Trạng thái
Lịch Sử

Địa danh Tầm Phong Long

Địa danh An Giang

Hứa Kim Oanh, ĐH Sư Phạm tp.HCM (8/2011)

Địa danh vùng đất An Giang có từ khi nào và thay đổi bao nhiêu lần qua thời gian? Những ai người An Giang có bao nhiêu người biết đến, những ai từng đến An Giang có khi nào hỏi đến? Tên gọi nào cũng có gốc tích của nó và tên gọi vùng đất An Giang này có nhiều điều đáng nói đến.

Với tên gọi ban đầu có gốc từ tiếng Khmer – Tầm Phong Long, trước khi thuộc về Việt đây là vùng đất của nước Chân Lạp (Campuchia ngày nay). Tầm Phong Long, theo giải thích của Vương Hồng Sển, âm/Tầm Phong Long/xuất phát từ "Kompong Luông” của tiếng Khmer, có nghĩa là bến, vũng, sông của vua. Theo giải thích này thì đây là vùng đất của vua Chân Lạp, vùng đất của vua vì nơi đây khá rộng lớn, địa thế tốt và khá hiểm yếu.

Vùng đất Tầm Phong Long thuộc về Việt năm 1757 do vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng đất trả ơn cho việc được chúa Nguyễn giúp đỡ khi đất nước Chân Lạp nổi lên các cuộc biến loạn. Cai cơ Nguyễn Cư Trinh vâng lệnh Chúa tiếp nhận đất này và chia vùng đất này thành 3 đạo : đạo Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc, đặt đạo Tân Châu ở xứ cù lao Diến (hay cù lao Giêng) trên Tiền Giang, đặt đạo Châu Đốc ở xứ Châu Đốc trên Hậu Giang, lấy quân dinh Long Hồ để trấn áp, chặn giữ những nơi yếu hại ở địa đầu.

Vùng đất Tầm Phong Long rộng lớn trước kia được chia cắt là cơ sở định hình cho 3 tỉnh Tây Nam Kỳ của Nam Kỳ lục tỉnh.

Địa danh ban đầu là đạo Châu Đốc, tên gọi Châu Đốc có trước vì thế đến ngày nay nhiều người quen thuộc tên Châu Đốc hơn An Giang. Vậy nếu ai nói biết Châu Đốc mà không biết An Giang thì cũng không phải chuyện gì đáng kể lắm.

Đạo Châu Đốc được đổi tên thành Châu Đốc Tân Cương năm 1808 để thấy tầm quan trọng của vùng đất này, nơi biên cương mới của nhà Nguyễn.

Tên gọi vùng đất này được thay đổi lần nữa, địa danh An Giang chính thức ra đời năm 1832, do vua Minh Mệnh thực hiện cải cách hành chính, chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh. Tỉnh An Giang trong Nam Kỳ Lục tỉnh khá rộng lớn, phía bắc từ thượng nguồn sông Tiền cho đến phía nam sông cái biển Đông (bao gồm tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng ngày nay), phía tây giáp phủ Nam Vang (trước là Cao Miên nay là Campuchia) từ cửa sông Tiền đến sông Hậu và tiếp giáp sông Cái Bồn (Kiên Giang).

Tên gọi An Giang có thể giải nghĩa là dòng sông an lành, để định cư lâu dài khi mà vua Minh Mạng thực hiện chính sách di dân khẩn hoang lập làng, khuyến khích các cư dân vào vùng đất này khai phá.

Sau khi Pháp chiếm được Nam Kỳ lục tỉnh, Pháp thay đổi địa giới hành chính, năm 1899, Nam kỳ từ 6 tỉnh tách thành 19 tỉnh. Tỉnh An Giang được tách thành 5 tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng. Địa danh An Giang không còn trên bản đồ, 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc là định hình cho tỉnh An Giang ngày nay.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, hình thành Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, bên cạnh tên gọi theo địa giới hành chính của Pháp thì nơi này có tên gọi mới là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu, phân chia theo sông Tiền và sông Hậu.

Trong 2 năm 1950 – 1951, tên gọi Long Châu Tiền và Long Châu Hậu lại đổi tên thành Long Châu Hà (sáp nhập Long Châu Hậu và Hà Tiên) và Long Châu Sa (sáp nhập tỉnh Sa Đéc vào tỉnh Long Châu Tiền).

Từ năm 1945 đến 1954, có 2 cách phân chia địa giới và đặt địa danh cho vùng đất này, một theo Pháp, một theo Ủy ban kháng chiến. Người dân thuộc khu vực kháng chiến thì quen thuộc với Long Châu Tiền (hoặc Long Châu Hà), Long Châu Hậu (hoặc Long Châu Sa), có khi họ nhầm lẫn tên gọi mới và cũ. Người dân thuộc khu vực của Pháp vẫn dung tên gọi tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc. Đến nay thì tên gọi Long Châu Tiền hoặc Long Châu Hà rất ít người nhớ đến, có khi nghe đến thấy là lạ.

Dưới thời chính quyền Sài Gòn, năm 1956, tên gọi An Giang được sử dụng lại, tỉnh An Giang bao gồm tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc (theo địa giới của Pháp đến 1954). Sau đó, từ năm 1964 đến năm 1975, tách thành tỉnh Châu Đốc và tỉnh An Giang.

Theo Xứ ủy Nam kỳ, năm 1954, lập lại tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc thay tỉnh Long Châu Hà và tỉnh Long Châu Sa. Đến năm 1957, hợp nhất tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc thành tỉnh An Giang. Sau đó lại tách ra vào năm 1971, tỉnh An Giang tách thành tỉnh An Giang và tỉnh Châu Hà (địa giới Châu Đốc). Đến 1974, lần nữa bỏ địa danh An Giang quay lại với địa danh Long Châu Tiền và Long Châu Hà. Sự thay đổi địa danh này làm cho sự phân chia ranh giới khá phức tạp.

Đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, tên gọi An Giang được chính thức sử dụng lại cho đến ngày nay, địa giới An Giang ngày nay cũng được hình thành, bao gồm Long Xuyên và Châu Đốc.

Như vậy, địa danh An Giang được đặt tên cho vùng đất này từ năm 1832, trở thành 1 trong 6 tỉnh đầu tiên của Nam Kỳ, vùng đất có những dòng sông hiền hòa và an lành, vì thế qua nhiều lần tách nhập địa giới và thay đổi tên gọi nhưng cuối cùng An Giang vẫn là tên gọi được gắn liền đến ngày nay. Có lẽ địa danh phản ánh đúng thực cuộc sống an bình của cư dân trên những dòng sông.

## Địa danh An Giang #### Hứa Kim Oanh, ĐH Sư Phạm tp.HCM (8/2011) Địa danh vùng đất An Giang có từ khi nào và thay đổi bao nhiêu lần qua thời gian? Những ai người An Giang có bao nhiêu người biết đến, những ai từng đến An Giang có khi nào hỏi đến? Tên gọi nào cũng có gốc tích của nó và tên gọi vùng đất An Giang này có nhiều điều đáng nói đến. Với tên gọi ban đầu có gốc từ tiếng Khmer – Tầm Phong Long, trước khi thuộc về Việt đây là vùng đất của nước Chân Lạp (Campuchia ngày nay). Tầm Phong Long, theo giải thích của Vương Hồng Sển, âm/Tầm Phong Long/xuất phát từ "Kompong Luông” của tiếng Khmer, có nghĩa là bến, vũng, sông của vua. Theo giải thích này thì đây là vùng đất của vua Chân Lạp, vùng đất của vua vì nơi đây khá rộng lớn, địa thế tốt và khá hiểm yếu. Vùng đất Tầm Phong Long thuộc về Việt năm 1757 do vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng đất trả ơn cho việc được chúa Nguyễn giúp đỡ khi đất nước Chân Lạp nổi lên các cuộc biến loạn. Cai cơ Nguyễn Cư Trinh vâng lệnh Chúa tiếp nhận đất này và chia vùng đất này thành 3 đạo : đạo Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc, đặt đạo Tân Châu ở xứ cù lao Diến (hay cù lao Giêng) trên Tiền Giang, đặt đạo Châu Đốc ở xứ Châu Đốc trên Hậu Giang, lấy quân dinh Long Hồ để trấn áp, chặn giữ những nơi yếu hại ở địa đầu. Vùng đất Tầm Phong Long rộng lớn trước kia được chia cắt là cơ sở định hình cho 3 tỉnh Tây Nam Kỳ của Nam Kỳ lục tỉnh. Địa danh ban đầu là đạo Châu Đốc, tên gọi Châu Đốc có trước vì thế đến ngày nay nhiều người quen thuộc tên Châu Đốc hơn An Giang. Vậy nếu ai nói biết Châu Đốc mà không biết An Giang thì cũng không phải chuyện gì đáng kể lắm. Đạo Châu Đốc được đổi tên thành Châu Đốc Tân Cương năm 1808 để thấy tầm quan trọng của vùng đất này, nơi biên cương mới của nhà Nguyễn. Tên gọi vùng đất này được thay đổi lần nữa, địa danh An Giang chính thức ra đời năm 1832, do vua Minh Mệnh thực hiện cải cách hành chính, chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh. Tỉnh An Giang trong Nam Kỳ Lục tỉnh khá rộng lớn, phía bắc từ thượng nguồn sông Tiền cho đến phía nam sông cái biển Đông (bao gồm tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng ngày nay), phía tây giáp phủ Nam Vang (trước là Cao Miên nay là Campuchia) từ cửa sông Tiền đến sông Hậu và tiếp giáp sông Cái Bồn (Kiên Giang). Tên gọi An Giang có thể giải nghĩa là dòng sông an lành, để định cư lâu dài khi mà vua Minh Mạng thực hiện chính sách di dân khẩn hoang lập làng, khuyến khích các cư dân vào vùng đất này khai phá. Sau khi Pháp chiếm được Nam Kỳ lục tỉnh, Pháp thay đổi địa giới hành chính, năm 1899, Nam kỳ từ 6 tỉnh tách thành 19 tỉnh. Tỉnh An Giang được tách thành 5 tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng. Địa danh An Giang không còn trên bản đồ, 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc là định hình cho tỉnh An Giang ngày nay. Sau Cách mạng tháng 8/1945, hình thành Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, bên cạnh tên gọi theo địa giới hành chính của Pháp thì nơi này có tên gọi mới là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu, phân chia theo sông Tiền và sông Hậu. Trong 2 năm 1950 – 1951, tên gọi Long Châu Tiền và Long Châu Hậu lại đổi tên thành Long Châu Hà (sáp nhập Long Châu Hậu và Hà Tiên) và Long Châu Sa (sáp nhập tỉnh Sa Đéc vào tỉnh Long Châu Tiền). Từ năm 1945 đến 1954, có 2 cách phân chia địa giới và đặt địa danh cho vùng đất này, một theo Pháp, một theo Ủy ban kháng chiến. Người dân thuộc khu vực kháng chiến thì quen thuộc với Long Châu Tiền (hoặc Long Châu Hà), Long Châu Hậu (hoặc Long Châu Sa), có khi họ nhầm lẫn tên gọi mới và cũ. Người dân thuộc khu vực của Pháp vẫn dung tên gọi tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc. Đến nay thì tên gọi Long Châu Tiền hoặc Long Châu Hà rất ít người nhớ đến, có khi nghe đến thấy là lạ. Dưới thời chính quyền Sài Gòn, năm 1956, tên gọi An Giang được sử dụng lại, tỉnh An Giang bao gồm tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc (theo địa giới của Pháp đến 1954). Sau đó, từ năm 1964 đến năm 1975, tách thành tỉnh Châu Đốc và tỉnh An Giang. Theo Xứ ủy Nam kỳ, năm 1954, lập lại tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc thay tỉnh Long Châu Hà và tỉnh Long Châu Sa. Đến năm 1957, hợp nhất tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc thành tỉnh An Giang. Sau đó lại tách ra vào năm 1971, tỉnh An Giang tách thành tỉnh An Giang và tỉnh Châu Hà (địa giới Châu Đốc). Đến 1974, lần nữa bỏ địa danh An Giang quay lại với địa danh Long Châu Tiền và Long Châu Hà. Sự thay đổi địa danh này làm cho sự phân chia ranh giới khá phức tạp. Đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, tên gọi An Giang được chính thức sử dụng lại cho đến ngày nay, địa giới An Giang ngày nay cũng được hình thành, bao gồm Long Xuyên và Châu Đốc. Như vậy, địa danh An Giang được đặt tên cho vùng đất này từ năm 1832, trở thành 1 trong 6 tỉnh đầu tiên của Nam Kỳ, vùng đất có những dòng sông hiền hòa và an lành, vì thế qua nhiều lần tách nhập địa giới và thay đổi tên gọi nhưng cuối cùng An Giang vẫn là tên gọi được gắn liền đến ngày nay. Có lẽ địa danh phản ánh đúng thực cuộc sống an bình của cư dân trên những dòng sông.

Về một dòng họ khai khẩn đất Hà Tiên

Mảnh đất Hà Tiên gắn liền với lịch sử dòng họ Mạc, là dòng họ bậc khai quốc công thần có công khai khẩn, mở cõi và bảo vệ vùng đất cuối biển Tây Nam Tổ quốc thiêng liêng.

Vào đầu thế kỷ XVIII, khi thế lực triều nhà Thanh đã vững mạnh, những cựu thần nhà Minh kháng cự yếu ớt dần và tan rã. Căn cứ địa kháng chiến “phục Minh” ở vùng Quảng Đông, Đài Loan tan rã, một số tướng đã nhất quyết không đầu hàng, mang quân binh và gia quyến vượt biển xuôi về phương Nam. Trong số này, có danh tướng Trần Thượng Xuyên vào đất Biên Hòa (Đồng Nai) xin Chúa Nguyễn tá túc và khai khẩn đất đai. Tướng Dương Ngạn Địch cùng thuộc hạ, gia quyến đến khai khẩn vùng đất Mỹ Tho. Cùng bỏ xứ tha phương còn có một thương buôn Mạc Cửu, nhưng điểm đến là đất nước Cao Miên (Campuchia) và được người trị vì xứ này trọng đãi. Nhưng vì nội bộ triều chính rối ren, triều thần gièm pha, lại thêm Hoàng hậu phải lòng người thương nhân này nên vua Cao Miên đã ban cho Mạc Cửu một chức quan nhỏ và cử sang khai khẩn vùng đất Hà Tiên lúc đó còn hoang vu, rậm rạp để cai quản và mở mang bờ cõi.

Biển Mũi Nai - Hà Tiên nhìn từ trên cao
Biển Mũi Nai - Hà Tiên nhìn từ trên cao

Mạc Cửu hay còn gọi là Mạc Hích Cửu (1655-1735) là một thương gia người Hoa Quảng Đông có công khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang) vào khoảng đầu thế kỷ XVIII ở Việt Nam. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép: Hà Tiên vốn là đất cũ của Chân lạp, tục gọi là Mường Khảm, tiếng Trung Quốc gọi là Phương Thành. Ban đầu có người tên là Mạc Cửu gốc xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, vào thời Đại Thanh, niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680), nhà Minh mất hẳn (nhưng mãi đến năm Khang Hy thứ 19, vùng Quảng Đông mới bình định xong). Mạc Cửu không khuất phục và nhận thấy chính sách buổi đầu của nhà Đại Thanh không thể chấp nhận được. Do vậy, ông mới chừa tóc, không buộc đuôi sam rồi chạy qua phương Nam, trú tại phủ Nam Vang nước Cao Miên. Ông thấy ở phủ Sài Mạt của nước ấy, người Việt, người Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bàn (Chà Và)… thường tụ tập mở trường đánh bạc để lấy xâu, gọi là thuế hoa chi, nên đã thầu mua thuế ấy nên kinh doanh chẳng bao lâu mà trở nên giàu có. Từ đó Mạc Cửu chiêu mộ dân Việt Namlưu tán ở các xứ Phú Quốc, Lũng Kỳ (hay Trũng Kè, Lũng Cả-réam), Cần Bột (Cần Vọt- Kampôt), Hương Úc (Vũng Thơm - Kompong Som), Giá Khê (Rạch Giá), Cà Mau lập thành bảy xã thôn. Tương truyền ở đây thường có Tiên nữ xuất hiện tắm trên sông, do đó mới đặt tên vùng đất mới khai khẩn là Hà Tiên (Tiên trên sông). Có tài liệu cho rằng, Mạc Cửu bỏ tiền ra mua chức quan Ốc Nha và cai quản luôn xứ này. Mạc Cửu xuất thân là một thương nhân đất Quảng Đông, là người có óc tổ chức kinh doanh nên ông chiêu tập dân xiêu tán người Hoa, Việt mở phố xá, xây thành lũy, đẩy mạnh khai hoang lập ra bảy thôn trải dài ven biển từ Kompong Som (Chân Lạp) kéo dài đến tận Cà Mau. Với chủ trương để cho dân khai hoang tự do, không thu tô thuế, chỉ đứng ra tổ chức mua sản phẩm để bán lại cho khách buôn. Chính điều này đã qui tụ dân cư đến Mang Khảm ngày càng đông. Ghe thuyền các nơi, kể cả nước ngoài đến mua bán tấp nập. Sự thịnh vượng khiến cho vùng đất này gặp tai họa. Trong khoảng thời gian từ 1687- 1688, quân Xiêm vào cướp phá Mường Khảm, bắt Mạc Cửu đưa về Xiêm giam ở Vạn Tuế Sơn. Sau đó, ông trốn về Lũng Kỳ (Lũng Cả), dân xiêu tán tụ về với ông ngày một đông, nhưng do địa thế chật hẹp, năm 1700, ông trở về Phương Thành (Hà Tiên).

Tượng đài Tổng trấn Hà Tiên Mạc Cửu tại thị xã Hà Tiên
Tượng đài Tổng trấn Hà Tiên Mạc Cửu tại thị xã Hà Tiên

Năm 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác. Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm, Long Kỳ, Cần Bột, Hương Úc, Sài Mạt, Lình Quỳnh và Phú Quốc (đảo Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Cảng Khẩu (còn gọi là Mán Khảm, Kan Kao, Căn Khẩu, Căn Kháo, Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có). Lúc này ở Gia Định, các chúa Nguyễn đã lập xong phủ Gia Định. Người Việt và người Hoa đang định cư yên ổn. Nhận thấy muốn tồn tại phải có thế lực đủ mạnh để bảo vệ, che chở cho lãnh địa mà ông đã dày công gây dựng. Sau khi cân nhắc, năm 1708 Mạc Cửu cùng thuộc hạ là Lý Xá, Trương Cầu đem lễ vật đến xin thần phục. Việc này, trong sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép: “Mạc Cửu sai thuộc hạ là Trương Cầu, Lý Xá dâng biểu trần tình lên kinh đô Phú Xuân khẩn cầu xin được đứng đầu trông coi đất ấy. Tháng 8 mùa thu năm thứ 18 Mậu Tý (1708 ), chúa Nguyễn Phúc Chu chuẩn ban cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là Cửu Ngọc hầu. Mạc Cửu lo xây dựng dinh ngũ và đóng binh tại Phương Thành (Hà Tiên), từ đó dân càng qui tụ đông đúc…”. Tháng 4 mùa hạ năm thứ 21, Tân Mão (1711) đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), Tổng binh trấn Hà Tiên Cửu Ngọc hầu Mạc Cửu đến cửa khuyết tạ ơn. Tháng 5 mùa hạ năm thứ 11, Ất Mão (1935) đời chúa Nguyễn Phúc Chú (1725-1738 ), Tổng binh Hà Tiên Cửu Ngọc hầu Mạc Cửu mất, thọ 78 tuổi, con trưởng dòng chánh là Mạc Tông tự là Thiên Tứ (hiệu Sĩ Lân Thị, Thụ Đức Hiên) dâng cáo tang”. Ông được truy phong Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Vũ Nghi Công.

Đền thờ gia tộc họ Mạc dưới chân núi Bình San (Hà Tiên)
Đền thờ gia tộc họ Mạc dưới chân núi Bình San (Hà Tiên)

Sau khi Mạc Cửu mất, con ông là Mạc Thiên Tứ được chúa Nguyễn cho nối nghiệp cha vào năm 1735 và ông đã hết lòng phụng sự cơ nghiệp nhà chúa. Ông đã giúp chúa Nguyễn trong việc phòng giữ sự xâm lăng của quân Xiêm La, Chân Lạp và bọn cướp biển, ngoài ra còn giúp mở mang phát triển kinh tế vùng này. Năm 1756, ông đã thi hành nhiệm vụ của một đặc sứ và giúp chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ miền Cửu Long. Dưới sự dẫn dắt của Mạc Thiên Tứ, lần lượt hai đời vua Chân Lạp là Nặc Nguyên và Nặc Tôn đều thần phục chúa Nguyễn, dâng cho chúa Nguyễn đất Tầm Bôn (Tân An bây giờ), Lôi Lạp (Gò Công) và Kampong Luôn (Tầm Phong Long). Vào thời điểm đó có thể nói vùng Hà Tiên bao gồm cả vùng Hậu Giang ngày nay phát triển được về kinh tế và xã hội đều nhờ công của Mạc Thiên Tứ. Tại thủ phủ Hà Tiên, Mạc Thiên tứ đã thành lập “Tao Đàn Chiêu Anh Các” là nơi gặp gỡ giao lưu các thi nhân, danh sĩ, tạo nên một nền văn học thi ca rực rỡ danh tiếng bậc nhất miền Nam. Ảnh hưởng của nhóm Chiêu Anh Các lan rộng ra khỏi phạm vi trấn Hà Tiên. Danh sĩ Nguyễn Cư Trinh ở Gia Định cũng thường xuyên đến Hà Tiên gặp gỡ xướng họa với các thi hữu trong Chiêu Anh Các. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Mạc Thiên Tứ là “Hà Tiên thập vịnh”- vịnh về mười cảnh đẹp nhất của Hà Tiên.

Thạch Động thôn vân (Động đá nuốt mây) - trong “Hà Tiên thập cảnh”
Thạch Động thôn vân (Động đá nuốt mây) - trong “Hà Tiên thập cảnh”

Được Mạc Thiên Tứ cho khắc in năm 1737 bao gồm: Kim Dữ lan đào và Bình San điệp thúy, Tiêu Tự thần chung và Giang thành dạ cổ, Thạch Động thôn vân và Châu Nham lạc lộ, Đông Hồ ấn nguyệt và Nam Phố trừng ba, Lộc Trĩ thôn khê và Lư Khê ngư bạc.

Tiêu Tự thần chung (Cảnh chuông chùa tĩnh mịch) trong “ Hà Tiên thập cảnh”
Tiêu Tự thần chung (Cảnh chuông chùa tĩnh mịch) trong “ Hà Tiên thập cảnh”

Vào năm 1776, khi quân Tây Sơn đánh thành Gia Định, Mạc Thiên Tứ vẫn giữ lòng trung thành với chúa Nguyễn, cùng chúa Nguyễn chạy qua Xiêm La trốn. Nhưng nghe lời dèm pha, vua Xiêm đã giết hại nhiều người thân trong gia đình ông, bản thân ông cũng bị bắt giam tra hỏi, qua phẫn uất ông đã tự tử và chết trên đất Xiêm La. Sau này con cháu họ Mạc tiếp tục phò tá làm quan cho chúa Nguyễn và triều đình nhà Nguyễn cho đến đời vua Minh mạng thì chấm dứt vì một số con cháu họ Mạc nhận lãnh chức từ Lê Văn Khôi và do đó bị xem dính líu tới vụ việc Lê Văn Khôi phản loạn chống lại triều đình. Hiện nay, đền thờ họ Mạc (Mạc công miếu) nằm dưới chân núi Bình San (thị xã Hà Tiên) là nơi thờ tự Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ, Mạc Tử Sanh, các vị phu nhân, con cháu và tướng lĩnh họ Mạc. Từ chân núi đi lên sẽ bắt gặp cổng đền thờ họ Mạc, có hai câu liễn đối bằng chữ Hán do nhà Nguyễn ban tặng: “Nhất môn trung nghĩa gia thanh trọng” và “Thất diệp phiên hàn quốc lũng vinh” (Một nhà trung nghĩa, danh thơm cả họ - Bảy lá giậu che, cả nước yêu mến).

Châu Nham lạc lộ (Cò đậu Châu Nham) trong “Hà Tiên thập cảnh”
Châu Nham lạc lộ (Cò đậu Châu Nham) trong “Hà Tiên thập cảnh”

Để ghi nhớ công ơn của dòng họ Mạc - một gia tộc trung liệt có công lớn với người Việt, đất Việt ở phương Nam, ngày 7-9-2008 tại thị xã Hà Tiên đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài danh nhân Mạc Cửu và kỷ niệm 300 năm ngày thành lập trấn Hà Tiên (1708-2008 ).

## Về một dòng họ khai khẩn đất Hà Tiên Mảnh đất Hà Tiên gắn liền với lịch sử dòng họ Mạc, là dòng họ bậc khai quốc công thần có công khai khẩn, mở cõi và bảo vệ vùng đất cuối biển Tây Nam Tổ quốc thiêng liêng. Vào đầu thế kỷ XVIII, khi thế lực triều nhà Thanh đã vững mạnh, những cựu thần nhà Minh kháng cự yếu ớt dần và tan rã. Căn cứ địa kháng chiến “phục Minh” ở vùng Quảng Đông, Đài Loan tan rã, một số tướng đã nhất quyết không đầu hàng, mang quân binh và gia quyến vượt biển xuôi về phương Nam. Trong số này, có danh tướng Trần Thượng Xuyên vào đất Biên Hòa (Đồng Nai) xin Chúa Nguyễn tá túc và khai khẩn đất đai. Tướng Dương Ngạn Địch cùng thuộc hạ, gia quyến đến khai khẩn vùng đất Mỹ Tho. Cùng bỏ xứ tha phương còn có một thương buôn Mạc Cửu, nhưng điểm đến là đất nước Cao Miên (Campuchia) và được người trị vì xứ này trọng đãi. Nhưng vì nội bộ triều chính rối ren, triều thần gièm pha, lại thêm Hoàng hậu phải lòng người thương nhân này nên vua Cao Miên đã ban cho Mạc Cửu một chức quan nhỏ và cử sang khai khẩn vùng đất Hà Tiên lúc đó còn hoang vu, rậm rạp để cai quản và mở mang bờ cõi. ![Biển Mũi Nai - Hà Tiên nhìn từ trên cao](http://www.alliancegroup.vn/Content/Images/FileUpload/userfiles/images/Bien%20Mui%20Nai.jpg) Biển Mũi Nai - Hà Tiên nhìn từ trên cao Mạc Cửu hay còn gọi là Mạc Hích Cửu (1655-1735) là một thương gia người Hoa Quảng Đông có công khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang) vào khoảng đầu thế kỷ XVIII ở Việt Nam. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép: Hà Tiên vốn là đất cũ của Chân lạp, tục gọi là Mường Khảm, tiếng Trung Quốc gọi là Phương Thành. Ban đầu có người tên là Mạc Cửu gốc xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, vào thời Đại Thanh, niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680), nhà Minh mất hẳn (nhưng mãi đến năm Khang Hy thứ 19, vùng Quảng Đông mới bình định xong). Mạc Cửu không khuất phục và nhận thấy chính sách buổi đầu của nhà Đại Thanh không thể chấp nhận được. Do vậy, ông mới chừa tóc, không buộc đuôi sam rồi chạy qua phương Nam, trú tại phủ Nam Vang nước Cao Miên. Ông thấy ở phủ Sài Mạt của nước ấy, người Việt, người Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bàn (Chà Và)… thường tụ tập mở trường đánh bạc để lấy xâu, gọi là thuế hoa chi, nên đã thầu mua thuế ấy nên kinh doanh chẳng bao lâu mà trở nên giàu có. Từ đó Mạc Cửu chiêu mộ dân Việt Namlưu tán ở các xứ Phú Quốc, Lũng Kỳ (hay Trũng Kè, Lũng Cả-réam), Cần Bột (Cần Vọt- Kampôt), Hương Úc (Vũng Thơm - Kompong Som), Giá Khê (Rạch Giá), Cà Mau lập thành bảy xã thôn. Tương truyền ở đây thường có Tiên nữ xuất hiện tắm trên sông, do đó mới đặt tên vùng đất mới khai khẩn là Hà Tiên (Tiên trên sông). Có tài liệu cho rằng, Mạc Cửu bỏ tiền ra mua chức quan Ốc Nha và cai quản luôn xứ này. Mạc Cửu xuất thân là một thương nhân đất Quảng Đông, là người có óc tổ chức kinh doanh nên ông chiêu tập dân xiêu tán người Hoa, Việt mở phố xá, xây thành lũy, đẩy mạnh khai hoang lập ra bảy thôn trải dài ven biển từ Kompong Som (Chân Lạp) kéo dài đến tận Cà Mau. Với chủ trương để cho dân khai hoang tự do, không thu tô thuế, chỉ đứng ra tổ chức mua sản phẩm để bán lại cho khách buôn. Chính điều này đã qui tụ dân cư đến Mang Khảm ngày càng đông. Ghe thuyền các nơi, kể cả nước ngoài đến mua bán tấp nập. Sự thịnh vượng khiến cho vùng đất này gặp tai họa. Trong khoảng thời gian từ 1687- 1688, quân Xiêm vào cướp phá Mường Khảm, bắt Mạc Cửu đưa về Xiêm giam ở Vạn Tuế Sơn. Sau đó, ông trốn về Lũng Kỳ (Lũng Cả), dân xiêu tán tụ về với ông ngày một đông, nhưng do địa thế chật hẹp, năm 1700, ông trở về Phương Thành (Hà Tiên). ![Tượng đài Tổng trấn Hà Tiên Mạc Cửu tại thị xã Hà Tiên](http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/31955726.jpg) Tượng đài Tổng trấn Hà Tiên Mạc Cửu tại thị xã Hà Tiên Năm 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác. Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm, Long Kỳ, Cần Bột, Hương Úc, Sài Mạt, Lình Quỳnh và Phú Quốc (đảo Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Cảng Khẩu (còn gọi là Mán Khảm, Kan Kao, Căn Khẩu, Căn Kháo, Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có). Lúc này ở Gia Định, các chúa Nguyễn đã lập xong phủ Gia Định. Người Việt và người Hoa đang định cư yên ổn. Nhận thấy muốn tồn tại phải có thế lực đủ mạnh để bảo vệ, che chở cho lãnh địa mà ông đã dày công gây dựng. Sau khi cân nhắc, năm 1708 Mạc Cửu cùng thuộc hạ là Lý Xá, Trương Cầu đem lễ vật đến xin thần phục. Việc này, trong sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép: “Mạc Cửu sai thuộc hạ là Trương Cầu, Lý Xá dâng biểu trần tình lên kinh đô Phú Xuân khẩn cầu xin được đứng đầu trông coi đất ấy. Tháng 8 mùa thu năm thứ 18 Mậu Tý (1708 ), chúa Nguyễn Phúc Chu chuẩn ban cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là Cửu Ngọc hầu. Mạc Cửu lo xây dựng dinh ngũ và đóng binh tại Phương Thành (Hà Tiên), từ đó dân càng qui tụ đông đúc…”. Tháng 4 mùa hạ năm thứ 21, Tân Mão (1711) đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), Tổng binh trấn Hà Tiên Cửu Ngọc hầu Mạc Cửu đến cửa khuyết tạ ơn. Tháng 5 mùa hạ năm thứ 11, Ất Mão (1935) đời chúa Nguyễn Phúc Chú (1725-1738 ), Tổng binh Hà Tiên Cửu Ngọc hầu Mạc Cửu mất, thọ 78 tuổi, con trưởng dòng chánh là Mạc Tông tự là Thiên Tứ (hiệu Sĩ Lân Thị, Thụ Đức Hiên) dâng cáo tang”. Ông được truy phong Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Vũ Nghi Công. ![Đền thờ gia tộc họ Mạc dưới chân núi Bình San (Hà Tiên)](http://dulich.sgu.edu.vn/images_tour/image017.jpg) Đền thờ gia tộc họ Mạc dưới chân núi Bình San (Hà Tiên) Sau khi Mạc Cửu mất, con ông là Mạc Thiên Tứ được chúa Nguyễn cho nối nghiệp cha vào năm 1735 và ông đã hết lòng phụng sự cơ nghiệp nhà chúa. Ông đã giúp chúa Nguyễn trong việc phòng giữ sự xâm lăng của quân Xiêm La, Chân Lạp và bọn cướp biển, ngoài ra còn giúp mở mang phát triển kinh tế vùng này. Năm 1756, ông đã thi hành nhiệm vụ của một đặc sứ và giúp chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ miền Cửu Long. Dưới sự dẫn dắt của Mạc Thiên Tứ, lần lượt hai đời vua Chân Lạp là Nặc Nguyên và Nặc Tôn đều thần phục chúa Nguyễn, dâng cho chúa Nguyễn đất Tầm Bôn (Tân An bây giờ), Lôi Lạp (Gò Công) và Kampong Luôn (Tầm Phong Long). Vào thời điểm đó có thể nói vùng Hà Tiên bao gồm cả vùng Hậu Giang ngày nay phát triển được về kinh tế và xã hội đều nhờ công của Mạc Thiên Tứ. Tại thủ phủ Hà Tiên, Mạc Thiên tứ đã thành lập “Tao Đàn Chiêu Anh Các” là nơi gặp gỡ giao lưu các thi nhân, danh sĩ, tạo nên một nền văn học thi ca rực rỡ danh tiếng bậc nhất miền Nam. Ảnh hưởng của nhóm Chiêu Anh Các lan rộng ra khỏi phạm vi trấn Hà Tiên. Danh sĩ Nguyễn Cư Trinh ở Gia Định cũng thường xuyên đến Hà Tiên gặp gỡ xướng họa với các thi hữu trong Chiêu Anh Các. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Mạc Thiên Tứ là “Hà Tiên thập vịnh”- vịnh về mười cảnh đẹp nhất của Hà Tiên. ![Thạch Động thôn vân (Động đá nuốt mây) - trong “Hà Tiên thập cảnh”](http://1.bp.blogspot.com/-amcju-VDDos/U_A42cf6ycI/AAAAAAAAAjU/0KRks2QKn0Y/s1600/ha-tien-thap-canh-5.jpg) Thạch Động thôn vân (Động đá nuốt mây) - trong “Hà Tiên thập cảnh” Được Mạc Thiên Tứ cho khắc in năm 1737 bao gồm: Kim Dữ lan đào và Bình San điệp thúy, Tiêu Tự thần chung và Giang thành dạ cổ, Thạch Động thôn vân và Châu Nham lạc lộ, Đông Hồ ấn nguyệt và Nam Phố trừng ba, Lộc Trĩ thôn khê và Lư Khê ngư bạc. ![Tiêu Tự thần chung (Cảnh chuông chùa tĩnh mịch) trong “ Hà Tiên thập cảnh”](http://www.daophatngaynay.com/vn/files/images/quy1-2010/chua_tam_bao_ha_tien_600.jpg) Tiêu Tự thần chung (Cảnh chuông chùa tĩnh mịch) trong “ Hà Tiên thập cảnh” Vào năm 1776, khi quân Tây Sơn đánh thành Gia Định, Mạc Thiên Tứ vẫn giữ lòng trung thành với chúa Nguyễn, cùng chúa Nguyễn chạy qua Xiêm La trốn. Nhưng nghe lời dèm pha, vua Xiêm đã giết hại nhiều người thân trong gia đình ông, bản thân ông cũng bị bắt giam tra hỏi, qua phẫn uất ông đã tự tử và chết trên đất Xiêm La. Sau này con cháu họ Mạc tiếp tục phò tá làm quan cho chúa Nguyễn và triều đình nhà Nguyễn cho đến đời vua Minh mạng thì chấm dứt vì một số con cháu họ Mạc nhận lãnh chức từ Lê Văn Khôi và do đó bị xem dính líu tới vụ việc Lê Văn Khôi phản loạn chống lại triều đình. Hiện nay, đền thờ họ Mạc (Mạc công miếu) nằm dưới chân núi Bình San (thị xã Hà Tiên) là nơi thờ tự Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ, Mạc Tử Sanh, các vị phu nhân, con cháu và tướng lĩnh họ Mạc. Từ chân núi đi lên sẽ bắt gặp cổng đền thờ họ Mạc, có hai câu liễn đối bằng chữ Hán do nhà Nguyễn ban tặng: “Nhất môn trung nghĩa gia thanh trọng” và “Thất diệp phiên hàn quốc lũng vinh” (Một nhà trung nghĩa, danh thơm cả họ - Bảy lá giậu che, cả nước yêu mến). ![Châu Nham lạc lộ (Cò đậu Châu Nham) trong “Hà Tiên thập cảnh”](http://bienhatientravel.com/upload/bienhatientravel/UserFiles/image/BienHaTienTravel-DLTCanh/Da-dung.jpg) Châu Nham lạc lộ (Cò đậu Châu Nham) trong “Hà Tiên thập cảnh” Để ghi nhớ công ơn của dòng họ Mạc - một gia tộc trung liệt có công lớn với người Việt, đất Việt ở phương Nam, ngày 7-9-2008 tại thị xã Hà Tiên đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài danh nhân Mạc Cửu và kỷ niệm 300 năm ngày thành lập trấn Hà Tiên (1708-2008 ).
edited Mar 15 '16 lúc 11:37 am

Địa danh học

Fellmann et al. 1998, Lê Hải dịch[1]

Toponyms là địa danh, tức là ngôn ngữ đặt trên đất, cũng là bản ghi của các cư dân trong quá khứ, những người duy trì các tên gọi đó, có lúc thay đổi hay làm sai đi, như là các nhắc nhở về sự tồn tại và qua đi của họ. Toponomy, tạm dịch là địa danh học, là ngành nghiên cứu tên gọi của các nơi chốn, một khu vực quan tâm đặc biệt của ngành địa lý ngôn ngữ. Đây cũng là phương tiện thường dùng trong ngành địa lý lịch sử và văn hóa, khi địa danh trở thành một phần của cảnh quan văn hóa (cultural landscape) tiếp tục tồn tại lâu dài sau khi những người đặt ra tên gọi đó đã biến mất khỏi hiện trường.

Ví dụ, ở Anh các địa danh có đuôi là -chetster như Manchester và Winchester biến chuyển từ gốc chữ tiếng Latinh castra, tức là khu trại. Đuôi gốc Anglo-Saxon cho các khu dân cư bộ lạc hay dòng họ thường là –ing (người hay gia đình) hoặc –ham (xã hoặc có thể là trảng cỏ) như Birmingham và Gillingham. Các cư dân đến từ Scandinavia hay Đan Mạch đóng góp thêm các phần đuôi như -thwaitc(trảng cỏ), -fell (đồi hoang) và -beck (vũng, ao). Dân Celtic, sống ở châu Âu từ trước thời La Mã cả 1000 năm cũng để lại các tên bộ lạc bị biến dạng trên các vùng đất và khu dân cư mà những sắc dân đến sau thừa hưởng. Dân Ả-rập tràn xuống Bắc Phi và chéo lên Iberia cũng để lại dấu ấn trong các địa danh ghi lại lịch sử chinh phục và kiểm soát. Cairo có nghĩa là “chiến thắng”, Sudan là “đất của những người da đen”, Sahara là “hoang mạc”. Các địa danh Tây Ban Nha có chứa biến thể của “mạch nước” trong tiếng Ả-rập là wadi như Guadalajara và Guadalquivir.

Bên Tân thế giới, không chỉ có một mà nhiều sắc dân khác nhau đặt tên cho các vùng đất và khu dân cư. Khi đặt tên họ nhớ đến nhà cũ và quê nhà, vinh danh hoàng gia và các anh hung của họ, mượn tên và gọi sai tên do đối thủ đặt, theo trào lưu, trích dẫn Kinh Thánh, nhận và thay đổi các tên của thổ dân da đỏ. Quê nhà xuất hiện trong New England, New France, hay New Holland. Thị trấn cũ được biến thành Boston, New Bern, New Rochelle, và Cardiff (từ Anh, Thụy Sĩ, Pháp và xứ Wales). Hoàng gia được nhắc đến ví dụ như là Virginia cho nữ hoàng đồng trinh Elizabeth, Carolina cho một vua Anh, Georgia cho một vua Anh khác, và Louisiana cho vua Pháp. Washington, D.C., Jackson, Mississippi và Michigan, rồi Austin, Texas và LinHoa

coln, Illinois để tưởng nhớ các vị anh hung và lãnh đạo. Tên do người Hà Lan đặt ở New York bị đa số là người Anh biến tướng, từ Breukelyn, Vlissingen và Haarlem thành Brooklyn, Flushing và Harlem. Các tên tiếng Pháp cũng bị biến tướng tương tự hay dịch sang, còn tên tiếng Tây Ban Nha cũng được tiếp nhận, biến đổi, hay như sau này là đưa vào các hệ đôi như là Hermosa Beach. Tên các bộ lạc da đỏ như Yenrish, Maha và Kansa bị thay đổi, đầu tiên qua tiếng Pháp và sau đó là tiếng Anh, thành Erie, Omaha và Kansas. Rồi trào lưu ‘Tái cổ điển’ cho ra những cái tên như Troy, Athens, Roma và Sparta. Bethlehem, Ephrata, Nazareth và Salem đến từ Kinh Thánh. Tên cũng được tiếp nhận và chuyển đi cùng với các nhóm di dân sang phía Tây Hoa Kỳ.

Bất kể là ngôn ngữ nào, địa danh thường gồm 2 phần là generic (mang tính phân loại) và specific (mang tính riêng biệt). Big River (Sông Cái/Lớn) trong tiếng Anh có phiên bản Rio Grande trong tiếng Tây Ban Nha, Mississippi trong tiếng Algonquin và Ta Ho trong tiếng Hán. Tuy nhiên, trật tự giữa phân loại và riêng biệt có thể thay đổi tùy theo mỗi loại ngôn ngữ và cho chỉ dấu về nhóm đầu tiên đã tạo ra địa danh đó. Trong tiếng Anh phần riêng biệt thường đi trước, như là Hudson River, Bunker Hill, Long Island. Còn ở Hoa Kỳ người ta có River Rouge hay Isle Royale, cũng như các bằng chứng về khu dân cư Pháp - người Pháp đã lật ngược thứ tự. Một số tên mang tính phân loại cũng có thể được dùng để lần dấu vết của các nhóm phương ngữ phía đông. Dân cư từ các nhóm ngôn ngữ phía Bắc thường có thói quen đặt tên cho một cộng đồng rồi sau đó gọi các láng giềng bằng cùng tên đó được thêm phương hướng, ví dụ như Lansing và East Lansing. Người ta tìm thấy Brook trong khu định cư New England, run từ phương ngữ Midland, còn bayou và branch là từ khu vực phía nam.

Thực dân châu Âu và các thế hệ sau đặt địa danh theo một cảnh quan thực địa vốn đã được người bản xứ gọi từ trước. Các tên này có lúc được thu nhận, nhưng thường bị cắt ngắn, thay đổi hoặc chắc chắn là phát âm sai. Vùng đất rộng lớn mà những ngườI da đỏ gọi là Mesconsing tức là con song dài được Lewis và Clark ghi thành Quisconsing, và sau đó biến đổi tiếp thành Wisconsin. Milwaukee và Winnipeg, Potomac và nigara, tên của 27 trong số 50 bang của Hoa Kỳ, và nhận dạng hiện nay của hàng ngàn địa danh Bắc Mỹ, lớn lẫn bé, có nguồn gốc từ các ngôn ngữ bản địa ở Hoa Kỳ.

Trong vùng lãnh thổ tây bắc của Canada, địa danh theo cách gọi của thổ dân da đỏ và người Eskimo (Inuit) đang xuất hiện trở lại. Thị trấn Frobisher Bay được trở về thành Iqaluit (chỗ của cá) trong tiếng Eskimo, Resolute Bay trở về Kaujuitok (nơi mặt trời không bao giờ mọc) trong tiếng Inuktitut, ngôn ngữ chung của người Eskimo ở Canada, còn Jean Marie River thành Tthedzehk’edeli (sông chảy trên đất sét) như tên Slavey trước đó. Các tên này và những thay đổi tên chính thức khác thể hiện quyết định của Hội đồng điều hành khu rằng ý nguyện của cộng đồng sẽ là tiêu chuẩn cho tất cả các địa danh, bất kể phiên bản châu Âu là như thế nào.

Quyết định này cũng công nhận tầm quan trọng của ngôn ngữ như là mối liên hệ mang tính thống nhất mạnh trong phức hợp văn hóa của con người. Ngôn ngữ có thể làm bằng chứng cơ bản về sắc tộc và biểu tượng bảo vệ tích cực cho lịch sử và tính riêng biệt của một nhóm xã hội riêng rẽ. Người Mỹ gốc Tây Ban Nha đòi quyền thông tin bằng ngôn ngữ riêng và cuộc nội chiến của người Basques về cơ bản cũng là đòi quyền riêng về ngôn ngữ. Các bang của Ấn Độ được điều chỉnh cho phù hợp với ranh giới ngôn ngữ, và Giáo hội công giáo dân tộc Ba Lan được lập ra ở Mỹ chứ không phải ở Ba Lan để bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa Ba Lan trong một môi trường xa lạ.

[1] Từ giáo trình nhập môn Địa lý nhân văn (Human Geography: Landscapes of human activities) của các tác giả Jerome Donald Fellmann, Arthur Getis và Judith Getis, NXB Surendra Kumar tái bản lần thứ 5, 1998, đề mục Địa danh học (Language on the Landscape: Toponymy), trang 154-155.

http://books.google.com/books?id=90o_I8cf74YC&pg=PA154&lpg=PA154&dq=toponymy+human+geography&source=bl&ots=_JwQe-REJc&sig=taX0odPATbd2TIzHA0YaHCsMF4Y&hl=en&ei=bO4hTu3oHoOIhQfJ4NiFAw&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=2&ved=0CCIQ6AEwAQ#v=onepage&q=toponymy%20human%20geography&f=true

## Địa danh học #### Fellmann et al. 1998, Lê Hải dịch[1] Toponyms là địa danh, tức là ngôn ngữ đặt trên đất, cũng là bản ghi của các cư dân trong quá khứ, những người duy trì các tên gọi đó, có lúc thay đổi hay làm sai đi, như là các nhắc nhở về sự tồn tại và qua đi của họ. Toponomy, tạm dịch là địa danh học, là ngành nghiên cứu tên gọi của các nơi chốn, một khu vực quan tâm đặc biệt của ngành địa lý ngôn ngữ. Đây cũng là phương tiện thường dùng trong ngành địa lý lịch sử và văn hóa, khi địa danh trở thành một phần của cảnh quan văn hóa (cultural landscape) tiếp tục tồn tại lâu dài sau khi những người đặt ra tên gọi đó đã biến mất khỏi hiện trường. Ví dụ, ở Anh các địa danh có đuôi là -chetster như Manchester và Winchester biến chuyển từ gốc chữ tiếng Latinh castra, tức là khu trại. Đuôi gốc Anglo-Saxon cho các khu dân cư bộ lạc hay dòng họ thường là –ing (người hay gia đình) hoặc –ham (xã hoặc có thể là trảng cỏ) như Birmingham và Gillingham. Các cư dân đến từ Scandinavia hay Đan Mạch đóng góp thêm các phần đuôi như -thwaitc(trảng cỏ), -fell (đồi hoang) và -beck (vũng, ao). Dân Celtic, sống ở châu Âu từ trước thời La Mã cả 1000 năm cũng để lại các tên bộ lạc bị biến dạng trên các vùng đất và khu dân cư mà những sắc dân đến sau thừa hưởng. Dân Ả-rập tràn xuống Bắc Phi và chéo lên Iberia cũng để lại dấu ấn trong các địa danh ghi lại lịch sử chinh phục và kiểm soát. Cairo có nghĩa là “chiến thắng”, Sudan là “đất của những người da đen”, Sahara là “hoang mạc”. Các địa danh Tây Ban Nha có chứa biến thể của “mạch nước” trong tiếng Ả-rập là wadi như Guadalajara và Guadalquivir. Bên Tân thế giới, không chỉ có một mà nhiều sắc dân khác nhau đặt tên cho các vùng đất và khu dân cư. Khi đặt tên họ nhớ đến nhà cũ và quê nhà, vinh danh hoàng gia và các anh hung của họ, mượn tên và gọi sai tên do đối thủ đặt, theo trào lưu, trích dẫn Kinh Thánh, nhận và thay đổi các tên của thổ dân da đỏ. Quê nhà xuất hiện trong New England, New France, hay New Holland. Thị trấn cũ được biến thành Boston, New Bern, New Rochelle, và Cardiff (từ Anh, Thụy Sĩ, Pháp và xứ Wales). Hoàng gia được nhắc đến ví dụ như là Virginia cho nữ hoàng đồng trinh Elizabeth, Carolina cho một vua Anh, Georgia cho một vua Anh khác, và Louisiana cho vua Pháp. Washington, D.C., Jackson, Mississippi và Michigan, rồi Austin, Texas và LinHoa coln, Illinois để tưởng nhớ các vị anh hung và lãnh đạo. Tên do người Hà Lan đặt ở New York bị đa số là người Anh biến tướng, từ Breukelyn, Vlissingen và Haarlem thành Brooklyn, Flushing và Harlem. Các tên tiếng Pháp cũng bị biến tướng tương tự hay dịch sang, còn tên tiếng Tây Ban Nha cũng được tiếp nhận, biến đổi, hay như sau này là đưa vào các hệ đôi như là Hermosa Beach. Tên các bộ lạc da đỏ như Yenrish, Maha và Kansa bị thay đổi, đầu tiên qua tiếng Pháp và sau đó là tiếng Anh, thành Erie, Omaha và Kansas. Rồi trào lưu ‘Tái cổ điển’ cho ra những cái tên như Troy, Athens, Roma và Sparta. Bethlehem, Ephrata, Nazareth và Salem đến từ Kinh Thánh. Tên cũng được tiếp nhận và chuyển đi cùng với các nhóm di dân sang phía Tây Hoa Kỳ. Bất kể là ngôn ngữ nào, địa danh thường gồm 2 phần là generic (mang tính phân loại) và specific (mang tính riêng biệt). Big River (Sông Cái/Lớn) trong tiếng Anh có phiên bản Rio Grande trong tiếng Tây Ban Nha, Mississippi trong tiếng Algonquin và Ta Ho trong tiếng Hán. Tuy nhiên, trật tự giữa phân loại và riêng biệt có thể thay đổi tùy theo mỗi loại ngôn ngữ và cho chỉ dấu về nhóm đầu tiên đã tạo ra địa danh đó. Trong tiếng Anh phần riêng biệt thường đi trước, như là Hudson River, Bunker Hill, Long Island. Còn ở Hoa Kỳ người ta có River Rouge hay Isle Royale, cũng như các bằng chứng về khu dân cư Pháp - người Pháp đã lật ngược thứ tự. Một số tên mang tính phân loại cũng có thể được dùng để lần dấu vết của các nhóm phương ngữ phía đông. Dân cư từ các nhóm ngôn ngữ phía Bắc thường có thói quen đặt tên cho một cộng đồng rồi sau đó gọi các láng giềng bằng cùng tên đó được thêm phương hướng, ví dụ như Lansing và East Lansing. Người ta tìm thấy Brook trong khu định cư New England, run từ phương ngữ Midland, còn bayou và branch là từ khu vực phía nam. Thực dân châu Âu và các thế hệ sau đặt địa danh theo một cảnh quan thực địa vốn đã được người bản xứ gọi từ trước. Các tên này có lúc được thu nhận, nhưng thường bị cắt ngắn, thay đổi hoặc chắc chắn là phát âm sai. Vùng đất rộng lớn mà những ngườI da đỏ gọi là Mesconsing tức là con song dài được Lewis và Clark ghi thành Quisconsing, và sau đó biến đổi tiếp thành Wisconsin. Milwaukee và Winnipeg, Potomac và nigara, tên của 27 trong số 50 bang của Hoa Kỳ, và nhận dạng hiện nay của hàng ngàn địa danh Bắc Mỹ, lớn lẫn bé, có nguồn gốc từ các ngôn ngữ bản địa ở Hoa Kỳ. Trong vùng lãnh thổ tây bắc của Canada, địa danh theo cách gọi của thổ dân da đỏ và người Eskimo (Inuit) đang xuất hiện trở lại. Thị trấn Frobisher Bay được trở về thành Iqaluit (chỗ của cá) trong tiếng Eskimo, Resolute Bay trở về Kaujuitok (nơi mặt trời không bao giờ mọc) trong tiếng Inuktitut, ngôn ngữ chung của người Eskimo ở Canada, còn Jean Marie River thành Tthedzehk’edeli (sông chảy trên đất sét) như tên Slavey trước đó. Các tên này và những thay đổi tên chính thức khác thể hiện quyết định của Hội đồng điều hành khu rằng ý nguyện của cộng đồng sẽ là tiêu chuẩn cho tất cả các địa danh, bất kể phiên bản châu Âu là như thế nào. Quyết định này cũng công nhận tầm quan trọng của ngôn ngữ như là mối liên hệ mang tính thống nhất mạnh trong phức hợp văn hóa của con người. Ngôn ngữ có thể làm bằng chứng cơ bản về sắc tộc và biểu tượng bảo vệ tích cực cho lịch sử và tính riêng biệt của một nhóm xã hội riêng rẽ. Người Mỹ gốc Tây Ban Nha đòi quyền thông tin bằng ngôn ngữ riêng và cuộc nội chiến của người Basques về cơ bản cũng là đòi quyền riêng về ngôn ngữ. Các bang của Ấn Độ được điều chỉnh cho phù hợp với ranh giới ngôn ngữ, và Giáo hội công giáo dân tộc Ba Lan được lập ra ở Mỹ chứ không phải ở Ba Lan để bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa Ba Lan trong một môi trường xa lạ. [1] Từ giáo trình nhập môn Địa lý nhân văn (Human Geography: Landscapes of human activities) của các tác giả Jerome Donald Fellmann, Arthur Getis và Judith Getis, NXB Surendra Kumar tái bản lần thứ 5, 1998, đề mục Địa danh học (Language on the Landscape: Toponymy), trang 154-155. http://books.google.com/books?id=90o_I8cf74YC&pg=PA154&lpg=PA154&dq=toponymy+human+geography&source=bl&ots=_JwQe-REJc&sig=taX0odPATbd2TIzHA0YaHCsMF4Y&hl=en&ei=bO4hTu3oHoOIhQfJ4NiFAw&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=2&ved=0CCIQ6AEwAQ#v=onepage&q=toponymy%20human%20geography&f=true

Địa danh Việt Nam mang từ “Gò” ở trước

Lê Trung Hoa

1.Trong địa danh Việt Nam có hàng trăm đơn vị mang từ Gò ở trước. Gò là một từ thuần Việt. Do đó, các địa danh này có cấu tạo theo kiểu hoàn toàn Việt Nam.

2.Yếu tố đứng sau thuộc nhiều lãnh vực khác nhau.

2.1. Trước hết, đó là từ chỉ người.

Gò Lồi là địa điểm thuộc xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, có di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Chăm. Gò Lồi còn xuất hiện ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Gò Lồi là “gò có người Lồi”, tức người Chăm. Tương tự: muối Lồi là muối Chăm.

Gò Mạng là địa điểm ở tỉnh Quảng Ngãi. Gò Mạng là nơi chôn cất những người Việt và Chăm chết trong chiến tranh, mưu sinh.

Gò Mọi là núi ở xã Đại An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đây là cách gọi trước Cách mạng Tháng Tám. Gò Mọi là “gò có đồng bào dân tộc thiểu số sống”.

2.2. Kế đến, là những từ chỉ các công trình xây dựng.

Gò Chùa là địa điểm ở quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, có di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Óc Eo, được khai quật năm 1991. Gò Chùa là “gò có chùa Phụng Sơn” [3].

Gò Đền là làng của xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Gọi là Gò Đền vì trên gò có một cái đền của người Chăm.

Gò Kho là đồi ở xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Gò Kho vì có kho Càn Dương được nhà Tây Sơn xây dựng tại đây [7, 34].

2.3. Tiếp theo là những từ chỉ các con vật trên địa bàn.

Gò Công là địa điểm ở phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Gò Công cũng là thị xã của tỉnh Tiền Giang, diện tích 32,1km2, dân số 51.200 người (2006), gồm 5 phường và 4 xã. Trước ngày 30 – 4 – 1975, Gò Công là tỉnh, sau chia làm hai huyện là Gò Công Đông và Gò Công Tây. Gò Công Đông là phần phía đông của tỉnh Gò Công. Gò Công Tây là phần phía tây của tỉnh Gò Công.

Gò Công vốn có nghĩa là “gò có nhiều công đậu” trước đây, nên các cụ ngày xưa dịch ra chữ Hán là Khổng Tước khâu (“gò chim công”).

Gò Ốc là địa điểm thuộc xã Xuân Bình, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, có di chỉ khảo cổ học cách nay 5.000 – 4.000 năm. Gò Ốc là “gò có nhiều xác ốc”.

2.4. Mặt khác, từ chỉ các chất liệu trên địa bàn cũng có số lượng đáng kể.

Gò Đen là địa điểm thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Gò Đen vì khi đào giếng ở khu vực này, người ta thấy lớp đất đen dày cả mét [8].

Gò Mun là di chỉ cuối thời đại đồng thau, ở xã Việt Tiến, huyện Sông Thao, nay là huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Gò Mun còn là địa điểm thuộc xã Hà Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, có di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Đông Sơn. Gò Mun là “gò có đất màu đen mịn” [1].

Gò Nổi là khu vực nằm giữa hai nhánh của sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Đây là “đất học”với nhiều nhân vật nổi tiếng cả nước như Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Trần Cao Vân, Phan Khôi, Phan Thanh, Lê Đình Thám, Hoàng Tuỵ,…Nay thuộc huyện Điện Bàn. Gò Nổi còn là địa điểm thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, có di chỉ khảo cổ học. Gò Nổi là do cát bồi tụ [1].

Gò Sắt là địa điểm ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Gò Sắt vì tại vùng này có mỏ sắt nên nhiều cứt sắt nổi trên mặt đất [4].

2.5. Sau cùng, tên các loại cây cối chiếm số lượng nhiều nhất.

Gò Bông là địa điểm khảo cổ học thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Gò Bông là “gò đất có nhiều hoa”.

Gò Cà là đồi thấp nằm cạnh phía tây quốc lộ 14B, thuộc xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang, tp. Đà Nẵng. Gò Cà vì ở gò này có mọc một loại cà hoang (trái tròn như hòn bi, đắng, không ăn được) [9].

Gò Chai là bến phà vượt sông Vàm Cỏ Đông, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Gò Chai là gò có nhiều cây chai mọc. Chai là loại cây cho mủ đóng cục, nấu chảy để thắp, đốt.

Gò Dầu là huyện của tỉnh Tây Ninh, diện tích 250,5km2, dân số 135.300 người (2006), gồm một thị trấn và 8 xã. Gò Dầu vốn có nghĩa là “gò có nhiều cây dầu”.

Gò Dầu Hạ và Gò Dầu Thượng là hai khu vực thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Gò Dầu Hạ là “gò cây dầu ở phía dưới”, xa biên giới hơn Gò Dầu Thượng [4].

Gò Duối là địa điểm thuộc xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, có di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Óc Eo. Gò Duối là “gò có nhiều cây duối”.

Gò Dưa là ấp của phường Tam Bình, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Dưa ở đây là dưa leo, được trồng nhiều nơi này trước kia.

Gò Găng là làng ở xã Thuận Chính, huyện Phù Cát; nay thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Gò Găng là “gò có nhiều cây găng” - loại “cây bụi, thân và cành có gai, quả tròn màu vàng, thường trồng làm hàng rào”.

Gò Kén là địa điểm ở xã Hiệp Tân, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Gò Kén là gò đất rộng có mọc nhiều cây kén, một loại cây có lá xanh, trái chín như trái hồng đào [2, 217].

Gò Môn là quận do phía kháng chiến lập tháng 6 – 1961 để phát triển cách mạng và mở rộng địa bàn hoạt động. Năm 1968, giải thể quận này, chia làm 4 quận nhỏ: Gò Vấp, Đông Môn, Tây Môn, Nam Chi. Gò Môn là tên ghép hai quận Gò Vấp và Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Môn là cây môn nước [3].

Gò Ơi là rạch ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Gò Ơi là “gò có mọc nhiều cây ơi, một loại cây có hạt dùng làm thức uống giải nhiệt, hay mọc trên đất giồng” [6].

Gò Quánh là địa điểm thuộc xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, có di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1992, thuộc văn hoá Sa Huỳnh. Gò Quánh cũng là sân bay ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Gò Quánh là “gò có nhiều cây quánh”. Tên cây này chưa được các từ điển ghi nhận [4].

Gò Quao là huyện của tỉnh Kiên Giang, diện tích 424,3km2, dân số 134.400 người (2006), gồm một thị trấn và 10 xã. Gò Quao vốn có nghĩa là “gò có nhiều cây quao”. Quao là “giống cây lá có chất nhuộm màu đen” [5].

Gò Sao là vùng đất ở phường Thạnh Lộc, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây, tháng 10 – 1987, ngành khảo cổ học đã đào được hàng trăm rìu đá, bàn mài và hàng trăm mảnh gốm thô. Di chỉ này cách nay độ 3.000 năm. Gò Sao là “gò có mọc nhiều cây sao”.

Gò U là kênh ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ở tỉnh này, tại huyện Long Hồ có rạch Cây U. Gò U là “gò có nhiều cây u, một loại cây hay mọc nơi thấp ven bờ sông rạch, tên đầy đủ là u vu” [6].

Gò Vấp là quận của thành phố Hồ Chí Minh, diện tích 19,7km2, dân số 311.000 người (2006), gồm 16 phường, đến cuối năm 2006, thêm 4 phường. Địa danh này đã xuất hiện trước năm 1820, được gọi là quận từ năm 1917. Gò Vấp có âm gốc là Gò Vắp, vừa thuần Việt vừa gốc Khmer. Vắp là tên cây, âm gốc là Kompăp, một loại cây cứng như lim. Gò Vắp là “gò có nhiều cây vắp”.

3.Qua các địa danh đã giới thiệu trên, ta thấy ở Nam Bộ số lượng mang từ Gò ở trước chiếm đa số. Sở dĩ có hiện tượng này vì địa danh Nam Bộ mang tính nguyên sơ, dân dã và ở vùng đất mới này xưa kia vốn là rừng nên có nhiều loại cây. Vì vậy, địa danh Nam Bộ có những nét đặc thù của vùng đất mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bùi Thiết, Địa danh văn hóa Việt Nam, HN, Nxb Thanh niên, 1999.

2.Huỳnh Minh, Tây Ninh xưa, HN, Nxb Thanh nieân, 2001.

3.Lê Trung Hoa (cb) – Nguyễn Đình Tư, Töø ñieån ñòa danh thaønh phoá Saøi Goøn – Hoà Chí Minh, Nxb Treû, 2003.

4.Lê Trung Hoa , Töø ñieån töø nguyeân ñòa danh Vieät Nam, baûn ñaùnh maùy, chöa xuaát baûn.

5.Lê Văn Đức, Việt Nam từ điển, SG, Khai trí, 1970.

6.Nguyễn Tấn Anh, Những đặc điểm chính của địa danh ở Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường ĐHKHXH – NV, tp.HCM, 2008.

7.Quách Tấn, Non nước Bình Định, HN, Nxb Thanh niên, 1999.

8.Thạch Phương – Lưu Quang Tuyến (cb), Địa chí Long An, Nxb Long An, NXB KHXH, 1989.

9.Thạch Phương – Nguyễn Trọng Minh (cb), Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu, HN, Nxb KHXH, 2005.

## Địa danh Việt Nam mang từ “Gò” ở trước #### Lê Trung Hoa 1.Trong địa danh Việt Nam có hàng trăm đơn vị mang từ Gò ở trước. Gò là một từ thuần Việt. Do đó, các địa danh này có cấu tạo theo kiểu hoàn toàn Việt Nam. 2.Yếu tố đứng sau thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. 2.1. Trước hết, đó là từ chỉ người. Gò Lồi là địa điểm thuộc xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, có di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Chăm. Gò Lồi còn xuất hiện ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Gò Lồi là “gò có người Lồi”, tức người Chăm. Tương tự: muối Lồi là muối Chăm. Gò Mạng là địa điểm ở tỉnh Quảng Ngãi. Gò Mạng là nơi chôn cất những người Việt và Chăm chết trong chiến tranh, mưu sinh. Gò Mọi là núi ở xã Đại An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đây là cách gọi trước Cách mạng Tháng Tám. Gò Mọi là “gò có đồng bào dân tộc thiểu số sống”. 2.2. Kế đến, là những từ chỉ các công trình xây dựng. Gò Chùa là địa điểm ở quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, có di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Óc Eo, được khai quật năm 1991. Gò Chùa là “gò có chùa Phụng Sơn” [3]. Gò Đền là làng của xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Gọi là Gò Đền vì trên gò có một cái đền của người Chăm. Gò Kho là đồi ở xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Gò Kho vì có kho Càn Dương được nhà Tây Sơn xây dựng tại đây [7, 34]. 2.3. Tiếp theo là những từ chỉ các con vật trên địa bàn. Gò Công là địa điểm ở phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Gò Công cũng là thị xã của tỉnh Tiền Giang, diện tích 32,1km2, dân số 51.200 người (2006), gồm 5 phường và 4 xã. Trước ngày 30 – 4 – 1975, Gò Công là tỉnh, sau chia làm hai huyện là Gò Công Đông và Gò Công Tây. Gò Công Đông là phần phía đông của tỉnh Gò Công. Gò Công Tây là phần phía tây của tỉnh Gò Công. Gò Công vốn có nghĩa là “gò có nhiều công đậu” trước đây, nên các cụ ngày xưa dịch ra chữ Hán là Khổng Tước khâu (“gò chim công”). Gò Ốc là địa điểm thuộc xã Xuân Bình, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, có di chỉ khảo cổ học cách nay 5.000 – 4.000 năm. Gò Ốc là “gò có nhiều xác ốc”. 2.4. Mặt khác, từ chỉ các chất liệu trên địa bàn cũng có số lượng đáng kể. Gò Đen là địa điểm thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Gò Đen vì khi đào giếng ở khu vực này, người ta thấy lớp đất đen dày cả mét [8]. Gò Mun là di chỉ cuối thời đại đồng thau, ở xã Việt Tiến, huyện Sông Thao, nay là huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Gò Mun còn là địa điểm thuộc xã Hà Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, có di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Đông Sơn. Gò Mun là “gò có đất màu đen mịn” [1]. Gò Nổi là khu vực nằm giữa hai nhánh của sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Đây là “đất học”với nhiều nhân vật nổi tiếng cả nước như Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Trần Cao Vân, Phan Khôi, Phan Thanh, Lê Đình Thám, Hoàng Tuỵ,…Nay thuộc huyện Điện Bàn. Gò Nổi còn là địa điểm thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, có di chỉ khảo cổ học. Gò Nổi là do cát bồi tụ [1]. Gò Sắt là địa điểm ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Gò Sắt vì tại vùng này có mỏ sắt nên nhiều cứt sắt nổi trên mặt đất [4]. 2.5. Sau cùng, tên các loại cây cối chiếm số lượng nhiều nhất. Gò Bông là địa điểm khảo cổ học thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Gò Bông là “gò đất có nhiều hoa”. Gò Cà là đồi thấp nằm cạnh phía tây quốc lộ 14B, thuộc xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang, tp. Đà Nẵng. Gò Cà vì ở gò này có mọc một loại cà hoang (trái tròn như hòn bi, đắng, không ăn được) [9]. Gò Chai là bến phà vượt sông Vàm Cỏ Đông, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Gò Chai là gò có nhiều cây chai mọc. Chai là loại cây cho mủ đóng cục, nấu chảy để thắp, đốt. Gò Dầu là huyện của tỉnh Tây Ninh, diện tích 250,5km2, dân số 135.300 người (2006), gồm một thị trấn và 8 xã. Gò Dầu vốn có nghĩa là “gò có nhiều cây dầu”. Gò Dầu Hạ và Gò Dầu Thượng là hai khu vực thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Gò Dầu Hạ là “gò cây dầu ở phía dưới”, xa biên giới hơn Gò Dầu Thượng [4]. Gò Duối là địa điểm thuộc xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, có di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Óc Eo. Gò Duối là “gò có nhiều cây duối”. Gò Dưa là ấp của phường Tam Bình, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Dưa ở đây là dưa leo, được trồng nhiều nơi này trước kia. Gò Găng là làng ở xã Thuận Chính, huyện Phù Cát; nay thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Gò Găng là “gò có nhiều cây găng” - loại “cây bụi, thân và cành có gai, quả tròn màu vàng, thường trồng làm hàng rào”. Gò Kén là địa điểm ở xã Hiệp Tân, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Gò Kén là gò đất rộng có mọc nhiều cây kén, một loại cây có lá xanh, trái chín như trái hồng đào [2, 217]. Gò Môn là quận do phía kháng chiến lập tháng 6 – 1961 để phát triển cách mạng và mở rộng địa bàn hoạt động. Năm 1968, giải thể quận này, chia làm 4 quận nhỏ: Gò Vấp, Đông Môn, Tây Môn, Nam Chi. Gò Môn là tên ghép hai quận Gò Vấp và Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Môn là cây môn nước [3]. Gò Ơi là rạch ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Gò Ơi là “gò có mọc nhiều cây ơi, một loại cây có hạt dùng làm thức uống giải nhiệt, hay mọc trên đất giồng” [6]. Gò Quánh là địa điểm thuộc xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, có di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1992, thuộc văn hoá Sa Huỳnh. Gò Quánh cũng là sân bay ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Gò Quánh là “gò có nhiều cây quánh”. Tên cây này chưa được các từ điển ghi nhận [4]. Gò Quao là huyện của tỉnh Kiên Giang, diện tích 424,3km2, dân số 134.400 người (2006), gồm một thị trấn và 10 xã. Gò Quao vốn có nghĩa là “gò có nhiều cây quao”. Quao là “giống cây lá có chất nhuộm màu đen” [5]. Gò Sao là vùng đất ở phường Thạnh Lộc, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây, tháng 10 – 1987, ngành khảo cổ học đã đào được hàng trăm rìu đá, bàn mài và hàng trăm mảnh gốm thô. Di chỉ này cách nay độ 3.000 năm. Gò Sao là “gò có mọc nhiều cây sao”. Gò U là kênh ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ở tỉnh này, tại huyện Long Hồ có rạch Cây U. Gò U là “gò có nhiều cây u, một loại cây hay mọc nơi thấp ven bờ sông rạch, tên đầy đủ là u vu” [6]. Gò Vấp là quận của thành phố Hồ Chí Minh, diện tích 19,7km2, dân số 311.000 người (2006), gồm 16 phường, đến cuối năm 2006, thêm 4 phường. Địa danh này đã xuất hiện trước năm 1820, được gọi là quận từ năm 1917. Gò Vấp có âm gốc là Gò Vắp, vừa thuần Việt vừa gốc Khmer. Vắp là tên cây, âm gốc là Kompăp, một loại cây cứng như lim. Gò Vắp là “gò có nhiều cây vắp”. 3.Qua các địa danh đã giới thiệu trên, ta thấy ở Nam Bộ số lượng mang từ Gò ở trước chiếm đa số. Sở dĩ có hiện tượng này vì địa danh Nam Bộ mang tính nguyên sơ, dân dã và ở vùng đất mới này xưa kia vốn là rừng nên có nhiều loại cây. Vì vậy, địa danh Nam Bộ có những nét đặc thù của vùng đất mới. **TÀI LIỆU THAM KHẢO** 1.Bùi Thiết, Địa danh văn hóa Việt Nam, HN, Nxb Thanh niên, 1999. 2.Huỳnh Minh, Tây Ninh xưa, HN, Nxb Thanh nieân, 2001. 3.Lê Trung Hoa (cb) – Nguyễn Đình Tư, Töø ñieån ñòa danh thaønh phoá Saøi Goøn – Hoà Chí Minh, Nxb Treû, 2003. 4.Lê Trung Hoa , Töø ñieån töø nguyeân ñòa danh Vieät Nam, baûn ñaùnh maùy, chöa xuaát baûn. 5.Lê Văn Đức, Việt Nam từ điển, SG, Khai trí, 1970. 6.Nguyễn Tấn Anh, Những đặc điểm chính của địa danh ở Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường ĐHKHXH – NV, tp.HCM, 2008. 7.Quách Tấn, Non nước Bình Định, HN, Nxb Thanh niên, 1999. 8.Thạch Phương – Lưu Quang Tuyến (cb), Địa chí Long An, Nxb Long An, NXB KHXH, 1989. 9.Thạch Phương – Nguyễn Trọng Minh (cb), Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu, HN, Nxb KHXH, 2005.

Tên cây ở Nam Bộ đi vào địa danh Việt Nam

Lê Trung Hoa

1.Nam Bộ là vùng đất có nhiều rừng cây. Ngày nay, sau quá trình khẩn hoang, nhiều loại cây đã bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, một số tên cây đã đi vào địa danh, do đó dù không còn có mặt trên địa bàn, nhưng tên của chúng vẫn hiện diện trong đời sống của chúng ta.

2.1. Trước hết là những địa danh có từ Cây ở trước.

Cây Cám là con kinh ở phường Bến Nghé (tp. HCM), do kỹ sư Bovet đề xuất đào năm 1867, bị lấp năm 1892. Cây Cám là loại cây, lá có phấn mịn như cám, mọc cạnh kinh [5].

Cây Cui là rạch ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Cây Cui là “loại cây to, lá đơn một phiến cứng, giòn, bề trái màu bạc có vảy nhỏ, chùm tụ tán ở nách, nhị đực trên hùng đài, quanh hùng đài có đĩa mật, một hột”, cũng gọi là cây huỳnh long [6].

Cây Gừa là ấp của xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Cây Gừa là loại cây cao lớn, mọc ven rạch ở vùng có thuỷ triều [12].

Cây Sống Rắn là giồng (đất) ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Cây Sống Rắn là “thứ cây nhỏ có nhiều tượt, mình uốn khúc giống cái xương sống con rắn” [3].

Cây Sộp là ấp của xã Tân An Hội, huyện Củ Chi (tp. HCM). Cây Sộp là loại cây to, lá xanh sậm mọc chùm dày, đọt trắng, hơi chua và chát [5].

Cây Trường là một địa điểm ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Cây Trường là loại “cây rừng to, tàn lớn, lá cứng giòn, hoa đều tứ phần, 8 tiểu nhị, trái đỏ có gai mềm, cơm ngọt hoặc chua, hột to” [3].

Một số ít địa danh có từ Cái ở trước. Cái là từ cổ, có nghĩa là “rạch”.

Cái Cui là khu cảng ở thành phố Cần Thơ, dài 5km. Cái Cui là “rạch cây cui”, một loại cây to, lá đơn một phiến cứng. Cây cui còn có tên khác là huỳnh long. Ở tỉnh Vĩnh Long cũng có hai con rạch Cái Cui và một sông Cái Cui Lớn [4].

Cái Nhum là tên huyện cũ của tỉnh Cửu Long. Năm 1977, nhập một phần với các huyện Châu Thành Tây, Tam Bình thành huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cái Nhum còn là tên thị trấn của huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long và tên rạch ở tỉnh Hậu Giang. Nhum là loại cây giống cọ nhưng lớn, có nhiều gai.

Cái Nhút là rạch ở tỉnh Cà Mau. Cái Nhút là “rạch có nhiều rau nhút”, một loại rau mọc trên mặt nước [4].

Cái Quao là huyện lỵ của huyện Duy Minh, tỉnh Vĩnh Long xưa, nay thuộc xã An Định, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Cái Quao là “rạch quao”. Quao là loại cây mọc ven sông rạch, trái ra từng chùm, dài từ 20 – 30cm, hình cong và nhọn ở đầu như chiếc sừng trâu [10].

2.2. Tiếp theo là tên những cây có một âm tiết, có thể đứng độc lập hoặc kết hợp với một từ chỉ địa hình.

Bướm là rạch ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Trong tỉnh này còn có kinh Bờ Bướm (huyện Bình Minh); đập Cây Bướm (huyện Vũng Liêm). Bướm là “loại cây có gai mọc ven bờ sông rạch, cao khoảng 3 – 4m, lá giống như lá cây mai, gai mọc ở dưới gốc dài khoảng 3cm nhưng trên thân thì gai ngắn còn khoảng 2cm. Gỗ thường được dùng làm cột nhà” [7].

Choại là rạch ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Choại, thường bị nói chệch thành Chại, là loại dây hay mọc theo đất bưng, chịu mưa nắng, thường dùng để bện đăng [3].

Cóc là rạch ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ở đây còn có ấp Rạch Cóc. Cóc là “cây thuộc họ trám, vỏ thường được phơi khô để làm thuốc nhuộm, lá được dùng để nấu canh chua hoặc ăn cùng những món lẩu” [7].

Trư là bàu ở xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Trư, vì vùng này có nhiều cây trư có thể dùng làm thuốc chữa bệnh cho mát gan [1].

Những từ thường kết hợp với tên cây đơn tiết là Bến, Giồng, Gò,...

Bến Lức vừa là tên sông vừa là tên huyện, tên cầu ở tỉnh Long An. Bến Lức vừa gốc thuần Việt vừa gốc Khmer, là “bến có nhiều cây lứt”. Lứt (lức) gốc Khmer Rolưk [13] là một loại cỏ lá nhỏ, mọc theo bờ nước, rễ là vị thuốc sài hồ. Tên dịch ra từ Hán Việt của Bến Lức là Lật Giang.

Giồng Trôm là huyện của tỉnh Bến Tre, diện tích 311,4km2, dân số 182.400 người (2006), gồm một thị trấn và 21 xã. Giồng Trôm có âm gốc Vồng Trôm, vốn có nghiã gốc là “vồng đất có nhiều cây trôm”. Trôm là “loại cây to, lá giống lá gòn nhưng tới 7 phiến; hoa đỏ không cánh (…); cây tiết ra mủ trong, đặc, ăn mát” [4].

Gò Kén là địa điểm ở huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Gò Kén là gò đất rộng có mọc nhiều cây kén lá xanh, trái chín như trái hồng đào [2].

Gò Ơi là rạch ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Gò Ơi là “gò có mọc nhiều cây ơi, một loại cây có hạt dùng làm thức uống giải nhiệt, hay mọc trên đất giồng” [7].

Gò Quao là huyện của tỉnh Kiên Giang, diện tích 424,3km2, dân số134.400 người (2006), gồm một thị trấn và 10 xã. Gò Quao vốn có nghĩa là “gò có nhiều cây quao”. Quao là “giống cây lá có chất nhuộm màu đen” [4].

Gò U là kênh ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ở tỉnh này, tại huyện Long Hồ có rạch Cây U. Gò U là “gò có nhiều cây u, một loại cây hay mọc nơi thấp ven bờ sông rạch, tên đầy đủ là u vu” [7].

Gò Vấp là quận của tp.HCM, diện tích 19,7km2, dân số 311.000 người (2006), gồm 16 phường. Địa danh này đã xuất hiện trước năm 1820, được gọi là quận từ năm 1917. Gò Vấp có âm gốc là Gò Vắp, vừa thuần Việt vừa gốc Khmer. Vắp là tên cây, âm gốc là Kompăp, một loại cây cứng như lim. Gò Vắp là “gò có nhiều cây vắp” [5].

Rạch Chiếc là cầu bắc qua rạch Chiếc, nằm ở ranh giới các quận 2, 9, Thủ Đức, dài 149,2m, rộng 17,5m, được xây năm 1961. Có người ghi chiết [3]. Rạch Chiếc gốc Khmer, dạng gốc là Prêk Cèk [13], nghĩa là “dòng sông nhỏ có mọc nhiều cây chiếc”– một thứ cây thấp, lá lớn, thường mọc ở vùng nước lợ, lá vị chát, có thể ăn như rau.

Rạch Giá là thị xã của tỉnh Kiên Giang, diện tích 97,7km2, dân số 108.100 người (2006), gồm 11 phường. Có một thời gian là tên tỉnh và cũng là tên vịnh. Rạch Giá là địa danh hỗn hợp Khmer Việt. Rạch bắt nguồn từ tiếng Khmer prêk (dòng sông nhỏ); giá là tên cây. Rạch Giá là “rạch chảy qua vùng có nhiều cây giá”.

Xẻo Sầm là xóm ở xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Xẻo Sầm là dòng nước nhỏ có nhiều cây sầm. Sầm có nhiều loại. Chưa biết Sầm ở đây là loại sầm gì. Loại sầm thường dùng làm thuốc là sầm tán, cao 1 - 2m, rễ trị bệnh kinh nguyệt quá nhiều, lá trị lậu, bạch huyết, đau mắt [12].

2.3. Sau cùng là tên một số cây song tiết.

Bảy Thưa vừa là tên rạch ở tỉnh Hậu Giang vừa là tên khu rừng to án ngữ phía nam Láng Linh, thuộc huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang xưa, là căn cứ chống Pháp của Trần Văn Thành từ năm 1867 đến 1873. Bảy Thưa là loại cây rừng to. Khu rừng này toàn là cây bảy thưa [6].

Cà Dâm là kinh ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Cũng viết Cà Dăm, Cà Giăm. C Dâm cũng là sông ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ở tỉnh này còn có lộ Cà Dâm (huyện Trà Ôn); lung Cây Cà Dâm (huyện Long Hồ). Cà Dâm là loại cây “gỗ nhỏ có màu nâu, thớ mịn, có thể đóng đồ đạc và làm nhà” [7; 9].

Cà Đuối là rạch ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Có người tưởng lầm viết là Cá Đuối. Cà Đuối là loại cây có “gỗ màu xanh đỏ có lõi màu vàng chanh không bị mối mọt ăn; thân thường được dùng làm sườn nhà, đà đường sắt hoặc đóng ghe thuyền rất tốt” [7].

Cà Săng là địa điểm ở tỉnh Sóc Trăng. Cà Săng gốc Khmer Cro Săng, là loại cây có quả tròn, vỏ dày, ruột trong có chất chua dùng để nấu canh [4].

Cần Giuộc là sông chảy từ Chợ Đệm, tp. HCM, đến cửa Soài Rạp, dài 38km; đồng thời cũng là huyện của tỉnh Long An, diện tích 209,9km2, dân số 154.400 người (2006), gồm một thị trấn và 16 xã. Cần Giuộc gốc Khmer Kantuôt, nghĩa là “cây chùm duột” [13]. Sở dĩ có tên gọi này vì nơi đây cây chùm duột mọc rất nhiều và rất tốt.

Chiêu Liêu là gò ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Chiêu Liêu là loại cây lớn, cao đến 20m, họ bàng, có khả năng chịu hạn. Trên gò mọc nhiều cây này [14].

Chòi Mòi là ấp ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu và là kênh ở tỉnh Cà Mau, dài 3,6km.

Chòi Mòi là loại cây thân to, cao 1 – 7m, quả kết thành từng chùm, có vị chua, ăn rất ngon.

Cỏ Ống là mũi đất và sân bay ở phía đông bắc Côn Đảo. Cỏ Ống là loại cỏ thân bộng có đốt, lá mốc, củ cứng, sống dai dưới đất sâu [4].

Củ Chi là huyện của tp. HCM, diện tích 434,5km2, dân số 256.700 người (2006), gồm một thị trấn và 20 xã. Củ Chi trở thành địa danh hành chính năm 1956. Củ Chi là tên gọi dân gian của người Nam Bộ đối với cây mã tiền, một loại cây phổ biến nơi đây, hiện nay vẫn còn.

Củ Chụp là đồi ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Củ Chụp là loại cây có củ ăn được, mọc nhiều ở đồi này [8].

Lâm Vồ là suối ở tỉnh Tây Ninh và là giồng ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Lâm Vồ gốc Khmer Đơ Pô, là cây bồ đề [5;15].

Mái Dầm là chợ ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Cũng viết Mái Giầm. Mái Dầm là “loại cỏ mọc nơi nước mặn, thân dưới bùn sâu, lá như cây dầm bơi xuồng, mo có rìa lông, trái bằng ngón chân cái” [4].

Mít Nài là chợ ở phường An Nghịêp, quận Ninh Kiều, tp. Cần Thơ. Mít Nài là “loại cây cao đến 20m, gỗ cây chôn dưới đất không mục, lá cứng giòn, gân nổi ở bề trái, trái nhỏ, tròn, nhám, dính chùm” [4].

Thai Thai là rạch ở xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, tp. HCM, chảy vào sông Sài Gòn.

Thai Thai là tên một giống bắp ngắn ngày [5].

Thiềng Liềng là rạch ở xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, tp. HCM, dài độ 3.500m. Âm gốc là Thiền Liền. Thiền Liền vốn là tên một loại ngải [5].

Thốt Nốt là huyện của thành phố Cần Thơ, diện tích 171,1km2, dân số 189.600 người (2006), gồm thị trấn Thốt Nốt và 7 xã. Thốt Nốt gốc Khmer To-noot, tên một loại cây cùng họ với dừa, thân thẳng và cao, cho một chất để nấu đường.

Tóc Tiên là núi ở xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cao 432m. Tóc Tiên là loại dây leo nhiều nhánh quấn lấy nhau, lá kép mành có nhiều khía hẹp và sâu, hoa đỏ, lá và đọt ăn được [6].

Xoài Mút là rạch nhánh của sông Tiền, gần tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Năm 1785, Nguyễn Huệ đánh thắng quân Xiêm ở rạch này và rạch Gầm. Xoài Mút là một loại xoài nhỏ trái, thơm ngon nhưng xơ nhiều, khi ăn phải mút chứ không gọt được. Ở Nam Bộ hiện nay vẫn còn trồng ở một số nơi. Rạch chảy qua vùng trồng nhiều xoài mút nên mang tên trên.

Xuyên Mộc là huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, diện tích 642,2km2, dân số 120.300 người (2006), gồm thị trấn Phước Bửu và 12 xã. Xuyên Mộc là biến âm của Xương Mộc, tên một loại cây cao lớn, có chất gỗ mịn, trắng, điểm vân màu đen [11].

3.Qua phần trình bày trên, ta thấy rằng nhiều tên cây mang tính đặc sản ở Nam Bộ đã được lưu giữ trong địa danh. Tìm hiểu chúng, ta càng biết tính phong phú về tên cây ở vùng đất mới phía Nam Tổ quốc. Càng hiểu, ta càng yêu vùng đất mà tổ tiên chúng ta đã đổ nhiều công sức giúp cho cuộc sống chúng ta no ấm hơn, hạnh phúc hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Dương Thanh Tùng (chủ nhiệm), Một số đặc điểm cấu thành địa danh ở Bình Phước, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, Trường ĐHKHXH – NV, tp. HCM, 2007.

  2. Huỳnh Minh, Tây Ninh xưa, HN, Nxb Thanh niên, 2001.

  3. Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị, SG, 1895-1896.

  4. Lê Trung Hoa, Từ điển từ nguyên địa danh Việt Nam, bản đánh máy, chưa xuất bản.

  5. Lê Trung Hoa (cb), Nguyễn Đình Tư, Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, 2003.

  6. Lê Văn Đức, Việt Nam từ điển, SG, Khai trí, 1970.

  7. Nguyễn Tấn Anh, Những đặc điểm chính của địa danh ở Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường ĐHKHXH – NV, tp.HCM, 2008.

  8. Nguyễn Thái Liên Chi, Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường ĐHSP, tp.HCM, 2009.

  9. Nguyễn Thị Ngọc Bích, Khía cạnh năn hoá của địa danh ở tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ văn hóa học, Trường ĐHKHXH-NV, tp. HCM, 2008.

  10. Thạch Phương – Đoàn Tứ (cb), Địa chí Bến Tre, Nxb KHXH, 2001.

  11. Thạch Phương – Nguyễn Trọng Minh (cb), Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu, HN, Nxb KHXH, 2005.

  12. Thanh Chí, Một số địa danh ở Bạc Liêu có nguồn gốc là tên thực vật, Bạc Liêu xưa và nay, Xuân Ất Dậu, 2005, tr. 25 – 26.

  13. Trương Vĩnh Ký, x. Lê Hương, Người Việt gốc Miên, tr. 253 – 264. Thái Văn Chải dịch phần Địa danh.

  14. Võ Nữ Hạnh Trang, Văn hoá qua địa danh Việt ở tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ văn hoá học, Trường ĐHKHXH-NV, tp. HCM, 2006.

  15. Vương Hồng Sển, Tự vị tiếng Việt miền Nam, HN, Nxb Văn hoá, 1993.

## Tên cây ở Nam Bộ đi vào địa danh Việt Nam #### Lê Trung Hoa 1.Nam Bộ là vùng đất có nhiều rừng cây. Ngày nay, sau quá trình khẩn hoang, nhiều loại cây đã bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, một số tên cây đã đi vào địa danh, do đó dù không còn có mặt trên địa bàn, nhưng tên của chúng vẫn hiện diện trong đời sống của chúng ta. 2.1. Trước hết là những địa danh có từ Cây ở trước. Cây Cám là con kinh ở phường Bến Nghé (tp. HCM), do kỹ sư Bovet đề xuất đào năm 1867, bị lấp năm 1892. Cây Cám là loại cây, lá có phấn mịn như cám, mọc cạnh kinh [5]. Cây Cui là rạch ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Cây Cui là “loại cây to, lá đơn một phiến cứng, giòn, bề trái màu bạc có vảy nhỏ, chùm tụ tán ở nách, nhị đực trên hùng đài, quanh hùng đài có đĩa mật, một hột”, cũng gọi là cây huỳnh long [6]. Cây Gừa là ấp của xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Cây Gừa là loại cây cao lớn, mọc ven rạch ở vùng có thuỷ triều [12]. Cây Sống Rắn là giồng (đất) ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Cây Sống Rắn là “thứ cây nhỏ có nhiều tượt, mình uốn khúc giống cái xương sống con rắn” [3]. Cây Sộp là ấp của xã Tân An Hội, huyện Củ Chi (tp. HCM). Cây Sộp là loại cây to, lá xanh sậm mọc chùm dày, đọt trắng, hơi chua và chát [5]. Cây Trường là một địa điểm ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Cây Trường là loại “cây rừng to, tàn lớn, lá cứng giòn, hoa đều tứ phần, 8 tiểu nhị, trái đỏ có gai mềm, cơm ngọt hoặc chua, hột to” [3]. Một số ít địa danh có từ Cái ở trước. Cái là từ cổ, có nghĩa là “rạch”. Cái Cui là khu cảng ở thành phố Cần Thơ, dài 5km. Cái Cui là “rạch cây cui”, một loại cây to, lá đơn một phiến cứng. Cây cui còn có tên khác là huỳnh long. Ở tỉnh Vĩnh Long cũng có hai con rạch Cái Cui và một sông Cái Cui Lớn [4]. Cái Nhum là tên huyện cũ của tỉnh Cửu Long. Năm 1977, nhập một phần với các huyện Châu Thành Tây, Tam Bình thành huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cái Nhum còn là tên thị trấn của huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long và tên rạch ở tỉnh Hậu Giang. Nhum là loại cây giống cọ nhưng lớn, có nhiều gai. Cái Nhút là rạch ở tỉnh Cà Mau. Cái Nhút là “rạch có nhiều rau nhút”, một loại rau mọc trên mặt nước [4]. Cái Quao là huyện lỵ của huyện Duy Minh, tỉnh Vĩnh Long xưa, nay thuộc xã An Định, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Cái Quao là “rạch quao”. Quao là loại cây mọc ven sông rạch, trái ra từng chùm, dài từ 20 – 30cm, hình cong và nhọn ở đầu như chiếc sừng trâu [10]. 2.2. Tiếp theo là tên những cây có một âm tiết, có thể đứng độc lập hoặc kết hợp với một từ chỉ địa hình. Bướm là rạch ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Trong tỉnh này còn có kinh Bờ Bướm (huyện Bình Minh); đập Cây Bướm (huyện Vũng Liêm). Bướm là “loại cây có gai mọc ven bờ sông rạch, cao khoảng 3 – 4m, lá giống như lá cây mai, gai mọc ở dưới gốc dài khoảng 3cm nhưng trên thân thì gai ngắn còn khoảng 2cm. Gỗ thường được dùng làm cột nhà” [7]. Choại là rạch ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Choại, thường bị nói chệch thành Chại, là loại dây hay mọc theo đất bưng, chịu mưa nắng, thường dùng để bện đăng [3]. Cóc là rạch ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ở đây còn có ấp Rạch Cóc. Cóc là “cây thuộc họ trám, vỏ thường được phơi khô để làm thuốc nhuộm, lá được dùng để nấu canh chua hoặc ăn cùng những món lẩu” [7]. Trư là bàu ở xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Trư, vì vùng này có nhiều cây trư có thể dùng làm thuốc chữa bệnh cho mát gan [1]. Những từ thường kết hợp với tên cây đơn tiết là Bến, Giồng, Gò,... Bến Lức vừa là tên sông vừa là tên huyện, tên cầu ở tỉnh Long An. Bến Lức vừa gốc thuần Việt vừa gốc Khmer, là “bến có nhiều cây lứt”. Lứt (lức) gốc Khmer Rolưk [13] là một loại cỏ lá nhỏ, mọc theo bờ nước, rễ là vị thuốc sài hồ. Tên dịch ra từ Hán Việt của Bến Lức là Lật Giang. Giồng Trôm là huyện của tỉnh Bến Tre, diện tích 311,4km2, dân số 182.400 người (2006), gồm một thị trấn và 21 xã. Giồng Trôm có âm gốc Vồng Trôm, vốn có nghiã gốc là “vồng đất có nhiều cây trôm”. Trôm là “loại cây to, lá giống lá gòn nhưng tới 7 phiến; hoa đỏ không cánh (…); cây tiết ra mủ trong, đặc, ăn mát” [4]. Gò Kén là địa điểm ở huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Gò Kén là gò đất rộng có mọc nhiều cây kén lá xanh, trái chín như trái hồng đào [2]. Gò Ơi là rạch ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Gò Ơi là “gò có mọc nhiều cây ơi, một loại cây có hạt dùng làm thức uống giải nhiệt, hay mọc trên đất giồng” [7]. Gò Quao là huyện của tỉnh Kiên Giang, diện tích 424,3km2, dân số134.400 người (2006), gồm một thị trấn và 10 xã. Gò Quao vốn có nghĩa là “gò có nhiều cây quao”. Quao là “giống cây lá có chất nhuộm màu đen” [4]. Gò U là kênh ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ở tỉnh này, tại huyện Long Hồ có rạch Cây U. Gò U là “gò có nhiều cây u, một loại cây hay mọc nơi thấp ven bờ sông rạch, tên đầy đủ là u vu” [7]. Gò Vấp là quận của tp.HCM, diện tích 19,7km2, dân số 311.000 người (2006), gồm 16 phường. Địa danh này đã xuất hiện trước năm 1820, được gọi là quận từ năm 1917. Gò Vấp có âm gốc là Gò Vắp, vừa thuần Việt vừa gốc Khmer. Vắp là tên cây, âm gốc là Kompăp, một loại cây cứng như lim. Gò Vắp là “gò có nhiều cây vắp” [5]. Rạch Chiếc là cầu bắc qua rạch Chiếc, nằm ở ranh giới các quận 2, 9, Thủ Đức, dài 149,2m, rộng 17,5m, được xây năm 1961. Có người ghi chiết [3]. Rạch Chiếc gốc Khmer, dạng gốc là Prêk Cèk [13], nghĩa là “dòng sông nhỏ có mọc nhiều cây chiếc”– một thứ cây thấp, lá lớn, thường mọc ở vùng nước lợ, lá vị chát, có thể ăn như rau. Rạch Giá là thị xã của tỉnh Kiên Giang, diện tích 97,7km2, dân số 108.100 người (2006), gồm 11 phường. Có một thời gian là tên tỉnh và cũng là tên vịnh. Rạch Giá là địa danh hỗn hợp Khmer Việt. Rạch bắt nguồn từ tiếng Khmer prêk (dòng sông nhỏ); giá là tên cây. Rạch Giá là “rạch chảy qua vùng có nhiều cây giá”. Xẻo Sầm là xóm ở xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Xẻo Sầm là dòng nước nhỏ có nhiều cây sầm. Sầm có nhiều loại. Chưa biết Sầm ở đây là loại sầm gì. Loại sầm thường dùng làm thuốc là sầm tán, cao 1 - 2m, rễ trị bệnh kinh nguyệt quá nhiều, lá trị lậu, bạch huyết, đau mắt [12]. 2.3. Sau cùng là tên một số cây song tiết. Bảy Thưa vừa là tên rạch ở tỉnh Hậu Giang vừa là tên khu rừng to án ngữ phía nam Láng Linh, thuộc huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang xưa, là căn cứ chống Pháp của Trần Văn Thành từ năm 1867 đến 1873. Bảy Thưa là loại cây rừng to. Khu rừng này toàn là cây bảy thưa [6]. Cà Dâm là kinh ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Cũng viết Cà Dăm, Cà Giăm. C Dâm cũng là sông ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ở tỉnh này còn có lộ Cà Dâm (huyện Trà Ôn); lung Cây Cà Dâm (huyện Long Hồ). Cà Dâm là loại cây “gỗ nhỏ có màu nâu, thớ mịn, có thể đóng đồ đạc và làm nhà” [7; 9]. Cà Đuối là rạch ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Có người tưởng lầm viết là Cá Đuối. Cà Đuối là loại cây có “gỗ màu xanh đỏ có lõi màu vàng chanh không bị mối mọt ăn; thân thường được dùng làm sườn nhà, đà đường sắt hoặc đóng ghe thuyền rất tốt” [7]. Cà Săng là địa điểm ở tỉnh Sóc Trăng. Cà Săng gốc Khmer Cro Săng, là loại cây có quả tròn, vỏ dày, ruột trong có chất chua dùng để nấu canh [4]. Cần Giuộc là sông chảy từ Chợ Đệm, tp. HCM, đến cửa Soài Rạp, dài 38km; đồng thời cũng là huyện của tỉnh Long An, diện tích 209,9km2, dân số 154.400 người (2006), gồm một thị trấn và 16 xã. Cần Giuộc gốc Khmer Kantuôt, nghĩa là “cây chùm duột” [13]. Sở dĩ có tên gọi này vì nơi đây cây chùm duột mọc rất nhiều và rất tốt. Chiêu Liêu là gò ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Chiêu Liêu là loại cây lớn, cao đến 20m, họ bàng, có khả năng chịu hạn. Trên gò mọc nhiều cây này [14]. Chòi Mòi là ấp ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu và là kênh ở tỉnh Cà Mau, dài 3,6km. Chòi Mòi là loại cây thân to, cao 1 – 7m, quả kết thành từng chùm, có vị chua, ăn rất ngon. Cỏ Ống là mũi đất và sân bay ở phía đông bắc Côn Đảo. Cỏ Ống là loại cỏ thân bộng có đốt, lá mốc, củ cứng, sống dai dưới đất sâu [4]. Củ Chi là huyện của tp. HCM, diện tích 434,5km2, dân số 256.700 người (2006), gồm một thị trấn và 20 xã. Củ Chi trở thành địa danh hành chính năm 1956. Củ Chi là tên gọi dân gian của người Nam Bộ đối với cây mã tiền, một loại cây phổ biến nơi đây, hiện nay vẫn còn. Củ Chụp là đồi ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Củ Chụp là loại cây có củ ăn được, mọc nhiều ở đồi này [8]. Lâm Vồ là suối ở tỉnh Tây Ninh và là giồng ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Lâm Vồ gốc Khmer Đơ Pô, là cây bồ đề [5;15]. Mái Dầm là chợ ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Cũng viết Mái Giầm. Mái Dầm là “loại cỏ mọc nơi nước mặn, thân dưới bùn sâu, lá như cây dầm bơi xuồng, mo có rìa lông, trái bằng ngón chân cái” [4]. Mít Nài là chợ ở phường An Nghịêp, quận Ninh Kiều, tp. Cần Thơ. Mít Nài là “loại cây cao đến 20m, gỗ cây chôn dưới đất không mục, lá cứng giòn, gân nổi ở bề trái, trái nhỏ, tròn, nhám, dính chùm” [4]. Thai Thai là rạch ở xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, tp. HCM, chảy vào sông Sài Gòn. Thai Thai là tên một giống bắp ngắn ngày [5]. Thiềng Liềng là rạch ở xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, tp. HCM, dài độ 3.500m. Âm gốc là Thiền Liền. Thiền Liền vốn là tên một loại ngải [5]. Thốt Nốt là huyện của thành phố Cần Thơ, diện tích 171,1km2, dân số 189.600 người (2006), gồm thị trấn Thốt Nốt và 7 xã. Thốt Nốt gốc Khmer To-noot, tên một loại cây cùng họ với dừa, thân thẳng và cao, cho một chất để nấu đường. Tóc Tiên là núi ở xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cao 432m. Tóc Tiên là loại dây leo nhiều nhánh quấn lấy nhau, lá kép mành có nhiều khía hẹp và sâu, hoa đỏ, lá và đọt ăn được [6]. Xoài Mút là rạch nhánh của sông Tiền, gần tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Năm 1785, Nguyễn Huệ đánh thắng quân Xiêm ở rạch này và rạch Gầm. Xoài Mút là một loại xoài nhỏ trái, thơm ngon nhưng xơ nhiều, khi ăn phải mút chứ không gọt được. Ở Nam Bộ hiện nay vẫn còn trồng ở một số nơi. Rạch chảy qua vùng trồng nhiều xoài mút nên mang tên trên. Xuyên Mộc là huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, diện tích 642,2km2, dân số 120.300 người (2006), gồm thị trấn Phước Bửu và 12 xã. Xuyên Mộc là biến âm của Xương Mộc, tên một loại cây cao lớn, có chất gỗ mịn, trắng, điểm vân màu đen [11]. 3.Qua phần trình bày trên, ta thấy rằng nhiều tên cây mang tính đặc sản ở Nam Bộ đã được lưu giữ trong địa danh. Tìm hiểu chúng, ta càng biết tính phong phú về tên cây ở vùng đất mới phía Nam Tổ quốc. Càng hiểu, ta càng yêu vùng đất mà tổ tiên chúng ta đã đổ nhiều công sức giúp cho cuộc sống chúng ta no ấm hơn, hạnh phúc hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Thanh Tùng (chủ nhiệm), Một số đặc điểm cấu thành địa danh ở Bình Phước, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, Trường ĐHKHXH – NV, tp. HCM, 2007. 2. Huỳnh Minh, Tây Ninh xưa, HN, Nxb Thanh niên, 2001. 3. Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị, SG, 1895-1896. 4. Lê Trung Hoa, Từ điển từ nguyên địa danh Việt Nam, bản đánh máy, chưa xuất bản. 5. Lê Trung Hoa (cb), Nguyễn Đình Tư, Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, 2003. 6. Lê Văn Đức, Việt Nam từ điển, SG, Khai trí, 1970. 7. Nguyễn Tấn Anh, Những đặc điểm chính của địa danh ở Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường ĐHKHXH – NV, tp.HCM, 2008. 8. Nguyễn Thái Liên Chi, Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường ĐHSP, tp.HCM, 2009. 9. Nguyễn Thị Ngọc Bích, Khía cạnh năn hoá của địa danh ở tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ văn hóa học, Trường ĐHKHXH-NV, tp. HCM, 2008. 10. Thạch Phương – Đoàn Tứ (cb), Địa chí Bến Tre, Nxb KHXH, 2001. 11. Thạch Phương – Nguyễn Trọng Minh (cb), Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu, HN, Nxb KHXH, 2005. 12. Thanh Chí, Một số địa danh ở Bạc Liêu có nguồn gốc là tên thực vật, Bạc Liêu xưa và nay, Xuân Ất Dậu, 2005, tr. 25 – 26. 13. Trương Vĩnh Ký, x. Lê Hương, Người Việt gốc Miên, tr. 253 – 264. Thái Văn Chải dịch phần Địa danh. 14. Võ Nữ Hạnh Trang, Văn hoá qua địa danh Việt ở tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ văn hoá học, Trường ĐHKHXH-NV, tp. HCM, 2006. 15. Vương Hồng Sển, Tự vị tiếng Việt miền Nam, HN, Nxb Văn hoá, 1993.
123
4.31k
13
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp