CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT TẦM PHONG LONG (TỪ GIỮA THẾ KỶ XVIII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX)
TS. Trần Thị Mai
(Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc giaTPHCM)
1. MẢNH ĐẤT – CON NGƯỜI:
Tầm Phong Long trước thế kỷ XVIII là vùng đất rộng lớn từ biên giới Việt- Campuchia, chạy dọc theo sông Tiền và sông Hậu xuống tới Trà Vang (Trà Vinh) và Ba Thắc (Sóc Trăng và Bạc Liêu). Bề ngang từ Hà Tiên sang đến đất Tầm Bôn (Tân An) và từ Ba Thắc đến Tầm Bào (Vĩnh Long), Trấn Giang (Cần Thơ).
Tầm Phong Long là nơi có thế đất hiểm yếu, núi cao, sông dài, nhiều rừng rậm, dân cư thưa thớt. Trong suốt thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII, các thế lực chống đối ở Chân Lạp thường lợi dụng thế hiểm yếu này để chống lại triều đình và hoạt động thổ phỉ. Các thế lực phong kiến Chân Lạp khi tranh giành quyền lực lẫn nhau cũng thường dựa vào địa thế này để giữ gìn lực lượng.
Năm 1757, triều đình Chân Lạp đại loạn, để giữ được quyền lực chính trị, Nặc Ông Tôn dựa vào thế lực chúa Nguyễn, được chúa Nguyễn giúp lên ngôi và đã dâng chúa Thế Tông ( Nguyễn Phúc Khoát) đất Tầm Phong Long. Cai cơ Nguyễn Cư Trinh vâng lệnh Chúa tiếp nhận đất này và “ đặt đạo Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc, đặt đạo Tân Châu ở xứ cù lao Diến trên Tiền Giang, đặt đạo Châu Đốc ở xứ Châu Đốc trên Hậu Giang, lấy quân dinh Long Hồ để trấn áp, chẹn giữ những nơi yếu hại ở địa đầu.”
Việc Nặc Ông Tôn cắt đất Tầm Phong Long không chỉ được ghi trong các bộ sử Việt Nam mà cũng được chép trong chính sử của Campuchia. Sách Đại Nam nhất thống chí mục tỉnh An Giang viết An Giang “xưa là đất Tầm Phong Long, năm Đinh Sửu thứ 19 (1757) đời Thế Tông, quốc vương Chân Lạp Nặc Tôn dâng đất này, đặt làm đạo Châu Đốc, vì đất ấy có nhiều chỗ bỏ hoang, đầu đời Gia Long mộ dân đến ở, gọi là Châu Đốc Tân Cương”.
Năm Kỷ Dậu 1789, Nguyễn Ánh trở về Long Xuyên, cho xây thủ Đông Xuyên, (là một đồn nhỏ tại vàm sông Tam Khê, sau đổi thành sông Đông Xuyên, nay là sông Long Xuyên) làm tiền đồn chống Tây Sơn và để giữ vùng đất đứng chân buổi đầu của lực lượng họ Nguyễn.
Năm 1808, sáu năm sau khi thống nhất thiên hạ, Gia Long tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính ở Gia Định. Nhà vua cho lập Châu Đốc Tân cương, đặt chức quản đạo để cai trị, thuộc Long Hồ dinh.
Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), trong cuộc cải cách quy mô lớn về hành chính, triều đình Huế lấy đất Tầm Phong Long, (cùng với huyện Vĩnh An, tỉnh Vĩnh Long) đặt làm phủ Tuy Biên và Tân Thành; lập tỉnh An Giang kiêm quản bốn huyện là Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên,Vĩnh An. Từ đây tỉnh An Giang, một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ, được thành lập, gồm có 2 phủ, 4 huyện. Nhà Nguyễn đặt chức An Hà Tổng đốc, thống lãnh hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại đặt hai ty Bố chánh, án sát quản việc. Lỵ sở của tỉnh đặt tại Châu Đốc.
Không có một tài liệu nào cho biết về dân cư của vùng đất Tầm Phong Long, sau là An Giang khi ấy. Tuy nhiên, theo những ghi chép tản mạn, có thể phục dựng chủ nhân của vùng đất này từ xa xưa là những nhóm cư dân Môn Khmer cổ và Nam Đảo – chủ nhân của đế chế Phù Nam hùng thịnh một thời. Dưới thời cai quản của Quốc vương Chân Lạp, một bộ phận người Khmer và người Chăm tiếp tục tụ cư, khai thác những nguồn lợi của sông, rừng và canh tác trên những cù lao màu mỡ.
Sau khi sáp nhập vào lãnh thổ của chúa Nguyễn, một bộ phận đông đảo cư dân người Việt và người Hoa đã được chiêu mộ để khai thác vùng đất mới, làm tăng thêm tính đa dạng cộng đồng sắc tộc trên vùng đất này.
Đặc biệt, kể từ khi Thoại Ngọc Hầu nhận nhiệm vụ trấn giữ vùng đất này (1817), với nhãn quan chính trị sắc bén, ông không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một viên tướng vùng biên ải, mà còn ra sức mộ dân lập làng, cho đào những con kênh lớn vừa tăng cường an ninh quốc phòng, vừa tạo điều kiện cho dân an cư, lạc nghiệp, phát triển kinh tế. Dân cư từ các vùng khác lũ lượt kéo đến, khiến cả một dọc biên giới từ Châu Đốc đến Hà Tiên, người Việt, người Khmer, người Hoa trở nên đông đúc, hòa thuận.
Sách Đại Nam nhất thống chí có cho biết sự hiện diện của những người Việt đến sinh sống, hòa nhập với người Khmer ở vùng Bảy núi vào mấy thế kỷ trước. Họ đến để khai thác nguồn lợi thiên nhiên, lập vườn cây ăn trái, trồng hoa màu, tìm dược thảo, làm ruộng ở chân núi, bắt cá vào mùa hạn ở các ao đìa...
Núi Chân Sum người Kinh, người Trung Quốc, người Cao Mên, làm nhà ở liền nhau kết thôn họp chợ, để đón lợi chằm sông rừng núi.
2. QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ:
Từ sau khi có được đất Tầm Phong Long, Nguyễn Cư Trinh tập trung binh lính và mộ dân đến khai thác các vùng Châu Đốc, Hồng Ngự, Tân Châu, Sa Đéc.
Những tài liệu của nhà Nguyễn đều cho biết Nguyễn Cư Trinh rất giàu sáng kiến: Ông lo thắt chặt ngoại giao với Chân Lạp; mộ dân lập ấp; đoàn kết các cộng đồng cư dân trong vùng; tổ chức an ninh trờn vùng đất mới; đảm bảo sự thông thương buôn bán trên vùng rạch hồ... . Ông còn bày ra lệ bắt thuyền các Hạt, bất luận lớn nhỏ, trước mũi phải khắc tên họ, quê quán, chủ thuyền và ghi bộ quan sở tại để tiện tra xét.
Những nỗ lực của Nguyễn Cư Trinh đã góp phần quan trọng vào công cuộc khẩn hoang, lập làng, tạo tiền đề quyết định cho sự ổn định của miền biên viễn giai đoạn tiếp sau đó.
Từ năm 1790, công cuộc khai phá vùng đất Tầm Phong Long được đẩy mạnh thêm một bước kể từ khi Nguyễn Ánh cho đặt chức Điền tuấn quan, khuyến khích khẩn hoang, lập làng, phát triển kinh tế nông nghiệp. Nguyễn Ánh cũng cho lập thêm Châu Giang thổ bảo (đồn Châu Giang), tiếp đó lại lập thêm các đồn lũy: Đồn Hồi Oa, thủ Đông Xuyên, thủ Cường Uy, để giữ gìn an ninh trật tự. Nhờ vậy, dân chúng tự động vào khai phá ở hai đạo Đông khẩu và Châu Đốc ngày càng đông.
Cũng trong năm 1790, Nguyễn Ánh cho áp dụng chế độ đồn điền ở Gia Định. Mục đích là dùng quân đội vào việc khẩn hoang, vừa gia tăng hậu cần, vừa có thể giữ đất lâu dài. Theo đó, điền tốt, dân nghèo bị bắt buộc hoặc chiêu mộ đi khẩn hoang, nhắm vào những vùng đất mới như Châu Đốc, Tân Châu.. .. chính quyền ban hành những quy định rất dễ dãi đối với người đi khẩn hoang, như: Cấp phát ruộng đất, trâu bò, nông cụ; hay như Trịnh Hoài Đức cho biết trong Gia Định thành thông chí về thuế lệ dễ dãi áp dụng cho đất Đồng Nai – Gia Định: “… nghe theo ý muốn của dân, không có bó buộc gì, cốt cho mở đất vỡ hoang thành ruộng lập xã mà thôi, lại có khi đất bùn lầy mà trưng làm ruộng nộp thuế, ruộng ở núi và gò giồng mà trưng làm ruộng cỏ, như thế nhiều lắm. Còn như sào mẫu khoảnh thửa, thì tùy theo miệng nói mà biên vào sổ, cũng không hạ thước đi khám và bổ chia tốt xấu theo thực trạng về thuế lệ nhiều ít, cái hộc đong lớn nhỏ, thì lại tùy theo lệ cũ, theo thế mà làm, rất không đều nhau. Đến đây mới tham chước mà đặt tiêu chuẩn công bằng, nhưng so sánh với các dinh trấn ở phía bắc thì Gia Định pháp chế rộng mà thuế nhẹ” Chúng ta đều biết rằng, Trịnh Hoài Đức vốn được cử làm Điền tuấn quan, trông coi đốc thúc việc khuyến nông ở Gia Định. Do vậy, những ghi chép của ông như trên là có cơ sở thuyết phục.
Thời Gia Long, hệ thống chính quyền thống nhất trên toàn quốc. Vấn đề nội trị, ngoại giao đặt ra những yêu cầu mới. Để giải quyết những khó khăn về đối nội, đối ngoại đặt ra lúc bấy giờ ở đất Gia Định, chính quyền Gia Long chủ trương dùng biện pháp khẩn hoang như một giải pháp trọng yếu giúp an dân và ổn định biên cương. Vùng đất phía tây nam, bao gồm đất Hà Tiên và Tầm Phong Long xưa được chính quyền đặc biệt coi trọng trong chiến lược khai hoang và an ninh quốc phòng.
Năm 1817, triều đình cử Nguyễn Văn Thoại (Thụy – Thoại Ngọc Hầu) làm trấn thủ Vĩnh Thanh.
Nhận rõ tầm quan trọng của vùng Châu Đốc Tân Cương về kinh tế và quốc phòng, lại nhận thấy việc giao thông thương mại ở vùng đất này gặp nhiều khó khăn, mọi trao đổi hàng hóa thời bấy giờ giữa miền duyên hải Hà Tiên, Rạch Giá (nay đều thuộc tỉnh Kiên Giang) với Châu Đốc đều phải đi vòng đường biển thật bất tiện, Nguyễn Văn Thoại đã tâu trình xin đào vét sông Ba Lạch vốn có tầm chiến lược về quân sự, nhưng “ngòi nhỏ bùn lầy, cỏ cây đầy lấp, thuyền bè không qua lại được”. Tháng 11 năm 1817, Gia Long sai Thoại Ngọc Hầu “ đem đinh phu Kinh và Thổ 1.500 người, nhà nước cấp tiền gạo cho, bắt chém chặt khơi thông, bề ngang 20 tầm, bề sâu 4 thước, một tháng làm xong bèn thông với đường sông Kiên Giang, dân Kinh, dân Di đều được lợi cả. Vua cho tên sông là Thoại Hà để tỏ lòng biết công lao của kẻ bề tôi”.
Kênh Thoại Hà dài gần 30 km, rộng hơn 5 m. Khi hoàn thành kênh, nhờ nguồn nước ngọt dồi dào, việc đi lại, giao thương thuận lợi nên vùng Châu Đốc tân Cương trở nên có sức thu hút đối với dân nghèo khẩn hoang. Kênh Thoại Hà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tháo một phần nước lụt của sông Hậu ra biển. Với ý nghĩa này, kênh Thoại Hà (còn có tên kênh Tam Khê, kênh Đông Xuyên hay Đông Xuyên Cảng đạo) nối liền Thoại Sơn (An Giang) với Rạch Giá (Kiên Giang) được xem là công trình thoát lũ đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
Công cuộc đào kênh Thoại Hà của Nguyễn Văn Thoại còn được ghi rõ trên Bia Thoại Sơn:
Mùa thu năm Đinh Sửu (1817), lão thần kính, được vua trao ấn phù giữ trấn Vĩnh Thanh, mùa xuân năm Mậu Dần (1818 ) vâng chỉ đốc suất đào kênh (kinh) Đông Xuyên.
Từ ngày thụ mệnh vua, sớm khuya kính sợ, đốn cây rậm, bới bùn lầy, đào kênh dài đến 12.410 tầm, trải qua một tháng thì xong việc, nghiễm nhiên trở thành ra một sông to, luôn luôn ghe thuyền qua lại tiện lợi.
Cùng lúc với việc đào kênh, Thoại Ngọc Hầu chú trọng lập làng, làm đường. Nhờ đó mà nối liền Long Xuyên với vịnh Rạch Giá (Kiên Giang).
Năm 1820, Nguyễn Văn Thoại lại cho đào con kênh lớn nối liền Châu Đốc với Hà Tiên. Đây là một công trình vĩ đại do ông thiết kế, huy động đến 80.000 người và phải làm gần 5 năm (1820 - 1824) mới hoàn thành. Kênh này còn là đường ranh giới giữa Việt Nam và Chân Lạp.
Trước đó, vào năm 1816, khi thành Châu Đốc được đắp xong, Trấn thủ Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường tâu lên, vua Gia Long xem địa đồ miền đất này liền truyền: Xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi. Trong tương lai, dân đến ở làng đông, đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to vậy. Biết thế, nhưng nhà vua chưa ra lệnh đào ngay vì ngại đây là vùng đất mới mở, nhân dân còn cơ cực, nếu bắt làm xâu thêm khổ sở, lòng dân sẽ không yên. Mãi đến tháng 9 năm Kỷ Mão (1819), vua Gia Long mới cho lệnh đào kênh, và công việc được bắt đầu khởi công vào tháng chạp năm ấy, trải qua mấy giai đoạn trong suốt 5 năm, đến tháng 5 năm Nhâm Thân (1824), dưới triều vua Minh Mạng thì đào xong.
Trước khi khởi đào, vua Gia Long có lời dụ cho dân chúng, vừa động viên vừa chỉ rõ sự lợi ích:
"Công trình đào sông này rất khó khăn, nhưng kế giữ nước và cách biên phòng quan hệ chẳng nhỏ, các ngươi ngày nay tuy là chịu khó, nhưng mà lợi ích cho muôn đời về sau. Vậy dân chúng cần bảo nhau cho biết, đừng nên sợ nhọc"
Năm 1822, vua Minh Mạng lại có chỉ dụ tương tự:
Đường sông Vĩnh Tế liền với Tân Cương, xe thuyền qua lại đều là tiện lợi. Đức Hoàng Khảo Thế Tổ Cao Hoàng Đế ta (ý nói vua Gia Long) mưu sâu, tính xa, chú ý việc ngoài biên. Công việc đào kênh mới bắt đầu chưa xong. Nay ta theo chí tiên hoàng, cố nghĩ cách khó nhọc một lần mà được thong thả lâu dài về sau.
Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam - Campuchia, bắt đầu từ bờ Tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang Dưới sự chỉ huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu cùng với 2 ông là Chưởng cơ Nguyễn Văn Tuyên (1763-1831), Điều Bát Nguyễn Văn Tồn (1763 - 1820). Sau có thêm Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt (1764 - 1832), Phó Tổng trấn thành Gia Định Trần Văn Năng, Thống chế Trần Công Lại góp sức.
Ngay trong đợt đầu đã có hơn 10.000 nhân công bao gồm: 5.000 quân dân trong vùng, 500 lính thuộc đồn Uy Viễn, 5.000 dân là người Khmer. Kênh phải qua nhiều đoạn đất cứng khó đào, lại có khi gặp phải thời tiết, khí hậu bất lợi nên có lúc công việc phải gián đoạn hoặc chậm chạp.
Biết vậy, ngay khi lên ngôi (1820), vua Minh Mạng lập tức ra lệnh cho Tổng trấn thành Gia định là Lê Văn Duyệt huy động thêm nhiều dân binh ở các đồn Uy Viễn, Vĩnh Thanh, Định Tường hơn 39.000 người, trong số đó binh và dân người Khmer 16.000 người, chia làm 3 phiên, đào đắp bằng tay với dụng cụ thô sơ hàng triệu mét khối đất đá... và có khi phải thay nhau thi công suốt ngày đêm...
Năm 1824, kênh hoàn thành với chiều dài 205 dặm rưỡi (91km), rộng 7 trượng 5 thước (25m), sâu 6 thước(3m). Ước tính, trong 5 năm, các quan phụ trách đã phải huy động đến hơn 80.000 dân binh. Kênh đào xong đã tưới tiêu cho hàng vạn mẫu ruộng miền Hậu Giang và việc đi lại bằng đường thủy vô cùng thuận lợi. Sách "Đại Nam nhất thống chí" viết rằng : "... Từ ấy, đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước đến phòng giữ ngoài biên cho tới nhân dân buôn bán đều được tiện lợi vô cùng". Đến bây giờ, kênh vẫn còn giá trị lớn về các mặt trị thuỷ, giao thông, thương mại, biên phòng, thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của nhân dân Việt và chính sách coi trọng thủy lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn.
Vua Minh Mạng rất hài lòng trước sự thành công của công trình thủy lợi này nên sắc ban cho ngọn núi nhìn xuống dòng kênh cái tên Thoại Sơn (tên dân gian là núi Sập) và cho con kênh mang tên là kênh Vĩnh Tế (tên vợ ông, bà Châu Thị Vĩnh Tế). Triều Nguyễn còn nghĩ đến công lao của Nguyễn Văn Thoại nên lấy tên ông đặt cho tên làng, tên núi, tên sông: Thoại Sơn, Thoại Hà, Thoại Giang.
Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà vua cho đúc Cửu đỉnh để làm quốc bảo và tượng trưng cho sự miên viễn của hoàng gia, hình kênh Vĩnh Tế được chạm khắc vào Cao đỉnh.
3. VẤN ĐỀ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG
Thật ra, từ đầu thế kỷ XVIII, vùng khai phá dần mở rộng vào sâu nội địa theo các kênh rạch và theo tiến trình xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn. Hệ thống chính quyền lần lượt ra đời, các đồn lũy bảo vệ đất đai, dân cư của chúa nguyễn mọc lên; hệ thống kênh rạch được nạo vét, đào mới phục vụ cho việc trị an, quốc phòng; chính sách khuyến khích khẩn hoang, lập làng của chính quyền... là những đảm bảo chắc chắn để lưu dân người Việt ngày càng vững tâm tiến vào khai phá lập nghiệp. Từ đó, khu vực miền trung Nam bộ ( bao gồm vùng bắc sông Tiền và vùng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu) về cơ bản đã được khai khẩn xong; vùng Hà Tiên với vai trò bảo hộ của chính quyền và khả năng tổ chức khai phá hiệu quả của dòng họ Mạc cũng đã cơ bản hoàn tất công cuộc tạo dựng và trở nên phát triển.
Đất Gia Định đến năm 1756 về cơ bản đã thành hình như trên bản đồ Nam bộ ngày nay. Tuy nhiên, một số vùng dọc theo giữa hai sông, sông Tiền và sông Hậu, và phía đông dọc theo hữu ngạn Hậu Giang là Tầm Phong Long, Tầm Bôn và Xuy Lạp, người Chân Lạp vẫn quản lý. Sự kiện 1757, vua Chân Lạp Preah Outey (Nặc Ông Tôn (1758-1775)) dâng đất Tầm Phong Long, Tầm Bôn và Xuy Lạp đã chính thức hoàn tất quá trình mở đất về phương Nam của các chúa Nguyễn, đánh dấu sự sáp nhập hoàn toàn đất Nam bộ vào lãnh thổ Đại Việt.
Ngay trong năm 1757, Nguyễn Cư Trinh xin dời dinh Long Hồ lên xứ Tầm Bào (Vĩnh Long), để tiện cho việc quản lý miền đất mới lấy được. Ông sai lập đạo hai bên sông Cửu Long gần biên giới: Tân Châu đạo (Cù Lao Giêng) ở Tiền Giang và Châu Đốc đạo ở Hậu Giang; lại lập thêm Đông Khẩu đạo, ở xứ Sa Đéc, để làm hậu thuẫn. Các đạo ấy dùng binh ở Long Hồ dinh để trấn áp, giữ mặt vịnh Xiêm La, phòng Xiêm làm hỗn. Nguyễn Cư Trinh còn phối hợp với Mạc Thiên Tứ đặt ra Kiên Giang đạo ở Rạch Giá và Long Xuyên đạo ở vùng Cà Mau, nhằm đẩy mạnh khai phá và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Xác lập chủ quyền bằng đường biên giới, khu vực chịu ảnh hưởng chỉ là bước đầu, việc đưa dân tới sinh sống, biến vùng đất thành nơi cư trú, sinh sống, sản xuất mới là yếu tố quyết định chủ quyền đối với vùng đất đó. Vì thế với vai trò của Nguyễn Cư Trinh, của Nguyễn Văn Thoại cùng với những chủ trương, biện pháp đầy sáng tạo của các ông đối với đất Tầm Phong Long; với bàn tay và khối óc lao động cần cù, dũng cảm của các cộng đồng cư dân người Việt, người Hoa, người Khmer trong hơn một thế kỷ (từ giữa thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX) là những nhân tố vô cùng có ý nghĩa trong việc khẳng định vai trò cũng như chủ quyền của người Việt tại đây.
Nhận thức của vua Gia Long và vua Minh Mạng khi cho tiến hành đào kênh Vĩnh Tế đã phản ánh nhãn quan chính trị và quyết tâm sắt đá của nhà Nguyễn đối với vấn đề chủ quyền và an ninh trật tự ở vùng biên cương tây nam "Công trình đào sông này rất khó khăn, nhưng kế giữ nước và cách biên phòng quan hệ chẳng nhỏ, các ngươi ngày nay tuy là chịu khó, nhưng mà lợi ích cho muôn đời về sau. Vậy dân chúng cần bảo nhau cho biết, đừng nên sợ nhọc" . Đường sông Vĩnh Tế liền với Tân Cương, xe thuyền qua lại đều là tiện lợi. Đức Hoàng Khảo Thế Tổ Cao Hoàng Đế ta (ý nói vua Gia Long) mưu sâu, tính xa, chú ý việc ngoài biên. Công việc đào kênh mới bắt đầu chưa xong. Nay ta theo chí tiên hoàng, cố nghĩ cách khó nhọc một lần mà được thong thả lâu dài về sau.
Đất Tầm Phong Long từ khi sỏp nhập vào lãnh thổ Đại Việt đó hoàn tất quá trình xác lập lãnh thổ trên đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Từ đây, bản đồ Đàng Trong của các chúa Nguyễn đó hoàn chỉnh và phân định rạch ròi với các quốc gia láng giềng. Công cuộc khai phá đất đai, phát triển hệ thống kênh rạch, ổn định hệ thống hành chính trên vùng đất mới từ năm 1757 đến giữa thế kỷ XIX của chính quyền và nhân dân đã khẳng định chắc chắn chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt (Việt Nam sau này ).
Chú thích :
(1) Nguyễn Văn Hầu – Thoại Ngọc hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang, nxb Trẻ, 2006.
(2) Trịnh Hoài Đức – Gia Định thành thông chí, Viện Sử học, nxb Giáo dục, 1998, tr. 80.
(3) Quốc sử quán nhà Nguyễn – Đại Nam nhất thống chí, tập V.
(4) Trịnh Hoài Đức – Gia Định thành thông chí, Viện Sử học, nxb Giáo dục, tr. 50,51.
(5) Trịnh Hoài Đức – Gia Định thành thông chí, Viện Sử học, nxb Giáo dục, tr.80.
(6) Trịnh Hoài Đức – Gia Định thành thông chí, Viện Sử học, nxb Giáo dục, tr.59.
## CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT TẦM PHONG LONG (TỪ GIỮA THẾ KỶ XVIII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX)
** TS. Trần Thị Mai**
(Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc giaTPHCM)
**1. MẢNH ĐẤT – CON NGƯỜI:**
Tầm Phong Long trước thế kỷ XVIII là vùng đất rộng lớn từ biên giới Việt- Campuchia, chạy dọc theo sông Tiền và sông Hậu xuống tới Trà Vang (Trà Vinh) và Ba Thắc (Sóc Trăng và Bạc Liêu). Bề ngang từ Hà Tiên sang đến đất Tầm Bôn (Tân An) và từ Ba Thắc đến Tầm Bào (Vĩnh Long), Trấn Giang (Cần Thơ).
Tầm Phong Long là nơi có thế đất hiểm yếu, núi cao, sông dài, nhiều rừng rậm, dân cư thưa thớt. Trong suốt thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII, các thế lực chống đối ở Chân Lạp thường lợi dụng thế hiểm yếu này để chống lại triều đình và hoạt động thổ phỉ. Các thế lực phong kiến Chân Lạp khi tranh giành quyền lực lẫn nhau cũng thường dựa vào địa thế này để giữ gìn lực lượng.
Năm 1757, triều đình Chân Lạp đại loạn, để giữ được quyền lực chính trị, Nặc Ông Tôn dựa vào thế lực chúa Nguyễn, được chúa Nguyễn giúp lên ngôi và đã dâng chúa Thế Tông ( Nguyễn Phúc Khoát) đất Tầm Phong Long. Cai cơ Nguyễn Cư Trinh vâng lệnh Chúa tiếp nhận đất này và “ đặt đạo Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc, đặt đạo Tân Châu ở xứ cù lao Diến trên Tiền Giang, đặt đạo Châu Đốc ở xứ Châu Đốc trên Hậu Giang, lấy quân dinh Long Hồ để trấn áp, chẹn giữ những nơi yếu hại ở địa đầu.”
Việc Nặc Ông Tôn cắt đất Tầm Phong Long không chỉ được ghi trong các bộ sử Việt Nam mà cũng được chép trong chính sử của Campuchia. Sách Đại Nam nhất thống chí mục tỉnh An Giang viết An Giang “xưa là đất Tầm Phong Long, năm Đinh Sửu thứ 19 (1757) đời Thế Tông, quốc vương Chân Lạp Nặc Tôn dâng đất này, đặt làm đạo Châu Đốc, vì đất ấy có nhiều chỗ bỏ hoang, đầu đời Gia Long mộ dân đến ở, gọi là Châu Đốc Tân Cương”.
Năm Kỷ Dậu 1789, Nguyễn Ánh trở về Long Xuyên, cho xây thủ Đông Xuyên, (là một đồn nhỏ tại vàm sông Tam Khê, sau đổi thành sông Đông Xuyên, nay là sông Long Xuyên) làm tiền đồn chống Tây Sơn và để giữ vùng đất đứng chân buổi đầu của lực lượng họ Nguyễn.
Năm 1808, sáu năm sau khi thống nhất thiên hạ, Gia Long tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính ở Gia Định. Nhà vua cho lập Châu Đốc Tân cương, đặt chức quản đạo để cai trị, thuộc Long Hồ dinh.
Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), trong cuộc cải cách quy mô lớn về hành chính, triều đình Huế lấy đất Tầm Phong Long, (cùng với huyện Vĩnh An, tỉnh Vĩnh Long) đặt làm phủ Tuy Biên và Tân Thành; lập tỉnh An Giang kiêm quản bốn huyện là Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên,Vĩnh An. Từ đây tỉnh An Giang, một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ, được thành lập, gồm có 2 phủ, 4 huyện. Nhà Nguyễn đặt chức An Hà Tổng đốc, thống lãnh hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại đặt hai ty Bố chánh, án sát quản việc. Lỵ sở của tỉnh đặt tại Châu Đốc.
Không có một tài liệu nào cho biết về dân cư của vùng đất Tầm Phong Long, sau là An Giang khi ấy. Tuy nhiên, theo những ghi chép tản mạn, có thể phục dựng chủ nhân của vùng đất này từ xa xưa là những nhóm cư dân Môn Khmer cổ và Nam Đảo – chủ nhân của đế chế Phù Nam hùng thịnh một thời. Dưới thời cai quản của Quốc vương Chân Lạp, một bộ phận người Khmer và người Chăm tiếp tục tụ cư, khai thác những nguồn lợi của sông, rừng và canh tác trên những cù lao màu mỡ.
Sau khi sáp nhập vào lãnh thổ của chúa Nguyễn, một bộ phận đông đảo cư dân người Việt và người Hoa đã được chiêu mộ để khai thác vùng đất mới, làm tăng thêm tính đa dạng cộng đồng sắc tộc trên vùng đất này.
Đặc biệt, kể từ khi Thoại Ngọc Hầu nhận nhiệm vụ trấn giữ vùng đất này (1817), với nhãn quan chính trị sắc bén, ông không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một viên tướng vùng biên ải, mà còn ra sức mộ dân lập làng, cho đào những con kênh lớn vừa tăng cường an ninh quốc phòng, vừa tạo điều kiện cho dân an cư, lạc nghiệp, phát triển kinh tế. Dân cư từ các vùng khác lũ lượt kéo đến, khiến cả một dọc biên giới từ Châu Đốc đến Hà Tiên, người Việt, người Khmer, người Hoa trở nên đông đúc, hòa thuận.
Sách Đại Nam nhất thống chí có cho biết sự hiện diện của những người Việt đến sinh sống, hòa nhập với người Khmer ở vùng Bảy núi vào mấy thế kỷ trước. Họ đến để khai thác nguồn lợi thiên nhiên, lập vườn cây ăn trái, trồng hoa màu, tìm dược thảo, làm ruộng ở chân núi, bắt cá vào mùa hạn ở các ao đìa...
Núi Chân Sum người Kinh, người Trung Quốc, người Cao Mên, làm nhà ở liền nhau kết thôn họp chợ, để đón lợi chằm sông rừng núi.
**2. QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ:**
Từ sau khi có được đất Tầm Phong Long, Nguyễn Cư Trinh tập trung binh lính và mộ dân đến khai thác các vùng Châu Đốc, Hồng Ngự, Tân Châu, Sa Đéc.
Những tài liệu của nhà Nguyễn đều cho biết Nguyễn Cư Trinh rất giàu sáng kiến: Ông lo thắt chặt ngoại giao với Chân Lạp; mộ dân lập ấp; đoàn kết các cộng đồng cư dân trong vùng; tổ chức an ninh trờn vùng đất mới; đảm bảo sự thông thương buôn bán trên vùng rạch hồ... . Ông còn bày ra lệ bắt thuyền các Hạt, bất luận lớn nhỏ, trước mũi phải khắc tên họ, quê quán, chủ thuyền và ghi bộ quan sở tại để tiện tra xét.
Những nỗ lực của Nguyễn Cư Trinh đã góp phần quan trọng vào công cuộc khẩn hoang, lập làng, tạo tiền đề quyết định cho sự ổn định của miền biên viễn giai đoạn tiếp sau đó.
Từ năm 1790, công cuộc khai phá vùng đất Tầm Phong Long được đẩy mạnh thêm một bước kể từ khi Nguyễn Ánh cho đặt chức Điền tuấn quan, khuyến khích khẩn hoang, lập làng, phát triển kinh tế nông nghiệp. Nguyễn Ánh cũng cho lập thêm Châu Giang thổ bảo (đồn Châu Giang), tiếp đó lại lập thêm các đồn lũy: Đồn Hồi Oa, thủ Đông Xuyên, thủ Cường Uy, để giữ gìn an ninh trật tự. Nhờ vậy, dân chúng tự động vào khai phá ở hai đạo Đông khẩu và Châu Đốc ngày càng đông.
Cũng trong năm 1790, Nguyễn Ánh cho áp dụng chế độ đồn điền ở Gia Định. Mục đích là dùng quân đội vào việc khẩn hoang, vừa gia tăng hậu cần, vừa có thể giữ đất lâu dài. Theo đó, điền tốt, dân nghèo bị bắt buộc hoặc chiêu mộ đi khẩn hoang, nhắm vào những vùng đất mới như Châu Đốc, Tân Châu.. .. chính quyền ban hành những quy định rất dễ dãi đối với người đi khẩn hoang, như: Cấp phát ruộng đất, trâu bò, nông cụ; hay như Trịnh Hoài Đức cho biết trong Gia Định thành thông chí về thuế lệ dễ dãi áp dụng cho đất Đồng Nai – Gia Định: “… nghe theo ý muốn của dân, không có bó buộc gì, cốt cho mở đất vỡ hoang thành ruộng lập xã mà thôi, lại có khi đất bùn lầy mà trưng làm ruộng nộp thuế, ruộng ở núi và gò giồng mà trưng làm ruộng cỏ, như thế nhiều lắm. Còn như sào mẫu khoảnh thửa, thì tùy theo miệng nói mà biên vào sổ, cũng không hạ thước đi khám và bổ chia tốt xấu theo thực trạng về thuế lệ nhiều ít, cái hộc đong lớn nhỏ, thì lại tùy theo lệ cũ, theo thế mà làm, rất không đều nhau. Đến đây mới tham chước mà đặt tiêu chuẩn công bằng, nhưng so sánh với các dinh trấn ở phía bắc thì Gia Định pháp chế rộng mà thuế nhẹ” Chúng ta đều biết rằng, Trịnh Hoài Đức vốn được cử làm Điền tuấn quan, trông coi đốc thúc việc khuyến nông ở Gia Định. Do vậy, những ghi chép của ông như trên là có cơ sở thuyết phục.
Thời Gia Long, hệ thống chính quyền thống nhất trên toàn quốc. Vấn đề nội trị, ngoại giao đặt ra những yêu cầu mới. Để giải quyết những khó khăn về đối nội, đối ngoại đặt ra lúc bấy giờ ở đất Gia Định, chính quyền Gia Long chủ trương dùng biện pháp khẩn hoang như một giải pháp trọng yếu giúp an dân và ổn định biên cương. Vùng đất phía tây nam, bao gồm đất Hà Tiên và Tầm Phong Long xưa được chính quyền đặc biệt coi trọng trong chiến lược khai hoang và an ninh quốc phòng.
Năm 1817, triều đình cử Nguyễn Văn Thoại (Thụy – Thoại Ngọc Hầu) làm trấn thủ Vĩnh Thanh.
Nhận rõ tầm quan trọng của vùng Châu Đốc Tân Cương về kinh tế và quốc phòng, lại nhận thấy việc giao thông thương mại ở vùng đất này gặp nhiều khó khăn, mọi trao đổi hàng hóa thời bấy giờ giữa miền duyên hải Hà Tiên, Rạch Giá (nay đều thuộc tỉnh Kiên Giang) với Châu Đốc đều phải đi vòng đường biển thật bất tiện, Nguyễn Văn Thoại đã tâu trình xin đào vét sông Ba Lạch vốn có tầm chiến lược về quân sự, nhưng “ngòi nhỏ bùn lầy, cỏ cây đầy lấp, thuyền bè không qua lại được”. Tháng 11 năm 1817, Gia Long sai Thoại Ngọc Hầu “ đem đinh phu Kinh và Thổ 1.500 người, nhà nước cấp tiền gạo cho, bắt chém chặt khơi thông, bề ngang 20 tầm, bề sâu 4 thước, một tháng làm xong bèn thông với đường sông Kiên Giang, dân Kinh, dân Di đều được lợi cả. Vua cho tên sông là Thoại Hà để tỏ lòng biết công lao của kẻ bề tôi”.
Kênh Thoại Hà dài gần 30 km, rộng hơn 5 m. Khi hoàn thành kênh, nhờ nguồn nước ngọt dồi dào, việc đi lại, giao thương thuận lợi nên vùng Châu Đốc tân Cương trở nên có sức thu hút đối với dân nghèo khẩn hoang. Kênh Thoại Hà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tháo một phần nước lụt của sông Hậu ra biển. Với ý nghĩa này, kênh Thoại Hà (còn có tên kênh Tam Khê, kênh Đông Xuyên hay Đông Xuyên Cảng đạo) nối liền Thoại Sơn (An Giang) với Rạch Giá (Kiên Giang) được xem là công trình thoát lũ đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
Công cuộc đào kênh Thoại Hà của Nguyễn Văn Thoại còn được ghi rõ trên Bia Thoại Sơn:
Mùa thu năm Đinh Sửu (1817), lão thần kính, được vua trao ấn phù giữ trấn Vĩnh Thanh, mùa xuân năm Mậu Dần (1818 ) vâng chỉ đốc suất đào kênh (kinh) Đông Xuyên.
Từ ngày thụ mệnh vua, sớm khuya kính sợ, đốn cây rậm, bới bùn lầy, đào kênh dài đến 12.410 tầm, trải qua một tháng thì xong việc, nghiễm nhiên trở thành ra một sông to, luôn luôn ghe thuyền qua lại tiện lợi.
Cùng lúc với việc đào kênh, Thoại Ngọc Hầu chú trọng lập làng, làm đường. Nhờ đó mà nối liền Long Xuyên với vịnh Rạch Giá (Kiên Giang).
Năm 1820, Nguyễn Văn Thoại lại cho đào con kênh lớn nối liền Châu Đốc với Hà Tiên. Đây là một công trình vĩ đại do ông thiết kế, huy động đến 80.000 người và phải làm gần 5 năm (1820 - 1824) mới hoàn thành. Kênh này còn là đường ranh giới giữa Việt Nam và Chân Lạp.
Trước đó, vào năm 1816, khi thành Châu Đốc được đắp xong, Trấn thủ Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường tâu lên, vua Gia Long xem địa đồ miền đất này liền truyền: Xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi. Trong tương lai, dân đến ở làng đông, đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to vậy. Biết thế, nhưng nhà vua chưa ra lệnh đào ngay vì ngại đây là vùng đất mới mở, nhân dân còn cơ cực, nếu bắt làm xâu thêm khổ sở, lòng dân sẽ không yên. Mãi đến tháng 9 năm Kỷ Mão (1819), vua Gia Long mới cho lệnh đào kênh, và công việc được bắt đầu khởi công vào tháng chạp năm ấy, trải qua mấy giai đoạn trong suốt 5 năm, đến tháng 5 năm Nhâm Thân (1824), dưới triều vua Minh Mạng thì đào xong.
Trước khi khởi đào, vua Gia Long có lời dụ cho dân chúng, vừa động viên vừa chỉ rõ sự lợi ích:
"Công trình đào sông này rất khó khăn, nhưng kế giữ nước và cách biên phòng quan hệ chẳng nhỏ, các ngươi ngày nay tuy là chịu khó, nhưng mà lợi ích cho muôn đời về sau. Vậy dân chúng cần bảo nhau cho biết, đừng nên sợ nhọc"
Năm 1822, vua Minh Mạng lại có chỉ dụ tương tự:
Đường sông Vĩnh Tế liền với Tân Cương, xe thuyền qua lại đều là tiện lợi. Đức Hoàng Khảo Thế Tổ Cao Hoàng Đế ta (ý nói vua Gia Long) mưu sâu, tính xa, chú ý việc ngoài biên. Công việc đào kênh mới bắt đầu chưa xong. Nay ta theo chí tiên hoàng, cố nghĩ cách khó nhọc một lần mà được thong thả lâu dài về sau.
Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam - Campuchia, bắt đầu từ bờ Tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang Dưới sự chỉ huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu cùng với 2 ông là Chưởng cơ Nguyễn Văn Tuyên (1763-1831), Điều Bát Nguyễn Văn Tồn (1763 - 1820). Sau có thêm Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt (1764 - 1832), Phó Tổng trấn thành Gia Định Trần Văn Năng, Thống chế Trần Công Lại góp sức.
Ngay trong đợt đầu đã có hơn 10.000 nhân công bao gồm: 5.000 quân dân trong vùng, 500 lính thuộc đồn Uy Viễn, 5.000 dân là người Khmer. Kênh phải qua nhiều đoạn đất cứng khó đào, lại có khi gặp phải thời tiết, khí hậu bất lợi nên có lúc công việc phải gián đoạn hoặc chậm chạp.
Biết vậy, ngay khi lên ngôi (1820), vua Minh Mạng lập tức ra lệnh cho Tổng trấn thành Gia định là Lê Văn Duyệt huy động thêm nhiều dân binh ở các đồn Uy Viễn, Vĩnh Thanh, Định Tường hơn 39.000 người, trong số đó binh và dân người Khmer 16.000 người, chia làm 3 phiên, đào đắp bằng tay với dụng cụ thô sơ hàng triệu mét khối đất đá... và có khi phải thay nhau thi công suốt ngày đêm...
Năm 1824, kênh hoàn thành với chiều dài 205 dặm rưỡi (91km), rộng 7 trượng 5 thước (25m), sâu 6 thước(3m). Ước tính, trong 5 năm, các quan phụ trách đã phải huy động đến hơn 80.000 dân binh. Kênh đào xong đã tưới tiêu cho hàng vạn mẫu ruộng miền Hậu Giang và việc đi lại bằng đường thủy vô cùng thuận lợi. Sách "Đại Nam nhất thống chí" viết rằng : "... Từ ấy, đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước đến phòng giữ ngoài biên cho tới nhân dân buôn bán đều được tiện lợi vô cùng". Đến bây giờ, kênh vẫn còn giá trị lớn về các mặt trị thuỷ, giao thông, thương mại, biên phòng, thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của nhân dân Việt và chính sách coi trọng thủy lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn.
Vua Minh Mạng rất hài lòng trước sự thành công của công trình thủy lợi này nên sắc ban cho ngọn núi nhìn xuống dòng kênh cái tên Thoại Sơn (tên dân gian là núi Sập) và cho con kênh mang tên là kênh Vĩnh Tế (tên vợ ông, bà Châu Thị Vĩnh Tế). Triều Nguyễn còn nghĩ đến công lao của Nguyễn Văn Thoại nên lấy tên ông đặt cho tên làng, tên núi, tên sông: Thoại Sơn, Thoại Hà, Thoại Giang.
Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà vua cho đúc Cửu đỉnh để làm quốc bảo và tượng trưng cho sự miên viễn của hoàng gia, hình kênh Vĩnh Tế được chạm khắc vào Cao đỉnh.
**3. VẤN ĐỀ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG**
Thật ra, từ đầu thế kỷ XVIII, vùng khai phá dần mở rộng vào sâu nội địa theo các kênh rạch và theo tiến trình xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn. Hệ thống chính quyền lần lượt ra đời, các đồn lũy bảo vệ đất đai, dân cư của chúa nguyễn mọc lên; hệ thống kênh rạch được nạo vét, đào mới phục vụ cho việc trị an, quốc phòng; chính sách khuyến khích khẩn hoang, lập làng của chính quyền... là những đảm bảo chắc chắn để lưu dân người Việt ngày càng vững tâm tiến vào khai phá lập nghiệp. Từ đó, khu vực miền trung Nam bộ ( bao gồm vùng bắc sông Tiền và vùng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu) về cơ bản đã được khai khẩn xong; vùng Hà Tiên với vai trò bảo hộ của chính quyền và khả năng tổ chức khai phá hiệu quả của dòng họ Mạc cũng đã cơ bản hoàn tất công cuộc tạo dựng và trở nên phát triển.
Đất Gia Định đến năm 1756 về cơ bản đã thành hình như trên bản đồ Nam bộ ngày nay. Tuy nhiên, một số vùng dọc theo giữa hai sông, sông Tiền và sông Hậu, và phía đông dọc theo hữu ngạn Hậu Giang là Tầm Phong Long, Tầm Bôn và Xuy Lạp, người Chân Lạp vẫn quản lý. Sự kiện 1757, vua Chân Lạp Preah Outey (Nặc Ông Tôn (1758-1775)) dâng đất Tầm Phong Long, Tầm Bôn và Xuy Lạp đã chính thức hoàn tất quá trình mở đất về phương Nam của các chúa Nguyễn, đánh dấu sự sáp nhập hoàn toàn đất Nam bộ vào lãnh thổ Đại Việt.
Ngay trong năm 1757, Nguyễn Cư Trinh xin dời dinh Long Hồ lên xứ Tầm Bào (Vĩnh Long), để tiện cho việc quản lý miền đất mới lấy được. Ông sai lập đạo hai bên sông Cửu Long gần biên giới: Tân Châu đạo (Cù Lao Giêng) ở Tiền Giang và Châu Đốc đạo ở Hậu Giang; lại lập thêm Đông Khẩu đạo, ở xứ Sa Đéc, để làm hậu thuẫn. Các đạo ấy dùng binh ở Long Hồ dinh để trấn áp, giữ mặt vịnh Xiêm La, phòng Xiêm làm hỗn. Nguyễn Cư Trinh còn phối hợp với Mạc Thiên Tứ đặt ra Kiên Giang đạo ở Rạch Giá và Long Xuyên đạo ở vùng Cà Mau, nhằm đẩy mạnh khai phá và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Xác lập chủ quyền bằng đường biên giới, khu vực chịu ảnh hưởng chỉ là bước đầu, việc đưa dân tới sinh sống, biến vùng đất thành nơi cư trú, sinh sống, sản xuất mới là yếu tố quyết định chủ quyền đối với vùng đất đó. Vì thế với vai trò của Nguyễn Cư Trinh, của Nguyễn Văn Thoại cùng với những chủ trương, biện pháp đầy sáng tạo của các ông đối với đất Tầm Phong Long; với bàn tay và khối óc lao động cần cù, dũng cảm của các cộng đồng cư dân người Việt, người Hoa, người Khmer trong hơn một thế kỷ (từ giữa thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX) là những nhân tố vô cùng có ý nghĩa trong việc khẳng định vai trò cũng như chủ quyền của người Việt tại đây.
Nhận thức của vua Gia Long và vua Minh Mạng khi cho tiến hành đào kênh Vĩnh Tế đã phản ánh nhãn quan chính trị và quyết tâm sắt đá của nhà Nguyễn đối với vấn đề chủ quyền và an ninh trật tự ở vùng biên cương tây nam "Công trình đào sông này rất khó khăn, nhưng kế giữ nước và cách biên phòng quan hệ chẳng nhỏ, các ngươi ngày nay tuy là chịu khó, nhưng mà lợi ích cho muôn đời về sau. Vậy dân chúng cần bảo nhau cho biết, đừng nên sợ nhọc" . Đường sông Vĩnh Tế liền với Tân Cương, xe thuyền qua lại đều là tiện lợi. Đức Hoàng Khảo Thế Tổ Cao Hoàng Đế ta (ý nói vua Gia Long) mưu sâu, tính xa, chú ý việc ngoài biên. Công việc đào kênh mới bắt đầu chưa xong. Nay ta theo chí tiên hoàng, cố nghĩ cách khó nhọc một lần mà được thong thả lâu dài về sau.
Đất Tầm Phong Long từ khi sỏp nhập vào lãnh thổ Đại Việt đó hoàn tất quá trình xác lập lãnh thổ trên đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Từ đây, bản đồ Đàng Trong của các chúa Nguyễn đó hoàn chỉnh và phân định rạch ròi với các quốc gia láng giềng. Công cuộc khai phá đất đai, phát triển hệ thống kênh rạch, ổn định hệ thống hành chính trên vùng đất mới từ năm 1757 đến giữa thế kỷ XIX của chính quyền và nhân dân đã khẳng định chắc chắn chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt (Việt Nam sau này ).
---
Chú thích :
(1) Nguyễn Văn Hầu – Thoại Ngọc hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang, nxb Trẻ, 2006.
(2) Trịnh Hoài Đức – Gia Định thành thông chí, Viện Sử học, nxb Giáo dục, 1998, tr. 80.
(3) Quốc sử quán nhà Nguyễn – Đại Nam nhất thống chí, tập V.
(4) Trịnh Hoài Đức – Gia Định thành thông chí, Viện Sử học, nxb Giáo dục, tr. 50,51.
(5) Trịnh Hoài Đức – Gia Định thành thông chí, Viện Sử học, nxb Giáo dục, tr.80.
(6) Trịnh Hoài Đức – Gia Định thành thông chí, Viện Sử học, nxb Giáo dục, tr.59.