DUY NGÃ ĐỘC TÔN
Khiêm Cung sưu tầm
Trong lễ Mộc Dục, nói nôm na là lễ Tắm Phật, chúng ta thấy chùa đặt một tượng Phật Thích Ca sơ sanh, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, đứng trong một cái chậu nước rắc đầy hoa. Phật tử xếp thành hàng một, lần lượt tiến lên, vừa tụng kinh vừa múc nước tưới lên tượng Phật. Ngài đã nói gì khi một tay chỉ trời, một tay chỉ đất ?
Theo Kinh A Hàm, khi đản sanh, Đức Phật đã nói một bài kệ bốn câu như sau:
Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sinh lão bệnh tử
Trên trời dưới đất
Chỉ ta tôn nhất
Tất cả thế gian
Sanh già bệnh chết
Có người hiểu rằng chữ “ngã” là tôi, ta hay mình ám chỉ Đức Phật, chỉ có Đức Phật là bậc đáng được tôn sùng nhất, vì Ngài đã thoát vòng luân hồi sanh tử, còn tất cả thế gian vẫn còn bị sanh già bệnh chết khống chế. Khi nói duy ngã độc tôn không có nghĩa là người quá tự phụ. Ngài muốn nói đến cái ngã ở một từng cấp siêu vượt hơn.
Giáo lý phân biệt bản ngã hay vọng ngã với chơn ngã.
Phàm phu và ngoại đạo cho rằng ngã là chúa tể của cái thân, nó là thường trụ, trường tồn, cho nên sinh ra mê chấp, yêu mến thân mình và cái gì thuộc về mình, bênh vực cho ý tưởng của mình. Đó là ngã chấp. Thật ra đó là bản ngã hay vọng ngã, thân nầy chỉ là ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) giả hợp. Có duyên thì tụ, hết duyên thì tan, ở phía sau năm uẩn không tìm thấy có một thực thể nào gọi là « tôi »,« ta » hay ngã trường tồn bất biến.
Theo Phật giáo thì không có gì trong thế gian là tuyệt đối,mọi sự vật (pháp) đều giới hạn, tương đối và phụ thuộc lẫn nhau. Đó là nguyên tắc của luật Duyên khởi hay Duyên sinh theo một công thức gồm có 4 dòng :
Cái này có thì cái kia có,
Cái này sanh thì cái kia sanh,
Cái này không có thì cái kia không có,
Cái này diệt thì cái kia diệt.
Toàn thể sự sanh tồn và tiếp tục sanh tử hay chấm dứt sanh tử đều được giải thích theo một chu trình gọi là Duyên khởi gồm 12 yếu tố :
Vô minh duyên (sanh ra) hành (những hoạt động do ý muốn và những tạo tác của nghiệp) ;
Hành duyên thức (sự hiểu biết, phân biệt đối với cảnh);
Thức duyên danh sắc(những hiện tượng tâm lý và vật lý);
Danh sắc duyên lục nhập ( 5 giác quan và ý thức };
Lục nhập duyên xúc (đụng chạm, tiếp xúc);
Xúc duyên thọ (cảm giác);
Thọ duyên ái (khao khát, ham muốn);
Ái duyên thủ (bám víu, giữ lấy);
Thủ duyên hữu (sinh ra và trở thành);
Hữu duyên sinh (sự sống, sanh ra);
Sinh duyên 12. Lão (già), tử (chết), ưu bi khổ não (buồn lo đau đớn).
( Nhân quả chuyển lưu)
12 nh ân duyên như là một chuõi dây xích, nếu một nhân duyên không sanh thì những nhân duyên khác không sanh. Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt…v.v. cho đến khi sanh, lão, tử, ưu bi khổ não diệt (Đây là nhân quả hoàn diệt).
Vọng ngã cũng thường thay đổi vì duyên theo sáu trần. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đòi hỏi chúng ta phải cung phụng đầy đủ, sắc là thức ăn của mắt, âm thanh là thức ăn của tai, mùi là thức ăn của mũi, vị là thức ăn của lưỡi…Chạy đi tìm bóng sắc để thỏa mãn đôi mắt, tìm âm thanh trầm bổng để thỏa mãn đôi tai, mùi thơm tho để thỏa mãn mũi, vị cay đắng hay ngọt ngào để thỏa mãn lưỡi…Ý phân biệt thứ nầy đẹp thứ kia xấu, món nầy ngon, món kia dở. Phân biệt rồi đi đến chọn lựa, ham muốn, chiếm hữu, không được như ý thì sanh ra phiền não, khiến con người lanh quanh trong vòng sanh tử luân hồi.
Vua Trần Thái Tông là một vị vua chơn tu, đã đặt ra nghi thức Sám Hối Sáu Căn, nói lên những điều sai trái mà sáu căn, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý gây ra. Bài sám hối nầy rất thiết thực, xét lỗi đã qua của 6 căn để ngăn ngừa lỗi sẽ tới, cái bản ngã của mỗi con người nhờ vậy bớt vọng động, rồi dần dần tan biến.
Đức Phật Thích Ca qua các kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm và nhiều kinh khác đã phá chấp, dạy mọi người không chấp ngã, không chấp nhơn hay chúng sanh thọ giả. Phật dạy vô ngã, vô ngã sở, ta không có thật, cái gì của ta cũng không có thật. Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, trong bài pháp « Vô Ngã Là Niết Bàn » có nói niết bàn ở trước mặt, khi không còn phân biệt ta và người khác là đã đạt đến niết bàn rồi.
« Niết bàn chính là từ bỏ ba độc tham, sân, si do ngã chấp gây nên. Vô ngã là niết bàn. Giờ phút nào cởi bỏ được ba độc, giờ phút đó là niết bàn. Cho nên chúng ta thấy niết bàn vừa là cái chung, vừa là cái riêng. Cái chung là ai cũng tu được vào được. Cái riêng là ai tu người ấy đắc. Đức Phật không bưng Niết bàn đến cho ta ngồi lên. Ngài chỉ dạy cho chúng ta con đường tu chứng Niết bàn mà thôi. Ngài dạy : « Ai còn tham luyến (tức còn ngã ái chấp đây là của tôi, ngã mạn chấp đây là tôi, ngã kiến chấp đây là tự ngã của tôi), thời có dao động. Ai không tham luyến thời không dao động. Ai không dao động thời được khinh an. Ai được khinh an thời không thiên chấp (nati). Ai không thiên chấp thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh thời không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổ đau ».(Niết bàn-Tương Ưng Bộ Kinh 4/65.1982) »
Khi hàng thanh văn đã đắc lý vô ngã thì tu lên Đại thừa, tu tập cái ngã của Phật, Bồ Tát. Đó là đại ngã, chơn ngã mà trong bài kệ trên, Đức Phật coi như độc tôn, đặc biệt thoát ra ngoài sanh, lão, bệnh, tử.
Chơn ngã còn gọi là chơn tâm và còn nhiều tên khác, tùy theo kinh : « … Phật dạy trong Bồ Tát Giới gọi là Tâm Địa, vì hay phát sanh muôn việc thiện. Kinh Bát Nhã gọi là Bồ Đề, vì lấy giác làm thể. Kinh Hoa Nghiêm gọi là Pháp Giới, vì giao triệt và dung nhiếp. Kinh Kim Cang gọi là Như Lai, vì không từ đâu đến. Kinh Bát Nhã gọi là Niết Bàn, vì là chỗ qui hướng của chư Thánh. Kinh Kim Quang Minh gọi là Như Như, vì chơn thường bất biến. Kinh tịnh danh gọi là Pháp Thân, vì là chỗ nương của báo thân và hóa thân. Luận khởi tín gọi là Chơn Như, vì chẳng sanh chẳng diệt. Kinh Niết Bàn gọi là Phật Tánh, vì là bản thể của ba thân. Kinh Viên Giác gọi là Tổng Trì, vì mọi công đức từ đó mà lưu xuất. Kinh Thắng Mang gọi là Như Lai Tạng, vì ẩn phú va hàm nhiếp. Kinh Liễu Nghĩa gọi là Viên Giác, vì hay chiếu phá mờ tối ».(Chơn Tâm Trực Thuyết-Thiền Sư Phổ Chiếu soạn, Thiền Sư Thích Thanh Từ giảng)
Ai cũng có chơn ngã, tức là có phật tánh, nhưng từ trước đến nay, bị vô minh, phiền não che khuất, cho nên không thấy được. Chơn ngã có đủ bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh. Tinh tấn tu hành sẽ được sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn, chơn ngã hay Phật tánh hiển lộ, tức là thành Phật. Cho nên Đức Phật có giảng trong kinh Phạm Võng rằng :
- Các ngươi là Phật sẽ thành, còn ta là Phật đã thành.
Phật và chúng sanh chỉ cách nhau một bờ giác, nhưng muốn đến bờ giác đó không phải dễ dàng lắm đâu, có mấy ai tu nhứt kiếp ngộ nhứt thời. Đức Phật Thích Ca đã trãi qua nhiều kiếp tu hành hay chỉ mới tu và ngồi nhập định trong 49 ngày đêm dưới cội bồ đề rồi thành Phật ? Nhưng nếu ngại đường dài mà không đi thì làm sao đến, chuông không đánh làm sao kêu (lộ bất hành bất đáo, chung bất đả bất minh) ? Tu nhiều thì giác nhiều, tu ít thì giác ít. Dù sao công phu tu hành cũng giúp chúng ta hiểu biết hơn, sáng suốt hơn.
Để tìm chơn ngã hay chơn tâm, Phật tánh, thầy tổ thường dạy tu theo Giới, Định, Huệ.
Giới là những qui định để người tu hành nói chung phải tuân theo, thường là những điều cấm kỵ, không được làm. Giới luật đặt ra là vì lợi ích cho bản thân người tu hành cũng như cho những người khác, như một trong năm giới cho người tu tại gia, qui y tam bảo là không được tà dâm để bảo tồn hạnh phúc gia đình của chính người đã qui y và những đối tượng có liên quan. Giữ giới hạnh còn giúp cho thân tâm được thanh tịnh.
Định là để tâm quán sát, chuyên chú vào một sự việc, không lăng xăng chạy theo vọng niệm. Pháp môn tu thiền (tọa thiền) cũng như pháp môn tịnh độ (niệm danh hiệu Phật nhất tâm bất loạn) đều là cách buộc tâm cho định.
Còn huệ, theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn, là cái đức dụng sáng suốt, thông hiểu sự và lý, dứt điều lầm lạc và mê muội, có lòng quyết định, diệt hết sở nghi. Có định mới có huệ.
Thầy tổ cũng có lời khuyên phải biết buông xả, không chấp trước. Không nhìn ra ngoài, tránh chuyện thị phi, sanh tâm phân biệt, mà phải nhìn vào trong để sám hối về những điều sai trái của mình và tu theo tam huệ :
Văn huệ : Tụng kinh và nghe kinh hoặc nghe lời thầy bạn mà phát huệ ;
Tư huệ : nhờ quán chiếu mà phát huệ ;
Tu huệ : nhờ tu thiền định mà phát huệ.
Tóm lại, trên mặt tương đối, người ta phân biệt có hai cái ngã: một cái nên chừa là bản ngã hay vọng ngã ; còn một cái là chơn ngã phải nên phát huy, bằng con đường tu đạo, con đường đạt quả vị giác ngộ vô thượng.
Tài liệu tham khảo :
- Vô Ngã Là Niết Bàn - Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
- Chơn Tâm Trực Thuyết - Thiền Sư Phổ Chiếu soạn, Thiền Sư Thích Thanh Từ giảng
- Thông Điệp Đức Phật Ra Đời - Thượng Tọa Thích Thông Phương
- Con Đường Thoát Khổ - Ni Sư Thích Trí Hải
- Từ Điển Phật Học - Đoàn Trung Còn
http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/TruyenNgan/GN_DuyNgaDocTon.htm
### DUY NGÃ ĐỘC TÔN
#### Khiêm Cung sưu tầm
Trong lễ Mộc Dục, nói nôm na là lễ Tắm Phật, chúng ta thấy chùa đặt một tượng Phật Thích Ca sơ sanh, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, đứng trong một cái chậu nước rắc đầy hoa. Phật tử xếp thành hàng một, lần lượt tiến lên, vừa tụng kinh vừa múc nước tưới lên tượng Phật. Ngài đã nói gì khi một tay chỉ trời, một tay chỉ đất ?
Theo Kinh A Hàm, khi đản sanh, Đức Phật đã nói một bài kệ bốn câu như sau:
_Thiên thượng thiên hạ_
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sinh lão bệnh tử
Trên trời dưới đất
Chỉ ta tôn nhất
Tất cả thế gian
Sanh già bệnh chết
Có người hiểu rằng chữ “ngã” là tôi, ta hay mình ám chỉ Đức Phật, chỉ có Đức Phật là bậc đáng được tôn sùng nhất, vì Ngài đã thoát vòng luân hồi sanh tử, còn tất cả thế gian vẫn còn bị sanh già bệnh chết khống chế. Khi nói duy ngã độc tôn không có nghĩa là người quá tự phụ. Ngài muốn nói đến cái ngã ở một từng cấp siêu vượt hơn.
Giáo lý phân biệt bản ngã hay vọng ngã với chơn ngã.
Phàm phu và ngoại đạo cho rằng ngã là chúa tể của cái thân, nó là thường trụ, trường tồn, cho nên sinh ra mê chấp, yêu mến thân mình và cái gì thuộc về mình, bênh vực cho ý tưởng của mình. Đó là ngã chấp. Thật ra đó là bản ngã hay vọng ngã, thân nầy chỉ là ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) giả hợp. Có duyên thì tụ, hết duyên thì tan, ở phía sau năm uẩn không tìm thấy có một thực thể nào gọi là « tôi »,« ta » hay ngã trường tồn bất biến.
Theo Phật giáo thì không có gì trong thế gian là tuyệt đối,mọi sự vật (pháp) đều giới hạn, tương đối và phụ thuộc lẫn nhau. Đó là nguyên tắc của luật Duyên khởi hay Duyên sinh theo một công thức gồm có 4 dòng :
Cái này có thì cái kia có,
Cái này sanh thì cái kia sanh,
Cái này không có thì cái kia không có,
Cái này diệt thì cái kia diệt.
Toàn thể sự sanh tồn và tiếp tục sanh tử hay chấm dứt sanh tử đều được giải thích theo một chu trình gọi là Duyên khởi gồm 12 yếu tố :
Vô minh duyên (sanh ra) hành (những hoạt động do ý muốn và những tạo tác của nghiệp) ;
Hành duyên thức (sự hiểu biết, phân biệt đối với cảnh);
Thức duyên danh sắc(những hiện tượng tâm lý và vật lý);
Danh sắc duyên lục nhập ( 5 giác quan và ý thức };
Lục nhập duyên xúc (đụng chạm, tiếp xúc);
Xúc duyên thọ (cảm giác);
Thọ duyên ái (khao khát, ham muốn);
Ái duyên thủ (bám víu, giữ lấy);
Thủ duyên hữu (sinh ra và trở thành);
Hữu duyên sinh (sự sống, sanh ra);
Sinh duyên 12. Lão (già), tử (chết), ưu bi khổ não (buồn lo đau đớn).
( Nhân quả chuyển lưu)
12 nh ân duyên như là một chuõi dây xích, nếu một nhân duyên không sanh thì những nhân duyên khác không sanh. Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt…v.v. cho đến khi sanh, lão, tử, ưu bi khổ não diệt (Đây là nhân quả hoàn diệt).
Vọng ngã cũng thường thay đổi vì duyên theo sáu trần. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đòi hỏi chúng ta phải cung phụng đầy đủ, sắc là thức ăn của mắt, âm thanh là thức ăn của tai, mùi là thức ăn của mũi, vị là thức ăn của lưỡi…Chạy đi tìm bóng sắc để thỏa mãn đôi mắt, tìm âm thanh trầm bổng để thỏa mãn đôi tai, mùi thơm tho để thỏa mãn mũi, vị cay đắng hay ngọt ngào để thỏa mãn lưỡi…Ý phân biệt thứ nầy đẹp thứ kia xấu, món nầy ngon, món kia dở. Phân biệt rồi đi đến chọn lựa, ham muốn, chiếm hữu, không được như ý thì sanh ra phiền não, khiến con người lanh quanh trong vòng sanh tử luân hồi.
Vua Trần Thái Tông là một vị vua chơn tu, đã đặt ra nghi thức Sám Hối Sáu Căn, nói lên những điều sai trái mà sáu căn, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý gây ra. Bài sám hối nầy rất thiết thực, xét lỗi đã qua của 6 căn để ngăn ngừa lỗi sẽ tới, cái bản ngã của mỗi con người nhờ vậy bớt vọng động, rồi dần dần tan biến.
Đức Phật Thích Ca qua các kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm và nhiều kinh khác đã phá chấp, dạy mọi người không chấp ngã, không chấp nhơn hay chúng sanh thọ giả. Phật dạy vô ngã, vô ngã sở, ta không có thật, cái gì của ta cũng không có thật. Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, trong bài pháp « Vô Ngã Là Niết Bàn » có nói niết bàn ở trước mặt, khi không còn phân biệt ta và người khác là đã đạt đến niết bàn rồi.
« Niết bàn chính là từ bỏ ba độc tham, sân, si do ngã chấp gây nên. Vô ngã là niết bàn. Giờ phút nào cởi bỏ được ba độc, giờ phút đó là niết bàn. Cho nên chúng ta thấy niết bàn vừa là cái chung, vừa là cái riêng. Cái chung là ai cũng tu được vào được. Cái riêng là ai tu người ấy đắc. Đức Phật không bưng Niết bàn đến cho ta ngồi lên. Ngài chỉ dạy cho chúng ta con đường tu chứng Niết bàn mà thôi. Ngài dạy : « Ai còn tham luyến (tức còn ngã ái chấp đây là của tôi, ngã mạn chấp đây là tôi, ngã kiến chấp đây là tự ngã của tôi), thời có dao động. Ai không tham luyến thời không dao động. Ai không dao động thời được khinh an. Ai được khinh an thời không thiên chấp (nati). Ai không thiên chấp thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh thời không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổ đau ».(Niết bàn-Tương Ưng Bộ Kinh 4/65.1982) »
Khi hàng thanh văn đã đắc lý vô ngã thì tu lên Đại thừa, tu tập cái ngã của Phật, Bồ Tát. Đó là đại ngã, chơn ngã mà trong bài kệ trên, Đức Phật coi như độc tôn, đặc biệt thoát ra ngoài sanh, lão, bệnh, tử.
Chơn ngã còn gọi là chơn tâm và còn nhiều tên khác, tùy theo kinh : « … Phật dạy trong Bồ Tát Giới gọi là Tâm Địa, vì hay phát sanh muôn việc thiện. Kinh Bát Nhã gọi là Bồ Đề, vì lấy giác làm thể. Kinh Hoa Nghiêm gọi là Pháp Giới, vì giao triệt và dung nhiếp. Kinh Kim Cang gọi là Như Lai, vì không từ đâu đến. Kinh Bát Nhã gọi là Niết Bàn, vì là chỗ qui hướng của chư Thánh. Kinh Kim Quang Minh gọi là Như Như, vì chơn thường bất biến. Kinh tịnh danh gọi là Pháp Thân, vì là chỗ nương của báo thân và hóa thân. Luận khởi tín gọi là Chơn Như, vì chẳng sanh chẳng diệt. Kinh Niết Bàn gọi là Phật Tánh, vì là bản thể của ba thân. Kinh Viên Giác gọi là Tổng Trì, vì mọi công đức từ đó mà lưu xuất. Kinh Thắng Mang gọi là Như Lai Tạng, vì ẩn phú va hàm nhiếp. Kinh Liễu Nghĩa gọi là Viên Giác, vì hay chiếu phá mờ tối ».(Chơn Tâm Trực Thuyết-Thiền Sư Phổ Chiếu soạn, Thiền Sư Thích Thanh Từ giảng)
Ai cũng có chơn ngã, tức là có phật tánh, nhưng từ trước đến nay, bị vô minh, phiền não che khuất, cho nên không thấy được. Chơn ngã có đủ bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh. Tinh tấn tu hành sẽ được sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn, chơn ngã hay Phật tánh hiển lộ, tức là thành Phật. Cho nên Đức Phật có giảng trong kinh Phạm Võng rằng :
- Các ngươi là Phật sẽ thành, còn ta là Phật đã thành.
Phật và chúng sanh chỉ cách nhau một bờ giác, nhưng muốn đến bờ giác đó không phải dễ dàng lắm đâu, có mấy ai tu nhứt kiếp ngộ nhứt thời. Đức Phật Thích Ca đã trãi qua nhiều kiếp tu hành hay chỉ mới tu và ngồi nhập định trong 49 ngày đêm dưới cội bồ đề rồi thành Phật ? Nhưng nếu ngại đường dài mà không đi thì làm sao đến, chuông không đánh làm sao kêu (lộ bất hành bất đáo, chung bất đả bất minh) ? Tu nhiều thì giác nhiều, tu ít thì giác ít. Dù sao công phu tu hành cũng giúp chúng ta hiểu biết hơn, sáng suốt hơn.
Để tìm chơn ngã hay chơn tâm, Phật tánh, thầy tổ thường dạy tu theo Giới, Định, Huệ.
Giới là những qui định để người tu hành nói chung phải tuân theo, thường là những điều cấm kỵ, không được làm. Giới luật đặt ra là vì lợi ích cho bản thân người tu hành cũng như cho những người khác, như một trong năm giới cho người tu tại gia, qui y tam bảo là không được tà dâm để bảo tồn hạnh phúc gia đình của chính người đã qui y và những đối tượng có liên quan. Giữ giới hạnh còn giúp cho thân tâm được thanh tịnh.
Định là để tâm quán sát, chuyên chú vào một sự việc, không lăng xăng chạy theo vọng niệm. Pháp môn tu thiền (tọa thiền) cũng như pháp môn tịnh độ (niệm danh hiệu Phật nhất tâm bất loạn) đều là cách buộc tâm cho định.
Còn huệ, theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn, là cái đức dụng sáng suốt, thông hiểu sự và lý, dứt điều lầm lạc và mê muội, có lòng quyết định, diệt hết sở nghi. Có định mới có huệ.
Thầy tổ cũng có lời khuyên phải biết buông xả, không chấp trước. Không nhìn ra ngoài, tránh chuyện thị phi, sanh tâm phân biệt, mà phải nhìn vào trong để sám hối về những điều sai trái của mình và tu theo tam huệ :
- Văn huệ : Tụng kinh và nghe kinh hoặc nghe lời thầy bạn mà phát huệ ;
- Tư huệ : nhờ quán chiếu mà phát huệ ;
- Tu huệ : nhờ tu thiền định mà phát huệ.
Tóm lại, trên mặt tương đối, người ta phân biệt có hai cái ngã: một cái nên chừa là bản ngã hay vọng ngã ; còn một cái là chơn ngã phải nên phát huy, bằng con đường tu đạo, con đường đạt quả vị giác ngộ vô thượng.
Tài liệu tham khảo :
- Vô Ngã Là Niết Bàn - Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
- Chơn Tâm Trực Thuyết - Thiền Sư Phổ Chiếu soạn, Thiền Sư Thích Thanh Từ giảng
- Thông Điệp Đức Phật Ra Đời - Thượng Tọa Thích Thông Phương
- Con Đường Thoát Khổ - Ni Sư Thích Trí Hải
- Từ Điển Phật Học - Đoàn Trung Còn
http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/TruyenNgan/GN_DuyNgaDocTon.htm
edited Aug 12 '22 lúc 4:40 pm