CÂY THỐT NỐT TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI KHMER TÂY NINH
Đào Thái Sơn
So với các tỉnh vùng Tây Nam Bộ thì dân số Khmer Tây Ninh không nhiều, cũng như lượng cây thốt nốt được trồng lâu nay ở đây cũng không thể sánh bằng, nhưng tình yêu đối với loại cây này, sự hiện diện của nó trong đời sống của bà con miền biên viễn thì không hề thua kém bất cứ nơi đâu. Cây thốt nốt luôn có mặt trong mọi bình diện đời sống của người dân tộc Khmer Tây Ninh từ mấy trăm năm nay.
Thốt nốt là tên loại cây gốc tiếng Khmer là [ ត្នោត - th’ not], người Việt quen gọi là cây thốt nốt hoặc là cây thốt lốt. Đây là loại thực vật thuộc loại họ cau, sống rất nhiều tại các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam... Cây thốt nốt có thân to thẳng đứng, cao từ 15 – 20m khi trưởng thành, bẹ có gai ngắn hai bên, mọc ra từ thân, lá xòe tròn như lá cọ. Cây thốt nốt cho những chùm quả lớn hình hơi tròn màu nâu tím sẫm. Quả thốt nốt khi bổ ra là những múi nhỏ, trắng phau, nhiều nhựa, là một món ăn chơi, giải khát rất được nhiều người ưa thích. Quả chín có mùi thơm hết sức đặc trưng, bột lấy từ quả chín là nguyên liệu làm nhiều thứ bánh nổi tiếng xưa nay.
Đi dọc theo các làng Khmer từ Tân Biên, Tân Châu đến Châu Thành thậm chí ngay cả khu vực ấp Thạnh Đông xã Thạnh Tân của Thành phố Tây Ninh đâu đâu cũng đều thấy sự hiện diện của cây thốt nốt. Có thể khẳng định rằng, nơi nào có làng Khmer là nơi đó có ít nhiều trồng cây thốt nốt.
Đối với bà con Khmer, cây thốt nốt hoàn toàn không mang nhiều về lợi ích kinh tế, nhưng nó lại hết sức gần gũi với đời sống tinh thần. Tự bao đời nay, cây thốt nốt luôn tượng trưng cho tâm hồn, tính cách của người dân tộc Khmer, nó là sự kết tinh cho một nền văn hóa lâu đời in sâu vào tâm khảm cũng như truyền thống của bà con. Người Khmer ít chú trọng vẻ bên ngoài, nét đẹp của họ tỏa ra từ tâm hồn mộc mạc, chất phác, hiền lành và tốt bụng. Cũng như cây thốt nốt nhìn thoáng qua thì không có gì đẹp, thậm chí thân xù xì, đen nhám, không mềm mại uyển chuyển…nhưng ngược lại cây thốt nốt lại vô cùng vững chải, bền bỉ, sẵn sàng đối mặt với mưa nắng khắc nghiệt để che chở, ban phát cho dân làng, rồi chung thủy mà mạnh mẽ vươn lên cùng năm tháng. Nhìn vào những vùng đất có rừng thốt nốt mọc là biết ngay nơi đó có sự hiện diện của phum sóc Khmer không thể lẫn vào đâu được. Cây và người luôn gắn chặt với nhau bằng một tình yêu sâu thẳm, nồng thắm, vị tha.
Đối với các làng Khmer Tây Ninh trước đây, những cây nốt nốt trưởng thành được bà con khai thác lấy gỗ như gỗ dừa, xẻ ra dùng để làm nhà, lá có thể dùng để lợp mái, làm máng xối. Còn xơ trong những tàu lá được tước ra xe sợi làm dây thừng buộc trâu bò hoặc dây kéo rất bền. Cây thốt nốt có cây đực và cây cái, cây đực cho nước mật, cây cái cho trái để lấy cơm lấy bột. Từ nguyên liệu thốt nốt, bà con chế biến ra nhiều món như bánh, chè và rượu tuyệt ngon, đặc biệt là món đường tán thốt nốt rất nổi tiếng được nhiều dân tộc ưa chuộng. Ngoài ra thân cây thốt nốt còn làm ra đũa ăn, quạt, tranh lá và nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác nữa…
Nói đến thốt nốt thì không thể bỏ qua được thực phẩm nước thốt nốt, một thức uống hết sức đặc biệt, không lẫn vào đâu được. Hoa thốt nốt nở rộ về mùa xuân. Trên cây có nhiều vòi hoa, có thể có tới 30 – 40 vòi hoa nhô ra. Để lấy nước, người ta phải leo lên cây, dùng dụng cụ cắt vòi hoa, lấy thanh tre kẹp lại, buộc ống hoặc bình vào đầu cụm hoa hứng nước tiết ra từ chỗ cắt. Hứng như thế một đêm có thể thu được khoảng một lít nước. Đây là một loại nước giải khát tuyệt vời, vị ngọt dịu, rất thơm, được mọi người ưa chuộng. Nhiều người đến Tây Ninh thường thấy bày bán nước, cơm thốt nốt ven các trục lộ hoặc người chở các ống tre đi bán dạo trong các xóm làng. Hầu hết ai ai cũng đều rất thích loại nước giải khát độc đáo này.
Gần đây, nhiều nơi còn đi mua lá thốt nốt đem về để làm chuồng nuôi dơi lấy phân. Chuồng dơi được người dân ở đây làm có diện tích khoảng 6 m2, cao khoảng 4 - 5m, mái trên và vách lợp tôn, bên trong treo khoảng 300 - 400 chiếc lá thốt nốt được kết lại thành từng mảng để làm nơi cho dơi trú ẩn. Theo kinh nghiệm của người nuôi dơi, chuồng treo lá thốt nốt dơi về nhiều hơn các nguyên liệu khác. Lá lợp phải là lá thốt nốt mới tốt để thời gian sử dụng được lâu hơn. Chọn lá thốt nốt là những lá khô không mục gãy, không bị dập nát. Khi chặt về phải ngâm qua nước trước khi phơi nhằm diệt sạch ấu trùng kiến là kẻ thù của dơi. Do dơi thải phân có thể làm dơ lá thốt nốt, cho nên cứ khoảng một hai tuần là phải đem những chùm lá cũ xuống để giặt, phơi khô và thay lại lá mới. Thay lá vào lúc dơi ra khỏi chuồng đi ăn khoảng 18 giờ chiều và thay nhanh trong khoảng 15 phút. Nếu thay không kịp thì thay khoảng 1/3, rồi ngày sau đó thay tiếp. Vì nếu gặp người lạ, hoặc bị động thì dơi sẽ bỏ chuồng đi. Phân dơi hiện nay bán cho các cơ sở trống hoa cảnh rất có kinh tế, được nhiều nhà vườn ưa chuộng. Có thể nói để làm ra sản phẩm phân bón này, lá thốt nốt góp phần không nhỏ cho sự thành công của nó.
Có thể nói ngoài những công dụng cổ truyền như làm vật liệu, thực phẩm, mỹ nghệ…cây thốt nốt ngày nay còn được dùng làm cây cảnh để trang trí các khu vườn tược sang trọng hay công viên, khu vui chơi. Một gốc thốt nốt bắt đầu trưởng thành giá không phải rẻ, nhưng để có được phải tốn thời gian khá dài. Trước đây có nhiều quan điểm sai lầm mà rầm rộ chặt bỏ cây thốt nốt nhiều vô kể. Nếu bảo tồn văn hóa Khmer mà không giữ gìn các hàng cây thốt nốt quanh làng là chưa hiểu gì về văn hóa.
Hầu hết các làng Khmer ở Tây Ninh, thốt nốt được bà con trồng thành những hàng dài ven xóm, ven ruộng hoặc những nơi có suối rạch chảy qua. Có khi nhiều nơi, thốt nốt thành cả một cánh rừng, nhìn những cây thốt nốt cổ thụ to lớn không khác gì những vị Thần Tà khổng lồ dang tay chở che, bao bọc cho con người sống bình an bên dưới. Thực ra, bất kỳ ngôi làng Khmer nào ở Tây Ninh hiện nay cũng đều trồng thốt nốt, đây không phải là ranh giới mà là dấu hiệu đặc trưng đối với văn hóa của một cộng đồng.
Ngày nay hầu hết các làng Khmer đã hoàn toàn hòa nhập, giao lưu qua lại với tất cả các dân tộc anh em, cùng chung tay xây dựng một nước quê hương Tây Ninh giàu đẹp, đậm đà bản sắc, chứ làng Khmer không phải là làng biệt lập. Người Khmer là một bộ phận không thể tách rời của 54 dân tộc Việt Nam. Cho nên cây thốt nốt không chỉ là biểu tượng văn hóa mà còn dấu hiệu để nhận biết nơi đó có người Khmer đang làm ăn sinh sống.
Cánh đồng Khedol ở chân núi Bà Đen sở dĩ được nhiều người say mê với vẻ đẹp của nó là bởi nó có nhiều cây thốt nốt đẹp, hình dáng lạ kỳ bắt mắt. Bảo tồn cây thốt nốt không những góp phần đa dạng sinh học mà còn bảo tồn một nét văn hóa đẹp đẽ thuần chất của bà con Khmer trên mảnh đất Tây Ninh đầy truyền thống văn hóa này.
ĐÀO THÁI SƠN
https://www.youtube.com/watch?v=WpSPndjDVBw
## CÂY THỐT NỐT TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI KHMER TÂY NINH
**Đào Thái Sơn**
https://i3.ytimg.com/vi/WpSPndjDVBw/maxresdefault.jpg
So với các tỉnh vùng Tây Nam Bộ thì dân số Khmer Tây Ninh không nhiều, cũng như lượng cây thốt nốt được trồng lâu nay ở đây cũng không thể sánh bằng, nhưng tình yêu đối với loại cây này, sự hiện diện của nó trong đời sống của bà con miền biên viễn thì không hề thua kém bất cứ nơi đâu. Cây thốt nốt luôn có mặt trong mọi bình diện đời sống của người dân tộc Khmer Tây Ninh từ mấy trăm năm nay.
Thốt nốt là tên loại cây gốc tiếng Khmer là [ ត្នោត - th’ not], người Việt quen gọi là cây thốt nốt hoặc là cây thốt lốt. Đây là loại thực vật thuộc loại họ cau, sống rất nhiều tại các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam... Cây thốt nốt có thân to thẳng đứng, cao từ 15 – 20m khi trưởng thành, bẹ có gai ngắn hai bên, mọc ra từ thân, lá xòe tròn như lá cọ. Cây thốt nốt cho những chùm quả lớn hình hơi tròn màu nâu tím sẫm. Quả thốt nốt khi bổ ra là những múi nhỏ, trắng phau, nhiều nhựa, là một món ăn chơi, giải khát rất được nhiều người ưa thích. Quả chín có mùi thơm hết sức đặc trưng, bột lấy từ quả chín là nguyên liệu làm nhiều thứ bánh nổi tiếng xưa nay.
Đi dọc theo các làng Khmer từ Tân Biên, Tân Châu đến Châu Thành thậm chí ngay cả khu vực ấp Thạnh Đông xã Thạnh Tân của Thành phố Tây Ninh đâu đâu cũng đều thấy sự hiện diện của cây thốt nốt. Có thể khẳng định rằng, nơi nào có làng Khmer là nơi đó có ít nhiều trồng cây thốt nốt.
Đối với bà con Khmer, cây thốt nốt hoàn toàn không mang nhiều về lợi ích kinh tế, nhưng nó lại hết sức gần gũi với đời sống tinh thần. Tự bao đời nay, cây thốt nốt luôn tượng trưng cho tâm hồn, tính cách của người dân tộc Khmer, nó là sự kết tinh cho một nền văn hóa lâu đời in sâu vào tâm khảm cũng như truyền thống của bà con. Người Khmer ít chú trọng vẻ bên ngoài, nét đẹp của họ tỏa ra từ tâm hồn mộc mạc, chất phác, hiền lành và tốt bụng. Cũng như cây thốt nốt nhìn thoáng qua thì không có gì đẹp, thậm chí thân xù xì, đen nhám, không mềm mại uyển chuyển…nhưng ngược lại cây thốt nốt lại vô cùng vững chải, bền bỉ, sẵn sàng đối mặt với mưa nắng khắc nghiệt để che chở, ban phát cho dân làng, rồi chung thủy mà mạnh mẽ vươn lên cùng năm tháng. Nhìn vào những vùng đất có rừng thốt nốt mọc là biết ngay nơi đó có sự hiện diện của phum sóc Khmer không thể lẫn vào đâu được. Cây và người luôn gắn chặt với nhau bằng một tình yêu sâu thẳm, nồng thắm, vị tha.
Đối với các làng Khmer Tây Ninh trước đây, những cây nốt nốt trưởng thành được bà con khai thác lấy gỗ như gỗ dừa, xẻ ra dùng để làm nhà, lá có thể dùng để lợp mái, làm máng xối. Còn xơ trong những tàu lá được tước ra xe sợi làm dây thừng buộc trâu bò hoặc dây kéo rất bền. Cây thốt nốt có cây đực và cây cái, cây đực cho nước mật, cây cái cho trái để lấy cơm lấy bột. Từ nguyên liệu thốt nốt, bà con chế biến ra nhiều món như bánh, chè và rượu tuyệt ngon, đặc biệt là món đường tán thốt nốt rất nổi tiếng được nhiều dân tộc ưa chuộng. Ngoài ra thân cây thốt nốt còn làm ra đũa ăn, quạt, tranh lá và nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác nữa…
Nói đến thốt nốt thì không thể bỏ qua được thực phẩm nước thốt nốt, một thức uống hết sức đặc biệt, không lẫn vào đâu được. Hoa thốt nốt nở rộ về mùa xuân. Trên cây có nhiều vòi hoa, có thể có tới 30 – 40 vòi hoa nhô ra. Để lấy nước, người ta phải leo lên cây, dùng dụng cụ cắt vòi hoa, lấy thanh tre kẹp lại, buộc ống hoặc bình vào đầu cụm hoa hứng nước tiết ra từ chỗ cắt. Hứng như thế một đêm có thể thu được khoảng một lít nước. Đây là một loại nước giải khát tuyệt vời, vị ngọt dịu, rất thơm, được mọi người ưa chuộng. Nhiều người đến Tây Ninh thường thấy bày bán nước, cơm thốt nốt ven các trục lộ hoặc người chở các ống tre đi bán dạo trong các xóm làng. Hầu hết ai ai cũng đều rất thích loại nước giải khát độc đáo này.
Gần đây, nhiều nơi còn đi mua lá thốt nốt đem về để làm chuồng nuôi dơi lấy phân. Chuồng dơi được người dân ở đây làm có diện tích khoảng 6 m2, cao khoảng 4 - 5m, mái trên và vách lợp tôn, bên trong treo khoảng 300 - 400 chiếc lá thốt nốt được kết lại thành từng mảng để làm nơi cho dơi trú ẩn. Theo kinh nghiệm của người nuôi dơi, chuồng treo lá thốt nốt dơi về nhiều hơn các nguyên liệu khác. Lá lợp phải là lá thốt nốt mới tốt để thời gian sử dụng được lâu hơn. Chọn lá thốt nốt là những lá khô không mục gãy, không bị dập nát. Khi chặt về phải ngâm qua nước trước khi phơi nhằm diệt sạch ấu trùng kiến là kẻ thù của dơi. Do dơi thải phân có thể làm dơ lá thốt nốt, cho nên cứ khoảng một hai tuần là phải đem những chùm lá cũ xuống để giặt, phơi khô và thay lại lá mới. Thay lá vào lúc dơi ra khỏi chuồng đi ăn khoảng 18 giờ chiều và thay nhanh trong khoảng 15 phút. Nếu thay không kịp thì thay khoảng 1/3, rồi ngày sau đó thay tiếp. Vì nếu gặp người lạ, hoặc bị động thì dơi sẽ bỏ chuồng đi. Phân dơi hiện nay bán cho các cơ sở trống hoa cảnh rất có kinh tế, được nhiều nhà vườn ưa chuộng. Có thể nói để làm ra sản phẩm phân bón này, lá thốt nốt góp phần không nhỏ cho sự thành công của nó.
Có thể nói ngoài những công dụng cổ truyền như làm vật liệu, thực phẩm, mỹ nghệ…cây thốt nốt ngày nay còn được dùng làm cây cảnh để trang trí các khu vườn tược sang trọng hay công viên, khu vui chơi. Một gốc thốt nốt bắt đầu trưởng thành giá không phải rẻ, nhưng để có được phải tốn thời gian khá dài. Trước đây có nhiều quan điểm sai lầm mà rầm rộ chặt bỏ cây thốt nốt nhiều vô kể. Nếu bảo tồn văn hóa Khmer mà không giữ gìn các hàng cây thốt nốt quanh làng là chưa hiểu gì về văn hóa.
Hầu hết các làng Khmer ở Tây Ninh, thốt nốt được bà con trồng thành những hàng dài ven xóm, ven ruộng hoặc những nơi có suối rạch chảy qua. Có khi nhiều nơi, thốt nốt thành cả một cánh rừng, nhìn những cây thốt nốt cổ thụ to lớn không khác gì những vị Thần Tà khổng lồ dang tay chở che, bao bọc cho con người sống bình an bên dưới. Thực ra, bất kỳ ngôi làng Khmer nào ở Tây Ninh hiện nay cũng đều trồng thốt nốt, đây không phải là ranh giới mà là dấu hiệu đặc trưng đối với văn hóa của một cộng đồng.
Ngày nay hầu hết các làng Khmer đã hoàn toàn hòa nhập, giao lưu qua lại với tất cả các dân tộc anh em, cùng chung tay xây dựng một nước quê hương Tây Ninh giàu đẹp, đậm đà bản sắc, chứ làng Khmer không phải là làng biệt lập. Người Khmer là một bộ phận không thể tách rời của 54 dân tộc Việt Nam. Cho nên cây thốt nốt không chỉ là biểu tượng văn hóa mà còn dấu hiệu để nhận biết nơi đó có người Khmer đang làm ăn sinh sống.
Cánh đồng Khedol ở chân núi Bà Đen sở dĩ được nhiều người say mê với vẻ đẹp của nó là bởi nó có nhiều cây thốt nốt đẹp, hình dáng lạ kỳ bắt mắt. Bảo tồn cây thốt nốt không những góp phần đa dạng sinh học mà còn bảo tồn một nét văn hóa đẹp đẽ thuần chất của bà con Khmer trên mảnh đất Tây Ninh đầy truyền thống văn hóa này.
ĐÀO THÁI SƠN
https://www.youtube.com/watch?v=WpSPndjDVBw