Trạng thái
Lịch Sử

Trần Nhật Vĩnh

Trần Nhật Vĩnh

Trần Nhật Vĩnh (chữ Hán: 陳日永[1]) là một vị quan dưới triều nhà Nguyễn. Ông làm quan từ đời vua Gia Long đến Minh Mạng thì bị kết tội tử do tham nhũng.

Thân thế và sự nghiệp

Theo sử liệu triều Nguyễn

Không rõ năm sinh và quê quán của Trần Nhật Vĩnh.

Năm Gia Long năm thứ 18 (1819), tháng 5, triều đình lấy Tri phủ Quốc Oai là Trần Nhật Vĩnh làm Hình bộ Thiêm sự sung biện Hình tào Bắc Thành. Cùng năm, triều đinh lại cho Thiêm sự Hình bộ là Trần Nhật Vĩnh làm Tham hiệp Thanh Hoa.

Năm Minh Mạng thứ nhất (1820), triều đình cử Lê Văn Duyệt vào nhậm chức Tổng trấn Gia Định Thành (lần 2)[10]. Lê Văn Duyệt được mang theo những thuộc hạ của hai cơ Thanh Thuận và An Thuận, được tùy nghi sắp đặt. Đồng thời Tham hiệp Thanh Hoa là Trần Nhật Vĩnh đang làm Thiêm sự Hình bộ, cũng được theo vào thành Gia Định làm việc từ chương[10]. Chứng tỏ Trần Nhật Vĩnh có mối qua hệ rất mật thiết với Lê Văn Duyệt.

Năm 1821, Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt uỷ cho Thiêm sự Trần Nhật Vĩnh vào yết kiến.

Vua nhân nói: “Người Chân Lạp hẳn đã sợ uy mộ đức chưa”? Vĩnh đáp: “Sợ uy thì có, còn mộ đức thì chưa dám chắc”.

Cùng năm, triều đình sai Thiêm sự Trần Nhật Vĩnh quyền lĩnh việc tào ở Gia Định Thành.

Năm 1822, Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt sai Trần Nhật Vĩnh về kinh đô tâu việc Chân Lạp. Cùng năm, triều đình lấy Thiêm sự Hình bộ biện lý Hình tào thành Gia Định là Trần Nhật Vĩnh làm Ký lục Vĩnh Thanh. Sau đó, triều đình lại sai Ký lục Vĩnh Thanh là Trần Nhật Vĩnh lấy bản chức theo làm việc ở thành Gia Định.

Dù triều đình sai Trần Nhật Vĩnh đi trấn Vĩnh Thanh nhận chức Ký lục, Tổng trấn Lê Văn Duyệt vẫn xin cho Trần Nhật Vĩnh được ở lại thành Gia Định làm việc từ xa. Đây bị xem là một tội trong Vụ án Lê Văn Duyệt sau này.

Năm 1823, Tổng trấn Lê Văn Duyệt về kinh, cùng thời gian, thị vệ Trần Văn Tình từ Gia Định về kinh ngầm báo cáo tội trạng của Trần Nhật Vĩnh, thuộc hạ thân cận của Lê Văn Duyệt. Lê Văn Duyệt sau khi biết tin, vào chầu, đòi chém Trần Văn Tình nếu không sẽ trả ấn và từ chức Tổng trấn.[9]

Năm 1824, triều đình lấy Ký lục Trần Nhật Vĩnh lĩnh Công tào vẫn kiêm làm việc giấy tờ. Cho dựng công thự cho Công tào Gia Định. Công tào Gia Định trước lệ theo hai tào Binh Hình kiêm lĩnh, đến nay mới đặt chuyên viên coi tào, nên sai thành thần dựng công thự để lấy chỗ làm việc.

Cùng năm, triều đình lấy Ký lục lĩnh Công tào thành Gia Định là Trần Nhật Vĩnh thự Tham tri Công bộ, vẫn lĩnh Công tào kiêm làm việc giấy tờ ở thành Gia Định.

Năm 1825, vua Minh Mạng ban tặng lễ vật mừng năm mới cho Tổng trấn Lê Văn Duyệt, các quan văn võ như Trương Tấn Bửu, Nguyễn Văn Thuỵ, Nguyễn Xuân Thục, Trần Nhật Vĩnh đều được dự.

Tháng 3 cùng năm, triều đình cho Trần Nhật Vĩnh làm Hữu Tham tri Hộ bộ vẫn lĩnh Hộ tào kiêm Công tào thành Gia Định và việc từ chương ở thành.

Năm 1827, Tổng trấn Gia Định Thành là Lê Văn Duyệt phải về kinh đô Huế chầu, Thống chế quản lý biền binh thành Gia Định là Nguyễn Văn Tuyên nắm quyền giữ ấn triện thành Gia Định, các Tào trưởng Trần Nhật Vĩnh, Hoàng Văn Diễn, Trịnh Xuân Trạm hội đồng giúp làm việc thành.

Năm 1828, tháng 3, triều đình triệu Tả Tham tri Hộ bộ lĩnh Hộ tào kiêm Công tào thành Gia Định là Trần Nhật Vĩnh về Kinh.

Cùng năm, tháng 5, triều đình lấy Tả Tham tri Hộ bộ là Trần Nhật Vĩnh lĩnh Hộ tào Bắc Thành kiêm lý Đê chính, uỷ riêng cho Trần Nhật Vĩnh hội với trấn thần sở tại thân đốc các phủ huyện bồi đắp đê điều.

Tả Tham tri Hộ bộ lĩnh Hộ tào Bắc Thành là Trần Nhật Vĩnh có tội phải hạ ngục.[10]

Vĩnh trước ở Gia Định, được Tổng trấn Lê Văn Duyệt tin dùng, cậy thế ăn của đút, thậm chí cướp vợ người, dỡ nhà, chiếm đoạt tài sản của người, người ta sợ nó tàn ngược không dám phát giác. Vĩnh đi nơi khác chưa đầy một tháng, nhân dân nộp đơn kiện rất nhiều. Duyệt thụ lý tất cả, già trẻ ai cũng reo mừng[11]. Duyệt đem việc tham tâu lên, giải Vĩnh về để đối chất, xin phái quan Kinh về hội xét. Lại làm tờ tâu nhận tội mình tin dùng phải người bậy, xin giao bộ nghị xử.

Vua bảo bầy tôi rằng: "Duyệt trung thành có thừa, mà thiếu sáng suốt, đã vì kẻ gian lừa phỉnh đem lòng tin cậy thì vua cha ở trên đã nhắc bảo cũng vẫn mê không biết, nữa là liêu thuộc, có ai sửa chữa cho được. Đến lúc biết là lầm, hối không kịp nữa. Trần Nhật Vĩnh xuất thân hèn mọn, không dự khoa cử. Triều đình đã dùng làm đến chức này, mà dám luông tuồng làm bậy, tham lam bẩn thỉu, tội ác đầy rẫy, giá có trăm miệng cũng không thể cãi mà che giấu được, cần gì phải giải về để việc dằng dai ra. Tào thần nhiều người, tự trẫm chọn dùng, lẽ nào lại tự vì kẻ có tội tự chuốc tội lỗi, cần gì phải đợi phái quan Kinh". Bèn sai Lê Văn Duyệt đốc đồng các tào xét rõ rồi tâu lên. Lập tức phái Chủ sự Hình bộ cùng Cai đội Cẩm y mỗi chức một người đến Bắc Thành, tuyên chỉ cách chức Vĩnh, bắt trói đem về Kinh đợi tội.

Vua dụ Lê Văn Duyệt rằng: "Trước kia khanh nghe lầm tà thuyết của Trần Nhật Vĩnh, nhiều việc sai bậy, những chương sớ tâu lên có nhiều điều không hợp, trẫm nghĩ công lao ngày trước của khanh mà không trách mắng. Nay khanh đã đến lúc bóng dâu buổi chiều còn biết hối lỗi trước, đem Trần Nhật Vĩnh nghiêm tham trừng trị và tâu xin nhận tội, tình từ thống thiết, trẫm đã thấu hết lòng khanh. Có lỗi mà biết đổi, thánh nhân còn tha, nữa là trẫm đối với khanh à. Việc khanh xin nghị xử thì gia ân miễn cho. Vậy ban dụ này ân cần chỉ bảo cho được yên lòng. Từ nay về sau khanh nên càng kính giữ đạo làm tôi, hết lòng công trung, chọn người mà dùng, chọn lời mà theo, không nóng nẩy làm bậy, không riêng nghe một người, để giữ trọn lời khen, tiếng tốt, như thế mới xứng được lòng tốt của trẫm bảo toàn công thần đến vô cùng". Dụ đến nơi, Duyệt khôn xiết mừng sợ, dâng biểu tạ ơn.

Năm 1829, tháng 1, viên quan bị cách chức là Trần Nhật Vĩnh, trước vì dâm ô, tham nhũng bị dân Gia Định tố cáo đến hơn 30 khoản. Giao cho thành thần xét rõ ràng để tâu lên. Đến nay án đệ lên bộ Hình bàn lại, xin chém ngay.

Vua bảo bầy tôi rằng: “Tội Vĩnh nặng quá pháp luật, xử chết cũng chưa đủ tội. Đáng lý giao về thành mà chém để tạ nhân dân. Nhưng vì đường xa cách trở, hoặc xảy ra việc gì, nên chém ngay ở nơi Đông thị (chợ Đông ở Kinh đô), rồi đưa đầu đến Gia Định để bêu. Hữu ty tịch biên nhà hắn được hơn 128.000 quan. Trấn thủ Phiên An là Phạm Văn Châu, nguyên Cai bạ là Nguyễn Bá Uông, Thiêm sự quyền nhiếp Hiệp trấn là Ngô Đức Chính, đều vì liên can bị cách chức.[10]

Theo sử liệu nước ngoài

Gibson, sứ giả của vương quốc Ava, đã tiếp xúc với Trần Nhật Vĩnh và có ghi chép lại một số chi tiết trong nhật ký của mình.

Trong nhật ký của Gibson, Trần Nhật Vĩnh được nhắc đến qua tên gọi Ong-tan-hip hoặc Ong-tan-Hiep [Ông Tham Hiệp, gọi theo chức vụ Tham Hiệp Thanh Hoa của Trần Nhật Vĩnh], có chức vụ là Thư ký của quan Tổng trấn và được Lê Văn Duyệt yêu thích.

Ong-tan-Hiep được quan Tổng trấn nuôi nấng từ thuở còn thơ ấu.[13] Ong-tan-Hiep là kẻ có tham vọng, năng lực và nóng nảy. Ong-tan-Hiep bị tất cả quan viên thù ghét, mặc cho Ong-tan-Hiep là kẻ giàu có và quyền lực. Các vị quan có cấp bậc cao hơn Ong-tan-Hiep, khi đến nhà Ong-tan-Hiep vẫn phải đứng chờ ngoài cửa. Không ngày nào mà không có người mang quà cáp sang nhà biếu Ong-tan-Hiep. Sau đó Ong-tan-Hiep lấy số quà đó đem qua cửa hàng của mình ở kế bên, cũng gần chợ, để bán lại.

Gibson thuật lại một mẩu chuyện về Ong-tan-Hiep.

Ngày 23 tháng 11 năm 1823, ... xảy ra vụ bắt giữ Ong-Quan-Tabaonhy và vợ, đó là kết quả từ âm mưu của Ong-Tan-Hiep, viên Thư ký yêu thích của quan Tổng trấn... Nguyên nhân thù ghét giữ Ong-tan-Hiep và Ong-Quan-Tabaonhy là do: Ban đầu, Ong-Quan-Tabaonhy bỏ ra một số tiền lớn để có thể cưới một bà góa phụ xinh đẹp, khi ông ta cạn tiền và sắp thành công thì ông Thư ký nhảy vào. Ông Thư ký trẻ hơn, đẹp trai hơn Ong-Quan-Tabaonhy, lại được quan Tổng trấn yêu thích nên bà góa phụ đổi ý và không chịu lấy Ong-Quan-Tabaonhy nữa. Hai ông quan từ đó không bao giờ là bạn nữa và tìm cách hại nhau khi có thể. Ông Thư ký sau đó phát hiện ra Ong-Quan-Tabaonhy ăn chặn tiền lương của công nhân đào kênh Hà Tiên. (Kết quả là vợ chồng ông này bị bắt.) Một ngày nọ, người vợ lẽ của Ong-Quan-Tabaonhy tên Che-day gặp và nói chuyện với ông Thư ký ngoài đường lộ. Bà này xin được đến nhà ông Thư ký bàn chuyện và ông này đồng ý. Một buổi tối lúc 8 giờ, bà này đến nhà ông Thư ký và xin nói chuyện riêng hai người trong phòng để bà này cầu xin chuyện thả chồng bà ta ra. Một lúc sau, cả nhà nghe tiếng "hiếp dâm" và "giết người". Khi mọi người đến nơi, bà này cáo buộc bị ông Thư ký cưỡng hiếp khi đang cố xin thả chồng ra. Sau đó bà ấy chạy ra ngoài đường và la hét tiếp, bà ấy cũng cho mọi người thấy lọn tóc mình cắt được từ ông Thư ký. Buổi sáng hôm sau, bà này đến chỗ quan Tổng trấn kêu oan và trưng lọn tóc ra làm chứng. Biết rằng tội gian dâm sẽ bị xử chết, quan Tổng trấn xem xét và thấy rằng vụ việc này là là âm mưu của bà vợ lẽ và chồng nhằm mưu hại ông Thư ký nên hạ lệnh phạt bà ấy 100 roi. Bà vợ lẽ này chắc chưa tới 20 tuổi.

Nhận định

Trần Nhật Vĩnh là nhân vật thường được nhắc đến khi liệt kê về các vụ án tham nhũng thời Minh Mạng hoặc nhà Nguyễn.[2][3][4][5][6][7][8]

Theo lời vua Minh Mạng thì "Trần Nhật Vĩnh xuất thân hèn mọn, không dự khoa cử..."[10]. Chắc chắn có sự chiếu cố rất lớn từ Lê Văn Duyệt nên Trần Nhật Vĩnh mới có thể từ chức vụ tri phủ ở Quốc Oai, vào Thanh Hoa nhận chức tham hiệp. Rồi 1 năm sau (1820), khi Lê Văn Duyệt vào Gia Định Thành làm Tổng trấn, Vĩnh lại được cho gọi theo vào phụ việc. Các công việc ngoại giao hay về kinh đô báo cáo, Vĩnh đều nắm lãnh[10]. Khi triều đình sai Vĩnh đi trấn Vĩnh Thanh nhận chức ký lục, Lê Văn Duyệt lại xin cho Vĩnh được ở lại Gia Định mà vẫn kiêm nhiệm chức vụ cả hai nơi.[10]

Trần Nhật Vĩnh gây thù với người khác, bị bắt quả tang (hoặc bị gài bẫy) việc hiếp dâm, giết người với bằng chứng rõ ràng. Thế nhưng khi đem ra cho Lê Văn Duyệt xét xử, với bằng chứng và sự tình hợp lý, thì người đi kiện bị buộc tội vu cáo và bị đánh đòn. Trong khi Lê Văn Duyệt nổi tiếng là hay xử chém người khác không cần xét xử, chỉ cần nghe tin hoặc có tấu trạng về họ là thi hành[12]. Trần Văn Tình từ Gia Định về kinh đô tố cáo Vĩnh, Lê Văn Duyệt lại làm áp lực với triều đình, ép phải chém Tình vì tội vu cáo.[10] Triều đình muốn xét xử Trần Nhật Vĩnh nên phải điều Vĩnh về kinh rồi phái đi Bắc Thành, sau đó cho viên trung sứ bí mật đi điều tra và thu nhận đơn tố cáo Vĩnh ở Gia Định mang về kinh. Lê Văn Duyệt ban đầu không hay biết, khi sự việc bị phanh phui thì đành phải tự làm đơn tố cáo Vĩnh và tố mình dùng sai người. Lê Văn Duyệt vẫn còn ý muốn cứu Vĩnh nên xin cho giải Vĩnh về Gia Định và mời quan ở kinh đô về cùng đối chất. Minh Mạng từ chối: "giá có trăm miệng cũng không thể cãi mà che giấu được, cần gì phải giải về để việc dằng dai ra".[9]

Sách tham khảo

Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (toàn tập). Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 2007.
Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện (toàn tập). Nhà Xuất Bản Thuận Hóa.
John Crawfurd (1828): Journal of an embassy from the Governor-General of India to the courts of Siam and Cochin-China: exhibiting a view of the actual state of those kingdoms. SOUTHEAST ASIA VISIONS, Cornell University Library’s John M. Echols Collection.
Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, bản in năm 1971. In lần thứ nhất của Trung tâm học liệu của Bộ giáo dục.
Nguyễn Khắc Thuần, Việt sử giai thoại (Tập 8). Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.

Xem thêm

Lê Văn Duyệt
Lê Văn Khôi
John Crawfurd
Gibson (sứ giả Miến Điện)

Trần Nhật Vĩnh Trần Nhật Vĩnh (chữ Hán: 陳日永[1]) là một vị quan dưới triều nhà Nguyễn. Ông làm quan từ đời vua Gia Long đến Minh Mạng thì bị kết tội tử do tham nhũng. ## Thân thế và sự nghiệp ### Theo sử liệu triều Nguyễn Không rõ năm sinh và quê quán của Trần Nhật Vĩnh. Năm Gia Long năm thứ 18 (1819), tháng 5, triều đình lấy Tri phủ Quốc Oai là Trần Nhật Vĩnh làm Hình bộ Thiêm sự sung biện Hình tào Bắc Thành. Cùng năm, triều đinh lại cho Thiêm sự Hình bộ là Trần Nhật Vĩnh làm Tham hiệp Thanh Hoa. Năm Minh Mạng thứ nhất (1820), triều đình cử Lê Văn Duyệt vào nhậm chức Tổng trấn Gia Định Thành (lần 2)[10]. Lê Văn Duyệt được mang theo những thuộc hạ của hai cơ Thanh Thuận và An Thuận, được tùy nghi sắp đặt. Đồng thời Tham hiệp Thanh Hoa là Trần Nhật Vĩnh đang làm Thiêm sự Hình bộ, cũng được theo vào thành Gia Định làm việc từ chương[10]. Chứng tỏ Trần Nhật Vĩnh có mối qua hệ rất mật thiết với Lê Văn Duyệt. Năm 1821, Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt uỷ cho Thiêm sự Trần Nhật Vĩnh vào yết kiến. Vua nhân nói: “Người Chân Lạp hẳn đã sợ uy mộ đức chưa”? Vĩnh đáp: “Sợ uy thì có, còn mộ đức thì chưa dám chắc”. Cùng năm, triều đình sai Thiêm sự Trần Nhật Vĩnh quyền lĩnh việc tào ở Gia Định Thành. Năm 1822, Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt sai Trần Nhật Vĩnh về kinh đô tâu việc Chân Lạp. Cùng năm, triều đình lấy Thiêm sự Hình bộ biện lý Hình tào thành Gia Định là Trần Nhật Vĩnh làm Ký lục Vĩnh Thanh. Sau đó, triều đình lại sai Ký lục Vĩnh Thanh là Trần Nhật Vĩnh lấy bản chức theo làm việc ở thành Gia Định. Dù triều đình sai Trần Nhật Vĩnh đi trấn Vĩnh Thanh nhận chức Ký lục, Tổng trấn Lê Văn Duyệt vẫn xin cho Trần Nhật Vĩnh được ở lại thành Gia Định làm việc từ xa. Đây bị xem là một tội trong Vụ án Lê Văn Duyệt sau này. Năm 1823, Tổng trấn Lê Văn Duyệt về kinh, cùng thời gian, thị vệ Trần Văn Tình từ Gia Định về kinh ngầm báo cáo tội trạng của Trần Nhật Vĩnh, thuộc hạ thân cận của Lê Văn Duyệt. Lê Văn Duyệt sau khi biết tin, vào chầu, đòi chém Trần Văn Tình nếu không sẽ trả ấn và từ chức Tổng trấn.[9] Năm 1824, triều đình lấy Ký lục Trần Nhật Vĩnh lĩnh Công tào vẫn kiêm làm việc giấy tờ. Cho dựng công thự cho Công tào Gia Định. Công tào Gia Định trước lệ theo hai tào Binh Hình kiêm lĩnh, đến nay mới đặt chuyên viên coi tào, nên sai thành thần dựng công thự để lấy chỗ làm việc. Cùng năm, triều đình lấy Ký lục lĩnh Công tào thành Gia Định là Trần Nhật Vĩnh thự Tham tri Công bộ, vẫn lĩnh Công tào kiêm làm việc giấy tờ ở thành Gia Định. Năm 1825, vua Minh Mạng ban tặng lễ vật mừng năm mới cho Tổng trấn Lê Văn Duyệt, các quan văn võ như Trương Tấn Bửu, Nguyễn Văn Thuỵ, Nguyễn Xuân Thục, Trần Nhật Vĩnh đều được dự. Tháng 3 cùng năm, triều đình cho Trần Nhật Vĩnh làm Hữu Tham tri Hộ bộ vẫn lĩnh Hộ tào kiêm Công tào thành Gia Định và việc từ chương ở thành. Năm 1827, Tổng trấn Gia Định Thành là Lê Văn Duyệt phải về kinh đô Huế chầu, Thống chế quản lý biền binh thành Gia Định là Nguyễn Văn Tuyên nắm quyền giữ ấn triện thành Gia Định, các Tào trưởng Trần Nhật Vĩnh, Hoàng Văn Diễn, Trịnh Xuân Trạm hội đồng giúp làm việc thành. Năm 1828, tháng 3, triều đình triệu Tả Tham tri Hộ bộ lĩnh Hộ tào kiêm Công tào thành Gia Định là Trần Nhật Vĩnh về Kinh. Cùng năm, tháng 5, triều đình lấy Tả Tham tri Hộ bộ là Trần Nhật Vĩnh lĩnh Hộ tào Bắc Thành kiêm lý Đê chính, uỷ riêng cho Trần Nhật Vĩnh hội với trấn thần sở tại thân đốc các phủ huyện bồi đắp đê điều. Tả Tham tri Hộ bộ lĩnh Hộ tào Bắc Thành là Trần Nhật Vĩnh có tội phải hạ ngục.[10] Vĩnh trước ở Gia Định, được Tổng trấn Lê Văn Duyệt tin dùng, cậy thế ăn của đút, thậm chí cướp vợ người, dỡ nhà, chiếm đoạt tài sản của người, người ta sợ nó tàn ngược không dám phát giác. Vĩnh đi nơi khác chưa đầy một tháng, nhân dân nộp đơn kiện rất nhiều. Duyệt thụ lý tất cả, già trẻ ai cũng reo mừng[11]. Duyệt đem việc tham tâu lên, giải Vĩnh về để đối chất, xin phái quan Kinh về hội xét. Lại làm tờ tâu nhận tội mình tin dùng phải người bậy, xin giao bộ nghị xử. Vua bảo bầy tôi rằng: "Duyệt trung thành có thừa, mà thiếu sáng suốt, đã vì kẻ gian lừa phỉnh đem lòng tin cậy thì vua cha ở trên đã nhắc bảo cũng vẫn mê không biết, nữa là liêu thuộc, có ai sửa chữa cho được. Đến lúc biết là lầm, hối không kịp nữa. Trần Nhật Vĩnh xuất thân hèn mọn, không dự khoa cử. Triều đình đã dùng làm đến chức này, mà dám luông tuồng làm bậy, tham lam bẩn thỉu, tội ác đầy rẫy, giá có trăm miệng cũng không thể cãi mà che giấu được, cần gì phải giải về để việc dằng dai ra. Tào thần nhiều người, tự trẫm chọn dùng, lẽ nào lại tự vì kẻ có tội tự chuốc tội lỗi, cần gì phải đợi phái quan Kinh". Bèn sai Lê Văn Duyệt đốc đồng các tào xét rõ rồi tâu lên. Lập tức phái Chủ sự Hình bộ cùng Cai đội Cẩm y mỗi chức một người đến Bắc Thành, tuyên chỉ cách chức Vĩnh, bắt trói đem về Kinh đợi tội. Vua dụ Lê Văn Duyệt rằng: "Trước kia khanh nghe lầm tà thuyết của Trần Nhật Vĩnh, nhiều việc sai bậy, những chương sớ tâu lên có nhiều điều không hợp, trẫm nghĩ công lao ngày trước của khanh mà không trách mắng. Nay khanh đã đến lúc bóng dâu buổi chiều còn biết hối lỗi trước, đem Trần Nhật Vĩnh nghiêm tham trừng trị và tâu xin nhận tội, tình từ thống thiết, trẫm đã thấu hết lòng khanh. Có lỗi mà biết đổi, thánh nhân còn tha, nữa là trẫm đối với khanh à. Việc khanh xin nghị xử thì gia ân miễn cho. Vậy ban dụ này ân cần chỉ bảo cho được yên lòng. Từ nay về sau khanh nên càng kính giữ đạo làm tôi, hết lòng công trung, chọn người mà dùng, chọn lời mà theo, không nóng nẩy làm bậy, không riêng nghe một người, để giữ trọn lời khen, tiếng tốt, như thế mới xứng được lòng tốt của trẫm bảo toàn công thần đến vô cùng". Dụ đến nơi, Duyệt khôn xiết mừng sợ, dâng biểu tạ ơn. Năm 1829, tháng 1, viên quan bị cách chức là Trần Nhật Vĩnh, trước vì dâm ô, tham nhũng bị dân Gia Định tố cáo đến hơn 30 khoản. Giao cho thành thần xét rõ ràng để tâu lên. Đến nay án đệ lên bộ Hình bàn lại, xin chém ngay. Vua bảo bầy tôi rằng: “Tội Vĩnh nặng quá pháp luật, xử chết cũng chưa đủ tội. Đáng lý giao về thành mà chém để tạ nhân dân. Nhưng vì đường xa cách trở, hoặc xảy ra việc gì, nên chém ngay ở nơi Đông thị (chợ Đông ở Kinh đô), rồi đưa đầu đến Gia Định để bêu. Hữu ty tịch biên nhà hắn được hơn 128.000 quan. Trấn thủ Phiên An là Phạm Văn Châu, nguyên Cai bạ là Nguyễn Bá Uông, Thiêm sự quyền nhiếp Hiệp trấn là Ngô Đức Chính, đều vì liên can bị cách chức.[10] ### Theo sử liệu nước ngoài Gibson, sứ giả của vương quốc Ava, đã tiếp xúc với Trần Nhật Vĩnh và có ghi chép lại một số chi tiết trong nhật ký của mình. Trong nhật ký của Gibson, Trần Nhật Vĩnh được nhắc đến qua tên gọi Ong-tan-hip hoặc Ong-tan-Hiep [Ông Tham Hiệp, gọi theo chức vụ Tham Hiệp Thanh Hoa của Trần Nhật Vĩnh], có chức vụ là Thư ký của quan Tổng trấn và được Lê Văn Duyệt yêu thích. Ong-tan-Hiep được quan Tổng trấn nuôi nấng từ thuở còn thơ ấu.[13] Ong-tan-Hiep là kẻ có tham vọng, năng lực và nóng nảy. Ong-tan-Hiep bị tất cả quan viên thù ghét, mặc cho Ong-tan-Hiep là kẻ giàu có và quyền lực. Các vị quan có cấp bậc cao hơn Ong-tan-Hiep, khi đến nhà Ong-tan-Hiep vẫn phải đứng chờ ngoài cửa. Không ngày nào mà không có người mang quà cáp sang nhà biếu Ong-tan-Hiep. Sau đó Ong-tan-Hiep lấy số quà đó đem qua cửa hàng của mình ở kế bên, cũng gần chợ, để bán lại. Gibson thuật lại một mẩu chuyện về Ong-tan-Hiep. Ngày 23 tháng 11 năm 1823, ... xảy ra vụ bắt giữ Ong-Quan-Tabaonhy và vợ, đó là kết quả từ âm mưu của Ong-Tan-Hiep, viên Thư ký yêu thích của quan Tổng trấn... Nguyên nhân thù ghét giữ Ong-tan-Hiep và Ong-Quan-Tabaonhy là do: Ban đầu, Ong-Quan-Tabaonhy bỏ ra một số tiền lớn để có thể cưới một bà góa phụ xinh đẹp, khi ông ta cạn tiền và sắp thành công thì ông Thư ký nhảy vào. Ông Thư ký trẻ hơn, đẹp trai hơn Ong-Quan-Tabaonhy, lại được quan Tổng trấn yêu thích nên bà góa phụ đổi ý và không chịu lấy Ong-Quan-Tabaonhy nữa. Hai ông quan từ đó không bao giờ là bạn nữa và tìm cách hại nhau khi có thể. Ông Thư ký sau đó phát hiện ra Ong-Quan-Tabaonhy ăn chặn tiền lương của công nhân đào kênh Hà Tiên. (Kết quả là vợ chồng ông này bị bắt.) Một ngày nọ, người vợ lẽ của Ong-Quan-Tabaonhy tên Che-day gặp và nói chuyện với ông Thư ký ngoài đường lộ. Bà này xin được đến nhà ông Thư ký bàn chuyện và ông này đồng ý. Một buổi tối lúc 8 giờ, bà này đến nhà ông Thư ký và xin nói chuyện riêng hai người trong phòng để bà này cầu xin chuyện thả chồng bà ta ra. Một lúc sau, cả nhà nghe tiếng "hiếp dâm" và "giết người". Khi mọi người đến nơi, bà này cáo buộc bị ông Thư ký cưỡng hiếp khi đang cố xin thả chồng ra. Sau đó bà ấy chạy ra ngoài đường và la hét tiếp, bà ấy cũng cho mọi người thấy lọn tóc mình cắt được từ ông Thư ký. Buổi sáng hôm sau, bà này đến chỗ quan Tổng trấn kêu oan và trưng lọn tóc ra làm chứng. Biết rằng tội gian dâm sẽ bị xử chết, quan Tổng trấn xem xét và thấy rằng vụ việc này là là âm mưu của bà vợ lẽ và chồng nhằm mưu hại ông Thư ký nên hạ lệnh phạt bà ấy 100 roi. Bà vợ lẽ này chắc chưa tới 20 tuổi. ### Nhận định Trần Nhật Vĩnh là nhân vật thường được nhắc đến khi liệt kê về các vụ án tham nhũng thời Minh Mạng hoặc nhà Nguyễn.[2][3][4][5][6][7][8] Theo lời vua Minh Mạng thì "Trần Nhật Vĩnh xuất thân hèn mọn, không dự khoa cử..."[10]. Chắc chắn có sự chiếu cố rất lớn từ Lê Văn Duyệt nên Trần Nhật Vĩnh mới có thể từ chức vụ tri phủ ở Quốc Oai, vào Thanh Hoa nhận chức tham hiệp. Rồi 1 năm sau (1820), khi Lê Văn Duyệt vào Gia Định Thành làm Tổng trấn, Vĩnh lại được cho gọi theo vào phụ việc. Các công việc ngoại giao hay về kinh đô báo cáo, Vĩnh đều nắm lãnh[10]. Khi triều đình sai Vĩnh đi trấn Vĩnh Thanh nhận chức ký lục, Lê Văn Duyệt lại xin cho Vĩnh được ở lại Gia Định mà vẫn kiêm nhiệm chức vụ cả hai nơi.[10] Trần Nhật Vĩnh gây thù với người khác, bị bắt quả tang (hoặc bị gài bẫy) việc hiếp dâm, giết người với bằng chứng rõ ràng. Thế nhưng khi đem ra cho Lê Văn Duyệt xét xử, với bằng chứng và sự tình hợp lý, thì người đi kiện bị buộc tội vu cáo và bị đánh đòn. Trong khi Lê Văn Duyệt nổi tiếng là hay xử chém người khác không cần xét xử, chỉ cần nghe tin hoặc có tấu trạng về họ là thi hành[12]. Trần Văn Tình từ Gia Định về kinh đô tố cáo Vĩnh, Lê Văn Duyệt lại làm áp lực với triều đình, ép phải chém Tình vì tội vu cáo.[10] Triều đình muốn xét xử Trần Nhật Vĩnh nên phải điều Vĩnh về kinh rồi phái đi Bắc Thành, sau đó cho viên trung sứ bí mật đi điều tra và thu nhận đơn tố cáo Vĩnh ở Gia Định mang về kinh. Lê Văn Duyệt ban đầu không hay biết, khi sự việc bị phanh phui thì đành phải tự làm đơn tố cáo Vĩnh và tố mình dùng sai người. Lê Văn Duyệt vẫn còn ý muốn cứu Vĩnh nên xin cho giải Vĩnh về Gia Định và mời quan ở kinh đô về cùng đối chất. Minh Mạng từ chối: "giá có trăm miệng cũng không thể cãi mà che giấu được, cần gì phải giải về để việc dằng dai ra".[9] ## Sách tham khảo Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (toàn tập). Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 2007. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện (toàn tập). Nhà Xuất Bản Thuận Hóa. John Crawfurd (1828): Journal of an embassy from the Governor-General of India to the courts of Siam and Cochin-China: exhibiting a view of the actual state of those kingdoms. SOUTHEAST ASIA VISIONS, Cornell University Library’s John M. Echols Collection. Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, bản in năm 1971. In lần thứ nhất của Trung tâm học liệu của Bộ giáo dục. Nguyễn Khắc Thuần, Việt sử giai thoại (Tập 8). Nhà xuất bản Giáo dục, 1999. ## Xem thêm Lê Văn Duyệt Lê Văn Khôi John Crawfurd Gibson (sứ giả Miến Điện)
edited Aug 4 lúc 4:16 pm

Vua Minh Mạng và những vụ xử án hối lộ lớn

Thứ Hai, 12/06/2023, 20:49

Luật hình nước ta thời nào cũng đều nghiêm trị các hành vi hối lộ. Các bộ luật hình sự của triều Lê, triều Nguyễn như Luật Hồng Đức, Luật Gia Long đều xử đến mức giảo (treo cổ) hay trảm (xử chém) với những hành vi nhận hối lộ nghiêm trọng.

Như trong “Quốc triều hình luật” (hay còn gọi là Luật Hồng Đức hay “Lê triều hình luật”) thời Lê sơ, Điều 138 có quy định: Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan tiền thì xử tội biếm hay bãi chức, từ 10 đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu (đày đi xa), từ 20 quan trở lên thì xử tội chém.

https://img.cand.com.vn/resize/800x800/NewFiles/Images/2023/06/12/1-1686541825721.jpg
Một phiên xử án thời xưa. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Bộ hình luật triều Nguyễn, “Hoàng Việt luật lệ”, hay còn gọi là Luật Gia Long cũng có tới 9 điều về các tội hối lộ (từ Điều 312 đến 320). Điều luật về quan lại phạm tội ăn đút lót ghi rằng: “Người có ăn lương nhà nước (người được lương mỗi tháng 1 thạch trở lên) lạm dụng luật pháp ăn đút lót của nhiều chủ, buộc tội chung nhận của người mắc tội mà xử cong luật quẹo pháp, nhận tiền của một người thì phạt trọn việc đó. Như nhận tiền của 10 người một lúc, việc đổ bể, tính chung một chỗ, xử trọn một tội. Còn tội phạm 2 việc trở lên, một chủ trước bị phát giác và xử tội, tội sau bị phát giác nhẹ hơn, cũng bị xử. Nhận từ 1 lượng (bạc) trở xuống phạt 70 trượng, 1 đến 5 lượng phạt 80 trượng, 10 lượng phạt 90 trượng, 10 đến 15 lượng phạt 100 trượng... 80 lượng đúng, phạt treo cổ”.

Luật Gia Long cũng xử những trường hợp các quan án nhận hối lộ nhưng xử án không lạm dụng luật pháp như sau: “Ăn đút lót của nhiều chủ, tính chung xử tội theo nửa số đó. Tuy có nhận tiền của người nhưng không xử cong quẹo, song nhận cùng lúc tiền của 10 chủ, việc đổ bể, tính gộp chung xử phân nửa tội, một chủ cũng xử phân nửa tội. 1 lượng trở xuống phạt 60 trượng, 1 lượng đến 10 lượng, phạt 70 trượng, 20 lượng phạt 80 trượng, 30 lượng phạt 90 trượng, 40 lượng phạt trăm trượng... 120 lượng trở lên treo cổ”.

Trong thời Vua Nguyễn Thánh Tổ (thường được gọi qua niên hiệu là Minh Mạng) trị vì, rất nhiều vụ hối lộ bị xử lý, trong đó có những viên quan đứng đầu các bộ, hay các trấn (sau này đổi thành tỉnh).

Điển hình như năm Minh Mạng thứ 9 (1828), viên Tả Tham tri Bộ Hộ, lĩnh Hộ tào Bắc Thành - chức vụ quản lý toàn bộ các vấn đề tài chính, ngân sách ở miền Bắc nước ta thời đó - là Trần Nhật Vĩnh, có tội phải hạ ngục.

Theo bộ sử triều Nguyễn “Đại Nam thực lục”, Trần Nhật Vĩnh trước ở Gia Định, được Tổng trấn Lê Văn Duyệt tin dùng, cậy thế ăn của đút, thậm chí cướp vợ người, dỡ nhà, chiếm đoạt tài sản của người, người ta sợ hắn tàn ngược không dám tố giác. Khi Vĩnh được chuyển đi nơi khác chưa đầy một tháng, nhân dân nộp đơn kiện rất nhiều. Lê Văn Duyệt thụ lý tất cả, khiến “già trẻ ai cũng reo mừng”. Lê Văn Duyệt đem việc tham nhũng của Vĩnh tâu lên, giải Vĩnh về để đối chất và xin vua phái quan từ kinh đô về hội xét, đồng thời ông cũng làm tờ tâu nhận tội mình tin dùng phải người bậy, xin giao bộ nghị xử.

Vua Minh Mạng phê rằng: "Duyệt trung thành có thừa, mà thiếu sáng suốt, đã vì kẻ gian lừa phỉnh, đem lòng tin cậy thì vua cha ở trên đã nhắc bảo cũng vẫn mê không biết, nữa là liêu thuộc, có ai sửa chữa cho được”. Sau đó, nhà vua lập tức phái Chủ sự Bộ Hình cùng Cai đội Cẩm y đem người đến Bắc Thành, tuyên chỉ cách chức Vĩnh, bắt trói đem về kinh đợi tội, đồng thời có dụ tha lỗi cho Lê Văn Duyệt vì tin dùng kẻ không xứng chức.

Sau đó, vua giao cho các quan Bắc Thành xét rõ ràng vụ án để tâu lên. Án này được đệ lên Bộ Hình bàn lại, Bộ Hình xét tội, xin chém ngay. Vua bảo bầy tôi rằng: “Tội Vĩnh nặng quá pháp luật, xử chết cũng chưa đủ tội. Đáng lý giao về thành mà chém để tạ tội với nhân dân. Nhưng, vì đường xa cách trở hoặc xảy ra việc gì, nên chém ngay ở chợ Đông ở kinh đô rồi đưa đầu đến Gia Định bêu”. Hữu ty tịch biên nhà Vĩnh được hơn 128.000 quan tiền. Đồng thời, Trấn thủ thành Phiên An là Phạm Văn Châu, nguyên Cai bạ là Nguyễn Bá Uông, Thiêm sự quyền nhiếp Hiệp trấn là Ngô Đức Chính, đều vì liên can với Vĩnh mà bị cách chức cả.

Ngoài ra, vụ án này còn dính líu tới nhiều viên quan khác, nên mùa xuân năm sau (1830), triều đình xét thấy viên Thượng thư Bộ Lại là Trần Lợi Trinh từng tư túi nhận giữ tài sản do Trần Nhật Vĩnh gửi, nên phải cách chức. Lợi Trinh sợ tội, phát bệnh cấp mà chết, vua nghĩ đến công lao ông ta trong việc đánh giặc năm trước, đặc ân giáng hàm Tham tri (tức từ cấp bộ trưởng giáng xuống cấp thứ trưởng) và chiếu phẩm trật này để cấp tiền tuất cho ông ta.

Cũng năm Minh Mạng thứ 10 (1829), hai viên quan đầu tỉnh Thanh Hóa vì nhận hối lộ ở mức 20 - 40 lạng bạc mà cũng bị xử tội rất nặng. Đó là viên Trấn thủ Thanh Hóa là Lê Văn Hiếu và Hiệp trấn là Đoàn Viết Nguyên (tương đương chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh ngày nay). Vụ án xuất phát từ việc trấn Thanh Hóa tổ chức đấu giá về thuế cửa quan và bến đò. Người lĩnh thầu tư túi hối lộ cho người thiếp của Lê Văn Hiếu 20 lạng bạc và người con của Đoàn Viết Nguyên 40 lạng bạc. Sau khi xong việc lại có quà tạ, bọn Hiếu đều nhận, chỉ một mình Tham hiệp Tôn Thất Lương từ chối, không nhận. Khi việc phát giác, vua sai Lang trung Nguyễn Văn Thắng, Thừa chỉ Trương Phúc Cương đi tra xét. Khi án thành, Bộ Hình xin xử Hiếu tội cách chức, Nguyên phải tội đồ (làm lao dịch trong quân đội).

Vua đặc ân giáng Hiếu từ cấp Nhị phẩm xuống mức Chánh thất phẩm thiên hộ, phát đi hiệu lực ở đài Điện Hải; Nguyên bị cách chức, phát đi hiệu lực ở Nghệ An. Còn Tôn Thất Lương do giữ liêm khiết, được vua xuống dụ khen ngợi thưởng cho sa và đoạn đều 3 cuốn nhỏ, lụa màu 10 tấm, để khuyến khích người làm quan thanh bạch.

Vua Minh Mạng cũng đặc biệt lưu ý các biện pháp để ngăn chặn lực lượng thị vệ (như cảnh sát của triều đình) ăn hối lộ và bẻ cong pháp luật. Mùa xuân năm Minh Mạng thứ 4 (1823), vua có chỉ rằng: “Từ nay thị vệ ra ngoài dám nhận quà cáp của người thì chiếu luật “bất uổng pháp” (tức là có ăn hối lộ của người, nhưng phân xử đúng đắn không trái phép), tình trạng xử phạt nặng hơn thêm 1 bậc. Nếu cưỡng bách và dọa nạt thì chiếu luật “uổng pháp” (tức ăn hối lộ mà xử đoán trái phép) để xử nặng hơn 1 bậc”.

Tháng Giêng năm Minh Mạng thứ 14 (1833), Thị vệ Hoàng Văn Tường và Lê Quang Chúng khi được sai đi công cán ở Gia Định, đã nhận ăn hối lộ do bọn gian thương ở thành này khấn khứa, rồi vì chúng mà xin việc. Việc ấy phát giác, vua bảo rằng: "Đối với bọn thị vệ từ trước đến giờ, ta vẫn nhiều lần răn bảo, thế mà lũ Hoàng Văn Tường còn dám tham lam, mắt không trông thấy pháp luật, tuy tang vật chưa đến tay, nhưng bẻ cong pháp luật mà xoay xỏa mưu toan, thật rất đáng ghét! Vậy, buộc phải trừng trị nghiêm ngặt để răn kẻ khác sau này”. Sau đó, Hoàng Văn Tường và Lê Quang Chúng đều xử tội giảo giam hậu, đợi đến sau mùa thu sẽ xử quyết.

Năm 1829, một viên quan cấp thứ trưởng là Thự tả Tham tri Bộ Hộ là Lý Văn Phức cũng bị bỏ ngục vì ăn hối lộ 100 lạng bạc của các nhà buôn ở Bắc Thành để xin hộ họ việc lĩnh trưng thuế cửa quan. Việc bị phát giác, giao xuống Bộ Hình tra xét. Đến khi án thành, vua nói: “Phức nhờ ơn nước, chức vị đến Tham tri. Sao không nghĩ giữ mình trong sạch, lại uổng pháp mà nhận hối lộ, làm việc mờ ám, mất lương tâm, tội là tự mình làm nên, bắt tội giảo giam hậu”. Lý Văn Phức sau được phái đi hiệu lực ở đường biển (tức làm công sai trên thuyền của nhà nước).

Một viên võ quan cao cấp vì ăn hối lộ cũng bị xử nặng, đó là viên Thống chế Kinh tượng (như tư lệnh lực lượng tượng binh) là Phạm Văn Điển vì ăn hối lộ mưu lợi riêng, bị lính các vệ kiện. Năm 1830, sự việc bị đem ra xử, vua hạ lệnh cách chức trước, tịch thu gia sản, giao Bộ Hình tra xét. Đến lúc án thành, Điển bị xử tội đồ. Vua Minh Mạng bảo Nội các rằng: "Phạm Văn Điển mình làm quan cao, không biết lo giữ mình trong sạch, vâng theo phép công, lại tham tang trái phép, lẽ ra phải trị nặng. Nhưng, ta nghĩ Điển năm xưa đánh giặc cũng có chút khó nhọc, vậy gia ơn miễn tội đồ, phát đi hiệu lực ở đài Trấn Hải. Gia sản đáng giá hơn 8.600 quan tiền, lấy một nửa sung công, còn một nửa trả lại để nuôi tuổi già”.

Một viên quan xuất thân khoa bảng là Án sát Hưng Yên, năm 1834 bị tố cáo ăn hối lộ, cũng bị cách chức. Vụ này, sử triều Nguyễn ghi nguyên là do Nguyễn Trữ nhẹ dạ nghe những kẻ lại dịch, bỏ bớt lời cung của một tội phạm. Việc này bị quyền lĩnh Tuần phủ Hưng Yên là Phan Bá Đạt nêu lên để tham hặc. Khi án dâng lên, vua giao Bộ Hình xét án. Bộ Hình tâu nên khép vào tội đồ. Vua thấy không có tang chứng ăn hối lộ, đặc cách cho đổi làm tội đánh 100 trượng, cách chức, phát vãng đi Cao Bằng làm lính, hiệu lực chuộc tội.

Khi đó, có viên Thị lang Nội các là Thân Văn Quyền tâu trước mặt vua rằng: “Trữ là tiến sĩ xuất thân, nhân tài đáng tiếc, xin cho giảm tội xuống bậc thấp nhất”. Vua nổi giận, định chém Quyền, sau sai xiềng lại giam vào ngục, rồi xuống dụ rằng: “Nguyễn Trữ theo đường khoa cử ra làm quan, mà lại cả nghe bọn nha lại mọt dân, ăn hối lộ, tha giặc cướp để lụy cho dân thường. Trữ được cách chức làm lính, đã là được hưởng ân điển khoan hồng rồi. Nay Thân Văn Quyền lại dám ở nơi đền bệ tôn nghiêm, đài ngự sử la liệt, nói bừa những giọng ngu tối ngông cuồng, nhằm cầu ơn, chuốc huệ, làm người ta rất đỗi căm giận! Nguyễn Trữ buông tha giặc, làm hại dân, có gì đáng tiếc? Chẳng lẽ hễ tiến sĩ phạm tội thì đừng xét hay sao?”.

Lê Tiên Long
https://cand.com.vn/khoa-hoc-van-minh/vua-minh-mang-va-nhung-vu-xu-an-hoi-lo-lon-i696652/

# Vua Minh Mạng và những vụ xử án hối lộ lớn Thứ Hai, 12/06/2023, 20:49 Luật hình nước ta thời nào cũng đều nghiêm trị các hành vi hối lộ. Các bộ luật hình sự của triều Lê, triều Nguyễn như Luật Hồng Đức, Luật Gia Long đều xử đến mức giảo (treo cổ) hay trảm (xử chém) với những hành vi nhận hối lộ nghiêm trọng. Như trong “Quốc triều hình luật” (hay còn gọi là Luật Hồng Đức hay “Lê triều hình luật”) thời Lê sơ, Điều 138 có quy định: Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan tiền thì xử tội biếm hay bãi chức, từ 10 đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu (đày đi xa), từ 20 quan trở lên thì xử tội chém. https://img.cand.com.vn/resize/800x800/NewFiles/Images/2023/06/12/1-1686541825721.jpg Một phiên xử án thời xưa. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa) Bộ hình luật triều Nguyễn, “Hoàng Việt luật lệ”, hay còn gọi là Luật Gia Long cũng có tới 9 điều về các tội hối lộ (từ Điều 312 đến 320). Điều luật về quan lại phạm tội ăn đút lót ghi rằng: “Người có ăn lương nhà nước (người được lương mỗi tháng 1 thạch trở lên) lạm dụng luật pháp ăn đút lót của nhiều chủ, buộc tội chung nhận của người mắc tội mà xử cong luật quẹo pháp, nhận tiền của một người thì phạt trọn việc đó. Như nhận tiền của 10 người một lúc, việc đổ bể, tính chung một chỗ, xử trọn một tội. Còn tội phạm 2 việc trở lên, một chủ trước bị phát giác và xử tội, tội sau bị phát giác nhẹ hơn, cũng bị xử. Nhận từ 1 lượng (bạc) trở xuống phạt 70 trượng, 1 đến 5 lượng phạt 80 trượng, 10 lượng phạt 90 trượng, 10 đến 15 lượng phạt 100 trượng... 80 lượng đúng, phạt treo cổ”. Luật Gia Long cũng xử những trường hợp các quan án nhận hối lộ nhưng xử án không lạm dụng luật pháp như sau: “Ăn đút lót của nhiều chủ, tính chung xử tội theo nửa số đó. Tuy có nhận tiền của người nhưng không xử cong quẹo, song nhận cùng lúc tiền của 10 chủ, việc đổ bể, tính gộp chung xử phân nửa tội, một chủ cũng xử phân nửa tội. 1 lượng trở xuống phạt 60 trượng, 1 lượng đến 10 lượng, phạt 70 trượng, 20 lượng phạt 80 trượng, 30 lượng phạt 90 trượng, 40 lượng phạt trăm trượng... 120 lượng trở lên treo cổ”. Trong thời Vua Nguyễn Thánh Tổ (thường được gọi qua niên hiệu là Minh Mạng) trị vì, rất nhiều vụ hối lộ bị xử lý, trong đó có những viên quan đứng đầu các bộ, hay các trấn (sau này đổi thành tỉnh). Điển hình như năm Minh Mạng thứ 9 (1828), viên Tả Tham tri Bộ Hộ, lĩnh Hộ tào Bắc Thành - chức vụ quản lý toàn bộ các vấn đề tài chính, ngân sách ở miền Bắc nước ta thời đó - là Trần Nhật Vĩnh, có tội phải hạ ngục. Theo bộ sử triều Nguyễn “Đại Nam thực lục”, Trần Nhật Vĩnh trước ở Gia Định, được Tổng trấn Lê Văn Duyệt tin dùng, cậy thế ăn của đút, thậm chí cướp vợ người, dỡ nhà, chiếm đoạt tài sản của người, người ta sợ hắn tàn ngược không dám tố giác. Khi Vĩnh được chuyển đi nơi khác chưa đầy một tháng, nhân dân nộp đơn kiện rất nhiều. Lê Văn Duyệt thụ lý tất cả, khiến “già trẻ ai cũng reo mừng”. Lê Văn Duyệt đem việc tham nhũng của Vĩnh tâu lên, giải Vĩnh về để đối chất và xin vua phái quan từ kinh đô về hội xét, đồng thời ông cũng làm tờ tâu nhận tội mình tin dùng phải người bậy, xin giao bộ nghị xử. Vua Minh Mạng phê rằng: "Duyệt trung thành có thừa, mà thiếu sáng suốt, đã vì kẻ gian lừa phỉnh, đem lòng tin cậy thì vua cha ở trên đã nhắc bảo cũng vẫn mê không biết, nữa là liêu thuộc, có ai sửa chữa cho được”. Sau đó, nhà vua lập tức phái Chủ sự Bộ Hình cùng Cai đội Cẩm y đem người đến Bắc Thành, tuyên chỉ cách chức Vĩnh, bắt trói đem về kinh đợi tội, đồng thời có dụ tha lỗi cho Lê Văn Duyệt vì tin dùng kẻ không xứng chức. Sau đó, vua giao cho các quan Bắc Thành xét rõ ràng vụ án để tâu lên. Án này được đệ lên Bộ Hình bàn lại, Bộ Hình xét tội, xin chém ngay. Vua bảo bầy tôi rằng: “Tội Vĩnh nặng quá pháp luật, xử chết cũng chưa đủ tội. Đáng lý giao về thành mà chém để tạ tội với nhân dân. Nhưng, vì đường xa cách trở hoặc xảy ra việc gì, nên chém ngay ở chợ Đông ở kinh đô rồi đưa đầu đến Gia Định bêu”. Hữu ty tịch biên nhà Vĩnh được hơn 128.000 quan tiền. Đồng thời, Trấn thủ thành Phiên An là Phạm Văn Châu, nguyên Cai bạ là Nguyễn Bá Uông, Thiêm sự quyền nhiếp Hiệp trấn là Ngô Đức Chính, đều vì liên can với Vĩnh mà bị cách chức cả. Ngoài ra, vụ án này còn dính líu tới nhiều viên quan khác, nên mùa xuân năm sau (1830), triều đình xét thấy viên Thượng thư Bộ Lại là Trần Lợi Trinh từng tư túi nhận giữ tài sản do Trần Nhật Vĩnh gửi, nên phải cách chức. Lợi Trinh sợ tội, phát bệnh cấp mà chết, vua nghĩ đến công lao ông ta trong việc đánh giặc năm trước, đặc ân giáng hàm Tham tri (tức từ cấp bộ trưởng giáng xuống cấp thứ trưởng) và chiếu phẩm trật này để cấp tiền tuất cho ông ta. Cũng năm Minh Mạng thứ 10 (1829), hai viên quan đầu tỉnh Thanh Hóa vì nhận hối lộ ở mức 20 - 40 lạng bạc mà cũng bị xử tội rất nặng. Đó là viên Trấn thủ Thanh Hóa là Lê Văn Hiếu và Hiệp trấn là Đoàn Viết Nguyên (tương đương chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh ngày nay). Vụ án xuất phát từ việc trấn Thanh Hóa tổ chức đấu giá về thuế cửa quan và bến đò. Người lĩnh thầu tư túi hối lộ cho người thiếp của Lê Văn Hiếu 20 lạng bạc và người con của Đoàn Viết Nguyên 40 lạng bạc. Sau khi xong việc lại có quà tạ, bọn Hiếu đều nhận, chỉ một mình Tham hiệp Tôn Thất Lương từ chối, không nhận. Khi việc phát giác, vua sai Lang trung Nguyễn Văn Thắng, Thừa chỉ Trương Phúc Cương đi tra xét. Khi án thành, Bộ Hình xin xử Hiếu tội cách chức, Nguyên phải tội đồ (làm lao dịch trong quân đội). Vua đặc ân giáng Hiếu từ cấp Nhị phẩm xuống mức Chánh thất phẩm thiên hộ, phát đi hiệu lực ở đài Điện Hải; Nguyên bị cách chức, phát đi hiệu lực ở Nghệ An. Còn Tôn Thất Lương do giữ liêm khiết, được vua xuống dụ khen ngợi thưởng cho sa và đoạn đều 3 cuốn nhỏ, lụa màu 10 tấm, để khuyến khích người làm quan thanh bạch. Vua Minh Mạng cũng đặc biệt lưu ý các biện pháp để ngăn chặn lực lượng thị vệ (như cảnh sát của triều đình) ăn hối lộ và bẻ cong pháp luật. Mùa xuân năm Minh Mạng thứ 4 (1823), vua có chỉ rằng: “Từ nay thị vệ ra ngoài dám nhận quà cáp của người thì chiếu luật “bất uổng pháp” (tức là có ăn hối lộ của người, nhưng phân xử đúng đắn không trái phép), tình trạng xử phạt nặng hơn thêm 1 bậc. Nếu cưỡng bách và dọa nạt thì chiếu luật “uổng pháp” (tức ăn hối lộ mà xử đoán trái phép) để xử nặng hơn 1 bậc”. Tháng Giêng năm Minh Mạng thứ 14 (1833), Thị vệ Hoàng Văn Tường và Lê Quang Chúng khi được sai đi công cán ở Gia Định, đã nhận ăn hối lộ do bọn gian thương ở thành này khấn khứa, rồi vì chúng mà xin việc. Việc ấy phát giác, vua bảo rằng: "Đối với bọn thị vệ từ trước đến giờ, ta vẫn nhiều lần răn bảo, thế mà lũ Hoàng Văn Tường còn dám tham lam, mắt không trông thấy pháp luật, tuy tang vật chưa đến tay, nhưng bẻ cong pháp luật mà xoay xỏa mưu toan, thật rất đáng ghét! Vậy, buộc phải trừng trị nghiêm ngặt để răn kẻ khác sau này”. Sau đó, Hoàng Văn Tường và Lê Quang Chúng đều xử tội giảo giam hậu, đợi đến sau mùa thu sẽ xử quyết. Năm 1829, một viên quan cấp thứ trưởng là Thự tả Tham tri Bộ Hộ là Lý Văn Phức cũng bị bỏ ngục vì ăn hối lộ 100 lạng bạc của các nhà buôn ở Bắc Thành để xin hộ họ việc lĩnh trưng thuế cửa quan. Việc bị phát giác, giao xuống Bộ Hình tra xét. Đến khi án thành, vua nói: “Phức nhờ ơn nước, chức vị đến Tham tri. Sao không nghĩ giữ mình trong sạch, lại uổng pháp mà nhận hối lộ, làm việc mờ ám, mất lương tâm, tội là tự mình làm nên, bắt tội giảo giam hậu”. Lý Văn Phức sau được phái đi hiệu lực ở đường biển (tức làm công sai trên thuyền của nhà nước). Một viên võ quan cao cấp vì ăn hối lộ cũng bị xử nặng, đó là viên Thống chế Kinh tượng (như tư lệnh lực lượng tượng binh) là Phạm Văn Điển vì ăn hối lộ mưu lợi riêng, bị lính các vệ kiện. Năm 1830, sự việc bị đem ra xử, vua hạ lệnh cách chức trước, tịch thu gia sản, giao Bộ Hình tra xét. Đến lúc án thành, Điển bị xử tội đồ. Vua Minh Mạng bảo Nội các rằng: "Phạm Văn Điển mình làm quan cao, không biết lo giữ mình trong sạch, vâng theo phép công, lại tham tang trái phép, lẽ ra phải trị nặng. Nhưng, ta nghĩ Điển năm xưa đánh giặc cũng có chút khó nhọc, vậy gia ơn miễn tội đồ, phát đi hiệu lực ở đài Trấn Hải. Gia sản đáng giá hơn 8.600 quan tiền, lấy một nửa sung công, còn một nửa trả lại để nuôi tuổi già”. Một viên quan xuất thân khoa bảng là Án sát Hưng Yên, năm 1834 bị tố cáo ăn hối lộ, cũng bị cách chức. Vụ này, sử triều Nguyễn ghi nguyên là do Nguyễn Trữ nhẹ dạ nghe những kẻ lại dịch, bỏ bớt lời cung của một tội phạm. Việc này bị quyền lĩnh Tuần phủ Hưng Yên là Phan Bá Đạt nêu lên để tham hặc. Khi án dâng lên, vua giao Bộ Hình xét án. Bộ Hình tâu nên khép vào tội đồ. Vua thấy không có tang chứng ăn hối lộ, đặc cách cho đổi làm tội đánh 100 trượng, cách chức, phát vãng đi Cao Bằng làm lính, hiệu lực chuộc tội. Khi đó, có viên Thị lang Nội các là Thân Văn Quyền tâu trước mặt vua rằng: “Trữ là tiến sĩ xuất thân, nhân tài đáng tiếc, xin cho giảm tội xuống bậc thấp nhất”. Vua nổi giận, định chém Quyền, sau sai xiềng lại giam vào ngục, rồi xuống dụ rằng: “Nguyễn Trữ theo đường khoa cử ra làm quan, mà lại cả nghe bọn nha lại mọt dân, ăn hối lộ, tha giặc cướp để lụy cho dân thường. Trữ được cách chức làm lính, đã là được hưởng ân điển khoan hồng rồi. Nay Thân Văn Quyền lại dám ở nơi đền bệ tôn nghiêm, đài ngự sử la liệt, nói bừa những giọng ngu tối ngông cuồng, nhằm cầu ơn, chuốc huệ, làm người ta rất đỗi căm giận! Nguyễn Trữ buông tha giặc, làm hại dân, có gì đáng tiếc? Chẳng lẽ hễ tiến sĩ phạm tội thì đừng xét hay sao?”. Lê Tiên Long https://cand.com.vn/khoa-hoc-van-minh/vua-minh-mang-va-nhung-vu-xu-an-hoi-lo-lon-i696652/

Những ngộ nhận về Tả quân Lê Văn Duyệt: Đạo vua tôi trung thành

Lê Nguyễn

17/10/2022 07:06 GMT+7

Bên cạnh lòng ưu ái thể hiện qua việc vua Minh Mạng ân thưởng bản thân Tả quân Lê Văn Duyệt và cha mẹ, chúng ta còn thấy cung cách xử sự của nhà vua trước một số vấn đề phát sinh tại Gia Định thành trong thời gian ông Duyệt giữ chức vụ tổng trấn.
Cho dù là quan đại thần nhất phẩm triều đình, Tả quân luôn tỏ ra khắt khe, nghiêm cẩn với chính mình. Năm 1825, một viên chức thuộc Tào Binh tại Gia Định là Bùi Phụ Đạo lỡ tay đóng triện ngược trong sổ binh dâng về triều, vua Minh Mạng giao cho đình thần nghị xử, cho dù sơ suất đó không có gì là lớn lao. Được tin này, Tả quân cho rằng đó là lỗi mình không trông nom nên dâng biểu xin nhận tội. Vua Minh Mạng đã miễn trách và ban dụ rằng: “...Duyệt là bậc đại thần ở nơi bờ cõi, phàm trong hạt việc lợi thì làm, việc hại thì bỏ, người có tài thì tiến lên, người không tài thì bãi đi, khiến quan lại được xứng chức, nhân dân được yên nghiệp, như thế thì quan to sợ phép, quan nhỏ giữ liêm, ai là không biết khuyên răn, phép làm cho quan lại trong sạch như thế chẳng là đẹp tốt sao? Điều mà trẫm đòi ở Duyệt là ở đó, mà Duyệt làm được xứng chức cũng là ở đó…” (Đại Nam thực lục, tập 2, NXB Giáo Dục, 2004, trang 464).

Câu chuyện nói lên tính khẳng khái của người làm quan, sẵn sàng nhận trách nhiệm trước sai sót của thuộc cấp mình.

https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/minhnguyet/2022_10_17/mo-le-van-duyet-9130.jpg
Phần mộ Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân trong khuôn viên Lăng Ông Bà Chiểu
QUỲNH TRÂN

Tuy là nhà cai trị tài giỏi và công tâm, nhưng không phải là Tả quân Lê Văn Duyệt không có sai lầm hoặc những việc làm trái ý nhà vua. Tháng 8 âm lịch (ÂL) 1827, người dân Chân Lạp bị đói rất nhiều, ông tự tiện phát chẩn 15 ngàn phương gạo rồi làm sớ tâu lên vua. Nhận được sớ, vua Minh Mạng dụ rằng: “Cứu giúp tai nạn, triều đình cố nhiên là không tiếc của, duy Chân Lạp là nước thuộc phiên, so với dân ta có khác, nếu nước ấy mất mùa đói kém mà phát chẩn thì đợi tâu cũng chưa muộn. Nay tạm cho biên vào sổ tiêu, về sau không được viện làm lệ” (Đại Nam thực lục, tập 2, sđd, trang 663).

Tháng 10 ÂL năm ấy, Lê Văn Duyệt về kinh, vào chầu, nhà vua triệu lên điện và cho ngồi, nhắc thêm chuyện phát chẩn cho người Chân Lạp: “Trước đây Chân Lạp kêu đói, khanh tiện nghi phát chẩn, không phải là việc nhỏ đâu. Quyền nghi thông biến ở khanh thì còn được, chứ người khác thì phải cẩn giữ pháp độ”. Lời nói vừa nghiêm cẩn vừa rộng lượng với bậc công thần! Có lần nhà vua nói riêng với hai quan lại Trần Văn Năng và Tống Phước Lương: “Người ta nói Duyệt tính bướng, nay trẫm xem ra là người trung thuận, cái nghĩa bề trên có sẵn lúc ngày thường…” (Đại Nam thực lục, tập 2, sđd, trang 671).

Tháng 6 ÂL 1828, một sự kiện làm rúng động Gia Định thành. Một viên Tham tri Bộ Hộ là Trần Nhật Vĩnh (ngang với thứ trưởng bộ ngày nay), trong thời gian được phái đến Gia Định thành, được ông Duyệt tin dùng. Không ngờ Vĩnh ỷ thế, làm nhiều điều phi pháp như ăn của đút, cướp vợ người, chiếm đoạt tài sản của người. Dân chúng trong vùng sợ bị trả thù nên không dám tố giác.

Chỉ một tháng sau khi Vĩnh được đưa ra Bắc thành, dân chúng nộp đơn kiện rất nhiều. Tả quân Lê Văn Duyệt thụ lý tất cả các đơn, xin giải Trần Nhật Vĩnh về Gia Định để đối chất, tâu xin vua Minh Mạng phái quan ở kinh về để cùng hội xét. Rồi ông làm tờ tấu nhận tội mình đã tin dùng người làm bậy.

https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/minhnguyet/2022_10_17/mo-le-van-duyet1-5245.jpg
Minh Mạng thông bảo, một đồng tiền thời vua Minh Mạng (1820 - 1841)
TƯ LIỆU

Biết rõ sự việc, vua Minh Mạng cách chức Trần Nhật Vĩnh, bắt trói giải về kinh đợi xét tội. Với Lê Văn Duyệt, nhà vua dụ rằng: “Trước kia khanh nghe lầm tà thuyết của Trần Nhật Vĩnh, nhiều việc sai bậy, những chương sớ tâu lên có nhiều điều không hợp, trẫm nghĩ công lao ngày trước của khanh mà không trách mắng. Nay khanh đã đến lúc bóng dâu buổi chiều, còn biết hối lỗi trước, đem Trần Nhật Vĩnh nghiêm tham trừng trị và tâu xin nhận tội, tình từ thống thiết, trẫm đã hiểu hết lòng khanh. Có lỗi mà biết đổi, thánh nhân còn tha, nữa là trẫm đối với khanh à! Việc khanh xin nghị xử thì gia ân miễn cho. Vậy ban dụ này ân cần chỉ bảo cho được yên lòng…” (Đại Nam thực lục, tập 2, sđd, trang 745).

Những lời nói chí tình ấy cho thấy cách hành xử của vua Minh Mạng thật ưu ái và rộng lượng với người dưới, mặt khác Tả quân Lê Văn Duyệt cũng rất biết đạo vua tôi. Nếu giữa hai người có những bất đồng trầm trọng thì chỉ với vụ Trần Nhật Vĩnh thôi, nhà vua đã thừa sức xuống tay rồi.

Như vậy, chúng ta thấy rõ trong suốt thời gian Tả quân Lê Văn Duyệt còn tại thế, không hề có những mâu thuẫn hay bất đồng ngấm ngầm nào giữa ông và vua Minh Mạng. Đáng tiếc là sau khi ông mất đi, chỉ vì cơn giận dữ sau sự biến thành Phiên An do con nuôi ông Duyệt là Lê Văn Khôi gây ra mà vua Minh Mạng và cả triều đình nhà Nguyễn đã giận cá chém thớt, trả thù người nằm dưới mộ đã được ba năm rồi. Vụ án Lê Văn Duyệt và Lê Chất, những công thần hàng đầu dựng nên triều Nguyễn, là một vết nhơ khôn rửa sạch của triều Minh Mạng, nó làm mất đi phần nào ý nghĩa của thời kỳ mà nhà vua và quần thần đã làm được nhiều điều ích quốc lợi dân.

https://thanhnien.vn/nhung-ngo-nhan-ve-ta-quan-le-van-duyet-dao-vua-toi-trung-thanh-1851511157.htm

# Những ngộ nhận về Tả quân Lê Văn Duyệt: Đạo vua tôi trung thành ## Lê Nguyễn 17/10/2022 07:06 GMT+7 Bên cạnh lòng ưu ái thể hiện qua việc vua Minh Mạng ân thưởng bản thân Tả quân Lê Văn Duyệt và cha mẹ, chúng ta còn thấy cung cách xử sự của nhà vua trước một số vấn đề phát sinh tại Gia Định thành trong thời gian ông Duyệt giữ chức vụ tổng trấn. Cho dù là quan đại thần nhất phẩm triều đình, Tả quân luôn tỏ ra khắt khe, nghiêm cẩn với chính mình. Năm 1825, một viên chức thuộc Tào Binh tại Gia Định là Bùi Phụ Đạo lỡ tay đóng triện ngược trong sổ binh dâng về triều, vua Minh Mạng giao cho đình thần nghị xử, cho dù sơ suất đó không có gì là lớn lao. Được tin này, Tả quân cho rằng đó là lỗi mình không trông nom nên dâng biểu xin nhận tội. Vua Minh Mạng đã miễn trách và ban dụ rằng: “...Duyệt là bậc đại thần ở nơi bờ cõi, phàm trong hạt việc lợi thì làm, việc hại thì bỏ, người có tài thì tiến lên, người không tài thì bãi đi, khiến quan lại được xứng chức, nhân dân được yên nghiệp, như thế thì quan to sợ phép, quan nhỏ giữ liêm, ai là không biết khuyên răn, phép làm cho quan lại trong sạch như thế chẳng là đẹp tốt sao? Điều mà trẫm đòi ở Duyệt là ở đó, mà Duyệt làm được xứng chức cũng là ở đó…” (Đại Nam thực lục, tập 2, NXB Giáo Dục, 2004, trang 464). Câu chuyện nói lên tính khẳng khái của người làm quan, sẵn sàng nhận trách nhiệm trước sai sót của thuộc cấp mình. https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/minhnguyet/2022_10_17/mo-le-van-duyet-9130.jpg Phần mộ Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân trong khuôn viên Lăng Ông Bà Chiểu QUỲNH TRÂN Tuy là nhà cai trị tài giỏi và công tâm, nhưng không phải là Tả quân Lê Văn Duyệt không có sai lầm hoặc những việc làm trái ý nhà vua. Tháng 8 âm lịch (ÂL) 1827, người dân Chân Lạp bị đói rất nhiều, ông tự tiện phát chẩn 15 ngàn phương gạo rồi làm sớ tâu lên vua. Nhận được sớ, vua Minh Mạng dụ rằng: “Cứu giúp tai nạn, triều đình cố nhiên là không tiếc của, duy Chân Lạp là nước thuộc phiên, so với dân ta có khác, nếu nước ấy mất mùa đói kém mà phát chẩn thì đợi tâu cũng chưa muộn. Nay tạm cho biên vào sổ tiêu, về sau không được viện làm lệ” (Đại Nam thực lục, tập 2, sđd, trang 663). Tháng 10 ÂL năm ấy, Lê Văn Duyệt về kinh, vào chầu, nhà vua triệu lên điện và cho ngồi, nhắc thêm chuyện phát chẩn cho người Chân Lạp: “Trước đây Chân Lạp kêu đói, khanh tiện nghi phát chẩn, không phải là việc nhỏ đâu. Quyền nghi thông biến ở khanh thì còn được, chứ người khác thì phải cẩn giữ pháp độ”. Lời nói vừa nghiêm cẩn vừa rộng lượng với bậc công thần! Có lần nhà vua nói riêng với hai quan lại Trần Văn Năng và Tống Phước Lương: “Người ta nói Duyệt tính bướng, nay trẫm xem ra là người trung thuận, cái nghĩa bề trên có sẵn lúc ngày thường…” (Đại Nam thực lục, tập 2, sđd, trang 671). Tháng 6 ÂL 1828, một sự kiện làm rúng động Gia Định thành. Một viên Tham tri Bộ Hộ là Trần Nhật Vĩnh (ngang với thứ trưởng bộ ngày nay), trong thời gian được phái đến Gia Định thành, được ông Duyệt tin dùng. Không ngờ Vĩnh ỷ thế, làm nhiều điều phi pháp như ăn của đút, cướp vợ người, chiếm đoạt tài sản của người. Dân chúng trong vùng sợ bị trả thù nên không dám tố giác. Chỉ một tháng sau khi Vĩnh được đưa ra Bắc thành, dân chúng nộp đơn kiện rất nhiều. Tả quân Lê Văn Duyệt thụ lý tất cả các đơn, xin giải Trần Nhật Vĩnh về Gia Định để đối chất, tâu xin vua Minh Mạng phái quan ở kinh về để cùng hội xét. Rồi ông làm tờ tấu nhận tội mình đã tin dùng người làm bậy. https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/minhnguyet/2022_10_17/mo-le-van-duyet1-5245.jpg Minh Mạng thông bảo, một đồng tiền thời vua Minh Mạng (1820 - 1841) TƯ LIỆU Biết rõ sự việc, vua Minh Mạng cách chức Trần Nhật Vĩnh, bắt trói giải về kinh đợi xét tội. Với Lê Văn Duyệt, nhà vua dụ rằng: “Trước kia khanh nghe lầm tà thuyết của Trần Nhật Vĩnh, nhiều việc sai bậy, những chương sớ tâu lên có nhiều điều không hợp, trẫm nghĩ công lao ngày trước của khanh mà không trách mắng. Nay khanh đã đến lúc bóng dâu buổi chiều, còn biết hối lỗi trước, đem Trần Nhật Vĩnh nghiêm tham trừng trị và tâu xin nhận tội, tình từ thống thiết, trẫm đã hiểu hết lòng khanh. Có lỗi mà biết đổi, thánh nhân còn tha, nữa là trẫm đối với khanh à! Việc khanh xin nghị xử thì gia ân miễn cho. Vậy ban dụ này ân cần chỉ bảo cho được yên lòng…” (Đại Nam thực lục, tập 2, sđd, trang 745). Những lời nói chí tình ấy cho thấy cách hành xử của vua Minh Mạng thật ưu ái và rộng lượng với người dưới, mặt khác Tả quân Lê Văn Duyệt cũng rất biết đạo vua tôi. Nếu giữa hai người có những bất đồng trầm trọng thì chỉ với vụ Trần Nhật Vĩnh thôi, nhà vua đã thừa sức xuống tay rồi. Như vậy, chúng ta thấy rõ trong suốt thời gian Tả quân Lê Văn Duyệt còn tại thế, không hề có những mâu thuẫn hay bất đồng ngấm ngầm nào giữa ông và vua Minh Mạng. Đáng tiếc là sau khi ông mất đi, chỉ vì cơn giận dữ sau sự biến thành Phiên An do con nuôi ông Duyệt là Lê Văn Khôi gây ra mà vua Minh Mạng và cả triều đình nhà Nguyễn đã giận cá chém thớt, trả thù người nằm dưới mộ đã được ba năm rồi. Vụ án Lê Văn Duyệt và Lê Chất, những công thần hàng đầu dựng nên triều Nguyễn, là một vết nhơ khôn rửa sạch của triều Minh Mạng, nó làm mất đi phần nào ý nghĩa của thời kỳ mà nhà vua và quần thần đã làm được nhiều điều ích quốc lợi dân. https://thanhnien.vn/nhung-ngo-nhan-ve-ta-quan-le-van-duyet-dao-vua-toi-trung-thanh-1851511157.htm
51
16
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp