Trạng thái
Chỉ riêng An Phú

Các tác phẩm của tác giả Khiêm Cung Dương Văn Chung

Ý NGHĨA CỦA NGHI THỨC TẮM PHẬT

Khiêm Cung sưu tầm

Hằng năm, vào ngày mồng 8 tháng Tư âm lịch, các chùa có lễ Tắm Phật. Một tượng Phật Thích Ca sơ sanh, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, được đặt trong một cái chậu nước có rắc hoa thơm. Phật tử sắp thành hàng dọc, vừa tụng kệ chú tắm Phật vừa tiến đến trước tượng Phật, múc một muỗng nước chế lên tượng Phật. Nghi thức Tắm Phật có ý nghĩa gì?

Tắm Phật là một sự tướng. Mà Phật sự bao giờ cũng đi kèm theo cái nghĩa lý thâm sâu, như tụng kinh không phải là để trả bài hay đọc cho Phật nghe, mà để lặp đi lặp lại cho thuộc và dần dần hiểu rõ lời Phật dạy.

Cũng vậy, nghi thức Tắm Phật bao hàm hai ý nghĩa chánh:

Một là theo truyền thuyết, khi Đức Phật ra đời, cung trời Phạm Thiên cho chín con rồng phun nước thơm xuống làm mưa tắm Phật. Lễ Tắm Phật là để nhắc lại truyền thuyết đó.

Hai là nghi thức mang một ẩn dụ có ý nghĩa cao siêu. Pháp thân của Đức Phật vốn thanh tịnh, cần gì đến chúng ta phải tắm rửa. Sự thật là mượn việc tắm Phật để gột rửa nội tâm để tìm lại tự tánh sáng ngời của tâm mình. Mỗi con người chúng ta đều có chơn tâm hay Phật tánh, nhưng bị ba độc tham, sân, si che lấp, nên không hiển lộ ra được. Khi đứng trước Đức Phật giống như đối diện với nội tâm, chúng ta có dịp quán sát nội tâm của minh. Múc một muỗng nước thanh tịnh từ trên vai Phật tưới xuống, nếu tâm ta có tham niệm thì nguyện cho tham niệm nầy theo dòng nước thanh tịnh mà trôi đi; nếu lòng có sân hận thì nguyện cho dòng nước nầy cuốn sạch; nếu tâm mình có si mê, ngu muội thì nguyện cho dòng nước thanh tịnh làm cho tâm trí được khai mở, sáng suốt. Là người phàm, không ai vẹn tròn. Tâm thanh tịnh, trong sáng giúp chúng ta thấy những điều lỗi lầm, sai trái do thân, khẩu, ý tạo ra để sám hối, từng bước chuyển biến thăng hoa.

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/TruyenNgan/GN_NghiThucTamPhat.htm

## Ý NGHĨA CỦA NGHI THỨC TẮM PHẬT #### Khiêm Cung sưu tầm Hằng năm, vào ngày mồng 8 tháng Tư âm lịch, các chùa có lễ Tắm Phật. Một tượng Phật Thích Ca sơ sanh, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, được đặt trong một cái chậu nước có rắc hoa thơm. Phật tử sắp thành hàng dọc, vừa tụng kệ chú tắm Phật vừa tiến đến trước tượng Phật, múc một muỗng nước chế lên tượng Phật. Nghi thức Tắm Phật có ý nghĩa gì? Tắm Phật là một sự tướng. Mà Phật sự bao giờ cũng đi kèm theo cái nghĩa lý thâm sâu, như tụng kinh không phải là để trả bài hay đọc cho Phật nghe, mà để lặp đi lặp lại cho thuộc và dần dần hiểu rõ lời Phật dạy. Cũng vậy, nghi thức Tắm Phật bao hàm hai ý nghĩa chánh: Một là theo truyền thuyết, khi Đức Phật ra đời, cung trời Phạm Thiên cho chín con rồng phun nước thơm xuống làm mưa tắm Phật. Lễ Tắm Phật là để nhắc lại truyền thuyết đó. Hai là nghi thức mang một ẩn dụ có ý nghĩa cao siêu. Pháp thân của Đức Phật vốn thanh tịnh, cần gì đến chúng ta phải tắm rửa. Sự thật là mượn việc tắm Phật để gột rửa nội tâm để tìm lại tự tánh sáng ngời của tâm mình. Mỗi con người chúng ta đều có chơn tâm hay Phật tánh, nhưng bị ba độc tham, sân, si che lấp, nên không hiển lộ ra được. Khi đứng trước Đức Phật giống như đối diện với nội tâm, chúng ta có dịp quán sát nội tâm của minh. Múc một muỗng nước thanh tịnh từ trên vai Phật tưới xuống, nếu tâm ta có tham niệm thì nguyện cho tham niệm nầy theo dòng nước thanh tịnh mà trôi đi; nếu lòng có sân hận thì nguyện cho dòng nước nầy cuốn sạch; nếu tâm mình có si mê, ngu muội thì nguyện cho dòng nước thanh tịnh làm cho tâm trí được khai mở, sáng suốt. Là người phàm, không ai vẹn tròn. Tâm thanh tịnh, trong sáng giúp chúng ta thấy những điều lỗi lầm, sai trái do thân, khẩu, ý tạo ra để sám hối, từng bước chuyển biến thăng hoa. http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/TruyenNgan/GN_NghiThucTamPhat.htm

ĐIỆN THƯ GIỮA KHIÊM CUNG VÀ BẠN TRẺ ĐỒNG HƯƠNG AN PHÚ VÕ HÙNG TUẤN VỀ BẮC NAM VÀ AN PHÚ

(QUA 2 TÁC PHẨM NỘI NGOẠI ĐỀU THƯƠNG VÀ THẰNG MẬP CỦA KHIÊM CUNG)

Kính gởi quý anh chị và quý bạn.

Xin gởi đến quý vị cuộc trò chuyện qua email với một bạn trẻ đồng hương An Phú tên là Võ Hùng Tuấn, 28 tuổi, đang làm thảo chương viên (lập trình viên phần mềm=software programmer) cho một Công Ty tư nhân và đang sống ở Thủ Đức. Tuấn rất tha thiết tìm hiểu về nơi chôn nhau cắt rún, Vĩnh Lộc-An Phú, cháu sưu tầm được nhiều bản đồ và tài liệu liên quan đến vùng đất này và là một bạn trẻ thich học hỏi. Tôi rất thich thú khi trao đổi với cháu Tuấn.. KC


25/03/2018

Kính gởi cô Lộc Tưởng và ông Hai,

Đầu tiên con xin cảm ơn cô Lộc Tưởng đã cho con địa chỉ email của ông Hai Khiêm Cung.

Thưa ông Hai, con xin phép gọi ông là ông Hai vì con nghĩ chắc ông sinh năm 1937. Tuổi của ông cũng ngang tuổi ông bà của con.

Con xin phép được giới thiệu đôi chút về bản thân. Con tên Tuấn, 28 tuổi, nguyên quán ở ấp Phú Thạnh, xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang. Hiện nay con đang sống ở Thủ Đức, Saigon.

Gia đình con sống ở quê ngoại Phú Hữu, quê nội con ở Vĩnh Hội Đông. Khu vực ấp Phú Thạnh nhà con trước 1975 vốn thuộc ấp 1 (hoặc ấp Vĩnh Phước?) xã Vĩnh Lộc quận An Phú. Trước 1975, em trai của ông ngoại con từng là viên chức trong xã Vĩnh Lộc. Ông tên thường gọi là Ba Chặt, tên trên giấy là Nguyễn Phương Sử.

Con đã đọc nhiều bài văn trên trang thatsonchaudoc.com của cô Lộc Tưởng. Trong số đó, con rất thích các bài văn của ông Hai Khiêm Cung. Đọc văn của ông mô tả về làng Bắc Nam và làng Vĩnh Lộc con xúc động lắm. Hồi nhỏ con có nghe ông bà, cô dì nhắc đến địa danh Bắc Nam, Mương Vú trên Miên. Đọc văn của ông con mới hiểu rõ cuộc sống của đồng bào mình ở đó. Ông miêu tả rất chân thật và gần gũi. Trước giờ, hiếm có ai quê quán ở An Phú viết văn, và hiếm hơn khi người đó viết về các làng Bắc Nam, Vĩnh Lộc.

Thưa ông Hai, nếu có thể, xin ông Hai cho con biết là nhà Ngoại của ông Hai ở khu vực nào của làng Vĩnh Lộc?

Trong bài về thăm quê Ngoại, ông Hai có ghi:

"Qua khỏi Cồn Bắc Nam đến Cồn Cát, nhìn bên phải là làng Đồng Cô Ki, Phưóc Hưng, bên trái là làng Phú Hữu, Vĩnh Lộc. Thỉnh thoảng tàu ghé vào bờ để đón khách dọc đường.

Gặp mùa nước đổ, nước cuốn theo đất phù sa đục ngầu, chảy rất xiết. Thuận theo chiều nước, tàu chạy rất nhanh, chưa đầy hai tiếng đồng hồ đã thấy đình làng Vĩnh Lộc, rồi đến nhà Bà Ngoại.

Ở mé sông ngay nhà Bà Ngoại có một cái cầu tàu, dưới độn thùng phuy cho cầu nổi trên mặt nước, trên mặt cầu tàu có lót ván. Cầu tàu dùng để tàu của Cậu Tư tôi đậu khi trở về bến sau một chuyến đưa đò dọc hai ngày."

Con chưa hình dung được khu vực ông Hai miêu tả là đoạn nào của làng Vĩnh Lộc. Chỗ đó có gần bến đò Vĩnh Lộc - Phước Hưng không ông Hai? Ngày xưa con học tiểu học ở trường kế bên đình Vĩnh Lộc nên con biết chỗ đó nước chảy rất mạnh. Đoạn đường ngang đình đã sạt lở lâu rồi, trường tiểu học cũng đã dời đi.

Con có đính kèm thêm một tấm bản đồ cũ, trong đó con đánh dấu chỗ nhà con và đình Vĩnh Lộc.

Kính chúc ông Hai và cô Lộc Tưởng mạnh khỏe,

Tuấn

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuan_files/image001.jpg

27/03/2018

Cháu Tuấn mến,

Được thư của cháu, một người cùng quê quán, ông mừng lắm. Ông muốn viết cho cháu nhiều, nhưng đang bận chút công việc, vài hôm ông sẽ viết cho con, con đừng buồn nghen.

Thân mến.

KC Dương Văn Chung

28/03/2018

Cháu Tuấn thân mến,

Đừng buồn nghen, ông chậm trả lời thư của cháu. Bà Ngoại của ông ở chung nhà với người con trai là Cậu Tư của ông, tên là Phạm Long Du (Ông Tư Du). Theo bản đồ Tuấn kèm cho ông, thì nhà Tuấn, tới đình Làng Vĩnh Lộc, đi một đổi khá xa mới tới Bến đò Vĩnh Lộc-Phước Hưng, đi thêm chút nữa tới nhà Ông Tư Du. Chợ An Phú ở bên kia sông, tức cùng một bên với làng Phước Hưng, từ nhà Ông Tư Du xuống đó hơi xa.. Đọc thư của cháu, ông rất cảm động. Cháu viết rất mạch lạc, giản dị, chân thật, hiển lộ nỗi nhớ quê nhà, nơi chôn nhau cắt rún. Ông nghĩ nếu Tuấn viết bài để đăng trên Trang Web Thatsonchaudoc.com, chắc chắn bài của Tuấn hay lắm đó. Ông chắc chắn Cô Lộc Tưởng sẽ rất vui khi nhận được bài của Tuấn gởi đăng. Viết thử đi Tuấn. Mến chúc cháu và gia đình được mọi sự an lành .

Khiêm Cung

29/03/2018

Cháu Tuấn mến,

Ông đang chờ tin của Tuấn.

Khiêm Cung

30/03/2018

Ông Hai kính mến,

Con rất xin lỗi ông Hai vì chưa kịp hồi âm thư ông Hai mấy ngày qua. Kính mong ông Hai lượng thứ cho con.

Thật tình mà nói, ngày nào con cũng mở mạng internet trên điện thoại, nên hễ ông Hai gửi email là con hay liền.

Con rất muốn gửi mail tức thì cho ông Hai. Nhưng mà con nghĩ lại, viết nhanh thì không thể nói kịp hết ý, lại có khi thành ra không chân thành.

Chắc ông Hai cũng biết là thời đại bây giờ, có mạng internet rồi, trò chuyện hay viết thư gì cũng rất nhanh, tích tắc là có, bất kể xa gần. Thế hệ của con không có được cái cảm xúc mong ngóng từng lá thư tay như thời trước. Công cụ phát triển cũng rất hữu ích, tuy vậy, cũng có thể khiến con người ta ít suy ngẫm khi trao đổi.

Dạ thưa ông Hai,

Đọc thư ông Hai, con ngẫm từng đoạn một, ráng hình dung xem đoạn đường ông mô tả là đoạn nào, mình có bà con hay bạn bè gì ở đó không.

Theo như ông Hai tả trong thư thì nhà của cậu Tư ông Hai, tức ông Tư Du, chắc dưới bến đò Phước Hưng - Vĩnh Lộc. Đoạn đó có lẽ ở gần chùa Vĩnh Phước và phía trên Ủy ban xã Vĩnh Lộc.

Ông Hai kính mến,

Con xin phép tạm ngưng thư ở đây. Cuối tuần con sẽ viết nhiều hơn cho ông Hai. Con thấy mình rất may mắn khi được ông Hai thương mến và trả lời thư.

Con chúc ông Hai mạnh khỏe.

Kính thư,

Cháu Tuấn

30/03/2018

Cháu Tuấn thân mến,

Hôm trước chậm trả lời thư của cháu, ông sợ cháu buồn. Cháu không buồn ông, ông vui rồi. Già rồi ông không còn đi làm việc lãnh lương, nhưng bận suốt ngày để “vác ngà voi thiên hạ”, làm công quả 2 chùa, một chùa ở Sydney, chỗ ông đang ở , một chùa ở New Zealand (Tân Tây Lan), Thầy Trụ Trì cần gì ở bên Úc thì Thầy điện qua, ông chạy việc cho Thầy. Ngoài ra, ông còn làm điều hợp viên (MC) đám tang, đại diện đám cưới...v.v, miễn phí và làm thiện nguyện cho Hội Người già nữa. Khi nào thấy ông chậm trả lời thì biết ông đang vác ngà voi. Ông chỉ nhớ làng Vĩnh Lộc lúc ông còn nhỏ, thời kỳ mà ông gọi là “thời kỳ đất sét” (Khiêm Cung-Quê Ngoại-Thatsonchaudoc.com), ông không biết chùa Vĩnh Phước và Ủy Ban Xã Vĩnh Lộc nằm ở chỗ nào. Ông cháu mình tiếp tục trao đổi cho vui nghen cháu. Chúc cháu và gia đình vạn sự an lành.

Thân mến,

Hai An Phú

31/03/2018

Ông Hai kính mến,

Vừa biên thư cho ông Hai lúc sáng, chưa kịp đợi hồi âm của ông Hai, con viết tiếp thư này.

Được biết ông Hai có một số tác phẩm, trong đó tập truyện Nội Ngoại đều thương là tập truyện nổi bật nhất. Đối với một người sinh trưởng ở Phú Hữu - Vĩnh Lộc như con, tập truyện này sẽ rất quý giá. Xin ông Hai cho con biết là ông Hai có đăng tải tập truyện này trên thatsonchaudoc.com hay không vậy ông Hai? Con chỉ thấy tập truyện Thằng Mập được đăng tải.

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/ThangMap/ThangMap.html

Thưa ông Hai,

Con xin phép thưa với ông Hai là tuần sau vợ chồng con đi Nhật Bản du lịch 4 ngày. Hi vọng có thể ngắm được hoa anh đào và lần đầu tiên thấy tuyết.

Chiều nay trời mưa to ở Thủ Đức. Hổm rày trời nắng gắt, hôm nay bắt đầu mưa to và kéo dài. Chắc là mùa mưa sắp đến.

Tình cờ, con lại đọc bài bút ký Tôi bỏ hút thuốc lá của ông Hai. Cũng khá trùng hợp là năm 1965, ông Hai đi lính năm 28 tuổi, chạc tuổi con bây giờ. Hiện thời con cũng ở Thủ Đức, nhưng đi làm chứ không phải đi lính như ông Hai. Mà hồi xưa, 28 tuổi thì ông Hai đã có một vợ hai con trai rồi. Hì hì.

Thưa ông Hai,

Sẵn thư này, con cũng xin phép hỏi thăm ông Hai về làng Bắc Nam và một số làng bên cạnh. Lúc con còn nhỏ, thỉnh thoảng nghe bà ngoại và mấy dì nói chuyện, có nhắc tới việc bà con họ hàng mời đám giỗ trên Mương Vú, Bắc Nam ở trên Miên. Sau này được biết ông Hai quê quán làng Bắc Nam nên con rất mừng, muốn được ông Hai chỉ bảo.

Con có tìm hiểu lịch sử thì được biết thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng lệnh cho các địa phương lập ra địa bạ để kiểm kê thôn ấp. Được biết ông Hai quê ở làng Bắc Nam nhưng khi tra sổ sách thì lại không thấy làng này. Các làng Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Khánh An,... đều có tên. Đặc biệt, một làng nằm bên đất Campuchia cũng có tên trong địa bạ, là làng Lý Nhơn. Con tra thử bản đồ của Pháp, thì làng Lý Nhơn nằm ở phía Bắc, trên làng Bắc Nam.

Được biết ông Hai có về thăm lại đình làng Bắc Nam mới trên cồn Bắc Nam, xã Quốc Thái mấy năm trước. Con rất vui mừng vì ông Hai tìm lại được chút ít kỷ niệm cố hương.

Con lại nhớ ông Hai có nhắc tới vụ dòng sông bên lở bên bồi ở làng Vĩnh Lộc, quê ngoại ông Hai. Đúng như ông Hai nói, bờ bên Vĩnh Lộc bị lở, bên Phước Hưng được bồi. Bờ sông cặp đình Vĩnh Lộc lở sâu lắm ông Hai, người ta phải làm một con đường tút phía trong. Đình Vĩnh Lộc cũng mấp mé bờ sông mười mấy năm nay rồi.

À mà cái cồn Cát kế bên cồn Bắc Nam, bây giờ phù sa bồi lắp nó thành một dải đất dính liền vào xã Quốc Thái rồi ông Hai ơi. Ngày trước ông Hai về thăm đình Bắc Nam chắc có thấy.

Mến chúng ông Hai và gia đình mạnh khỏe, vạn sự như ý.

Kính thư,

Cháu Tuấn

31/03/2018

Cháu Tuấn mến,

Ông rất thich thú khi đọc thư của cháu, trong đó có nhiều chi tiết mà ông không biết hoặc đã biết nhưng quên. Vụ Cồn Cát thì ông biết lúc về thăm đình làng. Ở đâu mà cháu có Bản đồ đẹp quá vậy. Cuốn Nội Ngoại Đều Thương đúc kết các bài ông đã đăng trong Thatsonchaudoc.com nên Cô Lộc Tưởng khỏi giới thiệu lại. Vợ chồng cháu đi chơi vui vẻ nghen, chừng nào hai cháu về, ông cháu mình viết tiếp.

Thân mến,

Hai An Phú

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuan_files/image002.gif

2/04/2018

Cháu Tuấn mến,

Cháu nghiên cứu về ông Hai khá kỹ đó. Thôi thì không giấu giếm được nữa rồi, phải khai thật luôn. Ông sanh ra ở nông thôn, không có khai sanh, ra tỉnh học trễ 2 năm, Thầy Lê Văn Vững xuất tiền của Thầy ra Tòa Án Châu Đốc lên án thế vì khai sanh cho ông, sụt 2 tuổi để được nhà trường nhận cho vào học (xin đọc Tâm Sự Tuổi Hoàng Hôn-Thatsonchaudoc.com). Do đó, năm sanh 1937 là năm “Thầy sanh ra “ , chớ Mẹ sanh ra năm 1935. Nếu địa chỉ email ghi chung_35 thì mấy bà thich đánh đề cỏ cảm nghĩ xấu về mình, nên mới lấy “năm Thầy sanh” để trong email chung_37. Tuấn thấy trong Bản đồ cũ vẫn có chữ Bắc Nam, phải không? Nhưng có lẽ làng đó không thuộc Việt Nam nên không có trong địa bộ, làng Lý Nhơn hơi đặc biệt đó. Ông Cố Nội của ông là Dương Quốc Thái là Ông Cả của làng Bắc Nam, lúc đó tên làng là Đồng Đức Thượng, giáp ranh với làng Đồng Đức Hạ thuộc tỉnh Châu Đốc-Việt Nam. Làng đồng Đức Hạ còn được bà-con gọi là “Làng dưới”. Tuấn đang làm việc về ngành Điền Địa phải không ? Đi chơi vui, về viết tiếp nghen.

Thân,

Hai An Phú

14/04/2018

Ông Hai kính mến,

Vợ chồng con vừa mới từ Nhật Bản trở về Việt Nam sau 4 ngày du lịch. Cảnh sắc ở nước Nhật quả thật rất đẹp, đặc biệt vợ chồng con rất thích hoa anh đào ở đó.

Kính thưa ông Hai,

Con rất cảm ơn ông Hai đã cho con biết thêm về chuyện ông Hai không có giấy khai sanh, sau đó nhờ có Thầy Lê Văn Vững giúp đỡ. Sở dĩ con biết được kha khá thông tin của ông Hai là nhờ con đọc các bài viết của ông Hai trên thatsonchaudoc.com.

Thưa ông Hai,

Con không phải là nhân viên Điền Địa hoặc làm việc liên quan tới chính quyền. Con hiện nay đang làm nghề Lập trình viên Phần mềm (Software programmer) cho một công ty tư nhân tại Sài Gòn.

Con rất thích tìm hiểu lịch sử, nhất là lịch sử của quê hương An Phú. Các bản đồ này con lấy từ Thư viện của Pháp. Người Pháp lưu trữ rất nhiều thông tin, tư liệu của Việt Nam.

Kính thưa ông Hai,

Các địa danh như Bắc Nam, Mương Vú, Pẹc Chạy hoặc Đồng Đức hiện nay vẫn còn tồn tại. Con đã có dịp đi lên chợ Khánh An mới, đối diện với Mương Vú bên kia sông. Bà con người Việt mình vẫn còn ở bên đất Miên rất đông.

Con có tìm hiểu thêm qua người thân và báo chí thì được biết, con em người Việt sống trên đất Miên ngày nay vẫn qua đất Việt Nam học. Các em đều phải mượn người thân bên Việt Nam làm giấy khai sinh hoặc cho nhập hộ khẩu để đi học. Như vậy, từ thời của ông Hai đi học, cách đây hơn 60 năm, tới ngày nay con em người Việt mình vẫn còn chung cảnh ngộ ngày xưa.

Con mến chúc Ông Hai, Bà Hai và gia đình mạnh khỏe.

Kính thư,

Cháu Tuấn

16/04/2018

Cháu Tuấn mến,

Ai cũng khen hoa anh đào ở Nhật. Nếu thuận tiện, ông cũng thu xếp đi Nhật một chuyến cho biết. Các con và cháu của ông bên này hầu hết cũng là software programmer. Cháu tìm được mấy bản đồ cổ từ Thư viện Pháp rất quý. Khi nào có hình Vàm Bắc Nam và Đình Vĩnh Lộc, Tuấn cho ông xin, ông muốn sưu tập những hình ảnh thân thương đó để nhìn cho đỡ nhớ. Nếu Tuấn đồng ý, ông đăng những mẫu chuyện mà ông cháu mình trao đổi mấy hôm nay, Tuấn thấy có được không? Mến chúc vợ chồng cháu vui khỏe, hạnh phúc.

Thân mến,

Hai An Phú

18/04/2018

Ông Hai kính mến,

Dạ, nếu thuận lợi, ông Hai bà Hai và gia đình thu xếp qua bên Nhật Bản một chuyến để ngắm hoa anh đào và núi Phú Sỹ.

Con cảm ơn ông Hai đã có nhã ý đăng tải những mẫu chuyện mà ông cháu mình trao đổi mấy hôm nay. Dạ thưa ông Hai, nếu được như vậy thì con thấy vinh hạnh quá. Con cảm ơn ông Hai và cô Lộc Tưởng nhiều lắm.

Dạ thưa ông Hai,

Con rất mừng khi biết mình làm cùng ngành nghề với đa số con, cháu của ông Hai. Con cũng không biết có phải trùng hợp hay không nữa. Ông chủ công ty phần mềm đầu tiên mà con làm việc là ông Nguyễn Hữu Lệ. Ông Lệ nhận học bổng du học ở Úc Đại Lợi và có luôn quốc tịch Úc. Sau đó, ông Lệ làm việc ở Nhật và Canada. Từ sau năm 2000, ông Lệ về Việt Nam và lập nên một công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam. Hiện nay con không còn làm việc trong công ty của ông Lệ nữa.

Kính thưa ông Hai,

Để thuận tiện cho việc trao đổi của ông cháu mình, con xin tách chuyện Vàm Bắc Nam và Đình Vĩnh Lộc sang các thư khác.

Kính chúc ông Hai và gia đình mạnh khỏe.

Kính thư,

Cháu Tuấn

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuan.htm

## ĐIỆN THƯ GIỮA KHIÊM CUNG VÀ BẠN TRẺ ĐỒNG HƯƠNG AN PHÚ VÕ HÙNG TUẤN VỀ BẮC NAM VÀ AN PHÚ ### (QUA 2 TÁC PHẨM NỘI NGOẠI ĐỀU THƯƠNG VÀ THẰNG MẬP CỦA KHIÊM CUNG) Kính gởi quý anh chị và quý bạn. Xin gởi đến quý vị cuộc trò chuyện qua email với một bạn trẻ đồng hương An Phú tên là Võ Hùng Tuấn, 28 tuổi, đang làm thảo chương viên (lập trình viên phần mềm=software programmer) cho một Công Ty tư nhân và đang sống ở Thủ Đức. Tuấn rất tha thiết tìm hiểu về nơi chôn nhau cắt rún, Vĩnh Lộc-An Phú, cháu sưu tầm được nhiều bản đồ và tài liệu liên quan đến vùng đất này và là một bạn trẻ thich học hỏi. Tôi rất thich thú khi trao đổi với cháu Tuấn.. KC --- 25/03/2018 Kính gởi cô Lộc Tưởng và ông Hai, Đầu tiên con xin cảm ơn cô Lộc Tưởng đã cho con địa chỉ email của ông Hai Khiêm Cung. Thưa ông Hai, con xin phép gọi ông là ông Hai vì con nghĩ chắc ông sinh năm 1937. Tuổi của ông cũng ngang tuổi ông bà của con. Con xin phép được giới thiệu đôi chút về bản thân. Con tên Tuấn, 28 tuổi, nguyên quán ở ấp Phú Thạnh, xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang. Hiện nay con đang sống ở Thủ Đức, Saigon. Gia đình con sống ở quê ngoại Phú Hữu, quê nội con ở Vĩnh Hội Đông. Khu vực ấp Phú Thạnh nhà con trước 1975 vốn thuộc ấp 1 (hoặc ấp Vĩnh Phước?) xã Vĩnh Lộc quận An Phú. Trước 1975, em trai của ông ngoại con từng là viên chức trong xã Vĩnh Lộc. Ông tên thường gọi là Ba Chặt, tên trên giấy là Nguyễn Phương Sử. Con đã đọc nhiều bài văn trên trang thatsonchaudoc.com của cô Lộc Tưởng. Trong số đó, con rất thích các bài văn của ông Hai Khiêm Cung. Đọc văn của ông mô tả về làng Bắc Nam và làng Vĩnh Lộc con xúc động lắm. Hồi nhỏ con có nghe ông bà, cô dì nhắc đến địa danh Bắc Nam, Mương Vú trên Miên. Đọc văn của ông con mới hiểu rõ cuộc sống của đồng bào mình ở đó. Ông miêu tả rất chân thật và gần gũi. Trước giờ, hiếm có ai quê quán ở An Phú viết văn, và hiếm hơn khi người đó viết về các làng Bắc Nam, Vĩnh Lộc. Thưa ông Hai, nếu có thể, xin ông Hai cho con biết là nhà Ngoại của ông Hai ở khu vực nào của làng Vĩnh Lộc? Trong bài về thăm quê Ngoại, ông Hai có ghi: "Qua khỏi Cồn Bắc Nam đến Cồn Cát, nhìn bên phải là làng Đồng Cô Ki, Phưóc Hưng, bên trái là làng Phú Hữu, Vĩnh Lộc. Thỉnh thoảng tàu ghé vào bờ để đón khách dọc đường. Gặp mùa nước đổ, nước cuốn theo đất phù sa đục ngầu, chảy rất xiết. Thuận theo chiều nước, tàu chạy rất nhanh, chưa đầy hai tiếng đồng hồ đã thấy đình làng Vĩnh Lộc, rồi đến nhà Bà Ngoại. Ở mé sông ngay nhà Bà Ngoại có một cái cầu tàu, dưới độn thùng phuy cho cầu nổi trên mặt nước, trên mặt cầu tàu có lót ván. Cầu tàu dùng để tàu của Cậu Tư tôi đậu khi trở về bến sau một chuyến đưa đò dọc hai ngày." Con chưa hình dung được khu vực ông Hai miêu tả là đoạn nào của làng Vĩnh Lộc. Chỗ đó có gần bến đò Vĩnh Lộc - Phước Hưng không ông Hai? Ngày xưa con học tiểu học ở trường kế bên đình Vĩnh Lộc nên con biết chỗ đó nước chảy rất mạnh. Đoạn đường ngang đình đã sạt lở lâu rồi, trường tiểu học cũng đã dời đi. Con có đính kèm thêm một tấm bản đồ cũ, trong đó con đánh dấu chỗ nhà con và đình Vĩnh Lộc. Kính chúc ông Hai và cô Lộc Tưởng mạnh khỏe, Tuấn http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuan_files/image001.jpg 27/03/2018 Cháu Tuấn mến, Được thư của cháu, một người cùng quê quán, ông mừng lắm. Ông muốn viết cho cháu nhiều, nhưng đang bận chút công việc, vài hôm ông sẽ viết cho con, con đừng buồn nghen. Thân mến. KC Dương Văn Chung 28/03/2018 Cháu Tuấn thân mến, Đừng buồn nghen, ông chậm trả lời thư của cháu. Bà Ngoại của ông ở chung nhà với người con trai là Cậu Tư của ông, tên là Phạm Long Du (Ông Tư Du). Theo bản đồ Tuấn kèm cho ông, thì nhà Tuấn, tới đình Làng Vĩnh Lộc, đi một đổi khá xa mới tới Bến đò Vĩnh Lộc-Phước Hưng, đi thêm chút nữa tới nhà Ông Tư Du. Chợ An Phú ở bên kia sông, tức cùng một bên với làng Phước Hưng, từ nhà Ông Tư Du xuống đó hơi xa.. Đọc thư của cháu, ông rất cảm động. Cháu viết rất mạch lạc, giản dị, chân thật, hiển lộ nỗi nhớ quê nhà, nơi chôn nhau cắt rún. Ông nghĩ nếu Tuấn viết bài để đăng trên Trang Web Thatsonchaudoc.com, chắc chắn bài của Tuấn hay lắm đó. Ông chắc chắn Cô Lộc Tưởng sẽ rất vui khi nhận được bài của Tuấn gởi đăng. Viết thử đi Tuấn. Mến chúc cháu và gia đình được mọi sự an lành . Khiêm Cung 29/03/2018 Cháu Tuấn mến, Ông đang chờ tin của Tuấn. Khiêm Cung 30/03/2018 Ông Hai kính mến, Con rất xin lỗi ông Hai vì chưa kịp hồi âm thư ông Hai mấy ngày qua. Kính mong ông Hai lượng thứ cho con. Thật tình mà nói, ngày nào con cũng mở mạng internet trên điện thoại, nên hễ ông Hai gửi email là con hay liền. Con rất muốn gửi mail tức thì cho ông Hai. Nhưng mà con nghĩ lại, viết nhanh thì không thể nói kịp hết ý, lại có khi thành ra không chân thành. Chắc ông Hai cũng biết là thời đại bây giờ, có mạng internet rồi, trò chuyện hay viết thư gì cũng rất nhanh, tích tắc là có, bất kể xa gần. Thế hệ của con không có được cái cảm xúc mong ngóng từng lá thư tay như thời trước. Công cụ phát triển cũng rất hữu ích, tuy vậy, cũng có thể khiến con người ta ít suy ngẫm khi trao đổi. Dạ thưa ông Hai, Đọc thư ông Hai, con ngẫm từng đoạn một, ráng hình dung xem đoạn đường ông mô tả là đoạn nào, mình có bà con hay bạn bè gì ở đó không. Theo như ông Hai tả trong thư thì nhà của cậu Tư ông Hai, tức ông Tư Du, chắc dưới bến đò Phước Hưng - Vĩnh Lộc. Đoạn đó có lẽ ở gần chùa Vĩnh Phước và phía trên Ủy ban xã Vĩnh Lộc. Ông Hai kính mến, Con xin phép tạm ngưng thư ở đây. Cuối tuần con sẽ viết nhiều hơn cho ông Hai. Con thấy mình rất may mắn khi được ông Hai thương mến và trả lời thư. Con chúc ông Hai mạnh khỏe. Kính thư, Cháu Tuấn 30/03/2018 Cháu Tuấn thân mến, Hôm trước chậm trả lời thư của cháu, ông sợ cháu buồn. Cháu không buồn ông, ông vui rồi. Già rồi ông không còn đi làm việc lãnh lương, nhưng bận suốt ngày để “vác ngà voi thiên hạ”, làm công quả 2 chùa, một chùa ở Sydney, chỗ ông đang ở , một chùa ở New Zealand (Tân Tây Lan), Thầy Trụ Trì cần gì ở bên Úc thì Thầy điện qua, ông chạy việc cho Thầy. Ngoài ra, ông còn làm điều hợp viên (MC) đám tang, đại diện đám cưới...v.v, miễn phí và làm thiện nguyện cho Hội Người già nữa. Khi nào thấy ông chậm trả lời thì biết ông đang vác ngà voi. Ông chỉ nhớ làng Vĩnh Lộc lúc ông còn nhỏ, thời kỳ mà ông gọi là “thời kỳ đất sét” (Khiêm Cung-Quê Ngoại-Thatsonchaudoc.com), ông không biết chùa Vĩnh Phước và Ủy Ban Xã Vĩnh Lộc nằm ở chỗ nào. Ông cháu mình tiếp tục trao đổi cho vui nghen cháu. Chúc cháu và gia đình vạn sự an lành. Thân mến, Hai An Phú 31/03/2018 Ông Hai kính mến, Vừa biên thư cho ông Hai lúc sáng, chưa kịp đợi hồi âm của ông Hai, con viết tiếp thư này. Được biết ông Hai có một số tác phẩm, trong đó tập truyện Nội Ngoại đều thương là tập truyện nổi bật nhất. Đối với một người sinh trưởng ở Phú Hữu - Vĩnh Lộc như con, tập truyện này sẽ rất quý giá. Xin ông Hai cho con biết là ông Hai có đăng tải tập truyện này trên thatsonchaudoc.com hay không vậy ông Hai? Con chỉ thấy tập truyện Thằng Mập được đăng tải. http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/ThangMap/ThangMap.html Thưa ông Hai, Con xin phép thưa với ông Hai là tuần sau vợ chồng con đi Nhật Bản du lịch 4 ngày. Hi vọng có thể ngắm được hoa anh đào và lần đầu tiên thấy tuyết. Chiều nay trời mưa to ở Thủ Đức. Hổm rày trời nắng gắt, hôm nay bắt đầu mưa to và kéo dài. Chắc là mùa mưa sắp đến. Tình cờ, con lại đọc bài bút ký Tôi bỏ hút thuốc lá của ông Hai. Cũng khá trùng hợp là năm 1965, ông Hai đi lính năm 28 tuổi, chạc tuổi con bây giờ. Hiện thời con cũng ở Thủ Đức, nhưng đi làm chứ không phải đi lính như ông Hai. Mà hồi xưa, 28 tuổi thì ông Hai đã có một vợ hai con trai rồi. Hì hì. Thưa ông Hai, Sẵn thư này, con cũng xin phép hỏi thăm ông Hai về làng Bắc Nam và một số làng bên cạnh. Lúc con còn nhỏ, thỉnh thoảng nghe bà ngoại và mấy dì nói chuyện, có nhắc tới việc bà con họ hàng mời đám giỗ trên Mương Vú, Bắc Nam ở trên Miên. Sau này được biết ông Hai quê quán làng Bắc Nam nên con rất mừng, muốn được ông Hai chỉ bảo. Con có tìm hiểu lịch sử thì được biết thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng lệnh cho các địa phương lập ra địa bạ để kiểm kê thôn ấp. Được biết ông Hai quê ở làng Bắc Nam nhưng khi tra sổ sách thì lại không thấy làng này. Các làng Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Khánh An,... đều có tên. Đặc biệt, một làng nằm bên đất Campuchia cũng có tên trong địa bạ, là làng Lý Nhơn. Con tra thử bản đồ của Pháp, thì làng Lý Nhơn nằm ở phía Bắc, trên làng Bắc Nam. Được biết ông Hai có về thăm lại đình làng Bắc Nam mới trên cồn Bắc Nam, xã Quốc Thái mấy năm trước. Con rất vui mừng vì ông Hai tìm lại được chút ít kỷ niệm cố hương. Con lại nhớ ông Hai có nhắc tới vụ dòng sông bên lở bên bồi ở làng Vĩnh Lộc, quê ngoại ông Hai. Đúng như ông Hai nói, bờ bên Vĩnh Lộc bị lở, bên Phước Hưng được bồi. Bờ sông cặp đình Vĩnh Lộc lở sâu lắm ông Hai, người ta phải làm một con đường tút phía trong. Đình Vĩnh Lộc cũng mấp mé bờ sông mười mấy năm nay rồi. À mà cái cồn Cát kế bên cồn Bắc Nam, bây giờ phù sa bồi lắp nó thành một dải đất dính liền vào xã Quốc Thái rồi ông Hai ơi. Ngày trước ông Hai về thăm đình Bắc Nam chắc có thấy. Mến chúng ông Hai và gia đình mạnh khỏe, vạn sự như ý. Kính thư, Cháu Tuấn 31/03/2018 Cháu Tuấn mến, Ông rất thich thú khi đọc thư của cháu, trong đó có nhiều chi tiết mà ông không biết hoặc đã biết nhưng quên. Vụ Cồn Cát thì ông biết lúc về thăm đình làng. Ở đâu mà cháu có Bản đồ đẹp quá vậy. Cuốn Nội Ngoại Đều Thương đúc kết các bài ông đã đăng trong Thatsonchaudoc.com nên Cô Lộc Tưởng khỏi giới thiệu lại. Vợ chồng cháu đi chơi vui vẻ nghen, chừng nào hai cháu về, ông cháu mình viết tiếp. Thân mến, Hai An Phú http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuan_files/image002.gif 2/04/2018 Cháu Tuấn mến, Cháu nghiên cứu về ông Hai khá kỹ đó. Thôi thì không giấu giếm được nữa rồi, phải khai thật luôn. Ông sanh ra ở nông thôn, không có khai sanh, ra tỉnh học trễ 2 năm, Thầy Lê Văn Vững xuất tiền của Thầy ra Tòa Án Châu Đốc lên án thế vì khai sanh cho ông, sụt 2 tuổi để được nhà trường nhận cho vào học (xin đọc Tâm Sự Tuổi Hoàng Hôn-Thatsonchaudoc.com). Do đó, năm sanh 1937 là năm “Thầy sanh ra “ , chớ Mẹ sanh ra năm 1935. Nếu địa chỉ email ghi chung_35 thì mấy bà thich đánh đề cỏ cảm nghĩ xấu về mình, nên mới lấy “năm Thầy sanh” để trong email chung_37. Tuấn thấy trong Bản đồ cũ vẫn có chữ Bắc Nam, phải không? Nhưng có lẽ làng đó không thuộc Việt Nam nên không có trong địa bộ, làng Lý Nhơn hơi đặc biệt đó. Ông Cố Nội của ông là Dương Quốc Thái là Ông Cả của làng Bắc Nam, lúc đó tên làng là Đồng Đức Thượng, giáp ranh với làng Đồng Đức Hạ thuộc tỉnh Châu Đốc-Việt Nam. Làng đồng Đức Hạ còn được bà-con gọi là “Làng dưới”. Tuấn đang làm việc về ngành Điền Địa phải không ? Đi chơi vui, về viết tiếp nghen. Thân, Hai An Phú 14/04/2018 Ông Hai kính mến, Vợ chồng con vừa mới từ Nhật Bản trở về Việt Nam sau 4 ngày du lịch. Cảnh sắc ở nước Nhật quả thật rất đẹp, đặc biệt vợ chồng con rất thích hoa anh đào ở đó. Kính thưa ông Hai, Con rất cảm ơn ông Hai đã cho con biết thêm về chuyện ông Hai không có giấy khai sanh, sau đó nhờ có Thầy Lê Văn Vững giúp đỡ. Sở dĩ con biết được kha khá thông tin của ông Hai là nhờ con đọc các bài viết của ông Hai trên thatsonchaudoc.com. Thưa ông Hai, Con không phải là nhân viên Điền Địa hoặc làm việc liên quan tới chính quyền. Con hiện nay đang làm nghề Lập trình viên Phần mềm (Software programmer) cho một công ty tư nhân tại Sài Gòn. Con rất thích tìm hiểu lịch sử, nhất là lịch sử của quê hương An Phú. Các bản đồ này con lấy từ Thư viện của Pháp. Người Pháp lưu trữ rất nhiều thông tin, tư liệu của Việt Nam. Kính thưa ông Hai, Các địa danh như Bắc Nam, Mương Vú, Pẹc Chạy hoặc Đồng Đức hiện nay vẫn còn tồn tại. Con đã có dịp đi lên chợ Khánh An mới, đối diện với Mương Vú bên kia sông. Bà con người Việt mình vẫn còn ở bên đất Miên rất đông. Con có tìm hiểu thêm qua người thân và báo chí thì được biết, con em người Việt sống trên đất Miên ngày nay vẫn qua đất Việt Nam học. Các em đều phải mượn người thân bên Việt Nam làm giấy khai sinh hoặc cho nhập hộ khẩu để đi học. Như vậy, từ thời của ông Hai đi học, cách đây hơn 60 năm, tới ngày nay con em người Việt mình vẫn còn chung cảnh ngộ ngày xưa. Con mến chúc Ông Hai, Bà Hai và gia đình mạnh khỏe. Kính thư, Cháu Tuấn 16/04/2018 Cháu Tuấn mến, Ai cũng khen hoa anh đào ở Nhật. Nếu thuận tiện, ông cũng thu xếp đi Nhật một chuyến cho biết. Các con và cháu của ông bên này hầu hết cũng là software programmer. Cháu tìm được mấy bản đồ cổ từ Thư viện Pháp rất quý. Khi nào có hình Vàm Bắc Nam và Đình Vĩnh Lộc, Tuấn cho ông xin, ông muốn sưu tập những hình ảnh thân thương đó để nhìn cho đỡ nhớ. Nếu Tuấn đồng ý, ông đăng những mẫu chuyện mà ông cháu mình trao đổi mấy hôm nay, Tuấn thấy có được không? Mến chúc vợ chồng cháu vui khỏe, hạnh phúc. Thân mến, Hai An Phú 18/04/2018 Ông Hai kính mến, Dạ, nếu thuận lợi, ông Hai bà Hai và gia đình thu xếp qua bên Nhật Bản một chuyến để ngắm hoa anh đào và núi Phú Sỹ. Con cảm ơn ông Hai đã có nhã ý đăng tải những mẫu chuyện mà ông cháu mình trao đổi mấy hôm nay. Dạ thưa ông Hai, nếu được như vậy thì con thấy vinh hạnh quá. Con cảm ơn ông Hai và cô Lộc Tưởng nhiều lắm. Dạ thưa ông Hai, Con rất mừng khi biết mình làm cùng ngành nghề với đa số con, cháu của ông Hai. Con cũng không biết có phải trùng hợp hay không nữa. Ông chủ công ty phần mềm đầu tiên mà con làm việc là ông Nguyễn Hữu Lệ. Ông Lệ nhận học bổng du học ở Úc Đại Lợi và có luôn quốc tịch Úc. Sau đó, ông Lệ làm việc ở Nhật và Canada. Từ sau năm 2000, ông Lệ về Việt Nam và lập nên một công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam. Hiện nay con không còn làm việc trong công ty của ông Lệ nữa. Kính thưa ông Hai, Để thuận tiện cho việc trao đổi của ông cháu mình, con xin tách chuyện Vàm Bắc Nam và Đình Vĩnh Lộc sang các thư khác. Kính chúc ông Hai và gia đình mạnh khỏe. Kính thư, Cháu Tuấn http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuan.htm

ĐIỆN THƯ TRAO ĐỔI GIỮA KHIÊM CUNG VÀ VÕ HÙNG TUẤN ĐỢT 2 VỀ BẮC NAM & AN PHÚ

(Qua 2 tác phẩm Nội Ngoại Đều Thương và Thằng Mập)

19/04/2018

Ông Hai kính mến,

Con dự định tìm thêm hình ảnh và bản đồ có liên quan tới làng Bắc Nam để gửi ông Hai. Vui thay, trong khi truy lục tàng thư trên thư viện Pháp quốc, con tình cờ tìm được tư liệu sổ bộ của người Pháp có nhắc tới làng Bắc Nam. Cho nên tiện thể, con xin phép gửi luôn cho ông Hai tham khảo.

Để mở đầu, con xin phép ông Hai cho con nhắc lại một số đoạn trích trong các bài viết của ông Hai dưới đây.

Trong bài Làng Tôi (http://thatsonchaudoc.com/truyenngan/langtoi.htm), ông Hai có miêu tả về làng Bắc Nam và nhắc tới một người Hoa là Chú Bánh Lớn.

“Dân trong làng thường phân biệt làng Bắc Nam thành hai xóm: xóm trong gần nguồn sông, người Miên ở; xóm ngoài là khu vực vàm sông, giáp mối giữa sông nhỏ và sông cái, nơi định cư của người Việt và người Hoa. Lúc bấy giờ Việt - Miên - Lào là ba nước Đông Dương thuộc Pháp. Người Việt và người Miên sống với nhau rất hòa thuận.

Xóm ngoài có sinh hoạt theo tập tục của người Việt và người Hoa, có công xi rượu của Chú Bánh Lớn, có khu chợ nhỏ ở vàm sông.”

Tiếp theo, trong bài viết Con Chú Chín Mập (http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoaDongCoNoi/01.htm), ông Hai có nhắc thêm một ông người Hoa khác là ông Bánh Nhỏ.

“Thằng Mập 7 tuổi, tròn trịa. Người ta gọi nó là con Chú Chín Mập.

Chú Chín Mập là con ông bà Bánh Nhỏ. Trong làng có 2 ông Bánh, người Hoa, Bánh Lớn và Bánh Nhỏ. Bánh là tiếng gọi tắt của Bánh chưởng hay Ban trưởng, lãnh đạo nhóm người Hoa trong làng. Thằng Mập không hề gặp ông bà Bánh Lớn, không rõ họ đi về Tàu hay đã chết. Ông Bánh Nhỏ đã mất, bà Bánh Nhỏ là người Việt Nam còn sống, dáng người thong dong, gương mặt sáng, hiền hòa, vui vẻ với mọi người.

Không biết tên thật là gì, nhưng nhìn thân hình tròn trịa của chú, người ta gọi chú là Chú Chín Mập. Chú thím Chín Mập cùng mấy người em của chú sống chung với mẹ trong một biêt thự lầu có thềm thang cao phía trước, chú thím chuyên lãnh may đo quần áo tại nhà, may rất khéo.

Chú Chín cũng thương Thằng Mập, có lẽ vì thấy nó giống chú và nó cũng thật thà, chú may cho nó một cái “quần sọt” bằng vải kaki màu vàng, giống như quần của mấy thầy đội chú cai của Pháp đang mặc thời bấy giờ. Nó mặc quần sọt vào coi càng giống Chú Chín Mập.”

Và sau đó, nhà văn Hai Trầu Lương Thư Trung đã có bài viết cảm nhận (http://thatsonchaudoc.com/banviet2/HaiTrau/HoiKy/TGTP_DocThangMapCuaKhiemCung.htm). Ông Hai Trầu cũng có cùng nhận định như ông Hai, tức là chữ Bánh mang nghĩa là Ban trưởng.

“Thì ra nếu không đọc, thì người đọc nhà quê như tôi cứ nghĩ “Bánh” là cái bánh, chứ không làm sao hiểu được “Bánh là Bánh-chưởng”, tức là ông Ban mà ngoài dân gian thường gọi những người Hoa giàu, có nhiều chành lúa, nhiều ghe chai chở lúa gạo trong vùng, có nhiều cây xăng hoặc nhiều ruộng cả trăm, cả ngàn mẫu như ở Long Xuyên có ông Ban Kế lừng danh một thời vào những năm 1950-1960.”

Thưa ông Hai,

Tài liệu mà con tìm thấy được xuất bản vào khoảng năm 1933, thời Pháp thuộc. Tên đầy đủ của tài liệu là “Annuaire complet (européen et indigène) de toute l'Indochine, commerce, industrie, plantations, mines, adresses particulières... : Indochine, adresses, 1ère année 1933-1934 / éditeurs madame L. Lacroix-Sommé, messieurs R. J. Dickson et A. J. Burtschy”. Con xin tạm dịch là "Niên bạ đầy đủ về Đông Dương: thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản,... năm 1933-1934".

Trong tài liệu này, phần nói về tỉnh Kandal của Cam Bốt (Campuchia) có nêu lên danh sách các làng, làng Bắc Nam được mô tả như sau.

Đường dẫn gốc trên thư viện Pháp quốc: http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5711393z/f831.image

Ảnh chụp trang tài liệu.

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII_files/image001.gif

Tạm dịch:

Làng Bắc Nam (quận Loeuk-Dek)

Vong-Pang, chủ lò rượu

Vong-Pang, tiểu thương

Ong-yoan-Phui, tiểu thương

Hia-Duoi, thầu đánh bắt cá

Nghin-Phong, tiểu thương

Như vậy, làng Bắc Nam của ông Hai (và của Thằng Mập trong truyện ông Hai viết) đúng là có hai ông Bánh người Hoa. Hai ông này trùng họ tên, nhưng một người làm chủ lò rượu, còn người kia buôn bán. Và hai ông người Hoa đó là những người có thật hoàn toàn, được chính quyền Pháp ghi tên vào sổ bộ.

Ông Hai kính mến,

Con hi vọng ông Hai sẽ vui lòng khi biết thông tin trên. Nhân đây, con cũng xin thưa với ông Hai câu chuyện về quê quán bên nhà nội của con.

Gia đình con sống ở quê ngoại Phú Hữu, còn nhà nội con thì vốn ở xã Vĩnh Hội Đông. Mỗi năm, ngoài ngày Tết, đôi ba lần anh em tụi con mới có dịp về thăm nhà nội.

Cũng giống như gia đình ông Hai, nhà nội con lúc xưa vốn ở một làng bên đất Campuchia. Làng đó tên là Long Tiên. Con nghe kể lại thì có lẽ làng Long Tiên nằm đâu đó bên hướng sông Châu Đốc, giáp ranh các xã Phú Hội, Nhơn Hội bây giờ.

Sau khi Liên bang Đông Dương giải thể, gia đình bên nội con mới bỏ hết nhà cửa, về định cư tại xã Vĩnh Hội Đông. Mồ mả ông bà tổ tiên toàn bộ nằm lại đất Campuchia. Cho nên, tới đời của con (cháu nội), chỉ còn biết được mộ phần của ông bà nội tại xã Vĩnh Hội Đông. Ông nội con sinh năm 1930, ông qua đời trước khi con được sinh ra nên con không có cơ hội gặp ông.

Bà nội con thì mới mất năm ngoái. Bà nội con thương anh em tụi con lắm, giống như ông Hai kể về Bà Ngoại của ông Hai vậy đó ông Hai. Và mỗi dịp anh em tụi con về thăm nhà nội, lại khá giống ông Hai hồi xưa. Có lúc thì đi đường sông bằng xuống máy Cu-le (Kohler), dọc theo xã Vĩnh Lộc, băng qua kênh Thầy Ban rồi men theo song Phú Hội. Có lúc thì chạy xe đạp hoặc xe máy, qua đò Vĩnh Lộc, đi ngang chợ An Phú.

Hiện nay trên đất Campuchia vẫn còn lưu lại ít nhiều các địa danh xưa. Như làng Bắc Nam thì tiếng Khmer ghi là Pak Nam (nghĩa là cửa sông), làng Lý Nhơn thì ghi là Li Nhum, khu Mương Vú thì ghi là Khnar Yang Yu. Rất tiếc là con chưa tìm được thông tin gì liên quan tới làng Long Tiên.

Thưa ông Hai,

Con xin tạm ngừng bút. Con sẽ tiếp tục gửi tới ông Hai các thư khác liên quan tới quê hương mình. Con cũng mong nhận được hồi đáp của ông Hai.

Kính chúc ông Hai và gia đình mạnh khỏe.

Kính thư,

Cháu Tuấn

20/04/2018

Cháu Tuấn mến,

Tài liệu cháu sưu tập rất hữu ích và thú vị, công phu lắm mới tra cứu được. Không nghe nói hai Ông Bánh này có bà-con với nhau nhưng theo tài liệu thì danh tánh y chang nhau. Khi viết về Thằng Mập, Ông có hỏi một ông Giáo viên người Hoa “bánh” có nghĩa là gì, ông ấy nói Bánh là Ban hay Ban Trưởng là người đại diện cho một nhóm người. Nay thấy tên Vong-Pang, chữ Pang sao giống chữ Bánh. Cũng có thể 2 vị này có tên là Bánh không chừng. Dù sao thì cháu rất có công chứng minh giùm là Ộng kể đúng ở trong làng có 2 Ông Bánh, Ông Bánh lớn và Ông Bánh nhỏ. Chữ Fermier de Pêcheries ngày xưa ở trên Miên hay gọi là “Ông Sa-Viên” là chủ trúng thầu đánh bắt cá một vùng. Cảm ơn cháu đã sưu tầm. Cháu viết tiếp nghen, Ông đã gởi đợt trao đổi trước của Ông cháu mình để Cô Lộc Tưởng đăng trên Thatsonchaudoc.com. Mến chúc vợ chồng cháu luôn vui khỏe, hạnh phúc.

Hai An Phú.

21/04/2018

Ông Hai kính mến,

Con xin cảm ơn ông Hai đã gửi cuộc trao đổi của ông cháu mình trong thời gian qua cho cô Lộc Tưởng. Đọc lại bài tổng hợp của ông Hai con thấy công phu, chu đáo quá ông Hai ơi.

Kính thưa ông Hai,

Con rất mừng khi ông Hai thích chuyện chú Bánh ở làng Bắc Nam được ghi vào sổ bộ của người Pháp. Dạ thưa ông Hai, con phải thú thật với ông Hai là con không biết tiếng Pháp. Con toàn sử dụng từ điển trên mạng internet để dịch tiếng Pháp sang Việt. Cho nên chỗ "Fermier de Pêcheries" con dịch qua loa thành ông thầu đánh cá chứ không ngờ đó là ông Sa-Viên dù rằng con đã đọc bài viết của ông Hai có nói về nghề Sa-Viên này. Con cảm ơn ông Hai.

Dạ thưa ông Hai,

Vừa qua con may mắn gặp lại một người đồng hương Phú Hữu. Anh tên Phước. Nói là gặp nhưng thật ra chỉ là trò chuyện trên mạng xã hội Facebook vì con ở Thủ Đức, còn anh Phước hiện vẫn đang ở quê Phú Hữu.

Hồi năm con 3 tuổi, anh Phước từng giúp cõng con qua cây cây khỉ bắc ngang kênh ranh hai xã Vĩnh Lộc - Phú Hữu. Năm đó, mẹ con đang mang bầu đứa em trai kế con. Ba con thì đã vô đồng Vĩnh Lộc mấy ngày trước để suốt lúa (thu hoạch lúa). Ba mẹ con đi đường tắt, băng ngang đồng Phú Hữu để vô bưng Vĩnh Lộc.

Anh Phước và gia đình theo đạo Hòa Hảo, lúc trẻ anh mặc áo bà ba, búi tóc. Sau này anh cắt tóc ngắn, ăn mặc như người bình thường rồi lập gia đình. Nhưng anh vẫn theo đạo Hòa Hảo.

Ông Hai kính mến,

Anh Phước có cho con xem tấm hình đình làng Vĩnh Lộc. Hình này chắc chụp cũng khoảng 10 năm trước rồi. Bên phải đình là đài thuyết giảng của đạo Hòa Hảo, có cái hình hồ lô trên đỉnh.

Hồi trước con học Tiểu Học ở trường kế bên đình. Giờ ra chơi là học sinh tụi con hay lẻn qua đình chơi. Khoái nhất là sờ mó mấy cây thương, cây đao. Lúc ấy tụi con đứa nào cũng mê phim Tây Du Ký, nhìn mấy cây vũ khí đó rồi liên tưởng tới trong phim. Rồi cũng có mấy anh học sinh lớp lớn, trèo lên cái tháp hồ lô bắt tổ chim, quạ sao mà bị té gãy tay nữa. Trường cấm học sinh qua đình. Sau này do bờ sông phía Vĩnh Lộc sạt lở quá mức, trường Tiểu Học được tháo dở để chuyển về chỗ chùa Vĩnh Phước phía dưới độ 2 cây số. Đường lộ sát bờ sông cũng sạt lở mất hết, người ta phải làm một con đường mới ở cánh đồng phía trong.

Vậy mà tới giờ, đình làng Vĩnh Lộc vẫn còn y nguyên chỗ cũ. Nếu nhìn kỹ tấm hình cũ, chắc chắn ông Hai cũng thấy bờ sông đã sạt lở sát mé đình.

Dạ thưa ông Hai,

Nhìn hình làng Vĩnh Lộc, con lại nhớ đến rất nhiều kỷ niệm. Hồi nhỏ mỗi lần đi xuồng từ Phú Hữu về quê nội con ở Vĩnh Hội Đông, con rất thích ngắm cái tháp hồ lô của đình Vĩnh Lộc.

Đọc bài viết Về thăm Ngoại (http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung/HoiKy/VeThamNgoai.htm) của ông Hai, cảm xúc nhớ quê lại càng da diết.

"Mỗi năm có mấy lần, vào dịp giỗ quảy hay Tết nguyên đán, mẹ tôi dắt hai ba đứa con về thăm Bà Ngoại...
...
Cha tiễn mẹ con chúng tôi đi bộ trên con đường làng bằng phẳng dọc theo bờ sông nhỏ ra đến vàm sông cái gần đó đợi tàu đò...
...
Qua khỏi Cồn Bắc Nam đến Cồn Cát, nhìn bên phải là làng Đồng Cô Ki, Phưóc Hưng, bên trái là làng Phú Hữu, Vĩnh Lộc. Thỉnh thoảng tàu ghé vào bờ để đón khách dọc đường.

Gặp mùa nước đổ, nước cuốn theo đất phù sa đục ngầu, chảy rất xiết. Thuận theo chiều nước, tàu chạy rất nhanh, chưa đầy hai tiếng đồng hồ đã thấy đình làng Vĩnh Lộc, rồi đến nhà Bà Ngoại."

Dù rằng khoảng cách giữa hai kỷ niệm của ông cháu mình cách nhau tới hơn nửa thế kỷ, mà sao con có cảm giác hình ảnh như một vậy ông Hai?

Bây giờ đường xá láng nhựa hết, hiếm có dịp đi tàu, xuồng trên sông như trước. Đình làng Vĩnh Lộc thì lại không còn nằm trên đường lộ chính nữa, muốn vào phải đi theo một con đường mòn. Chắc là sẽ khó có cơ hội ngồi trên xuồng, xuôi theo con nước, ngang làng Vĩnh Lộc như xưa.

Con kính chúc ông Hai và gia đình mạnh khỏe.

Kính thư,

Cháu Tuấn

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII_files/image002.jpg

​23/04/2018

Cháu Tuấn mến,

Cháu dịch từ Fermier de pêcheries là thầu đánh cá không sai, ông chỉ muốn nói ở trên Miên người ta còn gọi đó là ông Sa-Viên, chưa ai giải thich được tại sao có từ Sa-viên này. Còn về Vàm sông Bắc Nam, Chú Lý Việt Thái đã cực nhọc đi tác rán tới Đồng Ki chụp giùm ông mấy kiểu rất đẹp. Ông rất xúc động khi nhìn lại được Vàm Bắc Nam sau 70 năm xa cách với quá nhiều đổi thay. Ngày xưa không có cầu đúc bắc ngang sông như bây giờ, nên ông đã lấy chiếc xuồng tam bản đưa bà-con từ bờ sông bên kia qua bờ bên này đi chợ, bận đi bận về lấy 5 xu. Bờ bên phải không còn vết tích Công xi rượu của Chú Bánh lớn, bờ bên trái vắng bóng ngôi chùa Phật trên ngọn đồi đất thấp, dưới tàng cây dương; những bụi cây hai bên bờ rậm rạp làm cho lòng sông hẹp lại, nước chảy ra sông cái lững lờ, không cuồn cuộn nổi sóng như xưa. Nhưng đối với ông, hình ảnh Vàm Sông Bắc Nam là một kỷ niệm vô giá. Nơi vùng đất này tổ tiên, cha mẹ ông đã từng sanh sống, anh chị em của ông đã sanh ra; Nước dòng sông này, gia đình ông đã bao đời tắm gội. Người dân nơi đây sống rất hiền hòa thuận thảo, cùng nhau chia xẻ những đắng cay, ngọt bùi, cùng chung một tín ngưỡng nhân gian...v.v.

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII_files/image003.jpg

Vàm Bắc Nam-Ảnh Thái Lý

28/04/2018
Kính thưa ông Hai,

Hổm rày ông cháu mình đã có nhiều trao đổi về đình làng Vĩnh Lộc. Hôm nay, con xin phép ông Hai cho con được trao đổi với ông Hai về vàm sông và đình Bắc Nam.

Dạ thưa ông Hai,

Trong bài DÒNG SÔNG KỶ NIỆM (http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung/HoiKy/TBDONGSONG.htm), ông Hai có miêu tả về Vàm sông Bắc Nam như sau.

"Tôi không rõ ông bà Nội của tôi sanh tại đâu, nhưng cha và anh chị em tôi đều sanh ra tại làng Bắc Nam, bên bờ một con sông nhỏ thuộc địa phận Miên, giáp giới với Việt Nam. Nước sông Bắc Nam đã tắm gội cho cha con chúng tôi lúc mới chào đời. Đây là con sông thiên nhiên, nước rất trong. Gia đình tôi ở gần vàm sông, là khu vực người Việt và người Hoa sinh sống, đi dần vào hướng ngọn sông người Miên ở. Nói là ngọn sông, tôi chẳng biết con sông khá dài nầy phát nguồn từ đâu, hình như nó là một nhánh thật nhỏ của Biển Hồ."

Con xin phép gửi ông Hai hình ảnh vệ tinh Google của khu vực Vàm Bắc Nam.

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII_files/image004.jpg

on xin cảm ơn ông Hai đã cho con xem hình ảnh Vàm Bắc Nam mà chú Thái Lý đã kỳ công đã thuê tắc ráng tới Đồng Ky chụp hình.

Dạ thưa ông Hai,

Quả đúng như ông Hai nói, vật đổi sao dời, Vàm Bắc Nam vẫn còn đó nhưng nhà cửa, con người đã thay đổi quá nhiều.

"Ngày xưa không có cầu đúc bắc ngang sông như bây giờ, nên ông đã lấy chiếc xuồng tam bản đưa bà-con từ bờ sông bên kia qua bờ bên này đi chợ, bận đi bận về lấy 5 xu. Bờ bên phải không còn vết tích Công xi rượu của Chú Bánh lớn, bờ bên trái vắng bóng ngôi chùa Phật trên ngọn đồi đất thấp, dưới tàng cây dương; những bụi cây hai bên bờ rậm rạp làm cho lòng sông hẹp lại, nước chảy ra sông cái lững lờ, không cuồn cuộn nổi sóng như xưa."

Đây là hình ảnh vệ tinh cận cảnh khu vực cửa sông Bắc Nam, nơi ngày xưa ông Hai từng làm "nghề" đưa đò.

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII_files/image005.jpg

Dạ thưa ông Hai,

Nhìn vào hình ảnh vệ tinh, có thể thấy gần Vàm Bắc Nam vẫn có nhà cửa và công xưởng, không quá khác biệt so với bên đất Việt Nam.

Ông Hai kính mến,

Con có dịp xem lại bài viết THĂM ĐÌNH LÀNG (http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung/HoiKy/ThamDinhLang.htm), được đăng tải cách đây 10 năm (2008), ông Hai có mô tả chi tiết hành trình về thăm đình làng Bắc Nam mới ở xã Quốc Thái.

"Tôi sanh ra tại đó. Nay đất “Bắc Nam” chỉ còn người Miên ở, đình làng và mồ mả ông bà tôi phải dời về Cồn “Bắc Nam”.

...
Tôi theo chú Út tôi đi xe hơi về hướng Long Bình, biên giới Việt-Miên, có cô em họ của tôi chỉ đường. Từ chợ An Phú xe chạy khoảng 15 km tới chợ Đồng Cô Ki, gọi là chợ Quốc Thái.

...
Qua khỏi chợ Quốc Thái một đổi, xe chạy ngang qua một chiếc cầu ván tới cồn “Bắc Nam”, quẹo trái, chạy theo một con đường mòn hẹp, gồ ghề, tài xế phải cẩn thận lắm mới khỏi lọt xuống ruộng, thỉnh thoảng anh phải xuống xe, kéo chiếc xe đạp hay hon-đa vào dựng sát lề, xe hơi mới chạy qua được.

Xe tới trước đình. Đình vừa xây xong, nền cao hơn một mét, tưỡng gạch, lợp ngói, khá khang trang. Đối diện là ngôi đình cũ đã hư dột.

...

Lễ đình xong, tôi xin Chú Tư Đinh đưa tôi ra mé cồn “Bắc Nam”. Chú Tư chỉ tay về phía cây cổ thụ ở xa tít và nói:
-Làng “Bắc Nam” ở đó.
Tôi nhìn theo tay chú Tư Đinh, qua con sông nhỏ, đến một thảm cây cỏ xanh tươi ngút ngàn mới tới cây cổ thụ chú Tư chỉ. Nỗi nhớ quê xưa bừng dậy.

Bài thơ Hoàng Hạc Lâu (Thôi Hiệu) mà ông Hai trích đăng quả thực rất đồng cảm với tâm tư và hoàn cảnh của người con xa xứ. Càng tâm tư hơn khi quê hương xưa giờ đã bị chia cắt bên kia biên giới, chỉ có thể đứng bên này sông nhìn vọng sang... Con rất thích hai câu cuối.

Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Tản Đà dịch:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?

Dạ thưa ông Hai,

Theo như mô tả trên của ông Hai, thì đình làng Bắc Nam (mới) phải nằm đâu đó bên ấp Quốc Phú xã Quốc Thái. Con không nhìn thấy cây cầu nào bắc từ bờ qua cồn Bắc Nam. Và bên cồn Bắc Nam, nhà cửa có vẻ rất thưa thớt. Con không rõ có phải do dữ liệu của hãng Google có phải cũ hay không. Nhưng cách đây 10 năm thì theo ông Hai miêu tả khu vực gần đình Bắc Nam đã có người sinh sống.

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII_files/image006.jpg

Con lại tìm thêm một bài viết khác của ông Hai, nói về hành trình đi tàu từ quê Nội Bắc Nam về làng Vĩnh Lộc.

Qua khỏi Cồn Bắc Nam đến Cồn Cát, nhìn bên phải là làng Đồng Cô Ki, Phưóc Hưng, bên trái là làng Phú Hữu, Vĩnh Lộc. Thỉnh thoảng tàu ghé vào bờ để đón khách dọc đường.

Trích Khiêm Cung - VỀ THĂM NGOẠI (http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung/HoiKy/VeThamNgoai.htm).

Dạ thưa ông Hai, theo như ông Hai nói bên trên, kế bên cồn Bắc Nam là một cồn khác, gọi là cồn Cát, đối diện làng Đồng Cô Ky. Có lẽ sau hơn nưa thế kỷ, cồn Cát đã bị bồi lắp và dính vào đất liền nên trên hình ảnh vệ tinh chỉ còn thấy lại duy nhất cồn Bắc Nam nằm giữa sông Hậu.

Sông kia rày đã nên đồng

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

Sông Lấp - Trần Tế Xương

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII_files/image007.jpg

Phải chăng khu vực đình làng Bắc Nam (mới) mà ông Hai về thăm cách đây 10 năm nằm trên cồn Cát chứ không phải cồn Bắc Nam?

Con được biết khu vực trên còn có một cồn đất gọi là Cồn Liệt Sĩ. Con không rõ đó có phải là tên mới của cồn Cát hay chính là cồn Bắc Nam đổi tên.

https://tv.tuoitre.vn/thoi-su/20151005/cau-con-liet-si-bay-nguoi-di-duong/16319.html

https://tuoitre.vn/mam-song-tren-con-liet-si-75422.htm

Kính thưa ông Hai,

Con xin phép tạm ngừng bút. Con kính chúc ông Hai và gia đình mạnh khỏe và có nhiều niềm vui.

Kính thư,

Cháu Tuấn An Phú

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII.htm

## ĐIỆN THƯ TRAO ĐỔI GIỮA KHIÊM CUNG VÀ VÕ HÙNG TUẤN ĐỢT 2 VỀ BẮC NAM & AN PHÚ ### (Qua 2 tác phẩm Nội Ngoại Đều Thương và Thằng Mập) 19/04/2018 Ông Hai kính mến, Con dự định tìm thêm hình ảnh và bản đồ có liên quan tới làng Bắc Nam để gửi ông Hai. Vui thay, trong khi truy lục tàng thư trên thư viện Pháp quốc, con tình cờ tìm được tư liệu sổ bộ của người Pháp có nhắc tới làng Bắc Nam. Cho nên tiện thể, con xin phép gửi luôn cho ông Hai tham khảo. Để mở đầu, con xin phép ông Hai cho con nhắc lại một số đoạn trích trong các bài viết của ông Hai dưới đây. Trong bài Làng Tôi (http://thatsonchaudoc.com/truyenngan/langtoi.htm), ông Hai có miêu tả về làng Bắc Nam và nhắc tới một người Hoa là Chú Bánh Lớn. “Dân trong làng thường phân biệt làng Bắc Nam thành hai xóm: xóm trong gần nguồn sông, người Miên ở; xóm ngoài là khu vực vàm sông, giáp mối giữa sông nhỏ và sông cái, nơi định cư của người Việt và người Hoa. Lúc bấy giờ Việt - Miên - Lào là ba nước Đông Dương thuộc Pháp. Người Việt và người Miên sống với nhau rất hòa thuận. Xóm ngoài có sinh hoạt theo tập tục của người Việt và người Hoa, có công xi rượu của Chú Bánh Lớn, có khu chợ nhỏ ở vàm sông.” Tiếp theo, trong bài viết Con Chú Chín Mập (http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoaDongCoNoi/01.htm), ông Hai có nhắc thêm một ông người Hoa khác là ông Bánh Nhỏ. “Thằng Mập 7 tuổi, tròn trịa. Người ta gọi nó là con Chú Chín Mập. Chú Chín Mập là con ông bà Bánh Nhỏ. Trong làng có 2 ông Bánh, người Hoa, Bánh Lớn và Bánh Nhỏ. Bánh là tiếng gọi tắt của Bánh chưởng hay Ban trưởng, lãnh đạo nhóm người Hoa trong làng. Thằng Mập không hề gặp ông bà Bánh Lớn, không rõ họ đi về Tàu hay đã chết. Ông Bánh Nhỏ đã mất, bà Bánh Nhỏ là người Việt Nam còn sống, dáng người thong dong, gương mặt sáng, hiền hòa, vui vẻ với mọi người. Không biết tên thật là gì, nhưng nhìn thân hình tròn trịa của chú, người ta gọi chú là Chú Chín Mập. Chú thím Chín Mập cùng mấy người em của chú sống chung với mẹ trong một biêt thự lầu có thềm thang cao phía trước, chú thím chuyên lãnh may đo quần áo tại nhà, may rất khéo. Chú Chín cũng thương Thằng Mập, có lẽ vì thấy nó giống chú và nó cũng thật thà, chú may cho nó một cái “quần sọt” bằng vải kaki màu vàng, giống như quần của mấy thầy đội chú cai của Pháp đang mặc thời bấy giờ. Nó mặc quần sọt vào coi càng giống Chú Chín Mập.” Và sau đó, nhà văn Hai Trầu Lương Thư Trung đã có bài viết cảm nhận (http://thatsonchaudoc.com/banviet2/HaiTrau/HoiKy/TGTP_DocThangMapCuaKhiemCung.htm). Ông Hai Trầu cũng có cùng nhận định như ông Hai, tức là chữ Bánh mang nghĩa là Ban trưởng. “Thì ra nếu không đọc, thì người đọc nhà quê như tôi cứ nghĩ “Bánh” là cái bánh, chứ không làm sao hiểu được “Bánh là Bánh-chưởng”, tức là ông Ban mà ngoài dân gian thường gọi những người Hoa giàu, có nhiều chành lúa, nhiều ghe chai chở lúa gạo trong vùng, có nhiều cây xăng hoặc nhiều ruộng cả trăm, cả ngàn mẫu như ở Long Xuyên có ông Ban Kế lừng danh một thời vào những năm 1950-1960.” Thưa ông Hai, Tài liệu mà con tìm thấy được xuất bản vào khoảng năm 1933, thời Pháp thuộc. Tên đầy đủ của tài liệu là “Annuaire complet (européen et indigène) de toute l'Indochine, commerce, industrie, plantations, mines, adresses particulières... : Indochine, adresses, 1ère année 1933-1934 / éditeurs madame L. Lacroix-Sommé, messieurs R. J. Dickson et A. J. Burtschy”. Con xin tạm dịch là "Niên bạ đầy đủ về Đông Dương: thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản,... năm 1933-1934". Trong tài liệu này, phần nói về tỉnh Kandal của Cam Bốt (Campuchia) có nêu lên danh sách các làng, làng Bắc Nam được mô tả như sau. Đường dẫn gốc trên thư viện Pháp quốc: http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5711393z/f831.image Ảnh chụp trang tài liệu. http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII_files/image001.gif Tạm dịch: Làng Bắc Nam (quận Loeuk-Dek) Vong-Pang, chủ lò rượu Vong-Pang, tiểu thương Ong-yoan-Phui, tiểu thương Hia-Duoi, thầu đánh bắt cá Nghin-Phong, tiểu thương Như vậy, làng Bắc Nam của ông Hai (và của Thằng Mập trong truyện ông Hai viết) đúng là có hai ông Bánh người Hoa. Hai ông này trùng họ tên, nhưng một người làm chủ lò rượu, còn người kia buôn bán. Và hai ông người Hoa đó là những người có thật hoàn toàn, được chính quyền Pháp ghi tên vào sổ bộ. Ông Hai kính mến, Con hi vọng ông Hai sẽ vui lòng khi biết thông tin trên. Nhân đây, con cũng xin thưa với ông Hai câu chuyện về quê quán bên nhà nội của con. Gia đình con sống ở quê ngoại Phú Hữu, còn nhà nội con thì vốn ở xã Vĩnh Hội Đông. Mỗi năm, ngoài ngày Tết, đôi ba lần anh em tụi con mới có dịp về thăm nhà nội. Cũng giống như gia đình ông Hai, nhà nội con lúc xưa vốn ở một làng bên đất Campuchia. Làng đó tên là Long Tiên. Con nghe kể lại thì có lẽ làng Long Tiên nằm đâu đó bên hướng sông Châu Đốc, giáp ranh các xã Phú Hội, Nhơn Hội bây giờ. Sau khi Liên bang Đông Dương giải thể, gia đình bên nội con mới bỏ hết nhà cửa, về định cư tại xã Vĩnh Hội Đông. Mồ mả ông bà tổ tiên toàn bộ nằm lại đất Campuchia. Cho nên, tới đời của con (cháu nội), chỉ còn biết được mộ phần của ông bà nội tại xã Vĩnh Hội Đông. Ông nội con sinh năm 1930, ông qua đời trước khi con được sinh ra nên con không có cơ hội gặp ông. Bà nội con thì mới mất năm ngoái. Bà nội con thương anh em tụi con lắm, giống như ông Hai kể về Bà Ngoại của ông Hai vậy đó ông Hai. Và mỗi dịp anh em tụi con về thăm nhà nội, lại khá giống ông Hai hồi xưa. Có lúc thì đi đường sông bằng xuống máy Cu-le (Kohler), dọc theo xã Vĩnh Lộc, băng qua kênh Thầy Ban rồi men theo song Phú Hội. Có lúc thì chạy xe đạp hoặc xe máy, qua đò Vĩnh Lộc, đi ngang chợ An Phú. Hiện nay trên đất Campuchia vẫn còn lưu lại ít nhiều các địa danh xưa. Như làng Bắc Nam thì tiếng Khmer ghi là Pak Nam (nghĩa là cửa sông), làng Lý Nhơn thì ghi là Li Nhum, khu Mương Vú thì ghi là Khnar Yang Yu. Rất tiếc là con chưa tìm được thông tin gì liên quan tới làng Long Tiên. Thưa ông Hai, Con xin tạm ngừng bút. Con sẽ tiếp tục gửi tới ông Hai các thư khác liên quan tới quê hương mình. Con cũng mong nhận được hồi đáp của ông Hai. Kính chúc ông Hai và gia đình mạnh khỏe. Kính thư, Cháu Tuấn 20/04/2018 Cháu Tuấn mến, Tài liệu cháu sưu tập rất hữu ích và thú vị, công phu lắm mới tra cứu được. Không nghe nói hai Ông Bánh này có bà-con với nhau nhưng theo tài liệu thì danh tánh y chang nhau. Khi viết về Thằng Mập, Ông có hỏi một ông Giáo viên người Hoa “bánh” có nghĩa là gì, ông ấy nói Bánh là Ban hay Ban Trưởng là người đại diện cho một nhóm người. Nay thấy tên Vong-Pang, chữ Pang sao giống chữ Bánh. Cũng có thể 2 vị này có tên là Bánh không chừng. Dù sao thì cháu rất có công chứng minh giùm là Ộng kể đúng ở trong làng có 2 Ông Bánh, Ông Bánh lớn và Ông Bánh nhỏ. Chữ Fermier de Pêcheries ngày xưa ở trên Miên hay gọi là “Ông Sa-Viên” là chủ trúng thầu đánh bắt cá một vùng. Cảm ơn cháu đã sưu tầm. Cháu viết tiếp nghen, Ông đã gởi đợt trao đổi trước của Ông cháu mình để Cô Lộc Tưởng đăng trên Thatsonchaudoc.com. Mến chúc vợ chồng cháu luôn vui khỏe, hạnh phúc. Hai An Phú. 21/04/2018 Ông Hai kính mến, Con xin cảm ơn ông Hai đã gửi cuộc trao đổi của ông cháu mình trong thời gian qua cho cô Lộc Tưởng. Đọc lại bài tổng hợp của ông Hai con thấy công phu, chu đáo quá ông Hai ơi. Kính thưa ông Hai, Con rất mừng khi ông Hai thích chuyện chú Bánh ở làng Bắc Nam được ghi vào sổ bộ của người Pháp. Dạ thưa ông Hai, con phải thú thật với ông Hai là con không biết tiếng Pháp. Con toàn sử dụng từ điển trên mạng internet để dịch tiếng Pháp sang Việt. Cho nên chỗ "Fermier de Pêcheries" con dịch qua loa thành ông thầu đánh cá chứ không ngờ đó là ông Sa-Viên dù rằng con đã đọc bài viết của ông Hai có nói về nghề Sa-Viên này. Con cảm ơn ông Hai. Dạ thưa ông Hai, Vừa qua con may mắn gặp lại một người đồng hương Phú Hữu. Anh tên Phước. Nói là gặp nhưng thật ra chỉ là trò chuyện trên mạng xã hội Facebook vì con ở Thủ Đức, còn anh Phước hiện vẫn đang ở quê Phú Hữu. Hồi năm con 3 tuổi, anh Phước từng giúp cõng con qua cây cây khỉ bắc ngang kênh ranh hai xã Vĩnh Lộc - Phú Hữu. Năm đó, mẹ con đang mang bầu đứa em trai kế con. Ba con thì đã vô đồng Vĩnh Lộc mấy ngày trước để suốt lúa (thu hoạch lúa). Ba mẹ con đi đường tắt, băng ngang đồng Phú Hữu để vô bưng Vĩnh Lộc. Anh Phước và gia đình theo đạo Hòa Hảo, lúc trẻ anh mặc áo bà ba, búi tóc. Sau này anh cắt tóc ngắn, ăn mặc như người bình thường rồi lập gia đình. Nhưng anh vẫn theo đạo Hòa Hảo. Ông Hai kính mến, Anh Phước có cho con xem tấm hình đình làng Vĩnh Lộc. Hình này chắc chụp cũng khoảng 10 năm trước rồi. Bên phải đình là đài thuyết giảng của đạo Hòa Hảo, có cái hình hồ lô trên đỉnh. Hồi trước con học Tiểu Học ở trường kế bên đình. Giờ ra chơi là học sinh tụi con hay lẻn qua đình chơi. Khoái nhất là sờ mó mấy cây thương, cây đao. Lúc ấy tụi con đứa nào cũng mê phim Tây Du Ký, nhìn mấy cây vũ khí đó rồi liên tưởng tới trong phim. Rồi cũng có mấy anh học sinh lớp lớn, trèo lên cái tháp hồ lô bắt tổ chim, quạ sao mà bị té gãy tay nữa. Trường cấm học sinh qua đình. Sau này do bờ sông phía Vĩnh Lộc sạt lở quá mức, trường Tiểu Học được tháo dở để chuyển về chỗ chùa Vĩnh Phước phía dưới độ 2 cây số. Đường lộ sát bờ sông cũng sạt lở mất hết, người ta phải làm một con đường mới ở cánh đồng phía trong. Vậy mà tới giờ, đình làng Vĩnh Lộc vẫn còn y nguyên chỗ cũ. Nếu nhìn kỹ tấm hình cũ, chắc chắn ông Hai cũng thấy bờ sông đã sạt lở sát mé đình. Dạ thưa ông Hai, Nhìn hình làng Vĩnh Lộc, con lại nhớ đến rất nhiều kỷ niệm. Hồi nhỏ mỗi lần đi xuồng từ Phú Hữu về quê nội con ở Vĩnh Hội Đông, con rất thích ngắm cái tháp hồ lô của đình Vĩnh Lộc. Đọc bài viết Về thăm Ngoại (http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung/HoiKy/VeThamNgoai.htm) của ông Hai, cảm xúc nhớ quê lại càng da diết. "Mỗi năm có mấy lần, vào dịp giỗ quảy hay Tết nguyên đán, mẹ tôi dắt hai ba đứa con về thăm Bà Ngoại... ... Cha tiễn mẹ con chúng tôi đi bộ trên con đường làng bằng phẳng dọc theo bờ sông nhỏ ra đến vàm sông cái gần đó đợi tàu đò... ... Qua khỏi Cồn Bắc Nam đến Cồn Cát, nhìn bên phải là làng Đồng Cô Ki, Phưóc Hưng, bên trái là làng Phú Hữu, Vĩnh Lộc. Thỉnh thoảng tàu ghé vào bờ để đón khách dọc đường. Gặp mùa nước đổ, nước cuốn theo đất phù sa đục ngầu, chảy rất xiết. Thuận theo chiều nước, tàu chạy rất nhanh, chưa đầy hai tiếng đồng hồ đã thấy đình làng Vĩnh Lộc, rồi đến nhà Bà Ngoại." Dù rằng khoảng cách giữa hai kỷ niệm của ông cháu mình cách nhau tới hơn nửa thế kỷ, mà sao con có cảm giác hình ảnh như một vậy ông Hai? Bây giờ đường xá láng nhựa hết, hiếm có dịp đi tàu, xuồng trên sông như trước. Đình làng Vĩnh Lộc thì lại không còn nằm trên đường lộ chính nữa, muốn vào phải đi theo một con đường mòn. Chắc là sẽ khó có cơ hội ngồi trên xuồng, xuôi theo con nước, ngang làng Vĩnh Lộc như xưa. Con kính chúc ông Hai và gia đình mạnh khỏe. Kính thư, Cháu Tuấn http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII_files/image002.jpg ​23/04/2018 Cháu Tuấn mến, Cháu dịch từ Fermier de pêcheries là thầu đánh cá không sai, ông chỉ muốn nói ở trên Miên người ta còn gọi đó là ông Sa-Viên, chưa ai giải thich được tại sao có từ Sa-viên này. Còn về Vàm sông Bắc Nam, Chú Lý Việt Thái đã cực nhọc đi tác rán tới Đồng Ki chụp giùm ông mấy kiểu rất đẹp. Ông rất xúc động khi nhìn lại được Vàm Bắc Nam sau 70 năm xa cách với quá nhiều đổi thay. Ngày xưa không có cầu đúc bắc ngang sông như bây giờ, nên ông đã lấy chiếc xuồng tam bản đưa bà-con từ bờ sông bên kia qua bờ bên này đi chợ, bận đi bận về lấy 5 xu. Bờ bên phải không còn vết tích Công xi rượu của Chú Bánh lớn, bờ bên trái vắng bóng ngôi chùa Phật trên ngọn đồi đất thấp, dưới tàng cây dương; những bụi cây hai bên bờ rậm rạp làm cho lòng sông hẹp lại, nước chảy ra sông cái lững lờ, không cuồn cuộn nổi sóng như xưa. Nhưng đối với ông, hình ảnh Vàm Sông Bắc Nam là một kỷ niệm vô giá. Nơi vùng đất này tổ tiên, cha mẹ ông đã từng sanh sống, anh chị em của ông đã sanh ra; Nước dòng sông này, gia đình ông đã bao đời tắm gội. Người dân nơi đây sống rất hiền hòa thuận thảo, cùng nhau chia xẻ những đắng cay, ngọt bùi, cùng chung một tín ngưỡng nhân gian...v.v. http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII_files/image003.jpg Vàm Bắc Nam-Ảnh Thái Lý 28/04/2018 Kính thưa ông Hai, Hổm rày ông cháu mình đã có nhiều trao đổi về đình làng Vĩnh Lộc. Hôm nay, con xin phép ông Hai cho con được trao đổi với ông Hai về vàm sông và đình Bắc Nam. Dạ thưa ông Hai, Trong bài DÒNG SÔNG KỶ NIỆM (http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung/HoiKy/TBDONGSONG.htm), ông Hai có miêu tả về Vàm sông Bắc Nam như sau. "Tôi không rõ ông bà Nội của tôi sanh tại đâu, nhưng cha và anh chị em tôi đều sanh ra tại làng Bắc Nam, bên bờ một con sông nhỏ thuộc địa phận Miên, giáp giới với Việt Nam. Nước sông Bắc Nam đã tắm gội cho cha con chúng tôi lúc mới chào đời. Đây là con sông thiên nhiên, nước rất trong. Gia đình tôi ở gần vàm sông, là khu vực người Việt và người Hoa sinh sống, đi dần vào hướng ngọn sông người Miên ở. Nói là ngọn sông, tôi chẳng biết con sông khá dài nầy phát nguồn từ đâu, hình như nó là một nhánh thật nhỏ của Biển Hồ." Con xin phép gửi ông Hai hình ảnh vệ tinh Google của khu vực Vàm Bắc Nam. http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII_files/image004.jpg on xin cảm ơn ông Hai đã cho con xem hình ảnh Vàm Bắc Nam mà chú Thái Lý đã kỳ công đã thuê tắc ráng tới Đồng Ky chụp hình. Dạ thưa ông Hai, Quả đúng như ông Hai nói, vật đổi sao dời, Vàm Bắc Nam vẫn còn đó nhưng nhà cửa, con người đã thay đổi quá nhiều. "Ngày xưa không có cầu đúc bắc ngang sông như bây giờ, nên ông đã lấy chiếc xuồng tam bản đưa bà-con từ bờ sông bên kia qua bờ bên này đi chợ, bận đi bận về lấy 5 xu. Bờ bên phải không còn vết tích Công xi rượu của Chú Bánh lớn, bờ bên trái vắng bóng ngôi chùa Phật trên ngọn đồi đất thấp, dưới tàng cây dương; những bụi cây hai bên bờ rậm rạp làm cho lòng sông hẹp lại, nước chảy ra sông cái lững lờ, không cuồn cuộn nổi sóng như xưa." Đây là hình ảnh vệ tinh cận cảnh khu vực cửa sông Bắc Nam, nơi ngày xưa ông Hai từng làm "nghề" đưa đò. http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII_files/image005.jpg Dạ thưa ông Hai, Nhìn vào hình ảnh vệ tinh, có thể thấy gần Vàm Bắc Nam vẫn có nhà cửa và công xưởng, không quá khác biệt so với bên đất Việt Nam. Ông Hai kính mến, Con có dịp xem lại bài viết THĂM ĐÌNH LÀNG (http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung/HoiKy/ThamDinhLang.htm), được đăng tải cách đây 10 năm (2008), ông Hai có mô tả chi tiết hành trình về thăm đình làng Bắc Nam mới ở xã Quốc Thái. "Tôi sanh ra tại đó. Nay đất “Bắc Nam” chỉ còn người Miên ở, đình làng và mồ mả ông bà tôi phải dời về Cồn “Bắc Nam”. ... Tôi theo chú Út tôi đi xe hơi về hướng Long Bình, biên giới Việt-Miên, có cô em họ của tôi chỉ đường. Từ chợ An Phú xe chạy khoảng 15 km tới chợ Đồng Cô Ki, gọi là chợ Quốc Thái. ... Qua khỏi chợ Quốc Thái một đổi, xe chạy ngang qua một chiếc cầu ván tới cồn “Bắc Nam”, quẹo trái, chạy theo một con đường mòn hẹp, gồ ghề, tài xế phải cẩn thận lắm mới khỏi lọt xuống ruộng, thỉnh thoảng anh phải xuống xe, kéo chiếc xe đạp hay hon-đa vào dựng sát lề, xe hơi mới chạy qua được. Xe tới trước đình. Đình vừa xây xong, nền cao hơn một mét, tưỡng gạch, lợp ngói, khá khang trang. Đối diện là ngôi đình cũ đã hư dột. ... Lễ đình xong, tôi xin Chú Tư Đinh đưa tôi ra mé cồn “Bắc Nam”. Chú Tư chỉ tay về phía cây cổ thụ ở xa tít và nói: -Làng “Bắc Nam” ở đó. Tôi nhìn theo tay chú Tư Đinh, qua con sông nhỏ, đến một thảm cây cỏ xanh tươi ngút ngàn mới tới cây cổ thụ chú Tư chỉ. Nỗi nhớ quê xưa bừng dậy. Bài thơ Hoàng Hạc Lâu (Thôi Hiệu) mà ông Hai trích đăng quả thực rất đồng cảm với tâm tư và hoàn cảnh của người con xa xứ. Càng tâm tư hơn khi quê hương xưa giờ đã bị chia cắt bên kia biên giới, chỉ có thể đứng bên này sông nhìn vọng sang... Con rất thích hai câu cuối. Nhật mộ hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu. Tản Đà dịch: Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai? Dạ thưa ông Hai, Theo như mô tả trên của ông Hai, thì đình làng Bắc Nam (mới) phải nằm đâu đó bên ấp Quốc Phú xã Quốc Thái. Con không nhìn thấy cây cầu nào bắc từ bờ qua cồn Bắc Nam. Và bên cồn Bắc Nam, nhà cửa có vẻ rất thưa thớt. Con không rõ có phải do dữ liệu của hãng Google có phải cũ hay không. Nhưng cách đây 10 năm thì theo ông Hai miêu tả khu vực gần đình Bắc Nam đã có người sinh sống. http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII_files/image006.jpg Con lại tìm thêm một bài viết khác của ông Hai, nói về hành trình đi tàu từ quê Nội Bắc Nam về làng Vĩnh Lộc. Qua khỏi Cồn Bắc Nam đến Cồn Cát, nhìn bên phải là làng Đồng Cô Ki, Phưóc Hưng, bên trái là làng Phú Hữu, Vĩnh Lộc. Thỉnh thoảng tàu ghé vào bờ để đón khách dọc đường. Trích Khiêm Cung - VỀ THĂM NGOẠI (http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung/HoiKy/VeThamNgoai.htm). Dạ thưa ông Hai, theo như ông Hai nói bên trên, kế bên cồn Bắc Nam là một cồn khác, gọi là cồn Cát, đối diện làng Đồng Cô Ky. Có lẽ sau hơn nưa thế kỷ, cồn Cát đã bị bồi lắp và dính vào đất liền nên trên hình ảnh vệ tinh chỉ còn thấy lại duy nhất cồn Bắc Nam nằm giữa sông Hậu. Sông kia rày đã nên đồng Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò Sông Lấp - Trần Tế Xương http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII_files/image007.jpg Phải chăng khu vực đình làng Bắc Nam (mới) mà ông Hai về thăm cách đây 10 năm nằm trên cồn Cát chứ không phải cồn Bắc Nam? Con được biết khu vực trên còn có một cồn đất gọi là Cồn Liệt Sĩ. Con không rõ đó có phải là tên mới của cồn Cát hay chính là cồn Bắc Nam đổi tên. https://tv.tuoitre.vn/thoi-su/20151005/cau-con-liet-si-bay-nguoi-di-duong/16319.html https://tuoitre.vn/mam-song-tren-con-liet-si-75422.htm Kính thưa ông Hai, Con xin phép tạm ngừng bút. Con kính chúc ông Hai và gia đình mạnh khỏe và có nhiều niềm vui. Kính thư, Cháu Tuấn An Phú http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DienThuKhiemCungVaVoHungTuanII.htm

NHỚ MỘT VÀM SÔNG

Khiêm Cung

Lúc còn học bậc Trung học, tôi làm văn không đến nỗi tệ, cũng đã từng viết báo nhà trường, nhưng tôi thích môn toán hơn vì nghĩ rằng đó là môn học thực tế, ứng dụng trong nhiều ngành khoa học, kỹ thuật; khi chấm thi, giám khảo khó bắt bẻ để bớt điểm một bài toán giải đúng, còn đối với một bài văn, thí sinh viết theo ý của mình, giám khảo có thể chấm điểm theo ý của giám khảo, ít khi nào đạt được điểm tối đa, văn chương mông lung quá, không biên hạn, không có thước đo. Cho nên tôi đã chọn ban Toán. Tôi mê làm toán đến nỗi quên ăn uống, giải được một bài toán khó, tôi thấy sảng khoái như người thắng một ván cờ tướng.

Rồi khi sống ở nước ngoài, nỗi luyến nhớ quê hương ngày một chồng chất, tôi nhớ từng người thân, từng ngọn rau tấc đất, từng tiếng chim kêu, từng đàn cá lội..., tình cảm của tôi đối với chốn cũ, nhứt là đối với Vàm Sông Bắc Nam, nơi chôn nhau cắt rún của tôi, tràn trề, không biên hạn, không thước đo, giống như văn chương.

Tôi còn nhớ bờ vàm bên trái của sông có công xi rượu của Chú Bánh Lớn ngoài vàm rất đông công nhân, đi lần vào phía trong là khu phố nhỏ có tiệm tạp hóa của Chú Xồi, tiệm may của Chú Chín Mập, tới nhà của cư dân Việt Nam và người Hoa, xóm trong người Miên ở. Hai chị tôi thường ra lò rượu xin hèm, tức là bã rượu, đem về trộn với rau muống xắt cho heo ăn. Tại Vàm sông bên phải có dãy nhà lợp ngói đỏ, là khu hành chánh của Pháp mà người mình thường gọi là đồn Tây, có bến cho tàu đậu, một loại tàu có hai tầng, tầng dưới chở hàng, tầng trên chở khách, chạy đi và về đường Châu Đốc - Nam Vang, tàu có ống khói lớn. Khách đi tàu có thể mướn võng hay ghế bố nằm nghỉ hay mua thức ăn, hủ tiếu, mì hay bánh hỏi với thịt ba rọi luộc, tôm càng nướng...của cái quán ăn trên đó.

Trong làng có một người đẹp gọi là Cô Ba.Cô Ba cặp với người Pháp trưởng đồn.Tới hạn, anh Tây trưởng đồn về Pháp để Cô Ba ở lại một mình. Người ta có bài vè để gièm pha:

                    Lệnh truyền Ông lớn về Tây,
                    Cô Ba ở lại lấy Thầy thông ngôn (?)

Nhưng: Thông ngôn ký lục bạc chục không thèm
Lấy chồng thợ bạc đeo vàng đỏ tay.

Cuộc chia tay nào cũng bùi ngùi xúc động dù cho đó chỉ là một cuộc tình hờ:

                    Tàu súp lê một còn trông còn đợi
                    Tàu súp lê hai còn đợi còn chờ
                    Tàu súp lê ba chạy ra biển Bắc
                    Hai tay vịn song sắt, nước mắt anh chảy ròng ròng
                    Hiền thê em ơi ở lại lấy chồng
                    Anh về chốn cũ khó hòng gặp nhau…

Bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu hiện về trong đầu tôi, nào là những ngày lễ hội náo nhiệt, đầy màu sắc, khói hương lan tỏa ở khu đình chùa ngày Tết Nguyên Đán, lễ cúng kỳ yên tháng Giêng, lễ cúng thí thực cô hồn rằm tháng Bảy với màn giựt giàn đồ cúng...v.v. Làm sao tôi quên được hình ảnh hai hàng đèn dầu cá sáng rực hai bên bờ sông trong ngày Tết. Nhớ ơi là nhớ, nhớ đủ thứ, đủ điều.

Tôi chập chững viết, viết cho vơi bớt nỗi niềm thương nhớ đang trào dâng trong tâm hồn, viết với cả trái tim. Cảm ơn ai đã đồng cảm khi đọc được tâm tư của người xa xứ. Tôi viết về Vàm sông Bắc Nam theo ký ức trên bảy mươi năm về trước và luôn ước mơ có được một tấm hình Vàm sông Bắc Nam ngày nay xem như thế nào để tôi làm hình bìa tập truyện ngắn “Những Mảnh Hồn Tôi”.

Cháu Lý Việt Thái hiện còn ở Châu Đốc-An Giang-Việt Nam, ngày 24/04/2018 đã hết sức gian khổ, đi tắc rán từ Châu Đốc lên Đồng Ki, dọc theo bờ sông Hậu, chụp được mấy tấm hình Vàm sông Bắc Nam gởi tặng tôi.

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/NhoMotVamSong_files/image001.jpg

Ảnh: Hình bìa do Thái Lý chụp

Sau đó, cháu Võ Hùng Tuấn An Phú-An Giang gởi cho tôi một tấm hình do vệ tinh chụp cho thấy rõ cây cầu bắc ngang đôi bờ Vàm sông Bắc Nam là một phần xa lộ chạy đến Thủ Đô Nam Vang (Pnom Penh) của Kampuchia.Tôi rất trân quý các tấm hình mà Lý Việt Thái và Võ Hùng Tuấn đã gởi tặng, nhưng nhìn hình ảnh Vàm sông Bắc Nam ngày nay, tôi không khỏi bồi hồi tiếc nhớ cảnh cũ mà thời gian đã xóa nhòa, túp lều lá dưới bóng cây thay cho công xi rượu, một đám lau sậy thay cho bến tàu và đồn tây. Cây cầu đúc bắc ngay bến đò mà ngày xưa Thằng Mập bơi xuồng tam bản đưa bà-con đi chợ, chuyến qua chuyến lại lấy 5 xu (Truyện thật ngắn Thằng Mập, cùng một tác giả). Khu đình chùa không còn nữa, anh linh của chư vị thánh thần chắc đã thăng thiên (?).

Bà Huyện Thanh Quan có bài thơ tiếc nhớ cảnh cũ Thăng Long Thành:

                                            Thăng Long Thành hoài cổ


                                        Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
                                        Đến nay thấm thoát my tinh sương
                                        Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
                                        Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
                                        Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
                                        Nước còn cau mặt với tang thương.
                                        Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
                                       Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

Vàm sông Bắc Nam chỉ là một khu thị tứ nơi thôn dã làm sao sánh bằng Thăng Long Thành (Hà Nội) là một kinh đô ngày xưa, sau Vua Gia Long dời kinh đô về Huế để lại cảnh một cố đô điêu tàn, nhưng nếu đem cân được thì nỗi nhớ Vàm sông Bắc Nam của tôi không nhẹ hơn lòng hoài cỗ Thăng Long Thành của Bà Huyện Thanh Quan chút nào.

Có lẽ Bà Huyện Thanh Quan và mọi người trong đó có tôi, thường đi ngược dòng thời gian, nhớ về quá khứ, nhớ để rồi tiếc cảnh cũ không còn theo định luật đổi thay của trời đất. Viết lại quá khứ theo hồi ức của mình để vơi bớt nhớ nhung, theo các bậc Thiền sư, làm cho tâm của mình bị dao động.

Thiền sư bảo: “Chỉ nghĩ tới hiện tại, đừng nghĩ đến quá khứ vì quá khứ đã đi qua, cũng đừng nghĩ đến tương lai, vì tương lai chưa đến”.

Kính bạch Thầy, trong từng cái tic-tắc đồng hồ, hiện tại đã biến thành quá khứ, con là người phàm, đã sống với quá khứ hơn tám chục năm qua với biết bao kỷ niệm khó phai. Nhiều đêm trong lòng mình nhớ về Vàm sông Bắc Nam của con những ngày thơ ấu đến đỗi không làm sao có thể dỗ giấc ngủ được, nên con xin phép Thầy cho con được nhắc về nó một chút cho đỡ nhớ. Con hy vọng nhờ vậy, tâm con vơi bớt đôi chút lăng xăng!

Khiêm Cung,

Sydney, ngày 08-03-2019

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/NhoMotVamSong.htm

## NHỚ MỘT VÀM SÔNG ### Khiêm Cung Lúc còn học bậc Trung học, tôi làm văn không đến nỗi tệ, cũng đã từng viết báo nhà trường, nhưng tôi thích môn toán hơn vì nghĩ rằng đó là môn học thực tế, ứng dụng trong nhiều ngành khoa học, kỹ thuật; khi chấm thi, giám khảo khó bắt bẻ để bớt điểm một bài toán giải đúng, còn đối với một bài văn, thí sinh viết theo ý của mình, giám khảo có thể chấm điểm theo ý của giám khảo, ít khi nào đạt được điểm tối đa, văn chương mông lung quá, không biên hạn, không có thước đo. Cho nên tôi đã chọn ban Toán. Tôi mê làm toán đến nỗi quên ăn uống, giải được một bài toán khó, tôi thấy sảng khoái như người thắng một ván cờ tướng. Rồi khi sống ở nước ngoài, nỗi luyến nhớ quê hương ngày một chồng chất, tôi nhớ từng người thân, từng ngọn rau tấc đất, từng tiếng chim kêu, từng đàn cá lội..., tình cảm của tôi đối với chốn cũ, nhứt là đối với Vàm Sông Bắc Nam, nơi chôn nhau cắt rún của tôi, tràn trề, không biên hạn, không thước đo, giống như văn chương. Tôi còn nhớ bờ vàm bên trái của sông có công xi rượu của Chú Bánh Lớn ngoài vàm rất đông công nhân, đi lần vào phía trong là khu phố nhỏ có tiệm tạp hóa của Chú Xồi, tiệm may của Chú Chín Mập, tới nhà của cư dân Việt Nam và người Hoa, xóm trong người Miên ở. Hai chị tôi thường ra lò rượu xin hèm, tức là bã rượu, đem về trộn với rau muống xắt cho heo ăn. Tại Vàm sông bên phải có dãy nhà lợp ngói đỏ, là khu hành chánh của Pháp mà người mình thường gọi là đồn Tây, có bến cho tàu đậu, một loại tàu có hai tầng, tầng dưới chở hàng, tầng trên chở khách, chạy đi và về đường Châu Đốc - Nam Vang, tàu có ống khói lớn. Khách đi tàu có thể mướn võng hay ghế bố nằm nghỉ hay mua thức ăn, hủ tiếu, mì hay bánh hỏi với thịt ba rọi luộc, tôm càng nướng...của cái quán ăn trên đó. Trong làng có một người đẹp gọi là Cô Ba.Cô Ba cặp với người Pháp trưởng đồn.Tới hạn, anh Tây trưởng đồn về Pháp để Cô Ba ở lại một mình. Người ta có bài vè để gièm pha: Lệnh truyền Ông lớn về Tây, Cô Ba ở lại lấy Thầy thông ngôn (?) Nhưng: Thông ngôn ký lục bạc chục không thèm Lấy chồng thợ bạc đeo vàng đỏ tay. Cuộc chia tay nào cũng bùi ngùi xúc động dù cho đó chỉ là một cuộc tình hờ: Tàu súp lê một còn trông còn đợi Tàu súp lê hai còn đợi còn chờ Tàu súp lê ba chạy ra biển Bắc Hai tay vịn song sắt, nước mắt anh chảy ròng ròng Hiền thê em ơi ở lại lấy chồng Anh về chốn cũ khó hòng gặp nhau… Bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu hiện về trong đầu tôi, nào là những ngày lễ hội náo nhiệt, đầy màu sắc, khói hương lan tỏa ở khu đình chùa ngày Tết Nguyên Đán, lễ cúng kỳ yên tháng Giêng, lễ cúng thí thực cô hồn rằm tháng Bảy với màn giựt giàn đồ cúng...v.v. Làm sao tôi quên được hình ảnh hai hàng đèn dầu cá sáng rực hai bên bờ sông trong ngày Tết. Nhớ ơi là nhớ, nhớ đủ thứ, đủ điều. Tôi chập chững viết, viết cho vơi bớt nỗi niềm thương nhớ đang trào dâng trong tâm hồn, viết với cả trái tim. Cảm ơn ai đã đồng cảm khi đọc được tâm tư của người xa xứ. Tôi viết về Vàm sông Bắc Nam theo ký ức trên bảy mươi năm về trước và luôn ước mơ có được một tấm hình Vàm sông Bắc Nam ngày nay xem như thế nào để tôi làm hình bìa tập truyện ngắn “Những Mảnh Hồn Tôi”. Cháu Lý Việt Thái hiện còn ở Châu Đốc-An Giang-Việt Nam, ngày 24/04/2018 đã hết sức gian khổ, đi tắc rán từ Châu Đốc lên Đồng Ki, dọc theo bờ sông Hậu, chụp được mấy tấm hình Vàm sông Bắc Nam gởi tặng tôi. http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/NhoMotVamSong_files/image001.jpg Ảnh: Hình bìa do Thái Lý chụp Sau đó, cháu Võ Hùng Tuấn An Phú-An Giang gởi cho tôi một tấm hình do vệ tinh chụp cho thấy rõ cây cầu bắc ngang đôi bờ Vàm sông Bắc Nam là một phần xa lộ chạy đến Thủ Đô Nam Vang (Pnom Penh) của Kampuchia.Tôi rất trân quý các tấm hình mà Lý Việt Thái và Võ Hùng Tuấn đã gởi tặng, nhưng nhìn hình ảnh Vàm sông Bắc Nam ngày nay, tôi không khỏi bồi hồi tiếc nhớ cảnh cũ mà thời gian đã xóa nhòa, túp lều lá dưới bóng cây thay cho công xi rượu, một đám lau sậy thay cho bến tàu và đồn tây. Cây cầu đúc bắc ngay bến đò mà ngày xưa Thằng Mập bơi xuồng tam bản đưa bà-con đi chợ, chuyến qua chuyến lại lấy 5 xu (Truyện thật ngắn Thằng Mập, cùng một tác giả). Khu đình chùa không còn nữa, anh linh của chư vị thánh thần chắc đã thăng thiên (?). Bà Huyện Thanh Quan có bài thơ tiếc nhớ cảnh cũ Thăng Long Thành: Thăng Long Thành hoài cổ Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thấm thoát mấy tinh sương Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương, Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, Nước còn cau mặt với tang thương. Ngàn năm gương cũ soi kim cổ. Cảnh đấy người đây luống đoạn trường. Vàm sông Bắc Nam chỉ là một khu thị tứ nơi thôn dã làm sao sánh bằng Thăng Long Thành (Hà Nội) là một kinh đô ngày xưa, sau Vua Gia Long dời kinh đô về Huế để lại cảnh một cố đô điêu tàn, nhưng nếu đem cân được thì nỗi nhớ Vàm sông Bắc Nam của tôi không nhẹ hơn lòng hoài cỗ Thăng Long Thành của Bà Huyện Thanh Quan chút nào. Có lẽ Bà Huyện Thanh Quan và mọi người trong đó có tôi, thường đi ngược dòng thời gian, nhớ về quá khứ, nhớ để rồi tiếc cảnh cũ không còn theo định luật đổi thay của trời đất. Viết lại quá khứ theo hồi ức của mình để vơi bớt nhớ nhung, theo các bậc Thiền sư, làm cho tâm của mình bị dao động. Thiền sư bảo: “Chỉ nghĩ tới hiện tại, đừng nghĩ đến quá khứ vì quá khứ đã đi qua, cũng đừng nghĩ đến tương lai, vì tương lai chưa đến”. Kính bạch Thầy, trong từng cái tic-tắc đồng hồ, hiện tại đã biến thành quá khứ, con là người phàm, đã sống với quá khứ hơn tám chục năm qua với biết bao kỷ niệm khó phai. Nhiều đêm trong lòng mình nhớ về Vàm sông Bắc Nam của con những ngày thơ ấu đến đỗi không làm sao có thể dỗ giấc ngủ được, nên con xin phép Thầy cho con được nhắc về nó một chút cho đỡ nhớ. Con hy vọng nhờ vậy, tâm con vơi bớt đôi chút lăng xăng! Khiêm Cung, Sydney, ngày 08-03-2019 http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/NhoMotVamSong.htm

ĐÔI LỜI CẢM TẠ

Nhân dịp tái bản Nội Ngoại Đều Thương

Khiêm Cung xin chân thành cảm ơn quý độc giả khắp nơi đã dành cảm tình đặc biệt cho đứa con tinh thần đầu lòng của tôi, cuốn Truyện ngắn Nội Ngoại Đều Thương. Bản phát hành đầu tiên năm 2009 có một vài lỗi ấn loát, được chỉnh lại trong kỳ tái bản này.

Năm 2011, tôi rất vui mừng được một người bạn ở Úc trao cho tôi một bài viết của Nhà văn Vũ Thất nói về cuốn truyện ngắn Nội Ngoại Đều Thương, đăng trên một tờ báo ở Hoa Kỳ. Tôi bồi hồi xúc động làm sao khi đọc từng dòng, từng trang ông chia sẻ. Ông không chán cái lối viết quê mùa của tôi, một người xa xứ nhớ quê hương. Tôi không được vinh hạnh quen biết ông từ trước, sau này tôi mới biết ông là người đồng hương Châu Đốc, ở phía Đông (Tân Châu), còn tôi ở phía Bắc của Tỉnh (Bắc Nam-An Phú) và hiện cũng sống xa xứ như tôi. Cùng quê, cùng cuộc sống ly hương cho nên nỗi nhớ niềm thương của tôi và của ông có lẽ cùng nằm trên một tần số, ông cảm thông với tôi, tôi tả lại những gì tôi nhớ, cũng là những gì ông đã thấy như sư sãi người Miên đi khất thực, vũ điệu Là Khol, đua thuyền trong ngày lễ rước nước, lễ nghinh ông, mùa lũ lụt, những ngày Tết trẻ thơ bên lò nấu bánh tét...Có người nói nhỏ với tôi, ông là một cựu sĩ quan Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và là một Nhà văn lão thành, đã xuất bản các truyện dài:

      -Đời Thủy Thủ 1969-2012

      -Trong Cơn Bão Biển 1969

      -Một Dòng Sông Cho Chiến Đỉnh 1974-1985

Và ông còn tiếp tục sáng tác.

Tôi xin ghi nhớ chân tình mà Nhà văn Vũ Thất đã dành cho tôi, một người chập chững đi sau.

Tôi cũng xin thành thật cảm ơn Tác giả Hai Trầu Lương Thư Trung, mà do thân tình, tôi thường gọi anh là Anh Hai Kinh Xáng Bốn Tổng, đã có lời bình cuốn Nội Ngoại Đều Thương ở phần sau cuốn truyện. Qua 25 trang ở cuối cuốn sách, anh đã tóm gọn tâm tư, tình cảm của người viết ẩn tàng trong các mẫu truyện ngắn, anh nói chính xác, nói trúng tim đen của tác giả. Anh Hai Trầu đã cho ra mắt rất nhiều sách có giá trị: Bến Bờ Còn Lại (2000), Tình Thầy Trò (2005), Lá Thư Từ Kinh Xáng 1 (2005), Lá Thư Từ Kinh Xáng 2(2013), 14 Tác Giả Mỗi Người Một Vẻ (2012), Mùa Màng Ngày Cũ (2011), tái bản lần 1(2015), Một Chút Tình Quê (2015), Người Đọc và Người Viết (2017).

Hai bài giới thiệu sách của Nhà văn Vũ Thất và của Tác giả Hai Trầu Lương Thư Trung là hai cái mền đấp ấm toàn thân cho đứa con tinh thần nhỏ bé của tôi.

Rất cảm ơn bạn Thái Lý tặng tôi một tấm hình cảnh đẹp bến nước quê mình, sông sâu nước chảy, một thời thừa ứa cá tôm, để làm hình bìa Nội Ngoại Đều Thương tái bản, giúp cho mặt mày của đứa con tinh thần của tôi rõ nét xuất thân từ Miền Tây Nam Phần chơn chất.

Một lần nữa cho tôi cảm ơn vợ chồng bạn Phạm Đoàn Đông và Nguyễn Thị Lộc Tưởng ở Hoa Kỳ cho tôi mượn vùng đất lành Thatsonchaudoc.com mà hai bạn là chủ biên để tôi giới thiệu trước những truyện ngắn trong cuốn Nội Ngoại Đều Thương. Nguyễn Thị Lộc Tưởng là Tác giả cuốn Bút ký Vàm Kinh Cũ (2016) hoài niệm thời son trẻ ở quê nhà và những gian truân, vất vả, nỗi vui buồn trong cuộc sống ly hương.

Xin chân thành cảm ơn Nhà Xuất bản Quán Âm Sơn đã ủng hộ tinh thần như một người mẹ đỡ đầu đứa con tinh thần đầu lòng của tôi.

Trân trọng,

Sydney, 07/07/2021

Khiêm Cung

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DoiLoiCamTa_files/image001.jpg

Hình bìa Nội Ngoại Đều Thương tái bản-Ảnh: Bến Nước Quê Mình-do Thái Lý

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DoiLoiCamTa.htm

## ĐÔI LỜI CẢM TẠ __Nhân dịp tái bản Nội Ngoại Đều Thương__ Khiêm Cung xin chân thành cảm ơn quý độc giả khắp nơi đã dành cảm tình đặc biệt cho đứa con tinh thần đầu lòng của tôi, cuốn Truyện ngắn Nội Ngoại Đều Thương. Bản phát hành đầu tiên năm 2009 có một vài lỗi ấn loát, được chỉnh lại trong kỳ tái bản này. Năm 2011, tôi rất vui mừng được một người bạn ở Úc trao cho tôi một bài viết của Nhà văn Vũ Thất nói về cuốn truyện ngắn Nội Ngoại Đều Thương, đăng trên một tờ báo ở Hoa Kỳ. Tôi bồi hồi xúc động làm sao khi đọc từng dòng, từng trang ông chia sẻ. Ông không chán cái lối viết quê mùa của tôi, một người xa xứ nhớ quê hương. Tôi không được vinh hạnh quen biết ông từ trước, sau này tôi mới biết ông là người đồng hương Châu Đốc, ở phía Đông (Tân Châu), còn tôi ở phía Bắc của Tỉnh (Bắc Nam-An Phú) và hiện cũng sống xa xứ như tôi. Cùng quê, cùng cuộc sống ly hương cho nên nỗi nhớ niềm thương của tôi và của ông có lẽ cùng nằm trên một tần số, ông cảm thông với tôi, tôi tả lại những gì tôi nhớ, cũng là những gì ông đã thấy như sư sãi người Miên đi khất thực, vũ điệu Là Khol, đua thuyền trong ngày lễ rước nước, lễ nghinh ông, mùa lũ lụt, những ngày Tết trẻ thơ bên lò nấu bánh tét...Có người nói nhỏ với tôi, ông là một cựu sĩ quan Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và là một Nhà văn lão thành, đã xuất bản các truyện dài: -Đời Thủy Thủ 1969-2012 -Trong Cơn Bão Biển 1969 -Một Dòng Sông Cho Chiến Đỉnh 1974-1985 Và ông còn tiếp tục sáng tác. Tôi xin ghi nhớ chân tình mà Nhà văn Vũ Thất đã dành cho tôi, một người chập chững đi sau. Tôi cũng xin thành thật cảm ơn Tác giả Hai Trầu Lương Thư Trung, mà do thân tình, tôi thường gọi anh là Anh Hai Kinh Xáng Bốn Tổng, đã có lời bình cuốn Nội Ngoại Đều Thương ở phần sau cuốn truyện. Qua 25 trang ở cuối cuốn sách, anh đã tóm gọn tâm tư, tình cảm của người viết ẩn tàng trong các mẫu truyện ngắn, anh nói chính xác, nói trúng tim đen của tác giả. Anh Hai Trầu đã cho ra mắt rất nhiều sách có giá trị: Bến Bờ Còn Lại (2000), Tình Thầy Trò (2005), Lá Thư Từ Kinh Xáng 1 (2005), Lá Thư Từ Kinh Xáng 2(2013), 14 Tác Giả Mỗi Người Một Vẻ (2012), Mùa Màng Ngày Cũ (2011), tái bản lần 1(2015), Một Chút Tình Quê (2015), Người Đọc và Người Viết (2017). Hai bài giới thiệu sách của Nhà văn Vũ Thất và của Tác giả Hai Trầu Lương Thư Trung là hai cái mền đấp ấm toàn thân cho đứa con tinh thần nhỏ bé của tôi. Rất cảm ơn bạn Thái Lý tặng tôi một tấm hình cảnh đẹp bến nước quê mình, sông sâu nước chảy, một thời thừa ứa cá tôm, để làm hình bìa Nội Ngoại Đều Thương tái bản, giúp cho mặt mày của đứa con tinh thần của tôi rõ nét xuất thân từ Miền Tây Nam Phần chơn chất. Một lần nữa cho tôi cảm ơn vợ chồng bạn Phạm Đoàn Đông và Nguyễn Thị Lộc Tưởng ở Hoa Kỳ cho tôi mượn vùng đất lành Thatsonchaudoc.com mà hai bạn là chủ biên để tôi giới thiệu trước những truyện ngắn trong cuốn Nội Ngoại Đều Thương. Nguyễn Thị Lộc Tưởng là Tác giả cuốn Bút ký Vàm Kinh Cũ (2016) hoài niệm thời son trẻ ở quê nhà và những gian truân, vất vả, nỗi vui buồn trong cuộc sống ly hương. Xin chân thành cảm ơn Nhà Xuất bản Quán Âm Sơn đã ủng hộ tinh thần như một người mẹ đỡ đầu đứa con tinh thần đầu lòng của tôi. Trân trọng, Sydney, 07/07/2021 Khiêm Cung http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DoiLoiCamTa_files/image001.jpg Hình bìa Nội Ngoại Đều Thương tái bản-Ảnh: Bến Nước Quê Mình-do Thái Lý http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/HoiKy/TGTP_DoiLoiCamTa.htm
155
20
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp