Tên sách : CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI VIỆT-NAM – CAO-MIÊN
Tác giả : LÊ-HƯƠNG
Nhà xuất bản : XUÂN THU
Năm xuất bản : 1968
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
I. ĐỊA ĐIỂM NHỮNG NGÔI CHỢ-TRỜI
II. TẠI SAO CÓ CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI ?
III. BỘ MẶT CỦA MỖI CHỢ TRỜI
1) CHỢ-TRỜI HÀ-TIÊN
a) TÌNH TRẠNG BIÊN GIỚI
b) ĐỊA ĐIỂM HỌP CHỢ
c) DƯA HẤU HÀ-TIÊN, MÓN ĂN THÍCH KHẨU CỦA HOÀNG-GIA MIÊN
d) CHÁNH QUYỀN ĐỐI VỚI CHỢ-TRỜI
e) MỐI TÌNH MIÊN-VIỆT Ở CHỢ-TRỜI
2) CHỢ-TRỜI TỊNH-BIÊN
a) CHỢ-TRỜI
b) TIỀN VÀ MÁU
c) NHỮNG MÓN HÀNG SỐNG : BÒ, GÀ, HEO, CÁ
d) TÌNH TRẠNG BIẾN THIÊN QUA TỪNG GIAI ĐOẠN
3) CHỢ-TRỜI THƯỜNG PHỨC (HỒNG-NGỰ)
a) MỘT ĐỊA THẾ ĐẶC BIỆT
b) MỘT QUY LUẬT LẠ LÙNG
c) CÁC HẠNG THÂN CHỦ
d) CÁC MÓN HÀNG
e) CÁCH CHUYỂN HÀNG
Trong « lịch sử » chuyển hàng bằng ghe, xuồng, người trong giới Chợ-Trời kể lại một câu chuyện kẻ giấu hàng bị « ma giấu » mấy ngày làm vỡ lở cả xóm. Câu chuyện xẩy ra tại vàm Cỏ-Lau, xã Phú-Hữu, quận An-Phú, tỉnh Châu-Đốc. Phía trên xã nầy là xã Baknam của Cao-Miên. Hàng hóa bán lậu được di chuyển bằng ghe lườn, xuồng nhẹ dọc theo Hậu-Giang và các rạch nhỏ trên ruộng.
Gần vàm Cỏ-Lau có ngôi mả đất chôn một bà già, nghe đâu là mẫu thân của một vị quan lớn. Sở dĩ người con có quyền thế và tiền bạc dư dả mà không xây mộ tử tế cho mẹ là vì bà ấy đã thành quỷ, thường hiện hồn phá phách xóm làng. Hành động hằng ngày của bà là giấu những kẻ nào không kính trọng bà, tỏ ý khinh khi hay không tin tưởng sự hiển linh của bà. Ngay trong quân đội, một anh binh sĩ bị bà giấu mấy ngày gần ngất ngư khiến các sĩ quan chỉ huy điên đầu.
Nguyên năm 1957, một toán lính Công binh xây đồn ở vàm Cỏ-Lau, vô tình cất sát bên ngôi mộ. Đồn xây gần xong, người con mới hay tin liền ra lịnh chọn nơi khác. Nhưng vì đồn sắp hoàn thành và ngân khoản không có để dở đi, cất cái mới nên đành chịu. Đồng bào trong vùng cho anh em biết sự tích ngôi mộ và sự linh ứng của người chết.
Một anh binh sĩ theo Công giáo tỏ ý chê những người mê tín dị đoan, một hôm, uống rượu say anh đứng trên mộ tiểu xuống vừa lải nhải : « Ma, quỷ nào giỏi thì cứ bắt tao thử xem sao ? »
Sáng lại, anh đi đâu mất. Vị Trung úy chỉ huy điểm danh không thấy, có ý lo ngại cho anh kia bị lính Miên bắt cóc, hoặc đi lạc qua đất bạn làm bậy thì rắc rối về ngoại giao, vì đồn chỉ cách biên giới 500 thước. Ông cho lính đi tìm các ngả đường, hỏi thăm ở bến đò xem anh ta có trốn về Châu-Đốc du hí chăng ? Nhưng không ai thấy anh ta ở đâu cả. Bên kia lằn ranh có một đám điên-điển lớn. Vị Trung Úy mạo hiểm dắt lính đi xuồng kiếm trong từng bụi cây mà không thấy dấu vết gì cả.
Tối lại, đồng bào đưa ý kiến nhờ thầy Pháp điều khiển xác đồng lên hỏi vì ai cũng tin chắc rằng anh kia bị bà đó giấu như những người khác. Vị Trung úy thấy hay hay, vả lại ông cũng muốn tiêu khiển cho đỡ buồn nên chiều ý bà con lối xóm. Xác đồng lên ợ ngáp, uốn éo một hồi bảo rằng nạn nhân bị bắt đi về hướng Tây Nam. Quả đúng là hướng lên Cao-Miên. Hỏi rằng nạn nhân có phải bị lính Miên, Việt Cộng hay bộ đội của ông Bảy Đởm, ông Trương-Kim-Cù bắt giết hay không thì xác đồng lắc đầu mà không dám nói ai là thủ phạm ! Hỏi nạn nhân còn sống hay chết ? Xác gật đầu bảo không sao.
Hôm sau, Ông Trung úy lại đến đám điên-điển, quả nhiên thấy anh binh sĩ ngồi ủ rũ dưới đất, mình mẩy dính bùn bê bết, miệng ngậm đầy cát và rơm. Dắt về đồn hỏi đi đâu thì anh ta trợn mắt vỗ ngực hét : « Tao là Lê-Thị-H… đây ! »
Lê-Thị-H… là tên của người quá cố nằm dưới mả. Mọi người hoảng hồn trước sự hiển linh đột ngột. Ông Trung úy không dám để nạn nhân trong đồn liền chở xuống Châu-Đốc để hôm sau đưa luôn đi nhà thương Cần-Thơ. Đêm ấy, ông nghỉ ở Tiểu-khu với một sĩ quan trong một phòng. Phòng nầy ở sát bên cái kho chứa cuốc, xẻng, dụng cụ. Lối 9 giờ, ông đang ngồi nói chuyện thình lình nghe tiếng ai xốc xẻng, cuốc nghe rổn rang trong kho. Nghi có biến, ông và ông bạn cầm súng chạy qua xem thì không thấy gì hết. Vị sĩ quan tỏ ý sợ ma quỷ khuấy phá, ông Trung úy cũng phân vân vì chính mắt mình vừa thấy ma giấu anh binh sĩ của mình.
Trong lúc ấy, một anh Hạ sĩ Việt gốc Miên thấy vậy liền cười xòa mà rằng : « Ma quỷ gì mà sợ ? Tui có bùa Cao-Miên, Trung úy cho tui ngủ tại đây thì không có ma nào dám phá nữa ».
Hai ông sĩ quAn-Thuận. Anh Hạ sĩ đem ghế vải đến nằm bên cạnh, ngồi đọc thần chú rì rầm một hồi mới nằm xuống. Vài phút sau anh ngáy pho pho. Hai ông tục câu chuyện vừa bỏ dở, thình lình thấy anh Hạ sĩ thở è è, lưỡi le ra như bị ai bóp cổ.
Hai ông nhảy đến gọi anh ta. Tỉnh dậy, anh ta lắp bắp : « Bà già dữ quá, bóp cổ tui gần chết. Tui không dám ngủ ở đây nữa đâu ».
Anh ta xếp ghế chạy ngay. Vị Trung úy lấy đèn bấm qua kho dụng cụ tìm kiếm khắp nơi thì thấy bộ quần áo « trây-di » của anh binh sĩ bị ma giấu mới thay hồi chiều bỏ nằm trong góc phòng. Ông cho đó là nguyên do của tiếng động và hiện tượng anh Hạ sĩ bị bóp cổ, bèn đem ra sân chế dầu đốt. Sau đó, không có gì xẩy ra nữa.
Chuyện người tải hàng lậu bị ma giấu cũng na ná như vậy. Nạn nhân chở hai bao thuốc hút, dép cao su, chén, dĩa, lạp xưởng trên chiếc xuồng từ trong ngọn rạch Cỏ-Lau bơi ra vàm lúc mặt trời vừa lặn. Địa điểm giao hàng là dưới một gốc cây gáo phía trong đồn vài trăm thước vào tờ mờ sáng. Cùng đi với anh ta có hai bạn đồng nghiệp, mỗi người bơi một chiếc xuồng, giả đi câu tôm. Tới nơi, ba anh cột xuồng trong bụi, giao cho một anh coi chừng còn hai anh vào xóm mua rượu và thức ăn đem về làm tiệc. Câu chuyện hai người tán phiệu dọc đường là vấn đề bà già thành quỷ hay giấu người. Anh bạn của chúng ta nhất định không tin, không sợ, tuyên bố nhiều lời trịch thượng và nhạo báng người đồng nghiệp luôn mồm. Hơn nữa, tiện đường đi ngang ngôi mộ, anh nhảy cởn lên dậm chân bình bịch vừa thách đố om sòm. Đêm ấy, sau khi ăn nhậu no nê, ba anh em chui vào nóp ngủ. Anh chàng gan lỳ nằm trằn trọc một hồi tự nhiên chui ra, lên bờ đi thẳng vào bụi tre gai ngồi trong đó. Hai anh kia không hay biết gì cả.
Trời chưa sáng hẳn, người nhận hàng bơi xuồng đến không thấy người giao. Chạy kiếm không ra, kêu gọi không đáp, người ấy không thể chờ lâu vì phải trà trộn với đoàn ghe đồng bào đi chợ nên phân chứng với hai bạn đồng nghiệp lấy số hàng trong xuồng hẹn sẽ tính sau. Hai anh kia rảnh tay không có gì phải lo sợ bèn rủ nhau đi tìm người bạn. Cả hai đều tin chắc nạn nhân bị bà già giấu để phạt tội dậm chân trên mả và nói khoét. Hai anh lục soát khắp vùng, gặp bụi cây nào cũng vạch ra, hóc hẻm nào cũng lủi vào. Nhưng suốt buổi sáng hai anh không gặp ông bạn quý. Đồng bào trong xóm hay tin cũng đổ ra tìm giúp làm náo động cả làng. Đến tối, vợ nạn nhân chạy tới khóc lóc xin bà con tiếp cứu. Người ta nhờ thầy Pháp khiển đồng về hỏi « hướng đi » của nạn nhân, và hôm sau quả nhiên vợ nạn nhân tìm thấy chồng ngồi ngơ ngẩn trong bụi tre gai, miệng ngậm đầy đất, quần áo rách bươm. Đồng bào phải cắt dọn cả một phần bụi tre mới lôi anh ta ra được.
Vừa cử động tay chân, anh ta móc đống đất trong miệng ra, đấm ngực phành phạch mà rằng : « Ta là Lê-Thị-H… đây. Thằng nầy dám dậm chân trên mả ta phải lạy ta đủ một trăm lạy ta mới tha ».
Nói xong, anh ù chạy về phía ngôi mộ. Thiên hạ chạy theo rần rần như bắt kẻ trộm bò ! Tới mả, anh đứng ngay ngắn, xá ba xá rồi bắt đầu vừa lạy vừa đếm đủ 100 lần. Lạy xong, anh ngã quỵ xuống mệt suýt đứt hơi vì bị đói, khát gần hai ngày hai đêm.
Vì câu chuyện này mà giới tải hàng bị bể không dám dùng lối ấy nữa. Riêng anh bạn của chúng ta thì « kệch » luôn, sợ luôn, sợ thiệt tình, dù ai có thuê với giá bằng hai cũng không dám bén mảng đến vàm Cỏ-Lau nữa.
Tên sách : CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI VIỆT-NAM – CAO-MIÊN
Tác giả : LÊ-HƯƠNG
Nhà xuất bản : XUÂN THU
Năm xuất bản : 1968
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
I. ĐỊA ĐIỂM NHỮNG NGÔI CHỢ-TRỜI
II. TẠI SAO CÓ CHỢ-TRỜI BIÊN GIỚI ?
III. BỘ MẶT CỦA MỖI CHỢ TRỜI
1) CHỢ-TRỜI HÀ-TIÊN
a) TÌNH TRẠNG BIÊN GIỚI
b) ĐỊA ĐIỂM HỌP CHỢ
c) DƯA HẤU HÀ-TIÊN, MÓN ĂN THÍCH KHẨU CỦA HOÀNG-GIA MIÊN
d) CHÁNH QUYỀN ĐỐI VỚI CHỢ-TRỜI
e) MỐI TÌNH MIÊN-VIỆT Ở CHỢ-TRỜI
2) CHỢ-TRỜI TỊNH-BIÊN
a) CHỢ-TRỜI
b) TIỀN VÀ MÁU
c) NHỮNG MÓN HÀNG SỐNG : BÒ, GÀ, HEO, CÁ
d) TÌNH TRẠNG BIẾN THIÊN QUA TỪNG GIAI ĐOẠN
3) CHỢ-TRỜI THƯỜNG PHỨC (HỒNG-NGỰ)
a) MỘT ĐỊA THẾ ĐẶC BIỆT
b) MỘT QUY LUẬT LẠ LÙNG
c) CÁC HẠNG THÂN CHỦ
d) CÁC MÓN HÀNG
e) CÁCH CHUYỂN HÀNG
---
Trong « lịch sử » chuyển hàng bằng ghe, xuồng, người trong giới Chợ-Trời kể lại một câu chuyện kẻ giấu hàng bị « ma giấu » mấy ngày làm vỡ lở cả xóm. Câu chuyện xẩy ra tại vàm Cỏ-Lau, xã Phú-Hữu, quận An-Phú, tỉnh Châu-Đốc. Phía trên xã nầy là xã Baknam của Cao-Miên. Hàng hóa bán lậu được di chuyển bằng ghe lườn, xuồng nhẹ dọc theo Hậu-Giang và các rạch nhỏ trên ruộng.
Gần vàm Cỏ-Lau có ngôi mả đất chôn một bà già, nghe đâu là mẫu thân của một vị quan lớn. Sở dĩ người con có quyền thế và tiền bạc dư dả mà không xây mộ tử tế cho mẹ là vì bà ấy đã thành quỷ, thường hiện hồn phá phách xóm làng. Hành động hằng ngày của bà là giấu những kẻ nào không kính trọng bà, tỏ ý khinh khi hay không tin tưởng sự hiển linh của bà. Ngay trong quân đội, một anh binh sĩ bị bà giấu mấy ngày gần ngất ngư khiến các sĩ quan chỉ huy điên đầu.
Nguyên năm 1957, một toán lính Công binh xây đồn ở vàm Cỏ-Lau, vô tình cất sát bên ngôi mộ. Đồn xây gần xong, người con mới hay tin liền ra lịnh chọn nơi khác. Nhưng vì đồn sắp hoàn thành và ngân khoản không có để dở đi, cất cái mới nên đành chịu. Đồng bào trong vùng cho anh em biết sự tích ngôi mộ và sự linh ứng của người chết.
Một anh binh sĩ theo Công giáo tỏ ý chê những người mê tín dị đoan, một hôm, uống rượu say anh đứng trên mộ tiểu xuống vừa lải nhải : « Ma, quỷ nào giỏi thì cứ bắt tao thử xem sao ? »
Sáng lại, anh đi đâu mất. Vị Trung úy chỉ huy điểm danh không thấy, có ý lo ngại cho anh kia bị lính Miên bắt cóc, hoặc đi lạc qua đất bạn làm bậy thì rắc rối về ngoại giao, vì đồn chỉ cách biên giới 500 thước. Ông cho lính đi tìm các ngả đường, hỏi thăm ở bến đò xem anh ta có trốn về Châu-Đốc du hí chăng ? Nhưng không ai thấy anh ta ở đâu cả. Bên kia lằn ranh có một đám điên-điển lớn. Vị Trung Úy mạo hiểm dắt lính đi xuồng kiếm trong từng bụi cây mà không thấy dấu vết gì cả.
Tối lại, đồng bào đưa ý kiến nhờ thầy Pháp điều khiển xác đồng lên hỏi vì ai cũng tin chắc rằng anh kia bị bà đó giấu như những người khác. Vị Trung úy thấy hay hay, vả lại ông cũng muốn tiêu khiển cho đỡ buồn nên chiều ý bà con lối xóm. Xác đồng lên ợ ngáp, uốn éo một hồi bảo rằng nạn nhân bị bắt đi về hướng Tây Nam. Quả đúng là hướng lên Cao-Miên. Hỏi rằng nạn nhân có phải bị lính Miên, Việt Cộng hay bộ đội của ông Bảy Đởm, ông Trương-Kim-Cù bắt giết hay không thì xác đồng lắc đầu mà không dám nói ai là thủ phạm ! Hỏi nạn nhân còn sống hay chết ? Xác gật đầu bảo không sao.
Hôm sau, Ông Trung úy lại đến đám điên-điển, quả nhiên thấy anh binh sĩ ngồi ủ rũ dưới đất, mình mẩy dính bùn bê bết, miệng ngậm đầy cát và rơm. Dắt về đồn hỏi đi đâu thì anh ta trợn mắt vỗ ngực hét : « Tao là Lê-Thị-H… đây ! »
Lê-Thị-H… là tên của người quá cố nằm dưới mả. Mọi người hoảng hồn trước sự hiển linh đột ngột. Ông Trung úy không dám để nạn nhân trong đồn liền chở xuống Châu-Đốc để hôm sau đưa luôn đi nhà thương Cần-Thơ. Đêm ấy, ông nghỉ ở Tiểu-khu với một sĩ quan trong một phòng. Phòng nầy ở sát bên cái kho chứa cuốc, xẻng, dụng cụ. Lối 9 giờ, ông đang ngồi nói chuyện thình lình nghe tiếng ai xốc xẻng, cuốc nghe rổn rang trong kho. Nghi có biến, ông và ông bạn cầm súng chạy qua xem thì không thấy gì hết. Vị sĩ quan tỏ ý sợ ma quỷ khuấy phá, ông Trung úy cũng phân vân vì chính mắt mình vừa thấy ma giấu anh binh sĩ của mình.
Trong lúc ấy, một anh Hạ sĩ Việt gốc Miên thấy vậy liền cười xòa mà rằng : « Ma quỷ gì mà sợ ? Tui có bùa Cao-Miên, Trung úy cho tui ngủ tại đây thì không có ma nào dám phá nữa ».
Hai ông sĩ quAn-Thuận. Anh Hạ sĩ đem ghế vải đến nằm bên cạnh, ngồi đọc thần chú rì rầm một hồi mới nằm xuống. Vài phút sau anh ngáy pho pho. Hai ông tục câu chuyện vừa bỏ dở, thình lình thấy anh Hạ sĩ thở è è, lưỡi le ra như bị ai bóp cổ.
Hai ông nhảy đến gọi anh ta. Tỉnh dậy, anh ta lắp bắp : « Bà già dữ quá, bóp cổ tui gần chết. Tui không dám ngủ ở đây nữa đâu ».
Anh ta xếp ghế chạy ngay. Vị Trung úy lấy đèn bấm qua kho dụng cụ tìm kiếm khắp nơi thì thấy bộ quần áo « trây-di » của anh binh sĩ bị ma giấu mới thay hồi chiều bỏ nằm trong góc phòng. Ông cho đó là nguyên do của tiếng động và hiện tượng anh Hạ sĩ bị bóp cổ, bèn đem ra sân chế dầu đốt. Sau đó, không có gì xẩy ra nữa.
Chuyện người tải hàng lậu bị ma giấu cũng na ná như vậy. Nạn nhân chở hai bao thuốc hút, dép cao su, chén, dĩa, lạp xưởng trên chiếc xuồng từ trong ngọn rạch Cỏ-Lau bơi ra vàm lúc mặt trời vừa lặn. Địa điểm giao hàng là dưới một gốc cây gáo phía trong đồn vài trăm thước vào tờ mờ sáng. Cùng đi với anh ta có hai bạn đồng nghiệp, mỗi người bơi một chiếc xuồng, giả đi câu tôm. Tới nơi, ba anh cột xuồng trong bụi, giao cho một anh coi chừng còn hai anh vào xóm mua rượu và thức ăn đem về làm tiệc. Câu chuyện hai người tán phiệu dọc đường là vấn đề bà già thành quỷ hay giấu người. Anh bạn của chúng ta nhất định không tin, không sợ, tuyên bố nhiều lời trịch thượng và nhạo báng người đồng nghiệp luôn mồm. Hơn nữa, tiện đường đi ngang ngôi mộ, anh nhảy cởn lên dậm chân bình bịch vừa thách đố om sòm. Đêm ấy, sau khi ăn nhậu no nê, ba anh em chui vào nóp ngủ. Anh chàng gan lỳ nằm trằn trọc một hồi tự nhiên chui ra, lên bờ đi thẳng vào bụi tre gai ngồi trong đó. Hai anh kia không hay biết gì cả.
Trời chưa sáng hẳn, người nhận hàng bơi xuồng đến không thấy người giao. Chạy kiếm không ra, kêu gọi không đáp, người ấy không thể chờ lâu vì phải trà trộn với đoàn ghe đồng bào đi chợ nên phân chứng với hai bạn đồng nghiệp lấy số hàng trong xuồng hẹn sẽ tính sau. Hai anh kia rảnh tay không có gì phải lo sợ bèn rủ nhau đi tìm người bạn. Cả hai đều tin chắc nạn nhân bị bà già giấu để phạt tội dậm chân trên mả và nói khoét. Hai anh lục soát khắp vùng, gặp bụi cây nào cũng vạch ra, hóc hẻm nào cũng lủi vào. Nhưng suốt buổi sáng hai anh không gặp ông bạn quý. Đồng bào trong xóm hay tin cũng đổ ra tìm giúp làm náo động cả làng. Đến tối, vợ nạn nhân chạy tới khóc lóc xin bà con tiếp cứu. Người ta nhờ thầy Pháp khiển đồng về hỏi « hướng đi » của nạn nhân, và hôm sau quả nhiên vợ nạn nhân tìm thấy chồng ngồi ngơ ngẩn trong bụi tre gai, miệng ngậm đầy đất, quần áo rách bươm. Đồng bào phải cắt dọn cả một phần bụi tre mới lôi anh ta ra được.
Vừa cử động tay chân, anh ta móc đống đất trong miệng ra, đấm ngực phành phạch mà rằng : « Ta là Lê-Thị-H… đây. Thằng nầy dám dậm chân trên mả ta phải lạy ta đủ một trăm lạy ta mới tha ».
Nói xong, anh ù chạy về phía ngôi mộ. Thiên hạ chạy theo rần rần như bắt kẻ trộm bò ! Tới mả, anh đứng ngay ngắn, xá ba xá rồi bắt đầu vừa lạy vừa đếm đủ 100 lần. Lạy xong, anh ngã quỵ xuống mệt suýt đứt hơi vì bị đói, khát gần hai ngày hai đêm.
Vì câu chuyện này mà giới tải hàng bị bể không dám dùng lối ấy nữa. Riêng anh bạn của chúng ta thì « kệch » luôn, sợ luôn, sợ thiệt tình, dù ai có thuê với giá bằng hai cũng không dám bén mảng đến vàm Cỏ-Lau nữa.