Trạng thái
Thông tin hữu ích

Nguồn gốc một số địa danh ở Nam Bộ - giải thích theo tiếng Khmer

Nguồn gốc địa danh Tri Tôn

Tri Tôn là một huyện miền núi có diện tích lớn nhất và dân cư thưa thớt nhất tỉnh An Giang.

Theo wikipedia thì:

  • Địa danh Tri Tôn được xuất phát từ ngôi chùa Khmer là Xà Tón (Xvayton).
  • Theo lời kể dân gian ngày xưa nơi đây ít người sinh sống, trên những ngọn cây cao có rất nhiều khỉ thường xuống đất níu kéo người. Nên khi xây chùa người dân đã đặt cho ngôi chùa tên là Xvayton (Xvay: Khỉ; Ton: đeo, níu kéo) sau này nói chạy là Xà Tón và nay là Tri Tôn.

Tuy nhiên, nếu phân tích tên gọi trong tiếng Khmer là ស្វាយទង / Svay Tông / thì Tri Tôn hoặc Xvayton không có nghĩa "khỉ kéo" như trên.

  • ស្វាយ ( n ) [svaay]: cây xoài
  • ទង ( n ) [tɔɔŋ]
    • thân, cành cây
    • nguồn gốc
    • kinh rạch
    • vàng (kim loại)

Như vậy ស្វាយទង / Svay Tông / phải mang nghĩa tương tự như:

  • cây xoài, nhánh xoài
  • gốc xoài
  • rạch xoài (con rạch có nhiều cây xoài mọc bên bờ)

ស្វាយ  cây xoài mango
ស្វាយ cây xoài mango (vanmau.edu.vn)
ស្វាយ  cây xoài mango
ស្វាយ xoài chấm mắm ớt (minhworld.com)


Về địa danh mang từ "xoài" có thể kể tới:

Chợ Thủ

Theo nhà văn Sơn Nam thì địa danh Chợ Thủ là tên gọi tắt của Thủ Chiến Sai hay Chiến Sai Thủ Sở, nằm ở phía tây sông Trà Thôn. Chiến Sai, vốn là tên Kiến Sai nói trại ra. Thủ là đồn để canh giữ, bảo vệ việc đi lại trên sông rạch.

  • Kien (កៀង): tụ họp, chòm nhóm
  • Svay (ស្វាយ): cây xoài

Kien Svay

Kien Svay (tiếng Khmer: ស្រុកគៀនស្វាយ) là một huyện (srok) thuộc tỉnh Kandal, Campuchia.

Svay Rieng

Tỉnh Svay Rieng (tiếng Khmer: ស្វាយរៀង), phiên âm tiếng Việt: Xvây Riêng hoặc Xoài Riêng, là một tỉnh đông nam của Campuchia.

  • Svay (ស្វាយ): cây xoài
  • Rieng (រៀង): có hàng lối.
### Nguồn gốc địa danh Tri Tôn Tri Tôn là một huyện miền núi có diện tích lớn nhất và dân cư thưa thớt nhất tỉnh An Giang. Theo [wikipedia](https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri_T%C3%B4n_%28huy%E1%BB%87n%29) thì: - Địa danh Tri Tôn được xuất phát từ ngôi chùa Khmer là [Xà Tón (Xvayton)](https://vi.wikipedia.org/wiki/Chùa_Xà_Tón). - Theo lời kể dân gian ngày xưa nơi đây ít người sinh sống, trên những ngọn cây cao có rất nhiều khỉ thường xuống đất níu kéo người. Nên khi xây chùa người dân đã đặt cho ngôi chùa tên là Xvayton (Xvay: Khỉ; Ton: đeo, níu kéo) sau này nói chạy là Xà Tón và nay là Tri Tôn. Tuy nhiên, nếu phân tích tên gọi trong tiếng Khmer là ស្វាយទង / Svay Tông / thì Tri Tôn hoặc Xvayton không có nghĩa "khỉ kéo" như trên. - ស្វាយ ( n ) [svaay]: cây xoài - ទង ( n ) [tɔɔŋ] - thân, cành cây - nguồn gốc - kinh rạch - vàng (kim loại) Như vậy ស្វាយទង / Svay Tông / phải mang nghĩa tương tự như: - cây xoài, nhánh xoài - gốc xoài - rạch xoài (con rạch có nhiều cây xoài mọc bên bờ) ![ស្វាយ cây xoài mango ](http://vanmau.edu.vn/wp-content/uploads/2014/01/2qua.jpg) ស្វាយ cây xoài mango (vanmau.edu.vn) ![ស្វាយ cây xoài mango ](http://www.minhworld.com/data/2009/11/xoai-tuong-3.jpg) ស្វាយ xoài chấm mắm ớt (minhworld.com) --- Về địa danh mang từ "xoài" có thể kể tới: ### [Chợ Thủ](https://vi.wikipedia.org/wiki/Chợ_Thủ) Theo nhà văn Sơn Nam thì địa danh Chợ Thủ là tên gọi tắt của Thủ Chiến Sai hay Chiến Sai Thủ Sở, nằm ở phía tây sông Trà Thôn. Chiến Sai, vốn là tên Kiến Sai nói trại ra. Thủ là đồn để canh giữ, bảo vệ việc đi lại trên sông rạch. - Kien (កៀង): tụ họp, chòm nhóm - Svay (ស្វាយ): cây xoài ### [Kien Svay](https://vi.wikipedia.org/wiki/Kien_Svay) Kien Svay (tiếng Khmer: ស្រុកគៀនស្វាយ) là một huyện (srok) thuộc tỉnh Kandal, Campuchia. ### Svay Rieng Tỉnh Svay Rieng (tiếng Khmer: ស្វាយរៀង), phiên âm tiếng Việt: Xvây Riêng hoặc Xoài Riêng, là một tỉnh đông nam của Campuchia. - Svay (ស្វាយ): cây xoài - Rieng (រៀង): có hàng lối.
edited Mar 16 '16 lúc 3:32 pm

Nguồn gốc địa danh Côn Đảo

Theo wikipedia:

Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ (Việt Nam) và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor.

Tên Côn Đảo có nguồn gốc Mã Lai, bắt nguồn từ danh xưng "Pulau Kundur" (nghĩa là "hòn Bí" ). Người châu Âu phiên âm là "Poulo Condor". Sách sử Việt Nam thì gọi là "đảo Côn Lôn". Riêng tên tiếng Khmer của đảo là "Koh Tralach".

Tiếng Khmer កោះត្រឡាច / Trâlach, Kaôh /, hòn đảo bí đao

  • កោះ ( n ) [kɑh] : hòn đảo
  • ត្រឡាច ( n ) [trɑlaac]: cây bí đao hay bí phấn hoặc bí trắng, tiếng Anh là wax gourd (Benincasa hispida)

Tên gọi trong tiếng Khmer hoàn toàn tương đồng với tiếng Malay, pulau: hòn đảo, kundur: cây bí đao.

Kundur ត្រឡាច cây bí đao hay bí phấn hoặc bí trắngwax gourd
Kundur ត្រឡាច cây bí đao hay bí phấn hoặc bí trắng wax gourd (Benincasa hispida) (thammyquoctebally.com)

### Nguồn gốc địa danh Côn Đảo Theo wikipedia: Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ (Việt Nam) và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor. Tên Côn Đảo có nguồn gốc Mã Lai, bắt nguồn từ danh xưng "Pulau Kundur" (nghĩa là "hòn Bí" ). Người châu Âu phiên âm là "Poulo Condor". Sách sử Việt Nam thì gọi là "đảo Côn Lôn". Riêng tên tiếng Khmer của đảo là "Koh Tralach". Tiếng Khmer កោះត្រឡាច / Trâlach, Kaôh /, hòn đảo bí đao - កោះ ( n ) [kɑh] : hòn đảo - ត្រឡាច ( n ) [trɑlaac]: cây bí đao hay bí phấn hoặc bí trắng, tiếng Anh là wax gourd (Benincasa hispida) Tên gọi trong tiếng Khmer hoàn toàn tương đồng với tiếng Malay, pulau: hòn đảo, kundur: cây bí đao. ![Kundur ត្រឡាច cây bí đao hay bí phấn hoặc bí trắngwax gourd](http://thammyquoctebally.com/wp-content/uploads/2014/03/tac-dung-cua-bi-dao-1.jpg) Kundur ត្រឡាច cây bí đao hay bí phấn hoặc bí trắng wax gourd (Benincasa hispida) (thammyquoctebally.com)
edited Mar 25 '18 lúc 3:02 pm

Nguồn gốc địa danh Cần Thơ

Theo wikipedia:

Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt "cần" và "thơ".

Tiếng Khmer ព្រែកឫស្សី / Prêk Rœ̆ssei /, rạch tre.

  • ព្រែក ( n ) [prɛɛk]: kênh, rạch, sông
  • ឫស្សី ( n ) [rɨhsəy]: cây tre

ព្រែក ឫស្ rạch tre, sông tre
ព្រែក ឫស្ rạch tre, sông tre (funsamstours.com)

### Nguồn gốc địa danh Cần Thơ Theo wikipedia: Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt "cần" và "thơ". Tiếng Khmer ព្រែកឫស្សី / Prêk Rœ̆ssei /, rạch tre. - ព្រែក ( n ) [prɛɛk]: kênh, rạch, sông - ឫស្សី ( n ) [rɨhsəy]: cây tre ![ព្រែក ឫស្ rạch tre, sông tre](http://www.funsamstours.com/uploads/6/2/8/5/6285354/4747332_orig.jpg) ព្រែក ឫស្ rạch tre, sông tre (funsamstours.com)

Nguồn gốc địa danh Trà Vinh

Theo wikipedia:

Trà Vang hoặc Trà Vinh xuất phát từ âm Khmer /Préah Trapéang/ có nghĩa là nơi tìm được tượng Phật bằng đá trong ao nước.
Sự tích này không biết có từ bao giờ, năm đó, trong một trận nước lụt dân làng thấy một tượng Phật trôi tấp vào bờ ao, liền rước về một gò cao, cạnh đó xây chùa thờ phượng. Chùa được đặt tên Bodhisalareaj, nay gọi là chùa Ông Mẹt, tên vị sư cả đầu tiên.
/Trapéang/ được Hán Việt hóa thành âm /Trà Văn/, sau bị nói trại thành Trà Vinh.
Trong Monographie de la Province de Trà Vinh (1903) ở trang 6 và trang 34, có chép chuyện ao tên Préah Trapéang. Có một ông hoàng Chân Lạp chạy nạn, đến đây thuyền bị chìm, nhờ Phật độ nên thoát hiểm. Quốc vương lập chùa thờ Phật để tạ ơn, trong chùa có một cái ao to. Ao này nay vẫn còn ở xã Đôn Hóa (làng Lương Sa/ Luông Sa).

Chữ ព្រះត្រពាំង / Preăh Trâpeăng /, ao Phật.

  • ព្រះ ( adj ) [preah]
    • thần linh
    • Đức Phật
    • vua quan
  • ត្រពាំង ( n ) [trɑpeaŋ]: ao, hồ, đầm

Ao Bà Om, hay Ao Vuông, là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh
Ao Bà Om, hay Ao Vuông, là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh (theo http://www.dulichtravinh.com.vn/index.php/du-lich/du-la-ch/ca-c-ia-m-tham-quan/khu-van-hoa-du-lich-ao-ba-om)

### Nguồn gốc địa danh Trà Vinh Theo wikipedia: Trà Vang hoặc Trà Vinh xuất phát từ âm Khmer /Préah Trapéang/ có nghĩa là nơi tìm được tượng Phật bằng đá trong ao nước. Sự tích này không biết có từ bao giờ, năm đó, trong một trận nước lụt dân làng thấy một tượng Phật trôi tấp vào bờ ao, liền rước về một gò cao, cạnh đó xây chùa thờ phượng. Chùa được đặt tên Bodhisalareaj, nay gọi là chùa Ông Mẹt, tên vị sư cả đầu tiên. /Trapéang/ được Hán Việt hóa thành âm /Trà Văn/, sau bị nói trại thành Trà Vinh. Trong Monographie de la Province de Trà Vinh (1903) ở trang 6 và trang 34, có chép chuyện ao tên Préah Trapéang. Có một ông hoàng Chân Lạp chạy nạn, đến đây thuyền bị chìm, nhờ Phật độ nên thoát hiểm. Quốc vương lập chùa thờ Phật để tạ ơn, trong chùa có một cái ao to. Ao này nay vẫn còn ở xã Đôn Hóa (làng Lương Sa/ Luông Sa). Chữ ព្រះត្រពាំង / Preăh Trâpeăng /, ao Phật. - ព្រះ ( adj ) [preah] - thần linh - Đức Phật - vua quan - ត្រពាំង ( n ) [trɑpeaŋ]: ao, hồ, đầm ![Ao Bà Om, hay Ao Vuông, là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh](http://www.dulichtravinh.com.vn/images/2015/thang01/aobaom.jpg) Ao Bà Om, hay Ao Vuông, là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh (theo http://www.dulichtravinh.com.vn/index.php/du-lich/du-la-ch/ca-c-ia-m-tham-quan/khu-van-hoa-du-lich-ao-ba-om)
edited Jun 12 '18 lúc 2:10 pm

Nguồn gốc địa danh Sài Gòn

Theo cách gọi của người Khmer, Sài Gòn vốn có tên là ព្រៃនគរ / Prey Nôkôr /, thành phố trong rừng.

  • ព្រៃ ( n ) [prey] : rừng rậm, hoang dã
  • នគរ ( n ) [nɔkɔɔ]; vương quốc, thành phố, đô thị

Nhiều giả thuyết khác về tên gọi Sài Gòn như:

Củi và bông Gòn

Theo Trương Vĩnh Ký thì Sài (柴 chái) là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ, Gòn (棍 gùn - âm Hán Việt là Côn, chữ Nôm mượn để ghi chữ Gòn) là tiếng miền Nam chỉ cây bông gòn (cây gạo ở miền Bắc).

Đề Ngạn

Theo Aubaret, Francis Garnier, Vương Hồng Sển, Thái Văn thì khoảng năm 1782, người Hoa đắp đê cao ở Chợ Lớn nên họ gọi chỗ đê cao là Đề Ngạn (堤岸), phát âm theo giọng Quảng Đông là "Thầy Ngồn", "Thì Ngòn", "Tai-Ngon", "Tin-Gan" rồi từ đó sinh ra tên Sài Gòn.
Nhưng trước đó, năm 1776, trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn đã nhắc đến Lũy Sài Gòn rồi nên thuyết này chưa thuyết phục.

Tây Cống

Trong phần nói về Đề Ngạn (堤岸), Vương Hồng Sển cho rằng người Hoa gọi xóm người Việt ở chợ Bến Thành là Tây Cống 西貢 (Xīgòng), xóm người Hoa ở Chợ Lớn là Đề Ngạn (堤岸).

Hiện nay người Hoa vẫn gọi Sài Gòn bằng chữ 西貢 (Xīgòng). Phát âm theo tiếng Quảng Đông là Sāigung, Triều Châu là Sai-kòng. Tại Hongkong hiện nay cũng có một quận tên là Tây Cống.

Theo Trương Thái Du , Tây Cống là con sông phía Tây; phân biệt với con sông phía Đông là Đồng Nai.

Như vậy phải chăng Tây Cống mang nghĩa dòng sông phía tây và Mân âm Lôi Châu (pha trộn giữa tiếng Quảng Đông và Triều Châu) của nó chính là Sài Gòn? Khi đọc lên, âm Sài Gòn sẽ có hai nghĩa, tùy ngữ cảnh: Cảng phía Tây hoặc Dòng sông phía Tây.

Nếu đi theo hướng suy luận này, chúng ta sẽ kết nối được Đồng Nai với Đông Nai. Tức là âm Đồng có khả năng là Mân âm Lôi Châu chỉ hướng Đông, hoàn toàn khớp với tương quan vị trí địa lý của nó với Đông Phố (Bến nước phía đông) và Tây Cống (dòng sông hoặc bến cảng phía Tây) trên thực địa. Đến đây thì Nai đã hiện ra dấu hiệu âm bản ngữ bị rút gọn, đơn âm hóa của Krong Binai (sông Cái) trong tiếng Champa!

## Nguồn gốc địa danh Sài Gòn Theo cách gọi của người Khmer, Sài Gòn vốn có tên là ព្រៃនគរ / Prey Nôkôr /, thành phố trong rừng. - ព្រៃ ( n ) [prey] : rừng rậm, hoang dã - នគរ ( n ) [nɔkɔɔ]; vương quốc, thành phố, đô thị --- Nhiều giả thuyết khác về tên gọi Sài Gòn như: ### Củi và bông Gòn Theo Trương Vĩnh Ký thì Sài (柴 chái) là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ, Gòn (棍 gùn - âm Hán Việt là Côn, chữ Nôm mượn để ghi chữ Gòn) là tiếng miền Nam chỉ cây bông gòn (cây gạo ở miền Bắc). ### Đề Ngạn Theo Aubaret, Francis Garnier, Vương Hồng Sển, Thái Văn thì khoảng năm 1782, người Hoa đắp đê cao ở Chợ Lớn nên họ gọi chỗ đê cao là Đề Ngạn (堤岸), phát âm theo giọng Quảng Đông là "Thầy Ngồn", "Thì Ngòn", "Tai-Ngon", "Tin-Gan" rồi từ đó sinh ra tên Sài Gòn. Nhưng trước đó, năm 1776, trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn đã nhắc đến Lũy Sài Gòn rồi nên thuyết này chưa thuyết phục. ### Tây Cống Trong phần nói về Đề Ngạn (堤岸), Vương Hồng Sển cho rằng người Hoa gọi xóm người Việt ở chợ Bến Thành là Tây Cống 西貢 (Xīgòng), xóm người Hoa ở Chợ Lớn là Đề Ngạn (堤岸). Hiện nay người Hoa vẫn gọi Sài Gòn bằng chữ 西貢 (Xīgòng). Phát âm theo tiếng Quảng Đông là Sāigung, Triều Châu là Sai-kòng. Tại Hongkong hiện nay cũng có một quận tên là Tây Cống. Theo [Trương Thái Du](https://truongthaidu.wordpress.com/2018/05/05/nguon-goc-dia-danh-sai-gon-dong-nai-va-hue/) , Tây Cống là con sông phía Tây; phân biệt với con sông phía Đông là Đồng Nai. >Như vậy phải chăng Tây Cống mang nghĩa dòng sông phía tây và Mân âm Lôi Châu (pha trộn giữa tiếng Quảng Đông và Triều Châu) của nó chính là Sài Gòn? Khi đọc lên, âm Sài Gòn sẽ có hai nghĩa, tùy ngữ cảnh: Cảng phía Tây hoặc Dòng sông phía Tây. >Nếu đi theo hướng suy luận này, chúng ta sẽ kết nối được Đồng Nai với Đông Nai. Tức là âm Đồng có khả năng là Mân âm Lôi Châu chỉ hướng Đông, hoàn toàn khớp với tương quan vị trí địa lý của nó với Đông Phố (Bến nước phía đông) và Tây Cống (dòng sông hoặc bến cảng phía Tây) trên thực địa. Đến đây thì Nai đã hiện ra dấu hiệu âm bản ngữ bị rút gọn, đơn âm hóa của Krong Binai (sông Cái) trong tiếng Champa!
edited Jun 12 '18 lúc 2:18 pm
49.23k
59
2
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp