Trạng thái
Chỉ riêng An Phú

Tản mạn về địa danh và truyền thuyết Búng Bình Thiên

Búng Bình Thiên là tên gọi của hồ nước ngọt tự nhiên lớn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Hồ nước có cảnh quan đẹp, nước trong, quanh bờ có đông người Việt và người Chăm sinh sống.

Búng Bình Thiên có 2 hồ nước là Búng Lớn và Búng Nhỏ. Tuy nhiên, Búng Nhỏ hiện nay có rất ít nước nên khi nói tới Búng Bình Thiên, người ta thường chỉ nói đến Búng Lớn.

Bản đồ khu vực Búng Bình Thiên huyện An Phú tỉnh An Giang Bản đồ khu vực Búng Bình Thiên huyện An Phú tỉnh An Giang. Các làng Chăm ở khu vực quanh Búng Bình Thiên.
Bản đồ khu vực Búng Bình Thiên huyện An Phú tỉnh An Giang. Các làng Chăm ở khu vực quanh Búng Bình Thiên.

Bản đồ vệ tinh Búng Bình Thiên huyện An Phú tỉnh An Giang. Các làng Chăm ở khu vực quanh Búng Bình Thiên.
Bản đồ vệ tinh Búng Bình Thiên huyện An Phú tỉnh An Giang. Các làng Chăm ở khu vực quanh Búng Bình Thiên.

Mời xem cảnh quan Búng Bình Thiên tại bài viết Búng Bình Thiên – thương nhớ mùa bông điên điển

Truyền thuyết

Có một số truyền thuyết dân gian về Búng Bình Thiên. Đương nhiên, các câu truyện đều do người đời đặt ra, cốt để nói lên sự linh thiêng và kì bí của hồ nước.

Tây Sơn

Tương truyền, cuối thế kỷ18, tướng nhà Tây Sơn là Võ Văn Vương (hoặc Võ Duy Dương) kéo quân về An Giang và ông chọn khu vực Búng Bình Thiên hiện nay làm căn cứ để tích trữ lương thực và luyện tập binh sĩ. Thời điểm đó, khu vực này chỉ là một vùng đất khô cằn, Võ Văn Vương đã làm lễ tế cáo Trời – Đất xin ban nguồn nước để sinh hoạt. Sau khi khấn vái xong, ông rút gươm đâm xuống lòng đất trũng, cầu thủy dâng lên. Lạ thay, khi lưỡi gươm vừa cắm xuống mặt đất thì một dòng nước ngọt trong vắt phun lên rất cao. Theo thời gian nước tràn ngập thành hồ như ngày nay. Ông Võ Văn Vương đã đặt tên nơi này là Búng Bình Thiên.

Nguyễn Ánh

Xưa kia Búng bình Thiên có tên là Búng Bình Di vì là hồ nước có nguồn duy nhất dẫn từ sông Bình Di vào.

Nguyễn Ánh, trong lúc bôn ba chạy loạn Tây Sơn có đi ngang qua Búng và dừng lại nghỉ ngơi. Vào một đêm trăng sáng ông ngồi uống rượu, ngâm thơ bổng dưng trời nổi cơn giông tố, sông Bình Di sóng trắng xóa đôi bờ, thế mà mặt nước Búng Bình Di vẫn phẳng lặng in bóng trời xanh trên mặt hồ trong xanh không một gợn sóng, ông nhìn thấy hiện tượng lạ và đặt tên Búng Bình Thiên, tên gọi Búng Bình Thiên ra đời từ đó.

Cho đến bây giờ, vào mùa nước nổi, sông Bình Di mang đậm phù sa, nhưng nước ở Búng Bình Thiên vẫn trong xanh. Hiện nay, cư dân tại Búng Bình Thiên còn lưu truyền một huyền thoại là nơi Nguyễn Ánh ngồi ngâm thơ, uống rượu, lá cây khô trên cành không rơi trên mặt đất....nay tại vị trí nầy, nhân dân chuyển từ làm vườn sang trồng hoa màu nên không còn dấu vết).

Tương truyền, đây là bài thơ chúa Nguyễn Ánh đã làm:

Búng Bình Thiên là báu của trời
Công trình lừng lẫy khắp nơi nơi
Bốn mùa nước lắng trong như lọc
Tắc, trúc quanh co ngoài bãi lớn
Hòn Xà lặn hụp giữa dòng khơi
Tre xanh dờn dợn kề bên bãi
Rồng núp nguồn sâu vẫn đợi thời.

Hiện tại ở Nhơn Hội có một ấp tên Tắc Trúc nằm bên bờ Búng Lớn. Tắc, trúc có thể là tên 2 loại cây: cây tắc (cây hạnh) và cây (tre) trúc. Hoặc Tắc Trúc là tên gọi trại ra của cây chanh Thái, tiếng Việt gọi là trúc hoặc chúc, tiếng Khmer gọi là ក្រូចសើច [krooc saəc], tiếng Anh là kaffir lime. Có thể khi xưa ở quanh Búng Lớn, cây tắc, trúc, hoặc chanh Thái mọc nhiều? Vùng Bảy Núi có món gà hấp là trúc nổi tiếng, trong đó, lá trúc chính là lá chanh Thái.

Năm 1978 khi làm đường giao thông người ta đào lên 2 bao tiền từ thời trước Gia long. Hiện tại các nhà sử học đang nghiên cứu về lịch sử hình thành cộng đồng dân cư và tên gọi Búng Bình Thiên.

Chưa hết, có người còn cho rằng chỗ cửa Búng thông ra sông Bình Di là nơi Nguyễn Ánh đã cấm thanh gương xuống để xin nước. Nơi đó rất sâu, người ta định lấp lại làm đường (thay cầu C3) mà đổ xuống mấy xà lan cát đều bị hút hết. Lại thêm lời đồn rằng có người thử lấy 1 trái dừa khô, khắc chữ rồi bỏ cho chìm xuống Búng, mấy tháng sau người ta thấy trái dừa đó trôi ra tới tận biển Hà Tiên.

Địa danh

Búng Bình Thiên nghĩa là Hồ nước bình yên của ông Trời ban cho, Hồ nước Trời. Hoặc đơn giản theo cách gọi của người dân địa phương là Búng (hồ nước).

Búng hay Bưng?

  • Ý kiến của Cao Văn Nghiệp: https://nguoianphu.com/topic/64/tan-man-ve-dia-danh-va-truyen-thuyet-bung-binh-thien/1#post-645
    • Tóm lại, “Bung” trong địa danh “Bung Xăng” có thể là do tiếng Khmer là Kompung/ Kabung (កំពង់) nghĩa là Bến nước, còn “Búng” trong “Búng Bình Thiên” thì rất có thể là do tiếng Khmer Bâng/ Boeng (បឹង) nghĩa là “bưng, đầm nước rộng lớn”.
    • បឹង https://en.wiktionary.org/wiki/%E1%9E%94%E1%9E%B9%E1%9E%84
  • Thầy Sok Kha Mo Ni cho biết: “Tôi có đi thực tế với các bạn Chăm thì họ nói “búng” xuất phát từ com pung- ka bung/ កំពង់/ bến nước. Vùng kế cận có “bung xăng”/ bến nước có cây cây cần thăng.”
    • Tức là người Khmer, người Chăm gọi nơi này là Com-pung Bình Thiên hoặc Ka-bung Bình Thiên; người Việt gọi theo và giản lược thành Búng Bình Thiên
  • Theo bản đồ của Nha Địa Dư Quốc Gia (1965), cả hai địa danh Bình Thiên đều được ghi là Bưng, tức Bưng Bình Thiên Lớn và Bưng Bình Thiên Nhỏ. Ngoài ra, lân cận còn có các địa danh như Ấp Bưng Lớn, Bưng Môn, Bưng Ven.

Phỏng đoán ban đầu của tôi: tra trong sách Tự vị tiếng nói miền Nam của Vương Hồng Sển thì thấy có từ "bưng". Từ này gốc Khmer (trapéang) lần hồi được Việt hóa (bưng), và nó có nghĩa là: "vùng đất sình lầy lấp xấp nước, cá tôm ở nhiều, cỏ lác mọc loạn xạ"...(nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 78). Vậy, "búng" ở đây có phải là do từ "bưng" nói trại ra hay không, cần phải truy cứu thêm.

  • ត្រពាំង ( n ) [trɑpeaŋ]: ao hồ, đầm lầy, vịnh

Bình Thiên hay Bình Tiên?

Về từ Bình Thiên thì hiểu nôm na Bình là bình yên, Thiên là trời, tự nhiên. Nên từ đó mới có cách nghĩ Búng Bình Thiên là Hồ nước Trời, hồ nước tự nhiên.

Chưa rõ chữ Thiên (trời, tự nhiên) có bị biến âm từ chữ Thiêng (linh thiêng) hay không. Nếu dựa theo truyền thuyết về vua Gia Long và sự trong trẻo kì lạ của nước trong hồ thì có thể đây là hồ nước linh thiêng, hay Búng Bình Thiêng.

Sách Gia Định Thành Thông Chí (xuất bản khoảng năm 1820) của Trịnh Hoài Đức có ghi rất rõ địa danh Bình Thiên Đãng (平天蕩) khi mô tả về sông Châu Đốc:

Theo Địa bạ triều Nguyễn năm 1832 (bản dịch của Nguyễn Đình Đầu) thì khu vực Búng Bình Thiên xưa kia được gọi là Bình Tiên 平仙 (chốn tiên cảnh bình yên).

Tuy nhiên, do chưa có được bản gốc Hán văn địa bạ các thôn liên quan nên không thể đưa ra căn cứ chắc chắn về tên gọi Bình Tiên 平仙. Có khả năng dịch giả đã đọc nhầm hoặc đánh máy nhầm Thiên thành Tiên.

Trong bài viết Huyện An Phú trong Địa bạ triều Nguyễn, đoạn nói về thôn Khánh An và Vĩnh Khánh có mô tả rõ như sau:

  • Khánh An thôn 慶安 ở xứ Bình Tiên

    • Đông giáp sóc Kỳ, lại giáp vũng nhỏ Bình Tiên
    • Tây giáp thôn Vĩnh Khánh, có rạch thông lưu Bình Tiên làm giới
    • Nam giáp địa phận sóc Đéc
    • Bắc giáp sông lớn
  • Vĩnh Khánh thôn 永慶 ở xứ Bình Tiên Thượng

    • Đông giáp thôn Khánh An, có rạch thông lưu Bình Tiên làm giới -Tây giáp rừng
    • Nam giáp sóc Thát Mây
    • Bắc giáp sông lớn

Thế nhưng, địa bạ thôn Vĩnh Phước cùng tổng lại mô tả "xẻo Mạc Bình Thiên Lấp" như sau:

  • Vĩnh Phước thôn 永福 ở 2 xứ Bãi Phụng Thượng và Bãi Phụng Hạ
    • Xứ Bãi Phụng Thượng
    • Đông giáp xứ Bãi Phụng Hạ
    • Tây giáp thôn Khánh An, có xẻo Mạc Bình Thiên Lấp làm giới
    • Nam giáp sóc Phủ Hội
    • Bắc giáp sông lớn

Như vậy, có khả năng (thấp) lúc lập địa bạ thời Minh Mạng, hồ nước có tên là Bình Tiên 平仙 .

Có nhiều nơi khác cũng mang tên Bình Tiên như cầu Bình Tiên và thôn Bình Tiên xưa ở tỉnh Đồng Tháp, chợ Bình Tiên ở quận 6, tp. Hồ Chí Minh; biển Bình Tiên ở tỉnh Ninh Thuận...

Ngoài ra ở An Phú còn có địa danh Cồn Tiên (xã Đa Phước). Chưa rõ Bình Tiên và Cồn Tiên có liên quan gì nhau hay không...

Bản đồ thời Pháp thuộc (1874) ghi rõ địa danh Lac Binh Thien tức Hồ Bình Thiên

Tuy nhiên có thể khẳng định từ năm 1965, địa danh Bình Thiên đã được xác định. Trong cuốn hồi kí của Daniel Marvin , một lính mũ nồi xanh Hoa Kỳ tham chiến ở An Phú năm 1965, ông đã ghi rất rõ tên gọi "Lake Thien Lon" (Hồ Bình Thiên Lớn), "Binh Thien lake" (Hồ Bình Thiên).

Búng Bình Thiên là tên gọi của hồ nước ngọt tự nhiên lớn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang. Hồ nước có cảnh quan đẹp, nước trong, quanh bờ có đông người Việt và người Chăm sinh sống. Búng Bình Thiên có 2 hồ nước là Búng Lớn và Búng Nhỏ. Tuy nhiên, Búng Nhỏ hiện nay có rất ít nước nên khi nói tới Búng Bình Thiên, người ta thường chỉ nói đến Búng Lớn. [Bản đồ khu vực Búng Bình Thiên huyện An Phú tỉnh An Giang Bản đồ khu vực Búng Bình Thiên huyện An Phú tỉnh An Giang. Các làng Chăm ở khu vực quanh Búng Bình Thiên.](http://i.imgur.com/DVrLKvP.png) Bản đồ khu vực Búng Bình Thiên huyện An Phú tỉnh An Giang. Các làng Chăm ở khu vực quanh Búng Bình Thiên. [Bản đồ vệ tinh Búng Bình Thiên huyện An Phú tỉnh An Giang. Các làng Chăm ở khu vực quanh Búng Bình Thiên.](http://i.imgur.com/nsWhjJ5.png) Bản đồ vệ tinh Búng Bình Thiên huyện An Phú tỉnh An Giang. Các làng Chăm ở khu vực quanh Búng Bình Thiên. Mời xem cảnh quan Búng Bình Thiên tại bài viết [Búng Bình Thiên – thương nhớ mùa bông điên điển](http://www.nguoianphu.com/topic/49/bung-binh-thien-thuong-nho-mua-bong-dien-dien) ## Truyền thuyết Có một số truyền thuyết dân gian về Búng Bình Thiên. Đương nhiên, các câu truyện đều do người đời đặt ra, cốt để nói lên sự linh thiêng và kì bí của hồ nước. ### Tây Sơn Tương truyền, cuối thế kỷ18, tướng nhà Tây Sơn là Võ Văn Vương (hoặc Võ Duy Dương) kéo quân về An Giang và ông chọn khu vực Búng Bình Thiên hiện nay làm căn cứ để tích trữ lương thực và luyện tập binh sĩ. Thời điểm đó, khu vực này chỉ là một vùng đất khô cằn, Võ Văn Vương đã làm lễ tế cáo Trời – Đất xin ban nguồn nước để sinh hoạt. Sau khi khấn vái xong, ông rút gươm đâm xuống lòng đất trũng, cầu thủy dâng lên. Lạ thay, khi lưỡi gươm vừa cắm xuống mặt đất thì một dòng nước ngọt trong vắt phun lên rất cao. Theo thời gian nước tràn ngập thành hồ như ngày nay. Ông Võ Văn Vương đã đặt tên nơi này là Búng Bình Thiên. ### Nguyễn Ánh Xưa kia Búng bình Thiên có tên là Búng Bình Di vì là hồ nước có nguồn duy nhất dẫn từ sông Bình Di vào. Nguyễn Ánh, trong lúc bôn ba chạy loạn Tây Sơn có đi ngang qua Búng và dừng lại nghỉ ngơi. Vào một đêm trăng sáng ông ngồi uống rượu, ngâm thơ bổng dưng trời nổi cơn giông tố, sông Bình Di sóng trắng xóa đôi bờ, thế mà mặt nước Búng Bình Di vẫn phẳng lặng in bóng trời xanh trên mặt hồ trong xanh không một gợn sóng, ông nhìn thấy hiện tượng lạ và đặt tên Búng Bình Thiên, tên gọi Búng Bình Thiên ra đời từ đó. Cho đến bây giờ, vào mùa nước nổi, sông Bình Di mang đậm phù sa, nhưng nước ở Búng Bình Thiên vẫn trong xanh. Hiện nay, cư dân tại Búng Bình Thiên còn lưu truyền một huyền thoại là nơi Nguyễn Ánh ngồi ngâm thơ, uống rượu, lá cây khô trên cành không rơi trên mặt đất....nay tại vị trí nầy, nhân dân chuyển từ làm vườn sang trồng hoa màu nên không còn dấu vết). Tương truyền, đây là bài thơ chúa Nguyễn Ánh đã làm: _Búng Bình Thiên là báu của trời Công trình lừng lẫy khắp nơi nơi Bốn mùa nước lắng trong như lọc Tắc, trúc quanh co ngoài bãi lớn Hòn Xà lặn hụp giữa dòng khơi Tre xanh dờn dợn kề bên bãi Rồng núp nguồn sâu vẫn đợi thời._ > Hiện tại ở Nhơn Hội có một ấp tên Tắc Trúc nằm bên bờ Búng Lớn. Tắc, trúc có thể là tên 2 loại cây: cây tắc (cây hạnh) và cây (tre) trúc. Hoặc Tắc Trúc là tên gọi trại ra của cây chanh Thái, tiếng Việt gọi là trúc hoặc chúc, tiếng Khmer gọi là ក្រូចសើច [krooc saəc], tiếng Anh là kaffir lime. Có thể khi xưa ở quanh Búng Lớn, cây tắc, trúc, hoặc chanh Thái mọc nhiều? Vùng Bảy Núi có món gà hấp là trúc nổi tiếng, trong đó, lá trúc chính là lá chanh Thái. Năm 1978 khi làm đường giao thông người ta đào lên 2 bao tiền từ thời trước Gia long. Hiện tại các nhà sử học đang nghiên cứu về lịch sử hình thành cộng đồng dân cư và tên gọi Búng Bình Thiên. Chưa hết, có người còn cho rằng chỗ cửa Búng thông ra sông Bình Di là nơi Nguyễn Ánh đã cấm thanh gương xuống để xin nước. Nơi đó rất sâu, người ta định lấp lại làm đường (thay cầu C3) mà đổ xuống mấy xà lan cát đều bị hút hết. Lại thêm lời đồn rằng có người thử lấy 1 trái dừa khô, khắc chữ rồi bỏ cho chìm xuống Búng, mấy tháng sau người ta thấy trái dừa đó trôi ra tới tận biển Hà Tiên. ## Địa danh Búng Bình Thiên nghĩa là Hồ nước bình yên của ông Trời ban cho, Hồ nước Trời. Hoặc đơn giản theo cách gọi của người dân địa phương là Búng (hồ nước). ### Búng hay Bưng? - Ý kiến của Cao Văn Nghiệp: https://nguoianphu.com/topic/64/tan-man-ve-dia-danh-va-truyen-thuyet-bung-binh-thien/1#post-645 - Tóm lại, “Bung” trong địa danh “Bung Xăng” có thể là do tiếng Khmer là Kompung/ Kabung (កំពង់) nghĩa là Bến nước, còn “Búng” trong “Búng Bình Thiên” thì rất có thể là do tiếng Khmer Bâng/ Boeng (បឹង) nghĩa là “bưng, đầm nước rộng lớn”. - បឹង https://en.wiktionary.org/wiki/%E1%9E%94%E1%9E%B9%E1%9E%84 - Thầy Sok Kha Mo Ni cho biết: _“Tôi có đi thực tế với các bạn Chăm thì họ nói “búng” xuất phát từ com pung- ka bung/ កំពង់/ bến nước. Vùng kế cận có “bung xăng”/ bến nước có cây cây cần thăng.”_ - Tức là người Khmer, người Chăm gọi nơi này là Com-pung Bình Thiên hoặc Ka-bung Bình Thiên; người Việt gọi theo và giản lược thành Búng Bình Thiên - Theo bản đồ của Nha Địa Dư Quốc Gia (1965), cả hai địa danh Bình Thiên đều được ghi là Bưng, tức Bưng Bình Thiên Lớn và Bưng Bình Thiên Nhỏ. Ngoài ra, lân cận còn có các địa danh như Ấp Bưng Lớn, Bưng Môn, Bưng Ven. **_Phỏng đoán ban đầu của tôi:_** tra trong sách Tự vị tiếng nói miền Nam của Vương Hồng Sển thì thấy có từ "bưng". Từ này gốc Khmer (trapéang) lần hồi được Việt hóa (bưng), và nó có nghĩa là: "vùng đất sình lầy lấp xấp nước, cá tôm ở nhiều, cỏ lác mọc loạn xạ"...(nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 78). Vậy, "búng" ở đây có phải là do từ "bưng" nói trại ra hay không, cần phải truy cứu thêm. - ត្រពាំង ( n ) [trɑpeaŋ]: ao hồ, đầm lầy, vịnh ### Bình Thiên hay Bình Tiên? Về từ Bình Thiên thì hiểu nôm na Bình là bình yên, Thiên là trời, tự nhiên. Nên từ đó mới có cách nghĩ Búng Bình Thiên là Hồ nước Trời, hồ nước tự nhiên. Chưa rõ chữ Thiên (trời, tự nhiên) có bị biến âm từ chữ Thiêng (linh thiêng) hay không. Nếu dựa theo truyền thuyết về vua Gia Long và sự trong trẻo kì lạ của nước trong hồ thì có thể đây là hồ nước linh thiêng, hay Búng Bình Thiên**g**. Sách Gia Định Thành Thông Chí (xuất bản khoảng năm 1820) của Trịnh Hoài Đức có ghi rất rõ địa danh Bình Thiên Đãng (平天蕩) khi mô tả về sông Châu Đốc: - https://nguoianphu.com/topic/64/tan-man-ve-dia-danh-va-truyen-thuyet-bung-binh-thien/1#post-645 - https://nguoianphu.com/topic/64/tan-man-ve-dia-danh-va-truyen-thuyet-bung-binh-thien/1#post-647 - https://nguoianphu.com/topic/64/tan-man-ve-dia-danh-va-truyen-thuyet-bung-binh-thien/2#post-649 Theo Địa bạ triều Nguyễn năm 1832 (bản dịch của Nguyễn Đình Đầu) thì khu vực Búng Bình Thiên xưa kia được gọi là **Bình Tiên 平仙** (chốn tiên cảnh bình yên). Tuy nhiên, do chưa có được bản gốc Hán văn địa bạ các thôn liên quan nên không thể đưa ra căn cứ chắc chắn về tên gọi Bình Tiên 平仙. Có khả năng dịch giả đã đọc nhầm hoặc đánh máy nhầm Thiên thành Tiên. Trong bài viết [Huyện An Phú trong Địa bạ triều Nguyễn](http://www.nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen), đoạn nói về thôn Khánh An và Vĩnh Khánh có mô tả rõ như sau: - Khánh An thôn 慶安 ở xứ Bình Tiên - Đông giáp sóc Kỳ, lại giáp vũng nhỏ Bình Tiên - Tây giáp thôn Vĩnh Khánh, có rạch thông lưu Bình Tiên làm giới - Nam giáp địa phận sóc Đéc - Bắc giáp sông lớn - Vĩnh Khánh thôn 永慶 ở xứ Bình Tiên Thượng - Đông giáp thôn Khánh An, có rạch thông lưu Bình Tiên làm giới -Tây giáp rừng - Nam giáp sóc Thát Mây - Bắc giáp sông lớn Thế nhưng, địa bạ thôn Vĩnh Phước cùng tổng lại mô tả **"xẻo Mạc Bình Thiên Lấp"** như sau: - Vĩnh Phước thôn 永福 ở 2 xứ Bãi Phụng Thượng và Bãi Phụng Hạ - Xứ Bãi Phụng Thượng - Đông giáp xứ Bãi Phụng Hạ - Tây giáp thôn Khánh An, có xẻo Mạc Bình Thiên Lấp làm giới - Nam giáp sóc Phủ Hội - Bắc giáp sông lớn Như vậy, có khả năng (thấp) lúc lập địa bạ thời Minh Mạng, hồ nước có tên là Bình Tiên 平仙 . Có nhiều nơi khác cũng mang tên Bình Tiên như cầu Bình Tiên và thôn Bình Tiên xưa ở tỉnh Đồng Tháp, chợ Bình Tiên ở quận 6, tp. Hồ Chí Minh; biển Bình Tiên ở tỉnh Ninh Thuận... Ngoài ra ở An Phú còn có địa danh Cồn Tiên (xã Đa Phước). Chưa rõ Bình Tiên và Cồn Tiên có liên quan gì nhau hay không... Bản đồ thời Pháp thuộc (1874) ghi rõ địa danh **Lac Binh Thien** tức **Hồ Bình Thiên** - https://nguoianphu.com/topic/82/huyen-an-phu-thoi-phap-thuoc/10#post-584 Tuy nhiên có thể khẳng định từ năm 1965, địa danh Bình Thiên đã được xác định. Trong cuốn [hồi kí của Daniel Marvin](http://www.nguoianphu.com/topic/10/expendable-elite-biet-doi-tinh-nhue) , một lính mũ nồi xanh Hoa Kỳ tham chiến ở An Phú năm 1965, ông đã ghi rất rõ tên gọi "Lake Thien Lon" (Hồ Bình Thiên Lớn), "Binh Thien lake" (Hồ Bình Thiên).
edited Oct 26 '23 lúc 11:48 am

BÚNG BÌNH THIÊN và BÌNH THIÊN ĐÃNG

Tác giả: Cao Văn Nghiệp

Cá Vàng facebook.com/ca.vang.777

Nguồn : https://www.facebook.com/ca.vang.777/posts/pfbid0EBbjj4mrsJweqzDFnLkVxi5eFugzfu7T2wNmLVKUznVhN3EoFQn8ihE9VGakYz6Rl

Về từ “búng” (trong Búng Bình Thiên), thầy Sok Kha Mo Ni cho biết:
“Tôi có đi thực tế với các bạn Chăm thì họ nói “búng” xuất phát từ com pung- ka bung/ កំពង់/ bến nước. Vùng kế cận có “bung xăng”/ bến nước có cây cây cần thăng.”

Còn trong Gia Định thành thông chí (Quyển 2, mục Trấn Vĩnh Thanh, tiểu mục Sông Châu Đốc), Trịnh Hoài Đức gọi là “Bình Thiên Đãng”. Cụm từ này được dịch giả Phạm Hoàng Quân chú giải như sau:

“Bình Thiên Đãng (平天蕩), tức bưng Bình Thiên Lớn (còn gọi là Búng Bình Thiên, Búng Lớn, Hồ Nước Trời), trên đất các xã Nhơn Hội, Khánh Bình, Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Chữ “đãng” [trong địa danh Bình Thiên Đãng] có nghĩa là “đầm nước rộng lớn”, do Trịnh Hoài Đức chuyển nghĩa từ chữ bưng [tiếng Khmer: bâng].”

Như vậy, theo Phạm Hoàng Quân, từ nguyên của “búng” trong địa danh Búng Bình Thiên là “bưng”, tiếng Khmer là “bâng” (បឹង). Và có lẽ vì một trong các từ nguyên của búng “bâng” (បឹង) nên “Từ điển Phương ngữ Nam Bộ” do Nguyễn Văn Ái chủ biên (NXB TP Hồ Chí Minh, 1994) mới giảng Búng là đầm nước.

Theo một số trang mạng tiếng Khmer, Bâng (បឹង) là vùng trũng thấp rộng lớn tự nhiên, có hoặc không có kinh rạch dẫn nước vào ra.

Rất có thể từ năm 1820 trở về trước (Gia Định thành thông chí được cho là soạn xong vào năm 1820), Bình Thiên chỉ là tên của “đầm nước rộng lớn” nên Trịnh Hoài Đức mới gọi là “Bình Thiên đãng” (平天蕩). Điều này cũng có nghĩa Bình Thiên không phải là tên “bến nước”, vì nếu Bình Thiên là tên “bến nước” thì Trịnh Hoài Đức sẽ gọi là “Bình Thiên tân” (平天津).

Tóm lại, “Bung” trong địa danh “Bung Xăng” có thể là do tiếng Khmer là Kompung/ Kabung (កំពង់) nghĩa là Bến nước, còn “Búng” trong “Búng Bình Thiên” thì rất có thể là do tiếng Khmer Bâng/ Boeng (បឹង) nghĩa là “bưng, đầm nước rộng lớn”.

Bình Thiên Đãng (平天蕩)
Bình Thiên Đãng (平天蕩)

# BÚNG BÌNH THIÊN và BÌNH THIÊN ĐÃNG Tác giả: Cao Văn Nghiệp Cá Vàng facebook.com/ca.vang.777 Nguồn : https://www.facebook.com/ca.vang.777/posts/pfbid0EBbjj4mrsJweqzDFnLkVxi5eFugzfu7T2wNmLVKUznVhN3EoFQn8ihE9VGakYz6Rl Về từ “búng” (trong Búng Bình Thiên), thầy Sok Kha Mo Ni cho biết: “Tôi có đi thực tế với các bạn Chăm thì họ nói “búng” xuất phát từ com pung- ka bung/ កំពង់/ bến nước. Vùng kế cận có “bung xăng”/ bến nước có cây cây cần thăng.” Còn trong Gia Định thành thông chí (Quyển 2, mục Trấn Vĩnh Thanh, tiểu mục Sông Châu Đốc), Trịnh Hoài Đức gọi là “Bình Thiên Đãng”. Cụm từ này được dịch giả Phạm Hoàng Quân chú giải như sau: > “Bình Thiên Đãng (平天蕩), tức bưng Bình Thiên Lớn (còn gọi là Búng Bình Thiên, Búng Lớn, Hồ Nước Trời), trên đất các xã Nhơn Hội, Khánh Bình, Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Chữ “đãng” [trong địa danh Bình Thiên Đãng] có nghĩa là “đầm nước rộng lớn”, do Trịnh Hoài Đức chuyển nghĩa từ chữ bưng [tiếng Khmer: bâng].” Như vậy, theo Phạm Hoàng Quân, từ nguyên của “búng” trong địa danh Búng Bình Thiên là “bưng”, tiếng Khmer là “bâng” (បឹង). Và có lẽ vì một trong các từ nguyên của búng “bâng” (បឹង) nên “Từ điển Phương ngữ Nam Bộ” do Nguyễn Văn Ái chủ biên (NXB TP Hồ Chí Minh, 1994) mới giảng Búng là đầm nước. Theo một số trang mạng tiếng Khmer, Bâng (បឹង) là vùng trũng thấp rộng lớn tự nhiên, có hoặc không có kinh rạch dẫn nước vào ra. Rất có thể từ năm 1820 trở về trước (Gia Định thành thông chí được cho là soạn xong vào năm 1820), Bình Thiên chỉ là tên của “đầm nước rộng lớn” nên Trịnh Hoài Đức mới gọi là “Bình Thiên đãng” (平天蕩). Điều này cũng có nghĩa Bình Thiên không phải là tên “bến nước”, vì nếu Bình Thiên là tên “bến nước” thì Trịnh Hoài Đức sẽ gọi là “Bình Thiên tân” (平天津). Tóm lại, “Bung” trong địa danh “Bung Xăng” có thể là do tiếng Khmer là Kompung/ Kabung (កំពង់) nghĩa là Bến nước, còn “Búng” trong “Búng Bình Thiên” thì rất có thể là do tiếng Khmer Bâng/ Boeng (បឹង) nghĩa là “bưng, đầm nước rộng lớn”. ![Bình Thiên Đãng (平天蕩)](https://i.imgur.com/ZB9rOI7.jpg) Bình Thiên Đãng (平天蕩)
edited Oct 21 '23 lúc 11:55 pm

Về từ Búng

Tác giả: Lê Ngọc Quốc facebook.com/lengocquoc.hungle

Nguồn: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6711522255591627&set=a.1354944941249412&__cft__[0]=AZW-bCcHN29_fd3jKV7Cz-wZuEmuA1-_sUcsMDTtmbriOJlatyWChNwdX2TD1XIOvtEDSuAG4QRB7RLMizaRNz-Y2nxlQeInZnl5EoXYCXRlBeQNDVHlQV8qCpIT6ToAo-fqwoW5fe1uOhNz_Rm2ijIr8GeCFI73ck1hqCZ472kfRQ&__cft__[1]=AZW-bCcHN29_fd3jKV7Cz-wZuEmuA1-_sUcsMDTtmbriOJlatyWChNwdX2TD1XIOvtEDSuAG4QRB7RLMizaRNz-Y2nxlQeInZnl5EoXYCXRlBeQNDVHlQV8qCpIT6ToAo-fqwoW5fe1uOhNz_Rm2ijIr8GeCFI73ck1hqCZ472kfRQ&__tn__=%2CO%2CP-R]-R

Nước búng= Eau croupissante

Dictionarium latino-anamiticum, auctore J. L. Taberd.

...“Búng” là từ được người Nam Bộ dùng rất lâu đời trong xác định địa hình tự nhiên. Trong quyển “Ðại Nam Quốc âm Tự vị” của tác giả Huình-Tịnh Paulus Của, ấn bản tại Sài Gòn từ năm 1896, đã có mục từ “Búng” với giảng nghĩa như sau: “Búng: Chỗ nước sâu làm ra một vùng” và dẫn chứng: “Nước búng: Nước trong chỗ búng”.

  • Công trình “Từ điển Phương ngữ Nam Bộ” do Nguyễn Văn Ái chủ biên (NXB TP Hồ Chí Minh, 1994) cũng có mục từ “Búng”, và giảng nghĩa rằng: “Búng, danh từ, đầm nước. Vô búng. Tát búng”. Về sau, tác giả Huỳnh Công Tín trong công trình “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ” (NXB Khoa học xã hội, 2007) giải nghĩa mục từ “Búng”: “Một đoạn sông, kênh phình ra và sâu, hoặc chỗ lõm sâu ở ngã ba sông, ngã tư kênh”. Ngoài ra, trong công trình này, tác giả Huỳnh Công Tín có thêm mục từ “Búng tàu”, với giảng nghĩa: “Chỗ nước rộng và sâu, ghe tàu thường neo đậu”.

  • Qua 3 giảng nghĩa mục từ, tạm cho đây là những định nghĩa về địa hình búng, các tác giả đều giống nhau ở nhận định: “Búng” là chỗ nước rộng và sâu. Riêng tác giả Huỳnh Công Tín có những diễn giải cụ thể hơn, góp phần phân biệt búng với các địa hình tương tự như xép, láng, lung...

(nguồn Net)


Phạm Hoài Nhân:
Tự điển tiếng Việt Nam bộ của Bùi Thanh Kiên định nghĩa:

BÚNG:
: (dt)-chỗ sâu, nước xoáy mạnh trong sông, nguy hiểm cho người hay tàu thuyền.

  • Vd: Ghe thuyền tới gần búng bị nước vận rút xuống đáy sông.

E rằng định nghĩa này không chính xác, vì nhiều búng - như Búng Bình Thiên nói trên - nước đâu có xoáy mạnh.


Cá Vàng:

BÚNG: Nghĩa khá rộng. Theo Tabert 1773, nước búng là nước tù động hôi thối (eau croupissant); theo Hùinh Tịnh Paulus Của 1895, búng là chỗ nước sâu làm ra một vùng; theo Génibrel 1898, nước búng, chỗ búng là nước tù đọng, sâu (eau dormante, profonde); theo Nguyễn Văn Ái 1994, búng là đầm nước; theo Huỳnh Công Tín 2007, búng là một đoạn sông, kênh phình ra và sâu, hoặc chỗ lõm sâu ở ngã ba sông, ngã tư kênh.

Về “Búng Bình Thiên”, trong GĐTTC 1820, Trịnh Hoài Đức gọi là “Bình Thiên Đãng”, và Phạm Hoàng Quân 2019 chú giải như sau: “Bình Thiên Đãng (平天蕩), tức bưng Bình Thiên Lớn (còn gọi là Búng Bình Thiên, Búng Lớn, Hồ Nước Trời), trên đất các xã Nhơn Hội, Khánh Bình, Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Chữ “đãng” [trong địa danh Bình Thiên Đãng] có nghĩa là “đầm nước rộng lớn”, do Trịnh Hoài Đức chuyển nghĩa từ chữ bưng [tiếng Khmer: bâng].”

Như vậy, theo Phạm Hoàng Quân, từ nguyên của “búng” trong địa danh Búng Bình Thiên là “bưng”, tiếng Khmer là “bâng” (បឹង). Và có lẽ vì một trong các từ nguyên của búng là “bưng”, tiếng Khmer là “bâng” (បឹង) nên “Từ điển Phương ngữ Nam Bộ” do Nguyễn Văn Ái chủ biên (NXB TP Hồ Chí Minh, 1994) mới giảng Búng là đầm nước.

Từ “BÂNG” (បឹង) trong tiếng Khmer thường được hiểu là vùng trũng thấp ngập nước tự nhiên, rộng lớn hơn ao, có hoặc không có kinh rạch dẫn nước vào ra... Còn từ BÚNG, tôi tạm cho là có 2 nghĩa:

  • Búng 1: là “bưng” (đầm nước), hoặc chỗ nước tù đọng... Từ nguyên có thể là “bâng” (បឹង)
  • Búng 2: là chỗ lõm sâu ở vàm sông, vàm rạch do nước xoáy tạo ra, hoặc nơi bờ sông bờ rạch bị lõm sâu và phình rộng cũng do nước xoáy tạo. Từ nguyên là gì? Tôi chưa biết.

https://babel.hathitrust.org/cgi/pt?id=uc1.b000742998&seq=837&view=1up

Dictionarium latino-anamiticum, auctore J. L. Taberd

# Về từ Búng Tác giả: Lê Ngọc Quốc facebook.com/lengocquoc.hungle Nguồn: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6711522255591627&set=a.1354944941249412&__cft__[0]=AZW-bCcHN29_fd3jKV7Cz-wZuEmuA1-_sUcsMDTtmbriOJlatyWChNwdX2TD1XIOvtEDSuAG4QRB7RLMizaRNz-Y2nxlQeInZnl5EoXYCXRlBeQNDVHlQV8qCpIT6ToAo-fqwoW5fe1uOhNz_Rm2ijIr8GeCFI73ck1hqCZ472kfRQ&__cft__[1]=AZW-bCcHN29_fd3jKV7Cz-wZuEmuA1-_sUcsMDTtmbriOJlatyWChNwdX2TD1XIOvtEDSuAG4QRB7RLMizaRNz-Y2nxlQeInZnl5EoXYCXRlBeQNDVHlQV8qCpIT6ToAo-fqwoW5fe1uOhNz_Rm2ijIr8GeCFI73ck1hqCZ472kfRQ&__tn__=%2CO%2CP-R]-R Nước búng= Eau croupissante Dictionarium latino-anamiticum, auctore J. L. Taberd. > ...“Búng” là từ được người Nam Bộ dùng rất lâu đời trong xác định địa hình tự nhiên. Trong quyển “Ðại Nam Quốc âm Tự vị” của tác giả Huình-Tịnh Paulus Của, ấn bản tại Sài Gòn từ năm 1896, đã có mục từ “Búng” với giảng nghĩa như sau: “Búng: Chỗ nước sâu làm ra một vùng” và dẫn chứng: “Nước búng: Nước trong chỗ búng”. - Công trình “Từ điển Phương ngữ Nam Bộ” do Nguyễn Văn Ái chủ biên (NXB TP Hồ Chí Minh, 1994) cũng có mục từ “Búng”, và giảng nghĩa rằng: “Búng, danh từ, đầm nước. Vô búng. Tát búng”. Về sau, tác giả Huỳnh Công Tín trong công trình “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ” (NXB Khoa học xã hội, 2007) giải nghĩa mục từ “Búng”: “Một đoạn sông, kênh phình ra và sâu, hoặc chỗ lõm sâu ở ngã ba sông, ngã tư kênh”. Ngoài ra, trong công trình này, tác giả Huỳnh Công Tín có thêm mục từ “Búng tàu”, với giảng nghĩa: “Chỗ nước rộng và sâu, ghe tàu thường neo đậu”. - Qua 3 giảng nghĩa mục từ, tạm cho đây là những định nghĩa về địa hình búng, các tác giả đều giống nhau ở nhận định: “Búng” là chỗ nước rộng và sâu. Riêng tác giả Huỳnh Công Tín có những diễn giải cụ thể hơn, góp phần phân biệt búng với các địa hình tương tự như xép, láng, lung... (nguồn Net) --- Phạm Hoài Nhân: Tự điển tiếng Việt Nam bộ của Bùi Thanh Kiên định nghĩa: >BÚNG: : (dt)-chỗ sâu, nước xoáy mạnh trong sông, nguy hiểm cho người hay tàu thuyền. - Vd: Ghe thuyền tới gần búng bị nước vận rút xuống đáy sông. E rằng định nghĩa này không chính xác, vì nhiều búng - như Búng Bình Thiên nói trên - nước đâu có xoáy mạnh. --- Cá Vàng: BÚNG: Nghĩa khá rộng. Theo Tabert 1773, nước búng là nước tù động hôi thối (eau croupissant); theo Hùinh Tịnh Paulus Của 1895, búng là chỗ nước sâu làm ra một vùng; theo Génibrel 1898, nước búng, chỗ búng là nước tù đọng, sâu (eau dormante, profonde); theo Nguyễn Văn Ái 1994, búng là đầm nước; theo Huỳnh Công Tín 2007, búng là một đoạn sông, kênh phình ra và sâu, hoặc chỗ lõm sâu ở ngã ba sông, ngã tư kênh. Về “Búng Bình Thiên”, trong GĐTTC 1820, Trịnh Hoài Đức gọi là “Bình Thiên Đãng”, và Phạm Hoàng Quân 2019 chú giải như sau: “Bình Thiên Đãng (平天蕩), tức bưng Bình Thiên Lớn (còn gọi là Búng Bình Thiên, Búng Lớn, Hồ Nước Trời), trên đất các xã Nhơn Hội, Khánh Bình, Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Chữ “đãng” [trong địa danh Bình Thiên Đãng] có nghĩa là “đầm nước rộng lớn”, do Trịnh Hoài Đức chuyển nghĩa từ chữ bưng [tiếng Khmer: bâng].” Như vậy, theo Phạm Hoàng Quân, từ nguyên của “búng” trong địa danh Búng Bình Thiên là “bưng”, tiếng Khmer là “bâng” (បឹង). Và có lẽ vì một trong các từ nguyên của búng là “bưng”, tiếng Khmer là “bâng” (បឹង) nên “Từ điển Phương ngữ Nam Bộ” do Nguyễn Văn Ái chủ biên (NXB TP Hồ Chí Minh, 1994) mới giảng Búng là đầm nước. Từ “BÂNG” (បឹង) trong tiếng Khmer thường được hiểu là vùng trũng thấp ngập nước tự nhiên, rộng lớn hơn ao, có hoặc không có kinh rạch dẫn nước vào ra... Còn từ BÚNG, tôi tạm cho là có 2 nghĩa: - Búng 1: là “bưng” (đầm nước), hoặc chỗ nước tù đọng... Từ nguyên có thể là “bâng” (បឹង) - Búng 2: là chỗ lõm sâu ở vàm sông, vàm rạch do nước xoáy tạo ra, hoặc nơi bờ sông bờ rạch bị lõm sâu và phình rộng cũng do nước xoáy tạo. Từ nguyên là gì? Tôi chưa biết. --- https://babel.hathitrust.org/cgi/pt?id=uc1.b000742998&seq=837&view=1up ![Dictionarium latino-anamiticum, auctore J. L. Taberd](https://i.imgur.com/zORevaF.jpg)
edited Oct 21 '23 lúc 5:26 pm

GIA ĐÌNH THÀNH THÔNG CHÍ
Trịnh Hoài Đức
Quyển II: SƠN XUYÊN CHÍ
[Chép về núi sông] (tiếp)
TRẤN VĨNH THANH

Sông Châu Đốc

Sông Châu Đốc (1) ở phía tây thượng lưu sông Hậu (2), rộng 70 tầm, sâu 9 tầm, cách trấn thành (của trấn Vĩnh Thanh) 327 dặm về phía Tây (3).

Thủ sở Châu Giang (4) ở bờ đông sông Hậu.

Đồn Châu Đốc (5) ở bờ phía tây sông Châu Đốc.

Thủ sở phủ Mật Luật (6) nước Cao Miên (7) ở bờ phía đông sông Châu Đốc. Sông Châu Đốc là cửa ải ở đầu biên giới (8) của trấn Vĩnh Thanh (9) và nước Cao Miên.

Đi lên phía bắc 25 dặm, ở phía tây sông Châu Đốc có sông Phong Cần Thăng (10). Sông Phong Cần Thằng đi về phía tây 68 dặm qua đường kênh đào cũ (11) của Cao Miên đến láng (bưng) bùn Ca Âm Náo Khẩu, chỉ mùa mưa mới đi được, còn mùa nắng thì khô cạn và bùn lầy, ở đây mọc nhiều lúa hoang (12), cỏ lùm (13) và sinh nhiều chim chóc (14).

Đi thêm 10 dặm, về phía tây sông Châu Đốc có sông Cam La Ngư (15) chảy vào chằm cùng.

Đi thêm 3 dặm, về phía đông sông Châu Đốc có kinh Lăng Lý (16), tục gọi là Tắc Trúc (17), lúc nước lụt có thể đi được vào bưng Bình Thiên (18); kênh này chảy ra sông Hậu (19).

Đi thêm 10 dặm là sông Lò Gò Ngư (20), đến đây thì đầm ao khắp nơi rồi cùng đường.

Ngoài cửa sông Châu Đốc theo dòng Hậu Giang chảy về nam, sông rộng 300 tầm, sâu 10 tầm, nước lớn ròng gì cũng ở mức ấy thôi, cách 6 dặm rưỡi đến sông Tham Lung (21), sông này rộng 6 tầm, sâu 10 thước ta, chảy vào đầm cùng.


Chú giải

  • (1) Châu Đốc Giang 朱篤江: sông Châu Đốc
  • (2) Hậu Giang 後江: sông Hậu (con sông ở phía sau)
  • (3) thủ sở của Trấn Vĩnh Thanh đặt tại dinh Long Hồ (Vĩnh Long)
    • Nguyên văn: 距鎮西三百二十七里 Cự trấn tây tam bách nhị thập thất lý
    • 距鎮西 dịch là: cự ly từ dinh trấn Vĩnh Thanh theo hướng tây tới sông Châu Đốc
    • Trấn Tây Thành 鎮西城: tên gọi một vùng đất dưới thời nhà Nguyễn, thành lập trong giai đoạn 1835 đến 1841. Ngày nay là vùng lãnh thổ thuộc Đông Nam Campuchia.
    • Tác phẩm Gia Định thành thông chí (嘉定城通志) được cho là dâng lên vua Minh Mạng năm 1820, trước khi Trấn Tây Thành ra đời.
  • (4) Châu Giang Thủ 朱江守: khu vực bên bờ đông sông Hậu, đối diện thành phố Châu Đốc ngày nay. Ban đầu Châu Giang là nơi đặt thủ sở Đạo Châu Đốc, sau này do bị sạt lở nên đồn thủ sở Châu Đốc dời sang bên bờ tây sông Hậu.
  • (5) Châu Đốc Đồn 朱篤屯: đồn Châu Đốc, nơi đóng quân
  • (6) Mật Luật 密律: tên một phủ ở nước Campuchia
    • Tiếng Khmer gọi Châu Đốc là មាត់ជ្រូក / Moăt Chruk / /Moat Chruk/ /Moat Chrouk/, có thể mang nghĩa là xứ Miệng Heo, xứ Cá Heo Kêu
    • Sông Châu Đốc, đoạn thuộc Campuchia, gọi là Prek Moat Chruk ព្រែកមាត់ជ្រូក, tức là sông Moat Chruk, sông Miệng Heo, sông Cá Heo Kêu (cá Nược)
    • Thủ sở phủ Mật Luật nằm bên bờ đông sông Châu Đốc trong lãnh thổ Campuchia. Rất có thể là khu vực gần Angkor Borei អង្គរបុរី ngày nay.
      • អង្គរ Angkor: thành thị, đô thị, thành phố
      • បុរី Borei : thành phố lớn, tỉnh lớn, xứ sở
  • (7) Cao Miên Quốc 高棉國: tên gọi nước Campuchia theo âm Hán Việt
  • (8) Quan đầu địa giới: cửa ải ở đầu biên giới
  • (9) Vĩnh Thanh Trấn 永淸鎮: tên một trấn thuộc Gia Định Thành, gần tương ứng với tỉnh An Giang và Vĩnh Long ngày nay.
  • (10) Phong Cần Thăng Giang 楓芹昇江: sông Phong Cần Thăng, phiên âm từ tiếng Khmer của Kampong Krasang ភូមិកំពង់ក្រសាំង
    • Kampong កំពង់ ( n ) [kɑmpʊəŋ]: bến sông, cảng
    • Cần Thăng ក្រសាំង Krasang /Kro xăng/ /Cà Xăng/ là một loại cây gỗ có gai, quả cỡ quả quýt, vỏ cứng, ăn được, vị chua.
    • Ngày nay, sông Cần Thăng ក្រសាំង Krasang thuộc xã cùng tên của Campuchia. Sông này có đi vào lãnh thổ Việt Nam tại khu vực ấp Dung Thăng (hoặc Bung Xăng) xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Khu vực đó cũng có một con rạch tên Ngọn Cả Hàng, có lẽ là một cách đọc khác của Ngọn Krasang?
    • Tác giả Trịnh Hoài Đức đã dùng chữ 楓 phong bộ mộc (cây phong), 芹 cần bộ thảo (rau cần) để chỉ nơi này. Ngoài ra, cây cần thăng cũng là một loại cây trồng làm cảnh khá phổ biến.
    • Còn theo Phạm Hoàng Quân:
      • Phong Cần Thăng giang (楓芹升江), tức sông Trà Keo [Tà Keo], dòng chảy xuyên biên giới Việt Nam – Campuchia, bản đồ VNCH 1964 ghi tên đoạn vàm sông bên Việt Nam là sông Trà Keo, ghi tên tiếng Khmer bên đất Campuchia là Stoeng Takev, vàm sông Trà Keo gặp sông Châu Đốc tại địa bàn xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
      • Dịch giả Phạm Hoàng Quân đã nhận định nhầm. Sông Takev là sông Cam La Ngư.
  • (11) Nguyên văn 旧涇路 cựu kinh lộ: đường kênh đào cũ
    • Bản dịch của Aubaret (1863) dịch rất sát với nguyên văn. Các ban dịch của Nguyễn Tạo, Lý Việt Dũng, Phạm Hoàng Quân đều bỏ mất chữ kinh cũ.
    • Chi tiết này rất quan trọng vì kinh cũ này có thể là những kinh đào có từ thời xa xưa. Thậm chí là những kinh đào thời văn hóa Phù Nam, Ốc Eo.
  • (12) Bài cốc 稗榖
    • Một thứ cỏ hoang giống như lúa, hơi đắng, có thể nấu cháo ăn được.
    • Cỏ kê
    • Tên một giống lúa, hạt rất nhỏ
  • (13) thảo mãng 草莽: cỏ mọc rậm, bụi cỏ
  • (14) yên 焉 chim Yên, một loài chim, lông màu vàng
    • 焉烏 yên ô: trông gà hóa cuốc (con quạ)
  • (15) Cam La Ngư Giang 甘羅魚江: sông Cam La Ngư, sông Cá Cam La
    • Theo Phạm Hoàng Quân:
      • Cam La Ngư giang (甘羅魚江), khoảng cách mô tả gần với rạch Trung Khoan, chi lưu phía tây sông Châu Đốc, trên địa bàn xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
    • Các bản đồ thời Pháp thuộc ghi sông này là là sông Cam Ha
    • Rạch Trung Khoan mà Phạm Hoàng Quân nói phía trên không phải là sông Cam La Ngư. Các bản đồ thời Pháp thuộc vẽ sông Cam Ha khá lớn, chảy hướng Tây Bắc - Đông Nam, và nó giao với sông Châu Đốc tạo thành ngã ba sông Vĩnh Hội Đông. Rạch Trung Khoan ngày nay ở gần mương số 6, ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
    • Ngày nay tại ngã 3 Đồn biên phòng xã Vĩnh Hội Đông, có một con sông đi theo hướng Tây Bắc vào Campuchia. Có lẽ đây chính là sông Cam La Ngư, Cam Ha. Chưa rõ tên gọi chính thức của sông này tại Campuchia là gì. Theo bản đồ của Nha địa dư Quốc gia (1965), sông này gọi là sông Trà Keo, tức sông Takéo តាកែវ, [taːkaew]
    • Chưa rõ nguồn gốc của Cam La Ngư, Cam Ha là gì?
      • Có phải Cam La 甘羅魚 là tên một loài cá?
      • Có mối liên hệ giữa Takéo តាកែវ, [taːkaew], Trà Keo với Cam La, Cam Ha hay không?
  • (16) Lăng Lý Kinh 鯪鯉徑: kênh Lăng Lý
  • (17) Tắt Trút [⺘悉] [卹虫] hoặc Tắc Trúc: có thể hiểu là một con rạch nhỏ, lối tắt tên con trút (con tê tê).
    • ???? https://zh.wiktionary.org/wiki/%F0%A2%B4%91
    • Tắc Trúc ngày nay là ấp Tắc Trúc, xã Nhơn Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang
    • Sông Bình Di ngày nay chính là kinh Lăng Lý, rạch Tắc Trúc khi xưa.
  • (18) Bình Thiên Đãng 平天蕩
    • Đãng 蕩: hồ nước cạn; vùng đầm lầy, vùng trũng cỏ
  • (19) kênh Tắc Trúc (Bình Di) ngày nay đi ngang Búng Bình Thiên thì có một con rạch nhỏ (cầu C3) ăn thông vào trong Búng, sau nó kênh Tắc Trác đi tiếp lên phía Đông Bắc và chảy ra sông Hậu. Kênh này không phải chảy ra sông Hậu qua ngã Búng Bình Thiên. Các bản dịch của Nguyễn Tạo, Lý Việt Dũng và Phạm Hoàng Quân đều ghi '...lúc nước lụt có thể đi qua sông rộng rãi Bình Thiên rồi ra Hậu Giang...' dễ gây hiểu nhầm.
    • Nguyên văn:
      • ... lạo thủy khả hành đạt Bình Thiên Đãng xuất Hậu Giang 潦水可行達平天蕩出後江
  • (20) Lò Gò Ngư Giang 爐區魚江: sông Lò Gò Ngư, Lò Khù Ngư, sông Cá Lò Gò
    • Theo Phạm Hoàng Quân thì sông này là Lopou, tức (sông) Prek Lopou:
      • Lô Khu Ngư giang (爐區魚江), Lô Khu Ngư là tên ký âm tiếng Khmer Lopou, tức (sông) Prek Lopou, thuộc địa phận Campuchia, đoạn trung lưu cách thành phố Châu Đốc khoảng 7 km về phía tây bắc. Hiệu khám, bản dịch NT 1972 phiên âm là “Lò-khù”; bản dịch VSH 1999 phiên âm là “Lò Gò Ngư”; bản dịch LVD 2006 phiên âm là “Lò Khù Ngư”.
      • Ở khu vực đó có បឹងព្រែកល្ពៅ (Boeung Praek Lpov) Bưng Rạch Lpov nằm ở phía tây bắc thành phố Châu Đốc https://maps.app.goo.gl/TicQc3ZXr6KFXEEc7
      • ល្ពៅ / lpɨw / loupou : cây bí ngô
      • Chưa rõ vì sao có chữ Ngư trong tên 爐區魚 Lò Khù Ngư của sông này. Bởi vì chữ Lò Khù (hay Lô Khu) là phiên âm của ល្ពៅ (lpɨw cây bí ngô)
    • Chữ 塸 Gò có dị thể là chữ 區 Khu nên có thể đọc là 爐區 là Lò Gò
      • Trong đoạn văn trên, đang nói đến chỗ rạch Tắc Trúc thì lại nói đi thêm 10 dặm (~5km) là đến sông Lò Gò Ngư. Mà Lò Gò là tên thông tục của Angkor Borei nên có thể ở đây tác giả Trịnh Hoài Đức muốn nói đến sông Angkor Borei អង្គរបូរី chứ không phải sông Lopou. Sông Lopou không ăn thông trực tiếp với sông Châu Đốc và lại nằm ở phía Tây Nam sông Cần Thăng và sông Takéo (Cam La Ngư).
      • Sông Châu Đốc khi đi ở lãnh thổ Campuchia thì được gọi là sông មាត់ជ្រូក Moat Chruk theo bản đồ VNCH (1965), ngày nay (2023) bản đồ Google Map gọi là Angkor Borei River.
      • Các bản dịch của Aubaret (1863) và VSH 1999 phiên âm là “Lò Gò Ngư”
      • https://hvdic.thivien.net/wnom/%E5%A1%B8
  • (21) Tham Lung Giang 參籠: sông Thơm Rơm, Tham Buôn, Tham Luông
    • Theo Phạm Hoàng Quân:
      • Tham Lung giang (参篭江), sông Tham Lung, nay gọi là rạch Tham Lung, vàm rạch cách bến đò Châu Giang khoảng 2 km về phía đông, trên địa bàn xã Lê Chánh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Bản đồ VNCH 1964 ghi là “Rạch Tham Trước” (?). HVNTDĐC 1806 (quyển 2) viết là “参篭瀝” (Tham Lung rạch).
    • Cũng có khả năng là sông Thơm Rơm ở xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
GIA ĐÌNH THÀNH THÔNG CHÍ Trịnh Hoài Đức Quyển II: SƠN XUYÊN CHÍ [Chép về núi sông] (tiếp) TRẤN VĨNH THANH ## Sông Châu Đốc Sông Châu Đốc (1) ở phía tây thượng lưu sông Hậu (2), rộng 70 tầm, sâu 9 tầm, cách trấn thành (của trấn Vĩnh Thanh) 327 dặm về phía Tây (3). Thủ sở Châu Giang (4) ở bờ đông sông Hậu. Đồn Châu Đốc (5) ở bờ phía tây sông Châu Đốc. Thủ sở phủ Mật Luật (6) nước Cao Miên (7) ở bờ phía đông sông Châu Đốc. Sông Châu Đốc là cửa ải ở đầu biên giới (8) của trấn Vĩnh Thanh (9) và nước Cao Miên. Đi lên phía bắc 25 dặm, ở phía tây sông Châu Đốc có sông Phong Cần Thăng (10). Sông Phong Cần Thằng đi về phía tây 68 dặm qua đường kênh đào cũ (11) của Cao Miên đến láng (bưng) bùn Ca Âm Náo Khẩu, chỉ mùa mưa mới đi được, còn mùa nắng thì khô cạn và bùn lầy, ở đây mọc nhiều lúa hoang (12), cỏ lùm (13) và sinh nhiều chim chóc (14). Đi thêm 10 dặm, về phía tây sông Châu Đốc có sông Cam La Ngư (15) chảy vào chằm cùng. Đi thêm 3 dặm, về phía đông sông Châu Đốc có kinh Lăng Lý (16), tục gọi là Tắc Trúc (17), lúc nước lụt có thể đi được vào bưng Bình Thiên (18); kênh này chảy ra sông Hậu (19). Đi thêm 10 dặm là sông Lò Gò Ngư (20), đến đây thì đầm ao khắp nơi rồi cùng đường. Ngoài cửa sông Châu Đốc theo dòng Hậu Giang chảy về nam, sông rộng 300 tầm, sâu 10 tầm, nước lớn ròng gì cũng ở mức ấy thôi, cách 6 dặm rưỡi đến sông Tham Lung (21), sông này rộng 6 tầm, sâu 10 thước ta, chảy vào đầm cùng. --- Chú giải - (1) Châu Đốc Giang 朱篤江: sông Châu Đốc - (2) Hậu Giang 後江: sông Hậu (con sông ở phía sau) - (3) thủ sở của Trấn Vĩnh Thanh đặt tại dinh Long Hồ (Vĩnh Long) - Nguyên văn: 距鎮西三百二十七里 Cự trấn tây tam bách nhị thập thất lý - 距鎮西 dịch là: cự ly từ dinh trấn Vĩnh Thanh theo hướng tây tới sông Châu Đốc - Trấn Tây Thành 鎮西城: tên gọi một vùng đất dưới thời nhà Nguyễn, thành lập trong giai đoạn 1835 đến 1841. Ngày nay là vùng lãnh thổ thuộc Đông Nam Campuchia. - Tác phẩm Gia Định thành thông chí (嘉定城通志) được cho là dâng lên vua Minh Mạng năm 1820, trước khi Trấn Tây Thành ra đời. - (4) Châu Giang Thủ 朱江守: khu vực bên bờ đông sông Hậu, đối diện thành phố Châu Đốc ngày nay. Ban đầu Châu Giang là nơi đặt thủ sở Đạo Châu Đốc, sau này do bị sạt lở nên đồn thủ sở Châu Đốc dời sang bên bờ tây sông Hậu. - (5) Châu Đốc Đồn 朱篤屯: đồn Châu Đốc, nơi đóng quân - (6) Mật Luật 密律: tên một phủ ở nước Campuchia - Tiếng Khmer gọi Châu Đốc là មាត់ជ្រូក / Moăt Chruk / /Moat Chruk/ /Moat Chrouk/, có thể mang nghĩa là xứ Miệng Heo, xứ Cá Heo Kêu - Sông Châu Đốc, đoạn thuộc Campuchia, gọi là Prek Moat Chruk ព្រែកមាត់ជ្រូក, tức là sông Moat Chruk, sông Miệng Heo, sông Cá Heo Kêu (cá Nược) - https://nguoianphu.com/topic/23/nguon-goc-mot-so-dia-danh-o-nam-bo-giai-thich-theo-tieng-khmer/5#post-143 - Thủ sở phủ Mật Luật nằm bên bờ đông sông Châu Đốc trong lãnh thổ Campuchia. Rất có thể là khu vực gần Angkor Borei អង្គរបុរី ngày nay. - អង្គរ Angkor: thành thị, đô thị, thành phố - បុរី Borei : thành phố lớn, tỉnh lớn, xứ sở - (7) Cao Miên Quốc 高棉國: tên gọi nước Campuchia theo âm Hán Việt - (8) Quan đầu địa giới: cửa ải ở đầu biên giới - (9) Vĩnh Thanh Trấn 永淸鎮: tên một trấn thuộc Gia Định Thành, gần tương ứng với tỉnh An Giang và Vĩnh Long ngày nay. - (10) Phong Cần Thăng Giang 楓芹昇江: sông Phong Cần Thăng, phiên âm từ tiếng Khmer của Kampong Krasang ភូមិកំពង់ក្រសាំង - Kampong កំពង់ ( n ) [kɑmpʊəŋ]: bến sông, cảng - Cần Thăng ក្រសាំង Krasang /Kro xăng/ /Cà Xăng/ là một loại cây gỗ có gai, quả cỡ quả quýt, vỏ cứng, ăn được, vị chua. - Ngày nay, sông Cần Thăng ក្រសាំង Krasang thuộc xã cùng tên của Campuchia. Sông này có đi vào lãnh thổ Việt Nam tại khu vực ấp Dung Thăng (hoặc Bung Xăng) xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Khu vực đó cũng có một con rạch tên Ngọn Cả Hàng, có lẽ là một cách đọc khác của Ngọn Krasang? - Tác giả Trịnh Hoài Đức đã dùng chữ 楓 phong bộ mộc (cây phong), 芹 cần bộ thảo (rau cần) để chỉ nơi này. Ngoài ra, cây cần thăng cũng là một loại cây trồng làm cảnh khá phổ biến. - Còn theo Phạm Hoàng Quân: - Phong Cần Thăng giang (楓芹升江), tức sông Trà Keo [Tà Keo], dòng chảy xuyên biên giới Việt Nam – Campuchia, bản đồ VNCH 1964 ghi tên đoạn vàm sông bên Việt Nam là sông Trà Keo, ghi tên tiếng Khmer bên đất Campuchia là Stoeng Takev, vàm sông Trà Keo gặp sông Châu Đốc tại địa bàn xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. - Dịch giả Phạm Hoàng Quân đã nhận định nhầm. Sông Takev là sông Cam La Ngư. - (11) Nguyên văn 旧涇路 cựu kinh lộ: đường kênh đào cũ - Bản dịch của Aubaret (1863) dịch rất sát với nguyên văn. Các ban dịch của Nguyễn Tạo, Lý Việt Dũng, Phạm Hoàng Quân đều bỏ mất chữ _kinh cũ_. - Chi tiết này rất quan trọng vì _kinh cũ_ này có thể là những kinh đào có từ thời xa xưa. Thậm chí là những kinh đào thời văn hóa Phù Nam, Ốc Eo. - (12) Bài cốc 稗榖 - Một thứ cỏ hoang giống như lúa, hơi đắng, có thể nấu cháo ăn được. - Cỏ kê - Tên một giống lúa, hạt rất nhỏ - (13) thảo mãng 草莽: cỏ mọc rậm, bụi cỏ - (14) yên 焉 chim Yên, một loài chim, lông màu vàng - 焉烏 yên ô: trông gà hóa cuốc (con quạ) - (15) Cam La Ngư Giang 甘羅魚江: sông Cam La Ngư, sông Cá Cam La - Theo Phạm Hoàng Quân: - Cam La Ngư giang (甘羅魚江), khoảng cách mô tả gần với rạch Trung Khoan, chi lưu phía tây sông Châu Đốc, trên địa bàn xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang. - Các bản đồ thời Pháp thuộc ghi sông này là là sông Cam Ha - https://nguoianphu.com/topic/82/huyen-an-phu-thoi-phap-thuoc/1#post-357 - https://nguoianphu.com/topic/82/huyen-an-phu-thoi-phap-thuoc/1#post-358 - https://nguoianphu.com/topic/82/huyen-an-phu-thoi-phap-thuoc/10#post-584 - Rạch Trung Khoan mà Phạm Hoàng Quân nói phía trên không phải là sông Cam La Ngư. Các bản đồ thời Pháp thuộc vẽ sông Cam Ha khá lớn, chảy hướng Tây Bắc - Đông Nam, và nó giao với sông Châu Đốc tạo thành ngã ba sông Vĩnh Hội Đông. Rạch Trung Khoan ngày nay ở gần mương số 6, ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang. - Ngày nay tại ngã 3 Đồn biên phòng xã Vĩnh Hội Đông, có một con sông đi theo hướng Tây Bắc vào Campuchia. Có lẽ đây chính là sông Cam La Ngư, Cam Ha. Chưa rõ tên gọi chính thức của sông này tại Campuchia là gì. Theo bản đồ của Nha địa dư Quốc gia (1965), sông này gọi là sông Trà Keo, tức sông Takéo តាកែវ, [taːkaew] - Chưa rõ nguồn gốc của Cam La Ngư, Cam Ha là gì? - Có phải Cam La 甘羅魚 là tên một loài cá? - Có mối liên hệ giữa Takéo តាកែវ, [taːkaew], Trà Keo với Cam La, Cam Ha hay không? - (16) Lăng Lý Kinh 鯪鯉徑: kênh Lăng Lý - “Lăng lý” 鯪鯉 tức là con “xuyên sơn giáp” 穿山甲, con tê tê. Còn viết là “long lí” 龍鯉. - https://hvdic.thivien.net/whv/鯪#pl2f6fcd845b - [⺘悉] trút: vảy con trút, con tê tê https://hvdic.thivien.net/wnom/%F0%A7%8A%90 - (17) Tắt Trút [⺘悉] [卹虫] hoặc Tắc Trúc: có thể hiểu là một con rạch nhỏ, lối tắt tên con trút (con tê tê). - ???? https://zh.wiktionary.org/wiki/%F0%A2%B4%91 - Tắc Trúc ngày nay là ấp Tắc Trúc, xã Nhơn Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang - Sông Bình Di ngày nay chính là kinh Lăng Lý, rạch Tắc Trúc khi xưa. - (18) Bình Thiên Đãng 平天蕩 - Đãng 蕩: hồ nước cạn; vùng đầm lầy, vùng trũng cỏ - https://baike.baidu.hk/item/%E8%95%A9/2491289 - 淺水湖 [shallow lake]。如:黃天蕩 - 積水長草的窪地 [marsh]。如:蘆葦蕩;蕩地;蘆花蕩;菱蕩 - (19) kênh Tắc Trúc (Bình Di) ngày nay đi ngang Búng Bình Thiên thì có một con rạch nhỏ (cầu C3) ăn thông vào trong Búng, sau nó kênh Tắc Trác đi tiếp lên phía Đông Bắc và chảy ra sông Hậu. Kênh này không phải chảy ra sông Hậu qua ngã Búng Bình Thiên. Các bản dịch của Nguyễn Tạo, Lý Việt Dũng và Phạm Hoàng Quân đều ghi '_...lúc nước lụt có thể đi qua sông rộng rãi Bình Thiên rồi ra Hậu Giang..._' dễ gây hiểu nhầm. - Nguyên văn: - ... lạo thủy khả hành đạt Bình Thiên Đãng xuất Hậu Giang 潦水可行達平天蕩出後江 - (20) Lò Gò Ngư Giang 爐區魚江: sông Lò Gò Ngư, Lò Khù Ngư, sông Cá Lò Gò - Theo Phạm Hoàng Quân thì sông này là Lopou, tức (sông) Prek Lopou: - Lô Khu Ngư giang (爐區魚江), Lô Khu Ngư là tên ký âm tiếng Khmer Lopou, tức (sông) Prek Lopou, thuộc địa phận Campuchia, đoạn trung lưu cách thành phố Châu Đốc khoảng 7 km về phía tây bắc. Hiệu khám, bản dịch NT 1972 phiên âm là “Lò-khù”; bản dịch VSH 1999 phiên âm là “Lò Gò Ngư”; bản dịch LVD 2006 phiên âm là “Lò Khù Ngư”. - Ở khu vực đó có បឹងព្រែកល្ពៅ (Boeung Praek Lpov) Bưng Rạch Lpov nằm ở phía tây bắc thành phố Châu Đốc https://maps.app.goo.gl/TicQc3ZXr6KFXEEc7 - ល្ពៅ / lpɨw / loupou : cây bí ngô - https://en.wiktionary.org/wiki/%E1%9E%9B%E1%9F%92%E1%9E%96%E1%9F%85 - Chưa rõ vì sao có chữ Ngư trong tên 爐區魚 Lò Khù Ngư của sông này. Bởi vì chữ Lò Khù (hay Lô Khu) là phiên âm của ល្ពៅ (lpɨw cây bí ngô) - Chữ 塸 Gò có dị thể là chữ 區 Khu nên có thể đọc là 爐區 là Lò Gò - Trong đoạn văn trên, đang nói đến chỗ rạch Tắc Trúc thì lại nói _đi thêm_ 10 dặm (~5km) là đến sông Lò Gò Ngư. Mà Lò Gò là tên thông tục của Angkor Borei nên có thể ở đây tác giả Trịnh Hoài Đức muốn nói đến sông Angkor Borei អង្គរបូរី chứ không phải sông Lopou. Sông Lopou không ăn thông trực tiếp với sông Châu Đốc và lại nằm ở phía Tây Nam sông Cần Thăng và sông Takéo (Cam La Ngư). - Sông Châu Đốc khi đi ở lãnh thổ Campuchia thì được gọi là sông មាត់ជ្រូក Moat Chruk theo bản đồ VNCH (1965), ngày nay (2023) bản đồ Google Map gọi là Angkor Borei River. - Các bản dịch của Aubaret (1863) và VSH 1999 phiên âm là “Lò Gò Ngư” - https://hvdic.thivien.net/wnom/%E5%A1%B8 - (21) Tham Lung Giang 參籠: sông Thơm Rơm, Tham Buôn, Tham Luông - Theo Phạm Hoàng Quân: - Tham Lung giang (参篭江), sông Tham Lung, nay gọi là rạch Tham Lung, vàm rạch cách bến đò Châu Giang khoảng 2 km về phía đông, trên địa bàn xã Lê Chánh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Bản đồ VNCH 1964 ghi là “Rạch Tham Trước” (?). HVNTDĐC 1806 (quyển 2) viết là “参篭瀝” (Tham Lung rạch). - Cũng có khả năng là sông Thơm Rơm ở xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. - https://maps.app.goo.gl/4JacrJYASpTyyvVe9
edited Oct 27 '23 lúc 8:41 am

Trịnh Hoài Đức (chữ Hán: 鄭懷德; 1765 - 1825).

Gia Định thành thông chí . 嘉定城通志

Trịnh Hoài Đức (chữ Hán: 鄭懷德; 1765 - 1825). Auteur du texte

https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b10093307r

Title : Trịnh Hoài Đức (chữ Hán: 鄭懷德; 1765 - 1825). Gia Định thành thông chí . 嘉定城通志
Author : Trịnh Hoài Đức (chữ Hán: 鄭懷德; 1765 - 1825). Auteur du texte
Publication date : 1801-1900
Relationship : http://archivesetmanuscrits.bnf.fr/ark:/12148/cc95731t
Type : manuscript
Language : vietnamien
Format : Papier. - . 2 fascicules. - in-4°. - Reliure. - .
Description : Numérisation effectuée à partir d'un document de substitution : R 28883.
Description : Géographie générale de la commanderie de Gia Định (嘉定). Restent 3 chapitres : 1- situation, 2-relief, 3-divisions territoriales. La partie économique manque.
Rights : Public domain
Identifier : ark:/12148/btv1b10093307r
Source : Bibliothèque nationale de France. Département des Manuscrits. Vietnamien A 74
Provenance : Bibliothèque nationale de France
Online date : 23/02/2020

Trịnh Hoài Đức (chữ Hán: 鄭懷德; 1765 - 1825). Gia Định thành thông chí . 嘉定城通志 Trịnh Hoài Đức (chữ Hán: 鄭懷德; 1765 - 1825). Auteur du texte https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b10093307r Title : Trịnh Hoài Đức (chữ Hán: 鄭懷德; 1765 - 1825). Gia Định thành thông chí . 嘉定城通志 Author : Trịnh Hoài Đức (chữ Hán: 鄭懷德; 1765 - 1825). Auteur du texte Publication date : 1801-1900 Relationship : http://archivesetmanuscrits.bnf.fr/ark:/12148/cc95731t Type : manuscript Language : vietnamien Format : Papier. - . 2 fascicules. - in-4°. - Reliure. - . Description : Numérisation effectuée à partir d'un document de substitution : R 28883. Description : Géographie générale de la commanderie de Gia Định (嘉定). Restent 3 chapitres : 1- situation, 2-relief, 3-divisions territoriales. La partie économique manque. Rights : Public domain Identifier : ark:/12148/btv1b10093307r Source : Bibliothèque nationale de France. Département des Manuscrits. Vietnamien A 74 Provenance : Bibliothèque nationale de France Online date : 23/02/2020
123
2.54k
10
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp