênh năm 1955. Đến năm 1969, ông nhận được giải nhất về biên khảo của trung tâm văn bút Sài Gòn.

Gần 30 năm cầm bút cho đến khi qua đời, ông miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và sáng tác trên 30 tác phẩm và đã xuất bản: Quả đấm thôi sơn (tiểu thuyết, 1952), Tự học chữ Miên (1963), Truyện cổ quốc tế (1969), Người Việt gốc Miên (1969), Truyện vui quốc tế (1969), Truyện cổ Cao Miên I và II (1969), Angkor – Đế Thiên Đế Thích (1970), Chợ trời biên giới (1970), Tuyện tích Việt Nam (1970), Sử liệu Cao Miên (1970), Truyện cổ Ấn Độ (1971), Truyện thơ khắp thế giới (1971), Việt Kiều ở Camphuchia (1971), Người hùng (tiểu thuyết, 1973), Sử liệu Phù Nam (1973), Chân Lạp phong thổ ký, dịch thuật (1973) v.v.

Trong di cảo của ông có bản thảo Cao Lãnh và Đồng Tháp Mười là công trình mang nhiều tâm huyết của ông đối với quê hương. Sau đất nước hoàn toàn giải phóng hơn một năm (11/9/1976) ông qua đời vì bạo bệnh, hưởng dương 54 tuổi.

Cuộc đời vì sự nghiệp của nhà văn, nhà nghiên cứu Lê Hương là một tấm gương về nghị lực, bản lĩnh tự học, tự thân vươn lên và là một bài học quý báu về kinh nghiệm lao động nghiên cứu khoa học nghiêm túc, đầy tâm huyết với quê hương.

Nguồn
https://thuvienhuequang.vn/blogs/bai-viet/le-huong-doi-net-cuoc-doi

## Lê Hương - Đôi nét cuộc đời https://file.hstatic.net/1000022227/article/tac-gia-le-huong3_large.jpg Ông Lê Quang Hương tên thường dùng là Lê Hương, sinh ngày 22/9/1922, tại làng Mỹ Trà, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Bằng con đường tự học, ông thông thạo nhiều ngoại ngữ: Anh, Pháp Hoa, Campuchia. Năm 13 tuổi, sau khi đậu bằng tiểu học, do hoàn cảnh gia đình ông rời quê hương Cao Lãnh lên Sài Gòn tìm kế sinh nhai: ông đi nhiều nơi ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Cao Miên và làm nhiều nghề: tùy phái, thư ký, thu ngân, quản lý, giáo viên v.v.. Mãi đến năm 1948, ông trở về Sài Gòn và bắt đầu viết văn. Quả đấm thôi sơn là tác phẩm đầu tay xuất bản năm 1952, khi ông làm biên tập cho nhà xuất bản dân tộc. Năm 1953, ông lên Phnom Pênh (Cao Miên) làm Tổng Thư ký cho tuần báo Dân Việt của Phan Văn Thông, sau đó làm chủ bút nhật báo Việt kiều của Phạm Vĩnh Tòng, đồng thời cộng tác với một số báo ở Sài Gòn. Đây là thời gian ông có dịp tiếp cận, nghiên cứu văn hóa, phong tục, ngôn ngữ của xứ chùa Tháp, tích lũy tài liệu, kiến thức để viết các tác phẩm về văn hóa Khmer sau này. https://file.hstatic.net/1000022227/file/img_7547_grande.jpg Quả đấm thôi sơn - Sách lưu tại thư viện Huệ Quang. Ảnh: Min Đến tháng 10/1957, ông bị Chính phủ hoàng gia Cao Miên trục xuất vì viết bài tố cáo chính quyền địa phương Cao Miên ở biên giới Gò Dầu Hạ (Tây Ninh) bắt buộc người Việt phải ăn mặc như người Khmer khi qua biên giới buôn bán. Về nước, ông cộng tác với nhiều nhựt báo, tuần báo, tạp chí uy tín ở Sài Gòn như: Sài Gòn mới, Ngày mới, Bông lúa, Phổ thông, Văn Hóa ngày nay, Nhân loại, Văn Hữu, Phụ nữ diễn đàn, Sử, Địa, Tiểu thuyết thứ bảy v.v. và thành lập nhà xuất bản Thanh Quang chuyên ấn hành các tác phẩm nghiên cứu về văn hóa lịch sử Cao Miên. https://file.hstatic.net/1000022227/file/img_7553_grande.jpg Tác phẩm Lê Hương - Sách lưu tại Thư viện Huệ Quang. Ảnh: Min Ông là một trong những tác giả người Việt có nhiều công trình nghiên cứu văn hóa lịch sử dân tộc học Khmer. Ông được Chính phủ hoàng gia Cao Miên tặng thưởng Huy chương và Bằng danh dự về loạt bài viết về Hội chợ quốc tế tai Phnom Pênh năm 1955. Đến năm 1969, ông nhận được giải nhất về biên khảo của trung tâm văn bút Sài Gòn. Gần 30 năm cầm bút cho đến khi qua đời, ông miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và sáng tác trên 30 tác phẩm và đã xuất bản: Quả đấm thôi sơn (tiểu thuyết, 1952), Tự học chữ Miên (1963), Truyện cổ quốc tế (1969), Người Việt gốc Miên (1969), Truyện vui quốc tế (1969), Truyện cổ Cao Miên I và II (1969), Angkor – Đế Thiên Đế Thích (1970), Chợ trời biên giới (1970), Tuyện tích Việt Nam (1970), Sử liệu Cao Miên (1970), Truyện cổ Ấn Độ (1971), Truyện thơ khắp thế giới (1971), Việt Kiều ở Camphuchia (1971), Người hùng (tiểu thuyết, 1973), Sử liệu Phù Nam (1973), Chân Lạp phong thổ ký, dịch thuật (1973) v.v. Trong di cảo của ông có bản thảo Cao Lãnh và Đồng Tháp Mười là công trình mang nhiều tâm huyết của ông đối với quê hương. Sau đất nước hoàn toàn giải phóng hơn một năm (11/9/1976) ông qua đời vì bạo bệnh, hưởng dương 54 tuổi. Cuộc đời vì sự nghiệp của nhà văn, nhà nghiên cứu Lê Hương là một tấm gương về nghị lực, bản lĩnh tự học, tự thân vươn lên và là một bài học quý báu về kinh nghiệm lao động nghiên cứu khoa học nghiêm túc, đầy tâm huyết với quê hương. Nguồn https://thuvienhuequang.vn/blogs/bai-viet/le-huong-doi-net-cuoc-doi

Chợ Trời Biên Giới Việt Nam Cao Miên - Lê Hương

Chợ Trời Biên Giới Việt Nam Cao Miên - Lê Hương

Tên sách : CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI VIỆT-NAM – CAO-MIÊN
Tác giả : LÊ-HƯƠNG
Nhà xuất bản : XUÂN THU
Năm xuất bản : 1968

https://drive.google.com/file/d/1hMPAAB1BvZ34sVG-xH6vrGz9rl934CJ6/view


Nguồn sách : tusachtiengviet.com (PDF SCAN https://drive.google.com/file/d/1kE2V8NLud21vQFVfoWzIePX_aVsjlj9G/view?usp=sharing)

Đánh máy : alegan, khibungto, Muộn Thị Vèo, lion8,
Thanhtan921992, Quỳnh Hoa, truongquang0500

Kiểm tra chính tả : Max Phạm, Lê Thị Phương Hiền,
Nguyễn Hồng Vân, Dương An Chi, Ngô Thanh Tùng

Biên tập ebook : Thư Võ
Ngày hoàn thành : 18/12/2019

Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
« SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG »
của diễn đàn TVE-4U.ORG

Cảm ơn tác giả LÊ-HƯƠNG và nhà xuất bản XUÂN THU
đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.​

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

I. ĐỊA ĐIỂM NHỮNG NGÔI CHỢ-TRỜI

II. TẠI SAO CÓ CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI ?

III. BỘ MẶT CỦA MỖI CHỢ TRỜI
1) CHỢ-TRỜI HÀ-TIÊN
a) TÌNH TRẠNG BIÊN GIỚI
b) ĐỊA ĐIỂM HỌP CHỢ
c) DƯA HẤU HÀ-TIÊN, MÓN ĂN THÍCH KHẨU CỦA HOÀNG-GIA MIÊN
d) CHÁNH QUYỀN ĐỐI VỚI CHỢ-TRỜI
e) MỐI TÌNH MIÊN-VIỆT Ở CHỢ-TRỜI​
2) CHỢ-TRỜI TỊNH-BIÊN
a) CHỢ-TRỜI
b) TIỀN VÀ MÁU
c) NHỮNG MÓN HÀNG SỐNG : BÒ, GÀ, HEO, CÁ
d) TÌNH TRẠNG BIẾN THIÊN QUA TỪNG GIAI ĐOẠN​
3) CHỢ-TRỜI THƯỜNG PHỨC (HỒNG-NGỰ)
a) MỘT ĐỊA THẾ ĐẶC BIỆT
b) MỘT QUY LUẬT LẠ LÙNG
c) CÁC HẠNG THÂN CHỦ
d) CÁC MÓN HÀNG
e) CÁCH CHUYỂN HÀNG
f) VẤN ĐỀ ĐỔI TIỀN VÀ « NỘP THUẾ »​
4) CHỢ-TRỜI SỞ-THƯỢNG
a) ĐƯỜNG VÀO CHỢ
b) SINH HOẠT​
5) CHỢ-TRỜI PHƯỚC-TÂN
a) ĐỊA THẾ VÀ HÀNG HÓA
b) MÓN HÀNG ĐẶC BIỆT : MA TÚY CẦN SA​
6) CHỢ-TRỜI GÒ-DẦU-HẠ
a) ĐỊA THẾ
b) HÌNH DÁNG CHỢ-TRỜI
c) THỂ THỨC VÀO CHỢ
e) CÁC HẠNG THÂN CHỦ
f) HÀNG HÓA TRONG CHỢ
g) CÁC LOẠI THUẾ KHÔNG GIẤY TỜ
h) PHƯƠNG PHÁP DI CHUYỂN HÀNG
i) TỴ NẠN, VƯỢT TUYẾN
j) GIỮA THỜI CỰC THỊNH
k) NGÀY TẾT CỦA CHỢ-TRỜI
l) TÌNH TRẠNG CHỢ-TRỜI KHI CHÁNH QUYỀN CAO-MIÊN CẤM
m) CHỢ-TRỜI TẠI CHỢ GÒ-DẦU-HẠ​

KẾT

## Chợ Trời Biên Giới Việt Nam Cao Miên - Lê Hương ![Chợ Trời Biên Giới Việt Nam Cao Miên - Lê Hương](https://tve-4u.org/attachments/0385-cho-troi-bien-gioi-viet-nam-cao-mien-png.76654/) Tên sách : CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI VIỆT-NAM – CAO-MIÊN Tác giả : LÊ-HƯƠNG Nhà xuất bản : XUÂN THU Năm xuất bản : 1968 https://drive.google.com/file/d/1hMPAAB1BvZ34sVG-xH6vrGz9rl934CJ6/view ------------------------ Nguồn sách : tusachtiengviet.com (PDF SCAN https://drive.google.com/file/d/1kE2V8NLud21vQFVfoWzIePX_aVsjlj9G/view?usp=sharing) Đánh máy : alegan, khibungto, Muộn Thị Vèo, lion8, Thanhtan921992, Quỳnh Hoa, truongquang0500 Kiểm tra chính tả : Max Phạm, Lê Thị Phương Hiền, Nguyễn Hồng Vân, Dương An Chi, Ngô Thanh Tùng Biên tập ebook : Thư Võ Ngày hoàn thành : 18/12/2019 Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận « SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG » của diễn đàn TVE-4U.ORG Cảm ơn tác giả LÊ-HƯƠNG và nhà xuất bản XUÂN THU đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.​ MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU I. ĐỊA ĐIỂM NHỮNG NGÔI CHỢ-TRỜI II. TẠI SAO CÓ CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI ? III. BỘ MẶT CỦA MỖI CHỢ TRỜI 1) CHỢ-TRỜI HÀ-TIÊN a) TÌNH TRẠNG BIÊN GIỚI b) ĐỊA ĐIỂM HỌP CHỢ c) DƯA HẤU HÀ-TIÊN, MÓN ĂN THÍCH KHẨU CỦA HOÀNG-GIA MIÊN d) CHÁNH QUYỀN ĐỐI VỚI CHỢ-TRỜI e) MỐI TÌNH MIÊN-VIỆT Ở CHỢ-TRỜI​ 2) CHỢ-TRỜI TỊNH-BIÊN a) CHỢ-TRỜI b) TIỀN VÀ MÁU c) NHỮNG MÓN HÀNG SỐNG : BÒ, GÀ, HEO, CÁ d) TÌNH TRẠNG BIẾN THIÊN QUA TỪNG GIAI ĐOẠN​ 3) CHỢ-TRỜI THƯỜNG PHỨC (HỒNG-NGỰ) a) MỘT ĐỊA THẾ ĐẶC BIỆT b) MỘT QUY LUẬT LẠ LÙNG c) CÁC HẠNG THÂN CHỦ d) CÁC MÓN HÀNG e) CÁCH CHUYỂN HÀNG f) VẤN ĐỀ ĐỔI TIỀN VÀ « NỘP THUẾ »​ 4) CHỢ-TRỜI SỞ-THƯỢNG a) ĐƯỜNG VÀO CHỢ b) SINH HOẠT​ 5) CHỢ-TRỜI PHƯỚC-TÂN a) ĐỊA THẾ VÀ HÀNG HÓA b) MÓN HÀNG ĐẶC BIỆT : MA TÚY CẦN SA​ 6) CHỢ-TRỜI GÒ-DẦU-HẠ a) ĐỊA THẾ b) HÌNH DÁNG CHỢ-TRỜI c) THỂ THỨC VÀO CHỢ e) CÁC HẠNG THÂN CHỦ f) HÀNG HÓA TRONG CHỢ g) CÁC LOẠI THUẾ KHÔNG GIẤY TỜ h) PHƯƠNG PHÁP DI CHUYỂN HÀNG i) TỴ NẠN, VƯỢT TUYẾN j) GIỮA THỜI CỰC THỊNH k) NGÀY TẾT CỦA CHỢ-TRỜI l) TÌNH TRẠNG CHỢ-TRỜI KHI CHÁNH QUYỀN CAO-MIÊN CẤM m) CHỢ-TRỜI TẠI CHỢ GÒ-DẦU-HẠ​ KẾT

Tên sách : CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI VIỆT-NAM – CAO-MIÊN
Tác giả : LÊ-HƯƠNG
Nhà xuất bản : XUÂN THU
Năm xuất bản : 1968

I. ĐỊA ĐIỂM NHỮNG NGÔI CHỢ-TRỜI

  • « Ngã thứ bảy » : là ngã yếu hầu thứ nhì của hai nước theo đường thủy, biên giới đặt tại xã Thường-Phước, quận Hồng-Ngự, tỉnh Kiến-Phong, nằm trên tả ngạn Tiền-Giang, và xã Tân-An, quận Tân-Châu, tỉnh Châu-Đốc trên hữu ngạn. Đối diện với trạm Thường-Phước là ấp Kas Kos, xã Trapeng Svay Phlâus, quận Peam Chor, tỉnh Prey-veng. Xã Trapeng Svay Phlâus xưa kia mang tên Việt là Vĩnh-Lợi-Tường, ấp Kas Kos gọi là Cái-Cốc, người Việt quen gọi là Gòi-Cái-Cốc. Đây là trạm biên giới có từ thời Pháp thuộc đến ngày nay. Tại lằn ranh nầy có một ngôi Chợ-Trời vĩ đại vào bậc nhì của nước ta, đứng sau chợ ở Gò-Dầu-Hạ.

    • Cũng trong quận Hồng-Ngự, có một Chợ-Trời nhỏ nữa tên là chợ Sở-Thượng nằm trên bờ kinh Sở-Thượng. Kinh nầy bắt nguồn trong Đồng-Tháp-Mười chạy quanh trên đất Miên, đi ngang chợ quận Hồng-Ngự đổ vào sông Cửu-Long. Đây cũng là một ngã đường sang đất bạn thuộc hàng thứ tám nhưng không được chánh thức hóa. Đồn bót hai bên chỉ có phận sự giữ về mặt an-ninh cho dân chúng họp chợ mà thôi.
  • « Ngã thứ chín » : đối diện với xã Tân-An, quận Tân-Châu là xã Prek Cham, trước kia mang tên Việt là Vĩnh-Xương, thuộc quận Kos Thom (Việt kiều quen gọi là Cỏ Thơm), tỉnh Kandal. Tại vùng biên giới nầy không có Chợ-Trời vì giới buôn bán chỉ được phép họp ở chợ Thường-Phước mà thôi. Dòng Cửu-Long là ngã đường giao thông muôn thuở của hai quốc-gia ở cạnh nhau cùng sử dụng chung một con sông. Mặc dầu Cao-Miên có một hải cảng là Sihanoukville ở vịnh Kompong Som trong vịnh Thái-Lan nhưng đại đa số tàu ngoại quốc đều nhờ sông Cửu-Long để đến Nam-Vang. Ngày xưa, người Việt theo ngã nầy sang Cao-Miên lập nghiệp tạo nên một số đồng bào kỷ lục hơn 400.000 người. Từ ngày tạm đoạn giao, sự qua lại bị hạn chế đến mức tối đa. Tuy nhiên, những món hàng của Cao-Miên cần xuất cảng và cần nhập cảng giữa hai nước được phép chuyển sang ở tại đây, dưới sự kiểm soát của trạm Quan thuế, đó là cao su ở Kompong Cham do các vườn của người Pháp sản xuất và dầu xăng, dầu lửa ở Saigon. Cao su chất trong ghe chài và xà lan từ Kompong Cham trước sự khám xét của chánh quyền địa-phương, rồi theo tàu thủy kéo đến biên giới giao, có chiếc tàu thủy ở Saigon kéo đoàn ghe chài và xà lan không nên đôi. Chỉ có tàu chở dầu xăng được đi thẳng tới Nam-Vang nhưng bị khám xét rất kỹ lưỡng. Thủy thủ không dám mua bán món gì ngoài các thức ăn thông thường như khô cá sấy, khô tra, lạp xưởng. Vi phạm luật lệ, chủ hãng xăng sẽ bị phạt vạ bằng một số tiền khổng lồ và lẽ cố nhiên nhân viên gây tội lỗi phải mất nồi cơm !

    • Tàu dầu chạy 2 ngày từ Saigon đến Nam-Vang, một tuần có một chuyến. Tuần nào lỡ trễ vài ngày thì xăng ở Nam-Vang thiếu xài, thiên hạ phải mua giá chợ đen mắc gấp ba gấp bốn lần giá chánh thức. Giữa năm 1966, công ty cao su Pháp cho tàu cập bến Sihanoukville nhận hàng chở thẳng nên không dùng được sông Cửu-Long nữa. Trước đấy một số Việt kiều muốn gặp bà con ở Việt-Nam thường giả làm thủy thủ theo đoàn xà lan đến biên giới hàn huyên vài giờ với thân nhơn ở Saigon theo đoàn xà lan không ! Người nào muốn hồi hương không cần giấy tờ có thể trốn trong ghe và thừa lúc lộn xộn mà trà trộn với đám người ở Saigon.
  • « Ngã thứ mười » : ở trên bờ Hậu-Giang về hữu ngạn gọi là Benghi, ta gọi là Bình Di, thuộc xã Sampou Thleay, quận Kos Thom, tỉnh Kandal, bên ta là xã Khánh-Bình, quận An-Phú, tỉnh Châu-Đốc. Lằn ranh chia đôi hai nước là con sông nhỏ tên là rạch Bình-Dị, tiếng Miên là Preak Benghi. Người bên nầy muốn qua bên kia phải dùng chiếc đò chèo. Bên tả ngạn Hậu-Giang ngang chợ xã Khánh-Bình là đất Miên, ăn dài xuống đến xã Baknam là trạm chót. Từ biên giới trở xuống toàn là đồng ruộng, chỉ có đường đất nhỏ dọc theo bờ sông Cửu-Long là thuộc vùng bất an-ninh. Theo ngã Bình-Di, người Việt có thể đi Nam-Vang dễ dàng. Từ Châu-Đốc, dùng đò chèo qua Đa-Phước, ngồi xe hơi đò nhỏ đến xã Khánh-Bình, dùng đò chèo qua rạch Bình-Di, ngồi xe đò đi thẳng lên Nam-Vang. Đi như thế phải có giấy tờ hợp pháp trình đồn bót kiểm nhật, nhưng người nào muốn đi lén thì có thể nhờ người bơi xuồng đưa qua khoảng vắng sang đất Miên. Đó là trường hợp của những người Việt kiều có giấy cư trú ở Cao-Miên lén về Việt-Nam thăm bà con, chứ người Việt đi kiểu đó thì không khỏi bị bắt, trục xuất sau khi ở tù một thời gian để các quan điều tra xem có phải là gián điệp hay không ! Tuy sự qua, lại xem ra dễ dàng như thế, mà tại Bình-Di không có Chợ-Trời vì lẽ khó kiểm soát theo con rạch nhỏ. Chánh quyền địa-phương Miên cấm hẳn sự tụ họp dọc theo bờ sông con để tránh rắc rối cho đôi bên.

    • Từ biên giới Bình-Di lần qua sông Châu-Đốc theo lằn ranh không có sự kiểm soát nào chánh thức. Đồng ruộng hai bên giáp nhau, bát ngát bao la. Về hữu ngạn sông Châu-Đốc, xã Vĩnh-Ngươn là địa điểm chót của ta nằm trên bờ sông Vĩnh-Tế.
    • Khi vạch ranh giới với Cao-Miên, người Pháp có ý lấy con kinh nhân tạo này làm dấu cho dễ nhận nhưng vì đồng bào ta ở trên bờ kinh quá nhiều và khai khẩn ruộng đất hàng mấy cây số nên lằn ranh phải tùy theo bờ ruộng của người Việt bên này và người Miên bên kia, đã thế, người Miên lại thích nhàn, thường bỏ hoang phần đất của mình, người Việt bèn xin canh tác, trả bằng lúa từng mùa. Mỗi năm, khi đong lúa ruộng, đồng bào ta mở tiệc ngoài mời cả Hội đồng và xã Miên đến chén. Tại xã Vĩnh-Ngươn đi dài đến quận Tịnh-Biên, hai bên có đồn bót án ngữ, nhưng không có đường qua lại. Đồng bào ở vùng này thường bị lính Miên chạy qua bắt cóc đòi tiền chuộc, hoặc cướp trâu, bò và đôi khi bắn chết nhiều người. Thảm trạng ấp Vĩnh-Lạc vẫn còn là cơn ác mộng của ta.
Tên sách : CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI VIỆT-NAM – CAO-MIÊN Tác giả : LÊ-HƯƠNG Nhà xuất bản : XUÂN THU Năm xuất bản : 1968 I. ĐỊA ĐIỂM NHỮNG NGÔI CHỢ-TRỜI - « Ngã thứ bảy » : là ngã yếu hầu thứ nhì của hai nước theo đường thủy, biên giới đặt tại xã Thường-Phước, quận Hồng-Ngự, tỉnh Kiến-Phong, nằm trên tả ngạn Tiền-Giang, và xã Tân-An, quận Tân-Châu, tỉnh Châu-Đốc trên hữu ngạn. Đối diện với trạm Thường-Phước là ấp Kas Kos, xã Trapeng Svay Phlâus, quận Peam Chor, tỉnh Prey-veng. Xã Trapeng Svay Phlâus xưa kia mang tên Việt là Vĩnh-Lợi-Tường, ấp Kas Kos gọi là Cái-Cốc, người Việt quen gọi là Gòi-Cái-Cốc. Đây là trạm biên giới có từ thời Pháp thuộc đến ngày nay. Tại lằn ranh nầy có một ngôi Chợ-Trời vĩ đại vào bậc nhì của nước ta, đứng sau chợ ở Gò-Dầu-Hạ. - Cũng trong quận Hồng-Ngự, có một Chợ-Trời nhỏ nữa tên là chợ Sở-Thượng nằm trên bờ kinh Sở-Thượng. Kinh nầy bắt nguồn trong Đồng-Tháp-Mười chạy quanh trên đất Miên, đi ngang chợ quận Hồng-Ngự đổ vào sông Cửu-Long. Đây cũng là một ngã đường sang đất bạn thuộc hàng thứ tám nhưng không được chánh thức hóa. Đồn bót hai bên chỉ có phận sự giữ về mặt an-ninh cho dân chúng họp chợ mà thôi. - « Ngã thứ chín » : đối diện với xã Tân-An, quận Tân-Châu là xã Prek Cham, trước kia mang tên Việt là Vĩnh-Xương, thuộc quận Kos Thom (Việt kiều quen gọi là Cỏ Thơm), tỉnh Kandal. Tại vùng biên giới nầy không có Chợ-Trời vì giới buôn bán chỉ được phép họp ở chợ Thường-Phước mà thôi. Dòng Cửu-Long là ngã đường giao thông muôn thuở của hai quốc-gia ở cạnh nhau cùng sử dụng chung một con sông. Mặc dầu Cao-Miên có một hải cảng là Sihanoukville ở vịnh Kompong Som trong vịnh Thái-Lan nhưng đại đa số tàu ngoại quốc đều nhờ sông Cửu-Long để đến Nam-Vang. Ngày xưa, người Việt theo ngã nầy sang Cao-Miên lập nghiệp tạo nên một số đồng bào kỷ lục hơn 400.000 người. Từ ngày tạm đoạn giao, sự qua lại bị hạn chế đến mức tối đa. Tuy nhiên, những món hàng của Cao-Miên cần xuất cảng và cần nhập cảng giữa hai nước được phép chuyển sang ở tại đây, dưới sự kiểm soát của trạm Quan thuế, đó là cao su ở Kompong Cham do các vườn của người Pháp sản xuất và dầu xăng, dầu lửa ở Saigon. Cao su chất trong ghe chài và xà lan từ Kompong Cham trước sự khám xét của chánh quyền địa-phương, rồi theo tàu thủy kéo đến biên giới giao, có chiếc tàu thủy ở Saigon kéo đoàn ghe chài và xà lan không nên đôi. Chỉ có tàu chở dầu xăng được đi thẳng tới Nam-Vang nhưng bị khám xét rất kỹ lưỡng. Thủy thủ không dám mua bán món gì ngoài các thức ăn thông thường như khô cá sấy, khô tra, lạp xưởng. Vi phạm luật lệ, chủ hãng xăng sẽ bị phạt vạ bằng một số tiền khổng lồ và lẽ cố nhiên nhân viên gây tội lỗi phải mất nồi cơm ! - Tàu dầu chạy 2 ngày từ Saigon đến Nam-Vang, một tuần có một chuyến. Tuần nào lỡ trễ vài ngày thì xăng ở Nam-Vang thiếu xài, thiên hạ phải mua giá chợ đen mắc gấp ba gấp bốn lần giá chánh thức. Giữa năm 1966, công ty cao su Pháp cho tàu cập bến Sihanoukville nhận hàng chở thẳng nên không dùng được sông Cửu-Long nữa. Trước đấy một số Việt kiều muốn gặp bà con ở Việt-Nam thường giả làm thủy thủ theo đoàn xà lan đến biên giới hàn huyên vài giờ với thân nhơn ở Saigon theo đoàn xà lan không ! Người nào muốn hồi hương không cần giấy tờ có thể trốn trong ghe và thừa lúc lộn xộn mà trà trộn với đám người ở Saigon. - **« Ngã thứ mười »** : ở trên bờ Hậu-Giang về hữu ngạn gọi là Benghi, ta gọi là Bình Di, thuộc xã Sampou Thleay, quận Kos Thom, tỉnh Kandal, bên ta là xã Khánh-Bình, quận An-Phú, tỉnh Châu-Đốc. Lằn ranh chia đôi hai nước là con sông nhỏ tên là rạch Bình-Dị, tiếng Miên là Preak Benghi. Người bên nầy muốn qua bên kia phải dùng chiếc đò chèo. Bên tả ngạn **_Hậu-Giang_** ngang chợ xã Khánh-Bình là đất Miên, ăn dài xuống đến xã Baknam là trạm chót. Từ biên giới trở xuống toàn là đồng ruộng, chỉ có đường đất nhỏ dọc theo bờ sông Cửu-Long là thuộc vùng bất an-ninh. Theo ngã Bình-Di, người Việt có thể đi Nam-Vang dễ dàng. Từ Châu-Đốc, dùng đò chèo qua Đa-Phước, ngồi xe hơi đò nhỏ đến xã Khánh-Bình, dùng đò chèo qua rạch Bình-Di, ngồi xe đò đi thẳng lên Nam-Vang. Đi như thế phải có giấy tờ hợp pháp trình đồn bót kiểm nhật, nhưng người nào muốn đi lén thì có thể nhờ người bơi xuồng đưa qua khoảng vắng sang đất Miên. Đó là trường hợp của những người Việt kiều có giấy cư trú ở Cao-Miên lén về Việt-Nam thăm bà con, chứ người Việt đi kiểu đó thì không khỏi bị bắt, trục xuất sau khi ở tù một thời gian để các quan điều tra xem có phải là gián điệp hay không ! Tuy sự qua, lại xem ra dễ dàng như thế, mà tại Bình-Di không có Chợ-Trời vì lẽ khó kiểm soát theo con rạch nhỏ. Chánh quyền địa-phương Miên cấm hẳn sự tụ họp dọc theo bờ sông con để tránh rắc rối cho đôi bên. - Từ biên giới Bình-Di lần qua sông Châu-Đốc theo lằn ranh không có sự kiểm soát nào chánh thức. Đồng ruộng hai bên giáp nhau, bát ngát bao la. Về hữu ngạn sông Châu-Đốc, xã Vĩnh-Ngươn là địa điểm chót của ta nằm trên bờ sông Vĩnh-Tế. - Khi vạch ranh giới với Cao-Miên, người Pháp có ý lấy con kinh nhân tạo này làm dấu cho dễ nhận nhưng vì đồng bào ta ở trên bờ kinh quá nhiều và khai khẩn ruộng đất hàng mấy cây số nên lằn ranh phải tùy theo bờ ruộng của người Việt bên này và người Miên bên kia, đã thế, người Miên lại thích nhàn, thường bỏ hoang phần đất của mình, người Việt bèn xin canh tác, trả bằng lúa từng mùa. Mỗi năm, khi đong lúa ruộng, đồng bào ta mở tiệc ngoài mời cả Hội đồng và xã Miên đến chén. Tại xã Vĩnh-Ngươn đi dài đến quận Tịnh-Biên, hai bên có đồn bót án ngữ, nhưng không có đường qua lại. Đồng bào ở vùng này thường bị lính Miên chạy qua bắt cóc đòi tiền chuộc, hoặc cướp trâu, bò và đôi khi bắn chết nhiều người. Thảm trạng ấp Vĩnh-Lạc vẫn còn là cơn ác mộng của ta.

Tên sách : CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI VIỆT-NAM – CAO-MIÊN
Tác giả : LÊ-HƯƠNG
Nhà xuất bản : XUÂN THU
Năm xuất bản : 1968

I. ĐỊA ĐIỂM NHỮNG NGÔI CHỢ-TRỜI
III. BỘ MẶT CỦA MỖI CHỢ TRỜI
1) CHỢ-TRỜI HÀ-TIÊN
a) TÌNH TRẠNG BIÊN GIỚI
b) ĐỊA ĐIỂM HỌP CHỢ
c) DƯA HẤU HÀ-TIÊN, MÓN ĂN THÍCH KHẨU CỦA HOÀNG-GIA MIÊN
d) CHÁNH QUYỀN ĐỐI VỚI CHỢ-TRỜI
e) MỐI TÌNH MIÊN-VIỆT Ở CHỢ-TRỜI​
2) CHỢ-TRỜI TỊNH-BIÊN
a) CHỢ-TRỜI
b) TIỀN VÀ MÁU
c) NHỮNG MÓN HÀNG SỐNG : BÒ, GÀ, HEO, CÁ

Vấn đề mua heo Cao-Miên có nhiều đặc điểm đặc biệt hơn mua bò và cá. Trong phần trước, quý bạn đã thấy ở mục ngã đường Khánh-Bình Bình-Di có ghi rằng phần đất đối diện với xã Khánh-Bình bên tả ngạn Hậu-Giang là lãnh thổ Miên, chạy dài xuống đến Baknam. Như thế, phân nửa mặt sông bên này là của ta, phân nửa bên kia là của họ. Ghe, xuồng xâm nhập qua khỏi thủy phận thì bị lôi thôi ngay. Tàu tuần hai bên chạy lên, chạy xuống hoài hoài. Ở đầu xã Khánh-Bình, cạnh bờ sông Bình-Di là ranh giới có chợ Long-Bình, một chợ xã nhưng nhộn nhịp và sầm uất không thua chợ quận. Đó là nhờ việc mua bán hàng hóa Cao-Miên sang và hàng Việt-Nam đưa qua đất Miên. Đối diện với chợ Long-Bình là đồng ruộng Cao-Miên dọc theo bờ Hậu-Giang. Bên ấy người Miên nuôi heo rất nhiều, ăn không hết phải lén chở qua Việt-Nam bán bớt. Từ trong xóm, ấp xa, họ chở ra bờ sông bán cho một người đầu nậu. Người nầy làm một cái chuồng vĩ đại để chứa và sắm ghe, xuồng sẵn sàng chở qua chợ Long-Bình. Nói như thế nghe dễ dàng như là một nghề làm ăn lương thiện, sự thật thì khác hẳn. Heo bán trong xóm thì không sao chứ chở đi về hướng « bờ sông » thì y như rằng các quan chặn lại xét hỏi giấy tờ. Người bán heo phải « biết điều » mới mong đi trôi chảy ! Nhưng không phải vấn đề biết điều này dễ dàng áp dụng luôn luôn đâu, nguyên do vì chánh phủ Miên cấm tuyệt không cho xuất cảng heo sống sang Việt-Nam bằng cách phạt vạ một số tiền gấp 4, gấp 5 lần tiền bán con vật ; và mỗi lần phạt như thế, nhân viên thừa hành phận sự được hưởng một số hoa hồng từ 40 đến 45 phần trăm. Người bán có lo tiền hối lộ cũng chưa chắc trả đủ số của các quan được Chánh phủ tặng thưởng, như vậy, quan có ngọng gì thò tay nhận để chịu thiệt thòi đủ thứ, vừa về tiền mặt, vừa về phần tưởng lệ để thăng chức, vừa sợ bị lộ tẩy mất chén cơm ! Nếu người bán chịu trả đủ số tiền quan đòi thì tốt hơn tặng luôn con heo cho quan xơi còn hơn là chở sang Việt-Nam, rồi phải chở về Cao-Miên vì có ai dám mua với giá quá cao ! Vì lẽ đó, người bán phải dùng mưu thần, chước quỉ « cho » các quan bắt một người chở hai hay ba con trên xuồng bơi đủng đỉnh trước mũi tàu tuần. Quan vồ lấy dắt đem về văn phòng làm thủ tục phạt tiền. Trong lúc ấy, hàng chục xuồng nấp kín tuông ra, bay qua bờ bên kia, chở từ hai đến ba trăm con. Bán xong, các chủ heo chia nhau trả số tiền phạt cho người đã dùng kế Điệu hổ ly sơn, dụ khỉ các quan, kèm theo tiền lời cũng như đã bán được hai hay ba con heo ấy. Nhờ đó hai tỉnh Châu-Đốc, Long-Xuyên mới có dư heo cung cấp cho Đô thành Saigon và được ban khen sốt sắng, nhanh nhẹn phục vụ cho đồng bào Thủ đô có đầy đủ thịt heo tươi ăn mỗi ngày.
Tại nhà chứa cũng vậy, người đầu nậu phải nhanh mắt, nhanh tay khi thấy bóng tàu tuần vừa khuất dạng thì lập tức cho heo xuống ghe, xuồng chèo bay qua mặt sông. Rủi có chậm đôi chút mà qua khỏi phân nửa sông cũng kể như thoát. Heo Miên đã thành heo Việt rồi, không có luật pháp nào biến đổi chúng trở lại nguyên gốc được. Chủ heo bán cho một tay đầu nậu thứ nhì ở chợ Long-Bình, người nầy bán lại cho người mua đem xuống Saigon. Từ chợ Long-Bình, ông lái heo phải dùng ghe gắn máy chở xuống chợ Ba Tiệm phía dưới chợ Châu-Đốc, cạnh quốc lộ số 2. Tại đây, heo lên xe hơi về lò Chánh-Hưng.
Người Miên cung cấp theo lối ấy quanh năm, nhưng nhiều nhất là trong mấy tháng trước ngập, họ chở heo bằng xuồng dễ dàng di chuyển, chở được nhiều và trốn tránh các quan cũng tiện. Mùa nắng ráo họ phải chở bằng xe bò. Số heo sụt xuống rất ít, mỗi ngày người đầu nậu chỉ đem qua sông từ 10 đến 20 con, có ngày có từ 200 đến 300 con.
Các ông lái heo ở Long-Xuyên và Châu-Đốc thích mua heo Cao-Miên không phải vì giá rẻ hơn heo Việt-Nam, nhưng vì heo Miên ngày nào cũng có sẵn và hễ có là phải bán liền chứ không lẽ mang trở về ! Vì thế, ảnh hưởng của giá cả ở Saigon có bị sụt chút ít vì heo đông lạnh cũng không gây thiệt thòi cho giới buôn heo Miên. Ở trong tỉnh, mỗi khi nghe tin heo lên giá thì không ai chịu bán cho lái ! Người có heo muốn giữ lại để chờ giá heo lên cao hơn nữa, còn người bán heo Miên thì đã ăn chịu trước với lái, mỗi con 200$ nhất định, không lên, không xuống. Có người muốn giữ phần chắc đưa tiền trước cho một người Miên hay Việt kiều đi vào các sóc Miên đặt cọc mua sẵn heo cho mình. Những vị đại diện này làm ăn thật thà vài chuyến từ vài mươi con heo để lấy uy tín và được tăng dần tới vài trăm con. Rồi một ngày tốt trời các ông ôm gói bạc lên bờ đất Việt, xuống ghe sang Hậu-Giang vừa ngâm câu « tráng sĩ nhất khứ »… của người hùng Kinh Kha khi vào đất Tần. Người mất tiền đành đứng ủ rũ trên bờ sông nhìn qua lãnh thổ Miên mà văng nhiều câu chưởi thề cay độc nhất.
Nhiều ông lái bò ở Tịnh-Biên, Châu-Đốc cũng dùng phương pháp này và cũng gặp hoàn cảnh này. Người lãnh tiền ôm gói tếch sang Nam-Vang lập nghiệp, sống phè phỡn với vợ con. Luật pháp nào kết tội kẻ phản trắc ấy được ? Vào cuối năm 1962, một tay trung gian Việt gốc Miên cuỗm năm số tiền cọc của năm ông lái bò ở Châu-Đốc lên thủ đô Cao-Miên định làm giàu lớn. Nhưng chưa kịp trổ tài, hắn mon men ra hóng gió ở núi Bokor (ta gọi là núi Tà-Lơn) thuộc tỉnh Kampot. Tại đây, Chánh phủ Cao-Miên có mở một sòng bạc vĩ đại để dạy cho dân Miên biết những lối giỡn tiền theo người văn minh. Tên ăn cắp tưởng rằng có thể ăn bạc triệu dễ dàng nên dốc túi ra thử thời vận. Và đúng theo lời Thánh Hiền răn dạy từ ngàn xưa, của phi nghĩa sang tay kẻ khác trong chớp mắt. Mình trần, khố trụi, bơ vơ ở đất Miên, hắn không dám trở về Việt-Nam và sợ bị ăn đòn đến chết hoặc mang bịnh suốt đời, đành ở lại Nam-Vang sống với nghề… đạp xích lô.
Đối với nhà cầm quyền địa phương, việc kiểm soát heo cũng giống như xét giấy bò ở chợ phiên Núi Sam và cá đen trái mùa ở dọc biên giới.
Một ông lái phát ngôn rằng : « Heo Miên đâu có giấy thuế thân, làm sao biết nó sanh ở xứ nào mà quý thầy làm khó dễ bà con ? »
Gà Cao-Miên « bay » sang Việt-Nam hàng… trăm năm nay rồi. Đồng ruộng Cao-Miên rộng, lúa Cao-Miên thừa thãi, người Miên nuôi gà hàng trăm con mỗi gia đình, ăn làm sao hết kịp ? Xưa kia ở tỉnh Svay Riêng có nhiều xe hàng, xe đò chuyên môn chở gà hàng ngày xuống Sài-Gòn. Từ ngày có Chợ-Trời, xe hết thông thương, người Miên quen lệ đánh gà đến biên giới bán cho người Việt. Chánh quyền có ngăn chặn thì họ gánh đi vòng ngoài ruộng cách trạm kiểm soát lối một cây số, rồi cũng đem vào đất Việt. Nhân viên Nhà nước ngó thấy rõ ràng và biết rõ ràng nhưng không lẽ bỏ tù hay bắn chết một người công dân về tội bán vài mươi con gà hay sao ? Cấm đoán không được, người ta cho tự do. Chợ-Trời có một món hàng sống đặc biệt. Người bán phải chịu thuế « nhập cảng » và « nhập thị ». Như thế thì cả hai chánh phủ đều có lợi hết cả hai chứ sao ! Ở ngay Chợ-Trời Tịnh-Biên và dọc theo biên giới, từ bến đò dài qua cửa kinh Vĩnh-Tế phía trên chợ Châu-Đốc, cái sự gà Cao-Miên bay sang Việt-Nam là một sự kiện có thật hàng ngày. Chánh quyền địa phương không buồn ký giấy « Chứng thư nguyên xứ » làm chi cho mệt vì gà Cao-Miên có khác gà Việt-Nam chút nào đâu ? Vả lại người Việt không biết nuôi gà hay sao, đất Việt không có giống gà ấy hay sao ? Bởi thế cho nên, ngay trong những tháng 8, 9, 10 nước sông Cửu-Long dâng lên cao, gà thường hay trúng gió chết toi, hoặc không chỗ đi đứng, người Việt không có nuôi gà mà ở Châu-Đốc, Long-Xuyên đồng bào tha hồ ăn gà với giá rất rẻ. Xe hàng, xe đò chở hàng chục, hàng trăm giỏ gà mỗi ngày về Saigon. « Chợ gà » trước bến xe đò Vĩnh-Long, Mỹ-Thuận đầy nghẹt gà Cao-Miên, nếu chúng biết nói tha hồ kẻ bán người mua nghe chúng kể về chuyện Nam-Vang bằng tiếng Miên cho mà nghe. Giá có người ngoại quốc nào tò mò nhận xét về điểm này ắt là phải cho là ở hai tỉnh trên đây có nhiều trại nuôi gà vĩ đại lắm. Và giữa khoảng thời gian nước ngập mênh mông, các trại gà ấy phải cất trên những sàn nhà cao, che kín gió và không chừng có cả máy điều hòa không khí để các cậu, các cô gà khỏi chết toi.

Tên sách : CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI VIỆT-NAM – CAO-MIÊN Tác giả : LÊ-HƯƠNG Nhà xuất bản : XUÂN THU Năm xuất bản : 1968 I. ĐỊA ĐIỂM NHỮNG NGÔI CHỢ-TRỜI III. BỘ MẶT CỦA MỖI CHỢ TRỜI 1) CHỢ-TRỜI HÀ-TIÊN a) TÌNH TRẠNG BIÊN GIỚI b) ĐỊA ĐIỂM HỌP CHỢ c) DƯA HẤU HÀ-TIÊN, MÓN ĂN THÍCH KHẨU CỦA HOÀNG-GIA MIÊN d) CHÁNH QUYỀN ĐỐI VỚI CHỢ-TRỜI e) MỐI TÌNH MIÊN-VIỆT Ở CHỢ-TRỜI​ 2) CHỢ-TRỜI TỊNH-BIÊN a) CHỢ-TRỜI b) TIỀN VÀ MÁU c) NHỮNG MÓN HÀNG SỐNG : BÒ, GÀ, HEO, CÁ Vấn đề mua heo Cao-Miên có nhiều đặc điểm đặc biệt hơn mua bò và cá. Trong phần trước, quý bạn đã thấy ở mục ngã đường Khánh-Bình Bình-Di có ghi rằng phần đất đối diện với xã Khánh-Bình bên tả ngạn Hậu-Giang là lãnh thổ Miên, chạy dài xuống đến Baknam. Như thế, phân nửa mặt sông bên này là của ta, phân nửa bên kia là của họ. Ghe, xuồng xâm nhập qua khỏi thủy phận thì bị lôi thôi ngay. Tàu tuần hai bên chạy lên, chạy xuống hoài hoài. Ở đầu xã Khánh-Bình, cạnh bờ sông Bình-Di là ranh giới có chợ Long-Bình, một chợ xã nhưng nhộn nhịp và sầm uất không thua chợ quận. Đó là nhờ việc mua bán hàng hóa Cao-Miên sang và hàng Việt-Nam đưa qua đất Miên. Đối diện với chợ Long-Bình là đồng ruộng Cao-Miên dọc theo bờ Hậu-Giang. Bên ấy người Miên nuôi heo rất nhiều, ăn không hết phải lén chở qua Việt-Nam bán bớt. Từ trong xóm, ấp xa, họ chở ra bờ sông bán cho một người đầu nậu. Người nầy làm một cái chuồng vĩ đại để chứa và sắm ghe, xuồng sẵn sàng chở qua chợ Long-Bình. Nói như thế nghe dễ dàng như là một nghề làm ăn lương thiện, sự thật thì khác hẳn. Heo bán trong xóm thì không sao chứ chở đi về hướng « bờ sông » thì y như rằng các quan chặn lại xét hỏi giấy tờ. Người bán heo phải « biết điều » mới mong đi trôi chảy ! Nhưng không phải vấn đề biết điều này dễ dàng áp dụng luôn luôn đâu, nguyên do vì chánh phủ Miên cấm tuyệt không cho xuất cảng heo sống sang Việt-Nam bằng cách phạt vạ một số tiền gấp 4, gấp 5 lần tiền bán con vật ; và mỗi lần phạt như thế, nhân viên thừa hành phận sự được hưởng một số hoa hồng từ 40 đến 45 phần trăm. Người bán có lo tiền hối lộ cũng chưa chắc trả đủ số của các quan được Chánh phủ tặng thưởng, như vậy, quan có ngọng gì thò tay nhận để chịu thiệt thòi đủ thứ, vừa về tiền mặt, vừa về phần tưởng lệ để thăng chức, vừa sợ bị lộ tẩy mất chén cơm ! Nếu người bán chịu trả đủ số tiền quan đòi thì tốt hơn tặng luôn con heo cho quan xơi còn hơn là chở sang Việt-Nam, rồi phải chở về Cao-Miên vì có ai dám mua với giá quá cao ! Vì lẽ đó, người bán phải dùng mưu thần, chước quỉ « cho » các quan bắt một người chở hai hay ba con trên xuồng bơi đủng đỉnh trước mũi tàu tuần. Quan vồ lấy dắt đem về văn phòng làm thủ tục phạt tiền. Trong lúc ấy, hàng chục xuồng nấp kín tuông ra, bay qua bờ bên kia, chở từ hai đến ba trăm con. Bán xong, các chủ heo chia nhau trả số tiền phạt cho người đã dùng kế Điệu hổ ly sơn, dụ khỉ các quan, kèm theo tiền lời cũng như đã bán được hai hay ba con heo ấy. Nhờ đó hai tỉnh Châu-Đốc, Long-Xuyên mới có dư heo cung cấp cho Đô thành Saigon và được ban khen sốt sắng, nhanh nhẹn phục vụ cho đồng bào Thủ đô có đầy đủ thịt heo tươi ăn mỗi ngày. Tại nhà chứa cũng vậy, người đầu nậu phải nhanh mắt, nhanh tay khi thấy bóng tàu tuần vừa khuất dạng thì lập tức cho heo xuống ghe, xuồng chèo bay qua mặt sông. Rủi có chậm đôi chút mà qua khỏi phân nửa sông cũng kể như thoát. Heo Miên đã thành heo Việt rồi, không có luật pháp nào biến đổi chúng trở lại nguyên gốc được. Chủ heo bán cho một tay đầu nậu thứ nhì ở chợ Long-Bình, người nầy bán lại cho người mua đem xuống Saigon. Từ chợ Long-Bình, ông lái heo phải dùng ghe gắn máy chở xuống chợ Ba Tiệm phía dưới chợ Châu-Đốc, cạnh quốc lộ số 2. Tại đây, heo lên xe hơi về lò Chánh-Hưng. Người Miên cung cấp theo lối ấy quanh năm, nhưng nhiều nhất là trong mấy tháng trước ngập, họ chở heo bằng xuồng dễ dàng di chuyển, chở được nhiều và trốn tránh các quan cũng tiện. Mùa nắng ráo họ phải chở bằng xe bò. Số heo sụt xuống rất ít, mỗi ngày người đầu nậu chỉ đem qua sông từ 10 đến 20 con, có ngày có từ 200 đến 300 con. Các ông lái heo ở Long-Xuyên và Châu-Đốc thích mua heo Cao-Miên không phải vì giá rẻ hơn heo Việt-Nam, nhưng vì heo Miên ngày nào cũng có sẵn và hễ có là phải bán liền chứ không lẽ mang trở về ! Vì thế, ảnh hưởng của giá cả ở Saigon có bị sụt chút ít vì heo đông lạnh cũng không gây thiệt thòi cho giới buôn heo Miên. Ở trong tỉnh, mỗi khi nghe tin heo lên giá thì không ai chịu bán cho lái ! Người có heo muốn giữ lại để chờ giá heo lên cao hơn nữa, còn người bán heo Miên thì đã ăn chịu trước với lái, mỗi con 200$ nhất định, không lên, không xuống. Có người muốn giữ phần chắc đưa tiền trước cho một người Miên hay Việt kiều đi vào các sóc Miên đặt cọc mua sẵn heo cho mình. Những vị đại diện này làm ăn thật thà vài chuyến từ vài mươi con heo để lấy uy tín và được tăng dần tới vài trăm con. Rồi một ngày tốt trời các ông ôm gói bạc lên bờ đất Việt, xuống ghe sang Hậu-Giang vừa ngâm câu « tráng sĩ nhất khứ »… của người hùng Kinh Kha khi vào đất Tần. Người mất tiền đành đứng ủ rũ trên bờ sông nhìn qua lãnh thổ Miên mà văng nhiều câu chưởi thề cay độc nhất. Nhiều ông lái bò ở Tịnh-Biên, Châu-Đốc cũng dùng phương pháp này và cũng gặp hoàn cảnh này. Người lãnh tiền ôm gói tếch sang Nam-Vang lập nghiệp, sống phè phỡn với vợ con. Luật pháp nào kết tội kẻ phản trắc ấy được ? Vào cuối năm 1962, một tay trung gian Việt gốc Miên cuỗm năm số tiền cọc của năm ông lái bò ở Châu-Đốc lên thủ đô Cao-Miên định làm giàu lớn. Nhưng chưa kịp trổ tài, hắn mon men ra hóng gió ở núi Bokor (ta gọi là núi Tà-Lơn) thuộc tỉnh Kampot. Tại đây, Chánh phủ Cao-Miên có mở một sòng bạc vĩ đại để dạy cho dân Miên biết những lối giỡn tiền theo người văn minh. Tên ăn cắp tưởng rằng có thể ăn bạc triệu dễ dàng nên dốc túi ra thử thời vận. Và đúng theo lời Thánh Hiền răn dạy từ ngàn xưa, của phi nghĩa sang tay kẻ khác trong chớp mắt. Mình trần, khố trụi, bơ vơ ở đất Miên, hắn không dám trở về Việt-Nam và sợ bị ăn đòn đến chết hoặc mang bịnh suốt đời, đành ở lại Nam-Vang sống với nghề… đạp xích lô. Đối với nhà cầm quyền địa phương, việc kiểm soát heo cũng giống như xét giấy bò ở chợ phiên Núi Sam và cá đen trái mùa ở dọc biên giới. Một ông lái phát ngôn rằng : « Heo Miên đâu có giấy thuế thân, làm sao biết nó sanh ở xứ nào mà quý thầy làm khó dễ bà con ? » Gà Cao-Miên « bay » sang Việt-Nam hàng… trăm năm nay rồi. Đồng ruộng Cao-Miên rộng, lúa Cao-Miên thừa thãi, người Miên nuôi gà hàng trăm con mỗi gia đình, ăn làm sao hết kịp ? Xưa kia ở tỉnh Svay Riêng có nhiều xe hàng, xe đò chuyên môn chở gà hàng ngày xuống Sài-Gòn. Từ ngày có Chợ-Trời, xe hết thông thương, người Miên quen lệ đánh gà đến biên giới bán cho người Việt. Chánh quyền có ngăn chặn thì họ gánh đi vòng ngoài ruộng cách trạm kiểm soát lối một cây số, rồi cũng đem vào đất Việt. Nhân viên Nhà nước ngó thấy rõ ràng và biết rõ ràng nhưng không lẽ bỏ tù hay bắn chết một người công dân về tội bán vài mươi con gà hay sao ? Cấm đoán không được, người ta cho tự do. Chợ-Trời có một món hàng sống đặc biệt. Người bán phải chịu thuế « nhập cảng » và « nhập thị ». Như thế thì cả hai chánh phủ đều có lợi hết cả hai chứ sao ! Ở ngay Chợ-Trời Tịnh-Biên và dọc theo biên giới, từ bến đò dài qua cửa kinh Vĩnh-Tế phía trên chợ Châu-Đốc, cái sự gà Cao-Miên bay sang Việt-Nam là một sự kiện có thật hàng ngày. Chánh quyền địa phương không buồn ký giấy « Chứng thư nguyên xứ » làm chi cho mệt vì gà Cao-Miên có khác gà Việt-Nam chút nào đâu ? Vả lại người Việt không biết nuôi gà hay sao, đất Việt không có giống gà ấy hay sao ? Bởi thế cho nên, ngay trong những tháng 8, 9, 10 nước sông Cửu-Long dâng lên cao, gà thường hay trúng gió chết toi, hoặc không chỗ đi đứng, người Việt không có nuôi gà mà ở Châu-Đốc, Long-Xuyên đồng bào tha hồ ăn gà với giá rất rẻ. Xe hàng, xe đò chở hàng chục, hàng trăm giỏ gà mỗi ngày về Saigon. « Chợ gà » trước bến xe đò Vĩnh-Long, Mỹ-Thuận đầy nghẹt gà Cao-Miên, nếu chúng biết nói tha hồ kẻ bán người mua nghe chúng kể về chuyện Nam-Vang bằng tiếng Miên cho mà nghe. Giá có người ngoại quốc nào tò mò nhận xét về điểm này ắt là phải cho là ở hai tỉnh trên đây có nhiều trại nuôi gà vĩ đại lắm. Và giữa khoảng thời gian nước ngập mênh mông, các trại gà ấy phải cất trên những sàn nhà cao, che kín gió và không chừng có cả máy điều hòa không khí để các cậu, các cô gà khỏi chết toi.

Tên sách : CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI VIỆT-NAM – CAO-MIÊN
Tác giả : LÊ-HƯƠNG
Nhà xuất bản : XUÂN THU
Năm xuất bản : 1968

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

I. ĐỊA ĐIỂM NHỮNG NGÔI CHỢ-TRỜI

II. TẠI SAO CÓ CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI ?

III. BỘ MẶT CỦA MỖI CHỢ TRỜI
1) CHỢ-TRỜI HÀ-TIÊN
a) TÌNH TRẠNG BIÊN GIỚI
b) ĐỊA ĐIỂM HỌP CHỢ
c) DƯA HẤU HÀ-TIÊN, MÓN ĂN THÍCH KHẨU CỦA HOÀNG-GIA MIÊN
d) CHÁNH QUYỀN ĐỐI VỚI CHỢ-TRỜI
e) MỐI TÌNH MIÊN-VIỆT Ở CHỢ-TRỜI​
2) CHỢ-TRỜI TỊNH-BIÊN
a) CHỢ-TRỜI
b) TIỀN VÀ MÁU
c) NHỮNG MÓN HÀNG SỐNG : BÒ, GÀ, HEO, CÁ
d) TÌNH TRẠNG BIẾN THIÊN QUA TỪNG GIAI ĐOẠN​
3) CHỢ-TRỜI THƯỜNG PHỨC (HỒNG-NGỰ)
a) MỘT ĐỊA THẾ ĐẶC BIỆT
b) MỘT QUY LUẬT LẠ LÙNG
c) CÁC HẠNG THÂN CHỦ
d) CÁC MÓN HÀNG
e) CÁCH CHUYỂN HÀNG


Trong « lịch sử » chuyển hàng bằng ghe, xuồng, người trong giới Chợ-Trời kể lại một câu chuyện kẻ giấu hàng bị « ma giấu » mấy ngày làm vỡ lở cả xóm. Câu chuyện xẩy ra tại vàm Cỏ-Lau, xã Phú-Hữu, quận An-Phú, tỉnh Châu-Đốc. Phía trên xã nầy là xã Baknam của Cao-Miên. Hàng hóa bán lậu được di chuyển bằng ghe lườn, xuồng nhẹ dọc theo Hậu-Giang và các rạch nhỏ trên ruộng.

Gần vàm Cỏ-Lau có ngôi mả đất chôn một bà già, nghe đâu là mẫu thân của một vị quan lớn. Sở dĩ người con có quyền thế và tiền bạc dư dả mà không xây mộ tử tế cho mẹ là vì bà ấy đã thành quỷ, thường hiện hồn phá phách xóm làng. Hành động hằng ngày của bà là giấu những kẻ nào không kính trọng bà, tỏ ý khinh khi hay không tin tưởng sự hiển linh của bà. Ngay trong quân đội, một anh binh sĩ bị bà giấu mấy ngày gần ngất ngư khiến các sĩ quan chỉ huy điên đầu.

Nguyên năm 1957, một toán lính Công binh xây đồn ở vàm Cỏ-Lau, vô tình cất sát bên ngôi mộ. Đồn xây gần xong, người con mới hay tin liền ra lịnh chọn nơi khác. Nhưng vì đồn sắp hoàn thành và ngân khoản không có để dở đi, cất cái mới nên đành chịu. Đồng bào trong vùng cho anh em biết sự tích ngôi mộ và sự linh ứng của người chết.

Một anh binh sĩ theo Công giáo tỏ ý chê những người mê tín dị đoan, một hôm, uống rượu say anh đứng trên mộ tiểu xuống vừa lải nhải : « Ma, quỷ nào giỏi thì cứ bắt tao thử xem sao ? »

Sáng lại, anh đi đâu mất. Vị Trung úy chỉ huy điểm danh không thấy, có ý lo ngại cho anh kia bị lính Miên bắt cóc, hoặc đi lạc qua đất bạn làm bậy thì rắc rối về ngoại giao, vì đồn chỉ cách biên giới 500 thước. Ông cho lính đi tìm các ngả đường, hỏi thăm ở bến đò xem anh ta có trốn về Châu-Đốc du hí chăng ? Nhưng không ai thấy anh ta ở đâu cả. Bên kia lằn ranh có một đám điên-điển lớn. Vị Trung Úy mạo hiểm dắt lính đi xuồng kiếm trong từng bụi cây mà không thấy dấu vết gì cả.

Tối lại, đồng bào đưa ý kiến nhờ thầy Pháp điều khiển xác đồng lên hỏi vì ai cũng tin chắc rằng anh kia bị bà đó giấu như những người khác. Vị Trung úy thấy hay hay, vả lại ông cũng muốn tiêu khiển cho đỡ buồn nên chiều ý bà con lối xóm. Xác đồng lên ợ ngáp, uốn éo một hồi bảo rằng nạn nhân bị bắt đi về hướng Tây Nam. Quả đúng là hướng lên Cao-Miên. Hỏi rằng nạn nhân có phải bị lính Miên, Việt Cộng hay bộ đội của ông Bảy Đởm, ông Trương-Kim-Cù bắt giết hay không thì xác đồng lắc đầu mà không dám nói ai là thủ phạm ! Hỏi nạn nhân còn sống hay chết ? Xác gật đầu bảo không sao.

Hôm sau, Ông Trung úy lại đến đám điên-điển, quả nhiên thấy anh binh sĩ ngồi ủ rũ dưới đất, mình mẩy dính bùn bê bết, miệng ngậm đầy cát và rơm. Dắt về đồn hỏi đi đâu thì anh ta trợn mắt vỗ ngực hét : « Tao là Lê-Thị-H… đây ! »

Lê-Thị-H… là tên của người quá cố nằm dưới mả. Mọi người hoảng hồn trước sự hiển linh đột ngột. Ông Trung úy không dám để nạn nhân trong đồn liền chở xuống Châu-Đốc để hôm sau đưa luôn đi nhà thương Cần-Thơ. Đêm ấy, ông nghỉ ở Tiểu-khu với một sĩ quan trong một phòng. Phòng nầy ở sát bên cái kho chứa cuốc, xẻng, dụng cụ. Lối 9 giờ, ông đang ngồi nói chuyện thình lình nghe tiếng ai xốc xẻng, cuốc nghe rổn rang trong kho. Nghi có biến, ông và ông bạn cầm súng chạy qua xem thì không thấy gì hết. Vị sĩ quan tỏ ý sợ ma quỷ khuấy phá, ông Trung úy cũng phân vân vì chính mắt mình vừa thấy ma giấu anh binh sĩ của mình.
Trong lúc ấy, một anh Hạ sĩ Việt gốc Miên thấy vậy liền cười xòa mà rằng : « Ma quỷ gì mà sợ ? Tui có bùa Cao-Miên, Trung úy cho tui ngủ tại đây thì không có ma nào dám phá nữa ».
Hai ông sĩ quAn-Thuận. Anh Hạ sĩ đem ghế vải đến nằm bên cạnh, ngồi đọc thần chú rì rầm một hồi mới nằm xuống. Vài phút sau anh ngáy pho pho. Hai ông tục câu chuyện vừa bỏ dở, thình lình thấy anh Hạ sĩ thở è è, lưỡi le ra như bị ai bóp cổ.

Hai ông nhảy đến gọi anh ta. Tỉnh dậy, anh ta lắp bắp : « Bà già dữ quá, bóp cổ tui gần chết. Tui không dám ngủ ở đây nữa đâu ».

Anh ta xếp ghế chạy ngay. Vị Trung úy lấy đèn bấm qua kho dụng cụ tìm kiếm khắp nơi thì thấy bộ quần áo « trây-di » của anh binh sĩ bị ma giấu mới thay hồi chiều bỏ nằm trong góc phòng. Ông cho đó là nguyên do của tiếng động và hiện tượng anh Hạ sĩ bị bóp cổ, bèn đem ra sân chế dầu đốt. Sau đó, không có gì xẩy ra nữa.

Chuyện người tải hàng lậu bị ma giấu cũng na ná như vậy. Nạn nhân chở hai bao thuốc hút, dép cao su, chén, dĩa, lạp xưởng trên chiếc xuồng từ trong ngọn rạch Cỏ-Lau bơi ra vàm lúc mặt trời vừa lặn. Địa điểm giao hàng là dưới một gốc cây gáo phía trong đồn vài trăm thước vào tờ mờ sáng. Cùng đi với anh ta có hai bạn đồng nghiệp, mỗi người bơi một chiếc xuồng, giả đi câu tôm. Tới nơi, ba anh cột xuồng trong bụi, giao cho một anh coi chừng còn hai anh vào xóm mua rượu và thức ăn đem về làm tiệc. Câu chuyện hai người tán phiệu dọc đường là vấn đề bà già thành quỷ hay giấu người. Anh bạn của chúng ta nhất định không tin, không sợ, tuyên bố nhiều lời trịch thượng và nhạo báng người đồng nghiệp luôn mồm. Hơn nữa, tiện đường đi ngang ngôi mộ, anh nhảy cởn lên dậm chân bình bịch vừa thách đố om sòm. Đêm ấy, sau khi ăn nhậu no nê, ba anh em chui vào nóp ngủ. Anh chàng gan lỳ nằm trằn trọc một hồi tự nhiên chui ra, lên bờ đi thẳng vào bụi tre gai ngồi trong đó. Hai anh kia không hay biết gì cả.

Trời chưa sáng hẳn, người nhận hàng bơi xuồng đến không thấy người giao. Chạy kiếm không ra, kêu gọi không đáp, người ấy không thể chờ lâu vì phải trà trộn với đoàn ghe đồng bào đi chợ nên phân chứng với hai bạn đồng nghiệp lấy số hàng trong xuồng hẹn sẽ tính sau. Hai anh kia rảnh tay không có gì phải lo sợ bèn rủ nhau đi tìm người bạn. Cả hai đều tin chắc nạn nhân bị bà già giấu để phạt tội dậm chân trên mả và nói khoét. Hai anh lục soát khắp vùng, gặp bụi cây nào cũng vạch ra, hóc hẻm nào cũng lủi vào. Nhưng suốt buổi sáng hai anh không gặp ông bạn quý. Đồng bào trong xóm hay tin cũng đổ ra tìm giúp làm náo động cả làng. Đến tối, vợ nạn nhân chạy tới khóc lóc xin bà con tiếp cứu. Người ta nhờ thầy Pháp khiển đồng về hỏi « hướng đi » của nạn nhân, và hôm sau quả nhiên vợ nạn nhân tìm thấy chồng ngồi ngơ ngẩn trong bụi tre gai, miệng ngậm đầy đất, quần áo rách bươm. Đồng bào phải cắt dọn cả một phần bụi tre mới lôi anh ta ra được.

Vừa cử động tay chân, anh ta móc đống đất trong miệng ra, đấm ngực phành phạch mà rằng : « Ta là Lê-Thị-H… đây. Thằng nầy dám dậm chân trên mả ta phải lạy ta đủ một trăm lạy ta mới tha ».

Nói xong, anh ù chạy về phía ngôi mộ. Thiên hạ chạy theo rần rần như bắt kẻ trộm bò ! Tới mả, anh đứng ngay ngắn, xá ba xá rồi bắt đầu vừa lạy vừa đếm đủ 100 lần. Lạy xong, anh ngã quỵ xuống mệt suýt đứt hơi vì bị đói, khát gần hai ngày hai đêm.
Vì câu chuyện này mà giới tải hàng bị bể không dám dùng lối ấy nữa. Riêng anh bạn của chúng ta thì « kệch » luôn, sợ luôn, sợ thiệt tình, dù ai có thuê với giá bằng hai cũng không dám bén mảng đến vàm Cỏ-Lau nữa.

Tên sách : CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI VIỆT-NAM – CAO-MIÊN Tác giả : LÊ-HƯƠNG Nhà xuất bản : XUÂN THU Năm xuất bản : 1968 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU I. ĐỊA ĐIỂM NHỮNG NGÔI CHỢ-TRỜI II. TẠI SAO CÓ CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI ? III. BỘ MẶT CỦA MỖI CHỢ TRỜI 1) CHỢ-TRỜI HÀ-TIÊN a) TÌNH TRẠNG BIÊN GIỚI b) ĐỊA ĐIỂM HỌP CHỢ c) DƯA HẤU HÀ-TIÊN, MÓN ĂN THÍCH KHẨU CỦA HOÀNG-GIA MIÊN d) CHÁNH QUYỀN ĐỐI VỚI CHỢ-TRỜI e) MỐI TÌNH MIÊN-VIỆT Ở CHỢ-TRỜI​ 2) CHỢ-TRỜI TỊNH-BIÊN a) CHỢ-TRỜI b) TIỀN VÀ MÁU c) NHỮNG MÓN HÀNG SỐNG : BÒ, GÀ, HEO, CÁ d) TÌNH TRẠNG BIẾN THIÊN QUA TỪNG GIAI ĐOẠN​ 3) CHỢ-TRỜI THƯỜNG PHỨC (HỒNG-NGỰ) a) MỘT ĐỊA THẾ ĐẶC BIỆT b) MỘT QUY LUẬT LẠ LÙNG c) CÁC HẠNG THÂN CHỦ d) CÁC MÓN HÀNG e) CÁCH CHUYỂN HÀNG --- Trong « lịch sử » chuyển hàng bằng ghe, xuồng, người trong giới Chợ-Trời kể lại một câu chuyện kẻ giấu hàng bị « ma giấu » mấy ngày làm vỡ lở cả xóm. Câu chuyện xẩy ra tại vàm Cỏ-Lau, xã Phú-Hữu, quận An-Phú, tỉnh Châu-Đốc. Phía trên xã nầy là xã Baknam của Cao-Miên. Hàng hóa bán lậu được di chuyển bằng ghe lườn, xuồng nhẹ dọc theo Hậu-Giang và các rạch nhỏ trên ruộng. Gần vàm Cỏ-Lau có ngôi mả đất chôn một bà già, nghe đâu là mẫu thân của một vị quan lớn. Sở dĩ người con có quyền thế và tiền bạc dư dả mà không xây mộ tử tế cho mẹ là vì bà ấy đã thành quỷ, thường hiện hồn phá phách xóm làng. Hành động hằng ngày của bà là giấu những kẻ nào không kính trọng bà, tỏ ý khinh khi hay không tin tưởng sự hiển linh của bà. Ngay trong quân đội, một anh binh sĩ bị bà giấu mấy ngày gần ngất ngư khiến các sĩ quan chỉ huy điên đầu. Nguyên năm 1957, một toán lính Công binh xây đồn ở vàm Cỏ-Lau, vô tình cất sát bên ngôi mộ. Đồn xây gần xong, người con mới hay tin liền ra lịnh chọn nơi khác. Nhưng vì đồn sắp hoàn thành và ngân khoản không có để dở đi, cất cái mới nên đành chịu. Đồng bào trong vùng cho anh em biết sự tích ngôi mộ và sự linh ứng của người chết. Một anh binh sĩ theo Công giáo tỏ ý chê những người mê tín dị đoan, một hôm, uống rượu say anh đứng trên mộ tiểu xuống vừa lải nhải : « Ma, quỷ nào giỏi thì cứ bắt tao thử xem sao ? » Sáng lại, anh đi đâu mất. Vị Trung úy chỉ huy điểm danh không thấy, có ý lo ngại cho anh kia bị lính Miên bắt cóc, hoặc đi lạc qua đất bạn làm bậy thì rắc rối về ngoại giao, vì đồn chỉ cách biên giới 500 thước. Ông cho lính đi tìm các ngả đường, hỏi thăm ở bến đò xem anh ta có trốn về Châu-Đốc du hí chăng ? Nhưng không ai thấy anh ta ở đâu cả. Bên kia lằn ranh có một đám điên-điển lớn. Vị Trung Úy mạo hiểm dắt lính đi xuồng kiếm trong từng bụi cây mà không thấy dấu vết gì cả. Tối lại, đồng bào đưa ý kiến nhờ thầy Pháp điều khiển xác đồng lên hỏi vì ai cũng tin chắc rằng anh kia bị bà đó giấu như những người khác. Vị Trung úy thấy hay hay, vả lại ông cũng muốn tiêu khiển cho đỡ buồn nên chiều ý bà con lối xóm. Xác đồng lên ợ ngáp, uốn éo một hồi bảo rằng nạn nhân bị bắt đi về hướng Tây Nam. Quả đúng là hướng lên Cao-Miên. Hỏi rằng nạn nhân có phải bị lính Miên, Việt Cộng hay bộ đội của ông Bảy Đởm, ông Trương-Kim-Cù bắt giết hay không thì xác đồng lắc đầu mà không dám nói ai là thủ phạm ! Hỏi nạn nhân còn sống hay chết ? Xác gật đầu bảo không sao. Hôm sau, Ông Trung úy lại đến đám điên-điển, quả nhiên thấy anh binh sĩ ngồi ủ rũ dưới đất, mình mẩy dính bùn bê bết, miệng ngậm đầy cát và rơm. Dắt về đồn hỏi đi đâu thì anh ta trợn mắt vỗ ngực hét : « Tao là Lê-Thị-H… đây ! » Lê-Thị-H… là tên của người quá cố nằm dưới mả. Mọi người hoảng hồn trước sự hiển linh đột ngột. Ông Trung úy không dám để nạn nhân trong đồn liền chở xuống Châu-Đốc để hôm sau đưa luôn đi nhà thương Cần-Thơ. Đêm ấy, ông nghỉ ở Tiểu-khu với một sĩ quan trong một phòng. Phòng nầy ở sát bên cái kho chứa cuốc, xẻng, dụng cụ. Lối 9 giờ, ông đang ngồi nói chuyện thình lình nghe tiếng ai xốc xẻng, cuốc nghe rổn rang trong kho. Nghi có biến, ông và ông bạn cầm súng chạy qua xem thì không thấy gì hết. Vị sĩ quan tỏ ý sợ ma quỷ khuấy phá, ông Trung úy cũng phân vân vì chính mắt mình vừa thấy ma giấu anh binh sĩ của mình. Trong lúc ấy, một anh Hạ sĩ Việt gốc Miên thấy vậy liền cười xòa mà rằng : « Ma quỷ gì mà sợ ? Tui có bùa Cao-Miên, Trung úy cho tui ngủ tại đây thì không có ma nào dám phá nữa ». Hai ông sĩ quAn-Thuận. Anh Hạ sĩ đem ghế vải đến nằm bên cạnh, ngồi đọc thần chú rì rầm một hồi mới nằm xuống. Vài phút sau anh ngáy pho pho. Hai ông tục câu chuyện vừa bỏ dở, thình lình thấy anh Hạ sĩ thở è è, lưỡi le ra như bị ai bóp cổ. Hai ông nhảy đến gọi anh ta. Tỉnh dậy, anh ta lắp bắp : « Bà già dữ quá, bóp cổ tui gần chết. Tui không dám ngủ ở đây nữa đâu ». Anh ta xếp ghế chạy ngay. Vị Trung úy lấy đèn bấm qua kho dụng cụ tìm kiếm khắp nơi thì thấy bộ quần áo « trây-di » của anh binh sĩ bị ma giấu mới thay hồi chiều bỏ nằm trong góc phòng. Ông cho đó là nguyên do của tiếng động và hiện tượng anh Hạ sĩ bị bóp cổ, bèn đem ra sân chế dầu đốt. Sau đó, không có gì xẩy ra nữa. Chuyện người tải hàng lậu bị ma giấu cũng na ná như vậy. Nạn nhân chở hai bao thuốc hút, dép cao su, chén, dĩa, lạp xưởng trên chiếc xuồng từ trong ngọn rạch Cỏ-Lau bơi ra vàm lúc mặt trời vừa lặn. Địa điểm giao hàng là dưới một gốc cây gáo phía trong đồn vài trăm thước vào tờ mờ sáng. Cùng đi với anh ta có hai bạn đồng nghiệp, mỗi người bơi một chiếc xuồng, giả đi câu tôm. Tới nơi, ba anh cột xuồng trong bụi, giao cho một anh coi chừng còn hai anh vào xóm mua rượu và thức ăn đem về làm tiệc. Câu chuyện hai người tán phiệu dọc đường là vấn đề bà già thành quỷ hay giấu người. Anh bạn của chúng ta nhất định không tin, không sợ, tuyên bố nhiều lời trịch thượng và nhạo báng người đồng nghiệp luôn mồm. Hơn nữa, tiện đường đi ngang ngôi mộ, anh nhảy cởn lên dậm chân bình bịch vừa thách đố om sòm. Đêm ấy, sau khi ăn nhậu no nê, ba anh em chui vào nóp ngủ. Anh chàng gan lỳ nằm trằn trọc một hồi tự nhiên chui ra, lên bờ đi thẳng vào bụi tre gai ngồi trong đó. Hai anh kia không hay biết gì cả. Trời chưa sáng hẳn, người nhận hàng bơi xuồng đến không thấy người giao. Chạy kiếm không ra, kêu gọi không đáp, người ấy không thể chờ lâu vì phải trà trộn với đoàn ghe đồng bào đi chợ nên phân chứng với hai bạn đồng nghiệp lấy số hàng trong xuồng hẹn sẽ tính sau. Hai anh kia rảnh tay không có gì phải lo sợ bèn rủ nhau đi tìm người bạn. Cả hai đều tin chắc nạn nhân bị bà già giấu để phạt tội dậm chân trên mả và nói khoét. Hai anh lục soát khắp vùng, gặp bụi cây nào cũng vạch ra, hóc hẻm nào cũng lủi vào. Nhưng suốt buổi sáng hai anh không gặp ông bạn quý. Đồng bào trong xóm hay tin cũng đổ ra tìm giúp làm náo động cả làng. Đến tối, vợ nạn nhân chạy tới khóc lóc xin bà con tiếp cứu. Người ta nhờ thầy Pháp khiển đồng về hỏi « hướng đi » của nạn nhân, và hôm sau quả nhiên vợ nạn nhân tìm thấy chồng ngồi ngơ ngẩn trong bụi tre gai, miệng ngậm đầy đất, quần áo rách bươm. Đồng bào phải cắt dọn cả một phần bụi tre mới lôi anh ta ra được. Vừa cử động tay chân, anh ta móc đống đất trong miệng ra, đấm ngực phành phạch mà rằng : « Ta là Lê-Thị-H… đây. Thằng nầy dám dậm chân trên mả ta phải lạy ta đủ một trăm lạy ta mới tha ». Nói xong, anh ù chạy về phía ngôi mộ. Thiên hạ chạy theo rần rần như bắt kẻ trộm bò ! Tới mả, anh đứng ngay ngắn, xá ba xá rồi bắt đầu vừa lạy vừa đếm đủ 100 lần. Lạy xong, anh ngã quỵ xuống mệt suýt đứt hơi vì bị đói, khát gần hai ngày hai đêm. Vì câu chuyện này mà giới tải hàng bị bể không dám dùng lối ấy nữa. Riêng anh bạn của chúng ta thì « kệch » luôn, sợ luôn, sợ thiệt tình, dù ai có thuê với giá bằng hai cũng không dám bén mảng đến vàm Cỏ-Lau nữa.
14
4
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp