Trạng thái
Lịch Sử

Trần Nhật Vĩnh

Đất Nam bộ xưa qua nghiên cứu của người Hàn Quốc

Lê Công Sơn

28/09/2019 09:00 GMT+7

Những chuyện 'thâm cung bí sử', phản ứng của địa phương trong quá trình chuyển biến nền chính trị - hành chính cũng như nét đặc thù về lịch sử, văn hóa , kinh tế, cư dân Nam bộ xưa... đã được chuyên gia VN học Choi Byung-wook (ĐH Inha, Hàn Quốc) hé lộ qua cuốn sách Vùng đất Nam bộ dưới triều Minh Mạng (1820 - 1841), do Omega+ và NXB Hà Nội ấn hành.

Bất hòa Minh Mạng - Lê Văn Duyệt

Địa danh Gia Định, theo tác giả Choi Byung-wook, “lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử miền đất phía nam vào năm 1698. Năm đó, một phủ có tên Gia Định được thành lập để cai trị vùng ngoại ô của nhà Nguyễn (quanh khu vực nay là Biên Hòa và Sài Gòn). Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 18, Gia Định mới bắt đầu tiêu biểu cho vùng đất trải dài từ Biên Hòa đến Hà Tiên. Năm 1788, sau hàng loạt thất bại trong nỗ lực chiếm đóng và củng cố Nam bộ, cuối cùng Nguyễn Phúc Ánh cũng thiết lập được căn cứ địa ở xung quanh Sài Gòn. Từ năm nay trở đi, Gia Định được xem là đơn vị để kháng lại sự sáp nhập vào lãnh thổ của nhà Tây Sơn” và những cái tên “người Gia Định”, “quân Gia Định”, “đất Gia Định”… bắt đầu xuất hiện trong lịch sử VN.

https://thanhnien.mediacdn.vn/uploaded/hoangnam/2019_09_27/4danongvaphunugiaucothoiminhmang_WGCE.jpg
Đàn ông và phụ nữ giàu có thời Minh Mạng

Trong số ba vị tổng trấn Gia Định thành: Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Huỳnh Đức và Lê Văn Duyệt thì Choi Byung-wook nhận định Lê Văn Duyệt nổi bật hơn cả. Sách miêu tả: “Gia đình ông chuyển đến đây từ Quảng Ngãi. Cha mẹ chỉ là những người nông dân bình thường. Năm 17 tuổi ông trở thành thái giám và 7 năm sau với tài năng quân sự của mình, ông đã giành nhiều chiến thắng không ngờ, trở thành một trong những quan lại có ảnh hưởng nhất trong triều đình Huế”.
Sách cho biết, năm 1828, Minh Mạng và Lê Văn Duyệt đối đầu nhau khi Trần Nhật Vĩnh, một trong số thuộc hạ có thế lực nhất của Lê Văn Duyệt, bị một số cận thần của vua tuyên bố phạm tội buôn bán gạo bất hợp pháp và điều hành một nhà thổ. Lê Văn Duyệt cố gắng bảo vệ cấp dưới nhưng ông không thể chống lại quyền lực của vua Minh Mạng, dẫn đến nhiều bất hòa sâu sắc không thể hàn gắn. Cuối cùng, vua Minh Mạng bí mật ra lệnh cho quan văn Mạch Xuân Nguyên lên danh sách và tìm đủ bằng chứng để buộc tội Lê Văn Duyệt “chống lại triều đình”.

Người Gia Định giỏi nghề... đi biển

https://thanhnien.mediacdn.vn/uploaded/hoangnam/2019_09_27/biasach_MFDF.jpg

Trong suốt nửa đầu thế kỷ 19, địa hình ở phía tây Sài Gòn bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch “chạy dọc ngang như sợi vải đan trên quần áo”. Những khu dân cư nằm rải rác từ làng này qua làng khác, khiến giao thương bằng ghe thuyền trở nên rất quan trọng ở Gia Định.
Tác giả Choi Byung-wook chia sẻ: “Tôi hy vọng cuốn sách sẽ mang lại những tri thức mới trên cả hai phương diện, một là tri thức về lịch sử VN, hai là tri thức về cách nhìn lịch sử của một người nước ngoài đến từ Hàn Quốc - một đất nước có truyền thống văn hóa và những kinh nghiệm lịch sử rất gần gũi với các bạn, và là tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu về vùng đất Nam bộ và lịch sử triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ 19”
Nghiên cứu của Choi Byung-wook khẳng định: “Khi vua Minh Mạng muốn tái lập nền thương mại do triều đình quản lý ở Huế, nhà vua hốt hoảng bởi triều thần cứ khăng khăng dùng thuyền Gia Định nhằm bảo đảm an toàn cho chuyến đi tới vùng Malacca. Những dẫn chứng cho thấy ưu thế của người Gia Định về kinh nghiệm đi biển so với các vùng khác ở VN. Thời đó, người Việt vùng Gia Định đi lại khá thường xuyên đến các vùng biển đảo khác nhau ở Đông Nam Á: Malacca, Batavia, Singapore và Philippines”. Đặc biệt nổi lên một nhân vật có máu mặt trong việc giao thương ra thế giới ở Nam bộ thời ấy là Đào Trí Phú.

https://thanhnien.mediacdn.vn/uploaded/hoangnam/2019_09_27/1chandungvuaminhmang1820-1841_ZVSQ.jpg
Chân dung vua Minh Mạng (1820 - 1841)

Dựa trên những tư liệu quý giá, tác giả Choi Byung-wook kể: Tên thật của người này là Đào Trí Kính, sau mới đổi thành Đào Trí Phú với “hàm ý” tích lũy của cải. Ông ở Long Thành (thuộc Biên Hòa), đỗ cử nhân Gia Định năm 1825 và là vị quan triều đình quan trọng nhất đảm bảo việc mua hàng hóa nước ngoài từ vùng biển đảo Đông Nam Á, cũng như phía đông tiểu lục địa Ấn Độ. Đào Trí Phú thành thục nhiều ngoại ngữ và dù làm việc thâu đêm vẫn hoàn thành các sổ sách kế toán mà không có bất kỳ sai sót nào. Ông này cũng chính là người giới thiệu tàu hơi nước vào VN sau khi dẫn đầu chuyến đi đầu tiên tới Batavia năm 1839. Tuy nhiên, vì bị kết tội tham gia cuộc bạo loạn bất thành của Hồng Bảo, anh trai vua Tự Đức mà ông bị phanh thây năm 1854.
Vùng đất Nam bộ dưới triều Minh Mạng (1820 - 1841) còn bật mí chuyện giàu có về lúa gạo ở Gia Định. Nổi tiếng đến mức vào năm 1787, Thomas Jefferson, đại diện chính quyền Mỹ ở Paris (sau là tổng thống Mỹ) phải liên hệ với phái bộ Bá Đa Lộc - hoàng tử Cảnh tại Paris, đề nghị được cung cấp giống lúa miền Nam để gieo thử tại miền đất mới ở bang Virginia. Rất tiếc phái bộ Việt nhận lời giúp nhưng vì trên đường về phải dừng lại ở Ấn Độ quá lâu nên Jefferson chờ không được đã bỏ về nước, khiến con đường của lúa gạo Việt tới Mỹ khi ấy buộc phải dừng lại.

https://thanhnien.vn/dat-nam-bo-xua-qua-nghien-cuu-cua-nguoi-han-quoc-185887574.htm

# Đất Nam bộ xưa qua nghiên cứu của người Hàn Quốc ## Lê Công Sơn 28/09/2019 09:00 GMT+7 Những chuyện 'thâm cung bí sử', phản ứng của địa phương trong quá trình chuyển biến nền chính trị - hành chính cũng như nét đặc thù về lịch sử, văn hóa , kinh tế, cư dân Nam bộ xưa... đã được chuyên gia VN học Choi Byung-wook (ĐH Inha, Hàn Quốc) hé lộ qua cuốn sách Vùng đất Nam bộ dưới triều Minh Mạng (1820 - 1841), do Omega+ và NXB Hà Nội ấn hành. ### Bất hòa Minh Mạng - Lê Văn Duyệt Địa danh Gia Định, theo tác giả Choi Byung-wook, “lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử miền đất phía nam vào năm 1698. Năm đó, một phủ có tên Gia Định được thành lập để cai trị vùng ngoại ô của nhà Nguyễn (quanh khu vực nay là Biên Hòa và Sài Gòn). Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 18, Gia Định mới bắt đầu tiêu biểu cho vùng đất trải dài từ Biên Hòa đến Hà Tiên. Năm 1788, sau hàng loạt thất bại trong nỗ lực chiếm đóng và củng cố Nam bộ, cuối cùng Nguyễn Phúc Ánh cũng thiết lập được căn cứ địa ở xung quanh Sài Gòn. Từ năm nay trở đi, Gia Định được xem là đơn vị để kháng lại sự sáp nhập vào lãnh thổ của nhà Tây Sơn” và những cái tên “người Gia Định”, “quân Gia Định”, “đất Gia Định”… bắt đầu xuất hiện trong lịch sử VN. https://thanhnien.mediacdn.vn/uploaded/hoangnam/2019_09_27/4danongvaphunugiaucothoiminhmang_WGCE.jpg Đàn ông và phụ nữ giàu có thời Minh Mạng Trong số ba vị tổng trấn Gia Định thành: Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Huỳnh Đức và Lê Văn Duyệt thì Choi Byung-wook nhận định Lê Văn Duyệt nổi bật hơn cả. Sách miêu tả: “Gia đình ông chuyển đến đây từ Quảng Ngãi. Cha mẹ chỉ là những người nông dân bình thường. Năm 17 tuổi ông trở thành thái giám và 7 năm sau với tài năng quân sự của mình, ông đã giành nhiều chiến thắng không ngờ, trở thành một trong những quan lại có ảnh hưởng nhất trong triều đình Huế”. Sách cho biết, năm 1828, Minh Mạng và Lê Văn Duyệt đối đầu nhau khi Trần Nhật Vĩnh, một trong số thuộc hạ có thế lực nhất của Lê Văn Duyệt, bị một số cận thần của vua tuyên bố phạm tội buôn bán gạo bất hợp pháp và điều hành một nhà thổ. Lê Văn Duyệt cố gắng bảo vệ cấp dưới nhưng ông không thể chống lại quyền lực của vua Minh Mạng, dẫn đến nhiều bất hòa sâu sắc không thể hàn gắn. Cuối cùng, vua Minh Mạng bí mật ra lệnh cho quan văn Mạch Xuân Nguyên lên danh sách và tìm đủ bằng chứng để buộc tội Lê Văn Duyệt “chống lại triều đình”. ### Người Gia Định giỏi nghề... đi biển https://thanhnien.mediacdn.vn/uploaded/hoangnam/2019_09_27/biasach_MFDF.jpg Trong suốt nửa đầu thế kỷ 19, địa hình ở phía tây Sài Gòn bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch “chạy dọc ngang như sợi vải đan trên quần áo”. Những khu dân cư nằm rải rác từ làng này qua làng khác, khiến giao thương bằng ghe thuyền trở nên rất quan trọng ở Gia Định. Tác giả Choi Byung-wook chia sẻ: “Tôi hy vọng cuốn sách sẽ mang lại những tri thức mới trên cả hai phương diện, một là tri thức về lịch sử VN, hai là tri thức về cách nhìn lịch sử của một người nước ngoài đến từ Hàn Quốc - một đất nước có truyền thống văn hóa và những kinh nghiệm lịch sử rất gần gũi với các bạn, và là tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu về vùng đất Nam bộ và lịch sử triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ 19” Nghiên cứu của Choi Byung-wook khẳng định: “Khi vua Minh Mạng muốn tái lập nền thương mại do triều đình quản lý ở Huế, nhà vua hốt hoảng bởi triều thần cứ khăng khăng dùng thuyền Gia Định nhằm bảo đảm an toàn cho chuyến đi tới vùng Malacca. Những dẫn chứng cho thấy ưu thế của người Gia Định về kinh nghiệm đi biển so với các vùng khác ở VN. Thời đó, người Việt vùng Gia Định đi lại khá thường xuyên đến các vùng biển đảo khác nhau ở Đông Nam Á: Malacca, Batavia, Singapore và Philippines”. Đặc biệt nổi lên một nhân vật có máu mặt trong việc giao thương ra thế giới ở Nam bộ thời ấy là Đào Trí Phú. https://thanhnien.mediacdn.vn/uploaded/hoangnam/2019_09_27/1chandungvuaminhmang1820-1841_ZVSQ.jpg Chân dung vua Minh Mạng (1820 - 1841) Dựa trên những tư liệu quý giá, tác giả Choi Byung-wook kể: Tên thật của người này là Đào Trí Kính, sau mới đổi thành Đào Trí Phú với “hàm ý” tích lũy của cải. Ông ở Long Thành (thuộc Biên Hòa), đỗ cử nhân Gia Định năm 1825 và là vị quan triều đình quan trọng nhất đảm bảo việc mua hàng hóa nước ngoài từ vùng biển đảo Đông Nam Á, cũng như phía đông tiểu lục địa Ấn Độ. Đào Trí Phú thành thục nhiều ngoại ngữ và dù làm việc thâu đêm vẫn hoàn thành các sổ sách kế toán mà không có bất kỳ sai sót nào. Ông này cũng chính là người giới thiệu tàu hơi nước vào VN sau khi dẫn đầu chuyến đi đầu tiên tới Batavia năm 1839. Tuy nhiên, vì bị kết tội tham gia cuộc bạo loạn bất thành của Hồng Bảo, anh trai vua Tự Đức mà ông bị phanh thây năm 1854. Vùng đất Nam bộ dưới triều Minh Mạng (1820 - 1841) còn bật mí chuyện giàu có về lúa gạo ở Gia Định. Nổi tiếng đến mức vào năm 1787, Thomas Jefferson, đại diện chính quyền Mỹ ở Paris (sau là tổng thống Mỹ) phải liên hệ với phái bộ Bá Đa Lộc - hoàng tử Cảnh tại Paris, đề nghị được cung cấp giống lúa miền Nam để gieo thử tại miền đất mới ở bang Virginia. Rất tiếc phái bộ Việt nhận lời giúp nhưng vì trên đường về phải dừng lại ở Ấn Độ quá lâu nên Jefferson chờ không được đã bỏ về nước, khiến con đường của lúa gạo Việt tới Mỹ khi ấy buộc phải dừng lại. https://thanhnien.vn/dat-nam-bo-xua-qua-nghien-cuu-cua-nguoi-han-quoc-185887574.htm

Chuyện 'Tả quân chém cha vợ Minh Mạng': Khi lịch sử được chế biến trên sân khấu

04/12/2018, 08:31

Các đình thần thời Minh Mạng đã soi chân tơ kẽ tóc nhưng chẳng hề có cái chuyện nào là việc Lê Văn Duyệt tự tiện chém trọng thần Hoàng Công Lý mà không báo cho Minh Mạng biết. Như vậy là đủ biết giai thoại Lê công kỳ án mang sặc màu sắc hư cấu, xa rời lịch sử.

https://mtg.1cdn.vn/2020/08/03/8/images-motthegioi-vn-8443_ymfulxryb24-.jpg
Cảnh Lê Văn Duyệt xử trảm Hoàng Công Lý trong vở Lê công kỳ án
Phó tổng trấn Gia Định là sủng thần thời Gia Long bị Minh Mạng xử chết vì tham nhũng

Không có chuyện vua Minh Mạng xử tử cha vợ là Phó tổng trấn Gia Định

Sự phi lý trong giai thoại Lê Văn Duyệt chém đầu cha vợ Minh Mạng

Cuốn Ký ức lịch sử về Gia Định và các vùng phụ cận của Trương Vĩnh Ký (1885) chỉ để ghi chép về các giai thoại mang màu sắc lịch sử ở Gia Định. Trong đó, giai thoại về Lê Văn Duyệt qua mặt Minh Mạng chém lén Hoàng Công Lý chỉ được nêu bởi lý do Phó tổng trấn Hoàng (hay Huỳnh) Công Lý trêu ghẹo các bà vợ của Tả quân.

Giai thoại này quá bôi bác Lê Văn Duyệt nên những người kính trọng Tả quân không thấy thoải mái. Thời gian sau, biến thể giai thoại xuất hiện trong dân gian diễn giải khác vụ việc bằng cách trộn một ít giai thoại được Trương Vĩnh Ký ghi và các chi tiết được chính sử của nhà Nguyễn ghi trong Đại Nam thực lục.

Câu chuyện biến thể thành: Hoàng Công Lý có con gái được Minh Mạng sủng ái phong là Huệ phi. Cậy thế "cha vợ" của vua, Hoàng Công Lý tham nhũng ở Gia Định. Lê Văn Duyệt biết chuyện tâu lên rồi sợ Minh Mạng có ý bênh "cha vợ" nên dùng thượng phương bảo kiếm chém đầu Hoàng Công Lý. Sau đó, Minh Mạng căm giận Lê Văn Duyệt chém cha vợ nhưng lại... đuổi Huệ phi ra khỏi cung.

Giai thoại này so với ghi chép của Trương Vĩnh Ký đã có sự "tiến hóa" hơn rất nhiều. Chuyện Lê Văn Duyệt chém Hoàng Công Lý vì ghen tuông đã bị gạt ra ngoài không còn dấu tích. Lê Văn Duyệt trong giai thoại mới chấp pháp không còn vì lòng ghen tuông nhỏ nhen nữa mà đã hóa thân thành một vị thanh quan kiểu Bao Công bên Tàu, không sợ cường quyền, tiền trảm hậu tấu.

Giai thoại vốn được sáng tác ngẫu hứng và từ dân gian mà ra nên khó biết cụ thể ai sáng tác hay chính xác vào thời điểm nào. Tuy nhiên, có thể tin giai thoại với màu sắc đậm chất "kỳ án" này dễ đến từ các vở hát bội trong miền Nam hay từ các tiểu thuyết dã sử nở rộ khoảng nửa đầu thế kỷ 20. Cá nhân người viết bài này thì thấy giai thoại biến thể mang màu sắc sân khấu nhiều hơn.

Sinh thời, Lê Văn Duyệt được biết đến như một người rất mê hát bội (trong Đại nam thực lục đệ nhị kỷ - quyển XCIX có chép: Vua ra lệnh cho Binh bộ truyền dụ các Tướng quân và Tham tán các đạo ở Nam Kỳ rằng... trong con hát phường trò của Lê Văn Duyệt, trước đây nhiều kẻ theo giặc, quấy rối cướp bóc dân gian, nay nếu trốn ở chỗ nào, nhất thiết bắt cả để trị tội). Các nghệ sĩ hát bội miền Nam sau đó dựng vở Lê công kỳ án để khắc họa hình tượng, ca ngợi công trạng viên tổng trấn Gia Định họ Lê. Bản thân cái tên Lê công kỳ án nghe đã khá giống với Bao Công kỳ án vốn bắt đầu được lưu truyền khá phổ biến ở miền Nam khi ấy. Rất nhiều chi tiết từ Bao Công kỳ án trong vụ xử án được chuyển hóa vào Lê công kỳ án như việc dùng thượng phương bảo kiếm chém đầu người nhà một bà phi được vua sủng ái. Thượng phương bảo kiếm có tồn tại trong lịch sử hay không là vấn đề cần xem lại.

Vở Lê công kỳ án sẽ không thể có chất kịch ăn khách nếu cứ tả đúng trong lịch sử là Lê Văn Duyệt chém đầu Hoàng Công Lý về tội Lý tham nhũng. Thay vào đó, vở kịch này có những điểm được đẩy lên cao trào, tạo sự hấp dẫn bằng cách lồng ghép chi tiết Hoàng Công Lý có con gái được vua Minh Mạng sủng ái. Và có lẽ vì vở kịch quá hay, quá thành công nên nó đã đóng đinh trong tâm trí nhiều người về giai thoại Lê công chém đầu cha vợ Minh Mạng không khác gì chuyện Bao Công xử trảm phò mã Trần Thế Mỹ, hay Bao Công có thượng phương bảo kiếm nên không sợ Bàng thái sư. Trên thực tế, những vụ kể trên của Bao Công đều là xạo cả nhưng dân gian vẫn tin vì trót ngấm kịch trong đầu. Lịch sử được chế biến trên sân khấu vốn là chuyện bình thường nhưng tuyệt đối hóa kịch để tin là lịch sử thì lại là chuyện khác.

Tuy nhiên, giai thoại đầy tính kịch này lại bộc lộ những chi tiết vô cùng phi lý. Người tạo ra nhân vật Huệ phi đã không biết vào thời điểm năm 1821 (Hoàng Công Lý bị chấp pháp) thì vua Minh Mạng chưa lập chức Huệ phi mà mãi đến năm 1836 mới lập tước này trong hậu cung. Trong những năm tháng trị vì, Minh Mạng cũng không phong ai là Huệ phi mà chỉ có Huệ tần mang họ Trần chứ không phải họ Hoàng.

Và ngay trong chính giai thoại tạm gọi là Lê công kỳ án thì tự bản thân nó cũng tồn tại mâu thuẫn về chi tiết Huệ phi. Nếu Minh Mạng vì sủng ái Huệ phi có ý bênh vị cha vợ thì sau khi Lê Văn Duyệt bị chém trộm, ông vua sẽ cư xử với Huệ phi thế nào? Theo logic thì sẽ càng yêu thương bù đắp Huệ phi chứ không thể đuổi ra khỏi cung vì lỗi của người cha. Còn nếu Minh Mạng nén đau, đuổi Huệ phi để trừng phạt vì tội của người cha thì đó là một hành động vì đại nghĩa, chính sử nhà Nguyễn càng phải ghi chép nêu cao gương sáng. Nhưng trên thực tế, Đại Nam thực lục hay Minh Mạng chính yếu đều không có dòng nào nói về hành động này. Không lẽ chính sử nhà Nguyễn lại tự "đục" đi chi tiết "ghi điểm" của Minh Mạng với hậu thế.

Từ giai thoại kiểu Lê công kỳ án này về sau đã xuất hiện các bài phân tích sử liệu cho rằng Minh Mạng để bụng chuyện Lê Văn Duyệt xử trảm cha vợ nên sau vụ án Lê Văn Khôi, Minh Mạng đã trả thù Lê Văn Duyệt. Thực tế thì Minh Mạng cũng chẳng tiếc thương gì Hoàng Công Lý nên mỗi dịp ra dụ là lại quở trách viên quan bị kết tội tham nhũng hết lời. Thậm chí, có lần vua ra dụ phê vụ Lê Văn Khôi làm loạn đã thóa mạ cả Lý lẫn Duyệt: "Gia Định là nơi dấy nghiệp vương, nhân dân vốn có tiếng là trung nghĩa. Đức Thế tổ Cao hoàng đế ta từ khi gây dựng cơ sở, đến khi có cả nước Đại Việt, hợp nhất bức dư đồ, đều là nhờ ở lòng dân Gia Định. Sau khi đại định, vỗ về gìn giữ cho dân được yên ổn hàng hơn 30 năm, trông nhờ đức hóa của triều đình kể đã sâu và dày. Vậy mà bọn Trấn thủ Gia Định cũ là Hoàng Công Lý và Lê Văn Duyệt không có hay tuyên dương đức hóa để cho quân và dân được hòa vui, đến nỗi xảy việc phản trắc chẳng yên, là vì nguyên do đã từ lâu rồi" (trích đệ nhị kỷ - quyển XCVI).

Hơn nữa, việc truy tội của Lê Văn Duyệt cũng được ghi rất rõ trong sử. Đệ nhị kỷ, quyển CLXII chép vào năm Minh Mạng thứ 16 (1835) kể lúc truy luận về tội của nguyên Tổng trấn thành Gia Định là Lê Văn Duyệt, vua Minh Mạng có cho đình thần nghị tội.

"Khi lời đình nghị dâng lên, Duyệt vì lời nói và việc làm bội nghịch, có 7 tội đáng chém:

  1. Sai người riêng của mình sang Diến Điện, kết ngoại giao ngầm.
  2. Xin đưa thuyền Anh Cát Lợi đến thành Gia Định để tỏ mình có quyền.
  3. Xin giết Thị vệ Trần Văn Tình để khóa miệng người khác.
  4. Dâng sớ chống lại mệnh vua, cố xin cho viên quan đã bổ thụ đi nơi khác được lưu lại và điều một viên quan đi làm việc khác khi đã có chiếu chỉ tuyên triệu (chỉ việc Trần Nhật Vĩnh và Lê Đại Cương).
  5. Kết bè đảng, xin cho Lê Chất được thêm tuổi thọ.
  6. Dấu riêng những giấy đóng sẵn ấn ngự bảo.
  7. Gọi mộ tiên nhân là “lăng”; đối với người tự xưng là “cô“

Có 2 tội đáng xử, thắt cổ chết (cố xin dung nạp sứ giả Diến Điện để hòng bào chữa điều mình đã sai trái đó là một. Nói với người ta về việc xin được thơ tiên giáng bút có câu “Trần Kiều” và “Hoàng Bào”. Đó là hai);

Có 1 tội đáng phải sung quân (tự tiện bắt biền binh đóng thuyền riêng).

Duy sự biến loạn ở Phiên An, thực Duyệt là người đứng đầu gây vạ, chiếu theo luật mưu phản, nên khép tội lăng trì. Song Duyệt đã trước chịu tội âm rồi, thì xin truy đoạt bằng sắc, và bổ áo quan, phanh thây ra để tỏ sự răn dạy rõ ràng. Còn những cáo sắc phong tặng cho đời cụ, đời ông và bố mẹ của Duyệt đều thu lại cả. Các mồ mả tiên nhân có chỗ nào tiến lạm trái phép thì đều hủy bỏ đi. Các con em và vợ cả vợ lẽ của Duyệt đều xử tội có phân biệt, tài sản đều tịch thu".

Có thể thấy các đình thần thời Minh Mạng đã soi chân tơ kẽ tóc nhưng chẳng hề có cái chuyện nào là việc Lê Văn Duyệt tự tiện chém trọng thần Hoàng Công Lý mà không báo cho Minh Mạng biết. Như vậy là đủ biết giai thoại Lê công kỳ án mang đặc màu sắc hư cấu, xa rời lịch sử không khác mấy Bao Công kỳ án.

Nhưng giai thoại về câu chuyện này không dừng lại ở đây mà tiếp tục tiến hóa, biến thể thành phân tích, nhận định khác vẫn bám vào tiên đề không có bằng chứng lịch sử: "Minh Mạng là cha vợ của Hoàng Công Lý". Chúng ta sẽ bàn tiếp điều này cũng như chuyện so sánh tính nặng nhẹ của chính sử và dã sử trong kỳ sau.

Anh Tú
https://1thegioi.vn/chuyen-ta-quan-chem-cha-vo-minh-mang-khi-lich-su-duoc-che-bien-tren-san-khau-17339.html

# Chuyện 'Tả quân chém cha vợ Minh Mạng': Khi lịch sử được chế biến trên sân khấu 04/12/2018, 08:31 Các đình thần thời Minh Mạng đã soi chân tơ kẽ tóc nhưng chẳng hề có cái chuyện nào là việc Lê Văn Duyệt tự tiện chém trọng thần Hoàng Công Lý mà không báo cho Minh Mạng biết. Như vậy là đủ biết giai thoại Lê công kỳ án mang sặc màu sắc hư cấu, xa rời lịch sử. https://mtg.1cdn.vn/2020/08/03/8/images-motthegioi-vn-8443_ymfulxryb24-.jpg Cảnh Lê Văn Duyệt xử trảm Hoàng Công Lý trong vở Lê công kỳ án Phó tổng trấn Gia Định là sủng thần thời Gia Long bị Minh Mạng xử chết vì tham nhũng Không có chuyện vua Minh Mạng xử tử cha vợ là Phó tổng trấn Gia Định Sự phi lý trong giai thoại Lê Văn Duyệt chém đầu cha vợ Minh Mạng Cuốn Ký ức lịch sử về Gia Định và các vùng phụ cận của Trương Vĩnh Ký (1885) chỉ để ghi chép về các giai thoại mang màu sắc lịch sử ở Gia Định. Trong đó, giai thoại về Lê Văn Duyệt qua mặt Minh Mạng chém lén Hoàng Công Lý chỉ được nêu bởi lý do Phó tổng trấn Hoàng (hay Huỳnh) Công Lý trêu ghẹo các bà vợ của Tả quân. Giai thoại này quá bôi bác Lê Văn Duyệt nên những người kính trọng Tả quân không thấy thoải mái. Thời gian sau, biến thể giai thoại xuất hiện trong dân gian diễn giải khác vụ việc bằng cách trộn một ít giai thoại được Trương Vĩnh Ký ghi và các chi tiết được chính sử của nhà Nguyễn ghi trong Đại Nam thực lục. Câu chuyện biến thể thành: Hoàng Công Lý có con gái được Minh Mạng sủng ái phong là Huệ phi. Cậy thế "cha vợ" của vua, Hoàng Công Lý tham nhũng ở Gia Định. Lê Văn Duyệt biết chuyện tâu lên rồi sợ Minh Mạng có ý bênh "cha vợ" nên dùng thượng phương bảo kiếm chém đầu Hoàng Công Lý. Sau đó, Minh Mạng căm giận Lê Văn Duyệt chém cha vợ nhưng lại... đuổi Huệ phi ra khỏi cung. Giai thoại này so với ghi chép của Trương Vĩnh Ký đã có sự "tiến hóa" hơn rất nhiều. Chuyện Lê Văn Duyệt chém Hoàng Công Lý vì ghen tuông đã bị gạt ra ngoài không còn dấu tích. Lê Văn Duyệt trong giai thoại mới chấp pháp không còn vì lòng ghen tuông nhỏ nhen nữa mà đã hóa thân thành một vị thanh quan kiểu Bao Công bên Tàu, không sợ cường quyền, tiền trảm hậu tấu. Giai thoại vốn được sáng tác ngẫu hứng và từ dân gian mà ra nên khó biết cụ thể ai sáng tác hay chính xác vào thời điểm nào. Tuy nhiên, có thể tin giai thoại với màu sắc đậm chất "kỳ án" này dễ đến từ các vở hát bội trong miền Nam hay từ các tiểu thuyết dã sử nở rộ khoảng nửa đầu thế kỷ 20. Cá nhân người viết bài này thì thấy giai thoại biến thể mang màu sắc sân khấu nhiều hơn. Sinh thời, Lê Văn Duyệt được biết đến như một người rất mê hát bội (trong Đại nam thực lục đệ nhị kỷ - quyển XCIX có chép: Vua ra lệnh cho Binh bộ truyền dụ các Tướng quân và Tham tán các đạo ở Nam Kỳ rằng... trong con hát phường trò của Lê Văn Duyệt, trước đây nhiều kẻ theo giặc, quấy rối cướp bóc dân gian, nay nếu trốn ở chỗ nào, nhất thiết bắt cả để trị tội). Các nghệ sĩ hát bội miền Nam sau đó dựng vở Lê công kỳ án để khắc họa hình tượng, ca ngợi công trạng viên tổng trấn Gia Định họ Lê. Bản thân cái tên Lê công kỳ án nghe đã khá giống với Bao Công kỳ án vốn bắt đầu được lưu truyền khá phổ biến ở miền Nam khi ấy. Rất nhiều chi tiết từ Bao Công kỳ án trong vụ xử án được chuyển hóa vào Lê công kỳ án như việc dùng thượng phương bảo kiếm chém đầu người nhà một bà phi được vua sủng ái. Thượng phương bảo kiếm có tồn tại trong lịch sử hay không là vấn đề cần xem lại. Vở Lê công kỳ án sẽ không thể có chất kịch ăn khách nếu cứ tả đúng trong lịch sử là Lê Văn Duyệt chém đầu Hoàng Công Lý về tội Lý tham nhũng. Thay vào đó, vở kịch này có những điểm được đẩy lên cao trào, tạo sự hấp dẫn bằng cách lồng ghép chi tiết Hoàng Công Lý có con gái được vua Minh Mạng sủng ái. Và có lẽ vì vở kịch quá hay, quá thành công nên nó đã đóng đinh trong tâm trí nhiều người về giai thoại Lê công chém đầu cha vợ Minh Mạng không khác gì chuyện Bao Công xử trảm phò mã Trần Thế Mỹ, hay Bao Công có thượng phương bảo kiếm nên không sợ Bàng thái sư. Trên thực tế, những vụ kể trên của Bao Công đều là xạo cả nhưng dân gian vẫn tin vì trót ngấm kịch trong đầu. Lịch sử được chế biến trên sân khấu vốn là chuyện bình thường nhưng tuyệt đối hóa kịch để tin là lịch sử thì lại là chuyện khác. Tuy nhiên, giai thoại đầy tính kịch này lại bộc lộ những chi tiết vô cùng phi lý. Người tạo ra nhân vật Huệ phi đã không biết vào thời điểm năm 1821 (Hoàng Công Lý bị chấp pháp) thì vua Minh Mạng chưa lập chức Huệ phi mà mãi đến năm 1836 mới lập tước này trong hậu cung. Trong những năm tháng trị vì, Minh Mạng cũng không phong ai là Huệ phi mà chỉ có Huệ tần mang họ Trần chứ không phải họ Hoàng. Và ngay trong chính giai thoại tạm gọi là Lê công kỳ án thì tự bản thân nó cũng tồn tại mâu thuẫn về chi tiết Huệ phi. Nếu Minh Mạng vì sủng ái Huệ phi có ý bênh vị cha vợ thì sau khi Lê Văn Duyệt bị chém trộm, ông vua sẽ cư xử với Huệ phi thế nào? Theo logic thì sẽ càng yêu thương bù đắp Huệ phi chứ không thể đuổi ra khỏi cung vì lỗi của người cha. Còn nếu Minh Mạng nén đau, đuổi Huệ phi để trừng phạt vì tội của người cha thì đó là một hành động vì đại nghĩa, chính sử nhà Nguyễn càng phải ghi chép nêu cao gương sáng. Nhưng trên thực tế, Đại Nam thực lục hay Minh Mạng chính yếu đều không có dòng nào nói về hành động này. Không lẽ chính sử nhà Nguyễn lại tự "đục" đi chi tiết "ghi điểm" của Minh Mạng với hậu thế. Từ giai thoại kiểu Lê công kỳ án này về sau đã xuất hiện các bài phân tích sử liệu cho rằng Minh Mạng để bụng chuyện Lê Văn Duyệt xử trảm cha vợ nên sau vụ án Lê Văn Khôi, Minh Mạng đã trả thù Lê Văn Duyệt. Thực tế thì Minh Mạng cũng chẳng tiếc thương gì Hoàng Công Lý nên mỗi dịp ra dụ là lại quở trách viên quan bị kết tội tham nhũng hết lời. Thậm chí, có lần vua ra dụ phê vụ Lê Văn Khôi làm loạn đã thóa mạ cả Lý lẫn Duyệt: "Gia Định là nơi dấy nghiệp vương, nhân dân vốn có tiếng là trung nghĩa. Đức Thế tổ Cao hoàng đế ta từ khi gây dựng cơ sở, đến khi có cả nước Đại Việt, hợp nhất bức dư đồ, đều là nhờ ở lòng dân Gia Định. Sau khi đại định, vỗ về gìn giữ cho dân được yên ổn hàng hơn 30 năm, trông nhờ đức hóa của triều đình kể đã sâu và dày. Vậy mà bọn Trấn thủ Gia Định cũ là Hoàng Công Lý và Lê Văn Duyệt không có hay tuyên dương đức hóa để cho quân và dân được hòa vui, đến nỗi xảy việc phản trắc chẳng yên, là vì nguyên do đã từ lâu rồi" (trích đệ nhị kỷ - quyển XCVI). Hơn nữa, việc truy tội của Lê Văn Duyệt cũng được ghi rất rõ trong sử. Đệ nhị kỷ, quyển CLXII chép vào năm Minh Mạng thứ 16 (1835) kể lúc truy luận về tội của nguyên Tổng trấn thành Gia Định là Lê Văn Duyệt, vua Minh Mạng có cho đình thần nghị tội. "Khi lời đình nghị dâng lên, Duyệt vì lời nói và việc làm bội nghịch, có 7 tội đáng chém: 1. Sai người riêng của mình sang Diến Điện, kết ngoại giao ngầm. 2. Xin đưa thuyền Anh Cát Lợi đến thành Gia Định để tỏ mình có quyền. 3. Xin giết Thị vệ Trần Văn Tình để khóa miệng người khác. 4. Dâng sớ chống lại mệnh vua, cố xin cho viên quan đã bổ thụ đi nơi khác được lưu lại và điều một viên quan đi làm việc khác khi đã có chiếu chỉ tuyên triệu (chỉ việc Trần Nhật Vĩnh và Lê Đại Cương). 5. Kết bè đảng, xin cho Lê Chất được thêm tuổi thọ. 6. Dấu riêng những giấy đóng sẵn ấn ngự bảo. 7. Gọi mộ tiên nhân là “lăng”; đối với người tự xưng là “cô“ Có 2 tội đáng xử, thắt cổ chết (cố xin dung nạp sứ giả Diến Điện để hòng bào chữa điều mình đã sai trái đó là một. Nói với người ta về việc xin được thơ tiên giáng bút có câu “Trần Kiều” và “Hoàng Bào”. Đó là hai); Có 1 tội đáng phải sung quân (tự tiện bắt biền binh đóng thuyền riêng). Duy sự biến loạn ở Phiên An, thực Duyệt là người đứng đầu gây vạ, chiếu theo luật mưu phản, nên khép tội lăng trì. Song Duyệt đã trước chịu tội âm rồi, thì xin truy đoạt bằng sắc, và bổ áo quan, phanh thây ra để tỏ sự răn dạy rõ ràng. Còn những cáo sắc phong tặng cho đời cụ, đời ông và bố mẹ của Duyệt đều thu lại cả. Các mồ mả tiên nhân có chỗ nào tiến lạm trái phép thì đều hủy bỏ đi. Các con em và vợ cả vợ lẽ của Duyệt đều xử tội có phân biệt, tài sản đều tịch thu". Có thể thấy các đình thần thời Minh Mạng đã soi chân tơ kẽ tóc nhưng chẳng hề có cái chuyện nào là việc Lê Văn Duyệt tự tiện chém trọng thần Hoàng Công Lý mà không báo cho Minh Mạng biết. Như vậy là đủ biết giai thoại Lê công kỳ án mang đặc màu sắc hư cấu, xa rời lịch sử không khác mấy Bao Công kỳ án. Nhưng giai thoại về câu chuyện này không dừng lại ở đây mà tiếp tục tiến hóa, biến thể thành phân tích, nhận định khác vẫn bám vào tiên đề không có bằng chứng lịch sử: "Minh Mạng là cha vợ của Hoàng Công Lý". Chúng ta sẽ bàn tiếp điều này cũng như chuyện so sánh tính nặng nhẹ của chính sử và dã sử trong kỳ sau. Anh Tú https://1thegioi.vn/chuyen-ta-quan-chem-cha-vo-minh-mang-khi-lich-su-duoc-che-bien-tren-san-khau-17339.html

Mối thù Minh Mạng – Lê Văn Duyệt và bản án oan tàn khốc thời Nguyễn

Nói đến Tả quân Lê Văn Duyệt, hẳn đa phần đều oai danh. Xuất thân từ vị trí mặt trắng, mà làm nên công nghiệp lớn lao, giúp vua Gia Long trung hưng vận nước. Uy quyền lan tận ngoại bang. Ấy thế mà sau khi chết đi, lại bị án oan buộc mình, kể cũng nghiệt lắm.

http://redsvn.net/wp-content/uploads/2018/02/Redsvn-Lang-Ong-Ba-Chieu-03.jpg
Mộ phần vợ chồng Tả quân Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn.

Xuất thân của Tổng trấn họ Lê, được “Điếu cổ hạ kim thi tập” cho hay, là con của ông Toại bà Toại, gốc người Quảng Ngãi, tổ tiên sau dời vào Mỹ Tho. Ngay từ nhỏ, hình dung của Lê Văn Duyệt đã nhỏ thó, người thấp, có sức mạnh, tính nết nhanh nhẹn thông minh, gan dạ khí khái, rất thích chọi gà.

Ngay từ nhỏ, Lê Văn Duyệt đã được thầy dạy dỗ “truyền trao nghề văn nghiệp võ cho ngài, ngài học ít biết nhiều”. 17 tuổi thì vị Tổng trấn tương lai ra hầu Nguyễn Ánh, làm chức Thái giám nội đình. Kể từ đây, Lê Văn Duyệt ngày càng trở nên một tôi thần đắc lực của chúa Nguyễn Ánh.

Công thần hạng nhất

Nói về công lao giúp rập của Lê Văn Duyệt với Gia Long Nguyễn Ánh, thật không kể xiết, mà “Đại Nam liệt truyện” thì đã ghi tường tận, đủ đầy lắm rồi. Xem “Việt Nam danh tướng yếu mục”, ta có thể tạm biết “từ ngày tiên sanh theo giúp đức Nguyễn Ánh” để lo khôi phục giang san nhà Nguyễn; khi đánh Bắc, lúc dẹp Nam, oai võ tiên sanh đến đầu thế như chẻ tre, làm cho phe nghịch hễ nghe tên tiên sanh thì giựt mình; lại cũng nhờ trận Thị Nại (trận đánh quân chúa Nguyễn thắng quân Tây Sơn-Người dẫn chú) mà oai sấm tiên sanh lừng lẫy vang trời. Nếu lấy bảng các đức công thần, thì tiên sanh thứ nhứt” (ghi nguyên văn theo lối chính tả xưa).

Lại như trong “Hát Đông thư dị” (Chuyện lạ viết ở phía Đông sông Hát) viết về ông có câu “Cờ hiệu của ông tới đâu quân giặc phần nhiều thua chạy, không cần phải đánh”. Chỉ vài dòng ngắn gọn thôi, đã tỏ được đôi phần tầm quan trọng của vị Tả quân trong cuộc trung hưng nhà Nguyễn.

Nhưng nào chỉ thế, khi quốc thái dân an, đất nước nối liền một dải từ Đồng Văn cho đến chót mũi Cà Mau, thì công thần họ Lê, vẫn tiếp tục thi thố tài năng của mình ở thời trị bình. Bởi thế, trong “Quốc sử ngâm” có ghi:

Đặt quan tổng trấn hai miền,
Bắc Thành, Gia Định thay quyền giúp vua.

Ấy là nói về hai lần làm Tổng trấn Gia Định thành của Lê Văn Duyệt góp phần yên cõi đất phương Nam, mà danh tiếng của ông, đến Chân Lạp còn mãi sợ oai. Khi cai trị nơi đất này, Tổng trấn Lê Văn Duyệt, theo Trương Vĩnh Ký ghi trong “Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận”, còn được gọi là Ông Lớn Thượng, đã “cai trị xứ này một cách thanh bình dưới triều đại Gia Long và phần đầu triều đại Minh Mạng, tuy thỉnh thoảng ông có đi hành quân sang dẹp những người Miên nổi loạn.

Người Miên rất kinh hãi ông; đối với dân Nam thì ông tỏ ra tốt bụng, công bằng và cũng không khoan nhượng. Ông toàn quyền, được trao phó đặc nhiệm, là nhà cai trị bất khả xâm phạm, được miễn trừ tội chết”.

Bởi công đức nơi Gia Định thành của Tổng trấn Lê Văn Duyệt lớn lao đến vậy, nên cũng theo “Việt Nam danh tướng yếu mục”, sau này khi ông mất, lăng Ông Bà Chiểu được lập nên thờ ông, gồm cả phần mộ, và tỏ ra hết sức linh thiêng với dân nơi đây: “Hằng năm hằng cúng tế, hằng bữa hằng khói nhang, dân sự kính thờ, quan quân sùng bái.

Lại có nhiều khi, người mình có ức hiếp điều chi, thì thường thách nhau vô lăng ông thề; ấy là lăng của quan Tả quân vậy; bởi lúc ngài còn sống là một vị trung quân ái quốc, đến chết thì hiển thánh thành thần”. Hậu thế ngưỡng vọng là vậy, nhưng biết đâu sau khi Tả quân mất, thì lại chịu bao án oan buộc mình nghiệt ngã.

Vì đâu nên nỗi?

Nguyên cớ sâu xa cho cái án hậu tử của vị Tả quân họ Lê, được “Định Tường xưa và nay” ghi lại khi nói về ông. Ấy là, khi vua Gia Long chọn người kế vị, Tả quân Lê Văn Duyệt với vị trí của mình, đã góp lời bàn riêng. Theo đó “Ngài cùng một nhóm quan khác, xin tôn hoàng tử Đán là con trai lớn của Đông cung Cảnh đã từ trần, trái ý vua muốn lập hoàng tử Đảm là con dòng thứ sanh trong Gia Định”.

Chính bởi thế mà khi hoàng tử Đảm lên ngôi, tức vua Minh Mạng, mới lấy làm thù chuyện này, chỉ chờ dịp để thỏa mối hận trong lòng. Nhưng tìm đâu ra cớ, vả lại, quyền uy của vị Tổng trấn họ Lê lớn lắm, như “Đại Nam liệt truyện” còn ghi “Duyệt tính nghiêm thẳng trị quân nghiêm ngặt, tướng lại không ai dám trông mặt, các đại thần huân cựu lúc bấy giờ cũng sợ”.

Thế rồi, ngày 30/7 năm Nhâm Thìn (1832), Lê Văn Duyệt mất, thọ 69 tuổi. Lúc này, Gia Định được vua Minh Mạng đổi làm thành Phiên An, các chức quan được đặt lại. Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh cho biết, có tên Bố chánh Bạch Xuân Nguyên “với mật lịnh mở cuộc điều tra về cách cai trị của Tổng trấn Lê Văn Duyệt kiếm cớ buộc cho có tang tích ngõ hầu bắt tội và làm nhục Ngài cho bõ ghét”. Bởi việc này, nhóm võ quan tâm phúc của Tổng trấn là Lê Văn Khôi (dưỡng tử) nổi lên giết Bạch Xuân Nguyên, chiếm thành Phiên An, gây nên sự biến thành Phiên An kéo dài đến Ất Mùi (1835) mới vãn hồi.

Thế là nhân đó, vua Minh Mạng hạch tội của vị Tổng trấn quá cố. “Cận đại Việt sử diễn ca” nhân việc này, mà rằng:

Lê Văn Duyệt gánh tội con,
Thêm bài quẻ thẻ vong hồn đảo điên.

Một thời gian sau, tội trạng của Lê Văn Duyệt được các quan trong Nội các là Hà Quyền, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Quỳnh dâng sớ lên vua với 6 chứng cứ bội nghịch, được “Việt sử tân biên” ghi lại, có thể tóm lược gồm: tự tiện sai thủ túc là Phan Đạt mạo danh đi do thám đi thuyền sang Miến Điện; có ý riêng trong quan hệ ngoại giao với Miến Điện, ảnh hưởng đến việc quốc gia; tự nhận bản thân có quyền để áp đặt quan hệ với thuyền buôn Anh-Cát-Lợi (Anh quốc); có tình riêng yêu thương quân, mà ép vua để xin giết Thị vệ Trần Văn Tình đã tố cáo sai trái của thuộc hạ; Trần Nhật Vĩnh được bổ làm Ký lục, Lê Đại Cương có chỉ triệu hồi mà cố xin cho lưu lại; xin tăng thọ trái phép cho Lê Chất.

Án chồng án

Sau khi những cáo buộc kia được dâng lên, thì đến lúc đình thần nghị án đối với công thần họ Lê, các nhà làm sử cho là nghiệt quá với công lao trung hưng họ Nguyễn của ông. Thế nên “Quốc sử ngâm” mới có đôi lời:

Lê Văn Duyệt công thần thuở trước,
Đã khuất rồi làm nhuốc nhau chi.

Khi nghị tội người quá cố, trong “Việt Nam nhân thần giám” ghi: “Các quan nghị tội ông ấy có bảy điều, chiếu luật mưu phản thì phải xử tội lăng trì, nhưng vì ông ấy đã thác rồi, thì giao cho quan tỉnh Gia Định, cuốc bằng cái mả ông ấy đi, mà chôn một cái bia đá lên trên, khắc tám chữ rằng: Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử, nghĩa là tỏ ra cái nơi ông Lê Văn Duyệt chịu phép nhà nước xử trị vậy”.

Cụ thể cho 7 tội nên trảm của Lê Văn Duyệt, trong “Việt Nam sử lược” có kê ra đủ. Cụ thể là: “1. Sai người đi riêng sang Diến Điện, âm kết ngoại giao; 2. Xin giao tàu Anh-Cát-Lợi đến thành, để tỏ có quyền; 3. Xin giết Thị vệ Trần Văn Tình, để khóa miệng người ta; 4. Kháng sớ xin lưu quan viên bổ đi chỗ khác; 5. Lập đảng mà xin tăng thọ cho Lê Chất; 6. Giấu chứa giấy ngự bảo; 7. Mộ cha, tiếm gọi là lăng, đối với người ta, tự xưng là cô”.

Đồng thời, lại có hai tội nên xử giảo: “1. Cố xin dung nạp Diến Điện để che chở cái lỗi của mình; 2. Nói chuyện với người ta xin được quẻ thẻ có câu thơ hoàng bào”. Lại thêm tội nên phát quân “Tự tiện sai biền binh tự tạo tàu thuyền”.

Sự biến thành Phiên An ông dù đã chết cũng bị đình thần kết tội mưu phản, phải tru di, nhưng do đã chết nên truy đoạt cáo sắc, bỏ quan quách giết thây; tằng tổ, tổ phụ được phong cáo sắc thì truy đoạt lại. Vụ án ấy, không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng của người đã nằm dưới ba tấc đất, mà thân thích cũng bị liên lụy nghiệt ngã, con, cháu, vợ, thân thích đều phân biệt mà nghị tội.

“Việt Nam nhân thần giám” cho biết, Lê Văn Duyệt không có con, nên “có nuôi hai con người em, tên là Yên, Tề, cũng đều phải giết cả”. Cháu của ông là Hán, cũng bị theo luật mưu phản mà nghị tội…

Theo TRẦN ĐÌNH BA / BÁO PHÁP LUẬT

https://redsvn.net/moi-thu-minh-mang-le-van-duyet-va-ban-an-oan-tan-khoc-thoi-nguyen/

# Mối thù Minh Mạng – Lê Văn Duyệt và bản án oan tàn khốc thời Nguyễn Nói đến Tả quân Lê Văn Duyệt, hẳn đa phần đều oai danh. Xuất thân từ vị trí mặt trắng, mà làm nên công nghiệp lớn lao, giúp vua Gia Long trung hưng vận nước. Uy quyền lan tận ngoại bang. Ấy thế mà sau khi chết đi, lại bị án oan buộc mình, kể cũng nghiệt lắm. http://redsvn.net/wp-content/uploads/2018/02/Redsvn-Lang-Ong-Ba-Chieu-03.jpg Mộ phần vợ chồng Tả quân Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Xuất thân của Tổng trấn họ Lê, được “Điếu cổ hạ kim thi tập” cho hay, là con của ông Toại bà Toại, gốc người Quảng Ngãi, tổ tiên sau dời vào Mỹ Tho. Ngay từ nhỏ, hình dung của Lê Văn Duyệt đã nhỏ thó, người thấp, có sức mạnh, tính nết nhanh nhẹn thông minh, gan dạ khí khái, rất thích chọi gà. Ngay từ nhỏ, Lê Văn Duyệt đã được thầy dạy dỗ “truyền trao nghề văn nghiệp võ cho ngài, ngài học ít biết nhiều”. 17 tuổi thì vị Tổng trấn tương lai ra hầu Nguyễn Ánh, làm chức Thái giám nội đình. Kể từ đây, Lê Văn Duyệt ngày càng trở nên một tôi thần đắc lực của chúa Nguyễn Ánh. ## Công thần hạng nhất Nói về công lao giúp rập của Lê Văn Duyệt với Gia Long Nguyễn Ánh, thật không kể xiết, mà “Đại Nam liệt truyện” thì đã ghi tường tận, đủ đầy lắm rồi. Xem “Việt Nam danh tướng yếu mục”, ta có thể tạm biết “từ ngày tiên sanh theo giúp đức Nguyễn Ánh” để lo khôi phục giang san nhà Nguyễn; khi đánh Bắc, lúc dẹp Nam, oai võ tiên sanh đến đầu thế như chẻ tre, làm cho phe nghịch hễ nghe tên tiên sanh thì giựt mình; lại cũng nhờ trận Thị Nại (trận đánh quân chúa Nguyễn thắng quân Tây Sơn-Người dẫn chú) mà oai sấm tiên sanh lừng lẫy vang trời. Nếu lấy bảng các đức công thần, thì tiên sanh thứ nhứt” (ghi nguyên văn theo lối chính tả xưa). Lại như trong “Hát Đông thư dị” (Chuyện lạ viết ở phía Đông sông Hát) viết về ông có câu “Cờ hiệu của ông tới đâu quân giặc phần nhiều thua chạy, không cần phải đánh”. Chỉ vài dòng ngắn gọn thôi, đã tỏ được đôi phần tầm quan trọng của vị Tả quân trong cuộc trung hưng nhà Nguyễn. Nhưng nào chỉ thế, khi quốc thái dân an, đất nước nối liền một dải từ Đồng Văn cho đến chót mũi Cà Mau, thì công thần họ Lê, vẫn tiếp tục thi thố tài năng của mình ở thời trị bình. Bởi thế, trong “Quốc sử ngâm” có ghi: Đặt quan tổng trấn hai miền, Bắc Thành, Gia Định thay quyền giúp vua. Ấy là nói về hai lần làm Tổng trấn Gia Định thành của Lê Văn Duyệt góp phần yên cõi đất phương Nam, mà danh tiếng của ông, đến Chân Lạp còn mãi sợ oai. Khi cai trị nơi đất này, Tổng trấn Lê Văn Duyệt, theo Trương Vĩnh Ký ghi trong “Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận”, còn được gọi là Ông Lớn Thượng, đã “cai trị xứ này một cách thanh bình dưới triều đại Gia Long và phần đầu triều đại Minh Mạng, tuy thỉnh thoảng ông có đi hành quân sang dẹp những người Miên nổi loạn. Người Miên rất kinh hãi ông; đối với dân Nam thì ông tỏ ra tốt bụng, công bằng và cũng không khoan nhượng. Ông toàn quyền, được trao phó đặc nhiệm, là nhà cai trị bất khả xâm phạm, được miễn trừ tội chết”. Bởi công đức nơi Gia Định thành của Tổng trấn Lê Văn Duyệt lớn lao đến vậy, nên cũng theo “Việt Nam danh tướng yếu mục”, sau này khi ông mất, lăng Ông Bà Chiểu được lập nên thờ ông, gồm cả phần mộ, và tỏ ra hết sức linh thiêng với dân nơi đây: “Hằng năm hằng cúng tế, hằng bữa hằng khói nhang, dân sự kính thờ, quan quân sùng bái. Lại có nhiều khi, người mình có ức hiếp điều chi, thì thường thách nhau vô lăng ông thề; ấy là lăng của quan Tả quân vậy; bởi lúc ngài còn sống là một vị trung quân ái quốc, đến chết thì hiển thánh thành thần”. Hậu thế ngưỡng vọng là vậy, nhưng biết đâu sau khi Tả quân mất, thì lại chịu bao án oan buộc mình nghiệt ngã. ## Vì đâu nên nỗi? Nguyên cớ sâu xa cho cái án hậu tử của vị Tả quân họ Lê, được “Định Tường xưa và nay” ghi lại khi nói về ông. Ấy là, khi vua Gia Long chọn người kế vị, Tả quân Lê Văn Duyệt với vị trí của mình, đã góp lời bàn riêng. Theo đó “Ngài cùng một nhóm quan khác, xin tôn hoàng tử Đán là con trai lớn của Đông cung Cảnh đã từ trần, trái ý vua muốn lập hoàng tử Đảm là con dòng thứ sanh trong Gia Định”. Chính bởi thế mà khi hoàng tử Đảm lên ngôi, tức vua Minh Mạng, mới lấy làm thù chuyện này, chỉ chờ dịp để thỏa mối hận trong lòng. Nhưng tìm đâu ra cớ, vả lại, quyền uy của vị Tổng trấn họ Lê lớn lắm, như “Đại Nam liệt truyện” còn ghi “Duyệt tính nghiêm thẳng trị quân nghiêm ngặt, tướng lại không ai dám trông mặt, các đại thần huân cựu lúc bấy giờ cũng sợ”. Thế rồi, ngày 30/7 năm Nhâm Thìn (1832), Lê Văn Duyệt mất, thọ 69 tuổi. Lúc này, Gia Định được vua Minh Mạng đổi làm thành Phiên An, các chức quan được đặt lại. Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh cho biết, có tên Bố chánh Bạch Xuân Nguyên “với mật lịnh mở cuộc điều tra về cách cai trị của Tổng trấn Lê Văn Duyệt kiếm cớ buộc cho có tang tích ngõ hầu bắt tội và làm nhục Ngài cho bõ ghét”. Bởi việc này, nhóm võ quan tâm phúc của Tổng trấn là Lê Văn Khôi (dưỡng tử) nổi lên giết Bạch Xuân Nguyên, chiếm thành Phiên An, gây nên sự biến thành Phiên An kéo dài đến Ất Mùi (1835) mới vãn hồi. Thế là nhân đó, vua Minh Mạng hạch tội của vị Tổng trấn quá cố. “Cận đại Việt sử diễn ca” nhân việc này, mà rằng: Lê Văn Duyệt gánh tội con, Thêm bài quẻ thẻ vong hồn đảo điên. Một thời gian sau, tội trạng của Lê Văn Duyệt được các quan trong Nội các là Hà Quyền, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Quỳnh dâng sớ lên vua với 6 chứng cứ bội nghịch, được “Việt sử tân biên” ghi lại, có thể tóm lược gồm: tự tiện sai thủ túc là Phan Đạt mạo danh đi do thám đi thuyền sang Miến Điện; có ý riêng trong quan hệ ngoại giao với Miến Điện, ảnh hưởng đến việc quốc gia; tự nhận bản thân có quyền để áp đặt quan hệ với thuyền buôn Anh-Cát-Lợi (Anh quốc); có tình riêng yêu thương quân, mà ép vua để xin giết Thị vệ Trần Văn Tình đã tố cáo sai trái của thuộc hạ; Trần Nhật Vĩnh được bổ làm Ký lục, Lê Đại Cương có chỉ triệu hồi mà cố xin cho lưu lại; xin tăng thọ trái phép cho Lê Chất. ## Án chồng án Sau khi những cáo buộc kia được dâng lên, thì đến lúc đình thần nghị án đối với công thần họ Lê, các nhà làm sử cho là nghiệt quá với công lao trung hưng họ Nguyễn của ông. Thế nên “Quốc sử ngâm” mới có đôi lời: Lê Văn Duyệt công thần thuở trước, Đã khuất rồi làm nhuốc nhau chi. Khi nghị tội người quá cố, trong “Việt Nam nhân thần giám” ghi: “Các quan nghị tội ông ấy có bảy điều, chiếu luật mưu phản thì phải xử tội lăng trì, nhưng vì ông ấy đã thác rồi, thì giao cho quan tỉnh Gia Định, cuốc bằng cái mả ông ấy đi, mà chôn một cái bia đá lên trên, khắc tám chữ rằng: Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử, nghĩa là tỏ ra cái nơi ông Lê Văn Duyệt chịu phép nhà nước xử trị vậy”. Cụ thể cho 7 tội nên trảm của Lê Văn Duyệt, trong “Việt Nam sử lược” có kê ra đủ. Cụ thể là: “1. Sai người đi riêng sang Diến Điện, âm kết ngoại giao; 2. Xin giao tàu Anh-Cát-Lợi đến thành, để tỏ có quyền; 3. Xin giết Thị vệ Trần Văn Tình, để khóa miệng người ta; 4. Kháng sớ xin lưu quan viên bổ đi chỗ khác; 5. Lập đảng mà xin tăng thọ cho Lê Chất; 6. Giấu chứa giấy ngự bảo; 7. Mộ cha, tiếm gọi là lăng, đối với người ta, tự xưng là cô”. Đồng thời, lại có hai tội nên xử giảo: “1. Cố xin dung nạp Diến Điện để che chở cái lỗi của mình; 2. Nói chuyện với người ta xin được quẻ thẻ có câu thơ hoàng bào”. Lại thêm tội nên phát quân “Tự tiện sai biền binh tự tạo tàu thuyền”. Sự biến thành Phiên An ông dù đã chết cũng bị đình thần kết tội mưu phản, phải tru di, nhưng do đã chết nên truy đoạt cáo sắc, bỏ quan quách giết thây; tằng tổ, tổ phụ được phong cáo sắc thì truy đoạt lại. Vụ án ấy, không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng của người đã nằm dưới ba tấc đất, mà thân thích cũng bị liên lụy nghiệt ngã, con, cháu, vợ, thân thích đều phân biệt mà nghị tội. “Việt Nam nhân thần giám” cho biết, Lê Văn Duyệt không có con, nên “có nuôi hai con người em, tên là Yên, Tề, cũng đều phải giết cả”. Cháu của ông là Hán, cũng bị theo luật mưu phản mà nghị tội… Theo TRẦN ĐÌNH BA / BÁO PHÁP LUẬT https://redsvn.net/moi-thu-minh-mang-le-van-duyet-va-ban-an-oan-tan-khoc-thoi-nguyen/

Quan lại triều Nguyễn đòi ăn đút lót, nhận hối lộ có thể bị xử trảm

Minh Châu - Thu Hường
Thứ sáu, ngày 19/06/2020 16:32 PM (GMT+7)

"Kẻ tư lại nào còn dám gây ra mối tệ sách nhiễu lấy tiền của dân thì không kể số tang vật nhiều hay ít đều chuẩn cho đem ra xử tử trước cho mọi người biết".

Dưới triều Nguyễn, tội phạm về đút lót (các loại tội về hối lộ) được xem là loại tội phạm hết sức nguy hiểm, xâm phạm nghiêm trọng trật tự pháp luật, bẻ cong pháp luật, làm xấu hình ảnh của các quan thanh liêm, cần phải nghiêm trị để giữ kỷ cương phép nước và lấy lại niềm tin của nhân dân.

Đòi, nhận đút lót có thể bị tử hình

Năm Gia Long thứ 11 (1812), vua đã ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ gồm 22 quyển, 398 điều quy định về đủ loại hình. Trong đó, tội đút lót được quy định tại quyển 17 phần Luật hình.

https://danviet.mediacdn.vn/2020/6/19/anh1-1592551735730-15925517357311243829435.jpg
Xử án thời xưa. Ảnh tư liệu.

Sách Đại Nam Hội điển sự lệ phần Luật hình - nhận tiền tang có ghi lại 9 tội về đút lót, trong đó tội Quan lại nhận của tiền đút lót là tội nguy hiểm nhất. Sách chép “Phàm các quan lại (nhân việc làm sai pháp luật hay không) nhận của đút lót thì cứ tính số tang vật mà xử tội”. Hình phạt thấp nhất đối với tội này là phạt 70 trượng với tang vật 1 lạng bạc trở xuống, bãi dịch (không được bổ nhiệm nữa), sau đó đến phạt đồ (khổ sai) và lưu (đày đi nơi xa), cao nhất là tử hình dưới hình thức giảo giam hậu (treo cổ), tang vật 80 lạng bạc trở lên. Các trường hợp đòi ăn đút lót (sách nhiễu hối lộ) thì hình phạt tăng nặng hơn.

Vua Minh Mệnh, vị vua thứ 2 của triều Nguyễn, với nguyên tắc hình luật là “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” (giết một người để muôn người phải sợ hãi mà tránh), nên việc trị tội quan lại nhũng lạm, đòi hối lộ, nhận hối lộ…rất nặng, có khi vượt xa khung hình phạt.

Sách Đại Nam Hội điển sự lệ cho biết, năm Minh Mệnh thứ 3, Bắc Thành dâng tập tâu về việc tên thông lại sách nhiễu lấy tiền làm sổ của xã và tên ngũ trưởng sách nhiễu lấy tiền hành lý, đã xử trảm và đem hành hình ngay. Nhân vâng chỉ phán rằng việc ấy là việc làm trong khi duyệt tuyển. Từ nay về sau, kẻ tư lại nào còn dám gây ra mối tệ sách nhiễu lấy tiền của dân, thì không kể số tang nhiều hay ít đều chuẩn cho đem ra xử tử trước cho mọi người biết, rồi làm biểu đề đạt lên Bộ hình sau.

Năm Minh Mệnh thứ 10, vua chuẩn y lời tâu như sau: Tên Trần Nhật Vĩnh ở Hộ tào nhũng lãm đến hơn 30 khoản, tiền tang đến hơn 12 vạn lạng bạc, tội nặng quá mức ghi trong pháp luật, dù đến xử tử cũng chưa đủ đền tội. Tên Trần Nhật Vĩnh chuẩn cho chém ngay, lấy đầu giao cho ngựa trạm đem về thành Gia Định bêu riếu cho mọi người biết.

Châu bản triều Nguyễn cho biết (trong chính sử không ghi chép) năm Minh Mệnh thứ 18 (1837), vua đã xử Kinh lịch Ty án sát Nguyễn Văn Vĩnh treo cổ vì can tội vòi vĩnh và nhận hối lộ.

Nguyễn Văn Vĩnh khi được phái đến xã Bình Lãng, huyện Long Xuyên, tỉnh Hà Tiên đo khám ruộng đất đã đòi 30 lạng bạch kim. Theo như lời khai của điền hộ Trương Mao xã Bình Lãng, huyện Long Xuyên ghi trong văn bản này thì “nguyên Kinh lịch Ty Án sát Nguyễn Văn Vĩnh, vâng phái đến xã đó (xã Bình Lãng) đo khám ruộng đất hiện được 402 mẫu 7 sào, nói rằng số ruộng xã này hơi nhiều, đo khám vất vả, phải cho 30 lạng bạch kim. Y (Trương Mao) tự lo liệu chỉ được 10 lạng giao cho Nguyễn Văn Vĩnh. Nay đã giao trả lại đủ số bạch kim. Duy số mẫu ruộng nguyên đo được ở xã Bình Lãng, Nguyễn Văn Vĩnh có ẩn giảm hay không còn chưa thể biết”.

Sau đó, Tổng đốc Trương Minh Giảng phái người đến xã Bình Lãng đo khám lại được 406 mẫu 2 sào 2 thước 2 tấc, so với trước cao hơn 3 mẫu 5 sào 2 thước 2 tấc. Về sau truy cứu Nguyễn Văn Vĩnh tội đã nhận tiền hối lộ của Trương Mao 10 lạng bạch kim liền kết án xử giảo quyết.

Nhà Nguyễn chống nạn quan lại nhận hối lộ

Các vua kế tiếp như Thiệu Trị, Tự Đức cũng đặc biệt quan tâm đến việc chống nạn quan lại nhũng lạm, nhận hối lộ.

Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), vua xử vụ án Án sát tỉnh Nam Định Lê Hữu Đức (từng là Án sát Quảng Nam) tham nhũng, nhận hối lộ và các quan lại cấu kết bao che cho Đức.

Châu bản triều Nguyễn cho biết, Lê Hữu Đức tuy là quan Án sát tỉnh Nam Định nhưng “tham nhũng nhiều khoản, không chỉ một mà đủ các loại” và “không thanh bạch, tự bẻ cong pháp luật, nhận của cải hối lộ bừa bãi, nếu không nghiêm khắc trừng trị thì lấy gì để răn tệ tham ô”.

https://danviet.mediacdn.vn/2020/6/19/anh2-1592551738046-15925517380461030329063.jpg
Xử trảm (chém đầu) - hình phạt tước đi mạng sống đáng sợ nhất thời phong kiến. Ảnh tư liệu.

Khi tra xét vụ Án sát Lê Hữu Đức tham nhũng đã điều tra ra Tổng đốc Định - Yên Trịnh Quang Khanh, Bố chánh tỉnh Nam Định Trần Quang Tiến đã cấu kết, bao che cho Lê Hữu Đức. Ngự sử Nguyễn Cư Sĩ chỉ ra “án kiện của tỉnh Nam Định bị tồn đọng nhiều chồng chất và nguyên án sát đã bị cách chức là Lê Hữu Đức tham nhũng nhiều khoản mà các viên đồng nhiệm nguyên Tổng đốc Trịnh Quang Khanh và Bố chánh Trần Quang Tiến cũng có thuận theo”. Vì vậy, Trịnh Quang Khanh, Trần Quang Tiến bị giao cho Hà Thúc Lương điều tra xét xử xem có tình riêng bao che cho nhau không mà để án kiện kéo dài.

Ghi chép lại việc này, sách Đại Nam thực lục viết: “Lĩnh Tổng đốc Định - Yên, Trịnh Quang Khanh và Bố chính tỉnh Nam Định, Trần Quang Tiến, bị cắt chức. Quang Khanh là người hồ đồ, án chồng chất để đọng lại, thậm chí dân trong hạt bị lưu tán, cũng dường không nghe biết gì nên đã bị giao cho bộ nghị xử. Sau, Quang Khanh cùng với Trần Quang Tiến hội tra việc án Lê Hữu Đức, lâu ngày không kết án xong. Đến khi Hà Thúc Lương tiếp tục tra xét, trước hết đem đại lược tình tiết vụ án vào tâu, xét thấy Quang Khanh vì tình riêng che đỡ, Quang Tiến vì đã thông đồng, đều cất chức, giao cho Hà Thúc Lương và Lê Phác, hội tra việc này. Sau, thành án đưa lên, Quang Khanh bị cách tuột, bắt gắng sức làm việc ở bộ để chuộc tội, Quang Tiến bị phạt trượng và đồ”.

https://danviet.mediacdn.vn/2020/6/19/dl3-1592551740427-1592551740427506056362.jpg
Bản phụng dụ của Nội các về việc phái tuần phủ tỉnh Hưng Yên Hà Thúc Lương làm quyền hộ quan phòng Tổng đốc Định Yên tra xét tội trạng tham nhũng của Án sát Lê Hữu Đức.

Sách Đại Nam thực lục cũng cho biết, năm Tự Đức thứ nhất (1848), vua xử tội hối lộ của Tuần phủ Lạng - Bình Trần Ngọc Lâm (từng làm Bố chính Tuyên Quang, thự Hữu tham tri bộ Lễ, thự Tham tri bộ Hình, thự Tuần phủ Hà Tĩnh, thự Tuần phủ Lạng Sơn, thự phủ Lạng Bình): Ngự sử Nguyễn Cư dò được 13 khoản việc bậy của Tuần phủ Trần Ngọc Lâm. (Thông đồng với lại dịch, làm bừa những việc hối lộ và dặn gửi, thay nộp binh lương, ngầm ngấm mua bán, buông thả bọn tì bộc chia nhau đi bán trát văn mọi khoản) dâng sớ tham hặc. Vua nói : Trần Ngọc Lâm là người có chức trách coi giữ bờ cõi một địa phương quả như lời tham hặc ấy thì không coi phép luật vào đâu, xoay lấy lợi riêng, tham nhũng bỉ ổi, là một con mọt làm hại ở địa phương ấy quá lắm. Bèn sai cất chức của Ngọc Lâm, cho Hộ bộ Thị lang là Trương Hảo Hợp thự Tuần phủ Lạng - Bình. Lại sai Ngự sử là Võ Nguyên Doanh đi trạm đến nơi cùng với thự phủ mới là Trương Hảo Hợp, hội xét việc ấy, sau bản án dâng lên, Ngọc Lâm bị tội giảo giam hậu…

Với việc thực hiện nhiều biện pháp và nhất quán trong việc xử lý là quan lại nhận của, tiền hối lộ, sách nhiễu hối lộ,… các vua triều Nguyễn cho thấy quyết tâm đẩy lùi loại tội phạm nguy hiểm này. Mục đích việc này không gì khác là nhằm xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến trong sạch, tạo dựng niềm tin nơi nhân dân, qua đó củng cố và duy trì vương quyền.

https://danviet.vn/quan-lai-trieu-nguyen-doi-an-dut-lot-nhan-hoi-lo-co-the-bi-xu-tram-20200619143142459.htm

# Quan lại triều Nguyễn đòi ăn đút lót, nhận hối lộ có thể bị xử trảm Minh Châu - Thu Hường Thứ sáu, ngày 19/06/2020 16:32 PM (GMT+7) "Kẻ tư lại nào còn dám gây ra mối tệ sách nhiễu lấy tiền của dân thì không kể số tang vật nhiều hay ít đều chuẩn cho đem ra xử tử trước cho mọi người biết". Dưới triều Nguyễn, tội phạm về đút lót (các loại tội về hối lộ) được xem là loại tội phạm hết sức nguy hiểm, xâm phạm nghiêm trọng trật tự pháp luật, bẻ cong pháp luật, làm xấu hình ảnh của các quan thanh liêm, cần phải nghiêm trị để giữ kỷ cương phép nước và lấy lại niềm tin của nhân dân. ## Đòi, nhận đút lót có thể bị tử hình Năm Gia Long thứ 11 (1812), vua đã ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ gồm 22 quyển, 398 điều quy định về đủ loại hình. Trong đó, tội đút lót được quy định tại quyển 17 phần Luật hình. https://danviet.mediacdn.vn/2020/6/19/anh1-1592551735730-15925517357311243829435.jpg Xử án thời xưa. Ảnh tư liệu. Sách Đại Nam Hội điển sự lệ phần Luật hình - nhận tiền tang có ghi lại 9 tội về đút lót, trong đó tội Quan lại nhận của tiền đút lót là tội nguy hiểm nhất. Sách chép “Phàm các quan lại (nhân việc làm sai pháp luật hay không) nhận của đút lót thì cứ tính số tang vật mà xử tội”. Hình phạt thấp nhất đối với tội này là phạt 70 trượng với tang vật 1 lạng bạc trở xuống, bãi dịch (không được bổ nhiệm nữa), sau đó đến phạt đồ (khổ sai) và lưu (đày đi nơi xa), cao nhất là tử hình dưới hình thức giảo giam hậu (treo cổ), tang vật 80 lạng bạc trở lên. Các trường hợp đòi ăn đút lót (sách nhiễu hối lộ) thì hình phạt tăng nặng hơn. Vua Minh Mệnh, vị vua thứ 2 của triều Nguyễn, với nguyên tắc hình luật là “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” (giết một người để muôn người phải sợ hãi mà tránh), nên việc trị tội quan lại nhũng lạm, đòi hối lộ, nhận hối lộ…rất nặng, có khi vượt xa khung hình phạt. Sách Đại Nam Hội điển sự lệ cho biết, năm Minh Mệnh thứ 3, Bắc Thành dâng tập tâu về việc tên thông lại sách nhiễu lấy tiền làm sổ của xã và tên ngũ trưởng sách nhiễu lấy tiền hành lý, đã xử trảm và đem hành hình ngay. Nhân vâng chỉ phán rằng việc ấy là việc làm trong khi duyệt tuyển. Từ nay về sau, kẻ tư lại nào còn dám gây ra mối tệ sách nhiễu lấy tiền của dân, thì không kể số tang nhiều hay ít đều chuẩn cho đem ra xử tử trước cho mọi người biết, rồi làm biểu đề đạt lên Bộ hình sau. Năm Minh Mệnh thứ 10, vua chuẩn y lời tâu như sau: Tên Trần Nhật Vĩnh ở Hộ tào nhũng lãm đến hơn 30 khoản, tiền tang đến hơn 12 vạn lạng bạc, tội nặng quá mức ghi trong pháp luật, dù đến xử tử cũng chưa đủ đền tội. Tên Trần Nhật Vĩnh chuẩn cho chém ngay, lấy đầu giao cho ngựa trạm đem về thành Gia Định bêu riếu cho mọi người biết. Châu bản triều Nguyễn cho biết (trong chính sử không ghi chép) năm Minh Mệnh thứ 18 (1837), vua đã xử Kinh lịch Ty án sát Nguyễn Văn Vĩnh treo cổ vì can tội vòi vĩnh và nhận hối lộ. Nguyễn Văn Vĩnh khi được phái đến xã Bình Lãng, huyện Long Xuyên, tỉnh Hà Tiên đo khám ruộng đất đã đòi 30 lạng bạch kim. Theo như lời khai của điền hộ Trương Mao xã Bình Lãng, huyện Long Xuyên ghi trong văn bản này thì “nguyên Kinh lịch Ty Án sát Nguyễn Văn Vĩnh, vâng phái đến xã đó (xã Bình Lãng) đo khám ruộng đất hiện được 402 mẫu 7 sào, nói rằng số ruộng xã này hơi nhiều, đo khám vất vả, phải cho 30 lạng bạch kim. Y (Trương Mao) tự lo liệu chỉ được 10 lạng giao cho Nguyễn Văn Vĩnh. Nay đã giao trả lại đủ số bạch kim. Duy số mẫu ruộng nguyên đo được ở xã Bình Lãng, Nguyễn Văn Vĩnh có ẩn giảm hay không còn chưa thể biết”. Sau đó, Tổng đốc Trương Minh Giảng phái người đến xã Bình Lãng đo khám lại được 406 mẫu 2 sào 2 thước 2 tấc, so với trước cao hơn 3 mẫu 5 sào 2 thước 2 tấc. Về sau truy cứu Nguyễn Văn Vĩnh tội đã nhận tiền hối lộ của Trương Mao 10 lạng bạch kim liền kết án xử giảo quyết. ## Nhà Nguyễn chống nạn quan lại nhận hối lộ Các vua kế tiếp như Thiệu Trị, Tự Đức cũng đặc biệt quan tâm đến việc chống nạn quan lại nhũng lạm, nhận hối lộ. Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), vua xử vụ án Án sát tỉnh Nam Định Lê Hữu Đức (từng là Án sát Quảng Nam) tham nhũng, nhận hối lộ và các quan lại cấu kết bao che cho Đức. Châu bản triều Nguyễn cho biết, Lê Hữu Đức tuy là quan Án sát tỉnh Nam Định nhưng “tham nhũng nhiều khoản, không chỉ một mà đủ các loại” và “không thanh bạch, tự bẻ cong pháp luật, nhận của cải hối lộ bừa bãi, nếu không nghiêm khắc trừng trị thì lấy gì để răn tệ tham ô”. https://danviet.mediacdn.vn/2020/6/19/anh2-1592551738046-15925517380461030329063.jpg Xử trảm (chém đầu) - hình phạt tước đi mạng sống đáng sợ nhất thời phong kiến. Ảnh tư liệu. Khi tra xét vụ Án sát Lê Hữu Đức tham nhũng đã điều tra ra Tổng đốc Định - Yên Trịnh Quang Khanh, Bố chánh tỉnh Nam Định Trần Quang Tiến đã cấu kết, bao che cho Lê Hữu Đức. Ngự sử Nguyễn Cư Sĩ chỉ ra “án kiện của tỉnh Nam Định bị tồn đọng nhiều chồng chất và nguyên án sát đã bị cách chức là Lê Hữu Đức tham nhũng nhiều khoản mà các viên đồng nhiệm nguyên Tổng đốc Trịnh Quang Khanh và Bố chánh Trần Quang Tiến cũng có thuận theo”. Vì vậy, Trịnh Quang Khanh, Trần Quang Tiến bị giao cho Hà Thúc Lương điều tra xét xử xem có tình riêng bao che cho nhau không mà để án kiện kéo dài. Ghi chép lại việc này, sách Đại Nam thực lục viết: “Lĩnh Tổng đốc Định - Yên, Trịnh Quang Khanh và Bố chính tỉnh Nam Định, Trần Quang Tiến, bị cắt chức. Quang Khanh là người hồ đồ, án chồng chất để đọng lại, thậm chí dân trong hạt bị lưu tán, cũng dường không nghe biết gì nên đã bị giao cho bộ nghị xử. Sau, Quang Khanh cùng với Trần Quang Tiến hội tra việc án Lê Hữu Đức, lâu ngày không kết án xong. Đến khi Hà Thúc Lương tiếp tục tra xét, trước hết đem đại lược tình tiết vụ án vào tâu, xét thấy Quang Khanh vì tình riêng che đỡ, Quang Tiến vì đã thông đồng, đều cất chức, giao cho Hà Thúc Lương và Lê Phác, hội tra việc này. Sau, thành án đưa lên, Quang Khanh bị cách tuột, bắt gắng sức làm việc ở bộ để chuộc tội, Quang Tiến bị phạt trượng và đồ”. https://danviet.mediacdn.vn/2020/6/19/dl3-1592551740427-1592551740427506056362.jpg Bản phụng dụ của Nội các về việc phái tuần phủ tỉnh Hưng Yên Hà Thúc Lương làm quyền hộ quan phòng Tổng đốc Định Yên tra xét tội trạng tham nhũng của Án sát Lê Hữu Đức. Sách Đại Nam thực lục cũng cho biết, năm Tự Đức thứ nhất (1848), vua xử tội hối lộ của Tuần phủ Lạng - Bình Trần Ngọc Lâm (từng làm Bố chính Tuyên Quang, thự Hữu tham tri bộ Lễ, thự Tham tri bộ Hình, thự Tuần phủ Hà Tĩnh, thự Tuần phủ Lạng Sơn, thự phủ Lạng Bình): Ngự sử Nguyễn Cư dò được 13 khoản việc bậy của Tuần phủ Trần Ngọc Lâm. (Thông đồng với lại dịch, làm bừa những việc hối lộ và dặn gửi, thay nộp binh lương, ngầm ngấm mua bán, buông thả bọn tì bộc chia nhau đi bán trát văn mọi khoản) dâng sớ tham hặc. Vua nói : Trần Ngọc Lâm là người có chức trách coi giữ bờ cõi một địa phương quả như lời tham hặc ấy thì không coi phép luật vào đâu, xoay lấy lợi riêng, tham nhũng bỉ ổi, là một con mọt làm hại ở địa phương ấy quá lắm. Bèn sai cất chức của Ngọc Lâm, cho Hộ bộ Thị lang là Trương Hảo Hợp thự Tuần phủ Lạng - Bình. Lại sai Ngự sử là Võ Nguyên Doanh đi trạm đến nơi cùng với thự phủ mới là Trương Hảo Hợp, hội xét việc ấy, sau bản án dâng lên, Ngọc Lâm bị tội giảo giam hậu… Với việc thực hiện nhiều biện pháp và nhất quán trong việc xử lý là quan lại nhận của, tiền hối lộ, sách nhiễu hối lộ,… các vua triều Nguyễn cho thấy quyết tâm đẩy lùi loại tội phạm nguy hiểm này. Mục đích việc này không gì khác là nhằm xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến trong sạch, tạo dựng niềm tin nơi nhân dân, qua đó củng cố và duy trì vương quyền. https://danviet.vn/quan-lai-trieu-nguyen-doi-an-dut-lot-nhan-hoi-lo-co-the-bi-xu-tram-20200619143142459.htm

CHÉP VIỆC NHỮNG NĂM MINH MỆNH

PHIM LỊCH SỬ VIỆT NAM/ VIETNAMESE HISTORICAL FILM
27 Tháng 2, 2016 ·
CHÉP VIỆC NHỮNG NĂM MINH MỆNH (kỳ ????

Mỗi lần Duyệt vào chầu, vua càng đãi hậu hơn lên, từng nói với thị thần là bọn Trần Văn Năng, Tống Phước Lương rằng : "Người ta nói Duyệt tính bướng, nay trẫm xem ra là người trung thuận, cái nghĩa thờ bề trên có sẵn lúc ngày thường. Thì ra cái tính bướng bỗng đã gột sạch, không ngờ lúc tuổi già lại tỉnh ngộ như thế".

Tả Tham tri Hộ bộ lĩnh Hộ tào Bắc Thành là Trần Nhật Vĩnh có tội phải hạ ngục. Vĩnh trước ở Gia Định, được Tổng trấn Lê Văn Duyệt tin dùng, cậy thế ăn của đút, thậm chí cướp vợ người, dỡ nhà, chiếm đoạt tài sản của người, người ta sợ nó tàn ngược không dám phát giác. Vĩnh đi nơi khác chưa đầy một tháng, nhân dân nộp đơn kiện rất nhiều. Duyệt thụ lý tất cả, già trẻ ai cũng reo mừng. Duyệt đem việc tham tâu lên, giải Vĩnh về để đối chất, xin phái quan kinh về hội xét. Lại làm tờ tâu nhận tội mình tin dùng phải người bậy, xin giao bộ nghị xử.

Vua bảo bầy tôi rằng : "Duyệt trung thành có thừa, mà thiếu sáng suốt, đã vì kẻ gian lừa phỉnh đem lòng tin cậy thì vua cha ở trên đã nhắc bảo cũng vẫn mê không biết, nữa là liêu thuộc, có ai sửa chữa cho được. Đến lúc biết là lầm, hối không kịp nữa. Trần Nhật Vĩnh xuất thân hèn mọn, không dự khoa cử. Triều đình đã dùng làm đến chức này, mà dám luông tuồng làm bậy, tham lam bẩn thỉu, tội ác đầy rẫy, giá có trăm miệng cũng không thể cãi mà che giấu được, cần gì phải giải về để việc dằng dai ra. Tào thần nhiều người, tự trẫm chọn dùng, lẽ nào lại tự vì kẻ có tội tự chuốc tội lỗi, cần gì phải đợi phái quan kinh".

Vua dụ Lê Văn Duyệt rằng : "Trước kia khanh nghe lầm tà thuyết của Trần Nhật Vĩnh, nhiều việc sai bậy, những chương sớ tâu lên có nhiều điều không hợp, trẫm nghĩ công lao ngày trước của khanh mà không trách mắng. Nay khanh đã đến lúc bóng dâu buổi chiều còn biết hối lỗi trước, đem Trần Nhật Vĩnh nghiêm tham trừng trị và tâu xin nhận tội, tình từ thống thiết, trẫm đã thấu hết lòng khanh. Có lỗi mà biết đổi, thánh nhân còn tha, nữa là trẫm đối với khanh. Việc khanh xin nghị xử thì gia ân miễn cho. Vậy ban dụ này ân cần chỉ bảo cho được yên lòng. Từ nay về sau khanh nên càng kính giữ đạo làm tôi, hết lòng công trung, chọn người mà dùng, chọn lời mà theo, không nóng nẩy làm bậy, không riêng nghe một người, để giữ trọn lời khen, tiếng tốt, như thế mới xứng được lòng tốt của trẫm bảo toàn công thần đến vô cùng".

→ Có lẽ Minh Mệnh nhận xét đúng, lỗi lớn nhất của Lê Văn Duyệt là "thiếu sáng suốt". Tính khí họ Lê có lẽ giống Gia Long, kiểu người gì cũng tiếp nhận, nhưng lại không xét đoán được người. Lại thêm tính kiêu ngạo cho ý mình là nhất nên trừ phi sai rành rành thì thôi, bằng không thì chẳng chịu nghe ai (người kiêu ngạo thường có thêm thuộc tính thích nghe nịnh). Nên thân tín của Lê Văn Duyệt lại thường là bọn nhân phẩm "có vấn đề". Đến sau này sự biến phát ra, mới bị đem xử tội dùng người bừa bãi, chứa chấp trong thành toàn là bọn tù bị đưa đi đày, thân tín thì lại toàn bọn thổ mục mà họ Lê "thu lượm" được trên đường hành quân (như Lê Văn Khôi là con nuôi, vốn họ Nông và thuộc sắc tộc thiểu số).

【Trường An】

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1150204905003460&id=127875407236420&set=a.1149747798382504

# CHÉP VIỆC NHỮNG NĂM MINH MỆNH PHIM LỊCH SỬ VIỆT NAM/ VIETNAMESE HISTORICAL FILM 27 Tháng 2, 2016 · CHÉP VIỆC NHỮNG NĂM MINH MỆNH (kỳ ???? Mỗi lần Duyệt vào chầu, vua càng đãi hậu hơn lên, từng nói với thị thần là bọn Trần Văn Năng, Tống Phước Lương rằng : "Người ta nói Duyệt tính bướng, nay trẫm xem ra là người trung thuận, cái nghĩa thờ bề trên có sẵn lúc ngày thường. Thì ra cái tính bướng bỗng đã gột sạch, không ngờ lúc tuổi già lại tỉnh ngộ như thế". Tả Tham tri Hộ bộ lĩnh Hộ tào Bắc Thành là Trần Nhật Vĩnh có tội phải hạ ngục. Vĩnh trước ở Gia Định, được Tổng trấn Lê Văn Duyệt tin dùng, cậy thế ăn của đút, thậm chí cướp vợ người, dỡ nhà, chiếm đoạt tài sản của người, người ta sợ nó tàn ngược không dám phát giác. Vĩnh đi nơi khác chưa đầy một tháng, nhân dân nộp đơn kiện rất nhiều. Duyệt thụ lý tất cả, già trẻ ai cũng reo mừng. Duyệt đem việc tham tâu lên, giải Vĩnh về để đối chất, xin phái quan kinh về hội xét. Lại làm tờ tâu nhận tội mình tin dùng phải người bậy, xin giao bộ nghị xử. Vua bảo bầy tôi rằng : "Duyệt trung thành có thừa, mà thiếu sáng suốt, đã vì kẻ gian lừa phỉnh đem lòng tin cậy thì vua cha ở trên đã nhắc bảo cũng vẫn mê không biết, nữa là liêu thuộc, có ai sửa chữa cho được. Đến lúc biết là lầm, hối không kịp nữa. Trần Nhật Vĩnh xuất thân hèn mọn, không dự khoa cử. Triều đình đã dùng làm đến chức này, mà dám luông tuồng làm bậy, tham lam bẩn thỉu, tội ác đầy rẫy, giá có trăm miệng cũng không thể cãi mà che giấu được, cần gì phải giải về để việc dằng dai ra. Tào thần nhiều người, tự trẫm chọn dùng, lẽ nào lại tự vì kẻ có tội tự chuốc tội lỗi, cần gì phải đợi phái quan kinh". Vua dụ Lê Văn Duyệt rằng : "Trước kia khanh nghe lầm tà thuyết của Trần Nhật Vĩnh, nhiều việc sai bậy, những chương sớ tâu lên có nhiều điều không hợp, trẫm nghĩ công lao ngày trước của khanh mà không trách mắng. Nay khanh đã đến lúc bóng dâu buổi chiều còn biết hối lỗi trước, đem Trần Nhật Vĩnh nghiêm tham trừng trị và tâu xin nhận tội, tình từ thống thiết, trẫm đã thấu hết lòng khanh. Có lỗi mà biết đổi, thánh nhân còn tha, nữa là trẫm đối với khanh. Việc khanh xin nghị xử thì gia ân miễn cho. Vậy ban dụ này ân cần chỉ bảo cho được yên lòng. Từ nay về sau khanh nên càng kính giữ đạo làm tôi, hết lòng công trung, chọn người mà dùng, chọn lời mà theo, không nóng nẩy làm bậy, không riêng nghe một người, để giữ trọn lời khen, tiếng tốt, như thế mới xứng được lòng tốt của trẫm bảo toàn công thần đến vô cùng". → Có lẽ Minh Mệnh nhận xét đúng, lỗi lớn nhất của Lê Văn Duyệt là "thiếu sáng suốt". Tính khí họ Lê có lẽ giống Gia Long, kiểu người gì cũng tiếp nhận, nhưng lại không xét đoán được người. Lại thêm tính kiêu ngạo cho ý mình là nhất nên trừ phi sai rành rành thì thôi, bằng không thì chẳng chịu nghe ai (người kiêu ngạo thường có thêm thuộc tính thích nghe nịnh). Nên thân tín của Lê Văn Duyệt lại thường là bọn nhân phẩm "có vấn đề". Đến sau này sự biến phát ra, mới bị đem xử tội dùng người bừa bãi, chứa chấp trong thành toàn là bọn tù bị đưa đi đày, thân tín thì lại toàn bọn thổ mục mà họ Lê "thu lượm" được trên đường hành quân (như Lê Văn Khôi là con nuôi, vốn họ Nông và thuộc sắc tộc thiểu số). 【Trường An】 https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1150204905003460&id=127875407236420&set=a.1149747798382504
51
16
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp