Trạng thái
Lịch Sử

Người Chăm trong sách Đại Nam Thực Lục

Tập 5

Mậu Tuất, Minh Mệnh năm thứ 19 [1838]. Mùa đông

Quan thành Trấn Tây là bọn Trương Minh Giảng nói : “Biền binh 3 cơ An man thuộc thành ấy, trước khi bọn giặc nghịch Hải Đông gây sự chỉ biết hướng mộ triều đình, ra sức bắt giặc, trước sau sai phái, không khác lính Kinh”

Vua khen ngợi đặc cách chuẩn cho Cai đội cơ Nhất sung Quản cơ là Vũ Khiêm, Cai đội cơ Nhị sung Quản cơ là Tôn Ly, đều thưởng thụ Phó quản cơ, thí sai Quản cơ, Chánh đội trưởng cơ Tam sung Phó quản cơ là Đào Kim thưởng thụ Cai đội, thí sai Phó quản cơ. Ngoài ra bọn Suất đội đều được thực thụ. Sau lại gia ơn cho các Quản suất Tịch Biên, Khai Biên, Quảng Biên, An man và cơ Tương mục, thuộc thành Trấn Tây hằng tháng được cấp tiền lương, bắt đầu từ tháng giêng sang năm (thực thụ Chánh phó quản cơ đều mỗi tháng 3 quan tiền. Cai đội, Chánh đội trưởng, thí sai suất cơ và sung suất cơ đều 2 quan). Vua bảo Hiệp biện đại học sĩ Trương Đăng Quế rằng : “3 cơ An man ở thành Trấn Tây nguyên là người Chàm Đồ Bà ở nhờ đất ấy, mà khi có việc phần nhiều ra sức giúp triều đình, trẫm muốn cấp áo quần và tiền, để cho càng biết cảm kích phấn khởi, sợ thổ binh các cơ cho là có chỗ phân biệt, sinh ra ghen ghét”. Trương Đăng Quế tâu nói : “Đấy là ân cách của triều đình, ai dám nói xen vào, nhân nói đến Trấn Tây là đất mới phụ thuộc, việc phải sửa sang còn nhiều”.

Vua bảo rằng : “Nay hãy dần dần xếp đặt, chuyển vận lặng ngầm, để cho nhân dân ấy có lòng thành thực, hướng theo giáo hoá, quan quân có lòng hết sức làm việc, trẻ thì lớn lên, lớn thì già đi, đều tiêm nhiễm phong hoá người Kinh, rồi sau mới xử trí tất cả chỉ theo sai khiến, đó là then chốt lớn để mở đóng chế ngự”.

Vua lại mật dụ bọn Trương Minh Giảng rằng : “Trẫm nghe 3 cơ An man, từ sau khi theo quan quân đi đánh dẹp, phần nhiều bị người Thổ ghét, dần không cho ở, cho nên không có chỗ nương nhờ làm ăn, thường phải quẫn bách, việc ấy, có lẽ nào ở thành không biết. Vả lại 3 cơ ấy có lòng theo ta, chính nên vỗ về mà dùng, sao được để cho mất chỗ nhờ cậy, nay toàn hạt Trấn Tây đã thuộc bản đồ sổ sách của triều đình, không kể là dân Kinh, dân Thổ, mọi người đều được khai khẩn làm ăn, cùng nhau vui lợi, người Thổ kia sao được chiếm làm của mình, mà không cho người khác cùng làm được, huống chi hạt ấy địa thế đất tốt, nhân dân sở tại chưa chắc khai khẩn hết, lại cho 3 cơ ấy là ở nhờ đuổi đi không cho làm, có được không ? Bọn khanh nên xếp đặt cho thoả đáng, phàm biền binh 3 cơ ấy từ trước làm nhà ở nơi nào, làm ăn ở chỗ nào, đều cho nhận lấy để ở và cấy làm sinh nghiệp ở yên mãi nếu hoặc, nơi ở chưa ổn định, cũng phải chọn đất chia cấp, không để cho người Thổ được lấn áp xua đuổi, sinh ra lôi thôi thế mới được”.

Lại từ trước đến nay, ở thành tâu cử chức An phủ các phủ huyện, chỉ theo quan Phiên chọn phái, đó là theo trước mà làm, vẫn là tạm thời, từ nay trở đi phàm có khuyết chức An phủ, nên chọn người theo việc quân sai phái được việc mà cử, không để cho quan Phiên được làm ơn, gây bè đảng cố kết kéo dài, sau này xử trí thêm phiền. Các thổ quan lĩnh các phủ, huyện thổ nơi nào đã đặt quan người Kinh hoặc đổi làm Phủ uý, Huyện uý, đều cho theo quan người Kinh làm việc, không nên để tên cũ An phủ. Lại như đặt quan người Kinh ở phủ huyện, theo nghị trước : trước hết ở các hạt Hải Đông, Hải Tây, Sơn Định, Quảng Biên lần lượt cử hành thì các phủ huyện bên trong tự khắc đem nhau hướng theo giáo hoá. Nhưng xét các địa phương ấy phần nhiều là biên giới, dân Kinh ít người đi lại, quan quân không tiện đóng giữ, nếu chỉ đặt một viên huyện, thì người Man nhiều, người Kinh ít, xếp đặt cũng khó. Nay nên bàn tính hoặc ở các phủ bên trong như loại Chân Thành, Ba Xuyên, Kim Trường tiếp giáp với An Giang thì chia lập phủ, huyện, tổng, làng, đặt quan người Kinh đến ngay sửa sang, thì các địa đầu đã có trọng binh, chúng ở phía trong, hoặc có sinh lòng khác, sẽ sợ không dám hành động, trước gần rồi sau đến xa, làm dần dần cũng là kế hơn cả, nhưng sự thế tính xa có khó các ngươi cần phải trù tính kỹ lưỡng, thế nào cho ổn thoả cả thì cho một mặt tâu lên, một mặt thi hành. Bọn Giảng tâu nói : “3 cơ An man tuy nói là ở ngụ, từ trước đến nay cũng tuỳ chỗ bỏ không, dựng nhà để ở, người địa phương sở tại không đến đuổi đi, duy gần đây thấy có ghen ghét, từng đã răn bảo trước, cũng không dám tỏ ra lấn áp, nhưng đất cày cấy được, 3 cơ ấy phải lĩnh canh nộp thuế ở thổ quan, không được tự do, nên sự làm ăn sinh nhai của bọn chúng so với người thổ trước lợi lạc có không giống nhau. Xin nên xử trí dần dần. Còn việc đặt quan người Kinh ở các phủ huyện, gần đây đã ở các huyện Chân Tài, Bình Tiêm thuộc Hải Đông, Ngọc Bi thuộc Hải Tây, và My Tài thuộc Sơn Định, Hoá Di ở hơi gần thành sở, Lư An ở quanh thành, tạm đặt mỗi huyện 1 Tri huyện. Xét ra nhân tình đã thiếp phục. Nay theo minh dụ, bàn tính hai ba lần, phàm các hạt thuộc về thượng du, địa thế xa cách như Sơn Phủ, thuộc Sơn Định, Khai Biên thuộc Quảng Biên, tạm hãy làm dần ; ngoài ra như các phủ huyện Lô Việt, Tầm Vu, Thìn Tô, Lô Viên, Tầm Đôn, Tuy Lạp, Ba Man, Long Tôn, Bát Ca thuộc thành, và Ngọc Luật, Chân Thành, Ba Xuyên, Kim Trường, Ô Môn ở gần ngay An Giang, định nên lần lượt chia đặt quan người Kinh, còn như đặt ra tổng làng, tất cả công việc phải làm, chờ sau lại bàn. Lại như chức An phủ đặt trước, nên đổi làm Phủ uý, Huyện uý, cùng là chọn lấy người theo việc quân được việc để sung cư, xin đến lúc ấy theo dụ làm việc. (Tuy Lạp nguyên là Lôi Lạp đổi ra, Ba Nam nguyên là Ba Cầu Nam đổi ra, Bát Ca nguyên là Lợi ỷ Bát đổi ra, Ngọc Luật nguyên là Mật Luật đổi ra, Chân Thành nguyên là Chân Thiêm đổi ra).

Vua cho là phải.

Canh Tý, Minh Mệnh năm thứ 21 [1840], mùa thu

Bọn giặc ở huyện Nam Thái thành Trấn Tây lan tràn qua địa đầu phủ Tây Ninh, Gia Định, dân thổ và dân người Chàm đều theo đi, vây đánh đồn Quang Phong. Lính ở đồn ít, không địch nổi quân giặc nhiều, bỏ khí giới chạy. Viên Suất đội giữ đồn là Nguyễn Văn Nhiên ngoảnh lại bảo Đội trưởng là Trần Văn Nguyên rằng : “Đánh cũng chết, chạy cũng chết, ta thà đánh nhau với giặc cho đến chết”. Giặc chém đứt lá cờ của Văn Nguyên cầm tay, Nguyên cũng chạy. Nhiên bèn bị hại. Giặc ngầm sang qua sông nhánh Xỉ Khê, cách phủ thành hơn 1 dặm. Bố chính là Lê Khánh Trinh, sai Vệ uý là Trương Cầm, Phó cơ là Trần Văn Thanh, chia đường đánh ập lại, bắn chết nhiều đứa. Giặc bèn rút lui, dựa rừng làm hiểm, không chịu ra trận đối địch. Tổng đốc Nguyễn Văn Trọng được tin báo, lại phái Phó lãnh binh là Trần Nhữ Đoan, đem binh đến tiếp ứng, rồi làm bản tâu lên.

Vua dụ rằng : “Xem lời tâu về tình hình đánh dẹp, tựu trung dẫu có bắn giết được giặc, nhưng giặc lại lôi kéo xác vào rừng, chưa từng chém được thủ cấp nào, chưa đủ kể là có công. Nhưng tạm nghĩ ; trong khi đánh dẹp có biết ra sức tí chút, gia ơn thưởng cấp tiền cho biền binh có thứ bậc khác nhau. Bố chính Lê Khánh Trinh đem binh dũng hơn 1000 người, đã đến hơn 1 tuần, chưa nghe thấy chém được 1 thủ cấp, bắt 1 tên cừ khôi nào, chỉ đóng giữ ở phủ lỵ, đã lâu không có công trạng gì. Vậy tức khắc giáng 2 cấp, không cho lấy công khác khấu trừ. Nay phải đốc suất cùng với Trần Nhữ Đoan hết sức đánh bắt giặc, trong hạn 10 hôm phải chém giết hết bọn giặc cho yên lặng con đường ấy. Rồi Trần Nhữ Đoan thì tức thời tiện đường thắng đến Trấn Tây hội họp để đánh dẹp, Lê Khánh Trinh thì vẫn phải lưu lại ở Tây Ninh để vỗ về yên dân, độ mấy hôm cũng về tỉnh làm việc. Còn như Suất đội Nguyễn Văn Nhiên khi lâm nguy còn khảng khái như thế, cũng đáng nên khen, chuẩn cho truy tặng hàm Phó quản cơ, cấp tiền tử tuất gấp hai và thưởng thêm 10 lạng bạc”.

Canh Tý, Minh Mệnh năm thứ 21 [1840]. Mùa đông

Tổng đốc Định – Biên là Nguyễn Văn Trọng tiến đến phủ thành Tây Ninh, về 2 mặt tiền và hữu phủ thành, địa phận rừng rú, giặc đều dựng đồn chiếm giữ, thế rất hiểm trở bền vững. Trọng bèn phái uỷ Lãnh binh là Ngô Văn Giai, quản đốc các binh dõng, chia đường đánh dẹp, giặc bỏ đồn chạy, quân ta chém được 1 thủ cấp cắt lấy tai, đốt hết trại và rào sách của giặc. Khi kiểm lại quan binh 2 đạo, phần nhiều bị thương bị chết. Trọng đem tình trạng tâu lên, và nói : trận này sự lấy được không bù lại sự thiệt hại, xin tự nhận lỗi về điều độ chưa khéo. Lại nói : Tiết thứ kính theo dụ chỉ, dịch ra chữ Man, để hiểu dụ khắp bọn giặc. Nhưng chúng phục thư lại, đại khái nói : trong bọn có nhiều người Xiêm, người Chàm giúp đỡ, đợi khi nào được chủ nó cả trai lẫn gái 5 người về nước mới thôi. Nếu không thế, dẫu 2, 3 năm cũng không thôi. Chúng lại nói : chỉ có đánh nhau chứ không chịu hàng phục.

Vua dụ rằng : “Nhà ngươi đi chuyến này điều độ lầm lỗi, dẫu có bị tổn hại nhiều, lỗi ấy cũng khó chối. Vậy giáng 1 cấp. Duy biền binh 2 đạo, đánh được trận ấy, cũng nên lượng gia khen thưởng về mặt đằng trước, đánh phá hơi khó, thưởng chung cho 100 quan tiền. Về mặt bên hữu thưởng chung cho 80 quan. Xét ra, bọn giặc quen lấy bụi rậm làm chỗ tựa, hễ gặp quan binh, thấy ít thì nấp bắn, mà nhiều thì lẩn trốn. Từ sau hễ gặp giặc có giáp chiến đối diện mới nên bắn súng lớn để giết được nhiều, chớ nên bắn phóng vào rừng rậm phí uổng thuốc đạn. Lại nên xét kỹ cơ nghi, ra quân kỳ binh để đánh lấy được. Như nay đến kỳ lúa chín, phái nhiều người đi lùng bắt, hễ thấy giặc tụ họp chứa để ở đâu, đều đốt hết đi, ở quãng đồng núi, hết thảy những thứ ăn được như : lúa, vừng, khoai, đậu, cũng đào lấy cho hết, thì giặc không lấy đâu mà nương nhờ để sống nữa, nếu không bị bắt, cũng đến chết đói ở rừng sâu thôi.

Đến như tờ thư của giặc, lời lẽ phần nhiều khoe khoang, chắc có tên đầu mục nào xui giục làm mê hoặc. Nên để tâm dò hỏi người Thổ, xem trong đám giặc ai là người đầu mục đứng thủ mưu, tức thời treo thưởng hậu, ai bắt chém được tên thủ mưu ấy, thưởng tiền 300 quan, tên thứ yếu phạm 200 quan ; còn những đầu mục nho nhỏ hoặc 30 hay 50 quan. Liệu châm chước mà thưởng cấp, để mọi người vui lòng làm việc, giết giặc dựng công, tự khắc việc dẹp yên được dễ vậy.

Hết tập 5

Tập 5 ----- Mậu Tuất, Minh Mệnh năm thứ 19 [1838]. Mùa đông Quan thành Trấn Tây là bọn Trương Minh Giảng nói : “Biền binh 3 cơ An man thuộc thành ấy, trước khi bọn giặc nghịch Hải Đông gây sự chỉ biết hướng mộ triều đình, ra sức bắt giặc, trước sau sai phái, không khác lính Kinh” Vua khen ngợi đặc cách chuẩn cho Cai đội cơ Nhất sung Quản cơ là Vũ Khiêm, Cai đội cơ Nhị sung Quản cơ là Tôn Ly, đều thưởng thụ Phó quản cơ, thí sai Quản cơ, Chánh đội trưởng cơ Tam sung Phó quản cơ là Đào Kim thưởng thụ Cai đội, thí sai Phó quản cơ. Ngoài ra bọn Suất đội đều được thực thụ. Sau lại gia ơn cho các Quản suất Tịch Biên, Khai Biên, Quảng Biên, An man và cơ Tương mục, thuộc thành Trấn Tây hằng tháng được cấp tiền lương, bắt đầu từ tháng giêng sang năm (thực thụ Chánh phó quản cơ đều mỗi tháng 3 quan tiền. Cai đội, Chánh đội trưởng, thí sai suất cơ và sung suất cơ đều 2 quan). Vua bảo Hiệp biện đại học sĩ Trương Đăng Quế rằng : “3 cơ An man ở thành Trấn Tây nguyên là người Chàm Đồ Bà ở nhờ đất ấy, mà khi có việc phần nhiều ra sức giúp triều đình, trẫm muốn cấp áo quần và tiền, để cho càng biết cảm kích phấn khởi, sợ thổ binh các cơ cho là có chỗ phân biệt, sinh ra ghen ghét”. Trương Đăng Quế tâu nói : “Đấy là ân cách của triều đình, ai dám nói xen vào, nhân nói đến Trấn Tây là đất mới phụ thuộc, việc phải sửa sang còn nhiều”. Vua bảo rằng : “Nay hãy dần dần xếp đặt, chuyển vận lặng ngầm, để cho nhân dân ấy có lòng thành thực, hướng theo giáo hoá, quan quân có lòng hết sức làm việc, trẻ thì lớn lên, lớn thì già đi, đều tiêm nhiễm phong hoá người Kinh, rồi sau mới xử trí tất cả chỉ theo sai khiến, đó là then chốt lớn để mở đóng chế ngự”. Vua lại mật dụ bọn Trương Minh Giảng rằng : “Trẫm nghe 3 cơ An man, từ sau khi theo quan quân đi đánh dẹp, phần nhiều bị người Thổ ghét, dần không cho ở, cho nên không có chỗ nương nhờ làm ăn, thường phải quẫn bách, việc ấy, có lẽ nào ở thành không biết. Vả lại 3 cơ ấy có lòng theo ta, chính nên vỗ về mà dùng, sao được để cho mất chỗ nhờ cậy, nay toàn hạt Trấn Tây đã thuộc bản đồ sổ sách của triều đình, không kể là dân Kinh, dân Thổ, mọi người đều được khai khẩn làm ăn, cùng nhau vui lợi, người Thổ kia sao được chiếm làm của mình, mà không cho người khác cùng làm được, huống chi hạt ấy địa thế đất tốt, nhân dân sở tại chưa chắc khai khẩn hết, lại cho 3 cơ ấy là ở nhờ đuổi đi không cho làm, có được không ? Bọn khanh nên xếp đặt cho thoả đáng, phàm biền binh 3 cơ ấy từ trước làm nhà ở nơi nào, làm ăn ở chỗ nào, đều cho nhận lấy để ở và cấy làm sinh nghiệp ở yên mãi nếu hoặc, nơi ở chưa ổn định, cũng phải chọn đất chia cấp, không để cho người Thổ được lấn áp xua đuổi, sinh ra lôi thôi thế mới được”. Lại từ trước đến nay, ở thành tâu cử chức An phủ các phủ huyện, chỉ theo quan Phiên chọn phái, đó là theo trước mà làm, vẫn là tạm thời, từ nay trở đi phàm có khuyết chức An phủ, nên chọn người theo việc quân sai phái được việc mà cử, không để cho quan Phiên được làm ơn, gây bè đảng cố kết kéo dài, sau này xử trí thêm phiền. Các thổ quan lĩnh các phủ, huyện thổ nơi nào đã đặt quan người Kinh hoặc đổi làm Phủ uý, Huyện uý, đều cho theo quan người Kinh làm việc, không nên để tên cũ An phủ. Lại như đặt quan người Kinh ở phủ huyện, theo nghị trước : trước hết ở các hạt Hải Đông, Hải Tây, Sơn Định, Quảng Biên lần lượt cử hành thì các phủ huyện bên trong tự khắc đem nhau hướng theo giáo hoá. Nhưng xét các địa phương ấy phần nhiều là biên giới, dân Kinh ít người đi lại, quan quân không tiện đóng giữ, nếu chỉ đặt một viên huyện, thì người Man nhiều, người Kinh ít, xếp đặt cũng khó. Nay nên bàn tính hoặc ở các phủ bên trong như loại Chân Thành, Ba Xuyên, Kim Trường tiếp giáp với An Giang thì chia lập phủ, huyện, tổng, làng, đặt quan người Kinh đến ngay sửa sang, thì các địa đầu đã có trọng binh, chúng ở phía trong, hoặc có sinh lòng khác, sẽ sợ không dám hành động, trước gần rồi sau đến xa, làm dần dần cũng là kế hơn cả, nhưng sự thế tính xa có khó các ngươi cần phải trù tính kỹ lưỡng, thế nào cho ổn thoả cả thì cho một mặt tâu lên, một mặt thi hành. Bọn Giảng tâu nói : “3 cơ An man tuy nói là ở ngụ, từ trước đến nay cũng tuỳ chỗ bỏ không, dựng nhà để ở, người địa phương sở tại không đến đuổi đi, duy gần đây thấy có ghen ghét, từng đã răn bảo trước, cũng không dám tỏ ra lấn áp, nhưng đất cày cấy được, 3 cơ ấy phải lĩnh canh nộp thuế ở thổ quan, không được tự do, nên sự làm ăn sinh nhai của bọn chúng so với người thổ trước lợi lạc có không giống nhau. Xin nên xử trí dần dần. Còn việc đặt quan người Kinh ở các phủ huyện, gần đây đã ở các huyện Chân Tài, Bình Tiêm thuộc Hải Đông, Ngọc Bi thuộc Hải Tây, và My Tài thuộc Sơn Định, Hoá Di ở hơi gần thành sở, Lư An ở quanh thành, tạm đặt mỗi huyện 1 Tri huyện. Xét ra nhân tình đã thiếp phục. Nay theo minh dụ, bàn tính hai ba lần, phàm các hạt thuộc về thượng du, địa thế xa cách như Sơn Phủ, thuộc Sơn Định, Khai Biên thuộc Quảng Biên, tạm hãy làm dần ; ngoài ra như các phủ huyện Lô Việt, Tầm Vu, Thìn Tô, Lô Viên, Tầm Đôn, Tuy Lạp, Ba Man, Long Tôn, Bát Ca thuộc thành, và Ngọc Luật, Chân Thành, Ba Xuyên, Kim Trường, Ô Môn ở gần ngay An Giang, định nên lần lượt chia đặt quan người Kinh, còn như đặt ra tổng làng, tất cả công việc phải làm, chờ sau lại bàn. Lại như chức An phủ đặt trước, nên đổi làm Phủ uý, Huyện uý, cùng là chọn lấy người theo việc quân được việc để sung cư, xin đến lúc ấy theo dụ làm việc. (Tuy Lạp nguyên là Lôi Lạp đổi ra, Ba Nam nguyên là Ba Cầu Nam đổi ra, Bát Ca nguyên là Lợi ỷ Bát đổi ra, Ngọc Luật nguyên là Mật Luật đổi ra, Chân Thành nguyên là Chân Thiêm đổi ra). Vua cho là phải. Canh Tý, Minh Mệnh năm thứ 21 [1840], mùa thu Bọn giặc ở huyện Nam Thái thành Trấn Tây lan tràn qua địa đầu phủ Tây Ninh, Gia Định, dân thổ và dân người Chàm đều theo đi, vây đánh đồn Quang Phong. Lính ở đồn ít, không địch nổi quân giặc nhiều, bỏ khí giới chạy. Viên Suất đội giữ đồn là Nguyễn Văn Nhiên ngoảnh lại bảo Đội trưởng là Trần Văn Nguyên rằng : “Đánh cũng chết, chạy cũng chết, ta thà đánh nhau với giặc cho đến chết”. Giặc chém đứt lá cờ của Văn Nguyên cầm tay, Nguyên cũng chạy. Nhiên bèn bị hại. Giặc ngầm sang qua sông nhánh Xỉ Khê, cách phủ thành hơn 1 dặm. Bố chính là Lê Khánh Trinh, sai Vệ uý là Trương Cầm, Phó cơ là Trần Văn Thanh, chia đường đánh ập lại, bắn chết nhiều đứa. Giặc bèn rút lui, dựa rừng làm hiểm, không chịu ra trận đối địch. Tổng đốc Nguyễn Văn Trọng được tin báo, lại phái Phó lãnh binh là Trần Nhữ Đoan, đem binh đến tiếp ứng, rồi làm bản tâu lên. Vua dụ rằng : “Xem lời tâu về tình hình đánh dẹp, tựu trung dẫu có bắn giết được giặc, nhưng giặc lại lôi kéo xác vào rừng, chưa từng chém được thủ cấp nào, chưa đủ kể là có công. Nhưng tạm nghĩ ; trong khi đánh dẹp có biết ra sức tí chút, gia ơn thưởng cấp tiền cho biền binh có thứ bậc khác nhau. Bố chính Lê Khánh Trinh đem binh dũng hơn 1000 người, đã đến hơn 1 tuần, chưa nghe thấy chém được 1 thủ cấp, bắt 1 tên cừ khôi nào, chỉ đóng giữ ở phủ lỵ, đã lâu không có công trạng gì. Vậy tức khắc giáng 2 cấp, không cho lấy công khác khấu trừ. Nay phải đốc suất cùng với Trần Nhữ Đoan hết sức đánh bắt giặc, trong hạn 10 hôm phải chém giết hết bọn giặc cho yên lặng con đường ấy. Rồi Trần Nhữ Đoan thì tức thời tiện đường thắng đến Trấn Tây hội họp để đánh dẹp, Lê Khánh Trinh thì vẫn phải lưu lại ở Tây Ninh để vỗ về yên dân, độ mấy hôm cũng về tỉnh làm việc. Còn như Suất đội Nguyễn Văn Nhiên khi lâm nguy còn khảng khái như thế, cũng đáng nên khen, chuẩn cho truy tặng hàm Phó quản cơ, cấp tiền tử tuất gấp hai và thưởng thêm 10 lạng bạc”. Canh Tý, Minh Mệnh năm thứ 21 [1840]. Mùa đông Tổng đốc Định – Biên là Nguyễn Văn Trọng tiến đến phủ thành Tây Ninh, về 2 mặt tiền và hữu phủ thành, địa phận rừng rú, giặc đều dựng đồn chiếm giữ, thế rất hiểm trở bền vững. Trọng bèn phái uỷ Lãnh binh là Ngô Văn Giai, quản đốc các binh dõng, chia đường đánh dẹp, giặc bỏ đồn chạy, quân ta chém được 1 thủ cấp cắt lấy tai, đốt hết trại và rào sách của giặc. Khi kiểm lại quan binh 2 đạo, phần nhiều bị thương bị chết. Trọng đem tình trạng tâu lên, và nói : trận này sự lấy được không bù lại sự thiệt hại, xin tự nhận lỗi về điều độ chưa khéo. Lại nói : Tiết thứ kính theo dụ chỉ, dịch ra chữ Man, để hiểu dụ khắp bọn giặc. Nhưng chúng phục thư lại, đại khái nói : trong bọn có nhiều người Xiêm, người Chàm giúp đỡ, đợi khi nào được chủ nó cả trai lẫn gái 5 người về nước mới thôi. Nếu không thế, dẫu 2, 3 năm cũng không thôi. Chúng lại nói : chỉ có đánh nhau chứ không chịu hàng phục. Vua dụ rằng : “Nhà ngươi đi chuyến này điều độ lầm lỗi, dẫu có bị tổn hại nhiều, lỗi ấy cũng khó chối. Vậy giáng 1 cấp. Duy biền binh 2 đạo, đánh được trận ấy, cũng nên lượng gia khen thưởng về mặt đằng trước, đánh phá hơi khó, thưởng chung cho 100 quan tiền. Về mặt bên hữu thưởng chung cho 80 quan. Xét ra, bọn giặc quen lấy bụi rậm làm chỗ tựa, hễ gặp quan binh, thấy ít thì nấp bắn, mà nhiều thì lẩn trốn. Từ sau hễ gặp giặc có giáp chiến đối diện mới nên bắn súng lớn để giết được nhiều, chớ nên bắn phóng vào rừng rậm phí uổng thuốc đạn. Lại nên xét kỹ cơ nghi, ra quân kỳ binh để đánh lấy được. Như nay đến kỳ lúa chín, phái nhiều người đi lùng bắt, hễ thấy giặc tụ họp chứa để ở đâu, đều đốt hết đi, ở quãng đồng núi, hết thảy những thứ ăn được như : lúa, vừng, khoai, đậu, cũng đào lấy cho hết, thì giặc không lấy đâu mà nương nhờ để sống nữa, nếu không bị bắt, cũng đến chết đói ở rừng sâu thôi. Đến như tờ thư của giặc, lời lẽ phần nhiều khoe khoang, chắc có tên đầu mục nào xui giục làm mê hoặc. Nên để tâm dò hỏi người Thổ, xem trong đám giặc ai là người đầu mục đứng thủ mưu, tức thời treo thưởng hậu, ai bắt chém được tên thủ mưu ấy, thưởng tiền 300 quan, tên thứ yếu phạm 200 quan ; còn những đầu mục nho nhỏ hoặc 30 hay 50 quan. Liệu châm chước mà thưởng cấp, để mọi người vui lòng làm việc, giết giặc dựng công, tự khắc việc dẹp yên được dễ vậy. Hết tập 5

Tập 6

Tân Sửu, Thiệu Trị năm thứ nhất [1841], mùa xuân

Đổi lại danh hiệu hai nước Thuỷ Xá, Hoả Xá. Hai nước này xưa gọi là Nam Bàn, là dòng dõi Chiêm Thành, Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, lập cho con cháu vua nước ấy gọi là nước Nam Bàn, ở phía tây núi Thạch Bi. Nước Thuỷ Xá : phía tây giáp nước Hoả Xá, đông giáp đồn Phước Sơn tỉnh Phú Yên và bọn Man chịu thuế ở Thạch Thành, bắc giáp bọn Man chưa quy phục ở Bình Định. Nước Hoả Xá : phía đông giáp Thuỷ Xá, tây giáp đất Sơn Phủ thành Trấn Tây, bắc giáp bọn Man có bộ lạc nhất định. Khi bản triều mới bắt đầu dựng nước, thường cứ 5 năm một lần sai sứ tiến cống sản vật địa phương (nước Hoả Xá không thể tự đến được, phụ với nước Thuỷ Xá). Được nước ta thưởng cho thứ gì, họ đều lưu truyền lại làm của báu đời đời. Đầu năm Gia Long [1802-1819], sứ của nước ấy đến Phú Yên, được thưởng cho rất hậu và cho về nước. Sau, vì nước ấy không yên, không sai sứ đến cống được. Năm Minh Mệnh thứ 12 [1831], nước Thủy Xá mới sai sứ đến cống, người thông dịch lại nói nhầm là Hoả Xá, triều đình nhân theo cũng cho là Hoả Xá. Đến đây, tỉnh thần Phú Yên là Lê Khiêm Quang và Nguyễn Văn Lý vâng lời thánh dụ, sai người đến tận nước ấy, hỏi rõ tình trạng rồi tâu lên. Lại tâu rằng : “Nước Thuỷ Xá liệt vào hàng chức cống của nước ta đã gần 20 năm nay, chỉ vì người thông dịch nhầm “thuỷ” ra “hoả”. Quốc trưởng nước ấy là Vĩnh Liệt vẫn không yên lòng, xin đổi tên nước ấy lại cho đúng. Nước Hoả Xá cũng ngưỡng mộ đức hoá của nhà vua đã lâu, nhưng không thể tự đến được. Quốc trưởng nước ấy là Ma Thát cũng muốn phụ với nước Thuỷ Xá hợp nhau dâng lễ cống như lệ cũ”.

Vua phán rằng : “Hoàng khảo ta uy đức rộng khắp. Những người tuy ở cõi xa, nơi hoang, chẳng ai không muốn dâng bày lễ cống ở trước sân, cũng tỏ lòng thành tôn kính bề trên. Thuỷ, Hoả vốn là hai nước, nước Hoả nhỏ mà ở xa, nước Thuỷ ở gần mà lại to, năm trước vào cống, nói là nước Hoả, chứ không nói nước Thuỷ. Hoàng khảo ta là bậc thánh minh, đã lấy làm ngờ, biết là thế nào cũng có duyên cớ ; cho nên bắt đầu sai quan thành Trấn Tây, rồi lại sai quan tỉnh Phú Yên (năm Minh Mệnh thứ 21 [1840] mùa thu, sai quan ở thành Trấn Tây và tỉnh Phú Yên cho người đến hỏi sự trạng nước Thuỷ Xá, hỏi đi hỏi lại, cốt để biết rõ tình trạng, đến nay quả nhiên như thế. Vậy, giao cho bộ Lễ bàn luận cho kỹ, nếu là nhầm thì đổi lại cho đúng, nước nào đến cống thì tiến dẫn cho họ. Còn việc tiến cống chung nhau, ba năm một lần sai sứ đến, đều cho tuỳ ý để người xa, được thoả lòng thành”.

Khi tờ dụ đưa đến, cả hai nước đều rất mừng, xin đến tháng 6 sai sứ đến Kinh (một người sứ sang làm lễ tiến hương, một người sứ sang mừng vua lên ngôi). Vua ưng cho. Rồi ban cho Quốc trưởng nước Hoả Xá là Ma Thát : họ là Cửu, tên là Lại, để tỏ mệnh lệnh mới. Lại thưởng cho phái nhân của tỉnh Phú Yên là bọn Nguyễn Văn Quyền và Đặng Văn Hoạt có thứ bậc. Hai nước Thuỷ Xá và Hoả Xá cống chung với nhau bắt đầu từ đây (các phẩm vật đem cống : nước Thuỷ Xá thì cống 2 chiếc ngà voi, 2 cái sừng tê. Nước Hoả Xá thì cống 1 chiếc ngà voi, 1 sừng tê. Cứ đến năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì nước Thuỷ Xá phải chọn sai người đi sứ và mang cả phẩm vật của hai nước đến tỉnh Phú Yên làm lễ tiến cống. Theo lệ, thưởng cho Quốc vương nước Thuỷ Xá 1 cái khăn nhiễu màu lam dài 8 thước, áo dài bằng sa dày màu lam, màu trắng 1 cặp, áo nhung vải trong lót lụa màu, tay hẹp 1 cái, áo sa dày màu lam, màu trắng tay hẹp 1 cặp, áo sa nam toàn tơ, tay hẹp các màu 5 chiếc, quần nhiễu màu lam, màu hồng mỗi màu 1 chiếc, quần lụa nam màu cánh kiến 2 chiếc, 1 bộ đồ uống rượu có 1 cái nậm, 3 cái chén, 1 cái khay. Quốc vương nước Hoả Xá được 1 cái khăn nhiễu màu lam dài 8 thước, áo dài bằng sa dày màu lam, màu trắng 1 cặp, áo nhung vải trong lót lụa màu, tay hẹp 1 chiếc, áo sa nam toàn tơ, tay hẹp các màu 3 chiếc, quần nhiễu màu lam, màu hồng mỗi màu 1 chiếc, 1 bộ đồ uống rượu. Lại cấp cho Quốc vương hai nước đều 1 cặp áo mãng tam phẩm về võ giai. Thưởng cho Nguyễn Văn Quyền làm Đội trưởng ở tỉnh ấy, Đặng Văn Hoạt làm Cửu phẩm thư lại, bọn tuỳ phái, thông ngôn, mỗi người 1 cặp áo bằng nhiễu nam vải Tây dương và 10 lạng bạc).

Sai Tổng đốc Định – Biên ((1) Định Tường và Biên Hoà.1) Nguyễn Văn Trọng, thự Bố chính Định Tường Trương Văn Uyển và Phó lãnh binh Tạ Văn Linh hợp sức nhau cùng dẹp bọn thổ phỉ ở Nam Ninh và Nam Thái. Trước đây, thổ dân ở Trấn Tây nổi loạn, sai Văn Trọng đến đấy cùng với quan địa phương ấy xếp đặt công việc, sau lại gọi về đóng ở Tây Ninh và Nam Ninh, khi đi khi về để đánh dẹp và phủ dụ. Khi ấy có tên đầu mục bọn giặc là Đinh Tuân tự xưng là Thiên thượng tướng, đem hơn 700 người Mán chàm tiến sát đến bảo ((2) Bảo : thành nhỏ đắp bằng đất.2) phủ Tây Ninh. Viên nhiếp phủ là Phan Khắc Thận hết sức cố giữ, bắt giết được tên Tuân, bọn giặc do đó tan vỡ. Việc đến tai vua, thưởng cho Thận quân công 1 cấp và 1 đồng kim tiền nhỏ.

Văn Trọng tự tiến quân đến phủ Nam Ninh, cùng với đạo binh Định Tường chia nhau đi dẹp. Vì thấy thổ dân ở đấy đều theo giặc cả, mà đường rừng xa rộng, khó lòng đuổi đến cùng được, bèn tư cho Trấn Tây phái quân từ đồn Lư An đi xuống để hai bên đánh ập lại. Vua nghe thấy thế, quở trách rằng : Nguyễn Văn Trọng là đại viên giữ một phương diện, đã nhiều lần đối địch với bọn giặc, không có công trạng rõ rệt gì về việc chém được quân giặc, bắt được đầu mục giặc, tự tiện tư cho Trấn Tây thêm binh tiếp viện để dẹp, sao lại trì trệ đến thế. Bọn Trương Văn Uyển đốc suất quân lính, sao cũng lâu nay không lập được công cán gì, đáng khinh bỉ lắm ! [Các khanh] đều phải nên ra sức cố gắng, diệt trừ cho hết giống giặc ở trong hạt ấy, không nên trùng trình kéo dài, chờ quân tiếp viện, nhờ người khác để làm xong việc, mới phải.

Hết tập 6

Tập 6 ----- Tân Sửu, Thiệu Trị năm thứ nhất [1841], mùa xuân Đổi lại danh hiệu hai nước Thuỷ Xá, Hoả Xá. Hai nước này xưa gọi là Nam Bàn, là dòng dõi Chiêm Thành, Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, lập cho con cháu vua nước ấy gọi là nước Nam Bàn, ở phía tây núi Thạch Bi. Nước Thuỷ Xá : phía tây giáp nước Hoả Xá, đông giáp đồn Phước Sơn tỉnh Phú Yên và bọn Man chịu thuế ở Thạch Thành, bắc giáp bọn Man chưa quy phục ở Bình Định. Nước Hoả Xá : phía đông giáp Thuỷ Xá, tây giáp đất Sơn Phủ thành Trấn Tây, bắc giáp bọn Man có bộ lạc nhất định. Khi bản triều mới bắt đầu dựng nước, thường cứ 5 năm một lần sai sứ tiến cống sản vật địa phương (nước Hoả Xá không thể tự đến được, phụ với nước Thuỷ Xá). Được nước ta thưởng cho thứ gì, họ đều lưu truyền lại làm của báu đời đời. Đầu năm Gia Long [1802-1819], sứ của nước ấy đến Phú Yên, được thưởng cho rất hậu và cho về nước. Sau, vì nước ấy không yên, không sai sứ đến cống được. Năm Minh Mệnh thứ 12 [1831], nước Thủy Xá mới sai sứ đến cống, người thông dịch lại nói nhầm là Hoả Xá, triều đình nhân theo cũng cho là Hoả Xá. Đến đây, tỉnh thần Phú Yên là Lê Khiêm Quang và Nguyễn Văn Lý vâng lời thánh dụ, sai người đến tận nước ấy, hỏi rõ tình trạng rồi tâu lên. Lại tâu rằng : “Nước Thuỷ Xá liệt vào hàng chức cống của nước ta đã gần 20 năm nay, chỉ vì người thông dịch nhầm “thuỷ” ra “hoả”. Quốc trưởng nước ấy là Vĩnh Liệt vẫn không yên lòng, xin đổi tên nước ấy lại cho đúng. Nước Hoả Xá cũng ngưỡng mộ đức hoá của nhà vua đã lâu, nhưng không thể tự đến được. Quốc trưởng nước ấy là Ma Thát cũng muốn phụ với nước Thuỷ Xá hợp nhau dâng lễ cống như lệ cũ”. Vua phán rằng : “Hoàng khảo ta uy đức rộng khắp. Những người tuy ở cõi xa, nơi hoang, chẳng ai không muốn dâng bày lễ cống ở trước sân, cũng tỏ lòng thành tôn kính bề trên. Thuỷ, Hoả vốn là hai nước, nước Hoả nhỏ mà ở xa, nước Thuỷ ở gần mà lại to, năm trước vào cống, nói là nước Hoả, chứ không nói nước Thuỷ. Hoàng khảo ta là bậc thánh minh, đã lấy làm ngờ, biết là thế nào cũng có duyên cớ ; cho nên bắt đầu sai quan thành Trấn Tây, rồi lại sai quan tỉnh Phú Yên (năm Minh Mệnh thứ 21 [1840] mùa thu, sai quan ở thành Trấn Tây và tỉnh Phú Yên cho người đến hỏi sự trạng nước Thuỷ Xá, hỏi đi hỏi lại, cốt để biết rõ tình trạng, đến nay quả nhiên như thế. Vậy, giao cho bộ Lễ bàn luận cho kỹ, nếu là nhầm thì đổi lại cho đúng, nước nào đến cống thì tiến dẫn cho họ. Còn việc tiến cống chung nhau, ba năm một lần sai sứ đến, đều cho tuỳ ý để người xa, được thoả lòng thành”. Khi tờ dụ đưa đến, cả hai nước đều rất mừng, xin đến tháng 6 sai sứ đến Kinh (một người sứ sang làm lễ tiến hương, một người sứ sang mừng vua lên ngôi). Vua ưng cho. Rồi ban cho Quốc trưởng nước Hoả Xá là Ma Thát : họ là Cửu, tên là Lại, để tỏ mệnh lệnh mới. Lại thưởng cho phái nhân của tỉnh Phú Yên là bọn Nguyễn Văn Quyền và Đặng Văn Hoạt có thứ bậc. Hai nước Thuỷ Xá và Hoả Xá cống chung với nhau bắt đầu từ đây (các phẩm vật đem cống : nước Thuỷ Xá thì cống 2 chiếc ngà voi, 2 cái sừng tê. Nước Hoả Xá thì cống 1 chiếc ngà voi, 1 sừng tê. Cứ đến năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì nước Thuỷ Xá phải chọn sai người đi sứ và mang cả phẩm vật của hai nước đến tỉnh Phú Yên làm lễ tiến cống. Theo lệ, thưởng cho Quốc vương nước Thuỷ Xá 1 cái khăn nhiễu màu lam dài 8 thước, áo dài bằng sa dày màu lam, màu trắng 1 cặp, áo nhung vải trong lót lụa màu, tay hẹp 1 cái, áo sa dày màu lam, màu trắng tay hẹp 1 cặp, áo sa nam toàn tơ, tay hẹp các màu 5 chiếc, quần nhiễu màu lam, màu hồng mỗi màu 1 chiếc, quần lụa nam màu cánh kiến 2 chiếc, 1 bộ đồ uống rượu có 1 cái nậm, 3 cái chén, 1 cái khay. Quốc vương nước Hoả Xá được 1 cái khăn nhiễu màu lam dài 8 thước, áo dài bằng sa dày màu lam, màu trắng 1 cặp, áo nhung vải trong lót lụa màu, tay hẹp 1 chiếc, áo sa nam toàn tơ, tay hẹp các màu 3 chiếc, quần nhiễu màu lam, màu hồng mỗi màu 1 chiếc, 1 bộ đồ uống rượu. Lại cấp cho Quốc vương hai nước đều 1 cặp áo mãng tam phẩm về võ giai. Thưởng cho Nguyễn Văn Quyền làm Đội trưởng ở tỉnh ấy, Đặng Văn Hoạt làm Cửu phẩm thư lại, bọn tuỳ phái, thông ngôn, mỗi người 1 cặp áo bằng nhiễu nam vải Tây dương và 10 lạng bạc). Sai Tổng đốc Định – Biên ((1) Định Tường và Biên Hoà.1) Nguyễn Văn Trọng, thự Bố chính Định Tường Trương Văn Uyển và Phó lãnh binh Tạ Văn Linh hợp sức nhau cùng dẹp bọn thổ phỉ ở Nam Ninh và Nam Thái. Trước đây, thổ dân ở Trấn Tây nổi loạn, sai Văn Trọng đến đấy cùng với quan địa phương ấy xếp đặt công việc, sau lại gọi về đóng ở Tây Ninh và Nam Ninh, khi đi khi về để đánh dẹp và phủ dụ. Khi ấy có tên đầu mục bọn giặc là Đinh Tuân tự xưng là Thiên thượng tướng, đem hơn 700 người Mán chàm tiến sát đến bảo ((2) Bảo : thành nhỏ đắp bằng đất.2) phủ Tây Ninh. Viên nhiếp phủ là Phan Khắc Thận hết sức cố giữ, bắt giết được tên Tuân, bọn giặc do đó tan vỡ. Việc đến tai vua, thưởng cho Thận quân công 1 cấp và 1 đồng kim tiền nhỏ. Văn Trọng tự tiến quân đến phủ Nam Ninh, cùng với đạo binh Định Tường chia nhau đi dẹp. Vì thấy thổ dân ở đấy đều theo giặc cả, mà đường rừng xa rộng, khó lòng đuổi đến cùng được, bèn tư cho Trấn Tây phái quân từ đồn Lư An đi xuống để hai bên đánh ập lại. Vua nghe thấy thế, quở trách rằng : Nguyễn Văn Trọng là đại viên giữ một phương diện, đã nhiều lần đối địch với bọn giặc, không có công trạng rõ rệt gì về việc chém được quân giặc, bắt được đầu mục giặc, tự tiện tư cho Trấn Tây thêm binh tiếp viện để dẹp, sao lại trì trệ đến thế. Bọn Trương Văn Uyển đốc suất quân lính, sao cũng lâu nay không lập được công cán gì, đáng khinh bỉ lắm ! [Các khanh] đều phải nên ra sức cố gắng, diệt trừ cho hết giống giặc ở trong hạt ấy, không nên trùng trình kéo dài, chờ quân tiếp viện, nhờ người khác để làm xong việc, mới phải. Hết tập 6

Tập 7

Kỷ dậu, Tự Đức năm thứ 2 [1849]

Dân Mán, giống người Chàm là Chàm Ôn, Chàm Núi trước đây bị thổ phỉ bắt hiếp xua dồn đi, nay mang gia quyến xin về châu Quang Hoá dựng nhà ở. Trú phòng ở Tây Ninh là Phan Khắc Thận đem việc ấy tâu lên, vua sai chọn đất ghép vào để ở yên một chỗ.

Đinh Tỵ, Tự Đức năm thứ 10 [1857]

Lũ đầu mục người Chàm là ả và Ôn ở 2 xã Đông Tác, Tây Thành, phủ Tây Ninh thuộc Gia Định lại về lập ấp. Chuẩn cho hoãn thu thuế 5 năm về phần lính thì miễn cho không chọn tuyển.

Kỷ Mùi, Tự Đức năm thứ 12 [1859],

Người Chàm, người Chà Và (bọn ốc Nha tên là ốc, Bồn Nha tên là Hiên và binh dân hơn 1.000 người) từ Cao Miên trở về quy thuận. Tổng đốc An – Hà là Nguyễn Công Gian đem việc tâu lên. Vua hỏi viện Cơ mật, Trương Đăng Quế, Lưu Lượng tâu nói : Bọn ấy đem vợ con về với ta, vì chúng bị sự bạo ngược của Man vương đấy thôi. Đã nhận cho chúng về mà nay lại cự tuyệt sợ lại sinh việc và phụ lòng trông mong của dân. Bọn dân kia ngu xuẩn thật thà, cũng có thể chắc là không ngại gì. Nhân lúc chúng đến mà ta vỗ về, cho chúng ở tản ra các phủ Thất Sơn, Ba Xuyên, Lạc Hóa là nơi hẻo lánh không khoáng. Nếu nước Miên đến hỏi đòi giao trả lại, thì cứ tình lý hiện tại mà ứng đáp. (Đại ý nói : Vương giả đất có giới hạn, dân không chừng hạn, dân Man tản mát ở đất ta, ta khó biết được, cũng như dân ta ở đất Man, Man trưởng làm sao mà biết được. Từ trước đến nay, ta không hỏi Man trưởng, sao bây giờ Man trưởng lại hỏi ta, có nên không ? Hơn nữa, lần ấy ta đã đuổi chúng đi, thì đã đi cả, ai đi theo họ mà chiểu quản ư ? Đến như ốc nha, Bồn nha, cùng là hạng đầu mục nhỏ, hoặc ở lẫn với dân trốn đi, cũng không xét vào đâu cho ra được). Lời thuận lẽ phải. Man trưởng há dám bắt ta giao trả dân cho nó. Hơn nữa, Man trưởng là tên Giun còn thò ra thụt vào như chuột lừng chừng 2 mặt không phải là kẻ một lòng kính thuận, ta há có lẽ dễ dàng bắt dân giao cho nó ư ?

Vua nói rằng : Thêm ra một việc, không bằng bớt đi một việc. Họ đòi bắt giao là không phải, mà mình lưu lại cũng không ích gì. Rồi thì Man trưởng cho người đến hỏi. Nguyễn Công Nhàn cho là nó có ý tỏ ra nói bướng, bác đi. Man trưởng đưa thư đến tỉnh Gia Định (trong thư có mấy câu : do quan hùng dũng ẩn giấu giúp đỡ người Chàm). Vua sai Công Nhàn xét, thì việc ấy bởi Thư lại Lê Văn Chiểu dắt dây cho bọn người Chàm. (Bọn đầu mục người Chàm là Tôn Ly 9 tên làm phản nước Man, chạy đến An Giang. Man trưởng sợ chúng sinh sự, bắt vợ con chúng và nhân dân (tức là người Chàm, người Chà Và) giải đến thành Ô Đông. Lúc bấy giờ Văn Chiểu được phái đi thuyền do thám tình hình ngoài biển, nhận của đút của đầu mục Chàm, cho thuyền đi về Ô Đông, mưu cùng bè lũ là bọn Tôn Ca, Tôn ích 5 tên, đánh tháo lấy vợ con, việc hở ra bị Man trưởng đánh bắt. Tôn Ca bị chết, bọn Tôn Lý bèn đem vợ con và nhân dân đánh lại người bắt rồi trốn đi. Văn Chiểu lại nói phao lên là có lính tỉnh An Giang đến cứu viện, nên các đồn trại Man ấy không dám ngăn trở, bọn Tôn Lý bèn được trốn thoát. Công việc ấy là bởi Văn Chiểu tham của làm bậy gây chuyện). Công Nhàn theo Chỉ vua tư hội cho tù trưởng người Man áp giải Văn Chiểu đến chỗ đầu địa giới để chém. Bốn đầu mục Chàm đi theo đều chạy trốn. (Còn người Chàm, người Chà Và cho đều chia ở các xứ Man dưới yên nghiệp làm ăn). Vua bèn cho tỉnh ấy, tư bảo Man trưởng ấy tự đi bắt lấy mà trị tội.

Canh Thân, Tự Đức năm thứ 13 [1860]

Nước Cao Miên sai sứ đến Định Tường đệ tờ quốc thư xin bắt đứa đầy tớ làm phản là bọn tên ích người Chàm, người Chà Và. Lời nói có ý bất tốn (trong thư có câu : “Bọn đầy tớ ấy, hội họp với dân ta, đi đâu, nước ấy gặp thì tất giết chết gây thành việc to. Nếu thành việc to, đừng trách nước ấy”. Lại xin lễ cống nay xin đổi nộp ở Định Tường. (Lệ cũ, nước ấy cứ các năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi, sai sứ thần đem đến tỉnh An Giang dâng lễ cống). Vua sai đại thần bàn cách xử trí. Bọn Trương Đăng Quế xin xuống Dụ bắt Tuần phủ An Giang tìm cách bắt lũ tên ích giam lại. Lại sức hỏi Quốc vương Cao Miên bởi duyên cớ gì mà nói câu ngang ngạnh như thế, phải bày tỏ rõ ràng, để triều đình tiện xử trí. Vua theo lời bàn ấy. Lại chuẩn cho nước Cao Miên đình việc sai sứ đến cống một lần, đợi thứ sau sẽ đến tỉnh An Giang cùng dâng lễ cống 2 lần một thể. Rồi thì khi sắc dụ đưa đến An Giang, nước Cao Miên đã sinh sự. Bèn thôi cả (tờ sắc tờ dụ cho đệ về nộp lại).

Canh Thân, Tự Đức năm thứ 13 [1860],

Bọn người Chàm, người Chà Và tình nguyện đi đánh giặc Cao Miên. Quan tỉnh An Giang là Nguyễn Công Nhàn đem việc ấy tâu lên. Vua sai vỗ về cho khéo mà dùng. Bấy giờ hơn 800 người làm các thổ dõng, đặt người quản suất, chi lương cấp cho khí giới đi theo quân. Đợi sau này sai phái đắc lực đều liệu khen thưởng để khuyến khích. Khi xong việc tha cho về yên nghiệp làm ăn. Vua bảo các quan văn võ đại thần rằng : Nay đói kém liền mãi, tai dị có luôn, ngoài có nạn to, trong có dân đạo, quan nhiều người theo thói thường, lại ít kẻ giữ phép luật có lòng tốt, lính yếu, của nghèo, đều là lỗi tại trẫm cả. Chưa biết làm cách nào để có thể tiêu tai dị thành thịnh ttrị. Các ngươi đều nên đem ý kiến mưu mô bày tỏ mật tâu, chớ nên giấu giếm.

Man tù Xá Ong Giun nước Cao Miên chết. Vua dụ bọn Nguyễn Tri Phương rằng : Cao Miên đời đời làm thần bộc nước ta, thế mà dám mượn cớ dân Chàm, dân Chà Và, nổi lên làm loạn, xui thổ mục gây hiềm khích ngoài biên. Quan ở biên thùy đánh dẹp chưa yên. Gần đây, Man tù Xá Ong Giun, hiện đã chết rồi, mà nước nó vẫn giữ bí mật. Như thế sự phòng bị của họ tất là sơ sài. Ta nhân đó mà đánh, cũng là một cơ hội tốt. Trẫm vẫn biết đánh kẻ có tang, không phải là chính nghĩa. Nhưng nó không báo tang, nếu ta có biết cũng coi như không biết. Tưởng nên thừa cơ, gióng quân từ An Giang đi, một mặt đem quân kéo thẳng đến ; một mặt kể rõ tội họ gây hiềm khích mà đánh. Khiến cho họ phải thú phục thì cõi biên thùy chóng yên. Rồi lại vì trong nước ấy có nội loạn, vua hạ lệnh cho đợi sau sẽ tính làm.

ất Sửu, Tự Đức năm thứ 18 [1865]

Tổng đốc Vĩnh Long là Trương Văn Uyển và Tổng đốc An – Hà là Phan Khắc Thận đem tình hình biên giới và thế địch bí mật tâu lên. (Văn Uyển nói : Nước Cao Miên đã chia lìa 2 lòng, cùng với nước Pháp tư thông, cầu lấy lại các xứ Thất Sơn. Khắc Thận nói : Tên thổ tù là Tôn Mạnh đã mang 2 lòng, ngày nọ người Chà Và đến quy phụ người Cao Miên, thường bảo ta chiêu dụ dung túng dân ấy xin giao cho về nước ; người Pháp thì thường bức bách nã phải bắt tên Xoa. Vả lại, đất cheo leo, thế hiểm trở, rất nhiều sự khó làm). Vua sai thương lượng nghĩ định. Bọn Đoàn Thọ, Trần Tiễn Thành cho là : 3 tỉnh cheo leo, trơ trọi, mà nước Cao Miên đã bị người Pháp bảo hộ rồi, tạm hãy mềm dẻo, để yên lòng họ, cứ chiếu địa giới ngăn chặn ; nếu thấy tên Xoa trốn vào địa giới ta thì bắt giao trả, để dứt mối nghi ngờ của họ. Còn người Chà Và mới quy phụ, nguyên trước thuộc dân Cao Miên, cho tuỳ ý ở hay đi và thúc giục tên Tôn Mạnh phải sớm về đất Miên, mới tuyệt hết mối ngờ vực, mà thư được sự lo ngại. Đến như Thất Sơn, năm trước đã dựng thành thôn và thu thuế, lại ở vào quãng 2 tỉnh An Giang, Hà Tiên, lại có sông Vĩnh Tế ngăn làm giới hạn, đều là đất của ta, người Miên đến cầu người Pháp thu phục lại, đó là lời tỉnh thần Vĩnh Long phỏng đoán, mà người Pháp chưa từng nói rõ. Nếu ta đề đạt trước, sợ họ được dòm thấy sâu nông, hoặc có làm việc gì chăng, lại sinh lòng cho người Miên. Xin tạm hãy bỏ đấy, đợi có điều gì, liệu cơ châm chước ứng phó. Vua cho là phải, sai Phan Thanh Giản, cùng với 2 tỉnh thần thoả hợp mà làm.

Hết tập 7.


Các tập sau chưa thấy thông tin liên quan tới người Chăm.

Tập 7 ----- Kỷ dậu, Tự Đức năm thứ 2 [1849] Dân Mán, giống người Chàm là Chàm Ôn, Chàm Núi trước đây bị thổ phỉ bắt hiếp xua dồn đi, nay mang gia quyến xin về châu Quang Hoá dựng nhà ở. Trú phòng ở Tây Ninh là Phan Khắc Thận đem việc ấy tâu lên, vua sai chọn đất ghép vào để ở yên một chỗ. Đinh Tỵ, Tự Đức năm thứ 10 [1857] Lũ đầu mục người Chàm là ả và Ôn ở 2 xã Đông Tác, Tây Thành, phủ Tây Ninh thuộc Gia Định lại về lập ấp. Chuẩn cho hoãn thu thuế 5 năm về phần lính thì miễn cho không chọn tuyển. Kỷ Mùi, Tự Đức năm thứ 12 [1859], Người Chàm, người Chà Và (bọn ốc Nha tên là ốc, Bồn Nha tên là Hiên và binh dân hơn 1.000 người) từ Cao Miên trở về quy thuận. Tổng đốc An – Hà là Nguyễn Công Gian đem việc tâu lên. Vua hỏi viện Cơ mật, Trương Đăng Quế, Lưu Lượng tâu nói : Bọn ấy đem vợ con về với ta, vì chúng bị sự bạo ngược của Man vương đấy thôi. Đã nhận cho chúng về mà nay lại cự tuyệt sợ lại sinh việc và phụ lòng trông mong của dân. Bọn dân kia ngu xuẩn thật thà, cũng có thể chắc là không ngại gì. Nhân lúc chúng đến mà ta vỗ về, cho chúng ở tản ra các phủ Thất Sơn, Ba Xuyên, Lạc Hóa là nơi hẻo lánh không khoáng. Nếu nước Miên đến hỏi đòi giao trả lại, thì cứ tình lý hiện tại mà ứng đáp. (Đại ý nói : Vương giả đất có giới hạn, dân không chừng hạn, dân Man tản mát ở đất ta, ta khó biết được, cũng như dân ta ở đất Man, Man trưởng làm sao mà biết được. Từ trước đến nay, ta không hỏi Man trưởng, sao bây giờ Man trưởng lại hỏi ta, có nên không ? Hơn nữa, lần ấy ta đã đuổi chúng đi, thì đã đi cả, ai đi theo họ mà chiểu quản ư ? Đến như ốc nha, Bồn nha, cùng là hạng đầu mục nhỏ, hoặc ở lẫn với dân trốn đi, cũng không xét vào đâu cho ra được). Lời thuận lẽ phải. Man trưởng há dám bắt ta giao trả dân cho nó. Hơn nữa, Man trưởng là tên Giun còn thò ra thụt vào như chuột lừng chừng 2 mặt không phải là kẻ một lòng kính thuận, ta há có lẽ dễ dàng bắt dân giao cho nó ư ? Vua nói rằng : Thêm ra một việc, không bằng bớt đi một việc. Họ đòi bắt giao là không phải, mà mình lưu lại cũng không ích gì. Rồi thì Man trưởng cho người đến hỏi. Nguyễn Công Nhàn cho là nó có ý tỏ ra nói bướng, bác đi. Man trưởng đưa thư đến tỉnh Gia Định (trong thư có mấy câu : do quan hùng dũng ẩn giấu giúp đỡ người Chàm). Vua sai Công Nhàn xét, thì việc ấy bởi Thư lại Lê Văn Chiểu dắt dây cho bọn người Chàm. (Bọn đầu mục người Chàm là Tôn Ly 9 tên làm phản nước Man, chạy đến An Giang. Man trưởng sợ chúng sinh sự, bắt vợ con chúng và nhân dân (tức là người Chàm, người Chà Và) giải đến thành Ô Đông. Lúc bấy giờ Văn Chiểu được phái đi thuyền do thám tình hình ngoài biển, nhận của đút của đầu mục Chàm, cho thuyền đi về Ô Đông, mưu cùng bè lũ là bọn Tôn Ca, Tôn ích 5 tên, đánh tháo lấy vợ con, việc hở ra bị Man trưởng đánh bắt. Tôn Ca bị chết, bọn Tôn Lý bèn đem vợ con và nhân dân đánh lại người bắt rồi trốn đi. Văn Chiểu lại nói phao lên là có lính tỉnh An Giang đến cứu viện, nên các đồn trại Man ấy không dám ngăn trở, bọn Tôn Lý bèn được trốn thoát. Công việc ấy là bởi Văn Chiểu tham của làm bậy gây chuyện). Công Nhàn theo Chỉ vua tư hội cho tù trưởng người Man áp giải Văn Chiểu đến chỗ đầu địa giới để chém. Bốn đầu mục Chàm đi theo đều chạy trốn. (Còn người Chàm, người Chà Và cho đều chia ở các xứ Man dưới yên nghiệp làm ăn). Vua bèn cho tỉnh ấy, tư bảo Man trưởng ấy tự đi bắt lấy mà trị tội. Canh Thân, Tự Đức năm thứ 13 [1860] Nước Cao Miên sai sứ đến Định Tường đệ tờ quốc thư xin bắt đứa đầy tớ làm phản là bọn tên ích người Chàm, người Chà Và. Lời nói có ý bất tốn (trong thư có câu : “Bọn đầy tớ ấy, hội họp với dân ta, đi đâu, nước ấy gặp thì tất giết chết gây thành việc to. Nếu thành việc to, đừng trách nước ấy”. Lại xin lễ cống nay xin đổi nộp ở Định Tường. (Lệ cũ, nước ấy cứ các năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi, sai sứ thần đem đến tỉnh An Giang dâng lễ cống). Vua sai đại thần bàn cách xử trí. Bọn Trương Đăng Quế xin xuống Dụ bắt Tuần phủ An Giang tìm cách bắt lũ tên ích giam lại. Lại sức hỏi Quốc vương Cao Miên bởi duyên cớ gì mà nói câu ngang ngạnh như thế, phải bày tỏ rõ ràng, để triều đình tiện xử trí. Vua theo lời bàn ấy. Lại chuẩn cho nước Cao Miên đình việc sai sứ đến cống một lần, đợi thứ sau sẽ đến tỉnh An Giang cùng dâng lễ cống 2 lần một thể. Rồi thì khi sắc dụ đưa đến An Giang, nước Cao Miên đã sinh sự. Bèn thôi cả (tờ sắc tờ dụ cho đệ về nộp lại). Canh Thân, Tự Đức năm thứ 13 [1860], Bọn người Chàm, người Chà Và tình nguyện đi đánh giặc Cao Miên. Quan tỉnh An Giang là Nguyễn Công Nhàn đem việc ấy tâu lên. Vua sai vỗ về cho khéo mà dùng. Bấy giờ hơn 800 người làm các thổ dõng, đặt người quản suất, chi lương cấp cho khí giới đi theo quân. Đợi sau này sai phái đắc lực đều liệu khen thưởng để khuyến khích. Khi xong việc tha cho về yên nghiệp làm ăn. Vua bảo các quan văn võ đại thần rằng : Nay đói kém liền mãi, tai dị có luôn, ngoài có nạn to, trong có dân đạo, quan nhiều người theo thói thường, lại ít kẻ giữ phép luật có lòng tốt, lính yếu, của nghèo, đều là lỗi tại trẫm cả. Chưa biết làm cách nào để có thể tiêu tai dị thành thịnh ttrị. Các ngươi đều nên đem ý kiến mưu mô bày tỏ mật tâu, chớ nên giấu giếm. Man tù Xá Ong Giun nước Cao Miên chết. Vua dụ bọn Nguyễn Tri Phương rằng : Cao Miên đời đời làm thần bộc nước ta, thế mà dám mượn cớ dân Chàm, dân Chà Và, nổi lên làm loạn, xui thổ mục gây hiềm khích ngoài biên. Quan ở biên thùy đánh dẹp chưa yên. Gần đây, Man tù Xá Ong Giun, hiện đã chết rồi, mà nước nó vẫn giữ bí mật. Như thế sự phòng bị của họ tất là sơ sài. Ta nhân đó mà đánh, cũng là một cơ hội tốt. Trẫm vẫn biết đánh kẻ có tang, không phải là chính nghĩa. Nhưng nó không báo tang, nếu ta có biết cũng coi như không biết. Tưởng nên thừa cơ, gióng quân từ An Giang đi, một mặt đem quân kéo thẳng đến ; một mặt kể rõ tội họ gây hiềm khích mà đánh. Khiến cho họ phải thú phục thì cõi biên thùy chóng yên. Rồi lại vì trong nước ấy có nội loạn, vua hạ lệnh cho đợi sau sẽ tính làm. ất Sửu, Tự Đức năm thứ 18 [1865] Tổng đốc Vĩnh Long là Trương Văn Uyển và Tổng đốc An – Hà là Phan Khắc Thận đem tình hình biên giới và thế địch bí mật tâu lên. (Văn Uyển nói : Nước Cao Miên đã chia lìa 2 lòng, cùng với nước Pháp tư thông, cầu lấy lại các xứ Thất Sơn. Khắc Thận nói : Tên thổ tù là Tôn Mạnh đã mang 2 lòng, ngày nọ người Chà Và đến quy phụ người Cao Miên, thường bảo ta chiêu dụ dung túng dân ấy xin giao cho về nước ; người Pháp thì thường bức bách nã phải bắt tên Xoa. Vả lại, đất cheo leo, thế hiểm trở, rất nhiều sự khó làm). Vua sai thương lượng nghĩ định. Bọn Đoàn Thọ, Trần Tiễn Thành cho là : 3 tỉnh cheo leo, trơ trọi, mà nước Cao Miên đã bị người Pháp bảo hộ rồi, tạm hãy mềm dẻo, để yên lòng họ, cứ chiếu địa giới ngăn chặn ; nếu thấy tên Xoa trốn vào địa giới ta thì bắt giao trả, để dứt mối nghi ngờ của họ. Còn người Chà Và mới quy phụ, nguyên trước thuộc dân Cao Miên, cho tuỳ ý ở hay đi và thúc giục tên Tôn Mạnh phải sớm về đất Miên, mới tuyệt hết mối ngờ vực, mà thư được sự lo ngại. Đến như Thất Sơn, năm trước đã dựng thành thôn và thu thuế, lại ở vào quãng 2 tỉnh An Giang, Hà Tiên, lại có sông Vĩnh Tế ngăn làm giới hạn, đều là đất của ta, người Miên đến cầu người Pháp thu phục lại, đó là lời tỉnh thần Vĩnh Long phỏng đoán, mà người Pháp chưa từng nói rõ. Nếu ta đề đạt trước, sợ họ được dòm thấy sâu nông, hoặc có làm việc gì chăng, lại sinh lòng cho người Miên. Xin tạm hãy bỏ đấy, đợi có điều gì, liệu cơ châm chước ứng phó. Vua cho là phải, sai Phan Thanh Giản, cùng với 2 tỉnh thần thoả hợp mà làm. Hết tập 7. --- Các tập sau chưa thấy thông tin liên quan tới người Chăm.
12
1.1k
7
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp