Tập 4
Giáp Ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15 [1834],
Thự Tuần phủ An Giang là Lê Đại Cương mật tâu về mọi sự nghi trù tính làm việc biên phòng, xin đóng đại doanh ở nhà Nhu viễn Nam Vang rồi liệu lấy quan quân đóng giữ, để làm cái chước thiện hậu. Lại nữa, con đường bộ từ Quang Hóa trở lên giáp sông lớn, phần nhiều là đất bỏ hoang, có thể trồng cấy được, nên để cho những dân Chàm (dòng giống Chiêm Thành) xiêu giạt ở vùng Ân Khu, Tham Bộ được lưu lại tại đó mà cày cấy.
Vua dụ rằng : “Việc đặt đồn đóng giữ đã có sớ tâu và đã chuẩn y rồi. Mọi việc thiện hậu cứ chiếu theo đó mà làm. Duy miền thượng du Quang Hóa mới trải qua một cuộc rối ren, nhân dân tan tác, ăn ở chưa được yên, nay chính là lúc cần phải sửa sang chỉnh đốn lại. Hơn nữa, nếu đất đã là chỗ trồng cấy được, lại nhiều nơi bỏ hoang mà dân Chàm xiêu giạt, không nơi nương tựa, thì việc thu xếp cho dân có chỗ ở và đặt ra thể lệ điền sản, cũng là việc cần làm trước của chính sự vương giả. Vậy cho phép ngươi cùng với Nguyễn Xuân, Trương Minh Giảng và Trương Phước Đĩnh lập tức xét xem vùng ấy, phàm chỗ đất bỏ hoang nào có thể cày trồng và ở được, thì cho người Chàm đến lưu trú, để đất không có chỗ bỏ sót nguồn lợi, dân có nghề nghiệp thường làm ăn. Rồi thì xét những chỗ đất đã có dân ở, tùy theo số người, số ruộng nhiều ít, liệu chia ra làm huyện, tổng, ấp, làng, có giới hạn nhất định, đặt người làm đầu mục, để họ cai quản lẫn nhau. Rồi đem việc chia giới hạn và đặt đầu mục thế nào, làm tập tấu dâng lên. Chờ 3 năm sau, quan chức địa phương xét định thuế khóa tâu lên, để bắt đầu đánh thuế. Đó cũng là một kế trọng yếu trong việc kinh lý biên cương, các ngươi nên xét kỹ mà làm. Thảng hoặc có ý kiến gì khác có thể đi đến chỗ mười phần thỏa đáng, tốt đẹp hơn, thì cũng cho phép cứ thực trình bày, chờ Chỉ tuân hành”.
Giáp Ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15 [1834], mùa thu, tháng 7
Tỉnh Biên Hoà, mưa lụt ở tỉnh lỵ và các huyện Bình An, Phước Chính, nhà cửa, vườn ruộng phần nhiều ngập lụt. Tuần phủ Vũ Quýnh đem việc tâu lên.
Vua dụ rằng : “Hạt ngươi, sau khi biến loạn, dân cư vừa mới được yên, việc làm ruộng chính là lúc đang cần, lại gặp cái nạn nước lụt này, tưởng cũng có điều vất vả. Vậy cho ngươi thân đi khám xét thực sự, nếu có chỗ nào thiệt hại cấp thiết thì cho phát chẩn. Vả, xứ ấy, ruộng hằng năm mùa hè thì cày cấy, mùa đông thì thu hoạch. Nay mới là đầu mùa thu, việc cấy lúa cũng chưa muộn. Nên thông sức cho dân trong hạt đến khi nước rút, mua lấy nhiều mạ mà cấy giặm, thì về sau còn mong có được thu hoạch. Việc này có quan hệ đến lợi hại của dân, ngươi chịu trách nhiệm một địa phương, nên để ý hơn nữa !”
Đốc, phủ quân thứ Nam Vang, Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương, tâu bày trù tính về mọi việc thiện hậu :
1 – Chia đặt quan Phiên coi giữ những nơi trọng yếu. Chọn lấy người trội trong các quan Phiên : Chưởng cơ tên Vu, tên Long, Vệ uý tên Kê và ốc Nha Bông Sa Tiệp Bà Đê (bát phẩm) tên Đáp, ốc Nha Y Trách (thập phẩm) tên Sô, ốc Nha Đô Tha (cửu phẩm) tên Liêm, ốc Nha Di Đô Tha (lục phẩm) tên Triết. Thứ đến tên Lạp, tên úc, tên Tiên, tên Miệt, tên Mộc, tên Sâm, tên Phước và bọn Mục Mân Tri (lục phẩm) tên Nộn, bàn cùng vua Phiên, phái uỷ tên Vu lấy nguyên hàm, quản lý việc phủ Bông Xui, tên Liêm làm Đê đô (tức An phủ, thập phẩm) phủ Bông Xui, tên Long lấy nguyên hàm, quản lý công việc Phủ Lật, tên Kê làm Sô Đột Lục (tức An phủ, thập phẩm) phủ Phủ Lật. Lại dùng ốc Nha Bông Sa Tiệp Bà Đê, tên là Đáp, giúp việc ; tên Sô làm Điểu Đôn (tức An phủ, thập phẩm) phủ Kha Lăng ; tên Lạp làm ốc Nha Thi Na Ân Dặc (tức An phủ, lục phẩm) phủ Quảng Biên ; tên Đô làm ốc Nha Trà Biệt Sơn Lam (tức An phủ, lục phẩm) phủ Khai Biên ; tên Tiên làm ốc Nha Na Chiền (thập phẩm) đóng giữ đồn phủ Sơn phủ, kiêm coi quản các phủ Sơn Bốc, Sơn Trung ; tên Miệt làm ốc Nha Tham My Tiệp Bà Đê (tức An phủ, bát phẩm) phủ Sơn Phủ ; tên Sâm làm ốc Nha Bồ Đề (lục phẩm) sung làm Quản thủ tấn sở Xà Năng ; tên Mộc làm ân Vi Di (lục phẩm) tuần tiễu các đường thuỷ Biển Hồ ; tên Phước làm Trì Sơn Liêm (tứ phẩm) để giúp việc ; tên Nộn làm tấn thủ ở tấn sở Lô An. Thảy đều đốc suất những kẻ thuộc hạ, đem quân vào đồn, theo từng địa hạt mà phòng ngự. Lại nữa, phủ Chân Chiêm lệ thuộc tỉnh An Giang sai phái, chọn tên Triết làm Việt Lục (tức An phủ, thập phẩm) coi giữ.
2 – Xem xét đất Phiên, thiết lập đồn trại. (Xét đất nước Phiên có 4 chỗ rất quan trọng : phủ Phủ Lật là xung yếu nhất, thứ đến Bông Xui, lại thứ nữa đến Khai Biên, Quang Biên, lại thứ nữa đến Sơn Phủ. Trong đó có phủ Bông Xui địa thế rộng lớn. Hiện đã thiết lập ở chỗ đồn cũ Phủ Lật và 2 xứ Sa Tôn, Bông Tham thuộc phủ Bông Xui, mỗi nơi 1 đồn. Đồn ở Phủ Lật, xin đặt tên là đồn Tịch Biên thứ nhất, đồn ở Sa Tôn đặt là đồn Tịch Biên thứ nhì, đồn ở Bông Tham đặt là đồn Tịch Biên thứ ba. Khai Biên, Quảng Biên, Sơn Phủ cũng đều chọn đất đặt đồn. Duy có đất phủ Khai Biên rất rộng và xa, dân số ít lắm. Dân gian làm tổ mà ở, hễ thấy người xứ khác đến, thì chạy ẩn vào trong rừng, gần giống như loài vượn. Thuỷ thổ lại nhiều lam chướng. Chỉ nên lấy những dân ở gần đấy để theo An phủ đóng giữ. Lại nữa, đường thuỷ Xà Năng là lối từ hai phủ Phủ Lật và Bông Xui đến Nam Vang tất phải qua lại cũng đặt 1 tấn sở ở bờ sông).
3 – Lựa lấy lính Phiên. (Tuỳ theo số dân các phủ nhiều hay ít, liệu trích lấy 1 phần 3 hoặc 1 phần lấy 2, phân phái đóng giữ : ở Phủ Lật 1700 người, ở Bông Xui 2000 người, ở Quảng Biên 700 người, ở Sơn Phủ 600 người, ở Khai Biên và Xà Năng mỗi nơi 300 người ; còn thì để ở lại Nam Vang, dùng 2000 người xây đắp thành trì cho vua Phiên).
4 – Lựa lấy thổ binh người Chàm (dòng dõi người Thuận Hoá), người Chà (dòng giống Chà Và cư trú đất Phiên). (Tạm sắp xếp những dân này làm 2 cơ An Man Nhất và Nhị. Mỗi cơ 10 đội, mỗi đội 50 người. Dùng người đầu mục, là Hu Khiêm, quyền sai làm Suất cơ cơ An Man Nhất ; Đỗ Cố làm Phó suất cơ ; Tôn Ly làm Suất cơ cơ An Man Nhị, Hàn Ông làm Phó suất cơ. Sai họ chiêu tập cho đủ số, để phòng khi có việc sẽ trưng dụng. Còn việc chia cấp ruộng đất bỏ không cho mọi người để ở và trồng cấy sẽ tiếp tục làm sau).
5 – Chỉnh đốn sửa sang đồ quân dụng cho nước Phiên. (Sai kiếm sào tre và sắt sống để làm trường thương, đóng thuyền và luyện thuốc súng).
6 – Chiêu tập cơ binh An Biên. (Cơ An Biên lệ thuộc tỉnh An Giang, điều động lấy 500 dân Phiên phủ Chân Chiêm sung vào. Trước kia vì có giặc, họ lẩn trốn tản mát, chỉ còn vài mươi người. Nay cho Việt Lục tên là Triết, làm Ngoại uỷ suất cơ vẫn kiêm lĩnh chức An phủ, hiệp cùng nguyên Phó suất cơ là Liêm và Mộc, chiêu tập cơ binh, cốt được đủ số).
7 – Khám xét các thuyền buôn ở Quảng Biên. (Cửa biển Cần Bột thuộc phủ Quảng Biên, nếu có thuyền buôn của người nhà Thanh chở hàng hoá vào cảng thì nên báo cho tỉnh Hà Tiên xét thực tình hình, tuỳ việc mà làm, nếu người nhiều hàng ít, thì đuổi đi).
8 – Kinh lý biên phòng tỉnh Hà Tiên. (Luỹ dài Phù Dung ở Hà Tiên và pháo đài Kim Dữ hiện đã sửa sang thêm, lại đem cấp cho dầu mỡ để dùng vào việc tu bổ thuyền mành. Về số biền binh đi thú, xin do quân thứ Gia Định trích lấy 1, 2 vệ, 500 người, để giúp toàn lực vào việc đó).
Vua đều cho làm đúng như lời đã kiến nghị. Và dụ cho Tướng quân, Tham tán ở Gia Định liệu phái lính Kinh, hay lính các tỉnh từ Bình Thuận trở ra Bắc, cho đủ 1 vệ 500 người để đi thú Hà Tiên. Sau đó, lại điều 500 binh dõng 2 tỉnh Long – Tường đến đóng giữ.
Lũ Trương Minh Giảng lại mật tâu, nói : “Nhiều lần vâng lời minh dụ, về việc lựa lấy quân Phiên, làm thành danh sách kê rõ công trạng quan Phiên, bọn thần đã đến vua Phiên và quan Phiên để thăm dò bàn định. Họ chỉ nấn ná đun đẩy mà thôi. Xét kỹ tình hình là bởi vua tôi nước ấy xưa nay chỉ ăn hối lộ : vua Phiên thì bán quan, buôn ngục, chính lệnh không thi hành ; quan Phiên thì chia đất mà hưởng lợi, lợi dụng dân để làm việc riêng. Bởi thế, đối với việc lấy người đi lính, Phiên vương thì vui theo, mà quan Phiên thì ẩn giấu dân số, không làm thế nào được ! Còn việc làm danh sách công trạng, quan Phiên thì lấy làm vẻ vang vì được quan chức của triều đình, nhưng vua Phiên thì ghen ghét những kẻ có công, sợ khó chế ngự, do đấy kéo dài đến 4, 5 tháng nay chưa làm xong việc. Vả, lúc mới kinh lý, nhiều việc mới bắt đầu gây dựng, cốt làm cho lòng người được yên, nên chỉ có thể tuỳ việc dò hỏi sơ qua dân số nhiều hay ít, điều đi đóng giữ và sung làm công dịch. Và hễ nghe biết quan Phiên nào có chút công trạng, xét được người nào đủ làm được công việc thì đem họ tên quan chức của họ chia từng hạng, làm danh sách, tiếp tục tâu lên”.
Vua mật dụ rằng : “Vua tôi nước Phiên xưa nay vẫn một niềm trầm lặng nhơn nhơn, những tình hình ấy, chẳng đợi các ngươi tâu nói, ta cũng vẫn đã biết rồi. Nay lần đầu mới xếp đặt, cốt phải làm cho công bằng. Phàm những quan Phiên, người nào thực có công trạng và hiền tài, thì cất nhắc, người không tốt thì truất bỏ. Còn các việc chọn lấy quân lính, chia phái canh phòng, đều nên châm chước xem việc gì nên làm thì làm, dù chúng không thích, cũng chẳng kể gì, chỉ cốt làm được ổn thoả khéo léo, hợp với lòng người là được”.
Khi danh sách kê công trạng quan Phiên dâng lên, vua chuẩn giao bộ Binh bàn xét. Từ Đôn Sô đến Lặc Nạp gồm 48 người (mỗi người được lấy 1 chữ trong chức cho đặt làm họ. Thí dụ như là ốc Nha Ô Đôn, tên là Sô, cho đặt họ là Đôn, vẫn tên là Sô. Còn ngoài ra, đều theo như thế), thưởng cho quan chức có từng bậc khác nhau. Trong đó có thập phẩm ốc Nha Điểu Đôn Đôn Sô được liệt vào hạng ưu, cho làm Vệ uý, trật Chánh tam phẩm. Lục phẩm mới thăng thập phẩm ốc Nha Việt lục Chân Triết, cửu phẩm mới thăng thập phẩm ốc Nha Đê Đô Đô Liêm, được liệt vào hạng bình, đều cho làm Vệ uý, trật Tòng tam phẩm. Cửu phẩm ốc Nha Ma Kha Tiệp Ma Mịch, ốc Nha Ma Kha Thi Na Thi Sốc, được liệt vào hạng mẫn cán được việc, đều cho làm Quản cơ, trật Chánh tứ phẩm.
Lũ Trương Minh Giảng lại tâu cho rằng tục nước Chân Lạp, trước đây vẫn nộp tiền để làm quan, người nào nộp nhiều thì làm quan to chứ không kể tài giỏi, cũng chẳng theo tư cách. Nay triều đình lựa lấy những người có công và có tài, trao cho quan chức cốt để khiến họ biết rằng tài năng và công lao là vinh quang, mà thói quê nộp tiền là không đáng quý. Vả, trong bọn quan Phiên, duy có Trà Long Nhâm Vu và Thi Khê là hơn cả : trước đây bọn thần đã nêu lên để tâu, thì họ đã được cho thêm chức hàm. (Trà Long Nhâm Vu được làm Chưởng cơ, trật tùng nhị phẩm ; Thi Kê được làm Vệ uý, trật Tòng tam phẩm). Đôn Sô dẫu cũng là quan thập phẩm, nhưng danh vọng còn kém Trà Long Nhâm Vu, thì nên cho ngang như Thi Kê, đổi bổ làm Vệ uý, trật Tòng tam phẩm. Chân Triết và Đô Liêm tuy mới thăng thập phẩm, nhưng công lao không bằng Thi Kê, thì nên cho xuống 1 bậc, đổi bổ làm Quản cơ, trật Chánh tứ phẩm. Ma Mịch và Thi Súc đều là cửu phẩm, lại không có quân công thì nên đổi bổ Phó quản cơ, trật Tòng tứ phẩm. Như vậy, ngõ hầu tình Phiên, tục Man mới được êm thấm. Vua cho là phải.
Giáp Ngọ, Minh Mệnh năm thứ 15 [1834], mùa đông, tháng 12.
Hơn 30 sách người Mán Chàm ở gần thành Quang Hoá thuộc Gia Định, tình nguyện xin phụ thuộc vào nước ta. Ra lệnh cho viên quan đóng ở thủ sở Quang Hoá được kiêm coi quản, chờ sau 3 năm, sẽ chiếu theo như các sách dân Phiên thuộc quốc tịch mà thu thuế.
Ất Mùi, Minh Mệnh năm thứ 16 [1835], mùa hạ, tháng 5.
Quyền lĩnh Tuần phủ Thuận – Khánh, Dương Văn Phong dâng tập mật nói : “Tỉnh Gia Định đưa đến tên phạm bị bắt là Đinh Mỗ, tra hỏi thì nó xưng rằng : Trước đây, Man chàm ở Thuận Thành, là Phủ Nộn, đã từng cùng với đầu mục giặc là Tuân Nghiễn thông nhau. Từ khi bọn giặc bị quan quân đánh tan, Tuân Nghiễn sai nó đến cầu Phủ Nộn cứu viện. Phủ Nộn nhân đó bắt nó đem nộp. Còn tên Phủ Nộn, xin đợi sau sẽ tra xét. Lại nữa, Tiêm Võ trước đưa nguỵ thư, hiện còn trốn, xin tư cho Gia Định phái người nã bắt”.
Vua sai viện Cơ mật truyền dụ rằng : “Ngươi biết có một điều, chưa biết được hai. Đinh Mỗ kia, lúc trước, ở Gia Định tra hỏi, nó chỉ nói rằng, vì cùng túng, đi ăn xin, nhân đó bị bắt, chứ không từng có một lời nói đến việc Phủ Nộn thông với giặc. Tới khi giải đến Bình Thuận nó mới bịa đặt ra biết bao tình tiết. Đó chẳng qua vì Phủ Nộn bắt nộp, nên nó thêu dệt vu hãm để báo thù đấy thôi. Huống chi, Phủ Nộn vì bắt kẻ phạm mà lại bị nó vu phản, chẳng hoá ra vì kẻ gian bịa đặt mà làm cho lòng người nghi hoặc hay sao ? Việc này không nên xét kỹ nữa. Đến như tên phạm trốn ở hạt khác là Tiêm Võ chỉ là một tên man quèn không đủ để coi là có hay không. Vả, tự nó làm nên tội, không thể tránh được, rồi cuối cùng nó cũng không trốn được hình phạt, hà tất phải tư nã làm gì !”.
ất Mùi, Minh Mệnh năm thứ 16 [1835], mùa đông, tháng 11.
Trấn Tây Tướng quân Trương Minh Giảng và Tham tán Lê Đại Cương làm bản sách tâu nói : “Lựa lấy quân lính Chân Lạp dồn làm cơ, đội, tuỳ theo địa thế liên lạc ; những kẻ ở gần Trấn Tây thì đặt làm 8 cơ Trấn Tây ; những kẻ ở gần Hải Đông, Hải Tây, đồn phủ Sơn Phủ thì đặt làm 12 cơ Tịch Biên ; những kẻ ở gần đồn phủ Khai Biên, Quảng Biên thì đặt làm 1 cơ Khai Biên và 2 cơ Quảng Biên để tiện chia ra phòng thủ. Lại trích cơ Mục tượng((1) Mục tượng : chăn voi.1) cũ đặt làm cơ Tượng mục Trấn Tây, cộng có 24 cơ. (19 cơ ; mỗi cơ đều 10 đội, 562 biền binh ; 5 cơ ; mỗi cơ đều 5 đội, 281 biền binh). Và cơ An biên trước (số lính có 386 người, trước mộ dân phủ Chân Chiêm dồn bổ) đặt tên là cơ An Biên Nhất, lấy thêm lính phủ Chân Chiêm (552 người) đặt làm cơ An biên Nhị. Lính phủ Mật Luật (160 người) đặt làm cơ An biên Tam. Còn những người Chàm, người Chà Và kiều ngụ ở đất Chân Lạp, trước kia, tạm đặt làm cơ An man Nhị, nay dồn làm 3 cơ, Nhất, Nhị, Tam (dân Chàm 823 người làm 2 cơ An man Nhất và Nhị ; dân Chà Và 223 người làm cơ An man Tam).
Dụ cho bọn 60 người, từ Chân Triết đến Hàn Biện, sung bổ làm Phó quản cơ các cơ.
Bọn Giảng lại tâu nói ; “Tỉnh thành An Giang, năm trước, bàn đặt ở thôn Long Sơn thuộc tỉnh hạt, nhưng vừa qua một cuộc bình trị, chưa kịp đào hào đắp thành. Bấy nay quan quân ở tỉnh còn tạm đóng ở thành Châu Đốc, còn kho tàng tạm làm bằng tre gỗ để đủ chứa. Nay xin đem kho Vĩnh Viễn ở Vĩnh Long nguyên đặt ở thành Gia Định về dựng lên để làm chỗ tích trữ”. Vua dụ rằng : “Thôn Long Sơn ở về đất thượng du, hình thế cao ráo sáng sủa, thêm vào đó, lại có 2 con sông Tiền Giang và Hậu Giang bao bọc, thực là nơi danh thắng, vẫn đành nên làm thành ở đấy, nhưng nay quan quân đóng giữ ở Trấn Tây thì chỗ ấy trở thành nơi nội địa lại chẳng cần thiết trước mắt nữa. Thành trì Châu Đốc hiện thành cơ sở rồi, thì đóng ở đấy cũng đủ giúp cho việc phòng ngự. Còn việc làm kho tàng, chuẩn cho làm như lời đã xin”.
Sửa đổi tên gọi các phủ thuộc thành Trấn Tây. (Phủ Ba Cầu Nam đổi làm phủ Ba Nam, phủ Trưng Lệ đổi làm phủ Trưng Lai, phủ Ba Di đổi làm phủ Hoá Di, phủ Thời Thâu đổi làm phủ Thời Tô, phủ Lợi ỷ Bát đổi làm phủ Ca Bát, phủ Xui Rạp đổi làm phủ Tuy Lạp, phủ Tầm Giun đổi làm phủ Tầm Đôn, phủ Long Tôn
Às ®] đổi làm phủ Long Tôn Às ¾ê , phủ Kha Rừng đổi làm phủ Ca Lâm, phủ Châu Chiêm đổi làm phủ Chân Thành ; phủ Bông Xiêm đổi làm phủ Bình Xiêm, phủ Chân Lệ đổi làm phủ Chân Tài, phủ Phủ Phủ đổi làm phủ ý Dĩ, phủ Ba Lầy đổi làm phủ Ba Lai, phủ Mạt Tầm Vu đổi làm phủ Tầm Vu, phủ Ca Khu đổi làm phủ Ca Âu, phủ Trung đổi làm phủ Thâu Trung).
Bính Thân, Minh Mệnh năm thứ 17 [1836], mùa thu, tháng 7
Bắt đầu đặt phủ Tây Ninh thuộc Gia Định, lĩnh 2 huyện Tân Ninh và Quang Hoá.
Một dải địa phương thành Quang Hoá, tỉnh Gia Định, giáp giới các phủ Tuy Lạp, Tầm Đôn, Kha Lâm và Bà Nam thuộc thành Trấn Tây địa thế rất là xung yếu. Năm trước đặt đạo Quang Hoá và các thủ sở Thuận Thành, Quang Phong, Quang Phục, Quang Uy, Kiên Uy để coi giữ ; các trại Phiên, Chàm quy phụ kể có hàng ngàn. Nguyên Tổng trấn Lê Văn Duyệt chiếm lấy dân ấy làm của riêng mình, vơ vét sản vật như : sừng tê, ngà voi và gỗ. Thuộc hạ hắn là nghịch phạm Lê Văn Khôi nhân đó đục khoét (vụ án về gỗ là do đấy). Quan lại ở đạo Quang Hoá đều bị chúng sai khiến, tìm nhiều cách che đậy, triều đình không biết tới. Đến bấy giờ bọn Kinh lược sứ Trương Minh Giảng và Trương Đăng Quế, thân đến tận nơi, xem thấy từ cầu Tây Huê ngoài tỉnh thành thẳng đến 1 con đường lớn phủ Kha Lâm, khoảng giữa có đồn Xỉ Khê (tức là chỗ ở của Chưởng cơ Cố trước) đất rộng, phẳng mà màu mỡ, người Kinh, người Phiên ở xen nhau, làm ăn cày cấy. Bên tả có sông nhỏ ăn thông với sông Quang Hoá (sông này phát nguyên từ phủ Ba Nam mà chảy đến) ; bên hữu có con đường bộ, ăn thông đến sông Đục((1) Hán văn chép là Trọc giang.1) (thuộc thủ sở Quang Phong, giáp giới hạt Biên Hoà), hình thế khá đẹp. Bọn Giảng bèn dâng sớ xin đặt phủ lỵ ở đó, rồi tuỳ địa thế liên lạc nên chia đặt 2 huyện lệ thuộc vào. Lại đặt 1 đồn bảo ở bên sông Đục để làm thế ỷ giốc với thành Quang Hoá, trong có thể làm phên giậu giữ vững cho Gia Định, ngoài có thể tăng thêm thanh thế cho Trấn Tây. Và luôn thể họ tâu lên tất cả tình tệ dối trá, giấu giếm của quan lại ở Quang Hoá.
Vua dụ rằng : “Phạm viên((2) Phạm viên : viên quan phạm tội.2) Lê Văn Duyệt, lúc còn sống, mạo danh nghĩa, tự cho mình là công bằng trung trực đối với nước, nhưng xét đến việc làm, điều gì cũng ngông cuồng bội nghịch, dần dần gây nên vụ án quan trọng. Trước đây ta đã giao cho [đình thần] công nghị, nêu rõ tội danh, đủ làm gương răn ngàn đời cho kẻ hoạn quan chuyên quyền. Nay xét lời tâu thấy rằng [Văn Duyệt] thực có lòng tham lam bỉ ổi, ngay như việc ẩn lậu dân Man đến hàng nghìn người và lại uỷ cho hạng tâm Phước là nghịch Khôi, thu vét sản vật để làm lợi riêng cho mình ! Nghịch Khôi nhân đó gây nên tệ hại, phạm pháp, làm loạn, nói sao cho xiết tội nó được ! Quản đạo Quang Hoá là Nguyễn Văn Thái bấy lâu nương tựa cửa quyền hoạn quan, khéo léo xoay xoả, vậy chuẩn cho lập tức phát vãng thành Trấn Tây làm lính ; đội trưởng, lại dịch là bọn Hoàng Phi Hán, Lê Công Hi, 10 người thông đồng ẩn lậu, đều phát vãng đồn Côn Lôn làm lính. Tổng đốc Nguyễn Văn Trọng, Bố chính Tôn Thất Lương không biết kiểm sát, tâu trình, đều giáng 2 cấp. Nay đổi đặt đồn Xỉ Khê làm huyện Tân Ninh ; đạo Quang Hoá làm huyện Quang Hoá, gọi thành Quang Hoá là huyện thành. Lại đặt phủ Tây Ninh kiêm lý huyện Tân Ninh. Nhân cái đồn bảo cũ, chữa cao rộng thêm, để làm thành phủ thành. Đổi sông Đục là sông Thanh Lưu, đặt đồn, bảo Thanh Lưu, cho lệ thuộc vào huyện Tân Ninh”.
Sau đó, Nguyễn Văn Trọng tâu xin trích các xã thôn, chia cho lệ thuộc vào các tổng, các huyện, tuyển lính Phiên, định ngạch thuế và mọi công việc nên làm. Vua đều chuẩn y. (Lấy 25 xã dân Phiên cùng với 6 xã, thôn dân Kinh ở 2 huyện Thuận An, Bình Dương tiếp cận huyện Tân Ninh, chia làm 2 tổng cho lệ thuộc huyện Tân Ninh. Lấy 30 xã dân Phiên cùng với 8 thôn dân Kinh ở huyện Thuận An, giáp gần đạo Quang Hoá, chia làm 2 tổng, cho lệ thuộc vào huyện Quang Hoá. Tổng đặt 1 cai tổng, chọn dân Kinh người nào mẫn cán cho làm. Hiện số dân Phiên là 1.224 người, gộp với 15 người trong đội Gia hoá, nguyên quán dân Phiên thuộc trong tỉnh hạt, cứ 5 đinh tuyển 1 làm lính, gồm hơn 400 người, dồn làm 4 đội Nhất, Nhị, Tam, Tứ cơ Gia hoá. Đội, đặt 1 suất đội, 4 đội trưởng và ngoại uỷ đội trưởng, 3 đội lệ thuộc phủ Tây Ninh, 1 đội lệ thuộc huyện Quang Hoá. Lại phái thêm lính tỉnh đóng giữ ở phủ Tây Ninh 2 đội, ở huyện Quang Hoá 1 đội. Còn 7 người ở đội Gia hoá trước, quán thuộc Trấn Tây, giao cho thành Trấn Tây cai quản. Còn 19 người lính thuộc đội thuyền Tam ở đạo Quang Hoá, cùng với 6 lính thủ sở Thuận Thành, 14 lính thủ sở Quang Phong, 17 lính thủ sở Quang Phục, 7 lính thủ sở Quang Uy, 7 lính thủ sở Kiên Uy, cộng 70 người, dồn làm 2 đội lính thuộc lệ, 1 đội thuộc Tây Ninh, 1 đội thuộc Quang Hoá, rút bớt các thủ sở Thuận Thành, Quang Phong, Quang Phục, Quang Uy và Kiên Uy. Mỗi phủ, huyện đều đặt 1 lại mục, 4 thông lại. Về thuế khoá dân Phiên, bắt đầu từ sang năm, mỗi người mỗi năm nộp tiền thuế thân và tiền đầu lõi là 1 quan 4 tiền, cho nộp thay bằng dầu rái 10 cân, nhựa trám 8 cân. Còn dân Kinh, tiền hoặc thóc tô thuế thì nộp ở kho các phủ, huyện, để dùng vào việc chi cấp. Phủ thành Tây Ninh, thông thuỷ rộng 32 trượng, thân thành dày 1 trượng, cao 7 thước 2 tấc, có 3 cửa. Đồn bảo Thanh Lưu, thông thuỷ rộng 15 trượng, thân dày 8 thước 1 tấc, cao 5 thước 4 tấc, có 2 cửa).
Hết tập 4
Tập 4
-----
Giáp Ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15 [1834],
Thự Tuần phủ An Giang là Lê Đại Cương mật tâu về mọi sự nghi trù tính làm việc biên phòng, xin đóng đại doanh ở nhà Nhu viễn Nam Vang rồi liệu lấy quan quân đóng giữ, để làm cái chước thiện hậu. Lại nữa, con đường bộ từ Quang Hóa trở lên giáp sông lớn, phần nhiều là đất bỏ hoang, có thể trồng cấy được, nên để cho những dân Chàm (dòng giống Chiêm Thành) xiêu giạt ở vùng Ân Khu, Tham Bộ được lưu lại tại đó mà cày cấy.
Vua dụ rằng : “Việc đặt đồn đóng giữ đã có sớ tâu và đã chuẩn y rồi. Mọi việc thiện hậu cứ chiếu theo đó mà làm. Duy miền thượng du Quang Hóa mới trải qua một cuộc rối ren, nhân dân tan tác, ăn ở chưa được yên, nay chính là lúc cần phải sửa sang chỉnh đốn lại. Hơn nữa, nếu đất đã là chỗ trồng cấy được, lại nhiều nơi bỏ hoang mà dân Chàm xiêu giạt, không nơi nương tựa, thì việc thu xếp cho dân có chỗ ở và đặt ra thể lệ điền sản, cũng là việc cần làm trước của chính sự vương giả. Vậy cho phép ngươi cùng với Nguyễn Xuân, Trương Minh Giảng và Trương Phước Đĩnh lập tức xét xem vùng ấy, phàm chỗ đất bỏ hoang nào có thể cày trồng và ở được, thì cho người Chàm đến lưu trú, để đất không có chỗ bỏ sót nguồn lợi, dân có nghề nghiệp thường làm ăn. Rồi thì xét những chỗ đất đã có dân ở, tùy theo số người, số ruộng nhiều ít, liệu chia ra làm huyện, tổng, ấp, làng, có giới hạn nhất định, đặt người làm đầu mục, để họ cai quản lẫn nhau. Rồi đem việc chia giới hạn và đặt đầu mục thế nào, làm tập tấu dâng lên. Chờ 3 năm sau, quan chức địa phương xét định thuế khóa tâu lên, để bắt đầu đánh thuế. Đó cũng là một kế trọng yếu trong việc kinh lý biên cương, các ngươi nên xét kỹ mà làm. Thảng hoặc có ý kiến gì khác có thể đi đến chỗ mười phần thỏa đáng, tốt đẹp hơn, thì cũng cho phép cứ thực trình bày, chờ Chỉ tuân hành”.
Giáp Ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15 [1834], mùa thu, tháng 7
Tỉnh Biên Hoà, mưa lụt ở tỉnh lỵ và các huyện Bình An, Phước Chính, nhà cửa, vườn ruộng phần nhiều ngập lụt. Tuần phủ Vũ Quýnh đem việc tâu lên.
Vua dụ rằng : “Hạt ngươi, sau khi biến loạn, dân cư vừa mới được yên, việc làm ruộng chính là lúc đang cần, lại gặp cái nạn nước lụt này, tưởng cũng có điều vất vả. Vậy cho ngươi thân đi khám xét thực sự, nếu có chỗ nào thiệt hại cấp thiết thì cho phát chẩn. Vả, xứ ấy, ruộng hằng năm mùa hè thì cày cấy, mùa đông thì thu hoạch. Nay mới là đầu mùa thu, việc cấy lúa cũng chưa muộn. Nên thông sức cho dân trong hạt đến khi nước rút, mua lấy nhiều mạ mà cấy giặm, thì về sau còn mong có được thu hoạch. Việc này có quan hệ đến lợi hại của dân, ngươi chịu trách nhiệm một địa phương, nên để ý hơn nữa !”
Đốc, phủ quân thứ Nam Vang, Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương, tâu bày trù tính về mọi việc thiện hậu :
1 – Chia đặt quan Phiên coi giữ những nơi trọng yếu. Chọn lấy người trội trong các quan Phiên : Chưởng cơ tên Vu, tên Long, Vệ uý tên Kê và ốc Nha Bông Sa Tiệp Bà Đê (bát phẩm) tên Đáp, ốc Nha Y Trách (thập phẩm) tên Sô, ốc Nha Đô Tha (cửu phẩm) tên Liêm, ốc Nha Di Đô Tha (lục phẩm) tên Triết. Thứ đến tên Lạp, tên úc, tên Tiên, tên Miệt, tên Mộc, tên Sâm, tên Phước và bọn Mục Mân Tri (lục phẩm) tên Nộn, bàn cùng vua Phiên, phái uỷ tên Vu lấy nguyên hàm, quản lý việc phủ Bông Xui, tên Liêm làm Đê đô (tức An phủ, thập phẩm) phủ Bông Xui, tên Long lấy nguyên hàm, quản lý công việc Phủ Lật, tên Kê làm Sô Đột Lục (tức An phủ, thập phẩm) phủ Phủ Lật. Lại dùng ốc Nha Bông Sa Tiệp Bà Đê, tên là Đáp, giúp việc ; tên Sô làm Điểu Đôn (tức An phủ, thập phẩm) phủ Kha Lăng ; tên Lạp làm ốc Nha Thi Na Ân Dặc (tức An phủ, lục phẩm) phủ Quảng Biên ; tên Đô làm ốc Nha Trà Biệt Sơn Lam (tức An phủ, lục phẩm) phủ Khai Biên ; tên Tiên làm ốc Nha Na Chiền (thập phẩm) đóng giữ đồn phủ Sơn phủ, kiêm coi quản các phủ Sơn Bốc, Sơn Trung ; tên Miệt làm ốc Nha Tham My Tiệp Bà Đê (tức An phủ, bát phẩm) phủ Sơn Phủ ; tên Sâm làm ốc Nha Bồ Đề (lục phẩm) sung làm Quản thủ tấn sở Xà Năng ; tên Mộc làm ân Vi Di (lục phẩm) tuần tiễu các đường thuỷ Biển Hồ ; tên Phước làm Trì Sơn Liêm (tứ phẩm) để giúp việc ; tên Nộn làm tấn thủ ở tấn sở Lô An. Thảy đều đốc suất những kẻ thuộc hạ, đem quân vào đồn, theo từng địa hạt mà phòng ngự. Lại nữa, phủ Chân Chiêm lệ thuộc tỉnh An Giang sai phái, chọn tên Triết làm Việt Lục (tức An phủ, thập phẩm) coi giữ.
2 – Xem xét đất Phiên, thiết lập đồn trại. (Xét đất nước Phiên có 4 chỗ rất quan trọng : phủ Phủ Lật là xung yếu nhất, thứ đến Bông Xui, lại thứ nữa đến Khai Biên, Quang Biên, lại thứ nữa đến Sơn Phủ. Trong đó có phủ Bông Xui địa thế rộng lớn. Hiện đã thiết lập ở chỗ đồn cũ Phủ Lật và 2 xứ Sa Tôn, Bông Tham thuộc phủ Bông Xui, mỗi nơi 1 đồn. Đồn ở Phủ Lật, xin đặt tên là đồn Tịch Biên thứ nhất, đồn ở Sa Tôn đặt là đồn Tịch Biên thứ nhì, đồn ở Bông Tham đặt là đồn Tịch Biên thứ ba. Khai Biên, Quảng Biên, Sơn Phủ cũng đều chọn đất đặt đồn. Duy có đất phủ Khai Biên rất rộng và xa, dân số ít lắm. Dân gian làm tổ mà ở, hễ thấy người xứ khác đến, thì chạy ẩn vào trong rừng, gần giống như loài vượn. Thuỷ thổ lại nhiều lam chướng. Chỉ nên lấy những dân ở gần đấy để theo An phủ đóng giữ. Lại nữa, đường thuỷ Xà Năng là lối từ hai phủ Phủ Lật và Bông Xui đến Nam Vang tất phải qua lại cũng đặt 1 tấn sở ở bờ sông).
3 – Lựa lấy lính Phiên. (Tuỳ theo số dân các phủ nhiều hay ít, liệu trích lấy 1 phần 3 hoặc 1 phần lấy 2, phân phái đóng giữ : ở Phủ Lật 1700 người, ở Bông Xui 2000 người, ở Quảng Biên 700 người, ở Sơn Phủ 600 người, ở Khai Biên và Xà Năng mỗi nơi 300 người ; còn thì để ở lại Nam Vang, dùng 2000 người xây đắp thành trì cho vua Phiên).
4 – Lựa lấy thổ binh người Chàm (dòng dõi người Thuận Hoá), người Chà (dòng giống Chà Và cư trú đất Phiên). (Tạm sắp xếp những dân này làm 2 cơ An Man Nhất và Nhị. Mỗi cơ 10 đội, mỗi đội 50 người. Dùng người đầu mục, là Hu Khiêm, quyền sai làm Suất cơ cơ An Man Nhất ; Đỗ Cố làm Phó suất cơ ; Tôn Ly làm Suất cơ cơ An Man Nhị, Hàn Ông làm Phó suất cơ. Sai họ chiêu tập cho đủ số, để phòng khi có việc sẽ trưng dụng. Còn việc chia cấp ruộng đất bỏ không cho mọi người để ở và trồng cấy sẽ tiếp tục làm sau).
5 – Chỉnh đốn sửa sang đồ quân dụng cho nước Phiên. (Sai kiếm sào tre và sắt sống để làm trường thương, đóng thuyền và luyện thuốc súng).
6 – Chiêu tập cơ binh An Biên. (Cơ An Biên lệ thuộc tỉnh An Giang, điều động lấy 500 dân Phiên phủ Chân Chiêm sung vào. Trước kia vì có giặc, họ lẩn trốn tản mát, chỉ còn vài mươi người. Nay cho Việt Lục tên là Triết, làm Ngoại uỷ suất cơ vẫn kiêm lĩnh chức An phủ, hiệp cùng nguyên Phó suất cơ là Liêm và Mộc, chiêu tập cơ binh, cốt được đủ số).
7 – Khám xét các thuyền buôn ở Quảng Biên. (Cửa biển Cần Bột thuộc phủ Quảng Biên, nếu có thuyền buôn của người nhà Thanh chở hàng hoá vào cảng thì nên báo cho tỉnh Hà Tiên xét thực tình hình, tuỳ việc mà làm, nếu người nhiều hàng ít, thì đuổi đi).
8 – Kinh lý biên phòng tỉnh Hà Tiên. (Luỹ dài Phù Dung ở Hà Tiên và pháo đài Kim Dữ hiện đã sửa sang thêm, lại đem cấp cho dầu mỡ để dùng vào việc tu bổ thuyền mành. Về số biền binh đi thú, xin do quân thứ Gia Định trích lấy 1, 2 vệ, 500 người, để giúp toàn lực vào việc đó).
Vua đều cho làm đúng như lời đã kiến nghị. Và dụ cho Tướng quân, Tham tán ở Gia Định liệu phái lính Kinh, hay lính các tỉnh từ Bình Thuận trở ra Bắc, cho đủ 1 vệ 500 người để đi thú Hà Tiên. Sau đó, lại điều 500 binh dõng 2 tỉnh Long – Tường đến đóng giữ.
Lũ Trương Minh Giảng lại mật tâu, nói : “Nhiều lần vâng lời minh dụ, về việc lựa lấy quân Phiên, làm thành danh sách kê rõ công trạng quan Phiên, bọn thần đã đến vua Phiên và quan Phiên để thăm dò bàn định. Họ chỉ nấn ná đun đẩy mà thôi. Xét kỹ tình hình là bởi vua tôi nước ấy xưa nay chỉ ăn hối lộ : vua Phiên thì bán quan, buôn ngục, chính lệnh không thi hành ; quan Phiên thì chia đất mà hưởng lợi, lợi dụng dân để làm việc riêng. Bởi thế, đối với việc lấy người đi lính, Phiên vương thì vui theo, mà quan Phiên thì ẩn giấu dân số, không làm thế nào được ! Còn việc làm danh sách công trạng, quan Phiên thì lấy làm vẻ vang vì được quan chức của triều đình, nhưng vua Phiên thì ghen ghét những kẻ có công, sợ khó chế ngự, do đấy kéo dài đến 4, 5 tháng nay chưa làm xong việc. Vả, lúc mới kinh lý, nhiều việc mới bắt đầu gây dựng, cốt làm cho lòng người được yên, nên chỉ có thể tuỳ việc dò hỏi sơ qua dân số nhiều hay ít, điều đi đóng giữ và sung làm công dịch. Và hễ nghe biết quan Phiên nào có chút công trạng, xét được người nào đủ làm được công việc thì đem họ tên quan chức của họ chia từng hạng, làm danh sách, tiếp tục tâu lên”.
Vua mật dụ rằng : “Vua tôi nước Phiên xưa nay vẫn một niềm trầm lặng nhơn nhơn, những tình hình ấy, chẳng đợi các ngươi tâu nói, ta cũng vẫn đã biết rồi. Nay lần đầu mới xếp đặt, cốt phải làm cho công bằng. Phàm những quan Phiên, người nào thực có công trạng và hiền tài, thì cất nhắc, người không tốt thì truất bỏ. Còn các việc chọn lấy quân lính, chia phái canh phòng, đều nên châm chước xem việc gì nên làm thì làm, dù chúng không thích, cũng chẳng kể gì, chỉ cốt làm được ổn thoả khéo léo, hợp với lòng người là được”.
Khi danh sách kê công trạng quan Phiên dâng lên, vua chuẩn giao bộ Binh bàn xét. Từ Đôn Sô đến Lặc Nạp gồm 48 người (mỗi người được lấy 1 chữ trong chức cho đặt làm họ. Thí dụ như là ốc Nha Ô Đôn, tên là Sô, cho đặt họ là Đôn, vẫn tên là Sô. Còn ngoài ra, đều theo như thế), thưởng cho quan chức có từng bậc khác nhau. Trong đó có thập phẩm ốc Nha Điểu Đôn Đôn Sô được liệt vào hạng ưu, cho làm Vệ uý, trật Chánh tam phẩm. Lục phẩm mới thăng thập phẩm ốc Nha Việt lục Chân Triết, cửu phẩm mới thăng thập phẩm ốc Nha Đê Đô Đô Liêm, được liệt vào hạng bình, đều cho làm Vệ uý, trật Tòng tam phẩm. Cửu phẩm ốc Nha Ma Kha Tiệp Ma Mịch, ốc Nha Ma Kha Thi Na Thi Sốc, được liệt vào hạng mẫn cán được việc, đều cho làm Quản cơ, trật Chánh tứ phẩm.
Lũ Trương Minh Giảng lại tâu cho rằng tục nước Chân Lạp, trước đây vẫn nộp tiền để làm quan, người nào nộp nhiều thì làm quan to chứ không kể tài giỏi, cũng chẳng theo tư cách. Nay triều đình lựa lấy những người có công và có tài, trao cho quan chức cốt để khiến họ biết rằng tài năng và công lao là vinh quang, mà thói quê nộp tiền là không đáng quý. Vả, trong bọn quan Phiên, duy có Trà Long Nhâm Vu và Thi Khê là hơn cả : trước đây bọn thần đã nêu lên để tâu, thì họ đã được cho thêm chức hàm. (Trà Long Nhâm Vu được làm Chưởng cơ, trật tùng nhị phẩm ; Thi Kê được làm Vệ uý, trật Tòng tam phẩm). Đôn Sô dẫu cũng là quan thập phẩm, nhưng danh vọng còn kém Trà Long Nhâm Vu, thì nên cho ngang như Thi Kê, đổi bổ làm Vệ uý, trật Tòng tam phẩm. Chân Triết và Đô Liêm tuy mới thăng thập phẩm, nhưng công lao không bằng Thi Kê, thì nên cho xuống 1 bậc, đổi bổ làm Quản cơ, trật Chánh tứ phẩm. Ma Mịch và Thi Súc đều là cửu phẩm, lại không có quân công thì nên đổi bổ Phó quản cơ, trật Tòng tứ phẩm. Như vậy, ngõ hầu tình Phiên, tục Man mới được êm thấm. Vua cho là phải.
Giáp Ngọ, Minh Mệnh năm thứ 15 [1834], mùa đông, tháng 12.
Hơn 30 sách người Mán Chàm ở gần thành Quang Hoá thuộc Gia Định, tình nguyện xin phụ thuộc vào nước ta. Ra lệnh cho viên quan đóng ở thủ sở Quang Hoá được kiêm coi quản, chờ sau 3 năm, sẽ chiếu theo như các sách dân Phiên thuộc quốc tịch mà thu thuế.
Ất Mùi, Minh Mệnh năm thứ 16 [1835], mùa hạ, tháng 5.
Quyền lĩnh Tuần phủ Thuận – Khánh, Dương Văn Phong dâng tập mật nói : “Tỉnh Gia Định đưa đến tên phạm bị bắt là Đinh Mỗ, tra hỏi thì nó xưng rằng : Trước đây, Man chàm ở Thuận Thành, là Phủ Nộn, đã từng cùng với đầu mục giặc là Tuân Nghiễn thông nhau. Từ khi bọn giặc bị quan quân đánh tan, Tuân Nghiễn sai nó đến cầu Phủ Nộn cứu viện. Phủ Nộn nhân đó bắt nó đem nộp. Còn tên Phủ Nộn, xin đợi sau sẽ tra xét. Lại nữa, Tiêm Võ trước đưa nguỵ thư, hiện còn trốn, xin tư cho Gia Định phái người nã bắt”.
Vua sai viện Cơ mật truyền dụ rằng : “Ngươi biết có một điều, chưa biết được hai. Đinh Mỗ kia, lúc trước, ở Gia Định tra hỏi, nó chỉ nói rằng, vì cùng túng, đi ăn xin, nhân đó bị bắt, chứ không từng có một lời nói đến việc Phủ Nộn thông với giặc. Tới khi giải đến Bình Thuận nó mới bịa đặt ra biết bao tình tiết. Đó chẳng qua vì Phủ Nộn bắt nộp, nên nó thêu dệt vu hãm để báo thù đấy thôi. Huống chi, Phủ Nộn vì bắt kẻ phạm mà lại bị nó vu phản, chẳng hoá ra vì kẻ gian bịa đặt mà làm cho lòng người nghi hoặc hay sao ? Việc này không nên xét kỹ nữa. Đến như tên phạm trốn ở hạt khác là Tiêm Võ chỉ là một tên man quèn không đủ để coi là có hay không. Vả, tự nó làm nên tội, không thể tránh được, rồi cuối cùng nó cũng không trốn được hình phạt, hà tất phải tư nã làm gì !”.
ất Mùi, Minh Mệnh năm thứ 16 [1835], mùa đông, tháng 11.
Trấn Tây Tướng quân Trương Minh Giảng và Tham tán Lê Đại Cương làm bản sách tâu nói : “Lựa lấy quân lính Chân Lạp dồn làm cơ, đội, tuỳ theo địa thế liên lạc ; những kẻ ở gần Trấn Tây thì đặt làm 8 cơ Trấn Tây ; những kẻ ở gần Hải Đông, Hải Tây, đồn phủ Sơn Phủ thì đặt làm 12 cơ Tịch Biên ; những kẻ ở gần đồn phủ Khai Biên, Quảng Biên thì đặt làm 1 cơ Khai Biên và 2 cơ Quảng Biên để tiện chia ra phòng thủ. Lại trích cơ Mục tượng((1) Mục tượng : chăn voi.1) cũ đặt làm cơ Tượng mục Trấn Tây, cộng có 24 cơ. (19 cơ ; mỗi cơ đều 10 đội, 562 biền binh ; 5 cơ ; mỗi cơ đều 5 đội, 281 biền binh). Và cơ An biên trước (số lính có 386 người, trước mộ dân phủ Chân Chiêm dồn bổ) đặt tên là cơ An Biên Nhất, lấy thêm lính phủ Chân Chiêm (552 người) đặt làm cơ An biên Nhị. Lính phủ Mật Luật (160 người) đặt làm cơ An biên Tam. Còn những người Chàm, người Chà Và kiều ngụ ở đất Chân Lạp, trước kia, tạm đặt làm cơ An man Nhị, nay dồn làm 3 cơ, Nhất, Nhị, Tam (dân Chàm 823 người làm 2 cơ An man Nhất và Nhị ; dân Chà Và 223 người làm cơ An man Tam).
Dụ cho bọn 60 người, từ Chân Triết đến Hàn Biện, sung bổ làm Phó quản cơ các cơ.
Bọn Giảng lại tâu nói ; “Tỉnh thành An Giang, năm trước, bàn đặt ở thôn Long Sơn thuộc tỉnh hạt, nhưng vừa qua một cuộc bình trị, chưa kịp đào hào đắp thành. Bấy nay quan quân ở tỉnh còn tạm đóng ở thành Châu Đốc, còn kho tàng tạm làm bằng tre gỗ để đủ chứa. Nay xin đem kho Vĩnh Viễn ở Vĩnh Long nguyên đặt ở thành Gia Định về dựng lên để làm chỗ tích trữ”. Vua dụ rằng : “Thôn Long Sơn ở về đất thượng du, hình thế cao ráo sáng sủa, thêm vào đó, lại có 2 con sông Tiền Giang và Hậu Giang bao bọc, thực là nơi danh thắng, vẫn đành nên làm thành ở đấy, nhưng nay quan quân đóng giữ ở Trấn Tây thì chỗ ấy trở thành nơi nội địa lại chẳng cần thiết trước mắt nữa. Thành trì Châu Đốc hiện thành cơ sở rồi, thì đóng ở đấy cũng đủ giúp cho việc phòng ngự. Còn việc làm kho tàng, chuẩn cho làm như lời đã xin”.
Sửa đổi tên gọi các phủ thuộc thành Trấn Tây. (Phủ Ba Cầu Nam đổi làm phủ Ba Nam, phủ Trưng Lệ đổi làm phủ Trưng Lai, phủ Ba Di đổi làm phủ Hoá Di, phủ Thời Thâu đổi làm phủ Thời Tô, phủ Lợi ỷ Bát đổi làm phủ Ca Bát, phủ Xui Rạp đổi làm phủ Tuy Lạp, phủ Tầm Giun đổi làm phủ Tầm Đôn, phủ Long Tôn
Às ®] đổi làm phủ Long Tôn Às ¾ê , phủ Kha Rừng đổi làm phủ Ca Lâm, phủ Châu Chiêm đổi làm phủ Chân Thành ; phủ Bông Xiêm đổi làm phủ Bình Xiêm, phủ Chân Lệ đổi làm phủ Chân Tài, phủ Phủ Phủ đổi làm phủ ý Dĩ, phủ Ba Lầy đổi làm phủ Ba Lai, phủ Mạt Tầm Vu đổi làm phủ Tầm Vu, phủ Ca Khu đổi làm phủ Ca Âu, phủ Trung đổi làm phủ Thâu Trung).
Bính Thân, Minh Mệnh năm thứ 17 [1836], mùa thu, tháng 7
Bắt đầu đặt phủ Tây Ninh thuộc Gia Định, lĩnh 2 huyện Tân Ninh và Quang Hoá.
Một dải địa phương thành Quang Hoá, tỉnh Gia Định, giáp giới các phủ Tuy Lạp, Tầm Đôn, Kha Lâm và Bà Nam thuộc thành Trấn Tây địa thế rất là xung yếu. Năm trước đặt đạo Quang Hoá và các thủ sở Thuận Thành, Quang Phong, Quang Phục, Quang Uy, Kiên Uy để coi giữ ; các trại Phiên, Chàm quy phụ kể có hàng ngàn. Nguyên Tổng trấn Lê Văn Duyệt chiếm lấy dân ấy làm của riêng mình, vơ vét sản vật như : sừng tê, ngà voi và gỗ. Thuộc hạ hắn là nghịch phạm Lê Văn Khôi nhân đó đục khoét (vụ án về gỗ là do đấy). Quan lại ở đạo Quang Hoá đều bị chúng sai khiến, tìm nhiều cách che đậy, triều đình không biết tới. Đến bấy giờ bọn Kinh lược sứ Trương Minh Giảng và Trương Đăng Quế, thân đến tận nơi, xem thấy từ cầu Tây Huê ngoài tỉnh thành thẳng đến 1 con đường lớn phủ Kha Lâm, khoảng giữa có đồn Xỉ Khê (tức là chỗ ở của Chưởng cơ Cố trước) đất rộng, phẳng mà màu mỡ, người Kinh, người Phiên ở xen nhau, làm ăn cày cấy. Bên tả có sông nhỏ ăn thông với sông Quang Hoá (sông này phát nguyên từ phủ Ba Nam mà chảy đến) ; bên hữu có con đường bộ, ăn thông đến sông Đục((1) Hán văn chép là Trọc giang.1) (thuộc thủ sở Quang Phong, giáp giới hạt Biên Hoà), hình thế khá đẹp. Bọn Giảng bèn dâng sớ xin đặt phủ lỵ ở đó, rồi tuỳ địa thế liên lạc nên chia đặt 2 huyện lệ thuộc vào. Lại đặt 1 đồn bảo ở bên sông Đục để làm thế ỷ giốc với thành Quang Hoá, trong có thể làm phên giậu giữ vững cho Gia Định, ngoài có thể tăng thêm thanh thế cho Trấn Tây. Và luôn thể họ tâu lên tất cả tình tệ dối trá, giấu giếm của quan lại ở Quang Hoá.
Vua dụ rằng : “Phạm viên((2) Phạm viên : viên quan phạm tội.2) Lê Văn Duyệt, lúc còn sống, mạo danh nghĩa, tự cho mình là công bằng trung trực đối với nước, nhưng xét đến việc làm, điều gì cũng ngông cuồng bội nghịch, dần dần gây nên vụ án quan trọng. Trước đây ta đã giao cho [đình thần] công nghị, nêu rõ tội danh, đủ làm gương răn ngàn đời cho kẻ hoạn quan chuyên quyền. Nay xét lời tâu thấy rằng [Văn Duyệt] thực có lòng tham lam bỉ ổi, ngay như việc ẩn lậu dân Man đến hàng nghìn người và lại uỷ cho hạng tâm Phước là nghịch Khôi, thu vét sản vật để làm lợi riêng cho mình ! Nghịch Khôi nhân đó gây nên tệ hại, phạm pháp, làm loạn, nói sao cho xiết tội nó được ! Quản đạo Quang Hoá là Nguyễn Văn Thái bấy lâu nương tựa cửa quyền hoạn quan, khéo léo xoay xoả, vậy chuẩn cho lập tức phát vãng thành Trấn Tây làm lính ; đội trưởng, lại dịch là bọn Hoàng Phi Hán, Lê Công Hi, 10 người thông đồng ẩn lậu, đều phát vãng đồn Côn Lôn làm lính. Tổng đốc Nguyễn Văn Trọng, Bố chính Tôn Thất Lương không biết kiểm sát, tâu trình, đều giáng 2 cấp. Nay đổi đặt đồn Xỉ Khê làm huyện Tân Ninh ; đạo Quang Hoá làm huyện Quang Hoá, gọi thành Quang Hoá là huyện thành. Lại đặt phủ Tây Ninh kiêm lý huyện Tân Ninh. Nhân cái đồn bảo cũ, chữa cao rộng thêm, để làm thành phủ thành. Đổi sông Đục là sông Thanh Lưu, đặt đồn, bảo Thanh Lưu, cho lệ thuộc vào huyện Tân Ninh”.
Sau đó, Nguyễn Văn Trọng tâu xin trích các xã thôn, chia cho lệ thuộc vào các tổng, các huyện, tuyển lính Phiên, định ngạch thuế và mọi công việc nên làm. Vua đều chuẩn y. (Lấy 25 xã dân Phiên cùng với 6 xã, thôn dân Kinh ở 2 huyện Thuận An, Bình Dương tiếp cận huyện Tân Ninh, chia làm 2 tổng cho lệ thuộc huyện Tân Ninh. Lấy 30 xã dân Phiên cùng với 8 thôn dân Kinh ở huyện Thuận An, giáp gần đạo Quang Hoá, chia làm 2 tổng, cho lệ thuộc vào huyện Quang Hoá. Tổng đặt 1 cai tổng, chọn dân Kinh người nào mẫn cán cho làm. Hiện số dân Phiên là 1.224 người, gộp với 15 người trong đội Gia hoá, nguyên quán dân Phiên thuộc trong tỉnh hạt, cứ 5 đinh tuyển 1 làm lính, gồm hơn 400 người, dồn làm 4 đội Nhất, Nhị, Tam, Tứ cơ Gia hoá. Đội, đặt 1 suất đội, 4 đội trưởng và ngoại uỷ đội trưởng, 3 đội lệ thuộc phủ Tây Ninh, 1 đội lệ thuộc huyện Quang Hoá. Lại phái thêm lính tỉnh đóng giữ ở phủ Tây Ninh 2 đội, ở huyện Quang Hoá 1 đội. Còn 7 người ở đội Gia hoá trước, quán thuộc Trấn Tây, giao cho thành Trấn Tây cai quản. Còn 19 người lính thuộc đội thuyền Tam ở đạo Quang Hoá, cùng với 6 lính thủ sở Thuận Thành, 14 lính thủ sở Quang Phong, 17 lính thủ sở Quang Phục, 7 lính thủ sở Quang Uy, 7 lính thủ sở Kiên Uy, cộng 70 người, dồn làm 2 đội lính thuộc lệ, 1 đội thuộc Tây Ninh, 1 đội thuộc Quang Hoá, rút bớt các thủ sở Thuận Thành, Quang Phong, Quang Phục, Quang Uy và Kiên Uy. Mỗi phủ, huyện đều đặt 1 lại mục, 4 thông lại. Về thuế khoá dân Phiên, bắt đầu từ sang năm, mỗi người mỗi năm nộp tiền thuế thân và tiền đầu lõi là 1 quan 4 tiền, cho nộp thay bằng dầu rái 10 cân, nhựa trám 8 cân. Còn dân Kinh, tiền hoặc thóc tô thuế thì nộp ở kho các phủ, huyện, để dùng vào việc chi cấp. Phủ thành Tây Ninh, thông thuỷ rộng 32 trượng, thân thành dày 1 trượng, cao 7 thước 2 tấc, có 3 cửa. Đồn bảo Thanh Lưu, thông thuỷ rộng 15 trượng, thân dày 8 thước 1 tấc, cao 5 thước 4 tấc, có 2 cửa).
Hết tập 4