Trạng thái
Chỉ riêng An Phú

Các tác phẩm của tác giả Khiêm Cung Dương Văn Chung

Một chút tiểu sử:

-Dương Văn Chung là tên thật, bút hiệu Khiêm Cung

-Sanh năm Ất Hợi.

-Tại làng Bắc Nam, quận An Phú, tỉnh Châu Đốc.

-Cựu công chức- Quân nhân.

-Định cư tại Úc Đại Lợi từ năm 1989.

Tác phẩm

  • Nội Ngoại Đều Thương (2009), tái bản lần thứ nhứt, năm 2021

  • Thằng Mập (2013)

  • Những Mảnh Hồn Tôi (2019)

(Các sách trên đều do nhà xuất bản Quán Âm Sơn, Tân Tây Lan xuất bản)

Các tác phẩm của tác giả Khiêm Cung Dương Văn Chung

Trích: http://thatsonchaudoc.com/banviet2/HaiTrau/HoiKy/TGTP_TamTinhVoiAnhHaiAnPhu062022.htm

Một chút tiểu sử: -Dương Văn Chung là tên thật, bút hiệu Khiêm Cung -Sanh năm Ất Hợi. -Tại làng Bắc Nam, quận An Phú, tỉnh Châu Đốc. -Cựu công chức- Quân nhân. -Định cư tại Úc Đại Lợi từ năm 1989. Tác phẩm * Nội Ngoại Đều Thương (2009), tái bản lần thứ nhứt, năm 2021 * Thằng Mập (2013) * Những Mảnh Hồn Tôi (2019) (Các sách trên đều do nhà xuất bản Quán Âm Sơn, Tân Tây Lan xuất bản) http://thatsonchaudoc.com/banviet2/HaiTrau/HoiKy/TGTP_TamTinhVoiAnhHaiAnPhu062022_files/image001.jpg Trích: http://thatsonchaudoc.com/banviet2/HaiTrau/HoiKy/TGTP_TamTinhVoiAnhHaiAnPhu062022.htm

Audio các tác phẩm của tác giả Khiêm Cung Dương Văn Chung

NỘI NGOẠI ĐỀU THƯƠNG | KHIÊM CUNG | TUYỂN TẬP TRUYÊN NGẮN | HẺM RADIO

https://www.youtube.com/watch?v=0OxT9u0ebBs&ab_channel=H%E1%BA%BAMRADIO

Hoặc https://sachnoiviet.net/sach-noi/noi-ngoai-deu-thuong

NHỮNG MẢNH HỒN TÔI | KHIÊM CUNG | TUYỂN TẬP TRUYÊN NGẮN | HẺM RADIO

https://www.youtube.com/watch?v=Hnzgp-8xztc&ab_channel=H%E1%BA%BAMRADIO

Hoặc https://sachnoiviet.net/sach-noi/nhung-manh-hon-toi

Link dự phòng trên Google drive https://drive.google.com/drive/folders/18pzwV18gXtDfZvMZSbz8KZix0r8VxTEQ?usp=sharing

Audio các tác phẩm của tác giả Khiêm Cung Dương Văn Chung ## NỘI NGOẠI ĐỀU THƯƠNG | KHIÊM CUNG | TUYỂN TẬP TRUYÊN NGẮN | HẺM RADIO https://www.youtube.com/watch?v=0OxT9u0ebBs&ab_channel=H%E1%BA%BAMRADIO Hoặc https://sachnoiviet.net/sach-noi/noi-ngoai-deu-thuong ## NHỮNG MẢNH HỒN TÔI | KHIÊM CUNG | TUYỂN TẬP TRUYÊN NGẮN | HẺM RADIO https://www.youtube.com/watch?v=Hnzgp-8xztc&ab_channel=H%E1%BA%BAMRADIO Hoặc https://sachnoiviet.net/sach-noi/nhung-manh-hon-toi Link dự phòng trên Google drive https://drive.google.com/drive/folders/18pzwV18gXtDfZvMZSbz8KZix0r8VxTEQ?usp=sharing
edited Aug 7 '22 lúc 2:57 pm

Các bài viết và truyện của Khiêm Cung trên trang mạng Thất Sơn Châu Đốc (thatsonchaudoc.com)

## Các bài viết và truyện của Khiêm Cung trên trang mạng Thất Sơn Châu Đốc (thatsonchaudoc.com) - http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/KC_listing.html - http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung/DVC_listing.html
edited Jul 31 '22 lúc 3:11 pm

THẰNG CHUM XỨ CÁ

Nhà nghèo

Khiêm Cung

1947

Lúc đó thằng Chum mười tuổi. Không rõ nó xấu hấy hay sợ trùng tên với ai, Bà ngoại nó đặt tên nó là Chum. Chum theo nghĩa thông thường là cái hũ lớn để đựng nước hay tương. Có lẽ bà ngoại vô tình chọn cho nó một cái tên như vậy để gọi, chớ không quan tâm gì đến ý nghĩa của chữ Chum.

Nó sanh ra trong một gia đình nghèo. Nghe nói ông bà nội nó rất khá giả, làm nghề cá mắm, nhà có rất nhiều ghe xuồng, công nhân thường được gọi cho lịch sự là “bạn”, hàng mấy mươi người. Ông bà xài toàn là mâm thau, nồi đồng, chén kiểu. Đêm đêm đèn khí đá hoặc đèn “măng xông ” tỏa ánh sáng trắng xanh rực rỡ. Mẹ nó về với cha nó lúc bà mới mười sáu tuổi, rước dâu bằng hai chiếc tàu thủy, tức là loại tàu hai từng chạy đường sông, có ống khói lớn. Nguyên nhân là ông bà nội nó đã mướn một chiếc, bà ngoại nó không hay lại mướn thêm một chiếc khác. Sau đó, vì ông bà nội vui chơi bài bạc, gia tài bị khánh kiệt.

Cha mẹ Chum nghèo ngay từ lúc được cho ra riêng, nhưng sống với nhau rất đầm ấm, sanh con đều đều, trung bình hai năm một đứa, Chum là đứa con thứ tư. Sau Chum còn thêm hai đứa nữa. Ngày xưa người ta quan niệm “bi nhiêu thì bi”, trời sanh voi trời sanh cỏ, nhà có phước mới có con đông. Phước đâu chưa thấy, mà trước mắt là cha mẹ Chum “ nghèo rớt mồng tơi, nghèo rơi nước mắt ”, chạy ăn từng bữa, con cái thay phiên nhau bịnh, có khi hai ba đứa bịnh một lượt làm ông bà điên đầu.

Cha mẹ Chum phải làm lụng thật vất vả, mướn đất để làm rẫy ruộng, trồng lúa nổi, là giống lúa nước lên đến đâu thì lúa lên cao đến đó. Có những năm nước lên nhanh quá, lúa lên không kịp, bị lút, thất mùa. Ông bà cũng làm bánh cho chị em Chum bơi xuồng đi bán khắp đầu trên xóm dưới, kiếm tiền lo cái ăn, cái mặc cho gia đình.

Thời bấy giờ, ở thôn quê miền Tây đã có nhiều người mặc quần áo may bằng bao bố. Ai mặc vải ta, dệt bằng chỉ thô, là đẹp lắm rồi. Loại vải ta thấm mồ hôi sanh ra con rận, giống như con chí, nhưng nhỏ và trắng hơn, cắn hút máu người thì thấy thân của nó ửng đỏ màu máu. Vài ngày người ta phải đem phơi nắng quần áo và lấy ve chai cà cho rận và trứng rận bể nghe rôm rốp. Đâu có xà bông để tắm giặt, chỉ giặt quần áo bằng nước tro củi chụm.

Nói về cái ăn thì chỉ lo gạo, chớ củi là nhánh cây khô, rau đủ loại như rau sam, rau dền…v.v. không thiếu gì ở ngoài đồng. Còn cá là nguồn thực phẩm bất tận từ Biển Hồ bên Miên đổ xuống:

Biển Hồ cực lắm em ơi,

Ban đêm xẻ cá, ban ngày phơi khô.

Chị của Chum thường bắt sẵn nồi cơm lên bếp, rồi mới xách cần câu xuống đầu cầu ván ở bờ sông, trong chốc lát đã được mấy con cá rô đồng đãi đạn, đủ cho một bữa cơm gia đình. Lúc nào không có cá thì mấy chị cho gia đình ăn cơm với muối xả ớt me sống, ăn cũng được cơm lắm.

Còn mẹ của Chum thường dùng cái rổ, miệng có đường kính cả thước tây, gọi là rổ bộng, dùng tay trái nhận chìm cái rổ xuống dưới mặt nước chừng một tấc, tay phải nắm mồi, quậy xộn xộn trong lòng rổ, bất ngờ mẹ Chum nhấc cái rổ lên khỏi mặt nước, rất nhiều cá lòng tong, cá thiểu đang bu lại ăn mồi bị kẹt lại trong rổ, nhảy xoi xói.

Cha của Chum hay đi nhắp hoặc câu rê cá lóc, giăng câu, đặt lờ, đặt lọp…v.v. cho gia đình dùng, khi nào dư thì đem bán để lấy tiền mua gạo. Câu rê khác với nhắp cá lóc ở chỗ nhắp thì lấy lưỡi câu móc vào đuôi con cá nhỏ còn sống như cá linh, thả dây nhợ câu xuống nước cho con cá mồi lội, cá lóc đớp cá mồi, mắc lưỡi câu. Còn câu rê dùng mồi giả là một mảnh thiếc nhỏ uốn hơi cong gắn vào sợi nhợ, gần lưỡi câu, thả mảnh thiếc và lưỡi câu xuống nước, di chuyển mảnh thiếc qua lại cho nhanh, cá lóc thấy mành thiếc chiếu loang loáng, tưởng là cá mồi, phóng đến đớp, mắc câu.

Trước nhà Chum có trải đáy. Người ta lấy gỗ tròn, đường kính độ bốn tấc, đóng cọc chận ngang con sông nhỏ, rồi lấy đăng, tức là tre đan để vừng cho cá không lội qua được, chỉ chừa một lối nhỏ để cá lội qua. Cá qua chỗ trống nầy là chui vào một cái giỏ tre dài gọi là cái đục. Cứ khoảng nữa giờ người ta kéo đục lên để bắt cá. Cha Chum thường mua cá chạch lấu của ghe đáy để nướng trui, chiên hoặc nấu cà ri cho gia đình ăn.

Mỗi năm vào mùa nước cỏ, nước trong mà đen sậm, cá tôm bị khờ, nổi lờ đờ trên mặt nước, Chum bơi xuồng, lấy rổ xúc một lát đầy xuồng.

Đôi khi cha của Chum đi phụ người ta tát đìa, Chum thích thú đi theo để khi đìa tát xong thì chủ đìa cho mót cá còn sót lại, gọi là bắt hôi. Chum lấy cái nôm chụp xuống bùn, rồi thọc tay vào nôm quậy xem trong bùn còn con cá nào thì bắt. Bùn dính đầy người, đầy mặt, nó cười, nhìn cái miệng nó người ta mới nhận ra đó là thằng Chum.

Thằng Chum sợ chồng chổng chết trôi. Có lần nọ, nó về thăm quê ngoại ở Vĩnh Lộc. Hai người chị con cậu Chum đi lưới cá trên sông cái, rủ nó đi theo chơi. Đêm không trăng. Nhìn lên trời có vài ngôi sao lấp lánh, trên mặt nước sông có những cụm lục bình trôi lờ đờ. Chum sợ điếng hồn, nó nghi đó là thây người bị giết thả trôi sông. Lúc bấy giờ có nhiều người bị cho “mò tôm” vì tội làm Việt gian.

Sợ ma mà Chum thích nghe chú Tư hàng xóm kể chuyện ma. Đêm đêm chú ngồi trước mũi chiếc xuồng ba lá với chiếc đèn bão thắp bằng dầu cá, có kiếng sơn màu đỏ che chung quanh vừa để cản gió, vừa để giảm bớt ánh sáng. Sau lái xuồng có bánh lái. Một tay chú cầm cây dầm, một tay cầm cây vợt để vớt tôm. Chú dùng tầm vong cắm mấy cây sào dọc bờ sông, rồi căng dây nhợ có buộc những cọng dây kẽm nhọn, không có ngạnh, ghim vào những miếng cơm dừa khô thòng xuống dưới mặt nước độ một gang tay. Tôm càng bu lại ăn dừa, bị vớt. Chú Tư nói có nhiều đêm chú vớt thật nhiều, nhưng sáng ra mình tôm biến đâu mất, chỉ còn lại đầu. Chuyện thật hay giả không ai biết, nhưng Chum thì tin lời chú Tư kể là thật, rồi nó lại nhớ đến đêm đêm cái đèn đỏ của chú di chuyển chầm chậm ven song, làm cho nó nổi da gà.

Chum chưa hề buồn phiền về cái nghèo khổ, vì từ nhỏ đã sống như vậy thôi, có lúc nào nó biết được trên đời nầy có một cuộc sống sung sướng hơn để mà so sánh. Cho nên nó sống vui vẻ lắm. Nhà đông con, đứa lớn trông coi đứa nhỏ. Nó giữ em, hát ru em ngủ:

Sao vua chín cái nằm chồng,

Anh thương em từ thuở mẹ bồng trên tay.

Sao vua chín cái nằm ngang,

Anh thương em từ thuở mẹ mang trong lòng.

Sao vua chín cái nằm kề,

Anh thương em từ thuở mẹ về với cha.

Nó lại nghêu ngao nhái thơ Lục Vân Tiên:

Vân Tiên cõng mẹ đi vô,

Đụng phải cái bồ cõng mẹ trở ra.

Vân Tiên cõng mẹ trở ra,

Đụng phải cột nhà cõng mẹ trở vô.

Vân Tiên cõng mẹ trở vô,…

Chị Hai nó ngắt ngang:

  • Thằng khùng, mầy hát cái gì vần lân vậy hả ?

Thằng nhỏ mất hứng, cười trừ rồi nín luôn.

Người nghèo an phận, vui với cái nghèo.

http://thatsonchaudoc.com/truyenngan/thangchumxuca.htm

# THẰNG CHUM XỨ CÁ ## Nhà nghèo ### _Khiêm Cung_ 1947 Lúc đó thằng Chum mười tuổi. Không rõ nó xấu hấy hay sợ trùng tên với ai, Bà ngoại nó đặt tên nó là Chum. Chum theo nghĩa thông thường là cái hũ lớn để đựng nước hay tương. Có lẽ bà ngoại vô tình chọn cho nó một cái tên như vậy để gọi, chớ không quan tâm gì đến ý nghĩa của chữ Chum. Nó sanh ra trong một gia đình nghèo. Nghe nói ông bà nội nó rất khá giả, làm nghề cá mắm, nhà có rất nhiều ghe xuồng, công nhân thường được gọi cho lịch sự là “bạn”, hàng mấy mươi người. Ông bà xài toàn là mâm thau, nồi đồng, chén kiểu. Đêm đêm đèn khí đá hoặc đèn “măng xông ” tỏa ánh sáng trắng xanh rực rỡ. Mẹ nó về với cha nó lúc bà mới mười sáu tuổi, rước dâu bằng hai chiếc tàu thủy, tức là loại tàu hai từng chạy đường sông, có ống khói lớn. Nguyên nhân là ông bà nội nó đã mướn một chiếc, bà ngoại nó không hay lại mướn thêm một chiếc khác. Sau đó, vì ông bà nội vui chơi bài bạc, gia tài bị khánh kiệt. Cha mẹ Chum nghèo ngay từ lúc được cho ra riêng, nhưng sống với nhau rất đầm ấm, sanh con đều đều, trung bình hai năm một đứa, Chum là đứa con thứ tư. Sau Chum còn thêm hai đứa nữa. Ngày xưa người ta quan niệm “bi nhiêu thì bi”, trời sanh voi trời sanh cỏ, nhà có phước mới có con đông. Phước đâu chưa thấy, mà trước mắt là cha mẹ Chum “ nghèo rớt mồng tơi, nghèo rơi nước mắt ”, chạy ăn từng bữa, con cái thay phiên nhau bịnh, có khi hai ba đứa bịnh một lượt làm ông bà điên đầu. Cha mẹ Chum phải làm lụng thật vất vả, mướn đất để làm rẫy ruộng, trồng lúa nổi, là giống lúa nước lên đến đâu thì lúa lên cao đến đó. Có những năm nước lên nhanh quá, lúa lên không kịp, bị lút, thất mùa. Ông bà cũng làm bánh cho chị em Chum bơi xuồng đi bán khắp đầu trên xóm dưới, kiếm tiền lo cái ăn, cái mặc cho gia đình. Thời bấy giờ, ở thôn quê miền Tây đã có nhiều người mặc quần áo may bằng bao bố. Ai mặc vải ta, dệt bằng chỉ thô, là đẹp lắm rồi. Loại vải ta thấm mồ hôi sanh ra con rận, giống như con chí, nhưng nhỏ và trắng hơn, cắn hút máu người thì thấy thân của nó ửng đỏ màu máu. Vài ngày người ta phải đem phơi nắng quần áo và lấy ve chai cà cho rận và trứng rận bể nghe rôm rốp. Đâu có xà bông để tắm giặt, chỉ giặt quần áo bằng nước tro củi chụm. Nói về cái ăn thì chỉ lo gạo, chớ củi là nhánh cây khô, rau đủ loại như rau sam, rau dền…v.v. không thiếu gì ở ngoài đồng. Còn cá là nguồn thực phẩm bất tận từ Biển Hồ bên Miên đổ xuống: _Biển Hồ cực lắm em ơi,_ _Ban đêm xẻ cá, ban ngày phơi khô._ Chị của Chum thường bắt sẵn nồi cơm lên bếp, rồi mới xách cần câu xuống đầu cầu ván ở bờ sông, trong chốc lát đã được mấy con cá rô đồng đãi đạn, đủ cho một bữa cơm gia đình. Lúc nào không có cá thì mấy chị cho gia đình ăn cơm với muối xả ớt me sống, ăn cũng được cơm lắm. Còn mẹ của Chum thường dùng cái rổ, miệng có đường kính cả thước tây, gọi là rổ bộng, dùng tay trái nhận chìm cái rổ xuống dưới mặt nước chừng một tấc, tay phải nắm mồi, quậy xộn xộn trong lòng rổ, bất ngờ mẹ Chum nhấc cái rổ lên khỏi mặt nước, rất nhiều cá lòng tong, cá thiểu đang bu lại ăn mồi bị kẹt lại trong rổ, nhảy xoi xói. Cha của Chum hay đi nhắp hoặc câu rê cá lóc, giăng câu, đặt lờ, đặt lọp…v.v. cho gia đình dùng, khi nào dư thì đem bán để lấy tiền mua gạo. Câu rê khác với nhắp cá lóc ở chỗ nhắp thì lấy lưỡi câu móc vào đuôi con cá nhỏ còn sống như cá linh, thả dây nhợ câu xuống nước cho con cá mồi lội, cá lóc đớp cá mồi, mắc lưỡi câu. Còn câu rê dùng mồi giả là một mảnh thiếc nhỏ uốn hơi cong gắn vào sợi nhợ, gần lưỡi câu, thả mảnh thiếc và lưỡi câu xuống nước, di chuyển mảnh thiếc qua lại cho nhanh, cá lóc thấy mành thiếc chiếu loang loáng, tưởng là cá mồi, phóng đến đớp, mắc câu. Trước nhà Chum có trải đáy. Người ta lấy gỗ tròn, đường kính độ bốn tấc, đóng cọc chận ngang con sông nhỏ, rồi lấy đăng, tức là tre đan để vừng cho cá không lội qua được, chỉ chừa một lối nhỏ để cá lội qua. Cá qua chỗ trống nầy là chui vào một cái giỏ tre dài gọi là cái đục. Cứ khoảng nữa giờ người ta kéo đục lên để bắt cá. Cha Chum thường mua cá chạch lấu của ghe đáy để nướng trui, chiên hoặc nấu cà ri cho gia đình ăn. Mỗi năm vào mùa nước cỏ, nước trong mà đen sậm, cá tôm bị khờ, nổi lờ đờ trên mặt nước, Chum bơi xuồng, lấy rổ xúc một lát đầy xuồng. Đôi khi cha của Chum đi phụ người ta tát đìa, Chum thích thú đi theo để khi đìa tát xong thì chủ đìa cho mót cá còn sót lại, gọi là bắt hôi. Chum lấy cái nôm chụp xuống bùn, rồi thọc tay vào nôm quậy xem trong bùn còn con cá nào thì bắt. Bùn dính đầy người, đầy mặt, nó cười, nhìn cái miệng nó người ta mới nhận ra đó là thằng Chum. Thằng Chum sợ chồng chổng chết trôi. Có lần nọ, nó về thăm quê ngoại ở Vĩnh Lộc. Hai người chị con cậu Chum đi lưới cá trên sông cái, rủ nó đi theo chơi. Đêm không trăng. Nhìn lên trời có vài ngôi sao lấp lánh, trên mặt nước sông có những cụm lục bình trôi lờ đờ. Chum sợ điếng hồn, nó nghi đó là thây người bị giết thả trôi sông. Lúc bấy giờ có nhiều người bị cho “mò tôm” vì tội làm Việt gian. Sợ ma mà Chum thích nghe chú Tư hàng xóm kể chuyện ma. Đêm đêm chú ngồi trước mũi chiếc xuồng ba lá với chiếc đèn bão thắp bằng dầu cá, có kiếng sơn màu đỏ che chung quanh vừa để cản gió, vừa để giảm bớt ánh sáng. Sau lái xuồng có bánh lái. Một tay chú cầm cây dầm, một tay cầm cây vợt để vớt tôm. Chú dùng tầm vong cắm mấy cây sào dọc bờ sông, rồi căng dây nhợ có buộc những cọng dây kẽm nhọn, không có ngạnh, ghim vào những miếng cơm dừa khô thòng xuống dưới mặt nước độ một gang tay. Tôm càng bu lại ăn dừa, bị vớt. Chú Tư nói có nhiều đêm chú vớt thật nhiều, nhưng sáng ra mình tôm biến đâu mất, chỉ còn lại đầu. Chuyện thật hay giả không ai biết, nhưng Chum thì tin lời chú Tư kể là thật, rồi nó lại nhớ đến đêm đêm cái đèn đỏ của chú di chuyển chầm chậm ven song, làm cho nó nổi da gà. Chum chưa hề buồn phiền về cái nghèo khổ, vì từ nhỏ đã sống như vậy thôi, có lúc nào nó biết được trên đời nầy có một cuộc sống sung sướng hơn để mà so sánh. Cho nên nó sống vui vẻ lắm. Nhà đông con, đứa lớn trông coi đứa nhỏ. Nó giữ em, hát ru em ngủ: _ Sao vua chín cái nằm chồng,_ _ Anh thương em từ thuở mẹ bồng trên tay._ _Sao vua chín cái nằm ngang,_ _Anh thương em từ thuở mẹ mang trong lòng._ _Sao vua chín cái nằm kề,_ _Anh thương em từ thuở mẹ về với cha._ Nó lại nghêu ngao nhái thơ Lục Vân Tiên: _Vân Tiên cõng mẹ đi vô,_ _Đụng phải cái bồ cõng mẹ trở ra._ _Vân Tiên cõng mẹ trở ra,_ _Đụng phải cột nhà cõng mẹ trở vô._ _Vân Tiên cõng mẹ trở vô,…_ Chị Hai nó ngắt ngang: - Thằng khùng, mầy hát cái gì vần lân vậy hả ? Thằng nhỏ mất hứng, cười trừ rồi nín luôn. Người nghèo an phận, vui với cái nghèo. http://thatsonchaudoc.com/truyenngan/thangchumxuca.htm

THẰNG CHUM XỨ CÁ

Sinh hoạt ở lưu vực Biển Hồ

Khiêm Cung

Ở Việt Nam lam lũ quanh năm suốt tháng mà vẫn không dư dả, có khi còn thiếu trước hụt sau. Cha mẹ Chum quyết định đưa gia đình đi lên Miên, vào tận lưu vực Biển Hồ để làm nghề cá mắm. Cả nhà thay phiên nhau chèo chống một chiếc ghe dài độ mười hai mét, ngang độ hai mét rưỡi, phía sau có mui, ở giữa có nhà đùm lợp lá. Đi ngày đi đêm cả nửa tháng trời mới đến được một nơi mà cha mẹ Chum muốn đến gọi là Hà Rùm, thuộc lưu vực Biển Hồ. Ghe vừa cặp bến, có tiếng người quen từ trên bờ vọng xuống:

  • Ủa! Anh Chị Ba cũng vô đây nữa hả?

Cha mẹ Chum niềm nỡ trò chuyện với người mới hỏi. Đó là chú Năm Nguyên, người xứ sở với cha Chum. Chú Năm nói để đưa cha Chum lên giới thiệu với ông chủ rạch, còn gọi là ông Xa Viên. Xa Viên là người trúng thầu độc quyền khai thác cá ở sông rạch một vùng. Ai muốn đến đó làm nghề cá mắm nên nói qua với ông Xa Viên một tiếng.

Đã xế chiều, gió đồng hiu hiu thổi làm dịu bớt sức nóng oi ả ngoài trời. Nhưng thoang thoảng đâu đây mùi hăng hăng của cá phơi khô, của mắm, mùi tanh của máu cá. Xa kia là đống cá linh phơi khô, cao như ngọn đồi, để chở đi bán làm phân bón. Rất đông người, ai cũng vừa làm không nghỉ tay, vừa chuyện trò rất vui vẻ, ồn náo, hòa lẫn với tiếng ruồi xanh bu vào cá mắm nghe vo ve không dứt. Từng đàn, từng đàn chim bay về tổ.

Màn đêm từ từ buông xuống. Tiếng nhạc ruồi xanh giảm dần thì tiếng sáo muỗi bắt đầu vi vu, vi vu, càng lúc càng tăng. Nơi bãi đất trống gần căn trại của Xa Viên, dưới ánh sáng đèn khí đá, bà-con vẫn tiếp tục làm cá lóc cho đến khuya. Để bù lại công làm cá, bà-con được lấy đầu cá để ăn hoặc làm khô, làm mắm. Mẹ và hai chị của Chum mới đến cũng nhập vào nhóm người làm cá nầy. Ngoài ra, cha mẹ Chum cũng mua rẻ mớ cá thứ phẩm của chủ rạch để làm khô, làm mắm bán lại cho nhà mua sỉ.

Mấy hôm sau thằng Sửu, con chú Năm Nguyên đến rủ Chum bơi xuồng qua bên kia con rạch. Chum ngồi trước mũi xuồng, lấy cây dầm vẹt lục bình ra, xuồng mới tiến tới được. Lục bình dầy đặc. Bông lục bình màu hoa cà lợt xinh xắn. Bờ rạch thấp. Nước rất trong. Có nhiều nơi, nước ngập mặt đất ba bốn phân, cá ròng ròng lội tung tăng quanh mấy cụm rêu xanh trông rất dễ thương như đám trẻ thơ đang hồn nhiên nô đùa.

Dọc theo bờ rạch, Sửu thấy một con tôm càng đang ăn rong, lát sau lại thấy một con cá trê nằm gác đầu lên bờ để thở, Sửu dùng chĩa ba để xom bắt.

Nhiều con cò trắng, con vịt nước, con chim học trò giống như chim cút, con trích lông xanh, chân cao màu đỏ, mỏ đỏ, từng chặp, từng chặp bay lên khi nghe tiếng chân của Chum và Sửu đi tới. Rất nhiều chim chóc tụ tập về vùng nầy để ăn cá.

Sửu chỉ cho Chum cách làm mũi chĩa ba bằng tre vót nhọn, đem hơ lửa cho mũi nhọn thật bén, chỉ Chum làm bẫy để bắt chim cò.

Hai đứa đang đi, bất ngờ thằng Sửu phát hiện có một con đỉa mén đang đeo ở cườm chưn của Chum. Sửu chỉ cho Chum. Chum thét lên một tiếng, xanh mặt, nhắm mắt lại. Sửu bảo:

  • Đứng yên, đừng sợ. Để tao bắt cho.

Sửu bẻ một nhánh cây cào con đỉa, rồi lấy vôi trong cái hũ nhỏ mà nó đem theo sẵn, bôi vào con đỉa, con đỉa co rúm lại.

Hai đứa tiếp tục xom thêm được một ít tôm cá nữa thì bơi xuồng trở về.

Mấy ngày sau Sửu rủ Chum bắt chước người Miên xấy, tức là hun khói cá. Hai đứa đào đất thành một cái lò, trong đó để nhiều vỉ tre đặt từ thấp đến cao. Bên ngoài lò đắp đất kín để giữ khói, chỉ còn chừa hai lổ thông hơi. Cá trèn được xỏ xâu ở trên đầu, còn phần đuôi xếp lên nhau, tạo thành từng gắp tròn như nải chuối. Mỗi gắp nướng ở vĩ dưới cho chín bằng nhánh cây khô, sau đó được đưa dần lên vỉ trên, rồi chụm củi tre cho có nhiều khóí để hun. Cá của hai đứa xấy ăn cũng dòn, ngon, mùi vị không khác gì của người Miên bán ngoài chợ.

Người Miên rất thật thà, chất phác và tin tưởng thần quyền, rất tôn kính một vị thần linh là Ông Tà. Phương cách bắt được nhiều cá của chủ rạch là trải đáy. Có lần nọ, người ta bắt được một con cá lóc bông rất to, khoảng vài mươi kí lô. Người Miên nói đó là con cá của Ông Tà, nên không dám xẻ thịt. Ông Xa Viên phải quay một con heo cúng tạ lỗi với Ông Bà Tà và thả con cá đó đi. Một hai ngày sau trải đáy được rất nhiều cá bông, mỗi con nặng hai ba kí lô, nhiều đến nỗi có khi bị “ bứa đục ” hay là rách lưới. Lúc đó người ta tin là Ông Bà Tà linh thiêng, ban thưởng cho chủ rạch.

Khí hậu ở Miên nói chung, giống như khí hậu ở miền Nam Việt Nam, mỗi năm có hai mùa, mùa nắng và mùa mưa. Mùa nắng viêm nhiệt, cộng thêm ruồi muỗi nơi xứ cá làm cho ai cũng bị ghẻ ngứa, ghẻ hờm. Mưa nhiều thì đất ẩm ướt, lắm nơi bị sình lầy, ô nhiễm. Có một đêm nọ, mưa lâm râm, tình cờ Chum đứng trước mũi ghe, nhìn qua bên kia con rạch, nơi cánh đồng xa tít, thấy có nhiều quả cầu lửa từ dưới đất phụt lên, lăn đi vài chục mét rồi tắt. Quả cầu lửa khác lại phụt lên… Chum nhắm mắt lại, nhưng do tính tò mò, cứ chốc lát lại hé mở mắt ra, nó lại thấy quả cầu lửa khác, liền chạy vô ghe, chui vào cái nóp đệm, ém kín lại. Đêm đó gần sáng nó mới ngủ được. Nó hỏi Cha nó về hiện tượng nầy thì ông chỉ đáp gọn lỏn mà không giải thích gì thêm:

  • Ma trơi.

Ở Hà Rùm khoảng một năm, dành dụm được chút ít vốn liếng, gia đình Chum trở về Việt Nam. Gần đến nhà thì được tin căn nhà đã bị lính Tây đốt rụi, lý do là nhà bỏ hoang, là nơi ẩn náu của du kích Việt Minh. Số tiền ky cóp được ở trên Miên chưa chắc đủ để cất lại căn nhà mới. Cái nghèo đã đuổi theo gia đình Chum đến giờ thứ hai mươi lăm. Cha Chum lẩm bẩm một mình:

Cây khô tưới nước cũng khô,
Vận nghèo đi tới xứ mô cũng nghèo.

http://thatsonchaudoc.com/truyenngan/thangchumbienho.htm

## THẰNG CHUM XỨ CÁ ### Sinh hoạt ở lưu vực Biển Hồ ### _Khiêm Cung_ Ở Việt Nam lam lũ quanh năm suốt tháng mà vẫn không dư dả, có khi còn thiếu trước hụt sau. Cha mẹ Chum quyết định đưa gia đình đi lên Miên, vào tận lưu vực Biển Hồ để làm nghề cá mắm. Cả nhà thay phiên nhau chèo chống một chiếc ghe dài độ mười hai mét, ngang độ hai mét rưỡi, phía sau có mui, ở giữa có nhà đùm lợp lá. Đi ngày đi đêm cả nửa tháng trời mới đến được một nơi mà cha mẹ Chum muốn đến gọi là Hà Rùm, thuộc lưu vực Biển Hồ. Ghe vừa cặp bến, có tiếng người quen từ trên bờ vọng xuống: - Ủa! Anh Chị Ba cũng vô đây nữa hả? Cha mẹ Chum niềm nỡ trò chuyện với người mới hỏi. Đó là chú Năm Nguyên, người xứ sở với cha Chum. Chú Năm nói để đưa cha Chum lên giới thiệu với ông chủ rạch, còn gọi là ông Xa Viên. Xa Viên là người trúng thầu độc quyền khai thác cá ở sông rạch một vùng. Ai muốn đến đó làm nghề cá mắm nên nói qua với ông Xa Viên một tiếng. Đã xế chiều, gió đồng hiu hiu thổi làm dịu bớt sức nóng oi ả ngoài trời. Nhưng thoang thoảng đâu đây mùi hăng hăng của cá phơi khô, của mắm, mùi tanh của máu cá. Xa kia là đống cá linh phơi khô, cao như ngọn đồi, để chở đi bán làm phân bón. Rất đông người, ai cũng vừa làm không nghỉ tay, vừa chuyện trò rất vui vẻ, ồn náo, hòa lẫn với tiếng ruồi xanh bu vào cá mắm nghe vo ve không dứt. Từng đàn, từng đàn chim bay về tổ. Màn đêm từ từ buông xuống. Tiếng nhạc ruồi xanh giảm dần thì tiếng sáo muỗi bắt đầu vi vu, vi vu, càng lúc càng tăng. Nơi bãi đất trống gần căn trại của Xa Viên, dưới ánh sáng đèn khí đá, bà-con vẫn tiếp tục làm cá lóc cho đến khuya. Để bù lại công làm cá, bà-con được lấy đầu cá để ăn hoặc làm khô, làm mắm. Mẹ và hai chị của Chum mới đến cũng nhập vào nhóm người làm cá nầy. Ngoài ra, cha mẹ Chum cũng mua rẻ mớ cá thứ phẩm của chủ rạch để làm khô, làm mắm bán lại cho nhà mua sỉ. Mấy hôm sau thằng Sửu, con chú Năm Nguyên đến rủ Chum bơi xuồng qua bên kia con rạch. Chum ngồi trước mũi xuồng, lấy cây dầm vẹt lục bình ra, xuồng mới tiến tới được. Lục bình dầy đặc. Bông lục bình màu hoa cà lợt xinh xắn. Bờ rạch thấp. Nước rất trong. Có nhiều nơi, nước ngập mặt đất ba bốn phân, cá ròng ròng lội tung tăng quanh mấy cụm rêu xanh trông rất dễ thương như đám trẻ thơ đang hồn nhiên nô đùa. Dọc theo bờ rạch, Sửu thấy một con tôm càng đang ăn rong, lát sau lại thấy một con cá trê nằm gác đầu lên bờ để thở, Sửu dùng chĩa ba để xom bắt. Nhiều con cò trắng, con vịt nước, con chim học trò giống như chim cút, con trích lông xanh, chân cao màu đỏ, mỏ đỏ, từng chặp, từng chặp bay lên khi nghe tiếng chân của Chum và Sửu đi tới. Rất nhiều chim chóc tụ tập về vùng nầy để ăn cá. Sửu chỉ cho Chum cách làm mũi chĩa ba bằng tre vót nhọn, đem hơ lửa cho mũi nhọn thật bén, chỉ Chum làm bẫy để bắt chim cò. Hai đứa đang đi, bất ngờ thằng Sửu phát hiện có một con đỉa mén đang đeo ở cườm chưn của Chum. Sửu chỉ cho Chum. Chum thét lên một tiếng, xanh mặt, nhắm mắt lại. Sửu bảo: - Đứng yên, đừng sợ. Để tao bắt cho. Sửu bẻ một nhánh cây cào con đỉa, rồi lấy vôi trong cái hũ nhỏ mà nó đem theo sẵn, bôi vào con đỉa, con đỉa co rúm lại. Hai đứa tiếp tục xom thêm được một ít tôm cá nữa thì bơi xuồng trở về. Mấy ngày sau Sửu rủ Chum bắt chước người Miên xấy, tức là hun khói cá. Hai đứa đào đất thành một cái lò, trong đó để nhiều vỉ tre đặt từ thấp đến cao. Bên ngoài lò đắp đất kín để giữ khói, chỉ còn chừa hai lổ thông hơi. Cá trèn được xỏ xâu ở trên đầu, còn phần đuôi xếp lên nhau, tạo thành từng gắp tròn như nải chuối. Mỗi gắp nướng ở vĩ dưới cho chín bằng nhánh cây khô, sau đó được đưa dần lên vỉ trên, rồi chụm củi tre cho có nhiều khóí để hun. Cá của hai đứa xấy ăn cũng dòn, ngon, mùi vị không khác gì của người Miên bán ngoài chợ. Người Miên rất thật thà, chất phác và tin tưởng thần quyền, rất tôn kính một vị thần linh là Ông Tà. Phương cách bắt được nhiều cá của chủ rạch là trải đáy. Có lần nọ, người ta bắt được một con cá lóc bông rất to, khoảng vài mươi kí lô. Người Miên nói đó là con cá của Ông Tà, nên không dám xẻ thịt. Ông Xa Viên phải quay một con heo cúng tạ lỗi với Ông Bà Tà và thả con cá đó đi. Một hai ngày sau trải đáy được rất nhiều cá bông, mỗi con nặng hai ba kí lô, nhiều đến nỗi có khi bị “ bứa đục ” hay là rách lưới. Lúc đó người ta tin là Ông Bà Tà linh thiêng, ban thưởng cho chủ rạch. Khí hậu ở Miên nói chung, giống như khí hậu ở miền Nam Việt Nam, mỗi năm có hai mùa, mùa nắng và mùa mưa. Mùa nắng viêm nhiệt, cộng thêm ruồi muỗi nơi xứ cá làm cho ai cũng bị ghẻ ngứa, ghẻ hờm. Mưa nhiều thì đất ẩm ướt, lắm nơi bị sình lầy, ô nhiễm. Có một đêm nọ, mưa lâm râm, tình cờ Chum đứng trước mũi ghe, nhìn qua bên kia con rạch, nơi cánh đồng xa tít, thấy có nhiều quả cầu lửa từ dưới đất phụt lên, lăn đi vài chục mét rồi tắt. Quả cầu lửa khác lại phụt lên… Chum nhắm mắt lại, nhưng do tính tò mò, cứ chốc lát lại hé mở mắt ra, nó lại thấy quả cầu lửa khác, liền chạy vô ghe, chui vào cái nóp đệm, ém kín lại. Đêm đó gần sáng nó mới ngủ được. Nó hỏi Cha nó về hiện tượng nầy thì ông chỉ đáp gọn lỏn mà không giải thích gì thêm: - Ma trơi. Ở Hà Rùm khoảng một năm, dành dụm được chút ít vốn liếng, gia đình Chum trở về Việt Nam. Gần đến nhà thì được tin căn nhà đã bị lính Tây đốt rụi, lý do là nhà bỏ hoang, là nơi ẩn náu của du kích Việt Minh. Số tiền ky cóp được ở trên Miên chưa chắc đủ để cất lại căn nhà mới. Cái nghèo đã đuổi theo gia đình Chum đến giờ thứ hai mươi lăm. Cha Chum lẩm bẩm một mình: _ Cây khô tưới nước cũng khô,_ _ Vận nghèo đi tới xứ mô cũng nghèo._ http://thatsonchaudoc.com/truyenngan/thangchumbienho.htm
1234 ... 5
155
20
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp