Trạng thái
Thông tin hữu ích

Nguồn gốc một số địa danh ở Nam Bộ - giải thích theo tiếng Khmer

Nguồn gốc địa danh Vĩnh Lợi

Vĩnh Lợi là một huyện ở phía đông nam tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

Vĩnh Lợi chữ Hán là 永利 : mãi mãi thuận lợi


Người Khmer gọi Vĩnh Lợi là ព្រែកជ្រៅ / Prêk Chrŏu /: rạch sâu, sông sâu

  • ព្រែក ( n ) [prɛɛk] : kênh, rạch, sông nhỏ
  • ជ្រៅ ( adj ) [crɨv] : sâu, sâu thẳm

Chưa rõ ở Vĩnh Lợi có có con rạch nào liên quan tới tên gọi này.


Chùa Xiêm Cán (Chùa Komphir Sakor Prêchru)

Chùa tọa lạc tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã 12 km về hướng đông nam.
Tên chính thức là chùa Komphisako, hay còn gọi là chùa Prêk Sh'râu (nghĩa là Sông Sâu, chữ Xiêm Cán, tiếng Tiều, cũng cùng nghĩa này).

Khuôn viên Chùa Xiêm Cán (Chùa Komphir Sakor Prêchru)
Khuôn viên Chùa Xiêm Cán (Chùa Komphir Sakor Prêchru) (mekongdeltaexplorer.com)

### Nguồn gốc địa danh Vĩnh Lợi Vĩnh Lợi là một huyện ở phía đông nam tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam. Vĩnh Lợi chữ Hán là 永利 : mãi mãi thuận lợi --- Người Khmer gọi Vĩnh Lợi là ព្រែកជ្រៅ / Prêk Chrŏu /: rạch sâu, sông sâu - ព្រែក ( n ) [prɛɛk] : kênh, rạch, sông nhỏ - ជ្រៅ ( adj ) [crɨv] : sâu, sâu thẳm Chưa rõ ở Vĩnh Lợi có có con rạch nào liên quan tới tên gọi này. --- ### Chùa Xiêm Cán (Chùa Komphir Sakor Prêchru) Chùa tọa lạc tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã 12 km về hướng đông nam. Tên chính thức là chùa Komphisako, hay còn gọi là chùa Prêk Sh'râu (nghĩa là Sông Sâu, chữ Xiêm Cán, tiếng Tiều, cũng cùng nghĩa này). ![Khuôn viên Chùa Xiêm Cán (Chùa Komphir Sakor Prêchru)](http://mekongdeltaexplorer.com/wp-content/uploads/chua-xiem-can3.jpg) Khuôn viên Chùa Xiêm Cán (Chùa Komphir Sakor Prêchru) (mekongdeltaexplorer.com)
edited Mar 16 '16 lúc 3:29 pm

Nguồn gốc địa danh Bến Tre

Bến Tre / Kâmpóng Rœ̆ssei / កំពង់ឫស្សី : bến (cảng) tre

  • កំពង់ ( n ) [kɑmpʊəŋ]: bến sông, cảng
  • ឫស្សី ( n ) [rɨhsəy] : cây tre

http://doan.edu.vn/do-an/luan-van-nghien-cuu-dia-danh-o-tinh-ben-tre-13890/

a. Địa danh Bến Tre

Nguyễn Văn Âu nhận xét về địa danh ở Bến Tre như sau: “Tuy là vùng đất mới, song địa danh ở đây không phải là đơn giản” [2000, tr.142]. Điều này được thấy rõ hơn qua việc có nhiều ý kiến rất khác nhau khi giải thích về địa danh Bến Tre.

Trong “Địa chí Bến Tre” có ghi địa danh Bến Tre có cấu tạo: địa thế tự nhiên + tên loại thảo mộc. Với hai cách hiểu:

  • Nơi có nhiều tre mọc như Sóc Tre, Bến Giá;
  • Nơi buôn bán tre nứa từ phía thượng nguồn xuôi về như Bến Tranh, Bến Súc. Và khẳng định Bến Tre là từ thuần Việt. Và ở thời Ngô Đình Diệm Bến Tre đổi thành Trúc Giang (sông tre). Thực ra từ thời Minh Mạng Bến Tre đã được Hán hóa là Trúc Giang.

Tương tự, Nguyễn Phương Thảo cũng cho rằng danh từ riêng Bến Tre cần phải đặt trong hệ thống các địa danh theo mẫu: bến+x ở Bến Tre như bến Rớ, bến Miễu, bến Chùa, bến Giá, bến Cát…xóm Bến Trại, rạch Bến Xe và cho rằng chúng được đặt theo một kiểu tư duy chung” [1985,tr. 64].

Theo Đinh Xuân Vịnh trong Sổ tay địa danh Việt Nam (1996) thì từ Bến Tre xuất phát từ gốc Khơme Srok Tre với nghĩa là Sóc Tre hay Bến Tre.

Mở đầu quyển khảo cứu “Monographie de la province de Bến Tre” của Imp.L.Ménard năm 1903 có ghi

“Bến Tre était autrefois occupé par les Cambdgiens qui l’appelèrent Sốc Tre (pays des bambous), à cause de nombreux giồng couverts de bambous dont le pays était parsemé. Plus tard, les Annamites fondèrent un marché qu’ils appelèrent BếnTre (débarcadère en bambous). Le rạch qui passe devant le marché et va se perdre dans le Hàm Luông, porte le même nom”.

Tạm dịch: Bến Tre ngày xưa người Khơme chiếm trước và gọi là Sốc Tre …vì trong xứ trên các giồng có tre mọc đầy. Sau đó người An Nam lập chợ buôn bán và gọi chợ Bến Tre, tức bờ sông hay bến bằng tre. Con rạch chảy ngang chợ này trổ nước xuống cửa Hàm Luông cũng mang tên rạch Bến Tre y như vậy.

Trái ngược với các ý kiến trên, tác giả Vương Hồng Sển cho rằng Bến Tre là do hiểu sai từ tiếng Khơme Srok kompong Trey hay Srok kompong Treay mà trey hay treay có nghĩa là cá (Ví dụ như là trey kinh thor: cá sặt lớn hay cá dù tho). Theo tác giả như vậy thì Sork kompong trey hay Sork kompong treay sẽ có nghĩa là Bến Cá và khi Hán hóa thì sẽ là Ngư Tân chứ không phải là Trúc Giang [1993, tr.151].
Để minh chứng cho điều này, tác giả còn nói thêm ở Bến Tre còn nhiều địa danh liên quan đến cá như: cầu Cá Lóc, cầu Cá Trê, Cái Bông (loại cá lóc lớn con hơn và mình có hoa)…Và theo điển tích, Bến Tre vốn là xứ sinh sản và sản xuất cá, tôm cho nên từ xưa Khơme gọi là Srok Treay (sốc tre), nhưng sau này người Khơme gọi theo người Việt là bến có nhiều tre. Và để phân biệt với Cần Thơ cũng có nhiều tre mà người Khơme gọi là rusei: prêk Rusei (sông tre) để gọi Cần Thơ và prêk Kompong Rusei (sông vũng tre để gọi Bến Tre) [tr.151].

Cùng ý kiến với Vương Hồng Sển, tác giả Lã Xuân Thọ trong Đồng Nai văn tập, số 13, cũng đã cho rằng không thể có sự nhầm lẫn như vậy được. Như vậy theo quan niệm này thì Sork Kompong Trey sẽ là Xứ Cá, Bến Cá [Nguyễn Văn Âu, 2000, tr.142].

Còn nhận định của Nguyễn Duy Oanh về địa danh Bến Tre thì nội dung hầu như bao gồm tất cả các ý kiến được nêu ở trên. Có hai thuyết mà tác giả đưa ra:

Thứ nhất: Bến Tre trước kia là sốc của người Miên có tên là Sốc Tre (Srok Trey hay Sork Treay). Trey có nghĩa là cá như: Trey Prek -cá sông; Trey Sramot- cá biển; Trey Damrey- cá voi…Có lẽ xứ này trước kia có nhiều cá nên hiện giờ còn nhiều con rạch mang tên rạch Cá Lóc, rạch Cá Trê, rạch Ba Tri Cá…Điều đó còn minh chứng qua nhiều câu ca dao sau đây:

Sông Bến Tre nhiều hang cá ngát
Đường Ba Vát gió mát tận xương
Anh có thương em thì nối sợi chỉ hường
Chớ bán rao cho lắm, hãy chừa đường xuống lên.

Hoặc
Ba phen quạ nói với diều
Ngã ba Bến Rớ có nhiều cá tôm

Hoặc
Chợ Ba Tri thiếu gì cá biển
Anh thương nàng anh nguyện về đây

Thứ hai: có thuyết cho rằng Sốc Tre là vùng có nhiều tre. Vùng này có nhiều giồng mà trên đó tre mọc um tùm. Tác giả cho rằng theo thuyết trên chính vì Sốc Tre có nhiều tre nên ghe thuyền ghé bến này chở tre, mà ra danh từ Bến Tre. Tác giả còn nói thêm rằng Bến Tre là do những chữ “bến thuế của sốc tre “thu ngắn lại [1971, tr.16-17].

Bùi Đức Tịnh thì cũng không chấp nhận ý kiến là ngày xưa ở bến sông có tre mọc nhiều hoặc có sự buôn bán tre phát triển ở vùng đất Bến Tre vì ngày nay không để lại dấu vết gì để chứng tỏ. Theo tác giả thì về phương diện ngôn ngữ “tre” là một hình thức Việt hóa của từ Khơme “trây” có nghĩa là cá, và tác giả còn nói thêm là thực tế chợ Bến Tre từ trước đến nay bán khá nhiều cá, vừa cá biển vừa cá đồng và gần chợ có cây cầu mang tên cầu Cá Lóc [tr.60].

Theo cách giải thích của những người dân sống nơi đây thì Bến Tre là bến có nhiều tre mọc. Như vậy có hai luồng ý kiến khác nhau trong việc nhận định về nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh Bến Tre, một bên cho rằng địa danh này được cấu thành theo địa thế tự nhiên+ tên loài cây có nhiều ở đó. Kiểu này thì địa danh Bến Tre là từ thuần Việt.

Ý kiến thứ hai thì lại ngược lại, địa danh Bến Tre có nguồn gốc Khơme: Sork Kompong Trey/Treay (nghĩa là: xứ bến cá). Mỗi cách lí giải của các tác giả đều đưa ra những bằng chứng để thuyết phục, nhưng chung qui cũng còn rất mơ hồ, biết rằng trước khi lưu dân từ miền Trung vào đất Bến Tre lập nghiệp thì đã có người Khơme sinh sống trước ở đó: “Trước khi Nam Kỳ trở thành một bộ phận của Việt Nam, người Việt đã lập ở đó những tổ chức. Những nhóm người di cư đã xây dựng làng xóm, hay tới ở chung với người Cao Miên” [Địa chí Bến Tre, tr.284], nhưng chỉ dựa vào những địa danh còn lưu lại ở đây là xứ có nhiều cá, tôm để thuyết phục thì chưa đủ hợp lí vì hầu như ở các tỉnh miền tây Nam Bộ, xứ nào cũng nhiều tôm, cá, mặc dù tiếng Khơme Sork Kompong Trey có âm gần với tiếng Sốc Tre. Còn những ý kiến mà cho rằng ở vùng đất cù lao này xưa kia có nhiều tre mọc nên gọi là Bến Tre thì đã được Châu Đạt Quan (một xứ thần của nhà Nguyên bên Trung Quốc) trong chuyến đi sứ sang kinh đô Angkor của nước Chân Lạp vào năm 1296 bằng đường thủy qua ngõ sông Cửu Long, đã miêu tả vùng đất Nam Bộ trong đó có Bến Tre như sau: “Những cửa rộng của dòng sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chổ trú sum sê. Khắp nơi vang tiếng chim hót và tiếng thú kêu. Vào nửa trong cửa sông, người ta mới thấy những cánh đồng hoang không có một gốc cây nào. Xa nửa tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy. Hàng trăm, hàng nghìn trâu rừng tụ họp từng bầy. Tiếp đó, nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm” [Địa chí Bến Tre, tr.24 -25].

Như vậy có thể nói địa danh Bến Tre được cấu thành theo cách gọi tên của loài cây mọc có nhiều ở đó. Và kiểu cấu tạo này xuất hiện nhiều trong địa danh ở đây như Bến Tranh, Bến Chanh, Bến Xoài.... Ngày nay, do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà vùng đất này không còn những con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm nữa mà thay vào đó là những hàng dừa bạt ngàn xanh mát, sum sê trĩu quả.

Tuy nhiên việc xác định đúng, chính xác, thuyết phục địa danh Bến Tre thì không dễ dàng gì, vì cho đến nay các nhà nghiên cứu cũng còn đang bỏ ngỏ chưa đi đến kết luận cuối cùng. Cho nên tác giả Nguyễn Văn Âu trong quá trình tìm hiểu địa danh này, ở cuối bài đã nói: “Cho tới nay địa danh Bến Tre vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu để vấn đề được sáng tỏ hơn vì đây là một vùng đất nông nghiệp trù phú với một truyền thống đấu tranh kiên cường trong lịch sử dân tộc…” [2000, tr.142). Còn Bùi Đức Tịnh thì: “Về địa danh Bến Tre, không nên chỉ hiểu theo lối đơn giản mà bỏ mất khả năng tìm một từ nguyên có thể thích hợp với điều kiện lịch sử và thực tế hơn” [ tr. 60].

## Nguồn gốc địa danh Bến Tre Bến Tre / Kâmpóng Rœ̆ssei / កំពង់ឫស្សី : bến (cảng) tre - កំពង់ ( n ) [kɑmpʊəŋ]: bến sông, cảng - ឫស្សី ( n ) [rɨhsəy] : cây tre ---- http://doan.edu.vn/do-an/luan-van-nghien-cuu-dia-danh-o-tinh-ben-tre-13890/ a. Địa danh Bến Tre Nguyễn Văn Âu nhận xét về địa danh ở Bến Tre như sau: *“Tuy là vùng đất mới, song địa danh ở đây không phải là đơn giản”* [2000, tr.142]. Điều này được thấy rõ hơn qua việc có nhiều ý kiến rất khác nhau khi giải thích về địa danh Bến Tre. Trong “Địa chí Bến Tre” có ghi địa danh Bến Tre có cấu tạo: địa thế tự nhiên + tên loại thảo mộc. Với hai cách hiểu: - Nơi có nhiều tre mọc như Sóc Tre, Bến Giá; - Nơi buôn bán tre nứa từ phía thượng nguồn xuôi về như Bến Tranh, Bến Súc. Và khẳng định Bến Tre là từ thuần Việt. Và ở thời Ngô Đình Diệm Bến Tre đổi thành Trúc Giang (sông tre). Thực ra từ thời Minh Mạng Bến Tre đã được Hán hóa là Trúc Giang. Tương tự, Nguyễn Phương Thảo cũng cho rằng danh từ riêng Bến Tre cần phải đặt trong hệ thống các địa danh theo mẫu: bến+x ở Bến Tre như bến Rớ, bến Miễu, bến Chùa, bến Giá, bến Cát…xóm Bến Trại, rạch Bến Xe và cho rằng chúng được đặt theo một kiểu tư duy chung” [1985,tr. 64]. Theo Đinh Xuân Vịnh trong Sổ tay địa danh Việt Nam (1996) thì từ Bến Tre xuất phát từ gốc Khơme Srok Tre với nghĩa là Sóc Tre hay Bến Tre. Mở đầu quyển khảo cứu “Monographie de la province de Bến Tre” của Imp.L.Ménard năm 1903 có ghi “Bến Tre était autrefois occupé par les Cambdgiens qui l’appelèrent Sốc Tre (pays des bambous), à cause de nombreux giồng couverts de bambous dont le pays était parsemé. Plus tard, les Annamites fondèrent un marché qu’ils appelèrent BếnTre (débarcadère en bambous). Le rạch qui passe devant le marché et va se perdre dans le Hàm Luông, porte le même nom”. Tạm dịch: Bến Tre ngày xưa người Khơme chiếm trước và gọi là Sốc Tre …vì trong xứ trên các giồng có tre mọc đầy. Sau đó người An Nam lập chợ buôn bán và gọi chợ Bến Tre, tức bờ sông hay bến bằng tre. Con rạch chảy ngang chợ này trổ nước xuống cửa Hàm Luông cũng mang tên rạch Bến Tre y như vậy. Trái ngược với các ý kiến trên, tác giả Vương Hồng Sển cho rằng Bến Tre là do hiểu sai từ tiếng Khơme Srok kompong Trey hay Srok kompong Treay mà trey hay treay có nghĩa là cá (Ví dụ như là trey kinh thor: cá sặt lớn hay cá dù tho). Theo tác giả như vậy thì Sork kompong trey hay Sork kompong treay sẽ có nghĩa là Bến Cá và khi Hán hóa thì sẽ là Ngư Tân chứ không phải là Trúc Giang [1993, tr.151]. Để minh chứng cho điều này, tác giả còn nói thêm ở Bến Tre còn nhiều địa danh liên quan đến cá như: cầu Cá Lóc, cầu Cá Trê, Cái Bông (loại cá lóc lớn con hơn và mình có hoa)…Và theo điển tích, Bến Tre vốn là xứ sinh sản và sản xuất cá, tôm cho nên từ xưa Khơme gọi là Srok Treay (sốc tre), nhưng sau này người Khơme gọi theo người Việt là bến có nhiều tre. Và để phân biệt với Cần Thơ cũng có nhiều tre mà người Khơme gọi là rusei: prêk Rusei (sông tre) để gọi Cần Thơ và prêk Kompong Rusei (sông vũng tre để gọi Bến Tre) [tr.151]. Cùng ý kiến với Vương Hồng Sển, tác giả Lã Xuân Thọ trong Đồng Nai văn tập, số 13, cũng đã cho rằng không thể có sự nhầm lẫn như vậy được. Như vậy theo quan niệm này thì Sork Kompong Trey sẽ là Xứ Cá, Bến Cá [Nguyễn Văn Âu, 2000, tr.142]. Còn nhận định của Nguyễn Duy Oanh về địa danh Bến Tre thì nội dung hầu như bao gồm tất cả các ý kiến được nêu ở trên. Có hai thuyết mà tác giả đưa ra: Thứ nhất: Bến Tre trước kia là sốc của người Miên có tên là Sốc Tre (Srok Trey hay Sork Treay). Trey có nghĩa là cá như: Trey Prek -cá sông; Trey Sramot- cá biển; Trey Damrey- cá voi…Có lẽ xứ này trước kia có nhiều cá nên hiện giờ còn nhiều con rạch mang tên rạch Cá Lóc, rạch Cá Trê, rạch Ba Tri Cá…Điều đó còn minh chứng qua nhiều câu ca dao sau đây: Sông Bến Tre nhiều hang cá ngát Đường Ba Vát gió mát tận xương Anh có thương em thì nối sợi chỉ hường Chớ bán rao cho lắm, hãy chừa đường xuống lên. Hoặc Ba phen quạ nói với diều Ngã ba Bến Rớ có nhiều cá tôm Hoặc Chợ Ba Tri thiếu gì cá biển Anh thương nàng anh nguyện về đây Thứ hai: có thuyết cho rằng Sốc Tre là vùng có nhiều tre. Vùng này có nhiều giồng mà trên đó tre mọc um tùm. Tác giả cho rằng theo thuyết trên chính vì Sốc Tre có nhiều tre nên ghe thuyền ghé bến này chở tre, mà ra danh từ Bến Tre. Tác giả còn nói thêm rằng Bến Tre là do những chữ “bến thuế của sốc tre “thu ngắn lại [1971, tr.16-17]. Bùi Đức Tịnh thì cũng không chấp nhận ý kiến là ngày xưa ở bến sông có tre mọc nhiều hoặc có sự buôn bán tre phát triển ở vùng đất Bến Tre vì ngày nay không để lại dấu vết gì để chứng tỏ. Theo tác giả thì về phương diện ngôn ngữ “tre” là một hình thức Việt hóa của từ Khơme “trây” có nghĩa là cá, và tác giả còn nói thêm là thực tế chợ Bến Tre từ trước đến nay bán khá nhiều cá, vừa cá biển vừa cá đồng và gần chợ có cây cầu mang tên cầu Cá Lóc [tr.60]. Theo cách giải thích của những người dân sống nơi đây thì Bến Tre là bến có nhiều tre mọc. Như vậy có hai luồng ý kiến khác nhau trong việc nhận định về nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh Bến Tre, một bên cho rằng địa danh này được cấu thành theo địa thế tự nhiên+ tên loài cây có nhiều ở đó. Kiểu này thì địa danh Bến Tre là từ thuần Việt. Ý kiến thứ hai thì lại ngược lại, địa danh Bến Tre có nguồn gốc Khơme: Sork Kompong Trey/Treay (nghĩa là: xứ bến cá). Mỗi cách lí giải của các tác giả đều đưa ra những bằng chứng để thuyết phục, nhưng chung qui cũng còn rất mơ hồ, biết rằng trước khi lưu dân từ miền Trung vào đất Bến Tre lập nghiệp thì đã có người Khơme sinh sống trước ở đó: “Trước khi Nam Kỳ trở thành một bộ phận của Việt Nam, người Việt đã lập ở đó những tổ chức. Những nhóm người di cư đã xây dựng làng xóm, hay tới ở chung với người Cao Miên” [Địa chí Bến Tre, tr.284], nhưng chỉ dựa vào những địa danh còn lưu lại ở đây là xứ có nhiều cá, tôm để thuyết phục thì chưa đủ hợp lí vì hầu như ở các tỉnh miền tây Nam Bộ, xứ nào cũng nhiều tôm, cá, mặc dù tiếng Khơme Sork Kompong Trey có âm gần với tiếng Sốc Tre. Còn những ý kiến mà cho rằng ở vùng đất cù lao này xưa kia có nhiều tre mọc nên gọi là Bến Tre thì đã được Châu Đạt Quan (một xứ thần của nhà Nguyên bên Trung Quốc) trong chuyến đi sứ sang kinh đô Angkor của nước Chân Lạp vào năm 1296 bằng đường thủy qua ngõ sông Cửu Long, đã miêu tả vùng đất Nam Bộ trong đó có Bến Tre như sau: “Những cửa rộng của dòng sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chổ trú sum sê. Khắp nơi vang tiếng chim hót và tiếng thú kêu. Vào nửa trong cửa sông, người ta mới thấy những cánh đồng hoang không có một gốc cây nào. Xa nửa tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy. Hàng trăm, hàng nghìn trâu rừng tụ họp từng bầy. Tiếp đó, nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm” [Địa chí Bến Tre, tr.24 -25]. Như vậy có thể nói địa danh Bến Tre được cấu thành theo cách gọi tên của loài cây mọc có nhiều ở đó. Và kiểu cấu tạo này xuất hiện nhiều trong địa danh ở đây như Bến Tranh, Bến Chanh, Bến Xoài.... Ngày nay, do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà vùng đất này không còn những con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm nữa mà thay vào đó là những hàng dừa bạt ngàn xanh mát, sum sê trĩu quả. Tuy nhiên việc xác định đúng, chính xác, thuyết phục địa danh Bến Tre thì không dễ dàng gì, vì cho đến nay các nhà nghiên cứu cũng còn đang bỏ ngỏ chưa đi đến kết luận cuối cùng. Cho nên tác giả Nguyễn Văn Âu trong quá trình tìm hiểu địa danh này, ở cuối bài đã nói: “Cho tới nay địa danh Bến Tre vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu để vấn đề được sáng tỏ hơn vì đây là một vùng đất nông nghiệp trù phú với một truyền thống đấu tranh kiên cường trong lịch sử dân tộc…” [2000, tr.142). Còn Bùi Đức Tịnh thì: “Về địa danh Bến Tre, không nên chỉ hiểu theo lối đơn giản mà bỏ mất khả năng tìm một từ nguyên có thể thích hợp với điều kiện lịch sử và thực tế hơn” [ tr. 60].

Nguồn gốc địa danh Cầu Kè

Cầu Kè là huyện thuộc tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.

Tiếng Khmer gọi Cầu Kè là កំពង់ស្ពាន / Kâmpóng Spéan /, tức bến cầu.

  • កំពង់ ( n ) [kɑmpʊəŋ]: bến, cảng
  • ស្ពាន ( n ) [spien]: cây cầu; liên kết, gắn bó

Ở Tây Ninh cũng có địa danh mang tên Bến Cầu.

### Nguồn gốc địa danh Cầu Kè Cầu Kè là huyện thuộc tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Tiếng Khmer gọi Cầu Kè là កំពង់ស្ពាន / Kâmpóng Spéan /, tức bến cầu. - កំពង់ ( n ) [kɑmpʊəŋ]: bến, cảng - ស្ពាន ( n ) [spien]: cây cầu; liên kết, gắn bó Ở Tây Ninh cũng có địa danh mang tên Bến Cầu.

Nguồn gốc địa danh Biên Hòa

Biên Hòa là tên một tỉnh cũ ở Đông Nam Bộ Việt Nam và thành phố tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

Chữ Hán 边和 nghĩa là biên giới hòa bình. Tên gọi ra đời từ năm Gia Long thứ 7 (1808), dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa.

  • 边 biên: biên giới
  • 和 hòa : hòa bình

Tiếng Khmer gọi là ចង្វាត្រពាំង / Chângvéa Trâpeăng /, đầm lầy cá lòng tong.

  • ចង្វា ( n ) [cɑŋvaa]: Cá lòng tong vạch đỏ, cá lòng tong đuôi vàng, cá lòng tong đá, Rasbora aurotaenia, Pale rasbora. Cá này hay được sử dụng làm món mắm bò hóc trong ẩm thực của người Khmer
  • ត្រពាំង ( n ) [trɑpeaŋ]: ao, đầm lầy, vịnh

ចង្វា Cá lòng tong vạch đỏ, cá lòng tong đuôi vàng, cá lòng tong đá, Rasbora aurotaenia, Pale rasbora
ចង្វា Cá lòng tong vạch đỏ, cá lòng tong đuôi vàng, cá lòng tong đá, Rasbora aurotaenia, Pale rasbora (dongnaireserve.org.vn)

### Nguồn gốc địa danh Biên Hòa Biên Hòa là tên một tỉnh cũ ở Đông Nam Bộ Việt Nam và thành phố tại tỉnh Đồng Nai hiện nay. Chữ Hán 边和 nghĩa là biên giới hòa bình. Tên gọi ra đời từ năm Gia Long thứ 7 (1808), dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa. - 边 biên: biên giới - 和 hòa : hòa bình Tiếng Khmer gọi là ចង្វាត្រពាំង / Chângvéa Trâpeăng /, đầm lầy cá lòng tong. - ចង្វា ( n ) [cɑŋvaa]: Cá lòng tong vạch đỏ, cá lòng tong đuôi vàng, cá lòng tong đá, Rasbora aurotaenia, Pale rasbora. Cá này hay được sử dụng làm món mắm bò hóc trong ẩm thực của người Khmer - ត្រពាំង ( n ) [trɑpeaŋ]: ao, đầm lầy, vịnh ![ចង្វា Cá lòng tong vạch đỏ, cá lòng tong đuôi vàng, cá lòng tong đá, Rasbora aurotaenia, Pale rasbora](http://www.dongnaireserve.org.vn/Portals/0/HinhThuySinh/Gnathostomata/Actinopterygii/cypriniformes/Cyprinidae/Rasbora_aurotaenia.jpg) ចង្វា Cá lòng tong vạch đỏ, cá lòng tong đuôi vàng, cá lòng tong đá, Rasbora aurotaenia, Pale rasbora (dongnaireserve.org.vn)
edited Mar 16 '16 lúc 3:30 pm

Nguồn gốc địa danh Giồng Riềng

Giồng Riềng là một huyện của tỉnh Kiên Giang.

Tiếng Khmer là ព្រៃរំដេង / Prey Rumdéng /, rừng cây riềng hoặc giồng riềng đúng như tên gọi trong tiếng Việt.

  • ព្រៃ ( n ) [prey] : rừng, hoang dã
  • រំដេង ( n ) [rumdeeŋ]: cây riềng, riềng nếp, hồng đậu khấu, sơn nại, sơn khương tử, Alpinia galanga

រំដេង cây riềng, riềng nếp, hồng đậu khấu, sơn nại, sơn khương tử, Alpinia galanga
រំដេង cây riềng, riềng nếp, hồng đậu khấu, sơn nại, sơn khương tử, Alpinia galanga

### Nguồn gốc địa danh Giồng Riềng Giồng Riềng là một huyện của tỉnh Kiên Giang. Tiếng Khmer là ព្រៃរំដេង / Prey Rumdéng /, rừng cây riềng hoặc giồng riềng đúng như tên gọi trong tiếng Việt. - ព្រៃ ( n ) [prey] : rừng, hoang dã - រំដេង ( n ) [rumdeeŋ]: cây riềng, riềng nếp, hồng đậu khấu, sơn nại, sơn khương tử, Alpinia galanga ![រំដេង cây riềng, riềng nếp, hồng đậu khấu, sơn nại, sơn khương tử, Alpinia galanga](https://4.bp.blogspot.com/-xGNLdgSYtis/WMUZJO8EwwI/AAAAAAAAEHo/-VgCmT7V2xYUdBySvZqk7_CBNffkF8UqgCLcB/s1600/curieng4.jpg) រំដេង cây riềng, riềng nếp, hồng đậu khấu, sơn nại, sơn khương tử, Alpinia galanga
edited Mar 25 '18 lúc 2:59 pm
1 ... 567891011 ... 12
49.21k
59
2
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp