Trạng thái
Lịch Sử

Địa danh Tầm Phong Long

ĐỊA DANH - NHỮNG TẤM BIA LỊCH SỬ-VĂN HOÁ CỦA ĐẤT NƯỚC

PGS. TS. Lê Trung Hoa

Bộ môn Văn hoá học

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Báo cáo tại Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành văn hóa học” do Bộ môn Văn hóa học tổ chức tháng 1-2006.


Như chúng ta đã biết , địa danh ra đời trong những điều kiện lịch sử, địa lý nhất định. Do đó, phần lớn địa danh mang dấu ấn của môi trường, thời đại mà nó chào đời. Có người cho rằng địa danh giống như “ vật hoá thạch” [5: 6]; người khác lại cho rằng đấy là những “đài kỷ niệm” [6: 63]. Như vậy, qua địa danh, ta có thể biết một vùng đất, một quốc gia về các mặt địa lý, xã hội, các công trình xây đựng, lịch sử và văn hoá. Địa danh Việt Nam cũng thế.

1.Địa danh phản ảnh điều kiện tự nhiên:

Ra đời trong môi trường nào, địa danh phản ảnh hoàn cảnh địa lý ở đó. Đó là điều tất yếu vì địa danh là sản phẩm của tư duy mà tư duy luôn phản ảnh hiện thực mà nó tiếp nhận. Hiện thực đi vào địa danh có thể chia làm ba phần lớn. Đó là địa hình, thực vật và động vật.

1.1. Địa hình có thể chia làm hai dạng: địa hình cao và địa hình thấp. Địa hình cao gồm: núi, đồi, gò, đống,…Địa hình thấp gồm: sông, biển, hồ, đầm,…Tên địa hình đi vào địa danh trước hết qua các danh từ chung được dùng làm tên gọi các tiểu loại địa danh như núi, gò, sông, rạch,…:núi Tản Viên, gò Cẩm Đệm, sông Đà, rạch Cát,…Nhưng quan trọng hơn là các danh từ chung chỉ tên địa hình đã biến thành một yếu tố của địa danh: tỉnh Sông Bé, huyện Giồng Trôm, cầu Kinh, hồ Ba Bể, huyện Đầm Dơi, xóm Cù Lao, sông Ba Ngòi, vùng Bãi Bằng, bến Phà Rừng, vùng Thác Đài,…

Bên cạnh những từ thuần Việt (hay đã được Việt hoá gần như thuần Việt) chỉ địa hình, còn có nhiều yếu tố Hán Việt cũng chỉ địa hình đã nhập hệ như: sơn (núi), lâm (rừng), cốc (hang), khê (khe), xuyên (sông), chử (bãi biển, bến sông), dương, hải (biển), đàm (đầm),…Các yếu tố này chưa trở thành từ trong tiếng Việt nên không làm tiền từ mà làm thành tố chính đứng cuối địa danh: Trường Sơn, Tiền Giang, Gia Lâm, thôn Sài Đàm, An Khê, Long Xuyên, thôn Phương Chử, Hải Dương,…

Đồng thời, nhiều từ chỉ địa hình thiên nhiên trong các ngôn ngữ thiểu số ở Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ cũng đã đi vào địa danh: rạch (prêk: sông nhỏ), vàm (piêm: ngã ba sông, rạch), đa, đak, ia (nước, sông), chư, ngok, pu/pù (núi), khuổi (suối),… Hầu hết các từ này vừa làm tiền từ vừa làm yếu tố chính đứng trước địa danh: rạch – Rạch Giá; vàm – Vàm Cống; đa, đà, đạ – Đa Nhim, Đà Lạt, Đạ Đờng; đăk – Đăk Lăk; gia – Gia Sô; chư – Chư Sê; ngok – Ngọc Linh; khuổi – Khuổi Cọ; pu – Pu Sam Sao.

1.2. Hình ảnh cây cỏ cũng “ đập” vào giác quan của người Việt như địa hình. Ở TP. Hồ Chí Minh có 273/6.000 địa danh (4,5%) mang tên các loại cây. Tên cây thông thường thì nơi nào cũng đi vào địa danh: cầu Gò Dưa, huyện Gò Dầu, cầu Dừa, Đầm Sen, phường Cây Sung, mương Bần, huyện Giồng Trôm, Hóc Môn, vùng Bồ Đề,…

Ở TP. Hồ Chí Minh, hàng chục tên cây vốn là đặc sản của Nam Bộ đã biến thành địa danh: Củ Chi, ấp Cây Sộp, rạch Cây Bướm, rạch Bông Xeo, rạch Thai Thai (loại bắp ngắn ngày), ấp Thiền Liền (tên một loại ngải),…

Số yếu tố Hán Việt vốn là tên cây cũng đi vào địa danh Việt Nam, nhưng không nhiều: liên (sen), trúc (tre), hoè (cây hoè), ngô đồng (một loại vông). Có lẽ do từ thuần Việt và tên cây thuần Việt dễ hiểu hơn: Liên Chiểu, thôn Trúc Khê, đường Hoè Nhai, xã Ngô Đồng.

Số từ chỉ cây cối trong các ngôn ngữ dân tộc thiểu số gia nhập địa danh Việt Nam nhiều hơn: huyện Cần Giuộc, huyện Thốt Nốt, ấp Cà Săng (Khmer), Nã Cà (cà: cỏ tranh), Co Bây (cây trám đen), Pò Co (co: cây dẻ), Bó Đảy (đảy: cây nứa tép), Lủng Lầu (lầu: cây lau), Nà Thoong (thoong: cây trúc), Cốc Rầy (rầy: cây si), Kơ Lá (cây tre), Tea Plôi (plôi: bầu, bí), Váng Pró (pró: dây tiêu), sông Nậm Rốm (rốm: cây gỗ lát),…

1.3. Tên cầm thú cũng đi vào địa danh khá nhiều. Ở TP. Hồ Chí Minh co,ù153/ 6.000 địa danh (2,5 %).Tên các con vật phổ biến đi vào địa danh ở khắp nơi:rạch Bến Nghé, giồng Chồn, rạch Cá Trê, cù lao Con Cò, rạch Muỗi, rạch Ốc, rỏng Lươn, tắt Quạ, mũi Gành Rái,…Đặc biệt, có những con vật nay không còn sinh hoạt trên địa bàn: tỉnh Đồng Nai, rạch Hóc Hươu, Hố Bò (bò rừng), ngã ba Chó Tru (chó sói), vịnh Sấu, rạch Voi, đèo Cọp,…

Số lượng các từ chỉ cầm thú trong các ngôn ngữ dân tộc thiểu số trở thành yếu tố của địa danh cũng khá phong phú: Cần Đước (rùa), Cần Thay (giống rùa quí), Cần Thơ (cá sặt rằn), rạch Cá Tra (pra), Ktlá (cọp), Kơtéam (cua), Mat (muỗi), Mơngéang (con kiến), Réng (rắn mối), Rơmi (tê giác), Tơkén (kiến đỏ) – địa danh ở Tây Nguyên; Ná Ca (ca: quạ), Pò Chạng (chạng: voi), Khau Mạ (mạ: ngựa), Pác Luồng (luồng: rồng), Dộc Nạn (nạn: con hươu), Lũng Vài (vài: trâu), Lậu Pất (pất: vịt), Nà Quang (quang: nai) – những địa danh ở Việt Bắc và Tây Bắc.

Qua hàng loạt địa danh ở trên, ta có thể nói hầu hết các địa hình, cây cỏ, cầm thú đều hoá thân thành địa danh. Nguồn ngữ liệu phong phú và tiện dụng này giúp cho việc sáng tạo địa danh dễ dàng và bất tận.

2.Địa danh phản ảnh những hoạt động xã hội:

Những hoạt động của con người có quan hệ mật thiết tới địa danh là thành phần dân tộc, tổ chức chính trị và sinh hoạt kinh tế.

2.1. Việt Nam là một nước đa dân tộc. Có 54 dân tộc anh em cộng cư trên mảnh đất này. Như vậy có ít nhất 54 ngôn ngữ khác nhau. Sự phong phú, đa dạng về ngôn ngữ kéo theo sự đa dạng, phong phú về địa danh. Thực trạng này một mặt kích thích sự hứng thú của người nghiên cứu, mặt khác gây khó khăn không ít cho họ.

Riêng từ chỉ địa hình trong địa danh của tất cả các dân tộc ít nhất cũng vài trăm từ – nếu sưu tập đầy đủ. Số lượng từ chỉ cây cỏ, cầm thú nếu thống kê chi tiết chắc chắn không dưới con số nghìn. Địa danh mang tên người trong cả nước chắc chắn trên 10.000 đơn vị. Riêng TP.Hồ Chí Minh có trên 1.000 địa danh loại này: cầu Ông Thìn, giồng Ông Tố, xã Bà Điểm, chợ Bà Chiểu,…

Bên cạnh người Kinh, các dân tộc thiểu số cũng dùng tên người để đặt địa danh, như Trà Ôn (< Tà Ôn: ông Ôn), Nha Mân (Oknha Mân: ông quan Mân), Ba Thê (Tà Thner), Buôn Ma Thuột (làng cha anh Thuột), buôn Hduk (họ Hdơk), buôn Ktla (họ Ktla), Plei Bak (làng ông Bạc),…

2.2. Trong lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam, qua nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức hành chính theo từng chế độ, đến nay đã có độ 60 tên gọi đơn vị hành chính khác nhau. Nhiều tên gọi được sử dụng trước kia nay đã bị chìm vào quên lãng, như am, bãi, châu, dinh, doanh, đạo, động, giáp, lân, phủ, tổng, trại, trang, trấn,…Nhưng hàng trăm địa danh vẫn còn bảo lưu các thành tố này: Điện Biên Phủ, dinh Phiên Trấn, huyện Vọng Doanh, huyện Khoái Châu, huyện Giáp Sơn, thôn Sài Trang, xã Thống Trại, phủ Trà Lân, Lục Tổng,…

Nếu kể luôn những địa danh có các thành tố là tên các đơn vị hánh chính còn sử dụng hiện nay thì số lượng còn lớn hơn: vùng Hai Huyện, ngã tư Bốn Xã, cầu Ba Thôn, vùng Tân Ấp, chợ Phường 12,…

2.3.Hoạt động kinh tế của loài người nói chung và người Việt nói riêng chủ yếu nằm trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Hầu như tên sản phẩm của các ngành này đều có đi vào địa danh. Riêng ở TP. Hồ Chí Minh đã có gần 100 địa danh, chủ yếu thành tố là tên sản phẩm đứng sau các từ chợ, hãng, xóm, lò.

Sau Chợ là Đệm, Đũi, Đường, Gạo; từ Hãng kết hợp với Đồng, Nhôm, Phân thành các xóm Hãng Đồng, Hãng Nhôm, cầu Hãng Phân; từ xóm đứng trước các tên sản phẩm: Bún, Chiếu, Cối (xay), Cốm, Củi, Dầu (phụng), Gà (nuôi), Giá (cây giá), Lá (dừa nước), Lụa (dệt lụa), Nước Mắm, Cải, Te (bắt cá), Thơm,… Từ Lò kết hợp với nhiều từ thành địa danh: khu Lò Bún, xóm Lò Chén, chợ Lò Da, Lò Đường, Lò Gạch, Lò Gốm, Lò Heo, Lò Lu, Lò Muối, Lò Siêu, Lò Than, tắt Lò Vôi,…

Qua những địa danh này, ta như thấy xuất hiện trước mắt một bức tranh vô cùng sinh động về đời sống kinh tế của Sài Gòn thời xưa.

3.Công trình xây dựng:

Công trình xây dựng trên đất nước ta có thể chia làm 4 nhóm trong các phạm vi sinh hoạt:

  • Sinh hoạt cư trú: nha,ø chung cư, cư xá,…

  • Sinh hoạt kinh tế: ruộng, chợ, lò, phố xá, nông trường,…

  • Sinh hoạt giao thông: bến (xe, đò), cầu, đường, quán, phà, bắc,…

  • Sinh hoạt tâm linh: chùa, miếu đình, võ (dỏ), nhà thờ,…

Tên các công trình này đều có gia nhập vào hệ thống địa danh Việt Nam hoặc nhiều hoặc ít.

3.1. Trong nhóm sinh hoạt cư trú, từ nhà đi vào địa danh nhiều hơn cả. Có lẽ do nhà là từ đơn tiết và có từ lâu đời, dễ kết hợp với nhiều từ khác để tạo ra địa danh:Nhà Việc, Nhà Làng, Nhà Vuông (nhà làm việc làng), bến Nhà Rồng, huyện Nhà Bè, phố Nhà Chung, vùng Nhà Đoan (douane: thuế vụ – tiếng Pháp), chợ Nhà Bàng (nhà giã cỏ bàng),…

3.2. Trong sinh hoạt kinh tế, từ chợ chiếm số lượng nhiều hơn hết. Ngoài vai trò tiền từ chỉ tiểu loại, từ chợ còn trở thành yếu tố của hàng trăm địa danh. Sở dĩ có hiện tượng này vì chợ giữ vai tró quan trọng trong nhu cầu sinh sống, trao đổi sản phẩm của con người từ xưa đến nay và chợ là từ đơn tiết dễ kết hợp với một từ đơn tiết khác thành địa danh song tiết: Chợ Bến, Chợ Bờ, Chợ Cháy, Chợ Chu, Chợ Chùa, Chợ Củi, Chợ Đồn, Chợ Gạo, Chợ Giữa, Chợ Lách, Chợ Lầu, Chợ Lớn, Chợ Mới, Chợ Rã, Chợ Vàm,…

3.3. Trong sinh hoạt giao thông, các từ bến, cầu, đường được sử dụng nhiều trong cấu tạo địa danh. Ngoài chức năng làm tiền từ báo hiệu địa danh chỉ các trục giao thông, từ đường còn kết hợp với một số từ khác để trở thành từ ghép rồi biến thành địa danh – nhất là ở Nam Bộ: rạch Đường Chừa, xóm Đường Rầy, xóm Đường Trâu Nhỏ, các rạch Đường Đò, Đường Khai (đường đào cho nước chảy), Đường Đá, Đường Xuồng,…

Bến cũng là một tiền từ, đồng thời là một thành tố của hàng trăm địa danh. Bến ở đây có thể là bến xe, nhưng phổ biến hơn là bến đò, bến sông: Bến Cát, Bến Cầu, Bến Củi, Bến Dược, Bến Đá, Bến Gỗ, Bến Hải, Bến Lức, Bến Nghé, Bến Trạm, Bến Tranh, Bến Tre,…

Cầu vừa là tiền từ vừa là yếu tố của địa danh. Đất nước ta ở vùng mưa nhiều nên lắm sông rạch và vì vậy số lượng cầu khá lớn. Hàng nghìn địa danh mang thành tố này : huyện Sông Cầu, rạch Cầu Bông, chợ Cầu Chàm, sông Cầu Chày, sông Cầu Chầm, phố Cầu Đất, làng Cầu Đơ, thị trấn Cầu Giát, quận Cầu Giấy, chợ Cầu Đông,…

Quán là nơi nghỉ chân, ăn uống của khách đi đường. Trên mỗi con đường, nhất là đường lớn, thường có nhiều quán. Do đó, từ quán trở thành yếu tố của địa danh: đèo Quán Các, đèo Quán Cau, vùng Quán Cháo, xã Quán Chè, vùng Quán Cơm, làng Quán Gánh, vùng Quán Hành, vùng Quán Hàu, vùng Quán Mít, phố Quán Sứ, khu Chợ Quán,…

3.4. Trong sinh hoạt tâm linh, giữa các từ chỉ công trình xây dựng thì chùa, miễu, đình đã đi vào địa danh nhiều hơn cả. Nhà thờ, võ (dỏ) ít hơn.

Ở địa bàn TP.Hồ Chí Minh, có 30 địa danh mang từ chùa: xóm Chùa, cầu Chùa, rạch Chùa, rạch Rỏng Chùa, rạch Tắt Chùa, đồng Chùa Ông,…; 20 địa danh mang từ miếu / miễu: xóm Miễu, rạch Miễu, khu Miễu Nổi, ấp Miễu Ba,…; trên 10 địa danh mang từ đình: rạch Đình, ngã ba Đình, khu Bến Đình, …Đây là những công trình xây dựng phản ánh tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống và dân gian bén rễ trong tâm hồn người Việt lâu đời trên khắp đất nước từ Nam chí Bắc.

4.Lịch sử phát triển:

Qua hàng chục vạn địa danh, ta có thể biết và nhớ đến hàng trăm sự kiện lịch sử , hàng nghìn nhân vật lịch sử đã sinh sống, đóng góp cho quê hương, đất nước tồn tại và phát triển.

4.1. Các địa danh Mê Linh, Bạch Đằng, Hoa Lư, Chương Dương, Hàm Tử, Đống Đa, Ba Tơ, Bắc Sơn,…vốn là những địa danh bình thường như những địa danh khác.Nhưng vì gắn với những sự kiện lịch sử vẻ vang của dân tộc , chúng đã hoá thân thành hàng trăm địa danh trong các tên đường, tên cầu, tên bến, tên công viên, tên quảng trường,…nhắc chúng ta nhớ đến cuộc khởi nghĩa oai hùng của Hai Bà Trưng, chiến công oanh liệt của Ngô Quyền, công lao thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh, những chiến tích hiển hách của của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Quang Trung Nguyễn Huệ, ý chí bất khuất của Trương Định, của nhân dân Việt Nam dưới thời Bắc thuộc và Pháp thuộc. Đó là những biến cố chính trị. Những tên đường Đông Sơn, Mạc Vân, Bình Dương Thi xã, công viên Tao Đàn, phản ảnh những sự kiện văn hoá đáng tư hào về nền văn minh cổ đại, về nền văn học của dân tộc ta.

4.2.Bên cạnh những sự kiện lịch sử, văn hoá, còn có tên hàng nghìn nhân vật lịch sử đã hoá thân thành địa danh. Ta có thể chia nhân vật lịch sử làm hai loại: danh nhân và nhân vật dân gian.

Danh nhân có thể chia làm ba loại chính:

  • Danh nhân chính trị: Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ, Lê Lợi, Hàm Nghi, Phan Bội Châu,…

  • Danh nhân quân sự: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám,…

  • Danh nhân văn hoá: Nguyễn Trãi, Lê Quí Đôn, Nguyễn Du, Phan huy Chú, Nguyễn Đình Chiểu,…

Tên các danh nhân này đã biến thành hàng nghìn địa danh đường phố ở khắp đất nước, trở thành niềm tự hào của cả dân tộc qua nhiều thế hệ.

Riêng ở TP. Hồ Chí Minh đã có trên 500 tên nhân vật dân gian trở thành địa danh: khu Ông Tạ, kinh Ông Cả, cầu Ông Cậy, rạch Ông Cốm, kinh Thầy Cai, …rạch Bà Ba, rạch Bà Bộ, rạch Bà Bông, cầu Bà Cả, cầu Bà Đô, xã Bà Điểm, chợ Bà Chiểu, đường Bà Hạt, huyện Thủ Đức,…

Họ là những người có công đóng góp cho sự phát triển cho làng xã nên đã được nhân dân ghi nhớ bằng cách biến tên họ thành địa danh.

4.3.Ngoài ra, một số địa danh đã thông báo cho chúng ta nhiều chức danh đã xuất hiện dưới chế độ phong kiến , ngày nay không còn nữa.

Trước hết là những chức danh có liên hệ tới giáo duc.

Học: từ gọi tắt của học sinh (học trò được tuyển vào trường lớn có được hưởng học bổng): đường Học Lạc.

Nhiêu: từ gọi tắt của nhiêu học, chức vụ được miễn tạp dịch, phải bỏ tiền mua, ở làng xã thời phong kiến: rạch Nhiêu Lộc, đường Nhiêu Tâm, cầu và rạch Ông Nhiêu.

Cống: từ gọi tắt của hương cống , học vị ở đời Lê (tương đương với cử nhân đời Nguyễn): đường Cống Quỳnh.

Kế đến là các chức danh trong lĩnh vực hành chính :

Câu đương: chức coi sóc các việc trong làng: Câu Lãnh sau nói và viết chệch thành Cao Lãnh.

Trùm: ngưòi đứng đầu một phe giáp, một phường hội thời phong kiến: cầu Trùm Bích, chợ Trùm Rìu, ấp Trùm Tri, cầu Trùm Điếu.

Tổng: từ gọi tắt của cai tổng hoặc chánh tổng, người đứng đầu một tổng (gồm một số xã): rạch Tổng Thể.

Phán: từ gọi tắt của thông phán, thư ký các ngành ở cơ quan nhà nước thời Pháp thuộc: khu Phán Hùng.

Huyện: từ gọi tắt của tri huyện, người cai quản một huyện: cầu Huyện Thanh, cầu Ông Huyện, đường Bà Huyện Thanh Quan,…

Nha: từ gọi tắt của Oknha (tiếng Khmer), một quan chức đầu tỉnh: Nha Mân (Mân: tên người).

Sau cùng là các chức danh trong quân đội:

Cai: một chức trong binh đội, trên bếp dưới đội: rạch Cai Tam, ngã ba Cai Tâm, rạch Cai Trung, rạch Cai Dược Một, rạch Cai Dược Hai.

Đội: chức vụ trong quân đội thơiø Pháp thuộc, tương đương tiểu đội trưởng: rạch Ông Đội, hẻm Đội Có.

Thủ: từ gọi tắt của thủ ngữ, chức vụ trưởng một thủ , có nhiệm vụ giữ an ninh và thu thuế: Thủ Đức, Thủ Thừa, Thủ Thiêm, Thủ Đoàn,…

Cơ: đơn vị quân đội địa phương thời phong kiến số quân không nhất định (có khi mười người, có khi ba bốn trăm người): đường Phó Cơ Điều.

Tham tướng: phó tướng, chức quan võ chỉ huy quân một khu, một lộ hay một dinh (địa vị dưới tổng binh và phó tổng binh): khu Tham Tướng.

Lãnh binh: chức quan võ nắm quân đội cấp tỉnh thời Nguyễn: đường Lãnh binh Thăng (tức Nguyễn Ngọc Thăng: 1798 - 1866).

Đề: từ gọi tắt của đề đốc , chức quan võ chỉ huy quân đội một tỉnh thời Nguyễn: đường Đề Thám.

Qua các phần trình bày trên, ta thấy địa danh giống như những tấm gương phản ảnh một cách trung thực môi trường sống, những sinh hoạt, những ứng xử của con người trên địa bàn đối với thiên nhiên cũng như xã hội. Vì vậy, muốn tìm hiểu một địa phương, một đất nước, chúng ta không thể không quan tâm đến địa danh.

Tài liệu tham khảo

1.Hoàng Văn Ma, Về địa danh vùng Tày Nùng, trong “Những vấn đề ngôn ngữ học”, Hà Nội, Viện Ngôn ngữ học, 2001.

2.Lê Trung Hoa, Điạ danh ở Tây Nguyên, Xưa và Nay, số 126, th. 10 –2002, tr.21-23.

3.Lê Trung Hoa, Địa danh Chăm và gốc Chăm ở Trung Bộ, Xưa và Nay, số 127, th. 11- 2002, tr. 15-16.

4.Lê Trung Hoa, Địa danh Khmer và gốc Khmer ở Nam Bộ, trong “Khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Trường KHXH-NV và Nxb TPHCM, 2003, 369-377.

5.Rostaing, Ch., Les noms de lieux, Paris, P.U.F. , 1965.

6.Smolisnaja,G.L.và Gorbanevskij, M.V. Toponimija Moskvy (Địa danh Moskva), Moskva, Nauka,1982

Nguồn: Tác giả + Văn hoá học
http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/vhvn-nhung-van-de-chung/76-le-trung-hoa-dia-danh-nhung-tam-bia-lich-su-van-hoa-cua-dat-nuoc.html

### ĐỊA DANH - NHỮNG TẤM BIA LỊCH SỬ-VĂN HO&Aacute; CỦA ĐẤT NƯỚC #### PGS. TS. L&ecirc; Trung Hoa Bộ m&ocirc;n Văn ho&aacute; học Trường Đại học Khoa học X&atilde; hội v&agrave; Nh&acirc;n văn Báo cáo tại H&ocirc;̣i thảo khoa học &ldquo;N&acirc;ng cao ch&acirc;́t lượng đ&agrave;o tạo b&acirc;̣c sau đại học chuy&ecirc;n ng&agrave;nh văn h&oacute;a học&rdquo; do Bộ m&ocirc;n Văn h&oacute;a học t&ocirc;̉ chức tháng 1-2006. --- Như ch&uacute;ng ta đ&atilde; biết , địa danh ra đời trong những điều kiện lịch sử, địa l&yacute; nhất định. Do đ&oacute;, phần lớn địa danh mang dấu ấn của m&ocirc;i trường, thời đại m&agrave; n&oacute; ch&agrave;o đời. C&oacute; người cho rằng địa danh giống như &ldquo; vật ho&aacute; thạch&rdquo; [5: 6]; người kh&aacute;c lại cho rằng đấy l&agrave; những &ldquo;đ&agrave;i kỷ niệm&rdquo; [6: 63]. Như vậy, qua địa danh, ta c&oacute; thể biết một v&ugrave;ng đất, một quốc gia về c&aacute;c mặt địa l&yacute;, x&atilde; hội, c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh x&acirc;y đựng, lịch sử v&agrave; văn ho&aacute;. Địa danh Việt Nam cũng thế. 1.Địa danh phản ảnh điều kiện tự nhi&ecirc;n: Ra đời trong m&ocirc;i trường n&agrave;o, địa danh phản ảnh ho&agrave;n cảnh địa l&yacute; ở đ&oacute;. Đ&oacute; l&agrave; điều tất yếu v&igrave; địa danh l&agrave; sản phẩm của tư duy m&agrave; tư duy lu&ocirc;n phản ảnh hiện thực m&agrave; n&oacute; tiếp nhận. Hiện thực đi v&agrave;o địa danh c&oacute; thể chia l&agrave;m ba phần lớn. Đ&oacute; l&agrave; địa h&igrave;nh, thực vật v&agrave; động vật. 1.1. Địa h&igrave;nh c&oacute; thể chia l&agrave;m hai dạng: địa h&igrave;nh cao v&agrave; địa h&igrave;nh thấp. Địa h&igrave;nh cao gồm: n&uacute;i, đồi, g&ograve;, đống,&hellip;Địa h&igrave;nh thấp gồm: s&ocirc;ng, biển, hồ, đầm,&hellip;T&ecirc;n địa h&igrave;nh đi v&agrave;o địa danh trước hết qua c&aacute;c danh từ chung được d&ugrave;ng l&agrave;m t&ecirc;n gọi c&aacute;c tiểu loại địa danh như n&uacute;i, g&ograve;, s&ocirc;ng, rạch,&hellip;:n&uacute;i Tản Vi&ecirc;n, g&ograve; Cẩm Đệm, s&ocirc;ng Đ&agrave;, rạch C&aacute;t,&hellip;Nhưng quan trọng hơn l&agrave; c&aacute;c danh từ chung chỉ t&ecirc;n địa h&igrave;nh đ&atilde; biến th&agrave;nh một yếu tố của địa danh: tỉnh S&ocirc;ng B&eacute;, huyện Giồng Tr&ocirc;m, cầu Kinh, hồ Ba Bể, huyện Đầm Dơi, x&oacute;m C&ugrave; Lao, s&ocirc;ng Ba Ng&ograve;i, v&ugrave;ng B&atilde;i Bằng, bến Ph&agrave; Rừng, v&ugrave;ng Th&aacute;c Đ&agrave;i,&hellip; B&ecirc;n cạnh những từ thuần Việt (hay đ&atilde; được Việt ho&aacute; gần như thuần Việt) chỉ địa h&igrave;nh, c&ograve;n c&oacute; nhiều yếu tố H&aacute;n Việt cũng chỉ địa h&igrave;nh đ&atilde; nhập hệ như: sơn (n&uacute;i), l&acirc;m (rừng), cốc (hang), kh&ecirc; (khe), xuy&ecirc;n (s&ocirc;ng), chử (b&atilde;i biển, bến s&ocirc;ng), dương, hải (biển), đ&agrave;m (đầm),&hellip;C&aacute;c yếu tố n&agrave;y chưa trở th&agrave;nh từ trong tiếng Việt n&ecirc;n kh&ocirc;ng l&agrave;m tiền từ m&agrave; l&agrave;m th&agrave;nh tố ch&iacute;nh đứng cuối địa danh: Trường Sơn, Tiền Giang, Gia L&acirc;m, th&ocirc;n S&agrave;i Đ&agrave;m, An Kh&ecirc;, Long Xuy&ecirc;n, th&ocirc;n Phương Chử, Hải Dương,&hellip; Đồng thời, nhiều từ chỉ địa h&igrave;nh thi&ecirc;n nhi&ecirc;n trong c&aacute;c ng&ocirc;n ngữ thiểu số ở Việt Bắc, T&acirc;y Bắc, T&acirc;y Nguy&ecirc;n v&agrave; Nam Bộ cũng đ&atilde; đi v&agrave;o địa danh: rạch (pr&ecirc;k: s&ocirc;ng nhỏ), v&agrave;m (pi&ecirc;m: ng&atilde; ba s&ocirc;ng, rạch), đa, đak, ia (nước, s&ocirc;ng), chư, ngok, pu/p&ugrave; (n&uacute;i), khuổi (suối),&hellip; Hầu hết c&aacute;c từ n&agrave;y vừa l&agrave;m tiền từ vừa l&agrave;m yếu tố ch&iacute;nh đứng trước địa danh: rạch &ndash; Rạch Gi&aacute;; v&agrave;m &ndash; V&agrave;m Cống; đa, đ&agrave;, đạ &ndash; Đa Nhim, Đ&agrave; Lạt, Đạ Đờng; đăk &ndash; Đăk Lăk; gia &ndash; Gia S&ocirc;; chư &ndash; Chư S&ecirc;; ngok &ndash; Ngọc Linh; khuổi &ndash; Khuổi Cọ; pu &ndash; Pu Sam Sao. 1.2. H&igrave;nh ảnh c&acirc;y cỏ cũng &ldquo; đập&rdquo; v&agrave;o gi&aacute;c quan của người Việt như địa h&igrave;nh. Ở TP. Hồ Ch&iacute; Minh c&oacute; 273/6.000 địa danh (4,5%) mang t&ecirc;n c&aacute;c loại c&acirc;y. T&ecirc;n c&acirc;y th&ocirc;ng thường th&igrave; nơi n&agrave;o cũng đi v&agrave;o địa danh: cầu G&ograve; Dưa, huyện G&ograve; Dầu, cầu Dừa, Đầm Sen, phường C&acirc;y Sung, mương Bần, huyện Giồng Tr&ocirc;m, H&oacute;c M&ocirc;n, v&ugrave;ng Bồ Đề,&hellip; Ở TP. Hồ Ch&iacute; Minh, h&agrave;ng chục t&ecirc;n c&acirc;y vốn l&agrave; đặc sản của Nam Bộ đ&atilde; biến th&agrave;nh địa danh: Củ Chi, ấp C&acirc;y Sộp, rạch C&acirc;y Bướm, rạch B&ocirc;ng Xeo, rạch Thai Thai (loại bắp ngắn ng&agrave;y), ấp Thiền Liền (t&ecirc;n một loại ngải),&hellip; Số yếu tố H&aacute;n Việt vốn l&agrave; t&ecirc;n c&acirc;y cũng đi v&agrave;o địa danh Việt Nam, nhưng kh&ocirc;ng nhiều: li&ecirc;n (sen), tr&uacute;c (tre), ho&egrave; (c&acirc;y ho&egrave;), ng&ocirc; đồng (một loại v&ocirc;ng). C&oacute; lẽ do từ thuần Việt v&agrave; t&ecirc;n c&acirc;y thuần Việt dễ hiểu hơn: Li&ecirc;n Chiểu, th&ocirc;n Tr&uacute;c Kh&ecirc;, đường Ho&egrave; Nhai, x&atilde; Ng&ocirc; Đồng. Số từ chỉ c&acirc;y cối trong c&aacute;c ng&ocirc;n ngữ d&acirc;n tộc thiểu số gia nhập địa danh Việt Nam nhiều hơn: huyện Cần Giuộc, huyện Thốt Nốt, ấp C&agrave; Săng (Khmer), N&atilde; C&agrave; (c&agrave;: cỏ tranh), Co B&acirc;y (c&acirc;y tr&aacute;m đen), P&ograve; Co (co: c&acirc;y dẻ), B&oacute; Đảy (đảy: c&acirc;y nứa t&eacute;p), Lủng Lầu (lầu: c&acirc;y lau), N&agrave; Thoong (thoong: c&acirc;y tr&uacute;c), Cốc Rầy (rầy: c&acirc;y si), Kơ L&aacute; (c&acirc;y tre), Tea Pl&ocirc;i (pl&ocirc;i: bầu, b&iacute;), V&aacute;ng Pr&oacute; (pr&oacute;: d&acirc;y ti&ecirc;u), s&ocirc;ng Nậm Rốm (rốm: c&acirc;y gỗ l&aacute;t),&hellip; 1.3. T&ecirc;n cầm th&uacute; cũng đi v&agrave;o địa danh kh&aacute; nhiều. Ở TP. Hồ Ch&iacute; Minh co,&ugrave;153/ 6.000 địa danh (2,5 %).T&ecirc;n c&aacute;c con vật phổ biến đi v&agrave;o địa danh ở khắp nơi:rạch Bến Ngh&eacute;, giồng Chồn, rạch C&aacute; Tr&ecirc;, c&ugrave; lao Con C&ograve;, rạch Muỗi, rạch Ốc, rỏng Lươn, tắt Quạ, mũi G&agrave;nh R&aacute;i,&hellip;Đặc biệt, c&oacute; những con vật nay kh&ocirc;ng c&ograve;n sinh hoạt tr&ecirc;n địa b&agrave;n: tỉnh Đồng Nai, rạch H&oacute;c Hươu, Hố B&ograve; (b&ograve; rừng), ng&atilde; ba Ch&oacute; Tru (ch&oacute; s&oacute;i), vịnh Sấu, rạch Voi, đ&egrave;o Cọp,&hellip; Số lượng c&aacute;c từ chỉ cầm th&uacute; trong c&aacute;c ng&ocirc;n ngữ d&acirc;n tộc thiểu số trở th&agrave;nh yếu tố của địa danh cũng kh&aacute; phong ph&uacute;: Cần Đước (r&ugrave;a), Cần Thay (giống r&ugrave;a qu&iacute;), Cần Thơ (c&aacute; sặt rằn), rạch C&aacute; Tra (pra), Ktl&aacute; (cọp), Kơt&eacute;am (cua), Mat (muỗi), Mơng&eacute;ang (con kiến), R&eacute;ng (rắn mối), Rơmi (t&ecirc; gi&aacute;c), Tơk&eacute;n (kiến đỏ) &ndash; địa danh ở T&acirc;y Nguy&ecirc;n; N&aacute; Ca (ca: quạ), P&ograve; Chạng (chạng: voi), Khau Mạ (mạ: ngựa), P&aacute;c Luồng (luồng: rồng), Dộc Nạn (nạn: con hươu), Lũng V&agrave;i (v&agrave;i: tr&acirc;u), Lậu Pất (pất: vịt), N&agrave; Quang (quang: nai) &ndash; những địa danh ở Việt Bắc v&agrave; T&acirc;y Bắc. Qua h&agrave;ng loạt địa danh ở tr&ecirc;n, ta c&oacute; thể n&oacute;i hầu hết c&aacute;c địa h&igrave;nh, c&acirc;y cỏ, cầm th&uacute; đều ho&aacute; th&acirc;n th&agrave;nh địa danh. Nguồn ngữ liệu phong ph&uacute; v&agrave; tiện dụng n&agrave;y gi&uacute;p cho việc s&aacute;ng tạo địa danh dễ d&agrave;ng v&agrave; bất tận. 2.Địa danh phản ảnh những hoạt động x&atilde; hội: Những hoạt động của con người c&oacute; quan hệ mật thiết tới địa danh l&agrave; th&agrave;nh phần d&acirc;n tộc, tổ chức ch&iacute;nh trị v&agrave; sinh hoạt kinh tế. 2.1. Việt Nam l&agrave; một nước đa d&acirc;n tộc. C&oacute; 54 d&acirc;n tộc anh em cộng cư tr&ecirc;n mảnh đất n&agrave;y. Như vậy c&oacute; &iacute;t nhất 54 ng&ocirc;n ngữ kh&aacute;c nhau. Sự phong ph&uacute;, đa dạng về ng&ocirc;n ngữ k&eacute;o theo sự đa dạng, phong ph&uacute; về địa danh. Thực trạng n&agrave;y một mặt k&iacute;ch th&iacute;ch sự hứng th&uacute; của người nghi&ecirc;n cứu, mặt kh&aacute;c g&acirc;y kh&oacute; khăn kh&ocirc;ng &iacute;t cho họ. Ri&ecirc;ng từ chỉ địa h&igrave;nh trong địa danh của tất cả c&aacute;c d&acirc;n tộc &iacute;t nhất cũng v&agrave;i trăm từ &ndash; nếu sưu tập đầy đủ. Số lượng từ chỉ c&acirc;y cỏ, cầm th&uacute; nếu thống k&ecirc; chi tiết chắc chắn kh&ocirc;ng dưới con số ngh&igrave;n. Địa danh mang t&ecirc;n người trong cả nước chắc chắn tr&ecirc;n 10.000 đơn vị. Ri&ecirc;ng TP.Hồ Ch&iacute; Minh c&oacute; tr&ecirc;n 1.000 địa danh loại n&agrave;y: cầu &Ocirc;ng Th&igrave;n, giồng &Ocirc;ng Tố, x&atilde; B&agrave; Điểm, chợ B&agrave; Chiểu,&hellip; B&ecirc;n cạnh người Kinh, c&aacute;c d&acirc;n tộc thiểu số cũng d&ugrave;ng t&ecirc;n người để đặt địa danh, như Tr&agrave; &Ocirc;n (&lt; T&agrave; &Ocirc;n: &ocirc;ng &Ocirc;n), Nha M&acirc;n (Oknha M&acirc;n: &ocirc;ng quan M&acirc;n), Ba Th&ecirc; (T&agrave; Thner), Bu&ocirc;n Ma Thuột (l&agrave;ng cha anh Thuột), bu&ocirc;n Hduk (họ Hdơk), bu&ocirc;n Ktla (họ Ktla), Plei Bak (l&agrave;ng &ocirc;ng Bạc),&hellip; 2.2. Trong lịch sử l&acirc;u d&agrave;i của d&acirc;n tộc Việt Nam, qua nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức h&agrave;nh ch&iacute;nh theo từng chế độ, đến nay đ&atilde; c&oacute; độ 60 t&ecirc;n gọi đơn vị h&agrave;nh ch&iacute;nh kh&aacute;c nhau. Nhiều t&ecirc;n gọi được sử dụng trước kia nay đ&atilde; bị ch&igrave;m v&agrave;o qu&ecirc;n l&atilde;ng, như am, b&atilde;i, ch&acirc;u, dinh, doanh, đạo, động, gi&aacute;p, l&acirc;n, phủ, tổng, trại, trang, trấn,&hellip;Nhưng h&agrave;ng trăm địa danh vẫn c&ograve;n bảo lưu c&aacute;c th&agrave;nh tố n&agrave;y: Điện Bi&ecirc;n Phủ, dinh Phi&ecirc;n Trấn, huyện Vọng Doanh, huyện Kho&aacute;i Ch&acirc;u, huyện Gi&aacute;p Sơn, th&ocirc;n S&agrave;i Trang, x&atilde; Thống Trại, phủ Tr&agrave; L&acirc;n, Lục Tổng,&hellip; Nếu kể lu&ocirc;n những địa danh c&oacute; c&aacute;c th&agrave;nh tố l&agrave; t&ecirc;n c&aacute;c đơn vị h&aacute;nh ch&iacute;nh c&ograve;n sử dụng hiện nay th&igrave; số lượng c&ograve;n lớn hơn: v&ugrave;ng Hai Huyện, ng&atilde; tư Bốn X&atilde;, cầu Ba Th&ocirc;n, v&ugrave;ng T&acirc;n Ấp, chợ Phường 12,&hellip; 2.3.Hoạt động kinh tế của lo&agrave;i người n&oacute;i chung v&agrave; người Việt n&oacute;i ri&ecirc;ng chủ yếu nằm trong c&aacute;c lĩnh vực n&ocirc;ng nghiệp, l&acirc;m nghiệp, ngư nghiệp, c&ocirc;ng nghiệp, thương nghiệp. Hầu như t&ecirc;n sản phẩm của c&aacute;c ng&agrave;nh n&agrave;y đều c&oacute; đi v&agrave;o địa danh. Ri&ecirc;ng ở TP. Hồ Ch&iacute; Minh đ&atilde; c&oacute; gần 100 địa danh, chủ yếu th&agrave;nh tố l&agrave; t&ecirc;n sản phẩm đứng sau c&aacute;c từ chợ, h&atilde;ng, x&oacute;m, l&ograve;. Sau Chợ l&agrave; Đệm, Đũi, Đường, Gạo; từ H&atilde;ng kết hợp với Đồng, Nh&ocirc;m, Ph&acirc;n th&agrave;nh c&aacute;c x&oacute;m H&atilde;ng Đồng, H&atilde;ng Nh&ocirc;m, cầu H&atilde;ng Ph&acirc;n; từ x&oacute;m đứng trước c&aacute;c t&ecirc;n sản phẩm: B&uacute;n, Chiếu, Cối (xay), Cốm, Củi, Dầu (phụng), G&agrave; (nu&ocirc;i), Gi&aacute; (c&acirc;y gi&aacute;), L&aacute; (dừa nước), Lụa (dệt lụa), Nước Mắm, Cải, Te (bắt c&aacute;), Thơm,&hellip; Từ L&ograve; kết hợp với nhiều từ th&agrave;nh địa danh: khu L&ograve; B&uacute;n, x&oacute;m L&ograve; Ch&eacute;n, chợ L&ograve; Da, L&ograve; Đường, L&ograve; Gạch, L&ograve; Gốm, L&ograve; Heo, L&ograve; Lu, L&ograve; Muối, L&ograve; Si&ecirc;u, L&ograve; Than, tắt L&ograve; V&ocirc;i,&hellip; Qua những địa danh n&agrave;y, ta như thấy xuất hiện trước mắt một bức tranh v&ocirc; c&ugrave;ng sinh động về đời sống kinh tế của S&agrave;i G&ograve;n thời xưa. 3.C&ocirc;ng tr&igrave;nh x&acirc;y dựng: C&ocirc;ng tr&igrave;nh x&acirc;y dựng tr&ecirc;n đất nước ta c&oacute; thể chia l&agrave;m 4 nh&oacute;m trong c&aacute;c phạm vi sinh hoạt: - Sinh hoạt cư tr&uacute;: nha,&oslash; chung cư, cư x&aacute;,&hellip; - Sinh hoạt kinh tế: ruộng, chợ, l&ograve;, phố x&aacute;, n&ocirc;ng trường,&hellip; - Sinh hoạt giao th&ocirc;ng: bến (xe, đ&ograve;), cầu, đường, qu&aacute;n, ph&agrave;, bắc,&hellip; - Sinh hoạt t&acirc;m linh: ch&ugrave;a, miếu đ&igrave;nh, v&otilde; (dỏ), nh&agrave; thờ,&hellip; T&ecirc;n c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh n&agrave;y đều c&oacute; gia nhập v&agrave;o hệ thống địa danh Việt Nam hoặc nhiều hoặc &iacute;t. 3.1. Trong nh&oacute;m sinh hoạt cư tr&uacute;, từ nh&agrave; đi v&agrave;o địa danh nhiều hơn cả. C&oacute; lẽ do nh&agrave; l&agrave; từ đơn tiết v&agrave; c&oacute; từ l&acirc;u đời, dễ kết hợp với nhiều từ kh&aacute;c để tạo ra địa danh:Nh&agrave; Việc, Nh&agrave; L&agrave;ng, Nh&agrave; Vu&ocirc;ng (nh&agrave; l&agrave;m việc l&agrave;ng), bến Nh&agrave; Rồng, huyện Nh&agrave; B&egrave;, phố Nh&agrave; Chung, v&ugrave;ng Nh&agrave; Đoan (douane: thuế vụ &ndash; tiếng Ph&aacute;p), chợ Nh&agrave; B&agrave;ng (nh&agrave; gi&atilde; cỏ b&agrave;ng),&hellip; 3.2. Trong sinh hoạt kinh tế, từ chợ chiếm số lượng nhiều hơn hết. Ngo&agrave;i vai tr&ograve; tiền từ chỉ tiểu loại, từ chợ c&ograve;n trở th&agrave;nh yếu tố của h&agrave;ng trăm địa danh. Sở dĩ c&oacute; hiện tượng n&agrave;y v&igrave; chợ giữ vai tr&oacute; quan trọng trong nhu cầu sinh sống, trao đổi sản phẩm của con người từ xưa đến nay v&agrave; chợ l&agrave; từ đơn tiết dễ kết hợp với một từ đơn tiết kh&aacute;c th&agrave;nh địa danh song tiết: Chợ Bến, Chợ Bờ, Chợ Ch&aacute;y, Chợ Chu, Chợ Ch&ugrave;a, Chợ Củi, Chợ Đồn, Chợ Gạo, Chợ Giữa, Chợ L&aacute;ch, Chợ Lầu, Chợ Lớn, Chợ Mới, Chợ R&atilde;, Chợ V&agrave;m,&hellip; 3.3. Trong sinh hoạt giao th&ocirc;ng, c&aacute;c từ bến, cầu, đường được sử dụng nhiều trong cấu tạo địa danh. Ngo&agrave;i chức năng l&agrave;m tiền từ b&aacute;o hiệu địa danh chỉ c&aacute;c trục giao th&ocirc;ng, từ đường c&ograve;n kết hợp với một số từ kh&aacute;c để trở th&agrave;nh từ gh&eacute;p rồi biến th&agrave;nh địa danh &ndash; nhất l&agrave; ở Nam Bộ: rạch Đường Chừa, x&oacute;m Đường Rầy, x&oacute;m Đường Tr&acirc;u Nhỏ, c&aacute;c rạch Đường Đ&ograve;, Đường Khai (đường đ&agrave;o cho nước chảy), Đường Đ&aacute;, Đường Xuồng,&hellip; Bến cũng l&agrave; một tiền từ, đồng thời l&agrave; một th&agrave;nh tố của h&agrave;ng trăm địa danh. Bến ở đ&acirc;y c&oacute; thể l&agrave; bến xe, nhưng phổ biến hơn l&agrave; bến đ&ograve;, bến s&ocirc;ng: Bến C&aacute;t, Bến Cầu, Bến Củi, Bến Dược, Bến Đ&aacute;, Bến Gỗ, Bến Hải, Bến Lức, Bến Ngh&eacute;, Bến Trạm, Bến Tranh, Bến Tre,&hellip; Cầu vừa l&agrave; tiền từ vừa l&agrave; yếu tố của địa danh. Đất nước ta ở v&ugrave;ng mưa nhiều n&ecirc;n lắm s&ocirc;ng rạch v&agrave; v&igrave; vậy số lượng cầu kh&aacute; lớn. H&agrave;ng ngh&igrave;n địa danh mang th&agrave;nh tố n&agrave;y : huyện S&ocirc;ng Cầu, rạch Cầu B&ocirc;ng, chợ Cầu Ch&agrave;m, s&ocirc;ng Cầu Ch&agrave;y, s&ocirc;ng Cầu Chầm, phố Cầu Đất, l&agrave;ng Cầu Đơ, thị trấn Cầu Gi&aacute;t, quận Cầu Giấy, chợ Cầu Đ&ocirc;ng,&hellip; Qu&aacute;n l&agrave; nơi nghỉ ch&acirc;n, ăn uống của kh&aacute;ch đi đường. Tr&ecirc;n mỗi con đường, nhất l&agrave; đường lớn, thường c&oacute; nhiều qu&aacute;n. Do đ&oacute;, từ qu&aacute;n trở th&agrave;nh yếu tố của địa danh: đ&egrave;o Qu&aacute;n C&aacute;c, đ&egrave;o Qu&aacute;n Cau, v&ugrave;ng Qu&aacute;n Ch&aacute;o, x&atilde; Qu&aacute;n Ch&egrave;, v&ugrave;ng Qu&aacute;n Cơm, l&agrave;ng Qu&aacute;n G&aacute;nh, v&ugrave;ng Qu&aacute;n H&agrave;nh, v&ugrave;ng Qu&aacute;n H&agrave;u, v&ugrave;ng Qu&aacute;n M&iacute;t, phố Qu&aacute;n Sứ, khu Chợ Qu&aacute;n,&hellip; 3.4. Trong sinh hoạt t&acirc;m linh, giữa c&aacute;c từ chỉ c&ocirc;ng tr&igrave;nh x&acirc;y dựng th&igrave; ch&ugrave;a, miễu, đ&igrave;nh đ&atilde; đi v&agrave;o địa danh nhiều hơn cả. Nh&agrave; thờ, v&otilde; (dỏ) &iacute;t hơn. Ở địa b&agrave;n TP.Hồ Ch&iacute; Minh, c&oacute; 30 địa danh mang từ ch&ugrave;a: x&oacute;m Ch&ugrave;a, cầu Ch&ugrave;a, rạch Ch&ugrave;a, rạch Rỏng Ch&ugrave;a, rạch Tắt Ch&ugrave;a, đồng Ch&ugrave;a &Ocirc;ng,&hellip;; 20 địa danh mang từ miếu / miễu: x&oacute;m Miễu, rạch Miễu, khu Miễu Nổi, ấp Miễu Ba,&hellip;; tr&ecirc;n 10 địa danh mang từ đ&igrave;nh: rạch Đ&igrave;nh, ng&atilde; ba Đ&igrave;nh, khu Bến Đ&igrave;nh, &hellip;Đ&acirc;y l&agrave; những c&ocirc;ng tr&igrave;nh x&acirc;y dựng phản &aacute;nh t&ocirc;n gi&aacute;o, t&iacute;n ngưỡng truyền thống v&agrave; d&acirc;n gian b&eacute;n rễ trong t&acirc;m hồn người Việt l&acirc;u đời tr&ecirc;n khắp đất nước từ Nam ch&iacute; Bắc. 4.Lịch sử ph&aacute;t triển: Qua h&agrave;ng chục vạn địa danh, ta c&oacute; thể biết v&agrave; nhớ đến h&agrave;ng trăm sự kiện lịch sử , h&agrave;ng ngh&igrave;n nh&acirc;n vật lịch sử đ&atilde; sinh sống, đ&oacute;ng g&oacute;p cho qu&ecirc; hương, đất nước tồn tại v&agrave; ph&aacute;t triển. 4.1. C&aacute;c địa danh M&ecirc; Linh, Bạch Đằng, Hoa Lư, Chương Dương, H&agrave;m Tử, Đống Đa, Ba Tơ, Bắc Sơn,&hellip;vốn l&agrave; những địa danh b&igrave;nh thường như những địa danh kh&aacute;c.Nhưng v&igrave; gắn với những sự kiện lịch sử vẻ vang của d&acirc;n tộc , ch&uacute;ng đ&atilde; ho&aacute; th&acirc;n th&agrave;nh h&agrave;ng trăm địa danh trong c&aacute;c t&ecirc;n đường, t&ecirc;n cầu, t&ecirc;n bến, t&ecirc;n c&ocirc;ng vi&ecirc;n, t&ecirc;n quảng trường,&hellip;nhắc ch&uacute;ng ta nhớ đến cuộc khởi nghĩa oai h&ugrave;ng của Hai B&agrave; Trưng, chiến c&ocirc;ng oanh liệt của Ng&ocirc; Quyền, c&ocirc;ng lao thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh, những chiến t&iacute;ch hiển h&aacute;ch của của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Quang Trung Nguyễn Huệ, &yacute; ch&iacute; bất khuất của Trương Định, của nh&acirc;n d&acirc;n Việt Nam dưới thời Bắc thuộc v&agrave; Ph&aacute;p thuộc. Đ&oacute; l&agrave; những biến cố ch&iacute;nh trị. Những t&ecirc;n đường Đ&ocirc;ng Sơn, Mạc V&acirc;n, B&igrave;nh Dương Thi x&atilde;, c&ocirc;ng vi&ecirc;n Tao Đ&agrave;n, phản ảnh những sự kiện văn ho&aacute; đ&aacute;ng tư h&agrave;o về nền văn minh cổ đại, về nền văn học của d&acirc;n tộc ta. 4.2.B&ecirc;n cạnh những sự kiện lịch sử, văn ho&aacute;, c&ograve;n c&oacute; t&ecirc;n h&agrave;ng ngh&igrave;n nh&acirc;n vật lịch sử đ&atilde; ho&aacute; th&acirc;n th&agrave;nh địa danh. Ta c&oacute; thể chia nh&acirc;n vật lịch sử l&agrave;m hai loại: danh nh&acirc;n v&agrave; nh&acirc;n vật d&acirc;n gian. Danh nh&acirc;n c&oacute; thể chia l&agrave;m ba loại ch&iacute;nh: - Danh nh&acirc;n ch&iacute;nh trị: Hai B&agrave; Trưng, L&yacute; Th&aacute;i Tổ, L&ecirc; Lợi, H&agrave;m Nghi, Phan Bội Ch&acirc;u,&hellip; - Danh nh&acirc;n qu&acirc;n sự: Ng&ocirc; Quyền, L&yacute; Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Ho&agrave;ng Hoa Th&aacute;m,&hellip; - Danh nh&acirc;n văn ho&aacute;: Nguyễn Tr&atilde;i, L&ecirc; Qu&iacute; Đ&ocirc;n, Nguyễn Du, Phan huy Ch&uacute;, Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu,&hellip; T&ecirc;n c&aacute;c danh nh&acirc;n n&agrave;y đ&atilde; biến th&agrave;nh h&agrave;ng ngh&igrave;n địa danh đường phố ở khắp đất nước, trở th&agrave;nh niềm tự h&agrave;o của cả d&acirc;n tộc qua nhiều thế hệ. Ri&ecirc;ng ở TP. Hồ Ch&iacute; Minh đ&atilde; c&oacute; tr&ecirc;n 500 t&ecirc;n nh&acirc;n vật d&acirc;n gian trở th&agrave;nh địa danh: khu &Ocirc;ng Tạ, kinh &Ocirc;ng Cả, cầu &Ocirc;ng Cậy, rạch &Ocirc;ng Cốm, kinh Thầy Cai, &hellip;rạch B&agrave; Ba, rạch B&agrave; Bộ, rạch B&agrave; B&ocirc;ng, cầu B&agrave; Cả, cầu B&agrave; Đ&ocirc;, x&atilde; B&agrave; Điểm, chợ B&agrave; Chiểu, đường B&agrave; Hạt, huyện Thủ Đức,&hellip; Họ l&agrave; những người c&oacute; c&ocirc;ng đ&oacute;ng g&oacute;p cho sự ph&aacute;t triển cho l&agrave;ng x&atilde; n&ecirc;n đ&atilde; được nh&acirc;n d&acirc;n ghi nhớ bằng c&aacute;ch biến t&ecirc;n họ th&agrave;nh địa danh. 4.3.Ngo&agrave;i ra, một số địa danh đ&atilde; th&ocirc;ng b&aacute;o cho ch&uacute;ng ta nhiều chức danh đ&atilde; xuất hiện dưới chế độ phong kiến , ng&agrave;y nay kh&ocirc;ng c&ograve;n nữa. Trước hết l&agrave; những chức danh c&oacute; li&ecirc;n hệ tới gi&aacute;o duc. Học: từ gọi tắt của học sinh (học tr&ograve; được tuyển v&agrave;o trường lớn c&oacute; được hưởng học bổng): đường Học Lạc. Nhi&ecirc;u: từ gọi tắt của nhi&ecirc;u học, chức vụ được miễn tạp dịch, phải bỏ tiền mua, ở l&agrave;ng x&atilde; thời phong kiến: rạch Nhi&ecirc;u Lộc, đường Nhi&ecirc;u T&acirc;m, cầu v&agrave; rạch &Ocirc;ng Nhi&ecirc;u. Cống: từ gọi tắt của hương cống , học vị ở đời L&ecirc; (tương đương với cử nh&acirc;n đời Nguyễn): đường Cống Quỳnh. Kế đến l&agrave; c&aacute;c chức danh trong lĩnh vực h&agrave;nh ch&iacute;nh : C&acirc;u đương: chức coi s&oacute;c c&aacute;c việc trong l&agrave;ng: C&acirc;u L&atilde;nh sau n&oacute;i v&agrave; viết chệch th&agrave;nh Cao L&atilde;nh. Tr&ugrave;m: ngư&ograve;i đứng đầu một phe gi&aacute;p, một phường hội thời phong kiến: cầu Tr&ugrave;m B&iacute;ch, chợ Tr&ugrave;m R&igrave;u, ấp Tr&ugrave;m Tri, cầu Tr&ugrave;m Điếu. Tổng: từ gọi tắt của cai tổng hoặc ch&aacute;nh tổng, người đứng đầu một tổng (gồm một số x&atilde;): rạch Tổng Thể. Ph&aacute;n: từ gọi tắt của th&ocirc;ng ph&aacute;n, thư k&yacute; c&aacute;c ng&agrave;nh ở cơ quan nh&agrave; nước thời Ph&aacute;p thuộc: khu Ph&aacute;n H&ugrave;ng. Huyện: từ gọi tắt của tri huyện, người cai quản một huyện: cầu Huyện Thanh, cầu &Ocirc;ng Huyện, đường B&agrave; Huyện Thanh Quan,&hellip; Nha: từ gọi tắt của Oknha (tiếng Khmer), một quan chức đầu tỉnh: Nha M&acirc;n (M&acirc;n: t&ecirc;n người). Sau c&ugrave;ng l&agrave; c&aacute;c chức danh trong qu&acirc;n đội: Cai: một chức trong binh đội, tr&ecirc;n bếp dưới đội: rạch Cai Tam, ng&atilde; ba Cai T&acirc;m, rạch Cai Trung, rạch Cai Dược Một, rạch Cai Dược Hai. Đội: chức vụ trong qu&acirc;n đội thơi&oslash; Ph&aacute;p thuộc, tương đương tiểu đội trưởng: rạch &Ocirc;ng Đội, hẻm Đội C&oacute;. Thủ: từ gọi tắt của thủ ngữ, chức vụ trưởng một thủ , c&oacute; nhiệm vụ giữ an ninh v&agrave; thu thuế: Thủ Đức, Thủ Thừa, Thủ Thi&ecirc;m, Thủ Đo&agrave;n,&hellip; Cơ: đơn vị qu&acirc;n đội địa phương thời phong kiến số qu&acirc;n kh&ocirc;ng nhất định (c&oacute; khi mười người, c&oacute; khi ba bốn trăm người): đường Ph&oacute; Cơ Điều. Tham tướng: ph&oacute; tướng, chức quan v&otilde; chỉ huy qu&acirc;n một khu, một lộ hay một dinh (địa vị dưới tổng binh v&agrave; ph&oacute; tổng binh): khu Tham Tướng. L&atilde;nh binh: chức quan v&otilde; nắm qu&acirc;n đội cấp tỉnh thời Nguyễn: đường L&atilde;nh binh Thăng (tức Nguyễn Ngọc Thăng: 1798 - 1866). Đề: từ gọi tắt của đề đốc , chức quan v&otilde; chỉ huy qu&acirc;n đội một tỉnh thời Nguyễn: đường Đề Th&aacute;m. Qua c&aacute;c phần tr&igrave;nh b&agrave;y tr&ecirc;n, ta thấy địa danh giống như những tấm gương phản ảnh một c&aacute;ch trung thực m&ocirc;i trường sống, những sinh hoạt, những ứng xử của con người tr&ecirc;n địa b&agrave;n đối với thi&ecirc;n nhi&ecirc;n cũng như x&atilde; hội. V&igrave; vậy, muốn t&igrave;m hiểu một địa phương, một đất nước, ch&uacute;ng ta kh&ocirc;ng thể kh&ocirc;ng quan t&acirc;m đến địa danh. T&agrave;i li&ecirc;̣u tham khảo 1.Ho&agrave;ng Văn Ma, Về địa danh v&ugrave;ng T&agrave;y N&ugrave;ng, trong &ldquo;Những vấn đề ng&ocirc;n ngữ học&rdquo;, H&agrave; Nội, Viện Ng&ocirc;n ngữ học, 2001. 2.L&ecirc; Trung Hoa, Điạ danh ở T&acirc;y Nguy&ecirc;n, Xưa v&agrave; Nay, số 126, th. 10 &ndash;2002, tr.21-23. 3.L&ecirc; Trung Hoa, Địa danh Chăm v&agrave; gốc Chăm ở Trung Bộ, Xưa v&agrave; Nay, số 127, th. 11- 2002, tr. 15-16. 4.L&ecirc; Trung Hoa, Địa danh Khmer v&agrave; gốc Khmer ở Nam Bộ, trong &ldquo;Khoa học x&atilde; hội v&agrave; nh&acirc;n văn trong bối cảnh hội nhập quốc tế&rdquo;, Trường KHXH-NV v&agrave; Nxb TPHCM, 2003, 369-377. 5.Rostaing, Ch., Les noms de lieux, Paris, P.U.F. , 1965. 6.Smolisnaja,G.L.v&agrave; Gorbanevskij, M.V. Toponimija Moskvy (Địa danh Moskva), Moskva, Nauka,1982 Nguồn: T&aacute;c giả + Văn ho&aacute; học http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/vhvn-nhung-van-de-chung/76-le-trung-hoa-dia-danh-nhung-tam-bia-lich-su-van-hoa-cua-dat-nuoc.html

Đôi điều những địa danh thường gặp ở Tây Nam Bộ

Khi người Việt vào khai phá vùng Nam Bộ, ở khu vực ĐBSCL giai đoạn chúa Nguyễn, có những nhóm người Khmer sống liên hệ khá mật thiết với người Việt. Bắt đầu từ đó những ngôn ngữ địa danh dân tộc Khmer được Việt hóa địa danh theo một số cách nói. Trong đó gặp nhiều nhất là từ tố địa danh có tên đầu là Trà, Cái, Ba...

Sách “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” của Sơn Nam, sách lược khảo “Nguồn gốc địa danh Nam Bộ” của Bùi Đức Tịnh giải thích: “Trà” là một từ tố xuất hiện ở nhiều địa danh. Ở Vĩnh Long có Trà Ôn, Trà Côn, Trà Sơn, Trà Luộc, Trà Ngoa; ở Trà Vinh có Trà Cú, Trà Mẹt; ở Sóc Trăng có Trà Cuông, Trà Kha; Hậu Giang có Trà Ết...

Theo tiếng Khmer: Prek có nghĩa là sông (không phải là chợ). Trà Cuông theo tiếng Khmer là Prek Trakum: sông rau muống; Trà Ôn là sông có nhiều cây môn; Trà Luộc (Prek Luas) là sông có nhiều cây vông...

Tuy nhiên những địa danh khởi đầu chữ “trà”, có thể nghĩ rằng đó là từ Khmer có nghĩa nhất định theo lối “srock” là “xứ”, “prah” là “ao”. Nhưng, trong địa danh Trà Vinh, “trà” chỉ là ngữ âm Việt hóa phần đầu của “trapenh”, có nghĩa là linh thiêng, còn ở Trà Cuông, “trà” chỉ là ngữ âm Việt hóa phần đầu của “trakun” có nghĩa là rau muống. Cho nên để truy nguyên các địa danh khởi đầu chữ “trà”, cần xem xét từng trường hợp.

Từ “cái” xuất hiện nhiều ở các địa danh gắn với tên sông, rạch. Ở Rạch Giá có kinh Cái Thia, Cái Sắn, sông Cái Lớn, Cái Bé; ở Cà Mau có Cái Nước, Cái Tàu (thượng và hạ); Châu Đốc có Cái Bát, Cái Cá; Cần Thơ có Cái Răng, Cái Khế, Cái Côn, Cái Cui; Vĩnh Long có Cái Vồn, Cái Nhum, Cái Ngang, Cái Sơn; Mỹ Tho có Cái Bè, Cái Thin; Đồng Tháp có Cái Bèo; Bến Tre có Cái Mơn, Cái Da, Cái Mít;...

Từ “cái” theo ý kiến chung xuất phát từ “sông cái”, “rạch cái, “đường cái”. Nhưng sau từ “cái” còn mang tên cây cỏ, tên người, bao gồm cả biệt danh. Chẳng hạn địa danh Cái Răng, đó là cách Việt hóa của tiếng Khmer “K’ ran”, tức là cà ràng để đốt củi nấu ăn, có thể nơi đây là vùng chuyên sản xuất hoặc chuyên bán cà ràng bằng đất sét...

Từ “ba”, ở Bến Tre có Ba Vát, Ba Tri, Ba Mỹ; Tiền Giang có Ba Giồng, Ba Dừa; Long An có Ba Cụm; Vĩnh Long có Ba Kè , Ba Càng; Trà Vinh có Ba Si, Ba Se; Cần Thơ có Ba Láng; Sóc Trăng có Ba Thắc...

Từ tố “ba” có nhiều nguồn gốc, như: chỉ số lượng: Ba Giồng (gồm 3 con giồng); Ba Mỹ (Mỹ Nhơn, Mỹ Chánh, Mỹ Thạnh); Nói về người có thứ ba: Ba Cụm (tên kẻ chuyên trộm cắp các ghe thuyền và là thứ ba trong gia đình); Việt hóa ngũ âm Khmer: Ba Thắc (tiếng Khmer là Bassac); Ba Si là tên Bà Sây, sau nói trại ra là Ba Sây, rồi Ba Se.

Và cũng từ tố “ba” nhưng không thuộc loại nào như kể trên, như Ba Kè chẳng hạn, có người giải thích là chợ Ba Kè nằm ở ngã ba: sông Mân Thít (Mang Thít), kinh Nicolai (tên của Tham biện Trà Ôn), kinh Sa Rài, tức 3 nhánh sông kè sát quanh chợ. Thể hiện qua bài thơ (khuyết danh) truyền khẩu thời Pháp thuộc lấy Ba Kè làm quận lỵ:

Đôi ngạn chảy xuôi nước một dòng,

Ba bề thiên hạ nhóm đường cong.

Bờ kia rành rạnh hau đình vọi,

Bãi lố lùm lùm một chợ đông.

Nhà thánh ban mai chiêng gióng ỏi,

Dinh quan chiều tối trống thu không,

Sơn xuyên nở mặt ơn Bà Cổ,

Ba góc phân đồng cũng một sông.

(Phong cảnh chợ Ba Kè)

Cách giải thích này tương đối gắn kết được, giống như Ba Láng (Cần Thơ) vì đây là vùng có 3 doi đất đến mùa nước nổi thường ngập nước lênh láng.

Tuy nhiên về địa danh khác như Ba Tri (Bến Tre); Ba Trường (Trà Vinh) hay Ba Càng (Vĩnh Long) thì ý nghĩa “ba” chỉ số lượng chưa chắc là đúng. Cần biết thêm nhiều yếu tố ngôn ngữ, lịch sử và thực tế mới có thể giải quyết được căn nguyên của mỗi địa danh.

TỪ HOÀNG ĐƯƠNG
http://baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?id=227&newsid=78472

## Đ&ocirc;i điều những địa danh thường gặp ở T&acirc;y Nam Bộ Khi người Việt v&agrave;o khai ph&aacute; v&ugrave;ng Nam Bộ, ở khu vực ĐBSCL giai đoạn ch&uacute;a Nguyễn, c&oacute; những nh&oacute;m người Khmer sống li&ecirc;n hệ kh&aacute; mật thiết với người Việt. Bắt đầu từ đ&oacute; những ng&ocirc;n ngữ địa danh d&acirc;n tộc Khmer được Việt h&oacute;a địa danh theo một số c&aacute;ch n&oacute;i. Trong đ&oacute; gặp nhiều nhất l&agrave; từ tố địa danh c&oacute; t&ecirc;n đầu l&agrave; Tr&agrave;, C&aacute;i, Ba... S&aacute;ch &ldquo;Lịch sử khẩn hoang miền Nam&rdquo; của Sơn Nam, s&aacute;ch lược khảo &ldquo;Nguồn gốc địa danh Nam Bộ&rdquo; của B&ugrave;i Đức Tịnh giải th&iacute;ch: &ldquo;Tr&agrave;&rdquo; l&agrave; một từ tố xuất hiện ở nhiều địa danh. Ở Vĩnh Long c&oacute; Tr&agrave; &Ocirc;n, Tr&agrave; C&ocirc;n, Tr&agrave; Sơn, Tr&agrave; Luộc, Tr&agrave; Ngoa; ở Tr&agrave; Vinh c&oacute; Tr&agrave; C&uacute;, Tr&agrave; Mẹt; ở S&oacute;c Trăng c&oacute; Tr&agrave; Cu&ocirc;ng, Tr&agrave; Kha; Hậu Giang c&oacute; Tr&agrave; Ết... Theo tiếng Khmer: Prek c&oacute; nghĩa l&agrave; s&ocirc;ng (kh&ocirc;ng phải l&agrave; chợ). Tr&agrave; Cu&ocirc;ng theo tiếng Khmer l&agrave; Prek Trakum: s&ocirc;ng rau muống; Tr&agrave; &Ocirc;n l&agrave; s&ocirc;ng c&oacute; nhiều c&acirc;y m&ocirc;n; Tr&agrave; Luộc (Prek Luas) l&agrave; s&ocirc;ng c&oacute; nhiều c&acirc;y v&ocirc;ng... Tuy nhi&ecirc;n những địa danh khởi đầu chữ &ldquo;tr&agrave;&rdquo;, c&oacute; thể nghĩ rằng đ&oacute; l&agrave; từ Khmer c&oacute; nghĩa nhất định theo lối &ldquo;srock&rdquo; l&agrave; &ldquo;xứ&rdquo;, &ldquo;prah&rdquo; l&agrave; &ldquo;ao&rdquo;. Nhưng, trong địa danh Tr&agrave; Vinh, &ldquo;tr&agrave;&rdquo; chỉ l&agrave; ngữ &acirc;m Việt h&oacute;a phần đầu của &ldquo;trapenh&rdquo;, c&oacute; nghĩa l&agrave; linh thi&ecirc;ng, c&ograve;n ở Tr&agrave; Cu&ocirc;ng, &ldquo;tr&agrave;&rdquo; chỉ l&agrave; ngữ &acirc;m Việt h&oacute;a phần đầu của &ldquo;trakun&rdquo; c&oacute; nghĩa l&agrave; rau muống. Cho n&ecirc;n để truy nguy&ecirc;n c&aacute;c địa danh khởi đầu chữ &ldquo;tr&agrave;&rdquo;, cần xem x&eacute;t từng trường hợp. Từ &ldquo;c&aacute;i&rdquo; xuất hiện nhiều ở c&aacute;c địa danh gắn với t&ecirc;n s&ocirc;ng, rạch. Ở Rạch Gi&aacute; c&oacute; kinh C&aacute;i Thia, C&aacute;i Sắn, s&ocirc;ng C&aacute;i Lớn, C&aacute;i B&eacute;; ở C&agrave; Mau c&oacute; C&aacute;i Nước, C&aacute;i T&agrave;u (thượng v&agrave; hạ); Ch&acirc;u Đốc c&oacute; C&aacute;i B&aacute;t, C&aacute;i C&aacute;; Cần Thơ c&oacute; C&aacute;i Răng, C&aacute;i Khế, C&aacute;i C&ocirc;n, C&aacute;i Cui; Vĩnh Long c&oacute; C&aacute;i Vồn, C&aacute;i Nhum, C&aacute;i Ngang, C&aacute;i Sơn; Mỹ Tho c&oacute; C&aacute;i B&egrave;, C&aacute;i Thin; Đồng Th&aacute;p c&oacute; C&aacute;i B&egrave;o; Bến Tre c&oacute; C&aacute;i Mơn, C&aacute;i Da, C&aacute;i M&iacute;t;... Từ &ldquo;c&aacute;i&rdquo; theo &yacute; kiến chung xuất ph&aacute;t từ &ldquo;s&ocirc;ng c&aacute;i&rdquo;, &ldquo;rạch c&aacute;i, &ldquo;đường c&aacute;i&rdquo;. Nhưng sau từ &ldquo;c&aacute;i&rdquo; c&ograve;n mang t&ecirc;n c&acirc;y cỏ, t&ecirc;n người, bao gồm cả biệt danh. Chẳng hạn địa danh C&aacute;i Răng, đ&oacute; l&agrave; c&aacute;ch Việt h&oacute;a của tiếng Khmer &ldquo;K&rsquo; ran&rdquo;, tức l&agrave; c&agrave; r&agrave;ng để đốt củi nấu ăn, c&oacute; thể nơi đ&acirc;y l&agrave; v&ugrave;ng chuy&ecirc;n sản xuất hoặc chuy&ecirc;n b&aacute;n c&agrave; r&agrave;ng bằng đất s&eacute;t... Từ &ldquo;ba&rdquo;, ở Bến Tre c&oacute; Ba V&aacute;t, Ba Tri, Ba Mỹ; Tiền Giang c&oacute; Ba Giồng, Ba Dừa; Long An c&oacute; Ba Cụm; Vĩnh Long c&oacute; Ba K&egrave; , Ba C&agrave;ng; Tr&agrave; Vinh c&oacute; Ba Si, Ba Se; Cần Thơ c&oacute; Ba L&aacute;ng; S&oacute;c Trăng c&oacute; Ba Thắc... Từ tố &ldquo;ba&rdquo; c&oacute; nhiều nguồn gốc, như: chỉ số lượng: Ba Giồng (gồm 3 con giồng); Ba Mỹ (Mỹ Nhơn, Mỹ Ch&aacute;nh, Mỹ Thạnh); N&oacute;i về người c&oacute; thứ ba: Ba Cụm (t&ecirc;n kẻ chuy&ecirc;n trộm cắp c&aacute;c ghe thuyền v&agrave; l&agrave; thứ ba trong gia đ&igrave;nh); Việt h&oacute;a ngũ &acirc;m Khmer: Ba Thắc (tiếng Khmer l&agrave; Bassac); Ba Si l&agrave; t&ecirc;n B&agrave; S&acirc;y, sau n&oacute;i trại ra l&agrave; Ba S&acirc;y, rồi Ba Se. V&agrave; cũng từ tố &ldquo;ba&rdquo; nhưng kh&ocirc;ng thuộc loại n&agrave;o như kể tr&ecirc;n, như Ba K&egrave; chẳng hạn, c&oacute; người giải th&iacute;ch l&agrave; chợ Ba K&egrave; nằm ở ng&atilde; ba: s&ocirc;ng M&acirc;n Th&iacute;t (Mang Th&iacute;t), kinh Nicolai (t&ecirc;n của Tham biện Tr&agrave; &Ocirc;n), kinh Sa R&agrave;i, tức 3 nh&aacute;nh s&ocirc;ng k&egrave; s&aacute;t quanh chợ. Thể hiện qua b&agrave;i thơ (khuyết danh) truyền khẩu thời Ph&aacute;p thuộc lấy Ba K&egrave; l&agrave;m quận lỵ: Đ&ocirc;i ngạn chảy xu&ocirc;i nước một d&ograve;ng, Ba bề thi&ecirc;n hạ nh&oacute;m đường cong. Bờ kia r&agrave;nh rạnh hau đ&igrave;nh vọi, B&atilde;i lố l&ugrave;m l&ugrave;m một chợ đ&ocirc;ng. Nh&agrave; th&aacute;nh ban mai chi&ecirc;ng gi&oacute;ng ỏi, Dinh quan chiều tối trống thu kh&ocirc;ng, Sơn xuy&ecirc;n nở mặt ơn B&agrave; Cổ, Ba g&oacute;c ph&acirc;n đồng cũng một s&ocirc;ng. (Phong cảnh chợ Ba K&egrave;) C&aacute;ch giải th&iacute;ch n&agrave;y tương đối gắn kết được, giống như Ba L&aacute;ng (Cần Thơ) v&igrave; đ&acirc;y l&agrave; v&ugrave;ng c&oacute; 3 doi đất đến m&ugrave;a nước nổi thường ngập nước l&ecirc;nh l&aacute;ng. Tuy nhi&ecirc;n về địa danh kh&aacute;c như Ba Tri (Bến Tre); Ba Trường (Tr&agrave; Vinh) hay Ba C&agrave;ng (Vĩnh Long) th&igrave; &yacute; nghĩa &ldquo;ba&rdquo; chỉ số lượng chưa chắc l&agrave; đ&uacute;ng. Cần biết th&ecirc;m nhiều yếu tố ng&ocirc;n ngữ, lịch sử v&agrave; thực tế mới c&oacute; thể giải quyết được căn nguy&ecirc;n của mỗi địa danh. TỪ HO&Agrave;NG ĐƯƠNG http://baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?id=227&amp;newsid=78472

Góp phần giải nghĩa địa danh “Châu Đốc” -Trần Minh Tạo

Trần Minh Tạo

“Châu Đốc” có nghĩa chữ Hán là "Vùng đất sau cùng"?

Địa danh Tầm Phong Long
Một phần trong GĐTTC của THĐ, mục Sơn xuyên chí của Vĩnh Thanh Trấn, viết vào cuối đời vua Gia Long

Tại mục Sơn xuyên chí của Vĩnh Thanh Trấn viết bằng Hán văn, loại chữ chính thống của triều đình phong kiến nhà Nguyễn khi xưa, hai cái chữ mà hiện nay chúng ta đang gọi bằng tiếng Việt là “Châu Đốc”, rồi được viết ra chữ Việt mẫu tự La-Tinh đang dùng là “ C-h-â-u Đ-ố-c”, vào cuối đời vua Gia Long ( 1802-1819), THĐ đã viết là “Chu Đốc”

"...nơi mà ngày nay ta gọi “Châu Đốc”, lần đầu tiên, trở thành biên địa lãnh thổ của người Việt với nước Cao Mên. Hay cũng có thể nói ngược lại, lúc này, phủ Mật Luật đối diện liền kề , đang nằm bên nước Cao Mên bắt đầu trở thành khu vực giáp giới với đất “Chu Đốc”của người Việt. Về mặt hình dạng của đường biên, hồi ấy, khúc khuỷu quanh co trông giống “cái mỏ của con heo”. Người Khmer hai bên nhân đó gọi là“mỏ heo”. Tiếng Khmer có âm điệu là Moọc-Chu-rút. Khi người Việt ta tới đây sinh sống chung lộn với người Khmer, cũng dựa vào người bản xứ mà gọi là Moọc-Chu-rút theo..."

Hồi ấy, ông sơ của vua Gia Long tên Nguyễn Phúc Chu. Mọi người đành húy kỵ, đọc chữ “Chu” thành “Châu”. “Chu Đốc” từ đó biến thành “Châu Đốc”.

Gần đây, vài nhà nghiên cứu lịch sử về tỉnh An Giang hiện nay có bộc lộ ý kiến giải thích về nghĩa của địa danh Châu-Đốc trong các bài viết khác nhau của mình. Theo đó, “Châu: vùng đất; Đốc: sau cùng, sau rốt”. Tức là đã tự xem hai chữ “Châu-Đốc” nơi đây là âm từ Hán Việt rồi cứ thế mà hồn nhiên, đơn giản dịch giải ra nghĩa Hán Việt theo sự “phỏng đoán từ nghĩa ký ức âm thanh riêng của mình”. Có lẽ, do vừa biết chắc Châu Đốc vốn là “vùng đất mới của Tổ quốc được khai thác sau cùng”…, vừa đọc nơi tr.2 quyển “Đại nam nhất thống chí lục tỉnh Nam Việt” do Quốc sử quán nhà Nguyễn biên soạn trước kia; Phủ QVKĐTVH, Sài-gòn in lại vào năm 1972 thấy có chép rằng: “Vì đất ấy nhiều chỗ bỏ hoang, đầu đời Gia Long mộ dân đến ở, gọi là Châu Đốc tân cương” nên đã cố tình dịch nghĩa ra như vậy cho dễ “trở nên ăn khớp” giữa các nguồn tư liệu với nhau hơn?

Xin góp vài ý kiến như sau:

  1. Năm 1757, chúa Đàng Trong của người Việt, tên là Nguyễn Phúc Khoát, thông qua Nguyễn Cư Trinh, đã tiếp quản vùng đất có tên gọi là Tầm-Phong-Long ( Bãi đậu tàu bè của vua) từ vua nước Chân lạp của người Khmer, có tên là Nặc Tôn ( Sau đó người Việt ta còn gọi là nước Cao Mên). Về mặt địa lý, vùng đất này nằm giữa đôi dòng sông Hậu sông Tiền, chạy từ Châu Thành, Lai Vung, Sa-Đéc, Lấp Vò, Chợ Mới... lên tới tận Châu Đốc ngày nay, tức nơi có đường biên giới mới với nước Chân lạp hồi ấy...

  2. Theo quyển Gia Định Thành Thông Chí (GĐTTC) của Trịnh Hoài Đức (THĐ), viết xong vào cuối đời vua Gia Long (1802-1819): Khi vừa tiếp quản vùng đất Tầm Phong Long, ngay tại khu vực vừa xuất hiện một tuyến biên giới mới với nước Chân lạp như vừa nói bên trên, Nguyễn Cư Trinh đã nhanh chóng cho thiết lập một khu vực phòng thủ đa phương diện, cũng hoàn toàn mới, có tên là Đạo Châu Đốc, nằm kề bên thượng lưu sông Hậu. Như vậy, ngay từ buổi đầu, vào năm 1757, “cha ông ta” chưa từng gọi phần cực bắc của vùng Tầm Phong Long vừa được tiếp thu là ““Châu Đốc tân cương” với ý rằng, đây là vùng đất mới của Tổ quốc được khai thác sau cùng”. Mà mãi đến đời vua Gia Long, gần nửa thế kỷ sau, theo “Đại nam nhất thống chí lục tỉnh Nam Việt”nói trên, mới được gọi là “Châu Đốc tân cương”, mang nghĩa dải biên thổ mới nơi vùng Châu-Đốc.

  3. Trở lại cách giải nghĩa“Châu: vùng đất; Đốc: sau cùng, sau rốt” nói trên.

    Theo tôi, cho rằng chữ “Châu’ mang nghĩa là “ vùng đất” ; chữ “Đốc” mang nghĩa là “sau cùng, sau rốt” là rất không đúng. Dám nói không đúng, vì ngay trong bản văn duy nhất đầu tiên ghi chép về vùng đất này, tức quyển GĐTTC nói trên, THĐ đã ghi bằng hai chữ Hán thuần túy mà nếu đọc chính âm, phải phiên ra tiếng Việt mẫu tự La-Tinh hiện nay là “Chu Đốc” ( Xin xem hình chụp kèm theo).

    Vâng! Tại mục Sơn xuyên chí thuộc Vĩnh Thanh Trấn viết bằng Hán văn, loại chữ chính thống của triều đình phong kiến nhà Nguyễn khi xưa, hai cái chữ mà hiện nay chúng ta đang gọi bằng tiếng Việt là “Châu Đốc”, rồi được viết ra chữ Việt mẫu tự La-Tinh đang dùng là “ C-h-â-u Đ-ố-c”, vào cuối đời vua Gia Long ( 1802-1819), THĐ đã viết là “Chu Đốc” (Chữ “Chu” thuộc bộ “Mộc”; chữ “Đốc” thuộc bộ “Trúc”).

    Theo đó, dựa vào tự dạng, “Chu” nơi đây không hề liên quan gì tới “đất” hay “ vùng đất”. Mà nó có nghĩa là “ sắc đỏ, màu đỏ”. Còn “Đốc” nơi đây không hề liên quan gì tới “sau cùng, sau cuối”. Mà có nghĩa là “đôn hậu, thuần chất”, không pha tạp vào cái gì khác nữa. Như vậy, trong phạm vi giả thiết nói trên, dịch nghĩa Châu-Đốc theo Hán ngữ, mà cho rằng đấy là “ vùng đất sau cùng”, thì rất là khiên cưỡng, ngẫu hứng.

    Nên nhớ rằng, với chữ Hán, không thể chỉ dựa vào âm để xác định hay phỏng đoán nội dung nghĩa. Vì có rất nhiều trường hợp “âm giọng” tuy giống nhau nhưng chữ viết, hay tự dạng của nó lại khác nhau, đôi khi chữ “bộ” kèm theo cũng khác nhau, dẫn đến nội dung nghĩa cũng khác nhau. Như trường hợp tại đây: Chỉ với một âm “Châu” thôi, nhưng trong chữ Hán có đến 4-5 chữ khác nhau, với một hay nhiều nghĩa cụ thể khác nhau. Đó là chưa nói đến chuyện, do tục“ húy kỵ” trong chế độ phong kiến xưa, có nhiều chữ vốn phải “chuẩn đọc” theo âm này nhưng bắt buộc phải “trệch, chạy” sang âm kia…Thành ra, nơi chữ Hán, nhất là với người Việt ta hiện nay, không thể “nghe âm” mà đoán chừng lấy nghĩa. Mà bắt buộc phải nhìn tận mắt tự dạng của âm, tức căn cứ vào chữ viết, mới mong có thể xác định ra nghĩa…, như trường hợp hai âm “ Châu Đốc” hiện nay và trong giả thiết nói trên.

  4. Vậy, tiện đây, có thể xác định nghĩa của “ Châu-Đốc” như thế nào? Nơi vấn đề này, tôi đã có một bài viết riêng, từng đăng nơi Tạp chí Khoa học Lịch sử của tỉnh Đồng Tháp, hiện đang lưu trữ nơi mục “nghiên cứu tổng hợp ”nằm trong Blog Hoa Lau Trắng, có địa chỉ: tranminhtao.vnweblog.com.

Xin trích ra đây đoạn chủ yếu như sau:

“Năm 1757, Nặc Tôn, một hoàng thân nước Cao Mên, dâng đất Tầm-Phong- Long cho chúa người Việt có tên là Nguyễn Phúc Khoát (ông nội vua Gia Long). Đây là thời điểm toàn đất Nam Bộ ngày nay, về mặt chánh thức, người Việt ta kết thúc xong sự thu phục của mình.

Từ sự kiện này, nơi mà ngày nay ta gọi “Châu Đốc”, lần đầu tiên, trở thành biên địa lãnh thổ của người Việt với nước Cao Mên. Hay cũng có thể nói ngược lại, lúc này, phủ Mật Luật đối diện liền kề , đang nằm bên nước Cao Mên bắt đầu trở thành khu vực giáp giới với đất “Chu Đốc”của người Việt. Về mặt hình dạng của đường biên, hồi ấy, khúc khuỷu quanh co trông giống “cái mỏ của con heo”. Người Khmer hai bên nhân đó gọi là “mỏ heo”. Tiếng Khmer có âm điệu là Moọc-Chu-rút. Khi người Việt ta tới đây sinh sống chung lộn với người Khmer, cũng dựa vào người bản xứ mà gọi là Moọc-Churút theo.

65 năm sau, vào đời vua Gia Long, Moọc-Chu-rút bị nói trại đi. Không biết sai chạy đến mức nào. Tuy nhiên, khi lọt tới tai Trịnh Hoài Đức, ông đã dùng hai chữ Hán “Chu Đốc” để phỏng chú cho cụm âm thanh có nguồn gốc thổ ngữ Khmer này. Do vậy, hiện nay, nếu cần giải thích nghĩa tên gọi “Châu Đốc” là gì, bắt buộc phải đặt đối tượng vào lại bối cảnh lịch sử này. Và, tất nhiên, “Chu Đốc” chỉ có thể mang nghĩa là “mỏ con heo”. Nói chính xác hơn, do đã “rơi” mất thành tố âm ngữ “Moọc” ở phía trước, chỉ còn lại “Chu-rút”, nên nghĩa của nó , theo đó , chỉ còn là “Con Heo” mà thôi.

Nhưng, chiếu theo tự dạng như trên đã nói, đọc là “Chu Đốc”, sao hiện nay lại trở thành “Châu Đốc” ?

Theo tôi, điều này không lấy gì làm khó hiểu. Hồi ấy, ông sơ của vua Gia Long tên Nguyễn Phúc Chu. Mọi người đành húy kỵ, đọc chữ “Chu” thành “Châu”. “Chu Đốc” từ đó biến thành “Châu Đốc”. Không thể nói nghĩa của chữ “Châu” ở đây là “đất” hay “một khu vực lãnh thổ…” được. Bởi trong sách GĐTTC của THĐ không hề viết là “Châu” thuộc bộ Xuyên để có thể giải thích nghĩa như trên. Thậm chí giả dụ có là chữ “Châu” thuộc bộ Xuyên đi nữa, cũng vẫn không thể giải nghĩa nó là “một khu vực lãnh thổ…”. Vì hai chữ Hán trong sách GĐTTC nói trên chỉ làm nhiệm vụ phỏng chú một ngữ âm khmer đã có trước. Một dạng ký âm bằng Hán tự. Rồi sau này, khi ta dịch hai chữ Hán kia ra chữ quốc ngữ mẫu tự La tinh đang dùng hiện nay, nó đương nhiên trở thành C-h-â-u Đ-ố-c. Một kiểu ký âm của ký âm.Thế thôi”

Tóm lại, cho dù "Châu Đốc" không hề mang nghĩa Khmer là " con heo", thì cũng hoàn toàn không thể dịch nghĩa theo Hán ngữ là "vùng đất sau cùng, sau rốt” được...

TX Sa-Đéc, Đồng Tháp, đầu Đông năm 2012
http://tranminhtao.vnweblogs.com/post/23160/394770

## G&oacute;p phần giải nghĩa địa danh &ldquo;Ch&acirc;u Đốc&rdquo; -Trần Minh Tạo ### Trần Minh Tạo ### &ldquo;Ch&acirc;u Đốc&rdquo; c&oacute; nghĩa chữ H&aacute;n l&agrave; &quot;V&ugrave;ng đất sau c&ugrave;ng&quot;? http://tranminhtao.vnweblogs.com/gallery/23160/previews-med/425385-P1010002.jpg Một phần trong GĐTTC của THĐ, mục Sơn xuy&ecirc;n ch&iacute; của Vĩnh Thanh Trấn, viết v&agrave;o cuối đời vua Gia Long Tại mục Sơn xuy&ecirc;n ch&iacute; của Vĩnh Thanh Trấn viết bằng H&aacute;n văn, loại chữ ch&iacute;nh thống của triều đ&igrave;nh phong kiến nh&agrave; Nguyễn khi xưa, hai c&aacute;i chữ m&agrave; hiện nay ch&uacute;ng ta đang gọi bằng tiếng Việt l&agrave; &ldquo;Ch&acirc;u Đốc&rdquo;, rồi được viết ra chữ Việt mẫu tự La-Tinh đang d&ugrave;ng l&agrave; &ldquo; C-h-&acirc;-u Đ-ố-c&rdquo;, v&agrave;o cuối đời vua Gia Long ( 1802-1819), THĐ đ&atilde; viết l&agrave; &ldquo;Chu Đốc&rdquo; &gt;&quot;...nơi m&agrave; ng&agrave;y nay ta gọi &ldquo;Ch&acirc;u Đốc&rdquo;, lần đầu ti&ecirc;n, trở th&agrave;nh bi&ecirc;n địa l&atilde;nh thổ của người Việt với nước Cao M&ecirc;n. Hay cũng c&oacute; thể n&oacute;i ngược lại, l&uacute;c n&agrave;y, phủ Mật Luật đối diện liền kề , đang nằm b&ecirc;n nước Cao M&ecirc;n bắt đầu trở th&agrave;nh khu vực gi&aacute;p giới với đất &ldquo;Chu Đốc&rdquo;của người Việt. Về mặt h&igrave;nh dạng của đường bi&ecirc;n, hồi ấy, kh&uacute;c khuỷu quanh co tr&ocirc;ng giống &ldquo;c&aacute;i mỏ của con heo&rdquo;. Người Khmer hai b&ecirc;n nh&acirc;n đ&oacute; gọi l&agrave;&ldquo;mỏ heo&rdquo;. Tiếng Khmer c&oacute; &acirc;m điệu l&agrave; Moọc-Chu-r&uacute;t. Khi người Việt ta tới đ&acirc;y sinh sống chung lộn với người Khmer, cũng dựa v&agrave;o người bản xứ m&agrave; gọi l&agrave; Moọc-Chu-r&uacute;t theo...&quot; Hồi ấy, &ocirc;ng sơ của vua Gia Long t&ecirc;n Nguyễn Ph&uacute;c Chu. Mọi người đ&agrave;nh h&uacute;y kỵ, đọc chữ &ldquo;Chu&rdquo; th&agrave;nh &ldquo;Ch&acirc;u&rdquo;. &ldquo;Chu Đốc&rdquo; từ đ&oacute; biến th&agrave;nh &ldquo;Ch&acirc;u Đốc&rdquo;. Gần đ&acirc;y, v&agrave;i nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu lịch sử về tỉnh An Giang hiện nay c&oacute; bộc lộ &yacute; kiến giải th&iacute;ch về nghĩa của địa danh Ch&acirc;u-Đốc trong c&aacute;c b&agrave;i viết kh&aacute;c nhau của m&igrave;nh. Theo đ&oacute;, &ldquo;Ch&acirc;u: v&ugrave;ng đất; Đốc: sau c&ugrave;ng, sau rốt&rdquo;. Tức l&agrave; đ&atilde; tự xem hai chữ &ldquo;Ch&acirc;u-Đốc&rdquo; nơi đ&acirc;y l&agrave; &acirc;m từ H&aacute;n Việt rồi cứ thế m&agrave; hồn nhi&ecirc;n, đơn giản dịch giải ra nghĩa H&aacute;n Việt theo sự &ldquo;phỏng đo&aacute;n từ nghĩa k&yacute; ức &acirc;m thanh ri&ecirc;ng của m&igrave;nh&rdquo;. C&oacute; lẽ, do vừa biết chắc Ch&acirc;u Đốc vốn l&agrave; &ldquo;v&ugrave;ng đất mới của Tổ quốc được khai th&aacute;c sau c&ugrave;ng&rdquo;&hellip;, vừa đọc nơi tr.2 quyển &ldquo;Đại nam nhất thống ch&iacute; lục tỉnh Nam Việt&rdquo; do Quốc sử qu&aacute;n nh&agrave; Nguyễn bi&ecirc;n soạn trước kia; Phủ QVKĐTVH, S&agrave;i-g&ograve;n in lại v&agrave;o năm 1972 thấy c&oacute; ch&eacute;p rằng: &ldquo;V&igrave; đất ấy nhiều chỗ bỏ hoang, đầu đời Gia Long mộ d&acirc;n đến ở, gọi l&agrave; Ch&acirc;u Đốc t&acirc;n cương&rdquo; n&ecirc;n đ&atilde; cố t&igrave;nh dịch nghĩa ra như vậy cho dễ &ldquo;trở n&ecirc;n ăn khớp&rdquo; giữa c&aacute;c nguồn tư liệu với nhau hơn? Xin g&oacute;p v&agrave;i &yacute; kiến như sau: 1. Năm 1757, ch&uacute;a Đ&agrave;ng Trong của người Việt, t&ecirc;n l&agrave; Nguyễn Ph&uacute;c Kho&aacute;t, th&ocirc;ng qua Nguyễn Cư Trinh, đ&atilde; tiếp quản v&ugrave;ng đất c&oacute; t&ecirc;n gọi l&agrave; Tầm-Phong-Long ( B&atilde;i đậu t&agrave;u b&egrave; của vua) từ vua nước Ch&acirc;n lạp của người Khmer, c&oacute; t&ecirc;n l&agrave; Nặc T&ocirc;n ( Sau đ&oacute; người Việt ta c&ograve;n gọi l&agrave; nước Cao M&ecirc;n). Về mặt địa l&yacute;, v&ugrave;ng đất n&agrave;y nằm giữa đ&ocirc;i d&ograve;ng s&ocirc;ng Hậu s&ocirc;ng Tiền, chạy từ Ch&acirc;u Th&agrave;nh, Lai Vung, Sa-Đ&eacute;c, Lấp V&ograve;, Chợ Mới... l&ecirc;n tới tận Ch&acirc;u Đốc ng&agrave;y nay, tức nơi c&oacute; đường bi&ecirc;n giới mới với nước Ch&acirc;n lạp hồi ấy... 2. Theo quyển Gia Định Th&agrave;nh Th&ocirc;ng Ch&iacute; (GĐTTC) của Trịnh Ho&agrave;i Đức (THĐ), viết xong v&agrave;o cuối đời vua Gia Long (1802-1819): Khi vừa tiếp quản v&ugrave;ng đất Tầm Phong Long, ngay tại khu vực vừa xuất hiện một tuyến bi&ecirc;n giới mới với nước Ch&acirc;n lạp như vừa n&oacute;i b&ecirc;n tr&ecirc;n, Nguyễn Cư Trinh đ&atilde; nhanh ch&oacute;ng cho thiết lập một khu vực ph&ograve;ng thủ đa phương diện, cũng ho&agrave;n to&agrave;n mới, c&oacute; t&ecirc;n l&agrave; Đạo Ch&acirc;u Đốc, nằm kề b&ecirc;n thượng lưu s&ocirc;ng Hậu. Như vậy, ngay từ buổi đầu, v&agrave;o năm 1757, &ldquo;cha &ocirc;ng ta&rdquo; chưa từng gọi phần cực bắc của v&ugrave;ng Tầm Phong Long vừa được tiếp thu l&agrave; &ldquo;&ldquo;Ch&acirc;u Đốc t&acirc;n cương&rdquo; với &yacute; rằng, đ&acirc;y l&agrave; v&ugrave;ng đất mới của Tổ quốc được khai th&aacute;c sau c&ugrave;ng&rdquo;. M&agrave; m&atilde;i đến đời vua Gia Long, gần nửa thế kỷ sau, theo &ldquo;Đại nam nhất thống ch&iacute; lục tỉnh Nam Việt&rdquo;n&oacute;i tr&ecirc;n, mới được gọi l&agrave; &ldquo;Ch&acirc;u Đốc t&acirc;n cương&rdquo;, mang nghĩa dải bi&ecirc;n thổ mới nơi v&ugrave;ng Ch&acirc;u-Đốc. 3. Trở lại c&aacute;ch giải nghĩa&ldquo;Ch&acirc;u: v&ugrave;ng đất; Đốc: sau c&ugrave;ng, sau rốt&rdquo; n&oacute;i tr&ecirc;n. Theo t&ocirc;i, cho rằng chữ &ldquo;Ch&acirc;u&rsquo; mang nghĩa l&agrave; &ldquo; v&ugrave;ng đất&rdquo; ; chữ &ldquo;Đốc&rdquo; mang nghĩa l&agrave; &ldquo;sau c&ugrave;ng, sau rốt&rdquo; l&agrave; rất kh&ocirc;ng đ&uacute;ng. D&aacute;m n&oacute;i kh&ocirc;ng đ&uacute;ng, v&igrave; ngay trong bản văn duy nhất đầu ti&ecirc;n ghi ch&eacute;p về v&ugrave;ng đất n&agrave;y, tức quyển GĐTTC n&oacute;i tr&ecirc;n, THĐ đ&atilde; ghi bằng hai chữ H&aacute;n thuần t&uacute;y m&agrave; nếu đọc ch&iacute;nh &acirc;m, phải phi&ecirc;n ra tiếng Việt mẫu tự La-Tinh hiện nay l&agrave; &ldquo;Chu Đốc&rdquo; ( Xin xem h&igrave;nh chụp k&egrave;m theo). V&acirc;ng! Tại mục Sơn xuy&ecirc;n ch&iacute; thuộc Vĩnh Thanh Trấn viết bằng H&aacute;n văn, loại chữ ch&iacute;nh thống của triều đ&igrave;nh phong kiến nh&agrave; Nguyễn khi xưa, hai c&aacute;i chữ m&agrave; hiện nay ch&uacute;ng ta đang gọi bằng tiếng Việt l&agrave; &ldquo;Ch&acirc;u Đốc&rdquo;, rồi được viết ra chữ Việt mẫu tự La-Tinh đang d&ugrave;ng l&agrave; &ldquo; C-h-&acirc;-u Đ-ố-c&rdquo;, v&agrave;o cuối đời vua Gia Long ( 1802-1819), THĐ đ&atilde; viết l&agrave; &ldquo;Chu Đốc&rdquo; (Chữ &ldquo;Chu&rdquo; thuộc bộ &ldquo;Mộc&rdquo;; chữ &ldquo;Đốc&rdquo; thuộc bộ &ldquo;Tr&uacute;c&rdquo;). Theo đ&oacute;, dựa v&agrave;o tự dạng, &ldquo;Chu&rdquo; nơi đ&acirc;y kh&ocirc;ng hề li&ecirc;n quan g&igrave; tới &ldquo;đất&rdquo; hay &ldquo; v&ugrave;ng đất&rdquo;. M&agrave; n&oacute; c&oacute; nghĩa l&agrave; &ldquo; sắc đỏ, m&agrave;u đỏ&rdquo;. C&ograve;n &ldquo;Đốc&rdquo; nơi đ&acirc;y kh&ocirc;ng hề li&ecirc;n quan g&igrave; tới &ldquo;sau c&ugrave;ng, sau cuối&rdquo;. M&agrave; c&oacute; nghĩa l&agrave; &ldquo;đ&ocirc;n hậu, thuần chất&rdquo;, kh&ocirc;ng pha tạp v&agrave;o c&aacute;i g&igrave; kh&aacute;c nữa. Như vậy, trong phạm vi giả thiết n&oacute;i tr&ecirc;n, dịch nghĩa Ch&acirc;u-Đốc theo H&aacute;n ngữ, m&agrave; cho rằng đấy l&agrave; &ldquo; v&ugrave;ng đất sau c&ugrave;ng&rdquo;, th&igrave; rất l&agrave; khi&ecirc;n cưỡng, ngẫu hứng. N&ecirc;n nhớ rằng, với chữ H&aacute;n, kh&ocirc;ng thể chỉ dựa v&agrave;o &acirc;m để x&aacute;c định hay phỏng đo&aacute;n nội dung nghĩa. V&igrave; c&oacute; rất nhiều trường hợp &ldquo;&acirc;m giọng&rdquo; tuy giống nhau nhưng chữ viết, hay tự dạng của n&oacute; lại kh&aacute;c nhau, đ&ocirc;i khi chữ &ldquo;bộ&rdquo; k&egrave;m theo cũng kh&aacute;c nhau, dẫn đến nội dung nghĩa cũng kh&aacute;c nhau. Như trường hợp tại đ&acirc;y: Chỉ với một &acirc;m &ldquo;Ch&acirc;u&rdquo; th&ocirc;i, nhưng trong chữ H&aacute;n c&oacute; đến 4-5 chữ kh&aacute;c nhau, với một hay nhiều nghĩa cụ thể kh&aacute;c nhau. Đ&oacute; l&agrave; chưa n&oacute;i đến chuyện, do tục&ldquo; h&uacute;y kỵ&rdquo; trong chế độ phong kiến xưa, c&oacute; nhiều chữ vốn phải &ldquo;chuẩn đọc&rdquo; theo &acirc;m n&agrave;y nhưng bắt buộc phải &ldquo;trệch, chạy&rdquo; sang &acirc;m kia&hellip;Th&agrave;nh ra, nơi chữ H&aacute;n, nhất l&agrave; với người Việt ta hiện nay, kh&ocirc;ng thể &ldquo;nghe &acirc;m&rdquo; m&agrave; đo&aacute;n chừng lấy nghĩa. M&agrave; bắt buộc phải nh&igrave;n tận mắt tự dạng của &acirc;m, tức căn cứ v&agrave;o chữ viết, mới mong c&oacute; thể x&aacute;c định ra nghĩa&hellip;, như trường hợp hai &acirc;m &ldquo; Ch&acirc;u Đốc&rdquo; hiện nay v&agrave; trong giả thiết n&oacute;i tr&ecirc;n. 4. Vậy, tiện đ&acirc;y, c&oacute; thể x&aacute;c định nghĩa của &ldquo; Ch&acirc;u-Đốc&rdquo; như thế n&agrave;o? Nơi vấn đề n&agrave;y, t&ocirc;i đ&atilde; c&oacute; một b&agrave;i viết ri&ecirc;ng, từng đăng nơi Tạp ch&iacute; Khoa học Lịch sử của tỉnh Đồng Th&aacute;p, hiện đang lưu trữ nơi mục &ldquo;nghi&ecirc;n cứu tổng hợp &rdquo;nằm trong Blog Hoa Lau Trắng, c&oacute; địa chỉ: tranminhtao.vnweblog.com. Xin tr&iacute;ch ra đ&acirc;y đoạn chủ yếu như sau: &gt; &ldquo;Năm 1757, Nặc T&ocirc;n, một ho&agrave;ng th&acirc;n nước Cao M&ecirc;n, d&acirc;ng đất Tầm-Phong- Long cho ch&uacute;a người Việt c&oacute; t&ecirc;n l&agrave; Nguyễn Ph&uacute;c Kho&aacute;t (&ocirc;ng nội vua Gia Long). Đ&acirc;y l&agrave; thời điểm to&agrave;n đất Nam Bộ ng&agrave;y nay, về mặt ch&aacute;nh thức, người Việt ta kết th&uacute;c xong sự thu phục của m&igrave;nh. Từ sự kiện n&agrave;y, nơi m&agrave; ng&agrave;y nay ta gọi &ldquo;Ch&acirc;u Đốc&rdquo;, lần đầu ti&ecirc;n, trở th&agrave;nh bi&ecirc;n địa l&atilde;nh thổ của người Việt với nước Cao M&ecirc;n. Hay cũng c&oacute; thể n&oacute;i ngược lại, l&uacute;c n&agrave;y, phủ Mật Luật đối diện liền kề , đang nằm b&ecirc;n nước Cao M&ecirc;n bắt đầu trở th&agrave;nh khu vực gi&aacute;p giới với đất &ldquo;Chu Đốc&rdquo;của người Việt. Về mặt h&igrave;nh dạng của đường bi&ecirc;n, hồi ấy, kh&uacute;c khuỷu quanh co tr&ocirc;ng giống &ldquo;c&aacute;i mỏ của con heo&rdquo;. Người Khmer hai b&ecirc;n nh&acirc;n đ&oacute; gọi l&agrave; &ldquo;mỏ heo&rdquo;. Tiếng Khmer c&oacute; &acirc;m điệu l&agrave; Moọc-Chu-r&uacute;t. Khi người Việt ta tới đ&acirc;y sinh sống chung lộn với người Khmer, cũng dựa v&agrave;o người bản xứ m&agrave; gọi l&agrave; Moọc-Chur&uacute;t theo. 65 năm sau, v&agrave;o đời vua Gia Long, Moọc-Chu-r&uacute;t bị n&oacute;i trại đi. Kh&ocirc;ng biết sai chạy đến mức n&agrave;o. Tuy nhi&ecirc;n, khi lọt tới tai Trịnh Ho&agrave;i Đức, &ocirc;ng đ&atilde; d&ugrave;ng hai chữ H&aacute;n &ldquo;Chu Đốc&rdquo; để phỏng ch&uacute; cho cụm &acirc;m thanh c&oacute; nguồn gốc thổ ngữ Khmer n&agrave;y. Do vậy, hiện nay, nếu cần giải th&iacute;ch nghĩa t&ecirc;n gọi &ldquo;Ch&acirc;u Đốc&rdquo; l&agrave; g&igrave;, bắt buộc phải đặt đối tượng v&agrave;o lại bối cảnh lịch sử n&agrave;y. V&agrave;, tất nhi&ecirc;n, &ldquo;Chu Đốc&rdquo; chỉ c&oacute; thể mang nghĩa l&agrave; &ldquo;mỏ con heo&rdquo;. N&oacute;i ch&iacute;nh x&aacute;c hơn, do đ&atilde; &ldquo;rơi&rdquo; mất th&agrave;nh tố &acirc;m ngữ &ldquo;Moọc&rdquo; ở ph&iacute;a trước, chỉ c&ograve;n lại &ldquo;Chu-r&uacute;t&rdquo;, n&ecirc;n nghĩa của n&oacute; , theo đ&oacute; , chỉ c&ograve;n l&agrave; &ldquo;Con Heo&rdquo; m&agrave; th&ocirc;i. Nhưng, chiếu theo tự dạng như tr&ecirc;n đ&atilde; n&oacute;i, đọc l&agrave; &ldquo;Chu Đốc&rdquo;, sao hiện nay lại trở th&agrave;nh &ldquo;Ch&acirc;u Đốc&rdquo; ? Theo t&ocirc;i, điều n&agrave;y kh&ocirc;ng lấy g&igrave; l&agrave;m kh&oacute; hiểu. Hồi ấy, &ocirc;ng sơ của vua Gia Long t&ecirc;n Nguyễn Ph&uacute;c Chu. Mọi người đ&agrave;nh h&uacute;y kỵ, đọc chữ &ldquo;Chu&rdquo; th&agrave;nh &ldquo;Ch&acirc;u&rdquo;. &ldquo;Chu Đốc&rdquo; từ đ&oacute; biến th&agrave;nh &ldquo;Ch&acirc;u Đốc&rdquo;. Kh&ocirc;ng thể n&oacute;i nghĩa của chữ &ldquo;Ch&acirc;u&rdquo; ở đ&acirc;y l&agrave; &ldquo;đất&rdquo; hay &ldquo;một khu vực l&atilde;nh thổ&hellip;&rdquo; được. Bởi trong s&aacute;ch GĐTTC của THĐ kh&ocirc;ng hề viết l&agrave; &ldquo;Ch&acirc;u&rdquo; thuộc bộ Xuy&ecirc;n để c&oacute; thể giải th&iacute;ch nghĩa như tr&ecirc;n. Thậm ch&iacute; giả dụ c&oacute; l&agrave; chữ &ldquo;Ch&acirc;u&rdquo; thuộc bộ Xuy&ecirc;n đi nữa, cũng vẫn kh&ocirc;ng thể giải nghĩa n&oacute; l&agrave; &ldquo;một khu vực l&atilde;nh thổ&hellip;&rdquo;. V&igrave; hai chữ H&aacute;n trong s&aacute;ch GĐTTC n&oacute;i tr&ecirc;n chỉ l&agrave;m nhiệm vụ phỏng ch&uacute; một ngữ &acirc;m khmer đ&atilde; c&oacute; trước. Một dạng k&yacute; &acirc;m bằng H&aacute;n tự. Rồi sau n&agrave;y, khi ta dịch hai chữ H&aacute;n kia ra chữ quốc ngữ mẫu tự La tinh đang d&ugrave;ng hiện nay, n&oacute; đương nhi&ecirc;n trở th&agrave;nh C-h-&acirc;-u Đ-ố-c. Một kiểu k&yacute; &acirc;m của k&yacute; &acirc;m.Thế th&ocirc;i&rdquo; T&oacute;m lại, cho d&ugrave; &quot;Ch&acirc;u Đốc&quot; kh&ocirc;ng hề mang nghĩa Khmer l&agrave; &quot; con heo&quot;, th&igrave; cũng ho&agrave;n to&agrave;n kh&ocirc;ng thể dịch nghĩa theo H&aacute;n ngữ l&agrave; &quot;v&ugrave;ng đất sau c&ugrave;ng, sau rốt&rdquo; được... TX Sa-Đ&eacute;c, Đồng Th&aacute;p, đầu Đ&ocirc;ng năm 2012 http://tranminhtao.vnweblogs.com/post/23160/394770

TÌM HIỂU THÊM VỀ ĐỊA DANH “TẦM PHONG LONG” XƯA

https://sites.google.com/site/vhlsangiang/nghien-cuu-an-giang/dhia-ly/timhieuthemvediadanhtamphonglongxua

Chau Sóc Kha

Bài đăng trên tạp chí Văn hóa – Lịch sử An Giang số 83, tháng 2-2012.

Tầm Phong – Com Pung:

Khi viết về lịch sử An Giang, các nhà nghiên cứu thường trích dẫn nguồn tư liệu: “…An Giang vốn là đất Tầm Phong Long”. Tên gọi có vẻ nghe lạ lẫm và chưa được các nhà nghiên cứu giải thích vì sao có tên gọi “Tầm Phong Long”.

Tôi có đọc “Tìm hiểu An Giang xưa” Văn nghệ An Giang xuất bản năm 2004 của tác giả Võ Thành Phương: “… Vua Chân Lạp tạ ơn chúa Nguyễn bằng cách dâng đất Tầm Phong Long. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Cư Trinh tiếp nhận và đặt thành dinh Long Hồ (Vĩnh Long)”.

Tôi cũng rất ngạc nhiên khi nghe các bà cụ mặc áo dài Khmer tươm tất đi bộ ra chợ Tri Tôn, họ nói đi chợ là “tâu Com Pung”, từ ngữ “Com Pung” và tiếng “Tầm Phong” có liên quan nhau không (?)

Trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ Pa Ly-Khmer, tôi thử vận dụng kiến thức biến âm từ vựng để tra cứu nghĩa gốc nhằm phân tích sự biến dạng, biến nghĩa trong từ ngữ Pa Ly. Sau đây, xin mạn phép đưa ra các lý giải về “Tầm Phong Long” như sau:

  • “Com Pung” hiểu theo nghĩa rộng là nơi có bến nước có xuống ghe neo đậu và họp chợ. Xem bản đồ Cam Pu Chia có rất nhiều địa danh gắn với “Com Pung”. Ví dụ: Cảng Com Pung Som không xa lắm với Đảo Phú Quốc hay Com Pung Thôm, Com Pung Cham nằm trên quốc lộ 6, con đường thủ đô Phnôm Penh đi thăm đền Ang-co, hay xã đối diện với Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú- An Giang) là Com Pung Kro Săng (Bến cây Cần Thăng) người địa phương thường gọi là Bung Xăng.

Trong quá trình giao tiếp, phát âm giữa hai dân tộc, tiếng Khmer là “Com Pung” được người Việt đọc biến âm thành “Tầm Phong”.

  • Tầm Phong /com pung/

  • Long /Luong/

  • Tầm Phong Long /Com Pung Luong/

Long “Luong”:

Mở rộng phạm vi nghiên cứu ở Việt Nam, Trung Quốc “Long” là vua thì Cam Pu Chia, Lào, Thái Lan gọi vua là “Luông”. Đông Nam Á có địa danh Luong Prah Bang, Thạt Luong.

Ở chân núi Cô Tô, nơi giáp ranh xã Cô Tô và Ô Lâm có chùa Vat Luong, chùa của một vị vua nào đó xây dựng, ngôi chùa Khmer này đã không còn do chiến tranh xóa mất.

Do vậy có thể hiểu nghĩa từ Tầm Phong Long là tên gọi biến âm từ Com Pung Luong (bến đậu đoàn ghe thuyền của vua mỗi chuyến di hành). Bến ở đâu, vị vua nào thì không cần biết, nhưng có lẽ địa danh dưới đây gần gũi với từ “Com Pung Luong”

Com pung – Vũng – Vịnh – Vĩnh

Luong – Long

Quá trình chuyển âm tiếng Khmer – Việt.

Hiểu được ngôn ngữ khu vực rất lý thú trong việc nghiên cứu bản sắc văn hóa vùng của các dân tộc anh em và góp phần tìm hiểu thêm về nơi ta đang sống.

C.S.K

Tạp chí Văn hóa – Lịch sử An Giang số 83, tháng 2-2012, trang 9.

## T&Igrave;M HIỂU TH&Ecirc;M VỀ ĐỊA DANH &ldquo;TẦM PHONG LONG&rdquo; XƯA https://sites.google.com/site/vhlsangiang/nghien-cuu-an-giang/dhia-ly/timhieuthemvediadanhtamphonglongxua Chau S&oacute;c Kha B&agrave;i đăng tr&ecirc;n tạp ch&iacute; Văn h&oacute;a &ndash; Lịch sử An Giang số 83, th&aacute;ng 2-2012. ### Tầm Phong &ndash; Com Pung: Khi viết về lịch sử An Giang, c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu thường tr&iacute;ch dẫn nguồn tư liệu: &ldquo;&hellip;An Giang vốn l&agrave; đất Tầm Phong Long&rdquo;. T&ecirc;n gọi c&oacute; vẻ nghe lạ lẫm v&agrave; chưa được c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu giải th&iacute;ch v&igrave; sao c&oacute; t&ecirc;n gọi &ldquo;Tầm Phong Long&rdquo;. T&ocirc;i c&oacute; đọc &ldquo;T&igrave;m hiểu An Giang xưa&rdquo; Văn nghệ An Giang xuất bản năm 2004 của t&aacute;c giả V&otilde; Th&agrave;nh Phương: &ldquo;&hellip; Vua Ch&acirc;n Lạp tạ ơn ch&uacute;a Nguyễn bằng c&aacute;ch d&acirc;ng đất Tầm Phong Long. Ch&uacute;a Nguyễn cử Nguyễn Cư Trinh tiếp nhận v&agrave; đặt th&agrave;nh dinh Long Hồ (Vĩnh Long)&rdquo;. T&ocirc;i cũng rất ngạc nhi&ecirc;n khi nghe c&aacute;c b&agrave; cụ mặc &aacute;o d&agrave;i Khmer tươm tất đi bộ ra chợ Tri T&ocirc;n, họ n&oacute;i đi chợ l&agrave; &ldquo;t&acirc;u Com Pung&rdquo;, từ ngữ &ldquo;Com Pung&rdquo; v&agrave; tiếng &ldquo;Tầm Phong&rdquo; c&oacute; li&ecirc;n quan nhau kh&ocirc;ng (?) Trong qu&aacute; tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu ng&ocirc;n ngữ Pa Ly-Khmer, t&ocirc;i thử vận dụng kiến thức biến &acirc;m từ vựng để tra cứu nghĩa gốc nhằm ph&acirc;n t&iacute;ch sự biến dạng, biến nghĩa trong từ ngữ Pa Ly. Sau đ&acirc;y, xin mạn ph&eacute;p đưa ra c&aacute;c l&yacute; giải về &ldquo;Tầm Phong Long&rdquo; như sau: - &ldquo;Com Pung&rdquo; hiểu theo nghĩa rộng l&agrave; nơi c&oacute; bến nước c&oacute; xuống ghe neo đậu v&agrave; họp chợ. Xem bản đồ Cam Pu Chia c&oacute; rất nhiều địa danh gắn với &ldquo;Com Pung&rdquo;. V&iacute; dụ: Cảng Com Pung Som kh&ocirc;ng xa lắm với Đảo Ph&uacute; Quốc hay Com Pung Th&ocirc;m, Com Pung Cham nằm tr&ecirc;n quốc lộ 6, con đường thủ đ&ocirc; Phn&ocirc;m Penh đi thăm đền Ang-co, hay x&atilde; đối diện với Vĩnh Hội Đ&ocirc;ng (huyện An Ph&uacute;- An Giang) l&agrave; Com Pung Kro Săng (Bến c&acirc;y Cần Thăng) người địa phương thường gọi l&agrave; Bung Xăng. Trong qu&aacute; tr&igrave;nh giao tiếp, ph&aacute;t &acirc;m giữa hai d&acirc;n tộc, tiếng Khmer l&agrave; &ldquo;Com Pung&rdquo; được người Việt đọc biến &acirc;m th&agrave;nh &ldquo;Tầm Phong&rdquo;. - Tầm Phong /com pung/ - Long /Luong/ - Tầm Phong Long /Com Pung Luong/ ### Long &ldquo;Luong&rdquo;: Mở rộng phạm vi nghi&ecirc;n cứu ở Việt Nam, Trung Quốc &ldquo;Long&rdquo; l&agrave; vua th&igrave; Cam Pu Chia, L&agrave;o, Th&aacute;i Lan gọi vua l&agrave; &ldquo;Lu&ocirc;ng&rdquo;. Đ&ocirc;ng Nam &Aacute; c&oacute; địa danh Luong Prah Bang, Thạt Luong. Ở ch&acirc;n n&uacute;i C&ocirc; T&ocirc;, nơi gi&aacute;p ranh x&atilde; C&ocirc; T&ocirc; v&agrave; &Ocirc; L&acirc;m c&oacute; ch&ugrave;a Vat Luong, ch&ugrave;a của một vị vua n&agrave;o đ&oacute; x&acirc;y dựng, ng&ocirc;i ch&ugrave;a Khmer n&agrave;y đ&atilde; kh&ocirc;ng c&ograve;n do chiến tranh x&oacute;a mất. Do vậy c&oacute; thể hiểu nghĩa từ Tầm Phong Long l&agrave; t&ecirc;n gọi biến &acirc;m từ Com Pung Luong (bến đậu đo&agrave;n ghe thuyền của vua mỗi chuyến di h&agrave;nh). Bến ở đ&acirc;u, vị vua n&agrave;o th&igrave; kh&ocirc;ng cần biết, nhưng c&oacute; lẽ địa danh dưới đ&acirc;y gần gũi với từ &ldquo;Com Pung Luong&rdquo; Com pung &ndash; Vũng &ndash; Vịnh &ndash; Vĩnh Luong &ndash; Long Qu&aacute; tr&igrave;nh chuyển &acirc;m tiếng Khmer &ndash; Việt. Hiểu được ng&ocirc;n ngữ khu vực rất l&yacute; th&uacute; trong việc nghi&ecirc;n cứu bản sắc văn h&oacute;a v&ugrave;ng của c&aacute;c d&acirc;n tộc anh em v&agrave; g&oacute;p phần t&igrave;m hiểu th&ecirc;m về nơi ta đang sống. C.S.K Tạp ch&iacute; Văn h&oacute;a &ndash; Lịch sử An Giang số 83, th&aacute;ng 2-2012, trang 9.
123
4.18k
13
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp