Trạng thái
Lịch Sử

Trần Nhật Vĩnh

Việt Nam sử lược/Quyển II/1971/Phần V/Chương III

CHƯƠNG III

THÁNH-TỔ (1820 - 1840)
(tiếp theo)

Sự giặc-giã
Giặc ở Bắc-kỳ
Phan bá Vành
Lê duy Lương
Nông văn Vân
Giặc ở Nam-kỳ
Án Lê văn Duyệt và Lê Chất
Giặc Tiêm-la
Việc Ai-lao
Việc Chân-lạp
Việc giao-thiệp với những nước ngoại dương
Sự cấm đạo
Vua Thánh-tổ mất

https://vi.wikisource.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_s%E1%BB%AD_l%C6%B0%E1%BB%A3c/Quy%E1%BB%83n_II/1971/Ph%E1%BA%A7n_V/Ch%C6%B0%C6%A1ng_III


7.ÁN LÊ VĂN DUYỆT VÀ LÊ CHẤT.

Lê văn Duyệt.

Quan quân bình xong giặc Lê văn Khôi rồi vua Thánh-tổ sai phá thành Phiên-an đi, xây lại chỗ khác và ngài xuống chiếu định truy tội Lê văn Duyệt 黎 文 悅 và tội Lê Chất 黎 質.

Cứ bình tình mà xét, thì chẳng qua là vua Thánh-tổ vốn có ý không ưa hai ông ấy, rồi đình-thần lại nhân đó mà bới việc ra để chiều ý ngài, cho nên thành ra hai cái án thật là không đáng.

Nay cứ theo trong sách « Đại-nam chính-biên liệt-truyện 大 南 正 編 列 傳 » mà chép ra, để mọi người đều được lấy lẽ công-bằng mà phán-đoán.

Từ khi tên Khôi khởi loạn, vua Thánh-tổ thường ban trách Lê văn Duyệt che-chở quân phỉ-đảng, để gây nên hoạn loạn.

Năm ất-vị (1835), ở Đô-sát-viện có Phan bá Đạt 潘 伯 達 dâng sớ nói rằng: Lê văn Duyệt trước ở Gia-định, lấy bọn nghịch Khôi, nghịch Nhã 雅, làm trảo-nha, lấy binh Bắc-thuận, Hồi-lương[2] làm tâm-phúc. Bọn ấy vốn là quân hung-ác, không phải là người lương-thiện, cho nên Duyệt mất chưa bao lâu mà bọn nghịch Khôi, nghịch Nhã, đã đem quân Hồi-lương, Bắc-thuận cùng với bọn thủ-hạ giữ thành làm phản; lại làm phiến-hoặc nhân tâm, để vạ lây đến các tỉnh Nam-kỳ, mà khó-nhọc đến đại đội quan quân phải tiến tiễu. Năm tỉnh nay dẫu thu-phục rồi, song thành Phiên-an tặc đảng vẫn còn thiết cứ, quan quân tiến tiễu, lắm người thương vong, cái vạ ấy nói sao cho xiết. Nay Duyệt mất rồi, sự-trạng dẫu không có thể tường cứu được, nhưng cứ xem con nuôi là Lê văn Hán 黎 文 漢, trước đây vào ra trong thành, nhập đảng với nghịch Khôi, và đem Bạch xuân Nguyên 白 春 元 làm đuốc để tế từ-đường, thì tâm-tích của Duyệt tưởng không phải xét cũng đã rõ. Nếu không bắt tội e không làm gương được cho đời sau. Vậy xin truy đoạt quan-chức của Duyệt, còn vợ con thì giao về Hình-bộ tra-minh nghiêm-nghị, để tỏ phép nước. »

Vua dụ Nội-các rằng: « Lê văn Duyệt xuất-thân từ kẻ yêm hoạn, vốn là một đứa đầy-tớ trong nhà. Xảy gặp hồi trung-hưng, rồng mây gặp-gỡ, đánh dẹp Tây-sơn, cũng dự có phần công-lao. Đức Hoàng-khảo ta nghĩ tới nó thủa nhỏ sai-khiến ở trong cung, mới đem lòng tin-cậy, nhiều lần cho nó cầm quyền đại-tướng. Không ngờ bọn ấy phần nhiều là quân bất lương, mỗi ngày sinh ra kiêu-căng, manh-tâm phản-nghịch, sinh chí làm càn, ăn-nói hỗn-xược. Vì nó còn e Hoàng-khảo ta thánh minh, cho nên dẫu có lòng gian mà chưa dám lộ. Mà Hoàng-khảo ta đến vãn niên cũng đã biết rõ. Nhưng lại nghĩ hắn dẫu có lòng gian, song thiên-hạ đã yên rồi, thần-dân ai còn theo kẻ thị-hoạn đó, thì chắc hắn cũng chẳng làm gì được. Đến khi trẫm lên ngôi, cựu-thần không còn mấy, vả lại nghĩ nó tuổi đã già, cho nên cũng tạm khoan-dung, hoặc là hắn biết nghĩ mà chừa đi, để cho toàn vẹn công-danh, thì cũng là việc hay. Không ngờ kẻ kia lòng như rắn-rết, tính tựa sài-lang, càng ngày càng sinh kiêu-ngạo, dám nói xấu Triều đình trước mặt chúng nhân, mà khoe cái tài riêng của mình. Năm trước các quân tù phạm xứ Thanh, Nghệ cùng là những kẻ hung-ác, hắn đều chiêu-dụ ra thú, tâu xin ghép vào trướng-hạ để làm nanh-vuốt. Lê văn Khôi là quân vô-lại, thì tiến-cử đến chức vệ-úy, theo dưới cờ hắn, để làm phúc tâm. Thổ-hào như bọn Dương văn Nhã 楊 文 雅, Đặng vĩnh Ưng 鄧 永 膺 thì hắn ngầm ngấm vời dùng; nhân thích như bọn Võ vĩnh Tiền 武 永 錢, Võ vĩnh Lộc 武 永 祿 thì hắn âm-thầm lập đảng. Những kẻ tù phạm Bắc-kỳ phát phối vào đó, hắn cho ở trong thành, rồi tha cho làm lính; lại kén lấy những voi khỏe đem ra nơi đồn thú; vét lấy những thuyền bè khí-giới trong 6 tỉnh Nam-kỳ chứa vào thành Phiên-an; rồi lại nghe tên Trần nhật Vĩnh 陳 日 永 mà hút hết cao huyết của dân Nam-kỳ. Đắp thành Phiên-an, tiếm bằng Kinh-thành, hào thì đào sâu hơn. Nếu bảo thành cao hào sâu để phòng giặc Tiêm, thì đường bể phải phòng ở Hà-tiên, đường bộ phải phòng ở Chân-lạp, có lẽ nào bỏ bốn tỉnh An, Hà, Long, Tường không giữ, mà lại giữ ở Phiên-an hay sao? Thế là rõ rằng phòng Triều-đình, chứ không phải phòng ngoại hoạn. Cứ suy điều đó, thì ruột-gan hắn, dẫu người đi đường cũng biết, ai không căm-tức, chỉ giận vì ai không chịu nói rõ cho Triều-đình biết sớm mà thôi. Đến nỗi ngày nay như nuôi cái nhọt bọc để nên đau, mỗi ngày mầm vạ một lớn, cho nên kẻ quyền-yêm dẫu chịu tội minh-tru, mà bọn nhỏ-nhặt còn dám giữ thành làm phản. Ví dù quan cai-trị không hèn-đốn như Nguyễn văn Quế 阮 文 桂, tham-tàn như Bạch xuân Nguyên 白 春 元, thì chúng nó có ngày làm phản chứ không sao khỏi được. Vì bọn tiêu-hạ hắn toàn là quân hung-đồ, quen làm những việc bất-thiện. Chúng nó đã quen thấy hắn dối chúa, lấn trên, đều bắt-chước hắn. Thậm chí hắn nói với người ta rằng hắn vào trấn Gia-định, vốn là phong vương để giữ lấy đất, chứ không phải như các tổng-trấn tầm-thường khác. Mả của cha hắn, em hắn, cũng tiếm gọi là lăng; hoặc dám đối với người ta, tự xưng là Cô, để cho bộ-hạ tập quen thành thói, chỉ biết có Lê văn Duyệt mà không biết đến Triều-đình. Thầy Hữu-tử 有 子 nói rằng: « Không ưa phạm người trên mà ưa làm loạn, chưa có lẽ ấy bao giờ ». Vậy thì ưa phạm người trên và không ưa làm loạn, cũng chưa có lẽ thế bao giờ. Mối vạ gây nên đã lâu, lẽ nào mà muốn cho bọn tiêu-hạ không làm phản được? Vậy nên hắn chết chưa bao lâu, mà bọn Lê văn Khôi đã khởi loạn, cháu hắn cũng đồng tình tạo phản, để cho cả bọn bộ-khúc của hắn đều theo giặc cả, không một tên nào trốn đi, rồi nó kết tử-đảng, cậy có thành cao, hào sâu, lương-thực như núi, khí-giới tinh-nhuệ, đồ-đảng lại nhiều, kháng-cự lại vương-sư, chầy đến 3 năm trời, nhiều lần mở đường sống cho nó, mà chúng nó không biết hối tội đầu thành, đến nỗi binh dân gan-óc lầy đường, nói ra đau-xót đến gốc-nguồn thì tội hắn kể từng cái tóc cũng không xuể. Nay hãy đem những công-việc của hắn làm, rõ-ràng ở tai mắt người ta, để gây nên hoạn-loạn, hiểu-thị cho ai nấy đều biết. Còn như Lê văn Duyệt và con-cháu hắn nên xử tội thế nào, thì giao cho đình-thần nghị xử. »

Vài hôm sau, nội-các là Hà Quyền 何 權, Nguyễn tri Phương 阮 知 方, Hoàng Quýnh 黄 炯 tâu rằng: Duyệt che-chở cho quân phỉ loạn, gây nên sự biến, cái tai vạ tích lại đã lâu. Nay xét những giấy-má của y ngày trước, rõ ra hình-tích bội-nghịch, có 6 điều:

  1. Năm Minh-mệnh thứ 4, y tự tiện sai người riêng là bọn Phan Đạt 潘 達 giả danh đi thám, đi thuyền sang nước Diến-điện. Trong thư chắc có giao-thông. Cứ lấy nghĩa « làm tôi không có phép được giao-thông với nước ngoài », thì tâm-sự của y đã rõ, ấy là một tội.

  2. Đến khi sứ-thần nước Diến-điện đến thành, mới tâu vào Triều-đình. Đã có chỉ-dụ nói việc đó quan-hệ đến đại nghĩa, không nên khinh-thường, nghe lời ngoài mà bỏ tình hòa-hiếu, gây việc cừu-thù. Vậy mà y cố xin dung-nạp. May mà Triều-đình trả đồ cống-vật cho sứ Diến-điện về nước, thì danh-nghĩa nước lớn ta mới tỏ giải ra thiên-hạ. Thế là y chẳng những mưu việc nước không ra gì, mà lại cố giữ lấy ý riêng để che điều lỗi, ấy là hai tội.

  3. Năm Minh-mệnh thứ 7, tàu bạt phong nước Anh-cát-lợi đậu vào cửa Bình-thuận, đã có chỉ sai sở-tại hộ tống, mà y cố xin đưa vào Gia-định, và nói rằng: « Quan trấn kiềm-thúc, không bằng thần có quyền, khiến cho kẻ kia sợ tướng-lệnh và biết binh oai ». Hai chữ « có quyền » từ xưa vẫn lấy làm răn, mà y dám ngất-ngưởng tự nhận, kiêu-tứ dường nào, ấy là ba tội.

  4. Năm Minh-mệnh thứ 4, thị-vệ là Trần văn Tình 陳 文 情 nhân việc công-sai ở Gia-định về, có tâu việc Trần nhật Vĩnh làm riêng phố ngói, mua trộm các món. Y nghe chuyện làm vậy, năm sau vào chầu, cố xin bắt Trần văn Tình giao cho y để y chém, nếu không giao thì y xin trả chức tổng-trấn; rồi y xin từ chức thực. Có ý yêu quân như vậy, tội gì còn to bằng tội ấy. Vả y xin giết một Trần văn Tình, thế là bắt người ta phải khóa lưỡi, không ai dám nói nữa, rất là dụng tâm nham-hiểm, ấy là bốn tội.

  5. Trần nhật Vĩnh đã có chỉ bổ thụ ký-lục Vĩnh-thanh, mà y cố xin lưu ở lại trong thành. Lê đại Cương 黎 大 綱 có chỉ tuyên-triệu, mà y cố xin lưu lại làm việc phủ Lạc-hóa, đều là có ý vi chiếu. Trong tập tâu của y lại nói rằng: « Chuẩn cho thần cầu xin việc ấy, thì hầu có ích cho việc ngoài biên-cương »; lại ở trong tập tâu xin chi-bổng cho bọn thơ-lại, cơ, đội, các vệ, có câu rằng: « Lão-thần xa ở ngoài biên-khổn, chỉ e Triều-đình tin dùng không được vững-bền ». Trong lời-lẽ ấy đều là không kính, ấy là 5 tội.

  6. Năm Minh-mệnh thứ 6, y tâu xin tăng thọ cho Lê Chất, có nói rằng: « Ấy là vị thánh-dược khởi tử hồi sinh, tiếc gì mà không làm ». Y là chức biên-khổn dám kết đảng tư tình như thế, rất trái với đạo làm tôi, ấy là 6 tội. Vả lại nghe y bình nhật thường khoe chuyện với người ta rằng: y xin được quẻ thẻ có 4 câu thơ:

Tá Hán tranh tiên chư Hán-tướng,
Phù Chu ninh hậu thập Chu-thần.
Tha niên tái ngộ Trần-kiều sự,
Nhất đán hoàng-bào bức thử thân.

DỊCH NÔM

Giúp Hán há thua cùng tướng Hán,
Phò Chu nào kém bọn tôi Chu.
Trần-kiều nếu gặp cơn binh biến,
Mảnh áo hoàng-bào dễ ép nhau!

Giá y không phải là người sẵn có bụng bất trung, thì không khi nào dám khoe bài thơ ấy với người ta. Bởi vậy bọn tiêu-hạ tập quen thành thói, cho nên thây y chưa lạnh mà đã có việc này. Vậy xin giao cả lời tâu này cho đình-thần kết án để chính tội. Vua ưng cho.

Đến khi nghị án xong, trích ra các lời nói, việc làm, bội nghịch, có 7 tội nên trảm:

  1. Sai người đi riêng sang Diến-điện, âm kết ngoại-giao.

  2. Xin giao tàu Anh-cát-lợi đến thành, để tỏ có quyền.

  3. Xin giết thị-vệ là Trần văn Tình, để khóa miệng người ta.

  4. Kháng sớ xin lưu quan-viên bổ đi chỗ khác.

  5. Lập đảng mà xin tăng thọ cho Lê Chất.

  6. Giấu chứa giấy ngự bảo.

  7. Mộ cha, tiếm gọi là lăng, đối với người ta, tự xưng là cô.

Có 2 tội nên giảo: 1. cố xin dung-nạp Diến-điện để che-chở cái lỗi của mình; 2. nói chuyện với người ta xin được quẻ thẻ có câu thơ hoàng-bào.

Một tội nên phát quân: tự tiện sai biền binh tu-tạo tàu-thuyền.

Sự biến Phiên-an, y thực là đầu vạ nên chiếu theo luật mưu-phản, khép vào tội lăng-trì; song y đã chịu minh-tru, vậy xin truy-đoạt cáo sắc, bỏ quan-quách giết thây, để tỏ gương răn cho người khác. Còn như tằng-tổ, tổ-phụ của y được phong tặng cáo sắc, thì xin truy-đoạt cả; tiên phần có tiếm dụng trái phép nào thì tước-hủy đi; con, cháu, vợ cả, vợ lẽ, đều phân-biệt nghị tội; tài-sản thì tịch-biên hết.

Án ấy đệ lên. Những tội nguyên nghị trảm quyết đổi làm giam-hậu, con cháu từ 15 tuổi trở xuống, tạm hãy nghiêm cấm; trẻ thơ-ấu chưa biết gì thì tha không bắt; ba họ phải phát nô cũng đều tha; nguyên nghĩ lục thì cũng thôi.

Lại sai Hình-bộ sao bản văn án phát cho tổng-đốc, tuần-phủ các tỉnh, cho cứ ý-kiến riêng mà tâu về. Hộ-phủ Lạng-bình là Trần huy Phác 陳 輝 樸 xin điều phép tội trảm quyết. Hộ-phủ Quảng-yên là Lê dục Đức 黎 育 德 xin người nào từ 16 tuổi trở lên đều chém, còn thì đều y như đình nghị. Tổng-đốc Bình-phú là Võ xuân Cẩn 武 春 謹, Tổng-đốc Ninh-thái là Hoàng văn Trạm 黄 文 站 cũng đều xin y đình nghị. Lại nói kèm một câu rằng: hoặc nên lấy công bù tội châm-chước ít nhiều thì tự Thiên-ân.

Dụ rằng : « Xem vậy thì đủ biết lẽ trời không sai, mà công đạo ở lòng người không ai giấu được. Kẻ quyền-gian kia gây vạ, thiên-hạ ai ai cũng căm-tức, muôn miệng cùng lời, đủ tỏ cái án sắt nghìn xưa. Tội Lê văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bổ quan-quách mà giết thây, cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu, và đã truy-đoạt quan tước, xương khô trong mả, không bõ gia hình. Vậy cho tổng-đốc Gia-định đến chỗ mả hắn, san làm đất phẳng và khắc đá dựng bia ở trên viết to những chữ « Chỗ này là nơi quyền-yêm Lê văn Duyệt phục pháp », để chính tội danh cho kẻ đã chết, mà tỏ phép nước về đời sau, làm gương cho kẻ quyền-gian muôn đời.

Không những Lê văn Duyệt là họa thủ tội khôi, mà tên cháu y là Lê văn Hán cũng giao thông với giặc, thì thân-thuộc phải tội, trong luật đã có điều nói rõ rồi. Song nghĩ nó chẳng qua cuồng-dại một lúc, qua lại với giặc mà thôi, sánh với kẻ trước sau theo giặc kháng-cự quan quân, hơi có khác nhau. Và đã xử cực hình, cũng đủ tỏ phép nước rồi. Những kẻ thân-thuộc khác, khép tội trảm giam hậu, cũng đủ cho nó phục tội. Lời dụ này chuẩn lục-tống phát cho mỗi tỉnh một đạo, để cho ai nấy đều biết Triều-đình xử rất công, rõ-ràng cái cân ba thước mà nghiêm như rìu búa nghìn thu. »

Án Lê Chất.

Án Lê văn Duyệt phát ra năm trước thì năm sau có quan Lại-bộ tả thị-lang là Lê bá Tú 黎 伯 秀 truy tham những tội bất thần của Lê Chất 黎 質, có 6 tội nên chết:

  1. Chất cùng Duyệt toan mưu làm việc Y, Hoắc (phế lập), bị hai đứa ở nói hở ra ngoài, bèn giết chúng nó để buộc miệng, là một tội.

  2. Mấy lần cố xin thưởng cho hoàng-tử để làm con nuôi, muốn bắt chước lối cũ của Dương Kiên, là hai tội.

  3. Muốn cho con gái chính vị trong cung, không được thỏa chí, nói ra những lời oán vọng, là ba tội.

  4. Thường nói chuyện với Lê văn Duyệt rằng: « Người ta thường nói trời, vua và cha mẹ, người làm con, làm tôi dù có điều bất bình, cũng không dám giận, mà một mình tôi dám giận » là bốn tội.

  5. Lại nói rằng: « Vua cậy có Trịnh hoài Đức, Nguyễn hữu Thuận phúc tâm, chỉ đem độ vài trăm người vào chầu, quát to một tiếng, bọn ấy cũng phải phục xuống đất, rồi ta muốn làm gì ta làm » là năm tội.

  6. Lại nói rằng quốc-tính đổi làm tôn-thất, đều là bọn Hoài Đức a-dua xui-giục, nên đem chém ở trước cửa miếu để chính tội, là sáu tội.

Lại có 10 tội tiếm lạm: 1. Khi y ở Bắc-thành, đầu năm điểm binh, dám lên lầu Ngũ-môn ngồi chính giữa.

  1. Đệ niên thuyền tải ngoài bể, y lấy của riêng mà tải vào thuyền công.

  2. Cùng với Lê văn Duyệt dâng biểu từ chức để bắt bí nhà vua.

  3. Việc sinh sát dữ đoạt, hay tự tiện.

  4. Trái phép, ăn lễ, giàu đến nghìn vạn.

  5. Tấu sớ không hợp phép, có chỉ không cho, mà cứ nhất định nộp lại, có Lê văn Duyệt ngăn đi mới thôi.

  6. Nuôi những cung-nữ tiên triều, không biết kiêng-nể gì.

  7. Nơi công-sảnh tiếm làm gác chuông, gác trống.

  8. Tội án Lê duy Thanh đã thành, lại còn cùng với Lê văn Duyệt cố xin nghị lại.

  9. Điều bổ cơ binh, phủ binh, xin lấy chức quan văn mà thi-hành.

Vậy xin giao cho đình nghị, để chính tội danh làm gương cho kẻ gian trăm đời.

Vua dụ rằng: « Chất, tính vốn sài-lang, nết như ma-quỉ, làm tôi thì bất trung, bất chính, xử việc thì đại ác đại gian, việc nào cũng càn-rỡ, ai là chẳng tức giận, chẳng những là 16 tội mà thôi đâu. Trước kia trẫm nghĩ hắn cùng với Lê văn Duyệt, dẫu mang lòng bất thần, nhưng người ta không chịu theo, thì chắc không dám gây sự. Vả hắn là nhất-phẩm đại-thần; dù có mưu gian mà thần-dân chưa cáo-tố, thì không nỡ bắt tội. Kể đến hắn lại chịu tội minh-tru rồi thì lưới trời tưởng cũng không thoát, cho nên cũng chẳng kể làm gì nữa. Nay đã có người tham-hạch, vậy thì phải trái cho công, đã có triều-đình pháp-luật. Chuẩn cho đình-thần đem 16 điều tội của hắn mà định rõ tội danh, vợ con cũng án-luật mà nghị-xử, duy con gái nào đã xuất giá, cùng là cháu trai còn nhỏ thì tha. »

Đình-thần nghị rằng: Chất, bất pháp bất trung, đại gian đại ác, có 6 tội nên lăng-trì, 8 tội nên trảm, 2 tội nên giảo. Những tội phạm phận, âm-mưu điều bất quỉ, thì khép vào tội bạn-nghịch mà xử lăng-trì. Song y đã chịu tội minh-tru, vậy xin truy-đoạt cáo sắc, bổ áo quan, lục thây, khiêu thủ để thị giới. Còn cáo sắc phong cho cha mẹ y, cũng xin truy đoạt; vợ là Lê thị Sai 黎 氏 差 từng đồng mưu bạn với chồng, nghĩ trảm lập quyết. Lại phát cho các tổng-đốc, tuần-phủ, mỗi nơi một đạo văn-án, để cho đem ý riêng bày-tỏ tâu về, cho công lòng chúng. Các địa phương tâu về, đều xin y đình nghị.

Ngài dụ rằng: « Như vậy đủ rõ lẽ trời ở tại lòng người, công-luận không bao giờ mất. Kẻ gian-thần chứa vạ, muôn miệng cùng một lời, đủ làm án sắt thiên cổ. Vả Lê Chất cùng với Lê văn Duyệt, dựa nhau làm gian, tội ác đầy chứa, nhổ từng cái tóc mà tính cũng không hết, giá thử bổ áo quan giết thây, cũng không là quá. Song lại nghĩ Chất tội cũng như Duyệt, trước kia Duyệt đã không bổ áo quan giết thây, thì nắm xương khô của Chất nay cũng chẳng màng bắt tội. Vậy cho Tổng-đốc Bình-phú Võ xuân Cẩn 武 春 謹 san phẳng mộ của hắn, khắc bia dựng lên trên đề to mấy chữ « Chỗ nầy là nơi Lê Chất phục-pháp » để làm gương cho kẻ gian-tặc muôn-đời. Còn vợ hắn là Lê thị Sai cùng ở một nhà, dự biết mưu bạn-nghịch, xử vào cực hình, cũng là phải, song kẻ đàn bà chẳng cần vội vàng chính pháp. Vậy Lê thị Sai cùng con là Lê Cẩn 黎 瑾, Lê Trương 黎 張, Lê Thường 黎 常, Lê Kỵ 黎 騎, đều cải làm trảm giam hậu. Lại tịch-biên gia-sản, được hơn 12.000 quan tiền, giao tỉnh chứa cả vào kho[3].


[2]▲ Bắc-thuận 北 順, Hồi-lương 回 良, là những người ở Bắc-kỳ bị tội phải đày vào làm lính ở Nam-kỳ.
[3]▲ Đến năm tự-đức nguyên-niên (1847) quan Đông-các Đại-học-sĩ là Võ xuân Cẩn 武 春 瑾 làm sớ tâu xin gia ân cho con cháu Nguyễn văn Thành. Trong bài sớ có lắm câu thảm thiết. Có chỗ nói rằng: « Nguyễn văn Thành, Lê văn Duyệt và Lê Chất đều có lòng theo mây đợi gió, xông pha chỗ mũi tên hòn đạn, thân làm đại-tướng, tước đến Quận-công, sau hoặc vì con dại, hoặc vì cậy công mà làm thành tội.... Dù bọn Nguyễn văn Thành có tội, thì tội đã trị rồi, mà công thì không hỏi đến, chẳng hóa ra đem cái công-lao bách-chiến mà để đến nỗi cái tàn hồn phải bơ-vơ như ma-trơi ngoài đồng, khác nào quỉ Mạc Ngao không ai thờ cúng không? » Vua Dực-tông xem bài sớ ấy lấy làm cảm-động bèn truy-phong cho bọn Nguyễn văn Thành, và cấp phẩm-hàm cho các con cháu.

## Việt Nam sử lược/Quyển II/1971/Phần V/Chương III CHƯƠNG III THÁNH-TỔ (1820 - 1840) (tiếp theo) Sự giặc-giã Giặc ở Bắc-kỳ Phan bá Vành Lê duy Lương Nông văn Vân Giặc ở Nam-kỳ Án Lê văn Duyệt và Lê Chất Giặc Tiêm-la Việc Ai-lao Việc Chân-lạp Việc giao-thiệp với những nước ngoại dương Sự cấm đạo Vua Thánh-tổ mất https://vi.wikisource.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_s%E1%BB%AD_l%C6%B0%E1%BB%A3c/Quy%E1%BB%83n_II/1971/Ph%E1%BA%A7n_V/Ch%C6%B0%C6%A1ng_III --- #7.ÁN LÊ VĂN DUYỆT VÀ LÊ CHẤT. ##Lê văn Duyệt. Quan quân bình xong giặc Lê văn Khôi rồi vua Thánh-tổ sai phá thành Phiên-an đi, xây lại chỗ khác và ngài xuống chiếu định truy tội Lê văn Duyệt 黎 文 悅 và tội Lê Chất 黎 質. Cứ bình tình mà xét, thì chẳng qua là vua Thánh-tổ vốn có ý không ưa hai ông ấy, rồi đình-thần lại nhân đó mà bới việc ra để chiều ý ngài, cho nên thành ra hai cái án thật là không đáng. Nay cứ theo trong sách « Đại-nam chính-biên liệt-truyện 大 南 正 編 列 傳 » mà chép ra, để mọi người đều được lấy lẽ công-bằng mà phán-đoán. Từ khi tên Khôi khởi loạn, vua Thánh-tổ thường ban trách Lê văn Duyệt che-chở quân phỉ-đảng, để gây nên hoạn loạn. Năm ất-vị (1835), ở Đô-sát-viện có Phan bá Đạt 潘 伯 達 dâng sớ nói rằng: Lê văn Duyệt trước ở Gia-định, lấy bọn nghịch Khôi, nghịch Nhã 雅, làm trảo-nha, lấy binh Bắc-thuận, Hồi-lương[2] làm tâm-phúc. Bọn ấy vốn là quân hung-ác, không phải là người lương-thiện, cho nên Duyệt mất chưa bao lâu mà bọn nghịch Khôi, nghịch Nhã, đã đem quân Hồi-lương, Bắc-thuận cùng với bọn thủ-hạ giữ thành làm phản; lại làm phiến-hoặc nhân tâm, để vạ lây đến các tỉnh Nam-kỳ, mà khó-nhọc đến đại đội quan quân phải tiến tiễu. Năm tỉnh nay dẫu thu-phục rồi, song thành Phiên-an tặc đảng vẫn còn thiết cứ, quan quân tiến tiễu, lắm người thương vong, cái vạ ấy nói sao cho xiết. Nay Duyệt mất rồi, sự-trạng dẫu không có thể tường cứu được, nhưng cứ xem con nuôi là Lê văn Hán 黎 文 漢, trước đây vào ra trong thành, nhập đảng với nghịch Khôi, và đem Bạch xuân Nguyên 白 春 元 làm đuốc để tế từ-đường, thì tâm-tích của Duyệt tưởng không phải xét cũng đã rõ. Nếu không bắt tội e không làm gương được cho đời sau. Vậy xin truy đoạt quan-chức của Duyệt, còn vợ con thì giao về Hình-bộ tra-minh nghiêm-nghị, để tỏ phép nước. » Vua dụ Nội-các rằng: « Lê văn Duyệt xuất-thân từ kẻ yêm hoạn, vốn là một đứa đầy-tớ trong nhà. Xảy gặp hồi trung-hưng, rồng mây gặp-gỡ, đánh dẹp Tây-sơn, cũng dự có phần công-lao. Đức Hoàng-khảo ta nghĩ tới nó thủa nhỏ sai-khiến ở trong cung, mới đem lòng tin-cậy, nhiều lần cho nó cầm quyền đại-tướng. Không ngờ bọn ấy phần nhiều là quân bất lương, mỗi ngày sinh ra kiêu-căng, manh-tâm phản-nghịch, sinh chí làm càn, ăn-nói hỗn-xược. Vì nó còn e Hoàng-khảo ta thánh minh, cho nên dẫu có lòng gian mà chưa dám lộ. Mà Hoàng-khảo ta đến vãn niên cũng đã biết rõ. Nhưng lại nghĩ hắn dẫu có lòng gian, song thiên-hạ đã yên rồi, thần-dân ai còn theo kẻ thị-hoạn đó, thì chắc hắn cũng chẳng làm gì được. Đến khi trẫm lên ngôi, cựu-thần không còn mấy, vả lại nghĩ nó tuổi đã già, cho nên cũng tạm khoan-dung, hoặc là hắn biết nghĩ mà chừa đi, để cho toàn vẹn công-danh, thì cũng là việc hay. Không ngờ kẻ kia lòng như rắn-rết, tính tựa sài-lang, càng ngày càng sinh kiêu-ngạo, dám nói xấu Triều đình trước mặt chúng nhân, mà khoe cái tài riêng của mình. Năm trước các quân tù phạm xứ Thanh, Nghệ cùng là những kẻ hung-ác, hắn đều chiêu-dụ ra thú, tâu xin ghép vào trướng-hạ để làm nanh-vuốt. Lê văn Khôi là quân vô-lại, thì tiến-cử đến chức vệ-úy, theo dưới cờ hắn, để làm phúc tâm. Thổ-hào như bọn Dương văn Nhã 楊 文 雅, Đặng vĩnh Ưng 鄧 永 膺 thì hắn ngầm ngấm vời dùng; nhân thích như bọn Võ vĩnh Tiền 武 永 錢, Võ vĩnh Lộc 武 永 祿 thì hắn âm-thầm lập đảng. Những kẻ tù phạm Bắc-kỳ phát phối vào đó, hắn cho ở trong thành, rồi tha cho làm lính; lại kén lấy những voi khỏe đem ra nơi đồn thú; vét lấy những thuyền bè khí-giới trong 6 tỉnh Nam-kỳ chứa vào thành Phiên-an; rồi lại nghe tên Trần nhật Vĩnh 陳 日 永 mà hút hết cao huyết của dân Nam-kỳ. Đắp thành Phiên-an, tiếm bằng Kinh-thành, hào thì đào sâu hơn. Nếu bảo thành cao hào sâu để phòng giặc Tiêm, thì đường bể phải phòng ở Hà-tiên, đường bộ phải phòng ở Chân-lạp, có lẽ nào bỏ bốn tỉnh An, Hà, Long, Tường không giữ, mà lại giữ ở Phiên-an hay sao? Thế là rõ rằng phòng Triều-đình, chứ không phải phòng ngoại hoạn. Cứ suy điều đó, thì ruột-gan hắn, dẫu người đi đường cũng biết, ai không căm-tức, chỉ giận vì ai không chịu nói rõ cho Triều-đình biết sớm mà thôi. Đến nỗi ngày nay như nuôi cái nhọt bọc để nên đau, mỗi ngày mầm vạ một lớn, cho nên kẻ quyền-yêm dẫu chịu tội minh-tru, mà bọn nhỏ-nhặt còn dám giữ thành làm phản. Ví dù quan cai-trị không hèn-đốn như Nguyễn văn Quế 阮 文 桂, tham-tàn như Bạch xuân Nguyên 白 春 元, thì chúng nó có ngày làm phản chứ không sao khỏi được. Vì bọn tiêu-hạ hắn toàn là quân hung-đồ, quen làm những việc bất-thiện. Chúng nó đã quen thấy hắn dối chúa, lấn trên, đều bắt-chước hắn. Thậm chí hắn nói với người ta rằng hắn vào trấn Gia-định, vốn là phong vương để giữ lấy đất, chứ không phải như các tổng-trấn tầm-thường khác. Mả của cha hắn, em hắn, cũng tiếm gọi là lăng; hoặc dám đối với người ta, tự xưng là Cô, để cho bộ-hạ tập quen thành thói, chỉ biết có Lê văn Duyệt mà không biết đến Triều-đình. Thầy Hữu-tử 有 子 nói rằng: « Không ưa phạm người trên mà ưa làm loạn, chưa có lẽ ấy bao giờ ». Vậy thì ưa phạm người trên và không ưa làm loạn, cũng chưa có lẽ thế bao giờ. Mối vạ gây nên đã lâu, lẽ nào mà muốn cho bọn tiêu-hạ không làm phản được? Vậy nên hắn chết chưa bao lâu, mà bọn Lê văn Khôi đã khởi loạn, cháu hắn cũng đồng tình tạo phản, để cho cả bọn bộ-khúc của hắn đều theo giặc cả, không một tên nào trốn đi, rồi nó kết tử-đảng, cậy có thành cao, hào sâu, lương-thực như núi, khí-giới tinh-nhuệ, đồ-đảng lại nhiều, kháng-cự lại vương-sư, chầy đến 3 năm trời, nhiều lần mở đường sống cho nó, mà chúng nó không biết hối tội đầu thành, đến nỗi binh dân gan-óc lầy đường, nói ra đau-xót đến gốc-nguồn thì tội hắn kể từng cái tóc cũng không xuể. Nay hãy đem những công-việc của hắn làm, rõ-ràng ở tai mắt người ta, để gây nên hoạn-loạn, hiểu-thị cho ai nấy đều biết. Còn như Lê văn Duyệt và con-cháu hắn nên xử tội thế nào, thì giao cho đình-thần nghị xử. » Vài hôm sau, nội-các là Hà Quyền 何 權, Nguyễn tri Phương 阮 知 方, Hoàng Quýnh 黄 炯 tâu rằng: Duyệt che-chở cho quân phỉ loạn, gây nên sự biến, cái tai vạ tích lại đã lâu. Nay xét những giấy-má của y ngày trước, rõ ra hình-tích bội-nghịch, có 6 điều: 1. Năm Minh-mệnh thứ 4, y tự tiện sai người riêng là bọn Phan Đạt 潘 達 giả danh đi thám, đi thuyền sang nước Diến-điện. Trong thư chắc có giao-thông. Cứ lấy nghĩa « làm tôi không có phép được giao-thông với nước ngoài », thì tâm-sự của y đã rõ, ấy là một tội. 2. Đến khi sứ-thần nước Diến-điện đến thành, mới tâu vào Triều-đình. Đã có chỉ-dụ nói việc đó quan-hệ đến đại nghĩa, không nên khinh-thường, nghe lời ngoài mà bỏ tình hòa-hiếu, gây việc cừu-thù. Vậy mà y cố xin dung-nạp. May mà Triều-đình trả đồ cống-vật cho sứ Diến-điện về nước, thì danh-nghĩa nước lớn ta mới tỏ giải ra thiên-hạ. Thế là y chẳng những mưu việc nước không ra gì, mà lại cố giữ lấy ý riêng để che điều lỗi, ấy là hai tội. 3. Năm Minh-mệnh thứ 7, tàu bạt phong nước Anh-cát-lợi đậu vào cửa Bình-thuận, đã có chỉ sai sở-tại hộ tống, mà y cố xin đưa vào Gia-định, và nói rằng: « Quan trấn kiềm-thúc, không bằng thần có quyền, khiến cho kẻ kia sợ tướng-lệnh và biết binh oai ». Hai chữ « có quyền » từ xưa vẫn lấy làm răn, mà y dám ngất-ngưởng tự nhận, kiêu-tứ dường nào, ấy là ba tội. 4. Năm Minh-mệnh thứ 4, thị-vệ là Trần văn Tình 陳 文 情 nhân việc công-sai ở Gia-định về, có tâu việc Trần nhật Vĩnh làm riêng phố ngói, mua trộm các món. Y nghe chuyện làm vậy, năm sau vào chầu, cố xin bắt Trần văn Tình giao cho y để y chém, nếu không giao thì y xin trả chức tổng-trấn; rồi y xin từ chức thực. Có ý yêu quân như vậy, tội gì còn to bằng tội ấy. Vả y xin giết một Trần văn Tình, thế là bắt người ta phải khóa lưỡi, không ai dám nói nữa, rất là dụng tâm nham-hiểm, ấy là bốn tội. 5. Trần nhật Vĩnh đã có chỉ bổ thụ ký-lục Vĩnh-thanh, mà y cố xin lưu ở lại trong thành. Lê đại Cương 黎 大 綱 có chỉ tuyên-triệu, mà y cố xin lưu lại làm việc phủ Lạc-hóa, đều là có ý vi chiếu. Trong tập tâu của y lại nói rằng: « Chuẩn cho thần cầu xin việc ấy, thì hầu có ích cho việc ngoài biên-cương »; lại ở trong tập tâu xin chi-bổng cho bọn thơ-lại, cơ, đội, các vệ, có câu rằng: « Lão-thần xa ở ngoài biên-khổn, chỉ e Triều-đình tin dùng không được vững-bền ». Trong lời-lẽ ấy đều là không kính, ấy là 5 tội. 6. Năm Minh-mệnh thứ 6, y tâu xin tăng thọ cho Lê Chất, có nói rằng: « Ấy là vị thánh-dược khởi tử hồi sinh, tiếc gì mà không làm ». Y là chức biên-khổn dám kết đảng tư tình như thế, rất trái với đạo làm tôi, ấy là 6 tội. Vả lại nghe y bình nhật thường khoe chuyện với người ta rằng: y xin được quẻ thẻ có 4 câu thơ: Tá Hán tranh tiên chư Hán-tướng, Phù Chu ninh hậu thập Chu-thần. Tha niên tái ngộ Trần-kiều sự, Nhất đán hoàng-bào bức thử thân. DỊCH NÔM Giúp Hán há thua cùng tướng Hán, Phò Chu nào kém bọn tôi Chu. Trần-kiều nếu gặp cơn binh biến, Mảnh áo hoàng-bào dễ ép nhau! Giá y không phải là người sẵn có bụng bất trung, thì không khi nào dám khoe bài thơ ấy với người ta. Bởi vậy bọn tiêu-hạ tập quen thành thói, cho nên thây y chưa lạnh mà đã có việc này. Vậy xin giao cả lời tâu này cho đình-thần kết án để chính tội. Vua ưng cho. Đến khi nghị án xong, trích ra các lời nói, việc làm, bội nghịch, có 7 tội nên trảm: 1. Sai người đi riêng sang Diến-điện, âm kết ngoại-giao. 2. Xin giao tàu Anh-cát-lợi đến thành, để tỏ có quyền. 3. Xin giết thị-vệ là Trần văn Tình, để khóa miệng người ta. 4. Kháng sớ xin lưu quan-viên bổ đi chỗ khác. 5. Lập đảng mà xin tăng thọ cho Lê Chất. 6. Giấu chứa giấy ngự bảo. 7. Mộ cha, tiếm gọi là lăng, đối với người ta, tự xưng là cô. Có 2 tội nên giảo: 1. cố xin dung-nạp Diến-điện để che-chở cái lỗi của mình; 2. nói chuyện với người ta xin được quẻ thẻ có câu thơ hoàng-bào. Một tội nên phát quân: tự tiện sai biền binh tu-tạo tàu-thuyền. Sự biến Phiên-an, y thực là đầu vạ nên chiếu theo luật mưu-phản, khép vào tội lăng-trì; song y đã chịu minh-tru, vậy xin truy-đoạt cáo sắc, bỏ quan-quách giết thây, để tỏ gương răn cho người khác. Còn như tằng-tổ, tổ-phụ của y được phong tặng cáo sắc, thì xin truy-đoạt cả; tiên phần có tiếm dụng trái phép nào thì tước-hủy đi; con, cháu, vợ cả, vợ lẽ, đều phân-biệt nghị tội; tài-sản thì tịch-biên hết. Án ấy đệ lên. Những tội nguyên nghị trảm quyết đổi làm giam-hậu, con cháu từ 15 tuổi trở xuống, tạm hãy nghiêm cấm; trẻ thơ-ấu chưa biết gì thì tha không bắt; ba họ phải phát nô cũng đều tha; nguyên nghĩ lục thì cũng thôi. Lại sai Hình-bộ sao bản văn án phát cho tổng-đốc, tuần-phủ các tỉnh, cho cứ ý-kiến riêng mà tâu về. Hộ-phủ Lạng-bình là Trần huy Phác 陳 輝 樸 xin điều phép tội trảm quyết. Hộ-phủ Quảng-yên là Lê dục Đức 黎 育 德 xin người nào từ 16 tuổi trở lên đều chém, còn thì đều y như đình nghị. Tổng-đốc Bình-phú là Võ xuân Cẩn 武 春 謹, Tổng-đốc Ninh-thái là Hoàng văn Trạm 黄 文 站 cũng đều xin y đình nghị. Lại nói kèm một câu rằng: hoặc nên lấy công bù tội châm-chước ít nhiều thì tự Thiên-ân. Dụ rằng : « Xem vậy thì đủ biết lẽ trời không sai, mà công đạo ở lòng người không ai giấu được. Kẻ quyền-gian kia gây vạ, thiên-hạ ai ai cũng căm-tức, muôn miệng cùng lời, đủ tỏ cái án sắt nghìn xưa. Tội Lê văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bổ quan-quách mà giết thây, cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu, và đã truy-đoạt quan tước, xương khô trong mả, không bõ gia hình. Vậy cho tổng-đốc Gia-định đến chỗ mả hắn, san làm đất phẳng và khắc đá dựng bia ở trên viết to những chữ « Chỗ này là nơi quyền-yêm Lê văn Duyệt phục pháp », để chính tội danh cho kẻ đã chết, mà tỏ phép nước về đời sau, làm gương cho kẻ quyền-gian muôn đời. Không những Lê văn Duyệt là họa thủ tội khôi, mà tên cháu y là Lê văn Hán cũng giao thông với giặc, thì thân-thuộc phải tội, trong luật đã có điều nói rõ rồi. Song nghĩ nó chẳng qua cuồng-dại một lúc, qua lại với giặc mà thôi, sánh với kẻ trước sau theo giặc kháng-cự quan quân, hơi có khác nhau. Và đã xử cực hình, cũng đủ tỏ phép nước rồi. Những kẻ thân-thuộc khác, khép tội trảm giam hậu, cũng đủ cho nó phục tội. Lời dụ này chuẩn lục-tống phát cho mỗi tỉnh một đạo, để cho ai nấy đều biết Triều-đình xử rất công, rõ-ràng cái cân ba thước mà nghiêm như rìu búa nghìn thu. » ##Án Lê Chất. Án Lê văn Duyệt phát ra năm trước thì năm sau có quan Lại-bộ tả thị-lang là Lê bá Tú 黎 伯 秀 truy tham những tội bất thần của Lê Chất 黎 質, có 6 tội nên chết: 1. Chất cùng Duyệt toan mưu làm việc Y, Hoắc (phế lập), bị hai đứa ở nói hở ra ngoài, bèn giết chúng nó để buộc miệng, là một tội. 2. Mấy lần cố xin thưởng cho hoàng-tử để làm con nuôi, muốn bắt chước lối cũ của Dương Kiên, là hai tội. 3. Muốn cho con gái chính vị trong cung, không được thỏa chí, nói ra những lời oán vọng, là ba tội. 4. Thường nói chuyện với Lê văn Duyệt rằng: « Người ta thường nói trời, vua và cha mẹ, người làm con, làm tôi dù có điều bất bình, cũng không dám giận, mà một mình tôi dám giận » là bốn tội. 5. Lại nói rằng: « Vua cậy có Trịnh hoài Đức, Nguyễn hữu Thuận phúc tâm, chỉ đem độ vài trăm người vào chầu, quát to một tiếng, bọn ấy cũng phải phục xuống đất, rồi ta muốn làm gì ta làm » là năm tội. 6. Lại nói rằng quốc-tính đổi làm tôn-thất, đều là bọn Hoài Đức a-dua xui-giục, nên đem chém ở trước cửa miếu để chính tội, là sáu tội. Lại có 10 tội tiếm lạm: 1. Khi y ở Bắc-thành, đầu năm điểm binh, dám lên lầu Ngũ-môn ngồi chính giữa. 2. Đệ niên thuyền tải ngoài bể, y lấy của riêng mà tải vào thuyền công. 3. Cùng với Lê văn Duyệt dâng biểu từ chức để bắt bí nhà vua. 4. Việc sinh sát dữ đoạt, hay tự tiện. 5. Trái phép, ăn lễ, giàu đến nghìn vạn. 6. Tấu sớ không hợp phép, có chỉ không cho, mà cứ nhất định nộp lại, có Lê văn Duyệt ngăn đi mới thôi. 7. Nuôi những cung-nữ tiên triều, không biết kiêng-nể gì. 8. Nơi công-sảnh tiếm làm gác chuông, gác trống. 9. Tội án Lê duy Thanh đã thành, lại còn cùng với Lê văn Duyệt cố xin nghị lại. 10. Điều bổ cơ binh, phủ binh, xin lấy chức quan văn mà thi-hành. Vậy xin giao cho đình nghị, để chính tội danh làm gương cho kẻ gian trăm đời. Vua dụ rằng: « Chất, tính vốn sài-lang, nết như ma-quỉ, làm tôi thì bất trung, bất chính, xử việc thì đại ác đại gian, việc nào cũng càn-rỡ, ai là chẳng tức giận, chẳng những là 16 tội mà thôi đâu. Trước kia trẫm nghĩ hắn cùng với Lê văn Duyệt, dẫu mang lòng bất thần, nhưng người ta không chịu theo, thì chắc không dám gây sự. Vả hắn là nhất-phẩm đại-thần; dù có mưu gian mà thần-dân chưa cáo-tố, thì không nỡ bắt tội. Kể đến hắn lại chịu tội minh-tru rồi thì lưới trời tưởng cũng không thoát, cho nên cũng chẳng kể làm gì nữa. Nay đã có người tham-hạch, vậy thì phải trái cho công, đã có triều-đình pháp-luật. Chuẩn cho đình-thần đem 16 điều tội của hắn mà định rõ tội danh, vợ con cũng án-luật mà nghị-xử, duy con gái nào đã xuất giá, cùng là cháu trai còn nhỏ thì tha. » Đình-thần nghị rằng: Chất, bất pháp bất trung, đại gian đại ác, có 6 tội nên lăng-trì, 8 tội nên trảm, 2 tội nên giảo. Những tội phạm phận, âm-mưu điều bất quỉ, thì khép vào tội bạn-nghịch mà xử lăng-trì. Song y đã chịu tội minh-tru, vậy xin truy-đoạt cáo sắc, bổ áo quan, lục thây, khiêu thủ để thị giới. Còn cáo sắc phong cho cha mẹ y, cũng xin truy đoạt; vợ là Lê thị Sai 黎 氏 差 từng đồng mưu bạn với chồng, nghĩ trảm lập quyết. Lại phát cho các tổng-đốc, tuần-phủ, mỗi nơi một đạo văn-án, để cho đem ý riêng bày-tỏ tâu về, cho công lòng chúng. Các địa phương tâu về, đều xin y đình nghị. Ngài dụ rằng: « Như vậy đủ rõ lẽ trời ở tại lòng người, công-luận không bao giờ mất. Kẻ gian-thần chứa vạ, muôn miệng cùng một lời, đủ làm án sắt thiên cổ. Vả Lê Chất cùng với Lê văn Duyệt, dựa nhau làm gian, tội ác đầy chứa, nhổ từng cái tóc mà tính cũng không hết, giá thử bổ áo quan giết thây, cũng không là quá. Song lại nghĩ Chất tội cũng như Duyệt, trước kia Duyệt đã không bổ áo quan giết thây, thì nắm xương khô của Chất nay cũng chẳng màng bắt tội. Vậy cho Tổng-đốc Bình-phú Võ xuân Cẩn 武 春 謹 san phẳng mộ của hắn, khắc bia dựng lên trên đề to mấy chữ « Chỗ nầy là nơi Lê Chất phục-pháp » để làm gương cho kẻ gian-tặc muôn-đời. Còn vợ hắn là Lê thị Sai cùng ở một nhà, dự biết mưu bạn-nghịch, xử vào cực hình, cũng là phải, song kẻ đàn bà chẳng cần vội vàng chính pháp. Vậy Lê thị Sai cùng con là Lê Cẩn 黎 瑾, Lê Trương 黎 張, Lê Thường 黎 常, Lê Kỵ 黎 騎, đều cải làm trảm giam hậu. Lại tịch-biên gia-sản, được hơn 12.000 quan tiền, giao tỉnh chứa cả vào kho[3]. --- [2]▲ Bắc-thuận 北 順, Hồi-lương 回 良, là những người ở Bắc-kỳ bị tội phải đày vào làm lính ở Nam-kỳ. [3]▲ Đến năm tự-đức nguyên-niên (1847) quan Đông-các Đại-học-sĩ là Võ xuân Cẩn 武 春 瑾 làm sớ tâu xin gia ân cho con cháu Nguyễn văn Thành. Trong bài sớ có lắm câu thảm thiết. Có chỗ nói rằng: « Nguyễn văn Thành, Lê văn Duyệt và Lê Chất đều có lòng theo mây đợi gió, xông pha chỗ mũi tên hòn đạn, thân làm đại-tướng, tước đến Quận-công, sau hoặc vì con dại, hoặc vì cậy công mà làm thành tội.... Dù bọn Nguyễn văn Thành có tội, thì tội đã trị rồi, mà công thì không hỏi đến, chẳng hóa ra đem cái công-lao bách-chiến mà để đến nỗi cái tàn hồn phải bơ-vơ như ma-trơi ngoài đồng, khác nào quỉ Mạc Ngao không ai thờ cúng không? » Vua Dực-tông xem bài sớ ấy lấy làm cảm-động bèn truy-phong cho bọn Nguyễn văn Thành, và cấp phẩm-hàm cho các con cháu.
edited Aug 2 lúc 11:49 pm

PHÍA SAU VỤ ÁN TRẦN NHẬT VĨNH

VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 8
(45 GIAI THOẠI THẾ KỈ XIX)

Tác giả : Nguyễn Khắc Thuần
NXB Giáo dục 2006
Tái bản lần thứ mười
Khổ 13 x 19. Số trang : 147


https://tve-4u.org/threads/viet-su-giai-thoai-nguyen-khac-thuan.1996/
https://scov.gov.vn/ban-sac-van-hoa/viet-su-giai-thoai/phia-sau-vu-an-tran-nhat-vinh.html


Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Sơ tập, quyển 23), nhân chép chuyện Lê Văn Duyệt, đã chép chuyện quan dưới quyền của Lê Văn Duyệt là Trần Nhật Vĩnh nhưng không cho biết Trần Nhật Vĩnh quê quán ở đâu, sinh và mất năm nào.
Theo sách nói trên thì vào năm Minh Mạng thứ tám (1827). khi Lê Văn Duyệt đang làm Tổng trấn Gia Định thì Trần Nhật Vĩnh được cử giữ chức Tham tri Tào Hộ ở Gia Định thành. Nhưng cũng năm ấy, Trần Nhật Vĩnh bị Trung sứ của triều đình đến bắt giải về kinh đô Huế và bị tống giam. Chuyện được chép vắn tắt như sau:

“Quan giữ chức Tham tri ở Tào Hộ của Gia Định thành là Trần Nhật Vĩnh, xử việc nhanh nhẹn, được (Lê Văn) Duyệt rất tin dùng. Nhưng, (Trần) Nhật Vĩnh là kẻ gian xảo và hiểm độc, đã thế lại còn tham ăn của đút lót và cậy thế để kiếm lợi riêng, thậm chí, chiếm tài sản, dỡ nhà và cướp vợ của người ta. Mọi người biết nhưng vì sợ sự hiểm độc của hắn nên không dám tố cáo.

Vua sai Trung sứ đến bí mật khảo xét mọi điều mà (Lê Văn) Duyệt vẫn không hay biết gì. Sau, (Trần Nhật) Vĩnh bị triệu về kinh đô, hắn đi chưa đầy một tháng thì dân trong hạt đã thi nhau nạp đơn kiện. Bấy giờ, (Lê Văn) Duyệt mới biết là (Trần Nhật) Vĩnh làm lỡ việc, bèn đem việc tâu lên, tự nhận tội đã dùng người một cách bừa bãi. Vua lập tức sai tống giam (Trần Nhật) Vĩnh và xuống dụ cho (Lê Văn) Duyệt rằng:

  • Trước đây, ngươi từng nghe lời bất chính của (Trần) Nhật Vĩnh nên làm nhiều việc sai trái, chứng cớ tâu lên kể cũng đã nhiều, nhưng trẫm nghĩ công lao to lớn của ngươi nên không trách mắng. Nay, tuổi ngươi đã cao, biết hối lỗi mà đem việc Trần Nhật Vĩnh ra xin nghiêm trị, dâng lời biểu nhận lỗi rất chân tình. Trẫm đã biết rõ lòng thành của ngươi. Có lỗi mà biết hối lỗi thì thánh nhân còn tha cho, huống chi là trẫm với ngươi ? Tất cả những lời tự xin triều đình nghị bàn xét xử, trẫm đều tạm gia ân mà tha cho. Vậy, trẫm ân cần chỉ bảo và mở lối cho ngươi để ngươi được yên tâm. Từ nay, ngươi phải dốc lòng giữ tiết của bậc tôi trung, chọn người (cho thận trọng) mà dùng, chọn lời (cho kĩ lưỡng) mà nghe, chớ vội vã mà đắc tội, có thế mới giữ được tiếng tốt và danh thơm xứng đáng với ý tốt của ta trong việc bảo vệ các công thần".

Lời bàn:

Nếu niềm tin của triều đình đối với Lê Văn Duyệt mà vẫn còn, ắt chẳng bao giờ có việc bí mật sai Trung sứ đến khảo xét và bắt luôn quan Tham tri Tào Hộ là Trần Nhật Vĩn mà giải về kinh đô. Lê Văn Duyệt là người hoàn toàn vô tội chăng ? Xem việc ông dâng lời tâu, tự nhận lỗi dùng người một cách tùy tiện, đồng thời xác nhận những hành vi sai trái của Trần Nhật Vĩnh cũng đủ thấy là ông không hoàn toàn vô can.

Triều đình xử án, chỉ nói tội danh mà không nói tội trạng, cho nên, thật khó mà quả quyết Trần Nhật Vĩnh đáng kết án ra sao. Với những tội đã nêu mà Trần Nhật Vĩnh chỉ bị tống giam, thì chỉ có hai khả năng, một là triều đình giơ cao đánh khẽ, hai là triều đình chỉ cốt mượn việc xử Trần Nhật Vĩnh để cảnh cáo Lê Văn Duyệt đó thôi.

Phía sau vụ án Trần Nhật Vĩnh, cứ đọc tiếp sử cũ thì sẽ rõ, đó chẳng qua chỉ là khúc dạo đầu cho màn bi kịch mà triều đình sắp sửa dành cho quan Tổng trấn Gia Định thành là Lê Văn Duyệt đấy thôi. Sử sách đoạn này đầy những chuyện vu khống và hãm hại lẫn nhau. Hỡi ôi, khi chưa được làm quan, ai cũng tâm niệm rằng quan nhất thời ... vậy mà khi đã được làm quan rồi, hình như chẳng còn ai chịu nhớ tới câu quan nhất thời... nữa... Buồn thay !

#PHÍA SAU VỤ ÁN TRẦN NHẬT VĨNH VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 8 (45 GIAI THOẠI THẾ KỈ XIX) Tác giả : Nguyễn Khắc Thuần NXB Giáo dục 2006 Tái bản lần thứ mười Khổ 13 x 19. Số trang : 147 --- https://tve-4u.org/threads/viet-su-giai-thoai-nguyen-khac-thuan.1996/ https://scov.gov.vn/ban-sac-van-hoa/viet-su-giai-thoai/phia-sau-vu-an-tran-nhat-vinh.html --- Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Sơ tập, quyển 23), nhân chép chuyện Lê Văn Duyệt, đã chép chuyện quan dưới quyền của Lê Văn Duyệt là Trần Nhật Vĩnh nhưng không cho biết Trần Nhật Vĩnh quê quán ở đâu, sinh và mất năm nào. Theo sách nói trên thì vào năm Minh Mạng thứ tám (1827). khi Lê Văn Duyệt đang làm Tổng trấn Gia Định thì Trần Nhật Vĩnh được cử giữ chức Tham tri Tào Hộ ở Gia Định thành. Nhưng cũng năm ấy, Trần Nhật Vĩnh bị Trung sứ của triều đình đến bắt giải về kinh đô Huế và bị tống giam. Chuyện được chép vắn tắt như sau: “Quan giữ chức Tham tri ở Tào Hộ của Gia Định thành là Trần Nhật Vĩnh, xử việc nhanh nhẹn, được (Lê Văn) Duyệt rất tin dùng. Nhưng, (Trần) Nhật Vĩnh là kẻ gian xảo và hiểm độc, đã thế lại còn tham ăn của đút lót và cậy thế để kiếm lợi riêng, thậm chí, chiếm tài sản, dỡ nhà và cướp vợ của người ta. Mọi người biết nhưng vì sợ sự hiểm độc của hắn nên không dám tố cáo. Vua sai Trung sứ đến bí mật khảo xét mọi điều mà (Lê Văn) Duyệt vẫn không hay biết gì. Sau, (Trần Nhật) Vĩnh bị triệu về kinh đô, hắn đi chưa đầy một tháng thì dân trong hạt đã thi nhau nạp đơn kiện. Bấy giờ, (Lê Văn) Duyệt mới biết là (Trần Nhật) Vĩnh làm lỡ việc, bèn đem việc tâu lên, tự nhận tội đã dùng người một cách bừa bãi. Vua lập tức sai tống giam (Trần Nhật) Vĩnh và xuống dụ cho (Lê Văn) Duyệt rằng: - Trước đây, ngươi từng nghe lời bất chính của (Trần) Nhật Vĩnh nên làm nhiều việc sai trái, chứng cớ tâu lên kể cũng đã nhiều, nhưng trẫm nghĩ công lao to lớn của ngươi nên không trách mắng. Nay, tuổi ngươi đã cao, biết hối lỗi mà đem việc Trần Nhật Vĩnh ra xin nghiêm trị, dâng lời biểu nhận lỗi rất chân tình. Trẫm đã biết rõ lòng thành của ngươi. Có lỗi mà biết hối lỗi thì thánh nhân còn tha cho, huống chi là trẫm với ngươi ? Tất cả những lời tự xin triều đình nghị bàn xét xử, trẫm đều tạm gia ân mà tha cho. Vậy, trẫm ân cần chỉ bảo và mở lối cho ngươi để ngươi được yên tâm. Từ nay, ngươi phải dốc lòng giữ tiết của bậc tôi trung, chọn người (cho thận trọng) mà dùng, chọn lời (cho kĩ lưỡng) mà nghe, chớ vội vã mà đắc tội, có thế mới giữ được tiếng tốt và danh thơm xứng đáng với ý tốt của ta trong việc bảo vệ các công thần". Lời bàn: Nếu niềm tin của triều đình đối với Lê Văn Duyệt mà vẫn còn, ắt chẳng bao giờ có việc bí mật sai Trung sứ đến khảo xét và bắt luôn quan Tham tri Tào Hộ là Trần Nhật Vĩn mà giải về kinh đô. Lê Văn Duyệt là người hoàn toàn vô tội chăng ? Xem việc ông dâng lời tâu, tự nhận lỗi dùng người một cách tùy tiện, đồng thời xác nhận những hành vi sai trái của Trần Nhật Vĩnh cũng đủ thấy là ông không hoàn toàn vô can. Triều đình xử án, chỉ nói tội danh mà không nói tội trạng, cho nên, thật khó mà quả quyết Trần Nhật Vĩnh đáng kết án ra sao. Với những tội đã nêu mà Trần Nhật Vĩnh chỉ bị tống giam, thì chỉ có hai khả năng, một là triều đình giơ cao đánh khẽ, hai là triều đình chỉ cốt mượn việc xử Trần Nhật Vĩnh để cảnh cáo Lê Văn Duyệt đó thôi. Phía sau vụ án Trần Nhật Vĩnh, cứ đọc tiếp sử cũ thì sẽ rõ, đó chẳng qua chỉ là khúc dạo đầu cho màn bi kịch mà triều đình sắp sửa dành cho quan Tổng trấn Gia Định thành là Lê Văn Duyệt đấy thôi. Sử sách đoạn này đầy những chuyện vu khống và hãm hại lẫn nhau. Hỡi ôi, khi chưa được làm quan, ai cũng tâm niệm rằng quan nhất thời ... vậy mà khi đã được làm quan rồi, hình như chẳng còn ai chịu nhớ tới câu quan nhất thời... nữa... Buồn thay !

VỤ ÁN LÊ VĂN DUYỆT

VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 8
(45 GIAI THOẠI THẾ KỈ XIX)

Tác giả : Nguyễn Khắc Thuần
NXB Giáo dục 2006
Tái bản lần thứ mười
Khổ 13 x 19. Số trang : 147


https://tve-4u.org/threads/viet-su-giai-thoai-nguyen-khac-thuan.1996/
https://scov.gov.vn/ban-sac-van-hoa/viet-su-giai-thoai/vu-an-le-van-duyet.html


Lê Văn Duyệt là con của Lê Văn Toại, sinh quán là Mỹ Tho (Tiền Giang) nhưng tổ tiên vốn người Quảng Ngãi. Lê Văn Toại có tất cả bốn người con trai, Lê Văn Duyệt là con trưởng. Sử cũ mô tả rằng Lê Văn Duyệt người thấp bé nhưng lại có sức mạnh hơn người.

Ông được coi là hoạn quan nhưng ngay khi mới sinh ra, ông đã là người thuộc loại ái nam ái nữ chứ không phải là chịu hoạn khi làm quan. Năm 1780, khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vương ở Gia Định. Lê Văn Duyệt (lúc này mới 16 tuổi) được chọn làm quan Thái giám. Từ đó trở đi, cuộc đời của Lê Văn Duyệt gắn bó chặt chẽ với Nguyễn Phúc Ánh. Nhờ có biệt tài cầm quân, Lê Văn Duyệt dần dần trở thành một võ tướng xuất sắc. Điều này, chính Nguyễn Phúc Ánh cũng không ngờ. Lê Văn Duyệt được Nguyễn Phúc Ánh tin cậy mà giao việc chỉ huy Tả quân, đồng thời, nhiều phen trao quyền Tiết chế, điều khiển cả các danh tướng như Nguyễn Văn Thành, Lê Chất... Khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Gia Long. Lê Văn Duyệt được trao phó rất nhiều trọng trách, trong đó, trọng trách mà Lê Văn Duyệt đảm nhận lâu dài nhất là Tổng trấn Gia Định, tức đứng đầu toàn bộ hệ thống chính quyền của triều Nguyễn ở vùng Nam Bộ ngày nay. Sau khi Lê Văn Duyệt mất (30 - 7 - 1832), chức Tổng trấn Gia Định bị bãi bỏ, Gia Định được chia làm sáu tỉnh (gọi là Nam Kì lục tỉnh), mỗi tỉnh có một tổ chức chính quyền trực thuộc hẳn vào triều đình trung ương.

Suốt một đời làm quan, hẳn nhiên là cũng có lúc Lê Văn Duyệt bị phạm lỗi, nhưng mức độ nặng nhất thì cũng chỉ là phê bình, nhưng khi đã nhắm mắt xuôi tay, Lê Văn Duyệt lại bị xét xử với một bản án hết sức nặng nề. Vụ án Lê Văn Duyệt có nguồn gốc trực tiếp từ cuộc khởi binh của con nuôi Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi tại Gia Định, sau khi Lê Văn Duyệt đã qua đời. Mặc dù không hề can dự, và mặc dù việc Lê Văn Khôi khởi binh cũng có phần vì những hành vi ngang ngược của các quan lại do triều đình phái đến, nhưng Lê Văn Duyệt vẫn bị coi như là thủ phạm chính. Sau nhiều phen bàn nghị, Lê Văn Duyệt bị xử với 7 tội đáng chém, hai tội đáng đem đi treo cổ, ngoài ra, còn nhiều hình phạt khác nữa. Bản án Lê Văn Duyệt được sách Đại Nam chính biên liệu truyện (Sơ tập, quyển 3) chép lại như sau:

“Đình thần nghị án để dâng lên, chỉ rõ những lời nói và việc làm bội nghịch (của Lê Văn Duyệt), buộc bảy tội đáng xử chém là:

01 - Dám sai người của mình, tự tiện đi Miến Điện để làm các việc ngoại giao (vốn là chức trách của triều đình).

02 - Xin được đưa tiễn thuyền của nước Anh Cát Lợi (tức nước Anh - NKT) về đến thành (Gia Định) để tỏ rõ là có quyền.

03 - Xin giết Thị vệ là Trần Văn Tình để khóa miệng người.

04 - Kháng sớ tâu xin giữ người đã được (triều đình) triệu về để bổ làm quan.

05 - Chứa riêng khống chỉ có đóng sẵn ấn của vua.

06 - Cậy bè đảng riêng mà xin tăng thọ cho Lê Chất.

07 - Gọi mồ cha của mình là lăng, đồng thời, khi nói chuyện với mọi người dám tự xưng mình là cô.

(Lê Văn Duyệt) còn bị xử phải đem treo cổ vì hai tội sau:

01 - Cố xin dung nạp bọn người Miến Điện để làm chuyện bất minh. 02 - Dám nói với mọi người rằng mình từng xin được thơ tiên, trong đó có câu nhắc chuyện hoàng bào ở Trần Kiều.

Xử tội phải bắt làm lính vì đã tự tiện sai binh sĩ đi đóng thuyền cho mình.

Xử tội phải đem xẻo thịt cho chết bởi (Lê Văn) Duyệt là kẻ đầu sỏ, là cội nguồn của cuộc biến loạn ở Phiên An (chỉ việc khởi binh của Lê Văn Khôi - NKT) nhưng vì hắn đã bị Diêm Vương bắt đi rồi (ý nói đã chết - NKT ) nên xin thu hết bằng sắc rồi đào mả; lấy quan tài ra chém xác để làm gương răn đời. Tất cả những sắc phong cho ông bà tổ tiên hắn đều phải thu lại. Mồ mả tổ tiên hắn, nếu có tiếm xây trái phép đều phải đập phá đi. Những thê thiếp và con cháu gọi hắn bằng chú hoặc bằng bác đều theo thứ tự thân sơ mà xử tội. Tài sản của hắn thì tịch thu hết.

Án dâng lên, những người xin xử chém (Lê Văn Duyệt) đều xin giảm xuống hình phạt bắt giam để sau đem chém và những ai ở hàng thân thuộc từ mười lăm tuổi trở xuống thì chỉ xin tạm bắt giam, bé quá chưa biết thì thôi, không bắt. Mười ba người đàn bà lúc đầu bị phạt bắt làm nô tì, sau cũng xin cho thả cả. Việc đào mồ lấy quan tài lên để chém xác cũng không thi hành.

Vua sai bộ Hình sao bản án này gởi xuống tận các tỉnh, cho phép các quan Đốc và quan Phủ được quyền dâng ý kiến riêng của mình lên. Kết quả như sau:

  • Lạng Bình Hộ phủ là Trần Huy Phác xin chém ngay thê thiếp và con cháu của (Lê Văn) Duyệt, còn thì xin theo lời đình nghị.

  • Quảng Yên Hộ phủ là Dục Đức tâu xin chém những kẻ phạm tội từ mười sáu tuổi trở lên, còn thì xin theo lời đình nghị.

  • Bình Phú Tổng đốc là Vũ Xuân Cẩn và Ninh Thái Tổng đốc là Hoàng Văn Trạm nói đại để là xin theo lời đình nghị, tuy nhiên cũng có thể cho lấy công bù tội, hoặc giả là châm chước thêm bớt thế nào thì xin nhờ ở ơn trời.

Vua (đọc những ý kiến trên) dụ rằng : như vậy là lẽ trời không sai, đạo chung ở lòng người, thật khó mà che được. Kẻ quen gieo ác, thiên hạ cùng giận, muôn lời cùng dâng về đây. Tất cả cùng một ý, tỏ rằng án này đúng mãi với muôn đời. Tội ác của Lê Văn Duyệt nhiều còn hơn cả tóc, thật khó mà đếm nổi, chỉ nghĩ tới đã đau lòng, giá có đập quan tài, lấy xác ra mà chém cũng chẳng có gì quá đáng. Song, trẫm nghĩ là nó chết cũng đã lâu, trước đã bị Diêm Vương làm tội, lại đã bị (triều đình) lột hết quan chức, còn nắm xương khô trong mồ ta cũng chẳng thèm gia hình. Nay, sai Tổng đốc tỉnh Gia Định đến chỗ mồ hắn, san bằng đi rồi dựng lên đó tấm bia đá khác tám chữ quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ (nơi hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu hình phạt). Làm như thế để tỏ tội danh sau khi chết, đồng thời để phép nước cho đời sau, khiến những kẻ gian ngoan vạn lần lo sợ mà tự răn mình...".

Lời bàn:

Vì sao có vụ án Lê Văn Duyệt và bản án dành cho Lê Vền Duyệt nặng nhẹ hoặc đúng sai thế nào, xin kính nhường lời bàn cho bạn đọc. Điều cần nói thêm ở đây chỉ là : những gì được coi là tội trạng không thể dung thứ của Lê Văn Duyệt, đều xảy ra khi Lê Văn Duyệt còn sống. Bấy giờ, vua chỉ một lần phê bình còn các quan thì không ai coi Lê Văn Duyệt là người có tội cả. Nếu bảo lúc ấy ai ai cũng sợ uy Lê Văn Duyệt nên biết đấy mà chẳng dám nói ra, thì xin tặng mỗi vị một chữ : hèn ! Nếu bảo lúc ấy chưa ai thẩy hết sự nguy hiểm và tính ác độc trong hành vi của Lê Văn Duyệt thì xin tặng hương hồn mỗi vị một chữ : kém !

Còn như xét tội mà tùy theo sở thích nhất thời của một người nào đó, thì trăm lạy các quan, chính trường lẽ đâu lại giống những màn hài kịch đến thế.

# VỤ ÁN LÊ VĂN DUYỆT VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 8 (45 GIAI THOẠI THẾ KỈ XIX) Tác giả : Nguyễn Khắc Thuần NXB Giáo dục 2006 Tái bản lần thứ mười Khổ 13 x 19. Số trang : 147 --- https://tve-4u.org/threads/viet-su-giai-thoai-nguyen-khac-thuan.1996/ https://scov.gov.vn/ban-sac-van-hoa/viet-su-giai-thoai/vu-an-le-van-duyet.html --- Lê Văn Duyệt là con của Lê Văn Toại, sinh quán là Mỹ Tho (Tiền Giang) nhưng tổ tiên vốn người Quảng Ngãi. Lê Văn Toại có tất cả bốn người con trai, Lê Văn Duyệt là con trưởng. Sử cũ mô tả rằng Lê Văn Duyệt người thấp bé nhưng lại có sức mạnh hơn người. Ông được coi là hoạn quan nhưng ngay khi mới sinh ra, ông đã là người thuộc loại ái nam ái nữ chứ không phải là chịu hoạn khi làm quan. Năm 1780, khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vương ở Gia Định. Lê Văn Duyệt (lúc này mới 16 tuổi) được chọn làm quan Thái giám. Từ đó trở đi, cuộc đời của Lê Văn Duyệt gắn bó chặt chẽ với Nguyễn Phúc Ánh. Nhờ có biệt tài cầm quân, Lê Văn Duyệt dần dần trở thành một võ tướng xuất sắc. Điều này, chính Nguyễn Phúc Ánh cũng không ngờ. Lê Văn Duyệt được Nguyễn Phúc Ánh tin cậy mà giao việc chỉ huy Tả quân, đồng thời, nhiều phen trao quyền Tiết chế, điều khiển cả các danh tướng như Nguyễn Văn Thành, Lê Chất... Khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Gia Long. Lê Văn Duyệt được trao phó rất nhiều trọng trách, trong đó, trọng trách mà Lê Văn Duyệt đảm nhận lâu dài nhất là Tổng trấn Gia Định, tức đứng đầu toàn bộ hệ thống chính quyền của triều Nguyễn ở vùng Nam Bộ ngày nay. Sau khi Lê Văn Duyệt mất (30 - 7 - 1832), chức Tổng trấn Gia Định bị bãi bỏ, Gia Định được chia làm sáu tỉnh (gọi là Nam Kì lục tỉnh), mỗi tỉnh có một tổ chức chính quyền trực thuộc hẳn vào triều đình trung ương. Suốt một đời làm quan, hẳn nhiên là cũng có lúc Lê Văn Duyệt bị phạm lỗi, nhưng mức độ nặng nhất thì cũng chỉ là phê bình, nhưng khi đã nhắm mắt xuôi tay, Lê Văn Duyệt lại bị xét xử với một bản án hết sức nặng nề. Vụ án Lê Văn Duyệt có nguồn gốc trực tiếp từ cuộc khởi binh của con nuôi Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi tại Gia Định, sau khi Lê Văn Duyệt đã qua đời. Mặc dù không hề can dự, và mặc dù việc Lê Văn Khôi khởi binh cũng có phần vì những hành vi ngang ngược của các quan lại do triều đình phái đến, nhưng Lê Văn Duyệt vẫn bị coi như là thủ phạm chính. Sau nhiều phen bàn nghị, Lê Văn Duyệt bị xử với 7 tội đáng chém, hai tội đáng đem đi treo cổ, ngoài ra, còn nhiều hình phạt khác nữa. Bản án Lê Văn Duyệt được sách Đại Nam chính biên liệu truyện (Sơ tập, quyển 3) chép lại như sau: “Đình thần nghị án để dâng lên, chỉ rõ những lời nói và việc làm bội nghịch (của Lê Văn Duyệt), buộc bảy tội đáng xử chém là: 01 - Dám sai người của mình, tự tiện đi Miến Điện để làm các việc ngoại giao (vốn là chức trách của triều đình). 02 - Xin được đưa tiễn thuyền của nước Anh Cát Lợi (tức nước Anh - NKT) về đến thành (Gia Định) để tỏ rõ là có quyền. 03 - Xin giết Thị vệ là Trần Văn Tình để khóa miệng người. 04 - Kháng sớ tâu xin giữ người đã được (triều đình) triệu về để bổ làm quan. 05 - Chứa riêng khống chỉ có đóng sẵn ấn của vua. 06 - Cậy bè đảng riêng mà xin tăng thọ cho Lê Chất. 07 - Gọi mồ cha của mình là lăng, đồng thời, khi nói chuyện với mọi người dám tự xưng mình là cô. (Lê Văn Duyệt) còn bị xử phải đem treo cổ vì hai tội sau: 01 - Cố xin dung nạp bọn người Miến Điện để làm chuyện bất minh. 02 - Dám nói với mọi người rằng mình từng xin được thơ tiên, trong đó có câu nhắc chuyện hoàng bào ở Trần Kiều. Xử tội phải bắt làm lính vì đã tự tiện sai binh sĩ đi đóng thuyền cho mình. Xử tội phải đem xẻo thịt cho chết bởi (Lê Văn) Duyệt là kẻ đầu sỏ, là cội nguồn của cuộc biến loạn ở Phiên An (chỉ việc khởi binh của Lê Văn Khôi - NKT) nhưng vì hắn đã bị Diêm Vương bắt đi rồi (ý nói đã chết - NKT ) nên xin thu hết bằng sắc rồi đào mả; lấy quan tài ra chém xác để làm gương răn đời. Tất cả những sắc phong cho ông bà tổ tiên hắn đều phải thu lại. Mồ mả tổ tiên hắn, nếu có tiếm xây trái phép đều phải đập phá đi. Những thê thiếp và con cháu gọi hắn bằng chú hoặc bằng bác đều theo thứ tự thân sơ mà xử tội. Tài sản của hắn thì tịch thu hết. Án dâng lên, những người xin xử chém (Lê Văn Duyệt) đều xin giảm xuống hình phạt bắt giam để sau đem chém và những ai ở hàng thân thuộc từ mười lăm tuổi trở xuống thì chỉ xin tạm bắt giam, bé quá chưa biết thì thôi, không bắt. Mười ba người đàn bà lúc đầu bị phạt bắt làm nô tì, sau cũng xin cho thả cả. Việc đào mồ lấy quan tài lên để chém xác cũng không thi hành. Vua sai bộ Hình sao bản án này gởi xuống tận các tỉnh, cho phép các quan Đốc và quan Phủ được quyền dâng ý kiến riêng của mình lên. Kết quả như sau: - Lạng Bình Hộ phủ là Trần Huy Phác xin chém ngay thê thiếp và con cháu của (Lê Văn) Duyệt, còn thì xin theo lời đình nghị. - Quảng Yên Hộ phủ là Dục Đức tâu xin chém những kẻ phạm tội từ mười sáu tuổi trở lên, còn thì xin theo lời đình nghị. - Bình Phú Tổng đốc là Vũ Xuân Cẩn và Ninh Thái Tổng đốc là Hoàng Văn Trạm nói đại để là xin theo lời đình nghị, tuy nhiên cũng có thể cho lấy công bù tội, hoặc giả là châm chước thêm bớt thế nào thì xin nhờ ở ơn trời. Vua (đọc những ý kiến trên) dụ rằng : như vậy là lẽ trời không sai, đạo chung ở lòng người, thật khó mà che được. Kẻ quen gieo ác, thiên hạ cùng giận, muôn lời cùng dâng về đây. Tất cả cùng một ý, tỏ rằng án này đúng mãi với muôn đời. Tội ác của Lê Văn Duyệt nhiều còn hơn cả tóc, thật khó mà đếm nổi, chỉ nghĩ tới đã đau lòng, giá có đập quan tài, lấy xác ra mà chém cũng chẳng có gì quá đáng. Song, trẫm nghĩ là nó chết cũng đã lâu, trước đã bị Diêm Vương làm tội, lại đã bị (triều đình) lột hết quan chức, còn nắm xương khô trong mồ ta cũng chẳng thèm gia hình. Nay, sai Tổng đốc tỉnh Gia Định đến chỗ mồ hắn, san bằng đi rồi dựng lên đó tấm bia đá khác tám chữ quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ (nơi hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu hình phạt). Làm như thế để tỏ tội danh sau khi chết, đồng thời để phép nước cho đời sau, khiến những kẻ gian ngoan vạn lần lo sợ mà tự răn mình...". Lời bàn: Vì sao có vụ án Lê Văn Duyệt và bản án dành cho Lê Vền Duyệt nặng nhẹ hoặc đúng sai thế nào, xin kính nhường lời bàn cho bạn đọc. Điều cần nói thêm ở đây chỉ là : những gì được coi là tội trạng không thể dung thứ của Lê Văn Duyệt, đều xảy ra khi Lê Văn Duyệt còn sống. Bấy giờ, vua chỉ một lần phê bình còn các quan thì không ai coi Lê Văn Duyệt là người có tội cả. Nếu bảo lúc ấy ai ai cũng sợ uy Lê Văn Duyệt nên biết đấy mà chẳng dám nói ra, thì xin tặng mỗi vị một chữ : hèn ! Nếu bảo lúc ấy chưa ai thẩy hết sự nguy hiểm và tính ác độc trong hành vi của Lê Văn Duyệt thì xin tặng hương hồn mỗi vị một chữ : kém ! Còn như xét tội mà tùy theo sở thích nhất thời của một người nào đó, thì trăm lạy các quan, chính trường lẽ đâu lại giống những màn hài kịch đến thế.

Gibson (sứ giả Miến Điện)

Gibson (?-1825) (sử nhà Nguyễn gọi là Hợp Thần Thăng Thụ hoặc Hợp Thời Thăng Thụ)[1] là một viên quan của Vương quốc Ava (nay là Myanmar), được cử đến Việt Nam năm 1823 để thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Nguyễn. Gibson sau đó gia nhập lực lượng của Đế quốc Anh với tư cách thông dịch viên và qua đời.[2]

Bản tường trình về sứ mệnh ở Việt Nam của Gibson có chứa nhiều thông tin đương thời về Việt Nam, Lê Văn Duyệt, Lê Văn Khôi, Trần Nhật Vĩnh, Trương Tấn Bửu, Trần Văn Năng, ...

https://vi.wikipedia.org/wiki/Gibson_(s%E1%BB%A9_gi%E1%BA%A3_Mi%E1%BA%BFn_%C4%90i%E1%BB%87n)


Phái đoàn Miến Điện khởi hành đầu tháng 1 năm 1823 trên một con tàu Châu Âu, ngày 26 tháng 2 tàu tới Penang sau khi đi qua Tavoy. Khi neo tại Penang, ngày 24 tháng 3, một con tàu Xiêm bị cháy và lan sang tiêu hủy con tàu của đoàn Miến Điện. Họ phải vay tiền của chính quyền Anh ở Penang và đi tàu Bồ Đào Nha tới Việt Nam. Ngày 1 tháng 6, tàu ghé Vũng Tàu. Ngày 3, tàu ghé Cần Giờ và sứ đoàn được 4 thuyền đưa vào Saigun ngày 8. Bảy con voi được đưa đến đón sứ đoàn khi thuyền cập bến, quan Tổng trấn cũng cung cấp thực phẩm và tiền cho sứ đoàn.

Ngày 10 tháng 6 năm 1823, Ong-tan-Hiep, viên Thư ký của quan Tổng trấn, ghé thăm sứ đoàn và hỏi về bản sao và bản dịch của quốc thư. Ong-tan-Hiep cũng thảo luận với Gibson về lợi hại của việc thiết lập ngoại giao Miến Điện - Việt Nam, về sức mạng quân sự của Miến Điện. Cùng ngày hôm đó, hai vị quan người Pháp ghé thăm sứ đoàn và cho biết: ngày trước có rất nhiều người Pháp đến Việt Nam nhưng chỉ còn 2 người già bọn họ còn sống và chỉ còn tổng cộng 5 vị quan người Pháp ở đây nếu không kể các giáo sĩ. Vị vua Minh Mạng đã công khai thể hiện sự không thích người châu Âu và cấm đạo. Minh Mạng từ chối cho 2 vị giám mục hành đạo và khi họ diện kiến, Minh Mạng sỉ nhục họ bằng cách cho một ít tiền như bố thí cho ăn mày.

Ngày 12 tháng 6, Ong-tan-Hiep đến chỗ sứ đoàn để hỏi tình hình dịch thuật quốc thư và trao thư mời dự tiệc ở dinh thự Tổng trấn. Sứ đoàn được gặp Lê Văn Duyệt, lúc ấy khoảng 50-60 tuổi, vóc người nhỏ nhưng linh hoạt, dáng dấp của người cựu binh. Quan Tổng trấn vốn người gốc Mitho, theo phò tá cố vương Gialong. Ông từng lưu vong ở Xiêm với Gialong. Sau nhiều công trạng, ông leo lên các cấp bậc cao hơn. Ông được kính nể bởi người dân Việt Nam và kinh sợ bởi người Kambojans và Siam.

Ngày 19 tháng 6, quan Phó Tổng trấn Trương Tấn Bửu ghé sứ đoàn. Tháp tùng có nhiều quan viên người Kambojan trong quan phục Việt Nam.

Ngày 21 tháng 6, sứ đoàn đón tiếp Tể tướng nước Cao Miên và quan Thống Chế bảo hộ Cao Miên Nguyễn Văn Thoại. Người Cao Miên trong dịp ấy tỏ thái độ thù ghét người Xiêm. Nhưng Gibson cho rằng họ chỉ giả vờ để làm vừa lòng người Việt Nam, và có vẻ như người Cam Miên bây giờ bị áp bức nặng nề hơn cả thời Xiêm cai trị.

Ngày 30 tháng 6, sứ đoàn trình bày các món quà của vua Ava gửi cho vua Việt Nam ra cho các quan Việt Nam xem. Tổng trấn Lê Văn Duyệt khá thích thú với các món đá quý và thông tin về nhiều mỏ vàng bạc ở Miến Điện. Ông cũng cho thấy sự hiểu biết của mình về tình hình thế giới như: đặt câu hỏi nếu ý định tấn công Xiêm của Miến Điện là nghiêm túc; ông cho rằng sẽ có một cuộc chiến giữ quân Anh và Xiêm do sự tranh chấp ở Queda. Tổng trấn cũng thể hiện mình là một người có óc hài hước và kể về cuộc chiến Miến - Xiêm năm xưa khi ông và vua Gialong tỵ nạn bên Xiêm năm 1787. Ngoài ra, quan Tổng trấn cũng hỏi sứ đoàn nếu biết về bức thư của chính quyền Anh tại Penang (The Governor of Prince of Wales's Island) gửi cho ông.

Ngày 1 tháng 7, sứ đoàn được phép đi tham quan thành phố Saigun trên lưng ngựa. Đường xá Saigun rộng và cao ráo, hai bên có cây cối và nhà cửa san sát. Có hai ngôi đền tưởng niệm, một cho quân đội, một cho quan chức, được ghi chép các công đức trên đó và được mọi người bày tỏ lòng biết ơn. Sứ đoàn sau đó ghé thăm một ngôi đền của người Hoa, thờ thần biển và sông, và được tiếp đãi. Đi cùng sứ đoàn có Onghim, quan Tòa án, và Ong-tam-pit, quan Tài chính. Sứ đoàn còn ghé thăm một ngôi chùa có một tượng Phật cao 6 feet và 3 tượng cao 4 feet.

Ngày 3 tháng 7, quan Tổng trấn cử hành lễ rước quốc thư vào dinh thự bằng một cái kiệu vàng, có 200 lính và nhiều voi hộ tống.

Ngày 4 tháng 7, quốc thư được dịch ra tiếng Latin, Pháp và chữ Hán rồi được đưa về kinh đô Huế. Ong-tan-Hiep, thư ký quan Tổng trấn, cho Gibson biết rằng quan Tổng trấn cũng chuyển luôn bức thư của chính quyền Anh về kinh mà không mở ra xem, cho dù đó là thư gửi cho ông ấy. Ông sợ rằng làm như thế sẽ tạo ra sự nghi ngờ ở triều đình là quan Tổng trấn ngấm ngầm cấu kết với người Anh.

Ngày 9 tháng 7, Gibson có cuộc hội đàm với viên thư ký Ong-tan-hip về các vấn đề bang giao Miến - Việt.

...

Ngày 14 tháng 2, Ong-Tan-Hiep, viên quan thư ký, mang lệnh từ triều đình đến sứ đoàn. Ông ấy đã đi đường bộ 12 ngày từ Huế.

Ngày 18 tháng 2, tức ngày 17 tháng Giêng năm Giáp Thân, lễ hội Tết Nguyên Đán kết thúc. Ba phát đại bác nghi lễ được bắn ra từ thành Gia Định, tiếp sau một loạt súng hỏa mai và phảo nổ từ khắp nơi. Toàn bộ lính trong thành diễu hành xung quanh tường thành với trống nhạc và cờ phướng. Khi đoàn lễ binh đến bờ sông, có ba chiếc thuyền đợi sẵn và làm lễ bắn súng và diễu hành cùng nhiều thuyển nhỏ được trang trí cờ, biểu ngữ, đèn, guơm giáo.

Lúc 7 giờ sáng, thánh chỉ của vua Minh Mạng được hộ tống từ nhà của Ong-Tan-Hiep tới dinh Tổng trấn trên một cái kiệu vàng. Sáu con voi phục vụ buổi lễ, nhiều vị quan lớn tham dự. Quan Tổng trấn Trần Văn Năng mặc bộ võ phục lộng lẫy, có thêu hình sư tử dự lễ. Sứ đoàn Miến Điện được biết sẽ có 3 vị quan và 1 thư ký, cùng 70 thuộc hạ sẽ đưa sứ đoàn về nước. Họ là: Ong-Kin, Ong-Kian, Bie Young, và thư ký là Ong-Tri-Bohe. Ong-Kin (Hoàng Trung Đồng) là hậu duệ người Hoa, cha của ông ấy là thủ lĩnh băng hải tặc người Hoa trước kia theo phò Gia Long phục quốc. Cha của Ong-Kin tới gặp Gia Long lúc ông ấy ở Pulo Condore (Côn Đảo) và xây dựng hạm đội từ các đội thuyền mang theo từ bờ biển Trung Quốc. Những người Hoa này và con cháu của họ sau chiến tranh được cho định cư ở bờ trái sông Sài Gòn (xóm Tàu Ô), số lượng của họ vào khoảng 3 đến 4 trăm người, được nhận tiền và lương thực từ triều đình, và sẵn sàng nghe lệnh khi có yêu cầu.

Ngày 19 tháng 2, sứ đoàn đến thăm quan Tổng trấn Trần Văn Năng và được thông báo con tàu chở họ về nhà đang được chuẩn bị.

Ngày 22 tháng 2, sứ đoàn biết được rằng các viên quan hộ tống họ đã được thăng cấp bậc để tỏ rõ oai nghiêm của triều đình khi mang thư và quà sang Miến Điện.

Ngày 25, một vụ cháy xảy ra ở chợ, kế bên nhà Ong-tan-Hiep. Tổng trấn Trần Văn Năng cũng có mặt để giúp dập lửa, chỉ có 2 căn nhà bị thiêu hủy.

...

Ngày 7, buổi sáng sứ đoàn đi bộ ra cảng và dự buổi lễ long trọng để đưa quốc thư sang Ava. Quan Tổng trấn Trần Văn Năng chủ trì, có các quan văn và quan võ đứng thành hai hàng tham dự. Có một vị quan già giữ chức tổng binh Nam Kỳ, Ong-ho-baing giữ chức ngân khố, Ong-kim giữ chức chánh án. Ong-tan-Hiep giữ chức thư ký và chỉ đứng ở hàng thứ 4. Quà của vua Minh Mạng được ban cho sứ đoàn.

...

Ngày 12 tháng 6 năm 1823, Ong-tan-Hiep đến chỗ sứ đoàn để hỏi tình hình dịch thuật quốc thư và trao thư mời dự tiệc ở dinh thự Tổng trấn. Sứ đoàn được gặp Lê Văn Duyệt, lúc ấy khoảng 50-60 tuổi, vóc người nhỏ nhưng linh hoạt, dáng dấp của người cựu binh. Quan Tổng trấn vốn người gốc Mitho, theo phò tá cố vương Gialong. Ông từng lưu vong ở Xiêm với Gialong. Sau nhiều công trạng, ông leo lên các cấp bậc cao hơn. Ông được kính nể bởi người dân Việt Nam và kinh sợ bởi người Kambojans và Siam.


Ong-tan-Hiep

Trong nhật ký của Gibson, một viên quan được nhắc đến qua tên gọi Ong-tan-hip hoặc Ong-tan-Hiep, có chức vụ là Thư ký[6] của quan Tổng trấn và được Lê Văn Duyệt yêu thích.

Người này có thể là Lê Văn Khôi hoặc Trần Nhật Vĩnh. Theo Đại Nam thực lục[7], năm 1820, Tham hiệp Thanh Hoa là Trần Nhật Vĩnh được cho làm Thiêm sự Hình bộ, theo thành Gia Định chuyên làm việc từ chương dưới quyền Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Mãi đến năm 1825, Cai đội Lê Văn Khôi mới được phong Phó vệ úy. Ong-tan-Hiep có lẽ là Ông Tham Hiệp, tức Trần Nhật Vĩnh.

Ong-tan-Hiep được quan Tổng trấn nuôi nấng từ thuở còn thơ ấu.[8] Ong-tan-Hiep là kẻ có tham vọng, năng lực và nóng nảy. Ong-tan-Hiep bị tất cả quan viên thù ghét, mặc cho Ong-tan-Hiep là kẻ giàu có và quyền lực. Các vị quan có cấp bậc cao hơn Ong-tan-Hiep, khi đến nhà Ong-tan-Hiep vẫn phải đứng chờ ngoài cửa. Không ngày nào mà không có người mang quà cáp sang nhà biếu Ong-tan-Hiep. Sau đó Ong-tan-Hiep lấy số quà đó đem qua cửa hàng của mình ở kế bên, cũng gần chợ, để bán lại.

Gibson thuật lại một mẩu chuyện về Ong-tan-Hiep.[2]

Ngày 23 tháng 11 năm 1823, ... xảy ra vụ bắt giữ Ong-Quan-Tabaonhy và vợ, đó là kết quả từ âm mưu của Ong-Tan-Hiep, viên Thư ký yêu thích của quan Tổng trấn... Nguyên nhân thù ghét giữ Ong-tan-Hiep và Ong-Quan-Tabaonhy là do: Ban đầu, Ong-Quan-Tabaonhy bỏ ra một số tiền lớn để có thể cưới một bà góa phụ xinh đẹp, khi ông ta cạn tiền và sắp thành công thì ông Thư ký nhảy vào. Ông Thư ký trẻ hơn, đẹp trai hơn Ong-Quan-Tabaonhy, lại được quan Tổng trấn yêu thích nên bà góa phụ đổi ý và không chịu lấy Ong-Quan-Tabaonhy nữa. Hai ông quan từ đó không bao giờ là bạn nữa và tìm cách hại nhau khi có thể. Ông Thư ký sau đó phát hiện ra Ong-Quan-Tabaonhy ăn chặn tiền lương của công nhân đào kênh Hà Tiên. (Kết quả là vợ chồng ông này bị bắt.) Một ngày nọ, người vợ lẽ của Ong-Quan-Tabaonhy tên Che-day gặp và nói chuyện với ông Thư ký ngoài đường lộ. Bà này xin được đến nhà ông Thư ký bàn chuyện và ông này đồng ý. Một buổi tối lúc 8 giờ, bà này đến nhà ông Thư ký và xin nói chuyện riêng hai người trong phòng để bà này cầu xin chuyện thả chồng bà ta ra. Một lúc sau, cả nhà nghe tiếng "hiếp dâm" và "giết người". Khi mọi người đến nơi, bà này cáo buộc bị ông Thư ký cưỡng hiếp khi đang cố xin thả chồng ra. Sau đó bà ấy chạy ra ngoài đường và la hét tiếp, bà ấy cũng cho mọi người thấy lọn tóc mình cắt được từ ông Thư ký. Buổi sáng hôm sau, bà này đến chỗ quan Tổng trấn kêu oan và trưng lọn tóc ra làm chứng. Biết rằng tội gian dâm sẽ bị xử chết, quan Tổng trấn xem xét và thấy rằng vụ việc này là là âm mưu của bà vợ lẽ và chồng nhằm mưu hại ông Thư ký nên hạ lệnh phạt bà ấy 100 roi. Bà vợ lẽ này chắc chưa tới 20 tuổi.

# Gibson (sứ giả Miến Điện) Gibson (?-1825) (sử nhà Nguyễn gọi là Hợp Thần Thăng Thụ hoặc Hợp Thời Thăng Thụ)[1] là một viên quan của Vương quốc Ava (nay là Myanmar), được cử đến Việt Nam năm 1823 để thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Nguyễn. Gibson sau đó gia nhập lực lượng của Đế quốc Anh với tư cách thông dịch viên và qua đời.[2] Bản tường trình về sứ mệnh ở Việt Nam của Gibson có chứa nhiều thông tin đương thời về Việt Nam, Lê Văn Duyệt, Lê Văn Khôi, Trần Nhật Vĩnh, Trương Tấn Bửu, Trần Văn Năng, ... https://vi.wikipedia.org/wiki/Gibson_(s%E1%BB%A9_gi%E1%BA%A3_Mi%E1%BA%BFn_%C4%90i%E1%BB%87n) --- Phái đoàn Miến Điện khởi hành đầu tháng 1 năm 1823 trên một con tàu Châu Âu, ngày 26 tháng 2 tàu tới Penang sau khi đi qua Tavoy. Khi neo tại Penang, ngày 24 tháng 3, một con tàu Xiêm bị cháy và lan sang tiêu hủy con tàu của đoàn Miến Điện. Họ phải vay tiền của chính quyền Anh ở Penang và đi tàu Bồ Đào Nha tới Việt Nam. Ngày 1 tháng 6, tàu ghé Vũng Tàu. Ngày 3, tàu ghé Cần Giờ và sứ đoàn được 4 thuyền đưa vào Saigun ngày 8. Bảy con voi được đưa đến đón sứ đoàn khi thuyền cập bến, quan Tổng trấn cũng cung cấp thực phẩm và tiền cho sứ đoàn. Ngày 10 tháng 6 năm 1823, Ong-tan-Hiep, viên Thư ký của quan Tổng trấn, ghé thăm sứ đoàn và hỏi về bản sao và bản dịch của quốc thư. Ong-tan-Hiep cũng thảo luận với Gibson về lợi hại của việc thiết lập ngoại giao Miến Điện - Việt Nam, về sức mạng quân sự của Miến Điện. Cùng ngày hôm đó, hai vị quan người Pháp ghé thăm sứ đoàn và cho biết: ngày trước có rất nhiều người Pháp đến Việt Nam nhưng chỉ còn 2 người già bọn họ còn sống và chỉ còn tổng cộng 5 vị quan người Pháp ở đây nếu không kể các giáo sĩ. Vị vua Minh Mạng đã công khai thể hiện sự không thích người châu Âu và cấm đạo. Minh Mạng từ chối cho 2 vị giám mục hành đạo và khi họ diện kiến, Minh Mạng sỉ nhục họ bằng cách cho một ít tiền như bố thí cho ăn mày. Ngày 12 tháng 6, Ong-tan-Hiep đến chỗ sứ đoàn để hỏi tình hình dịch thuật quốc thư và trao thư mời dự tiệc ở dinh thự Tổng trấn. Sứ đoàn được gặp Lê Văn Duyệt, lúc ấy khoảng 50-60 tuổi, vóc người nhỏ nhưng linh hoạt, dáng dấp của người cựu binh. Quan Tổng trấn vốn người gốc Mitho, theo phò tá cố vương Gialong. Ông từng lưu vong ở Xiêm với Gialong. Sau nhiều công trạng, ông leo lên các cấp bậc cao hơn. Ông được kính nể bởi người dân Việt Nam và kinh sợ bởi người Kambojans và Siam. Ngày 19 tháng 6, quan Phó Tổng trấn Trương Tấn Bửu ghé sứ đoàn. Tháp tùng có nhiều quan viên người Kambojan trong quan phục Việt Nam. Ngày 21 tháng 6, sứ đoàn đón tiếp Tể tướng nước Cao Miên và quan Thống Chế bảo hộ Cao Miên Nguyễn Văn Thoại. Người Cao Miên trong dịp ấy tỏ thái độ thù ghét người Xiêm. Nhưng Gibson cho rằng họ chỉ giả vờ để làm vừa lòng người Việt Nam, và có vẻ như người Cam Miên bây giờ bị áp bức nặng nề hơn cả thời Xiêm cai trị. Ngày 30 tháng 6, sứ đoàn trình bày các món quà của vua Ava gửi cho vua Việt Nam ra cho các quan Việt Nam xem. Tổng trấn Lê Văn Duyệt khá thích thú với các món đá quý và thông tin về nhiều mỏ vàng bạc ở Miến Điện. Ông cũng cho thấy sự hiểu biết của mình về tình hình thế giới như: đặt câu hỏi nếu ý định tấn công Xiêm của Miến Điện là nghiêm túc; ông cho rằng sẽ có một cuộc chiến giữ quân Anh và Xiêm do sự tranh chấp ở Queda. Tổng trấn cũng thể hiện mình là một người có óc hài hước và kể về cuộc chiến Miến - Xiêm năm xưa khi ông và vua Gialong tỵ nạn bên Xiêm năm 1787. Ngoài ra, quan Tổng trấn cũng hỏi sứ đoàn nếu biết về bức thư của chính quyền Anh tại Penang (The Governor of Prince of Wales's Island) gửi cho ông. Ngày 1 tháng 7, sứ đoàn được phép đi tham quan thành phố Saigun trên lưng ngựa. Đường xá Saigun rộng và cao ráo, hai bên có cây cối và nhà cửa san sát. Có hai ngôi đền tưởng niệm, một cho quân đội, một cho quan chức, được ghi chép các công đức trên đó và được mọi người bày tỏ lòng biết ơn. Sứ đoàn sau đó ghé thăm một ngôi đền của người Hoa, thờ thần biển và sông, và được tiếp đãi. Đi cùng sứ đoàn có Onghim, quan Tòa án, và Ong-tam-pit, quan Tài chính. Sứ đoàn còn ghé thăm một ngôi chùa có một tượng Phật cao 6 feet và 3 tượng cao 4 feet. Ngày 3 tháng 7, quan Tổng trấn cử hành lễ rước quốc thư vào dinh thự bằng một cái kiệu vàng, có 200 lính và nhiều voi hộ tống. Ngày 4 tháng 7, quốc thư được dịch ra tiếng Latin, Pháp và chữ Hán rồi được đưa về kinh đô Huế. Ong-tan-Hiep, thư ký quan Tổng trấn, cho Gibson biết rằng quan Tổng trấn cũng chuyển luôn bức thư của chính quyền Anh về kinh mà không mở ra xem, cho dù đó là thư gửi cho ông ấy. Ông sợ rằng làm như thế sẽ tạo ra sự nghi ngờ ở triều đình là quan Tổng trấn ngấm ngầm cấu kết với người Anh. Ngày 9 tháng 7, Gibson có cuộc hội đàm với viên thư ký Ong-tan-hip về các vấn đề bang giao Miến - Việt. ... Ngày 14 tháng 2, Ong-Tan-Hiep, viên quan thư ký, mang lệnh từ triều đình đến sứ đoàn. Ông ấy đã đi đường bộ 12 ngày từ Huế. Ngày 18 tháng 2, tức ngày 17 tháng Giêng năm Giáp Thân, lễ hội Tết Nguyên Đán kết thúc. Ba phát đại bác nghi lễ được bắn ra từ thành Gia Định, tiếp sau một loạt súng hỏa mai và phảo nổ từ khắp nơi. Toàn bộ lính trong thành diễu hành xung quanh tường thành với trống nhạc và cờ phướng. Khi đoàn lễ binh đến bờ sông, có ba chiếc thuyền đợi sẵn và làm lễ bắn súng và diễu hành cùng nhiều thuyển nhỏ được trang trí cờ, biểu ngữ, đèn, guơm giáo. Lúc 7 giờ sáng, thánh chỉ của vua Minh Mạng được hộ tống từ nhà của Ong-Tan-Hiep tới dinh Tổng trấn trên một cái kiệu vàng. Sáu con voi phục vụ buổi lễ, nhiều vị quan lớn tham dự. Quan Tổng trấn Trần Văn Năng mặc bộ võ phục lộng lẫy, có thêu hình sư tử dự lễ. Sứ đoàn Miến Điện được biết sẽ có 3 vị quan và 1 thư ký, cùng 70 thuộc hạ sẽ đưa sứ đoàn về nước. Họ là: Ong-Kin, Ong-Kian, Bie Young, và thư ký là Ong-Tri-Bohe. Ong-Kin (Hoàng Trung Đồng) là hậu duệ người Hoa, cha của ông ấy là thủ lĩnh băng hải tặc người Hoa trước kia theo phò Gia Long phục quốc. Cha của Ong-Kin tới gặp Gia Long lúc ông ấy ở Pulo Condore (Côn Đảo) và xây dựng hạm đội từ các đội thuyền mang theo từ bờ biển Trung Quốc. Những người Hoa này và con cháu của họ sau chiến tranh được cho định cư ở bờ trái sông Sài Gòn (xóm Tàu Ô), số lượng của họ vào khoảng 3 đến 4 trăm người, được nhận tiền và lương thực từ triều đình, và sẵn sàng nghe lệnh khi có yêu cầu. Ngày 19 tháng 2, sứ đoàn đến thăm quan Tổng trấn Trần Văn Năng và được thông báo con tàu chở họ về nhà đang được chuẩn bị. Ngày 22 tháng 2, sứ đoàn biết được rằng các viên quan hộ tống họ đã được thăng cấp bậc để tỏ rõ oai nghiêm của triều đình khi mang thư và quà sang Miến Điện. Ngày 25, một vụ cháy xảy ra ở chợ, kế bên nhà Ong-tan-Hiep. Tổng trấn Trần Văn Năng cũng có mặt để giúp dập lửa, chỉ có 2 căn nhà bị thiêu hủy. ... Ngày 7, buổi sáng sứ đoàn đi bộ ra cảng và dự buổi lễ long trọng để đưa quốc thư sang Ava. Quan Tổng trấn Trần Văn Năng chủ trì, có các quan văn và quan võ đứng thành hai hàng tham dự. Có một vị quan già giữ chức tổng binh Nam Kỳ, Ong-ho-baing giữ chức ngân khố, Ong-kim giữ chức chánh án. Ong-tan-Hiep giữ chức thư ký và chỉ đứng ở hàng thứ 4. Quà của vua Minh Mạng được ban cho sứ đoàn. ... Ngày 12 tháng 6 năm 1823, Ong-tan-Hiep đến chỗ sứ đoàn để hỏi tình hình dịch thuật quốc thư và trao thư mời dự tiệc ở dinh thự Tổng trấn. Sứ đoàn được gặp Lê Văn Duyệt, lúc ấy khoảng 50-60 tuổi, vóc người nhỏ nhưng linh hoạt, dáng dấp của người cựu binh. Quan Tổng trấn vốn người gốc Mitho, theo phò tá cố vương Gialong. Ông từng lưu vong ở Xiêm với Gialong. Sau nhiều công trạng, ông leo lên các cấp bậc cao hơn. Ông được kính nể bởi người dân Việt Nam và kinh sợ bởi người Kambojans và Siam. --- ## Ong-tan-Hiep Trong nhật ký của Gibson, một viên quan được nhắc đến qua tên gọi Ong-tan-hip hoặc Ong-tan-Hiep, có chức vụ là Thư ký[6] của quan Tổng trấn và được Lê Văn Duyệt yêu thích. Người này có thể là Lê Văn Khôi hoặc Trần Nhật Vĩnh. Theo Đại Nam thực lục[7], năm 1820, Tham hiệp Thanh Hoa là Trần Nhật Vĩnh được cho làm Thiêm sự Hình bộ, theo thành Gia Định chuyên làm việc từ chương dưới quyền Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Mãi đến năm 1825, Cai đội Lê Văn Khôi mới được phong Phó vệ úy. Ong-tan-Hiep có lẽ là Ông Tham Hiệp, tức Trần Nhật Vĩnh. Ong-tan-Hiep được quan Tổng trấn nuôi nấng từ thuở còn thơ ấu.[8] Ong-tan-Hiep là kẻ có tham vọng, năng lực và nóng nảy. Ong-tan-Hiep bị tất cả quan viên thù ghét, mặc cho Ong-tan-Hiep là kẻ giàu có và quyền lực. Các vị quan có cấp bậc cao hơn Ong-tan-Hiep, khi đến nhà Ong-tan-Hiep vẫn phải đứng chờ ngoài cửa. Không ngày nào mà không có người mang quà cáp sang nhà biếu Ong-tan-Hiep. Sau đó Ong-tan-Hiep lấy số quà đó đem qua cửa hàng của mình ở kế bên, cũng gần chợ, để bán lại. Gibson thuật lại một mẩu chuyện về Ong-tan-Hiep.[2] Ngày 23 tháng 11 năm 1823, ... xảy ra vụ bắt giữ Ong-Quan-Tabaonhy và vợ, đó là kết quả từ âm mưu của Ong-Tan-Hiep, viên Thư ký yêu thích của quan Tổng trấn... Nguyên nhân thù ghét giữ Ong-tan-Hiep và Ong-Quan-Tabaonhy là do: Ban đầu, Ong-Quan-Tabaonhy bỏ ra một số tiền lớn để có thể cưới một bà góa phụ xinh đẹp, khi ông ta cạn tiền và sắp thành công thì ông Thư ký nhảy vào. Ông Thư ký trẻ hơn, đẹp trai hơn Ong-Quan-Tabaonhy, lại được quan Tổng trấn yêu thích nên bà góa phụ đổi ý và không chịu lấy Ong-Quan-Tabaonhy nữa. Hai ông quan từ đó không bao giờ là bạn nữa và tìm cách hại nhau khi có thể. Ông Thư ký sau đó phát hiện ra Ong-Quan-Tabaonhy ăn chặn tiền lương của công nhân đào kênh Hà Tiên. (Kết quả là vợ chồng ông này bị bắt.) Một ngày nọ, người vợ lẽ của Ong-Quan-Tabaonhy tên Che-day gặp và nói chuyện với ông Thư ký ngoài đường lộ. Bà này xin được đến nhà ông Thư ký bàn chuyện và ông này đồng ý. Một buổi tối lúc 8 giờ, bà này đến nhà ông Thư ký và xin nói chuyện riêng hai người trong phòng để bà này cầu xin chuyện thả chồng bà ta ra. Một lúc sau, cả nhà nghe tiếng "hiếp dâm" và "giết người". Khi mọi người đến nơi, bà này cáo buộc bị ông Thư ký cưỡng hiếp khi đang cố xin thả chồng ra. Sau đó bà ấy chạy ra ngoài đường và la hét tiếp, bà ấy cũng cho mọi người thấy lọn tóc mình cắt được từ ông Thư ký. Buổi sáng hôm sau, bà này đến chỗ quan Tổng trấn kêu oan và trưng lọn tóc ra làm chứng. Biết rằng tội gian dâm sẽ bị xử chết, quan Tổng trấn xem xét và thấy rằng vụ việc này là là âm mưu của bà vợ lẽ và chồng nhằm mưu hại ông Thư ký nên hạ lệnh phạt bà ấy 100 roi. Bà vợ lẽ này chắc chưa tới 20 tuổi.

Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện (toàn tập). Nhà Xuất Bản Thuận Hóa.

QUYỂN 23

TRUYỆN CÁC QUAN. MỤC XX

Lê Văn Duyệt (phần i)

Hộ tào Tham tri Gia Định thành là Trần Nhật Vĩnh cũng là người nhanh nhẹn được Duyệt tin dùng.

Nhật Vĩnh là người rất hiểm giảo, lại tham bẩn cậy thế kinh doanh việc riêng, thậm chí cướp vợ người, dỡ nhà người, chiếm tài sản của người, ai cũng sợ ngược độc không dám phát giác. Vua sai Trung sứ đến mật hỏi được thực trạng mà Duyệt vẫn không biết. Sau Vĩnh bị triệu về kinh, đi chưa qua tháng dân hạt thi nhau nộp đơn kiện, Duyệt mới biết là bị Vĩnh làm lỡ việc bèn đem việc tham tâu, và tự nhận tội ủy dùng người bậy.

Vua lập tức bắt Vĩnh giam vào ngục và dụ Duyệt rằng: "Trước đây ngươi lầm nghe lời bậy của Nhật Vĩnh, làm nhiều việc trái, những chứng sớ dâng lên nhiều lời không phải, trẫm nghĩ huân lao ngày trước của ngươi không trách mắng. Nay ngươi tuổi già nua bèn hay hối lỗi, trước đem Trần Nhật Vĩnh nghiêm tham để trừng trị, dâng biểu nhận lỗi, tình lời thực thà. Trẫm đã biết hết lòng thành. Nay lỗi mà biết cải, thánh nhân còn tha, nữa là trẫm với ngươi à! Những lời tự xin nghị xử, tạm gia ân khoan tha, vậy nay ân cần mở bảo cho ngươi yên tâm, tự nay càng dốc tiết làm tôi, giữ mãi lòng công trung, chọn người mà dùng, chọn lời mà theo, chớ táo vọng chớ vội nghe, để giữ tiếng tốt giữ danh thơm, mới xứng đáng với ý tốt ta bảo toàn công thần".

Dụ này đến nơi Duyệt dâng biểu tạ. Năm ấy Duyệt định tuyển binh, hộ tịch Gia Định thành dân số tăng đến hơn vạn người, vua nghĩ Duyệt khéo vỗ nuôi dân, hộ khẩu sinh sôi ra nhiều, ống dụ khen tốt.

Sau vài ngày, Nội các lũ Hà Văn Quyền, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Quỳnh cùng dâng sớ tâu rằng: Duyệt ấp ủ loài giặc gây nên sự biến nó bao chứa mầm họa, không phải là một ngày, nay tìm ra những điều từ trước bày vào chương sớ có hình tích bội nghịch 6 điều là:

  1. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823), Duyệt tự tiện cho tư nhân lũ Phan Đạt giả đi do thám cưỡi thuyền riêng đi Miến Điện, trong ấy thư tín tất có giao thông chiêu nạp. Lấy nghĩa nhân thần không ngoại giao đem vào luật thì Duyệt để lòng làm việc không thể hỏi đến được, tội này là một.

  2. Đến khi sứ giả Miến Điện đến thành mới đem việc tâu vua đã dụ rằng đại nghĩa quan hệ không có lẽ vnghe lời nước ngoài mà bỏ hòa hiếu gây cừu thù. Mà Duyệt còn cố xin dung nạp, may mà triều đình trả lại đồ cống cho sứ giả về danh nghĩa giải bày được minh bạch với thiên hạ, thế là Duyệt không những mưu việc nước không tốt và muốn chấp ý kiến để lấp việc làm bậy đi, tội này là 2.

  3. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), thuyền Anh Cát Lợi bị gió dạt vào Bình Thuận đã có chỉ cho sở tại hộ tống mà Duyệt nhận xin đưa đến Gia Định và nói rằng trấn thần kiểm thúc không bằng tôi có quyền khiến cho chúng sợ tướng lệnh binh uy, nhưng không biết hai chữ "có quyền" tự xưa vẫn nghiêm răn mà dám nghiễm nhiên nhận lấy, kiêu rông biết là hường nào, tội này là 3.

  4. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) thị vệ Trần Văn Tình tự Gia Định làm việc công về đem các sự tích Trần Nhật Vĩnh riêng làm phó ngôi mua trộm hàng hóa tâu lên. Duyệt biết tin ấy, năm sau vào chầu xin chém Trần Văn Tình nếu không thì trả chức Tổng trấn. Lập tức xin từ chức Tổng trấn. Như thế là yêu sách vua, yêu sách vua là vô quân tội chả gì lớn bằng, và xin chém một Trần Văn Tình là muốn khóa miệng buộc lưỡi người ta lại, không dám bàn lỗi của nó, dụng tâm càng là hiểm giảo quá, tội này là 4.

  5. Trần Nhật Vĩnh đã có chỉ bổ thụ Ký lục trấn Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long), mà Duyệt dám yêu xin lưu thành. Lê Đại Cương đã có chỉ tuyên triệu về, mà Duyệt cố xin lưu làm việc phủ Lạc Hóa, cố ý làm trái chiếu chỉ mà trong tập tâu có câu rằng: theo lời yêu thỉnh của tôi thì có ích chính trị ngoài biên. Lại xin chi lương cho thư lại các vệ cơ đội, trong tờ tâu có câu nói rằng: Lão thần ở biên khẩn tất phải lo là tín dụng không chuyên, trong ấy lời lẽ đều là bất cung. Tội này là 5.

  6. Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), làm một tập vì Lê Chất khẩn xin tăng thọ. Có câu nói rằng đấy là thuốc cải tử hồi sinh tiếc gì mà chả làm, vả phận làm phiên khẩn mà dám dựng đảng kết giao như thế không phải đạo thần hạ. Tội này là 6.

## Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện (toàn tập). Nhà Xuất Bản Thuận Hóa. ## QUYỂN 23 ## TRUYỆN CÁC QUAN. MỤC XX # Lê Văn Duyệt (phần i) Hộ tào Tham tri Gia Định thành là Trần Nhật Vĩnh cũng là người nhanh nhẹn được Duyệt tin dùng. Nhật Vĩnh là người rất hiểm giảo, lại tham bẩn cậy thế kinh doanh việc riêng, thậm chí cướp vợ người, dỡ nhà người, chiếm tài sản của người, ai cũng sợ ngược độc không dám phát giác. Vua sai Trung sứ đến mật hỏi được thực trạng mà Duyệt vẫn không biết. Sau Vĩnh bị triệu về kinh, đi chưa qua tháng dân hạt thi nhau nộp đơn kiện, Duyệt mới biết là bị Vĩnh làm lỡ việc bèn đem việc tham tâu, và tự nhận tội ủy dùng người bậy. Vua lập tức bắt Vĩnh giam vào ngục và dụ Duyệt rằng: "Trước đây ngươi lầm nghe lời bậy của Nhật Vĩnh, làm nhiều việc trái, những chứng sớ dâng lên nhiều lời không phải, trẫm nghĩ huân lao ngày trước của ngươi không trách mắng. Nay ngươi tuổi già nua bèn hay hối lỗi, trước đem Trần Nhật Vĩnh nghiêm tham để trừng trị, dâng biểu nhận lỗi, tình lời thực thà. Trẫm đã biết hết lòng thành. Nay lỗi mà biết cải, thánh nhân còn tha, nữa là trẫm với ngươi à! Những lời tự xin nghị xử, tạm gia ân khoan tha, vậy nay ân cần mở bảo cho ngươi yên tâm, tự nay càng dốc tiết làm tôi, giữ mãi lòng công trung, chọn người mà dùng, chọn lời mà theo, chớ táo vọng chớ vội nghe, để giữ tiếng tốt giữ danh thơm, mới xứng đáng với ý tốt ta bảo toàn công thần". Dụ này đến nơi Duyệt dâng biểu tạ. Năm ấy Duyệt định tuyển binh, hộ tịch Gia Định thành dân số tăng đến hơn vạn người, vua nghĩ Duyệt khéo vỗ nuôi dân, hộ khẩu sinh sôi ra nhiều, ống dụ khen tốt. Sau vài ngày, Nội các lũ Hà Văn Quyền, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Quỳnh cùng dâng sớ tâu rằng: Duyệt ấp ủ loài giặc gây nên sự biến nó bao chứa mầm họa, không phải là một ngày, nay tìm ra những điều từ trước bày vào chương sớ có hình tích bội nghịch 6 điều là: 1. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823), Duyệt tự tiện cho tư nhân lũ Phan Đạt giả đi do thám cưỡi thuyền riêng đi Miến Điện, trong ấy thư tín tất có giao thông chiêu nạp. Lấy nghĩa nhân thần không ngoại giao đem vào luật thì Duyệt để lòng làm việc không thể hỏi đến được, tội này là một. 2. Đến khi sứ giả Miến Điện đến thành mới đem việc tâu vua đã dụ rằng đại nghĩa quan hệ không có lẽ vnghe lời nước ngoài mà bỏ hòa hiếu gây cừu thù. Mà Duyệt còn cố xin dung nạp, may mà triều đình trả lại đồ cống cho sứ giả về danh nghĩa giải bày được minh bạch với thiên hạ, thế là Duyệt không những mưu việc nước không tốt và muốn chấp ý kiến để lấp việc làm bậy đi, tội này là 2. 3. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), thuyền Anh Cát Lợi bị gió dạt vào Bình Thuận đã có chỉ cho sở tại hộ tống mà Duyệt nhận xin đưa đến Gia Định và nói rằng trấn thần kiểm thúc không bằng tôi có quyền khiến cho chúng sợ tướng lệnh binh uy, nhưng không biết hai chữ "có quyền" tự xưa vẫn nghiêm răn mà dám nghiễm nhiên nhận lấy, kiêu rông biết là hường nào, tội này là 3. 4. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) thị vệ Trần Văn Tình tự Gia Định làm việc công về đem các sự tích Trần Nhật Vĩnh riêng làm phó ngôi mua trộm hàng hóa tâu lên. Duyệt biết tin ấy, năm sau vào chầu xin chém Trần Văn Tình nếu không thì trả chức Tổng trấn. Lập tức xin từ chức Tổng trấn. Như thế là yêu sách vua, yêu sách vua là vô quân tội chả gì lớn bằng, và xin chém một Trần Văn Tình là muốn khóa miệng buộc lưỡi người ta lại, không dám bàn lỗi của nó, dụng tâm càng là hiểm giảo quá, tội này là 4. 5. Trần Nhật Vĩnh đã có chỉ bổ thụ Ký lục trấn Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long), mà Duyệt dám yêu xin lưu thành. Lê Đại Cương đã có chỉ tuyên triệu về, mà Duyệt cố xin lưu làm việc phủ Lạc Hóa, cố ý làm trái chiếu chỉ mà trong tập tâu có câu rằng: theo lời yêu thỉnh của tôi thì có ích chính trị ngoài biên. Lại xin chi lương cho thư lại các vệ cơ đội, trong tờ tâu có câu nói rằng: Lão thần ở biên khẩn tất phải lo là tín dụng không chuyên, trong ấy lời lẽ đều là bất cung. Tội này là 5. 6. Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), làm một tập vì Lê Chất khẩn xin tăng thọ. Có câu nói rằng đấy là thuốc cải tử hồi sinh tiếc gì mà chả làm, vả phận làm phiên khẩn mà dám dựng đảng kết giao như thế không phải đạo thần hạ. Tội này là 6.
51
16
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp