Trạng thái
Chỉ riêng An Phú

Các tác phẩm của tác giả Khiêm Cung Dương Văn Chung

THẰNG CHUM XỨ CÁ

Rắn mắt

Khiêm Cung

Thằng Chum cũng rắn mắt lắm. Nó ở trọ nhà dì ruột của nó nơi bờ sông, gần chợ Châu Đốc để đi học. Lúc bấy giờ nó đã 15-16 tuổi. Gia đình dì dượng nó ở trên một cái nhà bè, tức là nhà có độn tre ở dưới cho nổi trên mặt nước. Phía trước nhà bè nầy lại có một cái bè trống, trên đó không có cất nhà, dùng để cho công nhân chằm lá lợp nhà hoặc chằm lá buôn để vừng vách. Lá lợp nhà là loại lá dừa nước, màu nâu sậm, người ta bẻ cóp làm đôi một lượt ba bốn lá dừa, ốp vào một cọng tàu dừa, rồi xỏ dây lạt kết cho dính lại cho đến khi thành một tấm lớn, dài khoảng 1.20 mét, ngang độ 0.40 mét. Lá chằm xong được xếp thành từng đống ngay ngắn để bán theo trăm hay thiên (một ngàn tấm). Còn dây lá buôn thì màu trắng ngà, bề bản độ hai phân, kết chung lại thành từng tấm, cao khoảng 1.20 mét, dài 1.50 mét để vừng vách. Lợp nhà bằng lá ít tốn kém hơn và mát hơn lợp tôn hay lợp ngói, nhưng lá mau hư mục.

Có một công nhân tên là Bảy Giai, sồn sồn cở năm mươi tuổi, không có vợ con, chỉ có nhân tình qua đường, qua buổi. Chú Bảy ở luôn nhà dì dượng Chum. Chú rất trung thành, không tham lam và hòa nhã. Dì dượng Chum rất thương và coi chú như người trong gia đình. Con cháu của dì dượng cũng rất mến chú. Thỉnh thoảng chú Bảy Giai mua chuột đồng về ướp hành lá, ngũ vị hương, rồi rô ti hoặc đi mua cá chạch lấu, cá bông, cá lóc về nướng trui, chắm nước mắm me chín, rủ con cháu chủ nhà cùng nhăm nhi cho vui. Sắp nhỏ như Chum không biết nhậu, chỉ biết phá mồi. Nhậu xỉn rồi chú Bảy lên võng nằm, ngủ say như chết, miệng há hốc và ngáy nghe ro ro.

Chum rủ Thành, con dì dượng và Thâu, bạn cùng xóm, lấy cần câu không lưỡi, buộc một cục muối đen lớn, có khía, có cạnh vào đầu sợi nhợ câu, rồi ba đứa đứng phía đầu võng, hạ cần câu xuống, thả cục muối vào miệng chú Bảy. Chú Bảy nếm thấy muối mặn, chép miệng mấy cái. Bọn Chum kéo nhẹ cục muối lên. Chú Bảy lại chép chép miệng và tiếp tục hả miệng ngáy. Bọn Chum lại thả cục muối vào, làm mấy lần như vậy, chú Bảy giật mình tỉnh giấc, nhìn quanh nhìn quất, thấy bọn Chum đang đứng ở phía đầu võng cười sụt sụt, chú càu nhàu:

  • Mấy thằng quỷ!

Một lần nữa, gió mát trăng thanh, chú Bảy nằm hóng mát rồi ngủ quên trên cái bè trống để chằm lá. Chú Bảy ngủ say lắm. Bọn Thành, Thâu và Chum lấy mấy sợi dây lá buôn choàng qua người chú, buộc hai đầu dây xuống sàn bè. Rồi cả bọn vừa lấy nước sông rẩy lên không trung làm mưa, vừa hô lớn;

  • Mưa, mưa rồi!

Chú Bảy giật mình, tưởng mưa thật, lồm cồm ngồi dậy thì bị dây lá buôn trì lại, ngả xuống mãi.

Cả bọn Chum vừa chạy trốn chú Bảy, vừa cười khúc khích. Chú bảy nói vói theo:

  • Đồ cô hồn ác đảng!

http://thatsonchaudoc.com/truyenngan/thangchumranmat.htm

## THẰNG CHUM XỨ CÁ ### Rắn mắt ### _Khiêm Cung_ Thằng Chum cũng rắn mắt lắm. Nó ở trọ nhà dì ruột của nó nơi bờ sông, gần chợ Châu Đốc để đi học. Lúc bấy giờ nó đã 15-16 tuổi. Gia đình dì dượng nó ở trên một cái nhà bè, tức là nhà có độn tre ở dưới cho nổi trên mặt nước. Phía trước nhà bè nầy lại có một cái bè trống, trên đó không có cất nhà, dùng để cho công nhân chằm lá lợp nhà hoặc chằm lá buôn để vừng vách. Lá lợp nhà là loại lá dừa nước, màu nâu sậm, người ta bẻ cóp làm đôi một lượt ba bốn lá dừa, ốp vào một cọng tàu dừa, rồi xỏ dây lạt kết cho dính lại cho đến khi thành một tấm lớn, dài khoảng 1.20 mét, ngang độ 0.40 mét. Lá chằm xong được xếp thành từng đống ngay ngắn để bán theo trăm hay thiên (một ngàn tấm). Còn dây lá buôn thì màu trắng ngà, bề bản độ hai phân, kết chung lại thành từng tấm, cao khoảng 1.20 mét, dài 1.50 mét để vừng vách. Lợp nhà bằng lá ít tốn kém hơn và mát hơn lợp tôn hay lợp ngói, nhưng lá mau hư mục. Có một công nhân tên là Bảy Giai, sồn sồn cở năm mươi tuổi, không có vợ con, chỉ có nhân tình qua đường, qua buổi. Chú Bảy ở luôn nhà dì dượng Chum. Chú rất trung thành, không tham lam và hòa nhã. Dì dượng Chum rất thương và coi chú như người trong gia đình. Con cháu của dì dượng cũng rất mến chú. Thỉnh thoảng chú Bảy Giai mua chuột đồng về ướp hành lá, ngũ vị hương, rồi rô ti hoặc đi mua cá chạch lấu, cá bông, cá lóc về nướng trui, chắm nước mắm me chín, rủ con cháu chủ nhà cùng nhăm nhi cho vui. Sắp nhỏ như Chum không biết nhậu, chỉ biết phá mồi. Nhậu xỉn rồi chú Bảy lên võng nằm, ngủ say như chết, miệng há hốc và ngáy nghe ro ro. Chum rủ Thành, con dì dượng và Thâu, bạn cùng xóm, lấy cần câu không lưỡi, buộc một cục muối đen lớn, có khía, có cạnh vào đầu sợi nhợ câu, rồi ba đứa đứng phía đầu võng, hạ cần câu xuống, thả cục muối vào miệng chú Bảy. Chú Bảy nếm thấy muối mặn, chép miệng mấy cái. Bọn Chum kéo nhẹ cục muối lên. Chú Bảy lại chép chép miệng và tiếp tục hả miệng ngáy. Bọn Chum lại thả cục muối vào, làm mấy lần như vậy, chú Bảy giật mình tỉnh giấc, nhìn quanh nhìn quất, thấy bọn Chum đang đứng ở phía đầu võng cười sụt sụt, chú càu nhàu: - Mấy thằng quỷ! Một lần nữa, gió mát trăng thanh, chú Bảy nằm hóng mát rồi ngủ quên trên cái bè trống để chằm lá. Chú Bảy ngủ say lắm. Bọn Thành, Thâu và Chum lấy mấy sợi dây lá buôn choàng qua người chú, buộc hai đầu dây xuống sàn bè. Rồi cả bọn vừa lấy nước sông rẩy lên không trung làm mưa, vừa hô lớn; - Mưa, mưa rồi! Chú Bảy giật mình, tưởng mưa thật, lồm cồm ngồi dậy thì bị dây lá buôn trì lại, ngả xuống mãi. Cả bọn Chum vừa chạy trốn chú Bảy, vừa cười khúc khích. Chú bảy nói vói theo: - Đồ cô hồn ác đảng! http://thatsonchaudoc.com/truyenngan/thangchumranmat.htm

THẰNG CHUM XỨ CÁ

Ngủ nóp

(Thân tặng những ai chưa từng ngủ nóp)

Khiêm Cung

Làng của Chum cây cối sầm uất, đất đai có nhiều ao vũng, là nơi thuận tiện cho muỗi mòng sinh sôi và nương náu. Muỗi như sáo thổi, không khác gì miệt Năm Căn, Cà Mau. Theo cha Chum kể lại, có lần nọ, ông đi vào trong nguồn để làm rẫy. Khi ra về, trời đã chạng vạng, muỗi bu rộp người, từ đầu đến chân. Để tránh muỗi chích, ông phải cho nước vào đầy xuồng ba lá, ngâm mình trong nước, chỉ chừa hai lỗ mũi để thở, thả xuồng trôi theo dòng nước cho đến khi về đến nhà.

Nhiều bà-con ở thôn quê ngủ nóp. Những người ngủ mùng nằm sát vách, bị muỗi chích nổi mẩn đỏ. Mùng cũ rách phải lấy vải vá lại. Nếu không có vải để vá, người ta dùng “giấy nhựt trình” phết hồ hoặc cơm nguội để dán.

Ở thành thị ít ai biết nóp là cái gì. Nhưng những người nghèo ở thôn quê không còn xa lạ gì cái nóp và coi nó là một trong những vật dụng tùy thân. Nóp làm bằng đệm. Người ta lấy một tấm đệm nguyên, xếp một mí chừng ba tấc, rồi gắp đôi phần còn lại, sao cho mí xếp nằm vào bên trong, dùng chỉ gai may hai đầu, chỗ mí xếp là cửa hay miệng nóp. Người ngủ giở miệng nóp ra, nắm một mí, giũ thật mạnh nhiều lần để đuổi muỗi bay đi hết, rồi chui nhanh vào trong nóp, vừa nằm xuống, lưng đè lên trên mí xếp, vừa xoay cho cái nóp dựng lên, hai lằn chỉ may ở hai đầu đứng theo chiều dọc. Nhờ toàn thân đè lên mí nóp, nên muỗi không lọt vào trong nóp được. Muỗi cũng không chích thủng nổi lớp đệm dầy. Đôi khi do trở mình, miệng nóp hở, muỗi chui vào, người ngủ nóp phải ra ngoài, giũ nóp trở lại.

Mới chun vào nóp thấy hơi ngộp, nhưng một lát sau cảm thấy hơi thở bình thường. Mùa đông ngủ nóp rất ấm. Mùa hè người ta rẩy nước lên mặt bên ngoài nóp để cho nóp mát.

Cái nóp của ta cũng dùng để ngủ như “túi ngủ” (sleeping bag) của phương Tây, cũng có thể xếp gọn mang theo người giống như “túi ngủ”. Nóp rộng rãi hơn và trùm kín người, còn “túi ngủ” chỉ trùm kín thân, đầu mặt của người ngủ ló ra ngoài.

Thời Tây có loại thuế gọi là thuế thân, đánh trên những người đàn ông thuộc địa, chỉ miễn cho những người già được cấp giấy lão. Trong làng của Chum có ông Tám Nghĩa, tuổi ngoài bảy mươi, ngán Tây không dám ra mặt xin cấp giấy lão. Ông Tám vô gia cư, không có con cháu, luôn mang sau lưng một cái nóp cuộn tròn để ngủ đình, ngủ chợ. Thiếu niên trong làng hay hù ông:

  • Ông Tám ơi ! Ông cò xét giấy lão.

Ông Tám sợ quá, nhanh chân chạy trốn với chiếc nóp trên lưng.

Ngủ nóp có khi cũng hồi hộp.

Một lần nọ thằng Chum ngủ nóp ở khoang trước một chiếc ghe lớn. Nó lăn qua lăn lại như thế nào đó mà lọt tủm xuống sông, lúng túng một vài giây mới mở được miệng nóp, thoát ra để lội vào bờ.

Thời kỳ miền Tây có phong trào đạo đâm, đạo lụi, người ta sợ bị đâm xuyên qua nóp.

Thử nghĩ xem mình có thể lập một công ty sản xuất nóp đệm để bán cho các nước phương Tây, cạnh tranh với loại “ túi ngủ” hay không, các bạn?

http://thatsonchaudoc.com/truyenngan/thangchum_ngunop.htm

## THẰNG CHUM XỨ CÁ ###Ngủ nóp **(Thân tặng những ai chưa từng ngủ nóp)** ### _Khiêm Cung_ Làng của Chum cây cối sầm uất, đất đai có nhiều ao vũng, là nơi thuận tiện cho muỗi mòng sinh sôi và nương náu. Muỗi như sáo thổi, không khác gì miệt Năm Căn, Cà Mau. Theo cha Chum kể lại, có lần nọ, ông đi vào trong nguồn để làm rẫy. Khi ra về, trời đã chạng vạng, muỗi bu rộp người, từ đầu đến chân. Để tránh muỗi chích, ông phải cho nước vào đầy xuồng ba lá, ngâm mình trong nước, chỉ chừa hai lỗ mũi để thở, thả xuồng trôi theo dòng nước cho đến khi về đến nhà. Nhiều bà-con ở thôn quê ngủ nóp. Những người ngủ mùng nằm sát vách, bị muỗi chích nổi mẩn đỏ. Mùng cũ rách phải lấy vải vá lại. Nếu không có vải để vá, người ta dùng “giấy nhựt trình” phết hồ hoặc cơm nguội để dán. Ở thành thị ít ai biết nóp là cái gì. Nhưng những người nghèo ở thôn quê không còn xa lạ gì cái nóp và coi nó là một trong những vật dụng tùy thân. Nóp làm bằng đệm. Người ta lấy một tấm đệm nguyên, xếp một mí chừng ba tấc, rồi gắp đôi phần còn lại, sao cho mí xếp nằm vào bên trong, dùng chỉ gai may hai đầu, chỗ mí xếp là cửa hay miệng nóp. Người ngủ giở miệng nóp ra, nắm một mí, giũ thật mạnh nhiều lần để đuổi muỗi bay đi hết, rồi chui nhanh vào trong nóp, vừa nằm xuống, lưng đè lên trên mí xếp, vừa xoay cho cái nóp dựng lên, hai lằn chỉ may ở hai đầu đứng theo chiều dọc. Nhờ toàn thân đè lên mí nóp, nên muỗi không lọt vào trong nóp được. Muỗi cũng không chích thủng nổi lớp đệm dầy. Đôi khi do trở mình, miệng nóp hở, muỗi chui vào, người ngủ nóp phải ra ngoài, giũ nóp trở lại. Mới chun vào nóp thấy hơi ngộp, nhưng một lát sau cảm thấy hơi thở bình thường. Mùa đông ngủ nóp rất ấm. Mùa hè người ta rẩy nước lên mặt bên ngoài nóp để cho nóp mát. Cái nóp của ta cũng dùng để ngủ như “túi ngủ” (sleeping bag) của phương Tây, cũng có thể xếp gọn mang theo người giống như “túi ngủ”. Nóp rộng rãi hơn và trùm kín người, còn “túi ngủ” chỉ trùm kín thân, đầu mặt của người ngủ ló ra ngoài. Thời Tây có loại thuế gọi là thuế thân, đánh trên những người đàn ông thuộc địa, chỉ miễn cho những người già được cấp giấy lão. Trong làng của Chum có ông Tám Nghĩa, tuổi ngoài bảy mươi, ngán Tây không dám ra mặt xin cấp giấy lão. Ông Tám vô gia cư, không có con cháu, luôn mang sau lưng một cái nóp cuộn tròn để ngủ đình, ngủ chợ. Thiếu niên trong làng hay hù ông: - Ông Tám ơi ! Ông cò xét giấy lão. Ông Tám sợ quá, nhanh chân chạy trốn với chiếc nóp trên lưng. Ngủ nóp có khi cũng hồi hộp. Một lần nọ thằng Chum ngủ nóp ở khoang trước một chiếc ghe lớn. Nó lăn qua lăn lại như thế nào đó mà lọt tủm xuống sông, lúng túng một vài giây mới mở được miệng nóp, thoát ra để lội vào bờ. Thời kỳ miền Tây có phong trào đạo đâm, đạo lụi, người ta sợ bị đâm xuyên qua nóp. Thử nghĩ xem mình có thể lập một công ty sản xuất nóp đệm để bán cho các nước phương Tây, cạnh tranh với loại “ túi ngủ” hay không, các bạn? http://thatsonchaudoc.com/truyenngan/thangchum_ngunop.htm

ĂN TRÊN NGỒI TRƯỚC

Khiêm Cung

Tôi có một người bạn, quen nhau từ trong quân ngũ. Anh có cơ hội vượt biên, sống ở nước ngoài trước tôi gần mười năm, làm thư ký bưu điện. Tha hương mà gặp lại, vui lắm.

Có lần anh đến nhà tôi ăn thịt nướng (barbecue) ở sân sau và trò chuyện với bạn bè. Anh cho biết:

  • Khi nghỉ hưu tôi sẽ về Việt Nam sống. Gởi tiền hưu trí vào ngân hàng ở đây để lấy lời, đủ sống thoải mái ở quê nhà.

Kế hoạch của anh nghe cũng hấp dẫn lắm.

Anh lại nói tiếp:

  • Tôi cũng cho mấy đứa nhỏ của tôi về sống ở Việt Nam luôn. Với sức học của chúng nó bên nầy, về bển cũng “ăn trên, ngồi trước”.

Để tránh làm mích lòng bạn bè, tôi không bày tỏ quan điểm của mình về câu nói trên, nhưng tôi liền nhớ đến truyện “Lều chõng đi thi” của Ngô Tất Tố, mô tả cái vất vả của lối học từ chương, nỗi nhọc nhằn, may rủi của người cử tử đi thi, sự vinh hiển của người đậu trạng nguyên cũng như gia đình và địa phương của người đó.

Mục đích tối hậu của người đi học là để thi đậu làm quan, vinh hiển, bái tổ vinh qui, võng anh đi trước, võng nàng theo sau và rồi làm phụ mẫu chi dân, tức là làm cha mẹ của dân.

Tệ nạn tham ô ở nước nào cũng có, không riêng gì Việt Nam. Nhưng có lẽ trong chế độ cũ cũng như trong chế độ hiện giờ, Việt Nam là một trong những nước có mức độ tham ô đứng đầu thế giới. Tệ nạn nầy có thể phần lớn do quan niệm học để làm quan chức, ngồi trên đầu trên cổ dân, lợi dụng chỗ dân trí kém cỏi, không rành luật lệ để bắt chẹt, đòi hối lộ.

Bậc ông bà cha mẹ cũng mong cho con cháu được phước, làm quan, có bổng lộc, có quyền uy để ăn của đút lót, quan niệm đó vẫn còn trong đầu mọi người thì biết bao giờ nước mình mới hết tham ô ?

Đừng oán trách ai không bài trừ tham ô, nó là một chứng bịnh nan y, không thể trị dứt ở cái ngọn. Quan niệm cổ lỗ ăn trên ngồi trước đã thâm căn cố đế ở trong đầu mọi người mới là nguyên nhân cần phải gột rửa để giảm dần tệ nạn tham ô.

http://thatsonchaudoc.com/truyenngan/antrenngoitruoc.htm

## ĂN TRÊN NGỒI TRƯỚC ### _Khiêm Cung_ Tôi có một người bạn, quen nhau từ trong quân ngũ. Anh có cơ hội vượt biên, sống ở nước ngoài trước tôi gần mười năm, làm thư ký bưu điện. Tha hương mà gặp lại, vui lắm. Có lần anh đến nhà tôi ăn thịt nướng (barbecue) ở sân sau và trò chuyện với bạn bè. Anh cho biết: - Khi nghỉ hưu tôi sẽ về Việt Nam sống. Gởi tiền hưu trí vào ngân hàng ở đây để lấy lời, đủ sống thoải mái ở quê nhà. Kế hoạch của anh nghe cũng hấp dẫn lắm. Anh lại nói tiếp: - Tôi cũng cho mấy đứa nhỏ của tôi về sống ở Việt Nam luôn. Với sức học của chúng nó bên nầy, về bển cũng “ăn trên, ngồi trước”. Để tránh làm mích lòng bạn bè, tôi không bày tỏ quan điểm của mình về câu nói trên, nhưng tôi liền nhớ đến truyện “Lều chõng đi thi” của Ngô Tất Tố, mô tả cái vất vả của lối học từ chương, nỗi nhọc nhằn, may rủi của người cử tử đi thi, sự vinh hiển của người đậu trạng nguyên cũng như gia đình và địa phương của người đó. Mục đích tối hậu của người đi học là để thi đậu làm quan, vinh hiển, bái tổ vinh qui, võng anh đi trước, võng nàng theo sau và rồi làm phụ mẫu chi dân, tức là làm cha mẹ của dân. Tệ nạn tham ô ở nước nào cũng có, không riêng gì Việt Nam. Nhưng có lẽ trong chế độ cũ cũng như trong chế độ hiện giờ, Việt Nam là một trong những nước có mức độ tham ô đứng đầu thế giới. Tệ nạn nầy có thể phần lớn do quan niệm học để làm quan chức, ngồi trên đầu trên cổ dân, lợi dụng chỗ dân trí kém cỏi, không rành luật lệ để bắt chẹt, đòi hối lộ. Bậc ông bà cha mẹ cũng mong cho con cháu được phước, làm quan, có bổng lộc, có quyền uy để ăn của đút lót, quan niệm đó vẫn còn trong đầu mọi người thì biết bao giờ nước mình mới hết tham ô ? Đừng oán trách ai không bài trừ tham ô, nó là một chứng bịnh nan y, không thể trị dứt ở cái ngọn. Quan niệm cổ lỗ ăn trên ngồi trước đã thâm căn cố đế ở trong đầu mọi người mới là nguyên nhân cần phải gột rửa để giảm dần tệ nạn tham ô. http://thatsonchaudoc.com/truyenngan/antrenngoitruoc.htm

SÂN CỎ NHÀ MÌNH VẪN XANH!

(Đã đăng Văn Nghệ Tuần Báo Sydney – Có hiệu chính)

Khiêm Cung

Hôm nay nhà ông bà Bá Phúc tổ chức nướng thịt liên hoan phía sân sau. Không mấy khi đứa con trai đầu lòng và đứa con gái út ở Canberra rủ nhau cùng với gia đình về Sydney thăm ông bà. Gia đình đứa con trai kế ngụ tại Sydney, cách nhà ông bà độ năm phút lái xe, cũng đến chung vui.

Ông bà có năm đứa cháu nội hai đứa cháu ngoại. Tuy sanh ra và lớn lên tại Úc, nước nói tiếng Anh, mấy đứa cháu của ông bà đều nói được tiếng Việt thật rành rẽ, lưu loát. Ông bà luôn luôn khuyến khích các cháu ở nhà nói tiếng mẹ đẻ và sinh hoạt theo phong tục Việt Nam. Ông bà không sợ các cháu yếu kém tiếng Anh mà chỉ lo là chúng dần dần quên tiếng Việt.

Nước ướp và mỡ chảy xuống vỉ than hồng lò nướng, cháy nghe xèo xèo. Mùi thịt nướng thơm phức, lan tỏa qua tận nhà hàng xóm. Các con ông bà mặc sức hàn huyên. Các cháu nhỏ dành chơi banh, đánh đu, một lát đứa này mét, một lát đứa kia mét, ông bà phải xử kiện hoài. Mệt mà vui ! Ngày hôm sau sắp nhỏ về hết, ông bà sẽ thấy nhà vắng hoe, buồn tẻ.

Sau khi cả gia đình vượt biên thất bại, Bá Phúc quyết định xé lẻ, cho hai đứa con trai trong tuổi lính đi nữa, còn ông bà và đứa con gái ở lại, dự phòng nếu hai đứa nhỏ đi không lọt thì còn có người ở ngoài thăm nuôi. Hai đứa nhỏ bị bắt ở tù và đi lao động cải tạo mấy phen. Ông bà Bá Phúc hết tiền, may nhờ có người bạn cùng học lớp Dự bị, tức là lớp Tư ba mươi năm về trước, làm chủ bãi, cho hai đứa quá giang thành công đến Thái Lan cuối năm 1981. Đến đầu năm 1984 hai đứa nhỏ mới được định cư ở Sydney. Con trai lớn bảo lãnh cho ông bà và đứa con gái qua Úc giữa năm 1989. Ông bà cùng với con gái mỗi ngày đi học Anh văn miễn phí ở Trung tâm Dạy Anh Ngữ cho người di dân. Các giáo viên rất vui vẻ, tận tâm. Những ngày rảnh rổi, ở nhà tù túng, nóng nực, ông bà Bá Phúc thường rủ con gái đi vòng vòng trong siêu thị Big W vừa xem hàng, vừa tận hưởng cái mát của máy điều hòa nhiệt độ trong siêu thị. Mới qua Úc, ông bà quen quy đổi tiền Úc ra thành tiền Việt, thấy giá hàng ở Úc quá mắc, nên không dám mua gì cả. Vợ chồng con trai lớn đi làm, con trai kế đi học tới tối mới về, nói chuyện chơi vài câu rồi đi ngủ, ông bà cảm thấy cuộc sống có phần buồn tẻ, hình như đang thiếu thốn một cái gì. Ông bà ước ao có một đứa cháu để nựng.

Hôm nay nhìn thấy con cháu đông đủ, vui vẻ với nhau, Bá Phúc cũng vui lây. Ông nhớ lại chuyện ngày xưa, lúc ông bà còn học chung lớp trung học ở một tỉnh lẻ, rồi có tình cảm với nhau. Nhà hai người ở hai bên bờ một con kinh nhỏ. Ngày thường đi học gặp nhau, mà ngày cuối tuần vẫn thấy nhớ, đứng bên này mà cứ nhìn sang nhà bên kia để mong thấy bóng dáng người yêu:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

(Nguyễn Bính)

Tình cờ cây cổ thụ phía trước nhà người yêu ngả. Bá Phúc có cảm giác là ánh mắt của mình có sức mạnh làm bật gốc cây.

Cuộc tình duyên của hai người lúc đầu có nhiều trắc trở, nhưng sau cùng vẫn được toại nguyện, thành vợ thành chồng, sống với nhau trên bốn mươi năm, có con có cháu vui vẻ như ngày hôm nay. Thói thường người ta dùng lời lẽ thiết tha để vừa hoài niệm vừa tiếc nuối cảnh ngang trái trong tình trường:

Tóc mây sợi ngắn sợi dài,

Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm.

hoặc là:

Đời mất vui khi đã vẹn câu thề,
Tình chỉ đẹp khi hãy còn dang dở...

(Hồ Dzếnh - Ngập ngừng)

Còn đối với ông bà Bá Phúc là những người mà mộng đã thành, con cháu là những vần thơ tuyệt vời.

Ông Bá Phúc thấy cái gì mình mong muốn đã đạt được là hạnh phúc, ông muốn lấy đó viết thành bài dự thi “ Chuyện tình buổi đầu đời ” do Tuần Báo Văn Nghệ tổ chức, nhưng nghĩ đến lúc ông già đầu bạc được xướng danh lên lãnh giải thưởng thì ngượng làm sao, nên thôi không dự thi.

Tử vi nói Bá Phúc có số đào hoa. Lúc còn trẻ có nhiều gia đình muốn gả con, nhưng Bá Phúc từ chối, vì anh đã có người yêu. Bao giờ đầu óc cũng nghĩ đến người đó thì còn chỗ nào trống để nghĩ đến người khác. Người yêu đó đã trở thành bà Bá Phúc bây giờ.

Đã trở thành vợ chồng thì không còn đối với nhau bằng một thứ tình yêu bồng bột, mà bằng tình nghĩa thâm trầm hoặc lâu ngày chày tháng không còn gắn bó như thuở ban đầu.

Nhiều người nhìn cỏ nhà hàng xóm xanh hơn nhà mình. Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, trong quyển “Trước đèn ” có nêu lên vấn đề vợ đẹp là vợ người ta. Câu đó mới nghe qua dễ hiểu lầm là nếu vợ mình đẹp sẽ dễ bị người khác dụ dỗ. Nhưng Lãng Nhân tiên sinh giải thích cái gì nhìn ở xa xa cũng thấy đẹp, gần gũi lâu ngày thấy chán chường, vì vậy mà thấy vợ người ta đẹp hơn vợ mình, vợ mình vóc dáng ngày một suy tàn, tánh tình sớm nắng chiều mưa, còn gì đẹp nữa. Hứng thú với lời giải thích đó, Bá Phúc làm thơ:

Vợ người vợ mình

Lời rằng vợ đẹp vợ người ta,
Thu thủy xuân sơn nét mặn mà.
Phong cách trông ra hàng thục nữ,
Vợ mình thua hẵn vợ người ta.

Vợ người, ta thấy ở xa xa,
Vết thẹo đường nhăn chẳng hiện ra.
Cung kính xã giao người ngoại cuộc,
Thật là toàn vẹn như ngọc ngà.

Vợ mình gần gũi bấy nhiêu năm,
Mùa hạ dung nhan thấy đã nhàm.
Cử nhử cằn nhằn đăm phát chán,
Buổi đầu biết thế chẳng ai ham.

Nghĩ lại vợ chồng đã mấy con,
Cộng khổ đồng lao thật vẹn tròn.
Bao nỗi bực mình tan biến mất,
Rồi yêu như thuở vợ chồng son.

Thất sơn bảy núi ở kề nhau,
Lấy thước mà đo có thấp cao.
Chẳng đứng núi này trông núi nọ,
Gập ghềnh lởm chởm cũng như nhau.

Có lẽ người xưa nói đúng “vô oan trái bất thành phu phụ”, không phải nợ nần với nhau thì không thành vợ chồng. Có những cặp vợ chồng rất cắn đắng với nhau mà vẫn không bỏ nhau được. Nhớ lúc còn đi học, ở trọ trong xóm bình dân, Bến Xe An Đông-Chợ lớn, đêm nọ Bá Phúc nghe bên nhà đối diện, người chồng đánh đập vợ rất tàn nhẫn, người vợ rên la thảm thiết, con cái khóc rùm lên. Bá Phúc ra báo cho trạm cảnh sát tại bến xe để yêu cầu họ can thiệp. Viên cảnh sát trực hỏi:

  • Anh có quan hệ gì với người đàn bà đó không ?

Bá Phúc đáp:

  • Không, tôi chỉ thấy chuyện bất bình và sợ án mạng xãy ra, nên báo cho cảnh sát biết. Nếu ông thấy can thiệp được thì xin can thiệp, bằng không được thì thôi.

Cảnh sát điềm nhiên, không phản ứng. Sáng hôm sau mặt mày người vợ bầm tím. Nhưng rồi họ vẫn tiếp tục sống chung với nhau.

Vợ chồng Bá Phúc đều có chút ít học vấn, tôn trọng nguyên tắc nam nữ bình đẳng, nên không phải cái gì cũng “ phu xướng phụ tùy ”, chồng bảo cái gì vợ nghe cái nấy. Trái lại có khi “ phụ xướng phu tùy ”, vợ bảo chồng cũng phải nghe. Cũng may chưa đến nước

Đàn ông rửa chén quét nhà,
Vợ kêu chồng dạ, bẫm bà kêu chi.

Người ta thường nói “ chén úp trong sóng còn khua ”. Kể từ khi cưới nhau, vợ chồng Bá Phúc đã qua khỏi giai đoạn đầu của tình yêu“ nhìn nhau mà chẳng nói”, bước vào giai đoạn thứ nhì “ một người nói một người nghe ”, rồi giữ mãi ở giai đoạn đó, người này nói người kia nghe, tới phiên người kia nói, người này nghe, điểm đặc biệt là cứ thế mà lập đi lập lại nói, nghe, nói, nghe...hoài cả buổi trời không chấm dứt, giống như ngày xưa dĩa hát Asia hát bằng cái máy hát quay tay lên dây thiều hiệu Columbia, dĩa bị mòn, cây kim máy hát tỳ lên dĩa hát, cứ nằm ì ở rãnh mòn, không nhảy qua đường rãnh khác được, làm tiếng hát cà lăm, cứ lặp đi lặp lại mãi một câu. Cải nhau thì không có, chỉ nói rồi nghe, hết nghe rồi nói thôi mà !

Có khi Bá Phúc bị vợ nhằn, bực mình quá xách xe chạy một vòng cho đỡ bực. Khi Bá Phúc quay trở về, vợ biết ý không nói thêm lời nào nữa. Thế là chiến tranh nóng chấm dứt, chiến tranh lạnh bắt đầu, nhưng không ai nghĩ đến chuyện phải xa nhau, vì cả hai còn nghĩ đến con cái mà hai người đã tạo ra. Con là kết quả tình yêu của hai người, còn là trung gian hòa giải. Đôi lúc vợ chồng giận nhau, muốn làm hòa, vợ Bá Phúc bảo con:

  • Con ra nói má mời ba vào ăn cơm.

Như mở cờ trong bụng, Bá Phúc ừ một tiếng, nhưng còn giữ kẻ, không vội vàng mà từ từ vào ăn.

Ngồi vào bàn ăn, Bá Phúc nói với vợ:

  • Thôi má nó nghỉ tay, ăn luôn đi.

Vợ Bá Phúc:

  • Ừ anh ăn trước đi, em lại ngay bây giờ.

Có lần Bá Phúc bảo con:

  • Ra nói má vào giúp ba một tay làm cái này.

Vợ Bá Phúc cũng không bỏ lỡ cơ hội:

  • Ừ ra nói ba chờ một chút, má ra liền.

Quan trọng là những từ “ ba nói...”, “ má nói...” đã tạo điều kiện cho vợ chồng làm lành lại với nhau, làm cho chiến tranh lạnh chấm dứt.

Con cái còn là điểm hội tụ tình yêu của hai vợ chồng và của bên nội, bên ngoại, cả hai bên cùng có chung những đứa cháu để cưng, để nựng, để chăm sóc. Ai đã từng luân phiên giữ cháu nội, cháu ngoại, sẽ thấy rõ điều đó.

Nhờ biết nhường nhịn nhau, có suy đi nghĩ lại, nên những người sống cùng thời với Bá Phúc, vợ chồng ăn ở với nhau lâu dài, không như lớp trẻ bây giờ, thấy yêu nhau rất thắm thiết, nhưng đùng một cái đường ai nấy đi, chân bước đi, mặt không hề ngoảnh lại.

Anh đi đường anh, tôi đường tôi,
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
(Thế Lữ)

Hồi ăn Lễ bạc kỷ niệm ngày cưới, hai mươi lăm năm nhìn lại, Bá Phúc thấy gia đình vẫn còn là tổ ấm, cỏ sân nhà mình vẫn xanh !

Giờ đây Bá Phúc thấy mình giống như một lực sĩ chạy bộ, phấn đấu thêm một thời gian nữa để ăn Lễ vàng kỷ niệm năm mươi năm ngày cưới. Lúc đó ông bà đã trở thành “ đồ cổ quý hiếm ”, đầu hói, răng rụng, lưng còm, tay chân rung rẩy, không còn hơi sức để cải nhau, mà sống nương tựa vào nhau thật đầm ấm, hạnh phúc như hai nhân vật già nua Ngọc Ngạn, Kỳ Duyên trong video Giả Từ Thế Kỷ.

Đám con, dâu, rể Bá Phúc đang vui vẻ cười nói với nhau thì bất ngờ chúng thì thầm bàn tán gì đó, rồi kéo nhau lại bên ông bà Bá Phúc, đứa con trai lớn nói:

  • Tụi con xin Ba cho biết bí quyết nào để vợ chồng sống với nhau lâu dài?

Ông Bá Phúc không trả lời thẳng câu hỏi mà kể cho các con nghe một câu chuyện trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư ông đã học ở lớp Dự Bị, tức là lớp Tư:

Một người đi du lịch nhiều nơi. Hôm về nhà, bạn bè thân thuộc đến thăm đông lắm. Có người hỏi ông đi nhiều nơi, tất đã trông thấy nhiều cảnh đẹp, vậy ông cho chỗ nào đẹp hơn cả. Người đi du lịch trả lời:

  • Cảnh đẹp mắt tôi trông thấy đã nhiều, nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc trở về chốn quê hương, trông thấy cái hàng rào, cái tường đất cũ kỹ của nhà cha mẹ tôi. Từ cái bụi tre ở xó vườn, cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi ra cho tôi những mối cảm tình chứa chan, kể không sao xiết được.

Mấy đứa nhỏ láu lỉnh nhìn Bà Bá Phúc và cùng hỏi :

  • Đó là “chỗ quê hương đẹp hơn cả”, phải không Ba ?

Khiêm Cung
(Sydney 23/04/2004 )

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/TruyenNgan/sanconhaminhvanxanh.htm

## SÂN CỎ NHÀ MÌNH VẪN XANH! **(Đã đăng Văn Nghệ Tuần Báo Sydney – Có hiệu chính)** ###_Khiêm Cung_ Hôm nay nhà ông bà Bá Phúc tổ chức nướng thịt liên hoan phía sân sau. Không mấy khi đứa con trai đầu lòng và đứa con gái út ở Canberra rủ nhau cùng với gia đình về Sydney thăm ông bà. Gia đình đứa con trai kế ngụ tại Sydney, cách nhà ông bà độ năm phút lái xe, cũng đến chung vui. Ông bà có năm đứa cháu nội hai đứa cháu ngoại. Tuy sanh ra và lớn lên tại Úc, nước nói tiếng Anh, mấy đứa cháu của ông bà đều nói được tiếng Việt thật rành rẽ, lưu loát. Ông bà luôn luôn khuyến khích các cháu ở nhà nói tiếng mẹ đẻ và sinh hoạt theo phong tục Việt Nam. Ông bà không sợ các cháu yếu kém tiếng Anh mà chỉ lo là chúng dần dần quên tiếng Việt. Nước ướp và mỡ chảy xuống vỉ than hồng lò nướng, cháy nghe xèo xèo. Mùi thịt nướng thơm phức, lan tỏa qua tận nhà hàng xóm. Các con ông bà mặc sức hàn huyên. Các cháu nhỏ dành chơi banh, đánh đu, một lát đứa này mét, một lát đứa kia mét, ông bà phải xử kiện hoài. Mệt mà vui ! Ngày hôm sau sắp nhỏ về hết, ông bà sẽ thấy nhà vắng hoe, buồn tẻ. Sau khi cả gia đình vượt biên thất bại, Bá Phúc quyết định xé lẻ, cho hai đứa con trai trong tuổi lính đi nữa, còn ông bà và đứa con gái ở lại, dự phòng nếu hai đứa nhỏ đi không lọt thì còn có người ở ngoài thăm nuôi. Hai đứa nhỏ bị bắt ở tù và đi lao động cải tạo mấy phen. Ông bà Bá Phúc hết tiền, may nhờ có người bạn cùng học lớp Dự bị, tức là lớp Tư ba mươi năm về trước, làm chủ bãi, cho hai đứa quá giang thành công đến Thái Lan cuối năm 1981. Đến đầu năm 1984 hai đứa nhỏ mới được định cư ở Sydney. Con trai lớn bảo lãnh cho ông bà và đứa con gái qua Úc giữa năm 1989. Ông bà cùng với con gái mỗi ngày đi học Anh văn miễn phí ở Trung tâm Dạy Anh Ngữ cho người di dân. Các giáo viên rất vui vẻ, tận tâm. Những ngày rảnh rổi, ở nhà tù túng, nóng nực, ông bà Bá Phúc thường rủ con gái đi vòng vòng trong siêu thị Big W vừa xem hàng, vừa tận hưởng cái mát của máy điều hòa nhiệt độ trong siêu thị. Mới qua Úc, ông bà quen quy đổi tiền Úc ra thành tiền Việt, thấy giá hàng ở Úc quá mắc, nên không dám mua gì cả. Vợ chồng con trai lớn đi làm, con trai kế đi học tới tối mới về, nói chuyện chơi vài câu rồi đi ngủ, ông bà cảm thấy cuộc sống có phần buồn tẻ, hình như đang thiếu thốn một cái gì. Ông bà ước ao có một đứa cháu để nựng. Hôm nay nhìn thấy con cháu đông đủ, vui vẻ với nhau, Bá Phúc cũng vui lây. Ông nhớ lại chuyện ngày xưa, lúc ông bà còn học chung lớp trung học ở một tỉnh lẻ, rồi có tình cảm với nhau. Nhà hai người ở hai bên bờ một con kinh nhỏ. Ngày thường đi học gặp nhau, mà ngày cuối tuần vẫn thấy nhớ, đứng bên này mà cứ nhìn sang nhà bên kia để mong thấy bóng dáng người yêu: _ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,_ _ Một người chín nhớ mười mong một người._ **(Nguyễn Bính)** Tình cờ cây cổ thụ phía trước nhà người yêu ngả. Bá Phúc có cảm giác là ánh mắt của mình có sức mạnh làm bật gốc cây. Cuộc tình duyên của hai người lúc đầu có nhiều trắc trở, nhưng sau cùng vẫn được toại nguyện, thành vợ thành chồng, sống với nhau trên bốn mươi năm, có con có cháu vui vẻ như ngày hôm nay. Thói thường người ta dùng lời lẽ thiết tha để vừa hoài niệm vừa tiếc nuối cảnh ngang trái trong tình trường: _Tóc mây sợi ngắn sợi dài,_ _Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm._ hoặc là: _Đời mất vui khi đã vẹn câu thề,_ _Tình chỉ đẹp khi hãy còn dang dở..._ **(Hồ Dzếnh - Ngập ngừng)** Còn đối với ông bà Bá Phúc là những người mà mộng đã thành, con cháu là những vần thơ tuyệt vời. Ông Bá Phúc thấy cái gì mình mong muốn đã đạt được là hạnh phúc, ông muốn lấy đó viết thành bài dự thi “ Chuyện tình buổi đầu đời ” do Tuần Báo Văn Nghệ tổ chức, nhưng nghĩ đến lúc ông già đầu bạc được xướng danh lên lãnh giải thưởng thì ngượng làm sao, nên thôi không dự thi. Tử vi nói Bá Phúc có số đào hoa. Lúc còn trẻ có nhiều gia đình muốn gả con, nhưng Bá Phúc từ chối, vì anh đã có người yêu. Bao giờ đầu óc cũng nghĩ đến người đó thì còn chỗ nào trống để nghĩ đến người khác. Người yêu đó đã trở thành bà Bá Phúc bây giờ. Đã trở thành vợ chồng thì không còn đối với nhau bằng một thứ tình yêu bồng bột, mà bằng tình nghĩa thâm trầm hoặc lâu ngày chày tháng không còn gắn bó như thuở ban đầu. Nhiều người nhìn cỏ nhà hàng xóm xanh hơn nhà mình. Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, trong quyển “Trước đèn ” có nêu lên vấn đề vợ đẹp là vợ người ta. Câu đó mới nghe qua dễ hiểu lầm là nếu vợ mình đẹp sẽ dễ bị người khác dụ dỗ. Nhưng Lãng Nhân tiên sinh giải thích cái gì nhìn ở xa xa cũng thấy đẹp, gần gũi lâu ngày thấy chán chường, vì vậy mà thấy vợ người ta đẹp hơn vợ mình, vợ mình vóc dáng ngày một suy tàn, tánh tình sớm nắng chiều mưa, còn gì đẹp nữa. Hứng thú với lời giải thích đó, Bá Phúc làm thơ: **_Vợ người vợ mình_** _Lời rằng vợ đẹp vợ người ta,_ _Thu thủy xuân sơn nét mặn mà._ _Phong cách trông ra hàng thục nữ,_ _Vợ mình thua hẵn vợ người ta._ _Vợ người, ta thấy ở xa xa,_ _Vết thẹo đường nhăn chẳng hiện ra._ _Cung kính xã giao người ngoại cuộc,_ _Thật là toàn vẹn như ngọc ngà._ _Vợ mình gần gũi bấy nhiêu năm,_ _Mùa hạ dung nhan thấy đã nhàm._ _Cử nhử cằn nhằn đăm phát chán,_ _Buổi đầu biết thế chẳng ai ham._ _Nghĩ lại vợ chồng đã mấy con,_ _Cộng khổ đồng lao thật vẹn tròn._ _Bao nỗi bực mình tan biến mất,_ _Rồi yêu như thuở vợ chồng son._ _Thất sơn bảy núi ở kề nhau,_ _Lấy thước mà đo có thấp cao._ _Chẳng đứng núi này trông núi nọ,_ _Gập ghềnh lởm chởm cũng như nhau._ Có lẽ người xưa nói đúng “vô oan trái bất thành phu phụ”, không phải nợ nần với nhau thì không thành vợ chồng. Có những cặp vợ chồng rất cắn đắng với nhau mà vẫn không bỏ nhau được. Nhớ lúc còn đi học, ở trọ trong xóm bình dân, Bến Xe An Đông-Chợ lớn, đêm nọ Bá Phúc nghe bên nhà đối diện, người chồng đánh đập vợ rất tàn nhẫn, người vợ rên la thảm thiết, con cái khóc rùm lên. Bá Phúc ra báo cho trạm cảnh sát tại bến xe để yêu cầu họ can thiệp. Viên cảnh sát trực hỏi: - Anh có quan hệ gì với người đàn bà đó không ? Bá Phúc đáp: - Không, tôi chỉ thấy chuyện bất bình và sợ án mạng xãy ra, nên báo cho cảnh sát biết. Nếu ông thấy can thiệp được thì xin can thiệp, bằng không được thì thôi. Cảnh sát điềm nhiên, không phản ứng. Sáng hôm sau mặt mày người vợ bầm tím. Nhưng rồi họ vẫn tiếp tục sống chung với nhau. Vợ chồng Bá Phúc đều có chút ít học vấn, tôn trọng nguyên tắc nam nữ bình đẳng, nên không phải cái gì cũng “ phu xướng phụ tùy ”, chồng bảo cái gì vợ nghe cái nấy. Trái lại có khi “ phụ xướng phu tùy ”, vợ bảo chồng cũng phải nghe. Cũng may chưa đến nước _Đàn ông rửa chén quét nhà,_ _Vợ kêu chồng dạ, bẫm bà kêu chi._ Người ta thường nói “ chén úp trong sóng còn khua ”. Kể từ khi cưới nhau, vợ chồng Bá Phúc đã qua khỏi giai đoạn đầu của tình yêu“ nhìn nhau mà chẳng nói”, bước vào giai đoạn thứ nhì “ một người nói một người nghe ”, rồi giữ mãi ở giai đoạn đó, người này nói người kia nghe, tới phiên người kia nói, người này nghe, điểm đặc biệt là cứ thế mà lập đi lập lại nói, nghe, nói, nghe...hoài cả buổi trời không chấm dứt, giống như ngày xưa dĩa hát Asia hát bằng cái máy hát quay tay lên dây thiều hiệu Columbia, dĩa bị mòn, cây kim máy hát tỳ lên dĩa hát, cứ nằm ì ở rãnh mòn, không nhảy qua đường rãnh khác được, làm tiếng hát cà lăm, cứ lặp đi lặp lại mãi một câu. Cải nhau thì không có, chỉ nói rồi nghe, hết nghe rồi nói thôi mà ! Có khi Bá Phúc bị vợ nhằn, bực mình quá xách xe chạy một vòng cho đỡ bực. Khi Bá Phúc quay trở về, vợ biết ý không nói thêm lời nào nữa. Thế là chiến tranh nóng chấm dứt, chiến tranh lạnh bắt đầu, nhưng không ai nghĩ đến chuyện phải xa nhau, vì cả hai còn nghĩ đến con cái mà hai người đã tạo ra. Con là kết quả tình yêu của hai người, còn là trung gian hòa giải. Đôi lúc vợ chồng giận nhau, muốn làm hòa, vợ Bá Phúc bảo con: - Con ra nói má mời ba vào ăn cơm. Như mở cờ trong bụng, Bá Phúc ừ một tiếng, nhưng còn giữ kẻ, không vội vàng mà từ từ vào ăn. Ngồi vào bàn ăn, Bá Phúc nói với vợ: - Thôi má nó nghỉ tay, ăn luôn đi. Vợ Bá Phúc: - Ừ anh ăn trước đi, em lại ngay bây giờ. Có lần Bá Phúc bảo con: - Ra nói má vào giúp ba một tay làm cái này. Vợ Bá Phúc cũng không bỏ lỡ cơ hội: - Ừ ra nói ba chờ một chút, má ra liền. Quan trọng là những từ “ ba nói...”, “ má nói...” đã tạo điều kiện cho vợ chồng làm lành lại với nhau, làm cho chiến tranh lạnh chấm dứt. Con cái còn là điểm hội tụ tình yêu của hai vợ chồng và của bên nội, bên ngoại, cả hai bên cùng có chung những đứa cháu để cưng, để nựng, để chăm sóc. Ai đã từng luân phiên giữ cháu nội, cháu ngoại, sẽ thấy rõ điều đó. Nhờ biết nhường nhịn nhau, có suy đi nghĩ lại, nên những người sống cùng thời với Bá Phúc, vợ chồng ăn ở với nhau lâu dài, không như lớp trẻ bây giờ, thấy yêu nhau rất thắm thiết, nhưng đùng một cái đường ai nấy đi, chân bước đi, mặt không hề ngoảnh lại. _Anh đi đường anh, tôi đường tôi,_ _Tình nghĩa đôi ta có thế thôi._ **(Thế Lữ)** Hồi ăn Lễ bạc kỷ niệm ngày cưới, hai mươi lăm năm nhìn lại, Bá Phúc thấy gia đình vẫn còn là tổ ấm, cỏ sân nhà mình vẫn xanh ! Giờ đây Bá Phúc thấy mình giống như một lực sĩ chạy bộ, phấn đấu thêm một thời gian nữa để ăn Lễ vàng kỷ niệm năm mươi năm ngày cưới. Lúc đó ông bà đã trở thành “ đồ cổ quý hiếm ”, đầu hói, răng rụng, lưng còm, tay chân rung rẩy, không còn hơi sức để cải nhau, mà sống nương tựa vào nhau thật đầm ấm, hạnh phúc như hai nhân vật già nua Ngọc Ngạn, Kỳ Duyên trong video Giả Từ Thế Kỷ. Đám con, dâu, rể Bá Phúc đang vui vẻ cười nói với nhau thì bất ngờ chúng thì thầm bàn tán gì đó, rồi kéo nhau lại bên ông bà Bá Phúc, đứa con trai lớn nói: - Tụi con xin Ba cho biết bí quyết nào để vợ chồng sống với nhau lâu dài? Ông Bá Phúc không trả lời thẳng câu hỏi mà kể cho các con nghe một câu chuyện trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư ông đã học ở lớp Dự Bị, tức là lớp Tư: Một người đi du lịch nhiều nơi. Hôm về nhà, bạn bè thân thuộc đến thăm đông lắm. Có người hỏi ông đi nhiều nơi, tất đã trông thấy nhiều cảnh đẹp, vậy ông cho chỗ nào đẹp hơn cả. Người đi du lịch trả lời: - Cảnh đẹp mắt tôi trông thấy đã nhiều, nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc trở về chốn quê hương, trông thấy cái hàng rào, cái tường đất cũ kỹ của nhà cha mẹ tôi. Từ cái bụi tre ở xó vườn, cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi ra cho tôi những mối cảm tình chứa chan, kể không sao xiết được. Mấy đứa nhỏ láu lỉnh nhìn Bà Bá Phúc và cùng hỏi : - Đó là “chỗ quê hương đẹp hơn cả”, phải không Ba ? **Khiêm Cung** (Sydney 23/04/2004 ) http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/TruyenNgan/sanconhaminhvanxanh.htm

CHUYỆN HÊN XUI

Khiêm Cung

Chuyện hên xui làm bận tâm nhiều người. Ai cũng muốn hên và sợ xui. Ngày xưa ở làng tôi bà-con rất kỵ ba ngày mồng năm, mười bốn, hai mươi ba, gọi là ngày tam nương. Họ “ nói lề ”:

Mồng năm, mười bốn, hăm ba,
Đi ra thì chết, ở nhà thì đau.

Nghe nói rằng tam nương là ba nàng công chúa nước Liêu-Trung quốc, đi chơi ở ngoại thành, bị bọn đàn ông, trai tráng không biết đó là công chúa nên trêu chọc sàm sỡ, bị đám hộ vệ của ba nàng trừng trị, thảm sát. Có lẽ ba nàng đi dạo chơi nhiều lần và ngày tam nương là những ngày thảm sát kinh hoàng nhứt, dân chúng sợ hải, kiêng cử không dám đi ra ngoài. Chưa có một sử liệu nào để chứng minh cho truyền thuyết nầy.

Những người đi buôn bán bằng đường sông, để tránh xuất hành một trong ba ngày coi là xui xẻo đó, họ cho thuyền rời bến ngày hôm trước, chèo hoặc bơi đi một vòng, rồi quay trở về bến đậu lại. Qua ngày sau là ngày tam nương, người ta ra đi, coi như tiếp tục chuyến đi buôn đã xuất hành ngày hôm trước.

Khi một đứa bé mới chào đời, cha mẹ nó đã nhờ thầy chấm cho nó một lá số tử vi để xem nó sanh vào ngày giờ đó hên hay xui, tương lai vận mạng của nó ra sao. Nếu tuổi đứa bé kỵ với tuổi của cha mẹ nó thì coi nó là xấu hấy, dạy nó gọi mẹ nó là vú, cha nó là cậu…v.v. Đến khi trưởng thành muốn lập gia đình lại cần xem tuổi tác cặp nam nữ có hợp với nhau hay không. Ba tuổi hợp với nhau nhứt là hợi, mẹo, mùi hoặc tỵ, dậu, sửu, gọi là tam hạp. Tuổi kỵ như dần, thân, tỵ, hợi hoặc thìn, tuất, sửu, mùi, tứ hành xung. Mạng của con người thể hiện bằng con thú biểu tượng cái tuổi, người có tuổi con cọp sẽ dữ dằn, ăn hiếp hoặc làm hại người tuổi con heo hiền lành…Coi ngày giờ đám cưới cũng nhằm mục đích đem cái may mắn cho cặp vợ chồng mới được trọn đời hạnh phúc.

Tội nghiệp làm sao cho những người góa bụa, bị tước mất quyền làm cha mẹ, không được đứng ra làm chủ hôn, dụng vợ gả chồng cho con cái, phải mượn người khác, còn đủ đôi, đủ cặp, đứng ra làm đại diện.

Đến khi chết cũng cần chọn ngày giờ tốt để liệm, để chôn và xây huyệt mả đúng hướng để cho người ở lại được hên.

Ngày Tết nguyên đán là ngày lễ hội lớn của cả dân tộc, là ngày đánh dấu một năm cũ đi qua, một năm mới đến, đem lại những thành tựu mới. Bao nhiêu điều cữ kiêng, bao nhiêu lời cầu phước, chúc lành để cho mọi việc được hanh thông, như chọn người xông đất, chưng hoa mai vừa cho đẹp, vừa tượng trưng cho “may mắn”, người miền Nam cúng một dĩa trái cây gồm có trái dừa, đu đủ và xoài, đọc trại âm là vừa đủ xài. Thật là một ước mong đơn giản, tri túc (biết đủ).

Tìm hên tránh xui làm mất quá nhiều thời gian trong một đời người. Cái hên cái xui phần lớn lệ thuộc vào thời gian. Và khái niệm về thời gian lại do con người đặt ra.

Có người muốn thử thời vận, muốn được cái hên cấp thời trong canh bạc, sòng bài, để rồi thua cháy túi. Lúc đó mới than là mình xui.

Ngày xưa cũng vì sợ xui mà Thị Kính mắc hàm oan. Thị Kính có chồng là Thiện Sĩ. Vợ chồng ăn ở với nhau rất hòa thuận, hạnh phúc. Đêm nọ, Thiện Sĩ ngồi đọc sách, bà ngồi bên cạnh vá may. Chợt khi chồng mệt, tựa bên cạnh bà ngủ, bà trông thấy trên cằm chồng râu mọc ngược, bà sợ xui, sẵn con dao đang cầm trong tay, bà đưa lên toan cắt sợi râu, bổng chồng giựt mình thức dậy, tưởng vợ có ý hại mình, liền kêu lên. Cha mẹ Thiện Sĩ hay được mới kết tội và mời cha mẹ Thị Kính đến để trả lại con. Buồn vì nỗi oan không minh giải được, bà giả trai, xin xuất gia đầu Phật với pháp hiệu Kỉnh Tâm.

Gần chùa có ả Thị Mầu trắc nết, thấy Kỉnh Tâm diện mạo khôi ngô nên phải lòng, nhưng Kỉnh Tâm vô tình, hờ hửng. Thị Mầu lấy thằng đầy tớ có thai. Làng nghe được, kêu ra tra hỏi, Thị Mầu đổ cho Kỉnh Tâm.

Sanh nở xong, Thị Mầu ẵm đứa bé trai đến chùa bảo là trả cho Kỉnh Tâm. Sư Ông trụ trì cũng tưởng Kỉnh Tâm phạm giới, đuổi Kỉnh Tâm ra khỏi chùa. Thương cho đứa trẻ thơ vô tội, Kỉnh Tâm đành phải đem con của Thị Mầu ra ở tạm ngoài hiên chùa. Cho đến khi Kỉnh Tâm chết, người ta mới biết y là gái giả trai.

Lắm khi trong cái hên có cái xui, trong cái xui có cái hên, giống như chuyện Tái Ông mất ngựa. Tương truyền Tái Ông có một con ngựa quý, tự nhiên biến mất. Ông nói:

  • Biết đâu đó là điều phước?

Quả nhiên ít hôm sau, con ngựa quý quay trở về, kéo theo mấy con ngựa khác về cùng. Nhiều người đến chia vui. Tái Ông nói với họ:

  • Biết đâu đó là cái họa?

Đúng như vậy, con ông suốt ngày phi ngựa, chẳng may té gảy chân. Ông lại nói với mọi người:

  • Biết đâu đó là điều phước?

Ít lâu sau có giặc, trai trẻ trong làng đều phải ra trận, nhiều người chẳng bao giờ trở về nữa. Riêng con trai ông vì tàn tật mà được ở lại nhà bình an.

Một câu chuyện thực tế xãy ra ở Việt Nam trước năm 1975, tương tựa như chuyện Tái Ông mất ngựa. Một bà ở Hồng Ngự chở một ghe cá đi Sài gòn bán. Dọc đường Cảnh sát kinh tế kêu ghé vào, bán ép một tờ vé số đặc biệt, bà phải trả hai mươi đồng, tiếc hùi hụi!. Lúc bấy giờ chỉ ba mươi lăm đồng Việt Nam là đổi được một đô la Mỹ theo tỷ giá chánh thức. Bà than là xui xẻo bị ép mua vé số. Vài ngày sau xổ số, bà trúng giải độc đắc hai triệu đồng. Ai cũng nói bà hên.

Con trai bà dùng tiền trúng số, cất một cái nhà máy xay lúa, rất phát đạt. Từ đó con trai bà sanh tâm, ăn chơi, bài bạc, có vợ bé, vợ mọn, gia tài mỗi ngày một suy sụp. Cái xui đã đến.

Chuyện hên xui nói mãi không cùng và thường đi đôi với dị đoan, mê tín. Tôi xin kể một chuyện vui để kết thúc bài nầy. Có lần nọ, một ông bạn bị góa bụa, nên mất quyền làm cha, nhờ vợ chồng tôi đứng làm đại diện, cưới vợ cho đứa con trai của ông. Trước ngày đám cưới, con trai ông bạn, tức là chú rễ tương lai đưa tôi qua gặp ông sui gái để xem ông có ý kiến gì đàng trai chiều theo cho vui vẻ hai bên. Ông sui gái mạnh dạn tuyên bố:

  • Tôi không tin dị đoan, nhưng chỉ yêu cầu một điều là chiếc xe rước dâu khi đến đậu trước nhà đàng gái cũng như khi đón dâu, chỉ có tiến, chớ không được lùi !

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/TruyenNgan/ChuyenHenXui.htm

## CHUYỆN HÊN XUI ### _Khiêm Cung_ Chuyện hên xui làm bận tâm nhiều người. Ai cũng muốn hên và sợ xui. Ngày xưa ở làng tôi bà-con rất kỵ ba ngày mồng năm, mười bốn, hai mươi ba, gọi là ngày tam nương. Họ “ nói lề ”: _Mồng năm, mười bốn, hăm ba,_ _Đi ra thì chết, ở nhà thì đau._ Nghe nói rằng tam nương là ba nàng công chúa nước Liêu-Trung quốc, đi chơi ở ngoại thành, bị bọn đàn ông, trai tráng không biết đó là công chúa nên trêu chọc sàm sỡ, bị đám hộ vệ của ba nàng trừng trị, thảm sát. Có lẽ ba nàng đi dạo chơi nhiều lần và ngày tam nương là những ngày thảm sát kinh hoàng nhứt, dân chúng sợ hải, kiêng cử không dám đi ra ngoài. Chưa có một sử liệu nào để chứng minh cho truyền thuyết nầy. Những người đi buôn bán bằng đường sông, để tránh xuất hành một trong ba ngày coi là xui xẻo đó, họ cho thuyền rời bến ngày hôm trước, chèo hoặc bơi đi một vòng, rồi quay trở về bến đậu lại. Qua ngày sau là ngày tam nương, người ta ra đi, coi như tiếp tục chuyến đi buôn đã xuất hành ngày hôm trước. Khi một đứa bé mới chào đời, cha mẹ nó đã nhờ thầy chấm cho nó một lá số tử vi để xem nó sanh vào ngày giờ đó hên hay xui, tương lai vận mạng của nó ra sao. Nếu tuổi đứa bé kỵ với tuổi của cha mẹ nó thì coi nó là xấu hấy, dạy nó gọi mẹ nó là vú, cha nó là cậu…v.v. Đến khi trưởng thành muốn lập gia đình lại cần xem tuổi tác cặp nam nữ có hợp với nhau hay không. Ba tuổi hợp với nhau nhứt là hợi, mẹo, mùi hoặc tỵ, dậu, sửu, gọi là tam hạp. Tuổi kỵ như dần, thân, tỵ, hợi hoặc thìn, tuất, sửu, mùi, tứ hành xung. Mạng của con người thể hiện bằng con thú biểu tượng cái tuổi, người có tuổi con cọp sẽ dữ dằn, ăn hiếp hoặc làm hại người tuổi con heo hiền lành…Coi ngày giờ đám cưới cũng nhằm mục đích đem cái may mắn cho cặp vợ chồng mới được trọn đời hạnh phúc. Tội nghiệp làm sao cho những người góa bụa, bị tước mất quyền làm cha mẹ, không được đứng ra làm chủ hôn, dụng vợ gả chồng cho con cái, phải mượn người khác, còn đủ đôi, đủ cặp, đứng ra làm đại diện. Đến khi chết cũng cần chọn ngày giờ tốt để liệm, để chôn và xây huyệt mả đúng hướng để cho người ở lại được hên. Ngày Tết nguyên đán là ngày lễ hội lớn của cả dân tộc, là ngày đánh dấu một năm cũ đi qua, một năm mới đến, đem lại những thành tựu mới. Bao nhiêu điều cữ kiêng, bao nhiêu lời cầu phước, chúc lành để cho mọi việc được hanh thông, như chọn người xông đất, chưng hoa mai vừa cho đẹp, vừa tượng trưng cho “may mắn”, người miền Nam cúng một dĩa trái cây gồm có trái dừa, đu đủ và xoài, đọc trại âm là vừa đủ xài. Thật là một ước mong đơn giản, tri túc (biết đủ). Tìm hên tránh xui làm mất quá nhiều thời gian trong một đời người. Cái hên cái xui phần lớn lệ thuộc vào thời gian. Và khái niệm về thời gian lại do con người đặt ra. Có người muốn thử thời vận, muốn được cái hên cấp thời trong canh bạc, sòng bài, để rồi thua cháy túi. Lúc đó mới than là mình xui. Ngày xưa cũng vì sợ xui mà Thị Kính mắc hàm oan. Thị Kính có chồng là Thiện Sĩ. Vợ chồng ăn ở với nhau rất hòa thuận, hạnh phúc. Đêm nọ, Thiện Sĩ ngồi đọc sách, bà ngồi bên cạnh vá may. Chợt khi chồng mệt, tựa bên cạnh bà ngủ, bà trông thấy trên cằm chồng râu mọc ngược, bà sợ xui, sẵn con dao đang cầm trong tay, bà đưa lên toan cắt sợi râu, bổng chồng giựt mình thức dậy, tưởng vợ có ý hại mình, liền kêu lên. Cha mẹ Thiện Sĩ hay được mới kết tội và mời cha mẹ Thị Kính đến để trả lại con. Buồn vì nỗi oan không minh giải được, bà giả trai, xin xuất gia đầu Phật với pháp hiệu Kỉnh Tâm. Gần chùa có ả Thị Mầu trắc nết, thấy Kỉnh Tâm diện mạo khôi ngô nên phải lòng, nhưng Kỉnh Tâm vô tình, hờ hửng. Thị Mầu lấy thằng đầy tớ có thai. Làng nghe được, kêu ra tra hỏi, Thị Mầu đổ cho Kỉnh Tâm. Sanh nở xong, Thị Mầu ẵm đứa bé trai đến chùa bảo là trả cho Kỉnh Tâm. Sư Ông trụ trì cũng tưởng Kỉnh Tâm phạm giới, đuổi Kỉnh Tâm ra khỏi chùa. Thương cho đứa trẻ thơ vô tội, Kỉnh Tâm đành phải đem con của Thị Mầu ra ở tạm ngoài hiên chùa. Cho đến khi Kỉnh Tâm chết, người ta mới biết y là gái giả trai. Lắm khi trong cái hên có cái xui, trong cái xui có cái hên, giống như chuyện Tái Ông mất ngựa. Tương truyền Tái Ông có một con ngựa quý, tự nhiên biến mất. Ông nói: - Biết đâu đó là điều phước? Quả nhiên ít hôm sau, con ngựa quý quay trở về, kéo theo mấy con ngựa khác về cùng. Nhiều người đến chia vui. Tái Ông nói với họ: - Biết đâu đó là cái họa? Đúng như vậy, con ông suốt ngày phi ngựa, chẳng may té gảy chân. Ông lại nói với mọi người: - Biết đâu đó là điều phước? Ít lâu sau có giặc, trai trẻ trong làng đều phải ra trận, nhiều người chẳng bao giờ trở về nữa. Riêng con trai ông vì tàn tật mà được ở lại nhà bình an. Một câu chuyện thực tế xãy ra ở Việt Nam trước năm 1975, tương tựa như chuyện Tái Ông mất ngựa. Một bà ở Hồng Ngự chở một ghe cá đi Sài gòn bán. Dọc đường Cảnh sát kinh tế kêu ghé vào, bán ép một tờ vé số đặc biệt, bà phải trả hai mươi đồng, tiếc hùi hụi!. Lúc bấy giờ chỉ ba mươi lăm đồng Việt Nam là đổi được một đô la Mỹ theo tỷ giá chánh thức. Bà than là xui xẻo bị ép mua vé số. Vài ngày sau xổ số, bà trúng giải độc đắc hai triệu đồng. Ai cũng nói bà hên. Con trai bà dùng tiền trúng số, cất một cái nhà máy xay lúa, rất phát đạt. Từ đó con trai bà sanh tâm, ăn chơi, bài bạc, có vợ bé, vợ mọn, gia tài mỗi ngày một suy sụp. Cái xui đã đến. Chuyện hên xui nói mãi không cùng và thường đi đôi với dị đoan, mê tín. Tôi xin kể một chuyện vui để kết thúc bài nầy. Có lần nọ, một ông bạn bị góa bụa, nên mất quyền làm cha, nhờ vợ chồng tôi đứng làm đại diện, cưới vợ cho đứa con trai của ông. Trước ngày đám cưới, con trai ông bạn, tức là chú rễ tương lai đưa tôi qua gặp ông sui gái để xem ông có ý kiến gì đàng trai chiều theo cho vui vẻ hai bên. Ông sui gái mạnh dạn tuyên bố: - Tôi không tin dị đoan, nhưng chỉ yêu cầu một điều là chiếc xe rước dâu khi đến đậu trước nhà đàng gái cũng như khi đón dâu, chỉ có tiến, chớ không được lùi ! http://thatsonchaudoc.com/banviet2/DuongVanChung_KC/TruyenNgan/ChuyenHenXui.htm
155
20
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp