Trạng thái
Lịch Sử

Phi Nhã Phật Lăng và Cao La Hâm

Nước Đại Nam và Xiêm La đã có hai cuộc chiến lớn vào các năm 18331842.

Quân Xiêm สยาม (đỏ) và Việt ญวน (Yuan - xanh lam) giao tranh.
Minh họa quân Xiêm สยาม (đỏ) và Việt ญวน (Yuan - xanh lam) giao tranh.

Nguyên nhân chủ yếu do hai nước tranh giành ảnh hưởng ở Campuchia (Chân Lạp).

Về phần tướng lĩnh hai nước, theo đa số sử sách (cụ thể là Đại Nam Thực Lục của nhà Nguyễn) và nhiều nghiên cứu của các học giả thì:

Năm 1833

  • Đại Nam
    • Trương Minh Giảng
    • Nguyễn Xuân
    • Tống Phước Lương
    • Phạm Hữu Tâm
    • Lê Văn Thụy
    • Phạm Văn Điển
    • Nguyễn Văn Xuân
    • Trương Phúc Đĩnh
  • Xiêm La
    • Phi Nhã Chất Tri
    • Phi Nhã Phật Lăng

Năm 1842

  • Đại Nam
    • Lê Văn Đức
    • Nguyễn Tiến Lâm
    • Nguyễn Công Nhàn
    • Phạm Văn Điển
    • Nguyễn Công Trứ
    • Võ Văn Giải
    • Nguyễn Tri Phương
    • Doãn Uẩn
    • Nguyễn Văn Hoàng
    • Tôn Thất Nghị
  • Xiêm La
    • Phi Nhã Chất Tri
    • Ô Thiệt vương
    • Cao La Hâm

Việc xác định danh tính của tướng lĩnh Đại Nam không khó, tuy nhiên, các tướng lĩnh phía Xiêm thì có sự không rõ ràng.


Tài liệu tham khảo

  • Đại Nam Thực Lục
  • Wikipedia bản tiếng Anh, Việt, Thái
  • MORRAGOTWONG PHUMPLAB, THE DIPLOMATIC WORLDVIEWS OF SIAM AND VIETNAM IN THE PRE-COLONIAL PERIOD (1780s – 1850s)
Nước Đại Nam và Xiêm La đã có hai cuộc chiến lớn vào các năm [1833](https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t%E2%80%93Xi%C3%AAm_%281833-1834%29) và [1842](https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t%E2%80%93Xi%C3%AAm_%281841-1845%29). [Quân Xiêm สยาม (đỏ) và Việt ญวน (Yuan - xanh lam) giao tranh.](http://i.imgur.com/f1KR3WL.jpg) Minh họa quân Xiêm สยาม (đỏ) và Việt ญวน (Yuan - xanh lam) giao tranh. Nguyên nhân chủ yếu do hai nước tranh giành ảnh hưởng ở Campuchia (Chân Lạp). Về phần tướng lĩnh hai nước, theo đa số sử sách (cụ thể là Đại Nam Thực Lục của nhà Nguyễn) và nhiều nghiên cứu của các học giả thì: Năm **1833** - Đại Nam - Trương Minh Giảng - Nguyễn Xuân - Tống Phước Lương - Phạm Hữu Tâm - Lê Văn Thụy - Phạm Văn Điển - Nguyễn Văn Xuân - Trương Phúc Đĩnh - Xiêm La - Phi Nhã Chất Tri - ``Phi Nhã Phật Lăng`` Năm **1842** - Đại Nam - Lê Văn Đức - Nguyễn Tiến Lâm - Nguyễn Công Nhàn - Phạm Văn Điển - Nguyễn Công Trứ - Võ Văn Giải - Nguyễn Tri Phương - Doãn Uẩn - Nguyễn Văn Hoàng - Tôn Thất Nghị - Xiêm La - Phi Nhã Chất Tri - Ô Thiệt vương - ``Cao La Hâm`` Việc xác định danh tính của tướng lĩnh Đại Nam không khó, tuy nhiên, các tướng lĩnh phía Xiêm thì có sự không rõ ràng. --- ### Tài liệu tham khảo - Đại Nam Thực Lục - Wikipedia bản tiếng Anh, Việt, Thái - MORRAGOTWONG PHUMPLAB, THE DIPLOMATIC WORLDVIEWS OF SIAM AND VIETNAM IN THE PRE-COLONIAL PERIOD (1780s – 1850s)
edited Apr 5 '16 lúc 3:59 pm

Xiêm La

Trước năm 1913, người Xiêm (Thái Lan) chỉ có tên gọi hoặc biệt hiệu mà chưa sử dụng tên họ như người Việt. Do đó, khó tránh sự nhầm lẫn khi người Việt ghi chép về danh tính người Xiêm.

Phi Nhã Chất Tri

Đây là vị tướng quân có quyền lực và ảnh hưởng nhất ở Xiêm đầu thế kỉ 19, giai đoạn đầu của vương triều Chakri. Tên của ông là Sing Singhaseni สิงห์ สิงหเสนี (Sing สิงห์ nghĩa là sư tử).

Năm 1824, Sing có tên (danh hiệu) mới là Phraya Ratchasuphawadi. Trong đó Phraya (พระยา Phi Nhã) là chức Tướng, Ratchasuphawadi là tên. Sử nhà Nguyễn gọi là Phi Nhã Chung Vi Sây Xú Pha Họa Di hoặc Xú Pha Họa Di.

Bình định Vạn Tượng (Lào)

Năm 1826, vua Vạn Tượng là Anouvong (A Nỗ) nổi dậy chống lại nước Xiêm. Vị vua mới lên ngôi của Xiêm là Rama III tức giận, sai phó vương Somdet Phra Bawonratchao Maha Sakdiphonlasep (สมเด็จพระบวรราชเจ้ามหาศักดิพลเสพ Xá Chiêu Oan Na) và tướng Ratchasuphawadi tấn công Vạn Tượng.

Quân Xiêm sau đó san phẳng thủ đô Viên Chăng (Vientiane), bắt được vua Vạn Tượng là Anouvong (A Nỗ) mang về giam đến chết.

Sau chiến công này, Ratchasuphawadi được thăng chức Thủ tướng Bộ Nội vụ Xiêm La. Đồng thời, ông còn được phong tước hiệu Chao Phraya (เจ้าพระยา) (Đại Tướng quân hoặc Đại Nguyên soái, âm Hán Việt là Chiêu Phi Nhã), và được vua Rama III ban cho biệt hiệu mới là Bodindecha (บดินทรเดชา). Đây là "quốc tính" vì tên lúc còn là hoàng tử của vua Rama III là Chetsadabodin (เจษฏาบดินทร์).
Như vậy, tên hiệu của ông lúc này là Chao Phraya Bodindecha เจ้าพระยาบดินทรเดชา, gọi tắt là Bodin.

Nhà Nguyễn thường chỉ gọi các nhân vật người Xiêm, Lào, Chân Lạp bằng biệt hiệu.
Khi đề cập đến vị tướng Xiêm đánh Anouvong năm 1826, sử nhà Nguyễn chỉ ghi là Xú Pha Họa Di (Ratchasuphawadi) khi đề cập tới Bodin.
Bodin được gọi là Phi Nhã Chất Tri. Tên gọi này xuất phát từ danh hiệu Phraya Chakri พระยาพระยาจักรี (Tướng quân Chakri).
Về danh hiệu Phraya Chakri พระยาพระยาจักรี, đây là danh hiệu mà trước đó vua Rama I cũng từng giữ khi chưa làm vua. Danh hiệu này thường được trao cho các vị tướng cai trị các tỉnh Đông Bắc Xiêm.
Có thể sau khi bình định nước Vạn Tượng, Bodin cũng là vị tướng kiêm nhiệm quản lý các tỉnh Đông Bắc nên được nhà Nguyễn gọi là Phi Nhã Chất Tri - Phraya Chakri พระยาพระยาจักรี dù rằng tước hiệu của Bodin sau đó lớn hơn (Chao Phraya Bodindecha เจ้าพระยาบดินทรเดชา Đại tướng quân Bodin)?

Bình định Chân Lạp

Từ khoảng năm 1833, Bodin chỉ huy quân Xiêm tấn công Campuchia và Đại Nam. Liên tục các năm sau đó, Bodin là vị tướng chỉ huy cao cấp nhất của Xiêm trong các cuộc bình định và can thiệp quân sự ở Campuchia.
Tất nhiên, đối thủ chính của Bodin chính là quân đội nhà Nguyễn.
Năm 1845, Bodin và 2 tướng Việt là Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đã ký hòa ước đình chiến. Về chiến lược, phía Xiêm của Bodin thành công khi đưa được vị hoàng tử Chân Lạp thân Xiêm là Ang Duong (Nặc Đôn, Ong Giun) làm vua Chân Lạp.

Năm 1848, Bodin về nước và mất năm 1849.

Chao Phraya Bodindecha เจ้าพระยาบดินทรเดชา Phi Nhã Chất Tri
Tượng chân dung Chao Phraya Bodindecha เจ้าพระยาบดินทรเดชา Phi Nhã Chất Tri

Chiến tranh Xiêm Việt
Quân Xiêm (đỏ) bao vây quân Việt (xanh lam). Khác với cách nhìn nhận từ phía Việt Nam, phía Xiêm cho rằng Xiêm chiến thắng Việt trong cuộc xung đột. Hình ảnh lấy từ bảo tàng Chao Phraya Bodindecha (Sing Singhaseni) Museum (พิพิธภัณฑ์เจ้าพระยาบดินทรเดชา (สิงห์ สิงหเสนี)) ở Bangkok.

Video giới thiệu về Bodin:

https://www.youtube.com/watch?v=mAkLur4a9_o

# Xiêm La Trước năm 1913, người Xiêm (Thái Lan) chỉ có tên gọi hoặc biệt hiệu mà chưa sử dụng tên họ như người Việt. Do đó, khó tránh sự nhầm lẫn khi người Việt ghi chép về danh tính người Xiêm. ## Phi Nhã Chất Tri Đây là vị tướng quân có quyền lực và ảnh hưởng nhất ở Xiêm đầu thế kỉ 19, giai đoạn đầu của vương triều Chakri. Tên của ông là Sing Singhaseni สิงห์ สิงหเสนี (Sing สิงห์ nghĩa là sư tử). Năm 1824, Sing có tên (danh hiệu) mới là Phraya Ratchasuphawadi. Trong đó Phraya (พระยา Phi Nhã) là chức Tướng, Ratchasuphawadi là tên. Sử nhà Nguyễn gọi là Phi Nhã Chung Vi Sây Xú Pha Họa Di hoặc Xú Pha Họa Di. ### Bình định Vạn Tượng (Lào) Năm 1826, vua Vạn Tượng là Anouvong (A Nỗ) nổi dậy chống lại nước Xiêm. Vị vua mới lên ngôi của Xiêm là Rama III tức giận, sai phó vương Somdet Phra Bawonratchao Maha Sakdiphonlasep (สมเด็จพระบวรราชเจ้ามหาศักดิพลเสพ Xá Chiêu Oan Na) và tướng Ratchasuphawadi tấn công Vạn Tượng. Quân Xiêm sau đó san phẳng thủ đô Viên Chăng (Vientiane), bắt được vua Vạn Tượng là Anouvong (A Nỗ) mang về giam đến chết. Sau chiến công này, Ratchasuphawadi được thăng chức Thủ tướng Bộ Nội vụ Xiêm La. Đồng thời, ông còn được phong tước hiệu Chao Phraya (เจ้าพระยา) (Đại Tướng quân hoặc Đại Nguyên soái, âm Hán Việt là Chiêu Phi Nhã), và được vua Rama III ban cho biệt hiệu mới là Bodindecha (บดินทรเดชา). Đây là "quốc tính" vì tên lúc còn là hoàng tử của vua Rama III là Chetsadabodin (เจษฏาบดินทร์). Như vậy, tên hiệu của ông lúc này là Chao Phraya Bodindecha เจ้าพระยาบดินทรเดชา, gọi tắt là Bodin. Nhà Nguyễn thường chỉ gọi các nhân vật người Xiêm, Lào, Chân Lạp bằng biệt hiệu. Khi đề cập đến vị tướng Xiêm đánh Anouvong năm 1826, sử nhà Nguyễn chỉ ghi là Xú Pha Họa Di (Ratchasuphawadi) khi đề cập tới Bodin. Bodin được gọi là Phi Nhã Chất Tri. Tên gọi này xuất phát từ danh hiệu Phraya Chakri พระยาพระยาจักรี (Tướng quân Chakri). Về danh hiệu Phraya Chakri พระยาพระยาจักรี, đây là danh hiệu mà trước đó vua Rama I cũng từng giữ khi chưa làm vua. Danh hiệu này thường được trao cho các vị tướng cai trị các tỉnh Đông Bắc Xiêm. Có thể sau khi bình định nước Vạn Tượng, Bodin cũng là vị tướng kiêm nhiệm quản lý các tỉnh Đông Bắc nên được nhà Nguyễn gọi là Phi Nhã Chất Tri - Phraya Chakri พระยาพระยาจักรี dù rằng tước hiệu của Bodin sau đó lớn hơn (Chao Phraya Bodindecha เจ้าพระยาบดินทรเดชา Đại tướng quân Bodin)? ### Bình định Chân Lạp Từ khoảng năm 1833, Bodin chỉ huy quân Xiêm tấn công Campuchia và Đại Nam. Liên tục các năm sau đó, Bodin là vị tướng chỉ huy cao cấp nhất của Xiêm trong các cuộc bình định và can thiệp quân sự ở Campuchia. Tất nhiên, đối thủ chính của Bodin chính là quân đội nhà Nguyễn. Năm 1845, Bodin và 2 tướng Việt là Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đã ký hòa ước đình chiến. Về chiến lược, phía Xiêm của Bodin thành công khi đưa được vị hoàng tử Chân Lạp thân Xiêm là Ang Duong (Nặc Đôn, Ong Giun) làm vua Chân Lạp. Năm 1848, Bodin về nước và mất năm 1849. [Chao Phraya Bodindecha เจ้าพระยาบดินทรเดชา Phi Nhã Chất Tri](http://i.imgur.com/XdHU0cc.jpg) Tượng chân dung Chao Phraya Bodindecha เจ้าพระยาบดินทรเดชา Phi Nhã Chất Tri [Chiến tranh Xiêm Việt](http://i.imgur.com/SCQWvUh.jpg) Quân Xiêm (đỏ) bao vây quân Việt (xanh lam). Khác với cách nhìn nhận từ phía Việt Nam, phía Xiêm cho rằng Xiêm chiến thắng Việt trong cuộc xung đột. Hình ảnh lấy từ [bảo tàng](http://www.thainationalmemorial.org/14_5.html) Chao Phraya Bodindecha (Sing Singhaseni) Museum (พิพิธภัณฑ์เจ้าพระยาบดินทรเดชา (สิงห์ สิงหเสนี)) ở Bangkok. Video giới thiệu về Bodin: https://www.youtube.com/watch?v=mAkLur4a9_o
edited Apr 9 '16 lúc 11:31 am

Phi Nhã Phật lăng và Cao La Hâm

Cùng thời với Bodin, nước Xiêm ở đầu thế kỉ 19 còn có một nhân vật thế lực khác là Somdet Chao Phraya Borom Maha Prayurawongse (สมเด็จเจ้าพระยาบรมมหาประยูรวงศ์, Somdet Chao Phraya Borom Maha Prayurawong) hoặc Tish Bunnag (ดิศ บุนนาค, Dit Bunnak, Dis Bunnak). Gọi tắt là Dit hoặc Dis.

Nhưng không chỉ là một viên tướng chỉ huy quân đội như Bodin, Dit còn giữ các chức vụ cao cấp bậc nhất ở Xiêm, chỉ đứng sau nhà vua.

Danh vọng

Trong lịch sử Xiêm cho tới hiện nay, chỉ có 4 người không thuộc hoàng tộc được phong danh hiệu Somdet Chao Phraya (สมเด็จเจ้าพระยา). Có thể gọi nô na như chức danh Thống tướng, Thống chế?

  • Somdet สมเด็จ /sŏm-dèt/ : đại vương
  • Chao Phraya เจ้าพระยา /jâo prá yaa/ : đại tướng, đại quan

Người đầu tiên được phong danh hiệu này là Thongduang (ทองด้วง). Trước đó Thongduang từng được phong danh hiệu Chao Phraya Chakri (เจ้าพระยาจักรี) nên mới có việc trùng lặp với Bodin (Phi Nhã Chất Tri) sau này. Sau khi Thongduang lập thêm nhiều chiến công hiển hách, vua Taksin đã phong cho ông danh hiệu tối cao là Somdet Chaophraya Maha Kasatsuek (สมเด็จเจ้าพระยามหากษัตริย์ศึก พิฤกมหิมา ทุกนัครระอาเดช นเรศรราชสุริยวงษ์ องค์อรรคบาทมุลิกากร บวรรัตนบรินายก). Năm 1782, trong khi Chakri (tức Thongduang) cùng em trai Bunma (Chao Phraya Surasi - Phi Nhã Sô Si) chuẩn bị giao tranh với quân của Nguyễn Ánh ở Campuchia thì nước Xiêm xảy ra biến cố đảo chính. Chakri và em cùng giao kết hòa bình với tướng Nguyễn Hữu Thụy (hoặc Thoại - không phải Thoại Ngọc Hậu) rồi rút binh về Xiêm, dẹp loạn và lên làm vua. Triều Chakri bắt đầu từ đây và tồn tại tới ngày nay.

Ba người còn lại được phong Somdet Chao Phraya là

  • Somdet Chao Phraya Borom Maha Prayurawongse
  • Somdet Chao Phraya Borom Maha Pichaiyat (Tut)
  • Somdet Chao Phraya Borom Maha Sri Suriyawongse (Chuang)

Hai trong số trên, Tut là em trai của Dit còn Chuang là con trai của Dit!

Hai anh em Dit và Tut cùng làm nhiếp chính cho vua Rama IV, Chuang thì làm nhiếp chính cho vua Rama V. Người anh Dit có biệt hiệu là Somdet Ong Yai (Ong Yai - Ông Đại - Quan To), người em Tut là Somdet Ong Noi (Ong Noi - Ông Nhỏ - Quan Nhỏ).

  • องค์ / ong / là từ thường đặt trước biệt danh của vua, quan, sư sãi ở Thái. Nguyễn Ánh lúc ở Xiêm có biệt danh là Ong Chiang Su - องค์องเชียงสือ - Ông Thượng Sư - Vua/Quan Thượng Sư - Vua/quan cao cấp nhất (của người Việt). Còn vua Thái Lan nổi tiếng Bhumibol Adulyadej cũng có biệt danh là องค์เล็ก Ong Lek - Vua Nhỏ.

  • น้อย / noi / tiếng Thái nghĩa là nhỏ bé (xem thêm Tao Kae Noi - Tiểu Thiếu Gia).

Như vậy đủ thấy bản thân Prayurawongse (Dit) và gia đình ông có thế lực vô cùng lớn ở Xiêm. Gia tộc Bunnag บุนนาค (Bunnak) vốn có gốc gác từ Ba Tư, từng bước nắm giữ nhiều chức vụ cao cấp ở Xiêm từ thời cha của Prayurawongse. Cha của Prayurawongse từng giữ chức Samuha Kalahom สมุหกลาโหม (Bộ trưởng Quốc Phòng).

Khi vua Xiêm là Rama II qua đời, Prayurawongse đã can thiệp để một vị hoàng tử lớn tuổi lên ngôi, tức Rama III, dù vị này không phải con của chính cung hoàng hậu.

Tấn công Đại Nam

Khi chiến tranh Việt - Xiêm nổ ra năm 1833, Prayurawongse đã giữ chức "Krom Phra Khlang" (กรมพระคลัง) tức Bộ trưởng Bộ Tài chính nên sử Việt gọi ông là Phi Nhã Phật Lăng hoặc Phi Nhã Phạt Lăng (Phraya Phra Khlang พระคลัง - nghĩa gốc là bộ trưởng Quốc khố, Tài chính. Từ thế kỉ 19, bộ này đổi thành Bộ Ngoại Giao). Cùng với Bodin, Prayurawongse chỉ huy một cánh quân chính tiến đánh Đại Nam. Lần này phía Xiêm thất bại.

Tới năm 1842, Prayurawongse lại một lần nữa cùng Bodin tiến quân sang Đại Nam. Nhưng lần này, không như người cộng sự Bodin được sử Việt nhận ra và gọi đúng tên cũ là Chất Tri, Prayurawongse bị gọi thành Cao La Hâm và hình như bị xem là một người "mới".

Nguyên nhân là do sau cuộc chiến năm 1833 và biến cố truyền ngôi vua ở Xiêm, Prayurawongse đã được thăng chức thành Samuha Kalahom สมุหกลาโหม tức Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng như cha ông ngày trước. Chức Kalahom được sử Việt gọi thành Cao La Hâm.

Đại quan nước Xiêm

Đường quan lộ của Prayurawongse tiếp tục thăng tiến, năm 1849, Bodin mất, Prayurawongse trở thành vị quan có quyền lực cao nhất Xiêm.

Tới năm 1851, vua Rama III mất, Prayurawongse lại can thiệp, không cho con trai vua Rama III nối ngôi mà thay bằng em trai vua Rama III là Mongkut (Ô Thiệt Vương, Rama IV). Từ đây, ông được ban danh hiệu tối cao Somdet Chao Phraya.

Somdet Chao Phraya Borom Maha Prayurawongse (สมเด็จเจ้าพระยาบรมมหาประยูรวงศ์, Somdet Chao Phraya Borom Maha Prayurawong) hoặc Tish Bunnag (ดิศ บุนนาค, Dit Bunnak, Dis Bunnak)
Chân dung Prayurawongse hoặc Tish Bunnag.

Imgur
Hoa Bunnak (ปุนนาค) - Hoa Vấp (hoặc Vắp) - Mesua ferrea (Sri Lankan ironwood, Indian rose chestnut, Cobra's saffron)

## Phi Nhã Phật lăng và Cao La Hâm Cùng thời với Bodin, nước Xiêm ở đầu thế kỉ 19 còn có một nhân vật thế lực khác là Somdet Chao Phraya Borom Maha **Prayurawongse** (สมเด็จเจ้าพระยาบรมมหาประยูรวงศ์, Somdet Chao Phraya Borom Maha Prayurawong) hoặc Tish Bunnag (ดิศ บุนนาค, Dit Bunnak, Dis Bunnak). Gọi tắt là Dit hoặc Dis. Nhưng không chỉ là một viên tướng chỉ huy quân đội như Bodin, Dit còn giữ các chức vụ cao cấp bậc nhất ở Xiêm, chỉ đứng sau nhà vua. ### Danh vọng Trong lịch sử Xiêm cho tới hiện nay, chỉ có 4 người không thuộc hoàng tộc được phong danh hiệu **Somdet Chao Phraya (สมเด็จเจ้าพระยา)**. Có thể gọi nô na như chức danh Thống tướng, Thống chế? - Somdet สมเด็จ /sŏm-dèt/ : đại vương - Chao Phraya เจ้าพระยา /jâo prá yaa/ : đại tướng, đại quan Người đầu tiên được phong danh hiệu này là **Thongduang** (ทองด้วง). Trước đó Thongduang từng được phong danh hiệu Chao Phraya Chakri (เจ้าพระยาจักรี) nên mới có việc trùng lặp với Bodin (Phi Nhã Chất Tri) sau này. Sau khi Thongduang lập thêm nhiều chiến công hiển hách, vua Taksin đã phong cho ông danh hiệu tối cao là **Somdet Chaophraya Maha Kasatsuek** (สมเด็จเจ้าพระยามหากษัตริย์ศึก พิฤกมหิมา ทุกนัครระอาเดช นเรศรราชสุริยวงษ์ องค์อรรคบาทมุลิกากร บวรรัตนบรินายก). Năm 1782, trong khi Chakri (tức Thongduang) cùng em trai Bunma (Chao Phraya Surasi - Phi Nhã Sô Si) chuẩn bị giao tranh với quân của Nguyễn Ánh ở Campuchia thì nước Xiêm xảy ra biến cố đảo chính. Chakri và em cùng giao kết hòa bình với tướng Nguyễn Hữu Thụy (hoặc Thoại - không phải Thoại Ngọc Hậu) rồi rút binh về Xiêm, dẹp loạn và lên làm vua. Triều Chakri bắt đầu từ đây và tồn tại tới ngày nay. Ba người còn lại được phong Somdet Chao Phraya là - Somdet Chao Phraya Borom Maha **Prayurawongse** - Somdet Chao Phraya Borom Maha Pichaiyat (Tut) - Somdet Chao Phraya Borom Maha Sri Suriyawongse (Chuang) Hai trong số trên, Tut là em trai của Dit còn Chuang là con trai của Dit! Hai anh em Dit và Tut cùng làm nhiếp chính cho vua Rama IV, Chuang thì làm nhiếp chính cho vua Rama V. Người anh Dit có biệt hiệu là Somdet Ong Yai (Ong Yai - Ông Đại - Quan To), người em Tut là Somdet Ong Noi (Ong Noi - Ông Nhỏ - Quan Nhỏ). - องค์ / ong / là từ thường đặt trước biệt danh của vua, quan, sư sãi ở Thái. Nguyễn Ánh lúc ở Xiêm có biệt danh là Ong Chiang Su - องค์องเชียงสือ - Ông Thượng Sư - Vua/Quan Thượng Sư - Vua/quan cao cấp nhất (của người Việt). Còn vua Thái Lan nổi tiếng Bhumibol Adulyadej cũng có biệt danh là องค์เล็ก Ong Lek - Vua Nhỏ. - น้อย / noi / tiếng Thái nghĩa là nhỏ bé (xem thêm Tao Kae Noi - Tiểu Thiếu Gia). Như vậy đủ thấy bản thân Prayurawongse (Dit) và gia đình ông có thế lực vô cùng lớn ở Xiêm. Gia tộc Bunnag บุนนาค (Bunnak) vốn có gốc gác từ Ba Tư, từng bước nắm giữ nhiều chức vụ cao cấp ở Xiêm từ thời cha của Prayurawongse. Cha của Prayurawongse từng giữ chức Samuha Kalahom สมุหกลาโหม (Bộ trưởng Quốc Phòng). Khi vua Xiêm là Rama II qua đời, Prayurawongse đã can thiệp để một vị hoàng tử lớn tuổi lên ngôi, tức Rama III, dù vị này không phải con của chính cung hoàng hậu. ### Tấn công Đại Nam Khi chiến tranh Việt - Xiêm nổ ra năm 1833, Prayurawongse đã giữ chức "Krom Phra Khlang" (กรมพระคลัง) tức Bộ trưởng Bộ Tài chính nên sử Việt gọi ông là Phi Nhã Phật Lăng hoặc Phi Nhã Phạt Lăng (Phraya Phra Khlang พระคลัง - nghĩa gốc là bộ trưởng Quốc khố, Tài chính. Từ thế kỉ 19, bộ này đổi thành Bộ Ngoại Giao). Cùng với Bodin, Prayurawongse chỉ huy một cánh quân chính tiến đánh Đại Nam. Lần này phía Xiêm thất bại. Tới năm 1842, Prayurawongse lại một lần nữa cùng Bodin tiến quân sang Đại Nam. Nhưng lần này, không như người cộng sự Bodin được sử Việt nhận ra và gọi đúng tên cũ là Chất Tri, Prayurawongse bị gọi thành Cao La Hâm và hình như bị xem là một người "mới". Nguyên nhân là do sau cuộc chiến năm 1833 và biến cố truyền ngôi vua ở Xiêm, Prayurawongse đã được thăng chức thành Samuha Kalahom สมุหกลาโหม tức Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng như cha ông ngày trước. Chức Kalahom được sử Việt gọi thành Cao La Hâm. ### Đại quan nước Xiêm Đường quan lộ của Prayurawongse tiếp tục thăng tiến, năm 1849, Bodin mất, Prayurawongse trở thành vị quan có quyền lực cao nhất Xiêm. Tới năm 1851, vua Rama III mất, Prayurawongse lại can thiệp, không cho con trai vua Rama III nối ngôi mà thay bằng em trai vua Rama III là Mongkut (Ô Thiệt Vương, Rama IV). Từ đây, ông được ban danh hiệu tối cao Somdet Chao Phraya. [Somdet Chao Phraya Borom Maha Prayurawongse (สมเด็จเจ้าพระยาบรมมหาประยูรวงศ์, Somdet Chao Phraya Borom Maha Prayurawong) hoặc Tish Bunnag (ดิศ บุนนาค, Dit Bunnak, Dis Bunnak)](http://i.imgur.com/XQ6b3wO.jpg) Chân dung Prayurawongse hoặc Tish Bunnag. [Imgur](http://i.imgur.com/18oNwqx.jpg) Hoa Bunnak (ปุนนาค) - Hoa Vấp (hoặc Vắp) - Mesua ferrea (Sri Lankan ironwood, Indian rose chestnut, Cobra's saffron)
edited Jan 19 '18 lúc 4:02 pm

Tản mạn về cách người Việt đọc tên người Thái

Có lẽ do âm điệu tiếng Thái nghe vui tai nên một số người Việt (trong đó có tôi) thấy khá thú vị khi nghe đọc tên của họ.

Người Thái Lan đầu tiên mà tôi biết (hoặc chú ý) tới là Kiatisuk "Zico" Senamuang (tiếng Thái: เกียรติศักดิ์ เสนาเมือง). Cứ mỗi lần nghe tới tên Ki-a-ti-sắc thì lại nhớ đến cú lộn nhào ngoạn mục mỗi khi anh ta ghi bàn. Tiếp đó là các cầu thủ như Lon-và-Chai (chưa tìm được tên gốc), Thông-Lao (Datsakorn Thonglao ดัสกร ทองเหลา)...

Rồi mấy năm gần đây, khi Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Thái Lan là ngài Somsak Kiatsuranont (สมศักดิ์ เกียรติสุรนนท์) sang thăm Việt Nam, báo chí phiên âm ra thành Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn thì một số người Việt lại có thái độ phê phán báo chí. Phiên âm như thế cũng không có gì sai, chỉ do âm điệu dễ liên tưởng xấu. smile

Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Thái Lan là ngài Somsak Kiatsuranont (สมศักดิ์ เกียรติสุรนนท์) Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn

Thử google cụm từ "nhạc Thái sub Việt" hoặc "nhạc Lào sub Việt", chúng ta không khó bắt gặp thêm nhiều trường hợp tương tự.

Có lẽ do người Việt ít quan tâm tới tiếng Thái (Lào, Campuchia) nên mới có nhiều hiểu lầm như vậy...

### Tản mạn về cách người Việt đọc tên người Thái Có lẽ do âm điệu tiếng Thái nghe vui tai nên một số người Việt (trong đó có tôi) thấy khá thú vị khi nghe đọc tên của họ. Người Thái Lan đầu tiên mà tôi biết (hoặc chú ý) tới là Kiatisuk "Zico" Senamuang (tiếng Thái: เกียรติศักดิ์ เสนาเมือง). Cứ mỗi lần nghe tới tên Ki-a-ti-sắc thì lại nhớ đến cú lộn nhào ngoạn mục mỗi khi anh ta ghi bàn. Tiếp đó là các cầu thủ như Lon-và-Chai (chưa tìm được tên gốc), Thông-Lao (Datsakorn Thonglao ดัสกร ทองเหลา)... Rồi mấy năm gần đây, khi Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Thái Lan là ngài Somsak Kiatsuranont (สมศักดิ์ เกียรติสุรนนท์) sang thăm Việt Nam, [báo chí](http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=13186&print=true) phiên âm ra thành Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn thì một số người Việt lại có thái độ phê phán báo chí. Phiên âm như thế cũng không có gì sai, chỉ do âm điệu dễ liên tưởng xấu. |-( [Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Thái Lan là ngài Somsak Kiatsuranont (สมศักดิ์ เกียรติสุรนนท์) Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn](http://i.imgur.com/srKvtwa.jpg) Thử google cụm từ "nhạc Thái sub Việt" hoặc "nhạc Lào sub Việt", chúng ta không khó bắt gặp thêm nhiều trường hợp tương tự. Có lẽ do người Việt ít quan tâm tới tiếng Thái (Lào, Campuchia) nên mới có nhiều hiểu lầm như vậy...

Cuộc tấn công của quân Xiêm vào Nam Kỳ năm 1783 những điều mà sử sách Việt Nam chưa nói đến

Tham khảo và bổ sung thông tin từ bài viết của

Thawi Swangpanyangkoon (Giáo sư Châu Kim Quới)

Tạp chí Xưa & Nay, số 259, 5/2006, tr 33 - 35


Quan hệ giữa hai nước Thái Lan và Việt Nam trong lịch sử không có lúc nào mật thiết như thời chúa Nguyễn Phúc Ánh.

Sự kiện được các Biên niên sử Thái Lan và chính sử Việt Nam, bộ Đại Nam thực lục ghi chép khá tỉ mỉ.

Nhưng có một sự kiện mà chính sử nhà Nguyễn không nói đến: đó là chuyện Phráya Nakhon Sạvẳn tướng Xiêm La năm 1783 đã được lệnh vua Xiêm mang quân sang đánh Tây Sơn giúp Chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh thắng Tây Sơn chiếm được chiến thuyền, tù binh và vũ khí nhưng đã giao trả lại cho Tây Sơn, làm cho vua Xiêm giận phải gọi về bắt xử tử hình và bêu đầu tất cả 12 tướng lĩnh.

Sự kiện này xảy ra năm 1783 trước trận Rạch Gầm - Xoài Mút một năm (cuối 1784 - đầu 1785).


Đại Nam thực lục chỉ chép trận đánh cuối năm 1784 (trận Rạch Gầm - Xoài Mút ):

Giáp thìn, năm thứ 5 [1784] (Lê ? Cảnh Hưng năm thứ 45, Thanh ? Càn Long năm thứ 49), mùa xuân, tháng giêng, vua trú ở đảo Thổ Châu.

Tháng 2, vua sang Xiêm La. Trước là sau cuộc bại trận ở Bến Nghé, Chu Văn Tiếp chạy sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm bằng lòng, sai Văn Tiếp theo đường núi trở về, mà sai tướng là Thát Xỉ Đa đem thủy quân sang Hà Tiên, tiếng là sang cứu viện mà ngầm dặn đón vua sang nước họ. Văn Tiếp cũng có mật biểu ủy người theo quân Xiêm mang về. Vua nhận được biểu rất mừng, bèn đến Long Xuyên họp với tướng Xiêm. Tướng Xiêm cố mời vua sang Xiêm. Vua bất đắc dĩ phải theo lời.

Tháng 3, vua đến thành Vọng Các. Vua Xiêm đón rước ủy lạo hết lễ. Vua buồn thương khôn xiết. Vua Xiêm nói : “Chiêu Nam Cốc nhát sao ? (Vua Xiêm tự gọi là vua Phật, mà gọi vua ta là vua trời, chiêu tức là vua, Nam Cốc tức là Nam Việt thiên vương vậy). Vua nói, “Không phải thế! Nước tôi truyền nối đã hơn 200 năm : nay vận nước nửa chừng suy đốn, tôi tài kém không thể giữ được ngôi thiêng, vì thế mà buồn ! Nghĩ sao rửa được nhục thù, đem giặc Tây Sơn mà ăn thịt nằm da, thì dù chết cũng cam tâm, sao lại có nhát !” Vua Xiêm khen phục lời nói, hỏi đến việc nước. Nói chưa hết thì Chu Văn Tiếp từ ngoài đi vào, đến trước mặt vua quỳ ôm gối vua khóc không thôi. Vua Xiêm thấy mà cảm động, bảo bầy tôi rằng : “Chiêu Nam Cốc có bầy tôi như thế là có lòng trời”. Bèn ước hẹn giúp quân để mưu đồ khôi phục. Vua thứ hai nước Xiêm nhân đó nhắc đến việc năm trước giảng hòa với Nguyễn Hữu Thụy đã có thề ước với nhau là gặp hoạn nạn thì cứu nhau, thì ngày nay xin phải ra sức. Bèn đưa những vật Nguyễn Hữu Thụy tặng là cờ đao và gươm ra để làm tin, rồi định ngày cử binh.

Mùa hạ, tháng 6, vua từ nước Xiêm đem quân về Gia Định. Vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 2 vạn thủy quân và 300 chiến thuyền để giúp.
Vua lấy Chu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, điều bát các quân. Ngày Nhâm thìn, xuất phát từ thành Vọng Các, đi ra cửa biển Bắc Nôm.

Mùa thu, tháng 7, quân ta tiến đánh được đạo Kiên Giang, phá được Đô đốc giặc là Nguyễn Hóa ở sông Trấn Giang, rồi thẳng đến xứ Ba Xắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc, chia quân đóng đồn.

Mùa đông, tháng 10, Ngoại tả chưởng dinh bình tây đại đô đốc Chu Văn Tiếp đem thủy binh đánh giặc ở sông Mân Thít. Chưởng tiền giặc là Bảo cự chiến hồi lâu. Văn Tiếp nhảy lên thuyền, bị giặc đâm trúng. Vua vẫy quân đánh gấp, chém được Chưởng tiền Bảo. Quân giặc bị tử thương rất nhiều, phải bỏ thuyền chạy. Phò mã giặc là Trương Văn Đa chạy đến Long Hồ. Quân ta bắt được thuyền ghe khí giới rất nhiều. Văn Tiếp bị thương nặng, hét lớn lên rằng : “Trời chưa muốn dẹp giặc Tây Sơn à !” Rồi chết. (Lại có một thuyết nói trận ấy quân ta đã phá được thuyền giặc đậu ở bờ sông, Văn Tiếp nhảy qua thuyền khác bị mũi gươm trần đâm phải mà chết). Vua thương tiếc điếng người than rằng : “Văn Tiếp cùng ta chung cuộc vui buồn, nay đến nửa đường bỏ ta, thực khiến tình người khó nỗi”. Cho gấm lụa để hậu táng.

Vua thấy quân Xiêm tàn bạo, đến đâu là cướp bóc đấy, nhân dân ta oán rất nhiều, bảo các tướng rằng : “Muốn được nước phải được lòng dân. Nay Chu Văn Tiếp đã mất, quân Xiêm không ai chế ngự được. Nếu được Gia Định mà mất lòng dân thì ta cũng không nỡ làm. Thà hãy lui quân để đừng làm khổ nhân dân”.

Tháng 12, giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc nghe tin cáo cấp, tức thì sai Nguyễn Văn Huệ đem binh thuyền vào cứu Sài Gòn. Huệ đến, đánh vài trận không được, muốn đem quân về. Có tên phản thần là Lê Xuân Giác bày kế cho Huệ đem hết quân mạnh mai phục ở Rạch Gầm và ở sông Xoài Mút (thuộc tỉnh Định Tường), rồi dụ quân Xiêm lại đánh. Tướng Xiêm là Chiêu Tăng và Chiêu Sương không hiểu địa thế khó dễ ra sao, cậy mình thắng luôn, bèn dẫn quân tiến thẳng đến Mỹ Tho, cuối cùng bị phục binh của giặc thủy bộ hai mặt ập đánh. Chiêu Tăng và Chiêu Sương thua to bỏ chạy, chỉ còn vài nghìn lính theo đường núi Chân Lạp mà chạy về. Lê Văn Quân và các quân cũng đều vỡ chạy. Cai cơ quản Nội thủy Trung thủy là Nguyễn Văn Oai chết trận (truy tặng Chưởng cơ).
Vua đi Trấn Giang. Bầy tôi theo hầu chỉ có bọn Hộ bộ Trần Phước Giai, Cai cơ Nguyễn Văn Bình, Thái giám Lê Văn Duyệt hơn mười người. Đi đường hết lương, có người dân đem cơm ngô dâng. Mạc Tử Sinh bỗng đi thuyền tới. Vua bèn sai Tử Sinh và Cai cơ Trung (không rõ họ, cậu Chu Văn Tiếp) sang Xiêm báo tin.

Phạm Văn Nhân và Nguyễn Văn Liêm cùng Bá Đa Lộc đem hoàng cả Cảnh sang Tây.


Biên niên sử Xiêm La ghi rằng:

  • Chúa Nguyễn Phúc Ánh qua Xiêm năm 1782
  • Năm 1783 Vua Xiêm ra lệnh cho Phráya Nakhon Sạvẳn mang quân qua đánh Tây Sơn giúp Nguyễn Phúc Ánh lấy lại Sài Gòn
  • Năm 1784 vua Xiêm lại một lần nữa cho thêm 2 vạn quân và 300 chiến thuyền cùng đi với chúa Nguyễn Ánh trở về, nhưng bị Nguyễn Huệ đánh tan ở Rạch Gầm - Xoài Mút.

Vị tướng Xiêm được gọi là Phráya Nakhon Sạvẳn, thực chất chỉ là chức danh: tỉnh trưởng tỉnh Nakhon Sawan (นครสวรรค์).

  • พระยา Phraya : tướng quân
  • นคร /ná-kon/: thành phố
  • สวรรค์ /sà-wăn/ : thiên đường

Hoàng tử Krôm Phráya Đămrông Ratxanúpháp trong quyển Biên niên sử triều Rắttanacôxỉn, Vua thứ hai, in năm 1762 (?! năm này có lẽ sai - vohungtuan) tập 1 trang 66 đã khẳng định:

“Từ lúc Ông Txiêng Xử qua cầu viện thì Hoàng thượng Phrá Phút thá Yót Phá Chụlalôốk đã ra lệnh cho quân đội Xiêm và quân đội Chân Lạp đi đánh Sài Gòn giúp Ông Txiêng Xử một lần hồi năm Mão, can thứ 5 tức năm 2326 Phật lịch (năm 1783 dương lịch - người dịch) và một lần nữa vào năm Thìn, can thứ 6 tức năm 2327 Phật lịch (năm 1784 dương lịch - người dịch). Nguyên nhân sự không thành công cả hai lần là vì Băng Cốc đang có chiến tranh với Miến Điện không có thể mang cả lực lượng đi đánh nước Yuon được…”.

  • Hoàng thượng Phrá Phút thá Yót Phá Chụlalôốk: vua Xiêm Rama I (Phra Phutthayotfa Chulalok (พระพุทธยอดฟ้าจุฬาโลก)
  • Ông Txiêng Xử: chúa Nguyễn Phúc Ánh, Ông Thượng Sư, Ong Chiang Su - องเชียงสือ Chiang Sue
  • ญวน Yuan hoặc Yuon là cách người Thái gọi người Việt, nước Yuon là nước Việt

Và ở trang 67 đã nhắc lại rằng:

…“Vua ta đã có lòng tốt nuôi nấng (Ông Txiêng Xử) và đã cho quân đội giúp đi đánh lấy lại đất nước đến 2 lần nhưng không thành vì Vua ta đang vướng chiến tranh với Diến Điện…”.

Phráya Thiphaconvông trong sách Biên niên sử Hoàng gia triều Rắttanacôxỉn, thời Vua thứ nhất, trang 30, dưới đề mục “Ông Txiêng Xử đến xin cầu viện” đã viết:

…“Phráya Txônburi đã dẫn Ông Txiêng Xử vào đến Krung thếp vào đầu tháng 4 năm Dần, can thứ 4, tiểu nguyên 1144 (1782 dương lịch - người dịch). Lúc vào đến đại kinh đô Krung thếp thì Ông Txiêng Xử được 33 tuổi. Hoàng thượng bèn cho Ông Txiêng Xử và gia quyến xây dựng nhà cửa ở phía Nam Làng Tốn Xẳm Rôông nơi mà về sau Vua ban cho Tổng lãnh sự Bồ Đào Nha…”.

  • Phráya Txônburi: tỉnh trưởng tỉnh Chanthaburi จันทบุรี, Chân Bôn.
  • Đại kinh đô Krung thếp กรุงเทพ / grung tâyp /: Bangkok
    • กรุง /grung/: thành phố
    • เทพ /tâyp/: thiên thần

Và ở đề mục “Quân đội Phráya Nakhon Sạvẳn đi đánh Sài Gòn” trang 43 đã viết:

“Trong năm Mão, can thứ 5, tiểu nguyên 1145 ấy (năm 1783 dương lịch - người dịch) Hoàng thượng đã có thiện ý sai Phráya Nakhon Sạvẳn mang quân đi xứ Campuchia bắt lính Cao Mên thêm vào rồi mang đi đánh Yuon lấy thành Sài Gòn lại cho Ông Txiêng Xử người đã vào nhờ sự che chở của Hoàng thượng. Phráya Nakhon Sạvẳn vào lạy từ giã Vua rồi mang quân đi nước Campuchia theo lệnh Vua. Khi đến nước Campuchia thì bắt lính người Campuchia thêm vào quân đội rồi mang thuỷ quân xuống nước Yuon. Phía Ông Tịnh Vương chậu mường Sài Gòn báo tin lên là quân đội Xiêm lấn biên thuỳ vào, rồi sai thuỷ quân và đình thần thành Sài Gòn đi giữ thành Sađéc, đã chiến đấu rất mãnh liệt. Phraya Nakhon có tài đánh trận và có sức, đã đánh nhau với Yuon nhiều trận, bắt được chiến thuyền, tù binh kể cả vũ khí, đại bác cả to lẫn nhỏ khá nhiều, rồi giao trả lại cho quân đội Yuon. Phráya Vixítnarông và nhiều tướng sĩ khác thấy rằng Phráya Nakhon Sạvẳn làm sai có ý phiến loạn muốn theo phe quân thù nên đã gửi cáo trạng vào Băng Cốc để tâu Vua và Hoàng đế rõ. Hoàng thượng biết tin rất giận, cho đình thần mang biểu gọi Phráya Nakhon Sạvẳn trở về Băng Cốc lập tức, và sai các đại thần kiểm tra xét xử, được sự thật như báo cáo, bèn cho mang Phráya Nakhon Sạvẳn và các tướng sĩ đồng phạm tất cả 12 người mang đi xử tử ở Nghĩa trang Chùa Phôtharam ở phía Đông kinh đô”.

  • Ông Tịnh Vương: có thể là Nguyễn Lữ (Đông Định Vương?)
  • chậu mường Sài Gòn: thành Sài Gòn, Gia Định

Bộ Biên niên sử Hoàng gia bản có chữ viết của nhà Vua lại còn thêm chi tiết là sau khi xử tử hình, lại còn đem đầu của tội phạm bêu ở nơi công cộng.

Như ta đã thấy, bộ Đại Nam thực lục bỏ qua sự kiện xảy ra 2 năm đầu khi chúa Nguyễn Phúc Ánh vào Băng Cốc (1782 và 1783) mà chỉ ghi lại là Chúa Nguyễn Phúc Anh vào Băng Cốc năm 1784, đến nơi được 3 tháng là mang quân đội Xiêm trở về ngay.

Ở Băng Cốc mới đây có phát hành quyển Lời (Vua thứ 5) bình phẩm về hồi ký Bà Chị Vua thứ nhất trong đó ở trang 199 có đoạn viết về sự kiện này:

…“Việc hai lần mang quân đi giúp Ông Txiêng Xử, lần đầu năm Mão can thứ 5, tiểu nguyên 1145 (1783 dương lịch - người dịch) Hoàng thượng sai Phráya Nakhon Sạvẳn mang bộ binh đi phía trước Campuchia và sai bắt lính Campuchia thêm vào quân đội mang xuống đánh thành Sài Gòn. Thời ấy thành Sài Gòn thuộc về bọn Tây Sơn. Ông Tinh Vương cai trị thành Sài Gòn. Quân Xiêm đã đánh nhau với Yuon nhiều trận. Phráya Nakhon Sạvẳn có tài và có sức đã thắng. Nhưng không hiểu vì lý do gì, Phráya Vitxítnárông và quan thần trong quân đội ấy đã dâng cáo trạng rằng Phráya Nakhon Sạvẳn khi được thuyền và tù binh Yuon, lại giao trả lại cho tướng Yuon, các tướng sĩ tình nghi là theo quân địch, dâng cáo trạng lên. Vua thấy rằng trong quân đội mất thuận hoà với nhau khó chiến đấu thành công nên cho gọi quân đội trở về. Phráya Nakhon Sạvẳn bị xử tử hình. Việc này cả biên niên sử Hoàng gia và Biên niên sử triều Rắttanacôxỉn đều ghi chép như nhau nhưng Biên niên sử Yuon không nói đến (sách Phông xảvađan Yuon của ông Yoỏng - người dịch).

Vua Xiêm thứ 5 đã chú ý thấy rằng chính sử Việt Nam ở sách của Ông Yoỏng không nói đến chiến dịch 1783 của Phráya Nakhon Sạvẳn nên đã góp ý kiến về lý do tại sao chính sử Việt Nam không ghi chép chuyện này rằng:

…“Có lẽ vì chính sử Việt Nam có mục tiêu chỉ nói về một mình Ông Txiêng Xử. Người viết sách gọi là Biên niên sử nhưng chỉ viết về hành động và sự kiện về Ông Txiêng Xử, thành ra chỉ là tiểu sử của Ông Txiêng Xử, không phải là Biên niên sử. Sở dĩ không chép sự kiện này lý do có thể là vì Ông Txiêng Xử không cùng đi trong quân đội nên không ghi trong tiểu sử Ông Txiêng Xử.

Trái lại khi Krômmaluổng Thếp-hạrịrắc mang quân đi năm Thìn can thứ 6, tiểu nguyên 1146 (1784 dương lịch - người dịch) thì có Ông Txiêng Xử cùng đi trong quân đội nên Biên niên sử Yuon ghi lại…”.

Tư liệu của các biên niên sử và sách sử học Thái Lan giúp ta thêm chi tiết để ta có thể so sánh, đối chiếu tìm ra tư liệu chính xác về lịch sử nước nhà.

## Cuộc tấn công của quân Xiêm vào Nam Kỳ năm 1783 những điều mà sử sách Việt Nam chưa nói đến **_Tham khảo và bổ sung thông tin từ bài viết của_** ### Thawi Swangpanyangkoon (Giáo sư Châu Kim Quới) Tạp chí **Xưa & Nay**, số 259, 5/2006, tr 33 - 35 --- Quan hệ giữa hai nước Thái Lan và Việt Nam trong lịch sử không có lúc nào mật thiết như thời chúa Nguyễn Phúc Ánh. Sự kiện được các Biên niên sử Thái Lan và chính sử Việt Nam, bộ Đại Nam thực lục ghi chép khá tỉ mỉ. Nhưng có một sự kiện mà chính sử nhà Nguyễn không nói đến: đó là chuyện Phráya Nakhon Sạvẳn tướng Xiêm La năm **1783** đã được lệnh vua Xiêm mang quân sang đánh Tây Sơn giúp Chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh thắng Tây Sơn chiếm được chiến thuyền, tù binh và vũ khí nhưng đã giao trả lại cho Tây Sơn, làm cho vua Xiêm giận phải gọi về bắt xử tử hình và bêu đầu tất cả 12 tướng lĩnh. Sự kiện này xảy ra năm 1783 trước trận Rạch Gầm - Xoài Mút một năm (cuối 1784 - đầu 1785). --- **Đại Nam thực lục** chỉ chép trận đánh cuối năm **1784** (trận Rạch Gầm - Xoài Mút ): _Giáp thìn, năm thứ 5 [1784] (Lê ? Cảnh Hưng năm thứ 45, Thanh ? Càn Long năm thứ 49), mùa xuân, tháng giêng, vua trú ở đảo Thổ Châu._ _Tháng 2, vua sang Xiêm La. Trước là sau cuộc bại trận ở Bến Nghé, Chu Văn Tiếp chạy sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm bằng lòng, sai Văn Tiếp theo đường núi trở về, mà sai tướng là Thát Xỉ Đa đem thủy quân sang Hà Tiên, tiếng là sang cứu viện mà ngầm dặn đón vua sang nước họ. Văn Tiếp cũng có mật biểu ủy người theo quân Xiêm mang về. Vua nhận được biểu rất mừng, bèn đến Long Xuyên họp với tướng Xiêm. Tướng Xiêm cố mời vua sang Xiêm. Vua bất đắc dĩ phải theo lời._ _Tháng 3, vua đến thành Vọng Các. Vua Xiêm đón rước ủy lạo hết lễ. Vua buồn thương khôn xiết. Vua Xiêm nói : “Chiêu Nam Cốc nhát sao ? (Vua Xiêm tự gọi là vua Phật, mà gọi vua ta là vua trời, chiêu tức là vua, Nam Cốc tức là Nam Việt thiên vương vậy). Vua nói, “Không phải thế! Nước tôi truyền nối đã hơn 200 năm : nay vận nước nửa chừng suy đốn, tôi tài kém không thể giữ được ngôi thiêng, vì thế mà buồn ! Nghĩ sao rửa được nhục thù, đem giặc Tây Sơn mà ăn thịt nằm da, thì dù chết cũng cam tâm, sao lại có nhát !” Vua Xiêm khen phục lời nói, hỏi đến việc nước. Nói chưa hết thì Chu Văn Tiếp từ ngoài đi vào, đến trước mặt vua quỳ ôm gối vua khóc không thôi. Vua Xiêm thấy mà cảm động, bảo bầy tôi rằng : “Chiêu Nam Cốc có bầy tôi như thế là có lòng trời”. Bèn ước hẹn giúp quân để mưu đồ khôi phục. Vua thứ hai nước Xiêm nhân đó nhắc đến việc năm trước giảng hòa với Nguyễn Hữu Thụy đã có thề ước với nhau là gặp hoạn nạn thì cứu nhau, thì ngày nay xin phải ra sức. Bèn đưa những vật Nguyễn Hữu Thụy tặng là cờ đao và gươm ra để làm tin, rồi định ngày cử binh._ _Mùa hạ, tháng 6, vua từ nước Xiêm đem quân về Gia Định. Vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 2 vạn thủy quân và 300 chiến thuyền để giúp. Vua lấy Chu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, điều bát các quân. Ngày Nhâm thìn, xuất phát từ thành Vọng Các, đi ra cửa biển Bắc Nôm._ _Mùa thu, tháng 7, quân ta tiến đánh được đạo Kiên Giang, phá được Đô đốc giặc là Nguyễn Hóa ở sông Trấn Giang, rồi thẳng đến xứ Ba Xắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc, chia quân đóng đồn._ _Mùa đông, tháng 10, Ngoại tả chưởng dinh bình tây đại đô đốc Chu Văn Tiếp đem thủy binh đánh giặc ở sông Mân Thít. Chưởng tiền giặc là Bảo cự chiến hồi lâu. Văn Tiếp nhảy lên thuyền, bị giặc đâm trúng. Vua vẫy quân đánh gấp, chém được Chưởng tiền Bảo. Quân giặc bị tử thương rất nhiều, phải bỏ thuyền chạy. Phò mã giặc là Trương Văn Đa chạy đến Long Hồ. Quân ta bắt được thuyền ghe khí giới rất nhiều. Văn Tiếp bị thương nặng, hét lớn lên rằng : “Trời chưa muốn dẹp giặc Tây Sơn à !” Rồi chết. (Lại có một thuyết nói trận ấy quân ta đã phá được thuyền giặc đậu ở bờ sông, Văn Tiếp nhảy qua thuyền khác bị mũi gươm trần đâm phải mà chết). Vua thương tiếc điếng người than rằng : “Văn Tiếp cùng ta chung cuộc vui buồn, nay đến nửa đường bỏ ta, thực khiến tình người khó nỗi”. Cho gấm lụa để hậu táng._ _Vua thấy quân Xiêm tàn bạo, đến đâu là cướp bóc đấy, nhân dân ta oán rất nhiều, bảo các tướng rằng : “Muốn được nước phải được lòng dân. Nay Chu Văn Tiếp đã mất, quân Xiêm không ai chế ngự được. Nếu được Gia Định mà mất lòng dân thì ta cũng không nỡ làm. Thà hãy lui quân để đừng làm khổ nhân dân”._ _Tháng 12, giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc nghe tin cáo cấp, tức thì sai Nguyễn Văn Huệ đem binh thuyền vào cứu Sài Gòn. Huệ đến, đánh vài trận không được, muốn đem quân về. Có tên phản thần là Lê Xuân Giác bày kế cho Huệ đem hết quân mạnh mai phục ở Rạch Gầm và ở sông Xoài Mút (thuộc tỉnh Định Tường), rồi dụ quân Xiêm lại đánh. Tướng Xiêm là Chiêu Tăng và Chiêu Sương không hiểu địa thế khó dễ ra sao, cậy mình thắng luôn, bèn dẫn quân tiến thẳng đến Mỹ Tho, cuối cùng bị phục binh của giặc thủy bộ hai mặt ập đánh. Chiêu Tăng và Chiêu Sương thua to bỏ chạy, chỉ còn vài nghìn lính theo đường núi Chân Lạp mà chạy về. Lê Văn Quân và các quân cũng đều vỡ chạy. Cai cơ quản Nội thủy Trung thủy là Nguyễn Văn Oai chết trận (truy tặng Chưởng cơ). Vua đi Trấn Giang. Bầy tôi theo hầu chỉ có bọn Hộ bộ Trần Phước Giai, Cai cơ Nguyễn Văn Bình, Thái giám Lê Văn Duyệt hơn mười người. Đi đường hết lương, có người dân đem cơm ngô dâng. Mạc Tử Sinh bỗng đi thuyền tới. Vua bèn sai Tử Sinh và Cai cơ Trung (không rõ họ, cậu Chu Văn Tiếp) sang Xiêm báo tin._ _Phạm Văn Nhân và Nguyễn Văn Liêm cùng Bá Đa Lộc đem hoàng cả Cảnh sang Tây._ --- Biên niên sử Xiêm La ghi rằng: - Chúa Nguyễn Phúc Ánh qua Xiêm năm 1782 - Năm 1783 Vua Xiêm ra lệnh cho Phráya Nakhon Sạvẳn mang quân qua đánh Tây Sơn giúp Nguyễn Phúc Ánh lấy lại Sài Gòn - Năm 1784 vua Xiêm lại một lần nữa cho thêm 2 vạn quân và 300 chiến thuyền cùng đi với chúa Nguyễn Ánh trở về, nhưng bị Nguyễn Huệ đánh tan ở Rạch Gầm - Xoài Mút. Vị tướng Xiêm được gọi là Phráya Nakhon Sạvẳn, thực chất chỉ là chức danh: tỉnh trưởng tỉnh Nakhon Sawan (นครสวรรค์). - พระยา Phraya : tướng quân - นคร /ná-kon/: thành phố - สวรรค์ /sà-wăn/ : thiên đường Hoàng tử Krôm Phráya Đămrông Ratxanúpháp trong quyển **Biên niên sử triều Rắttanacôxỉn**, Vua thứ hai, in năm 1762 (?! năm này có lẽ sai - vohungtuan) tập 1 trang 66 đã khẳng định: _“Từ lúc Ông Txiêng Xử qua cầu viện thì Hoàng thượng Phrá Phút thá Yót Phá Chụlalôốk đã ra lệnh cho quân đội Xiêm và quân đội Chân Lạp đi đánh Sài Gòn giúp Ông Txiêng Xử một lần hồi năm Mão, can thứ 5 tức năm 2326 Phật lịch (năm 1783 dương lịch - người dịch) và một lần nữa vào năm Thìn, can thứ 6 tức năm 2327 Phật lịch (năm 1784 dương lịch - người dịch). Nguyên nhân sự không thành công cả hai lần là vì Băng Cốc đang có chiến tranh với Miến Điện không có thể mang cả lực lượng đi đánh nước Yuon được…”._ - Hoàng thượng Phrá Phút thá Yót Phá Chụlalôốk: vua Xiêm Rama I (Phra Phutthayotfa Chulalok (พระพุทธยอดฟ้าจุฬาโลก) - Ông Txiêng Xử: chúa Nguyễn Phúc Ánh, Ông Thượng Sư, Ong Chiang Su - องเชียงสือ Chiang Sue - ญวน Yuan hoặc Yuon là cách người Thái gọi người Việt, nước Yuon là nước Việt Và ở trang 67 đã nhắc lại rằng: _…“Vua ta đã có lòng tốt nuôi nấng (Ông Txiêng Xử) và đã cho quân đội giúp đi đánh lấy lại đất nước đến 2 lần nhưng không thành vì Vua ta đang vướng chiến tranh với Diến Điện…”._ Phráya Thiphaconvông trong sách Biên niên sử Hoàng gia triều Rắttanacôxỉn, thời Vua thứ nhất, trang 30, dưới đề mục “Ông Txiêng Xử đến xin cầu viện” đã viết: _…“Phráya Txônburi đã dẫn Ông Txiêng Xử vào đến Krung thếp vào đầu tháng 4 năm Dần, can thứ 4, tiểu nguyên 1144 (1782 dương lịch - người dịch). Lúc vào đến đại kinh đô Krung thếp thì Ông Txiêng Xử được 33 tuổi. Hoàng thượng bèn cho Ông Txiêng Xử và gia quyến xây dựng nhà cửa ở phía Nam Làng Tốn Xẳm Rôông nơi mà về sau Vua ban cho Tổng lãnh sự Bồ Đào Nha…”._ - Phráya Txônburi: tỉnh trưởng tỉnh Chanthaburi จันทบุรี, Chân Bôn. - Đại kinh đô Krung thếp กรุงเทพ / grung tâyp /: Bangkok - กรุง /grung/: thành phố - เทพ /tâyp/: thiên thần Và ở đề mục “Quân đội Phráya Nakhon Sạvẳn đi đánh Sài Gòn” trang 43 đã viết: _“Trong năm Mão, can thứ 5, tiểu nguyên 1145 ấy (năm 1783 dương lịch - người dịch) Hoàng thượng đã có thiện ý sai Phráya Nakhon Sạvẳn mang quân đi xứ Campuchia bắt lính Cao Mên thêm vào rồi mang đi đánh Yuon lấy thành Sài Gòn lại cho Ông Txiêng Xử người đã vào nhờ sự che chở của Hoàng thượng. Phráya Nakhon Sạvẳn vào lạy từ giã Vua rồi mang quân đi nước Campuchia theo lệnh Vua. Khi đến nước Campuchia thì bắt lính người Campuchia thêm vào quân đội rồi mang thuỷ quân xuống nước Yuon. Phía Ông Tịnh Vương chậu mường Sài Gòn báo tin lên là quân đội Xiêm lấn biên thuỳ vào, rồi sai thuỷ quân và đình thần thành Sài Gòn đi giữ thành Sađéc, đã chiến đấu rất mãnh liệt. Phraya Nakhon có tài đánh trận và có sức, đã đánh nhau với Yuon nhiều trận, bắt được chiến thuyền, tù binh kể cả vũ khí, đại bác cả to lẫn nhỏ khá nhiều, rồi giao trả lại cho quân đội Yuon. Phráya Vixítnarông và nhiều tướng sĩ khác thấy rằng Phráya Nakhon Sạvẳn làm sai có ý phiến loạn muốn theo phe quân thù nên đã gửi cáo trạng vào Băng Cốc để tâu Vua và Hoàng đế rõ. Hoàng thượng biết tin rất giận, cho đình thần mang biểu gọi Phráya Nakhon Sạvẳn trở về Băng Cốc lập tức, và sai các đại thần kiểm tra xét xử, được sự thật như báo cáo, bèn cho mang Phráya Nakhon Sạvẳn và các tướng sĩ đồng phạm tất cả 12 người mang đi xử tử ở Nghĩa trang Chùa Phôtharam ở phía Đông kinh đô”._ - Ông Tịnh Vương: có thể là Nguyễn Lữ (Đông Định Vương?) - chậu mường Sài Gòn: thành Sài Gòn, Gia Định Bộ Biên niên sử Hoàng gia bản có chữ viết của nhà Vua lại còn thêm chi tiết là sau khi xử tử hình, lại còn đem đầu của tội phạm bêu ở nơi công cộng. Như ta đã thấy, bộ Đại Nam thực lục bỏ qua sự kiện xảy ra 2 năm đầu khi chúa Nguyễn Phúc Ánh vào Băng Cốc (1782 và 1783) mà chỉ ghi lại là Chúa Nguyễn Phúc Anh vào Băng Cốc năm 1784, đến nơi được 3 tháng là mang quân đội Xiêm trở về ngay. Ở Băng Cốc mới đây có phát hành quyển Lời (Vua thứ 5) bình phẩm về hồi ký Bà Chị Vua thứ nhất trong đó ở trang 199 có đoạn viết về sự kiện này: _…“Việc hai lần mang quân đi giúp Ông Txiêng Xử, lần đầu năm Mão can thứ 5, tiểu nguyên 1145 (1783 dương lịch - người dịch) Hoàng thượng sai Phráya Nakhon Sạvẳn mang bộ binh đi phía trước Campuchia và sai bắt lính Campuchia thêm vào quân đội mang xuống đánh thành Sài Gòn. Thời ấy thành Sài Gòn thuộc về bọn Tây Sơn. Ông Tinh Vương cai trị thành Sài Gòn. Quân Xiêm đã đánh nhau với Yuon nhiều trận. Phráya Nakhon Sạvẳn có tài và có sức đã thắng. Nhưng không hiểu vì lý do gì, Phráya Vitxítnárông và quan thần trong quân đội ấy đã dâng cáo trạng rằng Phráya Nakhon Sạvẳn khi được thuyền và tù binh Yuon, lại giao trả lại cho tướng Yuon, các tướng sĩ tình nghi là theo quân địch, dâng cáo trạng lên. Vua thấy rằng trong quân đội mất thuận hoà với nhau khó chiến đấu thành công nên cho gọi quân đội trở về. Phráya Nakhon Sạvẳn bị xử tử hình. Việc này cả biên niên sử Hoàng gia và Biên niên sử triều Rắttanacôxỉn đều ghi chép như nhau nhưng Biên niên sử Yuon không nói đến (sách Phông xảvađan Yuon của ông Yoỏng - người dịch)._ Vua Xiêm thứ 5 đã chú ý thấy rằng chính sử Việt Nam ở sách của Ông Yoỏng không nói đến chiến dịch 1783 của Phráya Nakhon Sạvẳn nên đã góp ý kiến về lý do tại sao chính sử Việt Nam không ghi chép chuyện này rằng: _…“Có lẽ vì chính sử Việt Nam có mục tiêu chỉ nói về một mình Ông Txiêng Xử. Người viết sách gọi là Biên niên sử nhưng chỉ viết về hành động và sự kiện về Ông Txiêng Xử, thành ra chỉ là tiểu sử của Ông Txiêng Xử, không phải là Biên niên sử. Sở dĩ không chép sự kiện này lý do có thể là vì Ông Txiêng Xử không cùng đi trong quân đội nên không ghi trong tiểu sử Ông Txiêng Xử._ _Trái lại khi Krômmaluổng Thếp-hạrịrắc mang quân đi năm Thìn can thứ 6, tiểu nguyên 1146 (1784 dương lịch - người dịch) thì có Ông Txiêng Xử cùng đi trong quân đội nên Biên niên sử Yuon ghi lại…”._ Tư liệu của các biên niên sử và sách sử học Thái Lan giúp ta thêm chi tiết để ta có thể so sánh, đối chiếu tìm ra tư liệu chính xác về lịch sử nước nhà.
edited Feb 20 '23 lúc 5:33 pm
12
1.92k
5
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp