Trạng thái
Lịch Sử

Người Chăm trong sách Đại Nam Thực Lục

Đại Nam thực lục (chữ Hán: 大南實錄) là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn.

Đại Nam thực lục ghi chép các sự kiện từ khi chúa Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến đời vua Khải Định (1925) do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.

Bản dịch của Viện Sử học liên kết với nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2007 gồm:

  • Tập một, gồm: Tiền biên và Chính biên-Kỷ thứ nhất (từ 1558 đến 1819)
  • Tập hai: Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1820 đến 1829)
  • Tập ba: Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1830 đến 1833)
  • Tập bốn: Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1834 đến 1836)
  • Tập năm: Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1837 đến 1840)
  • Tập sáu: Chính biên-Kỷ thứ ba (từ 1841 đến 1847)
  • Tập bảy: Chính biên-Kỷ thứ tư (từ 1848 đến 1873)
  • Tập tám: Chính biên-Kỷ thứ tư (từ 1877 đến 1883)
  • Tập chín: Chính biên-Kỷ thứ năm (từ 1883 đến 1885)
  • Tập mười: Chính biên-Kỷ thứ sáu (từ 1885 đến 1888)

Download trọn bộ Đại Nam thực lục (大南實錄) tại đây:
https://sites.google.com/site/sachsuvietnam/dai-nam-thuc-luc

Đại Nam thực lục 大南實錄 bộ biên niên sử Việt Nam
Đại Nam thực lục 大南實錄 bộ biên niên sử Việt Nam


Người Chăm, còn gọi là người Chàm, người Chiêm, dân Chiêm Thành, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia hay người Nam Đảo.

Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử; có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt.

Trước thế kỷ thứ 7 có vương quốc Lâm Ấp từ năm Sơ Bình thứ 3 nhà Hán (192) đến năm Đại Nghiệp thứ 1 nhà Tùy (605). Sau năm 605, Lâm Ấp có nhiêu thay đổi, đặc biệt là liên tục xây tháp Ân giáo và dựng bia tiếng Phạn, lịch sử bắt đầu được rõ ràng. Các tên gọi khác nhau của vương quốc này theo văn bia tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ là Campapura, Campanagara, Nagara Campa, Nagar Cam.

Vương quốc Champa sau đó chia thành 2 tiểu vương quốc: Tiểu vương quốc Vijaya (Đồ Bàn: 1428-1471) và Tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang: 1433-1832).

Sau nhiều lần bị Đại Việt tiến đánh, nước Champa tan rã.

Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 145.235 người Chăm sinh sống, sống rải rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,... Do đặc điểm cư trú, tính chất tôn giáo và sắc thái văn hóa mang tính vùng miền, người Chăm ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm cộng đồng chính là: Chăm H'roi, Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận, và Chăm Nam Bộ.

Tháp Po Klong Garai của người Chăm ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Tháp Po Klong Garai của người Chăm ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

**Đại Nam thực lục** (chữ Hán: 大南實錄) là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục ghi chép các sự kiện từ khi chúa Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến đời vua Khải Định (1925) do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Bản dịch của Viện Sử học liên kết với nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2007 gồm: - Tập một, gồm: Tiền biên và Chính biên-Kỷ thứ nhất (từ 1558 đến 1819) - Tập hai: Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1820 đến 1829) - Tập ba: Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1830 đến 1833) - Tập bốn: Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1834 đến 1836) - Tập năm: Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1837 đến 1840) - Tập sáu: Chính biên-Kỷ thứ ba (từ 1841 đến 1847) - Tập bảy: Chính biên-Kỷ thứ tư (từ 1848 đến 1873) - Tập tám: Chính biên-Kỷ thứ tư (từ 1877 đến 1883) - Tập chín: Chính biên-Kỷ thứ năm (từ 1883 đến 1885) - Tập mười: Chính biên-Kỷ thứ sáu (từ 1885 đến 1888) Download trọn bộ Đại Nam thực lục (大南實錄) tại đây: https://sites.google.com/site/sachsuvietnam/dai-nam-thuc-luc ![Đại Nam thực lục 大南實錄 bộ biên niên sử Việt Nam](http://i.imgur.com/bnYwsCC.png) Đại Nam thực lục 大南實錄 bộ biên niên sử Việt Nam --- **Người Chăm**, còn gọi là người Chàm, người Chiêm, dân Chiêm Thành, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia hay người Nam Đảo. Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử; có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Trước thế kỷ thứ 7 có vương quốc Lâm Ấp từ năm Sơ Bình thứ 3 nhà Hán (192) đến năm Đại Nghiệp thứ 1 nhà Tùy (605). Sau năm 605, Lâm Ấp có nhiêu thay đổi, đặc biệt là liên tục xây tháp Ân giáo và dựng bia tiếng Phạn, lịch sử bắt đầu được rõ ràng. Các tên gọi khác nhau của vương quốc này theo văn bia tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ là Campapura, Campanagara, Nagara Campa, Nagar Cam. Vương quốc Champa sau đó chia thành 2 tiểu vương quốc: Tiểu vương quốc Vijaya (Đồ Bàn: 1428-1471) và Tiểu vương quốc Panduranga (Phan Rang: 1433-1832). Sau nhiều lần bị Đại Việt tiến đánh, nước Champa tan rã. Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 145.235 người Chăm sinh sống, sống rải rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,... Do đặc điểm cư trú, tính chất tôn giáo và sắc thái văn hóa mang tính vùng miền, người Chăm ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm cộng đồng chính là: Chăm H'roi, Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận, và Chăm Nam Bộ. ![Tháp Po Klong Garai của người Chăm ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm](http://i.imgur.com/DMH1P5p.jpg) Tháp Po Klong Garai của người Chăm ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
edited Apr 4 '16 lúc 5:16 pm

Tập 1

Nhâm dần, năm thứ 45 [1602],

Năm ấy nước Chiêm Thành 占城 sang thông hiếu.

Tân hợi, năm thứ 54 [1611], bắt đầu đặt phủ Phú Yên. Bấy giờ quân Chiêm Thành xâm lấn biên giới. Chúa sai chủ sự là Văn Phong (không rõ họ) đem quân đi đánh lấy được [đất ấy], bèn đặt làm một phủ, cho hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa lệ thuộc vào. Nhân sai Văn Phong làm lưu thủ đất ấy.

Kỷ tỵ, năm thứ 16 [1629]

Văn Phong ở Phú Yên dùng quân Chiêm Thành để làm phản.

Quý tỵ, năm thứ 5 [1653]

Bắt đầu đặt dinh Thái Khang. Bấy giờ có vua nước Chiêm Thành là Bà Tấm xâm lấn Phú Yên, sai Cai cơ Hùng Lộc (không rõ họ) làm Thống binh, Xá sai Minh Vũ (không rõ họ) làm tham mưu, lãnh 3.000 quân đi đánh. Quân đến Phú Yên, các tướng đều muốn dừng lại để dụ địch. Hùng Lộc nói: “Ra quân lúc không ngờ, đánh giặc lúc không phòng bị, là mưu hay của nhà binh. Nay quân ta từ nơi xa đến, lợi ở sự đánh chóng, cần gì phải dụ”. Bèn tiến quân vượt đèo Hổ Dương núi Thạch Bi, đánh thẳng vào thành, nhân đêm phóng lửa đánh gấp, cả phá được. Bà Tấm trốn chạy. Lấy được đất đến sông Phan Rang. Bà Tấm sai con là Xác Bà Ân mang thư xin hàng. Hùng Lộc đem việc báo lên. Chúa y cho, khiến lấy sông Phan Rang làm giới hạn, từ phía đông sông đến địa đầu Phú Yên chia làm hai phủ là Thái Khang (nay là Ninh Hòa) và Diên Ninh (nay là Diên Khánh). Phủ Thái Khang có 2 huyện: Quảng Phước và Tân An; phủ Diên Ninh có 3 huyện : Phước Điền, Vĩnh Xương và Hoa Châu. Đặt dinh Thái Khang (nay là Khánh Hòa) cho Hùng Lộc trấn giữ. Phía tây sông Phan Rang vẫn về Chiêm Thành, bắt giữ lệ chức cống.

Nhâm thân, năm thứ 1 [1692]

Mùa thu, tháng 8, vua nước Chiêm Thành là Bà Tranh làm phản, họp quân đắp lũy, cướp giết cư dân ở phủ Diên Ninh. Dinh Bình Khang đem việc báo lên. Chúa sai Cai cơ Nguyễn Hữu Kính (con Nguyễn Hữu Dật bấy giờ gọi là Lễ tài hầu; chữ Tài, có chỗ viết là Thành, lại là Hòa) làm Thống binh, lấy văn chức Nguyễn Đình Quang làm Tham mưu suất lãnh quân Chính dinh, cùng quân Quảng Nam và Bình Khang đi đánh.

Quý dậu, năm thứ 2 [1693], mùa xuân, tháng giêng, bọn Thống binh Nguyễn Hữu Kính đánh bại Chiêm Thành, Bà Tranh bỏ thành chạy.

Tháng 3, Nguyễn Hữu Kính bắt được Bà Tranh và bầy tôi là Tả trà viên Kế Bà Tử với thân thuộc là Nàng mi Bà Ân đem về. Chúa sai đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành.

Mùa thu, tháng 7, Nguyễn Hữu Kính đến cửa khuyết dâng chiến tù Chiêm là bọn Bà Tranh. Chúa sai kể tội và giam ở núi Ngọc Trản, hàng tháng cấp cho tiền gạo vải lụa đủ dùng.

Sai Cai đội Nguyễn Trí Thắng giữ Phố Hài, Cai cơ Nguyễn Tân Lễ giữ Phan Rí, Cai đội Chu Kiêm Thắng giữ Phan Rang (Phố Hài, Phan Rí, Phan Rang, nay đều thuộc Bình Thuận) để phòng dư đảng của Thuận Thành.

Tháng 8, đổi trấn Thuận Thành làm phủ Bình Thuận, lấy Tả trà viên Kế Bà Tử làm Khám lý, ba người con Bà Ân làm Đề đốc, Đề lãnh và Cai phủ, bắt mặc quần áo theo lối người kinh và sai về để vỗ yên lòng dân.

Tháng 12, người Thanh là A Ban cùng với Hữu trà viên là óc Nha Thát ở Thuận Thành nổi loạn. Trước là A Ban đến ở Thuận Thành, vốn cùng óc Nha Thát đi lại rất thân. Từ lúc Bà Tranh bị bắt, hai người đều chạy về đất Đại Đồng, A Ban đổi tên là Ngô Lãng tự xưng mình có phép hô phong hoán vũ, gươm đao không thể làm bị thương. Người Thuận Thành là Chế Vinh kêu họp dân man đi theo. Đến bấy giờ đem đồ đảng cướp Phố Hài. Cai đội Nguyễn Trí Thắng đem quân chống đánh. A Ban giả đò thua, Trí Thắng đuổi theo bị phục binh giết chết. Cai đội dinh Bà Rịa tên là Dực và thư ký là Mai (không rõ họ) đem quân đến cứu viện, đều chết cả. A Ban bèn vào Phan Rí, lo rằng cai cơ Nguyễn Tân Lễ sức mạnh, mình không chống nổi, bèn sai con gái người dân Thuận Thành bỏ thuốc độc vào quả chuối cho Tân Lễ ăn. Tân Lễ bị câm. A Ban lại tung nhiều tiền bạc để ngầm kết với quân Tân Lễ làm nội ứng. Đến khi đánh, Tân Lễ bị bọn phản binh đâm chết, dinh trại của cải bị đốt và cướp gần hết. A Ban lại kéo quân đến Phan Rang. Cai đội Chu Kiêm Thắng vì quân ít không ra, đóng cửa thành tự thủ. Gặp Khám lý Kế Bà Tử vừa đến, Kiêm Thắng bắt trói ở ngoài cửa thành bảo sẽ đem chém. óc Nha Thát sợ [Kế Bà Tử] bị giết, nói với A Ban bỏ vây đi. Kiêm Thắng bèn thả Kế Bà Tử về.

Giáp tuất, năm thứ 3 [1694],

Bà Tranh chết, cho 200, quan tiền và gấm vóc để hậu táng.
A Ban lại vây Phan Rang. Cai đội Chu Kiêm Thắng báo tin gấp về dinh Bình Khang. Trấn thủ Nguyễn Hữu Oai và Lưu thủ Nhuận (không rõ họ) tiến binh theo thượng đạo để cứu viện. A Ban bèn lui về Bào Lạc. Phan Rang được giải vây. Rồi Hữu Oai bị bệnh chết.
Tháng 2, A Ban tiến giữ lũy Ô Liêm. Lưu thủ Nhuận và các cai cơ Tống Tuân và Nguyễn Thành chia quân giáp đánh. A Ban chạy về Phố Châm. Quân ta đuổi theo sát. Giặc lại chạy về Thượng Dã (tiếp địa giới Chân Lạp). Nhuận bèn về, đem việc báo lên. Chúa lại ra lệnh cho Cai cơ Nguyễn Hữu Kính, và văn chức Trinh Tường (không rõ họ) tiện nghi xử trí. Cai cơ Nguyễn Thắng Hổ đem quân tiến đánh, đảng giặc dẹp yên.
Thăng Nguyễn Hữu Kính làm Chưởng cơ, lãnh Trấn thủ dinh Bình Khang.

Bính dần, năm thứ 8 [1746],

Người Man Thuận Thành [người Chàm] là Dương Bao Lai và Diệp Mã Lăng nổi loạn. Lưu thủ dinh Trấn Biên là Nguyễn Cương đem quân đi đánh, đắp lũy Cổ Tỉnh để chống giặc, thừa lúc sơ hở đánh úp bắt được Bao Lai và Mã Lăng giết đi.

Canh ngọ, năm thứ 12 [1750],

Nặc Nguyên nước Chân Lạp xâm lấn người Côn Man 昆蠻. (Bấy giờ bộ lạc của tù trưởng Thuận Thành có nhiều người xiêu dạt sang ở đất Chân Lạp, gọi là Côn Man, có tên nữa là Vô Tỳ man). Thủ tướng báo lên. Chúa cùng bầy tôi bàn đi đánh, bèn sai sứ đưa thư sang cho nước Xiêm nói rằng : “Đấng vương giả dùng binh là để dẹp loạn giết bạo, cho nên vua Văn vương giận [rợ Sùng Mật] bất kính, vua Tuyên vương đánh [rợ Hiểm Doãn] chiếm đất, đó là việc bất đắc dĩ chứ không phải ưa thích chiến tranh. Nước Chân Lạp bé nhỏ kia là phiên thần của nước ta, mà dám tụ họp côn đồ, dựa thế lấn nơi biên giới. Việc làm như thế, dẫu nước Xiêm cũng phải ghét vậy. Nay sai quan võ đem quân hỏi tội, chúng tất ngóng gió mà tan chạy, gián hoặc chúng có chạy sang nước Xiêm, tức thì nên bắt giao cho quân thứ, đừng để cho kẻ bề tôi phản nghịch được trốn búa rìu”.

Tân mùi, năm thứ 13 [1751],

Lấy Nguyễn Hữu Kính làm Cai bạ Quảng Nam. Kính là người thông suốt việc lại, từng đi xem xét các dinh, giỏi trích phát việc bậy và tài xét đoán, lại dân rất sợ phục. Chúa tin dùng. Sau đi Nha Trang, trở về thì chết. Tặng Tham nghị, thụy là Thanh hiến.

Thủy Xá, Hỏa Xá vào cống. Hai nước ở phía trên nước Nam Bàn (khi Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, dòng dõi nước ấy làm vua nước Nam Bàn, cắt cho đất từ núi Thạch Bi về phía tây), thôn lạc có hơn năm chục, giữa có núi Bà Nam rất cao, vua Thủy Xá ở phía đông núi, vua Hỏa Xá ở phía tây núi. Buổi quốc sơ, vì cớ họ giáp giới với Phú Yên, cứ 5 năm một lần sai người đến các nước ấy cho quà (áo gấm, mũ, nồi đồng, chảo sắt và chén đĩa bằng sứ). Vua hai nước ấy nhận được vật cho, tức thì sắm sửa phẩm vật địa phương (kỳ nam, sáp ong, nhung hươu, mật gấu, voi đực) để hiến. Tới đây sai sứ sang cống. Chúa hậu tứ rồi cho về.

Giáp tuất, năm thứ 16 [1754],

Mùa hạ, tháng 6, quan quân Gia Định chia đường tiến đánh Chân Lạp. Thống suất là Thiện Chính tiến theo đường Mỹ Tho, Nguyễn Cư Trinh đem kỳ binh tiến theo đường sông Bát Đông. Cư Trinh tới đâu, giặc đều tan chạy. [Trinh] quan Tần Lê Bắc (tên đất) ra Đại Giang, hội với quân Thiện Chính ở đồn Lô Yêm. Bốn phủ Lôi Lạp, Tầm Bồn, Cầu Nam, Nam Vang đều hàng. Nặc Nguyên chạy đến Tầm Phong Thâu (tên đất). Cư Trinh bèn sai thuộc tướng đi chiêu dụ người Côn Man để làm thanh thế, gặp mưa lụt, phải đóng quân lại,

Trước là chúa nghe tin Nặc Nguyên đến cầu viện ở Nghệ An, lo họ Trịnh nhân đó động binh, bèn báo cho các trưởng tra (thổ tù Cam Lộ) Tầm Linh huyện Vũ Xương, phàm các đường núi thông sang nước Chân Lạp đều phải sai dân dò thăm tin tức báo lên.

ất hợi, năm thứ 17 [1755], mùa xuân, thống suất Thiện Chính đem quân về đồn Mỹ Tho trước, ra lệnh cho người Côn Man bỏ Kha Khâm đem bộ lạc và xe cộ đến đóng ở Bình Thanh. Đi đến Vô Tà Ơn (Kha Khâm, Bình Thanh và Vô Tà Ơn đều là tên đất) bị quân Chân Lạp hơn vạn người đuổi theo đánh úp. Người Côn Man thế bí, xếp xe lại làm lũy để chống giữ và cáo cấp. Thiện Chính bị chằm rừng ngăn trở không ứng cứu được. Cư Trinh tức thì đem năm đội tùy binh đến cứu. Quân Chân Lạp phải rút lui. [Trinh] bèn hộ vệ hơn 5.000 trai gái Côn Man về đóng ở chân núi Bà Đinh, rồi tâu hặc Thiện Chính về tội bỏ lỡ cơ hội và bỏ rơi dân mới quy phụ. Chúa giận, triệu Thiện Chính về, giáng xuống làm Cai đội. Sai Cai đội Trương Phước Du thống suất quân đội, dùng người Côn Man làm hướng đạo, sang đánh Cầu Nam, Nam Vang, giết được mấy người ốc Nha. Nặc Nguyên chạy về Hà Tiên, nương tựa đô đốc Mạc Thiên Tứ.

Bính tý, năm thứ 18 [1756], lập phủ Lương Quán.

Nặc Nguyên nước Chân Lạp trình bày rằng việc đánh cướp Côn Man là do tướng Chiêu Chùy ếch gây ra, nay xin hiến đất hai phủ Tầm Bồn, Lôi Lạp và nộp bù lễ cống còn thiếu về ba năm trước để chuộc tội. Mạc Thiên Tứ đem việc tâu lên. Chúa cùng các quan bàn, ra lệnh bắt Chiêu Chùy ếch đem nộp. Nặc Nguyên trả lời rằng ếch đã bị xử tử rồi. Khiến bắt vợ con. Nguyên lại kiếm cớ xin tha. Chúa biết là nói dối, không y lời xin. Nguyễn Cư Trinh kíp tâu rằng : “Từ xưa việc dụng binh chẳng qua là để trừ diệt bọn đầu sỏ và mở mang thêm đất đai. Nặc Nguyên nay đã biết ăn năn xin hàng nộp đất, nếu truy mãi lời nói dối ấy thì nó tất chạy trốn. Nhưng từ đồn dinh Gia Định đến La Bích, đường sá xa xôi, nghìn rừng muôn suối, không tiện đuổi đến cùng. Muốn mở mang đất đai cũng nên lấy hai phủ này trước để củng cố mặt sau của hai dinh. Nếu bỏ gần cầu xa, e rằng hình thế cách trở, binh dân không liên tiếp, lấy được tuy dễ, mà giữ thực là khó. Khi xưa mở mang phủ Gia Định tất phải trước mở đất Hưng Phước, rồi đến đất Đồng Nai, khiến cho quân dân đông đủ, rồi sau mới mở đến Sài Gòn. Đó là cái kế tằm ăn dần. Nay đất cũ từ Hưng Phước đến Sài Gòn chỉ hai ngày đường, dân cư còn chưa yên ổn, quân giữ cũng chưa đủ nữa là. Huống từ Sài Gòn đến Lâm Bôn, xa sáu ngày đường, địa thế rộng rãi, dân số đến vạn người, quân chính quy đóng giữ thực sợ chẳng đủ. Thần xem người Côn Man giỏi nghề bộ chiến, người Chân Lạp cũng đã sợ lắm. Nếu cho họ đất ấy khiến họ chống giữ, “lấy người Man đánh người Man”, cũng là đắc sách. Vậy xin cho Chân Lạp chuộc tội, lấy đất hai phủ ấy, ủy cho thần xem xét hình thế, đặt lũy đóng quân, chia cấp ruộng đất cho quân và dân, vạch rõ địa giới, cho lệ vào châu Đinh Viễn, để thu lấy toàn khu”. Chúa bèn y cho.

Canh tuất, năm thứ 11 [1790],

Tháng 9,

Lấy Nguyễn Văn Chiêu trấn Thuận Thành (con Thắng là phiên vương trước) làm Khâm sai chưởng cơ, quản mọi việc quan và dân Phiên. Trước là quân ta tiến lấy Bình Thuận, Chiêu đem quân ứng theo đánh giặc, đến khi giặc lui, bọn quan Phiên đều xin lập Chiêu quyền lãnh việc trấn. Lê Văn Quân tâu xin. Vua cho, nên có mệnh ấy. Lại lấy quan Phiên là Nguyễn Văn Chấn, Nguyễn Văn Hào làm Khâm sai thống binh cai cơ. Rồi Chiêu có tội bị bãi chức. (Chiêu, Chấn, Hào đều là tên họ vua cho. Chiêu nguyên tên là Môn Lai Phù Tử, Chấn là Bô Cà Đáo, Hào là Thôn Ba Hú).

Quý sửu, năm thứ 14 [1793]

Triệu Nguyễn Hoàng Đức về, khiến lưu những quân Chân Lạp, Chà Và do Đức cai quản, ở lại Diên Khánh để sung sai bát.

Giáp dần, năm thứ 15 [1794]

Tháng 2,

Đặt chức chánh và phó trấn ở Thuận Thành. Thuận Thành từ con cháu vua Phiên Kế Bà Tử truyền nhau đến chưởng cơ Tá mà chịu mệnh triều đình, coi giữ việc trấn. Năm Nhâm dần, Tây Sơn vào cướp. Tá đem hết những khí bảo truyền quốc hàng giặc. Năm Mậu thân, vua lấy lại được Gia Định, nhiều lần dụ bảo, Tá sợ tội không dám ra, trộm giữ động man. Quân ta qua Bình Thuận nhiều lần bị đón giết. Mùa hè năm ngoái, quân ta tiến đánh Phan Rí, Tá theo đô đốc giặc là Hồ Văn Tự trốn lên miền thượng đạo. Cai cơ Nguyễn Văn Hào dẫn quân đuổi bắt, Tá thế cùng bị bắt, sai xử tội giết đi. Từ đó bèn bỏ vương hiệu Thuận Thành, cho Nguyễn Văn Hào chức Chưởng cơ, làm Chánh trấn trấn Thuận Thành, Cai cơ Nguyễn Văn Chấn làm Phó trấn, cai quản các quan phiên và sách man, lệ vào dinh Bình Thuận. Sai mộ 10 người lập ty Lệnh sử để làm việc trấn. Lại thấy ruộng đất trong trấn nhiều nơi bỏ hoang và hay bị hạn lụt, sắc cho dinh thần Bình Thuận đi khám xét mà lượng tha thuế. Ruộng ở Trà Nương có bỏ hoang thì cũng tha. (Ruộng này ở các xứ Long Hương, Phan Rí, Phố Hài, là ruộng ngụ lộc của vua Phiên, năm nào có người mướn cày thì cứ theo số thóc giống mà nộp thuế, nếu không thì miễn).

Mậu dần, Gia Long năm thứ 17 [1818],

Tháng 11,

Sửa bảo Châu Đốc. Bảo vì nước lụt ngấm vào nên vỡ, thành thần đem việc tâu lên. Sai tính lấy quân dân sửa lại. Lại điều động thêm lính cơ bốn trấn và lính đồn Uy Viễn, mỗi nơi đều 100 người, hợp với biền binh phái trước mà đóng giữ.

Vua lại thấy ở sau bảo nhiều đất không, sai trấn thần Vĩnh Thanh gọi họp người Đường [Trung Quốc], người Chân Lạp, người Chà Và đến ở, lập phố chợ và khai khẩn chỗ hoang, cấm dân ta không được quấy rối.

(Hết tập 1)

Tập 1 ----- Nhâm dần, năm thứ 45 [1602], Năm ấy nước Chiêm Thành 占城 sang thông hiếu. Tân hợi, năm thứ 54 [1611], bắt đầu đặt phủ Phú Yên. Bấy giờ quân Chiêm Thành xâm lấn biên giới. Chúa sai chủ sự là Văn Phong (không rõ họ) đem quân đi đánh lấy được [đất ấy], bèn đặt làm một phủ, cho hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa lệ thuộc vào. Nhân sai Văn Phong làm lưu thủ đất ấy. Kỷ tỵ, năm thứ 16 [1629] Văn Phong ở Phú Yên dùng quân Chiêm Thành để làm phản. Quý tỵ, năm thứ 5 [1653] Bắt đầu đặt dinh Thái Khang. Bấy giờ có vua nước Chiêm Thành là Bà Tấm xâm lấn Phú Yên, sai Cai cơ Hùng Lộc (không rõ họ) làm Thống binh, Xá sai Minh Vũ (không rõ họ) làm tham mưu, lãnh 3.000 quân đi đánh. Quân đến Phú Yên, các tướng đều muốn dừng lại để dụ địch. Hùng Lộc nói: “Ra quân lúc không ngờ, đánh giặc lúc không phòng bị, là mưu hay của nhà binh. Nay quân ta từ nơi xa đến, lợi ở sự đánh chóng, cần gì phải dụ”. Bèn tiến quân vượt đèo Hổ Dương núi Thạch Bi, đánh thẳng vào thành, nhân đêm phóng lửa đánh gấp, cả phá được. Bà Tấm trốn chạy. Lấy được đất đến sông Phan Rang. Bà Tấm sai con là Xác Bà Ân mang thư xin hàng. Hùng Lộc đem việc báo lên. Chúa y cho, khiến lấy sông Phan Rang làm giới hạn, từ phía đông sông đến địa đầu Phú Yên chia làm hai phủ là Thái Khang (nay là Ninh Hòa) và Diên Ninh (nay là Diên Khánh). Phủ Thái Khang có 2 huyện: Quảng Phước và Tân An; phủ Diên Ninh có 3 huyện : Phước Điền, Vĩnh Xương và Hoa Châu. Đặt dinh Thái Khang (nay là Khánh Hòa) cho Hùng Lộc trấn giữ. Phía tây sông Phan Rang vẫn về Chiêm Thành, bắt giữ lệ chức cống. Nhâm thân, năm thứ 1 [1692] Mùa thu, tháng 8, vua nước Chiêm Thành là Bà Tranh làm phản, họp quân đắp lũy, cướp giết cư dân ở phủ Diên Ninh. Dinh Bình Khang đem việc báo lên. Chúa sai Cai cơ Nguyễn Hữu Kính (con Nguyễn Hữu Dật bấy giờ gọi là Lễ tài hầu; chữ Tài, có chỗ viết là Thành, lại là Hòa) làm Thống binh, lấy văn chức Nguyễn Đình Quang làm Tham mưu suất lãnh quân Chính dinh, cùng quân Quảng Nam và Bình Khang đi đánh. Quý dậu, năm thứ 2 [1693], mùa xuân, tháng giêng, bọn Thống binh Nguyễn Hữu Kính đánh bại Chiêm Thành, Bà Tranh bỏ thành chạy. Tháng 3, Nguyễn Hữu Kính bắt được Bà Tranh và bầy tôi là Tả trà viên Kế Bà Tử với thân thuộc là Nàng mi Bà Ân đem về. Chúa sai đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành. Mùa thu, tháng 7, Nguyễn Hữu Kính đến cửa khuyết dâng chiến tù Chiêm là bọn Bà Tranh. Chúa sai kể tội và giam ở núi Ngọc Trản, hàng tháng cấp cho tiền gạo vải lụa đủ dùng. Sai Cai đội Nguyễn Trí Thắng giữ Phố Hài, Cai cơ Nguyễn Tân Lễ giữ Phan Rí, Cai đội Chu Kiêm Thắng giữ Phan Rang (Phố Hài, Phan Rí, Phan Rang, nay đều thuộc Bình Thuận) để phòng dư đảng của Thuận Thành. Tháng 8, đổi trấn Thuận Thành làm phủ Bình Thuận, lấy Tả trà viên Kế Bà Tử làm Khám lý, ba người con Bà Ân làm Đề đốc, Đề lãnh và Cai phủ, bắt mặc quần áo theo lối người kinh và sai về để vỗ yên lòng dân. Tháng 12, người Thanh là A Ban cùng với Hữu trà viên là óc Nha Thát ở Thuận Thành nổi loạn. Trước là A Ban đến ở Thuận Thành, vốn cùng óc Nha Thát đi lại rất thân. Từ lúc Bà Tranh bị bắt, hai người đều chạy về đất Đại Đồng, A Ban đổi tên là Ngô Lãng tự xưng mình có phép hô phong hoán vũ, gươm đao không thể làm bị thương. Người Thuận Thành là Chế Vinh kêu họp dân man đi theo. Đến bấy giờ đem đồ đảng cướp Phố Hài. Cai đội Nguyễn Trí Thắng đem quân chống đánh. A Ban giả đò thua, Trí Thắng đuổi theo bị phục binh giết chết. Cai đội dinh Bà Rịa tên là Dực và thư ký là Mai (không rõ họ) đem quân đến cứu viện, đều chết cả. A Ban bèn vào Phan Rí, lo rằng cai cơ Nguyễn Tân Lễ sức mạnh, mình không chống nổi, bèn sai con gái người dân Thuận Thành bỏ thuốc độc vào quả chuối cho Tân Lễ ăn. Tân Lễ bị câm. A Ban lại tung nhiều tiền bạc để ngầm kết với quân Tân Lễ làm nội ứng. Đến khi đánh, Tân Lễ bị bọn phản binh đâm chết, dinh trại của cải bị đốt và cướp gần hết. A Ban lại kéo quân đến Phan Rang. Cai đội Chu Kiêm Thắng vì quân ít không ra, đóng cửa thành tự thủ. Gặp Khám lý Kế Bà Tử vừa đến, Kiêm Thắng bắt trói ở ngoài cửa thành bảo sẽ đem chém. óc Nha Thát sợ [Kế Bà Tử] bị giết, nói với A Ban bỏ vây đi. Kiêm Thắng bèn thả Kế Bà Tử về. Giáp tuất, năm thứ 3 [1694], Bà Tranh chết, cho 200, quan tiền và gấm vóc để hậu táng. A Ban lại vây Phan Rang. Cai đội Chu Kiêm Thắng báo tin gấp về dinh Bình Khang. Trấn thủ Nguyễn Hữu Oai và Lưu thủ Nhuận (không rõ họ) tiến binh theo thượng đạo để cứu viện. A Ban bèn lui về Bào Lạc. Phan Rang được giải vây. Rồi Hữu Oai bị bệnh chết. Tháng 2, A Ban tiến giữ lũy Ô Liêm. Lưu thủ Nhuận và các cai cơ Tống Tuân và Nguyễn Thành chia quân giáp đánh. A Ban chạy về Phố Châm. Quân ta đuổi theo sát. Giặc lại chạy về Thượng Dã (tiếp địa giới Chân Lạp). Nhuận bèn về, đem việc báo lên. Chúa lại ra lệnh cho Cai cơ Nguyễn Hữu Kính, và văn chức Trinh Tường (không rõ họ) tiện nghi xử trí. Cai cơ Nguyễn Thắng Hổ đem quân tiến đánh, đảng giặc dẹp yên. Thăng Nguyễn Hữu Kính làm Chưởng cơ, lãnh Trấn thủ dinh Bình Khang. Bính dần, năm thứ 8 [1746], Người Man Thuận Thành [người Chàm] là Dương Bao Lai và Diệp Mã Lăng nổi loạn. Lưu thủ dinh Trấn Biên là Nguyễn Cương đem quân đi đánh, đắp lũy Cổ Tỉnh để chống giặc, thừa lúc sơ hở đánh úp bắt được Bao Lai và Mã Lăng giết đi. Canh ngọ, năm thứ 12 [1750], Nặc Nguyên nước Chân Lạp xâm lấn người Côn Man 昆蠻. (Bấy giờ bộ lạc của tù trưởng Thuận Thành có nhiều người xiêu dạt sang ở đất Chân Lạp, gọi là Côn Man, có tên nữa là Vô Tỳ man). Thủ tướng báo lên. Chúa cùng bầy tôi bàn đi đánh, bèn sai sứ đưa thư sang cho nước Xiêm nói rằng : “Đấng vương giả dùng binh là để dẹp loạn giết bạo, cho nên vua Văn vương giận [rợ Sùng Mật] bất kính, vua Tuyên vương đánh [rợ Hiểm Doãn] chiếm đất, đó là việc bất đắc dĩ chứ không phải ưa thích chiến tranh. Nước Chân Lạp bé nhỏ kia là phiên thần của nước ta, mà dám tụ họp côn đồ, dựa thế lấn nơi biên giới. Việc làm như thế, dẫu nước Xiêm cũng phải ghét vậy. Nay sai quan võ đem quân hỏi tội, chúng tất ngóng gió mà tan chạy, gián hoặc chúng có chạy sang nước Xiêm, tức thì nên bắt giao cho quân thứ, đừng để cho kẻ bề tôi phản nghịch được trốn búa rìu”. Tân mùi, năm thứ 13 [1751], Lấy Nguyễn Hữu Kính làm Cai bạ Quảng Nam. Kính là người thông suốt việc lại, từng đi xem xét các dinh, giỏi trích phát việc bậy và tài xét đoán, lại dân rất sợ phục. Chúa tin dùng. Sau đi Nha Trang, trở về thì chết. Tặng Tham nghị, thụy là Thanh hiến. Thủy Xá, Hỏa Xá vào cống. Hai nước ở phía trên nước Nam Bàn (khi Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, dòng dõi nước ấy làm vua nước Nam Bàn, cắt cho đất từ núi Thạch Bi về phía tây), thôn lạc có hơn năm chục, giữa có núi Bà Nam rất cao, vua Thủy Xá ở phía đông núi, vua Hỏa Xá ở phía tây núi. Buổi quốc sơ, vì cớ họ giáp giới với Phú Yên, cứ 5 năm một lần sai người đến các nước ấy cho quà (áo gấm, mũ, nồi đồng, chảo sắt và chén đĩa bằng sứ). Vua hai nước ấy nhận được vật cho, tức thì sắm sửa phẩm vật địa phương (kỳ nam, sáp ong, nhung hươu, mật gấu, voi đực) để hiến. Tới đây sai sứ sang cống. Chúa hậu tứ rồi cho về. Giáp tuất, năm thứ 16 [1754], Mùa hạ, tháng 6, quan quân Gia Định chia đường tiến đánh Chân Lạp. Thống suất là Thiện Chính tiến theo đường Mỹ Tho, Nguyễn Cư Trinh đem kỳ binh tiến theo đường sông Bát Đông. Cư Trinh tới đâu, giặc đều tan chạy. [Trinh] quan Tần Lê Bắc (tên đất) ra Đại Giang, hội với quân Thiện Chính ở đồn Lô Yêm. Bốn phủ Lôi Lạp, Tầm Bồn, Cầu Nam, Nam Vang đều hàng. Nặc Nguyên chạy đến Tầm Phong Thâu (tên đất). Cư Trinh bèn sai thuộc tướng đi chiêu dụ người Côn Man để làm thanh thế, gặp mưa lụt, phải đóng quân lại, Trước là chúa nghe tin Nặc Nguyên đến cầu viện ở Nghệ An, lo họ Trịnh nhân đó động binh, bèn báo cho các trưởng tra (thổ tù Cam Lộ) Tầm Linh huyện Vũ Xương, phàm các đường núi thông sang nước Chân Lạp đều phải sai dân dò thăm tin tức báo lên. ất hợi, năm thứ 17 [1755], mùa xuân, thống suất Thiện Chính đem quân về đồn Mỹ Tho trước, ra lệnh cho người Côn Man bỏ Kha Khâm đem bộ lạc và xe cộ đến đóng ở Bình Thanh. Đi đến Vô Tà Ơn (Kha Khâm, Bình Thanh và Vô Tà Ơn đều là tên đất) bị quân Chân Lạp hơn vạn người đuổi theo đánh úp. Người Côn Man thế bí, xếp xe lại làm lũy để chống giữ và cáo cấp. Thiện Chính bị chằm rừng ngăn trở không ứng cứu được. Cư Trinh tức thì đem năm đội tùy binh đến cứu. Quân Chân Lạp phải rút lui. [Trinh] bèn hộ vệ hơn 5.000 trai gái Côn Man về đóng ở chân núi Bà Đinh, rồi tâu hặc Thiện Chính về tội bỏ lỡ cơ hội và bỏ rơi dân mới quy phụ. Chúa giận, triệu Thiện Chính về, giáng xuống làm Cai đội. Sai Cai đội Trương Phước Du thống suất quân đội, dùng người Côn Man làm hướng đạo, sang đánh Cầu Nam, Nam Vang, giết được mấy người ốc Nha. Nặc Nguyên chạy về Hà Tiên, nương tựa đô đốc Mạc Thiên Tứ. Bính tý, năm thứ 18 [1756], lập phủ Lương Quán. Nặc Nguyên nước Chân Lạp trình bày rằng việc đánh cướp Côn Man là do tướng Chiêu Chùy ếch gây ra, nay xin hiến đất hai phủ Tầm Bồn, Lôi Lạp và nộp bù lễ cống còn thiếu về ba năm trước để chuộc tội. Mạc Thiên Tứ đem việc tâu lên. Chúa cùng các quan bàn, ra lệnh bắt Chiêu Chùy ếch đem nộp. Nặc Nguyên trả lời rằng ếch đã bị xử tử rồi. Khiến bắt vợ con. Nguyên lại kiếm cớ xin tha. Chúa biết là nói dối, không y lời xin. Nguyễn Cư Trinh kíp tâu rằng : “Từ xưa việc dụng binh chẳng qua là để trừ diệt bọn đầu sỏ và mở mang thêm đất đai. Nặc Nguyên nay đã biết ăn năn xin hàng nộp đất, nếu truy mãi lời nói dối ấy thì nó tất chạy trốn. Nhưng từ đồn dinh Gia Định đến La Bích, đường sá xa xôi, nghìn rừng muôn suối, không tiện đuổi đến cùng. Muốn mở mang đất đai cũng nên lấy hai phủ này trước để củng cố mặt sau của hai dinh. Nếu bỏ gần cầu xa, e rằng hình thế cách trở, binh dân không liên tiếp, lấy được tuy dễ, mà giữ thực là khó. Khi xưa mở mang phủ Gia Định tất phải trước mở đất Hưng Phước, rồi đến đất Đồng Nai, khiến cho quân dân đông đủ, rồi sau mới mở đến Sài Gòn. Đó là cái kế tằm ăn dần. Nay đất cũ từ Hưng Phước đến Sài Gòn chỉ hai ngày đường, dân cư còn chưa yên ổn, quân giữ cũng chưa đủ nữa là. Huống từ Sài Gòn đến Lâm Bôn, xa sáu ngày đường, địa thế rộng rãi, dân số đến vạn người, quân chính quy đóng giữ thực sợ chẳng đủ. Thần xem người Côn Man giỏi nghề bộ chiến, người Chân Lạp cũng đã sợ lắm. Nếu cho họ đất ấy khiến họ chống giữ, “lấy người Man đánh người Man”, cũng là đắc sách. Vậy xin cho Chân Lạp chuộc tội, lấy đất hai phủ ấy, ủy cho thần xem xét hình thế, đặt lũy đóng quân, chia cấp ruộng đất cho quân và dân, vạch rõ địa giới, cho lệ vào châu Đinh Viễn, để thu lấy toàn khu”. Chúa bèn y cho. Canh tuất, năm thứ 11 [1790], Tháng 9, Lấy Nguyễn Văn Chiêu trấn Thuận Thành (con Thắng là phiên vương trước) làm Khâm sai chưởng cơ, quản mọi việc quan và dân Phiên. Trước là quân ta tiến lấy Bình Thuận, Chiêu đem quân ứng theo đánh giặc, đến khi giặc lui, bọn quan Phiên đều xin lập Chiêu quyền lãnh việc trấn. Lê Văn Quân tâu xin. Vua cho, nên có mệnh ấy. Lại lấy quan Phiên là Nguyễn Văn Chấn, Nguyễn Văn Hào làm Khâm sai thống binh cai cơ. Rồi Chiêu có tội bị bãi chức. (Chiêu, Chấn, Hào đều là tên họ vua cho. Chiêu nguyên tên là Môn Lai Phù Tử, Chấn là Bô Cà Đáo, Hào là Thôn Ba Hú). Quý sửu, năm thứ 14 [1793] Triệu Nguyễn Hoàng Đức về, khiến lưu những quân Chân Lạp, Chà Và do Đức cai quản, ở lại Diên Khánh để sung sai bát. Giáp dần, năm thứ 15 [1794] Tháng 2, Đặt chức chánh và phó trấn ở Thuận Thành. Thuận Thành từ con cháu vua Phiên Kế Bà Tử truyền nhau đến chưởng cơ Tá mà chịu mệnh triều đình, coi giữ việc trấn. Năm Nhâm dần, Tây Sơn vào cướp. Tá đem hết những khí bảo truyền quốc hàng giặc. Năm Mậu thân, vua lấy lại được Gia Định, nhiều lần dụ bảo, Tá sợ tội không dám ra, trộm giữ động man. Quân ta qua Bình Thuận nhiều lần bị đón giết. Mùa hè năm ngoái, quân ta tiến đánh Phan Rí, Tá theo đô đốc giặc là Hồ Văn Tự trốn lên miền thượng đạo. Cai cơ Nguyễn Văn Hào dẫn quân đuổi bắt, Tá thế cùng bị bắt, sai xử tội giết đi. Từ đó bèn bỏ vương hiệu Thuận Thành, cho Nguyễn Văn Hào chức Chưởng cơ, làm Chánh trấn trấn Thuận Thành, Cai cơ Nguyễn Văn Chấn làm Phó trấn, cai quản các quan phiên và sách man, lệ vào dinh Bình Thuận. Sai mộ 10 người lập ty Lệnh sử để làm việc trấn. Lại thấy ruộng đất trong trấn nhiều nơi bỏ hoang và hay bị hạn lụt, sắc cho dinh thần Bình Thuận đi khám xét mà lượng tha thuế. Ruộng ở Trà Nương có bỏ hoang thì cũng tha. (Ruộng này ở các xứ Long Hương, Phan Rí, Phố Hài, là ruộng ngụ lộc của vua Phiên, năm nào có người mướn cày thì cứ theo số thóc giống mà nộp thuế, nếu không thì miễn). Mậu dần, Gia Long năm thứ 17 [1818], Tháng 11, Sửa bảo Châu Đốc. Bảo vì nước lụt ngấm vào nên vỡ, thành thần đem việc tâu lên. Sai tính lấy quân dân sửa lại. Lại điều động thêm lính cơ bốn trấn và lính đồn Uy Viễn, mỗi nơi đều 100 người, hợp với biền binh phái trước mà đóng giữ. Vua lại thấy ở sau bảo nhiều đất không, sai trấn thần Vĩnh Thanh gọi họp người Đường [Trung Quốc], người Chân Lạp, người Chà Và đến ở, lập phố chợ và khai khẩn chỗ hoang, cấm dân ta không được quấy rối. (Hết tập 1)
edited May 25 '16 lúc 5:14 pm

Tập 3

Tân mão, Minh Mệnh năm thứ 12 [1831]

Tháng 12,

Quan thành Gia Định tâu nói : “Dân mán chàm ở Sỉ Khê thuộc châu Quang Hoá, do con Chưởng cơ Sơn Cố là Phủ Vi, cháu gọi Phủ Nộn bằng cậu, nối đời cai quản, lệ thuộc vào sổ dân man Phiên An, về thuế lệ, vẫn chưa châm chước quy định, nay dân ấy sinh tụ vẫn chưa đông đúc, ruộng đất cũng chưa mở mang, vậy xin lại rộng hoãn cho việc đóng thuế”.

Vua bảo bộ Hộ : “Dân mán ấy, trước kia nhân xiêu tán, trở về đất cũ, đã cấp cho vay tiền công để làm ăn sinh sống, tới khi hết hạn, không nộp trả được đã cho khoan miễn ngay, chính là muốn cho họ ở yên làm ăn, để làm dân biên giới lâu dài; đến nay đã hơn 8 năm, còn nói sinh tụ vẫn chưa đông đúc, ruộng đất cũng chưa mở mang, không thể định thành ngạch thuế đó chẳng phải là do quan địa phương thừa hành không nên công trạng gì mà đến thế ư ? Nay hãy gia ơn cho rộng, hoãn thêm một năm nữa, nhưng phải nghiêm sức sở tại, để ý phủ dụ khiến dân man ngày càng thấm nhuần phong tục người Kinh, vui đóng thuế khoá”.

Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13 [1832],

Đổi trấn Thuận Thành làm phủ Ninh Thuận. Trước đây, đình thần dâng sớ nói : “Trấn Thuận Thành là nước Chiêm Thành xưa, thần phục triều đình hơn 200 năm nay, hằng năm dâng cống sản vật địa phương, nhân dân ở lẫn lộn với tỉnh Bình Thuận. Khoảng niên hiệu Gia Long (1802-1819) mới đặt ra quan chức, viên dịch, thấy thấm nhuần tai mắt, dần thành thói Kinh ; nếu thêm vào đó bằng chính trị và giáo hoá, dùng lối người Kinh thay thói người Hời thì không ngoài vài mươi năm, tưởng có thể không khác gì người Kinh vậy. Nay đương lúc nước nhà đã thống nhất, thanh danh văn hoá đã mở mang, tức như phủ Tương Dương ở Nghệ An ; phủ Cam Lộ ở Quảng Trị đều đã đặt ra phủ, huyện, chia bổ quan chức. Đến như các phủ đất mới mở cũng đã bỏ thổ quan đặt lưu quan, mọi việc đều được sắp xếp đâu ra đó. Thế mà một hạt Thuận Thành phong tục vẫn nguyên như cũ hình như chỉ tạm ràng buộc, e chưa hợp với nghĩa đồng đều chung một phong tục. Vậy xin đặc cách sai quan Kinh một phen kinh lý để cho sự thể được giống như người Kinh”.

Vua cho rằng Tả thị lang bộ Lễ là Lê Nguyên Trung, trước đã làm Hiệp trấn Bình Thuận, biết rõ tình trạng, bèn sai đi hội đồng với quan trấn, bàn tính công việc. Khi Trung đến nơi, tuyên dương uy đức triều đình, Cai đội, thự Phó trấn thủ là Nguyễn Văn Thừa, tự dẫn dân thổ đến xin biên thành sổ hộ làm dân nhà nước. Trung bèn nghĩ xin đặt ra phủ huyện người Kinh, người Thổ khác nhau. Đình thần bàn rằng Thuận Thành với Bình Thuận, xưa nay nhân dân vẫn cày cấy, ăn ở lẫn lộn, không nên chia tách nọ kia, xin cứ đổi nguyên trấn làm phủ Ninh Thuận, đặt thêm 2 huyện Tuy Định, Tuy Phong. Còn ruộng đất của thổ dân vẫn ở thì cho hợp vào 2 huyện Hoà An, An Phước phủ Hàm Thuận liệu đất mà chia đặt. Từ cuối hạt Bình Hoà đến sông Ma Bố, là huyện An Phước ; từ phía nam sông Ma Bố đến sông Tiến Giang là huyện Tuy Phong ; từ phía nam Tiến Giang đến núi La Bông là huyện Hoà Đa ; từ phía nam núi La Bông đến đầu địa giới Biên Hoà, là huyện Tuy Định. Rồi lấy 2 huyện An Phước và Tuy Phong lệ thuộc phủ Ninh Thuận ; 2 huyện Hoà Đa, Tuy Định lệ thuộc phủ Hàm Thuận. Mỗi phủ đặt 1 Tri phủ, 1 Giáo thụ. Tri phủ Ninh Thuận kiêm lý huyện An Phước, Tri phủ Hàm Thuận kiêm lý huyện Hoà Đa. Hai huyện Tuy Phong, Tuy Định, mỗi huyện đặt 1 Tri huyện, 1 Huấn đạo. Lại tuỳ theo sự liên lạc của các địa giới, huyện đặt từng tổng (An Phước, Tuy Phong, Hoà Đa mỗi huyện 4 tổng : 2 tổng người Kinh, 2 tổng người Thổ. Huyện Tuy Định 3 tổng : 2 tổng người Kinh, 1 tổng người Thổ, mỗi tổng đặt một Cai tổng ; tổng Kinh dùng người Kinh, tổng Thổ dùng người Thổ. Còn thuế ruộng đất của thổ dân thì vẫn cho như cũ, đợi sau 3 năm, sẽ gộp với thuế thân, châm chước định mức mà đánh thuế. Sự ăn, mặc, tang tế cũng vẫn cho theo thổ tục, về sau phong tục dân gian đã đồng đều, thì ban họ cho như họ Đào, họ Mai, họ Trúc, họ Tùng,vân vân, để tỏ rõ tộc loại).

Vua y theo, bèn cho Nguyễn Văn Thừa làm Quản cơ, thưởng cho bộ mũ áo Tứ phẩm đại triều, ra lệnh cho làm việc công ở trấn Bình Thuận, coi quản đốc suất thổ dân các tổng và các sách man Trà Nương, thu nộp thuế khoá. Thuộc hạ là các Chánh đội trưởng Nguyễn Văn Giảng, Nguyễn Văn Thuận và Nguyễn Văn Thanh đều cho làm Cai đội, hàm Chánh lục phẩm, thưởng cho mũ áo thường triều, theo Nguyễn Văn Thừa sai khiến.

Quý Tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14 [1833], mùa hạ, tháng 6

Vua sắp bao phong cho con cháu vua Chiêm Thành, dụ Nội các rằng : “Từ xưa vương giả suy rộng ân điển đối với nước đã bị diệt vong, là để giữ đạo trung hậu và tỏ lòng chí công.

“Nhà nước ta gây cơ đồ ở cõi Nam, kiến lập đến nay đã hơn 200 năm. Ta kính nối cơ nghiệp quý báu, giữ yên toàn một nước. Nhân nghĩ : Từ Kinh kỳ điện trở vào Nam (đến Bình Thuận), từ Bình Thuận trở ra Bắc (đến Kinh kỳ) nguyên là đất cũ Chiêm Thành. Ngước nhờ hoàng thiên vùa giúp, trao cho bậc có đức sáng gây dựng nước nhà. Liệt thánh hoàng đế triều ta mở mang rộng lớn để có ngày nay.

“Còn dòng dõi vua nước Chiêm Thành được ơn các triều thương yêu, cho quan chức để thờ cúng lâu đời. Nay, Nguyễn Văn Thừa hiện được bổ Quản cơ, hàm Chánh tứ phẩm, có tên trong sổ làm quan. Tấm lòng giúp cho một nước và một họ đã bị tuyệt diệt mà còn tồn tại ấy thực không còn gì hơn được nữa.

“Vả lại, nay đương tặng phong năm tước, lễ lớn bắt đầu, đáng nên suy rộng đến con cháu các vương khiến cho cùng được nhuần thấm trong ân điển thấm thía. Vậy phong tước cho Nguyễn Văn Thừa làm Diên An bá, lại trao cho chức Vệ úy, hàm Tòng tam phẩm, liền được chiếu theo chức đó chi lương và vẫn làm việc công ở tỉnh Bình Thuận. Từ nay về sau, chuẩn cho con cháu được thế tập để giữ việc thờ cúng của Chiêm Thành. Nếu người nào có tài năng phẩm cách đáng dùng thì Nhà nước cũng lại liệu cất nhắc, chứ không có ý phân biệt vì cho là người ở nơi biên viễn”.

Lại cho dựng miếu chuyên thờ vua Chiêm Thành ở Kinh đô và ở ngoài tỉnh thành Bình Thuận, hằng năm Xuân – Thu hai lần tế, do nhà nước đứng sửa lễ. Việc tặng phong tờ cáo có trục, hoặc cấp ấn triện và lễ thờ, đồ thờ đều do bộ Lễ, việc định quy thức dựng miếu thì do bộ Công, đều thỏa thuận bàn bạc tâu lên, đợi chỉ thi hành.

Sau đó, Nguyễn Văn Thừa được lệnh triệu về Kinh đợi chỉ, nhưng bị bệnh, không đi được, tỉnh thần xin cho Thừa hãy nghỉ gia hạn. Vua ưng cho, nhân đấy, bảo bộ Binh rằng : “Ta nghĩ vua Chiêm Thành trước có công lao với dân, ta đương muốn vun trồng cho con cháu [vua ấy], để tỏ đức trung hậu, nên triệu Thừa về Kinh để cử hành lễ ban ơn. Vậy, truyền chỉ cho tỉnh thần đem ý ấy bảo cho Thừa biết để yên tâm điều trị, sớm được lành mạnh về Kinh hưởng ơn huệ vẻ vang, tỏ rõ sự ban cho vinh sủng”.

Nhân lúc ấy, có án thông với giặc phát ra, nên việc ấy phải thôi.

Quý Tỵ, Minh Mệnh năm thứ 14 [1833], mùa thu, tháng 8

Chuẩn định điển lễ tế miếu vua nước Chiêm Thành, hằng năm hai lần tế về mùa xuân và mùa thu (lễ phẩm dùng 1 trâu, 1 lợn, 1 mâm xôi). ở Kinh thì quan văn Tam phẩm, ở các tỉnh thì Bố chính sứ, khâm mạng làm lễ. Phu để phục dịch ở miếu đều lấy dân sở tại 10 người để canh giữ hộ vệ, miễn cho đi lính và dao dịch.

Hết tập 3

Tập 3 ----- Tân mão, Minh Mệnh năm thứ 12 [1831] Tháng 12, Quan thành Gia Định tâu nói : “Dân mán chàm ở Sỉ Khê thuộc châu Quang Hoá, do con Chưởng cơ Sơn Cố là Phủ Vi, cháu gọi Phủ Nộn bằng cậu, nối đời cai quản, lệ thuộc vào sổ dân man Phiên An, về thuế lệ, vẫn chưa châm chước quy định, nay dân ấy sinh tụ vẫn chưa đông đúc, ruộng đất cũng chưa mở mang, vậy xin lại rộng hoãn cho việc đóng thuế”. Vua bảo bộ Hộ : “Dân mán ấy, trước kia nhân xiêu tán, trở về đất cũ, đã cấp cho vay tiền công để làm ăn sinh sống, tới khi hết hạn, không nộp trả được đã cho khoan miễn ngay, chính là muốn cho họ ở yên làm ăn, để làm dân biên giới lâu dài; đến nay đã hơn 8 năm, còn nói sinh tụ vẫn chưa đông đúc, ruộng đất cũng chưa mở mang, không thể định thành ngạch thuế đó chẳng phải là do quan địa phương thừa hành không nên công trạng gì mà đến thế ư ? Nay hãy gia ơn cho rộng, hoãn thêm một năm nữa, nhưng phải nghiêm sức sở tại, để ý phủ dụ khiến dân man ngày càng thấm nhuần phong tục người Kinh, vui đóng thuế khoá”. Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13 [1832], Đổi trấn Thuận Thành làm phủ Ninh Thuận. Trước đây, đình thần dâng sớ nói : “Trấn Thuận Thành là nước Chiêm Thành xưa, thần phục triều đình hơn 200 năm nay, hằng năm dâng cống sản vật địa phương, nhân dân ở lẫn lộn với tỉnh Bình Thuận. Khoảng niên hiệu Gia Long (1802-1819) mới đặt ra quan chức, viên dịch, thấy thấm nhuần tai mắt, dần thành thói Kinh ; nếu thêm vào đó bằng chính trị và giáo hoá, dùng lối người Kinh thay thói người Hời thì không ngoài vài mươi năm, tưởng có thể không khác gì người Kinh vậy. Nay đương lúc nước nhà đã thống nhất, thanh danh văn hoá đã mở mang, tức như phủ Tương Dương ở Nghệ An ; phủ Cam Lộ ở Quảng Trị đều đã đặt ra phủ, huyện, chia bổ quan chức. Đến như các phủ đất mới mở cũng đã bỏ thổ quan đặt lưu quan, mọi việc đều được sắp xếp đâu ra đó. Thế mà một hạt Thuận Thành phong tục vẫn nguyên như cũ hình như chỉ tạm ràng buộc, e chưa hợp với nghĩa đồng đều chung một phong tục. Vậy xin đặc cách sai quan Kinh một phen kinh lý để cho sự thể được giống như người Kinh”. Vua cho rằng Tả thị lang bộ Lễ là Lê Nguyên Trung, trước đã làm Hiệp trấn Bình Thuận, biết rõ tình trạng, bèn sai đi hội đồng với quan trấn, bàn tính công việc. Khi Trung đến nơi, tuyên dương uy đức triều đình, Cai đội, thự Phó trấn thủ là Nguyễn Văn Thừa, tự dẫn dân thổ đến xin biên thành sổ hộ làm dân nhà nước. Trung bèn nghĩ xin đặt ra phủ huyện người Kinh, người Thổ khác nhau. Đình thần bàn rằng Thuận Thành với Bình Thuận, xưa nay nhân dân vẫn cày cấy, ăn ở lẫn lộn, không nên chia tách nọ kia, xin cứ đổi nguyên trấn làm phủ Ninh Thuận, đặt thêm 2 huyện Tuy Định, Tuy Phong. Còn ruộng đất của thổ dân vẫn ở thì cho hợp vào 2 huyện Hoà An, An Phước phủ Hàm Thuận liệu đất mà chia đặt. Từ cuối hạt Bình Hoà đến sông Ma Bố, là huyện An Phước ; từ phía nam sông Ma Bố đến sông Tiến Giang là huyện Tuy Phong ; từ phía nam Tiến Giang đến núi La Bông là huyện Hoà Đa ; từ phía nam núi La Bông đến đầu địa giới Biên Hoà, là huyện Tuy Định. Rồi lấy 2 huyện An Phước và Tuy Phong lệ thuộc phủ Ninh Thuận ; 2 huyện Hoà Đa, Tuy Định lệ thuộc phủ Hàm Thuận. Mỗi phủ đặt 1 Tri phủ, 1 Giáo thụ. Tri phủ Ninh Thuận kiêm lý huyện An Phước, Tri phủ Hàm Thuận kiêm lý huyện Hoà Đa. Hai huyện Tuy Phong, Tuy Định, mỗi huyện đặt 1 Tri huyện, 1 Huấn đạo. Lại tuỳ theo sự liên lạc của các địa giới, huyện đặt từng tổng (An Phước, Tuy Phong, Hoà Đa mỗi huyện 4 tổng : 2 tổng người Kinh, 2 tổng người Thổ. Huyện Tuy Định 3 tổng : 2 tổng người Kinh, 1 tổng người Thổ, mỗi tổng đặt một Cai tổng ; tổng Kinh dùng người Kinh, tổng Thổ dùng người Thổ. Còn thuế ruộng đất của thổ dân thì vẫn cho như cũ, đợi sau 3 năm, sẽ gộp với thuế thân, châm chước định mức mà đánh thuế. Sự ăn, mặc, tang tế cũng vẫn cho theo thổ tục, về sau phong tục dân gian đã đồng đều, thì ban họ cho như họ Đào, họ Mai, họ Trúc, họ Tùng,vân vân, để tỏ rõ tộc loại). Vua y theo, bèn cho Nguyễn Văn Thừa làm Quản cơ, thưởng cho bộ mũ áo Tứ phẩm đại triều, ra lệnh cho làm việc công ở trấn Bình Thuận, coi quản đốc suất thổ dân các tổng và các sách man Trà Nương, thu nộp thuế khoá. Thuộc hạ là các Chánh đội trưởng Nguyễn Văn Giảng, Nguyễn Văn Thuận và Nguyễn Văn Thanh đều cho làm Cai đội, hàm Chánh lục phẩm, thưởng cho mũ áo thường triều, theo Nguyễn Văn Thừa sai khiến. Quý Tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14 [1833], mùa hạ, tháng 6 Vua sắp bao phong cho con cháu vua Chiêm Thành, dụ Nội các rằng : “Từ xưa vương giả suy rộng ân điển đối với nước đã bị diệt vong, là để giữ đạo trung hậu và tỏ lòng chí công. “Nhà nước ta gây cơ đồ ở cõi Nam, kiến lập đến nay đã hơn 200 năm. Ta kính nối cơ nghiệp quý báu, giữ yên toàn một nước. Nhân nghĩ : Từ Kinh kỳ điện trở vào Nam (đến Bình Thuận), từ Bình Thuận trở ra Bắc (đến Kinh kỳ) nguyên là đất cũ Chiêm Thành. Ngước nhờ hoàng thiên vùa giúp, trao cho bậc có đức sáng gây dựng nước nhà. Liệt thánh hoàng đế triều ta mở mang rộng lớn để có ngày nay. “Còn dòng dõi vua nước Chiêm Thành được ơn các triều thương yêu, cho quan chức để thờ cúng lâu đời. Nay, Nguyễn Văn Thừa hiện được bổ Quản cơ, hàm Chánh tứ phẩm, có tên trong sổ làm quan. Tấm lòng giúp cho một nước và một họ đã bị tuyệt diệt mà còn tồn tại ấy thực không còn gì hơn được nữa. “Vả lại, nay đương tặng phong năm tước, lễ lớn bắt đầu, đáng nên suy rộng đến con cháu các vương khiến cho cùng được nhuần thấm trong ân điển thấm thía. Vậy phong tước cho Nguyễn Văn Thừa làm Diên An bá, lại trao cho chức Vệ úy, hàm Tòng tam phẩm, liền được chiếu theo chức đó chi lương và vẫn làm việc công ở tỉnh Bình Thuận. Từ nay về sau, chuẩn cho con cháu được thế tập để giữ việc thờ cúng của Chiêm Thành. Nếu người nào có tài năng phẩm cách đáng dùng thì Nhà nước cũng lại liệu cất nhắc, chứ không có ý phân biệt vì cho là người ở nơi biên viễn”. Lại cho dựng miếu chuyên thờ vua Chiêm Thành ở Kinh đô và ở ngoài tỉnh thành Bình Thuận, hằng năm Xuân – Thu hai lần tế, do nhà nước đứng sửa lễ. Việc tặng phong tờ cáo có trục, hoặc cấp ấn triện và lễ thờ, đồ thờ đều do bộ Lễ, việc định quy thức dựng miếu thì do bộ Công, đều thỏa thuận bàn bạc tâu lên, đợi chỉ thi hành. Sau đó, Nguyễn Văn Thừa được lệnh triệu về Kinh đợi chỉ, nhưng bị bệnh, không đi được, tỉnh thần xin cho Thừa hãy nghỉ gia hạn. Vua ưng cho, nhân đấy, bảo bộ Binh rằng : “Ta nghĩ vua Chiêm Thành trước có công lao với dân, ta đương muốn vun trồng cho con cháu [vua ấy], để tỏ đức trung hậu, nên triệu Thừa về Kinh để cử hành lễ ban ơn. Vậy, truyền chỉ cho tỉnh thần đem ý ấy bảo cho Thừa biết để yên tâm điều trị, sớm được lành mạnh về Kinh hưởng ơn huệ vẻ vang, tỏ rõ sự ban cho vinh sủng”. Nhân lúc ấy, có án thông với giặc phát ra, nên việc ấy phải thôi. Quý Tỵ, Minh Mệnh năm thứ 14 [1833], mùa thu, tháng 8 Chuẩn định điển lễ tế miếu vua nước Chiêm Thành, hằng năm hai lần tế về mùa xuân và mùa thu (lễ phẩm dùng 1 trâu, 1 lợn, 1 mâm xôi). ở Kinh thì quan văn Tam phẩm, ở các tỉnh thì Bố chính sứ, khâm mạng làm lễ. Phu để phục dịch ở miếu đều lấy dân sở tại 10 người để canh giữ hộ vệ, miễn cho đi lính và dao dịch. Hết tập 3

Tập 4

Giáp Ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15 [1834],

Thự Tuần phủ An Giang là Lê Đại Cương mật tâu về mọi sự nghi trù tính làm việc biên phòng, xin đóng đại doanh ở nhà Nhu viễn Nam Vang rồi liệu lấy quan quân đóng giữ, để làm cái chước thiện hậu. Lại nữa, con đường bộ từ Quang Hóa trở lên giáp sông lớn, phần nhiều là đất bỏ hoang, có thể trồng cấy được, nên để cho những dân Chàm (dòng giống Chiêm Thành) xiêu giạt ở vùng Ân Khu, Tham Bộ được lưu lại tại đó mà cày cấy.

Vua dụ rằng : “Việc đặt đồn đóng giữ đã có sớ tâu và đã chuẩn y rồi. Mọi việc thiện hậu cứ chiếu theo đó mà làm. Duy miền thượng du Quang Hóa mới trải qua một cuộc rối ren, nhân dân tan tác, ăn ở chưa được yên, nay chính là lúc cần phải sửa sang chỉnh đốn lại. Hơn nữa, nếu đất đã là chỗ trồng cấy được, lại nhiều nơi bỏ hoang mà dân Chàm xiêu giạt, không nơi nương tựa, thì việc thu xếp cho dân có chỗ ở và đặt ra thể lệ điền sản, cũng là việc cần làm trước của chính sự vương giả. Vậy cho phép ngươi cùng với Nguyễn Xuân, Trương Minh Giảng và Trương Phước Đĩnh lập tức xét xem vùng ấy, phàm chỗ đất bỏ hoang nào có thể cày trồng và ở được, thì cho người Chàm đến lưu trú, để đất không có chỗ bỏ sót nguồn lợi, dân có nghề nghiệp thường làm ăn. Rồi thì xét những chỗ đất đã có dân ở, tùy theo số người, số ruộng nhiều ít, liệu chia ra làm huyện, tổng, ấp, làng, có giới hạn nhất định, đặt người làm đầu mục, để họ cai quản lẫn nhau. Rồi đem việc chia giới hạn và đặt đầu mục thế nào, làm tập tấu dâng lên. Chờ 3 năm sau, quan chức địa phương xét định thuế khóa tâu lên, để bắt đầu đánh thuế. Đó cũng là một kế trọng yếu trong việc kinh lý biên cương, các ngươi nên xét kỹ mà làm. Thảng hoặc có ý kiến gì khác có thể đi đến chỗ mười phần thỏa đáng, tốt đẹp hơn, thì cũng cho phép cứ thực trình bày, chờ Chỉ tuân hành”.

Giáp Ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15 [1834], mùa thu, tháng 7

Tỉnh Biên Hoà, mưa lụt ở tỉnh lỵ và các huyện Bình An, Phước Chính, nhà cửa, vườn ruộng phần nhiều ngập lụt. Tuần phủ Vũ Quýnh đem việc tâu lên.

Vua dụ rằng : “Hạt ngươi, sau khi biến loạn, dân cư vừa mới được yên, việc làm ruộng chính là lúc đang cần, lại gặp cái nạn nước lụt này, tưởng cũng có điều vất vả. Vậy cho ngươi thân đi khám xét thực sự, nếu có chỗ nào thiệt hại cấp thiết thì cho phát chẩn. Vả, xứ ấy, ruộng hằng năm mùa hè thì cày cấy, mùa đông thì thu hoạch. Nay mới là đầu mùa thu, việc cấy lúa cũng chưa muộn. Nên thông sức cho dân trong hạt đến khi nước rút, mua lấy nhiều mạ mà cấy giặm, thì về sau còn mong có được thu hoạch. Việc này có quan hệ đến lợi hại của dân, ngươi chịu trách nhiệm một địa phương, nên để ý hơn nữa !”

Đốc, phủ quân thứ Nam Vang, Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương, tâu bày trù tính về mọi việc thiện hậu :

1 – Chia đặt quan Phiên coi giữ những nơi trọng yếu. Chọn lấy người trội trong các quan Phiên : Chưởng cơ tên Vu, tên Long, Vệ uý tên Kê và ốc Nha Bông Sa Tiệp Bà Đê (bát phẩm) tên Đáp, ốc Nha Y Trách (thập phẩm) tên Sô, ốc Nha Đô Tha (cửu phẩm) tên Liêm, ốc Nha Di Đô Tha (lục phẩm) tên Triết. Thứ đến tên Lạp, tên úc, tên Tiên, tên Miệt, tên Mộc, tên Sâm, tên Phước và bọn Mục Mân Tri (lục phẩm) tên Nộn, bàn cùng vua Phiên, phái uỷ tên Vu lấy nguyên hàm, quản lý việc phủ Bông Xui, tên Liêm làm Đê đô (tức An phủ, thập phẩm) phủ Bông Xui, tên Long lấy nguyên hàm, quản lý công việc Phủ Lật, tên Kê làm Sô Đột Lục (tức An phủ, thập phẩm) phủ Phủ Lật. Lại dùng ốc Nha Bông Sa Tiệp Bà Đê, tên là Đáp, giúp việc ; tên Sô làm Điểu Đôn (tức An phủ, thập phẩm) phủ Kha Lăng ; tên Lạp làm ốc Nha Thi Na Ân Dặc (tức An phủ, lục phẩm) phủ Quảng Biên ; tên Đô làm ốc Nha Trà Biệt Sơn Lam (tức An phủ, lục phẩm) phủ Khai Biên ; tên Tiên làm ốc Nha Na Chiền (thập phẩm) đóng giữ đồn phủ Sơn phủ, kiêm coi quản các phủ Sơn Bốc, Sơn Trung ; tên Miệt làm ốc Nha Tham My Tiệp Bà Đê (tức An phủ, bát phẩm) phủ Sơn Phủ ; tên Sâm làm ốc Nha Bồ Đề (lục phẩm) sung làm Quản thủ tấn sở Xà Năng ; tên Mộc làm ân Vi Di (lục phẩm) tuần tiễu các đường thuỷ Biển Hồ ; tên Phước làm Trì Sơn Liêm (tứ phẩm) để giúp việc ; tên Nộn làm tấn thủ ở tấn sở Lô An. Thảy đều đốc suất những kẻ thuộc hạ, đem quân vào đồn, theo từng địa hạt mà phòng ngự. Lại nữa, phủ Chân Chiêm lệ thuộc tỉnh An Giang sai phái, chọn tên Triết làm Việt Lục (tức An phủ, thập phẩm) coi giữ.

2 – Xem xét đất Phiên, thiết lập đồn trại. (Xét đất nước Phiên có 4 chỗ rất quan trọng : phủ Phủ Lật là xung yếu nhất, thứ đến Bông Xui, lại thứ nữa đến Khai Biên, Quang Biên, lại thứ nữa đến Sơn Phủ. Trong đó có phủ Bông Xui địa thế rộng lớn. Hiện đã thiết lập ở chỗ đồn cũ Phủ Lật và 2 xứ Sa Tôn, Bông Tham thuộc phủ Bông Xui, mỗi nơi 1 đồn. Đồn ở Phủ Lật, xin đặt tên là đồn Tịch Biên thứ nhất, đồn ở Sa Tôn đặt là đồn Tịch Biên thứ nhì, đồn ở Bông Tham đặt là đồn Tịch Biên thứ ba. Khai Biên, Quảng Biên, Sơn Phủ cũng đều chọn đất đặt đồn. Duy có đất phủ Khai Biên rất rộng và xa, dân số ít lắm. Dân gian làm tổ mà ở, hễ thấy người xứ khác đến, thì chạy ẩn vào trong rừng, gần giống như loài vượn. Thuỷ thổ lại nhiều lam chướng. Chỉ nên lấy những dân ở gần đấy để theo An phủ đóng giữ. Lại nữa, đường thuỷ Xà Năng là lối từ hai phủ Phủ Lật và Bông Xui đến Nam Vang tất phải qua lại cũng đặt 1 tấn sở ở bờ sông).

3 – Lựa lấy lính Phiên. (Tuỳ theo số dân các phủ nhiều hay ít, liệu trích lấy 1 phần 3 hoặc 1 phần lấy 2, phân phái đóng giữ : ở Phủ Lật 1700 người, ở Bông Xui 2000 người, ở Quảng Biên 700 người, ở Sơn Phủ 600 người, ở Khai Biên và Xà Năng mỗi nơi 300 người ; còn thì để ở lại Nam Vang, dùng 2000 người xây đắp thành trì cho vua Phiên).

4 – Lựa lấy thổ binh người Chàm (dòng dõi người Thuận Hoá), người Chà (dòng giống Chà Và cư trú đất Phiên). (Tạm sắp xếp những dân này làm 2 cơ An Man Nhất và Nhị. Mỗi cơ 10 đội, mỗi đội 50 người. Dùng người đầu mục, là Hu Khiêm, quyền sai làm Suất cơ cơ An Man Nhất ; Đỗ Cố làm Phó suất cơ ; Tôn Ly làm Suất cơ cơ An Man Nhị, Hàn Ông làm Phó suất cơ. Sai họ chiêu tập cho đủ số, để phòng khi có việc sẽ trưng dụng. Còn việc chia cấp ruộng đất bỏ không cho mọi người để ở và trồng cấy sẽ tiếp tục làm sau).

5 – Chỉnh đốn sửa sang đồ quân dụng cho nước Phiên. (Sai kiếm sào tre và sắt sống để làm trường thương, đóng thuyền và luyện thuốc súng).

6 – Chiêu tập cơ binh An Biên. (Cơ An Biên lệ thuộc tỉnh An Giang, điều động lấy 500 dân Phiên phủ Chân Chiêm sung vào. Trước kia vì có giặc, họ lẩn trốn tản mát, chỉ còn vài mươi người. Nay cho Việt Lục tên là Triết, làm Ngoại uỷ suất cơ vẫn kiêm lĩnh chức An phủ, hiệp cùng nguyên Phó suất cơ là Liêm và Mộc, chiêu tập cơ binh, cốt được đủ số).

7 – Khám xét các thuyền buôn ở Quảng Biên. (Cửa biển Cần Bột thuộc phủ Quảng Biên, nếu có thuyền buôn của người nhà Thanh chở hàng hoá vào cảng thì nên báo cho tỉnh Hà Tiên xét thực tình hình, tuỳ việc mà làm, nếu người nhiều hàng ít, thì đuổi đi).

8 – Kinh lý biên phòng tỉnh Hà Tiên. (Luỹ dài Phù Dung ở Hà Tiên và pháo đài Kim Dữ hiện đã sửa sang thêm, lại đem cấp cho dầu mỡ để dùng vào việc tu bổ thuyền mành. Về số biền binh đi thú, xin do quân thứ Gia Định trích lấy 1, 2 vệ, 500 người, để giúp toàn lực vào việc đó).

Vua đều cho làm đúng như lời đã kiến nghị. Và dụ cho Tướng quân, Tham tán ở Gia Định liệu phái lính Kinh, hay lính các tỉnh từ Bình Thuận trở ra Bắc, cho đủ 1 vệ 500 người để đi thú Hà Tiên. Sau đó, lại điều 500 binh dõng 2 tỉnh Long – Tường đến đóng giữ.

Lũ Trương Minh Giảng lại mật tâu, nói : “Nhiều lần vâng lời minh dụ, về việc lựa lấy quân Phiên, làm thành danh sách kê rõ công trạng quan Phiên, bọn thần đã đến vua Phiên và quan Phiên để thăm dò bàn định. Họ chỉ nấn ná đun đẩy mà thôi. Xét kỹ tình hình là bởi vua tôi nước ấy xưa nay chỉ ăn hối lộ : vua Phiên thì bán quan, buôn ngục, chính lệnh không thi hành ; quan Phiên thì chia đất mà hưởng lợi, lợi dụng dân để làm việc riêng. Bởi thế, đối với việc lấy người đi lính, Phiên vương thì vui theo, mà quan Phiên thì ẩn giấu dân số, không làm thế nào được ! Còn việc làm danh sách công trạng, quan Phiên thì lấy làm vẻ vang vì được quan chức của triều đình, nhưng vua Phiên thì ghen ghét những kẻ có công, sợ khó chế ngự, do đấy kéo dài đến 4, 5 tháng nay chưa làm xong việc. Vả, lúc mới kinh lý, nhiều việc mới bắt đầu gây dựng, cốt làm cho lòng người được yên, nên chỉ có thể tuỳ việc dò hỏi sơ qua dân số nhiều hay ít, điều đi đóng giữ và sung làm công dịch. Và hễ nghe biết quan Phiên nào có chút công trạng, xét được người nào đủ làm được công việc thì đem họ tên quan chức của họ chia từng hạng, làm danh sách, tiếp tục tâu lên”.

Vua mật dụ rằng : “Vua tôi nước Phiên xưa nay vẫn một niềm trầm lặng nhơn nhơn, những tình hình ấy, chẳng đợi các ngươi tâu nói, ta cũng vẫn đã biết rồi. Nay lần đầu mới xếp đặt, cốt phải làm cho công bằng. Phàm những quan Phiên, người nào thực có công trạng và hiền tài, thì cất nhắc, người không tốt thì truất bỏ. Còn các việc chọn lấy quân lính, chia phái canh phòng, đều nên châm chước xem việc gì nên làm thì làm, dù chúng không thích, cũng chẳng kể gì, chỉ cốt làm được ổn thoả khéo léo, hợp với lòng người là được”.

Khi danh sách kê công trạng quan Phiên dâng lên, vua chuẩn giao bộ Binh bàn xét. Từ Đôn Sô đến Lặc Nạp gồm 48 người (mỗi người được lấy 1 chữ trong chức cho đặt làm họ. Thí dụ như là ốc Nha Ô Đôn, tên là Sô, cho đặt họ là Đôn, vẫn tên là Sô. Còn ngoài ra, đều theo như thế), thưởng cho quan chức có từng bậc khác nhau. Trong đó có thập phẩm ốc Nha Điểu Đôn Đôn Sô được liệt vào hạng ưu, cho làm Vệ uý, trật Chánh tam phẩm. Lục phẩm mới thăng thập phẩm ốc Nha Việt lục Chân Triết, cửu phẩm mới thăng thập phẩm ốc Nha Đê Đô Đô Liêm, được liệt vào hạng bình, đều cho làm Vệ uý, trật Tòng tam phẩm. Cửu phẩm ốc Nha Ma Kha Tiệp Ma Mịch, ốc Nha Ma Kha Thi Na Thi Sốc, được liệt vào hạng mẫn cán được việc, đều cho làm Quản cơ, trật Chánh tứ phẩm.

Lũ Trương Minh Giảng lại tâu cho rằng tục nước Chân Lạp, trước đây vẫn nộp tiền để làm quan, người nào nộp nhiều thì làm quan to chứ không kể tài giỏi, cũng chẳng theo tư cách. Nay triều đình lựa lấy những người có công và có tài, trao cho quan chức cốt để khiến họ biết rằng tài năng và công lao là vinh quang, mà thói quê nộp tiền là không đáng quý. Vả, trong bọn quan Phiên, duy có Trà Long Nhâm Vu và Thi Khê là hơn cả : trước đây bọn thần đã nêu lên để tâu, thì họ đã được cho thêm chức hàm. (Trà Long Nhâm Vu được làm Chưởng cơ, trật tùng nhị phẩm ; Thi Kê được làm Vệ uý, trật Tòng tam phẩm). Đôn Sô dẫu cũng là quan thập phẩm, nhưng danh vọng còn kém Trà Long Nhâm Vu, thì nên cho ngang như Thi Kê, đổi bổ làm Vệ uý, trật Tòng tam phẩm. Chân Triết và Đô Liêm tuy mới thăng thập phẩm, nhưng công lao không bằng Thi Kê, thì nên cho xuống 1 bậc, đổi bổ làm Quản cơ, trật Chánh tứ phẩm. Ma Mịch và Thi Súc đều là cửu phẩm, lại không có quân công thì nên đổi bổ Phó quản cơ, trật Tòng tứ phẩm. Như vậy, ngõ hầu tình Phiên, tục Man mới được êm thấm. Vua cho là phải.

Giáp Ngọ, Minh Mệnh năm thứ 15 [1834], mùa đông, tháng 12.

Hơn 30 sách người Mán Chàm ở gần thành Quang Hoá thuộc Gia Định, tình nguyện xin phụ thuộc vào nước ta. Ra lệnh cho viên quan đóng ở thủ sở Quang Hoá được kiêm coi quản, chờ sau 3 năm, sẽ chiếu theo như các sách dân Phiên thuộc quốc tịch mà thu thuế.

Ất Mùi, Minh Mệnh năm thứ 16 [1835], mùa hạ, tháng 5.

Quyền lĩnh Tuần phủ Thuận – Khánh, Dương Văn Phong dâng tập mật nói : “Tỉnh Gia Định đưa đến tên phạm bị bắt là Đinh Mỗ, tra hỏi thì nó xưng rằng : Trước đây, Man chàm ở Thuận Thành, là Phủ Nộn, đã từng cùng với đầu mục giặc là Tuân Nghiễn thông nhau. Từ khi bọn giặc bị quan quân đánh tan, Tuân Nghiễn sai nó đến cầu Phủ Nộn cứu viện. Phủ Nộn nhân đó bắt nó đem nộp. Còn tên Phủ Nộn, xin đợi sau sẽ tra xét. Lại nữa, Tiêm Võ trước đưa nguỵ thư, hiện còn trốn, xin tư cho Gia Định phái người nã bắt”.

Vua sai viện Cơ mật truyền dụ rằng : “Ngươi biết có một điều, chưa biết được hai. Đinh Mỗ kia, lúc trước, ở Gia Định tra hỏi, nó chỉ nói rằng, vì cùng túng, đi ăn xin, nhân đó bị bắt, chứ không từng có một lời nói đến việc Phủ Nộn thông với giặc. Tới khi giải đến Bình Thuận nó mới bịa đặt ra biết bao tình tiết. Đó chẳng qua vì Phủ Nộn bắt nộp, nên nó thêu dệt vu hãm để báo thù đấy thôi. Huống chi, Phủ Nộn vì bắt kẻ phạm mà lại bị nó vu phản, chẳng hoá ra vì kẻ gian bịa đặt mà làm cho lòng người nghi hoặc hay sao ? Việc này không nên xét kỹ nữa. Đến như tên phạm trốn ở hạt khác là Tiêm Võ chỉ là một tên man quèn không đủ để coi là có hay không. Vả, tự nó làm nên tội, không thể tránh được, rồi cuối cùng nó cũng không trốn được hình phạt, hà tất phải tư nã làm gì !”.

ất Mùi, Minh Mệnh năm thứ 16 [1835], mùa đông, tháng 11.

Trấn Tây Tướng quân Trương Minh Giảng và Tham tán Lê Đại Cương làm bản sách tâu nói : “Lựa lấy quân lính Chân Lạp dồn làm cơ, đội, tuỳ theo địa thế liên lạc ; những kẻ ở gần Trấn Tây thì đặt làm 8 cơ Trấn Tây ; những kẻ ở gần Hải Đông, Hải Tây, đồn phủ Sơn Phủ thì đặt làm 12 cơ Tịch Biên ; những kẻ ở gần đồn phủ Khai Biên, Quảng Biên thì đặt làm 1 cơ Khai Biên và 2 cơ Quảng Biên để tiện chia ra phòng thủ. Lại trích cơ Mục tượng((1) Mục tượng : chăn voi.1) cũ đặt làm cơ Tượng mục Trấn Tây, cộng có 24 cơ. (19 cơ ; mỗi cơ đều 10 đội, 562 biền binh ; 5 cơ ; mỗi cơ đều 5 đội, 281 biền binh). Và cơ An biên trước (số lính có 386 người, trước mộ dân phủ Chân Chiêm dồn bổ) đặt tên là cơ An Biên Nhất, lấy thêm lính phủ Chân Chiêm (552 người) đặt làm cơ An biên Nhị. Lính phủ Mật Luật (160 người) đặt làm cơ An biên Tam. Còn những người Chàm, người Chà Và kiều ngụ ở đất Chân Lạp, trước kia, tạm đặt làm cơ An man Nhị, nay dồn làm 3 cơ, Nhất, Nhị, Tam (dân Chàm 823 người làm 2 cơ An man Nhất và Nhị ; dân Chà Và 223 người làm cơ An man Tam).

Dụ cho bọn 60 người, từ Chân Triết đến Hàn Biện, sung bổ làm Phó quản cơ các cơ.

Bọn Giảng lại tâu nói ; “Tỉnh thành An Giang, năm trước, bàn đặt ở thôn Long Sơn thuộc tỉnh hạt, nhưng vừa qua một cuộc bình trị, chưa kịp đào hào đắp thành. Bấy nay quan quân ở tỉnh còn tạm đóng ở thành Châu Đốc, còn kho tàng tạm làm bằng tre gỗ để đủ chứa. Nay xin đem kho Vĩnh Viễn ở Vĩnh Long nguyên đặt ở thành Gia Định về dựng lên để làm chỗ tích trữ”. Vua dụ rằng : “Thôn Long Sơn ở về đất thượng du, hình thế cao ráo sáng sủa, thêm vào đó, lại có 2 con sông Tiền Giang và Hậu Giang bao bọc, thực là nơi danh thắng, vẫn đành nên làm thành ở đấy, nhưng nay quan quân đóng giữ ở Trấn Tây thì chỗ ấy trở thành nơi nội địa lại chẳng cần thiết trước mắt nữa. Thành trì Châu Đốc hiện thành cơ sở rồi, thì đóng ở đấy cũng đủ giúp cho việc phòng ngự. Còn việc làm kho tàng, chuẩn cho làm như lời đã xin”.

Sửa đổi tên gọi các phủ thuộc thành Trấn Tây. (Phủ Ba Cầu Nam đổi làm phủ Ba Nam, phủ Trưng Lệ đổi làm phủ Trưng Lai, phủ Ba Di đổi làm phủ Hoá Di, phủ Thời Thâu đổi làm phủ Thời Tô, phủ Lợi ỷ Bát đổi làm phủ Ca Bát, phủ Xui Rạp đổi làm phủ Tuy Lạp, phủ Tầm Giun đổi làm phủ Tầm Đôn, phủ Long Tôn

Às ®] đổi làm phủ Long Tôn Às ¾ê , phủ Kha Rừng đổi làm phủ Ca Lâm, phủ Châu Chiêm đổi làm phủ Chân Thành ; phủ Bông Xiêm đổi làm phủ Bình Xiêm, phủ Chân Lệ đổi làm phủ Chân Tài, phủ Phủ Phủ đổi làm phủ ý Dĩ, phủ Ba Lầy đổi làm phủ Ba Lai, phủ Mạt Tầm Vu đổi làm phủ Tầm Vu, phủ Ca Khu đổi làm phủ Ca Âu, phủ Trung đổi làm phủ Thâu Trung).

Bính Thân, Minh Mệnh năm thứ 17 [1836], mùa thu, tháng 7

Bắt đầu đặt phủ Tây Ninh thuộc Gia Định, lĩnh 2 huyện Tân Ninh và Quang Hoá.

Một dải địa phương thành Quang Hoá, tỉnh Gia Định, giáp giới các phủ Tuy Lạp, Tầm Đôn, Kha Lâm và Bà Nam thuộc thành Trấn Tây địa thế rất là xung yếu. Năm trước đặt đạo Quang Hoá và các thủ sở Thuận Thành, Quang Phong, Quang Phục, Quang Uy, Kiên Uy để coi giữ ; các trại Phiên, Chàm quy phụ kể có hàng ngàn. Nguyên Tổng trấn Lê Văn Duyệt chiếm lấy dân ấy làm của riêng mình, vơ vét sản vật như : sừng tê, ngà voi và gỗ. Thuộc hạ hắn là nghịch phạm Lê Văn Khôi nhân đó đục khoét (vụ án về gỗ là do đấy). Quan lại ở đạo Quang Hoá đều bị chúng sai khiến, tìm nhiều cách che đậy, triều đình không biết tới. Đến bấy giờ bọn Kinh lược sứ Trương Minh Giảng và Trương Đăng Quế, thân đến tận nơi, xem thấy từ cầu Tây Huê ngoài tỉnh thành thẳng đến 1 con đường lớn phủ Kha Lâm, khoảng giữa có đồn Xỉ Khê (tức là chỗ ở của Chưởng cơ Cố trước) đất rộng, phẳng mà màu mỡ, người Kinh, người Phiên ở xen nhau, làm ăn cày cấy. Bên tả có sông nhỏ ăn thông với sông Quang Hoá (sông này phát nguyên từ phủ Ba Nam mà chảy đến) ; bên hữu có con đường bộ, ăn thông đến sông Đục((1) Hán văn chép là Trọc giang.1) (thuộc thủ sở Quang Phong, giáp giới hạt Biên Hoà), hình thế khá đẹp. Bọn Giảng bèn dâng sớ xin đặt phủ lỵ ở đó, rồi tuỳ địa thế liên lạc nên chia đặt 2 huyện lệ thuộc vào. Lại đặt 1 đồn bảo ở bên sông Đục để làm thế ỷ giốc với thành Quang Hoá, trong có thể làm phên giậu giữ vững cho Gia Định, ngoài có thể tăng thêm thanh thế cho Trấn Tây. Và luôn thể họ tâu lên tất cả tình tệ dối trá, giấu giếm của quan lại ở Quang Hoá.

Vua dụ rằng : “Phạm viên((2) Phạm viên : viên quan phạm tội.2) Lê Văn Duyệt, lúc còn sống, mạo danh nghĩa, tự cho mình là công bằng trung trực đối với nước, nhưng xét đến việc làm, điều gì cũng ngông cuồng bội nghịch, dần dần gây nên vụ án quan trọng. Trước đây ta đã giao cho [đình thần] công nghị, nêu rõ tội danh, đủ làm gương răn ngàn đời cho kẻ hoạn quan chuyên quyền. Nay xét lời tâu thấy rằng [Văn Duyệt] thực có lòng tham lam bỉ ổi, ngay như việc ẩn lậu dân Man đến hàng nghìn người và lại uỷ cho hạng tâm Phước là nghịch Khôi, thu vét sản vật để làm lợi riêng cho mình ! Nghịch Khôi nhân đó gây nên tệ hại, phạm pháp, làm loạn, nói sao cho xiết tội nó được ! Quản đạo Quang Hoá là Nguyễn Văn Thái bấy lâu nương tựa cửa quyền hoạn quan, khéo léo xoay xoả, vậy chuẩn cho lập tức phát vãng thành Trấn Tây làm lính ; đội trưởng, lại dịch là bọn Hoàng Phi Hán, Lê Công Hi, 10 người thông đồng ẩn lậu, đều phát vãng đồn Côn Lôn làm lính. Tổng đốc Nguyễn Văn Trọng, Bố chính Tôn Thất Lương không biết kiểm sát, tâu trình, đều giáng 2 cấp. Nay đổi đặt đồn Xỉ Khê làm huyện Tân Ninh ; đạo Quang Hoá làm huyện Quang Hoá, gọi thành Quang Hoá là huyện thành. Lại đặt phủ Tây Ninh kiêm lý huyện Tân Ninh. Nhân cái đồn bảo cũ, chữa cao rộng thêm, để làm thành phủ thành. Đổi sông Đục là sông Thanh Lưu, đặt đồn, bảo Thanh Lưu, cho lệ thuộc vào huyện Tân Ninh”.

Sau đó, Nguyễn Văn Trọng tâu xin trích các xã thôn, chia cho lệ thuộc vào các tổng, các huyện, tuyển lính Phiên, định ngạch thuế và mọi công việc nên làm. Vua đều chuẩn y. (Lấy 25 xã dân Phiên cùng với 6 xã, thôn dân Kinh ở 2 huyện Thuận An, Bình Dương tiếp cận huyện Tân Ninh, chia làm 2 tổng cho lệ thuộc huyện Tân Ninh. Lấy 30 xã dân Phiên cùng với 8 thôn dân Kinh ở huyện Thuận An, giáp gần đạo Quang Hoá, chia làm 2 tổng, cho lệ thuộc vào huyện Quang Hoá. Tổng đặt 1 cai tổng, chọn dân Kinh người nào mẫn cán cho làm. Hiện số dân Phiên là 1.224 người, gộp với 15 người trong đội Gia hoá, nguyên quán dân Phiên thuộc trong tỉnh hạt, cứ 5 đinh tuyển 1 làm lính, gồm hơn 400 người, dồn làm 4 đội Nhất, Nhị, Tam, Tứ cơ Gia hoá. Đội, đặt 1 suất đội, 4 đội trưởng và ngoại uỷ đội trưởng, 3 đội lệ thuộc phủ Tây Ninh, 1 đội lệ thuộc huyện Quang Hoá. Lại phái thêm lính tỉnh đóng giữ ở phủ Tây Ninh 2 đội, ở huyện Quang Hoá 1 đội. Còn 7 người ở đội Gia hoá trước, quán thuộc Trấn Tây, giao cho thành Trấn Tây cai quản. Còn 19 người lính thuộc đội thuyền Tam ở đạo Quang Hoá, cùng với 6 lính thủ sở Thuận Thành, 14 lính thủ sở Quang Phong, 17 lính thủ sở Quang Phục, 7 lính thủ sở Quang Uy, 7 lính thủ sở Kiên Uy, cộng 70 người, dồn làm 2 đội lính thuộc lệ, 1 đội thuộc Tây Ninh, 1 đội thuộc Quang Hoá, rút bớt các thủ sở Thuận Thành, Quang Phong, Quang Phục, Quang Uy và Kiên Uy. Mỗi phủ, huyện đều đặt 1 lại mục, 4 thông lại. Về thuế khoá dân Phiên, bắt đầu từ sang năm, mỗi người mỗi năm nộp tiền thuế thân và tiền đầu lõi là 1 quan 4 tiền, cho nộp thay bằng dầu rái 10 cân, nhựa trám 8 cân. Còn dân Kinh, tiền hoặc thóc tô thuế thì nộp ở kho các phủ, huyện, để dùng vào việc chi cấp. Phủ thành Tây Ninh, thông thuỷ rộng 32 trượng, thân thành dày 1 trượng, cao 7 thước 2 tấc, có 3 cửa. Đồn bảo Thanh Lưu, thông thuỷ rộng 15 trượng, thân dày 8 thước 1 tấc, cao 5 thước 4 tấc, có 2 cửa).

Hết tập 4

Tập 4 ----- Giáp Ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15 [1834], Thự Tuần phủ An Giang là Lê Đại Cương mật tâu về mọi sự nghi trù tính làm việc biên phòng, xin đóng đại doanh ở nhà Nhu viễn Nam Vang rồi liệu lấy quan quân đóng giữ, để làm cái chước thiện hậu. Lại nữa, con đường bộ từ Quang Hóa trở lên giáp sông lớn, phần nhiều là đất bỏ hoang, có thể trồng cấy được, nên để cho những dân Chàm (dòng giống Chiêm Thành) xiêu giạt ở vùng Ân Khu, Tham Bộ được lưu lại tại đó mà cày cấy. Vua dụ rằng : “Việc đặt đồn đóng giữ đã có sớ tâu và đã chuẩn y rồi. Mọi việc thiện hậu cứ chiếu theo đó mà làm. Duy miền thượng du Quang Hóa mới trải qua một cuộc rối ren, nhân dân tan tác, ăn ở chưa được yên, nay chính là lúc cần phải sửa sang chỉnh đốn lại. Hơn nữa, nếu đất đã là chỗ trồng cấy được, lại nhiều nơi bỏ hoang mà dân Chàm xiêu giạt, không nơi nương tựa, thì việc thu xếp cho dân có chỗ ở và đặt ra thể lệ điền sản, cũng là việc cần làm trước của chính sự vương giả. Vậy cho phép ngươi cùng với Nguyễn Xuân, Trương Minh Giảng và Trương Phước Đĩnh lập tức xét xem vùng ấy, phàm chỗ đất bỏ hoang nào có thể cày trồng và ở được, thì cho người Chàm đến lưu trú, để đất không có chỗ bỏ sót nguồn lợi, dân có nghề nghiệp thường làm ăn. Rồi thì xét những chỗ đất đã có dân ở, tùy theo số người, số ruộng nhiều ít, liệu chia ra làm huyện, tổng, ấp, làng, có giới hạn nhất định, đặt người làm đầu mục, để họ cai quản lẫn nhau. Rồi đem việc chia giới hạn và đặt đầu mục thế nào, làm tập tấu dâng lên. Chờ 3 năm sau, quan chức địa phương xét định thuế khóa tâu lên, để bắt đầu đánh thuế. Đó cũng là một kế trọng yếu trong việc kinh lý biên cương, các ngươi nên xét kỹ mà làm. Thảng hoặc có ý kiến gì khác có thể đi đến chỗ mười phần thỏa đáng, tốt đẹp hơn, thì cũng cho phép cứ thực trình bày, chờ Chỉ tuân hành”. Giáp Ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15 [1834], mùa thu, tháng 7 Tỉnh Biên Hoà, mưa lụt ở tỉnh lỵ và các huyện Bình An, Phước Chính, nhà cửa, vườn ruộng phần nhiều ngập lụt. Tuần phủ Vũ Quýnh đem việc tâu lên. Vua dụ rằng : “Hạt ngươi, sau khi biến loạn, dân cư vừa mới được yên, việc làm ruộng chính là lúc đang cần, lại gặp cái nạn nước lụt này, tưởng cũng có điều vất vả. Vậy cho ngươi thân đi khám xét thực sự, nếu có chỗ nào thiệt hại cấp thiết thì cho phát chẩn. Vả, xứ ấy, ruộng hằng năm mùa hè thì cày cấy, mùa đông thì thu hoạch. Nay mới là đầu mùa thu, việc cấy lúa cũng chưa muộn. Nên thông sức cho dân trong hạt đến khi nước rút, mua lấy nhiều mạ mà cấy giặm, thì về sau còn mong có được thu hoạch. Việc này có quan hệ đến lợi hại của dân, ngươi chịu trách nhiệm một địa phương, nên để ý hơn nữa !” Đốc, phủ quân thứ Nam Vang, Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương, tâu bày trù tính về mọi việc thiện hậu : 1 – Chia đặt quan Phiên coi giữ những nơi trọng yếu. Chọn lấy người trội trong các quan Phiên : Chưởng cơ tên Vu, tên Long, Vệ uý tên Kê và ốc Nha Bông Sa Tiệp Bà Đê (bát phẩm) tên Đáp, ốc Nha Y Trách (thập phẩm) tên Sô, ốc Nha Đô Tha (cửu phẩm) tên Liêm, ốc Nha Di Đô Tha (lục phẩm) tên Triết. Thứ đến tên Lạp, tên úc, tên Tiên, tên Miệt, tên Mộc, tên Sâm, tên Phước và bọn Mục Mân Tri (lục phẩm) tên Nộn, bàn cùng vua Phiên, phái uỷ tên Vu lấy nguyên hàm, quản lý việc phủ Bông Xui, tên Liêm làm Đê đô (tức An phủ, thập phẩm) phủ Bông Xui, tên Long lấy nguyên hàm, quản lý công việc Phủ Lật, tên Kê làm Sô Đột Lục (tức An phủ, thập phẩm) phủ Phủ Lật. Lại dùng ốc Nha Bông Sa Tiệp Bà Đê, tên là Đáp, giúp việc ; tên Sô làm Điểu Đôn (tức An phủ, thập phẩm) phủ Kha Lăng ; tên Lạp làm ốc Nha Thi Na Ân Dặc (tức An phủ, lục phẩm) phủ Quảng Biên ; tên Đô làm ốc Nha Trà Biệt Sơn Lam (tức An phủ, lục phẩm) phủ Khai Biên ; tên Tiên làm ốc Nha Na Chiền (thập phẩm) đóng giữ đồn phủ Sơn phủ, kiêm coi quản các phủ Sơn Bốc, Sơn Trung ; tên Miệt làm ốc Nha Tham My Tiệp Bà Đê (tức An phủ, bát phẩm) phủ Sơn Phủ ; tên Sâm làm ốc Nha Bồ Đề (lục phẩm) sung làm Quản thủ tấn sở Xà Năng ; tên Mộc làm ân Vi Di (lục phẩm) tuần tiễu các đường thuỷ Biển Hồ ; tên Phước làm Trì Sơn Liêm (tứ phẩm) để giúp việc ; tên Nộn làm tấn thủ ở tấn sở Lô An. Thảy đều đốc suất những kẻ thuộc hạ, đem quân vào đồn, theo từng địa hạt mà phòng ngự. Lại nữa, phủ Chân Chiêm lệ thuộc tỉnh An Giang sai phái, chọn tên Triết làm Việt Lục (tức An phủ, thập phẩm) coi giữ. 2 – Xem xét đất Phiên, thiết lập đồn trại. (Xét đất nước Phiên có 4 chỗ rất quan trọng : phủ Phủ Lật là xung yếu nhất, thứ đến Bông Xui, lại thứ nữa đến Khai Biên, Quang Biên, lại thứ nữa đến Sơn Phủ. Trong đó có phủ Bông Xui địa thế rộng lớn. Hiện đã thiết lập ở chỗ đồn cũ Phủ Lật và 2 xứ Sa Tôn, Bông Tham thuộc phủ Bông Xui, mỗi nơi 1 đồn. Đồn ở Phủ Lật, xin đặt tên là đồn Tịch Biên thứ nhất, đồn ở Sa Tôn đặt là đồn Tịch Biên thứ nhì, đồn ở Bông Tham đặt là đồn Tịch Biên thứ ba. Khai Biên, Quảng Biên, Sơn Phủ cũng đều chọn đất đặt đồn. Duy có đất phủ Khai Biên rất rộng và xa, dân số ít lắm. Dân gian làm tổ mà ở, hễ thấy người xứ khác đến, thì chạy ẩn vào trong rừng, gần giống như loài vượn. Thuỷ thổ lại nhiều lam chướng. Chỉ nên lấy những dân ở gần đấy để theo An phủ đóng giữ. Lại nữa, đường thuỷ Xà Năng là lối từ hai phủ Phủ Lật và Bông Xui đến Nam Vang tất phải qua lại cũng đặt 1 tấn sở ở bờ sông). 3 – Lựa lấy lính Phiên. (Tuỳ theo số dân các phủ nhiều hay ít, liệu trích lấy 1 phần 3 hoặc 1 phần lấy 2, phân phái đóng giữ : ở Phủ Lật 1700 người, ở Bông Xui 2000 người, ở Quảng Biên 700 người, ở Sơn Phủ 600 người, ở Khai Biên và Xà Năng mỗi nơi 300 người ; còn thì để ở lại Nam Vang, dùng 2000 người xây đắp thành trì cho vua Phiên). 4 – Lựa lấy thổ binh người Chàm (dòng dõi người Thuận Hoá), người Chà (dòng giống Chà Và cư trú đất Phiên). (Tạm sắp xếp những dân này làm 2 cơ An Man Nhất và Nhị. Mỗi cơ 10 đội, mỗi đội 50 người. Dùng người đầu mục, là Hu Khiêm, quyền sai làm Suất cơ cơ An Man Nhất ; Đỗ Cố làm Phó suất cơ ; Tôn Ly làm Suất cơ cơ An Man Nhị, Hàn Ông làm Phó suất cơ. Sai họ chiêu tập cho đủ số, để phòng khi có việc sẽ trưng dụng. Còn việc chia cấp ruộng đất bỏ không cho mọi người để ở và trồng cấy sẽ tiếp tục làm sau). 5 – Chỉnh đốn sửa sang đồ quân dụng cho nước Phiên. (Sai kiếm sào tre và sắt sống để làm trường thương, đóng thuyền và luyện thuốc súng). 6 – Chiêu tập cơ binh An Biên. (Cơ An Biên lệ thuộc tỉnh An Giang, điều động lấy 500 dân Phiên phủ Chân Chiêm sung vào. Trước kia vì có giặc, họ lẩn trốn tản mát, chỉ còn vài mươi người. Nay cho Việt Lục tên là Triết, làm Ngoại uỷ suất cơ vẫn kiêm lĩnh chức An phủ, hiệp cùng nguyên Phó suất cơ là Liêm và Mộc, chiêu tập cơ binh, cốt được đủ số). 7 – Khám xét các thuyền buôn ở Quảng Biên. (Cửa biển Cần Bột thuộc phủ Quảng Biên, nếu có thuyền buôn của người nhà Thanh chở hàng hoá vào cảng thì nên báo cho tỉnh Hà Tiên xét thực tình hình, tuỳ việc mà làm, nếu người nhiều hàng ít, thì đuổi đi). 8 – Kinh lý biên phòng tỉnh Hà Tiên. (Luỹ dài Phù Dung ở Hà Tiên và pháo đài Kim Dữ hiện đã sửa sang thêm, lại đem cấp cho dầu mỡ để dùng vào việc tu bổ thuyền mành. Về số biền binh đi thú, xin do quân thứ Gia Định trích lấy 1, 2 vệ, 500 người, để giúp toàn lực vào việc đó). Vua đều cho làm đúng như lời đã kiến nghị. Và dụ cho Tướng quân, Tham tán ở Gia Định liệu phái lính Kinh, hay lính các tỉnh từ Bình Thuận trở ra Bắc, cho đủ 1 vệ 500 người để đi thú Hà Tiên. Sau đó, lại điều 500 binh dõng 2 tỉnh Long – Tường đến đóng giữ. Lũ Trương Minh Giảng lại mật tâu, nói : “Nhiều lần vâng lời minh dụ, về việc lựa lấy quân Phiên, làm thành danh sách kê rõ công trạng quan Phiên, bọn thần đã đến vua Phiên và quan Phiên để thăm dò bàn định. Họ chỉ nấn ná đun đẩy mà thôi. Xét kỹ tình hình là bởi vua tôi nước ấy xưa nay chỉ ăn hối lộ : vua Phiên thì bán quan, buôn ngục, chính lệnh không thi hành ; quan Phiên thì chia đất mà hưởng lợi, lợi dụng dân để làm việc riêng. Bởi thế, đối với việc lấy người đi lính, Phiên vương thì vui theo, mà quan Phiên thì ẩn giấu dân số, không làm thế nào được ! Còn việc làm danh sách công trạng, quan Phiên thì lấy làm vẻ vang vì được quan chức của triều đình, nhưng vua Phiên thì ghen ghét những kẻ có công, sợ khó chế ngự, do đấy kéo dài đến 4, 5 tháng nay chưa làm xong việc. Vả, lúc mới kinh lý, nhiều việc mới bắt đầu gây dựng, cốt làm cho lòng người được yên, nên chỉ có thể tuỳ việc dò hỏi sơ qua dân số nhiều hay ít, điều đi đóng giữ và sung làm công dịch. Và hễ nghe biết quan Phiên nào có chút công trạng, xét được người nào đủ làm được công việc thì đem họ tên quan chức của họ chia từng hạng, làm danh sách, tiếp tục tâu lên”. Vua mật dụ rằng : “Vua tôi nước Phiên xưa nay vẫn một niềm trầm lặng nhơn nhơn, những tình hình ấy, chẳng đợi các ngươi tâu nói, ta cũng vẫn đã biết rồi. Nay lần đầu mới xếp đặt, cốt phải làm cho công bằng. Phàm những quan Phiên, người nào thực có công trạng và hiền tài, thì cất nhắc, người không tốt thì truất bỏ. Còn các việc chọn lấy quân lính, chia phái canh phòng, đều nên châm chước xem việc gì nên làm thì làm, dù chúng không thích, cũng chẳng kể gì, chỉ cốt làm được ổn thoả khéo léo, hợp với lòng người là được”. Khi danh sách kê công trạng quan Phiên dâng lên, vua chuẩn giao bộ Binh bàn xét. Từ Đôn Sô đến Lặc Nạp gồm 48 người (mỗi người được lấy 1 chữ trong chức cho đặt làm họ. Thí dụ như là ốc Nha Ô Đôn, tên là Sô, cho đặt họ là Đôn, vẫn tên là Sô. Còn ngoài ra, đều theo như thế), thưởng cho quan chức có từng bậc khác nhau. Trong đó có thập phẩm ốc Nha Điểu Đôn Đôn Sô được liệt vào hạng ưu, cho làm Vệ uý, trật Chánh tam phẩm. Lục phẩm mới thăng thập phẩm ốc Nha Việt lục Chân Triết, cửu phẩm mới thăng thập phẩm ốc Nha Đê Đô Đô Liêm, được liệt vào hạng bình, đều cho làm Vệ uý, trật Tòng tam phẩm. Cửu phẩm ốc Nha Ma Kha Tiệp Ma Mịch, ốc Nha Ma Kha Thi Na Thi Sốc, được liệt vào hạng mẫn cán được việc, đều cho làm Quản cơ, trật Chánh tứ phẩm. Lũ Trương Minh Giảng lại tâu cho rằng tục nước Chân Lạp, trước đây vẫn nộp tiền để làm quan, người nào nộp nhiều thì làm quan to chứ không kể tài giỏi, cũng chẳng theo tư cách. Nay triều đình lựa lấy những người có công và có tài, trao cho quan chức cốt để khiến họ biết rằng tài năng và công lao là vinh quang, mà thói quê nộp tiền là không đáng quý. Vả, trong bọn quan Phiên, duy có Trà Long Nhâm Vu và Thi Khê là hơn cả : trước đây bọn thần đã nêu lên để tâu, thì họ đã được cho thêm chức hàm. (Trà Long Nhâm Vu được làm Chưởng cơ, trật tùng nhị phẩm ; Thi Kê được làm Vệ uý, trật Tòng tam phẩm). Đôn Sô dẫu cũng là quan thập phẩm, nhưng danh vọng còn kém Trà Long Nhâm Vu, thì nên cho ngang như Thi Kê, đổi bổ làm Vệ uý, trật Tòng tam phẩm. Chân Triết và Đô Liêm tuy mới thăng thập phẩm, nhưng công lao không bằng Thi Kê, thì nên cho xuống 1 bậc, đổi bổ làm Quản cơ, trật Chánh tứ phẩm. Ma Mịch và Thi Súc đều là cửu phẩm, lại không có quân công thì nên đổi bổ Phó quản cơ, trật Tòng tứ phẩm. Như vậy, ngõ hầu tình Phiên, tục Man mới được êm thấm. Vua cho là phải. Giáp Ngọ, Minh Mệnh năm thứ 15 [1834], mùa đông, tháng 12. Hơn 30 sách người Mán Chàm ở gần thành Quang Hoá thuộc Gia Định, tình nguyện xin phụ thuộc vào nước ta. Ra lệnh cho viên quan đóng ở thủ sở Quang Hoá được kiêm coi quản, chờ sau 3 năm, sẽ chiếu theo như các sách dân Phiên thuộc quốc tịch mà thu thuế. Ất Mùi, Minh Mệnh năm thứ 16 [1835], mùa hạ, tháng 5. Quyền lĩnh Tuần phủ Thuận – Khánh, Dương Văn Phong dâng tập mật nói : “Tỉnh Gia Định đưa đến tên phạm bị bắt là Đinh Mỗ, tra hỏi thì nó xưng rằng : Trước đây, Man chàm ở Thuận Thành, là Phủ Nộn, đã từng cùng với đầu mục giặc là Tuân Nghiễn thông nhau. Từ khi bọn giặc bị quan quân đánh tan, Tuân Nghiễn sai nó đến cầu Phủ Nộn cứu viện. Phủ Nộn nhân đó bắt nó đem nộp. Còn tên Phủ Nộn, xin đợi sau sẽ tra xét. Lại nữa, Tiêm Võ trước đưa nguỵ thư, hiện còn trốn, xin tư cho Gia Định phái người nã bắt”. Vua sai viện Cơ mật truyền dụ rằng : “Ngươi biết có một điều, chưa biết được hai. Đinh Mỗ kia, lúc trước, ở Gia Định tra hỏi, nó chỉ nói rằng, vì cùng túng, đi ăn xin, nhân đó bị bắt, chứ không từng có một lời nói đến việc Phủ Nộn thông với giặc. Tới khi giải đến Bình Thuận nó mới bịa đặt ra biết bao tình tiết. Đó chẳng qua vì Phủ Nộn bắt nộp, nên nó thêu dệt vu hãm để báo thù đấy thôi. Huống chi, Phủ Nộn vì bắt kẻ phạm mà lại bị nó vu phản, chẳng hoá ra vì kẻ gian bịa đặt mà làm cho lòng người nghi hoặc hay sao ? Việc này không nên xét kỹ nữa. Đến như tên phạm trốn ở hạt khác là Tiêm Võ chỉ là một tên man quèn không đủ để coi là có hay không. Vả, tự nó làm nên tội, không thể tránh được, rồi cuối cùng nó cũng không trốn được hình phạt, hà tất phải tư nã làm gì !”. ất Mùi, Minh Mệnh năm thứ 16 [1835], mùa đông, tháng 11. Trấn Tây Tướng quân Trương Minh Giảng và Tham tán Lê Đại Cương làm bản sách tâu nói : “Lựa lấy quân lính Chân Lạp dồn làm cơ, đội, tuỳ theo địa thế liên lạc ; những kẻ ở gần Trấn Tây thì đặt làm 8 cơ Trấn Tây ; những kẻ ở gần Hải Đông, Hải Tây, đồn phủ Sơn Phủ thì đặt làm 12 cơ Tịch Biên ; những kẻ ở gần đồn phủ Khai Biên, Quảng Biên thì đặt làm 1 cơ Khai Biên và 2 cơ Quảng Biên để tiện chia ra phòng thủ. Lại trích cơ Mục tượng((1) Mục tượng : chăn voi.1) cũ đặt làm cơ Tượng mục Trấn Tây, cộng có 24 cơ. (19 cơ ; mỗi cơ đều 10 đội, 562 biền binh ; 5 cơ ; mỗi cơ đều 5 đội, 281 biền binh). Và cơ An biên trước (số lính có 386 người, trước mộ dân phủ Chân Chiêm dồn bổ) đặt tên là cơ An Biên Nhất, lấy thêm lính phủ Chân Chiêm (552 người) đặt làm cơ An biên Nhị. Lính phủ Mật Luật (160 người) đặt làm cơ An biên Tam. Còn những người Chàm, người Chà Và kiều ngụ ở đất Chân Lạp, trước kia, tạm đặt làm cơ An man Nhị, nay dồn làm 3 cơ, Nhất, Nhị, Tam (dân Chàm 823 người làm 2 cơ An man Nhất và Nhị ; dân Chà Và 223 người làm cơ An man Tam). Dụ cho bọn 60 người, từ Chân Triết đến Hàn Biện, sung bổ làm Phó quản cơ các cơ. Bọn Giảng lại tâu nói ; “Tỉnh thành An Giang, năm trước, bàn đặt ở thôn Long Sơn thuộc tỉnh hạt, nhưng vừa qua một cuộc bình trị, chưa kịp đào hào đắp thành. Bấy nay quan quân ở tỉnh còn tạm đóng ở thành Châu Đốc, còn kho tàng tạm làm bằng tre gỗ để đủ chứa. Nay xin đem kho Vĩnh Viễn ở Vĩnh Long nguyên đặt ở thành Gia Định về dựng lên để làm chỗ tích trữ”. Vua dụ rằng : “Thôn Long Sơn ở về đất thượng du, hình thế cao ráo sáng sủa, thêm vào đó, lại có 2 con sông Tiền Giang và Hậu Giang bao bọc, thực là nơi danh thắng, vẫn đành nên làm thành ở đấy, nhưng nay quan quân đóng giữ ở Trấn Tây thì chỗ ấy trở thành nơi nội địa lại chẳng cần thiết trước mắt nữa. Thành trì Châu Đốc hiện thành cơ sở rồi, thì đóng ở đấy cũng đủ giúp cho việc phòng ngự. Còn việc làm kho tàng, chuẩn cho làm như lời đã xin”. Sửa đổi tên gọi các phủ thuộc thành Trấn Tây. (Phủ Ba Cầu Nam đổi làm phủ Ba Nam, phủ Trưng Lệ đổi làm phủ Trưng Lai, phủ Ba Di đổi làm phủ Hoá Di, phủ Thời Thâu đổi làm phủ Thời Tô, phủ Lợi ỷ Bát đổi làm phủ Ca Bát, phủ Xui Rạp đổi làm phủ Tuy Lạp, phủ Tầm Giun đổi làm phủ Tầm Đôn, phủ Long Tôn Às ®] đổi làm phủ Long Tôn Às ¾ê , phủ Kha Rừng đổi làm phủ Ca Lâm, phủ Châu Chiêm đổi làm phủ Chân Thành ; phủ Bông Xiêm đổi làm phủ Bình Xiêm, phủ Chân Lệ đổi làm phủ Chân Tài, phủ Phủ Phủ đổi làm phủ ý Dĩ, phủ Ba Lầy đổi làm phủ Ba Lai, phủ Mạt Tầm Vu đổi làm phủ Tầm Vu, phủ Ca Khu đổi làm phủ Ca Âu, phủ Trung đổi làm phủ Thâu Trung). Bính Thân, Minh Mệnh năm thứ 17 [1836], mùa thu, tháng 7 Bắt đầu đặt phủ Tây Ninh thuộc Gia Định, lĩnh 2 huyện Tân Ninh và Quang Hoá. Một dải địa phương thành Quang Hoá, tỉnh Gia Định, giáp giới các phủ Tuy Lạp, Tầm Đôn, Kha Lâm và Bà Nam thuộc thành Trấn Tây địa thế rất là xung yếu. Năm trước đặt đạo Quang Hoá và các thủ sở Thuận Thành, Quang Phong, Quang Phục, Quang Uy, Kiên Uy để coi giữ ; các trại Phiên, Chàm quy phụ kể có hàng ngàn. Nguyên Tổng trấn Lê Văn Duyệt chiếm lấy dân ấy làm của riêng mình, vơ vét sản vật như : sừng tê, ngà voi và gỗ. Thuộc hạ hắn là nghịch phạm Lê Văn Khôi nhân đó đục khoét (vụ án về gỗ là do đấy). Quan lại ở đạo Quang Hoá đều bị chúng sai khiến, tìm nhiều cách che đậy, triều đình không biết tới. Đến bấy giờ bọn Kinh lược sứ Trương Minh Giảng và Trương Đăng Quế, thân đến tận nơi, xem thấy từ cầu Tây Huê ngoài tỉnh thành thẳng đến 1 con đường lớn phủ Kha Lâm, khoảng giữa có đồn Xỉ Khê (tức là chỗ ở của Chưởng cơ Cố trước) đất rộng, phẳng mà màu mỡ, người Kinh, người Phiên ở xen nhau, làm ăn cày cấy. Bên tả có sông nhỏ ăn thông với sông Quang Hoá (sông này phát nguyên từ phủ Ba Nam mà chảy đến) ; bên hữu có con đường bộ, ăn thông đến sông Đục((1) Hán văn chép là Trọc giang.1) (thuộc thủ sở Quang Phong, giáp giới hạt Biên Hoà), hình thế khá đẹp. Bọn Giảng bèn dâng sớ xin đặt phủ lỵ ở đó, rồi tuỳ địa thế liên lạc nên chia đặt 2 huyện lệ thuộc vào. Lại đặt 1 đồn bảo ở bên sông Đục để làm thế ỷ giốc với thành Quang Hoá, trong có thể làm phên giậu giữ vững cho Gia Định, ngoài có thể tăng thêm thanh thế cho Trấn Tây. Và luôn thể họ tâu lên tất cả tình tệ dối trá, giấu giếm của quan lại ở Quang Hoá. Vua dụ rằng : “Phạm viên((2) Phạm viên : viên quan phạm tội.2) Lê Văn Duyệt, lúc còn sống, mạo danh nghĩa, tự cho mình là công bằng trung trực đối với nước, nhưng xét đến việc làm, điều gì cũng ngông cuồng bội nghịch, dần dần gây nên vụ án quan trọng. Trước đây ta đã giao cho [đình thần] công nghị, nêu rõ tội danh, đủ làm gương răn ngàn đời cho kẻ hoạn quan chuyên quyền. Nay xét lời tâu thấy rằng [Văn Duyệt] thực có lòng tham lam bỉ ổi, ngay như việc ẩn lậu dân Man đến hàng nghìn người và lại uỷ cho hạng tâm Phước là nghịch Khôi, thu vét sản vật để làm lợi riêng cho mình ! Nghịch Khôi nhân đó gây nên tệ hại, phạm pháp, làm loạn, nói sao cho xiết tội nó được ! Quản đạo Quang Hoá là Nguyễn Văn Thái bấy lâu nương tựa cửa quyền hoạn quan, khéo léo xoay xoả, vậy chuẩn cho lập tức phát vãng thành Trấn Tây làm lính ; đội trưởng, lại dịch là bọn Hoàng Phi Hán, Lê Công Hi, 10 người thông đồng ẩn lậu, đều phát vãng đồn Côn Lôn làm lính. Tổng đốc Nguyễn Văn Trọng, Bố chính Tôn Thất Lương không biết kiểm sát, tâu trình, đều giáng 2 cấp. Nay đổi đặt đồn Xỉ Khê làm huyện Tân Ninh ; đạo Quang Hoá làm huyện Quang Hoá, gọi thành Quang Hoá là huyện thành. Lại đặt phủ Tây Ninh kiêm lý huyện Tân Ninh. Nhân cái đồn bảo cũ, chữa cao rộng thêm, để làm thành phủ thành. Đổi sông Đục là sông Thanh Lưu, đặt đồn, bảo Thanh Lưu, cho lệ thuộc vào huyện Tân Ninh”. Sau đó, Nguyễn Văn Trọng tâu xin trích các xã thôn, chia cho lệ thuộc vào các tổng, các huyện, tuyển lính Phiên, định ngạch thuế và mọi công việc nên làm. Vua đều chuẩn y. (Lấy 25 xã dân Phiên cùng với 6 xã, thôn dân Kinh ở 2 huyện Thuận An, Bình Dương tiếp cận huyện Tân Ninh, chia làm 2 tổng cho lệ thuộc huyện Tân Ninh. Lấy 30 xã dân Phiên cùng với 8 thôn dân Kinh ở huyện Thuận An, giáp gần đạo Quang Hoá, chia làm 2 tổng, cho lệ thuộc vào huyện Quang Hoá. Tổng đặt 1 cai tổng, chọn dân Kinh người nào mẫn cán cho làm. Hiện số dân Phiên là 1.224 người, gộp với 15 người trong đội Gia hoá, nguyên quán dân Phiên thuộc trong tỉnh hạt, cứ 5 đinh tuyển 1 làm lính, gồm hơn 400 người, dồn làm 4 đội Nhất, Nhị, Tam, Tứ cơ Gia hoá. Đội, đặt 1 suất đội, 4 đội trưởng và ngoại uỷ đội trưởng, 3 đội lệ thuộc phủ Tây Ninh, 1 đội lệ thuộc huyện Quang Hoá. Lại phái thêm lính tỉnh đóng giữ ở phủ Tây Ninh 2 đội, ở huyện Quang Hoá 1 đội. Còn 7 người ở đội Gia hoá trước, quán thuộc Trấn Tây, giao cho thành Trấn Tây cai quản. Còn 19 người lính thuộc đội thuyền Tam ở đạo Quang Hoá, cùng với 6 lính thủ sở Thuận Thành, 14 lính thủ sở Quang Phong, 17 lính thủ sở Quang Phục, 7 lính thủ sở Quang Uy, 7 lính thủ sở Kiên Uy, cộng 70 người, dồn làm 2 đội lính thuộc lệ, 1 đội thuộc Tây Ninh, 1 đội thuộc Quang Hoá, rút bớt các thủ sở Thuận Thành, Quang Phong, Quang Phục, Quang Uy và Kiên Uy. Mỗi phủ, huyện đều đặt 1 lại mục, 4 thông lại. Về thuế khoá dân Phiên, bắt đầu từ sang năm, mỗi người mỗi năm nộp tiền thuế thân và tiền đầu lõi là 1 quan 4 tiền, cho nộp thay bằng dầu rái 10 cân, nhựa trám 8 cân. Còn dân Kinh, tiền hoặc thóc tô thuế thì nộp ở kho các phủ, huyện, để dùng vào việc chi cấp. Phủ thành Tây Ninh, thông thuỷ rộng 32 trượng, thân thành dày 1 trượng, cao 7 thước 2 tấc, có 3 cửa. Đồn bảo Thanh Lưu, thông thuỷ rộng 15 trượng, thân dày 8 thước 1 tấc, cao 5 thước 4 tấc, có 2 cửa). Hết tập 4
12
1.11k
7
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp