Trạng thái
Chỉ riêng An Phú

Các tác phẩm của tác giả Khiêm Cung Dương Văn Chung

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0DpEKFRSFdnxrDq8Sx6fwJxZz9tzqzdX9KH7WKr6Wmv6buFn5HTiiCC2id6zHBesvl&id=100069202657322

Thất Sơn Châu Đốc
5 Tháng 5 ·

BẾN CHÂU GIANG

MIÊN MAN NỖI NHỚ

Khiêm Cung

Bến Châu Giang, miên man nỗi nhớ khi được Nhà Văn Vũ Thất cho hay Lễ Khánh thành cây cầu Châu Đốc-Tân Châu. Gió đưa gió đẩy, thời niên thiếu, tôi đã có một năm gắn bó với Bến Châu Giang.

Trong năm học 1949-1950, tôi đang học lớp Nhì do Thầy Lê Văn Vững dạy, Thầy và khoảng 30 giáo viên cùng trường bị bót lính kín Châu Đốc bắt giam vì bị tình nghi ủng hộ kháng chiến chống Pháp.

Năm học trước, 1948-1949, tôi đã học lớp Ba cũng do Thầy Vững dạy. Có lẽ thấy tôi học chăm chỉ, Thầy thương, nên ngoài việc dạy học chữ, Thầy còn đặc biệt tập cho tôi viết và đọc diễn văn chúc mừng quý thầy cô cùng dạy chung trường được Thầy mời đến dự tiệc tất niên tại lớp. Cuối mỗi năm học, Thầy mở lớp dạy toán và Pháp văn miễn phí cho học trò của Thầy và con của quý thầy cô khác xin học thêm. Đặc biệt, Thầy bỏ tiền túi lên án thế vì khai sanh cho tôi và hai anh bạn khác cùng lớp, cả ba đứa đều thuộc diện từ thôn quê ra tỉnh học trễ, phải khai sụt tuổi mới được chấp nhận cho học.

Trước tình thương bao la của Thầy, tôi kính thương Thầy như cha ruột. Tôi tự ý nghỉ học để mỗi ngày đem cơm do Thím nấu (Thầy dạy học trò gọi vợ Thầy là Thím) để Thầy dùng. Thầy nhắn tin ra, khuyên tôi đi học lại, tôi vẫn tiếp tục đem cơm cho Thầy để có dịp nhìn thấy Thầy qua cửa sổ của trại giam. Các bạn đồng học Lớp Nhì của tôi đã bắt đầu lên học Lớp Nhứt. Quý Thầy Cô được thả ra, sau mấy tháng bị giam cầm.

Nghỉ học một thời gian, sanh ra chán nản, tôi không thiết tha với việc học chữ nữa, muốn đi học nghề thợ máy, cha tôi không cho, nói rằng nghề đó cực khổ lắm. Gặp lúc Dì Dượng tôi thầu được các bến đò Châu Phú-Cồn Tiên và Châu Phú-Châu Giang, tôi đi góp đò giùm cho Dì Dượng một năm. Đến đầu năm 1951, vụ thầu bến đò của Dì Dượng tôi đã mãn, lúc đó là giữa năm học 1950-1951, Thầy Vững mới gởi gắm tôi vào học lớp Nhứt của Thầy Đặng Văn Thuận, và trúng tuyển vào Lớp Đệ Thất.

Đò Châu Giang có hai bến: bến Đình Châu Phú-Châu Giang và Bến bắc (Bến phà) Châu Đốc (chỗ Nhà thờ)-Châu Giang.

Tôi lúc đó 15 tuổi, có mặt ở cả ba bến đò, có lúc ở bờ bên này chợ Châu Đốc, có lúc ở bờ bên kia, Cồn Tiên hay Châu Giang.

Nói chung, dân tình Châu Giang rất hiền hòa. Đồng bào Chăm và Việt sống chung với nhau rất anh em. Người Chăm theo Đạo Hồi, không ăn thịt heo.

Ở bến Châu Giang-Đình Châu Phú, có bến xe đò từ Châu Giang đi Tân Châu, rất nhộn nhịp. Hàng quán mua bán tấp nập. Tôi nhớ tại đó có một tiệm tạp hóa của người Hoa, mà cô con gái lớn có biệt tài gõ bàn toán Tàu bằng chân, tay gói hàng, chân gõ bàn toán, kết quả rất chuẩn xác.

Đò có hai loại : đò chủ, tức là của chủ thầu, giá 50 xu một chuyến cho một người hay một chiếc xe đạp, học sinh được miễn phí; đò ngoài hay đò tư nhân, lệ phí cao hơn vì họ phải đóng lại cho chủ thầu 50 xu cho một người hay một chiếc xe đạp. Đò chủ lớn, chở được đông người, mặc y phục đủ màu sắc, nói chuyện ì xèo, vui nhộn lắm. Các cô lái đò tư nhân chèo xuồng tam bản ở phía sau lái bằng 2 cây chèo, bước tới bước lui nhẹ nhàng, uyển chuyển giống như đang vũ theo vũ điệu cha-cha-cha.

Bến Bắc Châu Giang-Nhà Thờ Châu Đốc có một sắc thái riêng. Bên bờ Châu Giang tương đối vắng lặng hơn Bến Châu Giang-Đình Châu Phú, có một nhà thờ Hồi giáo khá tôn nghiêm. Ở bến này, có một chiếc bắc đưa xe hơi (ô-tô), người và xe đạp, xe gắn máy qua sông; người và xe gắn máy, xe đạp phải trả 50 xu cho chủ thầu đò, còn xe hơi, tôi không rõ chánh quyền có thu lệ phí ra sao. Cũng có đò chủ, lúc đó do Chú Bảy, người Chăm và chú Hai Cho chèo, không có đò tư nhân tại bến này. Nhóm công nhân của chiếc bắc khoảng năm sáu người, có Chú Lòng, Chú Trạch...và người cao tuổi nhứt là một ông già móm, có biệt danh là “Ông Hai Khối Tình”, là đầu đàn, nói toàn những chuyện tình ái lăng nhăng để chọc cười cả nhóm.
Xe hơi ở bên này mà chiếc bắc đang đậu ở bên kia, tài xế bóp kèn xe inh ỏi để gọi bắc. Xe nhà binh hay xe của “dân cậu”, như Cậu Ba, Cậu Tư, Cậu Út có súng, luôn bắn 3 phát hay hàng loạt chỉ thiên, vừa để gọi đò, vừa thị oai cho bà-con lé con mắt.

Có hai lần tôi gặp Ông Ba Cụt, tức là Đại Tá Lê Quang Vinh và đoàn tùy tùng qua bắc, ông đội bê-rê màu xanh lá cây đậm, người cao ráo nhưng thon thả. Tôi nghe người lớn nói cấp bậc Đại Tá là Tây phong cho ông, ông ra thỏa hiệp với Tây để lấy súng rồi trở vô bưng, ra vô mấy lần như vậy. Nhiều người ái mộ ông, tôn sùng ông là một anh hùng.

Nghe nói ngày 05/05/2024, chiếc bắc Bến Châu Giang-Nhà thờ Châu Đốc ngưng hoạt động vì cây cầu Châu Đốc-Tân Châu đã khánh thành, sinh hoạt của cư dân địa phương nơi bến bắc này chắc chắn chịu ít nhiều ảnh hưởng, bến bờ đìu hiu, lặng lẽ. Cây cầu này cách xa bến bắc cũ cả mấy cây số đi về hướng Long Xuyên, cư dân muốn đi chợ Châu Đốc phải đến Bến Châu Giang-Đình Châu Phú hay phải đi vòng mấy cây số, qua cầu mới Châu Đốc-Tân Châu. Hy vọng thế nào cũng có những chiếc đò ngang, dù nhỏ hay lớn, đưa cư dân qua lại hai bên bờ sông nơi bến bắc cũ.

Mọi việc đổi thay. Con sông Bassac chạy ngang chợ Châu Đốc vẫn chảy, nhưng có lẽ không cuồn cuộn như ngày nào, vì nước bị ngăn chặn ở thượng nguồn, người cũ hầu hết đã ra đi, chiếc cầu mới khánh thành, chiếc bắc ngưng chạy...

Đò xưa không còn, nhưng sao tâm mình không bao giờ quên bến cũ.

Sydney, 02/05/2024

Bến Châu Giang Khiêm Cung

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0DpEKFRSFdnxrDq8Sx6fwJxZz9tzqzdX9KH7WKr6Wmv6buFn5HTiiCC2id6zHBesvl&id=100069202657322 Thất Sơn Châu Đốc 5 Tháng 5 · # BẾN CHÂU GIANG # MIÊN MAN NỖI NHỚ ## Khiêm Cung Bến Châu Giang, miên man nỗi nhớ khi được Nhà Văn Vũ Thất cho hay Lễ Khánh thành cây cầu Châu Đốc-Tân Châu. Gió đưa gió đẩy, thời niên thiếu, tôi đã có một năm gắn bó với Bến Châu Giang. Trong năm học 1949-1950, tôi đang học lớp Nhì do Thầy Lê Văn Vững dạy, Thầy và khoảng 30 giáo viên cùng trường bị bót lính kín Châu Đốc bắt giam vì bị tình nghi ủng hộ kháng chiến chống Pháp. Năm học trước, 1948-1949, tôi đã học lớp Ba cũng do Thầy Vững dạy. Có lẽ thấy tôi học chăm chỉ, Thầy thương, nên ngoài việc dạy học chữ, Thầy còn đặc biệt tập cho tôi viết và đọc diễn văn chúc mừng quý thầy cô cùng dạy chung trường được Thầy mời đến dự tiệc tất niên tại lớp. Cuối mỗi năm học, Thầy mở lớp dạy toán và Pháp văn miễn phí cho học trò của Thầy và con của quý thầy cô khác xin học thêm. Đặc biệt, Thầy bỏ tiền túi lên án thế vì khai sanh cho tôi và hai anh bạn khác cùng lớp, cả ba đứa đều thuộc diện từ thôn quê ra tỉnh học trễ, phải khai sụt tuổi mới được chấp nhận cho học. Trước tình thương bao la của Thầy, tôi kính thương Thầy như cha ruột. Tôi tự ý nghỉ học để mỗi ngày đem cơm do Thím nấu (Thầy dạy học trò gọi vợ Thầy là Thím) để Thầy dùng. Thầy nhắn tin ra, khuyên tôi đi học lại, tôi vẫn tiếp tục đem cơm cho Thầy để có dịp nhìn thấy Thầy qua cửa sổ của trại giam. Các bạn đồng học Lớp Nhì của tôi đã bắt đầu lên học Lớp Nhứt. Quý Thầy Cô được thả ra, sau mấy tháng bị giam cầm. Nghỉ học một thời gian, sanh ra chán nản, tôi không thiết tha với việc học chữ nữa, muốn đi học nghề thợ máy, cha tôi không cho, nói rằng nghề đó cực khổ lắm. Gặp lúc Dì Dượng tôi thầu được các bến đò Châu Phú-Cồn Tiên và Châu Phú-Châu Giang, tôi đi góp đò giùm cho Dì Dượng một năm. Đến đầu năm 1951, vụ thầu bến đò của Dì Dượng tôi đã mãn, lúc đó là giữa năm học 1950-1951, Thầy Vững mới gởi gắm tôi vào học lớp Nhứt của Thầy Đặng Văn Thuận, và trúng tuyển vào Lớp Đệ Thất. Đò Châu Giang có hai bến: bến Đình Châu Phú-Châu Giang và Bến bắc (Bến phà) Châu Đốc (chỗ Nhà thờ)-Châu Giang. Tôi lúc đó 15 tuổi, có mặt ở cả ba bến đò, có lúc ở bờ bên này chợ Châu Đốc, có lúc ở bờ bên kia, Cồn Tiên hay Châu Giang. Nói chung, dân tình Châu Giang rất hiền hòa. Đồng bào Chăm và Việt sống chung với nhau rất anh em. Người Chăm theo Đạo Hồi, không ăn thịt heo. Ở bến Châu Giang-Đình Châu Phú, có bến xe đò từ Châu Giang đi Tân Châu, rất nhộn nhịp. Hàng quán mua bán tấp nập. Tôi nhớ tại đó có một tiệm tạp hóa của người Hoa, mà cô con gái lớn có biệt tài gõ bàn toán Tàu bằng chân, tay gói hàng, chân gõ bàn toán, kết quả rất chuẩn xác. Đò có hai loại : đò chủ, tức là của chủ thầu, giá 50 xu một chuyến cho một người hay một chiếc xe đạp, học sinh được miễn phí; đò ngoài hay đò tư nhân, lệ phí cao hơn vì họ phải đóng lại cho chủ thầu 50 xu cho một người hay một chiếc xe đạp. Đò chủ lớn, chở được đông người, mặc y phục đủ màu sắc, nói chuyện ì xèo, vui nhộn lắm. Các cô lái đò tư nhân chèo xuồng tam bản ở phía sau lái bằng 2 cây chèo, bước tới bước lui nhẹ nhàng, uyển chuyển giống như đang vũ theo vũ điệu cha-cha-cha. Bến Bắc Châu Giang-Nhà Thờ Châu Đốc có một sắc thái riêng. Bên bờ Châu Giang tương đối vắng lặng hơn Bến Châu Giang-Đình Châu Phú, có một nhà thờ Hồi giáo khá tôn nghiêm. Ở bến này, có một chiếc bắc đưa xe hơi (ô-tô), người và xe đạp, xe gắn máy qua sông; người và xe gắn máy, xe đạp phải trả 50 xu cho chủ thầu đò, còn xe hơi, tôi không rõ chánh quyền có thu lệ phí ra sao. Cũng có đò chủ, lúc đó do Chú Bảy, người Chăm và chú Hai Cho chèo, không có đò tư nhân tại bến này. Nhóm công nhân của chiếc bắc khoảng năm sáu người, có Chú Lòng, Chú Trạch...và người cao tuổi nhứt là một ông già móm, có biệt danh là “Ông Hai Khối Tình”, là đầu đàn, nói toàn những chuyện tình ái lăng nhăng để chọc cười cả nhóm. Xe hơi ở bên này mà chiếc bắc đang đậu ở bên kia, tài xế bóp kèn xe inh ỏi để gọi bắc. Xe nhà binh hay xe của “dân cậu”, như Cậu Ba, Cậu Tư, Cậu Út có súng, luôn bắn 3 phát hay hàng loạt chỉ thiên, vừa để gọi đò, vừa thị oai cho bà-con lé con mắt. Có hai lần tôi gặp Ông Ba Cụt, tức là Đại Tá Lê Quang Vinh và đoàn tùy tùng qua bắc, ông đội bê-rê màu xanh lá cây đậm, người cao ráo nhưng thon thả. Tôi nghe người lớn nói cấp bậc Đại Tá là Tây phong cho ông, ông ra thỏa hiệp với Tây để lấy súng rồi trở vô bưng, ra vô mấy lần như vậy. Nhiều người ái mộ ông, tôn sùng ông là một anh hùng. Nghe nói ngày 05/05/2024, chiếc bắc Bến Châu Giang-Nhà thờ Châu Đốc ngưng hoạt động vì cây cầu Châu Đốc-Tân Châu đã khánh thành, sinh hoạt của cư dân địa phương nơi bến bắc này chắc chắn chịu ít nhiều ảnh hưởng, bến bờ đìu hiu, lặng lẽ. Cây cầu này cách xa bến bắc cũ cả mấy cây số đi về hướng Long Xuyên, cư dân muốn đi chợ Châu Đốc phải đến Bến Châu Giang-Đình Châu Phú hay phải đi vòng mấy cây số, qua cầu mới Châu Đốc-Tân Châu. Hy vọng thế nào cũng có những chiếc đò ngang, dù nhỏ hay lớn, đưa cư dân qua lại hai bên bờ sông nơi bến bắc cũ. Mọi việc đổi thay. Con sông Bassac chạy ngang chợ Châu Đốc vẫn chảy, nhưng có lẽ không cuồn cuộn như ngày nào, vì nước bị ngăn chặn ở thượng nguồn, người cũ hầu hết đã ra đi, chiếc cầu mới khánh thành, chiếc bắc ngưng chạy... Đò xưa không còn, nhưng sao tâm mình không bao giờ quên bến cũ. Sydney, 02/05/2024 ![Bến Châu Giang Khiêm Cung](https://scontent.fsgn19-1.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/441464319_752126350437447_8050056874307928274_n.jpg?stp=dst-jpg_s720x720&_nc_cat=101&ccb=1-7&_nc_sid=127cfc&_nc_ohc=cUDKSxPqDkUQ7kNvgEAdTbN&_nc_ht=scontent.fsgn19-1.fna&oh=00_AYCCi_-YSwdEeHSvoAbXaT4hBBr8qG35DvuN7zYkbdAKeg&oe=66874D29)
128
20
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp