Trạng thái
Lịch Sử

Lịch sử huyện An Phú tỉnh An Giang

Tóm tắt các sự kiện liên quan tới An Phú theo thời gian. Sẽ bổ sung, chỉnh sửa lâu dài.

Cập nhật: 02/03/2018

Thời gian Sự kiện Thông tin Nguồn
Năm 1699 Vua Chân Lạp là Chey Chettha IV (Nak Ang Sor, Nặc Thu) chống lại chúa Nguyễn. Theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh tiến quân lên Chân Lạp. Đại Nam Thực Lục Tiền Biên
Năm 1700 Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đại thắng, theo sông Tiền trở về. Nguyễn Hữu Cảnh cho thuyền ghé lại thăm nom, khích lệ dân chúng. Ông mắc bệnh và qua đời ở cồn Cây Sao (Chợ Mới, An Giang). Đại Nam Thực Lục Tiền Biên
Năm 1757 Vua Chân Lạp là Nặc Tôn (Nak Ang Ton, Outey II) dâng đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cho thành lập 3 đạo: Tân Châu (nay thuộc Chợ Mới), Đông Khẩu (Sa Đéc), Châu Đốc; và cho tất cả trực thuộc dinh Long Hồ. An Phú xưa thuộc đạo Châu Đốc. Đại Nam nhất thống chí - Quốc sử quán nhà Nguyễn, Đại Nam Thực Lục Tiền Biên
Năm 1771 Quân Xiêm La do vua Taksin chỉ huy tiến đánh Hà Tiên, Châu Đốc. Tướng trấn thủ dinh Long Hồ là Tống Phước Hợp mang quân tiếp ứng họ Mạc (Thiên Tứ), kéo thẳng tới sông Châu Đốc để chống cự với quân Xiêm. Đại Nam Thực Lục Tiền Biên
Năm 1772 Quân chúa Nguyễn tiến công từ sông Tiền, sông Hậu lên Nam Vang. Chúa Nguyễn thu lại thành Nam Vang, La Bích. Đại Nam Thực Lục Tiền Biên
Năm 1783 Quân Tây Sơn đánh đuổi chúa Nguyễn Phúc Ánh, chiếm trọn đất Gia Định (bao gồm An Giang).
Năm 1783 Ông Dương Văn Hóa (sinh năm Quý Mão 1723) cùng đoàn người tộc họ Dương vào Nam lập nghiệp vào năm 1768. Sau khi đến cù lao Giêng, ông tách ra thành một nhánh riêng và tiếp tục tiến về phía Bắc rồi dừng chân ở cù lao Năng Gù năm 1783 và khai khẩn thôn Bình Lâm (thời thuộc Pháp đổi thành Bình Thủy đến nay). Ông Dương Văn Thới (sinh năm 1748, con trai út, thứ ba của ông Dương Văn Hóa), sau khi cùng cha đến cù lao Năng Gù, ông Dương Văn Thới lại tiếp tục lên đường tiến về phía Tây Bắc để tìm vùng đất mới, cuối cùng ông chọn lập nghiệp ở một vùng đất hoang hóa ven sông Hậu, gần biên giới Đại Việt - Chân Lạp, nay là xã Vĩnh Lộc. Ông Dương Văn Thới mất ngày 25 tháng Giêng năm Quý Tỵ 1833. Sau nầy con cháu họ Dương xã Vĩnh Lộc lập Dương tông từ phủ để thờ cúng. Tộc họ Dương với quá trình khẩn hoang ở An Giang
Năm 1784 Nguyễn Phúc Ánh dẫn quân Xiêm La chiếm Hà Tiên, An Giang, đóng đại bản danh ở Đông Khẩu (Sa Đéc).
Năm 1785 Tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ đánh thắng quân Xiêm La ở Rạch Gầm-Xoài Mút (Mỹ Tho), chiếm lại An Giang, Hà Tiên.
Năm 1787 Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại toàn bộ đất Gia Định, trong đó có An Giang.
Năm 1808 Vua Gia Long cho lập thành Gia Định, thống quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. An Phú xưa thuộc trấn Vĩnh Thanh Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu
Năm 1813 Thoại Ngọc Hầu đóng quân ở Nam Vang, bảo hộ Chân Lạp. Đại Nam Thực Lục
Năm 1816 Vua Gia Long sai trấn thủ Vĩnh Thanh là Lưu Phước Tường dời thủ đạo Châu Đốc từ Châu Giang sang phía bờ Tây sông Hậu (vị trí thành phố Châu Đốc ngày nay) Huy động 3.000 người từ 4 trấn ở Gia Định, 2.000 người Khmer từ Chân Lạp, 1.000 người từ miền Trà Ôn. Đại Nam Thực Lục
Năm 1817 Làm xong bảo (thành) Châu Đốc. Đại Nam Thực Lục
Năm 1818 Vua Gia Long sai trấn thủ Vĩnh Thanh gọi họp người Hoa, người Khmer, người Chăm đến ở, lập phố chợ và khai khẩn chỗ hoang ở xung quanh bảo Châu Đốc. Những cư dân này là một trong những nhóm tổ tiên của người Hoa, Chăm định cư ở An Phú ngày nay. Đại Nam Thực Lục
Năm 1819 Khởi công đào kênh Vĩnh Tế. Đại Nam Thực Lục
Năm 1824 Ông Nguyễn Văn Luật đứng đầu nhóm thợ săn khai phá làng Vĩnh Hội kế bên làng Vĩnh Ngươn. Sử thường nhắc tới việc cho phép tù nhân đi khẩn hoang. Chúng tôi gặp tài liệu về một hộ thợ săn, tập trung thợ săn thú rừng, gọi là “Thuộc Tỉnh Biệt Nạp Lạp Hộ” được hưởng quy chế của một làng, nhưng không có đất đai. Cầm đầu là Hộ trưởng tên Nguyễn Văn Luật, người ở kinh Vĩnh Tế, 55 tuổi. Hộ trưởng phải chịu trách nhiệm về thuế vụ cho 7 người do ông ta bảo lãnh, thuế đóng bằng ngà voi, 150 mỗi năm. Gia nhập hộ thợ săn, có mọt người quê ở Cái Thia (Định Tường), 1 người ở vùng Chợ Gạo (Định Tường), đặc biệt là 1 người quê ở Vĩnh Tế can tội đồng lõa ăn cướp, đang bị phát vãng (lưu đày) lên Trấn Tây (Cao Miên) để làm đồn điền binh. (Lịch sử khẩn hoang miền Nam - Sơn Nam) Huỳnh Long Phát - Bảo tàng An Giang
Năm 1825 Thoại Ngọc Hầu cho đắp con đường từ Châu Đốc lên Lò Gò - Sóc Vinh nối các làng với nhau rất tiện lợi trong việc đi lại cho nhân dân. Thị trấn Angkor Borei អង្គរបុរី ngày nay theo cách gọi của người Việt chính là Lò Gò, núi Angkor Borei cũng được gọi là núi Lò Gò. Thống chế Thoại Ngọc Hầu
Năm 1832 Minh Mạng đổi "Ngũ trấn" thành "Lục tỉnh" (Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên). An Phú thuộc vào phần đất của của phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Phủ Tuy Biên có 2 huyện là Đông Xuyên và Tây Xuyên. Huyện Tây Xuyên có 3 tổng Châu Phú, Định Phước, Định Thành. Phần lớn các xã hiện nay của An Phú thuộc tổng Châu Phú (các thôn: Khánh An, Nhơn Hội, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hội, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phước, Vĩnh Thành, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trường,...). Một số xã lại thuộc tổng An Lương huyện Đông Xuyên (các thôn: Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc,...) Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu, An Giang trên wikipedia, Huyện An Phú trong Địa bạ triều Nguyễn
Năm 1832 Xây đình thần Đa Phước bằng vật liệu đơn sơ Năm 1908 đình được xây cất lại như ngày nay. Ngày 12 tháng 2 năm 1999, di tích kiến trúc nghệ thuật: Đình Đa Phước - xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang được công nhận di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Địa chí An Giang, Quyết định Số: 05/1999/QĐ-BVHTT
Năm 1832 Năm sinh của ông Đạo Lập Phạm Thái Chung hiệu là La Hồng (1832 – 1891), quê tại Cồn Tiên làng Đa Phước, nay thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, là một trong 12 đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An. Ông Đạo Lập xây chùa Bồng Lai có tên thường gọi là chùa Bà Bài, nằm bên kia bờ kênh Vĩnh Tế, thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang
Năm 1833 Nhận lời cầu viện của Lê Văn Khôi, cuối năm này thủy quân Xiêm La kéo sang, bị Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Nguyễn Xuân, Trần Văn Năng, Phạm Văn Điển chặn đánh tan trên sông Vàm Nao.
Năm 1834 Đầu năm này, thủy quân Xiêm La theo ngã sông Tiền tiến xuống 2 lần, nhưng lần nào cũng bị chận đánh ở Cù Hu (tức vùng Chợ Thủ thuộc Chợ Mới, An Giang), cuối cùng phải tháo chạy về nước.
Năm 1836 Tỉnh An Giang lập xong địa bạ giao cho triều đình nhà Nguyễn. Các thôn xưa của An Phú thuộc 2 tổng An Lương (huyện Đông Xuyên) và Châu Phú (huyện Tây Xuyên) của phủ Tuy Biên. Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu
Năm 1840 Người dân ở Vĩnh Hậu xin lãnh thu và nộp thuế đoạn sông tránh ở sông Hậu. Cái đà [sông tránh] đó gọi là Vĩnh Hậu đà Đại Nam Thực Lục
Năm 1841 Lập bảo (đồn) Bình Di ở huyện Tây Xuyên Có 2 sở: đồn bên trái rộng 36 trượng, bên phải rộng 24 trượng. Có thể thuộc khu vực Long Bình ngày nay. Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221
Tháng 9 năm 1841 Vì thấy việc binh bị tốn kém, vua Thiệu Trị sai bỏ Trấn Tây thành, rút binh từ Campuchia về An Giang. Nhiều người Chăm ở Chân Lạp đã đi theo quân Đại Nam, rút về Châu Đốc. Họ cư trú dọc đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh An Giang . Tìm hiểu nguồn gốc người Chăm An Giang
Năm 1842 Quân Xiêm La lại sang tấn công Hà Tiên và vùng biên giới An Giang. Trong đó quân Xiêm có tấn công các đồn Đa Phước, Cần Thăng ở sông Hậu. Các tướng nhà Nguyễn là: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Lương Nhàn, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ được cử đến chống ngăn. Đại Nam Thực Lục
Năm 1844 Lập bảo (đồn) Cần Thăng ở huyện Tây Xuyên rộng 66 trượng. Ngày nay có thể thuộc khu vực Dung Thăng xã Vĩnh Hội Đông Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221
Năm 1845 Lập bảo (đồn) Bắc Nam ở huyện Tây Xuyên rộng 24 trượng. Ngày nay có thể thuộc khu vực Paknam của Campuchia Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221
Năm 1846 Lập bảo (đồn) Nhân Hội ở huyện Tây Xuyên rộng 38 trượng. Ngày nay có thể thuộc khu vực xã Nhơn Hội Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221
Năm 1851 Lập đồn kiểm soát dân qua lại biên giới tại 4 bảo Tàm Châu, Khánh An, Tiến An, Bình Di ở tỉnh An Giang. Vua Cao Miên là Nặc Đôn (Ang Duong) đòi dời 2 bảo Bình Di và Khánh An xuống phía dưới biên giới. Vua Tự Đức không cho. Đại Nam Thực Lục
Năm 1859 Nước Cao Miên có loạn. Hàng nghìn người Chăm từ Cao Miên sang An Giang tị nạn. Đại Nam Thực Lục
Năm 1861 Người Hoa từ Cao Miên sang đồn Bình Di tị nạn Đại Nam Thực Lục
Tóm tắt các sự kiện liên quan tới An Phú theo thời gian. Sẽ bổ sung, chỉnh sửa lâu dài. Cập nhật: **02/03/2018** Thời gian | Sự kiện | Thông tin | Nguồn --- | Năm 1699 | Vua Chân Lạp là Chey Chettha IV (Nak Ang Sor, Nặc Thu) chống lại chúa Nguyễn.| Theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh tiến quân lên Chân Lạp. | Đại Nam Thực Lục Tiền Biên Năm 1700 | Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đại thắng, theo sông Tiền trở về. | Nguyễn Hữu Cảnh cho thuyền ghé lại thăm nom, khích lệ dân chúng. Ông mắc bệnh và qua đời ở cồn Cây Sao (Chợ Mới, An Giang). | Đại Nam Thực Lục Tiền Biên **Năm 1757** | Vua Chân Lạp là [Nặc Tôn](https://vi.wikipedia.org/wiki/Outey_II) (Nak Ang Ton, Outey II) dâng đất [Tầm Phong Long](http://nguoianphu.com/topic/22/dia-danh-tam-phong-long/) cho chúa Nguyễn.| Chúa Nguyễn cho thành lập 3 đạo: Tân Châu (nay thuộc Chợ Mới), Đông Khẩu (Sa Đéc), Châu Đốc; và cho tất cả trực thuộc dinh Long Hồ. An Phú xưa thuộc đạo Châu Đốc. | Đại Nam nhất thống chí - Quốc sử quán nhà Nguyễn, Đại Nam Thực Lục Tiền Biên Năm 1771 | Quân Xiêm La do vua Taksin chỉ huy tiến đánh Hà Tiên, Châu Đốc. | Tướng trấn thủ dinh Long Hồ là Tống Phước Hợp mang quân tiếp ứng họ Mạc (Thiên Tứ), kéo thẳng tới sông Châu Đốc để chống cự với quân Xiêm. | Đại Nam Thực Lục Tiền Biên Năm 1772 | Quân chúa Nguyễn tiến công từ sông Tiền, sông Hậu lên Nam Vang.| Chúa Nguyễn thu lại thành Nam Vang, La Bích.| Đại Nam Thực Lục Tiền Biên Năm 1783 | Quân Tây Sơn đánh đuổi chúa Nguyễn Phúc Ánh, chiếm trọn đất Gia Định (bao gồm An Giang). | | Năm 1783 | Ông Dương Văn Hóa (sinh năm Quý Mão 1723) cùng đoàn người tộc họ Dương vào Nam lập nghiệp vào năm 1768. Sau khi đến cù lao Giêng, ông tách ra thành một nhánh riêng và tiếp tục tiến về phía Bắc rồi dừng chân ở cù lao Năng Gù năm 1783 và khai khẩn thôn Bình Lâm (thời thuộc Pháp đổi thành Bình Thủy đến nay). | Ông Dương Văn Thới (sinh năm 1748, con trai út, thứ ba của ông Dương Văn Hóa), sau khi cùng cha đến cù lao Năng Gù, ông Dương Văn Thới lại tiếp tục lên đường tiến về phía Tây Bắc để tìm vùng đất mới, cuối cùng ông chọn lập nghiệp ở một vùng đất hoang hóa ven sông Hậu, gần biên giới Đại Việt - Chân Lạp, nay là xã Vĩnh Lộc. Ông Dương Văn Thới mất ngày 25 tháng Giêng năm Quý Tỵ 1833. Sau nầy con cháu họ Dương xã Vĩnh Lộc lập Dương tông từ phủ để thờ cúng.| [Tộc họ Dương với quá trình khẩn hoang ở An Giang](https://nguoianphu.com/topic/111/phu-tho-ho-duong-o-xa-vinh-loc-huyen-an-phu-tinh-an-giang) Năm 1784 | Nguyễn Phúc Ánh dẫn quân Xiêm La chiếm Hà Tiên, An Giang, đóng đại bản danh ở Đông Khẩu (Sa Đéc). | | Năm 1785 | Tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ đánh thắng quân Xiêm La ở Rạch Gầm-Xoài Mút (Mỹ Tho), chiếm lại An Giang, Hà Tiên. | | Năm 1787 | Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại toàn bộ đất Gia Định, trong đó có An Giang. | | Năm 1808 | Vua Gia Long cho lập thành Gia Định, thống quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên.| An Phú xưa thuộc trấn Vĩnh Thanh| Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu Năm 1813 | Thoại Ngọc Hầu đóng quân ở Nam Vang, bảo hộ Chân Lạp. | | Đại Nam Thực Lục Năm 1816 | Vua Gia Long sai trấn thủ Vĩnh Thanh là Lưu Phước Tường dời thủ đạo Châu Đốc từ Châu Giang sang phía bờ Tây sông Hậu (vị trí thành phố Châu Đốc ngày nay) | Huy động 3.000 người từ 4 trấn ở Gia Định, 2.000 người Khmer từ Chân Lạp, 1.000 người từ miền Trà Ôn. | Đại Nam Thực Lục Năm 1817 | Làm xong bảo (thành) Châu Đốc. | | Đại Nam Thực Lục Năm 1818 | Vua Gia Long sai trấn thủ Vĩnh Thanh gọi họp người Hoa, người Khmer, người Chăm đến ở, lập phố chợ và khai khẩn chỗ hoang ở xung quanh bảo Châu Đốc. | Những cư dân này là một trong những nhóm tổ tiên của người Hoa, Chăm định cư ở An Phú ngày nay. | Đại Nam Thực Lục Năm 1819 | Khởi công đào kênh Vĩnh Tế. | | Đại Nam Thực Lục Năm 1824 | Ông Nguyễn Văn Luật đứng đầu nhóm thợ săn khai phá làng Vĩnh Hội kế bên làng Vĩnh Ngươn. | Sử thường nhắc tới việc cho phép tù nhân đi khẩn hoang. Chúng tôi gặp tài liệu về một hộ thợ săn, tập trung thợ săn thú rừng, gọi là “Thuộc Tỉnh Biệt Nạp Lạp Hộ” được hưởng quy chế của một làng, nhưng không có đất đai. Cầm đầu là Hộ trưởng tên Nguyễn Văn Luật, người ở kinh Vĩnh Tế, 55 tuổi. Hộ trưởng phải chịu trách nhiệm về thuế vụ cho 7 người do ông ta bảo lãnh, thuế đóng bằng ngà voi, 150 mỗi năm. Gia nhập hộ thợ săn, có mọt người quê ở Cái Thia (Định Tường), 1 người ở vùng Chợ Gạo (Định Tường), đặc biệt là 1 người quê ở Vĩnh Tế can tội đồng lõa ăn cướp, đang bị phát vãng (lưu đày) lên Trấn Tây (Cao Miên) để làm đồn điền binh. (*Lịch sử khẩn hoang miền Nam - Sơn Nam*)| Huỳnh Long Phát - Bảo tàng An Giang Năm 1825 | Thoại Ngọc Hầu cho đắp con đường từ Châu Đốc lên Lò Gò - Sóc Vinh nối các làng với nhau rất tiện lợi trong việc đi lại cho nhân dân. | Thị trấn Angkor Borei អង្គរបុរី ngày nay theo cách gọi của người Việt chính là Lò Gò, núi Angkor Borei cũng được gọi là núi Lò Gò.| [Thống chế Thoại Ngọc Hầu](http://sontra.danang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc?articleId=52511) Năm 1832| Minh Mạng đổi "Ngũ trấn" thành "Lục tỉnh" (Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên). An Phú thuộc vào phần đất của của phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Phủ Tuy Biên có 2 huyện là Đông Xuyên và Tây Xuyên.|Huyện Tây Xuyên có 3 tổng Châu Phú, Định Phước, Định Thành. Phần lớn các xã hiện nay của An Phú thuộc tổng Châu Phú (các thôn: Khánh An, Nhơn Hội, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hội, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phước, Vĩnh Thành, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trường,...). Một số xã lại thuộc tổng An Lương huyện Đông Xuyên (các thôn: Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc,...) | Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu, [An Giang trên wikipedia](http://vi.wikipedia.org/wiki/An_Giang), [Huyện An Phú trong Địa bạ triều Nguyễn](http://nguoianphu.com/topic/13/huyen-an-phu-trong-dia-ba-trieu-nguyen) Năm 1832 | Xây đình thần Đa Phước bằng vật liệu đơn sơ | Năm 1908 đình được xây cất lại như ngày nay. Ngày 12 tháng 2 năm 1999, di tích kiến trúc nghệ thuật: Đình Đa Phước - xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang được công nhận di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.| Địa chí An Giang, [Quyết định Số: 05/1999/QĐ-BVHTT](http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-05-1999-QD-BVHTT-cong-nhan-di-tich-178325.aspx) Năm 1832 | Năm sinh của ông Đạo Lập Phạm Thái Chung hiệu là La Hồng (1832 – 1891), quê tại Cồn Tiên làng Đa Phước, nay thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, là một trong 12 đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An. | Ông Đạo Lập xây chùa Bồng Lai có tên thường gọi là chùa Bà Bài, nằm bên kia bờ kênh Vĩnh Tế, thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang| Năm 1833 | Nhận lời cầu viện của Lê Văn Khôi, cuối năm này thủy quân Xiêm La kéo sang, bị Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Nguyễn Xuân, Trần Văn Năng, Phạm Văn Điển chặn đánh tan trên sông Vàm Nao. | | Năm 1834 | Đầu năm này, thủy quân Xiêm La theo ngã sông Tiền tiến xuống 2 lần, nhưng lần nào cũng bị chận đánh ở Cù Hu (tức vùng Chợ Thủ thuộc Chợ Mới, An Giang), cuối cùng phải tháo chạy về nước. | | Năm 1836 | Tỉnh An Giang lập xong địa bạ giao cho triều đình nhà Nguyễn.| Các thôn xưa của An Phú thuộc 2 tổng An Lương (huyện Đông Xuyên) và Châu Phú (huyện Tây Xuyên) của phủ Tuy Biên.| Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu Năm 1840 | Người dân ở Vĩnh Hậu xin lãnh thu và nộp thuế đoạn sông tránh ở sông Hậu. | Cái đà [sông tránh] đó gọi là Vĩnh Hậu đà| [Đại Nam Thực Lục](http://nguoianphu.com/topic/57/huyen-an-phu-trong-sach-lich-su-dai-nam-thuc-luc/1#post-281) Năm 1841 | Lập bảo (đồn) Bình Di ở huyện Tây Xuyên | Có 2 sở: đồn bên trái rộng 36 trượng, bên phải rộng 24 trượng. Có thể thuộc khu vực Long Bình ngày nay. | Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221 Tháng 9 năm 1841 | Vì thấy việc binh bị tốn kém, vua Thiệu Trị sai bỏ Trấn Tây thành, rút binh từ Campuchia về An Giang.| Nhiều người Chăm ở Chân Lạp đã đi theo quân Đại Nam, rút về Châu Đốc. Họ cư trú dọc đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh An Giang . | [Tìm hiểu nguồn gốc người Chăm An Giang](http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=302&id=158764) Năm 1842 | Quân Xiêm La lại sang tấn công Hà Tiên và vùng biên giới An Giang. Trong đó quân Xiêm có tấn công các đồn Đa Phước, Cần Thăng ở sông Hậu. | Các tướng nhà Nguyễn là: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Lương Nhàn, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ được cử đến chống ngăn. | [Đại Nam Thực Lục](http://nguoianphu.com/topic/57/huyen-an-phu-trong-sach-lich-su-dai-nam-thuc-luc/1#post-282) Năm 1844 | Lập bảo (đồn) Cần Thăng ở huyện Tây Xuyên rộng 66 trượng. | Ngày nay có thể thuộc khu vực Dung Thăng xã Vĩnh Hội Đông | Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221 Năm 1845 | Lập bảo (đồn) Bắc Nam ở huyện Tây Xuyên rộng 24 trượng. | Ngày nay có thể thuộc khu vực Paknam của Campuchia | Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221 Năm 1846 | Lập bảo (đồn) Nhân Hội ở huyện Tây Xuyên rộng 38 trượng. | Ngày nay có thể thuộc khu vực xã Nhơn Hội | Đại Nam nhất thống chí - tập 5 - trang 221 Năm 1851 | Lập đồn kiểm soát dân qua lại biên giới tại 4 bảo Tàm Châu, Khánh An, Tiến An, Bình Di ở tỉnh An Giang. | Vua Cao Miên là Nặc Đôn (Ang Duong) đòi dời 2 bảo Bình Di và Khánh An xuống phía dưới biên giới. Vua Tự Đức không cho. | [Đại Nam Thực Lục](http://nguoianphu.com/topic/57/huyen-an-phu-trong-sach-lich-su-dai-nam-thuc-luc/1#post-283) Năm 1859 | Nước Cao Miên có loạn. Hàng nghìn người Chăm từ Cao Miên sang An Giang tị nạn. | | [Đại Nam Thực Lục](http://nguoianphu.com/topic/57/huyen-an-phu-trong-sach-lich-su-dai-nam-thuc-luc/1#post-283) Năm 1861 | Người Hoa từ Cao Miên sang đồn Bình Di tị nạn | | Đại Nam Thực Lục
edited Oct 30 '19 lúc 10:46 am

Lịch sử huyện An Phú tỉnh An Giang

Từ 1858 - 1945

Thời gian Sự kiện Thông tin Nguồn
22-6-1867 Pháp đem quân đánh chiếm Châu Đốc Năm 1882 thực dân Pháp xây dựng thành PC (Poste de Central) trên vị trí thành Châu Đốc cũ (nay là ban chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh An Giang, kế bên trường Thủ Khoa Nghĩa) BIÊN NIÊN LỊCH SỬ AN GIANG THỜI KỲ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN VÀ KHAI PHÁ ĐẤT AN GIANG CỦA NHÀ NGUYỄN (1700-1867)
Năm 1872 Ngày rằm tháng Giêng năm Nhâm Thân (1872), Đức Bổn Sư Ngô Lợi cho hợp ghe thuyền của tín đồ đi đến Cù lao Ba (nay là xã Vĩnh Trường, huyện An Phú), xây cất chùa, rồi lấy đó làm cơ sở truyền đạo. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ra đời tháng 5 năm 1867, do ông Ngô Lợi sáng lập. Ông sinh tại Mỏ Cày - Bến Tre, là sỹ phu Cần Vương, tham gia khởi nghĩa ở vùng Mỹ Tho - Tiền Giang, bị giặc truy nã, ông chạy vào vùng Thất Sơn - An Giang ẩn thân. Địa chí An Giang
Năm 1870-1873 Pháp và Cam Bốt phân định lại biên giới Nam Kỳ. Pháp cắt một số làng ven biên giới thuộc tổng An Lương và Châu Phú giao cho Cam-Bốt quản lý (Bắc Nam, Lý Nhơn,...) International Boundary Study - Cambodia – Vietnam Boundary; Thỏa ước về việc xác định dứt điểm đường biên giới giữa Vương quốc Campuchia và xứ Nam kỳ thuộc Pháp 1873
Năm 1876 Pháp lập ra 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac (Hậu Giang) Trong khu vực Bassac có hạt Châu Đốc. Hạt Châu Đốc gồm 10 tổng. Địa bàn An Phú ngày nay thuộc hai tổng Châu Phú và An Lương. Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu
Tháng 11-1879 Xảy ra một vụ cướp tại làng Vĩnh Khánh (nay thuộc xã Khánh An) Chánh quyền Pháp xử phạt Hội tề ba làng Vĩnh Khánh, Khánh An và Khánh Bình vì liên quan tới vụ cướp QUYẾT ĐỊNH xử phạt Hội tề các làng Khánh An, Khánh Bình và Vĩnh Khánh, hạt Châu Đốc
Năm 1889 Pháp bắt đầu sử dụng các danh xưng tỉnh, quận, tổng, xã cho các đơn vị hành chính ở Nam Kỳ Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu
Năm 1904 Ngày 1 tháng 5, xảy ra trận bão lụt năm Thìn (năm Thìn bão lụt) An Giang và nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đều bị thiệt hại nặng.
Năm 1904 Ngày 03 tháng 11 năm 1904, Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ quyết định thành lập một tổng mới tên An Phú thuộc tỉnh Châu Đốc. Tổng An Phú thành lập từ 15 làng tách ra từ hai tổng Châu Phú và An Lương, diện tích toàn tổng là 17.071 héc-ta. Các làng gồm: (từ tổng Châu Phú) Khanh-an, Khanh-binh, Sabâu, Kacôi, Nhon-hoi, Vinh-Khanh, Khanh-hoi và Kacôki; (từ tổng An Lương) Dong-duc, Phu-huu, Vinh-Loc, Vinh-hau, Vinh-phong, Chau-giang và Phum-xoai. Biên bản thành lập Tổng An Phú, Tỉnh Châu Đốc ngày 03 tháng 11 năm 1904; Procès-verbaux du Conseil colonial : session... / Cochinchine française
Năm 1911 Một bản báo cáo của viện Pasteur cho biết, 87 người dân ở Phước Hưng bị chết do bệnh dịch hạch thể phổi (Pneumonic plague) BOTREAU-ROUSSEL. — Rapport sur l'épidémie de peste pulmonaire de Phuoc-Hung (province de Chaudoc)
Năm 1917 Tỉnh Châu Đốc gồm các quận Châu Thành, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên. Địa bàn An Phú thuộc 2 tổng An Phú và Châu Phú của quận Châu Thành. Quận Châu Thành gồm 3 tổng An Lương, An Phú, Châu Phú. Tổng An Phú có 15 xã: Kacoki, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hữu, Vĩnh Hậu, Vĩnh Khánh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phong, Châu Giang, Đồng Đức, Kacôi, Khánh Hội, Phũm Xoài, Làng Hậu. Tổng Châu Phú có 12 xã: Châu Phú, Đa Phước, Hà Bao, Mỹ Đức, Phú Hội, Phước Hưng, Vĩnh Hội, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Ngươn, Vĩnh tế, Vĩnh Trường, Lama. Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu
13/08/1925 Pháp thay đổi hành chính một số làng ở khu vực Châu Phú. Hợp nhất làng Vĩnh Hội và Vĩnh Ngươn thành Vĩnh Hội, hợp nhất làng Khánh Bình và Vĩnh Khánh thành Khánh Bình. Đông Dương pháp chế toàn tập - Recueil général de la législation et de la réglementation de l'Indochine, Tập Pt.2: Arrêtés trang 4425
22/02/1926 Pháp thay đổi địa giới tỉnh Châu Đốc: thay đổi giới hạn tổng An Phú và Châu Phú Đổi các làng Vĩnh Hậu, Vĩnh Phong, Châu Giang từ tổng An Phú sang tổng Châu Phú. Đổi các làng Phước Hưng, Vĩnh Hội Đông, Phú Hội từ tổng Châu Phú sang tổng An Phú. Hợp nhất làng Đồng Đức và làng Ka-cô-ki thành xã Đồng Cô Ki. Hợp nhất làng Ka-loi, làng Khánh Hội, làng Shau thành xã Tam Hội. Đổi làng La-ma thành Hà Bao. Đông Dương pháp chế toàn tập - Recueil général de la législation et de la réglementation de l'Indochine - Supplément de 1926-1927 trang 151-152
08/05/1928 Pháp lập thêm một số xã mới ở Nam Kỳ. Trong tỉnh Châu Đốc có các xã sau thuộc địa bàn An Phú ngày nay. Tổng An Phú: xã Vĩnh Lộc, xã Phú Hữu, Phum Soài, Phước Hưng, Vĩnh Hội Đông. Tổng Châu Phú: xã Châu Phú, Mỹ Đức, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hội, Vĩnh Phong, Vĩnh Tế, xã Hà Bao. Đông Dương pháp chế toàn tập -Recueil général de la législation et de la réglementation de l'Indochine, Volume Pt.1Pt.2Pt.3, 1931 trang 783-785
Năm 1930 An Phú nằm trong tỉnh Châu Đốc Tổng An Phú: Đồng Cô Ki, Tân Hội, Khánh An, Khánh Bình, Khánh Hội, Phú Hữu, Phum Soài, Vĩnh Lộc, Phước Hưng, Vĩnh Lợi, Phú Lợi. Tổng Châu Phú: Châu Phú, Đa Phước, Hà Bao, Mỹ Đức, Châu Giang, Vĩnh Phong, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Tế, Vĩnh Trường, Vĩnh Hậu Thời sự cẩm nang, 1930
Năm 1936 Pháp thay đổi sự phân chia ruộng đất ở một số làng thuộc tỉnh Châu Đốc Đất ruộng công điền và công thổ ở các làng Tam Hội và Khánh An bị phân chia lại Procès-verbaux du Conseil colonial : session... / Cochinchine française 1936
Tháng 7-1942 Cù lao Koh-Koki (Khánh Hòa) thuộc Khum (xã) Prek Chrey, Srok (quận) Koh Thom, Khet (tỉnh) Kandal (nước Cambodia) được trả lại cho xã Khánh An, tỉnh Châu Đốc (Nam Kỳ) Làng Benghi (Bình Di) và dải đất rộng 200m dài 2.5km giữa Benghi và cua (gốc khủy tay) Benghi thuộc xã Khánh Bình, tỉnh Châu Đốc (Nam Kỳ) được trả lại cho nước Cambodia. Phần đất trả lại còn bao gồm các lô đất 1 và 2 thuộc địa dư làng Khánh Vĩnh Nghị định kí ngày 26/07/1942 bởi toàn quyền Đông Dương Jean Decoux về biên giới Nam Kỳ và Cambodia; Tài liệu International Boundary Study No. 155 – March, 1976 Cambodia – Vietnam Boundary
## Lịch sử huyện An Phú tỉnh An Giang ## Từ 1858 - 1945 Thời gian | Sự kiện | Thông tin | Nguồn --- | 22-6-1867 | Pháp đem quân đánh chiếm Châu Đốc | Năm 1882 thực dân Pháp xây dựng thành PC (Poste de Central) trên vị trí thành Châu Đốc cũ (nay là ban chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh An Giang, kế bên trường Thủ Khoa Nghĩa)| [BIÊN NIÊN LỊCH SỬ AN GIANG THỜI KỲ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN VÀ KHAI PHÁ ĐẤT AN GIANG CỦA NHÀ NGUYỄN (1700-1867)](http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=263&ncm=25&cm=82) Năm 1872 | Ngày rằm tháng Giêng năm Nhâm Thân (1872), Đức Bổn Sư Ngô Lợi cho hợp ghe thuyền của tín đồ đi đến Cù lao Ba (nay là xã Vĩnh Trường, huyện An Phú), xây cất chùa, rồi lấy đó làm cơ sở truyền đạo.| Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ra đời tháng 5 năm 1867, do ông Ngô Lợi sáng lập. Ông sinh tại Mỏ Cày - Bến Tre, là sỹ phu Cần Vương, tham gia khởi nghĩa ở vùng Mỹ Tho - Tiền Giang, bị giặc truy nã, ông chạy vào vùng Thất Sơn - An Giang ẩn thân. | Địa chí An Giang Năm 1870-1873 | Pháp và Cam Bốt phân định lại biên giới Nam Kỳ. | Pháp cắt một số làng ven biên giới thuộc tổng An Lương và Châu Phú giao cho Cam-Bốt quản lý (Bắc Nam, Lý Nhơn,...)| [International Boundary Study - Cambodia – Vietnam Boundary](https://nguoianphu.com/topic/86/international-boundary-study-cambodia-vietnam-boundary); [Thỏa ước về việc xác định dứt điểm đường biên giới giữa Vương quốc Campuchia và xứ Nam kỳ thuộc Pháp 1873](https://nguoianphu.com/topic/82/huyen-an-phu-thoi-phap-thuoc/9#post-413) Năm 1876| Pháp lập ra 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac (Hậu Giang)| Trong khu vực Bassac có hạt Châu Đốc. Hạt Châu Đốc gồm 10 tổng. Địa bàn An Phú ngày nay thuộc hai tổng Châu Phú và An Lương. | Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu Tháng 11-1879| Xảy ra một vụ cướp tại làng Vĩnh Khánh (nay thuộc xã Khánh An)| Chánh quyền Pháp xử phạt Hội tề ba làng Vĩnh Khánh, Khánh An và Khánh Bình vì liên quan tới vụ cướp | [QUYẾT ĐỊNH xử phạt Hội tề các làng Khánh An, Khánh Bình và Vĩnh Khánh, hạt Châu Đốc](https://nguoianphu.com/topic/82/huyen-an-phu-thoi-phap-thuoc/post-490#post-490) Năm 1889| | Pháp bắt đầu sử dụng các danh xưng tỉnh, quận, tổng, xã cho các đơn vị hành chính ở Nam Kỳ| Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu Năm 1904 | Ngày 1 tháng 5, xảy ra trận bão lụt năm Thìn (năm Thìn bão lụt)| An Giang và nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đều bị thiệt hại nặng. | Năm 1904 | **Ngày 03 tháng 11 năm 1904**, Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ quyết định thành lập một tổng mới tên An Phú thuộc tỉnh Châu Đốc. | **Tổng An Phú ** thành lập từ 15 làng tách ra từ hai tổng Châu Phú và An Lương, diện tích toàn tổng là 17.071 héc-ta. Các làng gồm: (từ tổng Châu Phú) Khanh-an, Khanh-binh, Sabâu, Kacôi, Nhon-hoi, Vinh-Khanh, Khanh-hoi và Kacôki; (từ tổng An Lương) Dong-duc, Phu-huu, Vinh-Loc, Vinh-hau, Vinh-phong, Chau-giang và Phum-xoai. | [Biên bản thành lập Tổng An Phú, Tỉnh Châu Đốc ngày 03 tháng 11 năm 1904](https://nguoianphu.com/topic/85/bien-ban-thanh-lap-tong-an-phu-tinh-chau-doc-ngay-03-thang-11-nam-1904); Procès-verbaux du Conseil colonial : session... / Cochinchine française Năm 1911 | Một bản báo cáo của viện Pasteur cho biết, 87 người dân ở Phước Hưng bị chết do bệnh dịch hạch thể phổi (Pneumonic plague)| | [BOTREAU-ROUSSEL. — Rapport sur l'épidémie de peste pulmonaire de Phuoc-Hung (province de Chaudoc)](https://nguoianphu.com/topic/82/huyen-an-phu-thoi-phap-thuoc/9#post-485) Năm 1917 | Tỉnh Châu Đốc gồm các quận Châu Thành, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên. Địa bàn An Phú thuộc 2 tổng An Phú và Châu Phú của quận Châu Thành. | Quận Châu Thành gồm 3 tổng An Lương, An Phú, Châu Phú. **Tổng An Phú** có 15 xã: Kacoki, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hữu, Vĩnh Hậu, Vĩnh Khánh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phong, Châu Giang, Đồng Đức, Kacôi, Khánh Hội, Phũm Xoài, Làng Hậu.** Tổng Châu Phú** có 12 xã: Châu Phú, Đa Phước, Hà Bao, Mỹ Đức, Phú Hội, Phước Hưng, Vĩnh Hội, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Ngươn, Vĩnh tế, Vĩnh Trường, Lama.| Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: An Giang - Nguyễn Đình Đầu 13/08/1925 | Pháp thay đổi hành chính một số làng ở khu vực Châu Phú. | Hợp nhất làng Vĩnh Hội và Vĩnh Ngươn thành Vĩnh Hội, hợp nhất làng Khánh Bình và Vĩnh Khánh thành Khánh Bình.| [Đông Dương pháp chế toàn tập - Recueil général de la législation et de la réglementation de l'Indochine, Tập Pt.2: Arrêtés](http://sach.nlv.gov.vn/sach/cgi-bin/sach?a=d&d=BVkxKtgwg1928.1.1167) trang 4425 22/02/1926 | Pháp thay đổi địa giới tỉnh Châu Đốc: thay đổi giới hạn tổng An Phú và Châu Phú | Đổi các làng Vĩnh Hậu, Vĩnh Phong, Châu Giang từ tổng An Phú sang tổng Châu Phú. Đổi các làng Phước Hưng, Vĩnh Hội Đông, Phú Hội từ tổng Châu Phú sang tổng An Phú. Hợp nhất làng Đồng Đức và làng Ka-cô-ki thành xã Đồng Cô Ki. Hợp nhất làng Ka-loi, làng Khánh Hội, làng Shau thành xã Tam Hội. Đổi làng La-ma thành Hà Bao. | [ Đông Dương pháp chế toàn tập - Recueil général de la législation et de la réglementation de l'Indochine - Supplément de 1926-1927](http://sach.nlv.gov.vn/sach/cgi-bin/sach?a=d&d=BVkxKthBk1931.1.155) trang 151-152 08/05/1928 | Pháp lập thêm một số xã mới ở Nam Kỳ. Trong tỉnh Châu Đốc có các xã sau thuộc địa bàn An Phú ngày nay.| Tổng An Phú: xã Vĩnh Lộc, xã Phú Hữu, Phum Soài, Phước Hưng, Vĩnh Hội Đông. Tổng Châu Phú: xã Châu Phú, Mỹ Đức, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hội, Vĩnh Phong, Vĩnh Tế, xã Hà Bao.| [Đông Dương pháp chế toàn tập -Recueil général de la législation et de la réglementation de l'Indochine, Volume Pt.1Pt.2Pt.3, 1931](http://sach.nlv.gov.vn/sach/cgi-bin/sach?a=d&d=NGAInCBHQq1931.1.784) trang 783-785 Năm 1930 | An Phú nằm trong tỉnh Châu Đốc| **Tổng An Phú**: Đồng Cô Ki, Tân Hội, Khánh An, Khánh Bình, Khánh Hội, Phú Hữu, Phum Soài, Vĩnh Lộc, Phước Hưng, Vĩnh Lợi, Phú Lợi. **Tổng Châu Phú**: Châu Phú, Đa Phước, Hà Bao, Mỹ Đức, Châu Giang, Vĩnh Phong, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Tế, Vĩnh Trường, Vĩnh Hậu | [Thời sự cẩm nang, 1930](http://sach.nlv.gov.vn/sach/cgi-bin/sach?a=d&d=kEjhI1930.1.450&e=-------vi-20--1--img-txIN-------#) Năm 1936 | Pháp thay đổi sự phân chia ruộng đất ở một số làng thuộc tỉnh Châu Đốc | Đất ruộng công điền và công thổ ở các làng Tam Hội và Khánh An bị phân chia lại | [ Procès-verbaux du Conseil colonial : session... / Cochinchine française 1936](Procès-verbaux du Conseil colonial : session... / Cochinchine française 1936) Tháng 7-1942 | Cù lao Koh-Koki (Khánh Hòa) thuộc Khum (xã) Prek Chrey, Srok (quận) Koh Thom, Khet (tỉnh) Kandal (nước Cambodia) được trả lại cho xã Khánh An, tỉnh Châu Đốc (Nam Kỳ)| Làng Benghi (Bình Di) và dải đất rộng 200m dài 2.5km giữa Benghi và cua (gốc khủy tay) Benghi thuộc xã Khánh Bình, tỉnh Châu Đốc (Nam Kỳ) được trả lại cho nước Cambodia. Phần đất trả lại còn bao gồm các lô đất 1 và 2 thuộc địa dư làng Khánh Vĩnh | Nghị định kí ngày 26/07/1942 bởi toàn quyền Đông Dương Jean Decoux về biên giới Nam Kỳ và Cambodia; [Tài liệu International Boundary Study No. 155 – March, 1976 Cambodia – Vietnam Boundary](https://nguoianphu.com/topic/86/international-boundary-study-cambodia-vietnam-boundary)
edited Nov 10 '18 lúc 11:46 pm

Lịch sử huyện An Phú tỉnh An Giang

Từ 1945 - 1975

Thời gian Sự kiện Thông tin Nguồn
Năm 1945 Tỉnh Châu Đốc gồm các quận Tri Tôn, Tịnh Biên, Hồng Ngự, Tân Châu, Châu Phú An Phú xưa thuộc quận Châu Phú Địa chí An Giang
06-03-1948 Chính quyền Cách mạng thành lập huyện Châu Phú B thuộc tỉnh Long Châu Tiền Châu Phú B hay còn gọi là Châu Phú Bắc, là An Phú ngày nay Địa chí An Giang
1955 Quân VNCH dẹp các lực lượng giáo phái Hòa Hảo Đánh đuổi Ba Cụt ra khỏi vùng Bảy Núi, đánh quân của Năm Lửa ra khỏi vùng Long Xuyên hậu, đám tàn quân Hòa Hảo chạy về vùng biên giới Tân Châu - Đồng Tháp Mười. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
06-1956 Đại đội 4 về hoạt động trên địa bàn thị trấn Tân Châu, xã Phú Hữu, căn cứ Bưng Ven. Tỉnh ủy chủ trương đưa cán bộ vào lực lượng vũ trang Hòa Hảo để chống Diệm mà không vi phạm Hiệp định Genève... Tiểu đoàn Hòa Hảo Lê Văn Duyệt gồm 3 đại đội hoạt động ở huyện Tân Châu, huyện đưa 25 cán bộ, chiến sĩ gia nhập tiểu đoàn này, thủ lĩnh Hòa Hảo Lê Hồng Tươi cho tách riêng thành lập 1 đại đội mang tên Đại đội 4, đồng chí Huỳnh Văn Dũng (Dũng Khoe) làm đại đội trưởng. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
22-10-1956 Chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh An Giang từ 2 tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên sắc lệnh 143/VN VNCH
06-08-1957 Chính quyền VNCH Ngô Đình Diệm thành lập quận mới An Phú từ 13 xã phía Bắc của quận Châu Phú. Sau đúng 200 năm tính từ thời điểm vua Chân Lạp trao đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn năm 1757, khu vực An Phú được chính thức trở thành đơn vị quận, huyện. Quận An Phú gồm 2 tổng, 13 xã là: Nhơn Hội, Phú Hữ, Khánh An, Khánh Bình, Phước Hưng, Phú Hội, Phũm Soài, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc thuộc tổng An Phú; Vĩnh Hậu, Vĩnh Phong, Đa Phước, Vĩnh Tường thuộc tổng Châu Phú. Quận lỵ đặt tại xã Phước Hưng. Địa chí An Giang
Năm 1957 xứ ủy Nam Bộ lập tỉnh An Giang quận An Phú thuộc tỉnh An Giang Địa chí An Giang
Năm 1957 Lập Ban Cán sự An Phú, đồng chí Lê Chánh làm Trưởng ban Địa chí An Giang
23-03-1959 lực lượng nội tuyến (tình báo - gián điệp) trong Hội đồng xã và dân vệ xã bắn chết trưởng đồn dân vệ Đồng Đức Địa chí An Giang
11-1959 Đội vũ trang số 8 của Cách mạng đánh lực lượng Trương Kim Cù và chiếm được căn cứ Bưng Ven ở Phú Hữu. Trương Kim Cù hoang mang, rút toàn bộ lực lượng về Vạt Lài. Huyện ủy Tân Châu chuyển về căn cứ đóng chung với bộ đội, xây dựng Bưng Ven (mật danh B1) thành căn cứ cách mạng vững chắc của huyện suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Địa chí An Giang; Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
12-1959 Đội vũ trang số 8 (đội võ trang Tân Châu - An Phú) được phiên hiệu thành Tiểu đoàn 510 (d.510) Tiểu đoàn 510 do Võ Tấn Phục (Tư Nam) làm Tiểu đoàn trưởng, Trần Thiện Toàn làm Chính trị viên, Ba Trương (nguyên Bí thư chi bộ xã Vĩnh Xương) và Lê Hà làm Tiểu đoàn phó. Địa chí An Giang; Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
1960 Chính quyền VNCH cho dân làm con đường dài hơn 10 km chạy dọc biên giới, nối liền đầu xóm chùa Phú Hữu với Đồn bảo an xã Vĩnh Xương để ngăn chặn lực lượng cách mạng từ biên giới sang. Huyện ủy tổ chức quần chúng đấu tranh không cho địch thực hiện. Tên thiếu úy Biết, đồn trưởng bảo an Vĩnh Xương, tức tối ra lệnh cho lính đánh đập đồng bào. Ngày 16/3/1960, một bộ phận của Tiểu đoàn 510 tổ chức phục kích bọn bảo an tuần tra, diệt 2 tên. Thắng lợi tuy nhỏ nhưng có tác động lớn, nhân dân lấy lý do mất an ninh không đi đắp lộ, việc làm đường bị bỏ dở. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
10-1961 Tỉnh ủy An Giang thành lập liên huyện Tân Châu - An Phú, lấy tên là Tân Châu Đồng chí Dương Quang Quới (Huyện ủy viên) được phân công hướng dẫn phong trào đấu tranh chính trị cánh An Phú. Trong mùa nước, đồng bào xã Phú Hữu đấu tranh chống việc quy khu ở ấp Phú Hiệp. Chi bộ xã tổ chức nhân dân đấu tranh chống địch bắn pháo vào đồng, đòi trợ cấp trong mùa lũ. Đồng bào xã Vĩnh Hậu - Châu Phong kéo đến quận An Phú đấu tranh đòi bồi thường cho chị Thai, một phụ nữ nghèo gánh nước mướn bị lính tổng đoàn bắn chết. Địa chí An Giang; Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
08-11-1961 Đại đội Dũng Tiến của Tiểu đoàn 512, do đồng chí Út Dũng chỉ huy, từ Bảy Núi vượt kinh Vĩnh Tế, vòng qua đất Campuchia về Khánh An - Khánh Bình. Đơn vị kết hợp với địa phương quân huyện tấn công, đánh đuổi bọn Cù - Đởm chiếm lại căn cứ Vạt Lài, giao lại cho huyện xây dựng căn cứ B3. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
11-11-1961 Một trung đội bảo an của VNCH đi 9 xuồng vào xã Vĩnh Lộc bố ráp. Trung đội địa phương quân huyện và du kích xã Vĩnh Lộc ém quân phục kích ở chòm găng. Đợt tiến công đầu, ta bắn chìm 6 xuồng, diệt một số tên. Địch tập trung lính biệt kích của Hữu Ý từ Tân An tiến vào ngọn ống Bình Linh, lính bảo an ở đồn Phú Hữu, dân vệ ở Vĩnh Trường, Vĩnh Lộc cùng tiến quân bao vây quân ta. Một tổ chiến sĩ ở lại chiến đấu đánh lạc hướng địch để cho quân ta rút về căn cứ an toàn. Các chiến sĩ ở lại chỉ còn đồng chí Ba Phong sống sót, 9 đồng chí hy sinh, 1 đồng chí bị bắt đày đi Côn Đảo, trong số này có 3 đảng viên. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
05-05-1962 Địa phương quân huyện kết hợp với du kích xã tấn công trụ sở xã Vĩnh Hậu, 1 hội viên cảnh sát, 3 dân vệ (trong đó có 1 đoàn phó) bị thương. Tiếp đó, địa phương quân huyện rút về căn cứ B1, kết hợp với du kích, Chi bộ xã Phú Hữu tuyên truyền tại ấp Phú Hiệp. Địch phát hiện, mở trận càn, chúng rơi vào ổ phục kích của ta, các chiến sĩ dùng súng ngựa trời diệt 6 tên địch. Nhân dân phấn khởi nổi dậy phá ấp chiến lược. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
01-06-1962 Trung đội địa phương quân huyện, do đồng chí Kỳ Nam chỉ huy, tiến hành võ trang tuyên truyền ở xã Châu Phong, bắt tên đại diện xã và một số tên dân vệ ác ôn đem về căn cứ, thu 6 súng. Trên đường về, đơn vị dừng lại ở Láng Bông Súng xã Vĩnh Hậu tổ chức mừng công. Địch huy động 100 tên lính bảo an, tổng đoàn dân vệ của 3 quận Châu Phú, Tân Châu và An Phú bao vây đánh chặn đường bộ đội rút về căn cứ. Trận chiến diễn ra ác liệt, các chiến sĩ chiến đấu anh dũng, nhưng vì tương quan lực lượng và vũ khí quá chênh lệch nên 12 chiến sĩ hy sinh, 15 bị thương. Địch chết 4 tên và 8 tên bị thương. Sau trận này, đồng chí Sáu Văn, Bí thư Huyện ủy Tân Châu - An Phú mất, đồng chí Phan Văn Khởi thay làm Bí thư. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
30-11-1962 Quân ta tấn công đồn dân vệ xã Nhơn Hội, diệt 1 dân vệ, 1 hội viên cảnh sát, du kích xã Nhơn Hội phục kích bắn chết tên Sậm, trung đội trưởng bảo an quân. Cuối năm 1962, trong trận chống càn ở Chòm Găng, du kích xã Vĩnh Lộc kết hợp địa phương quân huyện chặn đánh Tiểu đoàn Chèo, tên tiểu đoàn trưởng bị thương, tiểu đoàn phó cùng 4 tên lính bị diệt; ngụy quyền quận An Phú giải thể tiểu đoàn này. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
1963 VNCH xây dựng ấp chiến lược với quy mô lớn hơn, chúng phân ấp chiến lược ra làm 3 loại. Tân Châu có 52 ấp được chia ra 39 ấp thuộc loại A, 11 ấp thuộc loại B và 2 ấp thuộc loại C (ở hai xã Tân An và Long Sơn.). Ở An Phú có 40 ấp chia ra 18 ấp loại A, 9 ấp loại B, 13 ấp loại C. Huyện ủy Tân Châu - An Phú quyết tâm chỉ đạo phá ấp chiến lược. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
1963 Huyện ủy cử 2 đồng chí Nguyễn Thị Thanh (Ba Thanh), Võ Văn Nô (Ba Thu) cùng cán bộ xã Khánh Bình vận động đồng bào phá ấp chiến lược, giải phóng 2 ấp 3 và 4. Du kích xã phá hủy tàu tuần tra của đồn Khánh Bình, diệt tên đại diện xã, phụ tá an ninh. Tộc trưởng người Chăm Chau Li, Chau Sanh tích cực tham gia phá ấp chiến lược, đóng góp tiền của, làm giao liên..., qua phong trào hai ông được kết nạp vào Đảng. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
1963 Ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, nằm án ngữ căn cứ B1, địch phòng bị rất chặt chẽ. Được trung đội địa phương quân huyện hỗ trợ, chi bộ xã vận động nhân dân phá hàng rào, ban bờ chướng. Lực lượng tham gia từ vài chục người lên đến 200 người, mỗi lần phá từ vài chục mét đến 300 mét. Vật liệu ấp chiến lược được mang về căn cứ làm công sự, cất trại. Sau nhiều lần phá, ấp Phú Hiệp được giải phóng hoàn toàn. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
1963 Chi bộ xã Nhơn Hội đưa một số đoàn viên vào dân vệ của địch. Trưởng ấp Bắc Đai cũng là nội tuyến. Công tác binh vận tác động mạnh vào tinh thần địch, ban đêm chúng không dám ra khỏi đồn quá 300 mét. Hàng trăm quần chúng thường xuyên phá rào, ban bờ chướng ở ấp Tắc Trúc, Bắc Đai, ngụy quyền phải sửa đi, sửa lại nhiều lần. Sau mùa nước, hai ấp chiến lược Bắc Đai và Tắc Trúc bị phá gần hết. Huyện đội hỗ trợ 1 tổ trinh sát, du kích Phú Hội và Nhơn Hội phối hợp diệt ác, phục kích dân vệ đi tuần thu 15 súng. Sau trận này nội tuyến đồn dân vệ Nhơn Hội bị lộ, các chiến sĩ nội tuyến diệt một số tên ác ôn và rút ra mang theo 7 súng về căn cứ an toàn. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
30-06-1963 Xã Vĩnh Lộc giáp ranh xã Phú Hữu được xem như vành đai ngăn chặn lực lượng cách mạng từ căn cứ B1 thâm nhập về Vĩnh Hậu, Châu Phong. Địch xây dựng ấp chiến lược Vĩnh Thạnh rất kiên cố, hàng rào làm bằng cọc sắt và dây kẽm gai, hàng rào mặt sông chúng bố trí 5 nhà mới có được một lối đi chung, hàng rào phía sau đồng có 11 cổng gác, cả ấp chỉ có 2 cổng ra vào, sáng mở tối đóng. Một trung đội dân vệ canh gác, bảo an quân tuần tra. Tên đại diện xã tự đắc, vênh váo thách thức. Trung đội địa phương quân huyện phối hợp du kích 2 xã Vĩnh Lộc, Phú Hữu tập kích vào ấp 2, diệt tên đại diện xã, bắt sống 1 tiểu đội dân vệ giáo dục thả tại chỗ, quần chúng dân nổi dậy phá hàng rào ấp chiến lược chở cọc sắt về căn cứ B1. Sau đó quần chúng 2 xã Phú Hữu và Vĩnh Lộc kết hợp nhau tiếp tục phá ấp chiến lược, mỗi lần vài chục mét. Đến mùa nước năm 1963 toàn bộ ấp chiến lược của 2 xã bị phá hủy hoàn toàn. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
18-06-1964 Trong lúc binh sĩ đồn Phú Hiệp đang tập hợp điểm danh, trung đội địa phương quân huyện tập kích đánh trái vào đồn, diệt tên đồn trưởng và 12 tên lính. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
08-09-1964 chính quyền VNCH tách tỉnh An Giang thành tỉnh Châu Đốc và tỉnh An Giang quận An Phú thuộc tỉnh Châu Đốc. Quận An Phú (quận lỵ: xã Phước Hưng) gồm 11 xã: Đa Phước, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hội, Phú Hữu, Phước Hưng, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc, Vĩnh Tường sắc lệnh 246/NV VNCH
15-01-1966 Chi khu An Phú mở trận càn vào Búng Nhỏ xã Khánh Bình. Địa phương quân huyện phối hợp với du kích xã tổ chức chiến đấu buộc chúng phải rút lui, chiến sĩ ta tổ chức phục kích trên đường địch rút, giết tên phụ tá an ninh ấp 3 và tên thiếu úy đại đội biệt kích. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
03-02-1966 Khoảng 12:30 trưa, xảy ra vụ một cháy lớn tại chợ An Phú làm hư hại gần hai phần ba khu chợ nhằm này 14 tháng Giêng năm Bính Ngọ Vụ cháy chợ An Phú năm 2006 - Nhìn lại và suy ngẫm
Mùa nước năm 1966 Địa phương quân huyện và du kích xã Nhơn Hội phục kích địch ở ấp 2, tấn công ấp Tân Sinh (ấp 4), diệt gọn 9 tên địch, thu 6 súng. Đại đội 5 biên phòng của địch, có máy bay yểm trợ, mở trận càn ở cầu số 12 Phú Hội, quân ta đánh trả suốt 1 ngày, địch phải rút lui. Địa phương quân huyện được tỉnh chi viện súng ĐK tấn công địch ở đồn Cỏ Túc xã Vĩnh Hậu. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
07-04-1967 Tiểu đoàn 267 kết hợp với địa phương quận huyện Tân Châu - An Phú, tấn công tiêu diệt hoàn toàn Đại đội 5 do Lương Khánh Hồng chỉ huy đóng tại Phú Hội. Trận nầy ta cũng bị thiệt hại nặng, Tiểu đoàn 267 hy sinh 40 đồng chí, bị thương 75 đồng chí, đồng chí Lê Phát huyện đội phó cùng 10 cán bộ chủ chốt huyện đội Tân Châu - An Phú hy sinh. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
24-09-1967 đồng chí Trần Văn Sơn (Bảo), Bí thư chi bộ Vĩnh Hậu đi vận động nhân dân ủng hộ tiền cho cách mạng làm căn cứ, bị địch phát hiện bắn chết. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
13-11-1967 đồng chí Hồ Thị Chỉnh (Bảy Chỉnh), Huyện ủy viên, Bí thư xã Đa Phước bị địch bắt tại Châu Phong, bị đánh đập tàn nhẫn. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
24-12-1967 Một trung đội địa phương quân của ta ra đứng chân từ cầu số 13 đến 16 xã Phú Hội. Máy bay địch yểm trợ cho lực lượng bộ binh tấn công. Qua 1 ngày chiến đấu, 10 tên địch chết và bị thương, ta hy sinh 2 chiến sĩ. Máy bay địch bắn cháy gần hết nhà dân trên đoạn đường này. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
Cuối năm 1967 Trung ương cục cử Huỳnh Văn Trí về căn cứ B1 và B3 để vận động tín đồ Hòa Hảo Tiểu đoàn 3 mang tên sư thúc Huỳnh Văn Trí được thành lập. Nhân dân xã Tân An ủng hộ 500 giạ gạo. Chi bộ xã Tân An cử các đồng chí Năm Trung (Bí thư), Ba Hài, Tư Nhị cùng với hơn 200 thanh niên và du kích mật các xã gia nhập tiểu đoàn này. Đồng bào phật giáo Hoà Hảo An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)
đêm 31-01-1968 toàn bộ lực lượng địa phương quân huyện xuất phát từ điểm tập kết ở căn cứ B1, Vạt Lài hành quân đến đứng chân tại Cồn Tiên, Đa Phước. Một trung đội trang bị 2 khẩu ĐKZ và 3 khẩu B40 chặn đánh tàu địch từ An Phú chi viện cho Châu Đốc. Cuộc chiến đấu kéo dài đến 1 giờ sáng ngày hôm sau, vì mất liên lạc nên lực lượng vũ trang huyện Tân Châu - An Phú rút về căn cứ. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
09-03-1969 lực lượng Tiểu khu Châu Đốc có cố vấn Mỹ chỉ huy, hành quân bằng tàu đến Phú Hữu để tìm diệt lực lượng vũ trang ta ở căn cứ B1. Du kích xã Phú Hữu kết hợp cùng địa phương quân huyện, tỉnh chặn đánh tàu địch tại ấp I Vĩnh Lộc diệt 2 tên Mỹ và làm 2 tên khác bị thương. Địch bắn chết 1 thường dân, cháy 46 nhà, hư 28 nhà. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
28-09-1969 tiểu đoàn 538 Bảo an quân Châu Đốc, quân số khoảng 200 đến 300 với trang bị vũ khí đầy đủ, hành quân bằng xuồng đến đánh phá căn cứ Giồng Duối xã Phú Hữu đội du kích xã Phú Hữu gồm 15 đồng chí (có 10 nữ) phục kích trận càn của Tiểu đoàn 538. Ta diệt 35 tên địch, bảo vệ được căn cứ Giồng Duối. Trận chống càn tại Giồng Duối của đội du kích xã Phú Hữu huyện An Phú năm 1969
Đầu năm 1970 du kích và địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú đánh đồn dân vệ ấp Phú Hưng (Phú Hữu) bắt sống 12 tên địch, thu toàn bộ vũ khí trong đồn. Ta hy sinh 2 cơ sở cách mạng. Nay là ấp Phú Thành xã Phú Hữu Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
11-02-1970 du kích và địa phương quân huyện về hoạt động tại ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lộc vận động dân xé 35 lá cờ 3 sọc. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
17-02-1970 du kích tấn công đồn nhân dân tự vệ ấp 4 xã Vĩnh Hội Đông bắt sống 5 tên. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
19-02-1970 quân ta tấn công đồn nghĩa quân tại ấp Vĩnh Trinh I xã Vĩnh Hậu. Địch gọi pháo và máy bay yểm trợ. Ta rút về căn cứ. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
23-03-1970 quân đội của Lonnol tấn công vào vùng Bắc Nam, Mương Vú (căn cứ B3). Ở nội địa, 1 trung đoàn quân ngụy có máy bay, pháo binh, 120 xe thiết giáp với hỏa lực cực mạnh, quân số áp đảo, mở trận càn lớn quyết tâm san bằng căn cứ B1 Phú Hữu. Tiểu đoàn 1 địa phương quân tỉnh kết hợp với địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú, toàn bộ cán bộ các ban ngành và đội du kích xã Phú Hữu tổ chức chống càn. Trận chiến diễn ra ác liệt, máy bay ném bom, pháo bắn liên tục vào căn cứ, xe thiết giáp bắn đại liên 12 ly 7 vãi đạn như mưa, làn đạn dày đặc đan kín cả chiến hào không cho chiến sĩ ta ló lên khỏi công sự. Cả căn cứ B1 chìm trong khói đạn. Đại đội 3 địa phương quân của tỉnh bị địch đánh thiệt hại nặng phải chuyển đổi địa hình, địch vẫn bám theo truy diệt, một số chiến sĩ phải bỏ công sự lội qua sông Bắc Nam. Tuy bom đạn dữ dội, bị thiệt hại, nhưng quân ta phòng ngự rất kiên cường, liên tục bẻ gãy nhiều đợt tấn công ồ ạt của địch. Có đợt trực thăng địch đồ quân ngay bãi gài lưu đạn của ta, bị quân ta đánh diệt. Đội du kích xã Phú Hữu với 20 tay súng, đa số là phụ nữ, chiến đấu kiên cường, trong một ngày đẩy lùi cả tiểu đoàn địch có 18 xe M.113 cùng máy bay, pháo binh yểm trợ, diệt nhiều tên. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
19-05-1970 lực lượng của Tiểu khu Châu Đốc kết hợp Chi khu An Phú, với sự yểm trợ của 20 máy bay, 80 xe tăng, tàu chiến, 9 khẩu pháo do tên tỉnh trưởng trực tiếp chỉ huy đánh phá căn cứ Vạt Lài. Tỉnh ủy đã rút khỏi Vạt Lài hơn 1 tháng nhưng còn để lại nhiều tài sản, kho gạo, vũ khí, văn phòng công an và hơn 300 quần chúng cơ sở cách mạng. Du kích các xã Khánh Bình, Nhơn Hội, Phước Hưng cùng với 4 đồng chí huyện ủy viên và bộ phận công an tỉnh có 40 tay súng làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ. Dù lực lượng ít hơn địch nhiều lần nhưng các chiến sĩ đã dũng cảm chiến đấu ác liệt suốt 13 ngày đêm, bảo vệ được 300 người dân Vạt Lài an toàn trở về Sơ-Khơ-Mao, sau đó rút quân khỏi căn cứ. Địch chiếm được Vạt Lài nhưng không thu được tài sản của ta bao nhiêu. Trận này 1 du kích hy sinh và 1 bị bắt đày Côn Đảo. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
08-1971 Trung ương Cục miền Nam chia tỉnh An Giang thành tỉnh An Giang và tỉnh Châu Hà huyện An Phú thuộc tỉnh An Giang Địa chí An Giang
Tháng 2-1972 Tỉnh ủy chỉ đạo tách huyện Tân Châu - An Phú ra thành 2 huyện, nhằm kiện toàn địa bàn hoạt động phục vụ cho kế hoạch tác chiến mùa khô. Địa bàn huyện Tân Châu gồm các xã: Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Long Phú, Phú Vĩnh, Châu Phong và thị trấn Tân Châu. Đồng chí Lê Hưng, được cử làm Bí thư Huyện ủy Tân Châu, đồng chí Bùi Chí Công làm Bí thư Huyện ủy An Phú. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
Đêm 20-5-1972 Tiểu đoàn 512 cùng với cán bộ các cơ quan tỉnh, huyện, du kích xã bao vây đánh chiếm xã Khánh An, Phước Hưng; lập trận địa bám trụ các xã Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hữu. Cũng trong ngày 20/5/1972, trên địa bàn xã Phú Hữu, lực lượng vũ trang huyện Tân Châu tiến vào ấp Phú Hiệp bố trí trận địa. Ngày 21/5/1972, quân địch tổ chức phản kích lẻ tẻ bị chiến sĩ ta đánh co lại. Sáng ngày 22/5/1972 địch chi viện cho xã Phú Hữu 1 tiểu đoàn bảo an, kết hợp với dân vệ tại chỗ nhiều lần phản kích quân ta tại ấp Phú Hòa nhưng ta vẫn giữ trận địa, diệt và làm bị thương 15 tên. Ngày 23/5, địch đổ thêm 1 tiểu đoàn bảo an kết hợp 1 tiểu đoàn đến ngày trước cùng dân vệ phản kích liên tục vào trận địa của ta ở 2 ấp Phú Hòa, Phú Hiệp nhưng đều bị đánh bật ra, trên 25 tên địch chết và bị thương. Sau đó, do lực lượng mỏng hơn địch nên ta rút bỏ trận địa ấp Phú Hòa, tập trung lại bao vây trụ sở tề xã và đồn ấp Phú Hiệp bọn chúng rút chạy. Trận này lực lượng vũ trang huyện có 8 chiến sĩ hi sinh và bị thương. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
22-05-1972 Ở An Giang, tỉnh quyết định diệt các đồn ngụy miền Nam và các đồn ngụy Lonnol nằm sát các khu căn cứ B1, B2, B3 biên giới để tạo thế phối hợp tiến công. Đến cuối tháng 4 năm 1972, An Giang đã chuẩn bị kế hoạch tiến công và phát động quần chúng nổi dậy ở hướng trọng điểm của tỉnh là tuyến Đồng Ky, Khánh An, Khánh Bình, Phước Hưng thuộc huyện An Phú. Hai tiểu đoàn của tỉnh và lực lượng chính trị, binh vận tập trung vào trọng điểm. Đêm 22 tháng 5 năm 1972, ta diệt và bức rút các đồn ở khu vực Đồng Ky, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội bảo an đến phản kích, diệt và phá rã toàn bộ phòng vệ dân sự tuyến Đồng Ky, An Khánh, Khánh Bình, Phước Hưng. Đồng bào phấn khởi, từng gia đình ra đón, lo tiếp tế, tải thương, đưa qua sông, ủng hộ cây làm làm công sự chiến đấu. Cán bộ móc nối với cơ sở nòng cốt, giao nhiệm vụ phát động quần chúng, đấu tranh chính trị, binh vận với địch. Từ ngày 22 tháng 6 năm 1972, ta trụ lại đánh địch phản kích, giữ vững vùng mới mở. địch đưa các tiểu đoàn bảo an tiểu khu đến phản kích ác liệt. Cán bộ cơ sở vận động nhân dân tản cư ngược ra thị trấn An Phú đấu tranh chống bắn pháo, thả bom vào làng. Đến ngày 26 tháng 6 năm 1972, địch phản kích ác liệt, lực lượng vũ trang rút về căn cứ B2. Qua đợt này, ta đã phá lỏng, phá rã thế bình định, kìm kẹp của địch, cán bộ chính trị, binh vận bám trụ lại được cơ sở, lực lượng du kích ở các xã dọc biên giới đã được củng cố, phong trào quần chúng chuyển lên một bước mới. Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)
22-06-1972 địa phương quân huyện Tân Châu và du kích xã Phú Hữu võ trang tuyên truyền tại ấp Phú Thạnh xã Phú Hữu, vận động đồng bào diệt ác phá kềm. Lực lượng vũ trang bắn 2 tên nghĩa quân bị thương. Ngày hôm sau, địch huy động nghĩa quân và địa phương quân tiến vào 2 ấp Phú Hiệp và Phú Thạnh để truy tìm lực lượng ta, quân ta vẫn bám được địa bàn và diệt thêm 1 tên, bắn bị thương 2 tên. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
19-08-1972 địa phương quân huyện kết hợp cùng lực lượng du kích xã Vĩnh Lộc hoạt động võ trang tuyên truyền tại mương số 1, tập hợp quần chúng nói rõ âm mưu của địch, khuyên anh em binh sĩ bỏ hàng ngũ trở về gia đình và kêu gọi đồng bào đấu tranh chống bắt lính, chống vơ vét tài sản của nhân dân. Các xã Vĩnh Xương, Phú Hữu tổ chức cho nhân dân học tập chính sách 10 điểm của cách mạng, tố cáo tội ác của địch, chống bắt lính, đôn quân. Số lính bỏ ngũ và thanh niên trốn bắt lính ngày càng đông. Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
05-1974 Trung ương Cục miền Nam lập tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hà huyện An Phú thuộc tỉnh Long Châu Tiền Địa chí An Giang
30-04-1975 Ở An Phú, từ chiều 30- 4, lực lượng huyện chia làm 3 mũi tiến về thị trấn từ phía Phú Hội, Khánh Bình, Phú Hữu. Mũi thứ nhất bị pháo địch bắn chặn đường nên đến sáng ngày 1-5 mới vào được Phú Hội. Mũi thứ hai, khoảng 5 giờ chiều ngày 30/4/1975, lực lượng huyện hành quân từ Cái Dơn-Thạnh Hòa xuống hướng Nhơn Hội. Địch chống trả quyết liệt, pháo 105 ly ở quận lỵ An Phú bắn lên tới tấp. Tối 30/4/1975, du kích Nhơn Hội bao vây tấn công đồn Bắc Đai. Mũi thứ ba, từ Phú Hữu bị địch phục kích ở ấp 4 bắt một số cán bộ, chiến sĩ đem về đồn Long Bình. Ta phải tiến hành đấu tranh, bao vây đến sáng hôm sau địch mới thả người và giao đồn. DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG TỈNH LONG CHÂU TIỀN TỪ NGÀY 26-4 ĐẾN 10-5-1975; Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
01-05-1975 Sáng ngày 1/5/1975 du kích Nhơn Hội chiếm đồn Bắc Đai, địch rút chạy. Xã Nhơn Hội được giải phóng trước tiên. Quân ta lần lượt tiếp quản Phú Hội, Vĩnh Hội Đông, đánh chiếm Đa Phước, Vĩnh Trường. Quân ta chia thành hai mũi: một mũi từ Nhơn Hội qua Phước Hưng tiến về quận lỵ, mũi thứ hai từ Phú Hội tạo thành 2 gọng kìm bao vây quận lỵ An Phú. Bọn địch rút chạy từ Vĩnh Lộc qua Vĩnh Hậu, bị du kích xã Vĩnh Hậu đánh chặn, chúng quay lại rã ngũ tại xã Vĩnh Lộc. DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG TỈNH LONG CHÂU TIỀN TỪ NGÀY 26-4 ĐẾN 10-5-1975; Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
## Lịch sử huyện An Phú tỉnh An Giang ## Từ 1945 - 1975 Thời gian | Sự kiện | Thông tin | Nguồn --- | Năm 1945 | Tỉnh Châu Đốc gồm các quận Tri Tôn, Tịnh Biên, Hồng Ngự, Tân Châu, Châu Phú | An Phú xưa thuộc quận Châu Phú | Địa chí An Giang 06-03-1948 | Chính quyền Cách mạng thành lập huyện Châu Phú B thuộc tỉnh Long Châu Tiền| Châu Phú B hay còn gọi là Châu Phú Bắc, là An Phú ngày nay | Địa chí An Giang 1955 | Quân VNCH dẹp các lực lượng giáo phái Hòa Hảo | Đánh đuổi Ba Cụt ra khỏi vùng Bảy Núi, đánh quân của Năm Lửa ra khỏi vùng Long Xuyên hậu, đám tàn quân Hòa Hảo chạy về vùng biên giới Tân Châu - Đồng Tháp Mười. | [Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)](https://nguoianphu.com/topic/80/huyen-an-phu-trong-thoi-ki-chien-tranh-viet-nam/2#post-336) 06-1956 | Đại đội 4 về hoạt động trên địa bàn thị trấn Tân Châu, xã Phú Hữu, căn cứ Bưng Ven. | Tỉnh ủy chủ trương đưa cán bộ vào lực lượng vũ trang Hòa Hảo để chống Diệm mà không vi phạm Hiệp định Genève... Tiểu đoàn Hòa Hảo Lê Văn Duyệt gồm 3 đại đội hoạt động ở huyện Tân Châu, huyện đưa 25 cán bộ, chiến sĩ gia nhập tiểu đoàn này, thủ lĩnh Hòa Hảo Lê Hồng Tươi cho tách riêng thành lập 1 đại đội mang tên Đại đội 4, đồng chí Huỳnh Văn Dũng (Dũng Khoe) làm đại đội trưởng. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 22-10-1956 | Chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh An Giang từ 2 tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên | | sắc lệnh 143/VN VNCH **06-08-1957** | Chính quyền VNCH Ngô Đình Diệm thành lập quận mới An Phú từ 13 xã phía Bắc của quận Châu Phú. Sau đúng 200 năm tính từ thời điểm vua Chân Lạp trao đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn năm 1757, khu vực An Phú được chính thức trở thành đơn vị quận, huyện. | Quận An Phú gồm 2 tổng, 13 xã là: Nhơn Hội, Phú Hữ, Khánh An, Khánh Bình, Phước Hưng, Phú Hội, Phũm Soài, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc thuộc tổng An Phú; Vĩnh Hậu, Vĩnh Phong, Đa Phước, Vĩnh Tường thuộc tổng Châu Phú. Quận lỵ đặt tại xã Phước Hưng. | Địa chí An Giang Năm 1957 | xứ ủy Nam Bộ lập tỉnh An Giang | quận An Phú thuộc tỉnh An Giang | Địa chí An Giang Năm 1957 | Lập Ban Cán sự An Phú, đồng chí Lê Chánh làm Trưởng ban | | Địa chí An Giang 23-03-1959 | lực lượng nội tuyến (tình báo - gián điệp) trong Hội đồng xã và dân vệ xã bắn chết trưởng đồn dân vệ Đồng Đức | | Địa chí An Giang 11-1959 | Đội vũ trang số 8 của Cách mạng đánh lực lượng Trương Kim Cù và chiếm được căn cứ Bưng Ven ở Phú Hữu. Trương Kim Cù hoang mang, rút toàn bộ lực lượng về Vạt Lài. | Huyện ủy Tân Châu chuyển về căn cứ đóng chung với bộ đội, xây dựng Bưng Ven (mật danh B1) thành căn cứ cách mạng vững chắc của huyện suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. | Địa chí An Giang; Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 12-1959 | Đội vũ trang số 8 (đội võ trang Tân Châu - An Phú) được phiên hiệu thành Tiểu đoàn 510 (d.510) | Tiểu đoàn 510 do Võ Tấn Phục (Tư Nam) làm Tiểu đoàn trưởng, Trần Thiện Toàn làm Chính trị viên, Ba Trương (nguyên Bí thư chi bộ xã Vĩnh Xương) và Lê Hà làm Tiểu đoàn phó. | Địa chí An Giang; Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 1960 | Chính quyền VNCH cho dân làm con đường dài hơn 10 km chạy dọc biên giới, nối liền đầu xóm chùa Phú Hữu với Đồn bảo an xã Vĩnh Xương để ngăn chặn lực lượng cách mạng từ biên giới sang. | Huyện ủy tổ chức quần chúng đấu tranh không cho địch thực hiện. Tên thiếu úy Biết, đồn trưởng bảo an Vĩnh Xương, tức tối ra lệnh cho lính đánh đập đồng bào. Ngày 16/3/1960, một bộ phận của Tiểu đoàn 510 tổ chức phục kích bọn bảo an tuần tra, diệt 2 tên. Thắng lợi tuy nhỏ nhưng có tác động lớn, nhân dân lấy lý do mất an ninh không đi đắp lộ, việc làm đường bị bỏ dở. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 10-1961 | Tỉnh ủy An Giang thành lập liên huyện Tân Châu - An Phú, lấy tên là Tân Châu | Đồng chí Dương Quang Quới (Huyện ủy viên) được phân công hướng dẫn phong trào đấu tranh chính trị cánh An Phú. Trong mùa nước, đồng bào xã Phú Hữu đấu tranh chống việc quy khu ở ấp Phú Hiệp. Chi bộ xã tổ chức nhân dân đấu tranh chống địch bắn pháo vào đồng, đòi trợ cấp trong mùa lũ. Đồng bào xã Vĩnh Hậu - Châu Phong kéo đến quận An Phú đấu tranh đòi bồi thường cho chị Thai, một phụ nữ nghèo gánh nước mướn bị lính tổng đoàn bắn chết. | Địa chí An Giang; Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 08-11-1961 | Đại đội Dũng Tiến của Tiểu đoàn 512, do đồng chí Út Dũng chỉ huy, từ Bảy Núi vượt kinh Vĩnh Tế, vòng qua đất Campuchia về Khánh An - Khánh Bình. | Đơn vị kết hợp với địa phương quân huyện tấn công, đánh đuổi bọn Cù - Đởm chiếm lại căn cứ Vạt Lài, giao lại cho huyện xây dựng căn cứ B3. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 11-11-1961 | Một trung đội bảo an của VNCH đi 9 xuồng vào xã Vĩnh Lộc bố ráp. Trung đội địa phương quân huyện và du kích xã Vĩnh Lộc ém quân phục kích ở chòm găng. | Đợt tiến công đầu, ta bắn chìm 6 xuồng, diệt một số tên. Địch tập trung lính biệt kích của Hữu Ý từ Tân An tiến vào ngọn ống Bình Linh, lính bảo an ở đồn Phú Hữu, dân vệ ở Vĩnh Trường, Vĩnh Lộc cùng tiến quân bao vây quân ta. Một tổ chiến sĩ ở lại chiến đấu đánh lạc hướng địch để cho quân ta rút về căn cứ an toàn. Các chiến sĩ ở lại chỉ còn đồng chí Ba Phong sống sót, 9 đồng chí hy sinh, 1 đồng chí bị bắt đày đi Côn Đảo, trong số này có 3 đảng viên. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 05-05-1962 | Địa phương quân huyện kết hợp với du kích xã tấn công trụ sở xã Vĩnh Hậu, 1 hội viên cảnh sát, 3 dân vệ (trong đó có 1 đoàn phó) bị thương. | Tiếp đó, địa phương quân huyện rút về căn cứ B1, kết hợp với du kích, Chi bộ xã Phú Hữu tuyên truyền tại ấp Phú Hiệp. Địch phát hiện, mở trận càn, chúng rơi vào ổ phục kích của ta, các chiến sĩ dùng súng ngựa trời diệt 6 tên địch. Nhân dân phấn khởi nổi dậy phá ấp chiến lược. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 01-06-1962 | Trung đội địa phương quân huyện, do đồng chí Kỳ Nam chỉ huy, tiến hành võ trang tuyên truyền ở xã Châu Phong, bắt tên đại diện xã và một số tên dân vệ ác ôn đem về căn cứ, thu 6 súng. Trên đường về, đơn vị dừng lại ở Láng Bông Súng xã Vĩnh Hậu tổ chức mừng công. | Địch huy động 100 tên lính bảo an, tổng đoàn dân vệ của 3 quận Châu Phú, Tân Châu và An Phú bao vây đánh chặn đường bộ đội rút về căn cứ. Trận chiến diễn ra ác liệt, các chiến sĩ chiến đấu anh dũng, nhưng vì tương quan lực lượng và vũ khí quá chênh lệch nên 12 chiến sĩ hy sinh, 15 bị thương. Địch chết 4 tên và 8 tên bị thương. Sau trận này, đồng chí Sáu Văn, Bí thư Huyện ủy Tân Châu - An Phú mất, đồng chí Phan Văn Khởi thay làm Bí thư. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 30-11-1962 | Quân ta tấn công đồn dân vệ xã Nhơn Hội, diệt 1 dân vệ, 1 hội viên cảnh sát, du kích xã Nhơn Hội phục kích bắn chết tên Sậm, trung đội trưởng bảo an quân. | Cuối năm 1962, trong trận chống càn ở Chòm Găng, du kích xã Vĩnh Lộc kết hợp địa phương quân huyện chặn đánh Tiểu đoàn Chèo, tên tiểu đoàn trưởng bị thương, tiểu đoàn phó cùng 4 tên lính bị diệt; ngụy quyền quận An Phú giải thể tiểu đoàn này. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 1963 | VNCH xây dựng ấp chiến lược với quy mô lớn hơn, chúng phân ấp chiến lược ra làm 3 loại. Tân Châu có 52 ấp được chia ra 39 ấp thuộc loại A, 11 ấp thuộc loại B và 2 ấp thuộc loại C (ở hai xã Tân An và Long Sơn.). Ở An Phú có 40 ấp chia ra 18 ấp loại A, 9 ấp loại B, 13 ấp loại C. | Huyện ủy Tân Châu - An Phú quyết tâm chỉ đạo phá ấp chiến lược. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 1963 | Huyện ủy cử 2 đồng chí Nguyễn Thị Thanh (Ba Thanh), Võ Văn Nô (Ba Thu) cùng cán bộ xã Khánh Bình vận động đồng bào phá ấp chiến lược, giải phóng 2 ấp 3 và 4. | Du kích xã phá hủy tàu tuần tra của đồn Khánh Bình, diệt tên đại diện xã, phụ tá an ninh. Tộc trưởng người Chăm Chau Li, Chau Sanh tích cực tham gia phá ấp chiến lược, đóng góp tiền của, làm giao liên..., qua phong trào hai ông được kết nạp vào Đảng. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 1963 | Ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, nằm án ngữ căn cứ B1, địch phòng bị rất chặt chẽ. Được trung đội địa phương quân huyện hỗ trợ, chi bộ xã vận động nhân dân phá hàng rào, ban bờ chướng. | Lực lượng tham gia từ vài chục người lên đến 200 người, mỗi lần phá từ vài chục mét đến 300 mét. Vật liệu ấp chiến lược được mang về căn cứ làm công sự, cất trại. Sau nhiều lần phá, ấp Phú Hiệp được giải phóng hoàn toàn. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 1963 | Chi bộ xã Nhơn Hội đưa một số đoàn viên vào dân vệ của địch. Trưởng ấp Bắc Đai cũng là nội tuyến. Công tác binh vận tác động mạnh vào tinh thần địch, ban đêm chúng không dám ra khỏi đồn quá 300 mét. | Hàng trăm quần chúng thường xuyên phá rào, ban bờ chướng ở ấp Tắc Trúc, Bắc Đai, ngụy quyền phải sửa đi, sửa lại nhiều lần. Sau mùa nước, hai ấp chiến lược Bắc Đai và Tắc Trúc bị phá gần hết. Huyện đội hỗ trợ 1 tổ trinh sát, du kích Phú Hội và Nhơn Hội phối hợp diệt ác, phục kích dân vệ đi tuần thu 15 súng. Sau trận này nội tuyến đồn dân vệ Nhơn Hội bị lộ, các chiến sĩ nội tuyến diệt một số tên ác ôn và rút ra mang theo 7 súng về căn cứ an toàn. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 30-06-1963 | Xã Vĩnh Lộc giáp ranh xã Phú Hữu được xem như vành đai ngăn chặn lực lượng cách mạng từ căn cứ B1 thâm nhập về Vĩnh Hậu, Châu Phong. Địch xây dựng ấp chiến lược Vĩnh Thạnh rất kiên cố, hàng rào làm bằng cọc sắt và dây kẽm gai, hàng rào mặt sông chúng bố trí 5 nhà mới có được một lối đi chung, hàng rào phía sau đồng có 11 cổng gác, cả ấp chỉ có 2 cổng ra vào, sáng mở tối đóng. Một trung đội dân vệ canh gác, bảo an quân tuần tra. Tên đại diện xã tự đắc, vênh váo thách thức. | Trung đội địa phương quân huyện phối hợp du kích 2 xã Vĩnh Lộc, Phú Hữu tập kích vào ấp 2, diệt tên đại diện xã, bắt sống 1 tiểu đội dân vệ giáo dục thả tại chỗ, quần chúng dân nổi dậy phá hàng rào ấp chiến lược chở cọc sắt về căn cứ B1. Sau đó quần chúng 2 xã Phú Hữu và Vĩnh Lộc kết hợp nhau tiếp tục phá ấp chiến lược, mỗi lần vài chục mét. Đến mùa nước năm 1963 toàn bộ ấp chiến lược của 2 xã bị phá hủy hoàn toàn. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 18-06-1964 | Trong lúc binh sĩ đồn Phú Hiệp đang tập hợp điểm danh, trung đội địa phương quân huyện tập kích đánh trái vào đồn, diệt tên đồn trưởng và 12 tên lính.| | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 08-09-1964 | chính quyền VNCH tách tỉnh An Giang thành tỉnh Châu Đốc và tỉnh An Giang | quận An Phú thuộc tỉnh Châu Đốc. Quận An Phú (quận lỵ: xã Phước Hưng) gồm 11 xã: Đa Phước, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hội, Phú Hữu, Phước Hưng, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc, Vĩnh Tường | sắc lệnh 246/NV VNCH 15-01-1966 | Chi khu An Phú mở trận càn vào Búng Nhỏ xã Khánh Bình.| Địa phương quân huyện phối hợp với du kích xã tổ chức chiến đấu buộc chúng phải rút lui, chiến sĩ ta tổ chức phục kích trên đường địch rút, giết tên phụ tá an ninh ấp 3 và tên thiếu úy đại đội biệt kích. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 03-02-1966| Khoảng 12:30 trưa, xảy ra vụ một cháy lớn tại chợ An Phú làm hư hại gần hai phần ba khu chợ | nhằm này 14 tháng Giêng năm Bính Ngọ | [Vụ cháy chợ An Phú năm 2006 - Nhìn lại và suy ngẫm](https://nguoianphu.com/topic/2/vu-chay-cho-an-phu-nam-2006-nhin-lai-va-suy-ngam) Mùa nước năm 1966| Địa phương quân huyện và du kích xã Nhơn Hội phục kích địch ở ấp 2, tấn công ấp Tân Sinh (ấp 4), diệt gọn 9 tên địch, thu 6 súng. | Đại đội 5 biên phòng của địch, có máy bay yểm trợ, mở trận càn ở cầu số 12 Phú Hội, quân ta đánh trả suốt 1 ngày, địch phải rút lui. Địa phương quân huyện được tỉnh chi viện súng ĐK tấn công địch ở đồn Cỏ Túc xã Vĩnh Hậu. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 07-04-1967 | Tiểu đoàn 267 kết hợp với địa phương quận huyện Tân Châu - An Phú, tấn công tiêu diệt hoàn toàn Đại đội 5 do Lương Khánh Hồng chỉ huy đóng tại Phú Hội. | Trận nầy ta cũng bị thiệt hại nặng, Tiểu đoàn 267 hy sinh 40 đồng chí, bị thương 75 đồng chí, đồng chí Lê Phát huyện đội phó cùng 10 cán bộ chủ chốt huyện đội Tân Châu - An Phú hy sinh. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 24-09-1967 | đồng chí Trần Văn Sơn (Bảo), Bí thư chi bộ Vĩnh Hậu đi vận động nhân dân ủng hộ tiền cho cách mạng làm căn cứ, bị địch phát hiện bắn chết. | | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 13-11-1967 | đồng chí Hồ Thị Chỉnh (Bảy Chỉnh), Huyện ủy viên, Bí thư xã Đa Phước bị địch bắt tại Châu Phong, bị đánh đập tàn nhẫn. | | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 24-12-1967 | Một trung đội địa phương quân của ta ra đứng chân từ cầu số 13 đến 16 xã Phú Hội. Máy bay địch yểm trợ cho lực lượng bộ binh tấn công. | Qua 1 ngày chiến đấu, 10 tên địch chết và bị thương, ta hy sinh 2 chiến sĩ. Máy bay địch bắn cháy gần hết nhà dân trên đoạn đường này. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) Cuối năm 1967 | Trung ương cục cử Huỳnh Văn Trí về căn cứ B1 và B3 để vận động tín đồ Hòa Hảo | Tiểu đoàn 3 mang tên sư thúc Huỳnh Văn Trí được thành lập. Nhân dân xã Tân An ủng hộ 500 giạ gạo. Chi bộ xã Tân An cử các đồng chí Năm Trung (Bí thư), Ba Hài, Tư Nhị cùng với hơn 200 thanh niên và du kích mật các xã gia nhập tiểu đoàn này.| Đồng bào phật giáo Hoà Hảo An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) đêm 31-01-1968 | toàn bộ lực lượng địa phương quân huyện xuất phát từ điểm tập kết ở căn cứ B1, Vạt Lài hành quân đến đứng chân tại Cồn Tiên, Đa Phước. | Một trung đội trang bị 2 khẩu ĐKZ và 3 khẩu B40 chặn đánh tàu địch từ An Phú chi viện cho Châu Đốc. Cuộc chiến đấu kéo dài đến 1 giờ sáng ngày hôm sau, vì mất liên lạc nên lực lượng vũ trang huyện Tân Châu - An Phú rút về căn cứ. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 09-03-1969 | lực lượng Tiểu khu Châu Đốc có cố vấn Mỹ chỉ huy, hành quân bằng tàu đến Phú Hữu để tìm diệt lực lượng vũ trang ta ở căn cứ B1. | Du kích xã Phú Hữu kết hợp cùng địa phương quân huyện, tỉnh chặn đánh tàu địch tại ấp I Vĩnh Lộc diệt 2 tên Mỹ và làm 2 tên khác bị thương. Địch bắn chết 1 thường dân, cháy 46 nhà, hư 28 nhà. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 28-09-1969| tiểu đoàn 538 Bảo an quân Châu Đốc, quân số khoảng 200 đến 300 với trang bị vũ khí đầy đủ, hành quân bằng xuồng đến đánh phá căn cứ Giồng Duối xã Phú Hữu| đội du kích xã Phú Hữu gồm 15 đồng chí (có 10 nữ) phục kích trận càn của Tiểu đoàn 538. Ta diệt 35 tên địch, bảo vệ được căn cứ Giồng Duối. | [Trận chống càn tại Giồng Duối của đội du kích xã Phú Hữu huyện An Phú năm 1969](https://nguoianphu.com/topic/8/tran-chong-can-tai-giong-duoi-cua-doi-du-kich-xa-phu-huu-huyen-an-phu-nam-1969) Đầu năm 1970 | du kích và địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú đánh đồn dân vệ ấp Phú Hưng (Phú Hữu) bắt sống 12 tên địch, thu toàn bộ vũ khí trong đồn. Ta hy sinh 2 cơ sở cách mạng. | Nay là ấp Phú Thành xã Phú Hữu | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 11-02-1970 | du kích và địa phương quân huyện về hoạt động tại ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lộc vận động dân xé 35 lá cờ 3 sọc. | | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 17-02-1970 | du kích tấn công đồn nhân dân tự vệ ấp 4 xã Vĩnh Hội Đông bắt sống 5 tên. | | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 19-02-1970 | quân ta tấn công đồn nghĩa quân tại ấp Vĩnh Trinh I xã Vĩnh Hậu. Địch gọi pháo và máy bay yểm trợ. Ta rút về căn cứ. | | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 23-03-1970 | quân đội của Lonnol tấn công vào vùng Bắc Nam, Mương Vú (căn cứ B3). Ở nội địa, 1 trung đoàn quân ngụy có máy bay, pháo binh, 120 xe thiết giáp với hỏa lực cực mạnh, quân số áp đảo, mở trận càn lớn quyết tâm san bằng căn cứ B1 Phú Hữu. | Tiểu đoàn 1 địa phương quân tỉnh kết hợp với địa phương quân huyện Tân Châu - An Phú, toàn bộ cán bộ các ban ngành và đội du kích xã Phú Hữu tổ chức chống càn. Trận chiến diễn ra ác liệt, máy bay ném bom, pháo bắn liên tục vào căn cứ, xe thiết giáp bắn đại liên 12 ly 7 vãi đạn như mưa, làn đạn dày đặc đan kín cả chiến hào không cho chiến sĩ ta ló lên khỏi công sự. Cả căn cứ B1 chìm trong khói đạn. Đại đội 3 địa phương quân của tỉnh bị địch đánh thiệt hại nặng phải chuyển đổi địa hình, địch vẫn bám theo truy diệt, một số chiến sĩ phải bỏ công sự lội qua sông Bắc Nam. Tuy bom đạn dữ dội, bị thiệt hại, nhưng quân ta phòng ngự rất kiên cường, liên tục bẻ gãy nhiều đợt tấn công ồ ạt của địch. Có đợt trực thăng địch đồ quân ngay bãi gài lưu đạn của ta, bị quân ta đánh diệt. Đội du kích xã Phú Hữu với 20 tay súng, đa số là phụ nữ, chiến đấu kiên cường, trong một ngày đẩy lùi cả tiểu đoàn địch có 18 xe M.113 cùng máy bay, pháo binh yểm trợ, diệt nhiều tên.| Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 19-05-1970 | lực lượng của Tiểu khu Châu Đốc kết hợp Chi khu An Phú, với sự yểm trợ của 20 máy bay, 80 xe tăng, tàu chiến, 9 khẩu pháo do tên tỉnh trưởng trực tiếp chỉ huy đánh phá căn cứ Vạt Lài. | Tỉnh ủy đã rút khỏi Vạt Lài hơn 1 tháng nhưng còn để lại nhiều tài sản, kho gạo, vũ khí, văn phòng công an và hơn 300 quần chúng cơ sở cách mạng. Du kích các xã Khánh Bình, Nhơn Hội, Phước Hưng cùng với 4 đồng chí huyện ủy viên và bộ phận công an tỉnh có 40 tay súng làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ. Dù lực lượng ít hơn địch nhiều lần nhưng các chiến sĩ đã dũng cảm chiến đấu ác liệt suốt 13 ngày đêm, bảo vệ được 300 người dân Vạt Lài an toàn trở về Sơ-Khơ-Mao, sau đó rút quân khỏi căn cứ. Địch chiếm được Vạt Lài nhưng không thu được tài sản của ta bao nhiêu. Trận này 1 du kích hy sinh và 1 bị bắt đày Côn Đảo. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 08-1971 | Trung ương Cục miền Nam chia tỉnh An Giang thành tỉnh An Giang và tỉnh Châu Hà | huyện An Phú thuộc tỉnh An Giang | Địa chí An Giang Tháng 2-1972 | Tỉnh ủy chỉ đạo tách huyện Tân Châu - An Phú ra thành 2 huyện, nhằm kiện toàn địa bàn hoạt động phục vụ cho kế hoạch tác chiến mùa khô. | Địa bàn huyện Tân Châu gồm các xã: Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Long Phú, Phú Vĩnh, Châu Phong và thị trấn Tân Châu. Đồng chí Lê Hưng, được cử làm Bí thư Huyện ủy Tân Châu, đồng chí Bùi Chí Công làm Bí thư Huyện ủy An Phú. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) Đêm 20-5-1972 | Tiểu đoàn 512 cùng với cán bộ các cơ quan tỉnh, huyện, du kích xã bao vây đánh chiếm xã Khánh An, Phước Hưng; lập trận địa bám trụ các xã Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hữu. | Cũng trong ngày 20/5/1972, trên địa bàn xã Phú Hữu, lực lượng vũ trang huyện Tân Châu tiến vào ấp Phú Hiệp bố trí trận địa. Ngày 21/5/1972, quân địch tổ chức phản kích lẻ tẻ bị chiến sĩ ta đánh co lại. Sáng ngày 22/5/1972 địch chi viện cho xã Phú Hữu 1 tiểu đoàn bảo an, kết hợp với dân vệ tại chỗ nhiều lần phản kích quân ta tại ấp Phú Hòa nhưng ta vẫn giữ trận địa, diệt và làm bị thương 15 tên. Ngày 23/5, địch đổ thêm 1 tiểu đoàn bảo an kết hợp 1 tiểu đoàn đến ngày trước cùng dân vệ phản kích liên tục vào trận địa của ta ở 2 ấp Phú Hòa, Phú Hiệp nhưng đều bị đánh bật ra, trên 25 tên địch chết và bị thương. Sau đó, do lực lượng mỏng hơn địch nên ta rút bỏ trận địa ấp Phú Hòa, tập trung lại bao vây trụ sở tề xã và đồn ấp Phú Hiệp bọn chúng rút chạy. Trận này lực lượng vũ trang huyện có 8 chiến sĩ hi sinh và bị thương. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 22-05-1972 | Ở An Giang, tỉnh quyết định diệt các đồn ngụy miền Nam và các đồn ngụy Lonnol nằm sát các khu căn cứ B1, B2, B3 biên giới để tạo thế phối hợp tiến công. Đến cuối tháng 4 năm 1972, An Giang đã chuẩn bị kế hoạch tiến công và phát động quần chúng nổi dậy ở hướng trọng điểm của tỉnh là tuyến Đồng Ky, Khánh An, Khánh Bình, Phước Hưng thuộc huyện An Phú. Hai tiểu đoàn của tỉnh và lực lượng chính trị, binh vận tập trung vào trọng điểm.| Đêm 22 tháng 5 năm 1972, ta diệt và bức rút các đồn ở khu vực Đồng Ky, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội bảo an đến phản kích, diệt và phá rã toàn bộ phòng vệ dân sự tuyến Đồng Ky, An Khánh, Khánh Bình, Phước Hưng. Đồng bào phấn khởi, từng gia đình ra đón, lo tiếp tế, tải thương, đưa qua sông, ủng hộ cây làm làm công sự chiến đấu. Cán bộ móc nối với cơ sở nòng cốt, giao nhiệm vụ phát động quần chúng, đấu tranh chính trị, binh vận với địch. Từ ngày 22 tháng 6 năm 1972, ta trụ lại đánh địch phản kích, giữ vững vùng mới mở. địch đưa các tiểu đoàn bảo an tiểu khu đến phản kích ác liệt. Cán bộ cơ sở vận động nhân dân tản cư ngược ra thị trấn An Phú đấu tranh chống bắn pháo, thả bom vào làng. Đến ngày 26 tháng 6 năm 1972, địch phản kích ác liệt, lực lượng vũ trang rút về căn cứ B2. Qua đợt này, ta đã phá lỏng, phá rã thế bình định, kìm kẹp của địch, cán bộ chính trị, binh vận bám trụ lại được cơ sở, lực lượng du kích ở các xã dọc biên giới đã được củng cố, phong trào quần chúng chuyển lên một bước mới.| [Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)](http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=25941.180) 22-06-1972 | địa phương quân huyện Tân Châu và du kích xã Phú Hữu võ trang tuyên truyền tại ấp Phú Thạnh xã Phú Hữu, vận động đồng bào diệt ác phá kềm. | Lực lượng vũ trang bắn 2 tên nghĩa quân bị thương. Ngày hôm sau, địch huy động nghĩa quân và địa phương quân tiến vào 2 ấp Phú Hiệp và Phú Thạnh để truy tìm lực lượng ta, quân ta vẫn bám được địa bàn và diệt thêm 1 tên, bắn bị thương 2 tên. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 19-08-1972 | địa phương quân huyện kết hợp cùng lực lượng du kích xã Vĩnh Lộc hoạt động võ trang tuyên truyền tại mương số 1, tập hợp quần chúng nói rõ âm mưu của địch, khuyên anh em binh sĩ bỏ hàng ngũ trở về gia đình và kêu gọi đồng bào đấu tranh chống bắt lính, chống vơ vét tài sản của nhân dân. | Các xã Vĩnh Xương, Phú Hữu tổ chức cho nhân dân học tập chính sách 10 điểm của cách mạng, tố cáo tội ác của địch, chống bắt lính, đôn quân. Số lính bỏ ngũ và thanh niên trốn bắt lính ngày càng đông. | Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 05-1974 | Trung ương Cục miền Nam lập tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hà | huyện An Phú thuộc tỉnh Long Châu Tiền | Địa chí An Giang 30-04-1975 | Ở An Phú, từ chiều 30- 4, lực lượng huyện chia làm 3 mũi tiến về thị trấn từ phía Phú Hội, Khánh Bình, Phú Hữu.| Mũi thứ nhất bị pháo địch bắn chặn đường nên đến sáng ngày 1-5 mới vào được Phú Hội. Mũi thứ hai, khoảng 5 giờ chiều ngày 30/4/1975, lực lượng huyện hành quân từ Cái Dơn-Thạnh Hòa xuống hướng Nhơn Hội. Địch chống trả quyết liệt, pháo 105 ly ở quận lỵ An Phú bắn lên tới tấp. Tối 30/4/1975, du kích Nhơn Hội bao vây tấn công đồn Bắc Đai. Mũi thứ ba, từ Phú Hữu bị địch phục kích ở ấp 4 bắt một số cán bộ, chiến sĩ đem về đồn Long Bình. Ta phải tiến hành đấu tranh, bao vây đến sáng hôm sau địch mới thả người và giao đồn.| [DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG TỈNH LONG CHÂU TIỀN TỪ NGÀY 26-4 ĐẾN 10-5-1975](http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=234&cm=82&ncm=25); Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975) 01-05-1975 | Sáng ngày 1/5/1975 du kích Nhơn Hội chiếm đồn Bắc Đai, địch rút chạy. Xã Nhơn Hội được giải phóng trước tiên.| Quân ta lần lượt tiếp quản Phú Hội, Vĩnh Hội Đông, đánh chiếm Đa Phước, Vĩnh Trường. Quân ta chia thành hai mũi: một mũi từ Nhơn Hội qua Phước Hưng tiến về quận lỵ, mũi thứ hai từ Phú Hội tạo thành 2 gọng kìm bao vây quận lỵ An Phú. Bọn địch rút chạy từ Vĩnh Lộc qua Vĩnh Hậu, bị du kích xã Vĩnh Hậu đánh chặn, chúng quay lại rã ngũ tại xã Vĩnh Lộc. | [DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG TỈNH LONG CHÂU TIỀN TỪ NGÀY 26-4 ĐẾN 10-5-1975](http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=234&cm=82&ncm=25); Lực lượng vũ trang địa phương Tân Châu với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975)
edited Mar 12 '18 lúc 3:47 pm

Lịch sử huyện An Phú tỉnh An Giang

Từ sau 1975

Thời gian Sự kiện Thông tin Nguồn
20-12-1975 thành lập tỉnh An Giang nghị quyết 19/NQ-TW
02-1976 thay danh xưng "quận" thành huyện. Tỉnh An Giang được tái lập gồm có 10 huyện hợp nhất 2 quận Tân Châu và An Phú thành huyện Phú Châu Địa chí An Giang
Cuối 1977 toàn tỉnh An Giang chuyển trạng thái sang thời chiến tranh do Khmer Đỏ Địch tăng cường đánh phá các nơi trọng yếu như huyện Tịnh Biên, các xã Vĩnh Hội Đông, Phú Hội, tuyến dọc sông Bình Di, Vĩnh Xương của huyện Phú Châu. Địa chí An Giang và Huyện An Phú trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam trước Khmer Đỏ
Tháng 01/1978 Khmer Đỏ tấn công địa phận huyện Phú Châu và Bảy Núi (huyện Bảy Núi do 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn hợp thành) Địa chí An Giang và Huyện An Phú trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam trước Khmer Đỏ
05/02/1978 bộ đội thắng lớn ở Khánh An, Khánh Bình (Phú Châu) bằng một trận hiệp đồng binh chủng cấp sư đoàn (bộ binh, không quân, hải quân, tăng thiết giáp, pháo binh) Tinh thần quân và dân vô cùng phấn khởi. Từ thị trấn An Phú tới mặt trận tấp nập người gồm dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong cùng với bộ đội thu dọn chiến trường, đào công sự, chiến hào. Địa chí An Giang và Huyện An Phú trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam trước Khmer Đỏ
Giữa tháng 03/1978 Khmer Đỏ huy động lực lượng lớn đánh vào Tây Bắc huyện Phú Châu, Tịnh Biên Biên, bao vây cô lập huyện Bảy Núi. Xảy ra thảm sát Ba Chúc Địa chí An Giang và Huyện An Phú trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam trước Khmer Đỏ
22/12/1978 lực lượng vũ trang tỉnh nổ súng mở màn chiến dịch theo trục sông Long Tiên và Cả Hàng. 01/01/1979, quân khu tiến công từ Lạc Quới tới lộ 2. Cùng lúc, lực lượng Hậu Giang cùng bộ độ Phú Châu, Phú Tân, Chợ Mới tiến công ở Phú Châu và sông Tiền. Địa chí An Giang và Huyện An Phú trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam trước Khmer Đỏ
04-01-1979 lực lượnh Hậu Giang tăng cường: Từ 3 giờ 30 đến 5g 45 tiểu đoàn Tây Đô + tiểu đoàn Phú Lợi tổ chức lực lượng đánh chiếm Vàm Cỏ Lau (Phú Hữu), ủy ban xã Phú Hữu và phía Đông ủy ban cách 400 m. Đến 10 g địch từ hướng Đồng Đức đánh xuống, ta đánh bật ra. Kết quả ta tiêu diệt 1 tên, thu 1AK, 1 M79, 10 thùng đạn. Ta hy sinh 2, bị thương 5. CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG
05-01-1979 tiểu đoàn 1 + tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 162 đánh chiếm mục tiêu Long Tiên thu 1 cối 60, 3 B40, 4 AK và một số đạn. tiểu đoàn 10 + tiểu đoàn 11 thuộc trung đoàn 163 truy lùng khu vực Nông Trường Ruồi thu 1 khẩu B40. LL Hậu Giang đêm 4 rạng ngày 5 đánh chiếm Đồn Phủ thờ Phú Hữu. LL huyện Châu Thành lúc 16 giờ ngày 5/1 phát hiện địch chạy về hướng Bắc Đai, ta truy kích bị vướng mìn hy sinh 2 đ/c, bị thương 3, phải dừng lại để củng cố. Hướng Phước Hưng: 0 giờ ngày 5/1 bộ phận luân phiên chốt đụng mìn hy sinh 4, bị thương 6 đ/c. CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG
06-01-1979 Tiểu đoàn huyện Phú Châu: 3 giờ ngày 5/1 từ hướng sông Hậu đánh lên chiếm Mương Tám Xóm và khu vực bến đò Cây Me, sau đó tiếp tục phát triển lên hướng Bắc cặp theo bờ sông đến 11 giờ ngày 6/1 chiếm hết khu vực bến đò. Đến 15 giờ đánh chiếm đến cách Đồng Ky 100m, đến 17 giờ một mũi đánh nông lên khỏi cầu sắt và một mũi hướng Nam Búng Lớn. Trong ngày tiểu đoàn Phú Châu thu 10 khẩu súng các loại (2 B40, 1 B41, 1 RBD, 1 cối 60, 1 đại liên, 4 AK). Ngày 6/1 tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 163 chốt ở Rề Minh, còn lại trung đoàn thiếu e (-) đánh dọc theo đường Rề Minh đến giáp lộ 2. LL Hậu giang: 13 giờ ngày 6/1, 1 mũi đánh từ hướng Phú Hữu phát triển lên Đồng Đức. 17 giờ một mũi đánh lên cánh đồng 5 xã qua khỏi kênh mới biên giới. CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG
07-01-1979 tiểu đoàn Hậu giang: cánh sông tiền phát triển đến Vĩnh xương, cánh sông Hậu đánh đến đồn Đồng Đức. tiểu đoàn Châu Thành: Lúc 18 giờ tổ chức đánh chiếm Bắc Đai. CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG
08-01-1979 trung đoàn 162: 00 giờ ngày 8/1 nổ súng đánh từ khu vực sông Long Tiên về hướng Mương Lở sông Thạnh Hòa, đồng thời chia thành 2 mũi: 1 mũi đánh xuống Bắc Đai, một mũi đánh xuống ngã 3 Sa Tô. Đến 16 giờ 2 mũi đến nơi quy định. Kết quả ta diệt 50 tên, bắt 1 tù binh, thu 53 súng. Ta hy sinh 1 đ/c, bị thương 1 đ/c. Tiểu đoàn Châu Thành: Từ 2 bên bờ sông Bắc Đai đánh lên hướng Thạnh Hòa. 16 giờ ngày 8/1 d Tây Đô + d Phú Lợi tổ chức đánh chiếm Mương Vú sông Hậu. Cánh sông Tiền phát triển đến Bắc biên giới 2 km. Tiểu đoàn Long Xuyên: Phát triển lên hướng sông Long Tiên 4 km, thu 2 tấn đạn, phát hiện 70 tên bỏ chạy. Tiểu đoàn Chợ mới + tiểu đoàn Phú Tân chuyển quân về Vạt Lài, Khánh Bình, Mương Vú, Khánh An. Tiểu đoàn Phú Châu: Lúc 4 giờ ngày 8/1 bắt 1 tù binh ở Vĩnh Xương. 13 giờ tiểu đoàn Phú Châu + đại đội trinh sát đánh chiếm ngã 3 Đình và phát triển lên chợ Long Bình, vòng xuống Khánh An không phát hiện địch. CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG
09-01-1979 Đêm ngày 8 rạng ngày 9/1 trung đoàn 162 từ Mương Lở theo sông Thạnh Hòa phát triển đánh lên Lò Gò đến 15 giờ ngày 9/1 chiếm 1/3 Lò Gò. Đến 20 giờ ta hoàn toàn làm chủ Lò Gò. Thu trên 1000 súng các loại và nhiều đạn . Lúc này theo chỉ thị của Quân Khu, trung đoàn 163 đứng chân ở tọa độ (077- 763) để bảo vệ trục lộ 2. CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG
11-01-1979 Đêm 10 rạng 11 trung doàn 162 phát triển từ Lò Gò cơ động về Mương Lở sông Hậu thẳng hướng Bắc đánh chiếm mục tiêu Cỏ Thum. Đến 11 giờ ta hoàn toàn làm chủ cỏ Thum, thu 3 khẩu 105 ly trong đó 2 khẩu sử dụng tốt. tiểu đoàn Chợ mới ở Đồng Ky, Long Bình; tiểu đoàn Phú Tân ở Mương Vú; Ban chỉ huy ở khu vực Quạ Kêu. CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG
12-01-1979 trung đoàn 162: Mũi tiểu đoàn 3 phát triển đánh chiếm từ Lò Gò đến So Chẹ thu 4 súng. Mũi tiểu đoàn 1+ tiểu đoàn 4 đánh lên Bắc Cỏ Thum 1.500m thu 1 AK, 1CKC, 1 M79, 2 khẩu pháo 105 ly, 1 khẩu 12,8 ly, 2 đại liên, 1 cối 60, 1 cối 82 ly và 2 tàu. đại đội trinh sát: Phát triển đánh chiếm từ cầu số 31 đến Long Sang thu 1 tàu, 4 khẩu 12,8 ly và 2 tấn đạn. CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG
14-01-1979 LL Hậu Giang; tiểu đoàn Tây Đô ở Mương Vú, Khánh An; tiểu đoàn liên huyện ở (235- 210); tiểu đoàn Phú Tân từ Mương Lở phát triển đến Đồn Long Bình. trung đoàn 162: tiểu đoàn 1 ở bắc Sa An 5km (sông Hậu), tiểu đoàn 2 ở Long Sang, tiểu đoàn 3 ở Bong Cong, tiểu đoàn 4 ở Tầm Bê; sở chi huy (SCH) trung đoàn ở và các đơn vị trực thuộc ở Cỏ Thum. tiểu đoàn Phú châu từ Lò Gò lên 4 km; tiểu đoàn Châu Thành ở Tây sông Thạnh Hòa từ Bắc Đai lên 10 km; CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG
15-01-1979 LL Hậu Giang truy lùng ở Bưng Ven thu 2 súng. Tiểu đoàn Phú Tân được dân chỉ thu 1 B 40. Tiểu đoàn Phú Châu đêm 15 rạng 16 truy lùng trên khu vực Tô Săng thu 3 súng. Địa bàn khu vực trung đoàn 24 khi địch rút lui đụng vào trung đoàn bộ. Ta và địch nổ súng kéo dài 30 phút, buộc địch bỏ chạy. Trận này chúng bỏ xác 6 tên, ta bắt 19 tên, thu trên 60 súng các loại. Như vậy chiến dịch phản công mở cửa biên giới, tiêu diệt các mục tiêu Lợi Dân - Cả Hàng trên hướng chủ yếu. Tạo thế tiến công thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu được Quân Khu giao: Kew Phlong- Rề Minh sau đó phát triển lên Lò Gò- Cỏ Thum- Omsono. Được hỗ trợ của LL cấp trên tăng cường. LL vũ trang địa phương An Giang đã hoàn thành suất xắc nhiệm vụ, cơ sở quyết định truy đánh địch góp phần giải phóng tỉnh Tà Keo. Giúp bạn truy quét tàn quân, xây dựng LL, ổn định cuộc sống. CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG
25-04-1979 Sáp nhập Cù Lao Cở Túc (tức ấp Vĩnh Thạnh) của xã Vĩnh Trường vào xã Vĩnh Hậu. Quyết định 181-CP ngày 25 tháng 04 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ
20-12-1979 Dân quân du kích xã Vĩnh Hội Đông được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Phân đội 2 cơ động đồn biên phòng 933 Long Bình được tặng danh hiệu Anh hùng trong chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Địa chí An Giang, Lệnh 187-LCT
12-01-1984 Thành lập xã Quốc Thái trên cơ sở tách ấp 4 của xã Nhơn Hội, ấp 1 của xã Phước Hưng và các cồn Bắc, cồn Nam, cồn Liệt sĩ của xã Phú Hữu. Địa giới của xã Quốc Thái ở phía bắc giáp xã Khánh An và xã Khánh Bình, phía nam giáp xã Phước Hưng, phía đông giáp xã Phú Hữu, phía tây giáp xã Nhơn Hội và xã Phú Hội. Thành lập thị trấn An Phú trên cơ sở tách ấp Phước Thạnh của xã Đa Phước và một phần ấp 4 của xã Phước Hưng. Địa giới của thị trấn An Phú ở phía bắc giáp xã Phước Hưng, phía nam giáp xã Đa Phước, phía đông giáp xã Vĩnh Trường, phía tây giáp xã Phú Hội và xã Vĩnh Hội Đông. Sáp nhập một phần ấp 1 của xã Vĩnh Lộc vào xã Phú Hữu cùng huyện. Quyết định 8-HĐBT
1986 Một buổi trưa cuối tháng 12 năm 1986, xảy ra một vụ cháy lớn tại chợ An Phú nhằm năm Bính Dần Vụ cháy chợ An Phú năm 2006 - Nhìn lại và suy ngẫm
13-11-1991 Quyết định số 373-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng chia huyện Phú Châu thành 2 huyện Tân Châu và An Phú Huyện An Phú có thị trấn An Phú và 12 xã: Đa Phước, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hội, Phú Hữu, Phước Hưng, Quốc Thái, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc, Vĩnh Trường Địa chí An Giang; Quyết định số 373-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng
03-08-1995 đồn biên phòng 941 Vĩnh Hội Đông được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Địa chí An Giang
29-01-1996 nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Phú Hữu, xã Khánh Bình được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì chống Mỹ Địa chí An Giang
22-08-1998 nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Nhơn Hội được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì chống Mỹ Địa chí An Giang
2000 Cơn lũ lịch sử xảy ra giữa năm 2000 gây ra nhiều thiệt hại to lớn cho khu vực ĐBSCL, trong đó huyện đầu nguồn An Phú là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có chuyến thị sát lũ ở ĐBSCL, trong đó có 2 huyện đầu nguồn Tân Châu và An Phú. Tổng bí thư có ghé thăm xã Vĩnh Lộc. Báo An Giang số 1673 ra ngày 03-10-2000
02-04-2005 Thành lập thị trấn Long Bình thuộc huyện An Phú trên cơ sở 174 ha diện tích tự nhiên và 4.054 nhân khẩu của xã Khánh Bình, 248 ha diện tích tự nhiên và 3.738 nhân khẩu của xã Khánh An. Thị trấn Long Bình có 422 ha diện tích tự nhiên và 7.792 nhân khẩu. Địa giới hành chính thị trấn Long Bình: Đông giáp xã Khánh An; Tây giáp Vương quốc Campuchia; Nam giáp các xã Khánh Bình, Khánh An; Bắc giáp Vương quốc Campuchia. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn Long Bình: Xã Khánh Bình còn lại 730 ha diện tích tự nhiên và 7.004 nhân khẩu. Xã Khánh An còn lại 541 ha diện tích tự nhiên và 11.046 nhân khẩu. Nghị định 52/2005/NĐ-CP
23-05-2005 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện An Phú được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì chống Mỹ Địa chí An Giang
24-06-2005 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Phú Hội, xã Vĩnh Hậu, xã Vĩnh Lộc được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì chống Mỹ Địa chí An Giang
11-02-2006 Rạng sáng cùng ngày (nhằm ngày 14 tháng Giêng năm Bính Tuất), xảy ra một vụ cháy lớn làm thiêu rụi toàn bộ chợ trung tâm thị trấn An Phú. Đây là vụ cháy thứ 3 sau 2 lần trước, cách nhau đúng 20 năm. Nền chợ này sau đó được cải tạo thành công viên, chợ mới được xây trong khu dân cư phía sau thị trấn. Vụ cháy chợ An Phú năm 2006 - Nhìn lại và suy ngẫm
29-04-2007 Khánh thành cầu Cồn Tiên nối liền thị xã Châu Đốc và huyện An Phú Ngày 01-08-2014, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã quyết định chấm dứt thu phí qua cầu Cồn Tiên (cầu nối liền Thành phố Châu Đốc và huyện An Phú) Báo An Giang số 2599 năm 2007, Quyết đinh 1165 /QĐ-UBND
24-08-2009 Điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Tân Châu, huyện An Phú, huyện Phú Tân, thành lập thị xã Tân Châu Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính: Xã Phú Hữu có 3.975 ha diện tích tự nhiên và 18.866 nhân khẩu. Xã Vĩnh Lộc có 4.116 ha diện tích tự nhiên và 13.688 nhân khẩu. Huyện An Phú có 22.637,7 ha diện tích tự nhiên và 191.328 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Quốc Thái, Phú Hội, Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hội Đông, Phước Hưng, Vĩnh Trường, Vĩnh Hậu, Đa Phước và thị trấn An Phú, thị trấn Long Bình. Nghị quyết 40/NQ-CP
14-01-2014 Khởi công dự án cầu Long Bình ឡុងប៊ិញ - Chrey Thom ជ្រៃធំ Tại tỉnh Kandal, Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng Campuchia Hunsen đã phát lệnh khởi công dự án xây dựng cầu Long Bình - Chray Thom nối liền tỉnh An Giang của Việt Nam với tỉnh Kandal của Campuchia. Khởi công xây dựng cầu nối liền hai tỉnh An Giang và Kandal
24-04-2017 Khánh thành cầu Long Bình ឡុងប៊ិញ - Chrey Thom ជ្រៃធំ Khánh thành cầu Long Bình – Chrey Thom
## Lịch sử huyện An Phú tỉnh An Giang ## Từ sau 1975 Thời gian | Sự kiện | Thông tin | Nguồn --- | 20-12-1975 | thành lập tỉnh An Giang | | nghị quyết 19/NQ-TW 02-1976 | thay danh xưng "quận" thành huyện. Tỉnh An Giang được tái lập gồm có 10 huyện | hợp nhất 2 quận Tân Châu và An Phú thành huyện Phú Châu | Địa chí An Giang Cuối 1977 | toàn tỉnh An Giang chuyển trạng thái sang thời chiến tranh do Khmer Đỏ | Địch tăng cường đánh phá các nơi trọng yếu như huyện Tịnh Biên, các xã Vĩnh Hội Đông, Phú Hội, tuyến dọc sông Bình Di, Vĩnh Xương của huyện Phú Châu. | Địa chí An Giang và [Huyện An Phú trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam trước Khmer Đỏ](http://nguoianphu.com/topic/12/huyen-an-phu-trong-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam-truoc-khmer-do) Tháng 01/1978 | Khmer Đỏ tấn công địa phận huyện Phú Châu và Bảy Núi (huyện Bảy Núi do 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn hợp thành) | | Địa chí An Giang và [Huyện An Phú trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam trước Khmer Đỏ](http://nguoianphu.com/topic/12/huyen-an-phu-trong-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam-truoc-khmer-do) 05/02/1978 | bộ đội thắng lớn ở Khánh An, Khánh Bình (Phú Châu) bằng một trận hiệp đồng binh chủng cấp sư đoàn (bộ binh, không quân, hải quân, tăng thiết giáp, pháo binh) | Tinh thần quân và dân vô cùng phấn khởi. Từ thị trấn An Phú tới mặt trận tấp nập người gồm dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong cùng với bộ đội thu dọn chiến trường, đào công sự, chiến hào. | Địa chí An Giang và [Huyện An Phú trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam trước Khmer Đỏ](http://nguoianphu.com/topic/12/huyen-an-phu-trong-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam-truoc-khmer-do) Giữa tháng 03/1978 | Khmer Đỏ huy động lực lượng lớn đánh vào Tây Bắc huyện Phú Châu, Tịnh Biên Biên, bao vây cô lập huyện Bảy Núi. | Xảy ra thảm sát Ba Chúc| Địa chí An Giang và [Huyện An Phú trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam trước Khmer Đỏ](http://nguoianphu.com/topic/12/huyen-an-phu-trong-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam-truoc-khmer-do) 22/12/1978 | lực lượng vũ trang tỉnh nổ súng mở màn chiến dịch theo trục sông Long Tiên và Cả Hàng. |01/01/1979, quân khu tiến công từ Lạc Quới tới lộ 2. Cùng lúc, lực lượng Hậu Giang cùng bộ độ Phú Châu, Phú Tân, Chợ Mới tiến công ở Phú Châu và sông Tiền. | Địa chí An Giang và [Huyện An Phú trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam trước Khmer Đỏ](http://nguoianphu.com/topic/12/huyen-an-phu-trong-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam-truoc-khmer-do) 04-01-1979 | lực lượnh Hậu Giang tăng cường: Từ 3 giờ 30 đến 5g 45 tiểu đoàn Tây Đô + tiểu đoàn Phú Lợi tổ chức lực lượng đánh chiếm Vàm Cỏ Lau (Phú Hữu), ủy ban xã Phú Hữu và phía Đông ủy ban cách 400 m. Đến 10 g địch từ hướng Đồng Đức đánh xuống, ta đánh bật ra.| Kết quả ta tiêu diệt 1 tên, thu 1AK, 1 M79, 10 thùng đạn. Ta hy sinh 2, bị thương 5.| [CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG](http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=251&cm=82&ncm=25) 05-01-1979 | tiểu đoàn 1 + tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 162 đánh chiếm mục tiêu Long Tiên thu 1 cối 60, 3 B40, 4 AK và một số đạn. tiểu đoàn 10 + tiểu đoàn 11 thuộc trung đoàn 163 truy lùng khu vực Nông Trường Ruồi thu 1 khẩu B40. LL Hậu Giang đêm 4 rạng ngày 5 đánh chiếm Đồn Phủ thờ Phú Hữu. LL huyện Châu Thành lúc 16 giờ ngày 5/1 phát hiện địch chạy về hướng Bắc Đai, ta truy kích bị vướng mìn hy sinh 2 đ/c, bị thương 3, phải dừng lại để củng cố. | Hướng Phước Hưng: 0 giờ ngày 5/1 bộ phận luân phiên chốt đụng mìn hy sinh 4, bị thương 6 đ/c. | [CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG](http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=251&cm=82&ncm=25) 06-01-1979 | Tiểu đoàn huyện Phú Châu: 3 giờ ngày 5/1 từ hướng sông Hậu đánh lên chiếm Mương Tám Xóm và khu vực bến đò Cây Me, sau đó tiếp tục phát triển lên hướng Bắc cặp theo bờ sông đến 11 giờ ngày 6/1 chiếm hết khu vực bến đò. Đến 15 giờ đánh chiếm đến cách Đồng Ky 100m, đến 17 giờ một mũi đánh nông lên khỏi cầu sắt và một mũi hướng Nam Búng Lớn. Trong ngày tiểu đoàn Phú Châu thu 10 khẩu súng các loại (2 B40, 1 B41, 1 RBD, 1 cối 60, 1 đại liên, 4 AK). Ngày 6/1 tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 163 chốt ở Rề Minh, còn lại trung đoàn thiếu e (-) đánh dọc theo đường Rề Minh đến giáp lộ 2. | LL Hậu giang: 13 giờ ngày 6/1, 1 mũi đánh từ hướng Phú Hữu phát triển lên Đồng Đức. 17 giờ một mũi đánh lên cánh đồng 5 xã qua khỏi kênh mới biên giới. | [CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG](http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=251&cm=82&ncm=25) 07-01-1979 | tiểu đoàn Hậu giang: cánh sông tiền phát triển đến Vĩnh xương, cánh sông Hậu đánh đến đồn Đồng Đức. tiểu đoàn Châu Thành: Lúc 18 giờ tổ chức đánh chiếm Bắc Đai.| | [CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG](http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=251&cm=82&ncm=25) 08-01-1979 | trung đoàn 162: 00 giờ ngày 8/1 nổ súng đánh từ khu vực sông Long Tiên về hướng Mương Lở sông Thạnh Hòa, đồng thời chia thành 2 mũi: 1 mũi đánh xuống Bắc Đai, một mũi đánh xuống ngã 3 Sa Tô. Đến 16 giờ 2 mũi đến nơi quy định. Kết quả ta diệt 50 tên, bắt 1 tù binh, thu 53 súng. Ta hy sinh 1 đ/c, bị thương 1 đ/c. Tiểu đoàn Châu Thành: Từ 2 bên bờ sông Bắc Đai đánh lên hướng Thạnh Hòa. 16 giờ ngày 8/1 d Tây Đô + d Phú Lợi tổ chức đánh chiếm Mương Vú sông Hậu. Cánh sông Tiền phát triển đến Bắc biên giới 2 km. Tiểu đoàn Long Xuyên: Phát triển lên hướng sông Long Tiên 4 km, thu 2 tấn đạn, phát hiện 70 tên bỏ chạy.| Tiểu đoàn Chợ mới + tiểu đoàn Phú Tân chuyển quân về Vạt Lài, Khánh Bình, Mương Vú, Khánh An. Tiểu đoàn Phú Châu: Lúc 4 giờ ngày 8/1 bắt 1 tù binh ở Vĩnh Xương. 13 giờ tiểu đoàn Phú Châu + đại đội trinh sát đánh chiếm ngã 3 Đình và phát triển lên chợ Long Bình, vòng xuống Khánh An không phát hiện địch.| [CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG](http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=251&cm=82&ncm=25) 09-01-1979 | Đêm ngày 8 rạng ngày 9/1 trung đoàn 162 từ Mương Lở theo sông Thạnh Hòa phát triển đánh lên Lò Gò đến 15 giờ ngày 9/1 chiếm 1/3 Lò Gò. Đến 20 giờ ta hoàn toàn làm chủ Lò Gò. Thu trên 1000 súng các loại và nhiều đạn . Lúc này theo chỉ thị của Quân Khu, trung đoàn 163 đứng chân ở tọa độ (077- 763) để bảo vệ trục lộ 2. | | [CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG](http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=251&cm=82&ncm=25) 11-01-1979 | Đêm 10 rạng 11 trung doàn 162 phát triển từ Lò Gò cơ động về Mương Lở sông Hậu thẳng hướng Bắc đánh chiếm mục tiêu Cỏ Thum. Đến 11 giờ ta hoàn toàn làm chủ cỏ Thum, thu 3 khẩu 105 ly trong đó 2 khẩu sử dụng tốt. | tiểu đoàn Chợ mới ở Đồng Ky, Long Bình; tiểu đoàn Phú Tân ở Mương Vú; Ban chỉ huy ở khu vực Quạ Kêu.| [CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG](http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=251&cm=82&ncm=25) 12-01-1979 | trung đoàn 162: Mũi tiểu đoàn 3 phát triển đánh chiếm từ Lò Gò đến So Chẹ thu 4 súng. Mũi tiểu đoàn 1+ tiểu đoàn 4 đánh lên Bắc Cỏ Thum 1.500m thu 1 AK, 1CKC, 1 M79, 2 khẩu pháo 105 ly, 1 khẩu 12,8 ly, 2 đại liên, 1 cối 60, 1 cối 82 ly và 2 tàu. | đại đội trinh sát: Phát triển đánh chiếm từ cầu số 31 đến Long Sang thu 1 tàu, 4 khẩu 12,8 ly và 2 tấn đạn. | [CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG](http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=251&cm=82&ncm=25) 14-01-1979 | LL Hậu Giang; tiểu đoàn Tây Đô ở Mương Vú, Khánh An; tiểu đoàn liên huyện ở (235- 210); tiểu đoàn Phú Tân từ Mương Lở phát triển đến Đồn Long Bình. trung đoàn 162: tiểu đoàn 1 ở bắc Sa An 5km (sông Hậu), tiểu đoàn 2 ở Long Sang, tiểu đoàn 3 ở Bong Cong, tiểu đoàn 4 ở Tầm Bê; sở chi huy (SCH) trung đoàn ở và các đơn vị trực thuộc ở Cỏ Thum. tiểu đoàn Phú châu từ Lò Gò lên 4 km; tiểu đoàn Châu Thành ở Tây sông Thạnh Hòa từ Bắc Đai lên 10 km; | | [CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG](http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=251&cm=82&ncm=25) 15-01-1979 | LL Hậu Giang truy lùng ở Bưng Ven thu 2 súng. Tiểu đoàn Phú Tân được dân chỉ thu 1 B 40. Tiểu đoàn Phú Châu đêm 15 rạng 16 truy lùng trên khu vực Tô Săng thu 3 súng. Địa bàn khu vực trung đoàn 24 khi địch rút lui đụng vào trung đoàn bộ. Ta và địch nổ súng kéo dài 30 phút, buộc địch bỏ chạy. Trận này chúng bỏ xác 6 tên, ta bắt 19 tên, thu trên 60 súng các loại. | Như vậy chiến dịch phản công mở cửa biên giới, tiêu diệt các mục tiêu Lợi Dân - Cả Hàng trên hướng chủ yếu. Tạo thế tiến công thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu được Quân Khu giao: Kew Phlong- Rề Minh sau đó phát triển lên Lò Gò- Cỏ Thum- Omsono. Được hỗ trợ của LL cấp trên tăng cường. LL vũ trang địa phương An Giang đã hoàn thành suất xắc nhiệm vụ, cơ sở quyết định truy đánh địch góp phần giải phóng tỉnh Tà Keo. Giúp bạn truy quét tàn quân, xây dựng LL, ổn định cuộc sống. | [CHIẾN DỊCH PHẢN CÔNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI AN GIANG](http://thuvienangiang.com/tintucchitiet.php?id=251&cm=82&ncm=25) 25-04-1979 | Sáp nhập Cù Lao Cở Túc (tức ấp Vĩnh Thạnh) của xã Vĩnh Trường vào xã Vĩnh Hậu. | | Quyết định 181-CP ngày 25 tháng 04 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ 20-12-1979 | Dân quân du kích xã Vĩnh Hội Đông được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Phân đội 2 cơ động đồn biên phòng 933 Long Bình được tặng danh hiệu Anh hùng trong chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam | | Địa chí An Giang, [Lệnh 187-LCT](http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Lenh-tang-danh-hieu-anh-hung-luc-luong-vu-trang-nhan-dan-cho-100-don-vi-va-48-can-bo-chien-si-quan-doi-nhan-dan-Viet-Nam-va-dan-quan-tu-ve-187-LCT/58913/noi-dung.aspx) 12-01-1984 | **Thành lập xã Quốc Thái** trên cơ sở tách ấp 4 của xã Nhơn Hội, ấp 1 của xã Phước Hưng và các cồn Bắc, cồn Nam, cồn Liệt sĩ của xã Phú Hữu. Địa giới của xã Quốc Thái ở phía bắc giáp xã Khánh An và xã Khánh Bình, phía nam giáp xã Phước Hưng, phía đông giáp xã Phú Hữu, phía tây giáp xã Nhơn Hội và xã Phú Hội.| **Thành lập thị trấn An Phú** trên cơ sở tách ấp Phước Thạnh của xã Đa Phước và một phần ấp 4 của xã Phước Hưng. Địa giới của thị trấn An Phú ở phía bắc giáp xã Phước Hưng, phía nam giáp xã Đa Phước, phía đông giáp xã Vĩnh Trường, phía tây giáp xã Phú Hội và xã Vĩnh Hội Đông. **Sáp nhập** một phần ấp 1 của xã Vĩnh Lộc vào xã Phú Hữu cùng huyện.| [Quyết định 8-HĐBT](http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-8-HDBT-phan-vach-dia-gioi-phuong-thi-tran-xa-tinh-An-Giang/43393/noi-dung.aspx) 1986| Một buổi trưa cuối tháng 12 năm 1986, xảy ra một vụ cháy lớn tại chợ An Phú| nhằm năm Bính Dần | [Vụ cháy chợ An Phú năm 2006 - Nhìn lại và suy ngẫm](http://nguoianphu.com/topic/2/vu-chay-cho-an-phu-nam-2006-nhin-lai-va-suy-ngam) 13-11-1991 | Quyết định số 373-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng chia huyện Phú Châu thành 2 huyện Tân Châu và An Phú | **Huyện An Phú** có thị trấn An Phú và 12 xã: Đa Phước, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hội, Phú Hữu, Phước Hưng, Quốc Thái, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc, Vĩnh Trường | Địa chí An Giang; Quyết định số 373-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng 03-08-1995 | đồn biên phòng 941 Vĩnh Hội Đông được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | | Địa chí An Giang 29-01-1996 | nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Phú Hữu, xã Khánh Bình được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì chống Mỹ | | Địa chí An Giang 22-08-1998 | nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Nhơn Hội được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì chống Mỹ | | Địa chí An Giang 2000 | Cơn lũ lịch sử xảy ra giữa năm 2000 gây ra nhiều thiệt hại to lớn cho khu vực ĐBSCL, trong đó huyện đầu nguồn An Phú là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất. | Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có chuyến thị sát lũ ở ĐBSCL, trong đó có 2 huyện đầu nguồn Tân Châu và An Phú. Tổng bí thư có ghé thăm xã Vĩnh Lộc. | [Báo An Giang số 1673 ra ngày 03-10-2000](http://www.baoangiang.com.vn/oc-bao-online/2000/1673.html?p=4&f=&t=) 02-04-2005 | Thành lập thị trấn Long Bình thuộc huyện An Phú trên cơ sở 174 ha diện tích tự nhiên và 4.054 nhân khẩu của xã Khánh Bình, 248 ha diện tích tự nhiên và 3.738 nhân khẩu của xã Khánh An. | Thị trấn Long Bình có 422 ha diện tích tự nhiên và 7.792 nhân khẩu. Địa giới hành chính thị trấn Long Bình: Đông giáp xã Khánh An; Tây giáp Vương quốc Campuchia; Nam giáp các xã Khánh Bình, Khánh An; Bắc giáp Vương quốc Campuchia. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn Long Bình: Xã Khánh Bình còn lại 730 ha diện tích tự nhiên và 7.004 nhân khẩu. Xã Khánh An còn lại 541 ha diện tích tự nhiên và 11.046 nhân khẩu.| [Nghị định 52/2005/NĐ-CP](http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-52-2005-ND-CP-dieu-chinh-dia-gioi-thanh-lap-phuong-xa-thi-tran-thuoc-TP-Long-Xuyen-huyen-Tinh-Bien-An-Phu-Thoai-Son-Tan-Chau-Ang-Giang-53021.aspx) 23-05-2005 | Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện An Phú được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì chống Mỹ | | Địa chí An Giang 24-06-2005 | Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Phú Hội, xã Vĩnh Hậu, xã Vĩnh Lộc được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì chống Mỹ | | Địa chí An Giang 11-02-2006 | Rạng sáng cùng ngày (nhằm ngày 14 tháng Giêng năm Bính Tuất), xảy ra một vụ cháy lớn làm thiêu rụi toàn bộ chợ trung tâm thị trấn An Phú. Đây là vụ cháy thứ 3 sau 2 lần trước, cách nhau đúng 20 năm. | Nền chợ này sau đó được cải tạo thành công viên, chợ mới được xây trong khu dân cư phía sau thị trấn.| [Vụ cháy chợ An Phú năm 2006 - Nhìn lại và suy ngẫm](http://nguoianphu.com/topic/2/vu-chay-cho-an-phu-nam-2006-nhin-lai-va-suy-ngam) 29-04-2007 | Khánh thành cầu Cồn Tiên nối liền thị xã Châu Đốc và huyện An Phú | Ngày 01-08-2014, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã quyết định chấm dứt thu phí qua cầu Cồn Tiên (cầu nối liền Thành phố Châu Đốc và huyện An Phú) | [Báo An Giang số 2599 năm 2007](http://www.baoangiang.com.vn/oc-bao-online/2007/2599.html?p=15&f=&t=), [Quyết đinh 1165 /QĐ-UBND](http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-1165-QD-UBND-2014-cham-dut-thu-phi-qua-cau-Con-Tien-An-Giang-269057.aspx) 24-08-2009 | Điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Tân Châu, huyện An Phú, huyện Phú Tân, thành lập thị xã Tân Châu | Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính: Xã Phú Hữu có 3.975 ha diện tích tự nhiên và 18.866 nhân khẩu. Xã Vĩnh Lộc có 4.116 ha diện tích tự nhiên và 13.688 nhân khẩu. Huyện An Phú có 22.637,7 ha diện tích tự nhiên và 191.328 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Quốc Thái, Phú Hội, Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hội Đông, Phước Hưng, Vĩnh Trường, Vĩnh Hậu, Đa Phước và thị trấn An Phú, thị trấn Long Bình.| [Nghị quyết 40/NQ-CP](http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-40-NQ-CP-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-xa-thuoc-huyen-Tan-Chau-An-Phu-Phu-Tan-lap-thi-xa-Tan-Chau-phuong-thuoc-thi-xa-Tan-Chau-An-Giang/93664/noi-dung.aspx) 14-01-2014 | Khởi công dự án cầu Long Bình ឡុងប៊ិញ - Chrey Thom ជ្រៃធំ | Tại tỉnh Kandal, Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng Campuchia Hunsen đã phát lệnh khởi công dự án xây dựng cầu Long Bình - Chray Thom nối liền tỉnh An Giang của Việt Nam với tỉnh Kandal của Campuchia. | [Khởi công xây dựng cầu nối liền hai tỉnh An Giang và Kandal](http://nguoianphu.com/topic/16/tren-cong-truong-xay-dung-cau-long-binh-chrey-thom/1#post-57) 24-04-2017 | Khánh thành cầu Long Bình ឡុងប៊ិញ - Chrey Thom ជ្រៃធំ | | [Khánh thành cầu Long Bình – Chrey Thom](https://nguoianphu.com/topic/16/tren-cong-truong-xay-dung-cau-long-binh-chrey-thom/3#post-317)
edited May 1 '18 lúc 10:15 pm
3.52k
3
1
xem trước trực tiếp
nhập ít nhất 10 ký tự
Cảnh báo: You mentioned %MENTIONS%, but they cannot see this message and will not be notified
Đang lưu...
Đã lưu
Trạng thái
With đã chọn deselect posts xem các bài viết đã chọn
All posts under this topic will be đã xóa ?
Đang còn lưu nháp ... Click để sửa đổi lại
Xóa lưu nháp