Trạng thái
Thông tin hữu ích

Nguồn gốc một số địa danh ở Nam Bộ - giải thích theo tiếng Khmer

Nguồn gốc địa danh Tà Lơn

Núi Tà Lơn (người Khmer gọi là núi Bokor) cách thị xã Kampot (thuộc tỉnh Kampot) khoảng 10 km về hướng Tây Nam. Đây là nơi hành hương, tham quan và vui chơi của Vương quốc Campuchia.

Đối với một số người Việt và người Khmer, thì đây còn là ngọn núi thiêng, gắn liền với rất nhiều những truyền thuyết, huyền thoại.

Tiếng Khmer gọi núi Tà Lơn là ភ្នំ​បូកគោ /Phnom Bokor/, tức núi Bướu Bò (ngọn núi hình cái bướu con bò).

  • ភ្នំ ( n ) [pnum] / Phnom /: ngọn núi, ngọn đồi
  • បូក ( n ) [book] : cái bướu, chỗ cao nhấp nhô
  • គោ ( n ) [kou]: con bò

Ở Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) cũng có ngọn núi tên núi U Bò. Có lẽ do tương đồng về hình dáng với cái bướu của con bò?


núi Tà Lơn ភ្នំ​បូកគោ Phnom Bokor núi Bướu Bò
núi Tà Lơn ភ្នំ​បូកគោ Phnom Bokor núi Bướu Bò (cuulongtourist.com)

núi Tà Lơn ភ្នំ​បូកគោ Phnom Bokor núi Bướu Bò
Núi Tà Lơn ភ្នំ​បូកគោ Phnom Bokor nhìn từ sông Kampot. (Ảnh: B. Thuận baodongnai.com.vn)

### Nguồn gốc địa danh Tà Lơn Núi Tà Lơn (người Khmer gọi là núi Bokor) cách thị xã Kampot (thuộc tỉnh Kampot) khoảng 10 km về hướng Tây Nam. Đây là nơi hành hương, tham quan và vui chơi của Vương quốc Campuchia. Đối với một số người Việt và người Khmer, thì đây còn là ngọn núi thiêng, gắn liền với rất nhiều những truyền thuyết, huyền thoại. Tiếng Khmer gọi núi Tà Lơn là ភ្នំ​បូកគោ /Phnom Bokor/, tức núi Bướu Bò (ngọn núi hình cái bướu con bò). - ភ្នំ ( n ) [pnum] / Phnom /: ngọn núi, ngọn đồi - បូក ( n ) [book] : cái bướu, chỗ cao nhấp nhô - គោ ( n ) [kou]: con bò Ở Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) cũng có ngọn núi tên núi U Bò. Có lẽ do tương đồng về hình dáng với cái bướu của con bò? --- ![núi Tà Lơn ភ្នំ​បូកគោ Phnom Bokor núi Bướu Bò](http://cuulongtourist.com/vn/upl/tour/t/78/img_1979.jpg) núi Tà Lơn ភ្នំ​បូកគោ Phnom Bokor núi Bướu Bò (cuulongtourist.com) ![núi Tà Lơn ភ្នំ​បូកគោ Phnom Bokor núi Bướu Bò](http://www.baodongnai.com.vn/dataimages/201304/original/images834314_10_Ta_Lon_1.jpg) Núi Tà Lơn ភ្នំ​បូកគោ Phnom Bokor nhìn từ sông Kampot. (Ảnh: B. Thuận baodongnai.com.vn)
edited Mar 16 '16 lúc 3:17 pm

Nguồn gốc địa danh Cù Lao Kết

Phần đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu từ Phnom Penh xuống tới Vàm Nao từ xưa được gọi là Cù Lao Kết.

Theo tác giả Nguyễn Văn Hầu, cù Lao Kết theo miêu tả có hình giống con Qui (rùa?).

Theo sách Monographie de la province de Châu Đốc (Địa phương chí tỉnh Châu Đốc) , xuất bản năm 1902, người Khmer gọi cù lao lớn này là Sla Kaet (ឃុំស្លាកែត), tức Cù lao cây Cau dại (aréquier sauvage).

  • ស្លា ( n ) [slaa] : cây cau
  • កើត [kaət]:
    • ( v ) : sinh ra, lớn lên
    • (adj): phía Đông

Tại Việt Nam, phần đất trên Cù Lao Kết gồm các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân của tỉnh An Giang.

Phần đất Cù Lao Kết trên đất Campuchia thuộc tỉnh Kandal កណ្ដាល, tức tỉnh Miền Trung.

  • កណ្ដាល ( n ) [kɑndaal] : miền Trung, vùng trung tâm

Trong đó có một số huyện như:

  • Huyện Koh Thom កោះធំ nghĩa là huyện Cù Lao Lớn

    • កោះ ( n ) [kɑh] : cù lao, đảo

    • ធំ / thum / / Thom / : to lớn

    • Xã Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ giáp ranh xã Khánh An và Phú Hữu, nghĩa là xã Rạch Sung. Prek (ព្រែក): con rạch, Chrey (ជ្រៃ): cây sung.

      • Ấp/làng Pak Nam ប៉ាកណាម được người Việt hay gọi thành ấp Bắc Nam. Tuy nhiên, Pak Nam ប៉ាកណាម ở đây nghĩa là cửa sông (rộng và cạn) chứ không phải phương hướng. Vậy phải gọi ấp Pak Nam là ấp Cửa Sông.

      • Ấp Khnar Tangyu ខ្នារតាំងយូ được người Việt gọi là ấp Mương Vú (Dú). Thực ra phải gọi ấp Khnar Tangyu ខ្នារតាំងយូ là ấp Bàu Dù. Khnar (ខ្នារ): bàu nước, Tangyu (តាំងយូ): cây dù, cái ô.

    • Xã Sampeou Poun សំពៅពូន giáp biên giới với thị trấn Long Bình và xã Khánh Bình. Sampeou Poun សំពៅពូន nghĩa là nơi tập trung tàu bè, xà lan. Sampeou (សំពៅ): tàu, xà lan, Poun (ពូន): gom lại.

      • Ấp Chrey Thom ជ្រៃធំ là ấp Cây Sung Lớn. Chrey (ជ្រៃ):cây sung, Thom (ធំ): to lớn.
  • Huyện Leuk Daek លើកដែក có nghĩa là vùng đất có nhà cửa xây trên nền sắt thép?

    • លើ ( adj ) [ləə] : ở trên

    • ក ( v ) [kɑɑ] : xây dựng, dựa trên

    • ដែក ( n ) [daek] : sắt, thép

  • Huyện S'ang ស្អាង

    • ស្អាង [sʔaaŋ] : mặc đồ, trang điểm, trang trí

Ở xã Khánh An ngày xưa, có khu vực gọi là Sa An, không rõ có gì tương đồng?

  • Huyện Kien Svay កៀងស្វាយ

    • កៀង ( v ) [kieŋ] : tụ họp, chòm nhóm

    • ស្វាយ ( n ) [svaay] : cây xoài

Danh từ Kien Svay trong tiếng Việt được đọc trại thành Kiến Sai, Chiến Sai. Xem thêm Chợ Thủ (Thủ Chiến Sai).


Cù Lao Kết Cù Lao Lớn Koh Thom កោះធំ rùa khổng lồ
Bản đồ vệ tinh khu vực Cù Lao Kết và huyện Koh Thom កោះធំ (nhìn ngang với hướng Đông phía trên)

Cù Lao Kết Cù Lao Lớn Koh Thom កោះធំ rùa khổng lồ
Bản đồ vệ tinh khu vực Cù Lao Kết (nhìn ngang với hướng Đông phía trên)

Cù Lao Kết Cù Lao Lớn Koh Thom កោះធំ Rùa khổng lồ Galápagos
Rùa khổng lồ Galápagos (minh họa)

Cù Lao Kết Cù lao cây Cau dại aréquier sauvage Sla Kaet ឃុំស្លាកែត
Trái cau (minh họa)

### Nguồn gốc địa danh Cù Lao Kết Phần đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu từ Phnom Penh xuống tới Vàm Nao từ xưa được gọi là Cù Lao Kết. Theo tác giả Nguyễn Văn Hầu, cù Lao Kết theo miêu tả có hình giống con Qui (rùa?). Theo sách **Monographie de la province de Châu Đốc** (Địa phương chí tỉnh Châu Đốc) , xuất bản năm 1902, người Khmer gọi cù lao lớn này là Sla Kaet (ឃុំស្លាកែត), tức Cù lao cây Cau dại (aréquier sauvage). - ស្លា ( n ) [slaa] : cây cau - កើត [kaət]: - ( v ) : sinh ra, lớn lên - (adj): phía Đông Tại Việt Nam, phần đất trên Cù Lao Kết gồm các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân của tỉnh An Giang. Phần đất Cù Lao Kết trên đất Campuchia thuộc tỉnh Kandal កណ្ដាល, tức tỉnh Miền Trung. - កណ្ដាល ( n ) [kɑndaal] : miền Trung, vùng trung tâm Trong đó có một số huyện như: - Huyện Koh Thom កោះធំ nghĩa là huyện Cù Lao Lớn - កោះ ( n ) [kɑh] : cù lao, đảo - ធំ / thum / / Thom / : to lớn - Xã Prek Chrey ព្រែកជ្រៃ giáp ranh xã Khánh An và Phú Hữu, nghĩa là xã Rạch Sung. Prek (ព្រែក): con rạch, Chrey (ជ្រៃ): cây sung. - Ấp/làng Pak Nam ប៉ាកណាម được người Việt hay gọi thành ấp Bắc Nam. Tuy nhiên, Pak Nam ប៉ាកណាម ở đây nghĩa là cửa sông (rộng và cạn) chứ không phải phương hướng. Vậy phải gọi ấp Pak Nam là ấp Cửa Sông. - Ấp Khnar Tangyu ខ្នារតាំងយូ được người Việt gọi là ấp Mương Vú (Dú). Thực ra phải gọi ấp Khnar Tangyu ខ្នារតាំងយូ là ấp Bàu Dù. Khnar (ខ្នារ): bàu nước, Tangyu (តាំងយូ): cây dù, cái ô. - Xã Sampeou Poun សំពៅពូន giáp biên giới với thị trấn Long Bình và xã Khánh Bình. Sampeou Poun សំពៅពូន nghĩa là nơi tập trung tàu bè, xà lan. Sampeou (សំពៅ): tàu, xà lan, Poun (ពូន): gom lại. - Ấp Chrey Thom ជ្រៃធំ là ấp Cây Sung Lớn. Chrey (ជ្រៃ):cây sung, Thom (ធំ): to lớn. - Huyện Leuk Daek លើកដែក có nghĩa là vùng đất có nhà cửa xây trên nền sắt thép? - លើ ( adj ) [ləə] : ở trên - ក ( v ) [kɑɑ] : xây dựng, dựa trên - ដែក ( n ) [daek] : sắt, thép - Huyện S'ang ស្អាង - ស្អាង [sʔaaŋ] : mặc đồ, trang điểm, trang trí Ở xã Khánh An ngày xưa, có khu vực gọi là Sa An, không rõ có gì tương đồng? - Huyện Kien Svay កៀងស្វាយ - កៀង ( v ) [kieŋ] : tụ họp, chòm nhóm - ស្វាយ ( n ) [svaay] : cây xoài Danh từ Kien Svay trong tiếng Việt được đọc trại thành Kiến Sai, Chiến Sai. Xem thêm Chợ Thủ (Thủ Chiến Sai). --- ![Cù Lao Kết Cù Lao Lớn Koh Thom កោះធំ rùa khổng lồ](http://w38.imgup.net/Cu-lao-Ket8f2d.jpg) Bản đồ vệ tinh khu vực Cù Lao Kết và huyện Koh Thom កោះធំ (nhìn ngang với hướng Đông phía trên) ![Cù Lao Kết Cù Lao Lớn Koh Thom កោះធំ rùa khổng lồ](http://n71.imgup.net/Cu-lao-Ketbc7e.jpg) Bản đồ vệ tinh khu vực Cù Lao Kết (nhìn ngang với hướng Đông phía trên) ![Cù Lao Kết Cù Lao Lớn Koh Thom កោះធំ Rùa khổng lồ Galápagos](http://y41.imgup.net/galapagos-cf8a.jpg) Rùa khổng lồ Galápagos (minh họa) ![Cù Lao Kết Cù lao cây Cau dại aréquier sauvage Sla Kaet ឃុំស្លាកែត](https://i.imgur.com/sKkLumz.jpg) Trái cau (minh họa)
edited May 22 '18 lúc 6:47 pm

Dung Thăng hay Cần Thăng?

Tại xã Vĩnh Hội Đông huyện An Phú có một địa danh tên là Dung Thăng.

Theo Chau Sóc Kha
xã đối diện với Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú- An Giang) là Com Pung Kro Săng (Bến cây Cần Thăng) người địa phương thường gọi là Bung Xăng.

Theo bản đồ Nam Kỳ 1878 thì con rạch ở ấp Vĩnh Hòa xã Vĩnh Hội Đông ngày nay có tên là Rạch Cần Thăng.

Theo chính sử nhà Nguyễn (Đại Nam Thực Lục), địa danh Cần Thăng từ lâu đã được sử dụng để gọi tên đồn lính mà triều Nguyễn đóng ở sông Châu Đốc, tức ấp 4 xã Vĩnh Hội Đông ngày nay.

Giáp biên giới với xã Vĩnh Hội Đông huyện An Phú là xã Kampong Krasang ភូមិកំពង់ក្រសាំង , huyện Bourei Cholsar បូរីជលសារ, tỉnh Takeo của Campuchia.

  • កំពង់ ( n ) [kɑmpʊəŋ]: bến sông, cảng
  • ក្រសាំង / Krasang /: cây Cần Thăng

Cần Thăng ក្រសាំង Krasang /Kro xăng/ /Cà Xăng/ là một loại cây gỗ có gai, quả cỡ quả quýt, vỏ cứng, ăn được, vị chua.

Ở Campuchia, người ta dùng quả này để làm món ăn với khô cá hoặc nấu canh chua.

Ở Việt Nam cây Cần Thăng đa số được trồng làm cây cảnh dạng bonsai (vì lá nó nhỏ và cành dễ uốn).

Phải chăng tên gọi Cần Thăng, Vũng Thăng, Vĩnh Thăng đã bị đọc trại thành Dung Thăng?

Thêm nữa, cầu Dung Thăng ở Vĩnh Hội Đông lại bắc ngang con rạch tên Ngọn Cả Hàng. Không rõ có phải do nhạy cách đọc ក្រសាំង Krasang (cờ-rô săng, ca-săng, cả-sàng???) mà thành Cả Hàng hay không?

Tiếng Khmer cũng gọi huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang là ក្រសាំង / Krasang /.


Cần Thăng ក្រសាំង Krasang cà sang kro cro săng
Cây Cần Thăng (Feroniella lucida) được trồng làm cây cảnh dạng bonsai.

Cần Thăng ក្រសាំង Krasang cà sang kro cro săng
Quả cây Cần Thăng ក្រសាំង Krasang (ydvn.net)

Cần Thăng ក្រសាំង Krasang Kro xăng Cà Xăng món ăn Campuchia
Ở Campuchia, người ta dùng quả cây Cần Thăng ក្រសាំង Krasang để làm món ăn với khô cá. Vị trái Cần thăng khá chua. (fnb.khmer79.com)


Ở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng có một ngôi chùa tên là Srei Krosang, Sêrây Cro Săng hay còn được gọi là chùa Cà Săng.

Cần Thăng ក្រសាំង Krasang cà sang kro cro săng Chùa Sêrây Cro Săng
Chùa Sêrây Cro Săng hay còn được gọi là chùa Cà Săng ở Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. (blogspot.com)

Theo một số giải thích thì Sêrây Cro Săng có nghĩa là Ánh bình minh của cây bần thăng.

Nếu dựa theo ý kiến trên thì chữ Srei phải là "ánh bình minh". Tuy nhiên, thử so sánh chữ Srei với các địa danh khác ở Campuchia sau:

  • Banteay Srei (hay Banteay Srey) បន្ទាយស្រី là một ngôi đền Campuchia được xây để thờ thần Hindu là Shiva, thường được nhắc đến với các tên "viên ngọc quý", hoặc "trang sức của nghệ thuật Khmer". Nghĩa đen của បន្ទាយស្រី là thành quách của phụ nữ hoặc thành quách của cái đẹp.

    • បន្ទាយ ( n ) [bɑntiey] : thành quách, đồn lính
    • ស្រី ( n ) [srəy]: phụ nữ, giống cái => nghĩa bóng có thể là cái đẹp
  • Srey Santhor ស្រីសន្ធរ là một huyện thuộc tỉnh Kampong Cham, Campuchia.

    • ស្រី ( n ) [srəy]: phụ nữ, giống cái
    • សន្ធរ ( adj ) [sɑntʰɔɔ]: đẹp, hài lòng, niềm nở

    Srey Santhor ស្រីសន្ធរ có thể mang nghĩa xứ có người phụ nữ đẹp hoặc thành phố tráng lệ.

Do đó, chùa Cà Săng, Srei Krosang, Sêrây Cro Săng ស្រីក្រសាំង chắc phải mang nghĩa: cây cần thăng đẹp, cây cần thăng mẹ?

### Dung Thăng hay Cần Thăng? Tại **xã Vĩnh Hội Đông huyện An Phú** có một địa danh tên là Dung Thăng. Theo [Chau Sóc Kha](http://www.nguoianphu.com/topic/22/dia-danh-tam-phong-long/1#post-80) *xã đối diện với Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú- An Giang) là Com Pung Kro Săng (Bến cây Cần Thăng) người địa phương thường gọi là Bung Xăng.* Theo [bản đồ Nam Kỳ 1878](http://www.nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen/#post-37) thì con rạch ở ấp Vĩnh Hòa xã Vĩnh Hội Đông ngày nay có tên là Rạch Cần Thăng. Theo chính sử nhà Nguyễn (Đại Nam Thực Lục), địa danh Cần Thăng từ lâu đã được sử dụng để gọi tên đồn lính mà triều Nguyễn đóng ở sông Châu Đốc, tức ấp 4 xã Vĩnh Hội Đông ngày nay. Giáp biên giới với xã Vĩnh Hội Đông huyện An Phú là xã Kampong Krasang ភូមិកំពង់ក្រសាំង , huyện Bourei Cholsar បូរីជលសារ, tỉnh Takeo của Campuchia. - កំពង់ ( n ) [kɑmpʊəŋ]: bến sông, cảng - ក្រសាំង / Krasang /: cây Cần Thăng Cần Thăng ក្រសាំង Krasang /Kro xăng/ /Cà Xăng/ là một loại cây gỗ có gai, quả cỡ quả quýt, vỏ cứng, ăn được, vị chua. Ở Campuchia, người ta dùng quả này để làm món ăn với khô cá hoặc nấu canh chua. Ở Việt Nam cây Cần Thăng đa số được trồng làm cây cảnh dạng bonsai (vì lá nó nhỏ và cành dễ uốn). Phải chăng tên gọi Cần Thăng, Vũng Thăng, Vĩnh Thăng đã bị đọc trại thành Dung Thăng? Thêm nữa, cầu Dung Thăng ở Vĩnh Hội Đông lại bắc ngang con rạch tên Ngọn Cả Hàng. Không rõ có phải do nhạy cách đọc ក្រសាំង Krasang (cờ-rô săng, ca-săng, cả-sàng???) mà thành Cả Hàng hay không? Tiếng Khmer cũng gọi huyện [Tân Hiệp](https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2n_Hi%E1%BB%87p,_Ki%C3%AAn_Giang) tỉnh Kiên Giang là ក្រសាំង / Krasang /. --- ![Cần Thăng ក្រសាំង Krasang cà sang kro cro săng](https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/64/C%E1%BA%A7n_th%C4%83ng%2C_Th%E1%BA%A3o_c%E1%BA%A7m_vi%C3%AAn.JPG/640px-C%E1%BA%A7n_th%C4%83ng%2C_Th%E1%BA%A3o_c%E1%BA%A7m_vi%C3%AAn.JPG) Cây Cần Thăng (Feroniella lucida) được trồng làm cây cảnh dạng bonsai. ![Cần Thăng ក្រសាំង Krasang cà sang kro cro săng](http://ydvn.net/stores/images/s/cay%20can%20thang.jpg) Quả cây Cần Thăng ក្រសាំង Krasang (ydvn.net) ![Cần Thăng ក្រសាំង Krasang Kro xăng Cà Xăng món ăn Campuchia](http://fnb.khmer79.com/wp-content/uploads/2013/10/Untitled-21.png) Ở Campuchia, người ta dùng quả cây Cần Thăng ក្រសាំង Krasang để làm món ăn với khô cá. Vị trái Cần thăng khá chua. (fnb.khmer79.com) --- Ở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng có một ngôi chùa tên là Srei Krosang, Sêrây Cro Săng hay còn được gọi là chùa Cà Săng. ![Cần Thăng ក្រសាំង Krasang cà sang kro cro săng Chùa Sêrây Cro Săng](http://2.bp.blogspot.com/-6-EP5YbdFbk/TuRXcli74qI/AAAAAAAAAHU/HODxu9cgDoM/s1600/Chuaserey+ca+sang+%25284%2529.jpg) Chùa Sêrây Cro Săng hay còn được gọi là chùa Cà Săng ở Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. (blogspot.com) Theo một số giải thích thì Sêrây Cro Săng có nghĩa là [Ánh bình minh của cây bần thăng](http://www.tuyengiao.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwN312BTA09fd28fM0MzgwALA_2CbEdFALaFW3M!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/bantuyengiao/bantuyengiaosite/van+hoa+van+nghe/net+dep+van+hoa/di+tich+chua+ca+sang). Nếu dựa theo ý kiến trên thì chữ Srei phải là "ánh bình minh". Tuy nhiên, thử so sánh chữ Srei với các địa danh khác ở Campuchia sau: - Banteay Srei (hay Banteay Srey) បន្ទាយស្រី là một ngôi đền Campuchia được xây để thờ thần Hindu là Shiva, thường được nhắc đến với các tên "viên ngọc quý", hoặc "trang sức của nghệ thuật Khmer". Nghĩa đen của បន្ទាយស្រី là thành quách của phụ nữ hoặc thành quách của cái đẹp. - បន្ទាយ ( n ) [bɑntiey] : thành quách, đồn lính - ស្រី ( n ) [srəy]: phụ nữ, giống cái => nghĩa bóng có thể là cái đẹp - Srey Santhor ស្រីសន្ធរ là một huyện thuộc tỉnh Kampong Cham, Campuchia. - ស្រី ( n ) [srəy]: phụ nữ, giống cái - សន្ធរ ( adj ) [sɑntʰɔɔ]: đẹp, hài lòng, niềm nở Srey Santhor ស្រីសន្ធរ có thể mang nghĩa xứ có người phụ nữ đẹp hoặc thành phố tráng lệ. Do đó, chùa Cà Săng, Srei Krosang, Sêrây Cro Săng ស្រីក្រសាំង chắc phải mang nghĩa: cây cần thăng đẹp, cây cần thăng mẹ?
edited Mar 25 '18 lúc 2:45 pm

Nguồn gốc địa danh Châu Đốc

Châu Đốc là một thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam. Châu Đốc lại từng là tỉnh lỵ của tỉnh Châu Đốc cũ vào thời Pháp thuộc trước năm 1956 và trong giai đoạn 1964-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Đặc biệt, Châu Đốc lại là lỵ sở của toàn bộ tỉnh An Giang vào thời nhà Nguyễn độc lập.

Chữ Hán viết là 朱篤 Chu Đốc nhưng do kị húy nên đọc thành Châu Đốc. Tương tự như 朱江 Chu Giang đọc thành Châu Giang.

  • 朱 chu: màu đỏ
  • 篤 đốc: trung hậu, dốc sức, nguy cấp

Tiếng Khmer gọi Châu Đốc là មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ / Moăt Chruk / /Moat Chruk/ /Moat Chrouk/

  • មាត់ ( n ) [moat]
    • cái miệng
    • cạnh, đường viền, bờ biển
    • tiếng nói
  • ជ្រូក [cruuk]: con heo, lợn.

Từ មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ trước nay thường được giảng nghĩa là Miệng Heo.

Prek Moăt Chruk (ព្រែកមាត់ជ្រូក) là tên gọi của sông Châu Đốc trong tiếng Khmer.

Dựa trên các nghĩa của chữ មាត់ Moat, ngoài nghĩa xứ Miệng Heo nghe có vẻ tối nghĩa, có thể suy đoán thêm các nghĩa khác như: xứ tiếng heo, xứ có tiếng heo kêu la, xứ bờ sông heo ...

Thời Nguyễn, địa danh này được phiên âm là Mật Luật (hoặc Ngọc Luật), dùng để chỉ khu vực xung quanh Châu Đốc.

Mật Luật (密律): Theo Vương Hồng Sển, Mật Luật là âm đọc trại của tiếng Khmer: Meát Chruk tức xứ Miệng Heo (Châu Đốc).

Có thể địa danh Châu Đốc xuất phát từ cách người Việt dựa trên tiếng Khmer của từ ជ្រូក [cruuk] - Chơ rúc - Chơ đốc ?

Các tài liệu cũ và một số người theo chủ nghĩa dân tộc ở Campuchia vẫn gọi tỉnh An Giang là tỉnh មាត់ជ្រូក Moat Chruk, tức tỉnh Châu Đốc.

An Giang phiên âm (không theo nghĩa) theo tiếng Khmer là អាងយ៉ាង hoặc អានយ៉ាង (phiên âm អាង [ʔaaŋ] hoặc អាន [ʔaaŋ] , យ៉ាង [yaaŋ]), được sử dụng phổ biến tại Việt Nam để chỉ tỉnh An Giang.

Cá heo nước ngọt, cá heo miền Tây

Cá heo nước ngọt hay còn gọi là cá heo miền tây (có tên khoa học là Yasuhikotakia Modesta Bleeker), trong tiếng Khmer cũng được gọi tương tự như tiếng Việt là cá (cổ?) heo.

កញ្ជ្រូក /kɑɲcruuk/

  • ក /kɑɑ/: cái cổ
  • ជ្រូក [cruuk]: con heo, lợn.

Cá nược

Cá nược (cá ông nược) (tên khác: cá heo nước ngọt, cá heo Irrawaddy sông Mekong, cá nược Minh Hải) trước đây rất phổ biến ở khu vực sông Châu Đốc và sông Hậu đoạn qua huyện An Phú, tỉnh An Giang. Loài động vật này đôi khi cũng rất dạn dĩ, có thể đùa giỡn với người bơi xuồng trên sông.

Ở vùng An Phú, Châu Đốc người ta hay gọi loài vật này là ông nược hoặc cá heo.

Định nghĩa của từ មាត់ /moat/ trong tiếng Anh như sau:

  • មាត់
    • (n) edge, rim, border, bank, shore (of a river, lake, sea)
    • (n) mouth (and by extension, any action which is accomplished by or with the mouth); opening (e.g. of a jar); passageway
    • (n) voice; speech; utterance, word.
    • (v) to talk (loudly), utter, speak (noisily); to call out
    • IPA: /moat/

Như vậy, មាត់ /moat/ không chỉ mang nghĩa là miệng, cửa sông mà còn mang các nghĩa: mé sông, bờ sông, bãi sông; giọng nói, tiếng nói; nói lớn tiếng, thốt lên, la làng, kêu gọi.

Từ đó, có thể suy diễn មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ ngoài nghĩa là miệng heo, cũng có thể mang nghĩa khác:

  • miệng sông có cá heo (cá nược)
  • cửa sông có tiếng heo kêu (tiếng kêu của cá nược)
  • tiếng heo kêu (tiếng cá nược kêu)

Do đó ជ្រូក [cruuk] (heo, lợn) trong មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ không phải nói trực tiếp về con heo, loài vật trên cạn, mà nó chỉ gián tiếp nói đến tiếng kêu của con heo thôi.

Và con vật phát ra tiếng heo kêu trên sông Châu Đốc ấy chính là cá nược.

Loài cá nược khá phổ biến ở khu vực sông Châu Đốc thuở xa xưa. Cá nược có tiếng kêu rất giống với tiếng kêu của con heo. Do đó nó còn được người Việt gọi là cá heo.

Vậy, có thêm một cách giải thích khác về មាត់ជ្រូក /moatcruuk/. Đó là miệng sông cá heo, miệng sông có tiếng heo kêu.

Prek Moăt Chruk (ព្រែកមាត់ជ្រូក, tên gọi của sông Châu Đốc trong tiếng Khmer) là sông heo kêu, sông có tiếng heo kêu.

Xứ មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ được gọi theo con sông cùng tên, tức là xứ Heo Kêu.

Cá heo nước ngọt hay còn gọi là cá heo miền tây có tên khoa học là Yasuhikotakia Modesta Bleeker កញ្ជ្រូក kɑɲcruuk

**cá nược** cá ông nược tên khác: cá heo nước ngọt, cá heo Irrawaddy sông Mekong, cá nược Minh Hải

**cá nược** cá ông nược tên khác: cá heo nước ngọt, cá heo Irrawaddy sông Mekong, cá nược Minh Hải

https://www.youtube.com/watch?v=Mr_IJr_qUpY&ab_channel=WWFInternational

## Nguồn gốc địa danh Châu Đốc Châu Đốc là một thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam. Châu Đốc lại từng là tỉnh lỵ của tỉnh Châu Đốc cũ vào thời Pháp thuộc trước năm 1956 và trong giai đoạn 1964-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Đặc biệt, Châu Đốc lại là lỵ sở của toàn bộ tỉnh An Giang vào thời nhà Nguyễn độc lập. Chữ Hán viết là 朱篤 Chu Đốc nhưng do kị húy nên đọc thành Châu Đốc. Tương tự như 朱江 Chu Giang đọc thành Châu Giang. - 朱 chu: màu đỏ - 篤 đốc: trung hậu, dốc sức, nguy cấp Tiếng Khmer gọi Châu Đốc là មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ / Moăt Chruk / /Moat Chruk/ /Moat Chrouk/ - មាត់ ( n ) [moat] - cái miệng - cạnh, đường viền, bờ biển - tiếng nói - ជ្រូក [cruuk]: con heo, lợn. Từ មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ trước nay thường được giảng nghĩa là Miệng Heo. Prek Moăt Chruk (ព្រែកមាត់ជ្រូក) là tên gọi của sông Châu Đốc trong tiếng Khmer. Dựa trên các nghĩa của chữ មាត់ Moat, ngoài nghĩa xứ Miệng Heo nghe có vẻ tối nghĩa, có thể suy đoán thêm các nghĩa khác như: xứ tiếng heo, xứ có tiếng heo kêu la, xứ bờ sông heo ... Thời Nguyễn, địa danh này được phiên âm là Mật Luật (hoặc Ngọc Luật), dùng để chỉ khu vực xung quanh Châu Đốc. Mật Luật (密律): Theo Vương Hồng Sển, Mật Luật là âm đọc trại của tiếng Khmer: Meát Chruk tức xứ Miệng Heo (Châu Đốc). Có thể địa danh Châu Đốc xuất phát từ cách người Việt dựa trên tiếng Khmer của từ ជ្រូក [cruuk] - Chơ rúc - Chơ đốc ? Các tài liệu cũ và một số người theo chủ nghĩa dân tộc ở Campuchia vẫn gọi tỉnh An Giang là tỉnh មាត់ជ្រូក Moat Chruk, tức tỉnh Châu Đốc. An Giang phiên âm (không theo nghĩa) theo tiếng Khmer là អាងយ៉ាង hoặc អានយ៉ាង (phiên âm អាង [ʔaaŋ] hoặc អាន [ʔaaŋ] , យ៉ាង [yaaŋ]), được sử dụng phổ biến tại Việt Nam để chỉ tỉnh An Giang. ## Cá heo nước ngọt, cá heo miền Tây Cá heo nước ngọt hay còn gọi là cá heo miền tây (có tên khoa học là Yasuhikotakia Modesta Bleeker), trong tiếng Khmer cũng được gọi tương tự như tiếng Việt là cá (cổ?) heo. កញ្ជ្រូក /kɑɲcruuk/ - ក /kɑɑ/: cái cổ - ជ្រូក [cruuk]: con heo, lợn. ## Cá nược **Cá nược** (cá ông nược) (tên khác: cá heo nước ngọt, cá heo Irrawaddy sông Mekong, cá nược Minh Hải) trước đây rất phổ biến ở khu vực sông Châu Đốc và sông Hậu đoạn qua huyện An Phú, tỉnh An Giang. Loài động vật này đôi khi cũng rất dạn dĩ, có thể đùa giỡn với người bơi xuồng trên sông. Ở vùng An Phú, Châu Đốc người ta hay gọi loài vật này là **ông nược** hoặc cá heo. Định nghĩa của từ មាត់ /moat/ trong tiếng Anh như sau: - មាត់ - (n) edge, rim, border, bank, shore (of a river, lake, sea) - (n) mouth (and by extension, any action which is accomplished by or with the mouth); opening (e.g. of a jar); passageway - (n) voice; speech; utterance, word. - (v) to talk (loudly), utter, speak (noisily); to call out - IPA: /moat/ Như vậy, មាត់ /moat/ không chỉ mang nghĩa là miệng, cửa sông mà còn mang các nghĩa: mé sông, bờ sông, bãi sông; giọng nói, tiếng nói; nói lớn tiếng, thốt lên, la làng, kêu gọi. Từ đó, có thể suy diễn មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ ngoài nghĩa là miệng heo, cũng có thể mang nghĩa khác: - miệng sông có cá heo (cá nược) - cửa sông có tiếng heo kêu (tiếng kêu của cá nược) - tiếng heo kêu (tiếng cá nược kêu) Do đó ជ្រូក [cruuk] (heo, lợn) trong មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ không phải nói trực tiếp về con heo, loài vật trên cạn, mà nó chỉ gián tiếp nói đến tiếng kêu của con heo thôi. Và con vật phát ra tiếng heo kêu trên sông Châu Đốc ấy chính là cá nược. Loài cá nược khá phổ biến ở khu vực sông Châu Đốc thuở xa xưa. Cá nược có tiếng kêu rất giống với tiếng kêu của con heo. Do đó nó còn được người Việt gọi là cá heo. Vậy, có thêm một cách giải thích khác về មាត់ជ្រូក /moatcruuk/. Đó là **miệng sông cá heo**, **miệng sông có tiếng heo kêu**. Prek Moăt Chruk (ព្រែកមាត់ជ្រូក, tên gọi của sông Châu Đốc trong tiếng Khmer) là **sông heo kêu**, sông có tiếng heo kêu. Xứ មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ được gọi theo con sông cùng tên, tức là xứ Heo Kêu. - https://kheng.info/search/?query=%E1%9E%98%E1%9E%B6%E1%9E%8F%E1%9F%8B - https://nguoianphu.com/topic/23/nguon-goc-mot-so-dia-danh-o-nam-bo-giai-thich-theo-tieng-khmer/11#post-662 - https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_n%C6%B0%E1%BB%A3c ![Cá heo nước ngọt hay còn gọi là cá heo miền tây có tên khoa học là Yasuhikotakia Modesta Bleeker កញ្ជ្រូក kɑɲcruuk](https://i.imgur.com/K7GHggN.jpg) ![**cá nược** cá ông nược tên khác: cá heo nước ngọt, cá heo Irrawaddy sông Mekong, cá nược Minh Hải](https://i.redd.it/qz47vts41bj41.jpg) ![**cá nược** cá ông nược tên khác: cá heo nước ngọt, cá heo Irrawaddy sông Mekong, cá nược Minh Hải](https://i3.ytimg.com/vi/Mr_IJr_qUpY/maxresdefault.jpg) https://www.youtube.com/watch?v=Mr_IJr_qUpY&ab_channel=WWFInternational
edited Oct 25 '23 lúc 9:24 pm

Nguồn gốc địa danh Mỹ Tho

Tiếng Khmer gọi Mỹ Tho là មេ-ស / Mésâ / /Mê Sor/ /Mỳ Xó/ /Me Sar/, nghĩa là cô gái có nước da trắng.

Đa số tư liệu cho rằng Mỹ Tho là do người Việt dựa theo cách đọc មេស Mê Sor của người Khmer mà thành. Và họ đều cho rằng មេស nghĩa là xứ Nàng Trắng (xứ sở có cô gái trắng đẹp).

Phân tách chữ មេស Mesor:

  • មេ ( n ) [mei] :
    • Phụ nữ, giống cái, mẹ
    • Cô gái trẻ
    • Ngưởi chỉ huy, người đứng đầu
    • Nguồn gốc, luật lệ
    • Con voi cái
    • Lúa gạo
  • ស ( adj ) [sɑɑ] : màu trắng, sạch sẽ, ngay thẳng

Ở huyện Ba Phnom បាភ្នំ, tỉnh Prey Veng ព្រៃវែង của Campuchia có một ngôi chùa tên là Neak Ta Me Sar អ្នក​តា មេ-ស

  • Prey Veng ព្រៃវែង : tỉnh Rừng Cao Rậm Rạp
    • ព្រៃ ( n ) [prey] : rừng rậm
    • វែង ( adj ) [vɛɛŋ] : dài, cao
  • Ba Phom បាភ្នំ hoặc Ba Phnum : Ba Núi (núi Cha, núi Ba). Đây cũng là một ngọn núi linh thiêng trong lịch sử Chân Lạp (Campuchia xưa). Núi thờ thần Shiva và từng diễn ra các cuộc hiến tế bằng cách giết người sống. Nhiều vị vua của Chân Lạp cũng làm lễ lên ngôi tại núi Ba Phnom.
  • Neak Ta អ្នក​តា : ông Tà, thần núi, thần sông, thần rừng, linh hồn hoặc thế lực siêu nhiên nào đó trú ngụ trong cây lớn, núi, hang động... Tà ở đây là danh từ, không phải chữ tà trong chính tà, tà đạo.
    > Néak (danh từ) = người nói chung, Tà = đàn ông đứng tuổi . Tục thờ Ông Tà của người Việt bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Tà thần có từ lâu đời trong tín ngưỡng dân gian của người Khmer. https://sites.google.com/site/vhlsangiang/nghien-cuu-an-giang/van-hoa/tinnguongthoongtaomotsodiaphuongangiang

  • មេ-ស /Me Sar/ : Bạch Mẫu, Mẹ trắng. Có thể Me Sar là một biến thể của nữ thần Durga 8 tay (một trong các hóa thân của nữ thần Parvati trong đạo Hindu), là biểu tượng chiến thắng của cái thiện trước cái ác.

Vị thần núi của Ba Phnom là nữ thần Me Sar មេ-ស, tạm dịch là Bạch Mẫu. Nữ thần Me Sar cũng được thờ cúng ở nhiều nơi tại Campuchia. Do đó, có thể khi xưa ở Mỹ Tho cũng có miếu thờ Me Sar. Vậy nên, nếu nói Mỹ Tho bắt nguồn từ Me Sar មេ-ស thì cũng nên hiểu theo nghĩa là Me Sar là Bạch Mẫu.

Tại huyện Pea Reang tỉnh Prey Veng có xã Mesar Prachan មេសរប្រចាន់

Mỹ Tho Me Sar មេ-ស Bạch Mẫu Durga Ba Phnom បាភ្នំ
Cổng đền thờ Me Sar មេ-ស Bạch Mẫu Durga trên núi Ba Phnom បាភ្នំ (sroksrear.com)

Mỹ Tho Me Sar មេ-ស Bạch Mẫu Durga Ba Phnom បាភ្នំ
Tượng thờ Me Sar មេ-ស Bạch Mẫu Durga trên núi Ba Phnom បាភ្នំ (sroksrear.com)

Xem thêm:

### Nguồn gốc địa danh Mỹ Tho Tiếng Khmer gọi Mỹ Tho là មេ-ស / Mésâ / /Mê Sor/ /Mỳ Xó/ /Me Sar/, nghĩa là cô gái có nước da trắng. Đa số tư liệu cho rằng Mỹ Tho là do người Việt dựa theo cách đọc មេស Mê Sor của người Khmer mà thành. Và họ đều cho rằng មេស nghĩa là xứ Nàng Trắng (xứ sở có cô gái trắng đẹp). Phân tách chữ មេស Mesor: - មេ ( n ) [mei] : - Phụ nữ, giống cái, mẹ - Cô gái trẻ - Ngưởi chỉ huy, người đứng đầu - Nguồn gốc, luật lệ - Con voi cái - Lúa gạo - ស ( adj ) [sɑɑ] : màu trắng, sạch sẽ, ngay thẳng Ở huyện Ba Phnom បាភ្នំ, tỉnh Prey Veng ព្រៃវែង của Campuchia có một ngôi chùa tên là Neak Ta Me Sar អ្នក​តា មេ-ស - Prey Veng ព្រៃវែង : tỉnh Rừng Cao Rậm Rạp - ព្រៃ ( n ) [prey] : rừng rậm - វែង ( adj ) [vɛɛŋ] : dài, cao - Ba Phom បាភ្នំ hoặc Ba Phnum : Ba Núi (núi Cha, núi Ba). Đây cũng là một ngọn núi linh thiêng trong lịch sử Chân Lạp (Campuchia xưa). Núi thờ thần Shiva và từng diễn ra các cuộc hiến tế bằng cách giết người sống. Nhiều vị vua của Chân Lạp cũng làm lễ lên ngôi tại núi Ba Phnom. - Neak Ta អ្នក​តា : ông Tà, thần núi, thần sông, thần rừng, linh hồn hoặc thế lực siêu nhiên nào đó trú ngụ trong cây lớn, núi, hang động... Tà ở đây là danh từ, không phải chữ tà trong chính tà, tà đạo. > Néak (danh từ) = người nói chung, Tà = đàn ông đứng tuổi . Tục thờ Ông Tà của người Việt bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Tà thần có từ lâu đời trong tín ngưỡng dân gian của người Khmer. https://sites.google.com/site/vhlsangiang/nghien-cuu-an-giang/van-hoa/tinnguongthoongtaomotsodiaphuongangiang - មេ-ស /Me Sar/ : Bạch Mẫu, Mẹ trắng. Có thể Me Sar là một biến thể của nữ thần Durga 8 tay (một trong các hóa thân của nữ thần [Parvati][1] trong đạo Hindu), là biểu tượng chiến thắng của cái thiện trước cái ác. [1]:https://vi.wikipedia.org/wiki/Parvati Vị thần núi của Ba Phnom là nữ thần Me Sar មេ-ស, tạm dịch là Bạch Mẫu. Nữ thần Me Sar cũng được thờ cúng ở nhiều nơi tại Campuchia. Do đó, có thể khi xưa ở Mỹ Tho cũng có miếu thờ Me Sar. Vậy nên, nếu nói Mỹ Tho bắt nguồn từ Me Sar មេ-ស thì cũng nên hiểu theo nghĩa là Me Sar là Bạch Mẫu. Tại huyện Pea Reang tỉnh Prey Veng có xã Mesar Prachan មេសរប្រចាន់ - https://km.wikipedia.org/wiki/%E1%9E%83%E1%9E%BB%E1%9F%86%E1%9E%98%E1%9F%81%E1%9E%9F%E1%9E%9A%E1%9E%94%E1%9F%92%E1%9E%9A%E1%9E%85%E1%9E%B6%E1%9E%93%E1%9F%8B - ភូមិមេសរប្រចាន់លើ Mesar Prachan Leu Village - ភូមិមេសរប្រចាន់ក្រោម Mesar Prachan Kraom Village ![Mỹ Tho Me Sar មេ-ស Bạch Mẫu Durga Ba Phnom បាភ្នំ ](https://sroksrear.files.wordpress.com/2013/11/dsc07269.jpg?w=2250&h=) Cổng đền thờ Me Sar មេ-ស Bạch Mẫu Durga trên núi Ba Phnom បាភ្នំ (sroksrear.com) ![Mỹ Tho Me Sar មេ-ស Bạch Mẫu Durga Ba Phnom បាភ្នំ ](https://sroksrear.files.wordpress.com/2013/11/dsc07278.jpg?w=2250&h=) Tượng thờ Me Sar មេ-ស Bạch Mẫu Durga trên núi Ba Phnom បាភ្នំ (sroksrear.com) Xem thêm: - https://sroksrear.wordpress.com/2013/11/03/neakta_mesor_baphnom/ - https://ams.com.kh/khmercivilization/detail/22674
edited Nov 19 '23 lúc 11:26 am
12345678 ... 12
49.23k
59
2
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp