Trạng thái
Lịch Sử

Trần Nhật Vĩnh

Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (toàn tập).

Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2007.


Tập 01

Chính biên
Đệ nhất kỷ - Quyển LIX - Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế
Kỷ mão, Gia Long năm thứ 18 [1819] (Thanh ? Gia Khánh năm thứ 24)
Tháng 5,
Lấy Tri phủ Quốc Oai là Trần Nhật Vĩnh và Câu kê Nguyễn Hữu Hiệu làm Hình bộ Thiêm sự sung biện Hình tào Bắc Thành.
Chính biên
Đệ nhất kỷ - Quyển LX - Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế
Kỷ mão, Gia Long năm thứ 18 [1819]
Cai bạ Quảng Nam là Nguyễn Văn Phong chết; lấy Tham hiệp Thanh Hoa là Nguyễn Kim Truy làm Cai bạ Quảng Nam, Thiêm sự Hình bộ là Trần Nhật Vĩnh làm Tham hiệp Thanh Hoa.
Đô thống chế lãnh Trấn thủ Thanh Hoa là Trần Công Lại dung túng cho bộ thuộc lấy tiền của dân, dân kiện, Lê Văn Duyệt đem việc tâu lên. Sai bắt trói đem về Kinh trị tội.
Lấy Vệ úy Nguyễn Văn Ngoạn làm Khâm sai thống chế, phẩm trật cũng như Thống chế Thị trung, lãnh trấn Thanh Hoa.
Sai Trấn thủ Hà Tiên là Mạc Công Du xem đo đường sông Châu Đốc. Rồi triệu về Kinh, đem bản đồ dâng.


Tập 02

chính biên
Đệ nhị kỷ - quyển iII
Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế
Canh thìn, Minh Mệnh năm thứ nhất [1820], mùa hạ tháng 5
Lấy Chưởng Tả quân Lê Văn Duyệt lãnh Tổng trấn thành Gia Định. Phàm truất thăng quan lại, hưng lợi trừ hại, tất cả việc thành và việc biên cương đều cho tuỳ nghi mà làm.
Duyệt bệ từ. Vua cho rằng ký thác công việc ở biên khổn khó tìm được người, hai ba lần vỗ về yên ủi. Sai vệ Tả bảo nhất, vệ Tả bảo nhị, vệ Minh nghĩa và 2.000 người biền binh Bắc Thành, Thanh, Nghệ ứng triệu về Kinh đi theo. Lại sai cựu Lưu thủ Nguyễn Cửu An theo đi Gia Định để quản suất năm đội Bính ở thành cùng các đội Bính ở các trấn. (Biền binh Bắc Thành, Thanh, Nghệ còn ở Kinh 1.500 người, đến tháng 6 cho về ngũ).
Lấy Vệ uý vệ Tín trực là Nguyễn Văn ứng làm Vệ uý vệ Trung bảo nhị, Cai cơ Trần Văn Hiệu làm Phó vệ uý vệ Tín trực, Phó vệ uý quản các đội Hữu sai thuộc Hữu quân là Phạm Văn Châu làm Vệ uý vệ Hữu bảo nhị.
Lấy Tham hiệp Thanh Hoa là Trần Nhật Vĩnh làm Thiêm sự Hình bộ, theo thành Gia Định chuyên làm việc từ chương, Thiêm sự Hình bộ là Hoàng Quốc Bảo làm Tham hiệp Thanh Hoa.
Quốc Bảo bệ từ. Vua dụ rằng : “Ngươi đến trấn nên cùng với bạn đồng liêu kinh dinh xếp đặt, phàm việc gì có thể ích nước lợi dân thì hết sức mà làm, chớ nên chỉ mưu cho mình tạm khỏi tội lỗi mà thôi”.
chính biên
Đệ nhị kỷ - quyển VII
Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế

Tân tỵ, năm Minh Mệnh thứ 2 [1821] (Thanh Đạo Quang năm thứ 1),
Tháng 2
Lấy Vệ uý quân Thần sách là Phan Tiến Hoàng làm thự Trấn thủ Phiên An.
Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt uỷ cho Thiêm sự Trần Nhật Vĩnh vào yết kiến.
Vua nhân nói : “Người Chân Lạp hẳn đã sợ uy mộ đức chưa” ? Vĩnh đáp : “Sợ uy thì có, còn mộ đức thì chưa dám chắc”.
Vua nói : “Tình dân Man vốn như thế, ta nên sửa thêm đức tốt thôi”. Khi Vĩnh về, vua dụ rằng : “ở Gia Định bệnh dịch lại phát, ngươi về bảo Lê Văn Duyệt hạ lệnh cho nhà dân theo cách bỏ lửa cũ lấy lửa mới, thì bệnh dịch có thể bớt được. Đấy là phương pháp tìm lành tránh dữ ghi trong sách cổ, mà lại là dị ý của người xưa dùi cây đổi lửa vậy”.

chính biên
Đệ nhị kỷ - quyển x
Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế
Tân tỵ, năm Minh Mệnh thứ 2 [1821],
Tháng 8,
Triệu thự Tham tri Hình bộ lĩnh Hình tào Gia Định là Nguyễn Hựu Nghi vào chầu. Sai Thiêm sự Trần Nhật Vĩnh quyền lĩnh việc tào.

chính biên
Đệ nhị Kỷ - Quyển XVI
Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế
Nhâm ngọ, năm Minh Mệnh thứ 3 [1822], mùa hạ, tháng 6
Nước Chân Lạp sai sứ đến chầu, và dâng lễ phẩm chúc mừng việc Bắc tuần hồi loan. Hạ lệnh lưu lễ ấy để trừ vào lệ cống năm Quý mùi sau này, cho sứ giả ốc Nha Chiết Di mũ áo thường triều Tứ phẩm võ ban, ốc Nha Nã Đốc Biện mũ áo thường triều Lục phẩm và 100 quan tiền. Trước là thần dân Chân Lạp nhiều người oán vua Phiên, Lê Văn Duyệt sợ trong nước ấy có biến, sai Trần Nhật Vĩnh đến Kinh tâu thay. Vua đã rõ hết tình trạng. Đến nay nhân sứ Chân Lạp về, cho sắc thư dụ vua Phiên rằng : “Nhà ngươi đời giữ đất Phiên, hằng năm nộp cống, xem tấm lòng thành khẩn ấy, khá khen là ngươi kính thuận. Nước ngươi gần nay, chính thể dân tình, không kể việc lớn việc nhỏ, ta đều rõ hết. Vương phải cố gắng tự cường, xét sửa đức hạnh, lấy tín nghĩa ân lễ mà phủ dụ quan Phiên, lấy lòng yêu nuôi khoan nhân mà cai trị dân Phiên ; chớ làm sụp đổ cơ nghiệp của tiên tổ nhà ngươi, ngõ hầu trên báo đáp được ơn vun trồng của Hoàng khảo thế tổ Cao hoàng đế ta, mà không phụ tấm lòng yêu thương của trẫm”.
Vua nghe tin Bảo hộ Nguyễn Văn Thuỵ cùng vua Phiên không hợp ý muốn xin giải chức, dụ rằng : “Vỗ về nước Phiên thuộc, trị yên nơi biên cương, cần phải được người mới có thể tuyên bố oai đức của triều đình, để giữ vững bờ cõi của ta. Ngươi đối với các nước man Xiêm Lạp, nhân vật phong tục, núi sông chỗ hiểm chỗ bằng, đã quen thuộc lắm, cho nên giao cho ấn Bảo hộ Chân Lạp, coi việc ngoài biên, từ lâu đến nay, thực cũng xứng chức. Thế mà vua Phiên tính vốn ngu tối, xưa vì còn ít tuổi ưa nghe người xấu nên cùng ngươi từng có khi không hợp ý. Trẫm biết là lòng ngươi không yên, lấy cớ tuổi già mà cầu tránh trách nhiệm. Song nghĩ vua Phiên nay đã trưởng thành, được ngươi là người ngay thẳng, không nghĩ đến ác cảm cũ, mà cùng nhau mài giũa thấm thía, hoặc giả biết tự hối mà sửa chữa lỗi trước, có thể khiến thành người tốt mà còn trông cậy được. Huống chi, đại thế nước Phiên, tuy đã thanh bình, nhưng trong đó công việc liên miên phức tạp, chưa được đâu ra đấy. Ngươi nên trước hết lưu tâm về việc cần cấp của nước nhà, tuỳ nghi xếp đặt, cho được ổn thoả, hà tất bận lòng vì sự hiềm nhỏ”. Bèn sai đem cho một tấm đoạn mãng xà màu tương và đoạn lông màu hồng màu lam mỗi thứ hai tấm.
Lấy Cai bạ Trung quân là Trần Thái Tín làm Lang trung Binh bộ, theo Bảo hộ Nguyễn Văn Thuỵ làm việc biên cương.
Chuẩn định từ nay về sau sứ thần các nước Xiêm La, Chân Lạp, Vạn Tượng cùng cống man thuế man ở châu Hướng Hoá đạo Cam Lộ, đến Kinh mà gặp lễ tế Giao và Miếu hưởng thì đều cho phép chờ xa giá ở trước cửa Tả Đoan mà chiêm ngưỡng. Làm lệ mãi mãi.

Gọi Ký lục Vĩnh Thanh là Trần Văn Lộc về Kinh. Lấy Thiêm sự Hình bộ biện lý Hình tào thành Gia Định là Trần Nhật Vĩnh làm Ký lục Vĩnh Thanh.
Lấy Phó đốc học thành Gia Định là Đoàn Khắc Cung làm Thiêm sự Công bộ.

chính biên
Đệ nhị Kỷ - Quyển XVIII
Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế

Nhâm ngọ, năm Minh Mệnh thứ 3 [1822], mùa đông, tháng 11
Sai Ký lục Vĩnh Thanh là Trần Nhật Vĩnh lấy bản chức theo làm việc ở thành Gia Định ; lấy Cai bạ Định Tường là Nguyễn Đình Thịnh làm Ký lục Vĩnh Thanh, Thiêm sự Binh bộ biện lý công việc lương tiền bảo Châu Đốc là Nguyễn Đức Hội làm Thự cai bạ Định Tường, Thiêm sự Công bộ là Đoàn Khắc Cung biện lý công việc lương tiền bảo Châu Đốc.
chính biên
đệ nhị kỷ - quyển XXVII
thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế
Giáp thân, năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), mùa hạ, tháng 5, việc đào sông Vĩnh Tế xong. Vua nói rằng : “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”. Bèn sai hữu ty dựng bia để ghi.
Thưởng kỷ lục và sa, bạc cho đổng lý Nguyễn Văn Thuỵ cùng những người tham biện tuỳ biện ; ban gấm đoạn cho quốc vương Chân Lạp và áo quần cho quan Phiên theo thứ bậc khác nhau.
Tả Tham tri bộ lĩnh hai tào Công Binh thành Gia Định là Trần Văn Tuân vì ốm yếu xin hưu. Tuân trước nhân có lỗi phải giáng ba cấp lưu. Bộ Lại cho rằng Tuân đã bỏ vị không có chức gì mà lưu. Vua bèn cho lấy chức Hàn lâm viện Thị độc học sĩ mà về hưu. Lấy Tả Tham tri Binh bộ là Trần Minh Nghĩa lĩnh Binh tào, Ký lục Trần Nhật Vĩnh lĩnh Công tào vẫn kiêm làm việc giấy tờ. Minh Nghĩa chưa đến nhận chức thì chết. Cho 300 quan tiền, 1 cây gấm Tống.
Dựng công thự cho Công tào Gia Định. Công tào Gia Định trước lệ theo hai tào Binh Hình kiêm lĩnh, đến nay mới đặt chuyên viên coi tào, nên sai thành thần dựng công thự để lấy chỗ làm việc.
chính biên
đệ nhị kỷ - quyển XXVIII
thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế
Giáp thân, năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), mùa thu, tháng 7
Lấy Ký lục lĩnh Công tào thành Gia Định là Trần Nhật Vĩnh thự Tham tri Công bộ, vẫn lĩnh Công tào kiêm làm việc giấy tờ ở thành, Cai bạ Vĩnh Thanh là Lê Hy thự Tham tri Binh bộ lĩnh binh tào.
chính biên
đệ nhị kỷ - quyển XXXI
thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế
ất dậu, năm Minh Mệnh thứ 6 (1825), (Thanh Đạo quang năm thứ 5),
mùa xuân, tháng giêng
Vua bảo thị thần rằng : “Sự mừng xuân ban khắp cả bầy tôi mà thành thần
Gia Định vì chuyên giữ ngoài không không được dự yến ở triều đình, trẫm rất lấy làm áy náy”. Bèn sai thị vệ đem phẩm vật cho Tổng trấn Lê Văn Duyệt, các văn võ thuộc thành Trương Tấn Bửu, Nguyễn Văn Thuỵ, Nguyễn Xuân Thục, Trần Nhật Vĩnh đều được dự cả.
chính biên
đệ nhị kỷ - quyển XXXII
thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế
ất dậu, năm Minh Mệnh thứ 6 [1825], mùa xuân, tháng 3
Cho Vũ Xuân Cẩn làm Tả Tham tri Hình bộ vẫn lĩnh Hiệp trấn Nghệ An,
Trần Nhật Vĩnh làm Hữu Tham tri Hộ bộ vẫn lĩnh Hộ tào kiêm Công tào thành Gia Định và việc từ chương ở thành, Ký lục lĩnh Hộ tào thành Gia Định là Trần Bá Kiên đổi sang lĩnh Hình tào.
chính biên
đệ nhị kỷ - quyển XLVII
Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế
Đinh hợi, năm Minh Mệnh thứ 8 [1827], mùa thu, tháng 7
Vua nghĩ tháng 11 năm nay là tiết Lục tuần đại khánh của Hoàng thái hậu, triệu Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt về Kinh chúc thọ, sai Thống chế quản lý biền binh thành Gia Định là Nguyễn Văn Tuyên quyền giữ ấn triện thành Gia Định, các Tào trưởng Trần Nhật Vĩnh, Hoàng Văn Diễn, Trịnh Xuân Trạm hội đồng giúp làm việc thành.
Trước đây vua bảo Duyệt đến cuối mùa hạ đầu mùa thu thì vào chầu, nhân gặp Vạn Tượng cùng nước Xiêm đánh nhau, lại lưu Duyệt lại. Đến bấy giờ việc biên phòng hơi thư, Duyệt đem tình hình tâu lên, vua bèn xuống chỉ triệu về Kinh, định đến thượng tuần tháng 10 thì khởi hành để khỏi gặp lụt mùa thu, lại cho mang bộ hạ 800 người đi theo.
chính biên
Đệ nhị kỷ - Quyển LI
Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế

Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9 [1828], mùa xuân, tháng 3
Triệu Tả Tham tri Hộ bộ lĩnh Hộ tào kiêm Công tào thành Gia Định là Trần Nhật Vĩnh về Kinh, lấy Hữu Thị lang Hộ bộ là Nguyễn Khoa Minh làm thự Hữu Tham tri mà thay lĩnh chức Hộ tào Gia Định, cùng lấy Hàn lâm viện Biên tu là Nguyễn Đăng Khải làm Viên ngoại lang Hộ bộ theo làm việc ở Hộ tào. Khởi phục cho Vũ Đức Khuê làm Tư vụ Hình bộ theo làm việc ở Hình tào, đều kiêm việc giấy tờ ở thành Gia Định.

Thượng thư Công bộ là Trần Văn Tính và Thị lang là Trần Đăng Nghi có tội bị miễn chức.
Trước đây bộ Công tư cho trấn Gia Định đóng thuyền hiệu, lầm ra quy thức quá ngắn. Quyền Tổng trấn Gia Định là Nguyễn Văn Tuyên và Công tào là Trần Nhật Vĩnh trót đã khởi công đến khi biết lầm, làm sớ tâu lên và phụ thêm lời tư nói rằng nếu cứ làm như thế được thì xin báo lại mà trả lại sớ. Bọn Tính muốn che lỗi mình, trả lại tờ sớ. Đến nay đóng thuyền xong, bọn Tuyên sợ việc phát giác, đem cả sự thể tâu lên. Vua giận lắm, dụ rằng : “Kiểu thuyền ngắn bớt là do ty viên sai lầm, đó còn là lỗi nhỏ. Đến lúc thành thần đã tâu nói rõ, mà tự tiện giao trả sớ về không tâu lên, như thế không những lòng mưu giấu giếm, lại muốn che lấp tai mắt trẫm. Trẫm từ khi lên ngôi tới nay chăm cầu lẽ phải trị dân, các tờ sớ ở trong ngoài, đều xem xét kỹ lưỡng, cương lĩnh quyền hành ta đều nắm giữ. Thế mà bọn Tính còn dám dở trò gian dối như thế, tâm địa còn ra gì nữa. Nghĩ đến điều đó khiến ta tức giận dựng tóc lên. Nếu gia ân tha thứ, thì kẻ gian bắt chước tệ hại không thể nói xiết”. Lập tức sai xích giam bọn Tính ở vệ Cẩm y, cách chức, giao xuống bộ Hình nghiêm nghị. Lúc án thành, đều xử trảm giam hậu. Sai Thượng thư Hình bộ là Hoàng Kim Xán quyền giữ ấn triện bộ Công.
chính biên
Đệ nhị kỷ - Quyển LII
Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế
Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9 [1828], tháng 5
Lấy Tả Tham tri Hộ bộ là Trần Nhật Vĩnh lĩnh Hộ tào Bắc Thành kiêm lý Đê chính, thự Hữu Tham tri Hộ bộ là Nguyễn Đức Hộ và Chưởng cơ Nguyễn Văn Nghị đều được miễn kiêm lý Đê chính.
Vừa gặp kinh phái là bọn Trương Phước Cương đến Bắc Thành, xét thấy đê ở Sơn Tây, Nam Định, có chỗ thấp ướt mà chưa bồi đắp, có chỗ bồi đắp mà chưa bền chắc cũng có chỗ chưa đắp xong mà thôi, có chỗ đắp xong mà lại thủng khuyết, đem tình hình tâu lên. Vua nói : "Việc chống lụt trước đã huấn sức chẳng những hai ba lần, mà nay lại có tình hình như tờ tâu này, khiến ta không thể yên lòng được".
Lập tức giáng dụ nghiêm trách thành thần, và uỷ riêng cho Trần Nhật Vĩnh hội với trấn thần sở tại thân đốc các phủ huyện bồi đắp đê điều. Công việc Hộ tào thì chuyên giao cho Nguyễn Đức Hội làm. Cho Phó vệ uý vệ Tráng võ quân Thần sách là Nguyễn Văn Cẩn thăng chức Vệ uý.

Tả Tham tri Hộ bộ lĩnh Hộ tào Bắc Thành là Trần Nhật Vĩnh có tội phải hạ ngục.
Vĩnh trước ở Gia Định, được Tổng trấn Lê Văn Duyệt tin dùng, cậy thế ăn của đút, thậm chí cướp vợ người, dỡ nhà, chiếm đoạt tài sản của người, người ta sợ nó tàn ngược không dám phát giác. Vĩnh đi nơi khác chưa đầy một tháng, nhân dân nộp đơn kiện rất nhiều. Duyệt thụ lý tất cả, già trẻ ai cũng reo mừng. Duyệt đem việc tham tâu lên, giải Vĩnh về để đối chất, xin phái quan Kinh về hội xét. Lại làm tờ tâu nhận tội mình tin dùng phải người bậy, xin giao bộ nghị xử.
Vua bảo bầy tôi rằng : "Duyệt trung thành có thừa, mà thiếu sáng suốt, đã vì kẻ gian lừa phỉnh đem lòng tin cậy thì vua cha ở trên đã nhắc bảo cũng vẫn mê không biết, nữa là liêu thuộc, có ai sửa chữa cho được. Đến lúc biết là lầm, hối không kịp nữa. Trần Nhật Vĩnh xuất thân hèn mọn, không dự khoa cử. Triều đình đã dùng làm đến chức này, mà dám luông tuồng làm bậy, tham lam bẩn thỉu, tội ác đầy rẫy, giá có trăm miệng cũng không thể cãi mà che giấu được, cần gì phải giải về để việc dằng dai ra. Tào thần nhiều người, tự trẫm chọn dùng, lẽ nào lại tự vì kẻ có tội tự chuốc tội lỗi, cần gì phải đợi phái quan Kinh". Bèn sai Lê Văn Duyệt đốc đồng các tào xét rõ rồi tâu lên. Lập tức phái Chủ sự Hình bộ cùng Cai đội Cẩm y mỗi chức một người đến Bắc Thành, tuyên chỉ cách chức Vĩnh, bắt trói đem về Kinh đợi tội.
Vua dụ Lê Văn Duyệt rằng : "Trước kia khanh nghe lầm tà thuyết của Trần Nhật Vĩnh, nhiều việc sai bậy, những chương sớ tâu lên có nhiều điều không hợp, trẫm nghĩ công lao ngày trước của khanh mà không trách mắng. Nay khanh đã đến lúc bóng dâu buổi chiều còn biết hối lỗi trước, đem Trần Nhật Vĩnh nghiêm tham trừng trị và tâu xin nhận tội, tình từ thống thiết, trẫm đã thấu hết lòng khanh. Có lỗi mà biết đổi, thánh nhân còn tha, nữa là trẫm đối với khanh à. Việc khanh xin nghị xử thì gia ân miễn cho. Vậy ban dụ này ân cần chỉ bảo cho được yên lòng. Từ nay về sau khanh nên càng kính giữ đạo làm tôi, hết lòng công trung, chọn người mà dùng, chọn lời mà theo, không nóng nẩy làm bậy, không riêng nghe một người, để giữ trọn lời khen, tiếng tốt, như thế mới xứng được lòng tốt của trẫm bảo toàn công thần đến vô cùng". Dụ đến nơi, Duyệt khôn xiết mừng sợ, dâng biểu tạ ơn.
Lấy Tả Thị lang Hộ bộ là Ngô Phước Hội lĩnh Hộ tào Bắc Thành kiêm lý Đê chính. Sai đình thần kén chọn cống sinh, giám sinh 51 người phân phát đi hậu bổ ở các thành trấn. Có 4 người ngoại 50 tuổi, đều cho bổ làm giáo thụ. Lấy Thượng bảo khanh là Thần Văn Quyền làm Hữu Thị lang Hộ bộ, Tham hiệp Quảng Bình là Nguyễn Công Liêu làm thự Thị lang Vũ Khố, Viên ngoại lang Binh bộ là Hồ Văn Tú làm Lang trung Vũ Khố, thự Lang trung Hình bộ là Phan Thanh Giản làm thự Tham hiệp Quảng Bình. Cho Nguyễn Khoa Minh làm Tả Tham tri Hộ bộ, vẫn lĩnh Hộ tào thành Gia Định, kiêm Công tào, Tả Thị lang Binh bộ là Hoàng Văn Diễn làm thự ưHữu Tham tri Binh bộ, vẫn lĩnh Binh tào.
Sai Chưởng cơ Trương Công Tuyên kiêm quản các đội Uy chấn Thanh Nghệ lưu thú ở Bắc Thành.
chính biên
Đệ nhị kỷ - Quyển LIV
Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế

Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9 [1828], mùa thu, tháng 9
Tha Trần Văn Tính và Trần Đăng Nghi được khỏi ngục.
Vua dụ rằng : "Bọn Tính sợ tội làm càn, tự tiện bác sớ, muốn lấp tai bề trên, cái mầm mống ấy không nên nuôi cho lớn. Bộ Hình xử đến cực hình, trẫm đã y nghị rồi. Nhưng nghĩ lũ ấy vốn ngu muội, gặp việc như là mù điếc, lại bị Trần Nhật Vĩnh nói dối, đến nỗi mắc vào tội nặng, tình cũng đáng thương. Huống chi lúc trước khi có đặc chỉ sai phái, vẫn biết cố gắng, trẫm cũng chưa nỡ cho là đồ bỏ. Vậy gia ơn cho miễn tội chết, Tính phát đến Vũ Khố, Nghi phát đến Nội vụ phủ, phàm thu phát cân lường, phải ra sức xem xét, nếu thấy bọn quan lại bậy bạ, tòng trung làm tệ tuỳ ý nặng nhẹ, thì cho phép bắt tâu lên, nghiêm trị cho kẻ khác biết răn. Đó là trẫm đặc cách gia ân. Người không phải là cây cỏ, nên cảm khích cố gắng để báo đáp chút đỉnh, hoặc sẽ có thể tuỳ việc mà bổ dùng. Nếu tự cam làm đồ bỏ lười biếng nhân tuần, hay là che chở kẻ gian, không trích phát được việc gì, thì sẽ đem tội trước trị cả một thể đừng bảo là trẫm không khoan dung với tôi tớ".
Tính liền chết, tặng cho hàm Thị lang, trả cho mũ áo đại triều.
chính biên
Đệ nhị kỷ - Quyển LVII
Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế

Kỷ sửu, năm Minh Mệnh thứ 10 [1829] (Thanh Đạo Quang thứ 9), mùa xuân, tháng giêng,
Thượng thư bộ Lại là Trần Lợi Trinh bị tội, cách chức. Trinh trước tư túi nhận giữ tài sản của Trần Nhật Vĩnh gửi. Có chỉ bắt tâu trả lời nhưng lời tâu nhiều điều giấu giếm. Vua dụ Văn thư phòng rằng : “Lợi Trinh đã biết Nhật Vĩnh là người có tội, lại không thân thích gì, cớ sao trong khi có bệnh, đã không làm việc bộ, dự bàn công việc mà lại thong dong cùng Nhật Vĩnh đi lại chuyện trò, thậm chí lại nhận gửi vợ, gửi của, rõ thật là đặt mình ngoài vòng, để được theo bên cạnh khuyên nhủ, che chở kẻ phạm. Đến khi án nặng phát giác, lại làm ra bộ trước không dự biết, làm sớ tự bày tỏ, dụng tâm như thế, thật là xảo trá, kín đáo. Vả lại, Lợi Trinh vốn là một viên quan nhỏ, đầu đời Minh Mệnh điều vào dùng ở Kinh, chưa được vài năm đã nhắc đến đầu ban ((1) Đầu ban : chức quan đứng đầu bộ như Thượng thư.1) nhà nước đặc cách dùng người, đối với hắn như thế không phải là không hậu. Thế mà không nghĩ lấy lòng công trung thờ trên, lấy thanh liêm khuyên dưới, lại dám coi thường pháp luật, mưu cầu lợi riêng, dối vua giúp bạn. Nếu theo điển khoan hồng thì không lấy gì mà chỉnh đốn được kỷ luật của triều đình. Vậy giải chức ngay, giao xuống cho bộ Hình nghiêm nghị”. Lợi Trinh sợ tội, rồi bị bệnh cấp mà chết, vua nghĩ đến việc đánh giặc năm trước, có dự chút công, đặc ân giáng hàm Tham tri và chiếu phẩm trật cấp tiền tuất.
Thượng thư bộ Hộ là Lương Tiến Tường cũng vì nhận của gửi của Nhật Vĩnh mà bị phạt.

Viên bị cách là Trần Nhật Vĩnh, trước vì dâm ô, tham nhũng bị dân Gia Định tố cáo đến hơn 30 khoản. Giao cho thành thần xét rõ ràng để tâu lên. Đến nay án đệ lên bộ Hình bàn lại, xin chém ngay.
Vua bảo bầy tôi rằng : “Tội Vĩnh nặng quá pháp luật, xử chết cũng chưa đủ tội. Đáng lý giao về thành mà chém để tạ nhân dân. Nhưng vì đường xa cách trở, hoặc xảy ra việc gì, nên chém ngay ở nơi Đông thị ((1) Đông thị : chợ Đông ở Kinh đô.1), rồi đưa đầu đến Gia Định để bêu. Hữu ty tịch biên nhà hắn được hơn 128.000 quan. Trấn thủ Phiên An là Phạm Văn Châu, nguyên Cai bạ là Nguyễn Bá Uông, Thiêm sự quyền nhiếp Hiệp trấn là Ngô Đức Chính, đều vì liên can bị cách chức.
chính biên
Đệ nhị kỷ - Quyển LXIII
Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế

Kỷ sửu, năm Minh Mệnh thứ 10 [1829], mùa đông, tháng 11
Bãi việc Gia Định mua ngà voi và đậu khấu cho nhà nước.
Vua bảo bộ Hộ rằng: “Gần đây trẫm nghe nói trước kia bộ có tư giấy kiếm mua sản vật ở Gia Định, thành tào Trần Nhật Vĩnh chỉ một niềm cầu lợi riêng, thành ra nhiều chuyện lôi thôi. Trong số đó có các thứ ngà voi, đậu khấu lại giao cho bảo hộ Nguyễn Văn Thuỵ, hoặc bắt ép bán rẻ, hoặc bày cách lấy không, nhân việc công làm việc tư, biếu người quyền quý. Lại có bọn lại dịch bậy bạ nhân đó làm càn, lấy nặng thêm để bù hao, đến nỗi bọn lái buôn Man phải oán thán. Thổ sản địa phương có quan hệ đến việc tiêu dùng của nước, phàm việc phải tổn người trên bù người dưới, lập pháp vốn là muốn lợi dân. Nếu quan địa phương làm được đúng đắn, một lòng chí công, thì nhân dân được nhờ đó mà có của. Việc ấy ai cũng nghe thấy rõ ràng. Sao ở hạt khác lại xảy ra nhiều điều tốt như thế ? Nên truyền cho thành thần Gia Định, phàm mua vật hạng chỉ cứ trong hạt có thức gì thì mua, không được trách cứ ở quan Bảo hộ. Như ngà voi, đậu khấu nay không cần gấp thì thôi không mua nữa. Còn thổ sản khác, nếu gặp giá cao thì tự bộ tâu lên, không nên mua lấy cho kỳ được mà sinh mối tệ. Thành tào Ngô Bá Nhân, phàm trăm việc đều phải giữ lòng công để làm, chớ bảo là triều đình xa vạn dặm mà phụ lòng. Gương Trần Nhật Vĩnh trước cũng chẳng xa đâu !”.

## Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (toàn tập). ### Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2007. --- ## Tập 01 Chính biên Đệ nhất kỷ - Quyển LIX - Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế Kỷ mão, Gia Long năm thứ 18 [1819] (Thanh ? Gia Khánh năm thứ 24) Tháng 5, Lấy Tri phủ Quốc Oai là Trần Nhật Vĩnh và Câu kê Nguyễn Hữu Hiệu làm Hình bộ Thiêm sự sung biện Hình tào Bắc Thành. Chính biên Đệ nhất kỷ - Quyển LX - Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế Kỷ mão, Gia Long năm thứ 18 [1819] Cai bạ Quảng Nam là Nguyễn Văn Phong chết; lấy Tham hiệp Thanh Hoa là Nguyễn Kim Truy làm Cai bạ Quảng Nam, Thiêm sự Hình bộ là Trần Nhật Vĩnh làm Tham hiệp Thanh Hoa. Đô thống chế lãnh Trấn thủ Thanh Hoa là Trần Công Lại dung túng cho bộ thuộc lấy tiền của dân, dân kiện, Lê Văn Duyệt đem việc tâu lên. Sai bắt trói đem về Kinh trị tội. Lấy Vệ úy Nguyễn Văn Ngoạn làm Khâm sai thống chế, phẩm trật cũng như Thống chế Thị trung, lãnh trấn Thanh Hoa. Sai Trấn thủ Hà Tiên là Mạc Công Du xem đo đường sông Châu Đốc. Rồi triệu về Kinh, đem bản đồ dâng. --- ## Tập 02 chính biên Đệ nhị kỷ - quyển iII Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế Canh thìn, Minh Mệnh năm thứ nhất [1820], mùa hạ tháng 5 Lấy Chưởng Tả quân Lê Văn Duyệt lãnh Tổng trấn thành Gia Định. Phàm truất thăng quan lại, hưng lợi trừ hại, tất cả việc thành và việc biên cương đều cho tuỳ nghi mà làm. Duyệt bệ từ. Vua cho rằng ký thác công việc ở biên khổn khó tìm được người, hai ba lần vỗ về yên ủi. Sai vệ Tả bảo nhất, vệ Tả bảo nhị, vệ Minh nghĩa và 2.000 người biền binh Bắc Thành, Thanh, Nghệ ứng triệu về Kinh đi theo. Lại sai cựu Lưu thủ Nguyễn Cửu An theo đi Gia Định để quản suất năm đội Bính ở thành cùng các đội Bính ở các trấn. (Biền binh Bắc Thành, Thanh, Nghệ còn ở Kinh 1.500 người, đến tháng 6 cho về ngũ). Lấy Vệ uý vệ Tín trực là Nguyễn Văn ứng làm Vệ uý vệ Trung bảo nhị, Cai cơ Trần Văn Hiệu làm Phó vệ uý vệ Tín trực, Phó vệ uý quản các đội Hữu sai thuộc Hữu quân là Phạm Văn Châu làm Vệ uý vệ Hữu bảo nhị. Lấy Tham hiệp Thanh Hoa là Trần Nhật Vĩnh làm Thiêm sự Hình bộ, theo thành Gia Định chuyên làm việc từ chương, Thiêm sự Hình bộ là Hoàng Quốc Bảo làm Tham hiệp Thanh Hoa. Quốc Bảo bệ từ. Vua dụ rằng : “Ngươi đến trấn nên cùng với bạn đồng liêu kinh dinh xếp đặt, phàm việc gì có thể ích nước lợi dân thì hết sức mà làm, chớ nên chỉ mưu cho mình tạm khỏi tội lỗi mà thôi”. chính biên Đệ nhị kỷ - quyển VII Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế Tân tỵ, năm Minh Mệnh thứ 2 [1821] (Thanh Đạo Quang năm thứ 1), Tháng 2 Lấy Vệ uý quân Thần sách là Phan Tiến Hoàng làm thự Trấn thủ Phiên An. Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt uỷ cho Thiêm sự Trần Nhật Vĩnh vào yết kiến. Vua nhân nói : “Người Chân Lạp hẳn đã sợ uy mộ đức chưa” ? Vĩnh đáp : “Sợ uy thì có, còn mộ đức thì chưa dám chắc”. Vua nói : “Tình dân Man vốn như thế, ta nên sửa thêm đức tốt thôi”. Khi Vĩnh về, vua dụ rằng : “ở Gia Định bệnh dịch lại phát, ngươi về bảo Lê Văn Duyệt hạ lệnh cho nhà dân theo cách bỏ lửa cũ lấy lửa mới, thì bệnh dịch có thể bớt được. Đấy là phương pháp tìm lành tránh dữ ghi trong sách cổ, mà lại là dị ý của người xưa dùi cây đổi lửa vậy”. chính biên Đệ nhị kỷ - quyển x Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế Tân tỵ, năm Minh Mệnh thứ 2 [1821], Tháng 8, Triệu thự Tham tri Hình bộ lĩnh Hình tào Gia Định là Nguyễn Hựu Nghi vào chầu. Sai Thiêm sự Trần Nhật Vĩnh quyền lĩnh việc tào. chính biên Đệ nhị Kỷ - Quyển XVI Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế Nhâm ngọ, năm Minh Mệnh thứ 3 [1822], mùa hạ, tháng 6 Nước Chân Lạp sai sứ đến chầu, và dâng lễ phẩm chúc mừng việc Bắc tuần hồi loan. Hạ lệnh lưu lễ ấy để trừ vào lệ cống năm Quý mùi sau này, cho sứ giả ốc Nha Chiết Di mũ áo thường triều Tứ phẩm võ ban, ốc Nha Nã Đốc Biện mũ áo thường triều Lục phẩm và 100 quan tiền. Trước là thần dân Chân Lạp nhiều người oán vua Phiên, Lê Văn Duyệt sợ trong nước ấy có biến, sai Trần Nhật Vĩnh đến Kinh tâu thay. Vua đã rõ hết tình trạng. Đến nay nhân sứ Chân Lạp về, cho sắc thư dụ vua Phiên rằng : “Nhà ngươi đời giữ đất Phiên, hằng năm nộp cống, xem tấm lòng thành khẩn ấy, khá khen là ngươi kính thuận. Nước ngươi gần nay, chính thể dân tình, không kể việc lớn việc nhỏ, ta đều rõ hết. Vương phải cố gắng tự cường, xét sửa đức hạnh, lấy tín nghĩa ân lễ mà phủ dụ quan Phiên, lấy lòng yêu nuôi khoan nhân mà cai trị dân Phiên ; chớ làm sụp đổ cơ nghiệp của tiên tổ nhà ngươi, ngõ hầu trên báo đáp được ơn vun trồng của Hoàng khảo thế tổ Cao hoàng đế ta, mà không phụ tấm lòng yêu thương của trẫm”. Vua nghe tin Bảo hộ Nguyễn Văn Thuỵ cùng vua Phiên không hợp ý muốn xin giải chức, dụ rằng : “Vỗ về nước Phiên thuộc, trị yên nơi biên cương, cần phải được người mới có thể tuyên bố oai đức của triều đình, để giữ vững bờ cõi của ta. Ngươi đối với các nước man Xiêm Lạp, nhân vật phong tục, núi sông chỗ hiểm chỗ bằng, đã quen thuộc lắm, cho nên giao cho ấn Bảo hộ Chân Lạp, coi việc ngoài biên, từ lâu đến nay, thực cũng xứng chức. Thế mà vua Phiên tính vốn ngu tối, xưa vì còn ít tuổi ưa nghe người xấu nên cùng ngươi từng có khi không hợp ý. Trẫm biết là lòng ngươi không yên, lấy cớ tuổi già mà cầu tránh trách nhiệm. Song nghĩ vua Phiên nay đã trưởng thành, được ngươi là người ngay thẳng, không nghĩ đến ác cảm cũ, mà cùng nhau mài giũa thấm thía, hoặc giả biết tự hối mà sửa chữa lỗi trước, có thể khiến thành người tốt mà còn trông cậy được. Huống chi, đại thế nước Phiên, tuy đã thanh bình, nhưng trong đó công việc liên miên phức tạp, chưa được đâu ra đấy. Ngươi nên trước hết lưu tâm về việc cần cấp của nước nhà, tuỳ nghi xếp đặt, cho được ổn thoả, hà tất bận lòng vì sự hiềm nhỏ”. Bèn sai đem cho một tấm đoạn mãng xà màu tương và đoạn lông màu hồng màu lam mỗi thứ hai tấm. Lấy Cai bạ Trung quân là Trần Thái Tín làm Lang trung Binh bộ, theo Bảo hộ Nguyễn Văn Thuỵ làm việc biên cương. Chuẩn định từ nay về sau sứ thần các nước Xiêm La, Chân Lạp, Vạn Tượng cùng cống man thuế man ở châu Hướng Hoá đạo Cam Lộ, đến Kinh mà gặp lễ tế Giao và Miếu hưởng thì đều cho phép chờ xa giá ở trước cửa Tả Đoan mà chiêm ngưỡng. Làm lệ mãi mãi. Gọi Ký lục Vĩnh Thanh là Trần Văn Lộc về Kinh. Lấy Thiêm sự Hình bộ biện lý Hình tào thành Gia Định là Trần Nhật Vĩnh làm Ký lục Vĩnh Thanh. Lấy Phó đốc học thành Gia Định là Đoàn Khắc Cung làm Thiêm sự Công bộ. chính biên Đệ nhị Kỷ - Quyển XVIII Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế Nhâm ngọ, năm Minh Mệnh thứ 3 [1822], mùa đông, tháng 11 Sai Ký lục Vĩnh Thanh là Trần Nhật Vĩnh lấy bản chức theo làm việc ở thành Gia Định ; lấy Cai bạ Định Tường là Nguyễn Đình Thịnh làm Ký lục Vĩnh Thanh, Thiêm sự Binh bộ biện lý công việc lương tiền bảo Châu Đốc là Nguyễn Đức Hội làm Thự cai bạ Định Tường, Thiêm sự Công bộ là Đoàn Khắc Cung biện lý công việc lương tiền bảo Châu Đốc. chính biên đệ nhị kỷ - quyển XXVII thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế Giáp thân, năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), mùa hạ, tháng 5, việc đào sông Vĩnh Tế xong. Vua nói rằng : “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”. Bèn sai hữu ty dựng bia để ghi. Thưởng kỷ lục và sa, bạc cho đổng lý Nguyễn Văn Thuỵ cùng những người tham biện tuỳ biện ; ban gấm đoạn cho quốc vương Chân Lạp và áo quần cho quan Phiên theo thứ bậc khác nhau. Tả Tham tri bộ lĩnh hai tào Công Binh thành Gia Định là Trần Văn Tuân vì ốm yếu xin hưu. Tuân trước nhân có lỗi phải giáng ba cấp lưu. Bộ Lại cho rằng Tuân đã bỏ vị không có chức gì mà lưu. Vua bèn cho lấy chức Hàn lâm viện Thị độc học sĩ mà về hưu. Lấy Tả Tham tri Binh bộ là Trần Minh Nghĩa lĩnh Binh tào, Ký lục Trần Nhật Vĩnh lĩnh Công tào vẫn kiêm làm việc giấy tờ. Minh Nghĩa chưa đến nhận chức thì chết. Cho 300 quan tiền, 1 cây gấm Tống. Dựng công thự cho Công tào Gia Định. Công tào Gia Định trước lệ theo hai tào Binh Hình kiêm lĩnh, đến nay mới đặt chuyên viên coi tào, nên sai thành thần dựng công thự để lấy chỗ làm việc. chính biên đệ nhị kỷ - quyển XXVIII thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế Giáp thân, năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), mùa thu, tháng 7 Lấy Ký lục lĩnh Công tào thành Gia Định là Trần Nhật Vĩnh thự Tham tri Công bộ, vẫn lĩnh Công tào kiêm làm việc giấy tờ ở thành, Cai bạ Vĩnh Thanh là Lê Hy thự Tham tri Binh bộ lĩnh binh tào. chính biên đệ nhị kỷ - quyển XXXI thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế ất dậu, năm Minh Mệnh thứ 6 (1825), (Thanh Đạo quang năm thứ 5), mùa xuân, tháng giêng Vua bảo thị thần rằng : “Sự mừng xuân ban khắp cả bầy tôi mà thành thần Gia Định vì chuyên giữ ngoài không không được dự yến ở triều đình, trẫm rất lấy làm áy náy”. Bèn sai thị vệ đem phẩm vật cho Tổng trấn Lê Văn Duyệt, các văn võ thuộc thành Trương Tấn Bửu, Nguyễn Văn Thuỵ, Nguyễn Xuân Thục, Trần Nhật Vĩnh đều được dự cả. chính biên đệ nhị kỷ - quyển XXXII thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế ất dậu, năm Minh Mệnh thứ 6 [1825], mùa xuân, tháng 3 Cho Vũ Xuân Cẩn làm Tả Tham tri Hình bộ vẫn lĩnh Hiệp trấn Nghệ An, Trần Nhật Vĩnh làm Hữu Tham tri Hộ bộ vẫn lĩnh Hộ tào kiêm Công tào thành Gia Định và việc từ chương ở thành, Ký lục lĩnh Hộ tào thành Gia Định là Trần Bá Kiên đổi sang lĩnh Hình tào. chính biên đệ nhị kỷ - quyển XLVII Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế Đinh hợi, năm Minh Mệnh thứ 8 [1827], mùa thu, tháng 7 Vua nghĩ tháng 11 năm nay là tiết Lục tuần đại khánh của Hoàng thái hậu, triệu Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt về Kinh chúc thọ, sai Thống chế quản lý biền binh thành Gia Định là Nguyễn Văn Tuyên quyền giữ ấn triện thành Gia Định, các Tào trưởng Trần Nhật Vĩnh, Hoàng Văn Diễn, Trịnh Xuân Trạm hội đồng giúp làm việc thành. Trước đây vua bảo Duyệt đến cuối mùa hạ đầu mùa thu thì vào chầu, nhân gặp Vạn Tượng cùng nước Xiêm đánh nhau, lại lưu Duyệt lại. Đến bấy giờ việc biên phòng hơi thư, Duyệt đem tình hình tâu lên, vua bèn xuống chỉ triệu về Kinh, định đến thượng tuần tháng 10 thì khởi hành để khỏi gặp lụt mùa thu, lại cho mang bộ hạ 800 người đi theo. chính biên Đệ nhị kỷ - Quyển LI Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9 [1828], mùa xuân, tháng 3 Triệu Tả Tham tri Hộ bộ lĩnh Hộ tào kiêm Công tào thành Gia Định là Trần Nhật Vĩnh về Kinh, lấy Hữu Thị lang Hộ bộ là Nguyễn Khoa Minh làm thự Hữu Tham tri mà thay lĩnh chức Hộ tào Gia Định, cùng lấy Hàn lâm viện Biên tu là Nguyễn Đăng Khải làm Viên ngoại lang Hộ bộ theo làm việc ở Hộ tào. Khởi phục cho Vũ Đức Khuê làm Tư vụ Hình bộ theo làm việc ở Hình tào, đều kiêm việc giấy tờ ở thành Gia Định. Thượng thư Công bộ là Trần Văn Tính và Thị lang là Trần Đăng Nghi có tội bị miễn chức. Trước đây bộ Công tư cho trấn Gia Định đóng thuyền hiệu, lầm ra quy thức quá ngắn. Quyền Tổng trấn Gia Định là Nguyễn Văn Tuyên và Công tào là Trần Nhật Vĩnh trót đã khởi công đến khi biết lầm, làm sớ tâu lên và phụ thêm lời tư nói rằng nếu cứ làm như thế được thì xin báo lại mà trả lại sớ. Bọn Tính muốn che lỗi mình, trả lại tờ sớ. Đến nay đóng thuyền xong, bọn Tuyên sợ việc phát giác, đem cả sự thể tâu lên. Vua giận lắm, dụ rằng : “Kiểu thuyền ngắn bớt là do ty viên sai lầm, đó còn là lỗi nhỏ. Đến lúc thành thần đã tâu nói rõ, mà tự tiện giao trả sớ về không tâu lên, như thế không những lòng mưu giấu giếm, lại muốn che lấp tai mắt trẫm. Trẫm từ khi lên ngôi tới nay chăm cầu lẽ phải trị dân, các tờ sớ ở trong ngoài, đều xem xét kỹ lưỡng, cương lĩnh quyền hành ta đều nắm giữ. Thế mà bọn Tính còn dám dở trò gian dối như thế, tâm địa còn ra gì nữa. Nghĩ đến điều đó khiến ta tức giận dựng tóc lên. Nếu gia ân tha thứ, thì kẻ gian bắt chước tệ hại không thể nói xiết”. Lập tức sai xích giam bọn Tính ở vệ Cẩm y, cách chức, giao xuống bộ Hình nghiêm nghị. Lúc án thành, đều xử trảm giam hậu. Sai Thượng thư Hình bộ là Hoàng Kim Xán quyền giữ ấn triện bộ Công. chính biên Đệ nhị kỷ - Quyển LII Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9 [1828], tháng 5 Lấy Tả Tham tri Hộ bộ là Trần Nhật Vĩnh lĩnh Hộ tào Bắc Thành kiêm lý Đê chính, thự Hữu Tham tri Hộ bộ là Nguyễn Đức Hộ và Chưởng cơ Nguyễn Văn Nghị đều được miễn kiêm lý Đê chính. Vừa gặp kinh phái là bọn Trương Phước Cương đến Bắc Thành, xét thấy đê ở Sơn Tây, Nam Định, có chỗ thấp ướt mà chưa bồi đắp, có chỗ bồi đắp mà chưa bền chắc cũng có chỗ chưa đắp xong mà thôi, có chỗ đắp xong mà lại thủng khuyết, đem tình hình tâu lên. Vua nói : "Việc chống lụt trước đã huấn sức chẳng những hai ba lần, mà nay lại có tình hình như tờ tâu này, khiến ta không thể yên lòng được". Lập tức giáng dụ nghiêm trách thành thần, và uỷ riêng cho Trần Nhật Vĩnh hội với trấn thần sở tại thân đốc các phủ huyện bồi đắp đê điều. Công việc Hộ tào thì chuyên giao cho Nguyễn Đức Hội làm. Cho Phó vệ uý vệ Tráng võ quân Thần sách là Nguyễn Văn Cẩn thăng chức Vệ uý. Tả Tham tri Hộ bộ lĩnh Hộ tào Bắc Thành là Trần Nhật Vĩnh có tội phải hạ ngục. Vĩnh trước ở Gia Định, được Tổng trấn Lê Văn Duyệt tin dùng, cậy thế ăn của đút, thậm chí cướp vợ người, dỡ nhà, chiếm đoạt tài sản của người, người ta sợ nó tàn ngược không dám phát giác. Vĩnh đi nơi khác chưa đầy một tháng, nhân dân nộp đơn kiện rất nhiều. Duyệt thụ lý tất cả, già trẻ ai cũng reo mừng. Duyệt đem việc tham tâu lên, giải Vĩnh về để đối chất, xin phái quan Kinh về hội xét. Lại làm tờ tâu nhận tội mình tin dùng phải người bậy, xin giao bộ nghị xử. Vua bảo bầy tôi rằng : "Duyệt trung thành có thừa, mà thiếu sáng suốt, đã vì kẻ gian lừa phỉnh đem lòng tin cậy thì vua cha ở trên đã nhắc bảo cũng vẫn mê không biết, nữa là liêu thuộc, có ai sửa chữa cho được. Đến lúc biết là lầm, hối không kịp nữa. Trần Nhật Vĩnh xuất thân hèn mọn, không dự khoa cử. Triều đình đã dùng làm đến chức này, mà dám luông tuồng làm bậy, tham lam bẩn thỉu, tội ác đầy rẫy, giá có trăm miệng cũng không thể cãi mà che giấu được, cần gì phải giải về để việc dằng dai ra. Tào thần nhiều người, tự trẫm chọn dùng, lẽ nào lại tự vì kẻ có tội tự chuốc tội lỗi, cần gì phải đợi phái quan Kinh". Bèn sai Lê Văn Duyệt đốc đồng các tào xét rõ rồi tâu lên. Lập tức phái Chủ sự Hình bộ cùng Cai đội Cẩm y mỗi chức một người đến Bắc Thành, tuyên chỉ cách chức Vĩnh, bắt trói đem về Kinh đợi tội. Vua dụ Lê Văn Duyệt rằng : "Trước kia khanh nghe lầm tà thuyết của Trần Nhật Vĩnh, nhiều việc sai bậy, những chương sớ tâu lên có nhiều điều không hợp, trẫm nghĩ công lao ngày trước của khanh mà không trách mắng. Nay khanh đã đến lúc bóng dâu buổi chiều còn biết hối lỗi trước, đem Trần Nhật Vĩnh nghiêm tham trừng trị và tâu xin nhận tội, tình từ thống thiết, trẫm đã thấu hết lòng khanh. Có lỗi mà biết đổi, thánh nhân còn tha, nữa là trẫm đối với khanh à. Việc khanh xin nghị xử thì gia ân miễn cho. Vậy ban dụ này ân cần chỉ bảo cho được yên lòng. Từ nay về sau khanh nên càng kính giữ đạo làm tôi, hết lòng công trung, chọn người mà dùng, chọn lời mà theo, không nóng nẩy làm bậy, không riêng nghe một người, để giữ trọn lời khen, tiếng tốt, như thế mới xứng được lòng tốt của trẫm bảo toàn công thần đến vô cùng". Dụ đến nơi, Duyệt khôn xiết mừng sợ, dâng biểu tạ ơn. Lấy Tả Thị lang Hộ bộ là Ngô Phước Hội lĩnh Hộ tào Bắc Thành kiêm lý Đê chính. Sai đình thần kén chọn cống sinh, giám sinh 51 người phân phát đi hậu bổ ở các thành trấn. Có 4 người ngoại 50 tuổi, đều cho bổ làm giáo thụ. Lấy Thượng bảo khanh là Thần Văn Quyền làm Hữu Thị lang Hộ bộ, Tham hiệp Quảng Bình là Nguyễn Công Liêu làm thự Thị lang Vũ Khố, Viên ngoại lang Binh bộ là Hồ Văn Tú làm Lang trung Vũ Khố, thự Lang trung Hình bộ là Phan Thanh Giản làm thự Tham hiệp Quảng Bình. Cho Nguyễn Khoa Minh làm Tả Tham tri Hộ bộ, vẫn lĩnh Hộ tào thành Gia Định, kiêm Công tào, Tả Thị lang Binh bộ là Hoàng Văn Diễn làm thự ưHữu Tham tri Binh bộ, vẫn lĩnh Binh tào. Sai Chưởng cơ Trương Công Tuyên kiêm quản các đội Uy chấn Thanh Nghệ lưu thú ở Bắc Thành. chính biên Đệ nhị kỷ - Quyển LIV Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9 [1828], mùa thu, tháng 9 Tha Trần Văn Tính và Trần Đăng Nghi được khỏi ngục. Vua dụ rằng : "Bọn Tính sợ tội làm càn, tự tiện bác sớ, muốn lấp tai bề trên, cái mầm mống ấy không nên nuôi cho lớn. Bộ Hình xử đến cực hình, trẫm đã y nghị rồi. Nhưng nghĩ lũ ấy vốn ngu muội, gặp việc như là mù điếc, lại bị Trần Nhật Vĩnh nói dối, đến nỗi mắc vào tội nặng, tình cũng đáng thương. Huống chi lúc trước khi có đặc chỉ sai phái, vẫn biết cố gắng, trẫm cũng chưa nỡ cho là đồ bỏ. Vậy gia ơn cho miễn tội chết, Tính phát đến Vũ Khố, Nghi phát đến Nội vụ phủ, phàm thu phát cân lường, phải ra sức xem xét, nếu thấy bọn quan lại bậy bạ, tòng trung làm tệ tuỳ ý nặng nhẹ, thì cho phép bắt tâu lên, nghiêm trị cho kẻ khác biết răn. Đó là trẫm đặc cách gia ân. Người không phải là cây cỏ, nên cảm khích cố gắng để báo đáp chút đỉnh, hoặc sẽ có thể tuỳ việc mà bổ dùng. Nếu tự cam làm đồ bỏ lười biếng nhân tuần, hay là che chở kẻ gian, không trích phát được việc gì, thì sẽ đem tội trước trị cả một thể đừng bảo là trẫm không khoan dung với tôi tớ". Tính liền chết, tặng cho hàm Thị lang, trả cho mũ áo đại triều. chính biên Đệ nhị kỷ - Quyển LVII Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế Kỷ sửu, năm Minh Mệnh thứ 10 [1829] (Thanh Đạo Quang thứ 9), mùa xuân, tháng giêng, Thượng thư bộ Lại là Trần Lợi Trinh bị tội, cách chức. Trinh trước tư túi nhận giữ tài sản của Trần Nhật Vĩnh gửi. Có chỉ bắt tâu trả lời nhưng lời tâu nhiều điều giấu giếm. Vua dụ Văn thư phòng rằng : “Lợi Trinh đã biết Nhật Vĩnh là người có tội, lại không thân thích gì, cớ sao trong khi có bệnh, đã không làm việc bộ, dự bàn công việc mà lại thong dong cùng Nhật Vĩnh đi lại chuyện trò, thậm chí lại nhận gửi vợ, gửi của, rõ thật là đặt mình ngoài vòng, để được theo bên cạnh khuyên nhủ, che chở kẻ phạm. Đến khi án nặng phát giác, lại làm ra bộ trước không dự biết, làm sớ tự bày tỏ, dụng tâm như thế, thật là xảo trá, kín đáo. Vả lại, Lợi Trinh vốn là một viên quan nhỏ, đầu đời Minh Mệnh điều vào dùng ở Kinh, chưa được vài năm đã nhắc đến đầu ban ((1) Đầu ban : chức quan đứng đầu bộ như Thượng thư.1) nhà nước đặc cách dùng người, đối với hắn như thế không phải là không hậu. Thế mà không nghĩ lấy lòng công trung thờ trên, lấy thanh liêm khuyên dưới, lại dám coi thường pháp luật, mưu cầu lợi riêng, dối vua giúp bạn. Nếu theo điển khoan hồng thì không lấy gì mà chỉnh đốn được kỷ luật của triều đình. Vậy giải chức ngay, giao xuống cho bộ Hình nghiêm nghị”. Lợi Trinh sợ tội, rồi bị bệnh cấp mà chết, vua nghĩ đến việc đánh giặc năm trước, có dự chút công, đặc ân giáng hàm Tham tri và chiếu phẩm trật cấp tiền tuất. Thượng thư bộ Hộ là Lương Tiến Tường cũng vì nhận của gửi của Nhật Vĩnh mà bị phạt. Viên bị cách là Trần Nhật Vĩnh, trước vì dâm ô, tham nhũng bị dân Gia Định tố cáo đến hơn 30 khoản. Giao cho thành thần xét rõ ràng để tâu lên. Đến nay án đệ lên bộ Hình bàn lại, xin chém ngay. Vua bảo bầy tôi rằng : “Tội Vĩnh nặng quá pháp luật, xử chết cũng chưa đủ tội. Đáng lý giao về thành mà chém để tạ nhân dân. Nhưng vì đường xa cách trở, hoặc xảy ra việc gì, nên chém ngay ở nơi Đông thị ((1) Đông thị : chợ Đông ở Kinh đô.1), rồi đưa đầu đến Gia Định để bêu. Hữu ty tịch biên nhà hắn được hơn 128.000 quan. Trấn thủ Phiên An là Phạm Văn Châu, nguyên Cai bạ là Nguyễn Bá Uông, Thiêm sự quyền nhiếp Hiệp trấn là Ngô Đức Chính, đều vì liên can bị cách chức. chính biên Đệ nhị kỷ - Quyển LXIII Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế Kỷ sửu, năm Minh Mệnh thứ 10 [1829], mùa đông, tháng 11 Bãi việc Gia Định mua ngà voi và đậu khấu cho nhà nước. Vua bảo bộ Hộ rằng: “Gần đây trẫm nghe nói trước kia bộ có tư giấy kiếm mua sản vật ở Gia Định, thành tào Trần Nhật Vĩnh chỉ một niềm cầu lợi riêng, thành ra nhiều chuyện lôi thôi. Trong số đó có các thứ ngà voi, đậu khấu lại giao cho bảo hộ Nguyễn Văn Thuỵ, hoặc bắt ép bán rẻ, hoặc bày cách lấy không, nhân việc công làm việc tư, biếu người quyền quý. Lại có bọn lại dịch bậy bạ nhân đó làm càn, lấy nặng thêm để bù hao, đến nỗi bọn lái buôn Man phải oán thán. Thổ sản địa phương có quan hệ đến việc tiêu dùng của nước, phàm việc phải tổn người trên bù người dưới, lập pháp vốn là muốn lợi dân. Nếu quan địa phương làm được đúng đắn, một lòng chí công, thì nhân dân được nhờ đó mà có của. Việc ấy ai cũng nghe thấy rõ ràng. Sao ở hạt khác lại xảy ra nhiều điều tốt như thế ? Nên truyền cho thành thần Gia Định, phàm mua vật hạng chỉ cứ trong hạt có thức gì thì mua, không được trách cứ ở quan Bảo hộ. Như ngà voi, đậu khấu nay không cần gấp thì thôi không mua nữa. Còn thổ sản khác, nếu gặp giá cao thì tự bộ tâu lên, không nên mua lấy cho kỳ được mà sinh mối tệ. Thành tào Ngô Bá Nhân, phàm trăm việc đều phải giữ lòng công để làm, chớ bảo là triều đình xa vạn dặm mà phụ lòng. Gương Trần Nhật Vĩnh trước cũng chẳng xa đâu !”.

Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (toàn tập).

Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2007.


Tập 03
Chính biên

ĐỆ NHỊ KỶ - QUYỂN LXIV

Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế

Canh dần, năm Minh Mệnh thứ 11 [1830] (Thanh Đạo Quang năm thứ 10), mùa xuân, tháng giêng
Tả thị lang Hộ bộ Hoàng Quýnh đem việc thành thần Gia Định tư rằng vật giá đắt vọt lên, nhà nước mua không đủ, vào chầu tâu trước vua, nhân nói việc đặt mua rất không tiện: “Thần trước hiệu lực ở Quảng Bình, tự mình thấy rõ tệ ấy. Tức như da trâu và lưới rách, để đấy là đồ bỏ đi, bán cho quan thì được giá tốt, thế mà trong dân đến nỗi có kẻ giết trâu xé lưới để cầu khỏi việc đòi bắt. Phàm triều đình lập pháp là vốn muốn nhân việc gia ân để giúp dân, mà một khi quan lại không thể đức ý ấy thì da trâu lưới rách còn sinh ra tệ, huống là có món lại quá thế nữa”.

Vua nói rằng: “Những vật nhà nước cần dùng không thể thiếu được. Những sản vật các địa phương sản xuất, không mua ở dân thì lấy đâu cho đủ dùng. Chỉ sợ hữu ty không biết giữ lòng công theo pháp luật mà thôi. Như năm trước mua đậu khấu mỗi 100 cân trả đến trên dưới 150 lạng bạc, thế mà bảo hộ Chân Lạp là Nguyễn Văn Thuỵ cùng phạm viên là Trần Nhật Vĩnh chỉ trả 50, 60 lạng, lại còn nói tự xuất của nhà để cấp thêm. Bọn ấy đã mưu gian cho đầy túi, lại đổ lỗi cho bề trên, thì dân mọn ở biên thuỳ còn trông mong gì nữa. Trẫm đã từng mạt sát mối tệ, đinh ninh răn bảo, không biết Hộ tào ngày nay là Ngô Bá Nhân đã biết soi gương ấy hay chưa !”. Quýnh vốn là người ngay thẳng, gặp việc dám nói, vua cũng dung nạp.
chính biên

đệ nhị kỷ - Quyển LXXx

Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế

Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13 [1832], mùa hạ, tháng 5.
Truy luận tội Nguyễn Văn Thuỵ nguyên Bảo hộ Chân Lập.

Trước đây, Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Gia Định, sai Hình tào Vũ Du đi dò xét tình trạng dân Phiên ((1) Phiên : đây là dùng chỉ Chân Lạp.1). Du về nói dò được việc Nguyễn Văn Thuỵ, khi lĩnh chức Bảo hộ, ngày thường bắt dân Phiên đi lấy gỗ táu đem nộp mà không cấp tiền và gạo, lại bắt dân Phiên làm việc tư, sửa đắp đường cái, để đưa đám chôn cất vợ. Duyệt đem hết tình trạng ấy tâu lên. Vua ra lệnh tịch thu gia sản và giao xuống bộ Hình nghiêm ngặt nghị tội, rồi lại sai đình thần bàn xét lại. Đến đây bản án dâng lên. Vua dụ rằng : “Nguyễn Văn Thuỵ đã được uỷ cho trọng trách bảo vệ biên cương, thế mà không biết tuyên dương đức hoá, vỗ yên dân chúng ngoài biên, lại dám sinh sự nhiễu dân, gây nhiều suối tệ ! Huống chi Thuỵ lại cùng kẻ bị tội trảm quyết là Trần Nhật Vĩnh dối trá giấu giếm mọi việc dựa nhau làm điều gian, tội ác rất nặng, nếu con người ấy còn sống thì ta cũng cứ giữ lòng chí công làm đúng hình pháp, chém đầu để bêu cho mọi người biết. Nay Thuỵ đã chết rồi, lại nghĩ ngày trước hãy có chút công lao ở Vọng Các, lòng Trẫm không nỡ, vậy gia ơn chỉ truy giáng Thuỵ xuống hàm Chánh ngũ phẩm và đoạt lại chức tập ấm của con hắn, duy cáo sắc tặng phong cha mẹ thì được miễn theo. Còn tang vật mà Thuỵ đã sách nhiễu dân Phiên thì phải truy ra rồi lấy gia sản kẻ phạm tội ấy mà truy cấp cho dân Phiên”.

Nhân đó vua sai Lang trung bộ Công là Lê Hựu đem sắc thư sang nước Chân Lạp, tuyên dụ vua Phiên, nói cho biết rằng, đối với việc viên Bảo hộ Nguyễn Văn Thuỵ quấy nhiễu dân, triều đình đã trị tội rồi, vương nên kính cẩn giữ lễ phiên phục, chớ bận lòng vì một viên chức hư hỏng.

Vua Phiên dâng biểu nói : “Năm trước có việc đi lấy gỗ táu đem nộp thì dân Phiên đã lĩnh tiền và gạo của nhà nước cấp rồi. Vậy tha thiết xin đình chỉ việc cấp cho nữa”. Vua dụ bộ Lễ rằng : “Nước Chân Lạp đứng hàng phiên thần, việc ta xếp đặt sự nghi có quan hệ đến quốc thể không nhỏ. Vũ Du vâng mệnh đi dò la, không xét đưa nguyên uỷ đích xác, đột nhiên về báo rất là sai lầm, vậy trước hãy cách chức ngay, rồi giao bộ Hình bàn xử. Nguyễn Văn Thuỵ dẫu không can vào việc này, nhưng sai dân Phiên làm việc riêng, sửa mộ đắp đường, cũng là đáng tội, vậy cứ chuẩn y nguyên án. Vả Vũ Du khi đi dò xét, không đúng sự thực thì phải giao ngay bàn xét để trừng phạt. Còn các điều mà Nguyễn Văn Thuỵ đã phạm, điều gì không có thì phải vì hắn mà làm cho sáng tỏ ra, còn điều gì có thực thì cũng không coi nhẹ mà tha được, đó là ta đã cân nhắc nặng nhẹ, giữ lòng rất công, vốn không có ý làm hơn làm kém ở trong đó. Vậy khi đưa tờ dụ này cho thành Gia Định, rồi sao chép ra, cấp cho con Nguyễn Văn Thuỵ được biết”. Sau đó, bộ Hình nghị xử Vũ Du vào tội đồ, nhưng vua đặc cách cho cách chức, phát đi Cam Lộ gắng sức làm việc để chuộc tội.
Trần Thái Tín, Lang trung bộ Binh biện lý công việc biên cương ở thành Nam Vang, cậy thế, mưu toan việc riêng bị giáng cách chức.

Tập 04
Chính biên

đệ nhị kỷ - quyển clxii

thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế

ất Mùi, Minh Mệnh năm thứ 16 [[1835], mùa đông, tháng 11.
Truy luận về tội của nguyên Tổng trấn thành Gia Định là Lê Văn Duyệt.
Trước đây, Tả phó đô ngự sử viện Đô sát là Phan Bá Đạt, Khoa đạo Nguyễn Văn và Vũ Danh Thạc tâu nói : “Lê Văn Duyệt khi ở Gia Định, dùng lũ nghịch Khôi, nghịch Nhã làm nanh vuốt, lấy đội Hồi lương, đội Bắc thuận làm tâm Phước. Lũ chúng vốn chẳng phải loài lương thiện, tính ác khó thuần. Cho nên Duyệt chết chưa bao lâu, nghịch Nhã đem ngay đội Hồi lương, Bắc thuận cùng lũ trọi gà, phường hạt ở dưới cờ, giữ thành làm phản, nhân đó lòng người bị mê hoặc, vạ lây đến các tỉnh Nam Kỳ, làm phiền đại đội quan quân phải tiến đánh. Năm tỉnh thành tuy đã lấy lại được, nhưng thành Phiên An là chỗ Duyệt ở trước, đảng giặc hãy còn chiếm giữ, do đấy những của cải ở trong thành đều bị mất sạch. Quan quân luôn năm đánh dẹp, có người bị thương và bị chết ! Tai vạ đó không sao nói hết ! Nay Duyệt đã chết, dẫu không thể xét kỹ được sự trạng, nhưng xem những việc như tên con nuôi là Lê Văn Hán trước đây ra vào trong thành, liên lạc với nghịch Khôi và khi đảng nghịch đến nhà thờ Lê Văn Duyệt, toan đem Bạch Xuân Nguyên bó làm đèn đuốc để tế Duyệt, thì chẳng việc kín nào không lộ, chẳng việc nhỏ nào không rõ. Thế thì tâm tích của Duyệt chẳng cần hỏi cũng biết được. Nếu chẳng định rõ tội danh thì e không lấy gì để răn người sau này. Vậy xin truy đoạt quan chức của Duyệt, còn vợ con Duyệt thì giao bộ Hình tra rõ, nghiêm xử để làm sáng tỏ phép nước”.

Vua dụ Nội các rằng : “Lê Văn Duyệt do hoạn quan xuất thân, vốn là đầy tớ trong nhà, nhân buổi trung hưng rồng mây gặp hội, cũng dự có công lao trong cuộc dẹp yên Tây Sơn. Đức Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta, nghĩ hắn khi tuổi trẻ, hầu hạ ở trong cung, tin như ruột thịt nên nhiều lần đã trao cho cờ tiết và phủ việt. Chẳng ngờ lũ ấy phần nhiều không phải loài lương thiện, ngày càng rông rỡ, dần dần có ý không chịu làm tôi, rông dài làm càn nói năng ngông cuồng, bội nghịch, chỉ vì lòng còn sợ đức thánh minh, lại vì còn nhiều người chen vai thích cánh, nên Duyệt dù có lòng gian, cũng chưa dám lộ. Hoàng khảo ta khi có tuổi cũng đã dần dần biết thóp, nhưng lại nghĩ tên đầy tớ ấy tuy mang lòng làm việc trái phép, nhưng thiên hạ đã đại định, tôi con ai chịu theo kẻ thân tàn sau khi đã thiến, chắc hắn không làm gì được ! Đối đãi tuy ngày nhạt dần, nhưng cứ chịu đựng rồi bỏ qua. Đến khi ta nối ngôi, cũng cho rằng các bầy tôi cũ không còn mấy, mà hắn lại đã già rồi, nên hãy cứ đối đãi tử tế, hoặc giả hắn biết ngầm đổi thói xấu, lặng theo đức hoá, để công thần được bảo toàn, cũng là một việc rất tốt. Chẳng ngờ hắn bụng nghĩ như rắn, rết, tính tựa hổ lang, ngông cuồng càng lắm, càn rỡ ngày thêm, thường lớn tiếng nói với mọi người : bới vạch điều thiếu sót của triều đình, khoe khoang tài giỏi của mình, phỉ báng hết lời, khiến người chẳng nỡ nghe nữa !

Năm trước, trong tù phạm Thanh - Nghệ, phàm những kẻ nào hung dữ, hắn đều chiêu dụ ra thú, tâu cho lệ thuộc dưới cờ để làm nanh vuốt. Lê Văn Khôi, là đồ vô lại, được hắn tiến cử làm quan đến Phó vệ uý, theo ở dưới cờ để làm tâm Phước. Đối với thổ hào như bọn Dương Văn Nhã và Đặng Vĩnh Ưng, hắn ngầm cho tìm đến ; đối với chỗ thông gia bên ngoài như lũ Vũ Vĩnh Tiên và Vũ Vĩnh Lộc, hắn ngầm gây làm bè đảng. Đối với những tù phạm ở Bắc Kỳ phát phối đến đó, hắn cho ở cả trong thành, thả cho làm lính. Lại ngầm kén lấy những voi chiến, khoẻ và dữ để đem theo đến chỗ đồn thú. Hắn vơ vét tất cả thuyền bè, súng ống, khí giới của Lục tỉnh Nam Kỳ để cả ở thành Phiên An. Lại riêng nghe những lời xảo trá của Trần Nhật Vĩnh, hút máu rán mỡ hầu hết nhân dân sáu tỉnh Nam Kỳ. Duyệt dùng kiệt sức quân và dân, đắp cao thành Phiên An, lộng hành cũng như thành ở kinh đô, mà hào lại có phần sâu hơn. Nếu bảo đắp thành cao, đào hào sâu để chống giặc Xiêm, thì đường biển nên phòng giữ ở Hà Tiên, đường bộ nên phòng giữ ở Chân Lạp, há có lẽ nào lại bỏ bốn tỉnh An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long, Định Tường mà chỉ giữ ở Phiên An hay sao ? Rõ ràng thế là Duyệt cốt phòng ngừa triều đình, chứ chẳng phải phòng ngừa giặc ngoài. Suy đó ra, thì tâm địa hắn người qua đường cũng đều biết rõ. Người ta đều né mắt, đau lòng chỉ giận rằng chẳng chịu vì triều đình mà sớm phát giác ra đó thôi.

“Nuôi ong tay áo, mối vạ ngày một to, cho nên tên quan hoạn lộng quyền đó tuy đã phải chịu tội âm, nhưng lũ lau nhau còn giữ được thành để làm phản. Nếu không có bọn quan tứ mục hèn kém ngu tối như Nguyễn Văn Quế, tham lam tàn bạo như Bạch Xuân Nguyên, mà lũ hung tợn dưới cờ của hắn hay làm những việc bất lương, quen thấy những điều dối vua, lấn trên, thì cũng đều muốn đua hơn cả. Thậm chí nói với người ta rằng : “Duyệt đi trấn thành Gia Định, vốn là phong vương để giữ đất ấy, chứ chẳng như các tổng trấn tầm thường khác. Lại nữa, mộ cha và mộ em của Duyệt đều tiếm gọi là “lăng” ; có khi nói với người khác hắn xưng là “cô” đến nỗi làm cho bộ hạ hắn tập lâu thành quen, chỉ biết có Lê Văn Duyệt chứ không hề biết có triều đình ! Hữu tử có nói : “Chưa hề có kẻ nào không muốn phạm thượng mà muốn làm loạn”. Như thế thì cũng chưa hề có kẻ nào muốn phạm thượng mà không muốn làm loạn”. Mầm loạn có đã lâu ngày, thì muốn những kẻ dưới cờ hắn không làm phản sao được ?

“Bởi thế, Duyệt chết chưa bao lâu, lũ thủ nghịch Lê Văn Khôi đã đem nhau giết quan, giữ thành, làm phản, nói phao lên là báo thù cho Duyệt. Cháu ruột Duyệt là Lê Văn Hán cũng cùng làm phản ; đến cả đồng bộc và bộ hạ đều theo giặc làm loạn, không một tên nào đi trốn cả. Chúng cố kết nhau làm tử đảng, cậy có thành cao, hào sâu, lương thực tích trữ như núi, khí giới tinh nhuệ, đồ đảng đông nhiều, chống cự quân nhà vua lâu đến 3 năm. Nhiều lần đã mở cho đường sống, chúng vẫn không hối tội ra thú để đến quân dân gan óc lầy đất, nói đến đau lòng ! Xét đến nguyên do thì Lê Văn Duyệt mỗi cái tóc là một cái tội ! Huống chi, ngoài đó ra, Duyệt còn ấp ủ lòng ác, nói năng bội nghịch, còn có những lời mà ta chưa nỡ vội nói. Nay trước hãy đem những hành vi của hắn đã được người ta tai nghe mắt thấy và những cớ do hắn gây nên hoạ loạn mà biểu thị rõ ràng. Vậy cái chỗ Lê Văn Duyệt và con cháu hắn đáng nên xử tội thế nào, giao cho đình thần bàn định nghĩ xử, tâu lên sẽ xuống Chỉ cho làm”.

Bọn Nội các là Hà Quyền, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Quýnh lại tâu nói : “Lê Văn Duyệt nuôi dưỡng loài phỉ gây thành biến loạn, ấp ủ hoạ thai đã lâu, chẳng phải là mới một ngày. Xét những tấn sở của Duyệt từ trước tỏ ra hình tích bội nghịch có đến 6 điều.

  • Năm Minh Mệnh thứ 4, Duyệt tự tiện sai bọn Phan Đồng Đạt là người của hắn, mượn tiếng đi dò thám, đáp thuyền riêng sang Diến Điện ; trong việc này văn thư hắn có sự giao thông chiêu nộp. Xét theo cái nghĩa người làm tôi không được ngoại giao riêng, thì ý nghĩ và việc làm của Duyệt ra sao còn phải bàn gì nữa ! Đó là một tội.

  • Đến khi sứ Diến Điện đến thành Gia Định, bấy giờ mới đem việc tâu lên. Việc đã được dụ bảo phải xử đoán theo đại nghĩa, không nên nhẹ dạ nghe người ngoài nói mà bỏ giao hiếu, gây cừu thù, thế mà Duyệt còn cố xin dung nạp. May mà trả lại những đồ cống phẩm, cho sứ giả về nước, danh nghĩa nước lớn được tỏ sáng ra với thiên hạ. Thế là Duyệt chẳng những vụng tính việc nước, mà lại cố muốn giữ ý kiến riêng để bào chữa cho điều đã sai trái. Đó là hai tội.

  • Năm Minh Mệnh thứ 7, thuyền Anh Cát Lợi bị nạn, đến đậu ở Bình Thuận, đã có Chỉ sai quan sở tại hộ tống, thế mà Duyệt cố xin đưa đến Gia Định và nói : quan trấn kiềm chế chẳng bằng thần có quyền, có thể khiến cho nó sợ lệnh tướng và oai quân. Nhưng không biết rằng hai chữ “có quyền” từ xưa vẫn rất kiêng, thế mà Duyệt nghiễm nhiên nhận lấy thì kiêu căng rông rỡ đến chừng nào ? Đó là ba tội.

  • Năm Minh Mệnh thứ 4, Thị vệ Trần Văn Tình đi việc công từ Gia Định về, tâu bày về những vết xấu của Trần Nhật Vĩnh làm riêng cửa hàng bán ngói và buôn lậu gạo thóc, Duyệt được tin, qua năm sau, nhân vào chầu, tha thiết xin giao Trần Văn Tình cho hắn đem chém, nếu không thì hắn sẽ nộp trả chức Tổng trấn. Sau đó, Duyệt xin nghỉ việc Tổng trấn. Như thế là cố ý “bắt eo” vua. “Bắt eo” vua thì là không biết “trên đầu có ai” ! Tội nào lớn hơn nữa ! Vả, xin giết một Trần Văn Tình là muốn cho mọi người khoá mồm, buộc lưỡi không dám bàn nói đến việc sai sót của hắn. Dụng tâm như thế lại là vô cùng giảo quyệt nham hiểm ! Đó là 4 tội.

  • Trần Nhật Vĩnh đã có chỉ bổ làm Ký lục Vĩnh Thanh, thế mà Duyệt còn dám cố xin cho ở lại thành Gia Định, Lê Đại Cương đã có Chỉ tuyên triệu (về Kinh), thế mà Duyệt lại cố xin cho lưu lại việc phủ Lạc Hoá. Đó đều là cố ý làm trái chiếu chỉ, mà trong tập tấu có nói : chuẩn cho làm theo lời thần yêu thỉnh thì sẽ có lợi đến chính sách ngoài biên. Duyệt lại xin chi lương cho thư lại các vệ, các cơ, các đội, trong tập tấu có nói : Lão thần ở xa nơi biên khổn sẽ có cái lo không được thực sự tin dùng ; trong đó lời lẽ đều tỏ ra bất kính. Đó là tội thứ 5.

  • Năm Minh Mệnh thứ 6, Duyệt làm sớ mật tâu khẩn khoản xin cho Lê Chất được thêm tuổi thọ, có nói : Đó là thuốc thánh khởi tử hồi sinh, tiếc gì không làm ? Vả, Duyệt được chia giữ biên khổn, lại dám lập bè đảng riêng như thế, thật rất không phải đạo tôi con. Đó là tội thứ 6.

  • Lại nghe nói : Duyệt lúc ngày thường, từng nói với người ta rằng xin được bài thơ phụ tiên có những câu :

“Tá Hán tranh tiên chư Hán tướng

Phụ Chu ninh hậu Thập Chu thần

Tha niên tái ngộ Trần Kiều sự

Nhất đán hoàng đào bức thử thân”.

Nghĩa là : Giúp nhà Hán, đứng trước các tướng nhà Hán, giúp nhà Chu không chịu ở sau mười người bề tôi nhà Chu. Sau này lại gặp việc nhường ngôi như ở Trần Kiều, thì áo hoàng bào sẽ có người khoác vào cho mình.

Nếu không phải là kẻ vốn ôm ấp tấm lòng không chịu làm tôi thì quyết không bao giờ dám nói ra miệng và thuật cho người ta nghe những câu không giữ đạo làm tôi ấy. Bởi thế nên bộ hạ dưới cờ tập nhiễm thói quen, để đến thây chết chưa lạnh, đã xảy ra các án ghê gớm kia. Vậy xin nộp lại, giao cả cho đình thần quy kết để nêu tội danh cho thật đúng”. Vua y cho. Khi lời đình nghị dâng lên, Duyệt vì lời nói và việc làm bội nghịch, có 7 tội đáng chém :

  1. Sai người riêng của mình sang Diến Điện, kết ngoại giao ngầm.

  2. Xin đưa thuyền Anh Cát Lợi đến thành Gia Định để tỏ mình có quyền.

  3. Xin giết Thị vệ Trần Văn Tình để khoá miệng người khác.

  4. Dâng sớ chống lại mệnh vua, cố xin cho viên quan đã bổ thụ đi nơi khác được lưu lại và điều 1 viên quan đi làm việc khác khi đã có chiếu chỉ tuyên triệu((1) Chỉ việc Trần Nhật Vĩnh và Lê Đại Cương.1).

  5. Kết bè đảng, xin cho Lê Chất được thêm tuổi thọ.

  6. Dấu riêng những giấy đóng sẵn ấn ngự bảo.

  7. Gọi mộ tiên nhân là “lăng” ; đối với người tự xưng là “cô“ ; 2 tội đáng xử, thắt cổ chết (cố xin dung nạp sứ giả Diến Điện để hòng bào chữa điều mình đã sai trái đó là một. Nói với người ta về việc xin được thơ tiên giáng bút có câu “Trần Kiều” và “Hoàng Bào”. Đó là hai) ; 1 tội đáng phải sung quân (tự tiện bắt biền binh đóng thuyền riêng). Duy sự biến loạn ở Phiên An, thực Duyệt là người đứng đầu gây vạ, chiếu theo luật mưu phản, nên khép tội lăng trì. Song Duyệt đã trước chịu tội âm rồi, thì xin truy đoạt bằng sắc, và bổ áo quan, phanh thây ra để tỏ sự răn dạy rõ ràng. Còn những cáo sắc phong tặng cho đời cụ, đời ông và bố mẹ của Duyệt đều thu lại cả. Các mồ mả tiên nhân có chỗ nào tiến lạm trái phép thì đều huỷ bỏ đi. Các con em và vợ cả vợ lẽ của Duyệt đều xử tội có phân biệt, tài sản đều tịch thu.

Vua cho rằng : “Cháu của phạm nhân là Lê Văn Hán cùng đầu đảng giặc Lê Văn Khôi dựa nhau làm loạn, tội tình rõ ràng đích xác, chuẩn cho đem xử tội lăng trì. Vợ cả Duyệt đem chém ngay. Anh em tên Hán là lũ Lê Văn Yến, Lê Văn Tề 6 tên, trước xử án trảm quyết, nay đổi làm trảm giam hậu. Lũ Lê Văn Sầm 6 tên đều mới dưới 15 tuổi, hãy giam lại cho nghiêm cẩn. Hai con tên Yến, hai con tên Tề, bé dại không biết gì thì tha không nã bắt. 13 người đàn bà trước xử bắt làm đầy tớ gái, nay thả cả. 3 người vợ cả, vợ lẽ của Duyệt trước xử phanh thây, nay cũng không xét hỏi nữa”.

Duy về tội danh của Duyệt, còn muốn lấy ý kiến dư luận ở các tỉnh ngoài để tỏ án xử là đúng, bèn dụ sai bộ Hình sao bản án ra, cấp cho các Tổng đốc, Tuần phủ các tỉnh cho họ góp ý kiến làm chuyên tập tâu lên. Hộ lý Tuần phủ Lạng - Bình là Trần Huy Phác xin khép con kế tự của Duyệt là Lê Văn Yến cùng với các cháu là Lê Văn Thiện và Lê Văn Nguyên vào tội trảm quyết. Hộ lý Tuần phủ Quảng Yên là Lê Dục Đức, xin trị tội những thân thuộc phạm nhân từ 16 tuổi trở lên. Còn thì đều xin y theo đình nghị.

Vua dụ rằng : “Thế đủ thấy lẽ trời sáng tỏ không sai ; đạo công tồn tại ở người ta, thực không thể bưng bít. Kẻ quyền gian gây vạ, cả thiên hạ đều giận, mọi việc ác đều dồn vào, muôn miệng cùng nói như một, đủ tỏ là cái án đích xác, nghìn năm bất dịch. Vả, tội của Lê Văn Duyệt đếm tội cũng không kể hết, nói đến đau lòng ; dù bổ áo quan mà phanh thây cũng không oan. Song nghĩ : hắn chết đã lâu, trước chịu tội âm rồi, lại đã truy đoạt quan tước, còn nắm xương khô trong mả, nay cũng chẳng thèm gia hình. Vậy sai Đốc phủ Gia Định lập tức san mồ mả thành đất phẳng và dựng cái bia đá ở trên khắc 8 chữ lớn : “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ” Åv ́I ¾¤ ¤å ®® ¥ñ ªk ³B (Chỗ hoạn quan lộng quyền là Lê Văn Duyệt chịu tội chết), để nêu rõ tội danh ở sau khi chết, mà làm tỏ sáng phép nước về sau này, và để làm gương răn cho những kẻ quyền gian muôn đời. Lũ con Duyệt là Lê Văn Yến, không kể Lê Văn Duyệt là kẻ đứng đầu gây tội, chỉ kể ngay việc em hắn là Lê Văn Hán giao thông với nghịch tặc, thì luật đã có minh văn nói rõ về việc thân thuộc phải tội lây, nhưng nghĩ tên Hán chẳng qua càn dại trong một thời đi lại với giặc, nhưng có khác với những kẻ trước sau theo giặc chống lại quan quân. Lê Văn Hán đã phải tội cực hình, đủ tỏ phép nước, còn các kẻ khác thì xử vào tội trảm giam hậu cũng đủ để đền tội. Đạo dụ này cho sao lục phát đi trong Kinh và ngoài các tỉnh mỗi nơi 1 bản, khiến cho ai nấy đều biết triều đình thi hành pháp luật một mực chí công, rõ ràng cân nhắc lưỡi gươm ba thước, nghiêm cẩn nêu cao rìu búa nghìn thu”.

Bộ Lại và bộ Hình lại trích những người dưới cờ của Duyệt đã về hưu hoặc đã chết để tâu lên. Vua sai đều truy đoạt bằng sắc, chớ để bêu xấu quan chức.

Tập 05
chính biên

đệ nhị kỷ - quyển CXc

thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế

Mậu Tuất, Minh Mệnh năm thứ 19 [1838]. Mùa xuân, tháng 3, ngày Giáp Tuất, mới định quốc hiệu là nước Đại Nam.
Đình thần tâu nói : Tù giam ở ngục Gia Định mưu làm phản vượt ngục, suy tôn tội phạm phải giam là Lê Văn Sơn, tức là cháu họ tên phạm cũ Lê Văn Duyệt, con của nghịch phạm Lê Văn Hán, thế là trước sau mưu làm giặc đều từ một nhà

Lê Văn Duyệt gây nên, mầm ác không thể không trừ, các con cháu Lê Văn Duyệt là bọn Lê Văn Yên, Lê Văn Tề, Lê Văn Phước, Lê Văn Thận, Lê Văn An, Lê Hào, Lê Văn Sầm, Lê Văn Doanh 8 tên, vẫn đương giam cấm, xin xử chém cả cho hết mầm ác”.

Vua bảo rằng : “Lê Văn Duyệt là hoạn quan làm đầy tớ, chỉ dùng sai khiến ở trong cung, nguyên không phải tài năng kỳ dị, hay dũng tướng mưu thần, chẳng qua trước vì Nhà nước lắm việc, Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta, phàm tôi tớ trong triều, ngoài các trấn, đều sai đem quân đánh giặc, cho chóng rửa được thù thẹn, vừa gặp buổi rồng mây gặp hội, và Nhà nước sẽ bắt đầu thịnh lớn, nên trời tổ ban Phước cho, bách thần hết sức giúp, lại nhờ có mưu mô của triều đình, kế hoạch thần diệu làm việc quyết định sáng suốt, hằng năm Hoàng khảo ta, thân đem sáu quân các công thần chưa từng tự chuyên đánh dẹp, tai mắt mọi người, đều nghe thấy cả, sau khi đại định, vinh phong cho các công thần, hắn cũng vì đi ở nơi hàng trận, có công khó nhọc, lạm dự phong tước quận công, em hắn là Lê Văn Phong, làm quan đến tòng nhất phẩm, con nuôi hắn là Lê Văn Yên lại được gả công chúa cho, một nhà anh em, rất nhiều vinh hiển ơn nước hậu biết chừng nào, thế mà cậy công kiêu bậy, khinh thường hiến pháp, riêng nghĩ làm xằng, không việc gì là không làm, hằng muốn mượn cớ đem quân ra đóng ở ngoài, hy vọng nghe ngóng, hầu cho là không ai dám làm gì, đã bị mọi người tố giác, Hoàng khảo ta đã soi biết tâm tích, nhưng nghĩ hắn là một kẻ hoạn quan, ai chịu nghe theo, sẽ không làm gì được, hãy nín nhịn bỏ qua. Đến khi trẫm lên ngôi vua, tóm cả muôn việc, hắn sợ không thoả được mưu gian, liền dám đem lòng bất mãn, càn ngạo bất kính, thường thấy lộ ra lời nói và nét mặt, trẫm lại nghĩ bầy tôi cũ không còn mấy người, càng thương yêu hơn, cũng không lấy làm ngờ ghét, thế mà hắn kiêu ngạo tăng thêm, càn dỡ càng lắm, tức như việc chiêu nuôi bọn tù phạm hung ác người nhà Thanh để làm tâm Phước ; cố kết với gian thần là Lê Chất, để làm việc ngầm cùng là ngầm kén voi trâu khoẻ mạnh, đem theo đến chỗ đóng, riêng thu cả thuyền bè 6 tỉnh, coi như của mình, lại đắp thành cao, đào hào sâu, ngang với kinh sư, phàm các việc ấy đều là chứa chất lòng ác, ngầm mang lòng không theo pháp luật. Ngoài các việc ấy, tội ác còn nhiều, xét việc làm của hắn, việc gian rõ ràng, tính đốt tay không xiết được, hơn nữa giúp đỡ cho Trần Nhật Vĩnh, tàn ngược bừa bãi, hút máu mủ nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ, số của lót thường đến vài mươi vạn, đến khi việc vỡ lở, sợ tội đến mình, không đừng được mới xin đem Nhật Vĩnh ra chém, để tự che đậy mà nhân dân bị giày xéo nát nhừ, đã không xiết kể. Sau khi chết, lại phát xuất ra việc riêng giấu giấy đóng ấn sẵn, riêng đóng thuyền bè gỗ nam, làm rất nhiều việc không công bằng không theo pháp luật, triều đình cũng chưa nỡ hỏi đến, thế mà trong hàng ngũ của hắn, như lũ Lê Văn Khôi, Thái Công Triều, nhân thấy ngày thường dối trá lăng phạm người trên, tập thành thói quen, không còn biết có triều đình, cho nên xác thịt của hắn chưa tan hết, mà bọn Khôi đem nhau nổi loạn, giữ thành làm phản, cháu họ hắn là Lê Văn Hán cũng cùng với hắn trước sau cùng mưu, thậm chí đến bọn trẻ con chơi đùa gà chọi chó săn, không ai là không hùa theo làm loạn, để cho dân 6 tỉnh Nam Kỳ phải khổ, giặc Xiêm nhân đó xâm lấn quấy rối ngoài biên, gan óc quân dân tan tành hết cả, may nhờ trời đất thương giúp, miếu xã ban ơn, trẫm sai tướng đem quân, chỉ bảo kế hoạch, thêm được tướng có mưu, quân hùng mạnh, hợp sức cùng lòng, trước dẹp yên giặc Xiêm, sau dẹp yên thành Phiên An, lâu đến 3 năm, rồi sau mới xong việc, mà quân dân khổ cực, không biết đã bao nhiêu, nói đến không ai là không nhức đầu đau ruột, trước đã được đình thần nghị xử : lời nói và việc làm của chúng trái ngược, đáng phải tội chém 7 người, tội thắt cổ 2 người và tội sung quân 1 người, nhưng xét việc gây biến ở Phiên An, thực là tai hoạ bậc nhất, xin xử tội lăng trì xử tử và bổ quan tài, chém xác chết, để tỏ răn bảo rõ ràng. Cứ theo án ấy định, không kể tội của hắn, thân thuộc đã phải tội lây, và đem việc Lê Văn Hán cùng với giặc Khôi làm phản, thì một nhà anh em thân thuộc cũng nên phải tội chết, hiện nay chỉ cứ tên giặc Lê Văn Hán và người ở cùng một nhà là bọn Lê Văn Nguyên, Lê Văn Thiện phải xử chém mà thôi, còn người không ở cùng nhà thì hãy tạm giam cấm, các đàn bà con gái và trẻ con đều tha không phải tra bắt. Lê Văn Duyệt cũng tha chém xác cho xương khô được toàn, còn như con của tên giặc Lê Văn Hán là Lê Văn Sơn cũng còn giam cấm, thực đã quá nhờ điển lệ khoan hồng, mấy lần xét án mùa thu đình nghị và pháp quan lại đều cho là bọn Lê Văn Yên theo luật nên phải tội lây và xin xử chém, nhưng trẫm cũng chưa nỡ quyết vội, không ngờ bọn tù trong ngục lại muốn suy tôn Lê Văn Sơn, mưu theo vết xe cũ của giặc Khôi như thế, ác nghịch ngập trời, tội không tha được. Nay đình thần tâu lên, thực do ở lòng công phẫn công tâm, nếu trẫm lại tạm bợ dung cho kẻ gian, giả sử ngày sau lại sinh biến khác thì người sẽ cho trẫm là thế nào ? Cho nên không thể không theo lời xin ấy, Lê Văn Yên chuẩn cho tự chết, Lê Văn Tề, Lê Văn Phước, Lê Văn Thận, Lê Văn An, Lê Hào, Lê Văn Sầm, Lê Văn Doanh đều chém ngay, còn con của Lê Văn Yên là Lê Văn Diễn, Lê Văn Minh, con của Lê Văn Tề là Lê Văn Hợp, Lê Văn Dũng tạm tha cho tội chết, phát đi an trí ở Cao Bằng, đợi khi trưởng thành, do địa phương xét, quả là yên phận giữ phép, hay hoặc có tình trạng hung ác khác, cứ thực tâu bày, đợi Chỉ, đó là một nhà Lê Văn Duyệt bạn nghịch, ác nghiệt tự mình gây ra, tội giết không tha được, có can phạm đến đại nghĩa đại pháp, không thế không được.

Vả lại trẫm từ khi nối ngôi vua tới nay, hậu đãi các công thần, sống thì vinh, chết thì thương, đến con cháu cũng được đời đời tập ấm, có phẩm tước để nối nghiệp nhà, có mũ đai để thân được vinh hiển, ân điển ngày càng nhiều, trong ngoài vốn nghe biết, không đợi nay phải nói nhiều, giả sử phạm phải tội lỗi tầm thường, tức luật có nghị công, còn có thể lượng cho tha thứ, còn như lòng hung bạo như sài lang, hại dân hại nước, gây tai vạ với triều đình, nếu lại theo tình bỏ phép, thì sao tỏ được nghĩa xuân thu, mà tỏ bảo về sau, chuẩn cho bộ Hình đem nguyên uỷ án ấy thông dụ cho các địa phương các trực tỉnh, cho cả nước biết triều đình thưởng người có công, phạt người có tội, là do lòng đại công chí chính, không vì lỗi nhỏ mà mất cả công, cũng không vì tội to mà pháp luật phải khuất khúc, khiến cho kẻ thiện biết khuyến khích, kẻ ác biết răn chừa, làm gương để răn mãi”. Bộ Hình lại tâu nói : tội của phạm viên Lê Chất giống với tội Lê Văn Duyệt, cháu họ của Duyệt đã phát đi Cao Bằng, thì người họ để tang một năm bị tội lây của Chất là bọn Lê Luận 8 tên cũng nên phân phát đi an trí ở Lạng Sơn, Tuyên Quang, do quan địa phương quản thúc. Vua nghe theo.

## Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (toàn tập). ### Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2007. --- Tập 03 Chính biên ĐỆ NHỊ KỶ - QUYỂN LXIV Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế Canh dần, năm Minh Mệnh thứ 11 [1830] (Thanh Đạo Quang năm thứ 10), mùa xuân, tháng giêng Tả thị lang Hộ bộ Hoàng Quýnh đem việc thành thần Gia Định tư rằng vật giá đắt vọt lên, nhà nước mua không đủ, vào chầu tâu trước vua, nhân nói việc đặt mua rất không tiện: “Thần trước hiệu lực ở Quảng Bình, tự mình thấy rõ tệ ấy. Tức như da trâu và lưới rách, để đấy là đồ bỏ đi, bán cho quan thì được giá tốt, thế mà trong dân đến nỗi có kẻ giết trâu xé lưới để cầu khỏi việc đòi bắt. Phàm triều đình lập pháp là vốn muốn nhân việc gia ân để giúp dân, mà một khi quan lại không thể đức ý ấy thì da trâu lưới rách còn sinh ra tệ, huống là có món lại quá thế nữa”. Vua nói rằng: “Những vật nhà nước cần dùng không thể thiếu được. Những sản vật các địa phương sản xuất, không mua ở dân thì lấy đâu cho đủ dùng. Chỉ sợ hữu ty không biết giữ lòng công theo pháp luật mà thôi. Như năm trước mua đậu khấu mỗi 100 cân trả đến trên dưới 150 lạng bạc, thế mà bảo hộ Chân Lạp là Nguyễn Văn Thuỵ cùng phạm viên là Trần Nhật Vĩnh chỉ trả 50, 60 lạng, lại còn nói tự xuất của nhà để cấp thêm. Bọn ấy đã mưu gian cho đầy túi, lại đổ lỗi cho bề trên, thì dân mọn ở biên thuỳ còn trông mong gì nữa. Trẫm đã từng mạt sát mối tệ, đinh ninh răn bảo, không biết Hộ tào ngày nay là Ngô Bá Nhân đã biết soi gương ấy hay chưa !”. Quýnh vốn là người ngay thẳng, gặp việc dám nói, vua cũng dung nạp. chính biên đệ nhị kỷ - Quyển LXXx Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13 [1832], mùa hạ, tháng 5. Truy luận tội Nguyễn Văn Thuỵ nguyên Bảo hộ Chân Lập. Trước đây, Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Gia Định, sai Hình tào Vũ Du đi dò xét tình trạng dân Phiên ((1) Phiên : đây là dùng chỉ Chân Lạp.1). Du về nói dò được việc Nguyễn Văn Thuỵ, khi lĩnh chức Bảo hộ, ngày thường bắt dân Phiên đi lấy gỗ táu đem nộp mà không cấp tiền và gạo, lại bắt dân Phiên làm việc tư, sửa đắp đường cái, để đưa đám chôn cất vợ. Duyệt đem hết tình trạng ấy tâu lên. Vua ra lệnh tịch thu gia sản và giao xuống bộ Hình nghiêm ngặt nghị tội, rồi lại sai đình thần bàn xét lại. Đến đây bản án dâng lên. Vua dụ rằng : “Nguyễn Văn Thuỵ đã được uỷ cho trọng trách bảo vệ biên cương, thế mà không biết tuyên dương đức hoá, vỗ yên dân chúng ngoài biên, lại dám sinh sự nhiễu dân, gây nhiều suối tệ ! Huống chi Thuỵ lại cùng kẻ bị tội trảm quyết là Trần Nhật Vĩnh dối trá giấu giếm mọi việc dựa nhau làm điều gian, tội ác rất nặng, nếu con người ấy còn sống thì ta cũng cứ giữ lòng chí công làm đúng hình pháp, chém đầu để bêu cho mọi người biết. Nay Thuỵ đã chết rồi, lại nghĩ ngày trước hãy có chút công lao ở Vọng Các, lòng Trẫm không nỡ, vậy gia ơn chỉ truy giáng Thuỵ xuống hàm Chánh ngũ phẩm và đoạt lại chức tập ấm của con hắn, duy cáo sắc tặng phong cha mẹ thì được miễn theo. Còn tang vật mà Thuỵ đã sách nhiễu dân Phiên thì phải truy ra rồi lấy gia sản kẻ phạm tội ấy mà truy cấp cho dân Phiên”. Nhân đó vua sai Lang trung bộ Công là Lê Hựu đem sắc thư sang nước Chân Lạp, tuyên dụ vua Phiên, nói cho biết rằng, đối với việc viên Bảo hộ Nguyễn Văn Thuỵ quấy nhiễu dân, triều đình đã trị tội rồi, vương nên kính cẩn giữ lễ phiên phục, chớ bận lòng vì một viên chức hư hỏng. Vua Phiên dâng biểu nói : “Năm trước có việc đi lấy gỗ táu đem nộp thì dân Phiên đã lĩnh tiền và gạo của nhà nước cấp rồi. Vậy tha thiết xin đình chỉ việc cấp cho nữa”. Vua dụ bộ Lễ rằng : “Nước Chân Lạp đứng hàng phiên thần, việc ta xếp đặt sự nghi có quan hệ đến quốc thể không nhỏ. Vũ Du vâng mệnh đi dò la, không xét đưa nguyên uỷ đích xác, đột nhiên về báo rất là sai lầm, vậy trước hãy cách chức ngay, rồi giao bộ Hình bàn xử. Nguyễn Văn Thuỵ dẫu không can vào việc này, nhưng sai dân Phiên làm việc riêng, sửa mộ đắp đường, cũng là đáng tội, vậy cứ chuẩn y nguyên án. Vả Vũ Du khi đi dò xét, không đúng sự thực thì phải giao ngay bàn xét để trừng phạt. Còn các điều mà Nguyễn Văn Thuỵ đã phạm, điều gì không có thì phải vì hắn mà làm cho sáng tỏ ra, còn điều gì có thực thì cũng không coi nhẹ mà tha được, đó là ta đã cân nhắc nặng nhẹ, giữ lòng rất công, vốn không có ý làm hơn làm kém ở trong đó. Vậy khi đưa tờ dụ này cho thành Gia Định, rồi sao chép ra, cấp cho con Nguyễn Văn Thuỵ được biết”. Sau đó, bộ Hình nghị xử Vũ Du vào tội đồ, nhưng vua đặc cách cho cách chức, phát đi Cam Lộ gắng sức làm việc để chuộc tội. Trần Thái Tín, Lang trung bộ Binh biện lý công việc biên cương ở thành Nam Vang, cậy thế, mưu toan việc riêng bị giáng cách chức. Tập 04 Chính biên đệ nhị kỷ - quyển clxii thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế ất Mùi, Minh Mệnh năm thứ 16 [[1835], mùa đông, tháng 11. Truy luận về tội của nguyên Tổng trấn thành Gia Định là Lê Văn Duyệt. Trước đây, Tả phó đô ngự sử viện Đô sát là Phan Bá Đạt, Khoa đạo Nguyễn Văn và Vũ Danh Thạc tâu nói : “Lê Văn Duyệt khi ở Gia Định, dùng lũ nghịch Khôi, nghịch Nhã làm nanh vuốt, lấy đội Hồi lương, đội Bắc thuận làm tâm Phước. Lũ chúng vốn chẳng phải loài lương thiện, tính ác khó thuần. Cho nên Duyệt chết chưa bao lâu, nghịch Nhã đem ngay đội Hồi lương, Bắc thuận cùng lũ trọi gà, phường hạt ở dưới cờ, giữ thành làm phản, nhân đó lòng người bị mê hoặc, vạ lây đến các tỉnh Nam Kỳ, làm phiền đại đội quan quân phải tiến đánh. Năm tỉnh thành tuy đã lấy lại được, nhưng thành Phiên An là chỗ Duyệt ở trước, đảng giặc hãy còn chiếm giữ, do đấy những của cải ở trong thành đều bị mất sạch. Quan quân luôn năm đánh dẹp, có người bị thương và bị chết ! Tai vạ đó không sao nói hết ! Nay Duyệt đã chết, dẫu không thể xét kỹ được sự trạng, nhưng xem những việc như tên con nuôi là Lê Văn Hán trước đây ra vào trong thành, liên lạc với nghịch Khôi và khi đảng nghịch đến nhà thờ Lê Văn Duyệt, toan đem Bạch Xuân Nguyên bó làm đèn đuốc để tế Duyệt, thì chẳng việc kín nào không lộ, chẳng việc nhỏ nào không rõ. Thế thì tâm tích của Duyệt chẳng cần hỏi cũng biết được. Nếu chẳng định rõ tội danh thì e không lấy gì để răn người sau này. Vậy xin truy đoạt quan chức của Duyệt, còn vợ con Duyệt thì giao bộ Hình tra rõ, nghiêm xử để làm sáng tỏ phép nước”. Vua dụ Nội các rằng : “Lê Văn Duyệt do hoạn quan xuất thân, vốn là đầy tớ trong nhà, nhân buổi trung hưng rồng mây gặp hội, cũng dự có công lao trong cuộc dẹp yên Tây Sơn. Đức Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta, nghĩ hắn khi tuổi trẻ, hầu hạ ở trong cung, tin như ruột thịt nên nhiều lần đã trao cho cờ tiết và phủ việt. Chẳng ngờ lũ ấy phần nhiều không phải loài lương thiện, ngày càng rông rỡ, dần dần có ý không chịu làm tôi, rông dài làm càn nói năng ngông cuồng, bội nghịch, chỉ vì lòng còn sợ đức thánh minh, lại vì còn nhiều người chen vai thích cánh, nên Duyệt dù có lòng gian, cũng chưa dám lộ. Hoàng khảo ta khi có tuổi cũng đã dần dần biết thóp, nhưng lại nghĩ tên đầy tớ ấy tuy mang lòng làm việc trái phép, nhưng thiên hạ đã đại định, tôi con ai chịu theo kẻ thân tàn sau khi đã thiến, chắc hắn không làm gì được ! Đối đãi tuy ngày nhạt dần, nhưng cứ chịu đựng rồi bỏ qua. Đến khi ta nối ngôi, cũng cho rằng các bầy tôi cũ không còn mấy, mà hắn lại đã già rồi, nên hãy cứ đối đãi tử tế, hoặc giả hắn biết ngầm đổi thói xấu, lặng theo đức hoá, để công thần được bảo toàn, cũng là một việc rất tốt. Chẳng ngờ hắn bụng nghĩ như rắn, rết, tính tựa hổ lang, ngông cuồng càng lắm, càn rỡ ngày thêm, thường lớn tiếng nói với mọi người : bới vạch điều thiếu sót của triều đình, khoe khoang tài giỏi của mình, phỉ báng hết lời, khiến người chẳng nỡ nghe nữa ! Năm trước, trong tù phạm Thanh - Nghệ, phàm những kẻ nào hung dữ, hắn đều chiêu dụ ra thú, tâu cho lệ thuộc dưới cờ để làm nanh vuốt. Lê Văn Khôi, là đồ vô lại, được hắn tiến cử làm quan đến Phó vệ uý, theo ở dưới cờ để làm tâm Phước. Đối với thổ hào như bọn Dương Văn Nhã và Đặng Vĩnh Ưng, hắn ngầm cho tìm đến ; đối với chỗ thông gia bên ngoài như lũ Vũ Vĩnh Tiên và Vũ Vĩnh Lộc, hắn ngầm gây làm bè đảng. Đối với những tù phạm ở Bắc Kỳ phát phối đến đó, hắn cho ở cả trong thành, thả cho làm lính. Lại ngầm kén lấy những voi chiến, khoẻ và dữ để đem theo đến chỗ đồn thú. Hắn vơ vét tất cả thuyền bè, súng ống, khí giới của Lục tỉnh Nam Kỳ để cả ở thành Phiên An. Lại riêng nghe những lời xảo trá của Trần Nhật Vĩnh, hút máu rán mỡ hầu hết nhân dân sáu tỉnh Nam Kỳ. Duyệt dùng kiệt sức quân và dân, đắp cao thành Phiên An, lộng hành cũng như thành ở kinh đô, mà hào lại có phần sâu hơn. Nếu bảo đắp thành cao, đào hào sâu để chống giặc Xiêm, thì đường biển nên phòng giữ ở Hà Tiên, đường bộ nên phòng giữ ở Chân Lạp, há có lẽ nào lại bỏ bốn tỉnh An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long, Định Tường mà chỉ giữ ở Phiên An hay sao ? Rõ ràng thế là Duyệt cốt phòng ngừa triều đình, chứ chẳng phải phòng ngừa giặc ngoài. Suy đó ra, thì tâm địa hắn người qua đường cũng đều biết rõ. Người ta đều né mắt, đau lòng chỉ giận rằng chẳng chịu vì triều đình mà sớm phát giác ra đó thôi. “Nuôi ong tay áo, mối vạ ngày một to, cho nên tên quan hoạn lộng quyền đó tuy đã phải chịu tội âm, nhưng lũ lau nhau còn giữ được thành để làm phản. Nếu không có bọn quan tứ mục hèn kém ngu tối như Nguyễn Văn Quế, tham lam tàn bạo như Bạch Xuân Nguyên, mà lũ hung tợn dưới cờ của hắn hay làm những việc bất lương, quen thấy những điều dối vua, lấn trên, thì cũng đều muốn đua hơn cả. Thậm chí nói với người ta rằng : “Duyệt đi trấn thành Gia Định, vốn là phong vương để giữ đất ấy, chứ chẳng như các tổng trấn tầm thường khác. Lại nữa, mộ cha và mộ em của Duyệt đều tiếm gọi là “lăng” ; có khi nói với người khác hắn xưng là “cô” đến nỗi làm cho bộ hạ hắn tập lâu thành quen, chỉ biết có Lê Văn Duyệt chứ không hề biết có triều đình ! Hữu tử có nói : “Chưa hề có kẻ nào không muốn phạm thượng mà muốn làm loạn”. Như thế thì cũng chưa hề có kẻ nào muốn phạm thượng mà không muốn làm loạn”. Mầm loạn có đã lâu ngày, thì muốn những kẻ dưới cờ hắn không làm phản sao được ? “Bởi thế, Duyệt chết chưa bao lâu, lũ thủ nghịch Lê Văn Khôi đã đem nhau giết quan, giữ thành, làm phản, nói phao lên là báo thù cho Duyệt. Cháu ruột Duyệt là Lê Văn Hán cũng cùng làm phản ; đến cả đồng bộc và bộ hạ đều theo giặc làm loạn, không một tên nào đi trốn cả. Chúng cố kết nhau làm tử đảng, cậy có thành cao, hào sâu, lương thực tích trữ như núi, khí giới tinh nhuệ, đồ đảng đông nhiều, chống cự quân nhà vua lâu đến 3 năm. Nhiều lần đã mở cho đường sống, chúng vẫn không hối tội ra thú để đến quân dân gan óc lầy đất, nói đến đau lòng ! Xét đến nguyên do thì Lê Văn Duyệt mỗi cái tóc là một cái tội ! Huống chi, ngoài đó ra, Duyệt còn ấp ủ lòng ác, nói năng bội nghịch, còn có những lời mà ta chưa nỡ vội nói. Nay trước hãy đem những hành vi của hắn đã được người ta tai nghe mắt thấy và những cớ do hắn gây nên hoạ loạn mà biểu thị rõ ràng. Vậy cái chỗ Lê Văn Duyệt và con cháu hắn đáng nên xử tội thế nào, giao cho đình thần bàn định nghĩ xử, tâu lên sẽ xuống Chỉ cho làm”. Bọn Nội các là Hà Quyền, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Quýnh lại tâu nói : “Lê Văn Duyệt nuôi dưỡng loài phỉ gây thành biến loạn, ấp ủ hoạ thai đã lâu, chẳng phải là mới một ngày. Xét những tấn sở của Duyệt từ trước tỏ ra hình tích bội nghịch có đến 6 điều. - Năm Minh Mệnh thứ 4, Duyệt tự tiện sai bọn Phan Đồng Đạt là người của hắn, mượn tiếng đi dò thám, đáp thuyền riêng sang Diến Điện ; trong việc này văn thư hắn có sự giao thông chiêu nộp. Xét theo cái nghĩa người làm tôi không được ngoại giao riêng, thì ý nghĩ và việc làm của Duyệt ra sao còn phải bàn gì nữa ! Đó là một tội. - Đến khi sứ Diến Điện đến thành Gia Định, bấy giờ mới đem việc tâu lên. Việc đã được dụ bảo phải xử đoán theo đại nghĩa, không nên nhẹ dạ nghe người ngoài nói mà bỏ giao hiếu, gây cừu thù, thế mà Duyệt còn cố xin dung nạp. May mà trả lại những đồ cống phẩm, cho sứ giả về nước, danh nghĩa nước lớn được tỏ sáng ra với thiên hạ. Thế là Duyệt chẳng những vụng tính việc nước, mà lại cố muốn giữ ý kiến riêng để bào chữa cho điều đã sai trái. Đó là hai tội. - Năm Minh Mệnh thứ 7, thuyền Anh Cát Lợi bị nạn, đến đậu ở Bình Thuận, đã có Chỉ sai quan sở tại hộ tống, thế mà Duyệt cố xin đưa đến Gia Định và nói : quan trấn kiềm chế chẳng bằng thần có quyền, có thể khiến cho nó sợ lệnh tướng và oai quân. Nhưng không biết rằng hai chữ “có quyền” từ xưa vẫn rất kiêng, thế mà Duyệt nghiễm nhiên nhận lấy thì kiêu căng rông rỡ đến chừng nào ? Đó là ba tội. - Năm Minh Mệnh thứ 4, Thị vệ Trần Văn Tình đi việc công từ Gia Định về, tâu bày về những vết xấu của Trần Nhật Vĩnh làm riêng cửa hàng bán ngói và buôn lậu gạo thóc, Duyệt được tin, qua năm sau, nhân vào chầu, tha thiết xin giao Trần Văn Tình cho hắn đem chém, nếu không thì hắn sẽ nộp trả chức Tổng trấn. Sau đó, Duyệt xin nghỉ việc Tổng trấn. Như thế là cố ý “bắt eo” vua. “Bắt eo” vua thì là không biết “trên đầu có ai” ! Tội nào lớn hơn nữa ! Vả, xin giết một Trần Văn Tình là muốn cho mọi người khoá mồm, buộc lưỡi không dám bàn nói đến việc sai sót của hắn. Dụng tâm như thế lại là vô cùng giảo quyệt nham hiểm ! Đó là 4 tội. - Trần Nhật Vĩnh đã có chỉ bổ làm Ký lục Vĩnh Thanh, thế mà Duyệt còn dám cố xin cho ở lại thành Gia Định, Lê Đại Cương đã có Chỉ tuyên triệu (về Kinh), thế mà Duyệt lại cố xin cho lưu lại việc phủ Lạc Hoá. Đó đều là cố ý làm trái chiếu chỉ, mà trong tập tấu có nói : chuẩn cho làm theo lời thần yêu thỉnh thì sẽ có lợi đến chính sách ngoài biên. Duyệt lại xin chi lương cho thư lại các vệ, các cơ, các đội, trong tập tấu có nói : Lão thần ở xa nơi biên khổn sẽ có cái lo không được thực sự tin dùng ; trong đó lời lẽ đều tỏ ra bất kính. Đó là tội thứ 5. - Năm Minh Mệnh thứ 6, Duyệt làm sớ mật tâu khẩn khoản xin cho Lê Chất được thêm tuổi thọ, có nói : Đó là thuốc thánh khởi tử hồi sinh, tiếc gì không làm ? Vả, Duyệt được chia giữ biên khổn, lại dám lập bè đảng riêng như thế, thật rất không phải đạo tôi con. Đó là tội thứ 6. - Lại nghe nói : Duyệt lúc ngày thường, từng nói với người ta rằng xin được bài thơ phụ tiên có những câu : “Tá Hán tranh tiên chư Hán tướng Phụ Chu ninh hậu Thập Chu thần Tha niên tái ngộ Trần Kiều sự Nhất đán hoàng đào bức thử thân”. Nghĩa là : Giúp nhà Hán, đứng trước các tướng nhà Hán, giúp nhà Chu không chịu ở sau mười người bề tôi nhà Chu. Sau này lại gặp việc nhường ngôi như ở Trần Kiều, thì áo hoàng bào sẽ có người khoác vào cho mình. Nếu không phải là kẻ vốn ôm ấp tấm lòng không chịu làm tôi thì quyết không bao giờ dám nói ra miệng và thuật cho người ta nghe những câu không giữ đạo làm tôi ấy. Bởi thế nên bộ hạ dưới cờ tập nhiễm thói quen, để đến thây chết chưa lạnh, đã xảy ra các án ghê gớm kia. Vậy xin nộp lại, giao cả cho đình thần quy kết để nêu tội danh cho thật đúng”. Vua y cho. Khi lời đình nghị dâng lên, Duyệt vì lời nói và việc làm bội nghịch, có 7 tội đáng chém : 1. Sai người riêng của mình sang Diến Điện, kết ngoại giao ngầm. 2. Xin đưa thuyền Anh Cát Lợi đến thành Gia Định để tỏ mình có quyền. 3. Xin giết Thị vệ Trần Văn Tình để khoá miệng người khác. 4. Dâng sớ chống lại mệnh vua, cố xin cho viên quan đã bổ thụ đi nơi khác được lưu lại và điều 1 viên quan đi làm việc khác khi đã có chiếu chỉ tuyên triệu((1) Chỉ việc Trần Nhật Vĩnh và Lê Đại Cương.1). 5. Kết bè đảng, xin cho Lê Chất được thêm tuổi thọ. 6. Dấu riêng những giấy đóng sẵn ấn ngự bảo. 7. Gọi mộ tiên nhân là “lăng” ; đối với người tự xưng là “cô“ ; 2 tội đáng xử, thắt cổ chết (cố xin dung nạp sứ giả Diến Điện để hòng bào chữa điều mình đã sai trái đó là một. Nói với người ta về việc xin được thơ tiên giáng bút có câu “Trần Kiều” và “Hoàng Bào”. Đó là hai) ; 1 tội đáng phải sung quân (tự tiện bắt biền binh đóng thuyền riêng). Duy sự biến loạn ở Phiên An, thực Duyệt là người đứng đầu gây vạ, chiếu theo luật mưu phản, nên khép tội lăng trì. Song Duyệt đã trước chịu tội âm rồi, thì xin truy đoạt bằng sắc, và bổ áo quan, phanh thây ra để tỏ sự răn dạy rõ ràng. Còn những cáo sắc phong tặng cho đời cụ, đời ông và bố mẹ của Duyệt đều thu lại cả. Các mồ mả tiên nhân có chỗ nào tiến lạm trái phép thì đều huỷ bỏ đi. Các con em và vợ cả vợ lẽ của Duyệt đều xử tội có phân biệt, tài sản đều tịch thu. Vua cho rằng : “Cháu của phạm nhân là Lê Văn Hán cùng đầu đảng giặc Lê Văn Khôi dựa nhau làm loạn, tội tình rõ ràng đích xác, chuẩn cho đem xử tội lăng trì. Vợ cả Duyệt đem chém ngay. Anh em tên Hán là lũ Lê Văn Yến, Lê Văn Tề 6 tên, trước xử án trảm quyết, nay đổi làm trảm giam hậu. Lũ Lê Văn Sầm 6 tên đều mới dưới 15 tuổi, hãy giam lại cho nghiêm cẩn. Hai con tên Yến, hai con tên Tề, bé dại không biết gì thì tha không nã bắt. 13 người đàn bà trước xử bắt làm đầy tớ gái, nay thả cả. 3 người vợ cả, vợ lẽ của Duyệt trước xử phanh thây, nay cũng không xét hỏi nữa”. Duy về tội danh của Duyệt, còn muốn lấy ý kiến dư luận ở các tỉnh ngoài để tỏ án xử là đúng, bèn dụ sai bộ Hình sao bản án ra, cấp cho các Tổng đốc, Tuần phủ các tỉnh cho họ góp ý kiến làm chuyên tập tâu lên. Hộ lý Tuần phủ Lạng - Bình là Trần Huy Phác xin khép con kế tự của Duyệt là Lê Văn Yến cùng với các cháu là Lê Văn Thiện và Lê Văn Nguyên vào tội trảm quyết. Hộ lý Tuần phủ Quảng Yên là Lê Dục Đức, xin trị tội những thân thuộc phạm nhân từ 16 tuổi trở lên. Còn thì đều xin y theo đình nghị. Vua dụ rằng : “Thế đủ thấy lẽ trời sáng tỏ không sai ; đạo công tồn tại ở người ta, thực không thể bưng bít. Kẻ quyền gian gây vạ, cả thiên hạ đều giận, mọi việc ác đều dồn vào, muôn miệng cùng nói như một, đủ tỏ là cái án đích xác, nghìn năm bất dịch. Vả, tội của Lê Văn Duyệt đếm tội cũng không kể hết, nói đến đau lòng ; dù bổ áo quan mà phanh thây cũng không oan. Song nghĩ : hắn chết đã lâu, trước chịu tội âm rồi, lại đã truy đoạt quan tước, còn nắm xương khô trong mả, nay cũng chẳng thèm gia hình. Vậy sai Đốc phủ Gia Định lập tức san mồ mả thành đất phẳng và dựng cái bia đá ở trên khắc 8 chữ lớn : “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ” Åv ́I ¾¤ ¤å ®® ¥ñ ªk ³B (Chỗ hoạn quan lộng quyền là Lê Văn Duyệt chịu tội chết), để nêu rõ tội danh ở sau khi chết, mà làm tỏ sáng phép nước về sau này, và để làm gương răn cho những kẻ quyền gian muôn đời. Lũ con Duyệt là Lê Văn Yến, không kể Lê Văn Duyệt là kẻ đứng đầu gây tội, chỉ kể ngay việc em hắn là Lê Văn Hán giao thông với nghịch tặc, thì luật đã có minh văn nói rõ về việc thân thuộc phải tội lây, nhưng nghĩ tên Hán chẳng qua càn dại trong một thời đi lại với giặc, nhưng có khác với những kẻ trước sau theo giặc chống lại quan quân. Lê Văn Hán đã phải tội cực hình, đủ tỏ phép nước, còn các kẻ khác thì xử vào tội trảm giam hậu cũng đủ để đền tội. Đạo dụ này cho sao lục phát đi trong Kinh và ngoài các tỉnh mỗi nơi 1 bản, khiến cho ai nấy đều biết triều đình thi hành pháp luật một mực chí công, rõ ràng cân nhắc lưỡi gươm ba thước, nghiêm cẩn nêu cao rìu búa nghìn thu”. Bộ Lại và bộ Hình lại trích những người dưới cờ của Duyệt đã về hưu hoặc đã chết để tâu lên. Vua sai đều truy đoạt bằng sắc, chớ để bêu xấu quan chức. Tập 05 chính biên đệ nhị kỷ - quyển CXc thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế Mậu Tuất, Minh Mệnh năm thứ 19 [1838]. Mùa xuân, tháng 3, ngày Giáp Tuất, mới định quốc hiệu là nước Đại Nam. Đình thần tâu nói : Tù giam ở ngục Gia Định mưu làm phản vượt ngục, suy tôn tội phạm phải giam là Lê Văn Sơn, tức là cháu họ tên phạm cũ Lê Văn Duyệt, con của nghịch phạm Lê Văn Hán, thế là trước sau mưu làm giặc đều từ một nhà Lê Văn Duyệt gây nên, mầm ác không thể không trừ, các con cháu Lê Văn Duyệt là bọn Lê Văn Yên, Lê Văn Tề, Lê Văn Phước, Lê Văn Thận, Lê Văn An, Lê Hào, Lê Văn Sầm, Lê Văn Doanh 8 tên, vẫn đương giam cấm, xin xử chém cả cho hết mầm ác”. Vua bảo rằng : “Lê Văn Duyệt là hoạn quan làm đầy tớ, chỉ dùng sai khiến ở trong cung, nguyên không phải tài năng kỳ dị, hay dũng tướng mưu thần, chẳng qua trước vì Nhà nước lắm việc, Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta, phàm tôi tớ trong triều, ngoài các trấn, đều sai đem quân đánh giặc, cho chóng rửa được thù thẹn, vừa gặp buổi rồng mây gặp hội, và Nhà nước sẽ bắt đầu thịnh lớn, nên trời tổ ban Phước cho, bách thần hết sức giúp, lại nhờ có mưu mô của triều đình, kế hoạch thần diệu làm việc quyết định sáng suốt, hằng năm Hoàng khảo ta, thân đem sáu quân các công thần chưa từng tự chuyên đánh dẹp, tai mắt mọi người, đều nghe thấy cả, sau khi đại định, vinh phong cho các công thần, hắn cũng vì đi ở nơi hàng trận, có công khó nhọc, lạm dự phong tước quận công, em hắn là Lê Văn Phong, làm quan đến tòng nhất phẩm, con nuôi hắn là Lê Văn Yên lại được gả công chúa cho, một nhà anh em, rất nhiều vinh hiển ơn nước hậu biết chừng nào, thế mà cậy công kiêu bậy, khinh thường hiến pháp, riêng nghĩ làm xằng, không việc gì là không làm, hằng muốn mượn cớ đem quân ra đóng ở ngoài, hy vọng nghe ngóng, hầu cho là không ai dám làm gì, đã bị mọi người tố giác, Hoàng khảo ta đã soi biết tâm tích, nhưng nghĩ hắn là một kẻ hoạn quan, ai chịu nghe theo, sẽ không làm gì được, hãy nín nhịn bỏ qua. Đến khi trẫm lên ngôi vua, tóm cả muôn việc, hắn sợ không thoả được mưu gian, liền dám đem lòng bất mãn, càn ngạo bất kính, thường thấy lộ ra lời nói và nét mặt, trẫm lại nghĩ bầy tôi cũ không còn mấy người, càng thương yêu hơn, cũng không lấy làm ngờ ghét, thế mà hắn kiêu ngạo tăng thêm, càn dỡ càng lắm, tức như việc chiêu nuôi bọn tù phạm hung ác người nhà Thanh để làm tâm Phước ; cố kết với gian thần là Lê Chất, để làm việc ngầm cùng là ngầm kén voi trâu khoẻ mạnh, đem theo đến chỗ đóng, riêng thu cả thuyền bè 6 tỉnh, coi như của mình, lại đắp thành cao, đào hào sâu, ngang với kinh sư, phàm các việc ấy đều là chứa chất lòng ác, ngầm mang lòng không theo pháp luật. Ngoài các việc ấy, tội ác còn nhiều, xét việc làm của hắn, việc gian rõ ràng, tính đốt tay không xiết được, hơn nữa giúp đỡ cho Trần Nhật Vĩnh, tàn ngược bừa bãi, hút máu mủ nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ, số của lót thường đến vài mươi vạn, đến khi việc vỡ lở, sợ tội đến mình, không đừng được mới xin đem Nhật Vĩnh ra chém, để tự che đậy mà nhân dân bị giày xéo nát nhừ, đã không xiết kể. Sau khi chết, lại phát xuất ra việc riêng giấu giấy đóng ấn sẵn, riêng đóng thuyền bè gỗ nam, làm rất nhiều việc không công bằng không theo pháp luật, triều đình cũng chưa nỡ hỏi đến, thế mà trong hàng ngũ của hắn, như lũ Lê Văn Khôi, Thái Công Triều, nhân thấy ngày thường dối trá lăng phạm người trên, tập thành thói quen, không còn biết có triều đình, cho nên xác thịt của hắn chưa tan hết, mà bọn Khôi đem nhau nổi loạn, giữ thành làm phản, cháu họ hắn là Lê Văn Hán cũng cùng với hắn trước sau cùng mưu, thậm chí đến bọn trẻ con chơi đùa gà chọi chó săn, không ai là không hùa theo làm loạn, để cho dân 6 tỉnh Nam Kỳ phải khổ, giặc Xiêm nhân đó xâm lấn quấy rối ngoài biên, gan óc quân dân tan tành hết cả, may nhờ trời đất thương giúp, miếu xã ban ơn, trẫm sai tướng đem quân, chỉ bảo kế hoạch, thêm được tướng có mưu, quân hùng mạnh, hợp sức cùng lòng, trước dẹp yên giặc Xiêm, sau dẹp yên thành Phiên An, lâu đến 3 năm, rồi sau mới xong việc, mà quân dân khổ cực, không biết đã bao nhiêu, nói đến không ai là không nhức đầu đau ruột, trước đã được đình thần nghị xử : lời nói và việc làm của chúng trái ngược, đáng phải tội chém 7 người, tội thắt cổ 2 người và tội sung quân 1 người, nhưng xét việc gây biến ở Phiên An, thực là tai hoạ bậc nhất, xin xử tội lăng trì xử tử và bổ quan tài, chém xác chết, để tỏ răn bảo rõ ràng. Cứ theo án ấy định, không kể tội của hắn, thân thuộc đã phải tội lây, và đem việc Lê Văn Hán cùng với giặc Khôi làm phản, thì một nhà anh em thân thuộc cũng nên phải tội chết, hiện nay chỉ cứ tên giặc Lê Văn Hán và người ở cùng một nhà là bọn Lê Văn Nguyên, Lê Văn Thiện phải xử chém mà thôi, còn người không ở cùng nhà thì hãy tạm giam cấm, các đàn bà con gái và trẻ con đều tha không phải tra bắt. Lê Văn Duyệt cũng tha chém xác cho xương khô được toàn, còn như con của tên giặc Lê Văn Hán là Lê Văn Sơn cũng còn giam cấm, thực đã quá nhờ điển lệ khoan hồng, mấy lần xét án mùa thu đình nghị và pháp quan lại đều cho là bọn Lê Văn Yên theo luật nên phải tội lây và xin xử chém, nhưng trẫm cũng chưa nỡ quyết vội, không ngờ bọn tù trong ngục lại muốn suy tôn Lê Văn Sơn, mưu theo vết xe cũ của giặc Khôi như thế, ác nghịch ngập trời, tội không tha được. Nay đình thần tâu lên, thực do ở lòng công phẫn công tâm, nếu trẫm lại tạm bợ dung cho kẻ gian, giả sử ngày sau lại sinh biến khác thì người sẽ cho trẫm là thế nào ? Cho nên không thể không theo lời xin ấy, Lê Văn Yên chuẩn cho tự chết, Lê Văn Tề, Lê Văn Phước, Lê Văn Thận, Lê Văn An, Lê Hào, Lê Văn Sầm, Lê Văn Doanh đều chém ngay, còn con của Lê Văn Yên là Lê Văn Diễn, Lê Văn Minh, con của Lê Văn Tề là Lê Văn Hợp, Lê Văn Dũng tạm tha cho tội chết, phát đi an trí ở Cao Bằng, đợi khi trưởng thành, do địa phương xét, quả là yên phận giữ phép, hay hoặc có tình trạng hung ác khác, cứ thực tâu bày, đợi Chỉ, đó là một nhà Lê Văn Duyệt bạn nghịch, ác nghiệt tự mình gây ra, tội giết không tha được, có can phạm đến đại nghĩa đại pháp, không thế không được. Vả lại trẫm từ khi nối ngôi vua tới nay, hậu đãi các công thần, sống thì vinh, chết thì thương, đến con cháu cũng được đời đời tập ấm, có phẩm tước để nối nghiệp nhà, có mũ đai để thân được vinh hiển, ân điển ngày càng nhiều, trong ngoài vốn nghe biết, không đợi nay phải nói nhiều, giả sử phạm phải tội lỗi tầm thường, tức luật có nghị công, còn có thể lượng cho tha thứ, còn như lòng hung bạo như sài lang, hại dân hại nước, gây tai vạ với triều đình, nếu lại theo tình bỏ phép, thì sao tỏ được nghĩa xuân thu, mà tỏ bảo về sau, chuẩn cho bộ Hình đem nguyên uỷ án ấy thông dụ cho các địa phương các trực tỉnh, cho cả nước biết triều đình thưởng người có công, phạt người có tội, là do lòng đại công chí chính, không vì lỗi nhỏ mà mất cả công, cũng không vì tội to mà pháp luật phải khuất khúc, khiến cho kẻ thiện biết khuyến khích, kẻ ác biết răn chừa, làm gương để răn mãi”. Bộ Hình lại tâu nói : tội của phạm viên Lê Chất giống với tội Lê Văn Duyệt, cháu họ của Duyệt đã phát đi Cao Bằng, thì người họ để tang một năm bị tội lây của Chất là bọn Lê Luận 8 tên cũng nên phân phát đi an trí ở Lạng Sơn, Tuyên Quang, do quan địa phương quản thúc. Vua nghe theo.
51
16
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp